PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 49

 

Thiên thứ 49: TRUNG HIẾU

Thiên này có phần: Thuật ý, Dẫn chứng, Thái tử, Thiểm Tử, Nghiệp nhân.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Trộm nghe rằng: Hiếu thành trung kính, là người tài đức cao xa vời vợi; phản mạn tôn thân, là hạng ngang ngược cậy quyền làm ác; vì vậy cây chẳng phải mẹ ruột, cung dưỡng thì xanh tốt ngàn năm, phàm phu khác Thánh tăng, cung kính thì rạng rỡ muôn đời, lý nên hết lòng tôn trọng, được phước vô biên, sao có thể khởi tâm ngã mạn tự cao trái lại còn sinh ra khinh miệt? Vì lẽ đó, lập thân hành đạo, nêu cao tên tuổi cho đời sau, suốt đời hiếu thuận, thật là nét đẹp để dựng nước, cho nên nhớ Tử Lộ thấy ở Khổng Khâu nói: “Nhờ vào lúc hầu hạ cha mẹ, thường ăn rau lá thay cơm, vì cha mẹ cõng gạo, đi ra ngoài trăm dặm, sau khi cha mẹ mất, đi về phía Nam vào đất Sở, cho dù thấy trăm cỗ xe chứa vạn chung thóc, mà vẫn ngồi mãi trên nệm cỏ, bày nồi niêu ra mà ăn, giống như nguyện ăn rau lá thay cơm vì cha mẹ cõng gạo, không thể nào vừa lòng được”; cứ mỗi lần cảm đến điều này, tuy còn hay đã mất, công ân của cha mẹ, làm sao báo đáp được? Tình thương sâu đậm như sông biển, lòng hiếu giống như hạt bụi nhỏ, mãi mãi ngưỡng mộ khóc thảm thiết, nỗi đau đè nặng mãi trong lòng. Dân gian nói bú mớn nuôi lớn thân thể mình, ân nghĩa một đời hãy còn khó đền đáp, huống là lòng Đại Từ bi của Như lai sâu rộng bao la giống như đối với con đỏ, bạt trừ ba nẻo dữ-xa lìa bốn loại sanh, mãi mãi tránh tám khổ-luôn ngồi trên ba thừa, lắng lòng suy nghĩ ân sâu nghĩa nặng, lẽ nào giống như trong lòng phàm tục tan vỡ như ngọn lửa thiêu rụi hay sao? Tình ý thiết tha đối với lý đau đớn còn hơn dao cắt, bao kiếp chiêm ngưỡng tôn kính luôn luôn dâng cúng cao lương mỹ vị, cũng không thể nào báo đáp được ân đức trong mảy may. Vì vậy Kinh Niết-bàn nói: “Đức Phật có một ý vị Đại Từ bi, nghĩ thương chúng sanh giống như con đỏ, chúng sanh không biết Đức Phật luôn luôn cứu giúp, mà lại hủy báng Như lai của Pháp-Tăng”.

Thứ hai- PHẦN DẪN CHỨNG

Như kinh Mạt La Vương nói: “Có người thưa hỏi Đức Thế tôn: Như thế nào là sức của cha mẹ? Đức Phật dạy: Đó gọi là thọ nhận thân thể từ cha mẹ, nhờ công ân bú mớm nuôi dưỡng lớn lên. Hoặc là từ đất tích lũy châu báu, phía trên đến hai mươi Tám cõi Trời, đều dùng để giúp con người, không bằng cung cấp phụng dưỡng đối với cha mẹ, đây gọi là sức của cha mẹ”.

Lại trong Kinh Tăng Nhất A-hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo với các Tỳ kheo: Có hai pháp giúp cho người phàm phu đạt được công đức lớn – thành tựu quả báo to lớn, đó là: Một: Cung dưỡng cha mẹ; Hai: Cúng dường bậc Bồ-tát Nhất sanh Bổ xứ. Cung dưỡng hai hạng người này thì đạt được công đức lớn – thọ nhận quả báo to lớn. Nếu lại có người đặt cha trên vai trái, để mẹ trên vai phải, đến ngàn vạn năm, mặc áo, ăn cơm, giường ghế đồ nằm, bệnh tật thuốc thang, ngay cả ở trên vai mà đại tiện tiểu tiện, hãy còn không thể nào báo ân được. Nên biết rằng ân đức sâu nặng của cha mẹ, luôn luôn phải cung dưỡng mong muốn giữ gìn không trái với thời tiết, hết lòng hầu hạ chu đáo-hiếu thuận không ngỗ ngược!”

Lại trong kinh Địa Ngục nói: “Làm người mà phận đệ tử nói đến lỗi lầm của Sư Tăng, giả sử Sư có thật đi nữa thì mạng chung ắt phải vào địa ngục cắt đứt cuống lưỡi của họ. Nếu có được đồ ăn ngon lành, hoa quả tươi tốt…, không cung dưỡng đối với cha mẹ-Sư Tăng mà tự mình ăn uống sử dụng trước, thì chết đọa vào trong ngạ quỷ, đời sau sanh ra làm người nghèo túng. Nếu người ôm lòng ác hiểm đối với thầy dạy thì chết rơi vào địa ngục Thiết Dặc (cọc sắt), đời sau sanh trong loài rắn độc. Nếu ác tâm học theo lời nói làm buồn lòng cha mẹ, thầy dạy thì khi chết rơi vào địa ngục Dung Đồng (đồng nấu chảy), đời sau sanh làm người nói cà lăm”.

Lại trong Tát Bà Đa Luận nói: “Thà rằng phá hoại chùa tháp làm hư hình tượng chứ không nói đến tội lỗi thô lậu của người khác. Nếu như nói thì làm hại đến Pháp thân. Không hỏi Tỳ kheo trước đây có tội hay vô tội, tất cả đều không được nói”.

Lại trong kinh Kính Sư nói: “Một ngày ba lần nên đi đến nơi cư trú thăm viếng Sư. Nếu lúc đến thăm viếng Sư mà không gặp, thì nên lấy hòn đất hoặc cỏ cây để làm dấu hiệu nhận biết. Điều kiện khí hậu nếu nóng bức thì một ngày phân ra ba lần dùng quạt quạt mát cho Sư. Nếu có Tỳ kheo ở nơi Sư ấy hoặc bên cạnh Hòa thượng, không sanh tâm cung kính mà nói đến chuyện đúng-sai, thì ở đời tương lai có riêng một địa ngục nhỏ, gọi là Cự Phốc, sẽ trải qua trong này. Rơi vào nơi ấy rồi thì một thân có bốn đầu, thân thể đều bị cháy đen. Ở nơi ngục ấy lại có các loài sâu bọ, gọi là Thiết Chủy (miệng sắt), thường ăn cuống lưỡi. Nếu từ người khác nghe được một bài kệ bốn câu, ở trong mọi đời kiếp chọn lấy các bậc Hòa thượng A-xà-lê ấy, mang vác trên vai, hoặc có lúc cõng sau lưng, đội trên đầu, cũng không thể đền đáp được”.

Lại trong Tỳ Đàm Luận nói: “Nếu người bệnh và Sư thuyết pháp gần Phật cùng các vị Bồ-tát, mà người bố thí được quả báo to lớn”.

Lại trong kinh Lục Độ Tập nói: “Xưa có Bồ-tát thân mình làm chim Hạc, sanh được 3 chim con, lúc ấy đất nước gặp hạn hán không có thức ăn để nuôi con, tự rỉa thịt dưới nách mình để cứu sống mạng của các con. Ba chim con nghi ngờ rằng: Mùi vị thịt này tương tự cùng với mùi trên thân mẹ không khác, có thể hay không phải mẹ mình lấy thịt thân mẹ để nuôi chúng ta chăng? Ba chim con đau thương sầu thảm phát sinh tình cảm vô cùng xót lòng, lại nói: Thà rằng mạng mình chết đi chứ không làm tổn hại thân thể của mẹ! Thế là ngậm miệng không ăn, mẹ trông thấy không ăn mà lại yên lặng làm sao? Thiên Thần ca ngợi rằng: Mẹ hiền ân đức khó nói được, con hiếu thật hiếm có! Chư Thiên giúp đỡ, ý nguyện lập tức thuận theo tâm. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Chim Hạc mẹ lúc ấy chính là thân Ta bây giờ. Ba chim con ngày ấy chính là Xá-lợi-phất – Mục-kiền-liên – A-nan bây giờ. Bồ-tát Từ Tuệ độ vô cực thực hành bố thí như vậy”.

Lại trong Không Tứ Thập Nhị Chương nói: “Đức Phật dạy: Nuôi cơm một trăm người phàm tục, không bằng nuôi cơm một người tốt; nuôi cơm một ngàn người tốt, không bằng nuôi cơm một người giữ năm giới; nuôi cơm một vạn người giữ năm giới, không bằng nuôi cơm một vị Tu-đà-hoàn; nuôi cơm trăm vạn người Tu-đà-hoàn, không bằng nuôi cơm một vị Tư-đà-hàm; nuôi cơm ngàn vạn người Tư-đà-hàm, không bằng nuôi cơm một vị A-na-hàm; nuôi cơm một ức người A-na-hàm, không bằng nuôi cơm một vị A-la-hán; nuôi cơm mười ức người A-lahán, không bằng nuôi cơm một vị Bích-chi-Phật; nuôi cơm một trăm ức người Bích-chi-Phật, không bằng lấy giáo pháp của Tam Tôn độ cho cha mẹ một đời của mình; giáo hóa cha mẹ của ngàn ức người, không bằng cúng dường một vị Phật phát tâm nguyện cầu quả Phật, bởi vì phát tâm nguyện cầu của quả Phật là mong muốn cứu giúp chúng sanh vậy. Nuôi cơm người thiện đạt được phước đức sâu dày to lớn nhất; người phàm trần thờ kính Trời đất quỷ thần không bằng hiếu thuận với cha mẹ của mình, cha mẹ là vị thần bậc nhất vậy”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “ Quá khứ lâu xa xưa kia, trong núi Tuyết có một con chim Anh vũ, cha mẹ đều bị mù, Anh vũ thường đi lấy quả ngon dâng lên cha mẹ trước hết. Đang lúc bấy giờ có một người chủ ruộng, lúc mới gieo hạt phát ra lời nguyện rằng: Hạt đã gieo là muốn cho chúng sanh cùng ăn mà sống với nhau! Lúc ấy chim Anh vũ vì người chủ ruộng ấy trước đó đã có tâm bố thí, thường đến lấy thóc lúa nơi ruộng ấy để cung dưỡng cha mẹ. Người chủ ruộng đi thăm lúc mè trông thấy có sâu bọ chim chóc cắn đứt nơi bông lúa, buồn phiền tức giận nên giăng lưới bắt được chim Anh vũ. Lúc bấy giờ chim Anh vũ nói với người chủ ruộng rằng: Người chủ ruộng ơi! Trước đây người có lòng tốt bố thí, cho nên mới dám đến lấy, vì sao hôm nay lại bị lưới giăng lấy? Người chủ ruộng hỏi rằng: Lấy lúa mè cho ai? Chim Anh vũ đáp rằng: Tôi có cha mẹ mù lòa nguyện lấy để cung phụng cha mẹ. Người chủ ruộng nói rằng: Từ nay về sau thường đến đây lấy lúa mè đừng sanh lòng nghi ngờ khó xử! Súc sanh hãy còn hiếu dưỡng đối với cha mẹ như vậy, huống là con người ư? Đức Phật bảo với Tỳ kheo: Chim Anh vũ ngày xưa chính là thân Ta bây giờ. Người chủ ruộng lúc ấy chính là Xá-lợi-phất hôm nay. Cha mẹ mù lòa xưa kia, nay là Tịnh Phạm Vương và Ma-gia Phu nhân, là cha mẹ của Ta. Nhờ ngày xưa hiếu dưỡng cho nên nay được thành Phật”.

