TỤC NHẤT THIẾT KINH ÂM NGHĨA

Yên Kinh – chùa Sùng Nhơn – Sa-môn Hy Lâm soạn.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

LỜI NÓI ĐẦU

Mãn nghe: Cạn cợt thật thà mà đạo đức mỏng.

Nhân nghĩa dần mở bỏ thắt nút dây mà định ra chữ viết trên mai rùa. Người thì thấy huyền tượng, cúi thì thấy các vật, Thương Hiệt bèn chế ra chữ viết xưa Cổ văn. Sử Trữu soạn ra chữ Đại Triện trải nhiều đời lại biến đổi tùy lúc, chữ Triện và chữ Cổ văn dùng có hơi khác. Kịp khi Chu Lễ họ bọ Bảo nắm Quốc tử học lấy Đại giáo làm sáu cách viết chữ, là tượng hình, chỉ sự, hội ý, hình thanh, chuyển chú, giả tá là sáu gốc tạo chữ. Tuy là trùng triện biến thể xưa nay văn khác nhưng lìa sáu cách viết này thì đều là sai lầm. Cuối đời xuân thu bỏ giáo của họ Bảo khắp trong ngoài đều theo Tần. Thừa tướng Lý Tư khảo cứu bắt chữ Trữu riêng làm Tiểu Triện. Rồi lại bớt nét đổi cách viết, Trình Hạo bèn chế ra chữ Lệ. Đến lúc Hán phục hưng sách học thì Dương Hùng làm Huấn có tám mươi chín chương, ban cố thêm vào mười ba chương, các sách dùng chữ lược đủ. Đời Hậu Hán có Hứa Thận tập hợp Cổ văn, chữ Trữu, chữ Triện làm mục lục đến năm trăm bốn mươi thiên. Đến Lệ làm Huấn chú, làm Thuyết văn giải tự. Lúc đó Thái Bá vui mừng, cũng vì sau sự diệt học của Tần xin phán định năm kinh đủ thể khắc đá để ở cửa Thái Học gọi là Thạch kinh. Lại có Lữ Thẩm làm Học Lâm năm thiên để bổ sung cho chỗ thiếu lược của Hứa Thái. Kịp đến đời Đường lập học về Thuyết văn, Thạch kinh, Tự lâm. Đến giữa năm Đại Lịch sai Hiếu Liêm Sanh, Nhan Truyện Kinh, Quốc Tử Ty nghiệp Trương Tham v.v… phán định năm kinh, chánh thể văn tự. Lại có Tự Thống, Tự Kính, Lục Thị Thích Văn, Trương Tiển Khảo Thinh, Vận Phổ, Vận Anh, Vận Tập, Vận Lược. Các tác thuật đã nhiều thêm bớt giữ còn cùng bàn thông ba sử, chứng cứ chín kinh. Nếu văn này có ý thì nghĩa kia không sai. Âm nghĩa đã hưng nguồn gốc đều có huống là giáo của Thích Tôn, bốn A-hàm sách diệu nói có tướng ở Quyền môn tám bộ Chân Tông, hiển bày không là thật tế. Chân tục đều nêu, Đường Phạm đều gồm. Nhờ lấy Thinh Danh Cú Văn làm năng thuyên, biểu lấy Bồ-đề Niết-bàn làm sở chứng diễn từ Ấn Độ, thích khắp China, trước sau phiên truyền xưa nay sao chép. Luận tiếng Phạm thì có một văn hai dụng lầm thượng khứ ở trong mười hai âm số chữ đồng về, nghi thể nghiệp hướng trong thính tám chuyển. Khảo họa điểm (?) cho nên thời Đường Sơ có Sa-môn Huyền Ứng riêng vận Tiên giác. Thiên túng sanh tri nói Đường Phạm khác lời biết xưa nay chữ lạ thủ hứng khuyết chí thiết vụ pha tường. Trước ở kinh Cổ Hoa Nghiêm Cuối ở Thuận Chánh Lý Luận, soạn thành kinh Âm Nghĩa hai mươi lăm quyển. Kế có Samôn Huệ Uyển, soạn ta Tân Hoa Nghiêm Âm Nghĩa hai quyển. Lại có Sa-môn Vân Công soạn ra Niết-bàn Âm Nghĩa hai quyển. Lại Cơ Pháp sư ở chùa Đại Từ Ân soạn ra Pháp Hoa Âm Huấn một quyển. Hoặc chưa trọn đủ ba tạng hoặc còn riêng cục bộ một kinh tầm kiểm khuyết như biên chép không thứ tự. Đến đời Đường gần cuối có Sa-môn Huệ Lâm, trong thì tinh thông Mật giáo vào cửa Tổng trì, ngoài thì cứu hắc lưu nghiền nát văn tự, rất diệu về thinh ninh Ấn Độ rất huyền về âm vận China, đã nhận được ở Tiên sư cũng là suối lớn cho Hậu học, thê tâm hai mươi năm vạch đọc tất cả kinh soạn thành Âm Nghĩa gồm một trăm quyển, khai nguyên Thích Giáo Lục. Trước từ Đại Bát-nhã, cuối ở Hộ Mệnh Pháp chỗ âm các kinh đến năm ngàn không tăm bốn mươi tám (08) quyển, bốn trăm tám mươi (80) pho. Từ Khai Nguyên Lục Hậu, nối nhau truyền kinh luận và nhặt lượm các Di luật mà truyền. Từ Đại thừa Lý Thú Sáu Ba-la-mật-đa Kinh, đọc hết Khai Nguyên Thích Giáo Lục gồm hai trăm sáu mươi sáu (2) quyển, hai mươi lăm pho, âm trước chưa chép, nay đọc là đó.

