TỔNG TẬP VỀ NHỮNG ĐIỀU SA MÔN KHÔNG NÊN KÍNH BÁI THẾ TỤC

Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Hoằng Phước biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

THIÊN THỨ BA: BÀN NGHỊ NÊN KÍNH BÁI (Tiếp Theo)

– Về trạng văn: Trạng văn của Sa-môn Huyền Phạm ở chùa Phổ Quang đối chất bàn nghị (có một bài).

– Về văn tấu: Tấu văn của Trung đài ty lễ Thái thường bá lũng tây Vương Bác Xoa v.v… bàn nghị tấu trình (có một bài).

– Về chiếu văn: Chiếu văn đình chỉ việc Sa-môn kính bái Vương giả (có một bài).

– Về biểu văn: Biểu văn của Lão nhân Trình Sĩ Ngung ở kinh ấp v.v… tấu xin các hàng xuất gia nam nữ không nên kính bái thân thích (có một bài).

Biểu văn của Trực đông đài Phùng Thần Đức v.v… tấu xin như cũ, các hàng Tăng ni v.v…, không nên kính bái thân thích (có một bài và tấu trình những việc trước sau của Phật đạo).

– Về Khải văn: Khải văn của Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh v.v… lại dâng Vinh Quốc phu nhân Dương Thị xin luận bàn không nên kính bái thân thích (có một bài).

– Về biểu văn: Biểu văn của Sa-môn Oai Tú ở chùa Đại Trang Nghiêm dâng lễ xin y theo nội giáo, không nên kính bái cha mẹ (có một bài).

Biểu văn của Sa-môn Tỉnh Mại phiên dịch kinh ở chùa Cung Ngọc Hoa v.v…, trình Tăng ni kính bái thân thích có tổn hại (có một bài).

Biểu văn của Sa-môn Sùng Đạt ở chùa Thiền Cư tại Tương châu dâng xin Tăng ni nói cha mẹ đồng với Quân vương không nhận sự kính bái của các hàng nam nữ xuất gia (có một bài).

Trạng văn của Sa-môn Huyền Phạm ở chùa Phổ Quang đối chất bàn nghị việc kính vái.

Sa-môn Huyền Phạm tôi dám tấu dâng trạng văn đến Trung Đài

Vương công hầu các quan liêu v.v… Chỉ vì Huyền Phạm tôi tuy chẳng dự xen trong hàng bàn nghị, mà trộm có chỗ nghe xưa trước, Đại đức Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô Sơn gặp phải thời cuộc số vận, bèn tạo luận “Sa-môn bất kính Vương giả” gồm năm chương, lý nêu thấu sâu mầu, hỏi đáp huyền vi. Tôi sắp muốn chọn lấy tấu trình nhưng chợt tìm thấy khó hiểu. Nay lược thuật điển ký nội ngoại để làm minh chứng lý không kính bái, kính cẩn đem trạng văn dâng trình, xin nghiêm trừng bàn nghị kính bái.

Phàm, trời tuy rất cao, hẳn mang ánh sáng của nhật nguyệt, đất tuy rất dày, hẳn có chuyển hóa núi rộng. Thánh giả tuy tiếng chấn động đến cõi u tịch, cũng hẳn nhờ các bậc hiền tài của con em trăm họ trợ giúp vậy. Vua đã dùng lễ để sai sử bề tôi, bề tôi phải dùng trung để phụng sự vua. Nếu chẳng sân đình tranh cải đó chưa xong thì sợ cơ phát ở chính mình vậy. Chỉ vì Phật pháp là ngoài khu vức, vượt tôn quý của tứ đại, quá ngoài hoàn vũ, vượt nghĩa tại tam, xướng đức từ vô duyên, hoằng pháp hóa không lời, minh công ngầm vận, nên nói gội nhuần mà thửa đượm thì hạng người trung dung cho là vô ích vậy. Bởi vì chẳng tỏ ngộ chỗ xả bỏ đó vậy. Nên tiên triều đề tựa Thánh giáo nói: “Âm dương diệu khó cùng, bởi vì nó không hình, Phật đạo sùng hư cưỡi u khổng tịch, hoằng tế muôn loài, điển ngự mười phương ấy vậy”. Nay tuệ nhật đã ẩn ngầm ánh sáng, tượng giáo mờ vận chuyên, nắm giữ pháp hòa kính, nếu chẳng phải chư tăng thì ai? Nên ở trong kinh, Phật bảo Bồ-tát Tín Tướng rằng: “Ta nói Tam bảo chỉ là một thể, không có tướng riêng, ở trong thời tượng pháp truyền trì sẽ ở đó vậy”. Như A-thứgià lễ kính tiểu tăng dụ dỗ tôi tà để lẫn lộn đầu chúng, há chẳng phải thể đạo có thể còn ư? Nay muốn khiến các hàng Tăng Ni khum mình nơi lễ nghi, khổ nhọc nơi bái tiếp, là đặt để Phật kính bái người, chẳng phải đem người kính phụng pháp. Như biện tích phiêu thêm ở đầu chân, thật là xoay trở đổi thay rất lắm vậy. Vả lại, Quân vương có ba thường chẳng bề tôi, có năm tạm chẳng bề tôi, có bốn chẳng danh xưng, có một chẳng bề tôi. Thượng thư nói: “Ngu Vương đang ở tại ngôi vị, Đế Thuấn chẳng bề tôi sắc son”. Thi nói: “có khách có khách”. Cũng bạch ấy, đó tức là sau, tiếp thừa hai Quân vương. Hoàng đế còn chỗ chẳng bề tôi, huống hồ chư tăng đang là nối dõi Đại thánh, sao đủ bảo kính bái Quân vương? Khách thứ lớp của nước nhà, sao dự mất lễ nghi, mà cho là khinh thường lễ đối với bốn chúng, dùng phối hợp kính cung đối với một người? Đó là Bồ-tát Tỳ-kheo tình quên vật ngã, huống gì nay tôn ty thứ vị khác biệt, rất không phải sánh chẳn. Lại nêu cử tịnh danh

