PHÁP HOA NGHĨA SỚ
SỐ 1721
QUYỂN 06
Đời Tùy, Sa môn Cát Tạng soạn
PHẨM THÍ DỤ THỨ BA
(Phần 2)
“Bấy giờ, các người con đều thưa với cha rằng” v.v… trở xuống là thí dụ đồng ban cho xe lớn. Văn chia làm ba:
- Xin xe.
- Cho xe.
- Được xe vui mừng.
Xin xe: Đại thừa căn cơ phát. Cho xe: vì nói Nhất thừa. Được xe vui mừng: Nghe Nhất thừa ngộ giải. Nghĩa chỉ có ba phần này không được nhiều hay ít hơn. Thí dụ phẩm Phương Tiện ở trên nói Nhất thừa. Xin xe là đại tông của một kinh nay lược giải thích. Có người chép: Trước đắc La-hán sau xuất tâm dạo chơi dùng thiên nhãn xem thấy đời vị lai còn có sanh tử thì phiền não chưa hết chưa có Tận trí, còn có sanh tử chẳng có Vô sanh trí vậy Đức Phật vì sao nói La-hán có Tận trí, Vô sanh trí ư! Do Đức Phật suy tìm kiếm Tận,Vô sanh trí nên nói xin xe, xe tức Tận Vô sanh trí, ở đây cho là không đúng. Trước đã thấy có sanh tử chưa hết tức biết Ba thừa chẳng phải rốt ráo, lẽ ra cũng liền biết Nhất thừa là rốt ráo vì sao lại còn có xin. Lại trong Ba tạng giáo nói về Lahán làm sao biết được việc ngoài ba cõi, nếu Tiểu thừa đã nói về việc ngoài ba cõi thì có gì khác với Đại thừa! Nay nói về xin xe dụ chỉ căn cứ nay nói chẳng phải còn ở gláo trước.
Chỉ xin xe gồm có hai môn:
- Không xin giả lập xin.
- Căn cứ nghi tình nói về có xin.
Nói không xin mà lập xin gồm có hai nghĩa:
- Muốn nói lên Ba thừa là phương tiện.
- Muốn nói lên Nhất thừa là chân thật.
Nói lên Ba thừa là phương tiện nói về lý không có Ba thừa, nói lên Nhất thừa là chân thật cũng chỉ bày đạo lý có Nhất thừa. Bởi vì đại tông của một kinh cho nên giả lập xin xe. Muốn nói lên Ba thừa là phương tiện: Trước nói về Trưởng giả biện minh không có Ba thừa, dối chỉ ngoài cửa không có ba xe nói có ba xe, đây là căn cứ văn nói về Ba thừa là phương tiện. Ngoài cửa nếu thật có ba xe, con ra ngoài cửa liền thấy có ba xe thì không xin ba, do con xin ba nên biết ngoài cửa không có ba xe, nghiệm biết cha trước đây nói lý thật không có ba mà phương tiện nói ba, đây nhờ con xin ba để nói lên ba là phương tiện.
Hỏi: Vì sao nhờ cha con đều nói lên ba là phương tiện ư?
Đáp: Giáo nầy sanh khởi chính là phá chấp Ba thừa là thật, cho nên phải nói về Ba thừa là phương tiện tức là mở cửa phương tiện, rồi sau mới được hiển nghĩa chân thật, cho nên mượn cha con nói về Ba thừa là phương tiện.
Nói nhờ xin xe dụ nói lên Nhất thừa chân thật: Dưới nói về đồng ban cho tức là có một, sắp nói về một có nên nói trên ba không! Nói không có Ba thừa không rõ ràng thì nói có Nhất thừa sẽ không nói lên, nên mượn xin ba để hiển không ba. Như kia có ba thì không xin ba, do kia xin ba nên biết không có ba, ở ba đã không có thì một có liền nói lên cho nên mới được ban cho một. Bởi vì chánh ý của kinh không nên giải thích khác. Nói căn cứ nghi tình mà nói xin xe, nhưng hai môn mê ngộ đều không có xin. Trước đã chấp ba thì thấy có xe chứng đắc Tiểu quả liền không xin xe, nay nếu lãnh ngộ biết có một không ba cũng không xin ba, mà nay nói có xin tức căn cứ nghi tình kia nói có xin dó thôi! Đức Phật trước nói có ba, nay giáo nói về không ba, người mê hoặc đem không ba nay suy tìm có ba trước nên nói xin!
Hỏi: Vì ba hạng người xin ba, hay vì hai người xin ba ư ?
Đáp: Căn cứ ra ngoài cửa mà xin ba chỉ là hai người La-hán và Bích chi thôi! Tiểu thừa nói về Bồ-tát từ sơ phát tâm cho đến Bổ xứ chưa dứt phiền não còn là phàm phu, cho nên ở trong cửa không được nói ra ngoài cửa xin xe. Bồ-tát Đại thừa vượt ra ngoài cửa tự biết chưa đến quả Phật cũng không xin xe.
Lại nữa ba xe dụ cho quả Ba thừa, La-hán, Bích chi đến nơi hai quả tìm cầu quả không được cho nên xin quả. Không có Bồ-tát đến nơi quả Phật tìm quả Phật không được cho nên không có Bồ-tát xin xe quả Phật.
Hỏi: Nếu vậy chỉ hai hạng người xin chỉ nên xin hai, sao được xin ba ư ?
Đáp: một người hai người đều được xin ba không nghi ngờ.
Hỏi: Nếu nói hai người xin, vì sao văn nói các con xin ư?
Đáp: Bởi vì tướng chung gọi là các con chẳng phải ngoài cửa có ba người gọi là các con, cho nên sau hợp thí giải thích rằng: Nếu thấy vô ức ức ngàn chúng sanh vượt khổ ba cõi được vui Niết-bàn. Đây chỉ nói về người Nhị thừa vượt ngoài ba cõi được vui Niết-bàn, không nói Bồ-tát thì biết không hẳn là ba con xin.
Hỏi: Có Bồ-tát nào xin xe hay không?
Đáp: Nếu căn cứ ngoài cửa thì không có Bồ-tát xin, nếu luận chung trong cửa, căn cứ ở nghi tình, trước nói có ba nay nói không ba, Bồ-tát do không có chứng cớ cũng có xin.
Hỏi: Kia đã xin ba xe vì sao chỉ cho một?
Đáp: Đã do nghi tình nên xin, nghi là giải thích thấm nhuần, nếu có giải thấm thì thì đại căn cơ đã động, Phật nói Nhất thừa tức là xin Nhất thừa cho nên sau ban cho một xe.
“Lúc bấy giờ Trưởng giả đều cho các con đồng một thứ xe lớn v.v…” là nói về cho xe. Xin mà không cho là không có ba xe có thể hợp với xin, cho mà không xin ấy là chỉ có một để ban cho người có căn cơ.
Văn chia làm hai:
- Nêu hai chương đồng ban cho và xe lớn.
- Kế là giải thích hai chương.
Nêu hai chương:
- Nêu chương đồng ban cho xe.
- Nêu chương xe lớn.
Người cho chẳng phải một nên nói đều cho. Đồng một: Trước nói ba căn cơ riêng phát, dùng xe lớn ban cho Bồ-tát không cho Nhị thừa, nên gọi thiên vị cho. Nay ba bệnh đã tiêu, đại căn cơ đã phát đồng ban cho xe lớn, đối với trước thiên vị cho nên nay nói đồng ban cho. Vì thế, văn dưới chép: không để cho có người được diệt độ riêng đều dùng pháp diệt độ của Như lai mà cho chúng sanh diệt độ tức chứng minh điều ấy. Không để cho có người được diệt độ riêng: là không để cho Bồ-tát đắc đại Niết-bàn riêng. Đều dùng pháp diệt độ của Như lai cho chúng sanh diệt độ: Cũng giúp cho Nhị thừa chứng đại Niết-bàn. Xe lớn: Nêu chương xe lớn: tức ra ngoài cửa ban cho xe. Xe kia cao rộng: là giải thích hai chương. Trước giải thích chương xe lớn, kế giải thích chương đồng ban cho xe.
Giải thích chương xe lớn có ba phần:
- Giải thích xe lớn.
- Giải thích xe trắng.
- Giải thích tôi tớ theo.
Phần một lại có hai:
- Giải thích nghĩa lớn.
- Giải thích thể xe.
Xe kia cao rộng là giải thích nghĩa lớn, vượt ngoài hai thứ sanh tử là tiêu biểu cao, đầy đủ muôn đức gọi là rộng. Lại vượt ngoài hai thứ sanh tử là cao tức là quả đại Niết-bàn, đầy đủ muôn đức là quả Bồđề. Dưới lại đem hợp hai quả lại. Lại vượt ra hai thứ sanh tử thì hệ lụy không hệ lụy nào chẳng không hết, đầy đủ muôn đức thì đức không đức nào không tròn đầy, hệ lụy không gì không tận chẳng thể nói có, đức không gì không tròn đầy không thể nói không, chẳng có chẳng không gọi là Trung đạo, pháp Trung đạo gọi là Nhất thừa cho nên nói cao rộng. Đây là đối hai châúng chỉ nêu ra phần đoạn gần cho nên gọi là thấp, không đầy đủ muôn đức gọi là hẹp. Nếu căn cứ nhân xe giải thích nói lược hạnh nguyện, nguyện thì trên cầu Phật đạo làm cao, dưới độ chúng sanh làm rộng, hạnh đạt đến vô thượng Bồ-đề là cao, học khắp các đạo là rộng.
“Các báu trang nghiêm”: là giải thích thể của xe: Trước giải thích chung, kế giải thích chi tiết. Tuy nêu cao rộng sợ chẳng phải các báu tạo thành, cho nên kế là nói về các báu trang nghiêm tức là muôn đức là thể của quả xe. Nếu căn cứ nhân xe muôn hạnh giúp đỡ tạo thành kia vận dụng. “Lan can bao quanh”: là kế giải thích chi tiết xe. Trước nói chung, sau giải thích riêng, để giải nghĩa, Giải thích chi tiết xe lại chia làm hai: Trước giải thích ngoài xe trang nghiêm, kế giải thích trong xe trang nghiêm. Ngoài xe trang nghiêm là khen ngợi đức Đại thừa hóa tha, trong xe trang nghiêm là nói về đức bên trong; quả đức vô cùng không ngoài hai thứ này.
Khen ngợi đức bên ngoài nói lược năm môn:
- Khen ngợi tổng trì.
- Khen ngợi bốn biện.
- Khen ngợi bốn đẳng.
- Khen ngợi bốn mở rộng.
- Khen ngợi bốn nhiếp.
Đầu một là năng trì, sau bốn là sở trì. Lan can dụ cho tổng trì, giữ vật trong không mất là lan, ngăn vật bên ngoài không xâm tổn là can, tổng trì cũng như vậy, giữ gìn các đức không để mất, ngăn giữ các điều ác không để phát sanh, nghĩa là giữ gìn các đức ngăn khắp các lỗi nói là bao quanh. Đây là gốc của các đức, lại Tiểu thừa vốn không có nên nói đầu tiên, đồng trên các Bồ-tát. Bốn phía theo linh: là khen ngợi bốn biện. Tổng trì là gốc các đức cho nên nêu ở đầu, bốn biện là cần thiết giáo hóa chúng sanh nên kế nói. Xe có linh chuyển động mà phát ra tiếng, Đại thừa hóa vận chuyển bốn biện âm thanh thông suốt. Lại giải thích chỉ chọn Nhạo Thuyết Biện như âm thanh của linh dùng hóa độ bốn loài nên nói bốn phía. Trước khen ngợi đức của Bồ-tát ban đầu nói về đắc Đà-la-ni, kế nói về được Nhạo nói biện tài, nay hai âu lại đồng trên. “Màn lọng giăng che”: là khen ngợi bốn đẳng, ngoài bốn biện tài là cần thiết do bốn đẳng bên trong đầy đủ nên kế khen ngợi, hiên là dùng phủ trên cao che dưới, từ bi cũng như vậy, cao vượt khỏi Nhị thừa dưới phủ che sáu đường. Tuy nói bao phủ xe thật ra che phủ người trong xe. “Cũng dùng đồ quý báu tốt đẹp mà trang sức”: Nói về hướng đến từ bi do các đức tạo thành là thể chân thật, không đồng với ngoại đạo Nhị thừa giả tưởng từ bi. “Dây bằng báu kết thắt”: kế khen ngợi bốn mở rộng, hiên không thắt kết thì bị gió làm lay động thổi bay do đó phải buộc giữ gìn không để bị lay động, do bốn mở rộng này điều ngự bốn đẳng, hết đời vị lai không bỏ bốn loài sanh lại ngăn giữ không để bị lỗi ái kiến. “Các dải hoa rủ xuống”: là kế khen ngợi bốn nhiếp, tuy có bốn mở rộng thệ nguyện lại phải hành bốn nhiếp pháp. Dải hoa rủ xuống vui lòng chúng: bốn nhiếp pháp làm chúng vui thích quy thuận về đông đảo như rừng.
“Nệm chiếu mềm mại trải chồng”: là nói về trong xe trang nghiêm dụ cho đức bên trong. Nệm chiếu mềm mại làm nệm xe có thể dùng thích ứng thể như thiền định mềm mại lại có thể an thân. Do định có tám thứ lớp nên gọi là trải chồng, lại trăm ngàn Tam-muội cho nên nói lớp. Nệm chiếu người nước ngoài gọi là lụa tốt, gọi là bàn súc tú, người giàu sang dùng nhiều lớp trải, để dụ cho Tam-muội chẳng phải một. “Gối đỏ để trên”: có người chép: trước sau hai bên xe để gối đỏ dựa vào hai gối đây lại còn dọc để thành bốn lớp làm tường dựa. Tín là nền tảng của muôn thiện, giới là căn bản của các đức, Đại thừa đức hạnh còn nương hai pháp này do hai gối của xe. Nay cho rằng đây không phải hai gối của xe, làm sao biết? Đã trải nệm xong sau mới để gối, đây chính là muốn nằm gối chẳng phải gối xe. Lại dưới kệ nói về trên đệm chiếu trải nệm trắng thì dùng nhiều lớp chồng lên nhau thay gối cho nên biết gối để kê đầu.
Hỏi: Vì sao trong xe để gối ư ?
Đáp: Đây đã nói về đức bên trong thì có nghĩa dứt hóa giống như nằm nghỉ nên kinh Niết-bàn dạy nhập vào hang sâu thiền định Niết-bàn chúng không thấy nên gọi là nhập Niết-bàn. Nay ở trên nệm lại để gối
dụ như trong thiền định nhập Niết-bàn.
Lại, Đức Phật có thời gian cho đến tám muôn kiếp nhập thiền định sâu cứng là dứt hóa cho nên muốn giống như nằm.
Hỏi: Vì sao gọi là gối đỏ ư?
Đáp: Màu đỏ là sắc mạnh, do thiền định sâu nên phát sanh nhiều, công kia hiển sáng tỏ như sắc đỏ. Lại giải thích người xưa hợp với thần châu làm cho được sống lâu dụ cho nhập Niết-bàn thường lạc ngã tịnh.
“Dùng trâu trắng kéo”: là giải thích xe trâu kéo. Pháp sư Trúc Đạo Sanh dùng ý Kinh Tịnh Danh giải thích văn này rằng: sáu thông vô cấu gọi là trâu trắng, cho nên nói vòi ngựa có năm thông rong ruổi, nay nói về muôn đức bình đẳng với đại bi không đồng với nghĩa kia. Muôn đức chỉ có vận mà không có dẫn dắt (đạo) cho nên chỉ xe chẳng phải trâu; bình đẳng đại tuệ vừa vận vừa dẫn dắt cho nên đầy đủ hai nghĩa xe và trâu. Năm độ đối với nghĩa Bát-nhã kia cũng vậy. Xe trâu trắng lớn nghĩa là bình đẳng đại bi. “Sắc da mập sạch”; chủng trí tròn đầy là da mập, thanh tịnh không nhiễm là sắc sạch. Thân hình mập đẹp: không có tướng mạo là hình thể, vắng lặng mầu nhiệm là mập đẹp. “Có sức rất mạnh”: Trên nói về thể của tuệ nay nêu dụng của tuệ, chiếu dụng sâu xa năng dứt đại hoặc khắp thích hợp chở nặng, đi đường xa mà không mệt nhọc, đầy đủ bốn nghĩa nầy gọi là có sức mạnh. “Bước đi ngay thẳng”: Dạo đi ngay giữa đường không nghiêng lệch. “Mau lẹ như gió”: không nhanh mà mau, cảm chẳng có gì không ứng, lại một niệm biến khắp, tất cả pháp cũng mau lẹ như gió, dùng Đại thừa hóa nhập vào năm đường cỡi đi như dạo chơi.
