THẮNG TƯ DUY PHẠM THIÊN SỞ VẤN KINH LUẬN
Tác giả: Bồ-tát Thiên Thân
Hán dịch: Đời Nguyên Ngụy, Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

Trú vào ruộng phước có khả năng tiêu hóa của cúng dường, nghĩa là dựa vào ruộng phước, trú vào đạo La-hán thì có thể thọ nhận cúng dường. Đại sư Thế Tôn hãy còn không thể tiêu hóa các thứ cúng dường, huống là chúng ta mà có thể tiêu hóa các sự cúng dường ư? Đây là trình bày nghĩa gì? Vì biết đúng như thật pháp tánh xưa nay thanh tịnh. Vì vậy cho nên nói: Đại sư Thế Tôn hãy còn không thể tiêu hóa các thứ cúng dường, huống là chúng ta… Đây là trình bày nghĩa gì? Bởi vì lìa pháp giới lại không có ai tiếp nhận của cúng dường, vì pháp giới kia xưa nay vốn thanh tịnh. Đây là theo nghĩa gì? Bởi vì trú cảnh giới ruộng phước, trú quả vị La-hán có thể thọ nhận cúng dường. Vì nhận biết như thật về pháp giới thanh tịnh, vì các thế gian không biết Như Lai là ruộng phước tốt đẹp, cho nên nói: Đại sư Thế Tôn hãy còn không thể tiêu hóa các sự cúng dường. Đây là trình bày nghĩa gì? Vì lìa khỏi pháp giới lại không còn có pháp tướng thanh tịnh nào khác, vì tự tánh pháp giới kia là thanh tịnh.

Vì dựa vào sự tiếp nhận cúng dường cho nên hỏi về ruộng phước. Tiếp theo hỏi về người thích hợp để thọ nhận cúng dường ruộng phước. Những người đó là ai? Như kinh tiếp đến nói: Không bị sự lôi kéo của pháp thế gian.

Thưa Thế Tôn! Dựa vào các Bồ-tát như vậy đều là ruộng phước của thế gian, cho nên nói tướng ruộng phước của sự nhận cúng dường. Vì vậy đáp: Không bị sự lôi kéo của pháp thế gian. Đây là theo nghĩa gì? Vì các Đại Bồ-tát thường ở thế gian, thực hành pháp thế gian, không bị ô nhiễm vì pháp thế gian, dù các môn pháp thế gian như hơn, thua, được, mất, khen chê, khổ, vui đều không thể lôi kéo. Thể của tâm Bồtát không có được – mất, hơn – thua – khen – chê, khổ – vui. Tâm Bồ-tát luôn vững chắc cho nên không chạy theo tám pháp thế gian. Đối với các sự việc như vậy, tâm luôn kiên cố không động, tham dục, giận dữ và si mê không thể lôi kéo được.

Người như vậy là người ruộng phước tiếp nhận sự cúng dường, đó gọi là ruộng phước có khả năng nhận lãnh cúng dường, đó là thanh tịnh.

Vì nghĩa này, dựa vào người ruộng phước, cho nên hỏi về tướng của ruộng phước thanh tịnh.

Vì các Bồ-tát, tuy phần nhiều thọ nhận lợi dưỡng của quyến thuộc, nhưng không khởi tâm nhiếp thủ một pháp, chấp trước một pháp. Do nghĩa ấy cho nên có khả năng tiêu hóa của cúng dường, là ruộng phước có thể tiêu hóa của cúng dường. Làm sáng tỏ nghĩa ấy, cho nên câu hỏi kế tiếp là về khả năng tiêu hóa cúng dường, vì không chấp trước. Đó là chỉ rõ tướng tốt đẹp của ruộng phước có khả năng thọ nhận. Do vậy được gọi là hai tướng ruộng phước và công đức.

Vì không làm mất sự yên ổn của chúng sinh, cho nên Bồ-tát mới phát tâm Bồ-đề, các chúng sinh cho nên tu hành làm các công đức cho nơi ấy. Được công đức cúng dường cung kính là sự tốt đẹp trong ruộng phước, là chỉ rõ nghĩa này. Vì vậy, câu hỏi kế tiếp mới hỏi về phước điền thanh tịnh. Vì Bồ-tát không làm hư hoại tâm Bồ-đề, mà là người có khả năng thọ nhận cúng dường làm thanh tịnh phước điền, vì vậy Bồ-tát có khả năng làm ruộng phước, làm thiện tri thức nhiếp thủ chúng sinh. Nêu rõ nghĩa này, cho nên lần lượt hỏi về thiện tri thức. Họ là người trực tâm tu hành theo thứ tự như vậy, tiến vào thiền định. Từ thiền định bước ra ban cho các chúng sinh niềm vui và sự yên ổn, vì không rời bỏ tất cả chúng sinh, chỉ rõ Bồ-tát, là bậc thiện tri thức thù thắng.

Như vậy Bồ-tát có khả năng làm bạn lành của chúng sinh. Nương theo lời Như Lai dạy lợi mình-lợi người và tu hành các hạnh không quên mất ơn sư. Nêu rõ nghĩa này cho nên tiếp theo hỏi có thể báo ơn Phật, vì đạt được Bồ-đề của Phật không đoạn tuyệt chủng tử Phật, tâm làm lợi ích cho người khác, cho nên đối với Như Lai, tự làm những việc làm tốt đẹp để báo ơn Phật.

Báo ơn là cúng dường những người có các công đức. Chỉ rõ nghĩa này, cho nên tiếp theo hỏi việc đó. Cúng dường Phật là dùng tự Thể của thật tế, Pháp thân không sinh, đối với thân Như Lai, có khả năng biết tướng chứng đắc thật tế không sinh. Vì mong cầu pháp đó thì chắc chắn có sẽ được không mất, cho nên cúng dường Như Lai vào bất cứ khi nào.

Vì vậy Bồ-tát đem sự cúng dường tốt đẹp để cúng dường chư Phật.

Vì cúng dường các Như Lai là gần gũi chư Phật, chỉ rõ nghĩa này, cho nên tiếp theo mới hỏi về việc thân cận với Phật. Nghĩa là các Bồtát thà bỏ thân mạng chứ quyết không bỏ việc làm nơi mười địa, vì đã gồm thâu việc làm của mười địa cho nên không bỏ giới cấm mà đạt được Thể như pháp. Gần gũi chư Phật và các Bồ-tát, là chỉ rõ việc làm tốt đẹp của họ.

