MA-HA CHỈ QUÁN

QUYỂN 10
(Phần Cuối)

Kế là nói nội tà đắc thất: Tam tạng giáo bốn môn vốn vì nhập lý mà chấp thành hý luận, phát kiến đạt được thiền, gồm thông hiểu kinh sách, nếu dùng pháp môn này tự chấp chỉ nên sinh điều lành, đã tương ưng với kiến lại khởi ba hành: Người làm lành kia chuyên vì ba cõi mà tạo quả báo, chấp trước hữu môn mà sinh ái nhuế, người cáo hơn thì rơi vào hầm ngạo mạn, người kém hơn vào ngục lo buồn, là nơi sinh phiền não, hữu môn đóng lại vì không được giải thoát. Hành giả làm ác chấp hữu là đúng, còn ngoài ra đều là sai, vì hữu môn này không điều ác nào không làm, tà quỷ nhập tâm, chỉ kéo dài các việc sai trái, chín mươi sáu đạo có ba thuận Phật pháp, cho nên có A-tỳ-đàm đạo, Tu-đa-la đạo, chỉ có năm trăm La-hán đối với hữu môn này được thoát khỏi, đâu phải là tà. Nay người tà chấp quỷ thì nhập tâm cho nên gọi A-tỳ-đàm quỷ, hoặc từ kiến nhập, hoặc từ thiền nhập, tự hành có một, hóa tha cũng có bốn, một môn đã thế thì ba môn cũng thế. Nếu Thông, Biệt, Viên v.v… mỗi giáo có bốn môn sinh kiến, một kiến cũng đủ ba hành, người hành thiện có thể biết , người hành ác chấp tham dục trong Đại thừa tức là Đạo, trong ba độc có đủ tất cả Phật pháp. Như thật ngữ này vốn diệt phiền não, còn tà lệch chấp trước lại sinh kiết sử, đó là hủy ưu ái khi mạn, tranh giành danh lợi, tự hành thì một hóa tha có bốn, đã chẳng phải vô lâu vô minh thấm nhuần nghiệp, nghiệp lực lôi kéo không chỗ nào không đến, không thể nói tỉ mỉ, y cứ theo trước có thể biết, các kiến như thế trái với Thánh đạo, lại có công năng sinh ra các tội lỗi. Họ không biết mà chấp cho là Đạo, dù biết kiến này tùy kiến mà hành, để tự chôn vùi, đâu thể đối với kiến động, bất động mà tu đạo phẩm, lược nói kiến phát sinh các lỗi lầm.

2. Nói về gồm quyết đoán chân ngụy, có hai: một Y cứ pháp sinh khởi gồm quyết đoán. hai Y cứ pháp nương tựa gồm quyết đoán. 1. Nay thông từ ngoại ngoại đạo bốn câu, cho đến viên bốn môn ngoại đạo kiến thông Vi-đà, cho đến ba niệm xứ, ba giải thoát của Viên môn, danh số là đồng, tội khởi kiến trói buộc không khác, thí như hai cáo khóa vàng và sắc. Lại từ ngoại đạo bốn câu lại cho đến bốn kiến Viên môn, danh tuy trong sáng mà phiền não sinh khởi thể là ô uế, thí như hai thứ ngọc và chuột. Lại từ ngoại đạo bốn câu cho đến viên môn bốn kiến tuy đồng nghiên cứu lựa chọn có thành, không thành, thí như sữa trâu và sữa lừa. Lại từ ngoại đạo bốn kiến, cho đến Viên môn bốn kiến có hại, không hại, thí như hai quả Ca-la và trấn đầu. Thần ngã sở chấp chính là pháp trói buộc, chẳng phải tự tại ngã, chấp cho mình là đúng còn ngoài ra là nói dối phải trái lẫn nhau, đâu quan hệ như thật, tự cho là đạo chân thật lại mở đường Hữu mong được Niết-bàn mới bị đắm chìm trong sinh tử, tự nói là chân thật cuối cùng thành tà vạy. Ái xứ sinh ái, sân xứ sinh sân, dù khởi từ bi nhưng là ái kiến bi, dù an tâm xóa lập phân chia nhưng là sinh diệt gượng nhẫn, duy tất cả trí thế tình suy tìm so sánh, dù đắc thần thông nhưng căn bản biến hóa, hữu lậu biến hóa, đã học Vi-đà, đã nói thế trí, chẳng phải năng lực đà-la-ni, chẳng phải dòng pháp giới, tuy dứt độn sử mà như đi bộ, thua loài trùng, thuốc thế gian trị lành rồi lại phát tám mươi tám sử nhóm họp mạnh mẽ, ba cõi khổ sinh tử luân hồi không bờ bến, chấp đắm hữu lậu không có lúc nào ra khỏi, đều là các kiến huyễn giả đâu thể là đạo chân thật. 2. Y cứ vào pháp sở y khác nhau. Tất cả các kiến đều nương pháp kia, ba thứ ngoại ngoại đạo là người hữu hậu, phát pháp hữu lậu, dùng tâm hữu lậu chấp trước các pháp, chấp pháp chấp tâm thể là cạnh tranh, chẳng phải nhân thời nắm đầu nhổ tóc, phát các kiến rồi cho là Niết-bàn, chấp thành kiến mạnh mẽ tăng thêm đấu tranh dữ dội, pháp sở y chẳng chân thật, kiến sở phát cũng là giả. Đây tuy tà pháp nhưng nếu thầm hiểu được ý thì dùng tà tướng nhập chánh tướng, như hoa bay lá động, nhờ chút nhân duyên