TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

KINH SỐ 894A

Hán dịch: Đại Đường_Trung Ấn Độ Tam Tạng THIỆN VÔ ÚY (Śubha-karasiṃha)
Việt dịch: Thích Quảng Trí  Sưu tập Thủ Ấn và phục hồi Phạn Chú: HUYỀN THANH

 

QUYỂN THỨ HẠ

_Ở trong Phật Bộ thì sợi dây ấy màu trắng, trong Liên Hoa Bộ thì sợi dây ấy màu vàng, trong Kim Cang Bộ thì sợi dây ấy màu đỏ. Vật của nhóm này chuẩn bị đủ tại thân thì mới có thể làm Pháp, y theo Kinh, y theo Bộ, như Kinh đã nói.

_Kết Đại Giới xong, tiếp theo nên cúng dường, tuỳ theo thành tựu cùng với Bộ sai khác của việc ấy…đã chuẩn bị hương xoa bôi, màu sắc, mùi vị, mùi thơm cùng với điều ấy tương ứng. Trước tiên đã chà rửa chất dơ cho đến quang trạch, hương hoa bôi…dùng Chân Ngôn này với Bổn Chân Ngôn trì tụng, sau đó làm Thủ Ấn để phụng hiến.

Phụng Đồ Hương Chân Ngôn là:

“Y mê, ngôn đà du bà nễ vi-dạ, du giả dã, du giả, du na dã, mãng dạ, nễ phệ, nễ đố, bạt cật để-dạ, bát-ra để ngật-lật hứ-dã, bát-ra hứ na mê. Úm, a ha ra, a ha ra, tát ra-phạ vĩ nễ-dạ, đạt ra, bố nhĩ đế, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phụng Hiến Đồ Hương Chân Ngôn dùng thông cho cả ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay phải duỗi năm ngón tay, dựng đứng lòng bàn tay hướng ra ngoài. Tay trái hướng lên trên nắm cổ tay phải, hướng bốn ngón tay ra bên ngoài ( Đây là Phụng Hiến Đồ Hương Ấn, thông cho cả ba Bộ)

.)Lại, Phật Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn:

“Úm, a ngật-lộ đa ra, ngật-ra, vĩ sái duệ, nang mãng, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phật Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn)

 

.) Liên Hoa Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn:

“Úm, na-lật tri, na-lật tri, na-lật tra bát ninh, na-lật đế, na-lật để dạ, na-lật đế bát ninh, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Liên Hoa Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn)

.) Kim Cang Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn:

“Úm, vi tát ra, vi tát ra, hồng , phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Kim Cang Bộ Phụng Đồ Hương Chân Ngôn)

Lúc trước đã nói chà rửa chất dơ cho đến quang trạch, hoa….Dùng Chân Ngôn với Bổn Chân Ngôn trì tụng. Lại làm Thủ Ấn mà phụng hiến _Phụng Hoa Chân Ngôn là:

“Y mê, tô mãng nang, nễ vĩ-dạ, du giả dã, du dã du nang dã, nang mãng dạ, ninh phệ nễ đa, bạt cật để-dạ, bát-ra để ngật-lật hứ-dã, bát-ra tứ na mê. Úm, a ha ra, a ha ra, tát ra phạ vĩ nễ dạ đạt ra, bố nhĩ đế, soa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phụng Hoa Chân Ngôn, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Như Xa Lộ Ấn, chỉ sửa hai ngón trỏ cài chéo nhau. (Đây là Phụng Hoa Ấn, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

 

.)Lại, Phật Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn là:

“Úm, thi kỳ-khởi, thi khế, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phật Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn)

.) Liên Hoa Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn là:

“Úm, chiến ni ninh, kiện đà mô đinh-nê, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Liên Hoa Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn)

 

 

.) Kim Cang Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn là:

“Úm, bộ-rị nhạ-phạ lan đa nghệ, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Kim Cang Bộ Phụng Hoa Chân Ngôn)

_Tiếp theo, lúc trước đã chà rửa chất dơ cho đến quang trạch, hương đốt (thiêu hương)…dùng Chân Ngôn này với Bổn Chân Ngôn trì tụng. Lại làm Thủ Ấn mà phụng hiến.

Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn là:

“A súc phạ nang, sa-bát để ra tố, hạ-lật nễ-dã, kiện đà trị-dã, tô ra bộ nhạ, nang mãng dạ, ninh phệ nễ đô, bạt cật để-dạ, độ báo súc, bát-ra để ngật-lật hứ-dã đán. Úm, a hạ ra, a hạ ra, tát ra-phạ vĩ nễ-dã đạt la, bố nhĩ đế, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phụng Thiên Hương Chân Ngôn, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Hai tay đem ngón út, ngón vô danh, ngón giữa kèm hướng vào bên trong, cong lại chạm lưng nhau, dựng thẳng hướng lên trên, cạnh bên của hai ngón trỏ cùng hướng lên trên cách nhau một hạt lúa không chạm nhau, hai ngón cái nắm dính cạnh bên của hai ngón trỏ (Đây là Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

.)Lại, Phật Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn là:

“Na mô ngật-ra mạn noã, vi sái duệ, thi khí ninh, sa ha” (Tụng bảy biến)

 

.) Liên Hoa Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn là:

“Úm, chiến nại-ra bà, mộng nõa lý, già-lật na, kỳ lý ni, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến. Đây là Liên Hoa Bộ Thiêu Hương Chân Ngôn) 湡 弋嶆矛 亙汔印 鉐仕 鉐仗 狫 民誆

OṂ_ CANDRĀBHA MAṆḌALI GHṚṆA GHṚṆI HŪṂ PHAṬ

 

.) Kim Cang Bộ Phụng Thiêu Hương Chân Ngôn là:

“Úm, vi tát ra, tát ra, hồng, phấn tra” (Tụng bảy biến)

_Tiếp theo, lúc trước đã chà rửa chất dơ cho đến quang trạch, thức ăn uống…dùng Chân Ngôn này với Bổn Chân Ngôn trì tụng. Lại làm Thủ Ấn mà phụng hiến.

Phụng Thực Chân Ngôn là:

“Việt sái đễ nạn, ra sách hỷ lật nễ-dã, ế sái mãn đa-ra thiết mộ ma lý, mãng dã (chí thành phụng hiến thức ăn cho nhóm Tôn này), ninh nễ đố, bạc cật để-dạ, bátra để cật-lật hứ-dã, bát-la tứ na mê. Úm, a hạ ra, a hạ ra, tát ra-phạ vĩ nễ-dạ đạt ra, bố nhĩ đế, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phụng Thực, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Ngửa hai lòng bàn tay hướng về phía trước, cạnh bàn tay dính nhau, hai ngón vô danh đều chạm đầu nhau ở bên cạnh, hơi co hai ngón trỏ nắm dính cạnh ngón giữa, hai ngón cái nắm dính cạnh hai ngón trỏ, làm như tướng vốc nước. (Đây là Phụng Thực Ấn, dùng thông cho cả ba Bộ).

 

 

.)Lại, Phật Bộ Phụng Thực Chân Ngôn là:

“Úm, xế lê na nhĩ ni, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phật Bộ Phụng Thực Chân Ngôn)

.) Liên Hoa Bộ Phụng Thực Chân Ngôn là:

“Úm, tiệm lộ khẩn ninh, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Trung Bộ Phụng Thực Chân Ngôn)

 

 

.) Kim Cang Bộ Phụng Thực Chân Ngôn là:

“Úm, phạ nhật-lị ni, phat nhật-lam nghệ, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Hạ Bộ Phụng Thực Chân Ngôn)

 

 

_Lại nên như lúc trước, chà rửa chất dơ cho đến quang trạch, thắp đèn…dùng Chân Ngôn này với Bổn Chân Ngôn trì tụng với làm Thủ Ấn mà phụng hiến.

