TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP
KINH SỐ 894B
Hán dịch: Đại Đường_Trung Ấn Độ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubha-karasiṃha)
Việt dịch: Thích Quảng Trí Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH
QUYỂN THỨ HẠ
_ Lại Trừ Khiển Tùy Ma Pháp. Có Tỳ Na Dạ Ca (Vināyaka) theo chư Tôn. Thỉnh Bổn Tôn đến liền dùng Chỉ Lị Chỉ Lị Chân Ngôn (Kīlikīla-mantra) và Ấn (Mudra) mà trừ
“Úm, chỉ lị chỉ lị, phạ nhật ra, hồng, phấn tra” (7 biến)
Ấn Tướng: Tay trái ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình Bạt Chiết La (Vajra: chày Tam Cổ) hướng ra ngoài.
Dùng Chỉ Lị Chỉ La Kim Cang (Kīlikīla-Vajra) Chân Ngôn và Ấn mà trừ khiển
_ Lại xem Tam Ma Gia (Samaya). Làm Trừ Khiển xong, dùng tay phải xem Ấn tụng Chân Ngôn khiến đứng lại
“Úm, thăng yết lị, tam ma diễm, soa ha” (7 biến)
Ấn Tướng: Tay phải ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình Bạt Chiết La (Vajra) hướng ra ngoài.
_ Dâng Tòa mời ngồi: Trước tiên hiến Ứ Già (Ārgha), sau đó mời ngồi.
Vật Ứ Già dùng Bổn Chân Ngôn trì tụng rồi hiến, hoặc dùng chung Ứ Già Chân Ngôn trì tụng tùy theo sự thành tựu sai khác. Dâng Ứ Già nên để ở trái tim cho đến đầu gối mà dâng hiến
“Úm, dược khất sam nẵng na dã, kiến nại la, đạt nổ, bát rị dã, bát xả bát xá, soa ha”
Ấn Tướng: Dùng Hộ Thân Ấn, đổi lại ngón cái để bên ngón trỏ.
_Vào 3 thời: Sáng, chiều, giữa Ngọ dùng Chân Ngôn Thủ Ấn dâng tòa sen cúng dường Bổn Tôn
.) Phật Bộ Phụng Tòa Chân Ngôn:
“Úm, vị ra, vị ra dã, soa ha”
.) Liên Hoa Bộ Phụng Tòa Chân Ngôn:
“Úm, bát na man, vĩ ra dã, soa ha”
.) Kim Cang Bộ Phụng Tòa Chân Ngôn:
“Úm, phạ nhật ra, vi ra dã, soa ha”
Ấn Tướng: Chắp 2 tay mở rộng ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, mở rộng lòng bàn tay cách nhau; 4 ngón tay (2 ngón cái, 2 ngón út) dựa nhau đứng thẳng.
Ấn này thông cho cả 3 Bộ dâng hiến Liên Hoa Tòa
Lại nói: “Thiện Lai Thế Tôn (Đức Thế Tôn khéo đến). Do sức Bổn Nguyện mà đến nơi đây, cúi xin gia trì. Tha hồ mời thỉnh cùng nhận nơi con các món cúng dường, khởi Đại Từ Bi, cúi xin nạp thọ”
Nếu bày biện quần áo, Anh Lạc dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng mà phụng hiến
_ Pháp Kết Giới: Dùng Kim Cang Xuyên (cái then cài) kết Địa Giới, dùng Kim Cang Tường kết phương trên.
