SỐ 1911
MA-HA CHỈ QUÁN
Đại sư Trí Giả ở núi Thiên Thai đời Tùy giảng.
Đệ tử là Quán Đảnh ghi chép.

 

QUYỂN 4
(Phần Đầu)

Thứ sáu nói về phương tiện: Phương tiện là khéo léo, khéo léo tu hành dùng, chút ít gốc lành, khiến vô lượng hạnh thành giải phát, nhập địa vị Bồ-tát.

Đại Luận chép: Nhờ chút ít thí, chút ít giới mà vượt qua hàng Thanh văn, Bích-chi-Phật tức là nghĩa này. Lại, phương tiện là các duyên hòa hợp. Do có thể hòa hợp thành nhân, cũng có thể hòa hợp để đạt lấy quả.

Kinh Đại Phẩm chép: Thân Như Lai không từ một nhân một duyên mà sinh, chính là từ vô lượng công đức sinh ra thân Như Lai, hiển bày sự khéo léo như thế cho nên nói về phương tiện. Nếu nương thứ lớp thì có bốn thứ phương tiện, phương tiện đều có xa có gần như luận Atỳ-đàm nói năm pháp quán dừng tâm là xa, bốn gốc lành là gần, thông biệt phương tiện lệ theo có thể dùng ý mà biết. Viên giáo vì là giả danh năm phẩm quán hạnh… địa vị còn cách chân rất xa gọi là viễn phương tiện. Sáu căn thanh tịnh tương tự gần với chân gọi là cận phương tiện. Nay y cứ vào địa vị giả danh năm phẩm trước để nói về xa, gần. Hai mươi lăm pháp gọi là phương tiện xa, mười thứ cảnh giới gọi là phương tiện gần, dọc ngang bao gồm đầy đủ mười quán, thành quán hạnh vị, năng phát chân tự, gọi là cận phương tiện. Ở đây giải thích viễn phương tiện lược chia làm năm:

  1. Đủ năm duyên.
  2. Quở trách năm dục.
  3. Xả bỏ năm cái.
  4. Điều hòa năm việc.
  5. Thực hành năm pháp.

Đạo không vận hành cô độc mà do mở rộng của con người, người mở mang thắng pháp giả duyên tiến đạo, do đó phải có đủ năm duyên. Duyên lực đã đầy đủ phải cắt đứt các việc ham muốn, sự ham muốn bên ngoài làm ngăn che tâm thanh tịnh bên trong. Nếu thanh tịnh tâm kia thì nên xét tìm năm việc, năm việc điều hòa rồi mới thực hành năm pháp, ắt sẽ đạt đến mục đích, thí như người thợ gốm muốn được đồ dùng trước hết phải chọn chỗ tốt, không có sỏi đá, không có độ mặn, cỏ cây khí hậu tốt mới có thể tạo dựng chỗ làm, kế đến là chỗ nghĩ ngơi giao tiếp trong công việc, nếu những điều đó không an tịnh thì công việc đâu được thành tựu. Tuy nơi nghỉ ngơi là ngoài duyên nhưng trong thân bị bệnh tật thì làm sao làm việc được, thân tuy bên ngoài mạnh khỏe nhưng thể chấp bên trong yếu đuối không điều hòa thì không thể làm thành vật dụng các duyên trên tuy đủ nhưng không chuyên nơi nghiệp, phế bỏ không nối nhau, thì không bao giờ làm được. Năm duyên chỉ quán cũng giống như vậy. Thân có dối đãi thì phải nương nhờ vào chỗ tốt đẹp kia. Quả trách nhàm chán dục trần như dứt bỏ duyên bên ngoài, dứt bỏ năm cái như trị tật bệnh bên trong, điều hòa thích hợp năm việc như sự học xoay vần mãi thực hành năm pháp như tạo dựng không bỏ phí việc nông cạn của thế gian không duyên thì không hòa hiệp, huống chi đạo xuất thế gian nếu không có sự dẫn dắt thì đâu dễ gì có thể bước lên, cho nên trải qua hai mươi lăm pháp căn cứ vào sự mà quán, điều thô nhập tế xét tán loạn, khiến cho tĩnh lặng nên gọi là chỉ quán viễn phương. Năm pháp ba khoa này xuất xứ từ Đại Luận, thứ xuất xứ trong thiền kinh, một thứ là do các Thiền sư lập ra.

1) ĐẦY ĐỦ NĂM DUYÊN: Gồm

  1. Giữ giới thanh tịnh.
  2. Y phục thức ăn đầy đủ.
  3. Ở nơi yên tĩnh.
  4. Bặt dứt các duyên bên ngoài.
  5. Được gặp Thiện tri thức.

Thiền kinh chép: Bốn duyên đầy đủ, khai mở dẫn đắt do thầy tốt, cho nên dùng năm pháp làm thềm thang nhập đạo, nếu thiếu một thì làm chướng ngại cho việc tu hành. Giải thích điều này đầy đủ như trong sách Thứ Đệ Thiền Môn.

[1] Trong đây nói về giữ giới thanh tịnh, tức có bốn ý:

  1. Nêu tên của giới.
  2. Nói về giữ giới.
  3. Nói về phạm giới.
  4. Nói về sám hối được thanh tịnh.

1. Nêu tên: Xuất xứ từ kinh luận rất nhiều vả lại theo Thích luận có mười thứ giới đó là: Bất phá, bất xuyên, bất tạp, tùy đạo, vô trước, trí sở tán, tự tại, tùy định, cụ túc, mười thứ này đều dùng tánh giới làm căn bản. Đại luận nói rằng tánh giới là thi-la thân miệng… tám thứ, đó là thân ba, miệng bốn, lại thêm không uống rượu ấy là mạng căn thanh tịnh giữ gìn ý địa.

Lại nói: Mười điều lành là thi-la, dù Đức Phật không ra đời thì ở thế gian vẫn bình thường có mười điều lành này cho nên gọi là cựu giới, Đức Phật không ra đời thì phàm phu cũng tu tám thứ thiền cho nên gọi là cựu định. Sáu mươi hai thứ là kiến của ngoại đạo gọi là cựu tuệ. Thông thường nói rằng: Không có khách định vô lậu dẫn dắt tám thứ thiền được ư? Nay bắt bẻ lời nói này cũng nên dùng tâm vô lậu dắt mười điều lành, giới tuệ đã có khách pháp thì định đâu thể riêng không! Nay dụng ba quy y năm giới, hai trăm năm mươi giới làm khách giới, căn bản mười hạng người đắc giới, như Đức Phật tự nói Thiện lai Tỳ-kheo, tự khắc đắc giới cụ túc, như ngài Ma-ha do nhân duyên tự thệ đắc giới cụ túc, như Kiều-trần-như thấy chân đế cho nên thọ giới cụ túc, như Tỳ-kheo-ni Ba-xà-ba-đề do tám kỉnh pháp mà được thọ giới cụ túc, như Tỳ-kheo-ni Đạt-ma Đề-na do lòng tin mà thọ giới cụ túc, như Sa-di Tuđà-da luận nghĩa thọ giới tụ túc, như Tỳ-kheo Da-xá… là thiện lai thọ giới cụ túc, như Bạt-đà-la Ba-lăng-già-da tam quy thọ giới cụ túc. Như ở chốn biên địa chỉ đủ năm vị luật sư thì được thọ giới cụ túc, Trung quốc đủ mười vị bạch tứ yết-ma thọ giới cụ túc gọi là khách giới nhân. Căn bản thanh tịnh thiền quán luyện huân tu làm khách định, tuệ tứ đế làm khách tuệ, Phật xuất hiện có phương hữu. Tánh giới bất luận thọ và không thọ hễ phạm thì có tội thọ và không thọ hễ giữ tức là thiện. Nếu thọ giới giữ thì có phước, phạm thì tội, không thọ thì không có phước, không thọ mà phạm thì không có tội. Như cắt cỏ, giết hại loài súc sinh thì mắc tội, nên đối thú sám hối, hai tội đều diệt.

Đại luận giải thích: Trái với vô tội tác đồng diệt mà còn bồi thường mạng, cho nên biết giới thọ đắc khác với tánh giới, cho nên luật tứ phần hỏi về già pháp rằng: Có phạm biện tội không? Biên tội tức là tánh tội, đây là tội chướng của Ưu-bà-tắc, huống chi là đại giới. Nếu tánh giới thanh tịnh thì đó là nhân đầu tiên trong căn bản giải thoát của giới độ, nhờ tánh giới này mà được thọ giới vô tác. Tiểu thừa nói về nghĩa giới túc vô tác tức là nhóm thứ ba. Kinh pháp trong cổ trong Đại thừa chỉ nói sắc tâm, không có nhóm thứ ba tâm vô tận cho nên giới cũng vô tận. Nếu căn cứ vào luật nghi giới để nói về vô tác thì có thể hiểu. Định cộng giới vô tác cùng với định đồng phát.

