PHIÊN ÂM PHẠN NGỮ

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 10

  • Thảo danh (tên cỏ) – phần sáu mươi ba.
  • Hương danh – Phần sáu mươi bốn.
  • Hoa danh – Phần sáu mươi lăm.
  • Quả danh – Phần sáu mươi sáu.
  • Y phục danh – Phần sáu mươi bảy.
  • Y dược danh – Phần sáu mươi tám.
  • Ẩm thực danh – Phần sáu mươi chín.
  • Tàng danh – Phần bảy mươi.
  • Bảo danh – Phần bảy mươi mốt.
  • Thời danh – Phần bảy mươi hai.
  • Số danh – Phần bảy mươi ba.

THẢO DANH – PHẦN SÁU MƯƠI BA

(Tên loài cỏ).

  • Chu-lợi thảo (cỏ chu-lợi): luận gọi là tặc, dịch là thâu (trộm) (Đại Trí Luận – Quyển năm mươi ba).
  • Ma-lâu-già-tử: dịch là quyết (phán quyết (?)) (Đại Niết-bàn Kinh – Quyển mười ba).
  • Cỏ Y-sư-ca: dịch là hổ tu (râu cọp).
  • Cỏ ưu-thi-la: dịch là ẩm đệ hổ (Thập Tụng Luật Nhị Tụng – Quyển năm).
  • Bà-bà thảo: dịch là mao (Di-sa-tắc – Quyển hai mươi ba).
  • Cỏ Ca-thi: dịch là tế thu (Quyển hai mươi lăm).
  • Cỏ văn-nhu cũng gọi là văn xà, dịch là hổ tu.
  • Cỏ Cưu-thi: dịch là tế mao.
  • Cỏ Câu-thi: dịch là trường mao (Quyển hai mươi chín).
  • A-lê: cũng gọi A-lật-đà-la, luật gọi là hoàng cường (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển năm mươi).
  • Lư-kiền: dịch là hoàng liên (sen vàng).
  • Đà-lư: dịch là phá, cũng gọi là bình (?).
  • Tô-ma-na: luật gọi là hoa đằng sanh.
  • Tô-la-bà: dịch là hảo đắc.
  • Chất-đa-la: dịch là chủng chủng (Quyển bảy).
  • Bà-lợi-ba: cũng gọi Bà-lợi-sa-ba, dịch là phân tử ( (?): cỏ thơm, um tùm).
  • Bà-xà-đà-bà-xà-na: luật gọi luật địa sanh.
  • Kỳ-la-xà-na: luật gọi thủy trung sanh.
  • Cỏ Ma-lâu-đa thọ: dịch là quốc danh (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển mười sáu).
  • Khư-đà-lê-diếp: cũng gọi ca-đà-lợi, dịch là cam tiêu.
  • Thi-bà-tử: cũng gọi là bão-bà-la, dịch là uẩn tảo (Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Cỏ Già-la-bà-la: Già-la dịch là động, bà-la dịch là hộ (kinh Xuất Diệu – Quyển mười).

HƯƠNG DANH – PHẦN SÁU MƯƠI BỐN

(Tên loài hương)

  • Y-lan: dịch là hương danh (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • A-già-lâu: luận gọi mật hương thọ danh, dịch là bất trùng (Quyển mười).
  • Đa-già-lâu: luận gọi là mộc hương thọ, dịch là bất một (chìm).
  • Bà-la-kiền-đà hương: Bà-la dịch là thắng, kiền-đà là hương (kinh Hoa Nghiêm – Quyển một).
  • Tất-ca hương: cũng gọi Tất-lật-ca, dịch là xúc (kinh Đại Bát Niết-bàn – Quyển mười tám).
  • Đa-ca-la hương: dịch là căn.
  • Đa-ma-la-bạt hương: dịch là huân diệp (lá cỏ thơm).
  • Câu-da-tiết: câu-tất-đa, dịch là mộc (Thập Tụng Luật Tăng Kỳ – Quyển ba mươi mốt).
  • Tu-kiền-đề: dịch là hảo hương (Tăng Kỳ Luật – Quyển ba).
  • Ưu-thi-la: cũng gọi Uất-thi-la, luật gọi là hương thảo (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển mười lăm).
  • Mâu-tha-chí-sất: cũng gọi Vật tư đa-chí-đa: luật gọi hoắc đầu hương.
  • Cầu nguyện căn-đề: dịch là hương (càn-đề hương) (kinh Xuất Diệu – Quyển năm).
  • Ưu-đà-la-bà-la hương: dịch là thắng lực (kinh Đại Bi Liên Hoa – Quyển bốn).
  • Ưu-đà-sa-la hương: cũng gọi Ưu-đà-la-sa-la, dịch thắng bảo.
  • Tu-mạn hoa hương: dịch là hảo ý hoa (kinh Pháp Hoa – Quyển sáu).
  • Xà-đề hoa hương: dịch là sanh, cũng gọi là thật.
  • Bà-lợi chất-đa-la câu-đà-la thọ hương: dịch là đại du hí địa phá.
  • Cầu-la hương: dịch là an tức (Bồ-tát Giới Kinh – Quyển năm).
  • Đa-ma-la hương: dịch là huân hương (kinh Nghiêm Tịnh – Quyển bốn).
  • Tu-mâu-ni Bà-lợi-sư hương: Tu-mâu-ni là hảo tiên nhơn, Bà-lợisư là ưu sanh (số kinh).
  • Ca-la hương: dịch là hắc hoa.
  • Ta-bà hương: dịch là thật sắc.
  • Tu-mâu-ni bà-lợi-sư hương: Tu-mâu-ni là thiện tha, Bà-lợi-sư là hạ ((?): mùa hạ) sanh.

