LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 6

Phần Thứ Mười Tám: XỨ CỦA MƯỜI HAI NHẬP

Mười hai nhập là: Nhãn nhập, sắc nhập, nhĩ nhập, thanh nhập, tỷ nhập, hương nhập, thiệt nhập, vị nhập, thân nhập, xúc nhập, ý nhập, pháp nhập.

Hỏi: Vì sao người soạn kinh kia dựa vào mười hai nhập để soạn luận?

Đáp: Vì ý của người soạn kinh muốn thế. Vì muốn soạn kinh như thế là không trái với pháp. Do duyên cớ này, nên dựa vào mười hai nhập mà soạn luận.

Hoặc nói: Người soạn kinh kia là vô sự.

Hỏi: Vì sao cho người soạn kinh kia là vô sự?

Đáp: Vì đây là Khế kinh của Phật. Khế kinh ấy nói: Có Phạm chí Sinh Văn, sau khi dùng bữa trưa xong, thong thả đi dạo đến chỗ Đức Thế Tôn. Đến nơi rồi đứng trước Đức Thế Tôn, thăm hỏi xong, ngồi sang một bên. Phạm chí Sinh Văn bạch Thế Tôn: Thưa Cù-đàm! Tôi có vài điều muốn hỏi, cho phép tôi được hỏi, xin Cù-đàm giải thích cho tôi nghe.

Đức Thế Tôn bảo: Phạm chí! Ông muốn hỏi điều gì cứ hỏi.

Phạm chí nói: Thưa Cù-đàm! Tất cả, nghĩa là tất cả. Thưa Cùđàm! Tất cả có bao nhiêu? Thế nào thưa Cù-đàm! Tất cả, tất cả cần có sự nêu bày mà được nêu bày.

Đức Thế Tôn bảo: Này Phạm chí! Có mười hai nhập: Từ nhãn nhập cho đến pháp nhập. Phạm chí! Tất cả là có ngần ấy. Cũng thế, Như lai theo tất cả sự vật nêu bày mà nêu bày.

Phạm chí nói: Nếu nói như thế, thì đây chẳng phải là tất cả, như điều Sa-môn Cù-đàm đã nêu bày, tôi bỏ tất cả ở đây, lại nêu bày tất cả thứ khác, nghĩa là tất cả kia chỉ có lời nói, thường hỏi xong, không biết lợi ích, sinh ra ngu si. Vì sao? Vì chẳng phải cảnh giới.

Hỏi: Nếu có người nói như thế, thì tất cả ngần ấy tức là mười tám giới, tất cả ngần ấy là năm ấm và vô vi, tất cả ngần ấy nghĩa là bốn Thánh đế và hư không, chẳng phải là duyên đến chỗ tận cùng. Tất cả ngần ấy nghĩa danh và sắc. Danh sắc này cũng chỉ có lời nói, hỏi xong, không biết lợi ích, sinh ra ngu si, như chẳng phải cảnh giới chăng?

Đáp: Việc này không đúng!

Hỏi: Nếu không đúng thì việc này ra sao?

Đáp: Ở đây nói về trừ nghi, không nói về trừ vị. Thuyết này nói dứt bỏ nghĩa nêu bày, không nói dứt bỏ về vị nêu bày. Nghĩa là tánh của tất cả pháp, đều gồm thâu trong mười hai nhập. Nếu tạo ra thuyết này, thì ta sẽ bỏ nghĩa mười hai nhập, lại nghĩa nêu bày thì nghĩa ấy không bao giờ có thể nêu bày được. Cho nên thuyết này nói trừ nghĩa, không nói trừ vị, nói dứt bỏ nghĩa nêu bày, không nói dứt bỏ vị nêu bày.

Có thuyết nói: Mười hai nhập này là nói về sự vi diệu, nói về sự vui sướng, nói về sự trên hết.

Hỏi: Vì sao mười hai nhập này là nói về sự vi diệu, nói về sự vui sướng, nói về sự rtên hết?

Đáp: Vì nhập này không phải loạn thuyết (nói lung tung), gồm thâu tất cả pháp giới nghĩa là: Tuy gồm thâu tất cả các pháp, nhưng chỉ là loạn thuyết, tức là một tâm lập thành bảy tâm, giới, ấm. Tuy không phải loạn thuyết nhưng nhập kia không gồm thâu tất cả pháp, chỉ gồm thâu pháp hữu vi, không gồm thâu pháp vô vi, như vậy, nhập này không phải loạn thuyết và gồm thâu tất cả pháp.

Hoặc nói: Nghĩa của nhập này là cách nói với nghĩa trung bình và gồm thâu tất cả pháp giới, tuy là thế nhưng chỉ là cách nói rộng thêm. Như ấm: Không gồm thâu tất cả pháp, cũng không phải cách nói trung bình (nghĩa vừa phải). Nhập này với nghĩa trung bình và gồm thâu tất cả pháp, vì thế cho nên nói mười hai nhập ấy là nói vi diệu, nói về vui sướng, nói về trên hết, thế nên soạn luận này.

Muốn quán tất cả các pháp: Người kia phải dựa vào mười hai nhập để quán. Dựa vào mười hai nhập, quán rồi, mới sinh mười hai pháp sáng suốt và mới biểu hiện ra bóng dáng theo như nghĩa của mười hai nhập này. Như người dùng đá ngọc mài mười hai gương soi để tự xem hình bóng của mình. Mài xong người ấy mới thấy được hình bóng của mình trong mười hai gương kia. Cũng thế, muốn quán tất cả pháp, phải dựa vào mười hai nhập để quán. Dựa vào mười hai nhập, quán rồi, mới sinh mười hai pháp sáng suốt và mới hiện ra bóng dáng theo như nghĩa của mười hai nhập. Đây là nhập của một thân và một ý có thể đạt được, hễ có bao nhiêu hành tướng thì bấy nhiêu sai khác. Như một gia đình có mười hai người, hễ hành tướng mỗi người khác nhau thì có bấy nhiêu sự khác nhau. Cũng thế, mười hai nhập tuy một thân một ý có thể đạt được, nhưng sự sai khác tùy theo hành tướng có bao nhiêu. Đây là tánh của nhập đã gieo trồng ở thân làm sở hữu một cách tự nhiên.

Đã nói về tánh của nhập xong, kế đây sẽ nói về hành:

Vì sao nói nhập? Nhập có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa môn vận chuyển là nghĩa của nhập, nghĩa đường vận chuyển, nghĩa kho tàng, nghĩa lẫm, nghĩa đánh đập, vậy nghĩa máy móc, nghĩa ruộng, nghĩa suối, nghĩa dòng chảy, nghĩa biển, nghĩa sáng tỏ, nghĩa trong lành là nghĩa của nhập.

Nghĩa đường vận chuyển là nghĩa của nhập: Như chuyên chở hàng hóa từ thôn xa ra thành phố, khiến cả nước, vua quan có được của cải dồi dào. Cũng thế, nương tựa và duyên với pháp tâm và tâm sở khiến nuôi lớn chúng sinh, đó gọi là nghĩa đường vận chuyển là nghĩa của nhập.

Nghĩa kho tàng là nghĩa của nhập: Ví như trong kho có thể chứa được vàng, bạc, lưu ly, ma ni, v.v… đi làm lợi ích cho chúng sinh. Cũng thế, nương tựa và duyên với pháp tâm, tâm sở để nuôi lớn chúng sinh. Đó gọi là nghĩa kho tàng là nghĩa của nhập.

Nghĩa lẫm là nghĩa của nhập: Như trong lẫm có đủ các thứ đồ ăn uống, có thể đạt được, để nuôi lớn chúng sinh. Đây gọi là nghĩa lẫm là nghĩa của nhập.

Nghĩa đánh đập là nghĩa của nhập: Như đánh đập trăm ngàn chúng sinh, cắt đứt mạng sống của chúng. Cũng thế, trong sự nương tựa và duyên với pháp tâm, tâm sở khiến chúng sinh bị vô thường hủy diệt. Đây gọi là nghĩa đánh đập là nghĩa của nhập.

Nghĩa máy móc là nghĩa của nhập: Như nhờ máy để dệt, thành ra sợi dọc, sợi ngang. Như thế, nhân nơi chỗ nương tựa ấy cùng duyên nơi pháp tâm, tâm sở được nêu bày. Đó gọi là nghĩa máy móc là nghĩa của nhập.

Nghĩa ruộng là nghĩa của nhập: Như ruộng sinh ra các loại lúa thóc, nuôi lớn chúng sanh, cũng thế, nương tựa và duyên với pháp tâm, tâm sở đểnuôi lớn chúng sinh. Đó gọi là nghĩa ruộng là nghĩa của nhập.

Nghĩa suối là nghĩa của nhập: Như Khế kinh nói: Có vị trời đến chỗ Đức Thế Tôn, dùng kệ hỏi rằng:

Suối từ đâu chảy?

Sao chảy, chẳng chảy?

Khổ, vui do đâu?

Dứt hết không sót. Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:

Mắt, tai và mũi

Lưỡi, thân và ý

Suối chảy từ đây

Chảy chẳng chảy ròng

Khổ và vui này

Dứt hết không còn.

Đó gọi là nghĩa suối là nghĩa của nhập.

Nghĩa dòng chảy là nghĩa của nhập: Như Khế kinh nói: Có vị trời đến chỗ Đức Thế Tôn, dùng kệ hỏi rằng: Tất cả dòng chảy Làm sao chế ngự? Nói phòng ngăn chảy Lấy gì lấp bít?

Đức Thế Tôn dùng kệ đáp:

Là các dòng đời

Niệm ấy ngăn dòng

Ta nói phòng giữ

Dùng tuệ lấp bít.

Đây gọi là nghĩa dòng chảy tức là nghĩa của nhập.

Nghĩa biển là nghĩa của nhập: Như Khế kinh nói: Tỳ-kheo! Biển ấy kẻ ngu chưa được nghe, miệng người phàm nói về biển không phải là biển trong Thánh pháp mà chỉ là số lượng nước lớn được chứa nhóm.

Mắt là vào biển cả

Sắc kia là sóng to

Nếu chịu được sóng sắc

Chẳng qua được biển mắt

Sóng to đã xoay chuyển

Giữ tà mị La-sát

Tai, mũi, lưỡi, thân cũng vậy:

Ý là vào biển cả

Pháp kia là sóng to

Nếu nhẫn được sóng pháp

Không thể vượt biển ý

Sóng cả đã xoay chuyển

Giữ La-sát tà mị.

