TỔNG TẬP VỀ NHỮNG ĐIỀU SA MÔN KHÔNG NÊN KÍNH BÁI THẾ TỤC

Thời Tiền Đường, Sa-môn Thích Ngạn Tông ở chùa Hoằng Phước biên soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 2

THIÊN THỨ NHẤT: NÓI VỀ CỐ SỰ (Tiếp Theo)

– Về luận văn: Luận về Sa-môn không nên kính bái Vương giả của Sa-môn Tuệ Viễn ở Lô sơn, thời Đông Tấn (có một bài, và lời tựa).

– Về sắc chiếu: sắc chiếu của Ngụy Sở Hoàn Huyền Khả hứa Samôn không nên kính bái Vương giả (có một bài).

– Về Khải Văn: Khải Văn trình tấu của Thị trung biện từ chi v.v… chấp buộc Sa-môn phải nên kính bái (có bốn bài và ba bài giải đáp của Hoàn Sở).

– Về sự kiện: Hạ Hách Liên Bột Bột khiến Sa-môn nên kính bái (có một bài).

Hiếu Văn Đế thời nhà Tống ép buộc Sa-môn nên kính bái (có một bài).

Vua Võ Đế thời nhà Tề luận bàn việc Sa-môn chống kháng không kính bái (có một bài).

Vua Dương Đế thời nhà Tùy ban sắc Sa-môn phải nên kính bái (có một bài và giải đáp của Sa-môn Minh Chiêm ở chùa Đại Hưng Thiện).

– Về luận văn: Luận Phước Điền của Sa-môn Thích Ngạn Tông ở Phiên Kinh quán tại Lạc tân (có một bài và lời tựa).

Luận về Sa-môn không nên kính bái Vương giả của Sa-môn Tuệ Viễn ở Lô sơn, thời Đông Tấn (có một bài và lời tựa).

 

LỜI TỰA

Xưa trước, trong khoảng niên hiệu Hàm Khương (33-33) thời Đông Tấn, tướng quân Sưu Băng nghi ngờ các Sa-môn chống kháng bái lễ muôn thừa. Đến trong khoảng niên hiệu Nguyên Hưng (02-0) thời Đông Tấn, Thái úy Hoàn Huyền cũng đồng bàn nghị đó. Bấy giờ các hàng triều sĩ danh hiền giải đáp lại rất đông nhiều. Tuy lời nói chưa tỏ rõ thời cuộc mà đều cùng có đồ chúng tốt đẹp đó, đều hết chỗ hoài mong, mà lý tích chứa nơi tình. Bèn khiến đạo phục vô thượng hủy hoại nơi trần tục. Tâm sáng suốt đến cùng khuất phục nói việc người. Buồn thay! Đó mới là nguyên do của giao tang, là phủ vận của ngàn năm, rất sợ đại pháp sắp đắm chìm, cảm việc trước chẳng quên, nên trước thuật năm thiên nghiên cứu tuần tự ý ấy, đâu phải nói hang hóc sâu đợi sương móc sáng sớm. Bởi vì nêu bày võng cực ấy, cũng vì mong muốn về sau các bậc quân tử sùng kính Phật giáo, hoặc rõ ràng mà xem xét vậy.

CHƯƠNG THỨ NHẤT: NÓI VỀ TẠI GIA

Chỗ nêu bày đại yếu của Phật giáo, lấy xuất xứ làm khác. Người xuất gia gồm có bốn khoa, hoằng thông lợi vật thì công ngang bằng với Đế vương, hóa gần trị đạo. Đến như cảm tục, tỏ rõ thời cuộc, cũng không đời nào chẳng có, chỉ bởi chỗ gặp có hành tàng nên lấy phế hưng làm ẩn hiển vậy. Trong đó có thể được cùng luận bàn, xin sơ lược nói đó.

Người tại gia kính phụng pháp thì là danh chúng thuận hóa, tình chưa biến đổi thế tục mà dấu vết chỉ đồng phương nội, nên có mến ái của thiên thuộc lễ phụng chúa. Lễ kính có gốc, bèn nhân đó mà thành giáo. Sở nhân gốc ấy thì công do từ xưa. Cho nên nhân thân thích mà dùng giáo ái, khiến dân biết có ân tự nhiên, nhân nghiêm dùng giáo kính, khiến dân biết có trọng của tự nhiên. Hai điều ấy có thật do từ minh ứng, nên chẳng tại nay thì cần nên tìm gốc ấy. Nên vì tội mà đối xử bằng hình phạt khiến khiếp sợ mà cẩn trọng về sau, đem thiên đường mà ủy thưởng, khiến vui thích mà hành động về sau. Đó đều tức là quả báo của ảnh hưởng ấy mà rõ nơi giáo, dùng nhân thuận làm thông mà chẳng đổi tự nhiên ấy vậy. Cớ sao? Phàm thân sâu dày còn sống, vì có ngăn cấm làm trệ lụy, căn sâu hẳn bởi ngã đảo chưa quên, mới dẫn đem tình dục làm vườn uyển, lấy thanh sắc làm du quán, đam mê thế lạc chẳng thể tự cố gắng mà chuyên ra. Cho nên chỗ kiểm chứng của giáo lấy đây làm bờ bến, mà chẳng rõ bên ngoài ấy vậy. Bên ngoài ấy chưa rõ thì đại đồng như thuận hóa, nên chẳng thể nhận thọ đức ấy mà bỏ sót lễ ấy, đượm nhuần ân huệ đó, mà phế bỏ kính đó. Nên người vui thích phong hóa của Đức Thích-ca, liền trước tiên là thờ phụng thân thích mà tôn kính quân vương. Kẻ biến đổi thế tục, vật bỏ trâm cài, hẳn đợi mạng mà thuận động. Nếu Quân vương thân thích có nghi ngờ thì thối lui cầu chí ấy để đợi đồng tỏ ngộ, đây mới là chỗ của Phật giáo vì trọng tư sinh trợ giúp vương hóa nơi trị đạo ấy vậy. Ý chỉ của người làm luận lập ngôn, dáng mạo có chỗ đồng, nên địa vị phân có trong ngoài, để rõ chí ở ba, lượt thuật ý kinh, nêu bày nỗi lòng nương vậy.

CHƯƠNG THỨ HAI: NÓI VỀ XUẤT GIA.

Xuất gia thì là khách phương ngoại, dấu vết dứt tuyệt nơi mọi vật, đó là làm giáo vậy. Siêu vượt các duyên hệ lụy của thân, thân chẳng còn thì cũng dứt hoạn. Biết đời đời đều do bẩm hóa, không thuận theo hóa để cầu tông. Cầu tông chẳng do nơi thuận hóa, thuận hóa tức chẳng thông với tự bẩm. Hoạn dứt chẳng phải do còn thân. Còn thân thì chẳng quý ích của hậu sinh, lý này trái với hình, đạo đày ngược với tục. Người như thế tự phát thệ nguyện lúc mới không tóc, lập chí đổi khác tục. Cho nên, phàm là xuất gia đều lánh đời để cầu chí ấy, biến đổi khác tục để đạt đạo ấy. Biến đổi khác tục thì phục chương chẳng được đồng lễ như sách đời, lánh đời thì nên phải cao thượng dấu vết ấy. Phàm đạt được vậy, nên hay cứu vớt kẻ đắm đuối trong dòng chìm, nhổ bỏ cặn sâu trong nhiều đời kiếp. Xa thông đến bờ Tam thừa, mở rộng đường lối trời người. Như khiến một bậc thấu đạt toàn đức thì đạo hợp với lục thân, đượm nhuần khắp thiên hạ. Tuy chẳng ở nơi ngôi vị Vương hầu cũng đã khế hợp hoàng cực ở điểm cứu giúp muôn dân. Cho nên, trong trái với trọng của thuộc trời mà chẳng ngược hiếu ấy. Ngoài khuyết cung phụng chúa mà chẳng mất kính ấy. Nên biết, vượt ngoài thuận hóa vì cầu tông, thì lý sâu mà nghĩa hậu. Chiếu thái dứt vì nói nhân thì công vụn vặt mà ân huệ cạn. Nếu vậy là tuy dẫn mặt đến minh sơn mà bước quanh, còn hoặc xấu hổ nghe phong hóa ấy, huống gì cùng kẻ phu dân của thuận hóa, hiền của thi lục đồng với người hiếu kính ấy ư?

CHƯƠNG THỨ BA: NÓI VỀ CẦU TÔNG MÀ CHẲNG THUẬN HÓA

Hỏi rằng: Lại như ý của ông thì trời đất lấy được một làm lớn, Vương hầu lấy thể thuận làm quý. Được một nên là gốc của muôn vật, thể thuận nên có công của vận thông, nhưng mà minh tông hẳn còn nơi thể cực, cầu cực hẳn do ở thuận hóa, cho nên các bậc tiên hiền lấy đó làm đàm luận tốt đẹp, chỗ các luận chẳng thể đổi chác. Phàm các luận thì nghĩa không chỗ chấp thủ, mà nói chẳng thuận hóa là thế nào ư?

