SỐ 278
KINH ĐẠI PHƯƠNG QUẢNG PHẬT HOA NGHIÊM
Hán dịch: Đời Đông Tấn, Tam tạng Pháp sư Phật-đà-bạt-đà-la, người nước Thiên Trúc
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 33: XA LÌA THẾ GIAN

Bấy giờ, Đức Thế Tôn ngồi trên tòa Sư tử báu Liên hoa tạng ở pháp đường Phổ quang trong đạo tràng Tịch diệt tại nước Makiệt-đề, thành Đẳng chánh giác, niệm bất nhị niệm, niệm vô tướng niệm, trụ chỗ Phật trụ, bình đẳng với tất cả Phật, đến chỗ vô ngại, được pháp không thoái, cảnh giới vô ngại, trụ nơi chẳng nghĩ bàn, xa lìa ba đời. Ở tất cả thế giới, Thế Tôn hiện thân khắp nơi, biết tất cả pháp, thành tựu đầy đủ tất cả diệu hạnh, diệt hết nghi hoặc, lìa thân hư vọng, có thể ngang bằng vô lượng trí tuệ của tất cả Bồ-tát, trụ ở pháp Phật vô nhị, đến bờ kia rốt ráo, đầy đủ pháp môn “Như Lai bất khả hư hoại trí tuệ”, rốt ráo các địa Như Lai nhiều bằng vô lượng, vô biên hư không pháp giới. Đức Thế Tôn cùng với số Đại Bồ-tát nhiều bằng số vi trần của trăm ngàn ức na-do-tha chẳng thể nói tất cả cõi Phật đều là một đời sẽ thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều từ mười phương thế giới đến tập hợp.

Các vị Bồ-tát này thành tựu đầy đủ tất cả trí tuệ phương tiện Bồ-tát, phương tiện khéo léo điều phục chúng sinh khiến cho đều an trụ chánh pháp Bồ-tát, phân biệt rõ biết tất cả thế giới, quán sát thấu rõ cảnh giới giải thoát, đã trừ diệt hết tất cả hư vọng, thành tựu đầy đủ tất cả diệu hạnh, khéo bảo hộ chúng sinh, thâm nhập vô lượng pháp phương tiện xảo diệu, khéo biết quả báo của tất cả chúng sinh, giỏi biết kết sử của tâm, các căn, cảnh giới phương tiện của tất cả chúng sinh, từng câu, vị và nghĩa của tất cả chư Phật ba đời đã nói thì luôn khéo nghe, thọ trì đầy đủ vì người giảng nói, khéo nhập vào vô lượng, vô biên pháp thế gian, pháp ly thế gian, có thể hiểu rõ các pháp hữu vi đều không hai, được tất cả Phật trí ở trong một niệm, có thể thị hiện thành Đẳng chánh giác ở trong từng niệm, khiến cho tất cả chúng sinh phát tâm Bồ-đề thành Đẳng chánh giác. Các vị vào cảnh giới một chúng sinh biết rõ cảnh giới của tâm tất cả chúng sinh, chẳng xả bỏ Như Lai địa, hiện thân Bồtát, được Nhất thiết trí địa Bất thoái chuyển, chẳng xả bỏ hạnh Bồtát, vào sâu trí vô hành vì tất cả chúng sinh ở nơi vô lượng, vô số kiếp tu hạnh Bồ-tát, ở nơi vô lượng, vô số kiếp khó được gặp báu Bồ-tát, chuyển bánh xe chánh pháp, điều phục chúng sinh đều khiến cho họ chứng được mắt pháp minh tịnh, thành tựu hạnh nguyện tịnh trú của tất cả chư Phật ba đời. Các vị Bồ-tát đó đầy đủ vô lượng, vô biên công đức như vậy mà tất cả chư Phật đến tận vị lai kiếp nói chẳng thể cùng tận.

Các vị Bồ-tát ấy tên là: Bồ-tát Phổ Hiền, Bồ-tát Phổ Chánh pháp, Bồ-tát Phổ Hóa, Bồ-tát Phổ Tuệ, Bồ-tát Phổ Nhẫn, Bồ-tát Phổ Quang, Bồ-tát Phổ Quan Sát, Bồ-tát Phổ Chiếu, Bồ-tát Phổ Tràng, Bồ-tát Phổ Giác… Số Đại Bồ-tát nhiều bằng số vi trần của trăm vạn ức na-do-tha chẳng thể nói cõi Phật như vậy đều đầy đủ hành nguyện Phổ Hiền. Tùy theo các thế giới mà có Phật ra đời, các vị Bồ-tát ấy đều có thể đi đến thỉnh chuyển pháp luân, đều có thể thọ trì chánh pháp của chư Phật, khiến cho chủng tánh của chư Phật chẳng đoạn dứt, đều có thể liễu đạt sự thọ ký theo thứ lớp của tất cả chư Phật, tùy theo các thế giới mà thành Đẳng chánh giác, Chuyển pháp luân thanh tịnh. Ở thế giới không có Phật, các Bồ-tát ấy thị hiện thân làm Phật xuất hiện ở đời, khiến cho người bị nhiễm ô được thanh tịnh, trừ diệt tất cả nghiệp chướng của Bồ-tát, vào pháp giới vô ngại.

Bấy giờ, Bồ-tát Phổ Hiền vào Chánh thọ Tam-muội, Tam-muội ấy tên là Phật Hoa nghiêm. Khi Bồ-tát vào Tam-muội rồi thì sáu cách, mười tám tướng của tất cả thế giới chấn động, phát ra âm thanh vi diệu mà tất cả thế giới mười phương không đâu chẳng nghe. Sau đó, ngài từ Tam-muội thư thái xuất ra.

Bấy giờ, Bồ-tát Phổ Tuệ biết các đại chúng Bồ-tát đã vân tập, liền hỏi Bồ-tát Phổ Hiền rằng:

–Thưa Phật tử! Những gì là các Đại Bồ-tát nương theo quả? Những gì là tưởng kỳ đặc? Những gì là hành? Những gì là Thiện tri thức? Những gì là siêng tu tinh tấn? Những gì là hy vọng chân chánh? Những gì là thành tựu chúng sinh? Những gì là giới? Những gì là tự biết pháp thọ ký? Những gì là nhập? Những gì là nhập Như Lai? Những gì là nhập vào tâm hành của chúng sinh? Những gì là vào thế giới? Những gì là vào kiếp? Những gì là nói ba đời? Những gì là vào ba thế gian? Những gì là lìa tâm ưu không nhàm chán? Những gì là trí không hoại? Những gì là Đà-la-ni? Những gì là trí phân biệt Phật thuyết? Những gì là phát tâm Phổ Hiền? Những gì là pháp Phổ Hiền hạnh nguyện? Những gì là đại Bi? Những gì là nhân duyên phát tâm Bồ-đề? Những gì là đối với Thiện tri thức khởi lòng cung kính? Những gì là thanh tịnh? Những gì là Ba-lamật? Những gì là biết tùy thuận giác tri? Những gì là trí quyết định? Những gì là lực? Những gì là bình đẳng? Những gì là pháp cú Phật? Những gì là thuyết pháp? Những gì là thọ trì? Những gì là xong việc? Những gì là thắng pháp? Những gì là vô trước? Những gì là tâm bình đẳng? Những gì là sinh ra trí tuệ? Những gì là biến hóa? Những gì là trì? Những gì là hy vọng chân chánh lớn? Những gì là vào sâu Phật pháp? Những gì là y chỉ? Những gì là phát tâm vô úy? Những gì là trừ diệt tất cả nghi hoặc, phát lòng vô ngại? Những gì là chẳng nghĩ bàn? Những gì là lời nói phương tiện vi mật, thiện xảo? Những gì là trí phân biệt phương tiện thiện xảo? Những gì là Chánh thọ Tam-muội? Những gì là nhất thiết xứ? Những gì là pháp môn? Những gì là thông? Những gì là minh? Những gì là giải thoát? Những gì là vườn rừng? Những gì là cung điện? Những gì là vui? Những gì là trang nghiêm? Những gì là phát tâm bất động? Những gì là chẳng xả thâm tâm? Những gì là trí quán sát? Những gì là pháp phân biệt? Những gì là vô cấu? Những gì là trí ấn? Những gì là ánh sáng trí tuệ? Những gì là an trụ chẳng thể xưng lường? Những gì là tâm không biếng nhác? Những gì là tâm chánh trực Tu-di sơn vương? Những gì là vào sâu biển lớn trí tuệ, thành Bồ-đề vô thượng? Những gì là an trụ quý báu? Những gì là phát tâm kim cang trang nghiêm Đại thừa? Những gì là phát đại sự? Những gì là cứu cánh đại sự? Những gì là niềm tin chẳng hoại? Những gì là thọ ký? Những gì là hồi hướng căn lành? Những gì là được trí tuệ? Những gì là phát tâm rộng vô lượng, vô biên? Những gì là tạng? Những gì là điều thuận? Những gì là tự tại? Những gì là chúng sinh tự tại? Những gì là cõi tự tại? Những gì là pháp tự tại? Những gì là thân tự tại? Những gì là nguyện tự tại? Những gì là cảnh giới tự tại? Những gì là trí tự tại? Những gì là thông tự tại? Những gì là thần lực tự tại? Những gì là lực tự tại? Những gì là du hý thần thông? Những gì là thắng hạnh? Những gì là lực? Những gì là vô úy? Những gì là pháp bất cộng? Những gì là nghiệp? Những gì là thân? Những gì là thân nghiệp? Những gì là tịnh thân nghiệp? Những gì là khẩu? Những gì là khẩu nghiệp? Những gì là tịnh khẩu nghiệp được các sự thủ hộ? Những gì là khẩu nghiệp thành tựu đại sự? Những gì là tâm? Những gì là phát tâm? Những gì là tâm tròn đầy? Những gì là căn? Những gì là trực tâm? Những gì là thâm tâm? Những gì là phương tiện? Những gì là thích tu tập? Những gì là vào sâu thế giới giải thoát? Những gì là vào tánh chúng sinh? Những gì là tập khí? Những gì là phiền não thiêu đốt? Những gì là hướng thú? Những gì là pháp tròn đủ? Những gì là thoái thất Phật pháp? Những gì là xa lìa sự sinh? Những gì là pháp quyết định? Những gì là sinh ra pháp Phật đạo? Những gì là được danh hiệu thiện nam tử? Những gì là đạo? Những gì là vô lượng đạo? Những gì là đạo tròn đủ? Những gì là tu đạo? Những gì là đạo trang nghiêm? Những gì là chân? Những gì là tay? Những gì là bụng? Những gì là tạng? Những gì là tâm? Những gì là trang nghiêm? Những gì là khí trượng? Những gì là đầu? Những gì là mắt? Những gì là tai? Những gì là mũi? Những gì là lưỡi? Những gì là thân? Những gì là ý? Những gì là đi? Những gì là đứng? Những gì là ngồi? Những gì là nằm? Những gì là dừng lại? Những gì là hoạt động? Những gì là quan sát? Những gì là quan sát khắp cùng? Những gì là phấn tấn? Những gì là sư tử hống? Những gì là tịnh Thí? Những gì là tịnh Giới? Những gì là tịnh Nhẫn? Những gì là tịnh Tinh tấn? Những gì là tịnh Thiền? Những gì là tịnh Tuệ? Những gì là tịnh Từ? Những gì là tịnh Bi? Những gì là Tịnh Hỷ? Những gì là Xả? Những gì là nghĩa? Những gì là pháp? Những gì là công đức tròn đầy? Những gì là trí tròn đầy? Những gì là minh túc? Những gì là cầu pháp? Những gì là sáng tỏ pháp? Những gì là hồi hướng pháp? Những gì là ma? Những gì là ma nghiệp? Những gì là lìa bỏ ma nghiệp? Những gì là thấy Phật? Những gì là việc Phật? Những gì là mạn nghiệp? Những gì là trí nghiệp? Những gì là ma thu nhiếp? Những gì là Phật thu nhiếp? Những gì là pháp thu nhiếp? Những gì là sở hành sự nghiệp trụ ở cõi trời Đâu-suất? Những gì là thị hiện qua đời ở cõi trời Đâu-suất? Những gì là việc thị hiện giáng thần vào thai mẹ? Những gì là thị hiện cảnh giới vi tế? Những gì là sinh? Những gì là đại trang nghiêm? Những gì là đi bảy bước? Những gì là thị hiện đồng tử? Những gì là thị hiện thể nữ, quyến thuộc? Những gì là thị hiện bỏ nhà xuất gia? Những gì là thị hiện khổ hạnh? Những gì là đi đến đạo tràng? Những gì là ngồi đạo tràng? Những gì là hiển hiện tướng kỳ đặc khi ngồi đạo tràng? Những gì là thị hiện hành phục ma quân? Những gì là thành Đẳng chánh giác? Những gì là Chuyển pháp luân? Những gì là nhờ Chuyển pháp luân được được pháp Bạch tịnh?

Này Phật tử! Những gì là Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thị hiện Đại Bát-niết-bàn?

Lành thay, thưa Phật tử! Đúng như lời tôi vừa hỏi, xin Nhân sư nói đầy đủ!

Bấy giờ, Phổ Hiền bảo Phổ Tuệ và các vị Bồ-tát rằng:

–Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nương nơi quả. Những gì là mười?

  1. Tâm Bồ-đề nương quả, rốt ráo chẳng quên mất.
  2. Thiện tri thức nương quả, tùy thuận hòa hợp.
  3. Căn lành nương quả, nuôi lớn các căn lành.
  4. Các Ba-la-mật nương quả, tu hành rốt ráo.
  5. Tất cả pháp nương quả, vĩnh viễn ra khỏi sinh tử.
  6. Các nguyện nương quả, nuôi lớn Bồ-đề.
  7. Các hành nương quả tu tập rộng rãi.
  8. Bồ-tát nương quả, Nhất sinh bổ xứ.
  9. Cúng dường Phật nương quả, lòng tin chẳng hư hoại.
  10. Tất cả Như Lai nương quả, chánh giáo lìa điên đảo.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nương quả của Đại Bồ-tát. Nếu

Đại Bồ-tát trụ ở những quả này thì được “Như Lai Vô thượng trí nương quả”.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười tư tưởng kỳ đặc. Những gì là mười?

  1. Đối với tất cả căn lành sinh tưởng căn lành của mình.
  2. Đối với tất cả căn lành sinh tưởng chủng tử Bồ-đề.
  3. Đối với tất cả chúng sinh sinh tưởng Bồ-đề khí.
  4. Đối với tất cả nguyện sinh tưởng tự nguyện.
  5. Đối với tất cả pháp sinh ra tưởng xuất ly sinh tử.
  6. Đối với tất cả hành sinh tưởng tự hành.
  7. Đối với tất cả pháp sinh tưởng Phật pháp.
  8. Đối với tất cả ngôn ngữ sinh tưởng ngữ ngôn đạo.
  9. Đối với tất cả Phật sinh tưởng Từ phụ.
  10. Đối với tất cả Như Lai sinh tưởng vô nhị.

Này Phật tử! Đó là mười loại tưởng kỳ đặc của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trú tưởng này thì được phương tiện thiện xảo Vô thượng chuyển tất cả tưởng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hạnh. Những gì là mười?

  1. Hạnh khiến cho tất cả chúng sinh chuyên cầu hành chánh pháp.
  2. Hạnh căn lành thuần thục.
  3. Hạnh khéo học tất cả giới.
  4. Hạnh nuôi lớn tất cả căn lành.
  5. Hạnh một lòng tu Tam-muội chẳng loạn.
  6. Hạnh phân biệt tất cả trí tuệ.
  7. Hạnh tu tập tất cả những điều phải tu.
  8. Hạnh trang nghiêm tất cả thế giới.
  9. Hạnh cung kính cúng dường Thiện tri thức.
  10. Hạnh cung kính cúng dường các Đức Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hạnh của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở những hạnh này thì được hạnh đại trí Vô thượng Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ Thiện tri thức. Những gì là mười?

  1. Thiện tri thức có thể khiến an trụ tâm Bồ-đề.
  2. Thiện tri thức có thể khiến tu tập căn lành.
  3. Thiện tri thức có thể khiến rốt ráo các Ba-la-mật.
  4. Thiện tri thức có thể làm cho phân biệt, nói rõ tất cả pháp.
  5. Thiện tri thức có thể khiến an trụ thành thục tất cả chúng sinh.
  6. Thiện tri thức có thể khiến đầy đủ biện tài, tùy theo chỗ hỏi mà có thể trả lời.
  7. Thiện tri thức có thể khiến chẳng nhiễm trước tất cả sinh tử.
  8. Thiện tri thức có thể khiến ở tất cả kiếp hành hạnh Bồ-tát, lòng không chán mệt.
  9. Thiện tri thức có thể khiến an trụ hạnh Phổ Hiền.
  10. Thiện tri thức có thể khiến thâm nhập vào tất cả Phật trí. Này Phật tử! Đó là mười thứ Thiện tri thức của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ cần tu tinh tấn. Những gì là mười?

  1. Giáo hóa tất cả chúng sinh siêng tu tinh tấn.
  2. Vào tất cả pháp siêng tu tinh tấn.
  3. Khiến cho tất cả thế giới thanh tịnh siêng tu tinh tấn.
  4. Rốt ráo sở học của tất cả Bồ-tát siêng tu tinh tấn.
  5. Khiến cho tất cả chúng sinh diệt tất cả ác siêng tu tinh tấn.
  6. Trừ diệt tất cả khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, vua Diêm-la mà siêng tu tinh tấn.
  7. Hàng phục tất cả ma mà siêng tu tinh tấn.
  8. Vì tất cả chúng sinh mà có mắt thanh tịnh nên siêng tu tinh tấn.
  9. Cung kính cúng dường tất cả chư Phật mà siêng tu tinh tấn.
  10. Khiến cho tất cả Như Lai đều vui mừng mà siêng tu tinh tấn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ siêng tu tinh tấn của Đại Bồ-tát.

Nếu Đại Bồ-tát trụ ở tinh tấn này thì đầy đủ Tinh tấn ba-la-mật vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hy vọng chân chánh. Những gì là mười?

  1. Hy vọng chân chánh tự trụ tâm Bồ-đề cũng khiến cho chúng sinh trụ tâm Bồ-đề.
  2. Hy vọng chân chánh tự lìa khỏi thù hận tranh cãi cũng khiến cho tất cả chúng sinh lìa khỏi thù hận, tranh cãi.
  3. Hy vọng chân chánh tự lìa khỏi ngu si an trụ Phật pháp cũng khiến cho chúng sinh lìa bỏ ngu si an trụ Phật pháp.
  4. Hy vọng chân chánh tự tu căn lành chuyên cầu chánh pháp cũng khiến cho chúng sinh tu tập căn lành chuyên cầu chánh pháp.
  5. Hy vọng chân chánh tự rốt ráo các Ba-la-mật được đến bờ kia cũng khiến cho chúng sinh rốt ráo các Ba-la-mật được đến bờ kia.
  6. Hy vọng chân chánh tự sinh trong nhà dòng họ Như Lai cũng khiến cho chúng sinh sinh ra ở nhà dòng họ Như Lai.
  7. Hy vọng chân chánh quán sâu vào tánh vô tận của tất cả pháp cũng khiến cho chúng sinh quán sâu vào tánh vô tận của tất cả pháp.
  8. Hy vọng chân chánh chẳng tự bài báng tất cả Phật pháp cũng khiến cho tất cả chúng sinh chẳng bài báng tất cả Phật pháp.
  9. Hy vọng chân chánh tự thỏa nguyện Nhất thiết trí cũng khiến cho tất cả chúng sinh thỏa nguyện Nhất thiết trí.
  10. Hy vọng chân chánh tự vào sâu vô tận trí tạng của tất cả Như Lai cũng khiến cho chúng sinh vào sâu vô tận trí tạng của tất cả Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hy vọng chân chánh của tất cả Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được hy vọng chân chánh đại trí bình đẳng vô thượng Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp thành tựu chúng sinh. Những gì là mười?

  1. Bố thí thành tựu chúng sinh.
  2. Sắc thân đoan nghiêm thành tựu chúng sinh.
  3. Nói pháp thành tựu chúng sinh.
  4. Đồng ý thành tựu chúng sinh.
  5. Không nhiễm trước thành tựu chúng sinh.
  6. Khen hạnh Bồ-tát thành tựu chúng sinh.
  7. Thị hiện thiêu đốt tất cả thế giới thành tựu chúng sinh.
  8. Khen công đức Như Lai thành tựu chúng sinh.
  9. Thị hiện thần lực tự tại thành tựu chúng sinh.
  10. Đủ chủng loại phương tiện khéo léo, vi mật, tùy thuận hạnh thế gian thành tựu chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thành tựu chúng sinh của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở những pháp này thì có thể thành tựu tất cả chúng sinh.

*********

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ giới. Những gì là mười?

  1. Giới chẳng hoại tâm Bồ-đề.
  2. Giới lìa khỏi quả vị Thanh văn, quả vị Duyên giác.
  3. Giới lợi ích quán sát tất cả chúng sinh.
  4. Giới khiến cho tất cả chúng sinh trụ Phật pháp.
  5. Giới học giới tất cả Bồ-tát.
  6. Giới tất cả không sở hữu.
  7. Giới tất cả căn lành hồi hướng Bồ-đề.
  8. Giới chẳng đắm trước tất cả thân Như Lai.

9+10. (Bản Hán thiếu)

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười loại pháp tự biết thọ ký khiến cho Bồ-tát đó tự biết thọ ký. Những gì là mười?

  1. Bồ-tát thọ ký một hướng phát tâm Bồ-đề.
  2. Bồ-tát thọ ký chẳng chán hạnh Bồ-tát.
  3. Bồ-tát thọ ký ở tất cả kiếp, tu các hạnh khổ.
  4. Bồ-tát thọ ký thuận theo tất cả pháp Phật.
  5. Bồ-tát thọ ký nơi chỗ giảng nói quyết định, tín hướng tất cả Như Lai đều nói quyết định tin theo.
  6. Bồ-tát thọ ký tu tập đầy đủ tất cả căn lành.
  7. Bồ-tát thọ ký khiến cho tất cả chúng sinh an trụ Bồ-đề.
  8. Bồ-tát thọ ký nơi tất cả Thiện tri thức hòa hợp tùy thuận.
  9. Bồ-tát thọ ký nơi tất cả Thiện tri thức sinh ra Như Lai tưởng.
  10. Bồ-tát thọ ký thủ hộ bản nguyện Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười loại pháp tự biết thọ ký của Đại Bồtát khiến cho Bồ-tát đó tự biết thọ ký.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nhập. Những gì là mười?

  1. Vào nguyện.
  2. Vào hạnh.
  3. Vào tụ.
  4. Vào Ba-la-mật.
  5. Vào chỗ tròn đầy.
  6. Vào nguyện phân biệt.
  7. Vào tánh.
  8. Vào cõi trang nghiêm.
  9. Vào thần lực tự tại.
  10. Vào thị hiện sinh ra.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nhập của Đại Bồ-tát, chỗ nhập của tất cả Bồ-tát cũng nhập ba đời.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào sâu Như Lai. Những gì là mười?

  1. Vào sâu Bồ-đề của vô lượng, vô biên chư Phật.
  2. Vào sâu chuyển bánh xe pháp thanh tịnh vô lượng, vô biên.
  3. Vào sâu các pháp phương tiện vô lượng, vô biên.
  4. Vào sâu âm thanh vi diệu vô lượng, vô biên.
  5. Vào sâu điều phục chúng sinh vô lượng, vô biên.
  6. Vào sâu thần lực tự tại vô lượng, vô biên.
  7. Vào sâu các thân khác nhau vô lượng, vô biên.
  8. Vào sâu vô lượng, vô biên Tam-muội.
  9. Vào sâu vô lượng, vô biên Lực, Vô sở úy.
  10. Vào sâu thị hiện Niết-bàn vô lượng, vô biên.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào sâu Như Lai của Đại Bồ-tát. Mười thứ pháp vào sâu này chư Phật ba đời cũng đều vào chung.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào tâm hành của chúng sinh. Những gì là mười?

  1. Vào tâm hành tất cả chúng sinh đời quá khứ.
  2. Vào tâm hành tất cả chúng sinh đời vị lai.
  3. Vào tâm hành tất cả chúng sinh hiện tại.
  4. Vào sự hành hoạt các căn lành của tất cả chúng sinh.
  5. Vào sự hành hoạt các căn chẳng lành của tất cả chúng sinh.
  6. Vào tâm và tâm sở hành tất cả chúng sinh.
  7. Vào sự hành hoạt các căn của tất cả chúng sinh.
  8. Vào chủng tánh hành của tất cả chúng sinh.
  9. Vào sự hành hoạt phiền não sử, tập khí của tất cả chúng sinh.
  10. Vào sở hành điều phục đúng thời, chẳng đúng thời của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào tâm hành của chúng sinh. Nhờ vào nhân mười thứ tâm hành chúng sinh đó mà Bồ-tát có thể vào khắp tâm hành của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào thế giới. Những gì là mười?

  1. Vào thế giới chẳng sạch.
  2. Vào thế giới thanh tịnh.
  3. Vào thế giới nhỏ.
  4. Vào thế giới trung.
  5. Vào thế giới vi trần.
  6. Vào thế giới vi tế.
  7. Vào thế giới cúi xuống.
  8. Vào thế giới ngửa lên.
  9. Vào thế giới có Phật.
  10. Vào thế giới không Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào thế giới của Đại Bồ-tát. Nhờ vào mười thứ thế giới này mà Đại Bồ-tát có thể vào khắp tất cả thế giới.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào kiếp. Những gì là mười?

  1. Vào kiếp quá khứ.
  2. Vào kiếp vị lai.
  3. Vào kiếp hiện tại.
  4. Vào kiếp tính được.
  5. Vào kiếp chẳng tính được.
  6. Vào kiếp tính được chẳng tính được.
  7. Vào kiếp chẳng tính được tính được.
  8. Vào tất cả kiếp chẳng phải kiếp.
  9. Vào chẳng phải kiếp tất cả kiếp.
  10. Vào tất cả kiếp chính là một niệm.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào kiếp của Đại Bồ-tát. Nhờ vào mười thứ kiếp này mà Bồ-tát có thể vào khắp tất cả các kiếp.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nói ba đời. Những gì là mười?

  1. Đời quá khứ nói đời quá khứ.
  2. Đời quá khứ nói đời vị lai.
  3. Đời quá khứ nói đời hiện tại.
  4. Đời vị lai nói đời quá khứ.
  5. Đời vị lai nói đời hiện tại.
  6. Đời vị lai nói vô tận.
  7. Đời hiện tại nói đời vị lai.
  8. Đời hiện tại nói đời quá khứ.
  9. Đời hiện tại nói đời bình đẳng.
  10. Đời hiện tại nói ba đời chính là một niệm.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nói ba đời của Đại Bồ-tát. Nhờ mười thứ nói ba đời này mà Bồ-tát có thể nói khắp tất cả ba đời.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào ba thế gian. Những gì là mười?

  1. Vào thế gian.
  2. Vào đường ngôn ngữ.
  3. Vào tánh.
  4. Vào sự thiết bày.
  5. Vào tưởng.
  6. Vào danh tự.
  7. Vào ngôn ngữ.
  8. Vào vô tận.
  9. Vào ly dục.
  10. Vào tịch diệt.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào ba thế gian của Đại Bồ-tát. Nhờ mười thứ vào ba thế gian này mà Bồ-tát có thể vào khắp tất cả ba thế gian.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ lìa bỏ ưu não lòng không chán nản hối hận. Những gì là mười?

  1. Cúng dường tất cả Phật, lìa bỏ tâm ưu não, lòng không chán nản hối hận.
  2. Gần gũi tất cả Thiện tri thức, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  3. Chuyên cầu tất cả pháp, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  4. Thường nghe chánh pháp, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  5. Thường nói chánh pháp, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  6. Giáo hóa điều phục tất cả chúng sinh, lìa bỏ ưu não lòng không chán nản, hối hận.
  7. Khiến cho tất cả chúng sinh an trụ ở Phật đạo, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  8. Ở trong mỗi thế giới làm hạnh Bồ-tát chẳng thể nói hết, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  9. Du hành tất cả thế giới, giáo hóa chúng sinh, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.
  10. Sinh ra tất cả Phật pháp, lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lìa bỏ ưu não, lòng không chán nản, hối hận của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở những pháp này thì được trí tuệ vô thượng Như Lai, mãi mãi lìa khỏi chán nản, hối tiếc.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí chẳng thể hoại. Những gì là mười?

  1. Trí biết chúng sinh chẳng thể hoại.
  2. Trí biết các căn chẳng thể hoại.
  3. Trí biết thọ sinh chẳng thể hoại.
  4. Trí biết thế giới chẳng thể hoại.
  5. Trí biết pháp giới chẳng thể hoại.
  6. Trí biết Phật chẳng thể hoại.
  7. Trí biết Pháp chẳng thể hoại.
  8. Trí biết Tăng chẳng thể hoại.
  9. Trí biết ba đời chẳng thể hoại.
  10. Trí biết tất cả ngôn ngữ chẳng thể hoại.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí chẳng thể hoại của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở những trí này thì được trí Vô thượng chẳng thể hoại của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ Đà-la-ni. Những gì là mười?

  1. Đà-la-ni nghe trì chẳng quên tất cả pháp.
  2. Đà-la-ni trì chánh pháp, phương tiện khéo léo phân biệt tất cả pháp như thật.
  3. Đà-la-ni chẳng sinh tất cả pháp thấu rõ tất cả pháp không tự tánh.
  4. Đà-la-ni pháp minh, soi khắp pháp chư Phật chẳng thể nghĩ bàn.
  5. Đà-la-ni Tam-muội, ở nơi tất cả Phật hiện tại nghe pháp chẳng loạn.
  6. Đà-la-ni âm thanh tròn đầy, rõ biết rốt ráo pháp ngôn ngữ chẳng thể nghĩ bàn.
  7. Đà-la-ni ba đời, phân biệt giảng nói pháp chẳng nghĩ bàn của tất cả Phật ba đời.
  8. Đà-la-ni đủ thứ biện tài, phân biệt giải nói vô lượng, vô biên pháp chư Phật.
  9. Đà-la-ni sinh ra tai vô ngại, có thể nghe hết các pháp bất khả thuyết mà chư Phật giảng nói.
  10. Đà-la-ni trì tất cả Phật pháp, an trụ ở mười Lực, bốn Vô úy của Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ Đà-la-ni của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát muốn được pháp này thì nên siêng tu học.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát biết phân biệt giảng nói mười pháp của Phật. Những gì là mười?

  1. Phật chánh giác.
  2. Phật nguyện.
  3. Phật nghiệp báo.
  4. Phật trụ trì.
  5. Phật hóa.
  6. Phật pháp giới.
  7. Phật tâm.
  8. Phật Tam-muội.
  9. Phật tánh.
  10. Phật như ý.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát biết phân biệt mười chủng Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm Phổ Hiền. Những gì là mười?

  1. Phát tâm đại Từ cứu hộ tất cả chúng sinh.
  2. Phát tâm đại Bi chịu tất cả khổ sở thay cho tất cả chúng sinh.
  3. Phát tâm bố thí tất cả làm đầu, bỏ hết tất cả những sở hữu.
  4. Phát tâm chánh niệm Nhất thiết trí làm đầu, thích cầu tất cả pháp Phật.
  5. Phát tâm công đức trang nghiêm, học các hạnh của tất cả Bồ-tát.
  6. Phát tâm Kim cang, tất cả kiến thọ sinh mà chẳng quên mất.
  7. Phát tâm biển cả, tất cả pháp Bạch tịnh đều chảy vào.
  8. Phát tâm vua núi Tu-di, tất cả lời phỉ báng, đắng cay đều nhẫn chịu được.
  9. Phát tâm an ổn, ban cho tất cả chúng sinh sự không sợ.
  10. Phát tâm rốt ráo Bát-nhã ba-la-mật đến bờ kia, khéo phân biệt tất cả pháp không sở hữu.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm Phổ Hiền của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này, dùng chút ít phương tiện thì đầy đủ trí phương tiện khéo léo của Phổ Hiền.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp Phổ Hiền nguyện hạnh. Những gì là mười?

  1. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền làm hạnh Bồ-tát đến hết kiếp vị lai.
  2. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền cung kính cúng dường tất cả Phật vị lai.
  3. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền an lập tất cả chúng sinh ở nguyện hạnh của Bồ-tát Phổ Hiền.
  4. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền gom chứa tất cả căn lành.
  5. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền vào tất cả Ba-la-mật.
  6. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền đầy đủ nguyện hạnh tất cả Bồ-tát.
  7. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền trang nghiêm tất cả thế giới.
  8. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền vãng sinh đến tất cả chỗ Phật.
  9. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền phương tiện khéo léo cầu tất cả pháp.
  10. Pháp nguyện hạnh Phổ Hiền ở tất cả cõi Phật mười phương, thành Bồ-đề vô thượng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp nguyện hạnh Phổ Hiền. Nếu Đại Bồ-tát tu nguyện hạnh này thì mau chóng đầy đủ nguyện hạnh của Phổ Hiền.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đại Bi thường quán sát chúng sinh. Những gì là mười?

  1. Quán sát chúng sinh không chỗ nương về mà khởi lên đại Bi.
  2. Quán sát chúng sinh chạy theo tà đạo mà khởi lên đại Bi.
  3. Quán sát chúng sinh nghèo không căn lành mà khởi lên đại Bi.
  4. Quán sát chúng sinh ngủ dài trong sinh tử mà khởi lên đại Bi.
  5. Quán sát chúng sinh làm pháp chẳng lành mà khởi lên đại Bi.
  6. Quán sát chúng sinh bị các dục trói buộc mà khởi lên đại Bi.
  7. Quán sát chúng sinh ở trong biển sinh tử mà khởi lên đại Bi.
  8. Quán sát chúng sinh bệnh tật dài lâu mà khởi lên đại Bi.
  9. Quán sát chúng sinh không muốn pháp lành mà khởi lên đại Bi.
  10. Quán sát chúng sinh mất pháp chư Phật mà khởi lên đại Bi.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đại Bi thường quán sát chúng sinh của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nhân duyên phát tâm Bồđề. Những gì là mười?

  1. Nhân duyên giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh mà phát tâm Bồ-đề.
  2. Nhân duyên trừ diệt khổ cho tất cả chúng sinh mà phát tâm Bồ-đề.
  3. Nhân duyên ban cho tất cả chúng sinh đủ thứ vui sướng mà phát tâm Bồ-đề.
  4. Nhân duyên trừ diệt ngu tối cho tất cả chúng sinh mà phát tâm Bồ-đề.
  5. Nhân duyên cho tất cả chúng sinh trí Phật mà phát tâm Bồđề.
  6. Nhân duyên cung kính cúng dường tất cả chư Phật mà phát tâm Bồ-đề.
  7. Nhân duyên theo lời dạy của Như Lai khiến cho Phật vui mừng mà phát tâm Bồ-đề.
  8. Nhân duyên thấy tướng tốt của sắc thân Phật mà phát tâm Bồ-đề.
  9. Nhân duyên vào tất cả Phật trí mà phát tâm Bồ-đề.
  10. Nhân duyên mười Lực, bốn Vô úy Phật hiển hiện mà phát tâm Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nhân duyên phát tâm Bồ-đề của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát phát tâm Bồ-đề cần phải cung kính, cúng dường, gần gũi Thiện tri thức. Vì sao? Vì muốn mau chóng giác ngộ Nhất thiết trí nên Đại Bồ-tát đó cung kính cúng dường gần gũi Thiện tri thức mà khởi lên mười thứ tâm. Những gì là mười?

  1. Đối với Thiện tri thức khởi tâm cúng dường hầu hạ.
  2. Tâm chẳng sai trái.
  3. Tâm tùy thuận.
  4. Tâm hoan hỷ.
  5. Tâm chẳng cầu lợi.
  6. Tâm một hướng.
  7. Tâm đồng căn lành.
  8. Tâm đồng nguyện.
  9. Tâm Như Lai.
  10. Tâm cùng viên mãn hạnh.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát đối với Thiện tri thức khởi lên mười thứ tâm. Này Phật tử! Nếu Đại Bồ-tát phát mười thứ tâm như vậy thì được mười thứ thanh tịnh. Những gì là mười?

  1. Lòng chính trực thanh tịnh rốt ráo chẳng mất.
  2. Sắc thân thanh tịnh tùy chỗ ứng hóa, không đâu chẳng thấy.
  3. Âm thanh tròn đầy thanh tịnh, rốt ráo tất cả pháp ngôn ngữ.
  4. Biện tài thanh tịnh, phương tiện khéo léo giảng nói pháp chư Phật chẳng thể nghĩ bàn.
  5. Trí tuệ thanh tịnh, trừ diệt tất cả ngu si tối tăm.
  6. Thọ sinh thanh tịnh, đầy đủ tự tại lực Bồ-tát.
  7. Quyến thuộc thanh tịnh, thành tựu các căn lành của chúng sinh đồng hành đời quá khứ.
  8. Quả báo thanh tịnh, trừ diệt tất cả nghiệp chướng.
  9. Các nguyện thanh tịnh đồng với tất cả Bồ-tát.
  10. Các hạnh thanh tịnh, rốt ráo hạnh Bồ-tát Phổ Hiền.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thanh tịnh của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ Ba-la-mật. Những gì là mười?

  1. Đàn ba-la-mật, bỏ tất cả sở hữu.
  2. Thi ba-la-mật, làm sạch giới Phật.
  3. Sằn-đề ba-la-mật, đầy đủ sức nhẫn Phật.
  4. Tinh tấn ba-la-mật, ở tất cả lúc chẳng thoái chuyển.
  5. Thiền ba-la-mật, chánh niệm chẳng loạn.
  6. Bát-nhã ba-la-mật, quán tất cả pháp đều như như.
  7. Trí ba-la-mật, vào sâu Phật lực.
  8. Nguyện ba-la-mật, hạnh nguyện Bồ-tát Phổ Hiền đều viên mãn.
  9. Thần lực ba-la-mật, thị hiện tất cả sức thần thông.
  10. Pháp ba-la-mật, gồm thâu tất cả pháp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ Ba-la-mật của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được Ba-la-mật trí Như Lai rốt ráo vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tùy thuận giác tri. Những gì là mười?

  1. Thuận theo hiểu biết tất cả thế giới.
  2. Thuận theo hiểu biết tất cả chúng sinh chẳng thể nghĩ bàn.
  3. Thuận theo hiểu biết tất cả các pháp chẳng một chẳng khác.
  4. Thuận theo hiểu biết tất cả pháp giới.
  5. Thuận theo hiểu biết tất cả hư không giới.
  6. Thuận theo hiểu biết tất cả thế giới vào đời quá khứ.
  7. Thuận theo hiểu biết tất cả thế giới vào đời vị lai.
  8. Thuận theo hiểu biết tất cả thế giới vào đời hiện tại.
  9. Thuận theo hiểu biết tất cả Như Lai ở trong một niệm đầy đủ nguyện hạnh.
  10. Thuận theo hiểu biết chư Phật ba đời đều đồng một hạnh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tùy thuận giác tri của Đại Bồ-tát.

Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được tất cả pháp tự tại, soi khắp tùy ý thỏa nguyện, ở trong một niệm giác ngộ đạo Vô thượng, tất cả pháp Phật đều hiện ở trước mặt.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí quyết định. Những gì là mười?

  1. Quyết định rõ biết tất cả các pháp ở trong một niệm.
  2. Quyết định rõ biết tất cả các pháp bằng trí vô ngại.
  3. Quyết định rõ biết tâm và tâm hành của tất cả chúng sinh.
  4. Quyết định rõ biết tất cả chúng sinh đều đồng căn.
  5. Quyết định rõ biết các hành tập khí phiền não của tất cả chúng sinh.
  6. Quyết định rõ biết các hành động do tâm sai khiến của tất cả chúng sinh.
  7. Quyết định rõ biết hạnh thiện, hạnh bất thiện của tất cả chúng sinh.
  8. Quyết định rõ biết nguyện hạnh của tất cả Bồ-tát.
  9. Quyết định rõ biết thần lực tự tại, biến hóa trụ trì.
  10. Quyết định rõ biết tất cả Như Lai thành tựu mười Lực.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí quyết định của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được phương tiện xảo diệu của tất cả các pháp.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười Lực. Những gì là mười?

  1. Lực vào sâu tất cả pháp.
  2. Lực hiểu rõ tất cả pháp giống như sức hóa hiện.
  3. Lực hiểu rõ tất cả pháp giống như huyễn.
  4. Lực khiến cho tất cả pháp vào Phật pháp.
  5. Lực đối với tất cả pháp không nhiễm trước.
  6. Lực chuyên cầu tất cả pháp thiện diệu.
  7. Lực một hướng cung kính cúng dường tất cả Thiện tri thức.
  8. Lực khiến cho tất cả căn lành đều rốt ráo được trí Vô thượng.
  9. Lực thâm tâm tín giải tất cả Phật pháp, chẳng chê bai.
  10. Lực rốt ráo chẳng thoái tâm Nhất thiết trí.

Này Phật tử! Đó là mười Lực của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở lực này thì có thể đầy đủ mười Lực vô thượng Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ bình đẳng. Những gì là mười?

  1. Tất cả chúng sinh bình đẳng.
  2. Tất cả pháp bình đẳng.
  3. Tất cả cõi Phật bình đẳng.
  4. Tất cả Phật thừa bình đẳng.
  5. Tất cả căn lành bình đẳng.
  6. Tất cả Bồ-đề bình đẳng.
  7. Tất cả nguyện bình đẳng.
  8. Tất cả Ba-la-mật bình đẳng.
  9. Tất cả hạnh bình đẳng.
  10. Tất cả Phật bình đẳng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ bình đẳng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở bình đẳng này thì đầy đủ bình đẳng Vô thượng của chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười câu phương tiện của Phật pháp. Những gì là mười?

  1. Câu phương tiện pháp Phật nói về ngôn thuyết tất cả pháp.
  2. Tất cả pháp như huyễn.
  3. Tất cả pháp như chớp.
  4. Tất cả pháp duyên khởi. 5. Tịnh nghiệp tất cả pháp.
  5. Tất cả pháp văn tự.
  6. Tất cả pháp thật tế.
  7. Tất cả pháp không tướng.
  8. Nghĩa chân thật tất cả pháp.
  9. Tất cả pháp pháp giới.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát ở trong mười thứ câu phương tiện pháp Phật. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được Nhất thiết trí phương tiện Vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nói pháp. Những gì là mười?

1. Nói pháp thậm thâm. 2. Nói pháp thắng diệu.

  1. Nói đủ thứ pháp trang nghiêm.
  2. Nói pháp Nhất thiết trí.
  3. Nói pháp tùy thuận Ba-la-mật.
  4. Nói pháp sinh ra lực Như Lai.
  5. Phân biệt nói pháp ba đời.
  6. Nói pháp Bồ-tát không thoái.
  7. Nói pháp khen ngợi công đức tất cả Phật.
  8. Nói pháp tất cả Bồ-tát hạnh, pháp tất cả Phật bình đẳng, pháp cảnh giới tất cả Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nói pháp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nói pháp này thì được nói pháp Vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thọ trì. Những gì là mười?

  1. Thọ trì công đức của tất cả căn lành.
  2. Thọ trì pháp đã nói của tất cả Phật.
  3. Thọ trì tất cả thí dụ.
  4. Thọ trì tất cả pháp môn phương tiện.
  5. Thọ trì tất cả pháp môn sinh ra Đà-la-ni.
  6. Thọ trì tất cả pháp trừ nghi hoặc.
  7. Thọ trì đầy đủ pháp của tất cả Bồ-tát.
  8. Thọ trì chỗ tất cả Như Lai thuyết về pháp môn Tam-muội bình đẳng.
  9. Thọ trì tất cả pháp môn Phổ chiếu.
  10. Thọ trì thần lực tự tại của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thọ trì của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp thọ trì trí tuệ vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ biện tài. Những gì là mười?

  1. Biện tài chẳng hư vọng nắm giữ tất cả pháp.
  2. Biện tài nơi tất cả pháp không sở hành.
  3. Biện tài nơi tất cả pháp không chấp trước.
  4. Biện tài nơi tất cả pháp đều rỗng không.
  5. Biện tài nơi tất cả pháp không ám chướng.
  6. Biện tài nơi chỗ thọ trì tất cả pháp Phật.
  7. Biện tài nơi tất cả pháp chẳng do người khác mà được giác ngộ.
  8. Biện tài nơi tất cả pháp, phương tiện khéo léo nói lên câu, chữ.
  9. Biện tài nơi tất cả pháp nói cho chúng sinh.
  10. Biện tài nơi tất cả chúng sinh, lòng bình đẳng quán sát khiến cho họ vui mừng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ biện tài của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở biện tài này thì được biện tài phương tiện khéo léo vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thắng pháp. Những gì là mười?

  1. Thắng pháp thành thục tất cả chúng sinh.
  2. Thắng pháp soi khắp tất cả các pháp.
  3. Thắng pháp tu tập tất cả hạnh, tất cả căn lành.
  4. Thắng pháp trí tuệ Đại thừa.
  5. Thắng pháp tròn đủ không chấp trước tịnh giới.
  6. Thắng pháp tất cả căn lành đều hồi hướng Bồ-đề.
  7. Thắng pháp siêng tu tinh tấn chẳng lùi.
  8. Thắng pháp thu phục tất cả các ma.
  9. Thắng pháp du hành tự tại, phát tâm Bồ-đề.
  10. Thắng pháp tùy lúc ứng hóa hiện thành Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thắng pháp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được được thắng pháp đại trí Vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ không chấp trước. Những gì là mười?