mà chấp lấy cúi đầu, dẫn biết pháp mà rước chuốt kính cung. Xưa kia, hàm trượng đối với hàng tân học chẳng quán sát căn cơ mà trau chuốt, bởi vì trong đó quên ý này, tông chủ chỉ là bán tự (nửa chữ) vậy. Do đó mất tướng cúi đầu, không tưởng tiếp chân, mới lẫn lộn trắng đen ở một thời, hết sạch tánh tướng ở muôn xưa. Đó đều là quyền xảo phương tiện của bậc Đạo sĩ, thật chưa thể dùng hàng tiểu có làm chuẩn khắp. Nên trong kinh Niết-bàn nói: “Ta vì các Bồ-tát nói kệ tụng như vậy”. Nay vì hàng Thanh văn rất mực nghiêm trì giới luật niên lạp, lại biết chấp giữ oai nghi, đó chẳng phải trong khinh ngạo bội nghịch Quân vương thân thuộc, mà bởi muốn sùng quý nước nhà, vì làm lợi ích tất cả thần dân ấy vậy. Lại nữa, trong Chánh Lý Luận nói: “Các hàng trời thần chẳng dám mong cầu nhận sự kính lễ của người trì năm giới; như Quân chủ các nước cũng chẳng mong cầu hàng Tỳ-kheo kính bái, vì sợ tổn mất công đức và giảm mất thọ mạng vậy”. Mà nay muốn dùng giáo điển của Chu Khổng để thực hành đó, đè ép đó để theo lễ của thế tục, trộm làm nhân giả chẳng lấy vậy. Lại nữa, các hàng Tăng Ni chẳng phải phân loại, tánh chọn nhung man, bẩm chất Trung Hoa mà pháp ở tứ di, tiếp thừa nạo cắt mà làm lớn mạnh Tam bảo. Căn cứ vào giáo điển ấy thì có kính bái Quân vương thân thích là tổn hại, tập tu pháp đó thì giúp nước nhà có lợi ích, sợ ép chèn lời Thánh, tai họa tự chuốc phạm. Trong luật Tứ Phần nói: “Khiến sử cung kính người già, không nên lễ bái hàng bạch y”. Chánh vì chẳng ràng buộc bởi tước lộc, khác lưới tục ở nơi điển huấn vậy. Vương Chế nói: “Tông miếu có kẻ chẳng thuận, bởi không dùng tước vị; núi sông có thần kỳ mà chẳng cử, vì triệt mất chẳng thuận”. Huống hồ Tăng Ni đòi kính quý của quỷ thần, trái ngược lễ của cha mẹ, nếu khiến chánh giáo chìm đắm trong dơ bẩn ấy, sợ khổ thần minh chẳng tương giao an thái, nơi phước khánh chẳng đượm nhuần, tai hại muôn sinh, họa loạn xảy ra biết bao, mà hàm linh phế bỏ phong hóa thành tục, trụ từ khuyết thiếu dạy răn kẻ ngu mờ. Thần dân khắp nước nhà thuận theo tập tục mà chuyển dần bại hoại, không thể tự làm mới đối với thầy dạy bảo, có giúp nước nhà ở phần giáo hóa ấy vậy.

