PHÁP HOA KINH NGHĨA KÝ

SỐ 1715

QUYỂN 03

Đời Lương, Pháp Vân soạn

“Bấy giờ, Thế Tôn nói kệ rằng” trở xuống mười bảy hàng rưỡi kệ là phần hai trong đoạn nêu nhân khen ngợi hai trí, phảng phất như khai tông. Tuy nhiên, trong Văn Trường hàng vốn có hai đoạn: 1. Dựa vào nói năng để khen ngợi hai trí; 2. Dựa vào tuyệt dứt nói năng để khen ngợi hai trí.

Nay mười bảy hàng rưỡi kệ cũng được phân làm hai đoạn: 1. Bốn hàng kệ đầu chính là tụng đoạn thứ nhất của văn trên; 2. Từ “quả báo lớn như vậy” trở xuống mười ba hàng rưỡi kệ tụng đoạn thứ hai của văn trên.

Trong Văn Trường hàng, đoạn thứ nhất dựa vào nói năng để khen ngợi hai trí vốn có hai phần: 1. Vì muốn khen ngợi hai trí của Phật Thích Ca cho nên trước hết khen ngợi hai trí của chư Phật; 2. Chính là khen ngợi hai trí của Phật Thích Ca. Trong hai phần này, mỗi phần song song có ba văn trùng lặp nhau: Khen ngợi hai trí; Giải thích và Tổng kết.

Nay nói bốn hàng kệ tụng làm thể cũng được phân làm hai thứ: 1. Hai hàng kệ đầu cùng nối tiếp tụng: chư Phật và Thích Ca để khen ngợi hai trí; 2. Hai hàng kệ sau lại cùng tụng nêu lên hai trí của chư Phật và Thích Ca cùng song song giải thích và kết. Xét trong hai hàng kệ đầu chính là khen ngợi hai trí thì một hàng tụng trước hai trí của chư Phật và hàng kệ sau tụng hai trí của Phật Thích Ca. Tuy nhiên Văn Trường hàng khen ngợi hai trí của chư Phật, trước khen ngợi Thật trí và sau khen ngợi Quyền trí. Trong khen ngợi Thật trí gồm có hai câu: Câu đầu nêu lên thể của trí nên nói “trí tuệ của chư Phật”. Câu thứ hai chính là khen ngợi nên nói “rất sâu vô lượng”. Trong khen ngợi Quyền trí có ba câu. Câu đầu nêu lên thể của trí nên nói “môn trí tuệ ấy”; câu hai chính là khen ngợi nên nói “khó hiểu, khó vào”; câu ba nêu lên việc đại chúng không biết được nên nói “tất cả Thanh-văn và Bích-chi Phật đều không thể biết”. Nay kệ tụng một câu “Thế hùng không thể lường” cùng nêu lên Thật trí và Quyền trí, đều tụng đủ ý của hai câu tức “trí tuệ của chư Phật rất sâu, vô lượng và môn trí tuệ ấy khó hiểu, khó vào v.v…” Chư Phật ấy hiện đồng với mười phương là nghĩa của chữ “Thế” (đời). Chư Phật hàng phục bốn ma và ngoại đạo là nghĩa của chữ “Hùng” (mạnh mẽ). Hai trí quyền và thật chẳng phải là chỗ hiểu biết của kẻ thấp kém cho nên nói là “không thể lường”. Tất cả chúng sanh như chư thiên và loài người v.v… không thể biết được Phật” trở xuống gồm ba câu nêu lên quyền trí ở trên. Câu thứ ba tụng: “không ai hiểu được Phật” thì ở văn ở trên nói “tất cả Thanh-văn và Bích-chi Phật không thể biết được”…

Nay dùng một kệ này để nêu lên bốn thứ bất đồng giữa Văn Trường hàng và kệ: 1. Trong Văn Trường hàng riêng khen ngợi trí chân thật và phương tiện trí nhưng nay trong kệ này lại tổng hợp khen ngợi hai trí quyền và thật; 2. Trong Văn Trường hàng ngay nơi thể để khen ngợi hai trí quyền và thật nhưng nay trong kệ này nêu lên con người để khen ngợi hai trí; 3. Trong Văn Trường hàng nói rõ “người không biết” chỉ hệ thuộc không biết quyền trí, nay tụng “không biết” đều hệ thuộc vào hai trí; 4. Trong Văn Trường hàng nói “người không biết” chính là nêu ra lên hai hạng người Thanh-văn và Duyên-giác nhưng nay trong kệ này rộng nêu lên cả trời, người, Thanh-văn, Duyên-giác xa cho đến Bồ-tát tức cùng nêu lên năm thừa đều là “chúng không biết”. Tại sao có sự bất đồng như vậy? Đáp: Nghĩa này cũng có nguyên do vi tế của nó.

Trong Văn Trường hàng trên, sở dĩ riêng khen ngợi hai trí là vì rõ nói rõ dụng của nghĩa có khác. Nhưng hai trí này cũng nghĩa là do sự sáng suốt (thần) hiểu, rồi qua sử dụng theo căn cơ uyển chuyển mà nói chưa hẳn là quyền trí. Nhưng quyền trí này thích ứng với chỗ xuất hiện cho nên trước hết riêng khen ngợi thật trí làm gốc rể của Quyền trí và sau khen ngợi Quyền trí tức là phát triển thành ngọn (mạt) của Thật trí. Do đó, hai trí quyền và thật được hỗ tương khen ngợi để nói rõ công dụng có sự hơn kém. Nay trong kệ hợp lại khen ngợi chính là nói rõ hai trí này tuy có hai tên thật và quyền nhưng chúng đều mang một thể, không khác. Do vậy, kinh Duy Ma nói “mười phương thế giới có chừng ấy tuệ vô ngại đó không có chừng ấy”.

Lại nói, Văn Trường hàng ngay nơi thể khen ngợi hai trí, chính là nói rõ bổn ý của kinh này, nên ngay nơi thể mà khen ngợi. Trong kệ nói hai trí đã thành tựu người nên nêu lên người để tổng khen ngợi hai trí.

Lại nói ở văn nêu ra “người không biết” hoàn toàn hệ thuộc vào quyền trí nay trong kệ lại nói đều hệ thuộc vào hai trí tức văn trên thẳng thắn chê trách hai hạng người có trí tuệ thấp kém. Hai hạng người này tuy xưa kia thọ lãnh giáo của quyền trí nhưng không thể hiểu rõ. Vì nghĩa ấy cho nên ở trên nêu ra “người không biết” hoàn toàn hệ thuộc vào quyền trí. Nhưng nay trong kệ nói đều hệ thuộc vào hai trí tức là nói rõ hai thừa này chẳng phải chỉ có không hiểu rõ dụng của quyền trí, mà đối với thật trí cũng mờ mịt không thể hiểu gì. Cho nên, nói đều hệ thuộc vào hai trí.

Lại nói Văn Trường hàng ở trên chỉ nêu ra hai thừa nhưng trong kệ tụng nói “tất cả loài chúng sanh, không ai hiểu được Phật” tức rộng nêu lên năm thừa, là vì đây giải thích nghi tình của chúng sanh. Chỉ vì giáo nghĩa này vốn là chê bai tình chấp cố hữu của hàng nhị thừa cho nên trong Văn Trường hàng có thiên về đối với hai thừa. Nhưng ngay lúc ấy, hội chúng vừa nghe nói hai trí rồi lại nói thôi, hàng Nhị thừa không thể hiểu, thì ngoài nhị thừa lẽ nào có người hiểu? Cho nên trong kệ nói chẳng phải chỉ có hàng nhị thừa không hiểu lý của hai trí quyền và thật này mà ngay cả trời, người và Bồ-tát cũng không hiểu được. Như vậy, tụng này nêu lên tất cả loài thuộc trong năm thừa và chúng ta có thể biết.

“Lực, vô uý của Phật” xuống một hàng kệ chính là khen ngợi hai trí của Phật Thích Ca. Trong phần Văn Trường hàng khen ngợi hai trí của Phật Thích Ca thì trước khen ngợi quyền trí và sau khen ngợi thật trí. Nay trong một hàng kệ này thì nửa hàng trên khen ngợi Thật trí và nửa hàng dưới tụng trở lại Quyền trí. Nhưng trong văn tán thán thực trí của Phật Thích Ca, trước là chính tán thán, sau là nêu lực vô uý v.v… Nay, nữa kệ này chính được lược, chỉ tụng câu “các công đức” ở trên mà không tụng câu “chính là khen ngợi”. “Pháp khác của chư Phật, không thể đo lường” là nửa hàng dưới tụng ngược lên câu “khen ngợi quyền trí của Thích Ca” ở văn. Trong văn khen ngợi quyền trí của Phật Thích Ca” phần chính khen ngợi có ba văn trùng lăp. Ban đầu “từ ta thành Phật đến nay” là nói rõ thời gian thuộc quyền trí. “Dùng nhiều nhân duyên” trở xuống chính là khen ngợi. “Dẫn đường cho chúng sanh” trở xuống tức tức là hiển bày. Nay, nửa kệ này chỉ nêu lên câu thứ nhất và thứ ba. Nay sở dĩ nói “và pháp khác của chư Phật” là vì quyền trí ở sau cho nên nói “khác”. Quyền trí này là vì căn cơ của ba thừa cho nên nói đó không phải một mà nói là “các”. Lại nữa, dùng một kệ này để nêu lên sự bất đồng giữa Văn Trường hàng và kệ tụng gồm có ba nghĩa.

Vì sao có ba sự bất đồng: 1. Trong Văn Trường hàng trước khen ngợi quyền trí của Thích Ca rồi sau mới khen ngợi thật trí nhưng nay trong kệ trước khen ngợi thật trí và sau khen ngợi quyền trí; 2. Trong Văn Trường hàng nói “sự thấy biết của Như Lai rộng lớn, sâu xa” chính là khen ngợi thật trí và sau nêu lên các công đức để cùng giải thích khen ngợi. Tuy nhiên, nay trong kệ chỉ tụng câu các công đức để giải thích sự khen ngợi thật trí mà lược không tụng câu khen ngợi thật trí; 3. Trong Văn Trường hàng khen ngợi hai trí của Thích Ca mà không nêu ra sự không biết của đại chúng. Tuy nhiên nay trong kệ nói “không thể đo lường được”?

Đáp: Trong Văn Trường hàng trên sở dĩ trước khen ngợi quyền trí, sau khen ngợi thật trí là vì để nói ý nghĩa ra đời của Thích Ca nên trước quyền sau thật. Trong kệ sở dĩ trước khen ngợi thật trí, sau khen ngợi quyền trí là vì nói rõ công dụng của thật trí hiện thời. Đây đều là trước sau hổ tương mà nêu lên tức lần lượt phản chiếu nhau mà đưa ra nghĩa ấy theo trình tự rõ rệt.

Lại nói trong Văn Trường hàng có khen ngợi thật trí và có giải thích nhưng trong kệ chỉ tụng câu giải thích là vì ở đây muốn nói rõ có một thể mà nghĩa dụng thì khác. Văn Trường hàng trên nói tức dùng nghĩa khác. Làm sao biết được? Vì lấy sự chiếu soi của trí tuệ làm nghĩa tức muốn nói rõ sự cảnh chiếu soi của Thật trí chỉ có nghĩa bốn nhất là có Giáo nhất, Lý nhất, Cơ nhất và Nhân nhất, mà trí Như Lai chiếu soi bốn cảnh này nên gọi là thật trí. “Các công đức như lực vô uý.v.v… không phải là chiếu soi. Nên biết Văn Trường hàng căn cứ vào công dụng ấy. Trong kệ chỉ tụng các công đức là để nói rõ công đức và trí tuệ chỉ là một thể. Nếu lìa “lực vô uý và Tam muội giải thoát .v.v… thì không có trí tuệ riêng biệt, đồng thời nếu lìa trí tuệ thì không có công đức riêng biệt cho nên biết thể vốn là một. Căn cứ vào dụng thì có sự khác biệt giữa công đức và trí tuệ, bỏ qua dụng bàn về thể thì trí tuệ và công đức chỉ là một thể. Đây là trước sau hổ tương nêu lên hai nghĩa cùng rõ.

Lại nói trong Văn Trường hàng khen ngợi hai trí của Thích Ca mà không nêu ra người không biết hai trí đó; nhưng nay trong kệ nói “không ai biết được” chính là nêu ra người không biết hai trí đó. Điều này cũng là trước sau hổ tương để nêu lên rằng “nếu không tụng “người không biết” thì Văn Trường hàng nêu lên còn như trong Văn Trường hàng đã nói rồi thì trong kệ không cần thiết phải tụng lại. Do vậy một có, một không là để chỉ cho sự hổ tương giữa kệ và Văn Trường hàng nhằm phản chiếu nhau mà nói rõ nghĩa.

“Vốn từ vô số Phật, hành đầy đủ các đạo” trở xuống gồm hai hàng kệ nối tiếp khen ngợi chư Phật và đức Thích Ca cùng giải thích và kết cả hai. Hàng kệ đầu tụng khen ngợi chư Phật, giải thích và tổng kết hai trí, kệ sau khen ngợi đức Thích Ca giải thích và tổng kết hai trí. Trong hàng kệ đầu “vốn từ vô số Phật hành đầy đủ các đạo” thì nửa hàng kệ trên tụng khen ngợi chư Phật và giải thích hai trí nói: “Vì sao như vậy? Vì Phật đã từng gần gủi trăm ngàn vạn ức vô số chư Phật để thực hành hết vô lượng đạo pháp của chư Phật. “Pháp sâu xa vi diệu ấy khó thấy, khó hiểu”. Nửa hàng kệ này chính là tụng trong Văn Trường hàng ở trên thuộc phần thứ ba tức tổng kết hai trí của chư Phật. Nửa hàng kệ này gồm có hai ý. Câu “pháp sâu xa vi diệu ấy” là khen ngợi để tổng kết thật trí tức nói “thành tựu pháp sâu xa chưa từng có”. Câu “khó thấy, khó hiểu” là khen ngợi tổng kết quyền trí tức nói “tùy nghi thuyết pháp nêu ý thú khó hiểu”. “Ở trong vô lượng ức kiếp” là một hàng kệ nối tiếp khen ngợi đức Thích Ca, và cùng giải thích với kết. Hàng kệ này gồm có hai ý. “ở trong vô lượng kiếp thực hành các đạo ấy rồi” là nửa hàng kệ dùng khen ngợi hai trí của đức Thích Ca. Nhưng trong Văn Trường hàng lược đi mà không nêu lên nhân quá khứ. Ngược lại trong kệ đã có nói rõ trước tức “trở thành tụng giải thích nghĩa”. “Đạo tràng được thành quả”… là nửa hàng kệ chính tụng riêng tổng kết Thật trí của Thích Ca ở Văn Trường hàng. Văn tổng kết nói “thành tựu tất cả pháp chưa từng có” chỉ nói đến thật trí. Trong tụng nêu ra nơi đạt được thật trí. Tức chỉ cho Như Lai ngồi dưới cây Bồ-đề mà thành Phật. Do “vào buổi sáng, khi sao mai mọc. Đức Đại Giác đã thấy được thật trí này” nên nói “từ khi ngồi nơi đạo tràng mà đắc quả, ta đều thấy biết hết”. Thứ hai, “quả báo như vậy” trở xuống gồm mười ba hàng rưỡi kệ tụng phần thứ hai ở trên: “dựa vào tuyệt dứt nói năng khen ngợi hai trí” ở trên gồm có ba ý: 1. Nêu nguyên do pháp tuyệt dứt nói năng; 2. Nêu rõ tuyệt dứt nói năng để khen ngợi; 3. Giải thích ý “tuyệt dứt nói năng”.

Nay, mười ba hàng rưỡi kệ này cũng có ba ý: 1. “Quả báo như vậy” trở xuống một hàng kệ tụng ngược xuống ý thứ ba giải thích tuyệt dứt nói năng của văn trên; 2. Mười một hàng tiếp tụng ý thứ hai ở văn: “nói rõ tuyệt dứt nói năng để khen ngợi”; 3. Một hàng rưỡi kệ tụng ngược lên ý thứ nhất ở văn: nêu nguyên do pháp tuyệt dứt nói năng”.

Nhưng trong ý thứ ba ở văn trên có hai ý: 1. Trước hết khen ngợi bậc thượng căn cao cả của hai trí nên không thể nói; 2. Nêu ra cảnh của hai trí sâu xa nên không thể nói. Nay cũng tụng đảo ngược. Nghĩa là: nửa hàng kệ. “Quả báo như vậy” thì khen ngợi cảnh sâu xa. “Ta và chư Phật đều biết sự việc này” nửa hàng kệ tiếp là khen ngợi con người cao cả. Trong văn nói cảnh sâu xa vốn có ba ý: 1. Cùng mở ra hai chương môn; 2. Cùng giải thích; 3. Cùng tổng kết. Nay ở kệ không tụng ý thứ nhất và ba của văn, chỉ tụng ý thứ hai “cùng giải thích hai chương môn”. Trong văn “cùng giải thích” ban đầu gồm có năm câu giải thích cảnh Quyền trí và bốn câu sau giải thích cảnh Thật trí. Nay tụng cũng đảo ngược. Một câu: “Quả báo lớn như vậy” trước tụng giải thích cảnh Thật trí. Chỉ tụng quả và báo lược không tụng đến nhân và duyên. Nay nêu lên quả mà nghiệm ra biết có nhân duyên nên nói là “lớn”. Đây cũng giải thích nghi tình của chúng sanh tức nhân ba thừa cũng là nhân mà quả của ba thừa cũng là quả. Vì nghĩa này cho nên nhân nơi chữ “lớn” mà tiêu biểu có khác để nói rõ đây là nhân quả của Đại thừa chứ chẳng phải nhân quả của Tiểu thừa. “Nhiều loại nghĩa tánh tướng” một câu này tụng cảnh của Quyền trí. Trong văn nói cảnh Quyền trí vốn có năm câu. Nay chỉ tụng tánh và tướng còn ba câu khác lược bỏ không tụng. Câu này cũng là tụng đảo ngược. Văn trên nói “tướng như vậy, tánh như vậy” nay tụng tánh trước tướng sau. Sở dĩ nói “nhiều thứ” là vì giải thích nghi tình của chúng sanh, Đại thừa cũng là tánh cũng là tướng. Vì nghĩa này cho nên mới nói là “nhiều thứ”. Đây chẳng phải tánh, tướng của Đại thừa và Tiểu thừa không là một cho nên nói “nhiều thứ”. “Ta và chư Phật trong mười phương mới biết rõ sự việc này” xuống nửa hàng kệ tụng ngược lên phần thứ nhất trong giải thích tuyệt dứt nói năng ở Văn Trường hàng. Tức là câu: “chỉ có Phật với Phật mới có thể hiểu tường tận”.

“Pháp này, không thể chỉ ra” trở xuống có mười một hàng là tụng ý thứ hai ở văn tức “nói rõ tuyệt dứt nói năng”, văn trên nói “Thôi! Xálợi-phất không cần nói nữa”. Nay xét trong mười một hàng chỉ có nửa hàng đầu chính là tụng ý này. Mười hàng rưỡi còn lại là tụng ý hiển bày nguyên do tuyệt dứt nói năng ở văn. Tức là nói “Thanh-văn và Bồ-tát đều không biết”. Nay nửa hàng đầu có hai ý: “pháp này không thể chỉ ra” là tụng câu ở văn “Thôi! Xá-lợi-phất”; “tướng ngôn từ vắng lặng” là tụng câu ở văn: “không nên nói nữa”.