“Lại có nhiều tôi tớ hầu hạ”: là nói về khách theo. Đã dùng quả Phật muôn đức làm xe thì Đức Phật là người lên xe người theo giáo tu hành tôn sùng hầu hạ như rừng, cho nên kệ ở dưới nói Đức Phật vui mừng cảm đến tất cả chúng sanh khen ngợi cúng dường lễ bái tức nghĩa tôi tớ. Nếu căn cứ nhân xe văn nầy đã nói về địa vị Vô học, đã được vượt khỏi nhà lửa nầy mới lên xe, từ người còn học trở xuống, đều gọi là tôi tớ.
Vì sao? v.v… là nói về giải thích chương đồng ban cho xe. Văn có hai:
- Nói có xe lớn.
- Nói đồng ban cho xe.
Nay trước giải thích có xe, sẽ giải thích ban cho xe nên trước giải thích lý do có xe. “Mà nghĩ rằng v.v…” là nói về đồng ban cho xe. Ban đầu nói về không nên khác nhau. “Nay các trẻ thơ này v.v…”: nói về nên đồng ban cho xe. Ban đầu nói về đồng là con cho nên phải đồng cho. “Đồng yêu thương không nghiêng lệch v.v…” là yêu thương bình đẳng cho nên phải đồng ban cho.
“Ta có xe bằng bảy báu như thế v.v…” hai câu trước nói về tâm bình đẳng, nay câu này nói của cải nhiều. “Số nhiều vô lượng”: xe thì không phải hai mà người cỡi xe chẳng phải một, người cửi xe chẳng phải một cho nên nói vô lượng. “Vì sao?” vì là nêu nhiều huống chi ít. “Cho cả người một nước”: Nước nghĩa là chúng sanh, giả sử chúng sanh mười phương cơ phát trong cùng lúc đều cùng Phật thừa mà Phật thừa còn không thiếu, không hết. Cho nên Đại Phẩm chép: chư Phật mười phương ba đời đều học Bát-nhã mà Bát-nhã bất khả tận, Bát-nhã tức Nhất thừa.
“Khi ấy các con v.v…” là nói về được xe vui mừng.
Hỏi: Xe lớn đã dụ quả thừa, các con là nhân, làm sao được cỡi lên quả xe?
Đáp: Hiểu quả xe là từ Phật mà đắc, tùy phần đều lãnh hội, cho nên nói đều ngồi lên xe. Lại nhân chắc chắn được quả cho nên nói được xe. Mong cầu là Tiểu quả mà đạt được Đại. Sự ban cho vượt ngoài ý muốn chép: là “Không phải chỗ trước mình trông mong”.
“Xá-lợi-phất v.v…” là nói thí dụ không dối gạt: Sở dĩ có dụ nầy là vì từ trên văn nói hứa ban cho, khiến sanh. Tiềm tàng các nghi: Ban đầu thì hứa cho ba cuối cùng thì lại không cho dường như nói dối, ban đầu không hứa một sao lại ban cho một, lại như nói dối, nên không sanh tín, nay muốn dung hội hứa cho ấy để dứt tâm nghi nên có chương này. Văn chia làm ba:
- Hỏi lại.
- Vâng đáp.
- Khen ngợi.
Hỏi lại nghĩa là Phật luống dối vốn nêu ra Thanh văn, khiến chính họ nói ra việc này là không dối gạt, tức đó là sự thật, cho nên Thích luận chép: Đức Phật lại chất vấn Thân Tử khiến Thân Tử miệng tự xưng không sánh Bồ-tát tức là xem xét Đại Tiểu hơn kém có khác, nay cũng vậy. Lại Thân Tử đã lãnh ngộ rồi thì biết Ba, một là tích, trái lại mà ý chỉ phù hợp cho nên mượn hỏi lại đây để thông suốt dứt các nghi. “Xá-lợi-phất thưa: Bạch Thế tôn! Không”: Đây là vâng đáp. Không là không luống dối.
Hỏi: Vì sao hứa mà không cho, cho mà không hứa?
Đáp: Sở dĩ hứa, xứng với căn duyên kia được ra khỏi nhà lửa cho
nên phải hứa, lý rốt ráo không ba lại chẳng phải bổn ý của Phật làm sao có thể cho, cho nên cuối cùng không cho. Cho mà không hứa: Nếu hứa Đại thừa thì không xứng căn cơ không do đâu ra khỏi nhà lửa, cho nên ban đầu không cho cuối cùng liền cho là đại căn cơ đã động xứng với bổn tâm của Phật đạo lý có một vì vậy nên cho.
Văn có hai:
- Nói trước không ba nói ba chẳng là dối gạt.
- Nay cho một nói về không dối gạt.
Đức Phật chỉ hỏi lược lại nay không dối gạt, mà Thân Tử đáp rộng đầy đủ rõ ràng xưa nay không dối gạt lại nêu trước so sánh nay, trước không ba nói ba còn không dối, huống chi nay có một cho một há là dối gạt hay sao! Hai văn đều có một giải thích, một so sánh. Đầu tiên nêu một giải thích: Trưởng giả chỉ muốn các con ra khỏi nhà lửa khó được bảo toàn pháp thân tuệ mạng toàn vẹn, đều không cho xe cũng chẳng phải dối gạt, vì sao? Vì đã được pháp thân tuệ mạng thì có nghĩa đáng bảo trọng nên chẳng phải dối gạt.
Hỏi: Đây là căn cứ nghĩa nào nói về không dối gạt?
Đáp: Đây là căn cứ hai thứ lợi ích thật mà chép:
- Thật ra khỏi ba cõi.
- Thật toàn thân mạng cho nên không phải dối gạt.
Hỏi: Vì sao lại nói nếu được toàn thân mạng tức là được đồ chơi tốt đẹp?
Đáp: Ở trên tuy nói được hai thứ thật lợi ích cho nên không dối gạt, mà không được xe, lẽ ra là dối gạt, cho nên giải thích: Nếu toàn thân mạng tức đã được đầy đủ đồ chơi tốt đẹp nên cũng không phải dối gạt.
“Huống chi phương tiện cứu vớt ra khỏi nhà lửa v.v…” là nêu một so sánh: ở trên nói thẳng về khiến các con được ra khỏi nạn lửa, bảo toàn thân mạng còn đã chẳng là dối gạt, huống chi phương tiện nói có ba xe khiến được thoát nạn mà có dối gạt sao!
“Thế tôn! Dầu ông Trưởng giả v.v…” là nói về nay không dối gạt, cũng có hai bước:
- Giải thích.
- Huống gì.
Trong giải thích có ba:
- Nêu không dối.
- Vì sao v.v… là giải thích nghĩa không dối.
- Vì nhân duyên đó v.v… là tổng kết.
Đại ý nói về Trưởng giả ý nói tuy hứa cho ba là khiến được ra khỏi nhà lửa, không cho ba tùy bổn tâm của Trưởng giả là thật cho nên không dối. “Huống gì Trưởng giả v.v…” là nói về so sánh. Trước nói về bổn ý không muốn ban cho Tiểu thừa, dù muốn đều không cho xe Tiểu đã chẳng phải dối gạt, huống chi bổn ý muốn cho xe lớn, nay liền cho chẳng lẽ là dối gạt ư!
“Phật bảo Xá-lợi-phất v.v…” là khen ngợi: Lành thay! Đầu tiên là khen ngợi hiểu xưa nói ba xe là không dối gạt. Lành thay! Kế là khen ngợi hiểu nay một xe là chẳng dối gạt.
“Hiệp thí”: Đức Như lại cũng giống như vậy: Hiệp sáu thí dụ trên làm thành sáu chương nay trước giới thiệu chung hợp thí, đại ý lược có bốn nghĩa:
- Trong thí hiển rõ thì không hợp.
- Trong thí không đầy đủ thì hiệp lại đủ.
- Trong thí một đường thứ lớp, hợp thí tức lại chỉ nêu một đường gọi là chuyển thế nói pháp.
4. Nương văn thí dụ mà chánh hiệp. Trong hiệp đây có ý của sáu thí dụ: Hiệp một tổng thí nói về Đức Phật có cực lạc không có cực khổ; hiệp hai thấy lửa dụ trình bày chúng sanh có cực khổ không có cực lạc; hiệp ba cứu con không được dụ nói về khi mới thành đạo liền muốn cứu khổ ban vui cho chúng sanh vì chúng sanh chưa kham nổi nên dứt hóa; hiệp bốn vì tạm cứu con khổ nặng nên ban vui Tiểu thừa; hiệp năm đồng ban cho xe lớn dụ dứt khổ nhẹ ban vui Đại thừa cho chúng sanh; hiệp sáu không dối dụ nói về trước hứa ban cho Tiểu thừa sau ban cho Đại thừa nghĩa không trái nhau.
Trên tổng thí có sáu nghĩa, nay chánh hợp hóa chủ gồm hợp năm nghĩa còn lại lấy hóa chủ làm gốc, song sau khởi hóa cho nên chánh hợp. Tất cả thế gian hiệp trên cõi nước xóm làng. Thế gian có hai thứ, nay chánh chọn chúng sanh thế gian. “Cha”: Hiệp trên là Trưởng giả.
“Nơi các việc sợ hãi”: Hợp trên của giàu vô lượng. Văn có hai:
- Khen ngợi sở ly.
- Khen ngợi sở đắc.
Sở ly tức nghĩa Không sở đắc tức bất không. Trống rỗng không có tất cả hệ lụy nên pháp thân không có, có tất cả đức nên pháp thân chẳng phải không, không có, chẳng không nghĩa là Trung đạo, lại không có tất cả hệ lụy gọi là Giải thoát, có tất cả đức tức là Pháp thân, Bát-nhã, lại không có tất cả lụy gọi là quả quả đủ tất cả đức là quả. Lại do không có hoạn nên năng cứu hoạn, muốn nói về cứu hoạn nên trước giới thiệu không có hoạn, bởi có đức nên năng cứu độ người không có đức, muốn nói về cứu giúp đối với người không đức nên trước khen ngợi người có đức. Căn cứ trong lìa lỗi trước nói về lìa quả hoạn tức hai thứ quả sanh tử. “Vô minh che lấp”: là nói về lìa nhân lỗi: hai nhân sanh tử chỉ vô minh làm gốc cho nên nói nghiêng lệch. “Hết hẳn không còn sót”: Kết cả hai không có lỗi nhân quả. “Mà đều thành tựu”: là khen ngợi sở đắc:
Văn cũng có hai:
- Khen ngợi tự đức.
- Khen ngợi đức hóa tha.
Đầu có bốn cặp:
- Vô lượng tri kiến, biết tất cả pháp là tri biết đó rõ rằng dụ như mắt thấy, tức tri kiến một cặp.
- Lực là sức bên trong, vô úy là bên ngoài, trong ngoài một cặp.
- Có thần lực lớn gọi là thần thông luân. Và trí tuệ lực: gọi là nói pháp luân, tức hiện thông nói pháp một cặp.
- Đầy đủ phương tiện trí tuệ Ba-la-mật: là nói về quyền trí thật trí một cặp, đều rốt ráo.
Đại từ đại bi là khen ngợi đức hóa tha: Văn có hai:
- Khen ngợi bổn hóa tha.
- Khen ngợi tích hóa tha.
Đại từ đại bi muốn cứu khổ khắp muốn ban vui tức tâm rộng lớn. “Thường không lười biếng” tức tâm thường hằng. “Chỉ vì cầu việc lành”: gọi là bậc nhất tâm, muốn dùng pháp bậc nhất ban cho chúng sanh, lại tức từ bi cứu khổ ban vui, thường cầu việc lành diệt ác sanh thiện. “Mà sanh vào nhà lửa ba cõi”: là khen ngợi đức hóa tha: Trong bổn có hai bổn gọi là đại từ bi trong tích có hai tích: ban đầu nói về tích đại bi cứu khổ. “Giáo hóa khiến được v.v…” là tích đại từ ban vui, trong dó đã nói về ứng thân sanh ba cõi thì biết pháp thân không có sanh diệt, tức nói lên hai thân sanh, vô sanh. Không nên cho rằng kinh này chưa nói về thường trú.
Hỏi: Vì sao hiệp trên của giàu vô lượng v.v…?
Đáp: bốn cặp như hợp Vô lượng tri kiến v.v…, khen ngợi chung sở đắc sở ly tức là Trí Đoạn đức hiệp trên ruộng vườn. Đại từ đại bi hiệp trên nhà, có thần lực lớn hiệp nghĩa tôi tớ, không nhân quả hai lỗi hiệp trên tuổi đã già yếu nghĩa là thân sau cùng.
Kế bên hiệp năm nghĩa trên: “Mà sanh vào nhà lửa ba cõi cũ mục” này hiệp hóa xứ, “vì độ chúng sanh” hiệp năm trăm người ba mươi người con, “sanh già bệnh chết” là hiệp trên ý hóa, giáo hóa dưới hiệp giáo môn. “Thấy các chúng sanh v.v…” hiệp trên thí dụ thấy lửa.
Trên có ba:
- Thấy lửa kinh sợ.
- Tự mình đã ra khỏi.
- Xót thương con chưa lìa, nay chỉ hiệp thấy lửa và thương con chưa lìa! Sở dĩ chỉ hiệp hai nghĩa này là hiệp trên tổng thí khen ngợi Phật có vui không khổ, nay hiệp thấy lửa dụ nói chúng sanh có khổ không vui là muốn dùng năng hóa sở hóa có không tương đối, hiệp hai tức làm hai ý:
Một là nói về thấy chúng sanh chịu khổ hiệp trên thấy lửa, lại có bốn:
- Thấy chúng sanh hiện chịu các khổ.
- Thấy chúng sanh sanh chịu các khổ.
- Thấy sau chịu các khổ.
- Tổng kết ba đời khổ.
Trước trong ba đời khổ mỗi mỗi đều có ba khổ. Hiện đời ba khổ:
1/ Sanh, lão, bệnh, tử ưu bi, khổ não, đây chung khổ trong thân cho nên văn kinh kết làm một khổ.
Hỏi: Ưu bi khổ não thuộc khổ nào ư?
Đáp: Đều thuộc về khổ chết.
Kinh Thập Địa chép: Tử biệt ly người ngu tham đắm tâm nóng nảy gọi là ưu, phát ra tiếng khóc gọi là bi năm căn tương dối là khổ, ý căn tương dối là ưu, khổ chuyển sâu là não. Kinh Đạo Can chép: Buồn nhớ việc đã qua, đau thương là ưu, suy tư lại việc buồn liên tục gọi là bi, việc khổ bức ngặt thân gọi là khổ, phiền não ràng buộc gọi là não.
2/ “Cũng do năm thứ dục tài lợi nên chịu các khổ là đối với năm dục tài lợi bên ngoài sanh khổ.
3/ Lại do tham đắm tìm cầu cho nên hiện chịu các khổ. Đây khác với trên: trên nói về tham đắm tài nhẹ, nay nói truy tìm việc nặng, đồng là vật ngoài sanh khổ. Do tham có nặng nhẹ nên chia làm hai.
“Đời sau chịu khổ địa ngục v.v…” là nói về sanh báo, thì ba đường là ba khổ, nếu sanh cõi trời là nói ba khổ hậu báo, nghĩa là nghèo cùng khốn khổ ái biệt ly khổ oán tắng hội khổ, đây có ở cả cõi trời lẫn cõi người. Kinh Chánh Pháp Niệm chép: Cõi trời cũng có nghèo cùng.
Hỏi: Vì sao phân rõ đây là ba báo?
Đáp: Hễ tham đắm năm dục thì đọa vào ba đường, từ ba đường mới được sanh trong trời người.
“Các khổ như thế v.v…” là tổng kết các khổ.
Hỏi: Chín thứ khổ này phối hợp với tám khổ thế nào?
Đáp: Ban đầu trong hiện khổ nói sanh già bệnh chết tức bốn khổ, năm dục tài lợi hai thứ khổ thuộc khổ cầu bất đắc, ba đường thuộc khổ oán tắng hội, bần cùng khốn khổ cũng thuộc khổ cầu bất đắc, kế khổ ái biệt ly, khổ oán tắng hội như văn nói, sau tổng kết các khổ là khổ năm ấm xí thạnh.
“Chúng sanh đắm chìm trong đó vui vẻ dạo chơi v.v…” Hiệp trên thương con chưa lìa khổ. Chìm đắm trong đó: Các khổ mênh mông như biển, chúng sanh đắm chìm trong biển khổ, vui vẻ dạo chơi: nghĩa là đối với trên quả khổ lại khởi tham đắm, thì đó là lặp lại gây ra nhân khổ, hiệp trên: mà các con đồng ở trong nhà lửa vui chơi đùa giỡn; chẳng hay chẳng biết. Trước nêu tham ái nay nói ngu si tức là si ái. Ở trong nhà lửa ba cõi rảo chạy đông tây: Từ trước đến nay thấy các chúng sanh thọ quả khổ, gây ra nhân khổ, nay lại thấy luân hồi không dứt. “Dầu bị khổ nhiều cũng chẳng xếp vào lo”: Trên vui vẻ dạo chơi nhưng không biết khổ, chúng sanh không nhàm chán khổ, nay nói về gặp khổ chúng sanh cũng chẳng nhàm chán khổ, hiệp với trên: lửa đến ép ngặt rất là khổ sở.
