TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 35

Đời thứ mười tám, sau đời Thiền sư Đại Giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Quang ở Dục Vương, có mười bốn vị:

  1. Thiền sư Chi Thiện ở Linh ẩn.
  2. Thiền sư Cư Giản ở Tịnh từ.
  3. Thiền sư Như Diễm ở Kính sơn.
  4. Thiền sư Thái ở Thiên đồng.
  5. Thiền sư Quán ở Đông thiền.
  6. Thiền sư Tiền ở Thượng phương (sáu vị hiện có ghi lục).
  7. Thiền sư Tông Ấn ở Dục vương.
  8. Thiền sư Nghĩa Vân ở Tịnh từ.
  9. Thiền sư Diệu Cao ở Kính sơn.
  10. Thiền sư Thuỵ ở Dục vương.
  11. Thiền sư Quyền ở Dục vương.
  12. Thiền sư Tề ở Thiên đồng.
  13. Hòa thượng Phạm Tông ở Vân cư.
  14. Thiền sư Ấn ở Thiết ngưu (tám vị không ghi lục).

Đời thứ mười chín, sau đời Thiền sư Đại Giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Kiệt ở Thiên đồng, có chín vị:

  1. Thiền sư Sùng Nhạc ở Linh ẩn.
  2. Thiền sư Tổ Tiên ở Ngoạ long.
  3. Thiền sư Đạo Sinh ở Tiến phước.
  4. Thiền sư Tự Cảnh ở Thiên đồng.
  5. Thiền sư Tuệ Quang ở Tịnh từ.
  6. Thiền sư Trí Nhu ở Ẩn tỉnh (sáu vị hiện có ghi lục)
  7. Thiền sư Khánh Như ở Tương sơn.
  8. Thiền sư Liễu Ngộ ở Linh ẩn.
  9. Cư sĩ Thị lang Trương tư (ba vị hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Quán ở Thiên Đồng, có bốn vị:

  1. Thiền sư Thiện Tế ở Hổ khâu (Hiện có ghi lục).
  2. Thiền sư Thiện Tịnh ở Hoa tạng.
  3. Thiền sư Văn Uý ở Thiên y.
  4. Hòa thượng Ngưng ở Bích nham (ba vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Như Diễm ở Kính sơn, có bảy vị:

  1. Thiền sư Phổ Tế ở Linh ẩn.
  2. Thiền sư Văn ở Tịnh từ.
  3. Thiền sư Triệu ở Kính sơn.
  4. Thiền sư Bằng ở Song lâm (bốn vị hiện có ghi lục).
  5. Thiền sư Đàm ở Khô thông.
  6. Thiền sư Thiên ở Biện sơn.
  7. Thiền sư Nguyên ở Đông sơn.

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Sùng Quán ở Vạn thọ, có bốn vị:

  1. Thiền sư Tuệ Khai ở Hoàng long.
  2. Thiền sư Diệu Ấn ở Thạch sương (hai vị không ghi lục)
  3. Thiền sư Đức Tú ở Cô phong.
  4. Thiền sư Quang ở Hồng phước (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Thuỵ ở Dục vương, có một vị:

  1. Thiền sư Sùng Thọ ở Thuỵ nham (Hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Chi Thiện ở Linh ẩn, có bốn vị:

  1. Thiền sư Thiện Trân ở Kính sơn (Hiện có ghi lục)
  2. Thiền sư Trọng Dĩnh ở Tịnh từ.
  3. Thiền sư An ở Vô phương.
  4. Thiền sư Quả ở Sương lâm (ba vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Trí Dĩnh ở Thiên đồng, có ba vị:

  1. Thiền sư Như Giác ở Kính sơn (Hiện có ghi luc).
  2. Thiền sư Vụ Bản ở Hổ Khâu.
  3. Thiền sư Đức Nhãn ở Tuyết phong (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Cư Giản ở Tịnh từ, có hai vị:

  1. Thiền sư Đại Quán ở Dục vương (Hiện có ghi lục).
  2. Thiền sư Minh ở Thạch Lâu (Hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư An Vĩnh ở Cổ sơn, có hai vị:

  1. Thiền sư Ngộ Minh ở Tịnh từ (Hiện có ghi lục).
  2. Thiền sư Pháp Kiên ở Thừa thiên (Hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Cử – Trực Ông, có một vị:

  1. Thiền sư Tụ ở Thiên đồng (Hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Diệu Kham ở Dục vương, có một vị:

  1. Thiền sư Tường ở Đông hồ (Hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tông Ấn ở Dục vương, có một vị.

  1. Thiền sư Pháp Chu ở Đạo tràng (Hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tông Dĩnh ở Càn nguyên, có hai vị.

  1. Thiền sư Tông Giám ở Cổ sơn.
  2. Thiền sư Nhãn ở Bạch vân (hai vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đạo Kỳ ở Kim sơn, có một vị.

  1. Thiền sư Tổ Truyền ở Linh ẩn (Hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Phái ở Thiên đồng, có một vị.

  1. Thiền sư Triệt – Vô Giám (Hiện không ghi lục)

Đời thứ hai mươi, sau đời Thiền sư Đại Giám

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Tổ Tiên ở Ngọa long, có bốn vị.

  1. Thiền sư Phạm ở Kính sơn.
  2. Thiền sư Pháp Huân ở Linh ẩn (hai vị hiện có ghi lục)
  3. Thiền sư Từ Giác ở Vân cư.
  4. Thiền sư Đạo Trù ở Đại từ (hai vị không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI DÒNG PHÁP THIỀN SƯ Ở DỤC VƯƠNG

