PHÁP UYỂN CHÂU LÂM

Sa-môn Thích Đạo Thế chùa Tây Minh biên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 99

 

Thiên thứ 99: TẠP YẾU

Thiên này có 10 phần: Thuật ý, Tứ y, Tứ quả, Tứ thực, Tịch khẩu, Minh chung, Nhập chúng, Cầu pháp, Suy tướng, Tạp hành.

Phần thứ nhất: THUẬT Ý

Rằng lý lẽ thần kỳ không có âm thanh, nhờ vào ngôn từ diễn đạt mà viết thành ý; ngôn từ diễn đạt không có dấu tích, dựa vào văn tự miêu tả mà thể hiện âm. Do đó, văn tự là dấu chân của ngôn từ, ngôn từ là cái nơm của lý lẽ, âm nghĩa phù hợp, không thể sai lệnh. Vì vậy ứng dụng của văn tự bao trùm cả vũ trụ, tuy văn chương nhiều dấu tích mà lý phù hợp thần kỳ. Chỉ vì kinh luận mênh mông ghe chép tất cả khó mà đầy đủ, truyện ký rối rắm sự việc có mở rộng-có tóm lược. Cho nên dẫn dắt biểu đạt nhiều phương pháp, mở bày rõ ràng cho hậu học; thiết lập giáo pháp nhờ dấu tích, sáng ngời rực rỡ đủ tất cả; dạy bảo thế tục nguồn gốc, tích tụ như thế đều tồn tại; tìm tòi thu nhập mọi điều mục, tóm tắt trích lấy điểm then chốt. Quy tập dùng giấy bút điểm tô, đưa ra đầy đủ các bài trước, còn lại những sự việc lặt vặt, cân nhắc có ích cho thế tục, hiện tại điều gì thưc hành được, nêu ra sơ lược ở phía sau, mong mỏi làm cho bóng đen mờ mịt loại trừ dần, ngọn đèn giáo pháp soi sáng lâu dài giữa thế gia!

Phần thứ hai: TỨ Y

Rằng căn đần độn-thời khắc nghiệt thì niềm tin kiên cố khó có đủ, hành cạn cợt-đức kém cỏi thì trí tuệ chính đáng dễ mê mờ, quan trọng cần phải cơ-giáo hợp nhau, văn-lý thấu triệt đầy đủ. Vì vậy trong kinh nói: “Tuy tụng cả ngàn chương mà không thực hành nào có ích gì?” Nay thiết lập nghĩa lý chính xác cần phải dựa vào ý nghĩa tôn chỉ, giáo có quyền-thật, hành có mờ-tỏ, cho nên thấy được vầng trăng mà ngón tay tự quên đi, hiểu được ý nghĩa mà ngôn ngữ tự dừng lại, lẽ nào ý vào 72 đựơc cửa đạo mà hành còn đóng chặt hay sao? Do đó trong kinh nói đến Tứ y phân ra thành ba phần vị. Đó là: 1- Tứ y thuộc về người, tức là Tứ y thuộc hàng Khai Sĩ (Bồ Tát), nghĩa là từ địa vị Hiền thứ nhất cho đến địa vị Thánh cao nhất, tư chất của con người vô lậu, Thể của pháp là tánh không, dựa vào đây thuận theo bậc Thánh không có gì điên đảo tà vạy. 2- Từ y thuộc về hành, tức là khất thực-mặc áo phấn tảo, hành hạnh đầu đà-ở nơi vắng lặng-ngồi dưới tán cây. 3- Tứ y thuộc về pháp, thuộc lại đầy đủ như sau.

Thiết lập ba pháp này làm thành gương soi mà biết rõ thế hệ cuối cùng, tin đúng là bậc Thầy của tất cả các hạnh, bậc Đại Thánh thuyết giảng tường tận hoàn toàn không có gì không có tác dụng, theo đúng giáo hạnh mà thực hành thì hoàn toàn chính xác chứ không phải là tà vạy. Tứ y thứ nhất-thứ hai không phải là hạng phàm tục ngày nay sử dụng. Dựa theo ở chương khác vốn có thuật rõ về pháp Tứ y, nghiệm xét biết rõ tà-chánh nhưng bởi vì không có tướng tốt của Phật thì hãy còn mê hoặc theo hình tướng của ma, huống là có thức phân biệt của phàm phu mà có thể không bị hỗn loạn ư? Vì vậy thiết lập pháp Tứ y để biểu hiện có sẵn phép tắc chuẩn mực.

Thứ nhất là y pháp bất y nhân: Con người chỉ có tình cảm, pháp mới là quỹ đạo mô phạm, tánh không là lý lẽ chính xác, Thể xa rời sai trái hư vọng, thì dùng pháp này làm pháp đích thực để dựa theo. Kinh Niết bàn là giáo cuối cùng xa sức làm sáng tỏ tôn chỉ này. Nay người hành sự thuận theo tình hư vọng mà thuật ra, phần nhiều bỏ pháp theo người, thuận theo con người chế định phép tắc, làm cho cách xa nơi nương tựa khiến thân tâm rơi vào chìm đắm. Nếu có thể chuyển tâm phàm tục kia dựa theo chuẩn mực của Thánh giáo lượng, tâm hành ẩn kín cốt phải biết chẳng phải là tánh Không. Nhờ vào sự duy trì tâm này để làm con đường, một phần biết chẳng phải là sáng tỏ thuận theo lý Không, một phần quán sát chán ngán rõ ràng trái với sự Có. An tâm như vậy gọi là tu tập hướng về đạo chân thật của pháp tánh.

Thứ hai là y nghĩa bất y ngữ: Ngữ là ngôn từ diễm đạt, chính là giải thích rõ ra; nghĩa là biểu đạt lý lẽ, đạo lý làm thay đổi vật. Từ khi chứng ngộ rõ ràng về sau thì đoạn dứt suy nghĩ-chặn hết ngôn từ, pháp còn phải bỏ huống là phi pháp. Vì vậy trong kinh có thí dụ về rời bỏ chiếc bè. Bàn đến tận mắt trông thấy lòng người, không dùng ngôn từ giải thích để biểu đạt ý, đạt được ý thì ngôn từ ngừng lại. Vầng trăng dụ cho tôn chỉ tuyệt vời, không thích hợp thì không biết đựơc. Nay nói đạt được nghĩa, chính là đọc ngôn từ. Người hành đạo thật sự, thường quán sát thường phá bỏ. Thường quán sát dựa vào ngôn ngữ, thường phá bỏ thuận theo ý nghĩa, nghĩa là ngôn ngữ thuận theo ý nghĩa, không ngờ lại là đọc ngôn từ. Chỉ vì tập khí hư vọng từ vô th3 mà chấp trước phân biệt phát sinh ào ạt, lặng yên lùi lại nghiền ngẫm kỹ càng mới biết được sai lầm này. Không như vậy thì vội vàng đuổi theo âm thanh không kịp, còn đâu mà tư duy?

Thứ ba là y trí bất y thức: Nghĩa là Thức hiện hành thuận theo trần cảnh mà phân biệt, nhãn sắc-nhĩ thanh mãi đam mê không tỉnh ngộ, cùng với trâu dê mà sống như nhau, chung phàm ngu tà vạy mà cùng nhau đi lại. Bậc Đại Thánh chỉ dạy rõ ràng cảnh là tự tâm mình, hạng phàm phu mê muội cố chấp trần cảnh là ở ngoài Thức, vì vậy không có cách nào cảm hóa dẫn dắt, làm cho rời bỏ sự nhận biết này! Ngưng trệ vào trong ý thức phàm phu, khiến cho trái với tâm tư Hiền Thánh ngu si mê muội dấn bước trải qua, thường xuyân đắm chìm trong ba điên đảo, khích lệ hăng hái đến mức đặc biệt, ý niệm dấy động lập tức nhận biết, gọi là y Thức. Người có tri thức cần phải quay lại, gọi là tùy theo phần Trí. Thực hiện công phu như vậy dần dần tăng thêm thấu riệt rõ ràng, sau đó thấy trần cảnh biết chẳng phải là từ bên ngoài đên, cảnh chẳng phải là bên ngoài tậm mà chính là tướng của tự tậm, lẽ nào có ngu si mê muội vọng thưởng sinh ra yêu-ghét? Suy nghĩ chọn lựa mãi không thôi, hiểu rõ khác với loài trâu dê. Có người hỏi: Ông lập luận như vậy rõ ràng trí và ngu khác biệt, tại sao quán sát thông suốt vẫn nói là ý thức phàm phi? Đáp: Trí tuệ bậc Thánh không có giới hạn, rỗng lặng bao la biểu hiện phẩm đức, lẽ nào chỉ một lần nói ra liền cho rằng trong sáng cao xa? Đây chỉ là đạt đến phạm vi ngôn ngữ, thuận theo ngôn ngữ mà trở lại chấp trước, cuối cùng biết rõ tình chấp này huân tập từ vô thỉ, trải qua ba kỳ kiếp không gián đoạn, mới có thể trút bỉ hết được.