Phục dĩ (lại vì) Sa-môn Vô Ngại Đại sư, trời sanh ra dã duệ trí, thần trao anh thông, gồm giảng các kinh, biến nhu chương sao, truyền đăng ở niệm, lợi vật tâm thấy âm nghĩa chưa toàn lo kiểm văn có sót. Nhôn di hoa hàn kiến mạng phỉ tài khiển đối hy quang. Vội bày đuốc sáng, song hoặc có hiểu chữ rộng lược, thích nghĩa cạn sâu, Đường Phàm đối dịch xưa nay đồng khác. Tuy y vào bằng cứ kính ai lai anh mong lại đọc rõ ắt không có lầm lỗi.

 

QUYỂN 1

 

(1 quyển này giải thích 10 quyển này là)

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

(1 pho 10 quyển)

QUYỂN 1

– Đại phác: Đại là lớn, phác là thật thà chân chất. Phác là chất gỗ, vật chưa đục đẻo, là lúc khí tượng chưa phân lại nói tàn phác xem là tội của khí công tượng, hủy đạo đức làm nhân nghĩa là lỗi của Thánh nhân.

– Đại phác là quá thật thà chất phác. Các nghĩa phác trên hình như chẳng dính líu gì. Nhất là trong Phật pháp lại càng không.

– Vạn lại – Vạn là mười ngàn, tên châu tên người… Lại là tên một nhạc khí. Lại lớn, là loại ông tiêu có hai mươi ba ống dài bốn tấc, lại nhỏ, có mười sáu ống dài hai tấc.

– Phân luân – là lăng xăng, nhiều hình dạng, là rối rắm nhiều tơ- Húc nhật – Húc nhật là mặt trời mới mọc – Húc là sáng.

– Kế Tân – Tên nước ở Tây Vức hoặc gọi là Cá-thấp-mật-la, hoặc Ca-diếp Di-la đều là tiếng Phạm đọc sai. Chính là Yết-thấp-nhĩ-la, dịch là ai vào? Nghĩa là nước này khi chưa lập kinh đô có một ao rộng lớn người chẳng dám đến gần. Có một La-hán thấy thế đất phải vào ở. Bèn xin rồng nhường cho một đầu gối. Rồng chịu, La-hán liền hóa thân to lớn đầu gối để hết ao rồng. Rồng bỏ lời hứa đuổi La-hán đi. La-hán lại dùng thần lực lạm cạn hết nước. Rồi lập thành quách. Người vào ở bảo: nếu không có thầy ta thì ai dám vào, bèn lấy đó đặt tên nước.

Không phủng – Không là lớn, là thông. Phủng là lý, là sáng. Không Phủng là tân một vị Tăng.

Ngang khái – Ngạch là thẳng. Hai chữ đều là tên cây. Nghĩa chung là đại khái, tóm tắt.

