TỔNG TẬP VỀ NHỮNG ĐIỀU SA MÔN KHÔNG NÊN KÍNH BÁI THẾ TỤC
Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Hoằng Phước biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
LỜI TỰA
Như trong khe đục xuất hiện một bậc Long thánh khai mở thành Ba, phi hy họa vẽ mà leo dây, nổi vết xe mà vượt khế ước. Cung nghiêm kính đến, đề tôn ở trong ngọc vũ, bày giày trong quần. Sáng giúp, giúp của Tuyền Quỳ. Khuôn phép lớn chỉ ở nơi lễ nhạc, cơ nghiệp vinh chỉ tại nhân nghĩa, cũng có tài tuấn của lầu nguyệt ráng lồng, anh hoa cưỡi giải bắt cá. Lấn bức lương dục dáng quấn nấm son nơi động bí, thôi ăn lộc báng hấp sương mốc xanh nơi gò Thần, trọn kinh sợ thời kỳ tấn tiết, nhọc hao phế tụ hợp phù loan.
Đâu như Đấng Năng Nhân xuất hiện nơi đời, lời vàng mở bày. Chọn diệu luân mà từng kích động, thỉnh bảo cự mà dẫn cao. Sinh của vô sinh, cuối cùng sinh sinh nơi sâu mầu, diệt của bất diệt rốt cuộc diệt diệt ở nguồn sâu. Đuốc trí tuệ sáng bừng khắp đại thiên, lời diệu pháp ngân vang ức kiếp. Khó thẳng buộc thắt, xa mờ tam chú ở thang niên, sóng khổ lấp lấp lớn, vượt quá tứ thừa nơi Hạ tự, lấn ngầm các phương mà diễn bày thấm đượm. Cứu giúp đời kiếp dài xa mà lắng đọng un đúc. Người tiếp nối hành nghi, bèn khuất phục cung kính của Đế vương, kẻ vào học đạo mới tôn quý rũ bỏ hết tóc xanh. Vì vốn liếng tốt lành muốn tập, làm nơi nương tựa của trần lao, kịp bằng muôn sao ngầm tụ cúng tế tiên tổ, sáng như mặt nhật mộng tỏa ngời. Đông dời tượng của Hưu Đồ, Tây dần hóa của Kế Tân. Cao nhân ảnh hưởng phụ thuộc tuyên dương diệu thuyết ở hòm bạc, đức lớn theo cùng thỏa sướng bối diệp nơi chân từ. Các bậc Đế vương vì đó mà sùng phụng, nhiều đời vì đó mà khâm chuộng, nên Phi tần kính nhớ, quấn quanh kiệu biếc mà đồng vui. Lưu Hán chí thành, xuống xe lụa mà kính lễ. Chỉ có Ngưu Đồ cuối vận, Tuệ Lãnh mờ tối mà trở lại tỏa sáng, Long Tự lúc suy, đức thủy lắng ngưng mà lại tan lỡ.
Trong triều Đại Đường, chúng ta lắng mặt nhật dâng cao trên biển, vót mui ráng núi Côn lôn, kéo dài dòng tốt lành, ngời hoa hiển bày tốt quý, của cải chất thành nhà tía. Tốt tươi thay! Hạt mây đay, đỡ giúp muôn dân, nhã hòa dời đổi xiêm nghiệp. Hoàng đế cưỡi sấm sét rung động khắp cùng, cung điện chớp sáng lìa cung. Xua chín ngựa vì từng rong ruỗi, giá tám lánh mà giăng bay cao. Mong gió vút lộng núi cao, mở vườn hạc nơi chốn kinh kỳ, mộ ngưỡng phong hóa Liên hà, dưng phong đài nơi thắng địa, phu tuyên khuôn phép nhiếp dụ, un đúc mô phạm ái kính. Nhưng bình trị nước nhà hẳn chờ đợi bậc trung, chỉnh trang gia nghiệp ắt vốn từ kẻ hiếu. Bèn ban bảo các hàng Tăng Ni dẫn bày lễ nghi bái quỳ, thì đủ lắng lòng, bảo thông qua quy cũ nơi Hội chủ. Nhân tâm còn nghĩ nhớ, bỏ hứng tụng ở Anh liêu. Tuy ồn ào bàn nghị cùng đả kích, mỗi tự nơi bày chí ý mình, mà triều đình đã chọn bày dẫn mất theo thường. Đặc biệt ân đượm đoái hoài lại, bèn đặt để kính bái thăng đường.
Sa-môn Thích Ngạn Tông là bậc cao nhân xung vũ, ngầm vút khí hùng âm nhã, vận cao đạo thông điệu vút thư thả. Thân thành lắng sóng, nhận báu bay mà xung lên trời. Cây y lộn bày, tung cánh quý mà phẩy Hán. Đã hợp cốt yếu của Cửu Nho, lại tham huyền vi của Nhị Tạng. Chư Tăng ngưỡng mộ khí tiết tốt đẹp đó, thế tục kính bái cao vọng huy hoàng ấy, hẳn dùng vết tượng cưỡi chén, ngang tiếng bay gậy ấy vậy. Chỉ vì sợ kẻ mê ở đời học hành cạn cợt, biết gần ít nghe, cho là thích hợp với quyền thế tục mà làm sự thật của hội chân, gọi cửa phụng mà chẳng toại, kêu lối soạn mà chẳng theo, bèn dấy khởi tâm hộ niệm, chuyển mở phát huy làm. Nhân đó, từ thời nhà Tấn mãi đến Thánh đại đây, phàm có bao nhiêu sự kiện bàn luận kính bái đây đều tích tập, tất cả mà biên ghi, hợp gồm ba thiên, phân làm sáu quyển. Vì đó mà tán thán bàn luận, cách thức theo đường thông, chỉ lụa ngậm tiếng vang, khắc văn bày thể tín. Do đó, khơi cao cùng tột sâu mầu, tẩy rửa bến bờ mờ tối ấy vậy.
Ẩn Dung tôi học nghiệp ít ỏi, tài trí sơ sài, tiếng tăm hoang rỗng, khí khái cạn cợt, dừng ở nơi bang giao mây khói mà ẩn vết, gá nương cửa nhà lộng gió mà lắng thần. Không vì sớm chuộng hoa biên, tin sùng sâu diệp triện, mừng vui việc lớn này mà chấp nối vì biên ghi lời tựa. Lửa đóm mùa thu ít sáng chẳng phải giúp ánh ngời của Bôn Hy. Tiếng ếch của mùa xuân hẹp vang đâu bổ ích cùng âm thanh nhạc lớn! Hãy tạm dùng để bày tình, há bảo là vẽ vời văn hoa? Những ai cùng tôi chung đồng chí ý, mong chớ chê trách vậy.
QUYỂN 1
THIÊN THỨ NHẤT: NÓI VỀ CỐ SỰ
“Cố sự” tức là nói rõ những việc mà Sa-môn đã từng phải kính bái kể từ đời Tùy trở về trước. Từ khi giáo pháp lưu truyền đến phương Đông, trải qua thời gian đã hơn sáu trăm năm. Suốt thời gian ấy có những sự việc xảy ra như kính tin, phế hủy, giao lưu, khen chê nghiêng đẩy, những điều tiêm nhiễm, khuất tất, phương hại đã từng khiến người ta bái phục. Mà những điều ấy chẳng phải là việc kính nước, lý vượt lẽ thường, dùng làm sâu mọt khoét đục trong đạo, đều men theo những tập quán xưa cũ vậy.
– Về văn tấu: Thời Đông Tấn, Thượng thư Lệnh Hà Sung, v.v… tấu trình chấp các Sa-môn không nên kính bái Vương giả (có ba bài và lời tựa).
– Về sắc chiếu: Xa kỵ Tướng quân Sưu Băng vì vua Thành Đế ban xuất chiếu văn khiến Sa-môn kính lễ (có hai bài).
– Về Sách: Thái úy Hoàn Huyền cùng Bát Tòa Hoàn Khiêm, v.v… luận bàn về sách nói việc đạo nhân nên kính lễ (có một bài và lời tựa).
