TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 29

Đời thứ mười sáu, sau đời Thiền sư Đại giám

Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Cần ở Thái bình, có mười sáu vị:

  1. Thiền sư Tâm Tạo ở Văn Thù
  2. Thiền sư Tri Bính ở Nam hoa
  3. Thiền sư Trí Tài ở Long nha
  4. Thiền sư Khanh ở Bồng lai
  5. Thiền sư Thủ Tuân ở Hà sơn
  6. Thiền sư Trạch minh ở Lặc đàm
  7. Thiền sư Bản ở Bảo tạng
  8. Thiền sư Hải ở Tường phù
  9. Thiền sư Liễu Xán ở Tịnh chúng
  10. Thiền sư Hải ở Cốc sơn (mười vị hiện có ghi lục)
  11. Thiền sư Họa ở Linh nham
  12. Thiền sư Sở Khiêm ở Khải hà
  13. Thiền sư Thâm ở Phước Thánh
  14. Thiền sư Trí Tung ở Thiên sơn
  15. Tạng chủ Dung
  16. Thư ký Phát (sáu vị hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Viễn – Phật Nhãn ở Long môn, có hai mươi mốt vị:

  1. Thiền sư Sĩ Khuê ở Long tường
  2. Thiền sư Thiện Ngộ ở Vân cư
  3. Thiền sư Văn Liên ở Tây thiền
  4. Thiền sư Pháp Trung ở Hoàng long
  5. Thiền sư Đạo Hạnh ở Ô cự
  6. Thiền sư Pháp Thuận ở Bạch dương
  7. Thiền sư Pháp Như ở Vân cư
  8. Thiền sư Chánh Hiền ở Quy tông
  9. Thiền sư Minh Biện ở Đạo tràng
  10. Thiền sư Thâm ở Phương quảng
  11. Thủ tòa Thế Kỳ ở Thành đô
  12. Thiền sư Ni Huệ Ôn ở Tịnh cư
  13. Cấp sự Phùng Tiếp (mười ba vị hiện có ghi lục)
  14. Thiền sư Viên ở Vân cư
  15. Thiền sư Tổ ở Vân cư
  16. Thiền sư Đạo Phương ở Tam Thánh
  17. Am Chủ Tịch
  18. Thiền sư Cật ở Tam giác
  19. Thiền sư Chân Thướng ở Tam Thánh
  20. Thị giả Biện
  21. Thiền sư Thế Kỳ ở Thạch Phật tại Việt châu (tám vị không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Đạo Ninh ở Khai phước, có một vị:

  1. Thiền sư Thiện Quả ở Đại quy (hiện có ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Huy ở Tự đắc, có bốn vị:

  1. Thiền sư Đức Vân ở Tuyết đậu
  2. Thiền sư Sùng Kiên ở Trượng tích
  3. Thiền sư Tuệ Tộ ở Hoa tạng
  4. Thiền sư Hoán ở Tuyết đậu (bốn vị hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Cung ở Thạch song – Thụy nham, có hai vị:

  1. Thiền sư Trọng Kiểu ở Tịnh từ
  2. Thiền sư Bích ở Tịnh Từ (hai vị hiện không ghi lục).

– Đệ tử nối dõi dòng pháp Thiền sư Trí ở Đại quy, có bốn vị:

  1. Thiền sư Trừng ở Vân cái
  2. Thiền sư Năng ở Thạch sương
  3. Thiền sư Nhập ở Thác nhạc
  4. Cư sĩ Trần Dữ Nghĩa (bốn vị hiện không ghi lục).

 

ĐỆ TỬ NỐI DÕI DÒNG PHÁP THIỀN SƯ CẦN Ở THÁI BÌNH

1. Thiền sư Tâm Tạo ở Văn Thù.

Thiền sư Tâm Tạo ở Văn Thù tại phủ Thường đức, vốn người dòng họ Từ ở My châu. Năm ba mươi tuổi được độ làm Tăng, Sư đến kinh đô tập học Duy thức, tự lấy làm chí quyết. Có người cùng ở chung phòng nhà cật vấn rằng: “Tam giới Duy tâm, vạn pháp Duy thức. Nay muôn tượng tung hoành trước mắt, tâm thức an đặt tại nơi nào?” Sư mịt mờ không trả lời được, bèn ra quan ải chu du khắp Giang hoài. Khi đã đến Thái bình ở Thư châu, nhân ban đêm tiểu tham, Sư nghe Thiền sư Cần – Phật Giám nêu cử câu thoại cây bách của Triệu Châu, đến Giác Công mỏ sắc bảo là “Tiên sư không nói lời này, chớ phỉ báng Tiên sư tốt lành”. Nhân đó mọi mối nghi lớn dâng xốc đã lâu, chỉ một đêm tiêu mất, Sư đi thẳng đến phương trượng định thuật bày sở ngộ. Từ xa thấy Sư lại, Thiền sư Cần bèn đóng bít cửa. Sư thưa: “Hòa thượng chớ lừa dối tôi”. Thiền sư Cần bảo: “Mười phương không tường vách, sao chẳng vào cửa lại”. Sư đưa đấm đánh phá lá chắn cửa sổ. Thiền sư Cần liền mở cửa, kéo Sư dừng và bảo: “Nói, nói”. Sư đưa hai tay bưng lấy đầu Thiền sư Cần làm tướng lỗ miệng khạc nhổ mà đi ra, và bèn trình kệ tụng rằng: “Triệu Châu có câu thoại cây bách, thiền khách cùng truyền khắp thiên hạ, phần nhiều là hái lá và tìm cành, chẳng thể hướng thẳng hiểu cội nguồn. Giác Công nói đạo không lời ấy, chính là tiếng ác chửi thẳng mặt. Thiền nhân nếu đủ mắt nhìn khắp, khéo hướng trong đây biện giả chân”. Thiền sư Cần rất bằng lòng đó, thường đối trước khách ngợi khen Sư.

Về sau, bảo Sư phân tòa, Tương Thú thỉnh mời Sư khai đường giảng pháp tại Thiên ninh, sau đó không bao lâu đề cử riêng đến ở Văn Thù. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sư tử nhăn mày, tượng vương gầm hét, Vân Môn ẩn thân trong Bắc đẩu. Bạch Vân nhân gì gọi làm tay, chư Phật ba đời không thể biết. Hồ nô bạch cổ tức biết có. Hay nói làm sao sống là việc kia biết có? Mưa đánh hoa lê con bướm bay, gió thổi tông liễu lòng cầu chạy”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy chỉ thẳng lên và bảo: “Nghĩ gì lúc đâm phá mu chân Kiều Thi Ca?” Sư gõ xuống một cái tiếp bảo: “Nghĩ gì lúc gõ nát đảnh cốt vua Diêm Ma?” Sư mới chỉ về bờ phía Đông tiếp bảo: “Nghĩ gì lúc xuyên qua tròng mắt cá chép ở biển Đông?” Sư lại chỉ về phía Tây, tiếp bảo: “Nghĩ gì lúc bít ngay lỗ mũi Tây vương mẫu? Hãy nói tất cả chẳng nghĩ gì, lúc ấy như thế nào? Năm nay nước mưa nhiều mỗi nên từng hong phơi mắt”.

Đến đầu niên hiệu Tuyên Hòa (1119) thời Bắc Tống, vua Huy Tông (Triệu Cát 1101-1126) ban sắc chiếu cải đổi Tăng sĩ thành Đức sĩ. Lên giảng đường, Sư bảo: “Việc ý Tổ Tây vức lại, ngày nay đặt đất mới, xưa làm tướng Tỳ-kheo, nay làm hình Lão quân, lông hạc đắp áo bạc, đầu trùm khăn lá chuối. Khách suối rừng vô sự, hai lần nhận ân vua. Do đó nói muốn biết nghĩa Phật tánh phải quán xét thời tiết nhân duyên. Hãy nói ngay nay đây là thời tiết gì? Tỳ-lô-giá-na trên đảnh đội Bảo quan vì hiển bày trong chân có tục. Lão già Văn Thù (Tâm Đạo) thân mặc áo lông hạc tạm cần cúi thuận thời nghi. Một người đã vậy, mọi người cũng vậy. Mọi người thành lập tùng lâm, mừng được các tiên tụ hội, cùng rót rượu mê tiên, đồng xướng từ Bộ Hư, hoặc xem kinh Linh Bảo độ người, hoặc nói thuốc trường sinh bất tử, khảy đàn dưới trăng, chỉ đầu mối phát âm xưa cổ, cờ bày trước hiên, khéo đặt ra ngoài Thần cơ, tiến tới một bước bèn đến trên trời Đại La, thối lùi một bước tức vào trong thành Cửu u, chỉ như một câu chẳng tiến chẳng lùi lại làm sao sống? Nói. Ngay như lông cánh hóa đường Tam, trọn là một thân giả huyễn luân hồi”. Đến tháng chín năm Tuyên Hòa thứ hai (1120) thời Bắc Tống, phục hồi lại Tăng sĩ. Lên giảng đường, Sư bảo: “Chẳng treo áo ruộng mặc áo lông, hình tướng Lão quân hơi thích nghi, một năm rưỡi trong nhân tư tưởng, đại để Hưng suy mỗi có thời, Đức Phật Như Lai chúng ta dự ghi lời giáo pháp đến lúc có nạn, trong giáo điển ghi rõ không ai chẳng hay biết, so lường niên đại chánh tại lúc này, ma được tiện lợi hoặc loạn chánh Tông, Tăng đổi hình tục, Phật thy danh tự, vọng sinh tà giải gọt vót kinh văn. Nao Bạt ngừng âm chén bát thêm đủ, lắm ban lừa dối khinh thường Thánh quân. Nhờ Hoàng đế bệ hạ chúng ta Thánh đức Thánh minh, chẳng quên phó chúc, chẳng phế giáo pháp ấy, đặc biệt ban sắc Thần Chương phân hành thiên hạ. Bèn hứa cho Tăng Ni đổi mới lại đắp mặc pháp phục. Thật đáng gọi là tro lạnh trở lại rực cháy, cây khô lại đâm chồi tốt tươi, chẳng lìa hình tục mà làm hình Tăng, chẳng ra cõi ma mà vào cảnh Phật, khua vang lại trống pháp, chỉnh sửa mối giềng, rượu mê tiên rót biến làm Quỳnh tương cam lồ, giẫm lạm hư từ phiên lạm lại Hương khúc tử, buông câ bạc xuống nắm dậy Ni sư đàn. Hôm qua cúi đầu chống nắm tay, ngày nay quy mạng chẳng xét, chỉ đổi tướng thời xưa, không thay người thời cũ. Dám hỏi cùng đại chúng người thời xưa là một hay là hai?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Gió thu cũng hiểu ghét lộn xộn, thổi hết tro đạo giáo trong năm”.

Đến mùa xuân năm Kiến Viêm thứ ba (?) thời Nam Tống, nhân chỉ dạy đại chúng, Sư nêu cử nhân duyên Lâm Tế sắp thị tịch căn dặn Tam Thánh rồi Sư bảo: “Chánh pháp nhãn tạng mù diệt, Lâm Tế nào từng có phải nói. Người thời xưa nay đều vọng truyền. Chẳng tin chỉ nhìn ba tháng sau”. Đến tháng ba nhuận, giặc chung cùng làm phản, đại chúng muốn đưa Sư chạy đến phương Nam, Sư bảo: “Học đạo do vì rõ sinh tử, sao phải trốn lánh đó?” Giặc đến, Sư bảo: “Mau được giết chết để khoái lòng các người”. Giặc liền dất cây dáo dài chém giết Sư, máu đổ đều hóa thành sữa trắng, giặc kinh sợ lấy chiếu che đậy lại mà bỏ đi.