Bạt-già-phạm – Cũng gọi Bà-già-bà hoặc Bạt-già-bạn, tức là gọi Đức Thế Tôn. Bạt-già-phạm là tên thứ mười trong mười hiệu. Đại Trí Độ Luận nói tên hiệu Như Lai có vô lượng, lược nói sáu thứ là Tự Tại Xí Thạnh Đoan Nghiêm, gọi là Cát Tường tôn quý. Nay nói Bạt-giàphạm thì đủ sáu nghĩa này, nên người dịch kinh để nguyên chữ Phạm.

Ca-lan-đa-ca – Xưa gọi là Ca-lan-đà hoặc Ca-lan-đạc-ca đều là tiếng Phạm đọc sai, chính ra là Yết-lại-đà-ca dịch là tiếng chim kêu tốt. Tức ở bên thành Vương xá có một vườn tre lớn có nhiều chim đậu, bèn lấy đặt tên. Tức nói chỗ lý thú của Bát-nhã.

A-tăng-xí-da – Xưa gọi A-tăng-kỳ dịch là Vô ương số, tức hết số gọi. Trong cổ Hoa Nghiêm Âm Nghĩa nói trong một trăm hai mươi số thì vô ương số ở thứ một trăm hai mươi. Lại y Tiểu Thừa Số của Từ Ân Pháp sư dẫn Cu-xá nói số này sáu mươi truyền mất tám số, vô ương số ở thứ năm mươi hai.

Y hộ – Là nương cậy, cậy nhờ nhau.

Ly ương – Là cương buộc đầu ngựa bằng da.

Minh tinh – Minh tinh là mở sáng, tức là sao Thái Bạch. Buổi sáng ở phương Đông là Khải Minh, buổi tối ở Tây là sao Thái Bạch.

Hồi phục – Ngược dòng mà chảy lên – tức là chỗ nước xoáy của sông của biển.

Ca-lỗ-la – Hoặc gọi Ca-lầu-la, Yết-lộ-trà, Tàu gọi là diệu sí, hay kim sí, tức kim sí điểu (chim cánh vàng), chim và rồng đều đủ bốn loại, kim sí điểu noãn sanh ăn rồng noãn sanh. Kim sí điểu hóa sanh thì ăn cả bốn loài rồng vì oai lực lớn vậy.

Lủ giả – Lủ là còng lưng. Lủ giả người còng lưng.

Khỏa giả – Khỏa là ở truồng. Khỏa giả người truồng.

Lung á – là điếc và câm

Vọng lượng – là một loại quỉ giống như trẻ con ba tuổi, sắc đỏ đen, mắt dỏ, móng đỏ, tai dài, tóc đẹp.

Chỉ chưởng – Chỉ là bằng, đá mài. Chỉ chưởng là tay xoa vuốt.

Ải hiệp – là chật hẹp là tiếng chó sủa.

Triền lý – Triền là chợ, nơi ở. Lý là năm nhà hoặc năm mươi nhà gần nhau là một lý, lý cũng là ở. Triền lý là nơi ở.

Anh vũ – Anh vũ chim két, cánh xanh mỏ đỏ lưỡi người nói được tiếng người.

Mâu ngưu – là tên một loại trâu, cũng gọi là trâu bờm dài của giống rợ ở Tây Nam Trung Quốc.

Phong ngưu – Phong là tên một loại trâu hoang ở phương Nam – Giao chỉ là hiến trâu cho Thừa tướng là đó.

Dũng bi – là loài thú giống con gấu, đầu dài chân cao, lông vàng trắng, chân trước nắm bắt được.

Hổ báo – Hổ là chúa loài thú. Báo giống con hổ, mình có chấm đen, nhỏ hơn hổ.

Sài lang – Giống chó sói. Có hai loại lớn là sài lang, nhỏ là sài nô. Cùng thợ săn giết nai thỏ giữ mà không dám ăn. Ăn xong sài nô mới ăn thịt dư.

Không hầu – là tên nhạc khí. Nói sư Diên tạo ra. Lại nói sư Kiên vì vua Tấn tạo ra để đánh gõ, là một loại dâm nhạc.

