TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

KINH SỐ 894A

Hán dịch: Đại Đường_Trung Ấn Độ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubha-karasiṃha)
Việt dịch: Thích Quảng Trí  Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ TRUNG

_Tiếp theo, làm Pháp Hộ Thân. Minh Vương Thủ ấn, tụng Chân Ngôn này, ấn năm chỗ thuộc nhóm đảnh, liền thành Hộ Thân kiên cố.

Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra kỳ ninh, bát-ra nễ bát đa dã, sa ha”

Tụng năm biến. Đây là Hộ Thân Chân Ngôn.

Tướng của Thủ Ấn ấy. Đem hai ngón út cài chéo nhau nhập vào lòng bàn tay, ngón vô danh đè trên hai ngón út, hai ngón giữa dính đầu ngón, hơi co hai ngón trỏ đè lóng trên của hai ngón giữa, co lóng giữa của ngón trỏ vào, dựng thẳng ngón cái phụ dính ngón giữa, (Đây là Hộ Thân Thủ Ấn)

_Tiếp theo, làm Đại Hộ Thân. Tụng Chân Ngôn với làm Thủ Ấn, cũng ấn năm chỗ, thành Đại Hộ Thân.

Chân Ngôn là:

“Úm, nhập-phạ la, nang dã, hồng, phấn tra” (Tụng năm biến. Đây là Đại Hộ Thân Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy, tức đồng với Hộ Thân Ấn lúc trước.

 

_Tiếp theo nên mặc áo giáp (bị giáp). Tụng Chân Ngôn với làm Thủ Ấn, từ đảnh chà xát xuống dưới, đến bàn chân, liền thành Bị Giáp.

Chân Ngôn là:

“Úm, độ tỷ độ tỷ, ca dã độ tỷ, bát-ra nhập-phạ lý ninh, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Bị Giáp Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: bung duỗi (cả hai tay)

 

_Tiếp theo, dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn để kết tóc.

Chân Ngôn là:

“Úm, tô tất địa, yết lị, sa ha” (Đây là Kết Phát Chân Ngôn, dùng chung cho ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy. Tay phải nắm Quyền, duỗi thẳng ngón cái, ấn ở trên đảnh, liền thành kết tóc (Đây là Kết Phát Ấn thông cả ba Bộ)

.)Lại Phật Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Nang mãng sa đát-lệ dã địa-vĩ ca nan, tát ra-phạ đát tha nghiệt đa nan. Úm, tô tất đà , lộ giả ninh, sa ha (Tụng bảy biến. Đây là Phật Bộ Kết Phát Chân Ngôn)

 

.)Liên Hoa Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Nang mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Nang mãng bát na mãng bá ninh duệ.

Úm, ca tai, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Liên Hoa Bộ Kết Phát Chân Ngôn)

 

.)Kim Cang Bộ Kết Phát Chân Ngôn là:

“Nang mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Nang mãng thất-chiến noa, phạ nhật-ra bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa, tế nang bát đa duệ

Nang mãng ca la cật-lật đán đa lỗ tỷ ni, thăng ca lệ, phiến để ca rị, già tra nễ già tra nễ, bá đa dã, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Kim Cang Bộ Kết Phát Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy đồng với Ấn lúc trước.

 

Để toà báu ấy. Tuỳ theo phương sở của Bổn Tôn. Trước tiên nhìn phương ấy, tiếp theo ứng Tâm tưởng ở trong biển lớn có núi báu, trên đảnh núi ấy tưởng Tòa Sư Tử, ở trên lại có đài hoa sen lớn vi diệu, ở bên trên lại quán các lầu gác báu, treo các phan lụa, bên trên có dù, lọng, phướng với lưới võng để dùng trang nghiêm. Vận Tâm tưởng xong, sau đó tụng Chân Ngôn, gia thêm cho chỗ đã tưởng lúc trước mỗi mỗi thành tựu.