Nhiên Đăng Chân Ngôn là:

“Ra cật-sô, cận-nang sái-dã (Hay giúp cho thanh tịnh, hay loại bỏ Vô Minh. Dùng nhóm này kiền thành phụng hiến, nguyện xin nhận lấy), bả vĩ đát-ra, thất-giả, đảm mô vĩ đàm mãng nang, du bà mãng y, ninh phệ nễ đố, bạt cật-để dạ, nễ báo diêm, bát-ra để ngật-lật hứ-dã đán. Úm, a lộ ca dã, a lộ ca dã, tát ra-phạ vĩ nễ-để đạt ra, bố nhĩ đế, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Phụng Đăng Chân Ngôn, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay phải nắm quyền, duỗi ngón giữa, ngón trỏ cùng vịn nhau đứng thẳng (Đây là Phụng Đăng An, dùng thông cho cả ba Bộ)

 

 

.)Lại, Phật Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn là:

“Úm, a mãng la, vu kiếm để, đế nhĩ ninh, sa ha (7 biến)

 

.) Trung Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn là:

“Úm, chiến-an ni, ninh như sai-nang, yết rị, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến.

Đây là Trung Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn)

 

.) Hạ Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn là:

“Úm, vĩ phạ-lật đa, lộ giả nang, hồng, phấn tra” (Tụng ba biến. Đây là Hạ Bộ Phụng Đăng Chân Ngôn)

 

Chân Ngôn kèm Thủ Ấn, vận Tâm cúng dường. Nếu chẳng chuẩn bị được hoa xoa bôi cho đến đèn sáng cúng dường thì chỉ tụng Chân ngôn của nhóm hương xoa bôi như trên với làm Thủ Ấn, cũng thành cúng dường viên mãn.

_Tiếp theo, vận Tâm cúng dường. Dùng Tâm vận tưởng các hoa không có chủ ở trên bờ dưới nước đầy khắp hư không tận mười phương Giới cùng với mây hương xoa bôi màu nhiệm của Người, Trời… mây hương đốt, đèn sáng, phướng, phan, dù, lọng, mọi loại trống, nhạc, ca múa, kỹ xướng, châu báu, lưới võng, treo các chuông báu, vòng hoa, cây phất trắng, khánh mõ vi diệu, lưới Căng Yết Ni, cây báu Như Ý, quần áo…Các món ăn thượng diệu thơm ngon của cõi Trời, mọi loại lầu gác, cây trụ báu trang nghiêm. Các thứ nghiêm thân, mão đội đầu, chuỗi Anh Lạc của cõi Trời…Nhóm mây như vậy, Hành Giả vận Tâm đầy khắp hư không, dùng Tâm chí thành, như vậy cúng dường. Đây là hơn hết

Người phát Hạnh đó, dùng Tâm quyết định mà thực hành Pháp này, vận Tâm cúng dường, tụng Chân Ngôn này với làm Thủ Ấn thì sự cúng dường đã tưởng như trên thảy đều thành tựu.

Chân Ngôn là:

“Úm, tát ra-phạ tha kham, ô cốt na-nghiệt đế, sa-phả ra, hứ môn, già già nang kiếm, sa ha” (Tụng bảy biến. Đây là Thành Tựu Vận Tâm Cúng Dường Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Hai tay cài chéo nhau rồi chắp lại, bên phải đè bên trái, rồi để ở trên đảnh (Đây là Thành Tựu Vận Tâm Cúng Dường Thủ Ấn)

 

_Phàm làm cúng dường, nên đủ Pháp này, Tâm chí thành tin tưởng với phụng hiến Át Già đều dùng Chân Ngôn Thủ Ấn trì tụng thành tựu, cùng với vận Tâm chắp tay để trên đảnh thì mới thành Pháp cúng dường viên mãn.

_Toà ngồi của thân mình. Dùng cỏ Nại Bà hoặc nhóm cỏ khác dùng làm cái toà ấy, dài 16 ngón tay, dày bốn ngón tay, rộng 12 ngón tay…tuỳ theo thành tựu ấy với việc sai khác, tương ứng mà làm Toà ngồi.

_Pháp ngồi ấy, lược có ba loại. Một là ngồi Kiết Già, hai là ngồi Bán Già, ba là ngồi Ký Hiền. Khiến thân ngay thẳng, đừng để lay động rồi làm niệm tụng. Dùng Thủ Ấn ấy cầm sổ châu (tràng hạt) để ngang trước trái tim mà làm niệm tụng.

