PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 95

 

Thiên thứ 95: BỆNH KHỔ

Thiên này có 6 phần: Thuật ý, Dẫn chứng, Chiêm bệnh, Y liệu, An trí, Liễm niệm.

Phần thứ nhất: THUẬT Ý.

Rằng ba cõi xa thẳm mênh mông-sáu đường xuất hiện sinh sôi, tất cả đều dựa vào bốn đại giúp đỡ lẫn nhau- năm căn làm thành thân thể, tụ lại thì thành thân mạng-tản ra thì trở về không. Nhưng mà tánh của gió-lửa khác nhau, chất của đất-nước tách biệt, tất cả xứng với thành phần đều mong cầu sự thích hợp. Lý mong cầu sự thích hợp đã khó, cho nên trái với điều hòa là dễ xảy ra. Bất ngờ một Đại không điều hòa thì bốn Đại đều bị tổn thương. Như Địa đại tăng lên thì hình thể đen sạm, bắp thịt ứ xanh kết tụ mọi chứng bệnh, như sắt thép như gỗ đá. Nếu Đại đại giảm xuống thì tay chân yếi đuối, hoặc mất nửa phần thân thể, hoặc là phát triển không đều, hoặc phá hủy sự thông minh sáng suốt. Nếu Thủy đại tăng lên thì da thịt đầy đặn không thật, thân thể không có sắc màu sáng sủa, toàn thân khô vàng-thần sắc luôn luôn suy nhược, tay chân phù thũng-bàng quang phìng to khó chịu. Nếu Thủy đại giảm xuống thì gầy đét trơ xương-gân nổi lên mạch chìm xuống, môi lưỡi khô sáp- tai mũi đóng kín, trong ngũ tạng nóng bức-ngoài nước bọt chìm xuống, môi lưỡi khô ráp-tai mũi đóng kín, trong ngũ tạng nóng bức-ngoài nước bọt khô cạn, lục phủ tiêu hao không thể nào tự đứng vững được. Nếu Hỏa đại tăng lên thì khắp thân thể bức bối nóng nảy giống như lửa đốt, ghẻ lở mụn nhọt vỡ nát thối rữa, máu mủ chảy đầy hôi hám dơ dáy khắp nơi. Nếu Hỏa đại giảm xuống thì tay chân thân thể gầy còm, lục phủ-ngũ tạng lạnh như băng, hơi nóng ngăn cách-giá lạnh đông lại, miệng giống như ngậm sương, mùa hạ nóng bức áo lông chồng chất không hề ám áp yên lòng, ăn uống không tiêu hóa mà luôn luôn nôn ngược ra ngoài. Nếu Phong đại tăng lên thì tràn đầy lồng ngực tắc nghẽn, tạng phủ dạ dày cứng ngăn cách, tay chân chậm chạp yếu đuối, thân thể đau nhức tê tái. Nếu Phong đại giảm xuống thì thân hình gầy còm, khí lực hạn chế giống như sợi chỉ mong manh, chuyển động mệt mỏi khiến cho hơi thở như co lại, ho hen nôn nửa cố họng và lưỡi nguy cấp khó khăn, bụng đầy lưng còng trong lòng như băng, gân cổ nổi lên mạch yết hầu tăng mạnh gây ra bệnh cổ trướng. Các loại như vậy đều là do bốn Đại chợt tăng lên chợt giảm xuống làm cho phát sinh bệnh tật. Một Đại đã mắc bệnh thì ba Đại đều khổ, lần lượt đều phát bệnh, cùng sanh ra bức bách phiền muộn. Bốn Đại trái ngược nhau bởi vì cảm khổ báo, không có gì hổ thẹn, không có gì ân nghĩa, thường thuận theo bốn mùa cung cấp mọi nhu cầu, ngày đêm thường nuôi dưỡng mà chưa hề mang ơn, cung phụng sai một chút thì dẫn đến bệnh khổ. Đã biết là vô ơn chỉ uổng công nuôi nấng, cho dù cọng thêm ăn ngon mặc đẹp nhưng cuối cùng cũng trở thành phân dơ; chỉ cảm thấy thú vị có thể duy trì thân thể để lọai trừ những cơn đói lạnh, hoàn toàn không vì ngươi mà theo sau sự tích chứa trước kia, để tâm ta chịu đựng vất vả bỏ dở mong cầu tu đạo. Bởi vì thân là dụng cụ khổ đâu, ấm là bình sứ chứa nung, dễ tổn thương mà khó giữ, bốn Đại trôi nổi không thật, thường xuyên trái ngược lẫn nhau, năm Am tạm dựa vào duyên, sinh ra lắn điều khổ não. Vì lẽ đó nhận giữ hình hài người thế gian, gặp lúc dơ bẩn hỗn loạn, tiếp nhận sắc chất của thân giả, ở cảnh giới đáng sợ hãi, vô lượng u minh hà sa thần quỷ, quá nhiều chủng tộc thẻ có chưa tường; hoặc dựa vào nhàdựa vào miếu, bám vào núi-bám vào đồi, hễ có hàm thức linh thiêng thảy đều chỉ là âm hưởng, khiến cho tinh thần sai lạc tối tăm-tâm thức suy tư mờ mịt, đến nỗi lúc thức lúc ngủ có biết bao điều sợ hãi. Ngõ hầu có thể đứng trước gian nguy thâu nhiếp tâm niệm, không chờ đợi gì ba lần xưng danh, ở nơi nguy hiểm gặp được an lành, lẽ nào vất vả trải qua ngàn biến? Nguyện cầu tăng thêm thần thông đạo lực, làm cho đầy đủ uy thế sáng ngời, dùng phước thiện làm lợi ích chúng sanh, không còn gây ra não hại lẫn nhau, lời nói chân thành đáng được ghi nhớ, tin tưởng ứng nghiệm có bằng chứng rồi!

Phần thứ hai: DẪN CHỨNG

Như kinh Phật Thuyết Y nói: “Trong thân người vốn có bốn căn bệnh tùy thuộc vào Đại chủng: 1- Địa chủng; 2- Thủy chủng; 3- Hỏa chủng; 4- Phong chủng. Phong chủng tăng lên thì khí phát khởi; Hỏa chủng tăng lên thì Nhiệt phát khởi, Thủy chủng tăng lên thì Hàn phát khởi, Địa chủng tăng lên thì sức lực mạnh mẽ. Chính là tử bốn căn bệnh này phát khởi bốn trăm lẻ lọai bệnh, bởi vì Địa thuộc về thân, Thủy thuộc về miệng, Hỏa thuộc về mắt, Phong thuộc về tai, Hỏa ít- Hàn nhiều thì mắt tối tăm. Tháng Giêng-tháng Hai-tháng Ba thuộc mùa Xuân thì lạnh nhiều. Tháng Tư-tháng Năm-tháng Sáu thuộc mùa Hạ thì gió nhiều (Bởi vì các nước phía tây trong mùa Hạ nhiều gió nóng, có hiện tượng không giống như đất Hán). Tháng bảy-tháng Tám-tháng Chín thuộc mùa Thu thì nóng nhiều (các nước phía Tây vào mùa Thu này thì khí nóng mới mạnh lên, cũng không giốn như đất Hán). Tháng Mười-tháng Mười một-tháng Mười hai thuộc mùa Đông thì có gió có lạnh. Tại vì sao mùa Xuân lạnh nhiều? Bởi vì vạn vật đếu phát sinh mà lạnh phát ra cho nên lạnh nhiều. Tại vì sao mùa Hạ gió nhiều? Bởi vì vạn vật phát triển tốt tươi âm dương hội tụ cho nên gió nhiều. Tại vì sao mùa Thu nóng nhiều? Bởi vì vạn vật đến lúc thành thục cho nên nóng nhiều. Tại vì sao mùa Đông có gió có lạnh? Bởi vì vạn vật đến cuối cùng diệt vong hơi nóng không còn cho nên có gió lạnh. Tháng Ba-tháng Tư-tháng Năm-tháng Sáu-tháng Bảy thì có thể nắm. Tại vì sao? Bởi vì gió nhiều cho nên thân giãn ra. Tháng Tám-tháng Chíntháng Mười-tháng Mười Một-tháng Mười Hai-tháng Giêng-tháng Hai thì không đúng lúc không thể nằm được. Tại vì sao? Bởi vì lạnh nhiều cho nên thân co lại. Ba tháng mùa Xuân có lạnh cho nên không được ăn các loại lúa-đậu, nên ăn gạo lức-đề hồ và các vật có khí nóng (Bởi vì các nước phía Tây thì lúa mạch có khí lạnh mà gạo lực…thì có khí nóng). Ba tháng mùa Hạ có gió, không được ăn các lọai củ-đậu-lúa mạch, nên ăn gạo lức-sữa đặc. Ba tháng mùa Thu có khí nóng, không được ăn gạo lức-đề hộ, nên ăn gạo trắng-bột gạo rang trộn mật-đậu-kê. Ba tháng mùa Đông có gió lạnh, dương phát triển-âm khép lại, nên ăn gạo lức-đậu tằm-canh nấu đặc-đề hồ, có lúc nằm gió nổi lên có lúc diệt đi, có lúc nằm lửa nổi lên có lúc diệt đi, có lúc lạnh nổi lên có lúc diệt đi. Người mắc phải bệnh tật có mười nhân duyên: 1- Ngồi lâu không nằm; 2- Ăn không kiêng cữ; 3- Buồn rầu lo lắng; 4- Mệt mỏi hết sức; 5- Dâm dật; 6- Nóng giận; 7- Nín đại tiện; 8- Nín tiểu tiện; 9- Kìm chế thượng phong; 10- Kìm chế hạ phong. Từ mười nhân duyên này mà phát sinh bệnh tật. Có chín nhân duyên làm cho mạng sống chưa đến lúc chấm dưt mà phải chết rất đột ngột.”

