TỔNG TẬP VỀ NHỮNG ĐIỀU SA MÔN KHÔNG NÊN KÍNH BÁI THẾ TỤC

Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Hoằng Phước biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 4

THIÊN THỨ HAI: BÀN NGHỊ KHÔNG KÍNH BÁI (Tiếp Theo)

– Trạng văn của Trung ngự phủ Thiếu giám hộ quân Cao Dược Thượng v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Nội thị giám cấp sự Ngọc Tuyền, Bác sĩ Hồ Huyền Lượng v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Thừa Lưu Khánh, Đạo chủ bộ Hác Xử Kiệt v.v… ở chùa Phụng Thường bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Thừa Vương Thiên Thạch, Trương Đạo Tốn v.v… ở chùa Tường Hình bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Khanh Lương Hiến Nhân, Thái thực thự lệnh Triệu Hành Bản v.v… ở chùa Tư Giá bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Khanh Vi Tư Tề, Chủ bộ Giả Cử v.v… ở chùa Ngoại Phủ bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Thiện công gián Thái giám Lưu Thẩm, Lễ giám tác thượng quan Đột Quyết v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Ty thành quán Đại ty thành lệnh Hồ Đức Đồ v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Ty thành thúc tuyên nghiệp Phạm Nghĩa Quân v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Tả vệ Đại tướng quân Trương Diên Sư v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Hữu vệ Trưởng sử Thôi Tu Nghiệp v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Tả kiêu vệ Trưởng sử Vương Huyền Sách, Ky Tào Tiêu Quán v.v… bàn nghị. (một bài)
– Trạng văn của Hữu Oai vệ tướng quân Lý Hối v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Hữu nhung vệ Đại tướng quân Hoài Minh Huyệt Công Đỗ Quân Trách v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Tả kim Ngô vệ tướng quân thượng trụ quốc khai quốc hầu Quyền Thiện Tài v.v… bàn nghị. (có một bài)
– Trạng văn của Tả phụng thần vệ tướng quân Tân Hoằng Lượng v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Hữu Xuân Thường chủ sự Tạ Thọ v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Đại phu Vương Tư Thái, Thừa Ngưu Huyền Chương v.v… ở chùa Ngự Bộc bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Vạn niên huyện lệnh Nguyên Thành Tâm v.v… bàn nghị. (có một bài)
– Trạng văn của Trường an huyện thừa Vương Phương Tắc, Thôi Đạo Điểm v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Bái vương phủ trưởng sử Hoàng phủ công nghĩa văn học Trần Chí Đức v.v… bàn nghị (có một bài).
– Trạng văn của Chu vương phủ trưởng sử Nguyện Trực Tâm, Tham quân Nguyên Tư Kính v.v… bàn nghị (có một bài).

 

Trạng văn của Trung ngự phủ thiếu giám Cao Dược Thượng v.v… bàn nghị

“Pháp vốn hư tịch nên chẳng có danh ngôn, chí đạo vốn đồng nên không chia thanh giáo. Cảnh của ba ngàn đại thiên, hàng tiểu trí chưa thể lường đo nguồn ấy. Ở trong hoảng chừ hốt chừ, bậc cự hiền không sao nghiên cứu hết lý ấy. Chỉ có Phật giáo, Lão giáo, nổi hội dáng vẻ của Đại Thánh, tuệ quang tỏa sáng ngoài trần, siêu nhiên vượt vật. Thiếu ba y để phủi đá, chạm bốn biển làm nghiên công, đàm tông tịch diệt, giảng giáo có không, cửa mở phương tiện, diễn giảng mười hai nhân duyên, dẫn dụ nhiều đường, thuật nói rộng năm ngàn. Kính thuận thì tiêu hao lục độ, biếng lười thì trôi nổi biển khổ, nên cạo bỏ râu tóc mà đến tang môn, cởi vất y phục sắc trắng mà quấn mặc Truy Y, mong lên bờ kia ra bến ái đây, cha mẹ mến quý hình dung ấy, Vương hầu tôn trọng giới nghi đó. Đó tức là Quân vương thân thích cách đường, bỏ tục tuyệt trần, lễ của ba trăm chẳng buộc, vị của năm hầu không tham, chưa thể đôn đốc tục huấn ấy dùng phong nghi răn buộc, kính bái nơi sâu riêng, cúi đầu ở nhà chung, xin theo lề lối cũ, đối với ngu tình rất thỏa đáng, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Nội thị giám cấp sự Vương Tuyền, Bác sĩ Hồ Huyền Lượng v.v… bàn nghị (có một bài).

Trộm nghĩ rằng: Kỳ Sơn xiển bày pháp hóa, dạt bến sâu mà quẩy mái chèo, bích lạc duỗi ban dạy răn, đến cảnh chân mà phát tỏa lời. Đức gần bốn trời, nổi trội giáo pháp khác hẳn tục kiểm, nghĩa ngang bằng một ngón tay, vốn kính khác với lẽ thường. Nên trí lễ bền chắc tợ rừng, chí lý cùng với thường tình riêng gồm cả, cúi mình trên sông, Huyền Công chung cùng tức việc đã trái. Vậy nên biết, truy phục Hoàng Quan chẳng phải nghiêm sức của triều đình, rừng thiền động cốc nào phải vinh hoa của thần tử (bề tôi và con). Đến như công sâu lợi ích, đạo rộng dẫn bày. Xếp đặt yếu chỉ của Tam thừa thì lý cũng khắp tứ sinh, nêu bày văn của Ngũ thiên thì lời bao gồm muôn trượng. Nắm dao trí tuệ mà cắt đứt phiền não, bỏ hữu dục mà hành tập vô vi. Còn mất kính ngưỡng ở thuyền bè, động thực vốn từ hàm dưỡng ấy, tánh tướng chẳng phải nghiên tầm hết chỗ có, hy di há tham thấu sâu thẳm. Huống là chuyển pháp luân mà phụ giúp tông vua, thì công tế độ trải kiếp sợ như bụi trần, nỗi hơi khí chân mà bít lấp đường Thánh, thì đạo trùm hỗn nguyên mênh mông thay, lớn thay! Hẳn không được mà xưng vậy. Nay muốn đem đồng Danh giáo khiến y theo lễ thế tục, luân ngôn đã ban, ai chẳng gọi là thích nghi. Trộm sợ mỹ phong cao thượng nhân đó bèn qua mất, lý nghĩa huyền diệu lưu đảng quên trở về. Cúi mong Bệ hạ mến kính tốt lành đối với trăm vua, đức giáo tỏa lan bốn biển, ngưng lắng thần, thấu rõ vật, lấy việc hoằng đạo làm tâm, sao hẳn ước ở hai môn đây lẫn lộn đồng đường chân tục. Hạn lục hai giáo ấy loạn lạc đường nói nín kia. Giới luật đã khác với khoa thường, quỳ bái đâu thông với lễ ấy? Nhân theo vết ấy, xin y cứ khuôn phép cũ, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Thừa Lưu Khánh đạo chủ bộ Hác Xử Kiệt v.v… ở chùa Phụng Thường bàn nghị. (có một bài)

