TỔNG TẬP VỀ NHỮNG ĐIỀU SA MÔN KHÔNG NÊN KÍNH BÁI THẾ TỤC

Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Hoằng Phước biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

THIÊN THỨ HAI: BÀN NGHỊ KHÔNG KÍNH BÁI

Bàn nghị không kính bái, là nói rõ về Sa-môn không nên kính bái thế tục. Thánh thượng tâm tình dốc thuần danh giáo, khiến kính bái Quân vương thân thích lo nghĩ tỏa sáng đường thông, mở mang triều nghị, đến nỗi có những bậc sĩ hiền nói thẳng cản ngăn, cả trăm người dâng thẻ, thần tôi trong xả tắc đua trình bày luận.

Về sắc chiếu: Sắc chiếu ban chế các Sa-môn phải kính bái Quân vương thân thích (có một bài).

Về biểu văn: Biểu văn của Sa-môn Oai Tú ở chùa Đại trang nghiêm v.v… tấu về việc Sa-môn không nên kính bái thế tục. (có một bài)

Về Khải văn: Khải văn của Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh v.v… tấu cùng Ung Châu Mục bái Vương Hiền bàn luận việc Sa-môn không nên kính bái thế tục (có một bài).

Lại có Khải văn của Vinh Quốc phu nhân Dương Thị xin luận bàn về Sa-môn không hợp kính bái người thế tục (có một bài).

Về trạng văn: Trạng văn can gián chung các quan, nói rõ về Samôn không hợp kính bái người thế tục (có một bài và khải văn).

Bàn nghị không kính bái: Trạng văn của Trung đài ty lễ Thái Thường Bá, Lũng Tây quận vương Bát Xoa, Đại phụ Khổng Chí Ước v.v… cùng bàn nghị (có một bài).

Trạng văn của Ty nhung Thiếu đường bá nghị quân Trịnh Nhâm Thái, Viên ngoại lang Tần Hoài Khác v.v… bàn nghị (một bài).

Trạng văn của Ty hình Thái thường Bá Thành Dương huyện, Khai quốc hầu Lưu Tường Đạo v.v… bàn nghị (có một bài).

Trạng văn của Ty Tông Tự, Hữu Nhất Ty thỉnh xin Đồng Ty Hình bàn nghị (có một bài).

Sắc chiếu ban chế của Sa-môn phải kính bái Quân vương thân thích (có một bài)

 

Ý chỉ sắc chiếu: Đối với nghĩa của Quân vương thân thích có ba điều dạy răn rất quý trọng. Đạo của kính ái, trong trăm hạnh ấy là đứng đầu. Nhưng Phật giáo và Lão giáo tuy Lý tuyệt vượt cảnh thường, việc tiếp nối cung kính hiếu hạnh phải hợp với Nho giáo, bèn ở nơi đất tôn cực mà chẳng hành lễ bái quỳ. Nhân theo từ xưa mãi đến ngày nay. Trong thời Tiền Tống tạm đổi thay phong hóa ấy, nhưng chỉ được thời gian ngắn, lại tuân theo thói cũ. Trẫm bẩm nhận kinh trời để nêu cao đạo hiếu, thấm đượm nghĩa đất mà tuyên lưu lễ hạnh, muốn vì Danh giáo tỏa khắp chân tục đây và khắc thành nền tảng ở mọi nơi. Trời dựng phong hóa liên hà giao cho Quốc vương làm nguyện do tạo tác, tin thực kết quy ở đây vậy. Nay muốn khiến các hàng sĩ nữ đạo giáo Tăng Ni quan chức đối với Quân vương Hoàng hậu, đối với Hoàng thái tử, đối với song thân của chính mình phải nên kính bái. Hoặc sợ trái với tình thường, nên giao cho Hữu ty bàn nghị rõ ràng xong tấu trình.

Ngày mười lăm tháng tư năm Long Sóc thứ tư (662) thời Tiền Đường, Quan lục Đại phu Hữu tướng Thái tử tân khách thượng trụ quốc Cao Dương quận khai quốc công thần Hứa Kính dâng tuyên cáo Biểu văn của Sa-môn Oai Tú ở chùa Đại Trang Nghiêm, v.v… tấu trình Sa-môn không phải hợp kính bái thế tục (có một bài).

Sa-môn Oai Tú v.v… nói: “Cúi kính vâng minh chiếu ban sắc khiến chư tăng bái quỳ đối với Quân vương thân thích, với nghĩa thì đáng nên vâng theo thực hành nhưng với lý thì chống kháng sắc chỉ. Chỉ vì minh giáo của Nho giáo và Phật giáo đến trình bày văn chánh giản, nêu phong hóa phô trương, đồng tu tấn đạo sô nhiêu. Chư tăng đội ân lớn nặng của nước nhà, nên mở lễ phương ngoại, an cư khắp chốn, được hoằng xiển tâm xuất tục. Do đó, từ xưa các bậc Đế vương đều tuân theo pháp độ ấy, kính nghi thức biến đổi khác tục, toàn giữ dấu vết chống kháng lễ bái ấy, bèn khiến kinh giáo đó rộng truyền đổi đời càng nhiều, tông tượng lan tỏa xa khắp mọi lúc thêm phát triển. Từ thời nhà Hán đến thời nhà Tùy, hành nhân gặp phải trở ngại nhưng phong thái của linh tụ vẫn tốt tươi, mỹ hóa của tiên uyển còn thông thái. Không như hiện nay hoàng vận bắt đầu mở mang khắp hải ngoại, năm xứ Thiên

Trúc cùng ngũ nhạc đồng trấn, Thần Châu và Đại Hạ đều chung một văn hóa, mạng của Hoàng Hạ dần hưng long, đường của xe nhẹ tiếp vết, không ai chẳng khâm phục thánh tích, tạo dựng dấu còn, nên được Phạm Lữ cùng đến nương nhau chẳng dứt tuyệt. Nay nếu trái lại buộc bái lễ Quân vương thân thích, tức trái khác của kinh, bèn phát tiếng tăm kinh sợ thế tục, hoặc bày mong ngóng khinh hủy. Xưa kia, trong thời Đông Tấn, thành ấu xung Sưu Băng nắm cậy sắc chiếu, Hoàn Sơ dối bày, nên Vương Mật mở lời chống kháng. Và đến cuối đời vua chiếu Võ Đế (Lưu Tuấn -) thời Tiền Tống hung hành chính sách bạo ngược, chế buộc chư tăng kính bái chúa tục, sau đó trở lại ngừng dứt. Bởi vì sự việc chẳng phải điển phép Kinh quốc, nghĩa lý vượt quá lễ nghi lẽ thường. Tuy nói là để lời trọn buộc hiển bày nghị, huống là Hạ Châu Hách Bột Bột ban sắc buộc kính bái mà chuốc lấy sự tức giận trên trời. Trong thời Bắc Ngụy, Thái Võ Đế (Thác Bạt Đào 2-2) hung hành giết hại, khiến khắp thiên hạ oán trách dịch lệ, các đường ấy từ lâu đã nêu bày đủ cả ở thấy nghe. Chư tăng lòng mang lo sợ đến cậy nhờ mất đặt để, sợ ty luân một lúc tỏa phát muôn nước thông hành, hẳn khiến khắp nơi mong ngóng phong hóa, mới mở mang tiếng tăm thất lễ. Lo ngại cho đời sau, hoặc tiếp truyền cân dắt lắm. Cúi mong Bệ hạ trùng hưng Tam bảo, thương nhiếp bốn loài quần sinh, thân thừa diệu chỉ phó chúc, dùng khuyên răn học đồ nương vậy! Chư tăng bên trong tuân trì chánh giáo hẳn dứt tuyệt nghi dung kính bái, bên ngoài vâng phụng minh chiếu khiến theo cung kính của Nho lễ. Cúi mong chỉ lỗi quá, lo sợ thật sâu xa. Nếu chẳng trình bày cầu thỉnh tức có trái với chỉ rõ của thần tử (bề tôi và con), hoặc bít lập phong hóa của Phật, bèn vùi chôn tội của chán nản quân vương. Kính cẩn nêu bày các kinh nói rõ chư tăng không nên kính bái thế tục, văn từ sơ lược xin dâng. Cúi mong Thiên từ nhũ lòng suy xét thì triều nghi hòa mục, trọn tuân theo đường của kẻ thần thời nhà Tấn, giao phó sơ lược thường đàm nói trọn theo pháp độ ở thời nhà Tề. Bụi mực oai nghiêm, chỉ rất lo sợ, kính cẩn tấu bày!

