THẬP LUẬT TỤNG
Hán dịch: Hậu Tần Phất Nhược Đa La cộng La Thập dịch
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 22

PHÁP BỐ TÁT THỨ HAI

Phật tại thành Vương-xá, lúc đó Thế tôn chưa cho các Tỳ kheo bố tát, chưa cho yết ma bố tát, chưa cho thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa, chưa cho nhóm họp. Có dị đạo Phạm chí hỏi các Tỳ kheo: “Các thầy có bố tát, có yết ma bố tát, có thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa và nhóm họp không?”, đáp là không có, Phạm chí liền chê trách: “Các Sa-môn, Bà-la-môn khác còn có bố tát… và nhóm họp, Sa-môn Thích tử các thầy tự xưng là bậc hiền thiện có đức mà lại không làm bố tát… và nhóm họp”. Có Tỳ kheo thiểu dục tri túc hành hạnh đầu đà nghe biết việc này tâm không vui liền đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay cho làm bố tát… và nhóm họp; như ta đã kết giới, mỗi nửa tháng nên thuyết Ba-la-đề-mộc-xoa”.

Phật tại thành Vương-xá, lúc đó Trưởng lão Đại-kiếp-tân-na đang ở trong hang tại A-lan-nhã thuộc thành Vương xá, vào ngày mười lăm bố tát, Trưởng lão suy nghĩ: “Ta nên đến hay không nên đến bố tát, nên đến yết ma bố tát hay không nên đến, nên đến thuyết Ba-la-đềmộc-xoa hay không nên đến, nên đến nhóm họp hay không nên đến, vì ta đã thanh tịnh thành tựu thanh tịnh bậc nhất”. Lúc đó Phật biết được tâm niệm của Đại-Kiếp-tân-na nên nhập tam muội, như tâm tam muội hốt nhiên biến mất và hiện đến trước hang của Đại-kiếp-tân-na, xuất định rồi nói với Đại-Kiếp-tân-na: “Thầy suy nghĩ như vầy: Ta nên đến… giống như đoạn văn trên cho đến câu thanh tịnh bậc nhất phải không?. Này Đại-kiếp-tân-na, thầy nên đến bố tát… và nhóm họp, vì sao, vì thầy là đại Thượng tòa, thầy nếu không cung kính, không quý trọng, không cúng dường bố tát thì ai sẽ cung kính, quý trọng và cúng dường bố tát. Thầy nên đến bố tát”, nói rồi liền nắm tay của Đại-kiếp-tân-na dẫn đến chỗ bố tát. Phật vào trong Tăng ngồi vào chỗ ngồi rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay cho hai loại bố tát: Một là vào ngày thứ mười bốn, hai là vào ngày thứ mười lăm; một là trước giờ ăn, hai là sau giờ ăn; một là ban ngày, hai là ban đêm. Dù ở A-lan-nhã hay ở bên tụ lạc, từ nay ta cho mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới. Nên làm yết ma như sau: Tùy có bao nhiêu Tăng hòa hợp mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới, hoặc một Câu-lô-xá hoặc hai Câu-lô-xá cho đến mười Câu-lô-xá. một Tỳ kheo trong đây xướng tướng mười phương của đại giới hoặc là tường vách, hoặc là rừng cây, núi đá, đường sá, sông ao, nên xướng như sau:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………… xướng tướng mười phương của đại giới, bên trong các tướng này là nội giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay ở trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới. Bạch như vậy.

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo ………… xướng tướng mười phương của đại giới… giống như trên cho đến câu ở chung kết giới. Các Trưởng lão nào chấp thuận thì yên lặng, ai không chấp thuận thì nói. Tăng ở trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới đã xong. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Trưởng lão Đại Ca diếp để lại Tăng-già-lê trong hang núi Kỳ-xà-quật, vì chút nhân duyên đắp hai y thượng hạ đến trong Trúc lâm, bỗng gặp trời mưa to nên không thể trở về trong hang núi được, phải lìa y Tăng-già-lê mà ngủ lại đêm. Đại Ca diếp nói với các Tỳ kheo: “Tôi để lại y Tăng-già-lê trong hang núi… giống như đoạn văn trên cho đến câu ngủ lại đêm. Tôi phải làm sao đây”, các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Đại Ca diếp: “Thầy thật như thế phải không?”, đáp: “Thật như thế thưa Thế tôn”, Phật đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay cho trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới, bên trong đại giới cho làm yết ma không lìa y ngủ đêm. Nên làm như sau: Nhất tâm nhóm Tăng, Tăng nhóm rồi, một Tỳ kheo trong Tăng nên xướng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, tùy có bao nhiêu Tăng trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới, trừ tụ lạc và giới tụ lạc, chỉ lấy chỗ đất trống và trú xứ. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay ở trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới, làm yết ma không lìa y ngủ đêm. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng nay ở trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung kết giới, làm yết ma không lìa y ngủ đêm xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Trưởng lão Xá-lợi-phất bịnh, muốn du hành trong một tháng nhưng y Tăng-già-lê quá nặng không thể mang theo được, bèn nói với các Tỳ kheo: “Tôi bịnh, muốn du hành … không mang theo được, tôi phải làm sao đây”. Các Tỳ kheo đem việc này bạch Phật, Phật do nhân duyên này nhóm họp Tỳ kheo tăng rồi hỏi Xá-lợiphất: “Thầy thật như thế phải không?”, đáp: “Thật như thế thưa Thế tôn”, Phật đủ lời khen ngợi giới và người trì giới rồi bảo các Tỳ kheo: “Từ nay cho Tỳ kheo già bịnh muốn du hành trong một tháng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê ngủ đêm. Yết ma nên làm như sau: Nhất tâm nhóm Tăng, Tỳ kheo già bịnh này đứng dậy trích bày vai hữu quỳ gối chắp tay bạch Tăng:

Các Trưởng lão, tôi Tỳ kheo ………… vì già bịnh, muốn du hành trong một tháng nhưng y Tăng-già-lê quá nặng không thể mang theo được. Tôi Tỳ kheo ………… vì già bịnh, nay theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê một tháng ngủ đêm. Tôi Tỳ kheo ………… vì già bịnh, xin Tăng cho tôi yết ma không lìa y Tăng-già-lê một tháng ngủ đêm. Xin thương xót (3 lần). Lúc đó Tăng nên xem xét có nên cho hay không nên cho, nếu người này nói là già bịnh mà thật sự là không có già bịnh; hoặc nói y Tăng-già-lê quá nặng mà thật sự là không có quá nặng thì không nên cho. Ngược lại nếu thật sự là già bịnh và y Tăng-già-lê là quá nặng thì nên cho. một Tỳ kheo trong Tăng xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo này tên ………… vì già bịnh, muốn du hành trong một tháng, nay theo Tăng xin yết ma không lìa y Tăng-già-lê một tháng ngủ đêm. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ kheo ………… này vì già bịnh, yết ma không lìa y Tăng-già-lê một tháng ngủ đêm. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã cho Tỳ kheo…………vì già bịnh, yết ma không lìa y Tăng-già-lê một tháng ngủ đêm xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Xin lìa y Uất-đa-la-tăng, y An-đà-hội cũng giống như vậy; xin một tháng cho đến chín tháng cũng giống như vậy”.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo: “Nếu Tăng muốn thu hẹp hay mở rộng đại giới thì trước phải xả giới cũ rồi mới kết lại đại giới tùy lớn hay nhỏ. Trước nên xả đại giới cũ như sau: Nhất tâm nhóm Tăng, một Tỳ kheo trong Tăng xướng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, trong đại giới này mỗi lần bố tát cùng ở chung hòa hợp kết giới. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay giải đại giới, xả giới cũ mỗi lần bố tát cùng ở chung. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng đã giải đại giới, xả giới cũ mỗi lần bố tát cùng ở chung xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Các Tỳ kheo ở trong tụ lạc không có Tăng phường, lúc mới làm Tăng phường chưa có kết giới, không biết giới nên rộng bao nhiêu là được kết, Phật nói: “giới của Tăng phường tùy theo giới của tụ lạc”. Các Tỳ kheo ở chỗ đất trông không có tụ lạc, lúc mới làm Tăng phường chưa có kết giới, không biết giới nên rộng bao nhiêu là được kết, Phật nói: “Trong phạm vi vuông vức một Câu-lô-xa, các Tỳ kheo không nên riêng làm bố tát và Tăng yết ma. Nếu riêng làm bố tát và Tăng yết ma thì các Tỳ kheo phạm tội”.

Phật bảo các Tỳ kheo: “Nói Ba-la-đề-mộc-xoa có bốn loại: Một là phi pháp biệt chúng nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì không thành nói Ba-lađề-mộc-xoa; hai là phi pháp hòa hợp nói Ba-la-đề-mộc-xoa cũng không thành nói Ba-la-đề-mộc-xoa; Ba là Pháp biệt chúng nói Ba-la-đề-mộcxoa cũng không thành nói Ba-la-đề-mộc-xoa; bốn là Pháp hòa hợp nói Ba-la-đề-mộc-xoa mới thành nói Ba-la-đề-mộc-xoa.

Lại có năm loại nói Ba-la-đề-mộc-xoa:

1. Tăng nhất tâm bố tát nói Tựa của Ba-la-đề-mộc-xoa, những pháp còn lại như trước đây đã nghe, đã nói Ba-la-đề-mộc-xoa. Tăng hòa hợp bố tát xong.

2. Tăng nhất tâm bố tát nói Tựa và bốn pháp Ba-la-di, những pháp còn lại… cho đến câu Tăng hòa hợp bố tát xong.

3. Tăng nhất tâm bố tát nói Tựa, bốn pháp Ba-la-di và mười ba pháp Tăng tàn; những pháp còn lại… cho đến câu Tăng hòa hợp bố tát xong.