_Trước tiên lễ Tam Bảo, tiếp theo lễ Bổn Tôn, sau đó lễ khắp các nhóm Tôn khác, rồi làm niệm tụng. Đầu tiên nên quán sát Bổ Tôn trong giây lát, sau đó niệm tụng, khoảng giữa đừng khởi các phân biệt ác với nhóm mừng, giận…Khi chánh niệm tụng, trì quán trên trái tim của Bổn Tôn ấy có văn tự của Chân Ngôn, hoặc Tâm vắng lặng mà làm niệm tụng.

Pháp niệm tụng chẳng mau chẳng chậm, cũng chẳng cao giọng cũng chẳng quá nhỏ, khoảng giữa chẳng nên nói chuyện với người khác, cũng chẳng để Tâm duyên với các cảnh giới bên ngoài.

Văn Tự của Chân Ngôn chẳng được sai lầm, nên quán Bổn Tôn như đối trước mắt. Hai thời sáng sớm, chiều tối nên đủ biến số. Giờ Ngọ thì giảm bớt một nửa cho đến chút ít phần.

Ở trong Chân Ngôn có chữ Úm (OṂ) ấy với chữ Quy Mạng thì nên lắng Tâm tụng

Nếu làm việc Tức Tai, Tăng Ích thì nên niệm tụng nhỏ tiếng.

Chân Ngôn có chữ Hồng (HŪṂ) ấy với chữ Phấn Tra (PHAṬ) thì nên tụng mạnh mẽ giận dữ

Nếu làm Tổn Tha (tổn hại người khác) thì khi niệm tụng khiến cho người khác nghe

Phàm Chân Ngôn có số chữ nhiều, ít. Từ một đến bốn chữ thì nên tụng đủ một Câu Chi (Koṭi:Trăm triệu) biến. Từ năm chữ đến mười chữ thì mội một chữ nên tụng một Lạc Xoa (Lakṣa:mười vạn) biến. Mười lăm chữ trở lên đến 32 chữ thì tụng ba Lạc Xoa. Số vượt hơn đây thì tụng một vạn biến. Ở mỗi một Thời như Pháp niệm tụng. Ký Số xong rồi, tuỳ theo ước nguyện cùng với thành tựu thì ân cần cầu xin.

_Hộ Bổn Tôn. Trong Phật Bộ dùng Phật Nhãn Chân Ngôn ứng hộ Bổn Tôn chưa định. Trong Trung Bộ (Liên Hoa Bộ) dùng Bán Noã La Phạ Tư Ninh Chân Ngôn (Bạch Y Chân Ngôn) ứng hộ Bổn Tôn. Trong Hạ Bộ (Kim Cang Bộ) dùng mang Mãng Kế Chân Ngôn ứng hộ Bổn Tôn.

Đầu tiên, khi muốn tụng với lúc xong, vào hai thời này nên hộ Bổn Tôn.

Chân Ngôn đã tụng, nếu an định thì nên dùng Chân Ngôn mạnh giận để hộ Bổn Tôn. Hoặc dùng Bộ Chủ để hộ Bổn Tôn

Chân Ngôn đã tụng, nếu mạnh giận thì nên dùng an định để hộ Bổn Tôn. Hoặc dùng Bộ Chủ để hộ Bổn Tôn.

Chân Ngôn đã dùng, nếu hoan hỷ thì nên dùng hai loại mạnh giận và an định để hộ Bổn Tôn.

_Hồi Thí Công Đức. Tụng xong rồi, nên dùng Bộ Mẫu hộ biến số ấy, dâng gửi cho Bộ Chủ, nên nói như vầy: “Tất cả hữu tình bị Vô Minh che chắn, chỉ cầu Bồ Đề tin nhận. Nay con vì kẻ kia, chẳng phải vì thân mình. Nguyện xin Đức Thế Tôn, khi thành tựu thời hoàn lại biến số cho con”

_Niệm tụng xong rồi. Tiếp theo cầm vật khí Át Già để ở thân đảnh mà phụng hiến. Lại cúng dường vật của nhóm hương hoa lần nữa, làm Tam Ma Da, làm Pháp lần nữa, dùng Bộ Mẫu ấy hộ Bổn Tôn lần nữa. Cũng dùng Bộ Mẫu, hoặc dùng Minh Vương tự hộ thân của mình, làm A Tam Mang Kỳ Ninh Ấn, tụng Chân Ngôn ấy, chuyển Ấn ấy theo bên trái, chỗ đã hay hộ lức trước thảy đều giải bỏ.