Vì thân cận chư Phật và Bồ-tát, tỏ lòng tôn trọng cung kính Như Lai, để chỉ rõ nghĩa này, cho nên tiếp theo hỏi về sự cung kính đối với Phật.

Vì tất cả các căn không hề sai biệt mà tất cả các căn được bảo vệ và thực hành các hạnh, cho nên không sinh tâm phiền não để có khả năng tu hành, khéo giữ gìn các căn, vì vậy đạt được tâm thù thắng tôn trọng ấy. Bồ-tát tu hành đúng đắn như vậy rồi đạt được quả báo to lớn.

Để chỉ rõ nghĩa này, cho nên tiếp theo hỏi về của cải giàu có, là có được bảy loại pháp tài tối thắng xuất thế gian như tín… Chỉ rõ pháp tài to lớn thù thắng mà cảm được tướng của tâm ham muốn tốt đẹp, cao nhất đã được đoạn trừ chướng, thực hành các ham muốn, lìa các tướng dục, cảm thọ pháp lạc tiếp nhận ăn uống vui vẻ, được chứng ngộ pháp như thật, tu hành như thật về tín-giới-tàm-quý-văn-xả-tuệ… Nói bố thí tài sản, vật dụng như thứ tự mà nói.

Lại nữa, hai loại pháp tài là tàm (hổ) và quý (thẹn), đây là nương vào pháp đoạn trừ phiền não nóng bức, cho nên biết như vậy.

Dù có bảy loại pháp tài, nhưng Đại Bồ-tát vẫn không nảy sinh tâm niệm là mình có đủ hay không đủ. Để chỉ rõ nghĩa này, cho nên theo thứ tự hỏi về sự biết đủ, dùng để nhiếp thủ tất cả các chúng sinh.

Dù mong cầu cúng dường, nhưng tâm Bồ-tát thường mong cầu Bát nhã vô thượng, không cho là đủ, không nảy sinh tâm đầy đủ, gọi là biết đủ. Đã biết đủ rồi thì lìa mọi sự ham muốn. Để chỉ rõ nghĩa này, cho nên theo thứ tự hỏi về sự xa lìa.

Mặc dù Bồ-tát tu hành trong ba cõi nhưng không mong cầu nơi chốn ấy, cho nên được tâm vắng lặng thù thắng tột bậc. Đã chứng được tâm vắng lặng như vậy xong, xa lìa thân tâm. Để chỉ rõ nghĩa này, vì vậy tiếp theo hỏi về không có các hành ác.

Mặc dù thọ dụng các loại cảnh giới vi diệu thù thắng nhưng tâm Bồ-tát không bị ô nhiễm theo phiền não, vì được tâm tốt đẹp luôn gìn giữ các căn.

Đã gìn giữ được các căn cho nên Bồ-tát không sợ hãi bất cứ nơi chốn nào. Vì không sợ hãi cho nên được cảm thọ an lạc. Nhằm chỉ rõ nghĩa ấy, cho nên lần lượt hỏi về con người an lạc.

Dù tiếp nhận sự cúng dường, cung kính, nhưng Bồ-tát không tham đắm, thường xuyên không rời bỏ tất cả chúng sinh. Khéo nhận biết các hạnh hữu vi, lìa xa mọi phiền não, cho nên được niềm vui thù thắng.

Không vướng mắc như vậy, lìa các phiền não cảm được niềm vui thù thắng rồi, là được gắn liền với sự thọ nhận niềm vui của chúng sinh. Như vậy thì Bồ-tát đã đến bờ kia.

Để chỉ rõ nghĩa này, cho nên tiếp theo hỏi về khả năng đến bờ kia. Vì các Bồ-tát thị hiện thân sáu nhập của các cõi, nhiếp thủ tất cả chúng sinh sáu nhập, để đoạn trừ tham dục của các chúng sinh, khiến họ đến được bờ kia, lìa hẳn tâm tham dục. Vì vậy gọi là có khả năng bỏ sáu nhập. Vì lìa bỏ sáu nhập cho nên đã được tâm thù thắng đến được bờ kia.

Vì đã được tâm ấy và đến bờ kia, cho nên Bồ-tát chính thức an trú nơi xứ sở đó.

Để chỉ rõ nghĩa này, cho nên sau đấy là hỏi đến việc trú nơi bờ kia.

Do không phân biệt đạo Niết-bàn, thế gian, cho nên trí không phân biệt mà chứng ngộ pháp vô ngã, trú ở Niết-bàn vô trú, được vô sinh pháp Nhẫn. Chính vì nghĩa ấy cho nên đã chứng được trí đồng, bất đồng trong địa thứ tám, vì vậy gọi là đã đến bờ kia và an trú vào xứ sở thù thắng đó.

Bồ-tát trú như vậy ở bờ kia với đầy đủ các pháp Ba-la-mật xuất thế gian.

Để chỉ rõ nghĩa ấy, vì vậy tiếp theo hỏi làm sao tăng trưởng được các Ba-la-mật?

Bởi vì mong cầu tâm Nhất thiết trí, tăng trưởng bố thí…, làm cho bố thí…, đều lần lượt tăng trưởng, vì vậy Bồ-tát luôn vì các chúng sinh nói về tâm Nhất thiết trí. Các Bồ-tát đều khuyên bảo chúng sinh phát tâm Bồ-đề, tăng trưởng hạnh bố thí. Vì vậy trong đời trước, Bồ-tát đã từng khuyên bảo các chúng sinh phát tâm Bồ-đề, tu hành bố thí.

Bồ-tát tự thực hành bố thí như vậy, chỉ dạy mọi người thực hành bố thí. Ngoài ra, còn bố thí giáo pháp để hóa độ chúng sinh khiến họ thực hành bố thí.

Các Bồ-tát cũng khuyên bảo chúng sinh phát tâm Bồ-đề tu hành bố thí. Các Bồ-tát còn khiến cho chúng sinh phát tâm thực hành bố thí. Với tự tâm an trú vào bố thí lần lượt như vậy, cũng khiến người khác an trú vào bố thí. Chính vì nghĩa này cho nên Bố thí Ba-la-mật lần lượt được tăng trưởng, mà thường xuyên không bỏ tâm Bồ-đề.