Bát Tòa có sách đáp lại với Hoàn Huyền, nói rõ đạo nhân không nên kính lễ (có một bài).
Hoàn Huyền cùng với Trung thư Lệnh Vương Mật có sách luận bàn về việc Sa-môn nên kính lễ (một bài).
Vương Mật có sách đáp lại Hoàn Huyền nói rõ Sa-môn không nên kính lễ (một bài).
– Về cật nạn: Hoàn Huyền cật nạn Vương Mật về việc không nên kính lễ (ba bài).
– Về giải đáp: Vương Mật đáp lại với Hoàn Huyền cật nạn, nói rõ không nên kính lễ (có ba bài).
– Về thư: Hoàn Huyền cùng Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn khiến thuật về sách ý nói không nên kính lễ Vương giả (có một bài, và hai bài đáp lại của Sa-môn Tuệ Viễn).
Thời đông tấn, Thượng thư Lệnh Hà Sung, v.v… tấu trình chấp các Sa-môn không nên kính bái vương giả (có ba bài và lời tựa).
Lời tựa: Năm Hàm Khương thứ sáu (30) thời Đông Tấn, vì vua Thành Đế (Tư Mã Diễn 32-33) đang tuổi ấu thơ, nên Thái hậu phải lâm triều nhiếp chính. Quan Tư đồ Vương Đạo, Lục Thượng Thư cùng cậu của vua là Trung thư lệnh Sưu Lượng đều được tham gia phụ giúp việc triều chánh. Về sau, Vương Đạo v.v… qua đời, Sưu Băng làm phụ chánh, cho rằng các Sa-môn phải nên kính lễ Vương giả. Hà Sung, v.v.. bàn nghị không nên kính lễ. Các quan lễ ở dưới bàn nghị rõ ràng, các Học sĩ v.v… bàn nghị cùng đồng như ý của Hà Sung. Môn hạ nhân sắc chỉ của Sưu Băng mà bài bác, Hà Sung v.v… nhân đó mà làm tấu trình này.
Văn tấu thứ nhất: Thượng thư lệnh quan quân Đô hương hầu Thẩm Hà Sung, Tán kỵ thương thị Tả bộc xạ Trưởng bình Bá Thần Sáp, Tán kỵ thường thị Hữu bộc xạ kiến an hóa Thần Khôi, Thượng thư quan trung hầu thần Hoài Thủ, Thượng thư xương an tử Vương Quảng v.v… nói: “Thế tổ Võ Hoàng Đế do thạnh minh mà đổi mạng, Trí Tổ Minh Hoàng Đế là bậc mẫn Thánh huyền lãm, đâu liên can đến các Sa-môn ở đương thời, chẳng cải đổi phải cong khúc đầu gối, trông nhìn không biến đổi, pháp tu thiện ấy, do đó mà chí thông khắp thiên hạ vậy. Có nghĩa rằng, nên tuân thừa theo việc cũ của Tiên đế, đối với nghĩa rất lâu dài vậy”.
Xa kỵ Tướng quân Sưu Băng vì vua Thành Đế ban xuất chiếu văn khiến Sa-môn kính bái (có hai bài).
Chiếu văn thứ nhất: “Phàm, muôn phương khác tục, Thần đạo khó biện biệt, có ắt tự đến vậy. Với hàng đạt quán gồm thông, thật đáng không quái lạ, huống hồ là lễ nghi bái quỳ, sao phải chuộng ư? Phải nên quay lại hàm ý của Tiên Vương để thấy do đâu mà kính chuộng. Đâu phải ngay sự khuất chiết đây mà bị gặp Bàn Bích ư? Hẳn không phải vậy. Nhân từ sự cung kính của cha và con, lập thành thứ lớp của vua tôi, chế bày pháp độ sùng kính lễ trật, đâu phải tự nhiên mà thật có nguyên do ư? Đã có nguyên do, cớ sao cải đổi đó? Nhưng mà gọi là thiết bày lễ nghi, đó là vô tình ư? Vả lại, nay quả thật là có Phật? Hay là không có Phật? Nếu là có Phật, đạo ấy hẳn nhiên mở rộng; còn nếu là không Phật thì nghĩa gì tiếp nối niềm tin ấy? Nhưng đó chỉ là việc của phương ngoài. Đã là việc của phương ngoài thì đâu phải thể của phương trong, mà nắn chỉnh hình hài, trái ngược với việc thường, đổi lễ điền, bỏ danh giáo. Đó là điều tôi rất nghi ngờ vậy. Danh giáo có nguyên do, vì vậy mà trăm đời chẳng phế bỏ, sớm tối lớn bày, đời sau còn ngại. Ngại đó, vì tệ hại nên khó tìm, mà nay đang xa kính mộ, mênh mang mờ mịt nương tựa hiếm ít, chưa phân bỏ lễ ở một ngày, bỏ giáo ngay đời nay, khiến hàng lưu tục khinh ngạo vượt qua khuôn khổ phép tắc, đó lại là điều tôi rất nghi ngờ. Giả sử có tin vậy, và giả sử có thật vậy, thì tôi cho rằng ông thông suốt cả thần minh, có được đó nơi lòng ngực vậy. Nghi tắc hiến pháp mẫu mực hẳn không thể phế bỏ ngay trong chánh triều đây vậy. Phàm các loại này đều là dân của triều nhà Tấn, luận rừng trí ấy lại là thường nhân, mà phải nhân chỗ nói ấy khó giải bày. Giả sử có phục tiết để lấn vượt phép tắc, chống kháng khác đời đến nỗi khinh ngạo lễ nghi, kéo thẳng hình hài cả muôn thừa, lại là chỗ tôi chẳng thủ lấy vậy. Các bậc Quân vương là quốc khí, thấu rõ lời thì phải lường xét đến sâu mầu, luận về bình trị thì phải kính trọng Quốc điển (pháp nước). Nếu không như vậy, tôi lấy gì thuật bày ư?
Văn tấu thứ hai: Thượng thư Lệnh Quan Quân, Phủ quân Đô hương hầu Thần Sung, Tán kỵ thường thị Tả bộc xạ trưởng bình Bá Thần Thúy; Tán kỵ thường thị Hữu bộc xạ Tạ Kiến An Bá Thần Khôi, Thượng thư Quan trung hầu thần Hoài Thủ, Thượng thư Xương An Tử Thần Quảng v.v… nói: “Với chiếu thư như vậy, các thần chúng tôi đều mịt mờ không hay biết, chẳng đủ khả năng để tán dương Thánh chỉ, tuyên xướng đại nghĩa, cúi xét minh chiếu chấn động sợ cả doanh quan. Tạm cùng tầm xét rõ là có Phật hay không Phật, hẳn chẳng phải chỗ các thần chúng tôi khẳng định vậy. Nhưng tìm về di văn, gom nhặt về cốt yếu, thì năm giới cấm thật rất trợ giúp cho vương hóa, nghèo hèn rành rỉ nơi danh hạnh, sang quý mờ mịt trong tiết tháo ngầm. Hạnh đức ở nơi chỗ vong thân, bao gồm thanh bạch tinh diệu của nhất tâm. Vả lại, dấy khởi từ thời nhà Hán mãi đến triều đại ngày nay. Tuy pháp có hưng suy, mà tệ hại không yêu vọng, Thần đạo tuy trải qua lâu dài mà chưa có ai sánh ví đó. Phàm, nguyền rủa có sự tổn hại, thì chúc tụng hẳn có bổ ích, với sự ngu thành của các thần chúng tôi, thật lòng bày tỏ những điều nhỏ nhiệm, thêm sư đượm nhuần như núi lớn, khư khư cầu chúc thượng Thánh bổ ích hoàng cực. Nay một lệnh buộc kính bái ấy, bèn hủy hoại pháp đó, khiến tục tri thiện, phế bỏ Thánh ở đời, tập thật sống thường hẳn cuối cùng buồn sợ mà ẩn đó, chỗ trong tâm các thần chúng tôi thấy chưa được yên. Các thần chúng tuy mờ mịt ngu tệ, nhưng đâu dám đem thiên kiến mà nghi lầm thánh đức. Ngay như bảo ở đời trải qua ba đời người càng rõ Thánh. Nay chẳng vì đó chế bày không khuyết phép vua, và đường u minh có thể không bít nghẹt. Do đó lại tỏ bày ý ngu thành, cúi xin như lòng trông xét, kính cẩn khải tấu”.