Thứ ba- PHẦN THÁI TỬ

Như kinh Báo Ân nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Vô lượng vô biên A-tăng-kỳ kiếp xa xưa thời quá khứ có Đức Phật xuất thế, danh hiệu là Ty-bà-thi. Sau khi Ngài nhập Niết-bàn, ở trong thời Tượng Pháp tại nước Ba-la-nại có vị vua tên gọi La Xà, vị vua ấy thống lĩnh sáu mươi nước chư hầu, nhà vua có Thái tử làm vua nước chư hầu, có một vị Đại Thần tên là La-hầu-la, tâm sinh ác nghịch giết hại Đại vương và hai Thái tử. Vương tử nhỏ nhất của nhà vua làm vua nước bên cạnh, tánh tình nhân hậu lương thiện vô cùng nên được Thiên Thần kính mến tôn trọng hết sức, sanh ra một Thái tử tên gọi Tu Xà Đề, năm mới bảy tuổi, thông minh từ hiếu nên nhà vua rất yêu thương. Lúc ấy Thiên Thần nói với nhà vua: Đại thần La-hầu tìm cách cướp đoạt ngôi vị và đất nước, bắt giết vua cha và giết luôn hai người anh, không bao lâu ngựa xe sẽ đến giết hại nhà vua, nay nên tránh đi nơi khác! Nhà vua nghe lời này mà tâm không sợ sởn tóc gáy, ngữa mặt mà hỏi rằng: Khanh là người nào vậy, chỉ nghe tiếng của khanh mà không thấy hình dáng của khanh, lời đã nói có thật không? Tức thì trả lời nhà vua rằng: Tôi là thần canh giữ cung điện của Đại vương, bởi vì Đại vương có phước dùng chánh pháp trị nước không gây oan ức với nhân dân cho nên trước tiên nói cho Đại vương biết, Đại vương nên nhanh chóng thoát ra tai họa suy sụp không bao lâu, đích thực điều ấy đang đến gần! Nhà vua nghe vậy rồi lập tức đi vào trong cung, liền tự mình suy nghĩ, muốn tìm đến đất nước khác. Lúc ấy nhằm về nước láng giềng có hai đường đi, một đường tính ra đi trong bảy ngày là đến, một đường tính ra đi khoảng mười bốn ngày thì đến. Nhà vua liền chuẩn bị lương thực cho bảy ngày rồi ôm con mà đi, phu nhân đi theo đằng sau. Lúc đi vội vàng tâm ý hoang mang mê hoặc nên đi lạc vào con đường dài mười bốn ngày, con đường ấy lắm hiểm nạn mà lại không có đồng cỏ và nguồn nước. Lúc mới lên đường chỉ mang lương thực đủ cho một người, nhưng đến bây giờ thì ba người cùng ăn, chỉ trong vài ngày lương thực đã hết mà con đường phía trước hãy còn xa. Nhà vua và phu nhân cất tiếng khóc òa, quái lạ thay và khổ sở thay, Ta từ lúc sanh ra đến nay chưa từng nghe thấy có nỗi khổ não như vậy, tại sao hôm nay thân Ta tự gánh chịu điều này, ách nạn khốn cùng cùng lúc xảy ra, toàn thân rạp sát đất tự mình hối hận rằng: Đời trước chúng ta gây ra ác hạnh gì mà nay nhận chịu tai họa này? Suy nghĩ rồi òa khóc ngất lịm ngã nhào xuống đất. Lại tự mình suy nghĩ nhớ lại, không thể ba người cùng bỏ mạng chết nơi đây, nên giết phu nhân lấy thịt nuôi thân và duy trì tính mạng của con thơ. Nghĩ rồi rút dao muốn giết phu nhân, con thơ trông thấy vua cha muốn giết mẹ mình bèn đi đến trước nắm tay vua cha hỏi nguyên cớ do đâu. Nhà vua liền quặn lòng rướm lệ, nước mất đau thương ứ đầy đôi mắt, thầm thì nói nhỏ với con: Muốn giết mẹ con để lấy máu thịt mẹ giữ lại mạng sống cho chúng ta, nếu không giết thì mẹ cũng sẽ tự mình chết đi, thân cha cũng như vậy, sống chết bây giờ chẳng có ý nghĩa gì cả, vì mạng sống của con cho nên phải giết mẹ của con. Người con thưa với cha rằng: Nếu vua cha giết mẹ thì con cũng không ăn đâu, có nơi nào mà con ăn thịt của mẹ; đã không ăn thịt con thì sẽ cùng chết với nhau, nay vua cha thích hợp là nên giết con lấy thịt cứu giúp tính mạng cha mẹ! Nhà vua nghe con nói, thì lại xót xa buồn phiền ngã nhào xuống đất, mà nói với con thơ rằng: Con giống như đôi mắt của Ta, nơi nào có người tự móc mắt mình mà ăn đâu con, Ta thà mất mạng chứ dứt khoát không giết con để ăn thịt con đâu. Người con lại nói với vua cha rằng: Nếu như cắt đứt mạng sống của con thì thịt sẽ hôi thối nát rữa, không được mấy ngày đâu, chỉ mong cha mẹ, nên có thể ngày ngày ở trên thân con cắt lấy ba cân thịt chia làm ba phần, hai phần cung phụng cha mẹ- một phần tự con ăn để duy trì thân mạng! Vua cha thuận theo lời con thơ nói rằng: Cắt lấy ba cân thịt để duy trì mạng sống mà tiếp tục lên đường cũng được! Chưa đến hai ngày thì thịt trên thân con đã hết, xương gân dính liền với nhau mà mạng còn lại chưa mất, thì liền ngã nhào xuống đất. Cha mẹ thấy con vậy rồi liền đến trước con ôm lấy cùng cất tiếng khóc nức nở, mà nói như vậy: Chúng tôi không nỡ lòng nào ăn thịt con một cách ngang ngược, khiến cho con phải đau khổ thế này, đường phía trước hãy còn xa chưa đến chỗ ấy, thì thịt thân con đã hết, nay tính mạng của ba người cùng chết chung một chỗ. Người con khuyên ngăn vua cha rằng: Đã ăn thịt con đi thêm quãng đường đến nay, tính ra chặng đường phía trước chỉ còn lại một ngày, thân con nay bỏ mạng tại đây, cầu mong cha mẹ đừng giống như người phàm tục liền mạng chung một nơi, có thể ở giữa các phần tay chân trên con mà cắt lấy thịt còn lại, dùng để giúp cho cha mẹ đến được nơi ấy. Cha mẹ thuận theo lời con, cắt được một ít thịt chia làm ba phần, một phần cho con, hai phần cha mẹ tự ăn, ăn xong Từ biệt mà đi. Người con đứng dậy nhìn về phía cha mẹ đi. Lúc bấy giờ cha mẹ cùng cất tiếng khóc òa theo con đường mà đi, cha mẹ đi xa trông thấy Thái tử, lưu luyến nhìn cha mẹ mắt không lúc nào tạm rời xa, rất lâu mới ngã xuống đất, thân thể dính máu bê bết ruồi nhặng bu lại ăn thịt, đau khổ tột cùng không thể nào nói được, mạng còn lại chưa chấm dứt nên cất tiếng lập thệ nguyện: Nguyện cầu tai họa ác hiểm của đời trước từ nay trừ hết, từ nay về sau càng không dám gây ra, nay thân thịt của tôi cung dưỡng cho cha mẹ nguyện cầu cha mẹ tôi thường được phước thiện còn lại, ngủ yên thức yên, không thấy ác mộng, Trời bảo vệ-người yêu mến, quan lại trộm cướp có âm mưu gì đều bị tiêu diệt, gặp những điều tốt lành, máu thịt còn lại trên thân bố thí các loài côn trùng này đều khiến cho no đủ, làm cho đời sau tôi được thành tựu Phật đạo dùng pháp thực bố thí trừ diệt bệnh nặng sanh tử và nạn đói khát cho mọi người! Lúc phát lời nguyện này, Trời đất chấn động dữ dội-mặt Trời không có ánh sáng, Đế Thích thấy rồi lập tức hóa làm sư tư hổ lang, gầm gừ dọa nạt Thái tử muốn đến vồ thịt để ăn. Thái tử nói rằng: Các ngươi muốn ăn Ta thì tùy ý lấy ăn, tại sao phải hiện hình đe dọa làm gì? Đế Thích liền nói rằng: Tôi không phải là loài sư tử hổ lang, mà chính là Thiên Đế Thích, cố tình đến thử ông xem. Thái tử nghe rồi vô cùng hoan hỷ. Đế Thích hỏi Thái tử: Ông ở đời này có thể xả bỏ cái khó xả bỏ, có thể lấy thịt thân mình để cung dưỡng cha mẹ, công đức như vậy nguyện làm những việc gì, làm vua cõi Trời-vua cõi người-vua cõi Phạm-vua loài ma chăng? Thái tử đáp rằng: Ta không nguyện như vậy mà chỉ mong cầu Phật đạo độ thoát tất cả chúng sanh. Thiên Đế Thích nói: Phật đạo dài lâu, nhận chịu vất vả cực nhọc trải qua thời gian dài, sau đó mới thành tựu, tại sao ông có thể chịu được khổ đau như vậy? Thái tử đáp rằng: Giả sử vòng sắt nóng ở trên đầu Ta, cuối cùng không vì đau khổ mà rút khỏi Phật đạo. Thiên Đế Thích nói: Ông chỉ nói suông, ai có thể tin ông? Thái tử ngay lúc đó lập thệ nguyện rằng: Nếu như Ta lừa dối Thiên Đế Thích, thì làm cho thân Ta lở loét từ đầu đến cuối không lành lặn được; nếu không như vậy, thì làm cho thân Ta bình phục-máu biến thành sữa! Thái tử thề xong, ngay lập tức thân thể bình phục như cũ, máu trắng làm thành sưã, hình dung thân thể đoan chánh gấp bội bình thường. Đế Thích liền ca ngợi rằng: Nếu như đạt được Phật đạo thì nguyện xin trước hãy độ cho tôi! Lúc bấy giờ cha mẹ đến nước láng giềng rồi, đến nơi nhà vua nước ấy trình bày đầy đủ sự việc trên, con tôi hiếu dưỡng lấy thịt mình cung dưỡng cha mẹ, sự việc ấy như vậy. Vua nước láng giềng nghe xong cảm động trước lòng từ hiếu ấy, liền cùng với quân lính bảo vệ đưa về đất nước, tiến đánh La-hầu. Vua cha dẫn quân lính thuận đường trở về đi qua chỗ Từ biệt với con, liền tự nghĩ rằng: Con Ta chết rồi! Nên thâu nhặt xương cốt mang trở về đất nước mình, cất tiếng khóc đau thương đi theo con đường mà tìm kiếm. Từ xa nhìn thấy thân thể Thái tử bình phục đoan chánh gấp bội bình thường, liền đi đến trước mặt ôm lấy Thái tử trong nỗi buồn vui lẫn lộn, nói với Thái tử rằng: Con đang sống chăng? Lúc bấy giờ Thái tử đem tất cả sự việc trên đây nói cho cha mẹ biết, cha mẹ hoan hỷ cùng ngồi trên voi lớn quay trở về đất nước mình. Thái tử vốn có sức mạnh của phước đức từ hiếu cho nên đánh dẹp làm yên đất nước mình, vua cha liền lập Thái tử làm vua.

Đức Phật bảo với A-nan: Cha Ta lúc ấy, nay chính là Duyệt Đầu Đàn, cha Ta hiện nay. Mẹ Ta lúc bấy giờ, nay là Ma-gia phu nhân, mẹ Ta bây giờ. Thái tử lúc ấy nay chính là thân Ta. Đế Thích lúc ấy nay chính là A Nhã Kiều Trần Như”.

