THẾ NÀO LÀ XÁ LỢI?
Niệm Phật Tăng
Sa môn Thích Hải Quang biên soạn
CHƯƠNG MỘT
TIẾT 1
“XÁ-LỢI”
ĐỊNH-NGHĨA:
“XÁ-LỢI” chữ Phạn (Sanscrit) gọi là “CARI” hoặc là “SARICA”.
Đây là phần “LINH-CỐT” (1) của bậc giải-thoát “THÁNH-NHƠN ĐẮC-ĐẠO” di-hậu lại (sau khi Ngài thị-tịch (chết) và xác-thân tứ-đại của Ngài đã được thiêu-hóa (trà-tỳ) xong-xuôi).
Sở dĩ gọi “linh-cốt” (xương linh) là vì muốn phân-biệt giữa XƯƠNG của bậc THÁNH-NHƠN giải-thoát và XƯƠNG của các hàng phàm-phu sanh-tử bạt-địa chúng-sanh(2) (nói riêng) và trong 3 cõi (nói chung).
(Phụ-chú :
Do nơi ý vừa nêu trên, cho nên XƯƠNG của các hàng phàm-phu sanh-tử bạt-địa thì không được gọi là “Linh-cốt” hay “Xá-lợi” chi cả, mà chỉ được gọi bằng “Cốt-hôi” hoặc là “Hôi cốt” mà thôi).
“XÁ-LỢI” nầy là “phần kết-tinh” (huân-tu)(3) lại của ba môn “vô-lậu học” là GIỚI (Sila), ĐỊNH (Samadhi), HUỆ (Prajna) của một bậc thánh-nhơn đắc-đạo và giải-thoát nằm trong hàng Tứ-thánh. (4)
*
A/- Sao gọi là “GIỚI” (Sila)?
Đây tức là Giới “BA-LA-ĐỀ MỘC-XOA” (Pratimoksha) còn gọi là giới “Biệt giải-thoát” mà PHẬT đã chế ra cho các hàng Thích-Tử (đệ-tử tại-gia và xuất-gia của Phật) thọ-trì, tu-tập.
“Giới” có tánh-cách làm cho 3 nghiệp THÂN, KHẨU, Ý của người tu-tập được hoàn-toàn thanh-tịnh và sạch-sẽ, để phối-hợp trở lại được với “thể-tánh CHƠN-NHƯ”.
Gồm có các loại:
– Ngũ giới, Bát giới (dành cho Phật-tử cư-sĩ tại-gia),
– Thập giới (Sadi xuất-gia giới),
– Tỳ-kheo Thanh-Văn giới – (Tăng 250 giới, Ni 348 giới),
– Bồ-tát giới (tại-gia 28 giới, xuất-gia 58 giới).
Một bậc Tu-sĩ Xuất-gia tu-hành theo Phật-pháp quyết-định cần phải thọ-trì các phần giới nầy – (gọi là “Tác thành giới-thể”) – và bắt-buộc phải:
– Triệt-để tuân-hành theo các “giới” đã thọ đó suốt cả một đời tu.
– Không được vi-phạm vào các “giới” đã thọ – (gọi tắt là “phạm-giới”) – dù chỉ là phạm giới nhỏ nhứt như “Đột kiết-la” (5) đi chăng nữa.
Bởi vì một khi đã “phạm-giới” rồi – (mà không chịu sám-hối cho tiêu tội) – thì kẻ ấy liền bị:
MẤT GIỚI THỂ
Mà:
Một khi “giới thể” đã “mất” rồi thì (kẻ đó) không còn được gọi là “người xuất-gia” nữa, và đương-nhiên là cũng chẳng thể nào tu đắc Thiền, đắc Định – (tức là chứng-đạo) – được.
Còn nếu như:
– Bậc tu-hành nào mà giữ được trọn-VẸN giới-THỂ, không bị một chút tỳ-vết hay khuyết-phạm nào (dù là nhỏ-nhít) thì được gọi là bậc “ĐẮC-GIỚI” (tức là chứng-đạo).
Người “ĐẮC-GIỚI” nầy là BẬC “Thượng-nhơn” trong ba cõi, bởi vì Ngài đã chứng-đạt được phần:
GIỚI-PHẨM THANH-TỊNH
Do vì đạt được “GIỚI-PHẨM THANH-TỊNH” cho nên đương-nhiên là NGÀI:
THÀNH-TỰU ĐẦY-ĐỦ ĐƯỢC PHẦN GIỚI-ĐỨC.
HỎI:
Sao gọi là GIỚI-ĐỨC?
ĐÁP:
Vì do nơi “ĐẮC-GIỚI” mà phát-sanh ra được phần “ĐỨC-HẠNH”.
Vậy thì: GIỚI = ĐỨC
Hay nói bằng một cách khác nữa là:
– GIỚI tức là ĐỨC,
– ĐỨC tức là GIỚI.
Hai phần “GIỚI-ĐỨC” nầy luôn-luôn đi đôi với nhau – (tựa như chim có hai cánh vậy) – vì thế cho nên người “ĐẮC-GIỚI” rồi thì luôn-luôn và bao giờ cũng là một bậc:
– ĐẦY-ĐỦ ĐƯỢC PHẦN ĐỨC-HẠNH.
– XỨNG-ĐÁNG CHO HÀNG NHƠN-THIÊN (trong 3 cõi) LỄ BÁI, CÚNG-DƯỜNG…
Và (cũng) do vì có được “ĐẦY-ĐỦ PHẦN GIỚI-ĐỨC” nầy, cho nên BẬC “Thượng-nhơn” ấy chứng được:
LỤC CĂN THANH-TỊNH.
(Tức là: – Sáu căn (Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý) không còn “phan-duyên” (chạy theo) ở nơi Sáu trần (Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp nữa).
Bấy giờ thì :
– “GIỚI-ĐỨC” BIẾN
THÀNH RA “GIỚI HƯƠNG” (6)
(Tức là: – Mùi HƯƠNG của người Tu đắc được Phạm-Hạnh (hạnh trong sạch).
Hay còn gọi là:
– Mùi HƯƠNG “PHẠM-HẠNH” của một bậc tu-hành ĐẮC-GIỚI).
Phần “GIỚI-HƯƠNG” nầy bay tỏa khắp mọi nơi trong 3 cõi (Dục, Sắc, Vô sắc) và đến khắp cả muôn phương, các hàng Trời, Người thảy đều tôn-trọng, cung-kính, lễ bái, cúng-dường…
Xin được kể ra đây một câu chuyện về việc “GIỚI-HƯƠNG” như sau:
1/- “Nhân có một lần Ngài A-NAN hầu theo sau Phật… và cùng đi trên một con đường, hai bên (đường ấy) có rất nhiều loại HOA quý, tươi đẹp, nở rộ khắp nơi, tỏa ra một mùi hương tinh-khiết, chẳng những làm cho thơm-ngát tại “hoa trường” (vườn hoa) mà lại còn theo chiều gió quyện bay cùng khắp mọi nơi khác nữa…
2/- Khi ấy Ngài A-NAN chắp tay bạch cùng với PHẬT rằng:
– Bạch đức THẾ-TÔN, chẳng hay trên cõi thế-gian nầy có loại hoa quý nào mà mùi hương của NÓ bay ngược lại được với chiều gió hay chăng?
3/- PHẬT đáp:
– Nầy A-NAN, trên đời nầy không có được nhất một thứ mùi hương nào bay ngược lại với chiều gió cả.
Chỉ trừ có :
– MÙI HƯƠNG PHẠM-HẠNH CỦA NGƯỜI ĐẦY-ĐỦ Được PHẦN GIỚI-ĐỨC mà thôi.
Mùi HƯƠNG nầy chẳng những:
– Bay ngược được chiều gió,
Mà lại còn:
– Tỏa rộng ra khắp cả muôn-phương”
Do đây mà Ta biết rằng:
– Người “TRÌ-GIỚI” nào được “ĐẮC GIỚI” (tức là giữ trọn-vẹn được phần GIỚI-THỂ) rồi, thì (quyết-định là) sẽ (xứng-đáng nhận) được sự:
Tôn-kính cúng-dường
của TẤT CẢ Nhơn-Thiên trong 3 cõi.
Tại sao?
Bởi vì bậc “THƯỢNG-NHƠN TRÌ-LUẬT” đó đã được:
– THANH-TỊNH THÂN-TÂM
(vì thành-tựu phần “giới-thể” cho nên THÂN, TÂM đều được hoàn-toàn trong sạch).
Và bậc “THƯỢNG-NHƠN” đó, đương-nhiên là:
– Đã khoác được lên mình một bộ “GIỚI Y” (Y ÁO kết-tụ lại bằng “GIỚI-ĐỨC”) tối-thượng vậy.
Vì thế cho nên Tổ-sư đã có lời KỆ dạy rằng:
GIỚI-ĐỨC làm Y phủ lấy thân,
Ai người học đạo phải chuyên-cần.
TÂM luôn TRÌ-GIỚI đừng vong thất,
Ba cõi đồng tôn: – Bậc THƯỢNG-NHÂN.
Bậc “THƯỢNG-NHÂN” nầy dù là còn mang lấy thân phàm (tối-hậu sắc-thân) hoặc là chưa chứng-đắc thánh-quả, chưa được dự vào “dòng THÁNH”… chi hết, nhưng :
Ngài cũng vẫn được các hàng Nhơn, Thiên trong ba cõi tôn-kính, cúng-dường.
Tại sao?
Vì GIỚI-LUẬT là nền-tảng và cũng là căn-bản của Niết-Bàn, Giải-thoát vậy.
Xin được kể ra một chuyện để làm “chứng-tín” như sau:
Trong quyển “TÂY-VỨC TRUYỆN” (7) có ghi lại truyện rằng:
1/- “ Ở Tịnh-Xá Khả-Duy tại nước KẾ-TÂN có hai thầy Tỳ-kheo:
– Một người chuyên thọ-trì TẠNG-LUẬT (Tức là Trì-Giới – gọi là “LUẬT-SƯ”).
– Một vị chuyên thọ-trì TẠNG-LUẬN (8) (gọi là “LUẬN-SƯ”).
2/- Ban ngày có rất nhiều người lạ mặt (9) đem thức ăn ngon quý… đến cúng-dường cho vị LUẬT-SƯ.
Ban đêm chư THIÊN trên Thượng-giới lại xuống lễ-bái vị nầy.
Riêng vị LUẬN-SƯ thì cũng nhận được sự cúng-dường nhưng kém hơn và chư THIÊN lại không kính-nể.
3/- Trải hơn một tháng như thế, LUẬN SƯ có tâm không vui, đem lời gạn hỏi chư Thiên.
Một vị Thiên-Tử đáp:
– “GIỚI-LUẬT” là môn PHÁP mở đường sanh-tử, khiến cho các hàng hữu-tình đồng được sanh về nơi cõi Trời, Người,… cho chí đến thành-tựu được đạo-quả Niết-Bàn, giải-thoát về sau. Do đó cho nên chư Thiên trọng người TRÌ-LUẬT.
Vậy Ngài chớ nên đem lòng phiền-não”.
4/- LUẬN SƯ nghe xong, liền kiêm thêm việc siêng-năng thọ-trì TẠNG-LUẬT như vị LUẬT-SƯ Tỳ-kheo kia, kết cuộc:
– Cả hai vị đều được chư Thiên cung-kính, lễ-bái, cúng-dường như nhau.
Ít lâu sau cả hai vị đều chứng được “sơ-quả” (Tu-đà hoàn).
Qua câu chuyện nầy Ta nhận thấy rằng:
– Cả hai vị ấy dù là chưa chứng Thánh-quả, chưa được dự vào trong dòng “THÁNH”, nhưng bởi vì có TRÌ-LUẬT nên GIỚI-THỂ được tinh-khiết, thanh-tịnh.
Vì thế cho nên chư THIÊN đều cung-kính, lễ-bái, cúng-dường…kết cuộc đồng chứng được thánh quả giải-thoát.
Bậc “Phàm-Tăng TRÌ-LUẬT” mà còn như thế thay, huống-hồ chi là Bậc Thánh-tăng giải-thoát, đã hoàn-toàn chứng-đạt đầy-đủ được ba phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” tối-thắng ư?
Xin được trích-dẫn ra một đoạn KINH để làm chứng-tín cho phần vừa mới luận-giảng nầy, như sau:
“PHẬT bảo cùng với Ngài MA-HA CA-DIẾP rằng:
– Nầy Đại CA-DIẾP,
Y “Tăng già lê” (10) của Ông, hoặc để trên giường, hoặc để tại chỗ ngồi trong khi Ông mặc y “UẤT ĐA-LA tăng” – (Tức là THẤT ĐIỀU Y) – kinh-hành, có nghìn vạn chư Thiên đến cung-kính, hầu-hạ đảnh-lễ y “TĂNG già lê” của ông.
Tại sao?
Bởi vì Y “Tăng già lê” ấy là Y được mặc trên thân của người đã huân-tu đầy-đủ 3 phần, GIỚI, ĐỊNH, HUỆ vậy.
Nên biết:
– Y của Ông mặc mà còn được tôn-trọng, kính-lễ đến dường ấy, huống-hồ chi là tự THÂN của Ông ư ?”
*
B/- SAO GỌI LÀ “ĐỊNH”: (Samâdhi hoặc là Samâtha hay Dhyana).
“ĐỊNH” đây tức là “ĐỊNH-TÂM”.
Nghĩa là:
“TÂM” không còn bị điên-đảo, tán-loạn… trước tất-cả các (nội, ngoại) NHÂN-DUYÊN (như Ngũ-dục, Lục-trần v.v…)
Lại nữa, “ĐỊNH” còn có thêm nhiều Nghĩa khác như là:
– Thiền-Định: (Thân-tâm yên-tịnh, tịch-tỉnh).
– Tỉnh-lự: Dứt hết các thứ phân-biệt điên-đảo mê-lầm (điên-đảo vọng-tưởng).
– Tư-duy: Nhập TÂM vào trong “thâm-nghĩa” của đế-lý v.v…
(Tức là “thâm-nhập” được vào trong mật-nghĩa của KINH).
Vậy thì:
Do đâu mà THÂN, TÂM được ĐỊNH?
Chính là:
– Do ở nơi giữ (TRÌ) được các “giới-phẩm” đã thọ không bị khuyết-phạm – (tức-là không bị phạm-giới, không mất giới-thể).
Cho nên:
– THÂN và TÂM được tịch-tịnh – (nói Thân thì phải biết là đã gồm luôn cả phần KHẨU trong đó – Vì MIỆNG thuộc về THÂN).
Vì thế cho nên nếu nói:
a/- “THÂN thanh-tịnh” tức là dứt trừ được 7 thứ lỗi:
Đó là:
– 3 lỗi của THÂN (Sát-sanh, trộm-cắp, tà-dâm – gọi tắt là Sát, đạo, dâm).
– 4 lỗi của MIỆNG (nói láo, nói hung-ác, nói thêu-dệt, nói đôi chiều).
b/- “TÂM thanh-tịnh” tức là dứt trừ được 3 thứ lỗi:
Đó là:
THAM, SÂN và SI
Từ nơi THÂN và TÂM được (cực-kỳ) thanh-tịnh – do SỰ TRÌ-GIỚI nầy – (tức là không bị “PHẠM GIỚI”) – cho nên phát-sanh ra “ĐỊNH”.
Chữ “ĐỊNH” gọi cho đầy-đủ là “ĐỊNH-LỰC” (Định-lực nầy thuộc về cảnh-giới của “Thần-Thông”).
Tức là:
– Do nơi 3 nghiệp THÂN, KHẨU, Ý được “thanh-tịnh”, không còn bị điên-đảo, tán-loạn nữa, cho nên hai phần :
– TÂM viên (Tâm loạn-động như con khỉ hằng luôn nhảy–nhót),
– Y ma (Ý chạy lung-tung như con ngựa chẳng bao giờ chịu đứng yên).