Trong kinh Phạm Võng nói: “Chẳng kính bái Quân vương, thân thích, quỷ thần rõ biết vậy”. Vả lại, đượm khắp chẳng lễ bái, chẳng mất dung tiết, huống gì mới cắt tiệt chẳng phải nghi thức của buộc dãi, râu tóc cạo bỏ không nghiêm sức cúi đầu, đối với mỹ phong của trường lớp, khuôn phép triều thể dần đốn biến đổi quái lạ. Phật là pháp hóa tuyệt vức khác tục, hết hơi khí của trung hòa thuận động, thật tế của còn mất gởi gắm nơi người vậy. Trong Đại truyện nói: “Ngày mồng một tháng giêng, chỗ chẳng thêm tức chỗ Quân tử không bề tôi, chưa như chỗ dạy răn phước ấy, chỗ bẩm nhận lợi ấy, bèn nhọc động đó mà dùng lấy. Nhận lợi an đó mà phụng sự đó, nên được tâm vui thích của muôn dân, tức một người có mừng vui ấy vậy”. Lại nữa, giới trụ không kính bái bởi lo gãy mất oai phong đó. Sư Đế không có bề tôi thì còn sợ tổn hại đạo đó, huống hồ áo nhẫn nhục xỏ xuyên thô giáp, dùng ca-sa để nhiếp phục rồng sợ, dùng hạnh đầu đà mà đè ép ma oai. Lánh ẩn lệ thuộc xuất gia, Quân vương thân thích cúi lễ, Ưu-ba-ly vào đạo, phụ vương kính bái. Nên biết, đạo còn tồn tại là quý, chẳng vì người làm khinh trọng. Cho nên đạo hết mở rộng người, mà người mở rộng đạo khắp cùng là điều rất đáng tin cậy. Nay, với giáo pháp còn lại giao phó cho Vương giả, ủy thác hộ trì nhờ lưu thông. Vì sự mềm yếu của bốn chúng, sợ Tam bảo bị phế hoại nên nhờ Vương giả để oai phục, mượn Vương giả để nhọc ép bức. Nay khiến các Sa-môn xếp pháp y cúi khuất đầu gối chấp nắm tay cúi đầu, thì mỹ hóa của Liên Hà từ đây mà khuyết vậy. Sách Thi nói: “Vương giả bừng bừng tức giận đó, sợ khuyết mất gốc ý của Di giáo, nhục pháp phục của đồng công”. Nhọc của một cúi bái chẳng hẳn thêm hao tổn chúng tăng, thành kính của một cúi bái chẳng hẳn thêm tôn quý của nạn thừa. Khiến chư tăng v.v… đau đáu mà chẳng an ổn hạnh nghiệp, chẳng phải do đó mà buông tuồng thân dong ngu, rất còn phong hóa bại hoại ấy vậy. Sợ vẻ đẹp rực rỡ không đượm màu sắc ở đời hưng thạnh, mong cầu khác nước nhà đâu nghe ở hiện nay ấy ư? Hẳn vì kinh tượng hoang tàn hư phế dơ uế, chẳng đủ để tôn sùng kính ngưỡng, các Tăng Ni mục rã thối nát, chẳng đủ để làm ruộng phước. Trông thấy giáo tịch mà mắt cháy bỏng, tập tu tiếp bái mà khung còng, vận mặc truy phục thì gắng gân, đàm nói điển lễ thì sún răng. Từ đó phàm ghét mà vứt bỏ ấy vậy. Biến đổi mỹ phong của Thiên Trúc, thỏa xướng lễ nghi của Trung Hoa, lấy muôn vật làm đổi mới bắt đầu, răn sách tam đại mà tự làm mới. Nay lấy nền tảng của hiền thiện, nhọc khiến tu lập, chẳng như cách giềng mối giáo ở ngoại khu, buông lung nghi vượt ngoài vật, bề tôi và con đó đủ hết tiết của trung hiếu ấy vậy. Tức là sử truyền chẳng hẳn là đêm dài, kinh tử chưa hẳn là thái dương. Vậy thành tuy học mà không nhọc mệt, còn gần khuyết ở đại huấn, huống gì vẻ đẹp của hổ giúp nước nhà, không nghe lạm vậy. Chẳng lắm nhiều cản cấm mà được an, chẳng đổi thay tình mà được chí. Tuy Văn Vương là bậc chí Thánh, còn học ở Quốc thúc; Khổng Tử là bậc chí minh, còn bắt chước ở Đàm tử, Vương giả là bậc chí tôn, còn làm cha phụng sự ba già lão, làm anh phụng sự năm canh. Cho đến Thích Điện tự thân cầm nắm tước vị mà quỳ đó nói rằng: “Sâu xa ư! Chắc chắn ư!”. Tuy việc của Chí Hiếu, Nghiêm Thân không lấy làm thêm vậy. Do đó, Đại Dịch Cổ Hào chẳng phụng sự Vương hầu, Đại lễ Nho hành chẳng bề tôi Thiên tử. Nên biết, đạo dùng quý đó làm quỷ, chẳng vì khinh chê đó mà khinh. Cúi nghĩ xa xăm nói trách Chánh Sĩ, vì đó mọt hại sắp sinh sâu rắn hại, mà bàn nghị kính bái, chẳng phải thượng sách của triều đình. Nguyên nền tảng chánh pháp từ Tây Vức, mãi đến nay đây có hơn ngàn năm và có hơn một nửa vậy. Từ khi giáo pháp lưu truyền đến phương Đông, mãi tới nay đã bảy trăm năm, tuy trải qua biến đổi phố chợ triều dã nhưng lớn mạnh đó chẳng phải ngầm mất. Trong đó, chúa Thánh tôi hiền tính chẳng thể lường biết, chưa từng bó buộc ý, huống hồ đúc gọt tăng ni. Tin biết rộng rãi đến giúp đỡ là lâu ngày vậy. Người nghe có nắm ít quyền chủ, mưu tính nhỏ nhẹ đến Quân vương, riêng nịnh nọt tự vẻ vời vùi lấp nước nhà. Lại một vài phen trống mái nhỏ hổ tương nâng cử tuy tạm dẹp trừ, sau đó đổi thay tệ hại trước. Phàm nếu như vậy, có thể vén tay áo để bày đùi khủy, tức giận trừng mắt, nghiến răng trông nhìn mà quát mắng đó, há là bất trung xếp bày trang quán ấy vậy. Nay thời đại Đại Đường chúng ta ứng kỳ cửu ngũ, xứng vị của tứ Tam Hoàng, tám Phương chung vết, bốn biển đồng văn. Trăm vua chuyên giữ pháp độ ở Hữu ty, Tam bảo tỏa ngời lời mầu ở cấp dẫn, nên đạo tục nhờ un đúc, nước nhà kéo dài thời vận. Há chẳng hưng thạnh ấy ư? Sắc ban ở triều đại tiền Tống tạm thời đổi thay mỹ phong ấy, sau đó trở lại tuân theo tập quán cũ, bởi vì sai trái với thường tình đó. Bàn nghị ở chẳng mất lý thường, may mắn nghiễm nhiên mà suy tư đó, mở mang mà hộ trì đó. Chính sách của nước nhà nếu lớn mạnh, thành thật của trung hiếu hẳn hiển trước, công ngầm thấm đượm nhuần, cành rễ tỏa tốt tươi, chức tước tốt lành tự ràng buộc, bỗng lộc ưu đãi sủng ái, hoa man tiếp nối, lan huệ tốt tươi, cảm phước mừng vui ở trong giúp, nghĩ mở lớn lợi ích mà ngoài hộ trì. Há chẳng phải là ở sống chớ rơi lạc, thường bảo giữ ưu thắng mong ấy ư? Nay kính cẩn bày sở điển lễ của nội ngoại, xin theo chiếu xét.

Sa-môn Thích Huyền Phạm kính bạch.

Ngày mồng năm tháng năm năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường, dâng trình.

Trạng văn của Trung đài ty lễ Thái Thường Bá, Lũng Tây Vương Bá Xoa v.v… bàn nghị tấu trình.

Ty nêu bàn nghị về những việc các hàng Tăng ni, Đạo sĩ, nữ quan v.v… kính bái Quân vương thân thích v.v…

Năm trăm ba mươi chín người bàn nghị xin không nên kính bái:

Hữu thái ty thành lệnh Cố Đức Đồ v.v… bàn nghị xưng rằng: Trộm nghĩ, phàm trăm vương tại vị, đều lớn mạnh đạo phụng thượng. Ngay đó làm thầy còn có nghĩa chẳng bề tôi. Huống hồ Đức Phật giảng truyền giáp pháp vượt hẳn khuôn phép thường tình, cắt bỏ râu tóc không đồng với hủy hoại tổn thương, chống tích trượng khác hẳn trâm cài đai thắt, xuất gia chẳng phải cảnh sắc dưỡng, lìa cõi trần tục đâu phải chốn vinh danh. Công sâu cứu tế, đạo tận cùng vời cao, sao hẳn phá hủy Huyền môn ấy mà đòi theo vết Nho đây? Đắp mặc y phục Thích mà vì người thế tục kính bái, quỳ cửa Khổng mà hành lễ họ Thích, lưu còn giáo đó mà hủy đạo đó, cầu phước đó mà cúi khuất thân đó. Rõ ràng xét lý cốt yếu, sợ có chưa thỏa đáng. Lại nữa, làm khuôn phép của đạo tuy toàn đủ tóc da, xuất gia vượt tục, kết quy ấy về một so lường, thêm vì xa nêu trời tạo dựng, mở lớn cơ nghiệp hoàng vương. Nghĩa nhờ tôn nghiêm, nghi thức phù hợp cao thượng, chỉ có Phật giáo Lão giáo đâu men nhau từ lâu xa. Mãi đến Đại Đường chúng ta đây, uy phong càng tỏa thổi, tuy Vương du xa thỏa sướng, thật nhờ công trời, mà xe Thánh thường chuyển, thể thức vốn nhờ thầm gia hộ. Nay nếu như một mai cải đổi vết cũ, không ích lợi cho tương lai trong vô lượng kiếp, nỗi phiền lụy mảy may, hết tội bất trung, cùng đó mất cải đổi tạo lập mới, chẳng như sai lầm ở tu sửa văn. Khổng Tử nói: “Nhân chỗ lợi của người mà lợi đó”. Lão Tử nói: “Tâm Thánh nhân không cố định, lấy tâm của trăm họ làm tâm mình”. Chỗ lợi của Phật giáo và Lão giáo là lợi ích rộng lớn lắm nhiều, tâm của trăm họ quy hướng kính tin đông đúc, cải đổi chỗ lợi ấy chẳng phải nhân đạo của lợi, trái gốc tâm ấy, chẳng có nghĩa là vô tâm. Xin cứ tuân theo như cũ, thật chẳng kính bái là thỏa đáng. Bệ hạ, đức phủ cả hoàng trên, cơ nghiệp tỏa ngời khoảng dưới. Quân vương thân thích sùng kính, tuy mở thần chung; đạo pháp khó thuyết, trở lại lưu tỏa rõ tưởng. Đã vâng phụng sắc chỉ dò hỏi thô sơ, dám dốc hết sự chí thành của núi bụi, sợ chẳng chiết chung, nghĩ sâu càng kinh sợ!

Ba trăm năm mươi bốn người bàn nghị xin nên kính bái:

Hữu kiêm ty bình Thái thường bá Bá Diêm Lập Bản v.v… bàn nghị xưng: Các thần chúng tôi nghe: Cứng thì dễ gãy vỡ, mềm dịu hãy còn; quạt thổi diệu chỉ của Huyền Phong, khổ hình cam nhục, vọt lời Huyền của Thích lộ, nên hay mở nguồn khéo xuống, hoằng dương nghĩa bất khinh. Do vì Thanh văn cúi lễ đối với Cư sĩ, Trụ Sử khum mình đối với Chu Vương, đó mới thành biểu chuế của Sa-môn, lập khuôn phép của Đạo sĩ. Từ đó đã hạ mất khuôn phép tông chủ ấy, nhiều đời chìm đắm chân lý ấy, tập tục giữ theo đường mê đó. Một người có làm, muôn vật trông thấy đó. Then chốt đất trời, khu giá Hoàng Vương, chuyển xe vàng nơi cảnh ưu thắng, giảng kinh ngọc ở chốn cao huyền, bèn khiến Đạo sĩ tìm chân đuổi theo mỹ phong xa vời của Thủ Tạng, Sa-môn xuống tóc hoằng dương điển pháp lâu dài kính lễ chân. Huống gì thái dương tỏa sáng ở trời, nêu cao ánh sáng của không hai. Đại Đế xưng tôn ngự trị nơi hoàn vũ, rất quý của ba thông. Vả lại, Phật giáo và Đạo giáo gieo trồng khuôn phép tuy dứt tuyệt trần dung, hành sự chỉ xuất gia chưa thể trốn vượt khỏi nước nhà, đồng bẩm thụ hình thái nơi gương chị em dâu, đều kính ngưỡng mỹ hóa ở thuần phong vẻ mặt. Đâu có chống kháng lễ cung đình, ở riêng cao vết chân? Nhưng khinh tôn ngạo trưởng tại người làm bội nghịch, tôn vua kính cha là đạo không ganh ghét. Xét rõ, bàn nghị bái quỳ đó là thỏa đáng. Kính phụng sắc chỉ ban truyền ở ngày mười sáu tháng tư: “Muốn khiến các hàng Tăng ni Đạo sĩ nữ quan đối với Quân vương thân thích nên kính bái”. Vì sợ ngại trái với thường tình nên giao phó cho Hữu ty bàn nghị rõ ràng, tấu trình kiện trạng y như trước. Kính cẩn ghi lục tấu trình, xin vâng thuận sắc chỉ.

Ngày mồng năm tháng sáu năm Long Sóc thứ hai (662) thời tiền Đường tấu trạng.

Chiếu văn đình chỉ việc Sa-môn kính bái Vương giả.

Đông Đài, nêu như Hoa Duệ liệt thánh, khác vết mà ngay bằng khu, nội ngoại gieo rắc phong hóa, trăm lo lắng mà đồng thấu đạt. Từ Chu tiêu mất tỏ chiếu, nhà Hán mộng điềm kéo dài ánh sáng, diệu hóa phương Tây chuyển dời dòng tuệ trùm khắp phương Đông. Đến như Huyền tẩn yếu chỉ sâu mầu, bích lạc tiếng tăm hiếm có, đều mở nền tảng lục thuận, vừa hợp gốc của ngũ thường, mà đối với nơi chốn kính ái, quên mất lễ nghi bái quỳ, từ xưa đến nay đã lâu xa không thay đổi tệ hại đó. Trẫm chủ mưu lên chính, sùng chân dẫn tục, ngưng áo khăn ở bến bờ giải thoát, đào luyện tư duy ở cảnh thường danh, chánh vì đạo của tôn thân, bách ngôn của lễ kinh, nghĩa của hiếu hữu, rõ ràng chuẩn xác của thi nhân, đâu có thể dứt tuyệt trần cao vợi khuôn phép mà quên kính của hỗ giúp, nhổ lụy quy cũ trinh thuần mà bỏ sót thứ lớp ẩm mát! Trước đây, muốn khiến các hàng Đạo sĩ, nữ, quan, Tăng ni v.v… kính bái, nhưng ngại chấn động kinh hãi tâm thường, bèn nhờ rõ ràng bàn định. Hữu ty đều dẫn, điển cử gồm tỏ bày tình ý, men đổi hai đường, đan xen cùng một nửa. Trẫm thương lượng xác thực các bàn nghị, trầm lắng nghiên tầm sâu mầu, nhưng mỹ phong có dĩnh cao thượng, việc ấy xa tưởng năm trước, nên cũng có đó. Nay đối với quân vương, cư xử khỏi phải kính bái; còn đối với cha mẹ, đức từ sinh dưỡng sâu nặng, chỉ cúi rộng đó lại sắp an ổn xếp bày. Từ nay về sau, tức nên bái quỳ, người chủ sự nên thi hành.