_Liền nói Thành Tựu Đại Hải Chân Ngôn là:

“Úm, A, tỳ mãng lỗ na địa, hồng” (Tụng bảy biến. Đây là Thành Tựu Đại Hải Chân Ngôn)

 

 

_Tiếp theo, nói Thành Tựu Sư Tử Toà Chân Ngôn là:

“Úm, a giả la, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến)

 

_Tiếp theo, nói Thành Tựu Bảo Sơn Chân Ngôn là:

“Úm, a giả la, vi lệ, sa ha” (Tụng ba biến)

 

_Tiếp theo, nói Thành Tựu Liên Hoa Chân Ngôn là:

“Úm, ca mãng la, sa ha” (Tụng ba biến)

 

_Tiếp theo, nói Thành Tựu Bảo Lâu Các Đẳng Chủng Chủng Trang Nghiêm Chân Ngôn là:

“Úm, nang mãng tát ra-phạ đát tha nghiệt đa nang. Úm, tát ra-phạ tha, khiếm, ô nại-nghiệt đế, sa-phá ra, hứ tứ mãng-ám, già già nang kiếm, sa ha”

(Tụng ba biến. Đây là Thành Tựu Bảo Lâu Các Chân Ngôn)

 

_Phụng hiến nước Át Già. Tùy theo Bộ khác nhau với việc…thành tựu tương ưng mà làm vật khí sành sứ. Tức là vàng, bạc, thục đồng, cây, đá, sành sứ, Thương Khước (ốc xà cừ), Súc Chỉ-Tri Ba (đây nói là) lá cây, lá sen v.v… Khi làm đừng để bị phá, thiếu, thô rít, thủng lỗ…, chứa đầy nước thơm. Tùy theo Bộ Loại với Thượng, Trung, Hạ mà để các hoa, dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng, lại dùng nhóm Bộ Mẫu Chân Ngôn trì tụng, tức trì tụng vào nước Át Già rồi để ở bên trái.

Biện Sự Chân Ngôn với Thủ Ấn. Trước kia đã nói là Chân Ngôn với Thủ Ấn của nhóm Tịch Trừ.

 

_Tiếp theo, nói Chân Ngôn với Thủ Ấn của nhóm Bộ Mẫu .) Đầu tiên nói Phật Bộ Mẫu Chân Ngôn là:

“Nang mô bà già phạ đố sắt-nị sa dã. Úm, rô rô, sa-phổ rô, thập-phạ la, để sắt-tra, tất đà, lộ giả ninh, tát ra-phạ ra-tha, sa đà ninh, sa ha” (Đây là Phật Bộ Mẫu Chân Ngôn là Phật Nhãn vậy. Tụng ba biến)

 

.) Liên Hoa Bộ Mẫu Chân Ngôn là:

“Na ra xá nang, sa-phạ ra xá nang tệ thất-ra phạ, sa-mãng ra nãi, nang giả tả, mãng hàm, tát ra-phạ tát đát-phạ nan, tát ra-phạ vi-dã địa, chỉ chỉ sai ca. Úm, ca tai, vi ca tai, ca tra vi ca tra, ca trưng, bà già phạ để, vi nhạ duệ, sa ha” [Tụng ba biến. Đây là Bán Nõa Ra Phạ Tư Ninh (Pāṇḍara-vāsinī: Bạch Y)]

 

 

.) Kim Cang Bộ Mẫu Chân Ngôn là:

“Nang mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Nang mãng thất-chiến noa, phạ nhật-ra bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa, tế nang bát đa duệ. Úm, câu lan đạt rị, mãn đà phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Bộ Mẫu Chân Ngôn, là Mang Mãng Kê Nan vậy)

 

_ Tiếp theo, nói Bộ Tâm Chân Ngôn.

.) Đầu tiên, Phật Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, nhĩ nang, nhĩ ca” (Tụng bảy biến)

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, a rô lực ca” (Tụng bảy biến)

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn là: “Úm, phạ nhật-ra, đặc-lặc ca” (Tụng bảy biến)

.)Tiếp theo, nói Tướng Thủ Ấn của Phật Bộ Mẫu Phật Nhãn. Chắp hai tay lại, co kèm hai ngón cái vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng phụ ngay bên trong lóng giữa của ngón giữa, đừng để lóng tay bị cong, hơi co ngón trỏ đè lưng lóng trên của hai ngón giữa (Đây là tướng của Phật Nhãn Thủ Ấn)

.)Tiếp theo nói tướng Thủ Ấn của Liên Hoa Bộ Mẫu. Chắp hai tay lại, đều co mười ngón tay cùng dính đầu ngón, khiến lòng bàn tay rỗng không như hoa sen chưa nở, cổ tay chạm nhau (Đây là Liên Hoa Nẫu Bán Noã La Phạ Kỳ Ninh Thủ Ấn)

