TỲ NẠI DA
Hán dịch: Đời Diêu Tần, Sa-môn Trúc Phật Niệm, người Lương châu
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Vào sáng sớm, nhóm sáu Tỳ-kheo đến nhà đã thỉnh Phật và chúng Tăng ngồi đùa giỡn với trẻ con.

Lúc ấy trời rất nóng, vợ trưởng giả muốn cởi bớt y phục để làm thức ăn cho chúng Tăng nhưng xấu hổ với nhóm sáu Tỳ-kheo.

Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử này không có điều gì cấm kỵ cả. Chúng Tăng chưa đến mà đã đến trước, làm trở ngại việc làm thức ăn của người khác.

Nghe vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Có gia đình thỉnh ăn sáng hoặc ăn ngọ, Tỳ-kheo nào đến ngồi ở nhà ấy trước Đại chúng để đùa giỡn với trẻ con, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Nhóm sáu Tỳ-kheo tự ỷ mình thuộc dòng dõi vua chúa nên vào cung khi gà chưa gáy. Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử này tự ỷ mình thuộc dòng dõi vua chúa nên vào cung khi gà chưa gáy.

Nghe vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo nào khi trời chưa sáng, của báu chưa được đem cất, vua chưa mặc y phục mà bước qua ngưỡng cửa thành – trừ khi bị quan gọi gấp, phạm tội Đọa.

Có mười lý do không nên vào cung vua:

– Nếu Tỳ-kheo vào cung vua, đệ nhất phu nhân bước ra mỉm cười, đảnh lễ Sa-môn, Tỳ-kheo cũng mỉm cười đáp lại. Vua thấy liền khởi ý ác, nghĩ: “Sa-môn này tư thông với vợ mình”. Đó là lý do đầu tiên mà Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua cùng phu nhân ngủ chung, sau đó quên là đã ngủ chung mà phu nhân có thai. Tỳ-kheo vào cung, vua liền khởi tâm ác, nghĩ: “Sa-môn này thường vào cung, chắc là đã tư thông với vợ ta”. Đó là lý do thứ hai của việc Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc trong cung vua bị mất châu báu, thấy Tỳ-kheo vào cung, vua liền khởi tâm ác nghĩ: “Sa-môn này thường vào cung, chắc là đã lấy trộm châu báu mang đi”. Đó là lý do thứ ba Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua bàn luận định giết thái tử và những người thân. Vua chưa ra sắc lệnh thì sự việc bị tiết lộ. Tỳ-kheo vào cung, vua liền sanh niệm ác, nghĩ: “Không còn ai khác, chính Tỳ-kheo đã tiết lộ việc này”. Đó là lý do thứ tư Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc thái tử mưu tính giết vua. Tỳ-kheo vào cung ngồi nói chuyện với thái tử, vua liền sanh niệm ác, nghĩ: “Tỳ-kheo này thường đến chỗ thái tử, chắc là đồng mưu với thái tử”. Đó là lý do thứ năm Tỳkheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua muốn giết đại thần. Vua chưa có sắc lệnh mà đã bị tiết lộ ra ngoài. Tỳ-kheo vào cung, vua liền khởi tâm ác, nghĩ: “Không còn ai khác, chắc chắn Tỳ-kheo ấy đã tiết lộ việc này”. Đó là lý do thứ sáu Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua muốn đưa người thấp lên làm Đại thần. Vua chưa có sắc lệnh thì tiếng đồn đã vang ra ngoài. Tỳ-kheo vào cung vua, vua liền khởi tâm ác, nghĩ: “Tỳ-kheo ấy đã tiết lộ việc này”. Đó là lý do thứ bảy Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua muốn chinh phạt nước khác, phi nhân, Dược-xoa truyền tin ấy đi. Tỳ-kheo vào cung, vua liền khởi tâm ác: “Chắc chắn Tỳ-kheo tiết lộ tin này”. Đó là lý do thứ tám Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

– Có lúc vua và đại thần không thích gặp Tỳ-kheo, Tỳ-kheo vào cung, đại thần không thích gặp. Đó là lý do thứ chín Tỳ-kheo không được vào cung vua.

– Tỳ-kheo thường vào cung vua, bị giữ ở lại ban đêm trong ấy, trở ngại không thể ngồi thiền, tụng kinh, giảng dạy. Đó là lý do thứ mười Tỳ-kheo không nên vào cung vua.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Vào ngày mười lăm, kiền chùy được đánh để tập hợp chúng Tăng thuyết giới. Lúc ấy Tỳ-kheo Xiển-nộ nói:

– Các giới luật ấy tôi đã thông thuộc hết”, và các Tỳ-kheo cho là Tỳ-kheo Xiển-nộ đã thông thuộc. Các Tỳ-kheo đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Khi thuyết giới, Tỳ-kheo nào nói: “Tôi đã biết pháp này, việc gì cứ nửa tháng lại phải đến thuyết giới. Tôi đã hiểu pháp ấy”. Các Tỳkheo cho Tỳ-kheo ấy thường xuyên đến nghe, đã từng nghe giới này, hoặc đã nghe ở nhiều nơi khác. Tỳ-kheo nào như vậy thì phải nên sám hối như pháp và dạy bảo họ phải chuyên chú nghe giới. Tỳ-kheo nào không hiểu mà nói hiểu, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Các Tỳ-kheo lấy ngà voi, xương, sừng làm ống đựng kim. Thấy vậy các trưởng giả nói với nhau:

– Nếu Sa-môn Thích tử không tham đồ tốt thì việc gì phải lấy ngà voi, xương, sừng làm ống đựng kim?!

Nghe thế, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn.

Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo nào dùng ngà voi, xương, sừng làm ống đựng kim, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Các Tỳ-kheo không biết pháp làm giường nên làm giường có chân rất cao. Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy:

– Tỳ-kheo nào làm giường có chân cao quá tám ngón tay của Như Lai, trừ phần diềm ráp vào thành giường, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thu lượm sợi bông và cỏ Bồ-đài để dành làm ngọa cụ, chỉ vài ngày sau liền sanh trùng. Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo nào cất sợi bông và cỏ Bồ-đài để nhồi ngọa cụ, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Nhóm sáu Tỳ-kheo may y tắm mưa nhưng không biết kích cỡ. Tỳkheo hành mười hai pháp đến bạch Phật, Phật bảo:

– Tỳ-kheo may y tắm mưa nên dài sáu khuỷu tay, rộng quá hai khuỷu rưỡi nếu qua, phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Y áo các Tỳ-kheo mỏng, thưa, Đức Thế Tôn cho phép mặc y lót. Các Tỳ-kheo không biết may dài ngắn thế nào, liền đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo may y lót nên dài bốn khuỷu tay, rộng quá hai khuỷu tay, nếu quá, phạm tội Đọa.

