LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 9

Phần Thứ Ba Mươi Hai

Phần 2: XỨ CỦA BỐN THÁNH ĐẾ

Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Nên biết khổ như.

A-tỳ-đàm nói: Như dùng trí nhận biết tất cả pháp, vì sao Đức Thế Tôn “Chỉ nói về biết khổ”?

Đáp: Vì thời điểm quán, nên ở đây nói hai thứ thời điểm: Thời điểm quán và thời điểm phân biệt. Về thời điểm quán, như trong Khế kinh của Phật nói: Nên biết về khổ, như thời điểm phân biệt, cũng vậy A-tỳ-đàm nói: Dùng trí nhận biết tất cả pháp.

Lại nữa, nói hai thứ thuận: Theo là thuận theo quán, thuận theo phân biệt. Như thuận theo quán, cũng thế, Khế kinh của Phật nói: Phải biết về khổ, như thuận theo phân biệt, cũng thế, A-tỳ-đàm nói: Dùng trí nhận biết tất cả pháp.

Hoặc nói: Vì biết hoàn toàn vô lậu, nên trong Khế kinh của Phật nói: Nên biết khổ.

Biết hữu lậu, vô lậu, A-tỳ-đàm nói: Dùng trí nhận biết tất cả pháp. Như hữu lậu, vô lậu, cũng vậy, thế gian, xuất thế gian, tranh cãi, không tranh cãi, dừng lại, nương tựa, muốn xuất ly, như thế đều nên biết.

Hoặc nói: Vì biết về số lượng của tục đế nên ở đây nói hai thứ biết: Biết về số thế tục và biết về số đệ nhất nghĩa. Như biết về số thế tục, cũng thế, Khế kinh của Phật nói: Nên biết về khổ như biết về số đệ nhất nghĩa, cũng thế, A-tỳ-đàm nói: Dùng trí nhận biết tất cả pháp.

Thế nào là nhận biết về số thế tục? Là nên biết về quả khổ. Nên dứt trừ tập, nghĩa là dứt bỏ tất cả kiết, đây là số thế tục. Thế nào là số của đệ nhất nghĩa? Nghĩa là tất cả đức là ly khai tất cả kiết, tác chứng tận cùng có thể dứt trừ tất cả gốc rễ của thế gian, là tu đạo.

Tôn giả Bà-xa nói: Như Đức Thế Tôn nói: Nên biết về khổ, như A-tỳ-đàm nói: Dùng trí nhận biết tất cả pháp.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói: Nên biết khổ?

Đáp: Vì dứt bỏ cội rễ của sinh tử. Đức Thế Tôn nói: Nên biết khổ. Thân kiến là gốc rễ của sáu mươi hai kiến, sáu mươi hai kiến là gốc rễ của kiết, kiết là rễ của hành, hành là rễ của báo, dựa vào báo nên ở trong tất cả sinh tử. Dựa vào báo rồi, dựa vào báo trong sinh tử, nên có pháp thiện, pháp bất thiện, pháp vô ký. Rễ sinh tử này nhờ đâu được chặt đứt? Chính là biết khổ. Nghĩa là nhằm dứt trừ rễ sinh tử, nên Đức Thế Tôn nói: Phải biết khổ!

Hoặc nói: Hành giả biết khổ thì tâm không tán loạn. Nếu hành giả kia biết khổ rồi, chưa dứt tập mà khởi, khởi rồi, nếu hỏi ấm này là thường hay chẳng thường? Phật nói vô thường, vì trong một khoảnh khắc thời gian không dừng là vui hay khổ? Đức Phật nói: Là khổ, như thỏi sắt nóng! Là tịnh hay bất tịnh? Đức Phật nói: Là bất tịnh, như phân cứt.

Trong đây có ngã hay không? Đức Phật nói: Chẳng phải chúng sinh, chẳng phải mạng, chẳng phải nhân, chẳng phải sĩ phu. Nội không, không có tự tạo tác, không có bảo tạo tác, không có giác ngộ, không có dạy giác ngộ, thực hành tụ không, tịnh, gọi là hành giả biết khổ, tâm không lầm loạn, lẫn lộn. Chính vì lẽ đó nên Đức Thế Tôn nói: Nên biết khổ.

Hoặc nói: Vì dứt trừ sự chấp mắc nơi ấm, nên Đức Thế Tôn nói: Nên biết khổ. Bổn tế không thể biết. Như chúng sinh này do ấm mà phải chịu vô lượng khổ, si mê ở trong ấm, lại còn ái chấp, bỏn sẻn,. Như đứa trẻ cha mẹ đã cho nó cây gậy, mà nó lại cứ ôm ghì lấy cha mẹ! Như thế, với bổn tể không thể biết, chúng sinh cũng như thế, do ấm, mà phải chịu vô lượng khổ. Đã si mê ở trong ấm, còn lại còn ái, chấp keo kiệt.

Đức Thế Tôn nói dục để cho không dùng ấm, phải biết khổ. Biết khổ rồi, tất nhiên không còn chấp mắc trong ấm. Đây nói là vì dứt bỏ sự chấp mắc ấm, nên Đức Thế Tôn nói: Phải biết khổ!

Hoặc nói: Bổn tế không thể biết, chúng sinh như thế, đối với ấm, chấp tưởng ngã, chấp tưởng chúng sinh, chấp tưởng nhóm họp, chấp tưởng người, chấp tưởng sĩ phu, chấp tưởng mạng, chấp tưởng ngã này, chấp tưởng chúng sinh, chấp tưởng nhóm hợp, chấp tưởng nhân, chấp tưởng sĩ phu, chấp tưởng mạng, phải dứt trừ từ đâu? Bắt đầu nhập tưởng pháp không điên đảo, chỉ có biết khổ. Vì thế cho nên Phật, Thế Tôn nói: Nên biết về khổ.

Hoặc nói: Bổn tế không thể biết, là chúng sinh này đối với ấm, chấp có tưởng thường, tưởng lạc, tưởng tịnh, tưởng ngã. Từ lúc nào bắt đầu vào pháp tưởng không điên đảo? Chỉ biết khổ. Do dứt trừ tưởng điên đảo này, nên Đức Thế Tôn nói: Phải biết khổ.

Hoặc nói: Hành giả biết khổ rồi, về nghĩa của nhập trong pháp Phật, pháp nhập trong pháp Phật, đệ nhất nghĩa của nhập trong pháp Phật, đối với pháp được vô ngại, tự tại, là vì lẽ ấy.

Hoặc nói: Hành giả kia biết khổ rồi, không theo thầy khác. Ngoài ra, không mong cầu ruộng phước, là vì lẽ đó.

Hoặc nói: Hành giả kia đã biết khổ rồi, trụ trong pháp Phật, như ngọn cờ đã cắm sâu vào lòng đất, là vì lẽ ấy.

Hoặc nói: Hành giả kia biết khổ rồi, bỏ duyên đã từng làm, được duyên chưa từng làm, bỏ đồng hành xong, được không đồng hành, bỏ hành chung xong, được hạnh không chung, bỏ hạnh thế tục rồi, được hạnh xuất thế, là vì lý do như thế.

Hoặc nói: Hành giả kia biết khổ xong rồi, bỏ danh được danh, bỏ cảnh, được cảnh, bỏ tánh được tánh, là lẽ cố nhiên.

Hoặc nói: Hành giả kia biết khổ rồi, dứt bỏ chủng loại năm người, được chủng loại tám người, là vì lẽ ấy.

Hoặc nói: Hành giả kia biết khổ rồi, vô lượng thời ác thực hành, tà kiến, điên đảo, loạn tâm, tâm sở từ đâu làm cho tâm trụ vào chất trực, là do duyên cớ ấy.

Hoặc nói: Tánh khổ này như lửa đốt, tánh như độc hại, tánh như dao cắt, tánh như giết bằng cung tên. Như thành giặc ở biên cảnh, bị kiết hành xâm chiếm. Vì lý do này, nên Đức Thế Tôn nói: Biết khổ phải dứt tập.

Hỏi: Như khổ cũng phải dứt, vì sao Đức Thế Tôn nói dứt tập?

Đáp: Có thuyết nói: Vì muốn cho một tập đế ái của vị lai, tức ái đáp như trước, trong đây đều nên đáp. Nghĩa là muốn cho khổ cũng dứt, chẳng phải chỉ dứt tập, nói là đáp trước: Phải biết khổ. Ở đây đều nên đáp, tức trong hai biện luận kia, biện luận này nên đáp.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói: Phải dứt tập?

Đáp: Vì nói là nhân dứt, quả cũng dứt, nhân lìa quả cũng lìa, nhân bỏ quả cũng bỏ. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn nói: Phải dứt tập.

Hoặc nói: Khi dứt tập, cả hai nhân đều nhổ, hai nhân đều trói buộc, tức là có lìa tan. Hữu tưởng, Vô tưởng xứ, nhất thiết biến sử đều nhổ, là vì lẽ như thế.

Hoặc nói: Tập khởi ở trong đó, khổ ở khắp ba cõi, Đức Thế Tôn nói: Nếu người không muốn khổ thì nên dứt tập. Tập đã dứt, sẽ không còn khổ khắp ba cõi nữa!

Hoặc nói: Ba cõi trong tập, có quả thượng trung nhuyến, Đức Thế Tôn nói: Nếu người không quả của ba cõi, thì phải dứt tập. Tập đã dứt rồi, sẽ không nhận lấy quả ba cõi, là lẽ cố nhiên.

