TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

KINH SỐ 894B

Hán dịch: Đại Đường_Trung Ấn Độ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubha-karasiṃha)
Việt dịch: Thích Quảng Trí  Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ THƯỢNG

Quy mệnh chư Như Lai (Tathàgata)

Pháp (Dharma), chúng Bồ Tát (Bodhisatva-samgha)

Bộ Liên Hoa (Padma-kula), Kim Cang (Vajra-kula)

Cùng các hàng quyến thuộc

Nay Ta y Giáo (Śāstra, hay Āgama) nói

Pháp Trì Tụng Cúng Dường

Lược thông cả ba Bộ (Tri-kula)

Lần lượt được tương ưng

Trước xem nơi Thần Thất

Sau nói các Pháp Sự

Khi thọ được Chân Ngôn (Mantra)

Và làm các Ấn Pháp (Mudra-dharma)

Ra vào ở bên ngoài

Pháp chia đất Tẩy Tịnh

Quét dọn nơi Thần Thất

Trừ bỏ các hoa héo

Làm sạch để cúng dường (PŪja)

Sau đó đi tắm gội

Trước là Tam Ma Gia (Samaya_ Bản Thệ)

Cột trói các chướng nạn

Tịch TrừHộ Thân

Nước sạch làm trong sáng

Tắm gội tự Quán Đảnh (Abhiṣeka)

Vốc nước hiến ba lần

Đến nơi cửa Thần Thất

Thay áo rảy thân Pháp

Vào Thất và lễ bái

Pháp Cúng Vật đầy đủ

Tràng chuỗi và Thần Tuyến

Vòng cỏ, năm thứ tịnh (của con bò)

Dâng hiến nước Ứ Già (Ārgha)

Và an đặt Tòa ngồi

Sau quán Tam Ma Gia (Samaya)

Pháp trừ thân chướng nạn

Tịch Trừ với Khử Cấu (trừ bỏ dơ bẩn)

Pháp Quang Trạch thanh tịnh

Hộ Thân và Kết Giới (Śīmā- Bandha)

Tám phương cùng trên dưới

Trước nên tưởng Thần Thất

Pháp Quán Niệm Bổn Tôn

Tiếp theo nơi chốn ở

Pháp Phụng Thỉnh Bổn Tôn

Dùng Bổn Tôn Chân Ngôn

Mời thỉnh Bổn Tôn xong

Liền Trừ Khiển Tòng Ma

Rồi dâng hiến Pháp Tòa

Sau quán Tam Ma Gia (Samaya)

Liền dâng nước Ứ Già

Tắm Tôn và dâng áo

Lại hiến hoa, hương xoa

Hương đốt, thức ăn uống

Pháp cúng dường đèn sáng (Nhiên Đăng)

Chân Ngôn và Thủ Ấn

Pháp Vận Tâm Cúng Dường

Ngợi khen và sám hối

Hộ Bổn Tôn và mình

Cùng hộ nơi chốn tu

Lại kết Pháp Đại Giới

Bày đủ Bạt Chiết La (Vajra:Chày Kim Cương)

Cùng xâu chuỗi, các Pháp

Phần Chân Ngôn đầy đủ

Lại Pháp Ngồi trì tụng

Cầu xin các ước nguyện

Cùng hộ chỗ niệm tụng

Pháp Hồi Hướng Công Đức

Khởi Pháp Phát Nguyện lớn

Cùng hiến nước Ứ Già

Pháp Hương xoa (Gandha), hương đốt (Dhūpa)….

Lại quán Tam Ma Gia (Samaya)

Hộ thân ta và người

Giải các chỗ Kết Giới

Sau làm Pháp Phát Khiển

Hộ Ma (Homa), các chi phần

Lư, Thần Đất

Pháp Thiêu đốt đầy đủ

Chuyển đọc Kinh Phương Quảng (Vaipulya-sutra)

Và làm Pháp Chế Để (Caitye:Tháp.Đây là Pháp ấn tạo Tháp cúng dường)

Sau lại quán Từ Bi

Pháp suy nghĩ sám niệm

Theo thứ tự như đây

Nay Ta lược nói đủ

_ Thấy nơi Thần Thất tức là vào Mạn Đà La (Maṇḍala: Đàn Tràng) rải hoa. Hoa rới vào Vị nào thì Vị đó là Bổn Tôn.

_ Nói Sự Pháp là được Tối Thắng Thọ Minh Quán Đảnh, vâng theo A Xà (Ācārye: Đạo Sư) ấn khả truyền Pháp Quán Đảnh (Abhiṣeka) cho đến làm Pháp Tức Tai (Śāntika)…. Các Pháp Quán Đảnh khác.

_ Đối thọ Chân Ngôn và Thủ Ấn tức là người Thọ Pháp tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo mới sạch, ở chỗ trong sạch đó quỳ thẳng lựng, cung kính đối trước A Xà Lê, gần gũi thọ Chân Ngôn và Thủ Ấn. Thời A Xà Lê tụng trước ba biến tồi truyền cho Đệ Tử. Đệ Tử thọ rồi tự tụng ba biến, sanh lòng hoan hỷ sâu xa, cúi lậy làm theo. Đây là tùy sức bày biện cúng dường, A Xà Lê giảng giải Pháp xong mới có thể theo thứ tự niệm tụng

_ Ra ngoài, vào Thất tức là sáng chiều làm xong, đi vào các chỗ dơ uế đều dùng Thọ Xúc Phẫn Nộ Chân Ngôn mà hộ thân. Chân Ngôn là: 輆 呢叻巧 猲 幘

“Úm, câu lộ đà na, hồng, nhạ”

Ấn Tướng: Tay phải nắm lại thành Quyền, duỗi thẳng ngón cái hộ năm chỗ là Đảnh, hai vai, tim, cổ.

