TÔN THẮNG PHẬT ĐỈNH ĐÀ LA NI

KINH SỐ 974A

Hán dịch: Đời Tống_ Tây Thiên Trung Ấn Độ_ Nước Ma Già Đà, chùa Na Lan Đà _ Tam Tạng Sa Môn PHÁP THIÊN phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

  1. Nẵng mô bà nga phộc đế NAMO BHAGAVATE
  2. Tát phộc đát-lạt lộ chỉ-dã SARVA TRAILOKYA
  3. Bát la để vĩ thủy sắt-tra dã PRATIVISIṢṬĀYA
  4. Một đà dã BUDDHĀYA
  5. Đát nễ-dã tha TADYATHĀ
  6. Án_ Một long, một long, một long OṂ_ BHRŪṂ BHRŪṂ BHRŪṂ
  7. Thú đà dã, thú đà dã ŚODHAYA SODHAYA
  8. Vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã VIŚODHAYA VIŚODHAYA
  9. A sa ma, sa ma ASAMA SAMA
  10. Tam mãn đá phộc bà sa SAMANTA AVABHĀSA
  11. Sa-phả la na nga để, nga nga nẵng SPHARAṆA GATI GAGANA
  12. sa-phộc bà phộc, vĩ thuật đệ SVABHĀVA VIŚUDDHE
  13. Tị tru tả đổ hàm ABHIṢIṂCA TUMĀṂ
  14. Tát phộc đát tha nga đa SARVA-TATHĀGATA
  15. Tô nga đa SUGATA
  16. Phộc la, phộc tả nẵng VARA VACANA
  17. Mật-lật đa tị sái kế AMṚTA-ABHIṢEKAI
  18. La-mật hạ mẫu nại la, mãn đát-la bát nãi MAHĀ-MUDRA MANTRA-PADA
  19. Án_ A hạ la, a hạ la OṂ_ ĀHARA ĀHARA
  20. A dữu tán đà la ni ĀYUḤ SANDHĀRAṆI
  21. Thú đà dã, thú đà dã ŚODHAYA ŚODHAYA
  22. Nga nga nẵng, sa-phộc bà phộc, vĩ truật đệ GAGANA-SVABHĀVA VIŚUDDHE
  23. Ô sắt-nị sái vĩ nhạ dã, bả lị truật đệ UṢṆĪṢA-VIJAYA PARIŚUDDHE
  24. Sa ha sa-la thấp-minh tán tổ nễ đế SAHASRA-RAŚMI SAṂSUDĪTI
  25. Tát phộc đát tha nga đa SARVA-TATHĀGATA
  26. Phộc lộ kế nãnh AVALOKANA
  27. Tát phộc đát tha nga đá mạt đế SARVA-TATHĀGATA-MATI
  28. Sắt tra-bá la nhĩ đá ṢAṬ-PĀRAMITĀ
  29. Bả lị bố la ni PARIPŪRAṆI
  30. Ná xả bộ nhĩ, bát-la để sắt-xỉ đế DAŚA-BHŪMI PRATIṢṬITE
  31. Tát phộc đát tha nga đa hột-lị nãi dã SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA
  32. Địa sắt-xá đá ADHIṢṬANA
  33. Địa sắt-xỉ đế ADHIṢṬITE
  34. Án_ Mẫu nại lê, mẫu nại lê OṂ_ MUDRA MUDRA
  35. Ma hạ mẫu nại lê MAHĀ-MUDRA
  36. Phộc nhật la ca dã VAJRA-KĀYA
  37. Tăng hạ đát nễ , bả lị truật đệ SAṂHATANA PARIŚUDDHE
  38. Tát phộc yết ma phộc la noa, vĩ truật đệ SARVA-KARMA-AVARAṆA VIŚUDDHE
  39. Bát-la để nĩnh phộc đá dạ dục, vĩ truật đệ PRATINI VARTTĀYA ĀYUḤ VIŚUDDHE
  40. Án_ Mẫu nĩnh, mẫu nĩnh, ma hạ mẫu nĩnh OṂ_ MUṆI MUṆI MAHĀ-MUṆI
  41. A mẫu nĩnh, a mẫu nĩnh AMUṆI AMUṆI
  42. Vĩ mẫu nĩnh, vĩ mẫu nĩnh, ma hạ vĩ mẫu nĩnh VIMUṆI VIMUṆI MAHĀ-VIMUṆI
  43. Mạt để, mạt để, ma hạ mạt để MATI MATI MAHĀ-MATI
  44. Đá tha bộ đá TATHĀTĀ-BHŪTA
  45. Cú trí, bả lị truật đệ KOṬI PARIŚUDDHE
  46. Vĩ sa-bố tra, vĩ truật đệ VISPHUṬA VIŚUDDHE
  47. Án_ Hê hê OṂ_ HEHE
  48. Nhạ dã, nhạ dã, ma hạ nhạ dã JAYA JAYA MAHĀ-JAYA
  49. Sa-ma la, sa-ma la SMARA SMARA
  50. Sa-phả la, Sa-phả la SPHARA SPHARA
  51. Tát phộc một đà SARVA-BUDDHA
  52. Địa sắt-xá nẵng ADHIṢṬANA
  53. Địa sắt-xỉ đế ADHIṢṬITE
  54. Truật đệ, truật đệ ŚUDDHE ŚUDDHE
  55. Phộc nhật lê, phộc nhật lê, ma hạ phộc nhật lê VAJRĪ VAKRĪ MAHA-VAJRĪ
  56. A phộc nhật lê, phộc nhật la nghiệt tỳ A VAJRĪ VAJRA-GARBHE
  57. Nhạ dã nghiệt tỳ JAYA-GARBHE
  58. Vĩ nhạ dã nghiệt tỳ VIJAYA-GARBHE
  59. Phộc nhật-la, nhập-phộc la nghiệt tỳ VAJRA VAJRA-GARBHE
  60. Phộc nhật lộ na-nga đế VAJRA-UDGATE
  61. Phộc nhật lộ nạp-bà phệ VAJRA-UDBHAVE
  62. Phộc-nhật la tam bà phệ VAJRA SAṂBHAVE
  63. Phộc-nhật lê, phộc-nhật lê noa VAJRĪ VAJRIṆI
  64. Phộc-nhật lãm bà phộc đổ, ma ma (xưng tên, cầu điều cần làm ) VAJRĀṂ BHAVATU MAMA
  65. Tát lị lam, tát phộc tát đát-phộc ŚARIRAṂ SARVA-SATVĀ
  66. Nan tả, ca dã, bả lị truật đệ NĀṂCA-KĀYA PARIŚUDDHE
  67. Tát phộc nga để, bả lị truật đệ thất giả SARVA-GATI PARIŚUDDHE
  68. Tát phộc đát tha nga đá SARVA-TATHĀGATA
  69. Tam ma sa phộc sa SAMA ŚVASA
  70. Địa sắt-xỉ đế ADHIṢṬITE
  71. Tát phộc đát tha nga đá thất-giả hàm SARVA-TATHĀGATA-ŚCA MĀṂ
  72. Tát ma sa-phộc tát diễm đổ SAMA ŚVASA YAṂTU
  73. Án_ Tất-địa dã, tất-địa dã OṂ_ SIDDHYA SIDDHYA
  74. một đình, một đình BUDDHYA BUDHYA
  75. Vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã VIŚODHAYA VIŚODHAYA
  76. Vĩ mạo đà dã, vĩ mạo đà dã VIBODHAYA VIBODHAYA
  77. Mộ tả, mộ tả MOCA MOCA
  78. Vĩ mộ tả dã, vĩ mộ tả dã VIMOCAYA VIMOCAYA
  79. Thú đà dã, thú đà dã, vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã ŚODHAYA ŚODHAYA, VIŚODHAYA VIŚODHAYA
  80. Tam mãn đá đát bả lị mô tả dã SAMANTA PARIMOCAYA
  81. Tam mãn đá la thấp-minh, bả lị truật đệ SAMANTA-RAŚMI PARIŚUDDHE
  82. Tát phộc đát tha nga đa tam ma dã SARVA-TATHĀGATA-SAMAYA
  83. Địa sắt-xá nẵng ADHIṢṬANA
  84. Địa sắt-xỉ đế ADHIṢṬITE
  85. Án_ Mẫu nại-lê, ma hạ mẫu nại-la OṂ_ MUDRĪ MAHĀ-MUDRA
  86. Mẫu đát-la bát ná MUDRA-PADA
  87. Địa sắt-xỉ đế ADHIṢṬITE
  88. Sa-phộc hạ SVĀHĀ

TÔN THẮNG PHẬT ĐỈNH ĐÀ LA NI

KINH SỐ 974B

Hán dịch: Tam Tạng KIM CƯƠNG TRÍ  Phạn văn: HOẰNG PHÁP Đại Sư
Việt dịch: HUYỀN THANH

Nẵng mồ bà nga phộc đế (Quy mệnh Thế Tôn)

Đát-lạt lộ-chỉ dã (Ba đời hoặc ba cõi)

Bát-la để vĩ thủy sắt-tra dã (Tối thù thắng)

Một đà dã (Đại Giác)

Bà nga phộc đế (Thế Tôn)

*) Phần trên là: Đệ nhất Quy Kính Đức Môn

Đát nễ-dã tha (Ấy là, hoặc liền nói)

Án (ba Thân, Vô Kiến Đỉnh Tướng)

*) Phần trên là Đệ nhị Chương Biểu (biểu thị sáng tỏ) Pháp Thân Môn

Vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã (thanh tịnh)

Sa ma, sa ma, sa mãn đá phộc bà (chiếu diệu khắp cả)

Sa-phả la noa (duỗi tràn khắp nơi)

Nga để, nga hạ nẵng (rừng 6 nẻo đông đúc)

Sa-phộc bà phộc, vĩ truật đệ (tự nhiên thanh tĩnh)

*) Phần trên là Đệ tam Tĩnh Trừ Ác Thú Môn

A tị tru tả đổ hàm (Quán đỉnh cho tôi)

Tố nga đá (Thiện Thệ)

Phộc la, phộc tả nẵng (lời giảng dạy thù thắng)

A mật-lị đa tị sái kế, ma ha mạn đát-la bả nãi (Cam Lộ, cũng nói là Câu Quán Đỉnh Bất Tử)

A hạ la, a hạ la (Nguyện xin nhiếp thọ, nhiếp thọ, nhiếp thọ. Lại do dùng 3 lần để nhiếp thắng các khổ não)

A dữu tán đà la ni (trụ vững chắc giữ gìn Thọ Mệnh)

*) Phần trên là : Đệ tứ Thiện Minh Quán Đỉnh Môn

Thú đà dã, thú đà dã, nga nga nẵng, vĩ truật đệ (như Hư Không thanh tĩnh)

Ô sắt-ni sái (Phật Đỉnh)

Vĩ nhạ dã, vĩ truật đệ (Tôn Thắng thanh tĩnh)

Thiên quang Minh (Ngàn ánh sáng)

Tán tổ nễ đế (cảnh giác)

Tát phộc đát tha nga đa phộc lộ già nãnh, sa tra-bá la nhĩ đá , ba lị bố la ni. Tát phộc đát tha nga đa hột-la ná dã địa sắt-xá nẵng, địa sắt-xỉ đá (nơi gia trì Thần Lực của tất cả Như Lai)

Ma hạ mẫu nại-lê (Ấn Khế)

Phộc nhật-la ca dã, tăng hạ đá nẵng, vĩ truật đệ (Kim Cương câu tỏa thân thanh tịnh)

Tát phộc phộc la noa, bá dã, nạp lị-nghiệt để, bả lị vĩ truật đệ (tất cả chướng thanh tĩnh. Ấy là: Nghiệp chướng, Báo chương, Phiền Não chướng đều thanh tịnh) *) Phần trên là: Đệ ngũ Thần Lực Gia Trì Môn

Bát-la để nãnh, miệt la-đa dã, a dục truật đệ (Thọ mệnh tăng trưởng đều được thanh tịnh)

Tam ma dã địa sắt-xỉ đế (Thệ nguyện gia trì)

Ma ni, ma ni, ma ha ma ni (báu của Thế Gian cũng nói là Pháp Bảo, ấy là tư lương của 2 loại Phước Tuệ)

*) Phần trên là: Đệ lục Thọ Mệnh Tăng Trưởng Môn

Đát đạt đá, bộ đa cú trí, bả lị truật đệ (Chân Như thật tế tràn đầy thanh tịnh)

Vĩ sa-phổ tra, một đà, truật đệ (hiển hiện Trí Tuệ thanh tịnh)

Nhạ dã, nhạ dã. Vĩ nhạ dã, vĩ nhạ dã (Tối thắng, tối thắng. Tức là Chân Tục Nhị Đế Pháp Môn)

Sa-ma la, sa-ma la (Niệm trì Định Tuệ tương ứng)

*) Phần trên là: Đệ thất Định Tuệ Tương Ứng Môn

Tát phộc một đà (Tất cả chư Phật)

Nẵng mô Tỳ Bà Thi Ninh đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Tỳ Bà Thi Như Lai)

Nẵng mô Thi Khí nẵng đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Thi Khí Như Lai)

Nẵng mô Tỳ xá phù-phệ đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Tỳ Xá Phù Như Lai)

Nẵng mô Ca-la câu tôn đà dã đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Câu Lưu TônNhư Lai)

Nẵng mô ca nẵng ca mâu ni nẵng duệ đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Câu Na Hàm Mâu Ni Như Lai)

Nẵng mô Ca diệp bà dã đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Ca Diệp Như Lai)

Nẵng mô Thích Ca Mâu Ni nẵng duệ đát tha nghiệt đa dã (Kính lễ Thích Ca Mâu Ni Như Lai)

Nẵng mô a lợi-gia phộc lộ chỉ đế thấp-phộc la dã, mạo địa tát đa-phộc (Kính lễ Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát)

Địa sắt-xỉ đa, truật đệ (Gia trì thanh tĩnh)

Phộc nhật-lị, phộc nhật-la nghiệt tỳ (Kim Cương Tạng)

Phộc nhật-la, bà phù đổ (Nguyện thành Kim Cương)

Ma ma (Tôi, tự xưng tên họ…Nếu vì người khác thì xưng tên họ của người ấy)

*) Phần trên là : Đệ bát Kim Cương Cúng Dường Môn

Thiết lị lam, tát phộc tát đát-phộc nan tả, ca dã, bả lị vĩ truật đệ (tất cả Thân của Hữu Tình được thanh tịnh)

Tát phộc nga để, bả lị truật đệ (Tất cả các nẻo đều thanh tịnh)

Tát phộc đát tha nghiệt đa thất giả, minh tam ma, thấp phộc sa diễm đổ. Tát phộc đát tha nghiệt đa tam ma thấp-phộc sa, địa sắt-xỉ đế (tất cả Như Lai an ủi khiến được gia trì)

Một địa-dã, một địa-dã. Vĩ một địa-dã, vĩ một địa-dã (Sở Giác, sở giác)

Mạo đà dã, mạo đà dã. Vĩ mạo đà dã, vĩ mạo đà dã (hay khiến cho Giác Ngộ.

