THẾ NÀO LÀ QUÁN XÉT TÁM ĐIỀU ĐẠI KHỔ?
(Thư Học Phật Số 61)
Btg Bảo Đăng

Thư học Phật kỳ 61 này bao gồm:

  1. Câu chuyện đối đáp của Bạch Cư Dị với Đạo Lâm Hòa Thượng
  2. Quán xét thân là gốc khổ (8 mối khổ của sanh, già, bệnh, chết, ái biệt ly, oán tắng hội ngộ, cầu bất đắc, ngũ ấm xí thạnh)
  3. Chuyện kể về HT. Huyền Chân và vài câu chuyện về luân hồi chuyển kiếp

* * *

(Tiếp theo THƯ số 60)

(Phụ “tổng ý” một đoạn chót của “THƯ SỐ 60”)

Ðời nhà ÐƯỜNG, Quan Thái Thú Tỉnh HÀNG CHÂU là “BẠCH CƯ DỊ” 1 (khoảng năm 772- 786). Vào niên hiệu TRƯỜNG KHÁNH thứ hai (822), nhân một lần đến núi “TẦN VỌNG” yết kiến Ngài “ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG” 2

 là một bậc Cao tăng đắc đạo, thấy “NGÀI” ngồi yên, một mình cheo leo trên một cái “TỔ chim”, nên nói rằng:

Chỗ ở của “HÒA THƯỢNG” sao mà nguy hiểm quá vậy?‌

HÒA THƯỢNG “ÐIỂU KHÒA” (tức Ngài ÐẠO LÂM) đáp:

Chỗ ở của quan “Thái Thú” còn “nguy hiểm” hơn của “bần tăng” nhiều!

BẠCH CƯ DỊ nói:

Ðệ tử địa vị trấn giang sơn, có gì (đáng lo) đâu mà nguy hiểm?‌

“ÐẠO LÂM” HÒA THƯỢNG đáp:

“Củi lửa giao nhau,

(ý nói “CĂN” và “TRẦN” tiếp giáp nhau (sanh ra mê chấp nơi “LỤC TRẦN”).

– “Thức tánh” chẳng dừng, (ý nói “Tâm thức” vẫn còn chạy dong hoài theo các cảnh “ngũ dục, lục trần”).

– Hỏi không “nguy hiểm” sao được ‌ (nói “nguy hiểm” là bởi vì sẽ rất dễ dàng bị đọa lạc vào trong vòng sanh tử, luân hồi).

BẠCH CƯ DỊ làm thinh, ngẫm nghĩ trong giây lát rồi hỏi rằng 

Bạch HÒA THƯỢNG, thế nào là “Ðại ý” của PHẬT PHÁP ‌

“ÐẠO LÂM” HÒA THƯỢNG đáp:

“Chư “ÁC” mạc tác,
Chúng “THIỆN” phụng hành”.

Nghĩa là:

“Các điều “ÁC” phải nên tránh,
Những điều “THIỆN” thì nên vâng làm”.

BẠCH CƯ DỊ nói:

Tưởng gì, chớ câu “đó” thì đứa con nít 3 tuổi nói cũng được !‌.

ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG nói:

Tuy rằng đứa con nít 3 tuổi nói cũng được,

Ấy vậy mà  Ông lão 80 tuổi (như Ông) làm không được !!!

(Phần bình luận:

“CHƯ ÁC mạc tác, chúng thiện phụng hành”.

(Ðiều “ÁC” nên tránh, Ðiều “lành” nên làm theo)

Ðây là một câu đơn giản nói về việc “LÀM LÀNH, TRÁNH DỮ” của PHẬT dạy. Lời nói nầy đúng là một đứa con nít 3 tuổi “NÓI” cũng được, nhưng mà chưa chắc gì :

Ông già 80 tuổi mà làm được, nhứt là người ở vào đời “MẠT PHÁP” ngày nay, thì:

Tâm tánh “BẠC ÁC” hơn người trong đời “CHÁNH PHÁP”  “TƯỢNG PHÁP” lúc xưa nhiều lắm.

Nay “giả dụ” như có người:

Từ nhỏ cho đến năm 79 tuổi chuyên làm điều “ÁC”, đến năm 80 tuổi biết mình sai lầm, mới chịu hồi đầu “HƯỚNG THIỆN”, lo TU TẬP và bỏ ÁC, làm việc lành.

Thử hỏi:

Có thể trừ hết tội của 79 năm làm “ÁC” kia không?‌

Vả lại:

Việc “TU TẬP” sở dĩ “QUÝ” là do ở chỗ “THỰC HÀNH”, chớ chẳng phải là chỉ chuyên môn nói “SUÔNG” trên đầu môi chót lưỡi không đâu !

“HÀNH” (tức là “SỰ”) dù được ít cũng còn Quý hơn là nói “SUÔNG”, nói NHIỀU mà không chịu vâng làm.

Cho nên Cổ ÐỨC (tức là Bậc TỔ SƯ) có lời “dạy” rằng:

– “NÓI” một “TRƯỢNG” (14 thước Tàu) không bằng làm được một “Thước”.

– “NÓI” một “THƯỚC” không bằng làm được một “TẤC” là như vậy).

Bấy giờ “BẠCH CƯ DỊ” thấm ý, mắc cỡ – (nhưng cũng còn có đôi chút ỷ tài, ngoan cố) – mới dùng lời “KỆ” hỏi lên Ngài “ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG” rằng :

“Ðắc nhập” “KHÔNG MÔN” vấn “KHỔ, KHÔNG”,
Cảm tương “THIỀN SỰ” khấu “THIỀN ÔNG”.
Vi đương MỘNG thị “PHÙ SANH” sự,
Vi phục “PHÙ SANH” thị “MỘNG” trung.

(Tạm dịch:“Vào chốn cửa “KHÔNG” hỏi “KHỔ KHÔNG”,
Dám đem “THIỀN SỰ” hỏi “THIỀN ÔNG”!!
Ngay khi đương “mộng” là “PHÙ SANH”,
Hay kiếp “PHÙ SANH” là giấc “MỘNG” ‌

“ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG” dùng lời “KỆ” đáp rằng:“LAI” thời vô TÍCH, “KHỨ” vô TUNG,
“KHỨ” dữ “LAI” thời “SỰ” bất đồng.
Hà tu cánh vấn “PHÙ SANH” sự,
Chỉ thử “PHÙ SANH” thị “mộng” trung.

(Tạm dịch:“ÐẾN” thì không “DẤU” đi không “VẾT”,
“ÐẾN”, ÐI hai “SỰ” giống như nhau.
Cần chi hỏi việc “MỘNG PHÙ SANH 3Chính kiếp “PHÙ SANH” nầy là “MỘNG”.

Nghe xong, BẠCH CƯ DỊ cung kính khấu đầu làm lễ “HÒA THƯỢNG ÐẠO LÂM” rồi lui ra.(Phần bình luận:

BẠCH CƯ DỊ vừa học giỏi vừa lại làm QUAN Thái Thú (Tựa như Thống Ðốc thời nay) Tỉnh HÀNG CHÂU, nên đối với một người HÒA THƯỢNG (thuộc về loại “Sơn tăng”) (như NGÀI ÐẠO LÂM) trong TÂM Ông chắc có lẽ cũng ít nhiều “kiêu ngạo”.

Bởi vì trước đó họ BẠCH đã chê “HÒA THƯỢNG” nói câu “PHÁP NGỮ” rẻ tiền mà đứa con nít 3 tuổi cũng “NÓI” được rồi ! Ðến đây, trong bài “KỆ” nầy, Ta thấy ÔNG cũng còn có (ít nhiều) ý “kiêu ngạo” đối với HÒA THƯỢNG nữa.

Ở chỗ nào ‌ Ở chỗ mình là “người đời”, là cư sĩ PHẬT TỬ, còn đủ mọi thứ “trói buộc” của “DUYÊN ÐỜI”, mà lại dám:

Vào chốn “KHÔNG môn” (chùa) hỏi về vấn đề “KHỔ KHÔNG”,

Và:

Dám đem “THIỀN SỰ” (là chuyện tu hành) mà vấn hỏi “THIỀN ÔNG” !! là đã đi quá bổn phận của một người tại gia PHẬT TỬ cư sĩ tầm thường đối với một vị “THIỀN SƯ” đắc đạo, cao tuổi rồi.