Nói Trì giới Ba-la-mật, tức là ai phá hủy giới cấm thì giúp họ cần phải trì giới, Bồ-tát không lìa bỏ tâm hạnh Bồ-đề, vì mong đạt được Đại Bồ-đề, khiến cho tất cả trú trong giữ giới, vì nhận thấy tâm Nhất thiết trí không lùi lại.

Nói Nhẫn nhục Ba-la-mật, là nói Bồ-tát ở trong tâm Bồ-đề, gọi là khiến cho mọi xứ sở khác, các chúng sinh khác, đều phát sinh tâm nhẫn. Nhẫn tất cả tội, nhẫn tất cả điều ác, tư duy về tâm Nhất thiết trí không thể thủ đắc.

Nói Tinh tấn Ba-la-mật, là dựa vào tinh tấn Ba-la-mật, không chấp giữ nơi bờ bên kia, không chấp giữ tướng khổ hạnh, vì vậy không sinh tâm mỏi mệt, vì Bồ-tát đã chứng được tâm Nhất thiết trí vắng lặng.

Nói Thiền định Ba-la-mật, là tự tánh của tâm thanh tịnh không sinh không diệt. Vì nhận biết trí vắng lặng cho nên tâm tán loạn hoàn toàn không hiện hành, không hý luận với tất cả pháp.

Nói Bát nhã Ba-la-mật, là nhiếp thủ trí không phân biệt, để chỉ rõ Ba-la-mật thiện, thanh tịnh khác, vì Ba-la-mật khác đều dựa vào tâm Nhất thiết trí mà nói.

Pháp đối trị với chướng hoạt động của phiền não thì Bồ-tát chỉ nhận thấy vô ngã trong hạnh thù thắng Ba-la-mật như vậy, vì pháp Phật đã thuần thục, vì giáo hóa chúng sinh cho nên nương vào pháp kia.

Tiếp theo hỏi Bồ-tát đối với vô lượng chúng sinh không nảy sinh tâm hữu lậu mà phát sinh tâm Từ. Đây là trình bày về nghĩa gì? Thấy không có gì khác với mình mà tâm yên ổn, không nảy sinh ý niệm thân mình là khác và có tưởng về chúng sinh là khác với thân mình.

Bồ-tát dựa vào chúng sinh không nảy sinh pháp tưởng mà thực hành tâm Bi. Vì nhận thấy pháp khổ khổ không đem lại những thành tựu, vì các chúng sinh đang vướng mắc trong vòng khổ khổ đó cho nên sinh tâm bi. Bồ-tát không có ngã tưởng đối với chúng sinh mà thực hành tâm Hỷ. Kẻ khác đối với chúng sinh thấy mình có tâm vui riêng, thấy ai thành tựu tài sản đầy đủ thì khởi tâm ý tham lam ganh tỵ chứ không sinh tâm Hỷ. Bồ-tát không như vậy, đã không có tưởng tham mà lại tùy hỷ với người. Vì vậy Bồ-tát xa lìa tâm ganh tỵ cần phải đối trị. Dựa vào xa lìa sự ganh tị mà Bồ-tát thực hành tâm Hỷ, nương vào tâm Hỷ mà Bồ-tát không dấy khởi tưởng về người và ta mà thực hành tâm Xả. Từ ý tưởng chấp ta và người cần đối trị mà Bồ-tát thực hành tâm Xả.

Việc làm không dụng công trong địa thứ tám là do chứng đạt năng lực của trí không phân biệt. Vì được năng lực trí tuệ đồng và bất đồng, cho nên có khả năng xa lìa tướng của tâm niệm phân biệt mình và người, giúp chúng sinh phương tiện vui vẻ là nhân tố xa lìa cấu nhiễm.

Như vậy nương vào Ba-la-mật, nương vào Vô lượng, vì lợi mìnhlợi người mà tu hành. Lại nương vào tâm ham muốn cao thượng, nương vào sự tiếp nhận pháp lạc, nương vào sự đoạn trừ phiền não, như đã nói, mà mọi công đức được tăng trưởng.

Tiếp theo hỏi an trú nơi lòng tin…, là sao? Như thứ tự ấy thì có thể tin vào pháp vô ngôn, an trú vào lòng tin pháp là tin vô ngã, là pháp sâu xa bậc nhất, thì các pháp thật thâm diệu dù rất khó tin mà vẫn tin được. Vì không chấp vào mọi âm thanh mà trú trong Tuệ nghe, như pháp đã được nghe không có tâm chấp trước như vậy mà chỉ đặc biệt mong cầu đối với pháp. Mặc dù chỉ một ít Tuệ nghe nhưng vẫn có khả năng làm được nhiều sự việc, chỉ cần được nghe một bài kệ nói về Tuệ nghe nhiều.

Nương vào tướng của nội tâm cho nên có đức tàm quý. Nghĩa là nương vào thân người khác và thân mình làm không đúng pháp. Vì biết sự lỗi lầm cho nên lìa bỏ nơi đó, lìa bỏ sự xâm nhập từ bên ngoài, cho nên hạnh tàm quý được thành tựu. Người khác nói pháp mà không thực hành như pháp, xa lìa lỗi lầm đó, bởi vì từ thân người khác là từ ngoài vào. Người ganh tị nói người kia như vậy, xả bỏ pháp ấy thì gọi là xả bỏ xâm nhập từ ngoài. Nghĩa này cho nên biết.

Ba nghiệp thân-miệng-ý thanh tịnh trùm khắp tất cả mọi nơi, thành tựu công đức có khả năng nhận sự cúng dường. Ruộng phước thanh tịnh…, cho đến tàm quý, các công đức đã được nêu bày, nhằm đối trị với các nghiệp thân – miệng – ý cần được đối trị là tương ưng với thiện ác. Vì nghĩa này cho nên gọi là thanh tịnh.

Nương vào ba nghiệp thanh tịnh kia, đến các công đức đầy đủ, cho nên gọi là trùm khắp tất cả mọi nơi chốn công đức. Như vì vậy biết.

Lại còn có nghĩa trùm khắp đến tất cả mọi nơi của công đức. Đó gọi là tất cả công đức đều an trú trong pháp. Về nghĩa của mười bài kệ, mỗi mỗi bài đều như kinh đã nói.

