TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 16

Đời thứ mười ba, sau đời Thiền sư Đại Giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long, có năm mười chín vị:

  1. Thiền sư Lâm ở Thạch sương
  2. Thiền sư Tử Kha ở Khai nguyên
  3. Thiền sư Thuận ở Thượng lam
  4. Thiền sư Pháp Tông ở Tam tổ
  5. Thiền sư Pháp Diễn ở Tứ tổ
  6. Thiền sư Hiểu Thường ở Ngũ tổ
  7. Thiền sư Tuyên Minh – Phật Ấn ở Cao đài
  8. Thiền sư Trọng Xác ở Linh nham
  9. Thiền sư Dĩnh Thuyên ở Đại quy
  10. Thiền sư Pháp Minh ở Cửu tông
  11. Thiền sư Đàm Tú ở Liêm tuyền
  12. Thiền sư Tuệ Giác ở Linh thứu
  13. Thiền sư Pháp Trừng ở Hưng hóa
  14. Thiền sư Nguyên Cung ở Hoa dược
  15. Thiền sư Khế Nhã ở Hưng Quốc
  16. Thiền sư Tử Cần ở Bảo cái
  17. Thiền sư Đạo Viên ở Vân phong
  18. Thiền sư Hồng Chuẩn ở Diên khánh
  19. Thiền sư Duy Hưởng ở Thắng nghiệp
  20. Thiền sư Siêu Cập ở Đăng vân
  21. Am chủ Vĩnh ở Tích thúy
  22. Thiền sư Đức Tư ở Linh ẩn
  23. Thiền sư Thường Tổng ở Đông lâm
  24. Thiền sư Viên Cơ ở Bảo ninh
  25. Thiền sư Nguyên Hựu ở vân cư
  26. Thiền sư Tuệ Nguyên ở Báo bản
  27. Thiền sư Chiêu Khánh ở Kiến long
  28. Thiền sư Nguyên ở ẩn
  29. Thiền sư Đức Phổ ở Hòa sơn
  30. Thiền sư Đức Tốn ở Tuệ lâm
  31. Thiền sư Pháp Cư ở Hựu Thánh
  32. Thiền sư Tuệ Trạch ở Tam giác
  33. Thiền sư Văn Dục ở Pháp luân
  34. Am chủ Chí Chi ở Quy tông (ba mươi vị trên hiện có ghi lục)
  35. Thiền sư Lợi Nghiễm ở Long khánh
  36. Thiền sư Tự Khánh ở Hoàng long
  37. Thiền sư Ứng tê ở Đại quang
  38. Thiền sư Trí Bí ở Thủy nam
  39. Thiền sư Thiệu Nam ở Thăng sơn
  40. Thiền sư Quế ở Nam hoa
  41. Thiền sư Nhân Kha ở Ba tiêu
  42. Thiền sư Sùng Nhã ở tuyền
  43. Thiền sư Giác Tín ở Chương pháp
  44. Thiền sư Phú ở Tuệ nhật
  45. Thiền sư Tấn ở Quy tông
  46. Thiền sư Dĩ ở Dõng tuyền
  47. Thiền sư Động Châu ở Thạch cổ
  48. Thiền sư Tuệ Anh ở Kim lật
  49. Thiền sư Trừng Phủ ở Bảo thắng
  50. Thiền sư Phổ Giác ở Tuệ nhật
  51. Thiền sư Chánh Tín ở Tây phong
  52. Thiền sư Tuệ Nhân ở Phổ ninh
  53. Thiền sư Bảo Vân ở Thúy nham
  54. Thiền sư Sùng Kiên ở Nga hồ
  55. Thiền sư Hy Yến ở Vân môn
  56. Thiền sư Hữu Trăn ở Cát tường
  57. Thiền sư Siêu Oánh ở Càn minh
  58. Thiền sư Bản Long ở Cảnh đức
  59. Thiền sư Thái ở Vân đảnh (hai mươi lăm vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Nhã Xung ở Tuệ lâm, có tám vị

  1. Thiền sư Trí Minh ở Hoa nghiêm
  2. Thiền sư Trí Hàng ở Vĩnh thái
  3. Thiền sư Tử Bang ở Thọ Thánh
  4. Thiền sư Đàm Chương ở Quảng phước
  5. Thiền sư Giới ở Thạch tháp (năm vị hiện có ghi lục)
  6. Thiền sư Nghĩa Đoan ở Phước xướng
  7. Thiền sư Nguyên Thái ở Cảnh đức
  8. Thiền sư Trọng Dự ở Bạch lộc (ba bị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tử Hồng ở Thụy nham, có sáu vị:

  1. Thiền sư Khả Anh ở Phật quật
  2. Thiền sư Đàm Chấn ở Nhạc lâm (hai vị hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Thiền Tuệ ở Trung trúc
  4. Thiền sư Tung ở Cảnh đức
  5. Thiền sư Bản ở Tư Thánh
  6. Thiền sư Văn Lượng ở Thánh thọ (bốn vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Trọng Nguyên ở Thiên bát, có sáu vị:

  1. Thiền sư Thiện Phi ở Tổ ấn
  2. Thiền sư Mãn ở Nguyên phong
  3. Thiền sư Chân Ngộ ở Thiện thắng
  4. Thiền sư Pháp Bản ở Định tuệ (bốn vị trên hiện có ghi lục)
  5. Thiền sư tiên ở Động sơn
  6. Thiền sư tuệ Thâm ở Nghĩa an (hai vị không ghi lục)

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Xung Hội ở Tam tổ, có hai vị:

  1. Thiền sư Cư Nhuận ở Lâm an (hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Minh Quảng ở Cam lộ (hiện không ghi lục)

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TUỆ NAM Ở HOÀNG LONG

1. Thiền sư Lâm ở Thạch sương.

Thiền sư Lâm ở Thạch sương tại Đàm châu. Mới đầu, lúc hành cước, Sư cùng Thiền sư Linh ở giáp sơn đồng đi, trải qua thời gian lâu dài nương tựa nơi Thiền sư Tài ở Phật nhật. Sau khi nghỉ dự tham, nhân cùng Thiền sư Linh đồng đến Hoàng nghiệt, thấy tiểu tham của Thiền sư Tuệ Nam, tuy chẳng hiểu ý chỉ mà Sư bèn mong cầu nhập thất, Thiền sư Linh tức giận đánh Sư một đấm mà bỏ đi. Riêng mình Sư ở lại, sau đó không bao lâu, Sư bèn đạo ngộ Tông chỉ của Hoàng Long (Thiền sư Tuệ Nam), cơ phong trội vượt, tiếng tăm vang động khắp chốn tùng lâm. Dưới tòa của Nam công, Sư cùng Thiền sư Khắc Văn ở Quan tây, Thiền sư Hồng Anh ở Thiệu võ, v.v… ngang danh. sư bèn khai đường giảng pháp tại Thạch sương. Có lúc lên giảng đường, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Hoa sương một cảnh, cùng ngân mắt tiêu nhiên, cây khô trước nhà, gió thổi cỏ rạp, nước biếc mênh mông vô tận, mây trắng nhóm mà lại bày, thiền khách qua lại no đủ, tham quan dưới rừng cùng gặp, cười lớn ha, ha. Hãy nói cười cái gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Khói trong thôn tháng ba tháng tư, riêng là xuân một nhà”. Xong, Sư xuống khỏi tòa. Có lúc Sư lại bảo: “Hoặc nói huyền hoặc nói diệu, Đức Sơn, Lâm Tế vỗ tay cười. Lại nói không nói là Bồ-đề, nhiều năm trên xà mọc cỏ chi. Ôi!” Có vị Tăng hỏi: “Nắm dùi, nâng cây phất trần, nắm buông một bên, xin Sư đáp câu thoại”. Sư bảo: “Dán mắt cao”. Lại nói: “Tác gia Tông sư”. Sư bảo: “Dưới chân sai nhầm quá”. Vị Tăng ấy đưa tọa cụ họa vẽ một đường. Sư bảo: “Tự lãnh ra đi”. Lại hỏi: “Đấng Pháp vương xuất hiện nơi đời, xin thi hành hiệu lệnh”. Sư bảo: “Một hai ba bốn năm”. Lại nói: Pháp lệnh thì hành”. Sư bảo: “Thuyền con tiêu tương”. Lại hỏi: “Từ vân đầy dẫy, Tuệ nhật tỏa ngời, đại chúng mừng vui xin Sư một lần tiếp”. Sư bảo: “Tốt”. Lại hỏi: “Chẳng nói ngậm hữu tượng, nơi nào rơi vô tư?” Sư đáp: “Thạch nữ bên khe cười gật đầu”. Lại hỏi: “Lúc cây khô ở Thạch sương sống lại thì thế nào?” Sư đáp: “Đáy biển rùa vàng chạy, bên trời thỏ ngọc tỏ”. Lại hỏi: “Thế nào là hoa giác nở có nơi, quả chín tự tỏa hướng?” Sư đáp: “Trên đỉnh núi Tu-di xoay mặt hướng nam đi”. Sư giảng nói pháp rất tương tợ Thiền sư Chân Tịnh, nhưng đối với Thiền sư Chân tịnh chẳng cùng biết mà tâm rất kính trọng. Lúc Sư ở Thạch sương thì Thiền sư Chân Tịnh ở Động sơn. Sư có viết bài tụng đưa tiễn vị Tăng, có nói là: “Bông lông bốn biển cầu thiền giả, chẳng đến Tân phong cũng là si”.

Đến ngày mồng 08 tháng 03 năm Nguyên Phong thứ bảy (1084) thời Bắc Tống, Sư cạo tóc tắm rửa, vào nửa đêm, lúc tiểu tham, Sư bảo: “Bình sinh hành cước mới bắt đầu thấy người. Bình sinh tham thiền trước sau đắc lực, thành Phật làm Tổ chẳng lìa tấc vuông, vạc sôi lò đỏ chỉ tại như nay. Cái tin tức ấy như người uống nước nóng lạnh tự biết.
Nên nghe tôi nói một bài tụng”. Sư bèn đọc bài tụng là:

“Một đại huyễn
Quang minh xán lạn
Nhọc não chúng sinh
Sớm chiều phân tán”.

Xong, vào nửa đêm, Sư ngôi thẳng mà thị tịch, trà tỳ có được Xálợi, bèn an táng tại núi đó.

