PHÁP HOA NGHĨA SỚ

SỐ 1721

QUYỂN 05

Đời Tùy, Sa môn Cát Tạng soạn

PHẨM THÍ DỤ THỨ BA

(Phần 1)

Sở dĩ có phẩm này là do văn kinh nầy tuy có bảy trục chính mà tông qui về đại tuệ bình đẳng, Nhưng nhập đại tuệ nầy thì có các môn, hoặc từ môn Pháp thuyết nhập, hoặc từ môn Thí nói mà nhập, hoặc từ cả hai môn nhập; Hoặc nhân ba môn nầy ngộ nhập tuệ Phật thì ba thứ này là môn, nếu nhân ba môn nầy mà không nhập tuệ Phật thì chẳng phải môn. Cho nên kinh Niết-bàn chép: Hoặc có người uống Cam lộ tuổi thọ được lâu dài, hoặc có người uống cam lộ tổn thương mạng mà chết sớm. Trí cam lộ vô ngại có chỗ gọi là Đại thừa điển, Đại thừa điển như thế cũng gọi là thuốc có lẫn chất độc, chỉ người thượng căn nghe pháp nói rồi liền hiểu, không đợi thí nói, cho nên Kinh Niết-bàn chép: Vì người lợi căn nói Đại thừa chín bộ lược thí đụ tức việc. Người Trung căn chưa thể quên lời lãnh thọ pháp cho nên nghe pháp nói không hiểu, mà năng hư tâm đợi thí nói cho nên vì họ nói thí dụ. Lại tùy phong tục nói giáo khác nhau, Trung Quốc nói thường cứ pháp, Thiên-trúc nói thường dẫn thí loại. Xưa Trương Khiên tìm Hà Nguyên đến nước Đại Nguyệt Thị, thấy sứ giả Thiên-trúc đến liền hỏi: Nước kia phong tục thế nào? Sứ giả đáp: Nước ấy khi chiến đấu thì cỡi voi, nói thường dẫn chứng thí dụ. Đức Phật xuất hiện ở Thiên-trúc nên tùy phong tục mà lập thí dụ.

Hỏi: Thí và dụ có gì khác nhau?

Đáp: Trong Kinh luận hoặc gọi là thí, hoặc gọi là dụ, cho nên biết thí dụ như tên khác củA-nhãn và mục. Cũng có nghĩa khác như Thí là giống, dụ là để hiểu.

Mượn tạm sự gần để so sánh lý xa, hiểu biết các điều chưa ngộ gọi là thí dụ. Chú giải kinh rằng: Thí là nêu sự việc để nói tâm, Dụ là để nói tâm và sự việc. Trong kinh luận có bốn câu khác nhau: 1) Mượn gần dụ xa, như kinh này chép: Trưởng giả giàu có tức là Như lai. 2) Mượn xa dụ gần, như Kinh Niết-bàn chép: Thí như Niết-bàn phi hữu phi vô, tội cũng như vậy phi hữu phi vô. 3) Dùng gần dụ gần, như Trung luận chép: Đất nước không có ngọc đá thí như vàng. ) Dùng xa dụ xa, như Đại Phẩm có nói, vì sao như thật tế nghĩa là như pháp tánh tức dùng pháp tánh dụ cho thật tế.

Hỏi: Châu thứ hai thí dụ nói gọi là phẩm Thí dụ, châu đầu căn cứ pháp nói nên gọi là là phẩm Pháp thuyết. Châu đầu đã riêng đề là phẩm Phương Tiện; nay lại thọ tên gì ư? Đáp: Nói chung có thể được xen nhau, chỉ vì trên đặt tên theo riêng nay căn cứ chung để nêu mục. Nói theo riêng tức. Pháp nói là chung, phương tiện là nói riêng, nên gọi theo riêng, Nay nói Thí dụ kia là nói chung nên gọi theo chung, đây là Pháp và Thí dụ cả hai xen lẫn nêu chung và riêng.

Hỏi: Đại Kinh nói có tám loại Dụ, nay nói loại thí nào? Đáp: Nếu phẩm trước là pháp nay thí pháp trên thì trước là pháp sau là thí nghĩa là dụ ở sau. Nếu y cứ phẩm này mà nói chưa có pháp nói, trước nói thí là dụ ở trước.

Lại nay dụ nhà lửa là dụ khắp. Trong tám thứ dụ có thể bao gồm ba, nhưng hai tên pháp thí mà nghĩa kia không nhất định. Người thường cho rằng thí chỉ là sự, pháp định là lý. Đây thật là không đúng. Đại kinh chép: Thí như Niết-bàn thì Niết-bàn là thí, dụ như Kim cương thì Kim cương là thí, cho nên biết gọi pháp, thí mà nghĩa không nhất định do không nhất định nên có thể dùng pháp làm thí, thí xếp vào pháp, thì dùng làm pháp thì pháp chẳng phải pháp nhất định, dùng pháp làm thí thì thí chẳng phải thí nhất định. Phải biết chẳng phải pháp chẳng thí gượng gọi là pháp thí. Cho nên, nhân pháp thí nầy vì khiến chúng sanh liễu ngộ chánh đạo, vì thế văn trên nói pháp nầy không thể chỉ bày ngôn từ tướng vắng lặng, mượn ngôn từ nêu phẩm khiến ngộ vô ngôn cho nên nói phẩm Thí Dụ. Đặt tên phẩm lẽ ra từ “Bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch Phật rằng: Nay con không còn nghi ngờ hối hận”. Mà đầu quyển Thân Tử lãnh giải, Như lai thuật thành và cùng thọ ký cả ba chương, đây chưa phải Thí dụ, mà bỗng ở đây đặt tên ấy; có người chép: Hàng thượng căn lãnh ngộ, như so với dưới lập phẩm Tín Giải nên lập tên phẩm riêng. Nhưng vì văn ít không đủ làm đề riêng nên nhờ phẩm Thí dụ nói ở đầu. Lại nay nói về Thân Tử cần phải hiểu trước pháp nói mới có thể xin sau thí nói, cho nên sau thí dụ là do trước lãnh giải pháp vì thế lập phẩm Thí Dụ ở trước sự lãnh giải (Phẩm Tín Giải).

“Bấy giờ, Xá-lợi-phất”: đây là trong pháp nói đoạn lớn thứ hai nói hàng thượng căn lãnh giải. Sở dĩ được lãnh giải vì giáo là duyên giáo cho nên nói giáo xứng duyên, duyên là giáo duyên cho nên nói duyên xứng giáo, giáo xứng duyên cho nên tùng bệnh cho thuốc, duyên xứng giáo cho nên như pháp uống thuốc, vì vậy nên bậc thượng căn liền lãnh ngộ.

Hỏi: Vì sao các kinh đắc đạo không trình bày lãnh ngộ, giáo nầy thọ lãnh mà tự trình bày?

Đáp: Vì nghĩa ấy nên các giáo khác nhau, nếu là một loại sao gọi là nhiều bộ. Lại trước Pháp Hoa, Đại thừa Tiểu thừa chia dòng, sau Pháp Hoa ba, một đã hợp, Kinh này đã là Đại tiểu giao hội bắt đầu trái lại ba về một, do nghĩa khó hiểu nên cần thuật lại sự lãnh giải.

Lại, người Tiểu thừa mà tin Đại pháp, tuy nói đã hiểu mà dễ có sai lầm,

Nay muốn tự trình bày xin Phật ấn định cho nên phải thuật giải. Lại tự trình bày lãnh giải tức là giảng nói lại Nhất thừa, khiến hạng chấp mê do đây được hiểu. Nếu bậc thượng căn không trình bày rõ sự lãnh ngộ thì hàng trung căn hạ căn liền cho là không có người đắc giải, giáo thành uổng lập, thì thấy bờ mà lui sụt, vì muốn dẫn dắt mê tình nên cần thuật giải. Lại trên Phật tự nói tức là người Đại thừa hóa dẫn Tiểu thừa, nay Thân Tử trình bày ngộ tức là người Tiểu thừa hóa độ Tiểu thừa. Lại văn trên cha giáo hóa con, nay là con hóa độ, do nghĩa bao gồm hai sự giáo hóa nên tin không khó. Lại, người Đại thừa lãnh thọ đại giáo mà ngộ Đại thừa, người Tiểu thừa bẩm thọ Tiểu giáo mà ngộ Tiểu thừa, đây đều xứng với lý kia không đủ làm thuật giải, nay bỗng nhiên người Tiểu thừa ngộ Đại thừa, bởi vì giáo ít được nghe cho nên cần thuật giải. Nếu không thuật giải tức chấp nhận nói người Tiểu thừa quyết không thể ngộ Đại thừa, không đắc lý Phật thì lại đồng với kinh xưa tức giáo nay chỉ là giả lập. Lại tự thuật lãnh giải kích thích chúng mê muội khiến họ chuyên tâm tự sách tấn mình, người ấy đã hiểu vì sao ta còn mê ư! Vì nhân duyên đó nên phải tự thuật.

Lại cuối phẩm trên Đức Phật chỉ bày phương pháp mở rộng kinh khuyên bậc thượng căn lãnh giải truyền hóa, nay đã thuật giải thì theo lời Phật dạy trước. Văn chia làm hai: Văn xuôi và kệ tụng.

I. Văn xuôi lại có hai: Đầu tựa Kinh vui mừng cung kính, kế là phát lời tự thuật lãnh giải. Trước có hai câu: Trong tâm vui mừng và bên ngoài cung kính.

Nói trong tâm vui mừng là vui mừng do tin hiểu mà phát, hiện ra dáng vẻ vui mừng để biểu hiện sự tin hiểu. Thân Tử vui mừng gồm có hai nghĩa:

  1. Có điều được trừ bỏ nên vui mừng.
  2. Có pháp chứng đắc nên vui mừng.

Vui mừng được trừ bỏ có hai nghĩa:

  1. Nghi ngờ tối hậu trước kia được trừ.
  2. Nghi hối nay mới trừ, hai việc này đã trừ cho nên hoa hỷ.

Có sở đắc nên vui mừng cũng có hai nghĩa:

  1. Nghe trên pháp nói hiểu được điều không hề có nên vui mừng.
  2. Nghe trên thọ ký chung ưa thích được thọ ký cho nên vui mừng, hai thứ này đến tột đỉnh sự vui mừng nên gọi là hớn hở. Chú giải kinh rằng: Nghi ngờ lo lắng đã trừ, trong tâm vui mừng, bỗng nhiên phát ra tay chân múa may cho nên gọi là hớn hở.

Hỏi: Luận Thành Thật chép: Không vui không buồn là công đức của La-hán, vì sao nói kinh này La-hán vui mừng?

Đáp: Có người nói La-hán thật không có hỷ tâm vì muốn dẫn dắt chúng sanh nên thị hiện vui mừng. Có người nói vốn y cứ sáu tâm phân rõ Thanh văn Duyên giác, La-hán do là ngoại phàm sao lại không có vui buồn! đây giải thích theo lý, nếu giải thích theo giáo thì ở đây không có luận Thành Thật chép: Buồn vui phải từ tưởng phân biệt sanh, Lahán dứt hết chánh sử không còn chấp hoặc, đâu có vui buồn ư? Mà kinh nói nghĩa nầy là tâm vui, vừa ý là hỷ ví như nghĩa nói vô lậu quán trí là vận dụng buông xả lạc. Nay nói về Tiểu thừa cho rằng La-hán không có buồn vui, căn cứ Đại thửa nói thì có hỷ. Ví như phàm phu năm dục bất động, Bồ-tát Ca-diếp với âm nhạc thì không thể tự yên.

“Liền đứng dậy chắp tay”: Là hình tướng bên ngoài rất cung kính chuẩn bị muốn tự trình bày lãnh giải. “Chiêm ngưỡng Như lai” là xin làm ấn định cho nên rời chỗ ngồi bày tỏ sự thành kính. Lại trên tức ý nghiệp vui mừng, nay là thân nghiệp cung kính. Chiêm ngưỡng dung nhan: là ngước nhìn tôn nhan của Phật, suy nghĩ đợi thời nên nói.

“Mà bạch Phật rằng”: Phát ngôn tự trình bày lãnh giải, đợi được thời cơ mới dám phát ngôn. Lại trên là thân tâm vui mừng cung kính, nay thì miệng thuật lãnh giải.

Văn chia làm ba:

  1. Nêu hỷ.
  2. Giải thích hỷ.
  3. Tổng kết hỷ.

Nêu ra có hai câu:

1/ Nói lý do được vui mừng. Chính là nói về vui mừng. Nghe tiếng pháp này tức ở phẩm Phương tiện nghe nói đồng trở về Nhất thừa là lý do vì sao đắc giải. “Trong lòng hớn hở” là chính là nói về hỷ. Đã nghe chỗ chưa nghe nên gọi là “được điều không hề có”. “Vì sao?” Là giải thích hỷ, do nghĩa hỷ chưa rõ cho nên phải giải thích vì sao. Văn nầy có hai phần: 1) Trình bày xưa mê đến nổi lo lắng.

2/ Nói nay hiểu cho nên vui mừng.

Văn đầu lại chia làm hai:

1/ Hối tiếc xưa.

2/ Nói về nay hiểu cho nên Đại thừa nên hối tiếc, nhận lấy Tiểu thừa nên nghi, nghi hối đã sanh thì trong tâm không vui vì thế phải nói về hai thứ này. Song, nhận lấy Tiểu thừa đã nghi thì mất Đại thừa cũng nghi, mất đại đã hối tức cũng hối hận nhận lấy Tiểu thừa hai nghĩa chung lẫn nhau. “Con xưa theo Phật nghe pháp như thế này”: Là trình bày chung ngày trước nghe pháp. “Thấy các vị Bồ-tát được thọ ký thành Phật”: là nói riêng việc được nghe. Lại trước nói nghe pháp, đây trình bày thấy người, trong một hội có đầy đủ người pháp tức trình bày đầy đủ; nhưng thấy các Bồ-tát được thọ ký thành Phật có thể thông suốt. Trong Đại thừa nói về Bát-nhã trở lên xong đến trước Pháp Hoa đều nói về thọ ký cho Bồ-tát, nhưng trong Ba tạng cũng có nói điều này. Thích luận nói từ đầu đến cuối kinh A-hàm thọ ký đức Di-lặc thành Phật, nói cõi tịnh, người, hoa thần, đức vô lượng, Thân Tử thấy điều này liền sanh tâm hối. “Mà chúng con chẳng dự vào việc đó tự rất cảm thương”, là xót thương cho mình không được dự vào dòng cao quý.

“Mất vô lượng tri kiến của Như lai” trở xuống: là đã mất sự hợp nhau của bạn bè đồng đạo, lại mất quả vô lượng, có khổ nào như thế nên thật đáng thương! “Thế tôn! Con thường khi một mình v.v…”: là nêu nghi xưa tức là Phật ban cho thiên vị làm mất quả Đại thừa được Phật thọ ký nên bừa đổ lỗi cho Phật. “Con thường ở riêng một mình dưới cây trong núi rừng”: Trước nói về khi ở trong hội thấy nghe, đây trình bày ở một mình tư duy thường nghĩ như v.v… chính là nêu ra việc nghi. “Đồng nhập pháp tánh”: pháp tánh tức là thật tướng, Ba thừa đắc đạo chẳng ai không do pháp tánh này.

Trung luận phẩm Quán Pháp chép: Đắc thật tướng có ba thứ gọi là người Ba thừa. Đại kinh nói Quán Trung đạo có ba thứ đều là việc kia cho nên nói đồng nhập pháp tánh.

Hỏi: Thân Tử nghe pháp tánh chỗ nào mà ngộ ư ?

Đáp: Thân Tử nhập pháp tánh có ba thời:

1/ Đầu tiên gặp Át-bệ là nghe pháp Không cho nên nói dứt tâm thông đạt bổn nguyên nên gọi là Sa môn. Bổn nguyên tức pháp tánh. Do nghe đây nói mà đắc pháp nhãn thanh tịnh rồi nhập.

2/ Thân Tử đắc Sơ quả rồi sau nghe Phật và Trường Trảo luận nghị vặn hỏi kiến bất nhẫn rơi vào thô tế nói các pháp không, Thân Tử nghe lời nầy liền thành La-hán lại đồng nhập pháp tánh.

3/ Từ khi đắc La-hán về sau trải qua nghe Đại Phẩm và các kinh Phương Đẳng đều nói Ba thừa đồng nhập pháp tánh. Cho nên từ đầu đến cuối gồm có ba thời đồng nghe pháp tánh.

“Vì sao đức Như lai dùng pháp Tiểu thừa mà tế độ cho”: đồng nhập pháp tánh nói về sở chứng là đồng; dùng pháp Tiểu thừa mà tế độ cho là nói sở đắc là khác. Thật sự do thấy Pháp tánh có sâu cạn, mà cho rằng Đức Phật thọ ký có Đại Tiểu, không tự xét lỗi mình mà nghi Phật là ban cho có thiên vị.

“Đó là lỗi của chúng con chớ chẳng phải là Thế tôn”: là nói trước nghi hối đã trừ nay được lãnh giải vui mừng. Văn nầy có hai phần:

1/ Nêu ra.

2/ Giải thích. Ngày trước không suy xét kỹ vọng đổ lỗi cho Phật, ngày nay lại xét tìm biết lỗi do mình, cho nên nói lỗi tại chúng con chớ chẳng phải Thế tôn.

Vì sao? là giải thích. Gồm có hai câu:

1/ Nói về không đợi nói đại nên mất Đại thừa.

2/ Tự chấp Tiểu thừa cho nên chứng Tiểu thừa, hai điều này là tự lầm chẳng phải lỗi của Phật. “Nếu chúng con chờ Phật nói pháp sở nhân”: Đợi nghĩa là đợi của phải đợi. Sở nhân là học địa sáu độ các hành, sáu độ các hành đều là nhân để thành cực quả cho nên nói các hành làm sở nhân. Nếu con phải đợi thuyết nầy thì Như lai sẽ dùng Đại thừa để tế độ cho con vượt qua biển khổ trói buộc, cho nên chép: “Nếu chúng con đợi nói pháp sở nhân thành đạo Bồ-đề chắc do pháp Đại thừa mà được độ thoát”.