Sữa lẫn lộn với máu, không thể nào nói được; tướng lên xuống nhấp nhô, chính là tại nơi này. Như trong kinh nói: “Sư Địa thực hành bố thí tùy theo phần còn lại mà tu tập”. Quỹ phạm cao xa lập thành nghi thức để cho người tu học, đâu nói là một khi hiểu rõ thì có thể đạt được tận cùng giới hạn của trí? Trí chắc chắn có thể đạt được đến cùng, nhưng không nói là cao xa thù thắng. Nay miệng người đọc lý không mà tâm chưa quên cái Có, vọt lên giữa hư không chẳng được thì đi vào ngọn lửa càng khó hơn, đều là do tâm-tướng đóng chặt mê mờ cho nên như vậy, sau khi đạt đến chỗ thông suốt thuận theo tâm chuyển thành tác dụng, lẽ nào không như chim bay lượn giữa trời cao? Tự nhiên luôn luôn giống như vải chịu lửa, không đáng để lấy làm quái lạ.

Thứ tư là y liễu nghĩa kinh bất y liễu nghĩa kinh: Hai kinh này đều là Thánh ngôn lượng, phàm là người tiến vào đạo, trước tiên phải hiểu rõ điều này, thì không có việc gì không thông suốt, có nghi ngờ gì đều giải quyết được. Nhưng bởi vì tánh thức của chúng sanh sâu-cạnnhanh-châm không giống nhau, cho nên bậc Đại Thánh tùy theo tình thức phân biệt mà nói, như vậy dựa vào đạo chân thật chỉ là tự tâm, vì thế trong kinh nói: “ nghĩa của pháp trong ba cõi trên dươi chỉ do tâm.” Đây là dựa vào y báo thế giới để trình bày về tâm. Lại nói: “Như Như cùng với Chân đế, Niết bàn cho đến Pháp giới, các loại về ý sanh thân, Phật thuyết chỉ do tâm lượng.” Đây là căn cứ vào Thể của pháp xuất thế để trình bày về tâm. Chung quy tận cùng đến thực tế thì tất cả đều đến nguồn cội này, thuận theo chủng loại căn cơ mà cảm ứng trở về với tông chỉ liễu nghĩa, cho nên tiến hành dùng pháp ước định để thích ứng với căn cơ.

Như Kinh Đại Tập nói: “Lại nữa, này Xá-lợi-phất! Bồ Tát ma ha tát có pháp Tứ y cũng không thể tận cùng. Những gì là ? Đó là: Y nghĩa bất y ngữ, y trí bất y thức, y liễu nghĩa kinh bất y liễu nghĩa kinh, y pháp bất y nhân.

Thế nào là y nghĩa bất y ngữ? Ngữ là giống như phù hợp với pháp thế gian mà có thể giống như nói về Bố thí-Trì giới-Nhẫn nhục-Tinh tiến-Thiền định-Trí tuệ để điều phục và ủng hộ; Nghĩ là biết Bố thíTrì giới-Nhẫn nhục-Tinh tiến-Thiền định-Trí tuệ mà phù hợp với bình đẳng. Ngữ là diễn tả giải thích về sanh tử; Nghĩa là biết rõ sanh tử Vô tánh. Ngữ là giải thích về ý vị của Niết bàn; Nghĩa là biết rõ Niết bàn Vô tánh. Ngữ là giống như giải thích về ý vị của Niết bàn; Nghĩa là biết rõ Niết bàn Vô tánh. Ngữ là giống như giải thích về các Thừa do tùy thuận mà an lập; Nghĩa là khéo léo biết rõ các Thừa phù hợp với phần trí của Nhất tướng. Ngữ là giống như giải thích về các hành Xả; nghĩa là ba loại thanh tịnh. Ngữ là nói về công đức oai nghi thọ trì tịnh giới của thân-miệng và ý; Nghĩa là hiểu rõ thân-miệng và ý đều không có gì gây ra à có năng lực hộ trì tất cả tịnh giới. Ngữ là giống như giải thích về nhẫn nhục đoạn trừ sâu giận-cống cao-kiêu mạn; Nghĩa là hiểu thông suốt các pháp đạt được Vô sanh nhẫn. Ngữ là giống như giải thích chă, chỉ thực hành tất cả thiện căn; Nghĩa là an trú trong hạnh tinh tiến không hề có bắt đầu và kết thúc. Ngữ là giống như giải thích về các thiền-giải thoát tam muội-tam ma bạt đề; Nghĩa là biết rõ Diệt tận định. Ngữ là biết có thể nghe và duy trì tất cả văn tự thuộc về trí tuệ căn bản; Nghĩa là biết rõ nghĩa của trí tuệ này không thể nói năng diễn tả được.

Ngữ là nói về ba mươi bảy pháp trợ đạo; Nghĩa là biết chính xác tu hành các pháp trị đạo thì có năng lực chứng được quả vị. Ngữ là nói về Khổ-tập-Đạo đế; nghĩa là chứng được Diệt đế. Ngữ là nói về căn bản vô minh cho đến sanh duyên lão tử; Nghĩa là biết rõ vô minh diệt cho đến lão tử diệt. Ngữ là nói về pháp trợ giúp định tuệ; Nghĩa là trí hiểu rõ giải thoát. Ngữ là nói về tham-sân-si; Nghĩa là hiểu rõ căn bất thiện tức là giải thoát. Ngữ là nói về pháp chướng ngại; Nghĩa là đạt được giải thoát vô ngại. Ngữ là diễn tả giải thích về công đức vô lượng của Tam bảo; Nghĩa là công đức của Tam bảo thuộc pháp tánh ly dục cùng với tướng vô vi. Ngữ là nói về từ lúc phát tâm cho đến an tọa nơi đạo tràng luôn luôn tu tập công đức trang nghiêm Bồ đề; Nghĩa là dùng trí tuệ nhất niệm giác ngộ tất cả pháp. Này Xá-lợi-phất! Đưa ra điều quan trọng mà nói, có thể giải thích tám mươi bốn ngàn pháp môn thì gọi là Ngữ; biết rõ các loại văn tự không thể nói năng dễn tả được, đó gọi là

Nghĩa.

Thế nào là y trí bất y thức? Thức là nơi dừng lại của bốn Thức. Thế nào là bốn? Đó là nơi dừng lại của Sắc thức, nơi dừng lại của Thọ-Tưởng-hành thực. Trí là hiểu rõ ràng tánh của bốn Thức không hề dừng lại. Thức là giống như Thức thuộc về Địa đại, thuộc về ThủyHỏa-Phong đại; trí là Thức dừng lại thuộc bốn đại mà pháp tánh không có phân biệt. Thức là Nhãn thức dừng lại nơi Sắc, Nhĩ-tỷ-Thiệt-Thân-Ý thức dừng lại nơi pháp; Trí là bên trong có tánh vắng lặng-bên ngoài không hề có tác động, biết rõ ràng Thức là pháp không có ý tưởng nhớ lại. Thức là chuyên giữ lấy sở duyên mà tư duy phân biệt; Trí là tâm không có sở duyên, không giữ lấy tướng mạo, ở trong các pháp không có gì mong cầu. Thức là hành thuộc về pháp hữu vi; Trí là biết rõ không có sở hành thuộc về pháp vô vi, tánh không có ý thức nhận biết. Thức là tướng sanh-trụ-diệt; Trí là không có tướng sanh-trụ-diệt. Này Xá-lợiphất! Đây gọi là y trí bất y thức.

Thế nào là y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh? Bất liễu nghĩa kinh là phân biệt về tu đạo; Liễu nghĩa kinh là không phân biệt về quả. Bất liễu nghĩa kinh là đã làm nghiệp gì thì tin chắc có quả báo ấy; Liễu nghĩa kinh là không còn các phiền não. Bất liễu nghĩa kinh là chỉ trích các phiền não; Liễu nghĩa kinh là ca ngợi pháp thiện thanh tịnh. Bất liễu nghĩa kinh là giải thích về sanh tử khổ não; Liễu nghĩa kinh là nói về sanh tử và Niết bàn cùng một tướng không khác nhau. Bất liễu nghĩa kinh là ca ngợi giải thích các loại văn tự trang nghiêm; Liễu nghĩa kinh là giải thích về kinh rất sâu xa khó trì-khó hiểu. Bất liễu nghĩa kinh là phần nhiều vì chúng sanh nói về tướng tội-phước, khiến cho tâm người nghe pháp sanh ra vui-buồn; Liễu nghĩa kinh là tất cả những điều diễn đạt giải thích nhất định phải làm cho tâm người nghe được điều phục. Bất liễu nghĩa kinh là giống như giải thích về ngã-nhân-chúng sanh …, không có người trao cho và nhận lấy, nhưng vì người khác mà nói có trao cho và nhận lấy; Liễu nghĩa kinh là nói về Không-Vô tướng-Vô nguyện-Vô tác, không có ngã-nhân-chúng sanhtác giả-thọ giả, thường nói về vô lượng các pháp môn giải thoát. Đây gọi là y liễu nghĩa kinh bất y bất liễu nghĩa kinh.