2. Thiền sư Tử Kha ở Khai nguyên.

Thiền sư Tử Kha ở Khai nguyên tại Kỳ châu, vốn người dòng họ Hứa ở Tuyền châu. Sư mới đầu nương tựa Thiền sư Trí Nột ở Khai nguyên, khảo xét kinh điển mà được độ, Sư học tinh thông các kinh Lăng Nghiêm, Viên Giác. Xong, Sư giã từ đó đến bái yết Thiền sư Chân ở Thúy nham. Sư hỏi về đại ý của Phật pháp. Thiền sư Chân khạc nhổ nơi đất, bảo: “Cái giọt ấy rơi ở nơi nào?” Sư vỗ vào ngực nói: “Ngày nay người học đau lá lách”. Thiền sư Chân mở đổi sắc mặt. Sư giã từ đó, đến dự tham nơi Thiền sư Tuệ Nam ở Tích thúy, trải qua hơn một năm mà thấu đạt ý đạo, nhân thời gian hầu cận Thiền sư Tuệ Nam, thương lường xác thực xưa nay. Vừa gặp lúc có tuyết lớn, Thiền sư Tuệ Nam chỉ vào tuyết mà hỏi: “Ở đó có thể cắm một cây bông chổi chăng?” Sư đáp: “Không thể vậy thì trời tạnh mặt nhật hiện bày, mây vật tan nhóm há lại có ư? Biết có đến cùng người đối với một lời câu như phá tre, tuy trăm mắt nhưng đón nhận mũi nhọn mà mở tan há dung thứ lời tiếng ở phỏng lường bàn nghị ư?” Một ngày nọ, Thiền sư Tuệ Nam sai một vị Tăng hỏi ngược là: “Lão Hòa thượng Tam Quan hỏi thế nào?” Sư gằng tiếng bảo: “Lý ấy hiểu lâu xa thời sự làm gì?” Thiền sư Tuệ Nam nghe vậy càng lấy làm kỳ lạ. Từ đó tiếng tăng Sư vang khắp các pháp tịch tùng lâm. Đến khi Thiền sư Tuệ Nam thị tịch, Thiền sư Diễn ở Tứ tổ bảo phân tòa. Ở trong thất duỗi chỉ dạy lời rằng: “Một người có miệng không được họ tên là ai?” Về sau lưu truyền đến Đông lâm, Thiền sư Tổng khen ngợi là: “Thủ tòa Kha như núi sắt cao muôn nhận rốt cùng khó lưu lại ngữ mạch khác”. Sau đó không bao lâu, lấy Khai nguyên làm thành thiền lâm, thỉnh mời Sư làm Tổ đời thứ nhất. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hư không không trong ngoài, sự lý có ngắn dài, thuận thì thành Bồ-đề, nghịch thì thành phiền não. Đèn lồng thường ngủ gật, trụ bày cũng ảo não, đại đạo tại trước mắt, lại tìm đến nơi nào?” Xong, Sư nắm cây phất trần đánh xuống thiền sàn một cái. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Bốn mặt cũng không cửa, mười phương chẳng vách rơi, đầu rối bù, tai chỏng ngược, mỗi mỗi bày tướng nam nhi đại trượng phu, sao được không dây mà tự buộc. Hãy nói một câu thấu thoát làm sao sống? Nói”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đạp phá giày cỏ chân tỏ chạy”. Có vị Tăng hỏi: “Với núi Tu-di đặt để trong hạt cải tức chẳng hỏi, còn lúc trong mảy trần chuyển Đại pháp luân việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Một bước tiến một bước”. Lại hỏi: “Thế nào thì buổi sáng đến Tây vức, chiều tối về đất đường?” Sư đáp: “Làm khách chẳng như về nhà”. Lại hỏi: “Từ lâu đã vọng hưởng đạo phong, xin Sư cùng thấy?” Sư đáp: “Mây trăng lá đồng, khe núi mỗi khác”.

3. Thiền sư Thuận ở Thượng lam.

Thiền sư Thuận ở Thượng lam tại Hồng châu, vốn người xứ Tây thục. Sư là người có sự nhận biết sâu xa, cần cừ thuần chí, các hàng hậu tấn ở chốn tùng lâm thảy đều kính trọng mến quý Sư. Mới đầu, lúc ra đất Thục, Sư cùng Thiền sư Nột ở Viên thông đồng đi, thế rồi lại cùng Thiền sư Liên ở Đại giác vân du rất lâu. Sư lại khéo kết bạn lành với lão Tô Công. Nên về sau, Hoàng Môn tán thán chân tượng Sư nói là: “Cùng Nột đồng đi, cùng Liên đồng ở”. Sư đắc pháp từ Thiền sư Tuệ Nam, làm trưởng tử của Thiền sư Tuệ Nam, nhưng duyên bạc, các nơi Sư ở đều là chùa nhỏ nơi phương xa. Sư lại đến ở Cảnh phước, Hương thành và Song phong. Các học giả qua nơi cửa nhà Sư chẳng chịu ở lại. Sư cũng an nhiên tự tại. Nhìn cảnh đời như bụi bay qua mắt. Sư hưởng thọ hơn tám mươi tuổi, ngồi mà thị tịch tại núi hương thành, dung mạo vẫn như lúc bình sinh. Lúc sống Sư kết bạn lành với Phan Diên, đến lúc sắp thị tịch, Sư sai mời Phan Diên tới để cùng giã biệt, nhưng khi Phan Diên đến nơi thì Sư đã thị tịch. Sư chỉ dạy đại chúng phần nhiều dùng bằng kệ tụng mà đều là những lời đức hạnh. Có bài kệ nói là:

“Ngày hạ người người nắm quạt lay
Đông đến dùng than đầy lò đốt
Nếu hay như vậy toàn hiểu biết
Trần kiếp Vô minh hẳn tiêu ngay”.

Sư lại làm bài kệ tụng về Triệu Châu Khám Bà Tử rằng:

“Triệu Châu hỏi đường Bà Tử
Đáp là thẳng nghĩ gì đi
Đều nói khám pháp lão bà
Bà Tử không nơi tuyết ấy”.

Sư lại làm về bài tụng Tam Quan ở Hoàng long rằng:

“Sông dài tuyết tan nước mênh mông
Bỗng nhiên gió dữ cuộn sóng cao
Chẳng biết ngư ông ý huyền diệu
Nghiêng ở trong sáng nhìn gió đào”.

Lại có bài tụng rằng:

“Nam hải, Ba tư vào đại Đường
Có người riêng báu bèn thương lường
Hoặc lúc gặp tiện lúc gặp quỷ
Ngày đến Tây phong bóng dần dài”.

Lại có bài tụng rằng:

“Hoàng long lão Hòa thượng
Có cái nói duyên sinh
Sơn Tăng nối dõi ấy
Ngày nay vì ông bày
Vì ông nêu bày
Mô con riêng hiểu bắt chuột già”.

Rất được các chốn tùng lâm xưng tán những bài tụng ấy v.v…

4. Thiền sư Pháp Tông ở Tam tổ

Thiền sư Pháp Tông ở Tam tổ tại Thư châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Uống muối thêm bị khát”. Lại hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Mười dặm hai cái bia, năm dặm một cái ụ”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong đạo?” Sư đáp: “Nhỏ lánh lớn, hèn lánh sang”. Lại hỏi: “Thế nào là tâm sở vi của Thiện tri thức?” Sư đáp: “Đầu ngả tư đường?” Sư đáp: “Không biết”. Lại hỏi: “Thế nào là một mảnh ngoái đầu ngả tư đường?” Sư đáp: “Không biết”. Lại hỏi: “Đã là không biết tức nói gì?” Sư đáp: “Không người đạp nhằm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Năm lần năm là hai mươi lăm, mọi người thời nào đều biết số, nắm ngược thể thứ hai, người mịt mờ không y cứ. Vì gì không y cứ? Mến một lũ kia tức mất một mối”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sáng lắc lư, sống lao nhao, mười phương thế giới một mảy trần, kéo đến trước mặt biết không biết, chẳng hướng ý căn trên nhóm xâu”. Xong, Sư vỗ một cái. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Giá thang có thể vin cao, tuy lên mà chẳng thấu được Phong luân. Khí vật ấy uổng công, mưu tính ấy càng vọng, chẳng bằng về nhà ngồi, khỏi khiến chạy bụi trần. Đại chúng! Cái nào là bụi trần? Tổ Phật thiền đạo”.

5. Thiền sư Pháp Diễn ở Tứ tổ.

Thiền sư Pháp Diễn ở núi Tứ tổ tại Kỳ châu, vốn người ở Quế châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là tâm tướng?” Sư đáp: “Núi sông đất liền”. Lại hỏi: “Thế nào là tâm thể?” Sư bảo: “Ông kêu gì làm núi sông đất liền?” Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lá lìa cành thu đã về muộn người tham huyền phải cảnh ngộ, chớ cho rằng năm sau lại có ngày xuân, rảnh rang rảo bước đường trước núi. Hãy nói làm sao sống là đường trước núi?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Hiểm nguy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chủ sơn nuốt chửng án sơn, tầm thường bàn luận cây gậy chống, khắp cùng sát trần chưa đủ lấy làm lạ, quang cảnh cả hai đều mất lại là vật gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Gặp kiếp lửa đốt cháy, mảy may đều hết, núi xanh như cũ trong mây trắng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đạo của Phật tổ như vách dựng đứng ngàn nhận, phỏng nghĩ rong tìm lại đồng chấm trán, thức chẳng thể biết, trí chẳng thể hay. Các Thánh xưa đến trong ấy, duỗi một lời nửa câu, cần cùng các người có nơi nào vào. Do đó nói cúi đầu chẳng thấy đất, ngửa mặt chẳng thấy trời, muốn biết nơi trâu trắng, chỉ nhìn trước đầu lâu. Như nay, trên đầu là nóc nhà, dưới chân là đất, trước mặt là điện Phật. Hãy nói trâu trắng tại xứ nào?” Và Sư mới gọi đại chúng, cả chúng ngẩng đầu lên, Sư bèn quát mắng.

6. Thiền sư Hiểu Thường ở Ngũ tổ

Thiền sư Hiểu Thường ở Ngũ tổ tại Kỳ châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là việc trong tông thừa?” Sư bảo: “Động môi mép được gì?” Lại hỏi: “Thế nào là chánh pháp nhãn?” Sư bảo: “Chọn lựa được gì?” Lại hỏi: “Thế nào là pháp thân?” Sư bảo: “Nói ngươi chẳng hiểu được gì”. Lại hỏi: “Lúc hoa sen chưa trồi khỏi mặt nước thì thế nào?” Sư đáp: “Nhìn không thấy”. Lại hỏi: “Sau khi đã trồi khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Hương thơm trong sạch tỏa đầy đường”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một niệm tín tâm một niệm Phật, niệm niệm lại là chẳng vật khác, sáu cửa ra vào đâu thần thông, một luồng tỏa sáng không khuôn phép, đi cũng đi, ngồi cũng ngồi, hoặc nói hoặc cười không hai cái, dưới mắt nếu là nhận được cừ, núi xanh muôn dặm cỏ một tất”.

7. Thiền sư Tuyên Minh – Phật Ấn ở Cao đài.

Thiền sư Tuyên Minh – Phật Ấn ở chùa Cao đài tại Nam nhạc. Có vị Tăng hỏi: “Chánh pháp nhãn tạng, Niết-bàn diệu tâm, tiện xin nhón ra?” Sư ngước mắt nhìn thẳng lên. Vị Tăng ấy lại hỏi: “Thế nào là trời người có nương nhờ?” Sư đáp: “Mạc vàng tuy quý”.

8. Thiền sư Trọng Xác ở Linh nham.

Thiền sư Trọng Xác ở Linh nham tại Tề châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm ấn Tỏ sư tướng trạng tợ cơ của trâu sắt, kim khêu chẳng ra, thìa khêu chẳng nỗi, qua ở nơi ai, duyên tuy ngàn thứ cỏ, mùi thơm chỉ một gốc lan”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Không vuông không tròn, chẳng trên chẳng dưới, lừa kêu chó sủa mười phương vô giá”. Xong, Sư vỗ vào thiền sàn một cái rồi xuống khỏi tòa.

