PHÁP HOA KINH NGHĨA KÝ
SỐ 1715
QUYỂN 05
Đời Lương, Pháp Vân soạn
PHẨM THÍ DỤ (Tiếp Theo)
“Thấy các chúng sanh” trở xuống tức là hợp thí dụ Trưởng giả thấy lửa, nói rõ Như Lai thấy chúng sanh bị năm thứ nhơ uế làm hôn mê. Trong thí dụ này vốn có ba đoạn: Người thấy, đối tượng được thấy và khởi tâm thương xót. Nay hợp thí dụ ba đoạn này. “Thấy chúng sanh” một câu này nêu lên người thấy Thí dụ nói “Trưởng giả thấy” “bị sanh, già, bệnh, chết” trở xuống là nói lên đối tượng được thấy nên thí dụ nói “lửa lớn từ bốn phía khởi lên”. Nhưng trong phẩm Phương tiện dùng pháp thuyết nói đủ năm thứ nhơ uế, trong phần mở thí dụ chỉ nói “lửa lớn từ bốn phía khởi lên” tức là nói tổng quát. Nay trong phần hợp thí dụ này nói rõ đủ tám thứ khổ. Vì năm thứ nhơ uế và tám khổ v. v… đều là pháp phiền luỵ nên nay trong phần hợp dụ nói rõ tám thứ khổ như sau: Sanh, già, bệnh, chết tức là bốn thứ khổ. Năm sự ham muốn về tài, lợi v.v… tức là “ái biệt ly khổ”. Làm sao biết được? Do năm thứ ham muốn về tiền tài của cải v.v… này một khi ly tán thì sanh ra đau khổ. Tham trước tìm cầu mà không được tức gọi là “cầu bất đắc khổ”. Cái khổ này bao gồm có hai thứ: 1. Vật ấy vốn của mình nhưng nay đột nhiên biết mất nên phải đi tìm cầu thì cũng gọi là “cầu bất đắc khổ”; 2. Từ trước đến nay chưa có vật ấy nhưng nay lại cầu mong mà không được thì cũng gọi là “cầu bất đắc khổ”. Về sau thọ nhận cái khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh thì gọi là “oán tắng hội khổ”. “Nếu sanh lên trời” trở xuống là nêu ra khổ trước để nói rõ “ngũ ấm xí thạnh khổ”. “Chúng sanh chìm đắm ở trong đó” tức là hợp thí dụ khởi tâm thương xót. Ở trên nói “liền rất sợ hãi cho đến không có ý mong ra khỏi” nhưng trong đây nói “tuy gặp nạn khổ lớn nhưng không lấy làm lo lắng”. Nếu thấy khổ tức có lo thì mong cầu ra khỏi. Tuy nhiên, do đã không thấy khổ là hoạn nạn cho nên biết “không có ý mong cầu ra khỏi”. Trong đây nói Đông, Tây là chẳng phải Đông Tây ở trên chỉ là chiều dọc Nam Bắc, chiều ngang Đông Tây mà vì tất cả chúng sanh đều trái lý dụng tâm nên thí dụ như là Đông Tây; cuối cùng tự mệt nhọc mất phương hướng thoát khổ nên gọi là “rảo chạy”.
“Xá-lợi-phất, Phật thấy điều ấy rồi” trở xuống là hợp thí dụ Trưởng giả cứu con nhưng chưa thể được, nói rõ Như Lai dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng chưa thể được. Trong phần pháp thuyết ở trên gồm có ba phần: 1. Dự định thích nghi; 2. Không có căn cơ; 3. Ngưng sự giáo hóa. Nhưng phần mở thí dụ ở trên có hai đoạn: 1. Căn cứ vào khuyên dạy để tạo ra ba lớp nghĩa; 2. Căn cứ sự răn dạy mà tạo ra ba lớp nghĩa.
Nay trong đây hợp thí dụ tạo ra ba đoạn nhưng phương pháp có khác: 1. Đều tiếp nối hợp hai nghĩa khuyên dạy và răn dạy để dự định thích nghi; 2. Đều liên tiếp hợp hai nghĩa khuyên dạy và răn dạy để nêu lên không có căn cơ; 3. Đều hợp hai nghĩa khuyên dạy và răn dạy để nói việc ngưng giáo hóa. Nay nói “Phật thấy điều này rồi liền suy nghĩ: Ta là cha của chúng sanh cho nên phải cứu khổ não cho họ” tức hợp nhắc lại rõ dự định thích nghi gồm có hai phần. Đây là phần thứ nhất. “Nhưng cứu khổ chính là lực của tâm đại bi tức hợp với nghĩa răn dạy dự định thích nghi. Ở trên nói “Ta sẽ vì họ nói lên sự sợ hãi” cho đến “đều bảo với các con” chính là vậy. Thứ hai “cùng vô lượng vô biên trí tuệ của Phật, muốn khiến cho chúng sanh vui đùa” là hợp nghĩa khuyên dạy dự định thích nghi. Ở trên nói “Thân và tay của ta có sức mạnh” là nói rõ việc không thấy sự khuyên dạy. Phần này không hợp dụ. “Hoặc dùng vạt áo hoặc dùng ghế từ trong nhà mà ra” là phần chính dự định thích nghi, nay cũng là chính hợp dụ. Nhưng ở trên nói “vạt áo” tức nhân của Đại thừa và “ghế” làm thí dụ để nói đến quả Đại thừa. Nay trong hợp thí dụ là hợp ghế và hợp vạt áo. Đây cũng là dự định thích nghi ở trong phẩm Phương tiện nói như “chỗ đắc trí tuệ của ta thật là vi diệu bậc nhất” tức nói rõ Như Lai dự định dùng nhân quả Đại thừa để thích nghi cho chúng sanh.
“Xá-lợi-phất, Như Lai lại suy nghĩ” trở xuống tức hợp cả hai nghĩa khuyên dạy và răn dạy nhưng chúng sanh không có căn cơ ở trên. Hợp thí dụ đây cũng có hai ý: 1. “Nếu ta chỉ dùng thần lực” thì trước tiên hợp nghĩa răn dạy không có căn cơ, tương ưng với trên nói “cha tuy thương xót khéo nói lời dụ dỗ”; 2. “Và lực trí tuệ, xả bỏ phương tiện” trở xuống là hợp nghĩa khuyên dạy không có căn cơ. Căn cứ trong đây tự có hai ý. Câu này chính là hợp nghĩa không có căn cơ “vì sao như vậy” trở xuống là giải thích ý “không có căn cơ” tương ưng ở trên nói.
“Lại suy nghĩ: Nhà này chỉ có một cửa mà lại nhỏ hẹp. Các người con thơ dại chưa có biết gì”. Lại thấy có người giải thích có hai nghĩa chính: 1. “Nếu Ta chỉ dùng thần lực” trở xuống đến “chúng sanh không thể nương vào đó mà được độ” chính là cùng hợp hai nghĩa khuyên và răn không có căn cơ; 2. “Vì sao như vậy” trở xuống đều giải thích nghĩa trên. Do nhân duyên gì có thể hiểu được trí tuệ của Phật” chỉ có một câu tổng hợp hai nghĩa khuyên và răn mà ngưng giáo hóa. Phần khuyên ở trên rồi ngưng giáo hóa là nói “ưa thích đùa giỡn hoặc sẽ vấp ngã bị lửa thiêu đốt” Phần răn ở trên rồi ngưng giáo hóa là nói “Đông Tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi”.
“Xá-lợi-phất, như ông Trưởng giả kia tuy thân và tay có sức mạnh nhưng không dùng đến” trở xuống là đoạn hợp thí dụ thứ tư: Trưởng giả dùng ba xe cứu được các con nói; rõ Như Lai dùng ba thừa giáo hóa độ được chúng sanh. Nay hợp thí dụ này đại khái được phân làm ba đoạn: 1. Làm rõ lại ý nghĩa ba loại thí dụ ở bên ngoài; 2. Nhấn mạnh hợp thí dụ thứ ba; 3. Chính hợp thí dụ thứ tư. Nay làm rõ lại ba loại thí dụ tức ban đầu nói “thân và tay có sức mạnh mà không dùng đến”. Đây tức làm rõ lại thí dụ bên ngoài thứ ba. Kế đến “chỉ ân cần dùng phương tiện” trở xuống là nhắc lại thí dụ bên ngoài thứ tư. Sau đó “đều cho xe báu lớn” trở xuống là nhắc lại thí dụ bên ngoài, thứ tám. Nay “Như Lai cũng lại như vậy, tuy có lực vô uý mà không dùng đến” là nhấn mạnh hợp thí dụ thứ ba ở bên ngoài “chỉ dùng trí tuệ phương tiện” trở xuống chính là hợp thí dụ thứ tư. Nay tóm tắt bốn nghĩa chính là muốn hợp thí dụ thứ tư. Sở dĩ làm rõ ý nghĩa thí dụ thứ Ba-là vì muốn chỉ cho ý Thánh nhơn ra đời, ý này gói gọn ở Đại thừa. Sở dĩ nhắc lại ý nghĩa thí dụ thứ tư là vì muốn chỉ cho ý của “Như Lai thiết lập quyền giáo. Do chúng sanh không có căn cơ kham nhận Đại thừa nên dù có nói ra cũng không thu hoạch được lợi ích nên phải dùng ba thừa để giáo hóa. Do vậy, mới làm rõ lại ý thí dụ thứ tư ở trong này. Sở dĩ lại nhấn mạnh thí dụ bên ngoài thứ tám là để chỉ ra ý “ban đầu và kết thúc đều thiện”. Tuy ở trung gian có thiết lập Tiểu thừa, nhưng ý vẫn mong Đại thừa. Do vậy nhấn mạnh thí dụ thứ tám để hiển bày ý cho Đại thừa. Sở dĩ nhấn mạnh hợp thí dụ thứ ba là vì ở trên đã hợp xong và đã được nhắc nhở gìn giữ cho nên mới hợp thí dụ thứ ba khiến thuộc ở trên. Sở dĩ không hợp thí dụ thứ tám là vì văn dưới đã tự hợp nên chẳng cần gì phải kiêm hợp. Nay đoạn thứ ba chính là hợp với thí dụ thứ tư “cứu được các con”. Nhưng trong thí dụ ở trên vốn có bốn thứ:
- Dự định dùng ba xe để thiết nghị;
- Thấy các con vốn có tâm ham thích;
- Vì các con mà nói ba thứ xe;
- Các con thọ nhận và phụng hành.
Trong đây cũng đều hợp với bốn đoạn. Nay nói “chỉ dùng trí tuệ phương tiện” tức hợp với thí dụ thứ nhất “Trưởng giả dự định dùng ba xe để thích nghi”. Do đó ở trên nói “lúc ấy, Trưởng giả liền suy nghĩ: nhà này đã bị lửa phá hoại, ta và các con nếu không ra ngay ắt bị lửa thiêu đốt, Ta nay nên bày chước phương tiện”. “Ở trong nhà lửa ba cõi cứu độ chúng sanh” gồm một câu hợp với thí dụ thứ hai ở trên “thấy các con vốn có tâm ham thích”. Ở trên nói “cha biết các con đều vẫn có lòng thích các đồ chơi trân báu lạ lùng và nếu có chắc chúng nói ưa lắm nên ông liền nói ba thứ xe”. Từ đây trở xuống tức hợp với thí dụ thứ ba “vì các con nói lên ba thứ xe”. Trong việc nói lên ba thứ xe vốn có bốn phần: 1. Khen ngợi ba xe; 2. Chỉ ra chỗ để ba xe; 3. Khuyên lấy ba xe; . Bảo đảm cho không có nói dối. Nay cũng hợp đầy đủ bốn phần này nhưng không theo thứ tự. Trước hết hợp việc chỉ ra chỗ để của ba xe thứ nhất. Thứ hai lại hợp với phần thứ tư “bảo đảm không nói dối”, lại hợp phần thứ ba “khuyên lấy ba xe”. Thứ tư lại hợp phần thứ nhất “khen ngợi ba xe”. Nay nói “vì chúng sanh nói pháp ba thừa” trở xuống gồm bốn hàng rưỡi, trước hết hợp “chỉ ra chỗ để ba xe” ở trên để ngụ ý nói rõ Như Lai chỉ rõ cho người của ba thừa biết Tận trí và Vô sanh trí đang ở bên ngoài ba cõi. Đây là ví dụ ở trên nói “các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế nay ở ngoài cửa các con có thể dùng để dạo chơi”. “Ta nay vì các ông mà bảo đảm việc đó quyết không có hư dối” gồm một câu tức hợp với phần ở trên nói “bảo đảm cho ba xe không hề hư dối”. Điều này cũng có nghĩa: Như Lai bảo đảm đem Tận trí và Vô sanh trí cho người trong ba thừa. Đây là thí dụ nói “tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con”. Từ “các ông chỉ nên siêng năng tinh tấn tu hành, đức Như Lai dùng phương tiện ấy để dụ dẫn chúng sanh thẳng tiến” gồm hai câu trở lại hợp với phần thứ ba “khuyên lấy ba xe”. Đây là thí dụ trên nói “các con ở trong nhà lửa này nên mau ra đây” tức là khuyên người ba thừa tu hành để đạt quả vị ba thừa.
“Lại bảo các ông phải biết, pháp ba thừa này đều là pháp của các bậc Thánh khen ngợi” trở xuống gồm ba hàng rưỡi tức hợp với việc khen ngợi ba xe hay khen ngợi ba thừa giáo. Đây là thí dụ nói: “Mà bảo các con rằng: đây là những món tốt đẹp, ít có, khó được, nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn”. La-hán do đoạn sạch kiết sử của ba cõi, không còn bị hoặc chướng trói buộc cho nên nói là tự tại. Nếu có phiền não thì bị ràng buộc trong ba cõi nhưng một khi phiền não đã bị diệt mất thì gọi là “không còn trói buộc”. Xưa kia khi chưa đạt đến quả Vô học thì còn có nương tựa, mong cầu, khi đã chứng được quả cao nhất của đức Vô học rồi thì nói là “không còn chỗ nương tựa và mong cầu”. Thừa chính là ba thừa tức khi A-la-hán đạt được Tận trí và Vô sanh trí thì hai trí này là quả. Sở dĩ nói thừa (vận chuyển) là khi vào vô dư Niết-bàn thì nhờ Tận Vô sanh trí tự nhiên nhập vào vô dư Niết-bàn. Do đó có nghĩa quả và thừa. Liền được vô lượng an vui yên ổn tức niềm vui của vô dư Niết-bàn.
“Xá-lợi-phất, nếu chúng sanh nào bên trong có trí tánh” trở xuống tức hợp với ở trên nói “các người con thọ nhận và phụng hành”. Thí dụ trên nói “lúc bấy giờ, các người con nghe cha nói đồ chơi báu đẹp vừa ý mình” và trong phần này vốn có bốn đoạn, nay hợp đủ cả, nhưng pháp sử dụng thì bất đồng. Trong thí dụ ở trên căn cứ người ba thừa mà tạo ra bốn phần. Nay trong đây riêng biệt căn cứ người của ba thừa mỗi hạng đều tạo ra bốn đoạn hợp thí dụ. Về sau nêu lên thí dụ bên ngoài để kiêm hợp tức tạo ra bốn phần thuộc ba nghĩa trùng lặp. Do chính hợp nên sau mới kiêm hợp lại. Nay trước hết căn cứ hàng Thanh-văn mà tạo ra bốn phần chính hợp: Ban đầu nói “theo Phật Thế Tôn nghe mà tin nhận” tức là hợp với phần “tâm mỗi người mạnh mẽ” tức “sanh khởi thiện căn ngoài phàm phu”. “Ân cần tinh tấn” gồm một câu tức hợp với phần “cùng nhau xô đẩy…” và “phát sanh thiện căn trong hàng phàm phu”. “Muốn mau ra khỏi ba cõi mà tự cầu Niết-bàn” là hợp phần “tranh nhau cùng chạy ra” tức người thuộc Thanh-văn thừa. Nếu nghe Phật thuyết pháp tinh tấn nhập vào hành vô tướng, hàng kiến đế tư duy đối trị đạo mà đoạn trừ kiết sử thì gọi là Thanh-văn thừa. Đây tức hợp với phần thí dụ trên nói “tranh nhau ra khỏi nhà lửa” và “chứng quả Ala-hán” “như các người con này” trở xuống tức nêu lên thí dụ bên ngoài để kiêm hợp lại.
“Nếu có chúng sanh” trở xuống là căn cứ hàng Bích-chi Phật lại tạo ra bốn phần chính hợp lại. Ban đầu nói “theo Phật Thế Tôn nghe pháp mà tin nhận” tức là hợp với “tâm mỗi người mạnh mẽ” tức chỉ cho người Duyên-giác nghe Phật thuyết pháp mà sanh thiện căn ngoài hàng phàm phu. “Ân cần tinh tấn” là hợp với “cùng xô đẩy chen lấn” tức phát sanh thiện căn trong hàng phàm phu”. “Cầu tuệ tự nhiên” trở xuống là hợp với “tranh nhau cùng chạy” để nói rõ người trung thừa nghe Phật thuyết pháp, tinh tấn nhập vào hành vô tướng, kiến đế đối trị tư duy đạo, nhằm đoạn trừ kiết sử. Sở dĩ nói tự nhiên là vì cảnh của hai đế vốn tự nhiên. Nay trí tuệ từ cảnh mà nhận tên cho nên mới nói “trí tuệ tự nhiên”. “Đây gọi là Bích-chi Phật” tức hợp với “ra khỏi nhà lửa” và chứng quả Vô học”. “Như các người con kia” trở xuống là nêu lên thí dụ bên ngoài để hợp lại.
“Nếu có chúng sanh” trở xuống là tụng về hàng Bồ-tát thừa, lại cũng tạo ra bốn phần chính hợp. Ban đầu nói “theo Phật Thế Tôn nghe pháp và tin nhận” tức hợp với phần “tâm mỗi người đều mạnh mẽ” tức phát khởi thiện căn ngoài phàm phu”. “Ân cần tinh tấn” tức hợp với phần “xô đẩy chen lấn” để nói rõ Bồ-tát nghe Phật thuyết pháp mà phát khởi thiện căn trong hàng phàm phu” “cầu nhất thiết trí” trở xuống là hợp với phần “tranh nhau cùng bỏ chạy” tức Bồ-tát nghe Phật thuyết pháp, tiến vào hành vô tướng, kiến đế tư duy nhằm đoạn trừ kiết sử. “Phật trí” tức là quả Phật trong ba thừa. “Trí tự nhiên” là giống như trước đã giải thích. “Vô sư trí” chính là nói rõ đoạn trừ sạch tập khí và thành tựu quả Vô học. Trí Vô học chính là Vô sư trí. “Đây gọi là Đại thừa” tức hợp với “tranh ra khỏi nhà lửa” và chứng đắc quả Vô học” “như các người con kia” trở xuống tức nêu ra thí dụ bên ngoài để hợp lại.