ĐỀU ĐƯỢC TỊCH-TỈNH
Do đây mà THÂN và TÂM của “hành-giả” ấy được:
– AN-TRỤ VÀO TRONG TỊCH-TỈNH,
– LỤC CĂN THU-THÚC, THANH-TỊNH.
– PHỐI-HỢP LẠI ĐƯỢC VỚI “THỂ-TÁNH CHƠN-NHƯ”.
(Gọi là “Cảm-ứng đạo giao”).
Trong đạo PHẬT gọi trường-hợp nầy là :
ĐẮC THIỀN, ĐẮC ĐỊNH
(Gọi tắt là : đắc được “THIỀN-ĐỊNH”)
Người đắc “THIỀN-ĐỊNH” thì (đương-nhiên là) có được sức “ĐỊNH-LỰC” – (sức mạnh siêu-nhiên, phi-thường, do ĐỊNH-LỰC phát-sanh) – hay nói nôm-na cho dễ hiểu là :
CHỨNG ĐƯỢC “THẦN-THÔNG”
Cho nên “Cảnh-giới” của “ĐỊNH-LỰC” đây chính là :
CẢNH-GIỚI CỦA “THẦN-THÔNG”.
(Phụ-chú:
Tùy theo giáo-môn tu-tập cao hay thấp, CHÁNH hay TÀ, mà “hành-giả” ấy đắc được “ĐỊNH-LỰC” (tức là chứng được “Thần-Thông”) thấp hoặc cao, tà hoặc chánh).
Chẳng hạn ở bên các “giáo-phái ngoại-đạo” (đại-khái như là Lão-giáo, mấy người tu Tiên v.v…) nếu chịu chân-thật tu-hành, thì họ cũng được “đắc ĐỊNH”, và cũng có “Thần-thông”, nhưng :
“ĐỊNH-LỰC” CỦA HỌ CHỨNG-ĐẮC THÌ KHÔNG MẤY GÌ CAO-SIÊU CHO LẮM.
(So với Thần-Thông của các bậc Thánh-nhơn bên Phật-Giáo)
Vì thế cho nên:
– “Cảnh-giới Thần-Thông” của họ chỉ giới-hạn đến một mức-độ nào đó mà thôi, chớ không được rộng-rãi cho lắm – Vì HỌ còn thấy ngoài Tâm có PHÁP – (trong vòng “Bồng-lai Tiên-cảnh” hoặc đến cõi “Sắc-giới Thiên” là cùng).
Còn ở bên Phật-đạo của ta, vì biết nương theo Chánh-pháp của Như-Lai tu-tập – (tức là trước đó đã được đắc-GIỚI (Ba-la-Đề Mộc-Xoa) xong rồi), từ nơi “GIỚI-THỂ Thanh-tịnh” nầy mà đắc được CHÁNH-ĐỊNH, cho nên “cảnh-giới Thần-Thông” chứng-đạt được của bậc Thánh-giả ấy rất là rộng-rãi (trùm khắp hết cả TRONG và NGOÀI Ba cõi (Dục, Sắc, Vô sắc), Thần-Thông của các hàng ngoại-đạo, tà-giáo khác… không thể nào so-bì kịp được).
Vì quý NGÀI đắc được lý :
“PHÁP TỰ TÂM SANH”.
Người “ĐẮC ĐỊNH” nầy là bậc “Thượng-Nhơn” chứng được phần :
ĐỊNH PHẨM SIÊU-VIỆT
Nghĩa là:
CHỨNG-ĐẮC ĐƯỢC “TAM-MUỘI” (Samâdhi)
(Còn gọi là đắc được pháp “Tam ma-đề”).
Phần “ĐỊNH-PHẨM” nầy là MỘT trong NĂM phần “PHÁP-THÂN HƯƠNG” của bậc giải-thoát thánh-nhơn đó là :
– GIỚI-HƯƠNG, ĐỊNH-HƯƠNG, HUỆ-HƯƠNG, GIẢI-THOÁT HƯƠNG, GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN HƯƠNG.
Tùy theo “ĐỊNH-PHẨM” đạt được THẤP hay CAO, HẸP hay RỘNG mà “Thần-Thông” chứng-đắc của quý NGÀI đều có sai khác.
Chẳng hạn như:
a/- Khi bậc TU-ĐÀ-HOÀN Thánh-giả “NHẬP-ĐỊNH”, thì “Thần-Thông lực” của Ngài bao-quát và làm chấn-động khắp trong MỘT TIỂU THẾ-GIỚI, gồm có :
– Một mặt trời, Một mặt trăng, 4 châu thiên-hạ.
(Đông Thắng Thần, Nam Thiện Bộ, Tây Ngưu Hóa, Bắc Câu-Lư).
– 6 Tầng trời Dục-giới.
(Gồm có 6 cõi Trời là:
– Tứ Vương Thiên, Đạo-Lợi Thiên, Dạ-Ma Thiên, Đâu-Xuất Thiên, Hóa-Lạc Thiên, Tha-Hóa Tự-Tại Thiên).
– Một cõi Trời “Sơ-Thiền”.
(Gồm có 3 cõi Trời Sắc Giới là :
– Phạm-Chúng Thiên, Phạm-Phụ Thiên, Phạm-Vương Thiên).
*
b/- Bậc TƯ-ĐÀ-HÀM Thánh-giả khi “NHẬP-ĐỊNH”, thì Thần-Thông lực của Ngài bao quát và làm chấn-động được trong khắp một “TIỂU THIÊN THẾ-GIỚI” (gồm có 1000 Tiểu thế-giới hợp lại và :
Một cõi TRỜI “NHỊ-THIỀN” (gồm có 3 từng Trời Sắc-giới là:
– Trời Thiểu-Quang.
– Trời Vô-lượng Quang.
– Trời Quang-Âm).
*
c/- Bậc A-NA-HÀM Thánh-giả khi NHẬP-ĐỊNH, thì Thần-Thông lực của Ngài bao-quát và làm chấn-động được trong khắp một “TRUNG-THIÊN THẾ-GIỚI” (gồm có 1000 Tiểu Thiên Thế-giới hợp lại và :
Một cõi Trời “TAM THIỀN”.
(Gồm có 3 từng Trời Sắc giới là:
– Trời Thiểu-Tịnh,
– Trời Vô-lượng Tịnh
– Trời Biến-Tịnh).
*
d/- Bậc A-LA-HÁN Thánh-giả khi NHẬP-ĐỊNH, thì Thần-Thông lực của Ngài bao-quát và làm chấn-động được một ĐẠI THIÊN THẾ-GIỚI (gồm 1000 Trung Thiên Thế-giới hợp lại và :
Một cõi Trời “TỨ THIỀN”.
(Gồm có 9 Từng Trời Sắc giới :
- Trời Vô-Vân,
- Trời Thiểu Quả,
- Trời Quảng-Quả,
- Trời Vô-lượng Quả.
- Trời Vô-Nhiệt.
- Trời Vô-Não.
- Trời Thiện-Kiến.
- Trời Diệu Thiện-Kiến.
- Trời A-Ca Nhị Tra.
(Trời “SẮC CỨU-CÁNH”).
– (tức là thế-giới TA-BÀ nầy của Ta vậy).
(Muốn rõ thêm chi-tiết về các Thế-giới kể trên, xin xem lại quyển TÂY-PHƯƠNG NHẬT-KHÓA, nơi các trang từ : 312 cho đến 316).
Trong KINH có ghi về THẦN-THÔNG lực của bậc Thánh-Nhơn giải-thoát (ở giai-vị A-La-Hán), khi quý Ngài “NHẬP-ĐỊNH” thì hiện ra đủ hết 18 pháp thần-biến, (11) đại-khái như là:
- Trên thân tuôn ra nước,
- Dưới thân tuôn ra lửa,
- Dưới thân tuôn ra nước,
- Trên thân tuôn ra lửa,
- Đi, đứng, nằm, ngồi giữa không-trung tự-tại vô-ngại, như đi trên mặt đất.
- Đi, đứng, nằm, ngồi trên mặt nước tự-tại vô-ngại như trên mặt đất.
- Nách bên tả tuôn ra lửa,
- Nách bên hữu tuôn ra nước.
- Nách bên tả tuôn ra nước.
- Nách bên hữu tuôn ra lửa.
- Hiện thân lớn đầy khắp hư-không,
- Rút thân nhỏ lại như hột bụi vi-trần.
- Biến mất không còn dấu vết,
- Chun vào trong đất, đá, nước, lửa, gió… vô ngại, tự-tại, như đi trên mặt đất bằng v.v…
Những pháp THẦN-THÔNG thắng-diệu nầy đều là do từ nơi sức ĐỊNH-LỰC siêu-đẳng của Bậc Thánh-nhơn “ĐẮC ĐỊNH” mà được.
*
3/- Sao gọi là HUỆ : (Prajnâ (Bát-nhã), hoặc là Djanâ (Xá-na) hay Vibhâsàna (Tỳ-bà xá-na).
Do vì (đắc được) “ĐỊNH” mà phát-sanh ra “HUỆ”.
Chữ HUE nầy gọi cho đủ là TRÍ-HUỆ (Prajnâ).
TRÍ-HUỆ tức là phần “Tỏ-Sáng”, bậc tu-hành nào đắc được “Trí-Huệ” thì gọi là:
THÀNH-TỰU PHẦN HUỆ-LỰC
Đây là phần “ĐỨC Dụng Sáng-Suốt”, của bậc giải-thoát thánh-nhơn.
Người ĐẮC “HUỆ-LỰC” nầy là bậc :
a/- Thông-hiểu và tỏ-suốt được hai phần “SƯ” và “LÝ” (đó là phần KIẾN (thấy biết) và GIẢI (chứng-đắc) được “tỏ sáng” (tức là thấu triệt cùng chứng-đắc thâm-nghĩa của KINH-VĂN đến tột mức, mầu-nhiệm).
b/- Dứt trừ được tất-cả những thứ lầm-lạc, điên-đảo và ngu-muội (si-mê).
c/- Có được sự quyết-định chính-xác, và trừ diệt được hết các mối nghi-ngờ.
(Tức là:
Tùy theo “PHẨM BẬC” và “TRÍ-HUỆ TỎ SÁNG” chứng-đắc được THẤP hay CAO mà bậc HÀNH-GIẢ ấy sẽ:
a/- Dứt được “KIẾN-HOẶC”, “TƯ-HOẶC”.
(Hàng THANH-VĂN THÁNH-NHƠN Tứ thánh-quả).
b/- Dứt được “TRẦN SA-HOẶC”.
(Bồ-tát THẬP-TÍN).
c/- Dứt được “VÔ-MINH HOẶC”.
(Bồ-tát đại-sĩ Pháp-Thân từ các giai-vị :
-THẬP-TRỤ, THẬP-HẠNH, THẬP HỒI-HƯỚNG, THẬP ĐỊA, NHẤT SANH BỔ-XỨ)
Vì thế cho nên, nếu như phân-tách chữ “TRÍ-HUỆ” nầy ra thì :
a/- Phần “TRÍ” thuộc về “nghĩa”
Tức là (Bậc thánh-giả ấy) :
– Hiểu biết hết tất-cả các phần “SƯ” và “LY” Hữu-vi – (Hữu lậu) – của “Thế-gian CHÚNG-SANH” CÒN NẰM VÀO TRONG BA CÕI SANH-TỬ.
b/- Phần “HUỆ” thuộc về “nghĩa” :
– Hiểu biết hết TẤT-CẢ các phần “SỰ” và “LÝ” “xuất thế-gian” (thuộc về phần Đạo-Đức, Vô-vi)(12) CỦA BẬC “THÁNH-GIẢ ĐÃ ĐƯỢC GIẢI-THOÁT” HẲN RA NGOÀI BA CÕI SANH-TỬ .
Cho nên nếu bậc Tu-hành (hành-giả) nào đắc “TRÍ-HUỆ” (Prajnâ) thì được:
– DỨT TRỪ HẾT CÁC THỨ MÊ-HOẶC, ĐIÊN-ĐẢO, VỌNG-TƯỞNG…
– THẤU HIỂU ĐƯỢC CHƠN-LÝ.
(Nghĩa là:
– “Thâm-chứng” được vào trong pháp Chơn-như, hiểu rõ Đệ Nhất-Nghĩa),
– “Hành-giả” ấy do vì thấu hiểu Đế-lý, CÙNG ý-giải và thâm-nhập vào trong phần “Thậm-thâm nghĩa pháp” cho nên Ngài liền được:
CHỨNG ĐẠO VÀ GIẢI-THOÁT.
Đây gọi là:
Đắc được “HUỆ VÔ-SANH”
(Từ quả-vị A-la-hán trở lên thì mới chứng-đắc được phần “HUỆ VÔ SANH” nầy)
Chẳng hạn như ngài A-NHÃ KIỀU TRẦN-NHƯ ở nơi vườn Lộc-Dã, – (trong thời kỳ PHẬT “chuyển pháp-luân” đầu tiên) – nhờ thấu-hiểu, ý-giải và thâm-nhập được “thậm-thâm nghĩa-lý” của hai chữ “KHÁCH-TRẦN” mà đắc-thành được đạo-quả A-LA-HÁN.
(Xem phần nầy nơi quyển:
Đại-Thừa Phật-pháp liễu-nghĩa – TRUYỀN TÂM-ẤN LUẬN / Quyển I nơi các trang từ 75 đến 93 sẽ rõ hơn).
“HUỆ VÔ-SANH” nầy cũng chính là phần “HUỆ-HƯƠNG” thứ ba trong (5 thứ) “NGŨ PHẦN PHÁP-THÂN HƯƠNG” của bậc thánh-nhơn giải-thoát.
(Phụ-chú:
Có 3 loại HUỆ, đó là : VĂN-HUỆ, TƯ-HUỆ và TU-HUỆ.
1/- Sao gọi là VĂN-HUỆ?
Ấy là do nơi “NGHE-PHÁP” mà đắc được “trí-huệ”.
Như thế nào?
Nghĩa là:
a/- Tuy rằng chư PHẬT có vô-lượng, vô-biên, công-đức, phước lành…
Nhưng:
– Nếu không nghe PHẬT THÍCH-CA tuyên-bày, chỉ dạy, thời không thể nào biết được.
Cho nên trong KINH HOA-NGHIÊM nói rằng :
– “Người đắc được phần “HUỆ VÔ-SANH” (Trí-huệ của bậc Thánh-giả giải-thoát từ quả-vị A-La-hán trở lên) là do vì :
– Nhờ trước đó đã được “Đa-văn” rồi
(tức là đã từng có nghe biết nhiều, học-hiểu rộng về Phật-Pháp).
Lại nữa,
– Phật-Pháp cực-kỳ thậm-thâm, vi-diệu, nghĩa-lý sâu-mầu, nếu như không có bậc “đại thiện tri-thức” như PHẬT, Bồ-Tát, Tổ-Sư tuyên nói, chỉ-bày… thì dầu cho Ta có – (chút ít phần) – HUỆ (mong-manh) đi nữa, cũng chẳng thể nào thấu hiểu được.
(Vì phần “thậm-thâm nghĩa-pháp” trong kinh-văn vốn không phải là “cảnh-giới hiểu biết” của hàng Phàm-phu sanh-tử chúng-sanh chúng-ta).
Mà quyết-định là Ta phải chuyên-cần và chí-tâm :
– Theo nghe, học-hỏi… ở nơi các Bậc “Đại Thiện Tri-thức”.
Hoặc:
– Nghe, học, xem, đọc….. trong các kinh luận chỉ-dẫn, tỏ-bày.
Thì:
MỚI CÓ THỂ THẤU HIỂU ĐƯỢC
Mà một khi đã “Nghe, Hiểu” và “nhập tâm” được rồi, thì (các phần nghe, hiểu… đó) sẽ kết thành ra “HỘT GIỐNG BỒ-ĐỀ”.