“Các loài chúng sanh khác, không có ai hiểu được” trở xuống mười hàng rưỡi kệ là phần thứ hai nêu lên nghĩa. Nay xét trong mười hàng rưỡi kệ này tự phân làm ba đoạn: 1. Nửa hàng này tổng quát nói rõ “chúng không biết”; 2. Nửa hàng tiếp: “trừ người có biết”; 3. Chín hàng rưỡi tiếp là chi tiết nêu lên “chúng không biết”. “Trừ người có biết” chính là ngoại trừ các chúng Bồ-tát có lực tín kiên cố thì tự có khả năng biết được. Tuy nhiên chẳng phải thấy biết mà vẫn còn là tin biết. Đây chính là riêng dẫn ra hàng Thanh-văn v.v… làm Đại thừa khiến họ cải đổi tâm lượng hẹp hòi, yếu nhược mà lập chí lớn của Bồ-tát “các đệ tử của chư Phật” trở xuống gồm có chín hàng rưỡi kệ riêng nêu lên “người không biết”. Trong đây gồm có ba hạng người không biết hai trí này: 1. Bốn hàng kệ, trước hết nói rõ hàng Thanh-văn không biết; 2. Hai hàng kệ, nói rõ người Duyên-giác không biết: “Bậc Duyên-giác trí lanh lợi” trở xuống; 3. Ba hàng rưỡi kệ nói rõ Bồ-tát không biết tức từ câu “Bồ-tát mới phát tâm” trở xuống. Trong phần nói rõ Thanh-văn là “người không biết” gồm có ba văn. Một hàng kệ rưỡi đầu nói rõ Thanhvăn không biết, một hàng kệ tiếp giả thiết nói rõ không biết; một hàng kệ rưỡi tiếp là giải thích nghi. Nghi rằng “giả sử đều giống như Xálợi-phất” cùng một sự hiểu biết sáng suốt (thần) thì sự đó cũng vô ích sao? Nay giải thích giả thiết khiến đệ tử khác mỗi người đều cùng hiểu chung cũng không biết được. Lại xét trong tụng “nói rõ Bồ-tát không biết” cũng có hai ý: 1. Hai hàng rưỡi kệ đầu nói rõ Bồ-tát phàm phu không biết; 2. Một hàng kế đó nói rõ từ sơ địa trở lên Bồ-tát thuộc địa thứ sáu không biết. Đây là căn cứ vào giáo mà luận.

“Lại bảo Xá-lợi-phất, pháp vô lậu không thể nghĩ bàn”, xuống một hàng rưỡi kệ tụng ngược lại ý thứ nhất ở văn: nói rõ lý do pháp tuyệt dứt nói năng, văn trên nói “Như Lai có nhiều thứ phân biệt”. Trước nói lên quyền trí nhưng trong đây lược không tụng đến mà chỉ trình bày thật trí trên văn nói: “Tóm yếu mà nói đó pháp này vô lượng vô biên, chưa từng có chỉ có Phật mới thành tựu”. Trong một hàng rưỡi kệ này thì một hàng đầu là nói lên sự khen ngợi còn nửa hàng sau dẫn ra sự chứng thành của chư Phật. Đây là đối với điều thiện xả bỏ để hiểu.

“Xá-lợi-phất nên biết lời nói của chư Phật không khác” trở xuống ba hàng rưỡi kệ là đoạn thứ hai phân minh lược nói khai mở ba thừa và hiển thị nhất thừa nhằm đánh động sự chấp chặt của chúng sanh khiến họ phát khởi nghi tình. Trong ba hàng rưỡi kệ này cũng có hai đoạn: 1. Một hàng rưỡi kệ căn cứ chư Phật để hiển bày nhất thừa; 2. Hai hàng kệ còn lại căn cứ vào đức Thích Ca để khai mở ba thừa. Hai đoạn này, mỗi đoạn có ba nghĩa quan trọng.

Trong phần căn cứ chư Phật để hiển thị nhất thừa có ba nghĩa: 1. “Bảo Xá-lợi-phất nên biết, lời nói của chư Phật không khác” gồm nửa hàng kệ trước hết lãnh hội đạo của chư Phật đều giống nhau. “Đối với pháp của chư Phật đã nói nên sanh khởi lực tín lớn lao” gồm nửa hàng khuyến khích dạy bảo khiến sanh khởi niềm tin. “Pháp của Thế Tôn lâu sau chủ yếu nói chơn thật” gồm nửa hàng kệ nói rõ chư Phật hiển thị nhất thừa, một lý là chơn thật. Căn cứ trong phần khai mở ba thừa của đức Thích Ca gồm có ba nghĩa quan trọng: 1. “Bảo các chúng Thanhvăn và người cầu Duyên-giác” gồm một hàng kệ nêu ra chỗ khai mở ba thừa giáo của Thích Ca là vì hàng nhị thừa. “Vì hàng nhị thừa kiến chấp nặng” nên trước hết chê trách hàng nhị thừa; 2. “Phật dùng lực phương tiện để chỉ ra ba thừa giáo” gồm nửa hàng nói lên sự khai mở ba thừa giáo của Phật Thích Ca; 3. “khiến chúng sanh chấp trước mọi nơi được ra khỏi”. Gồm nửa kệ giải thích ý thi hành ba thừa giáo của Phật Thích Ca. Do chúng sanh gặp cảnh rồi chấp trước vào đó mà phát khởi nhiễm ô cho nên Như Lai dùng sự việc không thật dụ họ để giáo hóa họ. Đây tức là lược nói khai mở ba thừa mà hiển thị nhất thừa để đánh động chấp, sanh khởi nghi.

“Bấy giờ, trong đại chúng có các Thanh-văn” trở xuống đến câu “Ân cần ba phen thỉnh cầu” là nói rõ nhân, trong đó có bốn đoạn. Từ đây trở xuống là đoạn văn nêu lên đại chúng tình nghi mà dẫn đến cầu thỉnh giải đáp. Trong đoạn này gồm có hai phần: 1. Từ “Bấy giờ, trong đại chúng” trở xuống đến “nhưng nay không biết chỗ hướng đến của nghĩa ấy” là nói rõ phần kinh gia trình bày đại chúng có sự hoài nghi; 2. Từ “bấy giờ, Xá-lợi-phất biết tâm của bốn chúng nghi ngờ và mình cũng chưa hiểu rõ đến hết câu: Ba-lần cầu thỉnh” là nêu lên việc Xá-lợi-phất thấy rõ nghi mà dẫn đến cầu thỉnh giải đáp. “đức Phật đã dùng lực phương tiện mở ra ba thừa giáo. Thuở xưa không nói ba thừa là phương tiện này nhưng nay hốt nhiên xướng lên ba thừa là phương tiện, đây tức cùng với xưa trái ngược nhau. Cho nên, Xá-lợi-phất thấy hiểu nghi ngờ của đại chúng mà dẫn đến cầu thỉnh bậc đại Thánh giải đáp. Lại nữa căn cứ trong phần kinh gia trình bày “đại chúng có nghi” bao gồm hai đoạn: 1. Từ “Bấy giờ, trong đại chúng có các hàng Thanhvăn” trở xuống đến “Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di” là phần của kinh gia dẫn ra sự nghi ngờ của chúng sanh khởi; 2. Từ “mỗi người đều suy nghĩ” trở xuống đến “nay không biết chỗ hướng đến của người ấy” chính là nêu ra sự nghi ngờ. Sự nghi ngờ này tức là nghi ngờ về hai trí. Lại trong hai đoạn này, mỗi đoạn được khai mở làm hai ý. Trong phần kinh gia trình bày dẫn ra sự nghi ngờ của đại chúng có hai ý: 1. Nói “một ngàn hai trăm người” tức là nói lên hàng Vô học đều có nghi; 2. Nói “và người phát tâm cầu Thanh-văn, Bích-chi Phật” trở xuống đến “Ưu-bà-di” là nêu lên sự nghi ngờ của hàng Hữu học. Trong đoạn hai từ “đều suy nghĩ” trở xuống đến “Thanh-văn, Bích-chi Phật không thể biết” là trước hết nêu lên việc nghi ngờ. “tại sao Phật lại khen ngợi hai trí”. Nghi này phát sanh từ đoạn “khen ngợi hai trí để khai mở ba thừa”; 2. Từ “Phật nói một nghĩa giải thoát” trở xuống đến hết “nay không biết chỗ hướng đến của nghĩa ấy” là nói rõ đại chúng tự có nghi “giải thoát đã được là rốt ráo hay chưa rốt ráo”. Tức nghi này phát sinh trong đoạn phân minh “Khai mở ba thừa mà hiển bày nhất thừa”.

Lại nữa, trong phần thứ nhất “nghi Phật khen ngợi hai trí” gồm có hai ý: 1. “Mỗi người đều suy nghĩ: nay Thế Tôn cớ gì lại ân cần khen ngợi phương tiện” tức là nghi ngờ việc khen ngợi quyền trí của đức Thích Ca. Văn trên nói: “Xá-lợi-phất, ta từ thành Phật đến nay đã dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ để rộng diễn nói pháp” tức là cũng có nghi về sự khen ngợi thật trí của đức Thích Ca nhưng ở đây do trong văn lược nói mà không nêu ra; 2. “Mà nói thế này: pháp của Phật chứng đắc rất sâu xa, vi diệu” trở xuống là “nghi ngờ về sự khen ngợi hai trí của chư Phật” câu này là nghi ngờ về sự khen ngợi thật trí của chư Phật. Ở văn trên nói “Bảo Xá-lợi-phất! Trí tuệ của chư Phật sâu xa, vô lượng”. Có chỗ nói “Ý thú khó biết” trở xuống là nghi ngờ về việc khen ngợi phương tiện trí của chư Phật nên ở trên nói “trí tuệ ấy khó hiểu, khó thâm nhập, chẳng phải hàng Thanh-văn biết được”. Do vậy, nay dẫn câu này ra để làm tương ưng.

“Phật nói một nghĩa giải thoát”, trở xuống là phần thứ hai tức nói nghi sở đắc của mình là cứu cánh hay không? Nhưng vì chẳng phải cứu cánh nên nghi này chỉ do việc phân rõ khai mở ba thừa và hiển thị nhất thừa mà sanh khởi. Văn trên nói “Phật dùng lực phương tiện để chỉ ra ba thừa giáo” thì trong đây gồm có hai ý: 1. “Phật nói một nghĩa giải thoát” trở xuống đến hết câu “đến nơi Niết-bàn” là trước hết nêu lên sự nghi ngờ này; 2. “Nhưng nay không biết chỗ hướng đến của nghĩa ấy” chính là nói rõ sự phát khởi nghi ngờ. Nay trước hết giải thích hai loại quả vị của ba thừa: quả vị Hữu vi và quả vị Vô vi. Quả vị hữu vi tức là Tận trí và Vô sanh trí chiếu soi suốt nhân của ba cõi. Tận là tận trí, và không còn thọ thân sau nữa thì gọi là Vô sanh trí. Quả vô vi nghĩa là nhân của ba cõi ở người ba thừa đã dứt sạch thì gọi là Hữu dư Niết-bàn; còn quả của ba cõi dứt sạch thì gọi là Vô dư Niết-bàn. Nhưng hai loại vô vi này chỉ là một vì khi nhân hết thì quả hết và khi quả hết thì nhân hết. Tuy nhiên, đứng về mặt nghĩa thì phải có trước sau. Chúng ta có thể nói do nhân hết nên quả hết chứ không thể nói do quả hết nên nhân hết.

Hỏi: Nếu nói khi nhân hết thì quả hết, vậy A-la-hán khi dùng đạo đối trị đoạn sạch nhân của ba cõi thì báo thân phải diệt mất?

Đáp: Báo thân này là nhân ở thế lực còn lại tự nhiên mà hết. Ví như dùng cây gậy để lăn bánh xe. Giả sử cây gậy này tức liền gãy hoặc không còn tác động vào nữa mà bánh xe vẫn còn chuyển. Nhân trong ba cõi của La-hán đã hết, nhưng thế lực còn lại của báo thân lúc ấy, cũng như bánh xe vậy.

Hỏi: Ba nhà giải thoát chỉ có một loại nghĩa thì không nên có ba xe riêng biệt?

Đáp: Ba nhà giải thoát sở dĩ có một nghĩa giống nhau là vì cùng chọn lấy nhân quả ba cõi hết làm quả vô vi. Vô vi vốn không khác cho nên đều nói “một nghĩa giải thoát”. Sở dĩ có ví dụ ba xe là vì nhân vận chuyển có hơn kém tức căn cứ vào dụng của lực tu mà có ngắn và dài. Thanh-văn đoạn sạch kiết sử của ba cõi thì ví như xe dê; Duyên-giác xâm hại tập khí còn một ít thì ví như xe hươu Bồ-tát hoàn toàn đoạn hết tập khí phiền não thì ví như xe trâu. Hỏi: Việc đoạn trừ hoặc đã có ưu và khuyết thì quả vô vi đáng lẽ không giống nhau? Đáp: Do dẫn việc xưa mà làm nghĩa không thể nói tập khí thọ sanh. Tuy có đoạn tập khí nhưng không thể dựa vào sự đoạn hết tập khí mà áp đặt nghĩa quả. Tuy nhiên, ba nhà đồng nhân lấy nhân quả của ba cõi hết mà áp đặt nghĩa âtn, Vô sanh trí như nói ba nhà giải thoát đồng một loại. Nếu bàn đến sự riêng biệt về công dụng kia có rộng hẹp và dài ngắn thì như ba xe. Cho nên nói “Phật thuyết một nghĩa giải thoát”. Giải thoát là hữu dư và vô dư

Niết-bàn tức là diệt đế. “nghĩa” là đạo đế tức tụng quả mà nói rõ nhân. Do “Ta xưa kia nương vào giáo lý của Phật tu hành Đạo đế mà chứng đắc Diệt đế” cho nên nói “Phật thuyết một nghĩa giải thoát và chúng ta đã được nghĩa này mà đi đến ở trong Niết-bàn”.

Từ “nhưng nay không biết chỗ quy thú của nghĩa ấy” là phần thứ hai nói rõ sự sanh khởi nghi rằng: “Nhưng nay ta không biết đạo đế đã thực hành ngày xưa là phù hợp chỉ hướng đến quả giải thoát này hay còn có nghĩa hướng đến khác? Nên biết ở trên trở lại đây đều là kinh gia (người kết tập) thuật lại ý nghi đó.

“Bấy giờ, Xá-lợi-phất biết bốn chúng sanh tâm nghi ngờ và tự mình cũng chưa hiểu rõ” trở xuống đến “ba phen thỉnh cầu” là phần thứ hai “Nói rõ Xá-lợi-phất thấu hiểu tâm nghi của chúng mà dẫn đến thỉnh cầu. Đây có hai đoạn: 1. Từ “Xá-lợi-phất biết rõ lòng nghi ngờ của bốn chúng và tự mình chưa hiểu” là kinh gia nói rõ ý “Xá-lợi-phất biết sự nghi ngờ mà muốn thỉnh hỏi; 2. Từ “mà bạch Phật rằng” trở xuống đến “ba phen cầu thỉnh” chính là đoạn thỉnh hỏi. Trong đoạn thứ nhất lại có hai ý: 1. Nói “Xá-lợi-phất biết tâm nghi ngờ của bốn chúng” tức nói Xá-lợi-phất muốn khiến đưa ra nghi ngờ của bốn chúng; 2. Nói “Tự mình cũng chưa hiểu rõ” là nói rõ Xá-lợi-phất tự có tâm nghi ngờ.

Trong đoạn thỉnh hỏi cũng có năm đoạn nối tiếp nhau: Xá-lợi-phất có ba đoạn cầu thỉnh, Như Lai có hai đoạn ngăn cản tức giữa chủ và khách cộng lại thành năm đoạn nối tiếp nhau. Xá-lợi-phất ba phen thỉnh cầu nghĩa là đoạn thứ nhất nêu lên nghi ngờ mà cầu thỉnh, lần thứ hai chỉ cho người có căn tánh lanh lợi mà cầu thỉnh, lần thứ ba do có hiểu cho nên cầu thỉnh.

Căn cứ đoạn thỉnh cầu thứ nhất có hai phần: Văn Trường hàng và kệ tụng. Lại trong Văn Trường hàng cũng có ba nghĩa lặp lại: 1. Nghi ngờ sự khen ngợi hai trí của chư Phật ở văn trên; 2. Lâp lại nghi của chúng rồi cầu xin nói; 3. Nghi ngờ về sự khen ngợi hai trí của Thích Ca ở văn trên. Nghi về sự khen ngợi hai trí của chư Phật chính là câu “mà bạch Phật rằng; vì nhân duyên gì đức Thế Tôn lại khen ngợi phương tiện trí là bậc nhất”. Đây là nghi ngờ về việc khen ngợi quyền trí của chư Phật. Từ “pháp sâu xa vi diệu ấy khó hiểu” là nghi ngờ thật trí xâu xa của chư Phật. “Con từ xưa đến nay theo Phật, chưa từng nghe nói như vậy; nay, bốn chúng đều có nghi ngờ nên xin Phật lần lượt diễn thuyết sự việc ấy” là nói đến sự trùng lập nghi ngờ của chúng mà đến thỉnh hỏi. “Thế Tôn cớ gì lại ân cần khen ngợi pháp sâu xa vi diệu, khó hiểu ấy” tức là tụng phần “nghi ngờ việc khen ngợi thật trí của đức Thích Ca”. Ở đây cũng có phần nghi về phương tiện trí nhưng do lược nói nên kinh văn không đề cập tới. Do ở trong kệ có nói đến nên biết trong Văn Trường hàng cũng có nói đến. Tuy nhiên trong kinh gia trình bày chỉ nói đến việc nghi ngờ về phương tiện trí chứ không dẫn giải thật trí tức để cùng hổ tương nêu lên nghĩa.

“Bấy giờ, Xá-lợi-phất mà nói kệ rằng” là phần kệ tụng thứ nhất bao gồm mười một hàng kệ và được phân làm hai. Ban đầu có sáu hàng rưỡi kệ chính tụng Văn Trường hàng ở trên. Tiếp bốn hàng rưỡi từ: “Trong các chúng Thanh-văn, Phật nói con thứ nhất” lại thẳng thắn nói nghi ngờ sở đắc của mình có người cho rằng dùng bốn hàng rưỡi kệ này tụng Văn Trường hàng ở trên tức “Phật nói một nghĩa giải thoát, chúng ta cũng đạt được pháp này để đến Niết-bàn”. Câu văn tuy có hơi giống nhau nhưng ý thì không phải như vậy. Làm sao biết được? Trong Văn Trường hàng ở trên tức là phần kinh gia trình bày, tức đại chúng lúc ấy có nghi này, tại sao nói Xá-lợi-phất tụng ý của kinh gia ư? Do đó biết được chỉ là thẳng thắn nói kệ. Nhưng sáu hàng rưỡi kệ tụng lại phần Văn Trường hàng ở trên vốn có ba nghĩa lặp lại: 1. Nghi hai trí của chư Phật; 2. Đồng nghi với chúng mà thỉnh cầu giải đáp; 3. Nghi thật trí của

Phật Thích Ca. Nay, trong sáu hàng rưỡi kệ này thì có hai hàng rưỡi kệ trước tụng nghĩa thứ ba; một hàng kế tụng nghĩa thứ nhất; ba hàng cuối tụng nghĩa thứ hai ở văn trên.