Thế nào là y pháp bất y nhân? Con người là thâu nhiếp giữ lấy kiến chấp của con người đối với người gây ra-người tiếp nhận; Pháp là giải thích không có con người nhìn thấy người gây ra – người tiếp nhận. Con người là người phàm phu thiện-người tín hành-người thuộc tám phần vị-người thuộc bốn quả-người thuộc Bích chi Phật-người hàng Bồ Tát. Một người xuất thế mà có nhiều lợi ích, nhiều người nhận được niềm vui, thương xót thế gian phát tâm Đại Bi, ở giữa trời người làm cho nhiều lợi ích tốt đẹp, đó gọi là chư Phật, vốn dựa theo Thế đế giáo hóa cho chúng sanh, cho nên dấy lên nói như vậy. Nếu có người thâu nhiếp giữ lấy cách nhìn như vậy, thì gọi là y nhân. Như Lai vì giáo hóa thâu nhiếp cách nhìn của con người, cho nên nói y pháp bất y nhân. Tất cả bình đẳng không có tánh sai biệt, giống như hư không. Nếu có y chỉ thì pháp tánh ấy, chung quy không thể nào tách rời pháp Nhất tướng, cùng chung một pháp tánh, vì vậy cho nên nói là dựa vào tất cả các pháp chứ không dựa vào với con người. Này Xá-lợi-phất! Đây gọi là pháp Tứ y vô tận của Bồ Tát ma ha tát.”

Phần thứ ba: TỨ QUẢ

Như kinh Tu Hành Đạo Địa nói: “Người tu hành ấy đã đạt được Đạo tích thuộc quả thứ nhất, biết thứ dục đều quy về vô thường, không thể nào trừ hết đượcc. Vì sao như vậy? Bởi vì ý niệm chấp vào sắc-thanh-hương-vị-xúc, cho nên dấy khởi ái dục chưa có thể đoạn trừ. Ví như Phạm Chí, sạch sẽ tự vui mừng, đến dưới nhà sau, bất ngờ vấy bẩn vào ngón tay, đi đến nói với người thợ vàng: Ngón tay vấy bẩn bất tịnh, lấy lửa đốt giúp tôi. Người thợ vàng can ngăn: Đừng sinh tâm như vậy, có cách khác loại bỏ bất tịnh này, lấy tro đất chùi đi, dùng nước rửa sạch, nếu như tôi lấy lửa đốt thì ông không thể nào chịu nổi, lửa nóng đau đớn khổ sở tự chạm vào thân mình, càng tệ hơn trước. Phạm Chí nghe thì trong lòng tức giận, liền mắng người thợ vàng: Đừng lấy tâm mình đo lường người khác, tự mình không thể nào chịu nổi mà nói là người ta không chịu nổi, tôi không hề sử dụng tay có cáu bẩn, không dám đi trên đường vì sợ người ta chạm vào tôi, nếu như tôi gần họ thì mất đi đạo đức của tôi, những đạo thuật thiên văn địa lý của thế gian, tất cả điển tịch cổ xưa không có gì không biết, làm sao để cho bất tịnh dính vào ngón tay, đừng dừng lại lâu mới được, nên thuận theo lời tôi nói loại bỏ ngón ô uế đó đi. Người thợ vàng nghe rồi, đốt cái dùi đang đỏ rực kẹp vào ngón ray đó, Phạm Chí bị nóng đau đớn không thể nào chịu nổi, rút tay ngậm vào miệng. Người thợ vàng cười lớn, nói với Phạm Chí rằng: ông tự khen ngợi mình, thông minh học rộng, tìm xưa biết nay, không có gì không thông suốt trọn vẹn, thanh tịnh không có vết bẩn, giờ đây không chịu nổi, lấy ngón tay bất tịnh ngậm vào trong miệng, nên biết rằng nóng này tùy tiện chưa đủ để làm thầy. Phạm Chí trả lời rằng: Lúc không gặp phải đau đớn thì thấy ngón tay bất tịnh, vừa gặp phải lửa nóng thì quên ngón tay dơ bẩn. Cầu đạo như vậy, suốt đời tu tập xa rời ái dục, vừa thấy sắc đẹp thì ý dâm vẫn dấy động. Vì sao như vậy? Bởi vì các căn không chế ngự, các lậu chưa hết sạch, tà căn chưa loại bỏ, chánh định chưa phát sinh, ái vốn có không trừ diệt, nhiễm dục vẫn còn khởi lên. Ngay sau đó tụng rằng:

Vì thấy sắc dục do mong cầu huân tập,
Tuy liền hiểu rõ nghĩa đạt được đạo tích,
Đầu đội hoa tưởng tiếp tục ngửi thấy hương,
Như sông đến biển chí mong cầu như vậy.

Đạo tích thứ hai là người đạt quả Tư đà hàm, tự nghĩ đến thân mình, không nên huân tập sự dâm dục này như những phàm phu khác, giải thích dục là uế nhiễm mà vui với sự vô dục, ngày đêm quán sát tu tập thấy rõ bất tịnh xấu xa, dâm dục-nóng giận-ngu si ít lại thì có thể đến gần đạo, một làn quay trở lại thế gian thì đoạn hết nguồn gốc đau kổ. Bởi vì được qua lại cho nên đối với những ái dục không còn khởi lên thanh tịnh, dâm dục-nóng giận-ngu si ít lại, tâm thường còn chưa đoạn trừ, cố nhiên xảy ra phiền não tai họa. Ví như người đàn ông có vợ đoan chánh, dung mạo không có tỳ vết, dùng các xâu chuỗi ngọn ngà trang điểm cho thân xinh đẹp, người chồng rất yêu quý kính trọng. Tuy có sắc đẹp này, nhưng chính là quỷ dâm dục, chứ không phải là người chân thật, cần máu thịt con người để làm đồ ăn thức uống. Có người nói với người chồng: Vợ ông là quỷ La sát ăn máu thịt. Người chồng không tin nhưng người ta nhiều lần nói điều ấy, tâm người chồng liền ngờ vực nên ý muốn thử xem. Đêm nằm ngủ phát ra tiếng ngáy như ngủ say, người vợ nói là chắc chắn đã ngủ, len lén ngồi dạy ra ngoài thành, đi đến giữa bãi tha ma. Người chồng liền đuổi theo sau, thấy người vợ cởi áo và các thứ trang sức quý báu đặt ở một bên, sắc mặt thay đổi dữ dằn, miệng mọc răng nanh dài, trên đầu lửa cháy đỏ, mắt đỏ rực như lửa, thật là đáng sợ, tiến đến gần người chết, tay xé thịt xác chết, bỏ vào miệng nhai mà ăn. Người chồng trông thấy như vậy, bấy giờ mới biết không phải là người đúng là quỷ, liền vội vàng trở về nhà nằm ở trên giường. Người vợ sau đó trở về đi đến giường người chồng, nằm lại như cũ. Người chồng thấy vợ đeo xâu chuỗi ngọc xinh đẹp-vẻ mặt đoan chánh, bèn trở lại gần gũi. Giả sử nghĩ đến cảnh ở giữa bãi tha ma đang ăn thịt người chết, tâm tuy chán ngán dơ bẩn lại ôm lòng sợ hãi, nhưng tâm quay lại nhìn vợ vẫn dấy lên tâm dục. Người đạt quả Tư đà hàm được qua lại với đạo, nếu thấy hình dáng bên ngoài đoan chánh xinh đẹp quyến rủ, thì ý dâm vẫn dấy động. Nếu nói đến bất tịnh ô uế bày ra ý dâm lập tức diệt mất. Ngay sau đó tụng rằng:

Thân người biến hóa như cởi bỏ áo giáp,
Làm hình hài quỷ dâm đến bãi tha ma,
Thì ăn xác chết như đồ ăn thức uống,
Người chồng bấy giờ mới biết là La Sát.