“Xá-lợi-phất, như Trưởng giả kia thấy các người con an ổn được ra khỏi” trở xuống là đoạn thứ năm tức đều liên tiếp nói lên thí dụ thứ năm và thứ tám. Sở dĩ hợp hai thí dụ này lại là vì đã không hợp thí dụ thứ sáu và thứ bảy cho nên mới tương hợp hai thí dụ này. “Do thấy căn cơ Đại thừa phát khởi” tức là có căn cơ mới nói pháp Đại thừa. Nay căn cứ đây tự phân làm hai đoạn: 1. Trước hết nhắc lại hai thí dụ bên ngoài; 2. Chính hợp hai thí dụ. Đầu tiên nhắc lại thí dụ bên ngoài thứ năm trước tiên và tiếp từ “tự suy nghĩ tài vật giàu có” trở xuống là nêu lên ví dụ bên ngoài thứ tám. “Như Lai cũng lại như vậy” trở xuống là hợp hai thí dụ. Nay trước hết hợp thí dụ thứ năm “tức thấy con thoát nạn” để nói rõ sự phát khởi căn cơ Đại thừa. Trong phần khai mở thí dụ này ở trên gồm có hai ý: 1. Trước hết nêu lên sự đoạn trừ hoặc chướng để ra khỏi ba cõi và chứng quả Vô học; 2. Nêu lên sự phát khởi căn cơ Đại thừa. Nay hợp đầy đủ hai nghĩa trùng lặp. “Như Lai cũng lại như vậy” đến hết “ra khỏi đường hiểm đáng sợ, khổ của ba cõi” tức hợp nói rõ “thấy các con được an ổn ra khỏi” “được sự an vui của Niết-bàn” tức hợp nói rõ “sự phát khởi căn cơ Đại thừa”. Do thí dụ trên nói “ở trong ngã tư đường ngồi nơi đất trống không còn bị chướng ngại”. Nay nói “được Niết-bàn an vui” thì Niết-bàn an vui này là quả của sự phát khởi thiện căn Đại thừa. Nay nêu lên quả để nói rõ nhân cũng có thể nêu lên nhân để nói rõ về quả. Nếu đứng trên lý mà luận thì đã vượt qua hai loại sanh tử nên gọi là Niết-bàn thường trụ. Nhưng nay, giáo này chưa nói rõ lý này cho nên lại gấp bội số trên lấy làm Niết-bàn.
“Bấy giờ, Như Lai” trở xuống chính là hợp thí dụ thứ tám “Trưởng giả ban xe lớn cho các con” để nói rõ Như Lai vì đại chúng mà nói kinh Pháp Hoa. Nhưng trong phần mở thí dụ ở trên vốn có hai đoạn: 1. Song song khai mở hai chương môn; 2. song song giải thích rộng hai chương môn. Tuy nhiên, trong việc khai mở thí dụ ở trên về mặt văn cú đã nêu lên hết nên hợp làm hai đoạn. Nay trong phần hợp thí dụ này có hợp và không hợp và không có thứ tự được thích hợp chia làm sáu đoạn: 1. Chương môn tâm bình đẳng; 2. chương môn một xe lớn; 3. Rộng nói một xe lớn; 4. Rộng giải thích xe lớn; 5. Tâm bình đẳng rộng; 6. Rộng giải thích tâm bình đẳng. Nay trong đây chỉ không hợp việc “rộng giải thích tâm bình đẳng” thứ sáu. Ở trên nói “vì sao? Dẫu đem xe của ta đó cho khắp người cả một nước hãy còn không thiếu huống gì các con”, nay không hợp điều này. Tuy hợp năm phần kia nhưng lại không có thứ tự. Thứ nhất trước hết hợp phần thứ tư và thứ năm. Sau đó, lại hợp phần thứ nhất, thứ hai và thứ ba. Nay nói “bấy giờ Như Lai suy nghĩ” trở xuống đến “tạng pháp của chư Phật” tức hợp phần thứ tư “rộng giải thích một xe lớn”. Ở trên nói “vì sao như vậy? Vì ông Trưởng giả đó của giàu vô lượng, các thứ kho tàng thảy đều đầy ngập” thì nghĩa này đầy đủ như trước đã giải thích. “Các chúng sanh ấy đều là con ta” trở xuống đến “mà diệt độ” tức là hợp đoạn thứ năm “tâm bình đẳng rộng lớn” ở trên nói “ông nghĩ rằng: Của cải của ta nhiều vô cực, không nên dùng xe nhỏ xấu kém mà cho các con, nay những trẻ thơ này đều là con của ta đồng yêu thương không có thiên lệch” là nói rõ ý ấy. “Những chúng sanh thoát ra khỏi ba cõi đó Phật đều cho thứ vui thiền định” tức hợp lại đoạn thứ nhất “chương môn tâm bình đẳng” ở trên nói “đều ban cho các người con”, nay nói “đều ban cho” thì chữ “đều ban cho” tức chỉ cho nghĩa “bình đẳng”. “Các món thiền định, giải thoát v.v… của chư Phật đều ban cho chúng sanh để tự vui sướng” tức hợp đoạn thứ hai “chương môn ban cho xe lớn” hay như trên nói “một thứ xe lớn” “đều là một tướng, một thứ mà các bậc Thánh khen ngợi, có thể sanh ra sự vui sạch mầu nhiệm bậc nhất” tức hợp đoạn thứ ba “một xe rộng lớn” như ở trên nói “xe ấy cao rộng”.
“Xá-lợi-phất, như ông Trưởng giả kia, ban đầu dùng ba xe dụ dẫn các con” trở xuống là đoạn thứ sáu tức hợp thí dụ thứ mười ở trên “không có hư dối”. Nhưng trong thí dụ ở trên vốn có ba đoạn: 1. Nêu lên Như Lai đưa ra sự không hư dối làm thí dụ để hỏi Xá-lợi-phất nhưng nay không hợp; 2. Nêu lên việc Như Lai bày tỏ rõ cho Xá-lợi-phất và nay cũng không hợp; 3. “Xá-lợi-phất trả lời đức Phật” chính là nêu lên sự việc không hư dối.
Nay hợp thí dụ này được phân làm bốn phần: 1. Nhắc lại ba loại thí dụ ở trên; 2. Phần chính hợp; 3. Giải thích; 4. Kết hợp.
Trước hết liên tục nêu lên ba loại thí dụ nghĩa là “Xá-lợi-phất, như ông Trưởng gia kia” tức nêu lên thí dụ thứ nhất. “Ban đầu, dùng ba xe để dụ dẫn các con” là nhắc lại thí dụ thứ tư. “Rồi chỉ ban cho xe lớn” trở xuống là nhắc lại thí dụ thứ tám. “Như Lai cũng lại như vậy” trở xuống chính là hợp ở trên nói “Thân tử xin đáp lời Phật” tức nói rõ sự việc không hư dối. Tuy nhiên, trong lời đáp ở trên cũng có hai ý: 1. Đáp tổng quát để nói lên sự việc không có hư dối; 2. Đáp riêng biệt để nói lên sự việc không có hư dối. Nay nói “Như Lai cũng lại như vậy không có hư dối” chính là hợp nói lên sự việc không dối ở trên. “Thế Tôn!” là tổng quát về sự việc không hư dối. “Ban đầu nói ba thừa” trở xuống tức hợp phần đáp riêng biệt ở trên để nói lên sự việc không hư dối. Căn cứ trong đây vốn có ba loại. Nay thứ tự sẽ hợp điều đó. “ban đầu nói ba thừa” tức hợp phần thứ nhất ở trên “lấy nặng bỏ nhẹ không có hư dối”. Kế đến nói “dẫn đường cho chúng sanh” tức hợp phần thứ hai “xứng hạp với bản tâm không hư dối”. “Nhưng sau chỉ dùng Đại thừa mà độ thoát họ” tức hợp phần thứ ba “ban cho vật vượt quá sự mong cầu, không có hư dối”. “Tại sao” trở xuống là phần thứ ba “giải thích”. “Xá-lợi-phất, vì nhân duyên này” trở xuống là phần thứ tư “kết hợp”.
“Mà nói kệ rằng” tức dùng thí dụ để khai mở ba thừa và hiển bày một thừa nhằm giáo hóa người có căn tánh bậc trung. Trong phần này vốn có bốn đoạn. Tuy nhiên trong đoạn thứ nhất “dùng thí dụ để nói” có hai đoạn: 1. Trước tiên nêu lên Xá-lợi-phất thưa hỏi; 2. Như Lai đáp lời nói trước. Trong hai đoạn này mỗi đoạn được phân làm ba phần.
Trong phần “Phật đáp” đều có đủ ba ý như trước đã thuật rõ: 1. duyên khởi; 2. Từ “hoặc thành ấp làng xóm” xuống hết một trăm hàng kệ là phần chính dùng thí dụ để thuyết; 3. “Này ông Xá-lợi-phất, ấn pháp này của ta” trở xuống gồm sáu mươi lăm hàng kệ dùng để khuyến khích thọ nhận và hành trì. Ở trước lại giải thích nói trong ba đoạn này, mỗi đoạn được khai mở làm hai. Trong đoạn duyên khơi có hai phần tức là: Khiển trách và hứa khả. Trong đoạn dùng thí dụ để thuyết có hai phần tức là: Trường hàng và kệ tụng. Từ đây trở xuống có một trăm hàng kệ tức là phần trùng tụng thứ hai. Nhưng trong phần Văn Trường hàng ở trên vốn có hai phần: khai mở thí dụ và hợp thí dụ. Nay xét trong một trăm hàng kệ cũng phân làm hai: 1. Sáu mươi lăm hàng rưỡi kệ tụng phần mở thí dụ ở trên; 2. “Bảo Xá-lợi-phất, đức Phật cũng như 3 vậy” trở xuống gồm có ba mươi bốn hàng rưỡi kệ tụng phần hợp thí dụ. Trong phần mở thí dụ ở trên vốn có mười thí dụ nhưng nay chỉ tụng chín thí dụ lược không tụng thí dụ thứ mười “không có hư dối”. Vì cớ gì? Vì theo cách giải thích xưa sở dĩ không tụng thí dụ thứ mười “không có hư dối” ở trên vì vốn là Xá-lợi-phất tạo ra thí dụ không có hư dối này. Nay là “Phật nói kệ” đâu thể Phật lại dùng kệ tụng lại lời của Xá-lợi-phất? Nay ý của một nhà biên tập không dùng giải thích này. Phàm giải thích như đây, cũng còn có sự chấp nhặt tỉ mỉ. Cho nên như trong phẩm Thọ Lượng Phật đưa hình ảnh vị thầy thuốc để nói lên sự việc không có hư dối làm thí dụ. Và như Phật hỏi Di-lặc, Di-lặc trả lời Phật để nói rõ sự việc không có hư dối nhẫn đến đoạn dưới Phật quay trở lại thí dụ không hư dối của Di-lặc và Xá-lợi-phất. Lại như trong Phẩm Phân Biệt Công Đức, Phật nói một đoạn Văn Trường hàng còn Di-lặc dùng kệ tụng sự việc như đây. Nếu so sánh theo đó thì thật chẳng là ít. Nay sở dĩ không tụng là ý nói rõ sự việc không hư dối vốn khiến cho chúng sanh được hiểu chân thật, vì, đại chúng lúc ấy tâm đã đạt được tin, không có nghĩa hư dối nên ý ấy tự được hiển bày. Do vậy lược không tụng thí dụ thứ mười “không hư dối”.
Nay trong sáu mươi lăm hàng kệ rưỡi tụng chín thí dụ và cũng mở làm chín đoạn: 1. Có ba mươi ba hàng kệ tụng thí dụ thứ nhất “chủ nhà cũng gọi là thí dụ tổng; 2. Từ “lúc ấy, chủ nhà đứng ngoài cửa” trở xuống có hai hàng kệ tụng thí dụ thứ hai “Trưởng giả thấy lửa”; 3. “Trưởng giả vừa nghe xong, kinh sợ vào nhà lửa” trở xuống gồm có sáu hàng kệ tụng thí dụ thứ ba “Trưởng giả cứu con mà chưa thể được”; . “Bấy giờ, Trưởng giả kia, mới bèn nghĩ thế này: các con như thế đó, càng làm ta thêm sầu não” trở xuống gồm bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tư “Trưởng giả cứu được các con”; . “Trưởng giả thấy các con được ra khỏi nhà lửa” trở xuống có ba câu kệ tụng thí dụ thứ năm “thấy các con thoát khỏi tai nạn”; . “Đến ngồi toà sư tử, ông bèn tự mừng rằng” trở xuống có bốn hàng một câu tụng thí dụ thứ sáu “Trưởng giả vui mừng”; 7. “Khi ấy các người con biết cha đã ngồi yên” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ bảy “các con đòi xe”; 8. “Trưởng giả giàu có lớn, kho đựng rất nhiều đầy” trở xuống có bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tám “ban cho xe lớn”; 9. “các con lúc bấy giờ, rất vui mừng hớn hở” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ chín “các con có được xe cho nên vui vẻ”. Như vậy, ba mươi ba hàng kệ tụng thí dụ thứ nhất; hai hàng kệ tụng thí dụ thứ hai; sáu hàng kệ tụng thí dụ thứ ba; bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tư; ba câu kệ tụng thí dụ thứ năm; bốn hàng một câu kệ tụng thí dụ thứ sáu; ba hàng kệ tụng thí dụ thứ bảy, bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tám; một hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ chín.
Trong tổng thí dụ về chủ nhà ở trên vốn có sáu nghĩa. Nay chỉ nêu lên bốn nghĩa mà lược không nêu lên nghĩa thứ ba “một cửa” và nghĩa thứ sáu “ba mươi người con”. Nay xét trong ba mươi ba hàng kệ, được phân làm bốn đoạn: 1. Một câu đầu tụng thí dụ thứ nhất “ông Trưởng giả”; 2. Ba hàng một câu tụng thí dụ thứ hai “một căn nhà lớn”; 3. Nửa hàng kệ tụng thí dụ thứ tư “năm trăm người”; . Hai mươi chín hàng kệ còn lại tụng thí dụ thứ năm “lửa trong nhà khởi lên”.
Trong thí dụ nói về “Trưởng giả” ở trên có ba phần: 1. “Hoặc thành ấp xóm làng” tức nói lên trú xứ; 2. “Có một đại Trưởng giả” chính là nói rõ Trưởng giả; 3. “Tuổi già đã suy yếu” trở xuống là khen ngợi đức độ. Nay “Thí như ông Trưởng giả” gồm một câu chỉ tụng “có một đại Trưởng giả”. Danh dự, địa vị, trú xứ và việc khen ngợi đức độ do lược nên ở đây không tụng.
“Có một căn nhà lớn” trở xuống gồm ba hàng kệ một câu nêu lên “căn nhà lớn”. Nhiều người nói kệ này là tụng “thành ấp, xóm làng” nhưng không phải như vậy mà đây chính là tụng “nhà ấy rất rộng lớn”. Tuy nhiên trong thí dụ nói thẳng “nhà ấy rất rộng lớn” nhưng nay trong phần tụng thứ hai rộng trình bày tướng nhà rộng lớn, mặc dù câu văn cùng với thí dụ thứ năm trình bày tướng của lửa. Có vẻ tương tự mà thực ra chẳng phải như vậy vì ở dưới tự có câu văn nêu ra việc lửa bốc cháy. Do đã lấy ba cõi làm nhà cho nên nói là “lớn”. Ba cõi trong mỗi niệm đều vô thường cho nên mau “cũ xấu”. Sắc và Vô sắc giới được xem như “lầu gác” còn Dục giới được xem là “nhà” nhưng ba cõi không an ổn cho nên nói “cao nguy hiểm”. Mạng sống như “gốc cột” cũng niệm niệm vô thường cho nên nói là “gãy mục”. Tâm thức như “rường cột” cũng niệm niệm sanh diệt cho nên nói là “xiêu vẹo”. Nghiệp làm “nền nhà” đã là tướng vô minh, mê hoặc hư cấu làm ra cho nên nói “nát rã”. Bốn đại như “tường vách” đều bị vô thường huỷ hoại cho nên nói là “sụp đổ”. Sắc, hương, vị, xúc đều niệm niệm vô thường cho nên nói “đất bủn rơi rớt xuống”. Do bốn oai nghi không tề chỉnh cho nên nói “tranh lợp sa tán toạn”. Lại nói đầu, tóc, răng, móng tay là để trang nghiêm thân. Năm thức giữ lấy duyên nhưng không có tương ưng cũng tức là thể niệm niệm sanh diệt cho nên nói “kèo đòn tay rời khớp”. Lại nói là năm căn Thánh nhơn nhanh chóng dùng trí quán sát cảnh vô thường cho nên nói “bốn bề đều cong vạy”. Cong vạy nghĩa là xiên xẹo.
“Có đến năm trăm người, ở tại nơi trong đó” gồm nửa hàng kệ tụng năm trăm người ở trên.
“Chim xi, hiêu điêu, thứu” trở xuống có hai mươi chín hàng tụng việc “lửa bốc cháy”. Do vậy ở trên nói “nền móng đã rã nát, vách phên đều hừng hực”. Trong Văn Trường hàng ở trên không nói rõ ba cõi nhưng trong kệ nay trình bày đủ hết cho nên riêng biệt nêu ra lửa khởi lên trong ba cõi.
Nay, hai mươi chín hàng kệ được phân làm bốn: 1. Hai mươi hai hàng kệ tụng lửa khởi lên trong nhà tức lửa khởi lên trong Dục giới; 2. từ “các giống độc trùng dữ” trở xuống có ba hàng rưỡi kệ tụng lửa khởi lên ở trong hang tức lửa khởi lên trong cõi Sắc giới; 3. Từ “giống ngô công, do diên” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ tụng lửa khởi lên trong hư không tức là lửa khởi lên trong cõi Vô sắc; . “Nhà đó sự đáng sợ, những biến trạng dường ấy” trở xuống gồm một hàng tổng kết việc lửa khởi lên. Căn cứ trong ba đoạn trước, thì mỗi đoạn có bốn phần nêu rõ nghĩa. Còn đoạn thứ tư chỉ có một phần không mở rộng ra.
Nay xét trong hai mươi hai hàng kệ nói rõ lửa khởi lên trong ba cõi gồm có bốn phần: 1.Mười bảy hàng rưỡi kệ trước hết tụng liệt kê các chúng sanh bị thiêu đốt; 2. “Nhà cũ mục trên đó, thuộc ở nơi một người” trở xuống một hàng kệ tụng nguyên do lửa khởi lên trong Dục giới; 3. “Rồi sau nhà cửa đó, bỗng nhiên lửa cháy đỏ” gồm có hai hàng kệ chính tụng lửa bốc cháy; . “Các loại quỷ thần thấy, đồng cất tiếng kêu to” gồm một hàng rưỡi kệ tổng kết tướng bị thiêu đốt.
Lại xét trong mười bảy hàng rưỡi kệ trước tự có ba đoạn: 1. Sáu hàng kệ trước hết riêng nêu ra năm thứ độn sử của chúng sanh; 2. Từ “khắp nơi nơi đều có” trở xuống gồm mười hàng kệ lại riêng nêu lên năm thứ lợi sử thuộc chúng sanh; 3. Từ “dạ xoa cùng ngạ quỷ” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ tổng kết chúng sanh bị thiêu đốt. Căn cứ trong hai đoạn trước mỗi đoạn lại có hai phần; Đoạn thứ ba không có mở rộng. Xét trong sáu hàng đầu gồm có hai phần: 1. Năm hàng rưỡi kệ tụng năm thứ độn sử thuộc chúng sanh; 2. Nửa hàng kệ tổng kết năm thứ độn sử thuộc chúng sanh. Nay năm hàng rưỡi kệ nói rõ năm thứ độn sử thuộc chúng sanh tức thành năm phần: 1. Nửa hàng nói rõ “mạn”; 2. Một hàng rưỡi kệ nêu lên sân hận; 3. Một hàng kệ nêu lên si mê; 4. Hai hàng nêu ra tham; 5. Hai câu nêu ra nghi.
“Chim xí, hiêu, điêu, thứu” trở xuống nửa hàng trước hết tụng sự kiêu mạn của chúng sanh. “Loài ngươn xà phúc yết” trở xuống gồm có một hàng rưỡi kệ tụng chúng sanh sân hận. “Chỗ phẩn dãi hôi thối” gồm một hàng tụng chúng sanh si mê. “Phẩn dãi” là thí dụ về năm pháp trần. Vì chúng sanh tham trước năm trần như trùng khương lương v.v… tham đắm vào phẩn dãi “cáo, sói cùng dã can” trở xuống gồm hai hàng tụng chúng sanh tham đắm. Vì thây chết v.v.. là thí dụ cho năm trần. Chúng sanh tranh đua nắm bắt lấy năm trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cho nên nói “ngoạm nuốt”. Do cùng nhau tranh đoạt giành giựt một cách vô đạo cho nên nói “dày đạp”. “Giành giựt cấu xé nhau, gầm gừ gào sủa rân” gồm có hai câu nói rõ sự nghi ngờ của chúng sanh. Xét về lý nhân quả thì vì có và không chưa quyết định rõ ràng. “Nhà đó sự đáng sợ, những biến trạng dường ấy” trở xuống gồm nửa hàng là tổng kết năm thứ độn sử của chúng sanh.