Hoặc nói: Từ tập khởi, trôi giạt trong khổ ba cõi, như nước chảy ra từ hang núi, suối nguồn, tràn ngập ra ngoài. Người có trí tuệ nói: Sĩ phu không muốn cho nước chảy ra, phải lấp bít nguồn nước kia. Một khi đã lấp bít nguồn nước rồi, nước sẽ không chảy ra nữa. Cũng thế, nỗi khổ từ trong tập chảy ra khắp cả ba cõi. Đức Thế Tôn nói: Nếu ai không muốn khổ thì phải dứt tập, đã dứt tập rồi, sẽ không còn trôi lăn trong khổ ba cõi, đó là lẽ cố nhiên.

Hoặc nói: Vì bỏ ấm nặng, Đức Thế Tôn nói: Phải dứt tập. Như người gánh gánh nặng trèo lên núi hiểm trở. Người có trí tuệ nói: Sĩ phu! Nếu không muốn gánh gánh nặng, hãy nhanh chóng bỏ xuống. Đã vứt bỏ thì gánh nặng liền rơi xuống. Cũng thế, chúng sinh này gánh gánh ấm nặng lê gót trong đường sinh tử đầy nguy hiểm, Đức Thế Tôn nói: Nếu chúng sinh không muốn mang ấm nặng, thì phải dứt tập. Ấm tập đã dứt thì sẽ rơi xuống, không còn gây tạo nữa! Đây nói là dứt bỏ ấm nặng, nên Đức Thế Tôn nói: Phải dứt tập!

Tận tác chứng: Như A-tỳ-đàm nói: Tất cả pháp vô lậu được tác chứng. Vì sao Đức Thế Tôn nói: Tận tác chứng?

Đáp: Vì giải thoát tức không còn tướng trói buộc.

Hoặc nói: Vì nhân và quả, trong quả không có nhân.

Hoặc nói: Vì nhân chẳng phải đều có nhân, quả không phải đều có quả, duyên không phải đều có duyên, tạo tác không phải đều có tạo tác.

Hoặc nói: Quả Sa-môn chẳng phải Sa-môn, quả Phạm chẳng phải Phạm, quả phạm hạnh chẳng phải phạm hạnh.

Hoặc nói: Chỗ thường hằng không biến đổi, lìa sinh, già, chết.

Hoặc nói: Một vị khác với quả đạo, vì tịnh hóa tất cả sắc, nên nói vô thượng.

Hoặc nói: Lìa ba, thành bốn, bỏ năm. Do đó, nên Đức Thế Tôn nói tận tác chứng.

Tư duy đạo: Như A-tỳ-đàm nói: Tư duy tất cả pháp hữu vi thiện. Vì sao Đức Thế Tôn nói: Tư duy đạo.

Đáp: Vì nói tư duy là hai tư duy: Đắc tư duy và phục tư duy. Đạo thế tục dù có tư duy, nhưng chỉ bốn tư duy: Đắc tư duy, phục tư duy, đoạn tư duy và xả tư duy.

Hoặc nói: Tư duy đạo vì muốn được quả thiện, đạo kia là thiện, quả thiện, là ái, là quả ái, ý lạc, quả của ý lạc, ý dục, quả của ý dục.

Hoặc nói: Chân chất, ngay thẳng, không tà vạy, hoàn toàn hướng tới Niết-bàn.

Hoặc nói: Là Sa-môn, quả Sa-môn là Phạm, quả Phạm, phạm hạnh, quả phạm hạnh, đều cùng quả.

Hoặc nói: Yên ổn, ưa hướng đến Niết-bàn.

Hoặc nói: Không tham, bỏ tham, không giận dữ, bỏ sự giận dữ, không si, bỏ si.

Hoặc nói: Tư duy có thể diệt phá hữu. Đạo thế tục này dù có tư duy, chỉ nhận thêm việc nuôi lớn hữu.

Hoặc nói: Tư duy có công năng dứt hữu nối tiếp, có thể dứt trừ sự luân chuyển sinh, già, chết. Đạo thế tục dù tư duy, nhưng vẫn cùng hữu nối tiếp, trôi lăn theo sinh, già, chết.

Hoặc nói: Tư duy chẳng phải chủng thân kiến, chẳng phải chủng điên đảo, chẳng phải chủng ái, chẳng phải sử, chẳng phải xứ tham, chẳng phải xứ giận dữ, chẳng phải xứ si, chẳng phải ô tạp, không phải chất độc xen lẫn, không phải vẩn đục, chẳng phải ở hữu, không rơi vào khổ, tập đế.

Đạo thế tục dù có tư duy, nhưng chủng thân kiến, chủng điên đảo, chủng ái, chủng sử, xứ tham, xứ giận, xứ si, ô tạp, độc xen lẫn, vẩn đục, ở hữu, rơi vào khổ, tập đế.

Hoặc nói: Tư duy khổ đều hướng tới đạo, hữu đều hướng tới đạo, tham hướng tới đạo, tận sinh, già, chết hướng tới đạo. Đạo thế tục dù có tư duy, chỉ là khổ, tập hướng tới đạo, hữu tập hướng tới đạo, tham tập hướng tới đạo, sinh, già, chết tập hướng tới đạo.

Vì thế, cho nên Đức Thế Tôn nói đạo tư duy, không nói đạo thế tục.

Có thuyết nói: Đây là nói mười sáu hạnh Thánh: Hạnh vô thường, hạnh khổ, hạnh không, hạnh phi ngã, hạnh nhân, hạnh tập, hạnh hữu, hạnh duyên, hạnh tận, hạnh chỉ, hạnh diệu, hạnh ly, hạnh đạo, hạnh chánh, hạnh hướng tới, hạnh xuất ly.

Hỏi: Mười sáu hành có tánh gì?

Đáp: Có thuyết nói: Có tánh tuệ, nói tánh tuệ, nghĩa là tuệ kia là hành, có thể thực hành việc mà người khác làm. Pháp tương ưng của hành kia mặc dù có thể làm được việc người khác làm, nhưng chẳng phải là tánh của hành, vì chẳng phải tuệ.

Nói là pháp cộng hữu kia dù có hành của người khác, nhưng không phải chủ thể hành, vì chẳng phải duyên chung, cũng không phải tánh của hành, vì chẳng phải tuệ.

Lại có thuyết nói: Tánh của tâm, tâm pháp.

Lại có thuyết nói: Tánh của tâm, tâm pháp, nghĩa là tuệ kia làm được việc mà người khác làm, nghĩa là pháp tương ưng của hành kia cũng là hành, làm được việc người khác làm, pháp có chung của hành kia. Hành kia dù là việc của người khác làm không phải chủ thể hành, nhưng vì chẳng phải duyên chung, nên chẳng phải hành, vì tánh chẳng phải tuệ. Như có thuyết nói như hai, nói như thế là tốt, như tánh của tuệ mà thuyết trước đã nói.

Hỏi: Danh có mười sáu hành, còn chủng có bao nhiêu?

Đáp: Có thuyết nói: Danh có mười sáu hành, chủng có bảy. Nghĩa là hành khổ. Danh kia cũng bốn, chủng cũng bốn, nghĩa hành tập danh có bốn, chủng có một, nói tận bốn hành, danh có bốn, chủng có một, nói là đạo có bốn hành, danh có bốn, chủng có một, cho nên danh có mười sáu hành, chủng có bảy.

Hỏi: Vì sao danh của khổ hạnh danh có bốn, chủng cũng có bốn?

Đáp: Vì hành này dứt trừ sự điên đảo, cũng như danh của điên đảo kia có bốn, chủng cũng có bốn. Đối trị điên đảo kia cũng thế, danh có bốn, chủng cũng có bốn.

Thuyết ấy nói danh có mười sáu, chủng cũng có mười sáu. Như danh, như chủng. Danh, Như thế, thường gieo trồng tướng danh, tướng chủng, danh khác, chủng khác, danh riêng, chủng riêng, danh giác, chủng giác. Như vậy đều phải biết.

Đây là tánh của các hành đã gieo trồng thân tướng tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh xong, sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói hành vô thường? Vì sao nói cho đến hành xuất ly?

Đáp: Vô thường, là nói hai yếu tố thời gian và duyên:

  1. Thời gian tạo tác.
  2. Thời gian không tạo tác.

Duyên: Là tánh các pháp yếu ớt tùy thuộc vào nhân và duyên.

Khổ: Như bệnh, như ung nhọt.

Không: Bên trong không có tạo tác, không có dạy tạo tác, không có tỉnh biết, không có dạy bảo tỉnh biết.

Phi ngã: Vì không tự tại.

Nhân: Là pháp chủng tử.

Tập: Là đến.

Hữu: Dòng chảy.

Duyên: Là chuyển thành. Như viên đất sét, bánh xe, tay, nước kết hợp xong, thì hoàn thành chiếc chậu sinh. Duyên này cũng vậy.

Tận: Ấm diệt.

Chỉ: Là tắt thứ lửa.

Diệu: Diệu nguyện viên mãn.

Một lý: Đã lìa rồi, không còn lìa nữa.

Đạo: Bỏ đường ác.

Chánh: Dứt trừ bất chánh.

Thú: Hướng đến Niết-bàn.

Xuất ly: Ra khỏi sinh tử.

Lại nữa, chẳng phải thường: Vì chẳng trụ rốt ráo. Khổ: Vì nhọc nhằn, chán gánh nặng.