  1. Không chấp trước đối với tất cả thế giới.
  2. Không chấp trước đối với tất cả chúng sinh.
  3. Không chấp trước đối với tất cả pháp.
  4. Không chấp trước đối với tất cả việc làm.
  5. Không chấp trước đối với tất cả căn lành.
  6. Không chấp trước đối với tất cả chỗ sinh sống.
  7. Không chấp trước đối với tất cả nguyện.
  8. Không chấp trước đối với tất cả hạnh.
  9. Không chấp trước đối với tất cả Bồ-tát.
  10. Không chấp trước đối với tất cả Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ không chấp trước của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể mau chóng chuyển tất cả tưởng, được trí vô trước thanh tịnh vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tâm bình đẳng. Những gì là mười?

  1. Tâm bình đẳng nuôi lớn tất cả công đức.
  2. Tâm bình đẳng tất cả pháp ngữ ngôn.
  3. Tâm bình đẳng đối với tất cả chúng sinh.
  4. Tâm bình đẳng đối với nghiệp báo của tất cả chúng sinh.
  5. Tâm bình đẳng vào tất cả pháp.
  6. Tâm bình đẳng đối với tất cả cõi Phật, sạch, nhơ.
  7. Tâm bình đẳng đối với tánh của tất cả chúng sinh, hoặc tốt hoặc xấu.
  8. Tâm bình đẳng đối với tất cả hạnh, không có sự lựa chọn.
  9. Tâm bình đẳng vào mười Lực, bốn Vô sở úy của tất cả Như Lai.
  10. Tâm bình đẳng vào trí tuệ tất cả Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tâm bình đẳng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được tâm bình đẳng vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ sinh ra trí tuệ. Những gì là mười?

  1. Vào tánh của tất cả chúng sinh, sinh ra trí tuệ.
  2. Vào tất cả cõi Phật không một, không khác sinh ra trí tuệ.
  3. Vào sự phân biệt lưới tất cả thế giới mười phương sinh ra trí tuệ.
  4. Vào tất cả thế giới cúi, ngước, sấp, ngửa, sinh ra trí tuệ.
  5. Phương tiện khéo léo vào tất cả các pháp không một không khác sinh ra trí tuệ.
  6. Vào tất cả chủng loại thân khác nhau sinh ra trí tuệ.
  7. Vào lưới nghi hoặc, điên đảo của tất cả thế gian đều không sở trước sinh ra trí tuệ.
  8. Vào tất cả pháp Nhất thừa rốt ráo sinh ra trí tuệ.
  9. Vào tất cả pháp giới, thần lực tự tại sinh ra trí tuệ.
  10. Vào chủng tánh chư Phật của tất cả chúng sinh ba đời thường chẳng đoạn tuyệt sinh ra trí tuệ.

Này Phật tử! Đó là mười thứ sinh ra trí tuệ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp tạng vô tận.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ biến hóa. Những gì là mười?

  1. Biến hóa chúng sinh.
  2. Biến hóa thân.
  3. Biến hóa cõi Phật.
  4. Biến hóa cúng dường.
  5. Biến hóa âm thanh.
  6. Biến hóa hạnh nguyện.
  7. Biến hóa điều phục thành thục chúng sinh.
  8. Biến hóa Bồ-đề.
  9. Biến hóa nói pháp.
  10. Biến hóa trụ trì.

Này Phật tử! Đó là mười thứ biến hóa của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp âm này thì được tất cả pháp biến hóa vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trì. Những gì là mười?

  1. Trì Phật.
  2. Trì Pháp.
  3. Trì chúng sinh.
  4. Trì nghiệp.
  5. Trì nguyện.
  6. Trì hạnh.
  7. Trì cảnh giới.
  8. Trì diệu.
  9. Trì thiện.
  10. Trì trí.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trì của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở trì này thì đối với tất cả pháp được tự tại trì.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hy vọng chân chánh lớn. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Đến hết đời vị lai tất cả chư Phật xuất hiện ở đời, ta sẽ tùy thuận phụng hành khiến chư Phật hoan hỷ” thì được hy vọng chân chánh lớn.

2. “Đối với tất cả Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác, ta sẽ dùng sự cung kính cúng dường vô thượng mà cúng dường chư Như Lai” thì được hy vọng chân chánh lớn.

3. “Cung kính cúng dường chư Phật đó rồi, nhất định chư Phật sẽ dạy bảo ta đầy đủ chánh pháp, nghe chánh pháp rồi thì công đức sinh ra ở tất cả các địa của ba đời Bồ-tát đều khiến cho ta được cả” thì được hy vọng chân chánh lớn.

4. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ ở số kiếp nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói, tu hạnh Bồ-tát, thường chẳng lìa khỏi Phật và các Bồ-tát” thì được hy vọng chân chánh lớn.

5. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ chính thức hướng về Bồ-đề, lìa khỏi tất cả sợ như là: sợ chẳng sống, sợ tiếng ác, sợ chết, sợ đường ác, sợ đại chúng… những thứ sợ như vậy ta sẽ xa lìa, ngưng nghỉ, trừ diệt. Tất cả bọn ma ngoại đạo chẳng thể phá hoại ta” thì được hy vọng chân chánh lớn.

6. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Khiến cho tất cả chúng sinh rốt ráo thành tựu Bồ-đề vô thượng, an trụ ở Bồ-đề. Thành Bồ-đề rồi, ta sẽ ở chỗ Phật đó cho đến hết thọ mạng, tu hạnh Bồ-tát, cung kính cúng dường chư Như Lai đó. Sau khi chư Như Lai đó diệt độ thì ta sẽ lấy hết xá-lợi, dựng lên tháp Vô thượng mà cúng dường các Ngài. Ta sẽ thọ trì thủ hộ pháp của chư Phật đó” thì được hy vọng chân chánh lớn.

7. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Khiến cho tất cả thế giới mười phương đều dùng đồ trang nghiêm vô thượng mà trang nghiêm, rồi ta trụ trì thanh tịnh, bình đẳng. Từ đó sinh ra thần lực tự tại, sáu thứ chấn động”, thì được hy vọng chân chánh lớn.

8. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Khiến cho tất cả chúng sinh đều trừ nghi hoặc, trực tâm trong sạch trừ diệt phiền não, vĩnh viễn đóng chặt đường ác, mở cửa đường thiện, thành tựu ánh sáng tuệ, soi sáng trừ diệt ngu si tối tăm, hàng phục bọn ma, ở vào chỗ yên ổn”, thì được hy vọng chân chánh lớn.

9. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ở vô lượng, vô số kiếp khó gặp được Như Lai, khó nghe được chánh pháp, ví như hoa Ưu-đàmbát ta muốn thấy Phật, nghe thọ chánh pháp nên luôn nghĩ thấy, nghe. Ở chỗ Phật đó, trực tâm trong sạch, lìa mọi dối nịnh, bỏ pháp huyễn, ngụy, thường thấy chư Phật, một lòng cung kính”, thì được hy vọng chân chánh lớn.

10. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ đánh trống pháp lớn, mưa pháp cam lồ, làm pháp thí lớn, rống tiếng vô úy thanh tịnh của sư tử lớn, tròn đủ nguyện lớn, an trụ ở pháp giới. Ở vô lượng, vô số kiếp, ta thường vì chúng sinh giảng nói chánh pháp, an trụ ở nghiệp thân, miệng, ý đại Bi, chưa từng mệt chán”, thì được hy vọng chân chánh lớn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hy vọng chân chánh lớn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được hy vọng chân chánh lớn trí tuệ vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào sâu Phật pháp. Những gì là mười?

  1. Tất cả thế giới vào đời quá khứ là vào sâu Phật pháp thứ nhất.
  2. Tất cả thế giới vào đời vị lai chính là vào sâu Phật pháp thứ hai.
  3. Tất cả thế giới vào đời hiện tại, tất cả số thế giới, thế giới hành, thế giới thuyết, thế giới thanh tịnh, thế giới trí đều vào đời hiện tại, đó là vào sâu Phật pháp thứ ba.
  4. Tất cả thế giới đều phân biệt thể nhập tất cả thế giới chính là vào sâu Phật pháp thứ tư.
  5. Đều phân biệt thể nhập nghiệp báo của tất cả chúng sinh chính là vào sâu Phật pháp thứ năm.
  6. Đều phân biệt thể nhập tất cả hạnh Bồ-tát chính là vào sâu Phật pháp thứ sáu.
  7. Đều theo thứ lớp biết tất cả Như Lai quá khứ chính là vào sâu Phật pháp thứ bảy.
  8. Đều theo thứ lớp biết tất cả chư Phật vị lai xuất hiện ở đời chính là vào sâu Phật pháp thứ tám.
  9. Biết hết Phật và quyến thuộc ở tất cả cõi Phật của thế giới mười phương hiện tại đang nói pháp giáo hóa chúng sinh nhiều bằng pháp giới hư không giới. Đó là vào sâu Phật pháp thứ chín.
  10. Biết pháp thế gian, biết pháp Thanh văn, Duyên giác, Bồtát, biết pháp Như Lai, nhưng đối với những pháp đó không một, không khác mà lại nói một, nói khác. Đối với những pháp đó đều nhập vào pháp giới mà không chỗ nhập vào, như nói pháp tướng mà không bị nhiễm trước. Đó là vào sâu Phật pháp thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào sâu Phật pháp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể vào sâu trí tuệ thậm thâm của quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười chỗ nương tựa để Bồ-tát nương vào đây mà làm hạnh Bồ-tát. Những gì là mười?

  1. Nương vào Thiện tri thức làm hạnh Bồ-tát.
  2. Nương vào tất cả căn lành làm hạnh Bồ-tát.
  3. Nương vào cõi Phật thanh tịnh làm hạnh Bồ-tát.
  4. Nương vào việc chẳng bỏ tất cả chúng sinh làm hạnh Bồ-tát.
  5. Nương vào sự thâm nhập tất cả Ba-la-mật làm hạnh Bồ-tát.
  6. Nương vào sự tròn đầy các nguyện của tất cả Bồ-tát mà làm hạnh Bồ-tát.
  7. Nương vào tâm Bồ-đề vô lượng mà làm hạnh Bồ-tát.
  8. Nương vào hạnh Bồ-đề của tất cả chư Phật mà làm hạnh Bồ-tát.

9+10. (Bản Hán thiếu)

Này Phật tử! Đó là mười chỗ nương tựa của Đại Bồ-tát. Bồ-tát nương vào đây mà làm hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm vô úy. Những gì là mười?

  1. Phát lòng vô úy diệt tất cả nghiệp chướng.
  2. Sau khi Phật diệt độ, phát lòng vô úy thọ trì, thủ hộ chánh pháp.
  3. Phát lòng vô úy thu phục tất cả ma.
  4. Phát lòng vô úy chẳng tiếc thân mạng.
  5. Phát lòng vô úy như pháp điều phục tất cả ngoại đạo.
  6. Phát lòng vô úy khiến cho tất cả chúng sinh đều vui mừng.
  7. Phát lòng vô úy khiến cho tất cả đại chúng đều vui mừng.
  8. Phát lòng vô úy điều phục tất cả Trời, Rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già….
  9. Phát lòng vô úy xa lìa Thanh văn, Duyên giác địa, vào pháp thậm thâm.
  10. Phát tâm vô úy, tu hạnh Bồ-tát nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói, mà lòng chẳng mệt chán.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm vô úy của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được đại trí vô sở úy của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm không nghi diệt trừ tất cả nghi hoặc. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Bố thí nhiếp lấy tất cả chúng sinh, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, Từ, Bi, Hỷ, Xả để nhiếp lấy tất cả chúng sinh chẳng sinh ra nghi hoặc, nếu có sinh ra nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đây là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Tất cả chư Phật vị lai xuất hiện ở đời thì ta sẽ phụng thờ cung cấp, cung kính cúng dường. Đối với những vị đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ hai.

3. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Khiến cho tất cả thế giới đủ thứ trang nghiêm phóng ra lưới ánh sáng lớn chiếu khắp. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ ba.

4. Đại Bồ-tát phát tâm như thế vầy: “Ta sẽ đến hết kiếp vị lai, tu hạnh Bồ-tát. Đối với vô lượng, vô số chúng sinh, chẳng thể nghĩ bàn, chẳng thể xưng lường, chẳng thể phân tề, chẳng thể nói chẳng thể nói hết, tất cả tính toán chẳng thể kịp bằng cả pháp giới hư không giới, ta đều dùng sự giáo hóa điều phục vô thượng để thành thục những chúng sinh đó, lòng không mệt chán. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ tư.

5. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ thành tựu mỹ mãn các nguyện, làm hạnh Bồ-tát sinh ra Nhất thiết trí, an trụ ở Nhất thiết trí. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có việc này.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ năm.

6. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ vì tất cả thế gian hành hạnh Bồ-tát, làm ánh sáng đèn lớn soi khắp pháp Phật. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ nói tất cả pháp đều chính là pháp Phật, tùy theo sự ứng ấy mà hóa độ tất cả. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ được pháp môn vô ngại, trừ diệt tất cả chướng ngại, rốt ráo chứng được Chánh giác Vô thượng. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ tám.

9. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta biết tất cả pháp thế gian tức là pháp xuất thế gian, đoạn dứt tất cả điên đảo, dùng tất cả trang nghiêm mà tự trang nghiêm, không chỗ trang nghiêm, chẳng nhờ người khác mà được giác ngộ. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ chín.

10. Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ thành Đẳng chánh giác, được Nhất thiết trí, diệt trừ vĩnh viễn tất cả điên đảo nghi hoặc, thành trí một niệm, trí không hai, trí không sở hữu, trí vô ngại, trí vô vi, trí vô trước, trí chẳng thể nói cảnh giới thật tế. Đối với việc đó chẳng sinh nghi hoặc, nếu sinh nghi hoặc thì không thể có vậy.” Đó là phát tâm không trừ diệt tất cả nghi hoặc thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm không nghi trừ diệt tất cả nghi hoặc của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì đối với tất cả pháp chư Phật được tâm không nghi.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ chẳng thể nghĩ bàn. Những gì là mười?

1. Tất cả căn lành chẳng thể nghĩ bàn.

2. Tất cả nguyện chẳng thể nghĩ bàn.

3. Hiểu tất cả pháp như huyễn chẳng thể nghĩ bàn.

4. Phát tâm Bồ-đề tu hạnh Bồ-tát, căn lành không chỗ nương trụ mà cũng chẳng mất, không bị nhiễm trước, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ tư.

5. Hiểu sâu tất cả pháp mà cũng chẳng diệt độ khi tất cả các nguyện chưa thành tựu viên mãn, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ năm.

6. Làm hạnh Bồ-tát, thị hiện thọ thai, sinh ra, xuất gia, tu khổ hạnh, đi đến đạo tràng, thu phục các ma, thành Tối chánh giác, chuyển bánh xe chánh pháp, đối với tất cả các pháp được tự tại, thị hiện Đại Bát-niết-bàn mà cũng chẳng bỏ nguyện lớn đại từ cứu hộ chúng sinh, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ sáu.

7. Thị hiện mười Lực tự tại của Như Lai mà cũng chẳng bỏ lòng bình đẳng pháp giới, giáo hóa thành tựu tất cả chúng sinh, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ bảy.

8. Hiểu tất cả pháp không tướng mà có tướng, có tướng mà không tướng, chẳng phải kiếp là kiếp, kiếp là chẳng phải kiếp, chẳng phải có là có, có là chẳng phải có, chẳng phải hành là hành, hành là chẳng phải hành, chẳng phải nói là nói, nói là chẳng phải nói, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ tám.

9. Hiểu được phát tâm Bồ-đề cùng với Bồ-đề ngang bằng, hiểu được Bồ-đề cùng với phát tâm Bồ-đề ngang bằng, hiểu được mới phát tâm Bồ-đề và Bồ-đề cùng với tất cả chúng sinh ngang bằng, hiểu được mới phát tâm Bồ-đề và Bồ-đề cùng với tất cả chúng sinh ngang bằng, cũng chẳng sinh tâm điên đảo, tưởng điên đảo, thấy điên đảo, đó là chẳng thể nghĩ bàn thứ chín.

10. Ở trong từng niệm từng niệm vào Diệt tận Tam-muội chánh thọ, diệt tất cả lậu mà chẳng chứng thật tế, lại chẳng hết căn lành hữu lậu. Biết tất cả pháp vô lậu cũng biết lậu diệt hết, biết tất cả pháp Phật là pháp thế gian, ở trong pháp Phật chẳng chấp thủ lấy tướng thế gian, ở trong pháp thế gian chẳng chấp thủ lấy tướng pháp Phật. Tất cả pháp đều vào pháp giới, không sự nhập. Hiểu được tất cả pháp đều không hai, chẳng biến đổi.

Này Phật tử! Đó là mười thứ chẳng thể nghĩ bàn của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp chẳng thể nghĩ bàn của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ lời nói vi diệu phương tiện khéo léo. Những gì là mười?

  1. Lời nói vi diệu phương tiện khéo ở tất cả kinh điển.
  2. Lời nói vi diệu phương tiện khéo ở tất cả chỗ thọ sinh.
  3. Lời nói vi diệu phương tiện khéo léo giác ngộ tất cả thần lực tự tại của Bồ-tát.
  4. Lời nói vi diệu phương tiện khéo léo đối với tất cả nghiệp báo của chúng sinh.
  5. Lời nói vi diệu phương tiện khéo léo đối với sự khởi lên sạch, bẩn của tất cả chúng sinh.
  6. Lời nói vi diệu phương tiện thiện xảo đối với cửa vô ngại rốt ráo của tất cả pháp.
  7. Lời nói vi diệu phương tiện thiện xảo đối với mỗi một phương tiện thế giới của tất cả hư không giới thành, hoại không đâu chẳng hiện.
  8. Lời nói vi diệu phương tiện thiện xảo đối với tất cả các phương của tất cả pháp giới cho đến chỗ vi tế, thị hiện thành Đẳng chánh giác, Như Lai tràn đầy tất cả pháp giới cho đến thị hiện Đại Bát-niết-bàn, đều phân biệt nhìn thấy.
  9. Lời nói vi diệu phương tiện thiện xảo hiểu được tất cả chúng sinh đều đồng Niết-bàn, không biến đổi mà chẳng bỏ nguyện lớn, cho đến rốt ráo thỏa mãn đầy đủ nguyện Nhất thiết trí.
  10. Lời nói vi diệu phương tiện thiện xảo hiểu được tất cả pháp chẳng do người khác giác ngộ mà cũng chẳng lìa các Thiện tri thức, cung kính Như Lai, thuận theo Thiện tri thức, tu các căn lành, hồi hướng căn lành, an trụ căn lành, nối tiếp căn lành, đồng một căn lành, một đạo căn lành, một thành tựu căn lành.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lời nói vi mật phương tiện thiện xảo của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được lời nói vi mật phương tiện thiện xảo vô thượng của Như Lai.

*********

 

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười trí phân biệt phương tiện thiện xảo. Những gì là mười?

  1. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả cõi Phật.
  2. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả chỗ chúng sinh.
  3. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào hoạt động tâm và tâm sở của tất cả chúng sinh.
  4. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả căn của chúng sinh.
  5. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào các hành nghiệp báo của tất cả chúng sinh.
  6. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả hạnh của Thanh văn.
  7. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả hạnh của Duyên giác.
  8. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả hạnh của Bồ-tát.
  9. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả pháp thế gian.
  10. Trí phân biệt phương tiện thiện xảo vào tất cả pháp Phật.

Này Phật tử! Đó là mười trí phân biệt phương tiện thiện xảo của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí phân biệt phương tiện thiện xảo vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười Chánh thọ Tam-muội. Những gì là mười?

  1. Chánh thọ Tam-muội tất cả thế giới.
  2. Chánh thọ Tam-muội tất cả thân chúng sinh.
  3. Chánh thọ Tam-muội tất cả pháp.
  4. Chánh thọ Tam-muội thấy tất cả chư Phật.
  5. Chánh thọ Tam-muội khéo léo trụ trì tất cả kiếp.
  6. Chánh thọ Tam-muội phương tiện khéo léo sinh ra thân chẳng thể nghĩ bàn.
  7. Chánh thọ Tam-muội tất cả thân Như Lai.
  8. Chánh thọ Tam-muội khéo léo, tùy thuận giác ngộ bình đẳng tất cả chúng sinh.
  9. Ở trong một niệm Chánh thọ Tam-muội của tất cả Bồ-tát.
  10. Ở trong một niệm, dùng trí vô ngại thành thục đầy đủ tất cả hạnh Bồ-tát, chẳng bỏ nguyện lớn, trí tuệ hoàn hảo Chánh thọ Tammuội.

Này Phật tử! Đó là mười thứ Chánh thọ Tam-muội của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở Tam-muội này thì được Chánh thọ Tammuội trí phương tiện khéo léo vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười tất cả chỗ. Những gì là mười?

  1. Tất cả chỗ chúng sinh.
  2. Tất cả chỗ cõi Phật.
  3. Tất cả chỗ tánh chúng sinh.
  4. Tất cả chỗ hỏa tai.
  5. Tất cả chỗ thủy tai.
  6. Tất cả chỗ Phật.
  7. Tất cả chỗ sinh ra trang nghiêm.
  8. Tất cả chỗ công đức vô lượng của Như Lai.
  9. Tất cả chỗ phân biệt nói pháp.
  10. Tất cả chỗ đủ thứ cúng dường Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tất cả chỗ của Đại Bồ-tát. Nếu

Đại Bồ-tát an trụ ở chỗ này thì được tất cả chỗ đại trí vô thượng Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp môn. Những gì là mười?

  1. Pháp môn một thân đầy khắp tất cả thế giới.
  2. Pháp môn thị hiện đủ chủng loại sắc thân ở tất cả thế giới.
  3. Pháp môn tất cả thế giới vào một cõi Phật.
  4. Pháp môn trụ trì tất cả chúng sinh.
  5. Pháp môn thân Như Lai trang nghiêm đầy khắp tất cả thế giới.
  6. Pháp môn đến khắp tất cả thế giới.
  7. Pháp môn ở trong một niệm du hành tất cả thế giới.
  8. Pháp môn ở trong một cõi Phật thị hiện tất cả Như Lai ra đời.
  9. Pháp môn một thân đầy khắp tất cả pháp giới.
  10. Pháp môn ở trong một niệm thị hiện thần lực của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp môn của Đại Bồ-tát. Nếu

Đại Bồ-tát an trụ ở pháp môn này thì được pháp môn vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thần thông. Những gì là mười?

  1. Phương tiện trí thông sinh ra ý nghĩ về Túc mạng.
  2. Phương tiện trí thông sinh ra Thiên nhĩ không ngại.
  3. Phương tiện trí thông sinh ra pháp tâm tâm số không thể nghĩ bàn của tất cả chúng sinh.
  4. Phương tiện trí thông sinh Thiên nhãn không ngại, quán sát chúng sinh.
  5. Phương tiện trí thông sinh ra thần lực tự tại chẳng thể nghĩ bàn, thị hiện cho chúng sinh.
  6. Phương tiện trí thông sinh ra một thân thị hiện thế giới chẳng thể nghĩ bàn.
  7. Phương tiện trí thông sinh ra việc ở trong một niệm đi đến thế giới nhiều chẳng thể nói hết.
  8. Phương tiện trí thông sinh ra đồ trang nghiêm nhiều chẳng thể nghĩ bàn để trang nghiêm tất cả thế giới.
  9. Phương tiện trí thông sinh ra hóa thân nhiều chẳng thể nói hết, để thị hiện cho chúng sinh.
  10. Phương tiện trí thông sinh ra thế giới chẳng thể nói hết mà ở đó thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chẳng thể nghĩ bàn để thị hiện cho chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thần thông của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở thần thông đó thì được đại phương tiện trí thông vô thượng, hiển hiện thần lực tự tại của chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười minh. Những gì là mười?

1. Phương tiện trí minh sinh ra sự rõ biết nghiệp báo của tất cả chúng sinh.

2. Phương tiện trí minh sinh ra sự rõ biết tịnh tâm tịch diệt giải thoát của cảnh giới tất cả chúng sinh.

3. Phương tiện trí minh Kim cang sinh ra sự thể nhập vào tất cả thế giới, tất cả chúng sinh, đủ chủng loại tất cả pháp quyết định không sở hữu.

4. Phương tiện trí minh sinh ra âm thanh tịnh diệu chẳng thể nghĩ bàn mà vô lượng thế giới không đâu chẳng nghe khắp.

5. Phương tiện trí minh sinh ra trí tuệ trừ diệt tất cả sự hủy hoại nhiễm trước.

6. Phương tiện trí minh sinh ra phương tiện thọ sinh, phương tiện chẳng thọ sinh.

7. Phương tiện trí minh chuyển các thọ, tưởng ở tất cả cảnh giới.

8. Phương tiện trí minh biết tất cả pháp không tánh, không phi tánh, không tướng, không phi tướng; một tánh không tánh mà ở vô lượng kiếp nói vô số pháp, tu tập căn lành, thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

9. Phương tiện trí minh biết tất cả chúng sinh sinh cũng biết không sinh, biết tất cả chúng sinh diệt, cũng biết không diệt, biết nhân, biết duyên, biết sự việc, biết cảnh giới, biết hành, biết sinh, biết diệt, biết chúng sinh nói, biết ngu si, biết lìa ngu si, biết điên đảo, biết chẳng phải điên đảo, biết dơ bẩn, biết sạch trong, biết sinh tử, biết Niết-bàn, biết có, biết không, biết nhiễm trước, biết chẳng nhiễm trước, biết kiên cố, biết lìa khỏi, biết chuyển, biết chẳng chuyển, biết khởi, biết chẳng khởi, biết hoại, biết đạo, biết thành thục, biết căn, biết chúng sinh nhận sự giáo hóa, tùy theo loại người mà đáp ứng, giáo hóa chúng sinh chưa từng mất sở hành Bồ-tát. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác là vì giáo hóa chúng sinh. Vậy nên Đại Bồ-tát thường hóa độ chúng sinh mà chẳng mất hạnh Bồ-tát, thân chẳng mệt mỏi, chẳng trái với tất cả chúng sinh, quán sát duyên khởi.

10. Phương tiện trí minh chẳng đắm các cõi, chẳng khởi lòng chấp trước, chẳng đắm trước chư Phật chẳng khởi lòng chấp trước, chẳng đắm tất cả pháp chẳng khởi lòng chấp trước, chẳng đắm thế giới, chẳng khởi lòng chấp trước, chẳng đắm chúng sinh chẳng khởi lòng chấp trước, chẳng thấy chúng sinh, chẳng hóa chúng sinh, chẳng điều phục chúng sinh, chẳng vì chúng sinh nói pháp mà cũng chẳng bỏ hạnh nguyện Bồ-tát, nuôi lớn đại Bi, thấy tất cả Phật, nghe thọ chánh pháp chưa từng quên mất, được nương quả Phật, gieo trồng các căn lành, ở chỗ Như Lai chẳng bỏ lòng cung kính cúng dường, nuôi lớn lòng cung kính cúng dường, thành thục đầy đủ tâm ngang bằng pháp giới; thần lực tự tại chấn động sáu thứ nơi vô lượng thế giới chẳng thể nghĩ bàn, biết đủ chủng loại nói pháp, biết số chúng sinh, biết đủ chủng loại chúng sinh, biết khổ khởi lên, biết khổ diệt đi, biết tất cả hành khổ, biết tất cả hành đều như ánh chớp, làm hạnh Bồ-tát đoạn dứt vĩnh viễn tất cả căn bản sinh tử, có thể cứu hộ hết tất cả chúng sinh. Làm hạnh Bồ-tát không bị ô nhiễm, chẳng đoạn chủng tánh của tất cả Như Lai, phát tâm như vua núi Tu-di chẳng thể lay động, trừ diệt tất cả mọi tư tưởng điên đảo, cửa Nhất thiết trí đều hiện ở trước mặt, chẳng động, chẳng hoại, thành Đẳng chánh giác, ở trong biển sinh tử có thể độ hết tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười minh của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở minh này thì được trí minh phương tiện khéo léo vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ giải thoát. Những gì là mười?

  1. Giải thoát phiền não.
  2. Giải thoát tà kiến.
  3. Giải thoát sự thiêu đốt.
  4. Giải thoát ám, giới, nhập.
  5. Giải thoát khỏi Thanh văn, Duyên giác địa.
  6. Giải thoát Vô sinh pháp nhẫn.
  7. Giải thoát chẳng đắm trước tất cả cõi Phật, tất cả chúng sinh, tất cả các pháp.
  8. Trụ vô lượng, vô biên các địa Bồ-tát.
  9. Lìa các hạnh Bồ-tát, trụ ở Như Lai địa.
  10. Giải thoát ở trong một niệm có thể biết hết các pháp của tất cả ba đời.

Này Phật tử! Đó là mười thứ giải thoát của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể vì khắp tất cả chúng sinh mà làm Phật sự vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vườn rừng. Những gì là mười?

  1. Vườn rừng sinh tử, làm hạnh Bồ-tát chẳng khởi lên ưu não.
  2. Vườn rừng giáo hóa chúng sinh, chẳng chán chúng sinh.
  3. Vườn rừng tất cả kiếp, gồm thâu tất cả đại hạnh của Bồ-tát.
  4. Vườn rừng thế giới trong sạch, tánh không nhiễm trước.
  5. Vườn rừng cung điện tất cả ma, thu phục cảnh giới của ma.
  6. Vườn rừng nghe thọ chánh pháp, chánh niệm quán sát.
  7. Vườn rừng sáu pháp Ba-la-mật, bốn Nhiếp pháp, ba mươi bảy phẩm đạo, tu tập cảnh giới của Từ phụ.
  8. Vườn rừng mười Lực, bốn Vô sở úy cho đến tất cả pháp Phật, chẳng nghĩ đến pháp khác.
  9. Vườn rừng Bồ-tát thị hiện tất cả thần lực công đức vô lượng, vô biên, chuyển bánh xe pháp thanh tịnh điều phục chúng sinh.
  10. Vườn rừng ở trong một niệm, vì tất cả chúng sinh hiện thành Chánh giác, Pháp thân như hư không đầy khắp tất cả thế giới bình đẳng giác ngộ.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vườn rừng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở vườn rừng này thì được vườn rừng lìa ưu não, được an lạc vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ cung điện. Những gì là mười?

  1. Cung điện phát tâm Bồ-đề, chẳng quên mất.
  2. Cung điện công đức trí tuệ mười nghiệp lành, giáo hóa thành thục chúng sinh cõi Dục.
  3. Cung điện chỗ ở của bốn trời Phạm, giáo hóa thành thục chúng sinh cõi Sắc.
  4. Cung điện thọ sinh của trời Tịnh cư, tất cả phiền não chẳng thể nhiễm.
  5. Cung điện thọ sinh của trời Vô sắc giới, diệt trừ chỗ chướng nạn của chúng sinh.
  6. Cung điện giáng sinh vào thế giới chẳng sạch, muốn khiến cho chúng sinh đoạn trừ tất cả phiền não.
  7. Cung điện hiện ở thâm cung có sắc, vị, vợ con, thể nữ, giáo hóa thành thục chúng sinh vốn đồng hạnh nghiệp.
  8. Cung điện hiện làm bốn Đại Thiên vương, Đế Thích, Phạm vương của bốn thiên hạ, vì điều phục chúng sinh tâm được tự tại.
  9. Cung điện mệnh lệnh thần lực tự tại tất cả Bồ-tát, trí tuệ tự tại của tất cả các thiền giải thoát Tam-muội.
  10. Cung điện thọ ký chư Phật vua Nhất thiết trí tự tại vô thượng, mười Lực trang nghiêm, làm việc Pháp vương, tất cả pháp tự tại.

Này Phật tử! Đó là mười thứ cung điện của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được thọ ký pháp tự tại tất cả Pháp vương.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ưa thích. Những gì là mười?

  1. Ưa tịch tĩnh, chẳng tán loạn.
  2. Ưa minh tuệ, giỏi phân biệt pháp.
  3. Ưa đi đến chỗ tất cả Phật hiện tiền nghe pháp để thọ trì.
  4. Ưa tất cả Phật đầy khắp mười phương.
  5. Ưa thần lực tự tại của Bồ-tát, vô lượng pháp môn thị hiện thân chúng sinh.
  6. Ưa Tam-muội, ở một Tam-muội môn sinh ra tất cả Tammuội môn.
  7. Ưa Đà-la-ni môn, nắm giữ tất cả pháp giáo hóa chúng sinh chẳng quên mất.
  8. Ưa biện tài, với một câu, một chữ mà bất khả thuyết kiếp nói không cùng tận.
  9. Ưa Bồ-đề, dùng vô lượng pháp hiện nhiều thân chúng sinh để thành Chánh giác.
  10. Ưa chuyển bánh xe pháp, theo đúng như pháp điều phục tất cả ngoại đạo.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ưa thích của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở sự ưa thích này thì được sự ưa thích pháp Vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trang nghiêm. Những gì là mười?

  1. Trang nghiêm sức chẳng thể hoại.
  2. Vô úy trang nghiêm chẳng sinh sợ hãi.
  3. Nghĩa trang nghiêm, nói pháp môn bất khả thuyết nghĩa không cùng tận.
  4. Pháp trang nghiêm, nói tám mươi bốn ngàn Pháp tạng chẳng quên mất.
  5. Nguyện trang nghiêm, nguyện của tất cả Bồ-tát chẳng thoái chuyển.
  6. Hạnh trang nghiêm, hạnh của Bồ-tát Phổ Hiền rốt ráo.
  7. Cõi Phật trang nghiêm, thọ trì tất cả cõi Phật, vì tất cả cõi Phật.
  8. Diệu âm trang nghiêm, mưa đại pháp cam lồ tràn đầy tất cả cõi Phật.
  9. Thọ trì trang nghiêm, ở tất cả kiếp, làm hạnh Bồ-tát chẳng đoạn tuyệt.
  10. Biến hóa trang nghiêm, với một thân chúng sinh thị hiện tất cả thân chúng sinh mà tất cả chúng sinh không ai chẳng thấy biết, chuyên cầu mười Lực, Nhất thiết trí chẳng thoái chuyển.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trang nghiêm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trang nghiêm vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm bất động. Những gì là mười?

  1. Phát tâm bất động, tất cả sở hữu đều có thể bỏ hết.
  2. Phát tâm bất động, sinh ra tất cả chánh pháp chư Phật.
  3. Phát tâm bất động, cung kính cúng dường tất cả chư Phật.
  4. Phát tâm bất động, quán sát tất cả chúng sinh bằng tâm bình đẳng.
  5. Phát tâm bất động, bảo hộ tất cả chúng sinh.
  6. Phát tâm bất động, một hướng chuyên cầu tất cả Phật pháp chưa từng ngưng nghỉ.
  7. Phát tâm bất động, cùng tất cả chúng sinh nhiều kiếp tu hạnh Bồ-tát.
  8. Phát tâm bất động, thành thục tín căn, tín chẳng đục, tín lìa bẩn, tín sáng sạch, tín cung kính cúng dường tất cả Phật, tín chẳng thoái chuyển, tín bất hoại.
  9. Phát tâm bất động, thành thục đầy đủ rốt ráo Nhất thiết trí.
  10. Phát tâm bất động, thành thục các hạnh của tất cả Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm bất động của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được tâm bất động Nhất thiết trí vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thâm tâm chẳng bỏ. Những gì là mười?

  1. Thâm tâm chẳng bỏ giác ngộ Bồ-đề của tất cả chư Phật.
  2. Thâm tâm chẳng bỏ giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh.
  3. Thâm tâm chẳng bỏ chẳng đoạn tất cả chủng tánh chư Phật.
  4. Thâm tâm chẳng bỏ gần gũi Thiện tri thức.
  5. Thâm tâm chẳng bỏ cung kính cúng dường tất cả chư Phật ở tất cả cõi Phật.
  6. Thâm tâm chẳng bỏ chuyên cầu Đại thừa và tất cả công đức.
  7. Thâm tâm chẳng bỏ ở tất cả chỗ Phật, tu hành phạm hạnh, hộ trì tịnh giới.
  8. Thâm tâm chẳng bỏ bảo hộ tất cả Bồ-tát.
  9. Thâm tâm chẳng bỏ nghe trì tất cả pháp Phật.
  10. Thâm tâm chẳng bỏ tu tập tất cả hạnh nguyện Bồ-tát, một hướng chuyên cầu tất cả pháp Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thâm tâm chẳng bỏ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được chánh pháp thâm tâm chẳng bỏ của tất cả chư Phật

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí quán sát. Những gì là mười?

  1. Trí tuệ quán sát khéo léo phân biệt tất cả các pháp.
  2. Trí tuệ quán sát tất cả căn lành ba đời.
  3. Trí tuệ quán sát thần lực tự tại của tất cả hạnh Bồ-tát.
  4. Trí tuệ quán sát cửa phương tiện thiện xảo của tất cả các pháp.
  5. Trí tuệ quán sát tất cả Phật trí.
  6. Trí tuệ quán sát tất cả cửa Đà-la-ni.
  7. Trí tuệ quán sát tất cả thế giới thường nói chánh pháp.
  8. Trí tuệ quán sát vào sâu tất cả pháp giới.
  9. Trí tuệ quán sát tất cả thế giới mười phương chẳng thể nghĩ bàn.
  10. Trí tuệ quán sát tất cả pháp Phật, trí tuệ quán sát trí không chướng ngại.

Này Phật tử! Đó là mười trí tuệ quán sát của Đại Bồ-tát. Nếu

Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đại trí quán sát Như Lai vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp phân biệt. Những gì là mười?

  1. Phân biệt tất cả các pháp đều từ duyên khởi.
  2. Phân biệt tất cả pháp đều như huyễn.
  3. Phân biệt tất cả pháp đều không tranh tụng.
  4. Phân biệt tất cả pháp vô lượng, vô biên.
  5. Phân biệt tất cả pháp không chỗ nương trú.
  6. Phân biệt tất cả pháp đều như kim cang.
  7. Phân biệt tất cả pháp đều là Như Lai.
  8. Phân biệt tất cả pháp đều tịch tĩnh.
  9. Phân biệt tất cả pháp đều là chánh đạo.
  10. Phân biệt tất cả pháp đều là một tướng, một nghĩa.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp phân biệt của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được phương tiện thiện xảo có thể phân biệt hết tất cả các pháp.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ không dơ bẩn. Những gì là mười?

  1. Thâm tâm không nhơ bẩn.
  2. Trừ diệt nghi hoặc không nhơ bẩn.
  3. Xa lìa tà kiến không nhơ bẩn.
  4. Cảnh giới không nhơ bẩn.
  5. Muốn được Nhất thiết trí không nhơ bẩn.
  6. Các biện tài không nhơ bẩn.
  7. Vô ký không nhơ bẩn.
  8. Chỗ trụ tất cả Bồ-tát không nhơ bẩn.
  9. Tất cả Bồ-tát Chánh thọ Tam-muội không nhơ bẩn.
  10. Ba mươi hai tướng, trăm phước trang nghiêm, thành thục tất cả các pháp Bạch tịnh, rốt ráo chứng được Bồ-đề vô thượng không nhơ bẩn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ không nhơ bẩn của Đại Bồ-tát.

Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp Vô cấu vô thượng của tất cả Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí ấn. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát biết khổ khổ, biết biến dịch khổ, hành khổ nên chẳng sinh biếng nhác, tu hạnh Bồ-tát, một hướng chuyên cầu Bồ-đề vô thượng, chẳng lo, chẳng sợ, chẳng kinh, chẳng hãi, chẳng bỏ tâm Bồ-đề đại nguyện, kiên cố không thoái, rốt ráo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là ấn thứ nhất.

2. Tất cả phàm phu chúng sinh đều có phiền não, điên đảo, hoặc loạn. Những chúng sinh đó dùng lời thô bỉ mắng chửi Bồ-tát, hoặc dùng dao gậy, sành đá mà gây hại họ. Bồ-tát, lúc bấy giờ, lòng không ưu não, tu hạnh Bồ-tát, chính hướng Bồ-đề, tu tập pháp nhẫn, thọ chứng vô sinh. Đó là ấn thứ hai.

3. Đại Bồ-tát nghe pháp Phật thậm thâm, khen ngợi Nhất thiết trí. Nghe rồi Bồ-tát một hướng tín giải. Đó là ấn thứ ba.

4. Đại Bồ-tát nghĩ như vậy: “Ta phát tâm Bồ-đề, rốt ráo thành thục quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Tất cả chúng sinh trôi lăn trong năm đường chịu vô lượng khổ. Ta sẽ khiến cho họ đều rất hoan hỷ, siêng hành tinh tấn tu tập căn lành, qua dòng sinh tử, mãi được an lạc.” Đó là ấn thứ tư.

5. Đại Bồ-tát hiểu được trí Như Lai vô lượng, vô biên mà chưa bằng Như Lai. Ở chỗ Như Lai nghe vô lượng, vô biên trí, ở trong văn tự phân biệt giải rõ biết ngang bằng với Như Lai. Đó là ấn thứ năm.

6. Đại Bồ-tát thành thục dục thiện, dục chẳng thể hoại, dục thậm thâm, dục thắng, dục công đức, dục trang nghiêm, dục vô tỷ, dục vô thượng, dục kiên cố, dục rốt ráo chánh cầu Bồ-đề vô thượng, dục tất cả bọn ma và ngoại đạo cùng quyến thuộc của chúng chẳng thể hoại, dục chẳng lui Bồ-đề vô thượng. Đó là ấn thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát chẳng tiếc thân mạng, không còn sợ hãi tu hạnh Bồ-tát, phát tâm Bồ-đề, hướng về Nhất thiết trí được ánh sáng trí tuệ của tất cả Phật, chẳng bỏ Bồ-đề Phật, chẳng bỏ Thiện tri thức. Đó là ấn thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát, nếu thiện nam, thiện nữ nào học Đại thừa thì nuôi lớn các căn lành chư Phật, an trụ ở căn lành, nhiếp thủ Nhất thiết trí, tâm chẳng thoái chuyển Bồ-đề. Đó là ấn thứ tám.

9. Đại Bồ-tát khiến cho tất cả chúng sinh trụ ở tâm bình đẳng, tu Nhất thiết trí, vì chúng sinh nói pháp khiến cho họ đều chẳng thoái chuyển Bồ-đề vô thượng, nuôi lớn đại Bi. Đó là ấn thứ chín.

10. Đại Bồ-tát thuận theo tất cả căn lành chư Phật ba đời nối tiếp hạt giống Phật, sinh ra Nhất thiết trí. Đó là ấn thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí ấn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát thành thục trí ấn này thì mau chóng được quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, đầy đủ trí ấn vô thượng của Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ánh sáng trí tuệ. Những gì là mười?

  1. Ánh sáng trí tuệ quyết định của Đại Bồ-tát ở nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
  2. Ánh sáng trí tuệ thấy tất cả Phật.
  3. Ánh sáng trí tuệ thấy tất cả chúng sinh chết chỗ này, sinh chỗ kia.
  4. Ánh sáng trí tuệ khai ngộ tất cả chúng sinh, khiến cho họ đều chính cầu kinh pháp.
  5. Ánh sáng trí tuệ nương Thiện tri thức phát tâm Bồ-đề, nuôi lớn căn lành.
  6. Ánh sáng trí tuệ thị hiện tất cả chư Phật.
  7. Ánh sáng trí tuệ hóa độ tất cả chúng sinh khiến cho họ đều thành thục, an trụ Phật địa.
  8. Ánh sáng trí tuệ phân biệt giải nói pháp chẳng thể nghĩ bàn.
  9. Ánh sáng trí tuệ phương tiện thiện xảo thần lực trụ trì của tất cả Phật.
  10. Ánh sáng trí tuệ viên mãn đầy đủ tất cả Ba-la-mật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ánh sáng trí tuệ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được ánh sáng trí tuệ vô thượng của tất cả pháp Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trụ không thể đo lường

mà tất cả chúng sinh, Thanh văn và Duyên giác không thể sánh kịp. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát trụ ở thật tế, trụ mà chẳng thọ chứng, tất cả sở nguyện chưa thành thục viên mãn. Đó là trụ không thể đo lường thứ nhất của Bồ-tát.

2. Đại Bồ-tát gieo trồng căn lành thanh tịnh ngang bằng pháp giới mà đối với những căn lành đó không bị nhiễm trước. Đó là Bồtát trụ không thể đo lường thứ hai của Bồ-tát.

3. Đại Bồ-tát hiểu rõ hạnh Bồ-tát giống huyễn hóa, tất cả các pháp đều tịch diệt cả, đối với các pháp Phật chẳng sinh nghi hoặc. Đó là trụ không thể đo lường thứ ba của Bồ-tát.

4. Đại Bồ-tát lìa khỏi tâm sinh tử, ở số kiếp nhiều chẳng thể nói, tu hạnh Bồ-tát, viên mãn tất cả nguyện lớn mà chẳng khởi lên lòng lười chán giữa chừng. Đó là trụ không thể đo lường thứ tư của Bồ-tát.