“Khắp chỗ đều có những, quỷ li, mị, vọng lượng” trở xuống gồm mười hàng riêng biệt nêu lên năm thứ lợi sử của chúng sanh. Phần này cũng có hai ý: 1. Nửa hàng kệ này trước hết tổng nêu ra năm thứ lợi sử của chúng sanh; 2. Chín hàng rưỡi kệ riêng biệt nêu lên năm thứ lợi sử của chúng sanh. Kệ trước nói rõ độn sử của chúng sanh là ban đầu tụng riêng biệt và sau mới tụng tổng kết, nhưng tụng năm thứ lợi sử của chúng sanh thì ngược lại trước tụng tổng hợp và sau mới tụng riêng biệt. “Quỷ dạ xoa, quỷ dữ” trở xuống gồm chín hàng rưỡi kệ riêng biệt tụng năm thứ lợi sử của chúng sanh. Đã nói rõ năm thứ lợi sử tức thành năm đoạn. Ban đầu có ba hàng dùng để nói rõ tà kiến. Kế đến, có hai hàng rưỡi dùng để nêu lên giới cấm thủ. Kế đó, gồm một hàng rưỡi nói rõ ngã kiến. Kế nữa, có nửa hàng nói rõ kiến thủ. Kế tiếp gồm hai hàng nói rõ đoạn kiến và thường kiến, chính là biên kiến. “Quỷ dạ xoa, quỷ ác” trở xuống ba hàng trước hết nói rõ ta kiến của chúng sanh tức huỷ báng không có nhân quả. Nhưng nhân quả chính là khái niệm chung của tứ đế. Nếu huỷ báng nhân quả tức huỷ báng không có nhân quả của diệt và đạo đế nên giống như nói “nuốt ăn cả thịt người”. “các loài trùng độc dữ” trở xuống chính là nói rõ việc huỷ báng không có Khổ và Tập đế. Căn cứ trong đây, trước hết có môt hàng liệt kê để nêu ra khổ và tập đế. Kế đến gồm một hàng rưỡi chính nói rõ sự phỉ báng. “Ấp cho bú” là nhân tức là Tập đế. Còn “sản sinh” là quả tức Khổ đế. Do đều có khổ, tập mỗi đế không có tương quan nhau cho nên nói “đều tự giấu gìn giữ”. “quỷ dạ xoa đua đến” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ nói rõ chúng sanh tà kiến huỷ báng không có nhân quả của tập và khổ. Do bị tà kiến trói buộc trở thành phẩm tội nặng cho nên nói “lòng hung dữ thêm tăng”. Do vì tà kiến mà tranh biện không dứt cho nên nói “tiếng chúng tranh cãi nhau”. Do đây mà chiêu cảm nghiệp quả chịu khổ trong ba đường ác cho nên nói “thật rất đáng lo sợ” “những quỷ Cưu-bàn-trà” trở xuống gồm hai hàng rưỡi kệ nói rõ chúng sanh chấp vào giới cấm thủ tức trì các giới của gà, chó, nai v.v… Đất bằng nhô lên nhỏ và cao thì gọi là “đống đất”. Điều này muốn nói rõ giới cấm thủ của chúng sanh là nhân để rơi vào ba cõi ác tức loài người và trời đều giống nhau như “đống đất”. Chúng sanh do có lúc chán ngán cái khổ của dục giới nên hàng phục được kiết sử ở dục giới mà tạm sanh vào sắc giới nên nói “hỏng đất một thước”. Vả lại, do có lúc chán ghét cái khổ ở sắc giới liền điều phục được kiết của sắc giới mà tạm sanh vào vô sắc giới nên nói “hỏng đất hai thước”. Do điều phục kiết sanh vào sắc và vô sắc giới nên nói “đi qua”. Tuy nhiên vì chỉ tạm điều phục chứ chẳng phải vĩnh viễn đoạn trừ kiết nên phải trở lại trong ba đường ác cho nên nói “trở lại”. Giới cấm thủ này của chúng sanh chẳng phải là dụng tâm Như lý cho nên nói “buông lung”. Do lao nhọc mà không có công đức gì cho nên nói “đùa giỡn”. “Nắm hai chân của chó, đánh cho la mất tiếng” thì có người giải thích rằng: chúng sanh trong Sắc giới huỷ báng không có nhân quả của Vô sắc giới giống như “nắm hai chân của chó”. Lại huỷ báng không có nhân quả của Dục giới nên nói “lấy chân đạp trên cổ”. Tuy nhiên, hai nghĩa trên không thể giải thích như vậy. Nay nói rõ Dục giới có mười thứ kiết sử của chúng sanh và ở dưới tự riêng biệt có văn nói rõ Sắc giới, đâu thể nói nghĩa trên là nói Sắc giới? Nay nói “nắm hai chân của chó, đánh cho la mất tiếng” tức là phỉ báng không có Khổ và Tập đế. Do khiến cho lý nhân quả mất tuyệt mà không thông suốt cho nên nói “mất tiếng”. “lấy chan đạp trên cổ, khủng bố chó để vui” tức là phỉ báng không có hai đế Diệt và Đạo. Lại giải thích rằng đây là phỉ báng không có nghiệp phiền não tích tập cho nên nói “nắm hai chân của chó” v.v… lại do phỉ báng không có khổ làm quả cho nên nói “lấy chân đạp trên cổ” “lại có các giống quỷ, thân nó rất dài lớn” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ nói rõ ngã kiến của chúng sanh tức ngã lớn mà sắc nhỏ cho nên nói “dài lớn”. Do không có tàm quý cho nên nói “trần truồng”. “Lại có các giống quỷ, cổ nó nhỏ bằng kim” gồm nửa hàng kệ nói rõ kiến thủ của chúng sanh không thể tự suy lường chứng thành, chấp sự thấy biết của người khác là việc thật, còn ngoài ra là vọng ngữ. “Lại có các giống quỷ, đầu nó như đầu trâu” trở xuống gồm hai hàng dùng để nói rõ đoạn kiến và thường kiến (cái thấy chấp thường và đoạn) của chúng sanh. đầu trâu có hai sừng là thí dụ cho hai thứ đoạn kiến và thường kiến luôn tùy thuận xảy ra. Từ “dạ xoa cùng quỷ đói, các chim thú ác độc” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ nói lên chúng sanh bị thiêu đốt nhưng ở đây không có khai mở rộng ra. Sắc giới và vô sắc giới vốn dĩ như ánh sáng lùa vào khi mở cửa ra để nhìn lên thượng giới.
“Nhà cũ mục trên đó, thuộc ở nơi một người” gồm có một hàng nói rõ nguyên do lửa bốc cháy trong Dục giới. Vì do Trưởng giả kia tạm đi ra ngoài mà không ở trong nhà nên mới khiến lửa bốc cháy lên trong nhà. Điều này ngụ ý muốn nói rõ Như Lai xưa kia đã từng giáo hóa chúng sanh này khiến họ tạm thời chế phục được phiền não không khởi lên, chẳng khác gì Trưởng giả khi ở tại trong nhà tuy có lửa nhưng chưa khởi lên bốc cháy. Tuy nhiên, do duyên đã hết, Như Lai phải đi qua phương khác để giáo hóa nhưng chúng sanh này bèn lại khởi phiền não dữ dội khiến lửa phiền não ấy bùng cháy hung hản cho nên nói “nguyên do của lửa cháy”. “Rồi sau nhà cửa đó, bỗng nhiên lửa cháy đỏ” trở xuống gồm có hai hàng nói rõ lửa bốc cháy ở trong Dục giới tức chính là nêu lên câu “bỗng nhiên lửa cháy đỏ” “các loại quỷ thần thảy, đồng cất tiếng kêu to” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ dùng để tổng kết tướng trạng chúng sanh trong dục giới bị thiêu đốt.
“Thú dữ loài trùng độc” trở xuống gồm ba hàng rưỡi kệ nêu rõ lửa khởi lên trong Sắc giới. Căn cứ trong đây cũng có bốn phần: 1. Một hàng trước hết nói rõ chúng sanh trong Dục giới bị phiền não và tám khổ gây bức não cho nên mới hàng phục được phần ít kiết của dục giới mà tạm sanh vào Sắc giới cho nên nói “chui núp trong lỗ hang”; 2. nói “vì phước đức kém vậy” gồm một câu nhằm nói rõ nguyên nhân lửa khởi lên; 3. nói “bị lửa đến đốt cháy” gồm có một câu chính là nói rõ lửa khởi lên trong Sắc giới; . Hai câu còn lại nói rõ tướng trạng chúng sanh trong Sắc giới bị lửa thiêu đốt.
“Loài ngô công, do diên” trở xuống gồm hai hàng rưỡi kệ nói rõ lửa khởi lên trong cõi Vô sắc giới. Phần này cũng có bốn ý: 1. Một hàng kệ trước hết nói rõ chúng sanh trong Sắc giới hàng phục được kiết của sắc giới nên tạm sanh vào cõi vô sắc; 2. “Quỷ bàn trà rình chờ, liền bắt lấy mà ăn” gồm nửa hàng kệ nói rõ nguyên do lửa khởi lên. Do ở chỗ kia bị người tà kiến giáo hóa mà chấp lấy cho nên nói “liền bắt lấy mà ăn”; 3. “Lại có các ngạ quỷ, trên đầu lửa hừng cháy” gồm nửa hàng kệ dùng để nói rõ lửa khởi lên trong cõi Vô sắc; 4. “Đói khát rất nóng khổ sảng sốt chạy quàng lên” gồm nửa hàng kệ nói rõ tướng trạng bị thiêu đốt. “Nhà lửa đó dường ấy, rất đáng nên ghê sợ” trở xuống gồm một hàng dùng để tổng kết lửa khởi lên trong ba cõi nhưng ở đây không mở rộng ra.
“Lúc bấy giờ chủ nhà, đứng ở nơi ngoài cửa” trở xuống gồm hai hàng kệ tụng thí dụ “Trưởng giả thấy lửa”. Trong thí dụ này vốn có ba đoạn: Người thấy, đối tượng được thấy và khởi tâm thương xót. Nay, trong kệ không tụng đoạn “khởi tâm thương xót”. Tuy không tụng đoạn này nhưng cũng thành ba đoạn. Ở trên nói “Trưởng giả thấy lửa cháy” mà không nêu ra chỗ để thấy. Nay trong đây, nói lên “chỗ thấy” để bổ khuyết trong Văn Trường hàng ở trên nên rốt cuộc thành ba đoạn, ba đoạn ấy chính là: 1. Một nửa hàng trước hết tụng chỗ thấy lửa; 2. Một câu nêu ra người thấy (chủ thể thấy); 3. Một hàng một câu tụng cảnh thấy. Nói “lúc bấy giờ chủ nhà, đứng ở nơi ngoài cửa” là trước tiên nêu lên chỗ thấy lửa. Tuy nhiên chữ “đứng” là mô tả trạng thái muốn đi. Như Lai an trú trong địa pháp thân sẽ muốn ứng hiện trong ba cõi tiếp hóa chúng sanh cũng như Trưởng giả muốn đi vào trong nhà. “Lại nghe có người nói” gồm một câu nêu lên “năng thấy” ở trên. Ở trên nói “Trưởng giả thấy” nhưng nay trong kệ tụng “nghe” tức lấy cái nghe để thay cho thấy. Thí dụ ở trên nói đến “thấy rõ sự việc này” tức để nói rõ Như Lai có trí tuệ soi chiếu thấy rõ căn cơ của chúng sanh. Trong đây lại dẫn ra cái nghe tức đàm luận về chiêu cảm căn cơ của Thánh nhân. Vì chiêu cảm căn cơ mà Phật xuất thế mà lại liên quan đến Thánh trí nên “nghe có người mách bảo”. “Các người con của ông” trở xuống gồm một câu nêu lên “cảnh thấy”. Ở trên nói “có thứ lửa lớn này, từ bốn phía bốc lên” trước lại nói “nghe có người mách rằng”, rức mách nói gì? Chính là nói “các người con của ông” “trước đây vì dạo chơi mà đến vào nhà này” Có người giải thích rằng: Do từ bên ngoài ba cõi mà lại trôi dạt vào ba cõi cho nên nói “mà đến vào nhà này”. Tuy nhiên, nay chỗ biên tập ở đây lại không phải như vậy. Xưa ở nơi hai vạn ức đức Phật đã từng thọ nhận sự giáo hóa Đại thừa tức là nghĩa của cha và con cho nên nói “các người con của ông”. Do “trước đây vì dạo chơi, mà nhập vào nhà này” cho nên giống như sự nói rõ trong kinh Di giáo: Người chưa được độ đều cũng có nhân duyên được độ. Xưa kia hiểu được Đại thừa khiến tâm an ổn mà tạo ra ý thoát khỏi sanh tử. Về sau do khởi phiền não mà mất đi sự hiểu biết về Đại thừa nên thành ra nghĩa “nhập vào sanh tử”. Nghĩa “đến nhập vào” thì có ý cũng như đây. “Thơ dại” tức là do lúc ấy rất khiếp nhược trước lý giải Đại thừa nên gọi là “thơ dại”. Do hiểu biết yếu kém khiến mất đi sự lý giải của Đại thừa cho nên nói “vô tri”.
“Trưởng giả vừa nghe xong” trở xuống gồm có sáu hàng kệ tụng thí dụ “cứu con mà chưa được”. Trong thí dụ ở trên vốn có hai đoạn: khuyên dạy và răn dạy. Trong hai đoạn ấy, mỗi đoạn có ba phần tức là: dự định thích nghi, không có căn cơ và ngưng giáo hóa. Nay trong đây cũng đầy đủ nêu lên hai đoạn ở trên, còn mỗi đoạn có ba phần tuy có tụng nhưng về phương pháp thì bất đồng. Pháp bất đồng là căn cứ trong sáu hàng này được phân làm ba đoạn. Ban đầu nói “Trưởng giả vừa nghe xong” trở xuống năm hàng kệ tụng dự định dùng khuyên và răn để thích nghi. Kế đến có hai câu tụng vừa khuyên và răn và không có căn cơ. Kế tiếp có hai câu tụng vừa khuyên và răn và ngưng giáo hóa. “Trưởng giả vừa nghe xong” trở xuống có ba đoạn và mỗi đoạn có hai phần: 1. Gồm một kệ trước hết tụng dự định khuyên dạy để thích nghi tức là thí dụ trên nói: “Thân và tay có sức mạnh” trở xuống; 2. “Mà dụ bảo các con” trở xuống có bốn hàng kệ tức nêu lên dự định răn dạy tức là thí dụ trên nói: “Ta nay vì các con, nói lên sự sợ hải” trở xuống. “Các con không hiểu biết “trở xuống gồm hai câu dùng để nêu lên hai hạng người không có căn cơ. Trong phần này có hai ý: 1. Nói “các con không hiểu biết” gồm một câu khuyên, mà không có căn cơ. Trong mục “không có căn cơ” ở trên vốn có hai ý. Nay không nêu lên ý thứ nhất “giáo nghĩa Đại thừa đối với hạng người này thì trở nên vô dụng” tức là “nhà này có một cửa, mà lại rất nhỏ hẹp” nhưng chỉ nêu lên ý “có Tiểu thừa mà không có Đại thừa”. Nay, một câu “các con không hiểu biết” để nêu lên có căn cơ Tiểu thừa mà không có căn cơ Đại thừa tức hợp với thí dụ nói “các con nhỏ không hiểu”; 2. “Dầu có nghe cha dạy” gồm một câu tức tụng nghĩa răn dạy mà không có căn cơ tức là “cha dẫu thương xót khéo nói để dụ dỗ”. Đoạn thứ ba có hai câu nêu lên sự ngưng giáo hóa tự có hai ý. Câu đầu tức tụng nghĩa khuyên dạy và ngưng giáo hóa, tức thí dụ trên nói “ưa thích đùa giỡn”. Câu thứ hai “vui chơi mãi không thôi” tức tụng nghĩa răn dạy và ngưng giáo hóa thí dụ trên nói: “Chỉ cứ đông tây, chạy giỡn nhìn cha mà thôi”. Lại giải thích rằng: không có tụng ba đoạn nói khuyên dạy mà chỉ tụng hai đoạn nói răn dạy. Năm hàng trước tụng dự định thích nghi và một hàng sau tụng việc không có căn cơ, mà không tụng nghĩa ngưng giáo hóa. Trong phần dự định ở trên có hai ý: suy nghĩ phương pháp cứu các con mà dự định thích nghi. Trong đây cũng phân làm hai. Ban đầu gồm một hàng tụng việc suy nghĩ về phương pháp. Sau đó, từ “bảo dụ các con” trở xuống gồm bốn hàng chính tụng dự định thích nghi.
“Bấy giờ, Trưởng giả kia, mới bèn nghĩ thế này” trở xuống gồm có bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tư “Trưởng giả dùng ba thứ xe để cứu được các con”. Nhưng trong thí dụ ở trên vốn có bốn đoạn: 1. Dự định dùng ba xe để thích nghi; 2. Thấy các con vốn có lòng ưa thích; 3. Vì các con mà nói lên ba thứ xe; 4. Các con thọ nhận và hành trì. Nay trong đây lược mà không tụng đoạn thứ hai “thấy các con có lòng ưa thích” tương ưng với ở trên nói “cha biết các con đều vẫn có lòng thích các đồ chơi trân báu lạ lùng, nếu có chắc chúng nó ưa lắm”.
Nay trong bảy hàng rưỡi kệ được phân làm ba đoạn để tụng trên: 1. Ba hàng đầu tụng đoạn thứ nhất bên trên; 2. Kế đến ba hàng tụng đoạn thứ ba bên trên; 3. Kế tiếp đó có một hàng rưỡi kệ tụng đoạn thứ tư ở trên. Nay “bấy giờ Trưởng giả kia, mới bèn nghĩ thế này” trở xuống ba hàng tụng dự định dùng ba xe, thích nghi, tức thí dụ trên nói: “Bấy giờ, Trưởng giả liền nghĩ: nhà này đã bị lửa lớn đốt cháy” trở xuống. “Bảo với các con rằng” trở xuống có ba hàng tức nêu việc vì các con mà nói về ba xe. Trong đoạn nói về ba xe ở thí dụ trên vốn có bốn phần. Nay có ba hàng kệ tụng đầy đủ: 1. Một hàng kệ tụng phần thứ nhất; 2. Ba câu tụng phần thứ hai; 3. Ba câu tụng phần thứ ba; 4. Nửa hàng kệ tụng phần thứ tư. “Nay bảo các con rằng” gồm một hàng tụng khen ngợi ba xe thuộc phần thứ nhất tương hợp với văn trên nói “mà bảo các con rằng: đây là những món ít có, khó đặng mà các con có thể dùng để vui chơi nếu các con không ra lấy sau chắc buồn ăn năn”. “Nào xe dê, xe hươu” trở xuống gồm ba câu tức tụng phần thứ hai “chỉ ra chỗ của ba xe” tương hợp với văn trên nói “các thứ xe dê, xe hươu, xe trâu như thế nay ở ngoài cửa”. “Các con mau ra đây” trở xuống có ba câu tụng phần thứ ba ở trên “khuyến khích lấy xe” tức tương ưng với văn kinh nói “các con ở nơi nhà lửa nên mau ra đây”. “Tùy ý các con thích, có thể cưỡi để dạo chơi” tức gồm có nửa hàng tụng phần thứ tư “bảo đảm ban cho chứ không có hư dối” tức tương ưng với văn kinh trên nói “tùy ý các con muốn, cha đều sẽ cho các con”. “Các con nghe cha nói, các thứ xe như vậy” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ tức tụng đoạn thứ tư “các con thọ nhận và hành trì”. Trong việc thọ nhận và hành trì ở trên vốn có bốn phần. Nay chỉ nêu ra ba phần mà lược không tụng phần thứ hai “xô đẩy lẫn nhau”. Ban đầu “các con nghe cha nói, các thứ xe như vậy” gồm nửa hàng trước hết tụng “lòng mỗi người đều mạnh mẽ” thuộc hàng ngoài phàm phu. “tức thời cùng nhau tranh đua” gồm sáu chữ nêu lên sự cùng nhau tranh đua để kiến đế tư duy và hành tu đạo. “Ra khỏi” trở xuống nửa hàng có hai chữ nêu lên việc tranh đua nhau ra khỏi nhà lửa để đạt được quả Vô học. Lại giải thích rằng: do lược nêu không tụng hai phần trước mà chỉ tụng hai phần sau.