1. Thiền sư Chi Thiện ở Linh ẩn.

Thiền sư Chi Thiện – Diệu Phong ở Linh ẩn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Lưu ở Ngô hưng. Xưa trứơc tiên tổ của Sư ở Bành thành sau mới dời đến ở Ngô hưng. Cha, ông, cố, sơ đều làm quan lớn, Sư sống trong the lụa, dáng vóc tánh tình cao khiết. Năm mười ba tuổi, giã từ thân thích, Sư xuống tóc xuất gia, thọ học tại Đức Tề chánh viện. Thầy Sư chỉ dạy kinh luận, chỉ một lần thấy qua, Sư liền rõ biết đại ý. Sau đó Sư mới đến dự tham nơi các bậc Sư lão. Bấy giờ Thiền sư Quang – Phật Chiếu đang xướng đạo tại Mậu sơn, Sư bèn đến tham lễ, đem ngữ thoại gió phướng bắn thẳng mũi tên bén nhọn nên liền được ấn khả. Thiền sư Quang tặng Sư bài kệ tụng rằng: “Ngày nay cho ông thông một đường, chặt đinh cắt sắt dấy tông da”. Từ đó, Sư có được biện tuệ quang thông tỏa phát, nhưng Sư chẳng lấy tự làm đủ, Vân du khắp xứ Hành tương, trở lại vào Khương Lô. Chống gậy đến núi Diệu cao, ngồi xoay mặt vách tường mười năm. một thời các học giả tôn xưng Sư là “Diệu Phong Thiền sư”. Sư phân toà giảng pháp tại Nhạn sơn, Năng nhân, ra đời hoằng hoá ở các chùa Tuệ Nhân, Hồng Phước, Vạn Niên. Sư lại lui ở chùa lưu tại Cao đình hơn mười năm. Đại khái như lúc ở chùa Diệu phong, đồ chúng thúc giục bức hối không thôi. Sau Sư ra nhận lãnh Thuỵ Nham ở Minh châu, Vạn thọ ở Tô châu, Hoa tạng tại Thường châu, sau cùng đến ở Linh ẩn cũng không an lạc. Linh ẩn xa kín, mà đường đi vết xe tấp nập, Sư kéo cửa bít đông như không nghe, nên không một ai nghinh thỉnh Sư được. Các hàng công khanh quý nhân hoặc chỉ thấy đồ ấm lạnh mà thôi. Gặp lúc tại Thiên đồng, pháp tịch trống vắng, bấy giờ Trịnh đang giữ côn trục tại đó, riêng tự nghĩ nếu chẳng phải Sư thì chẳng ai thích nghi ở đó. Nhân vậy cố gắng thỉnh mời Sư đến, Sư đáp rằng: “Lão tăng tuổi tác già suy mà còn phải đi đêm chẳng được nghĩ ư?” Sư cố chối từ, thì các hàng Công khanh càng cao ép nài. Lên giảng đường Sư bảo: “Ứng vật hiện hình như trăng trong nước, thư tay mang lại một thời tiết lộ”. Sư nắm cây phất trần đánh vào bên tả thiền sàn một cái, tiếp bảo: “Trong đó là cây dao núi kiếm, mặt trước là Quán Âm, Thế Chí, mặt sau là Văn Thù, Phổ Hiền, khoảng giữa một trứ lại biết nơi rơi lạc chăng? Sư lại đánh một cái và bảo: “Phật Tỳ-bà-thi sớm lưu tâm, thẳng đến nay đây chẳng được diệu”. Lại có lúc Sư chỉ dạy đại chúng: “Lâu tham đại sĩ, mắt không bốn biển, lỗ mũi xa trời, thấy cũng thấy được gần, nói cũng nói được gần, đi cũng đi được gần, dùng cũng dùng được gần, chỉ là chưa biết cây gậy của Lão Tăng. Cớ sao? Sắp thành núi chín nhận, chẳng dâng đất một sọt, bình sinh khéo dụ chúng ấy chưa từng giữa sắc, nhưng một kinh chỉ trao, liền thần dung ý ngộ, tâm vui vẽ thật nhuần, đều tự nhiên có được”. Đến lúc sắp thị tịch, Sư tắm gội xong, ngồi kiết-già, viết kệ tụng rằng: “Đến cũng như vậy, đi cũng như vậy, đến đi nhất như, gió trong muôn dặm”. Lúc đó là ngày 28 tháng 09 năm Đoan Bình thứ hai (1235) thời Nam Tống, Sư hưởng thọ tám mươi bốn tuổi, bảu mươi mốt hạ lập, sau khi trà tỳ có được xá lợi nhiều vô số, dựng tháp an táng tại sườn núi phía tây chùa Linh ẩn.

Trịnh Công viết bài minh tại tháp đó.

2. Thiền sư Cư Giản ở Tịnh từ.

Thiền sư Cư (Bắc?) Giản ở Tịnh từ tại phủ Hàng châu, vốn tên là Cư Giản tự là Kính Sưu, người dòng họ Vương ở Đồng xuyên tại đất Thục. Vì có tháng ngày lâu dài Sư ngụ ở Bắc giản, nên có người chẳng gọi tên tự của Sư (Cư Giản) mà chỉ xưng là Bắc Giản. Đầu tiên ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Báo ân, Quang hiếu tại Thiên thai, rồi lui ở phía Bắc núi Phi lai tại Hàng châu. Con của Trương Công Thành cùng với Cán Giang thứ sử chạy thư lấy nơi Sa-môn Thiệu Long – người thời nhà Đường – khai sơn, thỉnh mời Sư đến ở, Sư cố nằm yên không nhận, mà Giang Đông bộ sứ lại lấy Đông lâm – Vân cư, dốc sức thỉnh mời, nhưng Sư cũng chẳng đến, về sau, Sư chuyển dời đến Tịnh Từ. Sư có bài tụng nói về lúc Đức Thế Tôn sơ sinh rằng:

“Một tiếng khạc đất bèn tra lý,
Đột xuất như thế đại xiển đề,
Phương này trời tây dấy ương hại,
Rành rành rửa đất chẳng thành bùn”.

Sư lại có bài tụng về kinh Lăng Nghiêm nói sáu giải một vong rằng: “Sáu dụng không công tin chẳng thông, một thời phân giao cho gió xuân, khó triện một lũ giữa ngày trong, trăm chim chẳng lại hoa tự hồng”. Sư từng mở một ngôi thất để ở đề tên là “Giới thất” (phòng nhà chật hẹp), làm bài phú để tự thấy, đại khái là: “Tiến tới thì mặt tường, thối lùi thì bị giếng, trụ chống bỗng chăng cành vách tường chợt đổ ngã, rỗng suốt mà hư trống, lặng yên mà sáng suốt, như che trùm như nâng đỡ, như chấn động như cảnh tỉnh”. Lại có bài viết là: “Như kho tàn vô tận, như kiếng sáng tròn lớn, trước núi đưa xanh như tráng sĩ mở cửa, sau núi xoay lối tợ Lương Công cưỡi ngựa, vỗ hồng Hộc mà ngắm chiều, vào mồ tối mà dẫn xa, cười mây khói trôi nhẹ đi, mênh mang dằn dặt mà vô định, dừng xẩm tối nơi núi tây, vén rèm sớm ở non đông, đều là trông chỗ được vậy”. Sư có bộ “Bắc giản tập” mười chín quyển, lưu hành ở đời. Cán Giang và con Trương Công Thành viết bài tựa đó là: “Đọc văn Sư, tông mật chưa bá trọng đó”. Tụng thơ Sư hợp tham xa Giác Phạm làm một, người chẳng thể cán đáng vậy. Bắc Giản đối với người chẳng cẩu thả hợp, hợp cũng chẳng cẩu thả trái ngược, giữa khoảng lấy bỏ đi lại, khiết như vậy “Thủy Tâm – Diệp Công ở Long Tuyền có đáp tặng lại Sư bài thơ rằng: “Thơ ngữ Giản Công đặc kinh người, sáu phản bẻ vọt chẳng động thân, nói cùng con gái nhỏ nhà đông, xoa xanh nhuộm biếc chưa cấm xuân”. Sư ở ủy vũ tại Thiên thai, có hai nhà tranh giành trúc núi sản sinh chẳng chịu ngưng dứt. Tiên cư thừa thiên quân dịch đến dặn dò, Sư nói sang chuyện khác, và làm một bài phú trống trúc, chỉ bảo cho cả hai nhà, đọc xong bèn dứt hẳn.