2. Thiền sư Tri Bính ở Nam hoa.

Thiền sư Tri Bính ở Nam hoa tại Thiều châu, vốn người ở Vĩnh khương đất Thục. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Việc này rất hy hữu kỳ đặc, chẳng ngại đương đầu nói, Đông gần ruộng nhà ông, theo sắp được một cọc, chẳng chỉ xỏ sắc, cũng là ứng thời tiết. Nếu hỏi là Tông gì? Tám chữ chẳng dính phết”. Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thường ngày nói, mỗi lúc cử, tợ đất chống núi là bao nhiêu, anh vũ Lũng tây được người gần, đại để chỉ vì hay biết nói, thôi nghĩ suy dính trệ bè bạn, người trí nhờ nghe mạnh dất lấy, lại có một bạn cũng rất kỳ, mèo con riêng biết bắt chuột già”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nắm cây gậy quấy giữa khoảng không một cái, bảo: “Khuấy sông dài làm Tô lạc, tôm cua còn tự mắt trít ghèn”. Sư gõ cây gậy xuống một cái tiếp bảo: “Biến đại địa làm vàng ròng, cùng trời như trước sức cốt đỏ, vì lại tự mình không phần vì lại chẳng chịu nhận lấy. Trong đó có thể có kẻ mang đội đi được, ít nhiều người mất tiền mắc tội”. Sư lại gõ cây gậy xuống một cái tiếp bảo: “Có hiểu chăng? Đến núi báu cũng phải mở mắt, chớ khiến bộn rộn tay không về”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sắc xuân rực rỡ hoa đua nở, Tứ Duy hót lạc trăng núi Tây, Kiều-phạm-bát-đề thè dài lưỡi, đến việc rõ ràng nói cùng ai? Sư nghẹn hơi. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mê chẳng tự mê, đối ngộ lập mê, ngộ không tự ngộ, nhân mê nói ngộ. Do đó, ngộ là thể của mê, mê là dụng của ngộ, mê ngộ cả hai đều không theo, trong ấy không riêng chung, không riêng chung đánh chẳng động. Tổ sư không đem lại. Lỗ mũi nặng ngàn cân”.

3. Thiền sư Trí Tài ở Long nha.

Thiền sư Trí Tài ở Long nha tại Đàm châu, vốn người dòng họ Thi ở Thư châu. Sư sớm nương tựa chuyên cần nơi pháp tịch của Thiền sư Cần – Phật Giám, trong mọi công việc, sư chẳng từ khó khổ, tiếng tăm đã vang vọng khắp chốn tùng lâm, và lúc du phương, gần chiều tối, Sư mới đến Hoàng Long, vừa lúc Thiền sư Tử Tam đang đứng ở Tam môn, hỏi Sư từ đâu lại, đã vang danh thì biết Thái bình ở Thư châu là do Sư làm trang chủ vậy. Ngày hôm sau vào thất, Thiền sư Tử Tâm hỏi: “Hiểu được câu đầu tiên tức hiểu được câu cuối cùng, hiểu được câu cuối cùng tức hiểu được câu đầu tiên. Câu đầu tiên và cuối cùng nắm bỏ một bên, còn câu thoại Dã hồ của Bách Trượng, làm sao sống hiểu?” Sư đáp: “Vào cửa để biết lại thấy hiểu, sao lại phải cử đất bùn trong chẹt nghiến?” Thiền sư Tử Tâm bảo: “Tân Trưởng lão chết ở trong tay Thượng tọa vậy”. Sư nói: “Ngữ ngôn tuy có khác, chỉ lý lại không sai”. Thiền sư Tử Tâm hỏi: “Thế nào là việc không sai?” Sư đáp: “Chẳng gõ sừng Hoàng Long sao biết châu ngọc dưới cằm?” Thiền sư Tử Tâm bèn đánh.

Mới đầu ở Nhạc lộc, ngày khai đường giảng pháp, có vị Tăng hỏi: “Đức Sơn thì đánh gậy, Lâm Tế thì quát hét, ngày nay xin Sư vì chọn lọc lấy?” Sư đáp: “Tô rô, tô rô”. Lại hỏi: “Tô rô tô rô lại có đại ý từ Tây vức lại chăng?” Sư đáp: “Tô rô, tô rô”. Do đó khắp chốn tùng lâm xưng gọi Sư là Tài Tô rô. Về sau, Sư chuyển dời đến Long nha, nhân lúc Khâm Tông Hoàng đế (Triệu Hoàng) lên ngôi (1126). Các Quan liêu thỉnh mời Sư lên giảng đường, cầu chúc Thánh thọ xong, Sư đến tòa ngồi. Nắm cây gậy gõ xuống một cái Sư bảo: “Trong sớ triều tấu nói cảnh sâu xưa nay, trường diệu của chư Phật. Vừa rồi cây gậy đã vì các người nói xong vậy. Ngay đó nên tỏ ngộ đi, Lý không gì chẳng hiểu, Sư không gì chẳng khắp. Nếu chưa được vậy thì không khỏi riêng thông cái tin tức. Mắt Nhật Thuấn tỏ sáng lại, bốn biển lắng trong, khắp trời khí hòa, ca nhạc thăng bình, cây gậy Diên Tường sinh hoan hỷ, ném đất núi gọi tiếng muôn năm”. Xong, Sư ném cây gậy và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư khảy móng tay một cái, bảo: “Khảy móng tay viên thành tám vạn môn, trong một sát-na tức ba A-tăng-kỳ kiếp. Nếu cũng thấy được đi được, khỏe mạnh tức kinh hành, nhọc mệt tức thôi nghĩ. Nếu cũng chẳng hiểu, lại là con lô từ khiêng con ba ba”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử: “Nhân lúc tiểu tham, Hòa thượng Tử Tâm bảo: “Nếu luận việc này như người trong nhà có ba đứa con: Đứa thứ nhất thông minh trí tuệ, hiếu dưỡng cha mẹ, tiếp đãi mọi người qua lại, trông coi tất cả gia nghiệp. Đứa thứ nhì ngu dốt ngông cuồng, tham dâm, ham thích rượu chè, ngã lộn ngoài đường nằm lăn ngỏ hẻm, phá hoại gia nghiệp. Đứa thứ ba mù điếc câm ngọng, thóc đậu không biết phân rành, việc ấy chẳng hay, chỉ biết ăn cơm. Trong ba đứa con ấy, Hoàng Long cần chọn lấy một để dùng. Lại có bốn câu: Trong chết có sống, trong sống có chết, trong chết thường chết, trong sống thường sống. Đem bốn câu ấy kiểm nghiệm tất cả nạp Tăng trong thiên hạ”. Sư bảo: “Gọi gì làm bốn câu? Ba đứa con họ nào? Tên ai? Nếu cũng biết được cùng Hoàng Long nắm tay đều đi, lại không mảy may cách ngăn. Còn chưa được vậy thì không khỏi mượn nước dâng hoa đi vậy. Ba người chung thể, dụng chẳng phải dụng, bốn câu đồng âm, không chẳng không. Muốn biết ba người và bốn câu. Quạ vàng mới ra một đoàn hồng”.

Sư ở Long nha suốt mười ba năm, lấy sự khổ mà tới với đại chúng nên các hàng nạp Tử đều kính sợ. Đại sư Tịch Công Chấn chuyển dời đến ở Vân khê trải qua bốn năm. Đến ngày 15 tháng 08 năm Mậu ngọ (1138) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tông, bỗng nhiên Sư nhóm tập đại chúng, phân giao việc chùa, và Sư bèn viết bài kệ tụng rằng: “Ngày giữa thu năm Mậu ngọ, xuất gia việc trú trì xong, sắp đi chính mình còn không. Có nào hư không tìm được”. Và Sư dạy răn vẫn như thường lệ. Đến ngày hai mươi ba, Sư lại nhóm tập đại chúng và chỉ dạy, Sư hỏi: “Niết-bàn và sinh tử đều là hoa đốm giữa hư không, Phật và chúng sinh đều là lời nói thêm. Các người hợp làm gì sống?” Đại chúng, mỗi vị mở lời đều không thể hợp. Sư bèn hét một tiếng và bảo: “Khổ, khổ”. Và Sư lại bảo: “Mây trắng từ đất vọt lên, trăng sáng ngay giữa trời”. Nói xong, Sư an nhiên mà thị tịch, trà tỳ xong thâu nhặt xá-lợi năm sắc và linh cốt, dựng tháp an táng tại góc Tây bắc của chùa.

4. Thiền sư Khanh ở Bồng lai.

Thiền sư Khanh ở Bồng lai tại Minh châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Câu có câu không như dây leo nương tựa cây, tạm mặc tình các phương chấm đầu, kịp đến lúc cây đổ ngã dây leo khô. Trên không kế xung lên trời, dưới chẳng mưu xuống đất, gã lanh lợi đến trong đó đặt dán được ngay một mắt, bèn thấy bảy ngang tám dọc”. Sư nắm cây phất trần lên, tiếp bảo: “Nhìn nhìn một khúc hai khúc không người hiểu, qua đêm mưa đường mùa thu nước ngập sâu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong tiếng chim quyên sắc xuân muộn, khắp đất hoa rơi cầm chẳng dừng. Trên điện lưu ly dứt vết đi. Ai người cắm được cây không rễ?” Sư nâng cây gậy lên, tiếp bảo: “Cái này là không rễ đến cùng. Hãy nói có biết nở hoa hay không?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Chỉ nhân liền đêm mưa, lại qua xuân một năm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử: “Pháp nhãn bảo: “Biết được cái ghế vây quanh có thừa”, Vân môn nói: “Biết được cái ghế, đất trời cách biệt”. Sư bảo: “Hai Lão nhân ấy, một người hướng đến trên đảnh núi cao đứng, một người hướng đến đáy biển sâu đi. Tuy là như vậy, nhưng một chẳng phải mà hai chẳng thành. Hoa rơi trong dòng nước oanh hót, sân rỗng mưa ngưng gần nửa đêm, mảnh trăng lại từ đáy biển sinh”.

