LUẬN CHỨNG SỰ PHẦN A TỲ ĐÀM
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Lưu Tống, Đại sư Cầu Na Bạt Đà La và Bồ Đề Da Xá
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

Phẩm 6: PHÂN BIỆT THÂU TÓM

Pháp nhĩ diệm, pháp thức, pháp thông nhĩ diệm, pháp duyên, pháp tăng thượng, pháp sắc, pháp phi sắc, pháp khả kiến, pháp bất khả kiến, pháp hữu đối, pháp vô đối, pháp hữu lậu, pháp vô lậu, pháp hữu vi, pháp vô vi, pháp hữu tránh, pháp vô tránh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp bất nhập.

Pháp nhiễm ô, pháp bất nhiễm ô. Pháp y gia, pháp y xuất yếu. Pháp tâm, pháp phi tâm. Pháp tâm pháp, pháp phi tâm pháp. Pháp tâm tương ưng, pháp tâm bất tương ưng. Pháp tâm cộng hữu, pháp phi tâm cộng hữu. Pháp tâm tùy chuyển, pháp phi tâm tùy chuyển. Pháp tâm nhân, pháp phi tâm nhân. Pháp tâm thứ đệ, pháp phi tâm thứ đệ. Pháp duyên tâm, pháp phi duyên tâm. Pháp tâm tăng thượng, pháp phi tâm tăng thượng.

Pháp tâm quả, pháp phi tâm quả. Pháp tâm báo, pháp phi tâm báo. Pháp nghiệp, pháp phi nghiệp. Pháp nghiệp tương ưng, pháp phi nghiệp tương ưng. Pháp nghiệp cộng hữu, pháp phi nghiệp cộng hữu. Pháp nghiệp tùy chuyển, pháp phi nghiệp tùy chuyển. Pháp nghiệp nhân, pháp phi nghiệp nhân. Pháp nghiệp thứ đệ, pháp phi nghiệp thứ đệ. Pháp duyên nghiệp, pháp phi duyên nghiệp. Pháp nghiệp tăng thượng, pháp phi nghiệp tăng thượng. Pháp nghiệp quả, pháp phi nghiệp quả.

Pháp nghiệp báo, pháp phi nghiệp báo. Pháp hữu, pháp phi hữu. Pháp hữu tương ưng, pháp phi hữu tương ưng. Pháp hữu cộng hữu, pháp phi hữu cộng hữu. Pháp hữu tùy chuyển hữu nhân, pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân. Pháp hữu thứ đệ, pháp phi hữu thứ đệ. Pháp duyên hữu, pháp phi duyên hữu. Pháp hữu tăng thượng, pháp phi hữu tăng thượng. Pháp hữu quả, pháp phi hữu quả. Pháp hữu báo, pháp phi hữu báo.

Pháp đoạn tri, pháp trí sở tri, pháp phi trí sở tri. Pháp đoạn tri sở đoạn, pháp phi đoạn tri sở đoạn. Pháp tu, pháp phi tu.

Pháp chứng, pháp phi chứng.

Pháp tập, pháp phi tập. Pháp hữu tội, pháp vô tội. Pháp hắc, pháp bạch. Pháp thoái, pháp bất thoái. Pháp ẩn một, pháp bất ẩn một. Pháp ký, pháp vô ký. Pháp dĩ khởi, pháp bất khởi. Pháp kim khởi, pháp phi kim khởi. Pháp dĩ diệt, pháp phi dĩ diệt. Pháp kim diệt, pháp phi kim diệt. Pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi.

Pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh. Pháp nhân, pháp phi nhân. Pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân. Pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi. Pháp nhân tương ưng, pháp phi nhân tương ưng. Pháp kiết, pháp phi kiết. Pháp sinh kiết, pháp phi sinh kiết. Pháp thủ, pháp phi thủ. Pháp thọ, pháp phi thọ. Pháp thủ sinh, pháp phi thủ sinh. Pháp phiền não, pháp phi phiền não.

Pháp ô uế, pháp bất ô uế. Pháp hữu ô uế, pháp phi hữu ô uế. Pháp triền, pháp phi triền. Pháp triền trụ, pháp phi triền trụ. Pháp triền sinh, pháp phi triền sinh. Pháp hữu duyên, pháp vô duyên. Pháp hữu giác, pháp phi hữu giác. Pháp hữu quán, pháp phi hữu quán. Pháp khả lạc, pháp phi khả lạc. Pháp thọ dụng, pháp phi thọ dụng. Pháp hữu sự hữu duyên, pháp vô sự vô duyên. Pháp hữu thượng, pháp vô thượng. Pháp viễn, pháp cận. Pháp hữu lượng, pháp vô lượng.

Pháp kiến, pháp phi kiến. Pháp kiến xứ, pháp phi kiến xứ. Pháp kiến tương ưng, pháp phi kiến tương ưng. Pháp phàm phu, pháp phi phàm phu. Pháp phàm phu cộng, pháp phi phàm phu cộng. Pháp định, pháp phi định. Pháp não, pháp phi não. Pháp căn, pháp phi căn. Pháp Thánh đế nhiếp, pháp phi Thánh đế nhiếp. Pháp cộng hữu, pháp phi cộng hữu.

Pháp tương ưng, pháp phi tương ưng. Pháp quả, pháp phi quả. Pháp hữu quả, pháp phi hữu quả. Pháp báo, pháp phi báo. Pháp hữu báo, pháp phi hữu báo. Pháp nhân duyên, pháp phi nhân duyên. Pháp hữu nhân duyên, pháp phi hữu nhân duyên. Pháp xuất, pháp phi xuất. Pháp hữu xuất, pháp phi hữu xuất. Pháp tương tục, pháp phi tương tục.

Pháp hữu tương tục, pháp phi hữu tương tục.

Nói xong hai pháp có hai trăm mười sáu loại.

Pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký.

Pháp học, pháp vô học, pháp phi học phi vô học.

Pháp kiến đoạn, pháp tu đoạn, pháp bất đoạn.

Pháp kiến đoạn nhân, pháp tu đoạn nhân, pháp bất đoạn nhân.

Pháp khả kiến hữu đối, pháp bất khả kiến hữu đối, pháp bất khả kiến vô đối.

Pháp báo, pháp phi báo, pháp phi báo phi phi báo.

Pháp hạ, pháp trung, pháp thượng.

Pháp tiểu, pháp đại, pháp vô lượng.

Pháp ý lạc, pháp phi ý lạc, pháp phi ý lạc phi bất ý lạc.

Pháp lạc câu, pháp khổ câu, pháp bất khổ bất lạc câu.

Pháp câu khởi, pháp câu trụ, pháp câu diệt.

Pháp phi câu khởi, pháp phi câu trụ, pháp phi câu diệt.

Pháp tâm câu khởi, pháp tâm câu trụ, pháp tâm câu diệt. Pháp phi tâm câu khởi, pháp phi tâm câu trụ, pháp phi tâm câu diệt.

Tam giới (ba cõi): Dục giới, Sân giới, Hại giới. Lại có tam giới: Xuất yếu giới, Vô sân giới, Vô hại giới. Lại có tam giới: Dục giới, Sắc giới, Vô sắc giới. Lại có tam giới: Sắc giới, Vô sắc giới, Diệt giới.

Ba hữu là Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Ba lậu là Dục lậu, Hữu lậu, Vô minh lậu.

Ba đời là quá khứ, vị lai, hiện tại.

Ba sự nói là: Sự nói về quá khứ, Sự nói về vị lai, Sự nói về hiện tại.

Ba khổ là: Khổ của khổ khổ, Khổ của biến khổ, Khổ của hành khổ.

Ba pháp là: Pháp có giác có quán, Pháp không giác có quán, Pháp không giác không quán.

Ba địa là: Địa có giác có quán, Địa không giác có quán, Địa không giác không quán.

Ba nghiệp là: Nghiệp thân, nghiệp khẩu, nghiệp ý.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp thiện, nghiệp bất thiện, nghiệp vô ký.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp học, nghiệp vô học, nghiệp phi học phi vô học.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp kiến đoạn, nghiệp tu đoạn, nghiệp bất đoạn.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp hiện pháp nhận lãnh, nghiệp sinh pháp nhận lãnh, nghiệp hậu pháp nhận lãnh.

Lại có ba nghiệp là: Nghiệp lạc thọ, nghiệp khổ thọ, nghiệp bất khổ bất lạc thọ.

Nói xong ba pháp có chín mươi ba loại.

Bốn niệm xứ là thân niệm xứ, thọ niệm xứ, tâm niệm xứ, pháp niệm xứ.

Bốn chánh cần là pháp ác bất thiện đã khởi phải siêng năng tìm phương tiện đoạn trừ nó. Pháp ác bất thiện chưa khởi lên thì siêng năng tìm cách đừng cho nó khởi lên. Pháp thiện chưa sinh thì siêng năng tìm phương tiện khiến nó sinh. Pháp thiện đã sinh thì siêng năng tìm phương tiện tu tập khiến nó trụ, không để rơi mất, tu tập đầy đủ mở rộng trí chứng.

Bốn như ý túc là Như ý túc dục định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tinh tiến định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tâm định tịnh hành thành tựu, Như ý túc tuệ định tịnh hành thành tựu.

Bốn thiền là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.

Bốn Thánh đế là khổ thánh đế, khổ tập thánh đế, khổ diệt thánh đế, khổ diệt đạo thánh đế.

Bốn vô lượng là từ – bi – hỷ – xả.

Bốn vô sắc là Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Bốn Thánh chủng là: Thánh chủng biết đủ tùy lúc xin được y phục. Thánh chủng biết đủ tùy lúc xin được thức ăn. Thánh chủng biết đủ tùy lúc được các thứ ngọa cụ, ngủ nghỉ. Thánh chủng ưa thích nơi thanh vắng tu tập.

Bốn quả Sa-môn là: Quả Sa-môn Tu-đà-hoàn, Quả Sa-môn Tưđà-hàm, Quả Sa-môn A-na-hàm, Quả Sa-môn vô thượng A-la-hán.

Bốn trí là Pháp trí, Tỷ trí, Tri tha tâm trí, Đẳng trí.

Lại có bốn trí là: Khổ trí, Tập trí, Diệt trí, Đạo trí.

Bốn biện là: Nghĩa biện, Pháp biện, Từ biện, Tùy ứng biện.

Bốn duyên là: Nhân duyên, Thứ đệ duyên, duyên duyên, Tăng thượng duyên.

Bốn thức ăn là: Thô đoàn thực, Tế xúc thực, Ý tư thực, Thức thực.

Bốn dòng chảy (Lưu) là dòng chảy của Dục, của Hữu, của Kiến, của Vô minh.

Bốn cái ách là: Ách dục, ách hữu, ách kiến, ách vô minh.

Bốn chấp thủ là: Chấp dục, chấp kiến, chấp giới, chấp ngã.

Bốn pháp là: Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại, pháp không phải quá khứ – vị lai – hiện tại.

Lại có bốn pháp là: Pháp thuộc cõi Dục, pháp thuộc cõi Sắc, pháp thuộc cõi Vô sắc, pháp không thuộc vào đâu.

Lại có bốn pháp là: Pháp thiện nhân, Pháp bất thiện nhân, Pháp vô ký nhân, Pháp không phải nhân thiện – không phải nhân bất thiện- không phải nhân vô ký.

Lại có bốn pháp là: Pháp hữu duyên duyên, Pháp vô duyên duyên, Pháp hữu duyên duyên vô duyên duyên, Pháp phi hữu duyên duyên phi vô duyên duyên.

Nói xong bốn pháp có tám mươi bốn loại.

Năm ấm là: Sắc ấm, thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Năm thạnh ấm là: Sắc thạnh ấm, thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm, thức thạnh ấm.

Năm cõi là: Cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, trời, người.

Năm phiền não của thân là: Thấy khổ đoạn trừ phiền não của thân, thấy tập đoạn trừ phiền não của thân, thấy diệt đoạn trừ phiền não của thân, thấy đạo đoạn trừ phiền não của thân, tu đoạn trừ phiền não của thân.

Năm pháp là: Sắc pháp, tâm pháp, tâm pháp pháp, tâm bất tương ưng hành pháp, vô vi pháp.

Nói xong năm pháp có hai mươi lăm thứ.

Sáu giới là: Đất, nước, gió, lửa, hư không, thức.

Sáu pháp là: Pháp kiến khổ đoạn, pháp kiến tập đoạn, pháp kiến diệt đoạn, pháp kiến đạo đoạn, pháp tu đoạn, pháp bất đoạn.

Nói xong sáu pháp có mười hai loại.

Bảy sử là: Tham dục, sân giận, hữu ái, mạn, vô minh, kiến, nghi.

Bảy thức trụ là: Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, đủ loại tưởng, là hàng người- trời. Đó gọi là trụ xứ ban đầu của thức.

Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, một loại tưởng, là nơi chốn chuyển đổi đầu tiên của thân Phạm thiên. Đó gọi là trụ xứ thứ hai của thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, đủ loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là trụ xứ thứ tư của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy mọi cản ngăn của sắc tưởng, cuối cùng không còn bất cứ tưởng nào. Tư duy vô lượng không xứ, nhập vô lượng không nhập xứ, là cõi trời Không nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ năm của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy không nhập xứ, vô lượng thức nhập, vô lượng thức nhập xứ, là cõi trời Thức nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ sáu của thức.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy thức nhập xứ, vô sở hữu nhập, vô sở hữu nhập xứ, là cõi trời vô sở hữu nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ bảy của thức.

Bảy giác chi: Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tiến giác chi, Hỷ giác chi, Ỷ giác chi, Định giác chi, Xả giác chi.

Nói xong bảy pháp có hai mươi mốt loại.

Tám giải thoát xứ: Là trong có sắc tưởng, ngoài quán sắc, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ nhất.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc, là lĩnh vực giải thoát thứ hai.