Ngươn xà – là một loài rắn độc. Khi bị cắt thịt ấy bỏ ra đất thì sôi lên như bị lửa đốt, phút chốc cháy hết mới sống được.

Phúc yết – Một loài rắn độc nhỏ ba tấc đầu to như cánh tay người.

Ngư miệt – là con ba ba.

Ngươn đà – Ngươn là con ba ba lớn, lớn như bánh xe, nhỏ như cái mâm có sức thần bắt người mà ăn – Đà giống như thằng lằn có vảy, lớn dài cả trượng, nhỏ thì bốn tấc rưỡi.

Phụng Hoàng – Phụng là trống Hoàng là mái là loài chim báo điềm lành, là chim thần. Là loài chim tượng trưng cho người quân tử, chẳng phải cây ngô đồng chẳng đậu, chẳng phải trục thật chẳng ăn. Thấy nói thì thiên hạ thái bình.

Tô-mạc-già mạo – Mạo là khăn bịt đầu, Tô-mạc-già là tiếng Hồ (Phạm) Tàu dịch là đùa giỡn. Đây là khúc hát từ nước Qui Tư.

Thoàn Phiệt – là thuyền và bè. Bè được cột bằng tre trúc gỗ nổi trên mặt nước.

Bạo (Bộc) hà – Bạo là chợt mưa, nước phun lên dữ dội.

Hào ly – là mảy may, rất bé nhỏ (số bé nhất gọi là hốt, mười hốt là ti, mười ti là hào, mười là ly).

Khinh miệt – là coi thường.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 2

Ca-già-lân-để-ca – là tên chim quí của Tây Trúc, thân có lông rất mềm nhẹ, để làm áo Chuyển luân thánh vương. Áo lông hiện thấy cũng là loài trên nhưng thô cứng hơn thời xưa.

Bất thuẩn – Thuẩn là mắt mở hơi máy động, tục gọi là nháy. Bất thuẩn là không nháy mắt, nhìn trừng trừng.

Ốt-bát-la – Xưa nói Ưu-bát-la hoặc Âu-bát-la, dịch là hoa sen xanh rất thơm rất lớn, chỉ có ở núi tuyết trong ao không nóng.

Bát-trì-ma – Hoặc gọi Ba-đầu-ma hoặc Bát-nô-ma gọi đúng là Bát-nạp-ma, Tàu dịch là hoa sen đỏ.

Bôn-trà-lợi – Hoặc gọi phân-đà-lợi, Bôn-noa-rị-ca, Tàu dịch là hoa sen trắng ở nhân gian cũng rất hiếm.

Man-trà-la – Hoặc gọi Man-tra-la, Tàu dịch là Đàn lớn nơi các Thánh tập hợp. Kinh Kim Cang Đảnh nói có mười bảy Đại Man-trà-la mỗi mỗi đều có bốn Man-trà-la.

Ốc-uất – là rập rạp, nơi có nhiều cây cỏ.

Am âm – là chữ thần chú (chân ngôn).

Hỷ-hê – Nẩu-mê là con thỏ – Khốt-xoa là sói đầu Nể hế là chữ thần chú – Óc ngật là chữ thần chú Chẩn tuất là lo cho người nghèo, cứu tế.

Tâm phế – là tâm phủ.

Trường vị – là ruột và dạ dày – Can đởm là gan và mật. Tỳ thận – là tỳ (lá lách) và thận.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 3

Xuyên hiếp – là xuyên hông.

Trác đạm – Trác là mổ, đạm là ăn – Là mổ nuốt.

Kiềm thủ – là kềm kẹp.

Trách liệt – Trách là mở, nở lớn, xé rách – Là xé rách thịt ra.

Phần liệu – là đốt cháy.

Tương sao – Sao là bức ép.

Yển mắc – là đè ngửa, là té nhào úp mặt.

Truyển chước – là đào, đục khoét, chặt đứt.

Cương bí – là yên cương ngựa.

Tiên thát – là roi vọt để đánh thúc ngựa.

Bị hạ – là râu dưới, râu hàm.

Phù nhạn – là le le vịt trời.

Diệc tịch – là con chuồn chuồn, con sam?

Ky sất – là chấy rận – Tam đẳng: loài bọ chét chấy rận v.v… Minh linh – là sâu trên cây dâu – con tằm? (Con ong?) Mâu đức – Một loài sâu ăn hại lúa.

