LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 13

Phần Thứ Ba Mươi Chín: XỨ CỦA TÁM TRÍ

Tám trí là: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Vì sao Tôn giả kia soạn kinh dựa vào tám trí để soạn luận?

Đáp: Sở dĩ Tôn giả kia soạn kinh, là vì ý Tôn giả muốn thế. Như đã có ý muốn soạn kinh như thế, sẽ không trái với pháp, vì thế cho nên Tôn giả đã dựa vào tám trí để soạn luận.

Hoặc nói: Tôn giả kia soạn kinh, là vô sự.

Hỏi: Vì sao Tôn giả kia soạn kinh, nói là vô sự?

Đáp: Vì đây là Khế kinh Phật, Khế kinh nói tám trí. Người soạn kinh kia đã căn cứ vào xứ sở, gốc ngọn trong Khế kinh, đã soạn luận trong A-tỳ-đàm này. Người soạn kinh kia không thể bớt đi một trí trong tám trí đã lập, còn bảy trí, hay thêm một trí vào tám trí đã lập để thành chín trí.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì tất cả Khế kinh Phật không thêm, cũng không bớt. Không thêm, nghĩa là không thêm mà co thể giảm, không bớt, nghĩa là không bớt mà có thể thêm. Như không thêm, không bớt, cũng thế, sâu vô lượng, vô biên.

Sâu vô lượng: Là nghĩa vô lượng. Vô biên: Là vị vô biên.

Như biển cả sâu vô lượng vô biên. Cũng thế, Khế kinh Phật sâu vô lượng, vô biên. Sâu vô lượng: Là nghĩa vô lượng vô biên, là vị vô biên. Như Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Cũng thế, so sánh với trăm ngàn na-thuật, dùng hai câu trong Khế kinh Phật tạo ra hàng trăm ngàn kinh, khiến cho trí tận được trụ, không thể cùng tận hai câu trong Khế kinh Phật, được bến bờ của Khế kinh. Như trong Khế kinh Phật là luận này, cho nên người soạn kinh là vô sự.

Hỏi: Nếu Khế kinh của Phật là luận về, Khế kinh của Phật là nói vô lượng trí, hoặc nói hai trí, như trong Tăng nhất nói hai pháp, hoặc nói bốn trí, như trong Tăng nhất nói bốn pháp, hoặc nói tám trí, như trong Tăng nhất nói tám pháp, hoặc nói mười trí, như trong Tăng nhất nói mười pháp. Như trong Khế kinh Phật nói vô lượng chủng trí. Vì sao người soạn kinh kia lìa vô lượng chủng trí, dựa vào tám trí mà soạn luận?

Đáp: Vì tám trí là nói ở giữa, cũng gồm thâu Nhất thiết trí. Hai trí dù gồm thâu Nhất thiết trí, nhưng hai trí ấy là chỉ lược nói. Mười trí dù gồm thâu Nhất thiết trí, nhưng chỉ là nói rất rộng.

Hoặc nói: Vì tám trí thường hiện ở trước. Tận trí, vô sinh trí không thường hiện ở trước.

Hoặc nói: Vì tám trí thường tư duy. Tận trí, vô sinh trí không thường tư duy.

Hoặc nói: Vì tám trí là kiến tánh và trí tánh. Mặc dù tận trí, vô sinh trí là trí tánh, nhưng chẳng phải kiến tánh.

Hoặc nói: Vì tám trí trong ý có dục, không có dục để đạt được. Tận trí, vô sinh trí thì hoàn toàn không có dục trong ý để đạt được. Như có dục, không có dục, cũng vậy, có giận dữ, không có giận dữ, có si, không có si, có mạn, không có mạn, như thế, đều phải biết.

Hoặc nói: Vì tám trí có thể đạt được trong ý của bậc Học, Vô học. Tận trí, vô sinh trí chỉ hoàn toàn có thể đạt được trong ý của bậc Vô học. Như Học, Vô học, cũng vậy, tạo tác, không tạo tác, mong cầu, không mong cầu, thôi dứt, không thôi dứt, đều nên biết như thế.

Vì thế cho nên người soạn kinh đã lìa vô lượng chủng trí, dựa vào tám trí mà soạn luận. Người soạn kinh hoặc dựa vào khoảnh khắc của một trí để soạn luận, như Tạp Kiền-độ đã nói.

Có phải dùng một trí để biết tất cả pháp không?

Đáp: Không phải.

Hỏi: Như trí này sinh tất cả pháp vô ngã, với đối tượng nào trí này lại không biết?

Đáp: Không biết tự nhiên, không biết pháp có chung, không biết pháp tương ưng.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì người soạn kinh đã dựa vào khoảnh khắc của một trí để soạn luận cho nên như thế. Nếu người soạn kinh đã dựa vào tất cả tám trí để soạn luận, mà hỏi.

Hỏi: Lại có một trí trong tám trí có thể biết tất cả pháp chăng?

Đáp: Cũng có thể đáp là có đẳng trí, là bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai, một. Nếu người soạn kinh dựa vào một trí để soạn luận mà hỏi.

Hỏi: Có một trí biết tất cả pháp chăng?

Cũng có thể Đáp: Có, là đẳng trí, nếu người soạn kinh đã dựa vào khoảnh khắc ở hai thời gian trong một trí để lập luận mà hỏi.

Hỏi: Có một trí biết tất cả pháp trong khoảnh khắc hai thời gian không?

Đáp: Cũng có thể đáp có một trí biết trong khoảng hai thời gian, nghĩa là một trí biết trong khoảnh khắc một thời gian, trừ pháp tự nhiên, tương ưng, pháp có chung, các pháp còn lại, nghĩa là biết hết tất cả pháp.

Nói một trí biết trong khoảnh khắc hai thời gian, nghĩa là biết các pháp tự nhiên, tương ưng, có chung. Như thế, một trí trong khoảnh khắc hai thời gian đều biết hết tất cả pháp, chỉ người soạn kinh với một trí trong khoảng một thời gian lập luận mà hỏi.

Hỏi: Có một trí biết tất cả pháp hay không?

Đáp: Không!

Tám trí: Là pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Tám trí có tánh gì?

Đáp: Thuộc về tánh tuệ. Một trì, một nhập, một ít đối tượng nhập của một ấm, thuộc về pháp tương ưng, pháp có chung. Ba trì, hai nhập, năm ấm, đây là tánh trí, đã gieo trồng nơi thân tướng nên tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh xong, sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói trí? Trí có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa quyết định là nghĩa của trí.

Hỏi: Nếu nghĩa quyết định là nghĩa của trí, thì trong phẩm Nghi kia không nên có trí, vì phẩm Nghi kia không phải quyết định?

Đáp: Có trí trong phẩm Nghi, nghĩa là tánh quyết định, chỉ vì việc khác, nên gọi là phẩm Nghi.

Nói phẩm Nghi kia: Khổ là nghi ngờ do dự của khổ. Cũng thế, tập, tận, đạo là do dự nghi của đạo.

Phái Thí Dụ Giả nói: Trong tâm có trí, không nên có vô trí, trong tâm có nghi, không nên có quyết định.

Lại nữa, Phái Thí Dụ Giả hỏi vặn lại để trách cứ sư A-tỳ-đàm: Các vị sư A-tỳ-đàm nói pháp tánh cũng như thế, trong một tâm bày ra trí, bày ra không có trí, trong một tâm bày ra nghi, cũng bày ra quyết định, chỉ sư A-tỳ-đàm nói pháp tánh, trong một tâm bày ra trí, vô trí, cũng bày ra không phải trí, không phải vô trí. Trong một tâm bày ra nghi, cũng bày ra quyết định, bày ra cũng không phải nghi, cũng không phải quyết định.

Trí là tuệ, vô trí là vô minh. Không phải trí, không phải không có trí pháp khác.

Nghi là do dự, quyết định là trí. Không phải nghi, không phải quyết định là pháp khác.

Hỏi: Ở đây nên nói là trí hay nên nói là liễu (biết rõ)?

Đáp: Vừa gọi là trí, vừa gọi là liễu. Trí là nghĩa quyết định, nghĩa là biết khổ, tập, tận, đạo. Liễu là nghĩa mở bày, nghĩa là mở bày ý mình, cũng mở bày ý người, vì thế nên vừa gọi là trí, vừa gọi là liễu.

Như thế là đã nói xong về hành chung, sẽ nói về hành riêng:

Hỏi: Như pháp tánh của tất cả mười trí, vì sao chỉ nói một pháp trí?

Đáp: Mười trí dù là pháp tánh, nhưng vì sự, nên nói một pháp trí. Biết mười tám giới dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp giới. Như mười hai nhập, dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp nhập. Như bảy giác ý dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một trạch pháp giác ý. Như sáu tư niệm dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp niệm. Như bốn tín dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp tín. Như bốn ý chỉ dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp ý chỉ. Như bốn biện dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp biện. Như Tam bảo, tam tự quy dù là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói pháp quy của một pháp bảo.

Cũng thế, dù có mười trí là pháp tánh, nhưng vì sự nên nói một pháp trí.

Hoặc nói: Pháp trí này một danh, khác: Hai danh, Pháp trí là đồng danh, khác: Đồng, không đồng danh. Cho nên nói một pháp trí chẳng phải khác.