9. Thiền sư Dĩnh Thuyên ở Đại quy.

Thiền sư Dĩnh Thuyên ở Đại quy tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “gương xưa lúc chưa lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Đen tối đầy đất”. Lại hỏi: “Sau khi đã lau chùi thì thế nào?” Sư đáp: “Sáng rực cửa đảnh”. Lại hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Từ Quảng châu lên thuyền”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Thiếu lâm ngồi xoay mặt vách tường”. Lại hỏi: “Người học không hiểu?” Sư đáp: “Trở về Tây vức”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Núi cao nước lạnh, người đi hiếm đến, chăm trâu dưới sườn, thiền khách ngang dọc, ra ra vào vào chẳng đạy rơi cỏ. Nghĩ gì nói năng lại có đạo lý Phật pháp hay không?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ức kiếp Ngưỡng sơn từng có nói, một hồi vào cỏ, một hồi khiên hồng”.

10. Thiền sư Pháp Minh ở Cửu tông.

Thiền sư Pháp Minh ở Cửu tông tại An châu. Có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Tòa báu đã đến ở ngày nay, xin Sư một câu bày mới nhọn?” Sư đáp: “Trong lời nói có vọng hưởng”. Lại nói: “Hạc liệng liền trời kêu, quạ vàng quanh cây bày”. Sư bảo: “Nhận biết lấy câu thoại đầu”. Lại hỏi: “Lúc đến trong núi báu tay không mà trở về là như thế nào?” Sư đáp: “Người dùng sức mất”. Lại nói: “Trong đường dùng hết ý, ma-la tức trở về”. Sư bảo: “Rất kỵ nói nhằm”. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng là: “Tâm vốn tuyệt trần chúng sinh tự mờ tối, thí như biển lớn lắng trong sóng nổi gió sinh, cũng như Thái hư sóng sạch mây ùn mưa sa. Các Nhân giả! Gió chưa dấy mây chưa nổi. Hàn Sơn, Thập Đắc được vui thái bình, đỉnh núi Cửu tông tùng cao biếc, trước chùa dòng nước xưa nay trong, nạp Tăng mắt sáng phải kỹ càng.” Xong, Sư mới cười bảo: “Đứng lâu, trân trọng”.

11. Thiền sư Đàm Tú ở Liêm tuyền.

Thiền sư Đàm Tú ở Liêm tuyền. Có vị Tăng hỏi: “Lúc đầy miệng nói không được thì thế nào?” Sư đáp: “Câu thoại rơi rớt”. Lại hỏi: “Lúc chẳng cùng muôn pháp làm bạn thì như thế nào?” Sư đáp: “Tự da bụng mình tự đắp họa”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học chuyển thân?” Sư đáp: “Quét đất tưới hoa”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi người học thân thiết?” Sư đáp: “Gối cao kê đầu”. Lại hỏi: “Lúc tất cả chẳng là gì thì thế nào?” Sư đáp: “Oanh hót trên non, hoa nở trước núi”. Lại hỏi: “Thế nào là cửa miệng của nạp Tăng?” Sư đáp: “Giết người chẳng dùng dao”.

12. Thiền sư Tuệ Giác ở Linh thứu.

Thiền sư Tuệ Giác ở Linh thứu tại Tín châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Đại chúng! Trăm ngàn Tam-muội, vô lượng diệu nghĩa đều tại dưới gót chân các người, xin các người mỗi tự xoay lại cùng lấy. Hiểu chăng? Xoay lại cùng chẳng xoay lại cùng, nhận lấy đường về nhà, trí tuệ làm cầu bến, nhu hòa làm tựa nương, ở an thì lo lắng nguy ách tại vui, chỉ phải như ông chẳng thấy Cư sĩ dòng họ Bàng, vàng ròng rút kéo tức như phẩn đất. Cha con vây tròn nhụm đầu cùng nói lời vô sinh, lời vô sinh bên nhớ ghi lấy. Chín hạ hoa tuyết bay, ba đông mồ hôi đổ như mưa.

13. Thiền sư Pháp Trừng ở Hưng hóa.

Thiền sư Pháp Trừng ở Hưng hóa tại Hồng châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mây lồng núi ngọc mưa giữa trời, trăm hoa đua xanh ngàn núi tranh biếc. Cảnh giới Giá-na, cửa Hoa tạng mở, nơi nơi Thiện Tài lớp lớp Di-lặc, chủ bạn cùng tham lại đồng tuyên bày. Đại bi vô cùng độ sinh chẳng nhọc mệt. Đại chúng có thấy Di-lặc chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Nhớ dài Giang nam trong tháng ba, nơi chá cô kêu hương trăm hoa”.

14. Thiền sư Nguyên Cung ở Hoa dược.

Thiền sư Nguyên Cung ở Hoa dược tại Hành châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Đạo?” Sư đáp: “Thông thân không chướng ngại”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong Đạo?” Sư đáp: “Qua lại mặc dọc ngang”. Lại hỏi: “Lúc hoa sen chưa ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Cành lá rất rõ ràng”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Mặc tình mọi người trông xem”. Lại hỏi: “Trời đất nếu dạy ra, đường ao nào dám giấu”. Sư bảo: “Chớ vọng tưởng”. Lại hỏi: “Lúc Thiệu tượng chưa sinh thì thế nào?” Sư đáp: “Ba tư đọc phạm thư”. Lại hỏi: “Sau khi đã sinh thì thế nào?” Sư đáp: “Hồ Tăng cười gật đầu”. Lại hỏi: “Lúc muốn sinh mà chưa sinh thì thế nào?” Sư đáp: “Rửa chân lên thuyền đánh cá”. Lại nói: “Toàn nhân ngày nay vậy”. Sư bảo: “Chải đầu không rửa mặt”.

15. Thiền sư Khế Nhã ở Hưng quốc.

Thiền sư Khế Nhã ở Hưng quốc tại An châu. Có vị Tăng hỏi: “Xin Sư chẳng ở trong nói nín mà đáp câu thoại?” Sư nắm cây gậy gõ xuống một cái. Lại nói: “Hòa thượng chớ thô suất vội vàng”. Sư bảo: “Trời tây chém đầu chặt tay”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Đọa, đọa”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm như trăng tỏ liền trời tĩnh lắng”. Sư liền đánh một vòng tròn rồi tiếp bảo: “Hàn Sơn Tử… tánh tợ đầm lạnh trong sạch thấu triệt đáy, là cảnh giới gì?” Ngưng giây lát, Sư tiếp bảo: “Dạ quang vô giá người chẳng biết. Biết được lại kham làm gì? Cửu Thiên rỗng qua mấy ngàn xuân”. Và Sư mới cười lớn ha, ha, tiếp bảo: “Tranh như riêng ngồi dưới cửa sổ sang, hoa rơi hoa nở tự có thời”. Xong, Sư xuống khỏi tòa.

16. Thiền sư Tử Cần ở Bảo cái.

Thiền sư Tử Cần ở núi Bảo cái tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Sư nay đã xướng khúc nhạc nhà Hồ, lại đem pháp gì chỉ dạy đồ chúng?” Sư đáp: “Chữ “Nhất” hai đầu duỗi”. Lại hỏi: “Oai quang ra đêm nay chiếu dụng ra cửa nào?” Sư đáp: “Trên đầu ánh sáng rực rỡ, dưới chân sơn đen mập mờ”. Lại nói: “Vào nước thấy thân mình dài”. Sư bảo: “Kẻ bàng quan xấu xí”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khe núi tuy khác, trăng mây là đồng, thuận ứng vuông tròn, mặc tự đông tây. Đại chúng, pháp chẳng lìa, vang chẳng lìa tiếng, đến trong đó rành rành sắc, hiển bày thế nào thấu được. Lại có thấu được chăng?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chuông vang trống vọng cùng giao ứng, núi xanh chẳng ngại mấy trắng bay”.

17. Thiền sư Đạo Viên ở Vân phong.

Thiền sư Đạo Viên ở Vân phong núi Đại canh, vốn người xứ Nam hùng. Sư tánh tình thuần chí, du phương từ thủa thiếu thời, tuy no đủ dự tham mà chưa thấu triệt. Nghe Thiền sư Tuệ Nam ở am Tích thúy tại Hoàng nghiệt, Sư bèn đến đó nương tựa. Một ngày nọ, ngồi yên dưới bảng, nghe hai vị Tăng cử xướng về nhân duyên Dã hồ của Bách Trượng. Một vị Tăng nói: “Chỉ như chẳng mê mờ nhân quả, cũng chưa khỏ bị làm thân Dã hồ”. Vị Tăng kia ứng tiếng bảo là: “Bèn là chẳng rơi lạc nhân quả, cũng nào từng đọa lạc bị làm thân Dã hồ ư?” Sư nghe lời nói ấy, bèn đứng sững lấy làm lạ đó, chẳng tự biết thân mình khởi lên ý hành đi lên đầu am, vừa qua khe bỗng nhiên đại ngộ, gặp thấy Thiền sư Tuệ Nam thuật bày lại việc ấy, chưa trọn câu chuyện mà lệ trào cùng gò má. Thiền sư Tuệ Nam bảo đến giường thị giả ngủ ấm, bỗng nhiên đứng dậy Sư làm bài kệ rằng:

“Nhân quả chẳng lạc chẳng mê
Tăng tục vốn không húy kỵ
Trượng phu khí vũ như vua
Tranh nhận đãy giấu chăn che
Một cành lan lật mặc dọc ngang
Dã hồ nhảy vào đội lông vàng”.

Thiền sư Tuệ Nam thấy thế cười lớn giây lâu. Sư lại làm bài kệ tụng về gió và phướng rằng:

“Chẳng là gió chừ chẳng là phan
Mây trắng như cũ che núi xanh
Năm sau già lớn lẫn không sức
Trận được chút nhàn trong rộn ràng”.

Thiền sư Chân Tịnh – Khắc Văn rất xưng tán tưởng thưởng đó, cho là cơ phong chẳng kém gì Thiền sư Hồng Anh ở Thiệu võ, thường tự tay viết hai bài kệ ấy. Đến lúc tuổi già, Sư ở chùa Vân phong tại núi Đại canh.

18. Thiền sư Hồng Chuẩn ở Diên khánh.

Thiền sư Hồng Chuẩn ở Diên khánh tại Phước châu, vốn người xứ Quế lâm. Sư có thời gian lâu dài theo Thiền sư Tuệ Nam vân du, tánh tình Sư thuần thành cẩn mật chẳng từng trái ngược mọi vật. Nghe điều thiện của người như phát sinh ở chính mình, hơi khí vui mừng dồi dào tỏa phát nơi chặn lông mày, nghe điều xấu của người, hẳn chấp tay khấu khẩn giữa không trung như tự truy hối. người thấy đó không ai chẳng cười, mà Sư chân thành trước sau nhất như. Lúc ra hoằng hóa, Sư ở tại Diên khánh, đến khi tuổi già, Sư giã từ mọi việc của viện mà ẩn vết nơi chùa Hàn khê. Đến lúc tuổi đã ngoài tám mươi, mà suốt đêm ngày Sư không làm việc gì khác, ngoài việc ăn ngủ chỉ ngâm nga Phạm âm tán tụng Quán Thế Âm mà thôi. Lúc Sư sắp thị tịch, môn nhân đệ tử đều đến, các đàn-việt cúng dường, chỉ có một người hầu ở lại, Sư nắm khánh ngồi trước đền thờ thổ địa, tụng một biến kinh Khổng tước, xong rồi cáo biệt mà về, Sư ngồi yên nhắm mắt mà tịch, ba ngày sau vẫn không nghiêng ngả. Mọi người trong làm xóm đến trông xem như thành đổ, bỗng nhiên Sư mở mắt mỉm cười và bảo ngồi nơi đất. Có Khoảnh Môn đệ tử trở về, sư bèn gọi đến bên hữu, nắm thần sắc không biến đổi, hai má ửng hồng như lúc bình sinh, các hàng đạo tục đắp họa hình tượng Sư nói khám thờ.