Không: Vì bỏ ngã chấp.

Chẳng phải ngã: Vì trừ chấp này.

Nhân: Là đến.

Tập: Là khởi.

Hữu: Có thể đạt được.

Duyên: Vì tùy đối tượng duyên.

Tận: Là hết sinh tử.

Chỉ: Dứt lửa khổ.

Diệu: Vì việc thiện có thường.

Ly: Là lìa sinh, già, vô thường.

Đạo: Là mong cầu.

Chánh: Vì an trụ chân chánh.

Thú: Vì hướng tới thành không dời đổi.

Xuất yếu: Là yên ổn.

Hỏi: Như bốn hành khổ: Vô thường, khổ, không, phi ngã, vì sao nói khổ đế, không nói vô thường, không, phi ngã đế?

Đáp: Vì hành này thực hành lâu xa, do hành này mà bậc Chánh Giác nói khổ đế.

Hoặc nói: Vì khổ hạnh này hoàn toàn rơi vào khổ đế, không phải đế khác: Hành vô thường khác với chung ba đế, hành không, phi ngã đều rơi vào tất cả pháp, hành khổ này vì hoàn toàn rơi vào khổ đế, không phải đế khác, cho nên nói khổ đế, không phải đế khác.

Hoặc nói: Hành khổ này, tất cả có thể tin, vì phàm ngu và Thánh tuệ, pháp này và pháp ngoại đều như thế.

Hoặc nói: Vì khiến cho dứt hẳn chủ thể giác, đối tượng giác, chủ thể hành, đối tượng hành, chủ thể duyên, đối tượng duyên và căn là nghĩa của căn.

Khế kinh của Phật nói: Khổ trí, đối tượng duyên của khổ trí đó là khổ đế.

Hoặc nói: Vì hành này thêm xả, có khả năng dứt trừ sinh tử. Như ta đem cho đứa trẻ thức ăn thật ngon, nếu ta nói sẽ có vị đắng, thì chúng sẽ không muốn ăn. Cũng thế, hành khổ này thêm xả, có công năng dứt trừ sinh tử.

Vì thế cho nên Khế kinh của Phật nói khổ đế, không nói vô thường, không, phi ngã đế.

Hỏi: Như tập có bốn nhân hành, tập hành có hành duyên, vì sao Đức Thế Tôn nói tập đế không nói nhân có duyên đế?

Đáp: Vì hành này là hành lâu xa, do hành này mà bậc Chánh Giác quá khứ nói tập đế.

Hoặc nói: Vì khiến cho dứt hẳn, chủ thể giác, đối tượng giác, chủ thể hành, đối tượng hành, chủ thể duyên, đối tượng duyên, căn là nghĩa của căn. Khế kinh của Phật nói: Tập trí, đối tượng duyên của tập trí là tập đế.

Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói tập đế, không nói nhân có duyên đế.

Hỏi: Như tận có bốn hành: hành tận, hành chỉ, diệu, ly, vì sao Đức Thế Tôn nói tận đế, không nói chỉ, diệu, ly đế?

Đáp: Vì hành này là hành lâu xa, do hành này mà bậc Chánh Giác quá khứ nói tận đế.

Hoặc nói: Vì khiến cho dứt hẳn chủ thể giác, đối tượng giác, chủ thể hành, đối tượng hành, chủ thể duyên, đối tượng duyên, căn là nghĩa của căn. Khế kinh của Phật nói: Tận trí, đối tượng duyên của tận trí đó là tận đế. Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói tận đế, không nói chỉ, diệu, ly đế.

Hỏi: Như đạo có bốn hành, đạo hướng tới hạnh chánh xuất ly, vì sao Đức Thế Tôn nói đạo đế, không nói chánh hướng xuất yếu đế?

Đáp: Vì hành này là hành lâu xa, do hành này mà bậc Chánh giác quá khứ nói đạo đế.

Hoặc nói: Vì muốn cho dứt hẳn chủ thể giác, đối tượng giác, chủ thể hành, đối tượng hành, chủ thể duyên, đối tượng duyên, căn là nghĩa của căn. Khế kinh của Phật nói: Đạo trí, đối tượng duyên của đạo trí đó là đạo đế.

Vì thế cho nên nơi Khế kinh của Phật nói đạo đế, không nói chánh hướng xuất yếu đế.

Có thuyết nói: Đây là nói Niết-bàn vô hình.

Hỏi: Vì sao nói Niết-bàn vô hình?

Đáp: Vì Thánh đã rõ nên nói vô hình. Thánh đã hiểu rõ thân tác chứng tự tại, không có khả năng biện luận ở trước, nói đến Niết-bàn kia. Cho nên vì bậc Thánh đã thấu đạt, nên nói là vô hình.

Hoặc nói: Vì lìa tất cả sắc, nên nói là vô hình. Ở đây nói bốn sắc: Sát-lợi, Phạm chí, Cư sĩ, thầy thợ. Lại nữa, bốn sắc: xanh, vàng, đỏ, trắng, trong số đó, không có sắc nào là lìa tất cả sắc, nên nói vô hình.

Hoặc nói: Vì tịnh hóa tất cả màu sắc, nên nói là vô hình. Nếu Sátlợi tu đạo, tất nhiên họ sẽ được đạo quả. Các Phạm chí, Cư sĩ, thợ, thầy đều tu đạo, họ sẽ được đạo quả, vì lìa tất cả sắc, nên nói là vô hình.

Hoặc nói: Cũng chẳng phải sắc, vì Niết-bàn không dựa vào sắc, nên nói không có hình. Sắc pháp dù có hình, nhưng không phải là hình dựa vào tâm pháp, tâm sở. Mặc dù dựa vào hình, nhưng chẳng phải hình. Vì Niết-bàn kia cũng không dựa vào sắc, cũng không nương tựa hình, nên nói là vô hình. Như người có nhiều công đức, có người nói: Vì người này có nhiều công đức, nên không thể nói đủ. Cũng thế, vì Niếtbàn có vô lượng công đức, nên nói là vô hình.

Hoặc nói: Vì công đức cùng khắp, nên nói là vô hình, như ngọc ma-ni có ánh sáng tỏa khắp, ngọc đó gọi là vô hình. Cũng thế, Niết-bàn kia vì có công đức cùng khắp, nên nói là vô hình.

Hoặc nói: Như pháp hữu vi này có nhân, có quả, còn Niết-bàn không có nhân, không có quả, nên nói là vô hình.

Hoặc nói: Như pháp hữu vi này, vì nhân nên nói quả, vì quả nên nói nhân. Niết-bàn kia chẳng phải vì nhân nói quả, chẳng phải vì quả nói nhân, nên nói là vô hình.

Có thuyết nói: Niết-bàn kia không gọi là phẩm.

Hỏi: Vì sao nói Niết-bàn chẳng phải phẩm?

Đáp: Vì lẽ dứt tất cả phẩm, nên nói Niết-bàn chẳng phải phẩm. Như pháp hữu vi này tạo ra phẩm sinh, hoặc năm, hoặc bốn, nghĩa là muốn cho pháp thường trụ. Tất cả pháp hữu vi kia, mỗi pháp đều có năm việc sinh ra pháp ấy, pháp ấy sinh, pháp kia trụ, pháp kia già, pháp kia vô thường, nghĩa là vì muốn cho pháp không có thường trụ, tất cả pháp hữu vi kia, mỗi pháp đều đã có bốn việc sinh pháp kia, sinh, già, vô thường, như hữu vi tạo ra phẩm này. Niết-bàn kia không như thế. Cho nên nói Niết-bàn chẳng phải phẩm. Có thuyết nói: Niết-bàn ấy nói là ái. Hỏi rằng: Vì sao Niết-bàn nói ái? Đáp rằng: Bậc Thánh không yêu sinh tử, Niết-bàn là lìa sinh tử?

Đáp: Hoặc nói: Bậc Thánh không yêu sự trôi lăn Niết-bàn là lìa sự trôi lăn.

Hoặc nói: Bậc Thánh không yêu ấm, Niết-bàn lìa ấm.

Hoặc nói: Bậc Thánh không yêu sự sinh, Niết-bàn lìa sự sinh.

Hoặc nói: Bậc Thánh không yêu già, chết, Niết-bàn lìa già, chết.

Hoặc nói: Bậc Thánh yêu sự nhớ nghĩ, ưa Niết-bàn.

Vì thế cho nên nói Niết-bàn là ái, như Khế kinh nói: Giới và đẳng ý giải thoát là ái, tất cả ái là Niết-bàn. Vì thế cho nên trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Ái Niết-bàn.

Có thuyết nói: Niết-bàn kia nói là chẳng có tập.

Hỏi: Vì sao nói Niết-bàn chẳng có tập?

Đáp: Vì hữu vi là quả cho nên tập, còn Niết-bàn không có quả.

Hỏi: Vì sao nói mình đã phục hành?

Đáp: Vì trí, vì đắc, nên minh, nghĩa là Phật và đệ tử Phật, đây là duyên người kia phát ra nhẫn và trí. Cho nên nói vì trí, vì đắc.

Có thuyết nói: Niết-bàn chẳng thể tư duy.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn nói là không thể tư duy?

Đáp: Vì pháp do ý sinh ra, pháp này có thể tư duy. Niết-bàn kia, ý không sinh ra.

Hoặc nói: Pháp hữu vi vì quả, nên tư duy, Niết-bàn kia không có quả.