còn có thể chứng Bích-chi-phật, huống chi pháp xưa của thế gian, nhưng Bích-chiphật tuy chánh là hoa lá nhưng chẳng phải chánh giáo, ngoại ngoại đạo thầm ngộ, nhưng pháp môn kia chỉ thông các kiến, chẳng phái chánh pháp, đều do tâm chấp, chấp pháp nhân quả đều đấu tranh, quyết đoán đây là tà pháp, sinh tà kiến. Nếu tam tạng giáo bốn môn là bậc Thánh xuất thế thì đắc pháp xuất thế, thể là thanh tịnh diệt trừ phiền não xứ, chẳng những kinh Phật là chánh pháp, mà năm trăm điều trình bày cũng có thể đắc đạo. Diệu Thắng Định nói: Sau khi Phật nhập Niết-bàn một trăm năm có mười muôn người xuất gia, chín muôn người đắc đạo, cách Phật 200 năm, mười muôn người xuất gia một muôn người đắc đạo, phải biết dùng tâm vô chấp, không chấp pháp vô chấp, phát tâm chân chánh, giác ngộ vô thường, niệm niệm sinh diệt, sớm còn không bảo đảm đến tối, chí cầu xuất yếu không ngăn cấm môn sinh, nhiễm mà khởi hý luận, thí như có người muốn mau được thấy vua, trao cho chức quan từ bốn cửa vào, đây rảnh đi lòng vòng, tranh chấp tốt xấu, biết cửa là đường thông, không cần tranh chấp, như thuốc vì trị bệnh không cần phân biệt, mau ra nhà lửa, hết các mé khổ, khi chân minh phát, chứng đạo rốt ráo không tranh chấp, không tranh chấp thì không có nghiệp, không có nghiệp thì không sinh tử, chỉ có đạo diệt tâm địa thản nhiên, nhân quả đều không, đấu tranh điều diệt, chỉ có chánh kiến, không có tà kiến. Lại nữa, bốn môn tuy là chánh pháp, nhưng nếu dùng tâm chấp bốn môn này thì sinh tà kiến, thấy bốn môn khác, đối với sự tu nhân thì phần nhiều khởi đấu tranh, thí như có người ở lâu trong cửa thành, phân biệt ngói gỗ, bình luận tinh thô mỏng dầy cho rằng nam đúng bắc sai, đông khéo tây vụng, tự dừng lại không chịu tiến lên phía trước, chẳng qua khỏi cửa, người chấp cũng giống như vậy. Phân biệt danh tướng, rộng biết phiền não, tụng nhiều đạo phẩm, mong cầu danh nhiều, làm môi giới tự khoe khoang, cầu thấu đạt, tự đánh trống lớn dương thẳng cờ ngã mạn, khoe khoang đối với người khác, sinh đấu tranh lẫn nhau, nắm đầu nhổ tóc. Tám mươi tám sử sinh ái mạnh mẽ, đều do tâm chấp pháp môn chánh mà sinh tà kiến, sinh khởi phiền não không khác với ngoại ngoại đạo, pháp sở chấp cách nhau như trời với vực.

Kinh Phương Đẳng chép: Bao nhiêu vấn kiều bị người trí quở trách, người cũng như vậy, vì học đạo cho nên tu bốn môn này, hơn ba mươi năm phân biệt một môn còn chưa hiểu rõ, công phu vừa làm thì tuổi đã già. Không có ba thứ vị, không sinh không chết, luống bỏ một thời kỳ, như người kia vấn kiều có ích lợi gì đâu! Đấy là do đắm chấp tâm, không chấp pháp mà khởi tà kiến. Kế là bốn môn Thông giáo thể là chánh pháp, gần thì thông với hóa thành trước quanh co nay thẳng, khéo vụng tuy khác mà chỗ thông không khác, như cửa trời hoa rơi thẳng, các cửa các quanh co, không trú hai cửa đều được thông suốt tiến lên, nếu đếm ngói gỗ cả hai đều chậm chạp ngăn bít, hoặc không dính mắc pháp môn, hoặc nhân hoặc quả đều không tranh chấp, đó gọi là tâm vô trước. Không chấp pháp không chấp, không sinh tà kiến. Lại nữa, nếu dùng tâm chấp mà chấp pháp môn này thì cùng sinh tà kiến, hoặc vì danh vì chúng, vì thắng, vì lợi mà phân biệt môn tướng, sân nhuế mạn kiết nhân đâysinh ra, thí như bỏ chất độc vào thuốc tốt, người uống đâu thể không chết, dùng kiến chấp độc nhập vào trong chánh pháp tăng trưởng khổ tập chẳng phải lỗi của Như Lai. Ngoại đạo lợi căn dùng tà tướng nhập chánh tướng, khiến người chấp, không chấp thành đệ tử Phật, hàng độn căn trong nội đạo dùng chánh tướng nhập tà tướng, khiến người chấp vô chấp hữu thành đệ tử tà, đâu không đáng buồn ư? Bốn môn biệt viên khéo vụng, lợi độn đếu không đến rốt ráo Niết-bàn, nhân không trụ trước, quả không đấu tranh, nếu đóng cửa khởi kiến thì sinh phiền não và Âu-lâu-tăng-khư v.v… Do đó mà quán như người sáng mắt nhìn thấy thông suốt, đâu lại mê danh mà không biết đục trong.