Phụ chung – Một loài sâu – Giáp (kịp) điệp: Một loài bướm.

Khương lương – Con bọ cánh cứng, con bọ hung.

Thằng mạch – Ruồi nhặng.

(Thạc) lạc đà – Con lạc đà trên lưng có bứu, chở nặng ngàn cân đi ba trăm (300) dặm biết suối nước ở đâu.

Khoanh doanh – Gầy guộc yếu đuối.

Bì bác – là lột da, đánh xé rách da.

Chuẩn phách – là xe rách da.

Khất tín – là đi ăn xin – Lao quyện – Là nhọc mệt, lười biếng.

Cung xảo – hai đầu của cây cung.

Cô quýnh – là cô độc, cô đơn.

Quảng quả – là cô độc, góa bụa.

Linh ngữ – là tên ngục. Phủ việt – Là dao búa để chém.

Dã đạo – là trùng độc trong bụng giết người.

Hộ-ma pháp – Hộ-ma là tiếng Phạm, Đường dịch là lửa. Xét Dugià Hộ-ma kinh có bốn loại lò lửa là hình bán nguyệt hình tròn, hình vuông, hình tám góc ứng với tám pháp là câu triệu, hàng phục, tức tai, kính ái. Đều lấy hoa quả để trong lò mà đốt rồi lấy ăn.

Tiềm khứ – là nấu.

Tuấn phát – là bớm con ngựa. Chí nhĩ – Là cắt tai.

Uyển nhãn – là khoét tai. Nghi tỉ – Là cắt mũi.

Khôi hoài – Khôi là đứng đầu, Thầy – Là giết thầy hung ác.

Phù võng – là các lưới săn thỏ, săn thú.

Tăng chước – là trói cột ràng rịch.

Tiết-lệ-đa – gọi Tất-lệ-đa là tiếng Phạm, Tàu dịch là ngạ quỉ.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 4

Nhủ bộ – Bộ là nhai cơm mà đút, mớm cơm. Nhủ bộ là bú và mớm.

Tiễn tục – là vẻ buồn khổ chẳng vui.

Khể nhà – là khe nước trong núi.

Phàm trương – là giương buồm.

Hấp thủ – Hấp là hút hơi vào, hút lấy.

Hoàn xuyến – Hoàn là nhẫn đeo tay, xuyến là vòng ở cánh tay.

Nhĩ đương – là bông tai đeo ở tai (đồ trang sức đeo tai) (xỏ lỗ tai mà đeo).

Bài ưu – là đùa vui.

Ni-sát-đàm-nhân – là tiếng Phạm chỉ số đếm rốt ráo là một phần rất nhỏ, như một phần của ngàn vạn lần một sợi lông.

Tốt-đổ-ba – hoặc gọi Tô-thâu-bà, Tháp-bà. Tàu dịch là Tháp để thờ Xá-lợi-phất, hoặc gọi là Phù đồ = tháp. Ngoãn nhi – Noãn: Thẹn đỏ mặt Sang vưu – Bịnh ghẻ bướu.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 5

Mộng mị – là ngủ say thấy mộng.

Ngạo ngộ – là thức dậy.

Hãm tỉnh – Hãm là té hố. Tỉnh là giếng, hầm sâu để bắt thú vật. Hãm tỉnh là rơi xuống hầm hố.

Du vịnh – Du là bơi trên mặt nước. Vịnh là chìm trong nước mà đi.

Du vịnh là bơi lặn.

Câu nhị – là mồi ở lưỡi câu để bắt cá.

Hắc phong – là ong đen tức ong bầu.

Tuyền-lam – là tiếng Phạm nói kiếp tai có gió dữ.

Đàm ngược – là cười nói cười giỡn.

Khô cao – là nói cây khô, khô khốc.

Nhãn tình – con ngươi – Tư hạ là người hèn hạ.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 6

Chiên-trà-la – hoặc là Chiên-đà-la là tiếng Phạm chỉ kẻ giết mổ. Chỉ một giai cấp hèn hạ, khi đi phải lắc chuông hoặc có cây gậy trúc phá đầu để người biết trước.

Nghĩ huyệt – là hang kiến.