Hai hàng rưỡi kệ đầu tụng nghĩa thứ ba tức “hai trí của Thích Ca”: “Đấng Tuệ Nhật Đại Thánh, lâu mới nói pháp này” trở xuống một hàng rưỡi kệ chính là tụng nghi ngờ thật trí của Phật Thích Ca. Từ “Pháp đắc ở đạo tràng” trở xuống một hàng kệ tụng nghi ngờ Quyền trí ở trên. Đây tức nghi rằng “tại sao khen ngợi trí này mà không nói ra”. “Không hỏi mà tự nói” xuống một hàng kệ là tụng ngược lên nghĩa thứ nhất nói “tại sao ân cần khen ngợi pháp phương tiện sâu xa vi diệu của chư Phật là bậc nhất”. Tuy nhiên trong Văn Trường hàng không nêu ra nhân quá khứ của chư Phật. Nay trong một kệ này, nửa kệ trước nêu ra nhân quá khứ và nửa kệ sau chính tụng nghi. Từ “các La-hán vô lậu và người cầu Niết-bàn” trở xuống ba hàng kệ là tụng ngược lại nghĩa thứ hai ở văn trên. Văn trên nói “con từ xưa đến nay theo Phật nhưng chưa từng nghe pháp ấy”. Nay nói bốn chúng đều có nghi cho nên biết ba hàng này chính là tụng phần văn trên. Trong phần này cũng có hai ý. Hàng kệ trước tụng Thanh-văn cầu thỉnh giải đáp và sau “người cầu Duyêngiác” trở xuống hai hàng kệ tụng Duyên-giác thỉnh cầu giải đáp.

“Ở trong chúng Thanh-văn, Phật nói con hạng nhất” trở xuống gồm bốn hàng rưỡi kệ là phần thứ hai trong kệ chính là tụng nghi ngờ bản thân (Xá-lợi-phất). Đây tự có hai ý: 1. “Ở trong hàng Thanh-văn, Phật nói con là hạng nhất” trở xuống một hàng rưỡi kệ tụng Xá-lợi-phất tự nghi ngờ sở đắc của mình quyết định là nhân hay quyết định là quả? 2. “Con từ miệng Phật sinh ra” trở xuống ba hàng kệ chính là tổng kết sự thỉnh cầu giải đáp.

“Bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi-phất: Thôi! Thôi! Không nên nói nữa” trở xuống là đoạn thỉnh thứ hai. Lần thứ nhất: “Thôi thôi” là ý muốn nói nếu rộng nói ra hai trí này thì đại chúng lúc ấy sẽ cùng nhau sanh tâm kinh sợ mà nghi ngờ. Vì nghĩa ấy cho nên “không nói nữa”. “Xá-lợiphất lại bạch Phật rằng: Nguyện xin nói ra điều đó! Nguyện xin nói ra điều đó” trở xuống là đoạn thứ ba. Ở lần thỉnh thứ hai “có lợi căn ắt tin tưởng cho nên xin Phật nói” từ đây trở xuống ba đoạn theo thông lệ đều có hai phần: Văn Trường hàng cùng với kệ được phân làm hai.

Nay, ý xin rằng “trong hội này đều là người có căn tánh lanh lợi kham nhận nghe Phật nói” vậy, tại sao nói nghi và sợ! “Phật lại bảo thôi Xá-lợi-phất nếu nói việc đó” trở xuống là đoạn thứ tư, nêu lên ý “thôi thôi” lần thứ hai nói: “Nếu ta nói ra hai trí quyền và thật thì đại chúng chẳng những lập tức sanh tâm nghi ngờ và kinh sợ, mà cũng sanh phỉ báng để rơi vào đường ác” vậy tại sao nên nói!

“Bấy giờ, Xá-lợi-phất lại bạch Phật rằng! Xin nguyện nói đó, xin nguyện nói đó!” trở xuống là đoạn thứ năm nêu lên lần thỉnh cầu thứ ba tức “có hiểu cho nên thỉnh cầu”.

“Bấy giờ Thế Tôn bảo Xá-lợi-phất, ông đã ba lần thưa thỉnh, há lại không nói!” Trở xuống đến phẩm “Thọ học Vô học nhơn ký” gồm có bảy phẩm rưỡi kinh nói rõ nhân thuộc bốn đoạn của bản kinh. Từ đây trở xuống là phần thứ ba nói rộng việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa nhằm đoạn nghi sanh tín. Trong phẩm thỉnh cầu ở trên gồm có hai loại nghi ngờ: 1. Nghi Như Lai do cớ gì lại khen ngợi hai trí; 2. Tự nghi pháp sở đắc. Nay Như Lai chỉ giải đáp sự nghi ngờ thứ hai. Sự nghi ngờ thứ hai tự bỏ thì không cần riêng giải đáp. Lại nữa, phần thứ ba rộng nói phẩm ở trên. Phẩm thứ nhất ban đầu lược khai mở ba thừa mà hiển thị một thừa nhằm đánh động chấp sanh nghi. Trước hết lại giải nói phần thứ nhất và thứ hai mỗi phần khai mở làm hai. Phần thứ ba và thứ tư mỗi phần khai mở làm ba.

Nay trong việc khen ngợi nghi thứ ba này gồm có ba thứ tức là giáo hóa ba hạng căn cơ và được phân làm ba đoạn: 1. Từ “ông đã ân cần ba phen thưa hỏi” trở xuống giữa quyển thứ hai mà nói “chỗ có phước nghiệp của ta trong đời này hoặc đời trước và thấy công đức của Phật thì xin nguyện hồi hướng về Phật đạo” là nêu lên phần pháp thuyết mở ba thừa và hiển thị một thừa để giáo hóa người có thượng căn như Xá-lợi-phất v. v…; 2. Từ “bấy giờ, Xá-lợi-phất bạch Phật rằng, Thế Tôn, con nay không còn nghi hối, ở trước Phật mà đắc Tâm Bồ-đề” trở xuống đến phẩm Thọ ký gồm bốn phẩm kinh là Thí dụ thuyết khai mở ba thừa và hiển thị một thừa nhằm giáo hóa hạng người có căn tánh bậc trung gồm bốn đệ tử như Ca-diếp, Tu-bồ-đề v. v…; 3. Từ phẩm “Hóa thành dụ” đến hết phẩm “Thọ học Vô học nhơn Ký” gồm ba phẩm nêu ra nhân duyên đời trước để khai mở ba thừa và hiển thị một thừa nhằm đồng quy về một lý để giáo hóa người có căn tánh thấp kém như Phúlâu-na v. v… Đây là khiến người có căn cơ lanh lợi nghe pháp nói nghĩa ba thừa và một thừa đều quay về một lý; người có căn cơ trung bình nghe tiếp lần hai nghĩa ba thừa và nhất thừa có thể ngộ được lý đồng quy; người có căn cơ thấp kém trải qua ba lần nghe thuyết mới hiểu được lý đồng quy không có ba thừa sai biệt.

Tuy nhiên, trong pháp thuyết cũng có nghĩa Thí dụ thuyết như nói hoa Ưu-đàm, cũng có nghĩa dùng nhân duyên đời trước để nói như “xưa kia ta từng ở nơi chỗ hai trăm ức đức Phật để giáo hóa ông”. Tuy có dùng ví dụ để nói mà đại ý căn bản nhằm khen ngợi pháp pháp hy hữu nên không thể chỉ ra. Tuy có dùng nhân duyên đời trước nói lên điều này nhưng chỉ thuật lại bậc thượng căn thành tựu liễu ngộ. Nói nhân duyên quá khứ này nhưng đại ý căn bản chẳng phải nói nhân duyên. Thứ hai, trong Thí dụ thuyết cũng có nghĩa pháp thuyết, cũng có nghĩa thuyết nhân duyên đời trước. Do đó ở dưới nói “đây là chỗ giáo hóa các Bồ-tát cho nên đây là nghĩa Pháp thuyết nhưng trong văn cú ít ỏi, không đủ để có thể khiến người căn tánh bậc trung phát khởi giác ngộ được. Từ “Trong việc kết thành nhân duyên cha con, của ngày xưa ở toà Ba Nhã (hội Bát-nhã) ngồi ở manh chiếu đã nói và chỉ ra kim ngân ấy v.v…” Đây là nghĩa thuyết nhân duyên đời trước, nhưng ý này chẳng phải; mà chính là phần thuyết thí dụ, từ thí dụ ấy mà chúng đã được liễu ngộ. Như Cùng tử lãnh thọ hiểu biết thì mới có lời nói này chứ chẳng phải chính là nhân duyên đời trước. Thứ ba: Phần thuyết nhân duyên đời trước cũng có dùng nghĩa pháp thuyết tức như phẩm Hóa Thành, ban đầu nói rõ tướng thần thông của đức Phật trước tiên gây cảm động đến mười phương các Phạm thiên khiến họ đi đến cầu xin chuyển pháp luân. Đây là dùng pháp thuyết. Lại nói “ví như năm trăm do tuần” tức là Thí dụ thuyết. Tuy có các thuyết này để xướng lên nguồn gốc căn bản ấy nhưng chỉ là nói rõ nghĩa của nhân duyên đời trước. Làm sao biết được? Vì như bốn đại đệ tử trong phần cuối phẩm Thọ ký, nói “Ta và các ông đã có nhân duyên ở đời trước, nay ta sẽ nói cho các ông khéo mà lắng nghe”. Đây tức là vì người hạ căn mà nói “thời quá khứ đã từng dùng đại pháp Đại thừa để giáo hóa ông”. Văn dưới nói “Ta ở trong mười sáu vị Sa-di luôn từng hổ tương vì ông mà nói. Vì nhân duyên xa xưa này nên nói Pháp hoa”. Đại ý những lời này muốn do có nhân duyên đời trước mới được hiểu cho nên dùng nhân duyên đời trước để nói.

Sở dĩ có ba hạng người với căn tánh sai biệt, hiểu có trước sau, là vì tạm bỏ qua phần giáo mà luận về lý thì đâu thể chấp nhận La-hán đoạn sạch kiết sử của ba cõi lại chứng được Tam minh, lục thông mà không biết lý đồng quy, không có ba thừa riêng biệt? Hơn nữa tự kinh Niết-bàn nói “nếu người không biết một thể thường trụ, ba thừa cùng trở về thì còn không đạt được Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát huống gì đạt được vô thượng Bồ-đề? Nếu không biết Phật là thường trụ thì bốn Tín căn không thành tựu và năm căn không được thiết lập”. Kinh Thắng Man lại nói “Nghiệp ban đầu của ba thừa không ngu ở pháp”. Lại nói Thanh-văn và Duyên-giác tự biết trụ vào địa hữu dư ắt sẽ đạt được vô thượng Bồ-đề”. Vậy theo lý mà luận thì đâu thể chấp nhận

Thánh nhơn trong ba thừa mà lại chấp ba thừa để quyết định nói có sai biệt mà không hiểu đều đồng quy về nhất thể ư! Nếu như vậy, sở dĩ có Thanh-văn, Duyên-giác những người này nghe các thuyết pháp, thí dụ v.v… tự biết có quả Phật để cầu, chẳng qua, chỉ vì tâm chí còn yếu ớt chưa đủ khả năng bỏ đầu, mắt, tủy, não v.v… để phát tâm rộng lớn hóa tha nên tạm còn làm Thanh-văn Duyên-giác để tự điều phục mình và tự độ mình. Như hạng người này đại loại thông thường đều là thật có. Mà trong hội, như Xá-lợi-phất là người có căn tánh bậc thượng, Phú-lâu-na v. v… là người có căn tánh bậc hạ. Nếu bàn luận về sự thực hành của các vị ấy thì bên trong bí mật hành hạnh Bồ-tát nhưng ngoài lại hiện làm Thanh-văn. Sở dĩ có ba loại: Tín, giải, ngộ này là vì ứng hiện đồng với hình dáng bên ngoài của các đồ chúng phàm phu hiểu biết ít. Và chấp ba thừa giáo xưa có sai biệt hoặc nghĩa đồng quy, cho nên Như Lai mới nói ba loại này.

Đầu tiên dùng pháp thuyết xong thì ngoài chúng phàm phu ra có người căn tánh lanh lợi mà được hiểu như Xá-lợi-phất thấy rồi đồng lãnh thọ hiểu rõ. Thí dụ thuyết xong ngoài chúng phàm phu ra, trong đó có bậc căn tánh bậc trung được hiểu rõ như Tu-bồ-đề v.v… cùng thấy hiểu rõ. Thuyết nhân duyên đời trước xong rồi thì ngoài chúng phàm phu, trong đó có người với căn tánh bậc hạ được giác ngộ như Phú-lâuna v.v… đồng thấy lãnh hiểu. Nếu tạm để qua Lý mà luận về Giáo thì người đã đắc La-hán cũng có chấp này. Lại nếu căn cứ Lý và Giáo mà hợp luận làm ba căn cơ sai biệt thì ngoài chúng phàm phu ra, trong đó (hội) có hai hạng người: Một hạng người dễ dàng có thể hồi chuyển như trong Đại Phẩm nói rõ “địa vị nhẹ nhàng tợ lông tơ”. Một hạng người khác thực sự muốn tinh tấn tu hành. Nay chỉ xét theo hạng người này có căn tánh lợi và độn và bao gồm ba loại: Vốn có ba loại đều là nhân nơi nghiệp tích tập ở quá khứ có sâu hay cạn, lấy lý che mờ giáo, hoặc dùng giáo che mờ lý. Do đó nói do dự giữa giáo và lý nên sự lãnh ngộ có trước sau. Người có căn lanh lợi do tình chấp lý nhiều tình nghi giáo ít; người có căn chậm chạp tình chấp giáo nhiều, tình nghi lý ít; người có căn tánh bậc trung mê hoặc giáo lý bằng nhau. Người thượng căn chấp lý nhiều và nghi giáo ít là nói “Lý vô sanh là một thì trí quán vô sanh nên cũng là một. Người này chấp lý đồng nhất, vì sao Như Lai nói ba thừa có hướng riêng khác, nên nghi ngờ nói có ba riêng biệt. Người độn căn chấp giáo nhiều nghi lý ít. Nói Phật dạy đã có ba nhân ba quả khác nhau thì lý vô sanh của ba thừa quán cần gì giống nhau”? Đây là chấp giáo nhiều mà nghi lý ít. Người có căn tánh bậc trung đôi khi chấp lý mà mê mờ về giáo nên nói “lý là một thì giáo sao được nói khác”. Lại đôi khi chấp vào giáo mà nghi lý nên nói “Phật dạy đã có ba giáo thì lý hà tất phải giống nhau”. Đây cũng là chấp cả lý và giáo mà sanh khởi nghi ngờ. Nếu đạt đạo trở thành Thánh là do thấy được lý. Do đó, kẻ lợi căn chấp lý nhiều nhưng cùng lý tương trợ nhau cho nên chỉ một lần nghe pháp đã liền ngộ ra chỉ có một lý chứ không có ba thứ sai biệt. Người chấp vào giáo nhiều mà nghi lý ít tức cùng lý không tương hợp, do đó trải qua ba lần nghe pháp mới ngộ được lý một thừa không có ba thứ sai biệt. Người chấp vào lý và giáo bằng nhau căn cứ vào trung gian nên phải nghe hai lần mới được hiểu. Nhưng đối với lý và giáo này sanh nghi ngờ thì cả người Hữu học và Vô học đều có.

Lại có người chấp giáo mà nghi ngờ về quả chứng đắc cũng có ba hạng. Người có căn tánh lanh lợi chấp vào quả nhiều mà nghi giáo ít. Người có căn tánh thấp kém thì chấp giáo nhiều mà nghi quả ít. Người có căn tánh bậc trung lại chấp quả và giáo bằng nhau. Quả là chỉ cho Niết-bàn hay sự đoạn diệt phiền não. Người có căn tánh lanh lợi chấp quả nhiều mà đem tâm nghi ngờ về giáo ít tức tự quán sát lý trí tuệ phân minh, mà thấy tập khí vẫn còn tồn tại. Nhờ vậy mà biết rõ việc đoạn trừ hoặc chướng chưa dứt nên mới tạo ra quán thân diệt tận trong tương lai. Đây là tâm chấp quả nhiều mà nghi giáo ít. Người có căn tánh thấp kém chấp giáo nhiều mà nghi quả ít nên nói “thần minh có thể diệt nhưng lời Phật nói không có hư vọng thì tại sao không dám tin tưởng và thọ nhận”. Đây là chấp giáo nhiều mà chưa biết đạo của thần minh thật sự diệt hay không. Đây là nghi quả ít. Người có căn tánh bậc trung hoặc chấp quả nghi giáo, hoặc lại chấp giáo nghi quả. Những người nghi quả này chỉ có người Vô học. Tuy có ba hạng chấp và nghi này nhưng hiểu ngộ khai mở ba thừa mà hiển thị một thừa đồng nhau. Nghĩa là khi nghe thuyết pháp xong họ đều được hiểu rõ. Chỉ là có văn nói trước sau nên khác.

Phần thứ nhất pháp thuyết để giáo hóa người có căn tánh lanh lợi bao gồm có bốn đoạn. 1. Từ “ông đã ân cần ba lần thưa hỏi” đến hết cuối quyển này trở lại là chỉ cho dùng pháp thuyết để hóa độ người có căn tánh lanh lợi (thượng căn); 2. Từ “quyển thứ hai, trong phần Văn Trường hàng ban đầu và kệ” là nói rõ những bậc thượng căn như Xálợi-phất v.v… đều đồng lãnh thọ và hiểu ro; 3. Từ “bấy giờ, Phật bảo Xá-lợi-phất” trở xuống là nói rõ Như Lai thành tựu giáo hóa người thượng căn đã liễu ngộ; . Từ “ông ở đời vị lai” trở xuống là thọ ký cho người có căn tánh lanh lợi.

Lại nữa, trong bốn đoạn này mỗi đoạn được mở làm hai đoạn nữa.

Nay nói đoạn thứ nhất tức thuyết pháp để giáo hóa người có căn tánh lanh lợi. Trong đoạn này có hai đoạn nghĩa là: 1. Từ “ông đã ân cần Ba-lần thưa thỉnh” xuống hết một trăm mười bốn hàng kệ chính là nói rõ việc dùng pháp thuyết để hóa độ người có căn tánh lanh lợi. Người có căn tánh lanh lẹ đã hiểu lý đồng quy, không có ba giáo sai biệt và nghi tâm đã dứt trừ; 2. “Thanh-văn các ông Xá-lợi-phất” hoặc Bồ-tát trở xuống bảy hàng kệ dưới là lược nói việc khuyến hóa người có căn tánh lanh lợi thọ nhận và phụng hành lý đồng quy. Lại nữa, trong hai đoạn này, mỗi đoạn có hai phần. Trong phần dùng pháp để thuyết có hai nghĩa là văn trường hàng và kệ. Trong phần khuyến hóa gồm bảy hàng kệ cũng có hai nghĩa là: 1. Có năm hàng rưỡi kệ dùng để khuyến khích thực hành nhân của người có căn tánh lanh lợi; 2. Một hàng rưỡi kệ còn lại là khuyến khích khiến họ ngưỡng mộ quả vị tức nói “rất hoan hỷ, biết mình sẽ thành Phật v.v…”. Lại trong Văn Trường hàng có hai phần: 1. Từ “ông đã ân cần ba lần thưa hỏi” trở xuống đến “nguyện thích muốn nghe” là duyên khởi phần pháp thuyết; 2. Từ “Phật bảo Xá-lợi-phất, pháp vi diệu như vậy” trở xuống đến phần Văn Trường hàng là chính tụng việc dùng pháp để thuyết. Lại trong hai đoạn này, mỗi đoạn gồm có hai phần.

