TẠI GIA BỒ TÁT GIỚI KINH GIẢNG LỤC

Tam Tạng Pháp Sư Đàm Vô Sấm dịch Phạn Hán
Thái Hư Đại Sư giảng
Thích Tịnh Nghiêm dịch Hán Việt

 

Phẩm mười một: Trang nghiêm mình và người

[Giải]  Từ Bồ tát giả danh tiến nhập Bồ tát thực nghĩa, mình, người cùng lợi, tức là có thể trang nghiêm mình và người.

H2. Liệt cử sự trang nghiêm mình và người để khuyến khích
I1. Hỏi đáp về việc có thể lợi mình và người

Thiện Sinh bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn! Bậc Đại Bồ tát đầy đủ bao nhiêu pháp mới có thể làm lợi mình lợi người?”

– Thiện nam tử! Bậc Đại Bồ tát đầy đủ tám pháp, có thể làm lợi mình lợi người. Tám pháp đó là gì? Một là tuổi thọ lâu dài, hai là dung nhan tuyệt thế, ba là sức lực mạnh mẽ, bốn là dòng dõi tôn quí, năm là của cải tràn đầy, sáu là làm thân người nam, bảy là ăn nói hùng hồn, tám là ở giữa đám đông không sợ.

[Giải]    “Bao nhiêu pháp”, ý muốn nói có bao nhiêu công đức, nghĩa là cần phải đầy đủ bao nhiêu công đức mới có thể lợi mình lợi người.

Tám pháp, sáu pháp đầu là phước đức, hai pháp sau có liên quan đến trí tuệ.

Tuổi thọ lâu dài, không phải là quá đổi khác biệt với tuổi thọ của đồng loại. Thánh hiền xưa nay, như Đức Thích Tôn thọ tám mươi tuổi, Đức Khổng Tử thọ ngoài bảy mươi, như trong loài người, thì được tuổi thọ tương đối dài hơn người thường. Đại khái, mỗi người phải đến ngoài năm, sáu mươi tuổi, thì kinh nghiệm, đạo đức, học vấn, tuổi tác của họ mới được người khác khâm phục kính ngưỡng, như vậy mới có thể làm lợi ích cho người khác.

Dung mạo phi phàm, tức là sắc thân đầy đủ tướng tốt.

Sức lực mạnh mẽ, chư Phật, Bồ tát đều có sức lực mạnh mẽ; nếu như sức lực không đủ, tuy có tâm làm lợi mình người, nhưng không đủ sức để làm. Người xưa có câu: “Tâm có dư, nhưng sức không đủ”.

Dòng dõi tôn quý, như dòng Bà la môn, Sát đế lợi ở Aán độ chẳng hạn, được mọi người khâm phục kính ngưỡng, mới có thể làm lợi tự tha.

Làm thân người nam, vì thân người nam cường tráng, có thễ nhẫn chịu được những sự việc gian nan lao khổ. Đại khái, tu hành Bồ tát đạo, cần phải làm được những việc mà người khác không làm được.

Ăn nói hùng hồn, cần phải miệng lưỡi nhanh nhẩu, đầy đủ trí tuệ.

Ở giữa đám đông không sợ, nhớ lúc xưa có một vị tu hành, rất tinh thông kinh điển, ở nơi ít người thì có đủ can đảm giảng nói. Sau đó, lúc lên đài lớn giảng kinh, người nghe rất đông, vị ấy bất chợt cảm thấy sợ hãi, không còn dám giảng gì nữa. Sau khi xuống đài, cảm thấy buồn rầu uất ức, đến nỗi sinh bệnh mà chết.

I2. Hỏi đáp nguyên nhân được tám việc

Thiện Sinh bạch Phật: “Kính bạch Đức Thế Tôn, do nhân duyên nào mà Bồ tát được tuổi thọ lâu dài, nhẫn đến ở giữa đám đông không sợ?”