Hỏi: Làm sao biết như vậy ư ?

Đáp: Văn trên nói các người nay phải biết chắp tay một lòng đợi,

sau Đức Phật sẽ xuất định nói pháp. Lại kinh nói đợi chỗ, đợi thời, đợi người chắc là việc thời sau.

“Nhưng chúng con chẳng hiểu Phật phương tiện theo cơ nghi mà nói pháp”: đây nói về tự chọn Tiểu thừa, nói do ta không hiểu nên tự chấp Tiểu thừa thì lỗi do mình chẳng phải do Phật.

Hỏi: Phương tiện tùy nghi nầy có gì khác nhau không?

Đáp: Phương tiện là hiển bày pháp chẳng chân thật, tùy nghi là tùy căn cơ thích hợp với người, người pháp khác nhau đều nêu ra. Lại phương tiện cùng tùy nghi hai việc khác nhau: phương tiện là dùng từng bước dần làm nghĩa, như hạng người bảy phương tiện nghĩa là giáo có đại tiểu mà khéo nói pháp tự có từng bước dần dần. Nói Tiểu thừa ứng trước, nói về Đại thừa thích nghi sau, hóa nghi như vậy gọi là tùy nghi, nếu ta hiểu điều này thì nên bỏ Tiểu thừa trước đợi Đại thừa sau, do ta không biết liền cho rằng Tiểu thừa là lý cùng tột nên tin nhận thủ chứng, làm mất Đại thừa do đó lỗi tại mình.

Hỏi: Là năm người nầy mới là đầu tiên nghe Phật pháp, làm sao thân tử được gọi là người đầu tiên nghe?

Đáp: Đây là nói ban đầu nghe không phải nói Thân tử là người đầu trong chúng, chỉ Thân Tử vốn học ngoại đạo ban đầu từ Át-bệ mới nghe Phật đạo liền chứng Sơ quả, râu tóc rơi rụng liền thành Sa môn.

Hỏi: Luận Thành Thật chép: Lúc nhận y thì có phiền não, nhận lấy y rồi không phiền não, Thân Tử là người đại lợi căn, vì sao không liền thành La-hán mà lại chứng sơ quả ư?

Đáp: Luận Bà-sa chép: Ba-la-mật Thanh văn sẽ trước chứng Sơ quả sau thành A la Hán, vì pháp như. Có người chép: Thân Tử học rộng nghe nhiều, đối với trí tuệ thế tục cao quý hơn đối với trí tuệ nhập đạo yếu kém, cho nên không sánh bằng người thủ y thời có phiền não, thủ y rồi không phiền não.

“Con từ xưa đến nay”: là tổng kết vui mừng. Sắp tổng kết nay vui mừng nên nói lại sự lo buồn trước đây. Từ xưa đến nay con suốt ngày đêm v.v…” đều lặp lại văn hai phần trên, trước đến trong hội sau tư duy riêng, là nói không lúc nào không đúng cho nên nói con từ xưa đến nay suốt ngày đêm thường tự trách mình” đâu có lúc nào vui! “Mà nay được từ Phật nghe pháp không hề có, không hề nghe”, đây chính là nói về hay vui mừng.

Hỏi: Chỉ nên nói hỷ vì sao trước nói lo buồn ư ?

Đáp: Thân Tử vui do buồn trừ cho nên sanh vui, trước nghi hối nên sanh buồn lo, nay nghi hối đã dứt nên sanh vui. Lại vì lợi ích chúng sanh rằng: trước do mê lo là chỉ bày ta đồng với chúng sanh nay ngộ nên vui để dẫn đồng với ta. Lại hai việc này đều vì dẫn dắt chúng sanh. Thân Tử là bậc nhất trong hàng Thanh văn, chấp Tiểu thừa mất Đại thừa đã sanh nghi hối, các La-hán khác đạo kém hơn đâu được chấp trước Tiểu thừa không ưa thích Đại thừa ư!

Hỏi: Nghi hối có chung với xưa nay không?

Đáp: Nghi chung nay xưa, hối chỉ căn cứ xưa, xưa mất đại cho nên hối, nay nói không mất Đại cho nên không hối. Nghi chung xưa nay, xưa do giáo lý cùng nghi, lý đã chỉ một giáo không nên ba. Nay nghi là xưa nay hai giáo cùng nghi. Giáo xưa nói ba nay do đâu nói một, như trong ba phen thỉnh nói.

“Thân ý thơ thới rất được an ổn”: Buồn lo, hối tiếc che tâm do đó không thơ thới, nghi dao động lo lắng nên không an ổn, văn bao gồm hai đầy đủ sự hỷ:

  1. Xưa nghi hối đã trừ cho nên hỷ.
  2. Nay nghi hối trừ cho nên hỷ.

“Chân thật là Phật tử”: nói về Phật tử có hai môn:

  1. Tiểu thừa có năm Phật tử gọi là bốn quả và Duyên giác.
  2. Đại tiểu hợp nói về năm Phật tử là bốn quả và Bồ-tát pháp thân.

Nay nói chân thật Phật tử, là đối với Tiểu thừa năm hạng Phật tử đều chẳng phải Phật tử chân thật, nay ngộ giải Nhất thừa có thể nối dõi hạt giống Phật mới là chân Phật tử. Kinh Thắng-man có chia ra chân Phật tử, như kia đã giải thích. “Từ miệng Phật sanh”: là ngụy đối với Tiểu thừa nói chung, nay Đại thừa là Phật tử chân thật: Từ giáo pháp của Phật sanh Văn tuệ giải nên nói từ miệng Phật sanh. “Từ pháp hóa sanh”: từ lý hóa sanh Tư tuệ giải, “được pháp phần của Phật”: là sanh Tu tuệ giải. Cho nên luận Tỳ-đàm nói Văn tuệ nhất hướng từ giáo sanh, Tu tuệ nhất tướng từ lý sanh, Tư tuệ, hoặc có khi từ lý hoặc có khi từ giáo. Theo văn nầy hai tuệ Tư, Tu từ lý sanh. Luận Trí Độ chép: Sách ngoại đạo nói Bà-la-môn từ miệng Phạm thiên sanh, nên trong bốn tánh chúng sanh là cao quý nhất. Nay tùy thế tục khen ngợi là từ miệng Phật sanh, Phật là Phạm thiên chân thật thì từ miệng Phật sanh là trên hết. Từ pháp hóa sanh: cũng là mượn dụ khen ngợi, như chư thiên v.v… từ trên đầu gối cha mẹ bỗng nhiên hóa sanh, đối trong bốn loài làm trên hết nay từ pháp tột cùng mà hóa sanh mới gọi là thắng. Đặng pháp phần của Phật: Đây cũng là phân biệt khen ngợi, nhập Phật pháp có hai người:

  1. Tham danh lợi nghĩa là chọn phần tài.
  2. Ngộ giải Phật pháp gọi là chọn phần pháp.

Nay đối với trước chấp Tiểu thừa thì không gọi là chọn Phật pháp, nếu chấp Đại thừa thì gọi là chọn Phật pháp, như văn dưới nói không mất phần tri kiến Phật tạng của Như lai tức là việc ấy.

II. Kệ tụng: Trong văn xuôi có ba phần: Nêu ra, giải thích và kết nay tụng phần nêu ra có hai phần:

  1. Một hàng rưỡi chánh tụng vui mừng, nửa bài kế chánh tụng hoan hỉ.
  2. Lưới nghi đều đã trừ: là giải thích ý vui mừng.

Vui mừng có hai việc:

  1. Nghi trừ cho nên hỷ.
  2. Có sở đắc cho nên hỷ.

Chẳng mất Đại thừa: là hiểu trước sở đắc tức là nhân đại cho nên không mất nơi Đại thừa. Lại một câu trước nói về lưới nghi trừ, đây nửa hàng nói về hối dứt, nghi hối đã trừ cho nên vui mừng. “Tiếng Phật rất ít có”: là khen ngợi Đức Phật vì hiểu do từ Phật nên khen ngợi. Nửa bài trên khen ngợi Phật năng trừ ưu não của chúng sanh trong ba cõi. “Con đã được hết lậu”: là nửa bài kệ dưới tự Thân Tử không còn phiền hoặc bức não trong ba cõi, chỉ có lo buồn mất Đại thừa, khổ não chấp Tiểu thừa, nay nghe Phật dạy cũng được trừ. Lại nửa bài trên nói giáo xưa có công năng trừ, nửa bài kệ dưới nói nay giáo có dụng bỏ hoặc.

“Con ở hang núi”: Tụng trên giải thích nghĩa vui mừng. Từ đây trở xuống là bài tụng nói Thân Tử ở ba thời trừ bỏ ưu lo, cho nên hỷ:

1/ Sau khi đắc đạo nghi hối trừ cho nên hỷ

2/ Khi mới đắc đạo chấp kiến nay được trừ nên hỷ

3/ Từ nay nghe Pháp Hoa các nghi được trừ nên hỷ, ba đoạn này thâu hết ý từ đầu đến cuối một giáo. Hai thời trước là xưa nghi hối từ mới đắc đạo xong đến trước Pháp Hoa. Kế mới nghi từ khi theo nghe Pháp Hoa bắt đầu sanh.

Hỏi: ba thời này tụng ở văn nào ư?

Đáp: Xưa các Sư chú giải Kinh chỉ đối chiếu văn xuôi để giải thích kệ đều mất ý kệ, nay nói về kệ tụng ý phần lớn giống với trên, so với văn xuôi lại chuyển thành nói pháp nhiều. “Muốn nói lại nghĩa trên” là tụng phần đầu văn nghi hối bên trên kế một bài tụng văn ở trên là nghe Phật pháp gặp liền tin nhận. Tụng văn trên: “mà nay theo Phật nghe điều không hề nghe pháp không hề có” trở đi.

Phần đầu có ba ý:

  1. Tụng trên mất Đại cho nên hối.
  2. Tụng sau khi hối tiếc sanh nghi là mất Đại hay không.
  3. Nói về nghi hối đều trừ.

Ý một lại có hai:

  1. Nói về ở một mình tư duy hối tiếc.
  2. Nói về tại hội thấy nghe cho nên hối.

Cùng trong văn xuôi dịch cũng là chuyển thế nói pháp muốn nói về nghi không dừng nơi một hội, tư duy không dừng một thời do đó xen lẫn trước sau để nêu. “Ta ở trong hang núi”: Nửa bài tụng nói về chỗ hối. “Hoặc ngồi hoặc kinh hành”: Nửa bài tụng nói về thời hối. “Than ôi! rất tự trách v.v…”: chính là nói lời hối tức là thật tình rất hối hận là nêu chung lời tự xót thương tự than thở, tự làm tự lầm cho nên nói tự dối mình. “Chúng ta cũng Phật tử”: là nói riêng việc tự cảm thương. “Đồng vào pháp vô lậu”: Tụng văn xuôi nói đồng vào pháp tánh. Vô lậu: là pháp tánh vô vi vô lậu. Lại văn xuôi nói về pháp tánh nêu cảnh, nay nói về vô lậu là nêu trí, chẳng trí thì không cảnh, chẳng cảnh thì không trí, xen lẫn cùng nhau thành cho nên trước sau có hai thuyết. “Chẳng được ở vị lai v.v…”: Trên nói về cảnh kia đồng, nay thương xót đương quả khác. Đây nửa bài kế nói về mất quả hóa tha. “Sắc vàng ba mươi hai tướng v.v…”: hai bài kệ nói về mất quả tự đức. Lại ở trên nói miệng mật đức, nay là hai mật đức thân và ý.

Hai bài kệ có khác: Kệ đầu nói hai pháp thân sanh thân của Phật Tiểu thừa, kệ kế là nêu hai thân sanh pháp thân của Phật Đại thừa, làm sao biết như vậy? Luận Trí Độ chép: Trong Tiểu thừa sanh thân không nói tám mươi vẻ đẹp, trong pháp thân không nói mười tám pháp bất cộng, nay dùng Đại tiểu làm so sánh nói về Thân Tử đều mất. Lại ban đầu nêu ba mươi hai tướng là ngoài, mười lực làm trong, lược khen ngợi hai đức trong ngoài của Phật. Kế kệ nêu tám mươi vẻ đẹp làm ngoài, mười tám pháp bất cộng làm trong khen ngợi rộng đức trong ngoài của Phật, lấy rộng lược làm so sánh cho nên hai kệ khác nhau. “Đồng chung trong một pháp mà chẳng được việc đây”: hoặc nói đồng trong một pháp tánh Phật, hoặc nói đồng trong một pháp tánh, cho nên nói đồng chung trong một pháp. Sở dĩ nêu đồng là nói về rất hối hận, nếu sở hành có khác, sở đắc cũng khác thì không hối, bởi sở nhập là đồng, sở đắc là khác cho nên hối. Trong đây tụng văn xuôi nói “mất vô lượng tri kiến của Như lai”.

Hỏi: Văn xuôi nói về thấy các Bồ-tát được thọ ký thành Phật nên sanh hối, đây là nói trong sự sanh hối, kế là nói về đồng nhập pháp tánh vì sao đức Như lai dùng pháp Tiểu thừa mà cứu giúp cho, đây là nói về đối lý sanh nghi, nay kệ tụng nói về đồng nhập pháp tánh mà mất Đức quả Phật, đây căn cứ trong lý sanh hối, vì sao như vậy ư ?

Đáp: Lý sự đều được sanh nghi hối chỉ kệ và văn xuôi xen lẫn hiện văn.

“Lúc con kinh, hành riêng”: Đây tụng trong văn xuôi tại hội thấy nghe đều hối kế là phần kệ trên nói về tự mất quả đức, nay nói về mất quả “danh đồn khắp”. Trước nói ba mật nên gọi là quả đức, nay nói danh đồn khắp mười phương gọi là quả danh đồn khắp, lại trước nói mất đức mạnh ở trên cho nên không thể ở đời vị lại giảng nói đạo vô thượng, nay nói mất khả năng lợi ở dưới cho nên nói rộng làm lợi ích chúng sanh, vì vậy nên khác.

Hỏi: Đã nói con thường kinh hành riêng thì vì sao lại nói thấy Phật ở trong chúng?

Đáp: Có người nói đây là nêu chung trên riêng kinh hành cho đến dưới ở hội nói về hai nơi mất các đức cao quý. Có người nói Thân Tử không ở trong hội Phật chỉ xa thấy Phật ở trong hội cho nên tự thương xót mình.

“Tự nghĩ mất lợi này, chính con tự lừa dối”: là từ than ôi! Rất tự trách vì sao mà tự lừa dối, là nói nghĩa tự xót thương. “Chúng con cũng Phật tử”: là giải thích nghĩa tự xót thương, nay nửa bài kệ là tổng kết tự xót thương. “Con thường trong ngày đêm”: là từ trước đến nay đều tụng hối xưa, hai bài kệ nầy là tụng hối sau sanh nghi, hai bài kệ chia làm hai: Kệ ở một mình sanh nghi, kế ở trong hội sanh nghi. Trên hối ở riêng mình cùng hai thời trong hội, nay nghi cũng. Lại ở riêng sanh nghi nghi mất quả đức, trong hội sanh nghi nghi mất nhân hành, sự nghi tuy nhiều mà không ra ngoài hai điều này.

Hỏi: Thân Tử đã thấy lý đồng mà giáo khác là đã biết đồng quy nên nói đồng hay chưa biết đồng quy mà nói đồng?

Đáp: Pháp Sư Diêu chú giải rằng: Đã thấy lý đồng quy, chỉ dùng lý nghi giáo dùng giáo nghi lý xen lẫn suy tìm do đó sanh nghi, thuận lý mà suy tìm giáo thì không nên có Ba thừa, căn cứ giáo mà nói lý thì không nên có Nhất thừa, cho nên sợ hãi giữa giáo và lý. Các Sư đều đồng nói như thế. Nay cho rằng không đúng, nếu Thân Tử lợi căn sâu biết lý đồng giáo khác cũng nên suy xét kỹ lý thật giáo quyền, biết lý là thật phân biệt giáo là quyền, quyền thật vì sao khó biết, đồng khác mà nói dễ biết.

Lại hỏi đã biết lý một giáo ba chưa nói Pháp Hoa chấp căn đã

động, nói lược lại động chấp gì? Lại nếu đã biết lý một giáo ba dưới vì sao nói ban đầu nghe Phật nói trong tâm sẽ kinh nghi, nếu vậy chỉ có xưa kinh sự lại không có nay mới sợ. Diêu Công chép: Ban đầu nghe Phật nói trong tâm rất kinh nghi, ban đầu nghe ba phen xin trước nói nhất định biết lý một, vì giáo mê hoặc lý nghi nầy liền dứt lại kinh nghi: xưa vì sao Đức Phật trái lý nói ba, do có người dùng lý mê hoặc giáo, từ văn chính là nói trở đi nghi thứ hai liền dứt thì khó. Nói rằng việc dó cũng không đúng. Văn ba phen xin mới là chấp động nghi sanh, thật ra chưa dứt. Lại văn mới nghi nói chung về ba, một trái nhau xưa nay mâu thuẫn, cũng không thiên chủ dùng lý mê hoặc giáo. Nay giải thích vì biết lý pháp tánh Khác nhau, chẳng phải biết lý Nhất thừa đồng. Đại Phẩm và văn này tự rõ ràng. Do thể pháp tánh đồng cho nên quả Ba thừa có khác, dùng lý mê hoặc giáo, dùng giáo mê hoặc lý, từ giáo mà quán lẽ ra là mãi mãi mất, từ lý mà quán lẽ ra còn không mất, vì thế ý buồn bã dùng dằng do dự không quyết định, cho nên nói mất hay không mất.

