LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 10

Phần Thứ Ba Mươi Ba: XỨ CỦA BỐN THIỀN

Bốn thiền là: Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền.

Hỏi: Bốn thiền có tánh gì?

Đáp: Năm ấm là tánh. Đây là tánh thiền, đã gieo trồng nơi thân tướng nên tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh của thiền, nay sẽ nói về hành:

Vì sao nói thiền? Thiền có nghĩa gì? Vì bỏ kiết nên là thiền hay vì chánh quán nên gọi là thiền? Nếu vì dứt bỏ kiết là thiền, thì trong cõi Vô Sắc cũng có định, nghĩa là có thể dứt bỏ kiết. Nếu vì chánh quán nên gọi là thiền, thì trong cõi Dục cũng có định, nghĩa là có thể chánh quán.

Sau khi tạo ra phần luận này xong, có thuyết nói: Vì dứt bỏ kiết, nên gọi là thiền.

Hỏi: Nếu dứt bỏ kiết được gọi là thiền, thì trong Vô Sắc cũng có định, nghĩa là có thể bỏ kiết. Vì sao không gọi là thiền?

Đáp: Vì bỏ hai thứ kiết: bất thiện và vô ký, nên thuyết kia gọi là thiền. Định ở cõi Vô Sắc, dù đã bỏ kiết vô ký, nhưng không phải bỏ kiết bất thiện, cho nên bỏ kiết kia không gọi là thiền.

Hỏi: Nếu vậy, lẽ ra phải dựa vào vị lai, gọi là thiền, như thuyết kia nói bỏ hai thứ kiết bất thiện và vô ký?

Đáp: Ở đây nói bỏ bằng quở trách. Là nói có hai thứ bỏ: bỏ bằng đoạn, bỏ bằng quở trách. Thuyết kia nói dựa vào vị lai, là kiết của cõi Dục với hai thứ bỏ: bỏ bằng đoạn, bỏ bằng quở trách. Địa trên dù chẳng phải bỏ bằng đoạn, chỉ là bỏ bằng quở trách. Đó là bỏ bằng quở trách, nên nói.

Hỏi: Nếu vậy, thì phần pháp trí của tận đạo, tất cả phần vị tri trí không nên gọi là thiền. Nghĩa là kiết của cõi Dục kia cũng không phải bỏ bằng đoạn, cũng không phải bỏ bằng quở trách?

Đáp: Đừng gộp chung giới, đừng gộp chung địa, để có thể đạt được một giới, một địa. Kiết của cõi Dục bỏ bằng đoạn, bỏ bằng quở trách. Trong cõi Vô Sắc kia, khoảnh khắc của một thời gian không đạt được. Nghĩa là kiết của cõi Dục này bỏ bằng đoạn và bỏ bằng quở trách.