5. Đại Bồ-tát trụ ở tất cả pháp không chỗ nương trú, đều tịch diệt hết mà chẳng chứng Niết-bàn, đạo Nhất thiết trí chưa thành thục viên mãn vậy. Đó là trụ không thể đo lường thứ năm của Bồ-tát.

6. Đại Bồ-tát biết tất cả kiếp chẳng phải kiếp mà nói thật tất cả kiếp. Đó là trụ không thể đo lường thứ sáu của Bồ-tát.

7. Đại Bồ-tát biết tất cả hạnh chẳng phải hạnh mà chẳng bỏ đạo hạnh chánh cầu pháp Phật. Đó là trụ không thể đo lường thứ bảy của Bồ-tát.

8. Đại Bồ-tát hiểu rõ được tâm là ba cõi, tâm là ba đời; rõ biết tâm ấy vô lượng, vô biên. Đó là trụ không thể đo lường thứ tám của Bồ-tát.

9. Đại Bồ-tát vì một chúng sinh mà ở số kiếp nhiều chẳng thể nói, tu hạnh Bồ-tát, muốn cho họ an trụ ở Nhất thiết trí địa. Một chúng sinh như thế thì tất cả chúng sinh cũng lại như vậy. Bồ-tát chẳng sinh lòng nhàm chán. Đó là trụ không thể đo lường thứ chín của Bồ-tát.

10. Đại Bồ-tát tuy viên mãn đầy đủ các hạnh Bồ-tát mà chẳng thủ Chánh giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ta chẳng thọ Chánh giác mà làm hạnh Bồ-tát ở trong vô lượng kiếp là muốn vô lượng chúng sinh đều an trụ ở Bồ-đề vô thượng.” Đó là không thể đo lường thứ mười của Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát trụ ở pháp này thì được trụ đại trí không thể đo lường vô thượng của tất cả pháp Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm không biếng nhác. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ta phát tâm không biếng nhác thu phục tất cả ma và bà con của chúng.”

2. Phát tâm không biếng nhác theo đúng như pháp thu phục tất cả ngoại đạo.

3. Phát tâm không biếng nhác nói pháp thâm diệu khiến cho tất cả chúng sinh đều vui mừng.

4. Phát tâm không biếng nhác viên mãn đầy đủ các Ba-la-mật ngang bằng tất cả pháp giới.

5. Phát tâm không biếng nhác khiến cho tất cả chúng sinh tích tập thành thục viên mãn tất cả kho công đức.

6. Phát tâm không biếng nhác: “Ta sẽ tu hạnh Bồ-tát để thành thục đầy đủ đạo Bồ-đề vô thượng của tất cả Như Lai và những việc lớn lao cao rộng rất khó thành thục viên mãn.”

7. Phát tâm không biếng nhác dùng pháp Vô thượng giáo hóa điều phục tất cả chúng sinh, khiến cho họ đều thành thục.

8. Phát tâm không biếng nhác ở tất cả thế giới, với đủ chủng loại hình sắc khác nhau, trang nghiêm vô lượng mà thành tựu Chánh giác.

9. Phát tâm không biếng nhác, Đại Bồ-tát phát tâm như vầy: “Khi ta tu hạnh Bồ-tát, nếu có chúng sinh đều cầu xin thân ta, hoặc xin tay, chân, tai, mũi, máu, thịt, xương, tủy, vợ con, voi, ngựa, đất nước… những loại như vậy ta đều có thể cho hết, cho đến chẳng sinh lòng hối tiếc trong một ý nghĩ. Ta có thể đem chúng ban cho, đem lại nhiều lợi ích an vui cho tất cả chúng sinh mà chẳng cầu quả báo, lấy lòng đại Bi làm đầu.”

10. Phát tâm không biếng nhác, Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ở trong một niệm, ba đời tất cả Phật, tất cả pháp Phật, tất cả chúng sinh, tất cả cõi, tất cả thế giới, tất cả không giới, tất cả pháp giới, tất cả thi thiết ngữ giới, tất cả tịch diệt Niết-bàn giới… tất cả các pháp như vậy, ta dùng một niệm tuệ tương ứng rõ biết hết tướng riêng biệt, sáng tỏ cách tu, phân biệt cách tu, trí biết sự đoạn sự chứng. Đối với các pháp chẳng chấp lấy hư vọng, không một, không khác, không chỗ phân biệt, không chỗ tu tập, không cảnh giới, không sở hữu. Trí tuệ không hai biết tất cả hai, trí tuệ không tướng biết tất cả tướng, trí tuệ quang minh biết quang minh giới của tất cả thế gian, trí tuệ thế giới biết tất cả thế giới, trí tuệ phi thế giới biết tất cả thế giới, trí tuệ chúng sinh địa biết tất cả chúng sinh giới, trí tuệ vô trước rốt ráo hạnh vô trước, trí tuệ không kiên cố biết tất cả kiên cố, trí tuệ không nhiễm biết tất cả phiền não, trí tuệ vô tận tế biết tận cùng tất cả, trí tuệ pháp giới đẳng ở tất cả thế giới, thị hiện thân ấy, trí tuệ lìa tất cả ngôn âm sinh ra tất cả ngôn âm vi diệu, trí tuệ một tánh nói pháp không tánh, trí tuệ một cảnh thị hiện đủ chủng loại những cảnh giới khác nhau, trí tuệ biết chẳng thể nói các pháp thị hiện vô lượng đại thần biến tự tại, trí tuệ biết tất cả địa hiển hiện đại thần biến tự tại. Thần biến tự tại Nhất thiết trí giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh.”

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm không giải đãi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được pháp không giải đãi vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tâm chính trực như vua núi Tu-di. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát thường tu pháp chánh niệm Nhất thiết trí. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát quán sát tất cả pháp đều không, tất cả pháp không sở hữu. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ hai.

3. Đại Bồ-tát ở vô lượng, vô số kiếp làm hạnh Bồ-tát, dùng tất cả pháp Bạch tịnh đầy đủ phát tâm quyết định biết rõ pháp vô lượng trí Như Lai, hướng về, gom chứa các pháp Bạch tịnh. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ ba.

4. Đại Bồ-tát lòng vì tất cả Phật pháp, cung kính cúng dường các Thiện tri thức, chẳng khởi lòng nghi, chẳng cầu lợi dưỡng. Lại xa lìa lòng trộm pháp, chỉ khởi lên lòng Nhất thiết trí vô thượng cung kính cúng dường. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tư.

5. Đại Bồ-tát nếu bị tất cả chúng sinh mắng chửi làm nhục, tạo ra tất cả khổ, thậm chí đoạt mất mạng thì chẳng nhân việc này mà bỏ tâm Bồ-đề, lòng cũng không tan nát, chẳng sinh lòng sân nhuế, đối với tất cả chúng sinh chẳng bỏ đại Bi trang nghiêm mà còn nuôi lớn đại Bi. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát thành thục tất cả pháp Như như xả nên quyết định biết rõ pháp Đại nhẫn của Như Lai. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ năm.

6. Đại Bồ-tát thành thục công đức tăng thượng, công đức thiên tăng thượng, công đức nhân tăng thượng, công đức sắc tăng thượng, công đức lực tăng thượng, công đức quyến thuộc tăng thượng, công đức dục tăng thượng, công đức vương pháp tăng thượng, công đức tự tại tăng thượng. Bồ-tát đó chẳng nhiễm trước niềm ưa thích của vị, chẳng nhiễm trước niềm ưa thích của dục, chẳng nhiễm trước niềm ưa thích của cải, chẳng nhiễm trước niềm ưa thích quyến thuộc… chỉ chuyên cầu chánh pháp đế, tròn đầy chánh pháp đế, chánh pháp biện, chánh pháp rốt ráo, hướng về đèn sáng chánh pháp, hướng về chánh pháp cứu hộ, hướng về chánh pháp quy y, hướng về đường chánh pháp, hướng về nghĩa chánh pháp, ưa cầu chánh pháp, ưa trụ ở pháp tịch tĩnh. Đại Bồ-tát tuy thành thục tất cả an lạc như vậy đều xa lìa cảnh giới ma. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát ở đời quá khứ phát tâm như thế này: “Khiến cho tất cả chúng sinh đều xa lìa hết mọi cảnh giới ma, trụ ở cảnh giới của Phật.” Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát siêng tu tinh tấn, chánh cầu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ở trong a-tăng-kỳ kiếp tu hạnh Bồ-tát. Như ta hôm nay mới phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, mà cũng chẳng kinh hãi, chẳng lo, chẳng sợ, làm hạnh Bồ-tát tuy có thể mau chóng thành Chánh giác nhưng vì hóa độ chúng sinh nên ở trong vô lượng kiếp tu hạnh Bồ-tát. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát biết tất cả chúng sinh khó điều phục, khó hóa độ, chẳng biết ân, chẳng biết đền ân. Vì chúng sinh đó nên Bồ-tát phát tâm đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm, muốn khiến cho tất cả chúng sinh tâm được cảnh giới tự tại tùy ý, chẳng sinh lòng ác, chẳng đối với kẻ khác mà sinh lòng phiền não. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tám.

9. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ta chẳng nương người khác để phát tâm Bồ-đề, tu hạnh Bồ-tát. Không có người nào trợ giúp ta tu hạnh Bồ-tát, chỉ một mình ta, đến hết kiếp vị lai, tu hạnh khổ Bồtát, gom chứa tất cả chánh pháp chư Phật, thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Thân mình thanh tịnh cũng khiến cho tất cả chúng sinh thanh tịnh, tự biết cảnh giới của mình, biết cảnh giới người khác, ta sẽ cùng cảnh giới chư Phật ba đời.” Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ chín.

10. Đại Bồ-tát thấy biết như vầy: “Không có một pháp tu hạnh Bồ-tát, không có một pháp tròn đủ hạnh Bồ-tát, không có một pháp điều phục chúng sinh, không có một pháp hóa độ chúng sinh, chẳng thấy có pháp cung kính cúng dường tất cả chư Phật, chẳng thấy có pháp vị lai thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, chẳng thấy có pháp hiện tại thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không có một pháp quá khứ nói pháp, vị lai nói pháp, hiện tại nói pháp, không có một pháp có thể nói pháp cũng không pháp nói được mà Đại Bồ-tát chẳng bỏ lòng đại nguyện Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát sinh ra quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác như vậy, thâm nhập vào tất cả các pháp hạnh thậm thâm, hạnh không sở hữu mà Đại Bồ-tát này tu tập, gom chứa thiện nghiệp, căn lành và thanh tịnh tất cả các pháp đối trị, trí tuệ thành thục viên mãn, ở trong một niệm có thể gom chứa, nuôi lớn tất cả các pháp căn lành. Nếu tất cả pháp không sở hữu thì ta cầu đạo Vô thượng có nghĩa gì? Vậy nên, ta chẳng sinh lòng kinh sợ. Đó là tâm chính trực như vua núi Tu-di quyết định nơi Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tâm chính trực như vua núi Tu-di của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được tâm chính trực như vua núi Tu-di trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả vị Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Những gì là mười?

1. Vào tất cả chúng sinh giới vô lượng. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát vào tất cả thế giới chẳng chấp lấy hư vọng. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ hai.

3. Đại Bồ-tát biết tất cả hư không giới vào mười phương tất cả thế giới không chỗ chướng ngại. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ ba.

4. Đại Bồ-tát khéo vào pháp giới, vào vô ngại, vào chẳng đoạn, vào chẳng thường, vào vô lượng, vào chẳng sinh, vào chẳng diệt, vào sự rõ biết tất cả. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tư.

5. Đại Bồ-tát ở chỗ chư Phật, Bồ-tát, Pháp sư, Thanh văn, Duyên giác và tất cả chúng sinh đời quá khứ, vị lai và hiện tại đã gieo trồng căn lành. Chư Phật quá khứ đã thành tựu căn lành Bồ-đề vô thượng. Chư Phật vị lai sẽ thành tựu căn lành Bồ-đề vô thượng. Chư Phật hiện tại đã thành tựu căn lành Bồ-đề vô thượng. Chư Phật quá khứ nói pháp giáo hóa điều phục thành thục căn lành của chúng sinh. Chư Phật vị lai nói pháp giáo hóa điều phục thành thục căn lành của chúng sinh. Chư Phật hiện tại nói pháp giáo hóa điều phục thành thục căn lành của chúng sinh. Đại Bồ-tát đều tùy hỷ nuôi lớn gom chứa tất cả những căn lành như vậy mà lòng không chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ năm.

6. Đại Bồ-tát ở trong một niệm, nhập vào đời quá khứ, quán sát kiếp nhiều chẳng thể nói. Ở trong một kiếp hoặc trăm ức Đức Phật xuất hiện ở đời, hoặc ngàn ức Đức Phật, trăm ngàn ức Đức Phật, vô lượng Đức Phật, a-tăng-kỳ Đức Phật, không thể nghĩ bàn Đức Phật, không thể kể hết chư Phật, chư Phật không phân ngằn mé, chư Phật không biên tế, chư Phật chẳng thể nói hết, chư Phật nhiều không thể tính toán thí dụ xuất hiện ở đời. Các Như Lai đó và đại chúng Bồ-tát quyến thuộc của các Như Lai cùng các Thanh văn nói pháp giáo hóa, trú trì thọ mạng, đủ các pháp trụ. Trong một kiếp như thế thì tất cả các kiếp cũng như vậy. Hoặc trong kiếp không có Phật, có các chúng sinh vì quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đã gieo trồng căn lành, Bồ-tát cũng rõ biết hết. Bồ-tát lại thấy chúng sinh gieo trồng căn lành thấy Phật, được gặp vô lượng Phật vị lai. Bồ-tát quán sát tất cả kiếp quá khứ như vậy mà không chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát nhập vào đời vị lai quán sát tất cả kiếp, biết kiếp có Phật, biết kiếp không có Phật, biết những kiếp đó, mỗi kiếp có bao nhiêu Phật xuất hiện ở đời, rõ biết thế giới Như Lai có danh hiệu gì? Lại còn biết chúng sinh đã được độ nhiều hay ít, cũng biết tuổi thọ các Như Lai dài hay ngắn. Bồ-tát vào tất cả những kiếp đời vị lai như thế để phân biệt rõ biết mà không chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát vào đời hiện tại, quán sát tất cả thế giới mười phương thấy trong vô lượng, vô biên chẳng thể nói những thế giới, tất cả các Đức Như Lai bỏ nhà học đạo, đi đến đạo tràng, dưới cây Bồ-đề trải cỏ Bồ-đề ngồi kiết già, thu phục quyến thuộc ma, thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Các Đức Như Lai đứng dậy đi vào thành ấp, lên cung điện trời, nói pháp vi diệu, chuyển bánh xe chánh pháp, thu phục giáo hóa vô lượng chúng sinh, thị hiện vô lượng thần lực tự tại, phó chúc đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho đến lúc xả bỏ thân mạng vào Vô dư Niết-bàn. Sau khi Như Lai diệt, đại chúng hội lại để kiếp lập Kinh tạng, hộ trì chánh pháp khiến cho trụ mãi ở đời. Rồi vì xá-lợi nên đại chúng dựng vô lượng tháp, đủ thứ trang nghiêm, cung kính cúng dường. Lại hóa độ chúng sinh khiến thấy chư Phật, nghe thọ chánh pháp, nhớ nghĩ hộ trì, trí tuệ quán sát, nuôi lớn thâm tâm thù thắng đầy khắp vô lượng pháp giới ở nơi tất cả Phật pháp mà không hề lầm lỗi. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát biết tất cả Như Lai đều như mộng mà có thể đi đến tất cả chỗ Phật cung kính cúng dường. Bồ-tát chẳng chấp trước thân mình, chẳng chấp trước thân Phật, chẳng chấp trước thế giới, chẳng chấp trước đại chúng, chẳng chấp trước nghe pháp, chẳng chấp trước các kiếp. Bồ-tát thấy Phật, nghe Pháp, quán sát thế giới, hiểu rõ tất cả kiếp mà không chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tám.

9. Đại Bồ-tát ở nơi vô số kiếp chẳng thể nói, chẳng thể nói hết mà cung kính cúng dường vô lượng chư Phật. Ở trong mỗi một kiếp cung kính cúng dường Phật nhiều chẳng thể nói, chẳng thể nói hết, thị hiện mất nơi này, sinh nơi kia, dùng đồ cúng dường của ba cõi để cúng dường chư Phật, đại chúng Bồ-tát và Thanh văn Tăng. Sau khi chư Phật diệt độ, dùng phẩm vật vô thượng để cúng dường xá-lợi. Rộng làm bố thí lớn, tròn đủ ý nguyện sở hành của tất cả chúng sinh. Bố thí lớn chẳng thể nghĩ bàn chẳng cầu quả báo, vì thương xót và lợi ích mà cứu giúp chúng sinh. Ở số kiếp nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói cung kính cúng dường tất cả chư Phật, hộ trì chánh pháp, hóa độ chúng sinh, thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà chẳng chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ chín.

10. Đại Bồ-tát ở chỗ tất cả Phật, chỗ tất cả Bồ-tát, chỗ tất cả Pháp sư một hướng chuyên cầu dạy pháp Bồ-tát, oai nghi Bồ-tát, pháp Bồ-tát tùy thuận, pháp Bồ-tát trưởng dưỡng, pháp Bồ-tát điều phục, pháp bình đẳng Bồ-tát, đạo Bồ-tát sinh ra. Thọ trì Đà-la-ni môn Bồ-tát, cứu giúp tất cả chúng sinh mà vì họ nói pháp, điều phục, thành thục, khiến cho chúng sinh nhiều chẳng thể nói, chẳng thể nói hết phát tâm Nhất thiết trí được chẳng thoái chuyển, trụ ở quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tùy thuận tu tập tất cả Phật pháp, giáo hóa chúng sinh mà không chán đủ. Đó là vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười sự vào sâu biển lớn trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở pháp này thì được biển lớn trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

*********

 

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát có thể đi đến chỗ chư Như Lai trong vô lượng atăng-kỳ thế giới, cung kính lễ bái, gần gũi cúng dường. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ nhất của Đại Bồ-tát.

2. Đại Bồ-tát ở chỗ nhiều chẳng thể nghĩ bàn của chư Như Lai, nghe pháp, thọ trì, chánh niệm chẳng quên, trí tuệ phân biệt, nuôi lớn chí hướng, sinh ra trí tuệ tràn đầy mười phương. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ hai của Đại Bồ-tát.

3. Đại Bồ-tát chẳng lìa khỏi cõi này mà ở cõi khác thị hiện thọ sinh, đối với tất cả Phật pháp lòng chẳng hoặc loạn. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ ba của Đại Bồtát.

4. Đại Bồ-tát sinh ra biệt tướng một pháp mà phân biệt rõ biết tất cả các pháp, tất cả các pháp rốt ráo nghĩa không một, không khác vậy. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tư của Đại Bồ-tát.

5. Đại Bồ-tát biết dứt phiền não, biết lìa phiền não, biết đoạn phiền não mà khéo trụ ở sự tu tập hạnh Bồ-tát, chẳng chứng thật tế, rốt ráo đến bờ kia thật tế. Giỏi học thành tựu phương tiện xảo diệu, bản nguyện thành tựu viên mãn mà lòng không mệt chán. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ năm của Đại Bồ-tát.

6. Đại Bồ-tát biết tâm của tất cả chúng sinh không xứ sở mà nói tâm của chúng sinh có xứ sở, không trước, không hạnh, tu hạnh Bồ-tát, hóa độ chúng sinh. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ sáu của Đại Bồ-tát.

7. Đại Bồ-tát biết tất cả pháp một tánh, đó là không tánh, không một, không khác, không đến, không đi, chẳng thể đo lường, chẳng thể khen ngợi, đều không thật tánh. Dùng một hay khác để cầu đều chẳng thể được mà Đại Bồ-tát quyết định rõ biết đây chính là Phật pháp, là pháp Bồ-tát, là pháp Duyên giác, là pháp Thanh văn, là pháp phàm phu, là pháp lành, là pháp chẳng lành, là pháp thế gian, là pháp xuất thế gian, là pháp nhiễm ô, là pháp chẳng nhiễm ô, là pháp hữu lậu, là pháp vô lậu… cho đến là pháp hữu vi, là pháp vô vi. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ bảy của Đại Bồ-tát.

8. Đại Bồ-tát biết cầu Phật chẳng thể được, cầu Bồ-tát chẳng thể được, cầu pháp chẳng thể được, cầu chúng sinh chẳng thể được mà cũng chẳng bỏ bản nguyện giáo hóa tất cả chúng sinh thành đạo Vô thượng. Vì sao? Vì việc tu căn lành của Bồ-tát là muốn khiến cho tất cả thành đạo Vô thượng. Bồ-tát khéo biết căn lành của chúng sinh, giỏi biết cảnh giới của chúng sinh, giỏi biết giáo hóa chúng sinh, giỏi biết Niết-bàn của tất cả chúng sinh, tu hạnh Bồ-tát, muốn khiến cho tất cả đại nguyện thành tựu viên mãn. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ tám của Đại Bồ-tát.

9. Đại Bồ-tát tùy theo sở ứng ấy mà khéo léo nói pháp mà điều phục họ. Bồ-tát phương tiện khéo léo thị hiện Niết-bàn, biết thật chẳng phải hư cũng chẳng phải điên đảo mà an trụ ở chánh pháp của Bồ-tát ba đời, chẳng lìa Như như, chẳng lìa thật tế, cũng chẳng thấy chúng sinh, cũng chẳng thấy chúng sinh đã thọ hóa, đang thọ hóa và sẽ thọ hóa. Bồ-tát hiểu rõ sở hành của ta chẳng phải là hư vọng, hiểu rõ không, có, cho đến chỉ một pháp có thể cầu được là không sinh diệt mà nguyện của Bồ-tát đều chẳng hư rỗng, không chỗ y chỉ.

Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ chín của Đại Bồ-tát.

10. Đại Bồ-tát ở chỗ chư Phật nhiều chẳng thể nghĩ bàn, mỗi một chỗ Phật, nghe pháp thọ ký nhiều chẳng thể nói, chẳng thể nói hết, danh hiệu đều khác, số kiếp chẳng đồng. Từ trong một kiếp thứ lớp nghe pháp, cho đến kiếp nhiều chẳng thể nói, chẳng thể nói hết việc nghe pháp thọ ký. Nghe pháp đó rồi, Bồ-tát chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt, hành hạnh Bồ-tát, lòng không nghi hoặc, hiểu được trí Như Lai chẳng thể nghĩ bàn, lời nói của Như Lai không có hai, bản nguyện tròn đủ. Tùy theo chỗ nhận sự giáo hóa, Bồ-tát khiến cho chúng sinh thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, tròn đầy tất cả nguyện, thông đạt pháp giới. Đó là trụ báu thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thứ mười của Đại Bồ-tát.

Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở những pháp này thì được báu đại trí tuệ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả các pháp không có ngằn mé, chẳng thể rốt ráo”, rồi Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ hiểu rõ tất cả các pháp ba đời.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ nhất của Đại Bồ-tát.

2. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ở chỗ đầu một sợi lông có vô lượng, vô biên Bồ-tát nhiều chẳng thể tính, huống gì là ở tất cả thế giới thay”, rồi Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ phát khởi đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm để hóa độ chúng sinh, đều khiến cho họ thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, dùng đại Bátniết-bàn mà Bát-niết-bàn.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ hai của Đại Bồ-tát.

3. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Thế giới mười phương vô lượng, vô biên không có ngằn mé”, rồi Bồ-tát phát đại nguyện như vầy: “Ta sẽ dùng những trang nghiêm thanh tịnh vô thượng để trang nghiêm tất cả thế giới này. Những thứ trang nghiêm đó đều thật chẳng hư phí.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ ba của Đại Bồ-tát.

4. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Chúng sinh vô lượng, vô biên không có ngằn mé, chẳng thể cùng tận”, rồi Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ đem các căn lành hồi hướng cho tất cả chúng sinh, dùng ánh sáng đại trí tuệ vô thượng soi khắp tất cả chúng sinh.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ tư của Đại Bồ-tát.

5. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả chư Phật vô lượng, vô biên chẳng thể cùng tận”, rồi Bồ-tát phát tâm như vầy: “Những căn lành đã gieo trồng của ta đều xin đem hồi hướng, phụng cấp, cúng dường tất cả chư Phật, sau đó ta mới thành Đẳng chánh giác.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ năm của Đại Bồtát.

6. Đại Bồ-tát thấy tất cả Phật, nghe chư Phật nói pháp, phát tâm rất vui mừng, chẳng chấp trước thân mình và thân Như Lai, hiểu được thân Phật chẳng phải thật, chẳng phải hư, chẳng phải có, chẳng phải không, chẳng phải có tánh, chẳng phải không tánh, chẳng phải sắc, chẳng phải không sắc, chẳng phải tướng, chẳng phải không tướng, chẳng phải sinh, chẳng phải diệt. Bồ-tát rõ biết Như Lai thật không sở hữu mà cũng chẳng hoại tướng hữu. Vì sao? Vì bao gồm tất cả vậy. Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ sáu của Đại Bồ-tát.

7. Đại Bồ-tát nếu bị chúng sinh mắng chửi, hủy nhục, hoặc cắt tay, chân, tai, mũi, hoặc khoét mắt, hoặc chặt đầu thì Bồ-tát chẳng vì cớ này mà sinh lòng tức giận. Ở số kiếp nhiều chẳng thể nói chẳng thể nói, Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, bảo hộ lấy chúng sinh, lòng chẳng phế bỏ. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát trụ ở pháp chẳng hai, giỏi học sự học của Bồ-tát, lòng ngay thẳng, trong sạch. Đối với tất cả chúng sinh, lòng Bồ-tát không sân hận, chịu đựng mọi sự khổ, lòng không mong đền đáp, tự thân kham chịu tất cả các khổ. Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ bảy của Đại Bồ-tát.

8. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Kiếp đời vị lai vô lượng, vô biên không có ngằn mé, chẳng thể cùng tận”, rồi Bồ-tát phát tâm như vầy: “Ta sẽ đến hết số kiếp đời vị lai nhiều bằng pháp giới, hư không giới, ở tất cả thế giới làm đạo Bồ-tát, giáo hóa chúng sinh. Một thế giới như thế thì tất cả thế giới bằng hết pháp giới, hư không giới cũng như vậy. Lòng ta chẳng kinh hoàng, chẳng hãi hùng, chẳng sợ sệt làm hạnh Bồ-tát. Vì sao? Vì pháp Bồ-tát nên như vầy, Bồ-tát vì tất cả chúng sinh tu hạnh Bồ-tát.” Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ tám của Đại Bồ-tát.

9. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác lấy tâm làm gốc. Tâm thanh tịnh có thể gom chứa thành tựu viên mãn tất cả căn lành. Nếu tâm được tự tại thì có thể thành tựu Bồ-đề vô thượng. Bồ-tát làm hạnh Bồ-tát, tròn đủ các nguyện, giáo hóa rốt ráo tất cả chúng sinh. Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ chín của Đại Bồ-tát.

10. Đại Bồ-tát biết Phật chẳng thể được, Bồ-đề chẳng thể được, Bồ-tát chẳng thể được, tất cả pháp chẳng thể được, chúng sinh chẳng thể được, tâm chẳng thể được, hạnh chẳng thể được, quá khứ chẳng thể được, vị lai, hiện tại chẳng thể được, tất cả sinh chúng chẳng thể được, hữu vi, vô vi chẳng thể được… Đại Bồ-tát trụ ở tịch tĩnh, trụ ở thậm thâm, trụ ở tịch diệt, trụ ở vô tránh, trụ ở chẳng thể nói, trụ ở không hai, trụ ở vô đẳng, trụ ở chân thật, trụ ở thành tựu, trụ ở giải thoát, trụ ở Niết-bàn, trụ ở thật tế như vậy… mà cũng chẳng bỏ đại nguyện, chẳng bỏ phát tâm Nhất thiết trí, chẳng bỏ tu hạnh Bồ-tát, chẳng bỏ giáo hóa chúng sinh, chẳng bỏ cung kính cúng dường chư Phật, chẳng bỏ nói pháp, chẳng bỏ trang nghiêm tất cả thế giới. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát sinh ra nguyện lớn nên Bồ-tát giỏi biết pháp tướng như vậy, nuôi lớn đại Bi công đức vô lượng, giữ lấy chúng sinh, chẳng bỏ chúng sinh. Tất cả các pháp không có chân thật, chúng sinh phàm ngu chẳng biết chẳng hiểu, tất cả chư Phật an trụ ở tịch diệt, diễn nói chánh pháp, giáo hóa chúng sinh, chẳng bỏ đại Bi. Tất cả chúng sinh chưa được Bồ-đề, Phật pháp chưa đủ, đại nguyện chưa đầy, ta mời tất cả chúng sinh vì họ làm thí chủ đại pháp, xướng lên lời chân thật, lời chẳng hư rỗng, lời chủng tánh của tất cả chư Phật, phát nguyện lớn, phát tâm lợi ích tất cả chúng sinh, phát tâm bên trong thân hàm chứa tất cả tâm chúng sinh, phát tâm bình đẳng với tất cả chúng sinh… khiến cho sở nguyện của tất cả chúng sinh thành tựu viên mãn. Ta làm sao mà bỏ đại Bi khi chúng sinh chưa được độ! Đó là phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa thứ mười của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm Kim cang trang nghiêm Đại thừa của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí sáng Kim cang vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát việc lớn. Những gì là mười?

1. Cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Đó là phát việc lớn thứ nhất của Đại Bồ-tát.

2. Nuôi lớn căn lành của tất cả Bồ-tát. Đó là phát việc lớn thứ hai của Đại Bồ-tát.

3. Sau khi tất cả Như Lai diệt độ, đều lấy xá-lợi dựng lên vô lượng tháp, dùng đủ chủng loại diệu bảo làm trang nghiêm, dùng tất cả hoa, tất cả vòng hoa, tất cả hương, tất cả hương xoa, tất cả hương bột, tất cả áo, tất cả bảo cái, tất cả tràng phan, tất cả cờ phướn… mà cúng dường những tháp đó, thọ trì, thủ hộ chánh pháp chư Phật. Đó là phát việc lớn thứ ba của Đại Bồ-tát.

4. Giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh, khiến cho họ được quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là phát việc lớn thứ tư của Đại Bồ-tát.

5. Dùng những thứ trang nghiêm thanh tịnh vô thượng của cõi Phật để trang nghiêm tất cả thế giới. Đó là phát việc lớn thứ năm của Đại Bồ-tát.

6. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ta sẽ vì một chúng sinh, ở mỗi một thế giới, đến tận đời vị lai, a-tăng-kỳ kiếp tu hạnh Bồ-tát. Vì một chúng sinh như thế thì vì tất cả chúng sinh cũng như vậy. Sinh ra đại Bi khiến cho tất cả chúng sinh an trụ Bồ-đề… cho đến lòng chẳng khởi một ý nghĩ mệt chán. Đó là phát việc lớn thứ sáu của Đại Bồ-tát.

7. Đại Bồ-tát nghĩ: “Ta sẽ ở chẳng thể nghĩ bàn a-tăng-kỳ kiếp cung kính cúng dường những Đức Như Lai đó.” Đó là phát việc thứ bảy của Đại Bồ-tát.

8. Đại Bồ-tát nghĩ: “Sau khi chư Như Lai diệt độ, ta sẽ lấy hết xá-lợi mà dựng tháp miếu. Tháp ấy cao rộng ngang bằng các thế giới chẳng thể nói, tạo tượng Đức Như Lai cao lớn nguy nga như thế giới chẳng thể nghĩ bàn. Ở trong số kiếp nhiều chẳng thể nghĩ bàn, ta dùng các báu đẹp tràng phan, lọng lụa báu, hoa hương mà cúng dường những tháp, tượng đó… cho đến tâm chẳng sinh một ý niệm ngưng nghỉ. Giáo hóa chúng sinh, thọ trì, giữ gìn khen ngợi chánh pháp, tâm cũng không một ý niệm ngưng nghỉ.” Đó là phát việc lớn thứ tám của Đại Bồ-tát.

9. Tu tập những căn lành đó, thành tựu quả Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, ngang bằng với tất cả chư Như Lai, chứng được tất cả các quả vị của Như Lai. Đó là phát việc lớn thứ chín của Đại Bồtát.

10. Đại Bồ-tát nghĩ: “Ta thành Bồ-đề rồi, ở tất cả thế giới, trong kiếp nhiều chẳng thể nói, ta nói pháp vi diệu, thị hiện chẳng thể nghĩ bàn thần biến tự tại của Như Lai. Thân, miệng, ý ấy chưa từng tạm sinh ra tư tưởng mệt chán mà chỉ phát tâm chuyên niệm chánh pháp. Tâm lực Như Lai tràn đầy tâm nguyện tất cả chúng sinh, lòng đại Từ bi quán sát các pháp. Tâm chân thật an trụ ở lời nói thật, chứng pháp tịch diệt, tất cả chúng sinh đều chẳng thể được mà chẳng trái các nghiệp, thuận theo tất cả chư Phật ba đời, rốt ráo tất cả pháp giới, hư không giới. Quán sát các pháp không tướng sở hữu, chẳng sinh chẳng diệt, thành tựu đầy đủ tất cả đại nguyện vô thượng của chư Phật, thi hành tất cả việc lớn của chư Phật, có thể hóa độ hết tất cả chúng sinh. Đó là phát việc lớn thứ mười của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát việc lớn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật, chẳng đoạn sự tu hạnh của tất cả Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ rốt ráo việc lớn. Những gì là mười?

  1. Rốt ráo việc lớn cung kính cúng dường tất cả Như Lai.
  2. Rốt ráo việc lớn tùy chỗ thỉnh mời của chúng sinh mà đều độ thoát.
  3. Rốt ráo việc lớn chuyên cầu chánh pháp tất cả chư Phật.
  4. Rốt ráo việc lớn nuôi lớn tất cả căn lành.
  5. Rốt ráo việc lớn sinh ra pháp tất cả chư Như Lai.
  6. Rốt ráo việc lớn thành tựu viên mãn tất cả nguyện lớn thanh tịnh.
  7. Rốt ráo việc lớn làm tất cả hạnh Bồ-tát.
  8. Rốt ráo việc lớn cung kính phụng thờ tất cả Thiện tri thức.
  9. Rốt ráo việc lớn đi đến chỗ tất cả thế giới Phật.
  10. Rốt ráo việc lớn nghe nhận chánh pháp của tất cả chư Phật, vào sâu đại chúng tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ rốt ráo việc lớn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được chứng đắc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác việc lớn trí tuệ rốt ráo.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười niềm tin chẳng hoại. Những gì là mười?

  1. Niềm tin đối với tất cả Phật chẳng hoại.
  2. Niềm tin đối với tất cả Phật pháp chẳng hoại.
  3. Niềm tin đối với tất cả Thánh tăng chẳng hoại.
  4. Niềm tin đối với tất cả Bồ-tát chẳng hoại.
  5. Niềm tin đối với tất cả Thiện tri thức chẳng hoại.
  6. Niềm tin đối với tất cả chúng sinh chẳng hoại.
  7. Niềm tin đối với tất cả đại nguyện Bồ-tát chẳng hoại.
  8. Niềm tin đối với tất cả hạnh Bồ-tát chẳng hoại.
  9. Niềm tin cung kính cúng dường tất cả chư Phật chẳng hoại.
  10. Niềm tin giáo hóa tất cả chúng sinh, thành tựu phương tiện khéo léo của Bồ-tát chẳng hoại.

Này Phật tử! Đó là mười niềm tin chẳng hoại của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được niềm tin trí tuệ vô thượng chẳng thể hoại của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thọ ký. Những gì là mười?

  1. Bồ-tát thọ ký chuyên cầu giải thoát.
  2. Bồ-tát thọ ký chắc chắn đầy đủ căn lành Bồ-tát.
  3. Bồ-tát thọ ký rộng làm vô lượng các hạnh Bồ-tát.
  4. Bồ-tát thọ ký hiện tiền.
  5. Bồ-tát thọ ký bí mật.
  6. Bồ-tát thọ ký nhờ tự tâm được Bồ-đề.
  7. Bồ-tát thọ ký được pháp Nhẫn.
  8. Bồ-tát thọ ký giáo hóa thành thục chúng sinh.
  9. Bồ-tát thọ ký rốt ráo tất cả kiếp.
  10. Bồ-tát thọ ký tất cả Bồ-tát tu hành tự tại.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thọ ký của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì ở tất cả chỗ Phật mà được thọ ký.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hồi hướng căn lành. Những gì là mười?

  1. Tất cả căn lành hồi hướng đồng nguyện Thiện tri thức.
  2. Tất cả căn lành hồi hướng đồng tâm chính trực Thiện tri thức.
  3. Tất cả căn lành hồi hướng đồng hạnh Thiện tri thức.
  4. Tất cả căn lành hồi hướng đồng căn lành Thiện tri thức.
  5. Tất cả căn lành hồi hướng thuận theo căn lành Thiện tri thức.
  6. Tất cả căn lành hồi hướng đồng chánh niệm Thiện tri thức.
  7. Tất cả căn lành hồi hướng đồng thanh tịnh Thiện tri thức.
  8. Tất cả căn lành hồi hướng đồng trụ Thiện tri thức.
  9. Tất cả căn lành hồi hướng đồng vào sự thành tựu viên mãn bình đẳng Thiện tri thức.
  10. Tất cả căn lành hồi hướng đồng thâm tâm chẳng hoại của Thiện tri thức, nếu đồng như vậy thì không đồng, không khác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hồi hướng căn lành của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được tất cả căn lành hồi hướng vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ được trí tuệ. Những gì là mười?

  1. Trí tuệ tự tại nơi tất cả sự bố thí.
  2. Trí tuệ tự tại tất cả pháp Phật giải thoát.
  3. Trí tuệ tự tại vào sâu tất cả Như Lai vô lượng, vô biên.
  4. Trí tuệ tự tại tùy theo điều hỏi có thể đáp, trừ diệt tất cả nghi hoặc.
  5. Trí tuệ tự tại hiểu sâu nghĩa chân thật.
  6. Trí tuệ tự tại hiểu tất cả phương tiện khéo léo của Như Lai, vào sâu tất cả giải thoát của chư Phật.
  7. Trí tuệ tự tại hiểu rõ tất cả chỗ Phật gieo trồng chút ít căn lành thì nhất định có thể đầy đủ tất cả pháp Bạch tịnh căn lành sinh ra Nhất thiết trí của Như Lai.
  8. Trí tuệ tự tại thành tựu đầy đủ trụ chẳng thể nghĩ bàn của Bồ-tát.
  9. Trí tuệ tự tại ở trong một niệm, có thể đi đến chỗ chư Phật chẳng thể nói, chẳng thể nói hết.
  10. Trí tuệ tự tại giác ngộ Bồ-đề của tất cả chư Phật, thâm nhập vào tất cả pháp giới, nghe trì tất cả Phật pháp, thâm nhập tất cả ngôn ngữ trang nghiêm của Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ được trí tuệ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí tuệ tự tại vô thượng của tất cả Như Lai.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm rộng vô lượng, vô biên. Những gì là mười?

  1. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên nơi tất cả Phật.
  2. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên độ thoát tất cả chúng sinh.
  3. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên khiến cho tất cả chúng sinh, tất cả đời, tất cả cõi đều vào pháp giới.
  4. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên quán tất cả pháp đều như hư không.
  5. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên quán sát các hạnh của tất cả Bồ-tát.
  6. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên chánh niệm tất cả chư Phật ba đời.
  7. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên rõ biết các nghiệp báo chẳng thể nghĩ bàn.
  8. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên nghiêm tịnh tất cả các cõi Như Lai.
  9. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên vào sâu đại chúng của tất cả Như Lai.
  10. Phát tâm rộng vô lượng, vô biên quán sát âm thanh vi diệu của tất cả Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm rộng vô lượng, vô biên của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được biển lớn trí tuệ vô lượng, vô biên của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tạng. Những gì là mười?

  1. Phân biệt số biết tất cả tạng pháp.
  2. Sinh ra tất cả tạng pháp.
  3. Chiếu khắp tất cả tạng pháp Đà-la-ni.
  4. Phân biệt giải nói tất cả tạng pháp biện tài.
  5. Ở nơi tất cả pháp rõ biết tạng phương tiện thiện xảo chẳng thể nói.
  6. Thị hiện tạng sức tự tại đại thần biến của tất cả Phật.
  7. Ở nơi tất cả pháp, sinh ra tạng phương tiện bình đẳng thiện xảo.
  8. Chẳng lìa, thường thấy tạng tất cả Phật.
  9. Vào kiếp số chẳng thể nghĩ bàn đều là tạng phương tiện thiện xảo như huyễn cả.
  10. Đối với tất cả chư Phật, Bồ-tát thì có tạng hoan hỷ, cung kính.

Này Phật tử! Đó là mười tạng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tạng này thì được đại trí tuệ tạng của tất cả chư Phật, có thể độ thoát hết tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ điều thuận. Những gì là mười?

  1. Điều thuận chẳng bài báng tất cả pháp Phật.
  2. Điều thuận nơi tất cả pháp Phật có niềm tin chẳng thể phá hoại.
  3. Điều thuận tôn trọng cung kính tất cả Bồ-tát.
  4. Điều thuận gần gũi tất cả Thiện tri thức.
  5. Điều thuận xa lìa sự hiểu biết của tất cả Thanh văn, Duyên giác.
  6. Điều thuận nuôi lớn tất cả Tam-muội của Bồ-tát.
  7. Điều thuận quán sát bình đẳng tất cả chúng sinh.
  8. Điều thuận thành tựu rốt ráo tất cả căn lành.
  9. Điều thuận có thể hàng phục hết tất cả ma quân.
  10. Điều thuận thành tựu viên mãn tất cả Ba-la-mật.

Này Phật tử! Đó là mười thứ điều thuận của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đại trí điều thuận vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tự tại. Những gì là mười?

  1. Thọ mạng tự tại, ở vô lượng, vô biên kiếp chẳng thể nói trụ trì thọ mạng.
  2. Tâm tự tại sinh ra trí vào sâu a-tăng-kỳ Tam-muội.
  3. Trang nghiêm tự tại, dùng đại trang nghiêm đều có thể trang nghiêm hết tất cả cõi.
  4. Nghiệp tự tại, tùy lúc thọ báo.
  5. Thọ sinh tự tại, ở tất cả cõi thị hiện sinh ra.
  6. Giải thoát tự tại, thấy tất cả thế giới chư Phật đầy khắp.
  7. Nguyện tự tại, tùy lúc, tùy cõi thành Bồ-đề.
  8. Thần lực tự tại, thị hiện tất cả đại thần biến.
  9. Pháp tự tại, thị hiện vô lượng, vô biên pháp môn.
  10. Trí tự tại, ở trong một niệm, thị hiện giác ngộ mười Lực, bốn Vô sở úy của Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tự tại của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được rốt ráo thành mãn Nhất thiết trí tự tại của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tự tại. Những gì là mười?

  1. Chúng sinh tự tại.
  2. Cõi tự tại.
  3. Pháp tự tại.
  4. Thân tự tại.
  5. Nguyện tự tại.
  6. Cảnh giới tự tại.
  7. Trí tự tại.
  8. Thông tự tại.
  9. Thần lực tự tại.
  10. Lực tự tại.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Những gì là chúng sinh tự tại của Đại Bồ-tát? Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ chúng sinh tự tại. Những gì là mười?

  1. Tự tại độ thoát tất cả chúng sinh.
  2. Tự tại nắm giữ tất cả tưởng chúng sinh.
  3. Tự tại vì tất cả chúng sinh nói pháp chưa từng phi thời.
  4. Tự tại biến hóa tất cả chúng sinh.
  5. Tự tại an trí tất cả chúng sinh ở trong một sợi lông mà chẳng dồn nén.
  6. Tự tại ở trong tất cả chúng sinh của tất cả thế giới, thị hiện làm vua.
  7. Tự tại ở trong tất cả chúng sinh thị hiện làm Đế Thích, Phạm vương.
  8. Tự tại ở trong tất cả chúng sinh, thị hiện Thanh văn, Duyên giác chẳng chuyển uy nghi.
  9. Tự tại ở trong tất cả chúng sinh, thị hiện làm hạnh Bồ-tát.
  10. Tự tại ở trong tất cả chúng sinh thị hiện thân Phật tướng tốt trang nghiêm, giác ngộ lực Nhất thiết trí.

Này Phật tử! Đó là mười thứ chúng sinh tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ cõi tự tại. Những gì là mười?

  1. Tự tại khiến cho tất cả cõi làm thành một cõi.
  2. Tự tại khiến cho tất cả cõi vào một sợi lông.
  3. Tự tại ở tất cả cõi vào sâu phương tiện vô tận.
  4. Tự tại ở tất cả cõi, thị hiện một thân ngồi kiết già đầy khắp.
  5. Tự tại khiến cho tất cả cõi hiện vào thân mình.
  6. Tự tại dùng thần lực chấn động tất cả cõi Phật mà chẳng làm cho chúng sinh kinh sợ.
  7. Tự tại thị hiện dùng tất cả cõi trang nghiêm để trang nghiêm một cõi.
  8. Tự tại dùng một cõi trang nghiêm để trang nghiêm tất cả cõi.
  9. Tự tại thị hiện cho chúng sinh, một thân Như Lai và quyến thuộc của Ngài đều tràn đầy hết tất cả cõi Phật.
  10. Tất cả cõi, cõi nhỏ, cõi vừa, cõi lớn, cõi rộng, cõi sâu, cõi nghiêng xuống, cõi cúi, cõi ngửa, cõi bằng phẳng… tự tại dùng những cõi này thị hiện cho chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ cõi tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười pháp tự tại. Những gì là mười?