Kệ kế: thấy Phật tán dương Bồ-tát còn có trông mong dòm ngó, chưa biết là mãi mãi trụ Thanh Văn hay cũng thành Bồ-tát cho nên chép: “Vì thế nên ngày đêm, suy lường việc như thế”.

“Nay nghe tiếng Phật chép: là từ trước đến nay đều là nói trước hai nghi hai hối, cho nên buồn, một bài kệ đây nghe giáo nay nghi hối được dứt cho nên tin hiểu. Nửa bài kệ trên lãnh giải mở cửa phương tiện, nửa bài kệ dưới lãnh giải hiển nghĩa chân thật, do lãnh giải hai nghĩa này cho nên nghi hối liền dứt. “Vô lậu khó nghĩ bàn khiến chúng đến đạo tràng”: Ba thừa vô lậu, theo giáo mà nói đều trú nơi ba quả, luận cho cùng đều quy về thành Phật. Nói ba đến ba có thể là nghĩ bàn nay nói Ba thừa vô lậu chính là hợp đồng trở về đạo tràng, cho nên nói không thể nghĩ bàn.

“Con xưa chấp tà kiến, làm thầy các Phạm chí”: là bài tụng khi mới đắc đạo tâm chấp dứt trừ cho nên vui.

Hỏi: Vì sao không trước tụng khi mới đắc đạo kiến chấp được dứt trừ ư?

Đáp: Đắc đạo về sau thấy nghe việc cao quý, nghi mất quả Phật do dó sanh buồn lo; nay biết không mất cho nên vui mừng do đó tụng trước, còn khi mới đắc đạo chưa lo mất quả, thì không có vui như ngày nay nên không trước tụng. Chỉ sau nghi hối do ban đầu chấp chặt cho nên nêu chấp tình giải thích lý do trên nghi hối. Nửa bài kệ đầu Thân Tử tự trình bày: “Con xưa chấp tà kiến”: Thân Tử xưa làm đệ tử ngoại đạo San Xà Dạ. “Làm thầy các Phạm chí”: San Xà Dạ qua đời giao lại hai trăm năm mươi môn đồ cho Thân tử làm thầy các Phạm chí. “Thế tôn biết tâm con”: Nửa bài kệ trình bày Phật trao cho pháp Tiểu thừa. Luận Trí Độ chép: Át Bễ sắp vào thành Xá-vệ khất thực, Phật dạy nay nếu ông thấy người phi thường thì chớ nói rộng pháp, tức là Thế tôn biết tâm kia. “Trừ tà nói Niết-bàn”: Át Bễ nói kệ rằng: “Các pháp do duyên sanh, pháp ấy do duyên tận, Thầy ta Đại thánh chủ, nói nghĩa ấy như vậy”. Kệ này nói về ba đế: Các pháp nhân duyên sanh gọi là khổ đế, pháp duyên ấy gọi là tập đế và tận gọi là diệt đế, tuy có ba đế mà chính là nói về diệt đế Niết-bàn, cho nên chép: trừ tà nói Niết-bàn.

“Con trừ hết tà kiến v.v…”: Một hàng trình bày xưa ngộ Tiểu thừa. Nửa bài kệ trên nói về Thân Tử dứt tà kiến đắc sơ quả, nửa bài kệ dưới nói về Thân Tử nghe Trường Trảo luận nghị thì đắc quả La-hán, cho nên trong tà có hai thời, trong chánh cũng hai thời. “Mà nay mới tự biết, chẳng phải thiệt diệt độ v.v…”: Trên là nói chấp mê, nay trình bày đắc ngộ. “Nếu khi được thành Phật”: Nửa bài kệ trước nêu lãnh giải biết mê tức lãnh mở cửa phương tiện. Nay lãnh giải nói lên nghĩa chân thật. Đã biết trước diệt chưa tột cùng thì biết sẽ có chỗ cùng cực cho nên chép: “Bây giờ, mới được nói dứt hẳn hết không dư”. “Phật ở trong Đại chúng v.v…”: một bài kệ khen ngợi Phật, tức trình bày lý do ngộ giải. Khi mới nghe Phật chép: là tụng mới nghi đã trừ cho nên vui. Hai phần trước đều là xưa nghi hối trừ cho nên vui.

Y cứ văn có ba:

1) Kệ thuật lại nghi mới 2) Nói về nghi trừ 3) Thân Tử tự hối lỗi.

Ban đầu nghe Phật nói, nghĩa là mới nghe lược bỏ ba bày một động chấp sanh nghi lời Phật nói. “Trong lòng rất sợ nghi”, bắt đầu khai tông động chấp sanh nghi. “Phải chăng ma giả Phật”: Tâm đã sanh nghi bấy giờ trong lòng ngầm cho rằng Phật là ma, vì sao? Vì ma có tánh có mà nói không, không mà nói có, một mà nói ba, ba mà nói một, cho nên giống như ma dối luận. “Não loạn lòng ta ư?” Câu trên là hình loạn câu dưới là giáo loạn.

Hỏi: Nghi mới và nghi cũ có gì khác nhau?

Đáp: Trước nghi chỉ y cứ chánh sanh nghi, mới nghi là tà chánh hợp sanh nghi. Trước nghi y cứ chánh sanh nghi: Trước nói về lý giáo đều là Phật pháp, mà dùng lý giáo xen nhau nghi cho nên gọi trong chánh sanh nghi. Nay tà chánh hợp sanh nghi; Thân Tử cho rằng giáo Ba thừa trước là Phật nói Nhất thừa giáo nầy là ma nói, cho nên nói tà chánh hợp sanh nghi. Vì dứt nghi trước nên biết Đại thừa là thật, Tiểu thừa là quyền, vì dứt nghi nay nên biết Nhất thừa là chính là nói chẳng phải tà nói. Vì thế chương trước chọn Nhất thừa là thật chẳng phải quyền cho nên khác với Tiểu thừa, chương này chọn Nhất thừa là chính là nói chẳng phải tà nói. Do trừ hai nghi này thì tất cả nghi dứt, nghĩa Nhất thừa tròn đầy.

“Phật dùng các thứ duyên”: là nói về nghi trừ. Văn chia làm hai: Bốn bài kệ đầu chính là nói nghi trừ. Kế một bài kệ là tổng kết tà chánh. Bốn bài kệ chia làm ba:

  1. Một bài lãnh văn xuôi tự khai tông nói
  2. Hai bài lãnh văn xuôi dẫn chứng môn nói
  3. Một bài lãnh trên thuận đồng môn nói.

Nửa bài kệ đầu chính là lãnh giải Phật nói giáo, nửa bài kệ sau nói nghi trừ. “Lòng kia an như biển”: Xét rằng hư sắc giả dối, thì tâm thần nóng nảy, mà nay an định yên tĩnh thì biết chẳng phải ma. An là an như núi rộng như biển, tâm thần đã đồng núi biển thì biết chẳng phải ma nên nghi dứt. Thân Tử nghe ban đầu tự khai tông nói liền lãnh ngộ, kế hai bài kệ dẫn chứng như văn. “Như Thế tôn ngày nay”: là lãnh giải thuận đồng với Chư Phật.

Hỏi: Chỉ nên nói đức Thích-ca cũng bỏ ba bày một, vì sao nêu cả từ sơ sanh, xuất gia, đắc đạo, nói pháp ư ?

Đáp: Sở dĩ mê nên nói bốn việc nầy, tức tìm lại sự tích là do từ xưa đến nay từ đầu đến cuối đều là một Đức Phật, cho nên biết chẳng phải ma mê hoặc loạn. Lại nữa Thân Tử chẳng những ngộ giải Ba thừa phương tiện nhất thừa chân thật, cũng biết từ mớisanh nói pháp đều là phương tiện, vì sao? Vì đạo lý chỉ có một mà phương tiện nói ba cũng là đạo lý vô sanh mà phương tiện nói sanh, xuất gia đắc đạo nghĩa cũng vậy.

Hỏi: Chưa nói tuổi thọ làm sao lãnh giải được ứng thân chân thật?

Đáp: Dựa theo tích mà chép: Thân Tử lợi căn nghe một biết hai, đã hiểu giáo quyền thật tức lãnh giải ứng thân chân thật. Nếu căn cứ bổn giải thích, Thân Tử đã là Đại thừa, phương tiện giúp Phật giảng nói giáo hóa, trước lãnh giải giáo quyền thật khiến chúng bỏ Ba thừa ngộ Nhất thừa nói lược ra ứng thân chân thật cũng khiến chúng không chấp tích mê bổn.

“Thế tôn nói đạo thật v.v…”: là tổng kết tà chánh. Sở dĩ kết chánh

là khiến chúng biết Nhất thừa là Phật nói chẳng phải ma nói. Nửa bài kệ trên nói về Phật có thật, ma không thật, tức phân biệt có không; nửa bài kệ dưới kết đúng sai. “Con rơi vào lưới nghi”: Nửa bài kệ nầy dẫn Thân Tử hối lỗi và tự trách mình.

Nghe tiếng Phật êm dịu v.v… Đây tụng văn xuôi kết thúc vui mừng. Văn có ba:

  1. Ba câu đầu khen ngợi Phật.
  2. Ba câu kế nói về vui mừng.
  3. Một bài kệ sau nói về tự vui mừng.

Ba câu khen ngợi Phật: hai câu đầu khen ngợi âm thanh năng tuyên bày, một câu sau nêu pháp sở nói. Ba câu nói vui mừng: Một câu đầu chính nói về vui mừng, hai câu kế nêu được lìa dùng giải thích vui mừng. Một bài sau nêu tự vui mừng: Hai câu đầu nêu thành Phật sanh phước cho chúng sanh, hai câu sau nêu nói pháp sanh tuệ cho chúng sanh.

“Lúc bấy giờ, Đức Phật bảo ngài Xá-lợi-phất v.v…” là nói về Như lai thuật thành, thuật thành sự lãnh giải đó là sai lầm. Lại Đức Phật sắp thọ ký cho kia, còn sợ chúng nghi rằng: nếu hành đại nhân có thể đắc đại quả, thì Thân Tử đã tu tiểu hành liền được thành Phật, há chẳng phải nhân tiểu mà quả Đại? Muốn dứt nghi này cho nên thuật lại việc trước kia Thân Tử tu hành, nói về tu nhân đã chứa nhóm liền được đại quả nên không còn nghi ngờ. Lại, Thân Tử xưa học Tiểu thừa nay liền ngộ Đại thừa, đây cũng đáng nghi, vì sao Vì các Kinh Đại thừa đều khiến Nhị thừa sợ hãi, người Nhị thừa, liền được thọ ký thành Phật, tức rơi vào Nhị địa có gì sợ ư!! Vì vậy nên giải thích rằng: Thân Tử từ lâu tu tuệ Phật cho nên được ngộ giải, nếu thật chứng Tiểu thừa thì khó ngộ đại đạo cho nên Thích luận chép: La-hán sanh rễ ở tịnh độ, chậm lụt ở Phật đạo, quanh co, lưu lại, không như Bồ-tát chẳng đến: cho nên các kinh Đại thừa khiến Nhị thừa sợ hãi.

Văn có hai: Nói về trong đại chúng giảng nói: Phật nói riêng mình xưa dạy quyền dẫn dụ các việc, nay khai mật tạng nghĩa như cùng sáng tỏ, do đó bảo đại chúng. Lại thọ ký có bốn thứ sẽ muốn hiện tiền thọ ký khiến mình và người đều biết cho nên bảo đại chúng. Lại Thân Tử trước hành nhân Đại thừa hiện tại ngộ Đại thừa vị lai thành Phật, cũng khiến đại chúng hiện tại tu nhân, vị lai thành Phật, cho nên bảo với chúng.

“Ta xưa từng ở chỗ hai muôn ức Phật”: Là thuật lại nhân trước. Văn nói về Thân Tử từ đầu đến cuối gồm có ba thời, thời đầu quá khứ học Đại thừa, thời giữa nhận lấy Tiểu thừa và thời thứ ba nay lại vì nói Đại thừa. Thời quá khứ học Đại thừa: Là ở chỗ hai muôn ức Phật tu học Đại thừa. “Ông cũng từng đêm dài thọ học với ta”: Trên nói về giáo bị duyên, nay nói về duyên thọ giáo; thế gian có một đêm ngủ gọi là đêm ngắn. Có một ngày thức thì gọi là ngày ngắn, cũng có vô minh tối tăm, ngủ gọi là đêm dài, sáng suốt đại ngộ gọi là ngày dài. “Ta dùng phương tiện dẫn dắt ông sanh vào pháp ta v.v…”: Trước nói về ở chỗ hai muôn ức Phật mà giáo hóa, nay giải thích Thân Tử đắc thọ học trong Phật pháp của đức Thích-ca. “Xá-lợi-phất v.v…” là nói về lúc trước Thân Tử học Đại thừa. Nay nói giữa đường bỏ Đại thừa chấp Tiểu thừa. Câu đầu nói về bỏ Đại. “Mà tự nói đã được diệt độ”: là nói chấp Tiểu thừa. Luận Trí Độ chép: Thân Tử do bố thí mắt nên không thể vượt qua việc bố thí cho nên bỏ Đại chấp tiểu. “nay ta lại muốn khiến ông nhớ nghĩ v.v…” là nói về nay là thời nói Đại thừa. Ban đầu nhớ nghĩ bổn nguyện gọi là tâm Bồ-đề, “đạo đã làm” gọi là hạnh Bồ-tát, muốn cho Thanh Văn nối kế tâm Bồ-đề lại tu hạnh Bồ-tát cho nên nói kinh Pháp Hoa. Pháp Hoa gọi là pháp giáo Bồ-tát, khiến hàng Thanh Văn phát tâm Đại tu hành Đại thừa.

Hỏi: Nói Pháp Hoa chung cho năm thừa, vì sao nói nghiêng về giáo Thanh Văn?

Đáp: ba châu nói pháp chính vì Thanh Văn bên cạnh có cả bốn thừa. Luận Trí Độ chép: Kinh Pháp Hoa là giáo bí mật, nói A la hán được thọ ký thành Phật, vì sao? Vì Thanh Văn không biết có Nhất thừa, không có Ba thừa, Ba thưà là quyền, Nhất thừa là thật. Nay chính vì đối lại nên có thiên vị.

“Ông đến đời vị lai v.v…” là nói về Thân Tử được thọ ký.

Hỏi: Vì sao mà hàng Thanh Văn được thọ ký?

Đáp: Lược nói về sáu nghĩa:

1) Chứng minh thuật sự tin hiểu của mình là hiểu như thật, nếu không thật thì không được thọ ký do hiểu nên được thọ ký, cho nên văn dưới chép: nay ta không còn nghi tự thân đối trước Phật đắc thọ ký Ba Bồ-đề.

2 )Nói thọ ký tức là lặp lại nói gom ba về một, vì Thanh Văn thành Phật tức biết Phật thừa là thật. Phật thừa đã thật thì Thanh Văn là quyền.

3) Dùng đây dẫn dắt chúng sanh, nói về có tín tâm cho nên liền được thọ ký, muốn được thọ ký nên sanh tín tâm.

4) Muốn cho Thân Tử ưa thích quả hành nhân.

5) Văn dưới nói trời rồng tám bộ cho đến nói người trung căn hạ căn đều nhờ được thọ ký và thành tựu tin ý chỉ quy về Nhất thừa cho nên được thọ ký.

6) Phát chí nguyện chúng sanh vãng sanh Tịnh độ, đã ở Tịnh độ thành Phật đều nguyện tùy theo vãng sanh.

Hỏi: Thân Tử dẫn người nào sanh Tịnh độ ư?

Đáp: Thân Tử là chỗ y chỉ của bảy chúng, đại sư của bát bộ, Sư đã ở Tịnh độ thành Phật quyến thuộc đều nguyện vãng sanh. Nhưng Thân Tử dẫn chúng sanh gồm có ba thời:

  1. Từ ngoại đạo dẫn vào Phật pháp.
  2. Từ Tiểu thừa dẫn vào Đại thừa.
  3. Từ uế độ dẫn đến Tịnh độ.

Hỏi: Thọ ký Thanh Văn và Bồ-tát có gì khác nhau?

Đáp: Luận Pháp Hoa chép: Thọ ký cho Thanh Văn giúp Thanh Văn được tâm quyết định, chẳng phải cho rằng Thanh Văn thành tựu pháp tánh, do pháp thân Như lai và pháp thân Thanh Văn không khác cho nên được thọ ký; chẳng phải liền đầy đủ công đức tu hành, Bồ-tát đầy đủ công đức nên được thọ ký.

Văn chia làm hai:

  1. Nói về thọ ký cho bậc thượng căn
  2. Nói đại chúng vui mừng cúng dường khen ngợi.

Đầu lại có hai: Trước văn xuôi kế là kệ tụng.

Văn xuôi lại có hai:

  1. Nêu hành nhân.
  2. Nêu đắc quả. Hành nhân nghĩa là hành nhân ba đời. Trước văn xuôi ban đầu nói về hai muôn ức Phật, tức gọi là quá khứ tu nhân. Kế nói “nay ta lại muốn ông nhớ nghĩ bổn nguyện v.v…” là nói về tu nhân hiện tại, nay văn nói về tu nhân vị lai.