Đó gọi là nghĩa biển là nghĩa của nhập.

Nghĩa trong sáng là nghĩa của nhập: Ở đây nói sáng trong cũng thế, vì xem thường, nên sách ngoại đạo kia nói vừa gọi là đất, vừa gọi là tạo ra, như Khế kinh nêu: Phái dị học Ma-kiệt-đàn-đề nói: Sa-môn Cù-đàm! Đất hư hoại, đất đã hư hoại, còn tạo ra được gì?

Đây nói nghĩa môn vận chuyển là nghĩa của nhập. Nghĩa đường vận chuyển, nghĩa kho tàng, nghĩa kho lẫm, nghĩa đánh đập, nghĩa máy móc, nghĩa ruộng, nghĩa suối, nghĩa dòng chảy, nghĩa biển, nghĩa trong sáng là nghĩa của nhập.

Hành chung đã nói xong, kế sẽ nói về hành riêng.

Hỏi: Thế nào là nhãn nhập?

Đáp: Nghĩa là mắt đối với sắc, đã thấy, sẽ thấy, đang thấy và tất cả thứ khác ấy. Đã thấy là quá khứ, sẽ thấy là vị lai, đang thấy là hiện tại, và tất cả thứ ấy, tức là nhãn thức kia hoặc không, hoặc chẳng không.

Như nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhập cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là sắc nhập?

Đáp: Tức sắc đối với mắt đã thấy, sẽ thấy, đang thấy và tất cả thứ khác ấy. Đã thấy là quá khứ, sẽ thấy là vị lai, đang thấy là hiện tại, và tất cả thứ khác ấy. Như sắc nhập, thanh, hương, vị, xúc cũng vậy.

Hỏi: Vì sao nói sắc nhập như mười sắc nhập? Vì sao chỉ nói một sắc nhập?

Đáp: Sắc nhập là một tên gọi, thứ khác là hai tên gọi. Sắc nhập là tên gọi đồng (giống), thứ khác là tên gọi đồng mà chẳng đồng, kia nói không đồng là tên gọi.

Hoặc nói: Sắc nhập là hai nhãn giới, là nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập là ba nhãn giới: nhục nhãn, thiên nhãn, Thánh tuệ nhãn, là nói sắc nhập. Nhập khác thì chẳng phải cảnh giới của ba nhãn, cho nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập là hai nhãn giới và duyên với nhãn thức, là nói về sắc nhập. Các nhập khác chẳng phải là hai nhãn giới, cũng không phải duyên với nhãn thức, do đó không gọi là sắc nhập.

Tôn giả Cù-Sa nói: Hai nhãn giới cùng duyên với nhãn thức nên nói một sắc nhập.

Hoặc nói: Gọi sắc nhập là có thể dứt trừ, hủy hoại, đây là nói sắc nhập, nhập khác thì không thể dứt trừ, hủy hoại, nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập là trở ngại lớn có thể xả bỏ. Nhập khác không phải là trở ngại lớn, cũng không thể xả bỏ, nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập là tất cả nơi chốn và nơi chốn được nêu bày. Hạn lượng nơi các thứ hiện có cùng hạn lượng được nêu bày.

Tất cả nơi chốn: Là các thứ hiện có nơi sắc nhập của nơi chốn. Nơi chốn được nêu bày: Là nhân nơi sắc mà nêu bày ra nơi chốn.

Các thứ hiện có của hạn lượng: Là các thứ hiện có nơi sắc nhập theo hạn lượng. Hạn lượng được nêu bày: Là nhân nơi sắc mà nêu bày hạn lượng. Nghĩa là sắc nhập, các thứ hiện có của nơi chốn và nơi chốn được nêu bày, các thứ hiện có của hạn lượng và hạn lượng được nêu bày là nói về sắc nhập. Các nhập khác: chẳng phải các thứ hiện có của nơi chốn, cũng chẳng phải nơi chốn được nêu bày, chẳng phải là các thứ hiện có của hạn lượng, cũng chẳng phải là hạn lượng được nêu bày, nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Gọi là sắc nhập, tức là hai mươi thứ, là hai mươi mốt thứ nên nói sắc nhập. Các nhập khác thì chẳng phải hai mươi thứ, cũng chẳng phải hai mươi mốt thứ, cho nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập, nghĩa là có thể nêu bày chỗ trụ nơi này, chỗ trụ nơi khác, nên nói là sắc nhập. Nhập khác thì không thể nêu bày chỗ trụ ở đây, ở kia, cho nên không nói sắc nhập.

Hoặc nói: Sắc nhập là tên của sắc và tất cả sắc đó, là nói sắc nhập. Các nhập khác tuy là tất cả sắc nhưng không phải tên của sắc nên không nói sắc nhập. Có pháp chẳng phải là tất cả sắc, chỉ được xếp vào tên sắc, như chỗ nói: Như hơi thở, sự giải thoát, cường độ sắc màu, hoặc không sắc màu. Như thế sắc chính là thọ, thân tác chứng, thư thái. Đây là loại nhập thứ mười một, là loại nhập vi tế. Thế cái gì là bốn đại? Như tánh mềm, cứng chịu đựng, nhẹ, nặng, nóng, lạnh, uống ăn, đói khát… Đây là nói loại nhập thứ mười một, là loại nhập vi tế.

Hỏi: Vì sao nói xúc nhập? Là vì có đối tượng được xúc chạm là xúc nhập, hay vì tánh xúc chạm là xúc nhập, hay vì duyên của xúc là xúc nhập? Nếu vì có đối tượng được xúc chạm là xúc nhập thì không lẽ sự xúc chạm của cực vi là cực vi? Nếu tánh của xúc là xúc nhập thì pháp tâm, tâm sở cũng là tánh nơi xúc, không phải là sự xúc chạm của xúc. Nếu duyên của xúc là xúc nhập, thì pháp tâm, tâm sở nên duyên nơi xúc nhập, chẳng phải xúc duyên nơi xúc. Soạn luận này rồi.

Đáp: Có đối tượng được xúc chạm gọi là xúc nhập.

Hỏi: Không nên xem sự xúc chạm của cực vi là cực vi nhập chăng?

Đáp: Không thể nêu bày một cực vi, vì nếu thiết lập thì phải có số nhiều nhóm hợp rồi mới thiết lập được.

Hoặc nói: Nghĩa là do thân xúc chạm, tức là do xúc chạm mới gọi là xúc.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Cực vi nên nói là xúc hay nên nói không phải xúc? Đáp rằng: Nên nói không phải sự xúc chạm, chỉ vì là những phần tử nhỏ của cực vi sắc dễ dàng giao nhau, nên có cảm tưởng là chúng xúc chạm.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Chư Tôn! Cực vi nên nói chẳng phải xúc, chỉ vì sắc hợp lại không có trung gian, nên có cảm tưởng xúc chạm. Như các phần các phần tử nhỏ của vi chất dễ dàng giao nhau.

Hỏi: Nói là hình tượng trong gương soi, bóng đáy nước là thật hay không phải thật? Nếu thật thì mặt không vào gương soi, gương soi cũng không vào trong mặt. Bỏ gương, nước, mặt làm sao có sắc?

Đáp: Phái Thí Dụ Giả nói: Chẳng phải thật.

Hỏi: Vì sao không phải thật?

Đáp: Cái gọi là mặt không nhập vào gương soi, gương soi cũng không nhập vào mặt, trừ gương, mặt ra, làm sao còn có sắc?

A-tỳ-đàm nói: Có chủng tướng thật, là sắc nhập và đối tượng được nhận biết của nhãn thức.

Hỏi: Như mặt không vào trong gương soi, gương soi cũng không vào trong mặt, trừ mặt, gương soi ra, làm sao có sắc?

Đáp: Như ngã cũng do vô lượng thứ tạo thành, sắc không phải một thứ. Như duyên vào mặt trăng và ngọc lấy lửa, duyên nơi vật đựng mà được nước. Đây là công dụng của nước chân thật. Như duyên theo mặt trời, ngọc lấy lửa, duyên theo phân bò, nhân công, phương tiện nên được lửa, là chân thật dùng thờ lửa.

Như thế, nói là hình tượng trong gương soi, bóng đáy nước thật sự có chủng tướng, đó là sắc nhập và đối tượng được nhận biết của nhãn thức.

Hỏi: Như gọi có tiếng vang đáp lại, tiếng vang ấy là thật hay không thật? Nếu là thật, thì tiếng vừa phát ra liền dứt. Trừ tiếng này ra, làm sao lại có tiếng?

Đáp: Phái Thí Dụ Già nói: Chẳng phải thật.

Hỏi: Vì sao chẳng phải thật?

Đáp: Tiếng phát trong đây liền tắt, trừ tiếng này ra, làm sao lại có tiếng.

A-tỳ-đàm Giả nói: Thật có chủng tướng, là thanh nhập và đối tượng được nhận biết của nhĩ thức.

Hỏi: Như ở đây phát ra tiếng, ở kia liền tắt, trừ tiếng này ra, làm sao lại có tiếng?

Đáp: Ngã có vô lượng thứ tạo thành tiếng, chẳng phải một thứ.

Tức như má, cổ họng, lưỡi, răng duyên với nhau mà phát ra tiếng.

Hỏi: Pháp nhập là thế nào?

Đáp: Nghĩa là đối với pháp, ý, thức đã biết, sẽ biết, đang biết. Đã biết là quá khứ, sẽ biết là vị lai, đang biết là hiện tại.

Hỏi: Như tất cả mười hai nhập, đều là pháp tánh, Vì sao chỉ nói một pháp nhập?

Đáp: Cũng thế, dù tất cả mười hai nhập là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của pháp, như mười tám giới dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp giới. Mười trí dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp trí. Bảy giác ý dù là pháp tánh, chỉ có xứ sở của một trạch pháp giác ý. Sáu tư niệm dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp niệm. Bốn ý chỉ dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp ý chỉ. Bốn biện tài dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp biện. Bốn tín dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp tín. Tam bảo, ba tự quy y dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp bảo, một pháp quay về. Cũng thế, mười hai nhập dù là pháp tánh, nhưng chỉ có xứ sở của một pháp nhập.

Hoặc nói: Pháp nhập là một tên, các nhập khác có hai tên pháp nhập là đồng tên, các nhập khác là đồng tên, không đồng tên. Thuyết ấy nói không đồng tên.

Hoặc nói: Tức pháp kia thường nhập, không khác với sinh, già, vô thường. Không hư hoại, nghĩa là Niết-bàn diệt tận, kia nhập vào trong pháp nhập, cho nên nói một pháp nhập.