“NGHE HIỂU” như thế (nầy) thì mới được gọi là “VĂN” (Nghe).
b/- Còn vì sao mà gọi “VĂN” (nghe) là (Trí) “HUỆ” ?
Bởi vì:
– Như đối với cây, đá mà nói, thì chúng nó chai ngắc, vô-tình… làm sao NGHE được?
Còn như:
– Đối với người ngu-si, cuồng-loạn… mà nói thì tuy là HỌ có NGHE đó, nhưng vẫn không nhận-lãnh – (tức là thấu-hiểu) – được gì cả, thế thì cũng như là KHÔNG NGHE rồi.
Mà bắt-buộc phải :
NÓI VỚI NGƯỜI CÓ “TRÍ-HUỆ”
Thì:
HỌ MỚI NGHE, NHẬN VÀ THẤU HIỂU ĐƯỢC.
Vì thế cho nên mới nói “VĂN-HUỆ” là như vậy.
*
2/- Sao gọi là TƯ-HUỆ?
Nghĩa là:
Chính là do nhờ nơi “suy-cầu” (thậm-thâm
nghĩa-lý của KINH-PHÁP mà đắc được TRÍ-HUỆ).
Như thế nào?
Đó là:
a/- Đã “NGHE” (PHÁP) vào nơi Tai rồi, thì phải:
GÌN-GIỮ NÓ (PHÁP) Ở NƠI TÂM.
(Tức là NẠP PHÁP vào TÂM)
Kế đó lại còn phải hằng luôn đêm ngày :
Lắng lòng suy-cầu, nghiệm-xéT.
Để xem:
– PHÁP đó là chánh hay tà, là đúng hay sai,
– PHÁP đó là thuộc về MÔN HỌC nào (GIỚI, ĐỊNH hay HUỆ).
– PHÁP đó là ĐẠI-THỪA hay TIỂU-THỪA?
– PHÁP đó có nghĩa-lý sâu-xa (tức là “LIỄU-NGHĨA”) hay cạn-cợt (tức là “BẤT LIỄU-NGHĨA) … như thế nào ? v.v…
Suy-cầu, xem-xét… như thế thì gọi là TƯ (suy-nghĩ).
b/- Còn sao mà gọi “TƯ” là “HUỆ”?
Bởi vì:
– Như đối với loài “súc-sanh”, thì tuy là (chúng nó) cũng có “NGHE” đó, nhưng mà NÓ đâu có hiểu-biết gì…
Còn như đối với:
– Người ngu-si, cuồng-loạn mà nói (Pháp)
thì tuy là HỌ có “NGHE” đó, nhưng mà họ đâu có biết “nghĩ tưởng”, “suy-cầu” nghĩa-lý gì đâu !
Bất quá chỉ là HỌ:
– Nghe vào nơi tai thì nói (chơi) ra ngoài miệng – (để mua vui, hoặc cầu danh, cầu lợi) – vậy thôi.
“NGHE” như vậy thì cũng như là “KHÔNG NGHE” rồi !
Ngược lại, nếu như ở nơi người TRÍ-HUỆ thì :
– Một phen NGHE được (PHÁP) vào nơi Tai rồi thời liền “suy-cầu ra thâm-nghĩa” mà thấu hiểu được chơn-pháp ngay.
Vì thế cho nên mới nói “TƯ-HUỆ” là như thế.
(TƯ-HUỆ còn gọi là có được “CHÁNH-KIẾN”)
Trong Kinh ĐẠI BÁT NIẾT-BÀN dạy :
1/- “Nầy Thiện-nam tử, TÍN TÂM có 2 thứ:
– Một là “tin”.
– Hai là “cầu”.
Người dầu có “tin” – (vào nơi KINH-ĐIỂN) – nhưng chẳng năng và chẳng thể nào suy-cầu(13) được nên gọi là tín-tâm chẳng đầy-đủ.
2/- “Tín-tâm” lại có hai thứ:
– Một là do từ nơi “nghe pháp” mà sanh lòng “tin”.
– Hai là do từ nơi “tư-duy” (14) mà sanh lòng “tin”.
“Tín-tâm” của người do “nghe pháp” mà sanh, chớ chẳng phải do “tư-duy” mà sanh nên gọi là:
– tín-tâm chẳng đầy-đủ.
3/- Tín-tâm cũng có thêm hai thứ nữa:
– Một là tin có “thánh đạo”
– Hai là tin có “người đắc-đạo”.
Người dầu tin có thánh-đạo nhưng trọn chẳng tin có người đắc-đạo, nên gọi là:
– tín-tâm chẳng đầy-đủ.
Người mà tín-tâm chẳng đầy-đủ, thì :
– thọ trì cấm-giới cũng chẳng đầy-đủ.
(Đây tức là nói đến việc :
– Phá GIỚI, huỷ-phạm “GIỚI-THỂ”,
– Chẳng được “ĐẮC GIỚI”, vậy).
(Đại-Bát Niết-bàn kinh –
Phẩm Ca-Diếp Bồ-tát)
Do đây nên biết rằng :
– NGHE PHÁP (thính PHÁP) xong rồi thời :
– PHẢI LẮNG LÒNG LẠI ĐỂ “SUY-CẦU” THÊM PHẦN THÂM-NGHĨA.
Thì mới:
– PHÁT-SANH RA (TRÍ) HUỆ
(Tức là Phát-sanh ra “CHÁNH-KIẾN”)
Chớ chẳng phải là:
– Nghe từ Tai bên nầy, qua Tai bên kia rồi đi mất luôn đâu.
(Trường-hợp nầy thì gọi là: – rốt lại Ngu-mê vẫn hoàn Ngu-mê mà thôi).
*
3/- Sao gọi là TU-HUỆ?
Chính là do nơi Tích-cực HÀNH-TRÌ HAI PHẦN “LÝ” và “SỰ” đã được VĂN, TƯ (khi trước đó) mà chứng-đắc được “HUỆ GIẢI-THOÁT”.
Như thế nào?
Đó là, bởi vì:
a/- Đã “suy-cầu” ra được phần “thậm-thâm nghĩa-pháp” xong rồi, nhưng đâu phải chỉ có tới đó rồi thôi, hay là ngưng bẵng đâu.
Mà “hành-giả” ấy lại phải:
– Bắt buộc để hết tâm, hết sức… mà “Thực-Hành” theo (Phần NGHĨA-LÝ) đó nữa.
Việc HÀNH-TRÌ PHẦN “SỰ” nầy nào có phải chỉ trong một đôi ngày, một đôi tháng, hay năm ba năm,… thôi đâu, mà có khi phải hành-trì:
– Đến trọn cả cuộc đời,
Hay là:
– Hết kiếp nầy sang qua kiếp khác.
tiếp-tục và cần khổ tu-hành, nhiên-hậu mới được:
– Đắc thành Đại-Đạo
– CHỨNG ĐƯỢC GIẢI-THOÁT
b/- Còn sao gọi “TU” là “HUỆ” ?
Bởi vì:
Như đối với những hạng người ngu-si, cuồng-loạn – (đây ý nói là hạng người “cuồng-huệ”) – (tức là “Trí-huệ khùng-điên”, ham ưa nói Pháp tầm-ruồng, tầm-rắn… không đúng thời lúc, không đúng người nghe, không đúng nơi, chỗ, hoặc sai trật với Kinh-pháp điển-chương)… thì :
Tuy là HỌ có suy-nghĩ đó.
Nhưng mà:
– Chỉ luống (uổng) công-lao và hao-nhọc tinh-thần.
(Vì HỌ chỉ thích luận-biện phần LÝ-THUYẾT ấy ở trên đầu môi, chót lưỡi… hầu cầu tìm danh, lợi… cho cá-nhân mà thôi).
Chớ Họ:
Nào có chịu ĐỂ TÂM Thực-hành theo đâu !
Trái lại:
Còn như đối với người “Trí-Huệ” thì HỌ:
– Có “suy-cầu” phần “LÝ-THỂ” (tức là “Đệ-nhất NGHĨA”).
– Có tu-tập phần “SỰ hành-trì”.
Cho nên:
– Họ được chứng-đắc “đạo-quả giải-thoát”, THÀNH BẬC “THÁNH-NHƠN”.
Vì thế cho nên mới nói “TU-HUỆ” là như thế).
*
(Phụ-chú:
Chớ chẳng phải như những hạng người “CUỒNG-HUỆ” chỉ chuyên nói về phần “LY-THUYẾT” suông trên đầu môi, chót lưỡi… không thôi, mà :
CHẲNG CHỊU HÀNH-TRÌ
PHẦN “SƯ” CHI CẢ.
Hạng người nầy chính là loại:
NGHE VÀO TAI THÌ NÓI RA NGOÀI MIỆNG.
mục-đích chỉ để vì :
CẦU TÌM DANH-TIẾNG VÀ LỢI-DƯỠNG.
mà thôi.
HỌ quyết-định :
CHẲNG THỂ NÀO CHỨNG-ĐẮC ĐƯỢC
ĐẠO-QUẢ GIẢI-THOÁT CHI HẾT.
Xin được trích ra một đoạn Kinh dẫn-chứng sau đây:
– “Đức PHẬT bảo Ngài DI-LẶC Bồ-Tát:
Nầy DI-LẶC,
Đời vị-lai 500 năm sau, có các Bồ-Tát hoặc Tại-gia hoặc Xuất-gia nói rằng :
– “Như chỗ tôi nói, chỗ tôi thuyết-pháp thì hay trừ-diệt được các tội”.
Nói như thế xong, họ trở lại tập-hợp ác-nghiệp rồi nói rằng :
– Tôi sẽ sám-hối các tội-lỗi đó.
Nầy DI-LẶC,
NHƯ-LAI bảo rằng người ấy gọi là “TỬ NHƠN” trong chánh-pháp vậy.
Sao gọi là TỬ ?
Chính là do vì ở nơi CHÁNH-PHÁP mà HỌ bị đoạ-lạc, hư mất vậy”…
(Phụ-chú:
(Vì HỌ chỉ ham-ưa nói PHÁP-LÝ suông thôi, mà chẳng bao giờ chịu thực-hành phần “SỰ TRÌ” của các “LÝ-THUYẾT” được nói ấy.
Thì cũng như thế:
Những kẻ “CUỒNG-HUỆ” họ luôn miệng nói lên các lời “chánh-pháp” của PHẬT, khuyên mời người nầy, kẻ khác tu-hành, nhưng chính ngay ở nơi bản thân của HỌ thì :
– HỌ không BAO GIỜ CHỊU TU-hành ĐÚNG theo những gì mà HỌ đã TỪNG KHUYÊN nói.
Ngược lại:
– HỌ CÒN HÀNH-XỬ trái-ngược lại với những gì mà HỌ đã từng tuyên nói (cùng với các người chung-quanh). Hơn nữa HỌ lại còn – (vì tham-đắm nơi NGŨ-DỤC, LỤC-TRẦN…. – nên gây tạo thêm đủ các thứ “nghiệp BẤT THIỆN” khác nữa.
Hạng người nầy chính là:
KẺ “TỬ NHƠN” TRONG “PHẬT-PHÁP” VẬY.
*
Như thế thì:
Người có “TRÍ-HUỆ” đây là ai?
Chính là các bậc “thánh–nhơn GIẢI-THOÁT” trong hàng “TỨ-THÁNH” vậy.
Trong quyển “LUẬN PHẬT-ĐỊA” có nói:
– “Bậc BỒ-TÁT nhờ thực-hành đúng theo Ba “Diệu-Huệ” – (tức là VĂN-HUỆ, TƯ-HUỆ và TU-HUỆ) – mà được sanh về Tịnh-Độ, (hoặc là) trở thành Bậc thánh-nhơn…”
*
Tóm lại mà nói thì:
a/- Bậc BỒ-TÁT nhờ “huân-tu” và “thành-tựu” phần “GIỚI-LỰC” mà “ĐỊNH-LỰC” được phát sanh, kế đó từ nơi “ĐỊNH-LỰC” nầy mà thành-tựu được phần “HUỆ-LỰC”.
Ba phần “GIỚI-LỰC, ĐỊNH-LỰC, HUỆ-LỰC” nầy sở-dĩ thành-tựu được là do vì :
– Bậc THÁNH ấy đã “huân-tu” (ba phần “VÔ-LẬU HỌC” ấy) lâu dài trong vô-lượng kiếp, cho nên mới :
– Đắc được Pháp-thân,
Và :
– Chuyển thành ra “XÁ-LỢI”.
Vì thế nên “Xá-Lợi” nầy chính là các phần việc :
a/- Do nơi nhiều kiếp “huân-tu” phần “GIỚI-HẠNH” – (tức là trong nhiều kiếp Tu-hành, giữ được “GIỚI-HẠNH” trong sạch), cho nên :
– Thể chất của “Xá-Lợi” trong sáng, lóng-lánh, sạch-sẽ, sáng ngời… như KIM-CƯƠNG không chút bợn nhơ.
b/- Do nơi nhiều kiếp “huân-tu” sức “ĐỊNH” (Định-lực) được vững-vàng, chắc-chắn – (Thân, Tâm không xao-động trước các duyên ĐỜI… dường như núi chúa Tu-Di) – cho nên :
– Thể chất của “Xá-Lợi” cứng chắc – (còn hơn cả kim-cương) – không có bất kỳ một thứ loại gì có thể phá-hoại được.
c/- Do nơi nhiều kiếp “huân-tu” phần
“TRÍ-HUỆ” được sáng-tỏ, phá trừ được hết tất-cả mọi thứ si-mê, tăm-tối (tức là biết rõ Tà, Chánh phân-minh…) – cho nên :
– Thể chất của “XÁ-LỢI” chiếu ra ánh hào-quang lóng-lánh.
Tóm lại :
Do nơi sự “Huân-tu thành-tựu” trong nhiều đời kiếp của 3 phần “GIỚI-LỰC”, “ĐỊNH–LỰC”, “HUỆ-LỰC”, cho nên thể-chất “XÁ-LỢI” luôn được :
– Trong sáng (vì Giới sạch),
– Bền chắc (vì Định vững),
-Chiếu hào-quang (vì Trí-Huệ sáng-tỏ).
Và :
– Rất mực linh-thiêng…
(Phụ-chú 1:
Vì thế nên hễ “XÁ-LỢI” được thờ, để ở nơi nào thì chư THIÊN-LONG BÁT-BỘ, HỘ-PHÁP THIỆN-THẦN, GIÀ-LAM THÁNH-CHÚNG…. vv…đều vân-tập về chỗ đó để :
CUNG-KÍNH GÌN-GIỮ VÀ HỘ-TRÌ
Cho nên chỗ có XÁ-LỢI ấy được gọi là “CHỐN ĐẠO-TRÀNG”.
Vì vậy mà :
– Hễ chỗ nào hoặc người nào mà có sự thực TU, thực ĐỨC, thực HẠNH…. thì:
– Mới gìn-giữ XÁ-LỢI (của PHẬT và của chư giải-thoát Thánh-nhơn) được.
Còn như:
– Chỗ nào (hoặc người nào mà) tà ác, hư dối, gian-ngụy, khi trá…..
Hay là:
– Người nào mà không có SỰ THỰC TU, THỰC HẠNH, THỰC ĐỨC….thì:
– CHẲNG THỂ NÀO GÌN-GIỮ XÁ-LỢI được vững bền.
V :
– XÁ-LỢI ẤY TRƯỚC SAU GÌ CŨNG SẼ BIẾN MẤT ĐI.
(Phụ-chú 2:
(Cũng như “THẤT-BẢO” – (Vàng, Bạc, Lưu-ly, Kim-cương, Xa-cừ, xích-châu, mã-não) – nó chỉ :
– Ở VỚI NGƯỜI NÀO CÓ “PHƯỚC ĐỨC”.
mà thôi.