Thứ tư- PHẦN THIỂM TỬ

Như Kinh Thiểm Tử nói: “Vào đời quá khứ, trong nước Ca di có một Trưởng giả, không có con cái, vợ chồng mắt nhìn không rõ, tâm nguyện đi vào núi cầu đạo Vô Thượng, tu hành thanh tịnh chí nguyện tin tưởng vui với cảnh vắng lặng nhàn nhã. Lúc ấy có Bồ-tát tên gọi Nhất Thiết Diệu Kiến, trong tâm dấy lên nghĩ rằng: Người này phát tâm vi diệu, mắt không trông thấy gì, nếu đi vào núi thì chắc chắn gặp phải oan ức tai hại. Bồ-tát thọ mạng kết thúc nguyện sanh vào nhà của Trưởng giả, tên gọi là Thiểm, hiếu thảo nhân từ vâng theo thực hành mười thiện nghiệp, ngày đêm tinh tiến hầu hạ phụng dưỡng cha mẹ, giống như người tôn thờ Trời. Năm được mười tuổi, Thiểm Tử quỳ thẳng thưa với cha mẹ rằng: Bổn nguyện xưa kia phát ra là ý muốn đi vào núi sâu cầu chí hướng Không Tịch Vô Thượng Chánh Chân, lẽ nào vì con mà đoạn tuyệt ý nguyện ban đầu? Cha mẹ được lời liền đi vào núi, Thiểm Tử lấy tiền bạc của cải trong nhà đem tất cả giúp cho người nghèo khổ, thuận tiện đi vào trong núi lấy cỏ dại làm nhà, làm các loại giường chiếu để sử dụng, không lạnh không nóng, luôn luôn được thích hợp với cảnh ấy. Vào trong núi được một năm hoa trái dồi dào tươi đẹp ăn vào đều thấy ngọt ngào, suối nước tuôn chảy trong veo mà lại mát lạnh, hồ hoa năm màu có chim thú cùng với âm nhạc, tâm yêu thương luôn luôn bên nhau chứ không có ý làm hại. Thiểm Tử vô cùng hiếu thảo nhân từ đến nỗi bước trên đất mà sợ đất đau, Thiên thần-Sơn thần thường hiện làm thân người ngày đêm đến thăm hỏi. Thiểm Tử mặc áo da hươu xách bình đi lấy nước, hươu nai chim chóc lại cũng đến uống, không sợ làm khó gì nhau. Lúc ấy có vua nước Ca di, đi vào núi săn bắn, nhà vua thấy bầy hươu bên dòng nước giương cung bắn tên, mũi tên đi lạc trúng vào ngực Thiểm Tử, Thiểm Tử bị trúng tên độc cất tiếng gọi to rằng: Ai mang một mũi tên bắn chết ba Đạo nhân? Nhà vua nghe tiếng người lập tức xuống ngựa đi đến trước mặt Thiểm Tử, Thiểm Tử nói với nhà vua rằng: Voi bởi vì có ngà mà chết, tê giác bởi vì có sừng mà chết, chim phỉ thúy vì cái đuôi mà chết, hươu nai vì bộ da mà bị hại, nay tôi vô cớ đích thực bởi vì những cái gì mà chết vậy? Nhà vua hỏi Thiểm Tử rằng: Khanh là người như thế nào? Mặc áo sa hươu cùng với cầm thú không khác! Thiểm Tử nói: Tôi là người trong nước của nhà vua, cùng với cha mẹ mù đến nơi này học đạo hơn hai mươi năm, chưa từng bị hổ lang sâu độc làm cho tổn hại oan ức, nay tôi bị nhà vua bắn chết. Lúc đặt chân leo lên thì trong núi bỗng nhiên gió mạnh nổi lên thổi gãy cây cối, chim chóc kêu thảm thương, các loài thú như sư tử cọp beo…, đều gào thét vang dội, mặt Trời không còn ánh sáng-dòng suối tự nhiên cạn khô, hoa lá chết héo-sấm chớp chấn động Trời đất. Lúc ấy cha mẹ mù lòa kinh hãi đứng dậy nói với nhau rằng: Thiểm Tử đi lấy nước đã lâu không trở về, mong không bị sâu độc làm hại, cầm thú kêu gào không giống như lúc bình thường, gió nổi lên quật gãy cây cối chắc chắn xảy ra tai họa khác thường. Lúc ấy nhà vua lo sợ vô cùng mà tự hối hận tránh mắng mình: Ta gây ra lỗi lầm vô cớ, vốn muốn bắn coi hươu mà mũi tên lạc hướng bắn trúng giết chết Đạo nhân, tội lỗi ấy thật nặng nề, bởi vì tham chút thịt mà nhận chịu tai họa to lớn, nay Ta dùng đồ vật qúy báu của cả nước, cung điện kỹ nữ thành quách đất đai, tất cả để cứu mạng người. Lúc ấy nhà vua liền dùng tay rút mũi tên ra khỏi ngực Thiểm Tử, mũi tên cắm sâu không rút ra được, chim bay thú chạy từ khắp nơi quy tụ lại kêu gào vang động núi rừng. Nhà vua càng lo sợ, ba trăm sáu mươi đốt xương trong thân thể, từng đốt từng đốt đều chấn động. Thiểm Tử nói rằng: Không phải lỗi do nhà vua, tự tội lỗi vốn có của tôi đã gây nên, tôi không tiếc thân mạng, chỉ thương cha mẹ mù lòa, tuổi đã già yếu mà hai mắt lại mù, một khi không có tội thì cũng sẽ qua đời, bởi vì không có người chăm sóc cho nên buồn phiền vậy thôi chứ không phải vì tên độc làm đau đớn. Nhà vua tiếp tục nói rằng: Tôi thà đi vào ngục Nê Lê nhận chịu tội lỗi trăm kiếp, để cho Thiểm Tử được sống, nếu Thiểm Tử mạng chung thì tôi sẽ không trở về nước, mà sẽ ở lại trong núi cung dưỡng cha mẹ khanh, như lúc khanh còn sống, đừng lấy làm suy nghĩ, chư Thiên, Long thần đều đang chứng minh biết cho, không làm trái lời thề này! Thiểm Tử nghe nhà vua thề nguyện, trong tâm hoan hỷ vô cùng, tuy chết mà không hối hận, bởi vì cha mẹ mình sẽ được nhờ Đại vương chăm sóc, cung dưỡng thì đời hiện tại diệt trừ mọi tội lỗi-có được vô lượng phước thiện. Nhà vua nói: Khanh nói cho biết nơi ở của cha mẹ mình, và khi khanh chưa chết hãy cho tôi biết chỗ của họ! Thiểm Tử liền chỉ bày rõ ràng, từ đây đi qua con đường nhỏ, cách đây không xa tự nhiên sẽ thấy một ngôi nhà cỏ, cha mẹ tôi ở trong đó, Nhà vua chầm chậm mà đi, đừng làm cha mẹ tôi sợ hãi, dùng phương tiện thích ứng khéo léo hiểu rõ ý đó thay tôi gởi lời xin lỗi, vô thường đến trước mắt, sẽ gặp lại ở đời sau, tôi không tiếc thân mạng mà chỉ nghĩ đến cha mẹ, tuổi già hai mắt lại mù, một khi không có tôi thì không biết nương dựa vào đâu, vì vậy mà xót xa buồn phiền, bởi vì tự chất độc tàn khốc làm cho cái chết tự nhiên bình thường, phần tội lỗi vốn có đã gây ra không làm sao thoát được, nay tự mình sám hối, nguyện cầu tội diệt phước sanh, đời đời gặp nhau chứ không xa rời nhau, nguyện cho cha mẹ giữ gìn tuổi thọ đến cuối cùng, đừng có hoạn nạn khốn khó xảy ra, Trời rồng quỷ thần thường đi theo bảo vệ giúp đỡ làm cho tai họa sẽ được tiêu diệt! Nhà vua tiếp thu lời này liền dẫn theo mấy người, đi đến nơi cha mẹ. Nhà vua đi rồi sau đó Thiểm Tử liền tắt hơi, chim thú kêu gào vây quanh trước thi hài Thiểm Tử và dùng miệng liếm máu trên ngực. Cha mẹ mù nghe tiếng mà càng sợ hãi, nhà vua đi đã nhanh lại va chạm cỏ cây sột soạt, cảm thấy có tiếng người, cha mẹ không hãi nói: Đây là người nào chứ không phải là con mình đi? Nhà vua nói: Tôi là vua nước Ca di, nghe Đạo nhân ở trong núi học đạo cho nên đến cúng dường. Cha mẹ nói: Đại vương khéo đến thế, vất vả thay uy đức tôn kính từ xa đến chốn dân dã này, thân thể nhà vua yên lành không, phu nhân, Thái tử trong cung điện và quan lại dân chúng trong nước đều được bình yên tốt lành không, mưa gió điều hòa thuận lợi thóc lúa đậu mè dồi dào đầy đủ, nước láng giềng có xâm phạm làm hại nhau không? Nhà vua trả lời Đạo nhân rằng: Nhờ ân của Đạo nhân nên tất cả đều tự nhiên bình an. Nhà Vua hỏi thăm cha mẹ mù rằng: Đến ở trong núi lòng dạ chịu đựng gian khổ thường xuyên, chim bay thú chạy giữa các cây không có gì xâm hại chăng, trong núi nóng lạnh thường xuyên có yên ổn không? Cha mẹ mù nói: Nhờ ân đức sâu dày của nhà vua nên thường xuyên thường xuyên tự nhiên an ổn, chúng tôi có người con hiếu thảo tên gọi Thiểm Tử, thường lấy hoa trái nước suối cho chúng tôi luôn luôn tự nhiên đầy đủ, gió mưa trong núi điều hòa thuận lợi không có gì thiếu hụt, chúng tôi có chiếu cỏ được ngồi, có hoa trái được ăn, Thiểm Tử đi lấy nước từ sáng sớm có lẽ sắp trở về. Nhà vua nghe mà lòng đau đớn trào nước mắt, lại nói: Tội ác của tôi không sao nói được, lúc đi vào núi săn bắn, thấy bầy hươu bên dòng suối giương cung bắn tên, mũi tên lạc hướng đâm trúng Thiểm Tử cho nên đến nói cho nhau biết. Cha mẹ nghe tin toàn thân tự nhiên bủn rủn, như núi lớn đổ sụp, mặt đất rung chuyển chao đảo. Nhà vua liền tự mình đến trước mặt nâng đứng dậy, cha mẹ gào khóc ngữa mặt lên Trời tự nói rằng: Con tôi hiếu thảo nhân từ bước trên đất còn sợ đất đau, có tội lỗi như thế nào mà bắn chết con tôi, gần đây gió nổi làm gãy cây cối, chim chóc đồng loạt kêu gào đau thương, ngờ rằng con tôi chết! Người mẹ kêu khóc thở than, người cha nói: Tạm thời dừng lại, con người sinh ra chắc chắn chết đi không thể nào chối bỏ được, nay hãy hỏi nhà vua bắn trúng Thiểm Tử nơi nào, nay chết hay sống? Nhà vua nói lại rõ ràng lời Thiểm Tử đã nói, cha mẹ cảm thấy tuyệt vọng, mình đơn độc lại không có con cũng nên cùng nhau chết đi!”

Y theo kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Nhà vua rơi lệ đau thương mà nói kệ rằng:

Tôi là vua thống lĩnh nước này,
Dạo chơi săn bắn ở núi này,
Chỉ muốn giương cung bắn cầm thú,
Không may tên lạc trúng hại người,
Nay tôi bỏ địa vị Quốc vương,
Đến hầu hạ cha mẹ mù lòa,
Không khác gì con trai cha mẹ,
Cẩn thận không gây ra buồn khổ.

Cha mẹ mù lòa dùng kệ trả lời nhà vua rằng:

Con chúng tôi nhân từ hiếu thuận,
Trên Trời-giữa trong người không có,
Tuy nhà vua trông thấy thương xót,
Sao có thể bằng con chúng tôi?
Nhà vua đang thấy nên thương xót,
Mong dẫn chỉ rõ chỗ con tôi,
Được ở hai bên người con hiếu,
Cùng chung cái chết mới thỏa lòng.

Ngay sau đó nhà vua dẫn cha mẹ đến gần chỗ người con, đấm ngực buồn phiền gào khóc mà nói: Con chúng tôi nhân từ hiếu thuận không ai sánh bằng. Thiên Thần – Sơn thần – Thọ thần và các thần sông – hồ, đều hướng về nói kệ rằng:

Đế Thích – Phạm Thiên chủ thế gian,
Vì sao không phù hộ giúp đỡ,
Người con hiếu thuận của chúng tôi,
Khiến cho gặp khổ đau như vậy,
Con hiếu chúng tôi thật cảm động,
Mà nhanh chóng cứu giúp tính mạng?”

Lại trong kinh Thiểm Tử nói: “Mong nhà vua dắt chúng tôi đi đến trước thi hài! Nhà vua liền dắt cha mẹ mù đến trước thi hài, người cha ôm lấy chân con, người mẹ ôm lấy đầu con, ngữa mặt lên Trời gào to. Người mẹ liền dùng lưỡi liếm vết thương trên ngực Thiểm Tử, mong chất độc đi vào miệng mình, mẹ tuổi đã già mắt không trông thấy gì, đem thân thay cho con, Thiểm Tử sống để mẹ chết, mẹ chết không tiếc gì. Nếu như Thiểm Tử rất hiếu thuận thì Trời đất đã biết, mũi tên nên rút ra – thuốc độc sẽ trừ hết, Thiểm Tử nên sống lại. Thế là tòa ngồi của Đao Lợi Thiên Vương ở cõi Trời thứ hai lập tức bị rung động, dùng Thiên nhãn trông thấy hai Đạo nhân ôm con gào khóc, mới nghe Đâu Thuật Thiên Cung ở cõi Trời thứ tư đều bị rung động, Thích – Phạm Tứ

Thiên Vương liền từ chỗ Thiên Vương thứ tư như khoảnh khắc người ta co duỗi cánh tay, đi xuống trước mặt Thiểm Tử lấy thần dược rót vào trong miệng Thiểm Tử, thần dược đi vào miệng Thiểm Tử thì mũi tên tự nhiên tuột ra, sống lại như cũ. Cha mẹ ngạc nhiên quá đỗi vui mừng, thấy Thiểm Tử đã chết mà sống lại nên hai mắt đều mở ra, chim bay thú chạy đều rất hoan hỷ, gió lặng mây tan mặt Trời được tiếp tục tỏa sáng, dòng suối tuôn trào nhiều loại hoa ngũ sắc rực rỡ, cây cối đơm hoa tươi tốt gấp bội lúc thường. Nhà vua vô cùng hoan hỷ không thể nào kìm mình được, lễ lạy Thiên Đế Thích rồi trở lại lễ lạy cha mẹ cùng với Thiểm Tử, nguyện đem tiền của đất nước để dâng lên Đạo nhân. Thiểm Tử nói: Nhà vua muốn báo ân, thì nhà vua hãy trở về đất nước làm yên lòng nhân dân và khiến cho mọi người tôn thờ giới pháp, nhà vua tiếp tục săn bắn làm tổn thương các loại cầm thú, đời hiện tại thân không yên ổn, mạng sống chấm dứt sẽ vào trong địa ngục Nê Lê, con người sống ở thế gian, ân ái tạm thời có mà biệt ly sẽ lâu dài, không thể luôn luôn bảo vệ được, đời trước nhà vua có công đức nay được làm vua, đừng vì có được tự tại mà cố tình tự mình buông thả! Nhà vua tự hối hận trách móc mình từ nay về sau nên như lời Thiểm Tử chỉ bày. Mấy trăm người tùy tùng đều vô cùng mừng rỡ vâng mạng thọ trì năm giới. nhà vua Từ biệt trở về cung, lệnh cho mọi người trong nước có cha mẹ mù lòa nên hiếu thuận như Thiểm Tử, đều nên cung dưỡng, không được rời bỏ, phạm vào sẽ bị tội nặng. Thế là trong nước đều như lời nhà vua khuyên bảo, vâng mạng thọ trì năm giới – mười thiện, chết được sanh lên cõi Trời không rơi vào ba đường ác.