Ngày 21 tháng 0 năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường, kính dâng.

Bấy giờ chư tăng ở khắp kinh ấp có hơn hai trăm vị đồng đến cung Bồng Lai, trình bày biểu văn dâng xin. Các quan trên điện cùng nói: “Sắc lệnh nói rõ nên bàn nghị, phải nên kính bái hay không, điều ấy chưa quyết định, hãy chờ đợi nhóm tập sau”. Chư tăng mới lui về, và bèn nhóm tập tại chùa Tây Minh cùng toan tính bàn nghị, cùng tỏ bày khải văn trạng văn tấu trình xin các quan liêu thẩm xét.

Khải văn của Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh v.v… tấu cùng Ung Châu Mục Bái Vương Hiền bàn luận Sa-môn không nên kính bái thế tục (có một bài).

Sa-môn Đạo Tuyên v.v… khải tấu: “Từ Kim Hà dời vết, Ngọc Quan xiển dương pháp hóa, trải qua vĩ thánh anh tài, chuyển dần mở lớn phụ giúp tốt lành, không ai chẳng cúi đầu kính bái, cúi đầu xin đạo quy hướng biết bến bờ, nên được chùa chiền dựng xây trông thấy nhau, đền thờ nhân từ nối mọc khắp nơi, trời người ngưỡng mộ đường phước điền, u hiển nghĩ nhớ nghi chánh đạo. Những kẻ sĩ thanh tịnh kính tin ùn nổi đông đúc như rừng, tân khách cao muôn năm, vị mở bốn bộ, dàn trải khuôn phép năm thừa. Chỉ thời gian biển pháp rộng tỏa, các loại tụ khó phân, quá phạm hiện rõ, xung mạo trần ngự lãm, ban sắc chiếu chỉ khác thường, khiến kính bái Quân vương thân thích, rủ lòng nghĩ nhớ ẩn trắc, hiển bày thông cùng triều nghị, chư tăng vâng đội mạng lệnh minh bạch, cảm sợ rơi lệ lạnh. Bởi vì hành quyết lúc tỏa sáng, bèn khiến trên thấu đượm lo buồn. Vả lại, từ khi giáo pháp lưu truyền về phương Đông, dần đượm đầy lỗ trủng, có ba lần bị dứt trừ, năm lượt buộc kính bái, đều chẳng phải trong các triều đại tốt lành anh minh, mà toàn là Quân vương bạo ngược hung tàn, nên khiến ban lệnh chẳng phải mưu tính của Kinh quốc, trái với đặt để thường tình, dèm pha hiền sử. Sự lý khó trái ngược trở lại theo lối quen xưa cũ. Cúi xin Đại vương cai quản khắp kinh đô, nhiếp ngự cơ hành, các hàng đạo tục lại sống, việc bận rộn thửa lắng yên. Khiến pháp môn bế tắt, tiếng vang giáo pháp chẳng truyền, y cứ chướng ngại lắng yên, nhổ bỏ thu tàu khăn khó, vớt đắm chìm nâng đỡ mặt nhật nguy ách, chư tăng kêu gọi trong mờ tối khó kịp cùng đàn hạc, trông mong ở cửu trùng, thầm trời khó lên, trọn gá đợi nơi trăm mối lo toan. Do đó vượt ngàn mạo hiểm tỏ bày như thật. Cúi mong nhũ ban ân lớn cùng được đượm nhuần. Vậy là tuân sùng di chúc, gió lành tỏa thoảng mọi nơi, chánh pháp trở lại thạnh hưng, cảnh phước tỏa sáng khắp bốn biển, chẳng nhậm cơ nghiệp cùng cực rất lắm. Đủ đầy dùng khải văn tấu trình, mảy trần quấy nhiễu sâu xa, chỉ biết thẹn sợ, kính cẩn khải tấu!

Ngày 2 tháng 0 năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường.

Khải văn của các Sa-môn Đạo Tuyên. . . ở chùa Tây Minh dâng tấu Vinh Quốc phu nhân Dương Thị xin luận bàn về Sa-môn không hợp kính bái thế tục (có một bài).

(Phu nhân là mẹ của Hoàng Hậu, là người kính sùng chánh pháp tu tạo phước môn, tạo tượng kinh, dựng xây tương tục, vào ra nơi cung cấm, tiếng tăm vang vọng không ai chẳng biết, nên chư tăng đến nhà đặt để giải bày).

Sa-môn Đạo Tuyên v.v… khải tấu: “Từ khi Tam bảo lưu truyền đến phương Đông, đến nay dần đã hơn sáu trăm năm. Hàng tục lập nhân của quy giới, năm chúng mở việc của phước điền, trăm vua tiếp thừa mỹ hóa của chí đạo, muôn năm thổi tỏa phong thái của duy Thánh. Nên được khắp nơi biết về, muôn sinh nghiêm khoa dễ phạm, bèn có cỏ lúa lẫn lộn dơ uế trong ruộng tốt tươi, tuổi trẻ nghĩ muốn răn trừng bạc đầu, đầy đủ nêu bày qua trước, rõ ở thấy nghe nên vàng đá bùn đất tiêu biểu phô bày nghi dung chân tượng, pháp y tóc cắt phỏng tướng toàn tăng, mặc mà tin kính hay hủy báng quả báo có hai phần, trái đó tu sửa đều chẳng phải chánh đạo. Lại nữa, tăng có giả thật, sống chín khó biết, hạnh đức cạn sâu, ngu trí đều lầm hoặc. Cho nên kính bày cúng thí khắp chung, như biển chẳng cùng, luật chế riêng khoa, như bờ có ngằn mé. Tông đồ đã sắp, Danh giáo phải nương. Thiết bày oai nghi xuất tục, lên Viên Đức thú chân. Hẳn khiến trời rồng cung kính, u hiển quy tâm, hoằng truyền và hộ trì hiện ở nỗi lòng, lưu tỏa công chẳng dứt tuyệt. Gần đây vì thời cuộc trải qua uế trược, con người giẫm thấm lầm vậy. Trộm phục sức mà lừa dối đồ chúng, tham nhờ cậy mà luống hư đồng bạn. Hạnh không mà động nơi trần tục, đạo có mà ngăn che hiến chương. Tấu trình lên triều đình soi xét, ban bố buộc kính bái Quân vương thân thích, mới xoay đổi trời nhìn, ban sắc đến chầu bàn nghị. Chư Tăng chúng tôi v.v… bên trong thẹn sợ nóng bức như thiêu đốt, cùng nhìn lại thất thủ, chẳng biết đến để đâu. Kính ngưỡng Phật giáo cùng phó giao cả bốn bộ, u hiển dám nghĩ mong, trộm muốn bàn nghị, Phu nhân đáng là nơi nương tựa cậy nhờ. Huống lại là thấu rõ chánh thiện đây, tôn sùng tạo dựng lấy làm tâm, nhũ bày khuôn phép nơi cung vi, hoàn thành sáng tỏ đạo tục. Nay Tam bảo bị khuất lấp thành sâu tại duyên, tạm dùng dò hỏi tỏ bày, cầu mong cùng cứu hộ. Như được đỡ giúp gìn giữ như cũ, thì phó chúc hẳn kết quy, hoằng dương hộ trì hẳn đây vậy. Nhẹ vì nghe chọn tìm sâu dứt lo sợ kính cẩn tấu bày.