Xin đáp: Phàm ở có mới đồng bẩm sinh nơi đại hóa. Tuy các phẩm loại muôn vàn khác biệt, tinh thô chẳng đồng, nhưng gồm tất cả mà nói là chỉ có linh và không linh vậy. Có linh thì có tình ở hóa, không linh thì không tình ở hóa. Không tình ở hóa, hóa hoàn tất mà sinh, hết sinh chẳng do tình, nên hình khô mà hóa diệt, có tình ở nơi hóa, cảm việt mà động, động hẳn vì tình nên sinh ấy chẳng dứt tuyệt. Sinh ấy chẳng dứt tuyệt, thì hóa ấy càng rộng lớn mà hình càng tích chứa. Tình càng trệ mà lụy càng sâu, đó tức là hoạn vậy. Sao có thể nói hết ư? Cho nên trong kinh nói: “Niết-bàn chẳng biến đổi, lấy hóa hết làm vườn nhà, ba cõi lưu động, lấy tội khổ làm bãi trường”. Hóa hết thì nhân duyên vĩnh viễn tuyệt dứt, lưu động thì nhận chịu khổ không cùng. Cớ sao thấu rõ như vậy? Phàm sinh lấy hình làm gông cùm, mà sinh do hóa có, hóa vì tình cảm, thì thần trệ gốc ấy mà trí mờ chiếu ấy. Cõi ấy có ngăn thì chỗ còn chỉ đã xong, chỗ giẫm trải chỉ động. Từ đó dây linh suất thế ngự, đường sống ngày một mở, mới theo tham ái ở dòng dài, đâu chỉ một nhận chịu mà thôi ư? Cho nên trái ngược gốc mà cầu tông, chẳng vì sinh lụy thần ấy. Vượt thoát lại trần cản ngăn, chẳng vì tình lụy sinh ấy, chẳng vì tình lụy sinh ấy thì sinh có thể diệt, chẳng vì tình lụy thần ấy thì thần có thể mờ tối, thần mờ tối dứt tuyệt cảnh, nên gọi đó là Niết-bàn, tên gọi Niết-bàn đâu rỗng rang ấy ư? Xin suy tìm sự thật đó. Đất trời tuy lấy sinh sinh làm lớn, mà chưa thể khiến kẻ sinh chẳng hóa, Vương hầu tuy lấy còn còn (tồn tồn) làm công, chưa thể khiến kẻ còn không hoạn. Cho nên luận trước nói mắc hoạn lụy duyên có ở nơi thân, chẳng còn thân vì dứt hoạn, biết sinh sinh do ở bẩm hóa, chẳng thuận hóa vì cầu tông, nghĩa còn ở đây. Nghĩa còn ở đây thì sở dĩ Sa-môn chống kháng kính bái muôn thừa cao thượng việc ấy, chẳng tước vị Vương hầu mà đượm nhuần ân huệ ấy vậy.

CHƯƠNG THỨ TƯ: NÓI VỀ THỂ CỰC CHẲNG GỒM ỨNG

Hỏi rằng: Đọc xem qua các sách sử trước, Hoàng thượng trở lại ở ngôi vị cao tột, chưa từng có khác nguyên gốc ấy. Gốc chẳng thể có hai, cho nên trăm đời đồng một pháp điển đều một gốc ấy, chỗ gọi là chỉ trời là lớn, chỉ nghiêu ắt vậy. Như vậy thì chẳng phải trí có chỗ chẳng chiếu, trị không ngoài có thể chiếu, chẳng phải chiếu có chỗ chẳng hết, tự không lý có thể hết. Lấy đó mà suy ngoài thấy nghe, rỗng rang không chỗ cậy tựa. Lý không chỗ cậy tựa thì tông có thể sáng tỏ. Nay các Samôn chẳng tỏ rõ ý của văn biểu, mà lầm hoặc văn của giáo biểu. Đó là sai nhầm vậy, hẳn đã rất lắm. Nếu lại hiểu nhiên có ứng nghiệm, đây mới là điều nghe hiếm có ở đời.

Xin đáp: Phàm, u tông rộng ra, thần đạo tinh vi, có thể dùng lý để tìm khó thể dùng sự mà cật hỏi, đã giao thiệp đến giáo thì do nhân thời mà ứng nghiệm tuy thật ứng thế, hơn kém có muôn sai. Đến như khúc thành ở dụng cảm, tức dân tâm mà thông phần ấy, phần đến thì dừng, chỗ trí ấy không biết, mà chẳng khai mở ở ngoài ấy vậy. Nếu vậy thì chỗ thể cực chẳng gồm, gồm đó chẳng thể đều ngự vậy. Cho nên lời của xưa trước nói đại đạo năm thứ biến đổi mà hình danh có thể cử, năm thứ biến đổi mà thưởng phạt có thể nói. Đây chỉ là thềm bậc sai khác của phương nội, mà còn chẳng thể chóng thiết này, huống là ở ngoài ấy ư? Xin lại suy nghĩ mà mở rộng đó. Vì xa loại ấy, ngoài lục hợp còn mà chẳng luận, chẳng phải chẳng thể luận, luận đó hoặc trái. Trong lục hợp luận mà chẳng biến rành. Chẳng phải chẳng thể biện rành mà biện rành đó hoặc nghi ngờ. Xuân thu kinh đời, chí của Tiên vương, biện rành mà chẳng nghị. Chẳng phải không thể bàn nghị, mà bàn nghị đó hoặc loạn. Ba thứ ấy đều tức là chỗ mà thân tai và mắt chẳng thể đến, lấy làm quan kiện (khóa cửa) mà chẳng mở ngoài thấy nghe ấy vậy. Nhân đó mà cầu ý của Thánh nhân, thì đạo của trong ngoài có thể hợp mà rõ vậy. Thường vì cho rằng đạo pháp cùng với danh giáo, Như Lai cùng với Nghiêu Khổng, phát huy đến tận cùng tuy khác mà ngầm ảnh hưởng. Xuất xứ thật khác nhau mà cuối kỳ thì đồng. Rõ mà kiện rành đó thì chỉ quy có thể thấy. Lý hoặc có trước hợp mà sau trái, có trước trái mà sau hợp. Trước hợp mà sau trái nghĩa là chư Phật Như Lai là người ấy vậy. Trước trái mà sau hợp nghĩa là các đời Quân vương chưa làm chủ của thể cực. Với như vậy làm sao rõ biết? Trong kinh nói: “Phật có pháp thần diệu tự nhiên, dùng quyển hóa vật, rộng theo chỗ vào, hoặc làm linh tiên, Chuyển luân Thánh vương, hoặc làm khanh tướng Quốc sư Đạo sĩ”. Lẽ thường như vậy ở chỗ biến hiện, các Vương quân tử chẳng biết là ai. Đó gọi là trước hợp mà sau trái vậy. Hoặc có mới đầu khai sáng nghiệp lớn mà hóa công chưa thành tựu, dấu vết có sâm sai nên chỗ thọ nhận chẳng đồng, hoặc mong cầu công ở thâm sau, hoặc hiển ứng ngay đời này. Thánh vương bắt chước đó mà Thánh giáo, cũng chẳng thể lường tính. Tuy viện dẫn vô phương, nhưng hẳn đường về có hợp. Đó chỗ gọi là trước trái mà sau hợp vậy. Nếu khiến trước trái mà sau hợp, thì người phỏng bước thông đường, hẳn chẳng tự bờ mé ở mật đạo. Nếu khiến trước hợp mà sau trái, thì Thích-ca cùng Nghiêu Khổng kết quy rốt cùng chẳng khác. Đoán chắc có thể biết vậy, cho nên tự trái mà cầu hợp đó, thì biết lý hợp mà hẳn đồng. Tự hợp mà cầu trái đó thì tỏ ngộ thể cùng cực có lắm phương. Chỉ thấy chỗ hình chẳng gần, nên lầm hoặc các đường mà kinh sợ khác lạ ấy vậy. Nhân đây mà quán sát, thì đạo của trời đất, công hết ở vận hóa, đức của Đế vương, lý cùng ở thuận thông. Nếu đem đối phu riêng tuyệt ở giáo mà chẳng biến ở tông. Hẳn chẳng được trọn năm mà nói hết hơn kém ấy, cũng có thể rõ vậy.

