PHIÊN ÂM PHẠN NGỮ

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 3

  • Tỳ-kheo Ni danh – phần mười hai.
  • Sa-di danh – Phần mười ba.
  • Sa-di Ni danh – Phần mười bốn.
  • Thanh danh đức hạnh – Phần mười lăm.
  • Tạp quán hạnh danh – Phần mười sáu.
  • Tội chướng danh – Phần mười bảy.
  • Ca-hy-na-y pháp – Phần mười tám.

DANH TÁNH TỲ KHEO NI – PHẦN MƯỜI HAI

  • Tỳ-kheo Ni: Tỳ-kheo là Phá ác, cũng gọi là Bố ma hay Khất sĩ.

Ni là chỉ người nữ (Đại Trí Luận – Quyển ba).

  • Cù-đàm-di: cũng gọi Kiền-đàm-di, Kiều đàm là họ, di là nữ (Quyển hai).
  • A-la-bà Tỳ-kheo Ni: dịch là bất đắc (Quyển tám).
  • Sỉ-xá khư Kiều-đàm: Tỳ-kheo Ni: Sĩ-xa-khư là đa phát (tóc) Kiều-đàm là họ.
  • Uất-bát-la-hoa Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là Uất-ba-la, dịch là đại sắc (màu đen). (Quyển mười ba).
  • Da-thâu-đà-la: cũng gọi là Da-thủ, Da-thâu dịch là danh văn, Đà-la dịch là trì (Quyển mười bảy).
  • Bạt-la: cũng gọi Bạt-đà-la, dịch là hiền (Quyển hai mươi bốn).
  • Tu-di-đà-tỳ Tỳ-kheo Ni: hảo tông duệ (trí huệ thông suốt) (Quyển ba mươi).
  • Ma-thâu-bà-thi-tha Tỳ-kheo Ni: Ma-thâu dịch là mật.
  • Ba-thi-tha dịch là tàn, cũng gọi là thắng (Quyển ba mươi tám).
  • Ưu-ba-nan-đà: dịch là đại hỷ (kinh Đại Niết-bàn – Quyển một).
  • Ba-xà ba-đề Cù-đàm-di: Bà-xà là thế, bà-đề là chủ (Quyển năm).
  • Sấu-cù-đàm-di: sấu nghĩa là hảo, Cù-đàm-di như đã dịch ở trên (Quyển hai mươi tư).
  • Sẩm-ma: dịch là nhẫn (Tăng Nhất A-hàm – Quyển hai).
  • Cơ-lợi-xá Cù-đàm-di: cũng gọi là kiết-ly Xá-cù-đàm-di, Cơ-lợixá là sấu (gầy, xấu), Đàm-di là họ.
  • Xa-ma là tịch tịnh.
  • Ba-đầu-lan-na: cũng gọi Ba-trữu-lan-xà-na, Ba-trửu là biện lơ (hiểu rõ), Lan-xà-na là khả lạc (vui).
  • Ba-la-già-na: cũng gọi Bà-la-xà-na. Ba-la nghĩa là tha (khác, họ), xà-na có nghĩa là người.
  • Bạt-đà-tỳ-ly: Bạt-đà dịch là đại, Ca-tỳ Ni là họ.
  • Ế-ma-xà: cũng gọi là mãnh ma xà dịch là tuyết sanh.
  • Thâu na: dịch là giang.
  • Đàm-ma-đề-na: cũng gọi Đàm-ma Trần-na hoặc đạt-ma-đề-na dịch là pháp.
  • Ưu-đa-la: dịch là thắng.
  • Thiền đầu: cũng gọi là thiện đấu, dịch là trùng.
  • Đàn-đa: dịch là điều phục.
  • Cù-tỳ: dịch là ngưu nữ (Thủ ngưu nữ nhi).
  • Bạt-đà-ba-la: dịch là hiền lực.
  • Tu-đà-ma: dịch là hảo man hoa.
  • Ưu-ca-la: Ưu là đại, cũng gọi là thắng, Ca-la dịch là thời cũng dịch là hắc.
  • A-nô-ba-la: dịch là vô tích.
  • Ưu-già-na: dịch là đại ngộ giải.
  • Tố-ma: cũng gọi Tu-ma dịch là nguyệt.
  • Ma-đà-lợi: cũng gọi Ma-đa-lợi, dịch là ngự thừa.
  • Ca-la-già: nghĩa là thời hành.
  • Đề-bà-tu: cũng gọi là Đề-ba-bà-tẩu dịch là thiên bảo.
  • Mạt-na-bà: cũng gọi Ma-na-bà, dịch là thiếu tịnh hạnh.
  • Tỳ-ma-đạt: cũng gọi Tỳ-ma-đạt-đa, dịch là úy.
  • Đàm-ma-ma-đề: cũng gọi Đàm-ma-đề dịch là pháp ý.
  • Tu-dạ-ma: dịch là diệu quang.
  • Nhơn-đề-xà: cũng gọi Nhơn-đà-la-xà, dịch là chủ nhi.
  • Câu-na-la: tên một loài chim.
  • Bà-tu: dịch là bảo.
  • Già-bà-la: dịch là đọa lạc.
  • Thủ-ca: là anh lạc.
  • Bạt-đà quân-đà-la Câu-di: Bạt-đà-la là hiền, Quân-đà-la là khả, câu-di là tế mao (cỏ mao nhỏ).
  • Xá-cưu-lợi: cũng gọi là Xá-cù-lợi, dịch là thượng (Quyển mười tám).
  • Thâu-lư Ni: dịch là hảo hình mạo, hình mạo tốt đẹp (Quyển hai mươi mốt).
  • Quân-trà-la hệ đầu: cũng gọi là Trà-la-sỉ-xá, Quân-trà-la là quyển (cuốn), sỉ xá là phát (tóc).
  • Soa-ma: dịch là an ổn (Quyển hai mươi chín).
  • Cỏ-lợi-thi: dịch là phiền não, cũng gọi là khổ.
  • Ba-la-đát-la: Ba-la dịch là bỉ, đát-la nghĩa là động.
  • Ba-đà: dịch là luận nghị.
  • Cùng tỷ: kinh gọi là cực đoan chánh.
  • Ba-la-già-la: Ba-la dịch là thủ, già-na nghĩa là hành (kinh Tạp A-hàm – Quyển một).
  • Ma-la-bà: dịch là mạc nộn (non).
  • A-la-tỳ-già: dịch là tiểu ngữ.
  • Ca-la-bạt-sất: Ca-la-bạt-ta, Ca-la là hắc, Bạt-tha là độc.
  • Ưu-ba-la: dịch là thắng, cũng gọi là đại, hoặc gọi là hoa (Quyển hai mươi hai).
  • Mật-đa-la: dịch là thân hữu (Quyển ba mươi bảy).
  • Tỳ-xà-da Tỳ-kheo Ni: dịch là vô thắng.
  • Ưu-ba-già-la Tỳ-kheo Ni: đại động.
  • Thi-lợi-sa-già-la Tỳ-kheo Ni: Thi-lợi dịch là đầu, già-la là động.
  • Thúc-già-la Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là Thúc-ca-la dịch là hảo thời (Quyển năm mươi).
  • Khuất-đa Tỳ-kheo Ni: dịch là hộ (Thập Tụng – Sơ Tụng Luật – Quyển sáu).
  • Chu-na-nan-đà Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là Chu-la-nan-đà. Chu-la dịch là tiểu, nan-đà là hoan hỷ (Bát Pháp – Quyển thứ hai).
  • Tần-đầu Tỳ-kheo Ni: Tần-đầu dịch là trệ (trì trệ).
  • Tu-mục-khư Tỳ-kheo Ni: Tu là hảo, Mục-khư là diện (mặt) (Tạp Tụng – Quyển bốn).
  • Thi-la Tỳ-kheo Ni: dịch là danh sơn.
  • Bà-lợi Tỳ-kheo Ni: dịch là hộ (Thiện Tụng – Quyển hai).
  • Tô-tỳ-đề: cũng gọi Tô-tỳ-đà, tô dịch là hảo, Tỳ-đà nghĩ là trí.