Hoặc nói: Nghĩa là tưởng phong ấn tất cả các pháp hữu vi, nghĩa là ba cõi là tướng, tướng ấy nhập trong pháp nhập, cho nên nói một pháp nhập.

Hoặc nói: Tất cả pháp hữu vi được nói là sự tụng tập biểu hiện rõ ràng, nghĩa là pháp đó đã nhập trong pháp nhập, cho nên nói một pháp nhập.

Hoặc nói: Tức nhận biết pháp là pháp, không nhận biết là ngã, nghĩa là tam-muội Không, pháp ấy đã nhập trong pháp nhập, cho nên nói một pháp nhập.

Hỏi: Thân kiến cũng nhập vào pháp nhập, tức nhận biết pháp là ngã, Vì sao không nhân nơi thân kiến nói là pháp nhập?

Đáp: Vì pháp nhập này không phải như, như phân biệt thân kiến, như này như nhận biết về tam-muội Không, tức là nhân nơi tam-muội Không, cho nên nói pháp nhập chẳng phải thân kiến.

Hoặc nói: Pháp này có thể đạt được. Như gió từ đâu thổi đến, đây gọi là phong nhập. Cũng thế, pháp trong pháp nhập là có thể đạt được, cho nên nói là pháp nhập.

Hoặc nói: Vì có thể đạt được nhiều pháp, nên nói một pháp nhập. Trong pháp nhập, thường có pháp nhập. Nghĩa là pháp sắc, pháp không có sắc, pháp có thể thấy, pháp không thể thấy, pháp có đối, pháp không có đối, pháp tương ưng, pháp không tương ưng, pháp nương dựa, pháp không dựa vào, pháp hành, pháp không hành, pháp thân, pháp không thân, pháp duyên chung, pháp không duyên chung. Đây là nói vì nhiều pháp có thể đạt được, nên gọi là một pháp nhập. Như khế, kinh Phật nói: Sáu nhập bên trong, trước nói nhãn nhập, cho đến sau nói ý nhập: Sáu nhập bên ngoài, trước nói sắc nhập, sau nói cho đến pháp nhập.

Hỏi: Vì sao với sáu nhập bên trong, Đức Thế Tôn trước nói nhãn nhập, cho đến sau nói ý nhập? Sáu nhập bên ngoài, trước nói sắc nhập, sau nói cho đến pháp nhập?

Đáp: Vì Đức Phật nói thuận theo, như thế là Đức Phật đã nói thuận theo, như vậy ứng hợp với vị, thuận theo thứ lớp.

Hoặc nói: Vì Đức Thế Tôn nói thuận theo, nên người khác cũng tiếp nhận thuận theo. Cho nên Phật nói thuận như thế, thì sự tiếp nhận cũng thuận như thế.

Hoặc nói: Vì thô, tế. Nên Sáu nhập bên trong, nhập nào là thô nhất? Là nhãn nhập, cho nên Đức Phật nói trước. Nhập nào vi rất tế nhất? Là ý nhập, cho nên Đức Phật nói sau cùng. Sáu nhập bên ngoài, nhập nào là thô? Nhất là sắc nhập, cho nên Đức Phật nói trước. Nhập nào là vi tế nhất? Là pháp nhập, cho nên Đức Phật nói sau cùng. Đó là do thô tế. Nên trong Khế kinh của Phật nói: Sáu nhập bên trong, trước nói nhãn nhập, sau nói cho đến ý nhập. Sáu nhập bên ngoài, trước nói sắc nhập, sau nói cho đến pháp nhập.

Khế kinh của Phật nói: Tỳ-kheo! Bờ bên này là sáu nhập bên trong. Tỳ-kheo! Bờ bên kia là sáu nhập bên ngoài.

Hỏi: Vì sao Khế kinh của Phật nói sáu nhập bên trong là bờ bên này, sáu nhập bên ngoài là bờ bên kia?

Đáp: Vì pháp có gần, xa. Như gần sông là bờ bên này, xa là bờ bên kia. Như thế gọi tâm là con sông tâm, nương tựa là gần, duyên là xa. Đó gọi là pháp gần xa.

Hoặc nói: Là pháp trên, dưới, như con sông, tức chỗ dưới thấp là bờ bên này, chỗ trên cao là bờ bên kia. Cũng thế pháp tâm, tâm sở đối tượng được nương tựa là ở dưới, đối tượng được duyên là ở trên. Đây gọi là pháp trên, dưới.

Hoặc nói: Bờ bên kia là Niết-bàn diệt tận đệ nhất nghĩa. Niết-bàn kia gồm thâu nhập bên ngoài. Vì thế, nên Khế kinh của Phật nói sáu nhập bên trong là bờ bên này, sáu nhập bên ngoài là bờ bên kia.

Hỏi: Thế nào là sông?

Đáp: Là tâm, tâm pháp. Như hai bờ sông đã gìn giữ số chúng sinh, số phi chúng sinh, trôi theo dòng chảy ra biển cả. Như thế, bờ nhập bên trong, bên ngoài của con sông tâm, tâm pháp đã duy trì số lượng chúng sinh trôi nổi theo dòng chảy ra biển cả sinh tử.

Hỏi: Thuyền là thế nào?

Đáp: Là Thánh đạo. Như vô lượng chúng sinh nương vào thuyền bè mà được qua sông. Cũng thế, vô lượng chúng sinh đã nương vào thuyền Thánh đạo mà được qua sông sinh tử. Khế kinh câu Phật nói: Sáu nhập, nên biết rõ, sáu xúc nhập bên trong, nên biết là bên trong.

Hỏi: Như ở đây bên ngoài cũng nên biết. Vì sao Đức Thế Tôn nói sáu nhập nên biết, sáu xúc bên trong nên biết là bên trong.

Đáp: Trong Khế kinh Đức Thế Tôn nói quán trong (nội quán) là nói về các căn ý của nhập bên trong, đừng hướng ngoài. Trước phải tưởng bên, trong thân. Quán thân, sau mới quán ngoài, sau nữa mới quán trong ngoài. Tức là quán bên trong trước.

Hoặc nói: Vì Đức Thế Tôn đã dạy các đệ tử không quán điên đảo. Đức Thế Tôn nói: Đừng quán điên đảo về thường, lạc, tịnh ngã. Nên quán vô thường, khổ, không, vô ngã, nhân tập nơi duyên gốc, dùng tám hạnh Thánh để phá trừ sinh tử. Đây gọi là quán không điên đảo.

Hoặc nói: Vì Đức Thế tôn đã dạy các đệ tử quán không chung, nên Thế Tôn nói: Đừng quán chung về thô, nhám, nên quán như bệnh ung thư, như mũi tên, rắn độc, vô thường, khổ, không, vô ngã, sáu xúc bên trong như lửa đốt các cõi, đó là quán không chung.

Hoặc nói: Như Khế kinh của Phật nói về ý chỉ bên trong.

Hỏi: Vì sao Đức Phật nói ý chỉ bên trong?

Đáp: Vì ngã nên chấp có ngã, là ta làm, là ngã làm, yêu ngã xong, bèn có vật để yêu, vì để nuôi lớn bên trong, nên tìm kiếm vật dụng bên ngoài. Vì thế, nên Khế kinh của Phật nói: Sáu nhập nên biết, sáu xúc nhập bên trong, nên biết là bên trong.

Hỏi: Sáu nhập, sáu cánh lạc nhập có gì khác nhau?

Đáp: Một thuyết nói: Không có khác nhau. Sáu nhập là nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhập. Sáu xúc nhập cũng là nhãn nhập, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý nhập. Cho nên không có khác nhau.

Lại có thuyết nói: Có khác nhau: Nói gần là sáu nhập, nói xa là sáu cánh lạc.

Hỏi: Như ông nói thì sáu nhập là hiện tại, sáu cánh lạc là quá khứ, vị lai?

Đáp: Lại có thuyết nói: Nói gần là sáu cánh lạc, nói xa là sáu nhập.

Hỏi: Như ông nói thì sáu cánh lạc là hiện tại, sáu nhập là quá khứ, vị lai?

Đáp: Hoặc nói: Chuyển biến lúc đang hành là sáu cánh lạc, ngoài ra là cánh lạc.

Hoặc nói: Tức dựa vào sáu nhập tạo ra hành động là cánh lạc nhập. Dựa vào sáu xúc, tạo ra hành động là sáu cánh lạc.

Hoặc nói: Sở hữu là sáu cánh lạc, các thứ khác là sáu nhập. Như nói: Bát của Tỳ-kheo, tánh của bát kia là bát, như sự sử dụng của Tỳkheo, thế nên nói là bát của Tỳ-kheo. Như thế, nên nói các thứ hiện có là sáu cánh lạc, các thứ hiện có khác là sáu nhập.

Tôn giả Đà-la-nan-đề nói: Tánh nhập là sáu nhập, hành nhập là sáu cánh lạc. Như nói bát sắt đựng sữa tô, tánh của bát là sắt, bát như dựa vào sự sử dụng của sữa tô, cho nên nói: Bát sắt đựng sữa tô. Như thế, tánh nơi nhập là sáu nhập, hành nơi nhập nghĩa là sáu cánh lạc nhập.

Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hỏi: Vì sao Khế kinh Phật nói hai nhập là chúng sinh Vô tưởng cùng cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng?

Đáp: Vì hai thứ tên gọi của địa khác:

  1. Thức trụ.
  2. Chúng sinh cư trú.

Vì muốn khiến trong hai nhập tạo ra hai tên gọi, nghĩa là ở đây tuy có tên gọi của chúng sinh cư trú nhưng không có tên gọi của thức trụ nên trong Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hoặc nói: Khế kinh của Phật nói: Chúng sinh ở chỗ thức trụ v.v… thiết lập rồi, tức là chúng sinh ở trong thức trụ không thâu tóm, thì chúng sinh đó được lập hai nhập: Chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hoặc nói: Vì sống lâu, xứ sở của tất cả phàm phu không có tuổi thọ như thế, như nơi cõi trời Vô tưởng. Tất cả xứ sở không có tuổi thọ mạng như thế, như nơi cõi Hữu tưởng, Vô tưởng. Đây là nói sống lâu nên trong Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hoặc nói: Vì dứt trừ ý của dị học. Trong hai nhập của dị học, chấp ý tưởng giải thoát. Đức Thế Tôn nói: Đây là sinh tử nhập, chẳng phải là giải thoát. Đó gọi là nhằm dứt trừ ý tưởng của dị học, nên Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hoặc nói: Là pháp hành, trong hai nhập của dị học chấp ý không có hành giải thoát. Đức Thế Tôn nói trong hai nhập ấy lại đi khắp các cảnh giới, các đường, các loài trôi lăn trong sinh tử. Đây gọi là hành pháp, nên trong Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Hoặc nói: Vì pháp lui sụt, nên dị học đối với hai nhập kia chấp ý giải thoát không lui sụt. Đức Thế Tôn nói: Trong hai nhập này lại lui sụt nơi các cảnh giới, các đường, các loài chúng sanh trôi lăn trong sinh tử. Đây gọi là pháp lui sụt. Vì thế, nên trong Khế kinh của Phật nói: Hai nhập là chúng sinh Vô tưởng và cõi trời Hữu tưởng, Vô tưởng.