Đức Phật bảo Thiện Sinh: “Thiện nam tử! Bậc Đại Bồ tát: Một là trong vô lượng đời tu tâm từ bi không giết hại, do nhân duyên này được thọ mệnh lâu dài; hai là trong vô lượng đời thường bố thí y phục, đèn đuốc, do nhân duyên này được dung nhan tuyệt thế; ba là trong vô lượng đời thường phá trừ sự kiêu mạn, do nhân duyên này sinh trong dòng dõi tôn quí; bốn là trong vô lượng đời thường bố thí các món ăn uống, do nhân duyên này được sức lực mạnh mẽ; năm là trong vô lượng đời thường ưa nói pháp, do nhân duyên này được của cải tràn đầy; sáu là trong vô lượng đời chê trách thân người nữ, do nhân duyên này được thân người nam; bảy là trong vô lượng đời chuyên tâm giữ giới, do nhân duyên này ăn nói hùng hồn; tám là trong vô lượng đời cúng dường Tam Bảo, do nhân duyên này ở giữa đám đông không sợ.

[Giải]    Ý của Thiện Sinh muốn nói, có quả ắt có nhân, tám việc trên rốt ráo do nhân duyên gì mà được? Cho nên hỏi Đức Thế Tôn.

Không giết hại được thọ mệnh, không chỉ là đời trước tu đời này được, mà trong hiện tại tu, ngay trong hiện tại được.

Sinh vào dòng dõi tôn quý, như ở Trung quốc, sinh vào dòng dõi cao sang quyền quý.

Sức lực vốn do thức ăn dinh dưỡng, nếu thường thường bố thí thức ăn, làm cho người đói khát được thức ăn uống, do đó được quả báo sức lực mạnh mẽ.

Đem pháp bố thí, làm cho người khác được học vấn đạo đức, cũng có thể được quả báo của cải tràn đầy.

Chê trách, có nghĩa là không tham luyến.

Trung quốc có câu “Bậc trượng phu trong hàng nữ nhân”, ý muốn chỉ những người nữ có chí khí cứng cõi; loại người này, trong tương lai có thể chuyển thành thân người nam.

Căn cứ vào ba cõi mà nói, vượt qua cõi dục giới tức không còn sự phân biệt nam nữ, đến như chân như  pháp thân của Phật, bình đẳng bình đẳng, lại càng không còn sự phân biệt tính chất nam nữ; trong cõi dục giới, nhân vì có tính tham ái giữa nam nữ, cho nên có quả báo nam nữ. Trong lúc tu nhân, nam nữ đều có thể tu tập để được thân người nam.

Trì giới, tức là dứt ác làm thiện. Nhân giới sinh định, nhân định sinh tuệ, tức là phát sinh chân thực trí tuệ, cho nên được quả báo ăn nói hùng hồn.

Tam bảo Phật pháp tăng, là chỗ quy y chân chánh; còn chỗ quy y khác, như những vị trời chẳng hạn, công đức tu hành của bọn họ vẫn còn có chỗ khiếm khuyết, do đó không phải là chỗ quy y chân chánh. Chỉ có Đức Phật có đại uy đức, đại trí tuệ, pháp mà Ngài giảng thuyết, cũng viên mãn rốt ráo, các vị tăng nương vào Phật pháp tu hành, cũng là chân thực vô lậu. Ba chỗ này, ví như chiếc bè trân quý cứu độ chúng sinh trong biển lớn sóng cả ba đào, cho nên là chỗ quy y chân chánh.