Hay khiến cho có sự tinh tốc được Giác Ngộ)

Tam mãn bả bả lị truật đệ (Thanh tịnh tràn ngập khắp)

Tát phộc đát tha nghiệt đa hột-lị ná dã, địa sắt-xá nẵng, địa sắt-xỉ đa (nơi gia trì Thần Lực của tất cả Như Lai)

Ma ha mẫu nại-lị (Đại Ấn, ấy là Như Lai Đại Ấn)

*) Phần trên là : Đệ cửu Phổ Chứng Thanh Tĩnh Môn

Sa-phộc hạ (câu Cát Tường, nghĩa Thành Tựu)

SAMAPTA (kết thúc, chấm hết)

*) Phần trên là: Đệ thập Thành Tựu Niết Bàn Môn

Thầy dạy rằng: Đà La Ni này có 9 bản là các Bản dịch của Đỗ Hành Khải, Nguyệt Chiếu Tam Tạng, Nghĩa Tịnh Tam Tạng, Phật Đà Ba Lị, Thiện Vô Úy Tam Tạng , Kim Cương Trí Tam Tạng, Bất Không Tam Tạng, Bản chú thích của Pháp Sùng, Phạn Bản sở truyền của Hoằng Pháp Đại Sư.

Nay dùng Bản Phạn của Hoằng Pháp Đại Sư và bản dịch của Tam Tạng Kim Cương Trí thêm chữ cho đầy đủ thành bản Hán Phạn song đối. Hoằng Pháp Đại Sư ở Nhật Bản được ngài Huệ Quả A Xà Lê trao cho bản Phạn bằng lá cây Đa La, trong đó có ghi Phạn Hiệu của 7 vị Phật và Quán Âm nên khác với bản Phạn khác, mong người đời sau biết cho

Luật Cửu năm thứ hai_ Tân

21/09/1997

GIA CÚ LINH NGHIỆM PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI KÝ

KINH SỐ 974C

(Ghi sự linh nghiệm về việc thêm câu của Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni)

Hán văn: Triều Nghị Đại Kiêm Thị Ngự Sử VÕ TRIỆT thuật
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

Phật Đảnh Tôn Thắng Đà La Ni là Tạng Bí Mật của hết thảy Như Lai gồm hết các Pháp Môn Trí Ấn của Đại Nhật Như Lai, lành tốt trong sạch phá hết thảy đường ác. Đà La Ni có Đại Thần Lực vậy. Đây là Bản do Ngài Phật Đà Ba Lị truyền trong năm Nghĩa Phụng, khắp Thiên Hạ trì tụng rất nhiều. TRIỆT từ thuở nhỏ cũng thường trì niệm. Đầu năm Vĩnh Thái, sau khi có tang vợ lại càng thêm chuyên tâm cầu Pháp Xuất Ly. Khi đó trong Điện có ông Thị Ngự Sử TƯƠNG NA cũng thường trì tụng Đà La Ni này. Một ngày kia, trong Thất riêng, tự đến mà nói rằng: “Nay được Đạo rốt ráo phi thường khó gặp”. TRIỆT cung kính hỏi ra mới biết là Tôn Thắng Đà La Ni vậy. Bảo cần nên tụng, câu văn có nhiều tiếng khác, liền lạy mà tụng. (Tương Na) lại nói: “Ta nhận ở nơi Vương Khai Sĩ. Khai Sĩ thọ nơi Kim Cương Trí Tam Tạng. Sư nói: Tây Quốc (Ấn Độ) cũng ít có Bản này. Ta đem Bản Phạn bí mật truyền cho”. Đọc tụng khen là việc kỳ lạ, nếu không cầu Bản đó thì thật lấy làm tiếc. Về sau, mỗi khi gặp Tịnh Sĩ đều cầu hỏi. Bỗng gặp được Tế Công có văn bản này.

Trong năm Khai Nguyên, ở dưới núi Ngũ Đài có một cư sĩ tịnh tu họ Vương có việc phải đi xa. Sau khi trở về thì cha mất không nhìn được mặt, nên chí tâm tụng Tôn Thắng Đà La Ni số hơn 10 vạn biến, chí thành cầu nguyện cho thấy được cha sanh về cõi nào, nhưng vẫn không thấy, muốn bỏ xuống núi. Bỗng gặp một Lão Nhân bảo cư sĩ rằng: “Nhân Giả trì niệm thật là khổ nhọc! Nhưng câu văn phần nhiều sai sót. Nay Ta trao cho Bản đầy đủ”.

Cư sĩ lạy rồi nhận lấy. (Lão Nhân) lại nói: “Có thể tụng Ngàn biến một ngày”.

Bỗng nhiên vào lúc nửa đêm, nghe ngọc khua sáo thổi xuống nơi đình chùa. Bấy giờ cư sĩ sợ hãi đứng dậy nhìn xem, thấy chư Thiên số có 10 người vây quanh một vị Trời. Vị đó hỏi trước rằng:”Ngươi có biết Ta không ?”.

Cư sĩ trả lời: “Không biết”.

Vị Trời nói rằng:”Ta tức là cha ngươi. Do năm nay, ngươi tụng Tôn Thắng Đà La Ni mà Ta được Thần Lực như vầy. Từ đó về sau Phước càng tăng thêm, không biết ngươi được Bản nào?Từ ấy đến nay, Ta nhờ sức của ngươi mà được làm vua Thiên Tiên. Nên biết chỗ trì niệm của ngươi công hiệu không thể lường được”.

Nói xong liền bay đi. Cư sĩ cảm thán lễ lạy, từ đó lại thêm tinh tấn.

Sau khi đến Đông Kinh, có một Học Sĩ tu hành là Vương Thiếu Phủ cũng có Bản Tôn Thắng của Ngài Ba Lỵ, tụng trì đủ số một vạn. Bỗng nhiên ở trong đêm, mộng thấy một vị Phạm Tăng đi lại bảo Thiếu Phủ rằng:”Hiền Giả niệm tụng rất tinh thành, nhưng Bản Văn có sai thiếu nên không đủ công lực”.

Vương Thiếu Phủ cúi lạy cầu thỉnh văn chính.Phạm Tăng bèn trao cho Bản có câu văn đầy đủ. Ghi lại rồi tiễn vị Tăng ra khỏi cửa, ánh sáng tỏ như ban ngày, cho đến nơi giường thấy tôi tớ đang ngủ, bất giác la lên: “Sáng rồi”.

Tôi tớ nói:”Nay mới nửa đêm”, bỗng nhiên ánh sáng lần lần tắt. Vương Thiếu Phủ thấy việc lạ lùng, nhắm mắt mà tụng cho đến sáng càng thêm tinh cần.

Đầu năm Thiên Bảo, Ngũ Đài Sơn Vương Khai SĩVương Thiếu Phủ ở Đông Đô đều không biết nhau, bỗng nhiên Vương Thiếu Phủ bị chết thình lình, 7 ngày sau sống lại. Trong Thành đều mừng rỡ , thảy đều hỏi thăm Cư Sĩ. Khi ấy Vương Khai Sĩ cũng đến hỏi thăm lý do sống lại. Vương Thiếu Phủ nói: “Đầu tiên Ta đang nằm, bỗng nhiên thấy 2 Sứ Giả đến bắt Ta đem đi, trải qua 10 dặm đến dưới gốc cây lớn. Hai Sứ Giả ngồi nghỉ, Ta cũng vậy. Bỗng nhớ đến Tôn Thắng, liền nhắm mắt tụng 21 biến, mở mắt ra xem thì không thấy 2 Sứ Giả. Bỗng chốc có 4 người đến quỳ rồi nói rằng: “ Nhân Giả tu hành thế nào mà được lợi ích như thế? Hai Sứ Giả đến bắt Ngài cũng được sanh Thiên “.

Vương Thiếu Phủ nói: “Tôi chỉ tụng Tôn Thắng Đà La Ni”.

Bốn người kia nói: “Xin do Công Đức Lực này. Vì Đệ Tử mà tụng vậy để cứu bạt khổ nạn

Vương Thiếu Phủ nhắm mắt tụng 21 biến, mở mắt ra lại không thấy 4 người kia. Thoắt chốc, trong Hư Không lại nghe tiếng Mâu Giáp khua vang. Có một vị áo đỏ mặc Giáp, tùy tùng rất nhiều, đến trước mặt quỳ gối thưa rằng: “Tôi là Ngũ Đạo Minh Tư, tuy địa vị rất là tôn quý nhưng vẫn là Thần Đạo, mong được sanh Thiên, 6 người kia do Pháp lực của Thầy mà được sanh Thiên Nay xin thỉnh Ngài đến chỗ con mà tụng, mong chút Phước Ấm”. Ta cùng đi đến một ngôi nhà chu vi 10 dặm. Ở đây toàn là tội nhân bị cùm trói hành phạt, trao khảo đánh đập. Vị Thần mời Vương Thiếu Phủ lên Tòa cao, còn mình thì quỳ ở dưới lắng nghe. Vương Thiếu Phủ nhắm mắt lại chí tâm tụng 49 biến, mở mắt ra xem không có lấy một người, chỉ toàn thấy gông cùm xiềng xích gẫy nát. Vương Thiếu Phủ sợ quá không biết là do đâu.

Bỗng nhiên có 4 người đến nói: “Lệnh vua sai đến bắt vì làm loạn cõi Âm, dám phá cõi của Ta”. Liền bắt Vương Thiếu Phủ vào một hang trống rồi cho sống lại. Quả thật, Tôn Thắng Đà La Ni có thần lực không thể nghĩ bàn”.

Ngay lúc đó, Ngũ Đài Sơn Vương Khai Sĩ và Vương Thiếu Phủ đều cùng nói rõ Bản Trì Tụng, xem lại câu văn thảy đều giống nhau như một Bản, hai người cùng lạy tạ. Vương Sơn Nhân nói: “Bản của tôi thọ nơi Thánh Công Ngũ Đài Sơn”.

Vương Thiếu Phủ nói: “Bản của tôi thọ nơi Kim Cang Trí Tam Tạng có để trong rương Phạm”.

Ba người cùng xem xét lại, thấy giống nhau như một. Nên biết chúng sanh nghe Pháp có lúc lưu truyền Giáo Pháp, cũng có lúc cảm thán, Thế Gian chân thật khó có. Đây là lấy từ Phạn Bản của Kim Cang Trí Tam Tạng, còn Truyền Bản của Ngài Phật Đà Ba Lị cũng có câu văn đồng nhau. Như trong Bản cũ có 9 câu 69 chữ. Ngoài Ba Lị Tăng Huệ Lâm nhân lúc sửa Đại Tạng Mục Lục chua nhập vào Tạng Kinh hơn 600 quyển cùng với Bản của Võ Triệt Đà La Ni Cảm Ứng Thần Nghiệm thảy đều y nhau. Tựa của quyển, năm Nguyên Hòa thứ 14, Ất Sửu. Tương Đại Phu triều trước với đồng sự là Xá Nhân Trương Thừa Phước cùng trăm Trai Tăng mỗi mỗi đều thọ trì Tôn Thắng Đà La Ni có công hiệu, từng bị Minh Tư (cõi Âm) bức bách, do oai lực bất khả tư nghị của Chân Ngôn mà không bị khổ lại còn cứu bạt các khổ cho quần sanh. Có ghi nơi Truyện “Lâm ở Thành Đô Phủ” được chép trong Tạng Kinh vào thời Như Ý, năm thứ hai, tháng 3, ngày 13

 

SỰ CẢM ỨNG CỦA PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI

Khai Nguyên, năm thứ 26, mùa Đông. Có Thần Đô Trương Phiếu Trưởng Sử, từ thuở nhỏ đã hiếu dưỡng cha mẹ. Sau khi cha mẹ chết bị trầm luân nơi Ác Đạo. Do thành tâm báo ân, luôn nghĩ cứu độ, bèn vào trong núi tụng trì Tôn Thắng Đà La Ni, chí thành cầu nguyện mong thấy vong linh cha mẹ được sanh về cõi an lạc. Ngày ngày đọc tụng không dứt, trong 6 năm vẫn không thấy hiệu nghiệm nên muốn thoái tâm. Bỗng nhiên thấy một ông già dung mạo khác thường nói rằng: “Đây không phải là Chú không linh nghiệm, cũng không phải là người không tận lực. Nhưng tại vì cách Phật khá xa, phiên dịch phần lớn thiếu sót rất nhiều”.

Ông lão liền truyền miệng cho.”Nay sao lục một Bản y câu văn, tụng trì mãn 7 ngày tất được thấy cha mẹ”

Liền y theo Khẩu Quyết của ông lão, chí tâm lễ lạy, ngước đầu lên thì ông lão biến mất, không rõ là Hiền Thánh nơi nào, sợ hãi vô cùng, càng thêm chí thành, y như lời dạy của Văn Bản chuyên tâm thọ trì. Trải qua 6 ngày, tức vong linh cha mẹ đều đến, thương tiếc khôn nguôi, buồn vui lẫn lộn là lẽ đương nhiên, rồi nói rằng: “(Chúng ta)bị đọa trong Địa Ngục lớn, thọ các khổ, trải qua nhiều năm. Nhờ công lực chí thành của con, nay gần được sanh Thiên. Nay từ cõi Tiên mà xuống cùng con gặp nhau”. Oai quang và tướng cũng đổi thay, thuật lại đầy đủ các nhân duyên như khi còn sống.

Phàm làm con hiếu, xem được việc cảm ứng này sao lại không để tâm nơi lời Thánh dạy, không cần biết đến, chạy theo 6 Tình, ham đắm Dục Lạc thì được ích gì?!… Như Thích Tử Mục Liên cứu mẹ, việc này có trong sách sử. Trưởng Sử chí thành mà có cảm ứng như vậy.

Sau lại có Tăng Truyện, tụng niệm được Xá Lợi và Cảnh Giới rất nhiều. Sau đến Đông Đô ghi lại việc này vì muốn cho người biết được để làm theo mà lưu truyền cho Đệ Tử nhà Phật. Trường Khánh năm thứ ba, tháng 4, trung tuần, Huyện Úy Mã Dương Thu Mãn trước ở Phụng Thiên. sau dời về núi Bổ, trụ ở Đông Thành Thạch Tử, Phường Cựu Đệ, trì Bản Tôn Thắng của Ba Lợi 15 năm chưa từng bỏ qua. Sau lại đến núi Bổ trải qua nhiều tháng, bỗng nhiên mộng thấy một vị Thần mặc giáp, dung mạo khác thường nói rằng: “Ngươi chí thành trì tụng Chân Ngôn này sao lại không đến chùa Cảnh Phước phường Đông Lang ? Có một vị Tăng trì niệm Bản Tôn Thắng linh nghiệm. Nếu trì thì công lực tăng thêm rất nhiều”.

Nghe rồi rất sợ hãi, mồ hôi tuôn ướt áo, mong sáng để đi đến gặp vị Tăng kia. Sau nhiều ngày mới được gặp vị Tăng đó, Pháp Danh là Nghĩa Truy. Gặp rồi thưa hỏi, quả nhiên vị này đã tu Pháp Môn đó từ lâu, xa gần đều theo học. Tăng hỏi rằng:”Có việc gì mà đến đây?

(Mã Dương Thu Mãn) ngồi xuống xong xuôi mới trình bày việc trong mộng. Truy nói: “Lạ thay! Lạ thay! Ta cất Bản này, xưa nay chưa ai biết được. Nay ông được Thần Nhân chỉ dẫn. Ta không dám cất dấu”.

Rồi bảo Đệ Tử đem tráp đến mở ra , đúng thật là chân truyền. Nhận xong liền trở về xem lại Bản cũ của Ba Lợi có rất nhiều sai sót, mới y Pháp tu hành theo Bản mới, thần nghiệm vô cùng. Được truyền Tôn Thắng Du Già, 2 quyển mới biết Thánh dạy rõ ràng, làm các Pháp Độ không thể dùng Phàm Trí. Ghi lại nhân duyên truyền cho người cùng chí hướng.

 

 

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI

Nam mô bà nga phạ đế, đát ra lộ chỉ dã, bát ra để vĩ thỉ sắt tra dã, một đà dã, bà nga phạ để.