HOA DANH – SÁU MƯƠI LĂM

(Tên các loài hoa)

  • Mạn-đà-la hoa: dịch là duyệt hoa (Đại Trí Luận – Quyển ba).
  • Ẩu-đàm-bà-la-thọ hoa: cũng gọi Đàm-am-bà-la. Ẩu-đàm là khởi, am-ba-la nghĩa là không (Quyển năm).
  • Tu-mạn-đề hoa: Tu là hảo, mạn-đề là hồ (?) (Quyển chín).
  • Chiêm-bặc: cũng gọi Chiêm-ba, hoặc chiêm-bà, dịch là hoa thọ.

Luận gọi là kim sắc hoa (Quyển mười).

  • A-thâu-ca: dịch là vô-ưu-hoa thọ.
  • Ẩu-bát-la: dịch là đại (Quyển năm mươi sáu).
  • Bà-đầu-mộ: cũng gọi Ba-đầu-ma hay bát-đàm-ma, dịch là xích liên hoa.
  • Câu-vật-đà: cũng gọi vật màu đầu, câu dịch là địa, vật-đà là hỉ.
  • Phân-đà-lợi: bạch liên hoa.
  • Văn-đà-la: dịch là mạn hoa (Quyển bảy mươi tám).
  • Ba-sư-ba-lợi hoa: cũng gọi Ba-lợi-sư-ca, bà-lợi-nhỉ-bà-lợi. Bàlợi-ca là ưu sanh, ba-lợi là hộ (kinh Hoa Nghiêm – Quyển một).
  • Ba-la-xà hoa: dịch là xích hoa (kinh Đại Bát Niết-bàn – Quyển một).
  • Mạn-thù-sa: dịch là hạm hao.
  • Tán-đa-na-ca: tịch tịnh.
  • Bà-lợi-chất-đa thọ hoa: bà-lợi là hộ, chất-đa là chủng chủng.
  • Câu-tỳ-la thọ hoa: dịch là phá địa.
  • Bà-sư hoa: cũng gọi là bà-lợi-sư, dịch là thắng hoa (Quyển năm).
  • Tán-đà-na hoa: cũng gọi là khởi-đà-na, dịch là lưu (Quyển mười).
  • A-đề-mục-đa-già hoa: dịch là thoát cũng gọi là lạc (Quyển mười chín).
  • Bà-sất-la hoa: dịch là trọng.
  • Bà-sư-la hoa: dịch là Ba-sư-ca, dịch là ưu sanh hoa.
  • Ba-lợi-ca hoa: dịch là thứ đệ (thứ tự).
  • Tu-ma-na hoa: dịch là tu-mạn-na, dịch là hảo ý.
  • Do-đề-ca hoa: dịch là hành.
  • Đàn-thố-ca-lợi hoa: cũng gọi Đàn-thố-sư-ca-lợi. Đàn-thố dịch là Quyển (Quyển), ca-lợi là tác.
  • Tu-kiền-đề hoa: dịch là hảo hương (Trung A-hàm – Quyển mười bốn).
  • Ma-đầu-kiền-đề: dịch là nhu hương, cũng gọi là mật hương.
  • Miện-la hoa: dịch là miên (bông) (Quyển bốn mươi mốt).
  • Bà-la-la: cũng gọi Ba-sất-lợi, dịch là trọng (Trường A-hàm – Quyển ba).
  • Tu-mạn-đà: dịch là hảo tiểu.
  • Đàn-câu-ma-lê: cũng gọi Đàn-na-câu-ma-lê. Đàn-na dịch là thi, câu-ma-lê là đồng nữ.
  • Tần-phù: dịch là mô thức (Quyển hai mươi).
  • Di-ly-đầu kiền-đề: dịch là nhu hương (Quyển bốn mươi ba).
  • Diệm-bà hoa: cũng gọi Diệm-ba-lợi, dịch là mộc miên (Luật Disa-tắc – Quyển mười ba).
  • Xà-đề hoa: dịch là sanh (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Đằng-sa-ca hoa: dịch là …(?) (Quyển hai).
  • Uất-bà-la hoa: dịch là đại lý (Quyển bảy).
  • Mạt-lợi hoa: dịch là trọng.
  • Ma-đầu hoa:
  • Khẩn-thu-ca-thọ hóa: khẩn là thị (là), thủ ca: anh vũ (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển năm).
  • A-xà-hoa tử: A-xà-già dịch là manh thải (Quyển tám).
  • Ca-na-ca hoa: dịch là kim (Quyển bốn mươi chín).
  • Ca-la-ni hoa: dịch là hắc (Tỳ-bà-sa – Quyển mười hai).
  • Tần-đầu-ca-la hoa: dịch là đế hắc.
  • Ma-ha-mạn-đà-la-dược: đại viên hoa (Đại Phương Quảng Kinh – Quyển một).
  • Ma-ha-mạn-đà-thù-sa hoa: dịch là đại lãm.
  • Sa-la hoa: thọ danh.
  • Dục-để hoa: dịch là tương ưng.
  • Ba-số-sa hoa: dịch là oán.
  • Ma-ha-bà-số-sa hoa: dịch là đại hốt.- Ca-ca-la hoa: dịch là trực.
  • Ma-ha-ca-ca-la hoa: dịch là đại trực.
  • Câu-tỳ-già-la hoa: dịch là địa động.
  • Á-thố-già-lê hoa: dịch là cung tác (kinh Hoa Đầu – Quyển năm).
  • Đa-la-lợi hoa: dịch là trọng.
  • Câu-đa-la-lê hoa: dịch là chủng tánh.
  • A-ca hoa: cũng gọi A-la-ca, dịch là mục (Bồ-tát Giới Kinh – Quyển năm).
  • Mãn nguyện kiền-đề hoa: dịch là hương (kinh Thập Trụ Đoạn Kết – Quyển sáu).
  • Phiệt-la tát-la hoa: cũng gọi mậu-la-sa-la, dịch là căn thật (kinh Bà-tu-mật – Quyển năm).
  • Na-lê-ni hoa: dịch là liên hoa (kinh Niệm Phật Tam-muội – Quyển một).
  • Câu-lư-xá liên hoa: dịch là tiên ngũ bá cung (Quyển sáu).
  • Tu-mạn-la hoa: tu là hảo, mạn-la là hoa (kinh Bồ-tát Xử Thai – Quyển một).
  • Di-ly-đầu kiền-đề hoa: dịch là nhu phổ (Phật Sở Hành Tán – Quyển một).
  • Ca-ni liên: dịch là nhĩ.
  • Tỳ-lưu-ly-man: dịch là bạch thật (kinh Nghiêm Tịnh – Quyển ba).
  • Lư-già-di hoa: dịch là hoàng hoa (Quyển bốn).
  • Thâu-bà-ma-nỉ hoa: dịch là khả ái.
  • Câu-tẩu-ma hoa: dịch là hoa.
  • Lâu-già-ma-na hoa: dịch là khả lạc.
  • Mạn-đà-hoa: dịch là ý (kinh Niết-bàn Song Quyển – Quyển một).
  • Văn-đà-na: dịch là mạn (kinh Bảo Như Lai – Quyển thượng).
  • Câu-lan-trà hoa: dịch là kinh (kinh Bảo Lượng – Quyển một).
  • Văn-ni hoa: dịch là tiên nhơn (số kinh).
  • A-đề-ma-đa hoa: cũng gọi A-đề-mục-đa-già, dịch là ủy thoát (kinh Phật Thuyết Cầu Dục).
  • Lô-già-na hoa: dịch là nhãn (Hư Không Tạng Kinh).
  • Cù-la-ni hoa: dịch là bạch hoa (Tạp Kinh).
  • Chiên-na hoa: hương danh.
  • Tô-chí-già-ca hoa: dịch là tịnh luận.
  • Tô-lâu-chí chiên-na hoa: dịch là hảo lạc.
  • Chiên-như-đa-la hoa: cũng gọi Chiên-đà-lá-đa-la, dịch là tính nguyệt.
  • Câu-tỳ-la hoa: dịch là phá địa.
  • Ma-la-tỳ-ha: dịch là tân hoa (Ngoại Đạo Truyện – Quyển một).