Họ “BẠCH” lại còn HỎI thêm nữa rằng:

– Chuyện (giàu sang, phú quý….) mà mình “mơ” thấy trong “chiêm bao” mỗi đêm đó chỉ là chuyện “PHÙ SANH” (tức là giả dối) mà thôi.

Hay là:

– Các “SỰ VIỆC” mà mình đang có, đang được hưởng thụ tại cuộc đời đây là việc “PHÙ SANH” giả dối, và “ÐÓ” cũng chỉ là “MỘNG” mà thôi ‌

– Ý của Họ “BẠCH” ở đây là muốn “so sánh” các việc được “mộng” (thấy) trong “chiêm bao” (giả dối) cùng với những Sự “THẬT” ở ngoài đời, có phải cả “hai” việc ấy cũng đều là “giả dối” và cùng là “MỘNG” giống nhau hay không?‌

– Ý của “ÔNG” muốn “ÐẠO LÂM” HÒA THƯỢNG xác nhận rõ ràng lại về hai sự “việc nầy” như thế nào qua bài “KỆ” hỏi nầy vậy.

Và,

Trong phần “hồi đáp” vừa “gián tiếp” vừa “trực tiếp” của ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG cho họ “BẠCH” qua lời “KỆ” trả lời rằng :

Câu:

“LAI” thời vô tích, “KHỨ” vô tung.

Nghĩa là :

Như “TA” đây (Ngài ÐẠO LÂMthì:

a- TA “ÐẾN” cõi “đời” nầy mà không có một ai biết được “Tông tích” (của TA) cả

(Qua câu “LAI” thời “vô tích”). Và khi:

b- Ta “rời” khỏi cõi “đời” nầy (ý nói là khi Ta “TỊCH”) cũng không có để lại bất cứ một “dấu vết” nào cả (Qua câu “KHỨ VÔ TUNG”).

Tóm lại việc “ÐẾN” và “ÐI” của TA (tức là HÒA THƯỢNG ÐẠO LÂM) – đối với cõi “đời” nầy là vô “TUNG TÍCH” – (Bởi vì NGÀI là Bậc Bồ Tát Hóa Thân, nên người đời (thường nhơn) không một ai biết “NGÀI” là “AI”, từ đâu mà “LẠI” (lai) và rồi sẽ “ÐI” (KHỨ) đến đâu cả, qua câu “KỆ” …..“KHỨ” dữ “LAI” thời sự “bất đồng”.

Là ý “Ngài” nói : “Việc đi (khi Ngài chết) và ÐẾN (LAI) của “TA” đây cũng giống y như vậy mà thôi (vì là một bậc Bồ Tát HÓA THÂN), nên cả hai sự việc “ÐẾN” và “ÐI” đều vô “TUNG TÍCH”, không có gốc gác nào, và chẳng một ai suy biết được cả”.

Câu thứ ba:

Hà tu cánh vấn “PHÙ SANH” sự.

là ý NGÀI gián tiếp rầy dạy Họ “BẠCH” rằng:

Cần chi hỏi các “sự việc” được thấy trong “Mộng” (chiêm bao) là “PHÙ SANH” hay chẳng phải “PHÙ SANH”, mà qua :

Câu thứ tư:

Chỉ thử “PHÙ SANH” thị mộng trung.

Nghĩa là:

Chính kiếp “sống” giả tạm nầy của MÌNH đang hưởng thụ đây – (tức là của “chúng sanh”) – đã là “PHÙ SANH” và cũng đã là “MỘNG” rồi (vậy mà “Ngươi”còn chưa rõ biết hay sao?‌

Nghe xong bài “KỆ” đáp của Ngài “ÐẠO LÂM” HÒA THƯỢNG trả lời rồi, thì Họ “BẠCH” liền biết ngay rằng:

– Ngài chính thật là một vị “Bồ Tát Hóa Thân” “ÐẾN” và “ÐI” nơi cõi đời nầy, nên không một “AI” biết được TUNG TÍCH cả, và “NGÀI” cũng đã dạy bảo, cảnh giác, nhắc nhở một cách “gián tiếp” khéo léo cho “MÌNH” rằng :

– Ðừng có “ỷ” vào học thức giỏi hay có Quyền cao, chức trọng mà khinh thường, kiêu ngạo làm chi. Bởi vì cuộc sống nầy trước sau gì, “NÓ” cũng chỉ là giả tạm, không bền chắc, cũng giống y như là một kiếp “PHÙ SINH” hoặc là giấc “MỘNG” dài mà thôi, (sao chẳng sớm lo hồi đầu thức tỉnh và “TU” theo “PHẬT PHÁP” đi).

Vì thế:

Cho nên HỌ “BẠCH” hổ thẹn, sợ sệt…., và rồi:

cung kính, khấu đầu đảnh lễ “ÐẠO LÂM HÒA THƯỢNG” rồi lui ra.

là như vậy.

(Còn nếu như đứng về phương diện của Chúng ta là người học PHẬT, thì chúng ta phải “hiểu” thế nào, qua lời “KỆ” dạy “gián tiếp” nầy của “Bồ Tát ÐẠO LÂM” cho Họ “BẠCH” và (chung) cho tất cả chúng ta đây ‌

TA thấy rằng:

Kiếp đời mong manh, mạng sống ngắn ngủi, các việc “phú quý vinh hoa”….thảy đều là “PHÙ SINH” giả tạm, hay như một giấc “MỘNG” dài mà thôi.

Dầu cho có được:

Xinh đẹp, giàu sang, quyền to, chức trọng, phú quý, vinh hoa gì… đi chăng nữa, nhưng đời người ngắn ngủi, chẳng mấy chốc thì “đầu xanh” hóa thành ra “tóc bạc” (Triêu như thanh ty, mộ như tuyết), và rồi “kết lại” bất quá là chỉ còn có:

“Nét “kiều diễm” chập chờn “xuân mộng”,
Kiếp “tài hoa” hình bóng “bạch vân”.
Khi xưa tài sắc mười phân,
Mà nay một nắm “cô phần” lạnh tanh.
Thời oanh liệt, anh hùng đâu tá,
Nổi ái ân hư giả còn chi !
Phất phơ cành liễu xanh rì,
Giấy tiền treo đó dường ghi mối sầu”…..!!

Như trong bài “KỆ KHUYẾN TU” của ngài VÔ NHẤT ÐẠI SƯ THÍCH THIỀN TÂM HÒA THƯỢNG đã dạy mà BẢO ÐĂNG trích lục ra (nơi trang từ 14 đến 17 trong bức thư “GỞI NGƯỜI HỌC PHẬT” số 60 kỳ rồi) mà thôi – (xin xem lại toàn bài “KỆ” cho dễ nhớ lại).

* * *

Lại nữa, trong bức “THƯ HỌC PHẬT số 60”, BẢO ÐĂNG cũng đã y theo lời PHẬT, ý TỔ dạy trong KINH, LUẬN mà trình bày cho các bạn đồng tu hữu duyên thấy rõ rằng:

– Thân người là “GỐC” của tất cả mọi điều “KHỔ”.

– Cõi đời “tạm bợ” nầy xét ra cho kỹ, lại cũng chẳng có ÐƯỢC chút chi vui!

Tại sao vậy?‌

Bởi vì thứ “KHỔ” chánh của kiếp người là “SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT”, MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý, “THƯƠNG YÊU XA LÌA, OÁN THÙ GẶP GỞ” và “NGŨ ẤM LẪY LỪNG” theo nhau mà làm khổ cho “KIẾP NHÂN SINH” vốn dĩ là “PHÙ SINH” không khác chi giấc “MỘNG” !