5. Thiền sư Thủ Tuân ở Hà sơn.

Thiền sư Thủ Tuân – Phật Đăng ở Hà sơn, tại An cát châu, vốn người dòng họ Thí ở quận chi. Sư đến dự tham nơi Thiền sư Anh ở Quảng giám mà không khế ngộ, bèn đến Thái bình theo chúng thỉnh hỏi, lại càng xa tít không chỗ vào. Sư mới phong gói cái chăn của mình và tự nói: “Đời này nếu chẳng thấu triệt đi thề chẳng mở ra đây”. Từ đó, ngày ngồi đêm đứng như Sư đang chịu tang cha mẹ. Qua bốn mươi chín ngày, bỗng nhiên gặp lúc Thiền sư Cần – Phật Giám lên giảng đường chỉ dạy: “Sum-la và vạn tượng, chỗ in ấn của một pháp”. Nghe thế, Sư chóng tỏ ngộ, bèn đến tỏ bày cùng Thiền sư Cần. Thiền sư Cần bảo: “Thật đáng tiếc một viên minh châu bị gã phong điên này lượm nhặt được!” Và mới cật hỏi Sư rằng: “Linh Vân nói: “Từ sau một lần thấy hoa đào, thẳng đến ngày nay trọn không nghi”. Thế nào là nơi Linh Vân không nghi?” Sư đáp: “Chớ nói Linh Vân không nghi, chỉ nay tìm cái nơi nghi trọn không thể được”. Thiền sư Cần lại hỏi: “Huyền Sa nói: “Chính xác, rất chính xác, dám bảo đảm Lão huynh chưa nơi thấu triệt”. Nào là nơi kia chưa thấu triệt?” Sư đáp: “Rất biết tâm từ của Hòa thượng rất tha thiết”. Thiền sư Cần mặc nhiên đó. Sư bèn lễ bái đứng dậy trình bày kệ tụng rằng: “Trọn ngày nhìn trời chẳng ngẩng đầu, hoa đào đỏ rực mới nâng tròng ngươi. Tha ông lại có lưới ngăn trời, thấu được Lao quan bèn nghỉ thôi”. Thiền sư Cần bèn căn dặn khuyên nên giữ gìn đó. Đêm đó, Thiền sư Cần lại gằn tiếng bảo cùng đại chúng: “Hồi nãy Thượng tọa Tuân ẩn ngủ đi vậy”. Thiền sư Viên Ngộ nghe thế, nghi ngờ Sư chưa được vậy, mới bảo: “Ta cần phải khám xét qua mới được”. Bèn sai người gọi Sư đến, nhân cùng du sơn, chợt đến một đầm nước, Thiền sư Viên Ngộ xô đẩy Sư xuống nước và vội hỏi: “Lúc Ngưu Đầu chưa thấy gặp Tứ Tổ thì như thế nào?” Sư đáp: “Đầm sâu cá nhóm tụ”. Lại hỏi: “Sau khi đã thấy gặp thì thế nào?” Sư đáp: “Cây cao vẫy gió”. Lại hỏi: “Lúc thấy cùng không thấy thì thế nào?” Sư đáp: “Duỗi cẳng chân ở trong cẳng chân thẳng”. Thiền sư Viên Ngộ rất ngợi khen đó. Lúc Thiền sư cần chuyển dời đến Tương sơn, bảo Sư phân tòa giảng pháp.

Sư ra hoằng hóa ở Hòa sơn tại Lô lăng, rồi lùi ẩn dật tại quê hương.

Các hàng đạo tục nghinh thỉnh Sư đến ở Thiên Thánh. Sau đó, Sư lại chuyển dời đến Hà sơn và Thiên ninh. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Chèn nghiến khóa ở núi búa, Phật tổ ra đầu chưa khinh cho. Giả sử Đề Hồ đầy thế gian, ông không bình báu làm sao lấy? A, ha, ha! Thần núi đanh lưới, Đạo ngô nhảy múa. Dưa ngọt suốt dãi đều ngọt, bầu đắng tận rễ cũng đắng”. Lại có lúc lên giảng đường, nêu cử câu thoại Bà Tử đốt am, xong Sư bảo: “Phàm phù Tông lập giáo phải là người ấy. Các ông nhìn Bà Tư kia tuy là một nữ nhân mà rất có khí phách trượng phu tác lược. Hai mươi năm hao dầu tốn dấm hẳn là khá biết, một ngày hướng đến đầu sao trăm thước làm cái thất lạc, ngay như được dùng hết khí lực đầu cổ tay lúc bình sinh, tự chẳng phải cái tài tục biết cơ, kịp chăng khéo giỏi hết vụng về ra. Tuy là như vậy, các người cần hiểu chăng? Sau tuyết phủ mới biết tiết tháo của tùng bách, việc khó mới thấy tâm Trượng phu”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Như Lai thiền, Tổ sư đạo, rất kỵ đem tâm ra bên ngoài tìm xét. Từ cửa sở đắc tức chẳng phải trân quý, đặt đất chôn giấu vật báu trong áo, nhà thiền lưu truyền phải kịp đánh động then chốt cửa ải Tổ sư. Phấn phát nhiều năm áo vải, phải quấy phỉ báng ngợi khen giao đó không, dọc rộng ngang dài lẫn lộn vừa đẹp, ông không thấy lão Hàn Sơn trọn ngày vui vui năm dài cầm chổi quét, người việc trong đó như thế nào? Vào ruộng hoang chẳng chọn thư tay nắm lại cỏ. Tham”.

Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là khách trong khách?” Sư đáp: “Khách đường như trời xa, đợi cửa tợ biển sâu”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong khách?” Sư đáp: “Lớn nhân nơi đưa khách, nhớ được lúc xa nhà”. Lại hỏi: “Thế nào là khách trong chủ?” Sư đáp: “Cùng gặp chẳng hẳn hỏi tiến trình”. Lại hỏi: “Thế nào là chủ trong chủ?” Sư đáp: “Một ngày nắm Tổ lệnh, ai là người ra đầu”. Lại hỏi: “Khách chủ đã được sư chỉ dạy, còn hướng thượng Tông thừa việc ấy như thế nào?” Sư đáp: “Hướng thượng hỏi tương lai”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Sư đáp: “Biển lớn nếu biết đủ, trăm sông nên chảy ngược dòng”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái. Sư bảo: “Thượng tọa Tuân ba mươi năm học được đến cùng”. Sư từng bảo cùng đại chúng rằng: “Huynh đệ nếu có chỗ tỉnh ngộ, chẳng câu nệ thời tiết, xin lại nêu bày cái tin tức”. Nhân đêm tuyết đổ, có vị Tăng đến gõ cửa phương trượng, Sư dậy nắm đuốc ra oai quát nạt bảo: “Tuyết sân nửa đêm mà cầu quyết trạch nghi tình, nhân gì oai nghi chẳng đầy đủ?” Vị Tăng ấy trông nhìn lại y phục ở tự thân, Sư xua đuổi ra khỏi viện. Sư từng bảo: “Tiên sư (Thiền sư Cần) chỉ năm mươi chín tuổi, tôi nay đã năm mươi sáu tuổi vậy, những ngày còn lại không nhiều”.

Đến ngày mãn hạ giải chế năm Giáp dần (1134) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Sư trở lui ở Thiên ninh, bảo cùng Cư sĩ Trịch Tích ở Song hòe rằng: “Ngày mồng 08 tháng 10 là ngày húy ky Tiên sư Cần – Phật Giám, và cũng chính là lúc thời hạn Tôi đã đến vậy, xin trở về Chướng nam”. Đến ngày mồng 04 tháng 10, Trịch Tích sai người em là Sa-môn Đạo Như đến thăm hỏi Sư. Sư bảo: “Ông đến chánh phải thời vậy. Trước một ngày không nhằm tiện, sau một ngày lầm quá lắm. Tôi tuy cùng Phật Giám đồng điều sinh mà trọn chẳng đồng điều chết. Sáng sớm mai có thể vì tôi tìm một chiếc thuyền con”. Sa-môn Đạo Như hỏi: “Cần dài bao nhiêu, cao bao nhiêu?” Sư đáp: “Cao năm thước”. Qua ba ngày sau, vào lúc gà gáy, Sư ngồi ngay thẳng như lúc bình thường. Thị giả xin Sư lưu lại kệ tụng. Sư bảo: “Chẳng từng làm được”. Nói xong, Sư bèn thị tịch. Sau khi trà tỳ mà chiếc lưỡi không rã hoại. Có Trần Sư Nhan là người trong quận dùng hộp báu đem đựng cất giấu ở nhà. Môn nhân đệ tử nghinh phụng linh cốt Sư đến dựng tháp an táng bên cạnh viện Phổ ứng.

6. Thiền sư Trạch minh ở Lặc đàm.

Thiền sư Trạch minh ở Lặc đàm tại phủ Long hưng, có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử nhân duyên Triệu châu phỏng hỏi Thù Du tìm nước, rồi Sư bảo: “Lão Triệu mây cuộn sơn nhạc bày, Thù Du mưa qua gió trúc trong, nhà ai quán riêng trong đường Hồ, một đôi uyên ương họa chẳng thành”. Sư lại nêu cử câu thoại Đức Sơn phó thác bình bát, rồi Sư bảo: “Từ trước lại nay nhà giàu trẻ con đẹp, riêng đến đầu sông đùa họa cong, dẫn được Lão Da nắm chẳng dừng. Lại đến trên thuyền giúp về ca”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Vĩnh Gia nói: “Một vầng trăng hiện khắp các dòng nước, ánh trăng trong khắp các dòng nước đều nhiếp trong một vầng trăng”. Sư dựng đứng phất trần và bảo: “Nhìn nhìn ngàn sông đua nhau chảy, muôn mạch tranh nhau đổ. Nếu cũng tốt lành đi thuyền bèn rõ mạch nước, có thể vui đùa tánh biển, cười nhởn khói sóng. Nếu chưa được vậy, hãy về dưới rừng ngồi yên đợi lúc trăng lên”.

7. Thiền sư Bản ở Bảo tạng.

Thiền sư Bản ở Bảo tạng tại Đài châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tiết minh đã qua hơn mười ngày, mưa hoa lan san tấc vuông sâu, sắc xuân phiền người ngủ không được, Hoàng Ly bay qua Dương biếc râm”. Rồi Sư bèn cười lớn và xuống khỏi tòa.

8. Thiền sư Hải ở Đại trung Tường phù.

Thiền sư Hải ở Đại trung Tường phù tại Cát châu. Mới đầu, Sư đến thấy gặp Thiền sư Cần – Phật Giám. Thiền sư Cần hỏi: “Chư Phật ba đời một miệng nuốt hết, nơi nào lại có chúng sinh có thể giáo hóa? Lý ấy như thế nào?” Sư định tiến tới đáp. Thiền sư Cần bèn quát hét, bỗng nhiên Sư lãnh ngộ ý chỉ, thuật kệ tụng rằng: “Thật tế xưa nay chẳng mảy trần, trong ấy không cũ cũng không mới. Núi xanh huống là vật nhà tôi, chẳng dùng tìm nhà riêng hỏi bến”. Thiền sư Cần bảo: “Tha cho một trứ”. Sư lễ bái mà lui ra.

9. Thiền sư Liễu Xán ở Tịnh chúng.

Thiền sư Liễu Xán – Phật Chân ở Tịnh chúng tại Chương châu, vốn người dòng họ La ở Tuyền nam. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mồng chín tháng chín hoa cúc nở, một câu rành rành bày xưa nay, lạc đà Dương Quảng không nơi tìm. Đêm lại dấu chân ở tùng lâm”.