Ngày mồng tám tháng sáu, năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường, Tây đài thị lang hoằng văn quán học sĩ Khinh Xa đô úy Thần thượng Quan Nghi tuyên cáo.

Biểu văn của lão nhân Trình Sĩ Ngung ở kinh ấp v.v… tấu xin các hàng xuất gia nam nữ không nên kính bái thân thích

Các thần chúng tôi nghe chỗ Phật hóa ở vật quý đó, bởi vì nhổ vớt chìm tối trong sáu đường, cứu giúp kẻ mờ mịt nhận biết đến tam thừa, đức đó ở rộng công đó cũng lớn. Do đó, Phật là Pháp Vương, chỗ mà u hiển đều quay về nương tựa; pháp là thuốc tốt, các phiền hoặc do đó mà mát tân; tăng là giống Phật rộng diễu bày khắp tương lai. Bèn khiến nhiều đời anh chủ trọng đạo đức mà hộ trì, các hàng thanh tín hiền minh độ con cái mà tiếp thừa, nên được Tăng ni khắp đủ trong Hoàn vũ, duỗi ban khuôn phép dẫn dắt không cùng. Cúi mong bệ hạ lòng từ cứu tế chín loài, mở thoáng nhất thừa, đạo kính ái tức khắc lớn mạnh, đường thành việc chuyên càng xa. Gần đây vâng phụng minh chiếu ban sắc khiến Tăng ni kính bái cha mẹ, đó thì kính sùng xiển dương đạo hiếu, mới bắt đầu ban bố nguồn kính. Chỉ vì Phật có chỉ dạy thành giáo điển, người xuất gia không kính bái thân thích của họ, muốn khiến đạo tục khác bến bờ, quy giới nhân đó mà đến tựa. Xuất chí hai khác, chân tục do đó mà có trái, chớ chẳng phải tâm thọ giới Phật, hình đủ nghi Phật, lưới pháp cao khác, tưởng kính toàn riêng. Vả lại, từ mỹ phong cao thượng, nhân chủ như còn chống kháng lễ kính, đâu chủ các thần chúng tôi dưới trái nhận nghi bái quỳ. Cúi ngưỡng vỗ về theo không do nơi mở phát ý nguyện nước nhà không hai cung kính, mở lớn dấu vết phương ngoài. Chư tăng kính phụng nội giáo, trên được lập thân hành đạo, chẳng nhậm chí thành nỗi lòng riêng tư. Kính dâng biểu văn tấu trình, vết bụi khiến nhọc oai nghiêm, càng thêm lo sợ. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày hai mươi mốt tháng sáu, năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường dâng tấu.

Biểu văn của Trực Đông đài Phùng Thần Đức v.v… tấu xin y như cũ, hàng Tăng ni v.v… không nên kính bái thân thích (có một bài, và tấu trình những việc trước sau của Phật đạo).

Các Đạo sĩ, Tăng ni v.v… xin y như cũ, tức là Tăng ni đứng trước (một điều này là nhân ở năm Trinh Quán thứ mười một (3) thời tiền Đường, nay đồng như trước.), cha mẹ, tăng ni xin y như cũ không lễ bái mẹ cha.

Các thần chúng tôi nghe, Bí giáo lưu truyền phương Đông, nhân minh hậu mà xiển hóa; Huyền Phong chuyển vận tới phương Tây, nhờ thật biết mà mở tông. Nên biết, Hoằng tế nghĩa ngàn môn, tuyên bày ở chánh đạo, dẫn dụ muôn loài, lý lấp bí bến tà, chỉ có thể theo Thánh giáo mà đè ép hay nâng bóc, đâu được theo việc người mà phát khởi hay dẹp mất. Sa-môn là cầu thắng quả ở tương lai, Đạo sĩ tin tự nhiên của hữu sinh. Tự nhiên quý lấy tánh chân, dứt đến đạo. Nguồn dẫn dụ cứu tế tuy chẳng đồng, nhưng theo Thiện chung quy chỉ có một. Cúi mong Hoàng đế Bệ hạ bao gồm cùng cực nguyên kiến, ngự trị một phi trinh, nhân đại đạo mà lưu khiêm nhường, thuận vô vi mà xuống cứu tế. Nhân tâm hợp vật, giáo chẳng kính túc thành, nay mới định chế tôn ty của đạo Phật, ép buộc các Sa-môn cúi bái. Cúi bái có đồng với lễ thường, chưa phải là nhân của xuất tục; tôn ty là tình của vật ngã, đâu thể gọi là diệu của vô vi? Bệ hạ, đạo phong thửa xiển hóa, giáo điển họ Thích chuyển tải tỏ bày, mỗi lúc đến ngày trai đều khiến cầu phước. Cầu phước v.v… một là y cứ theo kinh giáo, hai là sao riêng trái ngược? Bệ hạ là thần thông của tạo hóa, cha mẹ là từ xưng của nhân tử (kẻ làm con). Bệ hạ vì trọng của chí cực còn đình chỉ lễ nghi kính bái. Sở sinh đã gọi là nhân thần (kẻ bề tôi), sao được cúi bày tình lễ, xả bỏ tôn quý đến với mến ái, vất mất kính trọng trái với kinh giáo. Duyên tình như còn chẳng thông, căn cứ Kinh giáo như là thực hành Chu lễ. Bệ hạ bao gồm ánh sáng trời, đạo thuận vật mà lưu hình. Hình vật còn chẳng hứa trái, tịnh giáo sao nên cải đổi thi vi? Mong bệ hạ nhân thí của trời người, thuận tâm muôn vật, đình chỉ nghi lễ mới bày cúi bái, tuân theo tập quán xưa cũ có tôn ty. Ngõ hầu ánh sáng vàng ràng chói lọi phương Đông, chẳng xen tạp buồn thương của trần tục, hơi khí sắc tía soi tỏa phương Tây không ngạc kinh quý mến của vật ngã, tức đại đạo chẳng mờ tối mà được cùng tỏa sáng, đồng thời phước nghiệp trọn thuần trinh ngõ hầu lại rõ ràng ở ngày Thánh. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày mồng mười tháng bảy năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường dâng trình.