3. Thiền sư Như Diễm ở Kính sơn.

Thiền sư Như Diễm tự là Chiếc Ông ở Kính sơn tại Hành châu, vốn người dòng họ Chu ở Đài châu, Sư thông minh dĩnh ngô, khác thường, có làm bài kệ tụng tán thán duy ma rằng: “Tỳ-da hiện bệnh buông ngu, lúc si thêm được người đầy bụng nghi, chẳng là văn thì lại khám phá chút lông ấy bệnh có ai hay”.

4. Thiền sư Phái ở Thiên đồng.

Thiền sư Phái, tự là Vô Tế ở Thiên đồng tại Minh châu. Sư có đề bài kệ nói về tượng Chủ úc sơn rằng: “Đánh ngựa cầu khe lúc sẩy chân, nhầm đem đậu oản làm chân châu, bọn trẻ chẳng biết giấu nhà hỏi, cười té Dương Kỳ làm dùi xưa”.

5. Thiền sư Quán ở Đông thiền.

Thiền sư Quán, tự là Tánh Không ở Đông thiền, có lúc lên giảng đường, nêu cử: “Quốc sư Diêm Quan nhân có vị Tăng hỏi: “Thế nào là bản thân Lô-xá-na?” Quốc sư đáp: “Cho lão Tăng qua tịnh bình lại”. Vị Tăng ấy đem tịnh bình lại, Quốc sư bảo: “Tức đặt để lại nói cũ”. Vị

Tăng ấy lại hỏi. Quốc sư đáp: “Phật xưa qua đi đã lâu vậy”. Xong, Sư bảo: “Người mù khó đem văn thể mà cho thấy, người điếc khó đem âm để cho nghe, vị Tăng ấy đã không tiến cử có lại được, Quốc sư cũng chỉ thành hư thiết dối bày. Vân Môn nói “Không điềm vết” nâng đỡ Quốc sư chẳng dậy, Tuyết Đậu nói: “Một tay chỉ trời một tay chỉ đất tranh giành được không cũng nâng đỡ Quốc sư chẳng dậy”. Sư nắm cây phất trần họa vẽ, một đường tiếp bảo: “Từ trước đến nay dây leo họa vẽ đứt. Hãy nói rốt cùng thế nào là bản thân Lô-xá-na?” Xong, Sư ném cây phất trần và xuống khỏi tòa. Lại có lúc, nêu cử: Công án nhân ngày

Hòa thượng Bảo Thọ khai đường giảng pháp, Tam Thánh đẩy một vị

Tăng ra. Xong, Sư bảo: “Trong đại chúng hãy thương lượng nói. Tam Thánh có cái động tác vượt dùng vọt nhận hướng đến trên đất bằng tuôn vỗ sóng cả. Bảo Thọ có cái cơ năng vụt lửa qua gió hướng đến giữa hư không, sấm sét nổ đùng. Hai đại lão ấy một người đưa ra một cánh tay dựng đỡ chánh pháp nhãn tạng của Lâm Tế, cùng gì nói năng cần làm con cháu của Lâm Tế, hãy nên từ từ. Với Đông Thiền đây nói con muỗi làm sao chống trụ lớn, ngó sen sau chống núi Tu Di? Nếu là chánh pháp nhãn tạng của Lâm Tế, đích xác hướng đến bên hai người ấy diệt ngay”.

6. Thiền sư Tiêm ở Thượng phương.

Thiền sư Tiêm – Phác Ông ở Thượng phương. Sư vốn có thiên tư kỳ đặc vượt xa, biện bác vô ngại. Có làm bài kệ tụng tán thán Đạt-ma rằng: “Một lời đã nói, bốn ngựa khó đuổi kịp, nhờ được Quân vương tha qua đó, giữa sông Dương tử thuyền bẻ trúc, đầu sống sao tợ hỏi đầu nguy”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ KIỆT Ở THIÊN ĐỒNG

1. Thiền sư Sùng Nhạc ở Linh ẩn.

Thiền sư Sùng Nhạc – Tùng Nguyên ở Linh ẩn tại phủ Hàng châu. Vốn người dòng họ Ngô ở Long tuyền tại Xử châu. Sư vốn bẩm tánh thuần thành cai nghi đoan chánh chân thực. Từ tuổi bé thơ đã sớm mến mộ pháp xuất thế, vừa hơi lớn Sư bỏ áo thế tục mặc y phục quét tháp. Phát tâm thọ trì năm giới tại chùa Đại minh. Mới đầu Sư đến nương tựa Diệu Công ở Linh thạch, tiếp đến bái yết Thiền sư Đại Tuệ – Tông Cảo ở Kính sơn. Thiền sư Đại Tuệ lên giảng đường ngợi khen Thiền sư Hoa – Ứng Am ở Tương sơn là người bén nhạy. Nghe thế, Sư chẳng đợi đến sáng ngày mà đã đi. Khi đến nơi, vào thất mà chưa khế ngộ, Sư lui ra mà càng tự cố gắng, sớm tối thưa hỏi. Thiền sư Hoa nêu cử: “Đức Thế Tôn có mật ngữ, Tôn giả Ca-diếp chẳng che giấu”. Sư nói: “Hòa thượng độn đặt”. Thiền sư Hoa gằn giọng hét một tiếng, Sư bèn có chút tỉnh ngộ, Thiền sư Hoa rất vui mừng cho rằng Sư đáng là Pháp khí, nói cho Sư bài kệ tụng, khuyên xuống tóc xuất gia.

