PHÁP HOA KINH NGHĨA KÝ

SỐ 1715

QUYỂN 06

Đời Lương, Pháp Vân soạn

Bấy giờ sứ giả mau qua bắt “tức là nêu lên dự định dùng Đại thừa giáo để thích nghi. Đây là lãnh hội thí dụ trong nhà lữa ở trên nói “dùng vạt áo và ghế từ trong nhà đi ra”. Trong sự lãnh hội khuyên bảo và không có căn cơ bao gồm hai phần. “Cùng tử kinh sợ” là phần thứ nhất nói lên căn cơ của Tiểu thừa và trời người, tương ưng với thí dụ trong nhà lữa nói rõ không có căn cơ. Điều này vốn có hai mục, “Nhà này chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp” tức nói rõ giáo nghĩa Đại thừa đối với hạng người này thì trở nên vô dụng. Nay không lãnh hội điều này mà chỉ lãnh hội nói rõ sự không có căn cơ. Trong phần này cũng có hai mục, ban đầu nói các căn cơ Tiểu thừa và kế đến nói không có căn cơ Đại thừa. Nay một câu này hợp có căn cơ Tiểu thừa tức “các con ấy còn thơ dại” và dự định dùng Đại thừa khuyên dạy, không phải ý cùng tử mong muốn cho nên nói “kinh ngạc” “lớn tiến kêu oan” trở xuống tức lãnh hội nêu lên sự việc không có căn cơ Đại thừa tức tương ưng câu “chưa có hiểu biết” ở trên. Nếu tôi có căn cơ Đại thừa thì qua bắt theo giáo nghĩa Đại thừa của ông và có thể lấy giáo Đại thừa đến bắt, nhưng tôi đã không có căn cơ Đại thừa thì tại sao bị bắt theo? Cho nên nói “lớn tiếng kêu oan” “kẻ sứ giả bắt đó” trở xuống là nêu lên việc gọi con lần thứ hai mà không đến tức lãnh hội việc răn bảo thích nghi và không có căn cơ ở trên. Xét trong đây cũng có hai phần. 1. Dự định dùng răn bảo thích nghi; 2. “Khi ấy, gã cùng tử” trở xuống là hợp nêu lên “không có căn cơ”. Lại căn cứ trong hai phần này mỗi phần có hai mục.

Trong phần dự định răn bảo thích nghi gồm có hai mục tức là lãnh hội hai đoạn thí dụ “kẻ sứ giả đó càng gấp cưỡng dắt đem về” là phần thứ nhất. Tức lãnh hội trên nói suy nghĩ để răn dạy tương ưng với thí dụ trong nhà lửa nói “ta nên vì chúng nó nói lên sự sợ hãi”. Vì nhanh chóng chỉ bảo giáo nghĩa Đại thừa cho nên nói là “gấp”. Thứ hai “cưỡng bắt đem về” chính là lãnh hội dự định răn dạy thích nghi tức thí dụ trong nhà lửa nói “như chỗ suy nghĩ mà bảo các con” để nói rõ lúc ấy căn cơ Tiểu thừa cùng giáo nghĩa Đại thừa không tương hợp cho nên nói “cưỡng bức”. Thứ hai, “khi ấy gã cùng tử tự nghĩ không có tội chi” trở xuống chính là lãnh hội sự răn bảo không có căn cơ. Căn cứ trong đây cũng có hai phần tức lãnh hội hai đoạn dùng thí dụ để thuyết. Thứ nhất, nói “khi đó gã cùng tử tự nghĩ không có tội chi mà bị bắt bớ đây chắc nhất định phải chết” tức trước hết lãnh hội” không có căn cơ Đại thừa, và thí dụ trong nhà lửa nói “không có tin nhận, không kinh, không sợ, không có ý ra khỏi” nhằm nói rõ không có căn cơ Đại thừa”. Ta đã không có căn cơ Đại thừa nhưng ông dùng sự chỉ bảo giáo ép buộc thì ta hoặc khởi lên sự phỉ báng mà đoạn dứt thiện căn và tuệ mạng. “Lại càng sợ sệt mê ngất ngã xuống đất” tức là phần thứ hai lãnh hội nêu lên căn cơ Tiểu thừa” tức lãnh hội thí dụ thứ nhất trong nhà lửa nói “cha tuy thương xót khéo nói lời dụ dỗ mà các con vẫn ham mê đùa giởn” nhằm nói rõ căn cơ thấp bé của trời và người. Căn cơ nhỏ bé này không có khả năng kham nhận giáo nghĩa Đại thừa nên nói “ngã xuống đất”.

“Người cha xa thấy vậy” trở xuống là lãnh hội thí dụ “buông bỏ con” tức nói rõ hai việc răn, khuyên và ngưng giáo hóa. Đây tức lãnh hội khuyên bảo mà ngưng giáo hóa trong thí dụ về nhà lửa. Nói “hoặc sẽ vấp ngã bị lửa thiêu đốt” tức là răn bảo mà ngưng giáo hóa, và “chỉ đông, tây đùa giỡn nhìn cha mà thôi”. Điều này cũng lãnh hội xa ở đoạn trong phẩm Phương tiện nói “Ta liền suy nghĩ” trở xuống đến “Ta thà không nói pháp, nhanh chóng nhập Niết-bàn”. Xét trong việc ngưng giáo hóa cũng có hai phần. 1. Suy nghĩ muốn bỏ con nhỏ tức ngụ ý muốn nói ngưng sự giáo hóa; 2. Từ “kẻ sứ giả nói với cùng tử trở xuống chính là nêu lên việc “thả con ra” nhằm nói rõ việc ngưng giáo hóa.

Lại trong hai đoạn này mỗi đoạn có hai phần. Trong đoạn suy nghĩ “ngưng giáo hóa có hai phần tức là 1. Suy nghĩ muốn ngưng giáo hóa; 2. Từ “vì sao như vậy trở xuống” là giải thích ý muốn ngưng giáo hóa”. Trong hai đoạn này mỗi đoạn có hai ý: suy nghĩ muốn ngưng giáo hóa, trước hết nói rõ có căn cơ Tiểu thừa và sau nói rõ không có căn cơ Đại thừa. Nay trước hết nêu lên có căn cơ Tiểu thừa. Nói “Cha xa thấy” là căn cơ Tiểu thừa so với giáo nghĩa Đại thừa thì cách nhau rất xa, cho nên nói là “xa”. Lúc ấy bèn nói với sứ giả” tức là muốn ngưng giáo hóa”. Bèn nói với kẻ sứ giả rằng: không cần người đó, chớ cưỡng đem đến” tức cũng chính là muốn dứt hẳn việc giáo hóa. Căn cơ của trời, người cũng như “mặt”. Còn giáo của trời, người thì giống như “nước lạnh”. Do giáo của trời, người v.v… xuống hợp với căn tánh Tiểu thừa cho nên nói “rưới trên mặt cho nó tỉnh lại, đừng nói chi với nó” tức là nêu lên “không có căn cơ Đại thừa”.

Do không có căn cơ Đại thừa cho nên “đừng nói chi với nó” tức là không có căn cơ Đại thừa. “Vì sao” trở xuống: là giải thích hai ý ngưng giáo hóa ở trên. Do có Tiểu thừa mà không có Đại thừa cho nên ngưng giáo hóa. Trong phần này có hai đoạn “ý chí hạ liệt” trở xuống tức là nêu lên “có căn cơ Tiểu thừa”. Đây là giải thích câu “dùng nước lạnh rưới lên trên mặt” “tự biết mình giàu sang làm khiếp sợ cho con” trở xuống tức giải thích rõngười không có căn cơ Đại thừa. Đây là giải thích câu “đừng nói chi với nó” ở trên, cũng giải thích câu “chớ cưỡng đem đến”. Tự biết: tức là biết xưa kia đã từng ở nơi hai vạn ức Đức Phật dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh. Đây tức chỉ cho không nói đạo Bồtát tức vì con đã mất sự hiểu biết về Đại thừa cho nên nói “không nói với người khác”. “Sứ giả nói với cùng tử” trở xuống tức lãnh hội việc ngưng giáo hóa vốn có hai đoạn. Từ đây trở xuống là đoạn thứ hai nói rõ việc ngưng giáo hóa. Xét trong đây cũng có hai phần 1. Nói kẻ sứ giả nói với cùng tử: nay ta thả người đi đâu tùy ý, tức chính là tụng sự ngưng giáo hóa. Do Đức Phật không dự định dùng giáo Đại thừa để thích nghi cho nên nói “thả” tương ưng với thí dụ trong nhà lửa nêu lên sự khuyên bảo mà ngưng giáo hóa nói “ham mê nơi đùa giỡn, hoặc sẽ bị vấp ngã” và sự răn bảo mà ngưng giáo hóa nói: “chỉ Đông Tây đùa giỡn, cứ nhìn cha mà thôi”. Điều này cũng tương ưng trong phẩm Phương tiện nói “ta thà không nói pháp mà nhanh chóng nhập Niết-bàn”; 2. Nói gã cùng tử vui mừng tức nói rõ dự định ngưng giáo hóa được thích nghi. Ở đây bao gồm có hai nghĩa nêu lên sự vui mừng 1. Căn cơ thấp kém không bị bức ngặt nhận chịu giáo nghĩa Đại thừa cho nên nói “vui mừng”; 2. “Từ đất mà đứng dậy” tức nói lên trước đó dự định giáo hóa Đại thừa để thích nghi cũng giống như cùng tử mê ngã trên đất, nhưng nay đã không có dự định sự giáo hóa Đại thừa gây bức ép cho nên như cùng tử đứng dậy. Giáo nghĩa của trời người giống nhau như “xóm nghèo” và quả báo của trời người trong đó giống như việc ăn mặc. Đây tức là giáo nghĩa nhỏ hẹp của trời người xứng hợp với căn cơ nhỏ bé của trời người cho nên nói “vui mừng”.

Bấy giờ ông Trưởng giả toan muốn dụ dẫn người con trở xuống là nêu lên thí dụ thứ tư “gọi được con”. Đây là thí dụ thứ năm và thứ tư lãnh hội thí dụ thứ tư ở phẩm trên. Nay thí dụ thứ tư này lãnh hội thí dụ thứ tư ở trên thuộc hai đoạn dự định trước cùng thấy căn cơ ba thừa. Căn cứ trong thí dụ này tự có hai đoạn 1. Nêu lên cha gọi con; 2. Từ “đã được con” trở xuống là thấy con đã chấp nhận sự kêu gọi nhằm ngụ ý nói rõ trước kia Phật dùng ba thừa dự định giáo hóa và sau thấy người, trong ba thừa có khả năng thọ nhận. Xét trong hai đoạn này mỗi đoạn có bốn phần, thứ nhất trong đoạn cha gọi con có bốn phần, vả lại chỉ dựa trên thí dụ bên ngoài mà nói. 1.Trước tiên tìm người có thể sai khiến; 2. Được người có thể sai khiến; 3. Nhờ người sai khiến nói. 4. Người sai khiến vâng lời gọi cùng tử về. Nay nói “Trưởng giả toan muốn dẫn dụ người con mà bày chước phương tiện” tức là nêu lên việc tìm người có thể sai khiến nhằm hợp nói rõ Như Lai tìm kiếm giáo nghĩa Ba thừa, tương ưng với thí dụ trong nhà lửa nói “ta nay phải lập phương tiện”. “Mật sai hai người hình sắc tiều tụy không có oai đức” là chỉ cho việc được người có thể sai khiến nhằm nói lên Như Lai đã được giáo Nhị thừa trụ tại địa pháp thân. Xưa kia chưa nói giáo hai thừa là chỉ vì địa pháp thân mới dự định thích nghi cho nên nói “mật sai”. Hình sắc tiều tụy tức lấy lý mà nói giáo.

Nếu dùng giáo Đại thừa mà nói rõ lý Đại thừa thì gọi là hình sắc tốt đẹp. Nhưng nay giáo của hai thừa không thể nói rõ lý nhân quả của Đại thừa cho nên nói “tiều tụy”. “Không có oai đức” là chỉ cho giáo nghĩa của hai thừa không có nói Thanh-văn và Bích-chi Phật có đầy đủ ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẽ đẹp và bốn đức vô úy v.v… cho nên nói “không có oai đức. Điều này muốn nói đến phương tiện của ba thừa cớ sao lại nói hai thừa? Đáp: Nay chỉ dẫn ra hai hạng người Thanh-văn và Bích-chi Phật được lãnh hội hiểu biết cho nên chỉ nói đến đạo của hai thừa. “Ông qua đến chỗ kia” trở xuống chính là nhờ người sai bảo nói với cùng tử. Ngụ ý nêu lên Phật tạo ra phương pháp thuộc giáo nghĩa hai thừa. Giáo lý tứ đế là như đây còn mười hai nhân duyên là như kia. Giáo nghĩa hai thừa chẳng phải chánh trực để giáo hóa người khiến nhập vào sự hiểu biết về Đại thừa cho nên nói “từ từ bảo” “trả giá gấp bội cho ông” tức là dự định thích nghi giáo nghĩa hai thừa để nói lên Tận trí và Vô sanh trí. Do hai trí này vượt trội hơn quả vị của trời. v.v… cho nên nói “gấp bội”. “Dắt về đây khiến làm” tức chỉ cho hàng nhị thừa nếu thọ nhận giáo thì khiến họ tu hành. Cho nên nói “dắt về đây khiến làm “thuê ngươi hốt phân”, tức chỉ cho hàng nhị thừa nếu sau khi thọ nhận giáo pháp, nhìn về kiến tu đạo đối trị để đoạn trừ chín mươi tám sử phiền não thì giống như nói “thuê người hốt phân”. “Chúng ta hai người cũng cùng ngươi chung nhau làm” tức nói lên giáo nghĩa hai thừa Phật đã vì chúng sanh nói rõ: Lý do tạo ra sự tu tập ngoại duyên nên nói lên nghĩa “cùng nhau làm”. Khi đó hai người sứ giả liền tìm gã cùng tử tức nói lên “cha gọi con” cũng chính nói lên việc sai người đi gọi con về nhằm nói rõ Như Lai dự định dùng giáo hai thừa thích nghi. Đây tức là hợp với thí dụ trong nhà lửa nói: Khiến cho các người con thoát khỏi nạn này cũng tương ưng với trong phẩm Phương Tiện nói “chỉ được pháp của ta hôm nay cũng nên nói ba thừa”.

Từ “đã được con” trở xuống tức nói lên “thấy con chấp nhận lời gọi” nhằm nói rõ chúng sanh có căn cơ hai thừa, có khả năng thọ nhận giáo nghĩa của hai thừa. Điều này hợp với thí dụ trong nhà lửa nói “cha biết các người con của mình có tâm ưa thích” cũng tương ưng trong phẩm Phương Tiện nói: “Lại suy nghĩ, ta xuất hiện ở đời năm thứ nhơ uế giống như các Đức Phật từng nói. Ta cũng tùy thuận thấy rõ căn cơ của ba thừa”. Xét trong việc thấy con nhận lời gọi cũng có bốn phần. Nay nói “đã được con” tức là phần thứ nhất nói rõ chúng sanh có cơ duyên kham nhận được. Về sau vì họ nói pháp tức liền sanh khỏi thiện căn vượt ngoài phàm phu tức là nghĩa của “tâm mỗi người đều mạnh mẽ”. “Rồi thuật đủ việc như trên” tức là phần thứ hai, nói rõ chúng sanh có cơ duyên có thể kham nhận được và sau đó vì họ nói pháp khiến sanh khởi thiện căn trong hàng phàm, tức ở trên nói: “cùng nhau xô đẩy” “Bấy giờ gã cùng tử tước hỏi lấy giá cả liền tìm đến hốt phân” tức là phần thứ ba thấy chúng sanh có cơ duyên thực hành và sau mới vì họ nói để khiến phát khởi hạnh vô tướng trở lên có khả năng tư duy đạo đối trị đoạn trừ kiết cho nên nêu lên nghĩa “tranh đua nhau chạy ra”. Sở dĩ nói “trước hỏi lấy giá cả” là vì Tận trí và Vô sanh trí vượt ra ngoài ba cõi. Người của hai thừa trước hết xét tâm vượt ra ba cõi mới đạt đến Tận trí và Vô sanh trí. Sau đó chỉ tu hành đoạn trừ phiền não tức là hợp với nghĩa trong kinh nói “trước hỏi lấy giá cả”. “Người cha thấy con thương xót và lấy làm lạ (trách thầm)” tức là phần thứ ba nêu lên Trưởng giả khởi tâm niệm thương xót nhằm nói rõ Như Lai thấy chúng sanh chỉ có căn cơ tu hành đạt đến quả vị A-la-hán mà khởi tâm niệm thương xót cho rằng chúng sanh chỉ nắm bắt quả vị thấp kém mà bỏ đi quả vị lớn lao. Đây tức nghĩa “tranh nhau khỏi nhà lửa” cũng còn ở tại địa pháp thân”.

“Lại một ngày khác” trở xuống là thí dụ thứ năm “dạy người làm” tức lãnh hội thí dụ thứ tư “nhà lửa” thuộc hai phần sau. Ban đầu như câu”xe dê, xe hươu, xe trâu này hiện đang ở ngoài cửa” lại lãnh hội câu “các con nghe cha nói tâm mỗi người đều mạnh mẽ” và cũng lãnh hội trong phẩm Phương tiện nói “suy nghĩ việc này rồi tức đến thành Ba-la-nại nói giáo ba thừa” cho đến “liền có tiếng Niết-bàn và vì A-lahán giáo hóa, tên Pháp, Tăng sai biệt”. Nay căn cứ trong thí dụ này đại 39 khái được phân làm ba đoạn: 1. Từ “lại một ngày khác” trở xuống đến “bộ tạng đáng nể sợ” thì gọi là nguyên do dạy làm; 2. Từ “bảo những người làm rằng” trở xuống là chính thức dạy làm; 3. Từ “ngươi thường khi làm” trở xuống “vẫn nguyên chỗ cũ” tức nêu lên: người làm tương xứng với ý của Trưởng giả nhằm ngụ ý nói rõ nghĩa Như Lai sẽ muốn nói giáo nghĩa ba thừa, trước hết xả bỏ pháp thân mà thọ nhận ứng thân. Đây tức là nghĩa “nguyên do dạy làm”. Đã thọ nhận ứng thân, sau đó đến Lộc Uyển chuyển nói pháp ba thừa để giáo hóa Câu-lân v.v… Đây tức là nghĩa “dạy làm”. Đã nói giáo ba thừa cho ba hạng người thọ nhận và hành trì tức là tương xứng với ý của Trưởng giả. Hai đoạn sau chính là lãnh hội thí dụ ở trên. Một đoạn trước nêu lên chỉ là bốn vị Thanh-văn lớn này đã hiểu sâu ý của Phật, hiểu rõ trước khi chưa nói giáo Đại thừa đã xả bổn hiện tích, nên gọi là: “nguyên do dạy làm”.

Trong phần nguyên do dạy làm tự có ba đoạn 1. Từ “lại một ngày khác” trở xuống “nhơ uế bất tịnh” là nêu lên Trưởng giả thấy cùng tử nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai dùng “đạo nhãn” thấy chúng sanh bị năm thứ nhơ uế ràng buộc; 2. Từ “cởi chuỗi ngọc” trở xuống tức nói lên Trưởng giả xả bỏ sự trang sức cao quý nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai xả bỏ pháp thân, trí tuệ, công đức và tướng tốt; 3. Từ “lại mặc áo hư rách” trở xuống “bộ dạng đáng nể sợ” tức nêu lên Trưởng giả chấp nhận mặc áo quần của người bần tiện nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai thị hiện với ứng thân đồng với thân thể của phàm phu tức làm hình dạng Thái tử. Lại xét trong ba đoạn này, mỗi đoạn có ba phần. Đoạn thứ nhất có ba phần tức là nêu lên khi thấy con, nói lên chỗ thấy con, nói lên thấy tướng con. “Lại một ngày khác” tức là nêu lên thời gian truởng giả thấy được con nhằm ngụ ý nói rõ đến lúc Phật thuyết ba thừa. Sở dĩ nói ngày khác là vì ở trên đã nêu rõ “thấy” tức là thời gian dự định dùng ba thừa thích nghi mà thấy căn cơ. Trong đây nói thấy tức là nói lúc thuyết giáo nhìn thấy. Do muốn phân biệt thấy này khác với thấy trước cho nên nói “ngày khác”. Nhưng hai thấy nghĩa chỉ là một thời mà tạo ra có trước, sau. “Ở trong cửa sổ” là nêu lên nơi thấy con. Sở dĩ không nói ở trong cửa mà nói ở nơi cửa sổ là muốn biểu thị trong trí, phương tiện của Như Lai thấy được chúng sanh. Cơ duyên này chẳng phải là thật trí nên như “cửa sổ” “xa thấy thân con” tức nêu lên thấy hình tướng của con nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai dùng trí chiếu rõ vào căn cơ Tiểu thừa, phần này có hai 1. Thấy có thiện; 2. Thấy có ác, biểu hiện nếu chỉ thuần thiện thì không cảm ứng thánh vị.