(NAMO BHAGAVATE TRAILOKYA PRATIVIŚIṢTĀYA BUDDHĀYA BHAGAVATE)

Đát nễ dã tha: Úm_ Vĩ thuật đà dã, vĩ thuật đà dã.

(TADYATHĀ: OṂ_ VIŚODHAYA VIŚODHAYA)

Sa ma sa ma, tam mãn đa phạ bà sa

(ASAMA SAMA_ SAMANTA AVABHĀSA)

Sa bạt ra nõa nga để nga ha nẵng, sa phạ bà phạ, vĩ thuật đệ.

(SPHARAṆA GATI GAHĀNA SVABHĀVA VIŚUDDHE)

A tỳ tiến tả đô hàm

(ABHIṢIṂCA TUMĀṂ)

Tát nga đa, a dữu tán đà, a mật lật đa tỳ kế.

(SUGATA VARA VACANA AMṚTA ABHIṢEKAI)

A ha ra, a dữu tán đà ra ni, thú đà dã thú đà dã.

(ĀHARA ĀYUḤ SANDHĀRAṆĪ_ ŚODHAYA ŚODHAYA)

Nga nga nẵng vĩ thuật đệ.

(GAGANA VIŚUDDHE)

Ô sắc nị sái vĩ nhạ dã, vĩ thuật đệ.

(UṢṆĪṢA-VIJAYA VIŚUDDHE)

Sa ba sa ra, ra thấp minh, tán tổ nễ để, tát phạ đát tha nga đa

(SAHASRA RAŚMI SAṂSUDĪTI SARVA-TATHĀGATA)

Phạ lô yết nễ sa tra bà ra mật đa bà lợi đế ra ni.

(AVALOKANA SAD-PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI)

Tát bà đát tha nghiệt đa, ngật lị đà dã, địa sắt sa nẵng, địa sắc xỉ đa, ma ha mẫu nại ra.

(SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀMUDRA)

Phạ nhật ra ca dã, tăng ha đa nẵng, vĩ thuật đệ.

(VAJRA-KĀYA SAṂHATANA VIŚUDDHE)

Tát phạ ra nõa bà da đột lật yết đế , bạt lị thuật đệ.

(SARVA-AVARAṆA-PAYA DURGATI PARIŚUDDHE)

Bát ra để ninh tỳ a đa dã dục, thuật đệ. Tam ma dã, địa sắc xỉ đế.

(PRATINI VARTTĀYA ĀYUḤ ŚUDDHE _ SAMAYA ADHIṢṬITE) Ma ninh, ma ha ma ninh. (MAṆI MAHĀ-MAṆI)

Đát khuyết đà bộ đa câu trí, bạt lị thuật đệ.

(TATHĀTĀ BHŪTA-KOṬI PARIŚUDDHE)

Vĩ sa phổ tra một trì thuật đệ.

(VISPHUṬA BUDDHI ŚUDDHE)

Nhạ dã, vĩ nhạ dã.

(JAYA_ VIJAYA)

Sa ma ra, sa ma ra.

(SMARA SMARA)

Tát phạ một đà, địa sắc xỉ đa thuật đệ.

(SARVA BUDDHA ADHIṢṬITA ŚUDDHE)

Phạ nhật rị, phạ nhật ra, tát bệ phạ nhật lam, bà phạ đô (VAJRĪ VAJRA-GARBHE VAJRĀṂ BHAVATU)

ma ma (Xưng tên…) Xá lợi lam. Phạ tát đỏa nẫm dã, ca da, bạt lị thuật đệ.

(MAMA ŚARIRAṂ SARVA SATVĀNĀṂCA KĀYA PARIVIŚUDDHE)

Tát phạ nga đế, bạt lị thuật đệ.

(SARVA-GATI PARIŚUDDHE)

Tát phạ đát tha nghiệt đa, thất dã, minh, ma, thấp phạ bà diễn đô.

(SARVA TATHĀGATA-ŚCA ME SAMA ŚVASA YAṂTU)

Tát phạ đát tha nghiệt đa, ma thấp phạ sa, địa sắc xỉ đế.

(SARVA TATHĀGATA-SAMA ŚVASA ADHIṢṬITE)

Một địa dã, vĩ mạo đà dã, vĩ mạo đà dã

(BUDDHYA _ VIBODHAYA VIBODHAYA)

Tam mãn đa, bạt lị thuật đệ

(SAMANTA PARIŚUDDHE)

Tát phạ đát tha nghiệt đa, ngật lị đà dã, địa sắc sá nẵng, địa sắc xỉ đa, ma ha mẫu nại ra, tát phạ ha

(SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀ-

MUDRA_ SVĀHĀ)

GIA CÚ LINH NGHIỆM TÔN THẮNG ĐÀ LA NI

_Một Quyển (Hết)_

PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI GIA TỰ CỤ TÚC BẢN

Nẵng mô bà nga phộc đế, đát-lại chỉ dã, Bát-la để, vĩ thủy sắt-tra dã, một đà dã, bà nga phộc để

(NAMO BHAGAVATE TRAILOKYA PRATIVIŚIṢTĀYA BUDDHĀYA

BHAGAVATE)

Đát nễ-dã tha: Úm_Vĩ thú đà dã, vĩ thú đà dã

(TADYATHĀ: OṂ_ VIŚODHAYA VIŚODHAYA)

Sa ma sa ma, tam mãn đá phộc bà sa

(ASAMA SAMA_ SAMANTA AVABHĀSA)

Sa-phả la noa, nga để, nga hạ nẵng, sa-phộc bà phộc, vĩ truật đệ

(SPHARAṆA GATI GAHĀNA SVABHĀVA VIŚUDDHE)

A tị tru tả đổ hàm

(ABHIṢIṂCA TUMĀṂ)

Tố nga đá, phộc la, phộc tả nẵng. A mật-lật đá tị sái kế, ma hạ mạn đát-la bả nãi.

(SUGATA VARA VACANA AMṚTA ABHIṢEKAI MAHĀ-MANTRAPADA)

A hạ la, a hạ la. A dữu, tán đà la ni. Thú đà dã, thú đà dã.

(ĀHARA ĀHARA_ ĀYUḤ SANDHĀRAṆĪ_ ŚODHAYA ŚODHAYA)

Nga nga nẵng, vĩ truật đệ.

(GAGANA VIŚUDDHE)

Ô sắt-ni sái vĩ nhạ dã, vĩ truật đệ

(UṢṆĪṢA-VIJAYA VIŚUDDHE)

Sa ha sa-la , la thấp-minh, tán tổ nễ đế. Tát la-phộc đát tha nga đá

(SAHASRA RAŚMI SAṂSUDĪTI SARVA-TATHĀGATA)

Phộc lộ ca nãnh, sa tra-bá la nhĩ đá, bả lị bố la ni

(AVALOKANA SAD-PĀRAMITĀ PARIPŪRAṆI)

Tát la-phộc đát tha nga đá hột-lị ná dã. Địa sắt-xá nẵng, địa sắt-xỉ đá. Ma hạ mẫu nại-lị.

(SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀ-MUDRĪ)

Phộc nhật-la ca dã, tăng hạ đá nẵng, vĩ truật đệ

(VAJRA-KĀYA SAṂHATANA VIŚUDDHE)

Tát la-phộc phộc la noa, bá dã, nạp nghiệt để, bả lị vĩ truật đệ

(SARVA-AVARAṆA-PAYA DURGATI PARIŚUDDHE)

Bát-la để nãnh, miệt la-đá dã. A dục, truật đệ. Tam ma dã, địa sắt-xỉ đế

(PRATINI VARTTĀYA ĀYUḤ ŚUDDHE _ SAMAYA ADHIṢṬITE)

Ma ni, ma ni, ma ha ma ni

(MAṆI MAṆI MAHĀ-MAṆI)

Đát đạt đá, bộ đa cú trí, bả lị truật đệ

(TATHĀTĀ BHŪTA-KOṬI PARIŚUDDHE)

Vĩ sa-phổ tra, một địa, truật đệ

(VISPHUṬA BUDDHI ŚUDDHE)

Nhạ dã, nhạ da. Vĩ nhạ dã, vĩ nhạ dã

(JAYA JAYA_ VIJAYA VIJAYA)

Sa-ma la, sa-ma la

(SMARA SMARA)

Tát la-phộc một đà, địa sắt-xỉ đa, truật đệ

(SARVA BUDDHA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE)

Phộc nhật-lị, phộc nhật-la nghiệt tỳ. Phộc nhật-lam, bà phộc đổ

(VAJRĪ VAJRA-GARBHE VAJRĀṂ BHAVATU)

Ma ma (Xưng tên…..) Thiết lị ổn, tát la-phộc tát đát-phộc nan tả, ca dã, bả lị vĩ thú đệ.

(MAMA ŚARIRAṂ SARVA SATVĀNĀṂCA KĀYA PARIVIŚUDDHE)

Tát la-phộc nga để, bả lị truật đệ

(SARVA-GATI PARIŚUDDHE)

Tát la-phộc đát tha nghiệt đa thất-giả, minh tam ma thấp-phộc sa diễm đỗ

(SARVA TATHĀGATA-ŚCA ME SAMA ŚVASA YAṂTU)

Tát la-phộc đát tha nghiệt đa, tam ma thấp-phộc sa, địa sắt-xỉ đế

(SARVA TATHĀGATA-SAMA ŚVASA ADHIṢṬITE)

Một địa-dã, một địa-dã. Vĩ một địa-dã, vĩ một địa dã

(BUDDHYA BUDDHYA_ VIBUDDHYA VIBUDDHYA)

Mạo đà dã, mạo đà dã. Vĩ mạo đà dã, vĩ mạo đà dã

(BODHAYA BODHAYA_ VIBODHAYA VIBODHAYA)

Tam mãn đá, bả lị truật đệ

(SAMANTA PARIŚUDDHE)

Tát la-phộc đát tha nghiệt đá hột-lị ná dã. Địa sắt-xá nẵng, địa sắt-xỉ đa.

Ma hạ mẫu nại-lị, Sa-phộc ha

(SARVA TATHĀGATA-HṚDAYA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE MAHĀMUDRĪ SVĀHĀ)

Đà La Ni này trong Bản của Thiên Trúc Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY đem truyền tại cõi này. PHẬT ĐÀ BA LỢI lại đem lưu truyền các Bản đều thiếu. Do đây nên lấy Bản đầy đủ để lưu hành

GHI CHÚ NGHĨA CỦA PHẬT ĐỈNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI

KINH SỐ 974D

Hán dịch: Chùa Đại Hưng Thiện_ Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch
Việt dịch: HUYỀN THANH

 

 

_Nẵng mô bà nga phộc đế (Quy mệnh Thế Tôn)

NAMO BHAGAVATE

_Đát-lạt lộ chỉ-dã (3 đời, 3 cõi)

TRAILOKYA

_Bát-la để vĩ thủy sắt-tra dã (Tối thù thắng)

PRATIVIŚIṢTAYA

_Một đà dã (Đấng Đại Giác)

BUDDHĀYA

_Bà nga phộc đế (Thế Tôn)

BHAGAVATE

_Đát nễ-dã tha (Ấy là, liền nói Chú)

TADYATHĀ

_Án (tất cả Pháp vốn chẳng sinh, cũng nói là 3 Tạng, Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng)

OṂ

_Vĩ thú đà dã (Tĩnh trừ), vĩ thú đà dã

VIŚODHAYA VIŚODHAYA

_Sa ma, sa ma, tam mãn đa phộc bà sa (Chiếu diệu khắp mọi nơi)

ASAMA SAMA SAMANTA AVABHĀSA

_Sa-phả la noa (dang duỗi vòng khắp)

SPHARAṆA

_Nghiệt để, nga ha nẵng (rừng đông đúc của 6 nẻo)

GATI GAHĀNA

_Sa-phộc bà phộc, vĩ thuấn đệ (Tự Tính thanh tĩnh)

SVABHĀVA VIŚUDDHE

_A tỳ tru giả đổ hàm (Quán Đỉnh cho tôi)

ABHIṂIMCA TUMĀṂ

_Tố nghiệt đa (Thiện Thệ)

SUGATA

_Phộc la, phộc giả nẵng (lời dạy bảo Thù Thắng)

VARA VACANA

_A mật-lị đa tỳ sái kế (Cam Lộ Quán Đỉnh, cũng nói là Bất Tử Cú Quán Đỉnh.

Cam Lộ là Pháp Thân Giải Thoát)

AMṚTA ABHIṢEKAI

_A ha la, a ha la (Nguyện xin nhiếp thọ. Nguyện rũ lòng thương nhiếp thọ.

Cũng nói là Hoại khắp cả, thoát các khổ não)

ĀHARA ĀHARA

_A dục, tán đà la ni (nhận giữ gìn Thọ mệnh)

ĀYUḤ SANDHĀRAṆĪ

_Thú đà dã, thú đà dã (thanh tĩnh)

ŚODHAYA ŚODHAYA

_Nga nga nẵng, vĩ thú đệ (như Hư Không thanh tĩnh)

GAGANA VIŚUDDHE

_Ô sắt-nị sa vĩ nhạ dã, vĩ thuấn đệ (Phật Đỉnh Tôn Thắng thanh tĩnh)

UṢṆĪṢA-VIJAYA VIŚUDDHE

_Sa ha sa-la la thấp-nhĩ (1000 ánh sáng)

SAHASRA RAŚMI

_Tán tổ nễ đế (cảnh giác)

SAṂSUDĪTI

_Tát phộc đát tha nghiệt đa, địa sắt-tra nẵng, địa sắt-xỉ đa (nơi gia trì Thần

Lực của tất cả Như Lai)

SARVA TATHĀGATA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE

_Ma ha mẫu nại-lị (Ấn Khế. Nếu giải rộng là Thân Ấn, Ngữ Ấn, Tâm Ấn, Kim Cương Ấn như Lý Thú Bát Nhã có ghi)

MAHĀ-MUDRĪ

_Phộc nhật-la ca dã, tăng ha đa nẵng, vĩ thuấn đệ (thanh tịnh câu tỏa Thân Kim Cương)

VAJRA-KĀYA SAṂHATANA VIŚUDDHE

_Tát phộc phộc la noa, bá dã nạp nghiệt để, bả lị vĩ thuấn đệ (tất cả chướng thanh tịnh. Tất cả chướng là Nghiệp chướng, Báo chướng, Phiền Não chướng đều thanh tịnh)

SARVA AVARAṆA PAYA DURGATI PARIVIŚUDDHE

_Bát-la để nễ mạt đa dã, a dục thuấn đệ (Thọ Mệnh tăng trưởng đều được thanh tịnh)

PRATINI VARTTĀYA ĀYUḤ ŚUDDHE

_Tam ma gia địa sắt-xỉ đế (Thệ nguyện gia trì)

SAMAYA ADHIṢṬITE

_Ma ni, ma ni, ma ha ma ni (Báu của Thế Gian , cũng nói là Pháp Bảo tức là

Phước Đức Trí Tuệ)

MAṆI MAṆI MAHĀ-MAṆI

_Đát tha đa, bộ đa cú trí, bả lị thuấn đệ (Chân Như Thật tế tràn đầy thanh tịnh)

TATHĀTĀ BHŪTA-KOṬI PARIŚUDDHE

_Vĩ tát-phổ tra , một địa, thuấn đệ (hiển hiện Trí thanh tịnh)

VISPHUṬA BUDDHI ŚUDDHE

_Nhạ dã, nhạ dã (Tối thắng, tối thắng là 2 Đế Chân Tục)