_ Chia đất thanh tịnh là dùng năm cục đất chà nơi hạ bộ, dùng ba cục chà nơi tiểu tiện, dùng ba cục chà tay trái, dùng bảy cục chà hai tay. Nếu chưa được sạch thì dùng ý mà chà rửa cho đến khi sạch thì thôi. Ba cục dùng Thọ Xúc Chân Ngôn và Thủ Ấn ấn đất trì tụng một biến cho đến bảy biến, sau đó mới dùng. Lại dùng Chân Ngôn mà rưới vảy nơi thân. Chân Ngôn là:

“Úm, Thuật rô đế, sa bà lặc để, đà la ni, hồng, hạ”

Ấn Tướng: Ngửa lòng bàn tay phải duỗi thẳng năm ngón, hở rộng các kẽ tay, co lóng giữa của ngón vô danh vào lòng bàn tay, ngón cái đè nơi gốc ngón trỏ hướng về phía trước, đây là Pháp Rải Nước.

Hướng về phương Đông ngồi Tông Cứ (ngồi xổm) hai tay để ở nơi đầu gối, đây là Vốc Nước không co có bọt, không để phát ra tiếng động, uống ba hớp sau đó dùng tay lấy nước rửa môi miệng. Lấy lưỡi rà trong miệng, xúc miệng cho sạch cặn dơ, sau đó uống nước. Lại kết Ấn và tụng Chân Ngôn, trước tiên chạm 2 mắt, miệng, tai, mũi, 2 vai, yết hầu, trái tim, đảnh thành Hộ Thân, các căn (Āyatana) thanh tịnh (Viśuddha).

_ Quét dọn Thần Thất: Tức là tùy theo chỗ thành tựu và việc sai khác cùng điều ấy tương ưng chọn nơi chốn vừa ý , đất không có chướng ngại. Trừ bỏ Phạ Nhĩ La, trùng, ngói, hang hố, xương cốt, lông tóc, tro than…. Đào đất trừ bỏ các đất dơ bẩn, lấy đất sạch đổ xuống rồi lấp đầy, trên đất đó làm cái Thất chắc chắn, bí mật mà làm, không cho gió lọt vào. Cửa thất hướng về Đông, hoặc Bắc hoặc Nam tùy theo việc. Làm Thần Thất xong, lấy phân bò mà xoa tô, dùng nước sạch rưới vảy hoặc dùng hương xoa pha nước sạch, tụng Chân Ngôn mà xoa tô nơi đất.

“Na mãn sa để lệ dã nễ vĩ ca nan. Tát ra phạ đát tha nghiệt đa nan. Am , vĩ ra nhi, vĩ ra nhi, ma ha tát ngật ra, nhật rị, tát đa tát đa, ta ra đế ta ra đế, đát ra dĩ đát ra dĩ, vĩ đà mãn ninh, tam bạn nhạ ninh, đa ra mãn đế, tát bà nhật lệ, đát lam, soa ha”

 

_ Hoặc có khi quên mất Pháp Tắc bị sai lầm, phạm Tam Ma Gia (Samaya) mỗi ngày thường tụng Chú này 3 biến, 7 biến, 108 biến hay trừ lỗi đó.

_ Bỏ hoa héo: Cúng dường hoa xong, trước tiên tụng Chú này rồi bỏ hoa

“Úm, thấp vĩ đế, ma ha thấp vĩ đế , khư na ninh, soa ha”

 

_ Lại nói Chân Ngôn quét dọn đất :

“Úm, ha ra ha ra, ra khư nghĩ ra, hạ ra na dã, soa ha”

 

_ Lại nói Chân Ngôn tô đắp đất:

“Úm, yết ra lệ, ma ha yết ra lê, soa ha”

Trước quét dọn Thần Thất, trừ bỏ hoa héo, rửa sạch các vật đựng đồ cúng dường, sau đó mới tắm gội.

_Khi đến nơi tắm gội trước tiên dùng Chú và Ấn này hộ các vật cúng dường rồi mới có thể đến.

“Úm, thi khư ra, phạ nhật rị, ám”

Ấn Tướng: Tay phải nắm lại thành quyền. Duỗi thẳng ngón cái, ngón trỏ sao cho 2 ngón chạm nhau và đụng vào vật cúng dường mà gia trì

_ Trước tiên tác Tam Ma Gia (Samaya): Tức là trước khi làm Pháp phải tác Tam Ma Gia, sau đó hộ thân làm các việc.

_ Lại nói Tam Ma Gia Chân Ngôn và Thủ Ấn.

.) Đầu tiên là Phật Bộ Chân Ngôn::

“Úm, đát tha nghiệt đố na bà phạ dã, soa ha”

Ấn Tướng: Ngửa 2 lòng bàn tay, duỗi thẳng 10 ngón tay hướng về phía trước, hai cạnh bàn tay chạm nhau, hơi co lóng trên của 2 ngón trỏ. Đây là Phật Bộ Tam Ma Gia Ấn

.) Tiếp nói Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, bát na mô na bà phạ dã, soa ha”

Ấn Tướng: Chắp 2 tay: 2 ngón trỏ, 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh hướng ra ngoài hơi mở không cho chạm nhau. 2 ngón cái, 2 ngón út dính nhau, lòng bàn tay trống như hoa sen nở, sáu ngón (2 trỏ, 2 giữa, 2 vô danh) hơi co. Đây là Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Ấn

.) Lại nói Kim Cang Bộ Tam Muội Gia và Thủ Ấn

“Úm, phạ nhật lộ na bà phạ dã, soa ha”

An Tướng: Ngửa tay phải để lên lưng bàn tay trái, ngón cái phải bắt chéo ngón út trái, ngón cái trái bắt chéo ngón út phải, 6 ngón kia hơi duỗi như chày Kim Cang 3 chia (Tam Cổ Kim Cang). Đây là Kim Cang Tam Muội Gia Ấn.

_ Lại cột trói các nạn: Tức dùng Quân Trà Lợi Thủ Ấn Chân Ngôn cột trói các nạn.

Ấn Tướng: Tay trái để trên bắp tay phải, ngón cái vịn trên móng ngón út, 3 ngón kia duỗi như chày Kim Cang ba chia. Sau dùng tay phải để trên bắp tay trái, cũng đem ngón cái vịn móng ngón út, duỗi 3 ngón kia như chày ba chia.