Kim Cang Xuyên Chân Ngôn:
“Úm, chỉ lị chỉ lị, phạ nhật ra, bạt chiết lị, bộ ra, mãn đà mãn đà, hồng, phấn tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Tay trái ngón giữa, ngón vô danh hướng ra ngoài nhập vào kẽ giữa ngón vô danh, ngón giữa của tay phải. Đem ngón vô danh trái quấn ngón vô danh phải, lưng ngón tay nhập vào lòng bàn tay phải. Ngón giữa trái quấn ngón giữa phải, lưng ngón tay nhập vào lòng bàn tay phải. 2 ngón út và 2 ngón trỏ dựa nhau, 2 ngón cái đứng thẳng đụng đầu nhau. Dùng Ấn phụ 2 cánh tay, 2 ngón cái chấn đất, tụng Chân Ngôn thành Kết Địa Giới
_ Lại dùng Kim Cang Câu Lan Chân Ngôn và Thủ Ấn để kết Phương trên
“Úm, vi sa phổ ra na ra khất sa, phạ nhật ra, bán nhạ ra, hồng, phấn tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Y Xuyên Ấn trên chỉ đổi lại ngón cái phụ bên 2 ngón trỏ. Đưa Ấn hướng lên trên, tụng Chân Ngôn thành Kết Giới nơi hư không. Đây là Kim Cang Câu Lan Tường Ấn
_ Kim Cang Tường Chân Ngôn Thủ Ấn:
“Úm, tát ra tát ra, phạ nhật ra, bát ra ca ra, hồng, phấn tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Y Xuyên Ấn trên chỉ đổi lại 2 ngón cái mở ra đứng thẳng. Đưa Ấn từ bên phải xoay 3 vòng và tụng Chân Ngôn thành tựu Kim Cang Tường. Đây là Kim Cang Lư (cái lò lửa) Ấn
_ Lại dùng Kim Cang Quyến Sách Chân Ngôn Ấn kết Giới phương Đông
“Úm, bạt chiết la bà xả, hật rị, già già na, ma ra, hồng” (3 biến)
Ấn Tướng: Tay trái co ngón trỏ dựa vào gốc ngón cái, duỗi thẳng ngón cái đè móng ngón trỏ mở thành vòng tròn, 3 ngón kia cùng đứng mở rộng. Tay phải cũng vậy, đem lưng 3 ngón tay kia để trong 3 ngón tay trái.
_ Lại dùng Kim Cang Phan kết Giới phương Tây
“Úm, bát đăng kỳ ni, ra tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Tay trái nắm quyền dựng thẳng ngón cái. Tay phải duỗi 5 ngón để bên trên đầu ngón cái trái, lòng bàn tay hướng vào thân kết Giới phương Tây
_ Lại Kim Cang Ca Lợi Chân Ngôn Ấn kết Giới phương Bắc
“Úm, phạ nhật ra, ca lị, ra tra, man tra” (3 biến)
Ấn Tướng: 2 ngón cái, ngón út chạm đầu nhau. Co các ngón kia hướng vào lòng bàn tay, lưng các ngón không chạm nhau cũng không chạm lòng bàn tay, kết Giới phương Bắc
_ Lại dùng Kim Cang Phong Chân Ngôn kết Giới phương Nam
“Úm, phạ nhật ra, thi khư ra, rô tra, mãn tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Tay trái nắm lại thành quyền, duỗi thẳng ngón cái. Tay phải cũng vậy để trên đầu ngón cái trái. Ngón cái phải và ngón trỏ phải vịn đầu nhau, y Ấn này kết Giới phương Nam, chỉ đổi lại tay phải từ ngón giữa trở xuống duỗi thẳng 3 ngón . Đây cũng gọi là Phong Ấn
_ Lại dùng Chân Ngôn tụng 7 lần vào lòng bàn tay phải, đưa ngón tay chạm đất thành kết Giới phương dưới (Hạ Phương). Ngửa bàn tay vỗ lên trên thành kết Giới phương trên (Thượng Phương)
“Úm, thương yết lệ, tam mãn diễm, soa ha” (7 lần)
_ Lại dùng A Tam Man Kỳ Ninh Chân Ngôn và Ấn nếu dùng Hỏa Viện
“Úm, a tam man kỳ ninh, ha lợi, hồng, phấn tra” (3 biến)
Ấn Tướng: Lưng các ngón tay phải để trong ngón tay trái, 2 ngón cái hướng thẳng lên trên, xoay An qua phải một vòng thành Hỏa Viện.
_ Lại dùng Ấn Chân Ngôn kết Đại Giới
“Úm, thăng yết lệ, man ha tam ma diễm, soa ha” (7 lần. Đây là Tam Trùng Giới Nội Kết Đại Giới Chân Ngôn)
Ấn Tướng: Hai tay ngón út, ngón vô danh cài chéo nhau trong lòng bàn tay, duỗi thẳng 2 ngón giữa chạm đầu nhau, co 2 ngón trỏ để ở lưng lóng trên của ngón giữa, không chạm vào ngón giữa như chày ba chia, 2 ngón cái để bên 2 ngón trỏ. Chuyển khắp 8 phương, trên, dưới.
Lại tụng Chân Ngôn thành kết Đại Giới
Như vậy làm xong. Giả sử gần Luân Vương Phật Đảnh và các Chân Ngôn tương nghịch khác cũng không thể gây hoại, không làm mất oai lực của Bổn Tôn. Các Chân Ngôn Phá Minh, cột trói và Pháp trừ bỏ của chư Hữu đều không có dịp thuận tiện gây hại.