Đạo tích thứ ba là người đạt quả A-na-hàm. Người đạt được Bất hoàn, trông thấy trước kia được qua lại, thì tâm tự nghĩ rằng: Mình đã giảm bớt đối với ba kiết của cõi Dục, còn lại rất ít mà thôi, trở lại quán sát Thánh đế thấy vết bẩn của dục ái, khổ nhiều mà vui ít, không nên huân tập tham dục giống như những hạng phàm phu, chí hướng còn đắm theo tình chấp dục vọng như ruồi nhặng bu quanh xác chết, sao mình không trừ bỏ, làm cho dâm dục-nóng giận-ngu si nhất định diệt sạch không sót lại gì, đạt được thiền định không còn phiền não, sau đó mới an ổn. Ví như có người vào ngày nắng to, không thể nào chịu nổi sự nóng bức phải tìm quạt để tự quạt mát cho mình, ưa thích tắm gội trong làn nước mát lạnh. Qua lại như vậy, thấy dâm dục-nóng giận-ngu si, cho là rất nóng bức, nghĩ đến cầu mong không trở lại. Ngay sau đó tu hành thực hiện quán sát lộ rõ sự xấu xa, vĩnh viễn rời bỏ sắc dục và các phiền não nóng giận-ngu si, trông thấy tường tận năm ấm mà thuận theo dấy khởi trừ diệt, diệt hết là thành tựu Định. Thấy biết như vậy, thì đoạn trừ kiết mà không còn ấm-cái, đạt được đạo quả bất hoàn. Quả vị Ana-hàm không lui sụt trở lại thế gian, bởi vì cởi bỏ ái dục không còn có những sự nóng bức. Nếu nhìn thấy sắc dục luôn luôn thấy bất tịnh thì biết rõ đều là dơ bẩn. Ví như có những người buôn đi từ phương xa đến, tất cả đang mệt mỏi vô cùng, gặp phải ngày 29 đêm tối mịt mù không có ánh trăng, đến nỗi nửa đêm đi đến cổng thành, thì cổng đóng không mở, đi vòng đến bức tường phía Nam có vũng nước mưa đọng lại thành hồ, xác chết gà chó và đủ loại giòi bò lẫn lộn, hoặc còn sống-hoặc đã chết, hoặc chìm-hoặc nổi, trăm ngàn vạn ức loại chui rúc vào đùa hỗn loạn, cùng với phân dơ rác rưởi quét dọn trong thành, lông tóc phẫn giải đều vất vào trong hồ nước. Những người khách buôn từ xa đến, ban đầu chưa từng đến không biết tốt xấu, đói khát mệt mỏi hết sức cứ tùy ý mà uống, và bởi vì nóng nực mệt mỏi cho nên cởi áo tắm rửa, thân cảm thấy mệt mỏi không còn, an ủi vui vẻ nằm ngủ. Đến lúc trời sáng mệt mỏi trừ hết và tỉnh giấc rồi, lại đến nơi hồ nước lấy nước sử dụng, thấy nước bất tịnh dơ dáy vô cùng, hoặc có người bỏ đi, hoặc có người nhắm mắt, hoặc có người bịt mũi, hoặc có người nôn mửa. Ngay sau đó tụng rằng:

Ví như vũng nước bên cạnh thành,
Chứa đủ loại đồ vật bất tịnh,
Người phương xa đến gặp cổng đóng,
Mọi người cùng dừng lại hồ này.
Mới đến lần đầu không hay biết,
Đói khát mệt mỏi mà lấy uống,
Và tắm rửa trừ con nóng nực,
Mệt mỏi cuối cùng được ngủ yên.
Trời sáng đến bên cạnh hồ nước,
Nhìn thấy tường tận biết bất tịnh,
Mọi người cùng chán ngán ghê tởm,
Tất cả đều ôm bụng nôn ra.
Đã đạt được tích thứ ba,
Trông thấy dục lạc không an ổn,
Nhập thiền định không lo sợ gì,
Quán sát dục như nước dơ bẩn.

Lúc bấy giờ người đạt quả A-na-hàm, vào lúc tu tập hành đạo, vui với thiền định, nhận thấy rõ ái dục, như những khách buôn kia chán ghét nước hồ bất tịnh; như trẻ thơ ngốc nghếch chơi đùa những vật bất tịnh, tuổi dần lớn lên bỏ những trò đùa trước kia lại vui với điều khác, đến lúc tuổi già b3 hết mọi pháp trước đây; lấy pháp tự làm cho mình vui vẻ, đã đạt được đạo quả Bất hoàn cũng lại như vậy. Thấy những niềm vui trong năm đường sanh tử, giống như trẻ thơ chơi đùa, chuyển sang tinh tiến hơn nữa, muốn thoát khỏi từ đầu đến cuối, không thích gì 790 sanh trở lại. Ngay sau đó tụng rằng:

Ví như có trẻ thơ ngốc nghếch,
Đang thích chơi đùa vật bất tịnh,
Tuổi dần dần đến lúc lớn lên,
Bỏ chơi đùa vui với điều khác.
Người tu hành cũng lại như vậy,
Cầu giữ gìn vượt qua ba cõi,
Lúc bấy giờ càng tinh tiến hơn,
Đầy đủ thành tựu bốn quả vị.

Đạo tích thứ tư là La Hán Vô học. Lúc tu tập hành đạo, bởi vì còn trong địa vị Hữu học, không thích gì trước-sau, cũng không hề có ham thích, không tham đắm ba cõi, đoạn trừ tất cả các kiết sử, ba độc phiền não vĩnh viễn không còn, chí hướng nghĩ đến căn-lực và các giác ý, thấy diệt là vắng lặng. Ví như vua thả voi say có ngà nhọn vô cùng hung ác, người gặp phải đều bị giết chết; cũng như rồng độc thường nhả ra khí độc, người gặp phải đều bị mất mạng; cũng như rắn độc thường mang đầy chất độc trên thân, người chạm phải đều bị tổn hại. Ba độc phiền não cũng lại như vậy, phát sinh hay tiếp xúc đều bị tổn hại, rơi vào trong ba cõi. Chỉ có Thập lực-Giác ý và Giải thoát, mới có năng lực đoạn trừ. Người tu hành tự nghĩ, thích hợp như lúc này, đã thành bậc La Hán, đạt được không chấp trước, các lậu vĩnh viễn hết, tu phạm hạnh trong sáng, những việc làm đã xong, rời bỏ hết gánh nặng, đạt đến tự lợi mình, sanh tử đã đoạn dứt, được trí tuệ bình đẳng, thành tựu pháp Vô học, mà vượt qua hai bên. Ngay sau đó tụng rằng:

Như nhà vua thả con voi say,
Ngà rất nhọn hung dữ làm hại,
Các loài rồng-rắn đầy chất độc,
Người gặp phải thì đều chịu chết,
Đều cảm hóa khiến cho thuần phục,
Vẫn đạt được thiện thâu nhiếp tâm,
Mọi tai họa trừ hết không sót,
Ba cõi không có gì sợ hãi.
Tu hành trú trong địa Hữu học,
Bất động thành tựu quả Thánh đạo,
Đã đến được tự lợi ích mình,
Vượt qua khổ-thường được an ổn.
Đã đoạn tuyệt đối với năm phẩm,
Thành tựu đầy đủ sáu thần thông,
Trừ sạch mọi trần lao phiền não,
Như nước giặt sạch áo dính bẩn.
Đó gọi là Đại Sĩ thực sự,
Tùy thuận Thánh giáo của chư Phật,
Cao cả nhất-không còn bụi trần,
Cho nên nói là địa Vô học.”

Phần thứ tư: TỨ THỰC

Như kinh Tăng Nhát A Hàm nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn bảo với các Tỳ kheo: Các loài chúng sanh có bốn cách ăn để nuôi lớn chúng sanh. Những gì là bốn? Đó là: Đoàn thực, có loài lớn-có loài nhỏ, Canh lạc thực-Niệm thực-Thức thực. Đó gọi là bốn cách ăn.

Thế nào là Đoàn thực? Nghĩa là nay ở trong loài người mà ăn nững vật đưa vào miệng, có thể ăn nuốt thì gọi là Đoàn thực. Thế nào là Canh lạc thực (Xúc thực)? Nghĩa là áo quần-tàn lọng, các loại hoa hương xông ướp, hơi ấm và dầu thơm cùng với phụ nữ tụ tập, các thân thể khác đã trải qua xúc chạm vui thích, đó gọi là Canh lạc thực. Thế nào là Niệm thực (ý tư thực)? Nghĩa là những ý niệm-những ý tưởngnhững tư duy trong ý thức, hoặc dùng miệng diễn tả, hoặc dùng thân thể xúc chạm, và các pháp đã được duy trì, đó gọi là Niệm thực. Thế nào là Thức thực? Nghĩa là sự nhận biết của ý, Phạm Thiên là đầu tiên, cho đến Hữu Tưởng-Vô Tưởng Thiên, lấy Thức làm thức ăn, đó gọi là Thức thực. Do bốn loại ăn này mà lưu chuyển trong dòng sanh tử vô tận.”

