PHIÊN ÂM PHẠN NGỮ

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

  • Thần danh – Phần ba mươi hai.
  • Quỷ danh – Phần ba mươi ba.
  • Long (rồng) danh – Phần ba mươi bốn.
  • Niểu danh – Phần ba mươi lăm.
  • Mã danh – Phần ba mươi sáu.
  • Tạp danh – Phần ba mươi bảy.
  • Điểu danh – Phần ba mươi tám.
  • Ngư danh – Phần ba mươi chín.
  • Trùng danh – Phần bốn mươi.
  • Địa ngục danh – Phần bốn mươi mốt.

THẦN DANH – PHẦN BA MƯƠI HAI

(Danh tánh các vị thần)

  • Kiền-đạt-bà: cũng gọi Kiền-đập-bà hay Kiền-đập-hòa, dịch là tỷ hương (ngữi hương), cũng gọi là lạc nhạc thần (Đại Trí Luận – Quyển hai).
  • Chân-đà-la: cũng gọi là Khẩn-na-la, hoặc Chân-đà-la, dịch là nhân phi nhân.
  • Ma-ế-thủ-la: dịchh là đại tự tại.
  • Vi-nữu-thiên: dịch là biên vấn.
  • Cưu-ma-la-thiên: dịch là đồng tử.
  • A-tu-la: cũng gọi A-tu-luân hoặc A-tu-la. A nghĩa là vô, cũng gọi là phi; tu-la là tửu (rượu), cũng gọi là thiên (Quyển ba).
  • Na-la-diên: luận gọi là lực (Quyển bốn).
  • Đồng-long-ma: cũng gọi Sất-luận-ma, luận gọi là thọ (Quyển mười).
  • Tỳ-ma-chất-đa: cũng gọi Tỳ-ma-chất-để-lệ, cũng gọi Tỳ-machất-đa-la, dịch là chủng chủng nghi.
  • Bà-lê: luận gọi là hữu lực.
  • La-hầu-la: La-hầu là chướng nhật, la là trì.
  • Phú-na-bà-tẩu-quỷ: Phú-na dịch là mãn, Bà-tẩu là bảo, cũng gọi là địa, hoặc dịch là vật.
  • Uất-đát-la: cũng gọi Uất-đà-la, dịch là thắng, cũng gọi là hợp.
  • A-la-bà-ca-tỳ-ca-ca: A-la-bà-ca là bất trảm, Tỳ-sa-la là nhất thiết (tất cả) (Quyển hai mươi lăm).
  • Phu nhân Xá-chỉ: cũng gọi là thức-chỉ, dịch là tịnh (Quyển năm mươi sáu).
  • Đát-già-thần: dịch là thiên đường lai (Quyển bảy mươi lăm).
  • Diệm-bà-lợi vương: dịch là mộc tuyến (kinh Hoa Nghiêm – Quyển một).
  • Na-la-đạt: na-la dịch là nhơn, đạt là dữ (cho) (kinh Đại Niết-bàn – Quyển một).
  • Đà-la-bà: Đà-na dịch là thí, bà là hữu (có).
  • Bạt-đề-đạt-đa: dịch là hiền.
  • Kiến-đà: cũng gọi Tư-kiến-đà, dịch là ấm cuồng.
  • Ưu-ma-đà: đại cuồng.
  • A-bà-ma-la: A-bà dịch là vô, Ma-la là hoa man.
  • Đôn-phù-lâu: dịch là đơn huyền (đàn huyền) (Quyển mười bảy).
  • Lâu-đà-thiên: dịch là khả úy (Quyển hai mươi hai).
  • Ma-ni-bạt-đà: Ma-ni là châu (ngọc), bạt-đà là hiền (Quyển hai mươi sáu).
  • Phú-na-bạt-đà: phú-na là mãn, bạt-đà là hiền.
  • Tỳ-lưu-lặc: dịch là trưởng (Tăng Nhất A-hàm – Quyển một).
  • Tỳ-xá-ly-môn vương: Tỳ Sa-môn, Tỳ-Sa-môn dịch là chủng chủng văn.
  • Câu-tỳ-la: phi hảo thân (Quyển năm).
  • Tỳ-sa: Tỳ-xá, dịch là Đề-lật-đa-lại-sất (Quyển tám).
  • Tỳ-đầu-lại-sất: cũng gọi Đề-lật-đa-lại-sất, Đề-lật-đa dịch là trị, Lại-sất là quốc (Quyển mười ba).
  • Tỳ-lưu-ba-soa: phi hữu báo.
  • Câu-na-la: mã danh (tên ngựa) (Quyển ba mươi).
  • Bà-la-la: cũng gọi Bà-la-lại-tha, dịch là nguyện đắc (Trung Ahàm- Quyển tám).
  • Ma-ca-la: dịch là kình ngư.
  • Xá-la-thần (thần Xá-la): dịch là tiển (Trường A-hàm – Quyển mười hai).
  • Tỳ-bà-mật: cũng gọi Tỳ-bà-mật-đa-la, dịch là vô bằng hữu.
  • Nhơn-đà-la: dịch là chủ.
  • Bà-la-hu-tu-luân: cũng gọi Ba-la-a-tu-luân, dịch là cực tỉnh (Quyển hai mươi).
  • Diệm-ma-tu-luân: dịch là tỉnh.
  • La-ha-tu-luân: dịch là phược.
  • Na-xà-lâu: bất quang.
  • Đàn-đà-la: dịch là si.
  • Ế-ma-bạt-đà: cũng gọi Ế-ma-bát-đà-la hay gọi Ế-ma-ba-để, dịch là tuyết.
  • Tu-dật-lộ-ma: cũng gọi Tu-chỉ-lộ-ma, dịch là kế.
  • Mạn-đà-thần: dịch là lãn.
  • Tỳ-lô-văn: cũng gọi Tỳ-lô-na, dịch là thắng quang (Tạp A-hàm – Quyển ba mươi mốt).
  • Đầu-lại-sất-kiền-đạt-bà vương: cũng gọi thời Lý-đa-lại-sất, dịch là trị quốc.
  • Kim-tỳ-lự: Kim-tỳ-la, dịch là khổng phi khổng (Di-sa-tắc Luật – Quyển bốn).
  • Bát-ba-la-thần: Bát-bà dịch là tiết, la là trừ (Thập Tụng Luật – Quyển năm).
  • A-tỳ Thích-ca sơn thần: dịch là cực năng (Quyển hai mươi).
  • A-sất-nhị-xoa-thần: A-sất dịch là hành, Nhi-xoa là khoan (rộng).

(Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển bảy).

  • Tỳ-đế-lợi: cũng gọi Tỳ-đế-lợi-dạ dịch là tổ phụ (A-tỳ-đàm Tỳbà-sa – Quyển bảy).
  • Tỳ-xá-già thần: dịch là điên cuồng.
  • Bà-lâu-ni thần: dịch là tửu.
  • Xa-la-phá-la thần: dịch là bát cước chủng (tám ngón chân).
  • La-đường già: dịch là vô vị.
  • A-bà-đạt-trà: cũng gọi A-bà-kiền-trà, dịch là vô thống.
  • Bạt-đà-na thần nữ: dịch là trưởng.
  • Y-sất-địa bần thần: dịch là niệm thiên.
  • Ma-đầu-đạt-đà thần: Ma-đầu dịch là mật-đạt-đà là dữ.
  • Uất-đa-la: dịch là thắng.
  • Tất-lăng-già: dịch là phụ danh (tên cha).
  • Ma-đầu-kiền-đà thần: Ma-đầu-tư-kiền-đà, dịch là mật tụ.
  • La-hầu A-tu-la vương: La-hầu là chướng nguyệt (Quyển sáu).
  • Tỳ-ma-chất-đa-la A-tu-la vương: dịch là nghi chủng chủng (Đại phương đẳng – Đại tập kinh – Quyển mười chín).
  • Tỳ-số-già-na A-tu-la vương: chủng chủng quang.
  • Bạt-đà-hòa đẳng: cũng gọi Bạt-đà-bà-la, dịch là hiền lực (Kinh Anh lạc – Quyển một).
  • Khư-la-khiên Đại A-tu-la vương: dịch là đại trí ác ấm (kinh Pháp Hoa – Quyển một).
  • Kiền-đà: dịch là hương (Quyển bảy).
  • Thủ-ba-na-la diên thần: dịch là dõng lực. (kinh Bách Cú Thí Dụ – Quyển ba).
  • Câu-câu-la: dịch là khúc (kinh Phổ Diệu – Quyển bảy).
  • Duy-diệm-văn: cũng gọi Tỳ-diệm-văn dịch là tiêu tức.
  • Đạt-bà-ma-la: cũng gọi Đạt-bà-ma-la, Đạt-bà dịch là dõng, Mala là hoa (kinh Báo Ân – Quyển bốn).
  • Ma-thố-xá-a-ma-thố-xá: dịch là nhơn phi nhơn (Tát-bà Xử Thai Kinh – Quyển một).
  • Bà-ha A-tu-la vương: Bà-ha dịch là bối (lũ, bọn) (Quyển năm).
  • Thiết-đà-lân-già-ế thần: kinh gọi nhiếp thanh (Sanh Kinh – Quyển hai).
  • Tán-chỉ-quỷ-thần: dịch là tụ (kinh Kim Quang Minh – Quyển ba).
  • Ma-ni-bạt-đà: dịch là chu hiền.
  • A-la-bà-đế: dịch là bất đắc.
  • Tần-đầu-lư-già: cũng gọi Tân-đầu-lư-phả, Tân-đầu dịch là khất thực, lư-phả là thực.
  • Ma-la-la-xà: dịch là thắng nhất thiết.
  • Ma-ni-càn-đà: dịch là chu hương.
  • Ni-càn-đà: dịch là vô hệ.
  • Ma-ni-càn-sất: Ca-sất dịch là đoản.
  • Ba-chi-la: bàn-giá-la, dịch là ngũ năng.
  • Xa-bát-xa-bà: dịch là khinh động.
  • Bà-na-lợi-thần: dịch là thư tôn-hầu.
  • Đàm-ma-bạt-la: dịch là pháp lực.
  • Ma-kiệt-bà-la: cũng gọi Ma-già-la-bà-la, Ma-già-la dịch là ngư danh, Bà-la dịch là lực.
  • Miên-lực-mật-đa: cũng gọi Tu-lợi-mật-đa, Tu-lợi là viết, Mậtđa là chu.
  • Lặc-na-sí-xa: dịch là đại phạn.
  • Quân-đà-già: bạch hoa thảo.
  • Kiếm-ma-xá-đế: Kiếm-ma dịch là tác, xá-đế dịch là bách.
  • Xa-la-mật-đế: Xa-la là ốc (nhà), mật-đa là chi.
  • Ế-ma-bạt-đà: Ế-ma dịch là kim, bạt-đà là hiền.
  • Mậu-chỉ: dịch là thoát.
  • Ba-ha-lợi-tử: dịch là đả (đánh).
  • Khư-la-tắc-đà: cũng gọi Khư-la-tư-kiến-đà, dịch là huyền thể.
  • Chiên-đà-chiên-đà-lợi: Chiên-đà dịch là khả úy, cũng gọi là ác; Chiên-đà-lợi nghĩa là bất tánh nữ (không phải họ nữ).
  • Cưu-la-cưu-la-bàn-đề: Cưu-la dịch là thân thân, cũng gọi là tánh, đàn-đề là phạt.
  • Đà-na-bà thần vương: dịch là hữu thí (Đại Vân Kinh – Quyển một).
  • Na-la vương: dịch là nhơn (người) (kinh Đại Thông Phương Quảng Sám Hối Trang Nghiêm – Quyển thượng).
  • Ô-tô-man: kinh gọi là ngục thần (kinh Tu Hành Bổn Khởi – Quyển hai).
  • La-bà-xa-thần: dịch là ngãi (cắt cỏ) (kinh Ma-ha-ma-da – Quyển một).
  • La-bà-nê-thần: dịch là khiêm ngãi.
  • Bàn-già-dực: cũng gọi Bàn-già-duẩn-khư, Bàn-già dịch là ngũ, Duẩn-khư là hiền (kinh Phật Bổn Hạnh).
  • A-lạp quỷ thần: cũng gọi A-lạp-bà dịch là tiểu ngộ (lầm).
  • Phật-đà Tiên-đà-lâu đa thần: dịch là giác lưu thanh (Đại Ái Đạo Nê-hoàn kinh).
  • Tỳ-xà-da Tẩu-đa-bà thần: dịch là Tỳ-xà-da là thắng, Tẩu-đa là văn, bà là hữu.
  • Bà-la-na Phật đàm thần: Bà-la-na dịch là niệu, Phật đàm dịch là giác.
  • Nhơn-đài-la thần: cũng gọi Nhân-đề-la, dịch là thiên chủ.
  • Bà-đa-kỳ-lợi thiên thần: cũng gọi Bà-đa-dã-lợi, dịch là lạc sơn (Thiên Thần Vinh Bảo Kinh).
  • Cưu-ma-la thần: dịch là đồng tử (Phật Thuyết Xuất Sanh Vô Lượng Môn Kinh).
  • Tỳ-mâu-lâu: cũng gọi Tỳ-mâu-lâu-đa, dịch là vô sơn (kinh Minh Tinh Thiên Tử Môn Từ).