Tôn giả Cù-sa nói: Tất cả kiết của cõi Dục ở sáu địa đã bỏ bằng đoạn, cũng bỏ bằng quở trách, chỉ vì địa kia dựa vào vị lai sinh xong, bỏ kiết của cõi Dục, địa còn lại sẽ bỏ cái gì? Kiết kia cũng có thể bỏ, chỉ vì không có kiết để dứt bỏ. Như một người có sáu kẻ thù, họ cùng mưu tính bàn bạc: Nếu theo chỗ đã được thì sẽ cắt đứt mạng sống người kia. Kẻ thù đầu tiên kia đã cắt đứt mạng sống người này rồi, các kẻ còn lại sẽ cắt đứt cái gì? Những người kia cũng có thể cắt đứt, nhưng không có người thì sẽ cắt đứt cái gì? Như thế, tất cả kiết của cõi Dục nơi sáu địa đã bỏ bằng đoạn, bỏ bằng quở trách, chỉ vì địa kia dựa vào vị lai sinh rồi, bỏ kiết của cõi Dục, địa còn lại kia sẽ bỏ cái gì? kiết kia cũng có thể bỏ, chỉ vì không có kiết nào để bỏ. Như người cầu sáu ngọn đèn bước vào ngôi nhà u tối. Ánh sáng của ngọn đèn đầu tiên kia phá tan bóng tối trong nhà rồi, các ngọn đèn còn lại sẽ phá tan cái gì? Các ngọn đèn kia có thể phá tan bóng tối, chỉ vì không còn có bóng tối để phá bỏ. Cũng thế, tất cả kiết ở cõi Dục của sáu địa đã bỏ bằng đoạn, bỏ bằng quở trách, chỉ vì địa kia dựa vào vị lai sinh rồi, bỏ kiết của cõi Dục, địa còn lại kia sẽ bỏ cái gì? Hành giả kia cũng có thể dứt bỏ, chỉ vì không có kiết nào để bỏ. Như tất cả ánh sáng của mặt trời phá tan mọi bóng tối. Mặt trời mới mọc, mặt trời giữa trưa, mặt trời ngã về phía Tây, chỉ vì ánh sáng đầu tiên khi mặt trời mới mọc đã quét sạch bóng tối của đêm, ánh sáng của mặt trời còn lại sẽ quét bỏ cái gì? Ánh sáng còn lại kia cũng có thể phá bỏ bóng tối, chỉ vì không có bóng tối để phá bỏ. Như thế, tất cả kiết cõi Dục của sáu địa kia đã bỏ bằng đoạn, cũng bỏ bằng quở trách, chỉ vì địa kia dựa vào vị lai sinh rồi, bỏ kiết của cõi Dục, địa còn lại kia sẽ bỏ cái gì? Địa kia cũng có thể bỏ, chỉ vì không có kiết để bỏ.

Hoặc nói: Thiền là định có thể đạt được, là định trong tất cả duyên, cũng bỏ tất cả kiết. Định cõi Dục tuy là định trong tất cả duyên, nhưng không bỏ kiết. Định cõi Vô Sắc cũng không là định trong tất cả duyên, cũng không bỏ tất cả kiết. Cho nên không gọi là thiền.

Hoặc nói: Thiền là trí rộng khắp có thể đắc đạo, cũng có thể bỏ kiết. Định cõi Dục tuy có thể đạt được trí rộng khắp, nhưng không đắc đạo và bỏ kiết. Cõi Vô Sắc dù có đạo, có thể dứt bỏ kiết, nhưng không có trí rộng khắp để đạt được, nghĩa là trí khắp trong thiền có thể đạt được, đạo cũng bỏ kiết.

Hoặc nói: Ba đạo có thể đạt được, đây gọi là thiền, chứ không phải ba đạo của cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, cho nên ba đạo của cõi ấy không gọi là thiền.

Hoặc nói: Ba địa có thể đạt được, đây gọi là thiền, chứ không phải ba địa của cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, cho nên không gọi là Thiền.

Hoặc nói: Ba căn có thể đạt được, đây gọi là thiền, chứ chẳng phải ba căn của cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, cho nên không gọi là thiền.

Hoặc nói: Ba học có thể đạt được tăng giới, tăng định, tăng tuệ, đây gọi là thiền, không phải ba học của cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, do vậy không gọi là thiền.

Hoặc nói: Gọi là gồm thâu định của bốn chi, năm chi, năm ấm có thể đạt được, cho nên đây không gọi là thiền.

Hoặc nói: Ba thị hiện có thể đạt được: Thị hiện thần túc, thị hiện quán sát và thị hiện giáo thọ, đây gọi là thiền, chứ chẳng phải ba thị hiện ở cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, cho nên không gọi là thiền.

Hoặc nói: Ba thần túc có thể đạt được: Thần túc ý giải, thần túc ý nhanh chóng và thần túc thân nhảy vọt lên. Thần túc ý giải: Như lực sĩ trong thời gian co duỗi cánh tay, ở trung gian đến cõi A-ca-nị-tra. Thần túc của ý nhanh chóng: Như thức xoay quanh các cõi, ở trung gian đến cõi A-ca-nị-tra. Thần túc thân nhảy vọt: Là tất cả thân đều nhảy vọt lên, như chim bay lên hư không, như vẽ người bay. Đây gọi là thiền, chứ chẳng phải ba thần túc của cõi Dục, cõi Vô Sắc có thể đạt được, vì cho nên không gọi là thiền.