_ Lại đủ Phạ Nhật Ra (Vajra) tức là chày Kim Cang, xâu chuỗi, nhẫn, dây lưng, vòng đeo tay, hoa sen, cờ xí….dùng nước thơm làm Tịnh, hoặc các thứ khác làm Tịnh, dùng Bổn Tôn Chân Ngôn mà trì tụng. Khi niệm tụng và khi Hộ Ma đều cần chuẩn bị đầy đủ các vật trên.
_ Lại nói Thành Tựu Bạt Chiết La và các vật. Bạt Chiết La tùy theo tương ưng để trong đồ đựng đặt trước mặt, an trên Tòa. Dùng Bạch Đàn, Uất Kim, Tử Đàn tùy theo Bộ Loại mà bôi xoa. Lại dùng hương hoa… cầm mà cúng dường , thỉnh Kim Cang … Chân Ngôn Chủ, dùng Chân Ngôn ấy trì tụng hương hoa mà cúng dường. Lại tụng ngàn biến gọi là thành tựu.
Bạt Chiết La Chân Ngôn:
“Úm, độ nẵng , phạ nhật ra, ha”
Bạt Chiết La: Dùng Tử Đàn làm ba chia, trì tụng ngàn biến
_ Phật Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn:
“Na mô ra đát na đát ra dạ dã. Úm, ứ na bạt đế, vi nhạ duệ, tất địa , đà lật thế, soa ha”
_ Liên Hoa Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn:
“Na mô bát trì mãn trì noa duệ. Úm, am bà một lị đam nghiêm mô, thất lị duệ, thất lị mang lý nễ, soa ha”
_ Kim Cang Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn:
“Na mô ra đát nẵng đát ra dạ dã.
Na ma thất chiến nõa phạ nhật ra trì nĩnh duệ, ma dược khất xoa, tế na bát đa duệ.
Úm, chỉ lị chỉ lị, lao nại rị vĩ, sa ha”
Mỗi dâng 3 Bộ Tịnh Châu Chân Ngôn. Tùy theo Bổn Bộ Chân Ngôn xâu qua lỗ của hạt châu, mỗi một hạt tụng 7 biến cho đến khi xâu xong, lại tụng Chân Ngôn trăm biến. Sau đó lại như Pháp trên mà Tịnh Sổ Châu, tiếp dùng Chân
Ngôn này làm thành tựu
_ Phật Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn:
“Úm, na mô bà nga phạ đế, tô tất địa , sa đà dã, tất đà lật thế, soa ha”
_ Liên Hoa Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn:
“Úm, phạ tô mãn đệ, thất lị duệ, bát lặc mãn man lý nễ, soa ha”
_ Kim Cang Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn:
“Úm, phạ nhật ra , nhĩ đam nhạ duệ, soa ha”
Dùng Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn này thỉnh Bổn Bộ Chân Ngôn ở trên Sổ Châu cho đến cúng dường, trì tụng ngàn biến dùng làm thành tựu.
_ Lại nói Ấn Tướng cầm Sổ Châu: Tay phải ngón cái vịn đầu ngón vô danh, duỗi thẳng ngón giữa, ngón út, hơi co ngón trỏ chạm bên lóng trên của ngón giữa. Ấn này thông cho cả 3 Bộ. Đây là dùng Phật Bộ Sổ Châu Ấn.
Lại nói Ấn Tướng cầm Sổ Châu Liên Hoa Bộ: Tay phải ngón cái vịn đầu ngón giữa, duỗi thẳng 3 ngón kia. Tay trái cũng vậy
Lại nói Ấn Tướng cầm Sổ Châu Kim Cang Bộ: Tay phải nắm quyền, ngón cái vịn ngón trỏ. Tay trái cũng vậy.
_ Dùng hạt Hoạt Nhĩ làm niệm châu Phật Bộ
Dùng hạt sen làm Quan Âm Bộ Sổ Châu
Dùng hạt Rô Nại Ra Xoa làm Kim Cang Bộ Sổ Châu
_ Lại nói Pháp lấy hạt Hoạt Nhĩ, hạt sen, hạt Rô Nại Ra Xoa, Thương Khư, Đá, cây Mộc Hoạn, vàng, bạc, chì, thiếc, đồng, lưu ly… tùy ý chọn một loại, số hơn một trăm làm xâu chuỗi. Dùng tay phải cầm, tâm không tán loạn, lụng một biến lần một hạt, không lộn xộn sau trước
_ Lại nói vòng xuyến, vòng đeo tay: Lấy hạt Ni Tử hoặc hạt khác, dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn Thủ An trì tụng hương hoa để cúng dường và rưới vảy nước thơm. Lại dùng Bổn Bộ Mẫu Chân Ngôn Ấn thỉnh lại gia trì, sau lại cúng dường cho đến trì tụng ngàn biến
_ Dùng cỏ Nại Bà làm nhẫn đeo ở ngón vô danh, dùng Bộ Tâm Chân Ngôn, như trước làm thành tựu cho đến trì tụng ngàn biến, mỗi mỗi y theo Bổn Bộ, thứ tự nên biết
_ Lại làm dây lưng: Nhờ Đồng Nữ xe dây, dùng hoa màu đỏ lam mà nhuộm hoặc nghe, nhuộm, như trước làm Pháp thành tựu cho đến tụng ngàn biến.