Đức Thế Tôn ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà- Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Đức Thế Tôn cho phép làm tọa cụ, các Tỳ-kheo không biết làm thế nào, liền đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo nào làm tọa cụ dài quá hai khuỷu tay, rộng quá một khuỷu tay rưỡi (trừ phần biên)thì phạm tội Đọa.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Tỳ-kheo Nan-đà là em con mẹ kế của đức Thế Tôn, có thân hình đẹp đẽ không ai bằng. Phật có ba mươi hai tướng tốt, Nan-đà có ba mươi tướng. Nan-đà mặc y có kích thước bằng y của Như Lai. Trông thấy Nan-đà đến, các Tỳ-kheo trưởng lão cho là Như Lai nên đều đứng dậy nghinh đón. Khi Nan-đà tới gần, họ mới biết là Nan-đà, chẳng phải là Phật nên đều xấu hổ, ngồi xuống lại.

Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn liền tập hợp chúng Tăng, vì muốn đầy đủ mười công đức nên kết giới cho Sa-môn:

– Tỳ-kheo nào may ba y bằng kích thước của y Như Lai, phạm Badật-đề. Y Như Lai dài chín khuỷu tay, rộng sáu khuỷu tay. (Y Tỳ-kheo dùng có kích thước là: rộng ba khuỷu tay, dài năm khuỷu tay)

Pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, trời hạn hán, thóc lúa quý hiếm, khất thực khó được. Các Tỳ-kheo thân thể tiều tụy.

Tỳ-kheo ni Cồ-đàm-di-đề-thứ có nhiều bạn bè, có thể xin mọi thứ theo ý thích, luôn được các trưởng giả giúp đỡ.

Thấy các Tỳ-kheo thân thể tiều tụy, có bao nhiêu thức ăn xin được, cô ấy đều cúng hết cho các Tỳ-kheo, còn mình thì nhịn đói, không ăn liên tiếp ba bốn ngày.

Vào sáng sớm, cô ấy muốn vào thành nhưng khi đến cửa thành thì bị ngất xỉu, nằm cạnh đường. Có một Ưu-bà-tắc trông thấy, liền vào nhà sai tỳ nữ đến đỡ Tỳ-kheo ni ấy vào nhà. Tỳ nữ liền đỡ Tỳ-kheo ni đó vào nhà, nấu cháo cho cô ấy ăn.

Ưu-bà-tắc hỏi ni cô:

– Cô bị bệnh gì mà nằm ở cạnh đường vậy?

Tỳ-kheo ni nói đầy đủ việc ấy, nghe vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử này không biết đủ mới để cho Tỳ-kheo ni Đềthứ nhịn đói ba bốn ngày rất là khổ sở.

Nghe vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Phật, Đức Thế Tôn bảo:

– Tỳ-kheo nào không bệnh mà vào làng nhận thức ăn từ Tỳ-kheo ni không bà con thì Tỳ-kheo ấy phải sám hối với một Tỳ-kheo có giới hạnh: “Tôi đã làm việc đáng hổ thẹn, cần phải sám hối như pháp”. Đây là pháp Hối quá.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Có một trưởng giả sắm sửa thức ăn, thỉnh nhiều Tỳ-kheo. Tỳ-kheo ni Thổ-la-nan-đà cũng thọ thực ở nhà ấy. Cô ta lớn tiếng kêu thức ăn. Các trưởng giả thấy vậy liền nói với nhau:

– Ở giữa đại chúng, vì sao Tỳ-kheo ni này lại kêu lớn tiếng như thế?

Nghe vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Khi Tỳ-kheo ngồi ăn, nếu có Tỳ-kheo ni nào lớn tiếng xin thức ăn thì Tỳ-kheo không được ăn, mà phải ngồi yên. Các Tỳ-kheo phải bảo Tỳ-kheo ni: “Này cô! Hãy thôi, để yên cho các Tỳ-kheo thọ thực”. Nếu trong chúng không có Tỳ-kheo nào bảo với Tỳ-kheo ni như vậy thì các Tỳ-kheo này phải sám hối với các Tỳ-kheo: “Tôi đã làm việc đáng hổ thẹn. Cần phải sám hối như pháp.”. Đây là pháp Hối Quá.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Lúc ấy, Thất-lê-yết-nộ – đại thần của vua Ba-tư-nặc – giàu có vô hạn, ruộng vườn rất nhiều, giữ giới tinh tấn, thông minh trí tuệ, đã đắc quả kiến đế. Vị ấy thỉnh Phật và chúng Tăng xin cung cấp y phục, thức ăn, giường nằm, thuốc chữa bệnh, cúng dường làm phước không biết mỏi mệt. Sau đó vị ấy nghèo dần, vợ con tôi tớ không đủ y phục để che thân. Thấy vậy các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử không hề biết đủ. Cứ đến nhà Thất-lê-yết-nộ mãi, làm ông ấy lấy phần của vợ con cho Tỳ-kheo ăn đến nỗi vợ con không có áo quần để mặc.

Nghe vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Nhà của người đã đắc kiến đế thỉnh thì không được cứ đến nhà ấy thọ thực mãi. Đối với nhà của người đã kiến đế, tuy họ đã thỉnh trước nhưng Tỳ-kheo không được ở đó quá một đêm. Tỳ-kheo nào đến đó, tự tay nhận thức ăn uống quá một lần thì phải sám hối với Tỳ-kheo có Giới hạnh: “Tôi thật đáng xấu hổ, phải sám hối như pháp”. Đây là pháp Hối Quá.

Đức Phật ở tại vườn Ni-câu-loại của dòng họ Thích, thuộc thành Ca-duy-la-vệ.

Dòng họ Thích ở Ca-duy-la-vệ thường dành riêng thức ăn uống để cúng Phật và Tăng, sau đó mới tự ăn.