Khoảng đầu niên hiệu Long Hưng (1163) thời Nam Tống, Sư mới được độ xuất gia, bèn đến ở tinh xá Bạch liên tại Tây hồ, Lâm an. Từ đó, Sư vân du tham phỏng khắp các bậc Lão túc, hiếm có vị xứng hợp ý Sư, Sư mới vào đất Mân, đến bái yết Thiền sư Vĩnh – Mộc Am ở Càn nguyên. Một ngày nọ giã từ ra đi, Thiền sư Vĩnh bảo: “Lang Da khéo nói một đống củi cháy”. Sư nói: “Trên đầu cái tên thêm nhọn”. Cứ như thế ứng đối vài lần. Thiền sư Vĩnh bảo: “Anh tôi mở lời, lão Tăng chẳng thể qua, đó như chưa nhằm, ngày sau nắm cán trong tay, vì người chẳng được nghiệm người không được”. Sư thưa: “Vì người lấy đất phàm phu một lúc vượt vào cảnh vức Thánh hiền nên khó vậy. Nghiệm người là đánh qua trước mặt không đợi mở miệng. Đã biết hắn cốt tủy có gì khó”. Thiền sư Vĩnh đưa nắm tay lên bảo: “Rõ, rõ hướng đến Ông nói, mở miệng chẳng ở trên đầu lưỡi, sau sẽ tự biết”. Qua năm sau, Sư thấy gặp Thiền sư Hàm Kiệt – Mật Am ở Tây sơn tại Cù châu, theo điều hỏi mà đáp. Thiền sư Hàm Kiệt chỉ mỉm cười mà thôi. Sư rất tha thiết đến rốt ráo đến nổi quên cả ăn ngủ. Lúc Thiền sư Hàm Kiệt chuyển dời đến các nơi Tương sơn, Hoa tạng, Kính sơn, Sư đều theo hầu. Gặp lúc Thiền sư Hàm Kiệt vào thất hỏi vị Tăng bên cạnh về: “Chẳng phải tâm, chẳng phải Phật , chẳng phải vật”. Sư đang đứng hầu bên cạnh bỗng nhiên đại ngộ, Sư nói: “Ngày nay mới hiểu Thiền sư Vĩnh – Mộc Am nói mở miệng tại trên đầu lưỡi”. Từ đó có biện Sư tỏa phát tung hoành.

Đến lúc Thiền sư Hàm Kiệt – Mật Am chuyển dời đến Linh ẩn, bèn phân tòa, Sư trở lại ra đời hoằng hóa ở Trừng chiếu tại Bình giang, vì nối dõi dòng pháp từ Thiền sư Hàm Kiệt, Sư chuyển dời đến Quang hiếu tại Giang âm, đến Dã phụ tại Vô vi, Tiến phước ở Nhiêu châu, Hương sơn ở Minh châu, Hổ khâu ở Bình giang. Đến năm Khánh Nguyên thứ hai (1196) thời Nam Tống, pháp tịch Linh ẩn bị trống vắng, Sư bèn có sắc chỉ bộ đến đảm nhận đó. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phàm phu đỡ dựng tông thừa, phải có đủ chánh nhãn, nơi đảnh môn, sau khuỷu tay, đeo linh phù, chỉ như ngài Bảo Thọ khai đường giảng pháp Tam Thánh đưa đẩy một vị Tăng ra, Bảo Thọ bèn đánh. Tam Thánh nói: “Cùng ai vì người, khiến ngay người một thành trấn châu mù mắt?” Bảo Thọ bèn ném cây gậy xuống và trở về phương trượng. Hai bậc tôn túc đẳng nhàn một đẩy một ép, bèn mới phát minh tâm tủy của Lâm Tế chỉ không biết tánh mạng tất cả đều ở trong tay vị Tăng ấy. Lại có người kiểm điểm ra được chăng? Năm xưa tìm lửa cuộn khói được, ngày nay vác núi mang trăng về”. Lại nhân đầu năm, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Đầu năm ngày mới muôn sự hiện thành, có lúc phóng đi, có lúc ngồi dứt, chẳng tiếc hai cọng lông mày cùng ngồi mâm nâng chuyển. Phật pháp và thế gian pháp thế nào được thành một mảnh? Chỉ tâm chịu biện rành hẳn chẳng cùng lừa dối”.

Sư ở tại Linh ẩn sáu năm, hoằng pháp rất hưng thạnh, đệ tử đắc pháp không nhiều. Sau đó Sư lui ở Đông am, bỗng nhiên cảm mắc chút bệnh nhưng xướng đạo vẫn không phế bỏ. Tự nhiên Sư viết thư giã biệt các bậc Công khanh. Lại lập hai tắc để kiểm nghiệm người đến học là: “Người có sức lực, nhân gì mắc chân không lên, mở miệng chẳng tại trên đầu lưỡi? Và viết thư đem đại pháp dặn dò cho Hương Sơn, Quang Mục, Vân Cư, Thiện Khai nối dõi dòng pháp. Nhân đó Sư viết kệ rằng:

“Đến không nơi đến,
Đi chẳng nơi đi,
Liếc chuyển Huyền quan,
Phật tổ bày bậy”.

Xong, Sư ngồi kiết-già mà thị tịch. Lúc đó là ngày mồng 04 tháng 08 năm Gia Thái thứ hai (1202) thời Nam Tống. Sư hưởng thọ bảy mươi mốt tuổi, bốn mươi hạ lạp, nghinh thỉnh toàn thân an táng tại gò phía bắc Cao phong.

2. Thiền sư Tổ Tiên ở Ngọa long.

Thiền sư Tổ Tiên – Pha Am ở Ngọa long tại Quỳ châu, vốn người dòng họ Vương ở Quảng an. Sư công phu rất ẩn thật, kiến địa rõ ràng, từng phân tòa ở Linh ẩn tại Hàng châu. Có vị đạo giả đến thưa hỏi: “Hồ Tôn Tử bắt chẳng dừng, xinh rủ lòng chỉ dạy?” Sư bảo: “Dùng bắt kia làm gì? Như gió thổi nước tự nhiên thành lằn sóng”. Khi ấy Thiền sư Vô Chuẩn đứng hầu bên cạnh bèn tỏ ngộ. Sư có chỉ dạy bài kệ tọa chủ Lăng Nghiêm rằng:

“Thấy còn lìa thấy, thấy chẳng thật thấy,
Trả lại tám trả không thể trả,
Cây đổ trời thu cốt núi bày,
Không biết ai hay lão Cù-đàm”.

3. Thiền sư Đạo Sinh ở Tiến phước.

Thiền sư Đạo Sinh – Tào Nguyên ở Tiến phước tại Nhiêu châu, vốn người xứ Nam kiếm. Sư phân tòa tại Vân cư, ra đời hoằng hóa ở Diệu quả rồi chuyển dời đến Quy phong, về sau đến ở Tiến phước hơn một tháng thì Sư thị tịch. Vịnh về Linh vân, Sư có bài kệ tụng rằng:

“Mây đi mây lại không có ý,
Mây lại mây đi cũng không tâm,
Có không cắt dứt Linh ở đâu,
Đột ngột một núi xanh đến nay”.

4. Thiền sư Tự Cảnh ở Thiên đồng.

Thiền sư Tự Cảnh – Khô Thiền ở Thiên đồng, vốn người dòng họ Cao ở Phước châu. Sư có làm bài kệ tụng lên đánh chuông là:

“Một mô thoát đến chuyển phong lưu,
Đất bằng bảo kia chẳng tự thôi,
Cần được tiếng lớn ồn vũ trụ,
Lại phải lên ngay một tầng lầu”.

5. Thiền sư Tuệ Quang ở Tịnh từ.

Thiền sư Tuệ Quang, tự là Tiềm Am ở Tịnh từ. Sư có làm bài kệ tụng hóa muối rằng:

“Hợp nước hòa bùn nấu một nơi,
Nước khô bùn hết hoa tuyết đơm,
Nhân thời đòi dậy giá xa trời,
Ông nghiệm phân minh ai dám giành”.