Ngày 2 tháng 0 năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường”.

Trạng văn của Sa-môn Đạo Tuyên v.v… ở chùa Tây Minh tuần tự trình bày việc hưng suy của Phật giáo để can gián chung các quan tể phụ v.v… (một bài)

Sách Liệt Tử nói: “Trong Chu Mục Vương (9-921 trước Tây lịch), có một vị hóa nhân ở Tây Vực đến, vượt núi băng sông làm rung động cả thành ấp. Nhà Tây Chu ở Tây Vực có hóa nhân, lại trái ngược núi sông, dời đổi thành ấp, ngàn muôn biến hóa không thể cùng tận. Vua Mục Vương tôn kính vị đó như thần, quý trọng vị đó như Thánh”. Đó tức là lúc mới đầu Đức Phật xuất hiện nơi đời vậy.

Trong “kinh lục” của Chu Sĩ Hành và Sa-môn Thích Đạo An nói: “Ở thời Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính 2-209 trước Tây lịch) thời nhà Tần, từ Tây Vức có mười tám vị Sa-môn đến cảm hóa Thủy Hoàng, Thủy Hoàng không theo mà lại bắt giam cấm. Ban đêm có sáu vị cầm gậy kim cang phá ngục mà ra, Thủy Hoàng cúi đầu tạ lỗi vậy”.

Trong “Hán Thư” nói: “Trong khoảng niên hiệu Nguyên Thú (122-11 trước Tây lịch), tại quan ải Tây Vức có được người vàng cao lớn hơn tả trượng, bèn nghinh thỉnh về tôn trí trong cung Cam tuyền. Vua Võ Đế cho đó là Đại thần, nên đốt hương lễ bái. Về sau, bảo Trương Khiên đến Đại Nguyệt Chi, sau đó trở về nói là có nước Thân Độc, tức là Thiên Trúc, ở đó gọi là Phù Đồ tức là Phật Đà vậy”. Đó là thời gian mới đầu biết được danh tướng của Phật vậy.

Trong thời vua Thành Đế (Lưu Ngao 32-0 trước Tây lịch) thời Tây Hán, có Đô thủy sứ giả Lưu Hướng nói: “Vừa rồi kiểm duyệt trong Tạng thư, thường thấy có kinh Phật, đó tức là từ thời nhà Chu nhà Tần đã từng hưng hành, và Tần Thủy Hoàng (Doanh Chính) thiêu hủy mà chẳng hết vậy”.

Trong khoảng niên hiệu Nguyên Thọ (02-01 trước Tây lịch) ở đời vua Viên (=Ai?) Đế (Lưu Hân 0-01 trước Tây lịch) thời Tây Hán, sai sứ Cảnh Hiến đến nước Đại Nguyệt Thị, nhân tụng đọc kinh Phù Đồ (= Phật) xong trở về. Bấy giờ tại xứ Tây Hán đã có phần nào hành trì trai giới. Do vậy mà từng được nghe Phật pháp, giữa chừng ngầm ẩn, trở lại đây trùng hưng vậy.

Đến trong khoảng niên hiệu Vĩnh Bình (8-) thời Hậu Hán, vua Minh Đế (Lưu Trang) mộng thấy có người vàng bay đi trước điện, mới sai phái Tần Cảnh v.v… đến Tây Vức tìm cầu Phật pháp, bèn có được Tam bảo hoằng truyền đến phương Đông. Tại Lạc Dương, đắp họa tôn trượng Đức Phật Thích-ca đứng, đó tức là Phật bảo. Phiên dịch kinh Tứ Thập Nhị Chương, tức là Pháp bảo. Tôn giả Ca-diếp Ma-đằng và Trúcpháp-lan đến hoằng hóa, tức là Tăng bảo. Lập chùa ở cửa phía Tây Lạc Dương, độ người hoằng hóa, từ gần đến xa, triển chuyển trú trì đến hết thời Hậu Hán.

Qua thời dòng họ Ngụy, cả thảy có năm đời vua, suốt thời gian bốn mươi lăm năm (220-2) thuộc thời Tam quốc, hưng sùng tôn kính Tam bảo dần sâu, chẳng nghe có sự buộc kính bái hay hủy hoại. Rồi dòng họ Ngô ở Giang Biểu, có bốn đời vua và kéo dài năm mươi chín năm (222-280) thuộc thời Tam quốc. Mới đầu Tôn Quyền (Đại Đế 22222) mở mang Phật pháp, cảm ứng điềm lành mà dựng lập chùa đề tên là chùa Kiến Sơ. Sau đó, Tôn Hạo (Quy Mệnh Hầu 2-280) thực hành chính sách hung ngược, sắp bày việc phế trừ, các quan thần can ngăn, mới dừng bỏ, bèn thỉnh mời chư Tăng, cầu xin thọ trì ngũ giới.

Tại đất Thục, có hai đời vua, với thời gian bốn mươi ba năm (2211) thuộc thời Tam Quốc. Bấy giờ cả quân quốc đều mưu tính làm hưng thạnh Phật giáo, không nghe có tin muốn phá hủy.