19. Thiền sư Duy Hưởng ở Thắng nghiệp.

Thiền sư Duy Hưởng ở Thắng nghiệp tại Nam nhạc. Có vị Tăng hỏi: “Người học chợt vào chốn tùng lâm, xin Sư chỉ dạy?” Sư bảo: “Muôn đi ngàn dặm phải bắt đầu từ bước trước tiên”. Lại hỏi: “Trong mười hai thời khắc, giẫm đạp như thế nào?” Sư đáp: Mây trăng vô tâm, trời xanh có mặt nhật”. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Có lợi không lợi chớ lìa đi chợ, Vương lão sư bán thân tức chẳng hỏi. Hãy nói gạo Lô lăng có người trả giá chăng? Nếu không có người nào thì lão Tăng tự bán tự mua”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đi hướng đông chẳng thấy đi hướng tây lợi”. Xong, sư nắm cây gậy gõ xuống một cái.

20. Thiền sư Siêu Cập ở Đăng vân.

Thiền sư Siêu Cập (Nãi?) ở núi Đăng vân tại Quế châu. Có vị

Tăng hỏi: “Chưa xét rõ mây lên như thế nào (Đăng vân)?” Sư đáp: “Lan lật vác ngang chẳng trông thấy người”. Lại hỏi: “Núi cao nguy hiểm làm sao lên?” Sư đáp: “Thẳng đến ngàn núi muôn núi đi”. Lại hỏi: “Tiện là nơi vì người không?” Sư đáp: “Nhìn dưới cẳng chân”. Lại nói: “Cảm tạ Sư đã chỉ bày”. Sư bảo: “Hiểm nguy”. Sư lại bảo: “Núi Đăng vân rất hiểm nguy cao vợi”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Ngày nay sơn Tăng từ đất bằng phẳng lên ăn uống giao xan”. Xong, Sư bèn xuống khỏi tòa.

21. Am chủ Vĩnh ở Tích thúy.

Am chủ Vĩnh ở Tích thúy tại Hoàng nghiệt. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Sơn Tăng ở am này từ trước lại không thiền có thể nói, không pháp có thể truyền, cũng không sai khác trân báu, chỉ thâu được một cái đầu củi lửa tiếp tục lưu lại cho người sau, khiến khói lửa ấu không dứt tuyệt, ánh lửa mãi sáng ngời”. Xong, Sư bèn nắm cây phất trần ném xuống một cái. Khi ấy có vị Tăng cúi xuống đất nhặt lấy đưa lên miệng thổi một cái. Sư bèn hét, bảo: “Ai biết củi lửa tiếp tục, đầu từ bên gã kia, khói tiêu lửa tắt đi”. Xong, Sư bèn rủ áo trở về am. Vị Tăng ấy oái nhả lè lưỡi. Sư lại từng hỏi Sa-môn Thẩm Kỳ: “Từ lâu ông chẳng thấy làm điều gì?” Thẩm Kỳ đáp: “Thấy tạng chủ Vĩ có cái nơi an lạc”. Sư bảo: “Thử nêu cử tương tợ ta”. Nhân đó, Thẩm Kỳ thuật sở đắc của mình. Sư bảo: “Ngươi phải, Vĩ chưa phải”. Thẩm Kỳ chẳng lường biết là gì, trở về nói cùng Vĩ. Vĩ cười lớn, bảo: “Ngươi quấy, Vĩnh chẳng quấy vậy”. Kỳ bèn chạy đến Tích thúy cật vấn với Nam Công. Thiền sư Tuệ Nam cũng cười lớn, Sư nghe thế bèn làm kệ tụng rằng:

“Sáng tối cùng tham cơ sống chết
Cảnh giới đại nhân Phổ Hiền biết
Đồng đường sinh chẳng đồng đường chết
Cười ngã trong am lão dùi xưa”.

22. Thiền sư Đức Tư ở Linh ẩn.

Thiền sư (Sơn chủ) Đức Tư ở Linh ẩn tại huyện Tú tùng, Thư châu, vốn người đất Thục, Sư ở tại viện suốt hai mươi năm. Mỗi ngày riêng tự lên giảng đường bảo: “Mỗi sáng tương tợ mỗi ngày một ban, chỉ ấy bèn phải lại chớ cầu riêng”. Đến ngày mồng 04 tháng 10 năm Nguyên Phong thứ sáu (……………) thời Bắc Tống, Sư lên giảng đường, nhóm tập đại chúng, đứng giây lát, Sư bảo: “Hiểu không?” Đại chúng im lặng không nói gì, Sư nghiễm nhiên mà thị tịch.

23. Thiền sư Thường Tổng ở Đông lâm.

Thiền sư Thường Tổng ở chùa Đông lâm – Hưng long tại Giang châu, vốn người dòng họ Thi ở Diên bình. Sư nương tựa tại Hoàng long lâu dài. Được Thiền sư Tuệ Nam trao truyền cho Đại pháp quyết chỉ. Đến lúc ra hoằng hóa, mới đầu, Sư ở tại Lặc đàm, tiếp dời đến Đông lâm, đều hợp sấm ký. Có vị Tăng hỏi: “Trong càn khôn, giữa khoảng vũ trụ có một vật báu cất giấu bí ẩn tại hình sơn. Vậy thế nào là vật báu?” Sư đáp: “Trăng sáng hiện, trăng tối ẩn”. Lại nói: “Chẳng chỉ nghe tên, ngày nay thân gần thấy gặp’. Sư bảo: “Hãy nói vật báu tại nơi nào?’ Lại nói: “điện xưa cửa mở sáng rưjc rỡ, sen trắng bờ ao người trong xã”. Sư bảo: “Riêng vật báu hoàn lại hồ mắt biếc kia”. Lại có vị Tăng ra giữa chúng dất tọa cụ dậy thưa: “Xin Sư đáp câu thoại?” Sư đáp: “Buông xuống nhằm”. Vị Tăng ấy bèn bày thế. Sư bảo: “Thâu gom”. Lại nói: “Năm xưa tìm kiếm khách, sáng nay gặp tác gia”. Sư bảo: “Trong ấy là chỗ nào?” Vị Tăng ấy bèn hét. Sư bảo: “Hét lão Tăng ư?” Vị Tăng ấy lại hét. Sư bảo: “Thả qua lại tranh được tiện đánh”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Càn khôn đại địa thường diễn viên âm, nhật nguyệt muôn sao hằng đàm thật tướng. Vụt nhớ xưa trước Hoàng long nói mưa thu lâm râm thâu đêm đến sáng, chấm châm không rộng chẳng rơi nơi khác”. Sư lại bảo: “Giọt xuyên tròng mắt ngươi, lấn đốt lỗ mũi ngươi, Đông lâm đây thì không như vậy, chung cùng kết quy về biển cả làm thành sóng đào”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Lão Lô chẳng biết chữ chóng tỏ rõ Phật ý, bởi Phật ý lìa văn mực. Bạch Triệu không biết sách tròn ngộ tông thừa, bởi tông thừa chẳng phải ngôn thuyên. Như lão bà tâm đây rành rẽ vào nước bùn. Người thời nay nếu còn nắm lấy trụ cầu tắm gội, nắm dây buông thuyền”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Tranh quái được lão Tăng”.

24. Thiền sư Viên Cơ ở Bảo ninh.

Thiền sư Viên Cơ ở chùa Bảo ninh tại Kim lăng, vốn người dòng họ Lâm tại Phước châu. Có vị Tăng hỏi: “Sống chết đến nơi làm sao lánh trốn?” Sư đáp: “Ngủ gật trong nhà, rút mở trong liêu”. Lại hỏi: “Tiện lúc nghĩ gì thì thế nào?” Sư đáp: “Phải biết có một đường chuyển thân”. Lại hỏi: “Thế nào là một đường chuyển thân?” Sư đáp: “Nghiêng tủy não ngươi ra, kéo khỏi lỗ mũi ngươi”. Lại nói: “Tiện từ ngày nay không nghi vậy”. Sư bảo: “Làm sao sống hiểu?” Lại nói: “Chỉ biết làm việc tốt, chẳng hỏi lộ trình trước”. Sư bảo: “Phải là gì?” Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nguồn đạo chẳng xa, biển tánh chẳng xa, chỉ hướng ngay chính mình mà tìm cầu chớ tìm cầu nơi khác. Người xưa nghĩ gì nói năng, rất tợ như dẫn đứa tớ làm con, chỉ nai làm ngựa. Nếu là Thúy nham tức chẳng vậy. Chẳng hướng ngay chính mình tìm cầu, cũng chẳng theo nơi khác tìm cầu. Cớ sao hai vầng lòng may xưa nay tự giăng ngang, lỗ mũi xưa nay tự thẳng. Ngay như nói được hoa trời rơi loạn xạ, ngoan thạch gật đầu, tính lại lắm hư chẳng như ít thật. Hãy nói thế nào là việc ít thật?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Đông qua (bí đao) ngay thẳng mực, trái bầu cong như cung”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mưa xuân nho nhỏ muôn sự đều thích nghi, mầm lúa nẩy tươi rau lá được thời. Nếu A-nan chấp tay, Ca-diếp cũng nhăn mày. Ngay như trên hội Linh sơn nắm hoa mỉm cười, tính lại còn giẫm trải lìa nhỏ nhiệm, tranh tợ ba nhà trong thôn lão ông cày sâu trồng cạn, mỗi tự biết thời vụ. Có việc ngay trước mặt bèn nói, ai quản máy mắt nhướng mày. Lại có một số việc kỳ đặc. Sau cùng một trứ lại phải biết”. Sư bèn đánh cây phất trần một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rộng tìm văn nghĩa, cầu hình trong gương, nghĩ niệm quán không, vốc trăng trong nước, riêng truyền tâm ấn đặc đất lắm mối. Đức Sơn, Lâm Tế uổng dùng công phu, Thạch Củng, Tử Hồ vụt thành đặc đất. Nếu là Bảo ninh đây thì tất cả chẳng là gì, chỉ tự tùy duyên ăn uống, hết thảy tầm thường trốn sâu mây trắng, cam chịu làm kẻ vô học. Dám hỏi cùng các người, cuối cùng Bảo Ninh tìm gì để báo đáp bốn ân ba cõi?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Người buồn chẳng đến người buồn nói, nói đến người buồn buồn giết người”.

Đến lúc Sư thị tịch, trà tỳ có rốt cùng chẳng rã hoại, nhặt được hai viên Xá-lợi năm sắc, dựng tháp tôn thờ tại phía hữu đài Vũ hoa.