Hoặc nói: Pháp trí: bắt đầu giác ngộ pháp, như pháp cho nên nói pháp trí. Nói là giác ngộ sau như pháp là vị tri trí, là nói trí chưa biết.

Hoặc nói: Pháp trí: đầu tiên được niềm tin không hư hoại, cho nên nói pháp trí. Về sau được tín không hư hoại là vị tri trí.

Hoặc nói: Pháp trí, trừ kiết cõi Dục, phần nhiều chẳng phải pháp tướng, như tánh giận, ngầm phẫn nộ, không nói, kiêu ngạo, hại, dua nịnh, lừa dối, không hổ, không thẹn, keo kiệt, ganh ghét. Cho nên nói pháp trí. Nói trừ các kiết là vị tri trí.

Hoặc nói: Pháp trí, pháp trí trừ kiết của cõi Dục là pháp trí. Nói là trừ kiết cõi Sắc, Vô Sắc là vị tri trí.

Hỏi: Vì sao nói tri tha tâm trí?

Đáp: Là biết tâm người khác, cho nên gọi là tri tha tâm trí.

Hỏi: Như biết pháp tâm sở của người khác, vì sao nói là trí biết tâm người khác, không nói là trí biết pháp tâm sở?

Đáp: Vì mong cầu phương tiện, nên trí biết tâm người. Pháp này vì nhiều sự, nên được tên, hoặc vì tánh, hoặc vì chỗ dựa, hoặc vì tương ưng, hoặc vì tìm kiếm phương tiện, hoặc vì hành, hoặc vì duyên, hoặc vì hành duyên

Vì tánh mà được tên: Như giới, nhập, ấm.

Vì chỗ nương dựa mà được tên: Như thân sáu thức.

Nói là dựa vào mắt, nghĩa là mắt kia được gọi là nhãn thức. Nói là chỗ dựa cho đến ý, được gọi là ý thức.

Vì tương ưng nên được tên: Như pháp giác lạc thọ, pháp giác khổ thọ, pháp giác bất khổ bất lạc thọ.

Vì mong cầu phương tiện nên được tên: Như trí biết tâm người khác này.

Lại nữa, như hành của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ nên được tên gọi, như khổ trí, tập trí.

Vì duyên nên được tên: Như bốn ý chỉ, như năm kiến. Vì hành duyên của chánh thọ, nên được tên: Như tận trí, đạo trí. Trí này danh cũng đồng, duyên cũng đồng.

Trong đây vì cầu phương tiện nên gọi trí biết tâm người khác. Vì nhân trí này, nên hành giả kia siêng năng tinh tiến mong cầu phương tiện muốn cho ta biết được tâm người, sau đó, không siêng năng tinh tiến tìm phương tiện nữa, tự nhiên biết được pháp tâm sở của người. Như người mong muốn được thấy mặt vua. Khi đã thấy vua rồi, cũng đều thấy quyến thuộc của vua. Như thế, hành giả siêng năng tinh tiến tìm phương tiện muốn thấy được tâm người khác, sau đó, tự nhiên cũng sẽ biết được pháp tâm sở của người, cho nên như thế.

Hoặc nói: Vì diệu thuyết, diệu nghĩa thì hạng kia phải như thế nào mới là tâm tối diệu? Là như nói: Như nhà vua đi, quyến thuộc vua cùng đi theo, cho nên như thế.

Hoặc nói: Là tâm vương, vì nhân tâm vương kia, nên lập pháp tâm sở. Tâm: Gọi là đại địa. Vì nhân đại địa kia, nên lập ra mười Đại địa.

Hoặc nói: Khi thần thông của hành giả đã tác chứng, thì đạo vô ngại sẽ duyên tâm, cho nên như thế. Như thế, đã đáp về tâm như trước, đều đáp ở trong đây, cho nên nói là trí biết tâm người khác.

Hỏi: Vì sao nói là đẳng trí?

Đáp: Vì biết bình đẳng nên gọi là đẳng trí. Như ở trong đây hành tịnh, bất tịnh, hành tất cả như may, cắt, vá, đi, lại ngồi, nằm, nói năng, uống ăn, như thế, các sự việc khác, đây nói là biết bình đẳng, nên nói là đẳng trí.

Hỏi: Như biết khổ, tập, tận, đạo của đệ nhất nghĩa, cho đến tất cả pháp, vì sao đẳng trí mà không nói là đệ nhất nghĩa trí?

Đáp: Vì phần nhiều biết bình đẳng, nên gọi là đẳng trí, biết một ít đệ nhất nghĩa cho nên không nói đệ nhất nghĩa trí.

Hoặc nói: Vì ẩn mất, nên gọi là đẳng trí, cũng như đồ vật bị che lên trên, gọi là ẩn mất, cũng thế, vì trí này mất nên gọi là đẳng trí.

Hoặc nói: Trí này nói là dựa vào si, nối tiếp với si, được duy trì do si, nên gọi đẳng trí.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Trí này không phải tướng trí, chỉ do nhiều người nêu ra làm tướng trí, cho nên gọi đẳng trí, như đa số người kia đề cử làm họ vua, nhưng không phải giòng giống vua, chỉ do nhiều người họp lại suy tôn một người làm vua, do nhiều người đề cử, cho nên nói là nhiều người đề cử, chỉ vua như thế, trí này chẳng phải tướng trí, chỉ do nhiều người đề cử, không phải tướng trí, nên gọi đẳng trí.

Hỏi: Vì sao nói khổ trí, vì sao nói cho đến đạo trí?

Đáp: Vì bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, đó gọi là khổ trí, cho đến đạo trí.

Hỏi: Trí thế tục cũng là bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, vì sao không gọi là khổ trí cho đến đạo trí?

Đáp: Vì trí thế tục này và khổ, tập đồng một sự ràng buộc, cho nên không gọi khổ trí cho đến đạo trí.

Hoặc nói: Vì pháp thế tục này đã chê bai đế, nói là không có khổ, không có tập, tận, đạo, thành ra không nên nói khổ trí cho đến đạo trí.

Hoặc nói: Bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, có thể diệt sự hư hoại, phá tan hữu, đây gọi khổ trí cho đến đạo trí. Trí thế tục dù có bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, nhưng tăng thêm thọ, nuôi lớn hữu, cho nên không gọi là khổ trí cho đến đạo trí.

Hoặc nói: Bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, có thể dứt trừ hữu nối nhau, có thể cắt đứt luân chuyển sinh, già, chết, nên gọi là khổ trí cho đến đạo trí. Trí thế tục dù có bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, nhưng vì có thể nối tiếp hữu, trôi lăn sinh tử, nên không gọi là khổ trí, cho đến đạo trí.

Hoặc nói: Bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, khổ tận, hướng tới đạo, tham tận, hướng tới đạo, sinh, già, chết tận hướng tới đạo, nên gọi là khổ trí, cho đến đạo trí. Trí thế tục dù có bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành: Khổ, tập, hướng tới đạo, hữu, tập, hướng tới đạo, tham tập hướng tới đạo, sinh, già, chết tập hướng tới đạo, cho nên không gọi là khổ trí, cho đến đạo trí.

Hoặc nói: Bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, chẳng phải hạt giống thân kiến, chẳng phải hạt giống điên đảo, không phải hạt giống ái, không phải hạt giống sử, chẳng phải xứ tham, xứ giận, xứ si, không phải ô nhiễm xen lẫn, không phải chất độc xen lẫn, không phải nhiễm đắm xen lẫn, không phải ở hữu, không rơi vào khổ, tập đế. Đây gọi là khổ trí, cho đến đạo trí.

Trí thế tục dù có bốn hành của khổ hành, cho đến bốn hành của đạo hành, là hạt giống thân kiến, hạt giống điên đảo, ái, sử, xứ tham, giận, si, ô nhiễm xen lẫn, chất độc xen lẫn, vẩn đục hỗn tạp, ở hữu, rơi vào khổ để, tập đế. Cho nên không gọi là khổ trí, cho đến đạo trí.

Có thuyết nói: Vì bốn việc nên gọi là pháp trí: Vì mới biết pháp nên gọi là pháp trí, vì biết hiện pháp nên gọi pháp trí, vì không phải ngu về pháp nên gọi là pháp trí và vì đối với pháp không phải khi dễ nên gọi là pháp trí.

Vì nhận biết xa nên gọi là vị tri trí. Trí này cũng có bốn sự: từ nhân biết xa quả. Từ quả xa biết nhân. Từ hành động thân, miệng, biết xa tâm. Từ thấy việc thiện, nói pháp, xa biết Đức Thế Tôn.

Trí biết tâm người khác cũng có bốn: Nhân, thứ đệ, duyên, tăng thượng. Trí này có bốn duyên, biết cũng có bốn duyên.

Đẳng trí cũng có bốn việc: Đẳng (cùng) danh, đẳng nối tiếp nhau, đẳng số tục và đẳng đối tượng nhập.

Khổ cũng có bốn việc: Khổ sinh, khổ già, khổ bệnh, khổ suy bại.

Tập cũng bốn việc: Hành, kiết, ái, xứ sở.