JAYA JAYA

_Vĩ nhạ dã, vĩ nhạ dã (Thù thắng, thù thắng là 2 Môn Bi Trí)

VIJAYA VIJAYA

_Sa-ma la, sa-ma la (niệm trì Định Tuệ tương ứng)

SMARA SMARA

_Tát phộc một đà địa sắt-xỉ đa, thuấn đệ (tất cả Phật gia trì thanh tịnh)

SARVA BUDDHA ADHIṢṬITA ŚUDDHE

_Phộc nhật-lệ (Tâm Bồ Đề kiên cố như Kim Cương)

VAJRĪ

_Phộc nhật-la nghiệt bệ (chứng Kim Cương Tạng)

VAJRA-GARBHE

_Phộc nhật-lam bà phộc đổ (Nguyện thành Kim Cương)

VAJRĀṂ BHAVATU

_Ma ma (Tôi, họ tên… Nếu vì người khác niệm tụng thì xưng tên của người đó)

MAMA

_Thiết lị ổn, tát phộc tát đát-phộc nan tả, ca dã, vĩ thuấn đệ (tất cả thân Hữu

Tình đều thanh tịnh)

ŚARIRAṂ SARVA SATVĀNĀṂCA KĀYA VIŚUDDHE

_Tát phộc nghiệt để, bả lị thuấn đệ (Tất cả các nẻo đều thanh tịnh)

SARVA GATI PARIŚUDDHE

_Tát phộc đát tha nghiệt đa, tam ma thấp-phộc sa, địa sắt-xỉ đế (tất cả Như

Lai an ủi khiến được gia trì)

SARVA TATHĀGATA-SAMA ŚVASA ADHIṢṬITE

_Một-dạ, một-dạ, mạo đà dã (khiến ngộ Năng Giác, khiến ngộ Năng Giác)

BUDDHYA BUDDHYA BODHAYA

_Thuấn đệ (Thanh tịnh khắp cả)

ŚUDDHE

_Tát phộc đát tha nghiệt đa, địa sắt-tra nẵng, địa sắt-xỉ đa (nơi gia trì Thần

Lực của tất cả Như Lai)

SARVA TATHĀGATA ADHIṢṬANA ADHIṢṬITE

_Ma ha mẫu đát la (Núi Đại Ấn, nhập vào Tỳ Lô Giá Na Man Trà La thọ Quán Đỉnh, sau đó Quán Đỉnh Sư nhận được Bản Tôn Du Già Tam Ma Địa, quán Trí nhất niệm tĩnh tâm. Du Già tương ứng Hành Giả, Biệt Tôn Tâm đẳng đồng với Tỳ Lô

Giá Na và các Bồ Tát. Hay hiện nhập tướng thành tựu, mau chứng Trí Tát Bà Nhã)

MAHĀ-MUDRA

_Sa-phộc ha (Niết Bàn. Có 4 loại Niết Bàn là: Tự Tính Thanh Tịnh Niết Bàn,

Hữu Dư Y Niết Bàn, Vô Dư Y Niết Bàn, Vô Trụ Xứ Niết Bàn)

SVĀHĀ

Như trên đã chú thích, dùng Đường (chữ Hán), Phạm (chữ Phạn) song đối mà hiển rõ yếu lĩnh của câu cú

Bảo Vĩnh, năm thứ hai, mùa Đông tháng 12, ngày 03. Dùng Như Lai Tạng Bản ghi chép xong.

Cốc Đâu Suất, Viện Kê Đầu. Xà Lê NGHIÊM GIÁC

Vĩnh Bảo, năm thứ ba, Mậu Tuất, tháng 9 sai Đắc Nhẫn ghi chép, sửa chữa xong. TỪ NGUYÊN

Văn Chính, năm thứ sáu, Quý Mùi, tháng 6. Dùng Bản của Viện Chân Ngôn trên núi Đông Dung, nhờ người khác ghi chép rồi tự xem xét xong.

LONG CAN

 

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI CHÂN NGÔN

KINH SỐ 974E

Hán dịch: Không rõ tên người dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Nam mô bạt nga phạ đề (1) đát-lặc lộ ca, bát- ra để vĩ thỉ sắc tra da (2) mẫu đà da (3) bạt nga phạ đế (4)

Đát nễ-dã tha (5): Úm (6 ) Vĩ thú đà da (7 ) sa ma sa mạn đa( 8) phạ bà sa(9) tắc-bạt ra nõa (10) nga đế nga ha na (11) sa phạ bà phạ vĩ thuật đề (12) A tỳ tiến dã đổ hàm (13) tát nga đa, phạ ra phạ dã na (14) A mật lị đa tỳ sái kế (15) a ha ra (16) a ha ra (17) a dữu tán đà ra ni (18) Thú đà da(19) thú đà da (20) Nga nga na, vĩ thuật đề (21)

Ô sắc ni sa nhạ dã, vĩ thuật đề (22) sa ha tát-ra, yết ra thấp-nhị, tán chú tắc đế (23) Tát bà đát tha nga đa, địa sắc tra na, địa sắc sỉ đa, mẫu nại lệ(24) phạ nhậtla ca da , tăng ha đa na, vĩ thuật đề(25)Tát bà phạ ra nõa, vĩ thuật đề (26) Bát la để nễ phộc đa da, a dữu thuật đề (27 ) Sa ma da , địa sắc sỉ đế (28)  Ma nễ, ma nễ (29) Đa tha đa, bộ đa câu đê, bạt lị thuật đề (30) Vĩ tắc-phổ tra, mẫu địa thuật đề (31)

Nhạ dã (32) nhạ dã (33) vĩ nhạ dã (34) vĩ nhạ dã (35) Tắc ma ra (36) tát bà mẫu đà, địa sắc-sỉ đa, thuật đề (37)

Phạ nhật-lê, phạ nhật-ra nga bệ (38) phạ nhật-lam bà phạ đô (39) ma ma ta  (40) Tát bà tát đỏa nẫm dã (41) ca da, vĩ thuật đề (42)

Tát bà nga đế, bạt lị thuật đề (43) Tát bà đát tha nga đa (44) sa ma thấp phạ sa, địa sắc sỉ đế (45)

Mẫu địa dã ( 46 ) mẫu địa dã (47). Mẫu đà da (48) mẫu đà da (49) Sa mạn đa, bạt lị thuật đệ (50)

Tát bà đát tha nga đa, địa sắc-tra na, địa sắc sỉ đế (51) ma ha mẫu niết lị  (52) sa phạ ha (53)

_Tôn Thắng Đà La Ni Tâm Chân Ngôn :

“ Úm _ A mật lật đố bà tỳ, sa phạ ha”

 

PHÁP ĐỌC ÂM PHẠN

Phàm Đà La Ni Chân Ngôn toàn là âm Phạn, chỉ lấy tiếng không lấy nghĩa. Xưa nay phần nhiều bị mất âm gốc. Vì phiên dịch văn tự có khác cho nên phần nhiều kẻ tu học nghi ngờ không quyết định, ghi không rõ ràng (xem chú ở bên) tự quyết định cho là như thế không cần biết đúng sai. Nay Dịch Giả (người viết Bản Kinh này bằng chữ Hán) thêm phần chú thích cho hợp với gốc rễ (xem chú ở bên). Xem lại Bản mới không sai một mảy, không nghiên cứu mà là nghiên cứu. Đây là bệnh chung của Đà La Ni. Nếu không có ghi chú ở bên thì không đọc đúng âm, y theo đây mà điều chỉnh, sở hữu chữ ở bên miệng đều do uốn lưỡi mà ra tiếng, ra vào theo 4 Âm làm gốc, hợp với Chú , 2 chữ cùng hòa một lúc đọc nhanh, đây là Nhị Hợp.

Đà La Ni này có 53 câu, trong đây cũng có một ít ngưng nghỉ, xin kẻ hậu học rõ biết từng câu để khỏi bị sai lầm (trong mỗi câu, nghỉ một lúc. Những chữ ghi Nhị Hợp thì đọc mau) Hết thảy Phật Bộ Đà La Ni, hết thảy Bồ Tát Kim Cang Đà La Ni Chân Ngôn đồng như vậy, cũng như tên của tiếng Hán, tên của Ta… cũng có 4 âm: Bình (đều) Thượng (cao) Khứ (mau) Nhập (nuốt vào) tiếng cùng nhau mà đọc. Theo đây âm Phạn của Nam Thiên Trúc và âm của chư Thiên là một loại. Nếu cần niệm tụng Phạm Âm, trước cần phải học Phạm Âm, chỉ có 14 âm cùng 10 âm của tiếng Hán, xem trong Phẩm Văn Tự của Kinh Niết Bàn tức ngộ được Phạm Âm. Phần dịch Kinh ở trên để riêng, đem thẳng vào sách là Ca Diếp Lợi Sa dịch. Như Học Giả thọ Chân Ngôn nơi Thầy rồi, nên lập Đạo Tràng, mỗi ngày tắm gội, mặc áo mới sạch, theo Thời niệm tụng. Nếu không đủ 4 Thời thì 2 Thời không thể thiếu. Đầu tiên khi vào Đạo Tràng , quỳ 2 gối, kết Kim Cang khởi Ấn, 2 tay Kim Cang Quyền, Đàn Huệ (2 ngón út) cùng móc nhau, Tấn Lực (2 ngón trỏ) trụ 3 lần chiêu mời. Chân Ngôn là :

Úm_ Ma chiết lộ để sắc tra

3 lần chiêu mời, mỗi lần tụng một biến, tức quán chư Phật như cát sông Hằng tụ tập trong Đạo Tràng, dùng Tâm quán thành rồi liền cần vẽ Tượng.

 

PHÁP VẼ TƯỢNG

Phàm muốn làm Pháp thọ trì Tôn Thắng Đà La Ni Chương Cú. Trước cần vẽ Tượng. Lấy lụa trắng tốt đẹp, nhờ Đồng Nữ dệt thành 3 bức cao một trượng, trong các màu sắc không được dùng keo da (ND: Bây giờ có thể dùng hộp màu), lấy nước thơm. Người thợ vẽ cần thọ Tam Quy Ngũ Giới, mặc áo mới sạch, mỗi lần vào nhà cầu thì mỗi lần tắm gội, cho đến khi vẽ xong, cần tu Tịnh Trai không được ở cùng đàn bà, nơi chốn vẽ không được nuôi gà chó, không cho người uống rượu ăn thịt đến gần, nếu không thì làm Pháp sẽ không thành. Cẩn thận cho đến lúc vẽ xong, người làm Công Đức cùng Họa Sĩ ở lẫn lộn với kẻ khác.

Bắt đầu ngày mồng một khởi công. Nếu như khởi đầu vào ngày mồng một tháng Giêng là tốt nhất. Vẽ 5 ngọn núi Cam Lồ. Trong núi có cây cối, hoa quả, suối chảy, ao nước, chim Ca Lăng Tần Già (Kalaviñka) Cộng Mạng, sư tử, các thú. Trên đỉnh núi có hang động, trong động vẽ Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già Phu, bên phải vẽ Thiên Chủ Đế Thích cùng với hết thảy quyến thuộc vây quanh, bên trái vẽ Càn Thát Bà Nhi tên là Thiện Trụ, mặt mày đoan chánh như Bồ Tát, có các Anh Lạc, mão hoa trang nghiêm, dùng miếng lụa trắng cột ở bắp tay trái, tay phải cầm cây Trượng (gậy tròn) sau đó vẽ quyến thuộc Càn Thát Bà vây quanh ca múa tấu nhạc. Hai bên Đức Phật vẽ 4 vị Thiên Vương với các Tùy Tùng. Bên trái, phía dưới vẽ Phạm Thiên Vương và tượng Ma Vương đứng. Bên phải, phía dưới vẽ Ma Hê Thủ La. Hướng dưới, trong nước có Long Vương màu trắng và đỏ.

Vẽ Tượng xong, thiết lễ Trai Tăng 49 vị. Sau đó, đeo treo trong Đạo Tràng 49 ngày niệm tụng không được ra khỏi Đạo Tràng cũng không cho ai vào trong Đạo Tràng. Vật cúng dường mỗi mỗi đều tự đem vào, chỉ đốt Trầm Hương tốt. Mỗi ngày ăn các món tốt , không ăn các thứ rau. Bơ, Mật, sữa, cháo đựng đầy trong bát cúng dường, dùng các hoa quả ngon ngọt cúng dường, không lấy các thứ hoa quả của cây có gai và cây ở nơi ô uế. Trải qua 7 ngày, lấy đất nơi Phước Đức làm Đàn. Có Pháp cầu thỉnh riêng như trong Kinh Hoa Nghiêm.

 

PHÁP LÀM ĐÀN TÔN THẮNG

Phàm làm Đàn. Thứ nhất là ở nơi có núi sâu không có người đến, thứ hai là nơi có nguồn suối, thứ ba là chùa núi có hình thế, thứ tư là nơi Thành Ấp có chùa lớn Phước Đức.

Trước khi làm Đàn, niệm tụng Quân Trà Lợi Kim Cang Tâm Chân Ngôn 7 ngày, thấy cảnh giới trong mộng như: Hoa tốt đẹp, Bà La Môn Tăng, Trời, Người, Đạo Sĩ, Hình Tượng, Càn Thát Bà, Thiên Chúng, Kim Cang, Bồ Tát, Phật….lầu gác, tháp báu, cung điện chư Thiên. Đây là mộng tốt.

Nếu thấy heo con , chó, lục súc… tức cần phải tắm rửa sạch sẽ, cầu thỉnh . Lại dời đi chỗ khác y như trên tụng Quân Trà Lợi Chân Ngôn cho đến khi có ứng.

Nếu hợp được Thánh Tâm tức ở nơi đó dẹp bỏ ngói, đá, ác vật. Nơi đất Phước Đức đắp cao lên, đất vuông 8 khuỷu tay, bên trong làm Đàn 4 khuỷu tay, cao một gang tay, lấy đất vàng tốt nhào thành bàn tròn, một cân bột Bạch Đàn trộn với bùn rồi tụng Chú. Chú có trong Đà La Ni tập thứ 8: Ô Sô Sắc Ma Đàn Pháp có nói Chú bùn và Chú nước. Cần một Đồng Tử khoảng 15 tuổi (trên dưới 15 tuổi) để sai khiến các việc nơi Đạo Tràng. 4 góc Đàn , mỗi nơi để một cái bình, miệng bình cắm nhành lá. Trước Đàn để một bình nước bằng đồng hoặc bằng sành. Lấy 5 thứ Hương: Trầm, Tô Hợp, Bạch Đàn, Long Não, Tiên Hương… Lấy nhựa hương làm nước Ứ Già. Lại lấy riêng một chén hoặc đồng hoặc bạc hoặc vàng đựng đầy nước Uất Kim. Quỳ dài bưng nước Hương cầu thỉnh chư Phật ba đời, hằng sa Bồ Tát khắp Pháp Giới Kim Cang, 33 cõi Trời (Tam Thập Tam Thiên), Thiên Chủ Đế Thích, Phạm Vương, Chúng Trì Chú Tiên “Ngày này giờ này nhận sự cúng dường của con. Hôm nay con kết Đàn trì niệm Phật Đảnh Tôn Thắng Chân Ngôn. Cúi xin Thánh Chúng xót thương giáng lâm Đạo Tràng nhận sự cúng dường của con làm cho Pháp Giới an ninh không có các khổ não. Nếu có các khổ não ,xin được xa lìa, giải thoát”. Phát Nguyện như vậy xong, đem Chú nước hương để trên Đàn, tụng Tôn Thắng 40 biến, tưởng hằng sa chư Phật ngự trong Đạo Tràng. Nếu có Địa Thiên Vương trong Đạo Tràng này gây các việc sợ hãi thì không được dùng lời khác và sân hận các hàng người… Nếu như có người khác ở ngoài đến cũng nên dùng lời nhỏ nhẹ, không được to tiếng, cúng dường các món ăn uống.