Chiếu văn thứ hai: “Xét điều trình bày cụ thể tình chỉ, nhưng về sự mờ tối, thật chẳng thể dùng ngụ ngôn mà nói biết. Với sự so sánh sơ lược ấy thì là thường độ của Đại nhân thần, thô thì lại có phần lệ vậy. Đại khái trăm vị Đế vương định chế phép tắc, tuy chất văn tùy thời nhưng chưa có khác tục tham xen bình trị lừa dối tạp hóa ấy vậy. Đâu phải chỗ Thánh xưa trước không thấu đạt mà Thánh đời sau hoằng thông ư? Vả lại, Ngũ giới là tiểu thiện, thô phỏng tợ nhân luân, mà đối với Thế chúa trong đời thì lược không lễ kính vậy. Lễ rất trọng, kính rất lớn, vì đó là giềng mối để bình trị ở đây vậy. Quân vương muôn thừa chẳng phải ham chuộng tôn quý, dân chúng các khu vực chẳng ưa thích thấp hèn, mà thấp hèn tôn quý chẳng rõ bày trong Vương giáo thì loạn. Sở dĩ các Thánh xưa kia lấy hiến chương làm thể của nước nhà, vì điều thích nghi không lầm hoặc vậy. Các bậc thông bác tham hiểu giới tài thường luôn hoàn bị tu chỉnh đó. Tu ở thân, tu ở nhà thì khá được, còn tu ở nước, tu ở triều chính thì không thể được. Đó há chẳng xa vậy. Xét tự trình bày cũng chưa thể có đó là không vậy. Giả sử rõ ràng đó vẫn còn có nghĩa là không thể dự tham bình trị, huống gì đều không mà đáng dùng nam hành ư?”
Văn tấu thứ ba: Thần Sung v.v… nói: “Các thần chúng tôi thật tuy mê mờ tệ hại, chẳng thông Thánh chỉ sâu xa, đến như càn càn, tối sáng nghĩ theo phép tắc của vua, sao có thể cẩu thả chấp ống nhìn nhỏ riêng mà loạn đại luân ư? Ngay như từ thời nhà Hán nhà Ngụy, tiếp đến thời nhà Tấn đây, chẳng nghe có bàn nghị khác, tôn ty hiến chương không hoặc tạm khuyết. Nay các Sa-môn thận trọng nghiêm trì giới chuyên vậy, và cả lễ đó cũng chỉ một mà thôi. Đến cả có người dốc tâm hành trì giới quên thân mạng, chẳng lẫn tiếc, nào dám vì hình hài mà khinh mạn lễ kính ư? Thường thấy, mỗi lúc đốt hương chú nguyện, hẳn trước tiên vì nước nhà, muốn phước đức đỡ giúp lớn mạnh, tình không cùng tận đã kính phụng trên cao thuận ra nơi tự nhiên. Lễ nghi giản đơn, bởi vì chuyên nhất thủ pháp. Do đó, các bậc tiên Thánh trị đời nhân vậy mà chẳng đổi thay, lưới trời lồng lộng mảy may chẳng lọt. Các thần chúng tôi thường luôn cho là chẳng khiến phải kính bái, nhưng đối với pháp tắc vẫn người khuyết kém, nhân chỗ ích lợi ấy mà ban cho đó khiến hiền ngu chẳng dám không dụng tình, thì trên có sự ban thí của trời che đất chở, dưới có người giữ một tu thiện. Kính cẩn lại tỏ bày ngu tình này, nguyện mong vì soi xét. Kính cẩn khải tấu!”.
Khi ấy, Sưu Băng thôi bàn nghị, trọn chẳng thi hành phải kính bái.
Thái úy Hoàn Huyền cùng Bát Tòa Hoàn Khiêm luận bàn về việc nói đạo nhân nên kính lễ (có một bài và lời tựa).
Lời tựa: Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hưng (02–0) thời Đông Tấn, vua An Đế (Tư Mã Đức Tông 39–20) đang rong ruổi ở ngoài, Thái úy Hoàn Huyền dùng uy chấn chủ, muốn khiến các đạo nhân kính bái chính mình. Nhân đó trình bày việc xưa trước giữa Sưu Băng và Hà Sung, cho đó là chưa hết lý, nên cùng Bát Tòa v.v… có viết bài luận bàn rằng:
Hoàn Huyền tôi cúi đầu bái bạch: “Bát nhật gần đến, xưa trước các Sa-môn đều chẳng kính bái Vương giả như thế nào, Sưu Băng tuy đã luận bàn đó, mà đều sơ suất chỗ thấy, chưa phải dùng lý cùng khuất vậy. Ý của Sưu Băng là tôn chủ mà lý cứ chưa hết thì sao vượt ngoài thiên tín, bèn ẩn chìm danh thể. Luận rằng, Phật vì giáo hóa dùng Niếtbàn mà dối bày, suy vượt ngoài thấy nghe, nhưng vẫn lấy kính làm gốc, so với xứ này không khác. Bởi chỗ hoài mong đã chẳng cung kính nên phế bỏ vậy. Lão Tử đồng thời với Tam Đại, nguyên chỗ chú trọng đều ở nơi tư sinh thông vận, đâu riêng lấy Thánh nhân đang ở ngôi vị mà sánh bằng với Nhị Nghi ư? Mà dẫn lấy đức lớn của trời đất gọi đó là sinh, thông sinh lý vật còn ở nơi Quân vương, nên tôn quý thần khí đó mà lễ, thật chỉ lớn lao, đâu phải hư rỗng cùng sùng trọng nghĩa ở nơi quân ngự mà thôi ư? Sở dĩ Sa-môn sinh sinh tư tồn cũng là sử dụng thường nhật ở lý mạng, đâu có nhận thọ đức ấy mà bỏ sót lễ ấy, đượm nhuần ân huệ ấy mà phế bỏ cung kính ấy ư? Với lý thì đó là chỗ chẳng đáng dung thứ, với tình thì thật không ổn thỏa. Việc lớn một đời nên cùng cầu ở trung thực tưởng. Nên lại cùng nghiên cứu hết đó, để bát nhật khiến được rõ định vậy. Hoàn Huyền tôi lại cúi đầu kính bái cùng bàn nghị”.
Bát Tòa v.v… đáp lại Hoàn Huyền về sách nói rõ đạo nhân không nên kính lễ (có một bài):
“Trung quân tướng quân Thượng thư Lệnh Nghi Dương khai quốc hầu Hoàn Khiêm v.v…, chúng tôi lo sợ tội chết, kính nghe lời dạy khiến Sa-môn kính bái Vương giả. Hà Sung và Sưu Băng tuy luận bàn nhưng ý chưa nghiên cứu cùng tận. Đây là việc lớn, cần phải bổ xung đúngđắn như đã bàn luận. Nhưng Phật pháp so với Lão Khổng khác đường, lễ giáo trái nhau. Con người lấy tóc da làm quý trọng, mà kia, các Samôn tóc cạo chẳng nghi, xuất gia từ giả thân thích, chẳng lấy dưỡng sắc làm hiếu, thổ mộc hình hài, thôi ham muốn bỏ tranh đua, chẳng mong cốt yếu một đời tạo phước vạn kiếp, chỗ quý ở đời đều đã bỏ rơi đó, chỗ trọng của lễ giáo đều dứt tuyệt đó. Giúp cha thờ vua, chỗ đến của thuộc trời, còn lìa bỏ chỗ thân ái, đâu được kính bái đối với vạn thừa, với thế ấy nên tự phế bỏ, càng trải qua ba đời, vất bỏ ràng buộc ấy, phải dùng thần minh vô phương chỉ bày, chẳng dùng bờ mé vượt ngoài kiểm xét thấy nghe, hoặc riêng có lý. Nay bèn khiến các Sa-môn cung kính, sợ người đáng đổi thay có lắm chẳng phải, chỉ cúi ngẩn thôi. Lại nữa, Vương giả vâng phụng pháp vượt ngoài cung kính, tin theo lý đó mà biến đổi lễ nghi đó, lại là chỗ tình chưa trọn, tức nên dung thuận đó, mới là ở giúp đỡ đó. Hoằng Vương nay vì riêng đáp ông cật nạn, Trương Sưởng nước Khổng ở kia tưởng đã tận mặt dò hỏi chỗ nghĩ nhớ đạo báu, các đạo nhân đều đủ đối đáp cao chỉ, các hạ quan v.v… không rành rẽ Phật lý, dẫn trình mà nói, thẹn chẳng đủ xét xem. Hoàn Khiêm chúng tôi v.v… lo sợ tội chết”.