 

.)Tiếp theo, nói tướng Thủ Ấn của Kim Cang Bộ Mang Mãng Kế. Chắp hai tay lại, hợp lòng bàn tay, co hai ngón trỏ với hai ngón vô danh vào trong lòng bàn tay, lưng ngón tay dính nhau, kèm dựng thẳng sáu ngón tay còn lại cùng dính nhau (Đây là Kim Cang Mẫu Mang Mãng Kế Thủ Ấn)

Lại nói, chắp hai tay lại, co hai ngón trỏ với hai ngón vô danh, lật nghiêng lại cài chéo nhau đè đầu lóng tay, bên phải đè bên trái, kèm dựng sáu ngón tay còn lại cùng dính nhau (cũng tức là Ấn này)

_Tiếp theo nói Tướng Thủ Ấn của Bộ Tâm

.)Đầu tiên, tướng Thủ Ấn của Phật Bộ Tâm. Tám ngón tay cài chéo nhau vào trong lòng bàn tay, khiến lóng giữa của tám ngón tay ló ra, dựng thẳng đứng hai ngón cái đừng dính đầu ngón, cách nhau nửa tấc (1/6 dm) (Đây là Phật Bộ Tâm Ấn)

.)Tiếp theo, nói tướng Ấn của Liên Hoa Bộ Tâm.

[ND: Phần này bị thiếu, nay phụ vào cho đầy đủ là: Y theo Phật Bộ Tâm Ấn, chỉ sửa ngón cái trái, co vào trong lòng bàn tay, dựng đứng một mình ngón cái phải (Đây là Liên Hoa Bộ Tâm Ấn)

.)Tiếp theo, nói tướng Ấn của Kim Cang Bộ Tâm]

Y theo Phật Bộ Tâm Ấn, chỉ sửa ngón cái phải co vào trong lòng bàn tay, dựng đứng một mình ngón cái trái (Đây là Kim Cang Tâm Ấn)

_Pháp Át Già ấy. Tuỳ theo Bộ tương ứng với việc thành tựu, như Giáo rộng nói. Lúc phụng hiến thời dùng Bổn Chân Ngôn trì tụng rồi phụng hiến.

_Phụng thỉnh Bổn Tôn. Người trì tụng tuỳ làm Pháp Xứ. Trước tiên tưởng ngồi xong, tiếp theo dùng Chân Ngôn Thủ Ấn thành tựu Xa Lộ (cỗ xe), đưa đi đến chỗ của Bổn Tôn.

Xa Lộ Chân Ngôn là:

“Úm, đổ rô đổ rô , hồng” (Đây là Tống Xa Lộ Chân Ngôn thông cho cả 3 Bộ) 湡 加冰 加冰 狫

OṂ_ TURU TURU HŪṂ

Tướng của Thủ Ấn ấy. Hai tay từ ngón giữa trở xuống đem sáu ngón tay cài chéo nhau, bên phải phải đè bên trái, nhập vào lòng bàn tay, hai ngón trỏ dựa nhau, hai ngón cái phụ bên cạnh hai ngón giữa, mở hai lòng bàn tay, cổ tay dựa nhau, sáu ngón trợ nhau dực trong lòng bàn tay (Đây là Tống Xa Lộ Thủ Ấn thông cho cả ba Bộ)

 

Tống Xa Lộ xong, liền nên tụng Minh này, bên trong an câu “đi đến” với làm Thủ Ấn. Hoặc chỉ đọc thỉnh Bổn Tôn, hoặc kèm Quyến thuộc… Triệu Thỉnh

Tống (đưa đi) tức đưa ngón cái trái ra bên ngoài rồi nhấc lên. Nghênh (tiếp đón) tức dưa ngón cái phải vào bên trong rồi co lại (trong, ngoài đều làm ba lần).

Minh là:

“Nang mãng sa-đát lệ dã địa-vĩ ca nan, tát ra-phạ đát tha nghiệt đa nan. Úm, phạ lam chi nễ-dã, yết-ra-sái dã, sa ha” (Đây là Phụng Thỉnh Minh thông cho cả ba Bộ)

 

Minh này, tiếp theo nên để câu “Nghênh đón”, dựa theo bên trên có thể biết.