Lúc ấy, các phụ nữ họ Thích mang thức ăn đến tinh xá cúng dường Phật và Tăng, khi sắp tới nơi thì bị đám cướp cướp sạch. Nghe tin các phụ nữ họ Thích bị đám cướp cướp sạch, nhóm sáu Tỳ-kheo bảo nhau:

– Chúng ta hãy cùng đến trêu đùa chơi.

Họ liền đến bảo các phụ nữ:

– Thức ăn uống đâu rồi? Hãy cho chúng tôi một ít đi!

Các phụ nữ đều mất hết quần áo nên xấu hổ nói: – Bị giặc cướp hết rồi.

Đức Thế Tôn biết nhưng vẫn hỏi Tôn giả A-Nan:

– Ai nói chuyện lớn tiếng ngoài vườn vậy?

A-Nan bạch Phật:

– Các phụ nữ họ Thích mang thức ăn uống đến, bị giặc cướp đoạt, lại bị nhóm sáu Tỳ-kheo đến trêu ghẹo, vì vậy gây ồn ào.

Đức Thế Tôn bảo Tôn giả A-Nan:

– Ông hãy đi lấy vải dư đem cho họ mặc.

Vâng lời Phật, Tôn giả A-Nan liền lấy vải dư cho họ mặc. Các phụ nữ dòng họ Thích liền mặc vải ấy rồi đến chỗ Phật, đảnh lễ sát đất, ngồi qua một phía. Đức Thế Tôn liền nói pháp cho các cô ấy nghe. Thuyết pháp xong, Ngài im lặng. Thấy Phật im lặng, các phụ nữ đứng dậy đảnh lễ Phật rồi đi.

Các phụ nữ ấy đi được một lát, nhân việc ấy Đức Thế Tôn liền tập hợp chúng Tăng, vì muốn đủ mười công đức nên kiết giới cho Sa-môn:

– Có tinh xá ở nơi hoang vắng, xa đường cái, có tai nạn nguy hiểm, có nhiều giặc cướp, Tỳ-kheo nào biết chỗ mình ở, ở nơi hoang vắng, xa đường cái, có nhiều tai nạn nguy hiểm, có nhiều giặc cướp, nếu Tỳkheo trước không được Tăng sai ra ngoài và đã thọ thực ở bên trong, hoặc ngoài vườn mà lại ra ngoài xin thức ăn uống thì Tỳ-kheo ấy phải sám hối với Tỳ-kheo có đức hạnh: “Tôi đã làm việc đáng hổ thẹn, phải sám hối như pháp”. Đây là pháp Hối Quá.

Pháp Xoa-kế-lại-ni (pháp Chúng học)

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Bấy giờ, nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ dài lụng thụng quét đất.

Thấy vậy, các trưởng giả nói:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ kéo lê lết không khác gì phụ nữ.

Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Mặc y hạ không được để dài lụng thụng quét đất. Tỳ-kheo nào để dài lụng thụng quét đất, phạm pháp Chúng học.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ quá ngắn. Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ quá ngắn, khác gì phụ nữ!

Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ quá ngắn. Ai mặc ngắn thì không thích hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ lệch qua một bên. Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ lệch qua một bên.

Đức Thế Tôn bảo:

– Mặc y hạ không được để lệch qua một bên. Ai mặc y hạ lệch qua một bên thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ quấn thắt lưng thật nhuyễn, tạo thành những nếp nhăn thòng từ trên xuống giống như cái búa, hoặc như mũi nhọn. Thấy vậy, các trưởng giả bảo nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ quấn thật nhuyễn thành những nếp nhăn thòng từ trên xuống.

Đức Thế Tôn bảo:

– Mặc y hạ không được quấn thật nhuyễn thành những nếp nhăn cho thòng từ trên xuống. Ai làm như vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ thành hình giống như lá cây Đa-lặc.

Các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ giống như lá cây Đa-lặc.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ tạo thành hình giống như lá cây Đa-lặc. Ai mặc như vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ thành hình giống như vòi voi. Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ giống như vòi voi.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ giống như vòi voi. Ai mặc như vậy thì không hợp giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ giống như vắt cơm lúa mạch. Các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ giống như vắt cơm lúa mạch.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ giống như vắt cơm lúa mạch. Ai làm như vậy thì không hợp Giới hạnh. (Kéo lệch một góc rồi luồn vào bên trên, không có buộc thắt lưng)

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ giống như tấm lưới bằng len. Các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử mặc y hạ như tấm lưới bằng len.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ giống như tấm lưới bằng len. Ai mặc như vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ủi y hạ bóng láng để đắp. Các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử này ủi y hạ láng bóng để mặc.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được ủi y hạ cho láng bóng để mặc. Ai làm như vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo túm đầu y hạ lại để mặc. Các trưởng giả nói:

– Sa-môn Thích tử này túm đầu y hạ lại để mặc.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được túm đầu y hạ lại để mặc. Ai làm như vậy thì không hợp giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc y hạ làm bằng tơ mịn. Các trưởng giả nói với nhau:

– Sa-môn Thích tử này mặc y hạ làm bằng tơ mịn.

Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc y hạ làm bằng tơ mịn. Ai vi phạm thì không hợp giới hạnh.

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

-Phải mặc y hạ cho tề chỉnh. Ai mặc y hạ không tề chỉnh thì không hợp Giới hạnh.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ đà Cấp-cô-độc, thuộc nước Xávệ.

Lúc ấy, nhóm sáu Tỳ-kheo đắp ba y, để một góc y kéo lê trên đất. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc ba y mà để một góc y rủ xuống kéo lê trên đất. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc ba y quá ngắn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc ba y quá ngắn. Ai mặc ngắn thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo buông một góc của ba y ở phía trước. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được buông một góc của ba y ở phía trước. Ai làm như vậy thì không hợp Giới hạnh. (Không được vắt ngược y lên vai rồi buông nó xuống cánh tay trước khuỷu tay)

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Phải mặc ba y cho tề chỉnh. Ai mặc không tề chỉnh thì không hợp Giới hạnh.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không giữ yên tĩnh khi đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Phải giữ yên tĩnh khi đi vào nhà. Ai vi phạm thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không giữ yên tĩnh khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Phải giữ yên tĩnh khi ngồi trong nhà. Ai không giữ yên tĩnh khi ngồi trong nhà thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không chú ý khi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Phải chú ý khi đi vào nhà. Ai không chú ý thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không chú ý khi ngồi trong nhà. Đức Thế Tôn thấy vậy, nên bảo:

– Phải chú ý khi ngồi trong nhà. Ai không chú ý khi ngồi trong nhà thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo trợn mắt khi đi vào nhà. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được trợn mắt khi đi vào nhà. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo trợn mắt khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được trợn mắt khi vào ngồi trong nhà. Ai trợn mắt khi vào ngồi trong nhà thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ngước đầu đi vào trong nhà. Thấy vậy,Đức Thế Tôn bảo:

– Không được ngước đầu đi vào nhà. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ngẩng cao đầu ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được ngước đầu ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái giới hạnh (giống như tự đại).