Còn trong luận Trí Độ nói: bốn trăm lẻ bốn loại bệnh là do bốn Đại làm cho thân thường xuyên hại lẫn nhau, trong mỗi một Đại phát khởi một lẻ một loại bệnh, bệnh lạnh có hai trăm trăm lẻ hai loại do Thủy đại và Phong đạo phát khởi, bệnh nóng có hai trăm trăm lẻ hai loại do Địa đại và Hỏa đại phát khởi. Hỏa là tướng nóng-Địa là tướng cứng, tướng cứng cho nên khó tiêu hủy, khó tiêu hủy cho nên luôn luôn phát khởi bệnh nóng. Máu thịt gân xương mạch tủy đều là phạm vi của Đại địa, trừ ra nghiệp báo của nó, tất cả các pháp đều do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra.”

Phần thứ ba: CHIÊM BỆNH (Xem bệnh).

Rằng bốn Đại khó điều hòa-tạng phủ lại trái nhau, vì có thân thọ báo bỗng mắc bệnh lòng đau. Hoặc có người bỏ thế tục xuất gia đi lại cô đơn-cư trú một mình. Hoặc có người nghèo túng bệnh tật-già yếu không có người hầu hạ chăm sóc. Nếu không chăm sóc thăm hỏi lẫn nhau thì mạng sống đem gởi gắm nơi nào?

Vì vậy trong luật Tứ Phần nói: “Đức Phật dạy: Từ nay trở đi, nên chăm sóc người bệnh, nên làm người xem bệnh. Nếu ai muốn cúng dường Ta thì nên trước tiên cung dưỡng cho người bệnh. Ngay cả đi đường gặp năm chúng xuất gia có người mắc bệnh, Đức Phật chế định bảy chúng đều cho người dừng lại chăm sóc, nếu bỏ rơi mà không chăm sóc, thì đều kết thành có tội. Bởi vì tâm chư Phật, lấy Đại Từ Bi làm Thể, tùy thuận lời Ta dạy bảo, đó chính là tâm Phật.”

Như luật Tăng Kỳ nói: “Nếu trên đường đi gặp người trong năm chúng xuất gia mắc bệnh, thì nên kiếm xe cộ để chở đi, khiến mọi người cung dưỡng đúng như pháp, cho đến lúc chết cũng nên thiêu xác chôn cất chu đáo, không được bỏ rơi. Người bệnh có chín pháp thành tựu nhất định phải chết rất đột ngột: 1- Biết ăn không ích lợi gì mà lại tham ăn; 2- Không biết trù lượng; 3- Thức ăn bên trong chưa tiêu hóa mà ăn thêm; – Thức ăn chưa tiêu hóa nôn hết ra ngoài; – Đã tiêu hóa cần phải thải ra mà gắng gượng cầm lại; 6- Ăn không tùy theo bệnh; 7- Tùy theo bệnh ăn mà không trù lược; – Lười nhác; 9- Không có trí tuệ nhận thức.”

Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Nếu chăm sóc người bệnh, thì thành tựu năm pháp, không thể nào sai lệch thời gian, luôn luôn ở cạnh giường chiếu. Những gì là năm pháp? Đó là: 1- Người chăm sóc bệnh không phân biệt được thuốc tốt; 2- Lười nhác không có tâm dũng mãnh; 3- Thường thích nóng giận cũng ham ngủ nghỉ; 4- Chỉ tham cơm ăn áo mặc cho nên chăm sóc người bệnh; 5- Không theo pháp cung dưỡng cho nên cũng không đến trò chuyện cùng với người bệnh. Trái lại thì gọi là người chăm sóc bệnh thành tựu năm pháp không thể nào sai lệch thời gian (ngược lại với năm pháp trước thì bệnh có thể mau chóng bình phục).”

Còn trong kinh Sanh nói: “Đức Thế Tôn dùng kệ khen ngợi rằng:

Người đang được chăm sóc bệnh tật,
Hỏi thăm những tai ách tổn hại,
Thiện ác có báo ứng rõ ràng,
Như trồng cây thu hoạch trái hạt.
Đức Thế Tôn thì làm người cha,
Kinh pháp theo nhau làm người mẹ,
Người cùng học đều là anh em,
Nhờ vậy mà có thể độ thoát.”

Còn trong kinh Di Lặc Sở vấn Bổn Nguyện nói: “Đức Phật bảo với A-nan: Lúc xưa Ta cầu đạo, chịu khó chịu khổ vô số mới được thành Phật, điều ấy không phải là chỉ một. Đức Phật dạy: Này A-nan! Thời quá khứ xa xưa có Thái Tử, tên gọi là Sở Hiện, đoan chánh đẹp đẽ, từ trong khu vườn ngắm nhìn đi ra, giữa đường đi trông thấy một người mắc bệnh trầm trọng khốn tốn. Trông thấy rồi trong lòng sinh niềm thương xót, hỏi han người bệnh, dùng thuốc loại gì có thể chữa trị bệnh tình của ông? Người bệnh đáp rằng: Chỉ có máu trong thân thể nhà vua mới chữa trị được căn bệnh của tôi. Lúc bấy giờ Thái Tử liền dùng dao sắc cắt thân chảy máu để đưa cho người bệnh, chí tâm giúp cho mà ý không có gì hối hận. Thái Tử lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Nước trong bốn biển lớn hãy còn đong lường được, máu trên thân Ta bố thí không thể nào nói được giới hạn.

Lại vào thời quá khứ xa xưa có Thái Tử con vua, tên gọi là Liên Hoa Vương, đoan chánh đẹp đẽ, từ trong vườn cây ngắm cảnh đi ra, giữa đường đi trông thấy một người thân thể mắc bệnh hủi. Trông thấy rồi lòngnghĩ thương xót mà hỏi han người bệnh, dùng thuốc gì có thể chữa trị bệnh tật cho ông? Người bệnh đáp rằng: Có được tủy trong thân nhà vua để xoa trên thân tôi, thì bệnh mới lành được. Lúc này Thái Tử liền phá vỡ xương trên thân thể, lấy được tủy trong xương, mang đến đưa cho người bệnh, hoan hỷ bố thí mà tâm không có gì hối hận. Thái Tử lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Nước trong bốn biển lớn hãy còn đong lường được, tủy trong thân đã bố thí thì không thể nào tính kể được.

Lại vào thời quá khứ xa xưa có vị vua, hiệu là Nguyệt Minh, đoan chánh hùng dũng vô cùng, từ trong cung điện đi ra ngoài. Trên đường đi gặp người mù, nghèo thiếu đói khổ men theo đường đi xin ăn, đi hướng đến chổ nhà vua. Lúc bấy giờ vua Nguyệt Minh, thấy người mù này, xót thương chảy nước mắt, nói với người mù rằng có loại thuốc nào ó thể chữa trị bệnh tật của ông? Người mù đáp rằng: Chỉ có được mắt của nhà vua, thì bệnh của tôi có thể chữa khỏi, mắt tôi mới nhìn thấy. Lúc này vua Nguyệt Minh tự lấy đôi mắt của mình, để giúp cho người mù, trong tâm thanh thản không một chút hối hận. Vua Nguyệt Minh lúc bấy giờ nay chính là thân Ta. Núi Tu Di hãy còn có thể kể biết cân lượng bao nhiêu, mắt Ta đã bố thí không thể nào tính kể.

