TU TẬP BÁT NHÃ BA LA MẬT BỒ TÁT QUÁN HẠNH NIỆM TỤNG NGHI QUỸ

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

Quy mệnh Bát Nhã Mẫu

Thân Diệu Pháp Thanh Tịnh

Nay Ta y Du Già

Diễn nói Pháp Quán Hạnh

Vận Tâm tràn Pháp Giới

Tất cả Phật Sát Hải

Tưởng thân nhiễu vòng quanh

Do đây được giải thoát

Tưởng thân nhiễu quanh Phật

Mỗi mỗi trước chư Phật

Chúng Bồ Tát vây quanh

Cậm vật diệu cúng dường

Các Như Lai ba đời

Với chúng Đại Bồ Tát

Duyên Giác và Thanh Văn

Tất cả Tạng Chính Pháp

Thảy đều hết không dư

Tưởng khắp: ở thân mình

Trước tất cả với Chúng

Rõ ràng như đối mắt

Đều từ Tâm Tịnh, sinh

Vật cúng dường rộng nhiều

Tác vô lượng cúng dường

Không cách khoảng, tác lễ

Cung điện, diệu phất, lọng

Vô số mọi lầu gác

Tràng hoa, bột hương xoa

Mọi loại báu trang nghiêm

Các Nghi Cúng Dường ấy

Tràn khắp hư không giới

Tâm ân cần gia trì

Phụng hiến các Như Lai

Sát thổ cũng như Không (Śūnya: trống rỗng)

Phật cũng như sát thổ

Pháp cũng lại như Phật

Cúng dường cũng như Pháp

Tất cả đều vô lượng

Mười phương vô biên cõi

Biết xong, nói lời này

Kính lễ các Như Lai

_ Biến lễ Nhất Thiết Như Lai Chân Ngôn là:

“Án, tát phộc đát tha nghiệt đa, bả na, mãn đà nẫm, ca lỗ nhĩ”

 

Mọi loại Thắng , vô lượng

Kinh Đại Thừa đã nói

Đà La Ni Phật Tâm

Ân cần nên xưng tụng

Sẽ sinh Tâm tịnh tín

Chuyên chú ở một cảnh

Vì các loại Hữu Tình

Quán sát Thắng Bồ Đề

Trật áo hở vai phải

Quỳ gối phải sát đất

Thành tâm chắp tay trụ

Nên nói lời như vầy

Tự làm, dạy người làm

Tự vui, vui theo người

Do tội thân, miệng, ý

Nguyện chư Phật thương xót

Đời này: một ức tội

Cho đến đời vô thủy

Rồi sẽ ngồi Bồ Đề

Chẳng dám vi phạm nữa

Như vậy Thắng Sám Hối

Chân thật quán sát nên

Dùng Phật Nguyện Trí Hỏa ( Lửa Trí Nguyện của Phật)

Thiêu đốt không dư sót

Năng Thủ với Sở Thủ

Tất cả đều Duy Tâm

Cúng dường các cõi Phật

Ý Năng Thủ , Sở Thủ

Bầ Tát trụ Đẳng Dẫn (Samāpatti)

Thấy Tâm như hình tượng

Năng Thủ tưởng phân biệt

An trụ nơi Không Tính (Śūnyatā: Tính trống rỗng)

Hai tướng: Tính, Vô Tính

Đây gọi là Không Tướng (Tướng trống rỗng)

Vô Tính, Phi Vô Tính

Chẳng lìa nơi một tính

Năng , Sở với Cúng Dường

Ba loại lìa phân biệt

Do không phân biệt nên

Cúng dường này thù thắng

Như vậy Thắng Cúng Dường

Với dùng Pháp tuyền nhiễu (xoay vòng quanh)

Tất cả tội lỗi nặng

Trừ diệt không dư sót

Tham Tính (Tính tham) biết vô tham (Không có tham)

Liền vào Tham Tính Không (Sự trống rỗng của tính tham)

Sân Tính (Tính giận dữ) biết vô sân

Liền vào Sân Tính Không

Si Tính (Tính ngu si) biết vô si

Liền vào Si Tính Không

Như vậy ở các Hoặc

Quán sát Thật Tướng

Nếu có Trí Tuệ này

Do Không (Trống rỗng), Vô phân biệt (không có phân biệt)