CHƯƠNG THỨ NĂM: NÓI VỀ THẦN BẤT DIỆT

Hỏi rằng: Yếu chỉ của luận lấy hóa hết làm chí lực, nên tạo cực hẳn hóa với hóa mà cầu tông. Cầu tông chẳng do ở thuận hóa, là vì nêu dẫn các đời quân vương, khiến đồng với Phật giáo, khiến chủ của thể cực dùng quyền ở hợp. Đó là chỗ gá thác của nhã luận, tự hẳn ở nơi đại không ấy vậy. Cầu đó thật đáng lý thì không như vậy. Cớ sao? Phàm, bẩm nhận khí cực ở một đời, đời hết thì trên dịch mà đồng không. Thần tuy diệt vật, nên là hóa của âm dương vậy. Đã hóa mà làm sống lại hóa mà làm chết. Đã nhóm tụ mà làm đầu lại tan mà làm cuối (chung). Nhân đó mà suy, hẳn biết thần hình đều hóa, vốn không khác hợp. Tinh thô một hơi khí, thỉ chung đồng một vườn nhà. Vườn nhà toàn thì khí tụ mà có linh, vườn nhà hư hủy thì khí tan mà chiếu diệt. Tan thì trái chỗ nhận chịu ở gốc lớn, diệt thì lại quy về ở không vật. Trái lại, đầu cuối (thủy chung) cùng đều là số của tự nhiên vậy. Ai làm nên vậy ư? Nếu toàn gốc thì khác khí, số hợp thì đồng hóa. Như vậy xử hình của làm thần như lửa ở tại cây gỗ. Sống ấy hẳn đồng hủy ấy hẳn diệt. Hình lìa thì thần tan mà không nương tựa. Cây gỗ mục nát thì lửa bật lắng mà chẳng bám. Lý ấy như vậy. Phần của đồng dị, mờ tối mà không tỏ rõ. Thuyết hữu vô (có và không) hẳn còn ở tụ tán. Tụ tán là tên chung khí biến, là sinh diệt của vạn vật. Nên Trang Tử nói: “Con người sống thì hơi khí nhóm tụ”. Nhóm tụ là sống, tan mất thì là chết. Nếu sống là kia nhọc khổ, ta đâu hại hoạn gì. Lời hay khéo của người xưa là đạo, hẳn có vì được đó. Nếu khác vậy là tà. Chỉ lý tận cùng ở một đời. Đời hết mà chẳng hóa, nghĩa ấy có thể tìm vậy.

Xin đáp: “Thần là gì ư? Tinh cực mà là linh ấy vậy. Tinh cực là chẳng phải chỗ đồ của quái tượng, nên Thánh nhân dùng diệu vật mà làm lời nói. Tuy có thượng trí còn chẳng thể định thể trạng ấy, thấu cùng u trí ấy mà đàm nói. Vì thường thức sinh nghi ngờ, phần nhiều đồng với tự loạn, đó là xằng bậy vậy và cũng đã sâu lắm vậy. Dẫn lời phải ấy mới nói, phàm chẳng thể nói. Nay ở trong chẳng thể, lại cùng đó mà phảng phát. Thần ấy là viên ứng không chủ, diệt tận không danh, cảm vật mà động, mượn số mà chẳng phải số, nên số hết mà chẳng cùng. Có tình thì có thể làm vật cảm, có thức thì có thể làm số cầu. Số có tinh thô, nên tánh ấy mỗi một khác nhau. Trí có tối sáng, nên chiếu ấy chẳng đồng. Suy đó mà luận, thì biết hóa dùng tình cảm, thần dùng hóa truyền. Tình là mẹ của hóa, thần là căn của tình, tình có đạo của hội vật, thân có công ngầm dời. Chỉ người tỏ ngộ thấu triệt thì trái với gốc, còn kẻ lầm hoặc lý thì đuổi theo vật vậy. Luận đạo xưa trước cũng chưa có chỗ đồng, xin nêu dẫn để làm sáng tỏ đó. Trang Tử mở phát huyền âm đến Thái Tông nói là: “Khối lớn làm nhọc ta vì sống, dứt ta vì chết. Lại lấy sống làm ràng buộc người, lấy chết làm trái ngược chân”. Đó, chỗ gọi là biết sống là hoạn lớn, lấy không sống (vô sinh) làm trái gốc ấy vậy. Văn Tử xưng lời của Hoàng đế rằng: “Hình có tan nát mà thần chẳng hóa, lấy chẳng hóa chuyên chở hóa, biến ấy chẳng cùng”. Trang Tử cũng nói: “Đặt hình của phạm nhân mà còn mừng vui như hình người. Vạn hóa mà chưa mới đầu có cùng cực”. Đó chỗ gọi là biết sống chẳng hết ở một hóa, mới đuổi theo vật mà chẳng trái ngược ấy vậy. Luận của hai ông ấy tuy chưa rốt cùng sự thật, nhưng cũng thường bàng tông mà có nghe vậy.

Người lập luận (Tuệ Viễn) đây chẳng tìm thuyết của phương sinh phương tử mà đều tụ tan ở một hóa, chẳng nghĩ thần đạo có linh của diệt vật, mà cho rằng tinh thô đồng hết, cũng chẳng buồn ư? Thí dụ lửa và cây gỗ vốn tự Thánh gồm, mất dòng hợp ấy, nên u hiển chẳng tìm. Lời Huyền bèn chìm đắm trong thường giáo, khiến người đàm nói nhân đó làm thành nghi ngờ, vừa khiến thời cuộc không bậc tỏ ngộ tông, thì không biết có sáng tỏ của tiên giác, tinh diệu ngầm truyền ẩn chìm ở đời hết nghe. Cớ sao? Phàm, tình số cùng cảm hóa ấy không đầu mối, nhân duyên kín tạo dựng, ngầm cùng truyền ghi. Nếu tự chẳng quán sát thấu đáo, ai biết được biến ấy? Xin các người làm luận kiểm nghiệm đó lấy sự thật. Truyền của lửa ở nơi củi, như truyền của thần ở nơi hình. Truyền của lửa khác với củi, như truyền của thần khác với hình. Củi trước khác với củi sau thì biết thuật diệu của chỉ cùng; hình trước chẳng phải hình sau thì rõ cảm sâu của tình số. Kẻ mê hoặc thấy hình khô gầy ở một đời, bèn cho là thần tình đều mất hết, như thấy lửa tắt ở một cây gỗ, bảo là cuối kỳ đều biết. Đó là cong theo đàm thuyết dưỡng sinh, chẳng phải xa tìm loại ấy vậy. Căn cứ theo Như Lai mà luận, giả sử thần tình đều hóa, mới đầu từ gốc trời, ngu trí tư sinh đồng bẩm ở chỗ nhận chịu. Như hỏi: chỗ nhận chịu ở hình ư? Hay nhận chịu ở thần ư? Nếu nhận chịu ở hình, thì phàm nơi nào có hình đều hóa mà làm thần. Nếu nhận chịu ở thần vì là lấy thần truyền thần thì Đan Chu cùng Đế Nghiêu ngang bằng Thánh, Trọng Hoa cùng với Cổ Sưu ngang bằng linh. Có thể như vậy ư? Có thể như vậy ư? Còn như không thể cố nhiên biết tạo dựng hiển trước của duyên ngầm ở tại xưa trước, phân định của tối sáng ở đầu hình. Tuy câu linh khéo vận còn chẳng thể biến đổi tánh tự nhiên, huống giáng đến đây đã trở lại ư? Lấy lý mà kiểm nghiệm đó thì lời Huyền có chứng cứ, lấy sự để so sánh thì không lầm hoặc ở đạo lớn.

Luận thuật đã hoàn thành, sau đó có khách lui ở. Lần trước dưới trăng sáng mà đi đêm, cùng nhóm tập tại pháp đường, nhân đó mà hỏi: “Kính tìm nhã luận, đại quy có thể thấy, sợ không chỗ nghe. Một ngày thử nghiên cứu hết chỗ chưa hết, cũng ít có nơi vậy?” Ý cho rằng, Đức của Sa-môn là biến tục khác chế, danh khí của đạo gia, thi vi đối với Quân vương thân thích, hẳn nên sơ lược hình kính. Nay chỗ nghi ngờ, có nghĩa là vừa mới tạo có nghiệp khó thành. Xa mong công hóa biểu, ngầm đượm công hiệu pháp không hiện, tương lai quả báo huyền mà chưa ứng, mới khiến Vương hầu hiến cúng, tín sĩ cúi mình, được không bị nhận chịu thần bực đức ấy ư? Sớm tính lâu dài luống đượm ân huệ ấy, đồng sự dèm pha của kẻ chay trường ư?”

Giây lâu sau, chủ nhân mới đáp: “Xin vì các hiền gần lấy loại ấy, có người ở đây kính tuyên thời mạng xa thông khác phương tục của cửu dịch”.