Tịnh thân chứng giải thoát xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ ba.

Đã lìa hết thảy cản ngăn của sắc tưởng, cuối cùng hoàn toàn không còn bất cứ tưởng nào, tư duy nơi Vô biên không xứ, nhập vô biên không nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ tư.

Lìa hết thảy không nhập xứ, vô lượng thức nhập, vô lượng thức nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ năm.

Lìa hết thảy thức nhập xứ, vô sở hữu nhập, vô sở hữu nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ sáu.

Lìa hết thảy vô sở hữu nhập xứ, Phi tưởng phi phi tưởng nhập, Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ bảy.

Lìa hết thảy Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ, tưởng, thọ diệt, thân chứng trụ, gọi là lĩnh vực giải thoát thứ tám.

Tám thắng xứ: Bên trong có sắc tưởng, bên ngoài quán ít sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Trong có sắc tưởng, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ hai.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán ít sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ ba.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, là từ sắc ở nơi tốt đẹp kia mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tư.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán các màu sắc như xanh thì quán ánh sáng xanh, như màu của hoa Cưu-mâu-ca đã thành màu xanh của áo xứ Ba-la-nại, màu xanh đó quán thấy xanh sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu xanh bên ngoài, quán thấy màu xanh sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ năm.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc vàng, thấy màu vàng sáng, như màu của hoa Ca-lê-na đã thành màu vàng của áo Ba-la-nại, màu vàng đó quán thấy vàng sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu vàng bên ngoài, quán thấy màu vàng sáng, nghĩa là màu ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ sáu.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc đỏ, thấy màu đỏ sáng, như màu của hoa hoa Bàn-đầu-kỳ-bà-ca trở thành màu đỏ của áo Bala-nại, màu đỏ đó quán thấy đỏ sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu đỏ bên ngoài, quán thấy màu đỏ sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ bảy.

Trong không có sắc tưởng, ngoài quán sắc trắng, thấy màu trắng sáng, như màu của hoa Ưu-tư-đa-la trở thành màu trắng của áo Ba-lanại, màu trắng đó quán thấy trắng sáng. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong không có sắc tưởng, quán màu trắng bên ngoài, quán thấy màu trắng sáng, nghĩa là màu ấy ở nơi tốt đẹp mà sinh quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tám.

Tám đạo chi là: Chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh phương tiện, chánh niệm, chánh định.

Nói xong tám pháp có hai mươi bốn loại.

Chín kiết: Kiết tham dục, kiết giận dữ, kiết mạn, kiết vô minh, kiết kiến, kiết tha thủ, kiết nghi, kiết tật, kiết xan.

Chín nơi ở của chúng sinh: Chúng sinh có sắc, với vô số thân, đủ loại tưởng, là hàng trời người. Đó gọi là nơi ở thứ nhất của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, đủ loại thân, có một loại tưởng, là thân Phạm thiên, với nơi chốn chuyển đổi ban đầu. Đó gọi là nơi ở thứ hai của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, đủ loại loại tưởng, là cõi trời Quang âm. Đó gọi là nơi ở thứ ba của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là nơi ở thứ tư của chúng sinh.

Chúng sinh có sắc, không có tưởng, là chúng sinh nơi cõi trời Vô tưởng. Đó gọi là nơi ở thứ năm của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy cản che của sắc tưởng, hoàn toàn không còn một loại tưởng nào, tư duy nơi vô lượng không xứ nhập, trụ vào Vô lượng không xứ, là cõi trời Không xứ. Đó gọi là nơi ở thứ sáu của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy không xứ nhập, trụ vào Vô lượng thức xứ, là cõi trời Thức xứ. Đó gọi là nơi ở thứ bảy của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy thức xứ nhập, trụ vào Vô sở hữu xứ, là cõi trời Vô sở hữu xứ. Đó gọi là nơi ở thứ tám của chúng sinh.

Chúng sinh không sắc, đã lìa hết thảy Vô sở hữu xứ nhập, trụ vào Phi tưởng phi phi tưởng xư, là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Đó gọi là nơi ở thứ chín của chúng sinh.

Nói xong chín pháp có mười tám loại.

Mười nhất thiết nhập: Nhất thiết nhập của địa, một tướng sinh ra các phương trên- dưới, vô lượng không hai. Đó gọi là Nhất thiết nhập xứ thứ nhất.

Nhập của thủy – hỏa – phong, hết thảy nhập xứ của xanh – vàng – đỏ – trắng, hết thảy nhập xứ của không, hết thảy nhập xứ của thức, một tướng sinh các phương trên – dưới, không hai, không lường. Đó gọi là mười Nhất thiết nhập xứ.

Mười pháp vô học: Chánh kiến vô học cho đến giải thoát vô học, giải thoát tri kiến vô học.

Nói xong mười pháp có hai mươi loại.

Mười một pháp: Sắc hữu lậu, vô lậu; thọ – tưởng – hành – thức hữu lậu, vô lậu và pháp vô vi.

Nói xong mười một pháp có mười một loại.

Mười hai nhập: Là nhãn nhập – sắc nhập cho đến ý nhập – pháp nhập.

Nói xong mười hai pháp có mười hai loại.

Mười tám giới: Nói rộng như trước trong phẩm Phân biệt bảy sự.

Hai mươi hai căn: Là nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn, nam căn, nữ căn, mạng căn, ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn, tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn, vi tri đương tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Chín mươi tám sử: (Đã nói chín mươi tám pháp có chín mươi tám thứ).

Pháp nhĩ diệm là gì? Là hết thảy pháp mà trí nhĩ diệm nhận biết được, tùy từng lúc ứng hợp. Tùy lúc ứng hợp là sao? Là trong hoàn cảnh khổ, trí nhận biết; trí nhận biết khổ tập, trí nhận biết tập diệt, trí nhận biết diệt đạo. Đạo và mọi điều thiện, trí cũng nhận biết. Khổ – tập – diệt – đạo, hư không số diệt – phi số diệt, hết thảy những thứ pháp như thế Nhĩ diệm trí đều nhận biết hết, tùy nơi chốn ứng hợp. Đó gọi là pháp nhĩ diệm.

Pháp thức là gì? Là hết thảy pháp mà thức nhận biết, phân biệt, tùy lúc thích ứng. Thế nào là tùy lúc thích ứng? Là như nhãn thức biết sắc, nhĩ thức biết tiếng, tỷ thức biết mùi, thiệt thức biết vị, thân thức biết xúc chạm, ý thức biết pháp. Mắt sắc cũng biết cái biết của nhãn thức. Tai- tiếng cũng biết cái biết của nhĩ thức. Mũi, hương cũng biết cái biết của tỷ thức. Lưỡi, vị cũng biết cái biết của thiệt thức. Thân – xúc cũng biết cái biết của thân thức. Ý- pháp cũng biết cái biết của ý thức. Thức phân biệt hết thảy pháp này, tùy lúc thích ứng gọi là pháp thức.

Pháp thông nhĩ diệm là gì? Pháp thông nhĩ diệm là trí tuệ thông suốt một cách sáng tỏ như vậy về hết thảy pháp, theo từng lúc thích ứng. Theo từng lúc thích ứng là sao? Là khổ nhẫn thì khổ trí thông tỏ về khổ nhĩ diệm. Tập nhẫn thì tập trí thông tỏ về tập nhĩ diệm. Diệt nhẫn thì diệt trí thông tỏ về diệt nhĩ diệm. Đạo nhẫn thì đạo trí thông tỏ về đạo nhĩ diệm. Và tuệ hữu lậu thiện cũng thông tỏ về khổ nhĩ diệm. Tập – diệt – đạo – hư không số diệt – phi số diệt thông tỏ về nhĩ diệm. Hết thảy các pháp ấy đều thông tỏ về nhĩ diệm, tùy lúc thích ứng, đó gọi là pháp thông nhĩ diệm.

Pháp duyên là gì? Là hết thảy pháp duyên, tức là tâm- tâm pháp, tùy từng lúc thích ứng. Tùy từng lúc thích ứng là sao? Là nhãn thức thì nhãn thức tương ưng với pháp duyên nơi sắc. Nhĩ thức thì nhĩ thức tương ưng với pháp duyên nơi tiếng. Tỷ thức thì tỷ thức tương ưng với pháp duyên nơi mùi. Thiệt thức thì thiệt thức tương ưng với pháp duyên nơi vị. Thân thức thì thân thức tương ưng với pháp duyên nơi xúc chạm. Ý thức thì ý thức tương ưng với pháp duyên nơi pháp. Nhãn sắc và nhãn thức duyên nhau. Nhĩ thanh và nhĩ thức duyên nhau. Tỷ hương và tỷ thức duyên nhau. Thân xúc và thân thức duyên nhau. Ý pháp và ý thức duyên nhau nơi hết thảy pháp. Tức là tâm – tâm pháp. Đó gọi là pháp duyên.

Pháp tăng thượng là gì? Là hết thảy pháp hữu vi lần lượt tăng thêm lên, cùng pháp vô vi được các pháp hữu vi tăng thêm lên. Đó gọi là pháp tăng thượng.

Pháp sắc là gì? Là mười thứ sắc nhập và phần ít của một nhập.

Pháp phi sắc là gì? Là một nhập và phần ít của một nhập.

Pháp có thể thấy là gì? Là một nhập.

Pháp không thể thấy là gì? Là mười một nhập.

Pháp có đối là gì? Là mười nhập.

Pháp không đối là gì? Là hai nhập.

Pháp hữu lậu là gì? Là mười nhập và phần ít của hai nhập.

Pháp vô lậu là gì? Là một phần ít của hai nhập.

Pháp hữu vi là gì? Là mười một nhập và phần ít của một nhập Pháp vô vi là gì? Là phần ít của một nhập.

Pháp hữu tránh là gì? Là mười nhập và phần ít của hai nhập.

Pháp vô tránh là gì? Là phần ít của hai nhập.

Như pháp hữu tránh, pháp vô tránh – pháp thế gian – pháp xuất thế gian – pháp nhập – pháp bất nhập – pháp nhiễm ô – pháp không nhiễm ô – pháp y gia – pháp y xuất yếu cũng như vậy.

Pháp tâm là gì? Là một nhập.

Pháp phi tâm là gì? Là mười một nhập.

Pháp tâm pháp là gì? Là như pháp – tương ưng với tâm. Pháp đó như thế nào? Nghĩa là thọ ấm, tưởng ấm tương ưng với hành ấm.

Pháp phi tâm pháp là gì? Là như pháp, tâm không tương ưng với nhau. Việc đó ra sao? Là sắc, tâm với tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Như pháp tâm pháp, pháp phi tâm pháp – pháp tâm tương ưng – pháp tâm bất tương ưng cũng như vậy.

Pháp tâm cộng hữu là gì? Là như tâm cùng có với phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Pháp phi tâm cộng hữu là gì? Là ý nhập. Như không phải tâm cùng có với phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp tâm tùy chuyển? Là như tâm, pháp cùng một khởi, một trụ, một diệt. Việc đó ra sao? Là hết thảy tâm cùng với pháp và đạo cùng định cùng giới. Tâm đó và pháp đó cùng sinh, trụ, dị diệt. Đó gọi là pháp tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi tâm tùy chuyển? Là như tâm, pháp không cùng chung một khởi, một trụ, một diệt. Việc đó ra sao? Là trừ tâm pháp, pháp và đạo cùng định cùng giới, như còn lại là sắc. Trừ tâm tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành, như tâm còn lại là tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Thế nào là pháp tâm nhân? Là như người vào chỗ vượt khỏi sinh ra. Trừ tâm vô lậu ban đầu, thì tâm còn lại cùng với các phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt lên trên đời sống. Ngoài tâm vô lậu ban đầu đời vị lai, hoặc tâm khác, hoặc nhân của tâm là phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi tâm nhân? Là như người vượt khỏi sinh ra, tâm vô lậu ban đầu cùng với hàng phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt ra khỏi đời sống, là tâm vô lậu vị lai ban đầu kia và phi tâm hoặc phi tâm nhân nơi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp tâm thứ đệ? Là như thứ lớp của tâm các tâm-tâm pháp còn lại đã sinh – sẽ sinh, hoặc định vô tưởng, định diệt tận đã khởi- sẽ khởi. Đó gọi là pháp tâm thứ đệ.

Thế nào là pháp phi tâm thứ đệ? Tức là trừ ra thứ lớp của tâm là tâm-tâm pháp, hoặc các tâm-tâm pháp còn lại, trừ tâm thứ đệ, tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành khác, sắc và vô vi.

Thế nào là pháp duyên tâm? Là như ý thức tương ưng với chỗ duyên nơi tâm.

Thế nào là pháp phi duyên tâm? Là trừ tâm duyên cùng với ý thức tương ưng, ngoài ra, không phải là tâm duyên tương ưng với ý thức, cùng năm thức tương ưng với sắc và vô vi-tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp tâm tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi tâm tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tâm quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp phi tâm quả? Là hư không phi số diệt.

Thế nào là pháp tâm báo? Là như báo của tâm được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi tâm báo? Là thanh nhập, hoặc không phải là báo của tâm được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp nghiệp? Là thân nghiệp, khẩu nghiệp, tư nghiệp.

Thế nào là pháp phi nghiệp? Là trừ nghiệp nơi thân, miệng như sắc khác. Trừ nghiệp của tư, như hành còn lại. Trừ ba ấm còn lại như thọ v.v… và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp tương ưng? Là như pháp – tư tương ưng. Việc này ra sao? Là hết thảy tâm – tâm pháp, trừ tư.

Thế nào là pháp phi nghiệp tương ưng? Là như pháp không tương ưng với tư. Việc này ra sao? Là sắc – tư – tâm bất tương ưng hành và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp cộng hữu? Là ý nhập. Như nghiệp cộng hữu có phần ít của mười một nhập, trừ tư.