Đức Phật bảo với A-nan: Bồ Tát Di Lặc lúc xưa cầu đạo, không đem tai mũi thân mạng… bố thí mà thành tựu Phật đạo, chỉ dùng hạnh an lạc khéo léo thích ứng với mọi phương tiện, đạt được đạo quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác ấy. A-nan thưa với Đức Phật: Vì sao khéo léo thích ứng với mọi phương tiện mà có thể đạt được Phật đạo? Đức Phật bảo với A-nan: Bồ Tát Di Lặc ngày đêm đều ba làn chỉnh đốn y phục-giữ gìn thân thể-chắp tay-quỳ gối sát đất, hướng về chư Phật mười phương nói lời kệ này:

“Con sám hối tất cả lỗi lầm,
Khuyến khích giúp cho những đạo đức,
Quy mạng thành tâm lễ chư Phật,
Khiến cho đạt được tuệ Vô thượng.”

Còn trong Kinh Pháp Cú Dụ nói: “Xưa có một đất nước, tên gọi là Hiền Đề. Lúc ấy có Tỳ kheo Trưỡng lão, bệnh hoạn liên miên uể oảigầy gò-nhớp nhúa, nằm ở trong tinh xá Hiền Đề, không có ai chăm sóc. Đức Phật dẫn năm trăm Tỳ kheo đi đến chỗ ấy, bảo các Tỳ kheo thay nhau chăm sóc người bệnh, làm nước-nấu cháo giúp đỡ người bệnh. Nhưng các Tỳ kheo nghe nơi hôi thối ấy, đều khinh rẻ như nhau. Đức Phật bảo Đế Thích lấy nước âm cho mình, Đức Phật dùng tay Kim Cang tắm rửa thân thể cho Tỳ kheo bị bệnh, mặt đất bỗng nhiên chấn động, rộng mở vô cùng sáng tỏ, không có ai không kinh sợ cung kính, vua chúa quan lại dân chúng-trời rồng quỷ thần vô lượng vô số, đi đến nơi Đức Phật cúi rập đầu làm lễ, thưa với Đức Phật rằng: Đức Phật là Đấng Thế Tôn, ba cõi không có ai sánh bằng, đạo đức đã đầy đủ, vì sao hạ mình xuống tắm rửa cho Tỳ kheo bị bệnh? Đức Phật bảo với Quốc Vương và mọi người trong chúng hội rằng: Sở dĩ Như Lai xuất hiện giữa thế gian, chính là vì những người bần cùng khốn khổ không có ai che chở này mà thôi, cung dưỡng Đạo nhân-Sa môn bệnh hoạn gầy yếu, và những người già cô độc bần cùng, thì phước ấy vô lượng-nguyện cầu gì cũng được như ý, có thể sẽ đạt được đạo quả. Nhà vua thưa với Đức Phật rằng: Nay Tỳ kheo này vốn có tội lỗi gì, mà mắc bệnh khốn khổ nhiều nam chữa trị không lành? Đức Phật bảo với nhà vua rằng: Xưa kia có vị vua, tên gọi là Ác Hành, chế độ cai trị rất khắc nghiệp tàn bạo, sai một người nhiều sức mạnh tên là Ngũ Bách theo lệnh vua đánh người. Ngũ Bách mượn uy thế của nhà vua bừng bừng tự mình làm mưa làm gió, nếu người sắp bị đánh mang nhiều đồ vật có giá trị đến, được đồ vật thì đánh nhẹ, không có được đồ vật thì đánh nặng, cả nước rất lo lắng. Có một người tài đức tìm cách cho mọi người, thuận lòng chịu bị đánh, nói cho Ngũ Bách biết rằng: Tôi là đệ tử của Phật, xưa nay không có tội lỗi gì, bị người ta cố tình xuyên tạc, mong rủ lòng tha thứ một chút! Ngũ bách nghe là đệ tử của Phật, nhẹ tay đánh roi, không có roi nào chạm vào thân. Ngũ Bách thọ mạng chấm dứt rơi vào trong địa ngục, tra khảo đánh đập vô cùng khổ sở. Tội hết lại thoát ra mà rơi vào trong loài súc sanh, luôn luôn bị đánh roi. Ngũ Bách ở đời khác hết tội được làm người, thường mắc bệnh nặng đau đớn không rời khỏi thân hình. Quốc Vương lúc bấy giờ nay chính là Điều Đạt, Ngũ Bách lúc ấy nay chính là Tỳ kheo bệnh hoạn này, người tài đức lúc ấy nay chính là thân Ta. Bởi vì đời kiếp trước Ta nhận được sự tha thứ đánh roi không chạm đến thân, cho nên bây giờ Thế Tôn tự mình tắm rửa cho người này. Người làm điều thiện-ác thì có họa-phước đi theo bên người, tuy trải qua sanh tử mà không thể nào tránh khỏi. Ngay sau đó Đức Thế Tôn liền thuyết kệ rằng:

Đánh roi người lương thiện,
Gièm siển người vô tội,
Tai họa gấp mười lần,
Tai ương đến không tha.
Sống chịu nhiều đau đớn,
Hình thể bị tổn thương,
Bệnh tự nhiên não hại,
Hoảng hốt không như ý.
Mọi người đều khinh cười,
Hoặc tai ách quan quyền,
Tài sản hao tổn hết,
Thân thích đều biệt ly.
Tất cả những nhà cửa,
Hỏa hoạn đốt cháy rụi,
Chết vào trong địa ngục,
Như vậy là mười phần.

Lúc ấy Tỳ kheo bệnh nặng nghe Đức Phật thuyết kệ này và sự việc của đời trước, tâm nghiêm khắc tự trách mình, bệnh nặng trừ khỏi, đạt được quả vị A La Hán. Quốc Vương Hiền Đề, suốt đời vâng mạng thực hành đạt được quả vị Tu đà hàm.”

Còn trong kinh Thiện Sanh nói: “Chăm sóc người bệnh không nên sinh tâm nhàm chán. Nếu tự mình không có đồ vật thì đến nơi khác cầu xin. Nếu không có được thì tạm thời mượn đồ vật của Tam bảo mà chăn sóc, khỏi bệnh rồi hoàn trả gấp mười lần giá trị đã mượn.”

Còn trong kinh Ngũ Bách Vấn Sự nói: “Chăm sóc người bệnh lấy đồ vật của người bệnh, cung cấp những nhu cầu cho người bệnh mà không hỏi người bệnh, hoặc hỏi sinh ra hiềm nghi, đều không được sử dụng. Nếu đã lấy thì nên trả lại, không trả lại thì phạm vào tội nặng.”

Còn trong luật Tứ Phần nói: “Chăm sóc người bệnh có được công đức: 1- Biết người bệnh có thể ăn hay không thể ăn, có thể ăn thì lấy cho; 2- Không nhờm gớm khi người bệnh đại tiện-tiểu tiện-khạc nhổnôn mửa; 3- Có tâm thương cảm xót xa, không vì cơm áo mà cố ý chăm sóc; – Luôn luôn tự mình theo dõi sắp thuốc thang, cho đến lúc khỏi bệnh, hoặc đến lúc mạng chung; – Luôn luôn nói pháp cho người bệnh hoa hỷ mà thiện pháp của chính mình được tăng trưởng”.

Phần thứ tư: Y LIỆU (Thuốc chữa trị).

Con người có Tứ chi và Ngũ tạng, một bên thức một bên ngủ, hô hấp đưa ra đưa vào, tinh khí trao đổi qua lại, lưu thông mà làm cho hưng thịnh, sáng tỏ mà trở thành khí sắc, phát ra mà làm thành âm thanh, người như vậy là số không đổi. Dương có ích cho tinh khí, Âm có ích cho hình hài, trời và người vốn giống nhau, và cũng không giữ được nó. Thừa thải thì sinh ra nóng, thiếu hụt thì sinh ra lạnh, kết lại mà thành ung nhọt, chìm vào mà thành độc tố, chạy trốn mà thành buồn lo, hết sức mà thành khô héo. Lương y dẫn dắt thì dùng kim châm trên đá, cứu chữa thì dùng thuốc thang có ích, Thánh nhân hài hòa thì dùng đức hạnh cao nhất, giúp đỡ thì dùng sự việc con người. Vì vậy thân thể có tật bệnh thì có thể chữa lành, trời đất thì dùng sự việc con người. Vì vậy thân thể có tật bệnh thì có thể chữa lành, trời đất có tai họa thì có thể tiêu trừ.