Nay nói lên căn cơ Tiểu thừa gầy mòn không có thiện căn tự nuôi sống nên nói “ốm o” và do không có oai đức cho nên nói “tiều tụy”. Nói lên có xấu ác tức là nói có đầy đủ chín mươi tám kiết sử nên nói “phân đất bụi bặm dơ dáy không sạch” “Liền cởi chuỗi ngọc” trở xuống là nói lên sự xả bỏ trang phục của người cao quý nhằm ngụ ý nói Như Lai xả bỏ pháp thân. Xét trong đây có ba phần. Một câu đầu trước hết nêu ra phần thứ nhất “nói Như Lai xả bỏ chủng trí” “áo tốt, mịn màng” tức chỉ một câu là phần thứ hai nói rõ Như Lai lại xả bỏ công đức. “Cùng đồ trang sức” là câu nêu lên: phần thứ ba nói rõ Như Lai lại xả bỏ tướng tốt. Trong đây nói rõ pháp thân tức là Tịnh độ ở phương khác phân thân chư Phật lấy làm pháp thân. “Lại mặc áo thô rách xỉn dơ” trở xuống tức nói lên Như Lai thọ nhận ứng thân cũng có ba phần. “Lại mặc áo thô rách xỉn dơ bụi đất, lấm thân” gồm một câu đối lại với câu “cùng đồ trong suối để nói lên “không có tướng tốt” tức chỉ cho hình tướng phàm phu của Thái tử Tất Đạt Đa “Bụi đất lấm thân” đối lại với câu “áo tốt mịn màng”. “Tay mặt cầm đồ hốt phân” trở xuống là nói rõ Như Lai biểu hiện ra người không có trí tuệ. Đây là đối lại với câu “cởi chuỗi ngọc”. Điều này muốn nói lên Như Lai chỉ ra việc tu tập trí tuệ, dùng tay trí tuệ nắm lấy cảnh của hai đế, đoạn trừ phiền não để chỉ ra đồng chán sanh tử cho nên nói “bộ dạng đáng nể sợ”.

“Bảo những người làng rằng” trở xuống là chính thức dạy làm. Căn cứ trong việc “dạy làm” có bốn phần 1. khuyến khích phải siêng năng làm việc; 2. Nêu lên câu “trả thêm giá cho ngươi”; 3. Khen ngợi làm việc; .Vỗ về người làm. Đây tức lãnh hội bốn phần nói giáo ba thừa ở phẩm trên. “Bảo những người làm rằng: các người phải siêng làm việc” tức là phần thứ nhất nhưng ở đây không sắp xếp theo thứ tự nên lại hợp lãnh hội phần thứ ba ở trên “bảo các người làm rằng” các người phải siêng làm” lại là phần thứ nhất lãnh hội thí dụ thứ ba trong nhà lửa nói “khuyến khích các con đến lấy ba xe” tức “các con mau ra đây”. Lại nói “các ông nên phải làm việc siêng năng” đến “lúc sau lại bảo” trở xuống là nói chẳng phải chỉ khuyến khích làm việc mà thôi. “Sẽ trả thêm giá cho ngươi” tức là lãnh hội phẩm trên: chỉ ra chỗ để của ba xe và nói “các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu này hiện đang ở ngoài cửa”. Nay trong đây nói “sẽ trả thêm giá cho ngươi” tức là xưa kia chỉ là quả báo của Trời, người nhưng nay lại cho thêm tức chỉ cho Tận trí và Vô sanh trí. “Những đồ cần dùng” cho đến “cũng có kẻ tớ già hèn hạ, nếu cần, ta chấp cho” tức nêu lên sự khen ngợi việc làm. Đây tức lãnh hội việc khen ngợi ba xe trên nói “các thứ như đây thật hiếm có, khó được” nhằm hợp nêu lên “các ông phải biết, pháp ba thừa này đều là chỗ khen ngợi của các bậc Thánh”. Giới có khả năng chứa đựng vạn pháp như bồn, chậu. “Gạo” là như trí tuệ. “Bột” là như thiền định. “Muối, dấm” tức là vì vị muối chát đắng mà tạo ra trí quán vô thường, khổ và vô ngã cho nên nói “muối dấm”. “Kẻ tớ già hèn hạ” tức vốn thay thế sự vận động của tay chân nhằm nói rõ A-La-Hán có đầy đủ sáu thứ thần thông khiến ẩn hiện đi qua mọi phương. Sáu thần thông này không đồng với sáu thứ thần thông của Như Lai cho nên nói “già hèn hạ”.

Đây vốn là thần thông của La-hán thì cớ gì nói Phật cấp cho? Đáp: vì Phật nói pháp cho chúng sanh nghe nên họ mới chứng được quả A-La-Hán mà đạt được sáu thứ thần thông này. Đã do Phật thuyết mà chứng được cho nên nói “cùng cho”. “Nên phải yên lòng” trở xuống “mà ngươi thì trẻ mạnh” tức vỗ về người làm lãnh hội thí dụ ở trên nói “đều cho không có hư dối” tức nói “tùy chỗ các con muốn, cha đều cho các con” nhằm ngụ ý nói lên “Ta nay vì các ông mà bảo đảm rằng sự việc này không có hư dối”. Do giáo hóa chúng sanh kia đã từ lâu cho nên nói “ta tuổi tác già lớn”. Do thiện căn của chúng sanh yếu kém cho nên nói “mà ngươi thì trẻ mạnh”.

“Ngươi thường lúc làm việc” trở xuống là nêu lên thí dụ “dạy người làm”: tức nói người làm, làm việc tương xứng với ý của Trưởng giả nhằm ngụ ý nói rõ người trong ba thừa thọ nhận và hành trì tương xứng với ý của Phật thuyết về ba thừa giáo. Đây tức lãnh hội thí dụ “các con thọ nhận và hành trì” trong phẩm Thí dụ. Trong thí dụ về các con thọ nhận và hành trì có bốn phần. Nói về cùng tử nay cũng nêu lên đủ bốn phần ấy. “Ngươi thường trong lúc làm việc” trở xuống “như các người làn công khác” là phần thứ nhất tương ưng với câu ở trên: “tâm mỗi người mạnh mẽ”. “Không có lòng dối trá khi trể nãi giận hờn nói lời oán thán” tức là vượt qua năm thứ phiền não căn bản. “Như người làm công khác” tức là không như các người mới học mà khinh thường xem nhẹ địa vị con người. “Từ nay trở về sau” trở xuống “gọi đó là con” là phần thứ hai lãnh hội thí dụ ở trên “xô đẩy lẫn nhau” nhằm nói lên Trưởng giả uyển chuyển gọi người khách làm công là con tức ngụ ý nói rõ người này tu hành thoát ra khỏi giới phàm phu kia mà bước lên địa vị tin ban đầu này, nên Phật gọi đó là tương tợ Thánh nhơn nối dòng giống Phật. Đây tức là nghĩa “con”. “Khi đó gã cùng tử dầu mừng việc tình cờ” trở xuống là phần thứ ba lãnh hội phẩm thí dụ nói “cùng tranh nhau chạy” nhằm nói rõ người nhập vào hành vô tướng, khi ấy tu kiến đế tư duy hai loại đạo đối trị để đoạn trừ phiền não cho nên nói “hai mươi năm”. “Sau đó” trở xuống là phần thứ tư nêu lên việc thọ nhận và hành trì, hợp với thí dụ ở trên nói “tranh nhau ra khỏi nhà lửa” tức chỉ cho quá khứ kiến đế và tư duy hai loại đạo đối trị đoạn trừ hết chánh sử mà đạt được quả vị Vô học cho nên nói “sau đó mới lần lần tin nhận. “Tâm cùng thể đều tin” tức là nói lên việc không khác. Nếu ước định về giáo mà nói thì vô vi của A-la-hán cùng Phật không khác. “Vẫn tại chỗ cũ” tức chỉ cho công đức trí tuệ của quả vị hữu vi bị ngăn ngại tại chỗ này. Phật vốn là Đại thừa thuộc Nhất thiết chủng trí của quả hữu vi, người kia là thuộc địa vị Tiểu thừa thì sao bằng nhau được cho nên nói “ở tại chỗ cũ”.

“Thế Tôn! Bấy giờ Trưởng giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết” trở xuống là thí dụ thứ sáu “giao phó tài vật”. Thí dụ này không lãnh hội thí dụ ở trên mà lãnh hội ý xưa kia ở hội thuyết pháp Đại Phẩm (Bát-nhã) Phật bảo Tu-bồ-đề lúc ấy chuyển nói giáo hóa Bát-nhã, nhưng Tu-bồ-đề đã không biết đó là nguyên do gần của Pháp Hoa. Làm sao biết được? Vì giáo Đại Phẩm dạy chung ba thừa nói muốn Hữu học, Thanh-văn và Bích-chi Phật phải học Bát-nhã. Bát-nhã này vốn là pháp của Bồ-tát, mà bỗng nhiên sai Thanh-văn, thuộc đạo Tiểu thừa thăng toà nói Bát-nhã, tức biểu hiện muốn Thanh-văn làm Bồ-tát. Nay bốn vị Thanh-văn lớn đã hiểu nghĩa đồng quy đều là Phật đạo tức lãnh hội ý Phật sâu xa xưa kia. Căn cứ trong thí dụ này tự có hai đoạn: 1. Cha giao phó; 2. Bấy giờ, gã cùng tử liền nhận lời” trở xuống là nói lên người con thọ nhận. Xét trong hai đoạn này mỗi đoạn có ba phần. Trong đoạn thứ nhất có ba phần nghĩa là: nói lên thời gian giao phó tài vật; phần chính giao phó và căn dặn. “Trưởng giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết” tức là phần thứ nhất nói lên thời gian giao phó tài vật. Do có bệnh nên giao phó còn nếu không có bệnh thì sao gọi là giao phó? Cho nên biết ngụ ý nói, Như lai ở hội thuyết Đại Phẩm chỉ dùng giáo thông suốt cả ba thừa, công giáo hóa chúng sanh làm mạng sống. Lúc ấy sẽ bỏ công giáo hóa này cho nên nói “có bệnh”. Nếu khiến công giáo hóa đã xong thì như nói “Trưởng giả chết”. Lúc ấy, chưa bỏ cho nên nói “có bệnh” “Mới bảo cùng tử rằng” trở xuống là nói lên “sự phó tài vật” chính lãnh hội ý Phật bảo Tu-bồ-đề, ông nên vì các Bồ-tát chuyển nói Bát-nhã “hoặc nhiều hoặc ít” tức rộng nói thì nhiều, còn lược nói thì ít. Người trước đến thọ nhận là lấy, còn nói trao cho người trước là cho “Lòng ta như vậy người nên thể nghe theo ý ta nên gắng dụng tâm chớ để sót mất” tức là căn dặn chỉ bảo, tương ưng với khi ở hội Đại Phẩm Phật bảo Tu-bồ-đề nên vì các Bồ-tát mà chuyển nói phương pháp tu hành Bát-nhã.

“Khi ấy cùng tử liền nhận lời bảo” là nê ulên việc người con thọ nhận, ngụ ý nói “lúc ấy Tu-bồ-đề thọ nhận lời chỉ bảo của Phật nên mới nói pháp Bát-nhã cho các Bồ-tát. Trong phần cùng tử thọ nhận này cũng có ba phần: 1. Nhận mệnh lệnh; 2. Nói về người con thọ nhận tài vật; 3. Nói lên người con tuy chấp nhận sự giao phó nhưng không có ý giữ lấy. “Liền nhận lời chỉ bảo” tức là phần thứ nhất “nhận mệnh lệnh” lãnh hội việc “Tu-bồ-đề lúc ấy thọ nhận lời dạy của Phật” “Lãnh biết các tài vật” trở xuống là nói lên người con thọ nhận tài vật lãnh hội ý nói rõ “Tu-bồ-đề thăng tòa vì các Bồ-tát thuyết dạy Bát-nhã” “Mà trọn không có ý mang lấy của đáng chừng bữa ăn” trở xuống là nêu lên người con tuy đã thọ nhận sự giao phó nhưng không có ý giữ lấy, tức lãnh hội ý nói rõ “Tu-bồ-đề lúc ấy vì các Bồ-tát chuyển nói Bát-nhã để từ nhân biện rõ quả nhưng Tu-bồ-đề rốt cuộc vì người khác nói về nhân quả Đại thừa mà bản thân mình đối với nhân quả ấy không có ý mong cầu; chỉ vì người khác nói lên mà thôi chứ tự mình không bỏ được địa vị Thanh-văn”

“Lại nữa quá ít lâu sau, cha biết ý chí con lần đã thông thái trọn nên chí lớn tự chê tâm ngày trước” tức là thí dụ thứ bảy “thấy con có chí lớn” là lãnh hội thí dụ trong nhà lửa nói về thấy con thoát khỏi hiểm nạn “thấy các con an ổn ra khỏi nhả lửa” tức cũng hợp với phẩm Phương tiện nói “ta thấy các Phật tử ý chí cầu Phật đạo” tức nói lên nghĩa thấy có chúng sanh phát khỏi căn cơ Đại thừa.

Căn cứ trong thí dụ này có ba phần: 1. trước hết nêu lên thời tiết “Lại trải qua ít lâu sau” tức là nêu lên sau khi chuyển giáo Bát-nhã còn cách tòa Pháp Hoa không xa cho nên nói “ít lâu sau”. Do chỉ đi giáo hóa Duy Ma cho nên nói “trải qua”; 2. “Cha biết ý chí con lần đã thông thái” trở xuống là nói lên thí dụ “ý chí lớn lao” “Lần đã thông thái” tức nói rõ không có năm thứ nhơ uế “Trọn nên chí lớn” tức nói rõ phát khởi căn cơ Đại thừa; 3. “Tự chê tâm ngày trước” tức là tự chê trách xưa kia đam mê Tiểu thừa mà không có ý mong cầu Đại thừa nhưng hình ảnh Đại thừa ngày nay nhìn về hình ảnh Tiểu thừa thuở xưa thật đáng chê trách.

“Đến giờ sắp chết, ông gọi người con đến” trở xuống là thí dụ thứ tám”giao phó gia nghiệp” lãnh hội thí dụ thứ tám “ban cho các con xe báu lớn” trong nhà lửa nói “Bấy giờ, Trưởng giả ban cho các con một loại xe lớn” cũng là lãnh hội ở phẩm Phương tiện nói “đối với các Bồ-tát thì xả bỏ phương tiện mà chỉ nói đạo vô thượng” chính là nói Pháp Hoa chỉ rõ vạn thiện đều đồng quy tức nêu lên người ba thừa đều chuyển làm Bồ-tát và thành Phật đạo.

Xét trong thí dụ này tự có bốn phần: 1. Thời gian giao phó gia nghiệp; 2. Tập hợp mọi người để chứng minh; 3. Cha con hội ngộ tánh trời; 4. Giao phó gia nghiệp. “Đến giờ sắp chết” tức là nêu lên thời gian giao phó gia nghiệp. Do sắp chết nên mới giao phó nhằm ngụ ý nói lên Như Lai ban đầu thuyết Pháp Hoa nói rõ công năng giáo hóa ba thừa chưa dứt. Đây cũng như phẩm Phương tiện lược nói khai mở ba thừa và hiển bày một thừa lúc ấy chưa nói rõ ra không có ba thừa mà có nghĩ công hóa ba thừa dần dần bị phế. Do công giáo hóa ba thừa đã bỏ cho nên nói như chết. Nói Pháp Hoa đã chưa viên mãn rốt ráo và Bát-nhã do chưa hết cho nên nói “chết”. “Ông gọi người con đến và hội cả thân tộc” tức là tập hợp chúng để chứng minh nhằm nói lên Như Lai phóng hào quang khiến đất chấn động triệu tập những người có duyên tức là có nghĩa “bấy giờ, đức Thế Tôn được bốn chúng vây quanh” phân thân chư Phật chính là thân tộc. Tháp của Phật bảo như Vua. Địa thứ mười của Bồ-tát như đại thần; Địa thứ chín của Bồ-tát thì như Sát-đế-lợi. Địa thứ tám của Bồ-tát trở xuống thì như cư sĩ. “Ông liền tự tuyên rằng” trở xuống tức nêu lên cha con hội ngộ thiên tánh, ý nói lên hội nhập thông suốt xưa đến nay chính là ở trong hội Pháp Hoa mà xướng nói. Nghĩa là: “xưa kia Phật đã dùng Đại thừa giáo hóa ông và nay cũng dùng Đại thừa để giáo hóa”. “Đây thật là con ta” tức là xưa kia đã từng dùng Đại thừa để giáo hóa con. “Ở trong thành nọ” tức là ở nơi giáo của hai vạn ức đức Phật nên nói là “thành nọ”. “Bỏ ta trốn đi” nghĩa là xưa kia Phật dùng Đại thừa giáo hóa nhưng sau đó chúng sanh đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa. Do đã đánh mất nghĩa thâm mật về Đại thừa mà cách xa Phật cho nên nói “bỏ ta trốn đi”. Do đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa mà rộng khởi phiền não khiến trôi dạt qua đủ sáu đường ác cho nên nói “nổi trôi khổ sở hơn năm mươi năm”. “Nó vốn tên ấy còn ta tên ấy” xưa kia ở tại thành này lòng lo lắng tìm kiếm” tức là ở nơi hai vạn ức đức Phật trở lại đây, Như Lai thường tìm chúng sanh có căn cơ một thừa cho nên nói “tìm kiếm”. Nay căn cơ Đại thừa đã phát khởi xướng hợp với bản ý xưa nên nói “được nó”. “Nó thật là con ta” chính là chỉ cho hàng Bồ-tát. Do một lòng lãnh thọ sự giáo hóa Đại thừa cho nên nói “ta thiệt là cha nó” nghĩa là người cha thật sự dùng Đại thừa để giáo hóa. “Nay ta có tất cả bao nhiêu của cải” trở xuống tức nêu lên nghĩa giao phó gia nghiệp nhằm ngụ ý nói rõ đức Phật thuyết kinh Pháp Hoa và thọ ký quả vị Phật cho các Bồ-tát. “Nay của cải ta có đều là của con ta có” tức nói lên nghĩa giao phó hiển bày một thừa. Điều này tương ưng với việc bảo cho người ba thừa biết “ông ở đời vị lai chứng đắc quả Phật như ta không khác” cho nên nói “con có”. Trước đây của cải cho ra thâu vào” là nghĩa giao phó sự khai mở ba thừa tương ưng với cách nói “chỗ nói giáo ba thừa của ta từ xưa đến nay chắc chắn khiến chúng biết được phương tiện này cho nên nói “con đây coi biết”.

“Khi đó, gã cùng tử nghe cha nói như thế liền rất vui mừng” trở xuống là thí dụ thứ chín “con vui mừng” tức lãnh hội thí dụ thứ chín trong nhà lửa nói “lúc ấy các người con nhận được xe, đặng điều chưa từng có” nhằm nói rõ “có được xe nên vui mừng” và cũng lãnh hội phần thứ chín trong phẩm Phương tiện nói “Bồ-tát nghe pháp này, lưới nghi đều dứt trừ, nghìn hai trăm La-hán đều cũng sẽ thành Phật” nhằm nói rõ người trong ba thừa nghe thuyết kinh Pháp Hoa đều được thọ ký làm Phật cho nên vui mừng. “Ta vốn không có lòng mong cầu tức là tụng bốn vị Thanh-văn lớn này xưa kia ở nơi hội Đại Phẩm đã thấy nhân quả Đại thừa nhưng đều không có lòng mong cầu. Điều này cũng nói lên xưa kia không có hình thái mong cầu để giải thích ngày nay tự nhiên đạt được quả vị.