Đến thời nhà Tấn dòng họ Tư Mã, cả hai triều đại Đông Tây, có mười hai đời vua và với thời gian một trăm năm mươi sáu năm (2-31 – Tây Tấn; 31-20 – Đông Tấn). Giữa triều đại, có bốn vua rất mực sùng tín, chỉ có ở đời vua Thành Đế (Tư Mã Diễn 32-33) thời Đông Tấn, năm Hoàn Khương thứ sáu (30), Thừa tướng Vương Đạo thái úy Sưu Lượng qua đời, sau đó Sưu Băng làm phụ chính, vì vua còn nhỏ dại, nên Sưu Băng vì vua ban xuất chiếu lệnh buộc chư tăng kính bái. Bấy giờ, Thượng thư Lệnh Hà Sung, Thượng thư Tạ Quảng v.v… kiến nghị Sa-môn không hợp phải kính bái, qua lại có ba lần bàn nghị, khi ấy mới lắng yên. Sau đó sáu mươi hai năm, tức đến trong khoảng niên hiệu Nguyên Hưng (02–) thời Đông Tấn; thuộc đời vua An Đế (Tư Mã Đức Tông 39-19), Thái úy Hoàn Huyền dùng oai chấn động vua, ban sắc thư khiến kính bái. Khi ấy, Thượng thư Lệnh Hoàn Khiêm, Trung thư Vương Mật v.v… chống kháng can ngăn rằng: “Nay các Sa-môn tuy ý sâu nặng đặt để nơi kính, nhưng chẳng lấy hình khuất cúi làm lễ. Dấu vết in khắp nước nhà mà thú hưởng vượt ở phương ngoài. Do đó, các Quân vương ngoại quốc, không ai chẳng kính lễ (như việc vua A-dục v.v… kính lễ vị Tỳ-kheo), bởi vì đạo hiện còn thì quý, chẳng vì người mà làm khinh trọng (như thức lan mộc của ngụy văn, Hán Quang gặp Tử Lăng v.v…). Sau đó Đại pháp lưu truyền đến phương Đông, ngày một thực lâu xa. Tuy phong hóa đổi thay, chính sách biến cải, mà hoằng dương đó không có khác, há chẳng vì mỹ hó riêng siêu tuyệt ư? Có sử dụng thường ngày ở đào tiềm, phong hóa của thanh ước chẳng hại với hưng long thanh bình ấy ư?” Hoàn Huyền lại gởi thư đến Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn, dẫn nêu Lão Tử xế đặt quân hầu ở ba lớn. Pháp sư Tuệ Viễn dùng lễ nghi của phương ngoại để giải đáp, không lệ thuộc lễ kính ở Trung Hoa, mới trước thuật “Sa-môn bất kính Vương giả luận” gồm năm chương. Việc ấy do đó mà chấm dứt, và vua An Đế trở ngược thực hành chính sách như cũ, tôn sùng kính phụng mãi đến trọn đời vua Cung Đế (Tư Mã Đức Văn 19-20) thời Đông Tấn vậy.

Đến thời Tiền Tống dòng họ Lưu, có tám đời vua, với thời gian hơn năm mươi năm (20-9). Tuy năm Đại Minh thứ sáu (2) vua Hiếu Võ Đế (Lưu Tuấn -) tạm có sắc chế buộc Sa-môn kính bái Quân vương, nhưng sau đó trở lại y như chính sách trước.

Tiếp trải qua các thời nhà Tề (9-02) nhà Lương (-89) về nhà Trần cả ba triều đại có hơn một trăm năm (9-89), Phật giáo hưng thạnh thuần nhất, tin trọng càng sâu.

Tại Trung Nguyên, dòng họ Ngụy có hơn mười đời vua, với thời gian một trăm năm mươi lăm năm (38-), Phật giáo rất hưng thạnh, rõ thấy ở “Ngụy Thâu Lương Sử”. Tuy trong năm Thái Bình Châu Quân thứ bảy () thời Bắc Ngụy, vua Thái Võ Đế (Thác Bạt Đào 2-2) nghe lời sàm tấu mà phá kiệt Phật pháp, sau đó năm năm cảm mắc bệnh dịch mà băng hà, rồi Phật pháp trở lại thạnh hưng đến trọn hết đời vua Cung Đế (Nguyên Quách -) thời Tây Ngụy.

Từ khi nhà Tấn mất quyền bình trị thiên hạ, tại Trung Nguyên, Giang Biểu tự xưng Đế chúa, phân chia nước thành mười sáu phần (đó là năm Lương, bốn Yên, ba Tần, hai Triệu, Hạ, Thục vậy). Các Ngụy chính quyền ấy đều tin kính Phật pháp không khuyết thiếu, chỉ có ở Hạ Châu, Hách Liên Bột Bột hung bạo không nhàm chán, lấy việc giết hại làm vui, đeo mang tôn tượng Phật trên lưng, khiến chư tăng kính lễ đó, về sau bị trời đánh chết, và sau đó bị Bắc Đại thôn tính. Vợ con bị hình khắc, rõ đủ như ở Tiêu Tử Hiển Tề Thư.

Đến thời Bắc Tề, dòng họ Cao ở Kiến Nghiệp, có sáu đời vua với thời gian hai mươi tám năm (0-8), sùng tín Phật pháp càng hơn các triều đại trước, trong nước không có hai sự.

Đến thời Bắc Chu dòng họ Võ, có năm đời vua với thời gian hai mươi lăm năm (-81), trong đó có vua Võ Đế (Võ Văn Ung 1-9) mới đầu tin trọng Phật pháp, về sau nghe sự bàn nghị của Trương Tân, bèn thọ học theo Đạo giáo (Lão giáo), sắp muốn phá diệt Phật pháp. Bấy giờ có Pháp sư An trước thuật “Nhị giáo luận” để chống kháng đó. Trong luận ấy nói: “Giáo điển của chín phái triết học, giáo ấy chỉ ở tại thân, gọi đó là ngoại giáo. Giáo điển của Tam thừa, giáo ấy lắng tĩnh lầm hoặc nơi tâm, gọi là nội giáo. Lão chẳng phải là giáo chủ cải đổi chỗ nhiếp của khiêm nhượng”. Vua Võ Đế nghe vậy, cho là lưu giữ hay phế hủy đều trái lý, nên bèn dẹp trừ cả Phật giáo và Lão giáo, chưa đầy năm năm sau mà thân hoại mạng chung, chính sách chuyển đổi.

Đến thời nhà Tùy dòng họ Dương tiếp cận, có được hai đời vua với thời gian ba mươi bảy năm (81-18). Vua Văn Đế (Dương Khiêm 81-0) sùng tín trùng hưng Phật pháp. Trong Hải nội tạo dựng bảo tháp ở hơn trăm châu, và đều hiện phát điềm tốt lành, rõ đủ như trong đồ truyện. Qua đời vua Dương Đế (Dương Quảng 0-1) nối dõi, ghi lục cải cách chính sách của tiền triều, tuy có ban sắc kính bái, nhưng chư tăng trọn không khuất phục.