Trong phần duyên khởi có hai tức là:1. Phật hứa khả vì đại chúng mà nói lý đồng quy, không có nghĩa ba thừa; 2. Xá-lợi-phất nói “xin Thế Tôn nói, chúng con ưa muốn nghe” là chỉ cho Xá-lợi-phất sẵn sàng thọ nhận tôn chỉ.

Nay xét trong phần “Phật hứa khả” gồm có bốn ý: 1. Hứa khả; 2. Dạy bảo khiến thực sự lắng nghe; 3. Chọn lọc về chúng; . Khen ngợi chúng nên nghe để tổng kết việc hứa khả chỉ dạy. “Ông đã ân cần ba lần thưa hỏi há không nên nói sao!” là ý thứ nhất tức hứa khả. “Ông nay phải lắng nghe cho kỹ” trở xuống là ý thứ hai tức chỉ giáo khiến lắng nghe. Đây là khiến người nghe lãnh thọ mà phát sanh ba thứ trí tuệ: chỉ dạy lắng nghe để sanh khởi văn tuệ; chỉ dạy khéo tư duy mà sanh khởi trí tuệ (tư tuệ); chỉ dạy nghĩ nhớ khiến phát sanh Tu tuệ. “khi nghe lời này rồi, trong chúng hội gồm năm nghìn người v.v… lễ Phật mà lui ra” là ý thứ ba tức chọn lọc chúng. “Nhờ vào thần lực của Phật mà những người kham nhận nghe pháp thì ở lại, còn những người không có khả năng kham nhận nghe pháp thì bỏ đi” gồm có bốn ý: 1. Nói rõ năm ngàn người lễ Phật mà lui ra; 2. “Vì sao không giải thích” trở xuống là nói đến việc kham nhận nghe pháp. “Người chưa đắc mà nói đã đắc” nghĩa là “Tận Vô sanh trí” thuộc quả hữu vi. “Người chưa chứng mà nói đã chứng” nghĩa là tận xứ thuộc quả vô vi; 3. “Nếu có người mất lợi này” trở xuống là tổng kết nói lên người không kham nhận nghe pháp; . “Thế Tôn im lặng” là chứng rõ việc không kham nhận nghe pháp. “Bảo Xá-lợi-phất, ta nay ở trong chúng hội nầy” là ý thứ tư tức khen ngợi chúng để tổng kết sự hứa khả chỉ dạy.

Chỉ căn cứ trong ý này tự có ba đoạn: 1. “Phật bảo Xá-lợi-phất” trở xuống là khen ngợi người ở lại có duyên kham nhận nghe pháp; 2. “Những kẻ tăng thượng mạn như vậy” trở xuống là nói rõ người tự bỏ đi không có cơ duyên kham nhận nghe pháp; 3. “Ông nay khéo lắng nghe” trở xuống là nói lên phần tổng kết.

Hỏi: Thân, khẩu của Như Lai bí mật, dù suốt ngày ngồi nhìn cũng không thấy được chân dung, tuy ở trong hội mà tự không thể nghe thuyết pháp, đâu cần đợi từ toà đứng dậy, bỏ toà mà đi? Đáp: Trong phẩm này nói lên chỗ thích hợp của đại chúng cũng có thể là thần lực gia trì của Phật. Điều này muốn đề cập đến sự khen và chê đại chúng lúc bấy giờ. Khen là khen người ở lại khiến họ phát tâm tôn trọng mà sanh khởi ý vui thích. Chê là chê hạng người không có duyên nghe pháp nên bỏ đi, do đó nó “bỏ chỗ ngồi mà đi”.

“Xá-lợi-phất nói: Thưa đức Thế Tôn, chúng con ưa muốn nghe” tức thuộc trong phần duyên khởi, bao gồm có hai: 1. Nói lên Phật đã hứa; 2. Nói rõ Xá-lợi-phất phụng hành và thọ nhận lời hứa khả của Phật.

Trong phần Văn Trường hàng “Phật bảo Xá-lợi-phất, pháp vi diệu như vậy” vốn có hai ý: Duyên khởi và phần chính nói pháp. Trong phần chính nói pháp gồm có hai ý: Nói rộng pháp môn của chư Phật và nói rộng pháp môn của Thích Ca. Nay từ “pháp vi diệu như vậy” trở xuống là căn cứ pháp môn của chư Phật để nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển thị nhất thừa. Đây tức rộng bàn đầu phẩm ở trên nghĩa là khen ngợi hai trí của chư Phật. Sở dĩ nói rộng là vì ở trên, trong phần khai thị tôn chỉ, chỉ tổng quát khen ngợi hai trí của chư Phật nói “trí tuệ của chư Phật rất sâu, vô lượng, môn trí tuệ ấy khó hiểu, khó vào”. Trong phần phân minh lược thuyết chỉ nói rõ hiển thị nhất thừa nên nói “pháp của Thế Tôn về lâu sau chủ yếu chỉ nói chân thật”. Đã chỉ tổng quát hai trí của chư Phật mà không nói rõ sự riêng biệt của chư Phật lại chỉ hiển thị một thừa nên gọi là lược. Nay thì bàn luận rộng về Phật và nghĩa cho nên gọi là rộng. Nói rộng về Phật nghĩa là trong đây rộng tổng nêu lên chư Phật và riêng biệt chư Phật trong ba đời tức là rộng nói nghĩa sâu xa của Phật. Lại nói nghĩa rộng tức là ở trên chỉ tổng quát khen ngợi hai trí của chư Phật cùng hiển thị nhất thừa nhưng trong Văn Trường hàng đây nói lên bốn nghĩa hợp lại thành sáu nghĩa: 1. Khen ngợi pháp hiếm có; 2. Nói rõ lời không hư vọng khiến chúng sanh không huỷ báng; 3. Nói rõ việc khai mở ba thừa; . Nói rõ việc hiển bày nhất thừa; . Tụng năn thứ ô trược để giải thích ý “trước nói ba thừa sau nói một thừa”; . Nói rõ chơn và nguỵ (đúng sai) để phát khởi niềm tin. Do có đủ sáu nghĩa này nên gọi là rộng.

Trong phần giải thích rộng pháp môn của Thích Ca tức mợ rộng đầu phẩm ở trên trong phần phảng phất khai thông tán thán hai trí của Phật Thích Ca và phần phân minh lược nói mở ra ba nghĩa. Trong pháp môn của Thích Ca chỉ có rộng nói nghĩa mà không có rộng nói về Phật. Nay nói rộng pháp môn của chư Phật tự có bốn thứ riêng biệt: 1. Tổng quát tụng việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa của chư Phật; 2. Tổng quát pháp môn của chư Phật và chư Phật trong quá khứ cũng khai mở ba thừa và hiển thị một thừa; 3. Tổng quát pháp môn của chư Phật xuất ra các đức Phật trong vị lai cũng nói rõ khai mở ba thừa và hiển thị một thừa; . Tổng quát nói pháp môn của chư Phật đến chư Phật trong hiện tại cũng nói rõ khai mở ba thừa và hiển thị một thừa.

Nay trước hết nêu lên tổng quát pháp môn của chư Phật trong đây có sáu nghĩa: 1. Khen ngợi pháp hiếm có; 2. Nói rõ không hư vọng; 3. Nói rõ khai mở ba thừa; . Nêu lên việc hiển thị một nghĩa. Do trong câu văn lược mất nên chỉ bốn nghĩa trên, không nêu ra nghĩa “nêu lên năm thứ ô trược mà giải thích trước có ba thừa và sau có một thừa”, cho đến phần kệ mới có nêu lên nghĩa ấy nhưng lại không có nêu lên nghĩa “nói rõ chơn nguỵ để phát khởi niềm tin”. Lại nữa, trong phần môn của Thích Ca có thể biết có sáu nghĩa nhưng do câu văn lược đi mà không nêu ra. Nay nói “pháp vi diệu như vậy, các đức Như Lai lâu lắm mới nói một lần, như hoa Ưu-đàm-bát đúng thời mới trổ hoa” chính là khen ngợi pháp hiếm có. Ưu-đàm-bát là ngôn ngữ của Ấn Độ, Trung Hoa gọi là hoa Linh Thuỵ. Do chỉ có khi nào Chuyển luân Thánh vương xuất hiện ở đời thì hoa này mới có, cho nên biết hoa này rất hiếm có. Kinh này cũng như vậy. “Xá-lợi-phất ! Các ông phải tin tưởng lời nói của Phật không có hư vọng” là nói rõ lời nói chân thật khiến chúng sanh không có huỷ báng. “Xá-lợi-phất các đức Phật tùy nghi mà nói, ý thú khó hiểu” là nói rõ việc mở ba thừa giáo. Căn cứ trong việc khai mở ba thừa giáo này tự có ba câu văn trùng lặp: 1. Nói rõ chư Phật khai mở ba thừa; 2. Từ “tại sao như vậy? Vì ta dùng vô số phương tiện” trở xuống là nêu lên đức Thích Ca để giải thích việc khai mở ba thừa của chư Phật.

Vì sao? Vì đức Thích Ca cũng là vô số Phật và vì vốn nói rõ sự khai mở ba thừa của chư Phật cũng chính là sự khai mở ba thừa của đức Thích Ca; 3. Nói “chỉ có Phật mới có thể biết điều đó” chính là tụng chư Phật để tổng kết thành ý “khai mở ba thừa của chư Phật”.

“Vì sao như vậy? Vì chư Phật chỉ vì một sự nhân duyên lớn” trở xuống là nghĩa thứ tư nói rõ việc biểu thị một thừa. “Tại sao như vậy” chính là giải thích ý khai mở ba thừa ở trên. Văn là hiển thị một thừa ở dưới để rộng nói rõ bốn nhất: 1. Trước hết nói rõ quả chỉ có một; 2. Nói rõ người chỉ có một; 3. Nói rõ nhân chỉ có một; . Nói rõ giáo chỉ có một. Nói rõ quả chỉ có một tức là gom ba quả xưa kia để tạo thành một quả hiện nay. Nói rõ người chỉ có một tức là là gom ba hạng người xưa kia để tạo thành một hạng người Bồ-tát hiện nay. Nói rõ giáo chỉ có một nghĩa là gom giáo riêng biệt của ba thừa xưa mà tạo thành một giáo hiện nay. Nói rõ nhân chỉ có một tức là gom hạnh thực hành của người trong ba thừa xưa kia tạo thành môt nhân để đối hợp với một quả Phật, do đó nói “chỗ hành của các ông là đạo Bồ-tát”. Bốn nhất trong đây và bốn nhất là cảnh chiếu của Thật trí có đồng có khác. Cảnh chiếu của thật trí có cơ nhất, nhưng trong đây không có cơ nhất. Sở dĩ có bốn thứ là vì căn cứ trong lý nhất mở làm hai thứ: nhân nhất và quả nhất. Chỉ vì, nhân quả đều là lý cho nên cảnh kia nói là cơ nhất. Nay trong đây không nói đến cơ nhất là vì trước nói rõ cơ nhất ở đây nói rõ cảnh sở chiếu của hai trí, cho nên mới nói thế. Trong đây nói rõ gom ba thừa quy về một thừa hoặc tương duyên do xa cũng nên gom ba căn cơ làm một căn cơ. Nhưng ba căn cơ này thật sự là chúng sanh tự có pháp cho nên không thể gom ba để quy về một. Ba thừa và một thừa là xưa kia chư Phật ứng hợp với ba căn cơ nhưng giả lấy tên để phân một làm ba. Nay căn cơ một thừa đã chín muồi nên có thể hợp ba làm một. Trong đây Giáo nhất cùng với cảnh chiếu Giáo nhất của thật trí cũng có sự bất đồng. Làm sao biết được? Vì cảnh chiếu Giáo nhất của thật trí chỉ là chiếu soi giáo nhất của kinh Pháp Hoa. Nay trong đây nói Giáo nhất tức là xưa kia ứng hợp với ba căn cơ cho nên có giáo ba thừa. Ba giáo chẳng phải là một mà ba giáo là xa nói rõ. Một lý ngày nay nên gom ba giáo xưa kia. Cuối cùng thành một giáo ngày nay. Trong đây nói nhân (người) nhất cũng khác với nhân nhất của thật trí chiếu. Làm sao biết được? Vì cảnh nhân sở chiếu của thật trí vốn không có thể riêng biệt, nhưng nay thiện nhất thừa của chúng sanh phát khởi một căn cơ để thành tựu con người và lấy đó làm người cho nên tổng nói các Bồ-tát lấy làm một cảnh. Trong đây, người chỉ có một nghĩa là thuở xưa người của ba thừa căn cơ chẳng phải là một mà có sự riêng biệt nhưng nay lấy căn cơ gom thành một lý thiện cho nên gom ba hạng người xưa kia cuối cùng thành một người Bồ-tát hôm nay. Nhưng nay, Giáo chỉ có một và người chỉ có một cùng với sở chiếu của thật trí: giáo chỉ có một, người chỉ có một là đồng nói rõ mà ý nghĩa có khác. Trong đây nói rõ nhân chỉ có một và quả chỉ có một cùng với sở chiếu lý chỉ có một của thật trí giống nhau trên mặt ý nghĩa nhưng tên gọi thì không giống nhau. Nay, trước hết nói rõ quả chỉ có một tự có bốn thứ nghĩa trùng lặp: 1. Khai mở chương môn quả chỉ có một; 2. Lặp lại chương môn quả chỉ có một; 3. Tạo ra bốn câu để giải thích quả chỉ có một; . Tổng kết quả chỉ có một. Nay nói “vì sao nói chư Phật Thế Tôn chỉ vì một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời” là trước hết khai mở chương môn quả chỉ có một. “Xá-lợi-phất, sao gọi là chư Phật” trở xuống là trình bày sự giải thích chương môn và lặp lại quả chỉ có một. “các đức Phật muốn khiến chúng sanh khai mở tri kiến Phật” trở xuống là chính tạo ra bốn câu nhằm hiểu rõ quả chỉ có một. Bốn khai, thị, ngộ, nhập nếu người hiểu rõ thì bốn câu này tuy hổ tương nhưng có sự bất đồng. Có người giải thích rằng: Thời biệt giáo của ba thừa là khai; thời giáo ba nhã gọi là thị; nói kinh Vô lượng nghĩa gọi là ngộ; nói kinh Pháp Hoa gọi là nhập. Tri kiến gọi là quả vị Phật tức đồng nắm bắt vạn hạnh mà làm đạo tri kiến. Cách giải thích này cũng được. Nay, pháp sư Quang Trạch giải thích rằng: Tri kiến tức chỉ cho một chúng sanh sẽ thành Phật trong tương lai, chúng sanh từ xưa vốn đã có quả tương lai này, nhưng vì từ xưa đến nay do năm thứ ô trược gây chướng ngại nên không thể kham nhận nghe pháp Đại thừa để thành tựu Phật quả. Quả hiện tại này có nghĩa bị đóng kín. Ngày nay do phát khởi căn cơ Đại thừa nên năm thứ ô trược không thể nào gây chướng ngại được. Do vậy mà nay mới nghe kinh giáo nên nói “chúng sanh đều sẽ thành Phật”. Đây tức là nghĩa Khai. Nói “chỗ thực hành hạnh của ba thừa xưa kia đều là một hạnh của Phật quả; chúng sanh nghe lời nói này tức sanh khởi Văn tuệ”. Tức nói đến nghĩa Thị (chỉ ra) tri kiến. Lại nữa, người của ba thừa cùng tư duy về thọ lượng: từ xưa đến nay là phương tiện, nay một nhân một quả là chơn thật. Chúng ta ở đời vị lai sẽ được hiểu sâu sắc lý này của Phật. Lúc ấy tức phát sanh Tư tuệ gọi là Ngộ. Lại cùng nhau tự biết an trú nơi quả vị chưa tột cùng lại thực tập các hạnh tu đạo đối trị vô lậu để đoạn trừ trụ địa vô minh phiền não. Lúc ấy tức sanh khởi Tu tuệ gọi là Nhập vào tri kiến của Phật. Pháp sư Quang Trạch khéo giải thích bốn câu này tức gom nghĩa nhân quả để nói rõ bốn câu. Tuy nhiên, bốn câu này có nghĩa dần dần đoạn trừ. Ban đầu nói khai mở là đối với căn cơ nông cạn này nên như trước lược nói khai mở ba thừa hiển thị một thừa để dần dần biểu thị rõ nghĩa một quả thọ mạng lâu dài. Đây là nghĩa khai. Lại như nói rộng khai mở ba thừa và hiển thị một thừa khiến chúng sanh biết rõ nghĩa một quả thọ mạng lâu dài. Đây là nghĩa Thị (chỉ rõ). Lại như sau lược nói rõ khai mở gần và hiển thị xa khiến chúng sanh biết thọ mạng lâu dài của Như Lai. Đây là nghĩa “Ngộ”. Lại như sau rộng nói thọ mạng lâu dài phân thân khắp mười phương khi ẩn khi hiện để độ người trải qua nhiều thời kỳ, chúng sanh khi ấy cùng nhau nắm bắt nhân “đồng quy” mà cầu một quả vị Phật. Các hạnh tu học này tức là nghĩa Nhập.

“Xá-lợi-phất, chư Phật chỉ vì một sự nhân duyên lớn mà hiện ra nơi đời” tức là phần kết luận “quả chỉ có một” “Phật bảo Xá-lợi-phất, chư Phật Như Lai chỉ giáo hóa Bồ-tát” là phần nói rõ người chỉ có một. “các điều chư Phật làm thường chỉ một sự việc” là phần nói rõ nhân chỉ có một. Nói rõ tu nhân này vì tri kiến Phật cho nên nói “chỉ lấy tri kiến Phật chỉ rõ và giác ngộ cho chúng sanh. “Xá-lợi-phất, Như Lai chỉ dùng một Phật thừa vì chúng sanh mà thuyết pháp” trở xuống là nói rõ giáo chỉ có một. Trong phần giáo chỉ có một này gồm có hai phần: 1. Nói rõ giáo chỉ có một; 2. Từ “Xá-lợi-phất tất cả pháp của mười phương chư Phật cũng như vậy” là dẫn ra đạo của chư Phật đều giống nhau.

“Xá-lợi-phất, chư Phật trong quá khứ” trở xuống là nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa của chư Phật trong quá khứ. Từ đây trở xuống nói ba đời Phật với sáu nghĩa trên chỉ có hai nghĩa tức chỉ cho việc khai mở ba thừa và hiển thị nhất thừa chứ không có bốn nghĩa kia. Nay trước hết nói lên việc khai mở ba thừa. “pháp ấy đều là một Phật thừa” trở xuống là nói rõ hiển thị nhất thừa. Từ đây trở xuống ba đời Phật đối với việc hiển thị nhất thừa theo thông lệ chỉ có một”. Ban đầu nói “pháp ấy chỉ là một Phật thừa” tức nói rõ giáo chỉ có một. “các chúng sanh ấy từ Phật nghe pháp rốt ráo” là chỉ cho người chỉ có một. “đều đạt được nhất thiết chủng trí” là nói lên quả chỉ có một. Ở đây do lược nêu không tụng “nhân chỉ có một”.