Có người nói: Nhập định thì có, xuất định thì không.

Có người nói: Vô tác nương định, định còn không mất, định lai sụt tức là tàn lụi. Về đạo cộng giới vô tác, vô tác này nương vào đạo, đạo không mất cho nên giới này cũng không mất. Giới định đạo cộng, gọi chung là giới đều dùng tánh giới làm căn bản.

Cho nên kinh chép: Nhờ nương vào giới này phát sinh thiền định và trí tuệ khổ diệt, tức là ý này.

2. Nói rõ sự giữ giới: Mười này thâu nhiếp tất cả giới.

Bất khuyết giới: Tức là giữ gìn tánh giới cho đến bốn giới trọng, giữ gìn thanh tịnh như yêu thích giữ gìn hạt ngọc sáng, nếu hủy phạm thì cũng giống như đồ dùng đã bị hư bể không còn dùng được, thành người ngoài Phật pháp, chẳng phải Sa-môn họ thích, mất pháp Tỳ-kheo, cho nên gọi là khuyết.

Bất phá: Tức là giữ giới mười ba giới tăng tàn, không phá hoại, giảm tổn, cho nên gọi là Bất phá, nếu hủy phạm như đồ dùng đã bể.

Bất xuyên: Là giữ Ba-dạ-đề… nếu có phạm giới như đồ dùng bị lủng chảy, không thể thọ đạo, cho nên gọi là xuyên.

Bất tạp: Là giữ định cộng giới, tuy giữ luật nghi mà trong tâm nghĩ phá giới luật, gọi là tạp, định cộng giữ tâm, dục niệm không khởi, cho nên gọi là bất tạp.

Như Đại Kinh chép: Tuy không cùng với thân người nữ kia hòa hợp mà cùng nói năng đùa giỡn, cách vách nghe tiếng, nam nữ đuổi chạy theo nhau, đều là ô nhiễm tịnh giới.

Luận Thập Trụ Bà-sa chép: Tuy ngăn việc kia mà để cho người nữ tắm gội, xoa bóp, nhiễm tâm nói chuyện với nhau, nhìn ngó nhau, hoặc hạn định chừng ấy ngày giữ giới, hoặc hy vọng đời sau giàu sang, sinh sinh lên cõi trời, tự do buông thả phóng túng đều gọi là bất tịnh.

Nếu giữ giới nghiêm túc thì hông có các tạp niệm như vậy.

Tùy đạo: Là tùy thuận đế lý, có công năng phá trừ kiến hoặc.

Vô trước giới: Tức là thấy lý chân thật thành Thánh quả, đối với sự tư duy mê hoặc không bị nhiễm trước. Do hai giới này căn cứ vào chân đế mà giữ giới. Trí sở tán giới, tự tại giới: thì cy cứ Bồ-tát hóa tha, được Phật khen ngợi là ở trong thế gian mà được tự tại, đó là căn cứ vào tục đế mà nói về sự giữ giới.

Hai giới tùy định, cụ túc: Tức là tùy định Thủ-lăng-nghiêm, không khởi diệt định, hiện các uy nghi, thị hiện mười pháp giới dẫn dắt làm lợi ích chúng sinh, tuy uy nghi khởi động mà mặc nhiên thường thanh tịnh, cho nên gọi là tuỳ định giới, trước sau các giới luật nghi phòng chỉ cho nên gọi bất cụ túc, giới của trung đạo không giới nào là không đầy đủ cho nên gọi là cụ túc, đây là trì trung đạo Đệ nhất nghĩa đế giới, dùng tuệ trung đạo nhập vào khắp các pháp, cho nên kinh chép: Thức-xoa, Thức-xoa gọi là Đại thừa giới. Kinh Niết-bàn nói năm chi giới và mười thứ giới, nghĩa hơi giống, dù các kinh luận lại nói rõ giới tướng, nhưng cuối cùng không vượt ngoài mười khoa này… từ căn bản ban đầu cho đến bất xuyên mảy may đều thanh tịnh, tóm lược gọi là luật nghi giới, phàm phu tán tâm đều có giữ được giới này. Kế là giới bất tạp: Pháp định giữ tâm, tâm không vọng động, thân miệng cũng vắng lặng, ba nghiệp sáng như gương, đây là định cộng giới, khi nhập định thì không bị tạp nhiễm, khi xuất định thân miệng nhẹ nhàn cũng bất tạp, phàm phu nhập định thì có thể giữ được.