Hỏi: Nếu Niết-bàn, ý đã không sinh, thì kệ này làm sao hiểu.

Dưới cây, tĩnh tư duy

Niết-bàn khiến nhập ý

Cù-đàm, thiền không loạn

Không lâu, dứt vết chứng.

Đáp: Bài kệ này nói: Ý, tâm là danh, ý này đã được Niết-bàn tác chứng.

Có thuyết nói: Niết-bàn kia nói là đệ nhất nghĩa, nói trí, nói quả A-la-hán.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn nói là đệ nhất nghĩa?

Đáp: Vì lẽ đệ nhất chánh, vì pháp bậc nhất, vì rốt ráo bậc nhất, vì bậc nhất bình đẳng, cho nên nói Niết-bàn là đệ nhất nghĩa.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn gọi là trí?

Đáp: Vì quả trí, nên Niết-bàn kia được gọi là trí.

Hỏi: Vì sao Niết-bàn gọi là quả A-la-hán?

Đáp: Vì xứng đáng cúng dường, nên nói Niết-bàn là quả A-la-hán.

Vì sự cúng dường thanh tịnh của tất cả thế gian, đều có thể cúng dường, nên có thể gọi Niết-bàn gọi là quả A-la-hán.

Hoặc nói: Vì bất sinh nên nói Niết-bàn được gọi là quả A-la-hán. Vì không còn sinh vào các cõi, các đường, các sinh, trôi lăn trong sinh tử nữa, nên nói Niết-bàn được gọi là quả A-la-hán.

Có thuyết nói: Niết-bàn này được gọi là gần, như Khế kinh kia nói: Thành tựu kia mười lăm pháp này. Nhiều trí, nhiều kiến, nhiều giác ngộ, trụ gần Niết-bàn. Ta nói người ấy chẳng phải không đến Niếtbàn.

Hỏi: Vì sao nói Niết-bàn là gần?

Đáp: Vì là thật, nên nói là gần.

Hoặc có thuyết nói: Vì muốn cho Niết-bàn không thật, nghĩa là người kia muốn cho Niết-bàn không thật. Vì dứt trừ ý đó của họ, nên ở đây nói Niết-bàn là chân thật, nên gọi là gần.

Hoặc nói: Tinh tiến, siêng năng, hướng tới chân chánh, hướng tới trong ý bình đẳng, vì có thể đạt được, nên nói là gần.

Hoặc nói: Vì ý là bình đẳng nên gọi là gần. Nếu dòng Sát-lợi tư duy đạo, tất nhiên họ sẽ được đạo quả. Phạm chí, Cư sĩ, thợ, thầy tư duy đạo, họ sẽ được đạo quả. Đây nói là vì ý bình đẳng, nên gọi là gần.

Hoặc nói: Vì nơi xứ chốn bình đẳng nên gọi là gần. Nếu tư duy đạo ở trong làng, thì trong làng đó, mọi người đều được đạo quả. Nếu tư duy đạo ở nơi tĩnh lặng, bên cội cây, ngồi ngoài trời, ở chốn gò mả, trong rừng, họ sẽ được đạo quả ở trong đó. Đây nói là nơi chốn bình đẳng gọi là gần.

Hoặc nói: Vì nghĩa tức là gần, cho nên nói gần. Như kinh của Bàtu-mật nói là pháp xa.

Thế nào là pháp quá khứ, vị lai là pháp gần?

Thế nào là pháp hiện tại và vô vi, đây nói là nghĩa gần, gọi là gần.

Hoặc nói: Vì hiểu ý gần, nên goị là gần. Nói là Thánh duyên người phàm kia sinh nhẫn và trí, như hiện ở trước, cũng như ở trước. Đây nói là vì hiểu ý gần, nên gọi là gần.

Hoặc nói: Vì được tác chứng nên gọi gần. Gần là đời hiện tại, ở trong đây khởi, được tác chứng ở kia, đây nói là vì được tác chứng, nên gọi là gần.

Hoặc nói: Vì bỏ gần, nên gọi là gần. Gần, nghĩa là nói đời hiện tại, lìa chỗ này, vào chỗ kia, đây nói là gần Niết-bàn, như trong Khế kinh Phật nói: Mỗi mỗi đã nói, nghe như thế.

Một lúc nọ, Đức Thế Tôn du hóa tại vườn Lộc dã, trú xứ của người tiên ở thành Ba-la-nại. Khi ấy, Đức Thế Tôn bảo năm vị Tỳ-kheo: Này năm thày Tỳ-kheo! Khổ này là vốn chưa nghe pháp. Các thầy phải chánh tư duy, bấy giờ sẽ sinh trí nhãn, giác ngộ sáng suốt. Năm Tỳkheo phải biết! Khổ này là vốn chưa nghe pháp, các thầy nên chánh tư duy, là lúc nẩy sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Năm Tỳ-kheo! Ta đã biết nỗi khổ chưa nghe pháp, các thầy phải chánh tư duy, là phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Năm Tỳ-kheo! Khổ, tập này là vốn chưa nghe pháp, các thầy phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt! Năm Tỳ-kheo phải dứt khổ, tập vốn chưa nghe pháp. Các thầy phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Ta đã dứt khổ, tập, vốn chưa nghe pháp. Các thầy phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt!

Năm Tỳ-kheo! Nỗi khổ này tận, vốn chưa nghe pháp, các thầy phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Nỗi khổ kia đã hết, cần phải tác chứng, vốn chưa nghe pháp, nên chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt!

Năm Tỳ-kheo! Ta đã tận khổ tác chứng, vốn chưa nghe pháp, các thầy phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt!

Năm Tỳ-kheo! Khổ, tận, đạo này, vốn chưa nghe pháp, phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Cần phải tư duy khổ, tận, đạo vốn chưa nghe pháp, phải chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Ta đã tư duy khổ, tận, đạo vốn chưa nghe pháp, nên chánh tư duy, là lúc phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Bốn Thánh đế này của ta, với ba lần chuyển mười hai hành, vẫn chưa phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Năm Tỳ-kheo! Cho nên ta đã ở trong chúng trời và người, ma, Phạm, Sa-môn, Phạm chí, không xuất, không ly, không giải, không thoát, tâm ta cũng không lìa điên đảo, sinh chưa tận, phạm hạnh chưa lập, việc phải làm chưa làm xong, danh sắc chưa có, biết như chân.

Năm Tỳ-kheo! Ta không tự giác ngộ đạo Chánh chân vô thượng.

Năm Tỳ-kheo! Bốn Thánh đế này của ta, ba lần chuyển mười hai hành, sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Cho nên ta đã ở trong chúng trời và người, Phạm, ma, Sa-môn, Phạm chí, đã xuất, đã ly, đã giải, đã thoát, tâm ta không điên đảo. Sinh tử đã hết, phạm hạnh đã lập, việc phải làm đã làm xong, danh sắc đã có, biết như chân.

Năm Tỳ-kheo! Ta đã tự giác ngộ đạo Chánh chân vô thượng.

Lúc Phật nói pháp này, Tôn giả Câu-lân xa trần, lìa cấu, và tám mươi ngàn vị trời, người đều xa lìa trần cấu, được pháp nhãn thanh tịnh.

Lúc đó, Đức Thế Tôn bảo Tôn giả Câu-lân: Câu-lân! Thầy đã biết pháp chưa? Câu-lân đáp: Đã biết, bạch Thế Tôn! Đã biết Thiện Thệ! Đức Thế Tôn nói: Vì có Câu-lân biết pháp rồi, nên gọi A-nhã Câu-lân.

Khi nghe pháp này, thần đất cất tiếng, rất lớn rằng: Đức Thế Tôn này đã chuyển pháp luân trong vườn Lộc dã, trú xứ của người tiên!

Sa-môn, Phạm chí, trời, người, Ma, Phạm và thế gian khác vốn chưa chuyển, thêm lợi ích cho ích chủng chư thiên, làm tổn giảm chúng A-tu-luân, vừa nghe tiếng thần đất này xong, thần trong không, bốn vị Thiên vương, trời Ba mươi ba, Diệm thiên, trời Đâu-thuật, trời Ni-mala, trời Hóa Tha Ứng cất lớn rằng: Đức Thế Tôn này đã chuyển pháp luân trong vườn Lộc dã, trú xứ của tiên nhân.

Sa-môn, Phạm chí, trời, người, ma Phạm và thế gian khác vốn chưa chuyển, thêm lợi ích cho chúng chư thiên, giảm bớt chúng A-tuluân, tức trong khoảnh khắc, cùng một lúc, nghe tiếng thấu tận Phạm thiên: Đức Thế Tôn này đang chuyển pháp luân trong vườn Lộc dã, trú xứ của người tiên.

Sa-môn, Phạm chí, trời, ma Phạm, và thế gian khác, vốn chưa chuyển, thêm lợi ích cho chủng chư thiên, tổn giảm chúng A-tu-luân, vì Thế Tôn chuyển pháp luân, nên gọi là kinh chuyển pháp luân.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Tôi quán sát pháp Đức Thế Tôn đã nói, toàn thân nổi ốc. Tuy nhiên, nghĩa Đức Thế Tôn đã giảng nói không trái, thí dụ không trái, mà thuyết ở đây mâu thuẫn với nghĩa, không thứ lớp, không đồng với Phật, không đồng với Bích-chi-Phật, Thanh văn. Đã ba lần nói qua vị tri căn ở trên A-la-hán.