Hoàn Huyền cùng Trung thư lệnh Vương Mật luận bàn về sách nói việc Sa-môn nên kính lễ (có một bài).
“Sa-môn chống kháng kính lễ chí tôn, chánh tự chỗ tình không an thỏa, việc lớn một đời cùng nên luận bàn hết đó. Nay cùng sách của Bát Tòa vừa rồi đã đưa đến Kinh đô, nay giao tin đây, ông phải nên nhận lấy lý đó, đợi nghe đức âm”.
Vương Mật đáp lại với Hoàn Huyền về sách nói rõ việc Sa-môn không nên kính bái (có một bài):
Lãnh quân tướng quân Lại bộ Thượng thư trung thư lệnh Võ Cương Nam Vương Mật tôi lo sợ tội chết, kính nghe lời dạy đề cập đến đạo nhân chống kháng lễ kính chí tôn. Lại thấy sách của Bát Tòa, đầy đủ vâng thừa cao chỉ, xướng của Dung Âm, từ lý đều thấu đáo, kẻ gần cũng sợ nghe ông nói chưa được rốt ráo tận cùng, tìm ý chỉ của Hà Sung và Sưu Băng, cũng hận chẳng biết hết. Vì hai luận đều rơi lọt nơi thiên kiến không hiểu, nhưng chỗ yểm tâm chân như nhã hối thì Phật xuất hiện ở Thiên Trúc, tông thú gốc gác ở sâu xa, ý vì khác phương khác tục, tuy chỗ an định từng trái, đến như lý của quân ngự không gì chẳng hẳn đồng. Nay, Sa-môn tuy ý đặt để sâu nơi kính, chẳng lấy hình hài cong khuất làm lễ, vết tích khắp đầy nước nhà mà vượt hẳn phương ngoài ấy vậy. Do đó, Quân vương của ngoại quốc không ai chẳng kính lễ, bởi vì đạo còn thì quý, chẳng vì người mà kính trọng vậy. Tìm về Đại pháp tuyên lưu thì ngày tháng tin thực đã lâu dài, trải hơn bốn trăm năm vượt qua ba đời, tuy phong hóa chính trị đổi thay, mà hoằng truyền đó chẳng khác. Há chẳng vì phong hóa riêng tuyệt, có dụng ở Đào Tiềm, thuần phong thanh ước không hại đối với lớn mạnh thái bình ấy vậy. Nên Vương giả khoanh tay mình chẳng hận, hận ở cửa nhà. Sa-môn bảo trong chân chẳng tự nghi ngờ ở dối đời ấy vậy. Nhân lấy thông sinh lý vật còn ở nơi Quân vương, nhưng xét chỗ kết quy các lý, thật như gia luận, ba lần đáp lại đức âm, chẳng thể đã rồi. Tuy muốn vâng phụng lời răn bảo, nhưng không chỗ tựa nương. Do vì người làm công cao chẳng thưởng, người ân huệ sâu chẳng đáp tạ, tuy chỉ một bái một dậy, cũng đâu đủ để đáp tạ, tuy chỉ một bái một dạy, cũng đâu đủ để đáp đức cứu giúp khắp cùng ư? Ông trông nhìn chưa bỏ sót, hèn tạp bị đợi hỏi, tạm dẫn bày sự thấy biết ngu dốt hẹp hòi, chẳng khiến hiềm ghét chỗ kính phụng vậy. Mong chẳng vì người mà phế bỏ lời đến tấu bày dối trá. Vương Mật tôi lo sợ tội chết”.
Hoàn Huyền cật nạn Vương Mật về việc không nên kính lễ (có ba bài):
Bài cật nạn thứ nhất: Vừa rồi ông nói: “Sa-môn tuy có thâm ý cung kính nhưng chẳng cúi mình kính lễ”. Tôi xin hỏi: “Vậy sự tôn kính của Sa-môn đầu đề lược bỏ sự tướng hình hài chỉ còn ở tâm, sám hối lễ bái cũng dốc lòng với việc. Như đến nơi thầy, hay lên đến tòa cùng người đời bái quỳ, chỉ vì có chút ít khác chế bày đó vậy. Đã không thể quên hình hài đối với kia, cớ sao chợt nghi ở đây? Vả lại, làm lý của thầy để trò được tỏ ngộ làm đức. Đạo Quân vương thông sinh thì lý nên ở gốc, ý nghĩa có ba, há chẳng phải là chỗ cùng cực của tình và lý ư?”
Vừa rồi ông nói: “Quân vương ở ngoại quốc không ai chẳng kính lễ, bởi vì đạo còn thì quý chẳng vì người mà khinh trọng vậy”. Tôi xin hỏi: “Quân vương ở ngoại quốc chẳng phải chỗ để thí dụ, mà sự hưng thạnh của Phật giáo và ý chỉ cũng có thể biết đó. Há chẳng vì sáu thứ mọi rợ cứng cỏi, chẳng phải bình thường dễ giáo hóa, nên thiết bày linh kỳ khiến đó khiếp phục. Đã khiếp phục, sau đó mới thuận theo khuôn phép. Ấy bởi là rất sợ việc quỷ thần phước báo, đâu phải là đạo tông huyền diệu ư? Đạo còn thì quý, dùng khác với ý chỉ tao nhã, đâu được đắp che pháp phục ấy, bèn có đạo ở trong đó. Nếu lấy đạo còn, sau mới là quý, thì như lời ông nói, đạo của Thánh nhân, cùng cực của đạo vậy, cung kính vua tôi càng thuần ở lễ. Như vậy, Sa-môn không kính lễ, đâu được cho đạo còn là quý ư?”.
Vừa rồi ông nói: “Trải hơn bốn trăm năm, vượt qua ba đời, mà hoằng truyền đó chẳng đổi khác, há chẳng vì phong hóa riêng tuyệt, có dùng thường ngày ở đào tiềm, thuần phong thanh ước không hại đối với lớn mạnh thái bình ấy vậy?” Tôi xin hỏi: “Trải qua nhiều đời chẳng đổi thay, chẳng phải chỗ lấy làm chứng cứ. Xưa trước, người xứ đất Tấn đây phần nhiều không kính phụng Phật. Đồ chúng Sa-môn đều là người ở các nước Hồ. Vả lại, Vương giả không cùng đối tiếp với họ, nên có thể mặc tình theo phong tục địa phương, chẳng lấy làm kiểm chứng. Còn nay đây, Chúa thượng phụng thờ Phật, thân gần tiếp đối pháp sự, sự việc khác xưa. Sao có thể khiến lễ nghi ấy có chuẩn mực sử dụng thường ngày, thanh ước có hỗ trợ đối với hoằng giáo, đều như lời ông nói, đó là do công của Phật pháp, chẳng phải chỗ ích lợi của Sa-môn ngạo dối vậy. Nay dốc lòng cầu kính, sẽ không cùng nồng đượm ấy ư?”.