Phàm hiếu dưỡng do vì phụng thờ thân thích, râu tóc là đứng đầu của lập hiếu, kính trung do vì tôn sùng quân vương, quỳ bái là tỏ bày dung nghi cung kính. Ấy hẳn ngưỡng tầm cứu kính trời, cúi thấu cùng lý người. Đến như chân như tịch diệt, ngôn hành đều hết, huyền diệu hy di, mù mờ khó lường. Bệ hạ khôi phục hoằng dương chánh đạo, mở rộng diệu môn dấy động pháp đề kia, ứng thầm hộ trợ đây, nhưng mà giáo chẳng phải là chính sách của vức nội, hình là dung nghi của phương ngoại. Y phục khác với nghi dung nước nhà, thân không nghiêm sức đầu mặt, lấy gì dự tham tấn thân kính bái xuống, ghi góp trâm cài gồm mà quỳ vái ngu tình? Nghĩ rằng, tiếp nối lớn mạnh bậc hiền trong thời tượng pháp có thể vì chầu mà chẳng cúi khuất tiết tháo. Hủy hình tự tuyệt, có thể vì nhà không giáng lễ. Vả lại, đồng với bọn của Sào Hứa, có ích lớn của Huân Hoa, nương gá giao phó, nhân theo làm thiện, đã vâng phụng minh sắc, dám tỏ bày chánh nghị. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Thừa vương Thiên Thạch ty trực Trương Đạo Tốn v.v… ở chùa Tường Hình bàn nghị.

Trộm nghĩ rằng: “Vua tôi đáng hợp trọng, nghĩa của trung hiếu vốn lớn sáng. Cha con ân sâu nặng, tính mến kính thưa thiết tha. Còn lý của sử dụng thường ngày, đội lớn của sinh thành. Nhân thọ che chở đó, đâu quên đức từ đó; hưởng dùng ban huệ ấy, sao khuyết lỗ nghi ấy? Đó hẳn ở ba dạy răn lớn, họa nghi một khuôn phép, mới lý hợp thần thật, nghĩa phù thánh chiếu. Nhưng mà pháp tắc của vức nội khác với quy chế của Phật giáo và Lão giáo, quỷ tắc của phương ngoại chẳng đồng với Khổng Nghiêu. Lưới nôm chẳng thể dụ, tánh tướng đều mất, lớn nhỏ chỗ không bó buộc, đất trời đồng nhất, chẳng lấy sắc dưỡng làm hiếu, chẳng vì bỏ thân thích làm nghi ngờ. Thần đạo trải qua lâu dài, đến đây chớ dừng nghĩ. Tìm cầu yếu chỉ ấy cũng có hỗ giúp cảm hóa, nên khác lạ nghi phục không chấp chương thường, tự nhiên làm khác không ràng buộc, xung vọt mà không chìm mất, cao vời viên trạm. Tuy nhân quả khó trọn rõ, chí đạo mù mờ, tợ còn tợ mất, nhân theo từ xưa. Trước kia Sa-môn Thích Tuệ Viễn thuật trước luận văn, Sưu Băng ở thời Đông Tấn chấm dứt luận đàm cùng kiêu mạn ấy vậy, yên lắng tôn sùng kính đó. Nay nếu tôn đạo ấy mà hủy pháp ấy, cần phước ấy mà khuất thân ấy, thì kiến kêu cho bỏ qua nghi dung mang kiếm, bưng lò mà ngay thẳng lễ trâm hốt. Tăng tục đồng xếp bày, kính thí thực hành cả hai, vậy thì ca-sa thẹn với oai của cánh vàng, bình bát hổ với thuật chú rồng. Đó là giáo vậy, sao thi hành ư? Đạo Tốn v.v… chúng tôi dự thẹn với sô nhiêu, lời chẳng khá chọn, tạm tỏ bày của thấy biết ngu hèn, rất mực lo sợ, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Khanh Lương Hiếu Nhân, Thái Thượng thư lệnh Thiệu Hành Bàn v.v… ở chùa Tư Giá bàn nghị.

Phật đạo hưng khởi từ xưa đến nay vẫn còn vậy. Từ khi ánh sáng sắc trắng tỏa chiếu phương Đông, hơi khí sắc tía nổi ở phương tây, không ai chẳng tuân theo Ngũ thiện, sùng một hai giáo đây. Vô vi tĩnh lắng đồng trống thắng nhân, mà Tăng ni Đạo sĩ, quan xu vâng thừa huấn điển, đó làm giáo vậy, bổ ích cứu giúp thật lắm nhiều. Trải qua trông xem tu hành xưa trước chẳng phải không lấy bỏ, do đó đồng tuân không kính bái, thật đáng khả quan. Đến như làm tông của đạo, nền tảng Hoàng đế. Do đó dần tôn nghiêm kính thiết có khác với luân thường, đâu có thể làm nghi riêng, cúi theo thường trụ. Nhân theo lý không kính bái, có nghĩa là thỏa đáng vậy. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Khanh vi Tư Tề, chủ hộ Giả Cử v.v… ở chùa Ngoại Phủ bàn nghị (có một bài).

Trộm cho rằng: “Thần tử (bề tôi và con) quỳ bái hẳn là khuôn phép thường, dẫn từ lễ kinh gồm có quyền thế. Mẹ bái con mình, vì lễ thành người, chẳng tôi đối với vua mình vì tôn kính đạo đức. Huống là giáo nghĩa của phương ngoại, làm thiện chẳng đồng. Đạo có vụt vọt giữa hư không, Phật không sinh diệt. Tu tâm luyện hạnh, nhân quả là cậy nương. Gọi tên là xuất gia, rõ vượt ngoài tục, đều nói thắng nghiệp, nhiều đời đều tôn quý, lớn mạnh dựng lập đạo tràng đều cầu thường lạc. Dâng hiến Quân vương thân thích vì làm phước lớn, cứu tế hàm thức ở nơi mê đồ, lâu lớn mà luận cao trội hơn tục giáo. Nếu đồng như Nho giáo xếp bày tức trở lại vào dòng tục, chẳng kính chuộng học đồ vì do không hiểu bày đạo. Nhờ có kính sùng hộ trì mà đạo được thường còn. Lễ nghi không kính bái vì rõ bày hộ trì sâu sắc. Gốc của tôn quý đạo lấy ích lợi làm tông. Nay y cứ kinh văn nói: “Bái lễ chẳng ích nước lợi người”. Thật chỗ đáng nên nói. Văn không ích lợi, sao dung chứa dám dâng? Theo pháp y như cũ không khuyết chương thường. Thể diệu cùng sâu chẳng phải hàng hạ lưu có thể kịp. May đượm nhuần sô nghị, dám dốc ngu thành, sợ chẳng hợp nghi, nghĩ sâu càng khiếp hãi. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Thiện Công Giám, Thái giám Lưu Thẩm, Lễ giám tác thượng Đột Quyết v.v… bàn nghị (có một bài).