Thế nào là pháp phi nghiệp cộng hữu? Là tư nghiệp, trừ ý nhập và phi nghiệp cộng hữu có phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp nghiệp tùy chuyển? Là như pháp cùng với tư một

lúc khởi, trụ, diệt. Việc này ra sao? Là hết thảy tâm – tâm pháp, trừ tư. Như đạo cộng định cộng giới. Như tư nghiệp kia và pháp ấy cùng sinh trụ dị diệt, thì đó gọi là pháp nghiệp tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi nghiệp tùy chuyển? Là pháp không cùng với tư một lúc khởi, trụ, diệt. Việc này ra sao? Là trừ tâm – tâm pháp và nghiệp tùy chuyển, nghiệp nơi thân – miệng. Như sắc còn lại, trừ nghiệp tùy chuyển nơi tâm bất tương ưng hành. Như tâm còn lại không tương ưng hành với tư và vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp nhân? Là như người vào nơi vượt cao hẳn lên xa sinh ra, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu. Như tư còn lại và các phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt cao ly sinh, trừ nghiệp tư vô lậu ban đầu của đời vị lai. Như tư còn lại và ý nhập, hoặc nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi nghiệp nhân? Là như người đi vào vượt cao xa lìa nơi sinh, tư duy vô lậu ban đầu kia cùng chúng phàm phu khác quyết định nhắm tới, vượt cao ly sinh, là tư vô lậu ban đầu nơi đời vị lai hoặc phi nghiệp nhân nơi phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Thế nào là pháp nghiệp thứ đệ? Là như thứ lớp của tâm pháp.

Thế nào là pháp phi nghiệp thứ đệ? Là như pháp không phải là thứ lớp của tâm.

Thế nào là pháp duyên nghiệp? Là như mắt, tai, ý v.v… ba thức thân ấy tương ưng khi duyên nơi nghiệp.

Thế nào là pháp phi duyên nghiệp? Là như trừ mắt v.v… duyên nơi nghiệp, tương ưng với ba thức thân. Như mắt v.v… những duyên khác không phải là nghiệp tương ưng với ba thức thân. Và tỷ, thiệt, thân v.v… ba thứ thân tương ưng với sắc và vô vi – tâm bất tương ưng hành. Thế nào là pháp nghiệp tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi nghiệp tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp nghiệp quả? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp phi nghiệp quả? Là hư không – phi số diệt.

Thế nào là pháp nghiệp báo? Là như nghiệp báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi nghiệp báo? Là thanh nhập, như phi nghiệp báo được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp hữu? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu tương ưng? Là tâm – tâm pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu tương ưng? Là tâm – tâm pháp – sắc vô

lậu và vô vi – tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu cộng hữu? Là pháp hữu lậu. Hoặc pháp vô lậu, pháp hữu lậu cùng khởi.

Thế nào là pháp phi hữu cộng hữu? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu cộng hữu, như pháp vô lậu còn lại.

Thế nào là pháp hữu tùy chuyển hữu nhân? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu thứ đệ? Là tâm – tâm pháp hữu lậu kia theo thứ lớp sinh ra tâm – tâm pháp khác, đã khởi – sẽ khởi và chánh thọ vô tưởng, chánh thọ diệt tận, đã khởi – sẽ khởi. Đó gọi là pháp hữu thứ đệ.

Thế nào là pháp phi hữu thứ đệ? Là trừ thứ lớp hiện có nơi tâmtâm pháp, hoặc tâm – tâm pháp còn lại, trừ thứ lớp hiện có nơi tâm bất tương ưng hành, hoặc tâm bất tương ưng hành khác sắc và vô vi.

Thế nào là pháp duyên hữu? Là năm thức tương ưng, cùng duyên hữu nơi ý thức tương ưng.

Thế nào pháp phi duyên hữu? Là trừ năm thức tương ưng và duyên hữu nơi ý thức tương ưng. Hoặc ý thức còn lại tương ưng với sắc và vô vi – tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu tăng thượng? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi hữu tăng thượng? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu quả? Là pháp hữu lậu. Hoặc đạo thế tục đoạn trừ các kiết mà chứng.

Thế nào là pháp phi hữu quả? Là trừ pháp hữu lậu và pháp vô lậu hữu quả, như pháp vô lậu khác.

Thế nào là pháp hữu báo? Là như hữu báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi hữu báo? Là thanh nhập, như không phải có báo được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp đoạn tri? Là hai trí, tức là pháp trí và tỷ trí.

Thế nào là pháp trí sở tri? Là trí nhận biết hết thảy các pháp.

Thế nào là pháp phi trí sở tri? Là hoặc cầu pháp như vậy mà không thể đạt được.

Thế nào là pháp đoạn tri sở đoạn? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi đoạn tri sở đoạn? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp tu? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp phi tu? Là pháp bất thiện, vô ký và số diệt.

Thế nào là pháp chứng? Là có hai pháp chứng tức là Trí chứng và Đắc chứng.

Thế nào là pháp trí chứng? Là hết thảy các pháp mà trí chứng đắc.

Thế nào là pháp phi trí chứng? Là hoặc cầu pháp như vậy nhưng không thể nắm bắt được.

Thế nào là pháp đắc chứng? Là pháp thiện nương vào chánh thọ để chứng đắc chứ không chìm mất, như thiên nhãn – thiên nhĩ vô ký. Đó gọi là pháp đắc chứng.

Thế nào là pháp phi đắc chứng? Là trừ ra không ẩn khuất chìm mất thiên nhãn- thiên nhĩ vô ký, như còn lại pháp vô ký và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp tập? Là pháp hữu vi thiện.

Thế nào là pháp phi tập? Là pháp bất thiện – vô ký và số diệt.

Thế nào là pháp hữu tội? Là pháp bất thiện, và ẩn mất – vô ký.

Thế nào là pháp vô tội? Là pháp thiện, và không ẩn mất – vô ký. Như pháp hữu tội- pháp vô tội; pháp đen – pháp trắng; pháp thoái – pháp bất thoái cũng như vậy.

Thế nào là pháp ẩn một? Là pháp ô uế.

Thế nào là pháp bất ẩn một? Là pháp không ô uế Thế nào là pháp ký? Là pháp thiện và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký? Là trừ pháp thiện, pháp bất thiện, pháp còn lại chính là nó.

Thế nào là pháp dĩ khởi? Là pháp quá khứ, hiện tại.

Thế nào là pháp bất khởi? Là pháp không sinh ở vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kim khởi? Là như pháp hiện tiền, vị lai tất khởi.

Thế nào là pháp phi kim khởi? Là trừ pháp hiện tiền, vị lai tất khởi, còn lại pháp vị lai, pháp quá khứ, hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp dĩ diệt? Là pháp quá khứ.

Thế nào là pháp phi dĩ diệt? Là pháp vị lai, hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kim diệt? Là như pháp hiện tại diệt.

Thế nào là pháp phi kim diệt? Là trừ pháp hiện tại hiện tiền diệt, là còn lại pháp hiện tại, pháp quá khứ, vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp duyên khởi? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi duyên khởi? Là pháp vô vi.

Như pháp duyên khởi, pháp phi duyên khởi; pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh; pháp nhân, pháp phi nhân; pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân; pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi cũng như vậy.

Thế nào là pháp nhân tương ưng? Là hết thảy tâm – tâm pháp.

Thế nào là pháp phi nhân tương ưng? Là sắc và vô vi – tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp kiết? Là chín kiết.

Thế nào là pháp phi kiết? Là trừ chín kiết, như các pháp còn lại. Thế nào là pháp sinh kiết? Là pháp hữu lậu. Thế nào là pháp phi sinh kiết? Là pháp vô lậu Thế nào là pháp thủ? Là bốn pháp giữ lấy.

Thế nào là pháp phi thủ? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp thọ? Là như thuộc về tự tánh của pháp.

Thế nào là pháp phi thọ? Là như chẳng phải thuộc về tự tánh của pháp.

Thế nào là pháp thủ sinh? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi thủ sinh? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp phiền não? Là như pháp trói buộc đã dấy khởi.

Thế nào là pháp phi phiền não? Là như pháp không dấy khởi trói buộc.

Thế nào là pháp ô uế? Là pháp bất thiện và ẩn một – vô ký.

Thế nào là pháp bất ô uế? Là pháp thiện và không ẩn một – vô ký.

Thế nào là pháp hữu ô uế? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi hữu ô uế? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp triền? Là các pháp phiền não.

Thế nào là pháp phi triền? Là các pháp không phải phiền não.

Thế nào là pháp triền trụ? Là tâm – tâm pháp ô uế.

Thế nào là pháp phi triền trụ? Là tâm – tâm pháp không ô uế nơi sắc, và tâm bất tương ưng hành vô vi.

Thế nào là pháp triền sinh? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi triền sinh? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hữu duyên? Là hết thảy tâm – tâm pháp.

Thế nào là pháp vô duyên? Là sắc, vô vi – tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu giác? Là như pháp tương ưng với giác.

Thế nào là pháp phi hữu giác? Là như pháp không tương ưng với giác.

Thế nào là pháp hữu quán? Là như pháp tương ưng với quán.

Thế nào là pháp phi hữu quán? Là như pháp không tương ưng với quán.

Thế nào là pháp khả lạc? Là như pháp tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là pháp phi khả lạc? Là như pháp không tương ưng với hỷ căn.

Thế nào là pháp thọ dụng? Là như pháp tương ưng với ý tư duy.

Thế nào là pháp phi thọ dụng? Là như pháp không tương ưng với ý tư duy.

Thế nào là pháp hữu sự hữu duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp vô sự vô duyên? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu thượng? Là hết thảy các pháp hữu vi, và hư không- phi số diệt.

Thế nào là pháp vô thượng? Là pháp số diệt.

Thế nào là pháp viễn? Là pháp quá khứ, vị lai.

Thế nào là pháp cận? Là pháp hiện tại và pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu lượng? Là như quả của pháp hữu lượng, và số lượng của báo lường tính được.

Thế nào là pháp vô lượng? Là như quả của pháp vô lượng, và số lượng của báo không lường tính được.

Thế nào là pháp kiến? Là như nhãn căn và năm tà kiến. Chánh kiến thế tục, học kiến, vô học kiến.

Thế nào là pháp phi kiến? Là trừ nhãn căn, còn lại là sắc. Trừ tám kiến, còn lại là các pháp thuộc hành ấm. Ba ấm như thọ và pháp vô vi.

Thế nào là pháp kiến xứ? Là pháp hữu lậu.

Thế nào là pháp phi kiến xứ? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp kiến tương ưng? Là pháp tương ưng với tám kiến.

Thế nào là pháp phi kiến tương ưng? Là pháp không tương ưng với tám kiến.

Thế nào là pháp phàm phu? Là chúng sinh nhập địa ngục, nhập súc sinh, nhập ngạ quỷ, nhập người cõi Uất-đơn-việt, nhập cõi trời Vô tưởng. Do nghiệp sinh nơi các cõi ấy, nên gọi là pháp phàm phu.

Thế nào là pháp phi phàm phu? Là bốn dấu đạo, bốn biện tài, bốn quả Sa-môn, nguyện trí vô tránh đại bi, chánh thọ diệt tận, không không, vô nguyện vô nguyện, vô tướng vô tướng, huân tu thiền, trí vô gián v.v…, người cõi trời Tịnh Cư. Do nghiệp sinh nơi các cõi ấy, nên gọi là pháp phi phàm phu.

Thế nào là pháp phàm phu cộng? Là như đạo cộng – định cộng,

sinh đến đâu đều có nơi chốn dung nạp, người phàm kẻ thánh, như chúng sinh hành chánh thọ. Đó gọi là pháp phàm phu cộng (chung).

Thế nào là pháp phi phàm phu cộng? Tức là như pháp phi phàm phu.

Thế nào là pháp định? Là năm nghiệp vô gián, pháp học, pháp vô học.

Thế nào là pháp phi định? Là trừ năm nghiệp vô gián và hai pháp học, còn lại là pháp hữu lậu và vô vi.

Thế nào là pháp não? Là pháp bất thiện, ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp phi não? Là pháp thiện, không ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp căn? Là sáu nội nhập, và trong pháp nhập là pháp thuộc nơi căn.

Thế nào là pháp phi căn? Là năm ngoại nhập, và trong pháp nhập là pháp không thuộc về căn.

Thế nào là pháp thuộc Thánh đế? Là hết thảy pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp phi Thánh đế nhiếp? Là hư không – phi số diệt.

Thế nào là pháp cộng hữu? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi cộng hữu? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tương ưng? Là hết thảy tâm – tâm pháp.

Thế nào là pháp phi tương ưng? Là sắc, vô vi – tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp quả? Là tất cả các pháp hữu vi và số diệt.

Thế nào là pháp phi quả? Là hư không – phi số diệt.

Thế nào là pháp hữu quả? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi hữu quả? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp báo? Là như báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo? Là thanh nhập, như không phải là báo được phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp hữu báo? Là pháp hữu lậu thiện và bất thiện.

Thế nào là pháp phi hữu báo? Là pháp vô lậu vô ký.

Thế nào là pháp nhân duyên? Là hết thảy các pháp.

Thế nào là pháp phi nhân duyên? Là pháp như vậy không thể thủ đắc.

Thế nào là pháp hữu nhân duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi hữu nhân duyên? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp xuất? Là giới thiện thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc-

Vô sắc. Pháp học, pháp vô học, chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu và số diệt.

Thế nào là pháp phi xuất? Là trừ giới thiện thuộc cõi Dục, còn lại là pháp thuộc cõi Dục. Trừ chánh thọ thiện, tịch tĩnh xuất yếu thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là các pháp thuộc cõi Sắc-Vô sắc và hư không phi số diệt.

Thế nào là pháp hữu xuất? Là pháp hữu vi.