Nơi bức thư HỌC PHẬT Số 60 trước, BẢO ÐĂNG cũng đã có lược sơ qua về “BÁT KHỔ” (và vô số “KHỔ” nhỏ khác) để khuyến tấn các đồng nhơn “TỊNH ÐỘ” nên cố gắng “CHUYÊN TU” và chí tâm phát NGUYỆN, cầu được “vãng sanh” về cõi CỰC LẠC TỊNH ÐỘ để :

– Ðược Xa lìa các KHỔ,

– Ðược vĩnh viễn an vui.

– Ðược sống lâu vô lượng (THỌ) để hội đủ “CƠ DUYÊN” mà y theo “PHẬT PHÁP”, “NIỆM PHẬT” tu hành, cho đến ngày thành PHẬT, rồi…..

Nay nơi đây, trong bức thư 61 nầy, một lần nữa, BẢO ÐĂNG cũng xin được y theo lời PHẬT, ý TỔ dạy mà lược giảng sơ qua về 8 món “KHỔ” CHÁNH YẾU nầy, để cho người “THIỆN TÍN” sơ cơ có đủ CƠ DUYÊN, xem đến mà phát sanh ra lòng “lo sợ” để rồi biết y theo lời PHẬT dạy mà mau sớm “NIỆM PHẬT CHUYÊN TU”, đừng cho chậm trễ.

Trong “LUẬN” TỔ SƯ có dạy lời rằng:

“Nếu TÂM “LO SỢ” (sanh tử”) CHẲNG (PHÁT) SANH, TẤT LÒNG THÀNH “KHÓ” PHÁT, là sao?‌

Bởi vì nếu như “AI” mà không biết để tâm lo sợ đến vấn đề “SỐNG CHẾT”, thì tấm lòng “THÀNH KÍNH, TIN TƯỞNG” nơi lời PHẬT, TỔ dạy về việc cần gấp phải lo “chuyên tu” TỊNH ÐỘ và phát nguyện vãng sanh về cõi CỰC LẠC khó thể nào “phát sanh” ra được.

Lành vậy thay cho lời dạy nầy biết bao.

Nay chúng ta đây đều cùng là bạn “LIÊN HỮU” (bạn sen) với nhau và đang cùng Tu theo pháp môn “TỊNH ÐỘ”, vậy hãy nên xét kỹ lại “TÂM MÌNH” để xem coi:

– Lòng lo sợ trước sự “VÔ THƯỜNG” và cơn “sanh tử” của MÌNH có được “phát sanh” ra chưa ‌ (nhất là khi thấy người chung quanh ta GIÀ, CHẾT !!)

– Lòng “THÂM TÍN” (Tin sâu) vào nơi “pháp môn TỊNH ÐỘ” đã có “phát ra” chưa ‌

– Nếu như đã “phát” rồi thì xem coi cho kỹ lại “NÓ” có vững vàng, chắc chắn, và có được SỰ “BẤT THỐI TÂM NGUYỆN” (đã “phát ra” ấy) không ?‌

Nếu thấy vẫn chưa “PHÁT” hoặc đã PHÁT rồi nhưng chưa vững chắc thì nên dùng hết “Tâm THÀNH KÍNH”, mà phát NGUYỆN lại cho vững chắc trước Thánh tượng PHẬT “A DI ÐÀ” (nói riêng) và Tôn tượng “TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH” (nói chung), rồi “Quán xét” kỹ đến TÁM THỨ “KHỔ” :SANH, GIÀ, BỆNH, CHẾT, THƯƠNG XA LÌA, OÁN (THÙ) GẶP GỠ, MONG CẦU KHÔNG ÐƯỢC và NGŨ ẤM LẪY LỪNG nầy mà bền vững tiến TU.

TẠI SAO?‌

Bởi vì nỗi “KHỔ” của kiếp “NHÂN SINH” (như trong bức thư số 60 đã có lược sơ qua rồi) vốn là “vô lượng, VÔ BIÊN” khó thể nào nói ra cho xiết, nhưng mà tổng yếu lại, thì:

TÁM MỐI “KHỔ” NẦY (CHUNG QUY) VẪN GIỮ PHẦN “CƯƠNG LÃNH” và “CHÁNH YẾU” mà thôi.

1/- Ðiều thứ “NHẤT” là:

“SANH” KHỔ (Tức là chỉ cho các nỗi “KHỔ” trong sự “SANH”).

Như thế nào?‌

Bởi loài người Chúng ta (y theo lời PHẬT, TỔ dạy) thì ngay khi còn đang ở trong bào thai (của mẹ) vì đã có “TÌNH THỨC” sẵn rồi, nên có một sự tác động, cảm xúc:

– Như khi MẸ ăn thức ăn “LẠNH” vào thì “THAI NHI” cảm thấy như mình đang ở trong băng giá (của “BẮC CỰC”).

– Còn khi MẸ ăn thức ăn “NÓNG” vào thì “THAI NHI” cảm thấy nóng nảy như đang bị nấu nung (trong lò nướng).

– Khi MẸ đi, đứng, nằm, ngồi, hay vận động (Thể thao)…..chi chi, “THAI NHI” thảy đều bị “KHỔ”.

Lại nữa, khi còn trong bào thai của MẸ, “THAI NHI” ấy có cảm tưởng như là mình đang sống trong chỗ chật hẹp, tanh hôi, tối tăm, nhơ nhớp vv….

Vừa khi được lọt lòng đã cất tiếng kêu khóc “OA OA”…..

Ðến khi gặp các cảnh : Lạnh, nóng, đói, khát, muỗi mòng, kiến, rận….cắn đốt vv….thì:

CHỈ CÒN BIẾT KÊU LA, RÊN KHÓC, mà thôi.

Các cảnh “KHỔ” khi “SANH” nầy, mắt thường của con Người làm sao hiểu thấu ‌ Duy chỉ có “PHẬT NHÃN” (Mắt của PHẬT) mới thấy biết rõ ràng các chi tiết của những cảnh “KHỔ” ấy mà thôi, cho nên:

“NGÀI xác nhận “SANH” LÀ “KHỔ – (Bởi nếu như “SANH” không “KHỔ” thì tại sao khi vừa mới “lọt lòng” (sanh ra đời) trẻ con lại chẳng cười to, mà lại hả miệng kêu khóc “OA OA” om sòm như vậy) ‌

Chư “THÁNH NHƠN” đã có lời “THAN THỞ” rất “xác đáng” rằng:

“Vừa thoát bào thai (nầy), lại nhập thai, (khác),
THÁNH NHƠN trông thấy động “BI AI”.
Huyễn thân xét rõ toàn “NHƠ KHỔ”,
Thoát phá quay về tánh “BỔN LAI”.

2/- Ðiều thứ hai là:

“LÃO” KHỔ (Tức là các mối KHỔ về sự “SUY GIÀ”)

NHƯ THẾ NÀO?‌

Bởi vì con NGƯỜI khi đến tuổi “GIÀ” rồi, thì các “CĂN” (Tai, mắt, mũi, miệng, thân….) thảy đều “suy yếu”, chẳng hạn như:

– Mắt mờ,

– Tai lãng (đôi khi còn bị “ÐIẾC” nữa),

– Lưng gối mỏi dùn, tay chân run rẩy.

– Ăn thấy kém ngon.

– Ðêm ngủ không thẳng giấc !

– Trí nhớ chẳng còn minh mẫn như xưa (hồi còn nhỏ). !

– Làn da (xuân tươi mơn mởn ngày nào) giờ trở thành ra NHĂN NHEO, KHÔ HÉO!

– Răng đau nhức rồi lần lần chuyển rụng !!

HỠI ÔI !

Lúc ấy dù cho : Bậc thanh niên “TUẤN TÚ”,

Hay:

Trang thiếu nữ “TIÊN DUNG” (dung sắc đẹp như “TIÊN”) nhưng khi đến tuổi “già” rồi. Âu cũng là :

“Bao vẻ “yêu kiều” đâu thấy nữa,
Một thân KHÔ, KIỆT nghĩ buồn tênh” !!

vậy mà thôi.