Giới tùy đạo: Sơ quả thấy đế phát chân thành Thánh, giới mà bậc Thánh giữ chẳng phải giới mà phàm phu giữ được. Giới vô trước thì người chứng quả thứ ba giữ, người sơ quả chẳng giữ được. Giới tán và tự tại, đây giới mà Bồ-tát lợi tha giữ gìn, hàng Nhị thừa chẳng giữ được. Tùy định và cụ túc; đây là giới mà bậc đại căn tánh giữ, Bồ-tát sáu Độ Thông giáo chẳng giữ được, huống là hàng phàm phu Nhị thừa ư? Vừa rồi đặt ra địa vị cao thấp, sự nghĩa khác nhau, lý quán quán tâm nói về giữ giới là giữ đủ được mười giới trên. Trước hết tóm lược mười giới làm bốn ý: Bốn giới trước chỉ là pháp do nhân duyên sinh, làm cảnh quán chung bốn giới tiếp theo tức quán pháp nhân duyên sinh là không, không quán giữ giới. Hai giới tiếp theo là quán nhân duyên sinh tức giả, giả quán giữ giới, kế hai giới là quán nhân pháp duyên sinh tức trung, trung quán giữ giới. Cái gọi là quán tâm là pháp do nhân duyên sinh, nếu quán một niệm niệm tâm từ duyên ác sinh khởi, tức năng phá căn bản, cho đến phá giới bất tạp, trái với thiện cho nên gọi là ác. Nay dùng tâm thuận với thiện, để ngăn ngừa tâm ác, giúp cho căn bản cho đến giới bất tạp… khéo thuận thành tựu không bị hủy tổn, cho nên gọi tâm thiện là phòng chỉ ác tâm, đã ngăn thân miệng cũng như vậy. Phòng tức là chỉ thiện, thuận tức là hành thiện, hành thiện tức là quán. chỉ thiện tức là chỉ, đó gọi là quán tâm do nhân duyên sinh, giữ bốn thứ giới. Kế đến quán thiện ác, tâm do nhân duyên sinh tức không, như kim cương Bátnhã chép: Nếu thấy tướng pháp tức gọi là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nếu thấy tướng phi pháp cũng là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nếu không thấy tướng pháp không thấy tướng phi pháp thì như dụ thuyền bè, pháp còn phải bỏ, huống chi phi pháp, cho nên biết pháp và phi pháp cả hai đều vắng lặng đó gọi là giữ giới. Nay nói pháp là chỉ hai tâm thiện ác là pháp giả thật. Nếu thấy có thiện ác giả danh, tức là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả, nếu thấy thiện ác thật pháp cũng là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Các gọi là phi pháp tướng, hoặc thấy thiện ác giả danh là vô, cũng là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Nếu thấy thiện ác thật pháp là vô cũng là chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Vì sao? Vì nương vô khởi kiến nên không chấp trước, cho đến nương phi hữu phi vô khởi kiến, đều gọi chấp ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Quán như vậy… pháp và phi pháp đều tức là không. Nhờ quán này cho nên thuận theo vô lậu, ngăn dứt sáu mươi hai kiến hữu vô, cho nên gọi là tùy đạo giới. Nếu thường thực hành quán này, tư duy thuần phục, trải quyên đối cảnh, đối với tất cả sắc thanh đều tức không, gọi là vô trước giới. Ngăn dứt tư hoặc, khéo thuận chân đế, đó gọi là quán tâm nhân duyên tức không giữ hai thứ giới. Kế là quán tâm nhân duyên tức là giả, biết tâm chẳng phải tâm, pháp cũng chẳng phải pháp mà mãi không dính mắc nơi phi tâm phi pháp, dùng đạo chủng phương tiện, trong vô sở hữu lập tâm lập pháp, rút ra các pháp tâm sở, dẫn dắt làm lợi ích chúng sinh, được người khen ngợi. Dù phân biệt rộng vô lượng tâm pháp chỉ có tên gọi như tướng hư không, không sinh ái trước mê hoặc, không câu chấp, gọi là tự tại. Như giả quán này ngăn ngừa vô tri, khéo thuận theo lý tục, phòng một bên nói về chỉ, thuận một bên nói về quán, tức là giả quán giữ hai giới. Kế đến quán tâm do nhân duyên sinh tức trung, quán sát tâm tánh hoàn toàn vắng lặng, tâm vốn chẳng phải không cũng chẳng phải giả, chẳng phải giả cho nên chẳng phải thế gian, chẳng phải không cho nên chẳng phải xuất thế gian, chẳng phải pháp Hiền Thánh, chẳng phải pháp phàm phu, hai bên vắng lặng gọi là tâm tánh, quán được như vậy gọi là thượng định, tâm ở trong định này tức Thù-lăng-nghiêm vốn vắng lặng bất động, song chiếu hai đế, hiện các uy nghi, tùy định như vậy thì không gì không đầy đủ. Quán tâm như vậy ngăn dứt hai bên, các điều ác vô minh, khéo thuận theo lý trung đạo nhất thật. Phòng một bên nói về chỉ, thuận một bên nói về quán, đây gọi tức trung mà giữ hai giới. Cho nên, kinh phạm võng chép: Giới gọi là Đại thừa, gọi là Đệ nhất nghĩa quang, chẳng phải xanh vàng đỏ trắng, giới gọi là hiếu, hiếu gọi là thuận, hiếu tức chỉ thiện, thuận tức hành thiện. Giới này bổn sư đã tụng, ta cũng tụng như vậy. Nên biết trung đạo diệu quán là chánh thể của giới, thượng phẩm thanh tịnh rốt ráo giữ giới. Luận thập trụ nói rằng rộng: Nếu vô ngã, ngã sở, xa lìa các hý luận, tất cả không thật có, đó gọi là thượng thi-la, cho nên Kinh Tịnh Danh chép: Tánh tội không ở bên trong, cũng không ở bên ngoài cũng không ở chặng giữa, tâm kia như vậy, tội cấu cũng như vậy. Kia đã như vậy thì đó gọi là khéo hiểu biết, đó gọi là giữ luật, tức là ý này. Lại nữa, quán tâm giữ giới tức là ngũ danh. Vì sao? Vì ngăn dứt là nghĩa của giới, quán cũng như vậy. Ba quán gọi là năng phòng, ba hoặc gọi là sở phòng, như nghĩa ngăn dứt này trùm khắp pháp giới, không hạn cuộc nơi thân miệng… lại, tỳ-ni gọi là diệt, diệt các tội thân miệng, cho nên nay quán tâm cũng gọi là diệt, tức quán không, chẳng phải năng diệt kiến tư, tức quán giả, chẳng phải năng diệt trần sa tức trung quán, năng diệt lỗi vô minh. Nói về diệt như thế là diệt khắp các điều phi pháp khắp pháp giới, không dừng ở bảy chi. Cho nên, kinh Tịnh Danh chép: Phải thẳng thắn diệt trừ, chớ làm nhiễu loạn tâm kia, tức là ý này. Lại nữa, Ba-lađề-xoa, hán dịch là bảo giải thoát, quán tâm cũng giống như vậy. Nếu không quán lý ba đế, ba hoặc thì không bảo đảm giải thoát, nếu thấy rõ được ba đế, ba hoặc thì bảo đảm giải thoát. Giải thoát như vậy thì khắp pháp giới đều được giải thoát. Không chỉ giải thoát ba đường và vượt ngoài sinh tử mà thôi. Lại tụng là trì thuộc lòng. Nay quán tâm cũng như vậy. Tên gọi ba quán là giải thích ba đế, tức là văn kia. Biết danh chẳng phải danh, nghiên cứu lý tâm đế, quán pháp nối nhau, thường tự hiện tiền, không sinh vọng niệm gọi là tụng. Tụng như vây trùm khắp pháp giới, tụng chẳng phải chỉ tám mươi bài kệ. Giải thích nặng nhẹ, phân biệt phạm không phạm, quán cũng như vậy. Phân biệt kiến tư, thô ác nặng nề, giới nội vô tri nhỏ nhẹ, trần sa khách trần tung hoành sinh khởi, lại là nhỏ nặng căn bản vi tế, như trong Bồ-đề tâm ở trên đã nói. Ba quán quán ba lý là không phạm, ba hoặc làm chướng ngăn ba lý gọi là phạm, ba thứ thuốc trị ba bệnh, giải thích không lầm lẫn, mảy may không sai. Lại biết sự giữ giới có ba phẩm: Thượng phẩm được phước báo sinh lên cõi trời, trung phẩm được phước báo sinh làm loài người, hạ phẩm được quả báo Tu-la, phạm thượng phẩm thối thất cõi trời, phạ trung phẩm thối thất cõi người, phạm hạ phẩm thối thất Tu-la đọa vào ba đường ác. Đường ác lại có ba phẩm: Người nghiệp nhẹ đọa vào đường ngạ quỷ, tiếp đến nặng hơn thì đọa vào súc sinh, người nghiệp nặng đọa vào địa ngục. Trung phẩm lại có nhiều bậc: Đó là thượng, trung, hạ; hạ tức là bốn thiên hạ. Thượng phẩm lại có nhiều loại, đó là các tầng rời trong ba cõi, mỗi tầng đều có phẩm thật ba phẩm không giả trung. Lại giữ, lý giới phẩm có thượng, trung, hạ. Tức không ba phẩm: Hạ phẩm là Thanh văn, trung phẩm là duyên giác, thượng phẩm Bồ-tát Thông giáo, thối thì mất đi sự truyền thừa. Tức giả ba phẩm: Hạ phẩm là Bồ-tát tam tạng, thượng phẩm là Phật, chỉ có Đức Phật là đầy đủ giới thanh tịnh. Lại nữa, hạ phẩm là năm phẩm là sáu căn thanh tịnh, thượng phẩm là nhập sơ trụ. Đây là tóm lược căn cứ vào sự quán tâm để phân biệt theo thứ lớp, về sự sai khác kia. Trung đạo quán tâm tức là pháp giới Ma-ha-diễn, trăm khắp thâu nhiếp tất cả pháp, có thể dùng ý mà hiểu chứ không cần dùng văn phiền phức.

Bộ Tư Tư nói: Ba phẩm hạ trung đều y cứ vào phát chân, phẩm thương vì sao ý cứ vào chân, dường như ba phẩm ư!

Đáp: Ba đường trước chưa phù hợp đáng được phân tích giải thích rõ ràng theo chiều ngang, tức trung đã dung hợp thích nghi, y cứ một đường để phê phán theo chiều dọc. Lại cũng được y cứ theo chiều ngang, là biệt tiếp Thông, Biệt, Viên ba phẩm… phân biệt như thế được mất, nặng nhẹ, giải thích khắp lượng pháp giới, đâu dừng nơi sự thiêu đốt ngăn che ư? Quán tâm có năm tên rõ ràng có thể thấy. Nếu trong sự kính cẩn chuyên tâm giữ bốn giới mà tâm kia tạp niệm thì sự cũng không bền chắc, cũng như ngói gạch, gặp ái thấy ác thì liền bị phá hoại. Nếu có thể quán tâm giữ sáu thứ giới, lý quán rõ ràng vọng niệm không động, thì dù cho gặp duyên ác vẫn bền vững không lui sụt, lý đã bất động sự sẽ thành tựu, cho nên Kinh Tịnh Danh chép: Kia có khả năng như vậy đó gọi là khéo hiểu biết, gọi là vâng giữ giới luật, chính là ý ở đây.

3. Nói về tướng phạm giới: Người phá thủy giới thanh tịnh không ngoài kẻ si ái điên đảo vọng kiến, gọi là giới oan gia, dụ cho hai lasát.