Hoặc nói: Đủ ba mươi bảy đạo phẩm có thể đạt được, đây gọi là thiền, chứ không phải cõi Dục, cõi Vô Sắc có đủ ba mươi bảy đạo phẩm có thể đạt được, cho nên không gọi là thiền.

Lại có thuyết nói: Vì chánh quán nên gọi là thiền.

Hỏi: Nếu chánh quán gọi là thiền, trong cõi Dục cũng có định, cũng có khả năng chánh quán, vì sao không gọi là thiền?

Đáp: Định cõi Dục dù có tên là định, nhưng không có tác dụng của định, như cây cầu bằng đất sét, dù có tên cầu, mà không có công dụng của chiếc cầu. Cũng thế, định cõi Dục dù có tên định, nhưng không có công dụng của định. Định cõi Sắc đã có tên định, lại có dụng của định, như chiếc cầu bằng gỗ, đã có tên cầu lại có công dụng của chiếc cầu.

Cũng thế, định cõi Sắc đã có tên định lại có công dụng định.

Hoặc nói: Định cõi Dục bị nhiễu loạn không cố định, như ta đốt ngọn đèn ở giữa ngả tư đường, gió thổi đến từ bốn phía, ngọn đèn bị tạt theo hướng gió thổi từ Đông sang Tây. Như thế, định cõi Dục bị nhiễu loạn không cố định. Định cõi Sắc không nhiễu loạn, thường định, không lay động, như đốt ngọn đèn trong nhà kín, gió không thổi, ngọn đèn không tạt qua Đông, Tây. Cũng thế, định cõi Sắc cũng không nhiễu loạn, thường định, không lay động.

Hoặc nói: Định cõi Dục không vững chắc, không có năng lực, không có công của sĩ phu. Định cõi Sắc vững chắc, có năng lực, có công của sĩ phu. Vì thế, định này được gọi là thiền.

Có thuyết nói: Định này gọi là mười tám chi thiền: Sơ thiền có năm chi: Giác, quán, hỷ, lạc và nhất tâm. Nhị thiền có bốn chi: Nội tịnh, hỷ, lạc và nhất tâm. Tam thiền có năm chi: Vui, khinh an, niệm, chánh trí và nhất tâm. Tứ thiền có bốn chi: Không khổ không vui, hộ, niệm và nhất tâm.

Hỏi: Chi thiền, danh có mười tám, chủng có bao nhiêu?

Đáp: Chi thiền danh có mười tám, chủng có mười một: Sơ thiền có năm chi, danh này cũng có năm, chủng cũng có năm. Nhị thiền thêm một chi là tín. Tam thiền thêm ba chi là lạc, niệm, chánh trí. Tứ thiền thêm hai chi là không khổ không vui và hộ.

Chi thiền này danh có mười tám, chủng có mười một.

Lại có thuyết nói: Chi thiền danh có mười tám, chủng có mười.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì niềm vui của Sơ thiền, Nhị thiền và niềm vui của Tam thiền, niềm vui này phải đồng lập chung một chi.

Chi ở đây không nói.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì niềm vui của Sơ thiền, Nhị thiền, đây là niềm vui của Tam thiền: Lẽ ra có chi thiền, danh có mười tám, chủng có mười, chỉ vì niềm vui của Sơ thiền, Nhị thiền khác, niềm vui của Tam thiền cũng khác: Ỷ lạc của Sơ thiền, Nhị thiền, thọ lạc của Tam thiền. Niềm vui của Sơ thiền, Nhị thiền là thuộc về hành ấm, niềm vui của Tam thiền thuộc về thọ ấm. Đây nói chi thiền danh có mười tám, chủng có mười một. Như danh, như chủng, như thế, số danh, số chủng, tướng danh, tướng chủng, danh khác, chủng khác, danh riêng, chủng riêng, danh giác, chủng giác, như thế đều phải biết.

Đây là tánh thiền đã gieo trồng tướng thân tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh thiền rồi, sẽ nói về hành.

Hỏi: Vì sao nói chi thiền? Chi thiền có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa thuận là nghĩa của chi. Nghĩa hành giúp đỡ là nghĩa của chi. Nghĩa gồm thâu là nghĩa của chi.