(Tăng Kỳ Luật – Quyển hai mươi bốn).

  • Bạt-đà-thi-lợi Tỳ-kheo Ni: dịch là hiền kiết.
  • Tô-tỳ-đề-di Tỳ-kheo Ni: tên nước.
  • Bạt-đà-la Tỳ-kheo Ni: dịch là hiền.
  • Bạt-đà-la-già-tỳ-lợi Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là Bạt-đà thể tỳ-lợi.

Bạt-đà-la nghĩa là hiền, thể-ni-lợi đại đức (Quyển ba mươi chín).

  • Tu-da-đề Tỳ-kheo Ni: dịch là hảo uy nghi.
  • Đề-xá Cù-đàm-di Tỳ-kheo Ni: Đề-xá dịch là thuyết, cũng gọi là quách ngoại (thành ngoài), Cù-đàm-di là họ (Tứ Phần Luật – Quyển mười).
  • Ba-lợi-già-la-di Tỳ-kheo Ni: Ba-lợi dịch là hộ, Già-la-di dịch là trà sự.
  • Số-na Tỳ-kheo Ni: cũng gọi Số-lâu-na, dịch là văn (nghe).
  • Tô-la Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là thủ-la, dịch là dõng.
  • Ni-già-la-di Tỳ-kheo Ni: dịch là bất động.
  • Bà-già-la Tỳ-kheo Ni: dịch là cực động, cũng gọi là năng ngữ.
  • Thi-la bà-già-na Tỳ-kheo Ni: thi-la dịch là giới, ba-la dịch là ngữ.
  • A-na-bà Tỳ-kheo Ni: cũng gọi A-lan-đà dịch là hoan hỷ.
  • Ma-la-tư Tỳ-kheo Ni: tên nước.
  • Bà-ni Tỳ-kheo Ni: cũng gọi là Bà-na, dịch là lâm.
  • Đề-xá-nan-đà Tỳ-kheo Ni: đề-xá dịch là thuyết, Nan-đà là hỷ (Đệ nhị phần – Quyển hai).
  • Tô-ma Tỳ-kheo Ni: dịch là nguyệt.
  • Chiên-đà thâu-na Tỳ-kheo Ni: dịch là nguyệt ái.
  • Ca-la bạt-đà-ca-tỳ-la Tỳ-kheo Ni: Ca-la dịch là hắc, bạt-đà-la dịch là hiền, ca-tỳ-la dịch là thương.
  • Già-la chiên-đà-thâu Tỳ-kheo Ni: già-la dịch là cảnh, chiên-đàthâu có nghĩa là hảo (Quyển tám).
  • Xá-di vật lợi: Xá-di dịch là thị (nhìn), câu-lợi dịch là chức, cũng gọi là tánh (họ) (Quyển mười bốn – Đệ Tam Phần).
  • Tư-già-la-mẫu Tỳ-kheo Ni: dịch là sơn cấu (Quyển mười bốn).
  • Ưu-tha Tỳ-kheo Ni: cũng gọi Uất-tha-ha, dịch là động (Quyển mười lăm).
  • Chiên-trà tu-ma-na Tỳ-kheo Ni: cũng gọi Chiên-trà-la-tu-mana, chiên-trà-la dịch là nguyệt, tu là hảo, ma-na là ý.
  • A-di: cũng gọi là A-tư-đa, dịch là bất bạch.
  • Bạt-đà-tỳ-la Tỳ-kheo Ni: Bạt-đà-la-ca-tỳ-la, Bạt-đà-la dịch là hiền, Ca-tỳ-la là thương (xanh) (Quyển mười tám).
  • Ma-ha-bỉ-xà-bà-đề Tỳ-kheo Ni: dịch là đại thế chủ.
  • A-di-lê: dịch là thánh nữ (Sanh Kinh – Quyển ba).
  • Ba-hoa-đề Tỳ-kheo Ni: cũng gọi Ba-la-bà-đề, dịch là thắng ngữ (Pháp Cú – Quyển ba).
  • Phụ-đà ni tử: dịch là trung nghiêm nữ (kinh Phổ Chiếu Tammuội – Quyển hai).
  • Ma-ha-tỳ-da-thứ-đề Câu-đàm-di: Ma-ha-tỳ-da-thứ-đề, nghĩa là đại thế chủ, Câu-đàm-di là hạ (kinh Nê Hoàn – Đại Ai Đạo).
  • Ma-ha-bà-thứ-đề Tỳ-kheo Ni: cũng gọi Ma-ha-bà-thứ-đề dịch là đại thắng ngữ (kinh Ban Chu Tam-muội).
  • Đàm-ma-bì Tỳ-kheo Ni: dịch là pháp niệm (Lịch Quốc Truyện Quyển một).
  • Tăng-già Nan-đề Tỳ-kheo Ni: chúng hỉ.