Văn chia làm hai:

  1. Nói về thời gian tu nhân.
  2. Chính là nói tu nhân.

Kinh Niết-bàn chép: Có một Chiên-đà-la phát tâm ở kiếp hiền này thành Phật, còn Thân Tử nói vô lượng kiếp thành Phật là cCăn cứ giáo thì xa gần thích nghi, căn cứ ngộ vô sanh cũng xa gần tùy ý, do ngộ vô sanh nên không thấy tướng lâu mau xa gần khác nhau, cũng không thấy thành, không thành khác nhau. Cho nên kinh nói vô lượng kiếp trong một niệm, một niệm trong vô lượng kiếp, không đến, không chứa nhóm mà hiện việc các kiếp thì biết việc lâu mau xa gần không hai cũng không hề có xa gần v.v… Như Đại Phẩm chép: “Sanh tử đường dài, chúng sanh nhiều tánh Bồ-tát nên chánh nhớ nghĩ như thế; ranh giới sanh tử như hư không, ranh giới tánh chúng sanh cũng như hư không, trong đó không có sanh tử qua lại, cũng không có giải thoát cho nên xa gần, chẳng xa gần.

“Cúng dường bao nhiêu Đức Phật” v.v… là nói về tu nhân. Ban đầu nói cúng dường Phật gieo trồng phước, vâng giữ chánh pháp để tu tuệ, đầy đủ đạo tu hành của Bồ-tát là tổng kết hành thành.

Sẽ được thành Phật,v.v… trở xuống: là nói đắc quả, gồm có tám quả:

  1. Quả hóa chủ.
  2. Quả cõi nước.
  3. Quả giáo môn.
  4. Quả thời gian.
  5. Quả quyến thuộc.
  6. Quả tuổi thọ.
  7. Quả nối dõi.
  8. Quả trú trì.

1. Hiệu là Hoa Quang: hoặc có thể từ thời, sự để lập danh, như luận Trí Độ giải thích Phẩm vãng sanh nói về ba trăm Tỳ-kheo cởi y trên cúng dường Phật, đưa cao tay lên là tướng được thành Phật thì gọi là Đại tướng. Lại ngàn thiên tử thấy cõi Phật trang nghiêm mà phát tâm tịnh độ được thọ ký hiệu là Phật Trang Nghiêm Vương. Lại phẩm giải thích tướng lưỡi chép: mười muôn ức người thấy Bồ-tát trong mười phương đến cúng dường hoa mà phát tâm nên được thọ ký, cho nên kiếp tên là Hoa Tích, Phật hiệu là Giác Hoa, như thế đều là do thời sự mà đặt tên Phật, Thân Tử nghe kinh Pháp Hoa lãnh ngộ đầu tiên cho nên được Phật gọi là Hoa Quang, Hoa là Pháp Hoa, Quang là tin hiểu, cảnh trí hợp gọi là hiệu Hoa Quang.

Hỏi: Người Ba căn Thanh Văn lãnh ngộ Pháp Hoa đều gọi là Hoa Quang ư?

Đáp: Thân Tử ban đầu được ngộ cho nên được tên Hoa Quang, cũng giống như A-nhã Kiều-trần-như ban đầu ngộ không mà phát sanh trí tuệ, các vị khác ngộ sau được danh hiệu khác.

Hỏi: Các kinh thọ ký vì sao chỉ thọ ký cho ứng thân mà không thọ ký pháp thân ư?

Đáp: Thọ ký cho ứng thân tức là thọ ký cho pháp thân, tu nhân đã mãn liền chứng pháp thân mới có thể dùng bổn thùy tích gá sanh cõi nước tịnh uế thành Phật hóa độ chúng sanh, chỉ pháp thân như hư không chẳng ở đâu không đến, dẫn vật bất tiện nên không thọ ký pháp thân, ứng thân có cõi nước đồ chúng, hóa chủ giáo môn dẫn vật thuận tiện cho nên thọ ký.

2. Nước tên Ly cấu v.v… là nói về quả cõi nước. Nhưng quốc độ không hề tịnh uế do tâm chúng sanh tịnh uế nên có cõi tịnh uế, Thân Tử ngày trước không có tâm uế của phàm phu, nay ngộ Nhất thừa sau lìa cấu Nhị thừa đã lìa hai cấu Thánh phàm nên khi thành Phật đặt tên là cõi nước Ly cấu. Căn cứ mê nên gọi là cấu, ngộ nên gọi là tịnh. “Cõi đó bằng phẳng”: Trên nêu danh cõi, nay nêu thể của cõi. Văn có hai:

  1. Nói chung về thể của cõi.
  2. Nói riêng về chỗ đất trang nghiêm.

Nói chung trong thể của cõi có hai:

  1. Trước nói thể của cõi.
  2. Nói về người vật.

Lìa cao thấp nên gọi là bằng, chẳng nhọn cong gọi là thẳng, không uế ác gọi là thanh tịnh, có các báu gọi là nghiêm sức. “An ổn v.v…” trở xuống là nói về người vật, lìa kiếp binh đao gọi là an ổn, lìa kiếp đói kém gọi là giàu vui, lìa kiếp tật bệnh gọi là khỏe khoắn. Đất bằng lưu ly: là nói riêng về đất trang nghiêm. Có tám đường giao thông: là nói riêng đường sá trang nghiêm. Văn nầy từ rộng đến hẹp gồm có ba câu: Ban đầu nói chung cõi, kế nêu đất, sau nêu đường sá.

3. Hoa Quang Như lai cũng dùng giáo Ba thừa hóa chúng sanh: là nói về quả giáo môn. Do bổn nguyện cho nên nói Ba thừa, đây là giải thích nghi. Phẩm Phương Tiện nói. Chư Phật xuất hiện đợi ác năm trược cho nên nói Ba thừa, Thân Tử nay xuất hiện ở cõi tịnh độ vì sao cũng nói Ba thừa! Do dó giải thích rằng: Đức Phật kia xuất hiện tuy chẳng phải đời ác, nhưng do bổn nguyện nên nói pháp Ba thừa, đức Thích-ca xuất thế cõi uế cho nên nói Ba thừa, Thân Tử do bổn nguyện nên nói Ba thừa là đều có lý do.

Hỏi: Vì sao Thân Tử do bổn nguyện nói Ba thừa?

Đáp: Thân Tử đối Ba thừa đắc ngộ Nhất thừa lại học theo đức Thích-ca nên lặp bày giáo hóa nầy.

Hỏi: Ở Tịnh độ có nói Ba thừa hóa độ Ba thừa chúng sanh hay không?

Đáp: Có thể đủ hai nghĩa:

a) Vì mang Ba thừa duyên nói Ba giáo, chúng sanh từ trước từng ở cõi uế, bị ràng buộc các khổ cho nên nguyện dứt trừ mà tánh không thể trở lại, tuy sanh cõi tịnh mà xứng với bổn tánh kia vì nói Ba thừa, như chán cõi uế của đức Thích-ca sanh cõi tịnh của đức Di-lặc uế tâm tuy đổi mà tánh Ba thừa không dời, cho nên đức Di-lặc xuất hiện ở Tịnh độ cũng nói Ba thừa,

b) Cõi nước Thân Tử tuy không có ba duyên chỉ vì Bồ-tát truyền hóa các phương khác cho nên nói giáo Ba thừa, tuy có hai nghĩa mà dùng nghĩa sau làm chánh, cho nên đoạn sau chỉ nêu Bồ-tát không có chúng Ba thừa.

4. “Kiếp kia gọi là Đại Bảo Trang Nghiêm v.v…” là nói về quả thời gian: Như kiếp của đức Thích-ca gọi là kiếp Hiền, hiền là thiện. Trong kiếp này có một ngàn Đức Phật thiện nhân xuất thế, từ hóa chủ đặt tên nên gọi là kiếp hiền, nay từ sở hóa Bồ-tát thọ xưa, cho nên gọi là Đại Bảo. Không dùng châu báu làm quý giá chỉ dùng hiền triết làm vật báu.

5. “Các Bồ-tát đó v.v…” Nêu quả quyến thuộc. Ban đầu nêu số Bồ-tát. “Nếu khi muốn đi thì có bông đỡ chân v.v…” là khen ngợi công đức Bồ-tát. “Các bậc Bồ-tát như vậy khắp đầy nước đó: là tổng kết chúng Bồ-tát.

6. “Xá-lợi-phất! Đức Phật Hoa Quang v.v…” là nói quả tuổi thọ. “Trừ lúc còn làm vương tử chưa thành Phật”: Như Đức Phật Thích-ca hoặc đạo tục hiệp luận thì tám mươi năm, hoặc luận tuổi thọ Phật chỉ có năm mươi, nay cũng vậy.

Hỏi: Vì sao cõi uế độ tuổi thọ Đức Phật ngắn, tuổi thọ của người dài, ở cõi Tịnh tuổi thọ của Phật dài, tuổi thọ của người ngắn?

Đáp: Tuổi thọ của Phật dài ngắn không có sự nhất định, chỉ vì cõi uế cảm nghiệp Phật yếu nên tuổi thọ Phật ngắn, cảm nghiệp sanh tử mạnh nên tuổi thọ của người dài, cõi Tịnh cảm nghiệp Phật mạnh nên tuổi thọ của Đức Phật dài, cảm nghiệp sanh tử yếu nên tuổi thọ của người ngắn.

7. “Đức Hoa Quang Như lai quá mười hai tiểu kiếp v.v…” là nói quả nối dõi. Đây là vui vãng sanh. Hoa Quang tuy diệt độ mà Kiên Mãn nối kế thì các Đức Phật kế kế nhau truyền thừa, đâu thể không nguyện vãng sanh ư? Hiệu là Hoa Túc An Hành Như lai v.v… là hoa báu đỡ chân an vui mà đi. Cõi nước của Đức Phật dó cũng giống như vậy: Tuy có khác Phật hưng thịnh đời mà tịnh độ không thay đổi cũng là tâm vui vãng sanh.

8. “Sau khi Phật Hoa Quang diệt độ v.v…” là nói về quả trú trì. Đại luận chép: Phật pháp gồm có bốn thời:

  1. Thời Phật tại thế.
  2. Đức Phật tuy cách đời mà phép tắc chưa thay dổi gọi là chánh pháp.
  3. Đức Phật cách đời lâu, đạo hóa lầm giải thay vào gọi là thời tượng pháp.
  4. Chuyển về cuối yếu kém gọi là thời Mạt pháp. Nay chỉ nêu ba thời nhiếp mạt thuộc về tượng pháp.

Hỏi: Đã là tịnh độ vì sao có Tiểu kiếp khởi ư?

Đáp: Nay chỉ nêu thời gian ít hơn đại kiếp không phải ba tai tiểu kiếp.

Kệ tụng chia làm hai:

  1. Chánh tụng thọ ký.
  2. Giải thích ý thọ ký.

– Căn cứ đầu chia làm ba:

  1. Nói chung thọ ký.
  2. Giải thích.
  3. Tổng kết.

Nói chung như văn. “Cúng dường vô số v.v…” là giải thích. Một bài trên là tụng hành nhân. Kế tám hàng tụng nói về đắc quả. Trong đắc quả: nửa bài tụng đầu là quả thời gian, một hàng rưỡi tụng là quả thế giới, hai hàng tụng quả quyến thuộc, một hàng tụng quả hóa chủ, một hàng tụng quả thọ mạng, hai bài là tụng quả trụ trì.

Việc làm của “Phật Hoa Quang v.v…” Nửa bài kệ là tổng kết.

“Đấng Lưỡng túc tôn kia v.v…” là giải thích ý thọ ký. Sở dĩ thọ ký là khiến cho kia tự vui đối với quả mà hành nhân, không tụng hai quả giáo môn và nối dõi, kệ cùng văn xuôi rộng lược xen lẫn nêu ra.

“Bấy giờ bốn bộ chúng v.v…” là nói đại chúng vui mừng giải ngộ.

Hỏi: Trong đây bốn chúng tám bộ đều là phàm phu, trong ba hạng thượng, trung, hạ căn thì thuộc phẩm nào ư?

Đáp: Đối chiếu kinh từ đầu đến cuối gọi là thượng phẩm. Vì sao biết ? Vì Thân Tử ban đầu lãnh giải đã là thượng căn, kia trước đắc ngộ cũng là thượng căn.

Hỏi: Đã là thượng căn nghe phẩm Phương tiện vì sao không liền giải kiến mà nay thọ ký mới được ngộ?

Đáp: Nghe phẩm Phương tiện rồi còn mờ mịt huyền tông thấy nay thọ ký nghiệm lý phải như vậy, ý thọ ký cho Thân Tử là ở đây.

Hỏi: Phàm phu mới nghe còn có thể lãnh giải, hàng trung hạ Lahán vì sao chưa ngộ ư?

Đáp: Nhị thừa tự cho là rốt ráo bệnh kia nặng nên chưa giải ngộ, phàm phu không bị bệnh ấy nên mới nghe liền ngộ, ba độc nhẹ nặng thì Thánh hơn phàm, nếu tin Nhất thừa khó dễ thì phàm hơn thánh.

Lại trong đây phàm Thánh, phần nhiều là quyền hành ảnh hưởng cùng dẫn dắt mở rộng đạo lợi người tự trình bày lãnh ngộ để dẫn dắt chúng sanh. Y cứ văn có hai:

  1. Nói chung đại chúng vui mừng cúng dường.
  2. Biệt nêu chư thiên cúng dường khen ngợi.

Phần một có bốn trường hợp:

  1. Nói về người bốn chúng tám bộ đều vui mừng.
  2. Thấy Xá-lợi-phất v.v…” là nói duyên vui mừng.
  3. “Tâm rất vui mừng v.v…” chính là nói vui mừng, có hai nghĩa: Nghe pháp không hề có tâm được hiểu rõ liền sanh vui mừng, và thấy Thân Tử được thọ ký tưởng mình cũng được dự, sanh tâm vui mừng.

“Mỗi người đều cởi y trên của mình để cúng dường Phật” là nói cúng dường sanh tin hiểu do Phật nói. Ngưỡng vọng tôn kính cảm pháp tuệ nên hiến cúng tài vật lên Phật. Tỳ-kheo cởi y trên cúng dường Phật: Đại Phẩm nói ba trăm Tỳ-kheo cởi y trên cúng dường Phật. Luận chép: mười hai năm đầu Đức Phật chưa chế giới nên không phạm giới y, nay thời Pháp Hoa thành đạo bốn mươi năm dùng chế y giới. Đã nghe Nhất thừa ngộ giải đắc chánh tịnh giới, giới y để dứt thế gian chê bai nên xả y không mắc tội, Tỳ-kheo nước ngoài chỉ đắp Ca-sa trong không có y riêng, nay dùng y cúng Phật tức là xả một, hai trong ba y, lộ thân nhưng nghe pháp lòng hớn hở không lấy việc đây làm thẹn.

“Thích-đề-hoàn-nhân v.v…” là nói riêng chư thiên cúng dường khen ngợi. Trước nói cúng dường tài kế là nói về cúng dường pháp, y trụ giữa hư không: là tiêu biểu tâm lìa hữu (có). Mà tự xoay chuyển: cũng không dừng giữa hư không tiêu biểu tâm lìa không. Đã không nhiễm không hữu, liền ngộ nhập Nhất thừa. Lại trước đồng khác giải đối với lý là trái, nay tin lý đồng thì chuyển trái thành hướng quay về, trong tâm đã chuyến vật ngoài cũng xoay, lại thân đã nhảy múa thì vật ngoài cũng xoay chuyển.

“Mà nói lời rằng v.v…” là: Nêu pháp cúng dường. Trước văn xuôi, kế là, kệ có hai:

  1. Ba hàng rưỡi nêu nghe pháp vui mừng.
  2. Ba hàng dự vui mừng được thọ ký nên vui mừng.

Ban đầu lãnh giải phẩm Phương tiện, kế lãnh giải Thân Tử được thọ ký; bởi vì một châu từ đầu đến cuối cho nên lãnh giải hai điều này.

Lại ban đầu là nghe pháp hoạn hỷ thì nương pháp làm duyên, sau là thấy người được thọ ký cho nên vui nghĩa là mượn người làm duyên, do ngộ đạo chỉ là do nhân pháp hai duyên, hai văn đều có bốn. Văn đầu bốn:

  1. Kệ nói Tiểu thừa khi xưa là thô.
  2. Kệ khen ngợi Đại thừa nay là diệu.
  3. Kệ khen ngợi giáo nay ít có.
  4. Nửa bài kệ chính là nói về lãnh giải vui mừng.

“Sanh diệt của năm nhóm”: Thích Đạo An chép: Nên gọi là năm ấm. Sau ngài La-thập dịch là năm chúng, do nghĩa năm pháp hòa hợp chứa nhóm gọi là năm chúng. Lại mỗi ấm pháp đều là nhiều nên gọi là chúng. Tạp Tâm chép: chứa nhóm là nghĩa ấm tức là ý của La-thập. Sanh diệt: Gọi chung là Tứ đế. Khổ là sở sanh, tập là năng sanh, đây là năm ấm sanh. Diệt thì năm ấm diệt, đạo là năng diệt, cho nên sanh gọi là khổ tập, diệt căn cứ diệt đạo, lời y cứ nghĩa dùng khéo léo.

Hỏi: Vì sao không nói giới nhập sanh diệt ư?

Đáp: Giới nhập bao gồm vô vi không được gọi là sanh diệt. “Nay lại xoay bánh xe pháp”: Đối với Tiểu xưa mà khen ngợi Đại này.

Hỏi: Vì sao các Kinh Đại Phẩm, Tư Ích, Niết-bàn, Pháp Hoa đều nói giáo xưa khen ngợi ư?

Đáp: Các kinh đều nói Tiểu thừa đối Đại thừa khen ngợi, cho nên biết các Kinh Đại thừa hiển đạo không hai, không được giải thích năm thời bốn tông.

Hỏi: Vì sai nói Tiểu khen ngợi Đại ư?

Đáp: Trước nói năm chúng đã là sanh diệt, nay nói năm chúng thì không sanh không diệt, không sanh nên chẳng khổ tập, không diệt nên chẳng diệt đạo, cho nên gọi nhất thật đế tức là quán vô sanh diệt. Nhị thừa đã là Tứ đế gọi là quán sanh diệt.

Hỏi: Làm sao biết kinh này nói về năm chúng không sanh không diệt ư?