QUỶ DANH – BA MƯƠI BA

  • Dạ-xoa: cũng gọi là duyệt xoa, dịch là năng cảm (Đại Trí Luận – Quyển hai).
  • La-sát: dịch là khả úy, cũng gọi là hộ.
  • Xà-la vương: dịch là phước.
  • Cưu-bàn-trà: cũng gọi Cưu-biện-trà dịch là đông quá (Quyển ba mươi).
  • Phù-đà: cũng gọi là Bộ-đà, hay gọi là phù thái, dịch là dĩ sanh, cũng gọi là đại thân.
  • Tu-la: thủ-la, dịch là dõng, luận là bất.
  • Tỳ-xá-xà: cũng gọi Tỳ-xá-già, dịch là cuồng (Quyển năm mươi bốn).
  • Phù-lâu-đa-na: cũng gọi Phù-đa-na dịch là phù.
  • Già-la dạ-xoa: dịch là ốc.
  • Già-la-phú-đơn-na: cũng gọi là Ca-sất-phú-đơn-na, cũng gọi là Ca-phù-đơn-na, dịch là Cực-xú (Đại Niết-bàn Kinh – Quyển mười lăm).
  • Bạc-câu-la quỷ: dịch là điển (Tăng Nhất A-hàm – Quyển mười bảy).
  • Già-la-quỷ: dịch là thôn thực (Quyển ba mươi ba).
  • Ưu-già-bà-quỷ: cũng gọi Ưu-già-la, dịch là uy đức.
  • Xà-ni-sa-quỷ: kinh gọi là thắng kết sử (Trường A-hàm – Quyển năm).
  • Bạt-kỳ Dạ-xoa: Bạt-kỳ dịch là tụ dạ-xoa như trên đã dịch (Thập Trụ Luật Sơ Tụng – Quyển hai).
  • Ma-kiệt-đà Dạ-xoa: Ma-kiệt-đà dịch là văn danh, cũng gọi tinh danh.
  • Dạ-xoa Ni: Dạ-xoa: như trên, Ni là nữ (Thiện Kiến Luật – Tỳbà-sa – Quyển ba).
  • Na-lân-la Dạ-xoa: Na-lân-la dịch là liên hoa (Quyển bốn).
  • A-la-bà-ca Dạ-xoa: dịch là thiếu ngữ.
  • Tu-chí-lậu-ma: cũng gọi là Bố-chí-ma, dịch Tu-chí là kế, ma là mao.
  • Kha-la: dịch là cường.
  • Kiệt-sất-phú-thả-na: dịch là Thọ-xú (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển mười sáu).
  • A-la-tỳ quỷ: tên nước (kinh Xuất Diệu – Quyển tám).
  • Kha-đà-la quỷ: dịch là đạm (kinh Hiền Ngu – Quyển bảy).
  • Lam-bà-la-sát: dịch là thụy (kinh Pháp Hoa – Quyển bảy).
  • Kiết-giá: cũng gọi Kiết-lật-giá dịch là sự.
  • Phú-đa-la: dịch là Xú-lan.
  • Tỳ-lam-bà: dịch là thụy.
  • A-la: dịch là đại ba (sóng lớn).
  • Ô-ma-lặc-già: dịch là đại sát hành.
  • A-bạt-ma-la: dịch là vô khải.
  • Bà-la-da: Bà-la dịch là lực (kinh Bà-tu-mật – Quyển hai).
  • A-tỳ-phiến-đề: A-tỳ-sản-đà, dịch là đại lậu.
  • Ban-xà-quỷ: dịch là ngũ (năm) (kinh Phổ Diệu – Quyển ba).
  • Ma-la-đà-lợi Dạ-xoa: dịch là hoa trì, (kinh Niệm Phật Tam-muội – Quyển một).
  • Yết-ma-ba-la quỷ: cũng gọi Yết-ma-sa-ba-đà, dịch Yết-ma-sa là mặc, Ba-đà là thắng. (Tăng-già La-sát Sở Tập Kinh – Quyển hai).
  • Tu-đà-lợi-xá-na quỷ vương: dịch là hảo kiến (Ma-ha-ma-da – Quyển thượng).
  • Ế-mậu-bát-để-quỷ: cũng gọi Ế-ma-bát-để, dịch là kim châu (Tạp Kinh).
  • Bạt-đề-lê-huynh quỷ: dịch là trưởng.
  • Bạt-đà-la-đệ quỷ: dịch là hiền.
  • Bạt-a-la-ca: dịch là hiền.
  • Bạt-đà-la-kiếp-ma: dịch là hiền.
  • Cưu-ma-la: dịch là đồng.
  • Ha-tất-đa-ca: dịch là Khả-tất-đa-ca, dịch là bất tự.
  • Ba-la-na-quỷ: dịch là niệu.
  • Tỳ-sa Dạ-xoa quỷ: dịch là độc.
  • Ca-sa-la: vô nhãn.
  • Ba-sa-la: dịch là năng ẩm.
  • Đạn-hu-ca: cũng gọi đờn sách ca, dịch là bạc.
  • Ma-đầu: dịch là mỹ.
  • Ha-lợi-đề-da: Ha-lợi dịch là thiên sanh, đề-da dịch là khả dữ (kinh Chú Tặc).
  • La-ma-tuy-kiệt: cũng gọi La-ma-na-càn-đà-na-la, La-ma dịch là hí, na-càn-đà-na-la dịch là long vương (kinh Ma-du-thuật).
  • Ma-ni-bát-la: cũng gọi Ma-ni-bà-la dịch là pháp hộ.
  • Kiền-đà-thi-ha: dịch là hương thắng.
  • Câu-ma-hòa-la: cũng gọi Câu-ma-la-bà-la, dịch là đồng tử lực.
  • Kha-lặc-phục-đa: dịch là tha sanh (kinh Vô Lượng Môn-phá-maphá Đà-la-ni).
  • Na-la-diên-bà-la: Na-la-diên dịch là thần, lực Bà-la dịch là lực.
  • Na-lệ-đồng-đà-la: dịch là nhân vương.
  • Độ-đà-lợi-sa: dịch là bất kiến-khả.
  • Ca-la-la: dịch là trừ hắc (đen).
  • Tu-bà-hầu: dịch là hảo kiến.
  • Ha-lợi-đà-quỷ-tử mẫu: cũng gọi là Khả-lợi-đà, dịch là hoàng (Lịch Quốc Truyện – Quyển một).
  • Tỳ-ma-quỷ: dịch là khả úy.
  • Phật-đà-bà-la Dạ-xoa quỷ vương: dịch là giác hộ.

LONG DANH – PHẦN BA MƯƠI TƯ

(Tên loài rồng).