  1. Tất cả pháp tức là một pháp, một pháp tức là tất cả pháp mà tự tại chẳng trái pháp tướng chúng sinh.
  2. Bát-nhã ba-la-mật sinh ra tất cả pháp, giác ngộ tất cả chúng sinh nên tự tại không gì chẳng rõ biết.
  3. Ở nơi tất cả pháp đều lìa khỏi pháp tướng, khiến cho khắp chúng sinh tự tại vào thắng pháp.
  4. Tất cả các pháp vào một phương tiện, tự tại phân biệt giải nói vô lượng phương tiện.
  5. Tất cả các pháp đoạn đường ngôn ngữ mà có thể tự tại diễn nói vô lượng pháp môn.
  6. Đối với tất cả pháp, phương tiện thiện xảo tự tại chuyển khắp bánh xe pháp môn vô tận.
  7. Tất cả pháp đều vào một pháp môn mà ở trong kiếp chẳng thể nói tự tại phân biệt giải nói chẳng thể cùng tận.
  8. Tất cả pháp đều vào Phật pháp, thù thắng chúng sinh tự tại.
  9. Tất cả pháp thị hiện tự tại vô lượng, vô biên.
  10. Tất cả pháp không ngại thật tế, vô lượng, vô biên giống

như lưới huyễn mà ở vô lượng kiếp tự tại vì chúng sinh nói chẳng thể cùng tận.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ chân tự tại. Những gì là mười?

  1. Tự tại khiến cho tất cả chúng sinh vào trong thân mình.
  2. Thân mình tự tại thị hiện tất cả thân chúng sinh.
  3. Tất cả thân Phật tự tại thị hiện một thân Phật.
  4. Một thân Phật tự tại thị hiện tất cả thân Phật.
  5. Tất cả cõi tự tại đặt vào bên trong thân mình.
  6. Một Pháp thân tự tại đầy khắp ba đời thị hiện chúng sinh.
  7. Một thân tự tại vào Tam-muội, vô lượng thân tự tại khởi Tam-muội.
  8. Một thân tự tại thành Tối chánh giác thị hiện những thân chúng sinh.
  9. Tất cả thân chúng sinh tự tại làm một thân chúng sinh thị hiện tất cả thân chúng sinh.
  10. Tất cả thân chúng sinh tự tại thị hiện Pháp thân, Pháp thân thị hiện tất cả thân chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thân tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nguyện tự tại. Những gì là mười?

  1. Nguyện tự tại với tất cả nguyện của Bồ-tát tức là nguyện của mình.
  2. Nguyện tự tại dùng nguyện lực Bồ-đề của tất cả Phật thị hiện nguyện chúng sinh.
  3. Nguyện tự tại tùy theo sự thích ứng của chúng sinh đều khiến cho họ thành tựu nguyện Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
  4. Nguyện tự tại ở nơi a-tăng-kỳ kiếp chẳng thể tính đại nguyện chẳng gián đoạn.
  5. Nguyện tự tại xa lìa thân thức, chẳng đắm trước thân trí mà thị hiện tất cả thân.
  6. Nguyện tự tại chẳng bỏ việc mình mà có thể thành tựu viên mãn tất cả việc người khác.
  7. Nguyện tự tại giáo hóa, thành thục tất cả chúng sinh khiến cho họ chẳng thoái chuyển.
  8. Nguyện tự tại ở trong tất cả a-tăng-kỳ kiếp, tu hạnh Bồ-tát chưa từng đoạn tuyệt.
  9. Nguyện tự tại ở trong một sợi lông thành Đẳng chánh giác mà nguyện lực tràn đầy tất cả cõi Phật, vì mỗi một chúng sinh mà thị hiện thế giới chẳng thể nói, chẳng thể nói hết số thế giới.
  10. Nguyện tự tại nói một câu pháp mà mây pháp trùm khắp tất cả pháp giới, động sấm thật pháp, sáng ngời ánh chớp giải thoát, tuôn xuống pháp vũ cam lồ đầy khắp tâm nguyện của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nguyện tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ cảnh giới tự tại. Những gì là mười?

  1. Bồ-tát tại cảnh giới pháp giới mà thị hiện tại cảnh giới chúng sinh.
  2. Tại cảnh giới Phật mà thị hiện tại cảnh giới ma.
  3. Tại cảnh giới Niết-bàn mà chẳng lìa khỏi cảnh giới sinh tử.
  4. Tại cảnh giới Nhất thiết trí mà chẳng lìa cảnh giới Bồ-tát.
  5. Tại cảnh giới tịch diệt mà chẳng bỏ cảnh giới chúng sinh tán loạn.
  6. Tại cảnh giới lìa khỏi tất cả hư vọng mà chẳng lìa khỏi cảnh giới hư vọng.
  7. Tại cảnh giới trang nghiêm lực mà thị hiện cảnh giới phi Nhất thiết trí.
  8. Tại cảnh giới thật tế không chúng sinh mà chẳng bỏ cảnh giới hóa độ tất cả chúng sinh.
  9. Tại cảnh giới ly dục các thiền Tam-muội giải thoát, trí thông minh mà thị hiện cảnh giới tất cả thế giới thọ sinh.
  10. Tại cảnh giới hành Bồ-đề trang nghiêm của Như Lai mà thị hiện cảnh giới uy nghi tịch tĩnh của Thanh văn, Duyên giác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ cảnh giới tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí tự tại. Những gì là mười?

  1. Trí tự tại vô tận biện.
  2. Trí tự tại không nghi hoặc tất cả Đà-la-ni.
  3. Trí tự tại quyết định biết các căn của tất cả chúng sinh.
  4. Trí tự tại ở trong một niệm, dùng trí vô ngại tâm biết hết pháp tâm và tâm sở của tất cả chúng sinh.
  5. Trí tự tại biết sự phiền não tập khí, kết sử của tâm tất cả chúng sinh và pháp đối trị tùy theo lệnh.
  6. Trí tự tại ở trong một niệm, vào sâu mười Lực của Như Lai.
  7. Trí tự tại vô ngại trí biết chúng sinh ba đời để tùy lúc độ thoát.
  8. Trí tự tại ở trong một niệm, thành Đẳng chánh giác thị hiện cho tất cả chúng sinh.
  9. Trí tự tại ở nơi tưởng một chúng sinh rõ biết hành nghiệp của tất cả chúng sinh.
  10. Trí tự tại nơi âm thanh của một chúng sinh thị hiện âm thanh của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thông tự tại. Những gì là mười?

  1. Thông tự tại cảnh giới một thân thị hiện thân ở tất cả thế giới.
  2. Thông tự tại ngồi ở trong đại chúng một Đức Như Lai, nghe nhận chánh pháp thì có thể nghe nhận hết pháp hội đại chúng của tất cả chư Phật.
  3. Thông tự tại nơi cảnh giới một niệm một chúng sinh thành tựu Bồ-đề vô thượng chẳng thể nói tất cả chúng sinh không ai chẳng biết.
  4. Thông tự tại phát ra một diệu âm đều có thể đầy khắp tất cả thế giới, sinh ra tất cả âm thanh, mỗi một đều khác biệt mà tất cả chúng sinh không ai chẳng hiểu rõ.
  5. Thông tự tại ở trong một niệm thị hiện kiếp tận đời quá khứ những nghiệp quả báo của tất cả chúng sinh mà không ai chẳng biết.
  6. Thông tự tại khiến cho tất cả thế giới đều trang nghiêm.
  7. Thông tự tại quán sát ba đời bình đẳng.
  8. Thông tự tại sinh ra Bồ-đề của tất cả chư Phật và nguyện của chúng sinh.
  9. Thông tự tại phóng ra quang minh đại pháp.
  10. Thông tự tại được tất cả Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế Thích, Phạm vương và tất cả Thanh văn, Duyên giác, các Bồ-tát… đều cung kính tôn trọng, có thể khéo hộ trì tất cả căn lành của chư Như Lai lực.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thông tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thần lực tự tại. Những gì là mười?

  1. Thần lực tự tại đem thế giới chẳng thể nói vào trong một vi trần.
  2. Thần lực tự tại ở trong một vi trần hiển hiện tất cả pháp giới, tất cả cõi Phật.
  3. Thần lực tự tại ở trong một lỗ chân lông đều có thể dung chứa tất cả biển lớn và có thể mang đi khắp tất cả thế giới mà chẳng khiến cho chúng sinh có sợ hãi.
  4. Thần lực tự tại đem tất cả thế giới vào trong thân mình, có thể hiển hiện tất cả các việc chúng sinh.
  5. Thần lực tự tại dùng một sợi lông buộc núi Kim cang vi chẳng thể nghĩ bàn, rồi mang chúng du hành tất cả thế giới mà chẳng làm cho chúng sinh sinh lòng sợ hãi.
  6. Thần lực tự tại kiếp nhiều chẳng thể nói thị hiện một kiếp, một kiếp thị hiện những sự thành bại của bất khả thuyết kiếp mà chẳng khiến cho chúng sinh sinh tâm sợ hãi.
  7. Thần lực tự tại ở tất cả thế giới thị hiện tai họa nước, lửa, gió, thành bại mà chẳng làm cho chúng sinh sinh lòng sợ hãi.
  8. Thần lực tự tại khi tất cả thế giới bị tai họa nước, lửa, gió hủy hoại thì có thể giữ gìn tất cả dụng cụ sinh sống của chúng sinh.
  9. Thần lực tự tại đem thế giới chẳng thể nghĩ bàn đặt vào trong bàn tay rồi ném thật xa đến phương khác, qua khỏi thế giới chẳng thể nói mà chẳng làm cho chúng sinh sinh lòng sợ hãi..
  10. Tự tại thần lực khiến cho tất cả chúng sinh hiểu được tất cả cõi Phật giống như hư không.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thần lực tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười lực tự tại. Những gì là mười?

  1. Lực tự tại chúng sinh chẳng bỏ chúng sinh mà giáo hóa điều phục.
  2. Lực tự tại cõi Phật dùng đồ trang nghiêm chẳng thể nói để trang nghiêm hiển hiện các cõi Phật.
  3. Lực tự tại Pháp khiến cho tất cả thân vào không thân.
  4. Lực tự tại kiếp chẳng đoạn tất cả hạnh Bồ-tát.
  5. Lực tự tại Phật, giác ngộ chúng sinh ngủ mê trong sinh tử.
  6. Lực tự tại hạnh, gồm lấy hạnh của tất cả Bồ-tát.
  7. Lực tự tại Như Lai, độ thoát tất cả chúng sinh.
  8. Lực tự tại trí vô sư, tự nhiên giác ngộ tất cả pháp.
  9. Lực tự tại Nhất thiết trí, trí giác ngộ của người Nhất thiết trí.
  10. Lực tự tại đại Bi, chẳng bỏ tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lực tự tại của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười loại tự tại: chúng sinh tự tại… của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu mười thứ tự tại này thì muốn thành Bồ-đề vô thượng hay chẳng thành Bồ-đề vô thượng đều tự tại tùy ý. Tuy thành Bồ-đề mà cũng chẳng đoạn các hạnh Bồ-tát. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát sinh ra các nguyện lớn, phương tiện khéo léo thị hiện vô lượng pháp môn tự tại.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ du hý thần thông. Những gì là mười?

  1. Đại Bồ-tát ở thân chúng sinh làm thân cõi Phật mà chẳng hoại thân chúng sinh. Đó là du hý thần thông thứ nhất.
  2. Đại Bồ-tát ở thân cõi Phật làm thân chúng sinh mà chẳng lìa khỏi thân cõi Phật. Đó là du hý thần thông thứ hai.
  3. Đại Bồ-tát ở thân Phật thị hiện thân Thanh văn, Duyên giác mà chẳng giảm thân Như Lai. Đó là du hý thần thông thứ ba.
  4. Đại Bồ-tát ở thân Thanh văn, Duyên giác thị hiện thân Như Lai mà chẳng thêm lớn thân Thanh văn, Duyên giác. Đó là du hý thần thông thứ tư.
  5. Đại Bồ-tát ở thân Bồ-tát thị hiện thân Bồ-đề vô thượng mà chẳng bỏ hạnh Bồ-tát. Đó là du hý thần thông thứ năm.
  6. Đại Bồ-tát ở thân Bồ-đề vô thượng thị hiện thân Bồ-tát mà chẳng giảm thân Bồ-đề. Đó là du hý thần thông thứ sáu.
  7. Đại Bồ-tát ở cõi Niết-bàn thị hiện sinh tử nối tiếp nhau chẳng dứt mà chẳng đắm trước cõi Niết-bàn. Đó là du hý thần thông thứ bảy.
  8. Đại Bồ-tát ở cõi sinh tử thị hiện cõi Niết-bàn cũng chẳng rốt ráo Vô dư Niết-bàn. Đó là du hý thần thông thứ tám.
  9. Đại Bồ-tát Chánh thọ Tam-muội, nhưng đi, đứng, nằm ngồi, hiện các uy nghi mà chẳng xả khỏi Chánh thọ Tam-muội. Đó là du hý thần thông thứ chín.
  10. Đại Bồ-tát ở chỗ một Đức Phật nghe pháp thọ trì, nhưng có thể đi đến hết chỗ của chư Phật chẳng thể nói nghe thọ chánh pháp mà chẳng lìa khỏi chỗ ngồi cũ, cũng chẳng phân thân, chẳng rời khỏi Tam-muội. Từng niệm, từng niệm, ở mỗi một cửa thân Tam-muội sinh ra cửa thân Tam-muội chẳng thể nói, chẳng thể nói hết mà tất cả các kiếp còn có thể cùng tận, còn Bồ-tát sinh ra cửa thân Tam-muội thì chẳng thể tận cùng. Đó là du hý thần thông thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ du hý thần thông của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được du hý thần thông đại trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thắng hạnh. Những gì là mười?

  1. Thắng hạnh ở tất cả pháp giới dùng vô lượng cửa phương tiện hiện khắp chúng sinh.
  2. Thắng hạnh dùng vô lượng trang nghiêm để trang nghiêm tất cả thế giới, hiện khắp chúng sinh.
  3. Thắng hạnh biết sinh ra tất cả cõi chúng sinh đều như ảo hóa.
  4. Thắng hạnh ở thân Như Lai sinh ra thân Bồ-tát, ở thân Bồtát sinh ra thân Như Lai.
  5. Thắng hạnh ở hư không giới sinh ra thế giới, ở thế giới sinh ra hư không giới.
  6. Thắng hạnh ở cõi sinh tử sinh ra cõi Niết-bàn, ở cõi Niết-bàn sinh ra cõi sinh tử.
  7. Thắng hạnh ở âm thanh của một chúng sinh sinh ra âm thanh của tất cả Phật pháp.
  8. Thắng hạnh ở cửa vô lượng thân thị hiện một thân, ở cửa một thân thị hiện phân biệt tất cả các thân.
  9. Thắng hạnh dùng một thân đầy khắp tất cả thế giới.
  10. Thắng hạnh ở trong một niệm, khiến cho tất cả chúng sinh sinh ra vô lượng, vô biên pháp môn, thành Đẳng chánh giác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thắng hạnh của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở hạnh này thì được thắng hạnh đại trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ lực. Những gì là mười?

  1. Lực trực tâm ở nơi tất cả thế giới không nhiễm trước.
  2. Lực thâm tâm, chẳng hoại tất cả các Phật pháp.
  3. Lực phương tiện, rốt ráo tất cả hạnh của Bồ-tát.
  4. Lực trí tuệ, biết những tâm hạnh của tất cả chúng sinh.
  5. Lực nguyện, khiến cho nguyện của tất cả chúng sinh tròn đủ.
  6. Lực hạnh đến tận tất cả đời vị lai kiếp chẳng đoạn tuyệt.
  7. Lực thừa sinh ra và hiện khắp tất cả các thừa mà chẳng chuyển Đại thừa.
  8. Lực du hý thần thông, ở trong một sợi lông thị hiện ở tất cả thế giới thanh tịnh, tất cả Như Lai xuất hiện ở đời.
  9. Lực Bồ-đề, giác ngộ Bồ-đề cho tâm niệm của tất cả chúng sinh.
  10. Lực chuyển bánh xe pháp, với một câu pháp nói lên những căn hy vọng của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lực của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở lực này thì được mười lực Nhất thiết trí vô thượng của tất cả Đức Phật

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vô úy. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát có thể nghe giữ tất cả vấn nạn, rồi nghĩ như vầy: “Tất cả thế giới mười phương có đến hỏi ta, nếu chẳng đáp được thì không có việc này, cho đến chẳng thấy một chút tướng sợ.” Chẳng thấy chút tướng sợ nên Bồ-tát rốt ráo tất cả vô úy, an trụ ở vô úy. Tất cả chúng sinh tùy theo điều hỏi của họ, Bồ-tát đều đoạn dứt nghi hoặc cho họ. Đó là vô úy thứ nhất.

2. Tất cả ngữ ngôn âm thanh, tất cả văn tự mà Như Lai thọ ký biện tài vô ngại đã rốt ráo bờ kia, Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Thế giới mười phương, tất cả chúng sinh đến hỏi ta, nếu ta chẳng thể đáp được thì không có việc này, cho đến chẳng thấy chút tướng sợ.” Chẳng thấy chút tướng sợ nên có thể diệt trừ hết tất cả nghi hoặc, an trụ ở vô úy. Đó là vô úy thứ hai.

3. Đại Bồ-tát biết tất cả pháp đều không, lìa ngã, ngã sở, không tạo, không người tạo, không biết, không mạng, không nuôi lớn, không người, lìa khỏi ấm, giới, nhập, lìa khỏi các tà kiến, tâm như hư không. Rồi Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả chúng sinh nếu có thể khiến cho ta khởi lên điều ác của thân, miệng, ý thì không có điều này. Vì sao? Vì Bồ-tát thường lìa khỏi ngã, ngã sở nên nếu sinh sợ hãi thì không có điều này, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên làm hạnh Bồ-tát chẳng thể chướng ngại. Đó là vô úy thứ ba.

4. Đại Bồ-tát được sự hộ trì của chư Phật, thành lực Như Lai, làm hạnh Như Lai, uy nghi Như Lai chưa từng chuyển dịch. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Như kẻ có thể đến trách ta về uy nghi thì không có điều này, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên ở trong đại chúng nói pháp nhiệm mầu. Đó là vô úy thứ tư.

5. Thân, miệng, ý của Đại Bồ-tát thanh tịnh, xa lìa mọi điều ác. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Như có người đến trách thân, miệng, ý của ta ác thì không có điều này, cho đến chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên có thể giáo hóa hết tất cả chúng sinh. Đó là vô úy thứ năm.

6. Đại Bồ-tát thường được lực sĩ Kim cang theo thị vệ, thường được tất cả Trời, Rồng, Dạ-xoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-gia, Đế Thích, Phạm vương… theo thị vệ cung kính cúng dường, thường được tất cả chư Phật hộ niệm. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả quyến thuộc của bọn ma và các ngoại đạo có thấy chúng sinh đi đến chỗ ta, chúng có thể gây chướng ngại Bồ-đề vô thượng của ta thì không có điều này, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ, an trụ ở vô úy, hoan hỷ tu hành hạnh nghiệp Bồ-tát. Đó là vô úy thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát lìa khỏi si, chánh niệm, theo Như Lai sinh, thành tựu ý căn thứ nhất. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Chánh pháp đã nói của tất cả chư Phật, từng cú thân, vị thân đều thuận theo Bồ-đề. Nếu ta chẳng để đúng như pháp thọ trì thì không có điều đó, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên thọ trì thủ hộ chánh pháp của Như Lai. Đó là vô úy thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ trí tuệ phương tiện thiện xảo, rốt ráo bờ kia các lực Bồ-tát, trực tâm trong sạch giáo hóa chúng sinh, phát nguyện đại Bồ-đề, đối với chúng sinh đã khởi lên đại Bi nên ở trong đời phiền não trược mà hiện thọ sinh, hiện thọ năm dục, nuôi dưỡng vợ con và các quyến thuộc. Vì giáo hóa chúng sinh nên Bồ-tát lại nghĩ như vầy: “Ta tuy ở tại đây mà chẳng sinh hoặc loạn làm chướng ngại đối với pháp môn biện tài Bồ-đề giải thoát Tammuội. Nếu có thể chướng ngại thì không có điều này. Vì sao? Vì Bồtát ở với tất cả pháp mà được tự tại, rốt ráo bờ kia tu hạnh Bồ-tát, an trụ ở Bồ-đề. Tất cả thế gian mà Bồ-tát thọ sinh, hoặc loạn đã chẳng thể loạn. Nếu có thể hoặc loạn thì không có điều này, cho đến chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên ở tất cả thế giới, Bồ-tát thị hiện thọ sinh. Đó là vô úy thứ tám.

9. Đại Bồ-tát lìa bỏ ngu si, biết Nhất thiết trí, trụ ở đạo Bồ-tát, theo với Đại thừa, trụ ở Nhất thiết trí, tâm lực thị hiện Thanh văn, Duyên giác chẳng đổi uy nghi. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ta quyết chẳng chứng đạo Thanh văn, Duyên giác. Ta nếu chịu chứng thì không có điều này, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu tướng sợ nên Bồ-tát an trụ ở vô úy, có thể thị hiện hết các thừa, đầy đủ rốt ráo bình đẳng Đại thừa. Đó là vô úy thứ chín.

10. Đại Bồ-tát thành tựu tất cả các pháp Bạch tịnh, gom chứa căn lành, thành tựu viên mãn tất cả các nguyện thông minh, trụ vững ở Bồ-đề, thành tựu viên mãn đầy đủ các hạnh Bồ-tát, ở tất cả chỗ ghi nhận sự thọ ký Nhất thiết trí của Như Lai, giáo hóa chúng sinh, chẳng bỏ hạnh Bồ-tát. Bồ-tát nghĩ như vầy: “Ở đó có chúng sinh có thể hóa độ mà nếu ta chẳng có thể kịp thời thị hiện cảnh giới Như Lai thì không có điều này, thậm chí chẳng thấy chút xíu tướng sợ.” Chẳng thấy chút xíu nên an trụ ở vô úy, tùy người thọ hóa khắp vì họ ứng hiện cảnh giới Như Lai mà cũng chẳng đoạn nguyện hạnh Bồtát. Đó là vô úy thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vô úy của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được vô úy vô thượng của tất cả chư Phật mà cũng chẳng bỏ vô úy của Bồ-tát.

*********

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp Bất cộng. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát tu tập sáu pháp Ba-la-mật, chẳng nhờ người khác mà giác ngộ, bình đẳng bố thí không keo kiệt, trì giới thanh tịnh xa lìa giới ác, nhẫn nhục thành tựu tâm chẳng lay động, siêng tu tinh tấn ở tất cả kiếp chưa từng thoái chuyển, vào sâu thiền định xa lìa tất cả loạn động, sinh ra trí tuệ xa lìa tà kiến. Đó là pháp Bất cộng thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát tu tập sáu pháp Ba-la-mật, tùy thuận theo đạo Ba-la-mật, chẳng nhờ người khác mà giác ngộ. Đại Bồ-tát cưu mang tất cả chúng sinh mà làm lợi ích cho họ. Đối với tất cả chúng sinh, Bồ-tát thường dùng pháp thí, lời nói êm ái, nét mặt khoan hòa, xa lìa lời nói ác. Đối với tất cả chúng sinh, Bồ-tát thường sinh lòng vui đem lợi ích chân thật, khiến cho tất cả chúng sinh hiểu rõ Bồ-đề, xa lìa lòng ác, thành tựu đầy đủ thật nghĩa bình đẳng. Đó là pháp Bất cộng thứ hai.

3. Đại Bồ-tát cưu mang chúng sinh, thuận theo đạo nhiếp hóa, chẳng nhờ người khác mà giác ngộ. Đại Bồ-tát hiểu rõ hồi hướng chẳng cầu quả báo, thuận theo hồi hướng Bồ-đề của chư Phật, chẳng nhiễm trước Tam-muội của tất cả thế gian, hồi hướng trí Phật, làm lợi ích chúng sinh. Đó là pháp Bất cộng thứ ba.

4. Đại Bố tát hiểu rõ hồi hướng, chuyên cầu căn lành của tất cả chư Phật, trí tuệ vô thường làm lợi ích tất cả chúng sinh mà chẳng nhờ người khác giác ngộ. Đại Bồ-tát bằng phương tiện khéo léo rốt ráo đến bờ kia, thuận theo thế gian, gần gũi thế gian mà không mệt chán, chính hướng về hạnh Thánh, xa lìa con đường giải thoát của tất cả Thanh văn, Duyên giác, giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh. Bồ-tát chẳng đắm trước niềm vui của mình, khéo biết tất cả các thiền giải thoát Tam-muội, Chánh thọ Tam-muội, nhập vào các Tam-muội mà vẫn tự tại. Ở trong sinh tử, lòng không mệt chán, đi trong sinh tử mà tưởng như dạo xem vườn, an trụ ở tất cả cung điện của các ma mà thị hiện Đế Thích, Phạm vương tự tại vô lượng. Ở trong tất cả sinh tử mà ánh sáng tuệ luôn thanh tịnh chiếu soi diệt trừ si ám, đối với tất cả mọi người, bỏ nhà xuất gia, chẳng chấp trước dị kiến. Bồ-tát thị hiện sách vở, văn tụng, đàm luận, ngữ ngôn, toán thuật, ấn pháp, tất cả sự vui thích của tất cả thế gian. Bồ-tát hiện làm thân nữ mà tài thuật xảo diệu có thể làm lay chuyển lòng người. Đối với pháp thế gian, việc ly thế gian, Bồ-tát đều có thể hỏi, đáp thông suốt. Đối với việc thế gian, việc ly thế gian, Bồ-tát cũng đều thông thạo. Bồ-tát thường quán sát chúng sinh, thị hiện tất cả Thanh văn, Duyên giác mà chẳng chuyển uy nghi, chẳng quên Đại thừa. Ở trong một niệm, Bồ-tát hiện thành Bồ-đề Vô thượng của Như Lai mà cũng chẳng gián đoạn hạnh của Bồ-tát. Đó là pháp Bất cộng thứ tư.

5. Đại Bồ-tát tu tập đầy đủ phương tiện khéo léo đến với bờ kia mà chẳng nhờ người khác giác ngộ. Đại Bồ-tát giỏi biết Tammuội câu biến, Tam-muội phiên phúc, du hý trí tuệ thông minh, rốt ráo trí tuệ bờ kia, thường ở tại Niết-bàn mà hiện ở cửa sinh tử, biết chúng sinh không giới hạn mà giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh. Bồ-tát thường ở tại bờ kia tịch diệt rốt ráo mà thị hiện ở nơi lửa phiền não cháy bừng, thường ở tại một thân diệu pháp Kim cang mà hiện thân vô lượng ở cửa chúng sinh, thường ở tại một chánh thọ các thiền Tam-muội mà hiện làm chúng sinh vui thú năm dục, thường ưa tịch tĩnh xa lìa ba cõi mà giáo hóa tất cả chúng sinh nuôi lớn căn lành, thường ưa chánh pháp mà hiện trăm ngàn Thiên nữ vây quanh chung nhau vui sướng, thân trang nghiêm tướng tốt trăm phước mà hiện ra hình hài nghèo hèn xấu xí, thường lìa các ác nuôi lớn nghiệp lành mà hiện thọ sinh vào tất cả đường ác; rốt ráo đến trí Phật bờ kia mà cũng chẳng bỏ thân trí Bồ-tát. Bồ-tát thành tựu vô lượng trí tuệ như vậy… tất cả Thanh văn, Duyên giác không thể biết được huống gì là tất cả chúng sinh dại khờ. Đó là pháp Bất cộng thứ năm của Đại Bồ-tát.

6. Nghiệp thân miệng ý của Đại Bồ-tát lấy trí tuệ làm đầu. Tất cả các nghiệp thanh tịnh uy nghi, thành tựu đại Từ, lìa hẳn tâm giết hại, cho đến xa lìa tà kiến, đầy đủ Chánh giác. Đó là pháp Bất cộng thứ sáu nghiệp thân, miệng, ý của Đại Bồ-tát hành theo trí tuệ.

7. Đại Bồ-tát thành tựu đại Bi, chẳng bỏ tất cả chúng sinh, thay cho tất cả chúng sinh chịu những khổ của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, vua Diêm-la mà lòng không mệt chán, độ thoát tất cả những cõi quần sinh, đối với tất cả dục lạc lòng không nhiễm trước, thường vì chúng sinh diệt các khổ ấm, chẳng bỏ đại Bi. Đó là pháp Bất cộng thứ bảy của Đại Bồ-tát.

8. Đại Bồ-tát được sự yêu kính của tất cả chúng sinh, Đế Thích, Phạm vương, bốn vua trời… đều cung kính cúng dường. Tất cả chúng sinh, thường ưa nhìn thấy không có chán. Vì sao? Vì hạnh nghiệp của Bồ-tát vốn tu tập bằng tâm không nhiễm trước, đều thanh tịnh, uy nghi đầy đủ. Tất cả chúng sinh đều ưa nhìn thấy không chán. Đó là pháp Bất cộng thứ tám của Đại Bồ-tát.

9. Tâm Nhất thiết trí kiên cố chính trực, Đại Bồ-tát dùng đại trang nghiêm mà trang nghiêm thì tuy đến chỗ khó, chỗ những người ác, chỗ Thanh văn, Duyên giác nhất định chẳng lùi mất tâm Nhất thiết trí diệu bảo thanh tịnh. Ví như viên ngọc nước tên là Tịnh quang tuy ở chỗ nước đục, tánh báu vẫn không khác, nó có thể khiến cho nước đục đều trong sạch hết. Đại Bồ-tát cũng như vậy, tuy Bồtát ở tại chỗ các nạn, chỗ những người ác, chỗ Thanh văn, Duyên giác nhưng nhất định chẳng lìa bỏ lòng báu thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, khiến cho tất cả chúng sinh diệt trừ tà kiến phiền não vẩn đục, trụ ở lòng báu thanh tịnh Nhất thiết trí. Đó là pháp Bất cộng thứ chín của Đại Bồ-tát.

10. Đại Bồ-tát tự mình giác ngộ pháp trí tuệ đến bờ kia, thọ vô sư ký, dùng lụa pháp lìa cấu để đội đầu, ở chỗ Như Lai chẳng bỏ lòng cung kính cúng dường, cũng chẳng lìa bỏ những Thiện tri thức. Đó là pháp Bất cộng thứ mười của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp Bất cộng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp Bất cộng vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nghiệp. Những gì là mười?

  1. Nghiệp thế giới, Bồ-tát đều có thể nghiêm tịnh tất cả thế giới.
  2. Nghiệp Như Lai, Bồ-tát cúng dường tất cả Phật.
  3. Nghiệp thiện hữu Bồ-tát, căn lành đồng nhau.
  4. Nghiệp chúng sinh, Bồ-tát giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh.
  5. Nghiệp đời vị lai, Bồ-tát giáo hóa tất cả đến tận đời vị lai.
  6. Nghiệp thần lực, Bồ-tát chẳng bỏ chỗ của mình mà có thể du hành tất cả thế giới.
  7. Nghiệp thanh tịnh quang, Bồ-tát phóng ra vô lượng, vô biên ánh sáng màu, đầu mỗi một ánh sáng đều có hoa sen bảy báu thanh tịnh, trên mỗi một đài hoa đều có Bồ-tát hiện ra ngồi kiết già.
  8. Nghiệp Tam bảo chẳng đoạn, sau khi tất cả chư Phật diệt độ, Bồ-tát thọ trì, bảo vệ chánh pháp Phật.
  9. Nghiệp biến hóa, Bồ-tát du hành mười phương nói pháp hóa độ chúng sinh.
  10. Nghiệp nắm giữ, Bồ-tát tùy sự phát tâm mà thị hiện cho chúng sinh, khiến cho họ tròn đủ tất cả các nguyện lớn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nghiệp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nghiệp này thì được nghiệp lớn vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thân. Những gì là mười?

  1. Thân Bồ-tát không đến ở tất cả cõi, chẳng thọ sinh.
  2. Thân Bồ-tát không đi tất cả cõi, tìm cầu chẳng thể được.
  3. Thân Bồ-tát chẳng thật, như chỗ sở đắc của tất cả thế gian.
  4. Thân Bồ-tát chẳng hư, như các thế gian hiểu rõ sự chân thật.
  5. Thân Bồ-tát chẳng tận, đến đời vị lai chẳng thể đoạn dứt.
  6. Thân Bồ-tát kiên cố, tất cả bọn ma chẳng thể hoại.
  7. Thân Bồ-tát chẳng động, tất cả bọn ma và những ngoại đạo chẳng thể lay động.
  8. Thân Bồ-tát có tướng, thị hiện tướng trăm phước thanh tịnh.
  9. Thân Bồ-tát vô tướng, pháp tướng rốt ráo không có các tướng.
  10. Thân Bồ-tát đến khắp, bình đẳng với Như Lai ba đời.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thân của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở thân này thì được thân vô tận vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thân nghiệp. Những gì là mười?

  1. Thân nghiệp Bồ-tát, dùng một thân biến khắp tất cả thế giới.
  2. Thân nghiệp Bồ-tát, ở trước mặt tất cả chúng sinh đều vì họ hiện thân.
  3. Thân nghiệp Bồ-tát, ở trong mỗi nẻo đều hiện thọ sinh.
  4. Thân nghiệp Bồ-tát, du hành tất cả thế giới.
  5. Thân nghiệp Bồ-tát, đi đến tất cả chỗ Phật và các đại chúng.
  6. Thân nghiệp Bồ-tát, dùng một bàn tay có thể che khắp tất cả thế giới.
  7. Thân nghiệp Bồ-tát, Bồ-tát có thể dùng tay đập nát tất cả núi Kim cang vi như vi trần.
  8. Thân nghiệp Bồ-tát, ở trong thân mình, Bồ-tát bày ra sự thành, hoại của tất cả chúng sinh, tất cả cõi Phật.
  9. Thân nghiệp Bồ-tát, Bồ-tát dùng một thân trùm khắp tất cả chúng sinh.
  10. Thân nghiệp Bồ-tát, ở trong thân mình, Bồ-tát hiện khắp sự thành tựu Bồ-đề vô thượng rốt ráo cho tất cả chúng sinh trong tất cả cõi Phật nghiêm tịnh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nghiệp thân của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nghiệp này thì được đại pháp vô thượng của tất cả chư Phật, có thể khai ngộ hết tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thân. Những gì là mười?

  1. Thân Ba-la-mật, chính hướng Bồ-đề.
  2. Thân bốn Nhiếp pháp, chẳng bỏ chúng sinh.
  3. Thân đại Bi, thay tất cả chúng sinh chịu vô lượng khổ không mệt chán.
  4. Thân đại Từ, cứu hộ tất cả chúng sinh.
  5. Thân công đức, làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.
  6. Thân trí tuệ, thân kim cang của tất cả chư Phật.
  7. Thân tịnh pháp, xa lìa các đường sinh tử.
  8. Thân phương tiện, có thể thị hiện khắp tất cả chúng sinh.
  9. Thân thần lực, thị hiện tất cả lực tự tại.
  10. Thân Bồ-đề, tùy mọi lúc mà thành Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thân của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ thân này thì được thân đại trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ miệng. Những gì là mười?

  1. Miệng nhu nhuyến, an vui tất cả chúng sinh.
  2. Miệng cam lồ, làm mát dịu tất cả chúng sinh.
  3. Miệng chẳng hư rỗng, nói chân thật.
  4. Miệng như thật, cho đến trong mơ lời nói cũng không hư rỗng.
  5. Miệng tôn trọng, tất cả Đế Thích, Phạm vương, Tứ Thiên vương đều cung kính tôn trọng.
  6. Miệng thậm thâm, hiển hiện pháp chân thật.
  7. Miệng kiên cố, nói vô lượng pháp, chẳng thể tận cùng.
  8. Miệng chính trực, tất cả âm thanh biện tài tròn đủ.
  9. Miệng trang nghiêm, tùy lúc, tùy nghiệp báo mà thị hiện khắp.
  10. Miệng Nhất thiết trí, theo sự thích ứng mà độ chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ miệng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở miệng này thì được diệu khẩu thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nghiệp thanh tịnh để trang nghiêm nghiệp miệng của Bồ-tát. Những gì là mười?

  1. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát ưa nghe âm thanh thanh tịnh của Như Lai.
  2. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát ưa nghe âm thanh thanh tịnh của Bồ-tát.
  3. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát chẳng nói những lời chúng sinh chẳng ưa nghe.
  4. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát ở đời quá khứ, Bồ-tát lìa khỏi bốn lỗi của miệng.
  5. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát hoan hỷ khen ngợi Như Lai.
  6. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát ở chỗ tháp miếu của Như Lai, Bồ-tát lớn tiếng khen ngợi công đức như thật của chư Phật.
  7. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát một mực bố thí chánh pháp khắp chúng sinh.
  8. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát dùng âm nhạc ca tụng, khen ngợi Như Lai.
  9. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát ở chỗ chư Phật, chẳng tiếc thân mạng, nghe thọ chánh pháp.
  10. Nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát luôn luôn theo Pháp sư, nghe pháp chân chánh, cung cấp cúng dường.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nghiệp thanh tịnh làm thanh tịnh nghiệp miệng Bồ-tát của Đại Bồ-tát. Nó sinh ra nghiệp miệng thanh tịnh của Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát sinh ra nghiệp miệng thanh tịnh như vậy thì được mười thứ thủ hộ. Những gì là mười?

Đó là các vua trời và chư Thiên thủ hộ, vua Rồng, vua Dạxoa, vua Càn-thát-bà, vua A-tu-la, vua Câu-lâu-la, vua Khẩn-na-la, vua Ma-hầu-la-già, vua Phạm và các Phạm thiên, vua tất cả các Phật pháp cùng chung thủ hộ.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát sinh ra nghiệp miệng thanh tịnh

được mười thứ thủ hộ. Nếu Đại Bồ-tát sinh ra nghiệp miệng thanh tịnh như vậy mà được mười thứ thủ hộ thì có thể hoàn thành mười việc lớn. Những gì là mười?

  1. Khiến cho tất cả cõi chúng sinh đều hoan hỷ.
  2. Tất cả cõi giới không đâu chẳng nghe biết.
  3. Đều có thể phát khởi hết tất cả các căn.
  4. Có thể thanh tịnh hết tất cả tánh giới.
  5. Vượt ra khỏi tất cả các phiền não giới.
  6. Xa lìa tất cả các tập khí giới.
  7. Minh tịnh tất cả các trực tâm giới.
  8. Nuôi lớn tất cả các thâm tâm giới.
  9. Tràn đầy tất cả các pháp tánh giới.
  10. Chiếu sáng tất cả đại Niết-bàn giới.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tâm. Những gì là mười?

  1. Tâm ngang bằng đại địa nắm giữ các căn lành của tất cả chúng sinh.
  2. Tâm ngang bằng biển lớn thọ trì vô lượng, vô biên biển pháp lớn trí tuệ của chư Phật.
  3. Tâm ngang bằng vua núi Tu-di, khiến cho tất cả chúng sinh an trụ ở căn lành vô thượng.
  4. Tâm báu ma-ni xa lìa phiền não, được trực tâm thanh tịnh.
  5. Tâm Kim cang quyết định biết rõ tất cả pháp.
  6. Tâm núi Kim cang vi kiên cố, tất cả bọn ma, ngoại đạo chẳng thể hoại.
  7. Tâm ngang bằng hoa sen, tất cả thế pháp chẳng thể nhiễm.
  8. Tâm ngang bằng hoa Ưu-đàm-bát, đối với tất cả kiếp khó gặp gỡ.
  9. Tâm ngang bằng mặt trời trong sạch, trừ diệt tất cả ngu si, tối tăm ngăn che chúng sinh.
  10. Tâm ngang bằng hư không, tất cả chúng sinh không thể đo lường được.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tâm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được tâm lớn thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phát tâm. Những gì là mười?

  1. Phát tâm độ thoát tất cả chúng sinh.
  2. Phát tâm bạt trừ phiền não ra khỏi tất cả chúng sinh.
  3. Phát tâm đoạn trừ tất cả tập khí.
  4. Phát tâm đoạn trừ tất cả nghi hoặc, đầy đủ thanh tịnh, không nghi hoặc.
  5. Phát tâm trừ diệt tất cả khổ não của chúng sinh.
  6. Phát tâm trừ diệt các nạn của tất cả đường ác.
  7. Phát tâm thuận theo tất cả lời dạy của chư Phật.
  8. Phát tâm học tất cả sự học của Bồ-tát.
  9. Phát tâm giác ngộ Bồ-đề của tất cả chư Phật, dạy cho tất cả chúng sinh mà tâm phàm ngu không thể đạt được.
  10. Phát tâm đánh trống đại pháp mà âm thanh nghe đến tất cả thế giới, soi khắp các căn của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phát tâm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được sự phát tâm vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tâm tròn đầy. Những gì là mười?

  1. Tâm đầy khắp tất cả cõi hư không, chúng sinh vô biên.
  2. Tròn đầy tất cả pháp giới, thâm nhập vào vô lượng, vô biên.
  3. Tròn đầy tất cả ba đời, giải thoát hết ở trong một niệm.
  4. Tròn đầy tất cả Phật, giáng trần thọ thai, sinh ra, xuất gia, đắc đạo, chuyển bánh xe chánh pháp… cho đến đại Bát-niết-bàn đều sáng tỏ.
  5. Tròn đầy tất cả cõi chúng sinh, quyết định rõ biết hy vọng, tập khí và các căn.
  6. Tròn đầy ánh sáng trí tuệ, tùy thuận rõ biết tất cả pháp giới.
  7. Tròn đầy vô lượng, vô biên, hiểu rõ tất cả pháp như lưới huyễn.
  8. Tròn đầy vô sinh, tất cả các pháp không tự tánh.
  9. Tròn đầy vô ngại, lòng mình, lòng người không chướng ngại.
  10. Tròn đầy tự tại, ở trong một niệm, hiện thành Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tâm tròn đầy của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì có thể thành tựu tròn đầy tất cả Phật pháp vô lượng trang nghiêm vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ căn. Những gì là mười?

  1. Căn hoan hỷ, đối với tất cả Phật lòng tin chẳng hư hoại.
  2. Căn ưa thích Bồ-tát, giác ngộ Bồ-đề của tất cả Phật.
  3. Căn Bồ-tát không thoái, rốt ráo tất cả việc.
  4. Căn Bồ-tát trụ, an trụ tất cả hạnh Bồ-tát.
  5. Căn thậm thâm, rõ biết phương tiện thiện xảo Bát-nhã ba-lamật.
  6. Căn chẳng ngưng nghỉ, rốt ráo tất cả việc của chúng sinh.
  7. Căn Kim cang, quyết định rõ biết tất cả pháp.
  8. Căn ánh sáng Kim cang sáng rỡ, soi khắp tất cả cảnh giới Phật.
  9. Căn chẳng tạp, tất cả Như Lai đồng một thân.
  10. Căn vô ngại tế, vào sâu mười thứ lực Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ căn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở căn này thì được tịnh căn vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trực tâm. Những gì là mười?

  1. Trực tâm chẳng nhiễm tất cả pháp thế gian.
  2. Trực tâm chẳng nhiễm Thanh văn, Duyên giác.
  3. Trực tâm thuận theo Bồ-đề.
  4. Trực tâm chẳng trái đạo Nhất thiết trí.
  5. Trực tâm tất cả bọn ma và các ngoại đạo chẳng thể cản trở, phá hoại.
  6. Trực tâm chẳng nhiễm trí tuệ viên mãn thanh tịnh Như Lai.
  7. Trực tâm tùy theo điều pháp đã nghe có thể gom hết mà thọ trì.
  8. Trực tâm ở tất cả chỗ thọ sinh không có sự chọn lựa.
  9. Trực tâm vào sâu trí tuệ vi tế.
  10. Trực tâm khéo léo tu tập tất cả Phật pháp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trực tâm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được trực tâm thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thâm tâm. Những gì là mười?

  1. Thâm tâm chẳng lùi, nuôi lớn tất cả các pháp lành.
  2. Thâm tâm lìa nghi, hiểu rõ được lời nói vi mật của tất cả Phật.
  3. Thâm tâm chánh trì, chẳng bỏ nguyện hạnh lớn của Bồ-tát.
  4. Thâm tâm ngay thẳng vô thượng, thâm nhập vào tất cả Phật pháp.
  5. Thâm tâm thấu rõ, đối với tất cả Phật pháp được tự tại.
  6. Thâm tâm thù thắng, thâm nhập vào đủ chủng loại pháp phương tiện.
  7. Thâm tâm đứng đầu, ở nơi tất cả cảnh giới đều rốt ráo.
  8. Thâm tâm tự tại, trang nghiêm tất cả Tam-muội tự tại chẳng đoạn tuyệt.
  9. Thâm tâm cụ túc, gom lấy đại nguyện căn bản.
  10. Thâm tâm chẳng bỏ, giáo hóa tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thâm tâm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tâm này thì được thâm tâm thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ phương tiện. Những gì là mười?