Thủ Ấn ấy. Y theo Xa Lộ Ấn lúc trước, chỉ sửa ngón cái phải, cùng với ngón giữa trái dính đầu ngón (Đây là Phụng Thỉnh Ấn thông cho cả ba Bộ)

Hoặc dùng Bộ Tâm Chân Ngôn, bên trong để câu “đi đến”, là Tâm Chân Ngôn

Tiếp theo an Ê ê hề bạc già phạm (Ehyehi bhagavam). Tiếp theo bỏ Tâm Chân Ngôn tức biết câu “Nghênh đón” với làm Thủ Ấn mà thỉnh.

 

_Nếu dùng Bộ Tâm Chân Ngôn phụng thỉnh thì Bổn Tôn vui vẻ mau đến.

.) Đầu tiên, Phật Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, nhĩ nang, nhĩ ca” (Tụng 25 biến)

Tướng của Thủ Ấn ấy: Y theo Bộ Tâm An lúc trước, chỉ sửa, đem hai ngón cái hướng về phía trước chiêu vời ba lần, liền thành Thỉnh Ấn (Đây là Phật Bộ Thỉnh Triệu Ấn)

 

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, a lộ lực ca” (Tụng năm biến)

Tướng của Thủ Ấn ấy: Y theo Bộ Tâm lúc trước, chỉ sửa, đem ngón cái phải hướng về phía trước chiêu vời ba lần, liền thành Thỉnh Triệu (Đây là Liên Hoa Bộ Thỉnh Triệu)

 

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra, đặc-lặc ca” (năm biến)

Tướng của Thủ Ấn ấy: Y theo Bộ Tâm Ấn lúc trước, chỉ sửa, đem ngón cái trái hướng về phía trước chiêu vời ba lần, liền thành Thỉnh Ấn (Đây là Kim Cang Bộ Thỉnh Triệu Ấn)

 

_Lúc muốn Phụng Thỉnh thời trước tiên bưng lò hương, tụng trì Chân Ngôn, Tĩnh Trị lối đi (đạo lộ) trong Thất, sau đó phụng thỉnh, tĩnh trị.

Chân Ngôn là:

“Úm, tô tất địa ca lị, nhập-phạ lị đa, nan đà mộ lợi đa duệ, nhập-phạ ra nhập-phạ ra, mãn đà, hạ nẵng, hồng, phấn tra” (Đây là Kim Cang Bộ Tĩnh Trị Lộ Chân Ngôn, cũng hô gọi hai Bộ)

 

.) Phật Bộ Tĩnh Trị Lộ Chân Ngôn là:

“Úm, nhập-phạ ra” (Đây là Phật Bộ Tĩnh Trị Lộ Chân Ngôn)

 

.) Liên Hoa Bộ Tĩnh Trị Lộ Chân Ngôn là:

“Úm, bát na-mê ninh, bà già phạ để, mộ hạ dã, mộ ha dã, nặc nghiệt-tri, mộ hạ ninh, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Tĩnh Trị Lộ Chân Ngôn)

 

 

_Làm Pháp này xong, trong Thất các chốt khóa cửa thảy đều mở ra, cũng thành Tịnh Trừ, cho đến thanh tịnh với thành cảnh giác Bổn Tôn, trước tiên làm Phụng Thỉnh Chân Ngôn.

Câu ấy là:

“Ê hề duệ hứ, bà già phạm, ninh hạ, bạc để-dạ nẵng, tam mãng duệ nang giả, át la kiện dã, tam bát la để thệ nam-đàm, bố nhạ ám chá-la tứ na-mê” (Đây là

Phụng Thỉnh Cú Chân Ngôn thông cả ba Bộ, trước kia đã nói)

 

Tùy theo tướng ngồi, ở, đứng với hoan hỷ của Bổn Tôn ấy, cho đến ngoái nhìn Hành Giả…Làm hình trạng ấy, tướng mạo tương ứng mà phụng thỉnh.