Tướng của Thủ Ấn ấy: Dựa theo Phụng Thỉnh Ấn, chỉ sửa hai ngón cái hướng ra ngoài đưa tiễn, liền thành Phát Khiển. Ở trong Phụng Thỉnh Chân Ngôn ấy gia thêm câu “Đi, đi” liền thành Phát Khiển

_Hộ Ma Phần. Như ở Niệm Tụng Thứ Đệ Hộ Ma…hết thảy tắm gội cho đến phụng thỉnh Bổn Tôn đều đồng niệm tụng Pháp Tắc

Củi Hộ Ma ấy là: cây Ô Đàm Mạt La, cây Á Thuyết Tha, cây At Ca, cây La Xà Át Ca, cây Mãng Nang Già, cây A Thâu Ca, cây Mật Loa, cây Ni Câu Luật, cây Am Một La, cây Khước Địa La, cây Thiểm Trân, cây Bát Lạc Xoa, cây A Ba Mạt Già, cây Mãng Độ Ca, cây Niêm Mục Ca…Lấy nhóm cây như vậy, chặt khoảng 10 ngón tay, ở các thành tựu cùng với việc Tức Tai, Tăng Ích, Tổn Tha (tộn hại người khác) mà làm Hộ Ma

Vật Hộ Ma ấy là: hoa sen, váng sữa đặc (lạc), cơm, bơ, sữa, mè (hồ ma), mật, hạt cải, muối….Khoảng giữa thân mình với trước mặt Bổn Tôn, để cái lò ấy, vuông vức một khuỷu tay. Hoặc ngay bên ngoài cái Thất khiến thấy đối Bổn Tôn, như Pháp mà làm, bốn mặt đều an thềm bậc. Miệng lò để đường viền cao khoảng bốn ngón tay, trong lò an bánh xe (luân), nhóm Ấn của các vật khác đều cao một ngón tay. Dùng Cồ Ma Di (phân bò) hoà với nước đái bò xoa tô, dùng nước thơm rưới vảy. Ở trên thềm bậc ấy thuận bày cỏ Nại Bà màu xanh. Hết thảy vật của nhóm củi Hộ Ma để ở bên phải, vật khí At Già ấy để ở bên trái. Các vật cúng dường, sắc loại vàng, trắng tuỳ theo việc mà chuẩn bị

_Nhúm lửa cháy xong, dùng Phẫn Nộ tẩy rửa chất dơ (tả cấu) rồi thỉnh Hoả Thần (Agni)

Thỉnh Hoả Thần Chân Ngôn là:

“Úm, ê hứ hế, mãng ha bộ đa, nê phạ lị-sử, nễ vĩ nhạ, tát đa mãng, ngật-lật hứ đát-phạ, hộ để mãng, ha la mãng, sa-mẫn tán ninh hế đố, bà phạ, a ngật-nang duệ, hợp vĩ-dã, khước vĩ-dã, phạ hạ nang dã, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là THỉnh Hoả Thần Chân Ngôn)

 

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay phải dựng thẳng năm ngón, duỗi lòng bàn tay hướng ra bên ngoài, co ngón trỏ hướng về lòng bàn tay, co ngón cái nằm ngang ngay trong lòng bàn tay, đưa ngón cái qua lại (Đây là Thỉnh Hoả Thần Thủ Ấn)

Thỉnh xong, bên phải rưới vảy nước thơm ba lần cùng với nước súc miệng ba lần. Liền tụng Chân Ngôn này hộ ba lần để cúng tế Hoả Thần.

Chân Ngôn là:

“Úm, a ngật-nang duệ, hợp vĩ-dã, kiếp vĩ-dã, phạ ha nang dã, nễ tì-dã, nễ bả dã, sa ha”.