Về Tăng Ni: Một là trộm thấy Vương giả tôn kính thần kỳ, mà các loại thần kỳ tôn kính Phật; xin làm đệ tử. Do đó mà rõ thấy kính trọng xa vậy. Tôn trọng chỗ tôn trọng ấy, mà ép buộc theo lễ bái, với ngu tình thì cho là chưa thể được.

Thứ nữa là thấy các quan nhân vâng phụng sắc chiếu không kính bái Quân vương sư trưởng, chẳng phải là Sư trưởng thấp hèn hơn người, mà vì kính vương giáo ấy. Tăng chúng xuất gia, cạo bỏ râu tóc, vận mặc y phục nhuộm sắc, nêu hình khác tục, vâng thừa Phật dạy, vì nước nhà sùng tạo phước. Quân vương thân phụ chí kính chẳng lễ thân ấy, Tăng chúng đắp mặc pháp y không kính bái Quân vương thân phụ.

Thứ nữa, trộm thấy thần tượng được dựng lập, do người nắn tạo hình. Hình đã làm thành, người trở lại tôn kính đó. Đâu vì nhân chỗ người lập mà chẳng tôn kính? Nếu chẳng tôn kính, thì dựng lập dùng làm gì? Phật đem giáo pháp giao phó cho Quốc vương. Chỗ Quốc vương dựng lập, Quốc vương trở lại tôn kính đó. Như Quốc vương chẳng tôn kính, dựng lập đâu ích lợi gì?”.

Về Đạo sĩ và nữ Đạo sĩ: Trộm thấy, người sau tiếp thừa đời trước lập ở trên trăm vua, các Đạo sĩ v.v… thân mặc pháp phục của Lão Quân, miệng truyền lời pháp của Lão quân. Nếu đồng tục mà kính bái, sợ trái với lễ ấy. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Ty thành quán Đại ty thành Lệnh Hồ Đức Đồ bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ rằng, Phật giáo và Lão giáo từ kính rộng sâu, có nước nhân theo bèn mở sùng chuộng, đã lâu pháp ấy phải theo đạo ấy. Trộm cho rằng, buộc cúi bái, lý ấy sợ chưa thông. Cớ sao cắt tóc khác nghi đai mão, trì bát há phải lễ đâu? Tỏ bày ân mới cầu định tuệ không nhọc mệt, bái quỳ nghiêm thân, báo đức có cầu mong. Chân như sao hẳn cong eo từ hậu; núi rừng đã qua, chẳng phải trở lại làm khác của lang miếu? Triều đình thôn dã cắt tiệt khác vời, lý nên cao chuộng sự ấy. Nay khiến trách vì Danh giáo có khuyết yếu chỉ đó. Các thần v.v… chúng tôi ngu muội mờ tối, xin theo không kính bái làm thích nghi, kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Ty thành tuyên nghiệp Phạm Nghĩa Quân v.v… bàn nghị. (có một bài)

Các thần chúng tôi nghe: “Chí đạo vốn không, Bát-nhã huyền tịch, ở nơi người thì người tôn trọng, ở tại đâu thì tại đó kính quý. Nên trên Thiên hà Tiên lão ban giáng cao đức của Lưu Hậu, Cao tăng ở Kê Tụ (Linh Thứu) khuất trọng của Luân Vương. Vậy đủ biết, mỹ phong ấy thổi tỏa từ lâu cả ngàn năm đồng tuân kính. Cẩn trạng căn cứ theo các kinh Phạm Võng v.v… nói: “Pháp của người xuất gia không hướng về Quốc vương, song thân mà lễ bái”. Đến như người truyền Nho nghiệp còn cùng Quân vương chia sân thống kháng lễ. Cháu vì ông bà đích trong nhà nối dõi vận quan, cha mẹ còn bái con ấy, vì truyền trọng vậy. Hiện nay Thánh chúa bái nhường pháp đường ngu, nhậm chẳng bề tôi của Sào Hứa, vượt quá khoan nhân của Hán Đế. Buông phóng tứ hạo đến phương ngoại; huống gì nhận thọ giao phó hoằng tuyên xiển dương Huyền giáo. Đã hứa có xuất gia, lý nên khác biệt tục, bỗng khiến buộc chầu bái, thật chỗ đáng kính nghi, dùng người mà phế bỏ pháp, với ngu tình cho là chưa thể được. Vả lại, lễ nói: “Giới là không kính bái, vì đó là uất dung tiết”. Người xả bỏ thế tục, thân mặc giáp nhẫn nhục, nay đồng với kẻ tục quỳ bái, tức vụt dèm chê triều nghi, xấu hỗ chức thượng tường, lầm sai dự tham hiền quán. Thần gội đượm ân đã trọng, dám dốc hết nịnh hót tấu trình. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Tả vệ Đại tướng quân Trương Diên Sư v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ rằng: Đạo Lão huyền ảo, phát huy môn chúng diệu, Thích giáo lắng tịch, sáng sạch cảnh xuất trần. Từ kim dung cảm độ phương Đông, chân khí nổi đến phương Tây, tiếp với đạo hiếm mỹ phong dài lâu, phân khu sáng ngời khắp đô ấp, tràng báu chủa vàng hình thái cuốn khắp đường thông. Nhờ kính phụng đó ngõ hầu làm giúp ích gồm lưu còn giáo ấy, trộm cho rằng có thể cùng thông. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Hữu vệ trưởng sử Thôi Tu Nghiệp v.v… bàn nghị. (có một bài)

Lão giáo và Phật giáo chỉ thú sâu mầu, lý tuyệt danh ngôn, công vượt ngoài ý. Đạo giáo lấy thanh tịnh làm chủ, Phật giáo lấy cứu vật làm tông. Nhưng hàm sinh lấy làm bờ bến, có hình đem làm bờ kia, từ ban giáng ấy, đạo đó càng rộng. Chỉ như Diệu Lý ở Thụ hạ, Thần Tích ở Ca-vệ. Kính ngưỡng đạo ấy chẳng biết đến chỉ quy, kính bái gợn sóng ấy không rõ được chung thủy, mới thẩm xét cưỡi hạc vân du đến năm non, phân hình khắp ba ngàn. Ngay phải gá vết ứng thân dùng phương tiện dẫn tiếp chỉ nhờ mỹ hóa ấy, đều mong công nhẹ cử. Vốn từ nghiệp đó cũng cứu giúp ở trần kiếp. Cho nên Hoàng Quan đã biến đổi, thuy phục mới đượm nhuần, người chủ chẳng khuất mà bề tôi, cha mẹ không con mà nuôi dưỡng. Đó mới là tôn quý ở thân, chỉ sợ khuyết thiếu ở Thánh giáo. Hẳn là hình thần đều xua bỏ, bái tiếp cả hai đồng quên. Quân bình bằng với trời kia, thật không phiền dung mạo cúi khuất. Đã chưa thấu cùng nơi tánh tướng, bèn là như còn như mất. Lý phải thành ở thắng nhân đây, bèn toại cao thượng đó. Huống gì nay Thánh thượng khâm chuộng minh hiếu đến với thiên hạ, rất nên tuân kính Nhị giáo hỗ giúp phước điền. Do đó, đối với Đạo sĩ và Đạo nhân nên hứa để không kính bái. Vả lại, xua bỏ kính bái rất dễ, không kính bái rất khó, đủ đẻ khiến cho tương dã ấu đồng chẳng riêng tốt lành nơi Hiên Đế, Hà Thượng lão già, không chuyên vẻ vang ở Hán Hoàng. Trong muôn ngàn lo toan mong được một không kính bái lấy làm thỏa đáng. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Tả Kiêu vệ trường sử Vương Huyền Sách, Kỵ Tào Tiêu Quán v.v… bàn nghị. (có một bài)