  • Ma-hầu-la-già: cũng gọi Ma-phục-lặc dịch là đại hùng hạnh (Đại Trí Luận – Quyển hai).
  • A-ba-la Long vương: cũng gọi A-ba-la-la dịch là vô lưu diên (Quyển ba).
  • A-na-bà-đạt Long vương: cũng dịch là A-la-bà-dụ-đa, dịch là vô nhiệt (Quyển năm).
  • Cô-lợi Long vương: cũng gọi là Dĩ-lợi-mi, dịch là xảo hành, cũng gọi là thứ đệ (Quyển mười).
  • A-già-la Long vương: dịch là vô cảnh.
  • Bạt-nan-đà: cũng gọi Nhân-đà-la-bàn-na, đà-la dịch là thiên chủ, ban-na dịch là lâm.
  • Bà-già-đa Long vương: cũng gọi Bà-già-đạt-đa, dịch là công đức (Quyển hai mươi mốt).
  • Nan-đà: luận gọi là hỉ, dịch là hoan hỷ.
  • Tỳ-lâu-sa-xoa Long vương: cũng gọi là Tỳ-bát-xoa, bà-la dịch là bất hảo sắc căn (kinh Hoa Nghiêm – Quyển một).
  • Y-đa-bát-đa-la: cũng gọi Y-la-bát, y-la dịch là hương, bát-đa-la là khí (Quyển hai mươi lăm).
  • Sa-già-la Long vương: dịch là hải.
  • Bà-nan-đà Long vương: cũng gọi Ưu-bát-nan-đà, luận gọi là đại hỉ, dịch là đại hoan hỉ (Quyển ba mươi hai).
  • Y-na-ban-na: cũng gọi Nhân-đà-la-bàn-na, dịch là hiền hỷ.
  • Sa-kiệt Long vương: cũng gọi Sa-già-la, cũng gọi là sa-kiệt, dịch là hải (Quyển ba mươi chín).
  • A-nậu-đạt Long vương: cũng gọi A-nậu-đạt-đa, A-nậu dịch là tiểu.
  • Đạt-đa là dữ, A-xá dịch là vô nhiệt (Quyển bốn mươi hai).
  • Hòa-tu-kiết: cũng gọi bà-tu-thu, Hòa-tu dịch là hảo, thụ là hữu (Đại bát Niết-bàn Kinh – Quyển một).
  • Ban-trù: dịch là hoàng ủy (Tăng Nhất A-hàm – Quyển ba mươi hai).
  • Tần-già-la: dịch là hoàng xích (vàng đỏ).
  • Nương-khư-long: cũng gọi cố khư, dịch là kha.
  • Y-na-bà-la: cũng gọi Nhơn-đà-la-bà-la, dịch là thiên chủ lực (Trường A-hàm – Quyển mười chín).
  • Đề-đầu-lại-sất: dịch là trị quốc.
  • A-lô: cũng gọi A-lô-ca, dịch là minh.
  • Già-tỳ-la: cũng gọi Cam-tỳ-la, dịch là thâm.
  • A-bà-la: dịch là bất hộ.
  • Già-thố: dịch là hậu (dày).
  • Địch-già-thố: cũng gọi là Cù-già-thố, dịch là địa hậu.
  • Cù-ba-lợi-long: dịch là thiên hộ (Tạp A-hàm – Quyển 22).
  • Am-ba-la-đề-bà: cũng gọi Am-ba-la-đề-bà, Am-ba-la dịch là thọ danh, đề-bà dịch là thiên (Thập Tụng Luật Tam Tụng – Quyển bốn).
  • Tỳ-đạt-đa: tỳ dịch là thắng, đạt-đa là dữ (Tạp Tụng – Quyển năm).
  • Kỳ-lê-long: dịch là sơn.
  • Ma-ha-tư Long vương: dịch là đại ý (Tăng Nhất – Quyển bốn).
  • Ca-tỳ-la Long vương: cũng gọi Ca-tỳ-la, dịch là thượng (xanh).
  • A-nhiếp-ba-la Long vương: cũng gọi A-tỏa-bà-la, dịch là mã lực.
  • Y-la-bạch long tượng: dịch là tật hành (Tăng Kỳ Luật – Quyển bốn).