Nhóm sáu Tỳ-kheo kêu gọi nhau khi đi vào nhà. Thấy vậy,Đức Thế Tôn bảo:

– Không được kêu gọi nhau khi đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo kêu gọi nhau khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được kêu gọi nhau khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo kêu la lớn tiếng khi đi vào nhà. Thấy vậy,Đức Thế Tôn bảo:

– Không được kêu la lớn tiếng khi đi vào nhà. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo kêu la lớn tiếng khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được kêu la lớn tiếng khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo đi cà nhắc vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được đi cà nhắc vào nhà. Ai đi như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ngồi chồm hổm trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được ngồi chồm hổm trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lấy ba y trùm đầu mà đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lấy ba y trùm đầu khi đi vào nhà y. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lấy ba y trùm đầu mà ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lấy ba y che đầu mà ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo quấn ba y nơi cổ mà đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được quấn ba y nơi cổ mà đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo quấn ba y nơi cổ ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được quấn ba y nơi cổ ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc ba y để hở ngực đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được để hở ngực mà đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo mặc ba y để hở ngực mà ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được mặc ba y để hở ngực khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo rũ ba y che kín chân đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được rũ ba y che kín chân đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo rũ ba y che kín chân khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được rũ ba y che kín chân mà ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vắt ngược phần y ở hai bên hông lên trên vai mà đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vắt ngược phần y ở hai hông bên lên vai mà đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vắt ngược phần y hai bên hông lên vai mà ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vắt ngược phần y ở hai bên lên vai mà ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vắt ngược ba y lên vai trái đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vắt ngược ba y lên vai trái đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vắt ngược ba y lên vai trái ngồi trong nhà. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vắt ngược ba y lên vai trái ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

(Thiếu giới bên phải)

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc hai tay ở trong ba y đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc hai tay bên trong ba y mà đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc hai tay bên trong ba y khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc lư cánh tay bên trong ba y khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vẫy tay đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vẫy tay đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vẫy tay khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vẫy tay khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì không hợp Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc khuỷu tay đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc khuỷu tay đi vào nhà. Ai lắc khuỷu tay đi vào nhà thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc khuỷu tay khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc khuỷu tay khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc vai khi đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc vai đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc vai khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc vai khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc lư đầu khi đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc lư đầu mà đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc lư đầu khi ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc lư đầu khi ngồi trong nhà. Ai lắc lư đầu khi ngồi trong nhà thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc lư thân mình khi đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc lư thân mình khi đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lắc lư thân mình khi ngồi trong nhà. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lắc lư thân mình khi ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo nắm tay nhau đi vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được nắm tay nhau đi vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo nắm tay nhau ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được nắm tay nhau ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo co một chân lên nhảy lò cò vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được co một chân nhảy lò cò vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo co một chân ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được co một chân ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo chụm hai chân nhảy vào nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được chụm hai chân lại nhảy vào nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo chụm hai chân nhảy vào ngồi trong nhà. Thấy vậy,Đức Thế Tôn bảo:

– Không được chụm hai chân nhảy vào ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo xếp bàn chân lên nhau ngồi trong nhà. Thấy vậy, Phật dạy:

– Không được xếp chân lên nhau ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo tréo chân ngồi trong nhà. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được tréo chân ngồi trong nhà. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo chống cằm ngồi trong nhà cười đùa với nhau. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được chống cằm ngồi trong nhà cười đùa với nhau. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà-Cấp-cô-độc, thuộc nước Xávệ.

Có một trưởng giả thỉnh Phật và chúng Tăng. Khi Phật và chúng Tăng đã an tọa, trưởng giả tự tay dâng nước và các thức ăn uống. Vợ trưởng giả cũng đi dâng thức ăn. Nhóm sáu Tỳ-kheo mãi ngước nhìn vợ trưởng giả, làm cho thức ăn uống không vào bát mà rơi hết ra ngoài. Thấy vậy, các trưởng giả nói với nhau:

– Vì sao Sa-môn lại nhìn sắc đẹp của phụ nữ để cho thức ăn uống bị đổ hết ra ngoài bát!

Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn, Đức Thế Tôn bảo:

– Phải chú ý nhìn ngay thẳng khi nhận thức ăn. Ai không làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không chú ý nhìn ngay thẳng khi nhận canh, thức ăn. Đức Thế Tôn bảo:

– Phải chú ý nhìn ngay thẳng khi nhận canh, thức ăn. Ai không làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo nhận cơm đầy tràn bát. Đức Thế Tôn bảo:

– Phải nhận cơm vừa ngang bát. Ai nhận cơm đầy tràn bát thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lựa thức ăn ở trong cơm để ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lựa thức ăn trộn lẫn trong cơm để ăn. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo xoay bát rồi dùng ngón tay cái moi thức ăn ở trong cơm mà ăn. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được xoay bát rồi dùng ngón tay cái moi thức ăn ở trong cơm ra mà ăn. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vò cơm thành vắt để ăn. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vò cơm thành vắt để ăn. Ai vò cơm thành vắt để ăn thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lượm cơm rơi rớt để ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lượm cơm rơi rớt mà ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thun mũi lại mà ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được được thun mũi lại mà ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo rảy tay mà ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được rảy tay mà ăn. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo hớp cơm mà ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được hớp cơm mà ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo dùng lưỡi liếm bàn tay mà ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được dùng lưỡi liếm bàn tay mà ăn. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo co ngón tay vét bát rồi liếm ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được co ngón tay vét bát rồi liếm ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thè lưỡi mà ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thè lưỡi mà ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không nhai thức ăn mà nuốt. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được không nhai thức ăn mà nuốt. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo dùng ngón tay cái vuốt bát làm dơ bẩn rồi dùng tay dơ đó nhận nước uống. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được dùng tay dơ mà nhận nước uống. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vắt nắm cơm lớn để vào lòng bàn tay rồi ép vào trong miệng. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vắt nắm cơm lớn để vào lòng bàn tay rồi ép vào trong miệng. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo vò vắt cơm lớn hơn bốn ngón tay mà ăn. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được vò vắt cơm lớn hơn bốn ngón tay. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo há lớn miệng khi ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được há lớn miệng khi ăn. Ai há lớn miệng thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo há lớn miệng đợi, khi vắt cơm chưa đưa tới miệng. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được há lớn miệng đợi, khi vắt cơm chưa đến miệng. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ngậm cơm mà nói. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được ngậm cơm mà nói. Ai ngậm cơm mà nói thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không bệnh mà xin cơm canh. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được xin cơm canh khi không bệnh. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo lấy cơm che lên canh để xin canh. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được lấy cơm che lên canh để xin thêm canh. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo quay đầu nhìn vào bát cơm của Tỳ-kheo ngồi cạnh hai bên để xem cơm nhiều hay ít. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được quay đầu nhìn vào bát của người ngồi cạnh hai bên để xem cơm nhiều hay ít. Ai làm vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo không nhìn vào bát khi ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được không nhìn vào bát khi ăn. Ai không nhìn vào bát khi ăn thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo chọn người để nhận thức ăn. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được chọn người để nhận thức ăn. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo rửa bát, thức ăn còn thừa không nói với thí chủ mà đem đổ. Thấy vậy, Đức Thế Tôn bảo:

– Rửa bát xong, thức ăn còn thừa, nếu chủ nhà không đồng ý thì không được đổ. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Vua Ba-tư-nặc tự ra quy định cho mình suốt đời.

Biết Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà-Cấp-cô-độc, thuộc nước Xá-vệ, vua chọn ngày đến gặp và đảnh lễ Thế Tôn. Vua nghĩ: “Nếu ta không đi thì phải giao cho đại thần năm trăm lượng vàng”.

Vua bảo các đại thần:

– Hôm nay ta muốn đến đảnh lễ, chiêm ngưỡng Thế Tôn. Các khanh hãy đi quét dọn Kỳ-hoàn.

Tuy nghe vua ra lệnh nhưng các đại thần không làm theo. Vua lập lại đến ba lần:

– Hôm nay ta muốn đến lễ bái, chiêm ngưỡng Thế Tôn. Các khanh hãy đi quét dọn Kỳ-hoàn.

Tuy nghe vua ra lệnh, các bề tôi vẫn không nghe theo. Vua Ba-tưnặc liền nổi giận, bảo các đại thần:

– Ta bảo quét dọn Kỳ-hoàn, vì sao các khanh không nghe lời ta? Ai không nghe lời ta, không quét dọn Kỳ-hoàn thì sẽ bị chém đầu hết, bỏ lên đường cái rồi lấy chân hất đến cổng Kỳ-hoàn.

Nghe vậy, các bề tôi bảo nhau:

– Vua này hung bạo, không có lòng từ, có thể bắt giết chúng ta.

Khi ấy, họ liền đến quét dọn Kỳ-hoàn rồi trở về tâu với vua:

– Đã quét dọn xong, xin đại vương lên đường.

Vua Ba-tư-nặc liền bảo người đánh xe:

– Ngươi hãy chuẩn bị xe “Vũ bão”, ta muốn đi lễ bái đức Thế Tôn.

Người đánh xe liền chuẩn bị xe cộ để sẵn ở ngoài cổng rồi vào tâu vua:

– Xe đã được chuẩn bị xong. Đã đến giờ xuất hành, thưa Đại vương.

Vua Ba-tư-nặc liền lên xe Vũ bão, đi từ thành Xá-vệ đến bên ngoài cổng Kỳ-hoàn thì xuống xe, cởi bỏ năm nghi thức của vua như: Bỏ lọng, tháo mão, bỏ phất trần có chuôi bằng châu báu, tháo giày được khắc chạm, cởi kiếm và đi bộ đến chỗ Như Lai, đảnh lễ sát đất, ngồi qua một phía.

Vua Ba-tư-nặc chợt nghe mùi hương chẳng phải của nhơn gian, vì vậy tuy nghe Đức Thế Tôn thuyết pháp nhưng vua không thu nhận được, chỉ để ý đến mùi hương.

Đức Thế Tôn biết nhưng vẫn hỏi vua Ba-tư-nặc:

– Vì sao hôm nay vua không chú ý nghe pháp mà tâm lại bị phân tán?

Vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn:

– Từ nhỏ trẫm đã được sanh trưởng trong cung, tám tuổi đã biết việc vua. Các loại hương có trong tất cả các kho như: mộc mật, thanh mật, chiên đàn, miệt tiền, kê thiệt… chỉ cần nghe qua là trẫm đều phân biệt được. Loại hương này chẳng phải là mùi hương của nhơn gian. Đó là hương gì vậy? Xin Đức Thế Tôn nói cho trẫm biết.

Đức Thế Tôn nói:

– Đại vương muốn thấy người phát ra mùi hương này sao?

– Dạ, muốn thấy.

Đức Thế Tôn liền đưa cánh tay phải được trang nghiêm bằng trăm tướng, ấn bàn tay xuống đất, chợt có bộ hài cốt dài năm trượng sáu xuất hiện, bay lên hư không, ngồi, nằm, đi lại hoặc nhập thiền, phóng ra các loại ánh sáng xanh, vàng, đỏ, trắng, hoặc màu lưu ly, vọt lên phía Đông, biến mất ở phía Tây, bốn phương đều như vậy. Dưới thân phun ra nước, trên thân phun ra lửa. Dưới thân phát lửa, trên thân phun nước… làm ngần ấy sự biến hóa rồi lặn xuống đất.

Cả Tinh xá Kỳ-hoàn đều ngửi thấy mùi hương của bộ hài cốt ấy.