Từ khi Phật giáo hưng khởi, bắt đầu từ Thiên Trúc, thần ba là đi sứ từng có thấy nghe. Thần nghe rằng: Vua Thâu-đầu-đàn là cha của Phật, Ma-ha Ma-da là mẹ của Phật, Sa-môn Ưu-ba-ly vốn là kẻ tớ trong vương gia, nhưng cả vua và thân thích đều lễ kính tất cả đồng như Phật. Thần lại thấy, pháp của Tăng Ni ở nước ấy chẳng kính bái các đền thờ trời thần, cũng không kính bái Quân vương và song thân. Mà Quân vương và song thân đều kính bái Tăng Ni và các đạo chúng. Thần từng hỏi chư tăng ấy rằng: “Tôi tớ ở đây vừa mới xuống tóc đắp mặc pháp y, rất không biết gì, mà khiến Quân vương và thân phụ kính bái, vậy rất chẳng gần tình người?”. Chư tăng ấy đáp: “Tuy mới xuống tóc xuất gia nhưng hình đã đồng Phật, lại hay làm chấn động cung ma. Tuy nói không biết há chẳng như bùn đất cây gỗ? Bùn đất cây gỗ một khi đã lập thành chủ tượng, giả sử với người thông báo quý thắng, đều không thể chẳng kính bái”. Do đó, chư tăng không kính bái người thế tục cũng đã rõ ràng vậy.

Một lần nọ, thần lại thân gần vị Tăng ấy mà hỏi rằng: “Trong kinh Duy Ma nói: “Tỳ-kheo cũng lễ bái sát chân Cư sĩ Duy Ma Cật”. Trong kinh Pháp Hoa có một nói vị Tăng thực hành kính bái khắp cùng. Văn trong hai kinh đó nói kính bái người thế tục rất rõ vậy. Cớ sao Tỳ-kheo nay bảo được không kính bái người tôn quý?” Vị Tăng ấy đáp: “Phật chế kinh luật là khuôn phép thường của tăng ni. Với kinh Duy Ma ấy là vì Tỳ-kheo đội ân thọ giáo pháp nên tạm thực hành kính lễ; còn kinh Pháp Hoa, thì Đại sĩ có một thời thực hành biệt hạnh. Sao được đem một thời phương tiện thực hành biệt hạnh mà làm loạn pháp điển thường đây?” Thần rất chấp thuận như vậy. Lại nữa, thần nghe nói, vợ chết gõ chén đi vòng quanh mà ca hát, đó cũng là hạnh riêng của một thời, đâu 2 có thể được dự cùng trong quy chế tang phục.

Lại một lần nọ, thần đến Thiên Trúc, vào kính lễ nơi tôn tượng Đế Thiên, vua nước đó mới cười mà hỏi rằng: “Các sứ thần v.v… đều là Ưu-bà-tắc, cớ sao lại đảnh lễ trời?”. Thần bèn hỏi về nguyên do. Vua đó đáp: “Ở đây, với pháp của Ưu-bà-tắc không lễ bái trời. Xưa kia vua Ca-ni-sắc-ca thọ trì năm giới Phật chế, cũng kính lễ tôn tượng trời. Các tôn tượng trời đều đổ ngã nơi đất. Sau đến ngày cúng tế trời, người phụng thờ sợ vua kính lễ, tôn tượng trời sẽ đổ ngã, bèn kính đem tôn tượng Phật đặt trên đảnh đầu trời. Vua vào lễ bái ba lần mà tôn tượng không đổ ngã, rất lấy làm quái lạ. Vua mới sai người xét kiểm đều trong quan mão trên đảnh đầu tượng trời có được một tôn tượng Phật, Vua rất vui mừng tán thán thần đức của Phật, lại mừng người phụng thờ ấy có trí tuệ lớn, mới phong ấy tưởng thưởng, đến nay vẫn hiện còn”. Vua đó lại bảo rằng: “Có vị ngoại đạo thọ trì năm giới Phật chế, nên chỉ cúng dường tôn thờ trời mà không đảnh lễ. Vua trách tội không đảnh lễ, vị ngoại đạo ấy tâu cùng vua là: “Tiểu tử đâu dám chối từ không kính lễ, mà lễ chỉ sợ tổn hại cho trời”. Vua hỏi: “Trời tổn hại đâu liên quan đến việc ấy?” Vị ngoại đạo ấy liền đảnh lễ, tôn trượng trời liền vỡ vụn. Ưubà-tắc thọ trì năm giới còn chẳng được lễ bái trời, huống gì Tăng Ni thọ cụ túc giới mà khiến kính bái thế tục ư?