“Thế Tôn, ông Trưởng giả giàu có ấy giả đó là đức Như Lai còn chúng con đều giống như con của Phật” trở xuống là phần hợp thí dụ. Ở trên có chín thí dụ và nay cũng hợp đầy đủ nêu lên chín thí dụ nhưng tám lược mà thôi. Nay nói “ông Trưởng giả giàu có đó là đức Như Lai, còn chúng con đều giống như con của Phật tức hợp thí dụ “cha con thấy nhau”. Trong thí dụ trên vốn có bốn đoạn: 1. Con lìa cha mà đi; 2. Cha tìm con mà không được; 3. Con trở về gần chỗ cha; . Cha đã thất lạc con nên sanh tâm buồn lo khôn xiết. Lại nữa, trong bốn đoạn này mỗi đoạn này có hai phần. Nay hai câu này đều có thể hợp lên hết. Nay nói “ông phú Trưởng giả đó là đức Như Lai” chính là hợp đoạn thứ hai và đoạn thứ tư. “Chúng con đều giống như con của Phật” tức hợp đoạn thứ nhất và đoạn thứ ba. Câu trên hợp hai đoạn tức là nói lên đoạn “Cha tìm con mà không được” gồm có hai phần: 1. Cha tìm con mà không được 2. Nêu lên giả thiết vui vẽ khi gặp được con.

“Chúng con đều giống như con của Phật” tức hợp đoạn thứ nhất và thứ ba. Trong đoạn thứ nhất “con lìa cha” có hai phần: 1. Bỏ cha mà đi; 2. Hướng đến đất nước mà quay về.

Trong đoạn thứ ba “con đến gần cha” có hai phần: 1. Nguyên do gần gũi cha; 2. nói rõ việc gần gũi cha. “Đức Như lai thường nói chúng con là con” tức hợp thí dụ thứ hai ở trên “cha con thấy nhau”. Trong thí dụ ở trên tự có hai phần: nói lên con thấy cha và cha thấy con.

Trong phần “con thấy cha” có bốn phần nữa nhưng nay không hợp hết: 1. nguyên do thấy cha; 2. Nơi chốn thấy cha; 3. Nói “xa thấy cha ngối giừơng sư tử chính là nói lên “thấy cha”; . “Sanh tâm sợ hãi bỏ chạy”: Bốn phần này chỉ nêu lên trọn vẹn mà không có hợp hết thảy cả bốn, chỉ hợp phần thứ hai “cha thấy con”. Tuy nhiên trong phần cha thấy con ở trên cũng có bốn phần nữa nhưng nay không hợp phần thứ nhất và thứ ba mà tổng quát hợp phần thứ hai và thứ tư. Trong phần thứ hai nói “thấy con liền nhớ biết” tức là nêu lên nghĩa “thấy con”. Lại hợp phần thứ tư nói “ta thường nhớ nghĩ đứa con này làm sao gặp đặng, nay bổng nó tự đến rất vừa ý muốn của ta” tức nói lên Trưởng giả thấy con mà sanh tâm vui mừng. Nay chính là tổng hợp hai phần cho nên nói “Như Lai thường nói chúng con là con”. Do lược: mà không hợp phần thứ nhất nói “Lúc đó ông Trưởng giả ngồi nơi tòa sư tử” nhằm nói lên nơi chốn cha thấy con. Lại không hợp phần thứ ba nói “tâm rất vui mừng”.

“Thế Tôn, chúng con vì ba món khổ nên ở trong sanh tử chịu các sự đau đơn mê lầm không hiểu biết, ưa thích các pháp Tiểu thừa” tức hợp thí dụ thứ ba “gọi con mà không được”. Trong thí dụ ở trên vốn có ba phần: 1. Nêu lên dự định khuyên thích nghi và không có căn cơ; 2. Nêu lên dự định răn bảo thích nghi và không có căn cơ; 3. Đều nêu lên hai thứ khuyên răn và ngưng giáo hóa. Nay chỉ hợp hai đoạn trước mà không hợp đoạn thứ ba tức ngưng giáo hóa. Tuy nhiên, trong phần nêu lên dự định răn bảo khuyên để thích nghi và không có căn cơ mỗi thứ có hai phần. Trong việc hợp khuyên có hai phần tức là: 1. Nêu lên dự định khuyên dạy và trong đó có hai phần nhưng đều không hợp lại; 2. Trong việc nói rõ không có căn cơ cũng có hai và nay hợp lại điều đó.

Trong việc hợp nêu lên sự răn bảo có hai phần tức là: 1. Nêu lên dự định răn bảo và trong đây cũng có hai phần nhưng nay không hợp lại; 2. Nêu lên sự răn bảo không có căn cơ và trong đó cũng có hai phần và nay cũng hợp lại điều đó. Cho nên nay không hợp hai phần dự định mà chỉ hợp hai phần không có căn cơ. Trong việc nêu lên sự khuyên bảo và không có căn cơ có hai phần: 1. Nêu lên có căn cơ Tiểu thừa; 2. Nêu lên không có căn cơ Đại thừa. Trong việc hợp răn bảo và không có căn cơ có hai phần: 1. Nói lên không có căn cơ Đại thừa; 2. Nói lên có căn cơ Tiểu thừa. Nay đều hợp cả hai khuyên và răn không có căn cơ Đại thừa, cũng hợp cả hai khuyên và răn có căn cơ Tiểu thừa. Nhưng trong việc hợp này có chỗ lại phân làm hai loại. Nay nói “chúng con vì ba món đau khổ nên ở trong sanh tử nhận chịu các sự đau đớn” tức là loại thứ nhất trước hết giải thích ý sở dĩ không có căn cơ Đại thừa chính là vì năm thứ nhơ uế gây chướng ngại cho nên nói “không có căn cơ Đại thừa”. Ba món khổ tức là khổ ở trong ba cõi mà không dẫn ra khổ, hành khổ và hoại khổ. Thứ hai chính là hợp nêu lên sự mê hoặc vô tri tức hợp nói rõ sự khuyên và răn bảo mà không có căn cơ Đại thừa, tương ưng phần lãnh hội khuyên và không có căn cơ Đại thừa ở trên nói “kinh ngạc lớn tiếng kêu oan; tôi không hề xúc phạm nhân sao lại bị bắt” và việc răn bảo, không có căn cơ Đại thừa nói “khi đó gả cùng tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết”. Nay nói “mê hoặc không biết” tức chỉ cho người không có căn cơ Đại thừa. “Ưa thích nới pháp nhỏ” tức hợp nêu lên hai việc khuyên và răn có căn cơ Tiểu thừa tương ưng với việc khuyên nói ở trên: “cùng tử kinh sợ” và trong phần văn bảo căn cơ Tiểu thừa nói “lại càng sợ sệt mê ngất ngã xuống đất”. Điều này đều muốn nói rõ có căn cơ Tiểu thừa. Nay nói “ưu thích pháp nhỏ” tức chỉ cho có căn cơ Tiểu thừa cho nên nói “ưa thích nới pháp nhỏ”.

“Ngày nay, đức Thế Tôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phẩn nhơ các pháp hí luận” trở xuống “do siêng năng tinh tấn nên chỗ đặng rộng nhiều” tức hợp nêu lên thí dụ thứ tư “gọi được con”. Trong thí dụ “gọi được con” ở trên có hai phần: 1. Trưởng giả sai người đi gọi con trở về; 2. Từ “đã được con rồi trở xuống tức nêu lên “thấy người con đã nhận lời kêu gọi”. Nay hợp hai phần này. Trong phần “Trưởng giả gọi con” ở trên vốn có bốn phần nhưng chỉ hợp phần thú tư mà thôi; 1. Nói “ông Trưởng giả muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương tiện” tức “tìm người có thể sai khiến” nhằm nói rõ Như Lai tím kiếm giáo phương tiện và phần này nay không hợp; 2. Nói “mật sai hai người hình sắc tiều tụy, không có oai đức” tức là tìm được người có thể sai khiến nhằm nói rõ Như Lai đã tìm được giáo phương tiện và nay cũng không hợp phần này; 3. Nói “ngươi có thể đến chỗ kia” trở xuống “cùng nói với kẻ sứ” tức nói rõ Phật tạo ra phương pháp thuộc giáo phương tiện và phần này nay cũng không hợp; 4. Nói “khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng tử” tức nêu lên người sứ phụng hành việc gọi con của Trưởng giả nhằm nói rõ Như Lai dự định dùng ba thừa giáo thích nghi cho chúng sanh. Nay chỉ hợp phần thứ tư này. “Ngày nay, đức Thế Tôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phẩn nhơ của pháp…” tức hợp với “khi ấy hai người sứ liền tìm gã cùng tử”. Trong việc thấy con nhận lời kêu gọi cũng có bốn phần, nhưng nay chỉ hợp phần thứ ba. Thứ nhất nói “đã được nó” tức có hàng căn cơ bên ngoài hàng phàm phu kham nhận lắng nghe nhưng nay không hợp. “Trần thuật đầy đủ sự việc trên” tức bên trong và ngoài hàng phàm phu có căn cơ kham nhận và nay cũng không hợp. Phần thứ tư nói “người cha thấy con thương xót và lấy làm lạ” tức nêu lên Trưởng giả thấy con. Do chỉ có chí ham vui pháp Tiểu thừa có căn cơ đối với quả vị Vô học nên nói “khởi tâm thương xót”. Nay cũng không hợp lại mà chỉ hợp phần thứ ba nói “bây giờ cùng tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân” tức nói lên có căn cơ kiến đế và tư duy kham nhận hành trì. Nay nói “chúng con ở trong đó siêng gắng tinh tấn đặng đến Niết-bàn, cái giá một ngày “cho đến nói” do siêng năng tinh tấn nên chỗ đặng rộng nhiều” chính là hợp phần thứ ba tức có căn cơ kham nhận hành trì.

“Nhưng đức Thế Tôn trước biết chúng con lòng ưa muốn sự thấp hèn “trở xuống” đối với pháp Đại thừa này không có chí mong cầu” tức hợp nêu lên thí dụ thứ năm “dạy bảo người làm” trong thí dụ trên vốn có ba phần: 1. nguyên do dạy bảo làm; 2. Dạy làm; 3. Nêu lên người làm tương xứng với ý của Trưởng giả. Nay hợp ba đoạn này đều chỉ thuyết lược mà thôi.

Trước tiên hợp phần “nguyên do dạy làm” vốn có ba đoạn: 1. Trước hết nêu lên Trưởng giả thấy con; 2. Nói lên việc xả bỏ sự trang sức của người cao quý; 3. Nói lên việc thọ nhận trang sức của người bần tiện tức là xả bỏ pháp thân mà thọ nhận ứng thân. Nay chỉ hợp phần thứ nhất mà không hợp hai phần sau.

Nhưng phần thứ nhất “Trưởng giả thấy con” cũng có ba phần: 1. Nói “lại một ngày khác” tức nêu lên thời gian thấy con nhưng nay không có hợp lại; 2. Nói “ở trong cửa sổ” tức nêu lên nới chốn thấy con và nay cũng không hợp lại. Nay chỉ hợp phần thứ ba chính là cha thấy con ở trên tức nói “xa thấy con ốm o tiều tụy, phân đất bụi bậm dơ dáy không sạch”. Do lúc ấy chỉ có căn cơ Tiểu thừa không thể kham nhận pháp Đại thừa cho nên nói “trước biết chúng con lòng ưa muốn sự hèn hạ” trở xuống “chẳng vì phân biệt rằng: các ông sẽ có phần bảo tàng tri, kiến của Như Lai”. “Đức Thế Tôn dùng phương tiện nói bằng trí tuệ của Như lai” tức là hợp phần “bảo làm” thứ hai nhưng trong việc “dạy làm” ở trên có bốn đoạn tức hợp lãnh hội thí dụ ở trên có bốn phần vì nói ba xe. Nay không hợp phần thứ nhất, thứ tư mà chỉ hợp phần thứ hai và thứ ba. Thứ nhất ở trên nói “bảo những người làm rằng: các ngươi phải siêng làm việc chớ nên lười nghỉ” tức tương ưng với thí dụ trong nhà lửa khuyên “nhận lấy ba xe” và nay không hợp lại. Thứ hai nói “lúc sau lại bảo rằng: gã nam tử này, ngươi thường làm ở đây đừng đi nơi khác nữa, ta sẽ trả giá thêm cho ngươi” tức là hợp nêu lên việc chỉ ra chỗ để ba xe ở trên. Nay thì hợp phần thứ hai này, lại hợp phần thứ ba nói “những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo bột, muối, dấm” tức nói lên Trưởng giả khen ngợi dụng cụ làm tương ưng với việc khen ngợi ba thứ xe trong phẩm Thí dụ. Thứ tư ở trên nói “nên phải an lòng, ta như cha của ngươi, chớ có sầu lo: tức hợp nêu lên sự việc bảo đảm ban chokhông có hư dối nhưng nay không hợp lại phần này. Do đó nói trong việc “dạy làm” có bốn phần nhưng không hợp phần thứ nhất và thứ tư mà chỉ hợp phần thứ hai và thứ ba. Sở dĩ nói “Thế Tôn dùng lực phương tiện nói trí tuệ của Như Lai” là vì chỉ cho “Thế Tôn dùng lực phương tiện nói lên trí tuệ của Như Lai khiến chúng con nhân đó mà hành trì làm các quả khác nhau của ba thừa “chúng con theo Phật đặng giá Niết-bàn một ngày cho là được nhiều rồi, đối với pháp Đại thừa này không có chí mong cầu” tức là hợp nêu lên thí dụ “người dạy làm” hợp với đoạn thứ ba “người làm” tương xứng với ý của Trưởng giả. Trong đoạn xứng ý ở trên vốn có bốn phần tức bốn phần lãnh hội trong đoạn “các con thọ nhận và hành trì” thuôc phẩm thí dụ. Tuy nhiên nay chỉ hợp phần thú tư. Bốn phần trên kia được trình bày như sau: 1. Nói “ngươi thường trong khi làm việc” trở xuống tức hợpvới nghĩa “các con mạnh mẽ lên” nhưng nay không hợp lại; 2. Nói “từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta” trở xuống tức nêu lên hạng trong phàm phu tu hành “cùng nhau xô đẩy” nhưng nay không hợp; 3. “Bấy giờ gã cùng tử dầu mừng việc tìn cờ “trở xuống tức hợp với trong phẩm Thí dụ nói “tranh nhau cùng tháo chạy” nhằm nói rõ hàng kiến đế, tư duy đạo đối trị mà tu hành nhưng nay cũng không hợp; . Nói “sau đó lòng gã mới lần thể tin ra vào không ngại sợ” tức hợp nêu lên “tranh nhau ra khỏi nhà lửa” để đạt được quả La-hán. Nay chỉ hợp phần thứ tư này. “Từ Phật đặng Niết-bàn” tức chỉ cho xưa kia, cái giá trong một ngày đắc đạo được quả A-la-hán cho là đặng quả lớn. Như người kinh doanh cả trăm ngày mà chỉ được một ngàn nhưng nay trong một ngày mà làm được một ngàn. Đây tức là ngày nay đối ngược với xưa. Thuở xưa trong trăm ngày làm một ngàn nhưng chỉ bằng ngày nay làm trong một ngày thì hai cái có sự đối nghịch nhau. Đối với xưa kia vì tự nói lên chỗ chứng đắc của Đại thừa là lớn không khác với xưa kia chứng đắc quả A-la-hán có đủ công đức và trí tuệ và do không bằng tất cả công đức, trí tuệ của quả vị Phật hôm nay cho nên nói “cái giá một ngày”.

“Chúng con lại nhận nơi trí tuệ của Phật” trở xuống tức hợp thí dụ thứ sáu “giao phó tài vật”. Trong thí dụ ở trên vốn có hai phần: cha giao phó và con thọ nhận. Trong phần cha giao phó cũng có ba phần nữa nhưng nay không hợp nêu lên. Trong phần con thọ nhận lại có ba phần nữa và nay hợp nêu lên đầy đủ. Nay nói “chúng con lại nhận nới trí tuệ của Phật” tức hợp phần thứ nhất ở trên” bấy giờ gã cùng tử liền nhận lời bảo “vì các Bồ-tát mà chỉ bày diễn nói” trở xuống tức hợp phần thứ hai “lảnh biết các của vật trân báu và các kho tàng”. “Nhưng chính tự mình lại không có chí muốn nới pháp đó” trở xuống “thuận theo chúng con mà nói pháp” tức hợp phần thú ba ở trên “mà trọn không có ý nhận lấy của đáng chừng bữa ăn”.

“Nhưng chúng con không biết mình thật là Phật tử” tức hợp thí dụ thứ bảy ở trên “thấy con có chí lớn”. Ở trên nói “lại trải qua ít lâu sau, cha biết tâm con dần dần đã thông hiểu, thành tựu chí lớn tự chê tâm ngày trước” bao gồm có ba phần nhưng nay hợp phần thứ hai. Sở dĩ nói “chúng con không biết mình chơn thật là Phật tử là vì thuở xưa chúng con đã có phát khởi căn cơ Đại thừa nhưng chỉ có Như Lai biết được”. Do “chúng con hầu như không biết” là nêu lên con không biết mà Như Lai biết cho nên nói “không biết chơn thật là Phật tử”

“Nay chúng con mới biết đức Thế Tôn đối với trí tuệ của Phật không có chỗ tham tiếc” là hợp nêu lên thí dụ thứ tám “giao phó gia nghiệp”. Trong thí dụ ở trên vốn có bốn đoạn: 1. Thời gian giao phó gia nghiệp nhưng nay không hợp nêu lên; 2. Tập hợp chúng để chứng minh và nay cũng không hợp nêu lên; 3. Nói lên cha con gặp nhau hội nhập thiên tánh và nay cũng không hợp nêu lên; . Sự giao phó gia nghiệp và nay hợp nêu lên. Trong sự giao phó ở trên nói “nay tất cả tài vật của ta có đều là con ta có” tức chỉ cho chánh hợp để hợp giải thích.

“Cho nên chúng con nói vốn không có lòng mong cầu mà nay pháp báu lớn tự nhiên có được” trở xuống đến phần Văn Trường hàng tức hợp thí dụ thứ chín “các con được gia nghiệp cho nên vui mừng” tức nói “lúc ấy gã cùng tử nghe cha nói vậy liền sanh tâm vui mừng”.

“Tuyên lại, nghĩa trên mà nói kệ rằng“chính là phần thứ hai “dùng lời bày tỏ sự lãnh nạp hiểu biết”. Trong phần này vốn có hai đoạn: 1. Từ “mà bạch Phật rằng” trở xuống gồm bảy mươi ba hàng rưỡi kệ” chính nêu lên sự lãnh nạp hiểu biết nghĩa đồng quy khai mở ba thừa và hiển bày một thừa. Sự hiểu biết này không phải tự nhiên đến mà có nguyên do của nó; 2. “Ân lớn của Thế Tôn” trở xuống gồm mười ba hàng kệ khen ngợi ân đức sây dày của đức Phật rất khó mà báo đáp để tổng kết sự lãnh ngộ hiểu biết và thực hành. Ở trước lại giải thích rằng trong hai đoạn mỗi đoạn được mở làm hai phần. Trong lãnh hội có hai phần tức là: 1. Văn Trường hàng; 2. Kệ tụng gồm có bảy mươi ba hàng rưỡi.