10. Thiền sư Hải ở Cốc sơn.

Thiền sư Hải ở Cốc sơn tại phủ Long hưng. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một nêu cử không nói lại đã rơi lạc vài ba, cùng thấy chẳng nhướng mày vụt thành tạo tác. Giả sử động dây đán khúc nhạc khác, báo đi biết lại, thấy bóng roi bèn đi, ngóng đầu sào về đi, dưới cẳng chân khéo cho ba mươi gậy. Nào kham lại đến trong đó, dúm mài lửa đá gom bắt chớp sáng, công phu uổng dùng lẫn lộn nhàn sự, cười đổ nhã Lão Hồ mắt biếc từ Tây vức lại”. Song Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ VIỄN – PHẬT NHÃN Ở LONG MÔN

1. Thiền sư Sĩ Khuê ở Long tường.

Thiền sư Sĩ Khuê ở Trúc am – Long tường tại Ôn châu, vốn người dòng họ Sử ở Thành đô. Mới đầu, Sư đến nương tựa Thiền sư Tông Nhã ở Đại từ, tâm ý say sưa với kinh Lăng Nghiêm qua hơn năm năm, rồi theo phương Nam vân du đến bái yết các bậc Tôn túc. Mới đầu, lúc đến Long môn, Sư đem sở đắc của chính mình tỏ bày cùng Thiền sư Viễn – Phật Nhãn. Thiền sư Viễn bảo: “Ông hiểu rõ tâm đã đạt cùng cực, chỉ khuyết thiếu dốc sức mở mắt vậy”, bèn bảo Sư giữ chức Đường ty. Một ngày nọ đang đứng hầu, Sư hỏi: “Lúc dứt tuyệt đối đãi thì như thế nào?” Thiền sư Viễn đáp: “Như ông ở trong Tăng đường Bạch chùy tương tợ”. Sư bèn mờ mịt. Tới chiều tối, Thiền sư viễn đến nơi Đường ty, Sư bèn lý giải câu thoại trước. Thiền sư Viễn bảo: “Nói năng trống rỗng”. Ngay lời nói đó, bỗng nhiên Sư đại ngộ.

Khoảng cuối niên hiệu Chánh Hòa (1111) thời Bắc Tống, Sư ra hoằng hóa đến ở Thiên ninh tại Hòa châu, và luôn luôn chuyển đổi đến các chùa danh tiếng. Đến trong khoảng niên hiệu Thiệu Hưng (11311163) thời Nam Tống, Sư vâng phụng sắc chiếu đến khai Năng nhân ở Nhạn đảng. Bấy giờ Thiền sư Chân Hiết đang ở tại Giang tâm nghe Sư đến, sợ duyên pháp chưa chín mùi, đặc biệt qua sông nghinh đón sư về nơi phương trượng, bày lớn cửu bái để dẫn dụ dân chúng ở Ôn châu. Từ đó hợp nhiên quy kính. Chưa thấy Ấn triệu nên đồ chúng ấy sợ hành quy pháp, nửa đêm khuya phóng lửa vốc làm đống ngói gạch, cuối cùng Sư đến dựng buộc thất. Có lúc lên giảng tòa, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Mến nhàn chẳng đánh trống Cổ sơn, về già lại nhìn núi Nhạn đảng, gác đẹp lầu cao lẫn chẳng thấy, bên khe am tranh vài ba gian. Lại có người nào cùng chung ra tay chăng?” Rồi Sư hét một tiếng và xuống khỏi tòa. Các đàn việt đến nghe pháp đều dốc sức tạo dựng, không bao lâu bèn thành một Bảo phường.

Tiếp bổ nhậm Sư đến ở Giang tâm, lên giảng đường, Sư bảo: “Muôn năm một niệm, một niệm muôn năm, nhuốm áo đất trong trục, rửa chân lên giường ngủ. Nhiều kiếp đến nay mọi việc chỉ như ở nay, biển lớn sóng cả vỗ, người nhỏ tấc vuông sâu”. Sư nắm cây gậy lên, tiếp bảo: “Các người chưa được cái đầu vào, phải được cái đầu vào, đã được cái đầu vào, phải có một đường xuất thân mới được, đại chúng hãy làm sao sống là một đường xuất thân?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Tuyết đè khó đẩy tùng đáy khe, gió thổi khó động trăng bên trời”. Rồi, Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Muôn cơ chẳng đến, mắt thấy sắc tai nghe , một câu đáng xiển dương, đầu đội trời chân đạp đất. Các người chỉ biết ngày nay là mồng 01 tháng 05, rất không biết nửa đêm quạ vàng bận rộn bay, thỏ ngọc trời sáng lên từ biển Đông”. Xong, Sư nắm cây phất trần đánh xuống thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Rành rành không ngộ, có pháp tức mê, các người đến trong đó lập không được. Các người đến trong đó đứng không được. Nếu lập thì hiểm nguy, nếu đứng thì mù lòa. Ngay phải ý chẳng dừng huyền, câu không dừng ý, dùng chẳng dừng có. Ba cái này đã rõ, tất cả mọi nơi chẳng phải quản trệ, tự nhiên hiện tiền, chẳng phải soi chiếu lại, tự nhiên sáng tỏ. Tuy là như vậy, lại phải có việc hướng thượng, mưa lâu chẳng tạnh. Ôi!” Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một chiếc lá rơi thiên hạ đang vào thu, muốn mắt nhìn tận cùng ngàn dặm, lại phải lên một tầng lầu”. Một mảy trần nỗi, đại địa gom thâu, Gia châu đánh voi lớn, Thiểm phủ rưới trâu sắt, gã sáng mắt hợp nên làm gì sống?” Ngưng giây lát, Sư bảo: “Nắng hạn lâu câu đầu rèm cầu nước chẳng chảy”. Xong, Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tánh thấy lúc thấy, thấy chẳng phải thấy, thấy còn lìa thấy, thấy không thể kịp. Hoa rơi có ý theo nước chảy, nước chảy vô tình mến hoa rơi. Các người có thể trở lại tự nhiên không phải là các ông. Chẳng phải các ông trở lại vậy thì ai? Hận dài xuân về không nơi tìm, chẳng biết chuyển vào lại trong đây?” Sư bèn hét một tiếng, tiếp bảo: “Ba mươi năm sau chớ nói Đức Năng Nhân dạy phá hoại trai gái nhà người”.

Lại có lúc lên giảng đường, có vị Tăng hỏi: “Thế nào là đại ý của Tổ sư Đạt-ma từ Tây vức lại?” Sư đáp: “Nhà Đông đốt đèn, nhà Tây ngồi tối”. Lại hỏi: “Chưa xét rõ ý chỉ như thế nào?” Sư đáp: “Ngựa tiện móc yên, lừa tiện đẩy mài”. Vị Tăng ấy lễ bái. Sư bảo: “Nạp Tử lanh lợi chỉ tiêu một cái”. Và Sư bèn bảo: “Ngựa móc yên, lừa đầy mài, nạp Tử lanh lợi chỉ tiêu một cái, giả sử nhà Đông đốt đèn sáng, chưa hẳn nhà Tây ngồi trong tối, ý chỉ Tổ sư từ Tây vức lại, hỏi làm gì? Lắm miệng A Sư tự rước họa”. Vị Tăng ấy lại hỏi: “Thế nào là Đệ nhất nghĩa?” Sư đáp: “Ông hỏi đến cùng là Đệ nhị nghĩa”. Lại hỏi: “Con chó có Phật tánh hay không? Triệu Châu nói không. Ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Một lần bị rắn cắn, sợ bị đứt dây giếng”. Lại hỏi: “Yến tử đàm sâu thật tướng, khéo nói pháp yếu, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Chẳng bằng nhạn ngậm lan”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Quạ rùa nơi cửa động Hoa dương”. Lại hỏi: “Lỗ tổ ngồi xoay mặt vách tường, ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Kim mộc thủy hỏa thổ, sao la hầu, kế đô”. Lại hỏi: “Câu có câu không, như lúc dây leo bám tựa cây là thế nào?” Sư đáp: “Làm giặc tâm người trống rỗng”. Lại hỏi: “Quốc sư ba lần gọi Thị giả, lại làm sao sống?” Sư đáp: “Đánh trống khỉ múa, trống hư khỉ chạy”.

Đến ngày 18 tháng 07 năm Bính dần (1146), Sư vời gọi môn nhân pháp thuộc, dặn dò Trưởng lão Tông Phạm, giao phó hậu sự. Qua ngày hôm sau, tắm gội xong, đánh chuông nhóm tập đại chúng, Sư đến tòa ngồi an nhiên mà thị tịch. Ngày trà tỳ, mọi người đưa tiễn đều có được xá-lợi, nghinh phụng linh cốt đến dựng tháp an táng tại Cổ sơn.

2. Thiền sư Thiện Ngộ ở Vân cư.

Thiền sư Thiện Ngộ ở Cao am – Vân cư tại Nam khương quân, vốn người dòng họ Lý ở Dương châu. Năm mười một tuổi, Sư giã từ gia đình thế tục, chuyên tập học kinh điển mà được độ. Sư vốn có túc tuệ, nghe Thiền sư Xung nêu cử nhân duyên vua Võ Đế (Tiêu Diễn 502-550 thời Nam Lương) hỏi Tổ sư Đạt-ma, mà Sư như nhặt lại được vật cũ, bèn nói: “Tôi đã rõ suốt, Thánh nào có đó?” Thiền sư Xung lấy làm lạ về lời nói ấy, khuyên Sư đến phương Nam tham phỏng. Sư được dự ghi tại Long môn. Một ngày nọ, có vị Tăng bị rắn cắn nơi chân, Thiền sư Viễn – Phật Nhãn bảo: “Đã là Long môn vì gì lại bị rắn cắn?” Sư liền ứng tiếng đáp: “Quả nhiên hiện tướng Đại nhân”. Thiền sư Viễn càng mến quý Sư. Về sau lưu truyền lời ấy đến Chiêu giác. Thiền sư Viên Ngộ bảo: “Ở Long môn có vị Tăng như vậy ư? Đạo pháp ở Đông sơn chưa vắng vẻ vậy”. Sư ở đó, lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Thiếu lâm xoay mặt vách tường, trong lòng che giấu Đông độ Tây thiên, Âu phụ lên giảng đường sung đầy bít lấp bốn góc trên dưới. Đến nỗi khiến núi cao vời mà đều như lòng bàn tay bằng phẳng, nước tối tối mà thường tự trong. Hoa chẳng đẹp mà kết quả không, gió chẳng lay mà mảnh lá lung linh, người không pháp mà được dò hỏi, Phật không tâm mà lại có thể thành. Rau đồng cơm dạt kéo dài ngày, mặc tình tùy đạo tự linh, rốt cùng như thế nào? Nửa đêm đánh hiệu báo canh ba”.