Như trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Có ba chứng bệnh lớn. Những gì là ba? Đó là: 1- Gió là chứng bệnh lớn; 2- Nóng là chứng bệnh lớn; 3- Lạnh là chứng bệnh lớn. Nhưng có ba loại thuốc tốt chữa trị. Nếu mắc bệnh vì gió thì bi là thuốc tốt, và lấy bi mà làm cơm và thức ăn. Nếu mắc bệnh vì nóng thì mật là thuốc tốt, và lấy mật mà làm cơm và thức ăn. Nếu mắc bệnh vì lạnh thì dầu mỡ là thuốc tốt, và lấy dầu mỡ mà làm cơm và thức ăn. Đó gọi là ba chứng bệnh lớn có ba loại thuốc này chữa trị. Như vậy Tỳ kheo cũng có ba chứng bệnh lớn: 1- Tham dục; 2- Sân giận; 3- Ngu si. Nhưng mà có ba loại thuốc tốt chữa trị: 1- nếu lúc tham dục khởi lên thì dùng bất tịnh để chữa trị, và tư duy về đạo bất tịnh. 2- Nếu người mắc chứng bệnh nhiều sân giận, thì dùng Từ tâm để chữa trị, và tư duy về đạo Từ tâm. 3- Nếu người mắc chứng bệnh quá ngu si, thì dùng trí tuệ để chữa trị, và tư duy về đạo nhân duyên đã phát khởi. Đó gọi là Tỳ kheo có ba chướng bệnh lớn này thì có ba loại thuốc này chữa trị.”

Còn trong kinh Kim Quang Minh nói: “Thời Đức Phật tại thế, có trưởng giả Trì Thủy, biết thông thạo về phương pháp chữa bệnh, cứu giúp những người bệnh hoạn khổ sở. Trưởng giả Trì Thủy có người con, tên gọi là Lưu Thủy, đoan chánh bậc nhất có đày đủ uy đức, tánh tình thông minh nhanh nhạy hiểu biết rành mạch các luận thuyết, thấy các chúng sanh nhận chịu những sự khỗ não, lúc ấy con trai của Trưởng giả liền đến nơi cha, nói kệ hỏi rằng:

Sao nói là nên biết,
Các căn thuộc bốn đại,
Suy tổn tự héo mòn,
Mà mắc những căn bệnh?
Sao nói là nên biết,
Ăn uống theo thời tiết
Nếu ăn thức ăn rồi,
Lửa trong thân không tắt?
Sao nói là nên biết,
Chữa trị gió và nóng,
Nước quá sinh bệnh phổi,
Và các phần đều nhau?
Lúc nào gió dấy động,
Lúc nào nóng dấy động,
Lúc nào nước dấy động,
Làm tổn hại chúng sanh?
Lúc ấy cha Trưởng giả,
Lập tức dùng kệ tụng,
Giải thích cách chữa bệnh,
Mà trả lời con mình.
Ba tháng là mùa Hạ,
Ba tháng là mùa Thu,
Ba tháng là mùa Đông,
Ba tháng là mùa Xuân.
Trong mười hai tháng này,
Mỗi ba tháng mà nói,
Thuận theo số như vậy,
Một năm có bốn mùa.
Nếu nói mỗi hai tháng,
Thì đầy đủ sáu mùa,
Vốn thuộc về ba tháng,
Lúc này thuộc hai tháng.
Tùy theo thời tiết này,
Ăn uống và nghỉ ngơi,
Thì luôn lợi cho thân,
Cách chữa bệnh đã nói.
Tùy thời tiết trong năm,
Các căn thuộc bốn Đại,
Thay thế nhau tăng giảm,
Khiến cho thân mắc bệnh.
Có thầy thuốc thông thạo,
Tùy thuận với bốn mùa,
Chăm sóc mỗi ba tháng,
Điều hòa được bốn Đại,
Ăn uống tùy theo bệnh,
Và dùng các thuốc thang,
Người bệnh vì gió nhiều,
Mùa hạ thì phát động,
Người bệnh vì nóng nhiều,
Mùa Thu thì phát động,
Người bệnh vì các phần,
Mùa Đông thì phát động,
Người mắc bệnh về phổi,
Mùa xuân thì tăng mạnh,
Người có bệnh vì gió,
Mùa hạ thì nên uống,
Dầu mỡ và chua-mặn,
Và dùng thức ăn nóng,
Người có bệnh vì nóng,
Mùa Thu uống ngọt-lạnh.
Các phần mùa Đông uống,
Ngọt-chua và dầu mỡ,
Bệnh phổi mùa Xuân uống,
Dầu mỡ và cay-nóng.
Ăn no rồi sau đó,
Thì bệnh phổi phát ra,
Vào lúc thức ăn tiêu,
Thì bệnh nóng phát sinh.
Thức ăn tiêu về sau,
Thì bệnh gió phát khởi,
Bốn đại là như vậy,
Phát sinh theo ba mùa.
Bệnh gió làm gầy khô,
Dùng bơ sữa bồi bổ,
Bệnh nóng thì cho thuốc,
Uống quả Ha Lê Lặc.
Các bệnh khác nên uống,
Ba loại thuốc tốt lành,
Đó gọi là ngọt-cay,
Và dùng bơ sữa béo.
Bệnh phổi thì nên uống,
Thuốc đúng lúc nhả ra,
Nếu như bệnh gió-nóng,
Bệnh phổi và các phần,
Trái mùa mà phát sinh,
Nên đến nhờ thầy thuốc,
Trù lượng tùy theo bệnh,
Mà ăn uống thuốc thang.”

Còn trong Luận Trí Độ nói: “Bát nhã Ba-la-mật, có năng lực loại trừ gốc rễ của tám vạn bốn ngàn căn bệnh. Tám vạn bốn ngàn căn bệnh này đều phát khởi từ bốn căn bệnh: 1- Tham; 2- Sân; 3- Si; 4- Các phần của ba độc. Bốn căn bệnh này đều phân ra hai vạn một ngàn bệnh phụ thuộc, dùng pháp quán bất tịnh lọai trừ hai vạn một ngàn phiền não của tham dục, dùng pháp quán Từ Bi loại trừ hai vạn một ngàn phiền não của sân hận, dùng pháp quán nhân duyên loại trừ hai vạn một ngàn phiền não của ngu si, dùng chung những loại thuốc trên loại trừ hai vạn một ngàn phiền não của bệnh phụ thuộc các phần. Ví như ngọc châu quý báu có năng lực trừ bỏ bóng tối, Bát nhã Ba-la-mật cũng có năng lực loại trừ mọi chứng bệnh phiền não của ba độc.”

Phần thứ năm: AN TRÍ

Bởi đã từng nghe ngôi nhà của ba cõi, thực sự là dụng cụ của bốn Đại; cảnh giới của sáu trần, đều là nơi cư trú của năm Ấm. Bởi vì vọng tưởng cấu tạo không thật, mê hoặc điên đảo cùng nhau dấy lên, khiến cho khổ đau tranh nhau ràng buộc, muôn nỗi ưu sầu cứ mãi tụ tập. Nay đã thành thục quả báo, mạng sống như đèn trước gió, nhưng chúng sanh vẫn tham trước, đến chết không thể tỉnh ngộ. Sợ rằng ở nơi xưa cũ, lưu luyến tiếc nuối tài sản, nhiễm đắm quyến thuộc yêu thương, Đức Phật dạy chuyển nơi ở, khiến cho sinh tâm ngán ngẫm, biết là vô thường sắp đến, nhờ đó phát sinh chánh niệm, chí tâm suy nghĩ chính xác.

Như luật tăng Kỳ nói: “Nếu như người bệnh là Đại Đức, thì nên ở trong phòng ốc tốt lành trước chỗ rõ ràng dễ thấy, muốn làm cho đạotục thăm hỏi sức khỏe để sinh thiện tâm. Chăm sóc người bệnh, hàng ngày cần phải đốt hương châm đèn, lấy nước pha hương thơm vẩy trên đất, cung cấp tiếp đãi mọi người đến thăm.”