Như hoa sen dưới nước

Chẳng nhiễm các tội lỗi

Người tu hành quán chiếu như vậy, tĩnh thân tâm xong, liền kết Tam Muội Gia Ấn

Hai Vũ (2 bàn tay) cài nhau hợp

Rồi để trên trái tim

Quán Phật khắp Hư Không

Tụng Chân Ngôn ba biến

_ Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-lãng nhạ lễ

Tiếp kết Kim Cương Phộc

Mười Độ (10 ngón tay) cài bên ngoài

Mật phộc thành tướng Ấn

Kim Cương Phộc Chân Ngôn

_ Chân Ngôn là: “Phộc nhật-la, mãn đà

Như trước: Kim Cương Phộc

Rút kéo ở trên tim

Hay diệt các Kiết Sử

Mở hiện cung giải thoát

_ Nên tụng Khai Tâm Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-la, mãn đà, đát-la tra”

Tiếp kết Phát Trí Ấn

Như trước: Kim Cương Phộc

Định Tuệ ( 2 ngón cái) vào trong chưởng (lòng bàn tay)

Triệu vào Trí Viên Tịch

_ Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-la, phệ xá, ác”

 

Tiếp kết Kim Cương Quyền

Tiến Lực (2 ngón trỏ ) trụ Thiền Trí (2 ngón cái)

Thân Ngữ Ý Kim Cương

Mật hợp chẳng nghiêng động

_ Tụng Kim Cương Quyền Chân Ngôn là:

Phộc nhật-la, mẫu sắt-trí, hàm

 

Tiếp kết Tam Muội Gia

Tự thành thân Phổ Hiền

Kết xong, dựng Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa)

Thân ngồi ở vành trăng

_ Liền tụng Tam Muội Gia Chân Ngôn là:

Án, tam ma dã, tát-đát-noan”

Tiếp kết Đại Chân Thệ

Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) ngược vào Phộc

Dựng Đàn Tuệ (2 ngón út) Định Trí (2 ngón cái)

Một độ (1 lần) chạm tim ba (3 lần)

Tạng thức chán lìa Chủng ( hạt giống)

Hay trừ tội tăng trưởng

_ Lại nên tụng Chân Ngôn là:

Án, tam ma dã, hộ, tố la đa, tát-đát-noan”

 

Tiếp nên tác Tịch Trừ

Kết Kim Cương Dược Xoa (Vajra Yakṣa)

Hai Vũ (2 bàn tay) Kim Cương Quyền

Co Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái)

Đặt ở hai mép miệng

Tưởng thân đồng Tôn ấy

Lớn tiếng tụng Chân Ngôn Trái phải nên nhìn ngó

_ Kim Cương Dược Xoa Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, dược khất-xoa, hàm”

 

Hết thảy loài gây chướng

Thảy đều chạy tứ tan

Hai mắt tưởng MA

Chuyển như vòng Nhật Nguyệt

Chỉ Quán (2 tay) Kim Cương Quyền

Đều để ở hai háng

Tùy nghi tác tuyền thị (xoay nhìn)

Dùng thành mười phương Giới

_ Tụng Kim Cương Nhãn Chân Ngôn là: “Án, phộc nhật-la niết-lị sắt-trí , ma tra”

Nên vào Tam Ma Địa (Samādhi: Định)

Phộc Ấn , tướng như trước

Ngửa đặt trên Kiết Già

Thẳng thân, sửa ngay ngắn

Nhắm mắt vào Chính Định

Quán Phật khắp Hư Không

Tràn đầy như hạt mè

Tất cả Như Lai ấy

Nhớ Thệ Nguyện xưa kia

Khác miệng cùng âm thanh

Dạy truyền, nói Chân Ngôn

Chuyên chú Thật Tướng (?Gia trì người tu hành)

Án, tát phộc dụ nga, chất đa một cữu-bả na dạ nhĩ”

Chuyên chú Lý Thật Tướng

Luôn tụng Chân Ngôn này

An trong Tâm quán sát

Dần khiến vòng Pháp Giới

Tất cả tướng Hư Không

Hư Không cũng Vô Tướng (Không có tướng)