Vừa rồi ông nói “người có công cao chẳng thưởng, người có ân huệ sâu không đáp tạ, vậy thì chỉ đáp lại một lạy, cũng đâu đủ đáp đức cứu giúp khắp cùng vậy”. Tôi xin hỏi: “Phàm, lý rốt ráo, không đáp trả, thật là yếu chỉ của Như Lai, nhưng tình ở võng cực thì kính tự theo đó, chỗ của Thánh nhân đây dùng duyên tình mà chế lễ, mà mỗi tự thông cái nương nhờ ấy vậy. Nếu đem công khó sâu xa, ân huệ nặng nề, ắt lược bỏ đáp tạ ấy, thì đức của Phật Thích-ca là sâu ư? Hay là cạn ư? Nếu là cạn thì không nên vì đạo nhỏ mà làm loạn đại luân, nếu là sâu đâu được kia chỉnh tu cung ấy mà buông kính đây ư?”.
Vương Mật đáp lại Hoàn Huyền cật nạn, nói rõ không nên kính bái (có ba bài).
Bài đáp lại thứ nhất: Ông hỏi: “Sự cung kính của Sa-môn há đều bỏ qua hình thức mà chỉ giữ ở tâm? Sám hối lễ bái cũng dốc lòng như vậy sao?”. Tôi xin đáp: “Đạo của Sa-môn tự lấy kính làm chủ, chỉ bởi bến bờ đường lối đã khác, nghĩa không hàng khuất, nên tuy là trọng của thuộc trời, hình lễ đều hết vậy. Sở dĩ Sa-môn suy tôn sư trưởng và sùng kính tự tướng, bởi vì tông trí đã đồng thì lớn nhỏ đều thành thứ lớp, tư thông có hệ thống thì sự cùng tâm ứng. Nguyên Phật pháp tuy rộng lớn, nhưng chẳng bỏ sót chút thiện nhỏ, công chỉ bằng hạt cải, quả báo cũng ứng đáp đó, tích chứa mảy bụi thành núi, nghĩa ấy đã hiển bày vậy”.
Như ông hỏi: “Đạo của Quân vương thông sinh thì lý ứng ở gốc, nghĩa gồm có ba, đâu chẳng phải chỗ cùng cực của tình và lý ư?”. Tôi xin đáp: “Đạo của Quân vương thông sinh thì lý đồng với tạo hóa. Đúc luyện phu bày khí công thì rộng lớn vậy, mà chưa có đáp tạ ân huệ nói chỗ bẩm nhận, gá cảm ở lý gốc ấy, tại sao? Bởi vì minh (mờ tối) vốn u tuyệt, chẳng phải chỗ vật tượng nêu cử; vận thông lý diệu, đâu phải vết thô có thể thù đáp. Do đó, Phu Tử nói: “Có thể khiến nguyên do đó, nhưng không thể khiến biết đó” là nghĩa như đây vậy”.
Như ông hỏi: “Quân vương ở ngoại quốc chẳng phải chỗ nên tỷ dụ, hưng thạnh của Phật giáo và ý chỉ ấy cũng có thể biết đó, há chẳng vì sáu thứ mọi rợ cứng cỏi chẳng phải bình thường giáo hóa, nên thiết bày kinh kỳ khiến đó khiếp phục”. Tôi xin đáp: “Phàm thần đạo thiết giáo, thật khó thể dùng lời nói mà biệt rõ ý, mà cho là thiết bài linh kỳ, cũng là vì báo ứng, thật lý đó rất ảnh hưởng. Cốt yếu của Phật giáo, nay nếu cho là ba đời là hư dối, tội phước là khiếp sợ, thì chỗ rõ ràng của Phật Thích-ca, sợ khó thể nương tựa vậy! Sợ khó thể nương tựa vậy! Thường thì phong hóa của Chu Khổng cứu giúp tệ hại ấy, nên nói dấu vết hết ở một đời mà chẳng mở lối của muôn kiếp. Nhưng xa tham tìm yếu chỉ ấy, cũng thường luôn có tìm được, hiếu để nhân nghĩa rõ ràng không mưu tính mà tự đồng sinh sát của bốn mùa, thì tâm kính từ hiện lại luôn ép bày hỏi nguyên do, cũng tợ như có ý chỉ sâu xa, chỉ vì thể giáo đã khác nên xứ này thường mờ tối vậy. Tỉnh lắng mà tìm cầu đó. Sợ sắp vậy ư? Sợ sắp vậy ư?”
Như ông hỏi “Sự cung kính của vua tôi càng thuần ở lễ, nếu như Sa-môn không kính lễ, thì đạo ấy đâu được cho là quý ư?” Tôi xin đáp: “Lại tìm xét cao luận, bởi vì đạo của Quân vương lý vốn dung thông cả ba đời, như điều trước đã sơ lược nói về ý, cho là đạo của quân nhân trộm đồng với diệu chỉ cao vời, đến như kính của vua tôi thì lý hết danh số. Nay Sa-môn đã chẳng phải tôi vương hầu, nên kính cùng phế bỏ vậy”.
Như ông hỏi: “Trải qua nhiều đời chẳng đổi thay, chẳng phải do đó mà làm chướng vậy. Xưa trước người xứ đất Tấn đây phần nhiều không kính phụng Phật, đồ chúng Sa-môn đều là người ở các nước Hồ. Vả lại, Vương giả chẳng cùng đối tiếp đó, nên có thể mặc tình theo phong tục địa phương, chẳng lấy làm kiểm chứng”. Tôi xin đáp: “Trước kia sở dĩ nói có năm tháng đời kiếp, chánh vì đạo của dung dưỡng, cốt yếu chẳng có dùng nên vậy. Không có nghĩa việc đã như vậy, không lý có thể cải đổi. Đây là nói chỗ đến thấu đáo của thế, chẳng phải chỗ thản nhiên y cứ. Người Hồ chẳng đối tiếp Vương giả, lại như Cao Xương, chỗ chẳng luận bàn của đời trước, hay ở nơi xứ này ư?”.
Như ông hỏi: “Đó là do công của Phật pháp, chẳng phải chỗ ích lợi của Sa-môn ngạo dối. Nay dốc lòng cầu kính, sẽ không cùng nồng đượm hỗ trợ ấy ư?” Tôi xin đáp: “Kính tìm lại luận, thật chẳng lừa dối lý Phật vậy, chỉ dấu vết của ngạo dối, có khiếm khuyết đại hóa. Thật Như Lai dạy răn! Thật Như Lai dạy răn! Với ý cho là đạo của Sa-môn có thể được xưng khác mà chẳng ngạo dối, nay nếu đem thuần phong ở cuối ngàn năm chuyển dần mỏng dạt, đồ chúng giăng mang, phần nhiều chẳng phải hạng người ấy, dám chẳng nghĩ thẹn. Nay chỉ cho là tự lý im lặng sai có thể sót người mà nói đạo vậy. Trước kia đã đáp là “chẳng vì người mà khinh trọng”, trong ý nhỏ nhiệm là ở đây vậy”.
Như ông hỏi: “Nếu đem công đức và ân huệ sâu dày, ắt lược bỏ đáp tạ ấy, thì đức của Phật Thích-ca là sâu ư? Hay là cạn ư? Nếu là cạn thì không nên vì đạo nhỏ mà loạn Đại luân; nếu là sâu đâu được kia chỉnh tu cung ấy mà buông kính đây ư?”. Tôi xin đáp: “Cho rằng, đạo quả của Phật Thích-ca sâu thì sâu vậy, mà đồ chúng kính ngưỡng càng dốc lòng cung kính đó. Đây bởi luân thường đến đạo, hẳn vốn từ hành công, tốt đẹp của hạnh công chẳng còn ở đây, như vậy mới tích chứa sở nhân của hành, quan kiệu của đời sau vậy. Vả lại, tôn kính sư trưởng, công còn khó đè ép, huống gì phỏng định chỗ cùng cưc của tâm tông mà có thể ngầm mất lễ ấy ư? Nên tuy cúi ngưỡng nhiều đời, mà chẳng phải là có nghĩa tạ đáp ân huệ ấy vậy”.