“Xá-lợi-phất! Đức Phật thấy việc này”. Là nói về thí dụ cứu con không được. Trên có hai môn răn và khuyên, Đại thừa hóa chúng sanh không được, nay văn hiệp chung hai môn cũng chia làm hai:
- Hiệp chung hai môn khuyên và răn.
- Nói về không có căn cơ dứt hóa.
Sở dĩ căn cứ từ bi hiệp khuyên răn vì hiệp tổng thí khen ngợi Phật có vui không khổ, hiệp thấy lửa dụ nói chúng sanh có khổ không vui, hiệp nay thứ ba dụ nói về Đức Phật cứu khổ chúng sanh ban vui cho chúng sanh, do đó ba chương văn liên kế nhau. “Xá-lợi-phất! Đức Như lai lại nghĩ”: Nêu hiệp không có căn cơ dứt hóa. Văn có hai câu:
- Nếu giả thiết muốn cứu con.
- Kế bói chúng sinh không có khả năng thọ.
Đầu có ba câu:
- Nêu muốn ban cho vui thật, thần lực hiệp trên vạt áo, trí tuệ lực hiệp trên ghế bàn.
- Xả bỏ phương tiện: Nói về ẩn quyền.
- Vì các chúng sanh,v.v… là muốn nói thật.
“Chúng sanh không thể do đó mà được độ thoát”: Nêu vật không có khả năng thọ. Trước nói về có thân khổ cho nên không thể hiểu tuệ Phật nên bị lửa ba cõi đốt cháy, có tâm khổ nên không thể hiểu tuệ Phật.
“Như ông Trưởng giả v.v…” Nói về hợp thí dụ ba xe cứu con được.
Trên có bốn chương:
- Biết sở thích con xưa kia.
- Vì nói ba xe.
- Các con tin nhận.
- Cha thấy con thoát nạn vui mừng.
Nay đầy đủ hiệp. Trên biết sở thích của con xưa kia có ba:
- Nói về không ra bị hại.
- Muốn bày phương tiện trên.
- Biết đời trước các con ưa thích.
Nay đều không hợp, thẳng một phen hóa từ đầu đến cuối ba thứ pháp luân:
1) Nêu ẩn thật là ẩn pháp luân căn bản. 2) Nêu khởi quyền gọi là pháp luân chi mạt 3) Nêu ý dụng quyền tức gom ngọn về gốc.
Trong hợp chỉ hiệp hai câu đầu, dưới có hiệp riêng đồng ban cho xe lớn cho nên trong đây không hợp. Nói thẳng về ẩn thật khởi quyền sanh v.v… nói nghĩa Ba thừa.
“Vì chúng sanh nói Ba thừa v.v…” là nói về hiệp chính là nói Ba thừa. Văn chia làm bốn:
- Răn khiến chớ vui sanh tử.
- Khuyên khiến mau ra ba cõi.
- Nêu chấp chặt không luống dối.
- Khen ngợi Ba thừa.
Bốn thứ này tức thứ lớp nương nhau sanh, hiệp với bốn thí dụ trên. Đầu hiệp thứ hai nêu chỗ xe, thứ hai hiệp thứ ba khuyến khiến mau vượt ba cõi, thứ ba hiệp thứ tư chấp chặt không luống dối, thứ tư hiệp thứ nhất khen ngợi ba xe, vì thế pháp thí khác nhau là do chuyển thế nói pháp. “Các người v.v…” là khuyên khiến mau ra ba cõi. “Nay ta vì các ông mà bảo nhiệm việc đó v.v…” là bảo đảm cho không dối gạt. “Như lai dùng phương tiện ấy để dẫn dụ chúng sanh v.v…” có người nghi: Đã gọi là bảo đảm cho không dối gạt sao không được liền, tức thành luống dối cho nên giải thích rằng: Nói bảo đảm cho là vì dùng phương tiện dẫn dụ chúng sanh! Lại nói rằng: là khen ngợi Ba thừa tự tại. Không ràng buộc là phàm phu bị ba thứ nghiệp, khổ, phiền não ràng buộc, nay được thoát nên gọi là không ràng buộc. “Không phải tìm cầu nương tựa”: Tâm không chấp đắm là không nương tựa, bốn trí đầy đủ gọi là không phải tìm cầu.
“Nếu có chúng sanh nào bên trong có trí tánh v.v…” là hiệp trên Ba thừa tín nhận và thí dụ khỏi nhà lửa, trong dụ trên nói chung về Ba thừa ra khỏi nhà lửa, nay hợp chi tiết thì thành ba đoạn: Trong có trí tánh: là nhân bên trong. “Theo đức Thế tôn nghe pháp thọ”: là duyên bên ngoài. Tin thọ: là nhân duyên đầy đủ, cho nên nói nghe pháp tín nhận. “Ân cần tinh tấn”: Trước nói về tin nhận nay nói ý tu hành. “Muốn mau vượt ba cõi tự cầu Niết-bàn” là nói về ý tu hành. Tu hành có hai ý:
1. Muốn vượt ngoài ba cõi gọi là biết khổ dứt tập.
2. Tự cầu Niết-bàn gọi là chứng diệt tu đạo, đó gọi là thừa Thanh văn tức là tổng kết tên gọi Tiểu thừa. “Như các người con kia”: là nêu dụ lặp lại. Trong đây chính là lấy Niết-bàn để dụ xe, người Thanh văn chính vì cầu Niết-bàn cho nên tu đạo. Có người chép: Từ đầu nghe pháp tin nhận là nêu ngoại phàm hợp, siêng tu tinh tấn là nói nội phàm, muốn mau ra khỏi ba cõi là nói về bậc Thánh, chân thật ó gọi là thừa Thanh văn là nói về Vô học. “Nếu có chúng sanh v.v…” kế là hợp thừa Bíchchi-phật, lược không nói về nhân nội, Nói cầu trí tuệ tự nhiên là người trung thừa không chánh cầu Niết-bàn, nếu cầu Niết-bàn thì không khác với Thanh văn, cho nên nay nêu cầu tuệ tự nhiên để hợp xe hươu vì muốn khác Thanh văn.
Ưa thích riêng lẽ vắng lặng: theo luận Câu-xá nói Duyên giác có hai thứ:
1. Bộ hành Duyên giác nghĩa là nhóm quyến thuộc của Hữu bộ là tiểu Duyên giác.
2. Tê giác dụ Duyên giác tức là độc giác, gọi là đại Duyên giác. Người đó một mình ở trong núi vắng lặng tức văn nầy nói ưa thích vắng lặng. Biết rõ sâu nhân duyên các pháp: Đây là nêu cảnh sở tri, nghĩa là khác Thanh văn chỉ biết tứ đế.
“Nếu có chúng sanh v.v…” là kế hợp thí dụ xe lớn. “Cầu Nhất thiết trí gọi là Không trí, trí Phật là Nhất thiết chủng trí gọi là có trí. Nhất thiết trí hoặc chung cả Nhị thừa. Như phẩm Ba Tuệ trong kinh Bátnhã chép: Nhị thừa gọi là Nhất thiết trí, nếu là Nhất thiết chủng trí chỉ có ở Phật cho nên dùng tên trí Phật nêu Nhất thiết chủng trí. Tự nhiên trí: là nói chung hai thứ trí tùy ý vận dụng khả năng biết hai cảnh là không, hữu tức là trí vô công dụng. Trí Vô Sư: là trước ba trí đều không do theo thầy đắc nên gọi trí Vô Sư. Ý giải thích nầy xuất xứ từ luận Nhiếp Đại thừa. Các thứ tri kiến, lực, Vô úy của Như lai”: Trên nêu bốn trí, nay lại biện bốn trí gọi là hai cặp tri kiến và lực vô úy. Phật thừa tuy đầy đủ các đức mà lấy trí làm tông cho nên nói rộng về trí. “Có lòng thương xót làm an vui v.v…” là trước nêu môn trí tuệ tức là tự đức, nay nêu môn công đức tức là đức hóa tha. Đại bi là thương, đại từ là xót, cùng nêu hai môn. An vui và lợi ích khác nhau: đem đến quả vui là an vui, đem đến nhân thiện là lợi ích, tức giải thích đức đại từ. “Độ thoát tất cả” là giải thích đức đại bi; độ khổ thoát tập đối trên đại từ cũng có hai ý: “Đó gọi là Đại thừa”: là tổng kết công đức trí tuệ tự hành hóa tha là tự thể Đại thừa, “Bồ-tát cầu thừa này nên gọi là Ma-ha-tát”. Trên nói về pháp đại nay nói người đại, do cầu pháp đại quả nên gọi là đại nhân, từ quả pháp đặt tên.
“Như vị Trưởng giả kia v.v…” hợp với thứ tư ở trên thí dụ thấy con thoát nạn, nhưng văn chuyển thế không đồng với trên nên chia làm hai khác nhau: Cặp đầu nêu hai dụ, cặp kế hợp hai dụ. Hai cặp nầy là cuối Tiểu thừa bắt đầu Đại thừa nghĩa liên quan nhau nên nêu hai hiệp, vượt ngoài ba cõi thành Vô học là cuối Tiểu thừa. Nhất thừa căn cơ phát ban cho xe Đại thừa là bắt đầu Đại thừa. “Như lai cũng giống như vậy v.v…” hai hợp hai dụ: Ban đầu hiệp thấy con thoát nạn.
“Bấy giờ đức Như lai v.v…” là hợp đồng ban cho xe lớn. Trên có ba chương:
- Xin xe.
- Ban cho xe.
- Được xe vui mừng, nay không hợp đầu cuối chỉ hợp đồng ban cho xe.
Văn trên thấy con thoát nạn tức là thấy đại căn cơ phát cho nên nay nói về đồng ban cho xe. Trong thí dụ nói về xin xe, không nói căn cơ pháp, nay nói về căn cơ phát không nói xin xe, hiện văn xen lẫn.
Đồng ban cho xe lớn có hai:
- Khai hai chương.
- Giải thích hai chương.
Nay hiệp giải thích đồng ban cho xe lớn tức là thí dụ khai mà pháp nói hiệp, bởi vì chuyển thế khác nhau xen lẫn hiện nói về nghĩa. Văn chia làm hai:
- Căn cứ Đại Niết-bàn hợp đồng ban cho xe lớn.
- Căn cứ các đức hợp đồng ban cho xe lớn.
Đầu năm câu:
- Nói có nhiều pháp bảo.
- Các chúng sanh này v.v… nói đều là con ta.
- Đồng ban cho xe lớn v.v… là chính là nói đồng ban cho.
- Không khiến có người được diệt độ riêng: là nói không nên khác nhau.
5. Đều dùng pháp diệt độ của Như lai mà cho chúng sanh diệt độ v.v… là chính là nói đồng ban cho. Nói “đều đem cho” tức là hợp đồng ban cho. “Như lai diệt độ” là hợp xe lớn kia. Sở dĩ trước nêu đại Niết-bàn hợp xe lớn là người Nhị thừa chánh tông tiểu diệt, nay dùng đại diệt để thay thế tiểu diệt. Lại trên thấy diệt tiểu khổ nên ban cho kia tiểu diệt, nay diệt đại khổ gọi là Như lai diệt độ. “Các chúng sanh này v.v…” là nêu các đức để hợp xe lớn, Nói đều cho là hợp đồng ban cho. Chư Phật thiền định hợp xe lớn trước tức là quả quả hợp xe lớn, nay dùng nghĩa quả hợp với xe lớn, quả quả nghĩa là lụy không lụy nào không hết, nghĩa quả là đức chẳng đức nào không tròn đầy, hai câu này đã nhiếp chung các nghĩa cho nên nói lược để hợp xe lớn. Lại trên là diệt khổ lớn, nay là ban cho vui lớn. “Đều là một tướng một loại là nói lên là tướng, loại riêng là loại, nay nói về ngoài không có tướng Ba thừa khác nhau nên nói một tướng, trong không có tự thể Ba thừa khác nên nói một loại.
“Như vị Trưởng giả kia v.v…” hợp với thí dụ không dối gạt. Ban đầu nhắc lại thí dụ trước, kế là hợp. “Chỉ vì chúng sanh không thọ được hết”: là nói về Đức Phật chẳng phải không có khả năng trao chỉ vì chúng sanh không thọ được hết, ở đây căn cứ chúng sanh Ba thừa trước, chỉ có Bồ-tát năng thọ Đại thừa người Nhị thừa không thể thọ Đại thừa cho nên đối với Nhất Phật thừa chia ra nói ba. “Vì nhân duyên đó”: văn nầy có hai nghĩa:
- Sanh kế nối gần với văn không thể thọ hết, do không thể thọ hết nhất thừa nên đối nhất Phật thừa chia ra nói ba.
- Huấn dụ xa trên Thân Tử xin, trên xin nguyện nói nhân duyên kia, nay nói sáu thí dụ nhân duyên từ đầu đến cuối đã xong cho nên tổng kết dạy bảo.
Kệ gồm có một trăm sáu mươi lăm hàng tụng lại hai đoạn trên:
- Tụng trên chánh là nói đáp lời xin nói.
- Vì nhân duyên đó tìm kỹ khắp mười phương: là tụng kết đáp lời Thân Tử thỉnh.
Văn đầu cũng có hai:
- Khai thí.
- Hiệp thí.
– Khai thí: Trên thí nói có sáu, nay tụng chỉ năm thí dụ không dối là Thân Tử lãnh giải, nay không tụng, tụng năm thí dụ còn lại chia làm năm đoạn:
- Ba mươi người con, ba hàng tụng tổng thí.
- Ba hàng tụng thấy lửa dụ.
- Năm hàng tụng cứu con không được.
- Mười hai hàng rưỡi tụng cứu con được.
- Mười hai hàng tụng đồng ban cho xe lớn.
Trên tổng thí có sáu nghĩa, nay không tụng một cửa và ba mươi người con, chỉ tụng hóa chủ, hóa xứ, năm trăm người và ý hóa, tụng bốn nghĩa nầy chuyển thế nói pháp, nên khai văn làm sáu:
- Nêu chủ nhà.
- Tướng nhà.
- Người trong nhà.
- Nói nhà có độc hại.
- Nhà có tai họa lửa
- Tổng kết lỗi lầm ở nhà.
Chủ nhà: có chỗ nói là Đức Phật. Tướng nhà: là ba cõi vô thường, vô ngã, bất tịnh. Người trong nhà: là chúng sanh trong năm đường. Nhà có độc hại: là phiền não ba cõi làm hại pháp thân tuệ mạng. Nhà có tai họa lửa: là khổ ba cõi đốt cháy chúng sanh. Tổng kết lỗi lầm ở nhà: đầy đủ các việc ác trên, thì ba cõi là lỗi lớn khiến chúng sinh nhàm chán mà cầu vượt ra.
Hỏi: Vì sao không tụng một cửa và ba mươi người con ư?
Đáp: ba mươi người con là người cầu vượt ra, một cửa là nơi ra khỏi nhà lửa, nay sáu nghĩa nầy đều là lỗi lầm của ba cõi nói về chúng sanh chìm đắm trong dó cho nên không tụng, đem một cửa và ba mươi người con để ở thí dụ thấy lửa sau và cứu con không được gồm tụng. Vì sao? Vì Đức Phật hợp sáu thí dụ chia chung làm hai chương: Hiệp tổng thí nêu lỗi ba cõi, hiệp năm thí dụ sau nói nghĩa ra khỏi, do nghĩa loại theo nhau nên chia hai thứ này.
“Thí như vị Trưởng giả v.v… Đây là nói chủ nhà tụng trên hóa chủ, văn xuôi nói Hóa chủ là chính cho nên phải nói rộng, văn xuôi đã rộng nên kệ lược.
“Có một nhà rất lớn”: là nói tướng nhà tức tụng trên hóa xứ. Nói có một nhà lớn ấy trên nêu hóa xứ có bốn: gọi là quốc, ấp, xóm, làng, nay tạm căn cứ một phương ba cõi nên nói một. ba cõi là chỗ ở của chúng sanh Đức Phật là vị hóa chủ, có nghĩa thuộc Phật cho nên nói có. Nhà lớn: là nhà kia rộng lớn. “Nhà đó đã lâu cũ”: nói rộng tướng nhà, văn xuôi đã lược, kệ thì rộng, ba cõi là vật vô thường mục nát nên gọi là lâu cũ, nhất thời vô thường nên gọi là mau cũ do hư mục. “Phòng nhà vừa cao nguy”: Trên nói tướng chung của nhà nay nói chi tiết, văn chia làm ba:
- Dụ cho ba cõi vô thường.
- ba cõi vô ngã.