QUẢ DANH – PHẦN SÁU MƯƠI SÁU

(Tên loài quả).

  • Phà-la: dịch là quả (Đại trí – Quyển bốn mươi tám).
  • Xà-phù quả: dịch là kỳ quả tiết (quả tía) (Quyển mười hai).
  • Quả Ha-lê-lặc: dịch là thiên chủ trì lai (Quyển hai mươi hai).
  • Am-la quả: dịch là Am-ba-la, dịch là kỳ quả tạc vị.
  • Ba-lư-sa quả: dịch là hốt (Quyển ba mươi).
  • Bà-na-bà-quả: cũng gọi là Bà-na-sa, dịch là hình như đông cô kỳ vị kỳ cam (mùi vị ngọt mà hình thể như đông cô) (Quyển tám mươi hai).
  • Ma-đà-la quả: dịch là túy (say).
  • Quả A-ma-lặc: dịch là vô cấu (kinh Đại bát Niết-bàn – Quyển năm).
  • Ca-la-ca: dịch là hắc (đen) (Quyển sáu).
  • Trần-đầu-ca: dịch là thị thọ (cây thị, soan).
  • Ni-câu-đà tử: cũng gọi Ni-câu-hư-đà, dịch là vô tiết, cũng gọi là tung hoành (Quyển hai mươi hai).
  • Khư-đà-la tử: cũng gọi Già-đà-lợi, dịch là cam tiêu.
  • Quả thị-lợi-sa: thi-lợi là đầu, sa là tợ (Quyển ba mươi hai).
  • Quả Tỳ-ế-lặc: dịch là bất úy (Tăng Nhất A-hàm – Quyển chín).
  • Bạt-đà-la quả: dịch là hiền (Tạp A-hàm – Quyển mười sáu).
  • Quả ba-la: dịch là thắng (Quyển ba mươi tư).
  • Quả Tỷ-la: cũng gọi là Kỳ-la, dịch là tiều (kinh Xuất Diệu – Quyển bảy).
  • Quả Tỳ-la: dịch là tợ mộc qua (kinh Thập Trụ Đoạn Kết – Quyển bảy).
  • Quả Kha-tất-kha: dịch là lê (kinh Bách Cú Thí Dụ – Quyển hai).
  • Quả ba-la-tất-đa: Ba-la dịch là bỉ, tất-đa là quán (kinh Ma-đắclặc-già – Quyển một.
  • Quả Ban-na: dịch là sơn.
  • Đa-lặc: cũng gọi là đa-la, dịch là thọ danh (Quán Phật Tammuội – Quyển một).
  • Quả Ma-đà-la: dịch là tác quả (kinh Tứ Bách Tam-muội).
  • Quả Ba-đạt: cũng gọi Ba-la-đạt-đa, dịch là tha (kinh Bào Thai).
  • Quả Ma-đầu: dịch là mỹ (Lịch Quốc Truyện – Quyển ba). – Quả Ca-đa-ly: cũng gọi Ca-đà-lợi, dịch là cam-tố.