Từ khi Đại pháp lưu hóa đến phương Đông dần đã trải hơn sáu trăm năm, có ba lần bị hủy diệt, năm lượt buộc kính bái, đã trái với pháp điển của kinh quốc, lại chẳng phải chính sách tốt lành sáng tỏ. Hung ngược mổ bữa, đầy ở thời loạn, lễ nghi đè ép tung vang dứt tuyệt đời, nên khiến sự lý trái thường, sau đó y theo vết cũ. Bởi vì Tam bảo là tông chủ của quy giới, năm chúng ở ngôi vị ruộng phước, tuy kính tin hay hủy hoại xen nhau, lỗi quá đổi thay. Đó là tự con người có hưng có đầy, còn y cứ theo đạo thì nào từng có hưng phế? Do đó mà có hơn ngàn vị đại Thánh xuất hiện trong thời kỳ hiền kiếp sống thọ sán vạn năm, trú trong chánh pháp của dòng họ Thích. Huống gì lại có mười sáu vị tôn giả hoằng hóa ở ba châu, chín ức vị A-la-hán hộ trì bốn bộ. Y cứ đó mà thuật thì lịch số trọn chưa hết vậy, sao được tình đoạn, đồng hợp với Nho điển? Vả lại, Lỗ Hào của Dịch chẳng phụng sự Vương hầu; Nhu hành của Lễ chẳng bề tôi Thiên tử. Ở tục thì đồng bốn vị, còn có người chẳng khuất, huống gì bỏ tục theo đạo mà tiện trách đồng lễ của tôi thiếp ư? Lại nữa, Hạo Thiên thượng đế, núi hang Linh kỳ, chúa của quân nhân không ai chẳng cúng tế mà kính bái. Nay chư tăng đã thọ giới Phật, hình đủ nghi Phật. Trời rồng tám bộ kính phụng đạo ấy mà phục nghi dung, không ai chẳng bái phục trước chư tăng. Nên được minh thầm hộ trợ, hiển bày ứng hiện điềm lành xen lẫn, nghe ở huyện trước, há lại đồng phù hợp với Lão giáo ước định Vương hầu ở Tam Đại ư? Nên vườn nhà Sa-môn sống vậy, tài sắc chẳng đoái hoài, vinh lộc không ràng buộc, quán thời cuộc thế tục như mây nổi, thấu đạt hình mạng tợ gợn nắng. Cho nên gọi là người xuất gia vậy. Và người xuất gia không lễ bái người tại gia, người xuất tục không đượm nghi xử tục, đạo ấy hiển nhiên, trăm đời không đổi lệch phép ấy vậy. Dòng ấy rất rộng, đây chỉ lược thuật đó.

Nay lại nêu bày các kinh luận của Phật để sáng tỏ về Sa-môn không nên kính bái người thế tục.

Trong kinh “Phạm Võng” quyển hạ nói: “Pháp xuất gia không lễ bái quốc vương, cha mẹ, lục thân, cũng chẳng kính thờ quỷ thần”.

Kinh “Niết-bàn” quyển sáu nói: “người xuất gia không kính lễ người tại gia”.

Luật “Tứ Phần” nói: “Phật dạy các Tỳ-kheo lớn nhỏ theo thứ lớp lễ bái, không nên lễ bái hết thảy bạch y”.

Kinh “Phật Bản Hạnh” quyển năm mươi ba nói: “Vua Thâu-đầuđàn cùng các quyến thuộc trăm quan theo thứ tự kính lễ Đức Phật xong. Phật dạy: “Nay vua khá nên kính lễ các Tỳ-kheo Ưu-ba-ly v.v…” Nghe Phật dạy vậy, vua liền đứng dậy đảnh lễ năm trăm vị Tỳ-kheo và những vị vừa mới xuất gia, cứ theo thứ tự mà kính lễ”.

Kinh “Tát-già-ni-cân” nói: “Nếu phỉ báng pháp của Thanh văn, Bích chi Phật, và pháp Đại thừa, người hủy hoại đều bị lưu nạn, mắc phạm tội căn bản (Nay chư tăng y cứ theo các kinh Đại thừa và Tiểu thừa, không kính bái Quốc vương thân thích, là kính phụng lời Phật dạy. Nhưng khiến trái lời Phật dạy, kính bái người thế tục, tức là không tin lời Phật, mà mắc phạm tội căn bản vậy). Lại nữa, phỉ báng cho là không có nghiệp báo thiện ác, không sợ đời sau, tự mình làm, khuyên bảo người khác làm bền chắc cố giữ chẳng xả bỏ, đó gọi là trọng tội căn bản. Đại vương nếu phạm tội ấy mà chẳng tự sám hối, tức thiêu hủy căn lành, nhận chịu khổ vô gián. Vì vua thực hành nghiệp trọng bất thiện ấy nên thiêu đốt hạnh La-hán, các Tiên, Thánh nhân bèn ra khỏi nước mà đi, các trời buồn khóc, các quỷ thần hiền thiện không hộ vệ nước đó. Các hàng Đại quan phụ tướng đua nhau tàn hại lẫn nhau, bốn phương giặc nổi, chết mất nhiều vô số. Khi ấy mọi người không biết do bởi lỗi quá đó mà oán thán các trời, trách móc quỷ thần. Cho nên vua hành pháp hạnh vì cứu khổ đó, chẳng hành lỗi quá ấy. Rộng như trong các kính đã nói. Lại có các luận văn đã nói nhiều, ở đây không biên ghi.

Sa-môn Đạo Tuyên v.v… tấu trình với các quan tể tướng triều đình: “Cúi vâng trông thấy chiếu thư, khiến chư tăng kính lễ quân vương thân thích. Sự lý sâu xa, chẳng phải tình cạn có thể lường biết. Phàm, lấy vết của người xuất gia, liệt Thánh đều làm khuôn phép; khoa của chân tục, trăm vua đồng làm mẫu mực. Can mộc ở thời nhà Ngụy nêu cao chống kháng mà yết kiến văn hầu, tử lăng. Ở thời nhà Hán, vái dài mà tìm Quang Võ. Kia, chỉ xưng là tiểu đạo còn ôm hoài môn giẫm cao. Há các Sa-môn đây chẳng nhân vẻ đẹp của nhàn phóng, chỉ vì Tam bảo hướng vị, phòng bày nghi thức quy kính; năm chúng tỏ bày thành thật, chuyển tấu đạo của ruộng phước. Nay tước bỏ đồng với lễ nghi Nho giáo thì Phật chẳng phải là người xuất tục; trở xuống kính bái Quân vương thân thích, thì tăng chẳng phải sắc thái khả kính. Vậy thì Tam bảo đồng phế hủy, quy giới dứt tuyệt ở nhân luân; coi Nho giáo, Đạo giáo là thầy, kính Khổng tôn quý hơn sách Phật. Xưa kia ở thời nhà Tấn, nhà Tống, đã đủ thấy khuôn phép trước, Bát Tòa rõ ràng bàn nghị, đủ làm chuẩn mực. Chư tăng đội ân nước nhà, nhờ khai mở xuất gia, phụng pháp hành đạo, kính ngưỡng tiếp thừa phép tắc thánh nhân, bỗng nhiên khiến buộc kính bái. Có lụy kinh sâu, cúi ngưỡng gá vương, không biết đến để đâu! Kính cẩn nêu bày nội kinh cùng các cố sự, đủ rõ như trước, dùng cùng can gián triều nghị, xin nhủ lòng soi xét rõ, kính tấu!”

Đến ngày 1 tháng 0 năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường, nhóm tập tất cả các hàng văn võ quan liêu cửu phẩm trở lên, và các quan ở châu quận v.v… có hơn ngàn vị, đều ngồi trong đài Đô đường sắp bàn nghị việc ấy. Khi ấy, Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh tại kinh ấp, Sa-môn Oai Tú ở chùa Đại Trang Nghiêm, Sa-môn Linh Hội ở chùa Đại Từ Ân, Sa-môn Hội Ẩn ở chùa Hoằng Phước v.v… có hơn ba trăm vị đều đem kinh văn và trạng văn trước, trình bày cố sử để mở tỏa quyết lý.