Căn cứ theo tây Vực Kỳ Hoàn Tự Đồ nói: “Góc phía Tây Bắc chùa là nơi ánh sáng mặt trời ban ngày lặn xuống làm viện Vô thường, nếu có người bệnh thì an trí ở trong viện, chính điện gọi là Vô thường nhiều đời rời bỏ, người đi rất đông, trở về chỉ có một vài người. Trong chính điện an tró một pho tượng đứng sắc vàng rực chói lòa, mặt hướng về phương Đông. Nên đặt người bệnh ngồi ở trước pho tượng, nếu người không còn sức lực, thì khiến người bệnh nằm hướng mặt về phương tây nhìn tướng tốt của tượng Phật. Trong tay pho tượng buộc một lá phan năm màu, khiến người bệnh dùng tay nắm lá phan-chân làm động tác có ý muốn vãng sinh Tịnh độ. Chỗ ngồi tuy có dơ dáy, nhưng Đức Thế Tôn không lấy làm xấu xa, tha thứ cho cõi này vốn là nơi uế tạp, hãy còn thả xuống lá bùa linh thiêng tiếp nhận chúng sanh thuộc bậc thấp, huống là nay mạng sộng tìm đến với Phật, lẽ nào Ngài lại tự bỏ rơi hay sao? Tùy theo người bệnh đã ưa thích cảnh giới nào, hoặc làm hình tượng Đức Phật Di Đà- Đức Phật Di Lặc-Đức Phật A Súc-Bồ tát Quán Âm…, an trí như trước, đốt hương rải hoa, cúng dường không dứt, làm cho người bệnh phát sinh thiện tâm.”

Phần thứ sáu: LIỄM NIỆM (Thâu nhiếp ý niệm).

Rằng ba cõi chẳng phải là có – năm Ấm thảy đều trống không, bốn Đảo mười Triền đoanh vây-cùng nhau hòa hợp mà thành. Tất cả giống như chớp điện, gạt vạn kiếp trong khoảnh khắc, gò cao giếng sâu dễ chìm, cuối cùng bập bềnh biển khổ. Đi lạc đường thì xa xăm, không bằng diệt vong trở về, hình hài bảy thước nhỏ nhoi, không biết chỉ là giả tạm, ở ngoài tai nghe mắt thấy, cuối cùng tự mình nói suông, không nương tựa-không cứu giúp, không tin tưởng-không tiếp nhận. Sinh linh một khi rơi rụng, không có thời hạn trở về, vì lẽ đó xoa ngực tự đau buồn, đứng trước nguy nan lẽ nào yên ổn!

Vì vậy trong luật Thập Tụng nói: “Chăm sóc người bệnh nên tùy theo những sự học tập trước đây của người bệnh mà khen ngợi họ, không được chê bai làm lui sụt thiện tâm vốn cói của họ.”

Còn trong luật Tứ Phần nói: “Thuyết pháp cho người bệnh khiến họ được hoan hỷ.”

Còn trong luận Tỳ Ni Mẫu nói: “người bệnh không sử dụng mà người chăm sóc bệnh nói năng, người chăm sóc bệnh làm trái ý người bệnh cũng mắc tội.”

Còn trong kinh Hoa Nghiêm nói:

“Vì người bệnh sắp mạng chung thuyết kệ rằng:
Lại phát ra ánh sáng có tên gọi Kiến Phật,
Ánh sáng ấy giác ngộ cho người sắp mạng chung,
Niệm Phật trong tam muội chắc chắn được thấy Phật,
Sau khi đã mạng chung sanh ở trước Đức Phật.
Khiến người sắp mạng chung cố gắng nghĩ điều thiện,
Lại chỉ rõ tôn tượng khiến họ nhìn cung kính,
Lại còn khuyến khích họ nghĩ đến quy y Phật,
Nhờ vậy được thành tựu ánh sáng thấy Đức Phật.”

Trong luận Vãng Sanh nói: “Nếu người thiện nam-người thiện nữ nào, tu thành tựu năm niệm, thì cuối cùng được sanh đến quốc độ An Lạc, được thấy Đức Phật A Di Đà. Những gì là niệm? Đó là: 1- Lễ bái; 2- tán thán; 3- tác nguyện; 4- Quán sát; 5- Hồi hướng.” Còn trong kinh Tùy Nguyện Vãng Sanh nói: “Đức Phật bảo với Bồ Tát Phổ Quảng: Nếu người nam người nữ trong bốn chúng, ngày sắp mạng chung nguyện sanh về quốc độ của chư Phật mười phương, thì trước hết nên tắm gội thân thể, mặc áo quần sạch sẽ, đốt các loại hương quý, treo phan cái năm màu, ca ngợi Tam bảo đọc tụng kinh pháp tôn kính. Vì người bệnh giải thích về nhân duyên-thí dụ, dùng ngôn từ khéo léo nói nghĩ lý vi diệu trong kinh, Khổ-Không chẳng phải là thật, bốn Đại tạm thời kết hợp, hình hài như cỏ khô, trong đó không có gì là thật. Lại như ánh điện chớp, không thể nào dừng lâu; cho nên nói sắc thân không tươi tốt mãi, sẽ quay về hủy hoại tan rã, tinh thành hành đạo có thể được vượt qua khổ đau, tùy theo tâm đã nguyện cầu không có gì không đạt được quả.”

Lời bàn: Như trước khuyên nhủ rồi lại đem kinh tượng đến nơi người bệnh, nêu rõ tên gọi kinh ấy-tên gọi tượng ấy nói cho người bệnh biết, khiến mở mắt nhìn thấy, làm cho họ tỉnh táo, và mời người có đức có trí đọc tụng kinh điển Đại thừa, giúp đỡ cất tiếng tán tụng, treo phan rải hoa rực rỡ, nhìn thấy trước mắt đẹp đẽ, mùi hương ngào ngạt thơm tho, thường xuyên có trong lỗ mũi, luôn luôn cùng họ chuyện trò thân thiện đừng làm cho họ nghe thấy lời ác. Bởi vì lúc sắp mạng chung có nhiều tướng ác nghiệp hiện ra không có năng lực lập chí gạt bỏ. Vì vậy người chăm sóc người bệnh, đặc biệt cần phải phương tiện khéo léo khuyên nhủ dẫn dắt khiến cho từng tâm từng tâm nối tiếp nhau không dừng lại trong khoảng khắc. Nhờ vào phước lực này làm thành ý vãng sanh Tịnh Độ.

Vì vậy trong luận Trí Độ nói: “Lúc còn sống làm điều thiện, sắp mạng chung nghĩ điều ác, lập tức sanh vào đường ác. Lúc còn sống làm điều ác, sắp mạng chung nghĩ điều thiện, mà vẫn sanh lên cõi trời.”

Còn trong kinh Duy Ma nói: “Nhớ lại phước đã tu, nghĩ đến mạng sống thanh tịnh.”

Còn trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Nếu có chúng sanh trì giới, đối với người bệnh phá giới, không mong cầu ân huệ, tâm không mệt mỏi chán nản, mà cung dưỡng giúp đỡ người bệnh, thì mạng chung sanh lên cõi trời Phổ Quán, hưởng thụ năm dục tự nhiên, yên vui không biết chán đủ.”

Tụng rằng:

Tử Hoàn không thể nào có được,
Chương Tân uổng công lại rời xa,
Một khi gặp phải chó-ngựa bệnh,
Bôn ba chăn sóc xong đuổi nhanh.
Đã không có phép thuật Cửu chuyển,
Lại thiếu mất Vạn kim khác lạ,
Không được trao cho nước rửa tay,
Chỉ mộng thấy hồ hoa sen nở.

Nhân duyên cảm ứng.

Sơ lược dẫn ra 1 chuyện: 1- Ân Nghị Tào Chuyên thời Tấn; 2- Trần Quốc Viên Vô Kỵ thời Tấn;3- Khang Pháp Lãng thời Tấn; 4- Ân Tuệ Tắc thời Tấn; 5- Trúc Pháp Nghĩa thời Tấn; 6- Thí Thị vợ La Dư thời Tống; 7- Vương Văn Minh thời Tống; 8- Lý Thanh thời Tống; 9- Thích Đàm Đĩnh thời Tống; 10- Vương Trường Dự thời Ngụy; 11- Thích Tuệ Tiến thời Tề; 12- Thích Tăng Thiện thời Tùy; 13- Tiết Cô Huấn thời Đường; 14- Thích Triệt Sư thời Đường.