Còn nếu như kẻ đó là người “VÔ PHƯỚC ĐỨC” thì :
NÓ SẼ RA ĐI (Hoặc sớm hay muộn).
(bằng cách NÓ sẽ khiến cho người đó BÁN lại cho kẻ nào khác có PHÚC-ĐỨC hơn).
*
Xin được kể ra đây một câu chuyện để làm
“chứng-tín” (về thể-chất “cứng-chắc và linh-thiêng” của Xá-Lợi) như sau :
– “Vào đời Tam-Quốc (15)…
Ở nước NGÔ, nhằm lúc NGÔ chúa là Tôn-HẠO cầm quyền… khi ấy có một vài vị Quan “xàm-tấu” (tâu sai-lầm) cùng với Ngô chúa rằng:
1/- “Nếu đạo PHẬT là “chánh” thì nên phát-tích (phát-khởi) tại Trung-quốc, chớ chẳng nên phát-xuất ra từ nước HỒ.
Nay ai nấy cũng đều thấy rằng:
– Phật-giáo từ nước HỒ truyền sang Trung-quốc (16) vậy thì đạo PHẬT ấy quyết chẳng phải là chánh-đạo.
Xin bệ-hạ cho phép khu-trừ (tận diệt) đạo Phật nầy đi”.
2/- Vua NGÔ nghe theo lời tấu, nên truyền cho quân-lính bao vây các chùa trong nước, bắt hết tất-cả Tăng-sĩ đem về trước hoàng-cung mà phán bảo rằng:
– Nếu quả như Phật-Pháp quá hiển-linh thì Ta sẽ thờ-phụng, còn bằng chẳng thế, thì Ta:
– Sẽ xử giảo (chém đầu) các ngươi vì tội “dối đời”.
Hoặc là sẽ:
– Thích chữ – (gian ngụy, khi trá) – vào mặt, cho bận áo đen, và đuổi ra khỏi nước.
3/- Thủ lãnh của Tăng-đoàn lúc bấy giờ là Ngài KHƯƠNG TĂNG HỘI Pháp-sư, tâu rằng:
– “Xin Bệ-hạ gia-hạn cho 21 ngày, chúng tôi sẽ cầu “XÁ-LỢI” của PHẬT giáng-hiện để chứng-tỏ sự linh-ứng”.
4/- Vua NGÔ y theo lời.
Trong ba lần 7 ngày liên-tiếp, TĂNG-HỘI Pháp-sư để một cái bình-bát bằng đồng, đựng đầy nước sạch trước sân đền vua, mở “trai-đàn pháp-hội” và cùng với chư Tăng chí-thành tụng-niệm, cầu cho Xá-Lợi giáng xuống bát.
5/- Đến ngày thứ 7 của thời hạn chót, bỗng-nhiên có:
Một vệt sáng tựa như sao băng từ trên không-trung sa xuống bình bát đồng, tiếng khua nghe rổn-rảng, khiến cho cả bát đồng ấy đều bị tan-nát thành ra bụi nhỏ….
Rồi “Vật ấy” nổi lên khỏi bát, trụ giữa thinh-không, tỏa ra ánh-sáng rực-rỡ, chiếu khắp cả sân đền của Vua.
Ngô chúa TÔN-HẠO và các Quan đồng nhìn nhau ngơ-ngác, kinh sợ, tất-cả đều chắp tay, tỏ-vẻ khiêm-cung, đến gần “vật ấy” chiêm-ngưỡng.
6/- TĂNG-HỘI Pháp-sư bước đến, hai tay tiếp lấy “vật ấy” dâng lên VUA và thưa rằng :
– “Đây là ngọc “XÁ-LỢI” của PHẬT, do sức
“GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” tối-thượng kết thành, nên thể-chất cứng chắc quá hơn kim-cương.
Nếu Bệ-hạ không tin, xin cho đập thử”.
7/- Vua NGO y theo lời.
Trước hết Vua cho đốt hương, rải hoa cúng-dường rồi khấn to lên rằng :
– “Nếu Phật-pháp quả là chơn-chánh và đời sau có Đức Từ-Thị Như-Lai (Phật Di-Lặc) ra đời, nối-tiếp chuyển Pháp-luân y theo lời kinh đã nói, thì xin Xá-Lợi Phật thị-hiện sự hiển-linh.
Bằng không, chắc ngôi TAM-BẢO phải bị đoạn-diệt từ đây”.
8/- Khấn xong liền sai đại lực-sĩ lấy chùy sắt nặng quá trăm cân, đập ngọc “Xá-Lợi”.
Ngay lúc lực-sĩ dở chùy lên cao, từ đầu chùy bỗng nổi lên một trận-gió xoay-vần, người người xem thấy thảy đều kinh-hải.
Chùy sắt đập xuống nhiều lần mà Xá-Lợi vẫn không bị chút khuyết-tổn nào, ánh-sáng rực-rỡ, chói-lòa xẹt ra khắp cả bốn hướng.
9/- Ngô Chúa Tôn-Hạo liền cúi rạp mình xuống lễ-bái (XÁ-LỢI) làm tiệc chay thiết-đãi chư Tăng, và thỉnh ngài TĂNG-HỘI lên pháp-tòa
diễn-giảng Phật-pháp.
Đoạn nhà VUA truyền xây “thạch tháp” (tháp đá) ở phía bắc thị-xã kiến-Đường để thờ Xá-lợi.
Từ đó, nơi Tháp ấy thường hay phóng ra ánh quang-minh.
10/- … Đến mùa Thu, niên-hiệu Ngươn Giá năm thứ 19, vào một đêm ấy, ánh quang-minh từ nơi Thạch-tháp tuôn ra rực-rỡ, lấp-lánh như vẫy bạc.
Lại còn có thêm những ánh “sao lửa” bay nhiểu quanh tháp từ hướng Tây vòng qua hướng Nam, lên đến tầng thứ tư, bỗng xẹt ra tỏa ánh sáng chói ngời như lửa lớn hừng cháy, bên trên lửa sáng ấy hiện thành ra đóa hoa sen lớn.
11/- Vua, quan cùng với dân-chúng đều phát lòng TIN-THÀNH, đổi nơi ấy lại và dựng thành ra một cảnh chùa nguy-nga, tráng-lệ hiệu là “Kiến-Sơ Tự”…
Ai đi qua đó cũng đồng gọi đấy là đất Phật”…
(Phụ-chú :
a/- Các bậc “giải-thoát Thánh-nhơn” trong Tiểu-Thừa Tứ-Thánh quả (Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán),
Trung-Thừa Duyên-Giác Thánh-quả, cùng với các vị Bồ-Tát trong hàng Thập-Tín và Tam Hiền, Thập Thánh… do vì dứt trừ được các phần Kiến-hoặc, Tư-hoặc, Trần-sa hoặc, Vô-minh hoặc, lại còn thêm ở trong vô-lượng đời huân-tu “Giới, Định, Huệ” vững chắc, đắc được các Đại Tam-Muội, nên toàn thân của quý Ngài đều trở thành Xá-Lợi hết cả.
Quý Ngài dù còn mang “tối-hậu thân” (tức là “nhục thân” sau cùng) nhưng cũng vẫn được các hàng Nhơn, Thiên trong 3 cõi cung-kính tôn-trọng, cúng-dường, còn sau khi xả bỏ báo-thân rồi, nếu thân ấy đem ra “trà-tỳ” (thiêu-hóa) thì kết thành ra “XÁ-LỢI”.
Có hai loại XÁ-LỢI, đó là :
1/- Toàn thân XÁ-LỢI :
a/- Chẳng hạn như Đức Lục-Tổ HUỆ-NĂNG v.v… sau khi tịch rồi thì Ngài lưu lại “Toàn thân XÁ-LỢI” (tức là “nhục thân sau cùng” của Ngài không bị hư-rã, thối-mục) cho đến nay cũng vẫn còn (bên Trung-Hoa).
(Và lại còn có thêm một số “Toàn thân XÁ-LỢI” của các vị Tổ-sư khác nữa)…..
b/- Như “Toàn thân XÁ-LỢI” của :
– Ngài TRÍ-HÚC ĐẠI-SƯ (Liên-Tông Cửu Tổ).
– Phật ĐA-BẢO (trong kinh PHÁP-HOA phẩm “HIỆN BỬU-THÁP”.
2/- Toái thân XÁ-LỢI :
Là Linh-cốt bể nát ra thành những viên nhỏ, trong sạch, lóng-lánh, như kim-cương, hoặc có đủ màu ngũ sắc…
Lại còn có thêm 2 loại XÁ-LỢI khác nữa, đó là:
1/- Sanh thân XÁ-LỢI :
Đây là loại “Tối-hậu thân” (hoặc của PHẬT, hoặc của các chư giải-thoát thánh-nhơn khác trong hàng Tam-Thánh) (khi “nhục-thân Tứ-đại” của) Quý Ngài còn đang trụ-thế.
“Thân tối-hậu” nầy vì là THÂN do sự “Huân-Tu” ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ được đắc-thành, cho nên tất-cả các hàng Trời, Người… thảy đều cung-kính, tôn-trọng, cúng-dường (như đã có nói ở trước về “Sanh Thân Xá-Lợi” của Ngài MA-HA CA-DIẾP…)
2/- Pháp-thân Xá-Lợi:
Tức là 12 Bộ kinh-điển (Đại-Thừa và Tiểu-Thừa) mà PHẬT đã thuyết-dạy ra trước kia,trong thời-gian 49 năm tại thế).
HỎI :
– Tại sao “12 Bộ KINH” được gọi là “PHÁP-THÂN XÁ-LỢI” ?
ĐÁP:
Bởi vì:
– Nếu như (một Hành-giả nào biết) y theo các lời PHÁP mà trong KINH đã dạy để “tu-tập” theo, khi Bậc Tu-hành ấy được “ĐẮC-ĐẠO” rồi thì :
(THÂN TỐI-HẬU ẤY) SẼ THÀNH RA XÁ-LỢI
(Phụ-lục :
Như khi Trà-tỳ xong kim-thân của PHẬT THÍCH-CA rồi…
Đến lúc lửa tắt thì “Kim-thân” của NGÀI kết thành ra :
NGUYÊN CẢ MỘT THÂN HÌNH
KIM-CƯƠNG BẤT HOẠI XÁ-LỢI.
Khi ấy, Đại-chúng đồng nhau thương khóc và khấn-nguyện rằng :
– Nay kim thân PHẬT thành ra nguyên vẹn Thân “KIM-CANG BẤT HOẠI XÁ-LỢI” nầy… thì chúng con làm sao chia XÁ-LỢI ra để cho các nơi thờ-phụng được ?
Đoạn gào khóc vang-động…
Khi ấy đức THẾ-TÔN (trong cõi Niết-Bàn) nghe biết, NGÀI mới DÙNG THẦN-LỰC CHẤN THÂN “KIM-CANG XÁ-LỢI” ẤY BỂ RA THÀNH TỪNG VIÊN NHỎ…
Do đó mà đại-chúng :
Mới có được Xá-Lợi để phân-phát ra (cho 8 nước)… thờ phụng…
Những phần “XÁ-LỢI” nầy vì là “kết tinh” của sự huân-tu “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” đến mức Tối-thượng hóa-thành, cho nên đều được chư Thiên-Long Bát-Bộ GIÀNH GIỰT và thỉnh hết về nơi trụ-xứ của họ để thờ kính, cúng-dường (chớ ít khi nào HỌ muốn để cho XÁ-LỢI ấy lưu-trụ ở “nhơn-gian” hay là đến được nơi tay của các hàng phàm-phu cả).
Gần đây cũng có một vài vị Tăng du-phương (nay đi chùa nầy, mốt đến chùa nọ) mang theo trong mình cả mấy trăm viên “Xá-Lợi” (!) có khi tặng cho Chùa nầy, Chùa kia, Phật-tử nầy, Phật-tử nọ, mỗi chỗ, mỗi người, vài ba viên “Xá-Lợi” để thờ kính và kỷ-niệm !
Những “Xá-Lợi” ấy đều đáng nghi (là giả, là cốt hôi… cả), bởi vì :
– Chiếu theo kinh-sách thì “XÁ-LỢI” (thứ thiệt) của các bậc “giải-thoát Thánh-nhơn” đều nằm ở trong cảnh-giới của chư Thần – (hoặc là tàng-ẩn sâu vào trong các miền “Linh-địa” (đất thánh) – cả, chớ ít khi nào lọt được vào tay của các hàng phàm-nhơn tục-tử hết.
Tại sao ?
– Vì Xá-Lợi là “Thần vật” (thánh cốt) của Thánh-nhơn, do sức GIỚI, ĐỊNH, HUỆ tối-thượng huân-tập lại thành, quý-báu vô song, cho nên :
– Chư Thần, Thánh đều dùng sức thần-thông của HỌ thu-đoạt hết cả – (để thờ-phụng, cầu PHƯỚC) – chớ HỌ chẳng chịu cho các hàng phàm-nhơn được dự phần đâu.
Chẳng hạn như khi PHẬT nhập Niết-Bàn… thì :
– “Đang khi Trà-Tỳ (thiêu đốt) kim-thân của Phật, lúc ngọn lửa chưa tắt thì Tứ Đại Thiên-Vương (thuộc cõi trời TỨ-VƯƠNG thứ nhất) đều nghĩ rằng :
1/- “Ta nên dùng nước Cam-lộ tưới tắt lửa, xong gấp thu lượm lấy XÁ-LỢI đem về cõi Trời cúng-dường.
2/- Nghĩ xong, TỨ THIÊN-VƯƠNG liền mang bình vàng Diêm-Phù đựng đầy nước thơm (cam-lộ thủy), lại còn mang theo thêm bốn cây “Cam nhủ”, bốn cây “Thần thọ” nầy mọc ở trên bốn triền núi Tu-Di, mỗi cây cao 100 do-tuần, lớn 1000 ôm…đồng nhau đến chỗ trà-tỳ.
3/- Bấy giờ, TỨ-THIÊN VƯƠNG đồng trút nước thơm trong bình ra, tiếng vang như trời long đất lở.
Còn:
Bốn cây “Cam-nhủ thần thọ” cũng đồng thời tuôn ra nước “Cam-lộ” tiếng kêu vang-động như nước biển đổ xuống, tưới lên trên ngọn lửa.
4/- Tưới xong thấy lửa càng cháy mạnh
thêm, chớ không tắt bớt chút nào.
5/- Khi ấy “TA-GIÀ-LA Long-Vương” cùng với các Hải-Thần (Thần biển) Giang Thần (Thần sông lớn), Hà Thần (Thần sông nhỏ)… thấy TỨ-THIÊN-VƯƠNG tưới nước thơm mà chẳng làm tắt lửa được, nên các Thần ấy mới nghĩ rằng :
6/- Chúng-ta cũng nên đem nước thơm đến tưới tắt lửa, thâu gấp lấy XÁ-LỢI đem về tại chỗ (trụ xứ) của chúng-ta để cúng-dường.
7/- Nghĩ đoạn,
Mỗi THẦN liền cầm bình báu trong chứa đựng vô-lượng nước thơm, mang đến chỗ trà-tỳ, đồng thời tưới lên trên ngọn lửa… thế mạnh như nước bốn biển dâng-trào, nhưng lửa lại càng cháy mạnh hơn, chẳng tắt bớt chút nào !…
8/- Ngài A-NẬU LÂU-ĐÀ (17) hỏi TỨ-THIÊN VƯƠNG và các THẦN rằng :
– Nay các ông tưới nước thơm, có phải muốn cho lửa tắt để thâu lấy XÁ-LỢI của NHƯ-LAI đem về cúng-dường tại trụ-xứ của các ông chăng?
9/- Chư Thiên, Thần đồng thưa rằng:
– Kính bạch ngài A-NẬU LÂU-ĐÀ, đúng y như vậy.
10/- Ngài A-NẬU LÂU ĐÀ bảo trời Tứ-Vương rằng :
– Các ông lòng quá tham-lam.