  1. Phương tiện bố thí, bỏ hết tất cả mà chẳng cầu đền đáp.
  2. Phương tiện học tất cả các việc học, trì tất cả giới, hành đủ oai nghi Đầu-đà thanh tịnh mà chẳng xem nhẹ người khác.
  3. Phương tiện lìa khỏi triền phược, điên đảo, sân nhuế, ngã mạn, nhẫn nhịn những điều ác của tất cả chúng sinh mà xa lìa tất cả tưởng ta, người.
  4. Phương tiện tinh tấn chẳng lùi, rốt ráo nghiệp thân, miệng, ý, tất cả cảnh giới chẳng quên mất.
  5. Phương tiện các thiền Tam-muội giải thoát, các thần thông, xa lìa các phiền não của tất cả năm dục.
  6. Phương tiện chánh hướng trí tuệ, nuôi lớn tất cả công đức, lòng không chán đủ.
  7. Phương tiện đại Từ, cho rằng tất cả chúng sinh là không chúng sinh nên thay tất cả chúng sinh chịu các khổ não.
  8. Phương tiện chẳng bỏ đại Bi, hiểu rõ được tất cả pháp không tự tánh.
  9. Phương tiện giác ngộ mười Lực, trí quyết định không ngại thị hiện tất cả chúng sinh.
  10. Phương tiện chuyển bánh xe pháp không thoái, chuyển đến tâm chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ phương tiện của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được phương tiện đại trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ưa tu. Những gì là mười?

  1. Ưa tu tối thắng, tôn trọng các căn lành phương tiện.
  2. Ưa tu trang nghiêm, sinh ra đủ chủng loại trang nghiêm.
  3. Ưa tu việc lớn, tâm mênh mông.
  4. Ưa tu tịch diệt, vào sâu pháp phương tiện thậm thâm.
  5. Ưa tu vô biên, phát vô lượng tâm.
  6. Ưa tu việc khéo nắm giữ sự hộ niệm của tất cả chư Phật.
  7. Ưa tu chẳng hoại, tất cả việc ma chẳng thể hoại.
  8. Ưa tu quyết định, hiểu rõ tất cả những nghiệp báo.
  9. Ưa tu hiện tại, tùy ý có thể hiện đại biến hóa thần lực tự tại.
  10. Ưa tu nghe nhân, được thọ ký nơi tất cả Phật, ưa tu tự tại, theo ý tùy lúc thành Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ưa tu của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở việc tu này thì được sự ưa tu vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ giải thoát vào sâu thế giới. Những gì là mười?

  1. Tất cả thế giới vào một thế giới, một thế giới vào tất cả thế giới.
  2. Một tòa ngồi hoa sen, một thân Như Lai đầy khắp tất cả thế giới.
  3. Thị hiện tất cả thế giới đều hư không.
  4. Trang nghiêm của chư Phật trang nghiêm tất cả thế giới.
  5. Một thân Bồ-tát đầy khắp tất cả thế giới.
  6. Ở trong một lỗ chân lông, an trí tất cả thế giới.
  7. Tất cả thế giới vào trong thân một chúng sinh.
  8. Một đạo tràng của Phật, một cội Bồ-đề ở đầy khắp tất cả thế giới.
  9. Một âm thanh vi diệu vang đầy khắp tất cả thế giới.
  10. Tùy theo sự thích ứng của chúng sinh mà không đâu chẳng nghe chẳng hiểu rõ, đều được vui mừng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ giải thoát vào sâu thế giới của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được giải thoát vô thượng sinh ra cõi Phật của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ vào tánh chúng sinh. Những gì là mười?

  1. Tất cả chúng sinh giới vào tánh vô thân.
  2. Tất cả chúng sinh đều vào thân một chúng sinh.
  3. Tất cả chúng sinh giới đều vào thân Bồ-tát.
  4. Tất cả chúng sinh giới đều vào Như Lai tạng tánh.
  5. Tất cả chúng sinh giới đều vào một chúng sinh giới.
  6. Tất cả chúng sinh giới đều vào pháp khí của chư Phật.
  7. Tất cả chúng sinh giới đều vào Đế Thích, Phạm vương… tùy theo loại hình của chúng sinh mà thị hiện khắp.
  8. Tất cả chúng sinh giới thị hiện vào tất cả Thanh văn, Duyên giác mà chẳng chuyển uy nghi.
  9. Tất cả chúng sinh giới vào công đức trang nghiêm của Bồ-tát trang nghiêm tất cả chúng sinh.
  10. Tất cả chúng sinh giới vào tướng tốt Như Lai, trang nghiêm sắc thân uy nghi tịch tĩnh mà thị hiện cho chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ vào tánh chúng sinh của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tánh này thì được tánh tự tại vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tập khí. Những gì là mười?

  1. Tập khí tâm Bồ-đề.
  2. Tập khí căn lành.
  3. Tập khí giáo hóa chúng sinh.
  4. Tập khí thấy Phật.
  5. Tập khí thọ sinh ở cõi thanh tịnh.
  6. Tập khí hạnh Bồ-tát.
  7. Tập khí nguyện lớn.
  8. Tập khí Ba-la-mật.
  9. Tập khí sinh ra pháp bình đẳng.
  10. Tập khí phân biệt chủng loại cảnh giới.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tập khí của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể trừ diệt tất cả tập khí phiền não của chúng sinh, được tập khí đại trí vô thượng của chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đốt sáng rực rỡ. Những gì là mười?

  1. Đốt sáng tất cả chúng sinh giới, giáo hóa rốt ráo khiến cho thành thục.
  2. Đốt sáng thế giới đều được nghiêm tịnh.
  3. Đốt sáng Như Lai, rốt ráo tất cả hạnh Bồ-tát.
  4. Đốt sáng căn lành, gom chứa các tướng tốt công đức của Như Lai.
  5. Đốt sáng đại Bi, trừ diệt tất cả khổ của chúng sinh.
  6. Đốt sáng đại Từ, khiến cho tất cả chúng sinh an trụ ở niềm vui vô thượng của Như Lai.
  7. Đốt sáng Ba-la-mật, gom chứa những trang nghiêm của Bồ-tát.
  8. Đốt sáng phương tiện khéo, tùy theo chỗ thích ứng của chúng sinh mà đều thị hiện.
  9. Đốt sáng Bồ-đề, được trí vô ngại.
  10. Nói tóm lại, Bồ-tát đều đốt sáng rực hết tất cả các pháp, minh đạt rõ biết tất cả pháp vậy.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đốt sáng rực của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể rốt ráo chẳng đoạn dứt các hạnh Bồ-tát, diệt trừ tất cả phiền não rực cháy, được chánh pháp sáng rực vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hướng đến. Những gì là mười?

  1. Hướng đến Ba-la-mật.
  2. Hướng đến giác.
  3. Hướng đến trí.
  4. Hướng đến thật nghĩa.
  5. Hướng đến chánh pháp.
  6. Hướng đến sự sinh ra căn lành.
  7. Hướng đến thấy Phật.
  8. Hướng đến các cửa hạnh Bồ-tát.
  9. Hướng đến Bồ-đề vô thượng.
  10. Hướng đến chuyển bánh xe pháp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hướng đến của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở thứ này thì được hướng đến pháp vô thượng của tất cả chư Phật..

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười sự việc thì có thể đầy đủ tất cả Phật pháp. Những gì là mười?

  1. Tin sâu Thiện tri thức, đầy đủ pháp Phật.
  2. Tin sâu lời dạy của Phật, đầy đủ pháp Phật.
  3. Chẳng bài báng chánh pháp, đầy đủ pháp Phật.
  4. Lìa hạnh buông lung, tiêu diệt kiêu mạn, phương tiện khéo léo hồi hướng căn lành, đầy đủ pháp Phật.
  5. Tin sâu vô lượng cảnh giới chư Phật, đầy đủ pháp Phật.
  6. Thâm nhập vào tất cả thế giới, đầy đủ pháp Phật.
  7. An trụ ở pháp giới, đầy đủ pháp Phật.
  8. Lìa các cõi ma, đầy đủ pháp Phật.
  9. Chánh niệm tất cả Phật, đầy đủ pháp Phật.
  10. Tin sâu Như Lai thành tựu mười Lực, đầy đủ pháp Phật.

Này Phật tử! Đó là mười sự việc có thể đầy đủ tất cả pháp Phật của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đầy đủ đại trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ làm lùi mất Phật pháp nên phải xa lìa. Những gì là mười?

  1. Đối với Thiện tri thức sinh lòng kiêu mạn, mất đạo Phật pháp.
  2. Sợ khổ sinh tử, mất đạo Phật pháp.
  3. Chán hạnh Bồ-tát, mất đạo Phật pháp.
  4. Chán ghét thọ sinh, mất đạo Phật pháp.
  5. Ưa đắm trước Tam-muội, mất đạo Phật pháp.
  6. Đối với các căn lành khởi lòng nghi hoặc, mất đạo Phật pháp.
  7. Bài báng chánh pháp, mất đạo Phật pháp.
  8. Đoạn dứt hạnh Bồ-tát, mất đạo Phật pháp.
  9. Ưa cầu Thanh văn thừa và Duyên giác thừa, mất đạo Phật pháp.
  10. Khởi lòng sân hận, mất đạo Phật pháp.

Này Phật tử! Đó là mười sự thoái thất pháp Phật của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát xa lìa pháp này thì được chánh đạo Thánh hạnh chánh thú ly sinh của tất cả Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ly sinh. Những gì là mười?

  1. Bồ-tát ly sinh, sinh ra Bát-nhã ba-la-mật.
  2. Bồ-tát ly sinh, quán sát tất cả chúng sinh, xa lìa tất cả tà kiến, đoạn dứt tất cả sự trói buộc, độ thoát tất cả chúng sinh.
  3. Bồ-tát ly sinh, chẳng nghĩ tất cả tướng cũng chẳng lìa bỏ chúng sinh trước tướng.
  4. Bồ-tát ly sinh, chẳng đắm trước ba cõi cũng lại chẳng đắm trước tất cả thế giới.
  5. Bồ-tát ly sinh, lìa khỏi phiền não mà gần gũi chúng sinh.
  6. Bồ-tát ly sinh, ở trong các pháp, được lìa khỏi pháp dục, thường dùng đại Bi thương nghĩ chúng sinh.
  7. Bồ-tát ly sinh, thị hiện ở quyến thuộc để khiến cho họ ưa tịch tĩnh.
  8. Bồ-tát ly sinh, lìa khỏi thế giới, hiện chết nơi đây, sinh nơi kia làm hạnh Bồ-tát.
  9. Bồ-tát ly sinh, làm tất cả việc của thế gian mà chẳng nhiễm thế pháp.
  10. Bồ-tát ly sinh, quyết định biết rõ Bồ-đề vô thượng mà cũng chẳng bỏ hạnh nguyện của Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ly sinh của Đại Bồ-tát, vĩnh viễn lìa khỏi thế gian, chánh pháp đại thánh chẳng cùng với tất cả chúng sinh và Thanh văn, Duyên giác. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được mười thứ pháp quyết định của tất cả Bồ-tát. Những gì là mười?

  1. Ở trong chủng tánh tất cả Như Lai sinh ra.
  2. Vào sâu tất cả cảnh giới Như Lai.
  3. Hiểu sâu tất cả các hạnh Bồ-tát.
  4. Chính hướng tất cả các Ba-la-mật.
  5. Sinh ra các căn lành của Phật.
  6. An trụ trong tánh vô thượng của tất cả Như Lai.
  7. An trụ ở các lực thanh tịnh của tất cả Phật.
  8. Thuận theo tất cả Bồ-đề Như Lai.
  9. Cùng tất cả Phật chung một thân.
  10. Cùng tất cả Phật đồng trụ mà không có khác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp quyết định của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ sinh ra pháp Phật đạo. Những gì là mười?

  1. Thuận theo Thiện tri thức sinh ra pháp Phật đạo, cùng căn lành.
  2. Tin sâu tất cả Phật pháp sinh ra pháp Phật đạo, ưa cầu tự tại vô tận của Như Lai.
  3. Đối với tất cả đại nguyện được hy vọng chân chánh sinh ra pháp Phật đạo, tu tập tâm rộng rãi.
  4. Quyết định rõ biết căn lành của mình sinh ra pháp Phật đạo, các nghiệp đã làm không hư vọng.
  5. Ở tất cả kiếp tu hạnh Bồ-tát sinh ra pháp Phật đạo, đến tận đời vị lai không mệt chán.
  6. Ở những chỗ thọ sinh trong a-tăng-kỳ thế giới sinh ra pháp Phật đạo, phương tiện khéo léo giáo hóa tất cả chúng sinh.
  7. Tu tập chẳng đoạn sở hành của Bồ-tát sinh ra pháp Phật đạo, nuôi lớn đại Bi.
  8. Dùng vô lượng tâm sinh ra pháp Phật đạo, ở trong một niệm tràn đầy tất cả cõi hư không.
  9. Vào sâu những đại nguyện hạnh thậm thâm sinh ra pháp Phật đạo, vốn sinh căn lành chẳng hoại, chẳng mất.
  10. Giỏi nắm giữ thủ hộ tất cả chủng tánh Như Lai sinh ra pháp Phật đạo, khiến cho tất cả chúng sinh phát tâm Bồ-đề, chí thường ưa cầu Bồ-đề vô thượng, nuôi lớn tất cả căn lành.

Này Phật tử! Đó là mười thứ sinh ra pháp Phật đạo của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được mười thứ danh hiệu của thiện nam tử. Những gì là mười?

  1. Danh hiệu Bồ-tát, thân trí Bồ-đề.
  2. Danh hiệu Ma-ha-tát, trụ ở Đại thừa.
  3. Danh hiệu Tát-đỏa đệ nhất, pháp đạo vô ngại tối đệ nhất.
  4. Danh hiệu Thắng Tát-đỏa, giác ngộ Thắng Bồ-đề.
  5. Danh hiệu Vô tỷ Tát-đỏa, trí tuệ không thể sánh cùng.
  6. Danh hiệu Thượng Tát-đỏa, thượng tinh tấn.
  7. Danh hiệu Vô thượng Tát-đỏa, mở bày hiển hiện pháp vô thượng.
  8. Danh hiệu Lực Tát-đỏa, biết rộng mười Lực.
  9. Danh hiệu Vô đẳng Tát-đỏa, tất cả chúng sinh không thể ngang bằng.
  10. Danh hiệu Bất tư nghị Tát-đỏa, tùy theo tâm niệm mà giác ngộ Bồ-đề.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát được mười thứ danh hiệu của thiện nam tử.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đạo. Những gì là mười?

1. Đạo là đạo Bồ-tát, chẳng bỏ tâm Bồ-đề.

2. Đạo là đạo Bồ-tát, sinh ra phương tiện và trí tuệ.

3. Ba đạo là đạo Bồ-tát, phương tiện Không, vô tướng, vô tế, vô nguyện Tam-muội, ba cõi không nhiễm.

4. Bốn hạnh là đạo Bồ-tát, hối lỗi trừ tội, tùy hỷ công đức, cung kính khuyến thỉnh vô lượng chư Phật.

5. Khéo biết hồi hướng nuôi lớn năm Căn là đạo Bồ-tát: Trụ ở Tín căn chẳng thể cản trở, phá hoại, phát đại tinh tấn, rốt ráo tất cả việc mà chẳng thoái chuyển, an trụ chánh niệm, trừ diệt loạn tưởng, phương tiện Tam-muội định rõ biết. Cảnh giới trí tuệ khéo léo phân biệt.

6. Sáu thần thông tự tại là đạo Bồ-tát: Thiên nhãn thấy hết chúng sinh có sắc hình ở tất cả thế giới chết nơi đây, sinh nơi đó. Thiên nhĩ nghe hết lời nói Kinh pháp của tất cả chư Phật, đều có thể thọ trì, rộng vì tất cả chúng sinh giải nói. Sinh ra trí vô ngại biết lòng người khác, biết hết tâm niệm của tất cả chúng sinh. Trí thông túc mạng, biết hết tất cả a-tăng-kỳ kiếp nuôi lớn căn lành. Thần thông tự tại, tùy theo sự thích ứng ấy mà hiện đại thần biến. Lậu tận trí thông thấy biết thật tế, sinh ra đạo Bồ-tát chẳng đoạn tuyệt.

7. Bảy niệm là đạo Bồ-tát: Niệm Phật, ở trong một sợi lông thấy tất cả Phật giáo hóa chúng sinh. Niệm Pháp, chẳng lìa khỏi tất cả chúng Như Lai, ở chỗ tất cả Phật đối diện nghe pháp có thể thọ trì hết, ứng theo các căn hy vọng của chúng sinh mà độ thoát. Niệm Tăng, thấy đại chúng Bồ-tát chẳng thoái chuyển, khiến cho tất cả chúng sinh thường thấy đại chúng Bồ-tát. Niệm Thí, làm tất cả bố thí của Bồ-tát, chánh niệm nuôi lớn công đức Bố thí của Bồ-tát. Niệm Giới, chẳng lìa khỏi tâm Bồ-đề, tất cả căn lành hồi hướng chúng sinh. Niệm Thiên, nghĩ đến Nhất sinh bổ xứ Bồ-tát ở cõi trời Đâusuất-đà. Niệm tất cả chúng sinh, trí tuệ phương tiện khéo léo giáo hóa khiến cho chúng sinh đều yên ổn, thuận theo Bồ-đề vô thượng.

8. Tám Chánh đạo phần là đạo Bồ-tát. Đó là: Chánh kiến, xa lìa tà kiến. Chánh tư duy, chánh niệm Nhất thiết trí, xa lìa hư vọng. Chánh ngữ, thuận theo lời dạy của bậc Thánh, lìa khỏi bốn lỗi của miệng. Chánh nghiệp, lợi ích giáo hóa tất cả chúng sinh chưa từng bỏ thời cơ. Chánh mạng, an trụ ở bốn dòng Thánh, thành tựu công đức Đầu-đà, đầy đủ oai nghi thanh tịnh, xa lìa tất cả điều ác. Chánh tinh tấn, siêng tu tất cả hạnh khổ của Bồ-tát, tu mười Lực của Phật, không điều ngăn ngại. Chánh niệm có thể nhớ giữ tất cả âm thanh, trừ diệt tất cả loạn tưởng của thế gian. Chánh định, phương tiện khéo léo, ở một Tam-muội, sinh ra pháp môn chẳng thể nghĩ bàn của Bồ-tát.

9. Chín thứ lớp định là đạo Bồ-tát. Đó là: Lìa pháp chẳng lành, dục ác. Nhờ giác quán khởi lên tất cả nghiệp miệng không ngăn ngại. Nói pháp giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho họ được niềm vui Nhất thiết trí. Xa lìa thoái chuyển, lầm lỗi, ngưng nghỉ vui sướng. Lìa khỏi khổ vui ở đời, thường thấy chư Phật. Chứng được sự an vui Bồ-đề vô thượng. Bất động Tam-muội sinh ra bốn Định vô sắc. Cũng chẳng lìa khỏi cõi Dục, cõi Sắc mà thọ sinh. Chánh thọ diệt tận Tam-muội mà cũng chẳng ngưng hạnh Bồ-tát.

10. Mười Lực của Như Lai là đạo Bồ-tát. Đó là: Phương tiện khéo léo giỏi biết phải chỗ, chẳng phải chỗ. Giỏi biết nghiệp nhân, quả báo, quá khứ, vị lai và hiện tại của tất cả chúng sinh. Giỏi biết đủ chủng loại các căn của tất cả chúng sinh rồi tùy theo các căn đó mà vì họ nói pháp. Giỏi biết vô lượng các tánh của chúng sinh. Giỏi biết đủ chủng loại dục lạc của tất cả chúng sinh rồi tùy theo mà nói pháp. Thân Bồ-tát thanh tịnh đều tràn đầy hết tất cả chúng sinh, tất cả cõi, tất cả đời, tất cả kiếp. Như Lai hiện khắp đầy đủ oai nghi mà chẳng bỏ hạnh của Bồ-tát. Phương tiện khéo léo biết khởi tất cả thiền Tam-muội giải thoát cấu tịnh. Biết phải lúc, chẳng phải lúc sinh ra vô lượng pháp môn của Bồ-tát. Giỏi biết tất cả chúng sinh chết nơi đây, sinh nơi kia. Ở trong một niệm, giỏi biết tất cả a-tăngkỳ kiếp trong ba đời. Giỏi biết tất cả chúng sinh trừ diệt tất cả phiền não kết sử và các tập khí mà chẳng bỏ hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đạo của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trú ở đạo này thì được đạo phương tiện khéo léo vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có vô lượng đạo, vô lượng đạo cụ, vô lượng đạo tu, vô lượng đạo trang nghiêm. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát có mười thứ đạo vô lượng. Những gì là mười?

  1. Hư không vô lượng.
  2. Pháp giới vô lượng.
  3. Cõi chúng sinh vô tận vô lượng.
  4. Thế giới vô lượng không bờ mé.
  5. A-tăng-kỳ kiếp vô tận rốt ráo vô lượng.
  6. Pháp ngôn âm của chúng sinh vô lượng.
  7. Thân Như Lai vô lượng.
  8. Âm thanh Phật vô lượng.
  9. Lực Như Lai vô lượng.
  10. Nhất thiết trí vô lượng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đạo vô lượng của Đại Bồ-tát. Vì sao?

  1. Vì như cõi hư không vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  2. Vì như pháp giới vô lượng, vô biên như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  3. Cõi chúng sinh vô tận vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  4. Thế giới không bờ bến, vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  5. Tất cả kiếp tính toán chẳng thể tận như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  6. Tất cả chúng sinh đều cùng tính toán đã chẳng thể tận như ngôn ngữ của tất cả chúng sinh vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo sinh ra các pháp ngôn ngữ trí tuệ cũng như vậy.
  7. Thân Như Lai vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo tràn đầy tất cả chúng sinh, tất cả cõi, tất cả đời, tất cả kiếp cũng như vậy.
  8. Thân Như Lai vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo tràn đầy tất cả chúng sinh, tất cả cõi, tất cả đời, tất cả kiếp cũng như vậy.
  9. Âm thanh của Phật vô lượng như thế, phát ra một tiếng nói đều tràn đầy tất cả pháp giới, tất cả chúng sinh không ai chẳng nghe hết như thế thì Bồ-tát tích tập đạo cũng như vậy.
  10. Lực Như Lai vô lượng như thế thì Bồ-tát tích tập đạo nuôi lớn lực Như Lai cũng như vậy.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đạo cụ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí tuệ vô lượng, vô biên của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đạo tu. Những gì là mười?

  1. Tu chẳng nắm vào chẳng bỏ ra thì thân, miệng, ý không lầm lỗi.
  2. Tu không tăng giảm thì biết các pháp chân thật.
  3. Tu chẳng phải có, chẳng phải không thể nhập tánh phi hữu phi vô.
  4. Tu như huyễn, như mộng, như chớp, như vang, như bóng trong gương, như nóng khi cháy, như trăng dưới nước thì đối với tất cả pháp không còn nhiễm trước.
  5. Tu Không, Vô tướng, Vô nguyện thì thấy ba cõi, chẳng bỏ sự nuôi lớn các căn lành.
  6. Tu chẳng thể dùng lời nêu bày thì chẳng chấp trước pháp phương tiện.
  7. Tu chẳng hoại pháp giới thì quyết định rõ biết tất cả pháp.
  8. Tu như thật tế chẳng thể hoại thì hư không tế Như như bình đẳng đến tất cả.
  9. Tu trí Bồ-tát thì chẳng bỏ lực tinh tấn dũng mãnh.
  10. Tu mười Lực của Như Lai, bốn Vô sở úy, Nhất thiết trí bình đẳng thì đối với tất cả pháp đều trừ diệt hết nghi hoặc.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đạo tu của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được phương tiện khéo léo Nhất thiết trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười đạo trang nghiêm. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát chẳng lìa khỏi cõi Dục đều có thể chánh thọ thiền định giải thoát của cõi Sắc, cõi Vô sắc cũng chẳng nhân thiền này mà thọ sinh ở đó. Đó là đạo trang nghiêm thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát vào đường Thanh văn mà chẳng theo đường này ra khỏi ba cõi. Đó là đạo trang nghiêm thứ hai.

3. Đại Bồ-tát vào đường Duyên giác, cũng chẳng bỏ đại Bi. Đó là đạo trang nghiêm thứ ba.

4. Đại Bồ-tát tuy có trăm ngàn Thiên nữ, quyến thuộc vây quanh, đoan nghiêm đặc thù, dung nhan không ai sánh, kỹ thuật hoàn bị, âm nhạc xảo diệu mà Ngài chưa từng tạm bỏ các Tam-muội thiền giải thoát. Đó là đạo trang nghiêm thứ tư.

5. Đại Bồ-tát cùng tất cả chúng sinh thiết lập mọi thứ âm nhạc để cùng nhau vui sướng, nhưng thậm chí một niệm, Bồ-tát chẳng bỏ các Tam-muội thiền giải thoát. Đó là đạo trang nghiêm thứ năm.

6. Đại Bồ-tát chẳng nhiễm trước các pháp của tất cả thế gian, rốt ráo thế gian, được đến bờ kia, độ thoát chúng sinh. Đó là đạo trang nghiêm thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát an trụ ở chánh trí, tu tập chánh đạo mà đi đến với tà đạo là muốn khiến cho chúng sinh xa lìa tà đạo, đối với tà đạo chẳng giữ lấy tướng chân thật thanh tịnh. Đó là đạo trang nghiêm thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát xa lìa việc ác của thân, miệng, ý, thường trì giữ tịnh giới, một lòng cầu tịnh giới của Như Lai, thị hiện oai nghi trì giới cho tất cả chúng sinh phàm ngu dại khờ. Vì giáo hóa thành thục chúng sinh phạm giới nên Bồ-tát thành tựu viên mãn đầy đủ tất cả công đức thanh tịnh. Chánh hướng về đường Bồ-tát mà lại hiện thọ sinh vào địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, vua Diêm-la và các đường nạn để khiến cho chúng sinh ở đó lìa khỏi đường ác mà thật ra Bồ-tát chẳng giữ lấy đường đó. Đó là đạo trang nghiêm thứ tám.

9. Đại Bồ-tát đối với tất cả Phật pháp chẳng do người khác giác ngộ. Bồ-tát được Biện vô ngại, trí tuệ minh tịnh, chiếu khắp chánh pháp của tất cả chư Phật, an trụ tự tại nơi tất cả chư Phật, cùng Pháp thân thanh tịnh với tất cả Phật, thành tựu đầy đủ chánh pháp minh tịnh của bậc Đại nhân kiên cố, an trụ ở tất cả các thừa bình đẳng, hướng về pháp môn cảnh giới tất cả Phật, được sự khen ngợi cung kính cúng dường của tất cả chúng sinh, vì tất cả chúng sinh mà làm Thầy vô thượng, chuyên cầu chánh pháp chưa từng lìa bỏ. Bồtát thị hiện đối với pháp có nghi, thị hiện thấy nhận cung kính cúng dường, thị hiện Hòa thượng, A-xà-lê… mà thật ra là Pháp sư vô thượng của tất cả trời người. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát giỏi biết trụ ở đạo Bồ-tát, tùy theo sự thích của chúng sinh mà phương tiện thị hiện. Đó là đạo trang nghiêm thứ chín.

10. Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ trí tuệ thậm thâm, rốt ráo tất cả pháp hạnh vô thượng của Bồ-tát. Tất cả Như Lai dùng pháp cam lồ mà rót xuống đỉnh đầu các vị ấy, rốt ráo bờ kia tất cả pháp tự tại, dùng lụa ly cấu vô ngại thanh tịnh làm mũ đội đầu. Ở tất cả thế giới, Bồ-tát hiện khắp pháp thân Như Lai vô ngại, chuyển bánh xe pháp thanh tịnh chẳng thể hoại. Pháp thân thanh tịnh ở tất cả thế giới không chỗ nào chẳng đến, rốt ráo bờ kia tất cả pháp tự tại, thành tựu đầy đủ tất cả pháp tự tại Bồ-tát, phương tiện khéo léo ở tất cả cõi, thị hiện thọ sinh, cùng chung một cảnh giới với Phật ba đời mà cũng chẳng đoạn sở hành của Bồ-tát, chẳng bỏ pháp Bồ-tát, chẳng chuyển nghiệp Bồ-tát, chẳng bỏ đạo Bồ-tát, chưa từng phế bỏ uy nghi Bồtát, chẳng bỏ sáng rực của Bồ-tát, chẳng bỏ phương tiện khéo léo, chẳng lìa khỏi việc Bồ-tát. Bồ-tát tu hạnh Bồ-tát, lòng không mệt chán, chẳng lìa khỏi pháp hạnh Bồ-tát thọ trì. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát muốn mau chóng thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác nên chẳng bỏ hạnh Bồ-tát, quán sát chúng sinh. Đó là đạo trang nghiêm thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đạo trang nghiêm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở đạo này thì được đạo Vô thượng trang nghiêm báu của tất cả chư Phật mà chẳng bỏ đạo Bồ-tát.

*********

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ chân. Những gì là mười?

  1. Chân giới, gom chứa tròn đủ tất cả đại nguyện.
  2. Chân tinh tấn, gom chứa tất cả cành Bồ-đề đến chẳng thoái chuyển.
  3. Chân các thông, tùy theo ý nguyện của chúng sinh khiến cho họ hoan hỷ.
  4. Chân thần thông, chẳng rời khỏi chỗ ngồi mà có thể đi đến tất cả cõi Phật.
  5. Chân thâm tâm, rốt ráo tất cả pháp thắng diệu.
  6. Chân kiên thệ, các sự mong cầu đều rốt ráo.
  7. Chân nhiếp thiện pháp, chẳng phải tất cả lời dạy quan trọng.
  8. Chân nghe pháp không chán, nghe trì tất cả pháp Phật đã nói không mệt mỏi.
  9. Chân vật dụng của Như Lai, vào tất cả chúng, các căn không khác.
  10. Chân chánh hướng hạnh Bồ-tát, lìa khỏi tất cả ác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ chân của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở chân này thì được chân thù thắng vô thượng của tất cả chư Phật, có thể nhấc một chân đều đến khắp tất cả thế giới.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tay. Những gì là mười?

  1. Tay đức tín đối với tất cả chánh pháp Phật đã nói, lòng tin một hướng, thọ trì rốt ráo.
  2. Tay chẳng đắm trước tài thí, có người đến xin thì khiến cho họ hoan hỷ.
  3. Tay ý tốt đến trước thăm hỏi, bàn tay phải hiển hiện với nhau.
  4. Tay cung kính cúng dường tất cả Phật, nuôi lớn vô lượng công đức không mệt chán.
  5. Tay khéo hiểu đa văn, trừ các nghi hoặc của tất cả chúng sinh.
  6. Tay xa lìa ba cõi ly sinh tịch tĩnh, đưa chúng sinh khỏi bùn dục nhơ bẩn.
  7. Tay an trí bờ kia, cứu tế chúng sinh đang trôi dạt chìm đắm trong bốn dòng.
  8. Tay lìa pháp bỏn sẻn, có thể khai mở hết tất cả pháp.
  9. Tay những trí luận của tất cả thế gian và ly thế gian, trừ diệt tất cả bệnh của tâm.
  10. Tay trí tuệ báu, trừ diệt tất cả các phiền não si ám, thị hiện tất cả ánh sáng pháp nhiều chẳng thể nói hết.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tay của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở tay này thì được tay vô thượng của tất cả chư Phật, có thể dùng một bàn tay che khắp tất cả thế giới mười phương.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ bụng. Những gì là mười?

  1. Bụng lìa dối trá, lòng ngay thẳng trong sạch.
  2. Bụng lìa dối gạt, nghiệp thân, miệng, ý đều chân chánh.
  3. Bụng chẳng vì sự việc mà xa lìa sự chứa ác.
  4. Bụng không cùng tận, ở nơi tất cả pháp không chấp trước.
  5. Bụng diệt phiền não, trí tuệ minh tịnh.
  6. Bụng lòng trong sạch, lìa tất cả ác.
  7. Bụng quán sát tất cả tưởng về thức ăn, chánh niệm pháp chân thật.
  8. Bụng quán sát tất cả hạnh, khéo giác ngộ duyên khởi.
  9. Bụng giác ngộ tất cả đạo, thành tựu đầy đủ hy vọng chân chánh.
  10. Bụng lìa tất cả các tà kiến phiền não, khiến cho tất cả chúng sinh được bụng Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ bụng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở bụng này thì được bụng vô thượng của tất cả chư Phật, có thể dung chứa hết tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười tạng. Những gì là mười?

  1. Chẳng gián đoạn chủng tánh Như Lai là Bồ-tát tạng, nói rộng pháp Phật, nuôi lớn vô lượng pháp lành.
  2. Thọ trì thủ hộ chánh pháp Như Lai là Bồ-tát tạng, khai thị trí sáng lớn của chúng sinh.
  3. Trưởng dưỡng Tăng bảo là Bồ-tát tạng, nắm giữ bánh xe chánh pháp không thoái.
  4. Giác ngộ chúng sinh chánh định là Bồ-tát tạng, độ thoát chúng sinh chẳng mất thời cơ.
  5. Giáo hóa thành thục chúng sinh bất định là Bồ-tát tạng, nhờ căn lành nối nhau chẳng dứt đoạn.
  6. Phát tâm đại Bi cứu hộ chúng sinh tà định là Bồ-tát tạng, khơi dậy cho chúng sinh nhân duyên căn lành đời vị lai.
  7. Viên mãn đầy đủ mười Lực của Như Lai chẳng thể ngăn cản, hư hoại là Bồ-tát tạng, thu phục ma quân, thành tựu đầy đủ căn lành chẳng thoái chuyển.
  8. Trụ ở bốn vô úy, rống tiếng đại sư tử là Bồ-tát tạng, khiến cho tất cả chúng sinh đều vui mừng.
  9. Được mười tám pháp Bất cộng của Phật là Bồ-tát tạng, tất cả trí tuệ không gì chẳng đạt đến.
  10. Giác ngộ bình đẳng tất cả chúng sinh, tất cả cõi, tất cả pháp, tất cả Phật là Bồ-tát tạng, ở trong một niệm vào sâu bình đẳng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tạng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở tạng này thì được tạng Đại trí tuệ căn lành vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tâm. Những gì là mười?

  1. Tâm dũng mãnh khi phát khởi sự nghiệp đều được rốt ráo.
  2. Tâm không giải đãi, gom chứa tướng tốt các căn lành.
  3. Tâm dũng kiện lực, tiêu diệt, thu phục tất cả các ác ma.
  4. Tâm chánh tư duy, trừ diệt tất cả bẩn phiền não.
  5. Tâm chẳng thoái chuyển, đi đến đạo tràng rốt ráo Bồ-đề.
  6. Tâm thanh tịnh tánh, giác ngộ tâm không chỗ đến, không sự chấp trước.
  7. Tâm biết chúng sinh, tùy theo tánh chúng sinh mà khiến cho họ giác ngộ được giải thoát.
  8. Tâm vào Đại Phạm thiên trụ pháp Phật các chủng tánh chúng sinh đều cứu hộ.
  9. Tâm Không, Vô tướng, Vô nguyện, Vô hạnh, xa lìa thấy tướng, chẳng nhiễm trước ba cõi.
  10. Tâm Kim cang trang nghiêm, dù ma nhiều như chúng sinh, chẳng thể động đến một sợi lông.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tâm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở tâm này thì được tâm Kim cang tạng vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trang nghiêm. Những gì là mười?

  1. Đại Từ trang nghiêm, cứu hộ tất cả chúng sinh.
  2. Đại Bi trang nghiêm, kham chịu tất cả khổ.
  3. Đại nguyện trang nghiêm, điều đã phát nguyện đều rốt ráo.
  4. Hồi hướng trang nghiêm, kiến lập diệu trang nghiêm công đức của tất cả chư Phật.
  5. Công đức trang nghiêm, lợi lạc cho tất cả chúng sinh.
  6. Ba-la-mật trang nghiêm, độ thoát tất cả chúng sinh.
  7. Trí tuệ trang nghiêm, trừ diệt phiền não, ngu si, tối tăm của tất cả chúng sinh.
  8. Phương tiện trang nghiêm, sinh ra các căn lành phổ môn.
  9. Tâm Nhất thiết trí trang nghiêm kiên cố chẳng loạn, chẳng ưa các thừa khác.
  10. Quyết định trang nghiêm, ở trong chánh pháp diệt nghi hoặc.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trang nghiêm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trang nghiêm vô thượng của tất cả chư Phật, thu phục tất cả ma.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ khí trượng. Những gì là mười?

  1. Khí trượng tâm bố thí xa lìa bỏn sẻn, diệt trừ tất cả keo kiệt sân tham.
  2. Khí trượng trì giới, vượt ra khỏi các giới ác.
  3. Khí trượng quán sát bình đẳng tất cả pháp, xa lìa tất cả pháp hư vọng.
  4. Khí trượng trí tuệ, trừ diệt các phiền não của chúng sinh.
  5. Khí trượng chánh mạng, xa lìa tất cả các tà mạng.
  6. Khí trượng phương tiện, thị hiện tất cả.
  7. Nói tóm lại tham, sân, si, tất cả phiền não là khí trượng của Bồ-tát, dùng phiền não môn để hóa độ chúng sinh.
  8. Khí trượng sinh tử, chẳng đoạn hạnh Bồ-tát, giáo hóa chúng sinh.
  9. Khí trượng nói pháp thật, tất cả không dính mắc.
  10. Khí trượng Nhất thiết trí môn, chẳng lìa khỏi cửa hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ khí trượng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể diệt trừ phiền não, kết sử, tập khí gom chứa lâu dài của tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mưới thứ đầu. Những gì là mười?

  1. Đầu Niết-bàn không thấy đỉnh.
  2. Đầu cung kính tôn trọng thì tất cả trời người thế gian cung kính cúng dường.
  3. Đầu thâm diệu thì tối đệ nhất trong tất cả tam thiên đại thiên thế giới.
  4. Đầu tất cả căn lành thì chúng sinh ba cõi cúng dường.
  5. Đầu gánh vác tất cả chúng sinh thì được đỉnh Kim cang vô thượng.
  6. Đầu vô lượng, vô biên thì gom lấy tất cả pháp Tối thắng.
  7. Đầu Bát-nhã ba-la-mật thì ưa pháp của Pháp vương.
  8. Đầu phương tiện thì thị hiện đầu bình đẳng tất cả chúng sinh.
  9. Đầu giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh thì làm Thầy vô thượng của tất cả chúng sinh.
  10. Đầu thủ hộ chánh pháp Như Lai thì chẳng đoạn tuyệt Tam bảo.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đầu của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đỉnh trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ mắt. Những gì là mười?

  1. Mắt thịt, thấy tất cả hình sắc.
  2. Mắt trời, thấy tất cả chúng sinh chết nơi này, sinh chỗ kia.
  3. Mắt tuệ, thấy các căn của tất cả chúng sinh.
  4. Mắt pháp, thấy tướng chân thật của tất cả pháp.
  5. Mắt Phật, thấy mười Lực của Như Lai.
  6. Mắt trí, phân biệt tất cả pháp.
  7. Mắt minh, thấy ánh sáng của tất cả Phật.
  8. Mắt vượt sinh tử, thấy Niết-bàn.
  9. Mắt vô ngại, thấy tất cả pháp không ngăn ngại.
  10. Mắt thấy khắp pháp môn bình đẳng thấy pháp giới.

Này Phật tử! Đó là mười thứ mắt của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát thành tựu mắt này thì được mắt đại trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tai. Những gì là mười?

  1. Nghe tiếng khen ngợi thì đoạn trừ tham ái.
  2. Nghe tiếng hủy báng chê trách thì đoạn trừ sân hận.
  3. Nghe tiếng Thanh văn, Duyên giác thì chẳng khởi tâm cầu.
  4. Nghe tiếng đạo Bồ-tát thì phát khởi lòng vui mừng kỳ đặc.
  5. Nghe âm thanh bần khổ của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ, vua Diêm-la, A-tu-la…tất cả chỗ nạn thì phát khởi đại Bi trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  6. Nghe âm thanh thắng diệu của cõi trời, người thì quán tất cả pháp đều vô thường.
  7. Nghe âm thanh công đức của Phật thì siêng tu tinh tấn, rốt ráo viên mãn đầy đủ tất cả công đức.
  8. Nghe âm thanh Ba-la-mật, bốn Nhiếp pháp, Kinh tạng Bồtát thì phát tâm rốt ráo đến với bờ kia.
  9. Nghe tất cả âm thanh của mười phương thế giới thì đều rõ biết như tiếng vang.
  10. Đại Bồ-tát từ khi mới phát tâm cho đến lúc ngồi tại đạo tràng thường chánh thọ tai pháp mà chẳng bỏ việc giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tai của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát thành tựu tai này thì được tai đại trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ mũi. Những gì là mười?

  1. Ngửi uế khí thì quán sát chẳng thối.
  2. Ngửi mùi hương thì quán sát chẳng thơm.
  3. Ngửi thơm, thối thì quán sát bình đẳng.
  4. Ngửi chẳng phải thơm, chẳng phải thối thì quán sát lìa bỏ.
  5. Ngửi mùi thơm của y phục, giường mùng, ngọa cụ và các bộ phận của thân thể thì biết người đó tham lam, sân nhuế, ngu si… phiền não.
  6. Ngửi mùi thơm những dược thảo của kho báu lớn thì đều có thể rõ biết tất cả kho báu.
  7. Ngửi mùi thơm của chúng sinh xuống đến địa ngục A-tỳ, lên đến cõi Phi tưởng phi phi tưởng đều có thể rõ biết bản hạnh các căn.
  8. Ngửi mùi thơm thí, giới, văn, tuệ của Thanh văn thì trụ ở tâm Nhất thiết trí chưa từng tán loạn.
  9. Ngửi mùi thơm hạnh của tất cả Bồ-tát thì gom lấy trí địa của Như Lai.
  10. Ngửi mùi thơm cảnh giới của tất cả Phật, chẳng đoạn hạnh của Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ mũi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát thành tựu mũi này thì được mũi thanh tịnh vô thượng vô lượng, vô biên của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ lưỡi. Những gì là mười?

  1. Lưỡi phân biệt giải nói hạnh vô tận của tất cả chúng sinh.
  2. Lưỡi phân biệt giải nói pháp vô tận.
  3. Lưỡi khen ngợi công đức vô tận của chư Phật.
  4. Lưỡi biện tài vô tận.
  5. Lưỡi diễn nói pháp Đại thừa vô tận.
  6. Lưỡi che khắp cõi hư không mười phương.
  7. Lưỡi soi khắp tất cả thế giới Phật.
  8. Lưỡi khen ngợi bình đẳng tất cả chúng sinh.
  9. Lưỡi thuận theo chư Phật, khiến cho các Ngài hoan hỷ.
  10. Lưỡi hàng phục tất cả ma và các ngoại đạo, trừ diệt tất cả phiền não sinh tử khiến cho hết thảy chúng sinh đến Niết-bàn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lưỡi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát thành tựu lưỡi này thì được lưỡi đại Kim cang vô thượng của chư Phật, che khắp tất cả thế giới.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thân. Những gì là mười?

  1. Thân người, giáo hóa thành thục tất cả loài người.
  2. Thân không phải người, giáo hóa thành thục địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, Diêm-la vương.
  3. Thân trời, giáo hóa thành thục chúng sinh cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô sắc.
  4. Thân Hữu học, thị hiện quả vị Hữu học.
  5. Thân Vô học, thị hiện quả vị A-la-hán.
  6. Thân Duyên giác, giáo hóa khiến vào quả vị Duyên giác.
  7. Thân Bồ-tát, tích tập Đại thừa.
  8. Thân Như Lai, thọ ký Như Lai trí.
  9. Thân Ma-dật-ma, phương tiện khéo léo sinh ra vô lượng công đức.
  10. Thân vô lậu pháp, dùng ít phương tiện hiện khắp tất cả thân chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thân thanh tịnh của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu thân này thì được Pháp thân vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ý. Những gì là mười?

  1. Ý thượng thủ sinh ra tất cả căn lành.
  2. Ý thuận theo lời Phật dạy, đúng như lời nói mà tu hành.
  3. Ý thâm nhập, giải lý tất cả Phật pháp.
  4. Ý bên trong, thâm nhập vào nguyện vọng của chúng sinh.
  5. Ý chẳng loạn, chẳng bị sự loạn động của phiền não.
  6. Ý thanh tịnh, chẳng thọ cấu nhiễm.
  7. Ý khéo điều phục, chẳng làm mất thời cơ.
  8. Ý chính tư duy nghiệp, xa lìa tất cả ác.
  9. Ý điều phục các căn, ở trong cảnh giới, các căn chẳng buông lung.
  10. Ý định sâu, Tam-muội Phật chẳng thể xưng lường.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ý của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu ý này thì được ý vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đi. Những gì là mười?

  1. Đi nghe pháp, ưa nghe nhận pháp.
  2. Đi nói pháp, làm lợi ích cho chúng sinh.
  3. Đi chẳng theo ái, sân, si, sợ, điều phục được lòng mình.
  4. Đi Dục giới, giáo hóa thành tựu chúng sinh cõi Dục.
  5. Đi Tam-muội cõi Sắc, cõi Vô sắc, khiến cho mau chóng biến chuyển…
  6. Đi nghĩa pháp, mau chóng thành tịnh tuệ.
  7. Đi tất cả các cõi, giáo hóa chúng sinh.
  8. Đi tất cả cõi Phật, cung kính lễ bái cúng dường tất cả Phật.
  9. Đi Niết-bàn, đoạn tuyệt sinh tử nối tiếp nhau.
  10. Đi thành tựu chư Phật, chẳng đoạn hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát thành tựu mười đi này thì được hành Như Lai hạnh phi hạnh của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đứng. Những gì là mười?