Vua Ba-tư-nặc bạch Phật:

– Đó là bộ xương của ai vậy?

Đức Thế Tôn bảo:

– Đó là xương của một vị Bích-chi Phật.

Vua lại bạch Thế Tôn:

– Xưa kia vị ấy đã tạo công đức gì mà có mùi hương vi diệu như thế?

Đức Thế Tôn đáp:

– Cách đây vô số kiếp, khi con người thọ hai mươi ngàn tuổi, có đức Phật Ca-diếp Vô sở trước Đẳng chánh giác xuất thế, thuyết pháp cho các chúng sanh một cách rộng rãi.

Khi Ngài nhập Niết-bàn, có vua Chấp Bì cho chở rất nhiều hương, hoa, cờ, lọng, loa, trống, tấu nhạc, cúng dường để làm lễ trà tỳ.

Lúc ấy, vua Chấp Bì suy nghĩ: “Ta phải dựng tháp thờ Phật Cadiếp sao cho thật đẹp”.

Ở bốn cửa thành có bốn con rồng lớn, chúng ra khỏi nước, hóa thành Bà-la-môn, đến đứng trước vua, vòng tay thăm hỏi và ngồi ở một phía. Họ hỏi vua:

– Không biết đại vương định tạo tháp thờ Phật Ca-diếp bằng những vật gì?

Vua đáp:

– Sẽ đắp đất để làm.

Bốn người ấy tâu vua:

– Người thường chết thì đắp đất làm mộ, còn đây là Đức Thế Tôn mà lại đắp đất sao?

Vua hỏi:

– Bốn người định làm bằng gì?

Bốn người ấy đáp:

– Làm bằng bốn loại châu báu.

Vua hỏi:

– Đem cả Diêm-phù-đề bán không được một loại châu báu, thì lấy đâu ra bốn loại?

Bốn người ấy liền suy nghĩ: “Chắc vua không biết ta là vua rồng”. Họ liền tâu với vua:

– Chúng tôi là vua rồng, chẳng phải là người phàm. Chúng tôi ở trong bốn cửa thành, có các cung điện bằng vàng, bạc, lưu ly, hoặc thủy tinh.Vua hãy sai thợ đào hào ở bốn cửa thành, nơi nào có vàng thì sẽ thành hào vàng. Nơi có bạc, thủy tinh, lưu ly đều thành hào bạc, thủy tinh, lưu ly.

Vua cho người đào hào ở bốn cửa thành và đều thành bốn cái hào đựng bốn loại châu báu. Vua cho lấy số châu báu đó dựng tháp thờ Phật Ca-diếp., dài một do-tuần, rộng một do-tuần, cao một do-tuần. Sau đó treo lọng cách nóc tháp một do-tuần.

Khi tháp thờ Phật Ca-diếp được làm xong thì trời đã tối mịt. Vua cho người lắc chuông trong thành thông báo cho những người bán hoa đem tất cả các loại hoa đến cửa cung và vua mua hết.

Có con của một trưởng giả thường đến nhà dâm nữ để mua dâm. Dâm nữ ấy bảo cô tớ gái ra xem, nếu con của trưởng giả có mang hoa đến thì mở cửa ngay, còn nếu không mang hoa tới thì đừng có mở cửa. Khi con của trưởng giả đến cửa, nàng hầu hỏi:

– Ai đó?

Đáp:

– Con của trưởng giả.

Nàng hầu hỏi:

– Có mang hoa tới không?

Đáp:

– Không có hoa.

– Nếu không có hoa thì không được vào.

Con của trưởng giả liền suy nghĩ: “Trong thành này hoa rất quý hiếm, không thể tìm được, chỉ có hoa ở tháp Phật Ca-diếp là dễ được”. Anh ta liền vào tháp Phật Ca-diếp, lấy hoa đựng đầy tấm vải rồi trở ra. Lúc ấy trời đã tối, cửa thành đã đóng, anh ta theo cống thoát nước để chui vào, đến gõ cửa nhà dâm nữ.

Nàng hầu hỏi:

– Ai vậy?

Đáp:

-Con của trưởng giả.

Nàng hầu hỏi:

– Có mang hoa đến không?

Đáp:

– Có.

Nàng hầu liền mở cửa mời anh ta vào. Anh ta vào, đưa hoa cho dâm nữ rồi cùng nhau giao hoan suốt đêm.

Gần sáng, toàn thân thể anh ta đều sanh ghẻ lớn như hạt cải, dần dần lớn như hạt đậu bề, rồi như hạt đậu lớn, rồi như quả A-ma-lặc, rồi như quả Tỳ-hê-lặc, rồi lớn như trái bầu tiểu bách tử, thân thể tuôn mủ, máu đen tuôn chảy.

Dâm nữ bảo nàng hầu:

– Hãy đem quẳng vào hố.

Nàng hầu nói:

– Không được. Để báo với cha anh ấy.

Nàng hầu liền đến báo với cha anh ta:

– Con trai ông bị bệnh. Hãy đến chăm sóc.

Người cha liền dẫn theo bốn người nữa đến khiêng cậu ấy về nhà, mời thầy thuốc giỏi tới nói:

– Cậu bé này bị bệnh nặng, phải trị bằng cách nào đây?

Thầy thuốc đáp:

– Cần phải có chín lạng ngưu-đầu chiên-đànNgười cha hỏi:

– Để làm gì?

Thầy thuốc đáp:

– Ba lạng để xoa thân, ba lạng uống vào bụng, ba lạng để xông y phục.

Người cha suy nghĩ: “Có bao nhiêu tiền đều đã giao hết cho nhà dâm phụ. Ngưu-đầu chiên-đàn có giá rất đắc, sợ rằng không thể mua nổi”. Ông ta liền nhờ bà con giúp đỡ và có được chín lạng ngưu-đầu chiên-đàn, đem mài trên đá ở trước bệnh nhân.

Người bệnh hỏi:

– Định làm gì vậy?

Người cha đáp:

– Để thoa lên mụt nhọt.

Người con nói với cha:

– Con phạm tội rất nặng. Dù có đặt con vào rừng chiên-đàn thì bệnh cũng không khỏi.

Người cha hỏi:

– Tội gì mà nặng vậy?