Đức Phật bảo với A-nan: Thiểm Tử đời xa xưa nay chính là thân Ta. Cha mù lòa lúc ấy nay chính là vua Duyệt Đầu Đàn, là vua cha của Ta. Mẹ mù lòa lúc ấy nay chính là Ma-gia phu nhân, là mẹ của Ta. Vua nước Ca di lúc ấy nay chính là A-nan. Thiên Đế Thích lúc ấy nay chính là Di-lặc. Khiến cho Ta nhanh chóng thành tựu đạo quả Vô thượng Chánh giác, đều là nhờ vào đức hạnh hiếu thuận vậy”.

Thứ năm- PHẦN NGHIỆP NHÂN

Như kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Đức Phật dạy: Nếu người đối với cha mẹ mà thực hành phần nhỏ cung dưỡng, thì sẽ đạt được vô lượng phước thiện, gây ra chút ít bất hiếu thì tội lỗi cũng sẽ vô lượng. Ta ở đời kiếp lâu xa, sanh làm con Trưởng giả trong nước Ba-la-nại, tên là Từ Đồng Nữ, cha mất sớm ở cùng với mẹ, nhà nghèo bán củi mỗi ngày kiếm được hai đồng tiền phụng dưỡng cha mẹ. Tìm cách chuyển sang tốt hơn, ngày kiếm được bốn đồng tiền để cung cấp cho mẹ. Thành công lại dần dần khác đi, ngày kiếm được tám đồng tiền cung cấp phụng dưỡng cho mẹ. Người đời sau tìm đến thu được lợi ích chuyển sang nhiều hơn, ngày kiếm được mười sáu đồng tiền chu cấp phụng dưỡng cho mẹ. Mọi người thấy được sự thông minh phước đức ấy, đều đến khuyến khích đi vào biển thu nhập vật báu. Nghe rồi thưa với mẹ, mẹ thấy nhân từ hiếu thảo nói là không thể đi được, nói là lời nói đùa, tùy con đi vào biển. Người con liền kết bạn hẹn ngày rồi quyết định Từ biệt mẹ ra đi, mẹ liền ôm lấy con khóc nỉ non mà nói: Không đợi mẹ chết hay sao mà nhất định phải đi? Người con đã hứa với người ta sợ rằng không giữ đúng lời hứa, liền tự đẩy mẹ ra làm đứt mấy chục sợi tóc trên đầu tóc của mẹ, như mong muốn đi vào biển thu nhập được nhiều châu báu trở về, đến ở giữa chặng đường bạn bè cùng đi phía đằng trước, Đồng Nữ một mình phía sau mất bạn nên đi lạc đường. Đến trên một ngọn núi trông thấy khu thành Lưu Ly, vì đói khát nên đi đến đó, có bốn nàng Ngọc Nữ bưng bốn viên ngọc Như Ý tấu lên các thứ âm nhạc tuyệt với, ra ngoài cổng thành để đón tiếp, trong tám vạn năm hưởng thụ vui sướng vô cùng. Lại sanh tâm chán ngán bỏ thành mà đi, gặp khu thành Pha Lê có tám nàng Ngọc Nữ, bưng tám viên ngọc Như Ý trỗi lên âm nhạc để đón chào, trong tám vạn năm hưởng thụ vô cùng vui sướng. Sau lại chán ngán bỏ thành mà đi, đến khu thành Bạch Ngân có mười sáu nàng Ngọc Nữ, bưng mười sáu viên ngọc Như Ý đến đón chào như trước, trong mười sáu vạn năm hưởng thụ vui sướng vô cùng. Sau lại chán ngán bỏ thành mà đi, đến khu thành Hoàng Kim có ba mươi hai nàng Ngọc Nữ, bưng 32 viên ngọc Như ý để chào đón như trước, hưởng thụ vô cùng vui sướng trong ba mươi hai vạn năm. Sau lại chán ngán bỏ thành mà đi, đến một khu thành bằng sắt, đi vào trông thấy một người đầu đội vòng lửa, đem đặt trên đầu Đồng Nữ mà đi. Lúc ấy Từ Đồng Nữ liền hỏi ngục tốt: Tôi đội vòng lửa này đến lúc nào chúng ta thoát ra? Ngục tốt đáp rằng: Thế gian có người chán làm nghiệp tội phước, như ông đi vào biển trải qua lần lượt các khu thành, sau đó sẽ đến chịu tội thay ông, nếu không có người thay thế thì cuối cùng không rời ra được. Lại hỏi: Xưa kia tôi làm những tội phước gì? Ngục tốt đáp rằng: Xưa ông kiếm được hai đồng tiền cung dưỡng cho mẹ, cho nên gặp được khu thành Lưu Ly có bốn viên ngọc Như Ý và bốn nàng Ngọc Nữ, hưởng thụ sự vui sướng nơi ấy trong bốn vạn năm. Kiếm được bốn đồng tiền cung dưỡng cho mẹ, gặp được khu thành Pha Lê có tám viên ngọc Như Ý và tám nàng Ngọc Nữ, hưởng thụ những sự vui sướng trong tám vạn năm. Kiếm được tám đồng tiền cung dưỡng cho mẹ, gặp được khu thành Bạch Ngân có mười sáu viên ngọc Như Ý và mười sáu nàng Ngọc Nữ, hưởng thụ vui sướng trong mười sáu vạn năm. Bởi vì kiếm được mười sáu đồng tiền cung dưỡng mẹ già cho nên gặp được Khu thành Hoàng Kim, có ba mươi hai viên ngọc Như Ý và ba mươi hai nàng Ngọc Nữ, hưởng thụ vui sướng vô cùng trong ba mươi hai vạn năm. Bởi vì giật đứt tóc mẹ cho nên bây giờ gặp phải báo ứng đầu đội vòng lửa ở trong khu thành bằng sắt, có người thay thế thì ông mới chúng ta thoát được. Lại hỏi ngục tốt: Nay trong ngục này chúng ta có người nhận chịu tội báo ví như tôi hay không? Đáp rằng: Vô lượng không thể nào tính kể hết được. Nghe rồi nghĩ rằng: Mình có lẽ không tránh được, nguyện khiến cho tất cả những người phải nhận chịu khổ báo đều quy tụ đến một mình thân này gánh chịu. Dấy lên ý niệm này rồi thì vòng lửa lập tức rơi xuống, ngục tốt thấy rồi lấy chĩa sắt đâm vào đầu, lập tức mạng chung sanh lên cõi Trời Đâu Suất.

Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Từ Đồng Nữ xưa kia chính là thân Ta bây giờ vì nhân duyên này, đối với cha mẹ mà làm một chút thiệnác sẽ nhận báo ứng vô lượng, vì thế cho nên cần phãi luôn luôn cung dưỡng hiếu thuận với cha mẹ!”

Lại trong Thành Thật Luận nói: “Như lai đối với các bậc Thánh Nhân và các bậc cha mẹ, khởi lên thiện ác nghiệp thì nhận chịu báo ứng hiện tại”.

Lại trong kinh Văn Thù nói: “Đức Phật thuyết kệ rằng:

Mặt trăng mặt Trời soi chiếu cỏ hoa,
Không hề có mong muốn sự báo ân,
Như lai không có gì phải giữ lấy,
Không mong cầu báo đáp cũng như vậy”.

Tụng rằng:

Đi vào triều phụ giúp vua,
Ở nhà hầu hạ cha mẹ,
Lập chí giữ lòng trung thành,
Cung kính hiếu thuận suốt đời,
Huống là Đại Ân của Phật,
Cứu giúp tất cả mọi loài,
Đền đáp ân đức bao la,
Lẽ nào thiếu đi thành kính?

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Sơ lược dẫn ra 1 chuyện: 1. Thuấn Tử có cảm ứng hầu hạ cha; 2. Quách Cự có cảm ứng phụng dưỡng mẹ; 3. Đinh Lan có cảm ứng khắc gỗ thờ mẹ; 4. Đổng Vĩnh có cảm ứng tự bán mình; 5. Trần Di có cảm ứng cơm cháy; 6. Khương Thy có cảm ứng lấy nước; 7. Ngô Quỳ có cảm ứng cung cấp mai táng; 8. Tiêu Cố có cảm ứng kéo dài mai táng; 9. Hàm Xung có cảm ứng đau thương; 10. Vương Hư Chi có cảm ứng khỏi bệnh; 11.Bá Du có cảm ứng khóc mẹ; 12. Thạnh Xa có cảm ứng đánh chết; 13. Hiếu Phụ có cảm ứng nuôi dưỡng mẹ chồng; 14. Hùng Hòa có cảm ứng nhảy xuống nước; 15. Vương Thiên Thạch có cảm ứng mồ mả.

1. Cha Thuấn có mắt bị mù, mới đầu thì hơi nhẹ, về sau nói với vợ, Thuấn có cái giếng cạn, cha Thuấn ở nhà nghèo cùng khốn khổ, mà ở giữa chốn phố chợ phồn hoa. Cha Thuấn đêm nằm mộng thấy một con phụng hoàng tự gọi là gà, miệng ngậm hạt gạo mà mớn cho. Đã nói gà là con cháu mà trông thấy là phụng hoàng. Hoàng Đế Mộng Thư nói rằng: Con cháu nhà này sẽ có người cao quý, ấy là Thuấn Chiêm Do. Hằng năm mua thóc lúa gặp trong thóc lúa có tiền, Thuấn cũng bèn ba ngày ba đêm ngữa mặt lên Trời tự bày tỏ lỗi lầm của mình. Nhân đó cuối cùng thì tùy ý thường nói cho người trong phố chợ biết, có một người đến trước Thuấn liếm mắt bỗng nhiên sáng ra. Người phố chợ thấy Thuấn mà thương cảm, Đại Thánh chí hiếu là đạo cảm với thần minh vậy.

2. Quách Cự là người họ Ôn vùng Hà Nội, rất giàu. Cha mất phân chia tài sản, hai ngàn vạn chia làm hai phần, người em đã giữ lấy một mình ở nhà cung dưỡng cho mẹ, tự mình gần sát bên cạnh có ngôi nhà hoang vắng không có người ở, cùng nhường cho ở không có tai họa gì. Vợ sinh được con trai, suy nghĩ nuôi dưỡng con thì trở ngại đến sự cung dưỡng mẹ, mới khiến vợ ôm con rồi đào đất muốn chôn, ở trong đất gặp được một cái nồi bằng vàng ròng, phía trên nồi vàng có tấm phiếu bằng sắt, ghi rằng: Ban tặng hiếu tử Quách Cự.

3. Đinh Lan là người vùng Dã Vương – Hà Nội. Năm mười lăm tuổi mất mẹ, khắc cây gỗ làm hình mẹ, hầu hạ cung dưỡng như mẹ còn sống. Vợ Đinh Lan trong đêm lấy lửa làm bỏng mặt mẹ, mặt mẹ phát ra vết lở, trải qua hai ngày tóc trên đầu vợ tự nhiên rụng hết, giống như dao cắt đứt, sau đó nhận lỗi. Đinh Lan chuyển mẹ ra đường lớn, khiến vợ mặc tang phục lễ lạy thờ kính, ba năm, một đêm bỗng nhiên giống như gió mưa, mà mẹ tự nhiên trở về. Người hàng xóm mượn gì, nét mặt mẹ vui vẻ thì cho mượn, không vui thì không cho mượn. (Trích tập Chi Hiếu Tử Truyện nói: Vợ Định Lan lỡ tay làm cháy mặt mẹ, liền mộng thấy mẹ đau đớn. Mọi người có cầu xin mà không thưa trước với mẹ thì không được. Người hàng xóm nói: Cây khô biết gì. Thế là dùng dao chặt cây hình mẹ chảy máu. Đinh Lan trở về gào khóc đau thương, may tang phục tiến hành mai táng. Đình Úy nhờ cây gỗ thoát chết, Tuyên Đế khen ngợi tấn phong làm Thái Trung Đại Phu là vậy).

4. Đổng Vĩnh (Trịnh Tập Chi Hiếu Tử Cảm Thông Truyện nói: Đổng Vĩnh là người vùng Thiên Thừa) thưở trẻ chỉ đơn độc ở cùng với cha, quả là dốc hết sức lo việc đồng ruộng, dùng xe hươu chở che cha đi theo bên mình. Cha qua đời tự bán mình cho chủ nhà giàu để lo việc chôn cất. Giữa đường gặp một cô gái, gọi và nói rằng: Nguyện làm vợ chàng. Nhận lời liền cùng đi đến chủ nhà giàu. Chủ nhà hỏi: Cô gái này là ai? Đáp rằng: Vợ Đổng Vĩnh, muốn giúp trả nợ. Chủ nhà nói: Cô dệt ba trăm tấm vải, giao cho cô trong một tuần phải xong. Cô gái đi ra ngoài cổng nói với Đổng Vĩnh rằng: Thiếp là Thiên nữ, Trời lệnh cho thiếp giúp chàng trả nợ người ta mà thôi. Nói xong bỗng nhiên mất dạng không biết ở nơi nào!

Bốn chuyện trên đây trích từ Lưu Hướng Hiếu Tử Truyện.