Thế nào như ở đây, trên A-la-hán, đã ba lần nói qua vị tri căn hiện ở trước. Nếu tôi muốn bỏ thuyết ấy, nhưng về thuyết ấy, Đức Thế Tôn đã trải qua ba A-tăng-kỳ, thực hành thành tựu, nhưng lại có chứng, năm thầy Tỳ-kheo đứng đầu, với tám mươi ngàn vị trời. Nếu muốn không bỏ, thuyết đã nói ở đây trái với nghĩa, không có thứ lớp, không đồng với Phật, không đồng với Bích-chi-Phật, Thanh văn ở trên A-la-hán, đã ba lần nói qua vị tri căn.

Thế nào như ở đây, ở trên A-la-hán, đã ba lần nói qua vị tri căn hiện ở trước, như nói: Năm Tỳ-kheo! Nỗi khổ này vốn chưa nghe pháp, phải chánh tư duy, là lúc sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Đây là nói vị tri căn.

Năm Tỳ-kheo! Phải biết nỗi khổ này vốn chưa nghe pháp, nên chánh tư duy, là lúc sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Đây là nói dĩ tri căn.

Năm Tỳ-kheo! Nỗi khổ này ta đã biết, vốn chưa nghe pháp, phải chánh tư duy, là lúc sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Đây là nói vô tri căn.

Như thế đến đạo, như thế, ba lần nói qua vị tri căn hiện ở trước. Làm sao như ở đây, ở trên A-la-hán, đã nói qua ba lần vị tri căn hiện ở trước. Như thế, nghĩa ở đây nói trái nhau không thứ lớp, không đồng với Phật, không đồng với Bích-chi-Phật, Thanh văn.

Tạo ra luận này xong, không bỏ, chỉ nêu đổi Khế kinh này, phải như thế.

Năm Tỳ-kheo! Khổ, tập này, khổ, tận này, khổ, tận, đạo này, vốn chưa nghe pháp, cần phải chánh tư duy, là lúc sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Phải biết khổ kia, phải dứt tập, tận tác chứng, tư duy đạo, vốn chưa nghe pháp, là lúc phải chánh tư duy, để phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Năm Tỳ-kheo! Ta đã biết khổ, tập, đã dứt hết, đã tác chứng và đã tư duy đạo, vốn chưa nghe pháp, chính là lúc phải chánh tư duy, để phát sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Như thế, Khế kinh nên nói thế. Nên nói như thế xong, tức là có ba lần chuyển và mười hai hành.

Có thuyết nói: Khế kinh này không nên sửa đổi, vì vốn các Đại luận sư, người có trí, có sức mạnh không sửa đổi, huống là Tôn giả Đàm-ma-đa-la?

Hỏi: Nếu không sửa đổi Khế kinh này, những sự trái nhau của nghĩa này và không có thứ lớp, không đồng với Phật, không đồng với Bích-chi-Phật, Thanh văn, ba lần nói qua vị tri căn ở trên A-la-hán, làm sao như đây, ở trên A-la-hán, đã ba lần nói qua vị tri căn hiện ở trước?

Đáp: Ở đây nói có hai thời điểm: thời điểm nói, thời điểm quán. Như thời điểm nói, như thế, Khế kinh của Phật nói, như thời điểm quán, như thế, Đàm-ma-đa-la đã nói. Như thế, đã tạo xong, cả hai đều tốt.

Tôn giả Tăng già Bà-tu nói: Trong Khế kinh này không nói vị tri căn, dĩ tri căn, vô tri căn.

Hỏi: Nếu không như thế, thì vấn đề này thế nào?

Đáp: Khế kinh Phật nói: Văn tuệ, tư tuệ.

Hỏi: Khế kinh này nói: Năm Tỳ-kheo! Như bốn Thánh đế này của ta đã ba lần chuyển mười hai hành sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Năm Tỳ-kheo! Ta tự giác ngộ Chí Chân Đẳng chánh giác vô thượng, làm sao Đức Phật do văn tuệ, tư tuệ, tự giác ngộ Chí chân Đẳng chánh giác vô thượng?

Đáp: Bồ-tát do văn tuệ, tư tuệ, quán pháp rất sâu, sinh pháp rất sáng suốt, đối với pháp rất trừ ngu si, nghĩa là Bồ-tát quán giác như như bình đẳng đối với Chí chân Đẳng chánh giác vô thượng, quán như đã thành sự. Như người dùng da ướt che mặt xong, dùng khăn Bà-la che mặt, nghĩa là che sắc nhỏ nhặt. Như thế, Bồ-tát dùng văn tuệ, tư tuệ quán sát các pháp rất sâu sinh pháp rất sáng suốt, đối với pháp, dốc sức loại bỏ sự ngu si, nói là Bồ-tát quán giác như như bình đẳng đối với Chí chân Đẳng chánh giác vô thượng. Quán như đã thành sự.

Có thuyết nói: Như Phật đã nói: Năm Tỳ-kheo! Như bốn đế ba lần chuyển mười hai hành này của ta, sinh ra trí nhãn giác ngộ sáng suốt.

Hỏi: Như thế, lẽ ra mười hai lần chuyển phải có bốn mươi tám hành, như nói: Năm Tỳ-kheo! Khổ này vốn chưa nghe pháp, là lúc phải chánh tư duy, sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Một lần chuyển này có bốn hành.

Năm Tỳ-kheo! Khổ này cần phải biết, vốn là pháp chưa nghe, chính là lúc phải chánh tư duy, sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Đây là hai lần chuyển bốn hành.

Năm Tỳ-kheo! Khổ mà ta đã biết, pháp vốn chưa nghe, ngay lúc phải chánh tư duy, sinh trí nhãn giác ngộ sáng suốt. Đây là ba lần chuyển bốn hành, nói là khổ ba lần chuyển mười hai hành.

Như khổ, như thế, cho đến đạo cũng vậy. Như thế, lẽ ra mười hai chuyển có bốn mươi tám hành, vì sao Đức Thế Tôn nói bốn đế ba lần chuyển, mười hai hành?

Đáp: Vì ba lần chuyển mười hai pháp, nên không quá ba lần chuyển mười hai hành, vì quán mỗi đế. Đức Thế Tôn nói bốn Thánh đế, ba lần chuyển, mười hai hành. Như Khế kinh khác nói: Bảy xứ thiện Tỳ-kheo khéo quán ba thứ nghĩa, nhanh chóng được lậu tận đối với pháp này. Ở đây không nên nói có bảy xứ thiện, lẽ ra phải có ba mươi lăm xứ thiện, cũng có vô lượng xứ thiện, chỉ vì bảy pháp không quá bảy, vì quán mỗi ấm, nên Đức Thế Tôn nói bảy xứ thiện, Tỳ-kheo quán ba thứ nghĩa, nhanh chóng được lậu tận đối với pháp này. Như Khế kinh khác nói: Bảy lần trở lại hữu, thành Tu-đà-hoàn. Tu-đà-hoàn kia không nên bảy lần chuyển trở lại hữu, mà nên mười bốn lần trở lại hữu, có hai mươi tám lần trở lại hữu, chỉ pháp phải có bảy, nên không quá bảy, vì mỗi đường, nên Đức Thế Tôn nói: Cuối cùng bảy, cuối cùng bảy lần trở lại hữu, thành Tu-đà-hoàn. Như Khế kinh khác nói: Sẽ vì nói pháp, có hai mắt và sắc, tai, tiếng, mũi, hương, lưỡi, vị, thân, xúc, ý, pháp.

Ở đây, không nên một, hai mà nên sáu, hai, chỉ vì hai pháp nên không quá hai, vì quán mỗi nhập, vì mắt và sắc, cho đến vì ý và pháp.

Như thế, vì ba lần chuyển mười hai hành này, không vượt quá ba lần chuyển mười hai hành, vì quán mỗi đế, nên Đức Thế Tôn nói bốn Thánh đế, ba lần chuyển mười hai hành.

Thuyết kia nói sinh mắt: Vì thấy. Sinh trí: Vì quyết định. Sinh ánh sáng: Vì xem xét. Sinh giác là: Biết rõ.

Lại nữa, sinh mắt: Là khổ pháp nhẫn, sinh trí: khổ pháp trí, sinh minh: khổ vị tri nhẫn, sinh giác: khổ vị tri trí. Như thế, đến đạo cũng vậy.

Có thuyết nói: Như Phật đã nói: Câu-lân biết pháp chưa? Câu-lân đáp: Đã biết, bạch Thế Tôn. Đã biết, bạch Thiện Thệ.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn vì Tôn giả Câu-lân nói biết chưa?

Đáp: Vì Đức Thế Tôn muốn cho Câu-lân nhớ lại lời thề xưa của mình.

Có thuyết nói: Lúc mạng đời xa xưa của Bồ-tát tên là Tiên nhân Nhẫn Nhục, vị tiên ấy trú trong rừng núi để tư duy hạnh nhẫn.

Lúc đó, có vị vua tên Ca-lam-phù, dẫn các cung nữ cùng quyến thuộc đến khu rừng núi kia, nơi không có một bóng người, nhà vua cùng các cung nữ tự vui vầy với năm thứ âm nhạc.