“Trưởng giả thấy các con, được ra khỏi nhà lửa” trở xuống gồm ba câu tụng thí dụ thứ năm “thấy con thoát khỏi nạn”. Trong thí dụ ở trên có hai ý: 1. Trước hết nói rõ sự đoạn trừ hoặc chướng để thoát ra khỏi ba cõi mà đạt được quả vị Vô học; 2. Nói rõ sự phát khởi căn cơ Đại thừa: hai câu đầu trước hết nêu lên quả Vô học, còn “ở nơi ngã tư đường” gồm một hàng nêu lên sự phát khởi căn cơ Đại thừa.
“Đến ngồi toà sư tử” trở xuống có bốn hàng một câu tụng thí dụ thứ sáu “Trưởng giả hoan hỷ”. Nay xét trong đây gồm bốn hàng một câu tự có ba đoạn. Ba câu đầu tụng sự phấn khởi hoan hỷ. “Những đứa con này đây” trở xuống có ba hàng giải thích nguyên do hoan hỷ. Do thoát ra khỏi hoạn nạn cho nên mới hoan hỷ. “Vì thế các người ơi, ta nay rất vui mừng” trở xuống gồm nửa hàng nói lên sự tổng kết hoan hỷ.
“Khi ấy các người con, biết cha đã ngồi an” trở xuống có ba hàng kệ tụng thí dụ thứ bảy “các người con đòi xe” để nói rõ người trong ba thừa mong muốn đạt quả. Căn cứ trong ba hàng kệ này tự có bốn phần: 1. Nửa hàng tụng lúc đòi xe; 2. Một hàng chính tụng ý đòi xe; 3. Một hàng tụng lời vừa rồi cha hứa ban cho xe; 4. Nửa hàng tổng kết tụng nghĩa đòi xe. Nay “bấy giờ các người con, biết cha đã ngồi an” trở xuống gồm nửa hàng trước hết nói lên khi đòi xe là khi biết cha ngồi an ổn. Điều này ngụ ý muốn nói Như Lai thấy chúng sanh phát khởi căn cơ Đại thừa xứng hợp với bản ý của Như Lai nên nói là “ngồi an”. “Đều đến bên chỗ cha” trở xuống gồm một hàng chính tụng ý đòi xe ở trên. “Như trước cha đã hứa” gồm một hàng tụng lời của cha lúc trước hứa cho xe. “Bây giờ chính phải lúc” trở xuống gồm nửa hàng dùng để tổng kết tụng nghĩa đòi xe.
“Trưởng giả giàu có lớn” trở xuống có bảy hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ tám “đồng ban cho xe lớn” tức chính là thuyết kinh Pháp Hoa. Trong thí dụ ở trên vốn có hai đoạn: 1. Trước hết song song khai mở hai chương môn; 2. Song song giải thích rộng hai chương môn. Nay bảy hàng rưỡi kệ cũng được phân làm hai. Ban đầu có bảy hàng trước tiên tụng đoạn giải thích rộng hai chương môn. Nửa hàng còn lại tụng đoạn thứ nhất bên trên. Lại nữa trong đoạn giải thích rộng chỉ tụng “một xe lớn” mà không tụng “tâm bình đẳng”. Nhưng trong việc nói rộng “một xe lớn” cũng có hai ý: rộng và giải thích rộng. Nay ban đầu có một hàng rưỡi kệ trước tiên tụng giải thích “xe rộng lớn”. Điều này tức là “tại sao như vậy? Vì ông Trưởng giả đó của giàu vô lượng… chưng dọn trang sức đẹp” trở xuống gồm năm hàng rưỡi kệ tụng việc nói rộng “xe lớn” ở trên tương ưng với văn trên nói “xe ấy thật cao rộng với các báu trang hoàng”. “Đem xe đẹp như thế” trở xuống gồm có nửa hàng nêu lên sự khai mở hai chương môn ở trên. Một câu này trước hết nêu ra chương môn “một thứ xe lớn”. Kế đến “cùng ban cho các con” gồm một câu nêu lên chương môn “tâm bình đẳng”.
“Các con lúc bấy giờ, rất vui mừng hớn hở” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tụng thí dụ thứ chín “các con được xe lớn cho nên vui vẽ” tương ưng với văn thí dụ trên nói “khi ấy các người con được ngồi trên xe lớn đặng điều chưa từng có”. Ở đây do lược mà không nêu lên thí dụ thứ mười “không có hư dối”.
“Bảo Xá-lợi-phất này, đức Phật cũng như vậy” trở xuống có ba mươi bốn hàng rưỡi kệ tụng Trưởng giả thuộc đoạn “hợp dụ” thứ hai. Lại nữa, trong đoạn “hợp dụ” trên chỉ hợp bảy thí dụ mà không hợp thí dụ thứ sáu, thứ bảy và thứ chín. Tuy hợp bảy thí dụ nhưng lại gom thí dụ thứ năm và thứ tám làm một cho nên văn cú chỉ có sáu đoạn. Nay trong đây cũng nêu lên bảy thí dụ nên mà trở thành bảy đoạn. Nhưng bảy thí dụ về tên gọi thì đồng mà ý thì có khác. Trong Văn Trường hàng ở trên không hợp thí dụ thứ sáu và thứ bảy và nay cũng không nêu lên. Văn trên hợp thí dụ nhất thứ hai, thứ ba, thứ tư, thứ mười và nay trong kệ cũng nêu lên đầy đủ. Văn trên đều hợp thí dụ thứ năm và thứ tám nhưng nay chỉ nêu lên thí dụ thứ tám. Văn trên hợp thí dụ thứ năm mà không hợp thí dụ thứ chín nhưng nay trong nghĩa kệ này lại nêu lên việc hợp thí dụ thứ chín mà không nêu lên thí dụ thứ năm.
Nay xét trong ba mươi bốn hàng rưỡi kệ cũng phân làm bảy đoạn: 1. Bốn hàng nêu lên thí dụ thứ nhất “chủ nhà” cũng gọi là tổng dụ; 2. “Đức Như Lai đã lìa, nhà lửa ba cõi đó” trở xuống có hai hàng nêu lên thí dụ thứ hai “thấy lửa”; 3. “Mà nay trong ba cõi, có nhiều thứ hoạn nạn” trở xuống cũng có hai hàng hợp nêu lên thí dụ thứ ba “cứu con mà chưa được”; 4. “Bởi thế nên phương tiện, vì chúng nói ba thừa” trở xuống có bốn hàng hợp nêu lên thí dụ thứ tư “cứu được các con”; 5. “Các ông nếu có thể, tin nhận lời nói đây” trở xuống cũng có bốn hàng hợp nêu lên thí dụ thứ tám “ban cho xe lớn”; 6. “Chứng đặng thừa như thế, khắp cho các con thảy” trở xuống có ba hàng với ý nghĩa hợp nêu lên thí dụ thứ chín “các con có được xe nên vui mừng”; 7. “Bảo với Xálợi-phất. Ông và các người thảy” trở xuống có mười lăm hàng rưỡi kệ hợp nêu lên thí dụ thứ mười “không có hư dối”. Như vậy, có bốn hàng kệ hợp nêu lên thí dụ thứ nhất; có hai hàng kệ hợp nêu lên thí dụ thứ hai; có hai hàng kệ hợp nêu lên thí dụ thứ ba; có bốn hàng kệ hợp nêu thí dụ thứ tư; có bốn hàng kệ hợp nêu lên thí dụ thứ tám; có ba hàng kệ với nghĩa hợp nêu lên thí dụ thứ chín; có mười lăm hàng rưỡi kệ hợp nêu lên thí dụ thứ mười. Ở trên hợp thí dụ thứ nhất “chủ nhà” tức tổng dụ chỉ hợp một nghĩa “Trưởng giả”. Trong nghĩa này lại kiêm luôn năm nghĩa còn lại. Nay bốn hàng kệ này nêu lên việc kiêm hợp cả năm nghĩa nhưng chỉ lược không nêu lên việc hợp nghĩa “một cửa”. Nay nói “đức Phật cũng như vậy” gồm một hàng trước hết hợp nêu lên Trưởng giả tức tương ưng với văn trên nói “Như Lai cũng lại như vậy”. “Cha lành của trong đời” gồm một câu tức hợp nêu lên “làm cha của tất cả thế gian”. “Khắp tất cả chúng sanh, đều là con của ta” thì “tất cả” này đều hợp nêu lên hai nghĩa. Ban đầu nói “khắp tất cả chúng sanh” tức hợp nêu lên năm trăm người. “Đều là con của ta” trở xuống gồm ba câu tức có thể hợp nêu lên “ba mươi người con”. “Ba cõi hiểm không an” trở xuống gồm một câu kệ tức hợp nêu lên nghĩa “có một ngôi nhà lớn”. “Thường có những sanh, già” gồm một hàng tức hợp nêu lên nghĩa “có lửa ở trong nhà”.
“Đức Như Lai đã lìa” trở xuống gồm có hai hàng tức tụng hợp nêu lên thí dụ thứ hai “thấy lửa” tương ưng với văn trên nói “ta thấy các chúng sanh bị sanh, già, bệnh, chết”. Nhưng trong việc hợp nêu lên thí dụ ở trên chỉ có hợp ba loại: 1. Hợp người thấy; 2. Hợp đối tượng được; 3. Hợp khởi tâm thương xót. Nay, hai hàng này chỉ có thể hợp nêu lên người thấy và đối tượng được thấy mà không nêu lên việc khởi tâm thương xót. Tuy nhiên cũng tạo nên ba đoạn. Làm sao biết được? Vì trong Văn Trường hàng nêu lên chỗ Như Lai thấy tất cả chúng sanh. Nay nói “đức Như Lai đã lìa, nhà lửa ba cõi đó” trở xuống gồm một hàng trước hết nêu ra “chỗ thấy tất cả chúng sanh”. Kế đến gồm nửa hàng hợp nêu lên đoạn thứ nhất “năng thấy”. Kế tiếp nữa có nửa hàng hợp nêu lên đoạn thứ hai “đối tượng được thấy”. Nay gồm có một hàng thuộc phần thứ nhất nêu lên “chỗ thấy tất cả chúng sanh” Như Lai từ lâu đã dứt hết luỵ phiền của ba cõi nên nói “đã lìa”. Và do thường xuyên tịnh trú ở địa pháp thân cho nên nói “vắng lặng ở thong thả”. Rừng chính là rừng pháp vô lậu. Do luôn an trú ở địa pháp thân, buông thả các biểu hiện của trần luỵ và trở ngại cho nên nói “an ổn trong rừng nội”. Tuy nhiên kinh Pháp Hoa nói rõ pháp thân không giống với hai chữ “thường trụ”. Vấn đề này có hai cách giải thích: 1. Cho rằng kéo dài tâm kim cang trụ lân ở đời tức lấy làm pháp thân; 2. Cho rằng: tổng nêu lên mươi phương chư Phật lại so chiếu lẫn nhau, vì thế biết Vô lượng Thọ tức thời ở tại Tây phương giáo hóa, chưa đến cõi này, Cõi này so chiếu với cõi kia thì cõi kia tức là pháp thân. Nhưng ứng thân vốn có hình có ảnh còn pháp thân thì không có hình có ảnh. Phật đã chưa đến cõi này thì đối với cõi này tức không có hình không có ảnh. Đây chính là pháp thân. Nếu tương ưng hiện đến trong cõi này thì đối với cõi này là ứng thân. Cõi khác so chiếu với cõi này tức duy trì cõi này làm pháp thân. “Hiện nay ba cõi này, đều là của ta cả” gồm nửa hàng kệ tức nêu lên “năng thấy”. “Những chúng sanh trong đó, cũng là con của ta” gồm nửa hàng hợp nêu lên “sở thấy”.
“Mà nay trong ba cõi” trở xuống gồm có hai hàng hợp nêu lên thí dụ thứ ba “cứu con mà chưa được”. Nhưng trong việc khai mở thí dụ ở trên vốn có hai đoạn: răn và khuyên và mỗi đoạn cũng được phân làm ba, cho đến trong việc hợp thí dụ được phân làm ba đoạn tức lặp lại hợp sự ran, khuyên, dự định thích nghi, lặp lại hợp “răn khuyên không có căn cơ”, lại lặp lại hợp “răn, khuyên và ngưng giáo hóa”. Nay, trong hai kệ này chỉ hợp phần răn dạy. Nhưng sự răn dạy vốn có ba phần mà nay trong kệ đây lược không tụng hợp nêu lên sự răn dạy, ngưng giáo hóa, chỉ tụng hợp răn dạy, dự định thích nghi và “không có căn cơ”. Nay nói “mà nay trong ba cõi, có nhiều thứ hoạn nạn, chỉ riêng một mình ta, có thể cứu hộ chúng” gồm một hàng hợp nêu lên dự định răn dạy thích nghi tương ưng với văn trên nói “đức Phật thấy việc này rồi bèn nghĩ rằng: ta là cha của chúng sanh nên cứu chúng nó ra khỏi nạn khổ đó”. “dầu lại đã dạy bảo, mà vẫn không tin nhận” gồm một hàng hợp nêu lên sự răn dạy mà không có căn cơ. Tương ưng với văn trên nói “nếu ta chỉ dùng sức thần thông…”. Nay nói “dầu lại đã dạy bảo, mà vẫn không tin nhận” tức hiển bày sự không có căn cơ. “Nếu chỉ dùng thần lực thì chúng sanh không tin nhận” trở xuống tức là giải thích nói “vì nơi các dục nhiễm, rất sanh lòng tham mê”.
“Bởi thế nên phương tiện” trở xuống có bốn hàng tức hợp nêu lên thí dụ thứ tư “cứu được các con”. Trong việc hợp nêu lên thí dụ thứ tư vốn có ba đoạn: 1. Trước hết nhắc lại nêu lên ba thứ thí dụ bên ngoài nhưng nay không tụng; 2. Nói “đức Như Lai cũng lại như thế, dầu có trí lực cùng sức vô uý mà chẳng dùng đến” tức hợp thí dụ bên ngoài thứ ba và nay cũng không tụng; 3. Nêu lên việc hợp thí dụ thứ tư. Trong việc hợp thí dụ này vốn có bốn đoạn. Nay trong đây lược mà không tụng hợp nêu lên nghĩa thấy rõ căn cơ “nơi nhà lửa ba cõi cứu vớt chúng sanh”. Nay trong bốn hàng này có hai phần: 1. Ba hàng chánh tụng hợp ba đoạn ở trên; 2. Một hàng hợp ba đoạn làm một kết thành nghĩa ở trên. Nghĩa này không được trình bày ở trên. Nay căn cứ trong ba hàng thì ban đầu có một câu hợp nêu lên phần thứ nhất dự định thích nghi ba thừa giáo. Kế đến, có một hàng một câu tụng hợp phần thứ ba tức vì chúng sanh mà nói ba thừa giáo. Kế tiếp đó có một hàng rưỡi kệ tụng hợp thí dụ thứ tư “các con thọ nhận và hành trì”. Nay nói “cho nên dùng phương tiện” gồm một câu tụng hợp dự định dùng ba thừa giáo thích nghi văn trên nói “chỉ dùng trí tuệ phương tiện”. “Vì chúng nói ba thừa” trở xuống gồm một hàng một câu hợp nêu lên sự việc “vì chúng sanh mà nói lên ba thừa giáo”. Trong việc nói ba thừa ở trên vốn có bốn phần. Nay một hàng một câu này chỉ hợp nêu lên một phần tức là “chỉ rõ chỗ chứng đạt ba quả” tương ưng với văn trên nói “các người mau ra khỏi ba cõi sẽ đặng chứng ba thừa: Thanh-văn, Duyên-giác và Phật thừa”. Đây chính là chỉ ra chỗ chứng đạt quả của người trong ba thừa. Ba phần còn lại do lược mà không nêu lên. “Các người con đó thảy, nếu nơi tâm quyết định” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ hợp thí dụ thứ tư “các người con thọ nhận và hành trì”. Nhưng trong việc hợp thí dụ trên lại được liệt kê riêng biệt. Căn cứ ở người của ba thừa thì mỗi thừa được phân làm bốn phần. Nay cũng căn cứ ba thừa mà tụng hợp. Nhưng không hợp hết cả bốn phần mà chỉ hợp nêu lên phần thứ tư “ba người”. Nay một hàng rưỡi kệ tự có hai ý tức ban đầu tổng nêu lên và sau riêng biệt nêu lên. Nay nói “các người con đó thảy, nếu nơi tâm quyết định” gồm nửa hàng tổng quát nói rõ người của ba thừa đều đạt được quả vị Vô học đều là nghĩa quyết định. Một hàng dưới riêng biệt nói rõ người của ba thừa đạt quả Vô học. Ban đầu nói “đầy đủ ba món minh, và sáu thứ thần thông” gồm nửa hàng tức quả quyết định của Thanh-văn chính nêu lên việc hợp ở trên gọi là Thanh-văn thừa. Điều này tương ưng với việc khai mở thí dụ nói “tranh ra khỏi nhà lửa”. “Có người được Duyêngiác” gồm một câu tụng hợp ở trên gọi là Bích-chi Phật thừa. Quả Vô học của Duyên-giác tức tương ưng trong mở thí dụ nói “tranh ra khỏi nhà lửa”. “Hoặc bất thối Bồ-tát” gồm một câu tụng hợp ở trên tức gọi là Bồ-tát thừa. Quả Vô học này cũng tương ưng trong thí dụ nói “tranh ra khỏi nhà lửa”, “Xá-lợi-phất phải biết, ta vì các chúng sanh” trở xuống có một hàng hợp Ba-làm một để kết thành nghĩa trên. Một hàng này là nghĩa nêu ra mà không nêu lên ở trên nhưng nay thuộc ở trên.
“Các ông nếu có thể, tin nhận lời nói đây, tất cả người đều sẽ, chứng thành quả Phật đạo” trở xuống gồm có bốn hàng hợp nêu lên thí dụ thứ tám “ban cho xe lớn” nhưng trong việc hợp thí dụ thứ tám ở trên được khai mở làm sáu đoạn. Tuy nhiên, chỉ hợp năm phần mà không hợp phần thứ sáu. Nay bốn hàng này phân làm hai đoạn: 1. Trong một hàng kệ này có thể hợp nêu lên hai phần tức tương hợp với trên nói “những chúng sanh đã thoát khỏi ba cõi đó, Phật đều cho món vui thiền định, giải thoát v.v… của các đức Phật” tức là nghĩa “tâm bình đẳng mà ban cho một thứ xe”. “Phật thừa đây vi diệu, rất thanh tịnh thứ nhất” trở xuống gồm ba hàng hợp nêu lên xe rộng lớn ở trên tương ưng với Văn Trường hàng nói “các món đó đều là một tướng, một thứ mà các bậc Thánh khen ngợi thường sanh ra sự vui thanh tịnh vi diệu bậc nhất”. Do đó bốn hàng này chỉ nêu lên ba phần.