Dựa theo Đàn lúc trước, treo 49 lá phan, 4 mặt treo 4 phan Thiên Vương và phan Kim Cang, gia trì Chú dây mà treo quanh 8 khuỷu tay bên ngoài làm Giới. Đàn mở 4 cửa, mỗi cửa để một lư hương, trong lư đốt các hương thơm tốt, không để cho gà, chó, đàn bà đến bên Đàn. Ngày đêm 6 thời hoặc 4 thời niệm tụng.

 

PHÁP NIỆM TỤNG TÔN THẮNG

Phàm muốn niệm tụng Tôn Thắng Chân Ngôn. Ngồi ở mặt Đông của Đàn, hướng về phương Tây. Một ngày 4 thời, 6 thời , cứ một thời lấy 108 biến làm hạn định. Mỗi thời đủ biến số rồi thì phát nguyện rộng lớn, vĩnh viễn chẳng thoái chuyển tức thời Tượng Vẽ phóng ra ánh sáng lớn. Ngay lúc đó Pháp Thành, không được nghi. Niệm tụng trừ số gốc, mỗi thời cầu thỉnh. Duỗi 2 cánh tay kết Kim Cang Hợp Chưởng để trên đảnh, duỗi thẳng 2 chân để toàn thân sát đất, lễ Đông Phương Bất Động Như Lai. Nơi biển Tâm (Tâm Hải) tuôn ra dâng hiến.Chân Ngôn là:

Úm_ Tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhu bà tát tha na da, a đáp ma nam, niết lị da đa dạ nhị. Tát bà đát tha nghiệt đa, bạt chiết la tát đỏa, địa sắc tra, tát phạ hàm, hồng

Làm cúng dường như vậy. Tâm Hải hiến niệm: “Vì muốn thừa sự hết thảy Như Lai nên con dâng hiến Thân này , cúi xin hết thảy Như Lai (và Kim Cang Tát Đỏa) xót thương gia hộ “

(HT: Câu in nghiêng là nghĩa của Chân Ngôn lễ Bất Động Như Lai ở phương Đông _ Các câu bên dưới cũng vậy)

Lại co 2 chân dùng Kim Cang Hợp Chưởng để ở trái tim, cúi vầng trán sát đất lễ Nam Phương Bảo Sanh Như Lai. Dùng Tâm Hải lưu xuất dâng hiến. Chân Ngôn là :

Úm_ Tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, tỳ sai ca da, đáp ma nam, niết lị dạ đa, dạ nhị. Tát bà đát tha nga đa, bạt chiết la, ra đát na, a tỳ tiến dã hàm, đát-lạc

Niệm như vậy:“Vì cúng dường hết thảy Như Lai, cầu thỉnh Quán Đảnh. Nay con dâng hiến thân xong, nguyện hết thảy Như Lai dùng Kim Cang Bảo quán đảnh cho con”

Lại dùng Kim Cang Hợp Chưởng để nơi đảnh, để miệng chạm đất lễ Tây Phương Vô Lượng Thọ Như Lai. Lại dùng thân dâng hiến. Chân Ngôn là:

Úm _ Tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, bát ra vật lặc đa da, đáp ma nam, niết lị da đa, dạ nhị. Tát bà đát tha nghiệt đa, bạt chiết la, đạt ma, bát ra vật lặc đa da hàm, hật-rị” (Chủng tử của Liên Hoa Bộ)

Niệm như vậy: “Nay con lần lượt cúng dường hết thảy Như Lai nên dâng hiến thân này. Nguyện hết thảy Như Lai vì con mà chuyển Pháp Luân Kim Cang”

ại dùng Kim Cang Hợp Chưởng để ở trái tim, cúi vầng trán sát đất lễ Bắc Phương Bất Không Thành Tựu Như Lai. Lại dùng thân dâng hiến. Chân Ngôn là:

Úm_ Tát bà đát tha nghiệt đa, bố nhạ, yết ma ni, a đáp ma nam, niết lị da đa ta, dạ nhị. Tát bà đát tha nghiệt đa, bạt chiết la, yết ma, câu rô, hàm, ác

Lại niệm như vậy: “ Nay con vì muốn cúng dường hết thảy Như Lai sự nghiệp nên dâng hiến thân này. Nguyện hết thảy Như Lai vì con làm Kim Cang Sự Nghiệp”

Sau lại kết Kim Cang Trì Ấn để trên đảnh, quỳ gối phải sát đất, tưởng lễ dưới chân của hết thảy Như Lai và Bồ Tát. Tay phải ngửa, tay trái che đậy lên, ngón cái và ngón út móc nhau. Đây là Trì Ấn. Chân Ngôn là :

Úm_ Bạt chiết la, vật

Lại Sám Hối. Sám Hối xong, kết Ấn tụng Thanh Tịnh Chân Ngôn là:

Úm_ Tát phạ bà phạ, truật đà. Tát bà đạt ma tát phạ bà phạ, truật độ hàm

Mười ngón tay hợp lại như hoa sen búp, tụng Chân Ngôn ấn lên Trái tim, vầng trán, cổ họng, đảnh đầu , tức trừ hết thảy tội.

Lại Tùy Hỷ, Khuyến Thỉnh, Hồi Hướng, Phát Nguyện. Sau đó ngồi Bán Già, 2 tay Kim Cang Quyền để trên 2 gối, trái tim, lưỡi và 2 tay. Chữ Hồng (HŪṂ), hào quang vàng thù thắng (Thắng Kim Quang) giống như Như Lai trụ ở tướng Thuyết Pháp. Thân ở trong Nguyệt Luân như ngồi trong tấm kính trong sạch, ánh sáng chiếu khắp Pháp Giới làm sạch hết thảy cõi Chúng Sanh. Liền đưa mắt nhìn xem Như Lai trong Hư Không, lần lượt nhìn khắp 8 hướng, tỏa bắn (Tán Xạ) lửa Kim Cang, Kết Giới và Tịch Trừ làm cho nơi đó thành Kim Cang Thành.

Lại trụ 4 Vô Lượng Tâm Tam Ma Địa. Trong Tâm Nguyệt (vành trăng ở trái tim) quán Yết Ma Kim Cang, dùng Tâm Đại Từ Bi (Mahā- kāruṇa-citta) chặt đứt hết thảy khổ cho chúng sanh. Quán Yết Ma Luân biến khắp Pháp Giới. Chân Ngôn là :

Úm _ Ma ha ca lô noa da tát bán ra

Lại vận Tâm Từ (Maitri-citta) biến Yết Ma Luân (Karma-cakra) khắp cõi chúng sanh ban cho vô lượng vui sướng. Chân Ngôn là :

Úm _ Ma ha mê đát-rị, tát bán ra

Lại vận Tâm Hỷ biến Yết Ma Luân tràn khắp cõi chúng sanh. Chân Ngôn là:

Úm _ Tát bà bột đà, bát ra mẫu na, tát bán ra

(Bản khác ghi là: Om _ ‘Suddha Pramoda sphara)

Lại vận Yết Ma Luân tràn khắp cõi chúng sanh thành tựu Đại Xả. Chân Ngôn là:

Úm_ Ma hô bế khất sái, tát bán ra

Sau lại kết Tam Muội Da Ấn. Kiên Cố Phược, 2 ngón cái hợp nhau thẳng. Chân Ngôn là:

Úm _ Tam Ma Da, tát đát phạm

Lại kết Duyệt Hỷ Tam Muội Da Ấn. Như trước Phược, co Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) vào giao nhau, hợp thẳng Địa (ngón út), Không (ngón cái). Chân Ngôn là :

Úm _ Tam ma da hác, tát ra đa, tát đát phạm

Lại kết Khai Tâm Ấn. Trước ở vú phải để chữ Phạn Đát-ra  (TRĀ) Vú trái để chữ Tra (Ṭ) như cánh cửa, như Kim Cang Phược, Khế và Chân Ngôn đều kéo đẩy 3 lần trên trái tim. Chân Ngôn là:

Úm _ Phạ nhật ra, mãn đà, đát la tra

Lại ở trước mặt một khoảng, quán hoa sen 8 cánh, trên có chữ A (狣) phóng ánh sáng lớn màu trắng như thủy tinh. Dùng Kim Cang Phược, ló 2 Phong (2 ngón trỏ) như cái vòng vịn lấy chữ ấy, để ở trong Tâm Điện (Cung điện ở trái tim). Chân Ngôn là:

Úm _ Phạ nhật ra, vị xá, ác

Lại cũng để ở trái tim, kết Kim Cang Phược đều co 2 Không (2 ngón cái) vào lòng bàn tay, 2 Phong (2 ngón trỏ) trụ nơi 2 Không. Đem Ấn chạm nơi ngực. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, mẫu sắt trí, hàm

Dùng đây đóng cửa Tâm xong, tưởng chữ rõ ràng.

ại kết Hàng Tam Thế Ấn. Hai tay đều nắm Kim Cang Quyền, 2 Địa (2 ngón

út) móc ngược nhau, 2 Không (2 ngón cái) đứng thẳng. Chân Ngôn là :

Úm _ Tát bà nễ, tát bà, hồng, khất rị hận nõa, khất rị hận nõa,hồng, khất rị hận noa, bá dã, hồng, a na dã, hác, bà nga phạm, phạ nhật ra,hồng phấn

Kết Ấn này, xoay bên trái thành Tịch Trừ, xoay bên phải thành Kết Giới.

Lại kết Định Ấn. Hai tay xoa nhau (Cài chéo các ngón với nhau) ngửa để dưới rốn , dùng Tấn Lực (2 ngón trỏ) vịn Thiền Trí (2 ngón cái). Chân Ngôn là:

Úm _ Ta ma địa, bát na mê, hật rị

Ngồi ngay thẳng, suy nghĩ như vầy:”Hết thảy các Pháp đều từ nơi Tâm mà khởi, từ xưa đến nay không có nơi chốn”.

Nhập vào Tịch Tĩnh rồi, sau đó quán trong Hư Không có vô số chư Phật nhiều như hạt mè đầy khắp đại địa không thể đếm được. Thời chư Phật đều duỗi tay phải, búng ngón tay cảnh giác , bảo Hành Giả rằng: “ Thiện Nam Tử! Chỗ chứng của ngươi chỉ có thanh tịnh, chưa chứng Tát Bà Nhã (Sarva-jñā: Nhất Thiết Trí), cần phải nhớ niệm Tâm Bồ Đề (Bodhi-citta) thành tựu hết thảy Hạnh Nguyện của Phổ Hiền”

Hành Giả nghe Cảnh Giác xong, tự quán nơi thân ở trước chư Phật mà làm lễ, rồi bạch Phật rằng: “ Sao gọi là Tâm Bồ Đề ?”

Phật bảo: “Ngươi nên quán Tự Môn (Môn chữ) trong tâm, bản tánh thanh tịnh như mặt trăng tròn”, liền trao Chân Ngôn là: “ Úm_ Chất đa bát ra để vị đàm, ca rô nhị

Hành Giả tụng một biến rồi suy nghĩ như vầy: “Tâm Bồ Đề là Thể Tính kiên cố” . Trên vành trăng (Nguyệt Luân) quán (chày) Ngũ Trí Kim Cang. Chân Ngôn là :

Úm _ để sắc tra, phạ nhật ra

Quán Kim Cang toàn màu vàng ròng phóng ra ánh sáng sạch đẹp ngay trong Nguyệt Luân giống như thủy tinh ở nơi đất bóng sạch đẹp.

Lại quán Phạ Nhật Ra (Vajra: chày Kim Cang) rộng lớn khắp cả Pháp Giới.

Chân Ngôn là :

Úm _ Tát bát ra, phạ nhật ra

Lại quán Phạ Nhật Ra (Vajra) dần dần thu nhỏ lại đồng Thể với các Như Lai ở trong Hư Không , lượng ngang bằng Thân của Ta rồi dừng lại. Chân Ngôn là:

Úm _ Tăng hạ ra, phạ nhật ra”

Lại suy nghĩ như vầy: “Thân Ta bây giờ thành thân Kim Cang”. Chân Ngôn là:

Úm _ Phạ nhật ra đạt ma câu hàm

Mỗi mỗi tự biết rõ Ngũ Trí Kim Cang ấy, tức lại biến thành thân Bản Tôn. Thân có 4 cánh tay, 2 tay trên làm như thế bắn tên, tay phải bên dưới cầm chày Kim Cang để ở trái tim , tay trái bên dưới kết Kim Cang Quyền cầm cái chuông Kim Cang để cạnh eo lưng, nhăn mày, miệng cười , dây đai màu trắng, mão Ngũ Phật, khoác Thiên Y, ngồi Bán Già trên hoa sen trong Nguyệt Luân. Liền kết Căn Bản Ấn, tụng Chân Ngôn là:

Trá chỉ, hồng , nhạ

Dùng Ấn gia trì 4 nơi: trái tim, vầng trán, cổ họng, đảnh đầu. Sau đó kết Kim Cang Giới Tự Tại Ấn. Kiên cố Phược, thẳng 2 Hỏa (2 ngón giữa) co phần đầu chạm nhau, duỗi 2 Phong (2 ngón trỏ) để nơi lưng (ngón giữa). Chân Ngôn là:

Úm-Bộ khiếm

Dùng Ấn để nơi đảnh, sau lại để nơi trán. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, tát đát phạ

Tiếp, để bên phải đảnh đầu. Chân Ngôn là :

Úm_ Phạ nhật ra, ra đát na

Lại để sau ót, tụng Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, đạt ma

Lại để bên trái đảnh đầu. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, yết ma

Lại dùng Kim Cang Quyền để nơi trán, chia ra hướng về sau ót, duỗi 2 Phong (2 ngón trỏ) cột xoắn 3 vòng. Liền bung duỗi từ Địa Luân (ngón út). Sau đó từ 2 lông mày rũ xuống làm thế rũ dây đai. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, ma lệ, tịch tru dã hàm

Lại tưởng 2 chữ Phạn ở ngay mặt 2 Phong (2 ngón trỏ).Úm (輆_ OṂ) bên phải , Châm (趐_ ṬUṂ) bên trái phóng ra ánh sáng màu xanh lục giống như dây tơ. Liền dùng dây tơ quấn quanh trái tim 3 vòng. Tiếp đến lưng, rốn, eo, 2 gối. Lại quay ngược lại đến sau eo, tiếp đến trái tim, cổ, trán, sau ót. Liền như thế rũ Thiên Y lúc trước . Tụng Chân Ngôn là :

Úm, châm”

Lại kết Ấn Hỷ Duyệt. Kim Cang Phược, vỗ tay 3 lần. Chân Ngôn là :

Úm_ Phạ nhật ra, đổ sử hác

Lại quán Tịnh Nguyệt Luân. Quán chữ 珆 (AḤ) hóa thành Bản Tôn, kết Kim Cang Nhập Ấn. Kết Phược xong, co kèm Không (2 ngón cái) vào bên trong. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, tát đát phạ, ác

Lại có Chân Ngôn là :

Phạ nhật ra, tát đát phạ, nễ lị xả dã

Tiếp dùng 4 Ấn, 4 Minh triệu nhập thân. Dùng Hỷ Duyệt Tam Muội Gia lúc trước, 2 Hỏa (2 ngón giữa) làm 4 Nhiếp. Chân Ngôn là :

Nhược, hồng, vam, hắc”

Sở Quán lúc trước là Pháp Thân (Dharma-kāya). Nay Sở Nhập là Trí Thân (Jñāna-kāya), cùng hợp nhau biểu thị cho một Thể.