Hướng mặt về phương Đông rồi ngồi, co gối trái vươn tới trước, chân phải thẳng ngang cách chân trái 2 thước (2/3m), bàn chân để ngang bấm xuống đất, bậm mội bên mép phải, trợn mắt nhìn qua trái, tưởng thân của mình (tự thân) như Quân

Trà Lợi (Amṛta-kuṇḍali: Cam Lộ Quân Trà Lợi), tụng Căn Bản Chân Ngôn

“Nẵng mô ra đát nẵng đát ra dạ dã

Nẵng mãn thất chiến nõa phạ nhật ra tri ninh duệ, mãn ha dược khất sai, tế nẵng bát đa duệ

Nẵng mô phạ nhật ra cú lộ đà dạ, năng sắt tra lộ đát kiết tra bà dã, bội ra phạ dã, a tỳ, mâu tát la , bát ra thú, bả xả ha ta da dã.

Đát điệt tha: Úm, ám mật lật đa quân nõa lị, khư khư, khư khư, khư hế khư hế, để sắt xá đẩ sắt xá, mãn đà mãn đà, hạ nẵng hạ nẵng, nghiệt ra nhạ nghiệt ra nhạ, vi sa phổ tra vi sa bố tra dã, tát ra phạ vĩ cận nẵng, vĩ cận nẵng dã kiếm, ma ha da ninh bát để, nhĩ vĩ đán đa, ca ra dã, hồng , phấn tra (Tụng 7 biến)”

 

Chân Ngôn này, sau câu mãn đà mãn đà (Bandha bandha) dùng 2 tay, 3 ngón (ngón cái đè trên móng ngón giữa và ngón vô danh) nắm lại thành quyền, các ngón vịn nhau (duỗi ngón trỏ và ngón út, hơi co) thì các nạn liền bị cột trói.

_ Lại Pháp tắm gội: Để làm sạch thân, nên lấy đất sạch chia làm 3 phần (Có thể dùng 3 cục xà phòng thơm) dùng Chân Ngôn Thủ Ấn, trì tụng Chân Ngôn:

“Úm, ninh khư nan, phạ tô đề, soa ha”

Ấn Tướng: Hai tay cài chéo nhau, các ngón vịn ở lưng bàn tay, dựng thẳng 2 ngón trỏ dựa nhau, dựng thẳng 2 ngón cái vịn bên cạnh 2 ngón trỏ. Dùng Ấn này chạm vào cục đất, tụng Chân Ngôn, sau đó mới lấy

_ Lại Tịch Trừ (xua đuổi): Phàm làm các việc, trước cần Tịch Trừ, sau đó mới có thể làm. Tịch Trừ Chân Ngôn là:

“Nẵng mô phạ nhật ra dã, hồng, hạ nẵng, đậu nẵng, mãn tha, vĩ đá băng ta du, ta ra dã , hồng, phấn tra (Tụng 7 lần)”

 

Ấn Tướng: Tay trái co ngón cái vào lòng bàn tay, ngón giữa ngón vô danh đè ngón cái, co ngón trỏ dựa bên lóng giữa của ngón giữa, co ngón út dựa bên lóng giữa của ngón vô danh, duỗi cánh tay để trên đảnh, quay theo bên phải 3 vòng và ấn 5 nơi trên thân. Tay phải ngón cái đè móng ngón vô danh, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình Phạ Nhật Ra (Vajra: chày Kim Cương) để bên hông, chân đứng như Pháp trên. Đây là Tịch Trừ Ấn

_ Lại Tịch Trừ Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, phạ nhật ra, đa ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Dùng tay phải vỗ lòng bàn tay trái 3 lần. Đây là Tịch Trừ Thủ Ấn

_ Lại Tịch Trừ Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, chỉ lị chỉ la, phạ lão nại ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải búng ngón tay 3 lần

 

_ Lại Pháp Hộ Thân: Dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn để kết Thập Phương Ấn.

Hộ Thân Chân Ngôn:

“Úm, thương ca lệ, tam mãn diễm, soa ha”

(Đây là Hộ Thân Kết Giới Chân Ngôn)

Ấn Tướng: Tay phải ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia hơi mở gọi là Phạ Nhật Ra Ấn (Vajra: Kim Cang Tam Cổ Ấn) dùng kết phương trên, phương dưới và 8 phương giới dùng để Hộ Thân.

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn. Dùng ấn ở Thân của mình, nước, đất, các vật thành sạch sẽ thanh tịnh.

“Úm, chỉ lị chỉ lị , phạ nhật ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải ngón cái vịn móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia hơi mở, chống ở hông, 3 ngón hướng về phía trước. Tay trái cũng vậy. Dùng chạm vào các vật tức thành thanh tịnh, trừ bỏ các dơ uế. Đây là Khử Cấu Ấn (Ấn trừ bụi dơ )

_ Lại dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn và Thủ Ấn làm thanh tịnh

“Úm, am mật lật đế, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải nắm lại thành quyền, lấy nước tụng 7 biến dùng rưới vảy trên các vật và trên đảnh khiến được sạch sẽ.

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn. Dùng Quang Trạch Chân Ngôn: 

“Úm, nhập phạ ra, nhập phạ ra dã, phạ nạp rị, soa ha”

Ấn Tướng: Tay trái ngón cái vịn móng ngón út, dựng đứng 3 ngón kia hở kẽ tay, duỗi cánh tay. Tay phải cũng kết Ấn này nâng cùi chỏ tay trái, dùng tay trái chạm vào các vật và trên thân tức thành Quang Trạch (sáng bóng loáng)

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn quậy nước

“Úm, hồng, hạ nẵng, phạ nhật ra, phạ nhật lệ nõa, ha”

Ấn Tướng: Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài, co các ngón nơi 2 lưng bàn tay, co 2 ngón cái vào trong lòng bàn tay, 2 ngón trỏ co đầu chạm móng nhau. Đây là Ấn Quậy nước

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn, lấy đất xoa thân. Chân Ngôn là:

“Úm, bộ ra nhạ phạ ra, hồng”