6. Thiền sư Trí Nhu ở Ẩn tỉnh.

Thiền sư Trí Nhu – Vạn Am ở Ẩn tỉnh tại phủ Thái bình, vốn người dòng họ Trần ở Hồ châu. Có lúc lên giảng đường, nêu cử câu thoại Nhạn bay ngang trời bóng chìm đáy nước của Thiền sư Hoài ở Thiên y, nhân đó Sư làm bài kệ tụng là:

“Giữa trời nhạn lẽ một tiếng thu,
Dâng báu Ba Tư mũi tợ câu,
Gió cuốn mây trắng về núi khác,
Hoàng hôn trăng treo đầu liễu xanh”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ĐẠT QUÁN Ở THIÊN ĐỒNG

1. Thiền sư Thiện Tế ở Hổ khâu.

Thiền sư Thiện Tế – Ảo Đường ở Hổ khâu tại Tô châu, Sư có bài kệ tụng tán thán tôn tượng Quán Thế Âm xách giỏ cá rằng:

“Mây phủ nông trang đáng mặt khổ,
Vì kia rối việc vào bụi hồng,
Đem lại còn sống chẳng người mua,
Chỉ làm tầm thường của chết xem”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ NHƯ DIỄM Ở KÍNH SƠN

1. Thiền sư Phổ Tế ở Linh ẩn.

Thiền sư Phổ tế – Đại Xuyên ở Linh ẩn, vốn người xứ Phùng hóa tại Minh châu. Sư có tán lược chỉnh sửa “Ngũ Đăng Hội Nguyên”. Đề kệ tụng Đức Thế Tôn ra núi là:

“Chương rồng chất phụng ra cung vua,
Tay bày qua áo dưới núi tuyết,
Trí nguyện hẳn không các cõi có,
Chẳng biết các có bao giờ không”.

2. Thiền sư Văn ở Tịnh từ.

Thiền sư Văn – Yển Khê ở Tịnh từ (Kính sơn tại Hàng châu?), vốn người ở đất Mân. Nhân lúc khai lò lên giảng đường, nêu cử: “Ba mươi năm trước, lão Tăng ở tại đầu lò lửa phương nam, có cái câu thoại không khách chủ. Mãi đến ngày nay không người nào nêu cử nhằm”. Xong, Sư niệm: “Sum-la vạn tượng tối sáng, sắc không, đêm ngày cử xướng tuyên dương, Triệu Châu Phật xưa không phải không biết, chỉ vì tham trình bày quá xa”.

3. Thiền sư Triệu ở Kính sơn.

Thiền sư Triệu – Hoài Hải ở Kính sơn, vốn người ở Thái châu, Sư có bài kệ tán thán Tổ sư Đạt-ma rằng:

“Đạp ngang trục đất với cửa trời,
Người cả một nước đuổi tìm không trở lại,
Đi đi một thân nhẹ tợ lá,
Trường giang ngàn xưa sống như núi”.

4. Thiền sư Bằng ở Song lâm.

Thiền sư Bằng (Minh?) – Giới Thạch ở Song lâm tại Vụ châu, nhân thấy Tôn tượng Sơn Chủ Úc bên cạnh có treo bài tán thán của vị Tăng sư bèn nắm bút viết:

“Nhặt được Minh Châu cười mắt mở,
Vì nói trần hết chuyển sinh ai,
Nếu không người nhận ngay đó,
Cô phụ xà lê một đánh lại”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ SÙNG QUÁN Ở VẠN THỌ

1. Thiền sư Tuệ Khai ở Hoàng long.

Thiền sư Tuệ Khai, tự là Vô Môn ở Hoàng long, vốn người xứ Hàng châu, Sư có làm bài kệ tụng Triều Dương bổ nạp rằng:

“Vật lúc lạnh gấp dùng,
Đến ấm đặt chút kim chỉ,
Bỗng nhiên tháng chạp đến,
Khỏi phải chân bận tay loạn”.

2. Thiền sư Diệu Ấn ở Thạch sương.

Thiền sư Diệu Ấn – Trúc Nham ở Thạch sương tại Đàm châu. Sư có bài kệ tụng xem kinh dưới ánh trăng rằng:

“Chưa động đầu lưới văn thể bày,
Hơn năm ngàn quyển một lúc xong,
Nếu nói đợi trăng lại mở quyển,
Dám bảo năm lừa chưa suốt đầu”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ THỤY Ở DỤC VƯƠNG

1. Thiền sư Sùng Thọ ở Thuỵ nham.

Thiền sư Sùng Thọ ở Thuỵ nham tại Minh châu, tự là vô lượng. Nhân có vị Tăng hỏi: “Đêm trước ngày mồng tám tháng chạp, tại núi Chánh giác, Đức Thế Tôn trông thấy sao mai mà ngộ đạo, ý chỉ như thế nào?” Sư dùng kệ tụng đáp rằng:

“Nơi sao mai hiện mắt xuyên da,
Tiếng Hán lời Hồ muôn muôn ngàn,
Giàu sang nghèo khổ thôi nói mộng,
Nhà ai trong bếp lửa không khói”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CHI THIỆN Ở LINH ẨN

1. Thiền sư Thiện Trân ở Kính sơn.

Thiền sư Thiện Trân – Tạng Sưu ở Kính sơn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Lã ở An huyện, Tuyền nam. Năm mười ba tuổi, Sư đến nương tựa Hòa thượng Nam ở chùa Sùng phước tại trong quận cầu xin xuống tóc xuất gia. Năm mười sáu tuổi, Sư du phương đến Hàng châu thọ giới Cụ túc, xong đến bái yết Thiền sư Chi Thiện – Diệu Cao đang ở tại Linh ẩn, vào thất mà Sư tỏ ngộ yếu chỉ. Sau ra hoằng pháp Sư trở về Quang hiếu lên Thừa thiên tại quê hương, rồi tiếp chuyển dời đến ở Tư khê, Viên giác tại An cát châu, ở Tuyết phong tại Phước châu, lại nhân có sắc lệnh của triều đình, Sư dời đến ở Dục vương tại Tứ minh, Kính sơn tại Lâm an. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Người xưa nói: “Biết một chữ đó, cửa của các diệu. Lại có người nói, biết một chử đó, cửa của các họa, chỉ hai cửa đó vào được, lại phải ra được, chư Phật ba đời ra không được, sáu đời Tổ sư ra không được, các lão Hòa thượng trong thiên hạ ra không được. Cớ sao biến sắt thành vàng dễ, biến vàng thành sắt khó”. Sư lại chỉ cử nói thất bảo: “Trong đây thăm hỏi đốt hương xong, lại bên thân lão Tăng đứng đất tại nơi nào?, cây hạnh ấy độn đặt còn có thể, chớ lại độn đặt lại nơi Tăng”. Sư từng tự đề nơi hình tượng mình rằng: “Tham thiền không ngộ biết chữ có số, mắt ba góc tợ yến núi sầu hồ, mặt trăm lằn như Triệu Bà rên chua, một trứ cao ra các phương, dám nói cơm là do gạo làm thành”. Sư sinh ngày 12 tháng 10 năm Giáp dần (1134) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, thị tịch ngày 21 tháng 05 năm đinh sửu (1217) hưởng thọ tám mươi ba tuổi, dựng tháp an táng toàn thân tại Kính sơn.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TRÍ DĨNH Ở THIÊN ĐỒNG