Hỏi: “Vương giả đáng dùng lương thực để giúp đỡ, dùng kiệu phục để ban tặng chăng?” Đáp: “Đúng phải vậy”. Chủ nhân bảo: “Loại ấy có thể tìm vậy. Phàm xưng là Sa-môn là thế nào ư? Nghĩa là bậc có khả năng khai mở u tối của mông tục, mở huyền lò của hóa biểu, mới dẫn dùng đạo gồm quên, cùng thiên hạ đồng đi. Khiến kẻ cầu mong cao kính vái Di phong ấy, hàng tẩy rửa đượm vị thừa nơi bến bờ. Nếu vậy, tuy nghiệp lớn chưa thành, nhưng quán sát dấu vết bước vượt xa, tự tỏ ngộ hẳn đã sâu rộng vậy. Nhưng vả lại, ca-sa chẳng phải y phục của triều tông, bình bát không phải khí vật của lang miếu. Sa-môn là người vượt ngoài bụi trần, không nên kính bái Vương giả. Nhưng mà công của vận thông, ích của tư tồn còn chưa báo đáp, đó là tâm thệ nguyện đầu tiên, huống gì đáp trả lao nhọc của ba nghiệp ư? Lại nữa, người ấy hình tuy có đợi mà tình không gần nương, xem cúng dường tứ sự như chim muỗi ngang qua trước ấy vậy. Ân huệ thấm đượm nước bọt, sao đủ để nói ư?” Khi ấy mọi người khách mới tỏ rõ đường mờ, lấy mỡ vế làm công, dứt tâm lấy lắng sạch hết làm đạo. Mới vui mừng trong rũ áo khăn ngâm vịnh mà trở lui.

Sắc chiếu của Ngụy Sở Hoàn Huyền hứa thuận Sa-môn không nên kính bái Vương giả (có một bài).

Ngụy Sở Hoàn Huyền nhận được thư và luận của Sa-môn Tuệ Viễn ở Lô sơn rồi. Ngày mồng ba tháng mười hai năm Thái Hưởng thứ hai mới ban sắc chiếu đình chỉ việc Sa-môn kính bái.

Sắc chiếu viết rằng: “Môn hạ đối với Phật pháp dối bày chỗ chưa trọn thấu đạt, suy tình dốc lòng hướng đến thì sao cùng kính bái ấy vậy? Nay sự việc đã ở chính mình, giả sử chỗ chẳng trọn thấu đạt, tạm nên theo đó, đại khái các người chớ khiến buộc kính bái vậy, và tiện đều khiến cùng nghe biết đó”.

Khải văn tấu trình của Thị trung biện Từ Chi v.v… chấp buộc Samôn phải nên kính bái (có bốn bài và ba bài giải đáp của Hoàn Sở).

Khải văn thứ nhất: Thị trung thần Từ Chi, Cấp sự hoàng môn thị lang thần Viên Khác Chi v.v… nói: “Với chiếu thư như trên, thần đạo mờ tối, Thánh chiếu sâu xa, chỗ mở rộng của Bệ hạ là bên tiếp đãi đạo nhân kính phụng Phật vậy. Dân chúng khắp nước nhà không ai chẳng phải bề tôi của vua, mà đem hưởng hóa pháp phục, bèn chống kháng kính bái chúa của muôn thừa, là điều mà ngu tình chẳng an. Lễ nghi bái lạy đâu khuyết đạo ấy, tôn ty đại luận (lẽ thường) không nên đều bỏ. Nếu hứa thuận ngoài Danh giáo ấy khuyết mất lễ nghi bái kính ấy, xin một lần cắt dẫn xét xem khải văn có thể ghi biết. Kính cẩn khải tấu!”

Hoàn Huyền đáp lại lần thứ nhất: “Duyên gì như vậy?” Bèn phụng tuyên sắc chiếu”.

Khải văn thứ hai: “Thị trung thần Từ Chi v.v… kính tấu khải văn sự việc trên, lại bị minh chiếu ban sắc tôn sùng kính bái rất lắm, thi vi khiêm nhường đạo sáng, ngu tình trông nhìn, trộm có sự chẳng an. Đạo trị nước tuy khác nhưng lý thấu đáo đồng quy, pháp giáo tôn kính thân thích chẳng theo Lão Tử, kẻ xưng tứ đại cho là tôn quý nhất vậy. Chỗ tiếp thừa của Sa-môn tuy khác dấu vết, mà chẳng vượt khỏi đời, há được chẳng đồng với dân trời ư? Bệ hạ thật muốn hoằng dương đó lên trên, nhưng lễ có thấp cao, điển pháp của hóa trị, ngu thần cho là nên cúi thuận tâm quần chúng, trọn vì lại thử, xin khải tấu như trước. Kính cẩn tấu bày”.

Hoàn Huyền đáp lại lần thứ hai: “Đặt đó khiến ở chính mình, cũng là gồm mến quý cả chín dòng, mỗi loại theo đạo đó vậy!”.

Khải văn thứ ba: Thị trung tế tửu thần Từ Chi nói: “Lại với sắc chiếu như trên, Bệ hạ là bậc chí đức viên linh khiến thổi muôn vạn ở chính mình, chín dòng (triết học) mỗi tự theo tốt đẹp đó, hiển bày hay mờ ẩn đều cùng tột rốt ráo ấy, linh đượm dòng sâu, không nghĩ chẳng nhớ, các phương do đó mà tư thông, người trời do đó đồng thỏa sướng. Thần nghe rằng, Phật giáo lấy thần tuệ làm gốc, lấy đạo đạt làm công. Từ đó đã trở lại, bởi là dụng của kiểm thô, thần lý dài xa, cầu đó ở tự hình, mà Bệ hạ kính thành chỉnh túc bái dậy, trì giới không khuyết, như hành đạo chẳng mất, đó là cung vương pháp ngang bằng kính cả nước nhà. Hiến chương đạo pháp đều mở sáng, trong ngoài đồng được vậy. Thần, trước kia vâng nhận trách nhiệm bên ngoài, nghe ngóng thô sơ mới không biết mùa xuân năm trước đã có minh luận. Gần đây ngay khi bị có sắc chiếu, bèn dẫn ngu tình ấy, chẳng sợ đáng hợp, trở lại đây mới thấy việc này, thường trải qua thần bút, tông trí vời xa, lý vạch nhỏ nhiệm, chẳng phải chỗ thần nô ngu độn có thể khơi tán, lễ của Sa-môn đã thực hành từ đời trước. Nay Đại Minh đã lên cao, đạo hóa không ngoài, lẽ thường cả nước nhà, không thể có khiếm khuyết. Xin như khải văn tấu trình trước, gồm nhiếp bên ngoài thi hành. Kính cẩn khải tấu”.

Hoàn Huyền đáp lại lần thứ ba: “Tự có trong ngoài đều hoằng dương, sao đó lại dùng lý của đời trước? Khanh cứ khư khư tiếc vậy, bèn chẳng phải tán thán đạo đó vậy”.

Khải văn thứ tư: Thị trung tế tửu thần Từ Chi nói: “Lại kính phụng sắc chiếu, từ khi có trong ngoài đều hoằng dương, Thánh chỉ thông sâu, đạo trùm trăm vua, cúi đọc ngưỡng tán chỗ vui vẽ của ngu cạn, tôn kính chúa cầu pháp, biết của thần hạ, chăm chăm thường chấp chỗ giữ, minh chiếu vượt xa, đại lược quân thường. Thần mờ tối chẳng thấu đạt, tìm dùng thẹn sợ, liền vâng phụng sắc chiếu phân giao bên ngoài thâu nhiếp tuân vâng. Kính cẩn khải tấu”. (Ngày 2 tháng 12 năm Vĩnh Thủy thứ nhất kính dâng.

Vua Hiếu Võ Đế (Lưu Tuấn -) thời Tiền Tống ép buộc Samôn nên kính bái (có một bài).