Vương Huyền Sách nói: “Thần nghe trăm vua ban bố quy luật chỉ lễ chế định ở trong hoàn vức. Đấng Đại giác giảng bài giáo pháp mới là bến bờ ở phương ngoại. Không ai chẳng nhờ từ chân nhân để biến đổi tục, đội nhờ cao tăng mà thay cải thuần phong, bèn được lặng yên sóng cả của bốn biển, thoát khỏi trần lụy của ba cõi. Nên Hán Đế chẳng cúi khuất trước Hà Thượng, Luân Vương kính lễ các Sa-di. Đó tức là đạo tục khác đường, đâu được nội ngoại đồng tập quán. Pháp giáo đã hứa thuận Hoàng Quan (Đạo sĩ) vân du một đạo trong hoàn vũ, đồ chúng Truy Y (tăng sĩ), cưỡi năm thừa đến phương ngoài nhân theo đã lâu; hỗ trợ cảm hóa càng sâu, cỏ rạp gió thổi từ xưa lại nay còn vậy. Thần nghe: Thánh nhân không học ở một thầy cố định, chỉ lấy chủ thiện làm thầy, Thánh nhân tâm không cố định, lấy tâm của trăm họ làm tâm mình. Điềm lành trước kia đã khiến kính tin quy y, nay bàn nghị khiến Samôn kính bái Quân vương thân phụ, thật là trái với chủ thiện, trái với tâm của trăm họ. Huống là ca-sa khác với y phục Hoa tục, râu tóc cắt bỏ chẳng phải nghi của chương phủ. Tôn sùng đó thì phước sinh, khinh thường đó thị tội tích chứa. Cùng nên biết, kính bái Quân vương không ích đối với nước nhà, kính bái mẹ cha chẳng lợi cho thân thích. Nếu thần nín lặng không nói thì đâu được là trung là hiếu, thần mạng nên theo khuôn phép cũ, chớ cải đổi trương đồng, Thái Tông Văn Hoàng Đế với cố sự, y như trước chẳng kính bái. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Hữu võ vệ trưởng sử Hiếu Xương, Huyện công Từ Khánh v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ, điều trọng yếu của Tam cương rốt cùng ở Quân vương thân thích, đứng đầu trăm hạnh vốn thật là kính ái. Mà Phật giáo và Đạo giáo đều dùng bỏ ân dưỡng dục, không bái yết Quân vương kính phụng thân thích, bỏ khuyết lễ kính của thần tử (bề tôi và con), vốn là giáo nghĩa có lắm rối ren với luân thường ư? Mở mà lại bày nên đè ép là điều hợp đáng vậy. Nhưng mà then chốt đạo sâu xa, vượt ngoài danh ngôn, tuệ luân xoay rộng cao quá tâm hành. Bọn đạo kinh hành hỗ giúp bạch mã mà ẩn náu thiền pháp, các hàng sửa tánh dừng ở Thanh ngưu mà cảnh tỉnh khế hợp. Tuy dấu vết ràng buộc có tiếp đải, mà lợi thiệp không ngăn mé, thật nên trọng đạo ấy mà sùng giáo ấy, tôn người ấy mà khác lễ ấy. Do dó, Hà Thượng Chân Nhân thân gần quấn quanh gót chân Hán Hậu, Sa-môn Tuệ Viễn ở Lô sơn, trọn tuyệt bàn nghị của kẻ tôi thời Đông Tấn. Huống là chỗ phát xuất khác vời, hiển bày hay mờ ẩn đâu đồng đường. Mũ dãi lông theo y áo ruộng phước đã chẳng phải lễ phục của triều tông, cưỡi chén mang cục đâu đồng phương đến dưỡng. Lễ nghi bái kính chưa là rất mực tốt lành, nếu vì đạo tuy có thể còn mà xử chẳng phải người đó thì nên cao vợi bờ phòng ngừa kia, luyện nắn luật hạnh ấy, không thể vì người mà khuất ép đạo, thật đáng vì đạo mà khuyên nắn người. Cúi vì hoàng gia mở phát mừng vui, bắt đầu từ đức như rồng, cung cấm ở thể tĩnh lắng, thường sùng kính mỹ phong của Linh thứu, chẳng cải đổi khuôn phép trước, càng tỏa sáng nghĩa của tổ tông. Thản như trái với quy chế cũ tiện mở rộng lễ của sư trưởng thần tôi, trời tan phủ rộng khiến bàn nghị rõ ràng. Trộm nghĩ, thấy nhỏ hẹp, tạm buông lời thô thiển dùng để kiểm đó, chẳng phải dám lấy quả quyết trung thực. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Hữu Oai vệ tướng quân Lý Hối v.v… bàn nghị. (có một bài)

Phàm, chỉ cây để đón bắt tốt lành, cảnh tỉnh Long đức nơi hoàng trụ, đạp hoa làm dấu tốt quý, chống kháng luân bảo ở thần nghi. Mở đầu dấu vết từ thành Tỳ-da, bao quát tử trụ mà mở vũ, thông nền tảng mà luyện tốt tươi, suốt trời xanh mà mở tỏa sáng. Cho nên hay đè ép hay nâng bốc các loại, khống chế dẫu đưa hàm linh an nhàn nơi mười địa mà rão bước điện biếc mong cầu quả vị, chín trời ngưng xa, mang đeo huyền châu mà hỏi bến bờ. Do đó hiển bày xinh đẹp, hoàng du tỏa hương đế chở, truy phục ngang quần ở trên kiệu, Hoàng Quan tiếp võ tại Trung châu, an tọa kinh thành, đạo chẳng dự tham nơi lang miếu, lên đàn nắm thẻ, dấu vế chưa xếp ở triều tông. Nay muốn ước lấy Nho môn dẫn buộc theo vương chế, nghi trái với đai thao mũ mão, pháp hợp với hốt trâm, bèn là quý chuộng đạo ấy mà khinh rẽ người ấy, tỏ bày giáo ấy mà khuất ép lễ ấy. Lễ tùy theo giáo hiển bày, người do từ đạo tôn quý. Nên có thể vì đạo mà phế bỏ người, chẳng nên vì lễ mà khuyết mất giáo. Thật nên tính hỏi, nên thật đáng giữ theo khuôn phép chương cũ, giúp hỗ mỹ phong cao thượng chiếu sáng dịch tượng, nghĩa là tùy thời xứng hợp ruộng tâm. Chỉ ánh lửa đom đóm vụt bay đâu theo hoa vẻ ở nhật nguyệt, mảy bụi bay sương mốc đỏ, hiếm kết vẻ đẹp ở núi sông. Mạo muội dâng lời thô thiển, nhẹ xem tỏ bày cùng kiệu tụng, ngôn từ thô sơ mà lý nghĩa rõ ràng, kinh hãi đổ mồ hôi tâm thần lo sợ. Kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Tả phụng vệ Đại tướng quân Hoài Ninh huyện công Đỗ Quân Trác v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ: “Chí đạo xung hư, Phật giáo ngưng tịch, bến bờ thứ phẩm, dẫn tiếp quần sinh, tiêu hạnh thô khi chưa nẫy mầm, phát tỏa từ bi khi đã ngộ, nhưng mà thân sau cứu vật tuy mượn ở danh ngôn, khuyến thiện trừng quấy không nhờ nơi thưởng phạt. Tin mới khéo mở phương tiện thầm giúp chánh đạo. Cúi mong Hoàng đế Bệ hạ đức hợp đất trời, ân đượm động thực. Hàm Linh bẩm khí đều tội khúc thành, các hàng Tăng Ni thật nên bái Quân vương thân thích chấp trước ở kinh văn. Thần cho rằng, đạo có thể còn thì lời không thể phế bỏ. Vả lại, Quân vương và thân phụ tôn quý cùng cực, sự tuyệt phỏng thường, đối với thần tử (bề tôi và con) kính chẳng duyên bái, rất khác đạo tục, không hiềm ghét ngạo, đối với sự thấy ngu dốt của thần thì không lễ bái là thích nghi. Kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Hữu Kim Ngô vệ tướng quân Thượng trụ quốc khai quốc hầu Quyền Thiện Tài v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ, Phật giáo và Lão giáo bến dòng từ xa, tìm cầu ở điển pháp thật đáng sùng kính rộng lớn ấy. Đến như hoàng buộc từ tông, thật sáng rỡ cả muôn năm, Hán thất chỉ mở, cũng tỏa thơm ngàn năm. Vả lại, Quân vương thân thích ở tại ba, Nho giáo có lễ chẳng kẻ tôi, Huyền Tịch ở hai, định chế nghi không tiếp bái. Nghĩa là chẳng nên bắt chước theo xưa, xin cứ theo như cũ. Kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Hữu phụng thần vệ tướng quân Tân Hoằng Lượng v.v… bàn nghị. (có một bài)