Đại Kinh chép: Thí như có người mang phao lội qua biển lớn, lúc ấy dưới biển có con la-sát đến xin cái phao, ban đầu xin hết cái phao, người kia không cho, dần dần xin một chút người kia cũng không cho, người tu hành cũng giống như vậy, phát tâm thọ giới thệ nguyện vượt qua biển sinh tử. La-sát Ái kiến xin cái phao giới, La-sát Ái si nói rằng giúp ông yên ổn được vào Niết-bàn, đây là do dục lạc ưa thích gọi là Niết-bàn, như đói được ăn, như nghèo được vật báu, khỉ vượn được rượu thì được an vui, an vui gọi là Niết-bàn, dụ dỗ lừa dối hành giả. Nếu tùy theo sự ái lạc mà hủy phá bốn giới trọng thì đó gọi là hoàn toàn bỏ phao, đó gọi là tướng phạm. Nếu tâm ái tuy khởi nhưng không bỏ hoàn toàn. Vì sao? Nay ta muốn vượt ra khỏi biển khổ sinh tử, nếu giới không thanh tịnh thì đọa trở lại trong ba đường, thiền định trí tuệ đều không phát sinh, suy nghĩ rồi sinh ra sợ hãi, cho nên nói ông đâu thể cướp được phao của ta, đó gọi là tướng trì. Ái tâm lại khởi, xúc phạm khoái ý, nếu tùy theo ái xúc là bỏ nữa phao, đó gọi là tướng phạm. Hành nhân lại nghĩ giới cấm đâu thể còn một nữa, nói về quả báo kia địa ngục khổ não, nói về mục tức kia thì ý ở dưới là trị tẫn rất đáng hổ thẹn, đâu nên gây ra việc lớn hủy tổn như thế, vì vậy cho nên giữ gìn, mến tiếc không tùy theo ái tình, đó gọi là tướng trì. Ái tâm lại khởi, chú trọng về phương tiện, nếu người hủy phạm là xin bàn tay, lại hủy Ba-dạ-đề là xin ngón tay, lại hủy Cát-la là xin một hạt bụi. Cát-la tuy nhỏ mà mở cửa cho sự buông lung, hạt bụi tuy không nhiều nước nhưng sẽ thấm dần vào biển mà chết, đó gọi là ái tâm phá luật nghi giới, tham muốn xem lạm năm dục phát định cộng giới, chấp sâu vào sinh tử mà gây tạo nghiệp ác, phá tức không giới, không dứt sự cơ hiềm của thế gian, không giữ gìn ý của mọi người, phá tức giả giới. Không tin giới thiện và hư không… không tin giới này đầy đủ Phật pháp, không tin giới này hoàn toàn thanh tịnh, là phá trung đạo giới, thí dụ này có thể hiểu… tiếp đến thấy La-sát xin phao nổi, nếu người vì tài sắc mà hủy giới như trước đã nói, xúc chạm đến người đều như vậy, đây gọi là tự mình khởi ác, vì muốn dứt trừ cho nên nhất tâm siêng năng tinh tấn. Nếu thấy tâm mạnh mẽ đối với chấp pháp mà khởi tội lỗi, điều này phải hiểu rõ điều ác chưa sinh thì không cho sinh, nhất tâm siêng năng tinh tấn. Đây là tuy chưa khởi kiến chấp, nếu tu được chút ít thiền định, không ưa thích thầy bạn, liền sinh niệm chấp mà khởi tội lỗi. Khi Đức Phật còn tại thế có một vị Tỳ-kheo chứng được tứ thiền mà cho là tứ quả, khi sắp qua đời thấy trung ấm khởi liền hủy báng Phật rằng La-hán bất sinh nay làm sao lại sinh. A-nan hỏi Phật người mắc tội này khi qua đời sinh về đâu?

Phật dạy: Đọa vào địa ngục. Tuy giữ giới đắc thiền hữu lậu cũng không đáng tin. Đức Phật còn tại thế mà còn như thế, huống chi đời mạt pháp người ngu si tội chấp sâu nặng.

Kinh Đại Hư Không Tạng chép: Nếu sinh khởi ác kiến gọi là đệ tam Ba-la-di. Thế nào là ác kiến? Hoặc được không giải, phát sinh chút ít trí tuệ, tâm đã tự mãn cho là chứng vô sinh, tâm chấp đã mạnh, có khả năng phá các pháp, không có Phật, không có chúng sinh, bác bỏ nhân quả thế gian, nhân quả xuất thế gian.

Kinh Pháp Hoa chép: Hoặc ăn thịt người, hoặc ăn thịt chó chính là nghĩa này. Phá chánh kiến, uy nghi tịnh mạng, khởi chấp đối với bình đẳng vô phân biệt, thế nào là có tội, thế nào là không tội? Nếu có phân biệt, phân biệt tức ngăn ngại, ngăn ngại tức không chân chánh. Đối với tham dục nên sinh sợ hãi, không sợ hãi tức là Bồ-đề. Tức đây là chân thật, còn ngoài ra đều nói dối. Lại nữa, gặp thầy ác vì nói pháp ác, kiến độc càng mạnh, tà quỷ xâm nhập, tâm tà giải càng sâu, ngông cuồng điên đảo, không việc gì không làm, ngã kiến ngã mạn cao chót vớt, khinh miệt tất cả mọi người, thấy người hành thiện cho là có sở đắc, khinh rẻ như đất, do sự hiểu biết như vậy cho nên hoàn toàn bỏ phao. Dù không bỏ hoàn toàn cũng suy nghĩ rằng: Lý tuy như thế nhưng ta chư thể thấy, làm sao bỏ ngay, tiếc rẻ không cho tâm chấp lại khởi tất cả pháp đều không, đâu có sự xúc chạm và không xúc chạm nam nữ… liền nắm giữ đó gọi là bỏ nữa phần, hoặc lập lại phương tiện cho đến cát-la, đó là các pháp vắng lặng, cần gì sự tướng lăng xăng. Đã không còn vi trần, tâm không càng mạnh như chút ít nước từ từ nhỏ giọt, không ngại thấm dần tất cả giới luật thảy đều đánh mất cho nên phao nổi chìm hẳn. Nên biết tâm chấp mạnh mẽ đáng sợ hãi. Vì sao? Vì nếu nói rằng, bốn, giới trọng và người phạm đều không thì năm tội nghịch cũng không, sao không tạo nghịch? Chấp không đã mạnh cũng không cha mẹ hoặc thông hoặc hại đều không bị ngăn ngại. Đã không ngăn ngại lẽ ra không ngăn ngại vua và phu nhân. Nói về tâm chấp, thật không cho rằng có vua và phu nhân, mà tự chính mình yêu tiếc thân mạng. nêu xâm tổn quốc vương, thân bị nghiền nát mạng hết, như thế si không, bất không, tiếc thân mạng mình cũng như đối với vua chẳng phải không. Đã đối với mình, đối với vua không thể không thì đâu được khinh thường cha mẹ, xem nhẹ lời Phật dạy, mà nói bốn tội trọng năm tội nghịch đều không! Phải biết người này không thể tự thấy lỗi chấp không, gần còn không thấy được, huống chi là xa ư? Đã dùng ác không, bác bỏ pháp cấm của Phật, đó gọi là phá luật nghi giới. Kiến chấp không làm nhiễu loạn tâm, phá định cộng giới, cố chấp ý kiến của mình, là phá tức không giới, làm ô nhiễm thiện tâm của người là phá tức giả giới, không tin thấy tâm và hư không… tức là Phật pháp rốt ráo thanh tịnh, là phá tức trung giới. Nên biết tà kiến không tâm rất đáng sợ hãi, nếu ai rơi vào chấp này thì chìm mất hẳn Niết-bàn của trời còn không được, huống gì là đại Bátniết-bàn.

Cho nên, luận chép: Bậc đại Thánh nói pháp không vốn là đối trị với có, nếu có người chấp không thì các Đức Phật sẽ không giáo hóa.

Lại kinh chép: Nếu đối với các pháp sinh tâm nghi ngờ thì phá được phiền não như núi tu-di. Nếu định khởi kiến thì không thể giáo hóa.