Hoàn Huyền lại cật nạn Vương Mật:
Bài cật vấn thứ hai: “Xét nêu bày giải đáp lại, chưa tan được điều nghi ngờ, vì thế lại đưa ra phần cật nạn đó. Phàm, lý của tình kính đâu dung có hai, đều là từ trong cho đến ra ngoài, đã vào trong cảnh hữu tình thì chẳng thể được không. Nếu Như Lai nói: “Vương giả đồng với tạo hóa, chưa có đáp tạ ân huệ ở chỗ bẩm nhận, gá cám nơi lý gốc, là vì công cao lý sâu, chẳng phải lớn của đây vậy”. Thì giáo hóa của Phật có gì hơn đây, mà lại luận là “bến bờ đường lối đã khác thì nghĩa không hàng khuất, Tông trí đã đồng thì lớn nhỏ thành thứ lớp, tư thông có hệ thống thì sự cùng tâm ứng”. Nếu lý ở chính mình, gốc đức sâu ở chỗ cùng cực, thì đâu được nói bến bờ đường lối khác nhau làm tông trí thì sở học của học nên phải phát huy tánh tự nhiên ấy vậy. Giả sử tự nhiên có ở nguyên do mà bẩm nhận, thì gốc của tự nhiên ở chỗ có thể biết vậy, ngộ của tư thông lại là tỏa phát ánh ngời ngọn ấy vậy. Sự cùng tâm ứng, sao được ở đây mà chẳng ở kia?
Lại nói: “Phong hóa của Chu Khổng cứu giúp tệ hại ấy tuy trọn hết một đời mà chẳng mở lối của muôn kiếp”. Phàm đem thần kỳ làm phong hóa thì giáo ấy dễ hành, khác so với chân chính, vì nhân nghĩa hết ở việc người vậy, là vì đồ chúng của Hoàng Cân (Đạo sĩ) yêu hoặc đều nhóm tụ như mây. Nếu đây là thật lý thì hành đó lại dễ, Thánh nhân bởi duyên gì xả bỏ thật đạo chỗ dễ đây mà làm việc cuối khó làm ư? Đó hẳn không như vậy, cũng khá rõ ràng, biết vậy”.
Lại nói: “Kính của vua tôi, lý hết danh giáo. Nay Sa-môn đã chẳng tôi vương hầu, nên kính cùng đó phế bỏ”. Cớ sao như vậy? Phàm, kính đó là lý, ở trang trước nói việc ấy đã rõ ràng, kính của vua tôi đều là sơ sinh của tự nhiên. Lý dốc lòng ở gốc tình, đâu phải là sự của Danh giáo ư? Luận trước đã nói “đức lớn của đất trời gọi là sinh, thông sinh lý vật còn ở nơi vương giả”. Giả sử chỗ thông ở tại đây, sao được chẳng phải chỗ trọng của tự nhiên ư?”.
Lại nói: “Luân thường đến đạo hẳn vốn ở nơi công hạnh, tích chứa sở nhân của hạnh, quan kiện của đời sau vậy. Phỏng định chỗ cùng cực của tâm tông, không thể ngầm mất kính ấy, tuy cúi ngưỡng nhiều kiếp mà chẳng phải nghĩa là đáp tạ ân huệ”. Xin trở lại yếu chỉ, mượn cho là nạn, Như Lai bảo: “Kính là hạnh đầu tiên, là trọng của thuần kính vậy”. Công hạnh phải tính đó là lao nhọc của công vậy. Sao thẳng lấy quý ngưỡng Thích-ca mà cho là chớ chuộng ở đây vậy? Ân huệ không chỗ đáp trả, chỗ mà đạt giả không lầm hoặc, chỉ lý căn sâu cùng, tình kính chẳng thể được không vậy. Kính vua của tôi, đâu đáp tạ ân huệ ấy ư?”.
Vương Mật đáp lại Hoàn Huyền:
Bài đáp lại thứ hai:
“Kính phụng cáo và bày lời cật nạn nữa, đủ đầy tiếp thừa yếu chỉ cao xa. Lý đây nhỏ nhiệm, rất khó mượn gá lời để nói. Lại nữa, việc lớn một đời nay nên làm rõ ràng hết. Hạ quan tài năng chẳng phải nhổ bỏ u tối, đặc biệt thiếu nghiên chiếc. Vả lại, diệu khó tinh, đến càng tăng thêm mờ hoặc. Chỉ vì cao âm đã đến nên không dám nín im thôi, liền lại dẫn chỗ thấy biết ngắn ngủi mà vọng đáp lại sự răn bảo, không vì khả phát dung trí, chỉ dùng phản trắc mong lại dò hỏi ở các đạo nhân tài thông, quyên cái chẳng kịp ấy.
Như ông hỏi: “Tông trí là thế nào ư? Nếu lấy học nghiệp làm tông trí thì sở học của học, hẳn là phát từ tánh của tự nhiên ấy vậy. Giả sử tự nhiên có ở nguyên do mà bẩm nhận, thì gốc của tự nhiên ở chỗ có thể biết vậy”. Nay lấy làm tông trí ấy là chí đạo của chỗ hướng đến, học nghiệp là nơm lưới của sử dụng thường ngày. Nay sắp muốn thú hướng kia đến cùng cực, chẳng được không mượn lưới nơm để tự vận vậy. Nên biết công của chỗ mượn, chưa phải là chỗ tuyệt ấy vậy. Phàm tích chứa học để đến cùng cực, hẳn từ thềm bước thô dần đến diệu. Được cá thì bỏ nơm, lý ấy thấy rõ vậy. Ông cho là hóa của thần kỳ thì dễ, công của nhân nghĩa thì khó, Thánh nhân bởi duyên gì mà bỏ thật đạo chỗ dễ mà làm việc cuối khó làm ư? Đó hẳn không như vậy, cũng là đã rõ. Ý cho là giáo hóa của Phật cùng với nội thánh trọn khác, đã nói lý khác ấy thì không cùng. Nay luận về Phật lý nên phải y cứ tông ấy mà lập ngôn vậy. Sau đó với đường thông bít, có thể được rõ ràng vậy. Trước đáp chỗ gọi là hạnh của nhân thiện, yếu chỉ của chẳng giết hại, đó như tợ có thể đồng, nên dẫn đem đến đây vậy. Đến như mở lời chống kháng luận bàn, chỗ kết quy của kinh luận hẳn khó mà được một phần vậy, nhưng chỗ thấy của ý ngu, mới lại đem Phật giáo làm khó đó. Cớ sao nói vậy? Nay, chỗ rõ ràng của nội Thánh, lấy làm ra lời nói ấy, khéo ứng thì như vang theo tiếng, tợ bóng theo hình, còn như chẳng khéo thì ngàn dặm trái đó. Như vậy thì xấu tốt ứng liền trong khoảnh khắc, họa phước tương giao ngay trước mắt. Vả lại, nguyên do làm nhân (từ) đã mở rộng đó thì phải, mà còn có bỏ Thánh tức đó là tà, trái đạo mà theo dục ấy vậy. Huống gì Phật giáo thí dụ một đời chỉ bằng khảy móng tay, hoài mong cốt yếu trọn ở vĩnh kiếp. Nói linh dị ở vô vị, bày báo ứng nơi chưa có điềm. Giữ lấy đó mà hay tin cũng chẳng khó ư? Phải đem phong hóa kịp đến Trung Quốc, người tỏ ngộ đó hiếm ít, nên trong kinh “Bản Khởi” nói: “Chánh ngôn tợ như trái ngược” là nghĩa ở đây vậy.
Như ông hỏi: “Hành công là phải tính lao nhọc làm công ấy, sao được ngay lấy quý ngưỡng Thích-ca, mà bảo chớ chuộng ở đây ư?” Xin thử nói rằng: “Vì làm Phật đạo rộng lớn, việc tính càng nhiều có thể luận thần thành đạo, chẳng chỉ một việc vậy. Đến như ở tâm không nhọc đối với việc, hay nhọc quý ngưỡng tông cực, bèn là một của hành công vậy”. Lời đáp trước sở dĩ nói chẳng chuộng ở đây, vì tự cho là phỏng định dấu vết tâm tông, lý ấy khó chuộng, chẳng phải cho rằng sự của lễ bái bèn phải giữ lấy. Chỉ đã ở địa vức chưa hết, chẳng được không có tâm ở nơi hiếm thông, tuy nhỏ nhẹ chỉ như hạt cải, hẳn trọn có chỗ cần đến ấy vậy.