Y PHỤC DANH – PHẦN SÁU MƯƠI BẢY

  • Tăng-già lê: dịch là trọng (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Ẩu-đa-la tăng: cũng gọi Uất-đa-la hay Ưu-đa là tăng, dịch là phú hữu kiên y (bày vai mặt).
  • Y-sư-đàn: tọa cụ (Quyển mười hai).
  • Ca-sa: nhiễm ý (Quyển mười ba).
  • Ca-y khinh-nhu-y: dịch là quang (Quyển ba mươi tám).
  • Đâu-la-miên: dịch là miên (bông) (Quyển tám mươi tám.
  • Y-viên-sa-tướng: cũng gọi là viên y (Kinh Hoa Nghiêm – Quyển bốn mươi chín).
  • Kiều-sa-di: dịch là trùng (kinh Đại bát Niết-bàn – Quyển một).
  • Sô-ma tăng thải: cũng gọi là tô-ma, dịch là lộc bố.
  • Y-ca-lăng-già: dịch là hắc mao.
  • ma-ha lăng-già: Ma-ha là đại (xanh thẩm), lăng-già là sắc (Quyển bảy).
  • Ca-lăng-già ba-hoa-la: ca-lăng-già dịch là quốc danh (tên nước), Ba-hòa-la là y (Trung A-hàm – Quyển hai mươi mốt).
  • Ba-già-tất-đa-la-na: cũng gọi là Bát-la-lại-sất tất-đa-la-na.
  • Tỳ-ha-đề: cũng gọi Tỳ-đề-ha, dịch là ly (dụy) hoặc là chủng chủng thể.
  • Y-đầu-cưu-la: dịch là tế bố y (Tạp A-hàm – Quyển năm).
  • Câu-cô-bà-y: tên nước.
  • Bà-tân-tư: cũng gọi Bà-tang-tư, dịch là ý (Quyển ba mươi bảy).
  • Tăng-kỳ: tăng kỳ hữu (?), dịch là thiên đản (hở bên trái) (Bài Tựa Thập Tụng – Quyển ba).
  • Nê-hoàn tăng: phương y (y vuông).
  • Ba-già-la: cũng gọi là Bạt-già-la, dịch là mộc bì.
  • Ba-đầu-ma-y: dịch là xích hoa (Sơ Tụng – Quyển một).
  • Y-đầu-cầu-la: cũng gọi Đầu-cưu-la, hay Đầu-đầu-la. Đầu-câu-la dịch là tế bố.
  • Y-già-hy-na: dịch là công đức.
  • An-đà-vệ: cũng gọi An-đà-la-bà-sa-tất, dịch là lý y.
  • Khước-cụ-y: dịch là thọ hoa danh.
  • Câu-bát-đa-la; dịch là tiểu bát (Tam Tụng – Quyển bốn).
  • A-cưu-la-miên: dịch là vô chủng tánh, cũng gọi là vô cấu (Quyển năm).
  • Cưu-xá-la-miên: dịch là hổ tu thảo (cỏ râu cọp).
  • Thiền đầu-lặc-ngọa-cụ: cũng gọi là Xà-đầu lăng-già, dịch là tử (sắc tía) (thất pháp – Quyển một).
  • Bàn-tẩu-y: dịch là dương mao (Thất Pháp – Quyển bảy).
  • Câu-xa-thảo y: dịch là tế mao.
  • Bà-bà-thảo y: cũng gọi Bạt-bà-mân, dịch là lộc mao.
  • Xá-na y: dịch là mộc bì (Tăng Kỳ Luật – Quyển mười tám).
  • Y bà-la-thiên-bị: dịch là thắng (Quyển hai mươi mốt).
  • Bà-tẩu-thiên-bị y: cũng gọi Bà-tu, dịch là thật.
  • Soa-la-bà-ni: cũng gọi Bát-nhĩ-bà-bà y, dịch là quốc danh.
  • Phiến-na y: cũng gọi Xa-na, dịch là thọ bì y.
  • A-la-lê-cách tỉ: cũng gọi A-la-tỳ, quốc danh (tên nước) (Quyển ba).
  • Ương-già-na-la y: dịch là thể (Quyển năm).
  • Ba-la-ngọa-cụ: cũng gọi Ba-la-bà-la-na, dịch là phúc thân y (y che thân) (Luật Sa-di-tắc – Quyển bảy).
  • Bạt-na y: dịch là sắc.
  • Ba-na y: dịch là phấn tảo.
  • Xá-lặc: nội y.
  • Y-ni-tát-kỳ: dịch là xả (Quyển hai mươi lăm).
  • Y Sô-di: dịch là bố y (Quyển hai mươi tư).
  • Y Bà-xá-na: dịch là y.
  • Y A-ha-na: cũng gọi A-ha-đa dịch là tân y.
  • Cù-trà-già y: quốc danh (tên nước).
  • Ương-già-trì-châu-khải: cũng gọi Ương-tha-đà, dịch là hệ túy (Quyển hai mươi bốn).
  • Tần-già-ni phát y: quốc danh (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển hai).
  • Bát-đâu-na-bà-sất: dịch là quyên (lụa), Bát-đâu-na dịch là tế, Ba-sất là quyên (Quyển sáu).
  • Bà-na y: dịch là lâm.
  • Bà-hưng-già y: quốc danh.
  • Chu-la-bà-lê-ca-la-y: luật gọi ly-túy-y.
  • Phúc-la: dịch là Lặc-kỳ.
  • Ca-na-phục-la: dịch là nhĩ (Quyển mười sáu).
  • A-la-lê-thảo-tỷ: dịch là thảo (Quyển mười bảy).
  • Phục-la-bạt-đà-la-thảo-tỷ: cũng gọi Đâu-la-bạt-la. Đâu-la dịch là miên, bạt-đà dịch là phược.
  • Chơn-thệ-lê-thảo-tỷ: dịch là tế thanh (tiếng).
  • Khước-bỉ-dục-điệp: dịch là phân biệt thời phần (A-tỳ-đàm Tỳbà-sa – Quyển tám).
  • Bà-la-khâm y: cũng là Ba-la-na hình, dịch là quốc danh (Quyển hai mươi ba).
  • La-xoa: cũng gọi Lặc-xoa, dịch là tử sắc (Đại Phương Đẳng, Đại Tập Kinh – Quyển mười hai).
  • Khước-ba-đồ-sa: cũng gọi Khước-cụ-đầu-sa: dịch là điều bố (Ma-đắc-lặc-già Kinh – Quyển ba).
  • Đâu-na-câu: Đâu-na dịch là quốc danh (tên nước) (Quyển bốn).
  • Câu-đàm-ba-nhận: tên nước.
  • Câu-chỉ-la-nhận: tên nước.
  • A-bà-la-đa-nhận: A-ba-lê-sất, dịch là biệt quốc.
  • Ca-đầu-cưu-la: Ca-la-cừu-la, dịch là hắc tế bố (Quyển sáu).
  • An-đát-bà-bà: cũng gọi An-đát-la-bà-bà, dịch là nội y.
  • Bà-tăng-kỳ bị: dịch là tướng trước (kinh Quán Phật Tam-muội – Quyển bảy).
  • An-đà-la-bạt-tát: cũng gọi An-đà-la-bạt-tư-sất. An-đà-la dịch là tên nước (quốc danh). Bạt-tư-sất là gia thắng (kinh Bồ-tát Xử Thai – Quyển một).
  • Thích-ca tỳ-lăng-già: Thích-ca là họ, Tỳ-lăng-già là bất hảo sắc