  1. Đứng ở tâm Bồ-đề, chưa từng quên mất.
  2. Đứng ở Ba-la-mật, chẳng chán công đức.
  3. Đứng ưa nghe chánh nghĩa, trí tuệ minh tịnh.
  4. Đứng ở chỗ A-lan-nhã, thành tựu các Tam-muội lớn.
  5. Đứng ở bốn dòng Thánh, thuận theo Nhất thiết trí, uy nghi Đầu-đà thì ít dục, biết đủ.
  6. Đứng ở tùy thuận thì thuận với chánh pháp.
  7. Đứng gần gũi Như Lai thì thành tựu viên mãn oai nghi Phật.
  8. Đứng ở các Minh thì đủ đầy đại trí.
  9. Đứng ở Vô sinh nhẫn thì thọ ký đầy đủ.
  10. Đứng ở Bồ-đề đạo tràng thì đủ đầy mười Lực, bốn Vô úy… tất cả Phật pháp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đứng của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở sự đứng này thì được chỗ đứng Nhất thiết trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ngồi. Những gì là mười?

  1. Ngồi Chuyển luân vương, phát khởi mười điều lành.
  2. Ngồi bốn vua trời, muốn ở trong chánh pháp chư Phật của tất cả thế giới mà được tự tại.
  3. Ngồi Đế Thích, đối với tất cả chúng sinh là tối đệ nhất.
  4. Ngồi Phạm thiên, tâm ta, tâm người được tự tại.
  5. Ngồi sư tử, phân biệt diễn nói lý nghĩa thậm thâm.
  6. Ngồi chánh pháp, muốn sáng tỏ những lực biện Đà-la-ni.
  7. Ngồi Tam-muội kiên cố, rốt ráo thệ lớn.
  8. Ngồi đại Từ, khiến cho chúng sinh ác tâm đều vui mừng.
  9. Ngồi đại Bi, có thể nhịn chịu tất cả các khổ não.
  10. Ngồi Kim cang, điều phục bọn ma và các ngoại đạo.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ngồi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở sự ngồi này thì được chỗ ngồi vô thượng tôn của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nằm. Những gì là mười?

  1. Nằm tịch tĩnh, thân tâm đạm bạc.
  2. Nằm thiền định, chánh niệm tư duy quán các pháp.
  3. Nằm các Tam-muội, thân tâm nhu nhuyến.
  4. Nằm Phạm thiên, chẳng não hại mình và người.
  5. Nằm tư duy nghiệp, lòng không hối tiếc về sau.
  6. Nằm thuận chánh pháp, chẳng thể khuynh động.
  7. Nằm chánh đạo, giỏi biết giác ngộ.
  8. Nằm diệu nguyện, giỏi biết hồi hướng.
  9. Nằm tất cả việc hoàn tất, việc làm rốt ráo.
  10. Nằm bỏ phương tiện, rốt ráo bản sự.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nằm của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở pháp này thì được đạo nằm vô thượng của tất cả chư Phật, có thể giác ngộ hết tất cả chúng sinh.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ Trụ (ở). Những gì là mười?

  1. Trụ ở đại Từ, lòng bình đẳng quán sát tất cả chúng sinh.
  2. Trụ ở đại Bi, chẳng khinh chúng sinh chưa học.
  3. Trụ ở đại Hỷ, diệt ưu não.
  4. Trụ ở đại Xả, hữu vi, vô vi đều bình đẳng.
  5. Trụ ở tất cả Ba-la-mật, Bồ-đề tâm làm đầu.
  6. Trụ ở tất cả thứ rỗng không, khéo rõ biết các pháp.
  7. Trụ ở Vô tướng, lìa sinh thọ chứng chẳng thoái chuyển.
  8. Trụ ở Vô nguyện, bỏ thọ sinh.
  9. Trụ ở niệm tuệ, pháp nhẫn thành tựu viên mãn.
  10. Trụ ở tất cả pháp bình đẳng, được pháp thọ ký.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trụ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở trụ này thì được trụ vô ngại, vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ hạnh. Những gì là mười?

  1. Hạnh chánh niệm, đầy đủ bốn Niệm xứ.
  2. Hạnh các cõi hướng đến, chánh giác về các pháp.
  3. Hạnh tuệ, thuận theo chư Phật.
  4. Hạnh Ba-la-mật, đủ đầy Nhất thiết trí.
  5. Hạnh bốn Nhiếp, giáo hóa thành thục các chúng sinh.
  6. Hạnh sinh tử, nuôi lớn tất cả các căn lành.
  7. Hạnh nói đùa của tất cả chúng sinh, vượt khỏi chúng sinh.
  8. Hạnh tham cháy rực, giác ngộ các căn của tất cả chúng sinh.
  9. Hạnh phương tiện khéo, nuôi lớn Bát-nhã ba-la-mật.
  10. Hạnh đạo tràng, giác ngộ Nhất thiết trí, chẳng đoạn hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ hạnh của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồtát an trụ ở hạnh này thì được hạnh đại trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ quán sát. Những gì là mười?

  1. Quán sát nghiệp lành, cho đến đối với hình sắc cực nhỏ cũng đều soi thấy.
  2. Quán sát chết nơi này, sinh chỗ kia, chẳng chấp trước tất cả chúng sinh.
  3. Quán sát các căn của tất cả chúng sinh, quyết định biết rõ pháp vô căn.
  4. Quán sát diệu pháp, pháp giới chẳng thể hoại.
  5. Quán sát hiện tiền, đối với tất cả Phật pháp tu Phật nhãn.
  6. Quán sát trí tuệ, tùy theo căn cơ mà nói pháp.
  7. Quán sát Vô sinh pháp nhẫn, quyết định được Phật pháp.
  8. Quán sát chẳng lùi Phật địa, trừ diệt tất cả phiền não, vượt ra quả Nhị thừa của ba cõi.
  9. Quán sát pháp cam lồ rót xuống đỉnh, đối với tất cả Phật pháp được tự tại chẳng động.
  10. Quán sát Tam-muội Phật, ở trong tất cả mười phương làm Phật sự.

Này Phật tử! Đó là mười thứ quán sát của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đại trí quán sát vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ quán sát cùng khắp. Những gì là mười?

  1. Quán sát cùng khắp những người đến cầu, lòng Từ thí cho họ thỏa lòng.
  2. Quán sát cùng khắp những người phạm giới, an trí vào giới thanh tịnh của Như Lai.
  3. Quán sát cùng khắp chúng sinh tâm hại, an trí vào sức kham nhẫn của Như Lai.
  4. Quán sát cùng khắp những người biếng nhác, khiến cho chúng sinh đó siêng tu tinh tấn, rốt ráo Đại thừa.
  5. Quán sát cùng khắp chúng sinh loạn tâm trừ cho họ tâm loạn, an trí ở Nhất thiết trí địa của Như Lai.
  6. Quán sát cùng khắp chúng sinh ngu si, trừ tất cả hữu kiến nghi hoặc của họ.
  7. Quán sát cùng khắp các Thiện tri thức, tùy theo lời dạy của Như Lai mà trụ ở Phật pháp.
  8. Quán sát cùng khắp theo pháp đã nghe, thành tựu đầy đủ nghĩa vô thượng.
  9. Quán sát cùng khắp tất cả chúng sinh, chẳng bỏ đại Bi.
  10. Quán sát cùng khắp tất cả Phật pháp, giác ngộ Nhất thiết trí.

Này Phật tử! Đó là mười thứ quán sát cùng khắp của Đại Bồtát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đại trí quán sát cùng khắp vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ mạnh mẽ. Những gì là mười?

1. Sắc mạnh mẽ, ở trong tất cả chúng Trời, Rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… hiện tối thắng.

2. Voi mạnh mẽ, thị hiện tâm báu của voi.

3. Rồng mạnh mẽ, hưng khởi mây đại pháp che khắp tất cả, ánh chớp giải thoát sáng ngời, sấm thật nghĩa chấn động, tuôn xuống mưa pháp cam lộ các Căn, Lực, Giác ý, Thiền định, Giải thoát Tam-muội.

4. Vua chim cánh vàng lớn mạnh mẽ, hoại diệt ngu si, tiêu diệt nước ái, ở trong biển khổ lớn tóm bắt những rồng ác phiền não.

5. Sư tử mạnh mẽ, an trụ ở vô úy, trang bị giáp đồng đại trí binh khí bình đẳng, tiêu diệt hàng phục bọn ma và các ngoại đạo.

6. Dũng kiện mạnh mẽ, có thể ở trong trận chiến lớn sinh tử tiêu diệt tất cả đại oán địch phiền não.

7. Trí tuệ mạnh mẽ, quyết định rõ biết ấm, giới, các nhập, mười hai duyên khởi, hiện tất cả pháp Phật tự tại.

8. Đà-la-ni mạnh mẽ, nghe giữ tất cả pháp chưa từng quên mất, rộng vì quần sinh phân biệt giải nói.

9. Biện tài mạnh mẽ, phân biệt tất cả câu, chữ không chỗ ngăn ngại, theo câu hỏi liền đáp lại đều khiến cho người hỏi vui mừng, lời nói chẳng hư rỗng.

10. Như Lai mạnh mẽ, ngồi tòa Sư tử hàng phục bọn ma điều phục ngoại đạo, đầy đủ Nhất thiết trí, đủ một niệm tuệ tương ưng đều rõ biết sở đắc, sở tri, sở giác, sở hành, thành Bồ-đề vô thượng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ mạnh mẽ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được mạnh mẽ tự tại vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ sư tử hống. Những gì là mười?

1. “Ta nhất định thành Phật” là tiếng rống sư tử của tâm Bồđề.

2. Đối với tất cả chúng sinh khởi lòng đại Bi: Kẻ chưa độ được độ, người chưa giải thoát được giải thoát, kẻ chưa yên được yên, người chưa Niết-bàn được Niết-bàn là tiếng rống sư tử của đại Bi.

3. Thủ hộ thọ trì chẳng đoạn dứt tánh Tam bảo là tiếng rống sư tử báo ân Như Lai.

4. Khiến cho tất cả cõi Phật đều thanh tịnh hết là tiếng rống sư tử đại thệ.

5. Trừ diệt các nạn của tất cả đường ác là tiếng rống sư tử tự trì tịnh giới.

6. Đủ đầy tướng tốt trang nghiêm thân, miệng, ý của Như Lai là tiếng rống sư tử gom chứa công đức không chán đủ.

7. Thành tựu viên mãn trí tuệ tất cả chư Phật là tiếng rống sư tử gom chứa tròn đủ trí tuệ không chán đủ.

8. Trừ diệt tất cả việc ma, chuyên cầu chánh đạo là tiếng rống sư tử trừ diệt phiền não.

9. Biết tất cả pháp không ngã, không ngã sở, không mạng, không con người, Không, Vô tướng, Vô nguyện… quán tất cả pháp sạch như hư không là tiếng rống sư tử đối với tất cả pháp được Vô sinh nhẫn.

10. Đại Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ, nghiêm tịnh chấn động tất cả cõi Phật; Đế Thích, Phạm vương, bốn vua trời đều thỉnh cầu Bồ-tát giáng thần hạ sinh, dùng mắt tuệ vô ngại quán sát khắp thế gian. Tất cả chúng sinh không ai hơn ta. Bồ-tát thị hiện tiếng rống sư tử lớn sinh ra bước đi bảy bước: “Ta đối với thế gian là tối thắng nhất, ta vĩnh viễn chấm dứt pháp sinh, già, chết là tiếng rống sư tử theo như lời nói mà tu hành.”

Này Phật tử! Đó là mười thứ tiếng rống sư tử của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được tiếng rống đại sư tử Vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh thí. Những gì là mười?

  1. Lòng bình đẳng thí, không ghét chúng sinh.
  2. Tùy ý thí, thỏa mãn tất cả nguyện.
  3. Lòng không loạn thí, chẳng thoái chuyển.
  4. Tùy ứng cúng thí, phân biệt biết rõ nhân ngã.
  5. Chẳng chọn lựa thí, chẳng cầu quả báo.
  6. Một hướng thí, đối với tất cả vật lòng không nhiễm trước.
  7. Trong ngoài tất cả thí, rốt ráo thanh tịnh.
  8. Bồ-đề thí, xa lìa hữu vi, vô vi.
  9. Giáo hóa thành thục chúng sinh thí, cho đến đạo tràng chẳng lìa bỏ.
  10. Ba thứ viên mãn thanh tịnh thí, người thí, kẻ nhận, tài vật đều bình đẳng, trong sạch như hư không.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh thí của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở thí này thì được đại thí thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh giới. Những gì là mười?

  1. Tịnh giới thân, phòng hộ ba điều ác của thân.
  2. Tịnh giới khẩu, xa lìa bốn lỗi của miệng.
  3. Tịnh giới tâm, vĩnh viễn lìa khỏi tham, sân hận, các tà kiến.
  4. Tịnh giới đủ tất cả, tối thắng vi diệu ở trong trời, người.
  5. Tịnh giới thủ hộ tâm Bồ-đề, chẳng ưa tiểu trí.
  6. Tịnh giới thủ hộ điều học của Như Lai, cho đến rất kinh sợ tội nhỏ.
  7. Tịnh giới vi mật, khéo cứu vớt chúng sinh phạm giới.
  8. Tịnh giới chẳng làm tất cả ác, gom chứa hết tất cả các pháp lành.
  9. Tịnh giới xa lìa tất cả hữu kiến, đối với giới không chấp trước.
  10. Tịnh giới thủ hộ tất cả chúng sinh, sinh ra đại Bi.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh giới của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở giới này thì được tịnh giới xa lìa mọi ác vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh nhẫn. Những gì là mười?

  1. Nếu người khác mắng chửi hủy nhục đều có thể kham nhẫn, hộ tâm người đó.
  2. Nếu người khác dùng dao gậy gia hại cũng kham nhẫn, bảo hộ kẻ đó.
  3. Biết nhẫn tất cả sân nhuế, tự nhiên chẳng động.
  4. Nhẫn tự tại thì sự có thể hại chẳng hại được.
  5. Nhẫn nơi chỗ chúng sinh hướng về thì chẳng tiếc thân mạng.
  6. Nhẫn xa lìa ngã mạn thì chẳng khinh hạng chưa học.
  7. Nhẫn cắt xẻo các bộ phận thân thể thì quán sát như huyễn.
  8. Nhẫn tất cả việc ác thì lìa khỏi tư tưởng phân biệt mình, người.
  9. Nhẫn phiền não thì xa lìa cảnh giới phiền não.
  10. Nhẫn thuận theo trí phương tiện của tất cả Bồ-tát thì được Vô sinh nhẫn, đối với cảnh giới trí chẳng do người khác giác ngộ cho.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh nhẫn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nhẫn này thì được pháp Nhẫn vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh tinh tấn. Những gì là mười?

  1. Tinh tấn tịnh nghiệp thân, cung kính cúng dường cung cấp tất cả chư Phật, Bồ-tát, tôn trọng ruộng phước chẳng thoái chuyển.
  2. Tinh tấn tịnh nghiệp miệng, nghe trì chánh pháp của tất cả chư Phật chưa từng quên mất, khen ngợi Như Lai, theo điều pháp được nghe mà rộng vì người giảng nói không mệt mỏi.
  3. Tinh tấn tịnh nghiệp ý, phương tiện khéo léo nhập vào Tammuội Từ, Bi, Hỷ, Xả, thiền định giải thoát nối tiếp nhau khởi lên không thoái chuyển.
  4. Tinh tấn tịnh tâm ngay thẳng, ngay thẳng xa lìa dối trá, tất cả việc, tất cả phương tiện rốt ráo chẳng thoái chuyển.
  5. Tinh tấn tịnh thâm tâm, thường hướng về cõi tối thắng tích tập trí tuệ vô thượng, pháp Bạch tịnh.
  6. Tịnh tinh tấn hành chẳng hư vọng thì bao gồm lấy bố thí, trì giới, nhẫn nhục, đa văn và chẳng phóng dật… cho đến đạo tràng chẳng dừng nghỉ giữa chừng.
  7. Tịnh tinh tấn hàng phục tất cả ma quân, oán địch thì có thể trừ diệt hết tham, sân nhuế, ngu si, phiền não, tà kiến, các trói buộc ngăn che.
  8. Tịnh tinh tấn đầy đủ ánh sáng tuệ, có điều gì hành dụng thì khéo tư duy, lòng hối tiếc không giữa chừng, rốt ráo mọi việc, được pháp bất cộng của tất cả chư Phật.
  9. Tịnh tinh tấn không chỗ nhiễm trước, xa lìa cảnh giới tâm, bằng pháp môn thậm thâm tướng của thân, miệng, tâm đều là phi tướng quán sát khắp cảnh giới quyết định rõ biết chân thật Như Như.
  10. Tịnh tinh tấn thành tựu đầy đủ pháp minh, thứ lớp tiến vào tất cả các địa, ở chỗ chư Phật được cam lộ quán đảnh, Pháp vương thọ ký, Pháp thân vô lậu hiện xả thọ mạng, giáng thần thế gian, xuất gia thành đạo, chuyển bánh xe pháp thanh tịnh, vào đại Bát-niếtbàn, rốt ráo tròn đủ hạnh Phổ Hiền.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh tinh tấn của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được Đại tịnh tinh tấn vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh thiền. Những gì là mười?

  1. Tịnh thiền thường ưa xuất gia, bỏ lìa tất cả hữu.
  2. Tịnh thiền thân cận Thiện tri thức, hỏi han, thọ trì, tu tập đạo chánh pháp.
  3. Tịnh thiền ưa chỗ A-lan-nhã, xa lìa pháp ngã, ngã sở.
  4. Tịnh thiền lìa nơi chợ búa nói cười ồn ào, ưa tịch diệt.
  5. Tịnh thiền tâm nhu nhuyễn, các căn chẳng loạn.
  6. Tịnh thiền trí tuệ tịch tĩnh, tất cả âm thanh, các thiền định khác chẳng thể làm loạn động.
  7. Tịnh thiền bảy Giác ý, tám Thánh đạo, đối với tất cả cảnh giới thì trí tuệ luôn quyết định.
  8. Tịnh thiền lìa khỏi thiền vị cùng các cấu bẩn phiền não, chẳng chọn lấy cõi Dục.
  9. Tịnh thiền các thần thông sáng tỏ, quyết định biết rõ các căn của tất cả chúng sinh.
  10. Tịnh thiền dùng ít phương tiện để hiện ra trước mắt du hý thần thông, Tam-muội của Như Lai chẳng thể xưng lường.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh thiền của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở thiền này thì được tịnh thiền vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh tuệ. Những gì là mười?

  1. Tịnh tuệ biết nhân mà chẳng hoại quả báo.
  2. Tịnh tuệ hiểu tất cả duyên mà chẳng hoại sự hòa hợp.
  3. Tịnh tuệ hiểu tất cả pháp chẳng thường, chẳng đoạn, rõ biết duyên khởi Như như.
  4. Tịnh tuệ phá trừ tất cả tà kiến, quán sát tất cả pháp đều như huyễn.
  5. Tịnh tuệ các biện tài thắng trí, tùy theo chỗ hỏi mà trả lời không ngăn ngại.
  6. Tịnh tuệ hàng phục ma quân và các ngoại đạo, vượt hẳn Thanh văn, Duyên giác, thâm nhập vào trí phương tiện của Như Lai.
  7. Tịnh tuệ thấy Pháp thân thanh tịnh của tất cả Phật, thấy tất cả chúng sinh đều thanh tịnh, thấy tất cả pháp đều tịch diệt, thấy tất cả thế giới đều hư không, đối với tất cả tướng, trí tuệ không ngại.
  8. Tịnh tuệ gom lấy tất cả Biện Đà-la-ni, các phương tiện thiện xảo Ba-la-mật, được tất cả thắng trí.
  9. Tịnh tuệ một niệm tương ứng với trí Kim cang.
  10. Giác ngộ tất cả pháp bình đẳng thì thành tựu đầy đủ trí vô thượng.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh tuệ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở tuệ này thì được đại trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh Từ. Những gì là mười?

  1. Tịnh Từ tâm bình đẳng, chẳng chọn lựa chúng sinh.
  2. Tịnh Từ lợi ích, đối với tất cả chúng sinh có điều gì hành dụng đều có thể hoàn thành.
  3. Tịnh Từ cứu hộ, độ thoát rốt ráo hiểm nạn sinh tử của tất cả chúng sinh.
  4. Tịnh Từ thương xót chẳng bỏ tất cả chúng sinh, nuôi lớn căn lành hữu vi.
  5. Tịnh Từ giải thoát, diệt các phiền não của tất cả chúng sinh.
  6. Tịnh Từ sinh ra Bồ-đề khiến cho tất cả chúng sinh ưu cầu Bồ-đề.
  7. Tịnh Từ không ngại đối với tất cả chúng sinh, phóng ra vô lượng ánh sáng soi khắp chúng sinh.
  8. Tịnh Từ hư không, cứu hộ tất cả chúng sinh.
  9. Tịnh Từ pháp duyên, giác ngộ pháp chân thật.
  10. Tịnh Từ vô duyên, chứng lấy pháp ly sinh của Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh Từ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở Từ này thì được đại Từ thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh Bi. Những gì là mười?

  1. Tịnh Bi bất cộng tức là đại Bi tự tại.
  2. Tịnh Bi chẳng chán, thay tất cả chúng sinh chịu khổ lớn.
  3. Tịnh Bi ở tất cả đường ác, chịu sinh tử để độ chúng sinh.
  4. Tịnh Bi ở trong tất cả trời người thọ sinh, thị hiện tất cả pháp đều vô thường.
  5. Tịnh Bi vì chúng sinh tà định, ở trong vô lượng kiếp chẳng lìa bỏ đại thệ nguyện trang nghiêm.
  6. Tịnh Bi chẳng chấp trước niềm vui của mình thì cùng vui với chúng sinh.
  7. Tịnh Bi chẳng cầu báo thì tâm mình trong sạch.
  8. Tịnh Bi diệt trừ tất cả lỗi lầm của chúng sinh thì nói pháp chân thật, biết tất cả các pháp tự tánh thanh tịnh, các sự nhiễm ô của khách trần đều không, không sở hữu.
  9. Bồ-tát ở đó mà khởi lên đại Bi, nói pháp chân thật, nói tất cả pháp như vết chân ở hư không.
  10. Chúng sinh bị si che khuất chẳng biết chân thật, Bồ-tát ở đó mà khởi lên tịnh Bi, muốn khiến cho chúng sinh phát tâm Đại thừa, rốt ráo Niết-bàn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh Bi của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở Bi này thì được đại Bi thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

*********

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh Hỷ. Những gì là mười?

  1. Tịnh Hỷ phát tâm Bồ-đề.
  2. Tịnh Hỷ bỏ tất cả sở hữu.
  3. Tịnh Hỷ đối với người phạm giới chẳng sinh lòng ác, mà còn giáo hóa khiến cho thành tựu.
  4. Tịnh Hỷ đối với tất cả chúng sinh tranh tụng đều khiến hòa hợp, được trí vô thượng.
  5. Tịnh Hỷ hộ trì chánh pháp chẳng tiếc thân mạng.
  6. Tịnh Hỷ xa lìa năm dục, thường ưa chánh pháp.
  7. Tịnh Hỷ khiến cho tất cả chúng sinh chẳng tham trước vật dụng sinh hoạt, thường ưa chánh pháp.
  8. Tịnh Hỷ thấy tất cả Phật cung kính cúng dường không có chán, đủ mà chẳng hoại pháp giới.
  9. Tịnh Hỷ khiến cho tất cả chúng sinh thường ưa Tam-muội thiền định giải thoát nối tiếp nhau.
  10. Tịnh Hỷ khiến cho tất cả chúng sinh chuyên cầu tịch tĩnh, trừ diệt loạn tưởng, được tuệ vô thượng, lìa khỏi tà kiến, tròn đủ các nguyện, rốt ráo khổ hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh Hỷ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở Hỷ này thì được đại Hỷ thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ tịnh Xả. Những gì là mười?

  1. Tịnh Xả, được tất cả chúng sinh cung kính cúng dường chẳng sinh tham ái, bị tất cả chúng sinh khinh mạn hủy nhục chẳng sinh sân hận.
  2. Tịnh Xả, tuy Bồ-tát thường làm việc giữa thế gian mà không bị tám pháp làm ô nhiễm.
  3. Tịnh Xả đối với bậc pháp khí biết đúng thời, đối với chẳng phải hạng pháp khí chẳng sinh lòng ác.
  4. Tịnh Xả, chẳng cầu Thanh văn, Duyên giác, Hữu học, Vô học.
  5. Tịnh Xả, xa lìa tất cả phiền não của năm dục … cho đến lòng chẳng sinh một ý niệm ác.
  6. Tịnh Xả, chẳng khen sự tu hành Nhị thừa và chán sinh tử.
  7. Tịnh Xả xa lìa lời nói thế gian, lời nói chẳng phải Niết-bàn, lời nói chẳng phải ly dục, lời nói đùa giỡn, lời nói làm khổ não người khác, lời nói Thanh văn, Duyên giác… cho đến tất cả lời nói làm chướng ngại Bồ-đề.
  8. Nếu có chúng sinh đợi lúc thọ hóa thì Bồ-tát tịnh Xả.
  9. Nếu có chúng sinh được nhận Phật giáo hóa thì Bồ-tát tịnh Xả.
  10. Tịnh Xả, Đại Bồ-tát xa lìa hai pháp, không trên, không dưới, không lấy, không bỏ, không hư, không thật, quán sát bình đẳng, an trụ chân thật, đắc được nhẫn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ tịnh Xả của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở Xả này thì được đại Xả thanh tịnh vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ nghĩa. Những gì là mười?

  1. Nghĩa đa văn thì theo như lời nói mà tu hành.
  2. Nghĩa pháp thì dùng phương tiện khéo léo mà phân biệt giải bày.
  3. Nghĩa không thì hiểu rõ được đệ nhất không.
  4. Nghĩa tịch diệt thì khiến cho tất cả chúng sinh lìa khỏi sinh tử.
  5. Nghĩa chẳng thể nói thì đối với tất cả ngôn ngữ không đắm trước.
  6. Nghĩa Như thì quán sát bình đẳng tất cả ba đời.
  7. Nghĩa nhập pháp thì đều cùng một vị.
  8. Nghĩa Như Lai thì thuận Như Lai.
  9. Nghĩa thật thế thì giác ngộ chân thật.
  10. Nghĩa đại Bát-niết-bàn thì diệt tất cả khổ mà chẳng đoạn hạnh Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ nghĩa của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nghĩa này thì được nghĩa Nhất thiết trí vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp. Những gì là mười?

  1. Pháp chân thật, đúng như lời nói mà tu hành.
  2. Pháp không hại, xa lìa sân nhuế.
  3. Pháp không tranh, trừ diệt tất cả các phiền não.
  4. Pháp tịch diệt, lìa khỏi sự thiêu đốt của thế gian.
  5. Pháp ly dục, vĩnh viễn lìa khỏi các phiền não của dục cấu.
  6. Pháp chẳng hư rỗng, lìa khỏi hư vọng.
  7. Pháp chẳng sinh, tất cả pháp đều như hư không.
  8. Pháp vô vi, lìa khỏi ba tướng.
  9. Pháp tánh tịnh, tự nhiên thanh tịnh.
  10. Pháp Báo thân phiền não diệt, Vô dư Niết-bàn thì hành hạnh Bồ-tát, thọ trì chẳng bỏ vậy.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười loại công đức tròn đủ. Những gì là mười?

  1. Khuyên chúng sinh phát khởi tâm Bồ-đề là công đức tròn đủ, chẳng đoạn tuyệt Tam bảo.
  2. Thuận theo mười thứ hồi hướng là công đức tròn đủ, đoạn tất cả pháp chẳng lành, gom tất cả pháp lành.
  3. Trí tuệ chánh giáo là công đức tròn đủ, ở trong ba cõi, công đức tối thù thắng.
  4. Lòng không mệt chán là công đức tròn đủ, độ thoát tất cả chúng sinh đến bờ kia.
  5. Có thể lìa bỏ hết sở hữu trong ngoài là công đức tròn đủ, đối với tất cả vật đều không tham trước.
  6. Tướng tốt đầy đủ, tinh tấn chẳng lui là công đức tròn đủ, dừng tâm buông lung.
  7. Chẳng xem thường ba phẩm căn lành là công đức tròn đủ, phương tiện khéo léo hồi hướng Bồ-đề.
  8. Đối với chúng sinh tà định, phạm giới chẳng khởi lòng khinh mạn mà thêm lớn đại Bi là công đức tròn đủ, hiển hiện pháp bậc Đại nhân.
  9. Cung kính cúng dường tất cả Như Lai, đối với tất cả Bồ-tát, khởi lên Như Lai tưởng, đối với tất cả chúng sinh thì làm việc rốt ráo là công đức tròn đủ, nuôi lớn thủ hộ lòng ngay thẳng.
  10. Đại Bồ-tát ở a-tăng-kỳ kiếp tu tập đầy đủ tất cả căn lành đều có thể đem hết căn lành ấy cho một chúng sinh mà lòng không lo lắng hối tiếc. Một chúng sinh như thế thì tất cả chúng sinh cũng lại như vậy. Đó là mười loại đại công đức tròn đủ, ngang bằng cõi hư không, thành tựu đầy đủ trí tuệ rộng lớn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ công đức tròn đủ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được đại công đức tròn đủ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười loại trí tròn đủ. Những gì là mười?

  1. Gần gũi Thiện tri thức chân thật đa văn, cung kính tôn trọng lễ bái cúng dường phụng cấp, thuận theo chẳng trái lời dạy của vị ấy là trí tròn đủ thứ nhất, xa lìa dối trá.
  2. Lìa mạn, khiêm tốn, lòng không buông lung, thân, miệng và ý đều nhu nhuyến không có tâm thô tháo, thường hoan hỷ hộ trì tịnh giới, nét mặt khoan hòa, lời nói dịu ngọt, chào hỏi trước, xa lìa tà ngụy là trí tròn đủ thứ hai, tự nhiên thành tựu pháp khí của Phật.
  3. An trụ ở niệm tuệ, chẳng bỏ chánh giác, trừ diệt loạn tưởng, tu tập sáu niệm, hành sáu hòa kính, chẳng cầu sự đền đáp ấy là trí tròn đủ thứ ba, sinh ra nuôi lớn mười thứ trí.
  4. Ưa pháp, ưa nghĩa, siêng tu chánh pháp, học không chán, xa lìa thế luận và lời nói thế gian, ưa nghe lời nói thế gian, xa lìa Tiểu thừa, ưa cầu Đại thừa là trí tròn đầy thứ tư, tu tập chánh niệm chẳng thể nghĩ bàn.
  5. Chính cầu sáu pháp Ba-la-mật, thọ trì, tu tập, thành tựu đầy đủ bốn thứ phạm trụ, thuận các minh pháp, hay hỏi người trí, xa lìa đường ác, chuyên cầu đường lành, lòng Từ điều phục, lìa khỏi sự luận bàn chê trách, phòng hộ lòng kẻ khác là trí tròn đầy thứ năm, theo đúng lời nói tu hành pháp chân thật của chư Phật.
  6. Thường ưa xuất gia, chẳng thích ba cõi, thủ hộ lòng mình, xa lìa ba tưởng, chẳng sinh lòng ác, thân, miệng và ý đều nhu nhuyến cả, giỏi biết tâm tánh là trí tròn đầy thứ sáu, khiến cho lòng mình, tâm người đều thanh tịnh.
  7. Quán ấm như huyễn, giới như rắn độc, nhập như làng xóm vắng, quán tất cả pháp như huyễn hóa như sóng nắng, như trăng dưới nước, như bóng trong gương, như mộng như chớp, như tiếng vang, như vòng lửa xoay như chữ viết trong không, như lưới trận Nhân-đàla, như ánh sáng mặt trời, mặt trăng, chẳng phải thường còn, chẳng phải đoạn mất, không lại không đi, không dừng, thâm tâm tín giải chẳng khởi bài báng là trí tròn đầy thứ bảy, đó là không sinh trụ, diệt, thành tựu đầy đủ tất cả pháp, trí tuệ tịnh không.
  8. Không ngã, không chúng sinh, không Phú-già-la, không ân, không nghĩa, không tham, sân, si, không sở hữu, không hủy báng, không khen ngợi, không lấy, không bỏ, không chủ, không hành, rốt ráo Niết-bàn. Nếu Đại Bồ-tát nghe pháp sâu xa này mà có thể tin, có thể hiểu, trừ diệt nghi hoặc thì đó là trí tròn đầy thứ tám, rốt ráo đầy đủ giải thoát sâu xa.
  9. Dùng chánh phương tiện, tư duy Chỉ quán, điều phục các căn, tất cả các pháp không có tạo tác, vô sinh, vô vi đều tịch diệt hết, chúng sinh cho là ngã thì rốt ráo không sở hữu, không trói, không mở, không thân, miệng, tâm, cũng không tinh tấn quán sát tất cả chúng sinh, tất cả pháp, tất cả tâm, tất cả hạnh, không trước, không sau, đều bình đẳng hết là trí tròn đầy thứ chín, xa lìa tất cả tướng, rốt ráo đến bờ kia.
  10. Đại Bồ-tát giỏi biết duyên khởi nên thấy pháp thanh tịnh, thấy pháp thanh tịnh nên thấy cõi thanh tịnh, thấy cõi thanh tịnh nên thấy hư không thanh tịnh, thấy hư không thanh tịnh nên thấy pháp giới thanh tịnh, thấy pháp giới thanh tịnh nên thấy trí tuệ là trí tròn đầy thứ mười, gom chứa Nhất thiết trí.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí tròn đủ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được Đại trí thanh tịnh vô ngại vô thượng trong tất cả pháp của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ minh túc. Những gì là mười?

  1. Minh túc biết sâu Phật pháp.
  2. Minh túc trừ diệt si ám trong tất cả pháp.
  3. Minh túc xa lìa tà kiến.
  4. Minh túc tuệ quang thanh tịnh soi khắp các căn.
  5. Minh túc chánh tinh tấn phương tiện siêng tu.
  6. Minh túc ly sinh, thâm nhập vào đường chánh chân đế của Bồ-tát.
  7. Minh túc trí vô sinh, diệt trừ nghiệp phiền não, thành tựu tận trí.
  8. Minh túc Thiên nhãn thanh tịnh, tư duy tịnh tuệ.
  9. Minh túc ức niệm thanh tịnh nghĩ về túc mạng.
  10. Minh túc trí vô lậu đầy đủ tịnh địa, thanh tịnh các minh, diệt trừ các lậu.

Này Phật tử! Đó là mười thứ minh túc của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được Đại minh vô thượng trong tất cả các pháp của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ cầu pháp. Những gì là mười?

  1. Cầu pháp trực tâm thì phải lìa khỏi tâm dối trá hư ngụy.
  2. Cầu pháp tinh cần thì lìa khỏi giải đãi.
  3. Cầu pháp một hướng thì chẳng tiếc thân mạng.
  4. Cầu pháp vì đoạn tất cả phiền não của tất cả chúng sinh thì chẳng cầu vật dụng sinh hoạt.
  5. Cầu pháp vì lợi ích cho tất cả chúng sinh thì chẳng vì tư lợi.
  6. Cầu pháp vì thâm nhập trí tuệ thì chẳng xem thường người.
  7. Cầu pháp muốn khiến cho chánh pháp thường kiên cố thì chẳng ưa thế gian.
  8. Cầu pháp vì thương xót chúng sinh thì chẳng bỏ tâm Bồ-đề.
  9. Cầu pháp vì theo câu hỏi của tất cả chúng sinh mà có thể đáp thì có thể diệt trừ hết các nghi hoặc.
  10. Cầu pháp vì đầy đủ Phật pháp thì chẳng ưa thừa khác.

Này Phật tử! Đó là mười thứ cầu pháp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được trí vô ngại, vô thượng không do người khác mà giác ngộ nơi tất cả các Phật pháp.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp sáng rõ. Những gì là mười?

  1. Pháp sáng rõ thuận theo thế gian, vì muốn nuôi lớn tất cả căn lành phàm phu của thế gian.
  2. Pháp sáng rõ không ngại, không hoại tín thì hiểu được chân tánh của pháp, tin người thực hành.
  3. Pháp sáng rõ an trụ pháp giới thì hiểu được người hành pháp.
  4. Pháp sáng rõ xa lìa tám tà, hướng về tám chánh đạo thì hiểu được tám hạng người.
  5. Pháp sáng rõ trừ diệt mọi kết sử, đoạn sinh tử lậu, thấy chân thật đế thì hiểu được Tu-đà-hoàn.
  6. Pháp sáng rõ quán thấy vị là nguy hiểm, trở lại thọ sinh thì hiểu được Tư-đà-hàm.
  7. Pháp sáng rõ cho đến giây lát chẳng ưa ba cõi, chẳng đắm trước thọ sinh, chuyên cầu lậu tận thì hiểu được A-na-hàm.
  8. Pháp sáng rõ sáu thông tự tại, nhập vào tám giải thoát, tùy ý chánh thọ chín thứ lớp định và các biện tài thì hiểu được A-la-hán.
  9. Pháp sáng rõ thường ưa tịch tĩnh, nhờ ngoại duyên hiểu được tri túc thiểu sự, chẳng nhờ người khác giác ngộ, thành tựu trí tuệ thì hiểu được Duyên giác.
  10. Pháp sáng rõ, thành tựu thắng trí, các căn minh lợi, lòng thường giải thoát, nuôi lớn vô lượng công đức trí tuệ, đủ đầy mười Lực, bốn Vô sở úy của chư Phật và tất cả pháp Phật thì hiểu được Bồ-tát.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp sáng rõ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp sáng rõ Đại trí tuệ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp hướng về. Những gì là mười?

  1. Pháp hướng về tùy thuận cung kính Thiện tri thức.
  2. Pháp hướng về giác ngộ chư Thiên.
  3. Pháp hướng về nơi tất cả Phật thường có lòng tàm quý.
  4. Pháp hướng về nghĩ thương chúng sinh chẳng bỏ sinh tử.
  5. Pháp hướng về rốt ráo tất cả việc, chẳng khởi lòng hư vọng.
  6. Pháp hướng về xa lìa các thừa khác, chuyên tu Đại thừa Bồ-tát.
  7. Pháp hướng về xa lìa tà đạo, chuyên cầu chánh đạo.
  8. Pháp hướng về hàng phục ma quân, diệt trừ phiền não.
  9. Pháp hướng về an trụ Phật địa, biết các căn của tất cả chúng sinh rồi ứng theo sự nghe pháp mà rộng vì họ diễn nói.
  10. Pháp hướng về an trụ ở vô lượng, vô biên pháp giới thanh tịnh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp hướng về của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì được pháp hướng về vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ma. Những gì là mười?

  1. Ma năm ấm, tham trước năm ấm.
  2. Ma phiền não, nhiễm phiền não.
  3. Ma nghiệp, hay chướng ngại.
  4. Ma tâm, tự kiêu mạn.
  5. Ma tử, lìa khỏi thọ sinh.
  6. Ma trời, khởi lên kiêu mạn buông lung.
  7. Ma mất căn lành, lòng chẳng hối.
  8. Ma Tam-muội, tham đắm, chấp trước các quả vị.
  9. Ma Thiện tri thức, đối với người đó sinh lòng chấp trước.
  10. Ma chẳng biết chánh pháp Bồ-đề, chẳng thể sinh ra các nguyện lớn.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ma của Đại Bồ-tát. Bồ-tát nên tạo phương tiện mau chóng xa lìa chúng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ ma nghiệp. Những gì là mười?

  1. Quên mất tâm Bồ-đề tu các căn lành, đó là ma nghiệp.
  2. Lòng ác bố thí, lòng sân trì giới, đó là ma nghiệp.
  3. Bỏ chúng sinh tánh ác, giải đãi, khinh mạn chúng sinh, chán ác, tâm loạn, không trí, đó là ma nghiệp.
  4. Bỏn sẻn chánh pháp, chê trách chúng sinh pháp khí, tham cầu lợi dưỡng mà vì người nói pháp, vì người chẳng phải pháp khí mà nói pháp thâm diệu, đó là ma nghiệp.
  5. Chẳng nghe Ba-la-mật, tuy nghe mà chẳng tu hành, sinh lòng biếng nhác chẳng cầu Bồ-đề thâm diệu Vô thượng, đó là ma nghiệp.
  6. Xa lìa Thiện tri thức, gần gũi ác tri thức, ưa cầu Nhị thừa, ở chỗ thọ sinh, có tâm trừ diệt sự ly dục tịch tĩnh, đó là ma nghiệp.
  7. Ở chỗ Bồ-tát khởi lên lòng sân nhuế, nói lỗi xấu của họ, đoạn dứt lợi dưỡng của họ, thường xét nét tìm tội và nhìn họ bằng đôi mắt ác, đó là ma nghiệp.
  8. Bài báng chánh pháp, chẳng nghe Khế kinh, nghe được chẳng khen ngợi. Nếu có Pháp sư nói pháp, chẳng hay cung kính nhún nhường, lòng tự khiêm mà cho rằng ta nói đúng nghĩa, họ nói chẳng đúng nghĩa, đó là ma nghiệp.
  9. Học luận thế gian, văn tự khéo léo, giỏi về câu nghĩa, tay viết văn tụng, ưa nói Nhị thừa, che giấu pháp sâu xa, giảng nói pháp tạp, đối với phi pháp nói là pháp thậm thâm, xa lìa Bồ-đề, an trụ tà đạo, đó là ma nghiệp.
  10. Kẻ đã được độ đã được yên thì gần gũi cung kính cúng dường họ, người chưa được độ chưa được yên thì mãi chẳng gần gũi cung kính cúng dường, cũng chẳng giáo hóa, đó là ma nghiệp. Rơi vào tăng thượng mạn, tăng trưởng các mạn, khinh miệt chúng sinh, chẳng cầu trí tuệ chân thật của chánh pháp, các căn tán loạn chẳng thể hóa độ, đó là ma nghiệp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ ma nghiệp của Đại Bồ-tát. Đại Bồ-tát nên mau chóng xa lìa chúng mà chính cầu Phật nghiệp.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ lìa bỏ nghiệp ma. Những gì là mười?

  1. Gần gũi Thiện tri thức thì lìa bỏ ma nghiệp.
  2. Chẳng tự tôn, chẳng tự khen ngợi thì lìa bỏ ma nghiệp.
  3. Tin pháp sâu xa của Phật, chẳng sinh lòng bài báng thì lìa bỏ ma nghiệp.
  4. Chưa từng quên mất tâm Nhất thiết trí thì lìa bỏ ma nghiệp.
  5. An trụ chẳng buông lung, tu tập pháp thậm thâm thì lìa bỏ ma nghiệp.
  6. An trụ ở Bồ-tát tạng, chân chánh cầu tất cả pháp thì lìa bỏ ma nghiệp.
  7. Thường muốn nghe pháp, ưa nghe nghĩa sâu xa lòng không mệt mỏi thì lìa bỏ ma nghiệp.
  8. Quy y tất cả các Phật mười phương thì lìa bỏ ma nghiệp.
  9. Lòng tin chánh niệm Bồ-đề của tất cả chư Phật thì lìa bỏ ma nghiệp.
  10. Tất cả Bồ-tát sinh ra căn lành đều chẳng hai thì lìa bỏ ma nghiệp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ lìa bỏ ma nghiệp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nghiệp này thì lìa khỏi đường nghiệp của tất cả các ma.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ thấy Phật. Những gì là mười?

  1. Do không chấp trước Phật an trụ thế gian thành Chánh giác.
  2. Do nguyện nên Phật sinh ra.
  3. Nhờ nghiệp báo mà tin Phật.
  4. Giữ sự tùy thuận Phật.
  5. Niết-bàn Phật đã vượt qua.
  6. Pháp giới Phật không đâu chẳng đến.
  7. Tâm an trụ Phật.
  8. Vô lượng Tam-muội Phật không vướng mắc.
  9. Tánh Phật quyết định.
  10. Như ý Phật che khắp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ thấy Phật của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở pháp này thì có thể nhìn thấy Như Lai vô thượng.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ Phật nghiệp. Những gì là mười?