4. Tăng nhất tâm bố tát nói Tựa… cho đến ba mươi pháp Xả đọa, những pháp còn lại… cho đến câu Tăng hòa hợp bố tát xong.

5. Là nói đầy đủ từ đầu đến cuối”.

Có một trụ xứ khi bố tát, các Tỳ kheo không hiểu biết chút gì, ngu si như dê núi, vì các Tỳ kheo không biết bố tát, không biết yết ma bố tát, không biết nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không biết nhóm họp. Trong trú xứ như thế khi bố tát các Tỳ kheo không nên ở, nếu ở thì tất cả Tỳ kheo không được bố tát mắc tội. Có các Tỳ kheo trẻ tuổi đến từ giả Hòa thượng, A-xà-lê muốn du hành; Hòa thượng, A-xà-lê nên hỏi: “Con du hành cùng Tỳ kheo làm bạn?”, đáp là cùng với các Tỳ kheo ………… làm bạn. Nếu các Tỳ kheo này không biết bố tát… không biết nhóm họp thì Hòa thượng, A-xà-lê nên giữ lại không cho đi; nếu Hòa thượng, A-xà-lê không giữ lại thì phạm Đột-kiết-la; nếu đã giữ lại mà các Tỳ kheo trẻ tuổi này vẫn cố ý đi thì khi nào mắc tội, Phật nói: “ra ngoài giới khi trời vừa sáng liền phạm Đột-kiết-la”.

Có các Tỳ kheo ở một trụ xứ an cư nghĩ là khi bố tát các Tỳ kheo sẽ tụng Ba-la-đề-mộc-xoa, không ngờ khi bố tát không có một Tỳ kheo nào biết tụng Ba-la-đề-mộc-xoa. Các Tỳ kheo nên mời vị cựu Tỳ kheo ở gần trú xứ nhận lời đến nói Ba-la-đề-mộc-xoa hoặc nói lược hoặc nói đầy đủ. Nếu vị này nhận lời thì tốt, nếu không nhận lời thì các Tỳ kheo này không nên ở trong đây hạ an cư; nếu ở trong đây an cư thì tất cả Tăng cứ mỗi lần bố tát mà không được bố tát đều mắc tội. Các Tỳ kheo này nếu nghe có khách Tỳ kheo đến thanh tịnh cùng ở, nhận thấy các Tỳ kheo khách này biết bố tát… nhóm họp thì cựu Tỳ kheo nên nghinh đón rồi dịu dàng thăm hỏi, chỉ phòng xá ngọa cụ cho các vị ấy theo thứ lớp thượng Hạ tòa mà an trụ… như thế như pháp cung cấp đầy đủ những vật cần dùng; nên cúng dường bữa ăn sáng và bữa ăn trưa, nếu cựu Tỳ kheo không cung cấp cúng dường thì tất cả Tỳ kheo trong trú xứ đều mắc tội, vì sao, vì vào thời không có Phật thì người này được bổ vào chỗ Phật, nếu khách Tỳ kheo có thể rộng phân biệt hai bộ Ba-la-đề-mộcxoa thì các Tỳ kheo cựu trụ nên cung cấp cúng dường.

Có một trụ xứ bốn Tỳ kheo thì khi bố tát, các Tỳ kheo này nên nhóm lại một chỗ hòa hợp làm bố tát, nói Ba-la-đề-mộc-xoa.

Có một trụ xứ ba-Tỳ kheo thì khi bố tát không nên nói Ba-lađề-mộc-xoa, chỉ nên nhóm lại một chỗ nói Ba-lần bố tát. Nếu là bậc Thượng tòa muốn làm bố tát nên đứng dậy trịch bày vai hữu, quỳ gối chắp tay nói như sau:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười bốn hoặc thứ mười lăm Tăng bố tát. Trưởng lão biết tôi thanh tịnh, nhớ giữ thanh tịnh không có pháp chướng đạo, làm bố tát thuyết giới, chúng đầy đủ. (3 lần)

Nếu là Hạ tòa muốn làm bố tát nên đứng dậy trịch bày vai hữu, quỳ gối làm lễ vị Thượng tòa bạch rằng:

Trưởng lão nhớ nghĩ, hôm nay là ngày thứ mười bốn hoặc ngày thứ mười lăm Tăng bố tát. Trưởng lão biết con thanh tịnh, nhớ giữ thanh tịnh, không có pháp chướng đạo, làm bố tát thuyết giới, chúng đầy đủ. (3 lần)

Có một trụ xứ hai Tỳ kheo thì khi bố tát không nên nói Ba-la-đềmộc-xoa, chỉ nên nhóm lại một chỗ nói Ba-lần bố tát giống như trường hợp trú xứ có ba-Tỳ kheo.

Có một trụ xứ một Tỳ kheo, khi bố tát, Tỳ kheo này nên quét dọn chỗ bố tát, trải tòa ngồi… đầy đủ mọi thứ, nghĩ rằng: “Nếu có các Tỳ kheo đến mà chưa làm bố tát thì sẽ cùng làm bố tát thuyết Ba-la-đềmộc-xoa”. Nếu không có ai đến thì nên lên trên tòa cao ngóng trông, khi thấy có Tỳ kheo nào đến thì nên kêu đến để cùng làm bố tát; nếu đợi mãi không có ai đến thì nên trở về chỗ của mình, tâm niệm nghĩ rằng: “Hôm nay là ngày thứ mười bốn hoặc thứ mười lăm Tăng bố tát, con cũng ngày nay bố tát”. Như thế là một Tỳ kheo đã làm bố tát xong.