Kinh vô hành chép: Tham dục tức là đạo, riêng chọn lời nói này để chứng minh sự vô ngại, vì sao không dẫn vô hành tham trước pháp vô ngại, người ấy cách Phật rất xa. Nếu có người chứng đắc không thì chẳng bao giờ phá giới… đó gọi là kiếm tâm la-sát hủy cấm giới, đại ý như thế… lại nữa, trước một bề nói về giữ, kế đến một bề nói về phạm. Nay nói rõ mười giới trì phạm không nhất định, nếu nói chung động xuất đều gọi là Thừa cho nên có năm thừa như trời, người… nói chung năng dứt đều gọi là giới, cho nên có luật nghi định cộng giới, đạo cộng giới. Nếu căn cứ vào nghĩa riêng thì sự giới ba phẩm đều gọi là giới, giới tức hữu lậu bất động bất xuất, lý giới ba phẩm gọi là thừa, thừa là vô lậu, năng động năng xuất. Căn cứ vào bốn câu thừa giới này mà phân biệt:

  1. Thừa giới đều gấp.
  2. Thừa gấp giới chậm.
  3. Giới gấp thừa chậm.
  4. Thừa giới đều chậm.

1/ Thừa giới đều gấp: Như trước nói tướng giữ, mười thứ thanh tịnh, sự lý không lỗi, quán niệm nối nhau. Đời này lẽ ra đắc đạo, nếu chưa đắc đạo thì nghiệp này rất mạnh, người nào mạnh thì lôi trước, ắt vào đường lành. Nếu luật nghi giới gấp thì trời người cõi dục sẽ lôi kéo. Nếu vô tạp giới, gấp tùy thiền cõi phạm thế, lý ba phẩm nương thừa nào là gấp nhất? Nếu ba phẩm tức trung thừa gấp, dùng thân trời người gặp Phật Di-lặc nghe giáo pháp hoa nghiêm, lợi căn đắc đạo. Nếu thượng phẩm xuất giả thừa gấp, dùng thân trời, người gặp Phật Di-lặc ở tòa hoa nghiêm, làm người độn căn đắc đạo, hoặc hai phẩm thượng trung nhập vào không thừa gấp, dùng thân trời, người gặp Phật Di-lặc nghe giáo pháp phương đẳng, Bát-nhã… đắc đạo tam thừa. Nếu hạ phẩm nhập không thừa gấp, dùng thân trời người gặp Phật di-lặc, nghe tam tạng giáo kinh đắc đạo, được thân trời, người, đó gọi là năng lực của sự giới. Thấy Phật đắc đạo, tu thừa quán lực, sự lý đều trì, là trên hết trong các hành nên không thể chậm hoãn.

2/ Giới chậm thừa gấp: Người này đức mỏng tội dày, bị phiền não sai khiến, các sự giới này đều bị la-sát hủy diệt ăn mất, chỉ giữ lý giới, quán hạnh nói nhau, giác ý như trên, dụng tâm trong sáu tế, Ương-quật thị hiện tướng kia, vì sự giới chậm nên khi qua đời đọa vào ba đường ác thọ báo, ở trong các thừa, thừa vào mạnh thì lôi đi trước. Nếu tích không thừa mạnh thì thọ thân ba đường, gặp Phật di-lặc nghe tam tạng giáo kinh mới có thể đắc đạo. Nếu tức không thừa gấp thì dùng thân ba đường gặp Phật di-lặc nghe pháp phương đẳng, Bát-nhã đắc đạo. Nếu tức giả thừa gấp thì dùng thân ba đường gặp Phật di-lặc nghe Kinh Hoa Nghiêm và nghe các giáo, làm kẻ độn căn đắc đạo. Nếu tức trung thừa gấp thì dùng thân ba đường, gặp Phật di-lặc nghe Kinh Hoa Nghiêm, làm người lợi căn đắc đạo, cho nên Phật nói các kinh tiệm đốn. Các loài thú súc sinh, rồng quỷ… đều đến ngồi trong hội, tức là sự ấy. Phá sự giới cho nên thọ thân trong ba đường ác, trì lý quán cho nên thấy Phật đắc đạo.

Đại Kinh chép: Đối với giới chậm không gọi là chậm, đối với thừa chậm mới gọi là chậm, chính là một câu này.

3/ Giới gấp thừa chậm: Về sự giới nghiêm gấp, mảy may không phạm, ba thứ quán tâm rõ ràng không khai giải, vì giới gấp cho nên sinh lên cõi trời người hoặc tùy thiền Phạm thế, đam mê cái vui thiền định, đời tuy có Phật nói pháp độ người nhưng đối với những người này hoàn toàn không được lợi ích, dù cho được gặp cũng không được khai giải. Một nước chấn đán không hay không biết, cách xá-vệ ba ức dặm mà không nghe không thấy, mê đắm dục lạc các tầng trời và sinh vào nạn xứ không đến nghe thọ, là ý này. Thí như người hoặc dùng vài vật cầu các đại lực, trải lòng dưới ngày thắng mong được sự cứu giúp ân xá, ở trong cõi trời cõi người cũng giống như vậy. Mong gặp thiện trí thức giáo hóa dẫn dắt tu thừa thì sẽ được giải thoát. Nếu ở trong ba cõi trời người không có tu thừa thì quả báo khi hết lại đọa trong ba đường, dù cho trăm ngàn Đức Phật cũng không đắc đạo…

4/ Sự lý đều chậm: Như mười thứ ở trước đều phạm, mãi mãi đọa vào trong ngục nê-lê, mất quả báo trời người, thần minh tối tăm, không có kỳ hạn đắc đạo, xoay vầng đắm chìm không thể độ thoát, hành giả phải tự quán tâm, hai giới sự lý giới nào chậm gấp đối với ba phẩm, phẩm nào mạnh hơn, đối với lý ba phẩm, phẩm nào yếu hơn, tự biết mình sâu cạn cũng biết quả báo thiện ác ở tương lai, tự biết mình cũng biết người khác, quán tâm này cũng hiểu rõ ý của tất cả các kinh, cũng hiểu biết rõ nhân duyên lớn nhỏ của như lai, cho nên trong Kinh Hoa Nghiêm quỷ thần đều nói trú trong pháp môn giải thoát bất khả tư nghị, đây là từ quyền dẫn đến thật khiến cho chúng sinh tu bất tư nghì thừa gấp, được đắc đạo, các thứ Niết-bàn cũng giống như vậy. Nếu tế nhị truy tìm ý này rộng trải qua bốn giáo, thừa giới chậm gấp để phân biệt nhân kia, sau trải qua năm vị, nói về quả ấy đều khiến rõ ràng. Tất cả các nhân quả khác nhau như vậy… nổi chìm chẳng phải một. Tại sao khó nói lý giới đắc đạo đâi có dụng sự giới ư? May mắn ở cõi trời người thọ đạo, vì sao đọa vào ba đường khổ?

4. Nói về sám hối được thanh tịnh: Sự lý phạm của hai đều chướng ngại chỉ quán định tuệ không phát, làm sao sám hối khiến tội tiêu diệt mà không chướng ngại chỉ quán ư? Nếu phạm trong sự thì lỗi nhẹ, văn luật đều có phương pháp sám, sám pháp nếu thành đều gọi là thanh tịnh. Giới thanh tịnh nghiệp chướng chuyển chỉ quán dễ sáng tỏ. Nếu phạm tội nặng thì thây chết trong Phật pháp, Tiểu thừa không có pháp sám, nếu nương vào Đại thừa thì cho phép sám hối tội kia. Bốn thứ Tam-muội như trên trong đây đoạn dưới sẽ nói rõ hơn. Kế đến lý quán nhỏ hẹp không phải đế, người này chấp tâm yếu kém, không câu chấp ngưng trệ, chỉ dụng tâm chánh quán phá kiến chấp kia, có hỗ thẹn cúi đầu tự trách, sách tấn tâm theo con đường chánh thì tội chướng có thể tiêu, sẽ phát sinh chỉ quán, nếu mắc tội nặng lại quán tâm tu tập sám hối, đoạn dưới sẽ nói. Nếu phạm tội ngay ngắn niệm thật tướng đó gọi là đệ nhất sám.

Diệu thắng định nói rằng: Bốn tội trọng, năm tội cho đến hai trăm năm mươi giới sám hối như vậy, nếu không sinh lại thì không có việc đó.

Kinh thỉnh quán âm chép: Người phá phạm hạnh, gây ra mười nghiệp ác, dẹp trừ phẩm uế sẽ trở lại được thanh tịnh, cho nên biết Đại thừa cho sám hối tội kia. Tội từ trọng duyên sinh trở lại từ trong tâm sám hối có thể đắc tướng trị, không có tâm ân trọng thì dù cho dám cũng vô ích, nếu chướng không diệt thì chỉ quán không sáng tỏ. Nếu người hiện khởi tội trọng, khổ đến sám hối thì tội dễ trừ diệt. Vì sao? Vì như người mê trong hiện tại mà quá khứ chướng nặng ắt khó hồi chuyển trở lại, mê càng thêm sâu xa, nếu muốn sám hối chướng nặng của hai đời thì phải thực hành bốn thứ Tam-muội, phải biết thuận dòng mười tâm, rõ biết lỗi lầm, phải vận chuyển nghịch dòng mười tâm dùng để đối trị. Hai mươi tâm này đều là nguồn gốc của các thứ sám hối. Thuận dòng mười tâm là:

1. Từ vô thỉ thức tâm hôn mê, phiền não loạn động, vọng chấp nhân ngã, vì chấp nhân ngã nên khởi chấp thân kiến, vì chấp thân nên vọng tưởng điên đảo, điên đảo nên khởi tham sân si, sân si nên gây nhiều các nghiệp, do nghiệp nên trôi lăn trong vòng sinh tử.