Trừ khiển các Ma đi theo, có Tỳ Na Dạ Ca gọi là đưa tiễn chư Tôn Thỉnh Tôn đến, liền dùng Chỉ Lị Chỉ Lị Chân Ngôn với Thủ Ấn để Khiển Trừ.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị, phạ nhật-ra, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Chỉ Lị Chỉ Lị Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái đem ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình Phạ Nhật-Ra (Vajra: Chày Tam Cổ) hướng ra ngoài thỉnh cầu (Đây là Chỉ Lị Chỉ Lị Kim Cang Ấn, dùng để Khiển Trừ)

_Nhìn Tam Ma Da (Samaya). Đã đưa tiễn Tôn, Tỳ Na Dạ Ca muốn đi, Bổn Tôn dự định muốn tuỳ đi… Thế nên nhìn Tam Ma Da khiến giữ lại không cho đi, bấy giờ dùng tay phải nhìn Ấn, tụng Chân Ngôn này, khiến đứng lại, nói choBổn Tôn ấy nhớ lại Bổn Nguyện.

Chân Ngôn là:

“Úm, thăng-thừa yết lệ, tam ma diệm, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Thị Tam Ma Da Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay phải đem ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình Phạ Nhật-La (Vajra) hướng ra ngoài, thỉnh cầu (Đây là Chỉ Lị Chỉ Lị Kim Cang Ấn, dùng nhìn ngó)

 

_Phụng Tòa mời ngồi. Trước tiên kết Địa Phương với Thượng Phương của nhóm Nội Giới Kim Cang Quyết, liền dâng Át Già, sau đó mời ngồi.

Át Già dùng Bổn Chân Ngôn trì tụng mà dâng hiến, hoặc dùng Thông Dụng Át Già Chân Ngôn trì tụng, tùy theo việc thành tựu ấy, Bộ khác nhau, mà cầm vật khí Át Già để ở trái tim… cho đến quỳ gối mà phụng hiến, nghĩa là ba Bộ để nơi trán phụng hiến, Thiên Bộ ấy để ngang trái tim dâng phụng, Địa Bộ để ngang đầu gối.

Chân Ngôn là:

“Úm, dược khất-sam nang na dã, kiến nại-la, đạt nỗ, bát-rị dã bát xả, bát xả, sa ha” (Đây là Ấn thông dụng tụng Át Già Khí Chân Ngôn)

 

 

_Vào lúc sáng sớm, lúc giữa ngày (giờ Ngọ) với lúc mặt trời lặn…Ở ba Thời này dùng Chân Ngôn Thủ Ấn dâng toà hoa sen .)Đầu tiên, Phật Bộ Chân Ngôn là:

“Úm, vi ra, vi ra dã, sa ha” (Đây là Phật Bộ Phụng Toà Chân Ngôn)

 

.) Liên Hoa Bộ Chân Ngôn là:

“Úm, bát na-mãng, vi ra dã, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Phụng Toà Chân Ngôn)

 

 

.) Kim Cang Bộ Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra, vi ra dã, sa ha” (Đây là Kim Cang Bộ Phụng Toà Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Chắp hai tay lại, mở rộng ngón trỏ, ngón giữa, ngón vô danh, mở rộng trong lòng bàn tay cách nhau khoảng 4 ngón tay. Kèm dựng thẳng hai ngón cái với hai ngón út cùng dựa nhau (Đây là Phụng Liên Hoa Ấn thông cho cả ba Bộ)

_Nếu chuẩn bị sẵn áo, xiêm, chuỗi Anh Lạc… dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng phụng hiến, kết Giới Pháp. Dùng Pháp Kim Cang Quyết dùng kết Địa Giới, dùng Pháp Kim Cang Lô kết phương bên trên.

Kim Cang Quyết Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị, phạ nhật-ra, Phạ nhật-lị, bộ ra, mãn đà mãn đà, hồng, phấn tra (Đây là Kim Cang Quyết Chân Ngôn, tụng ba biến)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái đem ngón giữa, ngón vô danh hướng ra ngoài nhập vào kẽ giữa ngón vô danh, ngón giữa của tay phải. Đem ngón vô danh trái quấn ngón vô danh phải, hai ngón út cùng dính đầu ngón, hai ngón cái cùng dính đầu ngón, dựng thẳng đứng hai ngón trỏ cùng đính đầu ngón. Dùng Ấn này dang hai cánh tay, khiến đầu hai ngón cái chạm đất, tồi tụng Chân Ngôn, thành Kết Địa Giới (Đây là Kim Cang Quyết Ấn)