Lúc cuộc vui đã tàn, vì quá mệt mỏi, vua nằm nghỉ. Biết nhà vua đã ngủ, các cung nữ bèn bỏ vua, đi vào trong nùi để tìm hoa, từ xa thoáng thấy một chỗ có Bồ-tát, với vóc dáng đoan nghiêm, diện mạo khôi ngô, trong sáng như mặt trời, mặt trăng, soi sáng cả núi rừng, đang an tọa ở đó. Thấy vậy các cung nữ kéo đến chỗ Bồ-tát, đầu mặt lễ dưới chân Bồ-tát, sau đó ngồi qua một phía.

Bấy giờ, Bồ-tát giảng nói pháp ái dục, bất tịnh cho họ nghe.

Này các vị! Dục nghĩa là chỗ cấu uế không sạch, đáng nhàm chán, người do dục, mà nổi cơn giận dữ, gây nên vô lượng khổ. Như thế, Bồtát nói rộng về dục, bất tịnh cho họ nghe.

Khi ấy, vua Ca-lam-phù thức dậy, không thấy các cung nữ đâu cả, vua nghĩ: Lạ thay! Đây là tai họa! Ai đã dẫn các cung nữ đi? Nhà vua rút dao, đi vào trong núi để tìm, từ xa thoáng thấy các cung nữ đang ngồi trước Bồ-tát. Vua nghĩ: Các cung nữ đã bị đại quỷ thần này bắt giữ chăng? Lại thấy Bồ-tát diện mạo đoan nghiêm, các cung nữ đang ngồi phía trước. Thấy vậy, vua nổi cơn giận dữ, bước đến chỗ Bồ-tát hỏi:

Tiên nhân đã được định Hữu tưởng, Vô tưởng chăng?

Không, vị tiên đáp.

Ngươi đã được định Bất dụng xứ, Thức xứ, Không xứ chăng?

Không, thưa đại vương!

Ngươi đã được Tứ thiền, Tam thiền, Nhị thiền, Sơ thiền chăng?

Không! Thưa đại vương!

Nhà vua tự nghĩ: Lạ thay! Đây là tai họa! Người chưa dứt kiết, mà nhìn thấy cung nữ của ta? Vua nói với Bồ-tát: Ông ở chốn tĩnh lặng trống vắng này để làm gì mà không được ngần ấy công đức?

Bồ-tát đáp: Thưa đại vương! Tôi ở đây để tu hạnh nhẫn nhục.

Vua nghĩ: Người này thấy ta nổi giận mà nói tu hạnh nhẫn, ta không thể dùng lời nói mềm mỏng, phải thử xem lối nhẫn của ông ta.

Vua day về phía Bồ-tát nói: Tiên nhân, nếu là người tu hạnh nhẫn nhục, ông hãy đưa tay phải ra đây để ta xem ông thực hành nhẫn nhục ra sao?

Bồ-tát không hề có ý giận, liền đưa cánh tay phải ra. Vua không có tâm từ, không tin có đời sau, lòng dạ rất độc ác, nên đã dùng dao bén chặt tay, chặt chân. Như thế, chặt cả tay trái, hai chân, tai, mũi, sau đó nói: Tiên nhân có mong muốn gì không?

Bồ-tát đáp: Thưa đại vương! Chỉ e đại vương vất vả thôi! Dù đại vương có nghiền nát thân tôi như mè, thì tôi cũng không bao giờ bỏ tu hạnh nhẫn, như mẹ yêu con. Chỉ mong đại vương hãy nghe lời thệ nguyện của tôi! Đại vương nên lấy con người không có lỗi của tôi, dùng dao thật bén chặt thân tôi ra làm bảy phần. Như thế, lần đầu tiên tôi được pháp Phật, không bao lâu sẽ khởi đại bi, tư duy bảy thứ đạo, nhằm dứt trừ bảy sử cho đại vương!

Làm việc ác xong, nhà vua rời chỗ đó, quay lại chốn cũ rồi trở về cung. Lúc ấy, trong rừng, có một vị tiên khác ở ngọn núi bên cạnh, nghe nói vua Ca-lam-phù vừa gây tội ác đối với vị tiên nhẫn nhục. Bấy giờ vị tiên kia đến chỗ vị Tiên nhẫn nhục, hỏi: Tiên nhân có cảm thấy thân mình hết khổ sở hay không?

Vị Tiên nhẫn nhục đáp: Tôi không hề có đau khổ.

Vị Tiên hỏi: Nhân vì có chân nên biết có sự đi đến, nhân có tay nên biết có sự nhận lấy, nay ông đã không có tay, chân, tai, mũi, bảy phần còn lại, thì sao nói là không đau khổ?

Vị Tiên nhẫn nhục đáp: Không do thân hư hoại mà gọi là đau khổ, tâm hư hoại mới là đau khổ. Nghĩa là phải chịu quả bất thiện của địa ngục, súc sinh, ngạ quỷ!

Lại nữa, nếu ông còn hoài nghi, thì có thấy chỗ nhọt lở này, máu sạch chảy ra như sữa hay không?

Vị Tiên hỏi: Khi gặp phải cảnh ngộ nguy khốn, ông tu ý gì?

Bồ-tát đáp: Lúc vị vua kia dùng dao bén chặt các chi phần nơi thân tôi, tu tu đại từ đối với tất cả chúng sinh.

Vị Tiên nói: Lành thay! Lành thay! Tu tập công hạnh vĩ đại. Nhờ công hạnh này của ông sẽ đem lại lợi ích cho tất cả thế gian!

An ủi xong, vị tiên trở lại chỗ của mình, không bao lâu, bốn Đại Thiên vương, sau khi nổi trận mưa gió bão tuyết xong, bèn đến chỗ vị tiên nhẫn nhục, nói: Tiên nhân hãy ra lệnh cho chúng tôi, chúng tôi sẽ hủy hoại quốc độ, dân chúng, quyến thuộc, vợ con cùng bản thân vua Ca-lam-phù!

Vị Tiên nhẫn nhục nghe nói thế thì nổi ốc khắp mình bảo: Cắt đứt cả bảy phần như tay, chân, tai, mũi… nơi thân tôi, đối với kẻ gia hại tôi không khởi mảy may ý nghĩ ác, huống chi dân chúng nước ấy đâu có lỗi gì, sao tôi lại hại họ cho được?

Bốn vị Đại Thiên vương nói: Nếu không muốn làm ác, thì đâu được lo buồn, nên trụ trong rừng núi này.

Bồ-tát tu nhẫn nhục đáp: Tôi chỉ lo nghĩ đến vua Ca-lam-phù, vì sao lại tạo ra ngần ấy việc ác độc! Rồi đây, ông ta sẽ phải nhịu lấy nỗi khổ đau cùng cực ở địa ngục!

Bồ-tát chuyển thân sau, cho đến hàng phục ma, thành tối Chánh giác Vô thượng. Giác ngộ rồi, Bồ-tát vì Tôn giả Câu-lân nói pháp. Tôn giả Câu-lân đã xa lìa trần cấu, pháp nhãn của các pháp phát sinh. Phật bảo: Câu-lân! Thời xưa ấy, khi bị chặt tay, chân, tai, mũi, bảy phần của thân ta, ta đã thệ nguyện: Ông nên lấy con người không có lỗi lầm này, chặt thân làm bảy phần, lần đầu tiên ta được pháp Phật, không bao lâu sẽ được đại bi, tu bảy thứ đạo, dứt trừ bảy sử cho ông! Vốn là thệ nguyện xưa, nay là quả phải không?

Tôn giả Câu-lân cảm thấy hổ thẹn, đáp: Đúng là quả, bạch Thế Tôn! Đúng là quả, bạch Thiện Thệ!

Đây là nói vì muốn cho nhớ lại lời thệ nguyện xưa, nên Đức Thế Tôn nói Câu-lân biết pháp chưa. Như Tôn giả Câu-lân đã thấy đế. Lúc ấy, Đức Thế Tôn quán sát đời vị lai biết cái gì nhiều? Ba A-tăng-kỳ kiếp của ta là nhiều hay vì Câu-lân sắp nhận lấy thân ấm, giới, nhập ở vị lai là nhiều? Đức Thế Tôn quán Câu-lân sẽ nhận lấy một thân ấm, giới, nhập của Nê-lê A-tỳ là nhiều! Chẳng phải ba A-tăng-kỳ kiếp của Phật, số khoảnh khắc của một thời gian là nhiều. Đức Thế Tôn nghĩ: Nếu ba A-tăng-kỳ kiếp tu khổ hạnh của ta, không làm việc gì khác, chỉ cứu thoát ngần ấy nỗi khổ cho Câu-lân, thì đối với quả của ba A-tăngkỳ, nguyện ta đã hoàn tất!

Đức Thế Tôn như thế quán Tỳ-kheo Câu-lân lẽ ra sẽ hại tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng sẽ hại Câu-lân. Tỳ-kheo Câu-lân sẽ ăn thịt tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng sẽ ăn thịt Câu-lân. Tỳkheo Câu-lân sẽ ràng buộc tất cả chúng sinh, tất cả chúng sinh cũng sẽ ràng buộc Câu-lân. Nếu khổ hạnh trong ba A-tăng-kỳ của ta đã không làm việc gì khác, chỉ giải thoát ngần ấy nỗi khổ Câu-lân, thì nguyện của ta đã hoàn tất đối với quả của ba A-tăng-kỳ.

Như nói: Đức Thế Tôn này đang chuyển pháp luân trong vườn Lộc dã, trụ xứ của vị tiên tại thành Ba-la-nại.