Khải văn của Sa-môn Đạo Tuyên ở chùa Tây Minh v.v… lại dòng Vinh trình phu nhân Dương Thị, xin luận bàn không nên kính bái thân thích.

Sa-môn Đạo Tuyên v.v… khải trình: Trộm nghe, trách nhiệm tiếp nối làm lớn mạnh chánh pháp hẳn kết quy ở Minh triết, sùng kính hộ trì Chân thuyên vốn nhờ mến kính đoái hoài. Cúi nghĩ, chỉ phu nhân xưa trước gieo trồng huân tu, mở phước vô lượng, sớm nêu tín tuệ, tạo dựng nhân không hủ mục. Đến như đối với oai nghi Phật pháp, khuôn phép thể thức pháp môn, thật nhờ đặc biệt ban ân hổ giúp, chẳng khiến bị lấn lướt. Từ khi sắc chiếu ban khắp chư tăng, hứa thuận cải bỏ kính bái triều đình, thật đáng hợp ý của phó chúc, thật sâu nặng tình mang đội! Nhưng đối với cha mẹ còn khiến bái quỳ, riêng nghĩ không thỏa đáng, rất trái với Phật dạy. Nếu chẳng sớm có sự tỏ bày, sợ bèn đồng với pháp thế tục. Chư tăng v.v… dốc lòng chăm chú, chẳng dám trình bày, tâm tình lo sợ, tạm nhờ giải đây. Cúi xin Đức từ ban trải đặc biệt vì tấu trình, thản như được toại nguyện, ân quang rạng càng sâu, phước mừng vui không giằng nổi. Sự khẩn thiết rất lắm, kính cẩn tấu trình khải văn, mảy trần quấy nhiễu, chỉ biết lo sợ. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày mười ba tháng tám năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường kính dâng.

Biểu văn của Sa-môn Oai Tú v.v… ở chùa Đại Trang Nghiêm dâng trình tỏ bày Tăng ni xin y theo nội giáo không lễ bái cha mẹ.

Kính cẩn ghi lục trong kinh Phật nói, người xuất gia không nên kính bái cha mẹ, vì không lợi ích mà có sự tổn hại, như sau:

Kinh Phạm Võng nói: “Người xuất gia không nên hướng về Quốc vương, cha mẹ để lễ bái”.

Huyền giáo lưu truyền đến phương Đông đã hơn sáu trăm năm, từ những vị Hoàng vương các đời xưa trước, không ai chẳng kính ngưỡng. Mãi đến Thánh Đế nay, thân phụng Thánh giáo lại càng lớn mạnh, nên được chùa chiền xây dựng liền nhau, tinh xá non cốc cao vợi. Mọi người biết kính một điều thiện, mọi nhà hiểu nghĩ điều lỗi quá. Chư tăng nhục đối với sinh linh, há quần trung hiếu, Minh Chiếu ban sắc khắp nước nhà đều vâng tuân, sợ ngay bút sứ thần tiên ghi trái lời Phật dạy, khiến muôn đời sau hoang tàn dơ bẩn Hoàng phong.

Sa-môn Oai Tú v.v… cho rằng: Trộm nghe, chân tục khác khu vức, Sa-môn cắt dứt luyến ái hữu sinh; u hiển khác vận phụ, pháp y ruộng phước không dung mạo cúi bái. Lý hẳn vượt tình, đạo bèn lỗi vật. Huống gì hình trộn giới luật, đúc niệm bến bờ, đáp ân chẳng dùng hình hài kính dưỡng. Cầu mong phước thiện mà khiến hình nghi chẳng cải đổi, Thích giáo kính bái hẳn đồng như Nho giáo. Đối với chư tăng thì có lỗi quá vượt hẳn giới luật, đối với thân thích thì có ương lụy tổn phước. Sự lo toan của thần tử (bề tôi và con) dám chẳng nói hết. Cúi nghĩ, chỉ bệ Hạ hỗ giúp nghiệp lớn xa, dẫn dắt thầm rộng. Đã là kính sùng ở nước, cũng xin chỉnh sửa ở nhà, đủ để khiến bỏ tục không phải tập học lễ nghi thế gian, xuất gia dứt tuyệt việc kính cung người nhà. Hộ pháp là ở tại đó, gieo trồng phước không gì trước tự nhiên. Giáo điển có chỗ nung đúc, người biết tự cố gắng, chẳng giằng nỗi sự chí thành khẩn thiết, kính cẩn dâng biểu văn để tấu trình. Vết bụi nhuốm dính cung đình, càng thêm lo sợ. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày hai mươi mốt tháng tám, năm Long Sóc thứ hai (2) thời tiền Đường kính dâng.

Biểu văn của Sa-môn Tỉnh Mại phiên dịch ở cung Ngọc Hoa v.v… dâng trình việc Tăng ni kính bái thân thích thì có sự tổn hại.