Ðến chừng “từng tuổi” nầy rồi, nếu như có “soi gương” ắt ít nhiều gì cũng phải bị “lâm” vào trong “cảm tưởng” của “lão bà soi gương” theo như Ý của bài “THƠ” sau đây :

“Trong GƯƠNG ai đó hiện nguyên HÌNH ‌
MẶT nám, da dùn, thấy hải kinh.
Thảng thốt ngỡ rằng “MA, Quỷ” hiện.
Chừng trông kỹ lại, HÓA RA MÌNH” !!!

Huống chi lại còn có thêm:

Nhiều kẻ tuổi già sanh ra “lờ lẫn”, khi ăn mặc, lúc đại tiểu đều dây dưa, nhơ nhớp đến nổi:

Các con cháu (cho chí đến “VỢ”“CHỒNG”) dù thân, thương, cho đến mấy, nhưng riết rồi cũng sanh lòng nhàm chán (có khi muốn cho kẻ “già” ấy chết sớm sớm, lẹ lẹ đi – (để khỏi làm phiền và khổ lây đến bao người thân còn lại).

THAN ÔI! Kiếp NGƯỜI dường như “KIẾP HOA” nào có khác chi.

Bởi vì, Luật “VÔ THƯỜNG” hằng luôn chuyển biến, khi “NÓ” (vô thường) đã đem đến cho TA cái “HƯƠNG SẮC ÐẸP XINH” rồi, thì:

“NÓ” cũng đem đến cho TA những nét “phai tàn”, héo úa !….dù cho có Xinh đẹp, diễm kiều như TÂY THI, TRỊNH ÐÁN hay ÐẮC KỸ, ÐIÊU THUYỀN…..đi chăng nữa, nhưng rốt lại rồi ra cũng chỉ còn là “MỘT THÂN” KHÔ KIỆT NGHĨ BUỒN TÊNH” vậy thôi.

“CỔ NHƠN” có bài thi rằng:

“Hoa “ÐÀO” chớm nỡ dập dìu ong,
Ðến khi hoa rụng hết trông ai nhìn !
Hỏi chúa HOA chẳng lời đáp lại,
Xuân “BA PHẦN” còn mãi được không ‌
Hay là nửa cuốn dòng sông,
Nửa rơi trên đất, chập chồng gió sương !

Hoặc là như “ý” của bài THƠ sau đây:

– “Quân bất kiến HOÀNG HÀ chi thủy ‌
Thiên thượng lai,
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi.

– Quân bất kiến,
Cao đường minh cảnh bi bạch phát ‌
Triêu như thanh ty,
Mộ như tuyết !

Nghĩa là:– Chàng ơi ! Chàng có thấy nước của con sông Hoàng Hà (bên Trung Hoa) từ trên lưng chừng trời cao đổ xuống, rồi theo dòng trường giang cuồn cuộn bôn ba ra ngoài biển cả, mà không bao giờ quay trở lại nguồn xưa chăng ‌

– Chàng ơi ! Chàng có thấy hai đấng sanh thành (cao đường) của chàng tuy rằng nhà cao cửa rộng như thế, nhưng vẫn sầu buồn vì mái tóc mới ngày nào xanh tươi mà giờ đây đã bạc màu sương tuyết rồi không ‌

(Tạm dịch):Chàng có thấy sông Hoàng Hà,
Con sông vĩ đại nước sa lưng trời.
Theo dòng cuồn cuộn ra khơi,
Ngược về đồi núi có đời nào đâu !
Chàng có thấy tóc bạc đầu,
Nhà cao, gương sáng âu sầu vì ai ‌
Ban mai tóc hởi xanh dài,
Chiều về trắng xóa như đài tuyết sương !
(Mà giựt mình thức tỉnh hay không ‌)

Và như ý của hai câu “THƠ” sau đây:Cô gái ngày xưa đâu còn nữa,
Nước thời gian nhuộm tóc trắng phau phau !!

(Hay là:Bà “CỤ” già nua bên miếu cổ,
Nước thời gian nhuộm tóc trắng phau phau !)

Quả thật vậy, GIÀ LÀ KHỔ !

* * *

3/- Ðiều thứ 3 là: “BỊNH” KHỔ

Hễ có “THÂN” (bất luận là già hay trẻ) là phải có “BỆNH”.

BỆNH tức là những sự “KHỔ” trong cơn đau yếu. Từ những chứng bệnh nhẹ bên ngoài như là cảm, cúm, nóng lạnh. Cho đến : Các chứng bệnh nặng bên trong (thuộc về “Nội thương”).

Lại còn có thêm người vương mang những chứng bệnh “nan y” bất trị như : Ung thư, lao, cùi, bại xụi – Trong cảnh “BỆNH YẾU” ấy, tự thân mình bị đau đớn đã đành, lại còn gây thêm bao mối “KHỔ LỤY” cho hàng thân nhân, quyến thuộc, đó gọi là:

Trên “KHỔ” mà lại còn gia thêm mối “KHỔ” !!!

(Xem lại bức thư học PHẬT số 60 nói về “BỆNH KHỔ” nơi trang 10 cho dễ nhớ lại).

Cho nên là người học PHẬT và biết “ÐẠO”, Ta phải nên hiểu rằng:

Nổi “KHỔ về BỆNH” là một việc hiển nhiên, nếu như “AI” mà chịu khó để Tâm “nhận thức” kỹ một chút, ắt sẽ nhận ra “NÓ” (KHỔ BỆNH”) dễ dàng vậy.

4/- Ðiều thứ Tư, là: “TỬ KHỔ”

Ðây tức là sự “KHỔ” trong lúc “CHẾT”.

Tất cả nhơn loại chúng ta, ai ai cũng đều muốn cho được cảnh:

“SANH” THUẬN, “TỬ” AN

Nhưng mà:

Việc ấy rất là “KHÓ CÓ ÐƯỢC LẮM”

Bởi cái SANH “THUẬN” thì cũng đã “KHÓ” có rồi, mà:

Còn “TỬ”, “AN” lại càng thêm “KHÓ CÓ” nhiều hơn nữa !

Bởi vì khi CHẾT (TỬ) thì “SẮC THÂN” (nầy) đa phần đều bị “KHỔ ÐAU” hành hạ khó mà nhẫn chịu nổi.

“SẮC THÂN” đã như thế, còn : “TÂM” thì hãi hùng, lo sợ, phần thì:

– Tham tiếc ruộng vườn, của cải.

– Buồn rầu vì bỏ lại thân nhân cùng các người mà mình THƯƠNG YÊU, trìu mến…

Quả thiệt là trong (và trước) khi CHẾT, muôn mối “KHỔ” kéo đến dập dồn, kể sao cho xiết.

Ðề cập đến chữ “CHẾT” xưa nay mấy ai đã muốn nghe. Nói chi là “ƯA THÍCH”!!!

5/- Ðiều thứ 5: ÁI BIỆT LY “KHỔ”

Ðây tức là sự “KHỔ” khi phải “xa lìa” người thân yêu.

Ðều nầy thì:a. Trong hoàn cảnh chiến tranh như hiện nay, Ta càng thấy rõ hơn gao giờ hết. Bởi vì:

– Biết bao nhiêu gia đình sống trong cảnh “phân ly”.

– Biết bao nhiêu thanh niên Nam, Nữ phải dấn thân vào “trận mạc”“chiến trường”. Người ở lại nhớ thương, kẻ ra đi sầu thảm, tủi buồn.

Ðây chỉ là cái khổ khi “sanh ly” (sống mà phải bị chia lìa).

Lại còn thêm:

– Biết bao nhiêu là kẻ tuổi hãy còn Xuân, mà chồng (hoặc con) nơi chốn chiến trường đã bị Tử thần cướp đi mạng sống, nên phải chịu cảnh quả phụ bơ vơ !

– Những cảnh cha mẹ, anh em, con cái bị đạn, bom tử trận.

– Bao nhiêu trẻ nhỏ bị mất mẹ, mất cha.