  1. Khuyến hóa chúng sinh là Phật nghiệp thứ nhất, tùy thuận nuôi lớn Phật pháp.
  2. Trong mộng thấy Phật là Phật nghiệp thứ hai, phát khởi các căn lành đời quá khứ.
  3. Đa văn là Phật nghiệp thứ ba, chứng được trí quyết định vô nghi.
  4. Vì người bị hối hận trói buộc dùng phương tiện khéo léo nói pháp sám hối là Phật nghiệp thứ tư, trừ diệt tất cả nghi hối.
  5. Nếu có chúng sinh khởi lên tâm bỏn sẻn, tâm vô trí, tâm Thanh văn, tâm Duyên giác, tâm tàn hại, nghi, kiêu mạn thì hiện thân Như Lai trang nghiêm tướng tốt mà hóa độ những chúng sinh ấy, đó là Phật nghiệp thứ năm, sinh ra nuôi lớn các căn lành quá khứ.
  6. Khi chánh pháp gặp nạn thì rộng vì chúng sinh nói pháp tịnh diệu, chúng sinh nghe rồi liền được đầy đủ Đà-la-ni. Thần thông trí tuệ tùy theo đối tượng mà thị hiện lợi ích chúng sinh, đó là Phật nghiệp thứ sáu, tâm lực thanh tịnh.
  7. Nếu việc ma khởi lên thì bằng đủ các loại phương tiện, mau chóng xa lìa chúng. Dùng âm thanh vi diệu bằng hư không giới, cũng chẳng khinh miệt người khác, diệt trừ tất cả ma nghiệp, đầy đủ nhẫn nhục, đó là Phật nghiệp thứ bảy, công đức chính trực.
  8. Tu hành vô lượng hạnh mà chẳng chứng hạnh Thánh ly sinh của Thanh văn, Duyên giác. Người có các căn chưa thành thục thì chẳng vì người đó nói quả giải thoát, chỉ diệt trừ gốc ái, đó là Phật nghiệp thứ tám, sinh ra bản nguyện.
  9. Đoạn trừ tất cả các kết, sinh ra hạnh Bồ-tát, đối với tất cả chúng sinh nuôi lớn đại Bi, thâm tín sở hạnh của Bồ-tát, rốt ráo Niếtbàn, đó là Phật nghiệp thứ chín, chẳng đoạn hạnh Bồ-tát.
  10. Đại Bồ-tát vì mình và người khác cầu đạo giải thoát mà không chán, đủ, lìa khỏi tất cả hạnh và tất cả pháp, đối với sắc thân Như Lai không bị nhiễm trước, tinh cần chuyên cầu trí tuệ vô ngại chẳng nhờ người khác giác ngộ, khiến cho tất cả cõi Phật nghiêm sức thanh tịnh, quyết định biết rõ đều là hư không. Giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh mà chẳng bỏ tánh vô ngã. An trụ pháp giới, các thông tự tại, thành tựu đầy đủ Nhất thiết chủng trí mà chẳng bỏ hạnh Bồ-tát. Chuyển bánh xe tịnh pháp khiến cho tất cả chúng sinh đều được vui mừng. Rộng vì chúng sinh nói pháp thậm thâm vi diệu, thị hiện vô lượng tự tại Như Lai mà chẳng xả thân Bồ-tát. Thị hiện đại Niết-bàn mà chẳng từ bỏ tất cả chỗ sinh ra. Này Phật tử! Đại Bồtát sinh ra như vậy… cho đến Tam-muội phiên phúc, đó là Phật nghiệp thứ mười.

Này Phật tử! Đó là mười thứ Phật nghiệp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở nghiệp này thì được Đại nghiệp vô sư vô thượng của tất cả chư Phật mà chẳng nhờ người khác giác ngộ.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ mạn nghiệp. Những gì là mười?

  1. Tôn trọng đối với ruộng phước như Hòa thượng, A-xà-lê, chỗ Cha mẹ, Sa-môn, Bà-la-môn mà chẳng tôn trọng cung kính cúng dường thì đó là mạn nghiệp.
  2. Có các Pháp sư được pháp thắng diệu, theo Đại thừa, biết sâu đạo ra khỏi sinh tử được Đà-la-ni, thành tựu đa văn, đủ trí tuệ tạng, có khả năng giỏi nói pháp mà chẳng tín thọ cung kính cúng dường thì đó là mạn nghiệp.
  3. Khi nghe thọ pháp, như nghe được pháp sâu xa phát tâm ly dục vui mừng vô lượng mà chẳng khen Pháp sư khiến cho họ hoan hỷ thì đó là mạn nghiệp.
  4. Khởi lòng kiêu mạn, tự cao hàng phục người khác, chẳng xét mình thật ra chẳng điều phục được tâm mình thì đó là mạn nghiệp.
  5. Khởi tâm chấp có ngã, thấy người có công đức trí tuệ chẳng ngợi khen sự tốt đẹp của họ, thấy người không công đức thì ngược lại nói tốt họ, hoặc nghe khen người khác thì khởi lòng ghen ghét đối với người đó, đó là mạn nghiệp.
  6. Nếu có Pháp sư biết đúng Pháp, đúng Luật, đúng sự thật, đúng lời Phật nói nhưng vì ganh ghét nên nói rằng: Chẳng phải Pháp, chẳng phải Luật, chẳng phải thật, chẳng phải lời Phật nói để muốn phá hoại lòng tin người khác, đó là mạn nghiệp.
  7. Tự bày tòa ngồi cao, tự cho ta là Pháp sư chẳng cần làm việc, chẳng tôn kính cúng dường người khác, những người tu phạm hạnh, bậc tôn trưởng có đức đều phải cung kính cúng dường ta, đó là mạn nghiệp.
  8. Không bằng mắt ác, không nhíu mày nhăn mặt nhìn người, thường dùng nét mặt khoan hòa quán sát bình đẳng chúng sinh, lời nói thường nhu hòa không có thô ác, lòng lìa khỏi sân hận nhưng mà đối với Pháp sư thì tìm tòi lỗi xấu của họ, đó là mạn nghiệp.
  9. Vì lòng ngã mạn, đối với người đa văn chẳng cung kính. Nghe pháp có vấn đề chưa hiểu cũng chẳng hỏi han, chẳng hạn: Những gì là thiện? Những gì là chẳng thiện? Những gì nên làm? Những gì chẳng nên làm? Làm những nghiệp gì đem lại lợi ích lâu dài cho tất cả chúng sinh? Làm những hạnh gì chẳng lợi ích cho chúng sinh? Làm những hạnh gì từ sáng vào sáng? Làm những hạnh gì từ tối vào tối? Bọn người vì tâm ngã mạn như vậy trôi dạt chìm đắm chẳng thể thấy được con đường chính yếu để ra khỏi, đó là mạn nghiệp.
  10. Khởi lên tâm ngã mạn nên chẳng gặp chư Phật, khó đắc pháp, tiêu tan hết căn lành đã gieo trồng đời trước. Điều chẳng nên nói thì nói, khởi lên lòng chê trách, rồi lại đàm tiếu với nhau. Trụ pháp như vậy thì ứng vào tà đạo. Chỉ có năng lực tâm Bồ-đề nhưng chẳng bỏ hẳn sở hành của Bồ-tát. Tuy chẳng bỏ đạo Bồ-tát mà ở trong vô lượng trăm ngàn vạn kiếp còn chẳng gặp Phật, huống gì nghe pháp, đó là mạn nghiệp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ mạn nghiệp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát lìa khỏi mạn nghiệp này thì được mười thứ ý nghiệp thanh tịnh vô lượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ trí nghiệp. Những gì là mười?

  1. Tin hiểu nhân duyên, chẳng hoại nhân quả, đó là trí nghiệp.
  2. Chẳng bỏ tâm Bồ-đề, thường niệm tất cả Phật, đó là trí nghiệp.
  3. Gần gũi tất cả các Thiện tri thức, cung kính cúng dường lòng không biếng nhác giải đãi, đó là trí nghiệp.
  4. Ưa pháp, ưa nghĩa đa văn không chán, chuyên cầu chánh pháp xa lìa tà niệm, tu tập chánh niệm, đó là trí nghiệp.
  5. Đối với tất cả chúng sinh chẳng khởi lòng ngã, đối với tất cả Bồ-tát khởi lên tưởng như Như Lai, kính yêu Bồ-tát giống như thân mình. Yêu trọng chánh pháp như tiếc mạng mình. Ái kính Như Lai như bảo hộ mắt mình. Đối với người trì giới thì sinh tưởng như chư Phật, đó là trí nghiệp.
  6. Lìa khỏi những nghiệp chẳng lành của thân, miệng, ý, tu hành thanh tịnh nghiệp thân, miệng, ý, khen ngợi các Hiền thánh, thuận theo Bồ-đề, đó là trí nghiệp.
  7. Chẳng trái duyên khởi, lìa các tà kiến, diệt trừ si ám, chiếu soi tất cả pháp, đó là trí nghiệp.
  8. Đối với mười hồi hướng khởi lên tưởng như từ mẫu, đối với các Ba-la-mật khởi lên tưởng như từ phụ, đối phương tiện khéo khởi lên tưởng Bồ-đề, đó là trí nghiệp.
  9. Đối với bố thí, trì giới, đa văn chuyên cầu trí tuệ công đức chỉ quán, lòng không mệt chán, đó là trí nghiệp.
  10. Nếu khen ngợi việc của chư Phật có thể hàng phục ma quân, diệt trừ các trói buộc chướng ngại của phiền não, giáo hóa chúng sinh, thuận trí luật nghi, giữ lấy chánh pháp, nghiêm tịnh cõi Phật, chính hướng thông minh, đó là trí nghiệp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ trí nghiệp của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở trí nghiệp này thì được trí nghiệp vô thượng sinh ra phương tiện xảo diệu của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười chỗ ma nắm giữ. Những gì là mười?

  1. Tâm biếng nhác là chỗ ma nắm giữ.
  2. Bỏ chánh pháp Phật là chỗ ma nắm giữ.
  3. Tham cầu không chán là chỗ ma nắm giữ.
  4. Chuyên nghĩ đến tự độ là chỗ ma nắm giữ.
  5. Chẳng phát nguyện lớn là chỗ ma nắm giữ.
  6. Xa lìa phiền não, thường ưa tịch tĩnh là chỗ ma nắm giữ.
  7. Đoạn lậu sinh tử là chỗ ma nắm giữ.
  8. Bỏ hạnh Bồ-tát là chỗ ma nắm giữ.
  9. Bỏ tâm giáo hóa thành thục tất cả chúng sinh là chỗ ma nắm giữ.
  10. Ở trong chánh pháp sinh lòng nghi hoặc, bài báng pháp Phật là chỗ ma nắm giữ.

Này Phật tử! Đó là mười chỗ ma nắm giữ của Đại Bồ-tát mà Bồ-tát nên mau chóng xa lìa. Nếu Đại Bồ-tát có thể trừ bỏ sự lệ thuộc ma này thì được mười thứ bảo hộ của của tất cả chư Phật. Những gì là mười?

  1. Phật bảo hộ nên bắt đầu phát tâm Bồ-đề.
  2. Phật bảo hộ nên đời đời chưa từng quên mất tâm Bồ-đề.
  3. Phật bảo hộ nên biết tất cả việc ma có thể xa lìa hết.
  4. Phật bảo hộ nên nghe sáu pháp Ba-la-mật rồi đúng như lời nói tu hành.
  5. Nhờ Phật bảo hộ nên biết khổ sinh tử mà chẳng chán ghét.
  6. Phật bảo hộ nên quán pháp thậm thâm được quả giải thoát.
  7. Phật bảo hộ nên vì chúng sinh nói về sự giải thoát của Thanh văn, Duyên giác mà chẳng ưa thừa đó.
  8. Phật bảo hộ nên quán pháp vô vi mà lòng chẳng ưa trụ, đối với pháp hữu vi chẳng sinh hai tướng.
  9. Phật bảo hộ nên khiến cho sự chẳng tương tục được tịch diệt tương tục.
  10. Phật bảo hộ nên được Nhất thiết trí tự tại mà chẳng bỏ sự tu hành theo chủng tánh chúng sinh.

Này Phật tử! Đó là mười thứ Phật bảo hộ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở sự bảo hộ này thì được sự bảo hộ mười Lực của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ pháp bảo hộ. Những gì là mười?

  1. Tất cả hành vô thường là sự bảo hộ của pháp.
  2. Tất cả hành khổ là sự bảo hộ của pháp.
  3. Tất cả pháp vô ngã là sự bảo hộ của pháp.
  4. Tịch diệt Niết-bàn là sự bảo hộ của pháp.
  5. Pháp từ duyên khởi lên, không duyên thì chẳng khởi lên là sự bảo hộ của pháp.
  6. Chẳng chánh tư duy nên khởi lên vô minh, hành… cho đến lão tử. Chẳng chánh tư duy diệt thì vô minh diệt, vô minh diệt nên cho đến lão tử diệt, đó là sự bảo hộ của pháp.
  7. Ba pháp môn giải thoát sinh ra Thanh văn thừa, pháp quyết định vô tránh sinh ra Duyên giác thừa là sự bảo hộ của pháp.
  8. Sáu pháp Ba-la-mật, bốn Nhiếp pháp sinh ra Đại thừa là sự bảo hộ của pháp.
  9. Biết tất cả cõi, tất cả pháp, tất cả chúng sinh, tất cả thế gian là cảnh giới của Phật là sự bảo hộ của pháp.
  10. Đoạn tất cả niệm, bỏ tất cả chấp thủ, lìa quá khứ, vị lai, thuận theo Niết-bàn là sự bảo hộ của pháp.

Này Phật tử! Đó là mười thứ pháp bảo hộ của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở sự bảo hộ này thì được pháp bảo hộ vô thượng của tất cả chư Phật.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất có mười việc. Những gì là mười?

1. Đại Bồ-tát vì chư Thiên cõi Dục nói pháp ly dục. Phóng túng, buông lung, tự tại đều là vô thường, tất cả khoái lạc đều là khổ não. Bồ-tát khuyến hóa mở đường dẫn lối những Thiên tử đó phát tâm Bồ-đề. Đó là sự nghiệp tu hành thứ nhất.

2. Khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất, Đại Bồ-tát vì chư Thiên cõi Sắc nói các Tam-muội thiền giải thoát, liên tục khởi lên các thiền chi. Có người đắm trước thiền vị, vì thiền vị khởi thân kiến, tà kiến, vô minh phiền não thì vì họ nói thật trí. Đối với tất cả diệu sắc khởi tâm điên đảo mà vọng tưởng chấp là thanh tịnh thì vì họ nói bất tịnh, quán sát vô thường, khuyến hóa, mở đường dẫn lối những Thiên tử đó phát tâm Bồ-đề. Đó là sự nghiệp tu hành thứ hai khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

3. Khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất, có Chánh thọ Tam-muội tên là Quang minh trang nghiêm, ở trong thân mình phóng ra ánh sáng lớn soi khắp tất cả tam thiên đại thiên thế giới, tùy theo đối tượng dùng đủ chủng loại âm thanh mà vì họ nói pháp. Những chúng sinh đó nghe nói pháp rồi đều rất vui mừng, khởi lên lòng cung kính. Sau khi qua đời, họ đều sinh lên cõi trời Đâu-suất. Bồ-tát lại vì họ nói pháp khiến cho họ đều phát tâm Bồ-đề. Đó là sự nghiệp tu hành thứ ba khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

4. Đại Bồ-tát dùng mắt tịnh vô ngại quán sát các Đại Bồ-tát ở tất cả trời Đâu-suất khắp mười phương. Những Bồ-tát đó cũng nhìn thấy Đại Bồ-tát này. Họ thấy nhau rồi, Bồ-tát này vì Bồ-tát kia rộng nói chánh pháp. Chẳng hạn như là: Giáng thần vào thai mẹ, sinh ra ở thế gian, bỏ nhà cầu đạo, đi đến đạo tràng, dùng đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm, phát khởi sự tu hành đời quá khứ, nhớ lại hạnh xưa, thành tựu công đức… Chẳng rời khỏi tòa ngồi này mà thị hiện những việc như vậy… Đó là sự nghiệp tu hành thứ tư khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

5. Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất thì Bồ-tát của tất cả trời Đâusuất trong mười phương muốn thấy Đại Bồ-tát này để cung kính cúng dường lễ bái nên đều đến nơi đây. Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát muốn khiến cho những Bồ-tát đó đều vui mừng thỏa nguyện của họ nên thuyết giảng Đại pháp môn. Tùy theo địa vị sự trụ, sự hành, sự đoạn, sự tu, sự chứng mà Bồ-tát rộng nói đầy đủ. Những Bồ-tát đó nghe nói pháp rồi thì đều rất vui mừng, đều quay về lại ở cung điện của mình nơi bản quốc. Đó là sự nghiệp tu hành thứ năm khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

6. Khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất giảng nói chánh pháp thì vua cõi Dục, Thiên ma Ba-tuần cùng quyến thuộc vây quanh, đi đến chỗ Bồ-tát, phá hoại, gây rối hội nói pháp. Bấy giờ, Bồ-tát trụ ở phương tiện khéo léo, giữ lấy Bát-nhã ba-la-mật Kim cang, vào sâu cửa trí, nói pháp cam lồ. Bồ-tát nhờ thần lực chư Phật, nói pháp Như Lai đều thu phục hết những ma chúng đó. Ma chúng đó thấy thần lực tự tại như vậy của Bồ-tát, lại được nghe pháp nên đều phát tâm Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Đó là sự nghiệp tu hành thứ sáu khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

7. Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất biết Thiên tử cõi Dục chẳng nhận thức được khổ, chẳng ưa nghe pháp. Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát phóng ra âm thanh lớn bảo các Thiên tử: “Hôm nay Đại Bồ-tát xuất hiện ở bên trong quyến thuộc, nếu muốn thấy thì hãy mau chóng đến đây”. Nghe âm thanh đó rồi thì vô lượng ức na-do-tha Thiên tử đều đi đến chỗ đó. Lúc bấy giờ, Đại Bồ-tát hiện khắp trong cung tất cả quyến thuộc mà những Thiên tử đó chưa từng nghe thấy, thấy rồi họ đều rất vui mừng. Trong âm nhạc của quyến thuộc Bồ-tát này phát ra tiếng như vầy mà bảo họ rằng: “Này các Thiên tử, tất cả các hành đều vô thường hết! Tất cả các hành đều khổ cả! Tất cả các pháp đều vô ngã! Tịch diệt Niết-bàn!” Tiếng ấy lại bảo rằng: “Các ngươi đều nên tu hạnh Bồ-tát thì rốt ráo Bồ-đề, đủ Nhất thiết trí!” Khi các Thiên tử nghe âm thanh đó rồi thì lòng rất sợ hãi, một hướng chánh cầu Bồ-đề vô thượng. Đó là sự nghiệp tu hành thứ bảy khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

8. Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất, chẳng rời bỏ chỗ ngồi ở trời Đâu-suất mà có thể đi đến hết chỗ của tất cả Phật, gặp chư Như Lai để cung kính lễ bái cúng dường nghe pháp. Bấy giờ, chư Phật vì Bồtát nói pháp: “Cam lộ quán đảnh thọ ký”, tất cả các minh, hạnh địa của Bồ-tát, muốn khiến cho Bồ-tát dùng một niệm tuệ tương ứng đầy đủ tất cả chi, tất cả các loại vào sâu Nhất thiết trí. Đó là sự nghiệp tu hành thứ tám khi Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất.

9. Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất, dùng tất cả phẩm vật cúng dường bằng cả pháp giới, hư không giới để cúng dường chư Phật của tất cả thế giới. Khi ấy, sự cúng dường này thì vô lượng, vô biên chúng sinh phát tâm Bồ-đề. Đó là sự nghiệp tu hành thứ chín khi Bồtát trụ ở trời Đâu-suất.

10. Đại Bồ-tát trụ ở trời Đâu-suất, sinh ra vô lượng, vô biên pháp môn, thị hiện trong tất cả thế giới đủ chủng loại sắc, chủng loại hình, chủng loại uy nghi, chủng loại phương tiện, tùy theo sự thích ứng ấy mà vì họ nói pháp, muốn khiến cho tất cả chúng sinh đều hoan hỷ. Đó là sự nghiệp tu hành thứ mười khi Bồ-tát trụ ở trời Đâusuất.

Này Phật tử! Đó là mười thứ sự nghiệp tu hành ở trời Đâu-suất của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát đầy đủ nghiệp này thì có thể hạ sinh cõi người.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất lúc sắp qua đời, có mười thứ việc thị hiện. Những gì là mười?

1. Bồ-tát ở trời Đâu-suất lúc sắp qua đời thì tướng luân ở dưới chân phóng ra ánh sáng lớn tên là An lạc trang nghiêm, soi khắp tam thiên đại thiên thế giới. Tất cả chúng sinh trong các đường ác nạn chạm đến ánh sáng ấy thì diệt tất cả khổ, đều được an vui. Lúc bấy giờ, chúng sinh đều nghĩ rằng: “Hôm nay bỗng nhiên có bậc Đại nhân kỳ đặc xuất hiện ở đời.” Đó là việc thị hiện thứ nhất.

2. Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất, khi sắp qua đời thì tướng lông trắng ở giữa hai chân mày phóng ra ánh sáng tên là Giác ngộ soi khắp tam thiên đại thiên thế giới, chạm đến thân của Đại Bồ-tát đồng hành đời trước kia. Chạm xong, những vị Bồ-tát đó đều nghĩ rằng: “Vị Đại Bồ-tát kia, ở trời Đâu-suất, nay sắp qua đời.” Lúc ấy, các Bồ-tát liền hóa ra vô lượng, vô biên đồ cúng dường, rồi mau chóng đến chỗ vị Đại Bồ-tát đó. Đó là việc thị hiện thứ hai.

3. Đại Bồ-tát lúc sắp qua đời, ở trong bàn tay phải phóng ra ánh sáng lớn tên là Tịnh cảnh giới, có thể nghiêm tịnh hết tam thiên đại thiên thế giới. Trong thế giới này, nếu có những Bích-chi-phật vô lậu nhận biết ánh sáng ấy thì liền bỏ tuổi thọ. Nếu chẳng nhận biết thì sức ánh sáng đi qua thế giới phương khác. Tất cả những ma và ngoại đạo, chúng sinh có kiến chấp đều bị đưa sang thế giới phương khác hết, trừ chúng sinh được Như Lai giữ lại để giáo hóa. Đó là việc thị hiện thứ ba.

4. Đại Bồ-tát, từ hai gối phóng ra ánh sáng lớn tên là Ly cấu thanh tịnh trang nghiêm soi khắp, từ cung điện chư Thiên thấp nhất lên đến cung điện của chư Thiên trời Tịnh cư, không đâu chẳng sáng tỏ. Khi ấy, các Thiên tử đều nghĩ: “Hôm nay vị Đại Bồ-tát này ở cõi trời Đâu-suất sắp xả thọ mạng.” Các Thiên tử nhanh chóng bày biện vật cúng dường như hương hoa, chuỗi ngọc, hương xoa, bột thơm, áo, lọng che, tràng phan và những âm nhạc đi đến chỗ Bồ-tát cung kính cúng dường và nói: “Chúng tôi đều theo hầu hạ, bảo vệ Bồ-tát từ lúc mạng chung… cho đến lúc Ngài thị hiện đại Bát-niết-bàn.” Đó là việc thị hiện thứ tư.

5. Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất, lúc sắp qua đời thì từ trong tim phóng ra ánh sáng lớn tên là Kim cang tịnh diệu trang nghiêm soi khắp lực sĩ Kim Cang của tất cả thế giới. Lúc bấy giờ, hàng trăm ức lực sĩ Kim Cang đều nghĩ: “Đây chính là Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất sắp qua đời nên dùng tướng này thị hiện cho chúng ta. Chúng ta đều phải theo hầu hạ thủ hộ… cho đến lúc ngài thị hiện đại Bát-niếtbàn.” Đó là việc thị hiện thứ năm.

6. Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất, lúc sắp qua đời thì từ lỗ chân lông phóng ra ánh sáng lớn tên là Phân biệt tất cả chúng sinh soi khắp tam thiên đại thiên thế giới, chạm đến khắp thân của tất cả Bồtát. Chạm rồi, lại chạm đến tất cả chư Thiên và người đời. Khi ấy các Bồ-tát đều nghĩ: “Chúng ta phải đi đến chỗ đó để cung kính cúng dường Như Lai, đồng thời giáo hóa những chúng sinh ở đó.” Đó là việc thị hiện thứ sáu.

7. Đại Bồ-tát ở trời Đâu-suất, lúc sắp qua đời ở trong giảng đường ma-ni bảo tạng chánh pháp phóng ra ánh sáng lớn tên là Thiện điều phục, tùy theo chỗ giáng thần của Bồ-tát mà soi khắp cung vua. Các vị Bồ-tát kia đều nghĩ rằng: “Tùy theo chỗ giáng sinh của Bồ-tát này, hoặc ở nhà kia, hoặc ở tụ lạc, hoặc ở thành ấp, hoặc chỗ sinh bên trong cõi Diêm-phù-đề… ta sẽ sinh theo Bồ-tát đó vì muốn giáo hóa chúng sinh.” Đó là sự thị hiện thứ bảy.

8. Đại Bồ-tát ở cõi trời Đâu-suất, lúc sắp qua đời thì trong thời gian lâu các cõi trời phóng ra ánh sáng lớn tên là Tịnh trang nghiêm, tất cả cung điện phóng ánh sáng ấy soi đến mẹ sinh ra Bồ-tát. Chiếu soi rồi thì mẹ của Bồ-tát đó yên ổn, thành tựu đầy đủ tất cả công đức. Bên trong thân người mẹ ấy tự nhiên được trang nghiêm bởi lầu các bảy báu vì muốn thân Bồ-tát ở yên ổn. Đó là việc thị hiện thứ tám.

9. Đại Bồ-tát ở cõi trời Đâu-suất, lúc sắp qua đời phóng ra ánh sáng dưới chân tên là An trụ. Nếu các Thiên tử và các Phạm thiên mà tuổi thọ sắp hết thì nhờ ánh sáng ấy đều được trụ lại thọ mạng để cúng dường Bồ-tát từ lúc mạng chung này cho đến khi thị hiện đại Bát-niết-bàn. Đó là việc thị hiện thứ chín.

10. Đại Bồ-tát ở cõi trời Đâu-suất, từ tướng nhỏ ấy phóng ra ánh sáng lớn tên là Nghiêm tịnh Phật nhãn, thị hiện đủ chủng loại nghiệp thì có người, trời, hoặc thấy Bồ-tát ở tại trời Đâu-suất, hoặc thấy mạng chung, hoặc thấy ở trong thai, hoặc thấy sinh ra, hoặc thấy xuất gia, hoặc thấy thành Phật, hoặc thấy chuyển bánh xe pháp, hoặc thấy Như Lai nhập Niết-bàn. Đó là việc thị hiện thứ mười.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát hoặc ở chỗ ngồi, hoặc ở lầu các, hoặc ở cung điện phóng ra trăm vạn a-tăng-kỳ kiếp ánh sáng như vậy… khi phóng ra những ánh sáng ấy thị hiện vô lượng sự nghiệp Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát đầy đủ tất cả tịnh nghiệp như vậy…, từ cõi trời Đâu-suất hạ sinh xuống thế gian.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ việc nên giáng thần vào thai mẹ. Những gì là mười?

  1. Vì giáo hóa thành thục chúng sinh tâm hạn hẹp nên thị hiện ở thai mẹ, chẳng khiến cho chúng sinh tâm hạn hẹp nghĩ rằng: “Bồtát tự nhiên hóa sinh, trí tuệ căn lành chẳng từ tu hành mà được.” Đó là việc thứ nhất thị hiện ở thai.
  2. Lại nữa, muốn khiến cho cha mẹ và các người thân nuôi lớn căn lành đồng hành đời trước. Đó là việc thứ hai thị hiện ở thai.
  3. Đại Bồ-tát lúc mới thọ thai đã xa lìa ngu si, chánh niệm tư duy, diệt trừ loạn tưởng, thành tựu niệm tuệ, lòng chưa từng rối loạn. Đó là việc thứ ba, thị hiện ở thai.
  4. Đại Bồ-tát khi ở thai mẹ thường giảng nói pháp. Các chúng Bồ-tát của thế giới mười phương, Đế Thích, Phạm vương, bốn vua trời đi đến với Bồ-tát. Bồ-tát tức thời vì họ nói pháp rộng rãi, thị hiện thần lực tự tại của Bồ-tát. Đại Bồ-tát thành tựu đầy đủ vô lượng, vô biên những trí tuệ, hiện ra những việc kỳ đặc như vậy… Đó là việc thứ tư, thị hiện ở thai.
  5. Đại Bồ-tát ở trong thai mẹ, vì giáo hóa chúng sinh nên làm cho bản nguyện của những chúng sinh đó được thỏa mãn. Đó là việc thứ năm, thị hiện ở thai.
  6. Đại Bồ-tát ở trong loài người thành đạo thì nên đủ nhân pháp mà thọ sinh. Đó là việc thứ sáu, thị hiện ở thai.
  7. Đại Bồ-tát ở trong thai mẹ, chúng sinh trong tam thiên đại thiên thế giới đều thấy Bồ-tát ở trong thai mẹ, như thấy hình dáng mặt mũi trong gương sáng. Khi ấy những Trời, Rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Nhân phi nhân… với tấm lòng rộng lớn, đều đi đến cung kính cúng dường Bồtát. Đó là việc thứ bảy, thị hiện ở thai.
  8. Đại Bồ-tát khi ở thai mẹ thì những Bồ-tát Nhất sinh bổ xứ ở thai mẹ trong thế giới phương khác đều chung giảng nói tạng trí tuệ vô tận của Bồ-tát. Đó là việc thứ tám, thị hiện ở thai.
  9. Đại Bồ-tát lúc mới đầu thọ thai thì Chánh thọ Tam-muội ly cấu. Tất cả đồ cúng dường trang nghiêm của tất cả cung trời Đâusuất đều theo vào thai mẹ. Nhờ sức Tam-muội nên khiến cho thân người mẹ đó không có các khổ hoạn. Đó là việc thứ chín, thị hiện ở thai.
  10. Này Phật tử! Đại Bồ-tát khi ở thai mẹ, thành tựu đầy đủ vô lượng, vô biên công đức tạng, tất cả đồ cúng dường của mười phương thế giới đều đem cúng dường tất cả chư Như Lai. Các Đức Như Lai đó vì Bồ-tát này diễn nói vô lượng, vô biên pháp môn của pháp giới. Đó là việc thứ mười, thị hiện ở thai.

Nếu Đại Bồ-tát trụ ở pháp môn này thì có thể thị hiện mười thứ cảnh giới vi tế của Bồ-tát. Những gì là mười?

  1. Khi Đại Bồ-tát ở thai mẹ thị hiện lúc ban đầu phát tâm Bồ-đề… cho đến địa vị thọ ký cam lồ quán đảnh.
  2. Ở trong thai mẹ lại hiện ở cõi trời Đâu-suất-đà.
  3. Ở trong thai mẹ thị hiện sinh ra.
  4. Ở trong thai mẹ thị hiện địa vị đồng tử.
  5. Ở trong thai mẹ hiện tại cung điện không gian sắc vị.
  6. Ở trong thai mẹ thị hiện xuất gia.
  7. Ở trong thai mẹ thị hiện tu hành khổ hạnh, đi đến đạo tràng thành Đẳng chánh giác.
  8. Ở trong thai mẹ hiện chuyển bánh xe pháp.
  9. Ở trong thai mẹ thị hiện vào đại Niết-bàn.
  10. Ở trong thai mẹ thị hiện các pháp vi tế, tất cả hạnh Bồ-tát, tất cả thần lực tự tại và vô lượng hạnh môn của Như Lai.

Này Phật tử! Đó là mười thứ cảnh giới vi tế của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát an trụ ở cảnh giới này thì được cảnh giới trí tuệ đại vi tế của tất cả chư Phật.

*********

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ sinh. Những gì là mười?

  1. Sinh ra sự xa lìa ngu tối.
  2. Sinh ra sự phóng ra lưới ánh sáng lớn soi khắp tam thiên đại thiên thế giới.
  3. Sinh sự trừ diệt tất cả thân tối hậu đời vị lai.
  4. Sinh ra việc chẳng sinh.
  5. Sinh sự biết các kiếp của ba cõi đều như huyễn.
  6. Sinh ở thế giới mười phương, thân hiện khắp.
  7. Sinh thân đầy đủ Nhất thiết trí.
  8. Sinh ra việc phóng ánh sáng tất cả Như Lai, soi khắp và giác ngộ tất cả chúng sinh.
  9. Sinh thân chánh thọ các thiền Tam-muội đại trí tự tại.
  10. (Bản Hán thiếu)

Này Phật tử! Lúc Bồ-tát sinh thì tất cả cõi Phật có sáu thứ chấn động, tất cả chúng sinh đều được giải thoát, tất cả đường ác đều trừ diệt hết. Ánh sáng ấy làm che khuất tất cả các áng sáng của ma làm cho chúng đều như vết mực đen, vô lượng Bồ-tát khắp nơi đến vân tập.

Này Phật tử! Đó là mười thứ sinh của Đại Bồ-tát. Vì muốn hóa độ chúng sinh nên thị hiện sinh như vậy.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm. Những gì là mười?

  1. Đại Bồ-tát nghĩ như vầy: “Tất cả thế gian chìm trong bùn năm dục, trừ một mình ta không thể tế độ họ.” Biết như vậy nên Bồtát phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  2. “Phiền não ngu si che mắt chúng sinh khiến chúng đều đui điếc, ta đem trí tuệ tự tại sẽ dẫn đường mở mắt tuệ cho khắp chúng sinh, khiến chúng đều thanh tịnh.” Bồ-tát phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  3. Nay ta nhờ cái thân giả danh này, được Pháp thân thanh tịnh vô thượng của Như Lai tràn đầy ba đời, Bồ-tát phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  4. Đại Bồ-tát dùng mắt tịnh vô ngại quán sát khắp hết mười phương, tất cả các chỗ Phạm thiên… cho đến chỗ của trời Đại tự tại. Những chúng sinh đó đều tự cho rằng: “Ta đã thành tựu sức trí tuệ tự tại.” Bồ-tát có thể tiêu diệt hết tâm ngã mạn của những chúng sinh đó, phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  5. Đại Bồ-tát thấy những chúng sinh đời quá khứ gieo trồng căn lành, hôm nay muốn lùi mất. “Ta lại khiến cho những chúng sinh đó trụ ở địa vị không thoái”, Bồ-tát phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  6. Bồ-tát muốn khiến cho chúng sinh gieo trồng ít căn lành mà được quả báo vô lượng nên phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  7. Thấy vô lượng thần lực tự tại của chư Phật, Bồ-tát phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  8. Bồ-tát quán sát thấy Bồ-tát đồng hành thời quá khứ nhiễm trước việc khác mà chẳng thành Chánh giác nên phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  9. Đại Bồ-tát thấy những trời, người mệt mỏi chán nản, thoái lui những nguyện vọng chính đáng nên phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.
  10. Đại Bồ-tát được ánh sáng của tất cả Như Lai chạm đến, nuôi lớn tất cả đại nguyện chân chánh nên phát đại trang nghiêm mà tự trang nghiêm.

Này Phật tử! Đó là mười thứ đại trang nghiêm của Đại Bồ-tát. Vì giáo hóa chúng sinh nên Bồ-tát phát đại trang nghiêm này mà tự trang nghiêm.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ việc nên du hành bảy bước. Những gì là mười?

  1. Thị hiện sức Bồ-tát nên du hành bảy bước.
  2. Thị hiện bảy báu nên du hành bảy bước.
  3. Nguyện địa thần đầy khắp nên du hành bảy bước.
  4. Thị hiện tướng vượt ra ba cõi nên du hành bảy bước.
  5. Hiện hạnh tối thắng của đại Tượng vương, Ngưu vương, Sư tử vương nên du hành bảy bước.
  6. Hiện tướng Kim cang địa nên du hành bảy bước.
  7. Muốn ban sức lực cho chúng sinh nên du hành bảy bước.
  8. Hiện tướng bảy báu giác ngộ nên du hành bảy bước.
  9. Thành tựu đầy đủ tất cả Phật pháp chẳng nhờ người khác giác ngộ nên du hành bảy bước.
  10. Muốn tự xưng, ta đối với đời là tối thắng không ai sánh bằng nên du hành bảy bước.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên du hành bảy bước của Đại Bồ-tát. Vì giáo hóa chúng sinh nên Bồ-tát tạo ra sự thị hiện đó.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ việc nên hiện địa vị Đồng tử. Những gì là mười?

  1. Sách vở, toán số, tính toán, điêu khắc, in ấn, phương tiện… thị hiện những việc này nên hiện địa vị Đồng tử.
  2. Thị hiện việc cỡi voi, ngựa, xe cộ, theo học bắn cung, các môn võ nghệ… nên hiện địa vị Đồng tử.
  3. Muốn học tất cả sự đàm luận xảo diệu, các trò tiêu khiển của thế gian nên hiện địa vị Đồng tử.
  4. Lìa tất cả nghiệp ác của thân, miệng, ý nên hiện địa vị Đồng tử.
  5. Thị hiện chính hướng Bát-niết-bàn, Chánh thọ Tam-muội tràn đầy tất cả các thế giới nên hiện địa vị Đồng tử.
  6. Thị hiện sức Bồ-tát hơn Trời, Người, Rồng, Dạ-xoa, Cànthát-bà, A-tu-la, Ca-lâu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già, Đế Thích, Phạm vương, bốn vua trời nên hiện địa vị Đồng tử.
  7. Thị hiện sắc thù diệu vượt hẳn tất cả Đế Thích, Phạm vương, bốn vua trời nên hiện địa vị Đồng tử.
  8. Muốn khiến cho chúng sinh xa lìa năm dục, thường ưa thích chánh pháp nên hiện địa vị Đồng tử.
  9. Vì hiện sự tôn trọng chánh pháp, cúng dường chư Như Lai của tất cả thế giới nên hiện địa vị Đồng tử.
  10. Thường ưa thích chánh pháp chiếu khắp, thọ trì tất cả chánh pháp nên hiện địa vị Đồng tử.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên hiện địa vị Đồng tử.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát hiện địa vị Đồng tử rồi thì có mười việc nên hiện ở trong cung. Những gì là mười?

  1. Khiến cho những hành giả đồng tu thêm lớn căn lành nên hiện ở trong cung.
  2. Muốn sáng các căn lành của Bồ-tát nên hiện ở trong cung.
  3. Muốn ưa ở với người, trời nên hiện ở trong cung.
  4. Ở đời năm uế trược tùy theo sự thích ứng của chúng sinh mà hóa độ nên hiện ở trong cung.
  5. Ở trong thâm cung, Chánh thọ Tam-muội, muốn làm sáng rỡ công đức của Bồ-tát nên hiện ở trong cung.
  6. Muốn khiến cho chúng sinh đồng hành đời trước viên mãn bản nguyện nên hiện ở trong cung.
  7. Muốn khiến cho cha mẹ, thân thuộc viên mãn bản nguyện nên hiện ở trong cung.
  8. Muốn dùng kỹ nhạc phát ra âm thanh vi diệu cúng dường tất cả Phật nên hiện ở trong cung.
  9. Đại Bồ-tát ở bên trong cung ấy vào Tam-muội thậm thâm, thành Đẳng chánh giác… cho đến thị hiện vào đại Niết-bàn nên hiện ở trong cung.
  10. Tùy thuận hộ trì pháp nên hiện ở trong cung.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên hiện ở trong cung của Đại Bồtát. Do những việc này nên lần sinh sau cùng Bồ-tát thị hiện xuất gia.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ việc nên thị hiện xuất gia. Những gì là mười?

  1. Muốn khiến cho chúng sinh chán nản mà lìa khỏi gia đình nên thị hiện xuất gia.
  2. Vì chúng sinh tham trước gia đình nên thị hiện xuất gia.
  3. Muốn thị hiện sự thuận theo đạo các Hiền thánh nên thị hiện xuất gia.
  4. Muốn tuyên dương khen ngợi pháp xuất gia nên thị hiện xuất gia.
  5. Muốn khiến cho chúng sinh lìa khỏi Nhị kiến nên thị hiện xuất gia.
  6. Muốn khiến cho chúng sinh lìa khỏi dục lạc, ngã lạc nên thị hiện xuất gia.
  7. Muốn hiện tướng ra ba cõi nên thị hiện xuất gia.
  8. Muốn hiển hiện tự tại chẳng nhờ người khác giác ngộ nên thị hiện xuất gia.
  9. Muốn thuận theo mười Lực, bốn Vô úy của Như Lai nên thị hiện xuất gia.
  10. Tất cả lần sinh sau cùng, pháp Bồ-tát cần phải như vậy nên thị hiện xuất gia.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên thị hiện xuất gia của Đại Bồtát, vì giáo hóa chúng sinh vậy.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười việc nên thị hiện khổ hạnh. Những gì là mười?

  1. Đại Bồ-tát muốn giáo hóa thành thục chúng sinh tiểu tâm nên thị hiện khổ hạnh.
  2. Vì cứu bạt chúng sinh nhiễm trước tà kiến nên thị hiện khổ hạnh.
  3. Vì chúng sinh tà kiến cho rằng không có nghiệp báo, muốn khiến cho chúng biết nghiệp báo nên thị hiện khổ hạnh.
  4. Vì thuận theo chúng sinh của thế giới năm uế trược nên thị hiện khổ hạnh.
  5. Vì chúng sinh giải đãi nên thị hiện khổ hạnh.
  6. Muốn khiến cho chúng sinh ưa cầu pháp nên thị hiện khổ hạnh.
  7. Vì chúng sinh đắm trước dục lạc, ngã lạc nên thị hiện khổ hạnh.
  8. Muốn hiển hiện hạnh thù thắng của Bồ-tát nên thị hiện khổ hạnh.
  9. Muốn khiến cho chúng sinh đời sau phát khởi tinh tấn nên thị hiện khổ hạnh.
  10. Các căn của chư Thiên, người đời chưa chín muồi đợi lúc chín muồi nên thị hiện khổ hạnh.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên thị hiện khổ hạnh của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười việc nên đi đến đạo tràng. Những gì là mười?

  1. Muốn soi khắp tất cả thế giới nên đi đến đạo tràng.
  2. Muốn chấn động tất cả thế giới nên đi đến đạo tràng.
  3. Muốn hiện thân ở khắp tất cả thế giới nên đi đến đạo tràng.
  4. Vì giác ngộ tất cả Bồ-tát, tất cả chúng sinh, tất cả người đồng hành nên đi đến đạo tràng.
  5. Vì thị hiện việc trang nghiêm đạo tràng nên đi đến đạo tràng.
  6. Vì thuận theo kẻ được giáo hóa mà thị hiện cây Bồ-đề trang nghiêm nên đi đến đạo tràng.
  7. Muốn đối diện nhìn thấy của tất cả chư Phật của mười phương thế giới nên đi đến đạo tràng.
  8. Muốn ở trong từng niệm từng niệm nhấc chân lên, đặt chân xuống đều vào vô lượng cửa chánh thọ các Tam-muội, thành Đẳng chánh giác nên đi đến đạo tràng.
  9. Vì nhận sự cung kính cúng dường của tất cả Trời, Rồng, Dạxoa, Càn-thát-bà, A-tu-la, Khẩn-na-la, Ma-hầu-la-già… cho đến Đế Thích, Phạm vương, Tứ Thiên vương… mà họ chẳng biết nhau nên đi đến đạo tràng.
  10. Muốn dùng mắt trí vô ngại quán sát khắp tất cả thế giới, chánh niệm tất cả Phật, ở tất cả cõi thị hiện thành Phật nên đi đến đạo tràng.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên đi đến đạo tràng của Đại Bồ-tát vì hóa độ chúng sinh vậy.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười thứ việc nên ngồi ở đạo tràng. Những gì là mười?

  1. Đủ các cách chấn động tất cả cõi nên ngồi ở đạo tràng.
  2. Soi khắp tất cả các thế giới nên ngồi ở đạo tràng.
  3. Trừ diệt tất cả các đường ác nên ngồi ở đạo tràng.
  4. Biến tất cả cõi thành kim cương nên ngồi ở đạo tràng.
  5. Quán tiếng rống sư tử của tất cả Phật nên ngồi ở đạo tràng.
  6. Lìa tất cả hư vọng, lòng sạch như hư không nên ngồi ở đạo tràng.
  7. Thị hiện thuận theo uy nghi thân thanh tịnh nên ngồi ở đạo tràng.
  8. Thuận theo Tam-muội Kim cang viên mãn nên ngồi ở đạo tràng.
  9. Nhận chỗ ngồi thanh tịnh của tất cả Phật nên ngồi ở đạo tràng.
  10. Sức căn lành của mình có thể nhận lấy tất cả chúng sinh nên ngồi ở đạo tràng.

Này Phật tử! Đó là mười việc nên ngồi ở đạo tràng của Đại Bồ-tát.

Này Phật tử! Khi Đại Bồ-tát ngồi ở đạo tràng thì có mười pháp kỳ đặc chưa từng có. Những gì là mười?

  1. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì tất cả chư Phật của thế giới mười phương đều đưa tay phải lên khen rằng: “Hay thay, hay thay! Bậc Đạo Sư Vô Thượng!” Đó là pháp kỳ đặc thứ nhất chưa từng có.
  2. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì tất cả Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đều hộ trì. Đó là pháp kỳ đặc thứ hai chưa từng có.
  3. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì những Bồ-tát đồng hành đời trước đều đến vân tập, dùng đủ các loại đồ trang nghiêm để cung kính cúng dường. Đó là pháp kỳ đặc thứ ba chưa từng có.
  4. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì cỏ cây, rừng rú, những loài chẳng phải chúng sinh trong mười phương tất cả thế giới đều cúi gập thân mình hướng về đạo tràng. Đó là pháp kỳ đặc thứ tư chưa từng có.
  5. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì Chánh thọ Tam-muội tên là Thiện tri pháp giới, được Tam-muội này nên rốt ráo các hạnh Bồtát. Đó là pháp kỳ đặc thứ năm chưa từng có.
  6. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì Đại Bồ-tát trụ ở Đà-la-ni tên là Ly cấu thắng diệu hải tạng, nên tất cả chư Phật tuôn xuống mưa pháp cam lồ cho Bồ-tát này. Đó là pháp kỳ đặc thứ sáu chưa từng có.
  7. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì dùng sức thần thông cung kính cúng dường tất cả chư Phật. Đó là pháp kỳ đặc thứ bảy chưa từng có.
  8. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì vào đến pháp môn trí tuệ vô thượng, phương tiện khéo léo biết hết các căn của tất cả chúng sinh. Đó là pháp kỳ đặc thứ tám chưa từng có.
  9. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì Chánh thọ Tam-muội tên là Thiện giác, Đại Bồ-tát vào định này thì được Pháp thân thanh tịnh, đầy cõi hư không tất cả ba đời. Đó là pháp kỳ đặc thứ chín chưa từng có.
  10. Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng thì nghiệp thân thanh tịnh, nhiếp thâu vô lượng, vô biên trí tuệ ba đời, soi khắp tất cả. Đó là pháp kỳ đặc thứ mười chưa từng có.