Khế kinh của Phật nói: Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Đức Thế Tôn rồi, bạch rằng:

Bạch Thế Tôn! Việc vô thượng này, là Đức Thế Tôn đã nêu về nhập. Đức Thế Tôn với trí rốt ráo đã phân biệt rốt ráo. Lại không ai có trí vô thượng như Phật, tức là ngoài trí này ra, hàng Sa-môn, Ba-la-môn v.v… cùng nhận biết.

Hỏi: Như thế, thì tất cả gọi là mười hai nhập. Tôn giả Xá-lợi-phất chẳng phải là bậc Nhất thiết trí, chẳng phải là bậc Nhất thiết kiến, làm sao biết được tất cả như thế gọi là mười hai nhập?

Đáp: Vì thuyết giảng rốt ráo nên biết. Như trong Khế kinh của Phật nói mười một nhập xong, sau đó nói pháp nhập. Ý của Tôn giả Xá-lợi-phất đã quyết định về các pháp, nhưng chưa nói, chưa hiện bày tất cả, phải biết là ở trong nhập.

Hoặc nói: Dùng diệu nguyện trí quán xong là biết được.

Hoặc nói: Do nơi tướng mạo để biết. Như trong Khế kinh của Phật nói: Tất cả ngần ấy, là mười hai nhập. Tôn giả Xá-lợi-phất đã được đức tin không hoại, càng tin gấp bội về lời Đức Thế Tôn đã nói. Vì thế nên biết tất cả ngần ấy là mười hai nhập, đó gọi là do tướng mạo mà biết.

Hỏi: Vì sao Tôn giả Xá-lợi-phất do tướng mạo biết được, mà không phải do hiện tại biết?

Đáp: Hiện tại biết cũng là biết. Tôn giả Xá-lợi-phất nhờ mười hai nhập nên cũng biết về tất cả pháp.

Hỏi: Nếu Tôn giả Xá-lợi-phất nhờ mười hai nhập nên cũng biết tất cả pháp, thì có gì khác nhau giữa Phật và Tôn giả Xá-lợi-phất?

Đáp: Phật, Thế Tôn biết hết tất cả, biết tường tận, còn Tôn giả Xá-lợi-phất dù biết tất cả, nhưng không thể biết một cách tường tận.

Hoặc nói: Vì Tôn giả Xá-lợi-phất đã gồm chung mười hai nhập, nên biết tất cả pháp, chứ không phải biết về mỗi tướng. Còn Phật, Thế Tôn đã biết về tướng chung, mà cũng biết rõ về mỗi tướng đều có vô lượng nhập bên trong. Nghĩa là Tôn giả Xá-lợi-phất lãnh hội từ người khác. Như Đức Thế Tôn nói Khế kinh này, Xá-lợi-phất đã dùng miệng nào để nói lời mầu nhiệm ấy? Hoàn toàn dùng tiếng gầm của sư tử. Càng không có Sa-môn, Bà-la-môn nào nhận biết được ngang bằng với Thế Tôn, huống chi là vượt hơn.

Tôn giả Xá-lợi-phất bạch Đức Thế Tôn: Con đích thân theo Thế Tôn nghe, đích thân tự tiếp nhận nhớ chắc như lời Như lai đã nói, A-nan không có việc ấy. Trước sau có hai Như lai xuất hiện ở đời không thể có điều ấy.

Hỏi: Thế nào là Đức Thế Tôn vì tiếp nhận, hóa độ mà nói giới? Thế nào là nhập?

Đáp: Trong tất cả pháp mà Đức Thế Tôn giáo hóa là vô trí, hoặc trong tất cả pháp không phải là vô trí, Nghĩa là hết thảy pháp là nói giới, không phải trong tất cả các pháp là vô trí thì nói nhập.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc căn cơ nhạy bén, hoặc căn cơ chậm lụt. Với người căn cơ nhạy bén thì nói nhập, với người căn cơ chậm lụt thì nói giới.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc đối với năng lực của nhân lớn, hoặc đối với năng lực của duyên nhiều. Đối với kẻ có năng lực của nhân lớn thì vì họ nói nhập, với người có năng lực của nhiều duyên thì vì họ mà nói giới.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc đối với năng lực bên trong nhiều, hoặc năng lực bên ngoài nhiều. Đối với người nhiều năng lực bên trong thì vì họ nói nhập, người nhiều năng lực bên ngoài thì vì họ nói giới.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa, bên trong suy nghĩ nuôi dưỡng thân, hoặc nghe người khác nói. Đối với người bên trong suy nghĩ nuôi dưỡng thân thì nói nhập, còn đối với người nghe người khác nói thì nói giới. Hoặc nói: Đức Thế Tôn giáo hóa hoặc mới nghe thì biết, hoặc phân biệt mói biết. Đối với người mới nghe qua là biết thì vì họ nói nhập, với kẻ phải phân biệt mới biết thì vì họ nói giới.

Hoặc nói: Đối với giới có chỗ ngu tối, thì vì họ nói giới, đối với nhập có chỗ ngu tối thì vì họ nói nhập.

Hoặc nói: Có tánh ỷ lại vì họ nói giới, nghĩa tánh là nghĩa giới. Có vật ỷ lại thì vì họ nói nhập, nghĩa đường vận chuyển là nghĩa của nhập.

Như thế, đức Thế Tôn vì giác hóa mà nói giới, vì giáo hóa như thế mà nói nhập.

Nói rộng về xứ của mười hai nhập xong.

 

Phần Thứ Mười Chín: XỨ CỦA NĂM ẤM

Năm ấm là: Sắc ấm, (thọ ấm), tưởng ấm, hành ấm, thức ấm.

Hỏi: Thế nào là sắc ấm?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Thế nào là sắc ấm? Các sắc hiện có ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong, ngoài, hoặc thô, tế, hoặc xấu, đẹp, hoặc xa, gần. Tất cả sắc ấy không phải ngã, ngã chẳng phải sắc kia, sắc kia không phải ngã. Như thế, dùng tuệ quán đúng như chân thật, đó gọi là sắc ấm. Như vậy, lại có Khế kinh nói: Sắc ấm là thế nào? Tức tất cả các sắc, là hết thảy bốn đại và sắc được tạo tác từ bốn đại. Trong A-tỳ-đàm nói: Sắc ấm thế nào? Tức mười sắc nhập và các sắc ở trong pháp nhập.

Hỏi: Ba thuyết ấy có gì khác nhau?

Đáp: Trong cả ba thuyết mỗi thuyết đều có ý dứt trừ.

Hỏi: Nghĩa là Khế kinh nói: Sắc ấm là thế nào? Tức tất cả các sắc ở quá khứ, hiện tại, vị lai. Hoặc trong hoặc ngoài, hoặc thô, hoặc tế, hoặc xấu hoặc tốt, hoặc xa hoặc gần, tất cả pháp ấy chẳng phải ngã, ngã chẳng phải pháp ấy, chẳng phải ngã. Như thế, dùng tuệ quán đúng chân thật. Trong đó có ý dứt trừ như thế nào?

Đáp: Lúc ấy, các dị học La-La, Thi-Khí kia đối với sắc quá khứ, vị lai, muốn cho chúng không phải là loại sắc ấm.

Vì muốn dứt trừ ý các đám dị học đó, nên Khế kinh nói: Thế nào là sắc ấm? Là các sắc hiện có ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong, ngoài, cho đến dùng tuệ quán đúng như thật.

Hỏi: Như nói về sắc ấm, thế nào là tất cả các sắc? Tất cả sắc kia nơi bốn đại và sắc được tạo của bốn đại, trong có ý dứt trừ gì?

Đáp: Vì quán vị lai, nên trong Khế kinh của Phật nói: Bậc Nhất thiết trí khéo giác ngộ, khéo nhận thấy về quá khứ, vị lai, hiện tại. Sau khi ta nhập Niết-bàn, tất sẽ có người cho lìa bốn đại, không muốn cho là có sắc được tạo ra.

Vì muốn dứt trừ ý đó của họ, nên Khế kinh nói: Thế nào là sắc ấm? Tất cả các sắc, tất cả sắc kia nơi bốn đại và sắc của bốn đại tạo ra.

Hỏi: Sắc ấm như đã nói là thế nào? Mười sắc nhập và các sắc ở trong pháp nhập, trong đó có ý dứt trừ gì?

Đáp: Lúc ấy, có Tôn giả Đàm-ma-đa-la cho là sắc trong pháp nhập không muốn xếp vào chủng loại sắc.

Hỏi: Vì sao Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói là sắc trong pháp nhập không muốn xếp vào chủng loại sắc?

Đáp: Vì thuyết của Tôn giả kia cho, sắc nhân nơi thân năm thức, duyên của thân năm thức, được gọi là sắc. Sắc ấy là sắc ở trong pháp nhập, chứ không nhân của thân năm thức, không phải duyên của thân năm thức, cho nên sắc kia chẳng phải sắc.

Vì muốn dứt trừ ý đó nên nói về số lượng.

Thế nào là sắc ấm? Mười sắc nhập và các sắc ở bên trong pháp nhập.

Hỏi: Nếu như vậy thì thuyết của Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói làm sao hiểu? Thuyết ấy nói, sắc nhân nơi thân năm thức, duyên của thân năm thức gọi là sắc. Nhưng sắc đó ở trong pháp nhập, chẳng phải là nhân nơi thân năm thức, không phải là duyên của thân năm thức?

Đáp: Có thể nói là không phải nhân nơi thân năm thức, chỉ là duyên của thân sáu thức. Sắc đó tồn tại trong pháp nhập, dù không nhân nơi thân năm thức, nhưng cũng không phải là duyên của thân năm thức, chỉ nhân nơi thân ý thức và duyên của thân ý thức.