  • Bà-lưu-ni: dịch là sy (ngây ngô).
  • Ma-ni-kiền-đại: Ma-ni là Châu-kiền-đại là hương (Tứ Phần Luật – Quyển ba).
  • Cù-đàm-minh: cũng gọi Cù-đàm-di, dịch là họ.
  • Già-tỳ-la-niết-bà-la; cũng gọi Cam-tỳ-la-niết-bà-la, Cam-tỳ-la dịch là thâm, niết-tỳ-la là xảo.
  • Y-la-bạt-na-long: cũng gọi Y-la-bạt-đà-na, dịch là hành trưởng vũ (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Bà-tu-ca-long: cũng gọi Bà-tu-địa, dịch là bảo trì (Quyển năm mươi sáu).
  • Y-la-bàn-na Long vương: Y-la dịch là hương, bàn-na dịch là lâm (Bát Kiền Độ – Quyển một).
  • Thứ-bà-la Long vương: dịch là mao y (kinh Hoa Đầu – Quyển một).
  • Thâu-đà-la Long vương: dịch là thiện trì.
  • Kiều-đà Long vương: cũng gọi Kiều-đa-ma, dịch là họ (tánh).
  • Đức-xoa-ca Long vương: dịch là trị độc.
  • Tôn-đà-la Long vương: dịch là khả ái, cũng gọi là hảo.
  • Khu-bát-la Long vương: dịch là đại sắc hoa (kinh Pháp Hoa – Quyển một).
  • Uất-đà-la Long vương: dịch là thắng (kinh Ma-đắc-già – Quyển một).
  • Đề-lê-trá Long vương: cũng gọi Đề-lê-sư-trá, dịch là trụ sơn hỏa.
  • Ca-la Long vương: dịch là hắc sắc, y-la Long vương dịch là hương.
  • Tán-câu-long: cũng gọi cố câu, dịch là kha (ngọc kha).
  • Văn-lân Long vương: tên núi sơn danh (kinh Bồ-tát Xử Thai – Quyển năm).
  • Kim-tỳ-la vương: dịch là khổng phi khổng (Phật Sở Hành Tán – Quyển bốn).
  • Ca-la-ca: dịch là thời, cũng dịch là hắc.
  • A-bà-la-long: dịch là vô lực.
  • Mục-chân-lân vương: thắng vương (kinh Kim Quang Minh – Quyển hai).
  • Đà-tỳ-la Long vương: (kinh Đại Vân – Quyển một).
  • Tân-đầu Long vương: dịch là hà danh (tên sông).
  • Bạt-xoa Long vương: hà danh.
  • Tư-đà Long vương: hà danh.
  • Bát-tập Long vương: dịch là vân.
  • Tỳ-xá Long vương: dịch là quang.
  • Bán-xà-la Long vương: dịch là long.
  • Ca-ca-la Long vương: dịch là đại hắc.
  • Uất-già-la Long vương: đại hắc (Tu Hành Bổn Khởi Kinh – Quyển một).
  • Y-la-mạn Long vương: dịch là hữu hành (Văn Thù Hiện Bảo Tạng Kinh – Quyển thượng).
  • Nan-đầu-hòa-nan-long: cũng gọi Nan-đà-bà-na: dịch là hỉ lâm (kinh Ban-Chu Tam-muội).
  • Bà-tu-long: dịch là bảo (Phật Vấn Tứ Đồng Tử Kinh).
  • Cù-ba-lê-long: dịch là địa hộ (A-dục Vương Ư Sanh Đại Tín Giáo).
  • Am-bà-la-đề-đà long: cũng gọi Am-bà-la-đề-bà; Am-bà-la là thọ danh, đề-bà là chiên (kinh Ưu-bà-tắc Ngũ Giới Trung Quốc).
  • Vân điệp A-bà-la-la: truyện gọi là bất thành tra (Ngoại Đạo Truyện – Quyển hai).
  • Tu-na-ma-long: dịch là hảo ý (Lịch Quốc Truyện – Quyển ba).