Ấn Tướng: Lấy đất hòa nước. Hai tay ngón cái đè móng ngón út, các ngón kia mở, 2 tay dựa vào nhau. Lấy tay phải xoa khắp thân. Đây là Thủ Địa Đồ Thân Ấn (Ấn lấy đất xoa thân)

_ Lại Quân Trà Lợi Chân Ngôn và Thủ Ấn. Tụng Thủy Chân Ngôn

“Úm, a mật lật đế, hồng, phấn tra (7 biến)”

Ấn Tướng: Trước duỗi tay phải ngang bằng, co ngón giữa ngón vô danh đè móng ngón cái, co ngón trỏ và ngón út để bên ngón giữa và ngón vô danh, trì tụng Chân Ngôn. Đây là Ấn Quậy nước tắm gội

 

_ Lại Chân Ngôn và Thủ Ấn khiển trừ Tỳ Na Dạ Ca (Vināyāka: Loài gây chướng nạn) trong thân. Chân Ngôn là:

“Úm, a mật lật đế, hạ nẵng hạ nẵng, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Hai tay co ngón cái vào lòng bàn tay, mỗi mỗi đều nắm thành quyền, duỗi 2 ngón trỏ cùng cài chéo nhau nhập vào trong hổ khẩu, dùng Ấn để từ đảnh kéo xuống dưới chân rồi tách ra. Đây là Ấn Khiển trừ Tỳ Na Dạ Ca trong thân

_ Lại dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn và Thủ Ấn hộ 5 chỗ trên thân

“Úm, phạ nhật ra kỳ kinh, bát ra nễ bát đa dã, soa ha”

Ấn Tướng: Hai ngón út cài chéo nhau trong lòng bàn tay, 2 ngón vô danh cùng đè 2 ngón út, dựng thẳng 2 ngón giữa dựa đầu nhau, hơi co 2 ngón trỏ bên lóng trên của ngón giữa cách nhau một hạt lúa, dựng thẳng 2 ngón cái dựa bên ngón giữa, ấn chạm 5 chỗ tức thành Hộ Thân.

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn, trì tụng mỗi mỗi phần đất

“Úm, độ tỷ độ tỷ, ca dã độ tỷ, bát ra nhĩ phạ lý ninh, soa ha (3 biến)”

Ấn Tướng: Hai tay ngón trỏ và ngón út đều dựa nhau, co 2 ngón giữa 2 ngón vô danh trong lòng bàn tay. Hai tay đối lưng nhưng không chạm nhau, 2 ngón cái đầu chạm nhau.

Ở chỗ để 3 cục đất, lấy một cục, dùng Ấn ấn đất, tụng 3 biến, chà từ chân đến rốn rồi chà tay, dùng nước rửa sạch, thứ hai thứ ba cũng vậy, chà và rửa sạch. Lại lấy cục thứ hai, như trên trì tụng 3 biến chà từ rốn đến cổ. Lại lấy cục thứ ba, như trên trì tụng, chà từ cổ đến đảnh. Xong rồi lại tụng Chân Ngôn, tác Thủ Ấn và tắm gội. Lại tác Ấn và tụng Chân Ngôn chà khắp thân rồi xả Ấn ở trái tim. Đây gọi là Bị Giáp Ấn, tụng Thổ Ấn.

_ Lại Quân Trà Lợi Căn Bản Chân Ngôn. Dùng tay quậy nước, tùy ý tắm gội

 

“Na mô ra đát nẵng đát ra dạ dã

Na mang thất chiến nõa phạ nhật ra trì nĩnh duệ, ma ha dược khất sa, tế nẵng bát đa duệ

Na mô phạ nhật ra cu lộ đà dã, bát ra nha phạ lý đa, nễ bát đa, năng sắt tra rô đắc ca tra bà dã, bội ra phạ dã, a tỷ, mãn ta ra, phạ nhật ra, bát ra thâu, ba xã, hạ ta gia dã .

Đát điệt dã tha: Úm, a mật lật đa quân noa lý, khư khư khư khư, khư năng khư năng khư năng khư năng, khư đà khư đà khư đà khư đà, khư tứ khư tứ khư tứ khư tứ, để sắt tra để sắt tra, hạ nẵng hạ nẵng, noa hạ noa hạ, bát dã bát dã, nghiệt lật hạ nõa nghiệt lật hạ nõa, man đà man đà, nghiệt ra nhạ nghiệt ra nhạ, đát ra nhạ đát ra nhạ, vĩ ta phổ tra dã vĩ ta phổ tra dã, bà già phạm, nẵng một lật đa quân nõa lý, mẫu lật bà năm đa nõa dã, phạ nhật lệ nõa , tát ra phạ vi đà na dã, vi na dã kiếm ninh phạ ra dã, ma ha già na bát để, nhĩ vĩ nan đa, ca ra dã , hồng hồng, phấn tra phấn tra, cú rô đà căn nẵng duệ, soa ha (3 biến)”

_ Tự Quán Đảnh dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn. Tự Quán Đảnh Chân Ngôn là:

“Úm, ha , khư lị lị, hồng , phấn tra”

Ấn Tướng: Hai ngón út cài chéo nhau trong lòng bàn tay, 2 ngón vô danh đè trên 2 ngón út, dựng thẳng 2 ngón giữa dựa đầu ngón bên 2 ngón trỏ. Dùng Ấn vốc nước, tụng Chân Ngôn 3 biến tự Quán Đảnh (tự rưới nước lên đảnh đầu của mình)

 

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn tự kết búi tóc

“Úm, tô tất địa yết lị, sa phạ ha”

Ấn Tướng: Tay phải nắm thành quyền, duỗi thẳng ngón cái, đem ngón trỏ đè trên ngón cái rồi quấn lại như hình cái vòng, tụng 3 biến rồi để trên đảnh tức thành kết búi tóc

.) Phật Bộ Kết Phát (cột tóc) Chân Ngôn:

“Úm, thi kỳ thi khế, soa ha”

.) Liên Hoa Bộ Kết Phát Chân Ngôn:

“Úm, thi khế, soa ha”

 

.) Kim Cang Bộ Kết Phát Chân Ngôn:

“Úm, thi khư tá, soa ha”

 

_ Phàm tắm gội thời không nên tắm trong nước có bùn do vũng có gai, có trùng, không chảy nước ruộng. Lại không được tiểu tiện trong nước, không lội giỡn, không được xem chỗ kín và tưởng chỗ kín của phụ nữ với các chỗ khác. Yên lặng mà tắm vì bỏ các cáu bẩn không vì trang nghiêm thân mà tắm.