Như vậy, nương vào pháp thế gian nói có khả năng tiếp nhận các công đức cung cấp ruộng phước tốt đẹp, tức là dựa trên nghĩa ấy theo thứ tự như vậy mà Phạm Thiên mở ra việc thỉnh hỏi. Về nghĩa này cho nên biết.

Bồ-tát vượt qua pháp thế gian là thế nào? Bởi vì các Thanh văn cũng vượt qua thế gian, cho nên Đức Như Lai chỉ rõ pháp thù thắng vượt qua các pháp xuất thế gian của Thanh văn. Do đó, nói là vượt lên trên pháp thế gian.

Lại nữa, Như Lai còn chỉ rõ, dù Bồ-tát ở thế gian thực hành pháp thế gian nhưng vượt lên trên pháp thế gian, không bị cấu nhiễm vướng mắc theo pháp thế gian, thực hành giáo hóa chúng sinh ở thế gian. Như kinh nói “khéo nhận biết như thật về các pháp thế gian”.

Lại vì tập hợp các chúng sinh, hiện bày phương tiện khéo léo, để nhiếp thủ chúng sinh khiến cho hội nhập pháp thế gian. Biết Tập đế của thế gian, biết thế gian sẽ đi về đâu, mà nương vào trí nguyện sinh về nơi đó, không bị Tập của thế gian mà sinh ra.

Chấp nhận sự sinh như vậy là thị hiện thế gian thành tựu Thế đế. Nương vào Thế đế, nói pháp cho chúng sinh, khiến họ vượt lên trên thế gian. Mặc dù tu hành trong thế gian nhưng chung quy Bồ-tát không bị thế gian làm ô nhiễm. Trái lại, Bồ-tát chứng được pháp vô ngã, trú trong đạo vô trú. Vì giáo hóa tất cả chúng sinh, tuy sinh trong thế gian, nhưng Bồ-tát vì các chúng sinh mà nhiếp thủ tất cả đạo lý của thế gian.

Ba mươi lăm bài kệ như kinh đã nói nương vào pháp thế gian đã được nêu bày, Như Lai cũng nương vào thân thế gian của mình và pháp thế gian, nhận biết cảnh giới, dùng biện tài ưa nói pháp, nói về pháp tướng nhập thế gian, vì pháp của Như Lai vượt lên trên pháp xuất thế gian của Thanh văn. Thanh văn cũng vượt qua cảnh giới thế gian. Đức Như Lai lại vượt qua cảnh giới của Thanh văn.

Lại giảng nói pháp thù thắng là nói về pháp kia để chúng sinh khác vượt qua thế gian, chỉ rõ phương tiện xuất thế gian như vậy.

Phạm Thiên nói: Thế gian, ta nói năm ấm gọi là thế gian. Ở đây là chỉ rõ năm thủ ấm, cho nên biết là nương vào thế gian mà nói.

Tham đắm năm ấm là tham đắm theo ái này. Gọi là sự chứa nhóm của thế gian, là do ái kia thu hút mà thế gian có sự tụ tập. Khi các ấm quá khứ-vị lai-hiện tại diệt trừ, vì nhân của ấm đời vị lai đã dứt hết, vì không gieo trồng chủng tử vị lai nữa, cho nên gọi là diệt.

Quán sát năm ấm không thấy có hai pháp, gọi là Đạo diệt của thế gian. Cầu đạo và không cầu đạo, cả hai hoàn toàn không đạt được Thánh đạo là chỉ rõ sự thù thắng. Điều này có nghĩa gì? Là đối trị thế gian không phải luôn luôn nhất định. Nếu có đối trị, thì có khả năng nhàm chán nỗi khổ. Nếu không có đối trị thì pháp kia lùi lại. Nếu có một pháp để đối trị pháp này thì sẽ không đối trị pháp khác. Nếu có một pháp để đối trị với địa dưới thì không phải là đối trị với địa trên. Đối trị của Thánh đạo thì không như vậy, vì đối trị mọi pháp bất cứ khi nào.

Như vậy dựa vào nghĩa đối trị của Thanh văn Thừa.

Nói về tướng sai biệt của thế gian rồi, tiếp theo dựa vào tướng sai biệt và nghĩa pháp đối trị của Đại thừa mà nói.

Nương vào tướng sai biệt của Đại thừa để nói về pháp tướng. Như kinh nói: Lại nữa, Phạm Thiên! Vì như vậy…, vốn nói về năm ấm, năm ấm đó chỉ có trên lời nói. Sự thấy-nghe-biết trong năm ấm…, chỉ là do phân biệt về danh tự mà nói. Vì nương vào sự tập hợp từ vô thỉ đến nay, dựa trên Thể phân biệt, cho nên chấp giữ nơi pháp kia. Bồ-tát quán sát nếu nương vào sự phân biệt về danh tự như vậy thì đó là ngôn ngữ của thế gian, nếu như phân biệt ngôn ngữ danh tự mà tham đắm vào tướng thì đó là tà kiến, xa lìa tùy thuận thực hành gọi là Tập của thế gian. Như tướng tịch diệt của thế gian kia, quán sát như thật về Thể của tướng diệt đó, quán sát như thật về sở duyên của diệt cho nên gọi là diệt của thế gian. Dùng đạo như thế nào mà không giữ lấy tà kiến ấy, đó gọi là Đạo diệt của thế gian.

Vừa nói về phân biệt có thể đối trị phân biệt, là nêu rõ về trí không phân biệt.

Cảnh giới của thế gian như vậy… Như Lai đã vượt qua, đã chứng được Đại Niết-bàn. Sự nhiếp thủ của Ngài không phải là vượt qua thế gian, không phải lìa đạo thế gian.

Nương vào thế gian như vậy, để nói về Khổ đế của thế gian …, là đã nương vào Thế đế thù thắng mà nói.

Từ đây trở xuống, Phạm thiên lại hỏi Như Lai đã giảng nói về bốn Thánh đế. Thánh nhân thấy các Đế như Khổ đều do phân biệt hư vọng. Như Lai chỉ rõ thật sự Thánh đế thì không như vậy. Đây là theo nghĩa gì?