Giáo Du Già chân thật

Tràn khắp cả mười phương

Hành Giả đã vào Bát Nhã Ba La Mật Thậm Thâm Thể Tính Tam Ma Địa ắt ở trong Tính chân thật, chứng vành trăng lớn (Đại nguyệt luân) đồng với Pháp Giới. Anh sáng chiếu khắp, lặng lẽ trong mát, khởi Đại Bi thương tất cả Hữu Tình, 3 cõi sáng rực, như một chữ tưởng Thâm Sinh Bạt Tế rồi tác niệm này: “Nay Ta làm thế nào để khiến cho người chưa độ được độ, người chưa giải thoát khiến được giải thoát, người chưa an ổn khiến được an ổn, người chưa Niến Bàn khiến được Niết Bàn?!”

Liền nhập vào Bản Tôn Tam Ma Địa, quán thân là Bát Nhã Ba La Mật Phật Mẫu đội mão Ngũ Phật, Với áo khoác ngoài (thiên y ), Anh Lạc, hào quang màu vàng tràn khắp trong lỗ chân lông , tuôn ra vô lượng chư Phật. Lại tác niệm này: “Thân Ta

và Bát Nhã Ba La Mật Bồ Tát không có hai, không có khác”

Tức dùng Kim Cương Hộ Bồ Tát ( Vajra-Rakṣa) gia trì bốn nơi

Hai Vũ (2 bàn tay) Kim Cương Phộc

Dựng Tiến Lực (2 ngón trỏ ) như kim

Ấn : tim, trán, họng, đỉnh Thành Bản Tôn Du Già _ Liền tụng Chân Ngôn là:

Phộc nhật-la, la khất-xoa, hám”

 

Tiếp kết mão Ngũ Phật

Hai tay Kim Cương Phộc

Hình Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) như đao

Tiến Lực (2 ngón trỏ) phụ lóng trên

Đặt Đỉnh, tiếp bốn phương

Hai Quyền buộc trước trán

Như Man (tràng hoa) cột sau đỉnh

Thế rũ xuống như đai

_ Nhất Thiết Như Lai Bảo Quan Chân Ngôn là:

“Án, bộ, khiếm

_ Tiếp tụng Kim Cương Bộ Chân Ngôn là:

Phộc nhật-la tát-đát phộc”

_ Tiếp tụng Bảo Bộ Chân Ngôn là :

Phộc nhật la, la đát-ná”

_ Tiếp tụng Liên Hoa Bộ Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-la, đạt la-ma”

_ Tiếp tụng Sự Nghiệp Bộ Chân Ngôn là:

Phộc nhật-la, yết la-ma”

_ Tiếp tụng Kim Cương Man Quán Đỉnh Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, ma la, tích tru giả mãn, hàm”

Tiếp kết Giáp Trụ Ấn

Hai Vũ ( 2 tay ) Kim Cương Ấn

Hoàn Giáp với Tự Tha

Ngón trỏ, tướng cột kết

Luôn thành nơi Đại Hộ

_ Liền tụng Giáp Trụ Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, ca phộc tả, phộc nhật-lý, cú lỗ, phộc nhật-la, hàm”

Dùng Giáp Trụ Ấn này với tụng Chân Ngôn mà mặc áo giáp liền được Tính Kim Cương thâm sâu với được thọ mệnh của Kim Cương, suốt đời được gia hộ lớn, ở tất cả nơi không có gì có thể gây tổn hoại được.

Mặc áo giáp xong, đặt ngay trong lòng bàn tay , vỗ khiến cho vui vẻ _Tiếp tụng Kim Cương Hoan Hỷ Chân Ngôn là:

Phộc nhật-la , đô sử-dã, hộc”

 

Do Tâm Chân Ngôn này

Giải Phộc được vui vẻ

Đắc được thể Kim Cương

Như Kim Cương Tát Đỏa

Vào khắp Kim Cương xong

Đại Ấn như nghi tắc

Trước thân cần phải kết

Suy tư Đại Tát Đỏa

Thấy Trí Tát Đỏa (Jñāna-satva) ấy

Nên quán ở tự thân

Câu triệu dẫn vào Phộc

Khiến vui tác thành tựu

_ Liền tụng Bát Nhã Ba La Mật

Biến Nhập Chân Ngôn là:

“Án, đạt ma ,phộc nhật-la, ác”

