THUYẾT CỦ LÝ CA LONG VƯƠNG TƯỢNG PHÁP
Hán dịch: Mất Tên Người Dịch
Phục hồi Phạn Chú và Việt dịch: HUYỀN THANH
Hình ấy như con rắn, tác thế của lôi điển (Sấm chớp). Thân màu vàng ròng buộc quanh báu Như Ý, khởi lửa Tam Muội. Hình có 4 chân nhảy đá, trên lưng có 7 mũi kim Kim Cương bén nhọn cứng chắc, trên trán sinh ra một cái sừng ngọc, quấn quanh trên cây kiếm có vẽ chữ A kèm dùng Quán Tâm mỗi mỗi rõ ràng.
Nếu làm tướng người thì mặt mắt hỷ nộ, toàn thân mặc giáp trụ giống như Tỳ Lâu Bác Xoa Vương (Virūpakṣa-devarāja_ Quảng Mục Thiên Vương) với tay trái chống eo lưng cầm sợi dây, tay phải co khuỷu tay hướng lên trên cầm cây kiếm, trên đỉnh đầu để vị Long Vương (Nāga-rāja) uốn khúc, đứng trên núi Kim Cương.
Bản khác ghi rằng: “Ca Lý Ca Long Vương (Kulika-nāgarāja) như tướng vui vẻ của Thiên Thần, trên đầu vễ lộ một vị Long Vương 7 đầu, quỳ gối ngửa nhìn Đức Như Lai, chắp tay dâng hoa sen báu”
Chữ A biến thành Sứ Giả của vị Rồng này. Chữ đó là lớp chủng tử của Bồ Đề.
_Phàm người Trì Tụng đều có tâm này là mong cầu Vô Thượng Bồ Đề cho nên quán chữ nay trên cây kiếm. Từ đây sinh ra tất cả Pháp, tức Tâm Bồ Đề vậy. Việc hành Điểm thành tựu Phước Trí cho nên Đại Không là Thành Bồ Đề. Điểm Niết Bàn là nghĩa Trừ khiển cho nên các cấu (sự dơ bẩn) vào Niết Bàn. Lớp chữ giống như Đại Long Vương có uy đức lớn, kéo mây tuôn mưa, tất cả tự tại. Chữ A cũng lại như vậy, Như Lai làm việc đều từ chữ này sinh ra.
_ Tiếp Long Vương Pháp Thân Ấn Chân Ngôn:
Hai tay đều đem ngón vô danh, ngón út cài chéo nhau trong lòng bàn tay, dựng thẳng 2 ngón giữa cùng vịn nhau, đem 2 ngón trỏ vịn lóng trên ở lưng ngón giữa, hơi co 2 ngón cái lại đều vịn đầu lóng giữa bên trong của 2 ngón trỏ rồi đưa qua đưa lại tại dạng khuỷu tay. Như Chân Ngôn sau là:
“Nẵng mạc tam mạn đa bột đà nẫm. Án_ Bố kỳ, bộ hê, bố già bả để, hồng , sa ha”
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ OṂ BAHU VRĪHI PŪJAPATI HŪṂ SVĀHĀ
_ Nhất Thiết Long Vương Pháp Thân Ấn:
Đem đầu (? ngón trỏ) tay phải ở trong tay trái, hơi co 4 ngón còn lại,ngón cái nắm đầu ngón trỏ rồi hơi co lại. Tay trái co ngược hướng trên tay phải cũng như vậy. Hai tay cùng hướng nhau, dạng như miệng con rắn. Đem mở 4 ngón của 2 tay, khiến đưa qua lại. Chân Ngôn là (Như trên)
_ Tiếp Hoa Tòa Ấn:
Hai tay 8 ngón tựa như co chẳng phải co, đều hướng thẳng lên trên, 2 ngón út cách nhau 2 thốn. Hai ngón vô danh, hai ngón giữa đều cách nhau 2 thốn. Hai ngón trỏ cách nhau 4 thốn. Kèm dựng 2 ngón cái với 2 ngón cùng dính nhau.
_ Tiếp Nha Ấn:
Co khuỷu tay phải hướng lên trên . Co ngón vô danh, ngón út vào trong lòng bàn tay, dựng thẳng ngón giữa, co ngón trỏ dính cạnh lóng ngón giữa, đem ngón cái vịn cạnh ngón trỏ.
Nếu làm Đàn cúng dường Thời Tiết thì tác Ấn này, tụng Chân Ngôn. Dùng sự kêu gọi lúc trước vào trong Đàn, liền được tất cả thảy đều vui vẻ.
Nếu muốn cầu mưa , nên tác Đàn cúng dường tức được giáng mưa 3,5,7,8,9,1 khuỷu tay. Pháp có đủ ở văn khác .
_ Tiếp Căn Bản Chân Ngôn là:
“Nẵng mạc tam mãn đa bột đà nẫm. Câu lị ca gia, ca la, nhạ, minh già, phiến nễ duệ, sa-phộc hạ”
NAMAḤ SAMANTA BUDDHĀNĀṂ _ KULIKĀYA KARA JAḤ _ MEGHA ŚANĪYE SVÀHÀ
Dùng Ấn lúc trước. Nếu có người bị bệnh, nên kết Long Vương Thân Ấn gia trì. Liền cầm cây kiếm bên trên có vận tâm quán tưởng chữ A (狣) biến thành con rồng màu vàng ròng với diện mạo phẫn nộ sáng chiếu, khiến quán người bệnh tức được trừ khỏi bệnh.
Nếu có người bị Nghiệt Lật Ha (Grahā), Vọng Lượng gây bệnh, Nga Lật Hành Bệnh Quỷ cầm giữ đứng ở phương Nam với Ngược Tật (bệnh sốt rét) mọi việc khổ não. Nên làm cái Thủy Đàn rộng một khuỷu tay, 4 góc đặt bình có cắm hoa tươi ở miệng bình, dùng hoa đủ màu cũng được, 4 phương để 4 vật khí chứa đầy nước thơm, an bày các vật cúng cụ trang nghiêm, liền khuyến thỉnh Long Vương an trụ. Trong Đàn mới đặt cây kiếm , khải bạch sự việc, lễ bái cúng dường, tụng Chân Ngôn gia trì 108 biến, cầm cây dao gia bị người bệnh liền tiêu diệt được bệnh. Liền Phát Khiển, tụng Minh Phá Đàn.
_ Tiếp Quán Phong Luân Phá Đàn, rốt ráo chẳng được để lâu. Đây là Bí trong Mật Pháp này, đừng vọng truyền ngay. Câu Lị Ca Long Vương là vua trong các Rồng, đều xuất từ nhóm Pháp của Văn Thù Sư Lợi.
CỦ LÝ CA LONG VƯƠNG TƯỢNG PHÁP (Hết)
30/07/2007