Bấy giờ, ty lễ Thái Thường Bá, Lũng Tây Quận vương Bác Xoa nói cùng các Sa-môn rằng: “Sắc lệnh tục quan bàn nghị rõ ràng, các Sư có thể trở lui”. Lúc đó các người cùng bàn nghị phân vân, không thể hết một. Lũng Tây Vương nói: “Phật pháp truyền thông, đời thường đã dài lâu. Ban sắc khiến kính bái Quân vương thân thích, lại hứa để triều thần bàn nghị”. Nay mọi người lập lý chưa thể thông tuân. Ty Lễ đã nói là chức ty có thể kiến nghị trước, nếu đồng chỉ ước nắm bút thuật trạng văn như lệnh ở sau. Chủ sự đọc lớn xong, bèn y vị mà xếp đặt người có hơn một nửa. Tá túc có Thôi Dư Khách nói: “Sắc lệnh sở ty riêng lập bàn nghị chưa thể liền thừa nhận”. Ty lễ xin giải tán, có thể mỗi mỗi theo trạng văn riêng đưa đến đài. Khi đó các văn bàn nghị đưa đến đè ép tán dương xen lẫn. Nay chỉ y theo sự phân khu trên dưới của sở ty để biện biệt đó. Trước nêu văn không nên kính bái, tiếp trình bày trạng văn gồm kính bái, và sau cùng bàn nghị về việc kính bái. Thiện ác cảm lục, mọi sự kiện như sau:

Trạng văn bàn nghị Sa-môn không nên kính bái người thế tục có cả thảy ba mươi hai bài.

Trạng văn của Trung đài ty lễ Thái Thường Bá, Lũng Tây Vương Bác Xoa, Đại phu Khổng Chí Ước v.v… bàn nghị (có một bài).

“Trộm nghĩ rằng, phàm trăm tại vị, tuy còn đạo kính thượng, đáng làm thầy đó, còn có bề tôi không kính. Huống hồ giáo pháp của Phật, sự vượt ngoài tục, cắt tóc đồng với hủy hoại tổn thương, cầm tích khác hẳn trâm cài dãi buộc, xuất gia chẳng phải cảnh sắc dưỡng, lìa trần đâu phải chỗ vinh danh, công sâu tế độ, đạo cùng sùng cao, sao phải phá hủy huyền môn ấy mà dẫn buộc theo vết Nho, đắp mặc pháp phục dòng họ Thích mà làm bái lễ của Khổng. Ở đường tục mà đáng pháp phục, còn giáo đó mà hủy đạo đó, cầu phước ấy mà khuất thân ấy? Vài ba phen nghiên tầm khơi dậy có nghĩa là trái với lý thông. Lại nữa, làm đạo của giáo tuy còn da dẻ râu tóc, xuất gia vượt tục, kết quy ấy chỉ một đạo. Thêm vì xa nêu trời dựng, mở lớn nền vua, nghĩa gá tôn nghiêm, thức hợp cao thượng, đều nêu tập quán cũ không vết chương thường. Nếu hẳn đổi làm, sợ trái với xét cổ. Tuy Quân vương thân thích sùng kính dùng dấu vết trung thực, đạo pháp khó thuyết còn lưu, rõ tưởng đã vâng phụng sắc chiếu tuân sô, dám dốc hết thành thật núi bụi, sợ chẳng hạp xứng, truy tìm sâu xa lo sợ, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Ty nguyên Thái Thường Bá Đậu Đức Huyền, Thiếu Thường Bá Trương Tiên Thọ v.v… bàn nghị (có một bài).

“Tiêu Hình hai khí, Nghiêm Phụ xưng, chẳng gì tôn quý lớn. Tư dụng năm tài, Nguyên Hậu nêu thì quý trọng trời. Đến như, lễ của chống quỳ cong cuộn, bạn lữ của đào hóa đồng tuân, phục cần ở phương thức dục dưỡng, lẽ thường hoài sinh cùng ghi. Phàm ở Quân vương thân thích, lý tuyệt danh ngôn, mà Phật giáo Lão giáo xuất trần bỏ sót tục, hư vô một yếu chỉ, lìa có hợp không. Ứng hiện tốt lành ở thành Tỳ-da, xiển dương kệ tụng từ bi, hơi khí nổi ở Hàm Cốc, mở thiên đạo đức. Ở khoảng Mộc Nhạn, dưỡng sinh còn lo toan, bãi bỏ tướng thanh sắc, lấy tĩnh lắng làm tâm, chấp lễ làm nghi, chẳng cùng yếu diệu ấy. Ôm hoài trung trải hiếu, chưa rót sóng cả đó. Lý còn trước Thái Hư, sự vượt ngoài sinh linh, nên tôn đạo ấy thì khác phục sức ấy, trọng giáo ấy thì biến đổi lễ nghi ấy. Bèn từ gần xưa kịp đến cuối đời, tuy tiếp nối đổi thay dần trái, mà đạo ấy không rơi lạc. Kịp tới lúc buồn đau thắt buộc ở song thọ, xót thương uất kết nơi tam hiền, phóng ngại hàng hậu tấn khuyết mất phong thái, ước theo Nho đông để khống chế pháp. Nên đáng giúp thành giáo nghĩa xưa cũ, đâu nên cắt chế lễ nghi mới nay. Thật nên khuất nghiêm nơi cung điện, tỏ bày yếu chỉ phương ngoại, rũ giao quý trọng tôn thân, rong rão khắp trong hoàn vũ, ngu tình trông xem lường xét, tuân nên xứng hợp thỏa đáng, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Ty Nhung Thái Thường Bá Hộ Quân Trịnh Khâm Thái, Viên ngoại Lang Tần Hoài Khác v.v… bàn nghị (có một bài).