1. Thời nhà Tấn có Nghị Tào chuyên họ Âu ở quận Nam, mắc bệnh nhiều năm thịt xương tiêu hết, thầy mo-thầy thuốc đều đến đủ nhưng không có cách gì chữa được. Người con của Tào Chuyên ban đêm giống như gặp cơn buồn ngủ, mộng thấy có nhiều Sa môn, đến nhìn cha mình. Sáng sớm liền đi đến chùa Phật gặp các Sa môn, hỏi Phật là vị thần nào? Sa môn nói cho biết sự việc, liền mong muốn các Đạo nhân trở về thưa thỉnh để đọc kinh. Đêm sau người bệnh tự nhiên cảm thấy bệnh giống như giảm đi, ban ngày có thể ngủ một lúc, nếu như ngẫng đầu lên thì thấy giữa cổng vào có mấy chục trẻ thơ, đều mặc áo năm màu đẹp đẽ, trong tay có người cầm cờ phước, có người cầm gươm giáo, ở cổng đi vào. Có hai trẻ thơ ở phía trước, đi thẳng đến mành che, bỗng nhiên quay trở lại nói với mọi người phía sau: Dừng lại một chút, dừng lại một chút, trong phòng toàn là Đạo nhân. Thế là không tiếp tục đi về phía trước nữa. Từ đó về sau bệnh dần dần được chữa lành.

(Chuyện trên đây trích trong Linh Quỷ Chí.)

2. Thời nhà Tấn có Viên Vô Kỵ ở nước Trần, ngụ cư ở Đông Bình. Đầu thời Tấn Vĩnh Gia mắc phải bệnh ôn dịch, nhà có hơn trăm người, nhưng chết gần hết. Đến tránh trong tòa nhà lớn, tạm thời trông coi ruộng đất nhà cửa. Có một căn phòng nhỏ, anh em cùng ngủ chung, giường phản đệm chiếu mấy lớp, đêm ngủ không hay biết gì, chiếc giường đi ra ở ngoài cửa. Đêm trước như vậy, hai anh em cảm thấy quái lạ sợ hãi đều không ngủ. Sau thấy một người phụ nữ đi đến ở trước cửa, biết anh em Vô Kỵ đều không ngủ nên lùi lại phía trước ra ngoài cửa. Lúc ấy trời chưa sáng, có ánh trăng vằng vặc mà trông thấy, áo lụa màu trang trọng, trên đầu có cài hoa và giắt cái thoa bạc-cái lượt bằng ngà voi. Anh em Vọ Kỵ liền đi theo, ban đầu đi vòng quanh nhà, đầu tóc xổ tung và hoa cài-thoa giắt-lượt ngà đều rơi xuống đất. Vô Kỵ nhặt lấy tất cả. Thế là tiếp tục ra ngoài cổng đi về phía Nam, gần đường đi có giếng nước, tức thì đi vào trong giếng. Anh em Vô Kỵ trở về ngủ. Trời sáng tỏ nhìn hoa cài và thoa bạc-lược ngà, đều là đồ vật thật sự, đào phá cái giếng gặp được mộ cỗ quan tài làm bằng gỗ Thu, ba phần đã ngâm trong nước giếng. Vô Kỵ liền chuyển quan tài và vật dụng áo quần, đưa mọi thứ chôn cất ở nơi cao ráo, sau đó liền chấm dứt.

(Chuyện trên đây trích trong Chí Quái tập.)

3. Thời nhà Tấn có Sa môn Khang Pháp Lãng, học ở trung Sơn. Trong thời Tấn Vĩnh Gia cùng với một Tỳ kheo, từ phía Tây đi vào Thiên Trúc, đường đi qua vùng Lưu Sa vắng vẻ, có hơn ngàn dặm, thấy bên đường có ngôi chùa Phật tàn tạ sụp đổ, không còn gì nhà cửa phòng ốc, cỏ dại lút đầu người. Pháp Lãng và bạn cùng đi dừng lại nhìn mà lễ bái, thấy có hai vị Tăng, Tăng đều ở bên cạnh nơi ấy, một người đọc kinh, một người mắc bệnh lỵ, ô uế đầy phòng. Người đọc kinh ấy hoàn toàn không hề quan tâm chăn sóc. Pháp Lãng xót xa mà dấy lên ý niệm, ở lại để nấu cháo và quét dọn giặt giũ. Đến ngày thứ 6 thì người bệnh có phần khốn đốn bệnh ly tuôn như suối. Pháp Lãng và bạn cùng đi chung lòng sắp xếp, đêm ấy Pháp Lãng và bạn cùng nói là người bệnh chắc chắn không qua khỏi sáng mai. Vào sáng sớm đi đến nhìn xem, sắc mặt sáng rỡ vui vẻ tình trạng đau đớn chấm dứt hẳn rồi, mọi vật dơ dáy trong phòng đều là hoa thơm. Pháp Lãng và bạn cùng đi mới hiểu là bậc chân nhân đắc đạo lấy việc để thử lòng người. Người bệnh nói: Tỳ kheo cách phòng là Hòa thượng của tôi, đạt được đạo tuệ đã lâu, có thể đến lễ lạy chào hỏi. Pháp Lãng và bạn trước đây chê trách Sa môn đọc kinh không có tâm yêu thương, nghe rồi mơi làm lễ hối hận về sai lầm của mình, người đọc kinh nói: Các ông thành tam hợp với nhau cùng đến, sẽ cùng nhau tiến vào đạo, Pháp Lãng vốn có sự nghiệp học hành nông cạn, đời này chưa đạt được tâm nguyện. Nói với bạn của Pháp Lãng rằng: Tuệ này nếy gieo trồng gốc rễ sâu xa thì ngay đời hiện tại sẽ đạt được tâm nguyện. Vì vậy mà giữ lại. Sau đó Pháp Lãng trở về trung Sơn làm Đại Pháp sư, đạo-tục đều tôn kính.

(Chuyện trên đây trích trong Minh Tường Ký.)

4. Thời nhà Tấn có An Tuệ ở chùa Đại Thị vùng Lạc Dương, không rõ họ tộc nào, thưở trẻ tánh không bình thường, tuyện với khác người, mà giỏi về Chánh thư (viết chữ khải), có sở trường năng lực lời lẽ-thái độ khi nói chuyện. Trong niên hiệu Vĩnh Gia nhà Tấn, thiên hạ gặp phải dịch bệnh, Tuệ tắc ngày đêm chân thành cầu khấn, nguyện Thiên thần ban cho thuốc để cứu chữa cho muôn dân. Một hôm đ ra cổng chùa thấy hai hòn đá hình dạng trông như cái hũ, Tuệ tắc nghi là vật kỳ lạ, bước đến cầm lấy xem, quả nhiên có nước thần ở bên trong, người bệnh uống vào thì tất cả đều khỏi bệnh. Về sau đến ở chùa Đại Thị vùng Lạc Dương, tay tự mình viết kỹ càng trên giấy vàng bằng chữ nhỏ cả một bộ Đại Phẩm, hợp lại làm một quyển, chữ bằng hạt đậu nhỏ, mà rõ ràng có thể nhận biết, tất cả hơn 10 bản, lấy một bản đưa cho vợ của Chu Trọng trí ở Nhữ Nam là Hồ Thị cúng dường. Mẹ củ Hồ Thị đi qua sông ôm kinh theo bên mình, sau bị hỏa hoạn kéo dài, vội vàng không thể lấy được kinh, khóc lóc xót xa buồn phiền, lửa dập tắt sau đó mới từ trong đống tro tàn lấy kinh ra được, màu sắc cuốn kinh hoàn toàn không có gì hư hoại. Lúc ấy mọi người cùng thấy-nghe tận mắt không có ai không bỏ tà đạo sữa chữa lại niềm tin. Kinh này bây giờ còn nơi Tịnh Thủ Ni-chùa Giản Tịnh chốn kính sư.

(Chuyện trên đây trích trong Lương Cao Tăng Truyện).