Nếu tất-cả XÁ-LỢI đều theo các ông về Thiên-cung, thì người phàm-nhơn ở địa-cầu làm sao lên Trời được để cúng-dường?
11/- Ngài cũng quay lại bảo các Long Thần rằng:
Các ông ở trong biển cả, dưới đáy sông sâu.
Nếu các ông đem XÁ-LỢI của NHƯ-LAI về chỗ của các ông, thì người phàm-nhơn trên mặt đất nầy, làm sao đến được nơi đó để cúng-dường, lễ-kính?
12/- TỨ THIÊN-VƯƠNG và CHƯ THẦN nghe
Ngài A-NẬU LÂU-ĐÀ rầy trách… thảy đều sám-hối”.
(Phụ-chú:
Do nơi đoạn kinh dẫn-chứng trên đây nên Ta biết được điều rằng:
– Tất-cả các XÁ-LỢI (đúng nghĩa Xá-Lợi) – (nếu như không được “sự can-thiệp” của các bậc thánh-nhơn thì) – đều bị chư Thiên, chư Thần cướp-đoạt hết cả, chớ:
Có còn đâu đến tay của các hàng phàm-phu như chúng Ta ĐÂY giữ được.
HỎI:
Cớ sao các vị Vua… chẳng hạn như Vua A-Xà-Thế, Vua A-Dục… giữ được ?
ĐÁP:
Các vị Vua đó sở-dĩ giữ được là bởi vì :
a/- Có sức hộ-trì của PHẬT và chư BỒ-TÁT, THANH-VĂN muốn lưu Xá-Lợi lại để thờ-phụng nơi chốn thế-gian.
b/- Mấy vị Vua đó đều toàn là các bậc Đại-Quyền Bồ-Tát dùng “phương-tiện lực” thị-hiện ra làm Vua để “hộ-TRÌ Phật-Pháp” hết cả, chớ HỌ chẳng phải là những người phàm-nhơn thông-thường như chúng-ta đâu.
(Xin lấy một Thí-dụ để làm bằng-chứng) :
Chẳng hạn như nói về vua BA-TƯ-NẶC đi… thì:
Trong Kinh “NHÂN-VƯƠNG HỘ-QUỐC” có ghi lời rằng :
– “Hồi thuở quá-khứ, cách đây 10 ngàn A-Tăng kỳ-kiếp, trong pháp-hội của Phật LONG QUANG-VƯƠNG, lúc đó thì :
– Vua BA-TƯ-NẶC là một bậc Đại BỒ-TÁT nằm trong giai-vị “Đệ tứ DIỄM-HUỆ ĐỊA” (của hàng THẬP-ĐỊA Bồ-tát).
Còn:
– Phật THÍCH-CA lúc đó làm một bậc Đại BỒ-TÁT nằm trong giai-vị “Đệ bát BẤT-ĐỘNG ĐỊA” (của hàng THẬP-ĐỊA Bồ-Tát)”.
Cho đến kiếp nầy:
– Vị BỒ-TÁT “ĐỆ BÁT ĐỊA” kia thành PHẬT THÍCH-CA.
Còn :
– Vị BỒ-TÁT “ĐỆ TỨ ĐỊA” kia hiện thân ra làm Vua BA-TƯ-NẶC, đệ-tử tại-gia của PHẬT (để hộ-trì GIÁO-pháp của Phật THÍCH-CA).
Cho nên Ta thấy rằng :
– Cảnh-giới “Quyền-môn Phương-tiện” của chư PHẬT, chư Đại Bồ-Tát… sáu giới (lục phàm) chúng-sanh chẳng thể nào nghĩ bàn cho thấu rõ được.
Bởi vì :
– Đó lại cũng chẳng phải là “cảnh-giới” được biết đến của các bậc Thánh-nhơn Thanh-Văn, Duyên-giác nữa.
Huống hồ chi là :
– Hàng “Phàm-phu sanh-tử” trong 3 cõi (nói chung) và chúng-ta đây (nói riêng) hiểu đến được sao ?
Hầu hết các người tu-học “Phật-pháp” đời nay, đa số vì :
– Giáo-lý không rành,
– Kiến văn về ĐẠO HỌC cùng trí-huệ thiển-cận (gần như không có),
Lại còn thêm mang vào các thứ “Trần Tâm” khác nữa, như là :
– TÂM cầu lợi, háo danh,
– TÂM tăng thượng mạn…
Cho nên :
a/- Ở nơi “Cốt hôi” của hàng “phàm-phu
tội nhiều, chướng nặng” mà – (dùng tâm NGÃ-MẠN) – “Xưng gọi ĐÓ là Xá-Lợi”.
b/- Nơi phàm-nhơn dẫy-đầy nghiệp-chướng, “giới, ĐỊNH, huệ” không có (được chút xíu nào), việc tu-học lem-nhem, dẫy-đầy bê-bối, mà (dám cả gan vỗ ngực) tự xưng là bậc “Vô-Thượng sư”.
Hoặc:
– (còn có thêm những hạng “Phàm-Tăng” không có GIỚI, ĐỊNH, HUỆ khác nữa) tự xem mình ngang bằng với các bậc THÁNH-GIẢ giải-thoát…
Đến khi chết, thiêu-hóa xác-thân Tứ-Đại xong rồi, “tro tàn” và “cốt-hôi” còn sót lại – hàng đệ-tử có lòng Tăng Thượng-mạn, cầu danh, háo lợi, không rành giáo-lý… – (vì quá ham muốn cho bậc “Trưởng-bối” của mình có được chút “Hư-danh”) – nên xướng lên lời hư-dối, lừa gạt mọi người (dốt đạo) chung-quanh rằng :
– Đó là “Xá-Lợi” của Thầy mình !!!
Và lại còn nói thêm rằng (người quá-vãng ấy) là một bậc Thánh-giả, lưu Xá-Lợi lại cho đời nhiều đến đổi phải đựng đến cả mấy “mâm” mới hết !!
(Họ lại còn nói thêm lời sai-lầm, sái-quấy rằng:
Xá-lợi nhiều và to quá nên phải dùng búa đập nhỏ ra, bỏ vô hủ… rồi phân-phát cho các Phật-tử đem về thờ cúng !!!!).
Trong luận, Tổ-sư có “lên án” về những việc giả-dối nầy là :
“cái ÁN trộm danh, khi đời”.
Nghĩa là:
– Trộm cái “DANH hư-dối” để tự phong cho mình (hoặc cho Thân-nhân hay Thầy, Bạn của mình), rằng người qua đời đó là một bậc chân-tu đắc-đạo, vãng-sanh, lưu lại XÁ-LỢI…
– Khi dễ tất-cả người đời đạo… thảy đều là ngu dốt (không ai biết chi) hết.
(Phụ-chú:
Chẳng hạn như gần đây, ở nơi một “ngôi chùa VIỆT-NAM nọ, Thầy Trụ-Trì có thỉnh ở đâu đó về một “Viên ngọc XÁ-LỢI”, nói là của PHẬT – (nghe Phật-tử kể lại thì “THẦY” cho biết rằng đó là do một số Đại-Đức Tăng người Tây-Tạng mang qua biếu-tặng) – rồi tổ-chức liên-tiếp mấy cuộc lễ lớn để cho Phật-tử đến cúng-dường, chiêm-ngưỡng… và thông-bạch đến hàng bổn-đạo rằng :
Đây là XÁ-LỢI của Đức Phật quá-khứ là : PHẬT CA-DIẾP (Kacyapa Tathagata)
Vì nghe nói đó là “XÁ-LỢI” của Phật CA-DIẾP (một Đức PHẬT ra đời trước PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI), cho nên các hàng Phật-tử (tại địa-phương) thảy đều đến chiêm-ngưỡng, cúi đầu, bái-xá, lễ-lạy, cúng-dường (vì vậy mà chùa của “Thầy” (và cá-nhân “Thầy”) thâu vào được rất nhiều tài-lợi).
“Thầy” lại còn căn-dặn các Phật-tử thêm điều rằng :
a/- Vì đây là XÁ-LỢI của PHẬT, thanh-tịnh, linh-thiêng… lắm, cho nên khi đến gần chiêm-ngưỡng thì phải nhất-tâm thành-kính và nhứt là không được để cho hơi thở (hôi-hám của mình) phạm đến Xá-Lợi PHẬT mà mang tội… vì thế
nên cần phải :
– Bịt miệng, bịt mũi lại khi đến gần chiêm-ngưỡng XÁ-LỢI !!!
b/- Chỉ xem cho biết như vậy rồi thôi, chớ không được bàn nói (dở hay, hoặc thế nầy, thế nọ…. chi [về viên ngọc Xá-Lợi] ấy cả !!
…………….
Sau đó có năm ba Phật-tử (nơi chùa của Thầy) trong một vài dịp tình-cờ, có ghé ngang qua bổn-tự PHÁP-HOA, trong khi cùng với – (trưởng ban Hoằng-pháp của bổn-tự là Ưu-bà-di Bồ-Tát giới tử) – BẢO-ĐĂNG đàm-thoại về Phật-pháp, HO có kể qua vài lời… về việc Xá-Lợi nầy và nêu lên các ý-kiến, thắc-mắc của riêng mình là:
– “Tâm” con tự-nhiên cảm thấy là-lạ nhưng chẳng biết diễn-tả thế nào?
Bởi vì nếu đấy quả đúng là XÁ-LỢI của PHẬT thì tại-sao lại phải bịt miệng, bịt mũi… khi chiêm-ngưỡng (làm như là đến gần một vật gì thúi-tha lắm không bằng).
Sau nầy, khi nghe Phật-tử BẢO-ĐĂNG kể lại chuyện “XÁ-LỢI” ấy, Tôi cảm thấy lòng mình dâng lên một nỗi ngậm-ngùi đau-xót, bởi đấy là một chuyện “chẳng thể nào chấp nhận được” !
Tội-nghiệp thay cho những Phật-tử (vì không hiểu Đạo [nói chung] và thế nào là “XÁ-LỢI” [nói riêng] nên) bị gạt lầm một cách trắng-trợn, mà vẫn không hay biết chi hết cả.
GẠT LẦM NHƯ THẾ NÀO ?
Xin được bày-tỏ lên đây ít lời (về việc XÁ-LỢI kể trên) như sau:
Trước hết, người Phật-tử phải nên hiểu rằng (chỉ xin lược nói vắn tắt) :
– PHẬT CA-DIẾP (mà vị “Thầy” ấy nói) chính
là một Đức THẾ-TÔN (đầy-đủ 10 hiệu) đứng vào hàng thứ Ba (trong số 1000 đức THẾ-TÔN), ra đời ở trong kiếp “THIỆN-HIỀN” nầy theo thứ-tự như sau :
1/- Đức PHẬT CÂU-LƯU TÔN (Krakucchanda
Tathagata) (là Vị Phật thứ Nhất ra đời lúc
nhơn thọ sống được 60.000 tuổi).
2/- PHẬT CÂU-NA -HÀM MÂU-NI (Karakamouni
Tathagata) (là Vị Phật thư Hai ra đời lúc nhơn-thọ sống được 40.000 tuổi).
3/- PHẬT CA-DIẾP (Kacyapa Tathagata).
(là Vị Phật thứ Ba ra đời lúc nhơn thọ sống được 20.000 tuổi).
Thời-gian dần trôi qua…
Bởi vì theo định-luật vô-thường thành, hoại… và chiều thuận của “KIẾP-GIẢM” nầy, cho nên cứ mỗi 100 năm thì nhơn-loại bị giảm bớt đi MỘT
tuổi thọ và lùn thấp xuống thêm 1 tấc.
Mãi như vậy… cho đến khi nhơn-loại còn sống được 100 tuổi là “thượng-thọ” thì :
4/- Đức PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI (Sakyamouni
Tathagata) là vị Phật Thứ Tư (của kiếp THIỆN-HIỀN nầy) mới thị-hiện ra đời, quảng-độ chúng-sanh.
Nơi đây Tôi xin được nêu ra các điều đáng lưu-ý mà chư Phật-tử rất cần phải nên biết là :
Vì nhân-loại ở vào thời-kỳ PHẬT CA-DIẾP
sống lâu đến 20.000 tuổi (là thượng-thọ) cho nên:
(Trích kinh “ĐẠI NIẾT BÀN” để dẫn-chứng).
PHẬT bảo cùng với Ngài CA-DIẾP Đại Bồ-Tát rằng:
1/- “Nầy Thiện nam-tử,
Vào thời-kỳ của PHẬT CA-DIẾP chúng-sanh:
– Ít tham-dục,
– Nhiều trí-huệ.
Còn hàng Bồ-Tát thì :
– Điều thuận, nhu-hòa, dễ giáo-hóa.
– Có “đại Tổng-trì” ghi nhớ (PHÁP) chẳng quên.
Các vị Bồ-Tát ấy như đại tượng-vương, cõi nước thanh-tịnh…
…………………….
2/- CA-DIẾP Đại Bồ-Tát bạch PHẬT rằng :
Bạch đức Thế-Tôn, chính Tôi từng
được nghe PHẬT nói rằng:
– Chánh-pháp của PHẬT CA-DIẾP chỉ trụ
thế có 7 ngày thời diệt mất”…
Qua những lời kinh được dẫn-chiếu trên, nơi đây Y của Tôi l :
– Muốn bày-tỏ cho chư Phật-tử và các huynh-đệ đồng tu hiểu được điều rằng:
1/- Vì chúng-sanh ở vào thời-kỳ của Đức PHẬT CA-DIẾP có nhiều trí-huệ (con người sống đến 20.000 tuổi là Thượng-thọ, thì trí-huệ của HỌ đương-nhiên là thắng-diệu hơn chẳng biết bao nhiêu lần, so với TRÍ-HUỆ của những chúng-sanh sống được 75 tuổi thọ như chúng-ta hiện nay) cho nên :
– CHÁNH-PHÁP của PHẬT CA-DIẾP chẳng cần phải lưu-trụ lâu dài nơi cõi đời.
Bởi vì:
Nhơn-loại ở vào thời-kỳ đó, biết tự y theo Trí-huệ sẵn có của mình mà tu-tập, cho nên gần như hầu hết người tu-hành nào cũng đều được giải-thoát cả.
2/- Cứ mỗi 100 năm, Nhơn-loại (vì gây-tạo ra thêm nhiều nghiệp ác “tăng-thượng” hơn trước, cho nên) tuổi THO cứ bị tiếp-tục giảm xuống MỘT TUỔI…
Vậy thì khoảng (cách) của thời-gian kể từ khi nhơn-loại sống từ 20.000 tuổi giảm xuống cho đến 100 tuổi – (lúc Phật THÍCH-CA ra đời) – tính ra là 19.900 tuổi.
Như vậy, thì khoảng thời-gian được “giảm xuống” (của 19.900 “tuổi thọ” ấy) tính ra như sau :
19.900 x 100 = 1.990.000
(Một triệu 9 trăm 90 ngàn năm)
Từ khi PHẬT THÍCH-CA ra đời đến nay (năm 2003 Dlịch) là 2547 năm.
Như thế thì khoảng thời-gian cách xa từ thời PHẬT CA-DIẾP đến nay là:
1.990.000 năm + 2547 năm = 1.992.547 năm.
3/- Trong khoảng thời-gian lâu xa ấy, chẳng những :
– Giáo-pháp của Đức Phật CA-DIẾP không còn lưu lại (nhứt một chút chi cả).
Mà cho chí đến những :
– Chùa miếu, am-tự thờ (Tượng và “Xá-Lợi” của Ngài) cũng chẳng còn luôn nữa.
Tại sao ?
Bởi vì :
Mặt đất nầy đã trải qua biết bao nhiêu lần tang thương, biến đổi (Thương hải biến vi tang-điền (Biển sâu hóa thành ruộng dâu).