- ba cõi bất tịnh, dưới riêng có lửa bốc cháy dùng dụ khổ nên không nói về thí dụ khổ.
Đường (phòng) như trên giải thích. Chúng sanh sáu đường cùng tụ tập trong ba cõi nên gọi là đường; trước gọi là gác nay chuyển gọi là nhà gồm có hai nghĩa:
1. Trên nói về ba cõi lên xuống khác nhau nên gọi là gác, nay nói chỗ lưu trú của chúng sanh gọi là nhà.
2. Ba cõi lên xuống chuyển hồi bất định, hoặc sanh lên cõi trên hoặc sanh xuống cõi dưới cho nên không giữ tên nhất định, pháp ba cõi chồng chất nhiều nên gọi là cao, mà quả báo sáu đường chẳng an ổn nên gọi là nguy. Lại thiên đường và địa ngục là môn đối lập cho nên nói chỗ cao thì nguy. Như luận Trí Độ chép: thí như đàn dê béo phì chết trước. “Gốc cột lại gãy mục”: Trên nói chung ba cõi vô thường, nay nêu chi tiết vô thường. Gốc cột là căn bản giữ một nhà, mạng căn là chủ giữ một thân, cho nên kinh Đại Phẩm chép: Như người mạng căn còn thì các căn khác được còn nếu mạng căn diệt thì các căn khác đều diệt, nên trước nói mạng căn, niệm niệm tổn diệt là gãy mục. “Rường cột xiêu vẹo”. Đây là nói về tâm pháp vô thường như trước giải thích, do hiểu biết không nhất định, hình sanh diệt như huyễn gọi là xiêu vẹo. “Nền móng nát rã”: dùng ba nghiệp làm nền móng của ba cõi, như kinh Đại Phẩm chép: vì tội nghiệp nhân duyên nên đọa vào ba đường ác, nhờ phước nghiệp nhân duyên nên sanh làm trời người cõi Dục, không động nghiệp nhân duyên nên sanh trong cõi Sắc, cõi cõi Vô sắc cho nên biết ba nghiệp là nền móng của ba cõi, hạnh nghiệp hết dần là nát rã. “Vách phên sụp đổ”: gốc cột là nói phi sắc phi tâm vô thường, rường cột nêu tâm pháp vô thường. Nay nói sắc pháp vô thường, hai vô thường trước tướng ẩn dấu nên nói lược, sắc pháp vô thường tướng hiển nên nói rộng. Ngoài bốn đại là vách trọng bốn đại như phên, bốn đạo tánh tướng trái nhau như sụp đổ, Sụp là hủy nát rã rời. “Đất bùn rơi rớt”: Đất bùn là bốn vi, luận Tỳ-đàm nói bốn vi và bốn đại thường đều có nên bốn đại tạo bốn vi, Thành luận nói bốn vi thành bốn đại như đất bùn thành vách phên, nay nói bốn vi cũng vô thường nên gọi là rơi rớt. Lại vi tế vô thường như sụp đổ, thô vô thường như rơi rớt. Đà là rơi, lạc là rụng. “Tranh lợp sa tán loạn”: Vì vật che nhà hoặc ngói hoặc tranh, nay chính là dùng tranh che nhà nên gọi là tranh. Chúng sanh dùng lớp da mang che thân như lớp tranh mỏng che một nhà. Rơi tán loạn; là lợp tán loạn, tức da dày mặt nhăn răng thưa hình mạo thô xấu. “Kèo đòn sai rời khớp”: ý căn là cột (đống), thân căn là đòn tay, bốn căn như nhãn v.v… là kèo, kèo là chỗ nương, trên dùng đinh đóng cột dưới lại hiệp với đòn, hai căn đứng đầu bốn căn nương phụ có tượng. Rời khớp: Các căn làm dụng giúp đỡ lẫn nhau, cho đến suy yếu mục nát, sức tương trợ suy yếu nghĩa là nói rời khớp cho nên kinh dạy: Tuổi trẻ khỏe mạnh lâu chết nên sáu căn sáng suốt, tuổi già gần chết cho nên sáu căn tối tăm. Bốn bề đều cong gãy. Trên nêu năm ấm sáu căn đều là vô thường gọi là quán vô thường, nay nhà cửa xiêu ngã không nói thẳng quán vô ngã, dụ như già bệnh chết sắp đến bốn chi trăm thể không được tự tại như nhà nghiêng ngã, chung quanh không thẳng để nói lên vô ngã. “Khắp đầy tạp nhơ”: là nói quán bất tịnh. Có người chép: Từ có một nhà đến mà lại xấu xa là nói chung ba cõi vô thường. Từ phòng nhà cao nguy v.v… là nói riêng năm ấm bốn đại vô thường. Phòng nhà nói chung, năm ấm là nơi dừng nghỉ của chúng sanh, vì vậy nên kinh chép: Quán năm ấm nhà cửa đều vắng lặng, Từ gốc cột v.v… là nói riêng năm ấm vô thường. Trong sắc ấm địa đại năng giữ gìn nên là cột, mỗi phần không chắc thật như gãy mục, thức ấm đứng đầu một thân là rường cột, thức không có chủ nhất định như huyễn là xiêu vẹo, hành ấm là gốc của một thân làm nền móng, một khởi một diệt là nát rã, loạn tưởng chướng khắp, chấp bóng không thật là vách phên sụp đổ, ba thọ xen khởi không trụ như đất bùn rơi rớt, trình bày năm ấm vô thường xong.
Tranh lợp rối loạn: là nói riêng bốn đại vô thường, phong đại có thể nghiêng đổ làm che lợp rơi tán loạn, kèo đòn không thể giữ nhau dường như vững chắc mà chẳng vững chắc dụ như địa đại không thật. Bốn bề đều cong: Như hỏa đại thấp trong một hình tùy thân già trẻ mà có yếu mạnh không được tự tại. Đầy những tạp dơ: sáu căn máu mủ đờm dãi bất tịnh là dụ thủy đại.
“ Có năm trăm người đều ở trong đó”: Nêu người trong nhà: năm đường chúng sanh dừng ở trong nhà vô thường vô ngã bất tịnh rất đáng thương.
“Chim xi thiêu điêu thứ v.v…” Nêu có vật ác trong nhà. Kinh không hợp riêng, nghĩa khó hiểu, nay lược dùng năm môn giải thích:
- Ý nghĩa.
- Nhiếp pháp.
- Thứ lớp.
- Đồng dị.
- Y cứ về người.
-Ý nghĩa: Do trong nhà có độc hại nầy cho nên nhà không thể ở; trong ba cõi có ái kiến phiền não năng hại pháp thân tuệ mạng của chúng sanh nên khởi nhàm chán mau cầu ra khỏi.
-Nhiếp pháp: Độc hại tuy nhiều nhưng không ngoài hai thứ: 1) Vật hiển thân có hình nghĩa là chim lạ trùng độc. 2) Vật ẩn khuất không có hình dáng: nghĩa là Dạ-xoa ác quỷ. Rất độc hại, chỉ có hai thứ này, trùng chim có hình dáng: dụ cho ba độc duyên sự phiền não, quỷ thần không có hình dụ cho mê lý các kiến, hại pháp thân tuệ mạng chỉ có hai hoặc lý sự.
-Thứ lớp: Hỏi: Vì sao trước nêu chim trùng có hình dáng sau nêu quỷ thần không hình dáng? Đáp: Nói theo thí dụ: Hình hiển hiện nghĩa độc hại rõ ràng, nên nói trước, quỷ thần vô hình làm hại không nói lên, do đó nói sau; theo lý thì hình chim thú là thí dụ chúng sanh tại gia khởi ái, quỷ thần không hình dáng ví như xuất gia khởi kiến ngoại đạo, cho nên trước có tại gia khởi ái sau mới có xuất gia khởi kiến.
Hỏi: Làm sao biết như vậy?
Đáp: Dụ nầy khởi lại dụ văn năm trược trong phẩm Phương tiện, trong phẩm Phương Tiện có hai chỗ đều trước nói khởi ái, sau nói khởi kiến.
Ban đầu văn chép: Tham đắm năm dục si ái nên sanh phiền não gọi là khởi ái. Vào rừng rậm tà kiến hoặc có hoặc không v.v… gọi là khởi kiến. Văn sau chép: Đắm sâu vào năm dục như trâu kia mến đuôi gọi là khởi ái. Vào sâu tà kiến, lấy khổ muốn bỏ hổ gọi là khởi kiến. Phẩm Phương Tiện đã trước nói về ái, sau biện kiến, vì pháp nói về ái trước kiến sau, nay trong phẩm này lại dụ nghĩa trên, cho nên trước nêu chim trùng độc quái để dụ cho ái, Dạ-xoa ác quỷ dụ cho kiến kia, do đó văn nầy không dựa theo dứthoặc trước sau, cũng không dựa theo khởi hoặc thứ lớp, mà dùngđây giải thích văn rõ ràng có thể hiểu.
-Đồng khác: Chim trùng quỷ thần và năm trăm người có gì khác nhau ư? Đáp: Các pháp bản tánh vốn vắng lặng không hề sanh diệt Niết-bàn, cũng không hề có chúng sanh và Chư Phật, chỉ do điên đảo vọng tình nên có chúng sanh. Căn cứ theochúng sanh nầy liền có năm sự: Chấp quả báo kia lên xuống cho nên gọi ba cõi, ba cõi này đồng là vô thường bất tịnh, là nghĩa chỗ dừng ở như trên nói hình dáng, người năng dừng ở trong ba cõi số có năm đường gọi là năm trăm người, tức năm trăm người đây khởi ba độc phiền não gọi là trùng độc. Nếu khởi
các kiến gọi là ác quỷ, đủ ái kiến liền cảm quả khổ thiểu não thân tâm gọi là hỏa tai, cho nên trong ba cõi có năm việc này. Kế nêu căn cứ chúng sanh đây đầy đủ năm nghĩa gọi là người vượt xuất ba cõi: Chúng sanh đây gặp Phật Bồ-tát nghe giáo Ba thừa gieo trồng hạt giống Ba thừa gọi là ba mươi người, dần dần tu hành thành Bậc Thánh Ba thừa cho nên gọi là La-hán, Bích-chi-phật và Bồ-tát, tức người Ba thừa nầy nếu nghe Pháp Hoa đồng ngộ Nhất thừa đều gọi là Bồ-tát, tức Bồ-tát nầy tu hành đầy đủ nên gọi là Phật. Nhưng năm việc ở trong ba cõi gọi là sông sanh tử đầy, sông Niết-bàn đổ, ở ngoài ba cõi thì sông sanh tử đổ, sông Niết-bàn đầy, nhưng vốn đối sanh tử nên có Niết-bàn, sanh tứ đã nghiêng đổ tức là Niết-bàn cũng tịnh cho nên chẳng phải sanh tử cũng chẳng phải Niết-bàn thì bổn tánh vắng lặng nghĩa là hai sông đều nghiêng đổ; như Hoa Nghiêm nói sanh tử chẳng rối loạn, Niết-bàn chẳng tịch tịnh, nhưng phi sanh tử phi Niết-bàn cho nên năng thị hiện hai thứ sanh tử Niết-bàn phương tiện, nghĩa là hai sông đều đầy.
-Căn cứ người khác nhau: nói lược dụ ý kinh này. Nói về mê ngộ khác nhau, thứ lớp có bốn hạng người.
- Chúng sanh tại gia khởi ái không biết nhàm chán sanh tử cũng không biết ra khỏi.
- Ngoại đạo xuất gia biết nhàm chán già bệnh mê ở đường ra mà không biết chỗ ra.
- Người Nhị thừa biết nhàm chán, biết ra khỏi nhưng là quanh co cho nên Phật đạo xa vời lâu dài, lại dừng giữa đường không còn cầu tiến.
4. Bậc Bồ-tát biết nhàm chán biết ra khỏi gọi là thẳng ra cho nên nương xe báu thẳng đến đạo tràng. Nay trùng độc ác quỷ tức là hai người trước, hai người xưa và nay là hai người sau, cũng được một người đầy đủ bốn, bốn người đầy đủ bốn, như trong sông Hằng bảy hạng chúng sanh tự có bảy người đầy đủ bảy, một người đầy đủ bảy.
Văn chia làm ba:
- Nói về trùng độc.
- Biện rõ ác quỷ.
- Tổng kết lỗi lầm.
Đầu văn lại có hai:
- Nói riêng về trùng độc.
- Tổng kết lỗi lầm.
Văn đầu lại chia ra ba cặp:
1) Nêu trên có chim quái dưới có trùng độc thì trên dưới một cặp.
b) Nói về chỗ bất tịnh bị mê, và trùng khương lang năng mê tức năng sở một cặp.
c) Nói về tham ăn loài cầm thú ăn nuốt tranh giành cấu xé chiếm đoạt là san tham một cặp.
Hỏi: Vì sao trước nói về chim quái sau nói về trùng độc?
Đáp: Căn cứ dụ mà nói nhà có hai việc không thể dừng nghỉ: Trên có chim quái dưới có trùng độc tức từ trên dưới, từ ngoài vào trong, vì nghĩa nầy nên trước nói về chim quái sau nói trùng độc.
Có người chép: Quái điểu là dụ mạn sử, như chim bay lên cao dụ cho chúng sanh khởi mạn lấn hiếp người khác tự cao cử, mạn chẳng phải đứng đầu ba độc cũng chẳng phải đứng đầu của năm độn sử, chỉ nêu bày tướng bất định cho nên trước nóimạn. Lại kinh này chính chê trách người tăng thượng mạn cho nên trước nêu. Có người chép: Đã gọi chim quái chấp kia phát ra âm thanh làm dụ, nhưng các chim này, hoặc phát ra âm thanh quái lạ hoặc phát ra âm thanh êm ái, âm thanh quái lạ dụ cho ác miệng, hai lưỡi, âm thanh êm dịu là dụ cho nói dối ỷ ngữ. Nay nói lý thật khó nói về, chỉ trong một nhà này trên có chim quái dưới có trùng độc, lấy đây làm ví dụ. Quái điểu ví như ái sử ở hai cõi trên nên kinh nói sắc nhiễm Vô sắc nhiễm, vì ái là gốc của sanh tử cho nên nay nói trước. Lại các ngoại đạo đều nói hai cõi trên là Cực lạc Niết-bàn mà tham đắm thiền vị, nay phá riêng cho nên trước nói ái ở hai cõi trên. Loài rắn rít, bò cạp: là nói dưới có trùng độc dụ cho sân sử, ái chỉ ở trên không có ở dưới dụ đồng các loài chim, sân chỉ ở dưới không có ở trên dụ cho trùng độc kia, bởi là một cách khai bảy sử phiền não. Tỳ-đàm giải thích văn tương tợ. Loài rắn rít có đủ hai âm, thân dài một thước người đời gọi là xà sư, sân nặng như rắn rít, bò cạp sân nhẹ như loài ngô công do diên. Loài thủ cung là dụ cho dâm ganh ghét, người xưa (chọn) loài trùng này để trong rương cho nó ăn chân châu khiến biến thành màu đỏ, nếu vua hành đạt không tiện, chích lấy máu đề vào trong cánh tay người, người có tư tình máu thấm vào da, có thể dùng làm người giữ cung cho nên đặt tên là thủ cung. “Các giống trùng độc dữ”: là tổng kết các tà, muôn sự ganh ghét từ sân sử lưu xuất ra. “Ngang dọc xen ruổi chạy”: các sử loạn khởi như xen lẫn ngang dọc. Khởi ắt nhanh chóng như ruổi chạy. “Chỗ phân giải hôi thúi” là cặp thứ hai, ban đầu nêu pháp mê hoặc nghĩa là năm dục ở cõi Dục cũng như phân giải: hai cõi trên tuy không có dục ngoài mà có dục trong nên gọi là chảy tràn, đều là người trí chán ghét nên gọi là bất tịnh. “Các loài trùng khương lang bu nhóm ở trên đó”: Đây nói sử năng mê nghĩa là phàm phu si mê mà tham đắm không bỏ, như loài khương lang không biết mà bu đầy trên đó, ở đây nói ái để hiển si. Trước nêu ái sân đều đầy trên dưới như loài chim trùng kia, đây nói về ba cõi đều là hữu lậu bất tịnh vô minh phiền não chung cả đều mê. Cho nên trước nói riêng nay nói chung tức là thứ lớp.
“Các sói cùng dã can”: là nói về san tham một cặp.
Hỏi: Ban đầu nêu chim quái dụ cho ái, trùng độc dụ cho sân, khương lang dụ cho si tức là đủ ba độc vì sao lại nói san tham ư?
Đáp: Tham ái là gốc của sanh tử, nên chia làm hai: Nhẹ là ái cõi trên, nặng là tham cõi Dục. Ban đầu nêu ái cõi trên, nay biện tham cõi Dục.
Hỏi: Vì sao trước nói ái cõi trên kế nói tham cõi Dục?