3. Thiền sư Văn Liên ở Tây thiền.

Thiền sư Văn Liên ở Tây thiền tại phủ Toại ninh, vốn người dòng họ trương ở trong quận. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Một hướng nghĩ gì đi, thẳng được đường Thánh phàm, tuyệt nước rỉ chẳng thông, rắn sắt đục chẳng vào, dùi sắt đánh không vỡ, đến như ngàn dặm muôn dặm chim bay chẳng qua. Một hướng nghĩ gì lại, chưa khỏi đầu tro mặt đất mang nước kéo bùn, xướng chín làm mười, chỉ nai làm ngựa, chẳng chỉ cô phụ tiên Thánh, cũng là vùi lấp tánh linh của chính mình. Dám hỏi cùng đại chúng hãy nói nghĩ gì đi đến tận cùng là phải? Nghĩ gì lại tận cùng là phải? Hoa thược dược nở mặt Bồ-tát, lá Tông lư rơi đầu Dạ-xoa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Các phương mênh mông đàm huyền, mỗi ngày khua chuông đánh trống. Tây thiền đây không pháp gì khá nói, khám phá đèn lồng Lộ trụ. Trước cửa chẳng đặt đài xuống ngựa, khỏi bị người bên cạnh lại mượn đường. Nếu mượn đường phải trông nhìn dưới chân, nếu sâm sai Hàm Đan học đường bộ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm sinh các thứ pháp sinh, sum-la vạn tượng dọc ngang, thư tay mang lại tiện dùng, mặt nhật sau giờ ngọ đến canh ba. Tâm diệt các thứ pháp diệt, tứ cú Bách Phi Tuyệt Đường, ngay như Đạt-ma xuất đầu, cũng là mạt vụn dính trong mắt. Tâm sinh tâm diệt là ai? Người gỗ dắt tay đồng về, về đến ruộng vườn quê cũ, còn gặp phải một dùi trên đảnh”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tháng giêng đầu xuân còn lạnh, ngay nơi đầu mối ngữ ngôn nắm lấy lỗ mũi nạp Tăng, xỏ xuyên qua tim gan Phật tổ. Người biết có, Đạt-ma chẳng lại Đông độ, Nhị tổ chẳng đến Tây thiên. Người chẳng biết có, ai biết ngay mặt đạp qua, xa xôi mười vạn tám ngàn. Sơn Tăng lại vì các ông nói lời kệ tụng, đại chúng chớ bảo cô phụ, đầu xuân còn lạnh”. Có vị Tăng hỏi: “Sư tử lúc chưa ra khỏi hang thì thế nào?” Sư đáp: “Nanh vuốt đã bày”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi hang thì thế nào?” Sư đáp: “Đầu rồng đuôi rắn”. Lại hỏi: “Lúc ra và chưa ra thì thế nào?” Sư đáp: “Chánh khéo ăn gậy”. Lại hỏi: “Lấy một lớp đi một lớp thì không hỏi. Còn lúc không lấy một lớp đi một lớp thì thế nào?” Sư đáp: “Xà-lê có lắm nhiều công phu”.

4. Thiền sư Pháp Trung ở Hoàng long.

Thiền sư Pháp Trung ở Mục am – Hoàng long, tại phủ Long hưng, vốn người dòng họ Diêu ở Tứ minh. Năm mười chín tuổi, khảo xét kinh điển mà được độ, Sư tập học Thai giáo, tỏ ngộ được yếu chỉ Nhất tâm tam quán, mà chưa thể dứt hết dấu vết. Sư dự tham khắp các bậc danh túc. Khi đến Long môn, trông nhìn nước mài xoay chuyển mà phát sáng tâm yếu, mới thuật kệ tụng rằng: “Chuyển đại pháp luân, trước mắt bao chung, lại hỏi thế nào, nước đẩy đá mài”. Sư đem tỏ bày cùng Thiền sư Viễn – Phật Nhãn. Thiền sư Viễn hỏi: “Việc trong ấy, làm sao sống?” Sư đáp: “Dưới khe nước chảy dài”. Thiền sư Viễn bảo: “Ta có câu cuối cùng đợi phân giao cho ông”. Sư liền bít lỗ tai mà đi. Sau đến Lô sơn ở Đồng an, Sư tuyệt thực ngồi tịnh trong cây khô. Đến trong khoảng niên hiệu Tuyên Hòa (1119-1126) thời Bắc Tống, ở tương châu và Đàm châu gặp phải đại hạn nắng gắt, cầu đảo mà không ứng nghiệm. Sư nhảy vào vực sâu ao rồng mà kêu rằng: “Nghiệp làm súc sinh đáng phải mưa một thước”. Mưa liền theo đến. Khi ở tại Nam nhạc, mỗi lần Sư cưỡi hổ đi ra, các Sa-môn Nho sĩ trông vẫy bụi mà kính bái. Sư dừng ở, lâu sau lên giảng đường Sư bảo: “Trương Công uống rượu Lý Công say, kỹ càng nghĩ suy chẳng thể lường, Lý Công say tỉnh hỏi Trương, vừa khiến Trương Công không hơi tốt, không hơi tốt chẳng như về nhà tạm yên ngủ”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sáng nay giữa tháng giêng, có việc vì ông dứt, rất kỵ hai tròng mắt, bị lửa đèn kia kéo”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Ta có một câu, chẳng tiếc miệng các Thánh, chẳng động đầu lưỡi ta, chẳng phải hơi tiếng hít thở, chẳng phải tình thức phân biệt, giả sử Tịnh Danh ngậm miệng ở Tỳ-da, Thích-ca đóng thất tại Ma-kiệt, rất tợ bít tai trộm linh, chưa khỏi có trời rò rỉ. Ngay như Đức Sơn có ai vào cửa liền đánh, Lâm Tế có ai vào cửa bèn hét, nếu đến dưới cửa mục am, kiểm điểm đem lại chỉ được một cọc, ngàn thứ lời muôn thứ nói, chỉ cần dạy ông ở nhà hết, mặc tình đại địa hư không bảy lõm tám lồi”.

Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Chớ hướng bên ngoài tìm”. Lại hỏi: “Thế nào là tâm?” Sư đáp: “Chớ hướng bên ngoài tìm”. Lại hỏi: “Thế nào là đạo?” Sư đáp: “Chớ hướng bên ngoài xét”. Lại hỏi: “Thế nào là thiền?” Sư đáp: “Chớ hướng bên ngoài truyền”. Lại hỏi: “Rốt cùng như thế nào?” Sư đáp: “Tỉnh xứ Tát-bà-ha”. Lại hỏi: “Đại chúng đã đến Pháp diên, xin sư cử xướng”. Sư bèn dựng đứng cây phất trần”. Lại hỏi: “Xin Sư lại duỗi bày phương tiện”. Sư bèn đánh xuống thiền sàn một cái.

Về sau, Sư thị tịch dựng tháp an táng tại động Hương nguyên.

5. Thiền sư Đạo Hạnh ở Ô cự.

Thiền sư Đạo Hạnh ở Tuyết đường – Ô cự tại Cù đàm, vốn người dòng họ Diệp ở Xử châu. Mới đầu, Sư đến nương tựa Thiền sư Anh ở Phổ chiếu tại Tứ châu mà được độ. Về sau, giã từ đó, Sư đến dự tham nơi Thiền sư Viễn – Phật Nhãn. Một ngày nọ nghe nêu cử câu thoại đắp nhằm ngón chân của Huyền sa, Sư bèn đại ngộ. Ở đó lâu sau, lên giảng đường, Sư bảo: “Hiểu tức bèn hiểu, ngọc vốn không vết, nếu nói không hiểu, mỏ cối sinh hoa. Thử hỏi chín năm xoay mặt vách tường. Thế nào giữa hội lớn nắm cành hoa, Nam Minh nghĩ gì thương xác, cũng là thuận theo gió tung cát bụi. Tham”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Mây phủ trùm đỉnh núi, trăm chim không tiếng hót, trăng ẩn trong đầm, châu ngọc rồng tự sáng. Chánh ngay lúc nghĩ gì mà được Thạch Lương bỗng nhiên đại ngộ. Thạch động chống nghĩ tâm ấy. Hư không mở miệng làm chứng, Thạch Tăng ở phía Bắc khe điểm đầu. Các người tất cả đều ngủ gật trong đó, cười chết trâu sắt Thiểm phủ”. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Phật giảng nói ba thừa mười bộ loại đốn tiệm thiền viên. Trước mặt người ngu si chẳng được nói mộng. Tổ sư từ Tây vức lại, chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, trước mặt người ngu si không được nói mộng. Nam Minh nghĩ gì nói, lại khỏi bị gặp người kiểm tránh không? Do đó, người xưa nói có của Thạch nhân tợ ông vậy hiểu biết xướng ba ca. Nếu ông tợ Thạch nhân, khúc nhạc tuyết cũng ứng hòa. Lại có hòa khúc nhạc tuyết ư? Nếu có gọi lại cùng Lão Tăng rửa chân”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Thông thân là miệng nói được một nửa, thông thân là mắt dùng được một cọc. Nơi dùng chẳng đến, nói có thừa, nơi nói chẳng đến, dùng không hết. Do đó nơi đáng dùng không nói đáng nói không dùng. Dùng và nói đồng thời, dùng và nói không đồng thời. Các người nếu cũng phỏng định bàn nghị, Tây phong tại dưới cẳng chân ngươi”. Đến Quốc , đại chúng thỉnh mời lên giảng đường, Sư bảo: “Câu cũng cắt ý cũng cắt, tuyệt mảy tuyệt may ở như núi như non. Câu cũng đến, ý cũng đến, như núi như non ở tuyệt mảy tuyệt may, bỗng như kéo thông một đường, ý và câu đều đến, đều không đến, đều cắt, đều không cắt, ngay như được ngoài ba câu tuyệt lồng ngục, ngoài sáu câu không tiêu đích. Chánh ngay lúc nghĩ gì, một câu làm sao sống? Nói. Nghiêng che đồng đường chẳng đồng vết, cùng dẫn tay nhau lên đài cao”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử Triệu Châu chỉ dạy đại chúng rằng: “Lão Tăng bỏ ngay hai bữa cơm cháo, là nói tâm dùng tạp”. Xong, Sư bảo: “Hôm nay, mồng một tháng sáu, hành giả đánh trống, Trưởng lão lên giảng đường, các người lại trong đó, tâm dùng tạp”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử có vị Tăng hỏi Vân Môn: “Thế nào là câu kinh hãi người?” Vân Môn đáp: “Hưởng”. Xong, Sư bảo: “Vân Môn đáp câu thoại của vị Tăng ấy không được bèn thôi nghỉ. Tức cổ xúy hơi cơm cháo để đáng bình sinh”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hoàng mai mưa, mạch thu lạnh, nghĩ gì hiểu rất không đầu mối, thời tiết nhân duyên nghĩa Phật tánh, tất cả phải là đầu lâu khô”. Có lúc chỉ dạy đại chúng, Sư nêu cử: Hòa thượng Ky hỏi vị Tăng: “Thiền lấy gì làm nghĩa?” Đại chúng mở lời đều không thể hợp lý. Có vị Tăng thưa hỏi Hòa thượng Ky, Hòa thượng Ky thay thế bảo: “Lấy phỉ báng làm nghĩa”. Xong Sư bảo: “Chư Phật ba đời là phỉ báng, hai mươi tám vị Tổ ở Tây thiên là phỉ báng, sáu vị Tổ ở đất nước Đường (Trung Hoa) là phỉ báng. Các vị Hòa thượng trong thiên hạ là phỉ báng, các người là phỉ báng, sơn Tăng là phỉ báng. Trong đó lại có ai là người không phỉ báng chăng? Đàm Huyền nói Diệu nhiều như số cát sông Hằng, sao tợ song phong phỉ báng được thân gần”.