Thế nào là pháp phi hữu xuất? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi, sẽ khởi. Việc này như thế nào? Là pháp quá khứ, hiện tại hoặc pháp vị lai, ngay đây tất khởi. Pháp sau cùng nối nhau với pháp trước. Đó gọi là pháp tương tục.

Thế nào là pháp phi tương tục? Là trừ pháp quá khứ, hiện tại và pháp vị lai tất khởi nơi ngay đây. Còn lại là pháp vị lai và pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu tương tục? Là như phần đoạn của pháp kia đã khởi. Việc này như thế nào? Là trừ năm ấm mạng chung tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại. Còn lại là pháp quá khứ, hiện tại, pháp trước vẫy gọi pháp sau nối nhau. Đó gọi là pháp hữu tương tục.

Thế nào là pháp phi hữu tương tục? Là năm ấm mạng chung tối hậu của bậc A-la-hán trong quá khứ, hiện tại, như pháp vị lai và pháp vô vi.

Đã nói xong hai pháp.

******

Thế nào là pháp thiện? Là năm ấm thiện và số diệt.

Thế nào là pháp bất thiện? Là năm ấm bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký? Là năm ấm vô ký và hư không-phi số diệt.

Thế nào là pháp học? Là năm ấm học.

Thế nào là pháp vô học? Là năm ấm vô học.

Thế nào là pháp phi học phi vô học? Là năm ấm hữu lậu và vô vi.

Thế nào là pháp kiến đoạn? Là như các pháp nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián cùng đoạn. Làm sao đoạn chúng? Là bậc kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử, do chúng tương ưng với pháp, đã khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp tu đoạn? Là như pháp học, thấy dấu đạo, tu đoạn. Làm sao đoạn chúng? Là bậc tu đạo đoạn trừ mười sử, do chúng tương ưng với pháp, đã dấy khởi nghiệp nơi thân – miệng, đã khởi tâm bất tương ưng hành và pháp hữu lậu không ô uế.

Thế nào là pháp bất đoạn? Là pháp vô lậu.

Thế nào là pháp kiến đoạn nhân? Là pháp ô uế, như báo nơi pháp của kiến đã đoạn.

Thế nào là pháp tu đoạn nhân? Tức là pháp tu cần đoạn trừ, là đoạn trừ pháp như vậy.

Thế nào là pháp bất đoạn nhân? Là pháp hữu vi vô lậu.

Thế nào là pháp khả kiến hữu đối? Là một nhập.

Thế nào là pháp bất khả kiến hữu đối? Là chín nhập.

Thế nào là pháp bất khả kiến vô đối? Là hai nhập.

Thế nào là pháp báo? Là như báo được phần ít của mười một nhập, trừ thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo? Là pháp hữu lậu thiện, bất thiện, và thanh nhập.

Thế nào là pháp phi báo phi phi báo? Là trừ pháp của báo vô ký.

Còn lại là vô ký và pháp vô lậu.

Thế nào là pháp hạ? Là pháp bất thiện, pháp ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp trung? Là pháp hữu lậu thiện và pháp không ẩn một, vô ký.

Thế nào là pháp thượng? Là pháp hữu vi vô lậu và số diệt.

Thế nào là pháp tiểu? Là ít tin, ít mong muốn, ít ý hiểu. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là ít, là mỏng, không nhiều, không rộng nên gọi là pháp tiểu.

Thế nào là pháp đại? Là tin nhiều, mong muốn lớn, hiểu biết lớn. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là nhiều, là rộng, là vô lượng vô biên không bờ bến, và hư không-phi số diệt. Đó gọi là pháp đại.

Thế nào là pháp vô lượng? Là tin không lường, mong muốn không lường, hiểu biết không lường. Nó là pháp tương ưng, là pháp cộng hữu, là pháp sắc, là nhiều, là rộng, là vô lượng vô biên không bờ bến, và hư

không số diệt, phi số diệt. Đó gọi là pháp vô lượng

Thế nào là pháp ý lạc? Là pháp được ý ưa thích.

Thế nào là pháp phi ý lạc? Là pháp không phải ý ưa thích.

Thế nào là pháp phi ý lạc phi phi ý lạc? Là pháp xả đối với ý.

Thế nào là pháp lạc câu? Là pháp lạc tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp khổ câu? Là pháp khổ tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp bất khổ bất lạc câu? Là pháp không khổ – không vui tương ưng với thọ.

Thế nào là pháp câu khởi? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng sinh.

Thế nào là pháp câu trụ? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng trụ.

Thế nào là pháp câu diệt? Là hết thảy các pháp hữu vi với tướng diệt.

Thế nào là pháp phi câu khởi? Là pháp vô vi không có tướng sinh.

Thế nào là pháp phi câu trụ? Là pháp vô vi không có tướng trụ.

Thế nào là pháp phi câu diệt? Là pháp vô vi không có tướng diệt.

Thế nào là pháp tâm câu khởi? Là như tâm cùng khởi phần ít của mười một nhập, trừ ý nhập.

Thế nào là pháp tâm câu trụ? Là như pháp tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp tâm câu diệt? Là như tâm cùng diệt nơi phần ít của mười nhập, trừ thanh nhập và ý nhập.

Thế nào là pháp phi tâm câu khởi? Là ý nhập, như không phải tâm cùng khởi phần ít của mười một nhập.

Thế nào là pháp phi tâm câu trụ? Là như pháp không phải tâm tùy chuyển.

Thế nào là pháp phi tâm câu diệt? Là thanh nhập, ý nhập, như không phải tâm cùng diệt nơi phần ít của mười nhập.

Thế nào là cảnh giới Dục? Là dục tham tương ưng với dục tham. Như thọ – tưởng – hành – thức phát khởi nghiệp nơi thân – miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới giận dữ? Là giận dữ tương ưng với giận dữ. Như thọ – tưởng – hành – thức dấy khởi nghiệp nơi thân – miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới hại? Là hại tương ưng với hại. Như thọ – tưởng – hành – thức dấy khởi nghiệp nơi thân – miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới xuất yếu? Là xuất yếu tương ưng với xuất yếu. Như thọ – tưởng – hành – thức dấy khởi nghiệp nơi thân – miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành và số diệt.

Thế nào là cảnh giới không giận dữ? Là không giận dữ tương ưng với không giận dữ. Như thọ-tưởng-hành-thức khởi nghiệp nơi thânmiệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cảnh giới không hại? Là không hại tương ưng với không hại. Như thọ-tưởng-hành-thức khởi nghiệp nơi thân-miệng, nó khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là cõi Dục? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham dục.

Thế nào là cõi Sắc? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham sắc.

Thế nào là cõi Vô sắc? Là như chốn sai khiến của pháp sử tham vô sắc.

Thế nào là cảnh giới của sắc? Là cảnh giới của sắc nơi cõi Dục, đó gọi là cảnh giới của sắc.

Thế nào là cảnh giới của vô sắc? Là bốn vô sắc, gọi là cảnh giới của vô sắc.

Thế nào là cảnh giới của diệt? Là số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh giới của diệt.

Lại nữa, hết thảy sắc pháp, gọi là cảnh giới của sắc. Trừ số diệt- phi số diệt, còn lại hết thảy không phải là sắc pháp, đó gọi là cảnh giới của vô sắc. Số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh, giới của diệt.

Thế nào là dục hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Dục, nhận điều kiện chuyên đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là sắc hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Sắc, nhận điều kiện chuyển đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là vô sắc hữu? Là như nghiệp thuộc cõi Vô sắc, nhận điều kiện chuyển đổi khởi lên nghiệp báo kia vào đời vị lai.

Thế nào là dục lậu? Là trừ vô minh thuộc cõi Dục, còn lại là sử trói buộc, phiền não trói buộc tương ưng với nhau thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục lậu.

Thế nào là hữu lậu? Là trừ vô minh thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết sử trói buộc, phiền não trói buộc tương ưng nhau trong cõi SắcVô sắc. Đó gọi là hữu lậu.

Thế nào là vô minh lậu? Là ngu si, tối tăm không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là đời quá khứ? Là như hành đã khởi – cùng khởi, sinh- cùng sinh, chuyển – đã chuyển, đã có, đã thuộc về quá khứ. Đã biến chuyển hết để thành quá khứ, là hoàn toàn quá khứ, thuộc về quá khứ. Đó gọi là đời quá khứ.

Thế nào là đời vị lai? Là như hành chưa khởi- chưa cùng khởi, chưa sinh- chưa cùng sinh, chưa chuyển – chưa đã chuyển, chưa có – chưa hiện tại, chưa đến – hoàn toàn chưa đến, thuộc về đời vị lai. Đó gọi là đời vị lai.

Thế nào là đời hiện tại? Là như hành nay đang khởi- cùng khởi, sinh- cùng sinh, chuyển – đã chuyển, đã có trụ ngay trong hiện tại, chưa chuyển biến hết nơi hiện tại, hoàn toàn hiện tại, thuộc về đời hiện tại.

Đó gọi là đời hiện tại.

Thế nào là nói việc quá khứ? Là hành quá khứ.

Thế nào là nói việc vị lai? Là hành vị lai.

Thế nào là nói việc hiện tại? Là hành hiện tại.

Thế nào là khổ của khổ khổ, khổ của biến khổ, khổ của hành khổ? Là khổ của khổ khổ thuộc cõi Dục, khổ của biến khổ thuộc cõi Sắc, khổ của hành khổ thuộc cõi Vô sắc.

Lại nữa, khổ thọ nơi khổ của khổ khổ. Lạc thọ nơi khổ của biến khổ. Không khổ không lạc thọ nơi khổ của hành khổ. Lại nữa, không phải hành ý lạc nơi khổ của khổ khổ. Hành ý lạc nơi khổ của biến khổ. Hành phi ý lạc phi phi ý lạc nơi khổ của hành khổ.

Thế nào là pháp có giác có quán? Là như giác và quán tương ưng với nhau.

Thế nào là pháp không giác có quán? Là như pháp quán tương ưng nhưng giác không tương ưng.

Thế nào là pháp không giác không quán? Là như pháp giác và quán không tương ưng nhau.

Thế nào là cảnh giới có giác có quán? Là cõi Dục cho đến cõi Phạm thế và pháp vô lậu.

Thế nào là cảnh giới không giác mà có quán? Là trong khoảng tu tập thiền rồi, có thể đạt đến cõi Đại Phạm và pháp vô lậu.

Thế nào là cảnh giới không gia không quán? Là hết thảy cõi Quang Âm, Biến Tịnh, Quả Thật, vô sắc và pháp vô lậu.

Thế nào là nghiệp của thân? Là thân làm và không làm.

Thế nào là nghiệp của miệng? Là miệng làm và không làm.

Thế nào là nghiệp của ý? Là nghiệp suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp thiện? Là nghiệp thiện của thân-miệng và nghiệp suy nghĩ thiện.

Thế nào là nghiệp bất thiện? Là nghiệp không thiện của thânmiệng và nghiệp suy nghĩ không thiện.

Thế nào là nghiệp vô ký? Là nghiệp vô ký của thân-miệng, và nghiệp suy nghĩ vô ký.

Thế nào là nghiệp học? Là nghiệp học nơi thân-miệng và nghiệp học nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp vô học? Là nghiệp vô học nơi thân-miệng và nghiệp vô học nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp phi học phi vô học? Là nghiệp hữu lậu nơi thânmiệng và nghiệp hữu lậu nơi suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp kiến đoạn? Là như nghiệp nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành, nhẫn vô gián, được đoạn trừ. Đoạn chúng ra sao? Là bậc kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám sử tương ưng với nghiệp suy nghĩ.

Thế nào là nghiệp tu đoạn? Là như nghiệp học, thấy dấu đạo tu đoạn. Đoạn như thế nào? Là bậc tu đạo đoạn trừ mười sử tương ưng với nghiệp suy nghĩ, do chúng khởi nghiệp nơi thân-miệng và nghiệp hữu lậu không ô uế.

Thế nào là nghiệp bất đoạn? Là nghiệp thân-miệng vô lậu, và nghiệp suy nghĩ vô lậu.

Thế nào là nghiệp hiện pháp thọ? Là như nghiệp ở đây sinh khởi, tạo tác, nuôi lớn, thì nghiệp ấy ngay đời này thọ báo hiện pháp, chứ không phải thọ báo nơi đời khác. Đó gọi là nghiệp hiện pháp thọ

Thế nào là nghiệp sinh thọ? Như nghiệp ở đây tạo tác, sinh khởi, nuôi lớn, thì đến đời thứ hai nghiệp ấy mới nhận báo. Đó gọi là nghiệp sinh thọ.

Thế nào là nghiệp hậu thọ? Là như nghiệp ở đây sinh khởi, tạo tác, nuôi lớn, nhưng đến đời thứ ba, thứ tư, nghiệp ấy mới nhận báo, hay còn trải qua nhiều đời khác nữa về sau mới nhận báo. Đó gọi là nghiệp hậu thọ.

Thế nào là nghiệp lạc thọ? Là nghiệp thiện tương ưng với cõi Dục, cho đến nghiệp thiện của thiền thứ ba.

Thế nào là nghiệp khổ thọ? Là nghiệp bất thiện.

Thế nào là nghiệp bất khổ bất lạc thọ? Là nghiệp thiện thuộc cảnh giới thiền thứ tư, cho đến nghiệp thiện tương ưng với cõi Vô sắc.

Đã nói xong ba pháp.

Thế nào là thân niệm xứ? Là mười sắc nhập và sắc được thâu nhiếp trong pháp nhập. Đó gọi là thân niệm xứ.

Thế nào là thọ niệm xứ? Là sáu thọ thân, là thọ do nhãn xúc sinh, cũng như thọ do nhĩ – tỷ – thiệt – thân – ý xúc sinh khởi.