(Thủ Lăng Nghiêm – Quyển thượng).

  • Tăng-na tăng-kiết: dịch là trang sức khải (A-siểm Phật – Quyển thượng).
  • Tam-bàn y: cũng gọi Tâm-cổ-na dịch là cụ túc (kinh Di giáo Tam-muội – Quyển thượng).
  • Ca-lăng-già y: tên nước (Thất Vương Thất Bảo Hiện – Quyển thượng).
  • Lăng-kỳ dịch là sắc (kinh Thiên Tử Tộc Quang).
  • Câu-nhiếp y: dịch là linh (Bồ-tát Tạng Kinh).
  • Câu-di-bà-y: tên nước.
  • Ma-ha là đại, tăng-na là khả (áo đồng: (?)(?). Tăng-niết là trước (mặt).

(Văn-thù-sư-lợi vấn Bồ-tát kinh).

DƯỢC DANH – PHẦN SÁU MƯƠI TÁM

(Tên thuốc).

  • A-lam-bà-dược: dịch là bất thụy (kinh Hoa Nghiêm – Quyển bốn mươi chín).
  • A-la-bà-dược: cũng gọi là A-thích-sa, dịch là vô muội.
  • A-già-đà dược: cũng gọi A-kiệt-đà, A-già-đà là hoàn (viên) (Quyển bảy).
  • An-đà dược: dịch là căn (rể) (kinh Đại Niết-bàn – Quyển ba mươi tư).
  • La-tán-xà-na: La-tán dịch là chung nhũ, xà-na là hắc thạch (đá đen) (thập tụng luật tự – Quyển hai).
  • Bà-châu-la dược: dịch là thực qua (trồng quả) (Tam Tụng – Quyển ba).
  • Tỳ-mục-thả-mạn-đà dược: dịch là luyện diệp.
  • Ca-lư-ế-ni dược: cũng gọi Ca-phụ-lư-ế-ni, dịch là hoàng liên.
  • Xà-ba-dươc: dịch là đại mạch (Tứ Phần Luật – Quyển ba).
  • A-lậu: dịch là căn (Quyển bảy).
  • A-bà-xà: luật gọi là yên dược (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển mười bảy).
  • Xà-tỳ: dịch là căn dược (kinh Hiền Ngu – Quyển bốn).
  • Ca-tư dược:
  • Na-đề thần dược: dịch là giang (sông) (Thập Trụ Sở Đoạn Kết Kinh – Quyển năm).
  • An-thiền-na: dịch là nhãn dược.
  • Kim-sa: cũng gọi Thi-sa-la, sa dịch là tợ đầu (kinh Bồ-tát Xử Thai – Quyển năm).