Phật tại nước Xá-vệ, lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo: “qua đêm nay nên nói Ba-la-đề-mộc-xoa”, một Tỳ kheo liền từ tòa đứng dậy trịch bày vai hữu chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, có các Tỳ kheo bịnh không đến”, Phật bảo nên lấy dục thanh tịnh đến. Pháp lấy dục như sau: Nên bảo Tỳ kheo bịnh gởi dục thanh tịnh đến, Tỳ kheo bịnh nói là gởi dục thì gọi là được thanh tịnh; hoặc nói: “Hãy ở trong Tăng nói thanh tịnh giùm tôi”, cũng gọi là được thanh tịnh; hoặc thân động gởi dục cũng gọi là được thanh tịnh; hoặc miệng nói gởi dục cũng gọi là được thanh tịnh; nếu thân và miệng không nói gởi dục thì không gọi là được thanh tịnh. Lúc đó tất cả Tỳ kheo nên đến chỗ người bịnh hoặc đưa người bịnh đến, nếu không kể đến Tỳ kheo bịnh kia mà riêng làm bố tát thì tất cả Tỳ kheo mắc tội. Lại có một trụ xứ hai Tỳ kheo thì khi bố tát không nên lấy dục thanh tịnh, không nên gởi dục thanh tịnh mà hai Tỳ kheo này nên nhóm lại một chỗ nói Ba-lần bố tát giống như trường hợp ba-Tỳ kheo kể trên. Lại có một trụ xứ ba-Tỳ kheo thì khi bố tát không nên lấy dục thanh tịnh, không nên gởi dục thanh tịnh mà ba-Tỳ kheo này nên nhóm lại một chỗ nói Ba-lần bố tát giống như trường hợp ba-Tỳ kheo kể trên.

Lại có trú xứ bốn Tỳ kheo thì khi bố tát không nên lấy dục thanh tịnh, không nên gởi dục thanh tịnh mà các Tỳ kheo này nên nhóm lại một chỗ rộng làm bố tát, nói Ba-la-đề-mộc-xoa. Nếu bốn Tỳ kheo trở lên thì khi bố tát nên hòa hợp nhóm, có Tỳ kheo bịnh được tùy ý lấy dục thanh tịnh đến, nên lấy dục như sau: Một người có thể lấy dục của một hoặc hai, ba cho đến nhiều người, tùy bao nhiêu người chỉ cần nhớ tên đều gọi là lấy dục thanh tịnh. Nếu người lấy dục thanh tịnh rồi, không thể đến trong Tăng được thì nên gởi dục thanh tịnh này lại cho người khác. Nếu người lấy dục thanh tịnh tự nói tôi là bạch y, tôi là Sa di, tôi không phải Tỳ kheo, tôi là ngoại đạo; hoặc bị tẫn về không thấy tội, không sám tội hay ác tà kiến không bỏ, hoặc phạm tội Bất cọng trụ, hoặc phạm trọng tội, hoặc vốn là bạch y, hoặc là bất năng nam, hoặc làm ô nhục Tỳ kheo ni… thì nên gởi dục thanh tịnh này lại cho người khác. Nếu lấy dục thanh tịnh rồi mà không mang đến trong Tăng thì gọi là thanh tịnh không đến; hoặc người lấy dục tự nói tôi là bạch y… cũng đều gọi là thanh tịnh không đến. Nếu lấy dục thanh tịnh rồi, trong tám nạn nếu có một nạn nào khởi lên khiến không mang đến trong Tăng được thì gọi là thanh tịnh không đến. Nếu lấy dục thanh tịnh rồi mà cố ý không mang đến trong Tăng, hoặc do phóng dật, hoặc do biếng nhác, ngủ quên hay nhập định đều gọi là thanh tịnh không đến. Người lấy dục thanh tịnh này có ba nhân duyên mắc tội là cố ý không mang đến, phóng dật và biếng nhác; hai nhân duyên không mắc tội là ngủ quên và nhập định. Nếu người lấy dục thanh tịnh rồi khi mang đến trong tăng lại nói tôi là bạch y… thì gọi là thanh tịnh đến; hoặc khi mang đến trong Tăng gặp nạn nào trong tám nạn khởi lên, không nói kịp thì gọi là thanh tịnh đến; hoặc khi mang đến trong Tăng lại cố ý không nói hoặc do phóng dật… nhập định thì vẫn gọi là thanh tịnh đến. Người mang dục thanh tịnh đến này có ba nhân duyên mắc tội là cố ý không nói, phóng dật và biếng nhác; hai nhân duyên không mắc tội là ngủ quên và nhập định.

Có một trụ xứ, Tỳ kheo khi bố tát bỗng bị vua bắt hoặc oán giặc hoặc oán đảng bắt, Tăng nên sai sứ đến chỗ Tỳ kheo đó bị bắt nói: “Ngày nay Tăng bố tát, ông nên đưa-Tỳ kheo đến hoặc cho gởi dục thanh tịnh đến hoặc xuất giới, vì chúng tôi không được biệt chúng bố tát”. Nếu Tỳ kheo được đưa đến… hoặc xuất giới thì tốt; nếu không được thì các Tỳ kheo không nên biệt chúng bố tát, nếu biệt chúng bố tát thì tất cả Tỳ kheo đều mắc tội.