Nhưng trong phần lãnh ngộ hiểu biết thuộc Văn Trường hàng vốn có ba phần nữa 1. Lược trình bày sự lãnh ngộ hiểu biết; 2. Muốn rộng trình bày sự lãnh ngộ hiểu biết trước hết dò xét hỏi Như Lai; 3. Rộng trình bày sự lãnh ngộ. Nay chỉ tụng lại phần thứ nhất tức “lược trình bày sự lãnh ngộ hiểu biết” và phần thứ ba “rộng trình bày sự lãnh ngộ” mà không tụng phần thứ hai” dò xét hỏi Như Lai”. Nay căn cứ trong bảy mươi ba hàng rưỡi kệ này tự phân làm hai. Ban đầu có hai hàng kệ trình bày phần thứ nhất “lược nêu lên sự lãnh ngộ hiểu biết”. Thú hai có bảy mươi mốt hàng rưỡi kệ nêu lên phần thư ba tức rộng lãnh ngộ hiểu biết. Lại nữa, trong phần lược nêu lên sự lãnh ngộ hiểu biết vốn có hai phần nữa: dùng pháp để thuyết và dùng thí dụ để thuyết. Nay hai hàng kệ ấy cũng được phân làm hai. Một hàng rưỡi kệ đầu tụng việc dùng pháp để thuyết và nửa hàng còn lại nêu lên “dùng thí dụ để thuyết”.

Trong việc dùng pháp để thuyết ở trên vốn có hai đoạn: 1. Nói lên xưa kia không có mong cầu; 2. Nói lên ngày nay tự nhiên đạt được. Một hàng rưỡi kệ này không tụng việc không mong cầu, mà chỉ tụng việc tự nhiên đạt được. Trong việc tự nhiên đạt được ở trên nói “nghe pháp chưa từng có, thâm tâm tự vui mừng, đặng rất nhiều lợi ích. “vô lượng các trân báu không cầu mà tự được” tức nay nửa kệ tụng phần thứ hai tức dùng thí dụ để thuyết.

Trong việc dùng thí dụ để thuyết ở trên vốn có hai ý:

-Nói “các vật báu vô thượng, không có lòng mong cầu” tức là xưa kia không có lòng mong cầu, và ngày nay tự nhiên được. Nay nửa hàng này đều tụng đầy đủ hai phần ấy. Ban đầu nói “vô lượng các trân báu, không mong cầu” tức là nêu lên thí dụ không mong cầu ở trên. hai chữ “tự được” tức nêu lên ngày nay tự được ở trên làm thí du, chỉ vì lời tụng cùng tương tợ với ở văn trên cho nên biết có tụng phần này.

-“Ví như gã đồng tử” trở xuống có bảy mươi mốt hàng rưỡi kệ tụng phần thứ hai “rộng trình bày lãnh ngộ hiểu biết” ở trên. Phần này ở trên vốn có hai đoạn: khai mở thí dụ và hợp thí dụ. Nay bảy mươi mốt hàng rưỡi kệ cũng được phân làm hai: 1. Có bốn mươi mốt hàng kệ tụng phần khai mở thí du; 2. “Đức Phật cũng như vậy” trở xuống có ba mươi hàng rưỡi kệ tụng phần hợp thí dụ. Trong phần khai mở thí dụ ở trên vốn có chín thí dụ.

Nay xét theo trong bốn mươi mốt hàng kệ cũng phân làm chín đoạn: 1. Có mươi ba hàng kệ tụng thí dụ thứ nhất “cha cùng con thât lạc nhau”; 2. Lần lượt làm thuê mướn” trở xuống có bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ hai “cha con thấy nhau”; 3. “Ông liền bảo kẻ sứ” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ ba “gọi con mà không được; 4. “Tức liền dùng phương tiện” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ tư “gọi được con”; 5. “Trưởng giả trong cửa sổ” có năm hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thú năm” dạy con nhỏ làm việc”; 6. “Chỉ cho biết vàng bạc” trở xuống có hai hàng kệ tụng thí dụ thú sáu “giao phó tài vật”; 7. “Cha biết lòng con mình, lần lần đã rộng lớn” trở xuống nữa hàng kệ tụng thí fụ thứ bảy “thấy có có chí lớn”; 8. “Muốn giao tài vật cho” trở xuống có bốn hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tám “giao phó gia nghiệp”; 9. “người con nhớ xưa nghèo, chí ý rất kém hèn” chỉ gồm hai hàng kệ tụng thí dụ thứ chín “con vui mừng”. Như vậy, nay dẫn ra, mười ba hàng tụng thí dụ thứ nhất; bảy hàng rưỡi tụng thí dụ thú hai, ba hàng tụng thí dụ thứ ba; ba hàng tụng thí dụ thứ tư, năm hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ năm; hai hàng tụng thí dụ thứ sáu; có nửa hàng tụng thí dụ thứ bảy; bốn hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tám; hai hàng tụng thí dụ thư chín.

Trong thí dụ cho con thất lạc nhau ở trên vốn có bốn phần: 1. Con xa lìa cha; 2. Cha tìm con; 3. Con trở về gần bên cha; 4. Cha buồn nhớ khôn nguôi, nay mười ba hàng kệ cũng đầy đủ nêu lên bốn đoạn này nhưng không có thứ tự và còn lược bớt. Nay có một hàng rưỡi kệ tụng phần thứ nhất; kế đó có sáu hàng rưỡi kệ tụng phần thứ hai, kế tiếp có hai hàng rưỡi kệ tụng phần thứ tư tiếp sau có hai hàng rưỡi tụng lại phần thứ ba. “Ví như gã đồng tử, thuở bé không hiểu biết” gồm một hàng rưỡi kệ trước hết tụng phần thứ nhất “con xa lìa cha”. Nhưng trong phần con xa lìa cha ở trên vốn có hai đoạn: bỏ cha mà đi và hướng đến đất nước mà quay về. Nay một hàng rưỡi kệ này chỉ tụng đoạn “bỏ cha ra đi” chứ không tụng đoạn “hướng đến nước mà quay về” “cha gã lòng buồn nhớ” trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng phần thứ hai “cha tìm con”. Trong phần cha tìm con ở trên vốn có hai đoạn: cha tím con mà không được và nói lên không vì khổ đau thất lạc một đứa con mà bỏ đi việc lớn gia nghiệp. Nay đều tụng đầy đủ hai đoạn trên. Nói “cha gã lòng buồn nhớ, kiếm tìm khắp bốn phương” gồm có nửa hàng tụng sự việc tìm kiếm con mà không được tương ưng với ở trên nói “người cha từ trước đến nay tìm con không đặng” “kiếm tìm đó đã mỏi” trở xuống có sáu hàng kệ chính là tụng đoạn thứ hai “không làm mất việc lớn gia nghiệp “Giàu mạnh như thế đó, có thế lực rất lớn” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ tụng phần thứ tư “cha buồn nhớ khôn nguôi”.

Trong phần này vốn có hai đoạn: 1. Khổ đau vì thất lạc con; 2. Niềm vui sướng khi nhớ nghĩ giả sử gặp được con. Nay không tụng đoạn thứ hai mà chỉ tụng đoạn thứ nhất” khổ đau vì nhớ đứa con thất lạc” tương ưng với ở văn trên nói “người cha hằng nhớ con, cùng con biệt ly, hơn năm mười năm”. “Bấy giờ gã cùng tử, đi tìm cầu ăn mặc” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ tụng lại phần thứ ba ở trên “con gần gũi cha”. Trong phần con gần gũi cha có hai đoạn: 1. nguyên do gần gũi cha; 2. Nêu lên việc gần gũi cha. Nay trong đây tụng đầy đủ cả hai đoạn này: hai hàng kệ đầu tụng nguyên do con gần gũi cha và nửa hàng kế đó tụng việc gần gũi cha. Trong đoạn nêu lên nguyên do gần gũi cha ở trên nói “bấy giờ gã nghèo cùng kia dạo đến các tụ lạc, trải qua xóm làng”. Từ năm giơi đến năm giới cho nên nói: “Ấp này đến ấp khác”. Từ mười điều thiện đến mười điều thiện cho nên nói “nước này đến nước nọ” “hoặc có khi đặng của hoặc có lúc không đặng” tức là nay do thân tu tập năm giới và mười điều thiện mà đạt được báo tốt nên gọi là “có khi được” và chiêu cảm sanh ra hậu báo nên gọi là “có khi không được”. lại có một cách giải thích rằng: thành tựu nghiệp chiêu cảm trong một thời kỳ thì gọi là “có khi đạt được”. Còn không thành tựu chiêu cảm thọ nhận thì gọi là “có khi không được”. Do pháp thiện thuộc thân không thường đầy đủ cho nên nói “gầy ốm”. Chẳng phải không có thiện pháp mà còn có đầy đủ chín mươi tám kiết sử cho nên nói: “Thân thể sanh ghẻ lác” “Lần lửa đi trải qua, đến thành cha gã ở” gốm nửa hàng kệ tụng “con gần cha” tương ưng với trên nói “lần hồi đến nơi thành của người cha ở”.

“Lần lượt làm thuê mướn, bèn đến trước nhà cha” trở xuống có bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ hai “cha con thấy nhau”. Trong thí dụ trên vốn có hai đoạn: nêu lên con thấy cha và cha thấy con. Nay, ban đầu có; sáu hàng rưỡi tụng đoạn thứ nhất “con thấy cha” “Lúc ấy ông Trưởng giả” trở xuống gồm một hàng tụng đoạn thứ hai “cha thấy con”. Trong đoạn “con thấy cha” ở trên vốn có bốn phần: 1. Nguyên do con thấy cha; 2. Nơi chốn thấy cha; 3. Nói lên con thấy cha; . Sanh tâm sợ hãi. Nay tụng đầy đủ bốn phần ấy. Một câu đầu tụng phần thứ nhất. Một câu kế tụng phần thứ hai. hai hàng rưỡi kệ tụng phần thứ ba. Ba hàng rưỡi kệ tụng phần thứ tư. “Xoay vần làm thuê mướn tức tụng phần thứ nhất”: Nguyên do thấy cha. “Bèn đến trước nhà cha” tức tụng phần thứ hai: nơi chốn thấy cha” tương ưng với văn trên nói “đến nhà người cha bèn đứng lại bên cửa”. Nay chỉ tụng “nhà người cha” mà không tụng “bên cửa” nhưng nghĩa thì tự hiểu bày ra. “Lúc ấy ông Trưởng giả đang ở trong nhà ông” trở xuống tụng phần thứ ba “con thấy cha” tương ưng với văn trên nói “xa thấy cha ngồi giường sư tử v.v… “Hoặc có người tính toán, vàng bạc cùng vật báu” nghĩa là có cả rộng nói và lược nói cho nên nói “tính toán”. Do nói cho người trước cho nên nói “cho ra”. Do công đức phát hóa quay về với nình cho nên nói “thâu vào”. “Biên chép ghi giấy tờ” tức là tụng nhân để nói rõ quả. Do sự việc thọ nhận, ký gởi cho nên nói “biên chép giấy tờ”. “Gã cùng tử thấy cha, quá mạnh giàu tôn nghiêm” trở xuống gồm ba hàng rưỡi kệ tụng phần thứ tư “sanh tâm sợ hãi bỏ chạy” tương ưng với văn trên nói “gã cùng tử thấy cha có thế lực lớn liền sanh lòng lo sợ, hối hận về việc đến nhà này”. Lúc ấy ông Trưởng giả” xuống một hàng tụng phần ở trên “cha thấy con”. Trong phần này ở văn có bốn đoạn nhưng nay chỉ tụng đoạn thứ nhất và thứ hai. Nửa hàng đầu tụng phần thứ nhất “nơi chốn thấy con” tương ưng với văn trên nói “khi đó ông Trưởng giả ngồi nơi toà sư tử”. “Xa trông thấy con mình, thầm lặng mà ghi nhớ” gồm nửa hàng kệ tụng phần thứ hai “thấy con” tương ưng với văn trên nói “thấy con liền biết”. Nay vì lược mà không tụng phần thứ ba “tâm rất vui mừng” và phần thứ tư “khai mở tâm vui mừng”.

“Ông liền bảo kẻ sứ” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ ba “gọi con mà không được”. Trong thí dụ ở trên vốn có ba đoạn: 1. Hợp nêu kên dự định khuyên thích nghi và không có căn cơ; 2. Hợp nêu lên dự định răn bảo và không có căn cơ; 3. Hai phần và ngưng giáo hóa. Nay ba hàng này cũng tụng đủ ba đoạn. Ba câu đầu tụng đoạn thứ nhất. Một hàng một câu kế tiếp tụng đoạn thứ hai. Một hàng kế tiếp nữa tụng đoạn thứ ba. Nay ba câu nêu lên nghị định khuyến giáo và không có căn cơ tức gồm nửa hàng nêu lên nghị định khuyến khích và một câu nêu ra “không có căn cơ”. Trong phần nghị định ở trên có hai đoạn: 1. Hợp nêu lên khuyến giáo; 2. Hợp nêu lên nghị định. Nay nửa hàng kệ này chỉ hợp nêu lên khuyến giáo tương ưng với ở trên nói “liền sai hai người hầu cận duổi theo bắt lại” mà không hợp nêu lên nghị định tương ưng với văn trên nói “bấy giờ kẻ sứ giả chạy, mau qua bắt”. “Gã cùng tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan” gồm một câu hợp nêu lên “khuyến giáo không có căn cơ”. Trong phần không có căn cơ ở trên có hai hạng: có Tiểu thừa và không có Tiểu thừa. Nay nói ba chữ “cùng tử sợ” tức tụng việc có căn cơ Tiểu thừa ở trên tương ưng nói “gã cùng tử sợ hãi”. Một chữ “kêu” tụng không có căn cơ Đại thừa” tương ưng với ở trên nói “lớn tiếng kên oan: tôi không hề xúc phạm nhân sao lại bị bắt nhằm nói rõ “không có căn cơ Đại thừa”. “Mê ngất ngã trên đất” trở xuống gồm một hàng môt câu tụng phần thứ hai” dự định răn bảo và không có căn cơ”. Trong phần dự định răn bảo và không có căn cơ ở trên có hai mục: nêu lên dự định và không có căn cơ. Nay không tụng phần dự định mà chỉ tụng “không có căn cơ”. Trong phần không có căn cơ ở trên có hai đoạn: không có căn cơ Đại thừa và có căn cơ Tiểu thừa. Nay trước hết tụng có căn cơ Tiểu thừa và sau tụng “không có căn cơ Đại thừa”. “Mê ngất ngã xuống đất” nêu lên “có căn cơ Tiểu thừa” tương ưng với ở trên nói “lại càng sợ sệt mê ngất, ngã xuống đất”. “Người này theo bắt tôi, chắc sẽ bị giết chết” tức nêu lên “không có căn cơ Đại thừa” tương ưng với ở trên nói “khi đó gã cùng tử tự nghĩ không tội chi mà bị bắt bớ đây chắc định phải chết”. Trưởng giả biết con mình, ngu dại lòng hẹp hèn” tức nêu lên phần thứ ba “đều hợp ngưng giáo hóa”. Trong việc ngưng giáo hóa ở trên vốn có hai phần: muốn ngưng giáo hóa và ngưng giáo hóa. Nay không tụng việc “ngưng giáo hóa” mà chỉ tụng “muốn ngưng giáo hóa”. Trong việc muốn ngưng giáo hóa ở trên cũng có hai phần: nêu lên việc “muốn ngưng giáo hóa” và giải thích việc ngưng giáo hóa. Nói “người cha xa thấy vậy bèn nói với kẻ sứ giả rằng: không cần người đó, chớ cưỡng đem đến” trở xuống là suy nghĩ muốn ngưng giáo hóa nhưng nay không tụng mà chỉ tụng giải thích muốn ngưng giáo hóa tương ưng với ở trên nói “vì sao? Cha biết con mình ý chí hạ liệt, tự biết mình giàu sang làm khiếp sợ cho con”.

“Ông liền dùng phương tiện” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ tư “gọi được con”. Trong thí dụ trên có hai phần: cha gọi con và con thọ nhận lời gọi của cha. Hai hàng ban đầu tụng “cha gọi con”. Một hàng sau tụng “con thọ nhận lời cha”. Nhưng trong phần “cha gọi con” vốn có bốn đoạn. Nay có một câu tụng đoạn thứ nhất; có ba câu tụng đoạn thứ hai; có ba câu kế tụng đoạn thứ ba; có một câu kế tiếp tụng đoạn thứ tư “ông lền dùng phương tiện” tức tụng “tìm kiếm người sai khiến” tức tìm ra giáo phương tiện tương ưng với ở trên nói “bấy giờ ông Trưởng giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương tiện”. “Lại sai hai người khác” trở xuống có ba câu tụng phần thứ hai “có được người sai khiến” tức là thấy được giáo phương tiện tương ưng với văn trên nói “mật sai hai người”. “Mắt chột” tức nêu lên tướng không đúng đắn nhằm muốn nói rõ giáo nghĩa hai thừa chẳng phải là giáo chơn chánh cho nên nói “mắt chột”. Giáo hai thừa nói lên không đầy đủ oai đức và tướng tốt cho nên nói “không có oai đức”. “Các người nên bảo nó” trở xuống có ba câu tức tụng phần thứ ba “nói với kẻ sứ giả” tức đưa ra phương pháp thuộc giáo nghĩa phương tiện tương ưng với ở trên nói “hai người nên qua xóm kia từ từ nói với gã cùng tử nơi đây có chỗ làm”. “Trả thêm giá cho ngươi” tức tụng phần thứ tư “người sứ giả phụng mệnh đi gọi con” chính là nói rõ Như Lai dùng giáo phương tiện dự định nói cho chúng sanh tương ưng với ở trên nói “khi đó hai người sứ liền tìm gã cùng tử”.

“Gã cùng tử nghe rồi “một hàng này tụng đoạn thứ hai “con thọ nhận lời gọi”. Trong đoạn thọ nhận lời gọi cũng có bốn phần, nhưng nay không tụng ba phần kia mà chỉ tụng phần thứ ba. Theo ở trên thì phần thứ nhất nêu lên” đã đạt được nó” tức có căn cơ kham nhận nghe pháp. Thứ hai “thuật đủ việc như trên” tức có căn cơ thọ nhận. Thứ tư “người cha thấy con thương xót và lấy làm lạ” thì không tụng. Phần thứ ba nói “bấy giờ gã cùng tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân” tức tụng làm thanh tịnh phòng xá”. Nay chỉ tụng phần này. Nói làm thanh tịnh các phòng nhà nghĩa là sáu trần được xem như phòng. Đối với sáu trần này không có nhiểm ô cho nên nói “làm thanh tịnh phòng nhà”.

“Trưởng giả trong cửa sổ” trở xuống có năm hàng rưỡi kệ hợp tụng thí dụ thư năm ở trên. Trong thí dụ này vốn có ba đoạn 1. Nguyên do dạy làm việc; 2. Dạy làm; 3. Người làm, tương hợp với ý của Trưởng gia. Hai hàng đầu tức là tụng nguyên do chỉ dạy làm việc. Hai hàng rưỡi kệ kế tiếp tụng sự chỉ dạy làm việc. Một hàng sau tụng người làm tương xứng với ý của Trưởng giả.

