SỐNG ĐẠO GIỮA ĐỜI THƯỜNG
Hòa thượng Thích Thánh Nghiêm
Việt dịch: Thích Nữ Viên Thắng

20. Từ bi trong quản lý

Phương pháp quản lý cần phải thay đổi quy định. Ở kinh doanh thì nói chuyện kinh doanh, ở công ty thì nói chuyện công ty, cần yêu cầu làm việc thì yêu cầu làm, không thể qua loa mà tự cho mình là từ bi; thực ra làm hỏng từ bi, làm hư người tốt.

Người ngày nay chú trọng tự do, lãng mạn. Người làm thường xuyên cảm thấy không hứng thú thì xin nghỉ phép, tuy có cán bộ trong công ty nhắc nhở, khuyên bảo, dường như không có hiệu quả gì; cho dù giám đốc đích thân ra tay cũng chưa chắc có ích. Vì thế, có rất nhiều vị giám đốc xí nghiệp tìm đến tôi xin chỉ bảo, hai vấn đề là mối quan hệ với mọi người và quản lý công ty. Phải làm thế nào khi gặp việc khó xử và xử lý thích hợp?

Vấn đề như thế, ngay cả trong tự viện của chúng tôi cũng có thể xảy ra. Ngày xưa ở tùng lâm có nói một câu thế này: “Từ bi lộ ra tai hại, hương bản xuất hiện Tổ sư.” Hương bản là dùng để đánh người. Nếu như vị thầy không dùng hương bản chỉ dùng từ bi để đối xử với đệ tử, như thế thì đệ tử chẳng những không thể thành bậc pháp khí, bậc tài đức, mà có thể trở thành người xấu. Do đó, có rất nhiều người đến chùa, chỉ thấy khuôn mặt Bồ-tát từ bi, nhưng chưa thấy Kim Cang trợn mắt.

Khi chúng ta làm quản lý, là phải tách biệt phương pháp và động cơ. Phương pháp quản lý cần phải thay đổi quy định. Ở kinh doanh thì nói chuyện kinh doanh, ở công ty thì nói chuyện công ty, cần yêu cầu làm việc thì yêu cầu làm, không thể qua loa mà tự cho mình là từ bi; thực ra làm hỏng từ bi, làm hư người tốt. Từ bi chân thật là giúp cho đối phương làm tốt, giúp cho đối phương được lợi ích. Vì làm cho đối phương được lợi ích, nên lúc bình thường mình không để xảy ra sai sót; quản lý chặt chẽ như thế là sự cần thiết.

Có lẽ lúc đầu sẽ có người cho rằng giám đốc rất dữ tợn và không tốt; nhưng động cơ của giám đốc là làm cho họ tốt, sáng tạo nhiều lợi ích cho họ; sau đó, họ sẽ cảm nhận được. Đồng thời, người làm lãnh đạo cũng phải hiểu rõ để chỉ dạy công nhân viên, giúp cho họ được trưởng thành và lợi ích càng nhiều.

Chúng ta càng quan tâm về giáo dục chính là từ bi. Ở đây nhiều nguyên tắc, có thể biểu hiện ra nhiều phương pháp khác nhau. Ví dụ, tôi rầy la đệ tử là vì chỉ dạy họ, nhưng không thể la rầy bừa bãi mà phải có lý do để họ cảm nhận được sự quan tâm.

Ngoài ra, tất cả việc thành tựu, đều phải kết hợp sức lực của nhiều người. Một công ty muốn có tiền đồ thì phải dựa vào sự đồng tâm hiệp lực của công nhân viên; nếu chỉ mình giám đốc thì không có cách nào làm được. Cho nên, người làm quản lý, phải lấy lợi ích của toàn thể những người tham gia mà làm lợi ích, lấy sự cần thiết mà làm nhu cầu. Như thế, mọi người mới có thể dốc hết tâm lực. Nếu một công ty vì quan niệm chung mà toàn thể từ cấp trên xuống cấp dưới cùng nhau nỗ lực thì chắc chắn sự nghiệp ngày càng phát triển mạnh.

Vì thế, tôi cho rằng, chỉ cần có người thì có hi vọng; có người thì phải quan tâm, thì phải có tinh thần giáo dục. Như thế mới là người quản lí có tâm từ bi.