SA DI DANH – PHẦN MƯỜI BA

  • Sa-di: dịch là tức từ, cũng gọi là tịnh dưỡng, cũng gọi là nghĩ tịnh mạng (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Tu-đà Sa-di: cũng gọi Tu-đà-da, tu dịch là hảo, đà-la dịch là khởi (Tăng Nhất A-hàm kinh – Quyển mười ba).
  • Chu-na Sa-di: dịch là toái (vỡ vụn) (kinh Trường A-hàm – Quyển mười ba).
  • Ma-già Sa-di: dịch là đạo (Thập Tụng Luật, bài tụng ba – Quyển hai).
  • A-bà-sa: dịch là bất siểm khúc (Tăng-già Luật – Quyển hai mười ba).
  • Ba-la-ca: dịch là bỉ ngạn (bờ kia).
  • Ma-khư: tên một vì sao (Tứ Phần Luật, phần hai – Quyển mười ba).
  • Kế-na: cũng gọi là Kế-thích-na dịch là nhĩ.
  • Nê-cù-đà Sa-di: cũng gọi Ni-cù-lô-đà dịch là vô tiết, cũng gọi là tung hoành (Thiện Kiến Luật – Tỳ-bà-sa – Quyển một).
  • Tu-ma-na Sa-di: dịch là hảo ý (Quyển hai).
  • Tù-bà-ca Sa-di: cũng gọi là duy-đà, dịch là vân (Sanh Kinh – Quyển hai).
  • Bạt-đề Sa-di: dịch là hiền (kinh Hưng Khởi Hành – Quyển thượng).

SA DI NI DANH – PHẦN MƯỜI BỐN

  • Sa-di Ni: Sa-di dịch là tức từ, cũng gọi là tịnh dưỡng, cũng gọi là nghĩ tịnh mạng, ni là người nữ (Đại Trí Luận – Quyển mười).
  • Thức-xoa-ma-na: dịch là học (Quyển mười ba).
  • Chỉ-lợi Sa-di: chỉ lợi dịch là Y.
  • Bát pháp (Thập Tụng Luật – Quyển hai).
  • Chi lợi: dịch là tiểu (Tăng Kỳ Luật – Quyển sáu).

TÊN TUỔI ĐỨC HẠNH CỦA BẬC THANH VĂN

PHẦN MƯỜI LĂM

  • Tu-đà Hoàn: cũng gọi Tu-a-hoàn, cũng gọi Tu-đà Ban-na, trong kinh thiền gọi là lưu nhập Niết-bàn, dịch là nhập lưu (Đại Trí Luận – Quyển mười một).
  • Tư-đà Hàm: cũng gọi là Tư-dĩ-lý, Đà-già ni, cũng gọi A-na-catốc, dịch là bất hoàn.
  • A-lại-da: cũng gọi A-lan-na, thiền kinh gọi là vô, dịch là bất sanh, cũng gọi là sát-tặc, cũng gọi ứng cúng.
  • Ma-ha na-già: Ma-ha nghĩa là đại (lớn), na là không, già là tội, lại na-già nghĩa là long (rồng) cũng gọi là tượng (Quyển ba).
  • Đầu-đà: cũng gọi là Thâu-đa-cầu-na, Thâu-đa dịch là động, cầuna nghĩa là công đức.
  • Yết-ma: dịch là sự, cũng gọi là tác.
  • Duy-na: cũng gọi Tỳ-ha-la-bà-la, Tỳ-ha-la nghĩa là tự (chùa), bà-là là hộ (Quyển mười một).
  • A-xà-lợi: cũng gọi A-già-lợi, dịch là ứng khả tác (nên làm) hoặc gọi là ứng (Quyển mười ba).
  • Bồ-tát, cũng gọi là tăng trưởng công đức, luận gọi là thiện túc.
  • Ba-la-đề Mộc-xoa: Ba-la-đề dịch là bỉ bỉ. Mộc-xoa dịch là giải thoát (kinh Đại Niết-bàn – Quyển ba).
  • Tam-ma bát-đề: cũng gọi là Tam-ma-bát-để, dịch là thiện định (Quyển mười).
  • A-na-ba-na: cũng gọi là A-na-bà-na, cũng gọi là bàn-na, A-na dịch là mễ (gạo) cũng gọi là nhập, Ba-na dịch là khử (đi), cũng dịch là xuất (Quyển mười chín).
  • Phân-vệ: cũng gọi là tân-trà-bà-đà, dịch là khất thực (Tăng Nhất A-hàm – Quyển một).
  • Ma-na-đỏa: dịch là tề lượng (Thập Tụng Luật Địa – Quyển hai). – Ba-lợi-bà-bà: dịch là biệt trụ.
  • A-phù-ha-kiệt-ma-ma: trong Thiện Kiến Luật gọi là A-phù-hana hoán nhập, dịch là hoán lai (Quyển ba).
  • Tăng bạt: cũng gọi là Tăng bổn kỳ sĩ, dịch là đẳng chí (Thất Pháp – Quyển sáu).
  • Ý nịnh: cũng gọi là đậu khư, hoặc là nhân tiếp, luật gọi ý nịnh là Khổ đế. Tỳ-bà-sa gọi nhân tiếp là khổ.
  • Di nịnh: cũng gọi di tiếp, cũng gọi là Tam mưu đề-da. Luật gọi di nịnh là Tập đế, Tỳ-bà-sa gọi di nịnh là tập.
  • Đa-tha-đà-tịch: cũng gọi là đà phá, cũng gọi là Ni Lâu-đà, luật gọi đa-tha là Tận đế, Tỳ-bà-tha gọi đà là phá là tận.
  • A-la Bích chi: cũng gọi là Đà-la-phá, cũng gọi là Mạt-già. Luật gọi Đà-la Bích chi Đạo đế! Tỳ-bà-sa-đà-la phá là đạo.
  • Xà-bà-na: luật gọi là phân biệt tâm dịch là tật trí (Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa Quyển một).
  • Tỳ-bà-xá-na: cũng gọi là Tỳ-bát-xá-na luật gọi là quán khổ không vô ngã, dịch là quán kiến.
  • Bà-tát-đề: cũng gọi Bà-la-tát-đề luật gọi tịch tịnh vô bì cực, dịch là kỳ lạc.
  • Hòa thượng: tri tội tri vô tội (Quyển mười bảy).
  • Bán-đa Câu-trí-ca: dịch là chủng (A-tỳ-đàm, Tỳ-bà-sa – Quyển năm mươi bảy).
  • Tam-bà-la-khư-cố: dịch là luật nghi thức (Tạp A-tỳ-đàm Tâm – Quyển mười hai).
  • Đạt-ma: kinh gọi là pháp, có nghĩa là thế vấn đệ nhất pháp (Thiền Tánh Quyển hạ).
  • Ma-na-tư-già-la: kinh gọi kinh tâm nghĩa ngôn ngữ tư duy là ai?
  • Tam-ban Cụ túc giới: nghĩa là Cụ túc (kinh Di Giáo Tam-muội- Quyển thượng).
  • Tam-ma-đề: dịch là nhất tâm (Thành Thật luận – Quyển nhất).