Như ông hỏi: “Kính của vua tôi đều là sở sinh của tự nhiên. Lý Thuần dốc ở gốc tình, đâu phải sự của Danh giáo ư?” Kính bái Cao Luận, chẳng dung gian cách vậy. Do đó trước đã đáp là đạo của quân nhân trộm đồng như cao chỉ, là ý nói ở đâu vậy. Đến như kính của vua tôi, sự hết bái lễ, nên lấy đây làm Danh giáo vậy. Chẳng phải cho là đến ngằn mé hết ở mở vết vậy, xin lại tỏ bày để hết ý nhỏ nhiệm. Phàm, trong đời của Thái thượng, vua tôi đã có phân vị, tình ái tự nhiên thì nghĩa đã hiển bày ỏ gốc, hóa ở thời ấy vậy, thì Hình Kính chẳng nghe, quân đạo dối vận, nên cùng quên ở Lý Thái thần đạo minh đào, nên sự hết ở biết đủ. Nhân đó mà suy Hình Kính chẳng cùng tâm làm ảnh hưởng, bèn sẽ rõ vậy. Đến lúc thân gần danh dự đã sinh, lễ đây mới nổi, há chẳng phải sự chế tác của Thánh sau cùng thời ứng ấy ư? Lý ấy hư dối xa vời, thành khó biện hành, như vậy chưa đáng, xin đợi cao sáng”.
Hoàn Huyền lại tiếp cật nạn Vương Mật lần thứ ba (có lời tựa):
Lời tựa: Vừa rồi cật nạn lại, thủ bút rất khéo, rất đáng là văn vẻ. Tuy có thể dùng làm giải thích chỗ nghi nạn, nhưng rất là chưa thấu đáo, ở đây bèn cùng cật nạn về điều chưa thấy đó. Nay lại tính liệu cốt yếu rõ lý ở ba, để đối biện sự khinh trọng, thì lý đáng kính chăng thật khá rõ biết, công khó nghĩ tưởng nghiên tầm nhỏ nhiệm hẳn ở khổ mà càng chiết vụn vậy. Bát nhật đã đến nay, cùng sách của hữu bộc xa, tiện khiến thi hành đạo kính thờ tôn chủ, khiến mọi người trong thiên hạ không ai chẳng kính. Tuy là Phật đạo cũng không có gì lấy làm tôn quý hơn, há chẳng hết lời ư? Sự tuy đã ban hành, không dự chỗ luận bàn nên nghiên cứu, tưởng các người lại có tinh chiết, có thể dùng tỏ bày trong văn.
Bài cật nạn thứ ba: “Từ khi có được sự nêu bày và điều luận bàn của các người, đều chưa có dùng để giải thích chỗ nghi ngờ, mà lại dùng cật nạn khiến lại đổi thay. Nay lại nêu bày ý trước mà nghĩ tưởng quanh co, dưới chân có đổ ngã núi Bạch mã, biết biện chế có đó vậy. Phàm chỗ quý trọng của Phật giáo, toàn lấy thần làm quý, cho nên thầy trò cùng tông chớ hai luân thường ấy. Phàm, sự tối sáng của thần mỗi tự có bổn phận. Phân chỗ riêng vốn đó, bẩm nhận có gốc, làm công của thầy ở nơi phát ngộ, thí như kinh phác mà ánh ngời phẩy đó vậy. Nếu bản chất chẳng phải ngọc đẹp thì mài giũa đâu có ích gì? Do đó tốt xấu còn ở nơi tự nhiên. Đức sâu ở nơi vốn công mới phẩy ánh ngời thật dùng ở ngọn vậy. Đã ôm hoài ngọc từ trong, lại do thợ làm thành khí. Chẳng phải quân đạo thì không dùng tỏ bày, bèn ở đời này mà thông làm đạo ấy vậy, thì là trọng ở có ba mà Sư thì ở cuối cùng. Cớ sao nói vậy? Quân đạo gồm cả Sư, mà Sư chẳng gồm quân. Giáo dùng mở rộng đó, pháp dùng ngang bằng đó, là đạo của quân vậy. Há chẳng như thế ư? Đâu có thể dùng khinh nhẹ của lý mà đoạt kính nên tôn quý ư? Ba lần trở lại lý ấy hơn chỗ nghi sợ, yếu chỉ chế tác sẽ ở kia mà chẳng ở đây, lẫn lộn mà dùng đó, tệ hại ấy càng rất lắm, tưởng lại lãnh hiểu chỉ thú mà bỏ sót sự đó, được đến trên hào vậy”.
Vương Mật đáp lại cùng Hoàn Huyền lần thứ ba:
Bài đáp lại thứ ba: Lại luận về sự Khiếm Khuyết của lời Phật dạy rằng: “Lời dạy của Phật lấy thần làm quý, tối sáng của thần, mỗi tự có bổn phận làm lý của Sư ở nơi phát ngộ. Đến nơi quân đạo thì có thể dùng tỏ bày toại ý ở đời nay, thông rành người làm đạo ấy vậy, mà làm thấy không vẽ đẹp gần thông. Quân có đức bao gồm cả Sư, hoằng sùng đại lễ của chủ, chiết phân sâu cạn có ở ba. Thật như cao luận! Thật như cao luận. Hạ quan gồm do đó mở lời thấy biết hẹp hòi, đến nơi qua lại, vì đoái hoài hỏi đã hoa mà chẳng dung có ẩn, mới lại thành một lý biện riêng, chẳng chỉ lầm hoặc của thói quen thường vậy. Đã chú trọng nghiên tầm diệu chỉ, lý thật khôi phục xa rộng như phát mông, khi ấy ở đâu? Nhân đã khiến Sưu (Băng), Hoàn (Huyền) thi hành việc ấy, đến lúc kính, định công tư rất lắm, hạ quan chiêm ngưỡng tỏ rõ, nghĩa ở nơi khơi tiết, đến như răn bảo của trên hào, chẳng dám đương đầu vâng mạng vậy”.
Hoàn Huyền vì Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn mà trước thuật sách ý nói Sa-môn không nên kính lễ Vương giả (có một bài, và hai bài đáp lại của Sa-môn Tuệ Viễn).
Bài của Hoàn Huyền: “Sa-môn không nên kính bái Vương giả, đã là chỗ tình chẳng trọn rõ, mà với lý lại là chỗ rất phu dụ. Việc lớn của một đời, không thể khiến thể ấy chẳng thỏa đáng. Gần đây Bát Tòa có sách, nay giao cho ông, ông có thể nêu thuật đại ý của nguyên do không kính bái. Đây, việc tiện đang thực hành, một hai khiến rõ để dứt bỏ ý tưởng, ông hẳn có thể vì giải thích chỗ nghi ngờ ấy. Vương Lãnh quân đại có nhậm ý này. Gần đây Tạ Trung Diện đồng đi cùng dò hỏi đó, chỗ y cứ khác lý, chưa giải thích được điều nghi ngờ vậy. Nay Quách Giang Châu lấy lời ông đáp, có thể lấy ý chỉ đó mà phó thác vậy”.