Hoặc nói: Mặc dù sắc kia ở trong pháp nhập, nhưng sắc ấy không phải nhân của thân năm thức, cũng không phải duyên của thân năm thức, song sắc kia dựa vào nhân, dựa vào duyên.

Hỏi: Thế nào là sắc kia nương tựa?

Đáp: Là bốn đại.

Hỏi: Thọ ấm là sao?

Đáp: Là thọ của thân sáu thức. Đây như nơi Khế kinh đã nói, Atỳ-đàm cũng vậy.

Hỏi: Thế nào là tưởng ấm? Đáp rằng: Khế kinh của Phật nói. Hỏi: Thế nào là tưởng ấm?

Đáp: Là thân của sáu tưởng. Tưởng ấm này như Khế kinh đã nói, A-tỳ-đàm cũng nói như vậy.

Hỏi: Thế nào là hành ấm?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Thế nào là hành ấm? Là thân của sáu tư duy, A-tỳ-đàm nói: Hành ấm là sao? Hành ấm có hai thứ:

  1. Tâm tương ưng.
  2. Tâm bất tương ưng.

Hỏi: Thế nào là hành ấm tương ưng với tâm?

Đáp: Thọ, tưởng, tư, xúc, ghi nhớ, dục, giải thoát, niệm, định, tuệ, căn thiện, căn bất thiện, căn vô ký, kiết phược, sử, phiền não, triền, đối tượng nhận biết, đối tượng nhận thấy, đối tượng quán. Như thế, hành tương ưng của tất cả tâm, đây là hành ấm tương ưng với tâm.

Hỏi: Thế nào là hành ấm bất tương ưng với tâm?

Đáp: Đắc, định Vô tưởng, định diệt tận, Vô tưởng, mạng căn, chủng loại đắc, xứ đắc, chủng đắc, nhập, sinh, già, chết, vô thường, danh thân, cú thân, vị thân. Như thế, các hành bất tương ương với tâm, đây gọi là hành ấm bất tương ưng với tâm.

Hỏi: Vì sao Phật Thế Tôn, trong tất cả hành ấm tương ưng, bất tương ưng toàn bộ tư duy được lập là hành ấm?

Đáp: Vì tư này lúc thi hành, chuyển vận, là đã gồm cả thọ (thọ ấm). Cho nên Phật nói: Trong tất cả hành ấm tương ưng, bất tương ưng toàn bộ tư duy được lập làm hành ấm. Như ái lúc huân tập thi hành là đã bao gồm hạt giống, cho nên Phật nói: Tất cả hạt giống hữu lậu, toàn bộ ái lập làm tập đế. Như thế, tư này khi thi hành, chuyển biến, là đã gồm cả hạnh giống thọ. Thế nên Đức Phật nói: Trong tất cả hành ấm tương ưng, bất tương ưng toàn bộ tư duy, lập làm hành ấm.

Hỏi: Thế nào là thức ấm?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Thế nào là thức ấm? Là thân sáu thức, thức ấm này như Khế kinh đã nói, A-tỳ-đàm cũng nói như vậy.

Đây là tánh của ấm đã gieo trồng nơi thân nên hiện có một cách tự nhiên.

Tánh của ấm đã nói xong, kế là nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói ấm? Ấm có nghĩa thế nào?

Đáp: Nghĩa gom nhóm là nghĩa của ấm. Nghĩa sum họp, nghĩa chứa để, nghĩa thu gom, chỗ nêu bày về đời là chỗ thiết lập của ấm, nhiều lời nói là nghĩa của ấm.

Nghĩa gom nhóm là nghĩa của ấm: Tất cả các sắc quá khứ, vị lai, hiện tại. Tất cả sắc đó, hoàn toàn gom nhóm xong, lập thành một sắc ấm. Như thế, cho đến thức ấm. Đó gọi là nghĩa gom nhóm là nghĩa của ấm.

Nghĩa sum họp là nghĩa của ấm: Vô lượng các thứ hữu vi đoàn kết, tụ hợp xong, lập ra năm ấm. Đây gọi là nghĩa sum họp là nghĩa của ấm.

Nghĩa để chứa là nghĩa của ấm: Cũng như phân cứt được chất chứa thành đống. Như thế là ấm chứa để vô số các thứ.

Nghĩa thu gom là nghĩa của ấm: Tất cả các sắc ở quá khứ, vị lai, hiện tại, hoặc trong, ngoài, hoặc thô, tế, hoặc xấu xí xinh đẹp, hoặc xa, gần. Tất cả sắc đó toàn bộ được thu gom, lập thành một sắc ấm, cho đến thức ấm cũng vậy. Đây là nói nghĩa thu gom là nghĩa của ấm.

Chỗ nêu bày về đời là chỗ thiết lập của ấm: Tức là sắc ấm ba đời, cho đến thức ấm cũng là ba đời. Đó là chỗ nêu bày về đời là chỗ thiết lập của ấm.

Nhiều lời nói là nghĩa của ấm: Tức là sắc có nhiều lời nói, cho đến thức ấm cũng có nhiều lời nói.

Hỏi: Như ông nói: Một cực vi không thể có sắc ấm, nghĩa là sắc ấm kia không có nhiều lời nói?

Đáp: Không thể dùng một cực vi để thiết lập, vì nếu thiết lập thì sẽ có nhiều chứa nhóm, thu gom để thiết lập. Người A-tỳ-đàm nói: Nếu dùng bàn tay giữ lấy ấm để nêu bày, thì thuyết kia nói cực vi gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, một ít nhập. Nếu không lấy bàn tay để giữ lấy ấm thì thuyết kia sẽ nói cực vi là một giới, một nhập, một ấm. Như người ở chỗ đống lúa lớn kia, lấy một hạt lúa đem đi, người khác hỏi người ấy cầm gì? Người kia, nếu dùng bàn tay giữ lấy đống lúa, thì nói là một hạt trong đống lúa này. Nếu không dùng bàn tay giữ lấy, thì sẽ nói chỉ là một hạt lúa này. Như thế, người A-tỳ-đàm nói: Nếu dùng bàn tay giữ lấy ấm để nêu bày, thì thuyết kia sẽ nói cực vi là một giới, một nhập, một ấm, một ít nhập. Nếu chẳng dùng bàn tay giữ lấy thì thuyết kia nói cực vi là một giới, một nhập, một ấm. Tức nói nhiều lời là lời nói về ấm. Đây gọi là nghĩa chứa nhóm là nghĩa của ấm. Nghĩa sum họp, nghĩa chứa để, nghĩa thu gom, chỗ nêu bày về đời là chỗ thiết lập của ấm nói nhiều lời, là nghĩa của ấm.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn trước nói sắc ấm, sau nói thức ấm?

Đáp: Vì Đức Thế Tôn thuận theo người khác. Như thế là thuận theo kẻ khác nên pháp vị được thuận theo thứ lớp.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn giảng nói là thuận theo, người tiếp nhận giáo pháp cũng thuận theo.

Hoặc nói: Vì tính chất thô, tế, nên trong năm ấm, ấm nào rất thô? Là sắc ấm. Thế nên Đức Phật nói sắc ấm trước. Trong bốn ấm không có sắc, ấm nào thô nhất? Là ấm thọ, cho nên Phật nói trước.

Hỏi: Thọ này là không có hình dáng, không có nơi chốn, cũng không thể nhìn thấy, làm sao biết được thô, tế?

Đáp: Hành nên biết. Như nói: Nhức tay, đau chân, nhức đầu như thế. Vì sự đau nhức như vậy là hành, nên biết được thọ có thô tế. Ấm nào là tế nhất? Là thức ấm. Cho nên Đức Phật nói sau, vì lý do này, nên trong Khế kinh của Phật trước nói sắc ấm, sau nói thức ấm.

Hỏi: Vì sao trong pháp tâm sở thì thọ ấm, tưởng ấm được lập riêng ấm, còn pháp tâm sở khác lại lập hành ấm?

Đáp: Vì Phật, Thế Tôn đối với pháp chân đế, thì các chân đế khác không thể vượt hơn. Đức Phật đều biết tường tận về pháp tướng, biết hết về các hành. Như pháp riêng có thể đảm nhận thì lập riêng, như phẩm có thể đảm nhận được thì lập nên phẩm.

Hoặc nói: Đây là thể hiện hai môn, hai lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai tia sáng, hai ngọn đèn, đều biểu hiện hai số. Như thọ ấm, tưởng ấm được lập ấm riêng. Như thế, pháp tâm sở khác cũng nên lập, như pháp tâm sở khác lập một hành ấm. Như thế, thọ tưởng cũng được lập trong hành ấm. Như thế, ấm hoặc lập ba, hoặc mười ba, cho nên nói: Đây là thể hiện hai môn, hai lược, hai độ, hai ngọn đuốc, hai tia sáng, hai ngọn đèn, hai số.

Hoặc nói: Tức là nhân của tông hai giới. Nhân của thiền là tông chỉ của tho, Tông chỉ của tưởng là cõi Vô Sắc.

Hoặc nói: Tức là nhân của hai pháp, hành, là hai giới, nhiều mong cầu mệt mỏi. Nhân nơi thọ là sự mệt mỏi đối với thiền. Nhân nơi tưởng là sự mỏi mệt đối với Vô Sắc.

Hoặc nói: Nhân nơi hai pháp chúng sinh trong sinh tử chịu lấy vô lượng khổ. Tham đối với lạc thọ và vướng mắc các tưởng điên đảo.

Hoặc nói: Tức là hai pháp diệt, lập hai định: Định Vô tưởng và định Diệt tận.

Hoặc nói: Nghĩa là hai pháp đối trị. Hành giả kia nhập hai định là định Vô tưởng, và định Diệt tận.

Hoặc nói: Tức hai pháp này tiếp nhận riêng tên của hai thức trụ: thọ thức trụ và tưởng thức trụ. Pháp tâm sở khác là một hành thức trụ. Vì thế cho nên tất cả pháp tâm sở. Thọ ấm, tưởng ấm được lập riêng ấm, pháp tâm sở khác là một hành thức trụ. Vì thế cho nên tất cả pháp tâm sở, thọ ấm, tưởng ấm được lập ấm riêng, pháp tâm sở khác được lập một hành ấm.

Hỏi: Vì sao nói hành ấm như tất cả năm ấm hữu vi? Vì sao lập một hành ấm?