Đáp: Văn trước đã nói xưa giáo nói năm chúng là sanh diệt, tức biết giáo nay nêu năm chúng không sanh không diệt, Phẩm Phương Tiện chép: Các pháp từ xưa nay tướng thường vắng lặng. Lại Trung luận chép: Vì Thanh văn nói mười hai nhân duyên là sanh diệt, vì Bồ-tát nói mười hai nhân duyên bất sanh bất diệt cho nên hai thừa Đại Tiểu có nghĩa hai quán sanh diệt, không sanh diệt.

Hỏi: Vô lượng Tứ Thánh đế cũng có sanh diệt làm sao được nói Tiểu thừa quán sanh diệt ư?

Đáp: Bồ-tát hiểu vô lượng Tứ Thánh đế xưa nay không sanh không diệt cho nên thể tánh vô minh vốn tự không có do vọng tưởng nhân duyên hòa hiệp mà sanh. Đã nói vọng tưởng nhân duyên sanh thì có tập làm năng sanh, khổ làm sở sanh, đây tức là vô sanh diệt sanh diệt, tuy sanh diệt không sanh diệt nên không đồng với nhị thừa.

Lại nói năm chúng sanh diệt người Tiểu thừa nói năm chúng vô thường, khổ, không, vô ngã, nay nói lược vô thường cho nên nói sanh diệt, lại nói quán hữu làm sanh quán không làm diệt, cho nên nói sanh diệt. Lại Nhị thừa chưa đắc hữu dư có phiền não sanh, đắc hữu dư thì phiền não diệt, chưa nhập vô dư thì thân trí sanh, nhập vô dư thì thân trí diệt, nay nói về phiền não và thân trí vốn tự bất sanh, nay cũng không diệt, cho nên luận Trí Độ quyển mười chín chép: Trước nói năm chúng là sanh diệt. Vô thường, nay muốn căn cứ môn khác nói năm chúng không sanh không diệt, chẳng phải thường chẳng phải vô thường.

Hỏi: Vì sao nghe Nhất thừa và thọ ký mà nói năm chúng sanh diệt ư?

Đáp: Đây lãnh mở cửa phương tiện hiển bày nghĩa chân thật. Trước nói về năm chúng sanh diệt, đây là nói phương tiện, nay nói về năm chúng không sanh không diệt chính là nói chân thật, do trước thấy năm chúng là sanh diệt cho nên chấp Tiểu mê Đại, nay biết vốn không sanh diệt thì thay đổi hai chấp.

Hỏi: Các kinh Đại thừa cũng nói về năm chúng là sanh diệt cho nên kinh nói các hành vô thường là pháp sanh diệt, đâu được nói năm chúng sanh diệt là Tiểu thừa ư?

Đáp: luận Trí Độ nói về bốn tất đàn có cả mười hai bộ kinh tám muôn pháp tạng. Nói năm chúng sanh diệt là tất-đàn đối trị, nếu tất-đàn đệ nhất nghĩa tức nói năm chúng không sanh không diệt, nếu ngộ tấtđàn đệ nhất nghĩa thì sanh thật quán, thật quán tức là diệu tuệ, diệu tuệ tức là diệu pháp, diệu pháp tức là Nhất thừa, vì vậy nên nói năm chúng không sanh không diệt.

“Đại Trí Xá-lợi-phất v.v…” là được dự phần thích được thọ ký nên vui mừng. Cũng chia làm bốn:

  1. Nửa bài lặp lại Xá-lợi-phất được Phật thọ ký.
  2. Một bài tự trình bày mình sẽ được thọ ký.
  3. Nửa bài kệ trình bày được sự lãnh giải.
  4. “Phật đạo chẳng nghĩ bàn v.v…” là lãnh giải hiển bày nghĩa chân thật, “Phương tiện tùy nghi nói: là lãnh giải mở cửa phương tiện. Bài kệ kế là nói phát nguyện tu hành, bốn đoạn đây làm hai cặp: hai đoạn đầu đã đắc sẽ đắc một cặp, hai đoạn nói về giải hạnh một cặp.

“Bấy giờ, Xá-lợi-phất v.v…” đoạn lớn thứ ba chính là nói về nói Thí dụ cũng chia làm bốn: Từ đây đến cuối phẩm chính là nói về nói Thí dụ, thứ hai trong phẩm Tín Giải người hạng trung căn lãnh ngộ, thứ ba phẩm Dược Thảo Dụ nêu Như lai thuật thành, thứ tư phẩm thọ ký nói về vì kia thọ ký, do đó có bốn đoạn. Người người trung căn nghe trên pháp nói chưa hiểu lại chuyển thế nói pháp cho nên nói thí dụ để hiểu. Kế đã nghe trước pháp nói lại lãnh thọ thí dụ sau là được tin hiểu cho nên có phẩm Tín Giải thứ hai. Bởi hiểu là thật cho nên Như lai nêu phẩm Dược Thảo Dụ thuật thành, lãnh giải ở trước thuật thành ở sau, tâm được hiểu rõ hành tương ưng với Phật thì đương quả có thể hy vọng, vì thế thọ ký cho.

Văn đầu có hai phần:

1)Thân Tử xin nói.

2) Đức Phật nhận lời thỉnh nói cho nghe.

Phần một lại có ba:

1) Tự trình bày giải ngộ của mình 2) Nói chúng chưa giải ngộ. 3) Thỉnh Phật giảng nói cho chúng nghe.

Sở dĩ phải tự trình bày giải ngộ của mình vì có hai nghĩa:

1/ Nếu không tự trình bày giải ngộ của mình thì ý chúng sanh không hiểu rõ, hoặc cho rằng nhờ người khác mà thật tự mình chưa ngộ thì trên thọ ký không thành trình bày lãnh giải cũng lầm lẫn, cho nên phải tự trình bày sự lãnh giải của mình.

2/ Muốn vì người thỉnh pháp phải hiểu được ý người, nếu chưa hiểu được thì thỉnh đâu có mạch lạc.

Hỏi: Bậc trung căn tự có nghi hối sao không tự xin mà nhờ người xin ư?

Đáp: Đã không có khả năng trước ngộ, lại chẳng phải chủ đối tán dương, nên đợi người khác chất vấn nghi. Tự trình bày mình lãnh giải có hai câu: “nay con không còn nghi hối”: là lãnh phẩm Phương Tiện: “Tự mình ở trước Phật được thọ ký”: là nói về lãnh giải văn được thọ ký trên, nêu đầu thu nhiếp cuối nên thuật cả hai. Lại không còn nghi hối chính là nói về được diệt hoặc tự ở trước Phật được thọ ký là hiểu hai việc này là cần thiết nên thuật. Lại không còn nghi hối chính là được hiểu, tự mình ở trước Phật được thọ ký là chứng minh sự hiểu đó là thật.

Hỏi: Nói thẳng được thọ ký là đủ, vì sao nói tự mình ở trước Phật?

Đáp: Thọ ký có hai thứ:

  1. Không hiện tiền được thọ ký, do chưa lãnh giải.
  2. Tự mình ở trước Phật được thọ ký, chắc chắn có lãnh giải.

Một ngàn hai trăm vị tâm tự tại nầy v.v… là nói chúng chưa ngộ.

Văn chia làm ba:

  1. Nêu xưa.
  2. Nêu nay.
  3. Xưa nay xen lẫn nghi.

Xưa lại có hai:

  1. Nêu người một chấp của vô học.
  2. Nêu người học hai chấp của người vô học.

Ban đầu nêu hai chấp của người vô học: Lìa già bệnh chết gọi là lìa lỗi quả, rốt ráo Niết-bàn chấp vô dư. Kế nêu người học và vô học hai chấp: lìa các kiến tức là lìa hết lỗi nhân, gọi là đắc Niết-bàn chấp hữu dư, do đó hai văn không đồng. Người vô học sẽ lìa lỗi quả, nếu lìa lỗi nhân có thể chung cho người Hữu học, Vô học. Trước phân biệt người nên các lỗi lìa cũng riêng sau nêu người chung nên lỗi lìa cũng chung.

Hỏi: Thật đoạn chín mươi tám sử vì sao chỉ lìa các kiến ư?

Đáp: Người vô học có thể dứt đủ chín mươi tám sử mà nay nói lìa các kiến ấy người Hữu học, Vô học đều dứt.

Ngã kiến là gốc của các kiến cho nói Đại Phẩm chép: Thí như ngã kiến nhiếp sáu mươi hai kiến, hữu kiến vô kiến tức là đoạn thường gọi là biên kiến. Đẳng: là chấp ba kiến còn lại, lại chấp ba kiến và các độn sử. “Mà nay ở trước Thế tôn v.v…” là nói nay. “Đều rơi vào nghi lầm”: là chánh sanh nghi. Tiểu Đại xen lẫn quyết xưa nay y nhau tìm cầu cho nên thành nghi. Trước nói về đã lìa hai lỗi không còn có thể lìa đắc hai Niết-bàn, không còn đắc nữa, nay nói do phải lìa mới lại đắc, xưa nay trái nhau cho nên rơi vào nghi hối.

“Lành thay Thế tôn!” trở lại là chánh xin. Sở dĩ xin vì Thân Tử là theo Phật xoay bánh xe pháp, có người chưa hiểu thường vì họ xin Phật nói. Lại vì đã đắc ngộ liền thành Bồ-tát, Bồ-tát lấy sự cứu giúp chúng sinh làm hoài bão, nên vì chúng sinh thỉnh. Lại đã đồng là Thanh Văn, xưa đều bẩm thọ thiên hóa, mà tự mình đã được hiểu còn người khác chưa hiểu thương bạn đồng hành kia nên vì họ xin. Lại cuối Phẩm Phương Tiện Đức Phật khuyên mở rộng kinh, nay vì chúng xin tức là thọ nhận ý chỉ. Lại ở trên thọ ký nói về Thân tử hành nhân vị lai thành Phật, nay vì chúng xin tức là hành nhân. Xin vì bốn chúng nói nhân duyên ấy: nhân duyên có Ba thừa, Nhất thừa vì sao nói ba, vì sao nói một! Đây nói về nhân duyên giải thích nghi dứt bỏ hối gọi là lành thay!

Phật nhận lời xin nói có ba phần:

  1. Duyên khởi.
  2. Như trong cõi nước xóm làng v.v… đến dưới kệ chép: “Do nhân duyên ấy tìm cầu mười phương v.v…” gọi là chính là nói.
  3. “Bảo với Xá-lợi-phất bọn ngươi các ông thảy v.v…”: là khuyên mở rộng kinh, ba đoạn nầy cũng được gọi là chánh truyền bá bài tựa của Tử Chương.

Trong phần duyên khởi đầu lại chia làm hai:

1/ Nêu trước pháp nói.

2/ Sau nên thí nói. Trước nêu pháp chép: Do sau thí lại dụ pháp trước, trước nói tuy nhiều mà nói lược hai thí chủ yếu mà khai thị ngộ. Hai câu chủ yếu là giáo Nhất và duyên Nhất. Giáo Nhất: trước nói các giáo tuy nhiều mà nêu không hai.

Kế là duyên Nhất: Do giáo không khác tiêu biểu, duyên người không khác, cho nên nói đều vì hóa Bồ-tát. Do giáo không khác tiêu biểu duyên người không khác, thì quả không khác, nhân cảm không khác, lược bày hai môn thì thâu nhiếp đầy đủ tất cả, nếu vậy từ lâu đã dùng lãnh giải vì sao lại nghi! “Nhưng Xá-lợi-phất v.v…” nói sau nói thí dụ. Nhưng: Là tuy nhiên, tuy trước đã nói mà do chưa hiểu, sẽ dùng thí dụ sau để hiểu ngộ. Lại nói “nhưng” ấy là hứa. Tuy trước đã nói nhưng hứa với kia nay do chưa ngộ giải nên lại dùng thí dụ nói về hai nghĩa trên để hiểu ngộ. “Những người có trí do thí dụ mà hiểu được”: là nói về chưa thể quên lời do ngộ ý chỉ mà có khả năng để tâm rỗng rang để đợi thí dụ, so với hàng thượng căn là người ngu, so với người hạ căn là người trí. Lại so hàng thượng căn là người ngu, so hàng lui sụt là người trí. Lại nêu trước là chỉ bác bỏ hứa nói là đôn đúc khuyên thí dụ. Chỉ bác bỏ: Ta trước đã nói người khác đã ngộ, sao ông đến nỗi mê như vậy, dùng đây bác bỏ khiến cho sanh phẫn động. Đôn đúc khuyên dụ: khiến cho kia kính mến đạo sanh tâm lãnh giải.

“Xá-lợi-phất như trong cõi nước v.v… trở xuống là chánh thuyết, lại chia làm hai:

  1. Văn xuôi.
  2. Kệ tụng.

Văn xuôi có hai:

  1. Thọ xin chính là nói.
  2. Sau cùng dùng nhân duyên dạy Thân Tử xin.

Chính là nói chia làm hai: 1. Khai thí; 2. Hiệp thí.

Khai thí: Pháp Sư Quang Trạch Pháp Vân chia làm mười thí: Đối văn nghĩa sai trái nhiều, nay y văn xưa chia làm sáu thí dụ:

  1. Tổng thí.
  2. Thí thấy lửa.
  3. Thí cứu con không được.
  4. Thí dụ ba xe cứu con được.
  5. Thí đồng ban cho xe lớn.
  6. Thí không luống dối.

Sở dĩ có sáu thí dụ nầy, tổng thí tuy có sáu nghĩa mà dùng hóa chủ làm chánh, khen ngợi đức của Như lai chẳng có gì không tròn đầy, hệ lụy chẳng có gì không trừ hết, đức tròn đầy nên mới giải cứu hoạn nạn, hệ lụy chẳng có gì là không trừ hết nên có khả năng cứu giúp vật, đây là căn bản để hóa độ chúng sanh nên trước nói về. Đức cha tròn đầy không còn hệ lụy, thấy con có hệ lụy không có đức liền khởi tâm đại bi nên có thứ hai dụ thấy lửa, tuy bên trong có đại bi cần phải có phương tiện bên ngoài cứu giúp, cho nên khi mới thành đạo liền muốn cứu người bị hệ lụy, giúp người không có đức. Nhưng cha tuy có khả năng trao cho mà con chưa có khả năng thọ nhận nên có thí dụ Nhất thừa hóa không được. Tuy Đại chưa thành mà Tiểu căn cơ đã động cho nên đối Nhất thừa nói ta thừa ứng thời liền ngộ nên có thí dụ ba xe cứu con được, tuy là nói ba cuối cùng là quy một, do đó trở lại thật hóa nên có thí dụ đồng ban cho xe lớn. Hứa ba cho một tợ như nói dối nhưng lại ban cho vượt quá sự mong cầu vì bổn ý là cho một nên chẳng luống dối, nên có thứ sáu Thí dụ chẳng dối gạt. Căn cứ sáu dụ đây hiệp thành năm cặp: ban đầu một là chung, năm sau là riêng, gọi chung riêng một cặp, Bậc Thánh nói pháp trước thường là nói chung, sau thì nói riêng nên trước chung sau biệt.

Căn cứ trong riêng lại chia làm hai:

Thấy lửa dụ nói về trong khởi tâm bi tức là chiếu soi căn cơ, bốn dụ sau ứng duyên nói giáo gọi là cơ giáo một cặp. Y cứ trong giáo sau lại chia làm hai: Dụ đốn hóa không được, ba dụ sau nói về tiệm hóa được con gọi là đốn tiệm một cặp. Y cứ trong tiệm sau lại chia làm hai: Dụ vì nói giáo Ba thừa, hai dụ sau nói về Nhất thừa giáo, gọi là Ba nhất một cặp. Căn cứ trong Nhất thừa lại chia làm hai: 1. Dụ chính là nói về nói giáo, sau không luống dối dụ gọi là hợp giáo, gọi giáo và hợp giáo một cặp.

Hỏi: Sáu thí dụ nầy từ phẩm Phương Tiện hay đoạn văn nào sanh?

Đáp: Có người nói đều từ văn phẩm Phương tiện sanh, nay nói về không hẳn như. Kinh này có ba châu khác nhau, vì căn tánh mỗi thứ khác nhau nên chuyển thế nói pháp cho nên có ba thuyết khác nhau, nếu mỗi pháp đều như trên nói thì văn thành rối rắm nói chẳng khéo léo, lại sau không khác trước, nghe trước đã mê hoặc, bẩm thọ sau cũng mê thì Thánh nói không lợi ích.

Nay nói về chỉ có bốn thí dụ giữa từ bốn đoạn lớn ở phẩm Phương tiện mà sanh. Tổng thí và sau bất hư thí đều là nghĩa phẩm này nói. Nói bốn dụ từ phẩm trước sanh:

1/ Thấy lửa thí: “Ta dùng mắt Phật thấy chúng sanh trong sáu đường”, văn nói về Phật ở địa vị pháp thân thấy chúng sanh có khổ không vui nên khởi tâm đại bi, nay văn nói về Trưởng giả đứng ngoài cửa thấy lửa bốc cháy nhà thì rất kinh sợ. Hai văn nghĩa đồng cho nên văn nầy từ phẩm trên sanh.

2/ Dụ Trưởng giả cứu con không được: “Phật mới thành đạo Nhất thừa hóa độ chúng sanh không được” ở phẩm trên.

3/ Trưởng giả ban cho ba xe dẫn dụ con được là “giáo Ba thừa hóa chúng sanh được” ở phẩm trên.

4/ Đồng ban xe lớn dụ: Từ phẩm Phương Tiện vì nói nhất thừa sanh. Đức Thích-ca một thời kỳ giáo hóa xuất hiện ở đời có năm thứ vẫn đục, ban đầu từ pháp thân địa thấy căn cơ cuối cùng ở hội Linh Sơn nói pháp Nhất thừa chỉ có bốn chương không được nhiều ít, cho nên nay nói về từ đầu thấy lửa, cuối cùng đồng ban xe lớn cũng chỉ bốn thí dụ không được thêm bớt, nên bốn dụ từ bốn pháp sanh.