_ Tiếp tụng Bát Nhã Ba La Mật Quán Niệm Tâm Chân Ngôn là:

“Án, đạt ma, phộc nhật-lý, niết-lị xả-dã, nhược, hồng, noan, hộc”

 

Đây là Đại Tát Đỏa Câu Triệu dẫn vào Phộc, khiến cho tâm vui thích. Tụng Tam muội gia, tát-đát-noan (Samaya stvaṃ) biến nhập sau lưng rồi ở trong vành trăng quán tưởng Tát Đỏa (satva) của Ấn ấy, tu tập quán tự thân. Kim Cương Ngữ đã thành, hay thành tựu các Ấn.

Hành Giả liền ở trong Đàn, trước Tượng Bản Tôn tưởng lầu gác 7 báu, mở 4 cửa. Ở trong Điện, quán tưởng Địa Tự Môn (慖 _ DHĪḤ) thành Bát Nhã Ba La Mật Phật

Mẫu có 10 vị Ba La Mật vây quanh với 8 vị Cúng Dường, 4 cửa Câu Tỏa và Thiên Chúng của 8 phương. Đều dùng chữ Chủng Tử gốc (Bản Chủng Tử) quán tưởng mà thành. Lại tưởng thân mình ở cõi Trời A Ca Ni Tra (Akaniṣṭha: Sắc Cứu Cánh) thuộc Sắc Giới.

Liền nên tác Thỉnh Ấn

Câu tập, tác búng tay

Ứng thỉnh tất cả Phật

Khoảng sát na, chư Phật

Và Kim Cương Bồ Tát

Ứng đầy tất cả Đàn

Tập Hội Mạn Trà La

Tức mau chóng Đại Ấn

Quán Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva)

Một lần xưng trăm tám (108 )

Do kết tập Ấn, vui

Như Lai đều kiên cố

Kim Cương Tát (Vajra-satva) tự thành

Bạn lành rồi an trụ

Các Môn, tất cả xứ

Câu Đẳng rồi tác nghiệp

Dùng Đại Yết Ma Ấn _ Triệu Tập Chân Ngôn là:

Án, phộc nhật-la, tam ma dã, nhạ nhược

Tiếp nên kết bốn Nhiếp

Hai Vũ (2 tay) Kim Cương Quyền

Giao uyển (giao cổ tay) kết Đàn Tuệ (2 ngón út)

Ngón trỏ như Đại Câu (móc câu lớn)

Như Sách (sợi dây) cũng như Tỏa (cái khóa) Lưng tay cùng gần nhau _ Kim Cương Câu Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-lãng củ thế, nhược”

_ Kim Cương Sách Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-la bá thế, hàm”

_Kim Cương Tỏa Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-la hướng ca lệ, hàm”

_ Kim Cương Linh Chân Ngôn là:

“Phộc nhật-la nghiễn đái, hộc”

Do Kim Cương Câu triệu

Hay làm các sự nghiệp

Do Nghi Kim Cương Sách

Hay dẫn tất cả vào

Kim Cương Tỏa tương ứng

Kham nhận tất cả Phộc

Do Kim Cương vào Phộc

Hay thành các Biến Nhập

Liền dâng vật Át Già, tụng Bách Tự Minh mà phụng hiến

“Án, phộc nhật-la tát-đát phộc (1 ) tam ma dã ma nỗ bá la dã (2) Phộc nhậtla tát-đát phộc (3) để-phệ nộ bả để sắt-tra (4) niết-lị trọc minh bà phộc (5) tô đố sử-dụ mính bà phộc (6) A nỗ la cật-đố mính bà phộc (7) tô báo sử-dụ mính bà phộc (8) tát phộc tát trẫm mính bát-la dã sai (9) tát phộc yết ma tô giả mính (10) chất đá thất-lị dược, cú lỗ (11) hồng, ha, ha, ha, ha cốc, bà nga noan (12) tát phộc đát tha nga đá (13) phộc nhật-la mãng mính muộn giả (14) phộc nhật-lị bà phộc (15) ma ha tam ma gia tát-đát phộc, ác (16)”

 

Do dùng Bách Tự Minh Chân Ngôn dâng nước Át Già cho nên hết thảy nguyện cầu mau được thành tựu