Sư hiện tướng bệnh, môn nhân đệ tử, giáo thọ Uông Công Kiều Niên đến thăm hầu. Sư đem điều hậu sự mà chỉ dạy, bảo viết kệ tụng rằng: “Biết thì biết tự bản tâm, thấy thì thấy tự bản tánh, chánh là tông phong bệnh lớn”. Và ghi chú trong bùn thối có gai châm chớ nói không nghi là tốt lành”. Đến ngày hôm sau, tắm gội thay y phục xong. Sư ngồi kiết già mà thị tịch. Sau khi trà tỳ có xá-lợi năm sắc, nơi nào khói tỏa đến, thảy đều có được vậy. Răng và chiếc lưỡi không rã hoại, dựng tháp an táng tại phía Tây của chùa.

6. Thiền sư Pháp Thuận ở Bạch dương.

Thiền sư Pháp Thuận ở Bạch dương tại Phủ châu. Vốn người dòng họ Văn ở Miên châu, Sư đến nương tựa Thiền sư Viễn – Phật Nhãn, nhân lúc chỉ dạy chung cả đại chúng, nghe nêu cử “Tâm Vương Minh” của Phó Đại sĩ rằng: “Vị mặn trong nước, keo xanh trong sắc, nhất định là có nhưng không thể thấy được hình dáng đó”. Ngay lời nói ấy, Sư bèn có sự tỉnh ngộ. Sau đó nhấn trông xem Bảo tạng chuyển đổi nhanh chóng tỏ sáng Đại pháp. Sư đến phương trượng lễ bái, trình bày kệ tụng rằng: “Đảnh có đội núi mây từ từ, nguồn không riêng mạch nước lạnh lạnh, đi núi chưa đến nơi cùng núi, trọn bị núi xanh chướng tròng mắt”. Thiền sư Viễn cười mà hứa khả đó. Ở lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Việc tốt đống đống chất chất lại, chẳng phải tạo tác với an bài, lá rừng vàng rơi nước đầy đi, mây trắng giăng cốc gió cuộn về, nhạn lạnh một tiếng tình niệm dứt, chuông sương vừa động núi ngã đổ. Bạch dương lại có nơi người qua, đêm tàn lò lạnh đánh tro chết, bồng có nạp Tăng ra cùng nói Trưởng lão thiếu bán vui đùa được nghĩ gì khổ khổ xin cùng, sơn Tăng chỉ hướng kia bảo tức bị ông nói nhằm”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tay ta nào tợ tay Phật, Nam tinh Bắc đẩu trên trời, chân ta sao tợ chân lừa, việc đi đều lại quên ngay, người người đều có duyên sinh, mỗi mỗi chân vuông đảnh tròn. Địa ngục đứng nơi đầu khe, trăng lẻ bóng rơi vịnh sâu, hiểu chẳng được, thấy lại khó, một khúc nhạc ngư ông ca qua khe xa”. Có lúc Sư chỉ dạy đại chúng: “Nhiễm duyên dễ tới, Đạo nghiệp khó thành, chẳng rõ muôn duyên sai biệt trước mắt, chỉ thấy cảnh gió mênh mông, rừng công đức điêu tàn, đốt lửa tâm hừng hực, tận cùng gốc cây Bồ-đề, đạo niệm nếu đồng, tình niệm thành Phật lắm thời. Vì đại chúng chỉ tợ vì chính mình, việc đây kia rành rẽ, chẳng thấy người không phải ta là phải. Tự nhiên trên kính dưới cung, Phật pháp thường luôn hiện tiền, phiền não bụi trần giải thoát”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gà gáy trăng sáng chó sủa thung khô. Chỉ có thể chấm hiểu, khó vào tư lương, nơi nhìn chẳng thấy, động đất phóng ánh sáng, nơi nói chẳng đến, đất trời vàng đen, phủ thành thước sáu trang giấy, xưa nay ra ở dòng trong. Đại chúng, rành rẽ nói ra người chẳng thấy, đêm qua canh ba trăng vào cửa”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Gió thổi cỏ tranh, đèn trong nhà rỉ nước đổ, tròng mắt Xà-lê thấm ướt, nghĩ gì rõ ràng tức không biết, liền lại trong đó cúi đầu đứng”. Khi ấy có Thượng tọa Thiệu Đăng nghe vậy mà có sự tỉnh ngộ.

Về sau, Sư đến ở Quảng giáo tại Vụ châu. Nhân lúc cảm bệnh, Sư chỉ dạy đại chúng rằng: “Bệnh lâu chưa từng thay gối gỗ, người lại phần nhiều hỏi thế nào? Sơn Tăng theo hỏi tùy duyên đáp, ngoài cửa ly vàng lại lắm lời, chỉ như tấm thân bảy thước nhận chịu bệnh nơi nào? Trong chúng, ai người đầy đủ mắt sáng thừ vì sơn Tăng chỉ ra nguồn bệnh xem?” Trong chúng mọi người mở lời nhưng đều không khế hợp, Sư tự vỗ tay xuống một cái và làm tiếng ói mửa, rồi Sư tiếp bảo: “Khéo cái gối gỗ”. Sư nghiêm trì giới luật tự bạch tiết khổ, ra vào chỉ gậy nón riêng đi. Sau khi Sư thị tịch, trà tỳ, thâu nhặt được xá-lợi tròng mắt, răng, chiếc lưỡi, chuỗi châu và linh cốt, đều nghinh đưa đến dựng tháp an táng tại phía Tây của chùa.

7. Thiền sư Pháp Như ở Vân cư.

Thiền sư Pháp Như ở Vân cư tại Nam khương quân, vốn người dòng họ Hồ ở Đan khâu. Mới đầu, Sư đến nương tựa Thiền sư Thụy ở Hộ quốc mà được xuống tóc xuất gia, thọ giới Cụ túc. Xong Sư vân dụ tham phỏng các bậc tôn tượng khắp xứ chế hữu. Về sau, đến Long môn, Sư đem điều sở chứng của tự thân trình bày cùng Thiền sư Viễn – Phật Nhãn. Thiền sư Viễn bảo: “Đó đều là học hiểu, chưa phải việc rốt ráo, muốn rõ suốt sinh tử, phải cầu diệu ngộ”. Nghe vậy, Sư kinh ngạc tự nhiên tin thực. Một ngày nọ, bảo Sư đến làm chủ ở Hương tích, Sư cho là đạo nghiệp chưa xong nên cố chối từ. Thiền sư Viễn khuyên răn Sư rằng: “Mới đầu đến nhậm chức, trong đó hẳn có người vì ông giảng nói pháp”. Sau đó không bao lâu, một sáng sớm, Sư hứng mở cửa khó, trông thấy vị Thánh Tăng, khế hợp với điều chưa chứng, Sư liền đem trình bạch cùng Thiền sư Viễn. Thiền sư Viễn hỏi: “Trong ấy lại có Thánh Tăng ư?” Sư lại đến gần trước thưa hỏi rồi bắt tréo tay mà đứng. Thiền sư Viễn bảo: “Trước kia đã nói hẳn có người vì ông giảng nói pháp”. Ở lâu sau, lên giảng đường, Sư bảo: “Một pháp nếu có, thì Tỳ-lô đọa lạc ở phàm phu. Muôn pháp nếu không, thì Phổ Hiền mất cảnh giới ấy. Đến trong đó, có và không đều dứt. Được và mất cả hai đồng mất. Ngay như được chư Phật mười phương chẳng thấy. Các người hãy nói trong mười hai thời khắc hướng đến nói nào an thân lập mạng? Mặc áo tơi đứng bên cạnh ngoài ngàn núi, kéo nước tưới rau trước ngũ lão”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Trong càn khô giữa khoảng vũ trụ, trong ấy có một bảo giấu tại hình sơn. Vân cư lại tạm không như vậy, trong càn khôn giữa khoảng vũ trụ, trong ấy có một vật báu”. Sư ném cây gậy xuống một cái, tiếp bảo: “Đại chúng cũng phải biết lấy”.

8. Thiền sư Chánh Hiền ở Quy tông.

Thiền sư Chánh Hiền – Chân Mục ở Quy tông tại Nam khương quân. Vốn người dòng họ Trần ở Đồng châu. Gia đình vốn nhiều đời nối dõi danh Nho. Từ thuở bé thơ, Sư đến nương tựa Thiền sư Hải Trừng ở Tam Thánh làm Bí-sô đăng đàn thọ giới Cụ túc. Sư vân du đến Thành đô, nương tựa Tú Công ở Đại từ, tập học các kinh luận. Phàm các sách vở qua mắt Sư đều thành bài tụng, nghĩa lý cũng chóng rõ hiểu, Tú công xưng gọi Sư là “Kinh Tạng Tử”. Sư ra đất Thục bái yết các bậc Tôn túc, sau cùng đến dự tham nơi Thiền sư Viễn – Phật Nhãn. Một ngày nọ, vào thất Thiền sư Viễn nêu cử “Ân cần ôm được cây chiên đàn”. Lời tiếng chưa dứt mà Sư chóng tỏ ngộ. Thiền sư Viễn bảo : “Kinh Tạng Tử lọt hợp rồi vậy!” Từ đó, cùng Sư thương lượng xác thực sâu mầu lớp lớp chẳng hết. Thiền sư Viễn ngợi khen Sư khéo giỏi, nhân đó tự tay viết hai chữ “Chân Mục” mà trao cho Sư.

Đến năm Kỷ tỵ (1149) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống, Pháp tịch ở Quy tông bị trống vắng Quận hầu đem lễ đến thỉnh mời nhưng Sư nằm yên không đáp lại. Bảo Văn Tú Công khuyên gắng đến hỏi Đạo nơi Sư. Các quan đồng cưỡng nài, Sư mới chịu đến. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Câu thứ nhất nói như thế nào? Các ông nếu hướng đến lúc thế giới chưa thành, lúc cha mẹ chưa sinh, lúc Đức Phật chưa ra đời, lúc Tổ sư chưa từ Tây vức lại, nói được đã là câu thứ hai. Vả lại câu thứ nhất nói như thế nào? Ngay như mười thành ấy nói được, chưa khỏi ở bên tả ở bên hữu”. Rồi Sư gõ cây gậy một cái và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, ngưng giây lát, Sư mới gọi đại chúng và bảo: “Làm sao sống? Nếu cũng phỏng bàn. Thượng tọa Hiền lừa dối các người đi vậy. Đánh đất, Hòa thượng tức giận kia che giấu Ma với Hang chúa. Chống cái nạn trẻ con Hồ nói loạn đạo, bèn đem một đánh thành mang phẩn rải tan ở mười phương thế giới”. Sư cây phất trần lên tiếp bảo: “Mà nay tức tại trên đầu cây phất trần nói Nhất thiết trí, Trí tịnh không hai không phân không biệt không . Lai có nghe chăng? Diêm Lão Tử biết được, mới bảo Thượng tọa Hiền ấy nếu cùng sẽ đi chẳng phòng ngại kỳ đặc. Nếu chẳng cùng đáng, tất cả ở tại trong tay ta. Chỉ hướng đến kia nói Diêm Lão Tử ông cũng lùi bước mò kéo lỗ mũi xem”. Sư đánh vào thiền sàn một cái và xuống khỏi tòa.

Có vị Tăng hỏi: “Từ lâu, chấm cốt yếu ấy đã rò rỉ có thật. Người học từ trước lại, cầu xin Sư chỉ dạy?” Sư bảo: “Vành tai ở nơi nào?” Lại nói: “Một câu rành rẽ gồm muôn tượng”. Sư bảo: “Việc rành rẽ làm sao sống?” Lại nói: “Đài tinh soi chiếu, cây khô trở lại tốt tươi”. Sư bảo:

“Móc ngay tròng mắt ngươi”.