Đáp: Vì tưởng hữu vi của tư kia ở trong nhập này, cho nên nói là hành ấm.

Hoặc nói: Nghĩa là tất cả pháp hữu vi kia đã gồm thâu tư tưởng tức là ba tưởng hữu vi, tưởng ấy ở trong nhập, cho nên nói một hành ấm.

Hoặc nói: Là vì tất cả pháp hữu vi biểu hiện rõ nơi việc tụng, tập. Nghĩa là sanh nơi hữu vi kia đều ở hết trong nhập, cho nên nói một hành ấm.

Hoặc nói: Vì tất cả pháp hữu vi, nhân tập nơi duyên gốc, nghĩa là các pháp kia đều ở hết trong nhập, cho nên nói một hành ấm. Hoặc nói:

Do nhiều pháp nhóm hợp nên nói một hành ấm. Nhiều pháp hữu vi xếp vào nhập này. Tương ưng, bất tương, nương, không nương, hành, không hành, thân, không thân, duyên chung, không duyên chung, đây gọi là vì nhiều pháp tụ hợp, nên nói một hành ấm.

Hỏi: Vì sao vô vi không lập trong ấm?

Đáp: Vì không phải tên của ấm, cũng không phải tánh của ấm, chẳng phải tên của sắc, cũng không phải tánh của sắc. Cho nên không lập trong sắc ấm, không phải tên của thọ, cũng không phải tánh của thọ, nên không lập trong thọ ấm. Không phải tên của tưởng, cũng không phải tánh của tưởng, cho nên không lập trong tưởng ấm. Không phải tên của hành, cũng không phải tánh của hành, nên không lập trong hành ấm. Không phải tên của thức, cũng không phải tánh của thức, nên không lập trong thức ấm.

Nếu có người nghĩ rằng: Vì sao không lập vô vi trong hành? Ấm, nghĩa là có nhiều chủng loại mà nhiều chủng loại thì không phải vô vi.

Hoặc nói: Ấm là rơi vào sinh, già, vô thường. Còn vô vi là không có sinh, già, vô thường.

Hoặc nói: Ấm nghĩa là pháp thịnh, suy, có nhân đạt được tướng hữu vi, còn vô vi là không phải là pháp hưng suy, không có nhân, đạt được tướng vô vi.

Hoặc nói: Ấm là sự xoay chuyển của thế gian, tạo ra hành, nhận lấy quả, biết duyên, còn vô vi thì không phải là sự xoay chuyển của thế gian, không tạo ra hành, không nhận quả, không biết duyên.

Hoặc nói: Ấm là rơi vào thế gian, vô vi thì không rơi vào thế gian.

Hoặc nói: Ấm là rơi vào ấm, vô vi nghĩa là lìa ấm.

Hoặc nói: Ấm là bị khổ ràng buộc, vô vi thì lìa sự ràng buộc của khổ.

Hoặc nói: Ấm thì có thượng, trung, hạ, vô vi thì không có thượng trung hạ.

Hoặc nói: Ấm là trước, sau, có thể đạt được, vô vi là không có trước, sau. Vì thế cho nên vô vi không lập trong ấm.

Khế kinh của Phật nói: tám vạn pháp thân.

Hỏi: Pháp thân có số lượng, giới hạn nào?

Đáp: Một thuyết nói: Một vài kinh gọi là pháp thân, nghĩa là một thân của Phật kia, đó gọi là số lượng giới hạn của một thân. Như thế, cho đến tất cả tám vạn.

Lại có thuyết nói: Trong Khế kinh nói là ý chỉ (niệm xứ) đây là

số lượng giới hạn của một pháp thân. Như thế, Khế kinh nói: Ý đoạn (chánh cần) thần túc, căn, lực, giác chủng, đạo chủng, đó gọi là số lượng giới hạn của một pháp thân. Như thế, cho đến tất cả tám vạn. Về tính lượng là tám chữ một câu, ba mươi hai chữ là một bài:

Có năm trăm ngàn

Cũng lại năm ngàn

Năm trăm năm ngàn

Số một pháp thân.

Như thế, cho đến tám vạn. Như vậy, có thuyết nói: Khế kinh của Phật nói: Vì giáo hóa, nên nói tám vạn độ. Nghĩa là độ người tiếp nhận sự giáo hóa, đối với Thánh đạo, nên được độ, tám vạn độ kia gọi là tám vạn pháp thân.

Hỏi: Tức là đây đã có ngần ấy thân Vì sao còn lập thân năm ấm?

Đáp: Vì tất cả thân kia đều nhập trong thân năm ấm, nghĩa là dục là Phật nói về tánh của giáo pháp. Dục đó đều nhập hết trong sắc ấm, nghĩa là dục tức Phật nói về tánh của danh, các danh kia đều nhập trong hành ấm. Do đó tất cả tám vạn pháp thân đều xếp vào năm ấm. Đây là Phật nói Khế kinh, là thân năm ấm khác như thân giới, thân định, thân tuệ, thân giải thoát, thân giải thoát tri kiến.

Hỏi: Như ở đây là thân năm ấm khác, vì sao lại lập năm ấm?

Đáp: Vì các thân kia cũng đều xếp vào nhập: thân giới xếp vào sắc ấm, các thân còn lại thì xếp vào hành ấm, vì thế nên trong Khế kinh Phật nói năm ấm.

Nói rộng về xứ của năm ấm xong.

Phần Thứ Hai Mươi: XỨ CỦA NĂM THỊNH ẤM

Năm thịnh ấm là sắc thịnh ấm, thọ thịnh ấm, tưởng thịnh ấm, hành thịnh ấm, thức thịnh ấm.

Hỏi: Thế nào là sắc thịnh ấm?

Đáp: Nghĩa là sắc quá khứ, vị lai, hiện tại, muốn sinh thì sinh, giận dữ, si mê và ngần ấy tâm phiền não khác sinh khởi thì sinh. Người kia muốn sinh mà sinh, nghĩa là ái, khuể nghĩa là giận, si nghĩa là vô minh. Cùng với ngần ấy tâm phiền não khác sinh khởi mà sinh, nghĩa là phiền não tương ưng với tâm kia.

Có thuyết nói: Ở đây không nên nói sợ sinh mà sinh.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Sợ, nghĩa là không có tánh trí, tức là chúng sinh kia, không có trí kia bèn sợ.

Lại có thuyết nói: Sợ, là tánh của thân kiến, tức là chúng sinh, chấp có ngã nên họ sợ, sợ này cũng xếp vào nhập, như nói cùng với ngần ấy tâm phiền não khác. Nói như thế, nghĩa là sự sơ hãi này lẽ ra phải nói.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì sợ hãi, nghĩa là tâm tương ưng của pháp tâm sở.

Hỏi: Sự sợ hãi này ở đâu?

Đáp: Ở cõi Dục, không phải ở cõi Sắc, Vô Sắc

Hỏi: Nếu ở cõi Sắc, Vô Sắc không có sự sợ hãi, thì Khế kinh kia làm sao hiểu? Như nói: Gió kia thổi, lửa cháy đến cõi Phạm thiên. Nghĩa là chúng sinh sinh lên cõi trời Quang Âm không lâu, chưa từng trông thấy sự thành hoại nơi thế gian, không biết cảnh thành hoại của thế gian, nên họ vừa thấy lửa cháy đến là sợ hãi, kinh ngạc, toàn thân nổi ốc! Lửa không cháy đến đây chăng? Tất cả chúng sinh đã sinh lên cõi trời Quang Âm từ trước, đã từng thấy cảnh thành hoại của thế gian, nên khi thấy lửa thì họ an ủi các chúng sinh kia: Các vị chớ nên sợ hãi! Các vị chớ có sợ hãi! Lửa này cuối cùng sẽ cháy đến chỗ kia, không đến nơi này đâu! Như ông đã nói: Thì ở cõi Sắc, Vô Sắc, với sự sợ hãi như vậy làm sao hiểu. Như thế, bài kệ khác sẽ được giải thích thế nào?

Thế Tôn biết tất cả

Nói pháp, thành tựu mắt

Như lai, sư tử người

Trong đời không ai sánh

Lúc ấy, trời Trường Thọ

Gọi là sắc vi diệu

Nghe xong, rất sợ hãi

Như nai sợ sư tử.

Hỏi: Nếu cõi Sắc, Vô Sắc không có sự sợ hãi, thì ở đây làm sao hiểu?

Đáp: Sự sợ hãi ở đây gọi là nhàm chán.

Hỏi: Sự sợ hãi và chán lìa, có gì khác nhau?

Đáp: Tên gọi tức là khác nhau: Đây là sự sợ hãi, kia là sự chán lìa, đó là sự khác nhau. Hoặc nói: Sự sợ hãi là ở cõi Dục, sự chán lìa là ở cả ba cõi. Hoặc nói: Bị kiết làm chướng ngại, là sợ hãi, bị căn thiện gây chướng ngại là chán lìa.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Sự sợ hãi và chán lìa có gì khác nhau? Đáp: Bị kiết gây chướng ngại là sợ hãi, bị căn thiện gây chướng ngại là chán lìa.

Lại nói: Bị pháp bất thiện gây chướng ngại là sợ hãi, bị pháp thiện gây chướng ngại là chán lìa.

Lại nói: Hai đế gồm thâu là sợ hãi, ba đế gồm thâu là chán lìa.

Lại nói: Tánh của vô trí là sợ hãi, tánh của tuệ là chán lìa.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Các vị! Nhớ nghĩ đến việc ác dấy khởi tranh cãi thì sợ hãi, tâm tranh cãi dứt rồi, sợ hãi trở thành chán lìa. Đây là sự khác nhau giữa sợ hãi và chán lìa.

Hỏi: Người sợ hãi là phàm phu hay bậcThánh?

Đáp: Người sợ hãi là phàm phu, không phải bậc Thánh.

Hỏi: Vì sao người sợ hãi là phàm phu, không phải bậc Thánh?

Đáp: Vì bậc Thánh kia sợ hãi đã hết.

Lại có thuyết nói: Phàm phu cũng có sợ hãi, bậc Thánh cũng có sợ hãi.

Hỏi: Như bậc Thánh, sự sợ hãi đã dứt hết, thì do đâu còn có sợ hãi?

Đáp: Có năm thứ sợ hãi:

  1. Sợ chết.
  2. Sợ đường ác.
  3. Sợ không sống.
  4. Sợ tiếng xấu.
  5. Sợ ở trong chúng.

Năm thứ sợ hãi này bậc Thánh đã dứt hết, còn cách sự sợ hãi khác, bậc Thánh chưa dứt hết, bậc Thánh là chỉ cho: Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bích-chi-Phật, không phải Phật.