  1. Bên Việt NamTa, từ sau năm Ất Mão 1975cho đến thời gian sau nầy, Ta đã thấy đã xảy ra biết bao nhiêu là cảnh “ÁI BIỆT LY KHỔ”, cho nên:

Trong thời buổi (chiến tranh, khói lửa) nầy, biết bao cảnh “Biển nhớ, sông thương” đã sâu dày, Mà:

“Núi thẳm, Trời sầu” cũng thật là cao rộng. Cho nên thật vậy, cảnh:

“TỬ BIỆT, sanh ly” với người thân yêu quả là “KHỔ SỞ” , não lòng biết bao !!!

* * *

6/- Ðiều thứ 6: OÁN TẮNG HỘI KHỔ

Tức là sự “KHỔ” về các thứ “OAN GIA” hội ngộ.

Như là:

a- Bị những kẻ “Thù oán”, “Ðối nghịch” ở gần bên gièm pha, nói xấu, mưu hại, phá phách…..khiến cho TA phải buồn tức, khó nhẫnTâm hằng luôn lo sợ, không yên…Ðó cũng là “KHỔ”.

b- Lại cũng có trường hợp nhiều gia đình, giữa cha mẹ, vợ chồng, anh em, con cái….thường xảy ra các cảnh “Bất đồng ý kiến”, luôn luôn xảy ra những sự tranh cải, giận ghét, buồn phiền, não loạn….lẫn nhau. Ðây thì cũng như là “gặp gỡ” trong cảnh “OAN GIA”, chớ có chi là Hạnh phúc !!

c- Lại còn thêm những thứ “OAN GIA” khác, như là Lạnh, Nóng, Ðói, Khát, Rắn, Rít, Ruồi, muỗi mòng, rận rệp….cắn chích, làm đau khổ, lo sợ, bực tức… cho “Thân, Tâm” Ta.

Những thứ nầy cũng lại là các loại : “OAN GIA hội ngộ” !!

mà Ta không bao giờ muốn gặp gỡ hết cả.

* * *

7/- Ðiều thứ 7: CẦU BẤT ÐẮC KHỔ

Ðây tức là sự “KHỔ” về việc :

MONG CẦU KHÔNG TOẠI Ý

Bởi vì trong đời sống, con NGƯỜI có không biết bao nhiêu là thứ “ƯỚC VỌNG, MONG CẦU”. Ðại khái như là:

– “Nghèo” muốn cho trở thành “GIÀU CÓ”…..

– “Xấu” muốn cho “ÐẸP”.

– Không có con cái mà mong cầu cho có con cái.

– Có con muốn cho nó thông minh, hiếu thuận, mà ngược lại NÓ ngu, dốt, tối tăm, hoàn toàn bất hiếu, hung hoang, đảng tử….

Ngàn muôn ƯỚC VỌNG cao xa như thế mà không được TOẠI Ý !!

Ðó là “CẦU BẤT ÐẮC” (cầu mong không được) “KHỔ” vậy.

* * *

8/-Ðiều thứ Tám: NGŨ ẤM XÍ THẠNH “KHỔ”

Ðây là sự “KHỔ” về Năm “ẤM” LẪY LỪNG, hưng thạnh.

Năm “ẤM” là: SẮC, THANH, HƯƠNG, VỊ, XÚC.

a- SẮC: thuộc về “THÂN” vì “NÓ” có hình tướng.

b- Bốn “ẤM”: THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, thuộc về “TÂM”, vì NÓ không có “Hình Tướng”.

Nói tóm lại: “NGŨ ẤM HỪNG THẠNH” KHỔ là các “KHỔ” thuộc về THÂN, TÂM – Ðiều “KHỔ” thứ 8 nầy bao quát luôn cả 7 thứ KHỔ.

Nghĩa là:

1- Về “THÂN” thì: Sanh, già, bệnh, chết, đói, no, nóng, lạnh, vất vả, nhọc nhằn.

2- Về “TÂM” thì: Buồn, lo, giận, tức, trăm ngàn điều khổ – cho nên cái “KHỔ” về “NGŨ ẤM HỪNG THẠNH” nầy còn gọi là KHỔ của việc “THÂN, TÂM sung mãn, cường kiện vậy.

Tại sao THÂN, TÂM sung mãn, cường kiện mà lại “KHỔ”?‌

Bây giờ,

Chúng ta hãy xem thử lại trên xã hội nầy, những “ÁN, HÌNH” xảy ra như là : Cướp, giựt, bắn giết, hiếp dâm, lường gạt, băng đảng, đánh, giết hại nhau….xảy ra hằng giờ, hằng ngày…..

Các “Hình, Án” ấy đa phần là do từ nơi những người “Nhàn, rỗi, dư ăn, dư mặc, nên Thân, Tâm của HỌ quá sung mãn, (vì đầy đủ vật chất).

Vì thế mà “HỌ” bị những sự kích thích về TÂM LÝ, SINH LÝ, NGỒI, ÐỨNG….không yên, nên “VÔ SỰ” mà sanh ra “SỰ”, do đó mà HỌ gây nên các việc hung ác, tàn độc….

Như hiện nay Ta thấy từ ÂU CHÂU đến Á CHÂU…..nhiều kẻ sống theo trào lưu cuồng loạn, HỌ say đắm theo các thứ Rượu mạnh, nhảy nhót, hút sách, dâm đảng, buôn lậu, ma túy, vũ thoát y, nhạc kích động, ăn chơi đàng điếm, bê tha…., đủ mọi cách, cho đến các cảnh : Thích nguy hiểm, bạo dâm, bạo hành vv….

Tại sao vậy?‌

Tại vì “THÂN, TÂM” của HỌ sung mãn quá, nên khiến cho “HỌ” không chịu ở yên, như ngọn lửa phừng cháy, gây nên nhiều TỘI, ÁC, để rồi phải lãnh lấy những hậu quả “TỘI LỖI” và KHỔ NÃO.

Ðây chính gọi là : NGŨ ẤM HỪNG THẠNH “KHỔ” vậy.

Tám điều trên đây gọi là BÁT KHỔ, đây chỉ là phần Ðại khái mà thôi, còn “NỘI DUNG” của NÓ thì bao gồm nhiều mối “KHỔ” khác, số nhiều đến vô lượng, vô biên, khó mà kể ra cho xiết !

Nay Chúng ta thử Quán xét lại “MÌNH” và “NGƯỜI” đi….

Phải chăng đã chịu ít nhiều trong BÁT KHỔ. Ai là người HỌC PHẬT, nếu như biết để TÂM suy tư đến 8 mối “KHỔ” lớn nầy rồi, thì có thể gọi là đã đến “GẦN” trong mối “ÐẠO” vậy.

Tại sao?‌ – Bởi vì đối với người có “TRÍ” thì:

Nhân nơi Quán xét đến “KHỔ” mà phát tâm NIỆM PHẬTtu hành phát nguyện cầu vãng sanh về chốn “TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC” để thoát vòng sanh tử, luân hồi, rồi :

lần lần tu chứng đến quả vị VÔ THƯỢNG BỒ ÐỀ.

Chớ: Chẳng cần chi đến các sự “ PHƯỚC, LẠC” của thế gian.

NIỆM PHẬT như thế mới hợp được với Tâm TỪ BI của PHẬT, mới hợp với mục đích giải thoát mà mình đã phát ra. Muốn được như vậy thì phải thường nên suy tư và Quán xét cho kỹ về Tám thứ “KHỔ” nầy, còn nếu như TU mà không “Quán xét” và “phát nguyện” như thế thì:

TÂM CẦU giải thoát KHÓ SANH
Ý NGUYỆN VỀ CỰC LẠC KHÔNG THA THIẾT.

Như thế thì:- Hỏi làm sao một ngày kia bước chân lên bờ giác, dùng con thuyền “bát nhã” để độ khắp bến mê ‌ NIỆM PHẬT, tu hành…..như vậy thì chẳng những:

“Phụ cả ƠN PHẬT”, mà cũng:

“Phụ cả chính mình” (nữa). Thật đáng nên thương xót biết bao!