Có hai đế:

  1. Tướng đế.
  2. Tâm đế. Thế gian đều nương vào hai đế như vậy.

Nương vào Tướng đế là nói khổ đế…, với mọi pháp tướng, pháp thể, thật thể hiện có. Dựa vào đó thì không phải Thánh đế, vì Thánh đế không có sai biệt cho nên gọi là đạo Thánh đế. Nương vào tâm đế là nói về Thánh đế thù thắng, vì trong Thánh đế kia nhận biết tâm điên đảo, tâm không điên đảo. Đây là có nghĩa gì? Bởi vì chẳng phải là Thánh. Nói Khổ đế, kẻ kia chỉ thọ khổ mà không biết Khổ đế. Nói

Tập đế, người kia chỉ nghe nói về pháp tập hợp hư vọng mà không biết Tập đế. Nói Diệt đế, chúng sinh chỉ nghe tên diệt rồi rơi vào đoạn kiến mà không biết Diệt đế. Nói Đạo đế, chúng sinh nghe nói pháp hữu vi như nghiệp và phiền não, cho rằng pháp như vậy chỉ là sự tập hợp của pháp hữu vi thế gian, chứ không biết Đạo đế. Phân biệt về bốn đế là như vậy.

Nếu như vậy tất cả…, đều có đế, thì các chúng sinh sinh trong ba đường dữ, đều phải có đế nhưng họ không có đế. Vì vậy phải chỉ rõ nghĩa như vậy. Như kinh nói: “Phạm thiên! Nếu khổ kia là thật Thánh đế, thì tất cả bò, heo, các súc sinh đều phải có thật đế. Vì sao? Vì chúng đều chịu mọi nỗi khổ. Chính vì nghĩa này, cho nên khổ không phải là thật đế. “Bởi vì nghĩa gì mà chỉ nói bò-heo trong các loài súc sinh, còn những súc sinh khác không thấy nói đến? Vì bò-heo là loại ngu si đần độn nhất trong súc sinh. Vì các thế gian đều biết bò-heo rất là đần độn. Như vậy, không phải là Thánh mà phân biệt hư vọng cho đó là đế. Về nghĩa này cho nên biết. Vì người thế gian nương vào phần khổ hư vọng chấp trước cho đó là Khổ đế. Nương vào phần Tập chấp trước hư vọng cho là Tập đế. Nương vào phần Diệt, cho là Diệt đế. Nương vào phần Đạo đối trị, chấp trước hư vọng cho là Đạo đế. Lại nữa, hai đế KhổTập không có Thể tướng, vì tự Thể của chúng không thành tựu, vì tự Thể của chúng xưa nay không sinh và không hòa hợp. Vì dựa vào sự chấp trước hư vọng cho nên có tâm đối trị. Nói nhận biết không sinh và không hòa hợp thì gọi là Thánh đế của Thánh nhân.

Các pháp hữu lậu cũng không có Thể tướng như vậy trong tất cả các thời, vì Thể của pháp kia không thể xa lìa. Vì nương vào sự chấp trước hư vọng kia cho nên có tâm đối trị. Dựa vào Chân Như thanh tịnh thì mọi pháp kia xưa nay luôn vắng lặng.

Cách đối trị của Thánh đế nơi bậc Thánh là chỉ rõ không có sinhdiệt. Cả pháp đối trị cũng không có Thể tướng, vì tự Thể của chúng không thành tựu.

Vì Đạo đế không phải là đế đối trị. Dùng tâm thanh tịnh của tự tánh mà đối trị với tâm chấp trước hư vọng đó.

Nương vào pháp quán sát bình đẳng để có thể quán sát. Nương vào trí thuần thục, nương vào trí quán sát, nương vào các pháp kia, tất cả các pháp bình đẳng không có hai, không có tu đạo. Nói pháp không hai mà chứng được đạo, đó gọi là Thánh đế của Thánh nhân. Thánh đế thứ nhất là tên khác của Niết-bàn, gọi là Đạo đế, cũng gọi là Thánh đế của Thánh nhân.

Vì không lừa dối, vì không sinh, cho nên gọi là Thánh đế.

Vả lại, từ không có sinh cho đến không hai, nghĩa là nương vào đạo Niết-bàn đã tu tập, dựa vào Đạo Thánh đế thì mọi pháp đều bình đẳng.

Nói tất cả pháp không hai là nói đến Niết-bàn, là do pháp Chân Như thanh tịnh mà được tên gọi. Do Niết-bàn lìa mọi pháp có thể giữ lấy, cho nên có khả năng giữ lấy các pháp. Vì dựa vào pháp ấy cho nên được tên gọi là Thánh đế. Theo thứ tự như vậy.

Vả lại, các đế kia bởi vì không chánh niệm, cho nên gọi là lời nói hư vọng chứ không phải là Thánh đế thật. Lại nữa, đế kia dựa vào chánh niệm cho nên gọi là thật ngữ, nhưng cũng không phải là Thánh đế thật. Vì vậy Như Lai chỉ rõ dù là nói hư vọng hay nói thật đều không thành tựu. Như kinh nói: “Phạm thiên! Thật Thánh đế, thật Thánh đế ấy không phải là nói dối, không phải là nói thật. Chúng không phải là chánh niệm vì còn chấp lấy tướng ngã. Chỉ rõ cho biết là vậy”.

Các câu nói ở trong mỗi mỗi pháp phát sinh sự chấp trước như vậy, bởi vì trói buộc trong các tướng và nghĩa lý vô cùng khác biệt, nên biết.

Nghĩa là có một ngã là Thể của hữu ngã, là gốc. Vì nương vào ngã gốc đó cho nên mới có tất cả. Vì ngã không đoạn, cho nên gọi là chúng sinh. Vì nương vào mạng căn mà tồn tại cho nên gọi là mạng sống, thường bị đọa trong sáu đường cho nên gọi là trượng phu.

Các kiến chấp như vậy đều cho tự thân là duy nhất mà chấp trước sai lầm, chấp giữ tướng ngã, bởi vì dựa vào sự phân biệt hư vọng về các ngã kia, cho nên thường và vô thường đều rơi vào chấp thường và chấp đoạn.

Chấp ngã là sắc, ngã là vô sắc, những thứ phân biệt hư vọng như vậy đều là chấp trước, đủ thứ chấp sai khác, chấp ngã là một, có ngã thì có vật. Vì phân biệt hư vọng cho nên chấp có tướng.

Từ sự phân biệt sai lầm về ngã kia, mà chấp giữ vô minh Phân biệt hư vọng rồi chấp lấy tướng ngã, tức là nương vào sự phân biệt hư vọng về ngã kia, chấp giữ vô minh và diệt.