Tận cũng có bốn việc:

  1. Ba kiết hết.
  2. Dục, giận mỏng.
  3. Năm kiết phần dưới hết.
  4. Tất cả kiết hết.

Đạo cũng có bốn việc:

  1. Duyên.
  2. Hiện pháp yên vui, du hóa.
  3. Thân dạo chơi.
  4. Quán việc phải làm đã làm xong.

Tận trí cũng có bốn việc:

  1. Tam-muội Không.
  2. Không tương ưng, không gồm kiến.
  3. Không có trí biết tâm người.
  4. Đối tượng mong cầu đã xa.

Trí Vô sinh cũng có bốn việc:

  1. Y (nương tựa).
  2. Tìm phương tiện.
  3. Ý.
  4. Không chuyển biến.

Có thuyết nói: Một là trí gồm thâu tất cả trí, pháp trí là trí này, tánh không phải như pháp trí, chỉ vì tánh của mười trí là pháp. Hai là trí gồm thâu tất cả trí. Hữu lậu, vô lậu nối tiếp nhau, không nối tiếp nhau, lệ thuộc, không lệ thuộc. Ba là trí gồm thâu tất cả trí: Pháp trí, vị tri trí và đẳng trí.

Bốn là trí gồm thâu tất cả trí: Pháp trí, vị tri trí, tri tha tâm trí và đẳng trí.

Năm là trí gồm thâu tất cả trí: Khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí và đẳng trí.

Sáu là trí gồm thâu tất cả trí: Khổ, tập, tận, đạo trí, tri tha tâm trí và đẳng trí.

Bảy là trí gồm thâu tất cả trí: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ, tập, tận, đạo trí.

Tám là trí gồm thâu tất cả trí: Pháp trí, vị tri trí, tha tâm trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí.

Hỏi: Nếu tám trí này gồm thâu tất cả trí, chỗ khác lại có tám trí: Pháp giới trụ trí, Niết-bàn trí, sinh tử trí, niệm túc mạng trí, lậu tận trí, diệu trí, tận trí, vô sinh trí, làm sao tám trí này gồm thâu tám trí kia?

Đáp: Tám trí này gồm thâu hết tám trí kia.

Hỏi: Tám trí này gồm thâu tám trí kia là sao?

Đáp: Pháp giới trụ trí là pháp tánh. Trí này gồm thâu bốn trí: Pháp trí, vị tri trí, tri tha tâm trí và đẳng trí. Trí Niết-bàn là tận trí. Trí đó là bốn trí: Pháp trí, vị tri trí, tận trí và đẳng trí.

Sinh tử trí, niệm túc mạng trí: Vốn là thuyết của sư A-tỳ-đàm và sư nước Kế-tân nói là một đẳng trí.

Tôn giả Cù-sa nói: Sinh tử trí, niệm túc mạng trí gồm thâu sáu trí: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, khổ trí, tập trí và đạo trí, trừ tri tha tâm trí, tận trí.

Hỏi: Vì sao trừ tri tha tâm trí?

Đáp: Vì sinh tử trí, niệm túc mạng trí duyên quá khứ, vị lai, tri tha tâm trí duyên hiện tại, cho nên trừ trí này.

Hỏi: Vì sao trừ tận trí?

Đáp: Vì sinh tử trí và niệm túc mạng trí là duyên hữu vi, tận trí duyên vô vi, cho nên trừ tận trí.

Thuyết như thế nói: Sinh tử trí, niệm túc mạng trí là một túc mạng trí.

Tận trí hữu lậu: Hoặc có thuyết nói trí duyên hữu lậu tận là lậu tận trí.

Lại có thuyết nói: Trí lậu tận, nghĩa là trong ý lậu tận có thể đạt được, là trí lậu tận, nghĩa là nói duyên lậu tận, là trí lậu tận, nghĩa là bốn trí này: Pháp trí, vị tri trí, tận trí và đẳng trí. Nói trong ý lậu tận có thể đạt được, là trí lậu tận. Nghĩa là tất cả mười trí trong ý lậu tận có thể đạt được.

Diệu trí: Sư A-tỳ-đàm và sư nước Kế-tân đều nói là một đẳng trí.

Tôn giả Cù-sa nói: Diệu trí, nghĩa là bảy trí: Pháp trí, vị tri trí, tri tha tâm trí, đẳng trí, khổ, tập, đạo trí trừ tận trí.

Hỏi: Vì sao trừ tận trí?

Đáp: Vì diệu trí duyên hữu vi, tận trí duyên vô vi, cho nên trừ tận trí.

Như thế, nói diệu trí, nghĩa là một đẳng trí, tận trí, vô sinh trí, là sáu trí: Pháp trí, vị tri trí, khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí trừ tri tha tâm trí, đẳng trí.

Hỏi: Vì sao trừ tri tha tâm trí?

Đáp: Tận trí, vô sinh trí, tri tha tâm trí, vì không tương ưng, nên trừ tri tha tâm trí.

Hỏi: Vì sao trừ đẳng trí?

Đáp: Vì tận trí, vô sinh trí là vô lậu, đẳng trí là hữu lậu, cho nên trừ đẳng trí.

Như thế, tám trí này gồm thâu tám trí kia.

Có thuyết nói: Nhất thiết trí, nên nói là một trí, vì trí biết, là biết đúng pháp. Mười trí, nên nói là pháp trí và là pháp tánh. Mười trí nên nói là diệu trí vì nguyện mãn. Mười trí nên nói là tận trí, vì được lậu tận. Mười trí nên nói là vô sinh trí, vì không chuyển biến.

Hỏi: Trong tám thứ này có bao nhiêu trí lệ thuộc cõi Dục, bao nhiêu trí lệ thuộc cõi Sắc, bao nhiêu trí lệ thuộc cõi Vô Sắc và bao nhiêu trí không lệ thuộc?

Đáp: Sáu trí là không lệ thuộc. Đẳng trí lệ thuộc ba cõi. Tri tha tâm trí, hoặc lệ thuộc cõi Sắc, hoặc không lệ thuộc.

Địa: Là pháp trí. Sáu địa: Vị lai, trung gian và bốn thiền căn bản. Vị tri trí: chín địa: sáu địa này và ba Vô Sắc, tri tha tâm trí thuộc về bốn thiền căn bản.

Hỏi: Vì sao gọi là bốn thiền căn bản?

Đáp: Vì thần thông, nghĩa là định thần thông có thể đạt được, tri tha tâm trí kia có thể đạt được, không phải là địa căn bản và Vô Sắc, không phải định thần thông có thể đạt được. Đẳng trí ở mười một địa, phần khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, pháp trí thì ở vào sáu địa, phần vị tri trí được ở vào chín địa.

Sự nương tựa: Pháp trí, tri tha tâm trí dựa vào cõi Dục, vị tri trí, đẳng trí dựa vào ba cõi, phần khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, pháp trí đều dựa vào cõi Dục. Phần vị tri trí nương tựa ba cõi.

Hành: Mười sáu hành của pháp trí, vị tri trí, bốn hành tri tha tâm trí, đạo trí. Đẳng trí hoặc mười sáu hành, hoặc lìa mười sáu hành. Khổ trí, tập trí, tận trí, đạo trí, mỗi trí đều có bốn hành.

Duyên: Pháp trí, vị tri trí duyên bốn đế. Tri tha tâm trí duyên cõi Dục, cõi Sắc. Đẳng trí duyên pháp tâm, tâm sở hữu lậu, vô lậu khác.

Hoặc duyên bốn đế, hoặc lìa bốn đế: Khổ trí duyên khổ đế, tập trí duyên tập đế, tận trí duyên tận đế, đạo trí duyên đạo đế.

Ý chỉ: Bốn ý chỉ của pháp trí, vị tri trí, khổ trí, tập trí, đạo trí. Pháp ý chỉ của tận trí, tri tha tâm trí là tâm ý chỉ. Đẳng trí hoặc là bốn ý chỉ, hoặc lìa bốn ý chỉ.

Trí: Tức định trí. Pháp trí, vị tri trí tương ưng với ba Tam-muội. Tri tha tâm trí tương ưng đạo vô nguyện. Đẳng trí hoặc tương ưng với ba Tam-muội, hoặc không tương ưng. Khổ trí tương ưng với hai Tam-muội, tập trí, tận trí, đạo trí, mỗi trí đều tương ưng với một Tam-muội.

Thống (thọ): Pháp trí, vị tri trí, tri tha tâm trí, khổ, tập, tận, đạo trí đều tương ưng với ba căn: lạc căn, hỷ căn, hộ (xả) căn. Đẳng trí, tương ưng với năm căn.

Hỏi: Nên nói quá khứ, nên nói vị lai, hay nên nói hiện tại?

Đáp: Nên nói quá khứ, nên nói vị lai, nên nói hiện tại.

Hỏi: Nên nói là duyên quá khứ? Nên nói là duyên vị lai, hay nên nói là duyên hiện tại?

Đáp: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, hoặc duyên quá khứ, hoặc duyên vị lai, hoặc duyên hiện tại, hoặc lìa duyên thế gian. Tri tha tâm trí nên nói là duyên hiện tại. Khổ trí, tập trí, đạo trí nên nói là duyên quá khứ, nên nói là duyên vị lai. Tận trí nên nói là lìa duyên thế gian.

Hỏi: Nên gọi là duyên hay gọi là duyên nghĩa?