Trong “nguyên do chỉ dạy làm việc” vốn có ba đoạn: 1. Nói lên Trưởng giả thấy con; 2. Xả bỏ trang sức của người giàu sang; 3. Mặc lấy quần áo của người bần tiện. Nay hai hàng kệ này chỉ tụng phần thứ nhất và thứ ba mà không tụng đoạn thứ hai “xả bỏ trang sức của người giàu sang” tức ngụ ý nói xả bỏ pháp thân. Hàng kệ đầu tụng phần thứ nhất “thấy con” và kệ sau tụng phần thứ ba “mặc lấy quần áo của người bần tiện”. Tuy nhiên trong phần “cha thấy con” ở trên lại có ba đoạn nữa. Nay không tụng đoạn thứ nhất mà chỉ tụng hai đoạn sau: 1. “Lại một ngày khác” tức nói lên “thời gian thấy con” nhưng nay không tụng; 2. Nói “ở trong cửa sổ” tức nêu lên “nơi chốn thấy con”. Nay câu đầu chính là tụng đoạn thứ hai này. Sau đó, có ba câu tụng đoạn thứ ba “thấy con”. “Lúc đó ông Trưởng giả, mặc y phục cũ rách” gồm một kệ tụng phần thứ ba” thọ mặc y phục của người bần tiện”. Trong việc thọ nhận y phục của người bần tiện ở trên có ba phần nhưng nay không tụng phần thứ hai mà chỉ tụng hai phần thứ nhất và thứ ba. Nửa kệ trước tụng phần thứ nhất “không có tướng tốt”. Nửa kệ sau tụng phần thứ ba “không biết” “. Phương tiện làn gần gũi” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ tụng phần thứ hai “chỉ bảo làm việc”. Trong phần chỉ bảo làm việc ở trên vốn có bốn đoạn và nay sẽ tụng đầy đủ. Trong đó có nửa hàng tụng đoạn thứ nhất, một câu tụng đoạn thứ hai, một hàng một câu tụng đoạn 1 thứ ba, nửa hàng tụng đoạn thứ tư. “Phương tiện lần gần gũi, bảo rằng: ráng siêng làm” tức nửa hàng đầu tụng đoạn thứ nhất lãnh hội thí dụ thứ ba “khuyến khích nhận lấy ba xe” trong phẩm thí dụ tức “khuyên siêng năng tinh tấn” tương ưng với văn trên nói “bảo với các người làm rằng: Các ngươi phải siêng làm”. “Trả thêm giá cho ngươi” tức một câu tụng đoạn thứ hai lãnh hội phần thứ hai”chỉ ra chỗ để ba xe” tương ưng với văn trên nói “sau lại bảo con rằng gã nam tử này ngươi thường làm ở đây đừng lại đi nơi khác”. “Và cho dầu xoa chân” gồm một hàng một câu nêu lên đoạn thứ ba “khen ngợi: công cụ làm” lãnh hội phần thứ nhất “khen ngợi ba xe” tương ưng với trên nói “những đồ cần dùng như loại bồn, chậu, gạo, bột”. Tuy nhiên nay dùng câu “và cho dầu xoa chân” để thay thế “kẻ tớ già hèn hạ” ở trên. “Người tớ già hèn hạ” là chỉ cho thần thông. Nay “và cho dầu xoa chân” tức nước ngoài dùng dầu xoa chân có thể đi xuống nước mhư trên đất, “uống” là thay “mến” ở văn “ăn” là thay “bột” ở văn. Do đó trong văn luận nói ăn có hai loại: thô và tế. Cơm v.v… thì gọi là thô còn thức uống thì gọi là tế. “Đệm chiếu” dùng để thay thế “bồn chậu” ở văn trên nhằm nói rõ “hoặc như đệm chiếu”. Rồi lại dịu dàng bảo như con thiệt của ta” tức tụng phần thứ tư ở trên lãnh hội thí dụ thứ tư “không hư dối” trong phẩm thí dụ và tương ưng với văn tân nói “nên phải an lòng, ta như cha của ngươi” tức là bảo đảm ban cho không có có nghĩa “hư dối”. “Ông Trưởng giả có trí, lần lần cho ra vào” tức là phần thứ ba tụng thí dụ thứ ba “người làm xứng hợp với ý của Trưởng giả”. Trong phần này ở trên vốn có bốn đoạn tức lãnh hội bốn đoạn trong việc thọ nhận và hành trì pháp ba thừa trong phẩm trên nhưng nay chỉ tụng đoạn thứ ba còn các đoạn khác thì không có tụng. Thứ nhất “ngươi thường khi làm việc, không có năm điều xấu ác” tức lãnh hội nghĩa “tâm các con đều mạnh mẽ” nhưng nay không có tụng. Thứ hai: từ ngày nay nhẫn sau như con đẻ của ta” tức lãnh hội phần “ở bên trong phàm phu tương tợ Thánh nhân” và nay cũng không tụng. Ở đây chỉ tụng đoạn thứ ba “khi đó gã cùng tử dầu mừng việc tình cờ đó song vẫn còn tự cho mình là khách, là người làm công hèn, vì cớ đó mà trong hai mươi năm thường sai hốt phân” nghĩa là do kiến đế, tư duy đạo đối trị mà tu hành cho nên nói “hai mươi năm”. Không tụng đoạn thứ tư “sau đó tâm lần thể tin tưởng” mà đạt được quả A-la-hán.

“Chỉ cho biết vàng bạc” trở xuống có hai hàng kệ tụng thí dụ thứ sáu ở trên “giao phó tài vật”. Trong thí dụ ở trên gồm có hai phần: cha giao phó và con thọ nhận. Trong phần cha giao phó có ba phần nhưng nay đều không tụng mà chỉ tụng phần “con thọ nhận”. Trong phần con thọ nhận lại có ba phần nhưng nay chỉ tụng phần thứ hai và thứ ba mà không tụng phần thứ nhất “phụng mạng”. “Chỉ cho biết vàng bạc” tức tụng phần thứ hai “thọ nhận” tương ưng với văn trên nói “lãnh biết các vật”. “Gã vẫn ở ngoài cửa” tức tụng phần thứ ba “mà trọn không có ý mong lấy của đáng chừng bữa ăn… tâm chí hạ liệt cũng chưa bỏ được”.

“Cha biết lòng con mình, lần lần đã rộng lớn” hai câu này tức là phần thứ bảy tụng thí dụ thứ bảy “thấy con có chí lớn” ở văn trên.

“Muốn giao tài vật cho” trở xuống có bốn hàng rưỡi kệ là phần thứ tám tụng thí dụ thứ tám “giao phó gia nghiệp”. Trong thí dụ trên vốn có bốn đoạn nhưng nay chỉ không tụng đoạn thứ nhất” biết không bao lâu sẽ chết nên giao phó gia nghiệp”, ba đoạn còn lại thì đều tụng “Muốn giao tài vật cho” xuống một hàng tụng đoạn thứ hai “tập hợp chúng để chứng minh”. “Rồi ở trong chúng này, tuyên nói chính con ta” trở xuống gồm hai hàng rưỡi kệ tụng đoạn thứ ba “cha con hội nhập thiên tánh” “Hai mươi năm” tức nói căn cơ trời và người thọ nhận đạo”. Phàm của cải ta có” một hàng tụng đoạn thứ tư “giao phó gia nghiệp”.

“Người con nhớ xưa nghèo, ý chí rất hèn kém” chỉ gồm hai hàng tụng thí dụ thứ chín “các con vui mừng” ở văn trên.

“Phật cũng lại như vậy” trở xuống có ba mươi hàng rưỡi kệ tức phần thứ hai tụng chín thí dụ và được phân thành tám đoạn. “Phật cũng lại như vậy” một câu hợp tụng thí dụ thứ nhất: “Cha con thất lạc nhau”. “Biết con ưa Tiểu thừa” một câu hợp tụng thí dụ thứ hai “cha con thấy nhau” “Nên chưa từng nói rằng, các ngươi sẽ thành Phật” nửa hàng hợp tụng thí dụ thứ ba “gọi con mà không được”. “Mà chỉ nói chúng con, đặng có đức vô lậu” nửa hàng tức hợp tụng thí dụ thứ tư “gọi được con”. “Trọn nên quả Tiểu thừa, hàng Thanh-văn đệ tử” nửa hàng tức hợp tụng thí dụ thứ năm “chỉ bảo người làm”. “Đức Phật bảo chúng con” trở xuống có mười tám hàng rưỡi kệ hợp tụng thí dụ thứ sáu “giao phó tài vật”. “Như ông phú Trưởng giả” trở xuống có ba hàng đều hợp tụng thí dụ thứ bảy và thứ tám. “Chúng con ngày hôm nay được pháp chưa từng có” trở xuống có bảy hàng hợp tụng thí dụ thứ chín “con vui mừng”. Như vậy đã hợp tụng tám đạon trên bao gồm: Một câu tụng thí dụ thứ nhất; một câu tụng thí dụ thứ hai; nửa hàng tụng thí dụ thứ ba; nửa hàng tụng thí dụ thứ tư; nửa hàng tụng thí dụ thứ năm; mười tám hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ sáu; ba hàng đều hợp tụng thứ bảy và tám; có bảy hàng tụng thí dụ thứ chín “con vui mừng”.

Nay nói “đức Phật cũng như vậy” tức hợp tụng thí dụ thứ nhất “cha con thất lạc nhau”. Trong thí dụ ở trên vốn có hai câu. Nay chỉ nêu lên câu “ông phú Trưởng giả là đức Như Lai” mà lược không tụng câu “chúng con đều giống như con của Phật”. “Biết con ưa Tiểu thừa” tức hợp tụng thí dụ thứ hai “cha con thấy nhau” tương ưng văn trên nói “đức Như Lai thường nói chúng con là con” tức trước sau vì chúng con mà nói lên. Nay nói “Biết con ưa Tiểu thừa” tức là dực trên việc soi rõ căn cơ mà luận. “Nên chưa từng nói rằng, các ngươi sẽ thành Phật” tức hợp tụng thí dụ thứ ba “gọi con mà không được”. Trong việc hợp thí dụ ở trên vốn có hai phần: không có căn cơ Đại thừa và có căn cơ Tiểu thừa nhưng nay chỉ hợp tụng “không có căn cơ Đại thừa” tương ưng với văn trên nói “chúng con vì ba món khổ nên ở trong sanh tử chịu các sự đau đớn mê lầm không hiểu biết”. Đã không có căn cơ Đại thừa cho nên nói “nên chưa từng nói rằng, các ngươi sẽ thành Phật”. Nay do lược nên không tụng nghĩa “có căn cơ nhỏ nên thích pháp Tiểu thừa” “Mà chỉ nói chúng con đặng có đức vô lậu” nửa hàng tức hợp tụng thí dụ thứ tư “gọi được con”. Trong thí dụ ở trên vốn có hai đoạn: cha gọi con; con chấp nhận lời cha… Trong việc cha gọi con tự có bốn đoạn. Trong văn hợp thí dụ ở trên chỉ hợp đoạn thứ tư “khi ấy hai người sứ giả liền tìm gã cùng tử” và văn hợp thí dụ ở trên nói “đức Thế Tôn khiến chúng con suy nghĩ dọn trừ những phân dơ của các pháp hý luận” nhưng nay không tụng hợp. Đoạn con chấp nhận lời cha vốn có bốn phần nhưng nay chỉ hợp tụng phần thứ ba “bấy giờ gã cùng tử trước hỏi lấy giá cả liền đến hốt phân” tương ưng với phần hợp dụ trên nói “chúng con ở trong đó siêng gắng tinh tấn đặng đến Niết-bàn, cái giá một ngày”. Nay chỉ tụng câu này cho nên ói “mà chỉ nói chúng con, đặng có đức vô lậu”. “Trọn nên quả Tiểu thừa hàng Thanh-văn đệ tử” nửa hàng tức hợp tụng thí dụ thứ năm “chỉ bảo người làm”.

Trong phần khai mở thí dụ ở trước vốn có ba đoạn 1. Nguyên do chỉ bảo làm; 2. Chỉ bảo làm; 3. Nói lên người làm, tương hợp với ý của Trưởng giả. Trong văn hợp thí dụ của ba đoạn đều có hợp nhưng lược bớt. Nay chỉ tụng hợp phần thứ tư trong đoạn thứ ba còn các phần khác thì không tụng hợp. Vì sao? Vì đoạn nêu lên nguyên do chỉ bảo làm có ba phần nhưng trong văn hợp dụ ở trên chỉ hợp phần thứ ba mà không hợp hai phần trước. Trong văn hợp phần thứ ba nói “trước biết chúng con lòng ưa muốn sự hèn tệ” trở xuống “chẳng vì phân biệt rằng:các ông sẽ có phần bảo tàng…” nhưng nay đều không hợp tụng. Trong thí dụ “chỉ bảo làm” thứ hai tự có bốn đoạn nhưng trong phần hợp tụng nay chỉ tụng đoạn thứ hai và thứ ba. Trong văn hợp dụ trên nói “đức Thế Tôn dùng sức phương tiện nói bày trí tuệ của Như Lai” tức lãnh

hội đoạn “sẽ trả thêm giá cho ngươi” và “các vật cần dùng” nhưng nay cũng đều không hợp tụng. Trong phần thứ ba “người làm tương hợp với ý của Trưởng giả” tự có bốn đoạn nhưng văn trên chỉ hợp đoạn thứ tư nói “từ quá khứ trở về sau tâm và thể, cùng tin tưởng ra vào không khó mà chứng quả A-la-hán” tương ưng với văn hợp dụ trên nói “chúng con theo Phật đặng giá Niết-bàn một ngày cho là đặng nhiều rồi”. Nay nói “trọn nên quả Tiểu thừa, hàng Thanh-văn đệ tử” chính là hợp tụng điều này.

“Đức Phật bảo chúng con” trở xuống có mười tám hàng rưỡi kệ hợp tụng thí dụ thứ sáu “giao phó tài vật”. Trong phần khai mở thí dụ ở trên vốn có hai phần: cha giao phó và con thọ nhận. Trong phần cha giao phó có ba đoạn nhưng trước cũng không có hợp dụ và nay cũng không hợp tụng. Trong văn hợp nêu lên “con thọ nhận” cũng có ba đoạn và nay sẽ hợp tụng đầy đủ ba đoạn con thọ nhận ấy. Nay trong mười tám hàng rưỡi kệ này có một hàng hợp tụng đoạn thứ nhất. Năm hàng kế tiếp hợp tụng đoạn thứ hai. Mười hai hàng rưỡi kệ kế tiếp hợp tụng đoạn thứ ba. Một hàng đầu nói “đức Phật bảo chúng con” tức hợp tụng “con thọ nhận” tương ưng với phần khai mở thí dụ nói “bấy giờ gã cùng tử liền nhận lời bảo” xuống văn phần hợp dụ nói “chúng con lại nhận nơi trí tuệ của Như Lai”. “Chúng con vâng lời Phật, vì các Bồ-tát lớn” trở xuống gốm có năm hàng hợp tụng đoạn thứ hai “chuyển dạy khiến lãnh biết các vật, vàng bạc, trân báu” tương xứng với phần hợp dụ trên nói “vì các vị Bồ-tát mà chỉ bày diễn nói”. Từ “như gã cùng tử kia” trở xuống có mười hai hàng rưỡi kệ hợp tụng đoạn thứ ba “mà tự đối với pháp Đại thừa này không có chí mong cầu” nhằm nói rõ nghĩa “không có mong cầu”. Nhưng ở trên đều có đầy đủ hai phần văn hợp nêu lên và hợp giải thích. Nay mười hai hàng rưỡi kệ này được phân làm hai: 1. Có mười một hàng rưỡi kệ hợp tụng sự không mong cầu; 2. Nói “Đấng đạo sư buông bỏ” một hàng tức hợp tụng giải thích.

Xét trong mười một hàng rưỡi kệ tự có ba đoạn: 1. Nói “Như gã cùng tử kia” một hàng nhắc lại thí dụ “không mong cầu bên ngoài”; 2. Nói: “chúng con dầu diễn nói, tạng pháp báu của Phật”… một hàng tức hợp tụng nghĩa bên trong “không có mong cầu”; 3. Từ “chúng con diệt bề trong” trở xuống có chín hàng rưỡi kệ chính là hợp tụng sự không mong cầu.

Nếu rộng nêu lên ở phẩm trên thì ba phần “không mong cầu” này tức tự trở thành ba đoạn: 1. “Chúng con diệt bề trong” trở xuống có bốn hàng rộng nêu lên phần thứ nhất “đứng đầu trong hàng tăng mà không có mong cầu”; 2. “Chúng con suốt đêm dài” trở xuống có bốn hàng kệ rộng nêu lên phần thứ hai ở trên “tự cho là đặng Niết-bàn nên không có mong cầu”; 3. “Chúng con tuy là con thật của chư Phật” xuống một hàng rưỡi là rộng nêu lên phần thứ ba ở trên: tuổi đã già say “Đấng đạo sư buông bỏ” tức nêu lên đoạn thứ hai thuộc câu giải thích “không có mong cầu” tương hợp với trên nói “vì sao? Đức Phật biết chúng con ưa nơi pháp Tiểu thừa” trở xuống.

“Như ông Trưởng giả giàu” trở xuống có ba hàng là phần thứ bảy hợp tụng thí dụ thứ bảy “thấy con có chí lớn” cũng hợp tụng thí dụ thứ tám “giao phó gia nghiệp”. Xét trong đây tự có hai phần: 1. Một hàng rưỡi kệ hợp tụng nhắc lại bốn loại thí dụ bên ngoài; 2. Một hàng rưỡi kệ hợp tụng nhắc lại phần hợp dụ.

“Như ông Trưởng giả giàu, biết con chí hèn kém” tức hợp tụng thí dụ thứ tư “gọi được con” “Dùng lấy sức phương tiện” tức hợp tụng thí dụ thứ năm “chỉ bảo người làm”. “Để hòa phục tâm con” tức hợp tụng thí dụ thứ bảy “chí lớn”. “Vậy sau mới giao phó, tất cả tài vật báu” tức hợp tụng thí dụ thứ tám” giao phó gia nghiệp”. “Đức Phật cũng thế đó” một hàng rưỡi tức hợp tụng lại bốn loại thí dụ bên ngoài. Hai câu đầu tức hợp tụng lại thí dụ thứ tư. “Biết thích pháp Tiểu thừa” trở xuống có hai câu hợp tụng lại thí dụ thứ năm. “Điều phục tâm của con” tức hợp tụng lại thí dụ thứ bảy. “Rồi mới dạy trí lớn” tức hợp tụng lại thí dụ thứ tám.

“Chúng con ngày hôm nay, được pháp chưa từng có” trở xuống có bảy hàng kệ là đoạn thứ tán hợp tụng thí dụ thứ chín “con vui mừng”. Căn cứ trong thí dụ này vốn có ba phần: 1. Có một hàng hợp tụng sự vui mừng; 2. Có nửa hàng hợp tụng lại thí dụ bên ngoài; 3. Năm hàng rưỡi kệ rộng hợp tụng tướng vui mừng.

“Ơn lớn của Thế Tôn” trở xuống có mười ba hàng kệ chính hợp tụng phần thứ hai trong việc lãnh ngộ hiểu biết. Do từ Phật đến cho nên khen ngợi ân sâu xa của Phật khó mà đền đáp để tổng kết sự lãnh ngộ hiểu biết ở trước. Trong phần lãnh ngộ hiểu biết vốn có ba phần tức là một phần Trường hàng và phần kệ được phân làm hai. Nay trong kệ có hai phần nghĩa là: 1. có sáu hàng rưỡi kệ chính là tụng khen ngợi ân đức sâu xa của Phật thật khó báo đáp; 2. “Các Phật thật ít có” trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng sắc thái thuộc ân đức của Phật. Lại căn cứ trong hai đoạn này mỗi đoạn có hai phần. Trong đoạan đầu có hai phần tức là ban đầu có một hàng tụng ân của Phật tức mở ba thừa và hiển bày một thừa. “Từ vô lượng ức kiếp” trở xuống có năm hàng rưỡi kệ tụng việc không thể báo đáp.

Xét trong đoạn thứ hai này tự có ba phần: 1. Có nửa hàng tổng tụng việc không thể báo đáp; 2. “Tay lẫn chân cung cấp” trở xuống có bốn hàng riêng biệt tụng sự cúng dường của thế gian không để đền đáp được; 3. “Như các việc tên đây” một hàng tức tổng kết tụng sự việc không thể đền đáp. “Các Phật thật ít có” trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng sắc thái ân đức của Phật,

Phần này cũng có hai phần nữa: 1. Có hai hàng tụng rõ lợi ích của thân nghiệp; 2. Có bốn hàng rưỡi kệ tụng rõ sự lợi ích của khẩu nghiệp tức nêu lên nghĩa khai mở ba thừa và hiểu bày một thừa của quyền trí và thật trí.