2. Bên trong đủ thứ phiền não, bên ngoài gặp bạn ác, khuấy động tà pháp làm mê hoặc tâm ta bồi đắp càng mạnh.

3. Duyên ác trong ngoài đã đầy đủ, có thể bên trong dứt tâm thiện, bên ngoài dứt việc thiện, lại đối với các việc thiện khác đều không theo.

4. Buông lung ba nghiệp không việc ác nào không làm.

5. Sự tuy không rộng nhưng tâm ác cùng khắp.

6. Tâm ác nối nhau đem ngày không dứt.

7. Che giấu lỗi lầm không muốn ai biết.

8. Đần độn ngu dốt không sợ đường ác.

9. Không hổ không thẹn.

10. Bác không nhân không quả, làm nhất xiển đề.

Đó gọi là mười thứ thuận sinh tử, hôn mê điên đảo tạo ác. Con người trong hầm xí ưa thích hầm xí, không hiểu không biết, chứa chất tội nhiều không thể kể hết. Bốn tội nặng, năm tội nghịch cùng cực đế xiển-đề, sinh tử mênh mông không có bờ bến, nay muốn sám hối thì phải ngược dòng tội lỗi này. Dùng mười thứ tâm diệt trừ pháp ác:

1- Trước tín sâu nhân quả quyết định rõ ràng, nghiệp chủng tuy lâu ngày cũng không mất, cuối cùng không tự làm người khác chịu báo, hiểu rõ thiện ác không sinh nghi ngờ, đó gọi là tin sâu lại phá tâm nhất xiển.

2- Tự hổ thẹn trách mình, là người tội thấp hèn, không biết hổ thẹn tu tập theo pháp súc sinh, xả bỏ sự trong sạch đệ nhất trang nghiêm, than ôi! Không gây tạo tội nặng kia, trời thấy ta che giấu tội ấy cho nên hổ thẹn với trời, do đó mà trở lại phá tâm không hổ không thẹn.

3- Sợ hãi đường ác: Mạng người vô thường, một hơi thở ra không vào thì mãi mãi ra đi, chốn tối tăm kéo dài xa tít không có tư lương, biển khổ mênh mông sâu thẳm thuyền bè biết nương tựa vào đâu? Hiền Thánh quở trách lìa bỏ, không chỗ nương cậy, sự việc vừa qua thì địa ngục không xa, đâu thể an nhiên ngồi đợi sự đau đớn, thí như loài dã can mất tai đuôi răng giả ngủ để mong chạy thoát, bổng nghe bị chặt đầu tâm rất sợ hãi, gặp sinh già bệnh chết còn không cho là gấp, việc chết không xa đâu được không sợ, khi tâm sợ hãi sinh khởi thì như bước đi trên nước sôi nửa bỏng, năm trần sáu dục không rảnh để tham nhiễm, như vua A-du-kha nghe Chiên-đà-la sáng sáng rung chuông, một ngày đã hết sáu ngày sẽ chết, tuy có năm dục mà không một niệm ưa thích, hành giả sợ hãi khổ đến sám hối không tiếc thân mạng, như dã can kia quyết định cắt đứt không có suy nghĩ như Chiên-đà-la kia sợ vua vì sự phá giới này mà không có tâm sợ hãi đường ác.

4- Phải phát lộ chớ có che giấu tội lỗi, giặc ác độc phải gấp trừ diệt, gốc lộ cảnh khô nguồn dòng cạn kiệt, nếu che giấu tội thì chẳng phải là người tốt. Ngài Ca-diếp đầu đà bảo trong đại chúng phát lộ, kinh phương đẳng dạy hướng về một người phát lộ, ngoài ra các hành pháp thì chỉ thật tâm hướng về tượng Phật mà sám, như chỗ kín có mụt nhọt không trị thì chết.

5- Dứt tâm nối nhau: Nếu quyết định dứt bỏ quả cũ, không còn tạo nghiệp mới, đó gọi là sám hối. Sám rồi lại tạo, như pháp vua ba đầu phạm được tha thứ, tạo lại nữa thì mắc tội nặng. Mới vào đạo tràng mắc tội thì dễ diệt, tạo lại thì khó trừ, đã mửa ra vì sao ăn lại, do đây trở lại phá tâm thường nghĩ việc ác.

6- Phát tâm Bồ-đề: Trước an mình, nguy hại đến người, làm xúc não tất cả cảnh, nay rộng khởi tâm cứu giúp khắp cõi hư không, lợi ích tất cả mọi người, dụng này trở lại phá tâm khởi ác khắp tất cả mọi nơi.

7- Công tu bù đắp tội lỗi: Trước ba nghiệp tạo tội chẳng kể ngày đêm, nay thân, miệng, ý làm lành siêng năng không dừng nghỉ, chẳng dời núi ngũ nhạc thì làm sao lấp sông biển, do đây trở lại phá tâm ba nghiệp buông lung.

8- Giữ gìn chánh pháp: Trước tự diệt điều lành của chính mình, cũng diệt điều lành của người, không tự mình vui theo cũng không vui theo người khác, nay giữ gìn các điều lành phương tiện thêm rộng lớn không để cho đoạn dứt, thí như xông khắp toàn thành.

Kinh thắng-man chép: Giữ gìn chánh pháp, nhiếp thọ chánh pháp chính là bậc nhất, đây lại phá tâm không vui theo.

9- Nhớ nghĩ có Đức Phật mười phương: Trước gần gũi bạn ác, tin nhận lời nói của họ, nay nhớ nghĩ các Đức Phật khắp mười phương, niệm tâm từ vô ngại, làm người bạn không mời, niệm trí vô ngại, làm bậc thầy dẫn dắt, đây là phá tâm thuận theo bạn ác.

10- Quán tội tánh không: Liễu đạt tâm tham dục sân si đều là pháp môn tịch tĩnh vì sao? Vì tham sân nếu khởi ở chỗ nào, thì biết tham sân này trụ nơi vọng niệm, vọng niệm trụ nơi điên đảo, điên đảo trụ nơi thân kiến, thân kiến trụ nơi ngã kiến, ngã kiến thì không có trụ xứ. Mười phương đế cầu ngã không thật có, ngã tâm tự không, tội phước vô chủ, thấu đạt tướng tội phước, chiếu khắp mười phương. nay không tuệ này tương ưng với tâm, thí như mặt trời xuất hiện thì sương tan mất, tất cả các tâm đều là pháp môn tịch tĩnh, do nêu bày sự tịch tĩnh, trở lại phá vô minh tối tăm. Đó gọi là mười thứ sám hối, thuận đường Niết-bàn, ngược dòng sinh tử, có công năng diệt bốn tội nặng, năm tội nghịch. Nếu không hiểu mười tâm này, hoàn toàn không biết phải trái, thì làm sao mà sám hối, dù vào đạo tràng huống thực hành khổ hạnh thì cuối cùng chẳng được lợi ích lớn.