_ Tiếp tụng Kim Cương Hỷ Hý Chân Ngôn là :

“Hệ la để, phộc nhật-la, vĩ la tứ-nễ, đát-la tra”

_ Tiếp Kim Cương Man Chân Ngôn là:

“Hệ la để, phộc nhật-la, hạ tế, ha ha”

_ Tiếp Kim Cương Ca Chân Ngôn là:

“Hệ la để, phộc nhật-la, nghĩ đế, đế đế”

_ Tiếp Kim Cương Vũ Chân Ngôn là:

“Hệ la để, phộc nhật-la, nễ-lị để duệ, phệ ba, phệ ba”

Lại tác 4 Ngoại Cúng Dường để phụng hiến

_ Tiếp Kim Cương Hoa Man Chân Ngôn là:

“Hệ, phộc nhật-la, la để”

 

_ Tiếp Kim Cương Thiêu Hương là:

“Ma ha la đa, phộc nhật-lị, hộc”

_Tiếp Kim Cương Đăng Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, lộ giả ninh”

_Tiếp Kim Cương Đồ Hương Chân Ngôn là:

“Ma ha thất-lị, phộc nhật-lị, tứ”

Người Tu Hành tạm trụ ở Tam Ma Địa của 8 vị Bồ Tát Cúng Dường này liền hay sinh ra Nghi Thức cúng dường biển mây rộng lớn của tất cả cõi Phật khắp 10 phương giới

_Tiếp kết Bản Tôn Tam Muội Gia Ấn: Hai Vũ (2 tay) tác Kim Cương Hợp Chưởng, đem ngón cái vịn bên cạnh 2 ngón trỏ. Tụng Bản Tôn Chân Ngôn 7 biến.

Chân Ngôn là: “Ná mô bà nga phộc đát-duệ, bát-la chỉ-nương, bá la nhĩ đá duệ. An, hột-lị , địa, thất-lị, truật-lỗ để, vĩ nhạ duệ, sa-phộc hạ”

_Tiếp nên tụng Niệm Châu Chân Ngôn là:

“Án, phộc nhật-la, ngu tứ-gia, nhạ bả, tam ma duệ, hồng”

 

Do tụng Chân Ngôn này gia trì Niệm Châu (tràng hạt) 7 biến cho nên niệm tụng một biến ắt thành ngàn biến. Như vậy Gia Trì đã xong. Bốn thời, ba thời cho đến hai thời. Hoặc 108 biến, hoặc 1000 biến.Phàm Thời Phận Biến Số thường định một Nghi Tắc. Trì tụng đủ số , như trước đội lên đỉnh đầu

Liền vào Bát Nhã Ba La Mật Tam Ma Địa. Lại ở trong trái tim quán vành trăng tròn đầy lớn đồng Pháp Giới. Ở trong quán Địa Tự Môn (DHĪḤ) mỗi mỗi rõ ràng, màu sắc như Kha Tuyết, chuyên chú rồi trụ, tức gọi là Xa Ma Tha (Śamatha: Thiền Chỉ)

Nhiếp các Tâm tán loạn, được Định xong liền tương ứng với Tuệ, nghĩ về nghĩa chữ Địa (Dhīḥ) là Tất cả Pháp Tính Tướng như Pháp Giới chẳng thể đắc. Đây gọi là Tỳ Bát Xá Na (Vipaśyanā: Thiền Quán)

Hoặc tương ưng cùng Định, hoặc tương ứng cùng Tuệ. Lâu dần thuần thục Định Tuệ Song Vận. Năng Quán, Sở Quán bình đẳng; thảy nên mau lìa Năng Thủ, Sở Thủ, thường tác quán chiếu như vậy thì đời này sẽ vào Sơ Địa, 16 đời sau thành Phổ Hiền Bồ Tát.

_Lại kết Bản Tôn Ấn, tụng Bách Tự Chân Ngôn.