Lúc đó Phật bảo các Tỳ kheo chớ đứng dậy vì có tăng sự, vì lúc đó nên cho Trưởng lão Thi-việt hành Ba-lợi-bà-sa. một Tỳ kheo đứng dậy chắp tay bạch Phật: “Thế tôn, các Tỳ kheo bịnh không đến đã gởi dục thanh tịnh xong”, Phật nói: “Các Tỳ kheo này tự thân thanh tịnh nên gởi dục thanh tịnh, Tỳ kheo nên lấy dục đến”. Pháp lấy dục như sau: Nên bảo các Tỳ kheo này gởi dục đến, các Tỳ kheo này miệng nên nói gởi dục thì gọi là được dục; nếu tự thân không gởi dục và miệng không nói gởi dục thì gọi là không được dục. Lúc đó tất cả Tỳ kheo nên đến chỗ Tỳ kheo bịnh hoặc đưa người bịnh đến để cùng làm yết ma, các Tỳ kheo không nên biệt chúng bố tát yết ma, nếu biệt chúng làm thì các Tỳ kheo đều mắc tội. một người có thể lấy dục của một hoặc hai, ba cho đến nhiều người, tùy bao nhiêu người chỉ cần nhớ tên thì đều gọi là được dục. Nếu người lấy dục rồi không thể đến trong Tăng thì nên gởi lại cho người khác; nếu người lấy dục tự nói tôi là bạch y… giống như đoạn văn trên thì nên gởi dục lại cho người khác; nếu lấy dục rồi mà không mang đến trong Tăng thì gọi là dục không đến; nếu lấy dục rồi mà gặp một nạn nào trong tám nạn khởi lên không mang đến trong Tăng thì gọi là dục không đến; hoặc người lấy dục rồi cố ý không mang đến trong Tăng hoặc do phóng dật… nhập định thì đều gọi là dục không đến. Người lấy dục này có ba nhân duyên mắc tội và hai nhân duyên không mắc tội giống như trên. Nếu người lấy dục rồi khi mang đến trong Tăng tự nói tôi là bạch y… thì đều gọi là dục đến; hoặc khi mang đến trong Tăng gặp một nạn nào trong tám nạn khởi lên không nói kịp thì vẫn gọi là dục đến; hoặc khi mang đến trong Tăng cố ý không nói hoặc do phóng dật… thì vẫn gọi là dục đến. Người lấy dục mang đến trong Tăng này có ba nhân duyên mắc tội và hai nhân duyên không mắc tội giống như trên.

Có một trụ xứ khi Tăng bố tát, Tỳ kheo bỗng bị vua bắt hoặc oán giặc, oán đảng bắt… giống như trên cho đến câu nếu biệt chúng làm yết ma thì tất cả Tỳ kheo đều mắc tội.

Phật tại thành Vương xá, lúc đó Trưởng lão Thi-việt do tâm điên cuồng nên có lúc đến bố tát, có lúc không đến; Tăng yết ma có lúc đến, có lúc không đến khiến các Tỳ kheo sanh nghi hối nên đem việc này bạch Phật. Phật do nhân duyên này nhóm Tỳ kheo tăng rồi hỏi Thi-việt: “Thầy thật như thế phải không?”, đáp: “Thật như thế thưa Thế tôn”, Phật bảo các Tỳ kheo: “Các thầy nên cho Trưởng lão Thi-việt yết ma cuồng si, nếu có Tỳ kheo nào giống như Thi-việt, Tăng cũng nên cho yết ma cuồng si”. Pháp yết ma cho cuồng si như sau: Nhất tâm nhóm tăng, một Tỳ kheo trong Tăng xướng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, Tỳ kheo Thi-việt này cuồng si điên đảo, có lúc đến bố tát, có lúc không đến; Tăng yết ma có lúc đến, có lúc không đến khiến các Tỳ kheo sanh nghi hối. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng nay cho Tỳ kheo Thi-việt yết ma Cuồng si, dù Thi-việt có đến hay không đến, Tăng vẫn tùy ý làm bố tát và các yết ma. Bạch như vậy.

Như thế Bạch-nhị-yết-ma cho đến câu Tăng làm yết ma cuồng si cho Tỳ kheo Thi-việt xong rồi. Tăng chấp thuận vì im lặng, việc này xin nhớ giữ như vậy.

Nếu Tăng chưa làm yết ma cuồng si thì không nên biệt chúng bố tát và Tăng yết ma; nếu đã làm yết ma cuồng si rồi thì dù biệt hay chung, Tăng đều tùy ý làm bố tát và Tăng yết ma.