Hỏi: Nếu vậy chỉ có bốn thí dụ. Vì sao có đầu tổng thí và sau bất hư thí ư?

Đáp: Tuy có đầu tổng thí lại không lìa bốn nghĩa trên, chỉ muốn nêu chung về đức năng hóa, lỗi lầm sở hóa, cho nên có tổng thí. Lại nêu giải nghĩa nên có trước chung sau riêng.

Lại sắp nói về hóa vật nên trước khen ngợi Phật có đức hóa vật nói tổng thí! Sở dĩ có thứ sáu bất hư thí, đây cũng không có tự thể riêng mà lại là lựa chọn nghĩa nói trước ba sau một, ở trên, vì nhân duyên này nên chia ra sáu thí dụ. Theo tổng thí lại chia ra sáu thí dụ:

  1. Hóa chủ.
  2. Hóa xứ.
  3. Giáo môn.
  4. Người sở hóa.
  5. Ý hóa.
  6. Căn tánh.

Chư Phật mười phương ba đời xuất thế lập ra giáo hóa đều có sáu thí dụ này, đức Thích-ca ra đời ở cõi đời ác có năm thứ vẫn đục cũng nêu sáu dụ này. Căn cứ trong sáu dụ này thì hóa chủ và giáo môn là sự năng hóa, bốn thứ còn lại là sự sở hóa.

Hỏi: Vì sao thứ nhất nói về Hóa chủ ư?

Đáp: Tuy có sáu nghĩa nhưng Hóa. chủ là chánh cho nên trong hợp thí chính hiệp hóa chủ, do đó trước nêu hóa chủ, Lại sắp muốn hóa vật nên trước khen ngợi Như lai có đức hóa vật. Lại khiến vật ưa thích công đức nầy như pháp thọ hóa. Nói về Hóa chủ có năm câu:

  1. Nêu xứ đại.
  2. Nói về đức trọng.
  3. Nêu tuổi cao.
  4. Khen giàu có lớn.
  5. Khen có nhiều quyến thuộc.

Hễ là bậc đại nhân thì phải đầy đủ năm điều này, năm câu này đều là khen ngợi đức của Trưởng giả.

Như cõi nước xóm làng: là nói xứ đại, hoặc: Tạp Tâm nói hoặc việc kia, lại hoặc là như vậy, như việc kia mà nói. Cõi nước xóm làng: chính dụ hóa xứ, nhưng hóa xứ có bốn: Nước, ấp, xóm, lạc. Chỗ vua ở có thành quách biên giới hạn vực gọi là quốc ấp: Người xưa gọi huyện là ấp, trong thôn năm nhà gọi là tụ, ngoài làng xóm thôn quê gọi là lạc. Nay dùng Thích Luận giải thích phẩm Phát Thú nói về một Đức Phật một vị vua giáo hóa gồm có bốn chỗ.

  1. Nói một thế giới.
  2. Nói về một thế giới hải.
  3. Nói về một thế giới chủng.
  4. Nói về phần thế giới sở độ.

Một thế giới: trăm ức nhật nguyệt gọi là một đại thiên, như vậy mười phương mỗi phương một Hằng hà sa Đại thiên gọi là một thế giới Phật. Một thế giới hải: Như vậy một thế giới Phật số mười phương như Hằng hà sa gọi là một thế giới hải.

Như vậy thế giới hải số như mười phương Hằng hà sa gọi là một thế giới chủng. Như vậy thế giới chủng mười phương vô lượng gọi là một thế giới phần sở độ. Tổng bốn thứ này hiệp làm một cõi nước một Đức Phật một vị vua giáo hóa đó là đại xứ, dụ cho phần sở độ của một thế giới. Ấp là kế so sánh thế giới chủng kia, lạc là hàng xóm thôn quê xa so với thế giới hải, tụ là thôn năm nhà, gần so với một thế giới. Trưởng giả ở bốn chỗ, là khen ngợi Trưởng giả rất bặt hảo. Một nhà lớn cũng gọi là Trưởng giả, ở ngoài nhà chưa hẳn đều là lớn (đại), nếu ở bốn chỗ gọi là đại thì có thể là khen ngợi cùng cực, nói về Đức Phật cũng như nghĩa có thể biết.

Hỏi: Hễ có tiếng tăm thì phải từ gần đến xa, nay vì sao lại từ xa đến gần?

Đáp: Có hai nghĩa: Muốn kiểm nghiệm đức của Trưởng giả khiến danh thật không luống dối, nói về đây Trưởng giả chẳng những nước xa đề cao cho đến ấp gần cũng khen ngợi, từ xa đến gần chứng nghiệm thật đức của Trưởng giả, Như lai cũng vậy; nương bốn chỗ này định danh đức của Phật. Muốn nói lên Phật tuy là vua giáo hóa bốn chỗ nay muốn nói về hóa một chỗ, cho nên từ xa cho đến gần do căn duyên một phương nầy mà cảm đến Phật.

“Có vị đại Trưởng giả”: là nói về địa vị đức trọng. Trưởng giả thế gian có ba hạng:

  1. Trưởng giả có đức.
  2. Trưởng giả tuổi cao.
  3. Trưởng giả giàu sang.

Trưởng giả có đức: lược nói về ba nghĩa:

  1. Có trí.
  2. Có đức.
  3. Trong sạch không sai phạm.

Do đầy đủ ba nghĩa này cho thế gian tôn xưng Trưởng giả, đức Như lai cũng như vậy:

  1. Chiếu lý cùng khắp gọi là Bát-nhã, như Trưởng giả có trí.
  2. Các đức nầy đầy đủ gọi là pháp thân như Trưởng giả có đức.
  3. Muôn sự hệ lụy dứt hẳn gọi là giải thoát, như Trưởng giả không có sai phạm, ba đức đã đầy đủ tiêu biểu cho Thế tôn.

“Tuổi đã già suy”: là nói về tuổi cao tức là Trưởng giả lão niên. Trước nói về đức trọng, ở đây dụ tuổi cao, do đức trọng tuổi cao nên mọi người cung kính, Đức Phật cũng giống như vậy.

  1. Đầy đủ các đức.
  2. Tuổi thọ vô cùng, do đầy đủ hai nghĩa này nên được mọi người tôn kính. Đây căn cứ pháp thân làm dụ.

Do pháp thân tuổi thọ bất khả cùng tận. Mượn người già để dụ ứng thân, người già mạng sống cùng tận không còn còn bao lâu, dụ cho ứng thân Như lai đây sau cùng không còn sanh nữa. Nên Thích luận chép: thai phần sinh tử của ta đã hết, là thân rốt sau cùng, ta do được giải thoát phải trở lại độ chúng sanh. Chấp hóa độ lâu làm thí dụ, trước làm Bồ-tát giáo hóa các con, các con trái với giáo trải qua vô số kiếp,

Bồ-tát hóa độ về sau nên gọi là già. Nên Phẩm Tín Giải chép: “Tự suy nghĩ già cả không có con cái”. Sau cùng nên giao phó tài vật cho con làm dụ nên gọi là tuổi cao, Người già ở đời đã lâu, thấy nghe nhiều hiểu biết xưa nay dùng để dụ Như lai có nhất thiết trí. Tuổi đã suy: Người già yếu không ở đời lâu là dụ người già lâu năm.

“Của giàu vô lượng”: là khen giàu có, tức người giàu lớn, tài bảo ở đời có công năng làm cho lìa khổ được vui, pháp bảo cũng có công năng lìa khổ sanh tử được vui đại Niết-bàn phước tuệ đầy đủ là giàu của sử dụng không hết gọi là vô lượng, lại các đức tròn đầy gọi là của giàu, khác với nhân trụ gọi là vô lượng. “Có nhiều nhà ruộng”: Trí đoạn đầy đủ năng sanh vật thiện là ruộng, từ bi che chở gọi là nhà, lại nuôi dưỡng thân mạng gọi là ruộng, an thân là nhà, pháp bảo như vậy, năng nuôi dưỡng vật tuệ mạng như ruộng, an vật pháp thân như nhà, năng an dưỡng vô cùng nên gọi là nhiều.

“Và các tôi tớ”: là nói về quyến thuộc Trưởng giả. Xưa nói dụ chúng sanh sở hóa, công học nông cạn là đồng (tôi), đức hành chưa cao là bộc (tớ). Nay nói dưới nói về năm trăm người là luận chung sở hóa, ba mươi người con là luận riêng sở hóa, việc sở hóa đã hết nay không dụ lại. Nhưng chọn dụ thần thông xếp vào tôi tớ để về sau sau già yếu làm người sai khiến Trưởng giả thế gian giàu sang gồm có ba hạng:

  1. Trong nhiều châu báu.
  2. Ngoài nhiều ruộng nhà.
  3. Nhiều các tôi tớ, đầy đủ ba điều này thì gọi là giàu có, Đức Phật cũng. Trong đầy đủ tự đức như nhiều châu báu, ngoài năng sanh vật thiện và từ bi che chở như nhiều ruộng nhà. 3. Có thần thông vận dụng chư tôi tớ chung quanh thuận theo.

“Nhà ông rộng lớn”: Nói về hóa xứ. Trên nước ấp xóm làng là nêu xứ khen ngợi người, cho nên Trưởng giả có bốn chỗ tôn sùng kính mến, nay nêu người để tiêu biểu xứ. Nói Trưởng giả ở trong một nhà có khả năng dạy đạo: Lại ở trên nêu chung bốn chỗ tiêu biểu Phật ở các cõi tịnh uế để giáo hóa chúng sanh, nay nói về nhà kia rộng lớn là giới thiệu riêng cõi ba cõi uế trược mà hóa độ chúng sanh, ba cõi xa rộng gọi là rộng lớn, sáu đường dừng nghỉ gọi là nhà.

Nhà chỉ có một cửa: Nêu giáo môn. chín mươi sáu thứ giáo nói đều không thể xuất ly sanh tử cho nên gọi là môn khác, chỉ nương theo Phật giáo mới có thể thoát khổ nên xưa là nhà một cửa. Đây dùng đối ngoại đạo. Vì khác cho nên chỉ Phật giáo là một. Đây dụ chung giáo Đại thừa Tiểu thừa gọi chung là một Phật giáo.

Nhiều người trong đó: là nói về người sở hóa. Phẩm loại hàm thức trong ba cõi này rất nhiều hạng cho nên có nhiều người. “Một trăm” dụ cho trời hai trăm dụ loài người, cho đến năm trăm chung cả ba đường, Tu-la hoặc khai hoặc hiệp, nên nói cho đến.

Hỏi: Thành luận và luận Trí Độ nói về có sáu đường. Tát-bà Đa bộ chỉ nêu năm đường làm sao hợp ư?

Đáp: Có luận Sư chép: Chọn sanh báo kia thì Tu-la thuộc Quỷ thần cho nên nói về năm đường, chọn y báo kia tức cùng chư thiên tương tợ nên phân sáu đường.

Hỏi: Nói về năm trăm tiện đủ vì sao lại nêu một trăm, hai trăm ư?

Đáp: Hàng trời người có khả năng thọ hóa cho nên nói riêng.

Dừng nghĩ trong đó: chúng sanh trong các đường thích ở không bỏ đi, cũng là bốn mươi người dừng ở. Tám mặt đất ngục cùng ngã quỷ, súc sanh là mười, bốn thiên hạ, sáu tầng trời coĩi Dục là mười, cõi Dục hiệp hai mươi, cõi cõi Sắc có mười sáu xứ, Vô sắc bốn xứ hợp thành bốn mươi.

“Lầu gác đã mục”: là nói về ý hóa. Văn chia làm hai:

  1. Giới thiệu tướng nhà.
  2. Nói lửa bốc cháy.

Tướng nhà chia làm hai:

  1. Nói chung ba cõi vô thường.
  2. Nói riêng ba cõi vô thường.

Xưa chép: Nhà một tầng gọi là đường (nhà trệt), hai tầng trở lên gọi là gác, cõi Dục trở xuống gọi là đường, cõi sắc, Vô sắc trở lên gọi gác, nay nói nhà chung tụ tập gọi là đường, nhà có nhiều tầng gọi là gác, quả báo chúng sanh trong ba cõi là khổ hữu, mà đồng ở trong đó là dụ như đường, ba cõi quả báo cao thấp lên xuống như nhà có nhiều tầng dụ như gác. Vô thường suy yếu nghĩa là mục. “Vách phên sụp đổ”: là nói riêng ba cõi vô thường. Trước nói sắc pháp vô thường, bên ngoại đều được dựa vào làm tường, trong chương làm vách, ngoài bốn đại thành giới hạn ba cõi như tường, thành bốn đại trong thân như vách, sắc pháp suy yếu nghĩa đồng như sụp đổ. Chân cột hư nát, nhà sở dĩ được vững là nhờ cột trụ, báo thân sở dĩ còn là nhờ mạng căn giữ gìn. Đã dùng ấm thân làm nhà nên dùng mạng căn làm cột, mạng căn thế đến cùng, thì báo thân sắp hoại, đó cũng như chân cột hư nát nên nhà cửa sắp đổ. Rường cột xiêu ngã: Thân được duy trì dựa vào tâm thức, nhà cửa chắc chắn phải nhờ rường cột. Chân cột mục nát nên rường nhà xiêu ngã, mạng căn đến cùng thì tâm thức sụp đổ.

Hỏi: Vì sao chỉ nêu ba pháp vô thường?

Đáp: Pháp hữu vi gồm có ba nhóm: 1. Sắc 2. Tâm. 3. Phi sắc phi tâm. Vách phên sụp đổ nghĩa là sắc pháp vô thường, rường cột xiêu ngã gọi là tâm pháp vô thường. Chân cột hư nát nghĩa là phi sắc phi tâm pháp vô thường. Sắc pháp đã thô vô thường, tướng hiện rõ nên nói ban đầu, tâm pháp tế, tướng vô thường vi tế nên nói sau, phi sắc phi tâm mạng căn năng giữ gìn sắc tâm cho nên nói giữa.

“Bốn phía đồng thời lửa bỗng bốc cháy”: Nói về lửa bốc cháy nhà, có chỗ gọi lửa là các khổ.

Hỏi: Thường có ba cõi thì thường có các khổ cũng lẽ ra thường có nhà lửa thường có lửa cháy, vì sao trước nói về nhà lửa sau nói hỏa tai (tai nạn lửa) ư ?

Đáp: Đây dụ đầy đủ hai nghĩa chung riêng:

1/ Nói chung ba cõi đều chuyển biến chịu đủ các tai ách, nếu vậy đã thường có nhà lửa cũng thường có hỏa tai, hai sự thật này là nhất thời chỉ nói thành trước sau thôi! Trước nói về nhà lửa kia vô thường, sau nói tai nạn lửa đầy đủ các khổ, khổ cùng vô thường là hoạn nạn của muôn vật cho nên nói nghiêng lệch.

2/ Riêng thí dụ chúng sanh ba căn ở hội đây, ngày trước bẩm hóa khổ ở nghĩa tạm dứt, Đức Phật đã cách đời nên lại khởi phiền não do phiền não căn chịu các khổ quả nên trước nói về nhà lửa sau nói lửa bốc cháy. Lại đã chịu khổ ấm thân thí như nhà lửa, bắt đầu lại khởi hoặc chiêu cảm khổ gọi là lửa khổ, một nghĩa chung cho hai hạng người.

Hỏi: Vì sao biết đây dụ đầy đủ hai nghĩa chung và riêng?

Đáp: Nêu năm trăm người lại nêu ba mươi người con, năm trăm người thí dụ chung năm đường chúng sanh, ba mươi con nói riêng trước đã từng theo thọ hóa, do đó nêu cả hai loại chung, riêng để hóa độ đủ.

  1. Hóa độ riêng cho người trung căn, hạ căn khiến biết ba quyền một thật.
  2. Chung vì tất cả chúng sanh khiến biết lỗi lầm ba cõi.

Lại kinh này khiến tất cả chúng sanh lìa địa vị phàm phu cũng lìa địa vị Nhị thừa, do nói lỗi lầm ba cõi nên khiến chúng sanh không tham đắm ba cõi, nghĩa là lìa địa vị phàm phu. Sau nói về các con ra ngoài cửa cầu xe không được, đồng ban cho xe lớn, khiến biết Nhị thừa là nắm tay rỗng, Nhất thừa là chân thật, khiến lìa địa vị Nhị thừa, do nhân duyên ấy nên giáo hóa đủ hai người. Bốn phía đồng thời: Các khổ dụ do lửa, không nơi nào không có tức là đồng bốn phía, ba cõi đều khổ nói là đồng thời, xuất ra khắp gọi là lửa bỗng nhiên nổi. Đốt cháy nhà cửa: phiền não là lửa cháy tâm gốc lành, các khổ là lửa đốt thân lạc thọ.

Các con của Trưởng giả hoặc mười người hoặc hai mươi người cho đến ba mươi người v.v… là nói căn tánh Ba thừa.

Hỏi: năm trăm người đã nhiếp căn tánh Ba thừa nay vì sao lặp lại?

Đáp: Trước nói về năm trăm là chung chúng sanh trong năm đường, nói về có căn tánh thừa trời người chưa hẳn đầy đủ căn tánh Ba thừa, nay nói riêng ba mươi người con tuy là cũng nhiếp năm đường nhưng có riêng căn tánh Ba thừa cho nên nói riêng.