Người con kể đầy đủ sự việc và xin chín lạng ngưu-đầu chiên-đàn đó. Người cha đưa chiên-đàn cho con. Người con nói:

– Xin cha hãy đem con đến chỗ tháp Phật Ca-diếp.

Bốn người liền khiêng cậu ấy đến chỗ tháp Phật. Cậu ta cầm ba lạng ngưu-đầu chiên-đàn và nói:

– Vừa rồi con đã lấy trộm hoa nơi tháp của Phật Ca-diếp. Xin đem hương này đề bồi thường số hoa đó. Sáu lạng còn lại thì xin dâng cho Phật Ca-diếp.

Cậu ấy phát nguyện:

– Nhờ công đức này, xin cho con không bị đọa nơi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, chỉ sanh trong trời người và cuối cùng đạt được quả Phật Bích-chi mà nhập Niết-bàn.

Các mụt nhọt trên thân cậu ấy lành ngay lập tức. Khi đến đây phải khiêng, nhưng khi về thì cậu ấy tự đi bộ. Sau khi qua đời, cậu ấy sanh lên cõi trời Ba mươi ba.

Vào ngày cậu ấy sanh lên cõi trời, chư thiên đều nghe mùi hương chiên-đàn. Lúc hết tuổi thọ ở cõi trời thì được sanh nơi nhơn gian, mỗi lỗ chân lông đều có mùi hương chiên-đàn. Sau đó, cậu ấy xuất gia, học đạo và đắc quả Phật Bích-chi, nhập Niết-bàn Vô-dư.

Từ lúc vị ấy nhập Niết-bàn đến nay đã năm trăm năm, xương cốt không mục cho nên có mùi hương chẳng phải ở nhơn gian này, làm cho cả Kỳ-hoàn đều được ngửi thấy mùi hương đó.

(Lúc Phật nói lời này, hàng ngàn vạn người phát tâm cầu quả vị Phật Bích-chi).

Này đại vương! Con của trưởng giả lúc ấy, nay chính là hài cốt của vị Phật Bích-chi.

Đức Thế Tôn liền thuyết pháp cho vua nghe. Thuyết pháp xong, Đức Thế Tôn im lặng.

Lúc ấy, vua Ba-tư-nặc đứng dậy đảnh kễ Phật rồi đi, cởi xe Vũ bão trở về thành Xá-vệ.

Khi vua đang ngồi trên xe, nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho vua nghe. Thấy vậy, các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Phật. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người đang đi xe. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Vua ở phía trước, nhóm sáu Tỳ-kheo ở phía sau thuyết pháp. Đức Thế Tôn bảo:

– Người ở phía trước, mình ở phía sau thì không được thuyết pháp. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Vua ở giữa đường, nhóm sáu Tỳ-kheo ở lề đường thuyết pháp cho vua nghe. Đức Thế Tôn bảo:

– Người ở giữa đường, mình ở lề đường thì không được thuyết pháp. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Vua ngồi, nhóm sáu Tỳ-kheo đứng thuyết pháp cho vua. Đức Thế Tôn bảo:

– Người ngồi, Tỳ-kheo đứng thì không được thuyết pháp. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Vua ngồi ở chỗ cao, nhóm sáu Tỳ-kheo ngồi ở chỗ thấp thuyết pháp cho vua. Đức Thế Tôn bảo:

– Người ngồi ở chỗ cao, mình ngồi ở chỗ thấp thì không nên thuyết pháp. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với giới hạnh (trừ người bệnh).

Vua che đầu, nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho vua. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người che đầu. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Vua trùm đầu, nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho vua. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người trùm đầu. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người lật ngược phần y hai bên. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người lật ngược phần y ở hai bên. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người đắp ba y bị lệch một bên và xệ dưới đất. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người đắp ba y lệch một bên và xệ xuống đất. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người đắp ba y để rũ phần trên của y xuống một bên, hở ngực. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người đắp ba y để rũ phần trên của y xuống một bên, hở ngực. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với giới hạnh (trừ người bệnh).

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người vắt ngược ba y lên vai. Đức Thế Tôn bảo:

– Không nên thuyết pháp cho người vắt ngược ba y lên vai. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với giới hạnh (trừ bệnh).

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người vung vẩy hai cánh tay bên trong ba y. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người vung vẩy hai cánh tay trong ba y. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo ngồi thuyết pháp cho người nằm. Đức Thế Tôn bảo:

– Người nằm, Tỳ-kheo ngồi thì không nên thuyết pháp. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người mang giày da. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người mang giày da. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người mang guốc gỗ. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người mang guốc gỗ. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người cầm dù che thân. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người cầm dù che thân. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người chống gậy. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người chống gậy. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người cầm dao. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người cầm dao. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người cầm kích, Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người cầm kích. Ai thuyết pháp như vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo thuyết pháp cho người cầm búa. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được thuyết pháp cho người cầm búa. Ai thuyết pháp như vậy thì không hợp với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo đi đại tiểu tiện, khạc nhổ lên rau cỏ ở trong vườn sạch. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được đại tiểu tiện, khạc nhổ lên rau cỏ trong vườn sạch. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo đại tiểu tiện, khạc nhổ trong nguồn nước mà các trưởng giả dùng để ăn uống. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được khạc nhổ, đại tiểu tiện trong nước sạch. Ai làm vậy thì trái với Giới hạnh.

Nhóm sáu Tỳ-kheo đứng tiểu tiện. Thấy vậy, các trưởng giả bảo nhau:

– Sa-môn Thích tử này đứng tiểu tiện, có khác gì ngoại đạo Nikiền-tử.

Họ đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được đứng tiểu tiện. Ai đứng tiểu tiện thì trái với giới hạnh (trừ người bệnh).

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Có một trưởng giả thỉnh Phật và chúng Tăng. Lần đó đến phiên nhóm sáu Tỳ-kheo và nhóm mười bảy Tỳ-kheo ở lại giữ tinh xá. Nhóm sáu Tỳ-kheo bảo nhóm mười bảy Tỳ-kheo ở lại giữ tinh xá, còn họ sẽ đem phần cơm về cho.

Khi đi giữa đường, nhóm sáu Tỳ-kheo bảo nhau:

– Chúng Tăng ăn xong, nhóm sáu Tỳ-kheo nhận phần cơm của nhóm mười bảy Tỳ-kheo và đi từ từ phía sau các Tỳ-kheo. Khi đến bên ngoài cổng Kỳ-hoàn, họ đứng chần chờ ở dưới chân thành hoặc bên gốc cây chứ không chịu vào.