ẨM THỰC DANH – PHẦN SÁU MƯƠI CHÍN

(Tên thức ăn).

  • Tu-đà cam-lộ: dịch là tứ (bốn (?)) (Đại Trí Luận – Quyển ba mươi hai).
  • Ma-đầu-đà-bà-tương: ma-đầu dịch là mật, đà-bà là tạc.
  • Khiếp-tân-xà-la tương: dịch là nhiễm đồ tử (Trung A-hàm – Quyển hai mươi chín).
  • Tỳ-la: cũng gọi là phá-la, dịch là phan (ban: vứt bỏ) (Quyển năm mươi bảy).
  • Câu-thi: gọi là câu-xá, dịch là mao (cỏ).
  • Chiêu-lê tương: cũng gọi là chiêu-già dịch là cam tiêu (Thập Tụng Luật Tự – tụng thứ hai).
  • Mao-lê tương: cũng gọi quang giá, dịch là tạc cam liêu (ba tiêu.
  • Xá-lê tương: dịch là hoa căn.
  • Ba-lưu-sa tương: dịch là hốt (chợt).
  • Khướt-tất-tha tương: khước-tất-tha dịch là lê (cây lê, già).
  • Đát-bát-na: dịch là siêu (?) (Sơ Tụng – Quyển một).
  • Khư-đà-ni: dịch là khả đạm (Nhị Tụng – Quyển bảy).,
  • Tô-tỳ-la tương: dịch là mộc diệp, cũng gọi là thanh (Tam Tụng – Quyển ba).
  • Thích-câu-la-bỉnh: dịch là hồ-ma-bỉnh (bánh bột) (Quyển bốn).
  • Ba-ba-la bỉnh: dịch là bính ((?)(?): chạy tán loạn).
  • Câu-xá-lê bỉnh: dịch là bạc-ma bỉnh (Bát Pháp – Quyển sáu).
  • Chu-la tương: dịch là tiểu (Tạp Tụng – Quyển bốn).
  • Mâu-la tương: dịch là căn.
  • Pha-lê tương: dịch là quả (Tạp Tụng – Quyển bốn).
  • Bà-đà-ma: dịch là ngã thuyết (Thiện Tụng – Quyển một).
  • Xà-thị: dịch là tửu tương (rượu) (Tăng Kỳ Luật – Quyển ba).
  • Điên-đa-lê tương: cũng gọi là Chiên-già-lê dịch là tạc quả.
  • Ba-lâu-sa tương: dịch là hốt quả.
  • Ba-lũng-cừ tương: cũng gọi Bà-bà-yên-lũng-cừ, dịch là thọ tử.
  • A-đà-tư-do: dịch là trang tử.
  • Bắc-chu-lăng-già-do: dịch là luyện tử ((?): luyện, kén chọn).
  • Ban-thi-mật: dịch là trúc.
  • Ba-na-mật: dịch là địch (cỏ).
  • Ma-ha Tỳ-lê-mật: dịch là đại tinh tấn.
  • Am-la tương: dịch là tạc quả.
  • Ha-lê-đà tướng: dịch là tạc quả.
  • A-đề-mục-đa-do: dịch là thoát cũng gọi là dục.
  • Tu-tu-la-mục: dịch là Tu-già-la, dịch là chư (?).
  • Xà-chí: dịch là thanh sắc.
  • Vị-bạt-già lam: dịch là thanh sắc.
  • Vị-bạt-già lam: dịch là hảo sắc (Quyển bốn mươi mốt).
  • Tỳ-lãm-viên: dịch là bạch.
  • Bắc-ca-diêm: cũng gọi bắc quả, dịch là thục (chín).
  • Xa-đà-ni: cũng gọi Sa-đà-ni, dịch là khả đạm (luật Sa-di-tắc – Quyển một).
  • Câu-lưu-mễ phạn: dịch là tác.
  • Sa-lê-la: dịch là bạch mễ (gạo trắng) (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển bốn).
  • A-kiền-đa thực: luật gọi là mật Tỳ-kheo thực, dịch là mật (Quyển sáu).
  • Cù-la: luật gọi là mỹ bỉnh (bánh ngon) (Quyển bảy).
  • Tu-bộ: luật gọi là thanh đậu cái mỹ (Quyển mười bảy).
  • Kiết-la-la: luật gọi là trúc tịnh.
  • Ô-bà-đà-pha-ni: luật gọi là bạt nhật cừ đường.
  • Kim-lâu-già tướng: dịch là căn.
  • Ba-lâu-sư tương: dịch là hốt (chợt).
  • Tô-tỳ-diêm: cũng gọi Tô-tỳ-la, dịch là hảo dõng – Quyển mười tám.
  • Cửu-lâu-ma: cũng gọi Cừu-lâu-tự-sa, dịch là đại đậu (Ma-đắclặc-già kinh – Quyển bốn).
  • Ô-đà-na trách: dịch là Ô-đà-na là phạn (cơm) (Quyển sáu).
  • Ô-sa-mạn-đà: dịch gọi tiểu đậu.
  • A-đề-mục-đa-do: dịch là hoa danh (tên hoa).
  • Mạn-đầu-du: dịch là đệ nhất.
  • Quân-trà-mật: dịch là thảo danh (tên cỏ).
  • Bố-túc-mật: dịch là tiểu phong (mật).
  • Mạn-xà-mật: cũng xà-lê, dịch là hoa diệp.
  • Ma-ha Tỳ-lê-mật: dịch là đại lực.
  • Ba-ba-la bỉnh: Ba-la dịch là ma bỉnh. (Ưu-bà-tắc ngũ giới tướng kinh).