25. Thiền sư Nguyên Hựu ở Vân cư.

Thiền sư Nguyên Hựu ở Vân cư tại Nam khương quân, vốn người dòng họ Vương ở Thượng nhiêu, Tín châu. Năm mười ba tuổi, Sư phụng thờ Sa-môn Tề Thịnh ở Thừa thiên tại Bác sơn. Nămâhi mươi bốn tuổi, sư được độ, thọ giới Cụ túc. Bấy giờ Thiền sư Tuệ Nam đang ở tại Hoàng nghiệt, Sư bèn sang nương tựa suốt hơn mười năm. Đến sau khi Thiền sư Tuệ Nam thị tịch, Sư vân du tới Tương trung, dựng am ở nơi nền móng xưa cũ của Mã Tổ tại Hành nhạc. Các hàng Nạp tử đuổi tìm theo Sư, tiếng tăm vang vọng khắp kinh sở. Có Toại Soái Trực đang trấn thủ tại Đàm châu, muốn lập Thiền pháp tại Đạo lâm, rất mực kính lễ thỉnh mời Sư làm đời thứ nhất, Sư vui vẻ nhận chịu đến. Phòng ốc ở núi Đạo lâm, giữa khoảng hang kiến trùng thấy núi quanh co từng lớp hiện bày, tôn tượng thiết lập lắm nhiều suốt đến tận Tương tây. Sư mở mang trống rỗng, lấy nhà trống làm thiền thất để nhóm tụ tất cả học giả ở khắp bốn phương, các người lao dịch chẳng dám phá hoại tôn tượng, Sư bèn tự cày bới vất bỏ ra sông và bảo: “Ngày xưa vốn chẳng thành, ngày nay sao được hoại? Pháp ta còn không phàm tình huống hồ lưu lại Thánh giải ư”. Qua sáu năm mà điện các tạo lập hoàn thành. Xong, Sư giã từ nơi đó vân du đến Lô sơn. Nam khương thái thú Lục Công Chỉ thỉnh mời Sư đến ở chùa Ngọc giản. Từ Vương nghe tiếng tăm Sư nên tấu trình tặng áo phương bào sắc tía. Sư làm bài kệ chói từ đó rằng:

“Làm Tăng sáu mươi (60) tóc điểm hoa
Vô bổ không môn thẹn xuất gia
Nguyện xin phong lại lễ bộ điệp
Khỏi tội am lão áo ca-sa”.

Có người hỏi về nguyên do, Sư đáp: “Ân của người chủ mà ban thí của Vương Công, chẳng dám từ để gần danh vậy, chỉ vì pháp vốn bình đẳng. Xưa kia Huệ Mãn chẳng nhận Tú thỉnh mời rằng: “Nếu trong thiên hạ không có chư Tăng mới nhận sự cúng dường của ông”. Huệ Mãn là người gì ư?”

Vương An Thượng là em của Kinh Công đến hỏi pháp nơi Sư. Lấy chốn Vân cư thỉnh mời Sư đến ở, Sư vui vẻ nhận lời mà nói là: “Nên đem cốt này về an táng trên đỉnh núi vậy”. Xong, Sư bèn lên kiệu mà đi. Mới đầu, ngày khai mở giảng đường, sau khi hỏi đáp đã xong, Sư mới bảo: “Pháp diên mới mở, trời người đều nhóm tập, may gặp hiếm gặp chánh tại ngay đây. Lại có nhân thời vừa biến đến nạp Tăng ư? Ra lại cùng các người làm chứng cứ”. Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chẳng lòi đầu là khéo tay. Tuy là như vậy, nhưng ngày nay Đạo Lâm đã đến trên đất bằng ăn uống giao xan rồi. Nhờ gặp Đại sĩ Kim Lật có hai pháp môn phóng một đường chỉ, Đạo Lâm mới cởi mở đầu đãy vải, đủ để có thể bày trải gia phong, hướng đến nơi không có Phật mà xưng tôn. Bèn mới chỉ điểm ba cõi, mắt nhìn bốn phía, nép ngưỡng trời Nghiêu cao ca ngày Thuấn, cử điệu âm vương, xướng man Bồ-tát, tấu ẩn huyền cầm, ngậm ý thái cổ. Chánh là lúc Văn Thù thôi buồn bã, Phổ Hiền dối trầm ngâm. Mặc tình là ngàn Thánh xuất hiện đến khác miệng đồng lời, cũng chẳng tiêu hết một trái. Ngưng đứng lâu, trân trọng”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sắc nguyệt hòa mây trắng, tiếng tùng mang móc lạnh, khéo cái tin tức thật, nhờ ông xem kỹ càng. Tiên sư Hoàng Long hòa thân buông ngả, lại có người nâng đỡ dậy được chăng? Ông bà chẳng rõ ương lụy đến cháu con”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Tất cả các tiếng là tiếng Phật”. Rồi, Sư nắm cây phất trần đánh vào thiền sàn một cái, tiếp bảo: “Phạm âm sâu xa khiến người vui thích nghe”. Sư lại bảo: “Hết thảy màu sắc là Phật sắc”. Sư mới nắm cây phất trần dậy mà bảo: “Nay Phật phóng ánh Quang minh trợ giúp phát nghĩa thật tướng. Người đã đến, nên đảnh đội vâng thực hành. Người chưa đến, nên biết như vậy, tin như vậy”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

Đến giờ tý, nửa đêm mồng 07 tháng 07 năm Nhâm thân (??), Sư ngồi kiết-già nơi Phương trượng, bảo cùng đại chúng rằng: “Ba nơi trú trì, chẳng truyền một pháp, gió lửa tụ tán, vật lý thường tình. Sau khi tôi thị tịch, không được theo thế tục thiết bày lễ tang khóc lóc, nên vâng theo như Đức Phật chúng ta theo pháp của Tây vức mà thiêu đốt rồi đưa về tháp”. Và Sư bèn nói bài kệ rằng:

“Năm nay, sáu mươi sáu (66)
Ba nơi nhân duyên đủ
Nửa đêm lửa đốt núi
Nhảy vào trong lửa tắm”.

Nói xong, Sư bèn thị tịch. Trà tỳ có được Xá-lợi năm sắc, dựng tháp tại núi Vân cư. Thưa bình sinh, Sư người bạch gầy ốm tóc bạc trắng không cạo, phong độ anh kiệt đặc kỳ, nói pháp khéo hay quở trách các phương, cao nhã tự xưng là Vương Hựu Thượng tọa v.v…

26. Thiền sư Tuệ Nguyên ở Báo bản.

Thiền sư Tuệ Nguyên ở Báo bản, vốn người dòng họ Nghê ở Triều châu. Từ thủa để chỏm Sư đã lẫm nhiên như người lão thành, mỗi lúc các trẻ nhỏ vui đùa trước mặt, Sư chỉ duỗi tay ngồi ngồi kiết-già mà thôi. Song thân thấy vậy, bảo rằng: “Con trẻ tài khéo như thế đâu thể để kham nhận việc đời, nên khiến phụng trì Phật pháp chư Tăng mới đáng vậy”. Sư nghe thế rồi vụt nhiên đứng lễ bái, liền đến nương tựa nơi tinh xá ở Nam thành, trì tụng kinh Pháp Hoa. Đến năm mười chín tuổi, Sư chính thức xuống tóc thọ giới Cụ túc. Rồi Sư vân du đến Kinh đô, ngụ ở tại Hoa nghiêm. Có Pháp sư Viên Minh trông thấy Sư mà lấy làm lạ, bảo là: “Thượng nhân tuổi còn trẻ nhỏ từ đâu đến đây để mong cầu gì?” Sư đáp: “Tuệ Nguyên từ Nam hải đến đây, không mong cầu gì khác, chỉ cầu Phật pháp”. Pháp sư Viên Minh cười bảo: “Chốn Vương thành đây tiếng tăm mưu lợi lắm nhiều ngay cả tửu sắc giăng ngang mắt tranh đoạt mỗi ngày có cả muôn mối, làm sao có Phật pháp ư? Phật pháp hẳn ở tận phương Nam”. Sư mới từ Lạc thành vân du đến Tương hán, giẫm trải khắp các danh sơn, phàm những nơi đến, Sư đều thân gần các Thiện tri thức, nhưng đều không có được giải ngộ.

Mùa xuân năm Trị Bình thứ hai (1065) thời Bắc Tống, Sư đến Hoàng long. Bấy giờ Thiền sư Tuệ Nam vừa từ am Tích thúy đến, các bậc long trượng khắp bốn phương nhóm tập. Sư thường ngồi dưới bảng, thường tự kéo tay lật úp ngửa trông nhìn đó bảo là: “Sao có đạo lý mà nói là tợ tay Phật? biết nhà ta ở Triều dương mà mới hỏi sinh duyên xứ nào ư?” Một ngày nọ bỗng nhiên đến ngộ, dứt sạch điều nghi, Sư bèn cất bước ra đi. Năm Hy Ninh thứ nhất (1068) thời Bắc Tống, Sư vào đất Ngô, khai đường giảng pháp ở chùa Thọ Thánh tại Ngô giang. Sai vị Tăng đến Hoàng long trình bày thư nối tiếp dòng pháp. Thiền sư Tuệ Nam trông thấy tên Sư bèn bảo với chuyên sứ là: “Tôi chợt quên mất vị Tăng này, thư chưa muốn mở xem, có thể khiến đến đây cùng thấy mặt lão Tăng”. Chuyên sứ trở về báo lại, ngay ngày ấy Sư liền chuẩn bị hành trang đến Dự chương, mà Thiền sư Tuệ Nam đã viên tịch, nhân lưu lại tin tức ngợi khen. Vừa lúc lão nhân Hối Đường ra thành cùng gặp, cùng Sư nói điều rất kỳ đặc ấy. Sư rất hận lão sư chẳng kịp mặt, bèn ở lại hơn một tháng, sau đó Sư trở lại đất Ngô. Các hàng đạo tục rất mến quý Sư, thỉnh mời đến ở viện Tuệ nghiêm tại Côn sơn hơn mười năm. từng có thuyền về từ Tráp xuyên, gặp phải thuyền giặc cướp, mũi nhận sóng nhọn phô bày, mọi người trên thuyền đều kinh sợ, chẳng biết ra hướng nào, Sư vẫn ngồi yên từ từ bảo: “Tiền của đều thí cho các ngươi, còn mạng sống thì không thể hại”. Bọn cướp đi rồi, đến sáng mọi người tới trông xem thuyền đều cho là Sư đã chết, nhưng dung mạo Sư vẫn an hòa, thần sắc ngưng nhiên bình thường. Sư đối đầu với sống chết họa phước mà hay thoát khỏi an nhiên không lụy đến như vậy.

Đến năm Nguyên Hựu thứ tư (1089) thời Bắc Tống, Sư lại chuyển dời đến ở chùa Vạn thọ tại thừa thiên, đại chúng càng nhóm tụ đông nhiều. Đích thân Sư mang bát đến Hồ châu khất thực. Dân chúng Hồ châu nói: “Nơi Sư đến là nhà, sao khổ riêng mến Cô tô”, cố lưu giữ Sư lại không cho trở về. Mọi người ở Tô châu nghe thế bèn mang gậy trượng giáo mác vào Hồ châu bảo: “Cớ sao cướp đoạt Thiện tri thức của Bang ta? Chánh phải hoàn trả lại, nếu không thì chỉ có chết mà thôi”. Sư tự nhiên chẳng lận tiếc đi ở bảo rằng: “Ta mặc duyên vậy”. Cùng tranh giữ hơn cả tháng, mọi người Tô châu ăn hết lương thực bèn bỏ đi, cuối cùng mọi người Hò châu có được Sư. Sư bèn đến ở Thiền viện Báo bản. Đến ngày 16 tháng 11 năm Nguyên Hựu thứ sáu (1091) thời Bắc Tống, Sư lên tòa, nói kệ tụng rằng:

“Năm mươi lăm (55) năm thân huyễn mộng
Đông Tây Nam Bắc ai là thân
Mây trắng tan hết ngoài núi xanh
Muôn dặm trời thu mảnh trăng mới”.