Từ phân biệt hư vọng chấp giữ lấy tướng đoạn diệt. Như vậy sinh diệt là dựa vào tướng ngã. Theo thứ tự trở thành sự phân biệt hư vọng, chấp giữ tướng thế gian, chấp giữ tướng Niết-bàn.

Chấp giữ tướng thế gian và Niết-bàn, như trước đã nói về các loại chấp tướng. Nói chấp trước là hy vọng, ưa thích tin tưởng đều từ phân biệt hư vọng chấp giữ kiên cố, chỉ có điều này là thật, các thứ khác là hư vọng, đây gọi là chấp trước.

Do không thể tách rời mọi kiến chấp kia cho nên chấp giữ vào hư vọng, đó gọi là sự tiếp xúc, không lìa sự tiếp xúc đó, gọi là giữ lấy (thủ).

Theo thứ tự như vậy không nhận lấy, không tiếp xúc, không chấp trước thì gọi là lời nói thật.

Chỉ rõ chánh niệm như vậy là dựa vào vô ngã của trượng phu, không phải là lời nói dối, không phải là lời nói thật. Như vậy đã nói xong.

Tiếp theo dựa vào pháp vô ngã, phân biệt nói về khổ…

Từ bỏ trí không phân biệt thì gọi là lừa dối. Do sự lừa dối này cho nên gọi là lời nói dối. Vì vậy chỉ rõ sự thật của Nhị thừa kia là hư vọng không thật. Do phân biệt mọi pháp trong ba đời, cho nên sự nhớ nghĩ của hàng Nhị thừa kia là hư vọng, vì vậy phải chỉ rõ trí vô phân biệt. Đây là trình bày về nghĩa gì? Ấy là do nhớ lại mọi pháp môn trong quá khứ, phân biệt mọi pháp trong hiện tại và nhớ nghĩ đến mọi pháp môn trong vị lai. Vì nghĩa này, cho nên lìa xa chánh niệm.

Bồ-tát an trú trong trí vô phân biệt, không hý luận với mọi pháp tướng. Quán sát pháp vô ngã, chứng được Niết-bàn vô trú. Vì không trú chấp trong Niết-bàn và thế gian, cho nên được tri kiến bình đẳng.

Bồ-tát khéo nhận biết pháp như vậy rồi, các đế như đã nêu bày chỉ rõ giúp họ thấy đế không thành tựu. Đế của Thánh nhân là ở nơi không có lời thật, không có lời nói dối. Vì nghĩa này, cho nên chỉ rõ nghĩa kia.

Dù tâm chánh niệm hay không chánh niệm có khác nhau, nhưng Thánh đế kia hãy còn không thành tựu. Nếu trú vào tướng thật để thành tựu đế, thì trong tất cả thời gian xưa nay đều thường như vậy, luôn tồn tại như vậy.

Từ đây trở xuống là chỉ rõ nghĩa đó. Như kinh nói: “Phạm thiên!

Nói thật thì xưa nay đều thật.

Đây là trình bày nghĩa nào?

Pháp Thể của pháp tánh kia là chỉ rõ Thể của pháp thù thắng, là nhân của pháp Thể nơi bậc Thánh.

Niết-bàn và thế gian không khác nhau, vì vậy mà gọi là thường, là Thánh đế. Nương vào Niết-bàn và thế gian chỉ rõ hai Thánh đế thành tựu. Như vậy, Thánh đế dựa vào tánh Chân Như, là chỉ rõ Thánh đế không lìa thế gian, là chỉ rõ Thánh đế không giữ lấy Niết-bàn.

Nói sự thật của pháp tướng như vậy, đã chứng ngộ rồi mới nói ra, là chỉ cho kẻ khác gọi là nói thật. Người kia nói Thánh đế gọi là nói tà.

Từ đây trở xuống là nói đến nghĩa đó. Chỉ rõ người kia không có nhân tăng thượng của giới học. Người này không có khả năng gìn giữ các căn, chỉ rõ là do nhân kém. Chỉ rõ là người không có tăng thượng giới học, không có nhân tăng thượng của định học. Chỉ rõ là người không có tăng thượng định học, không có nhân của tăng thượng của tuệ học. Chỉ rõ họ không có tăng thượng tuệ học, chỉ rõ tướng sinh này là Khổ đế, là pháp chấp trước hư vọng.

Theo thứ tự, cùng phối hợp với nghĩa này cho nên biết.

Như vậy, Bà-già-bà là Thế Tôn mà Thanh văn chỉ là ngoại đạo.

Tiếp theo là chỉ rõ người Thanh văn kia trở thành ngoại đạo. Bởi vì người ngu Thanh văn kia làm mất vật cần dùng là đế mà nói vật là đế, đó là chỉ rõ người Thanh văn kia bị đọa vào đường dữ, vì tự mình không chứng ngộ. Như Lai vì đã chứng ngộ được pháp không có lời nói. Tự Thể của các đế như Khổ…, không thành cho nên thị hiện nói về tướng đế.

Ta chứng ngộ như vậy, là chỉ rõ không thành lập pháp tướng hữu vi, chỉ rõ không giữ lấy gì khác. Bồ-đề không thể nắm được vì Thể của nó là không phân biệt, cho nên không giữ lấy và cho rằng Ta đã đạt được pháp Bồ đề.

Không chấp giữ như vậy là bởi vì đã lìa khỏi mọi thứ hữu vi, vì lìa ba cõi, lìa năm đường. Vì đã vượt lên trên pháp hữu vi kia, cho nên Như Lai chứng được pháp của đạo Thánh xuất thế gian.

Như vậy, không nhận thấy mọi pháp là tướng Bồ-đề. Không chứng ngộ một pháp mà chứng ngộ các pháp. Vì vậy gọi Ngài là Ứng Chánh Biến Tri. Nếu Như Lai đối với pháp vô sở đắc, thì vì nghĩa gì lại nói Như Lai ngồi nơi đạo tràng gọi là Phật?