Thích giáo và Lão giáo khắp cùng bốn biển, nguồn dòng từ lâu xa rộng lợi ích đã sâu, dám tỏ bày sự thấy của ngu tình, xin y như cũ là thỏa đáng. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Hữu xuân phường chủ sự Tạ Thọ v.v… bàn nghị. (có một bài)

Có một đoạn trong sắc chiếu nói: “Nghĩa của Quân vương thân thích đối với ba điều từ huấn thì nó là trọng; đối với trăm hạnh thì kính ái là đạo đứng đầu”. Đó thật là yếu đạo của Tiên Vương, nay xin tỏ bày lý ấy. Trộm tìm xét về giáo thì có nội giáo và ngoại giáo khác biệt, người cùng có tại gia và xuất gia chẳng đồng. Người tại gia thì y cứ theo ngoại giáo, vận mặc pháp phục của Tiên vương, thuận theo lời pháp của Tiên vương, trên có lễ tôn kính thân thích, phụng thờ quân vương, dưới có tình mến thương vợ con quan vinh. Đó tức là nối gót của cung hiếu, lý hợp với bến Nho. Người xuất gia thì y theo nội giáo, đắp mặc pháp phục của chư Phật, thực hành pháp hạnh của chư Phật, trên xả bỏ sự quý trọng của Quân vương thân thích kính ái, dưới cắt bỏ tình luyến của vợ con quan vinh, dùng thiện của lễ tụng tự giúp song thân, tạo phước hành đạo để báo ân nước nhà. Đã hứa thuận không vì hủy hình cải đổi y phục là sai quá, thì đâu nên trách lễ phải trọng kính thân thích phụng sự quân vương? Khác với giáo của Khổng Lão, do đó lý tuyệt cảnh thường, chẳng buộc ép Sa-môn phải bái lễ, không tổn hại đến nước nhà.

Tiếp có đoạn trong sắc chiếu nói: “Trong thời Tiền Tống tạm thay đổi mỹ phong ấy, chỉ thời gian ngắn thì trở lại y như cũ”. Từ khi Phật pháp hoằng truyền đến phương Đông đến nay đã hơn sáu trăm năm, Đế vương trải qua cả trăm đời, không ai chẳng sùng kính Phật giáo, gieo trồng ruộng phước nơi chư tăng. Cho nên, người cắt tóc xuất gia đắp mặc pháp y đồng với dung nghi của chư Phật, cắt bỏ thân thích giả từ vinh hoa, khác với luyến ái của mọi người, trời người đều kính trọng xưng gọi là ruộng phước. Cho nên xưa Phật bảo Kiều Đàm Di: “Chớ nên cúng dường riêng ta, phải nên cúng dường chúng tăng”. Đó tức là lời chân thật của Đấng Đại Thánh, với lý không thể phế bỏ. Nếu lời ấy

Phật dạy có thể phế bỏ thì xin phế bỏ tất cả, đâu nên lưu còn mà cầu phước đó, làm nhục đó và trách buộc chư tăng phải bái lễ vậy. Cúi mong Thái tông Văn Hoàng Đế, với Thánh trí thì không gì chẳng thấu đạt, với thần oai thì không ai chẳng kính phục, chư tăng ở đương thời đâu chẳng dễ khiến bái quỳ, nên vì Phật pháp khả kính, trưởng dưỡng dung thiện đó, lại xấu hổ ưa thích khác lạ làm loạn vết thường, nên không làm vậy. Chỉ mong nay đây gần gũi nương theo tiên triều, đạo của thánh hóa, xa bỏ pháp thức quê kệch của thời Tiền Tống thời nhà Tấn, thì ngàn xưa chẳng lấy làm quái lạ, các hàng đạo tục được yên tâm vậy.

Lại có đoạn trong sắc chiếu nói: “Trẫm bẩm nhận kinh trời để xiển dương hạnh hiếu, nương nhờ nghĩa đất mà tuyên bày lễ nghi”. Xưa nay thấy khắp thiên hạ đều thực hành hiếu đạo. Tôn thân hiện còn thì dốc lòng kính dưỡng sắc hình, tôn thân quá vãng thì nghĩ tưởng dấu vết lưu lại, thảy đều bẩm nhận đạo chí hiếu của Bệ hạ vậy. Nay bỗng nhiên cải đổi phế bỏ khuôn phép thuần chánh của tiên triều, mà xa mến mộ tục phong dối trá của thời nhà Tấn, thời Tiền Tống. Nay, chư tăng v.v… tuy có vị mờ tối, trộm vì Bệ hạ chẳng chấp thủ vậy. Cúi mong tìm nghĩ vế trước, trở lại y như pháp tắc của trong thời niên hiệu Trinh Quán (2-0) thời Tiền Đường. Đó tức là đạo chí hiếu, không phải khuyên hóa mà tự thực hành vậy.

Lại thêm có một đoạn trong sắc chiếu nói: “Mỹ hóa của Liên Hà (giáo pháp của Đức Phật giảng truyền từ sông Ni Liên) giao phó cho các Quốc vương”. Nguyên do cắt chế, rõ thực kết quy ở đó vậy. Trộm tin theo ý giao phó là sợ không như vậy. cớ sao? Đức Phật cho rằng, đến thời tượng pháp và mạt pháp, tâm thuần thiện dần mỏng đạt, tà kiến lớn mạnh, chánh pháp suy tàn, bốn bộ chúng không đủ sức hoằng truyền tuyên dương. Do đó Đức Phật giao phó cho các hàng Quốc vương, khiến các Quốc vương ủng hộ. Nếu các Quốc vương không ủng hộ đó thì pháp sẽ suy tàn tự hoại mất, đâu nhọc giao phó Quốc vương khiến phá diệt. Nay dẫn chư tăng tuy là phàm phu quê kệch nhưng dung nghi tợ Phật, mà khiến buộc chư tăng bái quỳ vậy, một khi đã như thế thì dẫu lưu còn cũng không ích gì! Vả lại, dứt bỏ ưa thích khác lạ, thuận theo đại đồng, thì đó là đạo của Quân vương vậy. Nên, tiên triều nói: “Vì người theo dục nên loạn đạo lớn, quân tử xấu hổ mỹ phong này chưa tỏa xa”. Cúi mong nên y cứ mà thực hành.

Hoặc có người hỏi: Trong kinh có nói: “Tỳ-kheo tâm học kính lễ sát chân cư sĩ Duy Ma Cật, Bồ-tát Thường Bất Khinh cũng lễ kính chúng kiêu mạn”. Huống hồ nay Thánh chúa hiện làm tướng bạch y, thần đức thì chẳng thua kém Duy Ma Cật, lập hạnh thì chẳng đồng như chúng kiêu mạn, nay khiến chư tăng kính bái là hợp nghi ấy vậy. cớ sao chối từ, dám chẳng vâng theo?”