Lược nói về kiến phát thì có năm lược, một phen có bốn gồm có hai mươi môn, một môn lại có bảy. Hợp thành một trăm bốn mươi kiến pháp khác nhau, nói rộng vô lượng đều nhờ nhân duyên mà được khai phát, bởi do thông tu chỉ cho nên các thiền được phát, thông tu quán cho nên các kiến được phát, duyên thông tu là do Chỉ Quán, mà căn bản biệt nhân thì do đời trước, hoặc học trong ngoại ngoại đạo, hoặc học trong Đại thừa, Tiểu thừa của của Đệ tử Phật, hoặc nhờ nghe pháp tướng mà phát các kiến, hoặc nhờ ngồi thiền phát các kiến này, cách đời quên bỏ, kiến giải không hiện tiền, nay tu tĩnh tâm, hoặc nghe kinh luận, luôn xây nghiệp đời trước, kiến pháp lại sinh, đo đời trước thuần thục nên đời nay dễ phát, đời trước thô rít nên đời nay khó phát, cách đời xa thì khó, gần thì dễ, nếu ngoại ngoại kiến thuần thục, gần thì phát trước, nội kiến thuận thục, gần thì hiện trước, thần thông Vi-đà đã là sự tướng, cách đời dễ quên khó phát, kiến là tuệ tánh khó quên dễ phát, như người cách biệt lâu ngày nhớ tên quên mặt, sự lý khó dễ cũng giống như vậy, nếu đời trước ngoài có quỷ duyên, quỷ thì tăng thêm, phát quỷ thiền quỷ kiến, bên ngoài có Thánh duyên, bậc Thánh tăng thêm, phát chánh thiền kiến. Lại nữa, nếu trước chưa hiểu biết lỗi lầm của các kiến, đối với kiến sinh sợ hãi, mau mau dứt bỏ, nay biết đó là tướng tà nên thận trọng, chớ vội dứt bỏ, chỉ buông thả sự thành tựu để làm năng lực trợ đạo thì sẽ có ích lớn, như bụng có độc trùng đang nuôi dưỡng sán sơ mít, sau đó đi sổ tả sán chui ra, sở dĩ như vậy vì người ngu si ở thế gian ngang bướng như trâu ngựa, nhiều sấm động chuyển, pháp âm tràn đầy, gấm thêu trải khắp, đối với loài kia nghe thấy không lợi ích gì, đắm chấp năm dục như tai nạn trùng độc. Nếu phát sinh các kiến, kiến ăn độn sử, dụ cho sán sơ mít, kiến tuệ và chánh quán gần nhau, nghe pháp dễ ngộ, như ngọc kia ngâm nước nóng, vì nghĩa ấy cho nên phải dưỡng kiến, nghiên cứu tâm, trước sai mở đường. Nếu nhập Nhị thừa thì động kiến tu đạo phẩm, nếu nhập Đại thừa thì bất động kiến tu đạo phẩm, đối cướp phá giặc, sau đó công thành, đó gọi là dưỡng ngoại kiến để làm thị giả. Nếu phát Tam tạng giáo chuyết vụng bốn môn kiến, khéo thông bốn môn kiến, kiến tuy là chướng nhưng trợ đạo cũng sâu, nếu pháp phước đức thăng thiên rất dễ, chấp đạo thì khó, kiến là tuệ cánh, chìm đắm cũng dễ, ngộ đạo rất mau. Đại luận chép: Trong ba đường ác cũng có số ít người đắc đạo cho nên không nói, người trắng nốt ruồi đen không gọi là người đen. Đã biết là kiến hoặc không được khởi sự buông lung sự phân biệt kia, như các ngoại đạo trước có kiến tâm, khi được Phật hóa độ như ngựa chạy nhanh chỉ thấy bóng roi thì liền được ngộ, nếu không kiến thì vạn búa cũng không chặt đứt được, như nói pháp cho trâu ngựa nghe thì không thể lãnh nạp hiểu biết, hạng quê mùa hoàn toàn chưa hiểu lời nói, hoặc là luận giải sâu xa, nên Phật với hạng người ấy không ra đời, phân tán thân hình thể chất, làm thầy làm bạn, dẫn dắt người kia thấy pháp, mặt trời Phật mới mọc, người quyền dẫn thật, nghe pháp liền ngộ. Kinh Pháp Hoa nói thầm sai hai người. Căn cứ vào pháp mà luận về hai giáo phương tiện, căn cứ theo người thì đồng là Nhị thừa, chúng Thánh quanh co còn dạy kiến kia ấy, nay được kiến phát đâu thể vội trừ. Nếu đời trước tu tám môn Biệt, Viên chưa dứt thông hoặc, nếu kiến này phát thì lỗi đồng với tam ngoại, nếu đời trước đã phá thông hoặc, chưa ngộ biệt lý thì hoặc đồng Nhị thừa, kiến trước còn nuôi dưỡng, huống gì là kiến này ư? Tịnh Danh chấp lỗi Tiểu Thừa, phế bỏ ngoại đạo, lại chấp trợ biên khiến họ làm thị giả, tiến thối hiểu biết chớ một bề, người đời nay tu đạo kiến tâm phát thì chân lý có thể hy vọng, kiến nếu chưa phát thì Thánh cảnh khó hội.