Thế nào là tâm niệm xứ? Là sáu thức thân, là thân nơi nhãn thức, thân nơi nhĩ – tỷ – thiệt – thân – ý thức.

Thế nào là pháp niệm xứ? Là những gì mà thọ không thâu nhiếp, pháp nhập thâu nhiếp nhưng không phải là sắc pháp. Đó gọi là pháp niệm xứ.

Lại nữa, thân tăng thượng, thiện hữu lậu và vô lậu sinh ra từ đạo. Đó gọi là thân niệm xứ. Thọ nơi tâm pháp tăng thượng, thiện hữu lậu và vô lậu sinh ra từ đạo. Đó gọi là pháp niệm xứ. Lại duyên nơi tuệ của thân là thân niệm xứ. Duyên nơi tuệ của thọ tâm pháp, gọi là pháp niệm xứ.

Thế nào là pháp ác, bất thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện khiến cho đoạn trừ? Là pháp ác bất thiện đã sinh thì tu tập khiến đoạn trừ chúng, khiến cho thiện hữu lậu và vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp ác bất thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện đoạn trừ chúng.

Thế nào là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng không sinh khởi? Là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, tu tập khiến chúng không sinh khởi, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp ác bất thiện chưa sinh khởi, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng không sinh khởi.

Thế nào là pháp thiện chưa sinh, dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng sinh khởi? Là pháp thiện chưa sinh, siêng năng tu tập khiến chúng sinh khởi, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp thiện chưa sinh dùng chánh cần làm phương tiện khiến chúng sinh khởi.

Thế nào là pháp thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện tu tập khiến chúng an trụ, không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng? Là pháp thiện đã sinh khởi thì siêng năng tu tập khiến chúng an trụ, không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng, khiến cho thiện hữu lậu, vô lậu do đạo tăng thượng phát sinh. Đó gọi là pháp thiện đã sinh, dùng chánh cần làm phương tiện tu tập khiến không quên mất, tu tập đầy đủ thêm rộng trí chứng.

Thế nào là như ý túc dục định tịnh hành thành tựu? Là các thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi từ đạo do dục tăng thượng.

Thế nào là như ý túc tinh tiến, tâm, tuệ định tịnh hành thành tựu?

Là các thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi từ đạo do tuệ tăng thượng.

Thế nào là sơ thiền? Là năm ấm thiện do sơ thiền thâu nhiếp.

Thế nào là thiền thứ hai, thiền thứ ba, thiền thứ tư? Nghĩa là năm ấm thiện được thâu nhiếp do thiền thứ hai, thiền thứ ba, cho đến thiền thứ tư.

Thế nào là khổ Thánh đế? Là năm thạnh ấm.

Thế nào là khổ tập Thánh đế? Là nhân hữu lậu.

Thế nào là khổ diệt Thánh đế? Là diệt của số diệt.

Thế nào là khổ diệt đạo Thánh đế? Là pháp học và pháp vô học.

Thế nào là Từ? Là Từ tương ưng với Từ. Như thọ-tưởng-hànhthức, nó dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng cùng khởi tâm bất tương ưng hành. Bi, Hỷ cũng như vậy.

Thế nào là Xả? Là Xả tương ưng với Xả. Như thọ-tưởng-hànhthức, nó dấy khởi nghiệp nơi thân-miệng và khởi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là Hư không nhập xứ? Là hư không nhập xứ có hai thứ: Là chánh thọ và thọ sinh pháp tương ưng kia, như thọ-tưởng-hành-thức.

Như Hư không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ cũng như vậy.

Thế nào là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ? Là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ có hai thứ: Là chánh thọ và thọ sinh pháp tương ưng kia, như thọ-tưởng-hành-thức. Đó gọi là Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ.

Thế nào là Thánh chủng biết đủ khi xin được y phục? Là nghiệp biết đủ khi xin được y phục, khiến thiện hữu lậu, vô lậu sinh khởi do đạo tăng thượng kia, đó gọi là Thánh chủng biết đủ khi xin được áo.

Thế nào là Thánh chủng ưa nơi chốn thanh vắng để tu tập khi xin được thức ăn cũng như mọi thứ đồ dùng cho ngủ nghỉ? Là nghiệp ưa thích tu tập nơi thanh vắng, theo chỗ xin được thức ăn uống, các thứ ngọa cụ, khiến cho các thiện hữu lậu, vô lậu được sinh khởi do đạo tăng thượng kia.

Thế nào là quả Sa-môn Tu-đà-hoàn? Là quả Tu-đà-hoàn có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Thế nào là quả Tu-đà-hoàn hữu vi? Là chứng quả Tu-đà-hoàn, như học pháp đã được- nay được- sẽ được.

Thế nào là quả Tu-đà-hoàn vô vi? Là chứng quả Tu-đà-hoàn, đã đoạn kiết sử, đã được- nay được- sẽ được.

Như quả Sa-môn Tu-đà-hoàn, quả Sa-môn Tư-đà-hàm, A-na-hàm cũng như vậy.

Thế nào là quả Sa-môn A-la-hán? Là quả A-la-hán có hai thứ: Hữu vi và vô vi.

Thế nào là quả A-la-hán hữu vi? Là chứng quả A-la-hán như pháp vô học đã được- nay được-sẽ được.

Thế nào là quả A-la-hán vô vi? Là chứng quả A-la-hán, đoạn hết các kiết sử, đã được- nay được- sẽ được.

Thế nào là pháp trí? Là trí vô lậu nhận biết các hành thuộc cõi Dục. Nói rộng như trong phẩm Năm pháp ở trước. Cho đến vô sinh trí cũng như vậy.

Thế nào là nghĩa biện? Là trí không động, đối với đệ nhất nghĩa khéo có thể phân biệt.

Thế nào là pháp biện? Là trí không động, đối với danh – vị – cú thân khéo có khả năng phân biệt.

Thế nào là từ biện? Là trí không động, đối với mọi ngôn thuyết đều không bị trở ngại.

Thế nào là tùy ứng biện? Là trí không động, quyết định tự tại không bị gián đoạn, không bị tán loạn.

Thế nào là nhân duyên? Là pháp hữu vi.

Thế nào là thứ đệ duyên? Là quá khứ, hiện tại, trừ ra tâm và tâm pháp của bậc A-la-hán mạng chung tối hậu. Còn lại là tâm và tâm pháp quá khứ- hiện tại.

Thế nào là duyên duyên, tăng thượng duyên? Là hết thảy các pháp trong cảnh giới.

Thế nào là ăn thô bằng nắm tay? Là tính chất của ăn từng nắm, nhờ ăn mà mọi căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, theo đó mà che chở, nuôi dưỡng, sáng tỏ, sung mãn.

Thế nào là xúc thực? Là duyên nơi xúc hữu lậu, các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, các căn được nuôi dưỡng, theo sự che chở mà thêm lớn, cũng như trước đã nêu.

Thế nào là ý tư thực? Là duyên nơi tư hữu lậu khiến các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, như trước đã nói.

Thế nào là thức thực? Là duyên lấy thức hữu lậu, các căn tăng trưởng, bốn đại thêm lớn, như trước đã nói.

Thế nào là dục lưu? Là trừ năm kiến và vô minh thuộc cõi Dục, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục lưu.

Thế nào là hữu lưu? Là trừ năm kiến và vô minh thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Sắc, Vô sắc. Đó gọi là hữu lưu.

Thế nào là kiến lưu? Là năm kiến chấp. Đó gọi là kiến lưu.

Thế nào là vô minh lưu? Là ngu si tối tăm không biết gì trong ba cõi. Như lưu, ách cũng như vậy (Ách dục, ách hữu, ách kiến và ách vô minh)

Thế nào là dục thủ? Là trừ năm kiến thuộc cõi Dục, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Dục. Đó gọi là dục thủ.

Thế nào là kiến thủ? Là bốn kiến, trừ một kiến. Kiến thủ là thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến của thủ kiến.

Thế nào là giới thủ? Là một kiến, trừ bốn kiến, còn lại thủ giới kiến (giới cấm thủ).

Việc này ra sao? Là như kẻ giữ lấy giới tướng sai lầm, cho là thanh tịnh, là giải thoát, khởi lên chấp giữ, chịu đựng.

Thế nào là ngã thủ? Là trừ năm kiến thuộc cõi Sắc-Vô sắc, còn lại là kiết trói buộc và sử phiền não bủa vây thuộc cõi Sắc – Vô sắc.

Thế nào là pháp quá khứ? Là năm ấm quá khứ.

Thế nào là pháp vị lai? Là năm ấm vị lai.

Thế nào là pháp hiện tại? Là năm ấm hiện tại.

Thế nào là pháp không phải quá khứ – vị lai – hiện tại? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp thuộc cõi Dục? Là năm ấm thuộc cõi Dục.

Thế nào là pháp thuộc cõi Sắc? Là năm ấm thuộc cõi Sắc.

Thế nào là pháp thuộc cõi Vô sắc? Là bốn ấm thuộc cõi Vô sắc.

Thế nào là pháp không hệ thuộc gì? Là năm ấm vô lậu và vô vi.

Thế nào là pháp thiện nhân? Là pháp thiện hữu vi và báo của pháp thiện.

Thế nào là pháp bất thiện nhân? Là pháp ô uế thuộc cõi Dục và báo của pháp bất thiện.

Thế nào là pháp vô ký nhân? Là pháp hữu vi vô ký và pháp bất thiện.

Thế nào là pháp không phải nhân thiện, không phải nhân bất thiện, không phải nhân vô ký? Là pháp vô vi.

Thế nào là pháp hữu duyên duyên? Là ý thức tương ưng duyên nơi tâm và tâm pháp.

Thế nào là pháp vô duyên duyên? Là sự tương ưng của năm thức. Như ý thức tương ưng với sắc, vô vi duyên nơi tâm bất tương ưng hành.

Thế nào là pháp hữu duyên duyên, vô duyên duyên? Là như ý thức tương ưng, duyên nơi tâm và tâm pháp, sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành duyên hợp.

Thế nào là pháp phi phi hữu duyên duyên phi vô duyên duyên? Là sắc, vô vi, tâm bất tương ưng hành.

Đã nói xong bốn pháp.

Thế nào là năm ấm, năm thạnh ấm? Đã nói rộng trong phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Thế nào là cõi địa ngục? Là chúng sinh trong địa ngục, tự phân một thân, một tánh, một chủng loại, được ở, được sự, được nhập. Nếu chúng sinh trong địa ngục, sinh vào chốn đó, thì sắc thọ-tưởng-hànhthức không ẩn mất, vô ký. Đó gọi là cõi địa ngục. Cõi súc sinh, ngạ quỷ cũng như vậy.

Thế nào là cõi trời, cõi người? Là hoặc trời hoặc người tự phân một thân, một tánh, một chủng loại, được ở, được sự, được vào. Hoặc trời hoặc người sinh vào nơi ấy, sắc thọ-tưởng-hành-thức không ẩn một, vô ký. Đó gọi là cõi trời, người.

Thế nào là thân phiền não kiến khổ đoạn? Là thân phiền não, hoặc người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn khổ vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về khổ đoạn hai mươi tám sử do chúng tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến tập đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn tập vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về tập đoạn mười chín sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến diệt đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn diệt vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về diệt đoạn mười chín sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não kiến đạo đoạn? Là thân phiền não, như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn đạo vô gián, được đoạn trừ. Làm sao đoạn chúng? Là thấy rõ về con đường tu tập đoạn hai mươi hai sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là thân phiền não tu đoạn? Là thân phiền não nhờ học, thấy dấu vết đạo nên tu đoạn. Đoạn trừ cái gì? Là bậc tu đạo đoạn mười sử tương ưng với thân phiền não.

Thế nào là sắc pháp? Là hết thảy bốn đại và những gì do bốn đại tạo ra.

Thế nào là tâm pháp? Là sáu thức thân, tức nhãn thức thân cho đến ý thức thân.

Thế nào là pháp của tâm pháp? Là tâm pháp tương ưng. Việc ấy như thế nào? Là thọ, tưởng, tư, xúc, ức, dục, giải thoát, niệm, định, tuệ, tín, tinh tiến, giác quán, cho đến phiền não trói buộc, như đã nói ở trước trong phẩm Năm pháp.

Thế nào là tâm bất tương ưng hành? Là như pháp và tâm không tương ưng. Việc này ra sao? Là các đắc, cho đến danh – cú – vị thân đã nói rộng ở trước trong phẩm Năm pháp.

Thế nào là pháp vô vi? Là ba thứ vô vi: Hư không, số diệt, phi số diệt.

Đã nói xong năm pháp.

Thế nào là cảnh giới của đất (Địa giới)? Là tướng cứng chắc.

Thế nào là cảnh giới của nước? Là tướng ẩm ướt.

Thế nào là cảnh giới của lửa? Là tướng nóng.

Thế nào là cảnh giới của gió? Là tướng chuyển động.

Thế nào là cảnh giới của hư không? Là biên vực không của sắc.

Thế nào là cảnh giới của thức? Là năm thức thân và ý thức hữu lậu.

Thế nào là pháp kiến khổ đoạn? Là như người tùy tín hành, tùy pháp hành nhẫn khổ vô gián, được đoạn trừ, đã nói rộng trong phẩm Phân biệt các nhập ở trước. Tập, diệt, đạo, tu cũng như vậy.

Thế nào là pháp bất đoạn? Là pháp vô lậu.

Nói xong sáu pháp.

Thế nào là sử dục tham? Như đã nói trong phần dục tham.

Thế nào là sử giận dữ? Như đã nói trong phần phiền não hại chúng sinh.

Thế nào là sử hữu ái? Là ái nơi cõi Sắc-Vô sắc.

Thế nào là sử mạn? Là tâm kiêu mạn cảm thấy mình cao – người kém.