“Xá-lợi-phất, các đức Phật ở vị lai” trở xuống là nói rõ chư Phật tương lai trước nói ba thừa, sau nói một thừa. Trong đây cũng chỉ có hai nghĩa: khai mở ba thừa và hiển thị một thừa. Nay trước tiên nói lên việc khai mở ba thừa. Còn từ “pháp ấy đều là một Phật thừa” tức hiển thị một thừa. Trong đây cũng chỉ có ba và một. Nay nói “pháp ấy đều là một Phật thừa” cho nên giáo cũng chỉ có một. “Các chúng sanh ấy, từ chư Phật nghe pháp rốt ráo” là nói đến người chỉ có một. “Đều đạt được Nhất-thiết-chủng-trí” là nói lên quả chỉ có một và ở đây cũng không đề cập đên nhân chỉ có một.

“Xá-lợi-phất, hiện tại có mười phương vô lượng trăm ngàn đức Phật” trở xuống là rộng nói chư Phật trong hiện tại cũng trước khai mở ba thừa và sau hiển thị một nghĩa. Trong đây chỉ có hai nghĩa tức là khai mở ba thừa và hiển thị một thừa. Pháp môn Phật trong hiện tại này để chứng minh trước khai mở ba thừa và sau hiển thị một thừa của đức Thích Ca. Vì cớ gì? Nay, đồng với mười phương Phật trong hiện tại còn có trước khai mở ba thừa, sau hiển thị nhất thừa huống hồ đức Thích Ca xuất hiện ở đời với năm thứ ác trược nhưng lại không có trước khai mở ba thừa sau hiển thị một thừa ư! Xét trong pháp môn của Phật ở hiện tại này có ba đoạn: 1. từ “Xá-lợi-phất” đến câu “có nhiều lợi ích an vui cho chúng sanh” là nói rõ ý: Trước khai mở ba thừa và sau hiển thị nhất thừa của Phật trong hiện tại; 2. Từ “các đức Phật ấy cũng dùng vô lượng, vô số phương tiện” trở xuống chính là nói rõ khai mở ba thừa và hiển thị một thừa; 3. Nêu lên người chỉ có một quả chỉ có một để tổng kết thành tựu.

“Xá-lợi-phất, mười phương vô lượng trăm ngàn chư Phật trong hiện tại” trở xuống là trước hết nói rõ việc khai mở ba thừa. Kế đến từ “pháp ấy đều là một Phật thừa” trở xuống là hiển thị một thừa. Trong đây chỉ có ba ý: 1. “Pháp ấy đều là một Phật thừa” là nói lên giáo chỉ có một; 2. “Các chúng sanh ấy từ Phật nghe pháp rốt ráo” là nói lên người chỉ có một; 3. “Đều đạt được nhất thiết chủng trí” tức là nói lên quả chỉ có một và ở đây cũng không nói lên nhân chỉ có một.

Từ “Xá-lợi-phất, chư Phật ấy chỉ giáo hóa Bồ-tát” trở xuống là nói người chỉ có một và quả chỉ có một để kết thành nghĩa của Phật trong hiện tại.

“Xá-lợi-phất, ta nay cũng như vậy” tức thuộc phần Văn Trường hàng nói trong việc dùng pháp để diễn thuyết vốn có hai phần. Từ trên trở lại đây rộng nói rõ sự khai mở ba thừa và hiển thị một thừa của chư Phật tức là mở rộng phần trường hàng ở đầu phẩm trên khen ngợi hai trí của chư Phật cho đến trong kệ trước dựa theo chư Phật hiển thị nghĩa một thừa đã xong. Từ đây trở xuống, là rộng nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa của Phật Thích Ca. Đây tức là mở rộng đầu, phẩm trên, trong Văn Trường hàng khen ngợi hai trí của Phật Thích Ca cho đến trong kệ căn cứ vào nghĩa khai mở ba thừa của Phật Thích Ca. Xét trong phần này nêu lên Phật Thích Ca chỉ có năm nghĩa: 1. Nói rõ việc khai mở ba thừa; 2. Nói rõ việc hiển thị một thừa; 3. Nêu lên năm thứ 28 ác trược để giải thích trước khai mở ba thừa và sau hiển thị một thừa; . Phân biệt rõ đúng sai để thúc đẩy niềm tin; . Nói rõ lời không hư vọng. Do vì trong văn lược nên không nêu lên nghĩa “khen ngợi pháp hiếm có” trong phần kệ tụng dưới mới có nghĩa này. Do vậy mà quyết định biết rõ phần nói một vị Phật đều đầy đủ có sáu nghĩa nhưng văn cú tùy theo trong quá trình diễn thuyết mà nêu lên có trước sau.

“Ta nay cũng lại như vậy” trở xuống là nói rõ nghĩa khai mở ba thừa. “Có nhiều loại” là muốn nói lên Như Lai ban đầu khai mở giáo ba thừa khiến cho mỗi loài đều được an vui. “Tâm chấp trước sâu xa” là nói rõ khả năng thực hành công hạnh. “Tùy bản tánh của họ” là nói rõ nghiệp tích tập trong quá khứ của chúng sanh không giống nhau.

“Xá-lợi-phất, như đây đều đạt được một Phật thừa” trở xuống là nêu lên nghĩa hiển thị một thừa. Xét trong phần này chỉ có ba ý “chỉ có một” và lược bỏ ý “người chỉ có một”. Nay nói “như đây đều đạt được một Phật thừa” là nói rõ giáo chỉ có một. “Nhất thiết chủng trí” là nêu lên quả chỉ có một. “Xá-lợi-phất, mười phương chư Phật còn không có hai thừa huống gì có ba” là nói rõ nhân chỉ có một. Nói “còn không có hai thừa” là nói không có riêng hành sáu độ của Bồ-tát hoặc Bích-chi Phật huống hồ là có Thanh-văn thừa. Do vậy biết rõ chỉ có một Phật thừa này tức là nói rõ nghĩa của nhân chỉ có một.

“Xá-lợi-phất, chư Phật xuất hiện ở đời ác năm trược” trở xuống là nêu lên nghĩa năm thứ nhơ uế trong cõi đời này nhằm giải thích ý: trước khai mở ba thừa và sau hiển thị một thừa của đức Thích Ca. Nên biết chỉ vì ở đời năm thứ nhơ uế này mà không thể ban đâu hiển thị một thừa giáo. Nói rõ năm thứ nhơ uế này tự có bốn đoạn: 1. Tổng quát nêu lên năm thứ nhơ uế; 2. Liệt kê tên gọi năm thứ nhơ uế; 3. Nói rõ nghĩa nhơ uế; . Giải thích và kết luận.

Nay nói “Xá-lợi-phất, chư Phật xuất hiện trong đời gồm năm thứ nhơ uế là tổng quát. Từ nghĩa “kiếp nhơ uế, phiền não nhơ uế” trở xuống là thứ tự liệt kê tên gọi của năm thứ nhơ uế. “Như vậy, Xá-lợiphất, khi kiếp nhơ uế loạn” trở xuống là nói rõ nghĩa nhơ uế. “Chư Phật dùng lực phương tiện đối với một Phật thừa” trở xuống là giải thích ý” trước khai mở ba thừa và sau hiển thị một thừa”. Năm thứ nhơ uế này chính là kiếp sống nhơ uế, phiền não nhơ uế, chúng sanh nhơ uế, cách nhìn nhơ uế, mạng sống nhơ uế. Nhơ uế có nghĩa là sự xấu ác tạp loạn. Năm thứ nhơ uế này chính chỉ là phiền não nhơ uế và cách nhìn (kiến giải) nhơ uế. Trong mười kiết sử, thì năm thứ độn sử gọi là phiền não nhơ uế, năm thứ lợi sử là cách nhìn nhơ uế. Hai loại này tức là chánh

thể của sự nhơ uế. Những thứ còn lại là tướng của sự nhơ uế theo đó mà luận ra. Cách nhìn nhơ uế và phiền não nhơ uế là nhân của sự nhơ uế. Mạng sống nhơ uế là quả báo của sự nhơ uế. Chúng sanh nhơ uế là nhân thực hành sự nhơ uế. Nếu được làm người sống trong kiếp nhơ uế thì gọi là thời tiết nhơ uế. Kiếp này vốn không có thể riêng biệt nhưng vì trong thời tiết có bốn loại nhơ uế này cho nên mới trở thành kiếp nhơ uế. Như năm này, không có lương thực để ăn thì gọi là năm đói, năm không phải là nghĩa đói khát. Kiếp nhơ uế cũng lại như vậy.

Nói năm thứ độn sử là phiền não nhơ uế nghĩa là năm độn sử này tung hoành thi đua nhau khởi lên làm nhơ uế, hôn mê người tu hành, chúng sanh do phiền não làm nhân nên ở trong đó mê loạn thọ sanh không thể quyết định, luân hồi trong ba cõi, qua lại sáu đường rối loạn thọ sanh. Tuy nhiên, chúng sanh là chủ nhân của sự nhơ uế. Năm cách nhìn là thấy nhơ uế. Năm cách nhìn lấy thân làm gốc gọi là thân kiến. Thân kiến một khi sinh ra thì các kiến khác đua nhau khởi theo mê loạn chơn chánh nên gọi là nhơ uế. Mạng nhơ uế lại chính là quả báo nhơ uế. Thành Thật luận nói “sáu người và sáu thức được tương tục chuyển sanh gọi là mạng. Do có phiền não làm nhân mà sanh ra ở trong ba cõi. Do mạng sống có ngắn có dài tạp loạn vô cùng nên gọi là mạng sống nhơ uế”.

Năm thứ nhơ uế này vốn đã làm chướng ngại căn cơ nhất thừa nên đại khái phân định thành ba loại năm thứ nhơ uế. Nếu là năm thứ nhơ uế thượng phẩm thì tức là năm thứ nhơ uế thuộc hàng Kiến đế. Nếu là trung phẩm thì năm thứ nhơ uế thuộc tư duy. Nếu là hạ phẩm thì năm thứ nhơ uế thuộc tập khí. Năm thứ nhơ uế thuộc ba loại này đều là chướng ngại của căn cơ nhất thừa.

Hỏi: Năm thứ nhơ uế của ba loại này đều là chướng ngại đối với căn cơ nhất thừa. Ngoại phàm phu đều có đủ năm thứ nhơ uế thuộc ba loại này tức là không thích hợp nghe nói kinh Pháp Hoa, cũng không tương ưng có căn cơ Đại thừa. Năm thứ nhơ uế thuộc tư duy cũng gây chướng ngại căn cơ nhất thừa tức bảy hạng người Hữu học cũng không thích hợp có căn cơ nhất thừa và không thể kham nhận nghe thuyết kinh Pháp Hoa. Năm thứ nhơ uế thuộc tập khí lại gây chướng ngại cho căn cơ nhất thừa, tức La-hán có tập khí cũng không thích hợp có căn cơ nhất thừa và không thể kham nhận nghe thuyết kinh Pháp Hoa?

Đáp: Như tụng này nói đại loại đều có căn cơ Đại thừa từ kiếp trước của họ. Người có nhân duyên với Đại thừa mạnh tuy có năm thứ nhơ uế thuộc ba loại trên nhưng không thể gọi là chướng ngại vì họ đã gieo trồng căn duyên Đại thừa trong quá khứ. Nếu người có duyên Đại thừa yếu kém mặc dù chỉ có năm thứ nhơ uế thuộc tập khí mà vẫn có thể gây chướng ngại. Nay nói rõ nghĩa chính là căn cứ ở sự tu tập từ quá khứ để bàn luận. Các phàm phu v.v… tuy có đầy đủ năm thứ nhơ uế thuộc ba loại trên nhưng gieo trồng thiện căn trong quá khứ mạnh mẽ nên năm thứ nhơ uế này không thể gây chướng ngại cho họ. Do đó họ có căn cơ nhất thừa phát khởi và kham nhận nghe kinh Pháp Hoa. Người Hữu học và Vô học cũng như vậy. Nhân duyên tích tập về Đại thừa trong quá khứ yếu kém nên tuy thực hành các hạnh để đoạn trừ kiết sử nhưng tập khí vẫn còn cho nên làm chướng ngại căn cơ nhất thừa khiến nó không có khả năng phát khởi được.

Hỏi: Nếu đều do nhân duyên tích tập Đại thừa trong quá khứ thì đâu liên quan gì đến năm thứ nhơ uế làm chướng ngại?

Đáp: Nay mượn một thí dụ để hiển bày nghĩa chướng ngại căn cơ. Vì sao? Như người thường có bệnh ốm yếu, nếu cho người này ăn uống đầy đủ, tùy thời mà cho mặc áo ấm áp vừa ý thì rõ ràng bệnh này tuy luôn luôn có mà không thể gây hại. Nhưng nếu khiến người này thường ăn uống không đủ, áo mặc thiếu thốn đưa đến lạnh lẽo thì bệnh ngày xưa, đến lúc này sẽ được tiện lợi phát triển. Sự hội hợp trong tâm cũng như vậy. Nếu được thức ăn thiện căn thì có thể đẩy lùi bệnh phiền não khiến nó tuy có mà không phát khởi, nhưng khi thiện căn đã yếu kém thì bệnh thuộc năm thứ nhơ uế sẽ là chướng ngại cho căn cơ nhất thừa. Tuy nhiên chướng có ba loại: Đối chướng, chướng đã hàng phục và chướng tùy thời. Nay nói năm thứ nhơ uế gây chướng ngại căn cơ nhất thừa chính là nói rõ chướng tùy thời. Đây là nói tùy lúc mà bị chướng ngại.

“Xá-lợi-phất, nếu đệ tử của ta tự cho mình là A-la-hán” trở xuống là phần nói rõ nghĩa phân biệt chơn thật và giả dối khuyến khích chúng sanh phát khởi tín tâm. Người được khuyến khích này tức thuộc hạng người đã thoát ra khỏi hàng phàm phu. Trong phần này gồm có hai đoạn: 1. Phân biệt sự chân thật và giả dối; 2. Từ “ngoại trừ sau khi Phật diệt độ” trở xuống chính là nói rõ việc khuyến khích chúng sanh phát khởi tín tâm.

Trong hai đoạn này, mỗi đoạn tự có ba nghĩa nối tiếp nhau. Trong đoạn một có ba nghĩa: Nói rõ chẳng phải chơn thật, nói rõ sự giả dối, nêu ra A-la-hán để so sánh giải thích. “Nếu đệ tử của ta tự cho mình đã chứng A-la-hán và Bích-chi Phật” tức nói rõ đó chẳng phải chơn thật. “Xá-lợi-phất” trở xuống tức nói rõ người này là giả dối. Tại sao nói chẳng phải chơn thật, nay lại nói rõ là giả dối? Vì La-hán là quả tăng thượng, nhưng người ấy chưa chứng quả A-la-hán mà tự cho mình đã chứng tức đối với trong pháp tăng thượng sanh khởi tự cao cho nên nói là tăng thượng mạn. “Vì sao như vậy” trở xuống là nêu ra chơn thật Lahán để so sánh giải thích sự giả dối ở trên. Nếu thực sự đã chứng quả La-hán mà không tin sự khai mở pháp ba thừa và hiển thị đồng quy nhất thừa thì không có điều này. Nên biết nếu người thực sự đạt được La-hán thì đối với năm thứ phương tiện sớm đã hiểu rõ các thiện phương tiện đều cùng trở về nhất thừa. Nhưng ở trên ông nói đắc La-hán mà không hiểu lý đồng quy thì phải biết người này chẳng phải chơn thật La-hán.

“Trừ sau khi Phật diệt độ” trở xuống chính là đoạn hai khuyến khích chúng sanh phát khởi tín tâm. Phần này cũng có ba nghĩa nối tiếp nhau: 1. Khuyến khích chúng sanh phát khởi tín tâm; 2. Giải thích ý “khuyến khích chúng sanh phát khởi lòng tin”; 3. Giải thích tâm nghi của chúng sanh.

“Trừ sau khi Phật diệt độ” nghĩa là Phật đã diệt độ; Phật trước đã qua, Phật sau chưa xuất hiện. Ở trong khoảng trung gian này, nếu có người chỉ ở trong đời không có Phật mà tu hành chứng đạt A-la-hán trải qua trăm ngàn thời đều không có Phật vì La-hán này nói kinh Pháp Hoa, chỉ rõ vạn thiện đồng quy thì người này lẽ nào không hiểu? Đây chính là khuyến khích sanh khởi tín tâm. Nói “Phật còn tại thế thì có thể vì ông nói lý đồng quy nhưng nếu Phật đã diệt độ thì ai là người sẽ vì ông nói pháp đồng quy của kinh Pháp Hoa! Ông nay nên nhân lúc Phật còn ở đời mà phát khởi tâm tin ưa thọ trì pháp đồng quy”. Đây là dựa theo Giáo mà nói. Nếu căn cứ vào lý mà bàn thì bất luận có Phật hay không có Phật thì người ấy vẫn tự nhiên hiểu rõ. Thuở xưa, chúng sanh do không tự mình hết lòng tin tưởng mà tự cho rằng Phật tuy diệt độ nhưng đệ tử của ngài vẫn hiểu Pháp Hoa, vì thế sau khi Phật diệt độ tự có người sẽ nói cho ta nghe pháp đồng quy này.

Từ “vì sao như vậy” trở xuống là Phật giải thích sự chấp chặt này để nói. Sở dĩ khuyên ông nhân lúc Phật còn ở đời nên tin tưởng thọ nhận là bởi vì sau khi Phật diệt độ, trong đời ác nhiều nạn mà thọ trì đọc tụng kinh Pháp Hoa như vậy thì người ấy khó mà đạt được nghĩa này cho nên ông nay phải nên tin tưởng thọ nhận. Tuy nhiên, chúng sanh trong nghĩa này nói vẫn còn chưa chịu tin Phật. Như nói: “Sau khi Phật diệt độ, có người thọ trì kinh này, vì ta mà nói pháp khó được thì ta sẽ nhập vào vô dư Niết-bàn”.

Từ “Nếu gặp Phật khác” trở xuống là Phật giải thích nghi này

mà nói “nếu gặp Phật khác ở trong pháp này mà được hiểu rõ”. Ý này chính là nói nếu người đã chứng quả A-la-hán thì chủ yếu nghe Như Lai thuyết kinh Pháp Hoa này mà biết vạn thiện đồng quy rồi sau đó mới được nhập Niết-bàn. Nếu không nghe lý đồng quy của kinh Pháp Hoa thì rốt cùng không thể nhập Niết-bàn. Nếu A-la-hán trong đời nay không gặp Thích Ca nói kinh Pháp Hoa thì ở đời vị lai cần gặp đức Phật khác, ở trong giáo của Pháp Hoa được nghe vạn thiện đồng quy mới được nhập Niết-bàn, chứ không có người ở khoảng trung gian kia mà nhập Niết-bàn tức chỉ cho chúng sanh nghe lời nói này của Phật mà tin tưởng thọ nhận. Nếu như đây thì chúng ta tức thời tin tưởng thọ nhận chứ tại sao phải đợi đến khi gặp đức Phật khác mới tin tưởng thọ nhận? Vì khiến A-la-hán sẽ tự vượt thoát ra khỏi hàng phàm phu không hết lòng tin tưởng nên cùng tin tưởng thọ nhận.