 

PHẨM THỨ NĂM: “DƯỢC THẢO DỤ”

Trong phẩm này mượn ba loại cỏ và hai thứ cây để làm thí dụ. Tuy nhiên do từ nhiều thứ mà gọi tên cho nên nói “Dược Thảo Dụ”. Trong phần khai mở ba thừa và hiển bày một thừa để giáo hóa người có căn tánh bậc trung vốn có bốn đoạn: 1. Nói một phẩm Thí dụ chính là dùng thí dụ để nói lên việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa để giáo hóa người có căn tánh bậc trung; 2. Phẩm Tín Giải tức là người có căn tánh bậc trung đã lãnh ngộ hiểu biết; 3. Phẩm Dược Thảo Dụ này nói rõ nghĩa Như lai đã thuật rõ sự lãnh ngộ hiểu biết của người có căn tánh bậc trung; 4. Phẩm Thọ Ký. Nhưng trong bốn đoạn này theo thông lệ thì mỗi đoạn khai mở làm hai. Trong việc dùng thí dụ để nói khai mở làm hai nghĩa là: Xá-lợi-phất thưa hỏi và Như Lai đáp. Trong việc lãnh ngộ hiểu biết có hai phần tức là: Kinh gia trình bày tướng trạng được hiểu biết của bốn vị Thanh-văn lớn và ngôn từ lãnh ngộ của bốn vị Thanh-văn lớn. Nay trong phẩm này thuật rõ chứng minh thành tựu người có căn tánh bậc trung lãnh ngộ hiểu biết. Trong phần này có hai mục: Trường hàng và kệ tụng. Nhưng trong phần dùng ngôn từ lãnh ngộ hiểu biết của bốn vị Thanh-văn lớn ởtrên vốn có ba đoạn: 1. Lược nói sự lãnh ngộ hiểu biết; 2. Nêu rộng sự lãnh ngộ hiểu biết trước xét hỏi Như Lai; 3. Rộng nêu ra: sự lãnh ngộ hiểu biết. Nay Như Lai chỉ thuật rõ việc rộng nêu lên sự lãnh ngộ hiểu biết và lược không thuật lại hai đoạn trước. Trong phần rộng nêu lên sự lãnh ngộ hiểu biết ở phẩm trên vốn có hai phần: 1. Từ “thí như cho người” trở xuống vào hết phần kệ bảy mươi ba hàng rưỡi kệ tạo ra chín thí dụ. Thứ nhất lãnh hội nghĩa “Như Lai khai mở ba thừa và hiển bày một thừa thuộc lý đồng quy. Thứ hai từ “ân lớn của Thế Tôn” trở xuống có mười ba hàng kệ khen ngợi ân đức của Phật sâu xa khó mà đền đáp để tổng kết sự lãnh ngộ hiểu biết. Nay căn cứ trong Văn Trường hàng này cũng phân làm hai đoạn tức thuật rõ hai đoạn ở trên: 1. Từ đầu phẩm đến “nếu có nói ra lời chi đều không hư dối vậy” ức trước thuật lại rõ phần thứ hai “ân Phật sâu xa khó mà báo đáp” 2. Từ “Phật ở nơi tất cả pháp dùng trí tuệ phương tiện” xuống hết Văn Trường hàng tức thuật rõ phần thứ nhất tạo ra chín thí dụ khiến lãnh hội ý của Như Lai khai mở ba thừa và hiển bày một thừa.

Lại căn cứ trong hai đoạn này mỗi đoạn có ba đoạn nữa. Trong việc thuật rõ sự khen ngợi ân đức sâu xa của Phật khó báo đáp có ba phần: 1. Thuật thành; 2. Nói rõ có nói cũng không hết; 3. Nói rõ Pháp vương tức lời Như Lai nói không có hư dối. Từ đầu phẩm đến “đúng như lời ông vừa nói” tức là phần thứ nhất chánh thuật thành khen ngợi ân của Phật sâu xa khó mà đền đáp. Ở trên nói “tay lẫn chân cung cấp, đầu đảnh lễ cung kính trải kiếp số hằng sa cũng không đền đáp được” tức thật đúng như lời của ông khen ngợi ân Phật. Nhưng chúng sanh khởi nghi thấy Như Lai thuật thành bốn vị Thanh-văn lớn khen ngợi ân đức sâu xa của Phật thật khó báo đáp cho rằng “đức hạnh và ân thể sâu xa của Như lai tuyệt đối như chỗ khen ngợi của trí nông cạn của bốn vị Thanh-văn lớn ấy”. Do đó có phần thứ hai nói “đức Như lai lại còn có vô lượng vô biên A-tăng-kỳ công đức” trở xuống “nói cũng không hết được” tức nêu lên chỗ nói chưa hết. Nhưng ở trên có mười ba hàng kệ khen ngợi ân sâu xa của Phật thật khó mà đền đáp tức chỉ đưa ra khen ngợi một phần nhỏ trong ân đức làm lợi ích cho chúng sanh lớn lao thuộc: thật trí và quyền trí của Như Lai. “Đúng như lời các ông vừa nói: đức Như Lai lại còn có vô lượng vô biên A-tăng-kỳ công đức không thể nói không thể tính kể ân sâu đức nặng không đâu là không làm lợi ích cho chúng sanh. Đây tức giải đáp nghi tình. Nhưng chúng sanh đối với trong việc lần thứ hai này vẫn khởi lên nghi ngờ nói “Như Lai thể tận cùng chỉ có quyền trí thường làm lợi ích cho chúng sanh và thật trí nói lý độ người”. Phật tuy đầy đủ các đức nhưng nếu dùng thật trí và quyền trí thu nhiếp thì không ra ngoài hai cách này. “Vậy sao lại nói đức Như Lai có vô lượng A-tăng-kỳ công đức? Tức là trước sau tự mâu thuẩn nhau khó thể nào tin? Đã có nghi này cho nên có phần thứ ba từ “Ca-diếp nên biết đức Như lai là vua của các pháp” trở xuống “đều không hư dối” nhằm nêu lên Pháp vương để nói rõ lời nói của Như Lai không có hư dối. Do người không tự tại nên có chỗ lo sợ mà buông lời nói “bày tỏ giáo nghĩa phần nhiều không thật”. Vua là thể trụ ở tông thể tức “trụ ở địa tột cùng tự tại” thì đâu chấp nhận có chỉ dạy dối trá. Ở đây muốn nói rõ Như lai là vua trong các pháp đã tuyên bày giáo, nói ra vốn không có hư dối cho nên mới có đoạn thứ ba này. Tuy nhiên, đoạn thứ nhất chính là thuật thành việc khen ngợi ân đức của Như Lai thật sâu xa khó mà báo đáp được. Còn hai đoạn sau là giải thích nghi ngờ. Lại xét trong ba đoạn này mỗi đoạn có hai phần. Thứ nhất chính là thuật thành sự khen ngợi ân sâu của Phật thật khó báo đáp vốn có hai phần: 1. Từ “Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn bảo ngài Ma-ha Ca-diếp” trở xuống “công đức chơn thật”: Tức là thuật lại việc khen ngợi bốn Thanh-văn lớn. Nay khéo léo dựa trên lý nên nói “hay thay, hay thay!” “các đệ tử” tức là chỉ cho Tubồ-đề, Đại Mục-kiền-liên, Ca-chiên-diên v.v…; 2. “Đúng như lời các ông vưà nói” tức nêu lên lý chơn thật. Trước nói khéo léo dựa trên lý và sau nói rõ lý chơn thật. Một cặp này hợp lại nêu lên phần thứ nhất chính là thuật lại bốn vị Thanh-văn lớn. Lấy ba mươi hàng kệ khen ngợi ân Phật sâu xa thật khó báo đáp.

Thứ hai nêu lên “nói cũng không hết” vốn có hai phần: 1. Nói “Như Lai lại còn có vô lượng vô biên A-tăng-kỳ công đức” tức nêu lên chỉ pháp của Như Lai chưa hết. Như vậy tương ưng với mười ba hàng kệ dùng để khen ngợi ân sâu xa khó báo đáp của đức Phật với vô lượng công đức không thể nói, không thể tính đếm; 2. Nói “các ông dầu trải qua vô lượng ức kiếp nói cũng không hết được” đây là một cặp hợp lại nói rõ ý “không thể hết”. Một câu này, song song hợp phần thứ hai nhằm nói lên pháp đã nói chưa có chấm dứt, cũng là giải thích nghi ngờ của chúng sanh. Điều này như trước đã giải thích.

Thứ ba trong việc nói lên “không có hư dối có hai phần 1. Từ “Cadiếp nên biết, đức Như lai là vua của các pháp” tức trước hết nêu lên Vua pháp, làm nguyên do chứng minh “không có hư dối”; 2. Nói “Nếu có nói ra điều chi đều không hư dối” tức là nói rõ sự việc không hư dối, một cặp này hợp nêu lên phần thứ ba “không hư dối” dồng thời cũng giải thích nghi tình như trước đã thuật rõ.

Từ “ở nơi tất cả pháp dùng trí tuệ phương tiện trở xuống là đoạn thứ hai nêu lên phần thứ nhất “lãnh ngộ hiểu biết” ở trên nói rõ nghĩa “khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của Như Lai”. Căn cứ trong đoạn này có ba phần: 1. Từ “tất cả pháp dùng phương tiện trí” đến “chỉ bày tất cả trí tuệ chó các chúng sanh” tức muốn thuật rõ: trước hết nêu ra pháp đã lãnh ngộ ở trên chính là nghĩa khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của thật trí và quyền trí; 2. Từ “thí như trong cõi Tam thiên, đại Thiên” trở xuống “cho nên không vì chúng nói tất cả trí tuệ” tức nói rõ sự lãnh ngộ hiểu biết ở ngày nay. Đây trước hết nêu ra bốn vị Thanh-văn lớn xưa kia không hiểu nghĩa khao mở ba thừa và hiển bày một thừa, nhất định phân biệt mê mờ về lý đồng quy. “Như cây cỏ hấp thụ nước mưa rưới xuống mà được tăng tưởng nhưng mỗi thứ không có tự biết sự thấm nhuần tăng trưởng có sự sai biệt” tức nói rõ hàng Thanhvăn xưa kia không hiểu, trở thành nay được có tướng hiểu biết; 3. Từ “Ca-diếp, các ông rất là hy hữu” trở xuống đến phần Văn Trường hàng chính là thuật rõ nay đã hiểu được nghĩa: khai mở ba thừa và hiển bày một thùa”. Căn cứ trong ba đoạn này mỗi đoạn có hai phần.

Thứ nhất trong việc nêu ra sự lãnh thọ pháp vốn có hai phần: 1. Song song khai mở hai chương môn; 2. Song song rộng nói lên hai chương môn. Hai chương môn tức là “ở trong tất cả các pháp dùng trí tuệ phương tiện mà diễn nói đó tức là chương môn quyền trí; “pháp của Phật nói thảy đều đến bực nhứt thiết trí” tức là chương môn “thật trí”. Nay sẽ giải thích nghĩa của chương môn quyền trí. “Ở nơi tất cả pháp” tức là Phật quả, Phật trí biết rõ tất cả pháp là nhứt thiết chủng trí; vạn thiện là nhứt thiết trí “nhân đó mà dùng phương tiện trí để diễn nói”. Tức là nói rõ đức Như Lai dựa trên các pháp nhân thuộc Nhứt thiết trí ở mà dùng trí khéo léo (thiện xảo) gìn giữ tạo ra giáo ba thừa cho nên nói “dùng phương tiện trí mà diễn nói đó”. “Pháp của Phật nói thảy đều đến bực Nhứt thiết trí” tức là giải thích chương môn Thật trí. “Chỗ nói pháp của Phật” tức là quyền trí của Phật xưa kia đã nói lên pháp vạn thiện. Trong lý vạn thiện này có thể chiêu cảm được Nhứt thiết trí cho nên nói “thảy đều đến bực Nhứt thiết trí”.

“Như Lai xem biết” trở xuống là đoạn thứ hai “rộng nói lên hai chương môn” ở trên. Trước hết nói về chương môn quyền trí tự có hai phần: biết thuốc và biết bệnh. Nay nói “Đức Như Lai xem biết chỗ quy thú của tất cả pháp “tức nêu ra phần thứ nhất nhằm nói rõ nghĩa “Như lai biết thuốc pháp”. Đây tức là cảnh sở chiếu quyền trí. “Cũng rõ biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sanh thông thấu không ngại” tức là nghĩa “biết bệnh”. “Biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sanh” tức nói rõ Như Lai biết được những thích nghi của căn tánh ba thừa cho nên mới đối với căn tánh Thanh-văn nói thích nghi hành pháp tứ đế; đối với Duyên-giác thích nghi nói pháp “mười hai nhân duyên; đối với Bồ-tát nói thích nghi hành pháp “lục độ”. Hai chữ “thông đạt” thì chữ thông chính là không tắt nghĩa còn chữa đạt tức mang nghĩa “đạt đến”. Do nói rõ những thích nghi hành trì của căn tánh ba thừa ắt sẽ đoạn trừ phiền não không có trở ngại cho nên mới có nghĩa “thông suốt”. Và thích nghi thực hành của căn tánh ba thừa sẽ đạt đến Tận trí và Vô sanh trí ở ngoài ba cõi cho nên mới có nghĩa “đạt đến”. “Vô ngại” tức là nói rõ Như Lai biết hết căn tánh của người trong ba thừa không có chướng ngại. Nay nêu ra những pháp thực hành thích nghi thông suốt biểu thị rõ Như lai biết hết căn tánh của người trong ba thừa cho nên nói “rõ biết chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sanh thông suốt không ngại”.

“Lại ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết “trở xuống là phần thứ hai rộng nói đến chương môn thật trí ở trên. Xét trong phần này có hai phần: biết thuốc và biết bệnh. Nay nói “lại ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết tức là nêu lên nghĩa “biết thuốc pháp” nhằm nói rõ biết cảnh sở chiếu của Thật trí. Thật trí của Như Lai đối với một nhân một quả đều biết hết cho nên nói “rốt ráo rõ biết hết”. “Chỉ bày tất cả trí tuệ cho các chúng sanh” tức nêu lên nghĩa biết bệnh. Biết bệnh tức biết rõ trong chúng sanh có căn cơ Đại thừa và thọ ký cho họ trong đời vị lai sẽ làm Phật cho nên nói “chỉ bày tất cả trí tuệ cho các chúng sanh”. Đây tức là trước biết thuốc, sau biết bệnh và đúng bênh mà cho thuốc tức bệnh liền bình phục.

“Ca-diếp”! thí như trong cõi Tam thiên đại Thiên” trở xuống cho nên chẳng vì chúng vội nói Nhứt thiết trí” tức nói lên ngày nay đã được hiểu. Trước hết dẫn ra xưa kia không hiểu nghĩa ba thừa như “cỏ cây nhận lãnh mưa rưới xuống mà được tăng trưởng nhưng mỗi thứ tự không biết sự tăng trưởng sai biệt”. Trong đây cũng có hai đoạn: khai mở thí dụ và hợp thí dụ (khai dụ và hợp dụ). Trong hai đoạn này mỗi đoạn có hai phần. Trong phần khai mở thí dụ có hai phần: 1. “Thí như trong cõi Tam-thiên đại Thiên trở xuống “đơm bông kết trái” tức thí dụ sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng; 2. Từ “dầu rằng một cõi đất sanh” trở xuống “đều có sai khác” tức thí dụ “không tự biết”. Nói lên bao lại cỏ, hai thứ cây rốt cuộc đều hấp thọ nước mưa khiến tăng trưởng và mỗi loại không tự biết sắc thái tăng trưởng sai biệt” tức nhằm hợp nói rõ bốn vị Thanh-văn lơn xưa kia đã từng thọ nhận giáo ba thừa tu hành mà không tự biết chỗ thực hành ấy trước sau chỉ là một thừa đồng quy vào Phật quả. Lại căn cứ trong thí dụ “hấp thụ để tăng trưởng” tự khai mở làm ba thí dụ… 1. Từ “thí như trong cõi Tam thiên đại Thiên” trở xuống “tên gọi màu sắc đều khác” tức trước hết nêu ra khả năng hấp thụ. Khả năng hấp thụ ấy là cỏ cây; 2. Từ “mây dày bủa khắp” trở xuống “mưa xối xuống” lại nêu lên chỗ hấp thụ. Chỗ hấp thụ ấy chính là “mây dày”; 3. “Cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc” trở xuống “đơm bông kết trái” chính là nói lên sụ hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng. Trước nói khả năng hấp thụ là cỏ cây, kế đến nói nơi hấp thụ là mây mưa và sau nói rõ sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng. Điều này ngụ ý muốn nói lên khả năng hấp thụ giáo nghĩa tức bốnvị Thanh-văn lớn còn chỗ hấp thụ giáo tức là hình hài và âm thanh của Như Lai. Sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng tức chỉ cho bốn vị Thanh-văn lớn nhận thọ giáo pháp mà tu hành. Lại trong ba thí dụ này mỗi thí dụ có hai phần. Trong thí dụ về khả năng hấp thụ có hai phần tức là gốc và ngọn. Khi nói đến cây cỏ tức nói đến ngọc của nó. Cây cỏ này cũng có gốc túc là chỉ cho đất. Từ “thí như cõi nước tam thiên đại Thiên” trở xuống “núi, sông, khe, hang, ruộng, đất” túc chỉ cho năm loại vô tình chúng sanh thuộc phần gốc có khả năng hấp thụ. Từ “đất sanh ra cây cối lùm rừng” trở xuống “tên gọi màu sắc đều khác” tức nêu ra khả năng hấp thụ chính là ba loại cỏ và hai loại cây. Hợp lại mà luận gốc có khả năng hấp thụ tức là trong quá khứ chúng sanh đã từng tích lập thiện căn. Cây cỏ có khả năng hấp thụ tức là chúng sanh nay đã thành tựu được quả thiện. Nay muốn nói đến cỏ cây mà không nói đến gốc của nó cho nên hợp thí dụ ở dưới chỉ có hợp cỏ cây mà không hợp thí dụ gốc của nó.

Hỏi: nói chúng sanh có nhiều loại tự tập nhân ác mà thành chúng sanh, tự tập báo ác mà thành chúng sanh, tự tập nhân thiện mà thành chúng sanh, tự tập báo thiện mà thành chúng sanh thì nay lấy nhân gì mà thành chúng sanh?

Đáp: không lấy hai nhân ác mà thành chúng sanh vì làm khả năng hấp thụ giáo. Nhưng trong hai loại nhân thiện mà thành chúng sanh chỉ nói đến tập nhân thiện mà thành chúng sanh, là khả năng hấp thụ giáo, không lấy nhân báo thiện mà thành chúng sanh để nói lên khả năng hấp thụ. Tại như vậy? Vì nhân báo thiện không có nghĩa tăng trưởng cho nên không chọn lấy. Tập nhân thiện mà thành chúng sanh có nghĩa tăng trưởng cho nên chọn lấy làm khả năng hấp thụ.

Hỏi: Nay chọn tập nhân thiện mà thành chúng sanh để làm khả năng hấp thụ, hay vì chỉ giữ lấy tập nhân thiện mới có nghĩa tăng trưởng? Mà sự thành chúng sanh cũng có nghĩa tăng trưởng vậy?

Đáp: Chúng sanh là giả danh và giả danh là không có thể riêng biệt mà lấy pháp làm thể. Nay tập nhân thiện tức là thật pháp. Pháp này thành tựu chúng sanh. Nhưng tập nhân thiện có nghĩa tăng trưởng mà chúng sanh là giả danh không có nghĩa tương đương tăng trưởng nhưng chỉ có dụng của giả danh thôi.

Hỏi: Chúng sanh không có thể riêng biệt mà chỉ dùng tập nhân thiện làm thể. Vậy tập nhân đã tăng trưởng thì sao chúng sanh lại không được tăng trưởng? Nếu nói chúng sanh không tăng trưởng thì không nên nói dùng tập nhân làm thể?