Đây là hỏi Như Lai, để ngăn ngừa cho là có được vật gì. Như Lai nói: Ta không được vật gì, mà nghe nói đến tên pháp thì thuộc về Tục đế, bởi vì phân biệt tướng. Nương vào tướng không có Thể tánh và nghĩa của pháp vô ngã, cho nên tiếp theo nương vào pháp vô ngã mà hỏi. Pháp tướng kia là pháp vô ngã bởi vì tất cả các pháp không có tự Thể làm Thể, là vì ngăn chặn chấp pháp là có, là không. Chỉ rõ nghĩa gì? Chỉ rõ pháp đó không phải là vật có để có thể chứng ngộ, không phải là vật không để có thể chứng ngộ. Vì pháp đó lìa khỏi hai tướng có-không, cho nên nói là chứng ngộ.

Đã nói như vậy. Từ đây trở xuống tiếp theo nói không phải hoàn toàn là không chứng ngộ pháp thật, vì chấp giữ hư vọng. Do nhận thấy sự chấp trước hư vọng, cho nên là như thật, khéo nhận biết tự tánh không sinh. Sinh là do dựa vào Thể điên đảo khác, đó là sự phân biệt nhiễm trước về Thể tánh. Tự tánh không sinh trong tất cả mọi thời gian.

Biết Chân ngã như vậy, pháp chứng làm sao biết được? Như thường xuyên không biết, không hiểu mà nhận biết được.

Nói tri thức, đây là chỉ rõ tướng Chân Như kia cũng không phân biệt. Không thấy được Thể của pháp Chân thật vì thể của nó thì tất cả lời nói không thể diển tả. Vì vậy, chỉ rõ nhân tố của trí chứng ngộ kia.

Pháp không biết, không nhận thức, không thể nhận thấy…, vì thấynghe-hiểu-biết là đã rơi vào bốn loại lời nói. Các câu…, này được đặt thành câu hỏi ở các phần trên để chỉ rõ, cho nên biết.

Như Thể của pháp kia không thể giữ lấy… Vì vậy, pháp kia không thể dùng sự nhận thấy đó để giữ lấy nó. Đây là theo nghĩa nào? Vì các danh, tự không thể diễn tả được, vượt qua cảnh giới của tâm, cho nên không có hý luận. Không có gì tương đương với nó, vì mọi loại ngôn ngữ không thể đạt tới. Vì không có gì tương đương với nó, cho nên không thể hỏi đáp. Vì nó vượt qua sáu căn, vượt qua danh tự, tất cả thân bên trong, đều không thể nêu bày. Không có tướng thế gian, pháp thế gian không hiện hành. Lìa những gì tạo tác, vì pháp hữu vi không hiện hành. Vì không có tâm ý thế gian, ý thức là tướng phân biệt. Nó vượt khỏi thế gian, vì không có tự thể kia, vượt qua mọi hý luận, vì không có cái gì có thể đối lập.

Như vậy nếu rõ nói về Thể của pháp, không có tất cả các phân biệt xong. Chỉ rõ pháp kia giống như hư không, cho nên biết.

Pháp kia giống như hư không có hai loại tướng, nên biết:

1. Đến khắp: Vì tách khỏi hý luận có-không, cho nên được pháp cứu cánh không thể nghĩ bàn của chư Phật.

2. Không ngăn ngại: Vì tâm Từ lớn lao, nhẫn chịu đau khổ bậc nhất, điều không thể làm mà có khả năng làm được. Vì pháp không có lời nói, vì nương vào lời nói mà nương vào pháp đó khiến các chúng sinh đều được tiến vào trong pháp. Đó là chỉ rõ nghĩa gì?

Các chúng sinh dựa vào sự thông minh mẫn tiệp mà có tâm ngã mạn. Vì vậy, họ không có lòng tin đối với pháp tướng đã giảng nói. Ở đây là chỉ rõ vì các chúng sinh kia căn thiện mỏng manh, cho nên giảng nói rõ về pháp tướng kia. Đây là trình bày nghĩa gì? Là làm sáng tỏ pháp môn ấy, là pháp môn cả thế gian đều khó tin. Vì ý của thế gian thường điên đảo. Đây là trình bày nghĩa gì? Ý của người thế gian nghĩ: Chúng ta cho nên chứng ngộ chân lý thật, nương vào ba pháp học thì tu hành là đầy đủ. Dựa vào pháp đó, chúng ta chứng được Niết-bàn, một mực tu tập pháp thiện, và nương vào pháp đó, cho nên trong hiện tại cảm nhận niềm vui của pháp. Hạnh thiện này tuần tự nương theo Phật xuất thế dùng làm căn bản. Kế đến sẽ có nói pháp, sau đó sẽ có bè bạn là chúng Tăng tu hành như thật.

Như vậy an trú như thật nơi pháp này là chân lý thật sự vốn không có hý luận.

Người thế gian không thể tin pháp ấy. Về nghĩa này cho nên biết.

Bạch Thế Tôn ! Ví như trong nước phát ra lửa, trong lửa chảy ra nước. Đây là nêu rõ nghĩa gì? Là chỉ rõ phiền não như lửa, lửa phiền não không phải là Thể vắng lặng. Xa lìa Thể đó cho nên Bồ-đề như nước, vì nước Bồ-đề có khả năng dập tắt lửa phiền não. Người ta không tin và tin tưởng mâu thuẫn nhau về pháp tương ưng. Nghĩa này cho nên biết.

Nói phiền não, là tất cả phàm phu ngu si, đều chấp giữ như vậy, lại hý luận nói là có phiền não cấu nhiễm, vì những kẻ ngu kia mà ngăn chặn để cho Thể của phiền não không thành tựu. Do quán sát pháp là không thể nắm bắt, chỉ có trí xuất thế gian mới chứng ngộ được. Thức không thể phân biệt nhận biết mà phải lấy học và tu đạo để đối trị chỗ cần đối trị. Không chấp giữ hai tướng chủ thể và đối tượng đối trị, bởi vì chứng được pháp Chân Như thanh tịnh. Không có tâm chấp giữ đạt được pháp, cho nên có khả năng làm cho chướng kia hết thế lực, vì bản tánh của pháp chướng kia là không sinh.

Như pháp tướng đã nói, nếu có khả năng tin tưởng là pháp không sinh, thì sẽ xa lìa mọi tà kiến và được giải thoát, vì đã xa lìa tâm phân biệt chấp giữ tướng không thật là chủ thể và đối tượng cần đối trị.