Sa-môn Tỉnh Mại nói: Trộm nghĩ, vì răn buộc cáo trước, tôn quý thân phụ, cúi khuất hình thể, thân mình cong hình luật rõ ràng thay đổi. Giới sĩ chẳng cúi bái Quân vương thân thích. Cúi nghĩ chỉ chư tăng v.v… xiển dương lời tiếp nối Phật, kế thừa nghĩa tôn quý thì đồng, nên ái kính giáng cao, mới bẻ tiết tháo ở hơi khí ấy, dung nghi vận mặc khác tục, hình luật đổi thay rõ ràng không khác, cuối cùng khiến Sa-môn cũng chẳng chi tiết cúi khuất đối với Quân vương thân phụ. Nghiên cùng nội ngoại đó, tuy là tiếp nối hình thức biến đổi phép tắc mà tâm kính Quân vương thân thích dám có biếng lười ư? Đến như kẻ bề tôi vận phục chịu tăng, Quân vương vì nhật khác nguyệt, hình tuy theo tốt đẹp mà tâm chịu trong suốt đến ba năm. Vậy nên biết, ngăn cấm ngầm bát âm đó ở nơi ba năm sửa tu tâm kính, điều đó từ xưa đến nay vẫn còn vậy. Nếu khiến trái lại kính bái cha mẹ, thì đạo tục đều trái giới Phật răn chế, điên ngược đắm chìm oan uổng hầm hố luân hồi chưa ngưng thôi. Huống gì động cả trời đất, cảm tới quỷ thần, đâu ở nơi quỳ cúi ư? Chỉ vì lợi của nhà công, biết không gì chẳng làm, sợ nhân nay mở đầu cải đổi muôn vàn có một vương lụy thì phụ trái ân lớn của Thánh thượng tỏa buông pháp tập tu, trải qua nhiều kiếp phân nát thân hình sao đủ để bít lấp lỗi quá? Cúi nghĩ, chỉ Bệ hạ mở rộng đường hiến thư, thông ràng thâu nhận lời thô thiển, mảy trần nhẹ xin đọc xem, càng lo sợ toát mồ hôi. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày hai mươi lăm tháng tám năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường kính dâng.

Biểu văn của Sa-môn Sùng Bạt ở chùa Thiền Cư tại Tương Châu dâng xin cha mẹ của Tăng ni đồng với Quân vương không nhận sự kính bái của các hàng nam nữ xuất gia.

Sa-môn Sùng Bạt nói: Sùng Bạt tôi nghe: hiến chương đạo tục, hình tâm đổi khác. Hình thì chẳng kính bái Quân vương thân phụ, dùng để hiển bày nghi biểu xuất gia; tâm thì kính gồm Tam đại, vì tôn trọng Tư Dưỡng. Gần đây, vâng phụng sắc chiếu ban ân khiến chư tăng không kính bái Quân vương, mà khiến kính bái cha mẹ. Điều đó thì lớn mạnh tỏ sáng lễ kính ái, mà khuyết trái giáo trong kinh điển. Tăng bảo còn mà bị khinh nhẹ, quy giới mất mà ẩn mãi lâu dài. Đâu có Quân vương mở vết cao thượng, chẳng đổi thay lời Phật. Chúng tôi giữ nghi thức không kính bái, tỏ vẻ trái với Thánh chỉ, có thể gọi là phóng tử. Vì cầu phước ấy mà nhận kính bái bèn bị tội khổ đó. Một là pháp hóa cuối cùng nghi ngờ, hai là nghĩa lý mâu thuẫn. Cúi mong xin theo lễ của Quân vương trọng kính để thông hợp nghi của hạ thần (chúng tôi). Vết trần nhuốm dơ cung cấm, càng thêm mất quá. Kính cẩn tỏ bày.

Ngày hai mươi lăm tháng bảy năm Long Sóc thứ hai (2) thời Tiền Đường kính dâng.

Bàn luận rằng: Trạng văn của Oai vệ ty liệt, ngôn từ thì mỹ lệ, còn về lý ấy thì lại bất nhất, nên thật mờ tối ở đại nghĩa. Giả sử, khum đầu gối làm kính, chẳng tỏ ngộ họa mất nhục. Trong kinh nói: Sa-môn cúi bái thì tổn hại công đức và thọ mạng của Quân vương thân thích. Nay mà ép buộc khiến cúi khuất, sao nói vậy mà chẳng nhận rõ, nhẹ khơi mở then chốt ư? Tuy mỗi mỗi tự nói lên chí ý của mình, cũng nào tổn thương đó quá lắm. Mà trạng văn của Oai Vệ v.v… thông bít gồm cả hai, còn trạng văn của Ty Liệt một đường trọn chấp. Hoặc phỏng hỏi hai thứ bàn nghị hơn kém, tôi cho là Sở thì mất vậy mà Tề cũng chưa làm được, nhưng gồm cả hai thì chỉ là thớ da, trọn chấp là cao hoang. Vì vậy được thăng Oai Vệ ở khoa nhì (Ất Khoa), thối lùi Ty liệt ở Cảnh đệ. Đến như Phạm Công chất vấn bàn nghị thì ý chỉ trông xem rất văn hoa, Lũng tây chấp buộc tấu trình, ngôn từ ước lược mà lý cùng khắp. Thế mà nhân thứ hòa mục, quy thệ hợp theo, nêu được trời tan vỡ xuống lan tỏa lớn mạnh, vẻ đẹp cao thượng khắp đất từ dục, lại hoằng dương đức nhân cúi bái. Bấy giờ các danh tăng bạn đạo cho đến những người già quê kệch đều nói: “Hợp chí riêng vậy. Trái giáo thế nào?”. Từ đó, đông đúc nêu bày kinh văn, trình tấu biểu khải, chẳng những sáng tỏ mà liền đêm bài xích đình khuyết. Chỉ vì cửa trời sâu xa, nên chẳng do đâu tỏ bày cầu xin, vâng phụng sắc chiếu cầu xin tông chủ khó làm lấy bỏ. Trong Dịch nói: “Dê đực xúc chạm phiên doanh, sừng nó mới vỡ lỡ”.

Các bạn há chẳng như vậy ư?