NIỆU DANH – PHẦN BA MƯƠI LĂM

  • Ca-la-lặc: cũng gọi Ca-la-la, dịch là xích bạch cộng hợp (trắng đỏ cùng hợp) (Tăng Nhất A-hàm – Quyển hai mươi).
  • Cừu-đà-diên: cũng gọi Cừu-đà-la, cừu là hảo, cũng gọi là địa, đà-la là khởi.
  • Bà-ma-na.
  • Ca-ni-lưu: cũng gọi Ca-nê-la, dịch là tiểu.
  • Ưu-bát: cũng gọi Ưu-bát-la, dịch là đại liên hoa (hoa sen đen).
  • Kim-đầu-ma: dịch là xích liên hoa (hoa sen đỏ).
  • Câu-mâu-đà: dịch là địa việt.
  • Phân-đà-lợi: cũng gọi là Bôn-đa-lợi, dịch là bách liên hoa.
  • Ma-ha-na-cực: cũng gọi Ma-ha-na-dã-đà-la, dịch là đại niểu vương.
  • Na-la diên: dịch là lực.
  • Mãn-hô: kinh gọi là giác (Quyển ba mươi mốt).
  • Na-la-kỳ lê: dịch là lậu sơn.
  • Ca-lê-thố: dịch là thư niệu.
  • Bồ-tát Đà: dịch là tăng trưởng công đức (Tạp A-hàm – Quyển ba).
  • Y-la-viên niệu: cũng gọi Y-la-bà-na, dịch là chủ thánh (Tạp Tụng – Quyển một).
  • Bạt-đà-hòa niệu: cũng gọi Bạt-đà-la, Bạt-đà-la dịch là hỏa, cũng gọi là hiền.
  • Ế-ma-hòa niệu: cũng gọi Ế-ma-bà-đa, Ế-ma dịch là tuyết, bà-đa là sơn.
  • Già-ni-la niệu: dịch là hoàn niệu (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển mười bảy).
  • A-la-lặc-ca niệu: dịch là thắng.
  • Ma-trà niệu: cũng gọi là vị đa, dịch là túy (Quyển hai mươi ba).
  • Y-la-bát-na niệu: cũng gọi là y-la-đa-la, dịch là hướng diệp.
  • Đàn-na-ba-la niệu: Đàn-na dịch là vật, bà-la dịch là thủ, cũng gọi là hộ (Quyển bốn mươi sáu).
  • Bôn-đà-lợi-đa niệu: cũng gọi là phân đà lợi (Tử Táng Hàm Bất Ly Kinh).

MÃ DANH – PHẦN BA MƯƠI SÁU

(Tên loài ngựa).

  • Bà-la-mã vương: dịch là lực (kinh Hoa Nghiêm – Quyển một).
  • Bà-la-xá: dịch là đại lạc (Tăng Nhất A-hàm – Quyển ba mươi mốt).
  • Bà-la-ha: dịch là phá địch (Tạp A-hàm – Quyển bảy).
  • Bà-la-ế mã vương: cũng gọi là Bà-la-ha, dịch là vân, cũng gọi là phá luân (Thập Tụng Thiện Tụng Luật – Quyển bốn).
  • Kiền-đà-mã: dịch là hương (Đại Phương Đẳng Đại Tập Kinh – Quyển mười lăm).
  • Kiền-trắc: Kiền-đà-ca, dịch là nạp (kinh Quá Khứ Hiện Tại, Nhân Duyên, Nhân Quả – Quyển một).
  • Khiên-đặc mã: dịch là hành (Tu Hành Bổn Khởi Kinh – Quyển một).

TẠP THÚ DANH – PHẦN BA MƯƠI BẢY

(Tên các loài).

  • Khác-già thú: dịch là bình (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển bốn).
  • Tỳ-xá-già: dịch là cuồng điên.
  • Khẩn-na-la: dịch là nhân phi nhân.
  • Trà-ca-la-tỳ sư tử: kinh gọi là thụ thệ (kinh Hiền Ngu – Quyển mười hai).
  • Kiếp-tân-lão-la: dịch là thương (xanh), (Ưu-bà-tắc Giới Kinh – Quyển hai).
  • Tiên-tiết sư tử vương: cũng gọi là Tắc-ba, dịch là trịch (Tập Tam thừa – Quyển ba).
  • Tư-đàn-diên: dịch là cộng khởi (kinh Tu-đại-noa).