Nói xong, Sư bèn thị tịch. Hữu ty gián Trần Công Oánh Trung đang ở tại Hồ châu đích thân thấy việc ấy, bảo rằng: “Sư là người cứng rắn, phong độ rất cao, oai nghi đoan chánh, ngồi yên trọn ngày. Môn nhân đệ tử của Thiền sư Tuệ Nam, người có khả năng nối vết hành tàng chỉ một mình Sư thôi vậy”. Và Sư đã bảo an táng tại phía Nam của núi Hiện, đệ tử Sư là Sa-môn Nguyên Chánh hỏi: “Sao riêng nghĩ đến núi Hiện vậy?” Sư đáp: “Ngày sau nơi đó có thể dựng lập chùa”. Quả nhiên, ba mươi năm sau, thái sư Sở Quốc Công Vương Phủ nghĩ tưởng đạo phong của Sư, nên cầu thỉnh triều đình phong tặng Sư thụy hiệu là “Chương Ngộ Thiền sư”. Tháp hiệu là “Định Ứng”. Và triều đình có chiếu chỉ dựng lập chùa Hiển hóa, thường năm độ Tăng xuất gia để phụng thờ hương hỏa.

27. Thiền sư Chiêu Khánh ở Kiến long.

Thiền sư Chiêu Khánh ở Kiến long tại Dương châu, vốn người dòng họ Lâm ở Tân giang, Tuyền châu. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Mới thấy năm mới, vụt nhiên sớm đã là mồng một tháng hai, khí trời dung hòa, phỏng nêu cử cái thời tiết nhân duyên cùng các người thương lượng, tức bị Phạm vương, Đế-thích ló đầu trong mắt liễu tại ngoài cửa, trước nói kệ rằng: “Xoáy xoay bông nhẹ bay, tạm theo gió đi lại, lần theo chạy cầu gầm, thôi nói năng bông ta, đang lúc khua nhằm A-tu-la”. Nắm lấy cây trụ bảo: “Mặc bông ấy bỗng gặp gió tây thổi, sóng Vị thủy lá rơi đầy Trường an, một câu làm sao sống nói? Khi ấy Đế-thích quấn đầu vào trong mắt liễu”. Ngưng giây lát, Sư bảo:

“Tham”.

28. Thiền sư Nguyên ở ẩn.

Thiền sư Nguyên ở ẩn trầm am tại Nam khương quân, vốn người dòng họ Đặng ở Dự chương. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió lạnh đánh nước thành băng, mặt nhật chiếu băng thành nước, băng nước vốn tự vô tình, mỗi mỗi ứng thời mà đến. Thế gian muôn vật đều vậy, chẳng dùng gượng sống phỏng bán”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tiên sư mới đầu phụng thờ Tổ sư Đề ở Thê hiền và Tổ sư Trường ở Lặc đàm, trải qua hai mươi năm, tông phong kỳ áo, kinh luận huyền yếu không gì chẳng xuyên suốt. Lại nhân Vân phong chỉ thấy Từ Minh thì một chứ không dùng, bèn thiết bày ngữ cú Tam quan để xét nghiệm người học, mà người học như Diệp Công họa vẽ rồng, rồng hiện liền sợ”.

29. Thiền sư Đức Phổ ở Hòa sơn.

Thiền sư Đức Phổ ở Hòa sơn tại Cát châu, vốn người dòng họ Bồ ở Huyện châu. Thủa thiếu thời Sư chuộng khí tiết, có sức nhận biết trác tuyệt, thấy gặp Thiền sư Tĩnh ở núi Phú lạc, bèn liền chấp tay đảnh lễ nói: “Đây là thầy tôi vậy”. Thiền sư Tĩnh bèn cùng nói Sư kỳ đặc, dẫn Sư về trong núi ngầm xét xem, thấy cử chỉ động niệm của Sư tợ như lão Tăng tu hạnh đầu đà. Thiền sư Tĩnh bảo: “Ông này bẩm tánh hào phóng chẳng nhận chịu sự khống chế, mà hay chỉ tiết cối chày đun nấu để phụng sự đại chúng làm việc chuyên, thật là hiếm có”. Đến năm mười tám tuổi, Sư được độ, thọ giới Cụ túc, ưu tú kiệt xuất nơi giảng tịch. Sư giải Duy thức luận và Khởi tín luận. Lưỡng xuyên không một ai dám cật nạn, xưng gọi Sư là “Nghĩa Hổ”. Sư bắt tội Khuê Phong làm sớ nghĩa phần nhiều là ức đoán tự nói, chỉ trích các điểm lỗi quấy, răn dạy người học không nên tin đó. Các bậc lão túc đều từng cùng nói với Sư rằng: “Khuê Phong là người được Quốc sư Lương ấn chứng. Chỉ mình ông lấy sức gà mái kiến càng mà lay cây ấy vậy”. Sư than rằng: “Người học vì danh vị làm mê hoặc đã lâu dài rồi vậy. Lương và Khuê Phong chẳng có bốn mắt tám tay, cớ sao cam tự khuất phục thối lùi ư?” Sư mới ra đất Thục đến Kim loan, Kinh châu, ban đêm cùng nghỉ với một vị Tăng – chợt quên tên vị đó hiện nay làm am chủ Tình tại Liễu sơn. Nghe vị ấy đã no đủ mọi dự tham, Sư bèn hỏi: “Kinh luận có trái phụ gì đối với Thiền tông mà Trưởng lão phần nhiều quở trách vậy ư?” Vị nạp Tăng ấy đáp: “Vì đó là thức tình nghĩa lý tư tưởng biên lường, chẳng hay phát Thánh đắc đạo. Giả sử như có người phát Thánh đắc đạo đều nương đó để làm duyên vậy. Nếu như chẳng có nhân tự ngộ, chỉ có kinh luận là nương cậy thì hay đọc hay biết hay thấy hay hiểu đều chứng Thánh thành đạo đi vậy, sao lại còn cùng bọn tôi tớ cúi ngưỡng ư? Bởi vì chỉ lấy câu chết mà làm sở tri chứng vậy, nên Tổ sư từ Tây vức lại, như kinh nói: “Hết thảy chúng sinh xưa nay vốn thành Phật”. Ông có tin vậy chăng?” Sư đáp: “Lời của Đức Thế Tôn nói đâu dám không tin”. Vị nạp Tăng ấy tiếp bảo: “Đã tin vậy thì sao còn khư khư xa dần đến đây vậy?” Sư đáp: “Nghe Thiền tông có pháp truyền riêng nên lại đây vậy”. Vị nạp Tăng ấy cười bảo: “Phải là chưa tin chẳng thể tin vậy”. Sư hỏi: “Bệnh ấy ở đâu?” Vị nạp Tăng ấy bảo: “Thiền sư Tuệ Nam ở am Tích thúy xuất hiện nơi đời đã lâu. Ông nên đến thấy đó, chẳng nên đến sau. Nếu được thấy thì sẽ khiến cho bệnh ông chóng lành vậy”. Ngay ngày ấy, Sư bèn cất bước ra đi. Năm Hy Ninh thứ nhất (1068) thời Bắc Tống thì Sư đến Hoàng long, Sư hỏi: “A-nan hỏi Ca-diếp” Đức Thế Tôn trao truyền cho Kim Lan, ngoài ra còn truyền pháp gì chăng?” Tôn giả Ca-diếp gọi: “A-nan!” Tôn giả A-nan: “Dạ”. Tôn giả Ca-diếp bảo: “Ngược tức cán giết trước cửa nhằm”. Ý chỉ ấy như thế nào?” Thiền sư Tuệ Nam bảo: “Thượng nhân ra đất Thục đã từng đến Ngọc tuyền chăng?” Sư đáp: “Đã từng đến”. Lại hỏi: “Đã từng treo bát chăng?” Sư đáp: “Chỉ một đêm bèn đi”. Lại bảo: “Đạo tràng trí giả là quan ải tướng quân đánh cúng, cùng kết duyên thời nào sao phòng ngại?” Sư im lặng giây lát, mới nhận hiểu câu hỏi trước. Thiền sư Tuệ Nam cúi đầu, Sư rảo bước đi ra, bỗng nhiên mà có sự tỉnh ngộ, rất kinh ngạc bảo là: “Nghĩa Hổ của Lưỡng xuyên mà chẳng tiêu một khạc nhổ của lão đây!”

Mùa thu năm Hy Ninh thứ tám (1075) thời Bắc Tống, Sư vân du đến Loa xuyên, Đãi chế Lưu Công thỉnh mời Sư đến ở Thiền viện Tuệ vân, được bảy năm, Sư chuyển dời đến ở Hòa sơn được mười hai năm. Đến ngày 15 tháng 12 năm Nguyên Hựu thứ năm (1090) thời Bắc Tống, Sư bảo mọi người chung quanh rằng: “Những bậc tôn túc ở các phương tịch tại tùng lâm hẳn cúng tế, tôi cho đó là nhọc thiết bày dối trá. Nếu tôi chết, các người nên cúng tế trước”. Và Sư mới bảo: “Từ nay nên bày biện để cúng tế”. Đồ chúng cho là Sư đã già mà khéo nói đùa, hỏi rằng: “Bao giờ Hòa thượng thị tịch?” Sư đáp: “Các ông cúng tế xong thì đi”. Từ đó, Sư ngồi trong nhà nghỉ, đồ chúng thiết đặt mọi thứ cúng tế, đọc văn, quỳ, lạy, dâng thức ăn, Sư thọ thực tự nhiên. Từ môn nhân đệ tử trở xuống các hàng khỏe mạnh mỗi ngày lần lượt cứ như thế. Đến ngày mồng một tháng giêng năm sau (1091), sau khi cúng tế hoàn tất, Sư bảo: “Ngày mai tuyết lạnh ta mới đi”. Đến sáng sớm bỗng nhiên tuyết tan hết, Sư ngồi đốt hương mà thị tịch, hưởng thọ sáu mươi bảy tuổi, bốn mươi chín hạ lạp. Dựng tháp an táng toàn thân tại bên tả của chùa.