Lại trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Đức Thế Tôn bảo với A Na Luật rằng: Tất cả các pháp nhờ vào cái ăn mà tồn tại, mắt dùng giấc ngủ làm thức ăn, tai dùng âm thanh làm thức ăn, mũi dùng mùi hương làm thức ăn, lưỡi dùng mùi vị làm thức ăn, thân dùng sự mềm mại trơn láng làm thức ăn, ý dùng các pháp làm thức ăn, Niết bàn dùng trạng thái không phóng túng làm thức ăn.

Lúc bấy giờ Đức Phật bảo với các Tỳ kheo: Như vậy Diệu pháp này nếu quán xét về cái ăn thì có chín loại, giữa loài người có bốn cách ăn: 1- Đoàn thực; 2- Canh lạc thực; 3- Niệm thực; – Thức thực. Lại có năm loại là cách ăn thuộc về xuất thế gian: 1- Thiền duyệt thực; 2- Nguyện thực; 3- Niệm thực; 4- Tám giải thoát thực; 5- Hỷ thực. Đây là thức ăn của pháp xuất thế gian, nên cùng nhau chuyên chú tâm niệm trừ bỏ bốn lọai thức ăn của pháp thế gian, mong cầu làm được thức ăn của pháp xuất thế gian.”

Còn trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “nếu có chúng sanh, dùng tâm tin tưởng-tâm thương xót, đem các loại thức ăn giúp cho người, thì mạng chung sanh đến cõi trời Chất Đa La hưởng được các loại vui sướng, ở cõi trời mạng chung được thọ thân làm người, giàu có nhiều tài sản của cải, luôn luôn thực hành Chánh pháp.”

Lại trong kinh Chánh Pháp Niệm nói: “Nếu có chúng sanh thấy những người bị bịnh, giúp cho họ thuốc thang khiến rời khỏi bệnh hoạn khổ sở, mạng chung sanh đến cõi trời Dục Cảnh hưởng thị sự vui sướng của năm dục. Từ cõi trời mạng chung, nếu được trở lại thân người thì rất giàu có nhiều tài sản của cải. Nếu thấy người bệnh lâm chung khát nước, lấy nước mật ngọt hoặc nước mát lạnh giúp cho, người này mạng chung sanh đến cõi trời Thanh Lương hưởng thụ sự vui sướng của cõi trời. Từ cõi trời mạng chung được thọ thân làm người, thường xa rời sự đói khát khốn khổ.”

Còn trong luật Ngũ Phần nói: “Nếu người hằng tháng gặp phiên trông coi lo việc nấu ăn, muốn biết còn sống hay đã chín, mặn hay chua, thì có thể đặt trong lòng bàn tay dùng lưỡi liếm mà nếm.” (Trong kinh Trai Pháp không cho phép người nếm bằng miệng bởi vì không có tâm tốt mà dùng tâm tham nếm thử cho nên phạm lỗi).

Phần thứ năm: TỊNH KHẨU (làm sạch miệng).

Như luật Thập Tụng nói: “Thế nào là súc miệng? Đức Phật dạy: Lấy nước đưa vào trong miệng, chuyển vòng ba lần súc trong miệng, đó gọi là cách làm sạch miệng.”

Còn trong luật Tăng Kỳ nói: “Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn thuyết pháp trong đại hội, có Tỳ kheo miệng hôi thối, mà đứng ở cuối gió. Đức Phật biết mà cố tình hỏi: Tỳ kheo này tại sao ngồi một mình? Đáp rằng: Thưa Đức Thế Tôn! Giới chế định không cho phép nhai cây gỗ, cho nên miệng hôi thối, sợ xông hơi làm bẩn người khác, vì vậy ở cuối gió. Đức Phật dạy: Cho phép dùng cây gỗ mà nhai, dài nhất mười sáu ngón tay, ngắn nhất bốn ngón tay trở lên, lúc nhai nên ở nơi kín đáo, trước nên rửa tay sạch sẽ, nhai xong lấy nước rửa bỏ đi. Lúc nhai không được nuốt. Nếu thầy thuốc nói là để chữa lành bệnh, cần phải nuốt thì cho phép. Nếu người không có răng, thì nên dùng bụi tro-đất gạch-đá sỏi-cỏ cây để làm sạch miệng sau khi ăn. Nếu trong lúc ăn muốn đi lấy nước, thì nên lấy nước sạch rửa tay và đồ dùng trước, sau đó mới lấy nước. Nếu tay dính bẩn, thì nê dùng lá cây hứng lấy. Nếu lúc đưa lên miệng uống, không đựơc ngậm môi làm cho đồ đựng chạm vào trán, nên chống môi mà uống. Lúc uống không được uống hết, nên giữ lại một ít súc sạch rồi từ trong miệng mà nhổ bỏ. Người đi lấy nước nên giữ gìn đồ đựng sạch sẽ, nếu thấy người ngậm môi chạm vào trán, thì nên đặt vào một nơi lấy cọng cỏ làm dấu rõ ràng, khiến cho người ta biết là đồ dùng không sạch. Nếu đi lấy nước hồ đặc uống phi thời, thì cũng như cách đã nói.”

Lại trong luật tăng Kỳ nói: “Tỳ kheo sáng sớm thức dậy nên rửa tay sạch sẽ, không được rửa qua loa năm ngón tay. Lại không đựơc rửa đến ngang nách, nên rửa ngang cổ tay và trước cho sạch sẽ, không được rửa ráy thô lỗ, không được chùi làm cho chảy máu, nên dùng cỏ cây xoa vào hoặc tro đất (đậu hoặc quả bồ kết) để rửa tay, lau chùi làm cho phát ra tiếng. Rửa tay sạch sẽ rồi lại chìu vào nhau, thì gọi là bất tịnh, phải trở lại rửa tay sạch sẽ. Tỳ kheo trước khi ăn nên rửa tay, nếu đậu mè thức ăn dính vào y áo, thì đều cần phải giặt rửa sạch sẽ (Tỳ kheo luôn luôn như vậy, bạch y cũng như vậy). Đọc kinh-thọ thực đều nhất định sử dụng bàn tay làm cho sạch sẽ hãy còn như vậy, huống là tự tay giết hại mạng sống-uống máu ăn thịt để vấy bẩ thân miệng, cho dù mong muốn truyền pháp nhưng tâm cũng bất tịnh.”

Còn trong luật Tứ Phần nói: “Lúc ấy các Tỳ kheo lo sợ mùi hôi trong phòng, Đức Phật dạy: nên vẩy nước quét dọn, nếu còn có mùi hôi thối thì dùng hương trộm nhão để xoa vào, nếu vẫn còn mùi hôi thối thì nên treo hương thơm vào bốn góc phòng.”

Còn trong luật Thập Tụng nói: “Lúc ấy có Tỳ kheo không nhai cành dương (tăm xỉa răng) trong miệng cho nên có mùi hôi thối, bèn thưa với Đức Phật. Đức Phật dạy: Cho phép nhai cành dương, bởi vì có năm lợi ích. Đó la@: 1- Miệng không đắng; 2- Miệng không hôi; 3- Trừ gió độc; 4- Trừ bệnh nhiệt; 5- trừ đàm giãi. Lại có năm điều lợi ích: 1- Trừ gió; 2- Trừ nhiệt; 3- Miệng có mùi vị; 4- Có thể ăn được; – Mắt sáng.”

Còn trong luật Tứ Phần nói: “Không nhai cành dương có năm sai lầm: 1- Hơi miệng hôi thối; 2- Không dễ dàng phân biệt mùi vị; 3- Bệnh nóng âm ỉ không trừ hết; – Ăn không cảm thấy ngon; – Mắt không sáng.”

Còn trong luật ngũ Phần nói: “Nhai xong nên xúc miệng mà nhổ bỏ, bởi vì sợ rằng sâu bọ ăn mà chết.”

Còn trong Tam Thiên Oai nghi nói: “Sử dụng cành dương có năm điều: 1- Đoạn trừ nên như chừng mực; 2- Tước ra nên đúng như pháp; 3- Đầu nhai không được vượt quá ba phần; 4- Chải răng nên dùng được ba lần; 5- Nên dùng nước rửa để tự mình sử dụng.

Cạo lưỡi có năm điều: 1- Không được quá ba lần; 2- Trên lưỡi chảy máu thì nên dừng lại; 3- Không đựơc vung mạnh tay làm bẩn y Tăng già lê; 4- Bỏ cành dương không nên bỏ trên đường đi; 5- Nên đặt vào chỗ có ngăn che.”