Hỏi: Có phải nơi chuyển pháp luân là do tất cả bậc Chánh giác quyết định hay không? Nếu quyết định, làm sao hiểu Khế kinh của Như lai Định Quang? Như kinh ấy đã nói: Như lai Định Quang Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã chuyển pháp luân trong núi Ha-lê-na, thuộc thành Đăng vương. Còn nếu không nhất định thì với kệ của Tôn giả Pháp Thật kia làm sao hiểu?

Chỗ này, Phật quá khứ

Lần đầu tiên nói pháp

Soạn luận này xong.

Đáp: Nơi Chuyển pháp luân không nhất định.

Hỏi: Nếu vậy, thì hiểu kinh của Như lai Định Quang, còn với kệ của Tôn giả Pháp Thật kia sẽ giải thích ra sao?

Đáp: Với kệ này không cần hiểu, vì đấy không phải là Khế kinh, không phải là Tỳ-ni, không phải là A-tỳ-đàm, chỉ do Tôn giả kia, người tạo ra tụng, vì muốn cho nghĩa câu được thích hợp.

Lại có thuyết nói: Đây là chỗ thường nhất định. Thuyết ấy nói nơi chuyển pháp luân của tất cả bậc Chánh Giác thường nhất định, một là chỗ tòa kim cương hai là nơi chuyển pháp luân, ba là các vị trời hay hiện xuống.

Hỏi: Làm sao biết chỗ tòa kim cương là nhất định?

Đáp: Có Khế kinh nói: Vào thời quá khứ, có vị vua tên là Đảnh Sinh, thống lãnh bốn thiên hạ, được tự tại, với bốn binh chủng, định đến trên cõi trời. Lúc đó, xe dừng lại ở hư không, xe vừa dừng lại thì tất cả bốn binh chủng cũng dừng lại. bốn binh chủng dừng lại rồi, vua Đảnh Sinh liền sợ hãi, khắp mình. Nhà vua nghĩ: Ta có bị mất nước hay chăng? Mạng ta không chết yểu giữa chừng chăng? Hay là chư thiên không muốn thấy ta chăng?

Bấy giờ, trong hư không, các vị trời an ủi vua Đảnh Sinh: Đại vương đừng sợ hãi! Đại vương chớ sợ hãi! Vì không mất nước, mạng cũng không chết yểu giữa chừng, các vị trời cũng chẳng phải không ưa thấy đại vương!

Vua Đảnh Sinh hỏi vị trời: Nếu ta không có tai họa này, thì vì sao xe ta dừng lại giữa hư không?

Vị trời đáp: Đại vương! Vì chốn này là nơi tất cả hằng sa Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã từng hàng phục quân ma và quyến thuộc của chúng, thành Tối Chánh giác Vô thượng. Cho nên nơi này, tất cả chúng sinh đều không thể vượt lên trên đó. Do vậy, xe của đại vương phải dừng lại trong hư không.

Lúc này, vua Đảnh Sinh lại từ trên hư không thâu binh trở về, tức thì ở chỗ ấy lập Du-Bà cúng dường thật long trọng. Lại từ một nơi khác bay lên cõi trời, cùng ngồi chung với Thích-đề-hoàn-nhân trên nửa tòa. Người nghe có đến ba ngàn sáu trăm vị thuộc dòng họ Thích qua đời. Đây là duyên cớ của vua Đảnh Sinh kia ngồi ở tòa. Do kinh này nên có thể biết được chỗ tòa Kim cương là thường cố định.

Hỏi: Làm sao biết được nơi chuyển pháp luân là thường cố định?

Đáp: Vì như kệ của Tôn giả Pháp Thật đã nói.

Hỏi: Nếu vậy, thì có thể khéo hiểu biết kệ của Tôn giả Pháp Thật, còn thuyết của Định Quang Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác đã chuyển pháp luân trong núi Ha-lê-na ở thành Đăng Vương kia sẽ lý giải ra sao?

Đáp: Thành Đăng Vương kia tức là Ba-la-nại, ngọn núi Ha-lê-na nọ tức là vườn Lộc dã, trú xứ của vị tiên. Do đó có thể biết được nơi chuyển pháp luân của tất cả bậc Chánh Giác là thường cố định.

Hỏi: Làm sao biết được chỗ từ trên cõi trời hiện xuống là thường cố định?

Đáp: Như nói: Vào thời quá khứ, có rất nhiều Tỳ-kheo đồng dừng lại ở chỗ kia, vì ít có việc để làm, nên rời chốn đó để đến nơi khác. Các Tỳ-kheo ra đi không bao lâu, thì các dị học khác lại vào ở đấy. Thời gian sau, số đông Tỳ-kheo kia trở lại chỗ cũ, bảo các dị học rằng: Đây là chỗ ở của chúng tôi.

Các dị học cũng nói: Đây là chỗ của chúng tôi, và họ chuẩn bị cho một cuộc tranh chấp lớn.

Các Tỳ-kheo vốn nhàm chán chuyện tranh cãi, nên nói với các dị học: Chúng ta nên cùng nhau nói lời chân thật. Ai có lời nói chân thật thì sẽ được ở chỗ này!

Các dị học nói: Hãy như thế! Hãy như thế.

Các dị học phần nhiều nói lên lời chân thật, nhưng không thành tựu. Một Tỳ-kheo nói: Hãy nghe lời nói chắc thật của tôi: Chỗ kia có trụ sư tử. Các Tỳ-kheo đều đồng thanh phát ra lời chân thật. Do lời nói chân thật này, nếu tất cả hằng sa bậc Chánh giác đều là mẹ thì cố nhiên từ trước đến nay sẽ đến trời Ba mươi ba nói pháp và lần đầu tiên đến nơi này! Do lời nói nói chân thật ấy đã khiến cho trụ sư tử hiện bày sự biến hóa. Lúc ấy, sư tử lên tiếng rống thật to, các dị học nghe xong, kinh hãi, vội bỏ chạy hết, không dám đến nơi đó nữa. Miệng sư tử kia thật to, tuôn ra hoa, hoa nở đầy khắp chốn ấy.

Do việc này có thể biết tất cả các bậc Chánh Giác đều từ trên trời xuống, là chỗ thường cố định. Vì việc này nên biết được ba chỗ của tất cả bậc Chánh Giác đều thường cố định, tức chỗ tòa Kim cương, nơi chuyển pháp luân, chỗ từ trên cõi trời hiện xuống.

Hỏi: Như nói: Thần đất cất tiếng, ngay lúc ấy, các vị trời lớn cũng tập họp gần tòa của Đức Thế Tôn, như bốn Đại Thiên vương, Thích-đềhoàn-nhân, Đại Phạm thiên, trời Thủ Đà Hội và chúng trời, rồng, quỷ thần cực diệu khác cũng đang hầu gần tòa Thế Tôn. Còn chỗ ngồi của các thần đất thì cách xa tòa của Đức Thế Tôn, vì sao thần đất lại phát ra âm thanh trước?

Đáp: Vì thần đất này là sứ phụ việc của các vị trời kia, thế nên họ lên tiếng trước.

Hoặc nói: Vì thần đất không thường nhất định, cho nên họ phát ra tiếng trước. Như chỗ nhóm họp lớn, phần nhiều trỗi nhạc, hát xướng, những người không thường nhất định, bèn nhanh chóng cất tiếng cười nói trước, còn những vị thường nhất định thì sau đó mới lần lượt nói cười.

Như thế, thần đất không phải thường nhất định, cho nên phát ra âm thanh trước, chư thiên khác thì thường nhất định, nên phát ra âm thanh sau.

Hoặc nói: Vì thần đất phải thường ủng hộ Bồ-tát. Người nói pháp là Bồ-tát từ cõi trời Đâu-thuật qua đời, hạ sinh ở nước Ca-la-vệ thuộc châu Diêm-phù-đề, chánh định vào thai mẹ. Lúc ấy, Thích-đề-hoànnhân ra lệnh cho thiên tử Già-lặc: Già-lặc! Ông hãy dẫn năm trăm quỷ áo xanh, trong thời gian Bồ-tát ở trong thai mẹ, phải luôn ủng hộ, chớ để cho có sự quấy nhiễu Bồ-tát!

Bấy giờ, Thiên tử Già-lặc vâng giáo lệnh của Thích-đề-hoànnhân, bèn sai năm trăm quỷ áo xanh lập tức đi đến nước Ca-la-vệ để ủng hộ Bồ-tát. Các quỷ áo xanh ấy thường hộ vệ Bồ-tát từ khi còn ở trong thai mẹ, cho đến lúc sinh.

Do Phật chuyển pháp luân, thần đất nghĩ rằng: Bồ-tát ở trong thai mẹ, cho đến khi sinh, chúng ta đã thường ủng hộ, đây là công việc mệt nhọc của chúng ta nhưng được công đức. Vì họ rất hoan hỷ, đẹp ý, nên phát ra tiếng trước: Đức Thế Tôn này chuyển pháp luân!

Hỏi: Khi nghe pháp này xong, thần đất cất tiếng nói âm thanh vang đến Phạm thiên. Vì sao tiếng ấy không vượt qua cõi Phạm thiên?

Đáp: Vì nhĩ thức hiện ở trước, nên tiếng thấu suốt. Vượt trên cõi Phạm thiên thì không có nhĩ thức của địa mình hiện ở trước.

Hoặc nói: Vì Phạm thiên thỉnh Phật chuyển pháp luân, nên tiếng nói kia vang đến cõi Phạm thiên.