5. Trần Di người nước Ngô, thưở trẻ làm quan nhỏ ở quận, mẹ thích ăn cơm cháy dưới đáy nồi, Trần Di đang phục dịch ở công sở luôn luôn mang theo cái túi, mỗi khi nấy cơm thì lấy cơm cháy để lại cho mẹ. Sau loạn Tôn Ân tích tụ được mấy Thăng, luôn luôn mang bên mình, đến khi bại trận có nhiều người chết vì đói, Trần Di được sống. Mẹ ngày đêm khóc vì nhớ Trần Di, đôi mắt bị mù, đôi tai bị điếc, Trần Di trở về đi vào nhà chào hỏi mẹ mà khóc òa, mắt mẹ tự nhiên sáng trở lại.

Câu chuyện trên đây trích từ Tống Cung Hiếu Tử Truyện.

6. Khương Thy, tự là Sĩ Du, người vùng Lạc Hà-Quảng Hán, mẹ thích uống nước sông, phận làm con thương mẹ nên thường đi lấy nước mà bị chết đuối. Người vợ thương tiếc, sợ mẹ biết nên nói dối rằng Khương Thy đi học. Hàng năm may áo thả vào giữa dòng sông, bỗng nhiên có dòng nước tuôn chảy ở bên cạnh nhà, mùi vị ngọt thơm như nước sông, lại xuất hiện một cặp cá chép.

Câu chuyện trên đây trích từ Đông Quan Hán Ký.

7. Ngô Quỳ là người vùng Ngô Hưng, sau loạn Tôn Ân anh em – chị dâu có tất cả mười ba người mất, nhà nghèo trống trải chỉ bốn bức tường, mùa Đông không có áo quần che thân, ngày thì làm thuê kiếm sống, đêm trở về làm gạch bán, vợ chồng làm việc quần quật không có giờ rảnh tự lo cho mình. Một năm tròn lo liệu bảy phần mộ – mười ba cỗ quan tài, chấp nhận làm thuê để kiếm tiền lo việc mai táng. Người hàng xóm mới biết nên trừ đi một phần để làm vật phúng viếng, nhưng không giữ lấy một chút nào cho mình, vẫn cày thuê cuốc mướn trả lại. Năm thứ ba thời Tấn Nghĩa Hi, Thái Thú Trương Sùng đón chào ban cho chức tước ra làm quan.

8. Tiêu Cố, tự là Tú Dị, người vùng Lan Lăng – Đông Hải, cháu 1 đời của họ Hà, xưa kia đời sống đầy đủ, họ Hà đông đúc nhất vùng Trường Lăng nhân đó dời nhà đến vùng Quan Trung. Thuở trẻ có hiếu thảo cẩn thận, gặp phải tang sự năm, chim Trĩ chim Khách đi lại cặp kè trong sân nhà, hươu nai đi vào trong vườn nhà, tìm đến không được. Cố Tử Chi, tự là Anh Mao, hiếu tâm thuần hậu. Trừ Thượng Thư Lang, có mấy chục con chim Trĩ làm tổ ở trên mái nhà, thường thường bay thẳng lên đưa đến đường, chim Trĩ vừa bay vừa hót bên cạnh xe.

Hai chuyện trên đây trích từ Trịnh Tập Chi Truyện.

9. Ngô Trung Thư Lang Hàm Xung rất hiếu thảo, mẹ là Vương Thị bị mù, Hàm Xung tạm nghỉ việc, bảo người hầu-làm thức ăn cho mẹ, bèn lấy ấu trùng của bọ dừa hấp làm thức thức ăn mà Vương Thị rất thích ăn, nhưng không biết là thứ gì. Hàm Xung trở về, Vương Thị nói rằng: Sau khi con đi người hầu mang đến cho mẹ một món ăn, rất là ngọt ngào thơm ngon, nhưng không phải là cá – không phải là thịt, con hỏi thử xem là vật gì! Đã vậy thì phải hỏi người hầu. Người hầu vâng theo nói thật là ấu trùng của bọ dừa. Hàm Xung ôm mẹ khóc thảm thương, mắt mẹ bỗng nhiên mở sáng như xưa.

Câu chuyện trên đây trích từ Tổ Thai Chí Quái.

10. Vương Hư Chi, người vùng Tây Xương – Lư Lăng, năm mười ba tuổi mất mẹ, ba mươi tuổi mất cha, hai mươi năm muối dấm không đưa vào miệng, bệnh nằm liệt giường, bỗng nhiên có một người đến hỏi bệnh, nói rằng: Bệnh ông sẽ khỏi. Chốc lát không còn thấy nữa, nhưng căn phòng đang ở ban đêm có ánh sáng, cây quýt giữa sân đang mùa Đông rét đậm mà sanh ra trái, bệnh tình quả nhiên lành hẳn. Tất cả nhờ lòng hiếu thảo mà cảm ứng vậy.

Câu chuyện trên đây trích từ Tống Cung Chi Hiếu Tử truyện.

11. Hàn Bá Du có lỗi lầm, mẹ dùng roi đánh mà khóc, mẹ nói: Ngày khác chưa từng mở miệng khóc, nay vì sao mà khóc? Thưa rằng: Ngày khác con bị mẹ đánh mà thường cảm thấy đau, nay sức mẹ đã yếu không thể khiến cho con đau được, vì thương mẹ già yếu mà con khóc.

12. Thạch Xa, người ở nước Sở, hầu hạ cha mẹ rất hiếu thảo. Thời Chiêu Vương làm chức Lệnh Doãn, đi đường nhìn từ xa thấy có kẻ giết người, đuổi bắt té ra chính là cha mình. Thạch Xa thả cha mà trở về tự giam mình vào ngục, khiến người thưa với Chiêu Vương rằng: Kẻ vì cha phạm tội mà xử theo pháp luật là bất hiếu, bỏ pháp luật mà tha cho tội phạm là bất trung, xin lấy cái chết để chuộc mạng cha! Xin được nhân đây mà tự cắt cổ chết!

Hai chuyện trên đây trích từ Thuyết Uyển Lục.

13. Trong Hán Thư chép rằng: Vùng Đông Hải có nàng dâu hiếu thảo phụng dưỡng mẹ chồng rất cẩn thận, mẹ chồng bảo rằng: Con phụng dưỡng mẹ thật là vất vả, mẹ đã già, tiếc gì năm tháng còn lại mà phải phiền lâu cho tuổi trẻ của con. Thế là sau đó tự thắt cổ chết. Con gái bà cụ báo với quan rằng: Con dâu giết mẹ tôi. Quan cho lính bắt giam, tra khảo trừng trị rất ác hiểm, nàng dâu hiếu thảo không chịu nổi sự hành hạ ác hiểm, tự tìm cách thú nhận cho xong. Lúc ấy Vu Công làm lính giữ ngục, nói rằng nàng dâu này phụng dưỡng mẹ chồng hơn mười năm, mà lòng hiếu thảo khắp nơi đều nghe, chắc chắn không giết mẹ chồng. Thái Thú không nghe, Vu Công tranh cãi không hơn lý, ôm vụ án đó rơi nước mắt Từ biệt chốn quan phủ mà đi. Từ đó về sau trong quận khô hạn suốt ba năm, sau Thái Thú đến chỗ Vu Công, suy nghĩ cầu tha thứ cho sai lầm đã gây ra. Vu Công nói: Nàng dâu hiếu thảo không đáng chết, trước kia Thái Thú đã giết hại oan ức, sai lầm là tại đây. Thái Thú lập tức đích thân tế lễ trước phần mộ của nàng dâu hiếu thảo, chẳng bao lâu mà Trời tuôn mưa lớn tưới mát khắp nơi. Trong Trưởng lão Truyện nói: Nàng dâu hiếu thảo tên gọi Dụng Thanh, lúc Dụng Thanh sắp chết, xe chở thân tre mười Trượng có treo năm cái phan, lập thề nguyện trước mọi người rằng: Nếu Dụng Thanh có tội thì nguyện rằng khi giết máu sẻ chảy thuận xuống dưới, nếu Dụng Thanh chết oan thì máu sẽ chảy ngược lên. Đã hành hình xong thì máu Dụng Thanh có màu vàng, duyên theo phan tre mà lên đến ngọn, lại duyên theo phan tre mà chảy xuống như vậy.

14. Kiện Vi Phù Tiên Nê Hòa, có cô con gái tên là Hùng Nê Hòa. Đến thời Vĩnh Kiến năm thứ nhất làm Huyện Công. Tào Huyện Trưởng là Triệu Chỉ phái Nê Hòa đến bái kiến Thái Thú quận Ba, vào tháng mười đi thuyền đến quận thành gặp dòng nước chảy xiết, thuyền lật rơi xuống nước mà chết, thi hài mất không tìm thấy. Hùng Nê Hòa gào khóc thảm thiết, mạng không màng giữ lại, nói cho em trai và chồng biết, chính mình chịu khó tìm kiếm thi hài của cha, nếu như tìm kiếm không được, thì mình muốn tự chìm xuống để tìm. Lúc ấy Hùng Nê Hòa hai mươi bảy tuổi, có con trai là Cống năm tuổi – Thế ba tuổi, lại làm cho các con một cái túi thêu ướp hương, chứa vàng ngọc châu báu chuẩn bị trước cho hai con thơ, tiếng khóc đau thương không dứt trong miệng, anh em bà con lặng lẽ u sầu. Đến ngày mười lăm tháng mười hai, cha mất chưa tìm được, Hùng Nê Hòa chèo thuyền nhỏ, ở nơi cha rơi xuống cất tiếng khóc nức nở hồi lâu rồi tự nhảy vào giữa dòng nước, dòng nước xoáy chìm xuống đáy, báo mộng nói cho em trai biết, đến ngày hai mươi mốt cùng với cha nổi lên. Đến kỳ hạn như mộng báo cùng với cha giữ lấy nhau, đồng thời nổi lên trên sông. Huyện Trưởng dâng biểu nói: Quận Thái Thú Tiêu Đăng nhận lệnh của Thượng Thư, phái Hộ Tào Duyệt lập bia cho Hùng Nê Hòa, họa lại hình ảnh đó làm cho biết tấm gương của người con gái hiếu thảo!

Hai chuyện trên đây trích từ Sưu Thần Ký.

15. Thời nhà Đường có Vương Thiên Thạch người vùng Thái Nguyên giữ chức Thứ Sử Từ Châu tánh tình tự nhiên nhân hậu hiếu thảo mà rất cẩn thận đối với danh xưng, đặc biệt là tinh thông nội điển tín tâm luyện tập thực hành. Năm Trinh Quán thứ cha mất nên ưu sầu để tang tang qua lễ tiết, chỉ ăn trường trai chịu đựng kham khổ, dựng chòi tranh ở bên trái mộ cha, mang đất đắp thành mộ phần, trong đêm thường tụng kinh niệm Phật suốt đêm không ngủ. Đã từng nghe tiếng đánh khánh vô cùng trong suốt và có mùi hương kỳ lạ lan tỏa đến vài dặm, đạo-tục ngửi thấy không có ai không khỏi kinh sợ lạ lùng. Câu chuyện trên đây trích từ Minh Báo Thập Di Ký.

 

Thiên thứ 50: BẤT HIẾU

Thiên này có phần: Thuật ý, Ngũ nghịch, Phụ nghịch, Khí phụ.

Thứ nhất- PHẦN THUẬT Ý

Con người sống mà giữ lòng trung hiếu, cho nên nêu cao tên tuổi ở đời sau; sống mà làm điều trái nghịch, vì vậy thọ báo đau khổ ở tương lai. Hiếu thuận – ngỗ nghịch lên cao và xuống thấp, làm thiện-làm ác vì cớ gì vượt qua? Vì vậy Đức Đại Từ xót thương cho tính hung bạo của Xà Vương, khen ngợi cho lòng nhân ái của La Vân, mong rằng sợ hãi ngọn lửa dữ bất hiếu không biết cách nào mà dập tắt, bóng tối chập chùng của ác nghịch không có hạn kỳ mở thông, ví như lao ngục vây hãm tù phạm có đủ mọi điều khổ đau, ôm gông mang xiềng nặng nề khốn khổ, còng sắt khóa thép luôn ở trên thân, đánh đập thân thể bầm nát lở loét, khắp nơi hình hài thối rữa xấu xa, mà muốn dùng hình dáng này cầu mong gặp Đức Từ Phụ thì thật là khó nhìn thấy!