Thế nào là sử vô minh? Là ngu tối không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là sử kiến? Là năm tà kiến.

Thế nào là sử nghi? Là mê lầm về sự thật (đều không biết rõ).

Thế nào là trú xứ thứ nhất của thức? Là chúng sinh có sắc với đủ loại thân, đủ loại tưởng, là hàng người trời.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ nhất? Là trụ xứ thứ nhất của thức tương ưng hay không tương ưng như sắc thọ-tưởng-hành-thức. Đó gọi là trụ xứ thứ nhất của thức.

Chúng sinh có sắc, có đủ loại thân, một loại tưởng, là thân Phạm thiên, mới được chuyển lên. Đó gọi là trụ xứ thứ hai của thức.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ hai? Là trụ xứ thứ hai của thức, tương ưng hay không tương ưng, như sắc thọ-tưởng-hành-thức.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, nhiều loại tưởng, là cõi trời Quang Âm. Đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức. Cho đến đó gọi là trụ xứ thứ ba của thức, nói rộng như trên.

Chúng sinh có sắc, một loại thân, một loại tưởng, là cõi trời Biến tịnh. Đó gọi là trụ xứ thứ tư của thức. Cho đến đó gọi là nơi thức trụ thứ tư, nói rộng như trên.

Chúng sinh không có sắc, lìa hết thảy sắc tưởng, ngại tưởng, hoàn toàn không còn chút tưởng nào, tư duy về vô biên không xứ, trụ nơi vô biên không nhập xứ, gọi là cõi trời Không nhập xứ. Đó gọi là trụ xứ thứ năm của thức.

Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ năm? Là nơi thức trụ thứ năm hoàn toàn tương ưng, như thọ-tưởng-hành-thức. Đó gọi là nơi thức trụ thứ năm.

Chúng sinh vô sắc, đã lìa hết thảy hư không nhập xứ, trụ nơi vô lượng thức, vô lượng thức nhập xứ, gọi là cõi trời Thức nhập xứ. Đó là nơi thức trụ thứ sáu, cho đến gọi là nơi thức trụ thứ sáu, nói rộng như trên.

Chúng sinh không có sắc, đã lìa hết thảy thức nhập xứ, trụ vào vô sở hữu, vô sở hữu nhập xứ, gọi là cõi trời vô sở hữu nhập xứ. Đó là nơi thức trụ thứ bảy, cho đến gọi là nơi thức trụ thứ bảy, nói rộng như trên.

Thế nào là Niệm giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như niệm, tùy niệm, nhớ nghĩ không quên mất, không tán loạn, không phế bỏ giữa chừng. Đó gọi là Niệm giác chi.

Thế nào là Trạch pháp giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Ở nơi pháp cần lựa chọn, tuyển chọn, lựa chọn về tướng, quyết định về tướng, với tuệ giác thông sáng, tuệ hành quan sát. Đó gọi là Trạch pháp giác chi.

Thế nào là tinh tiến giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo. Ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Muốn lấy tinh tiến làm phương tiện xuất ly, tâm dũng nãnh thâu nhiếp hết cả, nhanh nhẹn không gián đoạn. Đó gọi là Tinh tiến giác chi.

Thế nào là hỷ giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Tâm hoan hỷ tột bậc, tăng tiến, tâm quyết định vui thích có khả năng gánh vác mọi chuyện mừng vui. Đó gọi là Hỷ giác chi.

Thế nào là Ỷ giác chi (Khinh an giác chi)? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như thân dựa, tâm dựa, thích dựa vào chỗ dựa. Đó gọi là Ỷ giác chi.

Thế nào là Định giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm trụ, trụ khắp, vui trụ vào nơi trụ, không tản mất, thâu nhiếp về một tâm. Đó gọi là Định giác chi.

Thế nào là Xả giác chi? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm bình đẳng, tâm cùng gồm giữ, không trụ nơi thọ dụng. Đó gọi là Xả giác chi.

Đã nói xong bảy pháp.

Thế nào là cảnh giới giải thoát thứ nhất? Là trong tưởng có sắc, ngoài quán sắc. Đó gọi là lĩnh vực giải thoát thứ nhất. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ nhất, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện, gọi là cảnh giới giải thoát thứ nhất.

Trong tưởng không có sắc, ngoài quán sắc. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ hai. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ hai, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ hai, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ hai.

Xứ tịnh giải thoát, thân chứng trụ, gọi là cảnh giới giải thoát thứ ba, cho đến thứ lớp chánh thọ thứ ba, nói rộng như trên.

Lìa hết thảy tưởng sắc, tưởng ngăn ngại hoàn toàn hết sạch, tư duy nơi vô biên không xứ, nhập vô biên không xứ. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tư. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tư, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ tư, như nhập chánh thọ, sắc thọtưởng-hành-thức thiện. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tư.

Lìa hết thảy không nhập xứ, nhập vô biên thức xứ, gọi là cảnh giới giải thoát thứ năm, cho đến thứ lớp thứ năm nơi chánh thọ, nói rộng như trên.

Vô sở hữu xứ, Phi tưởng phi phi tưởng xứ, cho đến chánh thọ thứ bảy, nói rộng như trên. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ bảy.

Lìa hết thảy Phi tưởng phi phi tưởng xứ, tưởng thọ diệt, thân chứng trụ. Đó gọi là cảnh giới giải thoát thứ tám. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tám, thứ lớp nơi chánh thọ? Là cảnh giới giải thoát thứ tám, như nhập chánh thọ, như chứng giải thoát, như pháp tưởng, vi nhân tưởng, vi thứ đệ tưởng, không tương tục, không thành tựu, gọi là cảnh giới giải thoát thứ tám.

Thế nào là thắng xứ thứ nhất? Là trong tưởng có sắc, ngoài quán ít sắc, như sắc tốt xấu, nghĩa là từ thắng xứ kia sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Thế nào là thắng xứ thứ nhất, với số tương tục của thứ lớp, như thứ lớp nơi chánh thọ? Là thắng xứ thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọtưởng-hành-thức thiện, gọi là nhập thắng xứ thứ nhất.

Bên trong tưởng có sắc, ngoài quán nhiều sắc, sắc tốt sắc xấu, tức là từ thắng xứ ấy sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ hai, cho đến chánh thọ thứ hai, nói rộng như trên. Cho đến thắng xứ chánh thọ thứ bảy, nói rộng như trên. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ bảy.

Bên trong tưởng không có sắc, bên ngoài quán màu trắng, quán màu trắng đó sáng trắng, như hoa Ưu-tư-đa-la làm thành màu áo Ba-lanại trắng, quán màu trắng sáng trắng ấy. Như vậy, thầy Tỳ-kheo bên trong tưởng không có sắc, bên ngoài quán màu trắng, quán màu trắng sáng. Là từ thắng xứ này sinh ra quán tưởng. Đó gọi là nhập thắng xứ thứ tám. Thế nào là số tương tục của thứ lớp thứ tám, là thứ lớp nơi chánh thọ? Tức là thắng xứ thứ tám, như vào chánh thọ, sắc thọ-tưởnghành-thức thiện. Đó gọi là vào thắng xứ thứ tám.

Thế nào là chánh kiến? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, đối với tập suy nghĩ là tập, đối với diệt suy nghĩ là diệt, đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Đối với pháp cần lựa chọn, tuyển lựa hình tướng, lựa khắp hình tướng, quyết định hình tướng, với tuệ giác thông sáng, tuệ hạnh quan sát. Đó gọi là chánh kiến.

Thế nào là chánh tư duy? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ. Như tâm tỉnh biết, tùy biết về sắc, biết sắc tăng thượng, biết những gì cần biết, biết bằng tư duy, tư duy khắp. Đó gọi là chánh tư duy.

Thế nào là chánh ngữ? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, trừ bỏ tà mạng với bốn lỗi của miệng và hành ác nơi miệng còn lại, vô lậu số diệt, không làm, không tạo, thâu nhiếp nơi luật nghi, phòng hộ đều khắp, không làm điều ác, không gây tội lỗi, như chống giữ bờ đê chắc chắn, trụ vào đó kiên cố không cho phạm. Đó gọi là chánh ngữ.

Thế nào là chánh nghiệp? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, trừ bỏ tà mạng với ba thứ ác của thân, cùng các hành ác khác nơi thân, vô lậu số diệt, không làm, không gây, cho đến trụ vào chỗ kiên cố không phạm, như phần chánh ngữ đã nói. Đó gọi là chánh nghiệp.

Thế nào là chánh mạng? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, như nói ở trước. Trừ bỏ tà mạng với thân-miệng ác, vô lậu số diệt, không làm, không gây, như trước đã nói. Đó gọi là chánh mạng.

Thế nào là chánh phương tiện? Là đệ tử Hiền Thánh… cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, nói rộng như ở Tinh tiến giác chi. Đó gọi là chánh phương tiện.

Chánh mạng nói rộng như nơi phần Niệm giác chi. Đó gọi là chánh niệm.

Thế nào là chánh định? Là đệ tử Hiền Thánh, đối với khổ suy nghĩ là khổ, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô lậu tương ưng với suy nghĩ, như nói rộng ở Phần Định giác chi. Đó gọi là chánh định.

Đã nói xong tám pháp.

Thế nào là kiết tham dục? Là tham trong ba cõi.

Thế nào là kiết giận dữ? Là gây não hại cho chúng sinh.

Thế nào là kiết mạn? Là bảy thứ mạn.

Thế nào là kiết vô minh? Là ngu si tăm tối, không biết gì trong ba cõi.

Thế nào là kiết kiến? Là ba kiến chấp: Thân kiến, Biên kiến, Tà kiến.

Thế nào là kiết tha thủ? Là hai kiến: Kiến thủ, Giới thủ.

Thế nào là kiết nghi? Là mê lầm, không hiểu rõ ràng chân lý (đế).

Thế nào là kiết tật? Là tâm ganh ghét tăng rộng.

Thế nào là kiết xan? Là tâm thâu nhiếp chấp giữ.

Thế nào là nơi ở thứ nhất của chúng sinh? Là chúng sinh có sắc, nhiều thân, nhiều tưởng, là hàng trời người. Đó là nơi ở thứ nhất của chúng sinh. Gọi là số nối nhau của thứ lớp thứ nhất.

Thế nào là nơi ở của chúng sinh? Là nơi chốn chúng sinh trụ lại. Ở đó nhập vào sự thọ sinh. Đó gọi là nơi ở của chúng sinh.

Thế nào là nơi ở thứ hai, thứ ba, thứ tư của chúng sinh? Là như đã nói rộng ở phần Thức trụ xứ.

Thế nào là nơi ở thứ năm của chúng sinh? Là chúng sinh có sắc, không có tưởng. Đó là cõi trời Vô tưởng, là nơi ở thứ năm của chúng sinh. Số tương tục của thứ lớp thứ năm, như đã nói trên.

Thế nào là nơi ở thứ sáu của chúng sinh? Là chúng sinh vô sắc, lìa mọi tưởng sắc, tướng ngăn ngại, hết sạch mọi tưởng, cho đến nơi ở thứ tám của chúng sinh, nói rộng như nơi ba Thức trụ xứ sau.

Thế nào là nơi ở thứ chín của chúng sinh? Là chúng sinh vô sắc, lìa hết thảy Vô sở hữu xứ, nhập vào Phi tưởng phi phi tưởng xứ trụ, đó gọi là cõi trời Phi tưởng phi phi tưởng, là nơi ở thứ chín của chúng sinh. Số nối nhau của thứ lớp như nói rộng ở trước. Đó gọi là nơi ở thứ chín của chúng sinh.

Nói xong chín pháp.

Thế nào là hết thảy nhập xứ thứ nhất? Là hết thảy nhập của địa, một tướng sinh, các phương trên dưới, không hai, không lường. Đó gọi là hết thảy nhập xứ thứ nhất.

Thế nào là số thứ lớp nối nhau của thứ lớp chánh thọ? Là hết thảy nhập xứ thứ nhất, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức thiện, gọi là hết thảy nhập xứ của địa.

Như hết thảy nhập xứ của địa, hết thảy nhập xứ của thủy – hỏa

– phong – xanh – vàng – đỏ – trắng cũng như vậy. Hết thảy nhập xứ của không, hết thảy nhập xứ của thức, một tướng sinh, các phương trên dưới, không hai, không lường. Đó gọi là mười hết thảy nhập xứ.

Thế nào là số thứ lớp nối nhau của mười hết thảy nhập xứ, như thứ lớp nơi chánh thọ? Là mười hết thảy nhập xứ, như nhập chánh thọ, sắc thọ-tưởng-hành-thức đều thiện, gọi là mười hết thảy nhập xứ.

Chánh kiến vô học, cho đến chánh định vô học, như đã nói trong phần chi đạo.

Thế nào là chánh giải thoát vô học? Là đệ tử Hiền Thánh, cho đến đối với đạo suy nghĩ là đạo, ý vô học tương ưng với suy nghĩ, là tâm đã giải thoát, sẽ giải thoát.

Thế nào là chánh tri kiến giải thoát vô học? Là tận trí, vô sinh trí.

Nói xong mười pháp.

Thế nào là sắc hữu lậu? Là như sắc hữu lậu, từ thủ sinh ra, là sắc quá khứ – hiện tại – vị lai ấy khởi dục đang khởi – sẽ khởi. Như giận, như si, mỗi mỗi thứ tâm số, khởi lên các phiền não, đang khởi – sẽ khởi. Đó gọi là sắc hữu lậu. Cho đến thức hữu lậu cũng như vậy.

Thế nào là sắc vô lậu? Là như sắc vô lậu, chẳng từ thủ sinh ra, là sắc quá khứ – hiện tại – vị lai ấy, như dục nên sinh nhưng không sinh. Như giận, si, các tâm số phiền não, nên sinh nhưng không sinh. Đó gọi là sắc vô lậu. Như thế, cho đến thức vô lậu cũng như vậy.