Đáp: Căn cứ dụ mà chép: Trên có chim quái dưới có trùng độc, nói về nhà đáng sợ không nên dừng nghỉ cho nên trước nói về ái cõi trên, sân cõi dưới rất lầm lỗi cho nên trước nói ái kế nói sân.
Nay muốn nói rộng thứ lớp nêu lỗi của san tham nặng nêu sau nêu, cho nên Phẩm Phương Tiện nói thời kiếp trược loạn chúng sanh cấu trọng san tham ganh ghét, nay vì giáo hóa người cõi cõi Dục cho nên nói rộng lỗi ở cõi Dục nên nói sau. Văn chia làm hai: Trước nói lỗi tham kế nêu lỗi xan. Loài lang sói nhiều tham, do đó kinh nói tham lang ở tài sắc, loài cáo cũng tham mà tánh thường nghi nên kinh nói cáo nghi, tức mượn loài này nói về nghi, lại người nặng về tham muốn cầu danh lợi trước sanh tâm nghi là đắc hay không đắc. Vì vậy nên căn cứ tham sử thì rõ ràng có nghi. Loài dã can cũng tham mà tánh lại siểm khúc (dua nịnh), vì người tham cầu thường ưa dua nịnh, do đó nói về tham mà lại biện siểm khúc. Liếm nhai. Chính nói về tướng tham mới đủ tham năm trần mà vị tham đứng đầu cho nên nói nghiêng lệch. Dẫm đạp: tham không có đạo lý, tham ăn uống không chán nghĩa đồng như dẫm đạp giành giựt. Cắn xé: sáu căn khởi tham chấp cảnh sâu nặng như cắn xé. Thây chết: Tham năm dục bất tịnh tanh hôi dụ cho thây chết. Xương thịt bừa bãi: Tham chấp chứa nhóm dụ các việc kia thường bừa bãi.
Do đó mà bầy chó: Nêu từ tham khởi san, san chẳng phải một dụ đồng bầy chó. Đua nhau đến ngoạm lấy”: Nghĩa tâm tham chấp chặt lẫn tiếc đồng nghĩa ngoạm lấy, lại nặng về danh lợi như xương thịt bừa bãi, cạnh tranh danh lợi đồng ngoạm lấy, tham không no chán như ốm đói đáng sợ, không xứng hợp ý như sợ sệt, xúc cảnh đều tham bốn phương dẫn dắt tìm ăn các nơi. “Giành giựt cấu xé”: Trước nói từ tham khởi xan, nay nói nhân san tham lại khởi sân sử, tánh tham dẫn dắt chấp xan thì lẫn tiếc chấp chặt, hai nghĩa trái nhau cảnh không thuận tâm thì khởi sân tranh giành cho nên nói giành giựt, tranh về phần mình cho nên nói cấu xé. “Gầm gừ gào sủa vang”: Đấu tranh khởi từ thân nghiệp, nay nói về khởi từ miệng nghiệp, từ hai sử san tham cho nên khởi hai sân thân, miệng, đây đều nói bầy chó chẳng phải dụ cho ba ái trước.
“Nhà đó việc đáng sợ, các biến trạng như thế”: là tổng kết lỗi lầm kia. Nhà kia là nhà ba cõi: Đáng sợ: là phiền não nặng hại pháp thân tuệ mạng rất đáng sợ. Biến trạng: Biến đổi hình dáng kỳ quái. Tâm vốn thanh tịnh do khởi phiền não trái ngược tổn thương đến lý, có công năng cảm khổ báo như biến trạng quái lạ.
Hỏi: Vì sao văn này không nói về nghi sử?
Đáp: Đây muốn dụ chúng sanh tại gia khởi ái, chỉ nói về có nơi ba độc chưa suy tìm cầu lý nên không nêu nghi sử, cho nên nghi sử nói sau, trong việc nghi chẳng huộc tánh sử cho nên không nói.
“Khắp nơi đều có” v.v… là dụ cho người xuất gia ngoại đạo khởi sự mê lý, như Phẩm Phương Tiện đã sanh khởi. Lại trước nêu ma trời ưa sanh tử, nay nói ngoại đạo mê đắm các kiến. Văn có hai: Nói si sử kế nêu kiến sử, phải trước sanh nghi sau mới khởi kiến cho nên Tạp Tâm chép: Vô tri nên do dự, do dự nên tà kiến, trên đã nói vô tri nay nêu do dự cho nên ban đầu nói nghi, nghi ở ba cõi nên nói nơi nơi đều có. Quỷ ly mị vọng lượng: Chính nói về nghi sử, mượn vọng lượng ly mị dụ cho nghi không quyết định. Trương Bình Tử Tây Kinh Vũ chú giải rằng: Sơn thần là ly, hình dáng tợ như hổ, thần nhà là mị, đầu tợ heo thân hình người có đuôi, gỗ đá yêu quái là vọng lượng Xuân Thu quyển thứ mười chép: Đúc tượng vật có một trăm loại hình thú vật khiến người vào núi sông không gặp quỷ ly mị vọng lượng. Chú giải rằng: ly là sơn thần hình thú, mị là quái vật, vọng lượng là thủy thần.
Dạ-xoa ác quỷ: là nói về kiến sử. Văn có năm:
- Tà kiến.
- Giới thủ.
- Thân kiến.
- Kiến thủ.
- Biên kiến.
Hỏi: Năm kiến sao gọi là tà kiến ư?
Đáp: Nói theo dụ: Trong nhà có quỷ ăn thịt người rất đáng sợ, tà kiến bác không nhân quả, cắt đứt gốc lành, nặng hơn trong các kiến nên nói trước.
Lại, Tạp Tâm chép: Do dự cho nên tà kiến thì từ nghi sanh tà kiến, nghĩa là thứ lớp nương nhau sanh. Văn chia làm ba:
- Bác bỏ gốc lành tà kiến nửa hàng.
- Một bài rưỡi bác bỏ tà kiến ác.
- Một bài đều kết hai thứ tà kiến.
Dạ-xoa ác quỷ, Thích luận chép: Thành Đế-thích có chín trăm chín mươi chín cửa mỗi cứa có sáu Dạ-xoa áo xanh. Nhưng Dạ-xoa có ba: ở đất, ở hư không, ở trên trời. Thích Luận nói ở trên trời, ngài Lathập dịch là khinh tiệp (nhẹ nhàng mau chóng), lại dịch là người quý cũng dịch là có thể ăn. Nuốt ăn cả thịt người: Ở trên nói tà kiến năng bác bỏ, nay nói pháp thiện sở bác bỏ. Thịt người quý hơn hết trong các thứ thịt, pháp thiện là tôn quý trong các pháp, muốn nói về quá lỗi kia nên trước nói bác bỏ không pháp thiện. Các loài trùng độc ở dưới là nói về bác bỏ tà kiến bất thiện: ban đầu một bài nêu bất thiện bác bỏ, trên nửa hàng nói về nhân bất thiện, kế một câu nêu nhân bất thiện sanh quả bất thiện, câu thứ ba nêu nhân quả đáp sanh đều có lý riêng. Ấp sanh: chim sanh gọi là ấp, thú sanh gọi là cho bú, cùng là trứng gọi là ấp, thai gọi là cho bú.
“Quỷ Dạ-xoa đưa đến”: hai bài rưỡi nói về tà kiến năng bác bỏ. Khởi tà kiến chẳng phải một nên nói đưa đến, nhưng chính bắt ăn thịt con dụ cho tà kiến chính là bác bỏ quả. “Ăn no nê rồi”: một bài tổng kết tà kiến lỗi lầm, đến bác bỏ bất thiện thì tà kiến đều thành chín phẩm, dứt hẳn đủ các gốc lành nên nói no đủ, do chín phẩm đầy đủ tà kiến mạnh lên nên gọi thêm hăng, nhân tà kiến khởi tà kiến nói như tiếng đánh chửi nhau, tà kiến chấp không cùng hữu kiến nghĩa trái nhau như đấu tránh, nói ra từ miệng gọi là âm thanh ác, tà kiến có công năng cắt đứt gốc lành được quả báo vô gián ất đáng sợ hãi.
“Quỷ Cưu-bàn-trà”: Kế là nói giới thủ tà kiến bác bỏ không nhân quả, giới thủ có lập nhân quả, muốn dùng có không tương đối cho nên nối kế nhau, cũng muốn nói lên ngoại đạo chấp có, không trái đến cùng cho nên kế nói. Quỷ Cưu-bàn-trà Hán dịch Đông qua quỷ, hình dáng giống trái bí đao. Giới thủ có hai thứ: Có pháp thiện, pháp ác, nếu chấp các kiến là đạo gọi là pháp ác giới thủ cho nên luận Thành Thật chép: Giữ giới trâu nếu thành thì gọi là trâu, không thành thì đọa vào địa ngục nhưng chẳng phải nghĩa nầy dùng. Nay trong ở đây nói về chấp ba cõi pháp bạn lành lậu xếp vào đạo gọi là giới thủ. Theo nghĩa Tỳ Đam tuy chấp pháp thiện làm giới thủ đều thuộc nhiếp bất thiện cho nên trừ thân kiến, biên kiến các kiến còn lại đều bất thiện. Năng trì thiện giới
đắc trời người cõi Dục lên ngoài bốn thú, như đất khối chỉ cao hơn đất chút ít là chỉ cõi Dục chẳng phải pháp an ổn ví như ngồi xổm. “Hoặc có lúc hỏng đất một thước hai thước”: Đây chấp tu thiền bặt dục xếp vào đạo gọi là giới thủ, chấp Tứ thiền là đạo như lìa đất một thước, chấp Tứ không là đạo như lìa đất hai thước, lại duyên trên là qua, chán dưới là lại sanh cõi trên là qua, thoái cõi dưới là lại, trải khắp ba cõi gọi là dạo đi. Trái chí lý là buông lung, không thể khắc phục thu hoạch Thánh đạo gọi là đùa giỡn. Nắm hai chân của chó: Đây nêu lỗi giới thủ, trước nói tà kiến bác bỏ không nhân quả lỗi kia đã nặng như ăn thịt người và ăn các loài chim thú. Nay nói về giới thủ lập có nhân quả, lỗi lầm tức nhẹ chỉ như sợ chó trong nhà cho nên có thí dụ đây. Chấp bốn thiền bốn không làm đạo trái ngược tổn hại nhân hai cõi trên, như nắm hai chân chó, vì nhân hai cõi trên là hữu lậu, trông mong thánh đạo vô lậu là pháp dưới như chó là loài thú thấp hèn. Chấp hữu lậu, phi đạo là đạo, trái khuấy tổn hại hữu lậu dụ như nắm chân chó trái ngược sự như âm thanh của chó ở ngoài cho nên thất thanh. Đã mê nhân hữu lậu cũng mê quả hữu lậu, như chân đạp trên cổ. Chấp hữu lậu là Thánh đạo không bác bỏ nhân quả như sợ chó không chết, chấp như thế gọi là đắc lý nên gọi là tự vui.
“Lại có các giống quỷ thân nó rất cao lớn”: là nói ngã kiến, kế giới thủ sau nói ngã kiến. Căn cứ dụ mà chép: Đầu tiên nói quỷ đều hại người lỗi kia rất nặng cho nên nói ban đầu. Kế quỷ không hại người, là chỉ làm cho chó sợ cho nên nói thứ hai. Nay một loài quỷ thứ hai nầy đều không hại người ít đáng sợ, nên nói thứ ba. Tà kiến bác bỏ nhân quả lỗi kia rất nặng cho nên nói đầu, giới thủ có lập nhân quả chỉ trái pháp hữu lậu nên nói thứ hai, thân kiến không ngăn ngừa thí giới lại là ẩn chìm pháp vô ký, so với giới thủ thì lỗi kia nhẹ cho nên nói thứ ba.
Hỏi: Như nghĩa luận Thành Thật nói thân kiến là bất thiện, nghĩa Tỳ-đàm nói về thân kiến là ẩn chìm vô ký, hai luận này làm sao có được mất ư?
Đáp: Câu-xá phê bình rằng: Ngã kiến có hai: sanh đắc ngã kiến nghĩa là sanh bất cứ cõi nào trong ba cõi tất cả chúng sanh đều khởi tâm ngã kiến gọi là sanh đắc ngã, ngã như thế gọi là ẩn chìm vô ký. Nếu ngã của ngoại đạo tà chấp gọi là bất thiện.
“Thân kia cao lớn”: Nếu y cứ nhiều người thì chúng sanh trong ba cõi đều có ngã là cao (dài), chúng sanh trong năm đường đều có ngã là lớn (đại). Nếu Tăng-khư chấp ngã thì khắp ba cõi năm đường đều gọi là cao lớn, người chấp ngã cho rằng đắc lý, tâm không hổ thẹn gọi là lõa hình (trần truồng), trong tâm vô minh chấp ngã gọi là đen, chánh quán không hữu vô ngã gọi là gầy, tất cả phàm phu thường có ngã tâm nên nói thường ở trong đó. Trong lòng ôm ngã, tuyên nói nơi miệng cho nên nói phát âm thanh, vì ngã tu phước nghĩa như cầu ăn. Lại quỷ này thường muốn ăn thịt người và thú, như người chấp ngã thường bác bỏ vô ngã nên gọi là cầu ăn.
“Lại có giống quỷ cổ nhỏ như lỗ kim: Là nói kiến thủ, kiến thủ có hai:
- Độc đầu.
- Túc thượng.
Độc đầu là không lạc tịnh chấp lạc tịnh, Túc thượng: Trên ngã kiến chấp phải trái, như nói tự thấy là thật, các người khác đều là nói dối. Nay văn nầy nói chấp mình thấy là đúng không chịu nhận người khác thấy như quỷ cổ nhỏ không thể ăn uống.
“Lại có các giống quỷ đầu nó như đầu trâu”: Là nói biên kiến. Đoạn, thường từ thân kiến sanh, như hai sừng trâu chung ở một đầu, mà nói trâu vì loài trâu dê ngu si v.v… Căn cứ dụ mà nói nên có ba ý: 1) Trâu.
- Đầu.
- Trên đầu có sừng.
Như do si nên chấp ngã, do ngã nên khởi đoạn thường. “Hoặc ăn thịt người hoặc lại ăn thịt chó: “Trên là nói thể của biên kiến, nay nêu dụng của biên kiến, trái pháp thiện nhân quả như ăn thịt người, trái nhân quả pháp ác như ăn thịt chó, lại trái diệt đạo là ăn thịt người, tổn thương khổ tập như ăn thịt chó. “Đầu tóc rối tung lên”: Trên lượt nêu từ thân kiến sanh đoạn thường hai kiến nay nói rộng từ đoạn thường sanh sáu mươi hai kiến, cho nên Phẩm Phương Tiện chép: Vào rừng rậm tà kiến hoặc là có là không v.v… y chỉ các kiến nầy đầy đủ sáu mươi hai kiến. Đoạn thường là gốc của các kiến như đầu, từ đây sanh sáu mươi hai kiến không có giảng giải tóm lược như tóc rối tung. “Rất ác hại hung hiểm”: là nói về thể của sáu mươi hai kiến, nay nêu dùng, các kiến ấy thường trái ngược tổn thương như tàn hại hung hiểm không có định tuệ ăn uống cho nên nói bị đói khát bứt ngặt. Lại loài quỷ này cũng thường ăn thịt người, như người chấp đoạn thường muốn phá Trung đạo miệng giảng nói các kiến, nghĩa kia nói lên như kêu la, tâm hành đoạn thường nghĩa như rong chạy.
“Dạ-xoa và ngạ quỷ”: một bài rưỡi tổng kết lỗi lầm. Câu đầu nói sử mê lý, câu kế nêu mê sự phiền não khởi hai sử ái kiến, chúng sanh đều không có định tuệ ăn uống như đói gấp, lại thường muốn trái nghịch tổn thương gọi là đói khát, chỉ có tâm muốn ra khỏi mà không tu hành vượt thoát, chúng sanh ái kiến như thế khi chịu các khổ cũng có lúc nhàm chán khổ nên bốn bề, tâm hy vọng mong cầu ra khỏi, như rình xem ở cửa sổ, cửa sổ nghĩa là chỗ không khổ mà không chánh cầu ra khỏi chỉ rình mà thôi. “Các nạn dữ như vậy vô lượng việc ghê sợ”: lỗi liên quan đến phiền não không thể nói hết cho nên nói các nạn như vậy vô lượng việc ghê sợ.
– Nhà cũ mục trên đó: là nói lửa bốc cháy. Văn chia làm hai:
- Ban đầu nói duyên lửa khởi.
- Chính là nói về lửa khởi.
Hỏi: Vì sao có thí dụ lửa bốc cháy ư?
Đáp: Văn xuôi đã giải thích, nay lại làm một ý, trước nói về nhà hình gọi là quả báo ba cõi, kế nói ác quỷ trùng độc nghĩa là trong ba cõi khởi ái kiến phiền não, do có phiền não nên chiêu cảm khổ báo, nhưng cảm hậu khổ có hai nhân duyên:
- Khởi phiền não.