Nay BẢO ÐĂNG xin y theo truyện xưa, tích cũ, kể ra vài “câu chuyện” như sau để chư đọc giả so sánh, và nghiệm xét.

Trong sách “TAM BẢO TẬP CHÍ”, có ghi chép chuyện rằng:

“Ðại lão HÒA THƯỢNG, hiệu là HUYỀN CHÂN, Trụ trì ở Chùa “QUANG MINH TỰ”, ở làng HẬU BỖNG, Huyện GIA LỘC, Tỉnh HẢI DƯƠNG, Bắc phần Việt Nam.

HÒA THƯỢNG là một vị có “CHÂN TU, THẬT HỌC”.

Một hôm HÒA THƯỢNG ngồi NIỆM PHẬT rồi mơ thiếp đi, trong mơ thấy Ðức PHẬT A DI ÐÀ hiện thân ra, duỗi tay rờ đầu HÒA THƯỢNG, rồi bảo – SƯ già cũng có chút đỉnh “nhân duyên” với việc vãng sanh về CỰC LẠC, song:

a- Cái “NỢ TRẦN” tiền kiếp còn vướng.

b- Cái “QUAN NIỆM” về Quốc gia, TỔ QUỐC còn chưa giũ sạch ở trong lòng.

c- Cũng có công tu niệm, TA cho thác sanh qua Trung Hoa để làm VUA một vài kiếp nữa mới trả hết tiền khiên…!

Sau khi xuất định, HÒA THƯỢNG gọi đại đệ tử tên là “ÐẠO TRÀNG” đến trối lời dặn rằng:

TA từ nhỏ đã xuất gia, chí nguyện sanh về cõi Trời ÐÂU SUẤT để gần gũi được Ðức DI LẶC Bồ Tát. Bấy lâu nay NIỆM PHẬT tu hành, những tưởng rằng duyên trần rũ sạch, quả phúc viên thành.

Ngờ đâu còn phải chuyển sanh làm VUA để trả đền nợ tiền khiên….

Ðoạn HÒA THƯỢNG thuật lại lời PHẬT A DI ÐÀ dạy trong cơn mơ Thiền Ðịnh, và nói tiếp lời rằng:

Thôi, bây giờ đệ tử đem son, viết vào lưng TA 10 chữ : “AN NAM, QUANG MINH TỰ, SA MÔN TỲ KHEO TĂNG”

Ðể:

LÀM DẤU MÀ CHIÊM NGHIỆM THỬ, SAU NẦY.

HÒA THƯỢNG nói đến đây rồi từ giã chúng mà quy tịch, lúc đó nhằm vào năm THUẬN BÌNH, triều đại của VUA LÊ TRUNG TÔN (1548 – 1788).

Ðến năm THUẬN ÐỨC (1600) nhằm triều VUA LÊ KỈNH TÔN, Ông NGUYỄN TỰ CƯỜNG phụng mệnh Vua đi sứ qua TÀU, triều đại nhà THANH, Vua “THÁNH TỔ” là KHANG HY HOÀNG ÐẾ (1662 – 1721) hỏi Ông NGUYỄN TỰ CƯỜNG rằng :

Khanh là “danh thần” của nước AN NAM, vậy Khanh có biết hiệu chùa QUANG MINH ở tại đâu không?‌

NGUYỄN sứ giả quỳ xuống tâu rằng:

Hạ thần chưa được nghe biết tên Chùa ấy, nhưng chẳng hay Bệ Hạ hỏi đến tên Chùa “QUANG MINH” ấy là có duyên cớ chi chăng?‌

Vua KHANG HY THÁNH TỔ phán:

Cũng có “nguyên do”, số là TRẪM từ khi mới sanh ra đời, tự nhiên ở đàng sau lưng đã có sẵn 10 chữ son đề là : “AN NAM QUANG MINH TỰ, SA MÔN TỲ KHEO TĂNG” rõ ràng như thế nầy.

TRẪM nghĩ:

Có lẽ kiếp trước TRẪM là một nhà “SƯ” tu ở QUANG MINH TỰ ấy ở bên AN NAM Quốc hay chăng. Ðã lâu TRẪM muốn làm sao cho mất những dấu chữ son ấy đi, mà chẳng làm sao được.

NGUYỄN “Sứ THẦN” tâu rằng:“Hạ thần nghe trong pháp của PHẬT có nước “TỊNH THỦY”, nghĩa là đến ngày Vía PHẬT, hoặc Bồ Tát, nhà chùa lấy nước giếng lúc ban đêm thanh tịnh, nhứt là nước giếng của ngôi “QUANG MINH TỰ” vì tiền thân của HÒANG THƯỢNG khi xưa “Tu” ở đấy. Vậy phải dùng nước phép của “Chùa” ấy mà rửa, chắc có thể mất được vết tích xưa.

Vua THÁNH TỔ KHANG HY khen lời nói có lý, rồi truyền rằng:

Thế thì TRẪM cậy sứ giả sau khi về đến nước nhà rồi, tìm đến CHÙA QUANG MINH ấy, nhờ chúng TĂNG hiện thời, y theo phép PHẬT mà lấy nước giếng, rồi sứ giả đem qua cho TRẪM rửa thử coi vv….

Sau khi trở về nước nhà, sứ thần NGUYỄN TỰ CƯỜNG đem chuyện ấy tâu lên Vua LÊ KỈNH TÔN nghe, Vua phán hỏi thì mới biết rõ là ngôi QUANG MINH TỰ ấy ở tại làng HẬU BỖNG, tỉnh HẢI DƯƠNG….

Qua năm sau, niên hiệu HOẰNG ÐỊNH (1601), NGUYỄN TỰ CUỜNG cũng lại đi “SỨ” qua TÀU, lần nầy Ông đem theo TỊNH THỦY của CHÙA ấy dâng cho VUA KHANG HY.

Quả nhiên, khi VUA KHANG HY rửa rồi, thì 10 chữ ấy đều tan hết, mà da thịt của VUA lại càng thắm tốt hơn xưa.

VUA mừng rỡ phán ra lời yêu cầu rằng:

– Nhờ KHANH vì TRẪM, khi trở về nước rồi, trùng tu lại ngôi QUANG MINH TỰ ngày xưa của TRẪM, làm cho trang nghiêm hơn trước, thì chẳng những làm thỏa mãn được lòng thành báo ơn của TRẪM đến Chùa xưa, mà lại còn tỏ cho thiên hạ biết rằng :

– Nước nhà của Khanh có “ÐỊA LINH NHÂN KIỆT” mới tạo thành ra TRẪM là một vì VUA vĩ đại của nước Trung Hoa. Là một sự luân hồi có phước báo rất ly kỳ trên trường KIM CỔ, đây:

– TRẪM giao cho KHANH, 30 lượng vàng, 300 lượng bạc, Khanh đem về làm lại Chùa ấy và làm thêm cho TRẪM một bức Hoành Phi để bốn chữ: “GIA HƯƠNG HUYỀN ÐƯỜNG” (Nhà TỔ, của đất quê hương kiếp xưa) đem treo nơi nhà HẬU TỔ cho TRẪM để nhắc lại kiếp xưa. Ðây TRẪM lại giao thêm cho KHANH:

– 2 cập đèn bằng vàng,

– 2 cập đèn bằng bạc.

Ðể cúng trước bàn thờ PHẬT và TỔ, vậy Khanh hãy làm cho cẩn thận, thì kẻ công, người của, “Khanh” với “TRẪM” đồng chia hai. Còn nếu Khanh làm sái lương tâm, sai công lý, thì: “QUẢ BÁO” nhà PHẬT sẽ có báo ứng không sai vậy.