Thế nào là pháp vô vi? Là ba thứ vô vi, hư không – số diệt – phi số diệt.

Nói xong mười một pháp.

Thế nào là mười hai nhập, mười tám giới? Là như đã nói trong phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Nói xong mười hai pháp, mười tám pháp.

Nhãn căn là gì? Là như nhãn nhập. Như thế, cho đến thân căn như thân nhập.

Thế nào là nữ căn? Là phần ít của thân căn. Nam căn cũng vậy.

Thế nào là mạng căn? Là mạng sống trong ba cõi.

Thế nào là ý căn? Là như tâm – ý – thức. Việc này ra sao? Là sáu thức thân. Đó là nhãn thức cho đến ý thức.

Lạc – khổ – hỷ – ưu – xả căn đã nói rộng nơi phẩm Phân biệt bảy sự ở trước.

Thế nào là tín căn? Là dựa vào tịch tĩnh xuất yếu mà sinh lòng tin pháp thiện. Lòng tin tăng trưởng thêm bằng chánh tư duy, mỗi mỗi hành động, việc làm, suy nghĩ đều hợp với tâm thanh tịnh. Đó là tín căn.

Tinh tiến căn là gì? Là dựa vào tịch tĩnh xuất yếu mà sinh các pháp thiện, dùng tinh tiến làm phương tiện nên tâm dõng mãnh, thâu giữ tâm không hề xao lãng, biếng nhác. Đó gọi là tinh tiến căn.

Niệm căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà pháp thiện sinh ra, như niệm, tùy niệm. Đó gọi là niệm căn.

Định căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà sinh ra pháp thiện, tâm lìa hết loạn, khéo an trụ cùng trụ yên. Đó gọi là định căn.

Tuệ căn là gì? Là từ tịch tĩnh xuất yếu mà sinh ra pháp thiện, chọn lựa pháp, xét rõ, quyết định bằng suy nghĩ kỹ. Đó gọi là tuệ căn.

Thế nào là vị tri đương tri căn? Đó là vượt lên, lìa khỏi đời sống con người, như học tuệ căn, căn này nơi người tùy tín hành, tùy pháp hành chưa gắn liền với bốn Thánh đế, nay hiểu khắp bốn đế. Đó gọi là vị tri đương tri căn.

Thế nào là dĩ tri căn? Là người kiến đế không gián đoạn, như học tuệ căn. Căn này tin nơi giải thoát, thân chứng kiến chí, đã không gián đoạn nơi bốn Thánh đế, nên vô gián tăng thượng sinh khởi. Đó gọi là dĩ tri căn.

Thế nào là vô tri căn? Là bậc A-la-hán sạch hết mọi kiết lậu, như tuệ căn vô học. Căn này là tuệ giải thoát, câu giải thoát, an trụ trong hiện pháp lạc, nên vô gián tăng trưởng sinh khởi. Đó gọi là vô tri căn.

Nói xong hai mươi hai pháp.

Chín mươi tám sử là gì? Là ba mươi sáu sử thuộc cõi Dục, ba mươi mốt sử thuộc cõi Sắc, ba mươi mốt sử thuộc cõi Vô sắc. Nói xong chín mươi tám sử.

******

Pháp nhĩ diệm, pháp thức, pháp thông nhĩ diệm, pháp duyên, pháp tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử khiến.

Pháp sắc: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết,, trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết. Dục – Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử khiến.

Pháp phi sắc: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử khiến.

Pháp khả kiến: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt – đạo trí, hai thức biết. Dục-Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử khiến.

Pháp bất khả kiến: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu đối: Mười giới, mười nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết,, trừ ra tri tha tâm trí và diệt – đạo trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi khắp hết thảy sử khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp vô đối: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ý thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu lậu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lậu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra khổ – tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu vi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô vi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết,

trừ ra tri tha tâm trí và khổ – tập – đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tránh: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô tránh: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra khổ – tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như pháp hữu tránh; pháp vô tránh, pháp thế gian, pháp xuất thế gian, pháp nhập, pháp bất nhập, pháp nhiễm ô, pháp bất nhiễm ô, pháp y gia, pháp y xuất yếu cũng như vậy.

Pháp tâm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm pháp: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm pháp: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp tâm pháp; pháp phi tâm pháp, pháp tâm tương ưng, pháp tâm bất tương ưng cũng như vậy.

Pháp tâm cộng hữu: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm tùy chuyển: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm tùy chuyển: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm nhân: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp tâm thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên tâm: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu vi duyên sử, sai khiến.

Pháp phi duyên tâm: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ – tập – đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tâm báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết là nhãn nhĩ ý, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp cộng hữu: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tùy chuyển: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tùy chuyển: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp nhân pháp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp nhân: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp nghiệp thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên nghiệp: năm giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu vi duyên sử sai khiến.

Pháp phi duyên nghiệp: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp nghiệp tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp nghiệp quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp nghiệp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi nghiệp báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu tương ưng: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp hữu cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu cộng hữu: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu tùy chuyển hữu nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu tùy chuyển phi hữu nhân: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu thứ đệ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu thứ đệ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp duyên hữu: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp phi duyên hữu: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu tăng thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu tăng thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu quả: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt đạo – trí, năm thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi hữu báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trí sở tri: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi trí sở tri: Giới, nhập, ấm không thâu nhiếp; trí không biết, thức không biết, sử không sai khiến.

Pháp đoạn tri sở đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi đoạn tri sở đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tu: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trí chứng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi trí chứng: Không thuộc về giới, nhập, ấm. Những gì trí không biết, những gì thức không biết, sử không sai khiến.

Pháp đắc chứng: Mười hai giới, sáu nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi đắc chứng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tập: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi tập: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu tội: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ đạo diệt trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô tội: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, ba cõi khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Như pháp hữu tội; pháp vô tội, pháp hắc, pháp bạch, pháp thoái, pháp bất thoái, pháp ẩn một, pháp không ẩn một cũng như vậy.

Pháp ký: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết,, ba thức biết. Khắp hết cõi Dục sử sai khiến. Khắp hết cõi Sắc-Vô sắc sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp vô ký: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc – Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn thuộc cõi Dục, hết thảy sử sai khiến.

Pháp dĩ khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp bất khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp dĩ khởi; pháp bất khởi, pháp kim khởi, pháp phi kim khởi, pháp dĩ diệt, pháp phi dĩ diệt, pháp kim diệt, pháp phi kim diệt cũng như vậy.

Pháp duyên khởi: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi duyên khởi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ – tập – đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như pháp duyên khởi; pháp phi duyên khởi, pháp duyên sinh, pháp phi duyên sinh, pháp nhân, pháp phi nhân, pháp hữu nhân, pháp phi hữu nhân, pháp nhân khởi, pháp phi nhân khởi cũng như vậy.

Pháp nhân tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi nhân tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp kiết: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, một thức biết, trừ duyên vô lậu, một mình vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi kiết: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp sinh kiết: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi sinh kiết: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ -tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thủ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ – tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thọ: Chín giới, chín nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt – đạo trí, năm thức biết, cõi Dục – Sắc khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi thọ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thủ sinh: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thủ sinh: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ – tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp phiền não: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt – đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phiền não: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp ô uế: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi ô uế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu ô uế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu ô uế: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp triền (trói buộc): Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi triền: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp triền trụ: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi triền trụ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp triền sinh: Nói rộng như pháp hữu lậu.

Pháp phi triền sinh: Nói rộng như pháp vô lậu.

Pháp hữu duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô duyên: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp hữu giác: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hai cõi Dục-Sắc hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu giác: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp hữu giác; pháp phi hữu giác, pháp hữu quán, pháp phi hữu quán cũng như vậy.

Pháp khả lạc: Ba giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức nhận biết. Hết thảy cõi Sắc vì sử sai khiến. Trừ duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là cõi Dục bị hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi khả lạc: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thọ dụng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi thọ dụng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu sự hữu duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô sự vô duyên: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu thượng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô thượng: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp viễn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp cận: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp viễn; pháp cận, pháp hữu lượng, pháp vô lượng cũng như vậy.

Pháp kiến: Hai giới, hai nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với vô minh.

Pháp phi kiến: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến xứ: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi kiến xứ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp kiến tương ưng: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên sử sai khiến và vô lậu duyên kiến tương ưng với vô minh.

Pháp phi kiến tương ưng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Trừ ra vô lậu duyên kiến, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Pháp phàm phu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, ba cõi hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phàm phu: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, bốn thức biết, ba cõi biến khắp sử sai khiến.

Pháp phàm phu cộng: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, ba cõi hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi phàm phu cộng: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, bốn thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp định: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết. Hết thảy cõi Dục biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi định: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp não: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi não: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp căn: Mười ba giới, bảy nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi căn: Sáu giới, sáu nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp thuộc Thánh đế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không thuộc Thánh đế: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp cộng hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi cộng hữu: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tương ưng: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tương ưng: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết, hữu lậu duyên sử sai khiến.

Pháp quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; một trí biết là đẳng trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu quả: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu quả: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu báo: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức nhận biết, cõi Dục hết thảy sử sai khiến. Cõi Sắc-Vô sắc hết thảy biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi hữu báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hai thân kiến tập đoạn nơi cõi Dục hết thảy sử biến khắp, sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp nhân duyên: Như nói rộng ở pháp trí sở tri.

Pháp phi nhân duyên: Như nói rộng ở pháp phi trí sở tri.

Pháp hữu nhân duyên: Nói rộng như pháp hữu quả.

Pháp phi hữu nhân duyên: Nói rộng như pháp phi hữu quả.

Pháp xuất: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi xuất: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu xuất: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu xuất: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tương tục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tương tục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp tương tục; pháp phi tương tục, pháp hữu tương tục, pháp phi hữu tương tục cũng như vậy.

Nói xong hai pháp.

Pháp thiện: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất thiện: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục là hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô ký: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hết thảy thân kiến tập đoạn cõi Dục đều biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp học: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ khổ tập diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp vô học cũng như vậy.

Pháp phi học phi vô học: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, kiến đoạn hết thảy sử sai khiến.

Pháp tu đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến và biến khắp hết thảy sử sai khiến.

Pháp bất đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp kiến đoạn nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tu đoạn nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy biến khắp sử sai khiến.

Pháp bất đoạn nhân: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ khổ tập diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp khả kiến hữu đối: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết. Hết thảy hai cõi Dục-Sắc, biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất khả kiến hữu đối: Chín giới, chín nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết. Hai cõi Dục-Sắc, biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất khả kiến vô đối: Tám giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp;

mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp báo: Mười bảy giới, mười một nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, năm thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục hết thảy sử sai khiến. Cõi Sắc-Vô sắc biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp phi báo phi phi báo: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Hết thảy Sắc-Vô sắc, hết thảy hai thân kiến tập đoạn cõi Dục sử biến khắp sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp hạ: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp trung: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí. Ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp thượng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tiểu và pháp đại: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô lượng, pháp ý lạc, pháp phi ý lạc, pháp phi ý lạc phi bất ý lạc: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp lạc câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết. Cõi Sắc hết thảy sử sai khiến. Trừ duyên vô lậu, nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử cõi Dục sai khiến.

Pháp khổ câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử cõi Dục sai khiến.

Pháp bất khổ bất lạc câu: Tám giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp câu khởi, pháp câu trụ, pháp câu diệt: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi câu khởi, pháp phi câu trụ, pháp phi câu diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp tâm câu khởi: Mười một giới, mười một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp câu tâm trụ: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp tâm câu diệt: Mười giới, mười nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, năm thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi tâm câu khởi, pháp phi tâm câu trụ, pháp phi tâm câu diệt: Mười tám giới, mười hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Lĩnh vực dục: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết, cõi Dục duyên hữu lậu sử sai khiến.

Như lĩnh vực dục, lĩnh vực sân giận cũng như vậy.

Lĩnh vực hại: Năm giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết, cõi Dục biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực xuất yếu: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, ba thức biết. Ba cõi hết thảy biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực vô sân, lĩnh vực vô hại: Mười giới, bốn nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, ba thức biết, ba cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Dục giới: Một giới, một nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết Dục giới là hết thảy sử sai khiến.

Sắc giới: mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, Sắc giới là hết thảy sử sai khiến.

Vô sắc giới: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Cảnh giới sắc của cõi Dục, đó gọi là Sắc giới (lĩnh vực của sắc): Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi, hết thảy sử sai khiến.

Bốn vô sắc gọi là cảnh giới Vô sắc: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Số diệt và phi số diệt gọi là cảnh giới diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Hết thảy sắc pháp gọi là cảnh giới sắc: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Trừ số diệt và phi số diệt, còn lại tất cả không phải là sắc pháp, gọi là cảnh giới vô sắc: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Số diệt và phi số diệt, gọi là cảnh giới diệt: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Dục hữu: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Sắc hữu: mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết. Sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Vô sắc hữu: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết, trừ ra pháp trí- tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Dục lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Hữu lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết, trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Sắc-Vô sắc giới có hết thảy sử sai khiến.

Vô minh lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết, trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ vô lậu duyên vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

******

Ba đời và nói sự ba đời: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Dục giới khổ khổ khổ (Khổ của khổ khổ nơi Dục giới): Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệtđạo trí, sáu thức biết. Cõi Dục là hết thảy sử sai khiến.

Sắc giới biến khổ khổ: (Khổ của biến khổ nơi Sắc giới): Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệtđạo trí, bốn thức biết. Cõi Sắc là hết thảy sử sai khiến.