Phần thứ sáu: MINH CHUNG

Như kinh Phú Pháp tạng nói: “Lúc ấy có Quốc Vương tên là Kế Nặc tra, tham lam bạo ngược vô đạo, nhiều làn xuất binh chinh phạt, cưỡng bức nhân dân làm việc không biết thỏa mãng, khiến cho các vị vua khắp nơi phải bố trí quân đội phòng bị vùng sát biên giới, dân chúng rơi vào cảnh thân thích phân ly. Mọi người đều than oán, khổ sở như vậy, lúc nào mới yên ổn? Nên có thể chung lòng cùng nhau loại trừ tai họa, sau đó chúng ta mới được yên vui! Nhân lúc vua ác gặp bệnh nặng, khắp nơi nổi lên bắt lấy vua ác đè xuống, mọi người ngồi trên thân thể vua ác, trong chốc lát thì vua ác mất mạng. Nhờ nghe được Tỳ kheo Ni Mã Minh thuyết pháp nói rõ về nhân duyên, cho nên sanh vào trong biển rộng làm con cá ngàn đầu, vòng dao quay tròn trút xuống chặt đứt những chiếc đầu ấy, lại tiếp tục mọc ra, theo thứ tự lại chặt đi. Như vậy lần lượt trải qua cho đến vô lượng, trong phút chốc những chiếc đầu đầy tràn biển rộng. Lúc ấy có La Hán làm Duy na cho tăng, vua ác liền thưa bày rõ ràng: Nay vòng dao này nghe âm thanh kiền chùy, lập tức được dừng lại, trong thời gia ấy đau khổ ngưng lại phần nào, chỉ mong Đại đức rủ lòng thương xót, nếu đánh kiền chùy thì châm lại làm cho lâu dài hơn! La Hán nghĩ mà thương xót cho nên đánh kéo dài ra, qua bảy ngày sau báo khổ chịu liền chấm dứt. Từ đó trong chùa, bởi vì nhân duyên của vua ác kia, cho nên lần lượt truyền cho nhau, luôn luôn đánh kiền chùy, cho đến ngày nay vẫn còn như ban đầu phát khởi.”

Lời bàn: Đã biết rõ ý trong kinh, đánh chuông cứu giúp đau khổ, gồm để tậo trung Đại chúng, tức là cần đến Duy na. Lúc sắp cầm dùi đánh chuông, chắp tay nét mặt nghiêm trang, ý phát nguyện làm lợi cíh chúng sanh, nhờ vào tiếng chuông nghĩ đến điều thiện, thì báo khổ phải chịu sẽ chấm dứt.

Còn trong kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Nếu lúc đánh chuông, thì nguyện cho mọi khổ đau trong tất cả đường ác đều được dừng lại. Nếu nghe tiếng chuông và nói kệ tán, thì trừ được tội nặng sanh tử của năm trăm ức kiếp.

Làm oán thù-ma lực hàng phục,
Trừ hết kết buộc không còn gì,
Nơi trống trải đánh tiếng kiền chủy,
Tỳ kheo nghe lập tức quy tụ.
Những người mong muốn được nghe pháp,
Vượt qua dòng chảy-biển sanh tử,
Nghe được âm vang vi diệu này,
Tất cả nên đến đây tụ hội.”

Dựa vào kệ trong kinh khác:

“Nghe tiếng chuông nằm không ngồi dạy,
Hộ pháp-thiện thần đều tức giận,
Hiện tại bởi vì quả mỏng manh,
Báo đời sau nhận chịu thân rắn.
Ở nơi nào nghe thấy tiếng chuông,
Năm thì nhất định phải ngồi dậy,
Chắp tay thành kính phát tâm thiện,
Hết thảy Thánh Hiền đều hoan hỷ.
Chuông lớn vang vang làm tỉnh ngộ chúng sanh,
Tiếng vọng khắp nơi vô lượng cõi mười phương,
Tất cả hàm thức chúng sanh đều nghe biết,
Bạt trừ đau khổ mê mờ cho chúng sanh.
Sáu thức thường mờ mịt suốt đêm khốn khổ,
Vô minh che phủ mê theo tình từ lâu,
Ngày đêm nghe tiếng chuông khai bày giác ngộ,
Lòng vui vẻ-chốn thanh tịnh được thần thông.”

Dựa theo Tuyên Luật Sư trú trì Cảm Ứng Ký nói: “trong viện Giới Luật ở tinh xá Kỳ Hoàn có chiếc chuông đồng nặng ba mươi vạn cân, Tứ Thiên Vương cùng nhau làm ra để mong muốn tập trung Thánh chúng khắp Đại thiên, Mục Kiền Liên dùng sức thần thông đánh chuông, tiếng phát ra chấn động khắp nơi đều nghe. Đài cao bảy trượng, hình chiếc chuông giống như chuông của nước Ngô, bốn mặt có nhiều cảnh tượng của mặt trăng-mặt rtời-tinh tú-núi rừng sông biển, cùng với những hình ảnh của đấu-hộc-cân-thước, Mục Kiền Liên đã đánh chuông thì tùy theo sự việc mà biểu lộ, tiếng chuông phát ra bày tỏ cho biết. Phàm Tăng đánh chuông, chỉ có tiếng phát ra mà thôi. Trong viện Giới Luật ấy còn có chiếc chuông lớn, đài cao bốn trăm thước, phía trên có chiếc chuông bằng vàng nặng mười vạn cân, hình thể giống như cái cốc, phía trên có một ngàn pho tượng Luân Vương, cũng có một ngàn người con, tất cả đầy đủ, còn có chín con rồng-hồ nước tám công đức và các loại tướng trạng trang nghiêm. Chiếc chuông lớn này do Luân Vương làm ra vào thời gian bắt đầu của kiếp, Thánh nhân thọ giới đã được thông báo bằng cách đánh chuông, âm thanh rung chuyển Tam thiên thế giới, tất cả Thánh nhân nghe tiếng chuông đều chứng quả. Những chúng sanh trong đường ác nghe tiếng chuông biết đựơc túc mạng của mình. Trong tinh xá Kỳ Hoàn có viện Luận Sư tách biệt, có một chiếc chuông đồng hình dáng giống như cái trống cơm, chiếc chuông này do Càn Thát bà Vương làm ra, phía trên có hình tượng của Phạm Vương-Đế Thích-ma vương-Tứ thiên vương-tám bộ trời rồng và những người nam… Nếu có ngoại đạo dị học muốn đến tranh luận, thì La Hán dùng thần thông đánh chuông, âm thanh chấn động tam thiên thế giới, các hạng ngoại đạo mong muốn dấy lên tranh luận nghe tiếng chuông này, thì các căn vụng về chậm chạp không còn can đảm phát ra lời nói. Nếu người có tâm tốt mong được giải quyết sự nghi ngờ, thì nghe tiếng chuông này mà khai mở Bồ đề đạt được phần vị bất thối chuyển.

Lại có viện khác gọi là viện Tu Đa la, có một chiếc chuông bằng đá hìh dáng giống như chuông của nước Ngô, như ngọc bích màu xanh có thể chứa được mười hộc, trên chóp mũi của chuông có hình tượng của trời Tam Thập Tam, bốn mặt dùng vàng bạc làm ẩn hiện mờ ảo, hai phía Đông-tây có gắn ngọc châu rất quý báu, chìm vào trong phần bnụng, lớn bằng năm Thăng, chiếu sáng phạm vi tám góc, hình dáng giống như đóa hoa, xung quanh làm hình tượng lúc mới thành đạo của chư Phật mười phương. Đến lúc mặt trời bắt đầu mọc, trên chuông có các hóa Phật thuyết giảng mười hai bộ kinh, Đồng nam-Đồng nữ trong thành Xá Vệ, đều đến nghe pháp mà chứng Thánh quả. Người phạm vào dục vọng thì không nghe pháp; Đại tướng Ma Ni dùng chày Kim cang đánh chuông, tiếng vang vọng trong trăm ức thế giới, nghe thấy ở trong ánh sáng có tiếng của trăm ngàn vị Phật Thích Ca thuyết về kinh pháp Tu Đa la. Chuông này là do Đức Phật Câu lâu tần (Câu Lưu Tôn) làm ra. Sau khi Đức Phật diệt độ, Long Vương Sa Kiệt thâu lấy, đến lúc Đức Phật Thích Ca xuất thế, Long Vương lại mang đến. Đến lúc Đức Phật sắp diệt độ thì trước đó chuông xướng to rằng: Sau ba tháng nữa sẽ nhập Niết bàn. Chư Thiên trên chóp mũi chiếc chuông nghe tin đều rơi nước mắt. Sau đó Long Vương lại mang đi.