(Phụ lục:

Nhân chuyện nầy, BẢO ÐĂNG xin nhắc thêm lại một vài truyện xưa rằng:

Nguyên ở bên ga xe lửa CHỢ ÐỒN, thuộc Tỉnh BIÊN HÒA, xưa có Ông LÊ THỦ HÙNG tự bỏ tiền ra, lập nên Chùa “ÐẠI GIÁC” rồi Trụ trì ở đó mà lo việc tu hành. Sau Ông bị xe đụng chết dọc đường, “thân thuộc” oán trách PHẬT bất công, để Ông chết ngoài đường xá, bờ bụi, nên viết vào lưng Ông mất chữ sau:

ÐẠI GIÁC TỰ, Việt Nam QUỐC, CHỢ ÐỒN, BIÊN HÒA TỈNH, LÊ THỦ HÙNG SA MÔN TĂNG.

để làm dấu tích rồi mới đem chôn.

…………..

Nhưng không ngờ, thần thức (tức là thức thứ 8 – “HỒN”) của Ông chuyển sanh qua TRUNG QUỐC, làm một vị “Quý Thần”….. (Quan lớn)….

Con cháu sau tìm qua đến CHỢ ÐỒN, BIÊN HÒA…NAM BỘ….

Bỏ tiền của “TRÙNG TU” lại ngôi Chùa “ÐẠI GIÁC” và ra trước bàn thờ cùng “phần mộ” của vị “Trụ trì” LÊ THỦ HÙNG mà cúng vái. để đền ơn, đáp nghĩa lên bậc “TỔ TIÊN” trong dòng họ.

Lại còn chuyện của:

Một ông “Thầy Tu” khác chết “phơi thây” giữa đường xá….

Có một Ông Quan “KINH LỊCH” (tức là Thanh tra) tình cờ đi ngang qua gặp thấy, nảo lòng quá, Ông lấy son viết vào trong bàn tay của xác chết ba chữ :

“PHẬT BẤT NHƠN”.

(Ý trách là “PHẬT” không có lòng “TỪ BI”, vì sao mà để cho một vị Thầy “Tu” bị chết giữa đường xá….như vậy), rồi ra đi…..thời gian sau :

Quan “KINH LỊCH SỨ” ấy trở về “triều” bái mạng lên Ðức VUA …..

Trong khi nói chuyện, VUA giới thiệu rằng:

Sau khi KHANH đi tuần tra (KINH LỊCH) rồi, khoảng 6 tháng sau, trong nội cung HOÀNG HẬU có sanh ra một “HOÀNG NAM” (tức là HOÀNG TỬ), chỉ có “LẠ” một điều là, từ khi sanh ra đến giờ, cứ nắm chặt tay lại, ai đụng đến thì “KHÓC” dữ lắm ý hình như là chẳng muốn cho ai mở nắm tay ấy ra….

Nghe thế, nên Quan “KINH LỊCH” xin được phép đến xem.

HOÀNG TỬ (dù còn đang nằm ở trong nôi), mà mắt ngó Quan “KINH LỊCH” mỉm cười (vì chưa biết nói), Quan KINH LỊCH thấy thế mới đến mở thử nắm tay “HOÀNG TỬ” ra, thì thấy rành rành ba chữ “PHẬT BẤT NHƠN” của mình đã viết lên khi trước, vậy mà HOÀNG TỬ vẫn không khóc chi cả, chỉ ngó Quan KINH LỊCH cứ mỉm cười thôi”….

Mấy câu chuyện “luân hồi”, chuyển kiếp” hưởng phước báu trên đây, thì BẢO ÐĂNG cũng như quý “LIÊN HỮU” rõ thêm là:“Nếu có chúng sanh nào đem chút căn lành nhỏ như giọt nước nơi đầu sợi lông (như lạy PHẬT, xá PHẬT, đốt một cây nhang, dâng một cành bông, một trái cây mà THÀNH KÍNH cúng dường lên PHẬT, thì “phước báu” của kẻ ấy mãi mãi chẳng bao giờ hư hoại, luống mất cả.

Như trong kinh “ÐẠI BẢO TÍCH”, PHẬT có đưa ra một “thí dụ” sau đây:

“Nầy XÁ LỢI PHẤT”,

Nay Ta lại vì ÔNG mà nói thêm ví dụ nữa, vậy:

Ông hãy chí tâm nghe, hiểu, thọ trì…Người có “trí huệ” sẽ do nơi thí dụ đây mà hiểu được nghĩa:

Như có người sống lâu trăm tuổi, người nầy mới lấy một con dao cực kỳ sắc bén, chẻ chót đầu của một sợi lông ra làm 150 phần, rồi lấy một “phần” (của 150 phần vừa chẻ ra) đó, thấm một giọt nước đem đến nơi “TA” mà nói rằng:

“Xin gởi giọt nước nầy cho “Ngài” giữ giùm. Sau nầy nếu tôi có việc cần dùng đến, thì xin “Ngài” trả lại cho Tôi.

Ðức NHƯ LAI nhận lấy giọt nước ấy, rồi đem để vào trong sông Hằng, nước sông Hằng hòa lẫn cùng giọt nước ấy chảy ra ngoài biển lớn…..

Sau đó 100 năm, người ấy đến xin Ta trả lại cho y giọt nước đả gởi đó.

Nầy XÁ LỢI PHẤT,

Với TRÍ thấy, biết “VÔ NGẠI” được thành tựu chẳng thể nghĩ bàn của NHƯ LAI, TA nhìn thấy, biết được giọt nước ấy nằm ở nơi nào trong đại hải, nên Ta bèn lấy một phần nhỏ của sợi lông đã được chẻ kia ra (1/150 phần) đến nơi biển lớn, chấm giọt nước ấy lên và trao trả lại cho người gởi đó.

Nầy XÁ LỢI PHẤT ! ví dụ ấy có nghĩa là gì?‌

Ðó là nếu có “chúng sanh” nào đem một chút căn lành nhỏ như giọt nước (nơi đầu sợi lông đã chẻ ra kia –tức là chỉ bằng 1/150 của giọt nước thông thường) gởi vào nơi tay “Phước điền” của NHƯ LAI, thì “phước” ấy còn mãi mãi không bao giờ mất được.

Như vậy, nầy XÁ LỢI PHẤT,

Nếu có Thiện nam tử, Thiện nữ nhơn nào đối với đại trí bất tư nghì của Ðức NHƯ LAI mà sanh lòng thanh tịnh, tin nhận, ái kính….lại còn đem nhiều thứ cúng dường như hoa đẹp vv….dâng, rải cúng dường lên PHẬT.

Nầy XÁ LỢI PHẤT,

Nay Ta nói: căn lành của người đó không ai lường biết được ngần mé, KẺ đó sẽ mau dứt hết khổ tế, và đến khi hết được tất cả các khổ tế rồi mà căn lành ấy vẫn còn, mãi mãi chẳng bao giờ hư hoại, luống mất…..

Cho nên,

Nếu người học PHẬT nào, dù rằng tu niệm đơn sơ, lòng “THÀNH” (kính) chư mấy thâm sâu, nhưng công đức tu hành, cúng dường lên “PHẬT” (nói riêng) và “TAM BẢO” (nói chung) vẫn còn mãi mãi chớ không bao giờ “cùng tận” cả.

Huống chi:

Có “KẺ” hết lòng tu niệm, nhất một dạ “chí thành”, nếu như vì “NGHIỆP” tiền khiên chưa sạch, nên vẫn chưa được “Thành đạo” hay được vãng sanh (như sư cụ HUYỀN CHÂN nơi câu chuyện kể trên), nhưng cũng bảo đảm được hưởng NHƠN, THIÊN phước báo trong kiếp xa sau (như chuyện của “THÁNH TỔ” KHANG HY HOÀNG ÐẾ (ỏ trên) vậy (trừ ra kẻ nào mang Ðại tội “PHỈ BÁNG TAM BẢO”) là khó thoát khỏi 3 “ÁC ÐẠO” mà thôi.

Trong quyển “Cao tăng TRUYỆN, THIÊN “CẢM ỨNG” có ghi lại câu chuyện sau đây:

Bên Trung Hoa, đời nhà ÐƯỜNG, nơi Chùa “HƯƠNG SƠN” miền đất LẠC DƯƠNG có sư THÍCH GIÁM –KHÔNG. SƯ nguyên tộc tánh họ TỀ, người ở miền đất NGÔ QUẬN.