“Đạt được thừa như thế, khiến cho các Phật tử” trở xuống ba hàng tức nghĩa hợp nêu lên thí dụ thứ chín “các con có được xe cho nên hoan hỷ”. Trong Văn Trường hàng ở trên không hợp nêu lên thí dụ thứ chín này. Tuy nhiên trong ba hàng này hai hàng đầu chính là nghĩa tụng nói rõ hành một nhân đạt một quả cho nên quyết định vui vẽ. “Vì bởi nhân duyên đó” trở xuống gồm một hàng nêu rõ nhân không khác. “Nương nơi xe báu này, mà thẳng đến đạo tràng” tức là nói rõ Như Lai đã vì người ba thừa mà thọ ký quả vị Phật cho họ trong đời vị lai. Lúc ấy, đại chúng cùng nhau xét tâm chuyển hóa Phật quả trong tương lai mà tu hành tinh tấn tức là nương vào xe báu này thuộc thừa cảnh giới. “Thẳng tiến đến đạo tràng” nghĩa là vạn hạnh đều đến đạo tràng. Nhưng khi tâm kim cang ấy phát khởi tức tiện lợi gần quả Phật nhằm tu hành đạt đến vị kim cang tức là nghĩa của “thẳng tiến đến đạo tràng”.
“Bảo với Xá-lợi-phất, bọn ông các người thảy” trở xuống có mười lăm hàng rưỡi kệ đều hợp nêu lên thí dụ thứ mười “không có hư vọng”. Trong việc hợp thí dụ ở trên vốn có bốn đoạn: 1. Trước hết nhắc lại ý nghĩa ba loại thí dụ bên ngoài; 2. Chánh hợp; 3. Hợp giải thích; . Kết hợp. Nay chỉ nêu lên phần chánh hợp còn các đoạn khác thảy đều không tụng. Phần chánh hợp ở trên tự có hai thứ. Ban đầu nói “Như Lai cũng lại như vậy không có hư dối” tức là tổng nói rõ sự việc không có hư dối, nay cũng không tụng hợp, mà chỉ tụng hợp ba loại để riêng biệt nói rõ sự việc không có hư dối: lấy nặng bỏ nhẹ, không hư dối, tương xứng với bản tâm không hư dối, vượt quá chỗ mong cầu không hư dối. Nay xét trong mười lăm hàng rưỡi kệ này đại khái được phân làm ba đoạn: 1. Một hàng kệ trước hết nói lên sự tương quan giữa cha và con để khai mở lý do không hư dối. Ý nói “Như Lai trước kia đã từng ở nơi hai vạn ức đức Phật để giáo hóa chúng sanh này”. “Lúc ấy chúng sanh phát khởi tâm hiểu biết ấy là nghĩa nhân, nhưng sự hiểu không thể tự sanh, mà phải nhờ ở Phật. “Như Lai có khả năng làm cho chúng sanh hiểu” tức là nói lên nghĩa “cha”; 2. Mười ba hàng rưỡi kệ chính tụng hợp ba thứ không hư dối ở trên; 3. Một hàng còn lại nêu lên vua của các pháp để tổng kết nói rõ ý không hư dối. Lại trong ba đoạn này, trước một sau một đều không khai triển. Một đoạn ở giữa tự có ba đoạn riêng biệt: 1.Hai hàng rưỡi kệ trước hết lược tụng hợp ba thứ không hư dối; 2. Hai hàng kệ trước muốn rộng tụng hợp trước dẫn chứng sự khuyến khích tin nhận; 3. Chín hàng chính tụng rộng phần thứ nhất ở trên lược tụng hợp sự việc không hư dối. Nay nói hai hàng rưỡi kệ lược nêu sự chánh hợp: Một hàng đầu tụng phần thứ nhất, một hàng kế tiếp tụng phần thứ hai, nửa hàng kế đó tụng phần thứ ba.
Nay “các ông đã nhiều kiếp” gồm một hàng tức hợp nêu lên “lấy nặng bỏ nhẹ không có hư dối” tương ưng với văn trên nói “ban đầu nói ba thừa”. “Ta tuy trước nói vậy” trở xuống có một hàng tức hợp nêu lên “bản tâm không có hư dối” tương ưng với thí dụ trên “dẫn đường cho chúng sanh cũng chỉ là…” “Chỉ là diệt hết sanh tử” là chỉ cho sanh tử có hai loại. Tuy nhiên vì trong phân đoạn “khổ não sâu nặng” cho nên phương tiện làm ba thừa dẫn ra “khiến ông lìa khỏi khổ thiêu đốt”. Do chỉ diệt hết phân đoạn sanh tử mà chưa dứt sạch biến dị sanh tử cho nên nói “chỉ”. Lại nên tinh tấn đoạn trừ biến dị sanh tử để thành đạo vô thượng há nên chỉ dừng ở thân tàn diệt trí này cho nên nói “mà thật chẳng diệt độ”. “Nay việc nên phải làm, chỉ có trí tuệ Phật” gồm nửa hàng hợp nêu lên sự ban cho vượt quá chỗ mong cầu nhưng không hư dối tương hợp với thí dụ trên nói “sau đó chỉ dùng Đại thừa mà độ thoát chúng”. “Nếu có Bồ-tát nào” trở xuống có hai hàng là dẫn chứng người thù thắng, chứng minh Như Lai không dối và khuyên tin. Kệ đầu chính là dẫn chứng và kệ sau tức chứng minh lời nói của người. “Nếu có người trí nhỏ” trở xuống gồm có chín hàng kệ tức lược tụng hợp ba thứ không hư dối. Nay, chín hàng này tự được phân làm ba đoạn. Đoạn đầu có sáu hàng tức rộng nêu lên phần trên. “Các ông trải nhiều kiếp” trở xuống chỉ có một hàng lược nói rõ “lấy nặng bỏ nhẹ không có hư dối” xét trong sáu hàng này, hai hàng đầu nói rõ khổ đế; hai hàng kế nói lên tập đế, một hàng tiếp nêu lên diệt đế, và một hàng cuối nêu ra đạo đế. Đoạn hai từ “người đó nói pháp gì, mà nói đặng giải thoát?” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tức rộng nêu lên “tương xứng bản tâm không hư vọng”. Đoạn ba từ “đức Phật nói người đó, chưa phải thật diệt độ” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tức rộng nêu lên ở trên. “Nay việc phải nên làm, chỉ có trí tuệ Phật” gồm nửa hàng nói lên việc ban cho quá sự mong cầu không có hư dối. “Ý của ta không muốn, khiến cho đó đến diệt độ” tức là nói lên lời nói ở trên, nghĩa này có thể tìm thấy. Tức người kia khi chưa chứng đạt đạo vô thượng; ý của Như Lai quyết không chỉ cho họ đi đến diệt độ như xưa kia. “Ta là đấng Pháp vương, tự tại nơi các pháp” trở lên gồm mười lăm hàng rưỡi kệ đại khái được phân làm ba đoạn. Từ đây trở xuống có một hàng là nêu lên bậc Pháp vương để tổng kết nói rõ sự việc không có hư dối. Nhưng vì người không tự tại mà nêu ra nhiều lời nói hư dối. Phật là bậc Pháp vương tổng kết nói rõ chân thật không có hư dối.
Từ “Xá-lợi-phất phải biết, pháp ấn của ta đây” lại trước tụng thí dụ nói khai mở ba thừa và hiển bày một thừa để giáo hóa người có căn tánh bậc trung. Trong phần này có hai đoạn: 1. Trong phần Xálợi-phất thưa thỉnh có ba đoạn và đã trình bày xong; 2. Trong phần đáp của đức Phật cũng có ba đoạn; 1. Dùng thí dụ để nói về duyên khởi có hai: ban đầu khiển trách và sau hứa khả; 2. Phần chính thí dụ để nói lên việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa cũng có hai phần: phần Văn Trường hàng và kệ cũng đã trình bày xong. Người có căn tánh bậc trung đã hiểu lý đồng quy với ý trước khai mở ba thừa và hiển bày một thừa; 3. Từ đây trở xuống đến phẩm có sáu mươi lăm hàng kệ là nói lên việc khuyến khích người có căn tánh bậc trung thọ nhận và hành trì. Tuy nhiên ý khuyến khích chỉ nói rõ sự hoằng truyền kinh để tự tu tập, giáo hóa người khác, và gieo trồng nhân đồng quy chiêu cảm đạt được quả viên mãn tột bực cho đến vạn hạnh của Bồ-tát đều tu hành đầy đủ các đức. Nếu nói rõ ra chủ yếu không ngoài tự tu tập và giáo hóa người khác. Tự tu hành tức như nói tu hành. Giáo hóa người khác tức là hoằng truyền kinh điển để làm lợi ích cho chúng sanh, kiêm luôn việc đoạn trừ sanh, già, bệnh tức là nghĩa của Bồ-tát. Tuy nhiên, tâm mến mộ quả dễ sanh mà ý hành nhân lại khó lập cho nên trong đây để riêng ra phần khuyến khích mến mộ quả, vì đã có nguyện hành với nhân thì quả nghèo hay phước tự hiển bày. Ý này ở trên đã nói đầy đủ nên nay không trình bày chi tiết. Lại giải thích rằng sở dĩ không khuyến khích mến mộ quả là vì đây rất gần phẩm Thọ ký cho nên không nói khuyến khích mến mộ quả. Trong đây chỉ dùng việc hoằng kinh lợi ích người làm nhân thực hành và cũng có hai đoạn: 1. Một hàng kệ nêu ra kinh được hoằng truyền kinh; 2. Từ “tại chỗ ông đi qua” trở xuống có sáu mươi bốn hàng kệ tụng phần chính chỉ rõ phương pháp hoằng truyền kinh để làm lợi ích cho chúng sanh. Nay nói “pháp ấn của ta đây” tức chỉ cho kinh được hoằng truyền. Ấn tức như danh tự của người này ấn chỉ lên hòm sách để gởi đến cho người kia, chẳng có vật gì gửi cho mà không có người cho. Do vậy kinh Pháp Hoa được xem như hòm sách. Nhưng chỗ nói rõ về nhân quả trong kinh giống như sự việc trong bức thư đã được biểu hiện ra. Như Lai nói giáo tụng danh tự kinh này cũng giống như ấn vậy. Bồ-tát hoằng truyền kinh này giống như người đưa thư. Do đó, pháp ấn có ý nghĩa sâu xa như thế.
“Tại chỗ ông đi qua, chớ có vọng tuyên truyền” trở xuống gồm sáu mươi bốn hàng là chỉ ra phương pháp hoằng truyền kinh điển ấy tức với ý khuyến khích hành nhân. Trong đây tự có ba đoạn: 1. Nửa hàng dùng để tổng lược việc hoằng kinh làm lợi ích cho chúng sanh; 2. “Nếu có người nghe đến” trở xuống gồm có mười hàng kệ dùng để riêng biệt lược khuyến khích phương pháp hoằng truyền kinh; 3. “Nếu có người không tin, sanh huỷ báng kinh này” trở xuống có năm mươi ba hàng rưỡi kệ rộng chỉ ra phương pháp hoằng truyền kinh để biểu hiện tướng thực hành nhân. Nay nói “tại chỗ ông đi qua, chớ có vọng tuyên truyền” tức là đoạn thứ nhất. Nhưng “chớ có vọng nói” ý ấy rất khó hiểu. Nay chỉ đưa ra bốn câu để nói rõ nghĩa: “chớ có vọng nói” 1. Đối với người ác chớ nên vì họ nói cũng chớ có vọng nói; 2. Đối với người ác và người thiện đều vì họ nói tức cũng chớ có vọng nói; 3. Đối với người ác thì nên vì họ nói nhưng đừng vì người thiện mà nói; 4. Đối với người thiện thì nên nói còn đối với người ác thì chớ vì họ nói. Nay không giống như ba câu trước. Vì cớ gì? Vì ba câu trước rất thông suốt lẫn lộn, nên chỉ chọn lấy câu thứ tư chính là “đối với người ác không nói, còn người thiện nên vì họ mà nói”. Hỏi: Như Lai là đấng cha lành thương chúng sanh như con đẻ, lại phóng hào quang chiếu khắp loài quần sanh đều thấm nhuần nhưng nay lại nói chỉ nên vì người thiện nói, chớ vì người ác mà nói há chẳng phải sanh tâm phân biệt và cũng trái với ý cha lành? Đáp: Nói phóng hào quang chiếu khắp là biểu hiện từ bi bình đẳng. Nay nói lên chỉ vì người thiện mà nói còn không vì người ác nói tức là chỉ ra phương hướng hoằng truyền kinh điển của Xá-lợi-phất. Nên nói cho người thiện tức là khuyến khích pháp thiện còn chớ nói cho người ác là răn dạy người ác. Vả lại, nếu gượng vì người ác mà nói thì chẳng những họ sanh tâm bất tín mà còn tăng trưởng tội huỷ báng. Do vậy, kinh Niếtbàn nói “các đức Phật và Thánh nhơn không vì chúng sanh mà tạo ra nhân duyên phiền não”. Lại muốn để chê trách người ác kia khiến cải đổi ác mà làm thiện.
“Nếu có người nghe đến” trở xuống gồm mười hàng kệ dùng để riêng biệt lược khuyến khích phương hướng hoằng truyền kinh. Đoạn thứ hai này so với phần tổng quát ở trên tức thành riêng biệt, nếu so với phần rộng ở dưới thì gọi là lược nêu lên. Nay xét trong mười hàng kệ này tự có hai đoạn: 1. Bốn hàng trước hết khuyến khích nếu gặp người thiện thì nên vì họ nói pháp; 2. “Nói kinh Pháp Hoa này” trở xuống sáu hàng kệ răn dạy khiến đừng vì người ác mà nói. Trong hai đoạn này mỗi đoạn có ba phần. Trong bốn hàng trước, “vì người thiện mà nói” tự có ba hạng người thiện: 1. Một hàng trước hết nói rõ hạng người không thối chuyển phải nên vì họ mà nói. A là không, Bề Bạt Trí là thoái, người không có thối chuyển thì nên vì họ mà nói; 2. “Nếu có người tin nhận” trở xuống gồm một hàng rưỡi kệ nói rõ hạng người đã gieo trồng thiện căn trong quá khứ lâu xa nên phải vì họ mà nói; 3. “Nếu người nào có thể” trở xuống có một hàng rưỡi kệ tức nói rõ trong đời vị lai nếu có người thường gặp thiện tri thức thì nên vì người này mà nói. Ba hạng người này tức thành ba đời. Ban đầu nói lên hạng người bất thối tức là chỉ cho hiện tại. Kế đến nói lên người đã gieo trồng thiện căn lâu dài tức chỉ cho quá khứ. Và sau cùng nói lên hạng người thường gặp thiện tri thức cũng chính hạng người này đã gieo trồng thiện căn trong quá khứ nên trong đời vị lai sẽ được gặp gỡ nhau. Nhưng ở đây chỉ hỗ tương nêu lên một bên làm nghĩa. “Nói kinh Pháp Hoa này” trở xuống có sáu hàng tụng răn bảo khiến chớ vì người ác mà nói kinh Pháp Hoa. Trong sáu hàng này cũng nói ba hạng người ác: 1. Một hàng trước hết nói lên người hiểu biết nông cạn thì chớ nên vì họ nói; 2. “Tất cả hàng Thanh-văn” trở xuống gồm ba hàng tụng đối với người có lòng tin nông cạn cũng không vì họ mà nói huống hồ là người không tin. Và nếu chấp thủ tức là người không có lòng tin sâu sắc; 3. “Lại nữa Xá-lợi-phất” trở xuống hai hàng nêu ra người ác để tổng kết “nếu có người mến mộ thì nên vì họ nói”. Hàng đầu nói rõ “người chấp ngã kiến, không nên vì họ nói” hàng sau nói người có nhiều ái nhiễm chớ nên vì họ nói.
Hỏi: Ở trên nói sự tích tập nghiệp ở quá khứ mạnh, tuy có ba hạng người sống trọn đời với năm thứ nhơ uế nhưng không bị chướng ngại trói buộc. Nay cớ gì nói chớ nên vì hạng người này mà nói?
Đáp: Điều này có hai ý: 1. Chính vì khuyến khích hạng người có căn tánh bậc trung nắm bắt phương pháp hoằng truyền kinh; 2. Cũng để chê trách người giải đãi ngay lúc ấy ở trong chúng.
“Nếu có người không tin, khinh huỷ chê kinh này” trở xuống có năm mươi ba hàng rưỡi kệ rộng chỉ ra phương pháp hành nhân hoằng truyền kinh làm lợi ích cho chúng sanh. Nay xét trong năm mươi ba hàng rưỡi kệ đại khái được phân làm hai đoạn: 1. Ba mươi bốn hàng rưỡi kệ rộng chỉ ra “người ác chớ nên vì họ nói”. Đây tức là rộng nêu lên phần thứ hai ở trước gồm sáu hàng lược nói rõ “người ác không nên vì họ nói”; 2. Từ “nếu có người lợi căn” trở xuống đến phẩm có mười chín hàng kệ rộng nói rõ “đối với người thiện thì nên vì họ nói”. Đây tức là rộng nêu lên phần thứ nhất ở trên tức gồm bốn hàng lược nói rõ “đối với người thiện thì nên vì họ nói”. vì nói ý rộng cho nên ý ấy cũng như đây.
Nay, trong đoạn nói rõ người ác tự có ba hạng: 1. Bốn hàng rưỡi kệ căn cứ vào nhân hành ác mà nói rõ người ác; 2. Từ “người ấy khi mạng chung” trở xuống có hai mươi tám hàng kệ căn cứ vào quả ác để nói rõ người ác; 3. “Phật bảo Xá-lợi-phất, người huỷ báng kinh này” trở xuống có hai hàng tổng kết tướng trạng của người ác.
Nay xét trong bốn hàng rưỡi kệ trước nói rõ trong nhân hành ác tự có ba loại nhân ác: 1. Một hàng kệ trước hết nêu lên “nếu người huỷ báng pháp, chớ nên vì đó nói”; 2. Một hàng nói lên “nếu có người nghi hoặc, chớ nên vì đó nói”; 3. Có hai hàng rưỡi kệ nêu lên “nếu có người huỷ báng người hoằng truyền kinh” thì chớ nên vì họ nói”.
Nay trong mục thứ nhất có một hàng kệ nói lên người huỷ báng pháp. Đã huỷ báng kinh này rồi thì sao có thể nói! Vì như vậy tức đoạn tuyệt giống Phật của tất cả thế gian. Nay, kinh này nói chúng sanh có giống Phật nhưng những người nghe pháp đã huỷ báng kinh này thì không thể tuyên thuyết được cho nên nói “đoạn tuyệt giống Phật”. “nếu có người xìu mặt” chỉ một hàng nói lên đối với hạng người nghi hoặc thì không nên vì họ nói. “Hoặc Phật còn tại thế” trở xuống có hai hàng rưỡi kệ nói rõ đối với kẻ huỷ báng người hoằng truyền kinh thì cũng không nên vì họ mà nói.