“Xá-lợi-phất, các ông phải nên một lòng tin hiểu thọ trì lời nói của Phật” trở xuống là phần nói rõ nghĩa không hư vọng để ngăn chặn tâm huỷ báng của chúng sanh. Trong phần này có ba ý: 1. Nói rõ sự khuyên bảo nên tin tưởng; 2. Từ “chư Phật Như Lai” trở xuống là nói lên sự không hư vọng; 3. Từ “không có thừa khác” trở xuống là nêu lên sự tin tưởng vào pháp để tổng kết việc khuyên bảo.

“Bấy giờ, nói kệ rằng” trở xuống là phần thứ hai kệ tụng sau đoạn trường hàng thuộc pháp thuyết. Trong phần kệ gồm có một trăm mười bốn hàng chính tụng lại Văn Trường hàng ở trên. Trong phần Văn Trường hàng vốn có hai phần: duyên khởi và phần chánh pháp thuyết khai mở môn phương tiện chỉ ra tướng chân thật. Nay nói đến một trăm mười bốn hàng kệ cũng được phân làm hai đoạn. Ban đầu có bốn hàng một câu tụng phần Văn Trường hàng trước tức phần duyên khởi. Sau đó, có một trăm lẻ chín hàng ba câu kệ tụng lại phần Văn Trường hàng ở trên tức phần chánh pháp thuyết. Trong phần duyên khởi cũng có hai ý: 1. Phật hứa khả sẽ nói nghĩa đồng quy; 2. Xá-lợi-phất thọ nhận ý chỉ của Phật. Nay trong bốn hàng kệ một câu chỉ nêu lên sự hứa khả của Phật chứ không có nêu lên việc Xá-lợi-phất thọ nhận tôn chỉ. Tuy nhiên, trong phần Phật hứa khả vốn có bốn trùng nghĩa: 1. Hứa khả thuyết pháp; 2. Chỉ bảo; 3. Chọn lọc chúng; . Khen ngợi chúng để tổng kết sự hứa khả chỉ bảo. Tuy nhiên, ở đây không tụng ba nghĩa trước mà chỉ nêu lên nghĩa thứ tư.

Nay, trong bốn hàng kệ một câu được phân làm hai đoạn. Ba hàng rưỡi kệ đầu không tụng lại phần Văn Trường hàng hiển bày việc khen ngợi người ở lại là đúng, mà trước tiên tụng người bỏ đi là sai. Nếu không có sai thì không có hiển thị đúng cho nên trước tiên nói rõ người bỏ đi là sai. Ba câu kế tiếp là chính tụng vì sao được biết không tụng lại phần Văn Trường hàng? Vì ở phần chọn lọc chúng ở trên chính là sau khi Phật Niết-bàn các nhà kết tập trình bày liệt kê các sự việc xảy ra lúc ấy mà thôi! Tại sao nay Phật lại nêu lên lời nói của nhà soạn kinh ư! Nếu như vậy cớ gì tương tợ nhau? Vì hai người đều nêu ra sự việc trong quá khứ há lại không tương tợ nhau!

Tụng nói: “Nơi giới có khuyết lậu” là nếu phạm một giới gọi là khuyết, phạm đầy đủ giới tức gọi là lậu. Lậu đi vào dòng sanh tử. “Hà tỳ” nghĩa là rạn nứt. Hà là nứt bên ngoài, tỳ là rạn bên trong, ý nói lầm lỗi từ trong ra ngoài. Bên trong thật sự phạm giới nhưng bên ngoài uy nghi thận trọng nên nói “Tiếc giữ tội quấy mình” “chúng này không có cành, lá” đến “Xá-lợi-phất, khéo lắng nghe” thuộc ba câu chính là phần chánh tụng nêu lên việc khen ngợi chúng và tổng kết phần Phật hứa khả chỉ bảo. Trong phần này vốn có ba ý: khen ngợi người có căn cơ ở lại, nói rõ người không có cơ duyên bỏ đi, và tổng kết lời hứa khả chỉ bảo. Nay có hai câu tụng ý khen ngợi người ở lại có cơ duyên. “Xálợi-phất khéo lắng nghe” là một câu tụng phần tổng kết lời hứa khả chỉ bảo, và lược không tụng ý “người không có cơ duyên phải bỏ đi”.

Từ “Pháp của các Phật được” trở xuống gồm một trăm lẻ chín hàng ba câu tụng lại phần Văn Trường hàng pháp thuyết ở trên. Nhưng phần này ở trường hàng vốn có hai ý: 1. Căn cứ ở chư Phật rộng nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa; 2. Căn cứ ở Phật Thích Ca để rộng nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa. Nay, một trăm lẻ chín hàng ba câu kệ này cũng được phân làm hai. Ban đầu có bảy mươi ba hàng một câu tụng việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của chư Phật. Sau từ “nay ta cũng như vậy” trở xuống ba mươi sáu hàng rưỡi kệ tụng việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của Phật

Thích Ca. Nhưng ở văn trên phần nói rõ chư Phật ở gồm có bốn ý: 1. Tổng nói việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa của chư Phật; 2. Nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của chư Phật trong quá khứ; 3. Nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của chư Phật trong tương lai; . nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa của chư Phật trong hiện tại. Nay, bảy mươi ba hàng kệ một câu cũng được phân làm bốn: 1. Ba mươi bốn hàng ba câu kệ tụng tổng quát chư Phật; 2. Từ “quá khứ vô lượng kiếp” trở xuống gồm có hai mươi bảy hàng rưỡi kệ tụng chư Phật trong quá khứ; 3. Từ “các Thế Tôn ở vị lai” trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng chư Phật trong tương lai; . Từ “chỗ cúng dường của trời, người” trở xuống bốn hàng rưỡi kệ tụng Phật trong hiện tại.

Văn trên nói tổng quát chư Phật vốn có bốn nghĩa: 1. Khen ngợi pháp hiếm có; 2. Nói rõ không có hư vọng; 3. Nói rõ việc khai mở ba thừa; . Nói rõ việc hiển bày một thừa. Nay ở kệ không tụng nghĩa “khen ngợi pháp hiếm có” và trong kệ này thêm có phần nêu ra năm thứ nhơ uế giải thích ý “trước khai mở ba thừa và sau hiển bày một thừa”.

Đầu tiên xét trong ba mươi bốn hàng ba câu cũng được phân làm bốn phần: 1. Mười hai hàng một câu tụng việc khai mở ba thừa của chư Phật; 2. Từ “Thanh-văn hoặc Bồ-tát” trở xuống mười một hàng kệ tụng việc hiển bày một thừa của chư Phật; 3. Từ “nếu ta gặp chúng sanh dùng Phật đạo dạy cả” trở xuống chín hàng rưỡi kệ tụng nghĩa chư Phật và tụng năm thứ nhơ uế để giải thích nghĩa “trước nói ba thừa và sau nói một thừa”. Phần này trong văn trường ở trên không có đề cập đến; . Từ “ta có lực phương tiện” trở xuống hai hàng nêu sự không hư vọng của chư Phật.

Nay phân tích thành các cặp câu như sau: Trong Văn Trường hàng liệt kê phần “không hư vọng” là phần thứ hai nhưng trong kệ đây nói đó là phần thứ tư. Văn cú đảo nghịch như vậy là vì muốn hiển bày sáu nghĩa vốn không có ý thứ tự. Trong Văn Trường hàng ở trên có xuất hiện việc khen ngợi pháp hiếm có nhưng nay trong kệ lược đi mà không nói tới. Trong phần Văn Trường hàng ở trên không có nêu ra năm thứ nhơ uế để giải thích nghĩa “trước khai mở ba thừa và sau hiển bày một thừa” nhưng nay trong kệ này có. Văn cú cùng nhau xen kẽ nêu ra, nên nghiệm biết trong phần nói một vị Phật đều có đủ sáu nghĩa. Ở văn trên nói tổng quát khai mở ba thừa của chư Phật gồm có ba đoạn: 1. Căn cứ việc khai mở ba thừa của chư Phật; 2. Nêu lên đức Thích Ca mà chưa giải thích việc khai mở ba thừa của chư Phật; 3. Trở lại tổng kết về chư Phật. Nay phần kệ chỉ tụng đoạn thứ nhất, không tụng hai đoạn kia. Văn Trường hàng đoạn thứ nhất tức “Việc khai mở ba thừa là phương tiện” nhưng trong kệ này rộng nói rõ năm thừa là phương tiện.

Dựa sát theo mười hai hàng một câu kệ cũng được phân làm hai: 1. Tám hàng ba câu kệ trước hết nêu giáo nghĩa của bốn thừa là phương tiện; 2. Từ “có Phật tử với tâm thanh tịnh” trở xuống ba hàng rưỡi kệ, riêng biệt nêu ra giáo nghĩa của Đại thừa Bồ-tát là phương tiện. Câu văn lần lượt nêu ra cho nên thích nghi phân làm hai. Lại nữa, trong tám hàng ba câu kệ nêu ra bốn thừa là phương tiện tự có hai đoạn: 1. Có năm hàng ba câu kệ trước hết tụng bốn thừa giáo; 2. Từ “ta nói phương tiện ấy” trở xuống ba hàng kệ tụng việc khai mở phương tiện. Điều này nói rõ xưa kia sở dĩ có bốn thừa giáo là đều vì chỉ nói phương tiện. Lại nữa, trong hai đoạn này, mỗi đoạn có hai phần: Đoạn đầu có bốn hàng một câu tụng giáo hai thừa tức là trời và người và kế đến có một hàng rưỡi kệ tụng giáo hai thừa khác tức Thanh-văn và Bích-chi Phật.

Lại xét trong bốn hàng kệ một câu gồm có bốn ý: 1. “Chỗ đắc pháp của chư Phật” trở xuống ba câu tụng trong Đại thừa lìa khỏi hai thừa Trời Người; 2. “Chỗ niệm tâm của chúng sanh” trở xuống một hàng tụng căn tánh của chúng sanh không giống nhau; 3. “Phật biết rõ” trở xuống một hàng tụng việc tùy nghi nói pháp chẳng phải một; . “Hoặc nói Tu-đa-la trở xuống một hàng rưỡi kệ rộng nêu lên giáo chẳng phải một tức là chín bộ kinh. Từ “kẻ có căn tánh ám độn ưa thích pháp nhỏ” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ là nêu ra giáo nghĩa hai thừa tức Thanh-văn và Bích-chi Phật. Người hai thừa này chưa hẳn đều là kẻ thấp kém nhưng vì chê trách tâm ngắn ngủi, hẹp hòi của họ nên nói là độn căn (căn tánh thấp kém).

Hỏi: Ở trên nói nếu người gặp khổ thì chán ghét lão, bệnh, tử nhưng nay cớ gì nói tham trước đối với sanh tử? Điều này tức trước sau trái ngược nhau chăng?

Đáp: Có ba cách giải thích: 1. Sanh tử có hai loại: Phân đoạn sanh tử của ba cõi và biến dịch sanh tử thuộc vô minh trụ địa bên ngoài ba cõi. Cái khổ của phân đoạn kết hợp thống thiết khiến tâm nhàm chán hiển hiện ra. Cái khổ của biến dịch so với khổ của phân đoạn thì vi tế, nhưng ba thừa giáo xưa kia không nói có khổ của vô minh trụ địa. Giáo nghĩa xưa kia không nói có khổ sanh tử này thì đối với khổ ấy không có tâm nhàm chán cho nên nói tham trước; 2. Ban đầu, quả Tuđà-hoàn v.v… nếu đứng trên lãnh vực cầu đạo mà luận thì gặp khổ nên sanh nhàm chán lão, bệnh, tử vẫn còn có sự luyến ái về vợ con. Đây tức là tham đắm vào sanh tử. Hai cách giải thích này nên tùy ý mà áp dụng vào điều đó. Giải thích thứ ba nói rằng trong căn cơ có sự nhàm chán phàm tình tức có tham trước.

“Ta nói phương tiện ấy” trở xuống gồm ba hàng chính là đoạn hai trong tám hàng ba câu, khai mở giáo phương tiện này. Trong đoạn này cũng có hai phần: 1. “Ta nói lên phương tiện này” xuống hai hàng kệ tụng khai mở giáo ba thừa của Thanh-văn và Duyên-giác ở trên là phương tiện; 2. Nói “chín bộ pháp này của ta” xuống một hàng kệ tụng ngược lên giáo hai thừa: trời và người ở trên cũng là phương tiện cho nên nói là kinh của trời, người,v. v… Do căn bản vốn là Đại thừa cho nên nói “nhập Đại thừa làm làm gốc vì thế cho nên nói kinh này”.

“Có Phật tử tâm thanh tịnh” trở xuống gồm ba hàng rưỡi kệ riêng tụng người Đại thừa trong ba thừa. Trong giáo cũng có hai phần: 1. Một hàng rưỡi kệ trước hết tụng người và giáo Đại thừa ở trong ba thừa. Nói giáo Đại thừa này tức là Đại thừa của ba thừa xưa kia chẳng phải là Đại thừa của ngày nay; 2. Hai hàng kệ chính là khai mở phương tiện này và gồm có hai phần: Ban đầu từ “Ta thọ ký người như vậy” trở xuống một hàng rưỡi kệ là lược thọ ký thành Phật sau từ “Phật biết tâm hành kia trở xuống nữa hàng chính là khai mở phương tiện ấy. Phật biết tâm hành kia là nói lên người Đại thừa trong ba thừa.

“Thanh-văn hoặc Bồ-tát” trở xuống gồm mười một hàng kệ tụng tổng quát chư Phật hiển thị một thừa. Trong đoạn này có bốn ý: 1. Quả chỉ có một; 2. Người chỉ có một; 3. Nhân chỉ có một; . Giáo chỉ có một. Tuy nhiên, nay do lược mà không tụng ý phần thứ ba tức “nhân chỉ có một” và cũng không tụng theo thứ tự. Nay nói, “Thanh-văn hoặc Bồ-tát” trở xuống một hàng kệ tụng “người chỉ có một”. “Trong mười phương chư Phật chỉ có một thừa pháp” trở xuống một hàng rưỡi kệ tụng Giáo chỉ có một. Nói “Trí tuệ của Phật” trở xuống gồm tám hàng rưỡi kệ tụng quả chỉ có một.

Căn cứ trong tám hàng rưỡi kệ này tự khai mở ba đoạn. 1. “Tin trí tuệ của Phật” trở xuống một thuộc ba câu kệ trước nói rõ khi Phật chưa xuất hiện ở đời, ý muốn vì chúng sanh nói một quả Đại thừa không muốn cho quả Tiểu thừa; 2. Từ “như chỗ đắc pháp ấy định tuệ lực trang nghiêm” trở xuống bốn hàng ba câu kệ chính là nói rõ từ khi Phật ra đời đến nay đều muốn chỉ cho chúng sanh quả nhất thừa; 3. Từ “Xá-lợiphất nên biết ta vốn lập thệ nguyện” trở xuống hai hàng tụng khi Như Lai còn hành đạo Bồ-tát đã muốn đem quả Đại thừa giáo hóa chúng sanh. Lại nữa, ba đoạn này thì đoạn trước sau không mở rộng, chỉ có mở ra ở đoạn thứ hai gồm có bốn nghĩa nối tiếp nhau: 1. Từ “như chỗ đắc pháp của Phật” trở xuống gồm ba câu Phật muốn dùng quả Đại thừa giáo hóa chúng sanh. 2. Từ “tự chứng đạo vô thượng” trở xuống một hàng rưỡi kệ giải thích ý đức Phật ra đời vì muốn đem quả Đại thừa cho chúng sanh. Nếu ta mến tiếc quả lớn này thì ta là người keo kiệt, tham lam. Vì chúng sanh không có cơ duyên nhận lãnh quả lớn này cho nên trước tiên phải nói giáo ba thừa. Nhưng đại chúng lúc ấy sanh tâm nghi ngờ Phật, tại sao lại đem quả báo lớn cho chúng sanh và ai mà tin tưởng lời nói ấy của Phật!; 3. Từ “nếu người quay về tin tưởng ở Phật” trở xuống một hàng rưỡi kệ là dẫn ra người có duyên vượt trội để chứng minh. Ông nói không có người tin tưởng là tự có người tin Tam bảo nói Phật không có luống dối. Những người này tin Phật thường muốn đem quả lớn cho chúng sanh. Lúc đó trong đại chúng sanh nghi mà nói “nếu đều không có người tin tam bảo thì ai sẽ lại tin Phật?”; . Từ “Ta lấy tướng thân đoan nghiêm” xuống một hàng kệ nói rõ đức Phật đem tướng tốt và công đức tự thân để chứng minh việc Ngài đem quả lớn cho chúng sanh là không hư vọng. Nếu là người không có oai đức thì dung nghi có thể không là Phật thật. Ngược lại đã vốn như hình tướng này thì sao xuất ngôn không thật!

“Nếu ta gặp chúng sanh” trở xuống gồm chín hàng rưỡi kệ chính là tụng nghĩa tổng quát chư Phật và nêu ra năm thứ nhơ uế. Nghĩa này trong Văn Trường hàng không đề cập đến. Căn cứ trong phần này gồm có ba đoạn: 1. “Nếu là gặp chúng sanh” đến “giáo hóa thành Phật đạo” xuống một hàng kệ nói rõ Phật vì chúng sanh năm trược nên ra đời nhưng không thể ngay lập tức nói ý Đại thừa; 2. Sáu hàng kệ nêu ra thể của năm thứ nhơ uế; 3. Từ “Thế nên Xá-lợi-phất xuống hai hàng rưỡi là tụng kết Phật vì chúng sanh đời năm trược mà xuất thế để nói ý nhỏ (ý Tiểu thừa). Trong ba đoạn này, thì đoạn trước sau không mở rộng. Đoạn chính giữa nêu ra năm thứ nhơ uế tức thành năm nghĩa nối tiếp nhau.

“Ta biết chúng sanh này” gồm có hai hàng kệ tụng chúng sanh nhơ uế “Thọ thai thân nhỏ” gồm một hàng tụng mạng sống nhơ uế. “Đi vào rừng rậm là kiến” trở xuống một hàng kệ tụng kiến giải nhơ uế. Trong sáu mươi hai tà kiến thì “ngã kiến” làm gốc. Ngoại đạo chấp “ngã” tức sắc là“ngã” và lìa sắc cũng là “ngã”. “Ngã” có mặt trong sắc và sắc có mặt trong “ngã”, cho đến trên hành ấm v.v… cũng như vậy. Bốn chấp trên năm ấm tạo thành hai mươi tà kiến. Do vậy, hiện tại có hai mươi tà kiến chấp chặt, có thể nhận biết do nhân sanh cho nên năm ấm thuộc quá khứ ở trên cũng có hai mươi tà kiến cố hữu ấy mà chiêu cảm chủng số ở đời vị lai, nên đời vị lai phát sanh ra hai mươi tà kiến cố hữu nữa. Nếu đem hai mươi tà kiến cố hữu ấy nhân với ba đời thì ta được sáu mươi kiến chấp. Tà kiến tuy có sáu mươi thứ mà không ngoài đoạn kiến và thường kiến là vì sao? Nếu chấp tính về sắc tức là “ngã” thì sau đó liền trở thành đoạn kiến tức là chấp thấy không có. Còn ba kiến chấp đều lìa sắc chấp cho là “ngã” bèn trở thành thường kiến, tức chấp thấy là có. Do vậy, nếu tổng quát mà luận thì phải cộng thêm hai kiến chấp có và không (thường và đoạn) còn riêng biệt mà bàn luận thì chỉ có sáu mươi tà kiến cố hữu. Hoặc tổng hoặc biệt cho nên có tới sáu mươi hai tà kiến. Đắm trước sâu xa vào pháp hư vọng là tụng phiền não nhơ uế. “Ở trong ngàn vạn ức kiếp” xuống một hàng kệ tụng kiếp nhơ uế.