5. Thời nhà Tấn có Sa môn trúc Pháp Nghĩa, ở trong chốn núi rừng ham học hỏi. Trú tại Bảo Sơn vùng Thỉ Ninh, sau mắc bệnh kéo dài, tìm cách chữa trị chu đáo đến cùng mà hoàn toàn không thuyên giảm, ngày tháng kéo dài thêm trầm trọng thì không tự mình chữa trị được nữa, chỉ quay về thành khẩn cầu nguyện Bồ Tát Quán Thế Âm. Như vậy nhiều ngày, giữa ban ngày nằm ngủ mộng thấy một Đạo nhân đến thăm hỏi bệnh tình, nhân đó chữa trị giúp, moi ruột gan dạ dày ra rửa ráy tạng phủ, thấy có rất nhiều vật bất tịnh kết tụ, rửa sạch sẽ xong nhét vào lại bên trong, nói với Pháp Nghĩa rằng: Bệnh của ông đã trừ hết. Nằm ngủ cảm thấy mọi bệnh hoạn đựơc trừ hết không sai, chẳng mấy chốc đựơc trở lại bình thường. Theo kinh ấy nói: Hoặc hiện hình hình tướng Sa môn-Phạm chí. Ý là Pháp Nghĩa đã mộng thấy chính là Bồ Tát thị hiện. Pháp Nghĩa qua đời vào năm thứ 7 thời Tấn Thái Nguyên. Tự bản thân trúc trường Thư đến nghĩa Lục Sự, cùng Tống thượng thư lệnh Phó Lượng đã viết ra. Phó lượng tự nói: Đời vua trước cùng với Pháp Nghĩa là nơi qua lại thân thiện, Pháp Nghĩa đã từng nói đến việc ấy, nhất định là nghiêm nghị càng cung kính làm sao!

6. Thời nhà Tống có Phí Thị là vợ của La Dư, người vùng Ninh Thục, cha làm Thứ sử Ninh Châu dưới thời nhà Tống. Phí Thị trẻ tuổi mà tin tưởng cung kính, tụng kinh Pháp Hoa mấy năm liền, rất chăm chỉ không hề mệt mỏi. Sau bỗng nhiên mắc bệnh khổ sở, lòng đau đớn giữ mạng sống, cả nhà đều sợ hãi không yên. Lúc gia đình thân thuộc chiêu đãi khách bạn, Phí Thị trong lòng nghĩ rằng: Mình tụng kinh chăm chỉ, sẽ có sự phù hộ tốt lành, ngõ hầu không đến nỗi chết tại nơi này. Lát sau nằm ngủ trong khoảng thời gian bữa ăn, như tỉnh ngủ mà cũng như trong mộng, thấy Đức Phật từ trong cửa sổ đưa tay để xoa trên đầu mình, lập tức mọi đau đớn đều khỏi hẳn. Trai gái-nô tỳ-tôi tớ cả nhà, đều nhìn thấy ánh sáng, cũng ngửi thấy mùi thơm. Em gái họ của La Dư tức là Phu nhân của Thương thư trung binh bộ Phí Âm, là cháu cụ cố họ Diễm bên ngoại, lúc ấy tỉnh ngộ nhanh chóng đến trước giường cũng nghe thấy đầy đủ. Thế là phát sinh tin tưởng vô cùng, hiểu rõ cung kính giữ gìn đến suốt đời, đã từng lấy sự việc này đưa vào áp dụng cảm hóa con cháu trong nhà.

7. Thời nhà Tống có Vương Văn Minh, cuối thời Tống Thái Thỉ, làm huyện lệnh Giang An, vợ mắc bệnh lâu ngày, con gái ở bên ngoài nấu cháo cho mẹ sắp chín, bỗng nhiên biến thành máu, bỏ mà nấu lại cháo khác, cũng lại như ban đầu. Như vậy nhiều lần, mẹ liền qua đời. Sau đó trai gái khóc lóc ở trước linh đài, bỗng nhiên thấy mẹ mình nằm trên linh sàng, diện mạo như thường ngày, con cái cảm động gào khóc thoắt đã ẩn đi. Văn Minh trước đó thương một người hầu gái dưới quyền của vợ mình. Mang thai sắo sinh con, ngày mai táng người vợ, bảo người hầu gái giữ nhà, người khác đều đi đến chỗ lăng mộ. Tất cả bắt đầu xuất phát, người vợ liền hiện hình đi vào nhà đánh người hầu gái. Sau đó các cô con gái giết gà làm cơm cho cha, mổ bụng rửa sạch đã xong xuôi, con gà bỗng nhảy lên đầu cửa gáy dài. Văn Minh lập tức qua đời, những người con trai tiếp theo nhau qua đời.

(Ba chuyện trên đây trích trong Thuật Dị Ký)

8. Thời nhà Tống có Lý Thanh, người vùng Vu Tiềm-Ngô Hưng, làm quan Hoàn Ôn Đại tư mã phủ tham quân đốc hộ, ở trong phủ mắc bệnh trở về nhà mà chết, trải qua một đêm mà sống lại. Nói rằng: Ban đầu thấy người truyền giáo cầm cờ hiệu đến gọi to rằng: Quan phủ muốn gặp mặt. Lý Thanh nói là Hoàn Ôn gọi, liền đứng dậy thắt đai mà đi. Ra ngoài cổng trông thấy một chiếc kiệu tre, liền bảo bước vào bên trong. Hai người gánh đi nhanh chóng như bay, đến một cánh cổng màu đỏ trông thấy Nguyễn Kính, lúc ấy Nguyễn Kính chết đã ba mươi năm rồi. Nguyễn Kính hỏi Lý Thanh rằng: Ông biết đến lúc nào, nhà tôi như thế nào? Lý Thanh nói: Nhà ông tệ hại vô cùng. Nguyễn Kính liền tuôn nước mắt như mưa mà nói: Biết con cháu của tôi như thế nào? Đáp rằng: Thật là đầy đủ. Nay tôi làm cho ông được thoát, ông có thể sắp xếp cho nhà tôi hay không? Lý Thanh nói: Có thể, nếu có thể như vậy thì không phụ bạc ân nghĩa to lớn này đâu. Nguyễn Kính nói Đạo nhân Tăng Đạt là quan sư rất được tôn kính, nên hết sức bày tỏ việc này. Trở vào bên trong rất lâu rồi sai người đi ra nói: Chùa bốn tầng trước cổng do quan dựng lên, Tăng Đạt thường xuyên đến rạng sáng đi vào chùa lễ bái, nên đến đó nài nỉ cầu xin. Lý Thanh đi đến chùa ấy thấy một Sa môn, nói cho biết rằng: ông là đệ tử bảy đời trước đây của Ta, đã trải qua bảy đời thọ phước, mê say đắm trước dục lạc thế gian quên mất nghiệp thiện của mình, bỏ chánh theo tà phải nhận lấy tội lỗi to lớn, nay hãy hối cải! Hòa thượng công khai đứng ra nhận giúp đỡ giùm cho. Lý Thanh trở lại trong chiếc hiệu trước đó, đêm lạnh buốt run rẩy vì cóng. Đến sáng cổng mở ra, Tăng Đạt quả nhiên xuất hiện đi vào chùa. Lý Thanh liền đi theo rập đầu lạy. Tăng Đạt nói: Ông nên thay đổi tâm niệm làm cho tốt đẹp, quy mạng Phật-Pháp, quy mạng Tỳ kheo tăng, thọ ba pháp quy y này có thể cảm được không gặp cái chết đột ngột, người chịu khó thọ trì cũng không trải qua khổ nạn. Lý Thanh lập tức vâng lời thọ trì. Lại thấy vị Sa môn đã gặp hôm qua, quỳ thẳng thỉnh cầu rằng: người này là đệ tử đời trước trong tăng, quên mất Chánh pháp mới làm cho nhận chịu khổ báo, duyên đời trước đã tìm lại, nay được quy mạng, nguyện cầu rủ lòng thương xót! Đáp rằng: trước là người có phước thiện cho nên dễ dàng cứu giúp thôi. Liền trở lại hướng về cánh cổng màu đỏ, chốc lát sai người đi ra nói: Lý tham quân có thể ra đi. Lúc ấy Nguyễn Kính cũng đi ra đưa cho Lý Thanh một cây trúc xanh, khiến nhắm mắt mà cưỡi. Lý Thanh như lời dặn, bỗng nhiên đã đến nhà. Trong nhà đang khóc nỉ non và bà con láng giềng đông nghẹt trong phòng, muốn đi vào cũng không được. Đúng lúc quan tài mua về, người nhà và khách bạn, cùng đi đến nhìn xem cỗ quan tài, chỉ còn thân xác nằm nơi ấy. Lý Thanh đi vào đến trước thân xác, nghe thấy thân xác mình bốc mùi hôi thối, tự nghĩ hối hận là đã trở về, lưỡng lự không muốn ở lại, nhưng người bên ngoài dồn ép bỗng nhiên không làm chủ được mà ngã vào thân xác, thì ngay lúc ấy sống lại. Thế là tìm cách sắp xếp giúp cho nhà Nguyễn Kính phân chia nhà cửa để sinh sống. Sau đó dốc lòng quy y Tam bảo suốt đời tin theo giáo pháp, trở thành hàng đệ tử tốt lành.