I3. Nói rõ nguyên do thành tựu tám việc
J1. Ba nhân duyên

Tám pháp như vậy, có ba nhân duyên: Một là vật bố thí thanh tịnh, hai là tâm thanh tịnh, ba là phúc điền thanh tịnh. Thế nào gọi là vật bố thí thanh tịnh? Vật ấy chẳng phải là vật do trộm cướp; chẳng phải vật mà bậc Thánh ngăn cấm; chẳng phải vật của nhóm đông; chẳng phải vật của Tam Bảo; chẳng phải vật trước đã bố thí cho một người, sau lấy lại đem cho nhiều người; chẳng phải vật trước đã bố thí cho nhiều người, sau lấy lại đem cho một người; chẳng phải vật có được bằng sự não loạn, dối gạt, hay chèn ép kẻ khác. Đây gọi là vật bố thí thanh tịnh. Thế nào gọi là tâm thanh tịnh? Lúc bố thí không vì quả lành trong cõi sinh tử; hoặc muốn được danh tiếng hơn kẻ khác; hoặc muốn được sắc đẹp, sức lực, tài sản; hoặc muốn gia phong lưu truyền bất tuyệt, quyến thuộc đông nhiều; mà chỉ vì muốn trang nghiêm Bồ Đề mà bố thí; vì muốn điều phục chúng sinh mà bố thí. Đây gọi là tâm thanh tịnh. Thế nào gọi là phúc điền thanh tịnh? Nếu kẻ nhận bố thí đã xa rời tám điều tà ngụy, gọi là phúc điền thanh tịnh.

Thiện nam tử! Vì ba nhân duyên như thế, cho nên đầy đủ tám pháp.

[Giải]    Vật thanh tịnh, là chỉ vật bố thí mà nói, không phải là vật có được từ sự trộm cắp hay những hành vi bất nghĩa.

Vật bậc thánh hiền ngăn cấm, nghĩa là vật mà các bậc thánh không cho phép dùng, chẳng hạn vật ngũ tân bất tịnh như hành, tỏi, v.v…

Vật của nhóm đông, tức là vật chung, không phải của riêng mình.

Lấy lại đem cho, nghĩa là vật đã bố thí cho người này, sau đó lấy lại đem bố thí cho người khác.

Có được bằng sự não loạn, nghĩa là vật có được bằng cách làm cho người khác phải phiền não căm hận.

Chèn ép, tức là những sự khôn vặt, lợi dụng sự thật thà của người khác mà lấy.

Tâm thanh tịnh, dùng động cơ bố thí có phải vì lợi người hay không mà phán định.

Quả lành trong cõi sinh tử, nghĩa là muốn được phước báo trời người.

“Được sắc đẹp, sức lực, tài sản”, Bồ tát vì muốn hoằng pháp lợi nhân, không phải vì muốn được sắc đẹp, sức lực, tài sản.

Không vì gia phong, quyến thuộc đông nhiều, mgjõa là Bồ tát rộng vì tất cả chúng sinh, không nên vì muốn gia pháp thịnh vượng không gián đoạn, hoặc quyến thuộc đông nhiều, chỉ vì hai điều mà bố thí, (1) trang nghiêm quả Phật, (2) điều phục chúng sinh. Bồ tát ngoài hai điều này ra, không còn việc nào khác.

Vật đem cho gọi là vật bố thí, tâm của người cho gọi là tâm bố thí, còn người thọ nhận sự bố thí gọi là phước điền.

Tám điều tà ngụy (bát tà), tức là tám điều tương phản với bát chánh. Bát chánh, tức là chánh ngữ, chánh kiến, chánh nghiệp, chánh tinh tiến, chánh định, chánh mệnh, chánh niệm và chánh tư duy. Bát tà, tức là tà ngữ, tà kiến, tà nghiệp, tà tinh tiến, tà định, tà mệnh, tà niệm và tà tư duy.

Thánh chúng của ba Thừa là những bậc tu hành Bát chánh đạo.

Ba loại thanh tịnh này (thí chủ thanh tịnh, vật bố thí thanh tịnh, phước điền thanh tịnh), không chỉ bố thí mới có, mà tất cả các việc thiện khác cũng đều có.