Nhóm mười bảy Tỳ-kheo tuổi nhỏ, không chịu nổi cơn đói, liền ra ngoài cửa trông chừng nhưng không thấy, liền leo lên cây cao và ngó thấy nhóm sáu Tỳ-kheo đang ngồi bên gốc cây hoặc ở dưới thành. Thấy các Tỳ-kheo ấy trèo cây, các trưởng giả liền đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Không được trèo lên cây cao quá đầu người. Ai trèo lên cây cao quá đầu người thì không hợp với giới hạnh (trừ khi sợ hổ, sói, trộm cướp).

Đức Phật ở tại khu vườn rừng Kỳ-đà Cấp Cô Độc, thuộc nước Xá-vệ.

Có Tỳ-kheo tên Tư-cù, ưa thích tranh cãi, không biết tôn ty, đụng ai cũng mắng chửi. Các Tỳ-kheo hành mười hai pháp đến bạch Thế Tôn. Đức Thế Tôn bảo:

– Tha thứ cho Tỳ-kheo như tha thứ cho người si.

Có bảy pháp sám hối lỗi lầm:

  1. Trước đó có lỗi, nên dạy sám hối lỗi ấy, là pháp thứ nhất.
  2. Giữ, tâm ý của ông cho ngay thẳng không để có lỗi lầm, là pháp thứ hai.
  3. Nếu người ngu gây lỗi thì dạy họ yên lặng, là pháp thứ ba.
  4. Người không biết pháp, dạy cho họ biết pháp, là pháp thứ tư.
  5. Có phạm lỗi ở trong chúng Tỳ-kheo phải như cỏ che đất, sám hối rồi lại sám hối thêm nữa, là pháp thứ năm.

– Tỳ-kheo trách phạt phải đủ năm pháp:

– Bản thân không có lỗi lầm, sau đó mới trách người kia. Mình đã không trong sạch, không thể tự làm trong sạch, trước hết phải tự làm trong sạch, sau đó mới làm cho người trong sạch. Đối với pháp thứ nhất, Tỳ-kheo trách phạt phải giữ tâm ý cho ngay thẳng, sau đó mới trách phạt người. Đó là pháp thứ nhất.

– Tỳ-kheo trách phạt ấy nếu có nói điều gì không thanh tịnh, miệng mình không thanh tịnh, không thể tự tịnh, trước hết phải tự thanh tịnh mình, sau đó mới thanh tịnh cho người. Đối với pháp thứ hai này, Tỳ-kheo trách phạt phải chuyên chú tâm ý, sau đó mới trách phạt người. Đó là pháp thứ hai.

– Tỳ-kheo trách phạt ấy, nếu tâm mình không thanh tịnh, không thể tự làm trong sạch thì trước hết phải tự thanh tịnh tâm mình, sau đó mới cho người khác thanh tịnh. Đối với pháp thứ ba ấy, Tỳ-kheo trách phạt phải chuyên chú tâm ý, sau đó mới trách phạt người khác. Đó là pháp thứ ba.

– Tỳ-kheo trách phạt đi lại vô độ, không thể tự điều phục thì trước tiên phải tự thanh tịnh mình, sau đó mới làm cho người khác được thanh tịnh. Đối với pháp thứ tư này, Tỳ-kheo trách phạt phải chuyên chú tâm ý, sau đó mới trách phạt người khác. Đó là pháp thứ tư.

– Tỳ-kheo trách phạt nếu không được nghe nhiều, không được thông, trước kia chưa được học hành thì trước hết phải siêng năng học, sau đó mới dạy người. Đối với pháp thứ năm này, Tỳ-kheo trách phạt phải chuyên chú tâm ý, sau đó mới trách phạt người khác. Lại phải học năm pháp cung kính là: cung kính Thế Tôn, Pháp, chúng Tăng, giới, và hạnh thanh tịnh. Đó là năm pháp.

Nếu có phạm lỗi thì Tỳ-kheo Thượng tọa phải sám hối với Tỳkheo Hạ tọa, Tỳ-kheo Hạ tọa phải sám hối với Tỳ-kheo Thượng tọa. Phải tha thứ lỗi lầm cho nhau, không được để qua một đêm không sám hối tội lỗi. Nếu để qua một đêm không sám hối thì đối với pháp Tỳ-ni sẽ không đạt được pháp Tỳ-ni.

Nếu các Tỳ-kheo tâm ý không được tốt, có phạm lỗi gì thì Tỳkheo Thượng tọa và Tỳ-kheo Hạ tọa phải cùng nhau sám hối để đạt được pháp Tỳ-ni nơi pháp Tỳ-ni, các Tỳ-kheo liền được yên thân hành đạo.

Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

– Ai có lỗi không sám hối thì không hợp với Giới hạnh.

(Trong bảy pháp, thiếu mất hai pháp là trưởng lão và thiếu niên. Về sau, phân năm pháp thành bảy pháp, tách pháp trên, dưới hướng về nhau sám hối ở năm pháp sau thành hai pháp nữa, thế là đủ bảy pháp).

Giới y hạ ở trong Luật không giống nhau (Luật nói quấn nhuyễn, giới bên trên nói quấn nhuyễn đầu y thành hình như vắt cơm lúa mạch nghĩa là cuốn ngược lên).

Trong phần liên quan đến ba y (bốn Giới trước giống nhau, sáu Giới sau thiếu một giới lật ngược y vắt lên vai phải mà đi vào hoặc ngồi trong nhà).

Thuyết pháp (mình ngồi ghế thấp, người ngồi ghế cao thì không được thuyết pháp).

Vẩy tay để lấy thức ăn (trong Luật thiếu vẩy tay, vung vẩy hai chân).

Thọ thực: Luật chỉ cho nhận cơm vừa ngang bát, không được há lớn miệng vét bát, thọc ngón tay cái vào cơm, không nhai mà nuốt, ăn vắt cơm lớn, dùng ngón tay lượm cơm bỏ vào miệng nhai.

Vào trong nhà (trong Luật có trợn mắt, ngước đầu, kêu gọi lớn tiếng, ngước nhìn một cách tự đại như vậy).

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10