TẠP QUÁN HẠNH DANH – MƯỜI SÁU

  • Tam-muội dịch là nhất tâm (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Tứ thiền: cũng gọi là na, luận gọi là tư duy tu, dịch là tư duy.
  • Tam-ma đề: luận gọi là chánh tâm hành xứ, dịch là nhất tâm (Quyển hai mươi chín).
  • Phạm hạnh: Phạn dịch là tịnh (kinh Hoa Nghiêm – Quyển mười).
  • Xa-ma: cũng gọi Xá-ma-tha, hoặc Xa (?) ma-tha dịch là tịch tịnh (kinh Đại Niết-bàn – Quyển hai mươi tám).
  • Tỳ-bà-xá-na: cũng gọi Tỳ-bát-xá-na, dịch là kiến.
  • Ưu-tất-xoa: dịch là xả.
  • Câu-la-la-sất: Câu-la dịch là chủng tánh, thứ-sất dịch là quốc (tên nước) (Tạp A-hàm – Quyển mười hai).
  • Phồn-kỳ-ca: cũng gọi là Minh-kỳ-ca, dịch là khúc (cong) (Quyển ba mươi).
  • Ca-sư-na a-lãm-ma-na: luật gọi là ba mươi tám thiền định, ca-na dịch là minh, A-lãm-ma-na dịch là cảnh giới, cũng gọi là trần (bụi) (Tỳbà-sa – Thiện Kiến Luật – Quyển mười bốn).
  • An-xà Tam-muội: cũng gọi là An-tá-xà Tam-muội bát-để, dịch là bất động định (Quyển mười hai).
  • Tam-thuật-xà: dịch là Tam thiền (Tu Hành Bổn Khởi – Quyển một).
  • Y-la-bát Tam-muội: cũng gọi là Y-la-bát-đa-la, dịch là hoắc diệp hương (kinh Tứ Bách Tam-muội).
  • Trấn-đầu-ca Tam-muội: tên cây.
  • Bà-la-na hương-tượng Tam-muội: Ba-la-da nghĩa là tượng.
  • Ba-la đọa-nhược: dịch là bỉ thông (Phật Thuyết An Ban Kinh).

TỘI CHƯỚNG DANH – PHẦN MƯỜI BẢY

  • Đột-kiết-la: dịch là ác tà (Đại Trí Luận – Quyển một).
  • Thâu-la-gián: dịch là tư thâu (trộm làm của riêng) (kinh Đại Niết-bàn – Quyển bảy).
  • Ba-la-di: dịch là bất như.
  • Ba-dạ-đề: dịch là thiêu (đốt, nấu) chữ (Quyển mười một).
  • Tăng-già bà-thi-sa: dịch là tuyến tàn, cũng gọi là Tăng dư (Bài Tựa Thập Tụng Luật – Quyển một).
  • Ba-la-đề-xá-ni: dịch là hướng bỉ mai.
  • Ni-tát-kỳ Ba-dạ-đề: dịch là xả đọa.
  • Ưu-đa-la-sát: dịch là thắng (Sơ Tụng – Quyển hai).
  • Đầu-đa-sát: dịch là bất hảo.
  • Tỳ-đà-la-sát: dịch là phá.
  • Đề-xá ca-la-ni tội: Đề-xá dịch là phát lộ, Ca-la-ni dịch là ứng tác

(Thất Pháp – Quyển hai).

  • A-bạt-đề tội: cũng gọi là Hà-bát-đề dịch là phạm.
  • Triết-đa-lợi-da-đà-na: cũng gọi Thật-đa-ba-lợi-da Bạt-tư-đà-na, Thật-đa dịch là ý, Ba-lợi-da-bạt-tư, Đà-na là sử cấu. (Luật Thiện Kiến Tỳ-bà-sa) (Quyển mười một).
  • Đầu-ba-tư-đa: luật gọi là vi tế.
  • Bà-bàng-già: luật gọi tâm lũy tội.

Nhược tâm nhãn (Quyển mười).

  • Thủ-lô-số: dịch là hảo sân.
  • Câu-luật-đà-tụ: dịch là sân (Bát-kiền-độ – Quyển mười tám).
  • Ba-la-đề-già: luận gọi là trùng sân (Thành Thật Luận – Quyển chín).
  • Vi-hân-bà: luận gọi là trung sân.
  • Câu-lô-đà: hạ sân.
  • Ưu-bà-da-ha: luận gọi là báo đảnh.
  • Bà-la-đà-xá: luận gọi là chuyên báo.
  • Y-xá: luận dịch là tật câu.
  • Tam-lạm-phi: cũng gọi là y phúc sa, luận gọi là phẩn tranh.
  • Đầu-hòa-giá: luận gọi là huân lệ.
  • A-sằn.
  • A-sạn: cũng gọi A-sạn-ma, dịch là bất nhẫn.
  • A-sa-cật-lược: luận gọi là bất duyệt.
  • Đăng đơn-na-đà: luận dịch là nan khả.
  • La-phi-na: cũng gọi là la-phi-na, luận dịch là duyên nhơn ý.
  • Đơn-chí-lợi: luận gọi là thụy miên nhân duyên, dịch là lãn (làm biếng).