Hỏi: Thế nào là không phải Phật?

Đáp: Vì Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác, đã hết hẳn sợ hãi.

Như sắc thịnh ấm còn thọ, tưởng, hành, thức thịnh ấm cũng như vậy.

Đây là tánh của thịnh ấm, đã gieo trồng nơi thân nên tất cả tự nhiên.

Đã nói về tánh của ấm xong, sau sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói thịnh ấm? Thịnh ấm có nghĩa gì?

Đáp: Vì nhận lấy chỗ sinh ra cho nên nói là thịnh. Nghĩa là thọ nhận sự nên nói là thịnh. Vì thọ nhận sự nuôi dưỡng, nên nói là thịnh, tức là thọ nhận sự nuôi dưỡng, nên nói là thịnh. Vì thọ nhận sự tăng trưởng, nên nói là thịnh, tức thọ nhận sự tăng trưởng, nên nói là thịnh. Vì thọ nhận chỗ đến, nên nói là thịnh, tức là thọ nhận sự đến nên nói là thịnh. Vì thọ nhận chỗ trì, nên nói là thịnh, tức là thọ nhận sự duy trì, nên nói là thịnh. Vì thọ nhận đối tượng của pháp đẳng trì nên gọi là thịnh, tức là thọ nhận pháp đẳng trì nên nói là thịnh.

Hoặc nói: Vì thọ nhận chỗ chuyển biến, nên nói là thịnh, tức là thọ nhận sự chuyển biến, nên nói là thịnh.

Hoặc nói: Thọ nhận sự tham đắm, trong ấy như lớp bụi nhơ, nên nói là thịnh.

Hoặc nói: Vì thọ nhận chỗ thâu tóm ở trong ấy, nên nói là thịnh.

Hoặc nói: Đây là thọ nhận về nhà cửa, chỗ ở, nương vào đấy rồi thì ái sinh, sinh ra kiến chấp, kiêu mạn, vô minh, và ngần ấy tâm phiền não khác phát sinh, sinh ra.

Hoặc nói: Đây là thọ nhận tất cả nên nói là thịnh. Như tất cả chức vụ bên ngoài, như tất cả chức vụ bên trong, như tất cả các thứ của vua. Như thế, vì thọ nhận các thứ hiện có ấy, nên nói là thịnh. Song về bên trong lại không có tất cả.

Hỏi: Nếu có người hỏi: Ông thuộc về ai? Nghĩa là ai tạo tác?

Đáp: Ta là người thọ nhận tất cả.

Hoặc nói: Do thọ nhận chỗ nêu bày rộng, nên nói là thịnh, nghĩa là thọ nhận sự nêu bày rộng nên nói là thịnh. Rộng là nói thọ làm tên, thạnh này không lập riêng trong giới ấy. Trong địa không lập riêng, trừ ý của địa đó. Nghĩa là nhân nơi ấm của ngã, các ấm khác được gọi tên là thịnh ấm, nhân nơi các âm khác, ngã được tên là thịnh ấm.

Nếu ý ấy không lập riêng thì vật bên ngoài này, sẽ không thể lập ấm, cho nên như thế.

Hỏi: Ấm và thịnh ấm có gì khác nhau?

Đáp: Về danh thì khác nhau, kia là ấm, còn đây là thịnh ấm.

Hoặc nói: Ấm thì hữu lậu, vô lậu, còn thịnh ấm thì hoàn toàn là hữu lậu.

Hoặc nói: Ấm thì nhiễm ô, không cấu nhiễm ô, còn thịnh ấm thì hoàn toàn nhiễm ô.

Hoặc nói: Ấm thì gồm thâu ba đế, thịnh ấm thì gồm thâu hai đế.

Hoặc nói: Ấm thì hoặc dứt, hoặc không dứt, còn thịnh ấm thì hoàn toàn là dứt.

Hoặc nói: Ấm hoặc tương ưng với thọ, hoặc không tương ưng, và thạnh ấm thì hoàn toàn tương ưng.

Hoặc nói: Chỗ đạt được của ấm hoặc tương ưng với kiết, hoặc không tương ưng, còn chỗ đạt được của thịnh ấm thì hoàn toàn tương ưng với kiết, không rời kiết.

Hoặc nói: Ấm hoặc học, hoặc vô học, hoặc không phải học, không phải vô học, còn thịnh ấm hoàn toàn không phải học, không phải vô học. Ấm và thịnh ấm, đây là sự khác nhau.

Nói rộng về xứ của năm thịnh ấm xong.

Phần Thứ Hai Mươi Mốt: XỨ CỦA SÁU GIỚI

Sáu giới là giới đất, giới nước, giới lửa, giới gió, giới không, giới thức.

Hỏi: Vì sao soạn ra phần luận này?

Đáp: Vì đây là Khế kinh của Phật. Khế kinh của Phật này đã nói sáu giới trong tổng số mười tám giới.

Hỏi: Vì sao Khế kinh của Phật đã nói sáu giới trong tổng số mười tám giới?

Đáp: Vì giáo hóa. Đức Thế Tôn giáo hóa, hoặc có người căn cơ nhạy bén, hoặc có người căn cơ chậm lụt. Đối với người căn cơ nhạy bén, Phật nói sáu giới, đối với người căn chậm lụt, Phật nói mười tám giới. Như căn cơ nhạy bén, căn cơ chậm lụt, như thế, do sức của nhân, sức của duyên, sức bên trong, sức bên ngoài, do tư duy bên trong phát triển, hoặc nghe người khác nói đều nên biết.

Hoặc nói: Lược thì nói sáu, rộng thì nói mười tám. Như lược, như rộng, như thế, phân biệt, không phân biệt, tóm gọn, bàn rộng, sửa đổi, không sửa đổi, dần dần, một lúc, đều nên biết. Vì lẽ ấy, nên soạn ra phần luận này.

Sáu giới là: giới đất, giới nước, giới lửa, giới gió, giới không, giới thức. Sáu giới này ở trong mười tám giới, gồm thâu mười giới, bảy giới và phần ít đối tượng được nhập của bảy giới.

Gồm thâu mười tám giới: Bốn đại và không giới, gồm thâu mười giới là: giới nhãn, giới sắc, giới nhĩ, giới thịnh, giới tỷ, giới hương, giới thiệt, giới vị, giới thân, giới xúc.

Bảy giới là thức giới bao gồm bảy tâm giới, một ít nơi đối tượng được nhập, nghĩa là phần hữu lậu và vô lậu. Nói hữu lậu, là gồm thâu, vô lậu là không gồm thâu, cho nên gọi là một ít đối tượng được nhập.

Sáu giới là giới đất, giới nước, giới lửa, giới gió, giới không, giới thức.

Hỏi: Thế nào là giới đất?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Giới đất là thế nào? Là sự cứng chắc. Đây là Đức Phật nói chung về giới đất vì sao cứng chắc. Song tính chất cứng chắc kia có vô lượng sự khác nhau. Trong khác, ngoài cũng khác. Ngoài khác như: tường vách của ngôi nhà này, cây gỗ, gộp đá, núi, vàng, bạc, lưu ly, ma ni, thủy tinh, châu ngọc, đồng, sắt, chì, thiếc, bạch lạp. Trong khác: Như tóc, lông, móng tay, răng, gân, xương, lá lách, thận, tim, gan, ruột, dạ dày, đại tiểu tiện, tay chân khác, cùng các chi tiết còn lại đều khác. Chân rất cứng không phải tay. Nghĩa là tính chất cứng cả trong ngoài.

Đã nói chung về tất cả các bộ phận ấy vì sao kế là nói về giới đất.

Vì sao cứng chắc.

Hỏi: Thế nào là giới nước?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Giới nước là thế nào? Là sự ẩm ướt. Đây là điều Phật nói chung về giới nước là thế nào? Là sự ẩm ướt, sự ẩm ướt kia có vô lượng khác nhau: Trong khác, ngoài cũng khác.

Trong khác: Như nước mắt, nước miếng, đờm dãi, cao mỡ, tủy, não, mật, mủ, máu, tiểu tiện, trong mỗi chi tiết đều khác.

Ngoài khác: Suối phun vọt, vực sâu, dòng nước chảy, nước đầm, nước sông, nước ao, biển cả, đến thủy luân bên dưới, nghĩa là chất ẩm ước bên trong, bên ngoài. Tất cả tính chất ẩm ướt kia là nói chung về thế nào là giới nước? Là ẩm ướt.

Hỏi: Thế nào là giới lửa?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Giới lửa thì thế nào? Là nóng. Ở đây, Đức Phật nói chung về giới lửa là thế nào? Là nóng, song sự nóng ấy có vô lượng khác nhau: trong khác, ngoài cũng khác.

Trong khác: Như khiến cho thân nóng, thân nóng ấm, thân bị đốt cháy nám mà được tên gọi. Ăn nuốt thức uống ăn làm cho thân được yên ổn. Tay, chân đều khác, các thân phần cũng khác.

Ngoài khác: Như lửa đuốc, lửa đèn, lửa nhóm lớn, lửa cực lớn, lửa do khoan, lửa địa ngục, lửa rót vào cháy nám. Gọi là lửa bên trong rất nhạy bén, không phải bên ngoài: các thức uống ăn này được bỏ vào chảo nấu thật chín, sắc chúng không thay đổi. Nhưng khi ăn vào trong bụng thì màu sắc của chúng sẽ biến dạng ngay, đó là sức nóng ở trong, ngoài, tất cả sức nóng đó đều đã nói chung về giới lửa là thế nào? Là nóng.

Hỏi: Thế nào là giới gió?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Thế nào là giới gió? Nghĩa là thổi dậy, Đức Phật gọi chung là thổi dậy. Thế nào là giới gió? Là sức thổi nổi dậy, có vô lượng khác nhau: trong khác, ngoài cũng khác.

Trong khác: Gió dưới, gió trên, gió chi tiết, gió trong bụng, gió dao, gió xương sống, gió co duỗi, gió nổi lên, gió thở do suyển, gió trăm mạch, ở mỗi thân phần đều khác.

Ngoài khác: Như gió bụi đất, gió không có bụi, gió theo khói, gió cuốn trôi, gió thành hoại, gió không thành hoại cho đến phong luân. Nghĩa là gió thổi dậy ở trong ở ngoài, tất cả thứ thổi dậy ấy đều đã nói chung về giới gió là thế nào, là sức gió thổi nổi lên.