Thể đặng – Thể là thềm bậc. Đăng là đi – là trèo núi.

Quyên khí – là bỏ hết, trừ sạch.

Quỉ mục – là thẹn thuồng, xấu hổ.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 7

Dũ đọa – là lười biếng mệt mỏi.

Canh ngân – là cày ruộng – phương phức: hương thơm tỏa ngát.

Hoạn giáp – là cầm binh.

A-ca-nị-tra – Tiếng phạm nói đủ là A-ca-tịnh-sắc-tra, dịch là sắc cứu cánh. Là cõi trời sắc giới thứ mười tám. Lại gọi là không có cõi trời nhỏ khác sánh ngang. Cũng chỉ là một trời này chỉ lớn không nhỏ.

A-tỳ – Tiếng Phạm hoặc gọi A-tỳ, A-tỳ chỉ dịch là vô gián. Có hai: Một là thân vô gián, hai là chịu khổ vô gián. Địa ngục này rộng sâu đều hai vạn do-tuần.

Thiệm bộ châu – Tiếng Phạm là tên đất liền, xưa gọi là Diêm-phù hay Diêm-phù-đề. Lập thế A-tỳ-đàm luận nói: Phía Bắc châu này là sông Ni-dân-đà-la, ở bờ Nam là trung tâm châu này, có cây Thiệm bộ, dưới đáy bờ Nam có Thiệm bộ huỳnh kim gọi là vàng Diêm-phù-đàn. Cây này nhân vàng mà đặt tên, châu này nhân cây mà có tên là Thiệm bộ châu.

Thắng thân châu – Xưa gọi là Phất-du-kiện hoặc Phất-bà-đề hoặc Tỳ-đề-ha đều là tiếng Phạm nặng nhẹ gọi khác nhau. Đúng là Bổ-raphược-vĩ-ni-giá, dịch là Thân Đằng Tỳ-đàm nói người châu này thân hình thù thắng không bịnh hoạn cao tám tấc nên đặt tên như thế.

Ngưu hóa châu – Xưa gọi là Cù-già-ni hoặc Cù-da-ni, hoặc Cù-đàni, gọi đúng là Ngộ phược Ni Nghĩa. Dịch là Ngưu Hoá. Tỳ-đàm nói vì ở đó nhiều trâu để trao đổi bán chác nên đặt tên đó.

Cu-lô-châu – Xưa giáo lý Uất-đơn-việt hoặc Uất-đát-ra, hoặc Uấtđa-ra-câu-lâu, cũng gọi là Úc-đa-ra-cưu-lưu. Gọi đúng là Ốt-đát-ra-cựlổ, dịch là Cao thắng, người châu này không chết yểu, sống đến ngàn tuổi.

Tắc (sắc?) phương – chính là vuông vức bốn mặt bằng nhau.

Tủng lạt – là sợ sệt. Chu cấp là cấp cho đầy đủ cứu tế.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 8

Quán tập – là thói quen. Thao động – là quấy rối chẳng yên.

Mao ngưu – giống trâu mà bốn chân có lông, lưng gối đều có lông dài.

Tác đội – là đồ lấy nước. Mãng xà – rắn rất to.

Sẫm siệt – chất đá không uống được, chất cỏ mới sanh có độc.

Đằng măng – mắt không sáng, ngủ mới thức dậy.

Thô sáp – thô rít không trơn.

Muộn mô – sờ mó cầm nắm.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 9

Cảm hận – giận hờn.

Ánh tế – che sáng. Hỏa hoãn – lửa ấm. Tiêu hỏa – gió dữ.

 

ĐẠI THỪA LÝ THÚ SÁU BA LA MẬT KINH

QUYỂN 10

Mổ chỉ – ngón cái của tay chân.

Hạm đạm – hoa sen (hoa chưa nở, dù dung đã nở).

Toát ma – nhún rờ, sờ mó. Ba tiêu – cây chuối.

Lạc dịch y – áo lót mồ hôi, áo một đầu choàng lên vai hữu một đầu ở dưới nách tả rồi mặc y ca sa bên ngoài.

Giá sắc – trồng lúa là giá, gặt lúc là sắc – lúa ở đồng gọi là giá, lúa gặt về gọi là sắc.

 

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10