“Người đó khi mạng chung” trở xuống có hai mươi tám hàng căn cứ vào quả ác để nói lên người ác, đây tức ba hạng người trước với nhân hành ác mà có ra quả ác này. Căn cứ trong đây có hai ý lặp lại: 1. Hai mươi hai hàng kệ nói lên quả báo ác; 2. “Thường sanh vào địa ngục” trở xuống có sáu hàng kệ tổng kết tướng của quả ác. Lại xét trong hai đoạn này mỗi đoạn có hai thứ riêng biệt. Nay căn cứ trong việc nói rõ quả có hai thứ tức là: 1. Mười hai hàng căn cứ vào chánh báo để nói lên quả ác; 2. “Nếu được sanh làm người” trở xuống mười hàng kệ căn cứ vào báo nghiệp còn sót lại mà nói lên quả ác. “chết bị ném ngói đá” tức là để lại tiếng xấu trong dòng đời, nghĩa là nói người này sau khi chết có tướng bị cắt chém; cũng có thể người này sau khi chết nhờ vào mạng sống đời trước mà biết thấy người dữ thây chết cắt xén thi thể mình nên lúc ấy liền sanh tâm thọ nhận khổ mà tự biết do tội phỉ báng kinh. Lại giải thích người này khi chết không được bình thường mà bị dùng dao gậy đánh chết. “Nếu được sanh làm người” trở xuống có mười hàng kệ căn cứ vào nghiệp báo còn lại mà nói lên bị nhận chịu quả ác tức là chánh báo của những người hành nhân ác mà nay phải nhận y báo còn lại. “Thường sanh ở địa ngục” trở xuống có sáu hàng tổng kết tướng quả ác, cũng có hai phần tức tổng kết hai đoạn ở trên: 1. Hai hàng tổng kết đoạn thứ nhất “căn cứ vào chánh báo mà nói lên bị nhận chịu quả ác”; 2. Từ “nếu được sanh làm người” trở xuống có bốn hàng tổng kết đoạn thứ hai ở trên “căn cứ vào dư báo mà nói rõ bị nhận chịu quả ác” “bảo Xá-lợi-phất, người khinh chê kinh này” như đã nói trên gồm có ba mươi bốn hàng rưỡi kệ rộng chỉ ra phần “đối với người ác thì không nên vì họ nói” phần này vốn có ba ý: 1. Có bốn hàng rưỡi kệ căn cứ vào nhân hành ác để nói lên người ác; 2. Có hai mươi tám hàng kệ căn cứ vào quả ác để nói lên người ác; 3. Từ đây trở xuống hai hàng kệ tổng kết tướng trạng người ác.
“Nếu có người lợi căn” trở xuống có mười chín hàng rộng nói lên đối với người thiện thì nên vì họ nói kinh. Trong đó có bốn hàng nêu lên đối với người thiện thì nên vì họ mà nói kinh. Căn cứ trong đây có hai phần: 1. Mười bảy hàng kệ nêu lên việc đối với người thiện thì nên vì họ mà nói kinh; 2. “Bảo cùng Xá-lợi-phất, ta nói sự tướng này” trở xuống có hai hàng tổng kết khuyến khích “đối với người thiện thì nên vì họ nói”. Xét trong mười bảy hàng kệ gồm có mười hạng người có thể vì họ mà nói kinh. Nay lấy nghĩa đối nhau mà nêu lên năm cặp nghĩa: 1. Nói lên hiện tại nhằm nêu ra người thông minh lợi trí, tức trong quá khứ đã từng gieo trồng công đức sâu nặng. Đây tức là sự tương đối của công đức và trí tuệ; 2. Dưới thì rủ lòng thương đến kẻ hạ lưu, trên thì cung kính bậc tôn trưởng. Đây tức là trên dưới đối nhau; 3. Bên ngoài tức xa lìa ác để duyên vào bên trong tâm tức giữ giới thanh tịnh. Đây tức là trong ngoài đều tương đối; . Nói tự hành tức chất trực nhu hoà và hóa độ người khác tức thanh tinh mà nói pháp. Đây tức là tự hành trì và giáo hóa người khác mang tính tương đối; . Nói ban đầu đạt được tuệ niệm mà cầu kinh và sau cùng thuần tâm mà tôn kính. Đây tức là ban đầu và rốt sau mang tính tương đối. “Bảo cùng Xá-lợi-phất, ta nói sự tướng này” trở xuống có hai hàng tức tổng kết khuyến khích đối với người thiện thì nên vì họ mà nói kinh Pháp Hoa.
PHẨM “TÍN GIẢI” THỨ TƯ
Chữ “giải” nghĩa là hiểu nhưng có hai loại: 1. Tự dùng trí tuệ để thấy rõ tướng pháp tức là người theo pháp thực hành thì gọi là thấy hiểu; 2. Không tự mình thấy lý nhưng nhờ thầy nghe pháp mà hiểu tức là người tin mà thực hành cho nên gọi là tin hiểu (tín giải). Nay trong phẩm này nêu lên bốn vị đại Thanh-văn nghe rồi lãnh hội nghĩa khai mở ba thừa và hiển bày một thừa nên tin lý đồng quy chứ chẳng phải có hai lý. Do tin mà được hiểu nên gọi là phẩm “Tín giải” (tin hiểu).
Hỏi: Chỉ có bốn người này lãnh hội còn có những người khác không?
Đáp: Nếu khiến cho hạng người có căn tánh bậc trung hiểu được thì cũng đã vô lượng nhưng nay chỉ nêu lên bốn người là vì những người này là bậc thượng thủ! Trong việc dùng thí dụ để thuyết khai mở ba thừa và hiển bày một thừa nhằm giáo hóa người có căn tánh bậc trung vốn có bốn phẩm tức thành bốn đoạn. Một phẩm này tức đoạn thứ hai nói lên người có căn tánh bậc trung đã lãnh hội và hiểu rõ. Lại nói trong bốn đoạn mỗi đoạn được phân làm hai. Nay trong đoạn lãnh hội và hiểu này có hai phần tức là: 1. Kinh gia trình bày tướng trạng của người trung căn được hiểu; 2. Từ “mà bạch Phật rằng” trở xuống đến phẩm hết tức là lời trình bày được hiểu của người trung căn. Lại căn cứ trong hai phần này mỗi phần được phân làm hai. Trong phần giới thiệu đầu có hai: 1. Từ “bấy giờ, Tuệ mạng Tu-bồ-đề” trở xuống “vui mừng hớn hở” là trình bày người có căn tánh bậc trung trong nội tâm hoan hỷ; 2. liệt kê hành tướng cung kính ở bên ngoài. Trong phần thứ nhất “nội tâm hoan hỷ” có ba mục: 1. Liệt kê nêu ra bốn người hoan hỷ như Tu-bồ-đề v.v…; 2. Nói rõ nguyên do hoan hỷ tức chính vì nghe pháp chưa từng có;
3. Nói lên sự hoan hỷ.
Sở dĩ, nói Tuệ mạng Tu-bồ-đề là vì có hai cách giải thích: 1. Nói xưa kia chưa hiểu rõ việc khai mở ba thừa và hiển bày một thừa thuộc lý đồng quy nên lấy tâm người ngu si tương tục làm mạng. Nhưng nay đã được hiểu tôn chỉ của quyền và thật trí nên lấy tâm tuệ tương tục làm mạng. Nếu như vậy thì cũng nên nói tuệ mạng Ca-chiên-diên cho đến tuệ Mục-kiền-liên. Sở dĩ chỉ nêu lên Tu-bồ-đề là vì lấy điều này hỗ tương nêu ra làm luận; 2. Tu-bồ-đề là bậc hiển lý “Không” đệ nhất nên lấy “tuệ không” làm mạng. Khi còn ở hội Đại Phẩm Tu-bồ-đề đã vì các Bồ-tát mà chuyển nói Bát-nhã. Vì điều này cho nên gọi là Tuệ mạng Tu-bồ-đề. Đây tức là lấy từ căn bản mà đặt tên. Hỏi: Hiểu được lý “Không” mà đặt tên thì cũng nên đối với bậc luận nghị đệ nhất Cachiên-diên và bậc thần thông đệ nhất, Mục-kiền-liên mà nói thế?
Đáp: Đây cũng do hỗ tương mà nêu lên. Nếu quyết định như vậy, thì lúc ấy kèm theo cũng nên nói Ma ha Tu-bồ-đề. Vậy vì cớ gì ba người sau lại đều có tên Ma ha mà Tu-bồ-đề lại không mang danh hiệu như vậy? Cho nên biết đây là hỗ tương nêu lên hai nghĩa song song để nói rõ.
Trong nguyên do sanh hoan hỷ vốn có hai phần: 1. Nêu lên việc nghe pháp chưa từng có tức chính là do nghe thí dụ nói khai mở ba thừa và hiển bày một thừa mà hiểu rõ một nghĩa; 2. Nói rõ sự trợ giúp được hiểu, do vì đã trải qua phần pháp thuyết cho người thượng căn là Xálợi-phất, và nghe Phật thọ ký cho ngài, nên đây là sự trợ giúp cho người trung căn được hiểu ở đây.
Từ “sanh tâm hi hữu” trở xuống chính là tụng sự vui mừng. “Liền từ chỗ ngồi đứng dậy sửa y phục… cung kính chiêm ngưỡng dung nhan Phật” tức liệt kê hình tướng cung kính ở bên ngoài. Trong phần nói trình bày được hiểu gồm có hai đoạn: 1. Từ “mà bạch Phật rằng” trở xuống đến bảy mươi ba hàng rưỡi kệ nêu lên sự lãnh hội hiểu biết nghĩa “nhà lửa” cho đến phẩm Phương Tiện ở trên tức khai mở ba thừa và hiển bày một thừa; 2. Từ “ân lớn của Thế Tôn” trở xuống có mười ba hàng kệ chính là nêu lên do nương vào Phật mà được hiểu. Do đó, khen ngợi ân của Phật sâu xa khó báo đáp để tổng kết sự lãnh hội hiểu biết. Lại căn cứ trong hai đoạn này mỗi đoạn được mở làm hai phần. Tạm gác lại đoạn khen ngợi sau xuống dưới sẽ chia.
Nay xét trong đoạn lãnh hội hiểu biết có hai phần: trường hàng và kệ tụng. Trong Văn Trường hàng tự có ba đoạn: 1. Trước hết lược nói lên sự lãnh hội hiểu biết; 2. Muốn nêu rộng sự lãnh hội hiểu biết nên trước tiên xét hỏi như lai; 3. Từ “thí như có người” đến hết phần Văn Trường hàng rộng nêu lên sự lãnh hội hiểu biết. Lại xét trong đoạn thứ nhất và thứ ba mỗi đoạn mở làm hai phần đoạn thứ hai xét chỉ hỏi có một phần mà không có mở rộng.
Trong đoạn thứ nhất lược nói sự lãnh hội hiểu biết có hai tức là: 1. Dùng pháp để nói lên sự lãnh hội hiểu biết; 2. Nói “vô lượng các trân báu, không cần mà tự được” tức dùng thí dụ để nói. Trong đoạn thứ ba rộng nói sự lãnh hội hiểu biết có hai phần tức: khai mở thí dụ và hợp thí dụ.
Trong đoạn dùng pháp để thuyết có hai tức là: 1. Trước tiên nêu lên xưa kia không có mong cầu; 2. Từ “chúng con ngày hôm nay, đang ở trước chỗ Phật” trở xuống nói rõ ngày nay tự đạt được quả. Trong đoạn dùng thí dụ để thuyết cũng như vậy. “Vì sao xưa kia khi ở hội Đại Phẩm (Bát-nhã), con đã đích thân vì các Bồ-tát chuyển dạy Bát-nhã nói rõ nhân Đại thừa như kia, nói quả Đại thừa như đây. Nhưng con khi ấy đối với nhân Đại thừa không có mong cầu, đối với quả Đại thừa cũng không mong cầu, mà con lúc ấy tự biết nhân quả Đại thừa là pháp vi diệu” tức là chỉ cho sự không mong cầu. Tại sao miệng nói như là Phật nói: thấy vô vi đi vào chánh vị không thể lại phát khởi tâm bồ-đề? Mà nay gặp hội Pháp Hoa tức liền hội ba thành một thừa nói rõ các Thanh-văn hành Tiểu thừa đều thành tựu quả Phật. Đây tức là nghĩa “tự đạt được”. Lại trong việc nói rõ xưa kia không có mong cầu tự có hai phần: 1. Liệt kê ba thứ chương môn không có mong cầu; 2. Từ “không còn gì nhận lãnh” trở xuống tức giải thích ba loại chương môn ở trên.
Ba chương môn ấy chính là: 1. Nói đứng đầu trong hàng tăng cho nên không có mong cầu; 2. Nói “tuổi đều già nua” nên không có mong cầu; 3. Nói “tự cho đã được Niết-bàn” nên không có mong cầu. Đây đều nói lên các sự việc ở thời gian trong hội Đại Phẩm trước đây. Nói là bậc đứng đầu trong đại chúng mà không có lòng mong cầu nghĩa là: Tubồ-đề v.v… xưa kia đã là bậc Thượng tọa chấp giáo học Tiểu thừa nên nhất định tôn vị đều có thứ lớp. Tại sao như vậy? Vì nếu học Bồ-tát thì không hỏi đạo hay tục, hễ thọ giới trước tức là đây có nghĩa là lớn: “Con thuở xưa có đệ tử đều tùy theo nơi con mà học pháp Tiểu thừa, nay đột nhiên chuyển tâm cải đổi chứ chẳng phải nói là người đứng đầu trong đại chúng”. Vì nghĩa này cho nên đối với nhân quả Đại thừa không sanh tâm mong cầu. Nói “tuổi đã già nua nên không sanh tâm mong cầu” nghĩa là bản hoài của Bồ-tát như không tiếc thân mạng để làm lợi ích cho chúng sanh khắp mọi nơi… Tuổi của chúng con đã cao sao có khả năng làmđược?! Trước nói “đứng đầu trong chúng” là nói rõ tuổi đạo đã lớn sau lại nói “tuổi đã già nua” tức tuổi đời lại cao. Chỉ vì tuổi đời tuy cao nhưng chưa hẳn tuổi đạo đã lớn, mà nay nói rõ tuổi đạo lớn mà tuổi đời cũng cao. Nói “tự cho mình đã đạt Niết-bàn mà không có lòng mong cầu” nghĩa là Phật xưa nói có đạo Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát nhưng “thuở ấy chúng con đã đạt đến Niết-bàn Thanh-văn Duyên-giác mà lấy đó làm cứu cánh”. “Lại nghe Phật nói: nếu người thấy vô vi mà nhập vào chánh vị tức thời không thể phát tâm Bồ-đề” tức là ở trên chỗ cao nguyên không thể có hoa sen sanh ra. Do có ba nghĩa này cho nên không có mong cầu.
“Không còn gì nhận lãnh” trở xuống tức giải thích ba loại chương môn không mong cầu ở trên. Trước hết giải thích chương môn “tự cho mình đã chứng Niết-bàn”. “Đức Thế Tôn thuở trước nói pháp đã lâu” trở xuống là giải thích chương môn “đứng đầu trong chúng nên không có mong cầu”. “Thuyết pháp đã lâu” tức không nói Phật ngồi đã lâu mà chỉ xác định hội pháp Bát-nhã trước đây cho nên nói là “lâu”. Do đối với nhân quả Đại thừa không đem tâm thực hành cho nên nói là mỏi mệt. Do chỉ nhớ nghĩ đến ba pháp Tiểu thừa trong ba thời cho nên nói là tinh tấn. “Lại nay chúng con tuổi đã già nua” trở xuống là giải thích chương môn “tuổi đời đã già nua nên không có mong cầu”.
“Chúng con hôm nay ở trước Phật nghe thọ ký cho Thanh-văn sẽ đặng đạo bồ-đề” trở xuống là nêu lên nghĩa “ngày nay tự nhiên đạt được quả vị” “vô lượng trân báu chẳng tìm cầu mà tự đặng” tức là dùng thí dụ để nói. Trong việc dùng thí dụ để nói này cũng có hai ý tức là vì hai đoạn ở trên mà tạo ra thí dụ. Nay nói “vô lượng trân báu chẳng cầu” tức gồm sáu chữ nêu ra ba thứ không mong cầu ở trên làm thí dụ. Kế đến “tự đạt” chỉ có hai chữ nói lên việc ngày nay tự nhiên đạt được quả vị làm thí dụ.
“Thế Tôn, chúng con hôm nay thích nói thí dụ để chỉ rõ nghĩa đó” tức chính tụng phần Văn Trường hàng trong việc lãnh hội hiểu biết vốn có ba phần. Phần thứ nhất tức lược nêu ra sự lãnh hội hiểu biết đã trình bày xong. Đây là phần thứ hai tức chuẩn bị muốn rộng nói ra sự lãnh hội hiểu biết cho nên trước hết nói “xét hỏi Như Lai”. “Thí như có người” trở xuống đến phần Văn Trường hàng là phần thứ ba “rộng lãnh hội hiểu biết”. Căn cứ trong phần “rộng lãnh hội hiểu biết” này cũng có hai phần: Triển khai thí dụ và hợp lại thí dụ. Trong phần triển khai thí dụ gồm có chín thí dụ tương ưng với mười thứ thí dụ “Nhà lửa” ở phẩm trên. Cũng có thể hợp xa với căn bản của mười thí dụ ở trong phẩm Phương Tiện, nhưng nay không lãnh hội hết cả mười thí dụ ấy. Ở trên, trong việc nói về nhà lửa vốn có mười thí dụ nhưng ở đây chỉ lãnh hội bảy thí dụ mà không lãnh hội thí dụ thứ sáu “cha hoan hỷ”, thí dụ thứ bảy “các con mong muốn có xe” và thí dụ thứ mười “không có hư dối”. Sở dĩ không lãnh hội thí dụ thứ sáu là vì nghĩa của thí dụ thứ năm “thoát khỏi nạn” thì nghĩa của thí dụ thứ sáu “Cha hoan hỷ” sẽ tự nhiên rõ. Sở dĩ không lãnh hội thí dụ thứ bảy vì ở trên “các con cầu được xe” tức là tâm mê hoặc tức ẩn mất không lãnh hội. Sở dĩ không lãnh hội thí dụ thứ mười là vì nay đã được hiểu nên cần gì phải nói đến sự việc không hư dối. Nếu khiến được lãnh hội thì tợ như nói lúc không hiểu tức là xưa kia có hư dối nhưng nay đã không có hư dối thế cho nên không lãnh hội thí dụ này. Ở trên vốn có mười thí dụ nhưng nay chỉ hợp lãnh hội bảy thí dụ nên chỉ có bảy đoạn. Sở dĩ có chín thí dụ là vì trong đây, hai thí dụ thứ tư và thứ năm cùng lãnh hội thí dụ thứ tư: “Trưởng giả cứu được con” ở phẩm thí dụ trên. Trong đây, thí dụ thứ sáu “giao cho của cải” không lãnh hội ý khai mở ba thừa và hiển bày một thừa, đây chính là lãnh hội xa ý của thời hội Đại Phẩm trước đây chỉ vì “gã cùng tử” ngày nay đã hiểu ý sâu xa của Phật xưa kia ở thời hội Đại Phẩm nên đã khiến con vì các Bồ-tát chuyển dạy Bát-nhã. Nhưng khi ấy trong chúng Phật vì con mà nói nhân quả Đại thừa này tức là “ban đầu và rốt sau khiến ông đạt được nhân quả này”. Do tu Bồ-đề hôm nay đã được hiểu cho nên mới nói: hiểu được ý sâu xa ấy.
Chín thí dụ được trình bày như sau: 1. Thí dụ cha con thất lạc; 2. Thí dụ cha con (gặp) thấy nhau; 3. Thí dụ kêu con không được; 4. Thí dụ kêu con được; 5. Thí dụ dạy làm người làm công; 6. Thí dụ giao của cải; 7. Thí dụ thấy con trưởng thành; 8. Thí dụ giao phó gia nghiệp; 9. Thí dụ được gia nghiệp cho nên vui mừng.