9. Thiền sư Minh Biện ở Đạo tràng.

Thiền sư Minh Biện – Chánh Đường ở Đạo tràng tại An các châu. Vốn người dòng họ Thâu ở tại quận. Từ thuở bé thơ, Sư nương hầu

Thiền sư Uẩn ở Báo bản, đến lúc đủ tuổi, Sư đăng đàn thọ giới Cụ túc, sau đó Sư vân du bái yết các bậc danh túc, đến Thiếu lâm tại Tây kinh, nghe vị Tăng nêu cử câu thoại của Thiền sư Viễn – Phật Nhãn lấy từ thơ cổ mà phát rõ vua nước Kế Tân chém Tôn giả Sư Tử, nói rằng: “Đầu sông Dương tử Dương liễu xanh, hoa Dương buồn giết người sang sông, một tiếng sáo khương chìa lìa bến, ông đến Tiêu tương tôi đến Tầng”. Sư im lặng có chút khố ngộ, bèn đến Long môn, cầu xin vào thất. Thiền sư Viễn hỏi: “Phương sách nhân duyên của Tổ sư từ xưa trước, hứa cho ông hiểu được”. Bỗng nhiên đưa nắm tay lên, tiếp hỏi: “Còn cái này bởi nhân gì mà gọi là nắm tay?” Sư định trả lời. Thiền sư Viễn đấm ngay vào miệng Sư và bảo: “Không được làm đạo lý”. Từ đó, Sư chóng dứt sự thấy biết.

Ở lâu sau lên giảng đường, Sư bảo: “Nhặt được bên miệng hổ dữ, đặt để trên đầu rắn độc. Lại không đóng cọc neo thuyền, xoay đầu riêng có bờ sống. Bà Tử bị ta khám phá rồi, trong viện Đại từ có Thôn trai”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Sạch ngũ nhãn vọt sắc vàng xuân muộn, được ngũ lực thổi rơi hoa đào biếc. Chỉ chứng mới biết, khó thể lường”. Sư gõ cây gậy một cái, tiếp bảo: “Một mảnh người nào được lưu truyền qua mười vạn nhà”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tam tổ (Tăng Xán) nói: “Chỉ chớ ghét thương, suốt cũng rỗng sáng”. Khi ấy nếu Lão Tăng thấy tức sẽ đánh cho một cái. Hãy nói vậy là ghét hay thương? Gần đây đi qua ranh giới hơi nghiêm ngặt, chẳng hứa dối tên cặp đi săn”. Nhân lúc mãn hạ, tự tứ, lên giảng đường, Sư bảo: “Từ ngày mười lăm trở về trước không được đi, một chiếc giày của Thiếu lâm không nơi cất giấu. Từ ngày mười lăm trở về sau không được ở, mùi quê hương trời lẫn mưa móc. Chánh ngay trong ngày mười lăm lại tạm như thế nào? A! Ha, ha! Phong lưu chẳng tại mặc nhiều áo. Lại có lúc lên giảng đường, Sư nêu cử: “Có vị Tăng hỏi Đầu Tử: “Lúc chết tận cùng, người liền sống thì thế nào?” Đầu Tử đáp: “Chẳng hứa đi đêm, tới sáng phải đến”. Rồi Sư bảo: “Ta nghi ngờ tinh ngọc xanh ngàn năm hóa làm một mảnh cốt thu thủy. Thần biển muốn gìn giữ, gìn giữ không được. Một ngày nọ, đầu ba ba bỗng nhiên đội núi”. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Hoa nở trên gò, liễu giăng bờ đê, oanh vàng điệu thúc đàn đêm, cỏ thơm vào câu Tạ Công, nào hẳn nghe tiếng ngộ đạo, thấy sắc sáng tâm, chẳng chỉ trên mặt nước tìm bọt bóng, đã là trong mắt dính mạt bụi”. Sư vạch mở ngực ra, bảo: “Các người nên Quán thân sắc màu vàng tía của ta, ngày nay thì có ngày mai thì không, rất tợ không gió nổi sóng, toàn chẳng biết xấu hổ. Hãy nói việc ngày nay làm sao sống? Khéo gã mê mờ gặp Đạt-ma, chẳng biết ai hiểu nhận lấy”.

Có vị Tăng hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư mới kêu chỉ xuống ba cái. Lại hỏi: “Nói nín giao thiệp lìa nhỏ nhiệm, làm sao thông chẳng phạm?” Sư đáp: “Giăng thân ngoài ba cõi, riêng thoát nước muôn cơ”. Lại hỏi: “Chỉ như Phong Huyệt nói lớn lên nhớ Giang nam trong tháng ba, nói chim chá cô kêu hót, trăm thứ hương hoa lại làm sao sống?” Sư đáp: “Nói cái gã không rên rỉ ấy làm gì?” Lại nói: “Trúc non lay gió vàng nhè nhẹ, trăm hoa trải đất, mặt nhật lên chầm chậm”. Sư bảo: “Ông đến nơi nào mà gặp thấy Phong Huyệt?” Lại nói: “Trong mắt trong tai hết mưa rưới”. Sư bảo: “Liệu gõ không giao thiệp”. Lại hỏi: “Hoa sen lúc chưa ra khỏi nước thì như thế nào?” Sư đáp: “Chưa qua đông chí chớ nói lạnh”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Chưa qua hạ chỉ chớ nói nóng”. Lại hỏi: “Lúc ra và chưa ra thì thế nào?” Sư đáp: “Ba mươi năm sau chẳng cần lầm cử”. Lại hỏi: “Thế nào là Phật?” Sư đáp: “Không củi mạnh đốt lửa”. Lại hỏi: “Thế nào là pháp?” Sư đáp: “Nghèo làm giàu trang phục”. Lại hỏi: “Thế nào là Tăng?” Sư đáp: “Bán quạt, tay Lão Bà ngăn che mặt nhật”. Lại hỏi: “Thế nào là bồng gai thóc của Hòa thượng?” Sư đáp: “Không trả lời câu thoại này”. Lại hỏi: “Vì sao không trả lời?” Sư cười lớn, bảo: “Nuốt không vào, nhả chẳng ra”. Lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét như kiếm báu Kim cang Vương?” Sư đáp: “Mộ cổ rắn độc đầu đội sừng”. Lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét như sư tử ngồi giữa đất?” Sư đáp: “Hư không cười gật đầu”. Lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét như tìm bóng cỏ đầu sào?” Sư đáp: “Người đá vỗ tay cười ha ha”. Lại hỏi: “Thế nào là một tiếng hét không dùng làm một tiếng hét?” Sư đáp: “Đầu heo trong đãy vải”. Lại hỏi: “Với bốn tiếng hét đã được Sư chỉ bày, vậy hướng thượng còn có việc gì chăng?” Sư đáp: “Có”. Lại hỏi: “Thế nào là việc hướng thượng?” Sư đáp: “Cưa mở cán cân, tùy tiếng bèn hét. Phật Nhãn rất kỵ niêm hương, Hòa thượng Long môn xiển đề lấp ngập xô ngã, không tin Phật pháp, diệt trừ Thiền đạo, ép phá Tỳ-lô cửa hướng thượng, mèo con rửa mặt tự nói khéo, một nén hương trầm đốt trên lò, kéo tay đấm ngực không áo não”. Sư bèn vẫy tay, tiếp bảo: “Thôi áo não”. Sư lại đem tọa cụ vắt ngang trên vai làm thế người nữ bái lạy, tiếp bảo: “Chớ quái ngại xuống phòng con dâu xúc nghịch Đại nhân đẹp”. Có lúc ở trong thất, Sư duỗi hỏi rằng: “Mèo con vì gì thích bắt chuột già?” Hoặc: “Bảng đánh, vì gì mà chó sủa?”

Sư tỏ vẻ gia phong rất nghiêm lạnh, các hàng sơ cơ phần nhiều đều kính sợ. Nhân tán thán Tổ sư Đạt-ma, Sư nói: “Trước các Thăng nguyên Ma-la nới núi Lạc dương trải trái, Da tủy truyền thành chuôi câu thoại, một chiếc giày không nơi chôn giấu, chẳng là một phen lạnh thấu cốt, sao được mùi thơm hoa mai ngát mũi. Tuyết đường đi một lần thấy đó ngợi khen là Tiên sư còn có người ở đây! Chỉ tiêu bài tán thán này có thể vì ngồi ngay đầu lưỡi mọi người trong thiên hạ. Do vậy mà nạp Tử đua nhau bỏ chạy”.

Đến lúc sắp tịch, lên pháp tòa, Sư nắm cây gậy gõ bên tả một cái và bảo: “Trong ba mươi hai tướng tốt không có tướng này”. Sư gõ bên hữu một cái và bảo: “Trong tám mươi vẻ đẹp không có vẻ đẹp này. Tăng Dao một cây bút họa thành, Chí Công bày ra cỏ khô”. Sư lại gõ một cái, trông nhìn cả đại chúng và bảo: “Chớ buồn bã! Ngay đây phải nhận lấy, thôi lại xét bàn”. Xong, xuống khỏi tòa trở về phương trượng, Sư ngồi kiết già nghiễm nhiên mà thị tịch. Sau khi trà tỳ, thâu nhặt linh cốt xá-lợi nghinh đưa về an táng nơi tháp đã tạo dựng đề là: “Tiên nhân sơn”.

10. Thiền sư Thâm ở Phương quảng.

Thiền sư Thâm ở Phương quảng tại Đàm châu. Có vị Tăng hỏi: “Một pháp nếu có thì Tỳ-lô rơi lạc nơi phàm phu, muôn pháp nếu không thì Phổ Hiền mất ngay cảnh giới ấy. Chưa xét rõ ý chỉ ấy như thế nào?” Sư đáp: “Giàu có hiềm ghét ngàn miệng thiếu, nghèo khó buồn hận một thân nhiều”.

11. Thủ tòa Thế Kỳ.

Thủ tòa Thế Kỳ, vốn người ở Thành đô, Sư vân du nương tựa khắp các pháp tịch, sau cùng đến Long môn. Một ngày nọ đang ngồi yên mà ngủ gật, bỗng nhiên đàn ếch cất tiếng kêu, Sư nhầm nghe cho là tiếng bảng cảo đầu, bèn vội chạy đi. Có người hiểu biết sự tình nên nói cùng Sư: “Ếch kêu chứ không phải tiếng bảng”. Sư hoản nhiên, đến nơi phương trượng tỏ bày cùng Thiền sư Viễn – Phật Giám. Thiền sư Viễn: “Há không phải La-hầu-la ư?” Sư vội ngăn mà nói: “Hòa thượng chẳng cần phải cử, đợi đi sẽ tự thấy”. Sau đó không bao lâu, Sư có được tỉnh ngộ, bèn niêm bài kệ tụng rằng: “Trong mộng nghe tiếng bảng, tỉnh rồi là ếch kêu, tiếng ếch và tiếng bảng, núi gò một lúc bằng”. Từ đó, Sư gia tâm tham cứu, thấu suốt đến huyền áo. Thiền sư Viễn bảo phân tòa, Sư cố chối từ, nói là: “Đó chẳng phải việc nhỏ nhiệm vậy, như kim châm chích mắt, nếu sai mải tóc thì tròng mắt hư phá vậy. Nguyện đời đời ở nơi Học địa mà tự rèn luyện”. Thiền sư Viễn nhân đó dùng kệ tụng ngợi khen Sư rằng: “Có đạo chỉ nhân từng lùi bước, khiêm hòa vốn tự suốt hồi quang, chẳng biết mình ở trên mây xanh, còn lại đem thân vào chúng ẩn”. Đến lúc tuổi già, các Học giả dốc lòng thỉnh mời, không dung Sư chối từ. Sau cùng, Sư nhân nói kệ tụng rằng: “Các pháp không nên tâm ta không, tâm ta không nên các pháp đồng. Các pháp, tâm ta không khác thể, chỉ tại nay đây trong một niệm. Hãy nói là một niệm nào?” Đại chúng mờ mịt. Sư hét một tiếng rồi thị tịch.