Y PHÁP CA HY NA – MƯỜI TÁM

  • Y-ca-hy-na: xưa dịch là công đức, luận về âm thanh mà nói thì Ca-hy-na là âm tiếng nước ngoài. Y là tiếng gián ngữ, nói đầy đủ theo âm ngoại quốc là Ca-hy-na chỉ Bà-la Ca-hy-na dịch là công đức, chỉ Bà-la dịch là y nghĩa là công đức y.
  • Tang-kỳ-đà quốc (nước Tang-kỳ-đà) là theo cựu dịch, nên gọi là Tang-kỳ-sĩ, dịch là tự hội thuyết.

Thanh Luận cho là: Tang-kỳ-đà âm tiếng nước ngoài, quốc là tiếng gián ngữ, nói đầy đủ theo âm nước ngoài là tăng chỉ đa-tỳ-tỷ-da.

Tăng-chỉ-đa dịch là kỳ, Tỳ-tỷ-da dịch là quốc, gọi là kỳ quốc.

  • Ca-đề-nguyệt: bản cựu dịch là cựu nguyệt, người Trì luật gọi là công đức nguyệt, cũng gọi là vọng y nguyệt. Tức là ba tháng an cư công đức đã hoàn mãn. Vì công đức đã đầy đủ, cho nên được vọng y.
  • Y pháp: A-lê-đà-la-sắc, người Trì luật gọi là ngũ đại sắc, theo Thanh Luận thì A-lê-đà-la là âm ngoại quốc. Đây cũng là âm gián ngữ, gọi đầy đủ là ni-la-bạt-la.

Ni-la dịch là thanh, bạt-na dịch là sắc, gọi dụng là thanh sắc.

  • Kiềm-xà-sắc người Trì luật gọi là ngũ đại sắc. Theo Thanh Luận thì kiềm xà là âm ngoại quốc. Sắc là tiếng gọi tắt ở đây. Gọi đầy đủ theo âm ngoại quốc, thì là Kha-la-bạt-na. Kha-la phiên dịch là hắc, Bạtna là sắc, nghĩa là hắc-sắc (sắc-đen). Nê-ni ngoại quốc phiên là cát, Đà-ma-bạt-na phiên là nê-sắc.
  • Khung-già-sắc: bản xưa gọi là khung-cầu, dịch là hoàng sắc (sắc vàng). Trì luật thì gọi là ngũ đại sắc, Thanh Luận thì cho khung-già là âm nước ngoài, sắc là ấm ngữ ở đây. Đầy đủ chánh theo âm nước ngoài thì nên gọi là Tỳ-đa-bạt-na. Tỳ-đa phiên là hoàng, Bạt-na phiên là sắc, có nghĩa là hoàng sắc.
  • Lư-da-na-sắc người Trì luật gọi là ngũ đại sắc. Thanh Luận gọi là Lư-da-na là âm nước ngoài. Sắc là gián ngữ ở đây, nói đầy đủ theo âm ngoại quốc là: Lô-hỉ-đa bạt-na, Lô-hỉ-đa dịch là xích (đỏ), Bạt-na dịch là sắc, gọi là xích sắc.
  • Tha-lợi-đa-sắc: Trì luật gọi là ngũ đại sắc, Thanh Luận thì nói Tha-lợi-đa là âm nước ngoài, sắc là gián ngữ ở đây, gọi đầy đủ là A-bàđa bạt-na, A-ba-đa phiên là bạch, Bạt-na phiên là sắc, gọi là bạch sắc.
  • Mạn-đề-trá-sắc: Trì luật gọi là ngũ đại sắc, Thanh Luận nói theo âm ngoại quốc là Mạn-đề-sỉ-na-bạt-na. Mạn-đề-sỉ-na phiên là hảo, bạtna phiên là sắc, gọi là hảo sắc. Tuy gọi là hảo sắc, mà không biết hảo sắc ở phương nào? Hồ Tăng thì nói: Mạn-thật-sắt-đà Bạt-lan-na là bất xích bất hoàng sắc (không đỏ không vàng). Vậy xét theo màu sắc đây chính là sắc vàng, nghĩa là màu sắc không đậm không nhạt.

Xét xét ngũ đại sắc thì gọi là thanh hoàng, xích, bạch, hảo (xanh, vàng, đỏ, trắng, đen). Trong đây có sáu loại sắc, không nên gọi là ngũ đại sắc. Nếu xét theo sắc mà luận thì hồng đỏ tía là trọng mà vàng là khinh. Hảo sắc thì duy chỉ có hai màu vàng và đỏ là đại sắc, bốn loại khác chẳng phải đại.

  • Kha-hư Tỳ-kheo: đó là theo cựu dịch, cũng gọi là bà-hưu-nan-đề dịch là đại hỷ.
  • Bình sa vương: là theo cựu dịch cũng gọi là Tần-tỳ-thức-sa-la,

cũng gọi là tần-bà-la. Tần-tỳ là nói không (ngôn vô), Thức-bà-la là ngôn thực. Thanh Luận nói bình-sa vương là âm ngoại quốc, vương là tiếng gián ngữ ở đây, gọi đầy đủ là Tần-tỳ sa-la hà-la-xà.