Tháng 09 năm Đại Minh thứ sáu (2) thời Tiền Tống, có quan Hữu ty tấu cùng vua Hiếu Võ Đế (Lưu Tuấn) rằng: “Thầm nghe: cuộn sâu ngưng ở chẳng phải mong cầu rộng cao, khoang quỳ ngồi cúi, đâu chỉ cung kính, dẫn để soi chiếu trương bày bố phương, buộc chế tám hướng. Nêu tuy chi phái Nho pháp, tên mực thửa phân, đến như sùng kính thân thích, nghiêm vâng Hoàng thượng, quyết tốt tươi theo sáng rỡ. Chỉ Phù Đồ (Phật-đà) là giáo cấm ngăn từ Lang Phụ, trái ngược kinh nêu truyền dạy răn mọi sự xa vời, can ngăn sinh oánh chức, thường tục xưng gọi là khó, tông chỉ xa vời, lời huyền lắng cách, buộc văn che đạo, tại chưa mở rộng. Bèn mới lấn vượt, ngông ngạo tôn thích, mất nhìn dấu vết theo phương, mê mờ nghĩa sâu nơi phong hóa. Phàm, Phật pháp lấy khiêm nhường kiệm ước, tự bó buộc mình, trung kiên, thành kính làm đạo. Tỳ-kheo Bất Khinh gặp người liền kính bái; Tôn giả Mục-Kiềnliên thấy người lớn liền đảnh lễ. Sao có quỵ gối bốn chúng mà bỏ lễ song thân, cúi đầu trước già cả mà thẳng thây trước vạn thừa ấy ư? Nên trong khoảng niên hiệu Hàm Khương (33-33) thời Đông Tấn ở đầu bàn nghị, đến niên hiệu Nguyên Hưng (02-0) thời Đông Tấn thuật lại, mà sự việc khuất sai, đồng đảng đạo bạn phân tán các phương. Nay, nguồn lớn xa tẩy, mọi người kính ngưỡng vâng noi, muôn Tiên dâng cúng vật báu, trăm Thần vút vọt chức cao, mà trong chốn kinh kỳ đều chẳng đất ruộng của tôi dân, giữa khoảng sân chầu lắm đông khách chống lễ. Sợ chẳng phải chỗ để lặng in một phong hóa khuôn phép, rõ bày cảnh tắc ấy vậy. Các thần chúng tôi v.v… xin dự tham bàn nghị, cho rằng Sa-môn lúc tiếp kiến đều phải nên dốc lòng kính lễ, biểu lộ chí thành, y như khuôn phép cũ, thì hay tốt của triều đình có thứ lớp, theo đó mới đều được toại vậy”. Vua Hiếu Võ Đế bèn nghe theo đó.

Sa-môn Thích Ngạn Tông nói: “Theo truyền thuyết về vua Hiếu Võ Đế (Lưu Tuấn) (-) thời Tiền Tống nói: sau khi Hiếu Võ Đế lên ngôi () khoảng vài ba năm, mới buông tuồng ý muốn đó, chống kháng đủ để lại bại hoại hạnh đức, khiến thiên hạ mất hết hy vọng. Tuy có tài trí thông minh của Thế Tổ nhưng Hiếu Võ Đế thiếu đức hạnh lễ độ, nên rồi tự buồn bả suy tư. Sự tiết kiệm của Hiếu Võ Đế đuổi noi theo sự rộng thức của Thái Tổ, thì văn cảnh của tài hán, sao nói đủ ư? Từ năm Đại Minh thứ sáu (2) đến năm Cảnh Hòa thứ nhất () thời Tiền Tống, chỉ trong thời gian bốn năm, mà khiến chủ của nước nhà và chư tăng đều chẳng hưng hành, há chẳng phải lý ngược với lẽ trời mà khiến luân ngôn (lệnh truyền) nhọc bày ấy ư?”

Hạ Hách Liên Bột Bột khiến buộc Sa-môn nên kính bái (có một bài).

Trong khoảng niên hiệu Nguyên Hy (19-20) đời vua Cung Đế (Tư Mã Đức Văn 19-20) thời Đông Tấn, Hách Liên Bột Bột chiếm cứ tại Hạ Châu, cướp đất của Nhị Tần, thi hành hung nghịch năm thứ tội hình, bèn tự nói: “Bột Bột ta chính là Phật ở trong đời, đáng nhận sự kính lễ của chư tăng”. Ông bèn cho họa vẽ tôn tượng Phật đắp ở trên lưng, khiến các Sa-môn lễ bái tượng Phật tức là lễ bái chính mình. Về sau bị sét đánh chết, sau khi chôn cất lại bị sét đánh lần nữa, văng thây ra ngoài, có đề chữ “vô đạo”. Sau đó bị Bắc Đại vùi lấp, làm trò cười chê trong thiên hạ vậy.

Vua Võ Đế (Tiêu Trách 83-9) thời Nam Tề bàn luận việc Samôn chống kháng, không kính bái. (một bài)

Trong khoảng niên hiệu Vĩnh Minh (83-9) thời Nam Tề, vua Võ Đế (Tiêu Trách) ban sắc cho Sa-môn Pháp Hiến ở chùa Định lâm thượng, Sa-môn Huyền Sưởng ở chùa Trường Can đến Tam Ngô để sa thải chọn lọc tăng ni. Bấy giờ Sa-môn Pháp Hiến và Huyền Sưởng đều bước bộ tập hành luật kiểm chẳng đua tranh việc đời, cùng vua Võ Đế luận bàn, thường tự xưng tên mà không ngồi. Về sau, Sa-môn Chung ở Trung hưng đến điện Càn hòa ra mắt vua. Vua hỏi: “Ý Sa-môn Chung thì nên như thế nào?”. Sa-môn Chung đáp: “Bần đạo hơi khổ khí”. Vua giận ghét Sa-môn Chung, mới hỏi Thượng thư Vương Kiệm rằng: “Các Sa-môn ở đất Bắc lúc cùng vua bàn luận, xưng hô thế nào? Và vào trong chánh điện có ngồi chăng?” Vương Kiệm đáp: “Từ thời nhà Hán nhà Ngụy, Phật pháp chưa hưng thạnh lắm nên không thấy truyện ký. Đến từ Ngụy Quốc dần dần hưng thạnh, và chư tăng đều xưng là bần đạo, cũng có dự ngồi, mãi đến đầu thời nhà Tấn cũng vậy. Vào giữa thời có Sưu Băng, Hoàn Huyền v.v…, muốn khiến các Sa-môn đều phải kính bái, triều đình bàn nghị rối bời, sự việc ấy rồi cũng lắng dứt. Đến giữa thời tiền Tống, cũng từng khiến Sa-môn phải kính lễ, mà sau đó trọn chẳng thi hành. Từ đó mãi đến nay, phần nhiều các Sa-môn vào dự tham việc gì đều ngồi và xưng là bần đạo”. Vua Võ Đế lại bảo: “Còn Sa-môn Pháp Hiến và Huyền Sưởng hạnh nghiệp như thế mà còn tự xưng tên, huống gì những người khác? Kính bái thì quá lắm, nhưng xưng tên cũng không hiềm”. Từ đó các Sa-môn đều xưng tên đối với Đế vương, là bắt đầu từ Sa-môn Pháp Hiến và Huyền Sưởng vậy.

Vua Dương Đế (Dương Quảng 0-1) thời nhà Tùy ban sắc Samôn phải nên kính bái (có một bài và giải đáp của Sa-môn Minh Chiêm ở chùa Đại Hưng Thiện).

Trong niên hiệu Đại Nghiệp (0-1) thời nhà Tùy, vua Dương Đế (Dương Quảng) cải đổi chính sách xưa trước, khiến buộc Sa-môn phải kính bái vua và các quan trường v.v…, nhưng chưa phán quyết điều đó, chỉ khiến xen tạp. Đến năm thứ năm, tại Nam Giao bái yết vua, các quan văn võ đứng chầu đông đủ. Khi ấy các Tăng sĩ và Đạo sĩ vẫn y như trước đứng hiên ngang, nên vua có sắc lệnh bảo: “Điều lệ nghi thức ban hành đã lâu, cớ sao chẳng bái?” Nghe vậy, các sĩ nữ hoàng lão liền lễ bái, còn các Tăng Ni vẫn nghiễm nhiên.

Khi ấy, Sa-môn Minh Chiêm ở chùa Đại Hưng Thiện giải đáp cùng vua rằng: “Các Tăng Ni y cứ giới luật Phật chế, không nên lễ bái người thế tục”. Vua Dương Đế bảo: “Cớ sao trong thời vua Hiếu Võ Đế (Lưu Tuấn -) thời Tiền Tống thì lễ bái?” Sa-môn Minh Chiêm đáp: “Vua Hiếu Võ Đế thời Tiền Tống hung cuồng bạo ngược, nếu không lễ bái hẳn sẽ nghiêm khắc giết hại, còn Bệ hạ đây là người có đạo, không lễ bái vẫn chẳng sợ nêu bày giết chết”. Vua buộc hỏi đáp, các Tăng Ni đều lui tan.

Sáng sớm hôm sau, Sa-môn Minh Chiêm vào cung quyết dự tham dám đương đầu sự chết đối đáp sắc chiếu tạ tội quá. Quan Nội sử vì đả thông tội không kính bái ngày trước, vua Dương Đế tự nhiên chẳng nói gì, mới thiết trai hội tất cả các hàng Tăng Ni ở chốn kinh đô, mọi người riêng cúng thí các thứ tiền của. Về sau, vua Dương Đế đến Tây Giao, tự ngoảy nhìn lại và bảo cùng Tô Oai rằng: “Trẫm tự cho rằng chốn Kinh đô không có các hàng Tăng Ni. Nhưng hôm trước trong Nam giao cũng có người vậy”. Việc kính bái nhân đó bèn chấm dứt.