Đáp: Nên gọi là duyên danh, nên gọi là duyên nghĩa.

Hỏi: Nên gọi là duyên ý mình, gọi là duyên ý người, hay gọi là lìa duyên ý?

Đáp: Pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, nên gọi là duyên ý mình, nên gọi là duyên ý người, nên gọi là lìa duyên ý. Tri tha tâm trí duyên ý người. Khổ trí, tập trí, đạo trí, nên gọi là duyên ý mình, nên gọi là duyên ý của người. Tận trí nên nói là lìa duyên ý.

Đã nói rộng về giới hạn của tám trí xong.

 

Phần Thứ Bốn Mươi: XỨ CỦA BA TAM MUỘI

Ba Tam-muội là Tam-muội Không, Tam-muội Vô Nguyện, Tammuội Vô Tướng.

Hỏi: Nên nói một Tam-muội như mười tâm, pháp tâm sở của mười Đại địa, như năm căn, năm lực, bảy chủng loại giác, tám loại đạo. Nói một Tam-muội, nên nói hai Tam-muội, như nói: Hữu lậu, vô lậu, nối tiếp nhau, không nối tiếp nhau, lệ thuộc, không lệ thuộc. Nên nói bốn Tam-muội, như nói: Lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc, không lệ thuộc. Nên nói năm Tam-muội, như nói: Lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc, đoạn, không đoạn.

Nên nói sáu Tam-muội, như nói: Lệ thuộc cõi Dục, lệ thuộc cõi Sắc, lệ thuộc cõi Vô Sắc, Học, Vô học, Phi học Phi vô học.

Nên nói chín Tam-muội, như nói: Tăng thượng, trung tăng thượng, hạ tăng thượng, trung thượng, trung hạ, trung trung. Hạ thượng, hạ hạ, hạ trung.

Nên nói mười tám Tam-muội: Chín thứ hữu lậu, chín thứ vô lậu, vì ý nên trong khoảnh khắc một thời gian có vô lượng Tam-muội.

Hỏi: Thế nào là một Tam-muội thiết lập rộng ba Tam-muội? Thế nào là vô lượng Tam-muội được thiết lập ba Tam-muội?

Đáp: Do ba việc:

  1. Hành.
  2. Không nguyện.
  3. Duyên.

Hành là Tam-muội không hành hai hạnh, không hành chẳng phải ngã hành. Không nguyện: là không mong muốn hữu.

Hỏi: Nếu không mong muốn là vô nguyện, tức là không mong muốn đạo?

Đáp: Không.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì vô nguyện nghĩa là Thánh đạo có công năng dứt trừ hữu, cho nên không mong muốn hữu, Thánh đạo: Không mong muốn đạo, huống chi là mong muốn hữu. Duyên: Vô tưởng, vì lìa mười pháp tưởng. Mười pháp tưởng: Là tưởng của năm giới: sắc, thanh, hương, vị, xúc, tưởng của hai chúng sinh: Tưởng nam, tưởng nữ, tưởng hữu vi của ba hữu vi: sinh, lão, vô thường. Ở đây, nghĩa là không có một trong tưởng hữu vi kia, vì lìa khai mười pháp tưởng nên gọi là Vô tưởng. Đây nói là vì ba việc: Hành, vô nguyện và duyên, nên gọi là ba Tam-muội.

Hoặc nói: Vì trừ kiết, nên nói ba Tam-muội: Tam-muội Không dứt trừ thân kiến, Tam-muội vô nguyện dứt bỏ giới đạo, Tam-muội Vô tướng, dứt trừ nghi. Đây nói là vì trừ kiết, nên nói là ba Tam-muội.

Trong sự lập bày ấy: Tam-muội Không tức là Tam-muội Không, chẳng phải vô nguyện, chẳng phải vô tướng. Vô nguyện tức là vô nguyện, chẳng phải Tam-muội không, chẳng phải vô tưởng. Tam-muội vô tướng tức là Vô tưởng, chẳng phải Tam-muội Không, chẳng phải vô nguyện.

Hỏi: Vì sao nói riêng ba?

Đáp: Vì mỗi hành đều khác, nên nói là hạnh Tam-muội Không, hạnh này chẳng phải hạnh vô nguyện, chẳng phải hạnh vô tưởng. Hành vô nguyện, hành này chẳng phải là hành Tam-muội không, chẳng phải là hành vô tưởng. Nói là hành vô tưởng, thì hành vô tưởng này chẳng phải là hạnh Tam-muội Không, chẳng phải hạnh vô nguyện, đây nói là hành đều khác, nên nói riêng lẻ ba Tam-muội.

Lại như nói: Tam-muội Không, tức là Tam-muội Không, cũng là vô nguyện, chẳng phải vô tưởng. Nói Vô nguyện, tức là Vô nguyện, cũng là Tam-muội không, chẳng phải vô tưởng. Nói vô tưởng, tức là vô tưởng, chẳng phải Tam-muội Không, cũng chẳng phải vô nguyện.

Hỏi: Vì sao đều nói là hai mà nói riêng một?

Đáp: Vì cùng lúc được, vì cùng dứt trừ kiết. Cùng một lúc được: Nếu dựa vào Tam-muội Không mà thủ chứng, thì cũng được vô nguyện. Nếu dựa vào vô nguyện mà thủ chứng, thì cũng được Tam-muội Không.

Cùng trừ kiết: Hai Tam-muội này đều có đủ, như dứt trừ chủng loại kiết thì đây nói là vì cùng lúc được, vì dứt trừ chung kiết, nên đều nói là hai, nói riêng một.

Lại như nói: Nói là Tam-muội không, tức là Tam-muội không, cũng là vô nguyện, cũng là vô tưởng.

Hỏi: Vì sao tất cả đều nói?

Đáp: Tam-muội không này, không thường chấp là thường, thường trụ không biến đổi, cho nên tất cả đều nói vô nguyện, tức là vô nguyện, cũng là Tam-muội Không, cũng là vô tưởng.

Hỏi: Vì sao Tam-muội này là vô nguyện?

Đáp: Vì Tam-muội này không muốn dâm, giận, si, cũng không mong hữu ở vị lai, cho nên Tam-muội này là vô nguyện.

Nói Tam-muội vô nguyện tức là vô tưởng, cũng là Tam-muội Không, cũng là vô nguyện.

Hỏi: Vì sao Tam-muội này là vô tưởng?

Đáp: Vì Tam-muội này không có sắc tưởng, không có tưởng thanh, hương, vị, xúc, pháp, cho nên Tam-muội này không có tưởng.

Hỏi: Ba Tam-muội có tánh gì?

Đáp: Ba Tam-muội này có tánh hành ấm.

Giới: Hoặc lệ thuộc ba cõi, hoặc không lệ thuộc.

Địa: Hoặc mười một địa, hoặc chín địa.

Chỗ dựa: Dựa vào ba cõi.

Hành: Tam-muội Không có hai hành: Hành không và hành phi ngã. Vô nguyện có mười hành: Hành vô thường nhân tập bổn duyên, đạo chánh hướng tới xuất ly. Vô tướng có bốn hành: tận, chỉ, diệu, ly. Trong đây, nên có bốn trường hợp:

Hỏi: Nói là Tam-muội Không cũng là hành của hành phải không chăng?

Đáp: Hoặc Tam-muội Không chẳng phải hành của hành không.

Hỏi: Thế nào là Tam-muội Không chẳng phải hành của hành không?

Đáp: Nghĩa là hành Tam-muội Không chẳng phải là ngữ hành, đây nói là Tam-muội Không chẳng phải hành của hành không.

Hỏi: Thế nào là hành không, chẳng phải Tam-muội không?

Đáp: Nghĩa là khi hạnh của Tam-muội không chuyển vận thì tương ưng với các pháp, đây nói là hành của hành không chẳng phải Tam-muội không.

Hỏi: Thế nào là Tam-muội Không cũng là hành của hành không?

Đáp: Nghĩa là hành không của hành Tam-muội Không, đây nói là Tam-muội không cũng là hành của hành không.

Hỏi: Thế nào là chẳng phải Tam-muội Không, cũng chẳng phải là hạnh của hành không?

Đáp: Nếu nhận lấy liền chủng loại này nên nói là hạnh Tam-muội Không, pháp tương ưng của hành khác. Nếu không nhận lấy ngay chủng loại này, nên nói là dứt trừ hành này ra như hành.

Như thế là đã thực hành, sẽ thực hành như ba lần bốn câu của hành không. Cũng thế, hành vô ngã cũng ba lần bốn câu, đây tức là sáu lần bốn câu của Tam-muội không, Vô nguyện có ba mươi, vô tưởng có mười hai, đều nói là bốn mươi tám lần bốn câu.

Duyên: Tam-muội không duyên khổ đế, vô nguyện duyên ba đế, vô tưởng duyên tận đế.

Ý chỉ: Tam-muội Không, Vô nguyện có bốn ý chỉ, vô tưởng là pháp ý chỉ.

Trí: Dù tánh chẳng phải trí, nhưng tương ưng với bốn trí của Tammuội Không: Pháp trí, vị tri trí, khổ trí, đẳng trí. Vô nguyện tương ưng với bảy trí: pháp trí, vị tri trí, đẳng trí, tri tha tâm trí, khổ trí, tập trí, đạo trí. Vô tưởng tương ưng với bốn trí: pháp trí, vị tri trí, tận trí và đẳng trí.