Cho nên :
– Có những nơi, chỗ, ở vào thời-kỳ (của Phật CA-DIẾP) ấy, ngày xưa là biển sâu, mà bây giờ – (lúc PHẬT THÍCH-CA ra đời và cho chí đến hiện nay (năm 2004 nầy) – đã trở thành ra
đất liền, non núi v.v…
– Có những chỗ ở vào thời-kỳ ấy, ngày xưa là đất liền, mà hiện nay lại trở ra thành biển sâu…
– Mặt đất nầy đã được dầy lên (vì vô-số bụi đất từ hư-không bay tụ đến) biết mấy ngàn dặm cao (hơn xưa) mà kể…
Cho nên,
Đúng theo định-luật “vô-thường biến-hoại” mà nói thì :
Không còn có nhất một thứ loại gì ở vào thời-kỳ của Đức Phật CA-DIẾP (cách đây 1.992.546 năm) còn tồn-tại cho đến ngày nay hết.
Vả lại :
– Một khi Đức PHẬT kế-tiếp sau nầy xuất-hiện, thì tất-cả những gì mà đức PHẬT trước đó đã lưu lại thảy đều bị hoại-diệt hết. Trong thời-gian chuyển-tiếp lâu dài và không có PHẬT [ra đời] ấy, nhơn-loại không còn có được nhất một thứ giáo-pháp chơn-chánh nào để học hiểu cùng tu-tập theo cả…, phải sống trong đêm dài tăm-tối.
Mà :
– Chỉ thuần còn lại các loại Tôn-giáo Tà ác, quấy-quá – [tức là “ngoại-đạo, tà-giáo”]– phát khởi lên để dắt-dẫn chúng-sanh vào trong Ma-giới thôi.
Cho nên vì thế mà :
– XÁ-LỢI của PHẬT CA-DIẾP đâu còn tồn tại TRÊN CÕI ĐỜI NẦY nữa – (có chăng là chỉ được chư Thiên Trường-Thọ [sống lâu] trên các cõi Trời, hoặc Dục-giới hoặc Sắc-giới còn lưu giữ lại một vài viên để thờ cúng mà thôi.)
Chớ còn ở chốn :
nhơn-gian làm sao có được ?
Giả-sử như nếu CÓ và Còn đi chăng nữa, thì những viên “XÁ-LỢI” linh-thiêng, quý-báu, kia nhất-định là cũng đã “tàng-ẩn” sâu vào lòng đất, hoặc nằm trong cảnh-giới của chư Địa-Thần, Sơn-Thần, Hải-Thần… chấp giữ hết cả.
Chớ làm thế nào mà đến nơi tay của những hàng phàm-phu bạt-địa sanh-tử chúng-sanh tội nhiều, chướng nặng như chúng-ta đây được ?
Mà vị “Thầy” kia (và các đồng-bạn của THẦY) lại nói rằng :
Đây là “XÁ-LỢI” của PHẬT (QUÁ-KHỨ) CA-DIẾP!
Vả lại:
Bởi vì nhơn-loại đời nay Tâm ác và làm NHIỀU việc ác, ngày càng thêm Tăng thạnh hơn, cho nên chẳng những :
– Phước THO bị tổn giảm không thôi.
Mà cho chí đến :
– Các vật quý-báu (thất-bảo) như vàng, ngọc… cũng bị-giảm dần.
Còn:
Các viên ngọc “XÁ-LỢI” linh thiêng của PHẬT và chư “giải-thoát thánh-nhơn” khác th :
TỰ-NHIÊN BIẾN MẤT
(Bằng chứng là bây giờ, người ta phải xài vàng pha bạc, pha đồng, pha thau (tức là vàng tây)… cẩm thạch giả, hột-xoàn giả v.v…
Xin được trích ra một đoạn KINH dưới đây để làm dẫn-chứng về việc nầy, như sau:
Trong KINH “BẢO-KIẾP-ẤN ĐÀRANI” có dạy rằng:
1/- “Bấy giờ đức THẾ-TÔN, đi đường trước không xa, đến một khu rừng tên là PHONG-TAI.
2/- Trong khu vườn rừng ấy, có một ngôi “cổ tháp” xưa, hư nát, gạch đất, ngói đá… rơi rớt, gai-gốc mọc đầy, cỏ cây che lấp, các di-tích cửa nẻo,… đều bị vùi-lấp, trông dường như một gò đất…
3/- Bấy giờ đức THẾ-TÔN dời gót, bước lại chỗ Tháp hư nát ấy. Trên “Cổ-tháp” tự-nhiên phóng ra ánh đại quang-minh, chiếu sáng rực-rỡ.
Trong “đống đất” ấy lại phát ra tiếng khen-ngợi rằng :
“Lành thay, lành thay, Đức THÍCH-CA MÂU-NI Thế-Tôn. Ngày nay thu-hoạch được đại lợi-ích tốt lành”.
4/- Bây giờ đức NHƯ-LAI cúi mình xuống đất, lễ đống tháp mục nát kia, nhiễu quanh ba vòng, rồi cỡi y mà Phật đang đắp trên mình, phủ lên “Cổ-Tháp” ấy, đôi mắt rơi lệ, khóc xong Ngài mĩm cười…
Các Đức PHẬT khác (tức là Hoá-Thân của PHẬT)… cũng đều khóc, lễ và mỉm-cười… như vậy.
……………..
5/- Ngài KIM-CANG THỦ Đại Bồ-Tát bạch PHẬT rằng:
Bạch Đức THẾ-TÔN,
Nhơn-duyên gì mà hiện ra “tướng quang-minh” ấy?
6/- PHẬT đáp:
Nầy KIM-CANG THỦ, trong “CỔ-tháp” đây có tích-chứa “Toàn thân Xá-Lợi” của chư PHẬT… tất-cả pháp-yếu, mật-ấn… của vô-lượng chư NHƯ-LAI thảy đều ở tại trong ấy…
……………
7/- KIM-CANG THỦ Đại Bồ-Tát bạch PHẬT rằng :
Do nhơn-duyên gì mà một đại Bảo-Tháp như thế lại hiện thành ra đống đất thường ?
8/- PHẬT dạy :
Nầy KIM-CANG THỦ, đây không phải là đống đất đâu, mà chính là một “Thù-diệu Đại-Bảo Tháp” vậy.
Do nơi nghiệp-quả của các chúng-sanh (đời nay) kém thiếu, cho nên “BẢO-THÁP” ấy ẩn che mà không hiện… chúng-sanh vì “vô-trí” hoặc bị “chướng-nghiệp” che-lấp nên không thấy… luống-uổng cho Trân-Bảo mà không biết xử-dụng.
Vì việc ấy nên ta rơi lệ.
Các đức NHƯ-LAI kia cũng đều rơi lệ”…
(Phụ-chú :
Qua ý của các đoạn kinh dẫn-chiếu trên.
Vậy thì chúng-ta hãy bàn đến việc :
– “PHƯỚC-TRÍ” CỦA CHÚNG-SANH (ĐỜI NAY)
“BẠC” RA SAO ?
Và bị :
– “NGHIỆP-TỘI” CHE-CHƯỚNG THẾ NÀO ?
A/- PHƯỚC BẠC :
Dụ như là :
– Vàng ròng 24K mà trong tay – (của đa-phần chúng-sanh hiện thời) – còn không có, không cầm giữ… được thay !
– Kim-Cương (Hột xoàn) thứ tốt, hột lớn chừng 5, 10 carat mà còn không có, không cầm giữ… được thay !
Vả lại :
Ngày nay, phần lớn (90%) người đời đều xài vàng pha, hột-xoàn xấu, giả, cẩm-thạch chích màu.
Huống chi còn nói đến :
– Các thứ “ngọc dạ-quang” có ánh sáng chiếu
từ vài chục đến vài trăm thước xa – (vào thời xưa,
cách đây khoảng 4, 5 ngàn năm về trước) !
Những thứ qúy vật vừa kể trên đó chỉ là “thất-bảo” thông-thường của thế-gian thôi… mà ngày nay đã bị hiếm-quý như vậy rồi.
– (Có người bạc phước đến nổi suốt đời cũng chưa từng được một lần trông thấy).
Thì còn nói chi đến việc :
– “XÁ-LỢI” của PHẬT vốn là “thần-vật” cực-kỳ linh-thiêng, do nơi sức “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” Tối-Thượng mà Đức NHƯ-LAI đã từng huân-tu trong vô-lượng, vô-biên kiếp kết thành, quý-báu hơn hết tất-cả các thứ vật loại quÝ trong 3 cõi DỤC, SẮC, VÔ-SẮC.
quÝ-BÁU đến nổi chẳng những đối với
nhân-loại không thôi, mà cho chí đến cả :
Chư THIÊN, THẦN trong khắp cùng Trời, Đất, Biển-cả, sông dài,… cũng đều muốn riêng phần thọ-hưởng, Họ dùng “THẦN-THÔNG LỰC” để dành-dựt, cướp-đoạt… đem về nơi trụ-xứ của Họ cúng-dường, ngõ-hầu gặt hái được vô-lượng phước-báo hiện-tại lẫn về sau.
“XÁ-LỢI” của PHẬT linh-thiêng và quý-báu thắng-diệu như vậy thì :
Các hàng Phàm Tăng tu-học lem-nhem – [lại – (có thể là) – còn thêm tội “phạm trai, phá giới”], tài-đức không ra chi cả, cùng với những hạng loại chúng-sanh nghiệp nhiều, chướng nặng và bạc phước trong đời “Mạt-Pháp”, “Đấu-tranh kiên-cố” hiện nay như chúng-ta đây, thử hỏi làm thế nào có đủ khả-năng, phước-đức… để cầm nắm được ?
Mà nói là :
Thỉnh được một viên “ngọc XÁ-LỢI” cỦa PHẬT về chùa ?
(Phụ-chú :
(Đừng nói chi đến “XÁ-LỢI” của PHẬT CA-DIẾP ở vào thời-gian cách đây gần 2 triệu năm (thì chắc-chắn là) không thể nào tồn-tại được rồi,
mà ngay đến cả :
– “XÁ-LỢI” của Đức PHẬT THÍCH-CA MÂU-NI cách đây gần 2500 năm cũng chẳng còn luôn nữa).
Tại-sao ?
Bởi vì :
– Theo như trong bộ sách “KIM-TẠNG LUẬN” ở bên THIÊN-TRÚC (Ấn-Độ) ghi lại thì :
Những phần “XÁ-LỢI” của PHẬT THÍCH-CA còn để lại ở dương-gian trước kia, khi phân-chia ra cho 8 quốc-gia thờ cúng…, thì đến đời Vua “LỰC LUÂN-VƯƠNG” là A-DỤC, Ngài đã ra lịnh khai-mở kho-tàng “XÁ-LỢI” của 8 nước ra, thâu gom lại hết, tất-cả được 84.000 viên.
Sau đó VUA lấy bảo-vật (như vàng, bạc) hòa-lẫn với các thứ danh-hương (như chiên-đàn, trầm-thủy) làm ra 84.000 cái tháp, mỗi tháp cao 7 tấc, cứ mỗi tháp đựng một viên “Xá-Lợi”.
Vua lại còn nhờ “Quốc-sư” là Ngài DA-XÁ tôn-giả (một bậc A-la-hán) dùng thần-thông lực phóng ra 84.000 đạo quang-minh, sai-khiến quỷ-thần, mỗi vị bưng một bảo-tháp, nương theo mỗi đạo quang-minh, khi nào đến chỗ cuối cùng của ánh quang-minh ấy, thì an-trí những “Bảo-tháp” kia sâu vào trong khắp các vùng “linh-địa” của châu “Nam Diêm-Phù-Đề” – (tức là
quả Địa-cầu của Ta đang ở) – nầy rồi.
(Chớ đâu có còn tồn-tại ở trên mặt đất của quả địa-cầu nầy nữa).
(Phụ-chú :
Riêng về nước Trung-Hoa thì có được 19 chỗ, nhưng vì phước-đức của chúng-sanh còn quá bạc… cho nên chỉ có hai nơi được XÁ-LỢI hiện lên mà thôi, đó là :
1/- Ở núi Ngũ-Đài Sơn (Thánh-tích của Đức
VĂN-THÙ SƯ-LỢI BỒ-TÁT). [Ngày nay viên
XÁ-LỢI ấy được bao trùm trong một ngôi
đại tháp].
2/- Ở chùa A-DỤC (sau đổi tên là chùa
“QUẢNG-LỢI”, tại Huyện CẦN, Tỉnh
NINH-BA (hiện nay vẫn còn).
(Phụ-chú :
Vào năm VĨNH-BÌNH thứ 10, đời nhà HÁN thì:
Phía Đông của Chùa BẠCH-MÃ tự-nhiên có một gò đất cao nổi lên, Quan địa-phương cho dân-chúng san bằng đi, thì hôm sau lại nổi lên một “gò đất” khác, mỗi đêm trong gò đất ấy thường phát ra ánh quang-minh rực-rỡ cho nên Dân-chúng gọi đó là “MỘ-THÁNH”.
Vua mới đem “VIỆC ĐÓ” đến hỏi ở nơi Tôn-giả NHIẾP MA ĐẰNG, thì Ngài đáp rằng :
– Xưa Vua A-DỤC có tạo ra 84.000 tháp XÁ-LỢI của PHẬT, sai các Quỷ-thần đem chôn khắp các nơi linh-địa trong thiên-hạ, ở Trung-Hoa có được 19 chỗ chôn XÁ-LỢI, nếu như vậy thì :
CHỖ NẦY CHÍNH LÀ MỘT VẬY.
Vua nghe nói thất kinh, liền đến chỗ “MỘ-THÁNH” ấy thành-tâm lễ-lạy, chợt thấy có vầng hào-quang tròn chiếu sáng rực-rỡ, hiện lên trên “MỘ-THÁNH” đó, trong hào-quang có ẩn-hiện đủ 3 thân của PHẬT THÍCH-CA.
(Tức là :
Pháp-thân, Thọ dụng thân, Ứng hóa thân).
Vua mừng lắm nói rằng :
– Nếu không có Đại-sĩ chỉ bảo, thì TRẪM làm sao biết được “DI-HỰU” của Đức NHƯ-LAI ở tại nơi đây. Liền sắc-chỉ xây THÁP ngay tại chỗ đất ấy để cúng-dường, đặt tên là tháp A-DỤC.
– Tháp có 9 tầng, cao 200 thước (Tàu).
Năm sau nữa hào-quang lại hiện ra trên đỉnh tháp, trong hào-quang ấy có một cánh tay màu sắc vàng ròng cao đến cả thước, trong sạch, sáng-ngời như ngọc lưu-ly.
Vua liền đến quỳ cung-kính đảnh-lễ.
Hào-quang ấy theo bước chân đi (kinh-hành) của Vua mà xoay vòng từ giờ NGỌ cho đến giờ THÂN mới ẩn……..
Vị-trí nầy chính là Chùa QUẢNG-LỢI (tức là Chùa A-DỤC tại tỉnh NINH-BA, huyện CẦN ngày
nay) như trên vừa mới nói vậy).
(Người đời sau vì (có lẽ là Hàng Ngoại-đạo, Tà-giáo...hoặc các kẻ bài-bác Phật-Pháp) – cho rằng “truyền-thuyết” trên khó tin, chưa biết như thế nào ?
Nhưng riêng về viên “XÁ-LỢI” ở nơi THÁP của Chùa A-DỤC thì xác-thật là có rất nhiều điềm linh-dị (linh-ứng phi-thường).
Đó là :
– Tùy theo “Biệt nghiệp” [nghiệp riêng] của mỗi người đến chiêm-bái, thì :
Cũng cùng một viên “XÁ-LỢI” đó, mà mỗi người đều “thấy” khác nhau, như là :
- Hoặc thấy lớn hay nhỏ,
- Hoặc thấy có một hay hóa ra nhiều viên,
- Hoặc thấy màu nầy, hoặc thấy màu khác,
- Hoặc thấy có nhiều màu sắc xen lẫn vào nhau,
- Hoặc thấy từ hình-trạng nầy đổi qua hình-trạng khác,
- Hoặc đứng yên, hoặc di-động.