Có một trụ xứ khi bố tát, tất cả Tỳ kheo đều có tội nhưng không biết trừ tội. Nếu có khách Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở đồng kiến thì khách Tỳ kheo này nên hỏi người có đức tốt trong các cựu trụ Tỳ kheo rằng: “Trưởng lão, nếu Tỳ kheo làm việc như thế như thế thì sẽ mắc tội gì?”, đáp là sẽ mắc tội như thế như thế, khách Tỳ kheo lại hỏi: “Trưởng lão có tự nhớ đã làm tội như thế như thế không?”, đáp: “Tự nhớ, nhưng không phải một mình tôi mà tất cả tăng cũng đều mắc tội này”, khách Tỳ kheo nói: “Trưởng lão nói tất cả tăng thì đối với Trưởng lão có ích gì, tại sao Trưởng lão không như pháp sám hối tội này”. Nếu cựu Tỳ kheo nghe lời khách Tỳ kheo như pháp sám hối tội này và các Tỳ kheo khác cũng như pháp sám hối tội này thì tốt; nếu không như thế, Tỳ kheo khách biết có cử tội cũng vô ích thì đừng nên miễn cưỡng cử tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, một Tỳ kheo nhớ có tội thì nên đến chỗ một Tỳ kheo khác như pháp sám hối tội này, sám hối rồi mới nên bố tát, nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát. Lại có một trụ xứ khi bố tát, một Tỳ kheo có tội nghi thì nên đến nói với Tỳ kheo khác: “Trưởng lão, tôi có một tội nghi, sau sẽ hỏi để quyết nghi”, nói như thế rồi mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát.

Lại có một trụ xứ khi bố tát đang nói Ba-la-đề-mộc-xoa, một Tỳ kheo nhớ nghĩ có tội muốn nói ra thì nên tự nhất tâm niệm: “Ta sau bố tát sẽ như pháp sám hối tội này”, nghĩ như thế rồi mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát. Nếu khi đang nói Ba-la-đềmộc-xoa, Tỳ kheo có tội nghi cũng nên tự nhất tâm niệm: “Ta sau bố tát sẽ hỏi tội này để quyết nghi”, nghĩ như thế rồi mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát.

Có một trụ xứ, tất cả Tỳ kheo tăng có tội, biết tội này nhưng không có được khách Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở đồng kiến để như pháp sám hối. Các Tỳ kheo nên mời một Tỳ kheo gần trú xứ đến trong đây để như pháp sám hối tội này rồi trở về: “Chúng tôi ở bên thầy như pháp sám hối tội này:, Tỳ kheo kia nếu có thể dàn xếp được việc này thì tốt, nếu không dàn xếp được thì nên sai một Tỳ kheo xướng rằng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, chúng ta tất cả Tỳ kheo tăng trong trú xứ này phạm tội biết tội này nhưng không có được Tỳ kheo khách thanh tịnh cùng ở đồng kiến để như pháp sám hối tội này; cũng không mời được Tỳ kheo ở gần trú xứ đến để ở bên Tỳ kheo này như pháp sám hối tội này. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau sẽ như pháp sám hối tội này. Bạch như vậy.

Làm như thế xong mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát.

Có một trụ xứ khi bố tát, tất cả Tỳ kheo trong một việc có nghi, một Tỳ kheo trong Tăng xướng:

Đại-đức Tăng lắng nghe, tất cả Tỳ kheo trong trú xứ này nơi một việc có nghi. Nếu tăng đúng thời đến nghe, Tăng nên chấp thuận, Tăng sau sẽ hỏi tội này để quyết nghi. Bạch như vậy.

Làm như thế xong mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, không nên phá bố tát.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo bốn người trở lên nhóm lại một chỗ làm bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa; nếu có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các cựu Tỳ kheo này nên nói lại Ba-la-đề-mộc-xoa thì không tội. Nếu các Tỳ kheo bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, nhưng tất cả chưa đứng dậy, chưa đi mà có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo này nên nói lại Ba-la-đề-mộc-xoa thì không tội. Nếu các Tỳ kheo nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, có người đứng dậy đi, có người chưa đứng dậy đi mà có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo này nên nói lại Ba-la-đề-mộc-xoa thì không tội. Nếu các Tỳ kheo nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, tất cả đều đứng dậy nhưng chưa đi mà có số đống Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo nên nói lại Ba-la-đề-mộc-xoa thì không tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo bốn người trở lên nhóm lại một chỗ muốn bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có số ít Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo khách này nên nghe theo thứ lớp. Nếu các cựu Tỳ kheo đã nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, tất cả đều đứng dậy chưa đi mà có số ít Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các khách Tỳ kheo nên đến bên cựu Tỳ kheo nói Ba-lần làm bố tát. Nếu cựu Tỳ kheo nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, có người đứng dậy đi, có người chưa đứng dậy đi mà có số ít Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các khách Tỳ kheo này nên đến bên cựu Tỳ kheo chưa đứng dậy đi để nói Ba-lần làm bố tát. Nếu các cựu Tỳ kheo đã nói xong Ba-la-đề-mộc-xoa, tất cả đều đứng dậy nhưng chưa đi mà có số ít Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, nếu cựu Tỳ kheo đồng tâm thì nên nói lại Ba-lađề-mộc-xoa, được vậy thì tốt; nếu không được đồng tâm thì khách Tỳ kheo nên ra ngoài giới nói Ba-lần làm bố tát.

Nếu cựu Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có cựu Tỳ kheo đến, đông hơn hoặc ít hơn hay bằng; nếu nhiều hơn hay bằng thì cựu Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu ít hơn thì cựu Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp.