  • Tần-tỳ-đầy là vô, sa-la phiên là thật. Hà-la-xà phiên là vương, gọi là vô thật vương.
  • Phạm-chí là theo cựu dịch, phạm có nghĩa là tịnh, xét Phạn ngữ là tiếng gián ngữ ở đây, chẳng phải là âm ngoại quốc. Phạm là huấn tịnh như do tịnh mà huấn tịch, chẳng phải là âm nước ngoài. Ngoại quốc thì gọi phạm là Bà-la-na, chí là bà-tha-thích. Người Trì luật thì gọi y thâm ma căn. Thanh Luận thì gọi là thượng gia y. Chánh theo âm ngoại quốc thì nên gọi: số khâm Ma-mưu-la, Số-khâm-ma phiên là tế y, mâula phiên là căn, gọi đó là tế y.
  • Ưu-bà nan-đề Tỳ-kheo: cựu dịch là đại-hỷ, Thanh Luận cho rằng: Ưu-bà phiên là đại. Nan-đà dịch là hỷ, ma-ha cũng gọi là đại ưuba cũng là đại. Điều này e rằng do phiên âm quốc ngữ không đồng.
  • Tỳ-hỷ-đà Tỳ-kheo: cựu dịch là phú (che). Thanh Luận cho rằng: ngoài quốc âm ra thì nên gọi là Tỳ-hỷ-tha, phiên âm là mật, phú là nghĩa phiên, mật là chánh phiên.
  • Nê-hoàn tăng: cựu dịch là phương y, người Trì luật gọi là giải thoát y, Thanh Luận cho rằng ngoài chánh âm ngoại quốc nên gọi là Ni-bà-na, phiên là quân y.
  • A-la-tỳ quốc: cựu dịch là thiếu ngữ. A-la-tỳ là âm ngoại quốc, chữ quốc là gián ngữ ở đây, gọi đầy đủ theo âm Hồ thì là A-la tỳ-tỷda.

A-tỳ-la phiên là bất thanh, Tỳ-tỷ-da là quốc. Thiếu ngữ chẳng phải là không lời mà là lời ít, bất thanh là không có âm thanh, phần nhiều dùng tay làm biểu ngữ, chẳng phải là vô ngôn. Do đó mà phiên là tiểu ngữ, dùng tay để biểu thị tướng, cũng phiên là bất thanh.

  • Tăng-kỳ-chi: cựu dịch là thiên-đản (cà-sa trống bên trái), Trì luật gọi là trợ thiên y, Thanh Luận thì cho rằng: chánh âm ngoại quốc nên gọi là tăng cát-di. Tăng cát-phiên là kiên, di-phiên là phú kiên y, gọi tổng lại là vô phi trợ thân y, phân biệt nên lấy phú kiên y làm chánh.
  • Thiếu-ni-y: người Trì luật thì gọi là thổ y, Thanh Luận thì gọi là sa-y phiên là thọ bì y. Ở đây chẳng phải là thổ y, nên gọi là thọ bì y.
  • Di-câu khâm-bà-la-y: Trì luật gọi là ráng sắc y, chánh theo âm ngoại quốc nên gọi là vân-la-cam-bà-la. Vân-la phiên là bạch dương, Cam-bà-la phiên là mao y, gọi là bạch dương mao y.
  • Kỳ-do-la khâm-bà-la-y: chánh âm nước ngoài nên gọi là chỉ-do-la cam-bà-la. Chỉ-do-la phiên âm là tế, cam-bà-la phiên là tế y, gọi chung là tế mao y.
  • Biểu lý nhĩ câu chấp: Trì luật gọi là nhung cổ cụ, Thanh Luận gọi năm chữ là: Y-lý-nhĩ-câu-chấp, đều là gián ngữ ở đây, âm đầy đủ Phạn ngữ gọi là hỉ-lan-sỉ-lô-ma bà-ma-già la-ha-na.

Bà-hỉ phiên âm là biểu, Lan-sỉ phiên là lý, lô-ma phiên là nhĩ, Ba-ma phiên là câu, già-la-ha phiên là chấp.

  • Ba-la-di-lợi-y: Trì luật gọi là hữu tiền xiêm y.
  • Lộc mao Khâm-bạt-cụ-côn-y: Trì luật gọi là hứa y.
  • Xá-lặc-y: cựu dịch là nội y, người Trì luật gọi là tiền hậu xiêm y, Thanh Luận cho rằng: chánh âm Phạn ngữ gọi là An-đa-la-xá-đa-kha. Y này bốn góc vuông may gấp vào trong, Tăng Ni bây giờ thường đắp y này.
  • A-câu-thảo-y: Trì luật gọi là sa (?) y. Hồ Tăng thì gọi là phảnggià, danh xưng này phát xuất từ kiếp bảo, cũng như đây gọi là ma (gai) vậy, dùng nó để may y.
  • Câu-xa-thảo-y: cựu dịch là tế mao, Trì luật gọi là sa-y, Thanh Luận thì cho là chánh theo âm ngoại quốc nên gọi: câu-xa-để-lý-na, câu-xa dịch là phương, để-lý-na dịch là thảo, nên gọi là ma-thảo-y.
  • Văn-nhược-thảo-y: cựu dịch là như thế, cũng gọi là văn xà, có nghĩa là hổ tu (râu cọp). Trì luật gọi là sa-y. Theo âm Phạn ngữ nên gọi là văn-xà phiên là xuất, tức là hổ tu thảo (cỏ hổ tu). Hồ Tăng lấy cỏ thổ long tu này có màu sắc vàng dùng làm tọa cụ. Cũng có thể may y.
  • Bà-sa thảo y là theo cựu dịch, cũng gọi là Ba-bạt-xà có nghĩa là lộc mao, Trì luật gọi là sa y. Theo luật thì từ A-câu-thảo-y đến Ba-xathảo-y là năm loại cỏ, đều gọi là thảo y.

Nghĩa này không phải như vậy, do đó gọi là sa y. Lấy sa thảo may y thì gọi là sa y, không phải các loại cỏ đều gọi sa y.