_ Lại hiến 3 vốc nước. Sau khi tắm xong, hướng mặt về nơi Bổn Tôn ngự, quán niệm Bổn Tôn, trì tụng Chân Ngôn và tác Ấn.

Dùng Ấn múc nước dâng hiến 3 vốc, tưởng tắm Bổn Tôn và hiến Ứ Già. Hoặc ở trong nước tùy ý niệm tụng hướng về nơi Đạo Tràng .) Phật Bộ Hiến Thủy Chân Ngôn:

“Úm, đế ra lệ, phật đà, soa ha” (Tụng 3 biến vốc 3 vốc nước)

 

.) Liên Hoa Bộ Hiến Thủy Chân Ngôn:

“Úm, tỵ rị tỵ rị, hồng, phấn tra” (Tụng 3 biến vốc 3 vốc nước)

 

.) Kim Cang Bộ Hiến Thủy Chân Ngôn:

“Úm, vi thấp phạ, phạ nhật lị, soa ha” (Tụng 3 biến vốc 3 vốc nước)

Ấn Tướng: Ngửa ngang bằng 2 tay dựa bên cạnh nhau, 2 ngón trỏ vịn 2 đầu ngón cái, hơi co 6 ngón kia.

Dùng Ấn vốc nước, tụng Chân Ngôn 3 lần, dâng rửa Bổn Tôn.

_Hiến xong tụng Chân Ngôn xả Ấn. Dùng A Tam Man Kỳ Ninh Chân Ngôn:

“Úm, a tam man kỳ ninh, cật lệ, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải để sau lưng tay trái, ở trong không gặp nhau, 2 ngón cái hướng thẳng lên trên, xoay qua trái một vòng Giải Giới.

_ Khi đến Đạo Tràng tức là đi đến Đạo Tràng không được khởi sân si và tham dục, chuyên niệm Bổn Tôn mà đi đến. Ở trong Thần Thất không nên bước qua các vật như Khí Trượng, thuốc thang tức là các Pháp Khí như chuông, mõ, tích trượng, các Ấn, hoa héo, thuốc, cây cỏ đều không nên đạp lên. Các hình Tháp, Tôn Tượng, Tỳ Kheo đều không nên đạp lên. Cũng không được cỡi voi, ngựa, lạc đà, dê, lừa… không nên cỡi và thân không được chạm đến. Nếu phạm tức đọa Tam Ma Gia. Cũng không nên khởi tham, sân, si, mạn, trạo cử, kiêu ngạo. Không mang giày dép hoặc đội mũ vào Đạo Tràng. Gặp Tháp, hình tượng Sư Trưởng nên lấy đồ mà che cung kính mới đến Đạo Tràng.

_ Tắm gội sạch sẽ, thay quần áo mới sạch tức là đến đứng ở ngoài cửa Đạo Tràng, rửa tay chân, dùng Thủ Ấn Chân Ngôn đã nói lúc trước. Lại uống nước và Sái

Tịnh (rưới vảy cho trong sạch)

.) Phật Bộ Ẩm Thủy Sái Tịnh Chân Ngôn:

“Úm, ma ha nhập phạ la, hồng”

 

.) Liên Hoa Bộ Ẩm Thủy Sái Tịnh Chân Ngôn:

“Úm, đô đô ra, cu rô cu rô, sa phạ ha”

 

.) Kim Cang Bộ Ẩm Thủy Sái Tịnh Chân Ngôn:

“Úm, nhập phạ lị đa, phạ nhật lị ni, hồng”

 

Lại nói Phật Bộ Ẩm Sái Thủy Thủ Ấn: Ngửa duỗi tay phải, co lóng giữa ngón vô danh và ngón út vào trong, không chạm lòng bàn tay.

Liên Hoa Bộ Ẩm Thủy Sái Tịnh Thủ Ấn: Như Phật Bộ Ấn bên trên

Kim Cang Bộ Ẩm Thủy Sái Tịnh Thủ Ấn : Như Phật Bộ Ân bên trên, chỉ mở ngón trỏ và ngón út.

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn rưới vảy ngoài cửa và quần áo

“Úm, vi mãn la, soa ha”

Ấn Tướng: Tay phải nắm thành quyền, lấy nước trì tụng rồi rưới vảy trên quần áo.

_ Lại dùng Chân Ngôn trì tụng nơi quần áo rồi mặc

“Úm, bát rị phạ ra đa, phạ nhật rị ni, hồng”

 

_ Vào Thần Thất lễ bái. Hành Giả nhất tâm vào Đạo Tràng. Khi vào Thất rồi, hướng mặt về Bổn Tôn, chắp tay làm lễ. Trước tiên ở trong Thất đặt Tôn Dung của Bổn Tôn, hoặc Tháp hoặc để Tòa, lễ bái xong thì cúng dường.

Lại bày biện các món cúng dường tức là đốt hương…. 5 thứ Ngưu Tịnh (5 món của con bò), Thần Tuyến, nhẫn cỏ, tòa ngồi, vật Ứ Già, chày Kim Cang, xâu chuỗi, hạt cải trắng, dây lưng. Đây gọi là Vật Cúng

_Khi vào Thất thời miệng tụng Chân Ngôn bước vào

“Úm, nhập phạ lị đa , lộ giả nẵng, hồng, phấn tra” (Tụng 7 biến thông cho cả 3 Bộ)

 

_ Lại nên tác Tam Ma Gia Chân Ngôn và Ấn .) Phật Bộ Chân Ngôn:

“Úm, đát tha nghiệt đố na bà phạ dã, soa ha” (Tụng 5 biến)

Ấn Tướng: Ngửa 2 lòng bàn tay, duỗi thẳng 10 ngón tay hướng về phía trước, hai cạnh bàn tay chạm nhau, hơi co lóng trên của 2 ngón trỏ.