Từ đây trở xuống, nương vào các Đại Bồ-tát, tin tưởng vào công đức của pháp, ca ngợi Bồ-tát kia có bảy loại công đức. Nghĩa này cho nên biết. Những gì là bảy? Đó là:

  1. Công đức do mọi việc làm đã đầy đủ.
  2. Công đức tu hành.
  3. Công đức tiến vào quả vị.
  4. Công đức do tâm tự tại phát sinh.
  5. Công đức do khéo luyện tập.
  6. Công đức tu hành có khả năng tập hợp pháp Phật.
  7. Công đức chứng đắc quả vị.

Công đức do mọi việc làm đã đầy đủ là gì? Là chỉ rõ đối với chư Phật trong quá khứ, đã có khả năng làm các loại công đức, đều đã làm xong. Lại có nghĩa gì?

Dựa vào hai nghĩa:

  1. Dựa vào công đức.
  2. Dựa vào trí tuệ.

Vì có khả năng cúng dường cung kính, giúp đỡ hầu hạ, như oai nghi trong mọi việc tu hành, lắng nghe chánh pháp.

Theo thứ tự, như vậy việc làm của Bồ-tát đã đầy đủ công đức trí tuệ như vậy rồi, sau đó thuận theo tu hành bước vào các hành của địa.

Vì vậy, tiếp theo là bốn câu nói về công đức tu hành của Bồ-tát, chỉ rõ có các công đức trí tuệ tăng thượng, dùng pháp ăn uống vì nó thuộc về hai loại thức ăn.

Nương vào thiện tri thức lại tu tập các hạnh, có khả năng làm phương tiện khéo léo đối với nghĩa, tùy thuận chánh pháp tu hành như thật, để có được sức căn thiện vi diệu hơn hết, nhờ nương vào phương tiện thiện xảo.

Sự vi diệu có hai loại:

1. Vi diệu của chủ thể tạo tác và đối tượng tạo tác.

2. Vi diệu sâu xa là có khả năng tin tưởng vào nơi kia, vì nghe nói đến hai loại vi diệu lớn lao như vậy mà không cảm thấy sợ hãi. Vì khéo hộ trì tạng pháp mầu nhiệm của Như Lai, như pháp đã giảng nói mỗi mỗi đều tùy thuận tu hành như thật, bằng cách không tự chấp giữ tri kiến, không tự tiếp xúc chấp vào pháp.

Bồ-tát tu hành như thật như vậy thì chính mình cuối cùng tiến vào quả vị Bồ-tát. Vì vậy tiếp theo là nói về công đức tiến vào quả vị.

Có hai mươi lăm câu chỉ rõ nghĩa này.

Gọi là sinh vào nhà Như Lai là thế nào? Là Bồ-tát này từ nhà Phật sinh ra, được pháp của Phật cho nên có khả năng trừ bỏ phiền não phân biệt. Bấy giờ nhiếp thủ trí vô phân biệt, chỉ rõ tu hành các hạnh bố thí…, để quyết đoán phương pháp đối trị với sự phá giới. Đây là trình bày về nghĩa gì? Là giữ giới để đối trị pháp phá giới, có khả năng phát khởi tiêu diệt các phiền não phá giới, vì vậy giữ giới là đối trị với những gì cần đối trị kia.

Tiếc thân mạng đã được đối trị. Tâm lười biếng đã được đối trị. Đối trị với điều ác bất thiện của cõi Dục, đối trị với tất cả mọi kiến chấp bất chánh, cho đến đối trị với kiến chấp của Tiểu thừa, như vậy gọi là công đức tiến vào quả vị, là công đức của hạnh Ba-la-mật xuất thế gian, nên biết. Như Lai giảng nói pháp như thật rất sâu, nếu hiểu thấu đúng đắn với công đức không điên đảo, thì dù ma thiên, ma phiền não…, cũng không có khả năng làm chướng ngại.

Như vậy theo thứ tự nói về khả năng nói pháp tiến vào công đức, dùng ý nghĩa sâu xa, nói về công đức của pháp không điên đảo mà tiến vào.

Công đức nói pháp là như vậy đế, như Đệ nhất nghĩa đế là nói chân thật.

Như trình tự mà nêu bày. Đây là trình bày nghĩa gì? Là tự tánh của pháp, là tướng nơi tự Thể của các pháp đều tiến vào tự tánh. Nên biết là gìn giữ công đức, nhập pháp môn, lưu hành quả vị, đạt được pháp thanh tịnh. Dựa vào sức trú trì của Như Lai mà có khả năng làm xong công việc cần làm. Dù đồng phạm hạnh, nhưng công đức của các Bồtát này khác nhau mà công đức giữ giới là ngang nhau. Bồ-tát này có phần tăng trưởng công đức của pháp thiện là công đức của tín…, xuất thế gian, đều hiện tiền. Đây là công đức do các Bồ-tát không tiếp xúc đến các thức ăn. Đây là trình bày nghĩa gì? Tùy thuận mà được, nghĩa là trú xứ khất thực, giường nằm và thuốc thang đều là công đức biết đủ, Thánh nhân đã thực hành, tùy thuận những vật dụng cung cấp cho đời sống đều không đụng chạm.

Công đức không tiếp xúc của tướng tu hành ưa xa lìa các dục là đối trị với sự tiếp xúc, nên biết. Điều này lại có nghĩa gì?

Là mạng sống không dựa vào trí tuệ của người khác, vì vậy dễ thỏa mãn dễ nuôi, nên biết là vì có khả năng tùy thuận công đức đầy đủ của trí chứng ngộ, vì chính mình cuối cùng đạt được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác , vì tâm đã rốt ráo thì ta nhất định đạt được. Phải biết người này có khả năng hóa độ kẻ chưa được hóa độ. Tám câu như vậy…, là nói về công đức tu hành đem lại lợi ích cho mọi người. Nên biết như vậy.

Bồ-tát vì có khả năng an ủi các chúng sinh…, đang bị phiền não trói buộc, khuyên bảo họ tiến vào đạo. Vì có khả năng yên định chúng sinh trong pháp giải thoát, cho nên có thể khiến chúng sinh được giải thoát. Hai câu tiếp theo chỉ rõ xứ sở thù thắng, có khả năng giảng đạo cho nên giúp cho mọi người sự giải thoát. Hai câu tiếp theo nêu rõ khả năng biết pháp đối trị, nêu rõ tự mình luôn luôn giúp cho pháp đối trị để đối trị cả chủ thể và khách thể.

Pages: 1 2 3 4