“Cho nên Xá-lợi-phất” trở xuống hai hàng rưỡi kệ tụng kết ý chư Phật vì chúng sanh ở đời năm trược nên mới thiết lập giáo ba thừa phương tiện.

“Ta có lực phương tiện dùng để chỉ thị ba thừa giáo” trở xuống hai hàng kệ tụng phần Phật không hư vọng. Trong phần này tự có hai phần: 1. Một hàng kệ đầu tụng Phật Thích Ca đồng với chư Phật trong việc trước khai mở ba thừa sau hiển thị một thừa không có hư vọng; 2. “Nay trong đại chúng này” trở xuống một hàng kệ khuyến khích tin và kết luận không có hư vọng.

“Quá khứ vô lượng kiếp” trở xuống gồm có hai mươi bảy hàng rưỡi kệ tụng Phật quá khứ, ở văn trên. Văn Trường hàng trình bày phần này vốn có hai ý: khai mở ba thừa và hiển thị một thừa. Nay trước hết có hai hàng rưỡi kệ tụng việc khai mở ba thừa. Từ “Các đức như vậy” trở xuống hai mươi lăm hàng rưỡi kệ tụng hiển thị một thừa của Phật trong quá khứ. Xét trong hai mươi lăm hàng rưỡi kệ tự có hai thứ. 1. Có hai hàng rưỡi kệ tụng giáo chỉ có một; 2. Từ “nếu có chúng sanh” trở xuống gồm hai mươi ba hàng kệ và tụng ba ý nối tiếp nhau và tụng ba loại “chỉ có một”: người chỉ có một, nhân chỉ có một và quả chỉ có một. Ba nghĩa nối tiếp nhau là: 1. Ban đầu gồm hai hàng nói rõ khi Phật ở quá khứ còn tại thế thì tu hành thành Phật; 2. Có hai mươi hàng kệ tụng sau khi Phật quá khứ diệt độ thì tu hành mà được thành Phật; 3. Có một hàng kệ hợp lại nói rõ Phật còn tại thế và sau khi Phật diệt độ cúng dường mà thành Phật. Trong phần khi Phật quá khứ còn tại thế tu hành mà thành Phật cũng có ba thứ “chỉ có một”. “Nếu có loài chúng sanh” tức nói đến người chỉ có một. “Hành lục độ” tức nói nhân chỉ có một. “Thành Phật đạo” tức nói quả chỉ có một. “Sau khi Phật diệt độ” trở xuống gồm hai mươi hàng kệ tụng sau khi Phật nhập diệt tu hành thành Phật, gồm có bốn loại cúng dường. 1. Một hàng kệ tụng thiện tâm, như nhuyến cúng dường; 2. Có bốn hàng rưỡi kệ nói rõ việc xây tháp cúng dường; 3. Có sáu hàng rưỡi kệ nói rõ việc tạo tượng để cúng dường; . Có tám hàng nói rõ đem ba nghiệp thanh tịnh mà cúng dường.

“Nếu người tâm lành dịu” xuống một hàng kệ tụng ý chưa hề làm những sự cúng dường khác. Vả lại, trước hết nói rõ tâm lành dịu cúng dường mà không có mở rộng ý. “Các Phật diệt độ rồi” có bốn hàng rưỡi

kệ tụng việc xây tháp cúng dường cũng có ba thứ “chỉ có một”: Người tức là người chỉ có một, tâm cúng dường tức là nhân chỉ có một, thành Phật đạo tức là quả chỉ có một. Từ “Nếu có người là Phật “trở xuống có sáu hàng rưỡi kệ tụng việc tạo tượng để cúng đường. Cũng có ba thứ nghĩa “chỉ có một. Từ “Nếu người đối với tháp miếu” trở xuống tám hàng kệ tụng việc dùng ba nghiệp để cúng dường. Cũng có ba thứ nghĩa “chỉ có một”.

“Đối với chư Phật quá khứ, hiện tại hoặc sau khi diệt độ” trở xuống gồm một hàng kệ hợp nói rõ Phật tại thế và diệt độ đều tu hành cũng có ba nghĩa “chỉ có một”.

“Chư Phật trong tương lai” trở xuống gồm có sáu hàng rưỡi kệ tụng Phật trong tương lai. Trong phần này tự có hai phần. 1. Có hai hàng rưỡi kệ tụng việc khai mở ba thừa ở trên; 2. Từ “chư Phật vốn thệ nguyện” trở xuống có bốn hàng kệ tụng việc hiển bày một thừa ở trên. Căn cứ trong phần này gồm có ba ý: Có một hàng tụng quả chỉ có một. “Chư Phật trong đời vị lai tuy nói trăm ngàn ức” trở xuống một hàng kệ tụng giáo chỉ có một. “Chư Phật lưỡng túc tôn” trở xuống hai hàng tụng nhân chỉ có một.

“Biết pháp thường không tánh” là biết rõ các pháp thiện đều không có tánh ba thừa. “Chủng (chủng tử) Phật từ duyên sanh” là nếu căn cứ vào quả Phật so chiếu về vạn điều thiện thì quả Phật này do vạn điều thiện mà được nên mới lấy nhân làm duyên, như vậy mới nói “chủng Phật từ duyên sanh”. “Pháp ấy trụ vị pháp” là vạn thiện ấy đều trụ vào vị pháp một thừa cho nên nói “pháp trụ ở vị pháp”. “Tướng thế gian thường trụ” là chỉ cho tướng nắm bắt của thế gian và các thiện cũng trụ vào vị Phật một thừa. Lại có cách giải thích rằng: tu tập vạn thiện này là ở tại tướng của thế gian. Thường trụ là luôn ở trong Đại thừa. “Đạo sư phương tiện nói” là căn bản chỉ cho nhân chỉ có một. Xưa vì phương tiện mà nói có ba cho nên biết chỉ có một nhân. Có người cho rằng: dùng hai kệ này để nêu lên giáo chỉ có một nhưng ý chẳng phải như vậy. Làm sao biết được là nhân chỉ có một? Vì nói “Phật từ duyên khởi” cho nên nhân chỉ là duyên.

“Chỗ cúng dường của trời, người” trở xuống gồm bốn hàng rưỡi kệ là tụng chư Phật trong hiện tại. Trong phần Văn Trường hàng ở trên có ba ý: 1. Nói rõ ý nghĩa khai mở ba thừa và hiển bày một thừa; 2. Nói rõ việc khai mở ba thừa và hiển thị một thừa; 3. Tổng kết thành tựu. Nay ở trong kệ này chỉ tụng hai ý trước mà không tụng ý thứ ba. Nói “chỗ cúng dường của trời, người” gồm một hàng rưỡi kệ trước nêu lên chư Phật trong hiện tại. Vì ba thứ nghĩa “chỉ có một” nên mới ứng hiện ra trong đời. Ba hàng kệ sau chính là nói rõ nghĩa khai mở ba thừa và hiển bày một thừa. Trong Văn Trường hàng trên trước hết nói rõ khai mở ba thừa và sau nói hiển bày một thừa. Nay trong ba hàng kệ này cũng được phân làm hai: 1. Nói “Biết tịch diệt là bậc nhất” xuống một hàng kệ tụng hiển bày một thừa là giáo chỉ có một; 2. “Biết các hành của chúng sanh” xuống hai hàng kệ tụng ngược lên ý khai mở ba thừa ở trên. Hai hàng kệ này tự có hai ý: 1. Một hàng một câu đầu tụng mười phương chư Phật trong ngày nay thấy thông suốt căn cơ của người thuộc ba thừa. 2. Nói “lấy nhiều thứ nhân duyên” trở xuống ba câu chính là tụng việc khai mở ba thừa.

“Nay ta cũng như vậy” trở xuống gồm có ba mươi sáu hàng rưỡi kệ tụng về Phật Thích Ca. Trong Văn Trường hàng ở trên vốn có năm nghĩa: 1. Khai mở ba thừa; 2. Hiển bày một thừa; 3. Nêu ra năm thứ nhơ uế để giải thích ý “trước khai mở ba, sau hiển thị một”; . Phân biệt chơn thật và giả dối để khuyến phát tín tâm; . Nói rõ sự không hư vọng. Nay kệ không có tụng nghĩa thứ tư tức “phân biệt chơn thật và giả dối để khuyến phát niềm tin” nhưng có thêm phần “khen ngợi hiến hiếm có”.

Nay, ba mươi sáu hàng rưỡi kệ này cũng được phân thành năm ý riêng biệt: 1. Một hàng kệ đầu tụng hiển bày một thừa; 2. Một hàng kế tiếp tụng khai mở ba thừa; 3. Từ “Xá-lợi-phất nên biết” trở xuống hai mươi bảy hàng rưỡi kệ tụng năm thứ nhơ uế; . Từ “như nghi thức nói pháp của chư Phật trong ba đời” trở xuống năm hàng rưỡi kệ tụng khen ngợi pháp hiếm có. Trong Văn Trường hàng lại không có phần này; . Từ “các ông chớ có nghi ngờ. Ta là vua các pháp” trở xuống một hàng rưỡi kệ nêu lên sự không hư vọng.

Tuy nhiên, nay phân tích chọn lọc ba căn. Trong Văn Trường hàng hiển bày một thừa vốn là đoạn thứ hai. Nay trong kệ trước tụng hiển bày một thừa và sau tụng khai mở ba thừa. Nói rõ nghĩa hổ tương có trước sau đầy đủ như sự giải thích ở trên. Phần “phân biệt chơn thật và giả dối để khuyến phát niềm tin” của văn nhưng kệ không tụng. Trong Văn Trường hàng ở trên vốn không có phần “khen ngợi pháp hiếm có” nhưng nay trong kệ lại nêu ra việc khen ngợi pháp hiếm có cho nên bổ khuyết lẫn nhau cuối cùng cũng trở thành năm ý. Tuy nhiên trường hàng và kệ trong phần nói Phật Thích Ca đã xen kẽ có và không nêu ra. Cho nên biết trong phần nói một vị Phật phải đầy đủ cả sáu nghĩa.

Nay chọn lấy ý thứ nhất, thứ hai, ba và năm ngoại trừ ý thứ tư:

khen ngợi pháp hiếm có. Dùng bốn đoạn kệ này hoặc hợp hoặc tách ra, hay không hợp, không tách ra để tạo ra mười loại pháp thuyết. Đây tức làm căn bản cho mười ví dụ ở trong nhà lửa bên dưới. Sở dĩ ở đây không chọn bốn phần nói các Phật bên trên làm căn bản là vì bốn phần trên nói chư Phật chính để thành tựu nghĩa của Phật Thích Ca nay. Phật vị lai chẳng phải là phần chánh chủ yếu cho nên đây không chọn phần này. Trong các phần nói về Phật Thích Ca thì không chọn ý khen ngợi pháp hiếm có làm căn bản vì trong đây đã nói rõ dùng pháp thuyết làm căn bản cho ví dụ. Mặc dù phần này cũng tự có ví dụ, nhưng sao có thể lấy ví dụ làm căn bản cho ví dụ! Cho nên không chọn ý này.

Lại chọn lấy ý thứ nhất và hai thích nghi hợp làm một đoạn, ở văn trên tức là ý nhắc đi nhắc lại sự giống nhau của chư Phật là khai tam hiển nhất, và đồng là hoà chủ. Và đây cũng làm căn bản cho ví dụ thứ nhất: Chủ nhà lửa ở phẩm dưới hay gọi là căn bản của tổng thí dụ thuyết. Lại nữa, tách ra phần tụng năm trước trong ý thứ ba làm căn bản cho tám ví dụ trong nhà lửa của phẩm dưới. Lại chọn lấy ý không có hư vọng thứ năm mà không hợp, không tách ra làm căn bản cho ví dụ thứ mười ở phẩm dưới. Tách rồi phần nói nằm trước trong ý thứ ba để làm căn bản cho tám ví dụ là:

1. Từ “Xá-lợi-phất phải biết, ta dùng Phật nhãn quán sát” trở xuống bốn hàng kệ tụng thời gian này Phật ở địa pháp thân để giáo hóa, thấy các chúng sanh bị năm thứ nhơ uế làm cho hôn mê. Đây tức làm căn bản cho ví dụ thứ hai ở trong nhà lửa: Trưởng giả thấy lửa. Trong nhà lửa nói trưởng giả thấy lửa lớn này từ bốn phía bốc lên hừng hực là nói lên ý ấy.

2. Từ “Ta mới ngồi ở đạo tràng quán sát, cũng kinh hành” trở xuống sáu hàng rưỡi kệ tụng rõ thời gian này Phật ra đời dùng pháp Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng không được. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ ba trong nhà lửa: Trưởng giả cứu con nhưng không được” tức trong phẩm thí dụ nhà lửa nói: “Xá-lợi-phất! Trưởng giả này suy nghĩ: thân và tay của ta có sức mạnh, nên dùng vạt áo v.v…”.

3. Từ “nhớ về quá khứ, Phật chỗ hành lực phương tiện của Phật” trở xuống mười một hàng kệ chính tụng thời gian Phật dùng ba thừa giáo để giáo hóa chúng sanh và làm căn bản cho ví dụ thứ tư ở trong nhà lửa của phẩm dưới: “Trưởng giả cứu được con của mình” tức nói: “Bây giờ Trưởng giả suy nghĩ: nhà này đã bị lửa thiêu đốt, ta và các con nếu không mau ra khỏi nhà này tất bị lửa hủy hoại, ta nay lại phải dùng phương tiện v.v…

4. “Xá-lợi-phất nên biết, ta thấy các Phật tử an chí cầu Phật đạo vô lượng trăm ngàn ức” trở xuống một hàng kệ tụng thời gian này Phật thấy căn cơ Đại thừa của người ba thừa phát khởi. Đây tức làm căn bản cho ví dụ thứ năm trong nhà lửa: “Trưởng giả thấy các con của mình thoát nạn” tức là nói “Trưởng giả thấy các con của mình an ổn được ra khỏi nhà lửa đi đến chỗ không sợ, đều ở trong ngã tư đường, ngồi nơi đất trống không còn chướng ngại”v.v…

5. Từ “tất cả với tâm cung kính đều đi đến chỗ Phật, từng theo chư Phật nghe nói pháp phương tiện” gồm một hàng kệ thời gian này Phật vì người ba thừa cầu xin quả. Sự cầu này chỉ là Tận Vô sanh trí của ba cõi, tức đứng trên mặt lý mà luận. Đây tức làm căn bản cho ví dụ thứ bảy (vượt lên trước) trong nhà lửa: “Các con của trưởng giả cầu xin xe”. Tức ở dưới nói “các con đều thưa với cha rằng, trước kia cha hứa cho chúng con đầy đủ các xe dê, xe hươu, xe trâu bây giờ xin cha hãy ban cho”.

6. “Ta suy nghĩ, Như Lai sở dĩ vì nói trí tuệ của Phật cho nên nay đúng là lúc” xuống hai hàng một câu kệ tụng thời gian này Phật thấy căn cơ Đại thừa của chúng sanh phát khởi nên hoan hỷ. Đây tức làm căn bản cho thứ sáu ví dụ (lui trở lại) trong nhà lửa: “Trưởng giả thấy các con của mình đã thoát nạn nên sanh hoan hỷ”. Tức văn ở dưới nói “Tâm vui mừng hớn hở thơ thới”.

7. “Đối với các Bồ-tát xả bỏ phương tiện mà chỉ nói đạo vô thượng” trở xuống ba câu tụng Phật vì chúng sanh mà nói pháp Đại thừa tức là nói kinh Pháp Hoa. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ tám trong nhà lửa: “Trưởng giả cùng cho các con một loại xe lớn”. Tức văn dưới nói “Xá-lợi-phất, bây giờ trưởng giả đều ban một thứ xe lớn cho các con”.

8. Nói Bồ-tát nếu nghe pháp này thì dưới nghi đều trừ diệt, một nghìn hai trăm La-hán cũng đều sẽ thành Phật” xuống một hàng kệ tụng nghĩa người của ba thừa thọ nhận và hành trì pháp ấy. Đây tức làm căn bản cho ví dụ thứ chín ở trong nhà lửa: “Các con của trưởng giả đã được xe lớn nên vui mừng hớn hở”. Tức văn dưới nói: “Lúc ấy các con đều cưỡi xe lớn, được điều chưa từng thấy có, chẳng phải là chỗ xưa mong cầu”. Tách rời nmă trược của tụng để làm căn bản cho tám ví dụ nhà lửa đã xong. Nay dùng tám ví dụ này thêm vào ví dụ “hóa chủ” trước làm chín ví dụ. Ví dụ thứ mười lại vượt lên nhận lấy ý không hư vọng thứ năm. Nói “các ông chớ có nghi ngờ, Ta là vua của các pháp ” xuống một hàng rưỡi kệ tụng sự không hư vọng. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ mười trong nhà lửa: Trưởng giả không nói lời hư vọng. Văn dưới nói “Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao? Ông trưởng giả này đều cho các con xe lớn làm bằng châu báu liệu có hư dối chăng”v.v… Do vậy nói, hoặc hợp, hoặc tách rời hoặc không hợp, không tách rời tạo ra mười đoạn để làm căn bản cho mười ví dụ trong nhà lửa, và xa làm căn bản cho các ví dụ “Hóa thành” và “gã cùng tử ”…

Nói “nay ta cũng như vậy” xuống một hàng tụng vượt lên trên việc hiển thị Nhất thừa và chỉ tụng nói giáo chỉ có một. “Ta dùng lực trí tuệ” trở xuống một hàng kệ tụng trở lui việc khai mở ba thừa giáo. Hai kệ này hợp thành một đoạn tức ở Văn Trường hàng trên nhắc lại việc trước khai mở ba thừa và sau hiển bày một thừa của chư Phật gọi là hóa chủ giống nhau, và làm căn bản cho ví dụ trong nhà lửa như đất nước, làng xóm có đại trưởng giả làm chủ…. cũng gọi là làm căn bản cho tổng phần nói thí dụ.

“Xá-lợi-phất phải biết” trở xuống hai mươi bảy hàng rưỡi kệ tụng năm thứ nhơ uế để giải thích nghĩa trước khai mở ba thừa sau hiển bày một thừa. Đã được phân làm tám đoạn cho nên từ “Xá-lợi-phất nên biết” xuống bốn hàng kệ là đoạn thứ hai trong mười đoạn dùng pháp để thuyết. Đây chính là “Phật thấy chúng sanh bị năm thứ nhơ uế làm cho mê muội” tức làm căn bản cho ví dụ thứ hai trong nhà lửa: “Trưởng giả thấy lửa bốc cháy”. Văn ở dưới nói “trưởng giả thấy lửa lớn bốc cháy bao quanh bốn phía”. Nay căn cứ trong bốn hàng kệ này tự có ba đoạn:

1. Có một nửa hàng kệ nói rõ năng kiến; 2. Có ba hàng nêu lên sở kiến; 3. Có nửa hàng nói về tâm khởi thương xót. Nay nói “Xá-lợi-phất nên biết. Ta dùng Phật nhãn quán sát” gồm nửa hàng kệ nói rõ “năng kiến”. “Phật ở trong địa pháp thân giáo hóa thấy chúng sanh bị năm thứ nhơ uế làm hôn mê” “thấy sáu đường chúng sanh” trở xuống ba hàng kệ nêu lên sở kiến. Đây là thấy năm thứ nhơ uế: “Thấy chúng sanh trong sáu đường bần cùng không có phước tuệ” xuống nửa kệ tụng chúng sanh nhơ uế. “Đi vào đường hiểm nạn sanh tử” trở xuống nửa hàng kệ tụng mạng sống nhơ uế. “Tham đắm sâu vào năm dục” trở xuống một hàng rưỡi kệ chỉ tụng tham sử nhằm nói về phiền não nhơ uế. “Nhập sâu vào tà kiến” trở xuống một hàng rưỡi kệ tụng về kiến giải nhơ uế. Tụng lược bớt không đề cập đến kiếp nhơ uế. Kiếp nhơ uế vốn không có thể riêng biệt, do vậy bốn thứ nhơ uế làm thời tiết nhơ uế thì kiếp cũng nhơ uế. “Vì chúng sanh này nên khởi tâm đại bi” xuống nữa hàng kệ tụng rõ qua năng kiến và sở kiến mà khởi tâm thương xót là nói rõ Như Lai muốn hóa độ chúng sanh.