Nếu cựu Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có khách Tỳ kheo đến, đông hơn hoặc ít hơn hay bằng; nếu nhiều hơn thì cựu Tỳ kheo nên nói lại, nếu bằng hoặc ít hơn thì khách Tỳ kheo nên nghe theo thứ lớp.

Nếu cựu Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng đến, đông hơn hoặc bằng hoặc ít hơn; nếu nhiều hơn hay bằng thì cựu Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu ít hơn thì khách và cựu Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp.

Nếu khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có khách Tỳ kheo đến, nhiều hơn hoăc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn thì khách Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu bằng hay ít hơn thì khách Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp.

Nếu khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo đến, nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn hay bằng thì khách Tỳ kheo nên nói lại, nếu ít hơn thì cựu Tỳ kheo nên nghe theo thứ lớp.

Nếu khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng đến, nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn hay bằng thì khách Tỳ kheo nên nói lại, nếu ít hơn thì cựu và khách Tỳ kheo nên nghe theo thứ lớp.

Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộcxoa thì có cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng đến, nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn hay bằng thì các Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu ít hơn thì các Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp.

Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộcxoa thì có cựu Tỳ kheo đến, nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn hoặc bằng thì các Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu ít hơn thì cựu Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp. Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo khi bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có khách Tỳ kheo đến, nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn; nếu nhiều hơn thì các Tỳ kheo trước nên nói lại, nếu bằng hay ít hơn thì khách Tỳ kheo sau nên nghe theo thứ lớp.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo bốn người trở lên nhóm lại một chỗ muốn bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các vị này suy nghĩ: “Cựu Tỳ kheo trong đây có bốn người trở lên làm bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, chúng ta cũng nên làm bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa”, liền khởi tưởng tịnh, tưởng Tỳ-ni, tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát nói Ba-la-đề-mộcxoa. Lại có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các Tỳ kheo kia nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội. Các Tỳ kheo kia khởi tưởng tịnh, tưởng Tỳ-ni, tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong; nếu tất cả chưa đứng dậy chưa đi, hoặc có người đứng dậy đi có người chưa đứng dậy đi, hoặc tất cả đều đứng dậy nhưng chưa đi mà có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo kia nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo bốn người trở lên nhóm lại một chỗ muốn bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các vị này suy nghĩ: “Chúng ta nên hay không nên ở trong đây bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa”, nghi là tịnh hay bất tịnh, khởi tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát nói Ba-lađề-mộc-xoa. Lại có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo kia nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội. Các Tỳ kheo kia nghi là tịnh hay bất tịnh, khởi tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong; nếu tất cả chưa đứng dậy, chưa đi hoặc có người đứng dậy đi, có người chưa đứng dậy đi hoặc tất cả đều đứng dậy nhưng chưa đi, mà có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, thì các Tỳ kheo kia nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội.

Có trú xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo bốn người trở lên nhóm lại một chỗ muốn bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các cựu Tỳ kheo suy nghĩ: “Số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, là diệt hoại trừ xả; chúng ta không cần các Tỳ kheo này vì họ ưa thích phá tăng”, liền khởi tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát nói Ba-la-đề-mộcxoa. Lại có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các cựu Tỳ kheo nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội Thâu-langiá vì gần phá tăng, vì các Tỳ kheo này ưa thích phá tăng. Nếu khởi tưởng biệt đồng biệt để làm bố tát, nói Ba-la-đề-mộc-xoa xong, tất cả Tỳ kheo chưa đứng dậy chưa đi mà có số đông Tỳ kheo ở trú xứ khác đến, thanh tịnh cùng ở đồng kiến, các cựu Tỳ kheo nên nói lại, các Tỳ kheo trước mắc tội Thâu-lan-giá vì gần phá tăng.

Nếu cựu Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, cựu Tỳ kheo đến đông hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu đông hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu cựu Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, khách Tỳ kheo đến đông hơn hoăc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu cựu Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu khách Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, khách Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hoặc bằng thì nên nói lại. Nếu khách Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, cựu Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu khách Tỳ kheo khi nói Ba-la-đề-mộc-xoa, cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng nói Ba-la-đềmộc-xoa, cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, cựu Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại. Nếu cựu Tỳ kheo và khách Tỳ kheo cùng nói Ba-la-đề-mộc-xoa, khách Tỳ kheo đến nhiều hơn hoặc bằng hay ít hơn, nếu nhiều hơn hay bằng thì nên nói lại.

Cựu Tỳ kheo ngày thứ mười bốn bố tát đông, khách Tỳ kheo ngày thứ mười lăm bố tát ít hơn thì khách Tỳ kheo nên thuận theo cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn. Nếu cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn ít, khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm đông hơn thì cựu Tỳ kheo nên thuận theo khách Tỳ kheo, không nên bố tát vào ngày thứ mười bốn. Cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm đông, khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn ít hơn thì khách Tỳ kheo nên thuận theo cựu Tỳ kheo đổi lại ngày bố tát. Cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm ít, khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm đông hơn thì cựu Tỳ kheo nên thuận theo khách Tỳ kheo ra ngoài giới làm bố tát.

Khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn đông, cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm ít hơn thì cựu Tỳ kheo nên thuận theo khách Tỳ kheo bố tát vào ngày ấy. Khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn ít, cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm đông hơn thì khách Tỳ kheo nên thuận theo cựu Tỳ kheo, không nên bố tát vào ngày ấy. Khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm đông, cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn ít hơn thì cựu Tỳ kheo nên thuận theo khách

Tỳ kheo đổi lại ngày bố tát. Khách Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười lăm ít, cựu Tỳ kheo bố tát vào ngày thứ mười bốn đông hơn thì khách Tỳ kheo nên thuận theo cựu Tỳ kheo ra ngoài giới làm bố tát.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo nghe tướng của khách Tỳ kheo, nhân duyên của khách Tỳ kheo hoặc tiếng chân, tiếng giày dép… mà không đi tìm, liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo phạm tội. Nếu đi tìm thấy được mà không kêu, liền bố tát nói Ba-lađề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo mắc tội. Nếu đi tìm không thấy, có nghi mà liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, không có nghi gì mới bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo không phạm. Nếu tìm được khách Tỳ kheo nhất tâm hoan hỉ cùng bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo không tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, khách Tỳ kheo nghe tướng của cựu Tỳ kheo, nhân duyên của cựu Tỳ kheo như tiếng khóa cửa, tiếng tụng kinh… mà không tìm kiếm, liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm thấy được mà không kêu, liền bố tát nói Bala-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, có nghi mà liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, không có nghi gì mới bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo không tội. Nếu tìm được cựu Tỳ kheo nhất tâm hoan hỉ cùng bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo không tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, cựu Tỳ kheo thấy tướng của khách Tỳ kheo, nhân duyên của khách Tỳ kheo như y bát, tích trượng, túi da đựng dầu… mà không đi tìm, liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm thấy được mà không kêu, liền bố tát nói Bala-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, có nghi mà liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, không có nghi gì mới bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo không tội. Nếu tìm được khách Tỳ kheo nhất tâm hoan hỉ cùng bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì cựu Tỳ kheo không tội.

Có một trụ xứ khi bố tát, khách Tỳ kheo thấy tướng của cựu Tỳ kheo, nhân duyên của cựu Tỳ kheo như nhà mới quét dọn, mới trải giường tòa… mà không đi tìm, liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm thấy mà không kêu, liền bố tát nói Bala-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, có nghi mà liền bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo mắc tội. Nếu tìm không thấy, không có nghi gì mới bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo không tội. Nếu tìm thấy cựu Tỳ kheo nhất tâm hoan hỉ cùng bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa thì khách Tỳ kheo không tội.

Khi bố tát không nên đến: Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu chỗ kia nghe nói có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến. Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-ladi), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ (Ba-la-di), thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia không có Tỳ kheo, không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia nghe có Tỳ kheo bất cọng trụ thì khi bố tát không nên đến, trừ Tăng sự việc gấp.

Khi bố tát nên đến: Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Chỗ này có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, không có trú xứ; chỗ kia có Tỳ kheo, có trú xứ và không có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, có trú xứ; chỗ kia có không phải Tỳ kheo, không có trú xứ. Nếu ở chỗ kia có Tỳ kheo thanh tịnh cùng ở thì khi bố tát nên đến.

Phật nói: “Không nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa ở trước bạch y, Sa di, dị đạo, không phải Tỳ kheo; người bị tẫn về không thấy tội, không sám tội, không bỏ ác tà kiến và tội bất cọng trụ; người phạm các tội bất cọng trụ, phạm biên tội, người vốn là bạch y, bất năng nam, người ô nhục Tỳ kheo ni, người việt tế (người phá nội ngoại đạo), tặc trụ; người giết cha mẹ, A-la-hán, người phá tăng, người ác tâm làm cho Phật bị thương. Tất cả việc trước làm xong rồi mới bố tát nói Ba-la-đềmộc-xoa; nếu đáng cho Hiện tiền Tỳ-ni thì nên cho; đáng cho Ức niệm Tỳ-ni thì nên cho; đáng cho Bất si Tỳ-ni thì nên cho; đáng cho Mích tội tướng Tỳ-ni thì nên cho; đáng cho Đa mích Tỳ-ni thì nên cho; đáng cho yết ma trị phạt thì nên cho; đáng cho yết ma y chỉ thì nên cho; đáng cho yết ma tẫn xuất thì nên cho; đáng cho yết ma hạ-y thì nên cho; đáng cho yết ma Bất-kiến-tẫn thì nên cho; đáng cho yết ma Bất-tác-tẫn thì nên cho; đáng cho yết ma tà kiến bất trừ tẫn thì nên cho; đáng cho yết ma biệt trụ thì nên cho; đáng cho yết ma hành Ma-na-đỏa, bổn-nhật-trị, xuất tội thì nên cho; nên cho xong rồi mới nên bố tát nói Ba-la-đề-mộcxoa. Nếu Tỳ kheo thọ thanh tịnh (thọ dục) cách đêm thì không nên cùng bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa; nếu chúng tăng chưa đứng dậy thì được bố tát. Ngày bố tát chưa đến thì không nên bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, trừ khi Tăng tranh cải được nhất tâm hòa hợp trở lại thì cho bố tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa”.