Tiếp nên dùng Tâm Cúng Dường Môn này trang nghiêm Thế Giới. Trong Đàn quán hoa sen trắng, cọng là Kim Cang Diệu Sắc, 8 cánh đủ râu nhụy với mọi báu tự trang nghiêm, thường tuôn ra vô lượng ánh sáng, trăm ngàn chúng hoa sen vây quanh. Trên đó, lại quán tưởng Tòa Đại Giác Sư Tử, dùng Bảo Vương (các loại ngọc ngà châu báu cực quý hiếm) đặt xen kẽ lẫn nhau. Ngay trong cung điện của Trời có các cây trụ báu bày hàng. Khắp nơi treo phan, lọng. Các xâu chuỗi ngọc treo xen kẽ, rũ treo các áo diệu bảo. Mây hương hoa bao phủ cùng các đám mây báu tuôn mưa các hoa báu. Đất đủ màu rực rỡ. Các nhạc khí tấu các âm thanh vui thích đẹp ý. Tưởng trong cung điện có các Hiền Bình tịnh diệu với Ứ Già. Cây hoa báu rộ nở. Đèn Ma Ni chiếu sáng đất Tam Muội Tổng Trì, Thái Nữ của Tự Tại, Phật Ba La Mật …. Hoa Bồ Đề Diệu Nghiêm, phương tiện làm Chúng Kỹ nhạc, ca ngâm Diệu Pháp Âm.

Dùng sức công đức của Ta

Sức gia trì của các Như Lai

Cùng với sức của Pháp Giới

Cúng dường khắp rồi trụ

Hư Không Khố Minh Chân Ngôn là :

Na ma tát bà đát tha nghiệt đế biều, vĩ thấp phạ mục khế tệ. Tát bà tha khiếm, ổn nghiệt đế tát phả ra, hê hàm, nga nga na kiềm, sa phạ ha

Tụng câu Chân Ngôn này 3 biến thì Thiện Nguyện đã phát đều được thành tựu.

Ở trong Đàn, trên Tòa Sư Tử quán chữ (OṂ) làm Bản Tôn.

Trước Tôn an chữ  (MA) làm Ý Sanh Kim Cang (Manoja-vajra) Bên phải an chữ (HĀ) làm Kế Lị Chỉ La Kim Cang (Kilikila-vajra) .

Phía sau an chữ(SU) làm Ái Lạc Kim Cang (Rāga-vajra)

Bên trái an chữ (KHA) làm Ý Khí Kim Cang (Māna-vajra)

Ở góc Tây Bắc an chữ (VA) làm Ý Sanh Kim Cang Nữ (Manoja-vajriṇī)

Ở góc Đông Bắc an chữ (JRA) làm Kế Lị Chỉ La Kim Cang Nữ (Kilikila-vajriṇī)

Ở góc Đông Nam an chữ (SA) làm Ái Lạc Kim Cang Nữ (Rāga-vajriṇī) Ở góc Tây Nam an chữ (TVA) làm Ý Khí Kim Cang Nữ (Māna-vajriṇī) Cửa Đông an chữ (JAḤ) làm Sắc Bồ Tát (Rūpa-bodhisatva).

Cửa Nam an chữ (HŪṂ) làm Thanh Bồ Tát (Śabda-bodhisatva).

Cửa Tây an chữ (VAṂ) làm Hương Bồ Tát (Gandha-Bodhisatva).

Cửa Bắc an chữ (HOḤ) làm Vị Bồ Tát (Rasa-bodhisatva).

Bên ngoài, góc Tây Bắc an chữ (SU) làm Thời Xuân Bồ Tát (Vasantabodhisatva)

Góc Đông Bắc an chữ (RA) làm Thời Vũ Bồ Tát (Varṣā-bodhisatva)

Góc Đông Nam an chữ (TA) làm Thời Thu Bồ Tát (Śarad-bodhisatva)

Góc Tây Nam an chữ (STVAṂ) làm Thời Đông Bồ Tát (Hemanta-bodhisatva)

Tiếp, ở tận cùng trái tim an chữ ÚM (OṂ), hai bên chữ an chữ NHƯỢC (JAḤ) thành Bản Tôn.

Liền kết nhóm Ấn của Câu (Aṃkuśa), Sách (Pāśa), Tỏa (Sphoṭa), Linh (Ghaṃṭa) để cầu thỉnh.

Hai tay Kim Cang Quyền, Địa Luân (Ngón út) cùng móc ngược nhau, dựng thẳng 2 Phong (2 ngón trỏ) Co Phong bên phải (Ngón trỏ phải) như móc câu. Kết xong tụng Chân Ngôn, Dùng ngón trỏ phải chiêu mời 3 lần. Đây là Kim Cang Câu Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, ương câu xá, nhược

Không đổi Ấn trước, 2 Phong (2 ngón trỏ) giao mặt nhau, 2 tay cùng trụ, hơi hở như cái lỗ. Đây là Kim Cang Sách Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, bạt xá, hồng

Không đổi Sách Ấn, 2 Phong (2 ngón trỏ) móc ngược nhau. Đây là Tỏa Ấn.

Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, tát bố tra, vam

Không đổi Tỏa Ấn, Địa (ngón út) Phong (ngón trỏ) dựa mặt nhau. Đây là Linh Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, kiện tra, hắc

Do Kim Cang Câu Ấn hay hàng Bản Tôn

Do Kim Cang Sách Ấn hay dẫn Thánh Giả

Do Kim Cang Tỏa Ấn hay khiến thường đứng yên ( Trụ chỉ ) Do Kim Cang Linh Ấn hay khiến vui vẻ.

Lại nên hiến Ứ Già. Dùng Kim Cang Hợp Chưởng Ấn, ngang bằng cạng tay hướng về bên trái , tụng Chân Ngôn để Ấn nơi bình Ứ Già rồi hiến. Chân Ngôn là :

Úm_ Ra ma tố khư xả dã, ba ra lị đa, nẵng ma đới lật nẵng ma nhĩ bà nga vãn đam, nhược , hồng, vam, hốc. Hệ bát ra để xa câu sách mạn nhạ khác nẵng tra

Tiếp, tay trái nắm Kim Cang Quyền đặt bên cạnh eo, tay phải nắm Kim Cang Quyền ngửa để ở trái tim. Chân Ngôn là :

Hác, Phạ nhật ra, tát đát phạ, tố ra đa, tát đát vam

Đây là Kim Cang Vương Ấn

Lại Quyền trái làm như cầm cây cung, Quyền phải làm như cầm mũi tên. Đây là Ý Sanh Kim Cang Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, tát đát liệt, hồng

Hai tay nắm Kim Cang Quyền, bên phải đè bên trái. 2 cánh tay giao nhau trước ngực. Đây là Kế Lị Chỉ La Kim Cang Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, kế lị, hồng

Lại dùng Kim Cang Quyền trái đỡ nơi chỏ (khuỷu tay) phải. Dựng thẳng quyền phải như cây phướng. Đây là Ai Kim Cang Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, la lị , hắc

Lại 2 Quyền đều để 2 bên hông. Đây là Ý Khí Kim Cang Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra nghiệt mạt hê nễ

Lại làm như bắn cung, xong hướng xuống dưới nhẹ nhàng. Đây là Ý Sanh Kim Cang Nữ Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra nễ lị sắc trí sa dã kế ma tra

Lại ôm nhẹ nhàng như trên. Đây là Kế Lị Chỉ Lị Kim Cang Nữ Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra , kế lị chỉ lị, hồng

Lại như cây phướng (Tràng) lúc trước. Đây là ái Kim Cang Nữ Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra ni, tát ma ra , ra tra

Lại như trên, 2 Quyền để bên hông. Đây là Ý Khí Kim Cang Nữ Ấn. Chân Ngôn là :

Hác , phạ nhật ra , ca mê thất phộc lý đát lam

Tiếp, hai (quyền) ở bên trên buông xả. Đây là Thời Xuân Ấn. Chân Ngôn là :

Úm_ Phạ nhật ra, bố sắt bế

Lại, hai (quyền) ở bên dưới buông xả. Đây là Thời Vũ Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, độ bế

Lại nhắm 2 mắt. Đây là Thời Thu Ấn. Chân ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, lộ kế

Lại dùng hai (bàn tay) xoa nơi ngực . Đây là Thời Đông Ấn. Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, nghiễn đề

Lại như Câu (Câu Ấn) lúc trước. Đây là Sắc Ấn. Chân Ngôn là :

Úm

Lại như Sách (Ấn) ở trên. Đây là Thanh Ấn. Chân Ngôn là :

Úm

Lại như Tỏa (Ấn) lúc truớc. Đây là Hương Ấn. Chân Ngôn là :

Úm

Lại như Linh (Ấn) lúc trước. Đây là Vị Ấn. Chân Ngôn là :

Úm

Sắc Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, ương câu thỉ, nhạ”

Thanh Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, bạt thế, hồng

Hương Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, Thưởng ca lệ, vam

Vị Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra, kiện trí, hắc”

Lại như Kim Cang Vương Ấn ở trên, hướng Quyền phải vào thân, xoay 3, 4 vòng. Tụng Chân Ngôn lớn tiếng khiến chấn động 10 phương Thế Giới. Hết thảy chư Phật, Bồ Tát gia trì Hành Giả mau được Tất Địa.Chân Ngôn là :

Trá chỉ, hồng nhược”

Lại lấy Quyền phải để ỡ trái tim liền làm an ổn 10 phương Thế Giới. Chân Ngôn là :

Hồng, trá chỉ, hắc”

Lại kết Căn Bản Ấn, tụng Bách Tự Chân Ngôn hoặc 3 biến hoặc 1 biến. Không giải Ấn đó, liền tụng Bản Chân Ngôn 7 biến rồi xả Ấn trên đảnh. Tụng Bách Tự Chân Ngôn là :

Úm _ Phạ nhật ra tát đát phạ tam ma dã, ma nỗ bạn ca dã. Phạ nhật ra tát đát phạ, vĩ nỗ bạt đế sắc tra, nễ lị tru mê bà phạ, tát đô sắc du mê bà phạ, a nỗ ra thiết đô mê bà phạ, tát bố sắc du mê bà phạ. Tát phạ tát lạc mê bát ra dã xa, tát yết ma tát dã nhị, chỉ đa, thất lị lạc, câu rô, hồng, ha ha ha ha, hốc. Bà nga phạm, tát phạ đát tha nghiệt đa, phạ nhật ra, ma nhị muộn giả, phạ nhật rị, bà phạ, ma ha tam muội diễm, tát đát phạ, ác

Căn Bản Chân Ngôn:

Trá chỉ, hồng, nhược

Niệm tụng có 4 tùy theo điều yêu thích. Mỗi thời một ngàn hoặc một vạn. Chú tâm định số. Trong hết thảy các Thời lấy số đầu tiên làm hạn định, rồi dọn đồ cúng dường, trình bày điều cầu xin. Sau đó mới Thỉnh hết thảy. Đây dùng Tam Muội Gia Ấn lúc đầu để trên đảnh.

Úm _ Phạ nhật ra, tát đát phạ, mục

Phát Khiển xong. Trong mọi Thời rộng tu gốc rễ lành (Thiện Bản), chuyển tụng Kinh Điển Đại Thừa, cho đến trụ vào Thiền Tịch… đừng làm các sự nghiệp bất thiện. Đối với Pháp Thiện Tĩnh quyết chí tu hành. Tâm cố gắng cắt đứt các việc ác. Tức trong hiện đời được thành tựu và 16 đời sau thành Vô Thượng Bồ Đề (Agra-bodhi)

Ở trong Nguyệt Luân quán chữ Hác (殞_ HĀḤ) làm thân Kim Cang Tát Đỏa màu chu sa, tay phải để ngay trái tim cầm chày Kim Cang, tay trái cầm cái chuông (Linh). Liền kết Nhập Ấn kèm tụng 4 Minh dẫn vào thân của mình, mỗi mỗi rõ ràng xong. Liền quán trên gốc ấy (Bỉ căn) có chữ Hật-rị (猭 _ HRĪḤ) thành hoa sen trắng. Thân Tát Đỏa nhập vào hoa sen kia biến khắp các chi phần cũng như mặc áo. Chân Ngôn là :

Úm _ Bạt chiết la, ra nga da ( bỉ danh), hắc

 

 

PHÁP RIÊNG NIỆM TỤNG TÔN THẮNG THỨ BA

Pháp thứ 1: Nếu người muốn được sống lâu, không đọa vào các đường Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sanh, A Tu La và diệt các tội. Mỗ Thời chí tâm tụng Tôn Thắng Đà La Ni 21 biến, khởi tâm thương xót hết thảy chúng sanh. Liền tiêu diệt được 4 thú (4 nẻo bất thiện) và tội lỗi

Pháp thứ 2: Nếu có Phi Đằng La Sát, Quỷ Thần vào trong đất nước gây khủng bố não loạn hết thảy chúng sanh. Kết Ấn để ở đảnh, xưng: “Nam mô Phật” trong tâm nhớ tụng Tôn Thắng 108 biến, tức nơi đó các tai nạn đều tiêu diệt

Pháp thứ 3: Nếu có người không tin, chỉ chế tâm một chỗ, chuyên làm Pháp này tức được Đại Nghiệm làm cho kẻ kia được tín tâm. Làm Pháp dược hiệu nghiệm liền có gió mát nhập vào nơi thân, trên thân da dẻ xấu xí và các ách nạn đều bị gió thổi khiến da xấu bị mất, ác nạn bị tiêu diệt.

Pháp thứ 4: Nếu có người muốn được Đại Tự Tại. Trong 7 ngày, đối 4 phương tụng Tôn Thắng Đà La Ni 108 biến. Lấy 7 loại lúa trộn với đất vàng làm bùn, đắp làm hình người để ở 4 phương. An trí xong thì cầu gì đều xứng ý.

Pháp thứ 5: Muốn diệt các tội nơi thân. Ở dưới cửa thành làm Pháp như trên liền được Quả Nguyện

Pháp thứ 6: Muốn diệt các tội đã làm từ trước. Ở các ngã tư đường làm Pháp trên tất được.

Pháp thứ 7: Muốn diệt hết thảy tội cho chúng sanh. Ở trước Tháp làm Pháp trên tức được.

Pháp thứ 8: Muốn cứu hết thảy chúng sanh bị tội khổ nơi Địa Ngục. Mỗi Thời kết Phật Đảnh Ấn, tụng Chú 21 biến rồi hướng về phương Tây xả Ấn thì tội khổ nhất định tiêu diệt, không nên nghi.

Pháp thứ 9: Muốn thí cho loài Ngạ Quỷ. Chú vào nước sạch 21 biến rồi đem rải 4 phương , tâm nghĩ thí cho Ngạ Quỷ, tức chúng được nước uống.

Pháp thứ 10: Muốn cứu hết thảy tội khổ của Súc Sanh. Chú vào đất vàng 21 biến rồi rải trên súc sanh và rải 4 phương thì tội khổ liền được tiêu diệt.

Pháp thứ 11: Muốn cứu các tội khổ của Người, Trời cùng các khủng bố, đọa lạc. Lấy hoa năm màu, Chú 21 biến rồi tán rải Tam Bảo và Phật Đảnh. Tức tội khổ được tiêu diệt.

Pháp thứ 12: Nếu có vương nạn, binh nạn, khẩu thiệt khởi lên. Chú 21 biến vào nước 5 thứ hương nấu lên rồi tắm Phật và vẩy trên Phật Đảnh, tức được tiêu trừ.