Khi niệm tụng, khi Hộ Ma và khi ngủ thì buộc ở lưng để ngăn xuất tinh Thành tựu dây lưng Chân Ngôn:
“Úm, ha ra ha ra, mãn đà mãn đà nễ , thúc khất ra đà ra ni, tất đạt lật thế, soa ha”
Chung cho cả 3 Bộ, dùng Ấn và Bộ Mẫu đồng
_Trong Phật Bộ dùng dây màu trắng. Liên Hoa Bộ dùng dây màu vàng, Kim Cang Bộ dùng dây màu đỏ. Các vật đầy đủ ở thân, mới có thể làm Pháp, y Kinh y Bộ như Kinh đã nói.
_ Kết Đại Giới xong, lại nên cúng dường. Tùy theo thành tựu và việc Bộ sai khác. Chỗ bày biện hương xoa, màu sắc, mùi vị, mùi hương cùng tương ứng điều ấy. Trước đã nói làm sạch trừ cấu cho đến Quang Trạch, đồ hương… dùng Chân Ngôn này và Bổn Bộ Chân Ngôn trì tụng gia hộ, sau kết Thủ Ấn dâng hiến
_ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn:
“Y dương ngôn đà thâu bà nễ ni dạ, thâu giả dã, thâu nễ du na nẵng mẫu dạ nễ phệ nễ đố , bạt ngật để, đố bạc ngật để dạ, bát la để cật lật hê dã, bát la tứ nã dương.
Úm, a ha ra, a ha ra, tát ra phạ vĩ nễ dạ, đát ra bố nhĩ đế, soa ha” (7 biến thông cho 3 Bộ)
Ấn Tướng: Tay phải duỗi 5 ngón, thẳng bàn tay hướng ra ngoài. Tay trái hướng lên trên nắm cổ tay phải. Đây là Hiến Đồ Hương Ấn
.) Lại Phật Bộ Phụng Hiến Đồ Hương
“Úm, a khất lộ đa ra, ngật ra, vĩ sái duệ, na man, soa ha” (7 biến)
.) Liên Hoa Bộ Phụng Hiến Đồ Hương
“Úm, na lật tri, na lật tri, na lật tra bát ninh , na lật đế dạ, na lật đế bát ninh, hồng, phấn tra” (7 biến)
.) Kim Cang Bộ Phụng Hiến Đồ Hương
“Úm, vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng, phấn tra” (7 biến)
_ Lại trước có nói Khử Cấu cho đến Quang Trạch, Hoa dùng Chân Ngôn này và Bổn Chân Ngôn trì tụng, sau đó kết Thủ Ấn dâng hiến Phụng Hoa Chân Ngôn:
“Y dương tô mãn nẵng, tô nễ vĩ dạ, thâu da dã , thâu dã du nẵng dã, nẵng mãn dạ, ninh phệ nễ đa, bạt cật để dạ, bát la để khất lặc hê, bát la tứ na dương.
Úm, a ha ra, a ha ra, tát ra phạ vĩ nễ dạ đạt ra, bố nhĩ đế, soa ha” (7 biến)
Ấn Tướng: Như Xa Lộ Ần lúc trước, chỉ đổi lại ngón cái để bên ngón trỏ. Đây là Phụng Hiến Hoa thông cho cả 3 Bộ.
.) Phật Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn
“Úm, thi kỳ, thi khế, soa ha” (7 biến)
.) Liên Hoa Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn
“Úm, chiến ni ninh kiện đà mô đinh ni, hồng, phấn tra” (7 biến)
.) Kim Cang Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn
“Úm, bộ ri nhạ phạ lan đa chỉ, soa ha” (7 biến)
_ Lại trước có nói làm sạch đến Quang Trạch Đồ Hương…… Dùng Chân Ngôn này và Bổn Bộ Chân Ngôn mà trì tụng, sau đó kết Ấn mà phụng hiến.