ĐIỂU DANH – PHẦN BA MƯƠI TÁM

(Loài chim).

  • Ca-lăng-tỳ-già điểu: chim Ca-lăng-tỳ-già, cũng gọi Ca-la-tầngià, cũng gọi là ca-lan-già. Ca-lăng dịch là hảo, tỳ-già là thanh (Đại Trí Luận – Quyển bốn).
  • Ca-tần-xà-la điểu: dịch là điểu cưu (Quyển mười hai).
  • Ca-lâu-la vương: kim sí (kinh Hoa Nghiêm – Quyển bốn mươi).
  • Câu-chơn-la: Câu-chỉ-la dịch là hảo thanh (Quyển bốn mươi hai).
  • Ca-tỳ-già điểu: cũng gọi Ca-tỳ-già-la, ca-tỳ dịch là thanh-già-la là hảo.
  • Kiền-đạt-bà: dịch là xú hương, cũng gọi là lạc thần (kinh Đại bát Niết-bàn – Quyển một).
  • Ca-lan-đà: Ca-lan dịch là hảo, đà là dữ (cho).
  • Sí-lai: cũng gọi câu-sí-la, dịch là từ thanh vi danh (từ âm thanh mà đặt tên).
  • Kỳ-bà-kỳ-đà: dịch là mạng mạng.
  • Bà-la-bà-la điểu: dịch là bạch hạc (Quyển hai).
  • Sa-la-ca-lân-đề: Sa-la dịch là thật, ca-lân dịch là khả ái, đề là dữ (Quyển ba).
  • Ca-ca: cũng gọi là giả lệnh, dịch là vi (Quyển hai mươi).
  • Cứu-cứu-la: dịch là khê.
  • Chớ-chớ-la: dịch là quát (?).
  • Tát-bà-xa-đa: Tát-bà dịch là nhất thiết, xa-đa là phú: che.
  • Mạn-đà-ba: dịch là đình xá.
  • Ni-la-bà-di: Ni-la là do (dầu), bà-di là ẩm.
  • Kỳ-lan-na: dịch là thứ sát (Tạp A-hàm – Quyển năm).
  • Kỳ-bà điểu: cũng gọi là thời bà, dịch là mạng (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển hai).
  • Cù-chỉ-là điểu: cù dịch là bán, cũng gọi là địa, la là đính (?) (Đại Phương Đảnh Đại Tập Kinh – Quyển bốn).
  • Luật-đề anh vũ: dịch là khả úy.
  • Bát-xoa điểu: cũng dịch là Bát-xoa, dịch là sí (kinh Bách Cú Thí Dụ – Quyển bảy).
  • Xá-quân đà điểu: Xá-quân-đà dịch là điểu (Phật Sở Hành Tán – Quyển hai).
  • Cưu-la-bộ: dịch là thủy điểu (Quyển ba).
  • La-bà điểu: cũng gọi La-bà-ca, dịch là nhẫn.
  • Cưu-na-la điểu: dịch là hảo nhãn (kinh Đức Quang Thái Tử).
  • Tu-hoàn-nan-việt phượng hoàng: cũng gọi Tu-bát-na-bát-na, dịch là kim sắc (kinh Ma-do-thuật).
  • Già-ca-thứ: cũng gọi Ca-la-bà-câm, dịch là uyên ương.
  • Địch-bạt-sất điểu: dịch là tùy ngư.- Ha-lợi-na điểu: dịch thanh sắc.

NGƯ DANH – PHẦN BA MƯƠI CHÍN

(Loài cá).

  • Ma-già-la ngư vương: cũng gọi là Ma-kiệt, dịch là kình ngư (Đại Trí Luận – Quyển bảy).
  • Đề-mê ngư: cũng dịch là Để-mê, dịch là xà (hỏa táng) (Thập Tụng Luật Thất Pháp – Quyển năm).
  • Thất-mục-ma-la ngư: dịch là sát tử.
  • Thủ-ma-la: luật gọi là ngạc ngư, dịch là hảo cấu (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa – Quyển bốn).

TRÙNG DANH – PHẦN BỐN MƯƠI

(Loài trùng).