Xin đáp: Không thể vì hạnh riêng biệt của một người mà làm loạn đại giáo. Nếu vì Tỳ-kheo đảnh lễ Cư sĩ, thì khiến năm chúng kính bái Quân vương thân thích? Người thế tục chịu tang mẹ chẳng lấy làm buồn đau, đâu thể khiến trong thiên hạ có tang thân thích mà chẳng khóc ư? Đến như Trang Chu đối trước thây vợ đã chết mà ca hát, tức biết còn mất chỉ như xoay vần quanh năm. Mạnh Tông chịu tang mẹ, mà chẳng buồn đau, tức đã thấu đạt sống chết chỉ nhất quán. Đó đều là thể đạo thắng vượt khuôn phép, sao chẳng khiến thiên hạ đều thực hành? Nếu vì tình của thể đạo không thể thi hành thành quốc pháp, thì kia cũng hành của chứng lý, đâu được thi hành bàn nghị thuần phong của đại hóa? Phàm bàn nghị tức bởi muốn lấy đại ý để làm thành một pháp tắc, pháp của Tam giáo tức là phép tắc của Quốc vương, phép tắc ấy đã thành thì trọn không thay đổi. Nếu chẳng dùng để thực hành thì phải nên trừ bỏ. Nếu dùng mà thực hành đó, hẳn phải bày giáo tích đó. Xưa trước chỉ nghe các bậc Đế vương lễ bái Đức Phật, chứ chưa thấy Phật đảnh lễ các bậc Đế vương. Do đó, các bậc Đế vương kính trọng pháp phục, tức vì tiên chánh Quốc vương vâng nhận sự giao phó của Phật, trải qua nhiều đời tâm vâng Phật dạy nên vậy. Cha mẹ kính pháp y ca-sa đó, thì không thể khuất ép pháp y của Phật đó, mà chuốt lấy tội quá của cha mẹ. Từ xưa các bậc Đế vương cho phép người xuất gia cắt bỏ râu tóc của họ và đắp mặc pháp y của Phật, không ép buộc theo thường tục. Nay làm bậc dẫn đạo xiển dương giáo pháp mà làm ruộng phước, nếu khiến họ lễ bái thì khuất ép tôn phục đó, vậy nghĩa giao phó ở đâu? Nay muốn cải đổi, sợ mờ tối lý đó, các hàng lưu tâm có điều nghi hoặc, nhân sinh lỗi quá ấy. Thí như tôn kính khám đất tượng gỗ vì đó là đắp họa đồ tả tôn dung Đức Phật, nếu chẳng thấy tướng mà khâm trọng kính thừa, gỗ đất đâu có thể quý được? Đất và cây còn nhờ dung nghi Phật, thì các hàng Tăng Ni lại gá pháp phục, không nhờ không gá, hở chặt ai thay? Với chỗ thấy biết của phàm ngu, mong xin theo cũ, chư tăng không kính bái, lấy làm chuẩn định. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Đại phu Vương Tư Thái, Thừa ngưu Huyền Chương v.v… ở chùa Ngự Bộc bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ, Lai Hương ban bày khuôn phép thật là Chí nhân của nước phương Đông, Kỳ Viên diễn trao giáo pháp, mới là thượng thánh ở phương Tây. Thảy đều hay cắt từ nhẫn ái, tuyệt trần lìa tục, lễ là mỏng dạt của trung tín, vượt đạo đức mà trên buông thả, sắc là không của chân tướng lưu lại hình hài mà sâu thẳm. Cho nên Tiên vương tiếp đãi đó thuộc phương ngoại, Hậu đế hứa làm chẳng bề tôi, tập thấy chúng sinh thường lại đó từ lâu, chóng vì cải đổi làm mới, sợ trái với thấy nghe. Vả lại, chư tăng chẳng phải là đồ chúng tiếp bái, Đạo sĩ khác với đồng bạn bẻ xoay. Nếu như người không tình cảm thì không thể thử được Cảnh Huyền Phong vốn lập đạo, ngõ hầu để dần duy trì chân giáo. Nếu nổi chìm theo loại tục, cúi ngưỡng theo thời, sợ e cơ nghiệp của Thứu lãnh sẽ khiếm khuyết, phong hành của núi dần mất, biến đạo theo Nho, chưa thấy đó đáng nên, nhân theo chớ cải đổi. Trộm nghĩ lấy đó làm thích nghi, Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Vạn niên huyện lệnh Nguyên Thành Tâm v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ Phật giáo và Lão giáo, vốn rất u huyền; Tôn quý của Quân vương và thân thích trọn vốn ở nghiêm kính. Huống gì chỗ hành hóa, chẳng ra khỏi hoàn vức, nghĩa thuộc ở ba phải tuân theo Khổng lễ. Chư tăng chỉ vì tóc cạo nên không thêm nữa, thân mặc pháp y, chẳng thể thêm đai, không mũ không đai, bái cúi mất oai nghi. Như chỗ thấy biết của ngu thần, xin y như cũ là thỏa đáng. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Trường an huyện úy Thôi Đạo Mặc v.v… bàn nghị. (có một bài)

Trộm nghĩ, trong ba điều lễ của Cương thường cốt ở Quân vương thân thích; Pháp môn bất nhị riêng bỏ ở tư sự. Há chẳng vì chân trụ biệt cách, Phật đạo phân đôi, gặp phải sủng ái hay hủy nhục đã chẳng phải kinh hãi? Lông tóc da dẻ nhận chịu thì đã hủy bỏ, mũ cao cùng với xiêm đen dối bày nghiêm sức, chống tích trượng cùng vòng đeo kêu leng keng khác nghĩa, đủ khiến người mất mát biết trở về, kẻ mê đi biết trở lại. Nay nếu buộc ép dấu vết phương ngoại đó tuân theo việc trong thế tục, nhất thừa rối rắm điển lễ, tam xuy buông nhả pháp. Chuộng đạo đó mà nhàm chán nghi đó, tiếp hạng đó mà ép chìm gốc đó, nghĩa chẳng phải xét tìm xưa, tông chẳng đủ làm hiển chứng. Ngu cầu đó ngu thành có chỗ chưa thiểm. Vả lại, đạo đó là đạo, huyền đó lại huyền, chỗ các diệu kết quy, mở thuộc thánh từ, nghiệp vào quan ải có thể lớn mà chẳng thể nhỏ, dạy răn của Cư Hà có thể tôn quý chứ không thể khinh thường, giáng buộc rõ tưởng rõ tưởng mới mở rộng tổn ích, mạo muội dâng lời thô thiển, càng thêm lo sợ toát đổ mồ hôi. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Bái vương phủ trường sử Hoàng Phủ Công Nghĩa văn học Trần Đức Chí v.v… bàn nghị. (có một bài)