Luận Phước Điền của Sa-môn Thích Ngạn Tông ở Phiên Kinh quán tại Lạc tân (có một bài và lời tựa).

Lời tựa: Xưa kia trong thời Đông Tấn, Thái úy Hoàn Huyền v.v… bàn nghị buộc Sa-môn kính bái Vương giả. Bấy giờ, Pháp sư Tuệ Viễn ở Lô sơn là bậc danh cao đức lớn, thương tưởng phương trí muốn sắp đổ gãy, lo ngại giới báu sẽ lắng chìm, mới biên thuật “Luận Sa-môn không nên kính bái Vương giả”. Luận nêu bày biên ghi ngôn từ ẩn mật, dẫn nêu xa xăm mờ mịt, hàng hậu học xem khó thấy được ý văn. Vì vậy, nay nhân những ngày rảnh rỗi, tạm biên thuật lại, và đổi thay tên là luận “Phước Điền” vậy.

Luận văn: Có người khách quý đến từ phương xa, vin dẫn dòng họ Hoàn, thuật lại bàn nghị cũ. Chủ nhân (Ngạn Tông) tôi nghiêm nhiếp chánh niệm giây lâu, mới mạnh tiếng bảo: “Khách tợ như chưa nghe cốt yếu của Phước Điền, nay tôi sẽ cùng vì khách bàn luận điều đó”. Phàm, Phước Điền là thế nào ư? Đó có nghĩa là Tam bảo. Công thành diệu trí, đạo chứng viên giác, đó là Phật. Lý huyền diệu sâu lắng, chánh giáo tinh thành, đó là Pháp. Giới cấm nghiêm trì, oai nghi vượt tục, đó là Tăng. Đều là dẫn đầu trong tứ sinh, là thuyền bè giữa lục thú, vượt cao trời người, giẫm bước kim thạch. Thí như trân báu, kém cùng phảng bàn. Phật làm pháp chủ; chốt đích tôn quý; Pháp làm thầy ở gốc chính; Tăng làm đệ tử kính sùng Phật pháp ấy. Có thể gọi là tôn ty đồng vị, gốc ngọn đồng môn. Nói sự có ba, luận thể chỉ có một. Đức Phật ở đời ngót năm mươi năm, giảng bày tám vạn pháp môn, điều nói bày chỗ hướng về chỉ đây là cùng cực. Đến lúc lắng tiếng ẩn hình, khắc tượng viết lá, lưu truyền khuôn phép một phong hóa. Các bậc Thánh hiền lần lượt xuất hiện, bẩm thọ truyền thừa, hóa hợp thành đoàn gìn giữ gởi gấm ấy. Người vàng chiếu sáng nơi điện Hán, tượng pháp lưu thông ở Lạc Bồ. Đều chủ tông Viên Giác, cùng tập học cửu chương, tính toán phương ngoại để phát tâm, xả bỏ thế gian mà lập đức, quang vinh chẳng vì động ý đó, thân thuộc chẳng hay lụy tình ấy. Ăn mặc thì may chằm bằng hoại sắc, râu tóc thì cạo bỏ, hủy phá dung nhan, chẳng đội quan mão mà làm nghi, đâu buộc đai giải mà làm tiết. Vua ở trên trời còn thường thiết lễ, chúa ở nhân gian hẳn phải chí kính. Có kinh có luật, pháp đó chưa khác; hoặc xưa hoặc nay, đạo ấy không ngưng trệ. Tuy chỗ quý trọng của Đế vương, xấp xỉ lớn của thần kỳ, tám phương đều khâm trọng đức, bốn biển thảy quy hướng nhân. Tăng Ni chầu bái, chẳng phải chỗ nghe vậy, mãi nghĩ nhớ ý chỉ khác vời, xin tỏ bày chỗ thấy cao nhã.

Vị khách ấy bảo: Chu Dịch nói: “Đức lớn của trời đất gọi là sinh, báu lớn của Thánh nhân gọi là vị”. Lão Tử nói: “Trong hoàn vũ có thứ bốn lớn, mà vua là thứ nhất”. Trộm nghĩ vì không đâu chẳng phải đất của vua, xây dựng làm nên nước nhà, không ai chẳng phải là tôi của vua. Thắt buộc đó làm chủ thì pháp trời che đất chở muôn triệu dân, xuân qua hạ lại vạn vật sinh trưởng, soi chiếu bằng ánh sáng của nhật nguyệt, đượm nhuần bằng hơi khí của mây mưa. Lục hợp đều cùng tông như biển, trăm dân chung ngưỡng như thần. Mọi rợ đổi thay mặt mũi, trâu ngựa xoay đầu, rắn còn đội nhờ ở thời nhà Tùy, cá còn cảm ân trong đời nhà Hán, đâu có khỏi biên hộ ấy, mượn pháp môn đó mà quên đức khoan nhân độ thoát, bỏ sót hoàng tạo cúng dường, cao lớn tự hứa, thấp cung tự phế bỏ, thí như cầm thú, đâu có gì riêng khác ư? Hẳn nếu hay chứng được thần thông đắc đạo; Thánh quả, đạo lý trùm khắp thiên hạ, lý nghĩa vượt hẳn ngoài lời, nhưng nay sự việc mở trừ còn thêm ba độc, dối đổi phục sức còn nhiễm sáu trần. Giới nhẫn chẳng tu, định tuệ không giữ, có trái với minh huấn, chẳng khác phàm tục. Há nên ỷ cậy khổ nhọc tuyên tán mà chống kháng kính lễ vạn thừa, mượn hình dung riêng khác, mà khuyết kính một người? Xưa kia Tỳ-kheo tiếp đỡ Chân cư sĩ, Bồ-tát cúi đầu trước chúng kiêu ngạo. Văn ấy lại rõ bày thú hướng đó, cớ sao lại vì quyền đạo khó theo mà Phật tánh có thể quý. Huống gì quân luận nói: “Chẳng phải thần giảng Bá Dương, mở bày khuôn phép muôn năm. Trọng Ni tuyên nói quy cũ của trăm vua. Đến như tham yết bái lễ hẳn tuân theo triều điển (phép vua)”. Riêng có Sa-môn dám vượt lướt khinh mạn, đó có thể nhẫn, nhưng ai có thể dung thứ ư? Phong hóa tệ hại khó đổi, dòng ngấm xấu ác chuyển dần lâu. Nếu không gặp bậc minh hoàng thì ai có thể khắc chính? Chợt nổi dậy biến đổi khác thường, phần nhiều chuốc lấy sự dèm chê không tin, lời nói rốt ráo có bằng chứng, mong lại nên đọc xem rõ”.

Chủ nhân tôi nói: “Điều tôi lập thuộc bên trong, điều ông cật nạn thuộc bên ngoài. Bên trong thì thông với lý pháp, ngoài thì hạn cục nơi sự nhân. Cũng ngóng cao vời khá có thể đồng năm. Đó có nghĩa là học mà chưa gồm, nghe mà chẳng hợp. Chỗ lầm hoặc của ông, tôi sẽ vì biện giải. Thử nêu cử cốt yếu đó gồm cả thảy có bảy điều: Một là không đức nào mà chẳng báo; hai là không thiện nào mà chẳng nhiếp; ba là phương tiện vô ngại; bốn là tịch diệt chẳng vinh; năm là nghi không thể vượt; sáu là phục không thể loạn; bảy là nhân chẳng thể quên.

Trong đó, bốn điều trước, đáp đối ý khó, còn ba điều sau nêu dẫn ra thành thể thức.

Tôi nghe trời chẳng nói mà quanh năm vận hành, vua chẳng nói mà muôn nước bình trị. Vua có sức gì mà dân không thể gọi tên, thành mà chẳng ở, làm mà chẳng cậy? Đó mới là điều thiện rốt ráo của Tiên vương, là chí đức của bậc đại nhân, đồng đượm nhuần muôn loại, thảy đều dự lợi cả, may khác cây cỏ, sai chẳng chim trùng, trội tròn đạp vuông cúi ngưỡng hoài nhớ ân huệ, ăn cơm uống nước no đủ đượm nhuần. Huống lại kính chuộng xuất gia, nghe theo nhân từ mà thuận đạo, đoạn nghiệp thô ở thời quá khứ, cầu quả diệu trong tương lai. Đã được ân trọng lại nghĩ đáp sâu dày, mới nhờ ích lợi của muôn thiện, đâu tại lễ kính ở một thân. Tìm dùng thiện đáp, xứng báo mới sâu, bày dùng thân kính được lợi rất cạn. Bởi vì, chư tăng mất nghi quỷ, người đời giảm tốt lành. Chư tăng không kính bái thế tục, Phật đã nói rõ. Nếu biết, khá nên tin, lý đáng huân lập. Còn cho là khó nương theo thì sự nên phế bỏ. Sao nên dung thứ tín sùng đó để mong cầu phước ấy, khiến đó lại trách lễ ấy, tức khiến theo lễ, bèn đồng như thế tục. Còn nói xin cầu phước chưa thấy đượm nhuần đó. Đây là còn mà tợ bỏ tăng và đồng loại như dân, chẳng tăng chẳng tục, không biết xưng gọi là gì? Đó là điều thứ nhất không đức chẳng báo vậy.