Định: tức là định.

Thống (thọ): Lạc căn, hỷ căn, hộ (xả) căn tương ưng với ba thống (thọ).

Hỏi: Nên nói là quá khứ, nên nói là vị lai, nên nói là hiện tại chăng?

Đáp: Nên nói quá khứ, nên nói vị lai, nên nói hiện tại.

Hỏi: Nên nói duyên quá khứ, nNên nói duyên vị lai, nên nói duyên hiện tại chăng? Nên nói không phải duyên thế gian chăng?

Đáp: Không, vô nguyện, nên nói là duyên của quá khứ, nên nói là duyên của vị lai, nên nói là duyên của hiện tại. Vô tưởng: Nên nói không phải là duyên thế gian.

Hỏi: Nên nói duyên danh chăng? Nên nói duyên nghĩa chăng?

Đáp: Nên nói duyên danh, nên nói duyên nghĩa.

Hỏi: Nên nói duyên ý mình chăng? Nên nói duyên ý người chăng? Nên nói không phải duyên ý chăng?

Đáp: Tam-muội Không, Vô nguyện, nên nói là duyên ý mình, nên nói là duyên ý người, Tam-muội Vô tưởng, phải nói là chẳng phải duyên ý. Đây là tánh của ba Tam-muội.

Đã gieo trồng nơi thân tướng tất cả tự nhiên. Đã nói tánh Tammuội xong, sẽ nói về hành Tam-muội:

Hỏi: Vì sao nói Tam-muội? Tam-muội có nghĩa gì?

Đáp: Vì ba việc nên nói Tam-muội:

  1. Đẳng (kết hợp).
  2. Nối tiếp nhau.
  3. Duyên ràng buộc.

Đẳng: Chúng sinh với pháp tâm sở rối loạn trong thời gian lâu, nghĩa là nhờ Tam-muội khiến cho được chánh chân.

Sự nối tiếp nhau: Qua thời gian khá lâu, pháp tâm sở của chúng sinh không sinh theo thứ lớp, nếu sinh thiện, thì sẽ có bất thiện, vô ký, nếu sinh bất thiện, thì sẽ có thiện, vô ký, nếu sinh vô ký, thì sẽ có thiện, bất thiện, khiến cho hoàn toàn thứ lớp sanh thiện nối tiếp ràng buộc nhau, trừ bất thiện vô ký chỉ nhân nơi Tam-muội duyên ràng buộc: Chúng sanh trong thời gian lâu, pháp tâm sở đã bị phân tán, sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, khiến được gồm thâu, kìm chế sự ràng buộc trong một duyên.

Đây nói là vì ba việc: Đẳng (kết hợp), nối tiếp duyên ràng buộc nên nói là Tam-muội.

Hoặc nói: Do ba việc:

  1. Thâu tóm.
  2. Không tán loạn.
  3. Không xả bỏ.

Nên nói là Tam-muội.

Hoặc nói: Lại có ba việc:

  1. Ý.
  2. Không lìa tan.
  3. Nối tiếp nhau.

Nên nói là Tam-muội.

Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Ba Tam-muội, ba môn giải thoát.

Hỏi: Ba Tam-muội: Tam-muội không, vô nguyện, vô tướng, giải thoát môn cũng là Tam-muội không, vô nguyện, vô tướng. Hai pháp này có gì khác nhau?

Đáp: Tam-muội: hữu lậu, vô lậu, giải thoát môn là hoàn toàn vô lậu, đây là điểm khác nhau.

Hỏi: Luận điểm này bèn có luận mới sinh: Vì sao Tam-muội thì có hữu lậu, vô lậu, còn môn giải thoát thì hoàn toàn vô lậu?

Đáp: Đây là môn giải thoát là môn giải thoát thì không nên có lậu, cũng không nên có sự ràng buộc. Cho nên Tam-muội có hữu lậu, vô lậu, còn môn giải thoát thì hoàn toàn vô lậu.

Hỏi: Môn giải thoát, nghĩa là vì thủ chứng nên là môn giải thoát hay vì hữu lậu tận nên là giải thoát môn? Nếu vì thủ chứng nên là môn giải thoát, thì lẽ ra tương ưng với khổ pháp nhẫn mới là môn giải thoát. Pháp khác thì không phải. Nếu vì hữu lậu tận là môn giải thoát, thì lẽ ra tương ưng với Tam-muội Kim cương là môn giải thoát, pháp khác thì không phải. Soạn luận này xong, đáp là Giải thoát: Vì thủ chứng, cũng là lậu tận.

Hỏi: Nếu vì thủ chứng, lậu tận là môn giải thoát, lẽ ra tương ưng với khổ pháp nhẫn là môn giải thoát, ngoài ra là không phải, đúng chăng?

Đáp: Vì tất cả thủ chứng, vì được tất cả lậu tận, nên gọi là môn giải thoát.

Hỏi: Vì sao gọi là môn?

Đáp: Vì hướng đến trước mặt nên gọi là môn, như người dũng cảm mạnh khỏe, cầm thuẫn tự che, dùng dao thật bén hại kẻ thù kia. Cũng thế, hành giả dùng Tam-muội hướng đến trước mặt xong, dùng dao tuệ sắc bén hại kẻ thù kia. Cũng vậy, nói là vì hướng đến trước mặt, nên gọi là môn. Như nơi Khế kinh Đức Thế Tôn nói: Dùng ba Tam-muội làm tràng hoa.

Hỏi: Vì sao Phật, Thế Tôn nói ba Tam-muội là tràng hoa?

Đáp: Vì tăng thượng cung kính, vì rất mầu nhiệm, như người dùng mũ gắn tràng hoa đội lên đầu, vì đẹp nên được người khác cung kính. Cũng thế, hành giả dùng tràng hoa ba Tam-muội gắn trên mũ đội đầu, vì đẹp đẽ nên trời và người tăng thượng cung kính, đây nói là tăng thượng cung kính, vì rất tinh diệu nên nói ba Tam-muội là tràng hoa.

Hoặc nói: Như chiếc mũ đội trên đầu người có quấn tràng hoa, gió không làm tóc họ rối, cũng thế, công đức, căn thiện của chiếc mũ đội đầu ba Tam-muội của bậc Thánh, cơn gió giác quán không thể gây rối loạn, cho nên như thế.

Hoặc nói: Như người dùng chỉ màu kết hoa làm tràng, được dính lâu, không mau rời rã. Cũng thế, ba Tam-muội của bậc Thánh kết thành tràng hoa công đức, được bền chặt lâu, không mau quên nhanh, cho nên như thế.

Hoặc nói: Như người dùng hoa kết thành tràng, thì thường ngay thẳng, cũng thế, bậc Thánh dùng ba Tam-muội để kết thành tràng công đức, phần nhiều được thẳng, thủ chứng, đắc quả, trừ kiết, lậu tận.

Do việc này, nên trong Khế kinh của Phật nói: Xá-lợi-phất! Đệ tử bậc Thánh đã thành tựu tràng ba Tam-muội, trừ bỏ bất thiện, tu hành điều thiện, cho nên như thế.

Hoặc nói: Dùng ba Tam-muội làm tiếng gầm sư tử lớn như nói: Tôn giả Xá-lợi-phất đi dạo ở Câu-tát-la, nghỉ lại trong rừng núi, cách đó không xa, có các dị học cũng nghỉ trong khu rừng đó. Bấy giờ, dân chúng dạo chơi ở tiết hội tháng tư. Các dị học kia có chút duyên sự xuống núi, đến nhân gian, gặp tiết hội, được xơi rượu thịt no nê. Họ say, nách cắp bình trở về rừng cũ. Từ xa, họ thoáng thấy Tôn giả Xá-lợiphất, họ có ý nghĩ khinh thường Xá-lợi-phất: Thật là kỳ lạ, ta cũng nghỉ lại ở rừng, ông ấy cũng nghỉ lại ở rừng. Ta cũng xuất gia, ông ấy cũng xuất gia. Ta cũng từ bỏ sắc đẹp của vợ, ông ấy cũng từ bỏ. Ta có thú vui như thế, ông ta có nỗi khổ này! Tức thì nói kệ:

Rượu ngon, ta uống say

Nay lại giữ một bình

Núi, đất cùng cỏ, cây

Đều một màu vàng ròng!

Lúc ấy, Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Phạm chí gầy mòn chết tiệt này mà còn có thể nói được kệ này, ta đâu không thể dùng kệ đáp lại họ, lập tức nói kệ:

Ta uống rượu vô tưởng

Cầm bình Tam-muội không

Núi đất cùng cỏ cây

Giống như nhìn đàm dãi!

Trong kệ này, Tôn giả Xá-lợi-phất đã dùng ba Tam-muội để làm tiếng rống của sư tử: Ta uống rượu vô tưởng: Đây là hiển hiện Tammuội vô tưởng. Cầm bình Tam-muội Không: Đây là hiển hiện Tammuội Không. Núi, đất, gò, cỏ cây, nhìn lại như nhổ bỏ đàm dãi: Đây là hiển hiện Tam-muội Vô nguyện.