Kinh Niết-bàn chép: Nếu nói siêng tu khổ hạnh thì đó là nhân duyên gần gũi đại Niết-bàn, không có việc ấy tức là này. Đây gọi tội nặng trong sự sám hối. Kế sám hối tội chấp. Do kiến hoặc nên thuận dòng sinh tử như trước đã nói: Hướng đến vận chuyển mười tâm giúp việc sám hối tội độn sử, nay phụ giúp lý sám, hối tội lợi sử, nhưng tâm chấp quá mạnh, khởi phiền não nặng nề, vần phải dụng sự trợ giúp như sắc thuốc uống cần bỏ thêm ba đậu khiến bệnh dịch tả hết. Vì vậy cho nên trở lại y cứ vào mười pháp để nói về sự sám hối:

1/ Lại phá người thông tin: Tức chỉ thân thấy tâm, khiến cho biết vô minh khổ tập, như Uất-đầu-lam-phất đắc định phi tưởng, người đời tôn sùng như Phật, không hiểu khổ tập, báo hết trở lai đọa, Tu-bạt-đà-la đắc định phi tưởng, tuy không có tưởng thô mà có phiền não tế, Phạm chí Trường Trảo trí tuệ bén nhạy mà thọ không thọ, cao chấp ngoại đạo còn chưa ra khỏi kiến chấp, chẳng phải là Niết-bàn, huống chi kẻ thô thiển còn không sánh bằng ông Lam-phất, mà nói là đạo chân chánh, đâu chẳng phải to lớn, người ấy ưa chấp quán không trí tuệ, việc ấy không biết, đó gọi là vô minh, mà khởi tà ác, từ đó nương kiến mà tạo hành, kiến hành y sắc, tức là danh sắc, danh sắc tức là khổ… mê khổ khởi ái hữu, có sinh sinh tử đời vị lai, trôi lăn nối nhau, đâu phải vắng lặng nếu cho rằng sinh tử đã hết, đó là lời ngã mạn, gọi tâm chấp vô minh là đạo, chẳng phải đạo là đạo, chẳng phải nhân chấp là nhân, đó gọi là giới thủ, há chẳng phải nhân trộm cắp, gọi khổ báo trong ba đường đời vị lai là Niết-bàn, đây là kiến thủ. Chẳng phải quả chấp quả, đó gọi là quả trộm cắp, thân kiến, biên kiến, tà kiến, các việc ấy có thể biết, như kiến tâm này mới gọi là khổ tập, chẳng phải diệt đạo. Còn phải Tam tạng đạo diệt đâu phải là Ma-ha-diễn đạo diệt. Nếu có thể như vậy thì biết nhân quả thế gian, lại biết nhân quả xuất thế gian. Cho nên Đại Phẩm chép: Bát-nhã năng thị hiện tướng thế gian, có chỗ nói thị hiện là đạo, chẳng phải đạo, đó gọi là hiểu sâu tâm chấp khổ tập. Lại sâu là chẳng những biết vô minh khổ tập mà còn biết tam tạng nhân quả, cũng biết pháp do nhân duyên sinh tức không, tức đế nhân quả. Lại nữa, sâu là cũng biết nhân duyên tức giả, vô lượng tứ đế nhân quả. Lại nữa, sâu là cũng biết nhân quả, cho nên Đại Kinh chép: Đối với một niệm tâm đều có thể xứng lượng vô lượng sinh tử, đó gọi là bất khả tư nghị, cho nên gọi là tín sâu phá bất tín.

2/ Sinh tâm hổ thẹn: Không thấy lý ba đế trong tâm ta gọi là vô hổ thẹn, vả lại y cứ vào lý quán nói về nhân lành, là hổ với người càn tuệ tánh địa, thẹn với tứ quả tịnh thiên. Người ba mươi tâm, thập địa nghĩa thiên, người năm phẩm, sáu căn thanh tịnh, trời bốn mươi hai địa vị. Chẳng hạn như tác ý được quá báo gọi là người, quả báo tự nhiên gọi là trời, hai thứ trời, người cũng giống như vậy. Phương tiện đạo gọi là người, chân lý hiển bày gọi là trời. Thấy tâm tạo tội che lấp lý ba đế, không sánh bằng ba thứ trời, người vì vậy cho nên hổ thẹn, trở lại phá tâm không hổ thẹn.

3/ Sỡ hãi: Thấy biết tâm tạo tội lỗi ấy sâu nặng.

Đại Luận chép: Các Đức Phật nói nghĩa không là lìa các kiến nếu còn thấy có không thì không được các Đức Phật giáo hóa nay ta do kiến chấp mà sinh khởi tội lớn. Cõi này là kiếp tận, phương khác là sinh địa ngục sinh, cõi này là kiếp thành, trở lại cõi này, xoay vần như vậy vô lượng vô biên. Nếu nói thân chịu quả báo thì sẽ ói máu nóng mà chết, cho nên biết tội chấp rất nặng. Đã chẳng phải vô lậu, không vượt ra sinh tử, phiền não thấm nhuần nghiệp, đọa lạc đâu có gì đáng nghi, một mạng không tìm thì không bao giờ có ngày thoát ra, vì nghĩa này nên sinh sợ hãi, lại phá tâm không sợ đường ác.

4/ Phát lộ: Từ trước đến nay do các kiến chấp mà sinh ái trước, che lấp ba đế này không thể quyết định sinh tín, nay biết lỗi lầm bắt đầu xóa bỏ ba thứ nghi, không bị che lấp, hiển bày đế tánh kia, đó gọi là phát lộ trở lại phá tâm ngăn che tội.

5/ Dứt tâm nối nhau: Quán ba đế chớ để xem hở, dùng tám Chánh đạo trị tâm ba hoặc dứt bỏ không huân tập, đây trở lại phá tâm ác nối nhau.

6/ Tâm phát Bồ-đề: Tức là duyên lý ba đế đều như hư không, không thì vô biên, thương xót tất cả, khiến khắp độ thoát. Xưa do mê đây mà khởi hoặc hữu vô biên, nay tâm Bồ-đề trùm khắp giới, khởi vô tác thiện cũng trùm khắp pháp giới, trở lại phá vô tác ác trùm khắp hư không. Gảy đàn dây lam bằng gân sư tử thì các dây đàn khác đều đứt chính là nghĩa này.

7/ Công tu bồi đắp tội lỗi: Đạo phẩm ba đế tức là bảo cự đà-la-ni của Bồ-tát, là pháp hành đạo thẳng đến cửa Niết-bàn, đạo phẩm như vậy niệm niệm nối nhau tức là công tu bồi đắp tội lỗi. Xưa chấp nơi kiến cho là Niết-bàn, đối với kiến bất động, không tu đạo phẩm, dù cho kiến động cũng không thể tu đạo phẩm. Nay Niết-bàn hữu vô là kiến, không chấp là thật, đó gọi là kiến động mà không tu đạo phẩm, nếu phá phân tích các kiến, thực hành đạo phẩm thì đó gọi là kiến động mà tu đạo phẩm. Lại thể kiến tức không, tức giả, tức trung. Đã nói là tức thì đối với kiến bất động mà tu ba thứ đạo phẩm, đó gọi là công tu bồi đắp tội lỗi buông lung kiến chấp.

8/ Giữ gìn chánh pháp: Xưa giữ kiến chấp không để người khác phá, phương tiện thông suốt, nay giữ gìn ba đế các không không để cho phá hoại. Nếu có ngưng trệ thì khéo léo mở rộng, quên bản thân giữ gìn chánh pháp, cũng như cha mẹ săn sóc giữ gìn con cái của họ, đây là lại phá hủy việc lành.

9/ Nhớ nghĩ các Đức Phật mười phương: Xưa uống chất độc kiến chấp, thường không thỏa mãn, như khát nghĩ uống. Lại gặp thầy ác như thêm nước mặn, dùng khổ bỏ khổ, ngã mạn kiêu căng, tâm nịnh hót không thật, trong trăm muôn ức kiếp không nghe danh hiệu Phật, nay nhớ nghĩ ba đế không đến không đi, tức là Phật, pháp vô sinh tức là Phật, thường giữ gìn đế lý, đây là lại phá tâm gần gũi bạn ác.

10/ Quán tội tánh là không: Ba thứ hoặc này xưa nay vắng lặng, mà ta không hiểu vọng cho là trái, như người bị sốt thấy cac rồng quỷ, nay quán thấy như huyễn như hóa, đến không từ đâu, đi không dấu vết cũng lại không đến đông tây nam bắc, tất cả tội phước cũng giống như vậy. Một không, tất cả đều không, không tức tội tánh, tội tánh tức không, đây trở lại phá tâm điên đảo. Vận chuyển mười thứ sám này quán sâu ba đế lại thêm sự pháp, dùng tâm ân trọng, không tiếc thân mạng gọi là người có sức mạnh thứ hai, đó gọi sự lý hai sám chướng đạo tội diệt. Thi-la thanh tịnh, Tam-muội hiện tiền. Chỉ quán khai phát, sự giới thanh tịnh cho nên căn bản Tam-muội hiện tiền, thế trí, tha tâm trí khai phát, sự giới thanh tịnh cho nên vương Tam-muội hiện tiền. Nhất thiết chủng trí khai phát, được ba đế Tam-muội này cho nên gọi là vương Tam-muội, tất cả Tam-muội đều nhập vào trong ấy. Lại có khả năng xuất sinh ra tất cả các định, không gì là không đầy đủ, cho nên gọi là chỉ. Lại có thể đầy đủ tất cả các trí nên gọi là quán, vì thế biết giữ giới thanh tịnh, tha thiết sám hối đều là duyên trước tiên của chỉ quán, ý là ở đây.