Thứ hai- PHẦN NGŨ NGHỊCH

Như Trí Độ Luận nói: “Đệ tử của Phật là Đề-bà-đạt-đa, là em họ của Đức Phật, xuất gia học đạo tụng được sáu vạn pháp tụ, tinh tiến tu hành tròn mười ba năm, sau đó vì cúng dường cho nên đi đến chỗ Phật cầu học thần thông. Đức Phật bảo rằng: Này Kiều Đàn! Ông quán xét năm ấm vô thường có thể đắc đạo, cũng có được thần thông. Đức Phật không nói cho biết phương pháp đạt được thần thông. Đi đến cầu xin Xá-lợi-phất – Mục-kiền-liên, ngay cả năm trăm A-la-hán cũng không nói cho biết, mà chỉ nói rằng: Ông nên quán xét năm ấm vô thường có thể đắc đạo, có thể đạt được thần thông. Lúc ấy A-nan chưa đạt được Tha Tâm Trí, như Đức Phật đã dạy, mà trao cho Đề-bà-đạt-đa, Đề-bàđạt-đa học được pháp luyện thần thông rồi, vào núi tu luyện không bao lâu thì đạt được năm thần thông. Đạt được năm thần thông rồi tự nghĩ rằng: Ai sẽ làm đàn việt cho mình? Như Vương tử A-xà-thế có tướng mạo Đại vương, muốn qua lại làm cho thân thiết sâu đậm, nên đến cõi Trời lấy thức ăn cõi Trời, trở về cõi Uất Đan Việt lấy gạo canh tự nhiên, đến trong rừng Diêm-phù lấy quả Diêm-phù, mang cho Vương tử Axà-thế, có lúc tự biến hóa thân mình làm voi báu ngựa báu để mê hoặc tâm ấy, có lúc làm trẻ nhỏ với các loại trạng thái không bình thường để kích thích tâm ấy. Ý của Vương tử đã bị mê hoặc, xây dựng tinh xá to lớn ở trong Nại Viên, cúng dường bốn loại và cung cấp các loại lặt vặt, không có thứ gì không đầy đủ, để tạo điều kiện cho Đề-bà-đạt-đa, ngày ngày dẫn theo các Đại thần, tự mình chuyển đến năm trăm nồi canh và bánh trái. Đề-bà-đạt-đa được cúng dường nhiều, mà đồ chúng chẳng có ai, tự nghĩ rằng mình có ba mươi tướng tốt thua Phật chẳng là bao, dứt khoát bởi vì đệ tử chưa quy tụ, nếu đại chúng vây tròn thì khác gì so với Phật? Tư duy như vậy rồi sanh tâm phá hoại giành được năm trăm đệ tử. Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên thuyết pháp giáo hóa Tăng trợ lại hòa hợp. Lúc bấy giờ Đề-bà-đạt-đa liền sanh ác tâm, đẩy núi đè Phật, Kim Cang lực sĩ dùng chày Kim Cang mà từ xa ném đến, đá nát vụn tóe ra làm tổn thương ngón chân của Phật. Tỳ-kheo-ni Hoa Sắc trách móc, Đề-bà-đạt-Đa lại dùng nắm tay đánh Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo-ni lập tức lồi mắt mà chết. Gây ra ba tội lỗi ngang ngược, cùng với ác tà sư Phú Lan Na ngoại đạo kết giao thân thiết nồng hậu, đoạn các thiện căn mà tâm không hề hối hận. Lại dùng chất độc hiểm ác đặt vào trong móng tay, muốn nhân lúc lễ Phật mà đâm làm tổn thương Phật, muốn đi mà chưa đến, thì đất ở trong thành Vương xá tự nhiên nứt toác, xe lửa ngùn ngụt đến đón sanh vào địa ngục. Đề-bà-đạt-đa thân có ba mươi tướng tốt, mà không có năng lực nhẫn nại điều phục tâm mình, vì lợi ích cúng dường mà gây ra tội lỗi to lớn sanh vào địa ngục”.

Lại trong kinh Niết-bàn nói: “Tỳ kheo Thiện Tinh, tuy là đọc tụng mười hai bộ kinh đạt được Tứ Thiền, mà thậm chí không hiểu được nghĩa của một kệ, một câu, một chữ, gần gũi với bạn ác mà giảm mất Tứ Thiền. Giảm sút Tứ Thiền rồi sanh ra tà kiến xấu ác, dấy lên nói như vậy: Không có Phật – không có pháp – không có Niết-bàn, Sa môn Cù Đàm khéo biết về tướng pháp, vì vậy có thể biết được tâm tư của người khác. Thậm chí lúc bấy giờ Như lai liền cùng với Ca-diếp đi đến chỗ Thiện Tinh, Tỳ kheo Thiện Tinh từ xa nhìn thấy Như lai đến, trông thấy rồi liền sanh tâm tà ác, bởi vì ác tâm cho nên thân đang sống mà rơi vào A Tỳ địa ngục”.

Lại như Trí Độ Luận nói: “Tiên nhân Uất Đà La Già-đạt được năm thần thông, ngày này bay đến trong cung của Quốc vương mà ăn uống. Đại phu nhân của nhà vua, như phép tắc của nước mình nắm chân mà lễ lạy, tay phu nhân chạm vào thì mất thần thông, đi theo nhà vua cầu xin cỗ xe để ngồi mà ra ngoài thành. Trở về đất nước của mình, đi vào giữa rừng cây lại cầu được năm thần thông, thậm chí vì chim chóc hót vang mà tán loạn tâm ý, bỏ rừng cây đến bên bờ nước cầu mong an định, lại nghe tiếng cá tôm tranh cãi náo động trong dòng nước. Người này lâu sau tư duy đạt được Định, sanh lên cõi Phi Hữu Tưởng Phi Vô Tưởng, thọ mạng ở cõi đó đã hết nên sanh xuống làm loài Phi Li, giết hại các loài cá-chim gây ra vô lượng tội lỗi, đọa vào 3 đường ác”. Lại nói: “Có một Tỳ kheo nhờ đạt được Tứ Thiền, sinh tâm tăng thượng mạn nói là đạt được quả vị A-la-hán, cậy vào điều này mà dừng lại chứ không tiếp tục cầu mong tiến lên. Lúc thọ mạng sắp chấm dứt thấy có tướng Trung ấm Tứ Thiền xuất hiện, liền sanh ra tà kiến, nói là không có Niết-bàn, mình bị Phật lừa dối. Bởi vì tà ác sanh ra cho nên lập tức mất đi Trung ấm Tứ Thiền mà thấy tướng Trung ấm Nê Lê ở địa ngục A Tỳ hiện ra, mạng chung liền sanh vào địa ngục A Tỳ. Đức Phật vì vậy mà thuyết kệ rằng:

“Đa văn trì giới đạt đến thiền,
Nhưng chưa đạt được pháp vô lậu,
Cho dù có công đức như vậy,
Điều này không thể tin chắc được”.

Lại trong kinh Vị Sanh Oán nói: “Điều Đạt ganh ghét với đồ chúng của Phật, trở về nói với Thái tử Vị Sanh Oán rằng: Cha ông đem vật báu của đất nước để dâng lên Phật Tăng, kho tàng của đất nước trống rỗng cạn kiệt, nên sớm tìm cách bước lên ngôi vị làm vua, tôi phát động binh lính đến đánh dẹp Phật, ông được làm vua, tôi sẽ làm Phật, hai bên đều có lợi cũng không tốt hay sao? Thế là Thái tử sai cận thần tìm cách đoạt lấy dải lụa đeo ấn của nhà vua, bắt nhà vua giam vào ngục cấm. Ý nhà vua điềm nhiên y theo tai ương đời trước, tâm không sợ hãi gì, tin sâu sắc lời Đức Phật dạy. Nhà vua nói: Ta có lỗi lầm gì mà gán tội cho ta vậy? Hoàng hậu – Quý nhân và dân chúng lớn nhỏ không ai là không đau thương. Nhà vua nhìn mọi người khóc mà nói: Đức Phật dạy rằng Trời đất – mặt trăng-mặt Trời, núi Tu di – biển cả, mọi thứ có thành ắt phải có bại, thạnh rồi sẽ suy, tụ hội sẽ có chia lý, có sanh chắc chắn có chết, luân chuyển muôn đời không có gì giới hạn, thân mình còn không bảo đảm, đất nước có gì là thường! Nhà vua nói với Thái tử rằng: Mỗi khi ngươi có bệnh tật thì Ta héo ruột nôn gan vì ngươi, muốn đem thân mạng cứu giúp hiểm nạn thay cho ngươi, ân tình nhân ái của cha mẹ chỉ có Trời là cao nhất, ngươi mang lòng dạ nào mà đành nhẫn tâm làm điều ác nghịch, người giết cha mẹ thì chết đi vào Thái Sơn, Ta là cha ngươi, đem đất nước trao cho ngươi, Ta muốn đến nơi Đức Phật xin làm Sa môn! Thái tử nói: Ông đừng nói nhiều, tôi đạt được nguyện ước xưa kia há có tha cho tôi hay sao? Lệnh cho lính cai ngục rằng: Đoạn tuyệt mọi sự ăn uống để cái đói giết chết ông ta. Bình Sa Vương hướng về nơi Đức Phật cúi đầu lễ lạy thiết tha nói: Con cái gây ra tội ác như Trời đất, làm cha như con không mảy may căm hận. Xõa tóc ngữa mặt lên Trời than rằng: Đau đớn thay, Trời xanh há có đạo lý này ư? Già trẻ cả nước không ai không đau thương. Hoàng Hậu nói với Thái tử rằng: Đại vương bị xiềng xích ở trong lao ngục, ngồi nằm cần phải có người, muốn gặp Đại vương há không được ư? Thái tử nói: Được. Hoàng Hậu tắm rửa thân hình sạch sẽ dùng mật trộn với bột gạo rang xoa trên thân thể, đi vào gặp Đại vương, diện mạo gầy gò không nhận ra hình hài vốn có. Hoàng Hậu nói: Đức Phật dạy vinh quang vui sướng không có thường mà tội lỗi khốn khổ luôn luôn có. Nhà vua nói: Lính cai ngục cấm tuyệt ăn uống nên đói khát lâu ngày, thân thể có 0 chỗ, mỗi chỗ có mấy trăm loại sâu bọ, quấy đảo trong bụng tôi, máu thịt tiêu hết thọ mạng lại cạn kiệt, nói năng nấc nghẹn hơi thở ngưng rồi lại tiếp tục. Hoàng hậu nói: Vốn có biết trước gian khổ thế này, thiếp dùng bột rang trộn mật xoa trên thân thể hãy đến ăn đi, nên nghĩ đến lời Phật khuyên nhủ đừng sơ ý để tâm ưu sầu. Nhà vua ăn xong rồi, hướng về nơi Đức Phật nấc nghẹn rập đầu lạy, Đức Phật dạy vinh hoa phước lộc khó giữ được như huyễn hóa như mộng ảo, đích thực như lời dạy tôn quý, con không sợ chết mà chỉ tiếc rằng không trực tiếp nhận được sự giáo hóa rõ ràng của Phật, cùng với Thu Lộ Tử – Mục-kiền-liên – Đại Ca-diếp giảng về nghĩa lý sâu xa của đạo tôn quý. Nhà vua nói Hoàng hậu rằng: Như Mục-kiền-liên, mọi phiền não đã trừ sạch đạt được sáu thần thông, hãy còn bị hạng Phạm Chí làm ganh ghét đánh đập, huống hồ là tôi ư? Vì tai ương hiểm ác truy đuổi, cho nên con người hãy còn bị ảnh hưởng, Đức Phật thì khó gặp mà thần thông giáo hóa lại khó nghe, tiếp nhận sự giáo hóa rõ ràng ấy quả thực cũng khó gặp. Nay tôi chết rồi thần thức chuyển đi xa, muốn xây dựng chí nguyện không có gì bằng tôn sùng lời dạy của Đức Phật, Hoàng hậu giữ gìn cẩn thận đề phòng tai họa xảy ra vậy! Hoàng hậu nghe nhà vua khuyên nhủ trong lòng càng thêm đau thương. Bấy giờ Thái tử hỏi vặn lính cai ngục rằng: Cấm tuyệt nhà vua ăn uống đã lâu mà không chết là vì sao? Thưa rằng: Hoàng Hậu đi vào ngục thân thể xoa bột rang trộn mật, dâng lên nhà vua để kéo dài mạng sống. Thái tử nói: Từ nay không để cho Hoàng Hậu tiếp xúc với thân thể nhà vua! Nhà vua đói lả tìm cách đứng hướng về nơi Đức Phật rập đầu lạy, tức thì được no đủ, vào ban đêm lại có ánh sáng. Thái tử nghe chuyện sai đóng chặt cửa sổ, gọt gót chân nhà vua không để cho có thể đứng lên mà nhìn thấy ánh sáng của Phật. Có lệnh lập tức gọt gót chân, đau đớn vô cùng tận, niệm Phật không hề quên, Đức Phật từ xa thuyết kinh cho nhà vua rằng: Làm điều thiện ác thì họa phước quy về nơi thân, có thể không cẩn thận ư? Bình Sa Vương thưa rằng: Nếu như phải cắt xẻ thân thể – chặt cụt tay chân thành từng đoạn thì cuối cùng con không nghĩ đến điều ác. Đức Thế tôn lại bảo: Nay Ta làm Phật, cả đại thiên thế giới – mặt trăng – mặt Trời – Trời rồng quỷ thần không có ai không rập đầu lạy, nhưng tai họa còn lại của kiếp trước đến nay không rời được, huống hồ phàm phu chúng sanh vốn có gây ra tai họa từ đời trước. Nhà vua liền vòng tay hướng về Đức Phật từ xa rập đầu lạy, hôm nay mạng chung vĩnh viễn ca ngợi sự thần thông giáo hóa. Uất ức nấc nghẹn hơi thở lúc ấy sắp dừng lại, thần dân cả nước không ai không đau đớn xót xa, gọi Trời làm sao được! Bình Sa Đại vương liền đạt được đạo tích sanh lên cõi Trời, cánh cửa ba đường ác đóng lại các chướng nạn tiêu diệt rồi”.