Như thế, trong kệ này, Tôn giả Xá-lợi-phất rống lên tiếng rống sư tử. Do vậy, nên trong Khế kinh của Phật nói: Ba Tam-muội là tràng hoa.

Hỏi: Sự gầy mòn của cái chết, nghĩa là không có mạng căn, không có ý, không phải là số chúng sinh. Phạm chí kia có mạng, có ý là số chúng sinh, vì sao Tôn giả nói là sự gầy mòn của cái chết?

Đáp: Vì Phạm chí ấy có ý khinh dễ nên nói ốm chết.

Hoặc nói: Vì Phạm chí kia không có mạng căn tuệ, nên nói là gầy đét, chết tiệt.

Có thuyết nói: Đây là nói đa số có vô tướng: hoặc dùng Tam-muội Không để nói vô tưởng, hoặc dùng kiến đạo nói vô tưởng, hoặc dùng không có nghi nói vô tưởng, hoặc dùng Phi tưởng phi bất tướng nói vô tưởng, hoặc dùng vô tướng nói vô tưởng. Hoặc dùng Tam-muội Không nói vô tưởng, như nói: Ta vốn không có tưởng. Tam-muội là những việc đã làm, là những việc ta đã làm: Nay ta dừng lại, không muốn, Tỳ-kheo kia tư duy pháp không, bèn quên tưởng chúng sinh, không thấy tướng nam, nữ. Đây là Tam-muội Không nói vô tưởng.

Lại nữa, Tam-muội Không nói vô tưởng, như nói: Có một Tỳ-kheo được môn Không giải thoát mà không tự biết là quả gì, công đức gì? Tỳ-kheo kia nghĩ rằng: Ai có thể vì ta ghi nhận quả và công đức của Tam-muội này? Lại nghĩ: Tôn giả A-nan đã được bậc Thánh khen ngợi, Đức Thế Tôn đã ấn chứng cho A-nan, hẳn tôn giả có khả năng vì ta ghi nhận quả và công đức của Tam-muội này! Lại nghĩ: Nếu ta đến chỗ Tôn giả A-nan để hỏi về công đức quả nào của Tam-muội, thì hoặc có thể Tôn giả A-nan sẽ hỏi lại ta: Tỳ-kheo! Thầy đã được Tam-muội này phải chăng? Nếu ta nói đã được thì làm sao chỉ cho Tôn giả biết công đức của mình. Nếu ta nói không được, tức là khi dối bậc Tỳ-kheo Tôn thượng kia: Nếu ta yên lặng, tức quấy nhiễu, xúc phạm bậc tôn trên. Tỳ-kheo lại nghĩ: Ta nên theo sát Tôn giả A-nan, hoặc có thể từ người khác theo sát Tôn giả A-nan để được nghe nói về việc này. Bấy giờ, Tỳ-kheo ấy đã theo sát Tôn giả A-nan ròng rã suốt sáu năm mà vẫn không nghe Tôn giả nói về chuyện này.

Bấy giờ, vì Tỳ-kheo kia về sau, từ chỗ ngồi đứng dậy, sửa y bày vai phải, chắp tay hướng về Tôn giả A-nan, bạch Tôn giả A-nan: Bạch Tôn giả A-nan! Với Tam-muội này, tôi đã siêng năng tinh tiến tu hành, không thêm, không bớt, như nước dứng yên, vì trụ lại nên giải thoát, vì giải thoát nên trụ lại. Vậy Tam-muội này có quả gì, công đức gì?

Tôn giả A-nan hỏi: Tỳ-kheo! Thầy đã được Tam-muội này phải chăng?

Tỳ-kheo đáp: Vâng, thưa Tôn giả! Tôi đã được Tam-muội này!

Tôn giả A-nan nói: Tỳ-kheo! Thầy nói là chính thầy đã siêng năng tinh tiến tu hành tam muội này không thêm, không bớt, như nước đứng yên, vì trụ lại nên giải thoát, vì giải thoát nên trụ lại. Tỳ-kheo! Nhờ quả trí, công đức trí của Tam-muội này, không bao lâu thầy sẽ được trí, siêng năng tu hành Tam-muội này một cách chuyên chí, mạnh mẽ cho nên nói siêng năng tinh tiến tu hành, không thêm, không bớt, nghĩa là không thêm tăng Niết-bàn, không bớt sinh tử, cho nên nói không thêm, không bớt.

Hoặc nói: Không thêm nghĩa là dứt trừ ngã, không bớt nghĩa là dứt trừ ngã.

Hoặc nói: Không thêm nghĩa là dứt bỏ ngã kiến, không bớt nghĩa là dứt trừ hữu ngã kiến, cho nên nói không thêm, không bớt. Như nước định dừng lại, như mắt suối chảy ra nước, che mắt suối, không bỏ. Cũng thế, Tam-muội được duyên sinh mà không bỏ duyên Tam-muội kia. Tỳkheo! Quả trí, công đức trí của Tam-muội này: Thủ chứng được quả, vì lậu tận nên nói quả trí, công đức trí!

Ở đây, Tỳ-kheo kia, sau khi nghe Tôn giả A-nan đã dùng phương tiện tốt nói dụ, trong tâm vui mừng, tụng tập thọ trì xong, lễ dưới chân Tôn giả A-nan, đi nhiễu quanh Tôn giả A-nan rồi đi.

Tỳ-kheo kia được Tôn giả A-nan truyền dạy, một mình ngồi yên tĩnh, tâm buông xả, siêng năng tinh tiến du hóa xong, biết pháp, cuối cùng được quả A-la-hán.

Đây là Tam-muội Không nói Vô tưởng. Kiến đạo nói Vô tưởng: Như Phật đã nói: Mục-kiền-liên! Đề-xá-phạm kia không vì ông ghi nhận người tu hành Vô tưởng thứ sáu chăng? Người tu hành Vô tưởng thứ sáu: Người Kiên tín, Kiên pháp, nghĩa này nói là người tu hành Vô tưởng thứ sáu. Vô tưởng kia không thể đếm, không thể thiết lập. Hoặc dừng lại ở đây, hoặc dừng lại ở kia, hoặc khổ pháp nhẫn, hoặc khổ pháp trí, hoặc khổ vị tri nhẫn, hoặc khổ vị tri trí, hoặc tập pháp nhẫn, hoặc tập pháp trí, hoặc tập vị tri nhẫn, hoặc tập vị tri trí, hoặc tận pháp nhẫn, hoặc tận pháp trí, hoặc tận vị tri nhẫn, hoặc tận vị tri trí, hoặc đạo pháp nhẫn, hoặc đạo pháp trí, hoặc đạo vị tri nhẫn. Đây là nói Vô tưởng, không thể đếm, không thể thiết lập. Vì lý do này, nên Kiên tín, Kiên pháp được nói là người Vô tưởng thứ sáu.

Trong đây, Kiến đạo nói Vô tưởng.

Hỏi: Vì sao kiến đạo này nói Vô tưởng?

Đáp: Vì kiến đạo là đạo nhanh chóng, là đạo không dừng lại. Vì thế cho nên kiến đạo nói Vô tưởng, hoặc không có nghi, nói Vô tưởng, như nói: Tôn giả Cù-đà, có tưởng dục, tưởng giận dữ, tưởng ngu si. Nếu không có, thì đây nói là Vô tưởng, đây nói là không có nghi ngờ.

Trong đây nói không có nghi là không có tưởng.

Hỏi: Vì sao nói không có nghi là không có tưởng?

Đáp: Kiết, có công năng làm thoái lui, vì tướng của kiết. Không có nghi, sẽ không bớt, không thoái lui. Vì lẽ đó, nên không có nghi, nói không có tưởng.

Hoặc Phi tưởng, phi bất tưởng, nói là Vô tưởng, như nói: Hành giả kia đã vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, Phi tưởng, phi bất tưởng xứ, thành tựu sự du hóa.

Trong đây, Phi tưởng, phi bất tưởng nói là Vô tưởng.

Hỏi: Vì sao Phi tưởng, phi bất tưởng nói là Vô tưởng?

Đáp: Vì tưởng kia cũng không phải định, chẳng phải tưởng cũng chẳng phải định.

Tưởng không phải định: Như chánh thọ của bảy tưởng.

Chẳng phải tưởng cũng chẳng phải định: Như chánh thọ của Vô tưởng, chánh thọ của tưởng diệt, là chậm lụt, là không nhạy bén, là không nhanh chóng.

Không có tưởng tức nói Vô tưởng: Như nói: Ba Tam-muội: Tammuội Không, Tam-muội Vô nguyện, Tam-muội Vô tưởng. Vô tưởng trong đây, tức nói Vô tưởng. Như Thế Tôn nói: Tam-muội không là nơi an trụ của bậc Thượng tôn.

Hỏi: Vì sao nói Tam-muội không là nơi an trụ của bậc Thượng tôn?

Đáp: Vì các bậc thượng tôn thường đi dạo trong Tam-muội Không đó.

Tam thiên đại thiên quốc độ, Phật Thế Tôn là bậc tối thượng tôn kính trong các công đức, thường tự tại trong Tam-muội này.