Thần nghe, Tam giáo đồng kết quy, đốn tiệm tuy khác biệt, chỉ vì hỗ giúp mỹ hóa đều xưng là khuyến thiện. Tuyên Ni soạn tập huấn từ chẳng buộc hàng phương ngoại, Đấng Đại thánh giảng giáo pháp xả bỏ lụy trong hoàn vức. Thất trống sinh một hạt gạo trắng thừa cứu giúp, đồng giá lên đường thông, chỉ đạo là chuyên. Từ khi Huyền Phong chuyển nép, may pháp cuốn thâu, Tăng sĩ và Đạo sĩ vết âm chẳng cùng. Hoàng thượng xót thương quên mất đó, lại thử khiến đều bàn nghị, chỉ dứt tuyệt quý trọng nối dõi hình nghi râu tóc, chống ngọn ngành quỳ bái cúi lễ. Cho nên, nếu bỏ quý trọng ấy mà kiểm ngọn ngành ấy, tỏ bày đạo đó mà khuất ép người đó, sợ tập tục sinh thường, chóng đổi chẳng dễ, cúi mong nghiêm cáo hữu ty, rõ bàn thêm kiến nghị. Như lại nhân tâm chẳng nơi đặt để mới có thể hình lễ Phật, xin tỏ bày thấy biết thô sơ, rất mực lo sợ. Kính cẩn bàn nghị.

Trạng văn của Chu vương phủ trưởng sử Nguyên Trực Tâm, Tham quân Nguyên Tư Kính v.v… bàn nghị. (có một bài)

Yếu chỉ Phật giáo hiếm nhiệm, lý thỏa ngoài hữu hình. Huyền Tông võng tượng, nghĩa vượt ngoài vô danh, bao quát tam tài mà thể yếu, gồm thâu vạn loại mà cùng thần. Hơi khí chân lóe sáng ải dừng như rồng đến phương Tây, mây pháp giăng tỏa đồng nội, noi lớn thuần về Đông. Động ngọc kinh tiên xung huyền vũ hóa, kim dung phép quý diễn Thánh long cung. Chí đạo khó nói, công thần chẳng lường. Kể từ thời nhà Chu nhà Hán đều mang mặc đỏ xanh, điển ngưu ngay đường nhân ẩn ngầm xuống. Vậy đủ biết người hướng đến huyền môn có từ ngàn xưa, kính sùng kinh Phật có cả trăm vua. Cắt tóc mặc xiêm đen chợt xem thường vẻ đẹp dẻ da, đổi mũ áo vàng khinh miệt vinh hoa trâm đai, không ai chẳng chí vượt hoàn vũ, tâm sân du phương ngoại, bỏ nghi tiết tiếp bái, đến hình nghi giới luật, buông khuôn phép lễ nhạc, đi đến nhà rỗng trắng. Do đó, Đức Như Lai bí mật nói dứt tuyệt kính bái Quân vương thân thích, từ xa xưa mãi đến ngày nay không hư nát giáo nghĩa đó. Giáo có thể phế bỏ, thì pháp cũng có thể phán định, giáo bỏ pháp còn, pháp an đặt đâu? Vả lại, giáp sĩ (quan lính) chẳng bái, há binh lính tự tôn thiên nhan chỉ thước tấc chẳng có một kẻ nói quý, đều vì ngậm oai bẩm mạng? Do đó, lễ bỏ khiêm cung, huống gì xa nghĩ mây khói, mở trần tục ở lưới buộc ràng, cảnh tỉnh tình pháp giới, dứt oán hội ở lồng chậu mà khiến giáng nghi dung xuất tục. Mở bày lễ nhập gia, xét theo xưa sợ trái với lý thông, luận nay sợ sai với lẽ thường, bàn nghị tạo dựng thô sơ. Dám tỏ bày thấy biết hẹp hòi, đối cùng soi xét lo sợ sai lầm kính sợ rối ren cõi lòng. Kính cẩn bàn nghị.

Luận rằng: Huyền giáo phế bỏ hay thạnh hưng lý bởi vận ấy, và nhờ cậy có thạnh suy ước cũng bởi mưu người. Hoàng thượng ngự rõ, theo thời đáp ứng phó thác. Sở dĩ ban giáng sắc chiếu khác thường, khuyên răn chư tăng ở điểm rõ biết thời cuộc vậy. Trong truyện Xuân Thu nói: “Chỗ ông nói có thể mà có chăng? Thần dân chẳng thể đó để thành có thể đó. Chỗ ông nói không thể mà có thể chăng? Thần dân có thể đó để bỏ trừ chẳng thể đó”. Tôi đã nghe lời ấy nay mới thấy người ấy. Trông Tú Thượng dốc sức giải thích lời Quân vương xướng. Ngôn từ đế khuyết chí thành thực chuyên cần thì chuyên cần vậy, mà trạng văn của Tuyên Công mở đầu thiết thực bao gồm rộng rãi. Tôi không xen lẫn đó, mới nay lấy đại pháp làm trách nhiệm của chính mình, nghĩ thỉnh thoảng nguy nan ấy, người hay mang nặng đạo xa đó, đây tức là người ấy vậy. Trọng Ni nói: “Điên mà chẳng nâng, nguy mà chẳng đỡ, thì lấy gì dùng cung kia vậy?”. Nếu đây thật có thể gọi là chỉ đạo đứng đầu, thật tốt lành thay! Đài Chu phủ v.v… ở trong tay chân bàn nghị, tuy văn chất có trái mà đều được việc cốt yếu, nhưng theo chốt kinh điển tính hỏi nên thật. Lý bày sắc bén, từ vận phong phú, thì xưng hồng bút của Ty Nhung văn vẻ sáng lệ vậy. Nếu nêu bày để rõ ràng, dùng chánh để bàn nghị ước định, ngôn từ văn biện ấy sáng sách, sự việc ấy khơi bày thì Tả Kiêu Vệ nêu cử cương lãnh ấy vậy. Tương lai thấu đạt soi suốt đó, lấy đó vậy.

Tán thán rằng: Chánh pháp đã ẩn, tượng quý dần suy, chẳng có minh triết, ai ngươi khơi sáng? Hiến dâng có thể ngầm mất chăng? Tỏa bay anh tú thật rõ ràng các hiền xưa, nghiệm ở ngày nay, cao vời anh tú, là chấn chỉnh giềng lưới đổ nát, vẻ vang Tuyên Công. Nhân vận ấy hỗ giúp, mọi người bàn nghị đông đúc, mở mang khuôn mẫu thẳng thắng. Lan cúc tuy khác vẻ đẹp, tơ đồng xen làm, Tần Quân hồng bút, Vương Sinh hiển bày bàn nghị, văn chất sai lầm đường. Trung thuần trinh bạch đều mừng vui chỉ có thạch đức đây, mưu tính không gì chẳng diệt, một thời phong tố, ngàn năm tỏa thơm.

Pages: 1 2 3 4 5 6