30. Thiền sư Đức Tốn ở Tuệ lâm.

Thiền sư Đức Tốn – Phật Đà ở Tuệ lâm tại Đông kinh, vốn người dòng họ Dương ở Hầu quan, Phước châu. Thủa thiếu thời, Sư tập học Nho giáo, thông minh quảng bác, tiếng tăng vang vọng, bỗng nhiên nhàm chán trần tục rối ren, phát chí cầu đạo, bèn đến nương tựa Thượng nhân Tuệ Chiếu ở chùa Thiên ninh tại Đông kinh mà xuất gia. Sau khi khảo xét kinh pháp mà được độ, Sư bèn đến dự tham phỏng hỏi khắp các vị Thiện tri thức, đến nơi pháp tịch của Thiền sư Tuệ Nam, gieo cơ khai ngộ, qua thời gian dài lâu làm thị giả, Sư lại vân du đến các pháp tịch. Rồi, mới đầu ra hoằng hóa Sư đến ở Tịnh độ tại Phần dương, tiếp dời đến ở Bạch vân tại Thái nguyên. Sư thường ngồi chẳng nằm, các hàng Tăng tục rất mực kính phục, mãi đến lúc tuổi tác càng cao, đạo phong Sư càng bền chắc. Sư bèn vâng phụng sắc chiếu đến ở Tuệ lâm. Ngày khai đường giảng pháp, vua Triết Tông (Triệu Húc 1068- 1101) thời Bắc Tống, sai Trung sứ ban tặng Sư hương. Lên pháp tòa, sau khi hỏi đáp xong, Sư mới bảo: “Truyền trì việc này đâu thể khua môi múa lưỡi, rong ruỗi ngôn từ bén nhọn mà có thể bàn nghị. Nhưng ở trong cửa phương tiện, việc không hai hướng. Cho nên Bồ-tát Văn Thù lấy vô trú làm gốc, Tổ sư Tào Khê lấy vô niệm làm tông. Tông của vô niệm là tông của muôn pháp, gốc của vô trú là gốc của muôn pháp. Chúng sinh bỏ gốc thoe ngọn trái giác hợp trần. Một khi mất nguồn ấy, mê mà chẳng lại, nên Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại , chẳng lập văn tự đặc biệt đề xướng tông thừa, chỉ dạy các người thấy rõ tự tánh cùng Phật đồng thọ, thôi hết thì Bồ-đề chẳng từ người khác mà đắc. Đức Phật dạy: “Ta ở nơi Đức Phật Nhiên Đăng không một pháp khả đắc, Đức Phật Nhiên Đăng mới vì thọ ký cho ta. Nếu có một pháp khả đắc, thì Phật Nhiên Đăng chẳng vì thọ ký cho ta vậy”. Cử xướng như vậy còn là Hóa môn. Hãy nói một câu chẳng rơi lạc Hóa môn làm sao sống? Nói. Đông không tháng chạp lạnh xuống xem”. Sư lại bảo: “Các Nhân giả đạo không ẩn hiển, gặp duyên tức tông, pháp không đến đi, nhân thời mà hội. Nếu duyên thời mà chưa hội, tuy có Phật tổ cũng chẳng làm được gì. Hãy khôi phục bày trải chiếu tổ, tạo lập tùng lâm đâu thể chỉ mình chư Tăng mà có đủ khả năng? Hẳn phải nhờ sự hộ trợ của Quốc vương, đàn-việt, Phật nhật mới có thể dâng cao tỏa sáng. Từ xưa tại kinh thành chưa nghe là đạo, tiên đế mới dựng lập pháp tràng, thỉnh mời những bậc thuộc hàng cao lưu ở khắp nơi đồng làm việc lớn cùng một lúc, nên ngày nay đạo Phật mới hưng thạnh như vậy. Hoàng đế bệ hạ từ thiếu thời giẫm đạp cơ đồ lớn, sớm nghe diệu pháp, chẳng quên lời Đức Phật căn dặn đinh ninh tiếp nối rạng ngời hương thơm xưa trước, bèn khiến mọi người ở chốn sơn dã được dự phần mạng của triều đình, tức đem mọi thiện lợi của sự khai đường giảng pháp này dâng lên cầu chúc Thánh thọ vô cương, cúi nguyện Thuấn nhật và Phật nhật đồng tỏa sáng, Nghiêu phong và Tổ phong đồng thổi mát, muôn nước không việc gì, thời cơ đang năm hưng thịnh, bốn biển yên lặng, mọi người hưởng vui phong hóa thái bình!” Ngừng đứng giây lát, Sư bảo: “Trân trọng!” Đến lúc vua Triết Tông băng hà (1101), trong trăm ngày, Sư được triều đình phong tặng hiệu là “Phật Đà Thiền sư”. Sau đó không bao lâu, Thái hậu cũng qua đời, Sư lại bị nhận sắc chiếu thỉnh mời vào nội cung, lên pháp tòa xiển dương Bát-nhã, triều đình ban tặng rất nồng hậu. Pháp đạo được nối dõi từ Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long đến đây mới bắt đầu hưng thạnh tại chốn kinh đô.

Sư thị tịch trong khoảng niên hiệu Đại Quán (1107-1111) thời Bắc Tống.

31. Thiền sư Pháp Cư ở Hựu Thánh.

Thiền sư Pháp Cư ở Hựu Thánh tại phủ Long hưng, vốn người dòng họ Trịnh ở Thiều dương. Về già Sư mới gặp được Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long, rất được ấn chứng. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Việc này như thầy thuốc ứng nghiệm phương cách trị bệnh. Vả lại, chất độc xen tạp đã đầy bụng, chưa dễ chữa trị, hẳn cho thuốc uống mù lòa mắt mà sau lành. Lại khiến tùy ý ném nó xuống chân, cuồng hoặc càng thêm cố tật. Tìm kiếm bệnh ấy nơi chính mình cũng chẳng chứng nghiệm ư?

Trước pháp đường cỏ sâu dày, ở nơi tâm không thẹn”.

32. Thiền sư Tuệ Trạch ở Tam giác.

Thiền sư Tuệ Trạch ở núi Tam giác tại Kỳ châu. Có vị Tăng hỏi: “Sư lên tòa báu, đại chúng xin lắng nghe?” Sư nắm cây gậy gõ xuống một cái. Lại hỏi: “Đáp tức tiện đáp, lại gõ cái gì?” Sư bảo: “Trăm thứ tạp toái”.

33. Thiền sư Văn Dục ở Pháp luân.

Thiền sư Văn Dục ở Pháp luân tại Nam nhạc. Có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy gõ một cái, và hét một tiếng, tiếp bảo: “Trên tuyết thêm sương, trong mắt thêm mạc, nếu cũng chẳng hiểu Bắc-uấtđơn-việt”.

34. Am chủ Chí Chi ở Quy tông.

Am chủ Chí Chi ở Quy tông tại Lô sơn, vốn người xứ Lâm giang. Thủa tráng niên, Sư làm Bí-sô (Tỳ-kheo) nương theo Thiền sư Tuệ Nam ở Hoàng long, đến Quy tông bèn lãnh hội yếu chỉ sâu mầu, nên có làm kệ tụng là:

“Chưa đến nên phải đến
Đến rồi khiến người cười
Lông mày vốn vô dụng
Không cừ đáy sóng xinh”.

Sau đó không bao lâu, Thiền sư Tuệ Nam lại dẫn lui, Sư ẩn dật trong chúng. Một ngày nọ thỉnh khắp đã xong, Sư viết bài kệ rằng:

“Mầm chè lộc sắc mới lìa hang
Măng sừng lang man lại nhả bùn
Nhà núi một năm việc xuân rõ
Được nhàn ai quản đầu bảng thấp”.

Từ đó, các hàng Nạp tử đua nhau đến thân gần, Sư chẳng vui thích, bèn lên dựng am ở trên tuyệt đảnh. Có làm bài kệ rằng:

“Ngàn non trên đảnh một gian nhà
Lão Tăng nửa gian, mây nửa gian
Đêm qua mây theo gió mưa đi
Đến đầu chẳng tợ lão Tăng nhàn”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ XUNG Ở TUỆ LÂM

1. Thiền sư Trí Minh ở Hoa nghiêm.

Thiền sư Trí Minh – Phật Tuệ ở chùa Hoa nghiêm – Vĩnh hưng tại Đông kinh, vốn người dòng họ Sử ở Thường châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Nếu luận bàn về việc này thì tại trời là sắp hàng muôn tượng mà đều hiện, tại đất thì chuyển vận bốn mùa mà phát sinh, tại người thì vào ra co duỗi sáu căn lẫn dùng. Hãy nói tại trên đầu cây gậy của sơn Tăng lại làm sao sống?” Ngưng giây lát, Sư gõ một cái, tiếp bảo: “Cao cũng nhằm, thấp cũng nhằm”.

2. Thiền sư Trí Hàng ở Vĩnh thái.

Thiền sư Trí Hàng ở Vĩnh thái tại Trấn châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tan làm hơi là bạc bẽo của đạo, vừa ở biến là tệ hại của pháp, linh cơ chẳng mờ tối phô xưa bày nay, đại dụng hiện tiền nào được nào mất. Tuy là như vậy, bỗng gặp dùi sắt không lỗ làm sao sống nói câu thoại hợp”. Và Sư nắm cây gậy, tiếp bảo: “Xuyên qua xong vậy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rồng bay vọt Bích Hán biến hóa vô phương, phụng liệng trời xanh, ai biết dấu vết. Đáng thực hành thì thực hành, chẳng ra ngoài trăm ngàn môn Tam-muội. Đáng dừng thì dừng, sao quên vạn tượng sum-la. Do đó nói lấy không được bỏ không được, trong không thể được chỉ gì được? Hãy nói được cái gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chớ vọng tưởng”.

3. Thiền sư Tử Bang ở Thánh thọ.

Thiền sư Tử Bang – Viên Giác ở Thánh thọ tại Giang âm quân. Có vị Tăng hỏi: “Ý Tổ và ý giáo tạm rút bỏ một bên, còn thế nào là được chóng thành Phật?” Sư đáp: “Có thành, trọn chẳng phải, là Phật cũng chẳng thật”. Vị Tăng ấy phỏng bàn nghị, Sư quát mắng: “Thoại đầu nói gì?”.

4. Thiền sư Đàm Chương ở Quảng phước.

Thiền sư Đàm Chương – Pháp Chiếu ở Quảng phước tại Thường châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Xuân đến hoa tự nở”. Lại hỏi: “Người học chưa hiểu?” Sư đáp: “Thu đến, lá điêu tàn trước”. Lại hỏi: “Thế nào là trâu trắng lộ bày nơi đất?” Sư đáp: “Đầu sừng rõ ràng”. Lại hỏi: “Thế nào là một câu

Hòa thượng vì người?” Sư đáp: “Một hai ba bốn năm sáu bảy”. Lại hỏi: “Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Muôn vật đều từ trong đó ra”.

5. Thiền sư Giới ở Thạch tháp.

Thiền sư Giới ở Thạch tháp, tại Dương châu. Sau khi chứng đắc yếu chỉ từ Thiền sư Xung ở Tuệ lâm, Sư ra ở một ngôi chùa tại Tây hồ thuộc Hàng châu, rồi chuyển dời đến ở Thạch tháp tại Dương châu. Bỗng nhiên lùi pháp tịch, Sư vượt qua sông, Tô Đông Pha lại biết Dương châu thỉnh mời Sư trú trì. Sớ có làm lời của Tô Đông Pha mà ít lưu lại. Triều Vô Cửu học sĩ vì đó mà tuyên cáo. Do đó tiếng tăm Sư vang động một thời, Tô Đông Pha lại có làm bài Minh về “Giới y” rằng:

“Thạch tháp đắc Tam-muội
Mới từ Định tuệ vào
Cho nên thường quý giữ
Đăng đàn thọ giới y
Tôi nghe được đạo nhân
Một vật chẳng thể lưu
Thế nào pháp y đây
Chằm vá thành bá nạp
Các pháp niệm niệm đi
Y nay chẳng y xưa
Pháp này không sinh diệt
Y cũng không hư hoại
Bày y không bụi này
Tắm người không dơ này
Hoại thì theo kia đi
Cho nên trọn chẳng hoại”.