Tôn giả Xá-lợi-phất là bậc thượng thượng thứ hai. Cũng thường an trụ trong Tam-muội Không này. Đây là nói chỗ bậc thượng tôn an trụ, thường dạo chơi trong đó, gọi là chỗ cụa trụ của bậc tôn thượng.

Hoặc nói: Tam-muội Không vì không cùng chung với pháp này, nên nói chỗ an trụ của bậc thượng tôn là Tam-muội Không. Dù là người trăm tuổi ở trong pháp ngoài này, nhưng người kia vẫn gọi là thành tựu nhỏ, vì ngu pháp. Dù người bảy tuổi ở pháp này, nhưng người ấy được gọi là sự thành tựu của bậc thượng tôn, vì là pháp của bậc thượng tôn, nghĩa là Tam-muội không vì không ở chung với pháp này, nên gọi là chỗ an trụ của bậc thượng tôn.

Hỏi: Vô tưởng, vô nguyện đối với pháp ngoài này là có, hay không?

Đáp: Dù Vô tưởng vô nguyện không có căn bản, hoặc có vô nguyện tương tự, hành tương tự là hành thô, hành tương tự của Vô tưởng là hành chỉ. Tất cả chín mươi sáu thứ thuật đều không có Tam-muội Không tương tự, huống chi là Tam-muội Không căn bản. Nghĩa là vì Tam-muội Không chẳng ở chung với pháp này, cho nên nói chỗ an trụ của bậc tôn thượng.

Hoặc nói: Vì an trụ trong định, nên nói Tam-muội Không là chỗ an trụ của bậc thượng tôn. Chúng sinh này vì chưa quán không, nên thường rong ruổi bôn ba không dừng trụ, như nước bị khuấy động, ý do đó, không dừng trụ. Nếu quán pháp không rồi thì trụ trong định, không di động, như núi Tu-di. Đây nói là nói an trụ trong định, nên nói Tammuội không là an trụ của bậc thượng tôn.

Hoặc nói: Tất cả ái, phi ái, tiện, bất tiện, thiện, bất thiện, lạc cụ, khổ cụ, đều không chung, thế nên nói Tam-muội không là chỗ an trụ của bậc thượng tôn. Như nói: Mẹ của Tôn giả Xá-lợi-phất qua đời, đệ tử lui trở về nhà. Ngay khi ấy, Tỳ-kheo Hắc Xỉ, người thường xuyên không tương đắc với Tôn giả Xá-lợi-phất. Tỳ-kheo ấy nghĩ: Ta sẽ đến chỗ Tôn giả để nói với ông ta và hỏi qua về hung tin này! Bèn đến chỗ Tôn giả Xá-lợi-phất, nói rằng: Tôn giả Xá-lợi-phất muốn biết không? Mẹ Tôn giả qua đời, còn đệ tử thì lui trở về nhà!

Tôn giả Xá-lợi-phất nói: Tỳ-kheo Hắc Xỉ! Về việc này, ta đã biết phải làm sao rồi! Như thầy đã nói việc mẹ ta qua đời, đây là tính chất của hữu. Ai sinh mà không tử? Còn thầy nói việc đệ tử ta lui trở về nhà ấy, đây là tính chất của người phàm phu là thường dao động. Đức Thế Tôn nói: Chỉ có bậc Thánh mới không dao động. Như đã nói: A-nan là người đã thấy đế, biết đã phạm giới, xả giới, thoái lui trở về nhà là chẳng có việc ấy.

Tỳ-kheo Hắc Xỉ nghĩ rằng: Mặc dù Tôn giả có lời lẽ này, nhưng tâm trạng tất nhiên không vui!

Tôn giả Xá-lợi-phất hiểu việc này rồi, vào sáng sớm hôm sau, sửa sang y phục, mang bát đi vào thành Xá-vệ khất thực. Sau khi ăn xong, cất y bát, rửa tay chân, vắt Ni-sư-đàn lên vai trái vào rừng An-đà ngồi thiền.

Trong khi ngồi thiền ở đây, Tôn giả Xá-lợi-phất nghĩ rằng: Thế gian có rất nhiều việc tốt đẹp, đáng yêu, chúng sẽ đổi thay, khởi lên trong ta bao nỗi lo buồn, khổ não! Lại nghĩ thế gian không có việc gì tốt đẹp, đáng yêu, là sẽ biến đổi khởi lên trong ta nỗi lo buồn, khổ não!

Bấy giờ, đã quá trưa, Tôn giả Xá-lợi-phất xuất thiền, ra khỏi rừng An-đà, đến vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Thái tử Kỳ-đà. Tôn giả A-nan từ xa thoáng thấy Tôn giả Xá-lợi-phất đang đi đến, bèn nói: Lành thay! Tôn giả Xá-lợi-phất mới đến! Từ đâu đến, ngồi thiền ở chỗ nào?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Tôi từ rừng An-đà đến và ngồi thiền ở đó!

Tôn giả A-nan hỏi: Tôn giả Xá-lợi-phất! Trong rừng An-đà, làm sao ngồi thiền được?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Ta ở rừng An-đà, tư duy có giác, có quán.

A-nan hỏi: Tôn giả Xá-lợi-phất! Tam-muội có giác, có quán là sao?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Lúc ngồi thiền trong rừng An-đà, ta nghĩ rằng: Ở thế gian này có rất nhiều việc tốt đẹp, đáng yêu nó sẽ đổi thay khởi lên trong ta nỗi buồn lo, khổ não!

Tôn giả A-nan hỏi: Lúc khởi niệm này, Tôn giả đã được những gì?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Ta nghĩ rằng: Thế gian không có việc gì tốt đẹp, đáng yêu, đổi thay mà khởi lên trong ta bao nỗi lo buồn khổ não!

Tôn giả A-nan hỏi: Tôn giả Xá-lợi-phất có kính yêu Đức Thế Tôn hay không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Ta vô cùng yêu kính Đức Thế Tôn!

Tôn giả A-nan hỏi: Nếu Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, thì Tôn giả có vì thế mà cảm thấy lo buồn, khổ não hay không?

Tôn giả Xá-lợi-phất đáp: A-nan! Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, ta không cảm thấy lo buồn khổ não, mà chỉ nghĩ: Thế Tôn nhập Niết-bàn quá nhanh chóng, mắt thế gian diệt quá nhanh chóng!

Tôn giả A-nan nói: Lành thay! Lành thay! Tôn giả Xá-lợi-phất! Đức Thế Tôn nhập Niết-bàn, không khởi lo buồn khổ não. Vì sao? Vì như Phật, ta là cực đoạn của ta!

Đây là nói tất cả ái, phi ái, tiện, bất tiện, thiện, bất thiện, lạc cụ, khổ cụ, đều không chung, cho nên nói: Tam-muội không là chỗ an trụ của bậc thượng tôn.

Lại nữa, như nói: Thế Tôn ngự trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ, bấy giờ, Tôn giả A-nan đang ngồi thiền ở một chỗ, nghĩ rằng: Một dạo nọ, Đức Thế Tôn du hóa tại xứ Thích chủng, thành tên Ni-Kiềm. Khi ấy, ta đã theo Thế Tôn, được nghe nghĩa do Đức Thế Tôn nói như thế này: “A-nan! Ta thường an trụ trong Tam-muội Không. Những gì ta đã nói xưa kia, ông đã khéo biết, khéo thọ trì ra sao?” Lúc ấy, Tôn giả A-nan, từ quá trưa xuất định, đi đến chỗ Đức Thế Tôn, lễ dưới chân Đức Thế Tôn rồi đứng qua một bên, bạch rằng: Bạch Đức Thế Tôn: Vâng thưa Thế Tôn! Xưa kia, vào một lúc nọ, Thế Tôn du hóa ở xứ Thích chủng, thành tên Ni-Kiềm. Lúc đó, con theo Thế Tôn, nghe nghĩa do Đức Thế Tôn giảng nói như thế này: A-nan! Ta thường an trú trong Tam-muội Không, vì sao. Xưa, Thế Tôn nói ông đã khéo biết, khéo thọ trì ra sao?

Như vậy, A-nan nói với Đức Thế Tôn xong, Đức Thế Tôn bảo: Đúng thế A-nan! Đúng thế A-nan! Ta đã nói, ông đã khéo biết, khéo thọ trì! Vì sao? A-nan! Nay ta cũng thường an trụ trong Tam-muội Không.

Hỏi: Nếu A-nan đã khéo biết, khéo thọ trì thì vì sao còn hỏi Thế Tôn, nếu hỏi thì làm sao nói là khéo biết, thọ trì? Soạn luận này xong, đáp: Là khéo biết, khéo thọ trì!

Hỏi: Nếu đã khéo biết, khéo thọ trì thì vì sao còn hỏi?

Đáp: Vì Tôn giả A-nan ý bất định lo buồn về việc dòng họ Thích bị diệt hoại, nên hỏi.

Có thuyết nói: Vua Lưu-ly ngu si khi chinh phạt thành Ca-duy-la-

vệ, diệt hết dòng họ Thích kia. Tôn giả A-nan nghe vua Lưu-ly Ngu si chinh phạt Ca-duy-la-vệ, diệt hết dòng họ Thích của mình, sáng sớm hôm sau, làm bạn với một Tỳ-kheo đi vào thành xem. Thành xưa cũng như cung trời, nay như gò đống: tường vách, mộc lớn, tường thấp, cửa sổ, cửa cái đều bị phá hoại hoàn toàn. Có các thứ cây hoa, cây ăn quả, vườn tược lầu gác đều sụp đổ nằm ngổn ngang đầy đất. Bao nhiêu ao hoa, ao hoa sen, ao hoa sen xanh đều tàn rụi khô, cạn.