1. Thiền sư Như Giác ở Kính sơn.

Thiền sư Như Giác – Kinh Sưu ở Kính sơn tại phủ Lâm an. Nhân trong thất, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Bí đao rang:” Xong, Sư mới đọc bài tụng rằng:

“Thế nào là Phật? Bí đao rang,
Cắn nhằm băng sương thấu nanh răng,
Rễ lá tuy là không hầm hố,
Một năm một độ một nở hoa”.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CƯ GIẢN Ở TỊNH TƯ

1. Thiền sư Đại Quán ở Dục vương.

Thiền sư Đại Quán ở Dục vương tại Minh châu, tự là Vật Sơ, vốn người dòng họ Lục ở Hoành khê – Cần huyện. Sư sớm đến dự tham nơi Thiền sư Cư – Bắc Giản ở Tịnh từ mà tỏ ngộ yếu chỉ, phép tắc văn từ bút mực tiếng tăm Sư vang vọng rất lắm. Về sau, Sư đến ở Dục vương, dưới tòa, các bậc danh tăng đến nương tựa đông nhiều. Có lúc lên giảng đường Sư bảo: “Chánh tông của Đạt-ma, lỗ mũi của nạp Tăng sung đầy cả hư không, chẳng có nơi lánh né, thật đáng cười các hàng mê muội giữa ban ngày trời trong mát mở tròng mắt mà chỉ quản ngủ gật, lại có lão nhân mặt vàng không biết tốt xấu, vào bùn vào nước, tức nói Đức Phật Nhiên Đăng của ta nơi không một pháp có thể chứng đắc mà vì thọ ký cho ta, nào khác gì thịt da tốt lành rạch mổ thành vết sẹo, hoa đốm giữa hư không mà tìm cầu để đeo mang, rốt cùng như thế nào? Tất rị, tất rị”. Sau khi Sư thị tịch, dựng tháp an táng tại am phía Tây của chùa.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ AN VĨNH Ở CỔ SƠN

1. Thiền sư Ngộ Minh ở Tịnh từ.

Thiền sư Ngộ Minh – Hối Ông ở Tịnh từ tại Hàng châu, vốn người

ở Phước châu. Có lúc lên giảng đường nêu cử: “Trong pháp hội của Giáp Sơn có một vị Tăng đến Cao Đình, vừa mới lễ bái, Cao Đình bèn đánh. Vị Tăng ấy thưa: “Đặc biệt lại đây lễ bái, vì sao Sư đánh?” và lại lễ bái, Cao Đình tiếp đánh và đuổi ra. Vị Tăng ấy trở về nêu cử hỏi Giáp Sơn. Giáp Sơn bảo: “May nhờ ông không hiểu, nếu ông hiểu thì Giáp Sơn đây câm miệng ngay”. Thiền sư Hoa – Ứng Am lại niệm rằng: “Cao Đình một thời kỳ nhấn kiệt chẳng cấm, cớ sao cây gậy buông đi rất nhanh? Vị Tăng ấy lúc đó nếu là bậc tài giỏi thì chớ nói Cao Đình và Giáp Sơn là phải. Đại sư Đạt-ma có xuất hiện lại nói đời cũng chặt làm ba . Cớ sao nhà giàu sang sinh con hiếu, nước lớn mạnh có mưu thần?” Sư niêm rằng: “Sân cửa Cao Đình, Giáp Sơn thiết bày mỗi tự có tiện nghi riêng, chỉ giữa đó một người so sánh chút ít. Thiền sư Hoa – Ứng Am cho gì nói cũng là bình trà Huyện Củng”. Sư từng chỉnh sửa bộ: “Liên Đăng Hội Yếu”, lưu truyền nơi chốn tùng lâm.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ CỬ – TRỰC ÔNG

1. Thiền sư Tụ ở Thiên đồng.

Thiền sư Tụ, Tự là Vân Ngoại ở Thiên đồng tại Minh châu, vốn người dòng họ Mổ, thuộc chủng tộc Xương Quốc, Sư thân hình tài tướng tinh vi, tinh thần hùng mạnh có thừa. Sư tôn thờ Thiền sư Cử – Trực Ông mà cầu xin xuống tóc xuất gia, nghiên cứu rỏ suốt yết chỉ tông tào động, thông rành cội nguồn. Đến lúc ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Từ Khuê – Thạch môn, đến trí môn tượng sơn, chuyển dời đến Thiên minh thuộc trong Quận, dùng tam Tông tiếp nối, bổn chúng suy cử thỉnh mời Sư lên ở Thiên đồng, khắp chốn tùng lâm không ai chẳng cúi đầu kính trọng, Sư giảng pháp hay khéo, thí dụ dẫn nêu nương theo, quý muốn các học giả đến nương tựa mà luyện thành đó, đến nỗi phóng vượt tuyệt trần. Tuy là mắt chim cốt tròng ngươi rồng cũng không dám lén dòm. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong bụi hồng phố chợ ồn náo có Phật pháp của rừng sâu hang núi. Hôm qua sơn Tăng ra cửa thành, Phật pháp trong bụi hồng ồn náo một lúc quên mất rồi vậy, đi hai mươi dặm đến Tùng vân, bèn thấy Phật pháp trong rừng sâu hang núi. Đại chúng hãy nói, thế nào là Phật pháp trong rừng sâu hang núi?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Mây trắng dạc rừng ra vào trong thái hư, nắm xanh đút lót thẳng lên trên đảnh tùng lạnh”. Lại nhân lúc tạ thư ký thủ tòa tạng chủ, lên giảng đường, Sư nắm cây phất trần đánh vẽ một tướng vòng tròn, bảo: “Giáo pháp đại thừa lìa tứ cú tuyệt bách phi”. Lại đánh vẽ một tướng vòng tròn, tiếp bảo: “Lễ bái đó dùng hòa làm quý, đạo ấy của Tiên Vương là tốt đẹp”. Lại đánh vẽ một tướng vòng tròn, Sư tiếp bảo: “Châu ngọc ma-ni, người không biết, trong như lai tạng gồm thâu được, các người có thấy chăng? Chỗ thấy chẳng đồng, nên có được mất. Mẹ Thiên Đồng trong đó có mẹ hẳn”.