Thiêu Hương Chân Ngôn:
“A diên phạ nẵng, ta bát để ra tố hạ lật nễ dã, kiện đà trĩ da tô ra bộ nhạ nẵng mãn dạ, ninh phệ nễ đô, bạt cật để da, đô báo diêm, bát ra để ngật lật hê dã nan.
Úm, a hạ ra, a hạ ra, tát ra phạ vĩ nễ dã đạt la, bố nhạ đế, soa ha” (7 biến thông cho cả 3 Bộ)
Ấn Tướng: Hai tay ngón út, ngón vô danh, ngón giữa cùng hướng vào trong, chạm lưng nhau hướng thẳng lên trên, 2 ngón trỏ cách nhau một hạt lúa không chạm nhau, 2 ngón cái phụ dựa bên 2 ngón trỏ (đây là Phụng Hiến Hương thông cho cả 3 Bộ)
.) Phật Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn
“Nẵng mô ngật la mạn nổ , vĩ sái duệ, thi khí ninh, soa ha” (7 biến)
.) Liên Hoa Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn
“Úm, chiến nại ra, bà, nạn nõa lý , già lật ni kỳ lý ni, hồng, phấn tra” (7 biến)
.) Kim Cang Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn
“Úm, vĩ tát ra, vĩ tát ra, hồng, phấn tra” (7 biến)
_ Lại trước đã nói làm cho sạch…. cho đến Quang Trạch, thức ăn uống dùng Chân Ngôn này và Bổn Chân Ngôn trì tụng, sau đó kết Ấn mà phụng hiến Phụng Thực Chân Ngôn:
“Âu sái độ nạn, ra tố hạ lật nễ dã, ế sái mãn đa ra thiết mộ ma lý mãn dã, ninh phệ nễ đổ, bạt cật để dạ, bát ra để cật lật trí dã, bát la tứ na dương.
Úm, a hạ ra, a hạ ra, tát ra phạ vĩ nễ dạ đạt ra, bố nhĩ đế, soa ha” (7 biến)
Ấn Tướng: Ngửa 2 lòng bàn tay hướng lên trên, cạnh bàn tay dựa nhau, 2 ngón vô danh đều chạm đầu nhau ở bên, hơi co 2 ngón trỏ phụ bên ngón giữa, 2 ngón cái phụ bên 2 ngón trỏ, làm như vốc nước. Ấn này thông cho cả 3 Bộ.
.) Phật Bộ Phụng Thực Chân Ngôn
“Úm, kế ma nhi ni, soa ha” (7 biến)
.) Liên Hoa Bộ Phụng Thực Chân Ngôn
“Úm, vĩ lộ khẩu nĩnh, sa ha” (7 biến)
.) Kim Cang Bộ Phụng Thực Chân Ngôn
“Úm, phạ nhật lị ni, phạt nhật lam nghệ, sa ha” (7 biến)
_ Lại trước nói làm sạch… cho đến Quang Trạch, Nhiên Đăng (đốt đèn) dùng Chân Ngôn này và Bổn Chân Ngôn trì tụng, kết Thủ Ấn mà phụng hiến Phụng Nhiên Đăng Chân Ngôn:
“Ra cật sô, cận nẵng sái dã, bể vĩ đát ra, thất dã, đởm mô vĩ đàm mãn nẵng thâu bà mãn dạ, ninh phệ nễ đố, bạt cật để dạ, nê báo diêm, bát ra cật để hê dã nan
Úm, a lộ ca dã, a lộ ca dã, tát ra phạ vĩ nễ dạ đạt ra, bố nhĩ đế, soa ha” (7 biến thông cho cả 3 Bộ)
Ấn Tướng: Tay phải nắm quyền, duỗi ngón giữa, ngón cái vịn nhau đứng thẳng. Đây là Phụng Nhiên Đăng Ấn, thông cho cả 3 Bộ
.) Phật Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn
“Úm, a mãn na kiếm để đế nhĩ ninh, soa ha” (7 biến)
.) Liên Hoa Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn
“Úm, chiến an ni ninh như ta nẵng ra rị, hồng, phấn tra” (7 biến)
.) Kim Cang Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn
“Úm, vĩ phạ lật đa lộ dã nẵng, hồng, phấn tra” (7 biến)
_ Lại Chân Ngôn và Thủ Ấn vận Tâm cúng dường nếu không bày biện Đồ Hương….. đến đèn sáng cúng dường. Chỉ tụng như trên mà hiến Đồ Hương…. Các Chân Ngôn, Thủ Ấn cũng thành cúng dường đầy đủ.