Pháp thứ 13: Nếu có Sa Môn, Tỳ Xá, Thủ Đà, 4 Chúng… muốn được đủ Phước Đức. Mỗi ngày Phát Nguyện, Sám Hối, tụng Tôn Thắng 7 biến rồi đem Công Đức này hồi thí cho hết thảy chúng sanh. Chỉ làm như vậy liền được như nguyện, tăng Phước, giàu sang.

Pháp thứ 14: Nếu có chúng sanh muốn diệt trừ hết thảy chướng nạn, nghiệp chướng. Xé lụa 5 màu làm cái phất, tụng Chú rồi quét bụi nơi Tượng và Kinh. Thường làm Pháp này thì tội nghiệp của hết thảy chúng sanh được tiêu diệt.

Pháp thứ 15: Nếu có khẩu thiệt nổi lên. Lấy Bạch Mật tốt đựng đầy trong chén sạch. Lấy Châu sa hòa Bạch Mật, Chú 21 biến rồi đem xoa môi của 108 Tượng Phật thì khẩu thiệt bị tiêu diệt.

Pháp thứ 16: Nếu có người bị bệnh nằm liệt trên giường. Lại muốn được hết thảy mọi người nhớ nghĩ kính trọng. Lại có người muốn cầu hết thảy sự nghiệp của Thế Gian và Xuất Thế Gian, tâm không nhất định bị Quỷ Thần gây não loạn, mộng tưởng điên đảo. Nên lấy 108 lá Kim Bạc (Vàng lá) Chú 21 biến, dùng đắp 108 hình tượng. Trước Phật Đảnh, kết Ma Ni Bảo Châu Ấn liền được tiêu trừ hết thảy chướng nạn, sở cầu như ý.

Pháp thứ 17: Nếu trong nước bị Quỷ Thần dựa cùng Khí Tật Bệnh lưu hành. Ở 4 cửa thành, dùng giấy xanh viết Chú, dùng Bạch Đàn làm cái tráp đựng, lấy sáp gắn tráp lại rồi treo trên 4 cửa thành , lấy 5 thứ lụa làm lọng che tráp, trước cửa để một Bản tức tật bệnh tiêu diệt.

Pháp thứ 18: Nếu trong nước, ngũ cốc không tốt, mưa gió trái mùa. Nên lấy lụa trắng làm một cái phan, vẽ 21 đầu Tôn Thắng làm Phật Đảnh Ấn và đặt cao 80 thước trên đất, hướng về phương Nam. Tức mưa gió thuận thời, năm lúa tốt tươi, nhân dân an lạc, Rồng ác hồi tâm làm việc lành, A Tu La Vương không gây chướng nạn.

Pháp thứ 19: Nếu gặp mưa lớn, nước không ngừng dâng cao. Dùng lụa tốt vẽ Tôn Thắng, 21 tấm, treo nơi Chánh Nam. Tức trời quang mưa tạnh.

Pháp thứ 20: Nếu có ác tặc nổi lên. Lấy lụa xanh vẽ Tôn Thắng, 21 bức. Ở giữa vẽ Càn Thát Bà Nhi tên là Thiện Trụ, 2 tay cầm tên rồi treo nơi chánh Đông thì ác tặc liền lui.

Pháp thứ 21: Nếu quốc vương muốn gây tai họa. Dùng vật mới làm 108 Phù Đồ Tướng Luân, lấy lá giã lấy nước vẽ một Bản Tôn Thắng rồi an trí trên mỗi đầu Tướng Luân và đựng trong Tráp thì tai họa liền lui, được Phước Đức sống lâu.

Pháp thứ 22: Nếu người sang kẻ hèn muốn được cứu độ và tự hộ thân, cầu tài bảo được vừa ý. Nên khởi lòng lành không tán loạn. Mỗi ngày trước tượng Phật, kết Ấn tụng Chú 7 biến, chiêm ngưỡng Phật không nháy mắt. Làm Pháp như vậy liền được Phước Lực đầy đủ, sau khi mạng chung nhất định không bị đọa vào Địa Ngục.

Pháp thứ 23: Nếu có người nữ muốn cầu con trai con gái. Ngày một bày biện các món ăn uống tốt đẹp ngon lành, đem cho kẻ ăn xin , người bệnh. Khi cho , miệng luôn luôn tụng Tôn Thắng không dứt. Làm như vậy tức được con.

Pháp thứ 24: Nếu vợ chồng ghét nhau. Lấy lụa, Chú 21 biến rồi đem may áo cho vợ, chồng mặc liền được hòa thuận.

Pháp thứ 25: Nếu có người nữ bị Quỷ dựa không rời bỏ. Nên chánh niệm trên thân Ma sa, dùng tay chận tức Quỷ mau bỏ chạy đi nơi khác. Nếu có người nữ không có chồng, lấy muối sạch không cần nhiều ít, gia trì 100 biến rồi cúng cho Hiện Tiền Tăng ăn liền được có chồng.

Pháp thứ 26: Nếu có Ngoại Nhân, quốc vương, vương tử, đại thần, bách quan…. Không tin Phật Pháp. Lấy sữa bò vàng không có ghẻ lác, 3 con. Chú 21 biến vào nước, cỏ rồi cho bò ăn mỗi ngày. Khi muốn uống sữa, lại gia trì nơi bò. Sau đó, lấy bát đựng đầy sữa lại gia trì 21 biến rồi rải 4 hướng nơi đất. Người bưng sữa cần mặc áo mới sạch, miệng nói: “Càn Thát Bà Nhi Thiện Trụ cùng Thiên Đế Thích. Việc ở đây nên tự lo lấy”. Người trì Chân Ngôn liền vào thành thì quốc vương, vương tử, đại thần, Ngoại Đạo, những kẻ không tin Phật Pháp thấy người trì Chú sanh lòng rất vui vẻ, khen ngợi và nghe theo, được lòng tin lớn không có thay đổi.

Pháp thứ 27: Nếu nơi chỗ ở có các Rồng ác, người trì Chú muốn hàng phục. Nên lấy sữa bò đen, gia trì 21 biến, đun lên rồi rải nơi ao Rồng. Nếu Rồng hiện lên thì bảo: “Không được phá hoại chúng sanh nơi đây” rồi an trí nơi chốn cũ. Nếu không chịu hiện lên, không bỏ nghiệp ác. Liền gia trì 21 biến, vảy trong ao tức bằng thẳng như trên đất, rồi bảo rằng: “Hãy đi nơi khác mà ở”. Người niệm tụng gia trì trong 21 biến rồi nói: “Không được đi lại lộn xộn” Nếu chí tâm tức được ứng nghiệm.

Pháp thứ 28: Nếu nơi chỗ ở có ác Quỷ Thần. gia trì đồ ăn 21 biến mà cho họ rồi bảo rằng:“ Ta bảo ngươi không được làm hại chúng sanh thì được ở nơi đây. Nếu không tức phải đi”. Quỷ Thần ác nếu không nghe lời, liền lấy đinh sắt dài mười hai chỉ, gia trì 21 biến rồi đóng xuống đất thì Quỷ Thần ác đều bỏ chạy đi nơi khác. Người Trì Tụng an trí chỗ cho Quỷ Thần rồi bảo: “Các ngươi ở nơi đây không được đi lung tung”

Pháp thứ 29: Người niệm tụng mỗi khi muốn đi đâu, lấy cây phất trắng chú 108 biến rồi cầm cây phất mà đi sẽ không bị nạn khổ của các loài súc sanhv.v…được giải thoát.

Pháp thứ 30: Nếu muốn các vong giải thoát các nạn khổ, người Trì Tụng ngồi trong Thi Đà Lâm, 7 ngày, ngày 3 thời tụng Chân Ngôn tùy ý nhiều ít, sau 7 ngày lấy đất nơi đó mà rải thì các vong liền được xa lìa các khổ, vĩnh viễn xa lìa ác đạo, được sanh Thiên.

Pháp thứ 31: Nếu có người bị Tinh Quỷ nhập, người niệm tụng nơi trước giường người bệnh, ngay ngắn chánh niệm , tay để nơi mặt bệnh nhân, tâm không rời nơi mặt người bệnh thì bệnh liền lành.Nếu tâm có sai khác thì Quỷ trở lại, sau đó dùng tâm quán tưởng. Nếu buôn bán ế ẩm , sở cầu không được vừa ý, nên kết Ấn niệm tụng mỗi thời 21 biến, để hình Thiện Trụ ở nơi kín đáo cúng dường thì sở cầu liền được.

Pháp thứ 32: Nếu muốn đi vào trong núi rừng gặp hổ, lang, sư tử, các ác thú…khi muốn vào trước nơi cửa núi tụng Chân Ngôn 108 biến, gia trì vào đất vàng 7 biến rồi lấy đất ngậm nơi miệng, lần lượt phun ra vào trong núi, miệng nói: “Các cầm thú ác độc trong đây thảy đều tiêu diệt, đất này thuộc về Ta. Nếu y theo Pháp của Ta làm theo thì được ở. Nếu không thuận theo tức mau đi khỏi, miệng liền bị ngậm không mở ra được”. Người Trì Niệm thấy các loại đó… tức gom lại một chỗ lấy tay xoa lên chúng gia trì 21 biến , bảo rằng: “Ta cho ngươi được mở miệng” rồi bảo đi ra khỏi giới, giữ gìn nơi đây không được tổn hại hết thảy tất cả chúng sinh Niệm Tụng Phát Khiển xong cho đến an trí một chỗ rồi, người Niệm Tụng ngồi trong núi 3 tháng hơn rồi đi, không được ở lâu thêm, vì ngồi lại lâu hơn làm các cầm thú không yên, sợ sệt bỏ đi nơi khác.

Pháp thứ 33: Nếu muốn vào trong núi niệm tụng có các Quỷ Thần xen lẫn, không cho vào trong núi để ở, biết được vậy, tức y theo nơi mà phân chia miệng nói: “Ta thích nơi đất đây ngươi hãy đồng ý. Nếu không chịu cho Ta cùng ở thì hãy đi khỏi ngoài 300 dặm. Nếu cưỡng lại, Ta sẽ cấm trói các người, không được lộn xộn”. Người Niệm Tụng liền lấy đinh sắt dài 12 chỉ , gia trì 108 biến rồi đóng nơi đó, tức khiến Quỷ Thần ác, cầm thú ra khỏi 100 dặm mới được an ổn.

Pháp thứ 34: Nếu có các Rồng bị Ngoại Đạo cột trói, không cho làm mưa trong nước! Người Niệm Tụng ở nơi ao nước có Rồng, làm 1 Đàn nhỏ, lấy gốc cây dâu làm 8 cái cọc để trong Đàn, dùng 15 chén sữa lạc để trên Đàn, gia trì sữa, cọc 108 biến, rồi lấy cọc đóng 4 bên 8 hướng ở ao. Lại lấy sữa đỗ xuống ao, dùng vàng lá viết Chú để trên lá sen trong ao nước. Người Niệm Tụng bảo:“ Thiện Tri Thức này bị ách nạn, bị các Ngoại Đạo cột trói. Nay làm Pháp này xong, lấy Đà La Ni hộ ngươi”. Phát Khiển thâu lá sen lại, cùng niệm tụng Chân Ngôn. Người Niệm Tụng thổi hơi rồi bảo: “Pháp cột trói của Ngoại Đạo liền bị hoại”. Rồng liền được giải thoát không còn tai nạn, liền lại cúng dường người niệm tụng nói rằng: “Ngài có việc gì sai khiến không?”. Người Niệm Tụng bảo: “Ngươi nên y theo Thời, kéo mây tuôn mưa, đem Đà La Ni này an trên đảnh, sẽ khiến ngươi vĩnh viễn xa lìa ách nạn, xa lìa trần phược”

Pháp thứ 35: Nếu có lụt lội làm chìm đắm nhiều người. Ở nơi nước dâng lên đó, tụng Tôn Thắng 21 biến thì nước liền ngưng.

Như vậy, làm các Pháp đều kết Ấn, chế tâm 1 chỗ, không nghĩ việc khác, Phát Nguyện rộng lớn, tác Tâm rộng lớn.

 

TÔN THẮNG ẤN PHÁP

Co ngón trỏ, lấy ngón cái đè lên, chắp tay để ở trái tim, co ngón trỏ vào lòng bàn tay, ngón cái đè lên lóng giữa, chắp tay lại là thành.

Tối Thắng Chân Ngôn Tâm Trung Tâm dùng chung cho hết thảy niệm tụng.

Thọ trì lâu dài dùng Thân An. Chú là :

Nam mô tam mãn đa bột đà nẫm. Úm_ Tỳ rô, hồng phấn tra, sa phạ ha

Lại hàng phục, hô triệu, liệu bệnh, gia trì các thứ thuốc hương, dùng Chú :

Nam mô tam mãn đa bột đà nẫm. Úm_ Tỳ rô ế hế duệ hế, bàn đà , hồng , phấn tra

Lại Phát Khiển Chân Ngôn :

Nam mô tam mãn đa bột đà nẫm. Úm _ Tỳ rô , yết sái, yết sái, hồng, phấn tra, sa phạ ha

Hàng Phục Khế. Ngón cái của 2 tay vịn gốc ngón vô danh, chắp tay lại, để 2 ngón trỏ trên 2 ngón cái.

Phát Khiển Khế. Tay phải : Ngón trỏ để ở gốc ngón cái, nắm tay lại thành Quyền (Tụng 7 biến) hướng ngón cái lên trên.

Úm_ Tam mãn dã, sa đa vam

Chú này , tụng một biến tức thọ Bồ Đề Tâm Giới. Trong Kinh Kim Cang Đảnh vượt hơn 3 cõi.

 

PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ LA NI BIỆT PHÁP

KINH SỐ 974F

Hán dịch: Vị Tăng của nước Quy Tư là NHẠ NA (Jñāna)phụng chiếu dịch
Việt dịch: Sa Môn THÍCH QUẢNG TRÍ

 

Miệng nói tay ghi truyền cho vị Tăng KHỔ NĂNG của chùa Sùng Phước. Nhân đây mà lưu truyền.

Trước là Vẽ Tượng. Muốn thọ trì Chú này, trước cần vẽ tượng. Dùng lụa trắng tốt, ba bức cao một trượng, màu vẽ không được dùng keo da mà dùng nhựa hương. Họa Sĩ cần thanh tịnh, không được ăn ngũ tân. Từ ngày một bắt đầu, trong 7 ngày phải vẽ xong. Vẽ núi Cam Lồ, trong núi có đủ các thứ cây cối, hoa quả, suối khe, cầm thú. Giữa núi có hang, trong hang vẽ Thích Ca Mâu Ni ngồi Kiết Già, bên trái vẽ Đế Thích Thiên Chủ cùng các Thiên Chúng vây quanh, bên phải vẽ Càn Thát Bà Nhi tên là Thiện Trụ đoan chánh như Bồ Tát, đầu tóc áo mão đều y vậy, dùng các thứ Anh Lạc mão hoa trang sức. Dùng miếng lụa trắng buộc ở cánh tay trái, tay phải cầm cây gậy tròn và vẽ các Càn Thát Bà quyến thuộc vây quanh. Hai bên Đức Phật vẽ 4 vị Thiên Vương cùng các quyến thuộc. Lại bên trái đức Phật vẽ Phạm VươngMa Vương. Vẽ xong làm Đàn thọ Pháp.