Thuở còn nhỏ Ông nghèo khổ, tuy học hành siêng năng, nhưng ít ghi nhớ. Lớn lên, ưa làm thơ văn, song chỉ tầm thường. Ông hay đi lại nơi hai vùng “NGÔ, SỞ” yết kiến hàng hầu bá, nhưng không được sự giúp đỡ bao nhiêu. Khi có tiền đầy xâu thì sanh đau yếu, tiền hết, bịnh mới lành.

Ðầu niên hiệu “NGUYÊN HÒA”, Ông dạo chơi xứ TIỀN ÐƯỜNG, gặp nhằm năm mất mùa, nghĩ muốn đến Chùa “THIÊN TRÚC” để cầu-thực. Nhưng vừa đi tới phía Tây “CÔ SƠN TƯ”, Ông đói quá không thể tiến bước nổi, liền lại ngồi bên bờ suối tuyết, rơi lệ ngâm vài câu bi phẫn (tức là giận, trách) Thoạt có vị “PHẠM TĂNG” trôi theo dòng suối đến ngồi nhìn “Ông”, mỉm cười hỏi:

“Pháp sư” đã nếm đủ hương vị “lữ du” chưa?‌

Ông đáp:

“hương vị lữ du có thể gọi là đã nếm đủ rồi, nhưng bỉ nhơn “tục danh” (tên ngoài đời) là QUÂN PHÒNG, đã từng làm “Pháp sư” đâu?‌

PHẠM TĂNG nói:

“Ông không nhớ lúc giảng kinh “PHÁP HOA” ở Chùa “ÐỒNG ÐỨC” hay sao ?‌”

Ðáp:

“Tôi từ khi sanh ra, mang thân nầy cho đến nay, đã bốn mươi lăm tuổi, hằng “bàng hoàng” nơi vùng “NGÔ, SỞ”, chưa từng để bước đến kinh đô, đâu lại có chuyện giảng Kinh ở miền “LẠC TRUNG” như thế ‌”

PHẠM TĂNG bảo:

“Chắc Ông bị lửa đói thiêu đốt, nên quên cả việc xưa rồi !”

Nói xong, liền lần trong đãy lấy ra một quả “Táo” ước bằng nắm tay, trao cho và bảo rằng:

“Quả Táo nầy sản xuất ở nước của Ta, bậc “Thượng trí” ăn vào thời biết rõ việc “quá khứ, vị lai”, Người “hạ căn” cũng có thể nhớ được chuyện kiếp trước”.

Ông tiếp lấy quả Táo ăn xong, vốc nước suối uống, thoạt nhiên mờ mệt, muốn ngủ, liền tựa đầu, gối vào đá mà nằm. Giây phút thức tỉnh dậy nhớ tiền thân làm “Pháp sư” giảng Kinh, cùng với tên của những bạn đồng tu, rõ rệt như việc ngày hôm qua, nhân đó tủi thân, rơi lệ hỏi rằng:

“CHẤN HÒA THƯỢNG” bây giờ ở đâu?‌

PHẠM TĂNG đáp:

Công TU chuyên tinh chưa tới mức, nên đã chuyển sanh làm vị Tăng ở đất “TÂY THỤC”, nay cũng đã dứt được vọng duyên (tức là được thành đạo).

Lại hỏi:

“THẦN THƯỢNG NHƠN” và “NGỘ Pháp sư” hiện thời ra sao?‌

Ðáp:

“THẦN THƯỢNG NHƠN” túc duyên (nhân duyên kiếp trước) trả chưa xong. Còn “NGỘ Pháp sư” bởi đứng trước tượng đá nơi Chùa “HƯƠNG SƠN” phát nguyện giỡn chơi rằng: “Nếu kiếp nầy tu không chứng đạo, thân sau nguyện làm bậc “Quý Thần”. Nên hiện nay đã chuyển sanh làm Quan “Ðại Tướng”.

Trong năm người bạn “Vân thủy” khi xưa, duy chỉ có Ta là được giải thoát, ba vị kia thì như thế, riêng “ngươi” hãy còn đói khổ nơi đây !

Ông thương khóc nói: “Tôi kiếp trước, hơn 40 năm, ngày chỉ ăn một bửa, thân duy đắp một y, việc phù tục quyết dứt “căn nguyên”, cớ sao lại còn kém “phước” để đến nỗi hôm nay phải thành ra người đói khổ ‌

PHẠM TĂNG đáp : “Khi xưa Ông ngồi trên Pháp tòa, hay nói nhiều việc dị đoan, khiến cho hàng “thính chúng” sanh lòng nghi hoặc. Lại nữa, “giới hạnh” còn có chỗ kém khuyết, nên phải bị báo ứng như hôm nay”.

Nói đoạn lấy trong túi ra một chiếc “gương” hai bề đều trong suốt, đoạn bảo rằng:

“Việc đã qua Ta không làm sao hơn được, nhưng Ông muốn biết số phận sang hèn, thọ yểu về tương lai, cho đến việc đạo pháp hưng suy, nên nhìn vào trong gương đây thì sẽ rõ”.

Ông tiếp lấy “gương” xem hồi lâu rồi giao lại, đoạn nói lời tạ ơn rằng : “Sự báo ứng, lẽ vinh, khổ, nhờ ơn đức của “NGÀI”, nay đã biết được”.

PHẠM TĂNG cầm gương cất vào mình, nắm tay Ông cùng đi, độ 10 bước liền biến mất.

Ðêm ấy, Ông vào Chùa “LINH ẨN” – (ở HÀNG CHÂU) xin xuất gia, Ðạo hiệu là “GIÁM KHÔNG”, sau khi thọ giới “CỤ TÚC” (Giới TỲ KHEO) liền đi du phương tu hành, sự khổ tiết, cao hạnh ai cũng khen ngợi. Về sau GIÁM KHÔNG THIỀN SƯ gặp Ông “LIỄU SÍNH” ở Chùa “THIÊN TRÚC”, tự TRẦN THUẬT tiền nhân và bảo :

“Tôi sống được “bảy mươi bảy”, “Tăng lạp ba mươi hai”, nay chỉ còn chín năm nữa là thọ số mãn. Sau khi Tôi tịch rồi, “PHẬT PHÁP” có còn được như ngày hôm nay chăng ?‌

Ngài “LIỄU SÍNH” nghe nói lạ, nên gạn hỏi ; nhưng : SƯ không đáp, chỉ đòi bút viết mấy hàng nơi vách Bắc lầu “Tàng KINH” như sau:

– “Hưng hạt cát, suy cát sông Hằng. Thỏ đã bị lưới, Chó vồ săn, Trâu, Cọp giao tranh “sừng” với “răng”.

– Ánh hoa đàm vẫn sáng nghìn năm”.

Ðây là những lời tiên tri của “SƯ”:– Câu trước nói về “Ðạo pháp sẽ suy”.

– Câu thứ 2 chỉ cho sự “phá đạo rất tàn khốc”.

– Câu thứ 3 ghi rõ thời gian “hủy Pháp” ở vào năm Ất Sửu, (Trâu), tiếp qua Bính Dần (Cọp). Câu sau cùng nói:

– “Tuy nhiên PHẬT PHÁP vẫn còn, ánh đạo không bị hủy diệt. Lời sấm trên ứng vào việc phá “PHẬT PHÁP” của “ÐƯỜNG VÕ TÔN”. Ông Vua nầy đã ra lịnh hủy hoại bốn muôn bảy ngàn ngôi Chùa, “ép buộc” hơn hai mươi vạn, bảy ngàn Tăng, Ni hoàn tục

(Lời bình):Cho nên phàm làm Người (nhất là giới “xuất gia”, phải có lời “NGUYỆN” là:

“Nguyện sanh TÂY PHƯƠNG, TỊNH ÐỘ trung,
Cữu phẩm liên hoa vi phụ mẫu.
Hoa khai kiến PHẬT, ngộ vô sanh.
Bất thối Bồ Tát, vi bạn lữ !!….

(Kỳ sau tiếp)