Vô sắc giới hành khổ khổ (Khổ của hành khổ nơi Vô sắc giới): Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Vô sắc là hết thảy sử sai khiến.

Lại nữa, khổ thọ nơi khổ của khổ khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Lạc thọ nơi khổ của biến khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết, trừ ra diệt trí một thức biết. Cõi Sắc có hết thảy sử sai khiến. Trừ vô lậu duyên nghi và nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến của cõi Dục.

Thọ không khổ không vui nơi khổ của hành khổ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu giác hữu quán: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Dục – Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô giác hữu quán: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Dục-Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến.

Pháp vô giác vô quán: Mười ba giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết. Sắc-Vô sắc là hết thảy sử sai khiến. Cõi Dục hữu lậu duyên sử sai khiến.

Lĩnh vực có giác có quán: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết. Dục-Sắc hai cõi có hết thảy sử sai khiến.

Lĩnh vực không giác có quán: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Cõi Sắc biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Lĩnh vực không giác không quán: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, bốn thức biết. Sắc-Vô sắc có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp thân: Hai giới, hai nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, hai thức biết. Dục-Sắc hai cõi biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nghiệp thân, nghiệp khẩu cũng vậy.

Nghiệp ý: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp thiện: Ba giới, hai nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, ba thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp bất thiện: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp vô ký: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Hết thảy cõi Sắc-Vô sắc, hết thảy thân kiến tập đoạn thuộc cõi Dục, biến khắp hết thảy sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp học: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ – tập – diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như nghiệp học, nghiệp vô học cũng vậy.

Nghiệp phi học phi vô học: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp kiến đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp tu đoạn: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và biến khắp hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp bất đoạn: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nghiệp hiện pháp thọ (Nhận nghiệp ngay đời này), nghiệp sinh thọ, nghiệp hậu thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến. Cõi Sắc-Vô sắc là hết thảy biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp lạc thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, ba thức biết. Hai cõi Dục-Sắc hết thảy sử sai khiến trùm khắp, và tu đoạn sử sai khiến.

Nghiệp khổ thọ: Ba giới, ba nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, ba thức biết. Cõi Dục có hết thảy sử sai khiến.

Nghiệp bất khổ bất lạc thọ: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc-Vô sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Nói xong ba pháp.

Thân niệm xứ: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ niệm xứ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tâm niệm xứ: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp niệm xứ: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Lại nữa, thân tăng thượng do đạo ấy sinh ra thiện hữu lậu và vô lậu. Thọ tâm pháp tăng thượng do đạo ấy sinh ra thiện hữu lậu và vô lậu.

Bốn chánh cần, bốn thần túc: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Ba cõi biến khắp sử sai khiến, và tu đoạn sử sai khiến.

Bốn thiền: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Khổ đế: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như khổ đế, tập đế cũng vậy.

Diệt đế: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Đạo đế: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Bốn vô lượng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Không nhập xứ, Thức nhập xứ, Vô sở hữu nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt trí, một thức nhận biết. Cõi Vô sắc có hết thảy sử sai khiến.

Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Cõi Vô sắc có hết thảy sử sai khiến.

Bốn Thánh chủng: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Quả Sa-môn hữu vi: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ- tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Quả Sa-môn vô vi: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí và khổ- tập -diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Tỷ trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí và khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Tri tha tâm trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Đẳng trí: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ kiến duyên vô lậu, còn lại hết thảy sử sai khiến.

Trí còn lại: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nghĩa biện và Tùy ứng biện: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp biện và Từ biện: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Nhân duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thứ đệ duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Sở duyên duyên và Tăng thượng duyên: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; mười trí biết, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thô đoàn thực: Ba giới, ba nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Tế xúc thực và ý tư thực: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức thực: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Dục lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục.

Hữu lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm hết cả cõi Sắc-Vô sắc.

Kiến lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến. Trừ ra kiến tương ưng vô lậu duyên nơi vô minh.

Vô minh lưu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu duyên nơi vô minh. Còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Như Lưu, Ách cũng vậy.

Dục thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến cả cõi Dục.

Kiến thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên hết thảy sử sai khiến. Trừ kiến tương ưng vô lậu duyên nơi vô minh.

Giới thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến, kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp, và kiến đạo đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Ngã thủ: Như nói rộng ở hữu lưu.

Pháp quá khứ, vị lai, hiện tại: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không phải quá khứ, vị lai, hiện tại: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ- tập- đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thuộc cõi Dục: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Pháp thuộc cõi Sắc: Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc.

Pháp thuộc cõi Vô sắc: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến hết cả cõi Vô sắc.

Pháp không hệ thuộc: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp thiện nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi, và tu đoạn sử sai khiến.

Pháp bất thiện nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến hết cả cõi Dục.

Pháp vô ký nhân: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp không phải nhân thiện, không phải nhân bất thiện, không phải nhân vô ký: Một giới, một nhập, ấm không thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ tập đạo trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp hữu duyên duyên: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Hữu vi duyên với sử sai khiến.

Pháp vô duyên duyên: Tám giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp hữu duyên duyên, vô duyên duyên: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp phi hữu duyên duyên, phi vô duyên duyên: Mười một giới, mười một nhập, hai ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra tri tha tâm trí, sáu thức biết. Hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Nói xong bốn pháp.

Sắc ấm: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, sáu thức biết, sử sai khiến bao trùm hết cả hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ ấm, tưởng ấm, hành ấm: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức ấm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Sắc thạnh ấm: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả hai cõi Sắc, Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ thạnh ấm, tưởng thạnh ấm, hành thạnh ấm: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Thức thạnh ấm: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh và cõi người: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Dục.

Cõi trời: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Cả ba cõi có hết thảy sử sai khiến.

Thân phiền não kiến khổ đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến, và kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Thân phiền não kiến tập đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến tập đoạn hết thảy sử sử, và kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Thân phiền não kiến diệt đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến diệt đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến và sử sai khiến trùm khắp hết thảy.

Thân phiền não kiến đạo đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và hết thảy sử sử biến khắp.

Thân phiền não tu đoạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Sắc pháp như sắc ấm, tâm pháp như thức ấm.

Tâm pháp pháp: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tâm bất tương ưng hành: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt trí, một thức biết. Hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Pháp vô vi: Nói rộng như pháp quả, phi quả.

Nói xong năm pháp.

Địa giới: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử trùm khắp hai cõi DụcSắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như địa giới; thủy-hỏa-phong giới, hư không giới cũng như vậy.

Thức giới: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Pháp kiến khổ đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến khổ đoạn hết thảy sử sai khiến và kiến tập đoạn sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Pháp kiến tập đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến tập đoạn hết thảy sử sai khiến, và kiến khổ đoạn sử sai khiến bao trùm hết thảy.

Pháp kiến diệt đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp kiến đạo đoạn: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đạo đoạn hết thảy sử sai khiến và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp tu đoạn: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, sáu thức biết. Tu đoạn hết thảy sử sai khiến, và hết thảy sử sai khiến trùm khắp.

Pháp bất đoạn: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra khổ-tập trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong sáu pháp.

Sử tham dục và sử giận dữ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Dục giới hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử hữu ái: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ

ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Sắc-Vô sắc giới hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử mạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Ba cõi hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Sử vô minh: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ vô lậu duyên nơi vô minh, còn lại là hết thảy sử sai khiến.

Sử kiến: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và kiến tương ưng vô lậu duyên vô minh.

Sử nghi: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và nghi tương ưng với vô lậu duyên vô minh.

Chỗ ở thứ nhất của thức: Mười tám giới, mười hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Chỗ ở thứ hai của thức: Mười bốn giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, bốn thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Sắc.

Chỗ ở thứ ba, thứ tư của thức: Mười một giới, mười nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Sắc.

Chỗ ở thứ năm, thứ sáu, thứ bảy của thức: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Vô sắc.

Bảy giác chi: Một giới, một nhập, hai ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong bảy pháp.

Giải thoát xứ thứ nhất và giải thoát xứ thứ hai, thứ ba: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến bao trùm cả cõi Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Không nhập xứ giải thoát, Thức nhập xứ giải thoát, Vô sở hữu nhập xứ giải thoát: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến bao trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Phi tưởng phi phi tưởng nhập xứ giải thoát: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Tưởng thọ diệt nhập xứ giải thoát: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến trùm khắp cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Tám thắng xứ nhập và nhập nhất thiết nhập xứ: Ba giới, hai nhập, năm ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra pháp trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong chi đạo: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổtập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Các chi đạo còn lại: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Nói xong tám pháp.

Kiết tham dục và kiết mạn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Ba cõi hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Kiết giận dữ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hữu lậu cõi Dục duyên với sử sai khiến.

Kiết vô minh: Như sử vô minh.

Kiết kiến: Như sử kiến.

Kiết tha thủ: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến.

Kiết nghi: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết. Kiến đoạn hữu lậu duyên với sử sai khiến, và nghi tương ưng với vô lậu duyên nơi vô minh.

Kiết tật, kiết xan: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến bao trùm cả cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Nơi cư trú thứ nhất của chúng sinh: Như nơi trụ thứ nhất của thức. Nơi cư trú thứ hai của chúng sinh, như nơi trụ thứ hai của thức. Nơi cư trú thứ ba- thứ tư- thứ năm của chúng sinh, như nơi trụ thứ ba- thứ tư- thứ năm của thức. Còn những nơi khác mà chúng sinh cư trú thì cũng như những nơi thức trụ.

Nói xong chín pháp.

Không nhất thiết nhập xứ và Thức nhất thiết nhập xứ: Ba giới, hai nhập, bốn ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm cả cõi Vô sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng trong pháp vô học: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và Khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến. Còn những pháp vô học khác thì như chi đạo còn lại.

Nói xong mười pháp.

Sắc hữu lậu: Mười một giới, mười một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, sáu thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Thọ-tưởng-hành hữu lậu: Một giới, một nhập, ba ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến. Thức hữu lậu như thức giới.

Sắc vô lậu: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tri tha tâm trí và khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Thọ-tưởng-hành vô lậu: Một giới, ba nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Thức vô lậu: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Pháp vô vi: Như nói rộng ở pháp quả, phi quả.

Nói xong mười một pháp.

Nhãn nhập: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Sắc – Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nhãn nhập; nhĩ nhập, tỷ nhập, thiệt nhập, thân nhập, nhãn giới, nhĩ giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, nhãn căn, nhĩ căn, tỷ căn, thiệt căn, thân căn cũng vậy.

Sắc nhập: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như sắc nhập, thanh nhập, xúc nhập, sắc giới, thanh giới, xúc giới cũng vậy.

Hương nhập; Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, hai thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc và tu đoạn sử sai khiến.

Như hương nhập, vị nhập, hương giới, vị giới cũng như vậy.

Ý nhập: Bảy giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như ý nhập, ý căn cũng như vậy.

Pháp nhập: Một giới, một nhập, bốn ấm thâu nhiếp; mười trí biết, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Như pháp nhập, pháp giới cũng như vậy.

Nói xong mười hai pháp.

Nhãn thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; tám trí biết trừ ra diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp hai cõi Dục-Sắc, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nhãn thức giới; nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Tỷ thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Ý thức giới: Hai giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Nói xong mười tám pháp.

Nữ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; sáu trí biết trừ ra tỷ trí-tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Như nữ căn, nam căn cũng vậy.

Mạng căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tri tha tâm trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi và tu đoạn sử sai khiến.

Lạc căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục, và tu đoạn sử sai khiến.

Khổ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, sử sai khiến trùm khắp cõi Dục và tu đoạn sử sai khiến.

Hỷ căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, sử sai khiến hết thảy cõi Sắc, trừ ra vô lậu duyên nơi nghi và nghi tương ưng với vô minh cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến của cõi Dục.

Ưu căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến cõi Dục.

Xả căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết, hết thảy sử sai khiến.

Tín căn: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; chín trí biết trừ ra diệt trí, một thức biết. Sử sai khiến trùm khắp cả ba cõi, và tu đoạn sử sai khiến.

Như tín căn, tinh tiến căn, niệm căn, định căn, tuệ căn cũng như vậy.

Vị tri đương tri căn: Ba giới, hai nhập, ba ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra khổ-tập-diệt trí, một thức biết, sử không sai khiến.

Như căn chưa biết sẽ biết, căn đã biết, căn vô tri cũng như vậy.

Nói xong hai mươi hai pháp.

Sử thấy khổ đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến kiến khổ đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp kiến khổ đoạn.

Sử thấy tập đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến kiến tập đoạn thuộc cõi Dục và sử sai khiến trùm khắp kiến khổ đoạn.

Sử thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu kiến diệt đoạn duyên vô minh bất cộng thuộc cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến thấy diệt đoạn thuộc cõi Dục, và hết thảy sử sai khiến, biến khắp.

Sử thấy đạo đoạn thuộc cõi Dục: Một giới, một nhập, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Trừ ra vô lậu kiến đạo đoạn duyên nơi vô minh bất cộng thuộc cõi Dục, còn lại là hết thảy sử sai khiến kiến đạo đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp.

Sử tu đoạn thuộc cõi Dục: một nhập, một giới, một ấm thâu nhiếp; bảy trí biết trừ ra tỷ trí và diệt-đạo trí, một thức biết. Hết thảy sử sai khiến tu đoạn thuộc cõi Dục, và sử sai khiến trùm khắp.

Như thuộc cõi Dục, thuộc cõi Sắc-Vô sắc cũng vậy.

Sự khác nhau nơi cõi Sắc là trừ ra pháp trí.

Sự khác nhau nơi cõi Vô sắc là sáu trí biết trừ ra pháp trí-tri tha tâm trí-diệt trí- đạo trí. Ngoài ra thì như nói ở trước.

Nói xong chín mươi tám sử.