  • Phát khâm-bà-la: Trì luật gọi là lộc mao y, chữ phát là gián ngữ ở đây. Khâm-bà-la là âm nước ngoài, Thanh Luận thì cho là âm ngoại quốc chưa đúng. Âm Phạn gọi chữ phát là chỉ-xá, gọi chữ y là cam-bàla có nghĩa là phát y (chức phát), dệt tóc làm y, không nên gọi là lộc mao.
  • Giác-chí-sí-y: người Trì luật gọi là điểu mao y, chữ giác chí nghĩa là cù dục (chim yểng), lấy lông cù dục may y nên gọi là chí-sí-y.
  • Bà-già-la-u: Thanh Luận cho rằng, chánh gọi theo âm ngoại quốc là Bạt-kha-la chỉ bà-la, dịch là thọ-bì-y (y võ cây).
  • Ưu-la-đề-na: là theo cựu dịch ưu-la có nghĩa là não, Đề-na là dữ (cùng) có nghĩa là não dữ.
  • Tháp là theo cựu dịch, âm Phạn gọi là tháp đây gọi là phương phần (mã vuông). Trì luật gọi là phần, Thanh Luận thì cho rằng: tháp là tiếng gián ngữ ở đây, âm Phạn là: Tứ-thâu-ba-vi tháp.
  • Đầu-đà: Trì luật gọi là đẩu tẩu (phấn chấn), Thanh Luận thì cho theo âm ngoại nên gọi là thâu-đa dịch là trừ trần, trừ trần là chánh phiên.
  • Bát-pháp, pha-lê: theo cựu dịch nên gọi là pha-chí-can, nghĩa là bạch châu, thủy tinh, hỏa châu. Thanh Luận thì nói chánh theo âm ngoại nên gọi là Tứ-pha-để-kha, dịch là thủy tinh, xét thì bạch châu thủy tinh hỏa châu không bao gồm nhiều vật, mà cộng lại một tên. Từng nghe pha lê châu là một vật, có nhiều sắc.
  • Bát-tha: Trì luật gọi là tiểu bát. Thanh Luận thì cho rằng, theo âm Phạn nên gọi Bà-thứ-tứ-tha, dịch là nhất thụy.
  • Bạt-la-đà Tỳ-kheo: cựu dịch là hiền. Thanh Luận thì chánh gọi theo âm ngoại quốc là Phát-đà-la nan-đà. Phát-đà-la dịch là hiền, nanđà dịch là hoan hỷ, gọi là hiền hoan hỷ.
  • Ni sư đàn pháp: Ni-sư-đàn cựu dịch là tọa cụ. Theo Thanh Luận chánh gọi theo âm Phạn là Ni-sư-đàn-da, dịch là tọa y.
  • Duy-da-ly quốc (nước Duy-da-ly): cựu dịch là như vậy, lại còn gọi là Tỳ-da-ly, cũng gọi là Tỳ-xá-lý, dịch là bát quảng. Theo Thanh Luận chánh gọi theo âm Phạn là Tỳ-xá-ly, dịch là quảng.
  • Tỳ-kheo Ca-lưu-đà-di: cựu dịch Ca-lưu-đà-di, cũng gọi Ca-lâuđà-di. Ca-lưu là trì, đà-di là khởi. Theo Thanh Luận thì chánh gọi theo âm Phạn là kha-lô-đà-di. Kha-lô dịch là tảo (sớm) cũng gọi là hắc, đà-di dịch là sanh, cũng gọi là khởi nghĩa là tảo khởi, cũng dịch là hắc khởi. Vì sanh vào lúc mặt trời vừa lố dạng, cho nên gọi là tảo sanh. Có Ưu-đà-di sắc thắng và Kha-lô-đà-di sắc đen, cho nên xưng là khởi sắc.
  • Tụ-già-đà là âm theo cựu dịch. Tu có nghĩa là hảo, già-đà là khứ, cũng gọi là thuyết, cũng gọi là thiện thệ. Trì luật gọi là thiện thuyết. Chánh theo âm Phạn nên gọi là tu-già-đa tu dịch là thiện, già-đa dịch là khứ, nghĩa là thiện khứ. Nghĩa này rút từ yếu luật nghi – Quyển tám.
  • Kiết giới pháp – La Duyệt Thành. Thanh Luận gọi theo âm Phạn là Hà-la-xà-na-già-la. Hà-la-xà-na dịch là vương. Già-la dịch là thành, có nghĩa là vương thành.
  • Câu-lô-xá: Trì luật gọi là ngũ bá cung, một cung dài khoảng khuỷu tay người.
  • Núi Kỳ-xà-quật: theo cựu dịch thì Kỳ-xà gọi là thứu, khuất-đa dịch là đầu nên gọi là thứu đầu.
  • Giải giới pháp, Ca-lan-đà quốc (nước Ca-lan-đà): cựu dịch là hảo. Theo Thanh Luận thì nên gọi là Ca-lan-đà-kha là tên chim, đây dịch là vô đối. Rút ra từ Yếu Luật Nghi – Quyển chín.
  • Tam diệt pháp – Bạt-kỳ-sắc: cựu dịch là tụ. Thanh Luận nói Bạtkỳ là âm Phạn. Sắc là tiếng gián ngữ ở đây, gọi đầy đủ theo âm Phạn là Bạt-kỳ-ni-già-ma. Bạt-kỳ phiên là quần, Ni-già-ma phiên là sắc, có nghĩa là quần (quần nệm).
  • Tôn-đà-la nan-đà Tỳ-kheo: Tôn-đà là có nghĩa là khả ái, cũng gọi là hảo. Nan-đà nghĩa là hoan hỷ. Theo Thanh Luận thì Tôn-đà-la là hảo, Nan-đà là hỷ, gọi là hảo hỷ.
  • Đà-phiêu lực sĩ tử: cựu dịch là mao thảo. Theo Thanh Luận thì Đà-phiêu là âm Phạn, lực sĩ tử là từ ngữ ở đây. Đầy đủ theo âm Thiên Trúc thì gọi là Đà-lạp-tỳ-dạ Bỉ-la bà-phân-phất Đa-la. Đà-lạp-tỳ-dạ dịch là vật, Bỉ-la dịch là lực, Bà-la là sĩ, Phất-đa-la là tử. Sĩ tử là chỉ cho người giàu có nhiều của cải, cho nên gọi là vật lực sĩ tử.
  • Tỳ-kheo Di-đa-la-phù-ma: theo Thanh Luận thì chánh âm Phạn ngữ nên gọi là Lai-đa-la-bộ-ma. Lai-đa-la dịch là tử, bộ-la dịch là địa, có nghĩa là từ địa.
  • Tỳ-kheo Ni Di-đa-la: Thanh Luận chánh âm Phạn là Lai-đa-la, dịch là từ.
  • Tứ thường pháp Ma-già-sa-di: cựu dịch là đạo. Theo Thanh Luận chánh âm Phạn là Ma-lặc-già, dịch là đạo, cũng gọi là đạo.
  • Nước Câu-xá-lỵ: cựu dịch là vật thiểm-tỳ, cũng gọi là Vật-thiểmdi. Nghĩa là bất kham tịnh, cũng gọi là tàng hữu. Theo Thanh Luận thì gọi là Cao-sam-tỳ, phiên ra là kiết tường thảo. Đây là tên của một Tiên nhơn, lấy tên người làm tên nước, gọi là nước Kiết Tường Thảo.
  • Tỳ-kheo Sa-nặc: cựu dịch là Sa-đà, cũng gọi là Xà-na, nghĩa là ứng tác, cũng gọi là Phú-tàng. Thanh Luận gọi chánh âm nước ngoài là sằn-đà, dịch là dục lệnh phúc.
  • Chiên-đà-la: lại gọi là Chiên-trà-la, có nghĩa là sân, cũng gọi là ác. Trì luật gọi là ác nhơn hạ tiện. Thanh Luận gọi theo âm nước ngoài là Chiên-đà-la phiên ra là ác nhơn, Chiên-đà-la có nghĩa là ác nhơn đồ sát, thuộc loại ngũ binh đồ tể.
  • Ương-già quốc (?): cựu dịch là (?) Ương-già, có nghĩa là thể. Cũng gọi là Ương-già-tỳ-tỷ-da. Ương-già nghĩa là phần. Tỳ-tỷ-gia là quốc gọi là phần quốc, cũng gọi là thân quốc.
  • Ban-đề quốc: Thanh Luận chánh gọi theo âm Phạn là A-ban-để dịch nghĩa là hộ.
  • Tỳ-kheo A-lê-sá: cũng gọi A-lợi-sắt-sá, cũng gọi A-lật-sá nghĩa là vô hoạn thọ (cây vô hoạn). Thanh Luận chánh gọi theo âm nước ngoài là A-lật-sất-đa. Vị Tỳ-kheo này nhơn nơi cây mà đặt tên cho nên gọi là Tỳ-kheo vô hoạn.
  • Phạm-đàn pháp-phạm đàn: người Trì luật gọi là Đàn-tẩn, âm Phạn gọi là Bà-la-ma-tư-ma, dịch là phạm đàn.
  • Bà-la quốc: cựu dịch là thắng.
  • Tỳ-kheo xiển-nỗ: cựu dịch là phú, chánh Phạn ngữ gọi là Xiểnna, dịch là mật.
  • Kinh Na-đà Ca-chiên-diên kinh: cũng gọi là Na-thích-đà Cachiên-diên. Na-thích-đà gọi là tín, Ca-chiên-diên gọi là tánh. Thanh Luận chánh gọi theo âm Phạn ngữ là Na-đà-cát-đa-da-na. Na-đà dịch là trường thanh, Cát-đa-da phiên là tánh.