Trước đã từng bẩm thọ giáo sanh thiện, thiện từ Phật sanh gọi thiện là con, do thiện gọi là người, người thọ tên con. Xưa chép: mười người dụ Thanh Văn, hai mươi người dụ Duyên giác, ba mươi người dụ cho Bồ-tát, Thanh Văn đức ít nên số ít, Bồ-tát đức nhiều nên số nhiều. Lại nói mười người con dễ đắc như căn tánh Thanh Văn dễ đắc, cho đến ba mươi người con khó đắc dụ cho căn tánh Bồ-tát khó đắc. Nay đều khác nhau với hai nghĩa trên, lấy mười dụ Bồ-tát, hai mươi dụ Duyên giác, ba mươi dụ cho Thanh Văn. Người cầu Đại thừa ít như mười người, cầu Duyên giác hơi nhiều như hai mươi, cầu Thanh Văn chuyển nhiều như ba mươi, giải thích đây rút ra trong Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Hiền Thử. Lại như kinh này nêu người ba căn: Thượng căn đắc giải ít như Thân Tử một người, trung căn hơi nhiều như bốn đại Thanh Văn, hạ căn chuyển nhiều cho đến năm trăm.

Hỏi: Vì sao không có căn tánh Nhất thừa?

Đáp: Trong Ba thừa Đại thừa tức là căn tánh Nhất thừa, lại trong đó chính là nói về căn cơ Ba thừa phát, căn cơ Nhất thừa phát sau cho nên ở đây không nói.

Hỏi: Con có định số vì sao nói hoặc đến ba mươi ư?

Đáp: Gồm có ba nghĩa:

1/ Hoặc khai Thanh Văn, Duyên giác thành hai thừa, hoặc hợp thành hai Tiểu thừa, do khai, hợp không nhất định nên nói “hoặc”. Ví như trên một trăm, hai trăm cho đến năm trăm, Tu-la hoặc khai hoặc hợp nên nói “cho đến”.

2/ Căn cứ trước căn tánh Ba thừa không nhất định như Đại Phẩm nói sáu mươi Bồ-tát thoái thành la hán, Ca-diếp vốn là căn tánh Duyên giác do gặp Phật nên thành Thanh Văn, Thanh Văn không gặp Phật liền thành Duyên giác, do không nhất định nên nói “hoặc”.

3/ Trước tuy có căn tánh Ba thừa cuối cùng đều thành Bồ-tát nên lại nói “hoặc”.

Trưởng giả thấy lửa lớn: là nói về dụ thấy lửa. Thí dụ này sở dĩ có là do trên khen ngợi đức của Phật chẳng đức nào không tròn đầy, không hệ lụy nào không dứt hết. Nay thấy con hệ lụy chẳng gì không tròn đầy, đức chẳng gì không tận cho nên khởi tâm đại từ bi.

Hỏi: Thấy gì ở các con mà khởi tâm đại bi?

Đáp: Thấy con đủ cả hai nghĩa chung và riêng nên khởi tâm Đại bi.

  1. Thấy chung là chúng sanh năm đường không vui có khổ,
  2. Thấy riêng ba mươi người con trước từng lãnh thọ giáo nên được lìa khổ mà trái với sự giáo hóa khởi mê hoặc hỏi chịu lại đốt cháy nên khởi tâm đại bi.

Trước phẩm Phương Tiện nói pháp nói có ba:

  1. Năng kiến.
  2. Sở kiến.
  3. Khởi tâm bi.

Nay chuyển thế thuvết pháp cũng chia làm ba:

  1. Nêu Trưởng giả thấy lửa liền rất sợ sệt.
  2. Tự nói mình đã ra khỏi.
  3. Thương xót con chưa lìa khổ.

Ban đầu lại có ba câu:

  1. Năng kiến.
  2. Sở kiến.
  3. Kinh sợ.

Trưởng giả thấy thì muốn cứu con thoát nạn cho nên trước nói về thấy. Tức dụ cho đức Như lai ở địa pháp thân dùng mắt Phật thấy chúng sanh có khổ không vui: lửa lớn: là nói về sở kiến: Đều đốt cháy ba cõi nên gọi là lửa lớn. “Từ bốn phía bốc cháy” tức là sanh già bệnh chết. Kinh Niết-bàn chọn bốn hòn núi nay chọn dụ bốn phía: sanh là phía Đông, già là nam, bệnh là tây, chết là phía Bắc. “Liền rất sợ hãi là nói về kinh sợ: Y cứ riêng ba mươi người con mà nói, trước kinh thọ hóa không nhắc đến lửa cho nên kinh sợ, mê chấp cảnh khổ sợ tuệ mạng sắp hết thành nhất xiển đề nên sợ. Căn cứ chung chúng sanh sáu đường giải thích: một phen kinh ngạc gọi là kinh, nhất định biết việc đáng sợ gọi là bố, dụ cho từ tâm một phen ban vui gọi là kinh, kế khởi tâm bi cứu khổ gọi là bố.

“Mà tự suy nghĩ rằng”: là nói về tự mình đã được ra, sở dĩ nói mình đã được ra ý nói con chưa thoát khỏi. “Ở cửa của nhà cháy”: là nêu chỗ thoát ra, đây lấy hạn vực ba cõi làm cửa cho nên văn sau chép:

“Nay xe nầy đều ở ngoài cửa”, tức là chứng minh.

Hỏi: Đây và trước chép: “Chỉ có một cửa” có gì khác ư?

Đáp: Trước chọn Phật giáo chung mọi người vượt ra ba cõi ngộ nhập lý nên gọi là cửa, như văn sau chép: Dùng môn Phật giáo vượt khỏi ba cõi khổ, nay nói sắp bị đốt cháy là phân biệt khác cửa trước, cho nên biết gọi ba cõi là cửa. Như người đời nói chung một nhà gọi là môn, hoặc gọi một nhà, hoặc nói một hộ, nay cũng.

Do tám khổ là năng thiêu, ba cõi là sở thiêu nên gọi là cửa bị cháy. “Ra ngoài được an ổn”: Ngày trước hành đạo có công vượt ra không có nghiêng đọa cho nên nói an ổn được ra do đó kinh dạy: Ta một mình trở lại bổn nguồn kia tự tránh khỏi mà đặc biệt vượt ra ba cõi. Lại luận Trí Độ chép: pháp ra khỏi Ba thừa đều khác nhau, như ba người ở trong ngục tự đào lỗ, hoặc vượt tường sợ hãi mà ra chẳng an ổn ra, gọi là Nhị thừa ra, Bồ-tát phá ngục ba cõi giết các ngục tốt cùng chúng sanh đồng ra gọi là an ổn ra. “Song các con ở trong nhà lửa”: là thương con chưa lìa khỏi các ưa đắm vui năm dục. Chơi giỡn: là tham đắm năm dục không chịu khắc chế mình. “Không hay không biết”: Trước tham đắm tức tham ái, không hay không biết gọi là vô minh. Si ái là gốc của sanh tử, không hay nhà sắp đổ gọi là không biết vô thường, không biết lửa bốc cháy gọi là không biết các khổ. Một lần đầu không ngộ gọi là không hay, từ đầu đến cuối không ngộ gọi là không biết, trái mất thiện đời trước gọi là chẳng sợ, sắp mất tuệ mạng gọi là chẳng sợ. Lại ban đầu không sợ khổ vô thường và từ đầu đến cuối không sợ gọi là không sợ sệt. “Lửa đến đốt thân rất đau khổ”: Trên vì chúng sanh chưa chịu khổ mà thí dụ, nay vì chúng sanh chịu khổ mà lập dụ, khổ già bệnh chết đốt thân làm ép ngặt thân, tham sân si thiêu đốt tâm là rất khổ, khổ bên ngoài là bị lạnh nóng, đánh chửi v.v… khổ bên trong là bốn đại không điều hòa một trăm lẻ một bệnh ép ngặt. “Tức không lo lắng, không có ý cầu ra khỏi”: là nói chung hai thứ chúng sanh không có nhàm chán khổ sanh tử muốn cầu thoát ba cõi.

“Trưởng giả đó lại nghĩ”: là dụ cứu con không được. Dụ trên Nhất thừa hóa chúng sanh không được, ban đầu thí chung khen ngợi Phật có vui không khổ, kế thấy lửa dụ chúng sanh có khổ không vui, nay thứ ba muốn cứu khổ cho chúng sanh đồng Chư Phật không khổ ban vui cho chúng sanh đồng Chư Phật có vui, chỉ bậc Thánh năng trao cho chúng sanh chứ không năng thọ cho nên có dụ nầy. Lại vì giải thích cho nên có thí dụ nầy. Nhất thừa đã là chân thật Đức Phật khi mới ra đời sao không nói ngay, vì vậy nên giải thích rằng: Đức Phật khi mới thành đạo liền muốn nói cho chúng sanh nghe, nhưng Thánh tuy năng trao mà chúng sanh chưa có khả năng lãnh thọ cho nên lỗi ở chúng sanh chẳng phải lỗi của Phật. Y cứ thân mà chép: Trên thấy lửa dụ ở địa Pháp thân thấy chúng sanh có khổ, không vui, nay dùng bổn thùy tích muốn cứu khổ ban vui cho chúng sanh. Căn cứ ở sự tâm bi nói về: Trên thấy lửa dụ nói về bên trong đại bi đầy đủ, nay nói về xoay vần cứu giúp tức việc bi, Phàm phu Nhị thừa tuy có tâm bi mà không có sự bi nên gọi là ít bi, nay có tâm bi bao gồm có sự bi nên gọi là Đại bi. Do tiểu bi nên gọi là giả tướng bi, do đại bi nên gọi là chân thật bi. Trên phẩm Phương Tiện có ba:

  1. Nói về tuệ Phật rất sâu chúng sanh độn căn cho nên không nói pháp.
  2. Phạm vương khuyến xin.
  3. Giả sử muốn nói thì có tổn hại chẳng lợi ích cho nên không nhận xin dứt hóan

Nay chuyển thế nói pháp chia làm hai chương:

  1. Thí dụ Đại thừa khuyên hóa độ chúng sanh không được.
  2. Thí dụ Đại thừa răn bảo hóa độ không được.

Môn khuyên: là khen ngợi công đức Pháp thân. Răn bảo là nói lỗi lầm sanh tử. Lại khuyên tức là đại từ ban vui, răn bảo tức là đại bi cứu khổ. Sở dĩ chỉ nói về hai môn, vì Đức Phật thì có vui không khổ, chúng sanh thì không vui có khổ, đây đã nhiếp chung Thánh phàm cho nên chỉ nói về hai môn này. Trong môn khuyên có hai tư duychia làm hai khác nhau:

  1. Tư duy nói Đức Phật có khả năng trao Đại thừa.
  2. Tư duy rõ chúng sanh không có khả năng thọ.

Đây và hai tư duy của phẩm Phương Tiện khác nhau. Phẩm Phương Tiện:

1/ Tư duy không thể dùng tuệ mầu nhiệm trao cho người độn căn,

2/ Tư duy giả sử gượng trao có tổn hại không lợi ích, do chuyển thế khác nhau nên pháp và thí có khác kinh Sư không nên cho rằng thí dụ sau phải đồng với pháp trước. Trưởng giả đó lại nghĩ: là nêu chung tư duy.

“Thân và tay của ta có sức mạnh”: là nêu các việc đã tư duy thể trí tột cùng là pháp thân, tức dụng của trí gọi là tay; năng cứu giúp hoặc trở về gốc rễ gọi là có sức mạnh.

Hỏi: Vì sao thân và tay có sức mạnh?

Đáp: Muốn nói về khi Phật mới thành đạo có thể nói Nhất thừa. “Nên dùng ghế hoặc dùng vạt áo từ trong nhà mà ra ngoài”: Trưởng giả nghĩ chân tay có sức mạnh nên có thể dùng vạt áo hoặc dùng bàn ghế từ trong nhà mà ra ngoài, nếu con không có sức mạnh thì không thể như vậy được dụ cho Như lai bên trong có pháp thân hiểu biết, ngoài năng hiện thần thông nói pháp từ nhà ba cõi dẫn chúng sanh ra, đây là dụ ba luân. Suy nghĩ thân và tay của ta có sức mạnh gọi là tha tâm luân. Dùng vạt áo gọi là thần thông luân, nếu dùng ghế thì gọi là nói pháp luân, nên đoạn dưới hiệp dụ nói nên dùng thần lực và trí tuệ lực tức là việc ấy.

Hỏi: Vì sao trước dùng thần thông sau nói về nói pháp ư?

Đáp: Chư Phật Ba đời hóa vật nên phải trước hiện thần thông rồi mới nói pháp, vì vậy kinh này trong phẩm Tựa nói về ba luân trước sau. Ban đầu nhập định Vô Lượng Nghĩa tức tha tâm luân như thân tay có sức mạnh mưa hoa động đất phát ra ánh sáng hiện cõi nước tức thần thông luân gọi là vạt áo. Từ xuất định cho đến một kinh xong tức nói pháp luân gọi là ghế, nói về thừa quyền thừa thật là pháp sở thừa như ghế, nói thân quyền thân thật là người năng thừa dụ cho bàn. Lại bảy đoạn văn kinh mỗi mỗi có vạt áo ghế bàn, ban đầu kinh nói hiện thần thông là vạt áo, nhân Nhất thừa như ghế, quả Nhất thừa như bàn chương sau kinh cũng có vạt áo ghế bàn. Hai phẩm Đa Bảo, Dũng xuất hiện thần thông là vạt áo, nói nhân sống lâu như ghế, nói quả trường thọ như bàn. Lại phối hợp hai việc với hai đoạn kinh: Ban đầu nói về thừa quyền, thừa thật dụ như ghế bàn, tức nói pháp luân, sau nói thân quyền thân thật ngắn dài thích ứng, hóa gọi là thần thông luân. Thí như vạt áo. Khổ cứu con nêu ra vạt áo cha cho nên trước dùng vạt áo làm dụ; ghế bàn: chân cha đạp lên ghế, thân cha nương vào bàn. “Ông lại suy nghĩ”: Suy nghĩ trước là bậc Thánh có khả năng trao truyền, nay biện chúng sanh không có khả năng thọ, lại chia làm ba phần:

  1. Tư duy lý mầu nhiệm.
  2. Tư duy độn căn.
  3. Tư duy không thể dùng diệu lý trao cho người độn căn.

Tư duy lý mầu nhiệm: Ngoài ra dụ Trưởng giả suy nghĩ về cửa có ba ý:

  1. Chỉ có một cửa.
  2. Nói về cửa lại rất hẹp.
  3. Suy nghĩ về cửa rất nhỏ ấy.

Trong hợp chỉ có một cửa: chỉ một chí lý, chí lý không hai nên gọi là một, rất mầu nhiệm rỗng suốt gọi là môn (cửa), không dung nạp phàm phu ái kiến gọi là hẹp, không thọ đoạn, thường của Nhị thừa gọi là nhỏ. Lại không chứa đoạn thường của phàm phu Nhị thừa cho nên gọi là hẹp, cũng không thọ có sở đắc của Bồ-tát Đại thừa gọi là nhỏ, đây căn cứ người để giải thích nghĩa hẹp nhỏ. Lại chí lý không chấp nhận ngôn ngữ thì đường ngôn ngữ dứtgọi là hẹp, không chấp nhận tâm hành thì chỗ tâm hành diệt gọi là nhỏ, lại ngang dứt trăm phi gọi là hẹp, dọc siêu bốn câu gọi là nhỏ.

“Các con thơ bé chưa hiểu, mê đắm chơi giỡn”: là suy nghĩ về con có ba nghĩa:

  1. Thơ bé.
  2. Chưa hiểu biết.
  3. Mê đắm chơi giỡn.

Đối môn trên cũng có ba nghĩa: Gốc lành yếu kém là thơ bé, chưa thể phân biệt công đức pháp thân tội lỗi sanh tử gọi là chưa hiểu biết, triền miên trong năm đường dục gọi là mê đắm chơi giỡn. Lại hợp ba câu này chia làm hai:

  1. Câu đầu nói về có thiện.
  2. Hai câu sau nói về có ác.

Thiện có hai nghĩa: Đầu phát tâm là thơ, quán giải yếu kém gọi là kém. Ác có hai nghĩa: chưa hiểu biết gọi là si, mê đắm chơi giỡn gọi là ái, là đầy đủ si ái.

“Hoặc vấp ngã bị lửa dốt cháy”: là tư duy nói về không được hóa độ. Môn đầy đủ ba nghĩa, con cũng đủ ba nghĩa: Nếu bên trong cầm vạt áo hoặc ghế bàn chẳng những không được cứu con ra mà còn làm cho con rơi vào lửa bị dốt cháy, trong hiệp cũng vậy. Chí lý mầu nhiệm chúng sanh căn độn, nếu trao truyền chí lý thì người độn căn không có khả năng ngộ giải, chẳng những không vượt sanh tử lại còn khiến kia sanh tâm chê bai.

Hỏi: Đức Phật biết người độn căn nhất định chê bai pháp Đại thừa, vì sao nói là hoặc sẽ rơi rớt ư?

Đáp: Khi mới thành đạo căn cơ Đại thừa chưa thuần thục nên sanh khởi chê bai, đến hội Linh Sơn bỏ Tiểu chấp thì năng tín nhận do căn tánh bất định cho nên xưng hoặc.

Hỏi: Nay văn nói chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp có gì khác với văn trước chỉ có một cửa?

Đáp: Có người chép: Ban đầu dùng chung giáo đại tiểu làm một môn (cửa) sau chỉ dùng giáo Đại thừa làm một môn. Có người nói nay văn nói một môn cũng đầy đủ giáo đại tiểu, chỉ có một cửa đồng với nghĩ trên. “Mà lại nhỏ hẹp” là nói riêng môn Đại thừa. Như thẳng một cửa ấy đã khó ra được huống chi chi nhỏ hẹp ư? Thẳng ấy đối Phật pháp đã khó tin hiểu huống lại Đại thừa đâu dễ hiểu ư ? Nay nói hai giải thích nầy đều thành khó hiểu!