Thần nghe: “Tam tai biển lửa, lục độ vượt ngưng, hai chữ làm kinh, trăm thành xa xăm. Do đó, bạch hào hiển hiện tướng, xiển dương Nhất thừa ở muôn kiếp. Hơi khí tía nổi ảnh, lẫn lộn muôn khác ở nhất trí, bên có bến bờ Nho giáo lại bền chắc khung khác. Đất trời đẹp xinh bẩm khí âm dương, lễ vua tôi tốt tươi của cha con. Nên biết, theo danh trách thật khuôn vết hình ngay, thì giáo trước ở khuyết lý, đồng sức tu hành sửa sau hối trước, thì hóa dần ở Liên Hà (sông Ni Liên thuyền). Thích giáo làm phòng ngại bên trong, nhã có chế ở cung Ngụy, Nho giáo làm ngoài kiểm chẳng thể bao quát Linh đài đó. Riêng có Huyền Tông vốn khuôn phép chấn động khắp phong vật. Chim bằng là bay quá, chim yến xúc chạm cọc liêu khổn. Vô vi vô sự, nào được nào mất, nhưng mà Phật giáo, Đạo giáo đều làm Tam bảo. Phật giáo lấy Phật Pháp Tăng làm tông chỉ, Đạo giáo lấy đạo Kinh sư làm lý nghĩa. Đâu ngay nhiếp sinh có nương gá, đào luyện tánh thông tư. Tin cũng làm chính, nền tảng ấy bổ tiếng đượm hóa, mà Tỳ-kheo chưa rõ hiểu tiên sinh phần nhiều hẹp hòi, ỷ cậy xuất tục mà nỗi vượt, vì kiêu ngạo mà khoe dối. Ở hạng thấp hèn thất phu mà chẳng hình hài trước vạn thừa, quên ân nuôi dưỡng con, chẳng cúi khuất đối với Tam Đại. Hẳn Quân vương thân phụ chỗ nên cải cách, mới là chỗ biết của thần tử (bề tôi và con), chẳng phải vừa ban sắc chỉ ấn chứng là đổi sửa tệ hại ấy. Tuy làm hiếu sống trung xướng lời đổi vết, mà cứu xét xưa mến đạo tham chước mọi tình. Kẻ ôm hoài vang vọng, hang cốc chẳng tiêu tiếng. Kẻ tuốt bụi trần núi không cách nhỏ, hẳn đủ tụng kiệu người. Dùng thuyết dâng cống sô nhiêu, cớ sao trụ sử ở Tây Phù có hơn ngàn năm, pháp lưu truyền đến phương Đông có đã sáu trăm năm? Tuy trải qua biến đổi chợ triều mà việc không tổn ích. Chỉ có Sưu Băng trách kính bái của Sa-môn, Hoàn Huyền bàn nghị lễ nghi của Tỳ-kheo. May có Hà Sung dâng tiến tấu trình; Sa-môn Tuệ Viễn tỏ bày sách luận. Sự việc cuối cùng chẳng thi hành, đạo trọn không suy sụp. Do đó, Đại Dịch kinh luận Tam thánh, cổ tượng chẳng phụng sự Vương hầu. Đại lễ sung mũi nhận hưởng nghi, Nho hành chẳng bề tôi Thiên tử. Cũng có Nghiêm Lăng ngồi xẩn ra mắt Quang Võ, Á Phu vái dài Hán văn. Giới trụ chẳng nói là chạm vãy, người xưa không làm nôi trẻ, chỉ cựu cự tiên sư nói, bạn đạo nào sao răn rọi. Trên thì Cửu Thiên Chân Hoàng, Bồ-tát Thập địa, dưới thì Nam Sơn Tứ Hạo, Hoài Nam Bát Công, hoặc thuận gió mà lễ yết, hoặc ngự khí mà đi ở. Chung đồng nhất quán, chẳng được mà khuất, mười nhà trung tín cũng đâu không người ấy ư? Thiết bày quan ải năm hình, ba cây chẳng bái, há đủ năm đức giữa ba phục bái đó? Tôi chẳng trách cung túc đức vậy, thật đủ để dung dưỡng, nhưng mà chủng loại hàm thức, các hàng hoài sinh không ai chẳng đặt thân để dốc lòng thành thực. Kia thì được tôi vua, không ai chẳng dốc lực mà tuân hiếu. Kia thì chẳng kính với thân thích mình, tuy ước buông ba chương, luật nhẹ ba thước. Có một ở đây ba ngàn lớn vậy, mà chẳng bị nghiêm trị giết mất, thật đối với thần (bề tôi) trách đó. Há chẳng vì Đạo giáo, Phật giáo cùng với Nghiêu Khổng khác chế, Thương hủy cùng với lễ giáo chánh trái? Hoa sen chẳng kết sắc tơ, lá bối khác vót chỉ thuê, người dùng buộc dãi làm chương thường, Đạo giáo thì quan mũ mà chẳng đeo, người dùng búi tóc làm hoa sức, Phật giáo thì cạo bỏ chẳng dung nghi. Bỏ nước chẳng là bất trung, xuất gia không là bất hiếu, ra khỏi cõi trần cặn bả cắt đứt ân ái đối với Quân vương thân thích, vất bỏ tham muốn dứt đoạn tình cảm đối với vợ con. Lý mới khu phân ở vật loại, không thể bờ mé kiểm xét ở đường thường. Sinh thì chẳng trọng nơi cha mẹ, tử thì chẳng tạ, thí chẳng nồng hậu ở đất trời, vật thì không đáp. Ân của Quân vương thân thích, sự tuyệt ở danh tượng, đâu phải cúi đầu kính bái mà có thể đáp trả một trong muôn phần ư? Xuất gia đó đối với Quân vương thân thích, há bảo là toàn không dốc lòng kính bái? Một niệm hẳn vì người, chủ làm nguyện đầu. Tứ đế thì đối với cha mẹ làm hoằng ích, mới dứt trần kiếp trọn lìa tử sinh, đâu cùng kẻ phu cúi đầu gối là tận trung sắc dưỡng là thuần hiếu mà thôi ư? Hẳn bao gồm cả cảnh tục ở nơi Nho tứ, cúi dung hình, nép lễ kính, thì bất hiếu chẳng qua là ở điểm không con nối dõi, sao không lấy hôn nhân mà chế buộc? Bất trung không gì lớn bằng chẳng thần (bề tôi), sao chẳng khiến tự xưng thần thiếp? Dùng ca-sa làm triều phục, xưng bần đạo mà nào bỏ kính bái, nghi phạm cả hai đều mất, danh xưng thảy sai lầm, rất sợ ích của một quỳ chẳng thêm tôn quý của vạn thừa, nhọc của một bái, thức chương rơi lạc của tam phục. Thì chỗ không thể mà há vậy ư? Vương giả không cha phụng sự tam lão, không anh tôn thờ Ngũ kinh, Quân vương là tôn quý của người, cũng có chỗ kính, kính của pháp phục, chẳng kính người đó. Nếu khuất số đó thì thấp kép đạo đó, số mà có thể thấp kém, đạo thì nói khuyết vậy, đâu như cài kính ở mình, còn đạo ở vật. Kính còn thì tự mình thích hợp, đạo còn thì vật tôn quý. Tôn quý đạo do đó mà kính ở vật, kính ở vật do đó mà tôn quý ở chính mình, huống lại hình như thân, đạo tợ ảnh vậy. Thân đã như tiếng, thì đạo cũng như vang, hình động thì ảnh bóng theo, tiếng phát thì vang ứng lại. Đạo sùng thì thân sủng (mến quý), thân chìm thì đạo dứt. Đâu có thể khiến đạo ở thân, khuất thân ở ngoài đạo, khiến người phương ngoài còn kính ở trong thân. Lại nữa, kia chuyên giữ một sống đạo, chẳng xen tạp trần tục, nếu có thể kính bái đó, thì có nghĩa là đạo của tục mà có thể tục, tục lại dự tham ở đạo, thì một đáng có hai, mà đạo chẳng chuyên hành vậy. Sao có thể khư giữ vứt thường của đạo, giữ chuyên một chí thánh ư? Căn cứ theo luật Tăng-kỳ nói “Kính ca-sa như kính tháp Phật”. Có nghĩa là, ca-sa là áo ruộng phước. Áo có tên gọi là Tiêu dũ, vì hay tiêu sầu phiền não; giáp có tên gọi là nhẫn nhục, bởi có công năng nhiếp phục ma quân. Cũng dụ như hoa sen không nhiễm bởi cặn bùn, cũng là tràng tướng của chư Phật, thì nghĩa của ca-sa rốt cùng như thế vậy.