- Hoặc thấy có hoa sen trăm ngàn cánh ẩn-hiện trong “Xá-Lợi”… v.v…………
Các bậc danh-đức Đại Tăng ở bên Trung-Hoa như là quý Ngài :
– HƯ-VÂN Thượng-Nhân, THÁI-HƯ Đại-Sư, ẤN-QUANG Đại-Sư… đều có để lại “văn bút”
chứng-thật về chuyện nầy).
Như vậy thì :
– “Xá-Lợi” của Phật THÍCH-CA (nói riêng) và chư PHẬT quá-khứ (nói chung), ngày nay đâu có còn hiện-diện ở trên mặt đất của cõi đời nầy nữa.
(Ngoại trừ PHẬT dùng “thần-lực” lưu-trụ lại nơi đời để cho những chúng-sanh nào hữu-duyên đối với PHẬT, hoặc có căn-lành lớn ở trong PHẬT-PHÁP thờ-cúng, hầu HỌ :
GẶT HÁI ĐƯỢC VÔ-LƯỢNG
PHƯỚC-ĐỨC ĐỜI SAU
thôi).
Mà nói là:
– Thỉnh được một viên “Xá-Lợi” của PHẬT CA-DIẾP (quá-khứ) về chùa để thờ cúng và cho Phật-tử chiêm-ngưỡng !!!
“XÁ-LỢI” của PHẬT THÍCH-CA hiện-tại mà đã không còn, chẳng có như thế rồi, thì :
“XÁ-LỢI” của PHẬT Quá-khứ CA-DIẾP làm sao còn tồn-tại cho đến ngày nay được ?
Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy…
………………….
Nêu lên việc nầy, ý của bút-giả thuần chỉ muốn quy-kết lại những “phần chánh-yếu” sau đây, đó là :
Bởi vì:
1/- Thời nay là buổi Mạt-pháp, cho nên cảnh “Vàng thau lẫn lộn, ngọc đá nan phân”… xảy
ra rất nhiều, khắp cùng các chỗ !
Cho nên:
Chẳng thể nào biết được đâu là “XÁ-LỢI” thiệt, “XÁ-LỢI” giả. (Nếu như không có “Chánh-kiến” và chẳng được “thâm-nhập kinh-tạng”).
2/- Kiến-thức về Phật-Pháp của Phật-tử thì gần như không có, không đủ… để phân-biệt được đâu là Chánh, Tà, sai, đúng… (nhất là) đối với Phật-Pháp cao-diệu, thậm-thâm của đạo PHẬT Ta (và luôn đến cả việc “XÁ-LỢI” nữa).
Cho nên các hàng học PHẬT đời nay thường hay :
– Bị các hạng loại Giả tu, Tà sư, Tà tăng, Tà Ni, tổn-hữu, ác đảng (do ngoại-đạo trá-hình làm Phật-tử trà-trộn vào trong cửa Đạo…) lợi-dụng Phật-pháp gạt lầm, mê-hoặc…
Rốt lại rồi trở thành là kẻ “nạn-nhân” đáng thương cuả HO, mà không bao giờ hay biết chi hết, cứ tưởng rằng đấy là các bậc chơn Tăng, chơn Ni, và luôn cả chính mình (Phật-tử) nữa, hiện đang đi và tu-tập đúng theo con đường chánh-pháp !
Đau-xót vậy thay !
Than ôi !
Trong đời mạt-pháp, như trong kinh “Đại-Tập Nguyệt-Tạng”, Phật đã có lời “huyền-ký” rằng :
– Ức-Ức người tu-hành song không có được một ai chứng-đắc.
(Ý nói nếu như tu-hành theo lối “Tự-lực” – tức là tu theo 3 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” – (như bên Thiền-Tông) – thì không có một ai “chứng-đắc” được hết.
(Phụ-giải :
Tại sao?
– VÌ (gần như) KHÔNG MỘT AI (trong thời buổi MẠT-PHÁP nầy) giữ tròn được “GIỚI-THỂ” hết.
Đừng nói chi đến THANH-VĂN TỲ-KHEO 250 giới (Tăng), 348 giới (Ni) làm chi cho cao xa, mà chỉ ngay ở nơi :
NGŨ GIỚI CĂN-BẢN
thôi mà 10 người học PHẬT (tại-gia, luôn cả xuất-gia) phạm hết đủ 10, hễ:
– Phạm ít thời phát-lồ sám-hối.
Còn:
– Phạm nhiều thì hổ-thẹn giấu che……
Mà nếu như :
“GIỚI” đã không giữ được trọn-vẹn rồi,
Thì :
“ĐỊNH” và “HUỆ” làm sao thành-tựu được ?
Đã như thế (tức là GIỚI, ĐỊNH, HUỆ chẳng có rồi), thì :
“XÁ-LỢI” làm sao kết thành ?
Nói như thế không phải là bút-giả phủ-nhận việc chẳng có được nhất một người nào “ĐẮC-GIỚI” đâu.
Nghĩa là :
Cũng có nhưng thật là tuyệt ít.
Nhưng mà :
Đa phần các bậc tu-hành “ĐẮC-GIỚI” – (tức là các bậc chơn-tăng đã “chứng-đạo”) – thảy đều ẩn-cư nơi những miền núi rừng xa-xôi hết cả chớ chẳng chịu ở chung-lộn với (người) thế-gian đâu.
Tại sao ?
– Vì “THÁNH” và “PHÀM” khác nhau nên chẳng thể nào cùng chung cư-trụ (công trụ) được.
Chỉ có một “Trường-hợp đặc-biệt” là :
Vào đời Nhà ĐƯỜNG (thế kỷ thứ 7) có Ngài ĐẠO-TUYÊN LUẬT-SƯ là một bậc hoằng-hoá luật-tông và nghiêm-trì Giới-luật vào bậc nhất.
Chính Ngài “Tân Đầu-Lô Tôn-giả” (là một bậc A-La-Hán, đệ-tử của PHẬT, được PHẬT chỉ định lưu lại thế-gian để làm “phước-điền” cho chúng-sanh trong 2 thời Pháp-vận sau chót là TƯỢNG-PHÁP và MẠT-PHÁP) từng hiện thân đến khen-ngợi Ngài ĐẠO-TUYÊN rằng :
– “Từ khi đức THẾ-TÔN nhập Niết-Bàn cho đến nay, thì Ngài là người “TRUYỀN LUẬT” và “TRÌ LUẬT” NGHIÊM-CHỈNH, ĐỨNG-ĐẮN vào hàng bậc nhất vậy”.)
*
Mà chỉ là :
– Do nơi “pháp-môn Niệm-Phật” mới được thoát khỏi luân-hồi.
(Phụ-giải :
Ý nói là người Tu-hành đời nay chỉ có duy-nhất nương vào nơi “Tha-lực tiếp-dẫn” của Đức A-DI-ĐÀ PHẬT – (Qua pháp-môn Tịnh-Độ) – mới (đới nghiệp vãng-sanh) và thoát khỏi được vòng luân-hồi sanh-tử nơi ba cõi mà thôi).
(Chớ chưa chắc gì đắc được 3 phần “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”, ngoại-trừ Vị Đó là các bậc Bồ-Tát dùng “THIỆN QUYỀN PHƯƠNG-TIỆN” thị-hiện lại làm bậc Tổ-sư (để chứng-tín cho Pháp-môn Tịnh-Độ), hoặc thị-hiện phẩm-vị vãng-sanh – (của quý NGÀI) – ở vào bậc THƯỢNG-PHẨM (thì mới có XÁ-LỢI được).
Tại sao ?
Vì “Niệm-Phật” đây là một pháp-môn TU-HÀNH có tôn-chỉ thắng-diệu :
Nương theo “Phật nguyện-lực tiếp-dẫn” mà được :
ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH
Cho dù rằng “người vãng-sanh đó” vẫn còn dẫy-đầy nghiệp-chướng, phạm nhiều tội-lỗi, hoặc cả 3 phần “Giới, Định, Huệ” (lực) đều không có nhất được một tí xíu nào cả,
nhưng nhờ biết :
– “Nhớ tưởng” và “chí-thành xưng-niệm” Phật-hiệu (trọn đời cho chí đến ngay cả trước lúc lâm-chung (tối-hậu sát na nữa).
Mà :
– Được nương-nhờ VÀO nơi “Phật nguyện lực”, mang theo cả Nghiệp-tội (Đới nghiệp) vãng-sanh… thôi.
Phải nên biết rằng :
Các “hạng bậc” Đới-nghiệp vãng-sanh nầy, bởi vì (HỌ) vẫn còn :
– Nghiệp tội dẫy-đầy,
– “Giới, Định, Huệ” CHƯA thành-tựu.
– KHÔNG PHẢI LÀ NGƯỜI TU ĐẮC-ĐẠO (tức là chưa được CHỨNG-ĐẠO).
Cho nên TỔ-SƯ dạy :
– “Chúng-sanh được vãng-sanh về cõi CỰC-LẠC nầy, không phải đều toàn là những người ĐẮC-ĐẠO (tức là không đầy-đủ được 3 phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ) hết đâu.
Cho nên trong KINH nói:
– Các hạng người Phạm tội nặng như Tứ-trọng, Ngũ-nghịch, Thập-ác….khi lâm-chung, tướng địa-ngục hiện, mà biết :
– Chí-tâm sám-hối.
Và:
– Chí-thành Niệm-Phật từ “Một Niệm” cho đến “Mười Niệm” thì :
ĐỀU ĐƯỢC ĐỚI-NGHIỆP VÃNG-SANH
Do vậy cho nên biết rằng :
a/- Ở cõi CỰC-LẠC, chúng-sanh còn có đủ “hoặc-nhiễm” cũng có thể sanh về và cư-trụ được.
b/- Hạng bậc vãng-sanh theo cách “ĐỚI-NGHIỆP” như thế nầy thì quyết-định là :
– KHÔNG THỂ NÀO có XÁ-LỢI được ? !!
mà nói là:
NIỆM-PHẬT ĐỂ LƯU LẠI XÁ-LỢI !
(Như các trường-hợp VÃNG-SANH “LƯU XÁ-LỢI” rất là ấu-trĩ (tức là vãng-sanh “dởm”) mà tác-giả đã ghi nhận lại trong quyển sách “LƯU XÁ-LỢI” kia vậy.
(Ngoại trừ các bậc Bồ-Tát, Tổ-sư….. thị-
hiện lại để làm bậc TÔNG TƯỢNG (18) trong Tông-môn – (như đã có nói ở trước) mà thôi).
Vả chăng,
Tôn-chỉ của “Tịnh-Độ pháp-môn” là :
– Phát lòng TÍN, NGUYỆN ,
Rồi nhiếp tâm lại để:
– CHUYÊN-NHẤT HÀNH-TRÌ câu NIỆM PHẬT.
Mà được:
– ĐỚI NGHIỆP VÃNG-SANH
Chớ “tôn-chỉ” của Tịnh-Tông nào có phải là :
NIỆM PHẬT ĐỂ CẦU CHO CÓ XÁ-LỢI LƯU LẠI đâu !!
Kẻ nào nói như thế – (tức là nói : – Niệm-Phật để lưu Xá-Lợi) là người :
– Không hiểu biết nhất một chút chi về TÔN-CHỈ CỦA pháp-môn Tịnh-Độ cả.
(Trở lại và tiếp theo phần chánh-văn ở trước)…
Phần “GIỚI-LỰC” nầy, nếu như đạt đến mức cực-kỳ kiên-cố và vững chắc tối-thượng…, thì đắc được :
– “TRÌ GIỚI BA-LA-MẬT” (của bậc Đệ nhị “LY CẤU-ĐỊA” Đại Bồ-Tát).
– Phần “Định-lực” nầy nếu như đạt đến mức cực-kỳ kiên-cố và vững-chắc tối-thượng, thì đắc được :
– “THIỀN-ĐỊNH BA-LA-MẬT” (của bậc Đệ ngũ “Cực Nan thắng-địa” Đại Bồ-Tát).
– Phần “HUỆ-LỰC” nầy, nếu như đạt đến mức cực-kỳ kiên-cố, và vững-chắc tối-thượng, thì đắc được :
– “TRÍ-HUỆ BA-LA-MẬT” (của bậc đệ lục “Hiện-Tiền Địa” Đại Bồ-Tát).
b/- Bậc Đại Bồ-Tát (nào mà) đã đắc được các môn “Ba-la-Mật” TỐI-THƯỢNG nầy rồi, thì mỗi khi (khởi TÂM) “TÁC-Ý” muốn đến bất cứ quốc-độ nào – (trong khắp 10 phương để hầu PHẬT, nghe PHÁP…), đều tùy theo “ý-niệm” và tự nương nơi “thần-lực của riêng mình” chỉ ở trong vòng MỘT NIỆM ngắn-ngủi (như người “lực-sĩ” co duỗi cánh tay) thì :
LIỀN ĐẾN ĐƯỢC NGAY
không chi ngăn-ngại.
(Phần phụ-giảng :
Do đâu mà được như vậy ?
1/- Đó là do ở nơi sức “Huân-tu” về GIỚI, ĐỊNH, HUỆ của quý NGÀI trong vô-lượng vô-biên A-TĂNG-KỲ Kiếp – (kể từ khi quý NGÀI được “nhập vào trong dòng THÁNH” nơi Thánh-quả đầu tiên là TU-ĐÀ-HOÀN (Srotapani) của Thanh-Văn Thừa, rồi ở nơi các Thánh-quả kế tiếp sau, như là :
– Tư đà hàm, A-na-hàm, A-la-hán
Thì:
– Ba phần “GIỚI-LỰC”, “ĐỊNH-LỰC” và “HUỆ- LỰC” đó mới đủ sức kiên-cố để chuyển thành ra “XÁ-LỢI” được – chớ chẳng phải tu-tập khơi-khơi hay giả-dối – (hoặc “mượn đạo tạo đời”) – mà có XÁ-LỢI được đâu.
2/- Và rồi Quý Ngài cứ tiếp-tục tinh-tấn tu-tập không ngừng nghỉ, bất thối-chuyển, về ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ nầy ở giai-vị THÁNH-GIẢ cao hơn kế tiếp như là :
– Trung-thừa DUYÊN-GIÁC (giai-vị)
3/- Sau đó quý NGÀI phát-tâm BỒ-TÁT, “huân-tu” thêm nữa về ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ ấy – (ở mức tối cao) – và phá-trừ được “Trần-sa hoặc” nơi các giai-vị chứng-đắc của hàng THẬP TÍN Bồ-Tát (các giai-vị thứ 8, 9, 10).
4/- Sau khi thành-tựu được ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ của các giai-vị THẬP-TÍN Bồ-Tát nầy xong rồi, thì quý NGÀI liền :
PHÁT TÂM VÔ-THƯỢNG BỒ-ĐỀ
Và cũng lại tiếp tục tinh-tấn “huân-tu” – (trong vô-lượng KIẾP nữa) – thêm về ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ – (ở mức Tối thượng) – để phá “Vô-minh hoặc” nơi:
– 10 giai-vị “THẬP-TRỤ” Đại Bồ-Tát.
– 10 giai-vị “THẬP-HẠNH” Đại Bồ-Tát.
– 10 giai-vị “THẬP-HỒI-HƯỚNG” Đại Bồ-Tát.
– 10 giai-vị “THẬP-ĐỊA” Đại Bồ-Tát.