 

Cúng tế Hoả Thần xong, rưới vảy nước thơm lần nữa cùng với súc miệng. Đem nhóm hương hoa cúng dường khiến ngồi tại Bổn Vị (vị trí của mình), ở bên ngoài thềm bậc ấy dựng riêng một chỗ để đặt Bổn Tôn. Như Pháp phụng thỉnh, thứ tự cúng dường, dùng Bổn Tôn Chân Ngôn trì tụng vào một bông hoa để ở chỗ ấy, nói như vầy:

“Nguyện xin Bổn Tôn gia bị chỗ này, thọ nhận Hộ Ma này”

_Tiếp theo, dùng Chỉ Lị Chỉ Lị Phẫn Nộ Vương Chân Ngôn với Thủ Ấn. Làm nhóm lửa tẩy rửa chất dơ (tả cấu) lần nữa.

Chân Ngôn là:

“Úm, chỉ lị chỉ lị, hồng, phấn tra” (Đây là Tả Cấu Hoả Đẳng Chân Ngôn)

Tướng của Thủ Ấn ấy: Tay trái dựng thẳng năm ngón, hướng lòng bàn tay ra ngoài. Tay phải dựng thẳng năm ngón, hướng lòng bàn tay hướng vào bên trong, lưng hai bàn tay chạm nhau. Tay phải liền đem bốn ngón từ ngón trỏ trở xuống, móc bốn ngón của tay trái, hướng xuống dưới chuyển cổ tay hướng vào thân, đẩy hợp hai lòng bàn tay hướng vào nhau, hai cổ tay dựa nhau. (Đây là Tả Cấu Hoả Đẳng Ấn)

_Sái Hương Thuỷ Chân Ngôn ấy là:

“Úm, ám một-lật đế, hạ nang hạ nang, hồng phấn tra” (Đây là Sái Hương Thuỷ Chân Ngôn)

 

_Nhiên Hoả (nhúm lửa) Chân Ngôn là:

“Úm, bộ la nhạ-phạ la” (Đây là Nhiên Hoả Chân Ngôn)

_Tả Cấu Hoả Đẳng xong rồi, trở lại rưới vảy nước thơm cho đến súc miệng. Hai tay để giữa hai đầu gối, đầu tiên dùng một muỗng chứa đầy bơ, Hộ Ma một lần. Tiếp theo liền Hộ Ma củi, tiếp theo Hộ Ma thức uống, tiếp theo Hộ Ma các loại cốc (lúa), hoặc dùng cháo sữa, tiếp theo noi theo hoa của nhóm hoa sen, Yết Ni Ca La… tùy ý Hộ Ma. Tùy theo Bổn Sự (việc gốc) hoặc dùng Tâm vắng lặc, hoặc Tâm vui vẻ, hoặc phẫn nộ mà Hộ Ma.

_Áo đã mặc ấy, hoặc màu trắng, hoặc vàng. đỏ…tuỳ theo việc nên biết. Hoặc hướng mặt về phương Đông, hoặc Bắc, hoặc Nam tuỳ theo việc mà làm. Vật cúng dường hoặc trắng, vàng, đỏ…Nhóm loại mùi thơm, mùi vị cũng lại cần biết

_Hộ Ma xong rồi, trở lại dùng một muỗng chứa đầy bơ, Hộ Ma một lần. Lại hiến Át Già lần nữa cho đến cúng dường dựa theo lúc trước. Lại làm Hộ Thân với Ấn của nhóm Phương lần nữa kèm với Hộ Tôn và hộ thân mình, cho đến giải Giới, dựa theo mới có thể Phát Khiển.

Tướng của Khiển Hoả Thần Thủ Ấn ấy: như Thỉnh Hoả Thần Ấn lúc trước, chỉ sửa ngón trỏ cùng vịn ngón cái (Đây là Phát Khiển Hoả Thần Ấn).

Ở trong Hoả Thần Chân Ngôn để thêm chữ “Đi, đi” liền thành Phát Khiển, sau đó tuỳ ý.