J2. Tám lý do

Thiện nam tử! Bồ tát cầu sống lâu, vì muốn chúng sinh khen ngợi giới không sát sinh; Bồ tát cầu dung nhan tuyệt thế, vì muốn chúng sinh thấy đều vui mừng; Bồ tát cầu dòng dõi tôn quí, vì muốn chúng sinh khởi lòng cung kính; Bồ tát cầu sức lực mạnh mẽ, vì muốn trì giới, tụng kinh, ngồi thiền; Bồ tát cầu của cải tràn đầy, vì muốn điều phục chúng sinh; Bồ tát cầu thân người nam, vì muốn thành pháp khí để chứa đựng pháp lành; Bồ tát cầu ăn nói hùng hồn, vì muốn chúng sinh nghe lời dạy dỗ của mình; Bồ tát cầu ở giữa đám đông không sợ, vì muốn phân biệt pháp chân thực.

Thiện nam tử! Bồ tát đầy đủ tám pháp có thể lợi mình lợi người. Nếu có thể làm được như vậy, gọi là hạnh chân thực.

[Giải]    “Không sợ đám đông”, cần phải có tâm rộng lớn như biển cả, an nhẫn không động, mục đích là muốn truyền pháp chân thực, giác ngộ tất cả chúng sinh.

I4. Do tám việc thành tựu đức hạnh
J1. Có đức không kiêu mạn

Thiện nam tử! Bậc Đại Bồ tát có tám pháp, thọ trì mười pháp lành, ưa đem mười pháp dạy dỗ người. Cũng thế, thọ trì đủ giới ưu bà tắc, ưa đem mười pháp dạy dỗ người. Tuy được dung nhan tuyệt thế, cũng không vì vậy mà sinh tâm kiêu mạn; tuy giữ giới thanh tịnh, nghe nhiều, tinh tiến, sức lực mạnh mẽ, dòng dõi tôn quí, của cải dồi dào, cũng không vì vậy mà sinh tâm kiêu mạn. Không đem những sự huyễn hoặc mà lừa dối chúng sinh; không sinh tâm phóng dật, thường tu pháp lục hòa. Bồ tát đầy đủ những pháp như vậy, tuy là kẻ tại gia, mà không khác gì bậc xuất gia. Bồ tát như vậy, quyết định không vì kẻ khác mà làm điều ác. Vì sao? Vì tâm hổ thẹn vững chắc.

[Giải]    Không kiêu mạn, như trong sách Nho có câu “giàu mà không kiêu”, thực ra, không chỉ giàu không nên kiêu mạn, mà những kẻ quyền quý, hoặc có  học vấn, có danh vọng, trí tuệ, đều không nên kiêu mạn đối với người khác.

Mười pháp lành, chỉ là pháp lành của người, trời, thế nhưng năm giới của ưu bà tắc là từ biển Phật pháp lưu xuất, do đó có thể làm bậc thang xuất thế.

Huyễn hoặc, tức là dùng trí khôn, mưu mẹo, thi thiết nhũng kỹ xảo để làm lung lạc người khác.

Pháp lục hòa, tức là pháp tắc tôn trọng đoàn thể, người xuất gia có giới pháp lục hòa, người tại gia ba nghiệp thân khẩu ý cũng phải cung kính.

Hòa hợp, nghĩa là người tại gia nếu có thể tu tập pháp lục hòa kính, kính trọng kẻ đồng đạo, tức là không khác gì người xuất gia.

Tâm hổ thẹn vững chắc, tức là không vì kẻ khác mà tạo nhân duyên ác.

J2. Xử thế không lay động

Thiện nam tử! Kẻ tại gia, giả sử trong một đời thọ trì giới ưu bà tắc như vậy, tuy đời sau sinh vào nơi không có Tam bảo, quyết không tạo những ác duyên. Vì sao? Có hai nhân duyên: Một là có trí tuệ, hai là không phóng dật.

Thiện nam tử! Trong đời sau, ở chỗ ác mà không tạo nghiệp ác, có bốn nhân duyên: Một là hiểu rõ lỗi lầm của phiền não, hai là không chìu theo phiền não, ba là có thể chịu đựng được sự khổ đau, bốn là không sinh tâm khiếp sợ. Bồ tát nếu đầy đủ bốn pháp như vậy, không bị sự khổ cùng tất cả phiền não làm lay động.