  • Ca-la-cầu-la trùng: cũng gọi ca-la-cữu-na. Ca-la dịch là hắc, cốc-na dịch là bổn trùng (Đại Trí Luận – Quyển bảy).
  • Ma-la độc xà: Ma-la dịch là hoa man (kinh Đại Niết-bàn – Quyển mười một).
  • Ca-la-la trùng: dịch là hắc.
  • Duy-ba-trùng: cũng gọi Bản-na-già, dịch là thủy xà (Quyển hai mươi chín).
  • Cù-đà: dịch là lăng lý (Quyển ba mươi).
  • Trủy-trủy-la: dịch là thằng (Tạp A-hàm – Quyển hai).
  • Vu-đầu-la trùng: dịch là dẫn (?) (Thập Tụng Luật Sớ Tụng – Quyển một).
  • Tát-bạt: cũng gọi Tát-bà, hay là Tát-sa, dịch là xà (Quyển năm).
  • Đề-đầu-lại-sất xà: dịch là trị quốc (Luật Di-sa-tắc – Quyển mười chín).
  • Đát-xa-xà: cũng gọi Đát-xoa, dịch là thị độc.
  • Y-la-man-xà: dịch là tật hành.
  • Tỳ-lâu-la A-xoa xà: dịch là quách tác nhãn.
  • Cù-đàm-xà: là họ (tánh).
  • Nan-đà-bạt-nan-đà-xà: dịch là hoan hỷ, đại hoan hỷ.
  • Câu-lâu-trà: dịch là nhãn (Quyển ba mươi hai).
  • Năng-hoàn-đà: dịch là thỉ trùng (A-tỳ-đàm Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Xà-lô: dịch là phụ (cá giếc) (Quyển một).
  • Ma-xa: xà văn (Quyển ba mươi tư).
  • Tăng-xà-ma: cũng gọi Đằng-xà-ma, dịch là chỉ (?).
  • Bát-thắng-già trùng: kinh gọi là phi ngã (kinh Bà-tu-mật – Quyển một).
  • A-do-lặc trùng: dịch là bất thốn (?) (kinh Phật Tạng – Quyển trung).
  • Sa-già-la mục-ca trùng: Sa-già-la dịch là hải, mục-ca là thoát.
  • Tu-chỉ-mục-ca trùng: dịch là kế khẩu.
  • A-xà-ca-la xà: dịch là thương xà (kinh Ma-ha-ma-da – Quyển thượng).
  • Cựu-lợi ni: dịch là thực mộc (Tạp kinh).

ĐỊA NGỤC DANH – PHẦN BỐN MƯƠI MỐT

  • A-tỳ địa ngục: cũng gọi là A-tỳ, cũng gọi là Tỳ-a-chí, dịch là vô gián (Đại Trí Luận – Quyển bảy).
  • Ni-lê: cũng gọi là Nê-lê-thủ, cũng gọis là Nê-lê-ca, dịch là vô sở hữu.
  • A-phù-đà địa ngục: cũng gọi là A-phù-đà hoặc Bà-phù-đà. Luận gọi A-phù-đà là thiếu đa hữu khổng, dịch là thập ức (Quyển ba)l.
  • Ni-la-phù địa ngục: luận gọi là vô khổng, dịch là bá ức.
  • A-la-la: dịch là nhơn thanh vi danh (vô âm thanh mà được tên).
  • Há-la-la: luận gọi là hàn chiến thanh.
  • A-bà-bà: dịch là nhơn thanh vi danh.
  • Hưu-hưu: nhơn thanh vi danh.
  • Ẩu-bà-la: dịch là tợ đại sắc hoa (tợ như hoa màu đen).
  • Phân-đà-lợi-ca: tợ đại hắc liên hoa.
  • Ma-ha-bà-đầu: dịch là tợ đại hắc liên hoa.
  • Ba-đầu-ma: cũng gọi Bát-đầu-ma, luận gọi hồng liên hoa, dịch là xích liên hoa.
  • Già-lâu-la địa ngục: dịch là trùng long (kinh Hoa Nghiêm – Quyển ba mươi hai).
  • Đề-xá-nê-lê: dịch là đề-xá, dịch là thuyết. Nê-lê như ở trên đã dịch (kinh Đại Bát Niết-bàn – Quyển bốn).
  • Cù-ba-ly Tỳ-kheo Đại nê-lợi: cũng gọi Cù-la Tỳ-kheo nê-lê. Cù dịch là ngưu, cũng gọi là xà, xà ba dịch là hộ Tỳ-kheo.
  • Đế-bà-đạt bạch nhi nê-lê: cũng gọi Đề-bà-đạt-đa, đề-bà dịch là thiên đạt-đa dịch là dữ.
  • Ma-ha A-tỳ: dịch là đại vô vấn (Tăng Nhất A-hàm – Quyển hai).
  • Lô-lạp địa ngục: cũng gọi lô-la-bà, dịch là khả úy thanh (A-tỳđàm Tỳ-bà-sa – Quyển bốn mươi tám).
  • A-bà-tư-địa địa ngục: dịch là nhơn thanh vi danh (kinh Thập Trụ Đoạn Kết – Quyển bốn).
  • A-đạt-đa địa ngục: dịch là bất tử (kinh Báo Ân – Quyển ba).
  • Tân-trá-la địa ngục: kinh gọi tập dục (kinh Phổ Siêu Tam-muội – Quyển bốn).
  • Tăng già-đà địa ngục: dịch là hợp hội (kinh Bồ-tát Tạng).
  • A-dụ-tham-ba-lê-hoàn-ni-lê: cũng gọi A-du-tùng-bát-đa-la-bànam dịch là thiết lực diệp trượng (lá dao bằng thiết) (kinh Thiết Thành Nê-lê).
  • Ma-ha-lư-cát địa ngục: dịch là bất động (Phật Thuyết Quang Hoa Kinh).
  • Ba-đa-bạn-nê-lê trung: cũng gọi Ba-la-đa-ba-na, dịch là cực viêm (nóng) (Nam Phương Kinh).
  • Ca-la-tú-đầu-nê-lê: cũng gọi Ca-la-tu-đa-la, dịch là hắc thằng (dây đen).
  • Xa-ma: dịch là thanh sắc (sắc xanh) (kinh Ma-ha Diễn Tinh Tấn Độ Trung Tội Báo).
  • Hầu-hầu: tùng thanh vi danh (theo tiếng mà gọi tên).
  • Ma-ha-ba-đầu-ma: dịch là đại xích liên hoa.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10