_ Lại vận Tâm cúng dường, tức là dùng Tâm mà tưởng các hoa nơi nước, không có chủ, đầy khắp cả 10 phương hư không và dùng mây hương thù diệu của Trời Người, hương đốt, đèn sáng , cờ xí, lọng báu, các thứ kỹ nhạc ca vịnh hát xướng, chân châu, lưới võng, treo các chuông báu, hoa, chuông mõ, phất trần, lưới, cây báu Như Ý; mây quần áo, âm nhạc của chư Thiên , cung điện, lầu gác, trụ báu trang nghiêm, chuỗi Anh Lạc, mão đội của chư Thiên như vậy như mây. Hành Giả vận Tâm tưởng đầy cả hư không. Dùng phương cách này thành tâm cúng dường là hơn hết cho đến Hành Giả dùng tâm quyết định mà làm Pháp này, vận Tâm cúng dường, trì tụng Chân Ngôn và kết An thì nơi tưởng như trên đều thành tựu
Chân Ngôn là:
“Úm, tát ra phạ tha kham, ốt na nghiệt đế , sa bạt ra, hê môn, già già nẵng kiếm, soa ha” (7 biến)
Ấn Tướng: Hai tay chắp lại, cài chéo các đầu ngón tay, bên phải đè bên trái, rồi để trên đảnh. Đây là Thành Tựu Vận Tâm Cúng Dường Thủ Ấn
_ Phàm làm cúng dường nên đủ Pháp cho đến thành tâm và hiến Ứ Già đều dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn trì tụng thành tựu, vận Tâm chắp tay để trên đảnh mới thành Pháp cúng dường đầy đủ
_ Lại Pháp khen ngợi (tán thán): Trước tiên phát lòng tin chí thành, trân trọng khen ngợi Phật Đức cùng Pháp Tăng, Quán Tự Tại, Kim Cang Bồ Tát…
_ Khen công đức của Phật
Đấng Đại Bi cứu đời
Đại Sư của tất cả
Biển Công Đức vô biên
Con cúi đầu đảnh lễ
_ Lại khen Đức của Pháp
Pháp thanh tịnh ly dục
Hay trừ các đường ác
Chân Tịch Đệ Nhất Nghĩa
Cúi đầu y theo Pháp
_ Lại khen Đức của Tăng
Khéo được Đạo giải thoát
Diệu trụ các Giác Địa
Lương Phước đều hơn hết
Nay con xin quy mạng
_ Lại khen Quán Tự Tại
Chư Phật đại cát tường
Đầy đủ nơi Tôn Đức
Hiệu là Quán Tự Tại
Quy y thường tịch nhiên
_ Lại khen Chấp Kim Cang
Sức mạnh rất giận dữ
Thành tựu Đại Minh Vương
Điều phục kẻ khó điều
Quy y Chấp Kim Cang
Trước tiên Quy Y chư Đại Bồ Tát , nếu muốn khen ngợi thì tùy ý theo như Kinh mà khen ngợi. Muốn khen ngợi các Bổn Tôn khác cũng nên y theo Kinh
_ Lại sám hối các tội, tùy hỷ các phước, thỉnh triệu, khuyến thỉnh thường trụ ở đời lợi lạc Hữu Tình
_ Lại quy mệnh Tam Bảo, phát Tâm Bồ Đề, phát Nguyện
.) Đầu tiên là Sám Hối: “Cúi xin mười phương hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ Tát, La Hán Thánh Tăng thường nhớ nghĩ đến con, thường chứng biết cho con. Hoặc trong đời này, hoặc trong đời trước , từ vô thủy sanh tử đến nay theo Tham Sân Si , hết thảy phiền não làm não loạn thân tâm, tạo nhiều tội lỗi nơi Phật Pháp Tăng, cha mẹ, sư trưởng cùng chư Bồ Tát, hết thảy Thánh Nhân và các loại chúng sanh có Đức không Đức; chạy theo ba Nghiệp tạo các tội nặng tự làm hoặc bảo người khác làm, thấy làm tùy hỷ. Các tội như vậy nhiều vô lượng vô biên. Nay đối trước chư Phật Bồ Tát , thành tâm phát lộ trân trọng sám hối. Một khi sám hối rồi, sau không làm nữa. Cúi xin mười phương hết thảy chư Phật, chư Đại Bồ Tát Từ Bi chứng biết , tội chướng tiêu trừ”.