1. Từ “thí như có người” trở xuống đến “không còn lo buồn” tức là nêu lên thí dụ “cha con thất lạc”. Đây tức lãnh hội thí dụ thứ nhất trong “nhà lửa” ở trước, “chủ nhà” cũng gọi là thí dụ tổng. Và cũng lãnh hội xa trong phẩm Phương tiện nói “nay ta cũng như vậy” trở xuống tức nói lên đức Thích Ca đồng với chư Phật trước khai mở ba thừa, sau hiển bày một thừa để giáo hóa chúng sanh trong cõi đời năm thứ nhơ uế này;
2. Từ “lần lửa làm thuê làm mướn” trở xuống “ta dầu tuổi đã già nua vẫn còn tham tiếc” là nêu thí dụ “cha con thấy nhau”. Đây tức lãnh hội thí dụ thứ ba trong nhà lửa ở trên “Trưởng giả thấy lửa”, cũng lãnh hội xa ở phần thứ hai trong phẩm Phương tiện nói “Xá-lợi-phất nên biết, ta dùng Phật nhãn quán sát” trở xuống tức nói rõ Phật thấy chúng sanh bị năm thứ nhơ uế làm hôn mê;
3. Từ “liền sai người hầu cận đuổi theo bắt về” trở xuống đến “qua đến xóm nghèo để tìm cầu ăn mặc” tức là nêu lên thí dụ “gọi con mà không được”. Đây lãnh hội thí dụ thứ ba “Trưởng giả cứu con mà không được” trong nhà lửa ở trên. Và cũng lãnh hội xa trong phẩm Phương Tiện nói “ta xưa ngồi đạo tràng” trở xuống tức nói rõ Phật dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng chưa được;
4. Từ “Bấy giờ, Trưởng giả toan muốn dụ dẫn người con mà bày chước phương tiện” trở xuống đến “thương xót mà lấy làm lạ” tức nêu lên thí dụ “gọi được con”. Đây tức lãnh hội thí dụ thứ tư “Trưởng giả cứu được con” trong nhà lửa ở trên. Thí dụ này vốn có bốn phần. Nay thí dụ thứ tư này trước hết lãnh hội hai phần đầu: dự định dùng ba xe thích nghi và thấy con có lòng ham thích, và cũng lãnh hội xa ở phần thứ tư trong phẩm Phương tiện nói “ta nhớ nghĩ về chỗ hành lực phương tiện của chư Phật trong quá khứ” trở xuống tức nói lên Phật dùng ba thừa để giáo hóa được chúng sanh, đây cũng có bốn phần nhưng nay trước tiên chỉ hợp hai phần đầu: dự định dùng ba thừa giáo thích nghi và thấy căn cơ của người trong ba thừa;
5. Từ “lại một ngày khác ở trong cửa sổ” trở xuống “nhưng chỗ gả ở cũng vẫn nguyên chỗ cũ” tức nêu lên thí dụ “dạy làm người làm công”. Đây lãnh hội thí dụ thứ tư “cứu được con” trong nhà lửa tức lãnh hội hai phần sau: vì nói ba xe và các con thọ nhận, phụng hành. Đây cũng lãnh hội xa ở trong phẩm Phương tiện nói “giáo hóa được chúng sanh” tức hợp với hai phần sau: nói giáo ba thừa và người trong ba thừa tin nhận, phụng hành. Do đó nói thí dụ thứ tư và thứ năm cùng lãnh hội một thí dụ ở trên. Sở dĩ như vậy là vì trong việc dùng pháp để thuyết riêng dựa trên ứng thân để nói rõ cho nên hợp mà không lìa. Nay bốn vị Thanh-văn lớn lãnh hội hiểu rõ ý sâu xa của Phật tức dựa trên hai thân: Ứng thân và Chơn thân để nói rõ điều đó cho nên mới phân làm hai phần;
6. Từ “Bấy giờ, Trưởng giả có bệnh, tự biết mình không bao lâu sẽ chết” trở xuống “tâm chí hạ liệt cũng chưa bỏ được” tức nêu lên thí dụ “giao phó của cải”. Đây tức là không lãnh hội ý “khai mở ba thừa và hiển bày một thừa” ở trên. Và đây cũng lãnh hội xa ý “xưa kia, khi ở hội Đại Phẩm khiến Tu-bồ-đề vì các Bồ-tát mà chuyển dạy Bát-nhã”;
7. Từ “lại trải qua ít lâu sau cha biết tâm chí con đã dần dần thông thái” trở xuống tức nêu lên thí dụ: “thấy con đã trưởng thành”. Đây tức lãnh hội thí dụ thứ năm trong nhà lửa ở trên “thấy các con được an ổn ra khỏi nhà lửa” trở xuống là nói rõ thí dụ “thấy các con thoát nạn” và đây cũng lãnh hội xa ở phần thứ năm trong phẩm Phương Tiện nói “Xá-lợi-phất phải biết, Ta thấy các Phật tử, chí quyết cầu Phật đạo” gồm một kệ nói rõ Như Lai thấy người trong ba thừa phát khởi căn cơ Đại thừa;
8. Từ “đến sắp chết ông gọi người con đến” trở xuống tức nêu lên thí dụ “giao phó gia nghiệp” đây lãnh hội thí dụ thứ tám trong nhà lửa ở trên “Trưởng giả ban cho xe lớn” tức cũng lãnh hội xa ở phần thứ tám trong phẩm Phương tiện nói “đối với các Bồ-tát, xả bỏ ngay phương tiện” là nói rõ Phật thuyết kinh Pháp Hoa cho đại chúng và thọ ký cho họ được làm Phật;
9. Từ “khi đó gã cùng tử nghe cha nói như thế liền rất vui mừng” tức nêu lên thí dụ “người con được gia nghiệp nên vui mừng”. Đây cũng lãnh hội thí dụ thứ chín trong nhà lửa ở trên “các con có được xe nên vui mừng” tức cũng lãnh hội xa ở phần thứ chín trong phẩm Phương tiện nói “Bồ-tát nghe pháp này, lưới nghi đều dứt sạch, ngàn hai trăm La-hán, cũng đều sẽ thành Phật” nhằm nói rõ khi ấy đại chúng nghe Phật nói kinh Pháp Hoa và được Phật thọ ký làm Phật nên sanh tâm hoan hỷ và người của ba thừa liền thọ nhận, hành trì.
Xét trong thí dụ thứ nhất “cha con thất lạc nhau” lãnh hội thí dụ “chủ nhà” hay gọi là thí dụ tổng. Trong thí dụ tổng ở phẩm trên vốn có sáu nghĩa nhưng thí dụ đây chỉ lãnh hội hai nghĩa tức là “có một đại Trưởng giả và ba mươi người con”. Hai nghĩa này là chủ yếu cũng là trong phẩm Phương tiện nêu lên đức Thích Ca đồng với chư Phật trước khai mở ba thừa và sau hiển bày một thừa để giáo hóa chúng sanh. Nay căn cứ trong thí dụ “cha con đều thất lạc nhau” lãnh hội hai nghĩa vừa nói nhưng không được làm ra hai đoạn mà cha và con cùng chọn lọc làm thành bốn phần chính: 1. Nêu lên con trái nghịch cha mà bỏ đi; 2. Nêu lên cha tìm con mà không thấy; 3. Nêu lên con trở về gần chỗ cha; . Nêu lên cha thất lạc con nên lo buồn nhớ nghĩ càng nhiều. Bốn phần này ngụ ý nói lên bốn ý chính như sau: 1. Nói lên xưa kia chúng sanh đã từng ở nơi hai vạn ức đức Phật thọ nhận giáo nghĩa Đại thừa nhưng từ đó về sau đánh mất sự hiểu biết nên bỏ Như Lai mà lưu chuyển qua sáu đường ác; 2. Nói rõ Như Lai từ sau khi chúng sanh đánh mất sự hiểu biết Đại thừa, thường luôn luôn tìm kiếm căn cơ có thể cho mà không thể được; 3. Nói lên chúng sanh từ khi đánh mất Đại thừa đến nay thường hành trì năm giới, mười thiện nghiệp tức có cơ duyên chiêu cảm sự ra đời của Phật. Đây tức là nghĩa “người con dần dần đến gần chỗ cha”; . Nói lên chúng sanh đã bị năm thứ nhơ uế gây hôn mê nên Như Lai luôn thương xót. Đây tức có nghĩa là “cha thường xuyên nhớ nghĩ”. Lại nữa, xét trong bốn phần này, mỗi phần lại chia làm hai phần nữa. Trong phần con xa lìa cha có hai tức là: nói lên con trái nghịch với cha mà bỏ đi và nói rõ con hướng đến đất nước mà trở về. Nay nói trong thí dụ “hoặc có người” tức ngụ ý nói rõ bốn vị đại đệ tử cho nên nói “hoặc có người”. “Tuổi thơ bé” tức ngụ ý chỉ cho chúng sanh xưa kia ở nơi hai vạn ức đức Phật đã từng thọ nhận sự giáo hóa Đại thừa của Như Lai. Tuy nhiên lúc ấy thọ nhận sự giáo hóa Đại thừa không lâu cho nên nói là “thơ bé” không hiểu Đại thừa mà chỉ hiểu Tiểu thừa. Nếu nói hiểu Tiểu thừa là thơ bé thì ở dưới nói “tuổi đã già lớn” thì hiểu rõ Đại thừa chăng! Cho nên biết không thể nói việc hiểu rõ Tiểu thừa là thơ bé. Nhưng sau giải thích nói chỉ là người hiểu Tiểu thừa. Tại sao biết được? Vì là thơ bé nên bỏ cha trốn đi. Nếu không thơ bé tại sao bỏ cha trốn đi? Nay hợp lại để luận ý nói chúng sanh ở chỗ hai vạn đức Phật thọ nhận sự giáo hóa Đại thừa của Như Lai nhưng lúc ấy chỉ đạt được hiểu biết vượt khỏi hàng phàm phu. Tuy nhiên cách hiểu biết này yếu kém cho nên nói là thơ bé. “Bỏ cha trốn đi” là lặng lẽ mà ra đi chứ chẳng phải công khai mà đi cho nên nói “trốn”. Chữ “đi” nghĩa là bỏ đi tức muốn nói chúng sanh ngầm đánh mất sự hiểu biết về lý Đại thừa trái với lời dạy của Phật.
Hỏi: Phật biết rõ chúng sanh chắc chắn sẽ đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa này vậy lúc ấy tại sao dùng Đại thừa mà giáo hóa?
Đáp: vì lúc ấy Phật thật sự biết chúng sanh sau khi hiểu được lý Đại thừa sẽ đánh mất. Tuy nhiên khi ấy căn cơ Đại thừa chiêu cảm đến Phật nên Phật mới dùng Đại thừa để giáo hóa. Nếu có cảm mà không ứng thì có sự mất mát về căn cơ sai biệt. Đã được sự hiểu biết này rồi, Như Lai lại đi giáo hóa chúng sanh ở phương khác, chúng sanh bèn khởi phiền não đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa.
Hỏi: Nếu Phật đi giáo hóa chúng sanh ở phương khác rồi sau đó chúng sanh được giáo hóa trước tiên kia lại khởi phiền não đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa tức là “cha tự bỏ lìa con” thì tại sao nói con bỏ cha mà đi? Nếu chúng sanh ấy xa Phật rồi sau đó khởi phiền não thì có thể nói “con xa lìa cha” nhưng nay cha lại đi giáo hóa chúng sanh ở phương khác nên con mới tự đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa thì phải nói là “cha lìa con” chứ?
Đáp: đây là nghĩa của sự còn lý thì không như vậy. Làm sao biết được? Vì nếu chúng sanh ấy có cơ duyên chiêu cảm Phật thì Phật tức trụ thế giáo hóa người có căn cơ cũng hết. Do đó Phật bỏ sự giáo hóa nơi đây mà qua giáo hóa chỗ khác chính là do chúng sanh chiêu cảm căn cơ đã hết cho nên Phật bỏ đi nhưng không thể nói Phật bỏ đi mà phải nói cơ duyên đã hết. Chúng sanh này đã chiêu cảm căn cơ trước tiên hết tức là mang nghĩa “con xa lìa cha”.
Hỏi: Như Lai đã biết rõ chúng sanh đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa thì xưa kia không nên dùng Đại thừa để giáo hóa?
Đáp: Thật sự Như Lai biết chúng sanh đã đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa nhưng vẫn dùng Đại thừa để giáo hóa là vì đây chính làm tư lương cho hóa độ sau, sau cùng cũng sẽ có lúc phát khởi căn cơ Đại thừa. Phật nói “ta xưa đã từng vì ông mà nói Đại thừa này. Lúc ấy, các ông không thể đem tâm kiên cố để thọ trì lại rộng khởi phiền não nên đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa. Nay lại vì ông nói mà còn không đem tâm kiên cố thọ trì sao! Khi ấy, đại chúng đã nghe mình từng được và đánh mất rồi lại phát tâm quyết định cho nên nói trước đánh mất làm tư lương (nền tảng) cho sau hiểu. Đã có lực nền tảng cho nên Như Lai mới vì họ nói Đại thừa.
Hỏi: Nếu nói mất thì nay sao nói trở lại sanh?
Đáp: Nói mất ở đây chẳng phải là vĩnh viễn đoạn diệt thiện căn trở thành nhất xiển đề, mà chỉ nói năm thứ nhơ uế của phiền não quá nhiều, khi ấy tâm hiểu biết không hiện hành nên nói là mất. Phàm thiện phát sanh chắc chắn thì lấy tín tâm làm gốc. Lúc ấy tuy đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa nhưng do có tín tâm nên ở trong năm giới, mười điều thiện mà tu hành năng nỗ khiến cho thiện căn của trí nguyện Đại thừa không đoạn dứt. Cho nên nói “Ta xưa giáo hóa ông chí nguyện cầu Phật đạo nhưng ông nay lại quên mất. Ta nay lại muốn khiến ông nhớ nghĩ lại chỗ hành đạo của nguyện xưa”. Do đó nếu nói vĩnh viễn đoạn mất thì sao gọi là nhớ nghĩ!
Hỏi: Nếu nói tín tâm vẫn còn tồn tại thì không nên gọi là làm mất?
Đáp: Đây là nói không có sự hiểu biết về Đại thừa, đâu có ảnh hưởng gì đến niềm tin về Tiểu thừa! “ở lâu nơi nước khác” tức giáo lý Đại thừa gọi là “nước mình”, các kinh giáo năm giới, mười điều thiện gọi là “nước khác”. Sau khi đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa nên phải ở lâu trong năm giới và mười điều thiện để tu hành. Do vậy nói “ở lâu nơi nước khác”. Do đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa sau phải ở trong năm đường cho nên nói “cho đến năm mươi năm”. Đây tức giải thích nghĩa “ở lâu nơi nước khác”. Sở dĩ nói “hoặc mười hoặc hai mươi” là vì ý này nói rõ chưa hẳn đã đầy đủ trải qua hết ở năm đường. Cũng có thể đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa nên sau trải qua trong cõi người nhưng gặp được Phật mà hiểu rõ Đại thừa cho nên nói “hoặc mười”. Cũng có thể sau khi đánh mất Đại thừa, trải qua đường súc sanh hoặc cõi người, vẫn được còn gặp Phật hiểu Đại thừa nên nói hai mươi. Cũng có thể trải qua đủ cả năm đường nhưng sau đó hiểu rõ Đại thừa cho nên nói “cho đến năm mươi năm”. Người đó “tuổi đã lớn” tức không phải nói tâm hiểu lớn dần mà chỉ cho đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa đã lâu cho nên nói “lớn”. “Lại thêm nghèo cùng khốn khổ” nghĩa là hết sạch không còn gì mà gọi là “nghèo cùng”, lại bị rét khổ bức bách nên gọi “khốn khổ”. Nếu theo bên ngoài thí dụ mà nói thì người này tuổi đã già lại luôn khốn cùng khổ sở như người đương thời vậy. Nghĩa là xưa kia khi còn bé chỉ may áo quần dài khoảng một trượng một thước (thước ta) và chỉ ăn uống khoảng một đấu, một thăng. Nhưng nay thân người đã lớn phải ăn nhiều và dùng nhiều vãi may mới đủ vậy làm sao giống như việc ăn mặc thời thơ bé được! Nói lớn ngày nay chỉ là thân xác khôn lớn, theo lý tự biết không thể đủ. Điều này ngụ ý muốn nói chúng sanh lìa qua năm đường, nên phải cần nhiều công đức trí nguyện thiện căn tự nuôi lớn, mà vẫn còn dùng sự hiểu biết thấp kém xưa kia tự nuôi sống mình, lại vì không có gì lợi ích cho nên nói là “cùng khốn”. Do đầy đủ trải qua bốn thứ noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh nên nói “bốn phương”. Tuy nhiên do thường trụ tâm tìm kiếm lý cho nên nói “cầu ăn mặc”. Lại giải thích rằng năm giới và mười điều thiện chính là nói lấy nhân quả của cõi trời và người làm bốn phương.
“Dạo đi dần dần” trở xuống là nói “người con hướng đến đất nước mà trở về. “Dạo đi dần dần tình cờ về nước cũ của mình” tức nói lên người con khi ấy không cố ý nên nói hướng đến bổn quốc mà đi. Vì lý luôn thường vậy nên nói là tình cờ. Tuy nhiên bỏ đi các nước chưa hẳn là xa mà hướng đến nước mình chưa hẳn là gần. Như mới ra khỏi đường Bắc cõi Nam một bước tức cũng là bỏ nước mà đi. Nếu bước đến phía Bắc vạn dặm cũng bỏ nước mà đi. Nhưng trở về chưa hẳn là gần cho nên giống như trải qua phía Bắc vạn dặm. Mới quay về hướng Nam mà tác ý trở về; dù tuy mới đi một bước cũng gọi là hướng đất nước mình mà trở về cho nên biết bỏ nước đi chưa hẳn là xa và hướng về đất nước chưa hẳn là gần. Tuy nhiên, bỏ nước đi tuy gần mà có nghĩa xa, còn hướng đến về đất nước tuy xa mà có nghĩa gần. Điều này ngụ ý muốn nói lên giả thuyết Phật quá khứ vì chúng sanh mà giảng pháp nhưng sau khi Phật quá khứ diệt độ, ở khoảng trung gian trải qua một kiếp, đức Thích Ca mới xuất hiện để giáo hóa chúng sanh. Bấy giờ, bỏ Phật quá khứ đã trải qua nửa kiếp. Đây tức là bỏ nước ra đi tức có nghĩa xa. Nếu khiến nửa kiếp sau hướng đến đức Thích Ca chuyển thành gần tức là hướng về nước mình mà có nghĩa gần. Do vậy nói “dần dần tình cờ trở về bổn quốc”.
“Người cha từ trước đến nay tìm con không đặng” trở xuống là nêu lên việc “cha tìm con mà không được”. Đây có hai phần: 1. Nêu lên cha tìm con mà không được; 2. Nói lên tuy mất con thật khốn khổ nhưng không bỏ gia nghiệp đại sự. Nay nói “người cha từ trước đến nay tìm con mà không được” tức chính là nói đến “tìm con không được” ngụ ý nói rõ Phật từ nơi chỗ hai vạn ức đức Phật đem Đại thừa giáo hóa chúng sanh nhưng sau họ đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa mà Phật luôn đi tìm chúng sanh phát khởi căn cơ Đại thừa đều không được. “Dừng lại một thành trong nước đó” trở xuống tức nêu lên “cha tuy khốn khổ lạc mất một đứa con nhưng vẫn không bỏ gia nghiệp đại sự”. Điều này ngụ ý muốn nói Như Lai đối với chúng sanh ở một phương này không có căn cơ chiêu cảm cho nên không thể vì họ mà thuyết pháp. Ở phương khác giáo hóa, cuối cùng không bỏ cuộc mà dừng lại một thành trong nước. Thành là đề phòng sự quấy, chống lại hiểm nạn làm nghĩa. Giáo pháp của Như Lai là thành. Nếu nói giáo một khi ngồi đạo tràng Bồ-đề thì có khả năng khiến chánh lý hằng tồn tại thì ngoại đạo tức ẩn cho nên nói pháp làm thành. Do nói rõ quả Phật có đầy đủ các công đức cho nên nói “của báu vô lượng”. “Các kho đụn” tức chỉ cho sự nuôi dưỡng thân mạng nhằm nói rõ nghĩa pháp thân tuệ mạng của Như Lai thường nuôi dưỡng chúng sanh. “Có nhiều tôi tớ” tức trong ngoài phàm phu thọ học làm đệ tử như tôi tớ; còn từ Bồ-tát địa thứ tám trở lên đều như “thần”; từ địa thứ bảy trở xuống Bồ-tát sơ địa thì giống như “tá”; Duyên-giác như “lại” còn Thanh-văn như “dân”; Đại thừa như voi, ba thừa còn lại như ngựa, trâu, dê. “Cho vay thâu vào lời lãi” là giáo từ Phật tuyên nói là xuất ra, công trở về mình như thâu vào lời lãi “khách thương buôn bán cũng rất đông nhiều” tức chỉ cho việc buôn bán tiền tài cầu giàu sang. Điều này ngụ ý muốn nói lên các vị Bồ-tát theo Phật thọ nhận giáo mà làm lợi ích cho chúng sanh.