[2] Y phục thức ăn đầy đủ: Dùng y áo xấu cũ để che đậy thân hình xấu uế, ăn để nuôi thân mạng, lấp vào ghẻ đói, thân thể an lành đạo mới phát huy, đạo phát huy nguồn gốc mới dựng lập, hình hài thân mạng nương nhờ vào y phục thức ăn này, cho nên nói Như Lai ăn rồi chứng đắc Chánh đẳng Chánh giác. Đây tuy là duyên nhỏ nhưng có thể làm được việc lớn, trần truồng đói rét không an thân thì đạo đâu có tồn tại, cho nên cần y phục thức ăn đầy đủ. Y để che đậy thân xấu uế, ngăn lạnh nóng, ngăn ruồi muỗi, trang sức thân thể. Y có ba thứ: Đại sĩ Tuyết Sơn bặt dứt hình thể ở trong núi sâu thẩm, không vào chốn nhân gian, kết cỏ làm chiếu, da nai làm áo mặc, không thọ trì các việc thuyết tịnh, chịu đựng mà thành quả, không cần ấm dày, không đi trong nhân gian, không phiền đến sự trợ giúp của người khác, đây là bậc thượng nhân. Mười hai hạnh đầu-đà chỉ cất chứa ba y, không nhiều không ít, ra khỏi xóm làng, vào núi sâu, mặc y phục ngay ngắn, cho nên đặt ra ba y, đây là bậc Trung sĩ. Có cõi nước khí hậu thường lạnh, cho chứa một trăm lẻ một vật để giúp thân, nhưng cần phải thuyết tịnh, cung cấp và đủ các việc cần thiết không nên cầu nhiều, cầu nhiều khó khăn, giữ gìn lại thêm khổ, chướng ngại loạn tâm tự hành, lại làm rối loạn đàn việt, được chút ít liền cho là đủ, đây là bậc Hạ sĩ. Quán hạnh làm y:

Đại Kinh chép: Tỳ-kheo các thầy tuy mặc ca-sa mà tâm vẫn chưa thấm nhuần pháp phục Đại thừa.

Như Kinh Pháp Hoa chép: Mặc áo Như Lai là tâm nhu hòa nhẫn nhục, đây tức là tịch diệt nhẫn, sinh tử Niết-bàn hai bên thô xẳng, không hai không khác với lý trung đạo, cho nên gọi là nhu hòa, an tâm trung đạo nên gọi là nhẫn, lìa hai thứ duyên náo cho nên gọi là tịch, vượt qua hai thứ tử cho nên gọi là diệt. Tâm tịch diệt nhẫn che lấp ác hai bên gọi là áo ngăn che hình xấu, dứt bỏ năm trụ phiền não nên gọi là ngăn chướng nhiệt, phá kiến chấp vô minh gọi là ngăn chướng hàn, không có động sinh tử, cũng chẳng loạn ý, xả hai thứ giác quán gọi là ngăn che ruồi muỗi, nhẫn này đầy đủ tất cả pháp, như gương có hình bóng đá gạch không hiện, bên trong đầy đủ các tướng, nhưng hư không thì vô, cho nên nói thấu đạt sâu tướng tội phước, chiếu soi khắp mười phương, pháp thân vi diệu thanh tịnh, đầy đủ ba mươi hai tướng, dùng pháp thân trang nghiêm, tịch nhẫn nhất quán đầy đủ các đức, cũng gọi là y, cũng gọi là trang sức, chẳng phải y chín, y bảy, y năm cắt rọc thành. Ba y tức là ba quán, che cái xấu trên ba đế, ngăn lạnh nóng kiến ái trong ba đế, xua đuổi muỗi mong ba giác, trang nghiêm ba thân cho nên dùng ba quán làm y, tức là hàng phục nhẫn, thu thuận nhẫn, vô sinh tịch diệt nhẫn. Lại khởi kiến gọi là hàn, khởi ái gọi là nhiệt, tu chỉ quán đắc kiến đế giải như hơi ấm, kiến thì bất sinh, đắc tư duy giải như hơi lạnh, ái thì bất sinh. Năm căn không ác tức là phước đức trang nghiêm, ý địa không ác tức là trí tuệ trang nghiêm, ngoài ra còn lại hai quán thượng y, lệ theo đây có thể hiểu. Một trăm lẻ một trưởng y tức là hành tất cả hành, là pháp trợ đạo, giúp thành ba quán, gồm che các hoặc, trang nghiêm ba thân, đây là trải qua các pháp tu nhẫn làm y. thực có ba chỗ nói về thực, có thể dùng để nuôi thân dưỡng đạo:

a. Vào núi sâu, bặt dấu vết, cách xa nhân gian, chỉ nhờ vào quả ngọt nước tốt, một rau một quả mà thôi, hoặc ăn bánh bột nương dưới gốc thông để nói liền tinh khí như hương sen thơm ngọt ở núi tuyết… ăn rồi an tâm tư duy ngồi thiền, không còn có việc gì khác, ăn như vậy là bậc Thượng sĩ.

b. Ở chốn A-lan-nhã tu hạnh đầu-đà bặt dứt việc chăn trâu, đó là chỗ tu đạo bổn phận, tự nương cậy mình. bảy Đức Phật đều nói về pháp khất thực. Kinh phương đẳng, Bát-nhã, pháp hoa đều gọi là khất thực. Đường đi nếu xa thì khất thưc nhọc nhằn trở ngại, nếu gần thì người và sự vật ồn ào, không xa không gần thì khất thực tiện lợi dễ dàng, đây là hạng Trung sĩ.

c. Đã không dứt lúa gạo bánh trái, lại không thể khất thực theo hạnh đầu-đà, bên ngoài được đàn việt hộ trì tặng hiếu, cúng dường thức ăn, cũng có thể được thọ, đây là hạng Hạ sĩ, có thể y cứ vào sự quán tâm nói về thức ăn, Đại Kinh chép: Tỳ-kheo các thầy! Tuy thực hành hạnh khất thực mà không hề hiểu được pháp thực của Đại thừa. Pháp thực ấy là pháp hỷ thiền duyệt của Như Lai, pháp hỷ này tức là đại tuệ bình đẳng, quán tất cả pháp không có chướng ngại.

Kinh Tịnh Danh chép: Đối với thức ăn bình đẳng, đối với pháp cũng bình đẳng, đối với pháp bình đẳng, đối với thức ăn cũng bình đẳng, phiền não là củi, trí tuệ là lửa, do nhân duyên ấy mà thành thực ăn Niết-bàn, khiến các đệ tử đều ham đắm vị ngon. Ăn như vậy là để nuôi dưỡng pháp thân, tăng trưởng trí tuệ thọ mạng, như uống sữa ăn cháo không còn cần thiết, tức chân giải thoát, chân giải thoát tức là Như Lai. Dùng pháp hỷ thiền duyệt này vượt hẳn tất cả, không gì chẳng phải là nhất vị, một sắc một hương đều là Trung đạo, pháp Trung đạo đầy đủ tất cả pháp, tức là nghĩa no đủ, nghĩa không còn cần gì, như bậc Thượng sĩ kia ở trong núi sâu, một tấm ngồi bằng cỏ, một quả trái cây giúp nuôi thân mạng tức là đủ.

Đầu-đà khất thực: Người tu hành không thể ngay nơi sự là Trung đạo, lại gọi nghĩa no đủ, tức là bậc Trung sĩ. Đàn việt cúng dường thức ăn. Nếu người không thể thông đạt sự vật ngay trước mắt, lại không thể vượt qua pháp tác quán, tự không có nghĩa ăn uống, phải theo Thiện tri thức có khả năng giảng nói kinh Bát-nhã, khéo vì họ phân biệt, tùy theo sự thấy nghe hiểu biết mà thấy Trung đạo, người này độn căn do nghe mà hiểu được thì gọi là đắc thực. Nếu người không thể được hai việc như trên thì cho phép người khác cúng dường thức ăn. Lại trong tăng kết tịnh thực: Tức là chứng được rừng công đức thiền định, nhờ định mà được ngộ, gọi là thức ăn trong tăng, vì vậy cho nên hành giả thường phải nhớ nghĩ pháp thực của Đại thừa, không nhớ nghĩ các vị khác.

Pages: 1 2