Thiện nam tử! Bồ tát đối cảnh không lay động, có năm nhân duyên: Một là ưa tu tập pháp lành, hai là phân biệt rõ sự thiện ác, ba là gần gũi chánh pháp, bốn là thương xót chúng sinh, năm là thường biết đời trước.

Thiện nam tử! Nếu Bồ tát đầy đủ tám pháp, khi nghe người chê bai, hủy báng, tâm có thể nhẫn thọ. Nếu nghe người khen ngợi, lại cảm thấy hổ thẹn. Lúc tu hành đạo nghiệp, lòng tuy vui mừng, nhưng không sinh kiêu mạn. Có thể điều phục kẻ khác, thấy nhóm đông chia rẽ, có thể làm cho họ hòa hợp. Phô bày việc tốt của người, che dấu điều quấy của họ. Không nói ra những điều mà người khác hổ thẹn. Nghe việc bí mật của người, không đem nói với người khác. Không vì việc đời mà thề thốt. Nhận chút ít ân của người, thường nghĩ trả ơn thật nhiều. Đối kẻ oán địch, thường sinh tâm lành. Nếu người thân, kẻ oán đồng chịu khổ, cứu kẻ oán địch trước. Thấy người chửi rủa mình, lại đem lòng thương xót. Thấy người đến trộm của, lặng nhiên không khua động. Thấy người đến đánh mình, sinh lòng từ bi. Coi tất cả chúng sinh như cha mẹ. Thà mất thân mạng, quyết không nói dối. Vì sao? Vì biết rõ quả báo. Xem phiền não như kẻ thù, nhìn pháp lành như quyến thuộc. Nếu đối với pháp của ngoại đạo khởi tâm tham luyến, bèn lập tức quán sát lỗi lầm của sự tham đắm. Đối với các phiền não khác cũng như vậy. Tuy ở lâu với kẻ ác, quyết không bao giờ thân thiện với họ. Tuy không ở chung với người lành, nhưng không bao giờ xa cách. Tuy cúng dường cha mẹ, sư trưởng, nhưng không vì đó mà làm việc ác. Lúc thiếu tiền của, thấy người đến xin, không sinh tâm nhàm ghét. Tuy không gần gũi kẻ ác, mà vẫn sinh lòng thương xót. Nếu kẻ ác đến hại, đem điều lành đền đáp. Lúc hưởng cảnh vui, không khinh kẻ khác. Thấy người chịu khổ, không sinh vui mừng. Thân nghiệp thanh tịnh, giữ bốn uy nghi, lại đem pháp ấy dạy dỗ kẻ khác. Khẩu nghiệp thanh tịnh, đọc tụng mười hai phần giáo của Như Lai, lại đem pháp ấy dạy dỗ chúng sinh. Ý nghiệp thanh tịnh, tu bốn vô lượng tâm, lại đem pháp ấy dạy dỗ chúng sinh. Nếu nhân chịu khổ mà người khác được vui sướng, cũng vui vẻ cam chịu sự khổ ấy. Sự việc ở đời, đối với Bồ tát tuy không lợi ích, song vì chúng sinh, Bồ tát bèn học hỏi tất cả. Những chỗ học hỏi, đều là cao nhất thế gian. Tuy được thông thái, nhưng không sinh lòng kiêu mạn. Đem chỗ mình đã biết, siêng năng dạy dỗ chúng sinh, muốn cho việc ấy lưu truyền không dứt. Đối người thân bạn bè, không khiến họ làm ác. Ưa đem tám pháp dạy dỗ chúng sinh. Nói nhân nói quả, quyết không lầm lẫn. Lúc cùng kẻ yêu mến chia ly, tâm không buồn khổ, vì biết quán sát việc đời vô thường. Lúc hưởng sự vui sướng, tâm không đam mê, vì biết quán pháp hữu vi là vô thường, là khổ.