Vạt áo ghế bàn đã là thí dụ giáo vì sao lại dùng một cửa để dụ giáo, lại vì sao được dùng giáo vạt áo, ghế bàn từ cửa Phật giáo (môn) mà ra ư? Nay nói về như trước giải thích, trong đây dùng lý làm môn, dùng vạt áo, ghế bàn làm giáo. Cửa đã nhỏ hẹp không thể dùng vạt áo ghế bàn từ cửa đem con ra được, lý đã mầu nhiệm không thể hiện thần thông nói pháp giúp chúng sinh ngộ lý.

Hỏi: Trưởng giả thân tay có sức mạnh vì sao không đem con ra ư?

Đáp: Thân tay dụ cho trí bên trong chiếu soi căn cơ, vạt áo bàn ghế dụ cho hiện thần thông nói pháp bên ngoài, chỉ được dùng bên ngoài hóa vật, không được dùng trí bên trong hóa vật.

“Ta nên vì chúng nó mà nói những việc đáng sợ”: là Nêu giới môn (môn răn bảo) nói Đại thừa hóa vật không được. Căn cứ dụ mà chép: Dùng vạt áo bàn ghế đem con ra không được nay nói thẳng việc đáng sợ khiến con mau ra. Trước nói pháp thân, công đức đã không tín nhận, nay nói tội lỗi sanh tử khiến vượt ba cõi.

Hỏi: Khuyên và răn bảo vì sao khuyên trước, răn sau?

Đáp: Khuyên môn là gốc răn bảo là ngọn, Chư Phật ra đời vốn vì khai tri kiến Phật, chỉ vì chúng sanh không hiểu cho nên sau mới nói tội lỗi sanh tử.

Lại tuệ Phật khó hiểu, tội lỗi sanh tử dễ biết nên trước nói khó sau trình bày dễ, câu đây nói chung muốn nói việc đáng sợ. “Nhà này đã bị cháy phải ra cho mau”: Chính là nói về việc đáng sợ. Do có ấm thân xếp vào lửa già bệnh chết thiêu đốt thân, lửa ba độc đốt cháy tâm, cho nên nói nhà này bị lửa lớn dốt cháy. “Chớ để bị lửa đốt hại”: Trên tuy nói về hai thứ lửa đốt cháy nhưng chỉ đốt mà chưa hại, nay sợ bị hai thứ lửa hại cho nên khuyên răn, nếu buông thả hai thứ lửa này thì bị đốt diệt gốc lành hại pháp thân cắt đứt tuệ mạng. “Suy nghĩ thế rồi bảo các con rằng”: Câu trước nói trong tâm tư duy, ở đây nói về giả lập nói cho sợ hãi. “Cha dầu thương xót khéo nói dụ dẫn”: Đây là nói về chúng không có căn cơ không nhận sự răn bảo. Thương chúng không vui, xót cho chúng có khổ nên dùng pháp, thí dẫn dụ, thương xót căn cứ trong tâm, khéo nói dẫn dụ căn cứ ngoài nói pháp. “Mà các con tham đắm vui chơi”: Nói về các con tham đắm sanh tử năm dục lạc. “Không

chịu tin nhận” là không tin sanh tử là vô thường khổ Kinh Thụy Ứng chép: Dù sẽ vì nói muôn vật vô thường thiên hạ đều khổ, chính là nói dường như trái, ai chịu tin khổ nhọc ta như vậy, không bằng sớm chọn Niết-bàn. “Không sợ sệt”: Đầu không sợ sanh tử là không kinh, không hề sợ nên không sợ sệt. “Lại cũng chẳng hiểu gì là lửa”: là không biết lửa sanh già bệnh thiêu đốt thân, lửa ba độc thiêu đốt tâm. “Gì là nhà? Thế nào là hại”: Không biết ba cõi là nhà chung, năm ấm là nhà riêng, không biết do lầm vọng tưởng nên khởi sanh hai lửa hại thân tâm vọng tưởng là gốc của hai lửa. “Chỉ cứ đông tây chạy giỡn”: Xưa nói nam bắc là dọc, Đông Tây là ngang, nói về các con ngang lý dụng tâm, nay nói lập nhà thì Đông Tây không có cửa chỉ mở cửa hướng Nam, vì Đông Tây không cửa tức trái lý chạy chơi giỡn nên không có nghĩa ra ngoài, nếu trái bắc hướng Nam thì trái mê hoặc hướng đến lý liền có nghĩa ra cho nên không nói Nam Bắc chạy giỡn. Lại nếu Nam Bắc chạy thì cha ở ngoài cửa con liền có lý theo cha, cha liền có nghĩa hóa độ con, chẳng nói không căn cơ. Tâm rong chơi ái kiến nện gọi là chạy, không tự khắc phục mình gọi là giỡn. “Nhìn cha mà thôi!”: Ban đầu dù không tin chỉ có phần hướng lý cho nên nói “nhìn cha”, chưa thể tu hành nên gọi “mà thôi”.

“Bấy giờ, Trưởng giả liền nghĩ v.v…”: là dụ ba xe cứu con được. Sở dĩ có dụ nầy: Đã Nhất thừa hóa không theo không chấp nhận bỏ mà không cứu, cho nên đối một Phật thừa phân nói riêng ba, thì từ Phật khởi quyền cũng là ẩn thật hiển quyền. Lại ở trên tức vạt áo ghế bàn do có vật đem con ra không được, nay hư chỉ ngoài cửa do không có vật nên đem con ra được, nhưng pháp Như lai chứng đắc là không hư không thật, do không hư không thật nên có khả năng nói hư thật đều là thật, chẳng được nói không hư không thật cho nên hư thật đều là hư. Có vật ấy là đạo lý chỉ có Nhất thừa, không vật ấy là đạo lý không có hai thừa. Lại vạt áo bàn ghế cha dùng vật để cứu con không được, nghĩa là Nhất thừa sở hành của Như lai. Kinh Niết-bàn chép: Lại có một hành là Như lai hành, có chỗ gọi Đại Niết-bàn Đại thừa. Nay nói về ba xe vật của con, cứu con được, ba xe là chỗ nương của chúng sanh nên gọi là vật của con. Thích luận và luận Nhiếp Đại thừa chép: Phật thừa là tư thừa, hai thừa là tha thừa, tức Kinh nay nói Phật tự trụ Đại thừa cho nên biết hai thừa là của con trụ. Nếu nói theo thân thì thấy lửa được gọi là pháp thân, cứu con không được dụ là Xá-na báo thân, ba xe dẫn con dụ là tức Thích-ca hóa thân. Đây là thí dụ trên Ba thừa hóa độ được chúng sanh.

Văn trên có ba:

  1. Niệm muốn khởi hóa Ba thừa.
  2. Nói giáo Ba thừa.
  3. Nói về được lợi ích.

Nay chuyển thế nói pháp văn có bốn phần:

  1. Biết xưa các con ưa thích.
  2. Vì nói ba xe.
  3. Các con tin chịu ra khỏi nhà lửa.
  4. Thấy con thoát nạn vui mừng.

Phần một chia làm ba:

  1. Nói về không ra là tổn hại.
  2. Muốn lập chước dụ ra.
  3. Biết sở thích của con trước đây.

“Nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy: “Nhà ba cõi chính là bị hai thứ lửa thân tâm đốt cháy. “Ta và ccác con nếu không ra ngay sẽ bị lửa cháy”: Trên nói lửa cháy, nay nói bị lửa hại tức không khỏi bị tổn hại.

Hỏi: Con không ra khỏi có thể bị lửa hại, cha trước đã ra khỏi vì sao bị lửa thiêu?

Đáp: Có người chép: nếu Như lai không dùng giáo Ba thừa hóa khiến ra khỏi nhà thì gốc lành của chúng sanh không sanh trưởng không thể nối kế dòng dõi Phật, như con bị đốt cháy, thì công Như lai hóa độ cũng bặt dứt; như cha bị lửa hại. Có người chép: Chúng sanh bệnh nên Bồ-tát cũng bệnh chúng sanh bị đốt nên Như lai cũng bị đốt. Nay nói Kinh này từ đầu đến cuối chính khen ngợi cha đã thoát khỏi lửa, con chưa thoát khỏi lửa, khác với ý Kinh Tịnh Danh, cho nên hai giải thích trên chưa thỏa đáng. Nay ý văn nêu con mà nói cha, đây căn cứ văn mà luận thôi! Xưa ta cũng ở trong nhà nếu không kịp thời ra thì bị lửa hại, do kịp thời ra nên thoát khỏi nhà lửa, con cũng nên hư vậy, kịp thời ra thì tránh khỏi không kịp thời ra thì không tránh khỏi. Kịp thời là Như lai vốn ở trong ba cõi chỉ do căn cơ phát nên ra khỏi ứng thời liền ra, được thoát khỏi lửa, chúng sanh khi căn cơ phát mà không ra còn chịu khổ.

“Nay ta nếu lập ra phương tiện”: Nói muốn bày cách ra khỏi tức là biết bệnh rõ thuốc, không ba nói ba nên gọi là phương tiện. “Cha biết các con vẫn có lòng Thích-các đồ chơi đẹp”: chính biết sở thích của con trước đây. “Biết trước lòng con”: tức quá khứ đều có hạnh nguyện. Sở thích là ưa muốn hiện tại. “Các thứ châu báu lạ lùng nếu có v.v… chắc đắm ưa”: tức Ba thừa đối mê hoặc là châu báu, so với Nhất thừa là kỳ lạ. Lại Ba thừa là pháp ra đời, khác với pháp thế gian cho nên gọi là kỳ lạ. “Mà bảo các con rằng”: chánh là dụ nói ba xe. Văn có bốn trường hợp:

  1. Xưng tán.
  2. Chỉ bày nơi xe.
  3. Khuyên khiến mau ra.
  4. Chấp chặt cho là không luống dối.

Đây đều ví như đến vườn Nai nói giáo Ba thừa. “Đây là những thứ ít có khó được các con ưa thích”: quả Thánh Ba thừa đều là pháp xuất thế gian, ở thế gian không có gọi là ít có khó được. “Nếu các con không ra lấy sau chắc buồn hối hận”: Bậc Thánh tuy có nói sợ chúng sanh không có khả năng tin hành, cho nên nói “sau sẽ hối hận”. Căn cơ phát gặp Phật mà không tu đạo nhận lấy quả Thánh thì sau sẽ hối hận. “Các thứ xe trâu, xe dê, xe hươu như thế”: là chỉ bày xe. “Các thứ” theo chú giải kinh chép: Các thứ ở trước ở Ba thừa tức thừa trời người. Có người chép: Y cứ trong mỗi xe lại nói về ba minh, sáu thông mười trí, tám giải, cho nên nói các thứ. Xe dê, xe hươu xe trâu: Bồ-tát hóa độ thế gian, Thanh Văn theo thầy, thuộc loài ở nhân gian dụ như xe dê, Duyên giác tiến không hóa độ thế gian, thoái không theo thầy, dụ như xe hươu, tiêu biểu loài ở rừng núi. Lại, dê là loài thú tánh chậm lụt, dụ như Thanh Văn, tánh hươu nhanh nhẹn dụ cho Duyên giác, sức trâu khỏe mạnh dẫn Xa nặng đi xa dụ cho Bồ-tát. Lại giải thích hình dáng dê nhỏ dụ cho Tiểu thừa, hình dáng hươu trung bình dụ cho trung thừa, hình dáng trâu lớn dụ cho Bồ-tát Đại thừa.

Hỏi: Là căn cứ ba trí nói về ba xe hơn kém hay căn cứ vào ba dứt trừ?

Đáp: Có người chép: Căn cứ đủ cả trí, đoạn hơn kém, Thanh Văn chỉ dứt chánh sử, Duyên giác dứt tiểu tập, Bồ-tát kết, tập đều phá đổ. Nay nói Trung thừa dứt tập, kinh luận không có văn nói chỉ chọn trí có hơn kém dụ ba xe khác nhau thôi!

“Nay ở ngoài cửa”: Cửa là nhà. Lập ba xe này đồng dừng ở ngoài sanh tử, vì sao vậy ? Vì ba quả tuy khác mà nghĩa hoặc tận đồng cho nên đồng ở ngoài cửa. Lại, pháp sở đắc của Ba thừa cho rằng số diệt vô vi và hai Trí Tận, vô sanh. Chú giải kinh chép: sáu pháp là thể của quả Thánh nghĩa là vô lậu năm ấm và số diệt vô vi đều ở ngoài sanh tử, nhưng báo thân La-hán báo thân thật ở trong ba cõi, do người theo pháp cũng được gọi là La-hán vượt ngoài cõi, do pháp theo người, người ở trong cõi cũng được gọi là La-hán ở trong ba cõi. Nếu thân và pháp từng thứ phân biệt thì trong ngoài thuộc hai, sơ quả sở đắc vô lậu thì chẳng phải ba cõi ràng buộc, pháp theo đây có thể biết. “Có thể dùng dạo chơi”: là ý nói về dùng xe. Có người nghi rằng: Nếu là nhân thừa có thể có dùng vận chuyển ra ba cõi, nay đã ra ba cõi đâu cần dụng thừa! Cho nên giải thích nói có thể dùng xe dạo chơi, dạo chơi là vui lòng thỏa thích. Sanh tử qua lại ruổi chạy trong năm đường, trải qua gian nan cay đắng, quả Thánh quên mất nỗi khổ đó nên nói dạo chơi. “Các con ở trong nhà lửa”: là khuyên mau ra, khiến người Ba thừa siêng năng tinh tấn mau dứt phiền não được ra ngoài ba cõi, thật là ra đi mà nói ra đến, do ở trong vọng bên ngoài là đi, ở ngoài quán trong là đến. “Tùy ý các con muốn”: là nói chấp chặt cho là không luống dối.

“Lúc bấy giờ, các con v.v…”: là các con chịu hóa tức dụ trên. “Liền có A la hán, tên Pháp Tăng sai khác”, người Ba thừa được lợi ích. “Thích hợp ý mình”: Đã biết căn cơ mà nói giáo chắc xứng căn cơ nên nói thích hợp ý nguyện. “Trong lòng mỗi chúng nó đều mạnh mẽ”: Trước nói về giáo xứng căn cơ, nay nói về căn cơ tin giáo. Đã khởi tín tâm tức muốn tu hành nên nói mạnh mẽ. Mạnh là mạnh bạo tiến lên. (tuệ) là lanh lợi. “Xô đẩy lẫn nhau”: Trước đã có tín tâm, nay nói về siêng năng tinh tấn. “Cùng đua nhau ruổi chạy”: Trên đã nói về tinh tấn, đây chính nói về quán lý Bốn đế, quán khổ dứt tập như cùng nhau ruổi chạy, chứng diệt tu đạo thí như tranh khỏi nhà lửa. Có người chép: Tâm mỗi người đều mạnh mẽ đây nói về địa vị ngoài phàm phu, tứcba trước trong bảy phương tiện, nghĩa là địa vị Văn, Tư, Tuệ. Xô đẩy lẫn nhau gọi là địa vị trong phàm phu; tức bốn gốc lành gọi vị tu tuệ. Cùng đua nhau ruổi chạy” là địa vị Hữu học trong ba cõi, tranh ra khỏi nhà lửa là địa vị Vô học, cho nên gồm có trong ngoài, Thánh có Hữu Hữu học, Vô học.

“Khi đó Trưởng giả”: là cha thấy con thoát nạn vui mừng. “An ổn ra khỏi”: là khi thấy các con tu hành không có lui sụt được thoát khỏi phần đoạn sanh tử ba cõi. Đều ở trong ngã tư đường: Kinh Tăng Nhất A-hàm chép: Tứ đế dụ cho ngã tư đường. Đoạn, hạ phẩm hoặc tứ đế hết là thông, đạt Tứ đế, như bốn đường thông suốt làm ngã tư. “Nơi đất trống”: Đã đoạn tứ đế, hạ phẩm chánh sử tận, cũng không còn các triền cái ràng buộc nên gọi là giữa đất trống. “Mà ngồi”: là trong nhân tu hành như ruổi chạy, đắc quả rốt ráo là ngồi yên. Lại ruổi chạy theo sanh tử là hành, nay đắc quả thánh là ngồi. “Không còn chướng ngại”: là ba chướng này mất không còn bị ràng buộc chướng ngại nên nói không chướng ngại. Lại ở ngã tư đường ngồi chỗ đất trống: là muốn nói lên ngoài ba cõi không có ba xe để lên. Lại trước hướng đến nhà ba cõi, nay đã ra khỏi nhà ba cõi gọi là đất trống, trong kệ dưới nói đất trống cũng vậy. “Tâm thư thái vui mừng hớn hở”. Trên nói về thấy con thoát nạn, nay nói tâm cha vui mừng, do ban đầu thấy ở nhà lửa nên buồn, nay thấy ra khỏi nhà lửa cho nên vui, như chúng sanh bệnh nên Bồ-tát bệnh, bệnh chúng sanh lành Bồ-tát mới lành bệnh.

Hỏi: Phẩm Phương Tiện chép: Nay ta vui vô úy có khác gì cái vui mà văn nầy nói không? Đáp: Phẩm Phương Tiện nói Tiểu thừa không xứng hợp ý Phật cho nên buồn, thấy căn cơ Đại thừa phát hợp theo ý Phật cho nên vui. Văn nầy nói thấy ở trong nhà lửa nên buồn thấy ra khỏi nhà lửa đắc Tiểu quả cho nên vui.

—————————

Vào hạ tuần Nhị Tân năm Giáp Ngọ Niên hiệu Vĩnh Nhân hạ tuần Sa-di Đạo Tôn in khắc bán Pháp Hoa quyển năm công hiếu hạnh xin làm phước, rất mong mỏi nhận lợi chỉ dạy của các bậc thượng nhân như được hạt châu trong búi tóc đâu dám không cung kính tôn trọng ư! Mà khắc in nghĩa sớ do đàn việt góp sức, hồi hướng công đức này cho bốn ân pháp giới bình đẳng.

Sa-môn Đô Can Duyên, Tố Khánh kính ghi.

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12