Kết Đàn. Đàn Pháp này, trước cần đất sạch không có gạch đá. Lấy 5 thứ nước hương trộn với đất vàng làm bùn đắp Đàn vuông vức một trượng. Giữa Đàn rộng một khuỷu tay vẽ Phật Đảnh, tóc biếc như con ốc màu xanh. 4 mặt ngoài Đàn, để các món ăn uống 7 chén, 4 phương để 4 lư hương đều đốt các thứ hương thơm. Cửa Nam để một bình đồng chứa đầy nước 5 thứ hương, cửa Nam an Tòa Đế Thích. Cửa Đông an Tòa Thiện Trụ. Chú Sư ngồi nơi Tòa phía Tây , hướng mặt về phương Đông. Mặt tượng Phật hướng về phương Tây. Lấy phướng 5 màu treo 4 bên ngoài Đàn. Để 5 chén đèn, chính giữa là một chén cao, 4 góc mỗi góc một chén như bên dưới giống hình cái Tháp. Trong Đàn rải các thứ hoa. Vật cúng dường cũng để ngoài Đàn không được để trong Đàn. Làm Pháp 7 ngày, trong 7 ngày tụng đử số một vạn.Phật Đảnh phóng đại quang minh. Chú Sư trong 7 ngày cần phát lồ sám hối, khởi nguyện Đại Bi. Bấy giờ Pháp được thành tựu, không có nghi, chuyên tâm cúng dường được vô lượng Phước. Pháp thứ 1: Nếu người muốn được sống lâu không đọa Địa Ngục, ác đạo, Ngạ Quỷ, súc sanh, A Tu La cùng diệt các tội nặng. Mỗi thời chí tâm tụng Chân Ngôn 21 biến, khởi nguyện Đại Bi thương xót hết thảy chúng sanh tức tiêu trừ Thập Ac, Ngũ Nghịch.

Pháp thứ 2: Nếu có Phi Hành, La Sát, Quỷ Thần vào trong nước gây não loạn, khủng bố nhân dân. Thường kết Ấn xưng “Nam mô Phật” tâm tâm nhớ niệm tụng Đà La Ni này tức được như trên, các nạn tiêu diệt.

Pháp thứ 3: Nếu có người không tin, chỉ chí tâm một chỗ, thường làm Pháp này tức được đại nghiệm. Xong khiến cho người không tin được tin. Nếu làm Pháp có hiệu nghiệm thì có gió Bạch Tộc thổi đến nhập vào thân. Trên thân, da dẻ dơ xấu xí đen đúa và các nạn được gió thổi đến đều biến mất, ách nạn chướng nặng đều tiêu trừ

Pháp thứ 4: Nếu muốn được oai lực tự tại.Trong 7 ngày hướng 4 phương, tụng Chú, dùng các thứ lúa làm hình người để 4 hướng. Tức sở nguyện được như ý

Pháp thứ 5: Muốn được diệt các tội nặng nơi thân. Dưới chân cửa Thành, làm như Pháp trên

Pháp thứ 6: Muốn diệt các tội cho Tiên Vong. Ở ngã tư đường, làm Pháp như trên.

Pháp thứ 7: Muốn diệt tội cho hết thảy chúng sanh. Trước mặt Phật làm Pháp như trên.

Pháp thứ 8: Muốn cứu được chúng sanh bị khổ nơi Địa Ngục. Mỗi thời kết Phật Đảnh Ấn, tụng Chú, hướng 4 phương mà xả thì tội chướng liền tiêu trừ.

Pháp thứ 9: Muốn thí nước cho Ngạ Quỷ. Chú vào nước sạch 7 biến, tán rải 4 phương, dùng tâm mà thí cho thì Ngạ Quỷ liền được uống nước Cam Lồ.

Pháp thứ 10: Muốn cứu tội khổ của súc canh. Chú vào đất vàng 21 biến, rải trên súc sanh và 4 phương . Tức được tiêu diệt tội chướng.

Pháp thứ 11: Nếu muốn cứu Trời Người bị các tội sợ bị đọa lạc. Lấy hoa 5 màu, tụng Chú vào hoa, tán rải nơi Tam Bảo và trên Phật Đảnh. Tức hết thảy tội cấu tiêu diệt

Pháp thứ 12: Nếu có nạn vua, nạn giặc giã, khẩu thiệt nổi lên. Chú vào 5 thứ nước hương 21 biến, rửa Phật và quán đảnh liền được an lạc.

Pháp thứ 13: Nếu Sa Môn, Bà La Môn, Tỳ Xá, Thủ Đà, 4 Chúng… muốn được đầy đủ phước báo. Mỗi ngày phát nguyện, sám hối, tụng Đà La Ni này đem công đức hồi hướng cho hết thảy chúng sanh. Chỉ làm như vật tất được như ý, hết thảy tội chướng đều tiêu diệt.

Pháp thứ 14: Muốn diệt hết thảy tội chướng cho chúng sanh. Xé lụa 5 màu làm cây phất trần, Chú 21 biến quét thân Phật, Kinh. Chí tâm kết Ấn, Chú 21 biến thì tội chướng một đời liền tiêu.

Pháp thứ 15: Nếu có Khẩu Thiệt. Lấy Mật đựng trong chén sạch, dùng Châu Sa hòa với Mật. Chú 21 biến rồi đem Mật, Châu bôi lên môi của trăm Tượng Phật thì Khẩu Thiệt liền tiêu diệt, được Phước vô lượng.

Pháp thứ 16: Nếu người bệnh lâu, nằm liệt trên giường. Lại nếu muốn hết thảy người yêu nhớ cung kính, muốn hết thảy mọi việc Thế Xuất Thế được thành tựu, bị Quỷ Thần não loạn, mộng tưởng điên đảo. Dùng 100 lá vàng, Chú 21 biến rồi dán trên đảnh 100 Tượng Phật, trước Tượng làm hình Ma Ni Châu thì hết thảy tội tiêu, cầu gì đều được.

Pháp thứ 17: Nếu trong nước bị Quỷ Thần gây bệnh cùng bệnh Thời Khí lưu hành. Ở 4 cửa thành, dùng giấy xanh vẽ Chú, dùng Bạch Đàn làm cái hộp để đựng, dùng sáp gắn lại. Đứng ở cửa thành, lấy lọng 5 màu che hộp. Mỗi cửa để một Bản. Tức Quỷ Thần, tật bệnh đều tiêu trừ không dám đến.

Pháp thứ 18: Nếu trong nước không được mùa ngũ cốc, mưa gió thất thường. Lấy lụa trắng làm một cái phướng, vẽ Phật Đảnh Ấn treo ở cái phướng cao 80 thước (80/3 m) tức gió thuận mưa hòa, ngũ cốc tốt tươi, nhân dân an lạc, Quỷ Thần hồi tâm hướng thiện, A Tu La Vương không gây chướng ngại.

Pháp thứ 19: Nếu trời mưa nhiều không dứt. Lấy lụa viết Chú, Chú 21 biến dựng nơi đó, liền tạnh mưa

Pháp thứ 20: Nếu trong nước có oán địch giặc giã nổi lên. Lấy vải xanh viết Chú 21 tấm, ở giữa vẽ Càn Thát Bà Nhi Thiên Trụ với 2 tay cầm cung tên rồi dựng ở chánh đông của cõi nước thì các nạn tự lui.

Pháp thứ 21: Nếu trong nước có các tai họa. Dùng đủ các thứ làm 100 Phù Đồ Bức Luân, lại giã lá lấy nước vẽ Chú 10 Bản , để trên đầu Bức Luân trong cái hộp thì tai họa liền tiêu , được phước sống lâu.

Pháp thứ 22: Nếu kẻ sang người hèn muốn ủng hộ và hộ tự thân, cầu tài bảo xứng ý. Thường khởi thiện tâm, không cần thời gian. Lễ Phật, kết Ấn, tụng Chú 7 biến, chiêm ngưỡng mặt Phật không chớp mắt. Làm như vậy tức được đầy đủ Phước Đức, khi chết không bị đọa Địa ngục ác đạo.

Pháp thứ 23: Nếu người nữ muốn có con. Trong 100 ngày làm các món ăn uống ngon ngọt cho kẻ nghèo khổ ăn xin và kẻ bệnh tật. Khi cho đồ ăn, miệng luôn tụng Chú không được gián đoạn tức được (sanh con).

Pháp thứ 24: Nếu vợ chồng ghét nhau. Lấy lụa, Chú 21 biến rồi đem may áo cho mặc (thì vợ chồng) liền yêu thương nhau.

Pháp thứ 25: Nếu đàn bà không có chồng. Cúng dường hiện tiền Tăng liền được, không có nghi.

Pháp thứ 26: Nếu có người, quốc vương, đại thần, trăm quan… không tin Phật Pháp. Lấy sữa của 3 con bò vàng không bị ghẻ lác, Chú vào nước, cỏ 21 biến rồi cho bò ăn. Khi mặt trời mọc, vắt sữa đựng trong đồ bằng bạc, lại Chú vào sữa 21 biến rồi đổ nơi đất sạch 4 phương. Người lấy sữa phải mặc áo trắng, miệng nói: “Càn Thát Bà Nhi Thiện Trụ và Đế Thích phải tự lo việc này”. Chú Sư liền vào thành thì quốc vương, đại quan, ngoại đạo không tin Phật Pháp thấy Chú Sư đều sanh lòng hoan hỷ. Chú Sư nói gì thảy đều tin nhận ngợi khen.

Pháp thứ 27: Nếu có người trong Giới, nơi chốn ở có Quỷ Thần ác, nơi ao có Rồng ác. Nếu Rồng hiện lên, Chú Sư bảo rằng: “Không được làm hại chúng sanh trong đây”. Y như trên mà an trí. Nếu ngang bướng không bỏ nghiệp ác. Chú Sư lấy cát, Chú 21 biến ném nơi này, Chú vào Rồng 21 biến thì Rồng không dám trái.

Nếu là Quỷ Thần ác, Chú vào thức ăn 21 biến rồi thí cho. Chú Sư bảo: “Ta bảo ngươi, nếu không làm hại chúng sanh thì được ở đây, nếu làm hại thì rời khỏi nơi đây”. Nếu Quỷ Thần không nghe theo, liền làm cái cọc sắt dài 22 chỉ, Chú 21 biến rồi đóng xuống đất thì Quỷ Thần liền bỏ chạy. Chú Sư an trí Quỷ Thần xong lại bảo: “Như đây mà ở, không được lộn xộn”.

Pháp thứ 28: Chú Sư mỗi khi ra đi. Làm một cây phất, Chú 108 biến rồi cầm mà đi. Nếu gặp súc sanh, lấy phất phủi một cái thì súc sanh được lìa khổ, giải thoát.

Pháp thứ 29: Nếu muốn Tiên Vong xa lìa khổ, được giải thoát. Ngồi trong Rừng Thi Đà 7 ngày. Ngày 3 thời tụng Chú nhiều ít. Mãn 7 ngày , lấy đất ở chỗ Chú Sư ngồi, vãi 4 phương . Ngay khi vãi (thì Tiên Vong) liền được lìa khổ, sanh lên Trời.

Pháp thứ 30: Buôn bán ế ấm, cầu gì đều không được. Chú Sư kết Ấn, tụng Chú 21 biến. Để Tượng Thiện Trụ ở nơi kín đáo rồi cúng dường liền được sở cầu, buôn bán có lời.

Pháp thứ 31: Nếu có người muốn vào núi rừng gặp sư tử, cọp, sói, cầm thú ác độc. Khi sắp vào nơi cửa núi, tụng Chú 108 biến, chú vào đất vàng rồi ngậm đất ở miệng, hà hơi vào trong núi, miệng nói: “Cầm thú ác độc có ác độc đều tiêu diệt hết, đất này thuộc về Ta. Nếu hay y theo Pháp Ta thì tùy ý được ở. Nếu không y theo liền mau đi khỏi. Nếu không đi, miệng liền bị cấm”. Nếu Chú Sư thấy cầm thú, cọp, sói có miệng bị cấm liền gom lại một chỗ, lấy tay xoa trên đầu, Chú 21 biến rồi bảo rằng: “Ta đây mở miệng cho ngươi. Mau ra khỏi nơi đây và giữ gìn đất đai này, không được làm hại chúng sanh nơi đây”. Chú xong đuổi đi đến nơi an trí cho chúng ở. Chú Sư ngồi trong núi hơn 2 tháng, không được ngồi thêm rồi đi khắp nơi, sau đó ngồi lại. Nếu ngồi lâu thì cầm thú không được an ổn. Cần phải biết như vậy

Pháp thứ 32: Nếu vào trong núi. Các Quỷ Thần xen lẫn, Rồng xen lẫn không cho Chú Sư an ổn ở nơi này. Thấy vậy, Chú Sư liền y theo Pháp mà phân chia. Sư bảo: “Ta chọn chỗ đất này. Hãy để cho Ta. Nếu đồng ý thì được ở. Nếu cưỡng lại không nghe thì Ta liền cấm trói ngươi không được đi đâu”. Chú Sư lấy đinh sắt như Pháp mà đóng thì các loài đi ra khỏi Giới không dám vào.

Pháp thứ 33: Nếu có các Rồng bị Ngoại Đạo cột trói khiến trong nước không có mưa gió. Chú Sư ở bên suối có Rồng, làm một cái Đàn nhỏ, lấy gốc Dâu làm 8 cái cọc để trong Đàn. Lấy 3 chén sữa, lạc để trên Đàn. Chú vào cọc 108 biến rồi đóng cọc ở 8 hướng của suối. Lấy sữa, lạc đổ xuống ao. Lấy lá kim bạc vẽ Chú để trên lá sen trong ao. Chú Sư nói: “ Thiện Tri Thức nay bị ách nạn, bị Ngoại Đạo cấm trói. Nay làm Pháp này xong , dùng Đà La Ni ủng hộ người”. Phát Thệ xong, liền lấy đồ ăn uống, cà sa cùng Kim Bạc Chú… quăng xuống đáy nước. Chú Sư thổi hơi 3 lần thì Cấm Pháp của Ngoại Đạo liền bị hoại, Rồng được giải thoát không còn nạn. Khi Rồng ra khỏi liền đến cúng dường Chú Sư. Rồng nói: “Ngài có điều gì sai bảo?”. Chú Sư nói: “Ngươi y theo thời làm gió mưa, đem Đà La Ni này để trên đảnh khiến cho ngươi vĩnh viễn không có tai nạn”

Pháp thứ 34: Nếu nước lụt làm chìm đắm người. Chú Sư chú vào nước 21 biến rồi rảy vào nơi nước lụt liền không còn (người) bị trôi chìm.

Pháp thứ 35: Nếu thường niệm, nhất định sanh Tịnh Độ, vĩnh viễn được an lạc.

Pháp thứ 36: Nếu ngày ngày tụng 1000 biến cùng kết Ấn thì được thân Kim Cang Bất Hoại, đời này được Vô Sanh Pháp Nhẫn.

Pháp thứ 37: Nếu ngày ngày kết Ấn tụng Chú 108 biến thì mau được chư Phật 10 phương thọ ký, nhất định không nghi.

Pháp thứ 38: Nếu ngó 4 phương 4 hướng, kết Ấn tụng Chú 21 biến vì chúng sanh xưng tên và xả Ấn thì được hết thảy Quỷ Thần, Ma Vương, Tỳ Na Dạ Ca, Ac Quỷ, Rồng…. Cung kính giữ gìn. Hết thảy điều cầu xin , tự nhiên đến. Nhan sắc tốt tươi, Phước Đức vô lượng, Công Đức vô biên, chư Phật 10 phương ngợi khen huống chi có người chí tâm trì tụng ắt mau chứng Vô Sanh Pháp Nhẫn, tùy ý thọ sanh 10 phương Tịnh Độ, liên hoa hóa sanh, được chứng Quả Phật.

 

TÔN THẮNG ĐÀ LA NI BIỆT PHÁP

_Hết_

14/11/2003