Thiện nam tử! Bồ tát đầy đủ tám pháp, ắt có thể thực thi những việc như vậỵ

[Giải]    Sinh vào nơi khơng cĩ Tam bảo, chung cuộc vẫn khơng tạo ác, bởi vì đã cĩ quả báo khơng phĩng dật và trí tuệ.

“Chịu đựng được sự khổ”, giống như người tuy lúc đủ lúc thiếu, nhưng luơn luơn cĩ tâm bố thí, hoặc như kẻ quân tử trong câu “quân tử cố cùng”.

“Khơng bị lay động”, đại loại, giống như Đức Khổng Tử lúc bốn mươi tuổi, khơng cịn bị lầm lẫn, hoặc Mạnh Tử lúc bốn mươi tuổi, tâm khơng dao động. Trong Phật pháp, bậc Tam hiền: Thập trụ, Thập hạnh, Thập hồi hướng, cũng cĩ thể được cảnh giới khơng lay động.

Chánh pháp, cũng cĩ thể phân thành thế gian và xuất thế gian.

“Thường biết đời trước”, đây khơng phải bậc thánh nhân thế gian cĩ thể chứng đắc, mà ngay cả các bậc Bồ tát Tam hiền cũng khơng thể thường thường chứng đắc, mà phải đến bậc Sơ địa trở lên mới chứng đắc trình độ này.

“Cĩ thể nhẫn thọ sự chê bai hủy báng”, bởi vì sự chê bai hủy báng khơng liên quan đến sự lợi mình lợi người, nên cũng khơng cần phải biện bạch.

“Nghe người khen ngợi, cảm thấy hổ thẹn”, vì lời khen ngợi, thường hay quá đáng, khơng đúng sự thực.

“Thấy đám đơng chia rẽ, cĩ thể làm hịa hợp”, trong Phật pháp, phá hịa hợp tăng, tức là sự đấu tranh do thiếu hịa hợp. Nĩi rộng hơn, trong một nước, nếu cĩ kẻ phá hoại sự hịa hợp, ắt đưa đến sự chiến tranh, nĩi rộng hơn nữa, nhân loại trên tồn thế giới, các quốc gia dân tộc, cũng vì thiếu hịa hợp. Nếu suy rộng ra, ý nghĩa sẽ vơ cùng. Nếu cĩ thể làm cho hịa hợp, thì mình và người đều được lợi ích.

“Thề thốt”, tức là vì việc thế gian mà phát thệ, v.v… Cịn như các thệ nguyện của pháp xuất thế gian, như bốn hoằng thệ nguyện, v.v…, thì phải nên phát.

“Thấy trộm lặng yên”, nên đợi sau khi việc xong xuơi rồi đem chánh pháp ra giáo hĩa họ

“Chúng sinh như cha mẹ”, vơ thỉ đến nay, từ chúng sinh mà thọ thân, gọi chúng sinh là cha mẹ, cũng khơng phải là quá đáng.

Bồ tát đối với người khác, khơng khởi ý tưởng ốn thù, mà nên xem phiền não của chính mình như kẻ thù địch.

“Vì cung dưỡng cha mẹ mà làm việc ác”, thế gian thỉnh thoảng cũng cĩ điều đĩ, nhưng rốt ráo khơng nên làm như vậy.

Đối với người ác, nếu mình là Đại Bồ tát, thì nên gần gũi mà giáo hĩa họ.

Bốn vơ lượng tâm, tức là từ, bi, hỷ, xả.

Việc đời khơng lợi ích, nhưng vì độ chúng sinh mà học tập, như tu tập khổ hạnh của ngoại đạo chẳng hạn.

J5. Nêu rõ Bồ tát tại gia thù thắng

Thiện nam tử! Bồ tát có hai hạng: Một là tại gia, hai là xuất gia. Bồ tát xuất gia tu tám pháp không khó, Bồ tát tại gia tu tám pháp mới thực là khó. Vì sao? Bồ tát tại gia bị nhiều ác duyên ràng buộc.