Y cứ vào kiến tu Chỉ Quán: Thông luận như trên đắc kiến khác nhau, có một trăm bốn mươi thứ, nếu riêng y cứ vào nội tà thì có một trăm mười hai thứ, nếu lập tông nói nghĩa thì gồm có bao nhiêu tông! Trông Thập địa nhiều số luận v.v… phân biệt kiến tướng là đồng hay khác! Dấu vết tà chánh tốt xấu là bao nhiêu? Nếu hiểu được ý này thì không tương quan, người kia không hiểu, hiểu thì thế nào? Phật pháp có hai thuyết: một là nhiếp, hai là chiết. Như hạnh an lạc không nói dài ngắn là nhiếp nghĩa, Đại thừa cầm nắm dao gậy cho đến chặt đầu là nghĩa chiết, tuy cùng định đoạt khác đường nhưng đều khiến lợi ích, nếu các kiến lưu chuyển phải dứt cho hết, nếu trợ luyện thần minh hồi tâm nhập chánh đều có thể nhiếp thọ, căn cứ vào nhiều hạng người nói các kiến trên, không có một người gồm phát, dù cho đều phát thì hiểu tướng ăn nuốt chỉ một sự thật. Y cứ vào mỗi kiến đều tạo tác pháp môn, khéo léo chỉ bày mới trải qua chín mươi ngày, bó bột mỗi kiến đồng một quán môn, đầy đủ tất cả pháp cũng không thể cùng tận, nhiều một tự tại, nay lại căn cứ một kiến, số nhiều cũng vậy. Trong các kiến thì không có khả năng phá hoại tất cả, tất cả không thể hoại, không dẫn người rất tiện lợi, nay trước phải quán không kiến, theo lệ chia làm mười ý:

Cảnh tư nghị: Không kiến sinh ra pháp mười pháp giới, bí ngô chẳng nóng có thể làm nhân trị bệnh, không chẳng phải thập giới năng tạo nhân duyên. Thành luận chép: sát-na biên kiến tâm khởi tức là bất thiện. Tỳ-Đàm nói: Sát-na biên kiến tâm khởi không phải thiện ác, gọi là vô ký. Nhân đẳng khởi tâm, tất cả thiện ác nhân đó mà khởi, nay không biến này cũng có hai nghĩa: Nếu biệt quán, như nhân đẳng khởi, thì mười pháp giới nhờ đó mà sinh. Vì sao? Vì xưa chưa có không kiến chưa hợp làm hạnh, nay phát không kiến thì có ba hành như trước nói. Do không tạo ác không ngăn ngại, trên không thấy kinh, kính điền của Phật đáng tôn trọng, dưới không thấy đức gần gũi, tu tập theo pháp súc sinh, làm đoạn diệt pháp lành thế gian, xuất thế gian, hạng xiển-đề tuy ác mà còn có tâm thiện thương yêu, không kiến hoàn toàn không có, chỉ thuần ba phẩm ác, nghịch hại tổn thương hủy hoại tức cõi địa ngục, không hổ không thẹn là cõi súc sinh, san tham phá trai giới bất tịnh để tự nuôi sống tức là cõi ngạ quỷ, phá trai giới cho nên thường đói khát, bất tịnh cho nên ăn đồ dơ. Vì không làm lành: Giữ giới khổ hạnh, trang nghiêm bằng mười điều lành, ba nghiệp thuần thục, tức ba đường lành. Lại phát căn bản, tức cõi Sắc, lại nhân không sinh Thanh văn, nếu cho rằng không thì kỳ thật không biết Tứ đế trong không. Vì sao? Nếu chứng pháp tánh thì là không hay là tịnh, không kiến luống dối thì nương quả báo, quả báo là sắc ô nhiễm. Đại phẩm chép: Sắc hoặc thường hay vô thường v.v… đều nương nơi sắc, thọ nạp không là đúng, ngoài ra là sai, chấp không hình tượng dáng mạo khác với hữu, duyên không khởi ba hạnh, phân biệt không tâm hơn các pháp khác, đó gọi là năm ấm. Không trần đối ý tức là hai nhập. Lại thêm ý thức, tức là ba cõi, giới nhập ấm v.v… Tức là khổ đế, không kiến là sân xứ, ái xứ, mạn xứ, hữu kiến yếu đuối thì chiếm phá hữu pháp, lôi kéo lý đến với không, nghi không được khởi, nếu chiếm cứ không phá, lôi kéo không đến thì dần dần sinh nghi. Lại bây giờ tuy không nghi sau sẽ nghi lớn. Vì sao? Vì nếu không là lý thì lẽ ra bình đẳng với Thánh, đã không bình đẳng thì đâu được không nghi, sao lại chấp không chấp không là ngã, ngã thật chẳng phải không, không cũng chẳng phải ngã, nhân không sinh ngã, cho rằng ngã hành, ngã giải, ngã tán, hủy ngã, chấp đắm không biên này không thể xa lìa, cho rằng nhân không đạo, hy vọng thông đến Niết-bàn, thì lấy không làm giới, chẳng phải gà chó đồng, chẳng phải nhân chấp nhân, là nhân trộm giới thủ, chấp không là không thật chẳng phải lý không, chẳng phải quả chấp quả, là quả trộm kiến thủ, không kiến thiên lệch tức là tà kiến, mười sử như vậy từ không mà sinh, dục khổ trở xuống đủ mười, tập trở xuống có bảy, trừ nhân kiến, biên kiến và giới thủ, đạo trở xuống có , trừ thân kiến và biên kiến, diệt trở xuống có bảy trừ thân kiến, biên kiến và giới thủ, đạo trở xuống có , trừ thân kiến và biên kiến, diệt trở xuống có bảy trừ thân kiến, biên kiến và giới thủ, hợp lại có ba