.) Tiếp nói Liên Hoa Bộ Tam Muội Gia Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, bát na mô na bà phạ dã, soa ha” (Tụng 5 biến)

Ấn Tướng: Chắp 2 tay. 2 ngón trỏ, 2 ngón giữa, 2 ngón vô danh hướng ra ngoài hơi mở không cho chạm nhau. 2 ngón cái, 2 ngón út dính nhau, lòng bàn tay trống như hoa sen nở, sáu ngón (2 trỏ, 2 giữa, 2 vô danh) hơi co.

.) Lại nói Kim Cang Bộ Tam Muội Gia và Thủ Ấn

“Úm, phạ nhật lộ na bà phạ dã, soa ha” (Tụng 5 biến)

Ấn Tướng: Ngửa tay phải để lên lưng bàn tay trái , ngón cái phải bắt chéo ngón út trái, ngón cái trái bắt chéo ngón út phải, 6 ngón kia hơi duỗi như chày Kim Cang 3 chia (Tam Cổ Kim Cang) .

_ Lại nên dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn tịch trừ Tỳ Na Dạ Ca trong thân. Chân Ngôn là:

“Úm, am mật lặc đế, hạ nẵng hạ nẵng, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Hai tay co ngón cái vào lòng bàn tay, từ ngón giữa trở xuống nắm lại thành quyền, duỗi 2 ngón trỏ, phải trái cài chéo nhau nhập vào trong Hổ Khẩu. Dùng Ấn từ trên đảnh kéo xuống đến chân

_ Lại nên dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn tịch trừ

“Nẵng mô phạ nhật ra dã, hồng, hạ nẵng, độ nẵng, mãn tha, vĩ đặc mộng ta du ra dã, phấn tra” (7 biến)

 

Ấn Tướng: Tay trái co ngón cái vào lòng bàn tay, ngón giữa và ngón vô danh đè ngón cái, co ngón trỏ chạm bên lóng giữa của ngón giữa, co ngón út chạm bên lóng giữa của ngón vô danh, duỗi thẳng cánh tay, xoay trên đầu 3 vòng theo bên phải, ấn 5 chỗ trên thân. Tay phải ngón cái đè móng ngón út, duỗi thẳng 3 ngón kia làm hình chày Kim Cang, chống tay ở hông, Pháp đứng như trước.

_ Lại Tịch Trừ Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, phạ nhật ra, đa ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Dùng tay phải vỗ lòng bàn tay trái 3 lần.

_ Lại Tịch Trừ Chân Ngôn và Thủ Ấn

“Úm, chỉ lị chỉ la, phạ lão nại ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải búng ngón tay 3 lần

 

Tại sao gọi là Tịch Trừ? Tức là hương hoa, y áo, các thứ có nạn phải trừ đi để cho sạch sẽ.

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn trừ bỏ dơ bẩn (Khử cấu)

“Úm, chỉ rị chỉ rị , phạ nhật ra, hồng, phấn tra”

Ấn Tướng: Tay phải ngón cái vịn móng ngón vô danh, duỗi thẳng 3 ngón kia hơi mở, chống ở hông, 3 ngón hướng về phía trước. Tay trái cũng vậy. Dùng chạm vào các vật tức thành thanh tịnh, trừ bỏ các dơ uế. Đọc Chỉ rị chỉ rị (KILI KILI) rất mạnh là xua đuổi.

_ Lại làm thanh tịnh, dùng Bộ Tâm Chân Ngôn, làm quyền lấy nước, tụng 7 biến, rưới vảy các vật khiến được thanh tịnh.

.) Phật Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, nhĩ nẵng, nhĩ ca”

 

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, a rô lực ca”

 

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, phạ nhật ra, tri lặc ca”

 

_ Lại làm Quang Trạch. Trì tụng Chân Ngôn và tác Ấn, dùng ấn khiến cho các vật thành quang trạch

.) Phật Bộ Quang Trạch Chân Ngôn:

“Úm, đế thệ đế nhạ , tỷ vĩ ninh, tỷ đế ta đà dã, hồng, phấn tra” (3 lần)

 

.) Liên Hoa Bộ Quang Trạch Chân Ngôn:

“Úm, nễ tỷ dã nễ tỷ dã, nễ bí dã, ma ha thất rị duệ, sa phạ ha” (3 biến)

 

.) Kim Cang Bộ Quang Trạch Chân Ngôn:

“Úm, nhập phạ la, nhập phạ la dã, mãn độ lị, sa phạ ha” (3 biến)

Ấn Tướng: Tay trái ngón cái vịn móng ngón vô danh, duỗi thẳng 3 ngón kia hơi hở, duỗi cánh tay về phía trước. Tay phải cũng vậy để dưới tay trái, dùng tay trái chạm vào các vật, tức thành Quang Trạch.

Ấn này thông cho cả 3 Bộ.

_ Lại tác Hộ Thân. Kết Minh Vương Thủ Ấn, tụng Chân Ngôn ấn đảnh và 5 chỗ, khiến thành hộ thân kiên cố .

“Úm, phạ nhật ra kỳ kinh, bát ra nễ bát đa dã, soa ha” (3 biến)

Ấn Tướng: Hai ngón út cài chéo nhau trong lòng bàn tay, 2 ngón vô danh cùng đè 2 ngón út, dựng thẳng 2 ngón giữa dựa đầu nhau, hơi co 2 ngón trỏ bên lóng trên của ngón giữa cách nhau một hạt lúa, dựng thẳng 2 ngón cái dựa bên ngón giữa, ấn chạm 5 chỗ tức thành Hộ Thân.