Thuật rằng: Vua A-xà-thế hối hận thiết tha chân thành sám hối, đầy đủ như kinh Niết-bàn nói, không thể ghi chép được. Dựa vào Tích tựa như Thật, dựa theo quyền cùng hóa độ, cho nên y theo kinh Bồ-tát Bổn Hạnh nói: “Đức Phật bảo với vua A-xà-thế: Tội lỗi ác nghịch giết cha, bởi vì dụng tâm hướng về Như lai mà hối cải, cho nên ở trong địa ngục phải nhận chịu tội báo thế gian năm trăm ngày, thì sẽ được thoát ra, chỉ nên tự trách móc mình để thay đổi quá khứ tu dưỡng tương lai, đừng vì vậy mà ưu sầu! Nhà vua nghe mà lòng hoan hỷ, không thể nào kìm mình được”.

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa kia trong thôn Cưu Đà Phiến thuộc nước Ca Mặc có một bà cụ, chỉ có một người con. Người con ấy ngang ngược hung tàn không tu dưỡng nhân ái hiếu thảo, vì giận mẹ cho nên đưa tay hướng về phía mẹ, đánh mẹ một cái. Ngay hôm ấy đi ra ngoài, gặp phải giặc cướp chặt gãy một cánh tay. Tội lỗi bất hiếu lập tức nhận lấy báo ứng hiện tại, khổ đau như vậy; sau vào địa ngục thì khổ đau không thể nào nói hết”.

Lại trong kinh Bách Duyên nói: “Thời Đức Phật tại thế, trong thành Xá Vệ có một Trưởng giả Bà-la-môn, người vợ sanh ra một cậu con trai, dung mạo xấu xí mà thân thể hôi hám dơ bẩn. Lúc bú sữa mẹ thường làm cho sữa bị hư hoại, nếu uống các thứ khác thì cũng làm cho hư hoại, chỉ dùng mật sữa bôi vào ngón tay cho liếm, mới giúp được cho thân mạng tồn tại, vì vậy đặt tên là Đắc Bảo. Sau dần lớn lên cầu xin Đức Phật xuất gia, Đức Phật bảo rằng hãy cố gắng Tỳ kheo! Ngay lúc ấy râu tóc tự nhiên rụng hết, thân khoác pháp phục, liền trở thành Sa môn, tinh cần tu tập đạt được quả vị A-la-hán, mà đi khất thực cũng không có được gì, liền tự mình hối hận trách móc, đi vào trong tòa tháp ấy thấy có chút bụi bẩn, lập tức quét sạch, lúc đến khất thực thì có được đầy đủ, trong lòng hoan hỷ thưa với chúng Tăng rằng: Từ nay trở đi xin chúng Tăng cho phép tôi quét dọn chùa tháp. Chúng Tăng đồng ý. Sau đó vào một hôm ngủ quên không biết Trời sáng, Xá-lợi-phất thấy trong tháp Phật có chút bụi bẩn, liền thuận tay quét sạch. Lúc ấy Lê Quân Chi thì từ giấc ngủ tỉnh dậy, thấy Xá-lợi-phất quét sạch rồi, trong lòng sầu hận nói với Xá-lợi-phất: Ông quét chỗ của tôi khiến hôm nay tôi đói khát khốn khổ một ngày. Lúc ấy Xá-lợi-phất nghe lời này rồi, mà nói cho biết rằng: Nay tôi tự mình sẽ cùng với ông đi vào thành dự trai cúng dường, có thể được no đủ nên ông đừng lo buồn! Nghe rồi trong lòng bình yên. Lúc thọ thỉnh đến cùng với Xá-lợi-phất đi vào thành thọ thỉnh, đúng lúc gặp vợ chồng đàn việt đánh nhau nên cuối cùng không được ăn, đói bụng mà trở về. Lúc ấy Xá-lợi-phất vào ngày thứ hai lại đến nói rằng: Sáng nay tôi sẽ tự mời ông thọ trai ở nhà Trưởng giả để cho ông được no đủ. Đến lúc sắp xong, tất cả mọi người nơi ấy thảy đều được ăn, chỉ riêng một người này là không được ăn, cao tiếng nói to rằng: Tôi không được ăn. Lúc bấy giờ chủ nhân cũng không có ai nghe, đành đói bụng mệt mõi trở về. Bấy giờ A-nan nghe chuyện rồi hết sức thương cảm, vào ngày thứ ba nói rằng: Sáng hôm nay tôi đi theo Đức Phật thọ thỉnh, lấy đủ thức ăn cho ông khiến được no đủ. Nhưng A-nan thọ trì tám vạn bốn ngàn pháp môn của Như lai chưa hề thiếu sót, nay bởi vì lấy đồ ăn thức uống cho Tỳ kheo Lê Quân Chi này, bỗng nhiên không nhớ gì mà ôm bát không quay về. Vào ngày thứ tư A-nan lại lấy thức ăn cho vị này trở về nơi cư trú, giữa đường gặp chó dữ đuổi cắn, đồ ăn thức uống thả xuống đất ôm bát không mà trở về. Vào ngày thứ năm Đại Mục-kiền-liên lại lấy thức ăn cho vị này, giữa đường bị chim chúa cánh vàng trông thấy mà cắp đi mất tất cả bình bát mang đi đặt trong biển lớn, lại không được ăn. Vào ngày thứ sáu thì Xá-lợi-phất lại lấy thức ăn cho vị này, đến cửa phòng ấy thì cửa tự nhiên đóng lại, lại dùng thần lực đi vào trong phòng ấy mà nhảy ra phía trước, sơ suất nên bát rơi xuống đất đến ranh giới Kim Cang, tiếp tục dùng thần lực thò tay lấy bát, lỗ hổng ấy lại khép mất, cuối cùng không thể ăn được, thời gian đã đi qua thì lỗ hổng ấy tự nhiên mở ra. Vào ngày thứ bảy cuối cùng không được ăn, sinh tâm hổ thẹn vô cùng, ở trước bốn chúng ăn cát uống nước, lập tức đi vào Niết-bàn. Lúc ấy các Tỳ kheo thấy sự việc này rồi cảm thấy quái lạ về nguyên nhân điều ấy, thỉnh cầu Đức Phật cho biết nguyên nhân vốn có. Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Trong vô lượng đời kiếp quá khứ trước đây có Đức Phật xuất thế, danh hiệu là Đế Tràng, dẫn các Tỳ kheo đi giáo hóa khắp nơi. Lúc ấy có Trưởng giả, tên gọi Cù Di, thấy Phật và Tăng sanh lòng tín kính vô cùng, thỉnh đến cúng dường ngày nay như vậy. Trải qua thời gian người cha mất, người mẹ vốn có bố thí, người con keo kiệt không nghe theo, thậm chí tính toán phần ăn cho mẹ. Người mẹ vì vậy chia bớt để cúng dường Phật và Tăng. Người con nghe chuyện mà giận dữ, liền bắt mẹ giam vào phòng trống khóa cửa bỏ đi, đến bảy ngày thì đầu mẹ vô cùng mệt mỏi vì đói khát, đòi cơm ăn từ người con. Người con trả lời mẹ rằng: Chi bằng ăn cát uống nước đủ sống, hôm nay vì sao đòi cơm ăn? Nói xong bỏ mẹ mà đi. Cuối cùng không được ăn, mẹ liền qua đời. Người con ấy mạng chung rơi vào địa ngục A Tỳ, nhận chịu khổ báo xong rồi trở lại sanh trong loài người đói khát khốn khổ như vậy. Nhưng nhờ vào xưa kia vốn có cúng dường Phật, cho nên nay được gặp Ta xuất gia đắc đạo. Các Tỳ kheo nghe xong hoan hỷ vâng mạng thực hành”.

Lại trong Tân Bà Sa Luận nói: “Xưa có người bạo ác, khiến mẹ cầm đồ dùng tự vắt sữa trâu, vắt đã quá mức, mẹ dừng lại nói: Còn lại nên để dành sữa cho con nghé. Người đó đã gnhe bỗng nhiên sanh ra giận dữ, dùng tay vốc sữa vẩy vào mặt mẹ, rơi dính vào thân mẹ. Vì sức mạnh của ác nghiệp, cho nên bao nhiêu giọt sữa, lập tức khiến cho trên thân người ấy trở lại phát sinh những mụn nhọt lở loét như vậy”.

Thứ ba- PHẦN PHỤ NGHỊCH (Nàng dâu ác nghịch).

Như kinh Tạp Bảo Tạng nói: Xưa có một người vợ, bẩm tính ngang ngược tàn ác không thuận theo lễ độ phép tắc, cứ mỗi lần đã nói là thường trái ngược với mẹ chồng. Về sau tìm phương kế bày cho chồng mình tự giết mẹ chồng, người chồng ngu si đần độn liền làm theo lời vợ, thế là dẫn mẹ mình đến giữa cánh đồng hoang vắng, trói chặt tay chân sắp muốn làm hại. Tội lỗi ác nghịch thật cảm thấu Trời cao, mây mù bốn phía tụ lại sau đó sấm rét nổi lên đánh chết người con. Người mẹ liền trở về nhà, người vợ mở cửa nói là chồng mình, bèn hỏi rằng: Giết chưa? Bà mẹ chồng đáp: Đã giết. Cho đến ngày mai mới biết là chồng mình chết. Tội lỗi bất hiếu nhận chịu báo ứng hiện tại như vậy, sau đi vào địa ngục phải nhận chịu vô lượng khổ đau”.

Thứ tư- PHẦN KHÍ PHỤ (Bỏ mặc người cha).

Như kinh Tạp Bảo tạng nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế tôn bảo rằng: Cung kính người lớn tuổi có lợi ích to lớn, mà luôn luôn ca ngợi cung kính cha mẹ – các bậc trưởng thượng kỳ túc, không những ngày nay mà Ta ở thời quá khứ lâu xa, có đất nước gọi là nước Khí Lão, trong lãnh thổ nước ấy có những người già, đều bị đuổi đi xa. Có một vị Đại thần, cha mình tuổi cao, theo như phép nước nên phải bị đuổi đi. Vị Đại thần hiếu thuận nên tâm mình không đành lòng đuổi cha đi, bèn đào sâu vào đất làm một cái hầm bí mật, đưa cha vào trong hầm thường xuyên hiếu dưỡng cung kính.