Phàm nếu tổn hại tháp Phật đây, hủy hoại tràng tướng kia, tức xem thường nhẫn nhục. Lại dèm chê phước điền, dùng rất lắm nghi, mê mờ lấy bỏ, cởi bỏ nghi phục mà kính bái, tức là vượt tục chẳng phải nghi của chương phủ. Chỉnh nghi phục mà xu phụ theo thì Truy Y khác với điển pháp của triều tông, nên thiền sâu thẩm nơi cảnh Xá-vệ, bước lắng chốn đất cao môn, lý tuyệt triều thỉnh, sự trái vinh yết, há chẳng nghĩa là ta sùng đạo ấy? Do vậy, kia thỉnh mời mà đó lại, thỉnh mời mà xem thường đó, lại phải làm sao. Lô sơn làm chỗ ở của đạo đức, chẳng tại xếp bày tìm chọn. Cam đường là chỗ lắng dứt nghe tụng, thức đặt chớ cắt bỏ ân, núi cùng cây ở chỗ vô tâm. Vả lại, lấy đức mà còn vật, pháp cùng đạo có đủ, đâu kính sùng đạo mà bỏ sót người. Nói rằng: người hay hoằng truyền đạo thì đạo cũng phải do người mà hành. Vua người tuy nhỏ, mà địa vị ở trên chư hầu. Các người hành đạo sao có thể xem thường lễ ấy. Nếu cho là cả hai vì xem thường hư dối thì có thể một mà lắng dứt đó. Đạo của lắng dứt đó, thì nghĩa là cắt tóc ấy vậy, thì là nguyên do có lắm nhiều, sao chỉ nép cúi mà thôi? Nếu cho là cả hai đều nồng đượm hỗ trợ thì nên kính sùng đó. Đạo của kính sùng đó thì có nghĩa là chuyên tôn quý ấy vậy, đâu có thể chuyên tôn quý đạo ấy mà khiến cung kính đó ư? Giả sử dùng vàng đá làm nghi dung chân tướng, chẳng vì vàng đá mà thêm chỉnh túc. Giả sử dùng rơm cỏ mà làm tôn trượng, chẳng vì rơm cỏ mà khinh thường. Cung kính trọn nhờ cậy nơi đạo, nặng nhẹ khinh trọng chẳng hệ thuộc bởi vật. Vật chẳng thể dời chuyển đạo, cũng như đạo thường tùy ở vật vậy. Sa-môn giăng mặc y phục của mình, nhờ pháp phục mà làm quý, không ai chẳng kính pháp phục ấy mà đâu hệ thuộc ở người ư? Điển pháp không kính bái, nghĩa cao kinh luật. Pháp giao phó Quốc vương phụng sự giúp hộ trì pháp là thường vậy. Thường thực hành không đổi khác mộc góc tức có thể cách cả ngàn môn. Hoặc sáng thông có vốn giúp hộ pháp, bít tắt có toan lo pháp rơi lạc, cùng sự rơi lạc đó, đâu như hộ trì đó, nào hẳn phải cúi khuất ở dung nghi tăng tướng, cuộn lánh ở pháp phục, khiến cả muôn nước quy y, ở lá cải nơi khoảng ấy ư? Nói rằng: người nhân chỗ lợi mà lợi đó, thì thuật của lợi đó cũng có thể nhân yếu chỉ tinh diệu đó đến mà làm lợi vậy. Kịp đến lúc ánh sáng vầng nhật lên tỏa chiếu, hoàng vận thừa tông chủ. Biển tiếp dòng họ vua, cành liền nhà báu lớn. Nương gá đạo vô thượng, mở lớn nghiệp vô cương, dòng họ riêng khác, kinh còn sùng cao xưa trước, nếu thần, phái linh, đạo đâu chỉ huy nay. Đây là rất chẳng thể một vậy. Có nước Nguyệt Thị ở phía đông, vận báu đợi đây, nước lắng sóng cao mây pháp đượm nhuần. Cao mừng giải thoát, diễn phước thường trú. Đế vương xưa trước còn hoặc vâng tuân, chúa thánh tôi trung, sao yên biến này. Thần ngu ngàn lo chẳng được một trong muôn phần, thản nhiên mở tạo ấy không ích lợi cho tương lai, quần sinh vỡ vụn cốt, làm sao bớt lấp trách có ẩn, dứt hết tội bất trung. Đó là điều rất lắm chẳng thể thứ hai vậy. Sở dĩ thần cần thiết việc ấy, khư khư giữ sự chí thành ấy, gãi đầu vỗ tim, nát gan rĩ mật. Cúi mong Thánh triều trùng hưng chí giáo thường xuân, vườn nai trọn chuyển pháp luân, tâm vui mừng ghi lục người ấy, trăm vận tốt xa tỏa sáng ở đế nghiệp thì tuy có chết còn như sống trong khoảng sớm tối có thể vậy. Trộm nghĩ rằng, chiếu chỉ tinh tường, nghĩa khó thỏa thích, chớ tình trời họa vẽ một thì có thể khiến do đó sáng rõ tưởng bên cạnh. Mong cầu đó ai chẳng dốc hết lo toan. Thần vì ngu dốt nên chẳng đủ khả năng mà dẫn nói. Vì Phật giáo, Đạo giáo là không thì kính sùng ở Thánh, vận Thánh mà sùng đó thì chẳng phải không. Vì Phật giáo, Đạo giáo là có thì bút vót sáng tỏ thời cuộc, sáng tỏ mà vút đó, sợ chẳng phải có vậy. Do đó cho nên đường gập ghềnh bồi hồi hai mỗi giao chiến, đạo nên còn vết, lý chẳng nhàm tâm. Ứng quán đâu có thể lén nhìn bầu trời, con ếch sao lường được biển. Lý tuyệt ngoài ngỏ hầu, sự vượt hẳn trí thức. Tự ôm hoài các chì, bút gõ lắng tiêu tiếng mà muốn chim ở tỏ bày lời, trong sào trận thổi, đem điếc nghe mà bằng tục, cùng vui nhìn mà đồng già nua. Tuy có dốc hết tất cả ở tâm linh, trọn chẳng thể đến nơi thấy nghe vậy. Ngay vì tám thứ gió xoay thổi mạnh, muôn tiêu đồng hiến tỏa âm thanh. Nhật nguyệt lên tỏa sáng, ngàn hình chẳng ẩn núp bóng ở đây vậy. Cảnh lớn là ngỏ hầu chuyển đổi khuôn phép, đến tin mặt nhật quỳ dốc giọt sương mốc ngưng, mà bẻn lẽn dáng mặt nước ngày hạ, giẫm mỏng băng mùa xuân. Đau đáu lo sợ rất lắm, thẹn sợ lẫn xen, kính cẩn bàn nghị”.

Trạng văn của Ty hình Thái Thường Bá, Thành Dương huyện khai quốc hầu Lưu Trường Đạo v.v… bàn nghị (có một bài).

Trộm nghĩ rằng, thứ lớp của triều đình, cung kính đứng đầu, ân của sinh dục, sắc dưỡng là trọng. Thích giáo, Lão giáo hiện nay đều trái ngược đó, chống kháng lễ bái đối với Đế vương, nhận thọ cung kính ở nơi cha mẹ, mà thong dong từ xưa mãi đến đời nay. Nguồn ấy rất sâu hẳn bởi có nguyên nhân. Xét thực do vì cắt tóc có khác so với quan niệm ca-sa không lấy ở chương phục, người xuất gia kính pháp xả tục, đâu bó buộc lễ nghi của triều đình. Đến như Huyền giáo Thanh hư, đạo phong xa rỗng, cao thượng việc ấy, chẳng khuất Vương hầu. Đế chúa có thể chẳng tôi, bởi từ nghĩa ấy. Nước nhà đã còn đạo ấy, do đó chẳng khuất thân ấy. Mong chuẩn theo chương trước không trái lề cũ. Kính cẩn bàn nghị.

Pages: 1 2 3 4 5 6