_ Lại tác Đại Hộ Thân An. Tụng Chân Ngôn và tác Thủ Ấn, ấn 5 chỗ thành Đại Hộ Thân

“Úm, nhập phạ la nẵng dã, hồng, phấn tra” (5 biến)

Ấn Tướng: Như Ấn Hộ Thân bên trên

 

_ Lại Bị Giáp Chân Ngôn và kết Ấn chà xát trên đảnh xuống đến chân thành Bị Giáp (mặc áo giáp)

“Úm, độ tỷ độ tỷ, ca dã độ tỷ, bát ra nhập phạ lị ninh, soa ha” (3 biến)

Ấn Tướng: Hai tay mở duỗi 10 ngón tay

_ Lại dùng Chân Ngôn và Thủ Ấn tác Kết Kế (cột búi tóc). Chân Ngôn là:

“Úm, tô tất địa, yết rị, soa ha”

Ấn Tướng: Tay phải nắm thành quyền, duỗi thẳng ngón cái ấn ở trên đảnh. Đây là Ấn kết tóc chung cho cả 3 Bộ.

.) Phật Bộ Kết Kế Chân Ngôn:

“Na mãn sa đát lệ dã địa vĩ ca nan, tát ra phạ đát tha nghiệt đa nan. Úm, tất đà, lộ giả ninh, sa phạ ha” (7 biến)

 

.) Liên Hoa Bộ Kết Kế Chân Ngôn:

“Na mô ra đát nẵng đát ra dạ dã. Na mãn bát na mãn tri nĩnh duệ. Úm, ca lai, soa ha” (7 lần)

 

 

.) Kim Cang Bộ Kết Kế Chân Ngôn:

“Na mô ra đát nẵng đát ra dạ dã

Na mãn thất chiến noa phạ nhật ra trì ninh duệ, ma ha dược khất sa, tế na bát đa duệ

Na mãn ca la ngật lật đán đa lỗ tỷ ni, thương ca lệ, phiến để ca rị, già tra, nễ gia tra đa dã, soa ha” (7 lần)

 

Ấn Tướng như trên

_ Lại an để Tòa Bàn: Tùy theo chỗ của Bản Tôn. Trước hết nên quán tưởng nơi phương đó, núi báu trong biển lớn, trên núi tưởng tòa Sư Tử báu. Sau đó quán tưởng lầu gác báu treo các dây lụa, phướng phan, lọng báu có lưới Ma Ni (Maṇi-jāla) để trang nghiêm. Liên tục quán tưởng, sau đó tụng Chân Ngôn hay làm mỗi chỗ quán tưởng đều thành tựu.

_ Thành Tựu Đại Hải Chân Ngôn:

“Úm, tỳ mãn rô na địa, hồng” (3 biến)

 

_ Thành Tựu Bảo Sơn Chân Ngôn:

“Úm, a giả la, hồng” (3 biến)

_ Thành Tựu Bảo Sư Tử Tòa Chân Ngôn:

“Úm, a giả la, vi lê, soa ha” (3 biến)

 

_ Thành Tựu Bảo Liên Hoa Chân Ngôn:

“Úm, ca man ra, soa ha” (3 biến)

 

_ Thành Tựu lầu gác báu các thứ trang nghiêm Chân Ngôn:

“Úm, nẵng man tát ra phạ đát tha nghiệt đa nẫm.

Úm, tát ra phạ tha, khiếm, ô đa nghiệt đế, sa phạ ra, hê mãn ám, già già nẵng kiếm, soa ha” (7 biến)

 

Ấn đồng như Biện Chư Sự Ấn

_ Lại dâng hiến nước Ứ Già. Tùy theo Bộ khác nhau cùng sự thành tựu tương ứng mà làm đồ đựng nước tức là: Vàng, bạc, thục đồng, đá, cây, ngói, thương khư (Ốc tù và), ốc, cây, lá .….. Vật này không được bể nát, nứt, xấu xa, có lỗ thủng… đựng đầy nước thơm tùy theo Bộ Loại, bỏ các thứ hoa vào, dùng Biện Sự Chân Ngôn trì tụng. Sau đó tụng Bộ Mẫu Chân Ngôn tức lấy đồ đựng nước Ứ Già trì tụng rồi đặt ở bên trái Biện Sự Chân Ngôn và Thủ Ấn là Tịch Trừ Chân Ngôn và Thủ Ấn

_ Lại nói 3 Bộ Mậu Chân Ngôn và Thủ Ấn .) Phật Bộ Mẫu Chân Ngôn:

 

“Nẵng mồ bà già phạ đổ sắt nị sa dã.

Úm, rô rô, ta phổ rô, nhạ phạ ra, để sắt tra, tất đà, lô giả ninh, tát phạ ra tha, ta đà ninh, soa ha”

 

.) Liên Hoa Bộ Mẫu Chân Ngôn:

“Na ra xá nẵng, ta bát lặc ra xá nẵng tiện diễn, phạ thất ra phạ sa mãn ra, nễ nẵng dã tả, mãn hàm, yát ra phạ tát đát phạ nan, tát ra phạ vi dã địa, chỉ chỉ ta ca. Úm , ca lai, vi ca lai, ca tra vi tra, ca tra ca lai, bà già phạ để, vi nhạ duệ, soa ha” (Tụng 3 biến. Đây là Bán Nõa Ra Chân Ngôn: Bạch Y Chân Ngôn)

 

.) Kim Cang Bộ Mẫu Chân Ngôn:

 

“Na mô ra đát nẵng đát ra dạ dã

Nẵng mãn thất chiến noa, phạ nhật ra trì ninh duệ, ma ha dược khất xoa, tê na bát đa duệ

Úm, cu lan đạt rị, mãn đà mãn đà, hồng, phấn tra” (3 biến. Đây là Mang Mãng Kê Chân Ngôn)

_ Lại nói Bộ Tâm Chân Ngôn:

.) Phật Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, nhĩ nẵng, nhĩ ca” (7 biến)

 

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, a rô lực ca” (7 biến)

 

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, phạ nhật ra, tri lặc ca” (7 biến)

 

_ Lại nói Phật Bộ Mẫu Phật Nhãn Ấn Tướng: Hai tay chắp lại, co 2 ngón cái vào lòng bàn tay, hơi co ngón trỏ đè ở lưng lóng trên của ngón giữa.