Trời Thủ-đà-hội thì khuyến thỉnh Bồ-tát, khiến thành Tối chánh giác vô thượng. Nghĩa là vì Bồ-tát mà hóa thành người già, bệnh, người chết và Sa-môn cho Bồ-tát nhìn thấy. Tất cả sự biến hóa kia đều do trời Thủ-đà-hội tạo ra. Bồ-tát chứng kiến cảnh người già, bệnh, chết và Samôn thì chán lìa thế tục, xuất gia, học đạo, cho đến hàng phục các thứ quân ma, thành tựu đạo quả Tối chánh giác vô thượng!

Lúc ấy, trời Thủ-đà-hội vô cùng hoan hỷ, phát ra âm thanh lớn: Chúng ta đã vì Bồ-tát hóa thành người già, bệnh, chết và Sa-môn, là sự nhọc mệt của chúng ta nhưng được công đức. Vì thế cho nên khi Bồ-tát thành tựu đạo quả Chánh giác Vô thượng, âm thanh phát ra đã vang đến trời Thủ-đà-hội.

Đại Phạm thiên thỉnh Phật, Thế Tôn chuyển pháp luân. Đại phạm kia hớn hở vui mừng phát ra âm thanh lớn: Đức Thế Tôn này chuyển pháp luân, là sự vất vả của chúng ta nhưng được công đức. Vì thế nên khi Đức Thế Tôn chuyển pháp luân, âm thanh vang đến Phạm thiên, không vượt qua cõi trên.

Người nói pháp là Phật, vì bốn Thiên vương, nên dùng Thánh ngữ giảng nói bốn đế: hai vị biết, hai vị không biết.

Nói không biết, nghĩa là vì ngôn ngữ của nước Đàm-la nói: Nhânninh (khổ) di-ninh (tập) đà-phá (diệt) đà-la-phá (đạo). Ở đây nói về biên khổ, một vị biết, một vị không biết. Nói không biết, nghĩa là vì tiếng nói của nước Di-ly-xa. Ma-hàm đâu, Hàm tăng, Hàm ma, Tát-bàđa, Tỳ-lê-la. Đây là nói về biên khổ, đều nhận biết.

Hỏi: Đức Thế Tôn vì bốn Thiên vương nói Thánh ngữ bốn đế, là có năng lực hay không? Nếu có năng lực thì vì sao dùng hai Thánh ngữ để nói:

  1. Ngữ của nước Đàm-la.
  2. Ngữ của nước Di-ly-xa?

Nếu không có năng lực thì với kệ của bổn sư nói, làm sao hiểu?

Một âm thanh nói pháp

Đều khắp thành nghĩa âm

Người kia đều nghĩ rằng

Tối thắng nói về mình.

Một âm thanh nói pháp: Là phạm âm. Âm đều hiện khắp: Nếu có người Chấn Đán thì người kia sẽ nghĩ rằng: Phật dùng ngôn ngữ Chấn Đán để nói pháp. Như thế thì Đà-lặc, Ma-lặc, Ba-lặc, Khư-sa, Bà-khưlê, nghĩa là các xứ kia, nếu có người Đâu-khư-lặc, thì người ấy sẽ nghĩ rằng, Đức Phật dùng ngôn ngữ của Đâu-khư-lặc để nói pháp.

Nghĩa hiện: Người mê đắm dục thì nghĩ rằng: Đức Thế Tôn giảng nói về bất tịnh. Kẻ giận dữ thì nghĩ rằng: Đức Thế Tôn giảng nói về từ. Người ngu si thì nghĩ rằng: Đức Thế Tôn giảng nói về duyên khởi. Trong chúng đều nghĩ: Đấng tối thắng đã vì ta mà giảng nói. Nghĩa là trong chúng đều nghĩ: Đức Thế Tôn vì chúng ta nên giảng nói pháp, cho nên nói:

Một âm thanh nói pháp

Đều khắp thành nghĩa âm

Người kia đều nghĩ rằng:

Tối thắng vì ta nói.

Soạn luận này xong, đáp: Không có năng lực. Vì sao Đức Thế Tôn không thể dùng tai để thấy sắc? Dùng mắt để nghe tiếng?

Hỏi: Nếu không có năng lực thì với bài kệ này làm sao hiểu?

Đáp: Kệ này không cần hiểu, vì kệ không phải Khế kinh, không phải luật, không phải A-tỳ-đàm, chỉ vì người tạo ra tụng kia muốn cho nghĩa câu thích hợp. Đây là ca ngợi Phật, không phải thật, như Tỳ-bàxà-đề nói: Chư Phật không ngủ, vì để dứt trừ ấm cái. Vì Phật, Thế Tôn cũng thường trụ trong định. Như thế, lại có thuyết nói: Chư Phật, Thế Tôn không uống, không ăn, vì dứt bỏ các thứ chấp mắc về vị. Đây là ca ngợi Phật, không phải thật. Như thế, kệ khen Phật không phải thật. Nếu hiểu kệ này thì phải có ý gì?

Đức Thế Tôn giảng nói thường ứng cơ nhanh chóng: lời nói của Đức Thế Tôn rất nhanh, vì một người thuyết xong, lại vì một người thuyết, giống như một thời điểm.

Hoặc nói: Ngữ âm của Đức Thế Tôn là tất cả âm, mỗi âm đều có cảnh giới thích ứng với tất cả âm. Đức Thế Tôn biết rõ ngữ của Chấn Đán trội hơn người sinh trong Chấn Đán. Như thế, các ngữ của Đà-lặc, Ma-lặc, Ba-lặc, Khư sa, Bà-khư-lê, Đâu-khư-lặc, Đức Thế Tôn cũng biết rất rõ ngữ của Đâu-khư-lặc hơn cả người sinh trong nước ấy. Vì lẽ này nên nói một âm thanh nói pháp, đều khắp thành nghĩa âm.

Lại có thuyết nói: Đức Thế Tôn có năng lực.

Hỏi: Nếu vậy thì bài kệ này được khéo hiểu. Nhưng vì sao Đức Thế Tôn vì bốn Thiên vương giảng nói bốn đế, dùng hai Thánh ngữ giảng nói, một là ngữ của nước Đàm-la, hai là ngữ của nước Di-ly-xa?

Đáp: Vì Đức Thế Tôn muốn thỏa mãn ý nguyện của bốn vị Thiên vương kia. Hai Thiên vương muốn Thánh ngữ của Thế Tôn vì con nói bốn đế: một vị mong muốn tiếng nói của nước Đàm-la, một vị muốn tiếng nói của nước Di-ly-xa.

Đức Thế Tôn luôn muốn thỏa mãn tất cả ý muốn thiện của người khác, theo điều họ mong muốn, mà vì họ giảng nói pháp. Đây là thỏa mãn ý nguyện của bốn vị Thiên vương, dùng hai Thánh ngữ giảng nói bốn đế: Một là Thánh ngữ của nước Đàm-la, hai là Thánh ngữ của nước Di-ly-xa.

Hoặc nói: Vì dứt trừ nỗi hoài nghi của người khác, chớ để họ có ý nghĩ rằng: Đức Thế Tôn chỉ khéo sử dụng Thánh ngữ, chứ không thể nói tiếng của nước Đàm-la và nước Di-ly-xa.

Cho nên vì dứt trừ nỗi hoài nghi của người khác, nên nói: Ta được tự tại đối với tất cả, cho nên như thế.

Hoặc Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc biến hóa thân, miệng, hoặc không biến hóa. Nói là không biến hóa về thân, miệng. Nếu vì người kia biến hóa, thì sẽ không được độ. Vì thế cho nên Đức Thế Tôn đã dùng sức của mình để du hóa khắp nhân gian, một ngày đi mười hai dodiên, một ngày giáo hóa bảy mươi ngàn người vào trong Thánh pháp, tức nói duyên tất cả không biến hóa nơi thân, miệng. Gọi là giáo hóa biến hóa thân, miệng: Nếu vì người kia không biến hóa thì sẽ không được độ.

Vì thế cho nên Đức Thế Tôn đã vì bốn vị Thiên vương, dùng hai Thánh ngữ để nói pháp: Một dùng ngôn ngữ của nước Đàm-la để nói, hai là dùng ngôn ngữ của nước Di-ly-xa để nói.

Lúc nói bốn đế, khi quán hạnh như thế, là dùng tất cả hạnh Thánh căn bản.

Hỏi: Bốn Thánh đế có bao nhiêu tánh đoạn, chẳng phải duyên đoạn? Bao nhiêu duyên đoạn, chẳng phải tánh đoạn? Bao nhiêu tánh tánh cũng duyên đoạn? Bao nhiêu chẳng phải tánh đoạn, cũng chẳng phải duyên đoạn?

Đáp: Tánh đoạn chẳng phải duyên đoạn, nghĩa là duyên vô lậu của khổ đế, tập đế. Đây là tánh đoạn, chẳng phải duyên đoạn.

Duyên đoạn chẳng phải tánh đoạn: Duyên hữu lậu của đạo đế. Đây là duyên đoạn, chẳng phải tánh đoạn.

Tánh đoạn cũng là duyên đoạn: Duyên hữu lậu của khổ đế, tập đế. Đây là tánh đoạn cũng là duyên đoạn.

Chẳng phải tánh đoạn, cũng chẳng phải duyên đoạn: Duyên vô lậu của tận đế và đạo đế. Đây là chẳng phải tánh đoạn, cũng chẳng phải duyên đoạn.

Đã nói rộng về xứ của bốn đế xong.