Các loài chim lạ: chim le, ngỗng trời, chim nhạn, chim oan ương, chim cù dục, chim anh vũ, chim công, thiên thu, chim sẻ xanh, bay trong hư không, khói lửa ngùn ngụt bốc lên bàng bạc khắp chốn.

Vô lượng nam, nữ mất cha, lạc mẹ, khóc lóc thảm thiết đi theo Tôn giả A-nan. Lúc đó, trong vườn Ưu-đàm-bát các dị học đã chôn nửa thân bảy vạn Hiền Thánh dưới đất, rồi dùng voi lớn kéo sắt dập xuống.

Tôn giả A-nan thấy xong, càng thêm buồn bã xót xa! Đức Thế Tôn nhân xứ đó, nên cùng các Tỳ-kheo vây quanh trước sau, các căn định tĩnh, ý hành không lay động, vững như ngọn núi, gìn giữ tâm như bưng bát dầu, chế ngự ngựa năm căn, như Kim Sơn thanh tịnh, đi vào thành.

Lúc này, Tôn giả A-nan từ xa thoáng thấy Đức Thế Tôn phát ra ánh sáng, toàn thân sáng chói. A-nan thấy vậy nghĩ rằng: Thật là lạ lùng! Cùng sinh nơi đất này, cùng bị hủy hoại, cả giòng họ đều cùng diệt, ta có nỗi lo buồn như thế, mà Đức Thế Tôn như ngọn núi lớn không hề nghiêng ngả!

Đức Thế Tôn biết ý hành, ý nghĩ của Tôn giả A-nan, bèn bảo Tôn giả: A-nan! Ta thường an trụ trong Tam-muội Không, ông còn tưởng đến xóm làng, ta có đầy đủ tưởng tĩnh lặng, trong khi ông còn tưởng về người, ta thì đầy đủ tưởng pháp.

Khi ấy, Tôn giả A-nan và Tỳ-kheo khác bị mất thân tộc, lòng lo buồn không thể làm việc thiện.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn vì xứ này, nên du hóa nơi nhân gian, theo thứ lớp, đi giáo hóa đến nước Xá-vệ, ngự tại vườn Cấp Cô Độc, Tinh xá Kỳ-hoàn. Trong khi đó, tâm trạng lo buồn của Tôn giả A-nan đã chấm dứt, ở chỗ vắng lặng, nghĩ rằng: Xưa, một lúc nọ, Đức Thế Tôn du hóa ở xứ Thích chủng, thành tên Ni-kiềm. Khi đó, ta theo Đức Thế Tôn và được nghe nghĩa do Đức Thế Tôn nói: A-nan! Ta thường an trụ trong Tam-muội Không. Vì sao xưa, Đức Thế Tôn nói ta khéo biết, khéo thọ trì ra sao?

Ở đây, Tôn giả A-nan, từ sau giữa trưa xuất định, đi đến chỗ Đức

Thế Tôn, lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một phía, bạch rằng: bạch Đức Thế Tôn! Xưa, một lúc nọ, Đức Thế Tôn du hóa ở xứ Thích chủng, thành tên Ni-kiềm. Khi ấy, con đã theo hầu nghe nghĩa Đức Thế Tôn đã nói: A-nan! Ta thường an trụ trong Tam-muội Không. Ông khéo biết, khéo thọ trì những gì ta đã nói ra sao?

Đức Thế Tôn bảo: Đúng thế, A-nan! Đúng thế, A-nan! Ta đã nói, ông đã khéo biết, khéo thọ trì. Vì sao? A-nan! Nay ta cũng thường an trụ trong Tam-muội Không.

Hỏi: Nếu hỏi vì sao nói là khéo biết, khéo thọ trì?

Đáp: A-nan khéo biết, còn khéo thọ trì thì sao? Nghĩa là thọ trì không điên đảo, thọ trì không trước không sau, không hề quên sót, chỉ vì bên trong còn mang nỗi lo buồn, trong ý không nhất định cho nên hỏi.

Có thuyết nói: Như Đức Thế Tôn nói: A-nan! Nay ta cũng thường an trụ trong Tam-muội Không. Lúc đó, các Tỳ-kheo nghe Phật nói, đều nghĩ rằng: Tam-muội Không này, Chư Phật, Thế Tôn tất nhiên là hành hóa không chung, chẳng phải các Thanh văn, Bích-chi-Phật. Lúc đó, Đức Thế Tôn đã biết rõ ý hành, ý niệm của các Thanh văn, bảo Tôn giả A-nan: A-nan! Có các Tỳ-kheo muốn thường an trú trong Tam-muội Không. A-nan! Các Tỳ-kheo ấy sẽ không nhớ nghĩ đến tưởng làng xóm, không nghĩ đến tưởng con người, nên nhớ nghĩ đến tưởng vắng lặng.

Hỏi: Đức Thế Tôn thể hiện những gì là tưởng xóm làng? Những gì là tưởng người? Những gì là tưởng vắng lặng? Những gì là tưởng địa? Những gì là tưởng vô lượng không xứ? Tưởng của vô lượng Thức xứ? Tưởng của vô sở hữu xứ? Những gì là định ý Vô tưởng? Những gì là giải thoát ý hữu vi? Những gì là giải thoát ý vô vi? Những gì là lậu tận?

Đáp: Tưởng xóm làng: hiện duyên tưởng của thành Ca-Duy-laVệ. Tưởng về con người là biểu hiện tưởng giết hại người Xá Di. Tưởng vắng lặng: Là biểu hiện tưởng vườn cây Ni câu loại. Tưởng của đất là biểu hiện tưởng của Tứ thiền.

Tưởng vô lượng không xứ, cho đến tưởng Vô sở hữu xứ: Biểu hiện trừ cõi Dục, cõi Sắc này.

Hoặc nói: Tưởng xóm làng biểu hiện cõi Dục. Cõi Dục, nghĩa là nói như xóm làng, như nói kệ:

Là bỏ được làng xóm

Mắng nhiếc và buộc, hại

Tỳ-kheo lìa khổ, vui

Như núi không thể động.

Tưởng về người: Biểu hiện tưởng của người phàm.

Tưởng vắng lặng: Biểu hiện tưởng của Nhị thiền, đây là nói sự vắng lặng của Hiền Thánh.

Tưởng đất: Biểu hiện tưởng diệt sắc, vì sắc cho nên có cắt tai, mũi, tay, chân.

Tưởng về vô lượng Không xứ, cho đến tưởng về Vô sở hữu xứ: Biểu hiện sự dứt bỏ cõi Dục, cõi Sắc. Đây nói là biểu hiện tưởng làng xóm, đến tưởng về Vô sở hữu xứ.

Hỏi: Vì sao thường nói tưởng làng xóm, tưởng con người, đừng nên nhớ nghĩ?

Đáp: Vì hai tưởng này đã khiến các Tỳ-kheo mang nhiều nỗi lo buồn. Đức Thế Tôn nói: Nên buông bỏ hai tưởng này để thực hành pháp thiện.

Cho nên thường nói: Đừng nghĩ tưởng làng xóm, nghĩ tưởng con người.

Hỏi: Vì sao nên bỏ tưởng hạ, tưởng tăng thượng?

Đáp: Vì trị rối loạn. Nếu Đức Thế Tôn không bỏ tưởng hạ, tưởng tăng thượng, thì sẽ có rối loạn. Pháp của Chư Phật, Thế Tôn thường nói không nói rối loạn, đây nói là vì bỏ sự rối loạn.

Hoặc nói: Vì bỏ nói trọng, Đức Thế Tôn không bỏ tưởng hạ, tưởng tăng thượng, tức liền có trọng. Pháp của Chư Phật, Thế Tôn không nói trọng, đây nói là vì thuyết bỏ trọng, nên bỏ tưởng hạ, tưởng tăng thượng.

A-nan! Đây là không điên đảo, như Tam-muội Không chân thật, nói là giải thoát hữu vi, giải thoát vô vi.

Hỏi: Giải thoát hữu vi, giải thoát vô vi trong đây là sao?

Đáp: Giải thoát hữu vi là giải thoát đẳng ý, giải thoát vô vi là giải thoát vô ngại.

Hỏi: Vì sao nói giải thoát đẳng ý?

Đáp: Vì một ít đạo đạt được, nên nói giải thoát đẳng ý.

Hỏi: Vì sao nói là giải thoát vô ngại?

Đáp: Vì vô lượng đạo đạt được, nên nói giải thoát vô ngại.

Hỏi: Vì sao nói giải thoát vô ngại là bất động?

Đáp: Vì kiết, làm cho lay động. Vô ngại là nhân kiết không động, không chuyển, không thoái lui. Vì thế cho nên giải thoát vô ngại nói là không lay động, nghĩa là đến cuối cùng lậu tận, biểu hiện tất cả lậu tận.

Đã nói rộng về phạm vi ba Tam-muội. Nói rộng chương lớn xong.