- Xa lìa thầy tốt tức cách đời không có Phật.
Khởi hoặc là nhân cảm khổ cho nên trước nóiPhật bảo là duyên cảm khổ nên nói sau. Do văn kinh trước nói phiền não sau biện cách đời Đức Phật, Phật ứng sanh trong ba cõi, ba cõi thuộc Phật, vì Đức Phật có khả năng giáo hóa ba cõi nên thuộc Phật không thuộc chín mươi sáu Sư cho nên nói một người.
“Người ấy vừa mới ra”: Trên nói ứng sanh nay nói ứng diệt, chuyển hiện phương khác cho nên nói vừa mới ra. “Thời gian chưa bao lâu”: Như lai thị hiện sanh diệt thời gian khoảnh khắc cho nên nói chưa bao lâu. Lại chưa bao lâu mà còn khởi hoặc chiêu cảm khổ huống chi cách Thánh lâu ư?
“Rồi sau nhà cửa đó, bỗng nhiên lửa cháy đỏ”: Chính là nói về lửa bốc cháy. Văn có ba:
- Nói cõi Dục lửa bốc cháy.
- cõi Sắc lửa bốc cháy.
- cõi Vô sắc lửa bốc cháy.
Cho nên văn nói ba cõi bất an giống như nhà lửa thường có sanh già bệnh chết lo buồn, lửa bốc cháy như vậy không dừng. Về sau: Nghĩa là sau khi Phật diệt độ, lại là chúng sanh trái hóa về sau, đây nói về khi lửa bốc cháy: Bỗng nhiên: Từ điên đảo vọng tưởng sanh, chỉ bày lửa cháy không có nguyên nhân. Lửa bốc cháy: Chính nêu khởi hoặc chiêu khổ, bốn loài chúng sanh đồng có sanh già bệnh chết cho nên nói bốn bên. Nhất thời: Tuy là đồng mà còn sợ hãi chưa hẳn nhất thời cho nên lại nói nhất thời. “Ngọn lửa đều hửng hực”: Như lai sau khi diệt độ chúng sanh trái hóa đồng khởi nhiễm trói buộc đều chịu khổ nặng. Rường cột và trính xiêng: là nói thân tâm bị đốt cháy. Tiếng nổ: là già khổ. Rung chuyển: là bệnh khổ. Rớt gãy đổ ngã: là thần thức chết, hình xa lìa ức là khổ chết. “Các loại quỷ thần ấy đồng cất tiếng kêu to”: Đây là nói người gặp khổ. Các quỷ thần là ngoại đạo xuất gia đồng khởi kiến. Luận Thập Địa chép: Ngoại đạo thấy già bệnh chết sanh tâm nhàm chán, như quỷ thần thấy lửa cất tiếng kêu to.
“Các giống chim điêu thứu”: một hàng là nói chúng sanh ái kiến đồng không biết nơi vượt khổ, câu trên nói tại gia khởi ái chúng sanh kiến, lìa sanh già bệnh chết cũng sanh sợ hãi mà không biết chỗ ra, câu kế nói ngoại đạo xuất gia cũng không biết chỗ ra. “thú dữ loài trùng độc chui núp trong lỗ hang”: là nói cõi Sắc bốc lửa, câu đầu nói chúng sanh tại gia chán khổ cõi Dục tu Tứ thiền cầu sanh cõi Sắc cho nên nói chui núp trong hang. Kinh này từ trên đến đây có ba loại ví dụ:
1. Chấp cõi trên cao hơn cõi dưới nên nói dụ lầu gác.
2. Chấp phàm phu xuất ly bởi không đáng nói như một thước hai thước.
3. Nay chấp tránh lửa dụ đồng vào hang. “Các quỷ Tỳ-xá-xà”: Đây nói quỷ cuồng điên, là dụ ngoại đạo khởi kiến cũng chán khổ cõi Dục cầu cõi Sắc cho nên nói cũng ở trong đó. “Vì phước đức kém mỏng nên bị lửa đốt bức”: Tuy sanh cõi Sắc cũng chưa thoát khỏi hoạn, do đó không thoát khỏi khổ vì phước đức mỏng, cõi Dục khổ nặng như thiêu đốt, cõi trên khổ nhẹ nên nói bức. “Lại tàn hại lẫn nhau”: Nói chúng sanh cõi Sắc đã thọ quả khổ lại khởi nhân hoặc, ái thường mê đắm nơi có, kiến thường mê đắm không, có không lẫn khởi nói tàn hại lẫn nhau, có hại không như uống máu, không hại có như ăn thịt. “các loài thú dã can, thì đều đã chết trước”: Khi sanh cõi trên thì tham nặng ở cõi Dục đã dứt trước cho nên kinh Thập Địa chép: Như Phạm Thiên vương, phiền não cõi Dục không hiện tiền. “Các giống thú dữ lớn, tranh nhau đến ăn thịt”: cõi Dục ác tuy diệt mà phiền não cõi trên nối tiếp khởi, khởi thì ai mạnh đoạt ác trước nên nói tranh giành đến ăn nuốt. “Khói tanh bay phùn phụt”: khói là hơi lửa do khổ mà sanh các nghiệp ác nên khổ là lửa nghiệp ác dụ cho khỏi biên khắp trong cõi Sắc Tứ thiền gọi là phủ khắp bốn bề. Kinh Hoa Nghiêm lấy giác quán tà làm khói đây là nói gốc của các phiền não, tư duy tà cũng chung Tứ thiền như phủ khắp bốn phía. “Loài ngô công do diên”: là nói cõi Vô Sắc lửa khởi căn cứ văn có hai:
4. Nêu ba không lửa khởi.
5. Nói về cõi Phi tưởng lửa thiêu.
Tuy sanh Tứthiền cũng chưa thoát khỏi vô thường, lại cầu sanh ba không, nên nói tranh nhau chạy ra khỏi hang. Đây một bài nói chúng sanh tại gia sanh cõi Vô Sắc.
Hỏi: Theo nghĩa Tỳ-đàm nói cõi trên không sân, làm sao được nói loài ngô công du diên dụ cho sanh cõi Vô Sắc chúng sanh có sân ư?
Đáp: Nghĩa có nhiều môn không được hoàn toàn dựa vào số phân phán.
“Quỷ Cưu-bàn-trà rình bắt lấy mà ăn”: Nửa bài kệ nầy nói về khởi kiến ngoại đạo sanh cõi Vô Sắc, ngoại đạo thường chấp vô kiến, bác bỏ sở chấp nhân quả, đều không cho nên nói liền bắt lấy mà ăn nên đầy đủ như cõi Sắc nói, nay lược nói nghĩa tạo nhân khổ! Lại đây giải thích chuyển thí dụ nói về nghĩa tuy sanh ba không mà chưa thoát khỏi lửa cho nên nói liền bắt lấy ăn, quỷ là dụ lửa. “Lại các loài ngạ quỷ trên đầu lửa rực cháy”: là nói cõi Phi tưởng lửa bốc cháy. Tuy sanh ba không mà chưa thoát khổ nên cầu sanh cõi Phi tưởng gọi là đảnh của ba hữu, gọi là đầu, cũng bị các khổ vô thường ép ngặt nên nói lửa bốc cháy, tuy sanh trong phi tưởng mà cuối cùng không ngoài định tuệ thế gian như đói khát nóng khổ. Lại đói khát thường muốn ăn uống, chấp Phi tưởng phàm phu thường muốn bác bỏ chánh pháp Niết-bàn. Ban đầu ở nhà bị đốt nên tranh vào trong hang, vào hang bị thiêu đốt lại chạy ra khỏi hang, ngoài hang lại không tránh khỏi lửa, lại không có chỗ đi cho nên nói sảng sốt chạy quàng lên, như vốn ở cõi Dục chịu khổ nên cầu sanh cõi Sắc, cõi Sắc lại không khỏi khổ nên cầu sanh cõi Vô sắc, cõi Vô sắc lại không thoát khổ thì không có chỗ tránh khỏi khổ như sảng sốt chạy quàng lên.
“Nhà lửa dó như vậy: v.v…” là tổng kết lỗi của lửa.
“Lúc bấy giờ chủ nhà v.v…” ba hàng tụng thí dụ thấy lửa. Văn xuôi có ba:
- Thấy lửa kinh sợ.
- Cha đã ra khỏi.
- Con chưa lìa.
Nay chuyển thế cũng có ba:
- Đứng ở ngoài cửa.
- Chúng sanh có căn cơ với Phật.
- Trưởng giả kinh sợ vào nhà lửa.
Hỏi: Vì sao đứng ở ngoài cửa ư?
Đáp: Phẩm Phương Tiện chép: mắt Phật thấy chúng sanh sáu đường. Trước văn xuôi nói Trưởng giả thấy lửa lớn, là đều chưa nói về chỗ thấy nên nay giải thích hai chỗ: Nói Phật ở địa pháp thân cho nên thấy, như Trưởng giả đứng ngoài cửa cho nên nghe. Nói đứng là dáng sắp đi, do sắp vào nhà cứu con nên nói đứng, lại nói đứng dường như không đi, ví như Đức Phật đợi thời cơ mới vào sanh tử độ chúng sanh mà không đi nơi khác. Lại nói đứng, vì các con trái hóa trôi lăn trong sanh tử, Như lai các đức đầy đủ đã lâu nên đứng, lại đứng là dáng mạo không an, bậc Thánh tuy lại dứt tích ngoài thế gian mà thường muốn ứng vào sanh tử không hề tạm an.
“Nghe có người nói rằng”: Nói chúng sanh có căn cơ chiêu cảm đến Phật. Chúng sanh có cơ ứng ngộ, trước hóa duyên phát đến nay hợp Phật như nghe bảo mà sau biết. Văn xuôi nói thấy nay nói nghe: Trên y cứ Thánh trí chiếu đạt sáng suốt thí ví đồng mắt thấy, nay dụ chúng sanh thiện căn sắp phát, nhưng gốc lành sắp phát nghĩa kia còn ẩn, yếu cho nên như nghe. “Các người con của ông”: là thuật lại việc nghe. Trước đã từng được hóa độ nên ngoài bốn dòng mà giữa đường khởi hoặc lại vào ba cõi. “Thơ dại không hiểu biết chỉ tham vui ưa đắm”: Đầu phát đạo tâm là thơ, gốc lành yếu đuối là nhỏ, có vô minh phiền não là không biết, ái nơi năm dục là tham đắm. “Trưởng giả vừa nghe xong”: là nói ứng thân vào, bác bỏ sanh tử muốn cứu giúp. Hai chương trên đều nêu pháp thân, nay lại biên rõ ứng tích.
“Mà dụ bảo các con v.v…” năm hàng tụng thí dụ cứu con không được. Trước vốn có hai môn khuyên, răn, nay chỉ tụng răn. Vì sao? Vì muốn nói về nghĩa ba thí dụ kế theo tụng trước thí dụ nói chung rộng tội lỗi sanh tử, tụng thấy lửa dụ nêu các con trái hóa khởi hoặc tham đắm nhân duyên sanh tử, nay tụng cứu con không được chính vì con nói tội lỗi sanh tử nên nay chỉ tụng môn răn. Văn chia làm hai:
- Tụng cứu con.
- không căn cơ không nhận sự giáo hóa của cha.
Văn đầu lại có hai:
1. một bài rưỡi nói lược tội lỗi sanh tử. Loài rắn độc rít độc v.v…” là nói rộng tội lỗi sanh tử, loài rắn độc v.v… là giải thích trùng độc trên. “Và các loài Dạ-xoa” là giải thích ác quỷ ở trên, “Cùng quỷ Cưu-bàntrà”: là nói lại quỷ trùng. Ban đầu quỷ trùng là lỗi nặng nên nêu trước sau độc hại ít nhẹ cho nên nêu lại. “Chỗ khổ nạn như thế huống chi là lửa lớn”: các khổ phiền não sở dĩ làm náo loạn tâm còn không thể thọ huống chi bệnh gài chết khổ mà có thể thọ ư? Lại giải thích khổ trời người đã không thể thọ huống chi là khổ ba đường ư?
2. “Các con nhỏ không biết v.v…” tụng không có căn cơ.
“Lúc bấy giờ, Trưởng giả”: là nói thí dụ ba xe cứu con được. Trên có bốn:
- Biết sở thích con trước.
- Chính là nói ba xe.
- Các con tin nhận.
- Cha vui mừng; nay tụng đầy đủ.
Ba hàng tụng thứ nhất, trong văn có ba:
- Không ra bị tổn hại.
- Muốn lập hương tiện ra.
- Biết con trước ưa thích.
Nay chuyển thế làm hai:
- Hai bài rưỡi nêu không có đại căn cơ.
2. Nửa bài nêu có tiểu căn cơ, vì không có đại căn cơ mà có tiểu căn cơ cho nên dứt đại mà trao pháp Tiểu thừa. “Làm ta thêm sầu não”: Ban đầu ở pháp thân địa thấy chúng sanh ở trong sanh tử chịu khổ rồi khởi tâm đại bi, kế dùng bổn thùy tích dùng giáo Đại thừa hóa không được, tâm bi càng sâu cho nên nói thêm. “Nay trong nhà lửa này”: là nói riêng việc đáng thương đắm chấp sanh tử không thọ giáo Đại thừa hóa bởi vì bỏ lạc chấp khổ sẽ bị phiền não đốt cháy gốc lành, cho nên đáng thương. “Ông liền tự suy nghĩ”: Muốn lập giáo Tiểu thừa hóa, thì liền nói lên có căn cơ Tiểu thừa.
“Bảo với các con rằng v.v…” chính thí dụ lập ra ba xe. Trên có bốn phần: nay tụng đủ.
- Một bài tụng khen ngợi ba xe.
- Ba cứu tụng chỉ chỗ ba xe.
- Một câu khuyên mau ra khỏi nhà lấy xe.
4. Một bài tụng bảo đảm cho không dối gạt. “Mà sắm các xe này”: Vốn không có Ba thừa vì chúng sanh mà quyền thiết lập cho nên nói làm ra. Lại do Đức Phật đắc ba cho nên nói Phật tạo tác.
“Các người con nghe nói v.v…” là các con tin nhận ra khỏi nhà lửa. Văn nầy có ba: Nửa bài tụng Văn tuệ, sáu chữ tụng địa vị Hữu học.
“Mà ra v.v… trở xuống có mười chữ v.v…” là tụng địa vị Vô học.
- Sở dĩ chỉ tụng ba ấy là ban đầu nghe giáo.
- Tu hành.
- Ra khỏi nhà.
“Trưởng giả thấy các con v.v…” là Tụng trên cha thấy con ra khỏi nhà lửa vui mừng. Văn chia làm ba:
- Một bài rưỡi nói vui mừng.
- Hai bài rưỡi nói ưu sầu giải thích vui mừng.
- Một bài tổng kết vui mừng.
Trên đây đã nêu ba lỗi ác quỷ trùng độc cho đến lửa lớn. Đầu tiên trong tổng thí dụ nói riêng ba cõi có lỗi lầm này. Trong thí dụ cứu con không được nói riêng vì con nói tội lỗi sanh tử mà con không tin nhận, nay trong đây riêng vì nói về lo con không được ra ngoài, được ra ngoài vui mừng cho nên lại nêu. Sanh nuôi rất khó nhọc: khiến phát tâm Bồ-đề là sanh, dạy hạnh Bồ-tát là nuôi. Trong đây trình bày con có ba thời:
1) Thời sanh nuôi: nghĩa là thời quá khứ vốn học Đại thừa. 2) Từ thời nhỏ v.v… mất Đại thừa hành giáo nhập ba cõi. 3) “Nay ta đã cứu con v.v…” là đắc quả Tiểu thừa.
“Khi ấy các người con v.v…” đồng ban cho xe lớn. Trên có ba:
- Xin xe.
- Cho xe.
- Được xe vui mừng, nay tụng đủ.
Xin xe có bốn: Một là nửa hàng nói về thời xin. “Biết cha đã ngồi yên”: Ở đây từ đầu đến cuối nói về cha có ba thời:
- Đứng ngoài cửa, dụ ở địa vị pháp thân muốn thùy ứng tích.
- Kinh sợ vào nhà lửa, chánh ứng nhập sanh tử.
- Ngồi yên, đó là thí quyền cứu con, vì đã đứt ý tâm an vui nghĩa là ngồi yên.
Hai là “Đều đến bên chỗ cha v.v…” một bài chánh tụng xin xe.
Đây dụ từ đầu đến cuối nói về con gồm có năm thời:
- Vào nhà dạo chơi, đây là trái Nhất thừa hóa nhập Ba thừa.
- Nêu đua nhau chạy khỏi nhà lửa, đây là bẩm thọ giáo Ba thừa vượt ngoài ba cõi.