Đến 10 giai-vị THẬP-ĐỊA nầy, ở nơi quả-vị chứng-đắc (viên-mãn) đầu tiên là :
a/- SƠ HOAN-HỶ ĐỊA thì qúy NGÀI mới hoàn-toàn thành-tựu được phần “BỐ-THÍ BA-LA-MẬT”.
b/- Qua đến giai-vị Đệ-nhị LY-CẤU-ĐỊA thì quý NGÀI mới hoàn-toàn thành-tựu được phần “TRÌ-GIỚI BA-LA-MẬT” – với BA-LA-MẬT chứng-đắc nầy quý NGÀI đã đạt được “thể-tánh” của môn :
THANH-TỊNH TỐI-THẮNG CỨU-CÁNH THIỆN-XẢO TỲ-NI (19)
Tức là đã trở về được với THỂ “CHƠN-THƯỜNG TỊCH-TỊNH” của Đại Niết-bàn vậy.
…………………….
c/- Như thế, quý NGÀI cứ tiếp-tục tăng-tiến “huân-tu” mãi không ngừng-nghỉ về hai phần “ĐỊNH” và “HUỆ” còn lại, trải qua vô-lượng, vô-biên A-TĂNG-KỲ kiếp nữa, đến giai-vị đệ-ngũ “CỰC NAN THẮNG ĐỊA”, quý NGÀI mới hoàn-toàn thành-tựu được phần :
“THIỀN-ĐỊNH” BA-LA-MẬT
d/- Kế đó, cũng phải trải qua vô-lượng A-TĂNG-KỲ kiếp tu-tập tiếp sau, ở nơi giai-vị Đệ-lục “HIỆN TIỀN ĐỊA”, quý NGÀI mới hoàn-toàn thành-tựu được phần :
“TRÍ-HUỆ” BA-LA-MẬT
Đến đây thì ba phần “VÔ-LẬU HỌC”)(20) về “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ” của bậc Đại Bồ-Tát mới được hoàn-toàn CỨU-CÁNH vậy.
Xem như đây thì (người tu-học Phật-pháp) cần phải nên biết rõ điều rằng:
1/- Muốn có được “xá-lợi” thì điều kiện bắt buộc và tiên-quyết là phải:
HUÂN-TU VỀ “GIỚI, ĐỊNH, HUỆ”
cho đến khi nào được gọi là :
NHẬP VÀO TRONG “DÒNG THÁNH” (tức là chứng thánh-quả rồi)
Thì:
“XÁ-LỢI” MỚI THÀNH TỰU được – (Đây là điều khẳng-định).
*
Tuy nhiên, các “phần” tu-tập vừa được giảng-luận trên đây vốn là cảnh-giới chứng-đắc của các bậc Bồ-Tát giải-thoát thánh-nhơn, chớ chẳng phải là phần việc tu-hành của các hàng “phàm-phu sanh-tử” còn nằm trong ba cõi (DỤC, SẮC và VÔ SẮC) đâu.
HỎI:
Vậy thì các hàng “bạt-địa phàm-phu sanh-tử” chúng-sanh có tu-hành như chúng-ta đây (tại-gia hoặc xuất-gia) – trong thời buổi “mạt-pháp” nầy, có thể nào :
THÀNH-TỰU ĐƯỢC XÁ-LỢI không?
ĐÁP:
Căn-bản của việc tu-hành là cầu “VÃNG-SANH giải-thoát” chớ không phải là cầu được có xá-lợi – (Còn nếu như do nơi “SỰ” huân-tu ba phần “GIỚI”, “ĐỊNH” và “HUỆ” mà tự chứng được giải-thoát thì “XÁ-LỢI” không cần cầu cũng tự-nhiên có).
Người tu-hành – (bất cứ là hành-trì theo giáo-môn nào của Phật dạy cũng vậy) – phải nên hiểu rõ như thế.
Còn (nếu như) hỏi về việc những người tu-hành trong thời “MẠT-PHÁP” nầy có thể nào thành-tựu được xá-lợi không, thì lời hỏi nầy rất sai lầm.
Tại sao?
Bởi vì – (như trên vừa mới nói ) – Tôi (luận-giả) đã có lời khẳng-định rõ-ràng rằng :
– Muốn có được “xá-lợi” thì điều-kiện “ắt có và đủ” là phải tu-tập cho thành-tựu được hết cả ba phần “GIỚI” – “ĐỊNH” và “HUỆ” (tức-là đắc-đạo).
Người có tu-học và hiểu-biết Phật-pháp chân-chánh – (tức là có được CHÁNH-KIẾN) – ai cũng đều biết rõ điều rằng :
– “Pháp-vận” của đức bổn-sư THÍCH-CA MÂU-NI Thế-Tôn được chia ra làm năm thời kỳ kiên-cố, đó là :
– Giải-thoát kiên-cố,
– Thiền-định kiên-cố,
– Đa-văn kiên-cố,
– Tháp-tự kiên-cố,
– Đấu-tranh kiên-cố.
Vậy thì như thế nào mà “5 thời kỳ” nầy được định danh là “KIÊN-CỐ” ?
Gọi “Kiên-cố” vì đó là một sự việc “chắc thật hiển-nhiên” chớ không phải giả-dối, tạm bợ.
Trước khi “trả lời quả quyết” về việc :
– “Người tu-hành trong thời buổi “mạt-pháp” nầy có thể nào thành-tựu được xá-lợi không ?”.
Thì các Phật-tử (nói riêng) và những người Tu-học theo Phật-pháp (nói chung) cần phải nên hiểu sơ qua về “5 thời pháp-vận” của đạo PHẬT ta, mà PHẬT đã “huyền-ký” lại ở trong một số kinh-điển.
(Sẽ được luận-bàn đến ở CHƯƠNG, MỤC kế tiếp sau đây).
Tịnh-Độ THI……..
CHỚ NỆ CÔNG DÀY
Mài sắt nên kim cũng có ngày,
Đã Tu xin chớ nệ công dày.
Thường đem gương sáng soi vào dạ, (21)
Chớ để giây tình quấn lấy tay.(22)
Đừng chấp sướng vui, hay khổ não.
Chi màng ngon-ngọt với chua cay,
Tu tròn công-đức lên bờ giác.
Biển khổ ngày sau khỏi đọa-đày.(23)
THÍCH HẢI-QUANG
(Hải-Quang thi-tập)
***
(1)– Linh cốt : Phần xương (cốt) còn sót lại của bậc “thánh-nhơn”.
(2)- Phàm-phu sanh-tử bạt-địa chúng-sanh: là những hàng hữu-tình chúng-sanh – (nói chung) và con người (nói riêng) còn lệ-thuộc trong vòng luân-hồi, sanh-tử,… chân đi trên mặt đất (bạt địa).
Đây ý nói là :
– “Phàm nhơn” chân đi chẳng (hổng) khỏi mặt đất được (tức là chưa được chứng-quả, hay đắc thiền, đắc-định… chi cả).
(3)- Huân-tu : Sự tu-tập lâu dài (có khi đến hàng muôn ngàn kiếp (đời) trở lên).
(4)- Tứ-Thánh : Bốn hạng bậc “thánh-nhơn giải-thoát” –(ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử của ba cõi) – đó là: Thanh-Văn, Duyên-Giác, Bồ-tát, PHẬT.
(5)- Đột kiết-la giới : (Siksa-karaniya)
Là giới nhỏ nhứt (vi-tiểu) trong “100 giới cần phải học và biết” (tức là Bá chúng học Pháp) của Tỳ-kheo Thanh-Văn giới bổn (Ba-la-Đề mộc-xoa).
Tỳ-kheo nào phạm nhằm vào giới nầy mà không chịu sám-hối cho tiêu tội thì phải bị đọa vào địa-ngục trong một thời-gian lâu dài bằng tuổi thọ của Trời Tứ-Vương (Tứ-Vương Thiên) (tức là khoảng 9.125.000 năm của thế-gian).
(Phạm giới “Vi-tiểu” nhứt mà còn phải bị đọa lâu dài như thế thay, huống chi các “giới lớn” hơn khác ư )?
(6)- Giới-hương : Là MỘT trong “NGŨ PHẦN PHÁP-THÂN HƯƠNG” của một bậc Thánh-nhơn giải-thoát, đó là :
GIỚI-HƯƠNG, ĐỊNH-HƯƠNG, HUỆ-HƯƠNG, GIẢI-THOÁT HƯƠNG và GIẢI-THOÁT TRI-KIẾN HƯƠNG.
(7)- Tây-Vức truyện: là quyển sách ghi lại các truyện lạ-lùng, linh-hiển của các bậc tu-hành… ở bên Tây-Vức (Ấn-Độ) hồi xưa.
(8)- Tạng Luận: là TẠNG thứ 3 trong “Tam-tạng kinh”, chuyên về phần giảng-luận kinh-điển cho rõ nghĩa – (người trì Tạng-Luận nầy còn được gọi là LUẬN-SƯ) – để mọi người y theo đó mà tu-tập được đúng theo chánh-pháp.
(9)- Các “người lạ mặt” nầy là do chư Thần trong Thiên-long Bát-bộ biến-hóa ra.
(10)– Y Tăng già lê : (Shanghati)
Nói cho dễ hiểu là cái ÁO-TRÀNG mặc bên ngoài.
Đây là MỘT trong BA loại Y của hàng Thanh-Văn Tỳ-kheo đắp, đó là :
a/- Y Tăng già lê (Shanghati) là “áo tràng” mặc bên ngoài.
b/- Y “Uất Đa la Tăng” (Uttara – Shanghati) mặc ở giữa.
c/- Y “AN ĐÀ HỘI” (Antaravàsaka) là áo mặc ở trong.
(Trên đây là nói theo bên Nam-Tông Tiểu-Thừa – (tức là Phật-giáo Nguyên-thủy).
(Ghi-chú :
Còn nếu như nói theo “Bắc-Tông Đại-Thừa” thì :
a/- “TĂNG GIÀ LÊ” là loại Y lớn hơn hết, kết hợp lại bằng 9 miếng vải nhỏ – tượng-trưng cho phước-điền – (ruộng phước) – gọi là “Điều Y”.
Có 3 loại “Y” chính là :
– Ngũ điều Y (kết bằng 5 mảnh vải)
(Còn gọi là AN-ĐÀ-HỘI Y).
-Thất điều Y (Y kết bằng 7 mảnh vải).
(Còn gọi là UẤT ĐA-LA TĂNG Y)
-Cửu điều Y (Y kết bằng 9 mảnh vãi).
(Còn gọi là TĂNG GIÀ-LÊ Y)
Y “Tăng già lê” còn được gọi là “TỔ-Y”, bởi vì đây là y mà PHẬT ban-sơ truyền xuống cho ngài ĐẠI CA-DIẾP (Sơ-Tổ), Ngài ĐẠI CA-DIẾP truyền xuống cho Ngài A-NAN (Nhị Tổ) và truyền riết xuống… cho đến đời của Lục Tổ HUỆ-NĂNG (bên Trung-Hoa) là chót (không cho truyền nữa).
(Chư Tăng bên Bắc-Tông Đại-Thừa ngày nay cũng có đắp 3 loại Y nầy, nhưng đắp cho có “vị” vậy thôi, chớ không có nhất một ai được “đắc giới” cả, mà chỉ toàn là “Dựa hơi hùm” của chư Phật, Tổ mà thôi).
Mỗi khi mặc Y “Tăng già lê” nầy thì vị Tăng ấy phải đọc thầm trong Tâm bài kệ sau đây :
“Thiện tai giải-thoát phục,
Vô-thượng phước-điền y.
Phụng-trì NHƯ-LAI mệnh,
Quảng-độ chư chúng-sanh”.
Án, ma ha ca bà, Ba TRa tất đế, xóa ha. (3 lần)
b/- UẤT ĐA-LA TĂNG Y : Nói cho dễ hiểu là “THẤT ĐIỀU Y” mà chư Tăng mặc mỗi khi tụng niệm, lễ-bái thông-thường.
c/- Y An-Đà Hội : Là “NGŨ ĐIỀU Y” (mà chư TĂNG thường mặc mỗi khi xem KINH, hoặc trong các khóa-lễ nhỏ hằng ngày).
(Ba “Y” nầy gọi chung bằng một tên là “CÁT TRIỆT TAM Y”).
Đây là “TAM Y” mà PHẬT đã chế ra dành cho một bậc THANH-VĂN TỲ-KHEO bắt-buộc cần phải có chớ không được thiếu.
(11)- 18 Phép Thần biến : Nói 18 phép Thần-biến (mà không nói 17 hay 19) là vì:
– Tương-ưng với số “Thập Bát giới” tức là “Lục Căn, lục Trần, lục Thức” của quý Ngài đều thông-suốt nhau và cùng thanh-tịnh, nên mới hiện ra đủ “18 loại phép “Thần-thông” như vậy.
(12)- Vô-vi : là “không sanh, không diệt”, đây chính là “LY” mà trong “Bát-nhã Tâm-kinh” gọi là : – “Bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm”…
(13)- Suy-cầu : Suy-nghĩ để cầu tìm “nghĩa-lý chơn-thật”.
(14)- Tư-duy : Nghĩ xét và suy-lường một cách kỹ-lưỡng.
(15)- Tam Quốc : Ba nước.
Khi xưa nước Tàu (Trung-Hoa) bị chia ra làm 3 nước nhỏ khác là :
Nhà Hán (Vua là Lưu-Bị)
Nhà Ngô (Vua là Tôn-Quyền)
Nhà Ngụy (Vua là Tào-Tháo).
(16)- Đạo Phật từ nước HỒ truyền sang Trung-Quốc bởi vì :
Khi xưa, lúc 2 vị A-la-Hán là NHIẾP Ma-Đằng và TRÚC PHÁP-LAN dùng con bạch-mã (ngựa trắng) chở Kinh Phật truyền vào Trung-Hoa – (xem lại sự-tích “Bạch mã đà lai”) – thì hai Ngài đi theo hướng Tây Bắc (của nước Tàu) mà xuống.
Trên đường đi nầy trải qua nhiều xứ, trong đó có đi ngang qua các xứ mà người thời ấy gọi là “RỢ HỒ” (tên của một giống Mọi)… Vì thế nên những người ít học, thiển-cận, đời sau nói (sai lầm) rằng : Đạo PHẬT phát-xuất từ xứ Hồ (mọi), cho nên Họ không kính-trọng vì cho rằng đạo Phật chỉ là một đạo-giáo “mọi RỢ” không hơn không kém (chẳng hay ho, quý phái bằng Nho-giáo và Lão-giáo) tại bản quốc…(Trung-Hoa).
(17)- A-NẬU LÂU-ĐÀ : Là một vị Đại đệ-tử A-La-Hán (nằm trong hàng THẬP ĐẠI Đệ-Tư) của PHẬT, Ngài là bậc tu đắc được “Đệ Nhứt Thiên-Nhãn” (trong hàng A-La-Hán).
Với Thiên-nhãn đắc được, Ngài trông thấy Tam Thiên Đại Thiên thế-giới của cõi TA-BÀ nầy nhỏ như là một lá táo nằm trong lòng bàn tay mà thôi.
(18)- TÔNG-TƯỢNG : là bậc lãnh-đạo, đầy-đủ được ba phần GIỚI, ĐỊNH, HUỆ – (tức là đã chứng-đắc được thánh-QUẢ giải-thoát) trong chốn Tông-môn.
TÔNG : là Tông-phái, môn-đình.
TƯỢNG : là con VOI (ý chỉ cho các bậc Thánh-tăng đạt-đạo).
(19)– Tỳ-Ni : tức là giới-luật.
(20)- Vô-lậu học : là do nơi tu ba môn học (GIỚI, ĐỊNH, HUỆ) nầy mà chứng đắc được Thánh-quả vô-lậu (tức là giải-thoát).
(21)- là ý nói : – Noi theo gương Tu của các bậc “Tiên hiền cổ-đức” khi xưa để chơn-thật tu-hành.
(22)- là ý nói :
– Đừng để cho “thất-tình, lục-dục” (tức là “NGŨ-DỤC,
LỤC TRẦN”) làm cho xao-lãng đường tu.
(23)- là ý nói : – Để được giải-thoát ra khỏi vòng luân-hồi, sanh-tử.