mươi hai; cõi Sắc và vô sắc đều trừ , thêm sân mỗi cõi có 22, hợp ba cõi có tám mươi tám sử, đó gọi là tập đế. Tập mê khổ mà khởi khổ, do tập mà sinh, khổ tập lưu chuyển, Trường trảo không hiểu: lại có một con quỷ trên đầu lửa bốc cháy từ cõi phi tưởng đến, còn chưa tự thoát khỏi, đâu được đối với không chẳng biết khổ tập, nếu biết không kiến khổ tập, khổ tập đều nương vào sắc, tất cả sắc pháp gọi là thân, thân sắc ô uế, ô uế là bất tịnh, bậc trí phá ác ngược lại với tịnh, gọi là thân niệm xứ. Nếu thọ không kiến là thọ không thọ, thọ câu thứ hai, thuận với không tức lạc thọ, trái với không tức khổ thọ, không trái không thuận tức bất khổ bất lạc thọ, ba thọ tức ba khổ, chấp khổ là lạc đó gọi là điên đảo, nếu biết không lạc phá lạc điên đảo gọi là Niệm xứ. Không trần đối tâm mà sinh ý thức, tâm này sinh diệt luôn luôn lưu chuyển, có duyên nghĩ đến sinh, vô duyên nghĩ đến bất sinh, sinh diệt vô thường mà cho là thường tức là điên đảo, hiểu biết vô thường tức phá thường đảo, gọi là tâm niệm xứ. Chấp không hình tượng dáng mạo mà hành thiện ác, hành chấp ngã, nếu hành là ngã thì hành có tốt xấu, hành có hưng phế, ngã cũng như vậy, các hành vô lượng ngã, nếu biến khắp thì ngã cũng vô lượng, nếu không biến khắp thì một hành vô ngã, các hành cũng vô ngã, gượng chấp có ngã tức là điên đảo, nếu biết vô ngã thì phá trưởng thành, gọi là pháp niệm xứ. Nhưng các ấm thông chấp bốn đảo, đối với tưởng hành gượng chấp là ngã, đối với sắc gượng chấp là tịnh, đối với tâm gượng chấp là thường, đối với thọ gượng chấp là lạc, gọi là Biệt niệm xứ. Nếu tổng niệm xứ thì không phải như vậy, đó là không kiến sinh niệm xứ quán, siêng năng phá đảo quán thì thấy chánh cần, tâm trong định tu tập gọi là Như ý túc, năm gốc lành sinh gọi là căn, phá năm hoặc gọi là lực, an ổn đạo dụng gọi là bảy giác, an ổn đạo trung hành gọi là tám Chánh đạo, đó là không kiến năng sinh đạo đế. Vì bốn đảo đã trừ cho nên si diệt, si diệt nên ái diệt, ái diệt nên sân diệt, sân diệt cho nên biết Không chẳng phải đạo, hổ thẹn cuối đầu là mạn diệt, không còn sở chấp thì nghi diệt. Không kiến đã đầy đủ khổ tập, khổ tập chẳng phải rốt ráo không, tâm chấp không phá cho nên cầu ngã không thật có, ngã không được cho nên thân kiến phá. Thân kiến phá, cho nên ngã kiến phá, ngã kiến phá cho nên biên kiến phá, không kiến chẳng phải đạo nên giới thủ phá, không chẳng phải Niết-bàn nên kiến thủ phá, không chẳng hợp lý nên tà kiến phá, mười sử phá cho nên tám mươi tám sử phá, tám mươi tám sử phá cho nên tử phược phá, tử phược phá cho nên năng phát Sơ quả, tiến thành vô học, quả phược phá, nhập Niết-bàn vô dư, đó là không kiến sinh diệt tế, tức pháp giới Thanh văn. Nếu đối với không kiến hiểu rõ Tứ đế thì biết chân đạo hết khổ, chân đạo hàng phục đoạn trừ được thành Thánh hiền, cho đến một trăm bốn mươi thứ kiến, đơn, phức, cụ túc, vô ngôn, v.v… các kiến, đều hiểu đạo chân thật, đối với các kiến năng động năng xuất, nếu không như vậy thì không thấy bốn chân đế, thế nên trôi lăn mãi trong biển khổ lớn sinh tử, nếu thấy được bốn Đế thì dứt đoạn sinh tử, cõi sinh đã hết, không còn thọ các hữu, tức là ý này.

Kế là nói không kiến sinh Bích-chi-phật: Không kiến chẳng phải không vọng gọi là không điên đảo phân biệt, đảo tức là vô minh, vô minh cho nên chấp trước Không kiến, nếu biết vô minh thì chỗ nào chấp trước, nếu biết vô minh không khởi thủ hữu, rốt ráo cho nên không tạo lỗi mới, không tạo lỗi mới nên không khởi thủ hữu, rốt ráo cho nên không khởi vô minh, nếu không có vô minh thì thành trí minh, cho nên có trí tuệ thì không có phiền não, không còn phiền não thì vô minh diệt, vô minh diệt thì các hành diệt, cho đến già chết diệt. Trung luận chép: Thế nào là nghĩa Thanh văn quán mười hai nhân duyên? Là nói sáu mươi hai kiến thường vô thường, hỏi đáp gần như không tương ưng. Nay chỉ đây là đáp các kiến thường, vô Thường-đều là vô minh, biết vô minh không khởi thủ hữu, tức là pháp Thanh văn quán trong mười hai nhân duyên. Kinh Pháp Hoa chép: Riêng ưa vắng lặng, cầu trí tuệ tự nhiên, đây là tuệ thiện tịch sáu mươi hai kiến. Lại quán sát-na không biến, đã đủ bốn Đế, tâm không kiến này là hữu hay là vô? Sát-na tâm khởi thì liền đủ năm ấm, vì sao nói vô? Đây tức là