(Chuyện trên đây trích trong Minh Tường Ký.)

9. Thời nhà Tống có Thích Đàm Dĩnh ở chùa Trường Vu, người vùng Cối Kê, tuổi trẻ xuất gia cẩn thận đối với giới hạnh, tụng kinh hơn 10 vạn lời. Đến ở chùa Trường Vu, khéo léo diễn đạt, tự nhiên tuyệt vời vô cùng. Đàm Đĩnh đã từng mắc bệnh lở loét chữa trị nhiều năm không trừ được, trong phòng luôn luôn cúng dường một phi tượng Quán Thế Âm, sớm chiều lễ bái cầu chữa căn bệnh này. Vào lúc nọ bỗng nhiên trông thấy một con rắn từ sau pho tượng bám vào tường bò lên mái nhà. Chốc lát có một con chuột từ trên mái nhà rơi xuống đất, thân dính đầy nước dãi, tình trạng giống như đã chết. Đàm Dĩnh đợi một lúc thì hình như con chuột còn sống, liền lấy thanh tre cạo bỏ lớp nước dãi. Nhưng nghe con chuột bị rắn nuốt có thể chữa lành căn bệnh lở loét, liền lấy nước dãi bôi lên trên vết lở. Đã bôi khắp những vết lở thì con chuột cũng sống lại, quả thật trong hai đêm thì những vết lở đều lành hẳn.ới hiểu ra rằng con rắn và con chuột đều là do sự cầu thỉnh mà làm cho như vậy. Thế là được bậc Quân Vương tôn trọng, danh tiếng truyền khắp 6 gần xa. Sau qua đời tại nơi cư trú, hưởng thọ 1 tuổi.

(Chuyện trên đây trích trong Đường Cao Tăng Truyện).

10. Thời nhà Ngụy có Vương Trường Dự làm quan Trung thư lang, có danh tiếng tốt đẹp, cha làm Thừa tướng vô cùng yêu quý. Gặp phải căn bệnh chuyển sang nguy kịch, Thừa tướng lo nghĩ buồn rầu mà đến tận nơi, chỉ ngồi ở trước giường không ăn uống đã nhiều ngày, bỗng nhiên hiện rõ ra một người hình dáng rất to lớn, mặc giáp cầm gươm. Thừa tướng hỏi: ông là người nào? Đáp rằng: Kẻ tôi tớ là Tưởng Hầu, con của Ngài không ở lại, vì muốn cầu thỉnh mệnh lệnh cho nên đến đây thôi, Ngài dừng buồn lo nữa. Thừa tướng vui mừng thay đổi nét mặt. Thế là cầu xin cho người mang cơm ăn, ăn một lúc đến mấy Thăng, mọi người đều không hiểu được nguyên cớ. Ăn xong bỗng nhiên lại đau thương sầu thảm, nói với Thừa tướng rằng: Mạng của Trung thư lang đã hết, không ai có thể cứu được. Nói xong không thấy nữa.

(Chuyện trên đây thấy trong U Minh Lục).

11. Trong thời Tề Vĩnh Minh có Thích Tuệ Tiến ở chùa Cao TòaDương Đô, tuổi trẻ hăng hái đi lại khắp nơi làm người nghĩa hiệp. Năm bốn mươi tuổi bỗng nhiên hiểu rõ lý vô thường, vì vậy mà xuất gia, ăn cơm rau mặc áo vải, thề tụng Pháp Hoa, dụng tâm vất vả mệt nhọc, luôn luôn cầm kinh tụng cho nên phát bệnh. Thế là phát nguyện làm ra một trăm bộ để sám hối nghiệp chướng trước đây. Bắt đầu tích tụ được một ngàn sáu trăm chữ, giặc cướp đến đòi lấy đồ vật, Tuệ Tiến chỉ rõ tiền bạc ở nơi kinh, giặc cướp xấu hổ mà rút lui. Từ đó về sau thì làm thành một trăm bộ, căn bệnh vốn có cũng chữa khỏi. Tụng kinh đã độ được tình người mà tâm nguyện cũng thỏa mãn, hồi hướng thiện nghiệp trì tụng này nguyện sanh về cõi An Dưỡng, nghe giữa hư không nói cho biết rằng: Nguyện ông đã đầy đủ chắc chắn được vãng sanh. Sau đó không bệnh tật gì mà qua đời, hưởng thọ hơn 0 tuổi.

(Chuyện trên đây trích trong Minh Tường Ký.)

12. Thời nhà Tùy có Thích Tăng Thiện ở núi Mã Đầu quận Văn Thành, người dòng họ Tịch thuộc vùng Chánh Bình-quận Giáng. Năm Nhân Thọ nhà Tùy, đạo hạnh của tăng Thiện càng sâu sắc, đến lúc bệnh nặng nguy kịch sắp lìa trần mới nói với đệ tử rằng: Ta mắc chứng bệnh lạnh giá kết tụ trong ruột, bởi vì xưa kia tuổi còn trẻ, ở chốn núi rừng nhận chịu nghiệp duyên đã đoạn tuyệt lương thực ngũ cốc, lười đi tìm kiếm chỉ ăn một chút mầm cỏ, để duy trì thân mạng qua ngày, vì thế biết được căn bệnh này. Sau khi qua đời mổ bụng xem xét quả nhiên như lời đã nói: Nếu sau khi Ta qua dời thì không cần phải thiêu đốt làm tổn hại mạng sống loài vật khác, có thể đặt vào trong chum sành mà chôn. Vào năm thứ nhất thời Tùy Đại Nghiệp, qua đời ở trong núi đá Đại Hoàng, đạo-tục y theo lời mà mai táng. Tỳ kheo Tăng tập ở Giáng Châu, kế thừa học tập tăng Thiện, không bỏ sót phương pháp giáo hóa. Thiện Sư suốt ngày đi nơi khác không gặp, sau tìm di hài cũng không biết ở nơi nào, bỗng nhiên nghe tiếng nổ chấn động, âm vang phát ra từ hang đá trong rừng, thấy đất tách rời nhô lên một chiếc chum sành đưa ra bên ngoài, hài cốt như tuyết chỉ riêng cuống lưỡi là còn lại, đỏ hồng sáng rực hơn hẳn ngày còn sống, nhân đó nhặt lấy cuống lưỡi và xương cốt, đem về xây tháp để an trí.

Chuyện trên đây trích trong Đường Cao Tăng Truyện.

13. Năm thứ 1hai thời Đường Trinh Quán chinh phạt xứ sở Khâu Từ, có Tiết Cô Huấn làm Tào tham quân quản lý kho lương cho quân lính đi đường, đến tàn sát trong thành Khâu Từ. Sau đó mới vào tinh xá bóc diện của pho tượng Phật để lấy vàng, trong khoảng mười ngày thì lông mày rụng hết. Trở về đất Y Châu, mới quỳ trước Phật sám hối về lỗi lầm của mình, vàng đã lấy được đều trở lại làm những việc công đức. Không bao lâu thì lông mày mọc lại như cũ.

14. Thời nhà Đường có Sa môn Triệt Thiền Sư ở chùa Hãm Tuyền vùng Cô Sơn phía Nam của Phong Châu, đã từng đi đường gặp người bệnh hủi ở trong hang đá, Triệt Thiền Sư dẫn ra trong núi để đào hang cung cấp cho ăn uống, khiến tụng kinh Pháp Hoa. Vốn không biết chữ, lại còn ngu dốt ngang bướng, triệt Thiền Sư giảng dạy cho từng câu, chung quy là không ngại mệt mỏi chán chường. Tụng kinh gần được một nửa, mộng thấy có người khuyên bảo: Từ nay về sau có phần thông minh. Được -6 quyển thì cảm thấy vết lở dần dần lành lặn, đã xong một bộ râu tóc-mi mày hoàn toàn bình phục, màu da trở lại như thường.

Vì vậy kinh nói: Thuốc tốt chữa bệnh. Lời này ứng nghiệm thật! (Chuyện trên đây trích trong Minh Báo Thập Di Ký).