Hỏi: Thế nào là giới không?

Đáp: Khế kinh của Phật nói: Giới không thì ra sao? Nghĩa là sắc, bờ mé của sắc. Gọi là sắc, nghĩa là sắc tạo tác ở trong sắc ấy, thiết lập như cái không của nhãn, không của nhĩ, không của tỷ, không của miệng, không của cổ họng, không ở chỗ thức uống ăn qua lại, không ở chỗ dừng và tiêu, không ở chỗ xuống dưới.

Lại có thuyết nói: Thế nào là giới không? Là sắc của bờ mé không. Ở đây nói sắc của không, sắc của bất không, sắc của bất không là số lượng chúng sinh. Sắc của không, chẳng phải là số lượng chúng sinh. Nghĩa là, không kia chẳng phải là số lượng chúng sinh được nêu bày ở bờ mé của sắc. Như trong cây, trong lá, trong tường, trong nhà, trong cửa sổ, trong cửa cái. Đây gọi không chẳng phải là số lượng chúng sinh được lập nơi bờ mé của sắc.

A-tỳ-đàm bản cựu dịch: Tính chất của da, tính chất của mô, tính chất của thịt, tính chất của gân, tính chất của xương, tính chất của tùy, chỗ sắc có thể nhận biết, cũng có thể nhận biết.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Thế nào là biết có giới không? Theo Khế kinh có thể nhận biết. Đức Thế Tôn cũng nói: Nghĩa là không trong cái ấy bị các sắc bao trùm, chẳng bao trùm.

Hỏi: Vì sao Khế kinh có thể nhận biết, chẳng phải hiện biết?

Đáp: Hiện tại cũng có thể nhận biết. Nghĩa là ban ngày, tất cả ánh sáng là tất cả giới không. Tức tất cả bóng tối ban đêm là tất cả của giới không.

Lại nói: Chỗ hình có thể biết, thì cũng có thể biết.

Lại nói: Vì bóng tối ban đêm ngăn ngại nên không thấy, vì ánh sáng của ban ngày bị che ngăn, nên không thấy.

Tôn giả Đàm-ma-đa-la nói: Các vị! Giới không tuy chẳng thể nhận biết, song không phải là chỗ vô trí. Giới không sắc, chẳng phải sắc, cũng không phải trụ ở đây, không phải trụ ở kia. Cũng chẳng phải là không, nghĩa là tướng mạo, âm thanh, chuyển biến của thế giới có thể nhận biết.

Hỏi: Không và giới không có gì khác nhau?

Đáp: Không tức chẳng phải là sắc, giới không là sắc. Không tức không thể thấy, giới không có thể trông thấy. Không thì chẳng có đối, giới không thì có đối. Không là vô vi, giới không là hữu vi.

Hỏi: Trong luận này, lại phát sinh luận mới. Nếu không là vô vi thì đối với Khế kinh này làm sao hiểu? Như kinh nói: Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đưa cánh tay sờ mó hư không rồi bảo các Tỳ-kheo: Tỳ-kheo! Ý các thầy nghĩ sao? Tay ta có thể sờ mó hư không này, có thể cột buộc hư không, thọ nhận hư không được chăng? Tỳ-kheo đáp: Không, thưa Thế Tôn!

Nếu không là vô vi, thì vì sao Đức Thế Tôn lại dùng tay sờ mó vô vi? Như thế, với kệ của Khế kinh khác đã nói, làm sao hiểu?

Nói chẳng chứa nhóm

Cũng không ngã sở

Không tức Vô tưởng

Hành ở trong lìa

Như chim trên không

Dấu vết khó tìm!

Với kệ này làm sao hiểu? Như thế, với kệ của Khế kinh khác, sẽ giải thích ra sao?

Không này chẳng dấu chân

Như ngoài không Sa-môn.

Ở đây làm sao hiểu? Như thế, với Khế kinh khác, làm sao hiểu? Như nói: Ý của các Tỳ-kheo nghĩ thế nào? Nếu họa sĩ khéo cùng học trò của ông ta, có thể dùng màu sắc để trang trí, nhuộm hư không này chăng? Đáp: Không! Bạch Thế Tôn! Vì sao? Thưa Thế Tôn! Vì hư không này không phải sắc, không thể nhìn thấy, không thể đối diện, thế nên thầy trò họa sĩ kia không thể dùng màu sắc để nhuộm, để tô điểm hư không ấy.

Ở đây làm sao hiểu? Như thế, kệ khác sẽ được giải thích thế nào?

Như nai nương rừng

Chim bay hư không

Pháp về phân biệt

Chân nhân hướng diệt.

Ở đây làm sao hiểu? Tức nơi Khế kinh của Thế Tôn nói: Ý của các Tỳ-kheo thế nào? Tay ta có thể sờ nó hư không, buộc trói hư không, tiếp nhận hư không? Chẳng không, bạch Thế Tôn! Khế kinh của Phật ở đây đã dùng giới hư không để nói về hư không. Như kệ tụng Khế kinh của Phật đã nói:

Là chẳng chứa nhóm

Cũng không ngã sở

Không thì Vô tưởng

Hành ở trong lìa

Như chim trong không

Dấu vết khó tìm.

Kệ nơi Khế kinh của Phật nói hư không tức là hư không, kệ trong Khế kinh mà Phật đã nói:

Hư không chẳng dấu chân Như ngoại không Sa-môn.

Bài kệ trong Khế kinh của Phật này nói giới hư không là hư không. Như Khế kinh của Phật nói: Ý các Tỳ-kheo nghĩ sao? Như thầy trò họa sĩ khéo léo có thể dùng màu sắc để trang sức, tô nhuộm hư không này hay không? Không bạch Thế Tôn! Vâng, thưa Thế Tôn! Vì hư không này không phải là sắc, không thể thấy, không có đối diện, cho nên thầy trò họa sĩ khéo léo kia không thể dùng màu sắc để tô điểm, nhuộm mầu hư không. Khế kinh Phật này dùng giới hư không để nói về hư không.

Như trong bài kệ Khế kinh của Phật đã nói:

Như nai nương rừng

Chim bay hư không

Pháp về phân biệt

Chân nhân hướng diệt.

Đây là kệ trong Khế kinh của Phật nói: Dùng giới hư không để nói về hư không.

Hỏi: Hư không kia và giới hư không này là vì duyên nên trụ chăng hay vì khởi nên trụ chăng?

Đáp: Khi soạn luận này xong, có thuyết nói: Cũng chẳng phải duyên mà trụ, cũng chẳng phải là khởi mà trụ.

Hỏi: Nếu không như vậy, thì vấn đề này là thế nào?

Đáp: Hư không kia bao trùm khắp nơi, giới hư không thì cùng với thứ lớp duyên bao trùm khắp, giới hư không thì theo thứ lớp của bốn đại theo pháp tâm sở của thứ lớp bốn đại. Nếu có dục thì giới hư không không phải là chủng loại thì sẽ lần lượt hủy bỏ ngần ấy pháp kia.

Hỏi: Thế nào là giới thức?

Đáp: Ý hữu lậu và sáu thức.

Hỏi: Vì sao pháp vô lậu không lập trong sáu giới?

Đáp: Vì pháp vô lậu có thể diệt trừ, hủy hoại, phá bỏ sinh tử, giới này thì tăng trưởng tiếp nhận, nuôi lớn sinh tử.

Hoặc nói: Pháp vô lậu có công năng dứt trừ sự nối tiếp của sinh tử, có công năng dứt trừ sự trôi lăn của sinh, già, bệnh, chết. Còn giới này thì có thể nối tiếp sinh tử, trôi lăn theo sinh, già, bệnh, chết.

Hoặc nói: Pháp vô lậu không phải chủng loại của thân kiến, không

phải chủng loại của điên đảo, không phải hạt giống của ái, không phải hạt giống của sử, không phải lĩnh vực của tham, không phải lĩnh vực của giận, không phải lĩnh vực của si, không phải nhiễm ô xen lẫn, không phải sử độc hại xen lẫn, không phải là sự vẩn đục lẫn, không phải ở sinh tử, không rơi vào khổ, tập đế. Còn giới này là hạt giống của thân kiến, hạt giống của điên đảo, hạt giống của ái, hạt giống của sử, nơi chốn của tham, nơi chốn của giận, nơi chốn của si, ô nhiễm xen lẫn, sự độc hại xen lẫn, sự vẩn đục, ở nơi sinh tử, rơi vào khổ, tập, đế.

Hoặc nói: Pháp vô lậu: Khổ hết hướng tới đạo, hữu hết hướng tới đạo, tham hết hướng tới đạo, sinh, già, chết, hướng về đạo. Còn giới này: Khổ, tập hướng tới đạo, tập khởi của sinh tử hướng tới đạo, tập khởi của tham hướng tới đạo, tập khởi của sinh, già, chết hướng tới đạo. Vì lý do ấy, nên pháp vô lậu không lập trong giới.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Vì sao giới này nói là hữu lậu? Giới này do hữu lậu sinh, chẳng phải do pháp vô lậu hữu lậu sinh.

Lại nói: Giới này sinh từ hữu lậu, chẳng phải pháp vô lậu, từ pháp hữu lậu sinh.

Lại nói: Này sanh từ hữu lậu, không phải pháp vô lậu sanh từ hữu lậu.

Lại nói: Giới là sĩ số, chẳng phải pháp sở số vô lậu.

Lại nói: Giới nghĩa là số lượng của báo ứng, không phải số lượng nơi báo ứng pháp vô lậu.

Lại nói: Giới nghĩa là vào thai mẹ, như nói: Do giới này mà vào thai mẹ, không phải do pháp vô lậu mà vào thai mẹ.

Lại nói: Giới là trụ trong thời gian lâu, không có pháp vô lậu trụ lâu, nên nói là số lượng.

Hai lậu là sĩ

Số và báo ứng

Trụ lâu thai mẹ.

Kệ tạo giới đủ.

Hỏi: Ấm thịnh, giới ấm có gì khác nhau?

Đáp: Ấm, nghĩa là đã thành thế lực. Ấm thịnh, nghĩa là chuyển vận thế lực. Giới, nghĩa là chuyển biến thế lực thêm nữa.

Hoặc nói: Ấm, là thiết lập hữu vi, thịnh ấm, là thiết lập hành. Giới, là lập ra hữu lậu. Đây là nói về sự khác nhau giữa ấm thịnh, ấm giới. Nói rộng về xứ của sáu giới xong.