Sư chẳng cao ngạo, chẳng tham tiếc, không ăn riêng, mọi thứ lợi lộc có được đều tùy đó mà cho người. Thấy các hàng hậu sinh, Sư rất kính mến lại càng cẩn trọng. Thường ngày hai bữa cơm cháo, Sư thảy cùng đồng đại chúng lên trai đường. Đến lúc Sư thị tịch, không còn của cải gì, các thiền giả cùng nhau gom góp tiền bạc chung lo hậu sự, dựng tháp an táng tại bản sơn. Sư có các đệ tử tìm tới phương lớn riêng lên Độc mộ, Tỉnh ngu, Am chứng và Vô ấn, bốn vị đủ làm lớn tông ấy. Chỉ bởi ngôi vị không xứng đức nên hiếm ít người nối dõi dòng pháp của Sư vậy.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ TỔ TIÊN Ở NGỌA LONG

1. Thiền sư Sư Phạm ở Kính sơn.

Thiền sư Sư Phạm – Vô Chuẩn ở Kính sơn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Ung ở Tử đồng tại đất Thục, năm chín tuổi, Sư đến nương tựa Thiền sư Khâm Đạo ở núi Âm bình cầu xin xuất gia, với các thứ kinh sách qua mắt Sư, đều thành bài tụng. Mùa đông năm Thiệu Hưng thứ năm (1194) thời Nam Tống, Sư đăng đàn thọ giới Cụ túc. Qua năm sau, đến thành đô an cư biết hạ tại chánh pháp, gặp một bậc lão túc tên là Nghiêu, Sư bèn thưa phương pháp tọa thiền. Lão túc Nghiêu bảo: “Thiền là vật gì, tọa là ai?” Sư vâng nhận lời ấy đêm ngày tham cứu. Một ngày nọ đến nhà xí Sư đề khởi câu thoại ấy bèn có sự tỉnh ngộ. Qua năm sau, Sư bèn giã từ mà đến bái yết Thiền sư Phật Chiếu đang ở tại Dục vương. Thiền sư Phật Chiếu hỏi: “Ông người xứ nào?” Sư đáp: “Người xứ Kiếm châu”. Lại hỏi: “Mang kiếm lại được chăng?” Theo tiếng hỏi ấy Sư bèn hét. Thiền sư Phật Chiếu cười bảo: “Ông đậu quạ làm loạn. Nghèo quá không tiền cắt tóc nên vậy”. Ở trong thất, Thiền sư Phật Chiếu luôn gọi Sư là “Ông đầu quạ”. Lâu sau Sư trở về Linh ẩn, khi ấy Thiền sư Tổ Tiên – Phá Am đang ở đệ nhất tòa tại đó, sau khi thọ trai đồng đến am Thạch tuân. Các đạo giả đến thưa hỏi Thiền sư Phá Am – Tổ Tiên về câu thoại Hồ Tôn Tử – Thiền sư Tổ Tiên trả lời đã nói ở trong truyện Thiền sư Tổ Tiên – Phá Am, Sư đứng hầu bên cạnh bỗng có sự tĩnh ngộ. Khi Thiền sư Tổ Tiên đến quét tháp Thiền sư Mật Am – Hàn Kiệt, Sư cũng đều theo đi. Mãi đến lúc Thiền sư Tiên Tổ vào Khung lung. Sau đó không bao lâu vì đài nhạn chưa đến lôi kéo Nguyệt Thạch Khê đồng đến Thụy nham. Bấy giờ Vân Sào đang nhận lãnh việc trú trì tại đó, bèn lưu lại phân tòa. Bỗng nhiên ban đêm, Sư mộng thấy có một người thân hình to lớn mặc áo đội mão đem đến trao cho một ôm cỏ mao (tranh). Qua ngày hôm sau, Lương chuyên sứ ở Minh châu đến, Sư nhận sự thỉnh mời vào viện, thấy nơi gọi là chốn Già-lam thần, “Mao” là chữ dòng họ của vị đó, áo mão và trù tích đều như trong giấc mộng không khác, lên giảng tòa khai đường giảng pháp Sư đốt nén hương cúng dường Thiền sư Tổ Tiên – Phá Am đã ba chuyển dời đến Tiều sơn. Năm đó Sư lại chuyển dời đến ở Tuyết đậu, ba năm sau, Sư lại có sắc chỉ chuyển dời đến ở Dục vương. Lại qua ba năm sau, pháp tịch Thiếu lâm tại Tung sơn bị tống phế, Kính Sơn tấu trình triều đình ban sắc bổ nhận Sư đến đó. Qua năm sau chùa bị thiêu cháy, Sư tính ngược lại, biết rõ số phận ấy nên tâm ý vẫn tự nhiên sắc mặt không biến đổi. Tháng mười năm đó (?) có sắc chỉ mời Sư vào nội điện. Nhà vua đang ở tại điện tu chánh cùng ra mắt, Sư tâu trình đối đáp rành mạch, nhà vua vì thế đổi sắc mặt, ban tặng Sư pháp y Tăng-già-lê và áo nạp kim lan, và tuyên sắc chỉ mời Sư lên pháp tòa tại điện từ Minh giảng pháp, nhà vua rủ rèm ngồi nghe, xong bèn ban tặng Sư hiệu là “Phật Giám Thiền sư”. Ba năm sau chùa tạo dựng được hoàn thành. Trải qua sáu năm lại bị cháy một lần nữa, Sư cũng chẳng kinh ngạc cũng chẳng đổi thay, mọi người đến hỗ trợ giúp đỡ đông nhiều, chưa đầy vài năm mà chùa mới lại hoàn thành to lớn rất mực hưng thạnh. Cách khoảng bốn mươi dặm Sư xây dựng phòng thất vài trăm gian, tiếp đãi mây nước, trên biển ngạch đề là “Vạn niên chánh tục”. Từ “Chánh tục” về phía tây vài trăm bộ. Sư dựng một ngôi am làm nơi về ẩn tàng. Phía trên xây dựng tùng các, kín cất giữ các vật ngự hàn ban tặng, cả trước lẫn sau, che dựng hai phía đông và tây của thất để tôn thờ Tổ sư và lo việc hương hoả đối với Tiên thế. Nhân kỷ niệm ngày mới sinh, Sư thiết trai cúng Phật và chúng tăng để hồi hướng minh phước, bởi vì từ khi tại đất Thục loạn lạc, Tiên Tổ của Sư bèn bị dứt tuyệt sự phụng thờ, nên nay đây Sư phụng thờ để biểu thị tâm thành hiếu hạnh kính mộ. Nhà vua nghe thế lại rất mừng vui tán thán, ban tặng bức hoành đề là “Viên Chiếu”.