Đáp: Vốn nói giả danh là pháp không có “thể”, chỉ lấy tập nhân thiện làm thể. Nếu trách nay chúng sanh riêng biệt tăng trưởng thì trở thành với pháp giả danh có thể riêng biệt vậy tại sao nói lấy pháp khác làm thể! Đại ý trong đây riêng chỉ đối với bốn vị Thanh-văn lớn. Nay Niết-bàn và năm thừa mượn ba loại cỏ và hai thứ cây làm thí dụ cho khả năng hấp thụ. Cỏ có ba hạng thượng, trung và hạ. Cây có hai loại tức loại nhỏ và loại lớn hợp với văn kinh dưới nói” cây lớn, cây nhỏ”. Tuy nhiên cỏ cây tự có nhiều thứ nhưng nay chỉ nêu lên cỏ thuốc nhằm ngụ ý nói chúng sanh tuy có phàm và thánh nhưng chỉ có người của năm thừa có khả năng kham nhận tu hành như công dụng của cỏ thuốc. Người và tời tức ví như loài cỏ thuốc nhỏ. Thanh-văn và Duyên-giác tức ví như cỏ thuốc bậc trung. Trong ba thừa, Bồ-tát được ví như cỏ thuốc bậc thượng. Nay trong Đại thừa nói rõ hàng Bồ-tát nội phàm được ví như cây nhỏ. Từ sơ địa Bồ-tát trở lên đuợc ví như cây lớn. Sở dĩ trời và người được hợp ví như cỏ thuốc nhỏ, Thanh-văn Duyên-giác đuợc ví như cỏ hạng trung là vì muốn chỉ riêng hạng người này, nói họ xưa kia tuy lãnh thọ kinh giáo của Như Lai mà không biết dụng của Quyền Thực trí thuộc lý đồng quy cho nên hợp nêu lên hai thừa: trời và người được ví như cỏ nhỏ. Như trong kinh Thắng man nói “vì là chúng sanh không nghe phi pháp”. Đây tức chê bai xưa kia đã lãnh thọ pháp mà không biết ý nghĩa của pháp. Lại hợp nói Thanh-văn và Duyên-giác thì nghĩa cũng như vậy. Hỏi: Nói Bồ-tát v. v.. tự biết giáo Thật trí và Quyền trí của Như Lai có nghĩa đồng quy thì tại sai nói hèn mọn? Đáp: Đã như trước đã giải thích tức chỉ riêng cho Niết-bàn của Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát. Nếu đồng chọn nghĩa nghe Phật nói pháp khiến tăng trưởng thiện căn thì người của Đại thừa và Tiểu thừa đều có nghĩa tăng trưởng. Lấy đó dụ cho ba loại cỏ, hai loại cây đều hấp thụ nước mưa mà tăng trưởng. Nếu chọn lấy nghĩa không biết và biết tức đại ý chí bốn vị Thanh-văn lớn cho nên nói “Niết-bàn và người khác”.

Hỏi: Nếu khiến Bồ-tát có nghĩa tăng trưởng dùng hai thứ cây làm thí dụ thì Thanh-văn cũng có nghĩa tăng trưởng, tức lấy cỏ thuốc làm thí dụ. Vậy không thể nói “nghĩa không biết” để thí dụ cho cỏ thuốc vậy?

Đáp: Phẩm này vốn thuật lại sư việc của bốn vị Thanh-văn lớn ngày nay được hiểu, trước hết nói họ xưa kia vì không hiểu nên mới lấy cỏ làm thí dụ. Và nói họ có khả năng hấp thụ giáo mà không biết cho nên Thanh-văn v.v… giữ lấy nghĩa không biết mà nói, còn Bồ-tát thì chọn nghĩa tăng trưởng. Trong thí dụ về chỗ hấp thụ vốn có hai phần: gốc hấp thụ và nêu lên sự hấp thụ.

“Mây dày bủa giăng trùm khắp cõi tam thiên đại Thiên” tức nêu lên gốc (căn bản) của chỗ hấp thụ. Gốc ấy chính là “mây” nhằm ngụ ý nói rõ Như lai dùng thân hình và âm thanh để giáo hóa giống như mây. “Đồng thời mưa xối xuống khắp nơi thấm nhuần” tức nêu lên sự hấp thụ. Hấp thụ ấy chính là mưa ý nói rõ pháp của Như Lai tuyên bày mang đến các chúng sanh như trời mưa xuống cây cỏ. Tuy nhiên cây cỏ này đồng hấp thụ trời mưa để sanh trưởng mà có sai biệt hơn kém cũng như chúng sanh đồng nghe Phật thuyết pháp khiến tăng trưởng thiện căn mà có sai biệt hơn kém.

“Cây cối lùm rừng” trở xuống tức nói lên thí dụ “hấp thụ nước mưa mà tăng trưởng”. Trong thí dụ này có hai phần: 1. Từ “cây cối lùm rừng” trở xuống “mà hấp thụ khác nhau” tức là thí dụ sự hấp thụ thấm nhuần; 2. Từ “một cụm mây tuôn mưa xuống” đến “đơm hoa kết trái” tức thí dụ “sự tăng trưởng”. Như vậy, trước nói rõ sự thọ nhận thấm nhuần và sau nói lên sự tăng trưởng nhằm ngụ ý nói rõ chúng sanh ban đầu nghe Phật thuyết pháp đều sanh tâm vui mừng và lãnh thọ, như cỏ cây hấp thụ một trận mưa thấm nhuần, và sau nói tăng trưởng tức nói rõ chúng sanh xưa kia nghe Phật thuyết pháp rồi sau mới cùng nhau tăng trưởng thiện căn. Trong phần hợp dụ bên dưới tuy nêu ra về sau sanh vào nơi lành nhưng chủ yếu là nói đến sụ thọ nhận an vui. Điều này nói rõ phải có nhân báo mới có quả báo chứ chẳng phải không có nhân báo. Nhưng nay nói lên nghĩa tăng trưởng nên chỉ năm lấy tập nhân và tập quả nhằm nói rõ nghĩa tăng trưởng của chúng. Trong hai thí dụ này mỗi thí dụ có hai phần.

Trong thí dụ nói về sự thọ nhận thấm nhuần có hai phần tức là: 1. Từ “cây cối lùm rừng và các cỏ thuốc” đến “tùy hạng thượng, trung và hạ” trở xuống tức trình bày rõ pháp thọ nhận thấm nhuần. Thân, gốc, nhánh, lá của ba loại cỏ và hai thứ cây là dụ cho năm hạng người tin tưởng vào giới, định, tuệ đã thuật ở trước; 2. Nói “mỗi giống loài được hấp thụ” tức nêu lên nghĩa thọ nhận thấm nhuần nhằm ngụ ý nói rõ chúng sanh xưa kia nghe Phật thuyết pháp mỗi người đều tự thọ trì cho nên nói “mỗi thứ đều có chỗ hấp thụ”.

Trong thí dụ tăng trưởng vốn có hai phần tức là: 1. Nói “một cụm mây tuôn mưa xuống tức trước hết trình bày rõ nguyên do của sự tăng trưởng. Nguyên do đó chính là mây mưa nhằm ngụ ý nói rõ chúng sanh sở dĩ được tập thiện tăng trưởng là vì nương vào hình tướng và âm thanh của Như Lai; 2. Nói “xứng theo tánh của mỗi giống loại” trở xuống có ba câu nói lên sự tăng trưởng. Ba câu này cũng thứ tự tương sanh. Ban đầu nói “xứng theo chủng tánh của nó “tức trước hết nêu lên loại tăng trưởng nhằm ngụ ý nói rõ căn tánh của người trong năm thừa mỗi hạng có chủng loại mà được sanh trưởng. Đây chính là nói rõ sự tăng trưởng. “Đơm bông kết trái” chính là giải thích tướng tăng trưởng. Nếu không tăng trưởng thì sao gọi là có đơm bông kết trái.

“Dầu rằng một cõi đất sanh” trở xuống là nói lên thí dụ “không tự biết”. Ba loại cỏ, hai thứ cây rốt cuộc cũng hấp thụ nước mà được tăng trưởng nhưng chúng không tự biết tướng tăng trưởng sai biệt ấy. Điều này nhằm nói rõ bốn vị Thanh-văn lớn xưa kia thân gần lãnh thọ giáo ba thừa của Như lai nhưng chấp chặt vào ba thừa là kiên định riêng biệt mà mê mờ về lý đồng quy nên tự mình không biết được sở hành của ba thừa trước sau chỉ là môt thừa và đồng quy một quả. Lại căn cứ trong thí dụ “tự mình không biết” cũng có hai phần: 1. Dầu rằng một cõi đất sanh, một trận mưa thấm nhuần” tức trước hết nêu lên nguyên do “không tự biết”; 2. Nói “mà các cây cỏ đều có sai biệt” chính là nêu lên “không tự biết”. Tuy lại có tướng sai biệt nhưng không tự biết. Sở dĩ có sự sai biệt này là nhằm muốn nói bốn vị Thanh-văn lớn xưa kia đã lãnh thọ giáo nghĩa riêng biệt ba thừa của Như lai mà mỗi người được quả riêng biệt. Lúc ấy người trong ba thừa tự nói thừa này thừa khác mỗi thứ có sai biệt mà tự mình không biết rõ giáo ấy xưa nay đều đồng quy vào một lý đưa đến quả vị cao nhất.

“Ca-diếp nên biết! Đức Như Lai cũng lại như thế” trở xuống là phần hợp dụ thứ hai. Nhưng trong việc khai mở thí dụ ở trên vốn có hai phần: Thí dụ về sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng, thí dụ về sự tự không biết. Nay trong phần hợp dụ này cũng có hai đoạn: 1. Từ “Như lai cũng lại như thế” trở xuống “được đượm nhuần đầy đủ, được tăng trưởng” tức hợp với thí dụ “hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng”; 2. Từ “Đức Như Lai nói một pháp, một tướng, một vị” trở xuống tức hợp thí dụ “tự không biết”. Xét trong đoạn thứ nhất có hai phần: kết hợp riêng biệt, nêu lên thí dụ bên ngoài để kết hợp. Hợp riêng biệt tức nêu lên thí dụ “hấp thụ nước mưa” ở trên vốn có ba phần. Trong ba phần ấy, mỗi phần lại được phân làm hai thứ. Nay hợp đó làm thể và khai mở làm năm đoạn. Sở dĩ không khai mỡ làm sáu đoạn là vì trong việc khai mở thí dụ”có khả năng hấp thụ” ở trên có hai thứ: gốc và ngọn nhưng nay chỉ hợp phần ngọn chứ không hợp phần gốc của nó. Do đó thành năm đoạn nhưng lại không có thứ tự. Năm đoạn hợp nêu lên ấy cính là: mây, cỏ cây, mưa, thọ nhận thấm nhuần, tăng trưởng. Trong gốc cây cỏ ở trên, là đoạn thứ nhất nhưng nay lại rơi vào đoạn thứ hai. Ở trên tạo ra sự thứ tự tức trước hết có cây cỏ rồi sau mới có mây dày kéo đến làm mưa xuống tức thọ nhận thấm nhuần.

Nay trong đây trước lại nêu lên mây dày che khắp cỏ cây, rồi sau mới rơi mưa xuống khiến cây cỏ được thấm nhuần tăng trưởng. Trong hợp thí dụ mây vốn có hai ý quan trọng: 1. Nêu lên hình ảnh Phật để hợp dụ mây; 2. Nêu lên âm giáo của Phật biến khắn nơi là thí dụ như mây.

Nhưng trong việc hợp nêu lên hình ảnh của Phật hợp dụ như mây lại có hai phần: 1. Nêu lên hình ảnh Phật để hợp dụ; 2. Nói “như mây lớn nổi lên” tức nêu lên thí dụ bên ngoài để hợp kết. “Dùng giọng tiếng lớn” trở xuống là nêu lên thinh giáo của Như Lai hợp tựa như mây. Điều này cũng có hai phần: 1. Nêu lên để tổng hợp mây; 2. Nêu lên để kết hợp riêng biệt về mây.

Trong việc nêu lên để tổng hợp mây cũng có hai phần: 1. Dùng giọng tiếng lớn văng khắp, vang khắp tiếng lớn cả trời người, A-tu-la” chính là nêu lên sự tổng kết lời dạy của Như Lai như mây bủa khắp; 2. Nói “như mây lớn kia” trở xuống “cõi nước Tam thiên đại Thiên” tức nêu lên thí dụ bên ngoài nhằm hợp riêng biệt. Từ “ở trong đại chúng mà xướng lời này” trở xuống là nêu lên lời dạy riêng biệt hợp với mây.

Căn cứ trong đoạn thứ hai này cũng có hai phần: 1. Nêu lên lời dạy riêng biệt để tổng hợp; 2. Muốn khuyến khích đại chúng lúc bấy giờ đến nghe pháp.

Tựu trưng trong việc nêu lên lời dạy để kết hợp tự có sáu thứ thinh giáo riêng biệt: 1. Từ “ở trong đại chúng mà xướng lời này” trở xuống trước hết nói rõ Như Lai có mười đức hiệu; 2. Từ “người chưa được độ thời làm cho được độ” trở xuống là nói lên bốn đức hoằng thệ nguyện; 3. Từ “đời nay và đời sau, Phật đều biết đúng như thật” trở xuống, tức nêu lên đức thuộc ba thứ chứng đạt của Như Lai. Đời nay tức là hiện tại và đời sau tức là quá khứ cũng là đời vị lai. Nếu căn cứ vào hiện tại mà nhìn về quá khứ thì đó là đời sau. Nếu ngược với vị lai mà hướng về quá khứ thì vị lai này túc mang nghĩa, đời sau; . Nói “Ta là bực Nhứt Thiết trí” tức nói rõ chủng trí. Do biết rõ tất cả pháp cho nên nói Nhứt thiết trí. Đây tức nêu lên cảnh quan sát của trí; . Nói “Bực Nhứt thiết kiến” tức nói lên đức của “ngũ nhãn”; . Nói “Bậc tri đạo” trở xuống tức nêu lên đức của bậc đạo sư. “Bực khai đạo” tức là khai mở ba thừa phương tiện nhằm muốn nói Như Lai nói pháp, ba thừa và chỉ ra pháp một thừa cho nên nói “có đức của bậc đạo sư”. “Các ngươi hàng trời, người, Atu-la” trở xuống tức nêu lên việc muốn khuyến khích đến nghe pháp. “Bấy giờ, có vô số muôn ức loài chúng sanh” trở xuống “đến nghe pháp” tức là hợp cây cỏ ở trên tương ưng với văn ở trên nói “cây cối được sanh”. “Đi đến chỗ đức Phật mà nghe pháp” tức ở trên khai mở thí dụ không có và nay nêu ra nghĩa này. “Lúc đó đức Như Lai xem xét chúng sanh này” trở xuống là hợp thí dụ mưa ở trên tương ưng với văn kinh nói “một cụm mây tuôn mưa xuống”. “Chủng lạo nhiều vô lượng” trở xuống là hợp sự thọ nhận thấm nhuần. Trong hợp thí dụ này có hai phần tức hợp hai điều trên. Văn trên nói “tùy hạng thượng, trung, hạ và nay nói chủng loại nhiều vô lượng” tức chính là hợp “tùy hạng thượng, trung,hạ”. “Đều khiến vui mừng đặng nhiều lợi lành” tức hợp ở trên”có chỗ thọ nhận khác biệt” ở trên. “Các chúng sanh này nghe pháp rồi” trở xuống tức hợp thí dụ tăng trưởng ở trên tương ưng với văn kinh nói “một cụm mây tuôn mưa xuống theo mỗi giống loại”. Nay xét trong hợp thí dụ này tự có hai phần: 1. Nêu lên quả báo tức là “các chúng sanh này nghe pháp rồi, hiện đời an ổn, đời sau sanh về chỗ lành”; 2. “Cũng được nghe pháp” trở xuống tức nêu lên “tập quả”.

“Như mây lớn kia” trở xuống tức là nêu ra thí dụ để kết hợp. Nhưng trong phần hợp thí dụ “hấp thụ nước mưa” vốn có hai phần: phần thứ nhất chính là riêng biệt kết hợp. Còn từ đây trở xuống tức là phần thứ hai nêu lên năm loại thí dụ bên ngoài. Trong phần hợp dụ “như mây lớn kia” tức là hợp thí dụ về mây. “Mưa rưới khắp tất cả” tức là hợp nêu lên thí dụ về mưa ở trên. “Cỏ cây, lùm rừng” tức hoàn toàn hợp với phần “cỏ cây”. “Như chủng tánh của mỗi thứ đều được đượm nhuần” tức hợp sự thọ nhận thấm nhuần. “Đều được sanh trưởng” tức hợp thí dụ “tăng trưởng”

“Đức Như Lai nói pháp một tướng, một vị” trở xuống tức hợp thí dụ “tự không biết”. Trong thí dụ này vốn có năm phần: 1. Trước hết nêu ra pháp không biết; 2. Chánh hợp không biết; 3. So sánh giải thích sự không biết tức nêu ra Như lai biết các pháp nhằm so sánh giải thích hàng nhị thừa không biết; . Nêu lên sự thí dụ bên ngoài không biết để kết hợp; . Trở lại nêu lên “Như Lai biết” để kết hợp. Nay nói “đức Như Lai thuyết pháp một tướng, một vị, trở xuống tức trước hết nêu ra pháp không biết tự có hai phần. Câu này tạo ra hai chương môn. Một tướng tức là quả vô vi, một vị tức là quả hữu vi nhằm nói rõ Như Lai xưa kia thuyết pháp ba thừa nhưng trước sau đều nhắm đến một quả hữu vi và vô vi cho nên nói “một tướng, một vị”. Trong việc giải thích chương môn vô vi có ba câu “nghĩa là tướng giải thoát” tức nói rõ chỗ hết nhân quả thuộc hai loại vô vi. Hai câu sau là riêng biệt nêu lên “tướng xa lìa” để nói rõ nhân hết và “tuớng diệt” để nói rõ quả mất. “Rốt ráo đến bực Nhứt thiết trí” là giải thích chương môn thuộc quả hữu vi. “Có chúng sanh nào nghe pháp của Như Lai” trở xuống tức chính hợp người trong hai thừa không tự biết rõ. “Vì sao”? Vì chỉ có Như Lai biết chúng sanh này” trở xuống tức nêu lên “Như lai biết rõ”. Trong việc so sánh giải thích hàng nhị thừa không biết bao gồm có ba phần: 1. “Chỉ có Như lai biết chúng sanh này” trở xuống chính là nói rõ Như Lai biết căn tánh của chúng sanh tức nghĩa là “biết bệnh”; 2. “Nghĩ việc gì” trở xuống tức nói rõ Như Lai biết pháp nào xứng hợp với căn tánh đó nghĩa là “biết thuốc”. Pháp ấy chẳng hạn như Tứ Đế, mười hai nhân duyên v.v… Cho đến nơi chốn bạn hữu mỗi loại đều nhập đạo bất đồng; 3. “Chúng sanh ở nơi các bực” trở xuống tức nêu lên căn tánh của chúng sanh không giống nhau nhằm tổng kết “Như Lai biết bệnh, biết thuốc”. Nay nói “biết chủng tướng và thể tánh của chúng sanh” tức nói lên Như Lai biết rõ người trong ba thừa sai biệt không giống nhau nhằm biểu thị tướng khác biệt và thể lanh lợo hoặc ám độn sai khác nên tập tánh chẳng phải một. Nói pháp ứng hợp với căn tánh của chúng sanh tức đại khái nói dụng tâm của chúng sanh không ngoài ba tuệ cho nên nêu ra ba tuệ để nói rõ pháp ứng hợp không giống nhau. Căn cứ trong đó tự có bốn phần: 1. “Nhớ việc gì, nghĩ việc gì, tu việc gì gồm ba câu chính là nói lên cảnh giới ứng hợp bất đồng nên vào đạo có khác biệt; 2. “Nhớ thế nào? Nghĩ thế nào? Tu thế nào” tức nói lên cái bết về phương pháp tu hành bất đồng của chúng sanh trong hiện tại; 3. “Dùng pháp gì để nhớ? Dùng pháp gì để nghĩ? Dùng pháp gì để tu? Tức nói rõ chỗ thực hành trong hiện tại và nhân quá khứ bất đồng; . Dùng pháp gì được pháp gì? Nói rõ thực hành hiện tại và quả vị trong tương lai bất định. Nếu khéo tạo ra, văn cú thì cũng nên nói thêm “nhớ pháp gì được pháp gì; nghĩ pháp gì được pháp gì, tu pháp gì được pháp gì?” Tuy nhiên, câu văn tuy lược nhưng nghĩa có thể suy ra”. “Chúng sanh ở nơi các bực” trở xuống là nêu lên việc Như Lai biết bệnh biết thuốc thông suốt không ngạu. “Như cây cối lùm rừng kia” trở xuống là hợp thí dụ “tự mình không biết” và thí dụ bên ngoài “không biết” nhằm kết hợp “Đức Như Lai biết pháp một tướng” trở xuống tức nêu lên “Như lai biết” để kết hợp.

“Ca-diếp! các ông rất là hy hữu” trở xuống tức thuật lại việc đã qua và nay đã hiểu đầy đủ về việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa. Tuy nhiên trong văn lược nên chỉ dẫn ra sự hiểu biết về việc khai mở quyền trí. Căn cứ trong đoạn này cũng có hai phần: 1. Thuật lại sự hiểu biết về phương tiện; 2. Từ “vì sao” trở xuống tức là giải thích. “mà nói kệ rằng” tức phẩm này có hai đoạn Văn Trường hàng và kệ tụng. Từ đây trở xuống có năm mươi bốn hàng rưỡi kệ là nêu lên phần trùng tụng thứ hai.