 

_Tiếp theo, dùng Kim Cang Câu Lan Chân Ngôn với Thủ Ấn, dùng kết

Thượng Phương Giới Chân Ngôn là:

“Úm, vi sa-phổ ra na ra khất-sa, phạ nhật-ra, bán nhạ ra, hồng, phấn tra

(Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Câu Lan Chân Ngôn) 湡 合卼先治朽 向忝 正介匡 狫 民誆

OṂ_ VISPHURAD RAKṢA PAṂJALA HŪṂ PHAṬ

Tướng của Thủ Ấn ấy: Y theo Quyết Ấn lúc trước, chỉ đổi lại hai ngón cái nắm bên cạnh hai ngón trỏ. Nâng Ấn hướng lên trên rồi tụng Chân Ngôn, thành Kết Không Giới (Đây là Kim Cang Câu Lan Ấn)

_Dùng Kim Cang Lô Chân Ngôn Thủ Ấn làm lò Kim Cang Chân Ngôn là:

“Úm, tát ra tát ra, phạ nhật ra, bát-ra ca ra, hồng, phấn tra” (Đây là Kim Cang Lô Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Y theo Quyết Ấn lúc trước, chỉ đổi lại hai ngón cái mở bung ra đứng thẳng. Đưa Ấn từ phương Nam chuyển theo bên phải ba lần và tụng Chân Ngôn, thành tựu lò Kim Cang (Đây là Kim Cang Lô Ấn Pháp, nói rằng:dùng tướng bên trong của ba Giới lúc trước vậy)

 

_Tiếp theo, dùng Kim Cang Quyến Sách Chân Ngôn Thủ Ấn, kết Đông

Phương Giới Chân Ngôn là:

“Úm, Phạ nhật-ra bá xa, hề-rị, già già nang, ma ra, hồng” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Quyến Sách Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái co ngón trỏ dựa vào gốc ngón cái, duỗi thẳng ngón cái đè móng ngón trỏ mở thành vòng tròn, ba ngón kia cùng nắm dính nhau dựng thẳng. Tay phải cũng vậy, đem lưng ba ngón tay phải để dính bên trong ba ngón tay trái (Đây là Kim Cang Phạt Sách Ấn, dùng kết Đông Phương Giới)

 

 

_Tiếp theo, dùng Kim Cang Phan Chân Ngôn với Thủ Ấn. Pháp kết Tây

Phương Giới Chân Ngôn là:

“Úm, bát đăng kỳ ninh, ra tra” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Phan Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái nắm quyền, dựng thẳng ngón cái. Tay phải duỗi năm ngón để bên trên đầu ngón cái trái, lòng bàn tay hướng vào thân, kết Tây Phương Giới (Đây là Kim Cang Phan Ấn Quyền. Tay phải như tay trái, cũng là Ấn này)

_Tiếp theo, Kim Cang Ca Lị Chân Ngôn Thủ Ấn, kết Bắc Phương Giới Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra, ca lị, ra tra, mãng tra (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Ca Lị Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Hai tay đem hai ngón cái, ngón út đều cùng trụ dính đầu ngón. Sáu ngón còn lại đều tự co hướng vào trong lòng bàn tay, đừng để cho lưng ngón tay dính nhau, cũng không dính trong lòng bàn tay, kết bắc Phương Giới (Đây là Kim Cang Ca Lị Ấn)

 

 

_Tiếp theo, Kim Cang Phong Chân Ngôn Thủ Ấn, kết Nam Phương Giới Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra, thi khư ra, ra tra, mãng tra” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Phong Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái nắm lại thành quyền, duỗi thẳng ngón cái. Tay phải đem ngón cái ngón trỏ phải cùng vịn đầu nhau, đầu ngón cái hơi ló ra. Đem cạnh bên dưới của tay Phải để trên đầu ngón cái trái, khiến ngón cái phải dựng thẳng, kết nam Phương Giới (Đây là Kim Cang Phong Ấn)

_Tiếp theo, dùng Chân Ngôn trì tụng vào lòng bàn tay phải bảy lần, đem chỉ, thành kết hạ Giới

Chân Ngôn là:

“Úm, thương-thăng yết lệ, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Kết Hạ Giới Chân Ngôn, tụng ba biến cũng được)

 

_Tiếp theo, dùng A Tam Mang Ngân Nễ Chân Ngôn với Thủ Ấn, làm khắp Hoả Viện.