chi hữu, Hữu tức bao gồm quả, cũng là nghĩ trong nhân có quả. Nếu chủ trương không quả: chi Hữu có nhân, nghĩa nhân đầy đủ, Hữu từ đâu sinh! Nếu không chấp thì Hữu không sinh, chấp tức năm kiến, chấp không là biên, đối với Không chấp là ngã, gọi Không là Đạo, là Niết-bàn, là chánh, đó là chi Thủ. Thủ từ ái sinh, ái hỷ trái với sân, mạn kia si đây, đó gọi là chi ái, ái do thọ mà sinh, vì thọ cho nên ái khởi, như thọ một pháp ái vị tìm cầu, biết thọ nhân xúc do có ý căn, không trần được xúc. Kinh chép: Xúc nhân duyên cho nên sinh các thọ, xúc do nơi nhập, trần xúc các căn cho nên đắc nhập, nhập do danh sắc ca-la-la ba việc, danh sắc có năm bào, mạng có khả năng giữ gìn nối nhau, thức được gọi là bốn ấm. Lại ba việc danh sắc, do ban đầu gá thai thức, thức do nghiệp đã qua, nghiệp do vô minh, vô minh là quá khứ điên đảo, cho là hữu, cho là vô tất cả các kiến, cho nên có công năng thành tựu sắc thân đời nay. Kinh chép: Hạt giống thức, ruộng nghiệp, nước ái, vô minh che lấp sinh mầm móng danh sắc, nay lại điên đảo, mê lầm không biến, khởi việc làm thiện ác, gieo trồng danh sắc ở đời vị lai, điên đảo lại điên đảo, vô minh lại vô minh, lại tướng nhân duyên không có cùng tận. Nếu biết vô minh điên đảo thì không cần suy tìm giới hạn hoặc có hoặc không, thấu đạt thể tánh kia vốn tự không thật, do vọng tưởng nhân duyên hòa hợp mà có, đã biết điên đảo vô minh liền ngừng dứt, ngừng dứt cho nên các hành già chết đều ngừng dứt. Không kiến vô minh già chết đều ngừng dứt, vì ngừng dứt cho nên phá hai mươi lăm hữu, trừ bỏ tập khí, đó gọi là không kiến sinh pháp giới Bích-chi-phật. Nếu đối với không kiến biết là vô minh, vô minh có thể diệt, nếu không biết thì còn chẳng ra ngoài không kiến, vì kiến gây tạo nghiệp như tằm làm kén, đâu được thành Bích-chiphật ư? Thiền sư Tỷ Cách khởi phát được không kiến, thường bị rơi vào lười, không thể tự thoát ta được, Pháp sư tán tâm tuy phân biệt các sử nhưng cũng không tự biệt lỗi lầm không kiến, ám chứng gồm rùa cho dại cắn, tự hành hóa tha hoàn toàn không có đạo khí. Không kiến sinh pháp Sáu Độ Bồ-tát, đã biết không kiến đế duyên, tức là biết bệnh biết thuốc, biết thuốc cho nên tự mừng vui, biết bệnh cho nên thương người, muốn cùng chúng sinh lìa khổ cầu vui, không kiến ấm giới là khổ, mười sử v.v… là tập, niệm xứ v.v… là đạo, bốn đảo phá là diệt, y cứ vào đây khởi thệ, như một không kiến một ngày một đêm, gồm sinh bao nhiêu trăm ngàn ức ấm, mỗi năm ấm tức là chúng sinh, ngày đêm đã vậy, huống chi một đời, huống chi vô lượng đời, không kiến đã vậy, các kiến khác cũng vậy, kiến chấp năng sinh đã nhiều, ấm sở sinh cũng không thể kể số, một người còn vậy huống chi nhiều người, đó là chúng sinh vô biên thệ nguyện độ. Như một không kiến, niệm niệm tám mươi tám sử, ngoài ra ba kiến, sáu mươi hai kiến v.v… cũng tám mươi tám sử, một người còn vậy huống chi nhiều người, đó gọi là phiền não vô lượng thệ nguyện đoạn. Như một không kiến tu niệm xứ đạo phẩm, tất cả kiến chánh trợ đạo khác nhiều vô lượng vô biên, một người còn vậy, nhiều người cũng vậy, đó là pháp môn vô tận thệ nguyện tri. Như một không kiến phiền não diệt, vô lượng kiến vô lượng phiền não cũng diệt, một người đã vậy nhiều người cũng vậy, đó gọi là vô lượng Phật đạo thệ nguyện thành, nếu chúng sinh khổ tập là tánh thật thì không thể độ, vì khổ tập từ nhân duyên sinh không có tự tánh, biển khổ có thể khô, nguồn tập dễ cạn, cho nên nói độ. Quán không khởi nguyện như trên nói, y cứ vào không mà khởi hạnh: Nếu chấp không kiến mà thực hành bố thí thì chính là ma thí, biết không kiến đế, duyên vô thường, vỗ ngã các lỗi thì xả bỏ không kiến, cũng thương xót người khác, khuyên xả thông kiến mà thực hành bố thí. Nếu chấp không kiến mà giữ giới thì đâu có khác gì với giữ giới gà giới chó v.v…, biết không kiến vô thường các lỗi, chẳng bị không kiến làm tổn thương, thương xót đối với người, khiến đề phòng không kiến; nếu chấp không kiến là sân xứ, ái xứ mà gượng thực hành nhẫn, do không đủ sức vì sợ người khác cho nên nhẫn, nay biết không kiến có vô lượng lỗi lầm năng hàng phục không kiến và sáu mươi hai kiến, cũng khuyên người khác an nhẫn không kiến; nếu không dứt bỏ không kiến mà tinh tấn, tạp kiến chẳng chuyên tinh, thối nhập