Tán thán rằng: Các hàng oai vệ bàn nghị tuy thông bít, vì người mà phế bỏ đạo, thật chưa là được. Trạng văn của Ty liệt v.v… ép buộc Phật giáo theo Nho giáo, cúi bái tổn hại cho Quân vương thân phụ, há nói là mưu ý của trung nghĩa, chất vấn bàn nghị đạo hoa, trình bày giản yếu trời người hợp đáng? Bèn duỗi ban chiếu cáo, cung kính vâng thừa minh mạng. Thử vừa vỗ tay vừa ca, trông xem huyền tịch có lụy như thế nào? Các đồng bạn đạo tục dò hỏi, đều tỏ bày biểu khải, vạch tẩy thành thực, chưa bó buộc hoàng đạo tiến lùi chỉ sai quấy, bày biện chẳng do đây, ngưỡng mạng thần vũ, thông dông pháp đây.

Tổng luận về Sa-môn không nên kính bái người thế tục.

Sa-môn Thích Ngạn Tông nói: Phàm, Sa-môn không nên kính bái thế tục. Tại sao? Bởi vì xuất xứ khác dòng, nội ngoại riêng phần, sống chủ thể cực, dứt lo toan bặt quên thân mạng, chẳng miệt mài để cầu sống, không khư khư vì thuận phong hòa, tình vượt khỏi trong khu vũ, dấu vết gá ở trong hoàn vức. Do đó, chống kháng lễ bái cung đình, trái ngược ân thiên thuộc, hóa vật chẳng thể đổi dời mỹ hóa ấy, lợi sinh không lụy sự sống đó, nâng cao Quân vương thân thích, đó là yếu chỉ lớn vậy. Nếu suy tầm đến việc người, xét các cổ huấn, thì sự không kính bái xếp đặt có đến mười điều. Đến như trông sách núi sông giao tế đất trời, muốn lợi vật ấy, Quân vương phải dốc hết mới thành thật. Nay Tam bảo trú trì, quy giới rộng lợi ích v.v… minh phụ giúp hoằng hóa, có thể lược nói vậy. Đó là các hàng thuộc loại thần kỳ, vì cúng tế đó, cửa nhà hẳn hợp tỏ sáng hòa mục, cắt hại sinh linh cúng tế, lúc nào là chẳng bề tôi? Nay, Tam bảo là một thể, kính tăng như Phật, nói rõ đủ trong kinh giáo không đợi phải nhiều lời, đó là các hàng tế chủ vậy. Hai vị quân vương Kỷ Tống sau này, chỗ trọng kính của Vương giả là khách nước nhà. Nay, chư tăng là nối dõi của pháp vương, các Vương giả vâng nhận Phật phó chúc, khuyên gắng bốn bộ tiến tu ba hạnh. Đó là các hàng khách nước nhà, trọng đạo tôn thầy, thì chẳng bề tôi vậy. Tuy chiếu văn của Thiên tử không đối mặt kính cầu. Nay, các Sa-môn truyền chánh giáo của Phật, dẫn phàm dụ vậy, nghiêm sư kính học, ấy ở đâu ư? Đó là các hàng Nho hành. Trong sách Lễ nói: “Giới là không cúi bái, vì đó mất ở Dung nghi tiết tháo, nên Chu Á Phu bái dài Hán văn vậy”. Nay Sa-môn mặc áo giáp nhẫn nhục, cắt đứt quân dục, tay nắm dao tuệ, chí dẹp tâm lầm hoặc, đó là hàng giới trụ vậy. Nhiều đời đón khác, tôn trước quan tiếp, mẹ anh kính bái về lễ thành người. Nay,

Sa-môn lấy đại pháp làm trách nhiệm chính mình, cứu giúp quần sinh nơi đồ thán, kính tuân di vết, tiếp thừa nối dõi, đó là hàng truyền kính trọng vậy. Nghiêu xứng phép trời, chẳng khuất cao của Dĩnh Dương, thử hết vẻ đẹp ấy vậy, trọn còn thanh khiết trúc đơn lẽ. Nay, Sa-môn cao thượng việc ấy, chẳng phụng sự Vương hầu, thoát sát trong mảy bụi ồn náo, tự đặt để ngoài hoàn khu, đó là hàng vượt quá hơn người. Phạm năm tội hình liên quan ba cây, dứt tuyệt nối dõi, hủy phá dung mạo, đổi thay y phục, đó là hàng rất luật hình vậy. Lại nữa, sắc chiếu sai khiến tuy hơi tiếp thừa phép trời, quý trọng Sa-môn, giả sử khinh tiện bẩm mạng nên tôn quý. Huống gì tức cảm động cả u minh, pháp hóa đượm nhuần rồng quỷ, lắng sóng khổ của người trời, lọc khí tai ương của muôn loài. Công đã lớn vậy, ân đượm cũng rộng thay, đâu khiến hàng dứt tuyệt trần tục kính bái, ương lụy Quân vương thân thích, hàng nhàn phóng cắt vót đồng với Danh giáo mà thôi.

Tôi từ tuổi bé thơ đã đam mê việc ấy, đến lúc trưởng thành lại sưu tầm, gom nhặt di liệt ở sách xanh, góp lượm đẹp xinh xưa trước ở hản giản. Lại vì cảm vùi lấy ánh sáng ở Phật nhật, dốc hết đóm lửa để dấy lời, ngõ hầu tương lai trọn lưu truyền việc tốt. Lại nữa, sách luận xưa nay đều nói “chẳng kính”. Y cứ một chữ đây, phàm ngu trộm lầm hoặc vậy. Cớ sao? Kính mới thông tâm, cúi lễ xứng không chẳng kính, bái lạy chỉ thân khuất cong, đầy đủ tỏ bày nghi chín lạy. Vả lại, Quân vương, thân phụ tôn nghiêm, tâm kính không hình dung, không thể pháp luật, sùng trọng thân bái có trái với thông kinh. Vì bái lạy thay kính dùng để làm thỏa đáng. Nên sách ấy nói: “Không bái lạy là văn”. Pháp sư Tuệ Viễn có nói: “Sông sâu đâu đợi sương mốc sớm mai ư?”. Bởi tự tỏ bày võng cực ấy vậy. Nay làm sách này cũng do đó vậy. Hàng thấu đạt trông xem, bậc thông hiền không nhàm chê vậy.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6