- Con ngồi yên, là đắc tiểu quả rốt ráo.
- Đều đến chỗ cha, là trái tiểu hướng đại tức đại căn cơ phát.
- Nương vào xe báu thẳng đến đạo tràng. Ba là: Như vừa rồi cha hứa v.v…” một bài nêu hứa cho, vì hứa cho nên xin, nên nêu hứa mà cho. Bốn là: “Bấy giờ chính phải lúc v.v…” Nửa bài kết thành ý xin.
“Trưởng giả giàu có lớn v.v…” tụng đồng ban cho xe. Văn xuôi trước nói đồng ban cho xe sau nói xe lớn. Nay bảy hàng trước tụng xe lớn, sau nửa hàng tụng đồng ban xe bởi vì chuyển thế nói pháp. “Dùng các thứ vật báu tạo thành các xe lớn”: Nói muôn đức Như lai gọi là Đại thừa cho nên nói dùng các vật báu tạo thành xe lớn.
Hỏi: Ba thừa là phương tiện có thể gọi là tạo tác, Nhất thừa là chân thật vì sao cũng gọi là tạo tác ư?
Đáp: Trước nói không có ba vì chúng sanh nói ba cho nên nói tạo tác, do đó trước nói”: Ta vì các ông tạo raxe này, nay nói về thật có các đức gọi là tạo Nhất thừa nên nói tạo tác, vì thế hai nghĩa tạo tác khác nhau.
Lại, căn cứ lý nói về đạo môn không hề có ba, một, nói ba-nói một ấy đều là phương tiện tức không danh tướng mà gượng nói danh tướng, cho nên đều gọi tạo tác, ở đây đều căn cứ quả xe giải thích. Nếu y cứ nhân xe giải thích nói về tạo dụng, nhờ trước gốc lành Ba thừa là vật báu để thành ngày nay hiểu chỉ có nhất Phật thừa cho nên nói dùng các vật báu mà tạo tác. Lại hiểu Nhất thừa chẳng phải mình có thể đắc, đắc do Thánh trao nghĩa gọi là tạo tác. “Vải quý mịn rất tốt”: Dùng vải mềm che phủ, có hai công dụng:
- Để ngăn bẩn.
- Để trang sức.
Nghĩa nhất thừa cũng đủ hai nghĩa:
1/ Thiền định cấu dơ quá nhiều thì sanh nhiễm, chân thật giải có thể mất tức nghĩa ngăn bẩn.
2/ Định do tuệ thành có nghĩa nghiêm sức. “Có trâu trắng to lớn v.v…” là tụng trâu trên. “Đông những tôi và tớ v.v… trên tụng người hầu hạ”. “Đem xe đẹp như thế v.v…” là đồng ban cho xe.
“Lúc bấy giờ các con v.v…” là được xe vui mừng. “Dạo chơi khắp bốn phương”: Nếu căn cứ hóa tha để giải thích bốn phương, thì được giải bình đẳng mới tu đại hạnh khắp hóa bốn loài như dạo khắp bốn phương, ý chí vui sướng cầu Phật như “vui chơi khóai lạc.” Đại thừa không giới hạn ở thiên Tiểu thừa, như tự tại vô ngại. Nếu căn cứ tự hành giải thích nghĩa bốn phương thì đã được ngộ giai tức nhập Thập trú tâm là phương đông, kế là đến Thập hạnh là phương Nam, từ Thập hạnh đến Thập Hồi hướng là phương tây, từ Thập hồi hướng đến Thập địa là phương bắc, từ Thập địa đến địa Diệu giác là thẳng đến đạo tràng.
“Bảo Xá-lợi-phất này v.v… có mười tám hàng hợp thí. Văn xuôi hiệp đầy đủ sáu thí dụ, kệ tụng hiệp năm lược thí dụ không dối gạt. Trên hiệp tổng thí chính hiệp hóa chủ gồm năm nghĩa còn lại, nay chuyển thế nói về nghĩa chia làm bốn: Một hàng tụng hóa chủ: Một hàng tụng sở hóa. Một hàng tụng hóa xứ. Một hàng tụng ý hóa.
“Đức Như lai đã lìa”: tụng hợp thí dụ thấy lửa, trong văn xuôi hiệp thấy lửa có hai:
1/ Hiệp thấy chúng sanh chịu khổ.
2/ Hiệp thấy chúng sanh không hay biết khổ. Nay văn chuyển thế chia làm hai:
3/ Kệ tán Phật được lìa tức nói về năng kiến.
4/ Bài kệ kế là nói chúng sanh nói sở kiến. Sở dĩ khen ngợi Phật được lìa là kế văn nói ý hóa ở trên, ý hóa đã nói là lỗi chúng sanh rõ ràng có khổ không vui nên nay khen ngợi Phật không khổ có vui. Lại do không có khổ nên có thể thấy vật khổ, bởi có vui năng thấy không vui, nửa hàng trên khen ngợi Phật không khổ, nửa bài kệ dưới khen ngợi Phật có vui. Không có sanh tử náo động nên gọi là vắng lặng ở thong thả, trí đức um tùm dụ như rừng, tiêu diêu phóng khóang như đồng nội, Như lai ở yên tịnh cho nên nói an ổn. “Hiện nay ba cõi này v.v…” một bài tụng sở kiến, quả báo ba cõi tùy thuộc nơi chúng sanh mà nói là của ta, chính vì chúng sanh là con, nên sở hữu của con, chẳng có gì không phải cha có. “Các chúng sanh trong đó đều là con của ta v.v…” Trên là nói về cõi nước thế gian thuộc về Phật, nay nói chúng sanh thế gian là con Phật.
Hỏi: Vì sao chúng sanh là con Phật ư?
Đáp: Xưa Quang Trạch học sĩ Hòa-xá-lê chép: Thức phàm phu lại năng sanh thức, thức sở sanh tức là trẻ con, nên gọi là con; đắc ý thức vô lậu không còn sanh thức. Luận Sư luận Thành Thật chép: Chúng sanh từ trong vô minh thức lưu lạc đến được Phật thương xót cho nên gọi là con. Nay nói về con có hai nghĩa:
1/ Chúng sanh cùng Phật đồng nguồn gốc, nghĩa là chúng sanh bản tánh thanh tịnh Đức Phật cũng như vậy, cho nên kinh Niết-bàn dạy đều là một vị tùy dòng kia nên có sáu vị.
2/ Chư Phật thương xót chúng sanh nay ở trong sáu đường, do từ niệm nên gọi là con.
“Mà nay trong ba cõi v.v…” hiệp Nhất thừa hóa không được. Trong văn xuôi nêu hai môn răn và khuyên hợp, nay chuyển thế chỉ chia làm hai:
- Một kệ một câu nói về vì nói đại.
- Ba câu tụng không căn cơ không thọ hóa.
“Có thể cứu hộ chúng”: là năng dùng Đại thừa hóa cứu giúp mà ủng hộ. “Tuy lại đã dạy bảo”: câu trước khen ngợi Phật năng cứu hộ,
nay chánh nêu cứu hộ. “Mà vẫn không tin nhận”: ba câu nói về không căn cơ không thọ hóa trong đây hai câu dưới giải thích nghĩa không thọ, do kia tham đắm Tiểu thừa nên không thọ Đại thừa. “Vì thế nên phương tiện v.v…” tụng Ba thừa hóa được. Trên hợp thí có bốn:
- Nói về ý khởi quyền.
- Nói giáo.
- Được lợi ích.
- Cha vui mừng.
Nay chỉ tụng hai: Một hàng rưỡi tụng lược lợi ích. Vì thế nên phương tiện: là kế theo thế văn ở trên vẫn ở dưới bảo nên nói thế nên phương tiện. “Khiến các chúng sanh, biết ba cõi là khổ”. Một hàng nói Ba thừa, nửa hàng đầu khiến biết khổ đế, nửa hàng sau chỉ bày đạo đế, đây nói về từ đầu đến cuối Tứ đế. Lại nói Ba thừa để chỉ bày nghĩa được mất chẳng thật có ba. Biết ba cõi là khổ: ba cõi là thật khổ. “Các đạo pháp ra đời”: nhân Đại thừa là đạo, ý đây nói về nói ba khiến biết khổ là thật khiến tu nhân Đại thừa, chẳng vì Tiểu quả. “Tất cả các người con v.v…” một bài rưỡi tụng được lợi ích, nói về đủ Ba thừa được lợi ích.
“Xá-lợi-phất phải biết” là tụng hợp đồng ban cho xe lớn. Trong văn xuôi nói hai thí dụ mà hai hiệp, nay chuyển thế chia làm ba:
- Hai hàng kệ hợp đồng ban cho.
- Ba hàng kệ hợp xe lớn.
- Hai hàng hiệp được xe vui mừng.
“Dùng môn thí dụ nầy để nói một Phật thừa là nói chung ý của năm thí dụ. Vì muốn nói một Phật thừa tức là đồng ban cho, kế nói về khuyên tin. Tuy đồng ban xe mà còn sợ chưa hẳn tin vì vậy nên khuyên tín. Nửa bài trên là chánh khuyên tín. “Tin nhận lời nói nầy”: tức tin lời thí dụ trên. “Hết tất cả mọi người đều sẽ thành Phật đạo”: là nói lược ý chỉ quy về khiến tin như thế. “Phật thừa nầy mầu nhiệm: v.v…” ba hàng tụng xe lớn. ba hàng chia làm hai:
- Hai bài khen ngợi Phật thừa.
- Một bài nêu thể của thừa.
Hai bài trước lại chia làm hai:
- Căn cứ Pháp khen ngợi thừa.
- Kệ sau căn cứ người khen ngợi thừa.
Căn cứ pháp khen ngợi thừa, nửa hàng trên đối nhị thừa Thanh văn Duyên giác khen ngợi Phật thừa. Thừa ấy rất mầu nhiệm đức chẳng có gì không tròn đầy. Thanh tịnh: Hệ lụy chẳng có gì không tận, do đức đầy đủ, lụy cùng tận nên vượt ra Nhị thừa gọi là bậc nhất. “Ở trong các thế gian: Nửa bài đối thừa trời người khen ngợi Phật thừa, thừa trời người là thừa thế gian nên gọi là hữu thượng thừa, Phật thừa là thừa xuất thế gian nên gọi là vô thượng. “Của Chư Phật ưa vui v.v…” căn cứ người mà khen ngợi cũng có hai:
- Một câu nêu Phật khen ngợi.
- Ba câu nói trừ Phật, ngoài ra chín loại chúng sanh đều phải khen ngợi.
Lại trước nói về pháp sở thừa, Chư Phật ưa vui là nêu nói người năng thừa, tất cả các chúng sanh là nói người đi theo. Cần đầy đủ nghĩa Ba thừa mới gọi là đủ. “Đủ vô lượng ngàn ức”: Một hàng là nói thể của thừa. Cũng có hai nghĩa:
- Ba câu căn cứ thật tuệ của Phật xếp vào thể của thừa.
- Một câu nói về quyền trí của Phật xếp vào thể của thừa.
“Chứng đắc thừa như thế v.v…” Hai hàng tụng được xe vui mừng. Nêu giữa Duyên giác trên Bồ-tát và dưới Thanh văn đồng hiểu được không hai, hiểu không quanh co cho nên nói thẳng đến.
“Vì nhân duyên ấy v.v…” một hàng kệ là tụng, trong văn xuôi do nhân duyên ấy nên biết Chư Phật dùng năng lực phương tiện đối với nhất Phật thừa phân nói riêng ba v.v… Nói sự đã xong cho nên tụng kết lời xin dạy ở trên.
“Bảo với Xá-lợi-phất v.v…” tụng văn xuôi ở trên khuyên mở rộng kinh. Theo văn có hai:
- Khiến biết pháp quyền thật.
- Nêu người đúng sai.
Biết pháp quyền thật: Khiến biết xưa nay hai pháp đại tiểu nghĩa quyền thật. Nêu người đúng sai: Khiến nay là tài năng (khí) cần phải trao, chẳng phải tài năng chớ truyền. Xét rằng muốn mở rộng kinh chủ yếu phải đầy đủ hai nghĩa này cho nên chia làm hai chương. Căn cứ đầu chỉ bày pháp quyền thật chia làm ba:
- Dựa vào ân tình cha con để nói lên đại tiểu quyền thật.
- Dẫn Bồ-tát làm chứng minh đại tiểu quyền thật.
- Nói Phật là đấng Pháp vương giải thích ý quyền thật xưa nay. Dựa vào ân tình cha con nói thì không có dối gạt nhau, nên nói quyền thật cần phải tin. Văn chia làm hai: hai bài kệ trước xác định cha con, một hàng rưỡi sau chính nêu quyền thật.
Đầu lại chia làm hai:
- Bài kệ đầu xác định cha con.
- Bài kệ sau là nêu ân (từ phụ) cha lành. Một hàng rưỡi sau cũng
chia làm hai:
- Hàng đầu nêu giáo trước chẳng thật.
- Nửa bài sau nói trí Phật là thật. “Nhưng chỉ hết sanh tử”: là chỉ hết một lớp phần đoạn sanh tử.
“Nếu có Bồ-tát v.v…” có mười một bài kệ dẫn Bồ-tát làm chứng minh đại tiểu quyền thật. Trên định cha con tức là đối với người Thanh văn nói về quyền thật, nhưng Thanh văn phước mỏng căn độn chưa chắc có khả năng hiểu ý giáo quyền thật, Bồ-tát có phước đức lợi căn nên mới hiểu, được nên căn cứ Bồ-tát nói về quyền thật.
Văn nầy chia làm hai phần:
- Kệ chính là nói về Bồ-tát đến hội Pháp Hoa nghe pháp chân thật.
- Nói Bồ-tát có khả năng hiểu quyền thật.
Phần hai lại chia làm hai:
- Một bài nêu Bồ-tát hiểu nhân quyền thật.
- Chín hàng nêu Bồ-tát hiểu pháp quyền thật, tức là giải thích thành nghĩa nhân quyền thật. một bài đầu: Nửa bài trên nêu nhân quyền nửa bài kệ dưới biện nhân thật.
“Nếu có người trí nhỏ v.v…” Nói về pháp quyền thật, văn nầy lại chia làm hai:
- Nói về trước Tứ đế là pháp quyền.
- Thiên đối với quyền của diệt đế trước nói nay diệt đế là thật. Đầu văn ói Tứ đế chia làm bốn đoạn:
Văn khổ đế có bốn câu. Nửa hàng nói căn duyên, nửa hàng vì nói giáo, nửa hàng nói được lợi ích, nửa hàng tổng kết tên đế. Nêu tập đế có hai đoạn:
- Kệ nói căn duyên.
- Kệ nói thuyết giáo.
Mà nói dùng phương tiện nói đạo: Đạo nầy chẳng phải đạo đế chính là nói đạo dẫn dắt. Nhưng mười phiền não làm tập chỉ nói tham gồm có hai nghĩa:
- Nêu mười sử lấy tham làm đầu.
- Tất cả chúng sanh đều tham vui. Kế một bài nêu nói giáo diệt đế; nửa hàng diệt lỗi nhân, nửa hàng diệt lỗi quả. Kế nửa hàng nêu ở hai đạo đế, Trong đây bốn đế từ rộng đến lược khổ đế đầy đủ bốn đoạn, tập đế chỉ có hai đoạn, diệt đế có một bài kệ, đạo đế chỉ nửa hàng.
“Lìa hết các khổ phược…” là căn cứ thiên về diệt đế để nói lên quyền thật, nhưng hữu lượng Tứ đế là quyền, vô lượng Tứ đế là thật, chỉ diệt đế là chánh tông của quả pháp hai thừa Đại tiểu, quả pháp cho nên chọn thiên về quyền thật kia. Văn chia làm hai:
- Y cứ vào hữu dư luận về Đại tiểu, quyền thật.
- Y cứ vào vô dư luận về Đại tiểu, quyền thật.
Nửa hàng đầu là nhắc lại hữu dư giải thoát. Kệ kế tiếp là giải thích xưa là hữu dư giải thoát. Nói chỉ xa lìa luống dối: Tứ trụ phiền não do phàm phu sanh khởi năng cảm phần đoạn luống dối sanh tử cho nên nói luống dối, Tiểu thừa chỉ lìa luống dối nầy cho nên giả danh là giải thoát! “Thật ra chưa chứng đắc giải thoát hẳn tất cả”: Vì chưa dứt hết năm rụ phiền não nên không gọi là giải thoát hẳn tất cả. “Đức Phật nói người ấy chưa phải thật diệt độ”: là nói về xưa nay vô dư quyền thật. Trước chỉ diệt phần đoạn sanh tử gọi là diệt, đây chẳng thật diệt. “Vì người ấy chưa chứng đạo quả vô thượng”: Xưa chưa thật diệt. Đắc đạo vô thượng: diệt quả hai thứ sanh tử mới là thật diệt, văn nầy nói về xưa tiểu Niết-bàn chỉ diệt Bốn trụ, chỉ diệt phần đoạn Đại thừa tức dứt đủ năm trụ, đủ làm ngã hai thứ sanh tử, không nên nói kinh này chưa nói về thường, cũng không nên nói che lấp tướng thường”. Ý của ta không muốn cho đó đến diệt độ”: Chẳng những Nhị thừa chưa đến cực diệt, mà cũng là ý Phật không cho Nhị thừa khiến đến diệt độ.