Này Phật tử! Đó là khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng được mười pháp kỳ đặc chưa từng có.

Này Phật tử! Khi Đại Bồ-tát ngồi đạo tràng có mười nghĩa nên thị hiện thu phục ma. Những gì là mười?

  1. Chúng sinh đời ác năm trược ưa chinh phạt lẫn nhau, muốn hiển hiện lực công đức của Bồ-tát nên thị hiện thu phục ma.
  2. Diệt hết các nghi hoặc của trời người nên thị hiện thu phục ma.
  3. Vì muốn hóa độ quyến thuộc của ma nên thị hiện thu phục ma.
  4. Chư Thiên, người đời ưa chinh phạt nhau thì khiến cho họ gom lại chịu sự giáo hóa nên thị hiện thu phục ma.
  5. Gom người trời lại thì hiển hiện lực công đức của Bồ-tát chẳng thể phá hoại, điều phục chúng sinh nên thị hiện thu phục ma.
  6. Phát khởi sức của tất cả chúng sinh nên thị hiện thu phục ma.
  7. Thương xót tất cả chúng sinh vị lai nên thị hiện thu phục ma.
  8. Cho đến đạo tràng hiện có việc ma có thể vượt ra cảnh giới ma quân nên thị hiện thu phục ma.
  9. Hiển hiện thế lực yếu ớt của phiền não và thế lực cường thịnh của căn lành đại Bi nên thị hiện thu phục ma.
  10. Thuận các chúng sinh đời năm uế trược nên thị hiện thu phục ma.

Này Phật tử! Đại Bồ-tát có mười sức giác ngộ Như Lai. Những gì là mười?

  1. Sức giác ngộ Như Lai vượt ra tất cả sự nghiệp của bọn ma, diệt trừ phiền não, rốt ráo tất cả hạnh của Bồ-tát.
  2. Sức giác ngộ Như Lai, đối với tất cả Tam-muội của Bồ-tát mà được tự tại.
  3. Sức giác ngộ Như Lai thành tựu đầy đủ những thiền Tammuội của tất cả Bồ-tát.
  4. Sức giác ngộ Như Lai đầy đủ tất cả những pháp Bạch tịnh.
  5. Sức giác ngộ Như Lai phân biệt pháp lành, điều phục pháp thế gian.
  6. Sức giác ngộ Như Lai dùng Pháp thân thanh tịnh đầy tất cả cõi.
  7. Sức giác ngộ Như Lai đã phát ra âm thanh thị hiện bình đẳng với tâm tất cả chúng sinh.
  8. Sức giác ngộ Như Lai hết thảy có thể thọ trì Phật pháp.
  9. Sức giác ngộ Như Lai được bình đẳng với thân, miệng, ý của Như Lai ba đời, ở trong một niệm biết pháp ba đời.
  10. Sức giác ngộ Như Lai được Tam-muội Thiện giác, đủ mười lực của Phật như là Xứ trí phi xứ trí… cho đến Vô lậu trí.

Này Phật tử! Đó là mười lực giác ngộ Như Lai của Đại Bồ-tát. Nếu Đại Bồ-tát đủ những lực này nên được gọi là Như Lai.

Này Phật tử! Được thành Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác như vậy rồi thì có thể chuyển bánh xe pháp mười hạnh thanh tịnh. Những gì là mười?

  1. Đầy đủ bốn Vô sở úy thanh tịnh.
  2. Sinh ra âm thanh tịnh diệu của bốn Biện tài.
  3. Sáng tỏ bốn Đế.
  4. Thuận theo pháp môn vô ngại của chư Phật.
  5. Lòng thanh tịnh bình đẳng có thể che khắp tất cả chúng sinh.
  6. Điều nói ra không hư dối, quyết định tế độ tận cùng khổ sở của chúng sinh.
  7. Nắm giữ đại Bi đời trước.
  8. Đem âm thanh diệu pháp vang khắp thế giới, tất cả chúng sinh không ai chẳng nghe biết.
  9. Ở trong a-tăng-kỳ kiếp thường nói chánh pháp chưa từng tạm dừng.
  10. Chuyển các Căn, Lực, Giác ý, các Thiền, Tam-muội giải thoát nối tiếp nhau chẳng dứt tuyệt.

Này Phật tử! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác chuyển pháp luân mười hạnh bình đẳng vô lượng hạnh như vậy.

Này Phật tử! Pháp luân thanh tịnh của Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác nhờ mười pháp Bạch tịnh nên chuyển vào lòng chúng sinh, sinh ra vô tướng, quyết định chẳng hư rỗng. Những gì là mười?

  1. Nguyện lực đời quá khứ.
  2. Nắm giữ đại Bi, chẳng bỏ chúng sinh.
  3. Trí tuệ tự tại tùy theo chỗ thích ứng của chúng sinh mà vì chúng nói pháp.
  4. Chưa từng mất thời cơ.
  5. Tùy theo pháp khí đó.
  6. Chẳng thêm chẳng bớt.
  7. Trí quyết định rõ biết ba đời.
  8. Thân làm việc tối thắng.
  9. Miệng nói lời không hư dối.
  10. Trí hành tùy theo âm thanh mà đều được giác ngộ.

Này Phật tử! Đó là nhân mười pháp Bạch tịnh nên có thể chuyển bánh xe pháp vào lòng chúng sinh, sinh ra vô tướng quyết định chẳng hư rỗng.

Này Phật tử! Đức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác rốt ráo Phật sự rồi thì có mười nghĩa thị hiện đại Bát-niết-bàn. Những gì là mười?

  1. Sáng rõ tất cả hành đều vô thường.
  2. Sáng rõ tất cả hữu vi chẳng phải yên ổn.
  3. Sáng rõ vào Niết-bàn là chỗ hướng đến rất yên ổn.
  4. Sáng rõ vào Niết-bàn thì xa lìa tất cả những sợ sệt.
  5. Do những người, trời ưa chấp trước sắc thân, Bồ-tát sáng rõ sắc thân vô thường, là pháp ma diệt (mài dũa tiêu diệt) khiến cho cầu được Pháp thân thường trụ thanh tịnh.
  6. Sáng tỏ sức mạnh vô thường chẳng thể lay chuyển.
  7. Sáng tỏ pháp hữu vi chẳng theo nghiệp ái, chẳng tự tại.
  8. Sáng tỏ pháp ba cõi đều như đồ đất chưa nung không bền chắc.
  9. Sáng tỏ vào Niết-bàn là chân thật, chẳng thể hoại.
  10. Sáng tỏ vào Niết-bàn là xa lìa, sinh tử chẳng phải khởi, diệt.

Này Phật tử! Do mười nghĩa này nên Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác thị hiện đại Bát-niết-bàn.

Này Phật tử! Pháp của tất cả Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác đều như vậy, đại nguyện đã thành, đã chuyển pháp luân, những người đáng độ đều đã độ xong, đã cùng Bồ-tát thọ ký, tất cả Phật sự đều rốt ráo, an trụ chẳng biến đổi, thị hiện đại Bát-niết-bàn.

Này Phật tử! Đó là Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác vì mười nghĩa nên thị hiện đại Bát-niết-bàn.

Này Phật tử! Đó là pháp môn Đại diệu Thắng hạnh thanh tịnh

của Đại Bồ-tát mà chư Phật đã nói, nghĩa sâu vô lượng, có thể khiến cho tất cả những người có trí đều hoan hỷ, rốt ráo tất cả nguyện lớn của Bồ-tát, chẳng đoạn dứt bản hạnh.

Này Phật tử! Nếu có chúng sinh nghe được kinh này, lòng thị hiện chẳng sinh ra sự bài báng, theo đúng lý thuyết tu hành thì những chúng sinh đó mau chóng thành đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Vì sao? Vì Đại Bồ-tát theo đúng lý mà tu hành vậy.

Này Phật tử! Đó là Đại Bồ-tát theo đúng lý mà tu hành, một lòng tin kính thọ trì kinh này. Này Phật tử! Kinh này sinh ra các hạnh công đức của tất cả Bồ-tát và nghĩa tinh yếu thâm diệu, vào sâu trí tuệ, bao gồm lấy tất cả pháp môn, xa lìa pháp Bất cộng của Thanh văn, Duyên giác và tất cả chúng sinh trong thế gian, có thể soi khắp tất cả pháp môn, nuôi lớn căn lành, độ thoát chúng sinh. Cho nên Đại Bồ-tát một lòng nghe nhận, hộ trì kinh này. Nếu Đại Bồ-tát thọ trì kinh này thì có thể sinh ra tất cả các nguyện, dùng ít phương tiện mà mau chóng được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Khi nói kinh Xuất Sinh Nhất Thiết Bồ-tát Chư Hạnh Công Đức Thâm Diệu Nghĩa Hoa Thâm Nhập Trí Tuệ Nhiếp Nhất Thiết Pháp Môn Viễn Ly Thế Gian Thanh Văn Duyên Giác Nhất Thiết Chúng Sinh Sở Bất Cộng Pháp Tất Năng Phổ Chiếu Nhất Thiết Pháp Môn Trưởng Dưỡng Thiện Căn Độ Thoát Chúng Sinh này thì nhờ thần lực chư Phật và pháp như vậy của kinh này nên vô lượng a-tăng-kỳ thế giới trong mười phương chấn động sáu cách, ánh sáng lớn soi khắp.

Lúc bấy giờ, chư Phật trong mười phương đối mặt, ngắm nhìn Bồ-tát Phổ Hiền hoan hỷ khen rằng:

–Hay thay! Này Phật tử! Ông mới có thể nói kinh Xuất Sinh Nhất Thiết Bồ-tát Chư Hạnh Công Đức Thâm Diệu Nghĩa Hoa Thâm Nhập Trí Tuệ Nhiếp Nhất Thiết Pháp Môn Viễn Ly Thế Gian Thanh Văn Duyên Giác Nhất Thiết Chúng Sinh Sở Bất Cộng Pháp Tất Năng Phổ Chiếu Nhất Thiết Pháp Môn Trưởng Dưỡng Thiện Căn Độ Thoát Chúng Sinh này.

Này Phật tử! Ông đã giỏi học pháp này, giỏi biết pháp này, ưa

thích pháp này, chư Phật chúng ta cũng nói pháp này. Tất cả chư Phật khác cũng như vậy. Vậy nên, này Phật tử! Chúng ta đều cùng nhau giữ gìn kinh này, khiến cho những Bồ-tát đời sau, người chưa từng nghe sẽ được nghe.

Bấy giờ, Bồ-tát Phổ Hiền nương theo thần lực Phật, quán sát tất cả đại chúng trong mười phương, tất cả pháp giới, nói kệ khen rằng:

Vô lượng, vô số kiếp
Siêng tu các hạnh khổ
Cúng dường vô lượng Phật
Sinh ra chân Phật tử.
Hóa độ vô lượng chúng
An lập đạo Vô thượng
Hạnh Bồ-tát khó sánh
Ta noi haỹ lang nghe.
Cúng dường vô lượng Phật
Đều không có nhiễm trước
Hóa độ các chúng sinh
Chẳng sinh tưởng chúng sinh.
Thường cầu công đức Phật
Tâm ấy không chấp trước
Nơi hạnh thắng diệu đó
Khiến chúng đều vui mừng.
Thu phục tất cả ma
Diệt não phiền ba cõi
Đã đủ công đức Thánh
Thị hiện làm trẻ con.
Diệt si ác phiền não
Tâm ấy thường tịch nhiên
Thị hiện vô lượng hạnh
Ta nói công đức đó.
Tất cả ác lìa bỏ
Đến bờ kia rốt cùng
Trong vô lượng chúng sinh
Đủ thứ hiện biến hóa.
Biết tâm sinh, diệt, trụ
Thị hiện tất cả việc
Nói diệu công đức đó
Khiến chúng đều vui mừng
Thấy chúng sinh ba cõi
Vô lượng khổ bức bách
Lưu chuyển ở sinh tử
Lửa phiền não bừng cháy
Muốn khiến họ giải thoát
Bồ-đề một hướng tìm
Lược nói công đức đó
Hãy lắng nghe một lòng.
Thí, giới, nhẫn, tinh tấn,
Thiền định được tự tại
Đầy đủ tuệ phương tiện
Đại Từ độ chúng sinh.
Vô lượng vô số kiếp T
hích tu Bi, Hỷ, Xả
Ta nói công đức đó
Các ngài hãy nghe kỹ.
Vô lượng thân khổ hạnh
Thường chính cầu Bồ-đề
Chẳng tiếc thọ mạng ấy
Rốt ráo đạo Vô thượng.
Thường vì lợi chúng sinh
Chẳng cầu tự an lạc
Lòng Từ bi tịch mặc
Ta nói thắng hạnh ấy.
Vô lượng vô số kiếp
Nói phần ít chẳng cùng
Hư không có thể lượng
Nước biển có thể tính
Đức Bồ-tát mênh mông
Không thể ví dụ được.
Lợi ích cho chúng sinh
Lược nói phần nhỏ ấy.
Giữ căn lành chúng sinh
Nuôi lớn pháp Bạch tịnh.
Xa lìa tâm kiêu mạn
Cầu pháp không chán, đủ
Khiến chúng được ở yên
Nuôi lớn cây trí tuệ.
Tâm Bồ-tát như đất
Lợi ích tất cả chúng
Gốc Từ bi nhu nhuyến
Thân đại Bi vô thượng
Lá công đức, bông trí
Hương vi diệu trì giới.
Ánh tịnh tuệ Như Lai
Làm nở hoa Bồ-tát
Chẳng đắm nước hữu vi
Khiến chúng sinh vui khắp.
Trực tâm là hạt giống
Từ Bi là rễ mầm
Thân là trí phương tiện
Năm độ là nhánh cành
Lá thiền, hoa các minh
Nhất thiết trí là quả
Cây pháp, chim thần lực
Che khắp ba cõi thế.
Chân thật đế là chân
Bạch tịnh pháp là thân
Chánh niệm là vai cổ
Đầu trí giải thoát đỉnh.
Từ Bi, mắt sáng trong
Thật nghĩa vượt hang tối
Pháp Bồ-tát sư tử
Thu phục tất cả ma.
Sinh tử là đồng hoang
Các đường ác não phiền
Biên kiến là giặc nạn
Si ám làm lạc đường.
Đại Đạo sư Bồ-tát
Thấy kẻ tối mê lầm
Khai thị chỉ đường chính
Dẫn đến chỗ an lạc.
Tham, sân… các phiền não
Thường não hại chúng sinh
Vô lượng những khổ nạn
Theo bức hại triền miên.
Bồ-tát thấy kia khổ
Mà phát tâm đại Bi,
Nói tám muôn bốn ngàn pháp
Pháp đối trị độ sinh.
Bồ-tát là vua pháp
Chánh đạo hóa chúng sinh
Xa ác, tu hành thiện
Một lòng cầu Bồ-đề.
Ở chỗ chư Như Lai
Thọ ký trí tự tại
Rộng thí báu Thánh hiền
Khiến đủ báu bảy giác.
Tịnh giới là bầu trục
Tinh tấn là hoa nan V
ành Tam-muội chánh thọ
Ba chuyển tịnh pháp luân.
Lòng thanh tịnh là khiêm
Kiến trí tuệ sắc bén
Tiêu diệt các não phiền
Ngoại đạo và ma oán.
Biển trí tuệ thậm thâm
Nước chánh pháp một vị
Báu Thiền giác đầy tràn
Tất cả không thể biết.
Lòng thẳng sạch mênh mông
Thủy triều Nhất thiết trí
Biển cả Bồ-tát trí
Diễn nói chẳng thể cùng.
Thế gian cao vô thượng
Ở đó không chấp trước
Núi Thiền minh trí tuệ
Vững chính chẳng nghiêng ngã
Nếu có người thân cận
Mau được đồng tuệ ấy.
Ở đỉnh trí Tu-di
Xem khắp cả thế gian
Thâm tâm như Kim cang
Tất cả đều kiên cố.
Ba báu Nhất thiết trí
Chẳng thể hoại lòng tin
Thu phục tất cả ma
Trừ diệt các não phiền.
An trụ Vô sở úy
Độ thoát các quần sinh
Nổi lên mây Từ lớn
Che tất cả khắp cùng.
Chớp đại Bi sáng chói
Tiếng pháp lớn sấm vang
Bốn Biện rót mưa pháp
Nước cam lồ Bát chánh
Trừ diệt lửa phiền não
An trú tất cả nghĩa.
Thành là pháp Bạch tịnh
Trí tuệ là vách tường
Lầu các Vô thượng trí
Tàm quý là hào sâu
Cửa giải thoát ba không
Chánh niệm là phòng thủ
Bốn đạo là đường chính
Ba cõi ra liền khỏi.
Dựng cờ pháp vô thượng
Diệt tan tất cả ma
Chim cánh vàng Pháp thân
Bốn Như ý là chân
Mắt Từ bi sáng trong
Đậu cây Nhất thiết trí.
Sí điểu vương Bồ-tát
Trong biển lớn sinh tử
Tóm bắt trời, người, rồng
Đặt ở bờ Tịch diệt.
Mặt trời tịnh giới tròn
Ánh sáng trí thanh tịnh
Thần túc là đi nhanh
Làm khô nước ái dục.
Giác ngộ chúng mê man
Nuôi lớn thuốc Lực, Căn
Mặt trời Bồ-tát sáng
Đều chiếu khắp tất cả.
Trăng pháp giới tròn đầy
Chúng sinh xem chẳng chán
Sáng che khuất Nhị thừa
Đóm tàn lửa tiểu trí.
Trăng thanh lương Bồ-tát
Đi đến rốt ráo không
Tỏa sáng chiếu ba cõi
Tâm pháp hiện khắp cùng.
Những Pháp vương tự tại
Sắc công đức nghiêm thân
Mắt tịnh trí phương tiện
An trú pháp thắng diệu.
Tướng tốt trang nghiêm thân
Nhìn tất cả không chán
Vua pháp tự tại ấy
Như pháp trị chúng sinh.
Trừ diệt dục phiền não
Siêu vượt ra ba cõi
Thường siêng thích tu hành
Pháp Từ, Bi, Hỷ, Xả
Bồ-tát Đại Phạm vương
Hiện khắp chủng loại thân
Diễn xuất âm tịnh diệu
Ba cõi đều được nghe.
Xa lìa tất cả hành
Cảnh giới thường thanh tịnh
Chứng được trí không thoái
Đầy đủ pháp tự tại.
Vĩnh viễn lìa Nhị thừa
Chỗ chư Phật thọ ký
Nương nơi Thừa vô thượng
Nhất thiết trí rốt ráo.
Tâm tịnh như hư không
Mãi lìa tất cả hữu
Làm việc ở thế gian
Mà tâm không lệ thuộc
Hạnh Bạch tịnh rốt táo
Cũng khiến trừ chúng sinh.
Tuệ Bồ-tát mênh mông
Thanh tịnh như hư không
Vô lượng phương tiện địa
Lợi ích những quần sinh.
Nước Từ bi trong mát
Tiêu diệt lửa não phiền
Lửa trí tuệ hừng hực
Đốt tập khí phiền não
Gió dong ruổi mười phương
Rộng làm việc chư Phật
Báu Như ý Bồ-tát
Trừ diệt mọi khổ nghèo.
Trí tuệ như kim cương
Tiêu diệt những tà kiến
Vô lượng đức trang nghiêm
Khiến chúng sinh vui mừng.
Hành rốt ráo vô thượng
An trụ chỗ Như Lai
Hoa công đức Bồ-tát
Nở rộ hoa bảy Giác.
Các nguyện là vòng hoa
Trang sức đỉnh thế gian
Hương tịnh giới Bồ-tát
Lìa xa những giới ác.
Dùng hương tịnh giới này
Xoa, xông tất cả chúng
Lọng Bồ-tát vô thượng
Che khắp các thế gian.
Dựng lên cờ trí tuệ
Dẹp hết các cờ ma
Hạnh trang nghiêm Bồ-tát
Cờ trí tuệ tịnh diệu.
Áo công đức tàm quý
Che khắp tất cả chúng
Vô thượng thừa Bồ-tát
Nương đó ra ba cõi.
Tâm ấy khéo điều thuận
An trú Tượng vương báu
Vua rồng lớn Bồ-tát
Đầy đủ lực tự tại.
Pháp cam lồ tuôn khắp
Thấm nhuần các quần sinh
Bồ-tát rất khó gặp
Giống như hoa Ưu-đàm.
Hàng phục tất cả ma
Diệt trừ các não phiền
Chỗ Phật chuyển pháp luân
Bồ-tát thuận theo chuyển.
Đèn tuệ trừ tối tăm
Khiến khắp thấy chánh đạo
Sông công đức Bồ-tát
Thuận theo dòng chánh đạo
Thường làm cầu sinh tử
Độ người không dừng nghỉ
Thuyền chánh pháp Bồ-tát
Đi khắp các biển nguyện
Trí tuệ đều viên mãn
Độ người đến bờ kia.
Vườn rừng sạch Bồ-tát
Ban vui cho chúng sinh
Hoa chánh pháp giải thoát
Cung điện trí tịnh minh.
Đỉnh núi Tuyết Bồ-tát
Sinh ra cây vua thuốc
Trừ diệt bệnh phiền não
Khiến tất cả vui mừng.
Bồ-tát ngang bằng Phật
Giác ngộ các chúng sinh
Trừ diệt tối ngu si
Được thành Đẳng chánh giác.
Từ chỗ Tối thắng đến
Bồ-tát cũng đến vậy
Chứng được trí bình đẳng
Đến bờ kia rốt ráo.
Đại Đạo sư Bồ-tát
Giáo hóa các quần sinh
Tự nhiên thành Chánh giác
Cảnh giới Nhất thiết trí.
Lực đầy đủ vô lượng
Tất cả không thể hoại
An trú Vô sở úy
Biết pháp trí chúng sinh.
Cho đến trong cõi Sắc
Tất cả các chúng sinh
Tất cả âm ngôn ngữ
Đều có thể tùy thuận.
Qua Sắc đến Vô sắc
Mọi việc đó hiện lên
Tất cả các chúng sinh
Nói đến chẳng thể cùng.
Bồ-tát đều thành tựu
Các công đức như vậy
Hiểu rõ tánh phi tánh
Sở hữu phi sở hữu
Đầy đủ trí chân thật
Trừ diệt mọi buộc ràng.
Nhất thiết trí rốt ráo
Trong lòng không chấp trước
Nói hạnh thậm thâm đó
Khiến chúng sinh vui mừng.
Liễu đạt tất cả pháp
Đều là như huyễn hóa
Phát khởi Bi phương tiện
Tất cả Phật hộ trì.
Sinh ra trí hóa môn
Hiện khắp vô lượng việc
Các ông hãy nghe kỹ
Các công đức Bồ-tát!
Một thân không giới hạn
Hiện khắp vô lượng thân
Chẳng tâm, chẳng tâm cảnh
Ứng hiện tất cả chúng.
Phát ra một diệu âm
Rốt ráo pháp ngôn ngữ
Gồm hết loài chúng sinh
Tất cả các âm ngôn.
Xa lìa thân phiền não
Tùy ứng thị hiện thân
Vô lượng thân phương tiện
Nói pháp tất cả âm.
Tâm ấy thường tịch diệt
Thanh tịnh như hư không
Dùng tâm trang nghiêm cõi
Thị hiện khắp chúng sinh.
Thị hiện đủ loại thân
Ở đó không đắm trước
Xa lìa tất cả sinh
Cũng chẳng hoại nhân đó.
Tùy thuận tất cả đường
Thọ sinh, không đắm trước
Rõ thân như hư không
Tùy chỗ mà ứng hiện.
Bồ-tát hiện như vậy
Việc vô lượng, vô biên
Cung kính cúng dường bậc
Tối Thắng Lưỡng Túc Tôn
Hoa, hương xoa, hương bột
Âm nhạc, lộng, tràng phan
Đồ cúng dường vô thượng
Trực tâm cúng chư Phật
Chẳng rời một Phật hội
Ở khắp chỗ chư Phật
Khéo léo hay hỏi pháp
Nghe nhận pháp thâm diệu.
Nghe được chánh pháp ấy
Đạt được các Tam-muội
Trong mỗi một Tam-muội
Sinh vô lượng cửa định.
Lại có thể hiện khắp
Khởi vô lượng Tam-muội
Trí tuệ phương tiện khéo
Đến bờ kia rốt ráo.
Giác ngộ tất cả pháp
Đều như huyễn hóa cả
Thị hiện đủ loại thân
Sinh ra vô lượng âm.
Vào lưới tưởng chúng sinh
Tâm ấy không nhiễm trước
Hoặc lúc hiện chúng sinh
Tùy thuận nghĩa thế gian.
Hoặc hiện Bồ-đề hạnh
Vô lương không biên giơi
Bố thí, giữ Tịnh giới
Nhẫn nhục, siêng tinh tấn
Thiền định, bốn Vô lượng
Tu hành bốn Nhiếp pháp
Hoặc hiện hạnh viên mãn
Hoặc được Nhẫn vô sinh.
Hoặc thọ ký quán đảnh
Hoặc Nhất sinh bổ xứ.
Hoặc hiện Duyên giác thừa
Hoặc lại hiện Thanh văn.
Vô lượng cõi Niết-bàn
Chẳng bỏ hạnh Bồ-tát
Hoặc hiện làm Đế Thích
Hoặc hiện Phạm Thiên vương.
Hoặc Thiên nữ vây bọc
Hoặc một mình lặng yên.
Hoặc hiện tượng Tỳ-kheo
Tịnh giới giữ các căn.
Hoặc hiện Tự Tại vương
Hoặc hiện vào lưới pháp.
Hoặc hiện nữ huyễn thuật
Hoặc tu hành khổ hạnh.
Hoặc hiện ở năm dục
Hoặc lại ở Thiền định.
Hoặc hiện vào Niết-bàn
Hoặc lại hiện thọ sinh
Hoặc hiện thân đồng tử
Hoặc lại hiện già suy.
Nếu có ai nghĩ bàn
Thì tâm loạn phát điên
Hoặc ở cung điện trời
Hoặc thị hiện hạ sinh.
Hoặc hiện ở thai mẹ
Thành Phật, chuyển pháp luân.
Hoặc hiện sinh ra nữa.
Hoặc hiện vào Niết-bàn.
Hoặc hiện đồng tử giỏi
Hoặc lại hiện xuất gia.
Hoặc hiện ngồi đạo tràng
Hoặc thành đạo Vô thượng.
Hoặc lại thị hiện chuyển
Chánh pháp luân tự tại.
Hoặc hiện cầu chánh pháp
Hoặc hiện làm Phật thân
Tràn đầy vô lượng cõi
Hạnh Bồ-tát chẳng thoái
Vào sâu vô lượng kiếp
Đến bờ kia rốt ráo.
Vô lượng kiếp một niệm
Một niệm vô lượng kiếp
Tất cả kiếp phi kiếp
Thị hiện kiếp chúng sinh
Không đến, không tích tụ
Thị hiện việc các kiếp.
Ở trong một vi trần
Khắp thấy tất cả Phật
Tất cả các quần sinh
Không đâu chẳng có Phật.
Tất cả cõi chư Phật
Và cảnh giới chúng sinh
Đều hay phân biệt biết
Tất cả các pháp ấn.
Mọi kiếp có thể tận
Pháp ấn không thể cùng.
Biết chúng sinh như vậy
Vô lượng không biên giới
Một chúng sinh ấy có
Vô lượng trăm ngàn vạn
Na-do-tha những thân
Nhân duyên cũng như vậy.
Như một chúng sinh ấy
Tất cả cũng như vậy
Biết rốt ráo như vậy
Cũng khiến tất cả học
Đều biết căn chúng sinh
Thượng, trung, hạ chẳng đồng.
Các căn thường lưu chuyển
Rõ pháp khí hay không
Một căn, tất cả căn
Thay đổi nhau nương giữ.
Bồ-tát trí vi tế
Đều phân biệt biết thông
Cũng biết các tánh dục
Đủ loại não phiền cấu.
Rõ tâm hạnh quá khứ
Vị lai, hiện tại nữa
Biết hết hành chúng sinh
Đến bờ kia rốt ráo.
Biết hành không sở hành
Nói pháp cho chúng sinh
Biết tâm hành như vậy
Nhiễm ô và sạch trong.
Bồ-tát trong một niệm
Chứng thành Nhất thiết trí
Vào sâu tâm chư Phật
Rốt ráo khó nghĩ bàn.
Một niệm có thể biết
Trí Vô thượng Như Lai
Trí thần lực rốt ráo
Đầy đủ những thông sáng.
Có thể trong một niệm
Đến hết cõi mười phương
Du hành mau như vậy
Vô lượng, vô số kiếp
Chẳng rời chỗ ngồi cũ
An trụ pháp thậm thâm.
Giống như nhà huyễn thuật
Hiện đủ loại hình sắc
Phi sắc, phi vô sắc
Huyễn hóa, vô sở hữu.
Bồ-tát cũng như vậy
Biết sâu phương tiện rộng
Thị hiện mọi biến hóa
Tràn đầy tất cả đời.
Ví như mặt trời sáng
Xuất hiện ở thế gian
Có thể trừ hết tối
Soi cùng khắp tất cả.
Mặt trời trí Bồ-tát
Trong sáng rất tròn đầy
Phát cảnh giới tịnh tâm
Soi khắp tất cả pháp.
Như người trong giấc mộng
Tạo tác đủ thứ việc,
Vô lượng kiếp hết được
Tánh mộng không cùng tận.
Bồ-tát trong một niệm
Thị hiện pháp như mộng
Vô lượng kiếp hết được
Trí tuệ không cùng tận.
Thường ưa ở núi rừng
Xa lìa lời thế gian
Đạo ngữ ngôn rốt ráo
Tâm ấy không nhiễm trước.
Bồ-tát đều rõ biết
Tánh các pháp chân thật
Nói khắp tiếng chúng sinh
Chẳng sinh tưởng hư vọng.
Ví như trăng mùa xuân
Chúng sinh thấy hơi sáng
Kẻ ngu tưởng nước trong
Tìm đến thêm khát ái.
Bồ-tát cũng thấy vậy
Phiền não che chúng sinh
Như sáng thêm khát ái
Một lòng cầu giải thoát.
Biết chúng sinh chẳng thật
Mà lại tăng đại Bi
Nhìn sắc như bọt nước
Thọ như bóng bọt nước tan.
Tưởng như hơi xuân sáng
Các hành như lá chuối
Tâm như nhà huyễn thuật
Thị hiện đủ thứ việc.
Khéo phân biệt năm ấm
Tâm ấy không chấp trước
Các nhập đều không tịch
Xa lìa việc tự tại.
Các giới tánh không thật
Dạy chúng sinh phân rõ.
Đệ nhất đế chân thật
Tánh tịch diệt quyết định
Diễn thuyết pháp phân biệt
Mà tâm chẳng nhiễm trước.
Bồ-tát biết năm ấm
Khứ, lai, hiện tại không
Vì do nghiệp phiền não
Ba khổ này luân chuyển.
Diễn nói pháp duyên khởi
Chẳng có cũng chẳng không
Hiểu sâu nghĩa chân thật
Ở đó không dính mắc.
Trí Bồ-tát sạch trong
Giải nói pháp ba đời
Thị hiện các quần sinh
Đều là trong một niệm.
Dục, Sắc, Vô sắc giới
Thị hiện việc chúng sinh
Giới ba thừa giải thoát
Nhất thiết trí rốt ráo.
Rõ biết xứ phi xứ
Biết nghiệp biết các căn
Các phiền não, tánh dục
Tất cả đường chỗ đến.
Trí túc mạng, Thiên nhãn
Diệt trừ những não phiền
Biết mười Lực của Phật
Mà còn chưa rốt ráo.
Thuận theo các pháp Phật
Hiểu sâu các pháp không
Diệt hết mọi phiền não
Mà chẳng hết các lậu.
Rộng vào đạo thậm thâm
Giáo hóa các quần sinh
Phật tử trụ vô úy
Chẳng bỏ hạnh Bồ-tát.
Không lầm, không sót lọt
Chẳng bỏ niệm chánh chân
Tam-muội dục tinh tấn
Trí tuệ không tổn giảm
Ba giống thường thanh tịnh
Sáng rõ cả ba đời
Đại từ nghĩ chúng sinh
Tất cả không ngại ngăn.
Vào sâu các pháp môn
Đầy đủ hạnh như vậy
Ta chỉ nói một phần
Nghĩa công đức trang nghiêm
Vô lượng, vô số kiếp
Nói chẳng thể cùng tận.
Ta nói lên ít phần
Như hạt bụi đại địa
Thường nương trí Như Lai
Mà cũng không chỗ nương.
Thường tu tưởng kỳ đặc
Nhờ đại Bi kiên cường
An trụ giới thanh tịnh
Thường siêng tu tinh tấn.
Giáo hóa các quần sinh
Thọ ký chân Phật tử
Rốt ráo công đức Phật
Biết cõi, biết chúng sinh.
Phân biệt kiếp ba đời
Tâm ấy không mệt mỏi
Đủ lực Đà-la-ni
Hiểu sâu nghĩa chân thật
Tư duy pháp vô cùng
Chứng thành đạo Vô thượng.
Tất cả công đức diệu
Phát nguyện cầu Bồ-đề
Sức nhân duyên Từ bi
Được Bồ-đề thù thắng.
Đầy đủ Ba-la-mật
Thuận theo thiện rốt ráo
Các trí lực quyết định
Giác ngộ đạo Vô thượng.
Thành tựu trí phương tiện
Ưa nói pháp thậm thâm
Tùy thuận thường gìn giữ
Đến được chỗ Pháp vương.
An trụ pháp thắng diệu
Ở đó không đắm trước
Sinh ra hoa trí tuệ
Giác ngộ thắng Bồ-đề.
Trú trì tất cả kiếp
Bồ-tát được hy cầu
An trụ pháp thậm thâm
Trừ diệt nghi chúng sinh.
Tu tập trí thậm thâm
Khéo hay phân biệt pháp
Cảnh định, tuệ rốt ráo
Giác ngộ Nhất thiết trí.
Trí vào các giải thoát
Rốt ráo đến bờ kia
Đầy đủ các thông sáng
Vườn mát mẻ ly cấu.
Đầy đủ pháp Bạch tịnh
Thị hiện vô số hạnh
Pháp trang nghiêm hiện khắp
Đều chẳng thể luận bàn.
Giỏi biết tâm chúng sinh
Thường nói khiến rốt ráo
Ấn Bồ-đề thanh tịnh
Trí quang soi tất cả
Tất cả không thể xưng
Xa lìa pháp biếng nhác
An trụ như núi chúa
Đủ biển trí công đức.
Pháp diệu bảo Kim cang
An trụ đại trang nghiêm
Rốt ráo các đại sự
Tất cả không thể hoại.
Được thọ ký Bồ-đề
An trú tâm quảng đại
Được Phật tạng vô tận
Giác ngộ tất cả pháp.
Thế trí thường tự tại
Du hý các thần thông
Cảnh giới tất cả pháp
Tự tại không ngại ngăn.
Thân, nguyện, hành tự tại
Trí tuệ cũng tự tại
Vô lượng ức tự tại
Thị hiện nơi tất cả.
Đầy đủ các tự tại
Du hý các thần thông
Vào sâu cảnh giới Phật
Tất cả không thể hoại.
Chỗ thông tuệ trang nghiêm
Vô úy, Bất cộng pháp
Tu hành việc Phật tử
Xa lìa tất cả ác.
Thân thanh tịnh nghiệp thân
Miệng thanh tịnh nghiệp miệng
Được chư Phật bảo hộ
Thành tựu mười việc lớn.
Tâm, tâm sở sinh, trú
Hiển hiện việc vô thượng
An trú các căn định
Đạt được căn tối thắng.
Tâm chánh trực thanh tịnh
Xa lìa các dối trá
Vào sâu tánh chúng sinh
Thị hiện đủ các việc.
Diệt tập khí phiền não
Hạnh vô thượng rốt ráo
Đầy đủ trí tuệ sâu
Chứng được Nhất thiết trí.
Lìa xa tất cả ác
Tịch diệt nơi phương tiện
Sinh ra đạo công đức
Giỏi học tất cả học
Cảnh đạo tâm vô lượng
Tu tập không đắm trước
An trú trí tuệ sâu
Thị hiện đạo trang nghiêm.
Tay, chân và bụng tâm
Chứa trí tuệ vô thượng
Tâm ấy như Kim cang
Trí tuệ là khí trượng.
Đảnh trí tuệ quán sát
Vào sâu hạnh Bồ-đề
Mũi là giới thanh tịnh
Diệt trừ sự thiêu đốt
Bốn biện lưỡi rộng dài
Thân không đâu chẳng đến
Tâm trí tuệ thanh tịnh
Các hạnh lành là hạnh.
An trú ở đạo tràng
Ngồi tòa ngồi Sư tử
Phạm trú là nằm yên
Nhất nghĩa vô ngại đệ.
Quán sát trí Thiện Thệ
Soi khắp nơi tất cả,
Quán khắp hạnh chúng sinh
Đủ thứ diệu công đức.
Lấy đó làm nỗ lực
Tịnh thí là lìa tham
Giới thanh tịnh chẳng mạn
Chẳng động là tịnh nhẫn
Chẳng chuyển tịnh tinh tấn
Tự tại là Tịnh thiền
Trí không hành ngu si
Từ hư không cứu khắp.
Bi là chẳng ưu não,
Pháp thanh tịnh là Hỷ,
Lìa phiền não là Xả,
Tịch tĩnh là nghĩa sâu,
Cảnh giới là chánh pháp,
Công đức cụ hồi hướng.
Trí cụ như kiếm bén,
Soi khắp là các Minh,
Nghe pháp không chán, đủ
Đó là thật cầu pháp.
Chẳng tiếc thọ mạng thân
Đó là rõ pháp chánh.
Thuận theo lời Phật dạy
Diệt tan các ma đạo
Tâm chánh trực thanh tịnh
Nắm giữ việc chư Phật.
Xa lìa mọi ma nghiệp
Nuôi lớn các trí tuệ.
Xa lìa ma nắm giữ
An trú nơi chư Phật.
Được pháp trì rốt ráo
Trú trí tuệ vô trú.
Tạo nghiệp rồi qua đời
Giáng thần vào thai mẹ,
Thị hiện cõi vi tế,
Lại hiện sinh ra nữa.
Riêng xưng “Ta Tối Thắng”
Thị hiện đi bảy bước,
Thị hiện làm đồng tử,
Lại hiện ở thâm cung,
Hiện xuất gia học đạo,
Đến đạo tràng trang nghiêm,
Phóng vô lượng ánh sáng
Giác ngộ các quần sinh,
Thu phục các ma chúng,
Được thành đạo Vô thượng.
Hiện chuyển Tịnh pháp luân
Thị hiện Như Lai địa
Tăng trưởng pháp Bạch tịnh
Thị hiện vào Niết-bàn.
Bồ-tát tu các hạnh
Vo lương khong bien giơi
Như những điều ta nói
Chỉ lược ra ít phần
Vô lượng kiếp tu tập
Khiến chúng trú Bồ-đề.
Các pháp hạnh chúng sinh
Ở đó không nhiễm trước
Đầy đủ hạnh như vậy
Thành tựu sức tự tại.
Đem vô lượng các cõi
Đặt yên trong sợi lông
Tay nắm vô lượng cõi
Đi khắp các thế giới
Rồi đặt lại chỗ cũ
Mà chúng sinh không sợ.
Bồ-tát đem tất cả
Nghiêm tịnh các cõi Phật
Đặt vào lỗ chân lông
Chúng sinh đều được thấy.
Dùng một lỗ chân lông
Nhận hết cả nước biển
Biển lớn chẳng giảm, tăng
Chúng sinh không bị hại.
Hiện những việc như vậy
Tất cả những sự tướng
Vô lượng núi Kim cang
Mài nát làm vi trần.
Đem tất cả bụi ấy
Rải khắp các cõi Phật
Số bụi ấy rơi xuống
Tràn khắp thế giới khác
Các bụi đó biết được
Trí tuệ chẳng thể biết.
Trong một lỗ chân lông
Phóng ra ánh sáng tịnh
Soi khắp hết thế gian,
Che khuất ánh trời, trăng,
Lửa ngọc, ánh Thiên thần
Biến mất đều chẳng hiện,
Khổ đường ác diệt tan
Vì nói pháp vô thượng.
Một âm thanh Bồ-tát
Sinh ra tất cả âm
Tất cả các chúng sinh
Chẳng ai không được nghe.
Nhờ nghe pháp âm ấy
Đều được rất vui mừng,
Tuyên xướng rộng đầy đủ
Chỗ chư Phật nói pháp.
Tất cả kiếp quá khứ
Đặt vào hiện, vị lai
Kiếp tương lai, hiện tại
Đặt vào đời quá khứ.
Tất cả cõi mười phương
Đều hiện hết thành, hoại.
Đem tất cả chúng sinh
Đặt trong một sợi lông.
Quá khứ và hiện tại
Tất cả chư Như Lai
Đầy đủ sức tự tại
Đều hiện ở trong thân.
Biết sâu pháp biến hóa
Có thể tùy đối tượng
Hiện khắp vô lượng thân
Ở đó không đắm trước.
Thân Đế Thích, Phạm vương
Thân bốn vua trời lớn
Thân chư Thiên thanh tịnh
Thân tất cả sinh chúng
Thân Duyên giác, Thanh văn
thân Như Lai thanh tịnh
Hiện khắp tất cả thân
Khéo tu hạnh Bồ-tát.
Vào lưới tưởng chúng sinh
Các phẩm: dưới, giữa, trên.
Nắm giữ Nhất thiết trí
Hiện khắp Phật và cõi
Đầy đủ trí tuệ sâu
Trừ diệt các lưới tưởng
Thị hiện hạnh Bồ-tát
Rốt ráo thành Bồ-đề.
Hiện những việc như vậy
Vô lượng sức tự tại
Không đâu chẳng hiện khắp
Thế gian chẳng biết rõ
Thị hiện không chỗ hiện
Rốt ráo không có trên,
Ứng thuận theo chúng sinh
Mà nói hạnh quyết định.
Thân sạch như hư không
Diệu âm đầy thế gian
Tịnh giới là hương xoa
Áo tàm quý che khắp,
Lụa chánh pháp ly cấu,
Ma-ni – Nhất thiết trí,
Thân trang nghiêm công đức,
Bái kính Vô Thượng Vương
Kim luân – Ba-la-mật,
Là các thông voi báu,
Thần túc là ngựa báu,
Tịnh tuệ – ngọc tối thượng,
Diệu hạnh là nữ báu,
Bốn Nhiếp – thần kho báu,
Phương tiện – chủ binh báu
Vua – Vô thượng chuyển luân,
Thành – Tam-muội thắng diệu,
Không quán – cung điện đẹp
Từ bi trang nghiêm lớn,
Trí tuệ là kiếm bén,
Kiên cường – cung chánh niệm,
Tên là căn sáng bén
Lọng – chư Phật hộ trì
Dựng lập cờ trí tuệ.
Vào thẳng các ma quân
Dùng sức nhẫn tiêu diệt
Đất bằng Đà-la-ni
Dòng nước – hạnh tịnh diệu
Thâm trí là suối tuôn
Rừng tịnh tuệ mát mẻ
Không là ao lắng sạch
Bảy Giác chi – hoa nở.
Trang nghiêm bằng Thần túc
Tam-muội là niềm vui
Tụng ca là pháp môn
Tư duy – nữ chánh pháp
Món ăn pháp ngọt lành
Nước uống vị giải thoát
Điều ngự thuận Ba thừa
Dạo chơi vườn Vô thượng.
Các thắng hạnh kể trên
Và pháp vô thượng khác
Tu học vô lượng kiếp
Tâm ấy không mệt mỏi.
Cúng dường tất cả Phật
Nghiêm tịnh tất cả cõi
Khiến khắp các chúng sinh
An trú Nhất thiết trí.
Vi trần tất cả cõi
Biết được hết số ấy
Tất cả cõi hư không
Đều đo lường được cả
Tâm tất cả chúng sinh
Tính biết được từng niệm
Các công đức Phật tử
Nói đến chẳng thể tận.
Muốn đủ công đức trên
Và pháp thắng diệu khác
Muốn diệt mọi khổ nạn
An lạc các quần sinh
Muốn bằng chư Như Lai
Ngang bằng thân, miệng, ý
Nên phát tâm Kim cang
Rốt ráo thắng hạnh này.