Bấy giờ Thiên Thần mang đến hai con rắn, đặt trên Đại tiện trước mặt nhà vua mà bảo rằng: Nếu phân biệt được trống mái thì đất nước ông được yên lành, nếu không phân biệt được thì thân ông và đất nước, sau bảy ngày đều sẽ bị tiêu diệt. Nhà vua nghe điều kiện này rồi trong lòng thật áo não, liền cùng với quần thần bàn luận tìm hiểu sự việc này, tất cả đều tự trình bày xin thứ tội là không thể phân biệt được. Liền chiêu mộ khắp nơi trong nước, ai có thể phân biệt được, thì sẽ ban thưởng hậu hĩnh. Vị Đại thần trở về nhà đến hỏi cha mình, cha trả lời con rằng: Việc này dễ dàng phân biệt, lấy đồ vật mền mại đặt rắn vào trong đó, con nào không ngừng uốn lượn nên biết là con trống, con nào nằm yên không nhúc nhích nên biết là con mái. (Do đó trong Luật nói: Vải bông trắng thử rắn đi- đứng khác nhau vậy). Liền giống như lời cha nói, quả nhiên phân biệt được trống mái. Thiên thần lại hỏi rằng: Người nào đối với giấc ngủ mà gọi đó là thức, người nào trong lúc tỉnh giấc mà gọi đó là ngủ? Nhà vua cùng với quần thần lại không thể nào phân biệt được. Vị Đại thần hỏi cha điều này nói sao? Cha nói: Đây gọi là người học, đối với những phàm phu thì gọi là người tỉnh, đối với các La hán thì gọi là người ngủ. Liền như lời cha nói để trả lời Thiên Thần. Lại tiếp tục hỏi rằng: Con voi trắng to lớn này có bao nhiêu cân? Quần thần cùng nhau bàn bạc nhưng không có cách nào biết được. Vị Đại Thần hỏi cha, cha nói: Đặt con voi trên thuyền đưa vào trong hồ lớn, đánh dấu mức nước ngang mạn thuyền, mức độ bao nhiêu, sau đó lấy đá đặt vào trong thuyền này, nước ngập bằng dấu đã đánh thì biết số cân của con voi. Thế là dùng trí này, để trả lời Thiên Thần. Lại tiếp tục hỏi rằng: Lấy một vốc nước nhiều hơn biển lớn, ai có thể biết được điều ấy? Quần thần cùng nhau bàn bạc lại không thể nào hiểu được. Vị Đại Thần hỏi cha, đây là nói về cái gì? Cha nói: Điều này dễ hiểu, nếu có người hiểu được tín tâm thanh tịnh, lấy một vốc nước cúng dường Phật – Tăng và cha mẹ cùng những người bệnh gặp hoàn cảnh khốn khó, nhờ công đức này mà mấy ngàn vạn kiếp thọ phước vô cùng tận, nước biển rất nhiều chẳng qua chỉ một kiếp, từ điều này suy ra, một vốc nước nhiều hơn nước biển lớn gấp trăm ngàn vạn lần. Liền dùng lời này để trả lời Thiên Thần. Thiên Thần lại hóa làm người đói khát, chỉ còn da bọc xương mà đến hỏi rằng: Thế gian có thể có người nào đói khát cùng cực – gầy gò khốn khổ hơn tôi chăng? Quần thần suy nghĩ lại không thể nào trả lời được. Lại đem cảnh tượng này hỏi cha, cha trả lời con rằng: Thế gian có người tham lẫn ganh ghét không tin Tam bảo, không luôn luôn cung dưỡng cha mẹ – thầy dạy, đời tương lai rơi vào trong đường ngạ quỷ, trăm ngàn vạn năm không nghe đến tên gọi của nước và thóc lúa đậu mè, thân như núi lớn – bụng như hang rộng, cổ như kim nhỏ – tóc như dao nhọn, từ đầu đến chân luôn bị trói buộc, lúc cử động thì các khớp xương đều bốc lửa. Người như vậy đói khát khốn khổ hơn người kia gấp trăm ngàn vạn lần. Liền dùng lời này để trả lời Thiên Thần. Thiên Thần lại hóa làm một người, tay chân bị xiềng xích cổ lại mang gông, lửa trong thân phát ra toàn thân thể cháy đen, mà lại hỏi rằng: Thế gian có thể có người khốn khổ hơn tôi chăng? Quần thần bất chợt không biết trả lời sao cả. Vị Đại thần lại hỏi cha mình, cha liền trả lời rằng: Thế gian có người, bất hiếu với cha mẹ, nghịch hại với thầy dạy, phản bội với chồng – chủ, phỉ báng Tam Tôn, đời tương lai đọa vào địa ngục núi dao, cây kiếm, xe lửa, lò than, sông tro, hầm sôi, đường dao, đường lửa, những khổ đau như vậy vô lượng vô biên không thể tính đếm, vì vậy người ở nơi này khốn khổ hơn người kia gấp trăm ngàn vạn lần. Liền như lời cha nói để trả lời Thiên Thần. Thiên Thần lại hóa làm một người con gái, đoan chánh xinh đẹp lạ thường khác xa người thế gian, mà lại hỏi rằng: Thế gian có thể có người đoan chánh giống như tôi hay không? Quần thần im lặng không thể nào trả lời được. Vị Đại thần lại hỏi cha, cha liền trả lời rằng: Thế gian có người tín kính Tam bảo – hiếu thuận với cha mẹ, thích bố thí – nhẫn nhục – tinh cần – trì giới, được sanh lên cõi Trời đoan chánh xinh đẹp vô cùng, hơn xa thân hình người kia gấp trăm ngàn vạn lần, bởi vì người ở nơi này giống như loài vượn khỉ mù mắt. Lại dùng lời này để trả lời Thiên Thần. Thiên Thần lại lấy một cây gỗ chiên đàn vuông vức bằng phẳng, lại tiếp tục hỏi rằng: Nơi nào là đầu? Trí lực của quần thần không thể nào trả lời được. Vị Đại thần lại hỏi cha, cha trả lời rằng: Dễ dàng biết được, đặt khúc cây vào trong nước, gốc thì chắc chắn chìm xuống, ngọn thì nhất định nổi lên. Liền dùng lời này để trả lời Thiên Thần. Thiên Thần lại lấy hai con ngựa trắng hình sắc không khác gì nhau, mà lại hỏi rằng: Con nào là mẹ – con nào là con? Quần thần cũng lại không thể nào trả lời. Lại về hỏi cha mình, cha trả lời rằng: Mang cỏ cho ăn, nếu là mẹ thì nhất định nhường cỏ cho con. Những câu hỏi như vậy thảy đều trả lời được, Thiên Thần rất hoan hỷ, để lại cho nhà vua nhiều tiền của châu báu quý hiếm, mà nói với nhà vua rằng: Nay Ta sẽ ủng hộ đất nước của ông, khiến cho các kẻ địch bên ngoài không có thể xâm hại được. Nhà vua nghe nói như vậy vô cùng vui mừng, mà hỏi vị Đại thần rằng: Đây là khanh tự mình biết hay là có người dạy cho khanh, nhờ Đại trí của khanh mà đất nước được yên lành, đã có được châu báu quý hiếm lại còn hứa sẻ ủng hộ, là nhờ công sức của khanh. Vị Đại thần trả lời nhà vua rằng: Không phải trí lực của hạ thần, mong ban cho sự vô úy, mới dám bày tỏ đầy đủ! Nhà vua nói: Giả sử bây giờ khanh có tội lỗi đáng chết vạn lần thì Trẫm hãy còn không hỏi đến, huống gì là lỗi lầm nhỏ. Vị Đại thần thưa với nhà vua rằng: Phép nước có chế định không cho phép nuôi dưỡng người già, hạ thần có cha già không đành lòng đuổi đi, dẫn đến phạm vào Vương pháp mà giấu trong hầm kín dưới đất, hạ thần đến trả lời những câu hỏi, đều là trí tuệ của cha, chứ không phải trí lực của hạ thần, chỉ mong Đại vương cho phép tất cả mọi người trong nước lại được nuôi dưỡng người già! Nhà vua liền khen ngợi mà lòng dạ vui sướng vô cùng, phụng dưỡng người cha của vị Đại thần của tôn làm bậc thầy, cứu giúp tính mạng của Trẫm và quốc gia cùng tất cả dân chúng, lợi ích như vậy không phải mình Trẫm biết được. Ngay lập tức truyền lệnh tuyên bố khắp thiên hạ: Không được bỏ mặc người già, dựa theo lệnh trong phải hết lòng hiếu dưỡng, nếu như có ai bất hiếu với cha mẹ – bất kính với thầy dạy, thì phải nhận chịu tội nặng.

Đức Phật bảo rằng: Người cha lúc bấy giờ nay chính là thân Ta, vị Đại thần lúc bấy giờ nay chính là Xá-lợi-phất, nhà vua lúc bấy giờ nay chính là A-xà-thế, Thiên Thần lúc bấy giờ nay chính là A-nan”. (Vì vậy tục ngữ nói: Nuôi dưỡng người già cả cầu xin lời vàng ngọc, chính là như vậy).

Lại trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Xưa kia Đức Phật Thế tôn bảo các Tỳ kheo rằng: nên biết rằng trước kia trong nước Ba-la-nại, có pháp bất thiện lưu hành ở thế gian, cha tuổi sáu mươi mang trải tấm thảm len khiến ngồi canh cửa ngõ. Bấy giờ có hai anh em, người anh nói với người em rằng: Em mang tấm thảm len trải cho cha khiến cha ngồi giữ cửa. Trong nhà chỉ có một tấm thảm len, người em liền cắt một nửa mang cho cha mà thưa với cha rằng: Anh cả cho cha chứ không phải của con cho cha đâu, anh cả bảo cha làm người giữ cửa nhà. Người anh đến gần người em nói rằng: Sao không mang cả tấm cho cha mà cắt một nửa làm gì? Người em trả lời anh rằng: Chỉ có một tấm thảm len không cắt nửa cho cha, sau này lại làm sao có được? Người anh hỏi em rằng: Lại muốn cho ai nữa? Người em nói: Lẽ nào có thể không cần giữ lại cho anh sao? Người anh nói: Vì sao để cho anh? Người em nói: Anh sẽ già đi, con anh cũng sẽ đặt anh ngồi yên ở trong cửa. Người anh nghe nói vậy thì kinh ngạc hỏi: Anh cũng sẽ như vậy ư? Người em nói: Ai sẽ thay thế anh được? Liền nói với người anh rằng: Ác pháp như vậy nên cùng nhau trừ bỏ! Hai anh em cùng dắt nhau đi đến chỗ quan Phụ Tướng, đem lời này bàn luận, hướng về quan Phụ Tướng nói rõ sự việc. Quan Phụ Tướng trả lời rằng: Thật sự như vậy, chúng ta cũng cùng có lúc tuổi già. Quan Phụ Tướng thưa với nhà vua, nhà vua đồng ý với lời này, lập tức truyền lệnh trong phạm vi quốc gia, con cái phải hiếu dưỡng cha mẹ, chấm dứt phép tắc sai trái trước đây, không đồng ý tiếp tục như vậy”.

Lại trong kinh Ưu Bà Tắc Giới nói: “Điều là tội ngũ nghịch, nhưng giết cha thì nhẹ, giết mẹ thì nặng, giết A-la-hán nặng hơn giết mẹ, làm thân Phật chảy máu nặng hơn giết A-la-hán, phá hòa hợp Tăng lại nặng hơn làm thân Phật chảy máu”.

Tụng rằng:

Vua quý trọng trung thần,
Cha thương con hiếu thảo,
Huống gì Phật Đại Từ bi,
Luôn luôn ban vui cứu khổ,
Không mang nặng ân đức ấy,
Hại cha mẹ giữ cho mình,
Một khi rơi vào đường dữ,
Bao đời kiếp chịu khổ đau!

NHÂN DUYÊN CẢM ỨNG

Tội lỗi ngũ nghịch và ác tâm như vậy hướng về Tam bảo thì hiện tại gặp phải tai họa quả thật vô lượng, đồng thời phân tán ở trong các Thiện, nay sơ lược kể lại một vài chuyện báo ứng hiện tại của tội bất hiếu: 1. Vương Ngạn Vĩ thời nhà chu; 2. Hà quân Bình thời nhà Tề; 3. Con dâu nuôi cha mẹ chồng thời nhà Tùy.

1. Thời nhà Chu có người họ Vương-tự là Ngạn Vĩ, người vùng Hà Nam, vì tánh tình hung ác thích đi lại săn bắn, cha mẹ hết lòng nuôi dưỡng thương yêu rất thiết tha, đã từng can ngăn không cho phép du cùng với người ác, nhưng lại không nghe mà mặc ý săn bắn, sợ rằng tổn hại thân mạng không còn ai nối dõi. Ngạn Vĩ không nghe theo lời cha dạy bảo mà luôn luôn săn bắn không ngừng, và đi theo người ác luôn luôn gây ra lỗi lầm tai hại. Cha mẹ đã thấy không dừng lại những việc làm hung ác, bèn phạt năm mươi roi, thân bị vết thương không ra ngoài được. Vì căm hận cha mẹ, nên đợi đêm đến sau khi cha mẹ ngủ, bí mật lấy túi đất đè miệng cha mẹ, lại thêm thân mình ngồi lên trên mong hơi thở không lọt ra được, ý làm cho phải chết mà không có vết thương để lại, lúc đã chết đi không ai ngờ vực gì đến mình. Bỗng nhiên thấy có quỷ đi vào trong nhà làm chấn động cả nhà, lớn nhỏ đều thức dậy trông thấy Ngạn Vĩ trước giường, Ngạn Vĩ nằm ngữa, túi đất đã ở trên bụng Ngạn Vĩ. Cha mẹ tỉnh lại, liền kéo túi đất trên bụng con, nhưng không thể nào rời thân được. Ngạn Vĩ lại thấy quỷ đè trên túi đất, vô cùng mệt mỏi gần chết, gọi to lên cứu mạng tôi. Cả nhà lớn bé và người hàng xóm, hợp sức kéo ra mà không thể nào di chuyển được. Ngạn Vĩ nói không ra tiếng, chỉ có thể dùng tay cúi rập đầu, hai tay chắp lại mà chết.

2. Thời nhà Tề có Hà Quân Bình, người vùng Tương Châu, mẹ là Bùi Thị, tuổi trẻ sinh được Quân Bình sau đó lại không có thai. Cha mẹ yêu thương giống như đôi mắt của mình. Cha mẹ thương yêu vô cùng, nên Quân Bình lớn lên không được dạy dỗ học hỏi bao nhiêu, mạc sức tự nhiên đi lại tung hoành. Đến tuổi 20, cha mẹ thương yêu không cho phép ở nhà riêng. Cha vì công việc phải đi ra ngoài, suốt năm mới trở về. Sau khi cha đi rồi, mẹ thương yêu nên cùng nhau vụng trộm. Cha trở về đến nhà thì cùng với mẹ giết cha, chôn ở sau vườn, nói dối với người ta là cha đi chưa về. Trời nổi sấm sét bày thi thể cha ra, sau đó sét đánh chết Quân Bình, trên thân ghi lại đầy đủ nguyên nhân. Bà con xóm giềng tố cáo lên quan, tin đồn vang dậy khắp nơi, truyền lệnh giết Bùi Thị, thây xác phơi bày không cho phép nhận về mai táng.

Hai chuyện trên đây xem trong Lý Quy Tâm Lục.

3. Trong thời Đại Nghiệp nhà Tùy có người ở vùng Hà Nam, là con dâu nuôi dưỡng mẹ chồng mà bất hiếu, mẹ chồng bị mù hai mắt, nàng dâu lấy giun đất nấu canh cho mẹ chồng ăn. Mẹ chồng cảm thấy quái lạ với mùi vị đó, lén cất lại một mẩu để đưa con trai xem rõ. Người con trở về trông thấy, muốn đem vợ đến huyện quan, chưa kịp đem đi mà mưa tuôn sấm sét chấn động cuốn mất người vợ. Trong chốc lát người vợ từ hư không rơi xuống, mình mặc áo chư cũ, mà đầu thay bằng đầu con chó trắng, nói năng không đổi khác, hỏi về nguyên cớ ấy, đáp rằng: Bởi vì bất hiếu với mẹ chồng mà bị Thiên Thần trừng phạt. Người chồng đem giao cho quan phủ, lúc ấy xin ăn nơi phố chợ, về sau không biết ở nơi nào.

Câu chuyện trên đây trích từ Minh Báo Ký.