TẠNG DANH – PHẦN BẢY MƯƠI

  • Kim cang Na-la-diên tạng: dịch là lực (Hoa Nghiêm kinh – Quyển bốn mươi).
  • Y-la-bát tạng: cũng gọi Y-la-bát-đa-la. Y-la dịch là hương, Bát-đa-la dịch là diệp (Tăng Nhất A-hàm – Quyển bốn mươi hai).
  • Ban-trù-đại tàng: dịch là hoàng nuy sắc (vàng nhạt).
  • Tân-già-la tạng: hoàng xích sắc.
  • Tương khư tạng: cũng gọi thương khư, dịch là kha (ngọc kha).
  • Tân-già-la bảo tạng: dịch là thương sắc (sắc xanh).
  • Bán-lăng-ca-bảo tạng: hoàng lưu.
  • Tương-già tạng: dịch là hảo thân (Tạp kinh).

BẢO DANH – PHẦN BẢY MƯƠI MỐT

  • Diêm-phù-na kim: cũng gọi Diêm-phù-na-đề, cũng gọi Diêmphù-đàn. Diêm-phù dịch là thọ danh, na-đà là giang (sông) (Đại Trí Luận – Quyển bốn).
  • Tỳ-lưu-ly bảo: dịch là bạch (Quyển mười).
  • Ma-ni châu: Ma-ni dịch là châu.
  • Ma-la-già-đà: luận gọi là thải sắc, dịch là thanh châu (châu xanh).
  • Nhơn-đà-ni-la: luận gọi thanh châu, dịch là thiên chủ đại châu.
  • Ma-ha-ni-la: luận gọi đại thanh châu, dịch là đại đại châu.
  • Bát-ma-la-già: luận gọi xích quang châu, dịch là xích liên hoa châu (châu hoa sen đỏ).
  • Việt-xà: cũng gọi bạt-xà-la, dịch là kim cang.
  • Pha-lê: cũng gọi pha-chí-ca, luận gọi là bạch châu, dịch là bạch châu là các loại thủy tinh, bạch châu.
  • Ba-la bảo: dịch là thắng (Quyển mười).
  • Ba-la-nhĩ-sở-đề: cũng gọi Ba-la-nhĩ-miên, ba-la dịch là tha, nhĩmiên là (?) đại tàng (Quyển ba mươi mốt).
  • Nhơn-đà-la tràng bảo: dịch là thiên vương (kinh Hoa Nghiêm – Quyển mười một).
  • La-xà-tàng bảo: dịch là vương.
  • Thiên-đa-la-la: cũng gọi đa-la-đa, đa-la-đa dịch là độ.
  • Y-na-la bảo: dịch là đại.
  • Lưu-ly-y-đà-la bảo: cũng gọi nhơn-đà-la-ni la. Nhân-đà-la dịch là thiên chủ, ni-la là thanh bảo.
  • Thọ-đề-sa-đà-la-ni-quang: Thọ-đề-sa dịch là xiêm (màn) tinh nhân, Đa-là-ni là trì (Quyển ba mươi chín).
  • Kiết-điền-la trang nghiêm: cũng gọi là chỉ điền, dịch là anh lạc (Quyển bốn mươi).
  • Di-ha-la bảo: cũng gọi Di-a-la, dịch là kim đái.
  • Tỳ-sa-môn bảo: dịch là thắng văn (Quyển bốn mươi tám).
  • Ma-ni-bà-đà-di: dịch là Ma-ni là châu-bà-đà nghĩa hiền (Trường A-hàm – Quyển ba).
  • Tăng già thi: cũng gọi già tăng Thi-la, dịch là bạch vương (Tứ Phần Luật – phần bốn – Quyển ba).
  • Bà-tu: dịch là bảo (Quyển sáu).
  • Bà-la-ca châu: dịch là bạch (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển sáu).
  • Bà-la-da châu: dịch là huyền (treo).
  • Ca-cưu-đà-bà-la châu: Ca-cưu-đà dịch là (?) hiệt, bà-la dịch là thắng.
  • Chiên-đà ma-ni: cũng gọi Chiên-đà-la-ma-ni, dịch là nguyệt châu.
  • Chân-thúc-ca-bảo: dịch là anh nga (kinh Pháp Hoa – Quyển bảy).
  • Tỳ-lăng-ma-ni sắc: cũng gọi Tỳ-lăng-già-ma-ni. Tỳ-lăng-già dịch là bất hảo sắc, ma-ni là châu. (Niệm-ma Phật Tam-muội Kinh – Quyển bốn).
  • Tỳ-lưu-ly sắc: dịch là bạch bảo.
  • Luật-la-bát-đa bảo: cũng gọi Tỳ-la-bát-đa-la (Ưu-bà-tắc Giới – Quyển năm).
  • Nan-đà-bà-na: hoan hỷ trượng.
  • A-mâu-trà-mã: cũng gọi hà-mâu-la (Nghiêm-sa Kinh – Quyển một).
  • Thi-lợi-ca bảo: dịch là kiết.
  • Ca-la bảo: dịch là hắc (Hiện Đại Phật Danh – Quyển một).
  • Tỳ-lư-già-na bảo: dịch là chủng chủng quang.
  • Thích-ca Tỳ-lăng-già-ma-ni: Thích-ca là họ, Tỳ-lăng-già là bất hảo sắc, ma-ni là châu (Quán Vô Lượng Thọ Kinh).
  • Thích-ca Tỳ-lăng-già bảo: Thích-ca dịch là năng, Tỳ-lăng-già là bất hảo sắc (Kinh Hư Không Tạng).
  • Tỳ-lăng-già bảo: bất hảo sắc (kinh Niết-bàn – Văn-thù-sư-lợi).
  • Ma-sa-la-già-lệ: dịch là mã hốt (?) (Phật vấn A-tu-thâu Đại Hữu Uy Kinh)
  • Đà-na-bạt-sất: dịch là vật trưởng.
  • Đà-nhã-bạt-sất: dịch là thanh trưởng.