Sư là người mà Tô Đông Pha có biết đến, nên có thể thấy Sư là người như thế nào.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TỬ HỒNG Ở THỤY NHAM

1. Thiền sư Khả Anh ở Phật quật.

Thiền sư Khả Anh – Xướng Quốc ở Phật quật tại Đài châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Phật pháp?” Sư đáp: “Một vòng xoay mới ra biển muôn nước đều đượm ân”. Lại hỏi: “Người học chẳng hiểu?” Sư đáp: “Chỉ bởi rành rẽ hết, vụt khiến sở đắc chậm”. Lại hỏi: “Thế nào là cảnh Phật quật?” Sư đáp: “Xuân về một đường đẹp trước hang, tuyết hết vài núi lạnh ngoài mây”. Lại hỏi: “Thế nào là người trong cảnh?” Sư đáp: “Cây gậy đêm đánh sương trăng cao, bình đồng sáng súc khói đầm biếc”. Và Sư mới bảo: “Gió xuân thoảng mỏng, muôn vật đều xinh tươi, giữa khoảng rừng lão nhà qua ngâm khúc âu ca, trên sông ngư ông thả câu. Hoa núi bày đẹp, liễu bờ rủ nhim, oanh ngâm rừng kiều, thú kêu côc sâu, mây trắng nhóm trên núi lớp lớp lớn cao, muôn phái triều tông xa mờ sóng cả trăng nơm, lớp lớp lưới trời trăm ức rủ hình, Hải ấn phát sáng lớn tỏa khắp cùng. Nói năng như vậy không gì chẳng biết hết. Hãy nói một câu mê thân làm sao sống?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Trên trời bỗng nhiên sấm nổ kinh vũ trụ, đáy giếng ểnh ương chẳng ngẩng đầu”.

2. Thiền sư Đàm Chấn ở Nhạc lâm.

Thiền sư Đàm Chấn ở Nhạc lâm tại Minh châu. Có lúc lên giảng đường, Sư duỗi lời bảo: “Ngày nay mở đầu đãy vải, lại có người nào mua bán gì chăng?” Có vị Tăng ra thưa: “Có”. Sư bảo: “Chẳng làm sang chẳng làm hèn, lại làm sao sống trả giá?” Vị Tăng ấy im lặng không nói gì. Sư bảo: “Ngày nay sơn Tăng mất lợi”. Lại hỏi: “Ngày nay tòa báu đã lên, tin tức trong đó xin tuyên bày?” Sư đáp: “Vèo vèo cùng gió, nhẹ nhàn mưa nhỏ”. Lại nói: “Lời trước có đường vượt, câu sau quá Tỳ-lô”. Sư bảo: “Cũng chẳng tiêu được”. Lại hỏi: “Biết Sư mở tiếp cây không rễ, khéo tay hay đào đèn đáy biển. Người học từ trước đến đây xin Sư một lần tiếp”. Sư đáp: “Bờ liễu chợt nở mắt vàng nhỏ, non mai mới chớm bạc hương ngọc”. Lại nói: “Viên âm mới bổ, đại chúng đồng đượm ân”. Sư bảo: “Người lanh lợi khó được”. Và Sư mới bảo: “Nếu luận bàn về việc này chẳng tại nơi Tăng đó cùng với nơi tục, chẳng phải nơi sang cùng nơi hèn, thảy đều đầy đủk từng khuyết thiếu. Chỉ bởi vì căn có lợi độn, thấy có sai khác, hướng đến trong sắc mà chuyển đi. Cứ sao biết thế? Há chẳng thấy đạo, danh ngôn ứ trệ nơi tâm đầu, thường vì trường duyên lự, thực tế ở nơi trước mắt, vụt thành cảnh danh tướng. Hãy làm sao sống là việc trước mắt. Lại có biết chăng?” Ngưng giây lát, Sư lại bảo: “Trong mắt không gân, một đời nghèo bần”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRONG – VĂN TUỆ Ở THIÊN BÁT

1. Thiền sư Thiện Phi ở Tổ ấn.

Thiền sư Thiện Phi ở Tổ ấn tại Ân châu. Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Thông trên suốt dưới”. Lại hỏi: “Thế nào là Pháp?” Sư đáp: “Suốt dưới thông trên”. Và Sư mới bảo: “Thông trên suốt dưới, suốt dưới thông trên, mê có muôn sai, ngộ không hai dạng”. Xong, Sư hét một tiếng. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ngàn cửa nhà, muôn cửa nhà, nghèo cùng nghèo, giàu thì giàu. Như chưa liếc nhìn đất, tam đồ chưa là khổ”. Sư đánh cây phất trần một cái, lại bảo: “Người người riêng tỏa sáng, mỗi mỗi suốt cùng khuôn phép Tổ ấn. Nói năng như vậy chẳng thường có mất có lợi”. Xong, Sư vỗ tay xuống một cái, tiếp bảo: “Ôi! Lại dẫn người vào trong gai góc”. Sư hét một tiếng, rồi lại bảo: “Trong đầm trăng sáng, mây trắng trên non. Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại chẳng nói như vậy”. Sư lại nắm cây gậy bảo: “Cũng rất kỳ lạ cây gậy mở nói chẳng nghĩ bàn”. Xong, Sư đánh vào đài hương một cái và xuống khỏi tòa. Sư lại bảo: “Người có thể kham làm cầu thì làm cầu, người kham làm trụ thì làm trụ, nạp Tăng lanh lợi lại biết nơi rơi lạc”. Bỗng nhiên Sư nắm lấy cây gậy bảo: “Lại có biết kham làm cái gì không?” Sư lại đánh xuống đài hương một cái, tiếp bảo: “Chớ nói không nơi dùng”. Sư lại đánh xuống một cái nữa, tiếp bảo: “Xem xem trong nhà Mộc Sư Bá bị Thánh tăng đánh một tát, chạy đi đến Duy-na, bị Duy-na đánh hai tát, Lộ Trụ cười ha, ha. Đánh nhằm Sư Bá ấy, Tổ ấn bày thấy”. Bèn nắm cây gậy, Sư bảo: “Lại, lại, tuy phải, Thánh tăng cũng phải ăn gậy”. Xong, Sư đánh vào đài hương một cái, và xuống khỏi tòa.

2. Thiền sư Mãn ở Nguyên phong

Thiền sư Mãn ở viện Nguyên phong tại Vệ châu, vốn người dòng họ Điền ở Diêm sơn, Thương châu. Từ thủa bé thơ, Sư đã ham thích lắng nghe. Sau khi thân mẫu qua đời, Sư xuống tóc xuất gia thọ giới. Sư đến nơi pháp tịch của Thiền sư Nguyên ở châu, vào thất phỏng hỏi dự tham. Một ngày nọ đi núi, dùng lá để tẩy sạch tay, bỗng nhiên khế ngộ. Sư bèn gieo cơ, làm bài tụng rằng: “Kỳ thay lạ thay, động lại mê. Lại hỏi thế nào, máy mần bèn đánh”. Sư ở núi tu hành khổ hạnh, tuyệt bỏ ăn dùng suốt bảy năm. Thái thú Tiền Công thỉnh mời Sư ra hoằng hóa. Có vị Tăng hỏi: “Ải thiền vừa mở, Tổ đạo dấy lại, linh cơ ngàn Thánh, xin Sư cử xướng?” Sư đáp: “Mùa thu quán sát lá vàng rơi”. Lại hỏi: “Linh cơ ngàn Thánh đã được cử xướng , còn chốt ải của sư ta, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Mùa đông thấy muôn cây khô”. Lại hỏi: “Thế nào là lúc ngựa gỗ hý hoa đầy đất, nơi trâu đất đi mây biển ngưng?” Sư đáp: “cũng phải hiểu mới được”. Lại hỏi: “Thế nào là Ấn tổ sư?” Sư đáp: “Đất lặng trời yên”. Lại hỏi: “Thế nào là Tâm ấn?” Sư vỗ xuống đầu gối một cái. Lại hỏi: “Tâm ấn Phật tổ cùng cách nhau bao nhiêu?” Sư đáp: “Lời cạn lý sâu”. Lại hỏi: “Thế nào là nơi nạp Tăng đắc lực?” Sư đáp: “Trăng trên trời xanh”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ có bằng cứ chứng nghiệm gì?” Sư bảo: “Chớ ngủ gật”. Sư mới đè ngang cây phất trần mà bảo: “Muốn gõ đến cửa huyền phải là người có tiết tháo mạnh mẻ chặt đinh cắt sắt, tài giỏi bổ mổ mới được. Nếu là hạng hèn hạ sợ dao lánh tên trông nhìn tức có phần”. Xong, Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư trông nhìn cả đại chúng và bảo: “Không tư duy gì khác, lắng nghe lắng nghe, hôm qua nóng bức, ngày nay mát lạnh, tinh thần phấn chấn dốc sức nhìn, nhìn lại nhìn đi chuyển mập mờ, muốn được không mập mờ, nhìn, nhìn”.

3. Thiền sư Chân Ngộ ở Thiện thắng.

Thiền sư Chân Ngộ ở Thiện thắng tại Tây kinh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khua lớn tiếng mà áp cản dừng vang, chẳng biết tiếng là căn của vang, múa ảnh mà muốn trốn hình, chẳng biết hình là gốc của ảnh. Dùng pháp hỏi pháp, không biết pháp vốn chẳng phải pháp. Đem tâm mà truyền tâm, chẳng biết tâm vốn không tâm. Tâm vón không tâm, biết tâm như huyễn, rõ pháp chẳng phải pháp biết pháp như mộng, tâm pháp không thật, chớ dối tìm cầu. Mộng huyễn không hoa nào nhọc nắm bắt. Đến trong đó một đại tạng giáo điển của chư Phật ba đời. Lời câu của Tổ sư, lão Hòa thượng trong thiên hạ đường trải dây leo đều khiến chẳng nhằm. Cớ sao? Thái bình vốn là tướng quân đặt, chẳng hẹn tướng quân thấy thái bình”.

4. Thiền sư Pháp Bản ở Định tuệ.

Thiền sư Pháp Bản ở viện Định tuệ tại châu. Có vị Tăng hỏi: “Người xưa đến trong đó vì gì vòng tay quy hàng?” Sư đáp: “Lý hợp như vậy”. Lại hỏi: “Rốt cùng như thế nào?” Sư đáp: “Đêm ngủ ngày chạy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ XUNG HỘI Ở TAM TỔ

1. Thiền sư Cư Nhuận ở Lâm an.

Thiền sư Cư Nhuận ở Lâm an tại Hàng châu. có vị Tăng hỏi: “Vì nước nhà, ngày nay khai mở giảng đường. Sư dùng pháp gì để làm lợi ích trời người?” Sư đáp: “Sắp gọi là Nạp tử lanh lợi”. Lại nói: “Đốt một lò hương thơm chúc Thánh ân”. Sư bảo: “Việc ngày nay làm sao sống?” Vị Tăng ấy im lặng không nói gì. Sư bảo: “Hơi gấp giết người”. Lại hỏi: “ tịnh bản nhiên khắp cùng pháp giới. Vì sao người trong am không biết việc ngoài am?” Sư bảo: “Hợp gì?” Lại nói: “Đặc biệt tỏ bày thỉnh hỏi điều lợi ích?” Sư bảo: “Có lắm tướng khiếm khuyết”. Và Sư mới bảo: “Đại chúng chỉ nên nhìn. Từ trên các Thánh xưa gánh đãy mang bát ra một tùng lâm vào một Bảo xã. Nếu chẳng được cái nơi vào, đêm ngày chẳng bỏ tham hỏi Thiện tri thức, đắp nhằm va nhằm, bỗng nhiên liếc đất, mới biết dao là sắt làm một lúc buông xuống, bèn mới là Thiên thai thỉnh mời khắp, Nam nhạc vân du núi, bên tả đến, bên hữu đến, chẳng ở nơi lầm hoặc. Các Nhân giả? Người xưa đã nhóm hội gì? Ngày nay khuyết thiếu cái gì?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Hư dối nhiều, chẳng bằng chút ít thật”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 16

(Hết)