Mùa thu năm Mậu thân (1248) thuộc niên hiệu Thuần Hựu (12411253) thời Nam Tống, Sư lại xây dựng ngôi thất tại trên hồ Minh nguyệt, đề bảng hiệu là “Thối Canh”. Xin triều đình vì có tuổi già và bệnh xưa tái phát nên trở về đó. Đến sáng mồng một tháng ba (Năm?), lên giảng đường, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Nay sơn Tăng đã già lại bệnh, không còn sức lực để cùng các người nói đông nói tây, ngày nay gắng gượng ra đây, những điều cũng nói từ trước chưa đến tận cùng, tận tình hướng đến trước mặt các người mà phấn chấn vậy”. Sư bèn đứng dậy, rủ chiếc áo và bảo: “Là ít hay nhiều?” Đến ngày mười lăm, Sư nhóm tập phân thành hai ban, phát họa hậu sự, tự thân Sư viết vi biểu và Di thư có hơn mười bản, nói cười đùa vui như lúc bình thường. Đồ chúng thỉnh cầu Sư lưu lại kệ tụng, Sư mới nắm bút viết nhanh rằng: “Lúc đến không phép tắc, khi đi chẳng thứ tự, lại cầu hỏi đích xác. Thiên thai có cầu đá”. Xong, chỉ khoảnh khắc, Sư bèn tịch. Lưu để khám lại mười bốn ngày, Di biểu của Sư tấu trình lên đến triều đình. Nhà vua bèn sai trung sứ ban gián hương và tiền bạc đến cúng. Nghinh phụng toàn thân đến an táng dựng tháp tại am Viên chiếu. Các đệ tử bẩm thọ giáo phát từ Sư mà phân tòa giảng pháp giáo hóa các nơi như Thiền sư Khâm ở Tuyết nham, Thiền sư Luân ở kiều, Thiền sư Huệ ở Tây nham v.v…

2. Thiền sư Pháp Huân ở Linh ẩn.

Thiền sư Pháp Huân hiệu là Thạch Điền ở Linh ẩn tại Hàng châu, vốn người dòng họ Bành ở My sơn. Lúc vừa mới sinh mà Sư sớm tỏ vẽ thông minh mẫn tuệ, khoảng ba – bốn tuổi, hể thấy tôn tượng Phật hoặc chư Tăng tức biết lễ kính. Năm mười sáu tuổi, Sư đến nương tựa Sa-môn Trí Minh ở viện Pháp bảo tại núi Thạch long, Đan lăng cầu xin xuất gia. Năm hai mươi hai tuổi xuống tóc thọ giới Cụ túc. Bèn du phương đến lễ bái Tháp Lôi Thiên ở Thạch sương, mà thuật kệ tụng rằng:

“Nhất niệm từ dung vốn chẳng cách,
Nào phải đặt đất bày trương trái,
Sang cao đến thấp tâm từ bi,
Hại được Lôi Công một đêm bận”.

Tên Sư nhân đó mà vang vọng. Nghe Thiền sư Tổ Tiên – Phá Am đang ở Khung lung tại Ngô môn đạo phong vang vọng. Sư bèn đến nương tựa, chỉ qua một lần gặp thấy, liền biết Sư là bậc pháp khí, do đó, ở trong thất, Thiền sư Tổ Tiên nêu cử: “Đức Thế Tôn niêm hoa, Tôn giả Ca-diếp mỉm cười”. Sư liền nói: “Gạch nung đánh nhằm lạnh tới đáy, mắt đỏ khua nhằm lửa đầu củi”. Thiền sư Tổ Tiên ngầm lấy làm lạ đó, thường trong hằng ngày, sử dụng luôn khơi dậy điều nghi. Từ đó, Sư quyết chí nương theo tùy thời thưa hỏi. Một ngày nọ cùng Thiền sư Sư Phạm. Vô Chuẩn khêu khích, Sư bèn giã từ ra đi, vân du khắp các sân cửa của các bậc Lão túc. Sư đến ra mắt Thiền sư Nhạc – Tùng Nguyên ở Linh ẩn, Thiền sư Sung – Khẳng Đường ở Tịnh từ, Thiền sư Diễn – Độn Am ở Hoa tạng, mà đều cho đó là các vị ấy đều từ trong lò bệ của tác gia ra, nên chẳng tự đồng với Sư. Bỗng chốc ra đời hoằng hóa, Sư đến ở Cao phong tại Tô châu, Cao phong là một ngôi chùa nhỏ hẹp, khổ cực, lại bị cấm ngăn, thiếu thốn, Sư dốc sức lực tự thân để đốc suất đó. Chưa đầy ba năm lại bị đổi chùa làm đạo Quán, tiếp theo Sư chuyển dời đến ở Phong kiều, đồ chúng lại đoanh vây chằn chịt. Tại chung sơn, pháp tịch bị tống phế, miếu đường tinh liệu tuyển chọn, mới đề cử bổ nhậm Sư đến ở đó. Khoảng đầu niên hiệu Bảo Khánh (1225) thời Nam Tống. Sư chuyển dời đến ở Tịnh từ. Đến năm Đoan Bính thứ hai (1235) thời Nam Tống. Sư lại chuyển dời đến ở Linh ẩn. Đến ngày rằm tháng ba năm Giáp thìn (1244) thuộc niên hiệu Thuần Hựu thời Nam Tống (1241-1253), Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Chỉ được gốc chớ buồn ngọn, gọi nghĩ gì làm gốc? Gọi nghĩ gì làm ngọn? Tùng bách ngàn năm xanh, chẳng vào ý người đương thời, mẫu đơn một ngày hồng, đầy thành công tử say, sơn Tăng nghĩ gì nói, nếu có chẳng chịu đến là ta đồng tham”. Có đệ tử là Thiền sư Sư Tuấn đắp họa hình tượng của Sư, cầu xin Sư cho bài tán thán, Sư bèn cho, và trong đó có câu Sư viết: “Một câu cuối cùng phân giao Trù sơn”, đại chúng rất lấy làm ngờ lạ về câu ấy. Qua ngày hôm sau, bỗng nhiên, Sư hiện tướng bệnh, lại qua một ngày sau nữa, Sư lui về ở Bảo thọ, Sư bày rõ tính liệu việc hậu sự, là an táng toàn thân tại núi ở sau viện. Xong Sư thị tịch, đại chúng không dám làm trái ý Sư – Sư hưởng thọ bảy mươi lăm tuổi, ba mươii lăm hạ lạp, Sư có dáng mạo người xưa tánh tình thẳng thắng, nói năng ngôn từ hùng mạnh, qua năm lần đổi dời ở các chùa lớn, suốt ba mươi hai năm rảo theo lễ phép mà đủ dùng, xét lượng mà tính công. Tuy có tạo dựng những công việc lớn, nhưng một mảy may chẳng can phạm đến của người – thấy người từ xứ khác mang sớ lộ đứng đợi nơi cửa thì thầm vì mong cầu thí cho, Sư thẳng thắng xem thường mà cười đó, mà đắt cây vàng ngọc tại nơi tự nhiên thành tựu vậy.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 35

(Hết)