THỜI TIẾT DANH – PHẦN BẢY MƯƠI HAI

  • Ca-la dịch là thời (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Tam-ma-da: dịch là thời phần.
  • A-tăng kỳ kiếp: A là vô, tăng kỳ là vô, dịch là vô số kiếp.
  • Bạt-đà kiếp: cũng gọi Bạt-đà-la, cũng gọi ba-đà. Bạt-đà là thiện, dịch là hiền (Quyển ba mươi tám).
  • Kiếp-pha: cũng gọi là phân biệt thời tiết.
  • Sát-na: dịch là sanh diệt (kinh Hoa Nghiêm – Quyển ba mươi lăm).
  • La-bà: dịch là lục nhập Đát-sát-na. Sáu mươi sát-na là một labà.
  • Đát-lộ: cũng gọi mâu-hầu-đát-lộ, dịch ba mươi la-bà là mâuhầu-đát-lộ, thiền kinh gọi là một ngày một đêm.
  • La-da: kinh gọi sáu mươi niệm hạng là một la-bà (la-da) (Trường A-hàm – Quyển hai mươi hai).
  • Ma-hầu-đa: kinh gọi ba mươi la-na là một ma-hầu-đa.
  • Tam-bạt-sất kiếp: cũng gọi Tam-bạt-thâu-di, luật gọi là kiếp diệt (Thiện Kiến Luật, Tỳ-bà-sa – Quyển năm).
  • Tỳ-bạt-thâu-di kiếp: cũng gọi Tỳ-bạt-sất, luật gọi là kiếp hoặc.
  • Ca-đề đồng: dịch là thời nguyệt (Quyển mười bốn).
  • A-lưu-na: luật gọi minh viết (Quyển mười bốn).
  • Hằng-sát-na: kinh gọi là nhị thập sát-na (Thiền Kinh – Quyển hạ).
  • La-đà-na-tam-pha: kinh gọi nhị thập sát-na (kinh Thuần Chơn Đà-la – Quyển hạ).
  • Ba-la lâm kiếp: kinh gọi là thanh tịnh bạch.
  • Ly-đấu: kinh gọi hai tháng là một tiết, một tiết là ly đấu (kinh Tướng Thanh Giải Thoát – Quyển thượng).
  • Ba-la kiếp: Ba-la là bỉ (kia).
  • La-ba kiếp: gọi là la cố (Quyển ba).

SỐ DANH – PHẦN BẢY MƯƠI BA

  • Do tuần: cũng gọi là Du-xa-na, dịch năm trăm cung là một Câulô-xá, tám câu-lô-xá là một Du-xà-na (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Na-do-tha: dịch là trăm vạn.
  • Ca-đà: mười tần-bà.
  • Câu-lô-xá: cũng gọi Câu-lô-xa, dịch là năm trăm cung (Thập Tụng Luật, Nhị Tụng – Quyển năm).
  • Câu-lợi-na thuật du tuần: cũng gọi Câu-chí-na-do-tha-do-tuần. Câu-chí dịch là đức, Na-do-tha là mười vạn, do tuần là bốn mươi lý (kinh Ban Chu Tam-muội). phiên dịch Phạn ngữ – Quyển mười).

Thâm Hiền

Ngày 1 tháng 02 năm Diên Ứng thứ hai.

Bản viết này chép tại Địa Tạng viên thư của chùa Đề Hồ, ý chỉ phần nhiều không rõ ràng, hiểu được ý như bổn viết thì có thể xem qua vậy.

Đạo thành

Ngày 10 tháng 0.

Ở mặt nam đồng viện cùng họp hiệu đính lại.

Thâm viên.

Toàn bộ mười Quyển, lấy từ bổn truyền Phạn của sư Thâm Hiền, ở Địa Tạng viên, khi hoàn thành bèn thâu nạp vào kinh Tạng Quán Trí viện.

Ngày 28 tháng 08 năm Khoan Bảo Nguyên (Tân Dậu). Tăng Chánh Hiền ghi

Tục sĩ là năm mươi tám tuổi.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10