Hỏi: Kinh Thắng-man nói hữu tác, vô tác, hữu lượng, vô lượng tứ đế vì sao có đồng có khác ư?
Đáp: Tác, vô tác y theo hành phân biệt, lượng vô lượng là đương pháp phân biệt, căn cứ Tiểu thừa sở quán so với sau do có vô lượng đế quán có thể tu tác, đem sau phân biệt trước nên gọi là hữu tác, căn cứ Đại thừa sở quán so với sau, sau lại không gồm quán khác có thể sở tác cho nên gọi là vô tác. Lượng vô lượng: có ba nghĩa:
1/ Dài ngắn nói về lượng vô lượng, ngắn gọi hữu lượng, dài gọi là vô lượng.
2/ Cạn sâu nói về lượng vô lượng: cạn gọi là hữu lượng, sâu gọi là vô lượng. Như Tỳ-đàm nói về khổ là tánh có, luận Thành Thật nói khổ là hư giả, phân tích giả cho nên không, hai thứ này cạn nên gọi là hữu lượng. Đại thừa nêu khổ là mộng huyễn xưa nay vắng lặng tức là Phật tánh, nghĩa này rất sâu xa nên gọi là vô lượng.
3/ Thô tế nói về lượng vô lượng: Quán tướng chung thô gọi là hữu lượng, quán tướng riêng tế gọi là vô lượng, cho nên kinh Niết-bàn chép: Phân biệt là khổ có vô lượng tướng chẳng phải Thanh văn Duyên giác biết được, ta đối với kinh kia không hề nói.
“Ta là đấng Pháp Vương v.v…” Nêu Pháp Vương giải thích nghi.
Trước đối Thanh văn Bồ-tát nêu tiểu quyền, đại thật, nghĩa kia đã rõ ràng, nay giải thích ý trước quyền sau thật, bởi vì đối pháp tự tại hợp thời mà nói. “Xá-lợi-phất phải biết”: Trên chỉ bày pháp quyền thật rồi, nay khuyên răn khiến biết người có khả năng hay không có khả năng.
Văn chia làm hai:
- Nói lược khuyên răn.
- Nói rộng khuyên răn.
Phần đầu lại có hai:
- Nói lược khuyên răn.
- Giải thích khuyên răn: một bài đầu là khuyên.
Nửa bài kế là răn. Pháp ấn của ta đây: lấy lý làm ấn, nghĩa là văn và lý tương ưng thì nên tin nhận, văn trái với lý nầy thì không nên tin. Lý ấn có hai:
1/ Thể ấn: nghĩa là ba, một đều dứt, ngắn dài đều bỏ, tức thật tướng gọi là ấn, cho nên Phẩm Phương Tiện chép: Vì nói thật tướng ấn.
2/ Dụng ấn: Nghĩa là một có, ba không, ba quyền một thật. Nói chung ấn ấy là ấn định các pháp không thể thay đổi, lại giải thích lấy văn làm ấn, dùng văn định lý, nghĩa là lý tương ưng với văn này chính là thật lý nên gọi là pháp ấn. “Chớ có vọng tuyên truyền”: nếu không có khả năng mà tuyên truyền thì tổn hại chẳng có ích, cho nên Phương Đẳng như cam lộ cũng gọi là thuốc độc. “Nếu có người nghe đến”: là giải thích khuyên và răn: bốn hàng trước giải thích khuyên. “Tùy hỷ đảnh lễ nhận”: là thuận theo kinh này mà sanh vui mừng ảnh lễ thọ trì, người này biết một có ba không thì không còn lui sụt nên gọi là A-bề, “Kinh Pháp Hoa này” là giải thích răn. Nghe ba trụ ba không thể nhân ba ngộ một cho nên nói biết cạn. Kế là nói Nhị thừa vì tin được nhập tức là nói lên lý kinh sâu xa không thể truyền bừa.
Hỏi: Người Nhị thừa vì sao do tin đắc nhập kinh này?
Đáp: Nếu cúi đầu chắp tay các việc thiện v.v… làm tông của kinh này thì bậc Thánh sao không hiểu ư! Tức biết ý không do đây, nay nói Nhị thừa đoạn thường chỉ được kính tin mà thôi!
“Lại, Xá-lợi-phất! v.v…” nói rộng về khuyên răn, lại chia làm hai:
- Nói rộng răn.
- Nói rộng khuyên.
Răn dạy có mười người chia làm hai ý.
- Nói về không nên vì năm người nói.
- Nói lên lỗi của năm người.
Không nên vì năm người chép: Đầu kệ nói về ba hạng người:
- Người kiêu mạn như bọn năm ngàn người.
- Người biếng nhác tự chấp chặt cho là đã rốt ráo không tiến cầu quả Phật.
- Người chấp ngã kiến tức là ngoại đạo, nghĩa là chấp chặt hữu ngã không tin vắng lặng.
Kệ thứ hai nói về hai hạng người:
- Phàm phu biết nông cạn, cho là học rộng kinh sách thế tục không tin đến cùng tức là người khởi kiếp chấp.
- Chấp đắm sâu năm dục mê đắm Tiểu thừa mà quên Đại thừa. Không nên vì năm hạng người này nói, ba người đầu thuộc Tiểu thừa hai người sau là phàm phu.
“Nếu có người không tin v.v…” là nêu lỗi của năm hạng người. Y cứ văn chia làm hai:
- Nêu nhân của năm hạng người.
- Nêu quả của năm hạng người.
Nhân của năm hạng người:
- Người chê bai là lỗi miệng nghiệp.
- Người xịu mặt là cau mày nhăn mặt là lỗi thân nghiệp.
- Người nghi ngờ là lỗi ý nghiệp.
- Người chê bai pháp.
- Người chê bai người trì pháp.
Văn đầu là dứt tất cả hạt giống Phật ở thế gian, là giáo lý Pháp Hoa, tất cả thế gian do kinh nầy thành Phật nghĩa là hạt giống Phật, tâm đã không tin miệng lại chê bai cho nên giống Phật liền dứt. “Người ấy khi qua đời: v.v…” là nói về năm hạng người mắc quả báo, gồm có ba nghĩa:
1/ Trên đều nói chớ vì họ nói, cũng dường như không có từ tâm sao gọi là Bồ-tát, cho nên giải thích nói họ nghe chắc sanh tâm chê bai không có lợi chỉ thêm tổn hại nên không nói, không nói ý tức là từ.
2/ Nói quả răn nhân nói chê bai đưa đến nổi khổ có thể không cẩn thận ư?
3/ Chê bai có tội nặng, tin chắc có phước sâu, tức nói về khuyên tín.
Văn chia làm hai phần:
- Chính nói về mắc quả khổ.
- Tổng kết khuyên răn.
Văn phần một có hai châu, nêu khổ báo kia đều có ba phẩm: ba phẩm của châu đầu: Thượng phẩm là địa ngục, trung phẩm là súc sanh, hạ phẩm là chịu khổ nhân gian tức từ nặng đến nhẹ. “Sa vào ngục A tỳ”: A tỳ là vô gián, đường khổ nối tiếp không có lúc gián đoạn nên gọi Vô gián. Lại một người nhiều người thân đều đầy khắp tám muôn dotuần không chỗ nào trống nên gọi là vô gián. Lại sanh khởi chê bai kinh Pháp Hoa thì mang nghiệp thẳng vào địa ngục không còn nghiệp gián đoạn cho nên Vô gián. Kinh dạy: Dưới núi Tu-di có một trăm ba mươi sáu địa ngục, mặt đất ngục có tám:
- Đẳng hoạt.
- Hắc thằng.
- Hiệp hội.
- Khiếu hóan.
- Đại khiếu hóan.
- Viêm nhiệt.
- Đại Viêm nhiệt.
- A tỳ.
Tám địa ngục lớn này trong mỗi ngục lại có mười sáu địa ngục nhỏ để làm quyến thuộc, gọi là tám ngục Hàn băng, tám ngục Viêm hỏa. Tám ngục viêm hỏa là:
- Thán khanh.
- Phất thỉ.
- Thiêu lâm.
- Kiếm lâm.
- Đao đạo.
- Thiết Thích lâm.
- Diêm hà.
- Đồng hoạch.
Tám ngục Hàn băng là:
- A phù đà thiểu hữu khổng.
- Ni la phù đà vô khổng.
- A la la.
- A bà bà.
- Hầu hầu: đây là tiếng chỉ sợ rét run.
- Ưu bát la: rét run người biến thành màu xanh.
- Ba đầu ma: thành màu sen hồng.
- Ma-ha ba-đầu-ma. Hiệp thành một trăm ba mươi sáu ngục.
Luận Tỳ-bà-sa chép: Cõi Diêm-phù-đề rộng bảy ngàn do tuần, ngục A tỳ rộng tám muôn do tuần. Dưới cõi Diêm-phù-đề: là chỉ cõi Diêm-phù trên nhỏ dưới lớn cho nên dung nạp.
Hỏi: Vì sao chê bai kinh đọa vào ngục Vô gián?
Đáp: Nhất thừa là pháp cực lạc chê bai ở chí lý trái ngược Cực Lạc kia cho nên chiêu cảm quả báo rất khổ. Vì lý 1à thường lạc chê bai đối với thường lạc cho nên chiêu cảm quả báo thường khổ, chỉ vì tội cũng là luống dối nên cuối cùng có lúc cũng ra khỏi.
Hỏi: Vì sao Đức Phật nói kinh Pháp Hoa khiến vật chịu khổ này ư?
Đáp: Tội phước từ lý sanh ra, thuận lý thì muôn điều ác tiêu trừ, trái lý thì các khổ nhóm họp, Đức Phật nói kinh Pháp Hoa chỉ bày tội phước của người chẳng phải nói Pháp Hoa khiến vật sanh tội.
“Đầy đủ hết một kiếp v.v…” đây là tiểu kiếp. “Từ trong địa ngục ra v.v…” là nói về dự báo đọa làm oai súc sanh, nhưng tử ngục A tỳ ra chắc chắn đã trải quả đủ khắp một trăm ba mươi sáu địa ngục rồi mới làm loài súc sanh. Nửa bài đầu nói chung đọa vào súc sanh. “Hoặc làm chó dã can v.v…” là nói riêng đọa vào súc sanh. Nói lược bốn thứ: Chê bai cực pháp và người tôn quý nên đọa vào loài thú thấp hèn. “Hoặc sanh làm lạc đà v.v…” chê bai kinh Bình đẳng đại bi nên thọ báo súc sanh ngu si. “Có khi làm dã can v.v…”, lại chột hết một mắt”: Đức Phật có hai giáo quyền thật, kia chấp quyền mà phá thật nên bị quả báo chột một mắt, bị báo bị đánh ném; khéo tin kinh phù hợp lý lợi tha, chê bai thì trái lý tổn hại người, tổn hại người nên lại mắc báo tổn hại cho nên bị đánh ném. “Ở đây vừa chết rồi liền lại thọ thân rắn”: Do báng pháp chê người tâm sanh sân nhuế nên thọ thân rắn. “Thân thể nó dài lớn”: Sân đối với pháp Đại thừa nên thọ thân dài khổ, không chịu nghe pháp cho nên điếc, ngu si, chê bai nên ngây dại, không thọ hành pháp cho nên không có chân, thường khiến chúng sanh không tin nên bị các trùng nhỏ cắn ăn. “Nếu được sanh làm người v.v…” là nêu dự báo. Luận Trí Độ chép: Người chê bai pháp chẳng có nghiệp san tham nên không đọa vào loài ngạ quỷ, ngu si chê bai nên bị báo ngu độn, cũng chê bai kinh trí tuệ nên mắc quả báo ám độn, tâm kiêu mạn chê bai nên mắc quả báo lùn, chê bai pháp mầu nhiệm mắc quả báo xấu xí, chê bai pháp mở cửa phương tiện nên mắc quả báo lệch què, chê bai kinh ngay thẳng nên mắc quả báo lưng gù. “Nghèo cùng rất thấp kém bị người sai khiến luôn”: Kinh dạy đầy đủ muôn đức gọi là giàu sang, chê bai kinh mắc báo nghèo hèn. Nương theo Nhất thừa tự tại không ràng buộc, chê bai pháp tự tại mắc quả báo không tự tại cho nên bị người sai khiến. Kinh này có công năng phá bệnh của phàm phu, Nhị thừa, Bồ-tát, chê bai kinh vô bệnh thì mắc quả báo nhiều bệnh. “Nếu học qua nghề thuốc”: chê bai pháp thuận lý mắc quả báo trái lý.
“Thường ở trong địa ngục v.v…” là châu thứ hai nêu ba phẩm tội, do sanh làm người mà chê bai pháp nên mắc các nghiệp ấy, liên tục chê bai kinh nên đọa vào địa ngục, cũng có ba phẩm:
1/ Sanh địa ngục.
2/ Ở tại đường ác khác: v.v…” là nói đọa vào súc sanh.
3/ “Nếu được sanh làm người: v.v…” thì chấp sâu ngã kiến. Trên đây nói chịu khổ báo ba phẩm. Văn nầy nói do trái với ý chí nên tăng thêm các hoặc tức đầy đủ ba chướng. Đắm sâu ngã kiến gọi là ngu si. Kế là nói sân nhuế; dâm dục trở xuống là nói về tham.
“Bảo với Xá-lợi-phất v.v…” là tổng kết. Do lý đầy đủ các đức, chê bai kinh nghĩa lý viên mãn chiêu cảm tất cả quả báo nói không cùng tận, đâu có luống dối ư!.
Hỏi: Người không tin Pháp Hoa đọa vào địa ngục người tin Pháp Hoa sẽ được thành Phật, nay có người mắc năm tội nghịch mà tin Pháp Hoa có được thành Phật hay không? Người giữ giới không tin Pháp Hoa có đọa vào địa ngục hay không?
Đáp: Người mắc năm tội nghịch thì bất định, nếu gặp bạn lành như vua A-xà-thế sám hối diệt tội được thành Phật. Nếu không đúng tuy tin kinh này cũng không tránh khỏi đọa địa ngục, người giữ giới không tin kinh này cũng đọa địa ngục.
“Nếu có người lợi căn v.v…” là giải thích rộng nghĩa khuyên, cũng chia làm hai:
1/ Nêu vì mười hạng người mà nói.
2/ Tổng kết.
Nói riêng mười người chia làm mười đoạn nên cũng được chia làm năm cặp:
- Đầu quá khứ hiện tại một cặp. Hiện tại lợi căn, quá khứ gặp Phật (một cặp).
- Xuất xứ một cặp, xuất từ bi với bốn loài, ở riêng một mình nơi núi rừng vắng lặng.
- Trong ngoài một cặp, ngoài thì bỏ ác gần thiện, trong thì giữ giới thanh tịnh.
- Tự tha một cặp, tự thì chất phác ngay thẳng không sân, tha thì vì chúng nói pháp.
- Đầu cuối một cặp, đầu thì nhất tâm cầu pháp, cuối thì đảnh lễ tín nhận tu hành, kết khuyên như văn.
Hỏi: Cặp thứ ba nói bỏ ác gần thiện, những người nào là thiện?
Đáp: Như Phẩm Thường Đề chép: có khả năng nói pháp Đại thừa vô sở đắc, lại có khả năng chỉ bày cho chúng sanh đạo phải trái tức là bạn lành của chúng sanh.
Hỏi: Đã nói vì nhất thiết trí cầu pháp bốn phương, lại vì sao không thọ các kinh kệ, làm sao thành Nhất thiết trí ư?
Đáp: Như kinh Đại Phẩm chép: Tuy học khắp các đạo mà không thủ chứng, do học khắp các đạo nên thành Nhất thiết trí, mà không thủ chứng như không thọ một bài kệ trong các kinh.
Hỏi: Kinh Niết-bàn chép: Tất cả kinh sách chú thuật đều là Phật pháp, nay vì sao không nhớ nghĩ, kinh sách ngoại đạo ư?
Đáp: Niết-bàn muốn gồm nhiếp tất cả pháp đều nhập Phật pháp phá các ngoại đạo tự nói có pháp, nay khiến người tu hành chuyên tâm đạo nên không nhớ nghĩ kinh sách ngoại đạo.
Hỏi: Ở đây chọn ý chánh trong mười người này là nói vì người nào nói?
Đáp: Đại ý chọn người giải hành (hiểu hành) có hiểu thì có khả năng tương đối, ngộ có hạnh tức là đạo tâm, nếu nghe thuyết thật thì năng như nói mà tu hành.