Pháp đã dần suy, người cũng hơi mạt, ít có bậc Thánh. Thật như chỗ nơi, tuy ở giữa phàm tục, mà giữ mặc áo giáp nhẫn nhục. Giả sử khiếm khuyết giới học, vẫn còn đàm nói pháp điển trí tuệ. Như quý tháp tợ tôn kính Phật, nương tựa đó thì việc lành phát sinh, hủy bỏ đó thì điều ác chứa nhóm. Tâm mạnh mẽ mới phát lúc ban đầu, cắt bỏ ân 12 ái tuy khó nhưng hay xả bỏ được. Hoằng nguyện trọn hoài mong, thành Chánh giác chóng mà hay đạt đến. Vì vậy cho nên lúc cắt tóc, Thiên ma xa sợ, ngày mặc nhiễm y xa kính mừng. Kỷ nữ nhờ bày vô lậu mà bèn lậu, người say tạm cắt duyên có mà liền buộc. Rồng con nhờ cậy đó mà dứt kinh, voi chúa trông thấy đó mà hết sợ. Oai linh ấy tại nghi phục làm nhân, tuổi trẻ chưa thọ cụ túc giới đối đáp xiển dương yếu chỉ của Phật. Nhỏ bé không thể khinh thường, ánh sáng hiển bày bởi sức tăng. Ưu-ba-ly đã độ, các Thích tử nhiếp phục tâm. Ni-đà cũng quy hướng, vua Ba-tư-nặc khuất ý. Mới biết, hoặc già hoặc trẻ có thể làm thầy là pháp, không hèn không sang, chỗ còn là đạo. Nhưng giữa khoảng hiền với ngu, trong chừng nói với nín, sống chín tương tợ, lấy bỏ chẳng dễ. Mắt thịt phân biệt, sợ không gặp thật, tâm tin bình đẳng hoặc có gặp chân. Khi đủ bốn người, tức thành một chúng, tăng đã rộng thâu, Phật cũng không ở. Thức ăn trông nhìn khác nước sôi, mới khiến cúng thí tăng, áo mặc thấy đẹp dệt kim tuyến, mới khiến dâng hiến chúng. Oai đức của tăng há chẳng lớn thay, đủ để có thể xưng là ruộng tốt ưu tối, là tông chủ của Thánh giáo! Đó là điều thứ hai, không thiện nào mà chẳng nhiếp.

Nếu luận bàn về công của Cư sĩ Tịnh Danh, sớm đã lên vân địa, ý chỉ hiện tướng bệnh nằm, vốn vượt ngoài cảnh đời, từ lâu hiện hành thần túc đều ngợi khen biện tài. Hàng tân học đảnh lễ, đó thật là kính tụ pháp thí. Sự thật là quyền biến để thích nghi, thể thức chẳng phải chuẩn mực thường. Tùy thời tạm biến, lệ ấy có nhiều. Riêng có Không Tạng chẳng cung kính, Đức Như Lai không trách, Sa-di có chí nguyện, thì Hòa thượng cũng tôn phụng. Một lần trông thấy qua, thảy đều đáng kinh sợ, trở lại tìm trong sách Phật, không gì chẳng thông đường. Bồ-tát Thường Bất Khinh riêng lập cao vết, lo thương hàng tăng thượng mạn, nên bày kính bái nhóm học tâm mình, riêng dùng một đạo, dùng ngay sự chí thành. Đã chẳng phải là tam tuệ, há là thường thức? Nhân có duyên, hành tác pháp, đủ làm hiếm có, mượn hoằng giáo hóa, khó dính trước luật nghi. Đức Đại Thánh phát minh Nhị trí, chế ước Ngũ thiện, phế bỏ chức tước tuổi tác, chỉ lưu còn giới pháp Hạ lạp, thủy chung đồng dạy răn, thông ngu thảy kính ngưỡng, già trẻ có thứ lớp, trước sau không xen tạp. Chưa thể lấy hạnh nghiệp riêng biệt của một vị, mà khiến cả bảy chúng đều tuân hành. Lý không như vậy đã rõ ràng có thể thấy. Xưa kia vợ chết ca múa mà đánh chén, thân vùi bể cả mà phủ đất bụi, đó cũng là tiết tháo của hàng thất phu, đâu phải khí khái chế định của bậc minh chúa? Huống gì sách Phật cao sâu, lời huyền kín ẩn, mà hạn cục chỉ chấp một bên, rất trái với tứ biện tài! Đó là điều thứ ba, phương tiện vô ngại.

Vả lại, như Trụ Sử là đế vương của nhà Chu, Tư Quan là quốc chủ của nước Lỗ. Tông quy đạo đức, mới gọi là vô danh, dặn răn ở thi thơ, rốt cùng nói là chẳng làm. Tố thuật Nghiêu Thuấn, hiến chương văn võ, khum mình cung kính, chẳng phải đó thì đâu. Phong hóa của Sào Hứa trông xưa bèn xa, tiết tháo của Di Tề nay còn tìm đó. Tợ như cao vin mười lực, xa vượt bốn dòng, nhàm chán sự khổ hữu vi đây, vui thích tịch diệt vô dư kia. Chẳng buộc lo toan ở cung đình, chưa lưu tình ở việc vua, tự nhiên giải thoát, hẳn khác với đồng bạn của Nho Lão vậy. Đó là điều thứ tư, tịch diệt chẳng vinh.

Đến như cúng tế quỷ thần, cầu khẩn sông núi, nước nhà dung thứ với khuôn phép mở mang, kinh sách luận bàn điều tốt lành. Bọn thần là chỗ vua kính trọng, chư tăng còn chẳng bái lễ, Tăng chúng là bậc các thần kính lễ, vua sao trái lại nhận buộc kính bái? Trên dưới khác nhau, bèn trái chánh pháp. Áo xiêm điên đảo sao đủ cùng Phương? Khiến thần đến ủng hộ, đều do tăng mời thỉnh đến, hợp liên quan sức chú, trọn không lý kính bái. Đó là điều thứ năm, nghi không thể vượt.

Vốn chỗ phấn khởi của Hoàng vương, hẳn là nơi Chân Nhân gá sinh. Thượng Đức tuy ẩn kính ở tịnh tâm, tượng ngoài chỉ nên nơi tục trạng. Do đó, đạo rõ bày truy phục (sắc đen) thì tinh cầu nghi mạch, nghiệp ẩn huyền môn, thì hình cung đáng dứt. Cầu đó hẳn thật đủ ở nghe trước, quốc chủ Tần-bà-ta-la, Phụ hoàng Tịnh Phạn Vương xưa kia đó đồng đều đã khắc Thánh, chuyên tu tin theo, mỗi việc đều nương tựa. Giả sử trông thấy Phàm tăng, lại tưởng kính sùng Phật. Chẳng phải lấy quỵ thân làm hiếu, đã chẳng phải là tội bất hiếu, chẳng lấy lễ bái Quân vương làm kính, đâu là lối bất kính. Với pháp tự khác, chỗ dốc tâm đã riêng, thể không hỗn tạp, chế theo như vậy. Đó là điều thứ sáu, phục không thể loạn.

Kính cẩn y cứ theo diệu điển Tu-đa-la, điều nói chân thật của Đức Thích-ca, mới nói: ở chủng tộc Sát đế lợi mà xưng tôn, gá Bát nhã mà làm hộ. Tứ tín chẳng hoại, thập thiện không khuyết, kính Phật thờ tăng, tích công chứa đức. Nhưng sự hiện giáng của nhật tinh nguyệt tượng, cảm của ánh sáng đỏ khí hơi trắng kia, bánh xe vàng đã chuyển, ngọc báu lại theo cao, ứng mạng trời, thuận lòng dân, ngự đồ nắm cảnh. Lúc đầu mở thuật ngũ thường, cuối cùng hoằng đạo bát chánh, cũng nên quán sát lại túc mạng nghĩ nhớ gốc nhân. Kính Phật giáo mà sùng tăng bảo, thêm hương giới mà tăng sức tuệ, tự có thể nền móng trời chuyển cao, khiến cung Phạm càng xa lớn, Thánh thọ thường bền chắc đồng lâu dài như kiếp đá. Nhưng mà sấm sét bày hết thế lực, hùng hổ tỏ vẻ oai long, mừng vui hẳn nhờ cậy gồm cả rực rỡ tiện bày oai thế kịp. Mở lời bày lệnh, gió thổi cỏ rạp, đã ép tăng lễ, ai dám xếp bày? Chỉ sợ có tổn ở công ngầm, không ích cho hạnh nghiệp lớn, dốc thành hết mạng chỉ như vậy mà thôi. Đó là điều thứ bảy, nhân chẳng thể quên.