Rút từ Yếu Luật Nghi – Quyển mười.

  • Tứ-yết-ma pháp (bốn pháp yết-ma) – Bàn-trà Tỳ-kheo: lại gọi là Bàn-đặc-đà-ca có nghĩa là lộ. Thanh Luận theo âm Phạn ngữ gọi là Ưng-bàn-đà dịch là luận.
  • Lô-già Tỳ-kheo: Lô-già có nghĩa là ương sắt bịnh. Thanh Luận gọi Lô-già phiên là hoạn, cũng gọi là bịnh.
  • Thi-việt Tỳ-kheo: Thanh Luận nói Thi-việt là từ ở đây, gọi đúng theo âm tiếng Phạn là Đàn-na. Chữ việt có nghĩa là Ba-để, nhà Lương dịch là thi việt.
  • Mã túc Tỳ-kheo: Thanh Luận nói đây là nghĩa từ Hán, chánh âm tiếng Phạn là A-tu-thật, dịch là mã túc.
  • Mãn-túc Tỳ-kheo: Thanh Luận nói mãn túc là tiếng gián ngữ, chánh âm tiếng Phạn là Da-luật-na-thật. Nhà Lương dịch là mãn túc.
  • Cư sĩ Ưu-lâu-già: Ưu-lâu-già là âm tiếng Phạn. Cư sĩ là từ ở đây, nói đủ theo âm Phạn là Úc-già-la Ẩu-bà-tắc phần, Uc-già-la phiên là uy đức, Ẩu-bà-tắc phần là cư sĩ. Gọi là uy đức Cư sĩ.
  • Cư sĩ Chất-đa-la: cựu dịch là chủng chủng. Thanh Luận gọi là bế.
  • Ma-ha-đế-đế-đà-la: vốn gọi là tri pháp nhơn (người biết pháp). Cựu dịch là tự chủ, Trì luật gọi là tri pháp tự chủ. Theo Thanh Luận gọi Ma-mạt-để gia-di-đà-tha dịch là trị. Có nghĩa là Tỳ-kheo trị tự chủ.
  • Pháp hối tăng tàng – Tăng-già Bà-thi-sa: cựu dịch là chúng tàng, cũng gọi là chúng dư luật, gọi là tăng tàng, cũng gọi là Tăng-cứu. Bàthi-sa dịch là dư. Xét theo phiên âm này thì dịch là Tăng-tàng, như vậy thì phù hợp với ngôn ngữ Hồ Lương. Nói tăng cứu thì cũng phù hợp với Hồ Lương (Phạn và Hán). Nếu gọi Tăng-tàng thì cũng nghĩa này. Nói là chúng dư cũng là nghĩa này. Tàng và dư đều không khác nghĩa.
  • Ma-ha-đỏa: cựu dịch là tề lượng, Trì luật gọi là ý triết phục ở dước. Cũng gọi là trị tội Tăng-tàng. Đây là nói theo đối danh, cũng chẳng phải là chánh phiên dịch.

Phiên âm Phạn ngữ – Quyển thứ ba.

Ngày 16 tháng 04 năm Diên Ưng thứ hai. Viết tại thư viện Địa Tạng, chùa Đề Hồ.

 

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10