Lại kết 8 Ấn Cúng Dường dâng nước Át Già

Dùng mắt Kim Cương nhìn bên trái Giải Giới

Liền kết Pháp Ba La Mật Ấn phụng tống Thánh Chúng. Tụng Kim Cương Giải Thoát Chân Ngôn là:

“Án (1) cật-lị đổ phộc(2) tát phộc tát đát phộc la-tha tất địa la-ná đa (3) dã tha nỗ nga (4) nghiệt sai đặc-noan (5) một đà vĩ sái diễm (6) bố nẵng la nga (7) ma nẵng dã đổ (8) Án phộc nhật-la thấp nga, tát đát phộc, mục”

 

Lại dùng Kim Cương Bảo Ấn quán đỉnh, Bị Giáp, Lễ 5 Phương Phật. Tức ra khỏi Đạo Trường, tùy ý Kinh Hành, đọc Kinh Điển Đại Thừa. Đem Phước thù thắng hồi hướng cho tất cả Hữu Tình mau chứng Bát Nhã Ba La Mật Vô Thượng Chính Đẳng Bồ Đề. Sau đó liền nói công năng thù diệu rộng lớn vậy

_ Bát Nhã Ba La Mật Đa Căn Bản Chân Ngôn là:

“Nẵng mô bà nga phộc đế, bát-la chỉ-nương, bá la nhĩ đá duệ. An, hột-lị, địa, thất-lị, thú-lỗ để, vĩ nhạ duệ, sa-phộc ha”

 

Đức Phật nói:” Đà La Ni Ấn này có 4 tên gọi. Một là Bát Nhã Vô Tận Tạng. Hai là Bát Nhã Nhãn. Ba là Bát Nhã Căn Bản. Bốn là Kim Cương Bát Nhã Tâm

Đà La Ni Ấn này có công đức to lớn. Nếu hay chí tâm như Pháp thọ trì , tùy tụng một biến sẽ sinh ra một vạn tám ngàn (18000) Tu Đa La Tạng. Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng đó sinh ra hai vạn năm ngàn (25000) Tu Đa La Tạng. Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng đó sinh ra một trăm vạn (1000000) Tu Đa La Tạng. Lại trong mỗi một Tu Đa La Tạng sinh ra vô lượng trăm ngàn vạn ức na do tha a tăng kỳ Tu Đa La Tạng.

Như vậy cho đến triển chuyển xuất thế vô lượng vô tận Tu Đa La Tạng.

Hết thảy Đề Danh, Cú Nghĩa của Kinh mỗi mỗi chẳng đồng, chẳng trùng xuất

(không ghi giống nhau 2 lần). Như vậy niệm niệm sinh ra vô tận, vì thế nên gọi là Vô Tận Đà La Ni Ấn

Đà La Ni Ấn này tức là Tông Tổ của chư Phật ba đời ở mười phương , tất cả Bát Nhã Ba La Mật Mẫu là nơi cúng dường cung kính khen ngợi của chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai.

Nếu có kẻ trai lành, người nữ thiện dùng Tâm chí thành viết chép, đọc tụng, như Thuyết tu hành thì hết thảy tội nặng của người ấy trong trăm ngàn vạn ức hằng hà sa kiếp sinh tử chỉ trong phút chốc đều diệt hết không dư sót.

Hết thảy công đức của Đà La Ni Ấn này, nếu Ta trụ ở trong trăm ngàn vạn ức a tăng kỳ kiếp khen ngợi vẫn chẳng hết được, huống chi người khác có thể khen hết được ư!…

Nếu muốn tu hành Pháp Bát Nhã, chỉ ăn một bữa, Trai Giới, dùng nước thơm tắm gội, mặc áo mới sạch, vào ở Đạo Trường. Điều cần yếu là trước tiên tụng Đà La Ni này và tác Ấn này đủ một trăm ngàn (100000) biến. Sau đó tu hành Pháp Bát Nhã còn lại thì quyết định thành tựu, vì thế nên gọi là Bát Nhã Căn Bản .

Đà La Ni Ấn này thảy soi tỏ tất cả Pháp Bát Nhã Ba La Mật cho nên gọi là Bát Nhã Ba La Mật Nhãn (con mắt Bát Nhã Ba La Mật)

Đà La Ni Ấn này đều hay tồi diệt tất cả chướng ngại , đều hay trụ giữ công đức của tất cả chư Phật Bồ Tát nên gọi là Kim Cương Bát Nhã Tâm

 

TU TẬP BÁT NHÃ BA LA MẬT BỒ TÁT QUÁN HẠNH NGHI QUỸ

_MỘT QUYỂN (Hết)_