.) Quy Y Tam Bảo: Vì trừ các khổ cho chúng sanh nên quy y Tam Bảo. Như đây nhớ niệm Tam Bảo, các An Đức, dùng đầu đảnh chạm đất Quy Y. Nói lời như vầy: “Con….. nguyện từ thân này cho đến khi ngồi ở Bồ Đề Đạo Tràng, quy y Như Lai , ba Thân Vô Thượng. Quy y Phương Quảng Đại Thừa Pháp Tạng. Quy Y hết thảy Bất Thoái Bồ Tát Tăng. Cúi xin mười phương hết thảy chư
Phật, chư Đại Bồ Tát Từ Bi nhiếp thọ” Nên theo như đây Quy y Tam Bảo
.) Phát Tâm Bồ Đề: “Bồ Đề Tâm này gọi là Vô Thượng Đại Thừa Chủng Tử , hay ban cho chúng sanh Cam Lộ giải thoát, Diệu Quả nên trân trọng tiến tu hay sanh Tất Địa. Vì muốn đoạn trừ vô lượng các khổ của chúng sanh trong ba cõi, không nhiễm phiền não, vượt khỏi ba đường ác, thọ thân Tam Hữu chịu vô lượng khổ. Nay con vì làm nơi che chở cứu giúp. Kẻ không có nơi nương tựa, không có chủ thời con sẽ làm chỗ cho nương dựa. Kẻ vượt biển sanh tử thời con sẽ làm Thuyền Sư. Kẻ bị lạc đường thời con sẽ làm người chỉ lối. Kẻ không có ai cứu độ thời con sẽ cứu hộ trừ khổ ban cho vui sướng. Hết thảy chúng sanh có các Phiền Não và Tùy Phiền Não thời con đều trừ diệt, luôn nhớ nghĩ Nghiệp Thiện, không nhớ Ac Duyên. Các thứ Công Đức Trí Tuệ trang nghiêm nơi thân, sáu Ba La Mật thường tu không gián đoạn, nhiêu ích chúng sanh, cùng tu Phước này. Con trong đời này và các đời khác: Phước Trí đã tu nhiêu ích chúng sanh. Nơi có Phiền Não và Tùy Phiền Não đều khiến tồi phục. Siêng tu các Thiện
Phẩm cho đến Bồ Đề không nghĩ nhớ các duyên không Thiện Tâm”
Y theo đây mà phát Tâm Bồ Đề
.) Sau lại tu hành Từ Bi Hỷ Xả, luôn trụ trong thanh tịnh, thường nhớ sáu Niệm, xem xét nơi Tâm đúng lý Niết Bàn, vọng tưởng sở chấp thảy đều bỏ hết
.) Phát Thắng Nguyện: “Như chư Bồ Tát tu hành các Thiện Phẩm, phát Thắng Nguyện rộng, nhiêu ích Chúng sanh. Con có các việc Thiện cũng y như vậy. Lại nguyện hay trừ hết thảy các khổ Địa Ngục của chúng sanh, tròn đầy Phước Đức, chứng niềm vui của Niết Bàn. Lại nguyện các chúng sanh được nhiềi tào bảo, thường luôn bố thí, đầy đủ Trí Tuệ, thường ôm lòng nhẫn nhục, ham thích làm các việc Thiện, được Túc Mạng Trí, Bi niệm Hữu Tình. Nguyện các chúng sanh sanh ở nơi đâu thường được các thắng sự như vậy”
_ Quán Đảnh Ấn Tướng: Hai tay 2 ngón Địa (ngón út) cài chéo nhau nhập vào lòng bàn tay, 2 ngón Thủy (ngón vô danh) đè trên, dựng thẳng 2 ngón Hỏa (ngón giữa) chạm đầu nhau, co 2 ngón Phong (ngón trỏ) để ở lưng 2 ngón Hỏa (ngón giữa) không chạm nhau, thẳng 2 ngón Không (ngón cái) để dưới lóng thứ hai của 2 ngón Hỏa (ngón giữa) liền thành. Đây là Quân Trà Lợi Thân Ấn Dùng Ấn vốc nước, niệm Chân Ngôn 7 biến hoặc 21 biến, 108 biến tùy ý tắm gội.
_ Lại nói Ấn Tướng khác. Tay Quán (tay phải) ngón Không (ngón cái) nắm ngón Địa (ngón út), thẳng 3 ngón kia như hình chày ba chia. Đây là Quân Trà Lợi Yết Ma Ấn
_ Gia trì Đất sau đó thêm văn của 2 Ấn. Văn của Ấn ấy nói là: Nội Phộc (Cài chéo các ngón tay bên trong rồi nắm lại thành quyền) 2 Địa (ngón út) hợp đầu ngón như hình Chày, dùng chạm đất, 3 lần hạ xuống tức là Ấn này.