Nhưng trong phần Văn Trường hàng ở trên vốn cũng có hai phần: 1. Từ đầu phẩm đến “nếu có nói ra lời chi đều không có hư dối” tức trước hết nói lên việc thuật lại bốn vị Thanh-văn lớn khen ngợi ân sâu xa của Phật thật khó báo đáp nhưng ay trong kệ không tụng. Sở dĩ không tụng là vì thuật lại việc khen ngợi ân của Phật sâu xa khó mà báo đáp. Ý này là đại bi túc thuật lại sự lãnh ngộ hiểu biết và ý nghĩa này là phụ cho nên lược mà không tụng; 2. Thuật lại sự lãnh ngộ hiểu biết và nay tụng.

Nhưng trong việc thuật lại sự lãnh ngộ hiểu biết vốn có ba đoạn: 1. Từ “ở nơi tất cả pháp dùng phương tiện trí” trở xuống “chỉ bày tất cả trí tuệ cho các chúng sanh” tức muốn thuật lại sự lãnh ngộ hiểu biết và trước hết nêu ra pháp được lãnh ngộ ấy; 2. Từ “thí như trong cõi tam thiên đại Thiên” trở xuống “cho nên chẳng liền vì chúng vội nói” trở lại tức nêu lên hình thái xưa kia không hiểu mà nay được hiểu; 3”.Cadiếp! các ông rất là hi hữu” trở xuống chính là thuật lại sự việc nay đã lãnh ngộ hiểu biết. Xét trong năm mươi bốn hàng rưỡi kệ cũng được phân làm ba đoạn: 1. Có bốn hàng kệ tụng pháp được lãnh ngộ ở trên; 2. Từ “Ca-diếp ông nên biết, thí như vừng mây lớn” trở xuống có bốn mươi bảy hàng kệ tụng sự việc xưa kia không hiểu; 3. “Ca-diếp, ông nên biết, ta dùng các nhân duyên “trở xuống có ba hàng rưỡi kệ tụng thuật lại sự lãnh ngộ hiểu biết. Trong văn nói pháp được lãnh ngộ ở trên vốn có hai phần: 1. Có hai câu khai mở hai chương môn; 2. Giải thích chương môn.

Nay bốn hàng kệ cũng được phân làm hai: 1. Có hai hàng tụng khai mở chương môn; 2. Có hai hàng tụng giải thích chương môn. Trong hai hàng kệ trước thì hàng ban đầu tụng quyền trí và hàng sau tụng Thật trí. Nay nói “Pháp vương phá các cõi” tức tụng câu “ở trong tất cả các pháp dùng phương tiện trí mà diễn nói đó tức là khai mở môn phương tiện. Nay nói “Pháp vương phá các cõi” tức là bậc Pháp vương phá hai mươi lăm cõi. “Theo tánh của chúng sanh” tức tùy sự ưa thích thuộc căn tánh của người trong ba thừa. “Đức Như Lai tôn trọng” tức tụng chương môn thật trí tương ưng với văn trên nói “pháp của Phật nói thảy đều đến bực Nhứt thiết trí” và nay nói “đức Như Lai tôn trọng, trí tuệ rất sâu xa lâu giữ pháp yếu này, chẳng vội liền nói ra “người trí nếu được nghe” trở xuống có hai hàng kệ tụng giải thích hai chương môn ở trên. Hàng kệ đầu tụng giải thích Quyền trí và hàng kệ sau tụng giải thích Thật trí. Trong giải thích Quyền trí vốn có hai câu. Ban đầu nói “đức Như lai xem biết chỗ quy thú của tất cả các pháp “tức là biết pháp, biết các pháp của ba thừa đều quy hướng về một thừa, nhưng nay không tụng. Lại nói “cũng biết rõ chỗ tâm sở hành của tất cả chúng sanh thông thấu không ngại tức là biết rõ căn tánh của người trong ba thừa và nay có một hàng kệ tụng điều đó. “Ca-diếp vì cớ đó, theo sức chúng nói pháp” tức tụng giải thích Thật trí ở trên. Văn giải thích Thật trí ở trên vốn có hai câu. Câu đầu nói “Phật lại ở nơi các pháp rốt ráo rõ biết hết” tức là nghĩa biết thuốc pháp và nay không tụng. Câu sau nói “chỉ bày tất cả trí tuệ cho các chúng sanh” và nay có một kệ nêu lên câu này.

“Ca-diếp ông nên biết” trở xuống có bốn mươi bảy hàng tức tụng phần thứ hai “xưa kia không hiểu”. Trong Văn Trường hàng ở trên vốn có hai phần: khai dụ và hợp dụ. Nay trong bốn mươi bảy hàng này cũng được phân làm hai: 1. Có mười hai hàng rưỡi kệ tụng phần khai mở thí dụ; 2”. Đức Phật cũng như thế” trở xuống có ba mươi sáu hàng rưỡi kệ tụng phần hợp dụ. Trong văn khai mở thí dụ ở trên vốn có hai phần: 1. Thí dụ về hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng; 2. Thí dụ “không tự biết. Nay trong mười hàng rưỡi kệ này cũng được phân làm hai. Trước có chín hàng rưỡi kệ tụng sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng. Sau có một hàng tụng sự việc “không biết”.

Nhưng văn thí dụ “hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng” vốn có ba phần: 1. Khả năng hấp thụ; 2. Nơi chốn hấp thụ; 3. Nói rõ sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng. Nay xét trong chín hàng rưỡi kệ cũng được phân làm ba nhưng không có sắp xếp theo thứ tự. Trước hết có bốn hàng tụng chỗ hấp thụ thứ hai. Thứ hai có hai hàng rưỡi kệ tụng khả năng hấp thụ thứ nhất. Thứ ba có ba hàng tụng sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng thứ ba. Nhưng trong thí dụ về chỗ hấp thụ ở trên vốn có mây và mưa làm gốc và ngọn. Nay trước hết có ba hàng tụng về mây. Tiếp: “Trận mưa đó khắp cùng” gồm một hàng tụng về mưa. Trong thí dụ mây, mưa ở trên ví như hai sự việc hình và tiếng. Nay ba hàng kệ cũng được phân làm hai. Một hàng đầu chính tụng thí dụ về hình và mây “Mây trí tuệ chứa nhuần” trở xuống tụng thí dụ về tiếng và mây. Xét trong hai hàng này thì hàng đầu nêu lên thí dụ về mây. “Nhật quang bị che khuất” tức gồm một hàng mang nghĩa thứ hai bao hàm nói rõ tướng mưa, mây vốn có ba ý. Ban đầu nói “nhật quang bị che khuất” tức gồm một câu, muốn nói rõ khi Như Lai chưa xuất thế hàng ngoại đạo đem tà giáo dạy người bao trùm cả anh sáng mặt trời. Nay mây dày xuất hiện thì mặt trời ẩn mất túc nhằm nói rõ khi Như lai xuất thế tuy lại chưa thuyết ngôn giáo nhưng ngoại đạo tà giáo đều diệt mất. Kế đến nói “trên mặt đất mát mẽ” tức nêu lên ý thứ hai. “Mây dày bủa khắp nơi, trên mặt đất mát mẻ” tức nói rõ chúng sanh thấy Như Lai ai cũng vui mừng cả “mây mù sa bủa gần” trở xuống có hai câu nêu lên ý thứ ba. Một lần thấy mây tương tợ như núi, như đá nhưng rốt cuộc không thể dùng tay để nắm lấy được tức ngụ ý nói rõ hình ảnh này của Như Lai có đồng với thể của phàm phu, dùng trí đế cầu thân Phật tức là pháp thân. Có hình tức không có hình và có tiếng tức không có tiếng. “Mưa ấy giăng bủa khắp” tức gồm một hàng tụng mưa tương ưng với văn trên nói” đồng thời mưa xối xuống khắp nơi thấm nhuần”. “Nơi núi sông hang hiểm” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ lại nêu lên khả năng hấp thụ ở tên. Trong văn nói khả năng hấp thụ ở trên vốn có hai phần:

1. Gốc có hể hấp thụ tức là đất. Nay trước hết có nửa hàng tụng điều đó; 2. Nêu ra khả năng hấp thụ tức là ba loại cỏ và hai thứ cây. Nay có hai hàng còn lại thông suốt tụng điều đó. “Vầng mây kia mưa xuống” trở xuống có ba hàng tức tụng sự hấp thụ nước mưa mà được tăng trưởng. Nay trong ba hàng này, một hàng đầu tụng sự thọ nhận thấm nhuần và hai hàng sau tụng sự tăng trưởng. Trong văn nói thọ nhận thấm nhuần ở trên vốn có hai phần: 1. Nguyên do thọ nhận thấm nhuần; 2. Nói lên nghĩa thọ nhận thấm nhuần, nay trong một hàng “vừng mây kia mưa xuống” thì có nửa hàng trước hết tụng nguyên do tọ nhận thấm nhuần và nửa hàng kế tụng thọ nhận thấm nhuần ở trên. Trong văn nói sự tăng trưởng vốn có hai phần: 1. Nói rõ sự tăng trưởng; 2. Nói rõ tướng tăng trưởng. Nay trong hai hàng thì ban đầu “tất cả các giống cây, hạng thượng trung cùng hạ” tức tụng sự tăng truởng ở trên. “Gốc thân nhánh và lá” tức tụng tướng tăng trưởng ở trên. “Theo thể tướng của nó” trở xuống có một hàng tụng thí dụ “không tự biết” ở trên. Trong thí dụ này vốn có hai phần: 1. Nguyên do không tự biết; 2. Nói rõ việc không tự biết. Nay một hàng này thông suốt tụng điều đó.

“Đức Phật cũng như thế” trở xuống có ba mươi sáu hàng rưỡi kệ tụng hợp dụ ở trên. Nay căn cứ trong ba mươi sáu hàng rưỡi kệ cũng được phân làm hai đoạn. Ban đầu có ba mươi lăm hàng hợp tụng thí dụ “hấp thụ sự ẩm ướt mà được tăng trưởng” và có một hàng rưỡi kệ tụng hợp thí dụ “không tự biết” Trong văn hợp thí dụ ở trên được phân làm hai đoạn: 1. Hợp riêng biệt; 2. Nêu lên thí dụ bên ngoài để kết hợp. Nay không tụng việc kết hợp mà chỉ tụng việc hợp riêng biệt. Trong văn nêu lên riêng biệt được khai mở làm năm phần tức trước hết hợp thí dụ mây, kế đến hợp cây cỏ, mưa, thọ nhận thấm nhuần và tăng trưởng. Nay trở lại nương vào văn khai mở thí dụ để tạo ra ba đoạn và y cứ vào phần hợp dụ để tạo ra sự thứ tự ấy. Nay xét trong ba mươi lăm hàng thì ban đầu có mười ba hàng rưỡi kệ tụng chỗ hấp thụ. Thứ hai có hai hàng tụng khả năng hấp thụ. Thứ ba có mười chín hàng rưỡi kệ tụng kết hợp sự hấp thụ thấm nhuần mà tăng trưởng. Nay trong mười ba hàng rưỡi kệ tự phân làm hai phần: 1. Có bảy hàng rưỡi kệ tụng hợp dụ về mây; 2. Có sáu hàng tụng hợp dụ về mưa. Trong văn hợp ở trên vốn có hai phần: 1. Nêu lên hình ảnh hợp với mây; 2. Nêu lên tiếng hợp với mây. Nay trong bảy hàng rưỡi kệ thì một hàng ban đầu tụng hợp hình ảnh và sáu hàng rưỡi kệ kế tiếp tụng nêu âm thanh để hợp. Trong văn hợp hình ảnh ở trên gồm có hai phần. Ban đầu nêu lên hình ảnh để kết hợp và kế đó nêu ra thí dụ bên ngoài để kết hợp. Nay nói đức Phật cũng như thế” thì có nửa hàng tụng phần chính hợp và nửa hàng kế tiếp tụng thí dụ bên ngoài để kết hợp. “Hiện ra nơi trong đời” trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng về tiếng để kết hợp mây. Trong văn nêu lên tiếng để kết hợp mây ở trên gồm có hai phần: 1. Nêu lên lời dạy tổng quát để kết hợp; 2. Nêu lên lời dạy riêng biệt để kết hợp. Nay sáu hàng rưỡi kệ thì một hàng đầu tụng hợp phần thứ nhất. Và có năm hàng rưỡi kệ tụng hợp phần thứ hai. Trong văn nêu lên lời dạy tổng quát để kết hợp ở trên gồm có hai phần: 1. Nêu lên âm thanh tổng quát để kết hợp; 2. Nêu ra thí dụ bên ngoài để kết hợp. “Hiện ra nơi trong đời” tức chỉ tụng phần chánh hợp mà không tụng sự kết hợp. Trong văn nêu ra lời dạy riêng biệt để kết hợp ở trên cũng có hai phần: 1. Nêu ra tiếng riêng biệt để kết hợp; 2. Khuyến khích đại chúng lúc ấy đến nghe pháp. Nay trong năm hàng rưỡi kệ có hai phần. Ban đầu có ba hàng rưỡi kệ chính là tụng tiếng riêng biệt để kết hợp và kế đến có hai hàng tụng khuyến khích đến nghe pháp. Nhưng trong văn nêu ra tiếng riêng biệt thì Phật có sáu loại đức kết hợp với tiếng. Nay trong ba hàng rưỡi kệ thì từ “đấng đại Thánh Thế Tôn” trở xuống có hai hàng tụng hợp mười đức hiệu của Phật. Và “thấm nhuần khắp tất cả” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tụng hợp với đức thuộc bốn hoằng thệ nguyện nhưng nay lược mà không nêu lên bốn đức ấy. “Các chúng trời, người này” trở xuống có hai hàng tụng hợp tiếng riêng biệt nhằm khuyến khích chúng đến nghe pháp. “Vì các đại chúng nói” trở xuống có sáu hàng tụng hợp thí dụ về mưa. “Ta xem tất cả chúng” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ tụng về tâm bình đẳng. “Thường diễn nói pháp luôn” chỉ có một hàng tụng sự việc không có nhàm mỏi. “Đầy đủ cho thế gian” trở xuống có nửa hàng tụng thí dụ bên ngoài để kết hợp. “Sang hèn cùng thượng hạ” trở xuống gồm có hai hàng tụng thí dụ “có khả năng hấp thụ”.

“Tất cả hàng chúng sanh được nghe pháp của ta” trở xuống có mười chín hàng rưỡi kệ tức hợp nêu lên sự thọ nhận thấm nhuần mà tăng trưởng. Xét trong mười chín hàng rưỡi kệ được phân làm hai phần. Mười một hàng đầu tụng hợp thí dụ thọ nhận thấm nhuần; tám hàng rưỡi kệ sau tụng hợp thí dụ tăng trưởng. Lại trong mười một hàng tự khai mở làm năm đoạn. “Tất cả các chúng sanh” trở xuống có nửa hàng tụng hợp câu “chủng loại nhiều vô lượng” tức là tụng hợp thí dụ chúng sanh thọ nhận thấm nhuần pháp “Tùy sức mình lãnh lấy” trở xuống có nửa hàng chính là tụng hợp sự thọ nhận thấm nhuần. “Hoặc là ở trời người” trở xuống có bảy hàng rộng nêu ra ba loại cỏ, hai thứ cây nhằm nói rõ sự thấm nhuần của chúng sanh không giống nhau. “Phật chỉ bình đẳng nói” chỉ có một hàng rưỡi kệ nói rõ tâm bình đẳng của Phật nhưng chúng sanh thọ nhận thấm nhuần tự có sai khác. “Phật dùng thí dụ này “trở xuống có một hàng rưỡi kệ nêu ra thí dụ một phần ít. Nay lại căn cứ trong bảy hàng rộng nêu lên ba loại cỏ, hai thứ cây thìb ốn hàng trước nói rõ ba loại cỏ còn ba hàng sau nói ra hai thứ cây. Trong bốn hàng nói đến ba loại cỏ thì “hoặc là ở trời, người, làm Chuyển luân Thánh Vương” trở xuống có một hàng tụng về hàng trời và người là loại cỏ nhỏ “hoặc rõ pháp vô lậu” trở xuống có hai hàng tụng về hàng nhị thừa Thanh-văn và Duyên-giác tức thuộc loại cỏ bậc trung; “hoặc cầu bâc Thế Tôn” trở xuống chỉ có một hàng tụng về hạng người ngoài phàm phu hành khắp sáu độ của Bồ-tát là loại cỏ bậc thượng. Trong ba hàng nói về hai loại cây thì “lại có hàng Phật tử” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ tụng về hàng phàm phu Bồ-tát thuộc về cây nhỏ; “hoặc an trụ thần thông” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tụng về hàng Bồ-tát thường trụ ở Thánh vị tức là cây lớn. “Ta rưới trận mưa pháp” trở xuống có tám hàng rưỡi kệ tụng hợp thí dụ sự tăng trưởng và được phân làm bốn đoạn: 1. Có một hàng tụng lược hợp thí dụ; 2. Có một hàng tụng thí dụ bên ngoài để kết hợp; 3. Có một hàng rưỡi kệ rộng tụng phần hợp dụ; . Có năm hàng căn cứ vào năm hạng người để tụng kết hợp. Một hàng ban đầu tự có hai phần “Ta rưới trận mưa pháp” trở xuống có ba câu tụng hợp nguyên do tăng trưởng. Và câu kế tiếp chính là tụng về sự tăng trưởng. “Như thế lùm rừng kia” trở xuống có một hàng tụng thí dụ bên ngoài để kết hợp. Phần này cũng có hai mục. Ban đầu “như thể lùm rừng kia” trở xuống có ba câu tụng về pháp thể tăng trưởng tức tương ưng với câu “theo mỗi giống lạoi”. Một câu kế tiếp cũng tụng về sự tăng trưởng “Pháp của đức Phật” trở xuống có một hàng rưỡi kệ rộng tụng phần hợp dụ. Ba câu đầu chính là tụng hợp câu trong Văn Trường hàng “một tướng một vị”. Một câu kế tiếp tức tụng hợp câu trong Văn Trường hàng “vui mừng đặng nhiều tiện lợi”. Kế đến có hai câu tụng hợp câu trong Văn Trường hàng nói “đời sau sanh về chỗ lành”. “Hàng Thanh-văn Duyên-giác” trở xuống có năm hàng rộng tụng năm hạng người để nói rõ sự tăng trưởng nhưng không tụng đầy đủ tất cả. Ban đầu “hàng Thanh-văn Duyên-giác” trở xuống có một hàng rưỡi kệ, trước hết tụng về hàng nhị thừa tức thuộc cỏ thuốc bậc trung. “Nếu các vị Bồtát” trở xuống chỉ có một hàng rưỡi kệ tụng loại cây nhỏ tức Bồ-tát từ bậc Tín trở lên. “Lại có vị trụ thiền, đặng sức thần thông lớn” trở xuống có hai hàng tụng về loại cây lớn tức là hạng Bồ-tát từ sơ địa trở lên. “Như thế, Ca-diếp này” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tức tụng hợp thí dụ “không tụ biết”. “Ca-diếp ông phải biết” trở xuống có ba hàng rưỡi kệ tụng phần cuối của Văn Trường hàng tức thuật rõ việc “ngày nay đã hiểu”. Ở văn trên thuật lại đã hiểu khai mở Quyền phương tiện lược bỏ không thuật lại sự hiểu rõ việc hiển bày một thừa; vì thuật lại việc khai mở Quyền trí tức thật trí sẽ tự rõ. Nay kệ này tụng thêm nghĩa hiển bày Thật trí. Ban đầu có hai hàng rưỡi kệ tụng thuật lại sự khai mở Quyền phương tiện ở trên. Kế tiếp có một hàng tụng sự hiển bày Thật trí. Nhưng trong văn thuật lại sự khai mở Quyền trí ở trên vốn có hai phần. Phần đầu chính là thuật lại sự hiểu biết về Quyền phương tiện và sau là giải thích. Nay hai hàng rưỡi kệ chỉ là câu tụng thuật lại, mà không phải câu tụng giải thích.

 

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8