 

_ Lại nói Liên Hoa Bộ Mẫu Bán Nõa Ra Phạ Tư Ninh (Pāṇḍara-vāsinī) Ấn Tướng: Chắp tay, 10 ngón đều cong đầu chạm nhau, lòng bàn tay trống rỗng như hoa sen nở, cổ tay dính nhau

 

_ Lại nói Kim Cang Bộ Mẫu Mang Mãng Kê Ấn Tướng: Chắp tay co 2 ngón trỏ và ngón vô danh vào trong lòng bàn tay, lưng ngón dựa nhau, dựng thẳng 6 ngón kia chạm nhau.

 

_ Lại nói Phật Bộ Tâm Ấn Tướng: 8 ngón cài chéo nhau trong lòng bàn tay, lóng giữa của 8 ngón lòi ra, dựng thẳng 2 ngón cái sao cho đầu ngón không chạm nhau.

_ Lại nói Liên Hoa Bộ Tâm Ấn Tướng: Y như Phật Bộ Tâm Ấn, chỉ đổi lại, co ngón cái trái vào lòng bàn tay, dựng thẳng ngón cái phải

_ Lại nói Kim Cang Bộ Tâm Ấn Tướng: Y như Phật Bộ Tâm Ấn, chỉ đổi lại, co ngón cái phải vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng ngón cái trái

_ Pháp Ứ Già: Tùy theo Bộ tương ưng và sự thành tựu, đủ như trong Kinh nói. Khi dâng hiến thời dùng Bổn Chân Ngôn trì tụng mà hiến dâng

_ Lại Phụng Thỉnh Bổn Tôn: Hành Giả tùy theo chỗ tác Pháp. Trước tiên tưởng Tòa xong, lại dùng Chân Ngôn Thủ Ấn _ Thành tựu Xa Lộ phụng tống Bổn Tôn:

.) Xa Lộ Chân Ngôn:

“Úm, đổ rô đổ rô , hồng” (3 biến, thông cho cả 3 Bộ)

Ấn Tướng: Hai tay từ ngón giữa trở xuống, 6 ngón tay cài chéo nhau nhập vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng 2 ngón trỏ chạm đầu nhau, 2 ngón cái dựa bên 2 ngón trỏ, 2 lòng bàn tay hở ra, 2 cổ tay cách xa, 6 ngón cùng chạm lòng bàn tay.

 

 

Ấn này thông cho cả 3 Bộ.

_Tống Xa Lộ xong, liền tưởng chữ ấy, ở giữa thêm câu và tác Thủ Ấn, hoặc chỉ thỉnh một mình Bổn Tôn, hoặc có quyến thuộc

“Na mãn ta đát lệ dã địa vĩ ca nan, tát ra phạ đát tha ngiệt đa nan. Úm, phạ nhật lam kỳ ni dã, yết ra lệ (trong đây để câu lại) dã, soa ha”

 

Ấn Tướng: Y Xa Lộ Ấn ở trên, chỉ đổi lại, ngón cái phải và ngón giữa trái chạm đầu nhau.

Ấn này phụng thỉnh chung cho cả 3 Bộ

 

_ Hoặc dùng Bộ Tâm Chân Ngôn, trong để câu lại, làm Ấn mà thỉnh. Nếu dùng

Bộ Tâm Chân Ngôn thì Bổn Tôn hoan hỷ mau đến .) Phật Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, nhĩ nẵng, nhĩ ca” (25 biến)

Ấn Tướng: Y Phật Bộ Tâm Ấn, 2 ngón cái hướng phía trước chiêu vời 3 lần tức thành thỉnh

 

.) Liên Hoa Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, a lộ lực ca” (25 biến)

Ấn Tướng: Y Phật Bộ Tâm Ấn, ngón cái phải hướng phía trước chiêu vời 3 lần tức thành thỉnh

 

.) Kim Cang Bộ Tâm Chân Ngôn:

“Úm, phạ nhật ra, trì lặc ca” (25 biến)

Ấn Tướng: Y Phật Bộ Tâm Ấn, đổi lại ngón cái trái hướng phía trước chiêu vời 3 lần tức thành thỉnh.

 

 

_ Khi muốn Phụng Thỉnh: Trước tiên bày lư hương, tụng Chân Ngôn, làm sạch đường đi trong hư không, sau đó phụng thỉnh. Tịch Trừ Chân Ngôn là:

 

“Úm, tô tất địa ca lị, nhập phạ lị đa, nẫm đa mộ ra đa duệ, nhập phạ ra nhập phạ ra, mãn đà mãn đà, hạ nẵng hạ nẵng, hồng, phấn tra”

 

_ Kim Cang Bộ Tịnh Trừ Đạo Lộ Chân Ngôn thông cho cả 3 Bộ .) Phật Bộ Tịnh Trừ Đạo Lộ Chân Ngôn: 湡 捂匡 狫

“Úm, nhập phạ ra, hổ hồng”

 

.) Liên Hoa Bộ Tịnh Trừ Đạo Lộ Chân Ngôn:

“Úm, bát na ma ninh, bà già phạ để, mộ ha dã, mộ ha dã, nhạ nghiệt mộ hạ ninh, soa ha”

 

_ Tác Pháp này xong thời trong không trung, chướng nạn đều trừ sạch sẽ, thành Kỉnh Giác Bổn Tôn

Trước tiên tác Phụng Thỉnh Ấn, tụng câu này một biến, lại nên tụng Phụng Thỉnh Chân Ngôn

“Ê hê duệ hê, bà già phạm, ninh ha , bạc để dạ nẵng, ta man duệ nẵng giả, ứ gia kiện dã, tam bát la để thệ nam, bố nhạ giá nại nễ dã, bát la hê na dương”

(chung cho phụng thỉnh 3 Bộ)

Tùy theo Tòa Ngồi của Bổn Tôn, các tướng hoan hỷ, phẫn nộ cho đến Hành Giả tưởng tướng mạo tương ưng mà thỉnh Bổn Tôn

 

TÔ TẤT ĐỊA YẾT RA CÚNG DƯỜNG PHÁP

_QUYỂN THỨ NHẤT (Hết)_

Thiên Hỷ năm thứ ba, tháng chín, ngày mồng bảy chép xong

Bản của Tăng Bình Nguyên

Pages: 1 2 3 4 5