Lược nêu bày ý chí của tôi, để dứt trừ lầm hoặc của ông. Nếu muốn nghe thấy rộng, xin tìm trong kinh pháp.

Người khách ấy bảo: “Điều ông nêu dẫn vừa rồi, bày lý thật lắm nhiều. Với kẻ tôi tớ phàm ngu mờ tối cũng có thể trông xem. Văn gồm cả sâu mầu và bày rõ, biện giải bao quát trong ngoài, chỗ gọi là phép cúng tế còn có các lầm hoặc khác. Chu Dịch nói: “Một âm một dương gọi dó là đạo. Âm dương chẳng thể lường gọi đó là thần”. Trộm cho rằng, đường thần mờ ẩn, cảnh người cách tuyệt, muốn hành pháp yếu cúng tế hẳn gá theo lễ quan. Vốn đặt phụng thường, chuyên tư thái chúc, giả sử biết việc quỷ, rốt cùng vào hàng thần (tôi). Phật thật đã ẩn, Thánh chân lại diệt, không tin minh đạo, toàn giẫm u tần, phàm phu kiếp mạt, mênh mông lời hồi hướng. Cùng trông xin nhàn dật, cùng học vót cắt chức nhậm trông coi đàm hội, do đó nên theo pháp y. Chủ giữ phường tháp, do đó bỏ sạch tục làm. Vừa mới xúc chạm lưới vua tức rơi lạc vào thói dân. Đã đồng phép lễ, há hợp xứng báu, chầu kính Thiên tử hẳn là nghi thường. Khổ chấp cương lương, định trái thông thức. Dòng họ nhà Tống xưa trước chế phong hóa ấy chẳng xa, chỉ nên cùng tiếp nối. Lại muốn từ gì?”.

Chủ nhân tôi nói: “Khách chỉ biết được một mà chưa hiểu đến hai. Xin hãy dứt sự phan duyên, thêm chút nghe nhận. Tôi nghe: quỷ nghĩa là quy, là chỗ vào của chết vậy. Thần nghĩa là linh, là chỗ tông chủ của hình vậy. Quỷ yếu kém so với người; vì chỉ cầu ác thú; thần ưu thắng hơn sắc; bởi gồm cả tình đạo. Tâm có linh trí, xưng gọi đó là thần; ẩn mà khó biết, gọi đó là chẳng thể lường. Cân dắt thể dụng ấy, hoặc động hoặc tịnh; bình phẩm tánh dục ấy có âm có dương. Yếu chỉ của Chu Dịch là ở đó vậy. Khác đường xếp loại ở hơi khí, lời Huyền khuyết ở sáu thức. Thiết giáo dần đoạn, khá biết vậy. Quỷ báo ngầm thông, ẩn đến mà kính đi, dùng nêu thần hiệu đặt dùng ở đây. Thường thử nói đó. Nhận thọ di thể của mẹ cha, bẩm chất các phần của đất trời, có thể còn ở nơi hơi khí, có thể dùng để lập hình. Đến như thần đạo của chính mình, hẳn là tâm nghiệp của ta, chưa từng cảm đó ở đất trời, được đó ở mẹ cha; thức ngậm thai tàng bày khắp hư không, ý mang huân tập tràn đầy thế giới. Đi mà lại sinh như lửa cháy liền ra, lại mà càng đi như sóng nước chuyển mãi. Căn đó chẳng thấy ở thủy, nghiên tầm đó chẳng thấy ở chung; dơ bẩn đó thì phàm, lắng trong đó là Thánh. Thần lý sâu mầu vi tế hẳn khó rõ vậy. Tối cao của thần gọi là Đại Giác, chỗ bàn nghị chẳng được danh tướng ấy ai có thể cùng tột? Chân thân vốn không đổi dời, chúng sinh mù mờ tự chẳng trông thấy, gá tưởng tìm nơi vết cũ, dốc lòng vui trong di pháp. Như muốn nhận đội truyền trì, mở mòn yếu diệu, nương nhờ tăng đồ đây, ứng Phật phó chúc đó. Mượn mây lành làm nội ảnh, nhờ oai vua làm ngoại lực, gió huyền xa khắp đến như vậy thay! Giáo thông ba đời, chúng riêng bốn bộ, có hai theo ở đạo, có hai thủ ở tục. Theo đạo thì phục tượng tôn nghi, thủ tục thì chuyển điền cúng sự. Tượng tôn nghĩa là Tỳ-kheo và Tỳ-kheo Ni. Điển cúng nghĩa là Ưu-bà-tắc và Ưu-bà-di. Tượng ấy tôn thì chưa tham thần vị, điển ấy cúng thì dưới sự thần ban. Nguyên người cúng điển, đồng kẻ làm việc của chư tế. Tôi chẳng phải đang có, chứ như ông sao lại lầm dẫn? Chỉ do ông mở lời, khơi phát thú hướng sâu nơi tôi, lý đã rõ ràng vậy. Chớ lại lầm hoặc ở cuối thời Tiền Tống, phong tục thô bỉ; bờ biên chưa thấy vẻ đẹp xinh ấy, vội khiến đồng đó, rất là quái lạ”.

Người khách ấy bảo: “Có chỉ thú thay luận này vậy! Được bảo cho đường thiện, xin theo lui về”.

Luận rằng: Oai quyền của Hoàn Huyền và Sưu Băng có thể gọi là xoay trời chuyển mặt nhật vậy. Mà sao vua chấp lý, cuối cùng trọn chẳng khuất. Vừa rồi khiến Phật giáo có yêu vọng, hai ông ấy không tỏ rõ, ai có thể nghịch bày như vậy ư? Trọng Ni nói: “Sau năm lạnh rét mới biết sự điêu tàn của tùng bách”. Thật hiếm quý thay Pháp sư Tuệ Viễn! Cốt cách cứng chắc, hiếm có đồng bạn trông nhìn lại ở thời bấy giờ. Vừa rồi nếu không có nhã luận lý cử, đâu lấy gì để khuynh động tâm của Hoàn Sơ ư? Trông xem Di Văn ấy, đủ biết đến mạng thay của người ắt chết mà có thể làm, ta về đông vì vậy. Tháng năm cuối của vua Hiếu Võ Đế thời Tiền Tống, đức phụng đã suy, trăm họ thất vọng, nghe theo bề tôi dưới thổi động, chèn ép vết cao thượng tan lỡ, dơ bày mà chẳng thực hành, há chẳng phải nghịch lý mà vậy ư? Ngụy Hạ (Hách Bột Bột) thực hành chính sách hung ngược, dâm hình hơn cả Thương Trụ, Hoàng Thiên giáng phạt, đâu chẳng đáng ư? Vương Kiệm dâng lời nói thẳng với vua Tề, Sa-môn Minh Chiêm tỏ bày đối đáp cùng chúa Tùy, trọn toàn tiết tháo của kẻ phương ngoại, tin thực đạo do người hoằng dương ấy vậy. Luận Phước Điền của thượng nhân Ngạn Tông lý bày sâu rộng, dẫn trương giáo nghĩa tốt lành vậy.

Tôi lâu dài thời gian đọc xem văn từ của tiền triết lưu lai, đủ lấy làm chuẩn đích của bậc hậu hiền, trông nhìn xa xưa tìm thấy khí khái, nhân vì liên tục vậy.

Tán thán rằng: Ai được như ông, nổi trội đồng bạn, khắc trước nguyên huân! Xin thay vương lệnh quy tâm đến cùng cực, chẳng sợ oai quyền, đích thực cầm nắm ngay thẳng. Sa-môn Tuệ Viễn riêng tinh khiết, chẳng thâm dính nhuận, sách luận đã bày, Hoàn Sơ khuất lùi chí tiết. Vua Hiếu Võ Đế (thời tiền Tống) buông trồng ý muốn, liên Hách Bột Bột dàn bày hung bạo, chống kháng dâm hình, rõ ràng ở các nhã cáo. Vương Kiệm dâng điều đáng nói với vua Tề phải suy tư, Sa-môn Minh Chiêm đối đáp, vua Tùy chấp nhận đó. Cao sĩ ở Lạc tân (Sa-môn Thích Ngạn Tông) bày văn chiếm tốt lành, thấy trọng hiện nay bởi vì có vậy.

Pages: 1 2 3 4 5 6