“Ta muốn ngồi ở đạo tràng” trở xuống sáu hàng rưỡi kệ nói lên Phật dùng giáo pháp Đại thừa để giáo hóa chúng sanh nhưng chưa thể được. Đây cũng làm căn bản cho ví dụ thứ ba trong nhà lửa: “Trưởng giả muốn cứu con mình nhưng chưa thể được”. Văn dưới nói “Xá-lợiphất! Trưởng giả này suy nghĩ: Thân và tay của ta có sức mạnh” trở xuống. Nay dựa theo sáu hàng rưỡi kệ này có ba phần: 1. Nửa hàng chỉ rõ chỗ giáo hóa cho chúng sanh chưa thể được; 2. Nữa hàng nói rõ thời tiết giáo hóa chúng sanh chưa được; 3. Năm hàng rưỡi kệ nói rõ chúng sanh chưa giáo hóa được. “Ta mới ngồi đạo tràng” trở xuống gồm nữa hàng kệ nói rõ chỗ Phật dùng Đại thừa để giáo hóa chúng sanh nhưng chưa thể được. “Xem cây… ” thì có cách giải thích cho rằng cây là kiến lập nên chúng sanh trong trời đất. “Kinh hành” chắc chắn vì sự việc này. Cũng nói như nghĩ đến sự báo đáp ân của cây, bốn cành che phủ mà làm gương cho chúng sanh. Cây vốn vô tâm mà Phật còn biết báo ân huống hồ là con người. “Ở trong hai mươi mốt ngày, tư duy sự việc như vậy” xuống nửa hàng kệ tụng Phật dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng thời tiết chưa phù hợp. Từ “chỗ đắc trí tuệ của ta” trở xuống năm hàng rưỡi kệ chính nói rõ Phật dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng chưa thể được. Phần này tự có ba nghĩa nối tiếp. 1. Từ “chỗ đắc trí tuệ của ta là rất vi diệu thuộc bậc nhất” trở xuống nữa hàng tụng Phật dự định dùng Đại thừa để thích nghi; 2. Từ “các chúng sanh có căn tánh thấp kém” trở xuống ba hàng kệ tụng Phật thấy chúng sanh không có cơ duyên với Đại thừa; 3. Có hai hàng kệ tụng việc dừng giáo hóa. Xét trong phần không có cơ duyên Đại thừa tự có ba ý. “Chúng sanh có căn tánh thấp kém” gồm có nửa hàng nói rõ căn cơ của người, trời và hàng Tiểu thừa. “Như tất cả các loại này” trở xuống nữa hàng chính nói rõ người không có căn cơ Đại thừa. “Bấy giờ, các Phạm vương” trở xuống hai hàng là chứng minh rõ việc không có căn cơ với Đại thừa.

Do Phạm vương thỉnh nên Phật mới trụ ở đời và nghiệm rõ biết không có căn cơ Đại thừa. “Ta liền tự suy nghĩ, nếu chỉ khen ngợi Phật thừa” trở xuống hai hàng kệ nói rõ Phật dứt hẳn việc dùng Đại thừa để giáo hóa. Phần này tự có hai ý: 1. Một hàng rưỡi kệ nói rõ tăng trưởng sự lo lắng của chúng sanh. Nếu không có căn cơ Đại thừa nhưng lại nói Đại thừa thì chúng sanh dễ khởi tâm huỷ báng mà đạo vào ba đường, ác chịu khổ vô cùng; 2. “Ta thà không nói pháp” trở xuống nửa hàng nói rõ việc ngưng dứt sự giáo hóa chúng sanh.

“Nghĩ về Phật trong quá khứ” trở xuống gồm mười một hàng kệ nói lên Phật dùng ba thừa để giáo hóa chúng sanh. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ tư trong nhà lửa; “Trưởng giả dùng ba thứ xe cứu được các con của mình. Văn dưới nói “Bấy giờ trưởng giả nghĩ: nhà này bị lửa lớn thiêu đốt” trở xuống. Căn cứ trong kệ này tự có hai ý. 1. Mười hàng kệ chính là nói rõ việc dùng ba thừa để giáo hóa chúng sanh; 2. “Từ kiếp lâu xa trở lại” xuống một hàng kệ giải thích sự nghi ngờ của chúng sanh.

Xét trong mười hàng trước tự có bốn đoạn: 1. Sáu hàng rưỡi kệ nói rõ Phật dự định dùng giáo ba thừa để thích nghi; 2. Một hàng nêu lên việc thấy rõ người thuộc căn cơ có ba thừa; 3. Một hàng rưỡi kệ tức liền thuyết giáo ba thừa; . Một hàng nói rõ người của ba thừa thọ nhận và thực hành.

Nay nói “Nhớ nghĩ về Phật quá khứ” trở xuống gồm sáu hàng rưỡi kệ tụng dự định khai mở ba thừa thích nghi. Phần này cũng có ba nghĩa nối tiếp: 1. “Nhớ nghĩ Phật quá khứ thực hành sức phương tiện” xuống một hàng nói rõ việc tìm kiếm giáo chuẩn bị thích nghi. Trong một hàng này thì nữa hàng trước đó tìm kiếm giáo nghĩa còn nữa hàng sau là chuẩn bị thích nghi; 2. “Khi suy nghĩ thế đó, mười phương Phật đều hiện” trở xuống bốn hàng rưỡi kệ tụng sự khen ngợi của chư Phật; 3. “Xá-lợi-phất nên biết” trở xuống gồm một hàng nói rõ Thích Ca đảnh lễ chư Phật.

“Lại suy nghĩ ta xuất hiện trong đời người nhơ uế này như chỗ nói của chư Phật” gồm một hàng kệ thấy biết căn cơ của ba thừa, kham nhận sự giáo hóa của ba thừa.

“Suy nghĩ sự việc này rồi liền đi đến Ba-la-nại” trở xuống một hàng rưỡi kệ nói rõ Phật vì ba thừa giáo mà giảng thuyết tại vườn Lộc Uyển. Từ “các pháp vốn có tướng vắng lặng” là tụng các pháp thiện vốn vắng lặng không có tướng của ba thừa có thể nói nhưng dùng phương tiện nên nói có ba thừa.

“Đó là chuyển pháp luân, bèn có tiếng Niết-bàn” trở xuống một hàng nói rõ người của ba thừa thọ nhận và hành trì pháp ấy; chỉ vì phương tiện cho nên nói nói có ba thừa. Đây chỉ có thể nói có âm hưởng của Niết-bàn chứ không có thể của Niết-bàn chơn thật. Do đó, năm hạng người đạt đạo, tám vạn chư Thiên đều chứng Thánh. Thế nên kinh Duy Ma nói “Tam bảo hiện hữu trong thế gian”.

“Từ kiếp lâu xa trở lại” gồm một kệ để giải thích sự nghi ngờ. Nghi ngờ cho rằng: Thích Ca Như Lai đã có ba thứ chứng đạt thì tự mình hiểu phải giáo hóa ba thừa cớ gì lại học theo pháp ba thừa của chư Phật? Đáp: “Từ kiếp lâu xa trở lại, khen ngợi và chỉ rõ pháp Niết-bàn” là nói rõ đã hiểu thông suốt giáo pháp của ba thừa nhưng chỉ muốn đồng đẳng với chư Phật mà nói thế. Lại đáp: Vì đại chúng cùng nhau sanh nghi rằng” Nếu trong đạo lý không có ba thừa này thì cớ gì Phật muốn vì người mà nói lên ba thừa này?” Do vậy mới có một kệ giải thích nghi này. Từ kiếp lâu xa trở lại, khen ngợi và chỉ ra pháp Niết-bàn là nói luôn muốn chỉ ra pháp nhân quả của một thừa nhưng vì nay không có chúng sanh mang căn đánh Đại thừa nên không thể thọ nhận được. Tương truyền nói rằng: Đây là mật ý để nói rõ nghĩa thọ lượng. Đây là sự giải thích trước v.v….

Xá-lợi-phất nên biết: Ta thấy có Phật tử quyết chí cầu Phật đạo trải qua vô lượng trăm ngàn ức là gồm một hàng kệ nêu lên việc Phật thấy người ba thừa có thể phát khởi căn cơ Đại thừa. Căn cơ phát khởi lý ấy nên nói “chí cầu”. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ năm trong nhà lửa, “Trưởng giả thấy các con mình thoát nạn. Văn dưới nói “Bấy giờ, Trưởng giả thấy các con mình an ổn ra khỏi nhà lửa” trở xuống v.v…

“Tất cả với tâm trạng cung kính đều đi đến chỗ Phật “gồm một kệ tụng vì người cầu xin quả ba thừa. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ bảy trong nhà lửa: “Các người con đòi xe”. Văn dưới nói” Bây giờ, các người con mỗi người tự thưa với cha rằng: Trước cha hứa cho các con xe trân báu” trở xuống v.v…

“Ta liền nghĩ, nguyên do Như Lai xuất hiện” trở xuống hai hàng một câu nêu lên Phật thấy người trong ba thừa phát khởi căn cơ Đại thừa cho nên sanh hoan hỉ. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ sáu trong nhà lửa: “Trưởng giả thấy các con mình thoát nạn cho nên sanh hoan hỉ”. Văn dưới nói “Tâm ông vui mừng hớn hở thư thái” trở xuống vv… Nay hai hàng một câu này được phân làm hai. Hai hàng đầu nêu ra lý do hoan hỉ. Một câu còn lại nói rõ sự hoan hỷ. Trong hai hàng đầu tụng lý do hoan hỷ tự có hai đoạn. “Ta liền suy nghĩ, nguyên do Như Lai xuất hiện là vì muốn nói trí tuệ của Phật” trở xuống thì hàng kệ trước nói rõ có sự việc tốt đẹp nên hoan hỉ. “Người độn căn, ít trí chấp trước vào tướng mà sanh kiêu mạn nên không thể tin pháp ấy” là hàng kệ sau nói rõ việc xấu ác được trừ bỏ mà sanh hoan hỷ. Vì sao biết điều ấy? Vì nguời này thuở trước là kẻ có căn tánh ám độn nhưng nay đã trở thành người có căn tánh lanh lợi. Lấy gì để biết như vậy? Vì xưa kia, dẫu như phế bỏ lợi căn, tự mình làm độn căn thì nay đã phát tâm rộng lớn cho nên gọi là người có căn tánh lanh lợi. Người này xưa kia là kẻ có trí thấp kém Tiểu thừa nhưng nay đã thành trí tuệ lớn thuộc Đại thừa. Người này xưa kia chấp trước vào tướng mà sanh kiêu mạn nhưng nay chẳng còn chấp tướng mà sanh kiêu mạn. Người này xưa kia kia không tin pháp Đại thừa nhưng nay có khả năng tin pháp Đại thừa. Do những yếu tố trên nên Như Lai sanh tâm hoan hỷ. “Nay ta vui vẻ, không sợ” gồm một câu nói rõ sự hoan hỷ.

“Đối với Bồ-Tát ta bỏ qua phương tiện mà chỉ nói đạo Vô thượng” gồm ba câu nêu lên việc Phật vì chúng sanh mà nói pháp Đại thừa tức nói Kinh Pháp Hoa. “Xả bỏ nghĩa là bỏ đi giáo pháp phương tiện xưa kia”. “Chỉ nói đạo vô thượng” nghĩa là nay chỉ giảng thuyết giáo nghĩa Đại thừa. Đây tức lảm căn bản cho ví dụ thứ tám trong nhà lửa: “Trưởng giả đều đem một thứ xe lớn cho các con”. Văn dưới nói “Bấy giờ, trưởng giả gọi các con lại rồi đồng cho một thứ xe lớn”. “Bồ-tát nghe pháp ấy thì lưới nghi đều dứt” gồm một kệ tức đoạn thứ tám trong năm thứ ô uế và thứ chín trong mười loại pháp thuyết. Đây là nêu lên người trong ba thừa cùng nhau xả bỏ giáo ba thừa để được hiểu Đại thừa. Đây làm căn bản cho ví dụ thứ chín trong nhà lửa: “Khi các người con được xe lớn nên sanh tâm hoan hỷ”. Văn dưới nói “Bấy giờ, các người con mỗi người đều được xe lớn chưa từng có nên sanh hoan hỷ phấn khởi”. Đến đây đã giải thích hoàn tất phần tụng năm sự nhơ uế.

“Như ba đời chư Phật” trở xuống năm hàng rưỡi kệ tụng phần nói Phật Thích Ca khen ngợi pháp hiếm có. Trong Văn Trường hàng không xuất hiện nghĩa này. Và cũng không làm căn bản cho ví dụ bên dưới. Nay xét trong năm hàng rưỡi kệ này tự có ba đoạn: 1. Một hàng kệ đầu nêu ra sự khen ngợi pháp tức là giáo Nhất thừa; 2. Từ “chư Phật xuất hiện ở đời” xuống hai hàng kệ căn cứ vào các điều khó để hiển bày khen ngợi pháp hiếm có; 3. Hai hàng rưỡi kệ trở lại căn cứ ở ví dụ về hoa Ưu-đàm để tổng kết khen ngợi. Lại giải thích rằng: Xét trong đây có hai ý: Một hàng kệ đầu nêu ra pháp được khen ngợi và bốn hàng rưỡi kệ sau chính là khen ngợi pháp. Căn cứ trong phần khen ngợi pháp có ba ý: Hai hàng đầu nói Pháp thuyết; một hàng kế tiếp nói ví dụ thuyết; một hàng rưỡi kệ sau nói hợp cả ví dụ và pháp để diễn thuyết.

“Các ông chớ có nghi” trở xuống một hàng rưỡi kệ nêu lên sự không hư vọng trong phần nói về Phật Thích Ca. Trong mười loại pháp thuyết đây là đoạn thứ mười, là căn bản cho ví dụ thứ mười trong nhà lửa: “Không có hư vọng”. Văn dưới nói “Xá-lợi-phất, ý ông nghĩ sao?. Trưởng giả ấy đem xe lớn được làm bằng trân báu cho các con vậy có mắc tội hư dối chăng” trở xuống v. v…

“Hàng Thanh-văn các ông như Xá-lợi-phất hoặc Bồ-tát” trở xuống. Bắt đầu từ “ông đã ba phen ân cần xin hỏi” trở xuống đến gồm một trăm mười bốn hàng kệ chính là dùng pháp để diễn thuyết, để giáo hóa người có “thượng căn”. Người có thượng căn cùng được hiểu rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày lý đồng quy một thừa mà không có ba thừa sai biệt. Từ đây trở xuống gồm bảy hàng kệ lược nói khuyến khích “thượng căn” tu hành nhận lấy quả. Phần chính pháp thuyết trên có trường hàng và kệ tụng; nay trong phần khuyên bảo bảy hàng kệ này cũng có hai phần: 1. Năm hàng rưỡi kệ khuyến khích người thượng căn thực hành nhân; 2. “Các ông đã biết” trở xuống một hàng rưỡi kệ là khuyên người thượng căn mến mộ quả. Trước nói khuyến khích hành nhân tức là giáo hóa người khác và sau nói khuyến khích mến mộ quả vị tức là tự hành. Đây là nghĩa của bậc Bồ-tát.

Lại xét trong hai đoạn trên mỗi đoạn có ba phần. Trong việc khuyến khích hành nhân có ba phần nghĩa là: 1. Hai hàng kệ trước hết nêu ra pháp được hoằng trì là kinh này. Thể của hành nhân chỉ là hoằng hóa kinh điển làm lợi ích cho chúng sanh và chính bản thân mình cho nên trước tiên nêu ra kinh được hoằng trì; 2. Hai hàng kệ chính khuyến khích việc hoằng hóa kinh tức là hành nhân; 3. Từ “Xá-lợi-phất nên biết” trở xuống một hàng rưỡi kệ tức song song tổng kết hai đoạn trên. Lại căn cứ trong ba đoạn này, mỗi đoạn có hai nghĩa nối tiếp. Trong đoạn nêu lên kinh được hoằng trì có hai ý: 1. Một hàng kệ đầu chính khen ngợi kinh được hoằng hóa; 2. Kệ thứ hai giải thích kết thành nghĩa trên. “Phải biết, Diệu pháp này là pháp bí mật quan trọng nhất của chư Phật, vì kinh này có thể khiến người ra khỏi sanh tử và đạt Niết-bàn” tức là nói lên nghĩa chủ yếu. “Từ xưa đến nay chưa từng được nói pháp này” tức là nghĩa bí mật. “Vì đời ác gồm năm thứ nhơ uế” xuống một hàng kệ tức là giải thích ý “bí mật và chủ yếu”. “Chỉ do chúng sanh trong đời ác năm trược tham đắm vào năm trần sáu dục, những loại chúng sanh này không có tâm cầu Phật đạo vì vậy không thể được nói Pháp Hoa” tức là nói lên nghĩa bí mật và cốt yếu. Trong phần khuyến khích hành nhân cũng có hai ý: 1. “Người trong đời ác tương lai” trở xuống một hàng kệ răn bảo khi hành nhân gặp người có tâm ác, thì đừng vì họ nói kinh này; 2. Nói “có tàm quý, thanh tịnh” trở xuống gồm một kệ khuyến khích nên vì người tốt mà nói kinh này.

Trong phần song song tổng kết cũng có hai thứ: 1. Nói “Xá-lợiphất nên biết” trở xuống gồm một kệ kết phần nói kinh được hoằng trì; 2. Nói “Người không chuyên cần học thì không hiểu rõ kinh này” tức gồm nữa hàng tổng kết nói rõ người hoằng hóa kinh. “Người không chuyên cần học thì chớ vì người này mà giảng thuyết” gồm nửa hàng chính là tổng kết kệ đầu, tổng kết kệ sau trái lại có thể hiểu. “Nên

biết, người học có thể hiểu rõ thì nên vì họ mà nói. “Các ông đã biết” xuống một hàng rưỡi kệ là khuyến khích người thượng căn mến mộ quả vị. Trong phần này cũng có ba ý: 1. Có ba câu kệ tụng người thượng căn được hiểu ba thứ nghĩa “chỉ có một”; 2. Nói “lại không có các nghi hoặc” gồm một câu tụng các nghi hoặc của bậc thượng căn đã dứt trừ; 3. “Tâm sanh hoan hỷ lớn” trở xuống nữa hàng kệ chính tụng khuyến khích mến mộ quả vị.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8