Chân Ngôn là:

“Úm, a tam măng kỳ ninh, lê”(Tụng ba biến. Đây là A Tam Măng Kỳ Ninh Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: đem lưng các ngón tay phải để bên trong ngón của tay trái, khiến không gặp nhau, hướng hai ngón cái thẳng lên trên, xoay Ấn theo bên phải một lần, liền thành Hỏa Viện (Đây là A Tam Măng Kỳ Ninh Ấn)

 

 

_Tiếp theo, dùng Chân Ngôn với Thủ Ấn kết Đại Giới lần nữa Chân Ngôn là:

“Úm, thượng-thăng yết lệ, mãng ha tam ma diệm, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Kết Đại Giới Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Hai tay đem ngón út, ngón vô danh cài chéo nhau trong lòng bàn tay, duỗi thẳng hai ngón giữa chạm đầu nhau, co hai ngón trỏ để ở lưng lóng trên của ngón giữa, không chạm vào ngón giữa như chày ba chia, hai ngón cái để bên cạnh hai ngón trỏ. Chuyển khắp tám phương, trên, dưới…với tụng trì Chân Ngôn, thành Kết Đại Giới (Đây là Kết Đại Giới Ấn)

 

Như vậy làm xong. Giả sử sát bên cạnh Luân Vương Phật Đảnh cùng trái nghịch với các Chân Ngôn khác, cũng chẳng thể gây hoại, cũng chẳng tổn giảm oai lực của Bổn Tôn. Hết thảy Phá Minh cột trói với các Pháp Khước Trước đều chẳng được dịp thuận tiện gây hại. Chuẩn bị vật của nhóm Phạ Nhật-La (chày Kim Cang), các Kim Cang, sổ châu, nhẫn, dây lưng, Thần Tuyến, vòng đeo tay, hoa sen, cờ xí v.v… Dùng nước thơm hoặc vật trong sạch khác, dùng Bổn Tôn Chân Ngôn mà trì tụng. Vào lúc niệm tụng với Hộ Ma thời nên chuẩn bị đủ nhóm vật như trên

 

_Tiếp theo, nói Pháp thành tựu các vật khác của nhóm Phạ Nhật-Ra. Phạ NhậtRa (Vajra) ấy tùy theo tương ứng ấy, để trong vật khí ngay trước mặt của mình, an trí trên tòa, dùng Tử Đàn Hương mà xoa bôi. Tiếp theo, dùng nhóm hương hoa, cầm giữ cúng dường, thỉnh Chủ của Chân Ngôn. Chân Ngôn ấy trì tụng vào hương hoa rồi dùng cúng dường, lại tụng một ngàn biến tức gọi là thành tựu.

Phạ Nhật-Ra Chân Ngôn đấy là:

“Úm, độ na , phạ nhật-ra, ha” (Đây là Thành Tựu Phạ Nhật Ra Chân Ngôn) 湡 鉡巧 向忝 有

OṂ_ DHUNA VAJRA HAḤ

Phạ Nhật-Ra ấy dùng nhóm Tử Đàn làm chày ba chia, rồi làm trì tụng một ngàn biến.

 

_Tiếp theo, nói Phật Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Na mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Úm, át na bạc đế, vi nhạ duệ, tất địa , tất đà lật-thế, sa ha” (Đây là Phật Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn)

 

 

_ Liên Hoa Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Na mô bát đặc-mãng bá noã duệ. Úm, ám một-lị đăng già mệ, thất-lị duệ, thất-lị mang lý nễ, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn)

 

_ Kim Cang Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Na mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Na mãng thất-chiến nõa phạ nhật-ra bá ninh duệ, ma dược khất-sa, tế nang bát đá duệ. Úm, chỉ lị chỉ lị, lao tri-rị ni, sa ha” (Đây là Kim Cang Bộ Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn)

 

 

Đều dùng Tịnh Sổ Châu Chân Ngôn của ba Bộ này, tuỳ theo Bổn Bộ Chân Ngôn ấy, xỏ xuyên qua lỗ của Sổ Châu, một một hạt châu trì tụng bảy biến, cho đến khi xỏ xâu qua và cột buộc xong. Lại nên trì tụng Chân Ngôn một trăm biến. Lại nên như Pháp mà Tịnh Sổ Châu