Pháp sư Tuệ Viễn đáp lại Thái úy Hoàn Huyền: “Xét rõ thông cáo riêng và sách của Bát Tòa, hỏi nguyên do vì sao Sa-môn không nên kính bái Vương giả. Ý nghĩa ở tôn chúa sùng thượng, xa còn danh thể, nêu dẫn lão thị, đồng Vương hầu ở Tam đại, lấy đạo lý tư sinh thông vận nên chú trọng thần khí ấy. Nếu suy gốc ấy để tìm nguồn ấy, thì đều bẩm khí ở lưỡng nghi, thọ hình từ cha mẹ, thì dùng đạo lý sinh sinh thông vận làm rộng, lấy lý tư tồn sử dụng thường ngày làm lớn, nên không nên nhận thọ đức ấy mà bỏ sót lễ ấy, đượm nhuần ân huệ đó mà phế bỏ kính đó. Đó là chỗ y cứ của Đàn-việt lập ý, bần đạo cũng không khác sự nghĩ kính cao xa ấy, cầu đến nơi Phật giáo, để tìm đạo của Samôn. Lý thì chẳng vậy, cớ sao kinh Phật nói rõ có phân thành hai khoa: Một là ở thế tục mà hoằng giáo. Hai là xuất gia mà tu đạo. Ở thế tục thì lễ phụng thờ kính tôn thân, nghĩa trung hiếu, biểu thị nơi kinh văn. Huấn chương có ba nơi Thánh điển, đó cùng vương chế đồng mạng có như phù hợp. Một điều đây toàn là chỗ thấy rõ của Đàn-việt, lý chẳng dung thứ khác vậy. Xuất gia thì là khách phương ngoại, dấu vết tuyệt dứt nơi vật, đó làm giáo vậy. Mắc hoạn lụy duyên ở nơi có thân, chẳng còn thân do dứt hoạn biết sinh sinh do từ bẩm hóa, chẳng thuận hóa để cầu tông, cầu tông chẳng do nơi thuận hóa, nên chẳng trọng tư của vận thông. Dứt đoạn chẳng do ở còn thân, nên chẳng quý ích của hậu sinh. Lý đây trái với thế tục, đạo đây ngược với thế tục. Cho nên phàm là xuất gia, đều ẩn cư để cầu chí ý ấy, biến tục để thấu đạt đạo ấy. Biến tục phục chương chẳng được cùng sánh đời đồng lý, ẩn cư thì nên cao thượng vết ấy. Phàm đạt được vậy, nên hay cứu vớt kẻ đắm đuối trong dòng chìm, nhổ bỏ căn tối trong nhiều đời kiếp. Xa thông đến bờ Tam thừa, mở rộng đường lối trời người, cho nên trong trái với trọng của thuộc trời mà chẳng nghịch hiếu ấy, ngoài khuyết cung phụng chúa mà chẳng mất kính ấy. Người như vậy, tự thệ nguyện mới đầu từ xuống tóc, lập chí thành khi tuổi về già. Như nay, một bậc toàn đức, thì đạo hợp với lục thân, đượm nhuần khắp thiên hạ. Tuy chẳng ở ngôi vị Vương hầu, mà hẳn đã khế hợp hoàng cực chở che cả muôn dân vậy. Như vậy, đâu phải được nhận đức ấy, rỗng đượm ân huệ ấy. Sao mà đức hiền của phu thi lục đồng với người trường chay ấy ư? Đàn-việt dốc lòng tất cả, vì có đượm phục ấy mà không người ấy nên lắng trong giản luyện dung cùng mà chẳng tạp, mạng lệnh đây đã tuyên bày, đều do trăm người đồng thành thực, bèn càng sâu đó, chẳng phải chỗ thí dụ của ngôn từ. Nếu lại mở vết xuất xứ để hoằng đạo phương ngoại, thì người áo rỗng mà vái di phong ấy, kẻ thấm dòng mà đượm vị bến thừa đó. Đến sau khi lắng trong giản luyện còn chưa xứng tình. Trong đó, hoặc chân hoặc ngụy lẫn cùng mạo phạm. Kinh vị chưa phân, thì có thể lấy đạo phế bỏ người, hẳn chẳng nên vì người mà phế bỏ đạo. Lấy đạo, phế bỏ người thì nên bỏ ngay phục ấy, vì người mà phế bỏ đạo thì nên giữ còn lễ ấy. Lễ còn thì yếu chỉ chế giáo có thể tìm, vết tích phế bỏ, thì hân hoan toại chí chẳng biết do đâu. Cớ sao biết rõ như vậy? Phàm, phục chương pháp dụng của Sa-môn, tuy chẳng phải điển pháp của lục đại, trị là khác tục của đạo gia, biểu bày danh khí. Danh khí cùng giao thiệp thì sự trái với gốc ấy. Sự trái gốc ấy thì lễ mất chỗ dụng, cho nên người mến quý phu lễ hẳn chẳng khuyết danh khí đó. Được điều đó, tức chẳng thể khuyết mà cũng là tự đến vậy. Phàm, xa tuân theo cổ điển, như còn giữ con dê sống để cáo lễ ngày mồng một vậy. Dê sống như có thể còn lễ, há huống gì pháp phục của Như Lai ư? Suy luận đó mà nói, tuy không đạo ấy, hẳn nên còn lễ ấy. Lễ còn thì pháp có thể hoằng truyền, pháp có thể hoằng truyền thì đạo có thể tìm. Đây là chỗ đồng xưa nay đại pháp chẳng đổi thay. Lại nữa, ca-sa chẳng phải y phục của triều tông, bình bát không phải khí vật của lang miếu. Quân quốc khác dung, nhung hoa chẳng tạp. Người cắt tóc hủy hình, chợt nhàm chán lễ của chư hầu, thì là ấn tượng khác loại cùng giao thiệp cũng trận chỗ chưa an. Âm vận kỳ đặc của Đàn-việt nổi trội từ tuổi thơ, phong lưu vượt xa nơi cuối tục. Như lúc tham cứu hiền vì cầu trong ấy. Từ đây mà suy, hẳn chẳng vì người mà phế bỏ lời. Bần đạo tuổi đã già suy, gá nhật nguyệt để đợi chờ hết, chỗ tiếc của tình đâu còn chỉ một mình. Giả sử chỗ chấp có keo họp, bởi muốn khiến Tam bảo nơi vận mạng thế, minh đức lưu tỏa xuống dưới trăm đời. Nếu một mai ban hành khiến Phật giáo này đắm chìm, Đại pháp của Đức Như Lai mất hết, thì trời người cảm thán, đạo tục đổi tâm vậy. Bần đạo mờ tối thành tựu cầu mong, lại sắp an nhờ, duyên quyến gặp đến hưng thạnh, nên thản nhiên nổi lòng, nắm bút buồn cảm, bất chợt lệ trào hoen my vậy”.
Thái úy Hoàn Huyền đáp lại thư của Pháp sư Tuệ Viễn:
“Biết dùng di hình phương ngoại, nên chẳng quý ích vì sống, cầu tông chẳng do thuận hóa, nên chẳng trọng tư của thông vận. Lại nói, trong thuận theo lẽ của trời đất mà chẳng ngược hiếu ấy, ngoài khuyết trong phụng chúa, mà chẳng mất kính ấy. Nếu Như Lai nói lý vốn không trọng, thì không duyên có tình trí hiếu, sự chẳng tư thông, chẳng nên lại có nghĩa của trí cung. Tình của quân thân hứa đó chưa hết, thì chỗ cậy nhờ của tình sao vì tuyệt đó. Phàm lụy trước ở nơi tâm ứ trệ chẳng do hình kính, hình kính bởi là chỗ dụng của tâm. Nếu là ở nơi gốc mà giăng lấy hình kính, đây lại là chỗ chưa dẫn dụ đó. Lại nói, hai lối hoằng dương của Phật giáo cũng có giáo của xử tục, hoặc đượm nhuần thiên hạ, đạo hợp lục thân, hẳn vì hợp tán hoàng cực mà chẳng rỗng đượm đức ấy vậy. Phàm, Phật giáo còn hưng hành, mỗi vì sự ứng nhân duyên, gốc hẳn đến nơi không sai vậy. Như vậy thì người làm đạo cũng sao có thể trái đó ư? Cho nên, đạo của Thích-ca chẳng thể vượt trạch tịnh ở bến bờ. Tuy chưa đạt Tu-đà nên là đồng chỗ mờ tối của mọi người trong nước vậy. Y cứ Như Lai nói thì đây tự có công của đạo đức sâu xa, nên chẳng phải chỗ nay gọi là Nghi giáo là chỗ có thể phỏng bàn vậy. Lại nêu bày chưa thể cùng cầu lý ấy, bèn đại khái chỉ vậy, nên là chưa tỷ dụ đó vậy, tưởng chẳng lầm hoặc ứ trệ lưu thường, mà nhầm chỗ dụng của tình lý vậy”.