_Năm loại tịnh của bò (Ngưu ngũ tịnh) là nước tiểu với phân của con bò vàng chưa rơi xuống đất, sỡ, váng sữa đặc (lạc) bơ, nước Mao Hương (?cỏ có vị ngọt), mỗi mỗi trì tụng, trải qua một trăm biến, sau đó hoà chung với nhau, rồi lại trì tụng 108 biến. Vào ngày 15 nhịn ăn một đêm, hướng mặt về phương Đông, để năm loại tịnh của bò (ngưu ngũ tịnh) ấy trong nhóm lá sen, mặc phạn tam lượng (?yên lặng mà ăn).

Trong ngày 15 đã phạm uế xúc với thức ăn bất tịnh đều được thanh tịnh.

.)Đầu tiên, Phật Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn là:

“Na mô bà già phạ đế ô tất nị sa dã, vi du đề, vi la thệ, thi phệ, phiến để yết lị sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Phật Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn)

 

.)Liên Hoa Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn là:

“Phạ đế bát na-mãng bá ninh duệ. Úm dã du thệ, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Trung Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn)

.)Kim Cang Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn là:

“Na mô ra đát-nang đát-ra dạ dã. Nang mãng thất-chiến nõa phạ nhật-ra bá ninh duệ, ma ha dược khất-sa, tế nang bát đa duệ. Úm, thi khí ninh, thi khí, ninh la-mãng lệ, bát-ra tì, bát-ra bà sa-phạ lệ, đế thệ, đế nhạ phạ để, bát-ra bà phạ để, sa ha” (Tụng ba biến. Đây là Kim Cang Bộ Ngũ Tịnh Chân Ngôn)

_Lại dùng ngũ tịnh rưới vảy lên cái vòng đeo cánh tay, sổ châu (tràng hạt), dây thắt lưng, nhẫn cỏ, Thần Tuyến, Phạ Nhật-La (chày Kim Cang)…đều được thanh tịnh.

Dây thắt lưng ấy khiến Đồng Nữ se hợp xoay theo bên phải, trải qua ba lần hợp xong, lại hợp ba lần nữa như làm lưới điều mây (võng điều vân)

Vòng đeo cánh tay ấy làm 25 gút Kim Cang, chính giữa để một viên ngọc, hai đầu đều có một viên.

Nhẫn cỏ (mao hoàn) ấy xứng hợp với ngón vô danh, dùng cỏ quấn ba vòng

_Khi làm Kim Cang Khiết Thực thời dùng Bộ Chủ Chân Ngôn trì tụng vào thức ăn ấy thì mới có thể ăn

Lúc nằm ngủ thời dùng Bộ Mẫu Chân Ngôn hộ thân. Nếu thấy mộng ác với bị mất Tinh thì nên tụng Bộ Mẫu Chân Ngôn 100 biến.

Nên dùng Bộ Chủ Chân Ngôn hộ chỗ cư trú cùng với thân của mình và nhóm Đệ Tử.

Ba thời rưới vảy nước làm sạch áo, hoặc tẩy rửa khiến cho sạch

Khi ăn uống thời trước tiên dùng Chân Ngôn đã trì, trì tụng vào Đoàn Thực (Thức ăn dùng tay bốc ăn) phụng hiến Bổn Tôn, sau đó mới ăn.

_Vào các ngày Tiết nên tăng thêm cúng dường. Cứ nửa tháng, nửa tháng dùng vật khí At Già, dùng Quân Trà Lợi Chân Ngôn trì tụng 108 biến tự Quán Đảnh, hay tồi các nạn gần đến thành tựu. Mỗi ngày ba thời làm Mạn Trà La với làm Chế Để (Caitye), đọc Kinh Đại Thừa, suy nghĩ sáu niệm, làm quán của nhóm Từ (Maitra). Nhiễu quanh nơi có Chế Để, Phật đường … tắm gội Tôn dung cùng với Xá Lợi.

 

TÔ TẤT ĐỊA YẾT LA CÚNG DƯỜNG PHÁP

_QUYỂN HẠ (Hết)_

Hiệu chỉnh xong một Bộ gồm ba quyển vào ngày 22/05/2016

Pages: 1 2 3 4 5