12. Thiền sư Ni Huệ Ôn ở Tịnh cư.

Thiền sư Ni Huệ Ôn ở Tịnh cư tại Ôn châu. Có lúc lên giảng đường, Ni Sư nêu cử: “Pháp Nhãn chỉ dạy đại chúng rằng: “Ba hồi trống dứt xúm xít đua lại”, Phật pháp nhân sự một thời hoàn tất”. Xong, Ni Sư bảo: Còn sơn Tăng nói: “Ba hồi trống dứt xúm xít đua lại, cây gậy chẳng tại nơi cán chổi quét liền cho ba mươi dùi”.

13. Cư sĩ Cấp sự Phùng Tiếp.

Cư sĩ Cấp sự Phùng Tiếp – Tế Xuyên. Từ thuở tráng niên, Cư sĩ đã theo dự tham nơi các bậc danh túc, sau cùng đến ở Long môn, theo Thiền sư Viễn – Phật Nhãn suốt hai năm. Một ngày nọ, cùng Thiền sư Viễn kinh hành nơi pháp đường, bỗng nghe đứa bé chạy giữa sân ngâm rằng: “Trong muôn tượng riêng lộ bày thân”. Thiền sư Viễn vỗ vào lưng Cư sĩ mà bảo: “Hay không?” Ngay lời nói đó mà Cư sĩ khéo ngộ nhập.

Đến năm Đinh tỵ (1137) thuộc niên hiệu Thiệu Hưng (1131-1163) thời Nam Tống. Cư sĩ làm Cấp sự tại Trừ châu, gặp Thiền sư Đại Tuệ đến Minh khánh khai đường giảng pháp. Khi Thiền sư Đại Tuệ xuống khỏi tòa, Cư sĩ vời lại mà hỏi: “Hòa thượng từng nói trước các hàng Quan sĩ đại phu rằng: “Đời nay quyết chẳng làm con sâu mọt”, vậy ngày nay nhân gì nhận bại khuyết?” Thiền sư Đại Tuệ bảo: “Khắp đại địa là cái Thượng tọa Cảo, ông đến nơi nào thấy được kia?” Cư sĩ định trả lời. Thiền sư Đại Tuệ bèn chấp tay. Cư sĩ nói: “Là tôi vời rước được”. Qua hơn một tháng đặc biệt xin đền thờ mà kết hạ, Kính Sơn đề trên bảng nơi phòng thất là “Hiên bất động”, một ngày nọ, Thiền sư Đại Tuệ lên giảng tòa, nêu cử: “Dược Sơn hỏi Thạch Đầu rằng: “Với ba thừa, mười hai phần giáo, tôi có biết sơ qua, nhân nghe ở phương Nam chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, thật sự chưa rõ điều đó, cúi mong dủ lòng từ bi chỉ dạy cho”. Thạch đầu bảo: “Nghĩ gì cũng chẳng phải, Ông làm sao sống?” Dược Sơn mờ mịt. Thạch đầu bảo: “Duyên ông không phải ở đây, có thể đến ra mắt Đại sư Mã tổ ở Giang tây”. Dược Sơn đến nơi Mã Tổ cũng nêu hỏi như trước. Đại sư Mã Tổ đáp: “Có lúc dạy người ấy nhướng mày nháy mắt, có lúc không dạy người ấy nhướng mày nháy mắt. Có lúc dạy người ấy nhướng mày nháy mắt là phải, có lúc dạy người ấy nhướng mày nháy mắt là không phải”. Nghe thế, Dược Sơn bèn đại ngộ”. Đợi đến lúc Thiền sư Đại Tuệ nêu cử bãi tòa, Cư sĩ mới theo đến nơi phương trượng hỏi: “Vừa rồi Hòa thượng nêu cử nhân duyên ấy, tôi lý hội được rồi”. Thiền sư Đại Tuệ hỏi: “Ông hiểu như thế nào?” Cư sĩ đáp: “Nghĩ gì cũng chẳng được Tô-rô Ta-bàha, không nghĩ gì cũng chẳng được Tất-lợi Ta-bà-ha”. Thiền sư Đại Tuệ bèn ấn chứng cho, và nói kệ tụng rằng: “Tiếng Phạm lời Hoa, đánh thành một khối, ôi thay người đời, được Tam-muội này”. Về sau, Cư sĩ lại đến làm Quan tri tại Ngang châu, phàm các nơi đến, Cư sĩ đều ủi an vỗ về không nhọc mệt. Cư sĩ từng ngâm vịnh rằng: “Rảnh rỗi việc công vui tọa thiền, ít hiểu đưa lưng đến giường ngủ, tuy là hiện ra tướng Tể quan. Tên gọi Trưởng giả bốn biển truyền”.

Đến mùa thu năm Thiệu Hưng thứ hai mươi hai (1152) thời Nam Tống. Cư sĩ xin về thôi nghỉ, dự báo cùng thân thích là ngày mồng 03 tháng 10 là ngày ra đi. Đến ngày đó, Cư sĩ bảo thiết đặt tòa cao nơi hậu sảnh, thấy khách đến vẫn như lúc bình thường. Đến khoảng giờ thìn giờ tỵ, Cư sĩ xuống trước thềm cấp ngóng trông vào cửa không biết chỉnh túc, mời các Quan sứ tiếp nhận ngang sự, rồi Cư sĩ mặc Tăng y lên ngồi trên tòa cao, dặn dò các Quan lại và các hàng đạo tục, khuyên mỗi người nên hướng đạo hộ trì giáo môn, dựng lấp pháp tràng”. Rồi Cư sĩ bèn nắm cây gậy đặt ngang trên đầu gối, an nhiên mà thâu thần. Các Quan sử cầu xin rằng: “An phủ đi ở tự do như thế, sao chẳng lưu lại một bài kệ tụng để tiêu biểu điều hiếm nghe”. Cư sĩ mở mắt, đòi giấy bút viết rằng: “Mới đầu ba mươi mốt (31), đến giữa bảy (07) dưới chín (09), Lão nhân hết lời, Quy ca đỏ mắt”. Xong rồi, Cư sĩ bèn vĩnh viễn qua đời.

Từ sau niên hiệu Kiến Viêm (1127-1131) thời Nam Tống, các chốn danh sơn chùa lớn, Đại tạng kinh giáo phần nhiều đều chẳng còn. Qua nhiều lần, Cư sĩ đem tất cả bổng lộc của mình có được mà in ấn cúng thí có được cả thảy một trăm hai mươi tám tạng. Cư sĩ dùng lấy đó cầu chúc Thánh quân vạn thọ để khương an triệu dân. Môn nhân Bồ Đại Sính từng viết Minh Chí việc đó. Cư sĩ có bộ ngữ lục tụng cổ, lưu hành nơi đời.

ĐỆ TỬ NỐI DÕI THIỀN SƯ ĐẠO NINH Ở KHAI PHƯỚC

1. Thiền sư Thiện Quả ở Đại quy.

Thiền sư Thiện Quả – Nguyệt An ở Đại quy tại Đàm châu, vốn người dòng họ Từ ở Tín châu. Có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Khê Trọng tạo xe một trăm cân, nắm ngay hai đầu trừ bỏ trục”. Sư đưa cây gậy đánh vẽ một đường vòng tròn và bảo: “Hãy chớ lầm nhận định Bàn tinh”. Rồi Sư gõ một cái và xuống khỏi tòa. Nhân tạ cúng đầu, lên giảng đường Sư bảo: “Mở linh vàng dưới cằm hổ dữ kinh đàn động chúng. Lấy minh châu trong hang rồng sinh soi trời chiếu đất. Ngày nay sơn Tăng đến đây tán thán chẳng kịp. Các người hợp nên làm gì sống?” Sư dựng đứng cây phất trần, tiếp bảo: “Nháy lông mày nhanh phải dâng cử lấy”. Rồi, sư ném cây phất trần và xuống khỏi tòa. Lại có lúc lên giảng đường, Sư bảo: “Tâm sinh pháp cũng sinh, tâm diệt pháp cũng diệt, tâm pháp cả hai đều quên mất, quạ rùa làm ba ba. Các thiền đức nói được chưa? Nếu nói được thì Đạo Lâm cho ông cây gậy, còn chưa nói được thì về nhà uống trà đi”.

Có vị Tăng hỏi: “Tổ sư Đạt-ma lúc chín năm xoay mặt vách tường thì thế nào?” Sư đáp: “Cá bơi lội nước vẩn đục”. Lại hỏi: “Nhị tổ Tuệ Khả đảnh lễ ba lạy vì gì liền được phần tủy?” Sư đáp: “Đất tốt, trái cà lớn”. Lại hỏi: “Chỉ như một hoa nở năm cành, kết quả tự nhiên thành, là sáng tỏ việc bên nào?” Sư đáp: “Giặc đã đút lót làm chứng nghiệm”. Lại nói: “Có lúc nhân trăng tỏ, bất chợt qua bể xanh”. Sư bảo: “Xà-lê không phần”. Lại hỏi: “Câu có câu không như lúc dây leo nương tựa cây thì như thế nào?” Sư đáp: “Nghiệm hết phải về nhà”. Lại hỏi: “Câu cây ngã dây leo khô về nơi nào lại làm sao sống?” Sư đáp: “Gió thổi mặt nhật đốt cháy”. Lại nói: “Quy Sơn cười ha ha”. Sư bảo: “Ba Tư đọc chữ Phạm”. Lại hỏi: “Đạo Ngô đẩy ngã trong bùn Quy Sơn chẳng quản. Ý ấy lại như thế nào?” Sư đáp: “Có ý chẳng ở lớn lời”. Lại hỏi: “La Sơn nói Đạo ngô là gã dúm phân ngựa, lại làm sao sống?” Sư đáp: “A Sư lắm lời”. Lại nói: “Ngày nay đủ thấy Đại sư bảy thông tám đạt”. Sư bảo: “Ngã mặt khóc trời xanh”. Vị Tăng ấy bèn lễ bái, Sư bảo: “Qua”. Lại hỏi: “Hoa sen lúc chưa ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Đất trời không khác sắc”. Lại hỏi: “Sau khi đã ra khỏi nước thì thế nào?” Sư đáp: “Khắp pháp giới có mùi hương tịnh”.

TỤC TRUYỀN ĐĂNG LỤC Quyển 29

(Hết)