 

_Lại dùng Chân Ngôn này để làm thành tựu

.)Đầu tiên, Phật Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Úm, na mô bà già phạ đế, tô tất để, sa đà dã, tất đà lật-thế, sa ha” (Đây là Phật Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn)

 

 

.) Liên Hoa Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Úm, phạ tô mãng để, thất-lị duệ, bát đặc-mãng man lý nễ, sa ha” (Đây là Liên Hoa Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn)

 

 

.) Kim Cang Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-ra , nhĩ đam nhạ duệ, sa ha” (Đây là Kim Cang Bộ Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn)

 

Dùng Thành Tựu Sổ Châu Chân Ngôn này, thỉnh Bổn Bộ Chân Ngôn ấy ở trên Sổ Châu (tràng hạt) cho đến khi cúng dường thời trì tụng một ngàn biến, dùng làm thành tựu.

 

_Tiếp theo nói tướng của Thủ Ấn cầm nắm Sổ Châu. Tay phải đem ngón cái vịn đầu ngón vô danh, duỗi thẳng ngón giữa, ngón út. Hơi co ngón trỏ dựa bên cạnh lóng trên của ngón giữa (Đây là Chấp Sổ Châu Ấn thông cho cả ba Bộ)

 

_Tiếp theo, nói Tướng của Liên Hoa Bộ Chấp Sổ Châu Ấn: Tay phải đem ngón cái vịn đầu ngón giữa, duỗi thẳng ba ngón còn lại. Tay trái cũng như thế (Đây là Liên Hoa Bộ Chấp Sổ Châu Ấn)

_Tiếp theo, nói Tướng của Kim Cang Bộ Chấp Sổ Châu Ấn: Tay phải nắm Quyền, giương thẳng ngón cái vịn ngón trỏ. Tay trái cũng như thế (Đây là Kim Cang Bộ Chấp Sổ Châu Ấn)

_Dùng hạt Hoạt Nhi làm sổ châu của Phật Bộ

Dùng hạt sen làm sổ châu của Liên Hoa Bộ

Dùng hạt Lỗ Nại-Ra Xoa làm sổ châu của Kim Cang Bộ

_Lại nói lấy hạt Hoạt Nhi, hạt sen, hạt Lỗ Nại-Ra Xoa, Thương Khư (ốc xà cừ) với đá, Mộc Hoạn, chì, sắt, thục đồng, Lưu Ly…. tùy ý lấy một loại, số hơn một trăm mà làm sổ châu. Dùng tay phải cầm, Tâm không tán loạn, tụng Chân Ngôn xong, một lúc nên luồn qua, đừng khiến cho trước sau lẫn lộn.

_Tiếp theo, nói Pháp vòng đeo cánh tay. Trong vòng đeo cánh tay ấy xâu một hạt Hoạt Nhi, dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn Thủ Ấn trì tụng vào hương hoa rồi dùng cúng dường với rưới vảy nước thơm. Trở lại, dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn Thủ Ấn này thỉnh đi đến, gia trì trên cái vòng. Lại dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn Thủ Ấn theo thứ tự cúng dường, cho đến trì tụng một ngàn biến.

Dùng cỏ Nại Bà làm cái nhẫn đeo ở ngón vô danh, dùng Bộ Tâm Chân Ngôn như lúc trước làm Pháp thành tựu, cho đến trì tụng một ngàn biến, đều làm Bổn Bộ, thứ tự nên biết.

_Pháp Dây thắt lưng. Khiến Đồng Nữ xe hợp, dùng Câu Tốn Bà (Kusumbha: Đây là hoa Hồng Lam) nhuộm hoặc Uất Kim nhuộm. Như Pháp thành tựu lúc trước, cho đến trì tụng một ngàn biến. Vào lúc niệm tụng, lúc Hộ Ma cùng với lúc ngủ thời cột buộc ở eo lưng, hay chận đứng sự thoát Tinh.

Thành Tựu Yêu Tuyến Chân Ngôn là:

“Úm, a ra a ra, mãn đà nễ, súc cật- ra đà ra ni, tất đà lật-thế, sa ha”

 

TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

_QUYỂN TRUNG (Hết)_

Pages: 1 2 3 4 5