trong ba đường chẳng tiến, nay biết không kiến, không kiến chẳng phải làm tinh, nghiệp không kiến phá mà được thăng lên gọi là tiến, cũng khuyên người khác tu tinh tấn này. Nếu không phá không kiến mà đắc thiền thì phần nhiều là pháp quỷ, nay biết lỗi không, không bị không kiến làm xao động, thành chánh thiền, chánh thông, không bị dua nịnh làm kiêu căng, dùng thần thông này khuyến hóa chúng sinh, khiến bỏ kiến tán nhập thiền. Nếu chấp không kiến mà tu trí tuệ thì đó là thế trí ngu si, nay hiểu không kiến đế duyên, dùng chó vô thường sợ dê không kiến, tiêu diệt mỡ phiền não, rộng khởi nguyện hạnh, thân công đức mập mạp thương xót chúng sinh, dạy bỏ mỡ, nuôi lớn thịt, nếu có duyên, căn cơ thuần thục thì ngồi đạo tràng đoạn kiết thành Phật, đó gọi là không kiến sinh sáu Độ pháp giới. Quán không kiến tức là vô minh, vô minh tức không, từ vô minh sinh tất cả khổ tập đều không thật có. Vì sao? Vì bốn đảo là chấp ngang đâu có tánh thật, điên đảo bị trị chẳng có, niệm xứ năng trị làm sao thật có? Cho đến giác đạo thảy đều bất sinh, cho nên không thật có. Đại phẩm chép: Thói quen nên khổ không v.v… Hàng Nhị thừa biết tức không, dứt khổ nhập diệt, bồ-tát tức không, từ bi nguyện hạnh thệ độ chúng sinh, tuy độ chúng sinh như độ hư không, tuy dứt phiền não như đấu tranh với hư không, tuy sinh pháp môn như hư không sinh, tuy diệt chúng sinh thật không có chúng sinh được diệt độ, là trí là đoạn là Bồ-đề Vô sinh pháp nhẫn, đó là không kiến sinh pháp giới của Bồ-tát. Thông giáo quán không này có vô lượng tướng, đó là Tứ đế phân biệt so sánh không thể cùng tận, vô tận này từ không kiến mà sinh, không kiến từ vô minh sinh, sở sinh vô lượng, năng sinh cũng vô lượng, năng sinh đã giả danh, sở sinh cũng là giả danh, suy tìm vô minh này từ pháp tánh sinh, thí như tìm mộng biết là do ngủ. Quán không kiến này mà biết thật tướng, thật tướng tức Như Lai tạng, vô lượng khách trần che lấp tạng ký này, tu hàng sa pháp môn để hiển bày tánh thanh tịnh, đó gọi là không kiến sinh pháp biệt giáo. Không kiến sinh pháp Viên giáo như trước như sau.

Lại nữa, kiến hoặc rộng lớn mênh mông như bốn mươi dặm nước, tư hoặc còn sót lại trạng thái như một giọt nước, các phương tiện trước cùng trị kiến hoặc, hoặc hết gọi là nhập lưu, nhậm vận không còn lui sụt, kiến hoặc khó dứt phải khéo dùng phương tiện. Thành Luận chép: Dùng không trị hoặc, nếu không mà trị thì được nhập, không đợi các pháp khác, nếu không nhập thì còn lập ra trị làm gì? Như trong nước sinh lửa thì nước không thể diệt, không biến khởi lỗi thì không làm sao trị được? Nay biết không kiến là bệnh khổ tập, sau dùng đế trí để trị, Tam tạng vô thường trí, thông gia tức không trí, đều trước trừ kiến, biệt cũng trước trừ kiến nhập không. Kế là khéo léo xuất giả như trồng cây giữa hư không. Viên tuy không tác ý trừ kiến, kiến tự trừ nước, trừ kiến vững chắc các thứ mới trị, vì sao nói thẳng chỉ dùng không mà trị? Vì sao có các trị, cộng trị, một kiến, như bệnh lạnh uống bốn thứ thuốc, người uống hoàng quế trừ bệnh lại sức, người uống ngũ thạch bệnh trừ, thêm sắc, uống càng lâu càng thêm tuổi thọ, có thể bay được, uống kim đơn thành bậc đại tiên, bệnh đồng một thứ, thuốc pháp là khác, tăng sức cũng khác. Bốn giáo trị kiến, kiến hết giải sai khác, trị kiến đã vậy trị các thứ khác cũng vậy. Bốn cách trị này tức bốn Niệm xứ, trong kinh Di giáo Phật dạy nương bốn Niệm xứ tu đạo được ra khỏi nhà lửa. Vì sao? Một tâm không kiến tức ba cõi, ba cõi không có pháp riêng, chỉ là một tâm tạo tác, không kiến sinh nghiệp sáu đường, thọ thân sáu đường, trong sáu đường, xứ tức nhà lửa, thân ở tức khổ cụ, nghiệp tức quỷ thần, tranh nhau lựa chọn ba xe, tự vận chuyển mới được ra khỏi, ba xe tức ba thừa niệm xứ trong tam tạng giáo, cũng ba người trong Thông, cùng một niệm xứ, lại là ba niệm xứ trong biệt phương tiện, chân thật một thứ niệm. Lại, viên một thật niệm xứ, lược nói chín thứ bốn Niệm xứ, trong nói chín thứ đạo phẩm, quảng nói chín thứ bốn Đế, các niệm xứ ấy đều có công năng ra khỏi nhà lửa, ý nghĩa Di chúc của Phật là ở đây. Nhưng Đức Phật Thích-ca khi mới ra đời trước nêu bày ba người đều dùng bốn Niệm xứ, đây là dụ cho xe trâu, xe dê, xe hươu ra khỏi nhà lửa trong Kinh Pháp Hoa.