Còn phía trước phòng của A-nan, có một cái khánh bằng đồng, có thể chứa được chừng năm Thăng, vòng quanh bốn phía đều chạm vàng ròng, làm thành văn tự của Phật quá khư dạy bảo đệ tử, trên chóp chiếc khánh dùng vàng Tử Ma làm thành hình chín con rồng, trên lưng có hình tượng của trời-người. Cầm dùi đánh vào, âm thanh chấn động Tam thiên thế giới, trong âm thanh cũng nói về pháp của chư Phật dạy bảo nhắc nhủ đệ tử. Chiếc khánh này do Phạm Thiên Vương làm ra, đến sau khi Đức Phật diệt độ, Long vương Sa Kiệt cũng thâu lấy đem vào cung điện dưới biển sâu.”

Phần thứ bảy: NHẬP CHÚNG

Như luật Tứ Phần nói: “Muốn nhập chúng nên có đủ năm pháp: 1- Nên dùng tâm Từ; 2- Nên tự hạ mình như cái khăn lau bụi bẩn; 3- Nêu biết phép tắc ngồi xuống-đứng dậy, nếu gặp hàng Thượng tọa thì không nên ngồi yên mà không đứng dậy, nếu gặp hàng hạ tọa thì không cần phải đứng dậy; 4- Đến trong Tăng chúng không được nói năng lẫn tạp và bàn chuyện thế tục, hoặc tự mình nói-hoặc đề nghị người khác nói; 5- Nếu thấy trong Tăng xảy ra chuyện không vừa ý, tâm không thể nào chịu được, thì nên theo cách im lặng không nói mà trú.”

Vì vậy trong luận Trí Độ nói: “Đệ tử hàng Thánh của Phật an trú hòa hợp vốn có hai pháp: 1- Nói năng như Hiền Thánh; 2- Im lặng như Hiền Thánh.”

(Nay thấy những nơi trai hội, hàng hậu sanh đến trước, đã được chỗ ngồi tốt nhất, nếu thầy hàng Thượng tọa-thấy dạy đến, cũng không đứng lên chào đón-nhường lại chỗ ngồi đúng theo lễ nghi, cuối cùng pháp hủy dệt, thật sự do hàng ít tuổi kiêu mạn. Lại thấy đến nhà sang trọng giàu có của người ta, hoặc trải qua tang sự mới mẻ còn nặng hiếu tình, hoặc vì cha mẹ quá vãng đã lâu nhớ ngày giờ mà thiết trai cầu nguyện, Tăng chúng phóng đãnh mặc tình vui thú ồn ào náo nhiệt làm loạn mọi người, há tránh khỏi thế gian chê bai đến loại cao Tăng hủ hóa chăng?)

Trong kinh Tam bảo Thiên Oai Nghi nói: “Hễ muốn lên chỗ nằm của mình thì nên có đủ bảy pháp: 1- Ngồi vào giường nhẹ nhàng; 2- Không được nằm sấp trên giường; 3- Không làm cho giường phát ra tiếng động; 4- Không được giũ mạnh giường làm cho có tiếng động; 5- Không được lớn tiếng than vãn tư duy về thế sự; 6- Không được nằm ôm nhau; 7- Theo đúng thời gian mà dậy từ sáng sớm.”

Trong luận Địa Trì nói: “Nếu thấy chúng sanh thì nên thăm hỏi tỏ vẻ hoan hỷ, hãy trước tiên nói năng mềm mỏng, nhìn thẳng vui vẻ hòa nhã, chánh niệm ở trước mắt. Nếu Bồ Tát biết những chúng sanh khác có công đức thật sự, vì tâm lý hiềm khích oán giận mà không nói cho người khác biết, cũng không ca ngợi; có người khác ca ngợi, mà không nói rằng lành thay, đó gọi là xúc phạm đến Đại chúng. Phạm nhiều là phạm, bởi vì khởi tâm nhiễm ô.” Trong luận Lương Nhiếp nói: “Nếu Bồ Tát thấy chúng sanh thì nên vui cười nói lời thăm hỏi trước, sau đó ãy cùng nhau chuyện trò.”

Trong luạt Ngũ Phần nói: “Người không nhẫn nhục có năm sai lầm: 1- Hung ác không chịu nổi; 2- Về sau hối hận; 3- Nhiều người không thích; 4- Tiếng xấu lan truyền khắp nơi; 5- Chết rơi vào đường ác.”

Phần thứ tám: CẦU PHÁP

Như kinh Tăng Nhất A Hàm nói: “Nếu không thành tựu 6 pháp, thì không thể nào xa lìa phiền não cấu uế đạt được pháp nhãn thanh tịnh. Những gì là 6 pháp? Đó là: 1- Không thích nghe pháp; 2- Tuy nghe pháp nhưng không thâu nhiếp tai nghe kỹ càng; 3- Không vì sự nhận thức hiểu biết; 4- Không đạt được pháp mà không tìm cách chịu khó mong cầu; 5- Pháp đã đạt được không cố gắng giữ gìn; 6- Không thành tựu thuận theo pháp nhẫn. Trái với sáu loại này thì có thể xa lìa phiền não cấu uế đạt được pháp nhãn thanh tịnh.”

Còn trong luận Tát Bà Đa nói: “Không có người bạch y nào đạt được quả Phật, cần phải có ba mươi hai tướng tốt, xuất gia mặc pháp y- đầy đủ oai nghi mới có thể đạt được.”

Trong luận Tạp Tâm nói: Biết vừa đủ dấy khởi ở trong hiện tại, ít ham muốn dấy khởi ở trong đời vị lai. Hiện tại không giữ lấy một đồng thì khó, vị lai không đạt đến địa vị Chuyển Luân Vương thì dễ.”

Còn trong kinh Niết bàn nói: “Đối với tài sản chưa có được mà không sanh lòng tham, thì gọi là ít ham muốn; đối với tài sản mình có được mà không sanh lòng tham, thì gọi là biết vừa đủ. Biết vừa đủ là hiện tại, ít ham muốn là vị lai.”

Phần thứ chín: SUY TƯỚNG

Như kinh Phân Biệt Duyên Khởi Sơ Thắng Pháp Môn nói: “Đức Thế Tôn bảo rằng: Già có năm loại suy tổn. Đó là: 1- Suy tổn về râu tóc, bởi vì sắc màu của râu tóc ấy thay đổi hủy hoại. 2- Suy tổn về thân tướng, bởi vì hình sắc – da dẻ và sức lực đều bị suy tổn. 3- Suy tổn về việc làm, phát ra lời nói trong trạng thái hơi thở hổn hển, càng làm cho thân gấp gáp run rẩy; đứng thì còng lưng xuống, bởi vì sống lưng không còn có sức chịu đựng; ngồi thì cúi thấp xuống, bởi vì thân thể gầy yếu; đi cần phải tựa vào gậy, bởi vì thân hình suy sụp; mọi sự tư duy trí thức đều vụng về chậm chạp, bởi vì sự suy nghĩ mơ màng hỗn loạn. 4- Suy tổn về thọ dụng, đối với đồ dùng cung cấp hiện tại thì sự thọ dụng kém đi; đối với vật dụng ưa thích thì tất cả không thể nào thọ dũng ngay lúa ấy được; đối với các cảnh giới do sắc căn thực hành, không thể nào thực hành mau lẹ sáng suốt, hoặc không thể thực hành được. 5- Suy tổn về mạng căn, bởi vì thọ lượng sắp hết mà tiến gần đến cái chết, cho nên gặp phải một chút duyên của cái chết thì không thể nào chịu đựng nổi.”

Trong kinh A Hàm nói: “Đầu bạc có bốn nhân duyên: 1- Nhiều hỏa khí; 2- Nhiều lo buồn; 3- Nhiều bệnh; 4- Chủng loại ngắn ngủi. Người mang bệnh đầu bạc gầy ốm có bốn nhân duyên: 1- Ít ăn; 2- Có lo buồn; 3- Nhiều sầu khổ; 4- Có bệnh tật. Không điều hòa có bốn điều không nói trước với con người: 1- Đầu bạc; 2- Già yếu; 3- Bệnh tật; 4- Chết. Bốn điều này cũng không thể tránh được, cũng không thể loại trừ được. Tất cả các vị không qua khỏi tám loại: 1- Đắng; 2- Chát; 3- Cay; 4- Mặn; 5- Nhạt; 6- Ngọt; 7- Chua; 8- Không hiểu rõ vị gì.”