“Bấy giờ, gã nghèo kia” trở xuống là nêu lên phần “con dần dần trở về gần cha”, phần này có hai đoạn: 1. Nêu lên nguyên do gần cha; 2. Nêu lên sự gần cha. “Bấy giờ gã nghèo kia” trở xuống “trải qua xóm làng” tức nêu lên nguyên do gần cha. Do đi không nghỉ mà được gần cha. Điều này dụng ý muốn nói rõ do chúng sanh đối với năm giới và mười điều thiện tu tập không thôi cho nên chiêu cảm căn cơ Phật xuất thế. “Lần hồi đến nơi thành của người cha ở” chính là nói lên “con gần cha” nhằm ngụ ý nói chúng sanh có căn cơ chiêu cảm nên Phật thuyết pháp.
“Người cha hằng nhớ con” tức nêu lên việc cha đã thất lạc con đến nay đã lâu nên sanh tâm lo buồn, tức chỉ cho chúng sanh đã bỏ mất sự hiểu biết về Đại thừa mà rộng khởi phiền não khiến Như Lai hằng luôn thương xót tìm kiếm. Căn cứ trong đây cũng có hai phần: 1. Nêu lên khổ nhớ nghĩ về con; 2. Nêu lên giả thuyết về sự an vui khi có được con. Từ “cha thường luôn nhớ con” trở xuống đến “luôn ân cần nhớ đứa con này” tức nói lên nỗi khổ của cha thất lạc đứa con. Chúng sanh từ khi mất hiểu biết bỏ Như Lai mà ra đi trôi nổi trong sáu đường nên nói “biệt ly hơn năm mươi năm”. Sở dĩ nói “hơn năm mươi năm” là vì ở đây có hai cách hiểu. Cách thứ nhất cho rằng đây thật sự là chỉ cho năm đường chớ mà không riêng có A-tu-la. A-tu-la chỉ nhiếp vào đường quỷ thần và trong quỷ thần loài tối thắng được tách ra gọi là A-tu-la. Đã được tách ra nên nói là “hơn”. Cách hiểu thứ hai cho rằng không phải như vậy. Vì thiện có ba phẩm nhưng hạ phẩm thì chiêu cảm cảnh giới A-tula. Do có nhiều luống dối mà cầu đạo rất khó cho nên chê trách họ phải ở trong cảnh giới quỷ thần. Đây chính là một đoạn nêu lên chúng sanh đã vì đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa và chỉ có Như Lai tự biết được nên không hướng vào Thanh-văn, Bích-chi Phật. v.v… mà nói pháp, do đó nói “chưa từng vì người nói sự việc như vậy”. “Tâm nhớ mong hối hận” tức chính là hối tại ta và hận ở con. Làm sao biết được? Vì trách ta không kiên trì tưởng thưởng cho con lại khiến nó thất lạc bỏ đi. Hận ở con là nó không thể mồ côi như vậy, mà có cha mẹ, tại sao nó không tìm kiếm? Nghĩa cha con là thiên tánh còn mãi. Nay lấy nghĩa cha con để hợp bàn luận. Điều này muốn nói rõ đức Như Lai trách mình xưa kia ở chỗ hai vạn ức đức Phật chỉ dùng Đại thừa giáo hóa nên không thể khiến chúng sanh phát tâm tin nhận để an lập quả vị nhằm không thối đoạ. Hận là vì chúng sanh đã hiểu xưa có khác nhau như gỗ như đá vậy tại sao không chịu nhớ nghĩ lại Như Lai xưa kia đã dùng Đại thừa giáo hóa để rồi phải trôi lăn trong sanh tử! Do vậy, cho nên nói “hối hận”. “Ông tự nghĩ mình đã già nua” tức nêu lên việc từ bỏ Đại thừa đến nay đã lâu rồi cho nên nói “già nua”. Đối với tài vật thì như trước đã giải thích rõ. “Không có đứa con” tức là không có người giao phó để hoằng pháp kế thừa tiếp tục cho nên nói “không có người con này”. “Một mai mà chết mất thì của cải tản mất” tức nói rõ chúng sanh đã không có cơ duyên nên Như Lai bỏ qua nước khác để giáo hóa cho nên nói “chết mất”. Do kinh giáo Đại thừa đối với chúng sanh trở nên vô dụng cho nên nghĩa nói “tản mất không có chỗ để giao phó” “ông lại suy nghĩ: nếu ta gặp đặng con thì uỷ phó của cãi cho nó nên thản nhiên khóai lạc, không còn sầu lo” trở xuống là nêu lên giả thuyết “vui sướng khi nghĩ đến gặp được con”. Điều này ngụ ý nói rõ Như Lai gặp được chúng sanh có phát khởi căn cơ Đại thừa có thể giáo hóa tương xứng với ý đại bi đại từ của Như Lai cho nên nói “không còn sầu lo”.
“Bấy giờ, gã cùng tử làm thuê làm mướn lần hồi” trở xuống là nêu lên thí dụ “cha con thấy nhau”. Đây tức lãnh hội thí dụ thứ hai trong nhà lửa nói “Trưởng giả thấy lửa”, cũng lãnh hội xa ở phẩm Phương Tiện nói “ta dùng Phật nhãn quan sát thấy chúng sanh trong sáu đường v. v…”. Tuy nhiên trong thí dụ ở trên chỉ nêu lên nghĩa Trưởng giả thấy con không nói con thấy cha. Điều này chỉ riêng hợp ở trên để nói rõ Phật thấy chúng sanh trong cõi đời với năm thứ nhơ uế có căn cơ thấp
kém như trời, người,… nay trong thí dụ này linh động nói tất cả tức trước hết nêu lên căn cơ nhỏ bé của trời người chiêu cảm được Phật tức là nghĩa “con thấy cha”. Sau đó Phật thấy có căn cơ này tức là nghĩa “cha thấy con”. Nhưng nghĩa cảm ứng chính là cảm tức liền ứng và ứng tức liền cảm. Tuy nhiên nghĩa này nên nói vì có cảm nên có ứng chứ không nên nói trước ứng sau cảm. Do vậy, trong thí dụ này có hai đoạn: 1. con thấy cha; 2. “Ngồi nơi toà sư tử thấy con bèn nhớ biết” trở xuống là nói lên “cha thấy con”. Xét trong hai đoạn này mỗi đoạn có bốn phần.
Trong đoạn “con thấy cha” có bốn phần tức được trình bày như sau: 1. Nói lên nguyên do thấy cha; 2. Nói lên nơi thấy cha; 3. Chính nói rõ thấy cha; 4. Nói lên con thấy cha mà sanh tâm lo sợ bỏ chạy. Nói “Làm thuê làm mướn lần hồi” tức là nêu lên nguyên do thấy cha. Nếu không đi làm thuê làm mướn thì làm sao cùng tử cùng Trưởng giả thấy nhau được. Điều này ngụ ý muốn nói chúng sanh có vốn căn bản tu hành năm giới và mười điều thiện nên dần dần được hỗ trợ đạt nghĩa phát khởi căn cơ nhất thừa. “Tình cờ đến nhà người cha bèn đứng lại bên ngoài cửa” tức là nói lên nơi chốn thấy cha. Điều này ngụ ý muốn nói rõ căn cơ nhỏ bé của chúng sanh tu hành năm giới và mười điều thiện chiêu cảm đến Phật nhưng chưa đúng mức như “đứng ở ngoài cửa”, “xa thấy cha ngồi giường sư tử” trở xuống là nói lên “thấy sự tôn nghiêm của cha”. Điều này ngụ ý muốn nói lên người có cơ duyên tu tập năm giới và mười điều thiện dẫn đến nhìn Phật cho nên nói “thấy cha”, “xa” tức hạng người thuộc hạng căn cơ này từ xa thấy địa Pháp thân cho nên nói là “xa thấy”. Như Lai ngồi tại toà vô uý cũng giống như giường sư tử vậy. “Ghế báu đở chân” tức có hai cách giải thích: 1. Lấy giới và định làm chân còn cảnh của hai đế làm ghế báu; 2. Lấy hai trí quyền và thật làm chân còn cảnh của hai đế là ghế báu. Hai trí của Như Lai thường chiếu rọi vào cảnh của hai đế như ghế báu đỡ chân. “Bà-la-môn” là tiếng Ấn Độ tức chỉ cho dòng họ lớn thanh cao. Từ địa thứ tám trở lên ví như đây nói Bà-la-môn. Địa thứ bảy trở xuống thì ví như “Sát-đế-lợi”. Phàm phu trong Đại thừa ví như cư sĩ.
Hỏi: đã nói Phật trụ ở địa Pháp thân tại sao còn nói vây quanh có các hàng phàm phu…? Đáp: Kinh này nói rõ Pháp thân không đồng với thân thường trụ như các kinh khác nói rõ Pháp thân. Nay kinh này nói Pháp thân tức chỉ cho Ứng thân ở phương khác làm Pháp thân. Như Phật ở cõi nước Vô Lượng Thọ, chúng sanh ở cõi này có cơ duyên chiêu cảm nên Phật ứng hiện đến thì gọi Phật Vô Lượng Thọ là Pháp thân. “Chuổi ngọc an lạc” cũng có hai cách giải thích: 1. Đây chính là nêu lên các Bồ-tát có đầy đủ các công đức và trí tuệ; 2. Đây là Phật quả có đầy đủ công đức và trí tuệ. Như chuổi ngọc an lạc. Duyên-giác ví như “lại”, Thanh-văn ví như “dân”, hạng ngoài phàm phu ví như “tôi tớ”. “Tay cầm phất trần trắng” là chỉ cho người trong ba thừa dùng trí tuệ với tay cầm lý vô sanh quét sạch bụi trần phiền não. Đây là chỉ cho người của ba thừa tự quét sạch phiền não thì cớ gì nói đứng hầu bên phải và bên trái của Phật tức thành Phật?
Đáp: Đây là tự quét lấy phiền não tức nương vào lời Phật dạy nên nghĩa nói “quạt cho Phật”. Hơn nữa kinh Tịnh Danh nói “chúng sanh bệnh ta cũng bệnh và chúng sanh khỏi bệnh thì ta cũng khỏi bệnh” tức có nghĩa nói “quạt cho Phật”. “Màn báu che trên” tức nói rõ tâm đại từ đại bi của Như Lai cao vời có thể che khắp như màn báu. “Những phan hoa thòng xuống” tức là tràng phan, dây hoa vốn rãi xuống người xem. Thí dụ này ngụ ý nói lên có đức Tứ nhiếp hóa độ chúng sanh. “Nước thơm rưới đất” nghĩa là như ngài Pháp Vân nói “dùng nước thiền định để rưới lên đất tịnh giới”. Bụi trần phiền não ngấm quá lâu nên phải lấy nước thiền định hỗ trợ giới khiến mạnh mẽ ngăn trừ các ác. Nhưng cõi Phật không có điều ác mà chỉ có thiền định nên thường không có ác sanh khởi cho nên nói “ngấm lâu”. “Rãi các thứ danh hoa” tức lấy bảy thứ thanh tịnh làm hoa. “Các vật báu trưng bày” tức nói rõ Như Lai thuyết nhân quả một thừa với vạn thiện đồng quy nhằm nêu lên các công đức cho nên nói “các vật báu trưng bày” giáo nghĩa từ Phật mà tuôn ra cho nên nói “phát ra” công đức giáo hóa quy về nơi Phật cho nên nói “thâu vào” người trước kia thọ nhận giáo pháp nên nói là “lấy”. Do được thọ ký nên gọi là “cho”.
“Cùng tử thấy cha có thế lực lớn” trở xuống là nêu lên việc “con thấy cha” tức nói lên gã cùng tử đã thấy rõ sự tôn quý của Trưởng giả. “Sanh lòng lo sợ” tức ngụ ý nói chúng sanh chỉ có căn cơ tu tập năm giới và mười điều thiện đến chiêu cảm Phật. Căn cơ nhỏ bé này đối với giáo nghĩa một thừa tròn đầy thì không thể kham nhận được lý nên sanh tâm lo sợ. Căn cơ nhỏ bé thuộc năm giới và mười điều thiện không thể lãnh hội giáo nghĩa một thừa nên quyết định không có lợi ích cho nên nói “hối hận đến đây” “nó thầm nghĩ rằng” tức nêu lên theo lý mà bàn luận nghĩa là chẳng phải công khai nói ra cho nên nói “thầm lặng” “hoặc là vua, hoặc là bậc đồng vua” tức nói lên Phật là bậc chúa tể của giáo nghĩa một thừa. Nếu nói giáo ba thừa tức Phật là bậc đồng vua. Nếu là giáo một thừa thì Phật cũng chẳng phải tương ưng với căn cơ thuộc năm giới và mười điều thiện. Nếu chỉ lại nói ba thừa giáo thì Phật cũng chẳng phải thích nghi với hạng căn cơ thuộc năm giới và mười điều thiện. Do đó trong thí dụ mới nói “chẳng phải là chỗ của ta làm thuê mướn đặng tiền vật”. “Chẳng bằng ta qua đến xóm nghèo có chỗ cho ta ra sức dễ đặng đồ mặc vật ăn” có nghĩa là giáo lý của trời người thì chỉ cho “xóm nghèo” còn đối với giáo lý của trời người này mà tu hành thì gọi là “gắng sức”. Năm giới và mười điều thiện là nhân để chiêu cảm quả báo của trời, người giống như nói “đặng đồ mặc vật ăn”. “Nếu đứng lâu ở đây hoặc rồi họ sẽ bức ngặt” tức ngụ ý nói lên căn cơ nhỏ bé của trời, người sợ hãi trước giáo nghĩa Đại thừa của Phật. Phật hoặc dùng giáo nghĩa Đại thừa giáo hóa Tiểu thừa khiến chúng sanh thực hành cho nên nói “bức ngặt”. Do “chẳng phải là chỗ ham muốn của ta” cho nên nói “cưỡng bức”. Do muốn bỏ Đại thừa mà hướng đến Tiểu thừa cho nên nói “chạy nhanh”. Tuy nhiên, muốn bỏ đi mà do chưa đi được.
“Khi đó ông Trưởng giả ngồi nơi toà sư tử thấy con bèn nhớ biết” trở xuống là nêu lên đoạn “cha thấy con”. Trong đoạn này cũng có bốn phần: 1. Nói lên chỗ thấy con; 2. Nói lên sự thấy con; 3. Nói lên thấy được con nên sanh tâm vui mừng; . Nói lên Trưởng giả sanh tâm niệm vui sướng. Nay nói “ở ngồi nơi toà sư tử” tức là nêu lên nơi chốn thấy con nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai trụ tại toà pháp thân vô uý. “Thấy con bèn nhớ biết tức chính nêu lên sự thấy con nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai thấy chúng sanh liền nhớ biết thuở xưa Như Lai đã từng dùng giáo nghĩa Đại thừa để giáo hóa họ. Điều này tức hợp với thí dụ trong nhà lửa ở trên nói “Trưởng giả thấy lửa lớn, từ bốn phía khởi lên” cũng tương ưng với trong phẩm Phương tiện nói “ta dùng Phật nhãn quan sát thấy chúng sanh trong sáu đường” “Tâm rất vui mừng” tức nêu lên Trưởng giả đã biết đó là con nhỏ cho nên sanh vui mừng nhằm ngụ ý nói rõ Phật đã thấy chúng sanh Tiểu thừa này phát khởi căn cơ Đại thừa và dùng vốn căn bản thiện căn xưa làm lợi ích mà hiểu rõ Đại thừa tương xứng với ý đại bi cho nên nói “vui mừng”. “Liền suy nghĩ” trở xuống là nêu lên Trưởng giả khởi tâm niệm vui mừng vô hạn, nhằm ngụ ý nói rõ Như Lai thấy thiện căn của chúng sanh phát khởi ắt có thể giáo hóa giao phó pháp. “Ta thường luôn nhớ nghĩ không còn gặp lại đứa con này nữa” nghĩa là nói lên từ chỗ hai ức đức Phật chúng sanh đã đánh mất sự hiểu biết về Đại thừa nên Phật thường xuyên tìm kiếm thiện căn của chúng sanh mà không được cho nên nói “không còn thấy được con”. Nay mới thấy thấy thiện căn phát khởi cho nên nói “thích hợp với ý nguyện của ta”. “Ta dầu tuổi già nua” tức nêu lên sự bỏ phế Đại thừa đã lâu nên nói “tuổi già nua” “Nhưng vẫn còn tham tiếc” là nêu lên tuy bỏ sự giáo hóa Đại thừa đã lâu nhưng vẫn còn muốn dùng Đại thừa để giáo hóa chúng sanh cho nên nói “tham tiếc”. Trong bốn pháp này thì pháp thứ hai và thứ tư chính là hợp nêu lên “năng kiến” ở trên. Còn pháp thứ nhất và thứ ba chẳng phải chính lãnh hội ở trên.
“Liền sai người hầu cận đuổi gấp theo bắt lại” trở xuống là nêu lên thí dụ “gọi còn mà không được” tức lãnh hội thí dụ trong nhà lửa nói “thân và tay của ta có sức mạnh” nhằm nêu lên thí dụ Trưởng giả “cứu con mà không được”. Đây cũng xa lãnh hội trong phẩm Phương tiện nói “Ta xưa ngồi đạo tràng” trở xuống tức nói rõ Như Lai dùng Đại thừa giáo hóa chúng sanh mà không thể được. Trong thí dụ về nhà lửa ở trên vốn có hai đoạn: khuyên và răn bảo, đồng thời mỗi đoạn cũng được phân làm riêng biệt. Nay trong đây đều hợp nêu lên tất cả điều đó. Đã hợp nêu lên tất cả tức khai mở làm ba đoạn: 1. “Gã cùng tử kinh ngạc lớn tiếng kêu oan: tôi không hề xúc phạm tại sao lại bị bắt” tức nêu lên dự định khuyên để thích nghi và sự không có căn cơ ở trên; 2. Từ “kẻ sứ giả đó càng gấp cưỡng dắt đem về” trở xuống đến “càng sợ sệt mê ngất ngã xuống đất” tức nêu lên lần thứ hai kêu gọi mà không đến chính là nói lên dự định răn dạy để thích nghi và sự không có căn cơ; 3. Từ “cha xa thấy con” trở xuống tức nói lên thí dụ cha đã sắp đặt cho con tức bao gồm lãnh hội hai loại khuyên răn và ngưng giáo hóa. Đây là sự không tương ưng trong phần khai mở thí dụ mà trong hợp dụ lại tương ưng. Lại nữa xét trong ba đoạn này mỗi đoạn được mở làm hai: Trong đoạn ban đầu khai mở làm hai nghĩa là: 1. Nêu lên dự định khuyên thích nghi ở trên; 2. “Gã cùng tử kinh sợ” trở xuống là nêu sự không có căn cơ.
Trong hai đoạn, mỗi đoạn có hai phần: Đoạn dự định khuyên có hai tức là: 1. Nói “liền sai người hầu gấp rút đuổi theo bắt lại” đây lãnh hội phẩm trước: suy nghĩ rồi khuyên tương ưng với thí dụ trong nhà lửa nói “Trưởng giả này liền suy nghĩ: thân và tay ta có sức mạnh” sở dĩ nói người hầu cận là vì căn cứ ở kinh giáo làm nghĩa. Nếu đứng trên lý thì đó chính là Đại thừa, còn đứng trên giáo thì nói đó là hầu cận. Giáo là nói rõ lý nhưng giáo chẳng phải là lý cho nên nói “người hầu cận”.