Kế đến nói ba người đồng tu một niệm xứ, đây như Đại phẩm nói từ ba cõi vượt ra đến trụ trong biển Tát-bà-nhã, cũng như kinh Đại tập nói hàng Tam thừa đồng dùng vô ngôn nói đạo, dứt bỏ phiền não. Kế đến nói Bồ-tát tu thứ lớp niệm xứ, đây như Đại phẩm bất cộng Bát-nhã, các niệm xứ nương biệt mà chưa hợp, sau đó nói tất cả tiểu đại đồng một niệm xứ, đây là như Pháp Hoa đồng ngồi xe lớn thắng đến đạo tràng. Y cứ vào không kiến này nói các hoặc, nói các pháp trị và không trái với các kinh luận, trong một hạt bụi có quyển kinh lớn như cõi Đại Thiên tức là ý này. Kế là nói cảnh bất tư nghị: Nhất niệm không kiến đủ mười pháp giới, tức là pháp tánh, pháp tánh chẳng phải vật xa, tức là tâm kiến không này. Kinh Tịnh Danh chép: Sự giải thoát của các Đức Phật nên tìm trong tâm hành của chúng sinh, nên tìm trong sáu mươi hai kiến. Ba pháp không khác cho nên xoay vần chỉ cho nhau, tất cả chứng sinh tức là Bồ-đề, không còn đắc nữa, tức Viên Tịnh giải thoát, năm ấm tức là Niết-bàn không còn diệt nữa, tức phương tiện tịnh giải thoát, chứng sinh như tức Phật như, là tánh tịnh giải thoát, Phật giải thoát tức là năm thứ Niết-bàn sắc giải thoát v.v…, tâm không kiến tức là ô uế năm ấm, năm ấm tức có chúng sinh, chúng sinh tức có năm ấm, danh sắc chúng sinh lại trói buộc lẫn nhau, không được lìa nhau. Quán năm ấm này tức là Niết-bàn, không còn diệt nữa, vốn không trói buộc tức là giải thoát, vốn có giải thoát thâu nhiếp tất cả pháp, cho nên nói giải thoát tìm ngay trong tâm. Lại quán kiến tâm năm ấm tức là Phật tánh, bèn không còn kiến tâm năm ấm, nhân diệt là sắc thâu hoạch được thường sắc v.v… pháp tánh ngũ ấm, do diệt sắc này mà được pháp tánh năm ấm như thường sắc v.v… Nhờ diệt chúng sinh mà được thường trú pháp tánh chúng sinh, một sắc là tất cả sắc, một thức là tất cả thức, một chúng sinh là tất cả chúng sinh, không ngăn ngại nhau, như gương sạch hiện các hình ảnh, đó gọi là tánh tịnh, ba thứ giải thoát không được lìa nhau, không ngang không dọc, không thể suy nghĩ bàn luận, viên mãn đầy đủ tìm trong không kiến, đó gọi cảnh bất khả tư nghị. Cảnh này vô minh pháp tánh đầy đủ rõ ràng, thương mình bi hôn trầm nay mới hiểu biết, tất cả chúng sinh cũng lại như vậy, đã là pháp tánh đâu không khởi từ, đã là vô minh đâu không khởi bi. Quán không kiến này bổn tánh vắng lặng, thanh tịnh như hư không, khéo léo yên tâm nghiên cứu hai pháp này, kiến ấm kiến giả bốn câu bất sinh, đơn phức các câu, mỗi câu có khổ tập vô minh ngăn che, mỗi câu có đạo diệt v.v… Thông. Quán không kiến một ấm là tất cả ấm, ba đế bất động thì hiểu rõ Pháp thân, quán bất động ấm chẳng phải tịnh, chẳng phải bất tịnh v.v… song thọ Niết-bàn cũng là đạo tràng, quán ấy gọi Bát-nhã, tám đảo phá gọi là giải thoát, đối nhất niệm xứ khởi tất cả niệm xứ, đều phục chúng sinh, ba pháp như vậy chẳng nhân chẳng quả, chẳng nhân mà nhân, niệm xứ là đạo tràng, chẳng quả mà quả, giữa song thọ mà nhập Niết-bàn, đối với không kiến bất động mà tu ba mươi bảy phẩm bất tư nghị, như vậy phá khắp không đắc không kiến, gọi là không Tam-muội, chẳng thấy tướng không gọi là vô tướng Tam-muội, Tam-muội này không từ chân duyên mà sinh gọi là vô tác Tam-muội. Nếu không nhập thì phát đại thệ nguyện, trong xả chấp kiến, ngoài bỏ mạng tài, không kiến trái lý, giới không thanh tịnh, thệ khiến không kiến không phạm Pháp thân, giữ gìn bảy chi không quấy nhiễu loài hàm thức, nếu trong không biến náo động thì nhẫn không thành, nay thệ khổ đến an tâm không kiến, như cầu trên đất, trên biển, gom hết ngã thân tâm trọn không động. Nếu không kiến xen lẫn, thệ thuần nhất chuyên tinh, niệm niệm lưu nhập, lại không kiến nhiễu động không thể an nhất, chí thành sám hối dứt các phan duyên. Nhất thiết chủng trí không khai mở, vô minh chưa phá, thệ quán không kiến, pháp tánh hiện tiền, cương quyết-mạnh mẽ, không chứng thì không nghĩ, đối trị như vậy giúp mở cửa Niết-bàn, hiểu sâu vị thứ không xen lẫn thượng địa, phong trần trong ngoài không thể phá hoại, thuận đạo thì pháp ái không sinh, cho nên không đảnh đọa, tâm tâm vắng lặng nhập biển Tát-bà-nhã, ngồi một xe lớn dạo chơi khắp bốn phương, đến thẳng đạo tràng thành Đẳng chánh giác, ngoài ra như trên nói./

Hết Trọn Bộ

Pages: 1 2