Phần thứ mười: TẠP HÀNH

Trong luật Tứ Phần nói: “Tỳ kheo Bạt Nan Đà đi trên đường, cầm chiếc ô tròn lớn, các cư sĩ từ xa trông thấy, nói là hàng vua chúa hoặc quan lớn, sợ hãi mà tránh đườg, nhìn kỹ mới biết là không phải. Tỳ kheo thưa với Đức Phật. Đức Phật dạy: Tỳ kheo không được cầm ô đi trên đường, cũng không được treo lên cao, lúc vì trời mưa thì cho phép ở trong chùa, dùng vỏ cây hoặc lá-hoặc tre làm ô che; cũng không được cầm quạt to rộng, nếu đi đường gặp nắng nóng, thì cho phép dùng lá cây hoặc vật khác làm quạt. Lúc ấy các Tỳ kheo bị sâu cỏ-bụi bặm rơi xuống thân mình, Đức Phật dạy: Cho phép để phủi đi, hoặc dùng cỏ cây-vỏ lá, hoặc dùng sợi dây lụa vải cắt vụn để làm quạt. Lúc ấy có Tỳ kheo nhặt được những vật phủi bụi còn thừa lại. Đức Phật dạy: Cho phép cất giữ. Lúc có Tỳ kheo trẻ tuổi không hiểu thời gian và việc làm mà nhiều lần tự mình vượt qua, tùy ý sử dụng coi như là ghi nhớ số lần đã vượt.”

Lại trong luật Tứ Phần nói: “Lúc ấy các Tỳ kheo tự làm nhạc cụ, hoặc thổi nhạc khí cúng dường. Đức Phật dạy: Không nên như vậy. Những người ấy sợ mà cẩn thận không dám, nhưng bảo cho hàng bạch y đàn ca cúng dường. Đức Phật dạy: Cho phép. Đức Phật lại dạy: Nên cúng dường đồ ăn thức uống trong tháp. Mọi người không biết đồ ăn thức uống cúng dường trong tháp, ai thích hợp để ăn? Đức Phật dạy: Tỳ kheo, hoặc Sa di, hoặc Ưu bà tắc, hoặc người lo liệu tổ chức làm ra thì thích hợp để ăn.”

Còn trong luận Tát Bà Đa nói: “Phàm là người xuất gia theo pháp vào chợ mua đồ vật, không được hạ thấp giá lấy vật của người khác, mắc tội Đột cát la. Y áo của chúng Tăng chưa nói lên ba lần thì được thêm giá, nói lên ba lần rồi thì không được thêm, chúng Tăng cũng không được cho y áo, bởi vì đã thuộc về người khác. Tỳ kheo ba lần xướng lên được y áo thì không nên hối hận, giả sử có hối hận thì không trả lại, chúng Tăng cũng không có ai trả lại.”

Còn trong luận Tân Bà Sa: Hỏi: Dị sanh và Thánh giả, ai có sự sợ hãi? Đáp: Có người nói như vậy: Dị sanh còn có sợ hãi (Dị sanh trước kia gọi là phàm phu), Thánh giả thì không có gì sợ hãi. Vì sao như vậy? Bởi vì Thánh giả đã xa rời năm nỗi sợ hãi mạng chung; – Sợ đường ác.”

Còn trong kinh Tạp Bảo Tạng nói: “Đức Phật dạy: Ngọc châu Như Ý này là trong não của cá lớn Ma Kiệt sanh ra, thân cá dài hai mươi tám vạn dặm, ngọc châu này tên gọi là Kim Cang Kiên, có sức mạnh bậc nhất, có năng lực làm cho tất cả những người bị trúng độc nhìn thấy thì chất độc đều bi tiêu diệt, lại được ánh sáng tiếp xúc vào thân thể thì cũng tiêu hết chất độc. Sức mạnh thứ hai là người mắc bệnh sốt cao nhìn thấy thì bệnh trừ khỏi, ánh sáng chạm vào thân thể thì cũng được lành bệnh. Sức mạnh thứ ba là người có vô lượng trăm ngàn kẻ thù, cầm ngọc châu này thì tất cả trở thành thân thiện. Một móng tay móng chân của chư Thiên giá trị bằng vật của con người cả cõi Diêm Phù Đề.”

Còn trong luật Tứ Phần nói: “Lúc các Tỳ kheo gặp nạn rắn bò vào phòng, Tỳ kheo chưa lìa dục rất sợ hãi. Đức Phật dạy: Mặc ý kinh sợ, hoặc lấy ống tre đựng rắn mà vất đi, hoặc lấy dây cột lại bỏ dưới đất mà thả ra. Có chuột chạy vào phòng, làm lồng chứa đem ra ngoài mà thả; gặp phải rít-bò cạp bò vào phòng, hoặc dùng đồ vật rách nát, hoặc nắm bùn lấy chổi quét đi, chứa vào trong mà bỏ ra ngoài, đem đi nơi khác thả ra. Nếu nhà cửa phòng ốc ban đêm sợ dơi bay vào, ban ngày sợ chim chóc bay vào, Đức Phật dạy: Cho phép dệt làm thành lưới thưa đề ngăn cản, hoặc làm gần song cửa để chặn lại. Lúc ấy có Tỳ kheo già bị bệnh, nhặt rận rệp bỏ hưới đất, Đức Phật dạy: Không nên như vậy, cho phép dùng đồ vật chứa vào, hoặc nhặt bỉ vào trong bông tơ, nếu rận rệp bò ra ngoài thì nên lấy ống tre mà chứa; nếu rận rệp thoát ra thì nên làm nắp bít ống tre lại, tùy theo lạnh nóng còn lấy thức ăn cáu bẩn mà uôi sống nó.”

Lại trong luật Tứ Phần nói: “Lúc Tỳ kheo thuộc nhóm Lục quần học theo ngoại đạo sắp đạt vị trí nhà cửa-bói quẻ lành dữ-chú thuật viết bùa-chú chi tiết-chú sát lợi-chú biết người sống chết lành-dữ, chú hiểu rõ được các âm thanh. Đức Phật dạy: Không nên như vậy, hạng kia dạy cho người khác vì mạng sống của họ. Đức Phật dạy: Tất cả đều không nên như vậy.

Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn ở tại nước Tỳ Xá Ly, lúc ấy các Ly Xa cưỡi voi ngựa xe cộ và kiệu gánh, cầm dao nắm gươm, đến muốn gặp Đức Thế Tôn, họ để lại dao gậy ở ngaòi chùa, đi vào bên trong thăm hỏi Đức Thế Tôn. Lúc ấy các bạch y cầm dao kiếm đến nhờ các Tỳ kheo cất giữ, sợ mà thận trọng không dám nhận, Đức Phật dạy: Vì các đàn việt chịu khó cất giữ kỹ càng tất cả thì cho phép.”

Còn trong Ngũ Bách Vấn Sự nói: “Không được dùng miệng thổi bụi trên kinh, bụi trên tượng cũng theo đúng như vậy, tuy không phải là kinh đích thực nhưng cần phải cẩn thận. Cũng không được đốt kinh cũ, mang tội nặng như đốt cháy cha mẹ; ai không biết có tội thì mang lỗi nhẹ.”

Còn trong luật Tăng Kỳ nói: “Ngồi gần đốt lửa có 7 điều không lợi ích gì: 1- Hư mắt; 2- Hủy hoại hình sắc; 3- Thân gầy yếu; 4- Áo quần dính bẩn hư hoại; 5- Đồ nằm hư hoại; 6- Phát sanh nguyên nhân phạm giới; 7- Thêm chuyện thế tục.”

Phép tắc chăm sóc người bệnh, trong luật Tăng Kỳ nói: “người bệnh có chín pháp xảy ra, nhất định sẽ chết đột ngột: 1- Biết thức ăn không có lợi ích gì mà tham ăn; 2- Không biết mức độ; 3- Thức ăn bên trong chưa tiêu hết mà gắnh gượng giữ lại; 4- Ăn không tùy theo bệnh; 5- Tùy theo bệnh ăn mà không có mức độ; 6- Lười nhác; 7- Không có trí tuệ.” Còn trong kinh Nguyệt Thượng Nữ nói: “Vợ của Duy Ma Cật, tên gọi là Vô Cấu, người vợ ấy 9 tháng sanh cô con gái, tên gọi là Nguyệt Thượng.”

Còn trong kinh Phật thuyết Ly Cấu Thí Nữ nói: “Vua Ba Tư Nặc có cô con gái, tên gọi là Duy Ma La Đạt, thời Tấn nói là Ly Cấu Thí, năm ấy vào tuổi 12, đoan chánh xinh đẹp vô cùng, có trí tuệ thông minh tuyệt vời.”

Còn trong kinh Chuyển Nữ Thân nói: “Vợ của Trưởng giả Tu Đạt, tên gọi là Tịnh Nhật, có cô con gái tên là Vô Cấu Quang.” Tụng rằng:

Bỏ sót giản yếu, mong bị hiểm nguy,
Vạn hạnh kiên trinh, lục trần mới khép.
Bừng bừng tâm lạnh, rõ ràng mặt ngọc,
Như quỳnh khuê kia, sáng không tỳ vết.