_ Lại có Ấn: Nội Phộc, kèm duỗi hợp 2 Không (ngón cái) 2 Phong (ngón trỏ), Không (ngón cái) hợp bên trong Phong (Ngón trỏ), 2 Địa (ngón út) cũng duỗi hợp.
Liền dùng Ấn ở trên mặt đất chuyển bên phải 3 vòng tức thành Kết Hộ. Tiếp theo đến Tịch Trừ Ấn. Ở mỗi một Thời, như Pháp niệm tụng.
_ Lại thêm Pháp Yếu Niệm Tụng: Có 4 thứ tức là Chữ Số Niệm Tụng, Thời Số Niệm Tụng, Tướng Mạo Niệm Tụng, Tăng Gia Niệm Tụng. Niệm tụng xong rồi tùy theo chỗ mong cầu thành tựu, trân trọng cầu xin. Sau đó niệm tụng Hộ Ma y như Pháp nên hay đầy đủ các điều cầu xin tùy ý thành tựu. Dù cho Bổn Pháp không nói Hộ Ma, vì cầu Tất Địa nên y theo Pháp mà làm.
_ Vật thành tựu có hai loại: Một là Thư Hoàng, Chu Sa, các loại. Hai là
Tâm Ý tịnh tùy theo lòng ưa thích vật gì. Y theo Pháp đơn giản chọn lựa làm Tịnh, cầu các Thắng Duyên, mỗi mỗi y theo Bổn Pháp, gia trì như Pháp, Quán Đảnh đủ 3 Duyên; tức là nói Thuốc, vật và Tự Thân đủ 3 duyên này mới có thể cầu Tất Địa (Siddhi). Trước tiên quán mỗi một tướng trong ngoài, đủ hạnh Tinh Tiến, y Giới của Chân Ngôn để trừ vô lượng nghiệp Bất Thiện cho nên y theo Giáo Tông tu Pháp Bạch Tịnh khiến tội tiêu trừ rồi mới tụng Chân Ngôn cho đến được Tất Địa Thành Tựu. Lại khiến tăng trưởng Nghiệp Bạch Tịnh khiến cho thật tròn đủ rồi nên y theo Pháp trì tụng Chân Ngôn cho đến khiến được thành tựu Tất Địa.
_ Như Quán Tâm: Y trụ một cảnh, buộc niệm chuyên chú tưởng đầu mũi không cho tán loạn, Tam Muội (Samādhi) tương ưng, người trì tụng cũng nên như vậy, do Tâm cột buộc tưởng, bày ở Chân Ngôn. Dùng Cấm Duyên này sẽ được thành tựu.
_ Làm Thành Tựu: là đầy đủ Tọa Cụ và Chân Ngôn. Vào ngày mồng tám, ngày 14, ngày 15 của kỳ Bạch Nguyệt (15 ngày đầu của tháng), ngày Nhật Thực, Nguyệt Thực, ngày động đất, ngày mồng một cho đến ngày 15. Các ngày như vậy làm Pháp thành tựu, y theo Bổn Pháp cần phải đầy đủ. Trước đã chọn được chỗ đất tốt, ở ngay chỗ ấy làm Pháp Kết Hộ tùy theo Pháp Tất Địa, tạo Mạn Đà La (Maṇḍala: Đàn Tràng), y nơi Trì Minh và các Pháp Mạn Đà La, an Thập Phương Thần (các vị Thần ở 10 phương), như Pháp cúng dường, dâng các vật cúng với Trợ Bạn (Người trợ giúp cho ta tu), kết hộ ta và họ thì mới có thể vào trì niệm làm Pháp thành tựu.
_ Đến lúc Phát Khiển, khen Hàng Tam Thế (Trailokya-vijaya) như sau
“Quy mạng Kim Cang Thủ (Vajra-pāṇi)
Tồi phục các loại Ma
Đủ các hạnh Phổ Hiền (Samanta-bhadra-caryā)
Biển Công Đức vô biên
An trụ thân Bổn Hữu
Tịch tịnh không đầu đuôi
Diệu dụng ban các Nguyện
Điều Ma (Māra), diệt ba Độc
Đổi thay nên tu hành
Cứu độ các Hữu Tình
Khiến ra khỏi sanh tử
Từ Phàm vào Phật Địa (Buddha-bhūmi)
TÔ TẤT ĐỊA YẾT RA CÚNG DƯỜNG PHÁP
QUYỂN THỨ HAI (Hết)