Nghĩa thuận là nghĩa của chi: Nghĩa là chi định của địa kia thuận theo, tức lập trong địa ấy.

Nghĩa hành giúp đỡ là nghĩa của chi: Lúc chi này dứt trừ kiết, là giúp đỡ cho hành của định kia.

Nghĩa gồm thâu là nghĩa của chi: Gồm chung xuất, nhập khi chi này dứt trừ kiết. Đây là nói nghĩa thuận, nghĩa hạnh giúp đỡ, nghĩa gồm thâu là nghĩa của chi. Ở đây nên có bốn trường hợp.

Hỏi: Chi thiền là phẩm đạo? Phải không?

Đáp: Sơ thiền có giác, Nhị thiền có tín, Tam thiền có vui, Tứ thiền có không khổ, không vui. Các chi thiền này chẳng phải phẩm đạo.

Hỏi: Thế nào là phẩm đạo không phải chi thiền?

Đáp: Tinh tiến, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng là đạo phẩm chẳng phải chi thiền.

Hỏi: Thế nào là chi thiền cũng là đạo phẩm?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi thiền cũng là đạo phẩm.

Hỏi: Thế nào là không phải chi thiền, cũng không phải phẩm đạo?

Đáp: Là trừ hành này.

Hỏi: Chi Sơ thiền cũng là phẩm đạo phải không?

Đáp: Hoặc chi Sơ thiền không phải phẩm đạo.

Hỏi: Chi Sơ thiền nào không phải phẩm đạo?

Đáp: Sơ thiền có giác, đây là chi Sơ thiền không phải phẩm đạo.

Hỏi: Phẩm đạo nào không phải chi Sơ thiền?

Đáp: Tín, niệm, tinh tiến, hộ, chánh kiến, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là phẩm đạo, không phải chi Sơ thiền.

Hỏi: Chi Sơ thiền nào cũng là phẩm đạo?

Đáp: Chi khác, đây là chi thiền cũng là phẩm đạo.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Sơ thiền, cũng không phải phẩm đạo?

Đáp: Trừ hành này.

Hỏi: Chi Nhị thiền là phẩm đạo phải không?

Đáp: Hoặc chi Nhị thiền, không phải phẩm đạo.

Hỏi: Chi Nhị thiền không phải phẩm đạo là sao?

Đáp: Tín của Nhị thiền, đây là chi Nhị thiền, không phải phẩm đạo.

Hỏi: Phẩm đạo nào không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Tín, niệm, tinh tiến, hộ, chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đây là phẩm đạo, không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Chi Nhị thiền nào cũng là phẩm đạo?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi Nhị thiền, cũng là phẩm đạo.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Nhị thiền, cũng không phải phẩm đạo?

Đáp: Trừ hành này.

Hỏi: Chi Tam thiền là phẩm đạo phải không?

Đáp: Hoặc chi Tam thiền không phải phẩm đạo.

Hỏi: Chi Tam thiền nào không phải phẩm đạo?

Đáp: Niềm vui Tam thiền là chi Tam thiền, không phải phẩm đạo.

Hỏi: Phẩm đạo nào không phải chi Tam thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, hỷ, hộ, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đây là phẩm đạo, không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Chi Tam thiền nào cũng là phẩm đạo?

Đáp: Chi khác, đây là chi Tam thiền, cũng là phẩm đạo.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Tam thiền, cũng không phải phẩm đạo?

Đáp: Trừ hành này.

Hỏi: Chi Tứ thiền cũng là phẩm đạo phải không?

Đáp: Hoặc chi Tứ thiền không phải phẩm đạo.

Hỏi: Chi Tứ thiền nào không phải phẩm đạo?

Đáp: Tứ thiền không khổ, không vui. Đây là chi Tứ thiền, không phải phẩm đạo.

Hỏi: Phẩm đạo nào không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, hỷ, khinh an, chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đây là phẩm đạo, không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền, cũng là phẩm đạo?

Đáp: Chi thiền, đây là chi Tứ thiền, cũng là phẩm đạo.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Tứ thiền, cũng không phải phẩm đạo?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi thiền là ý chỉ phải không?

Đáp: Hoặc chi thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Chi thiền nào không phải ý chỉ?

Đáp: Sơ thiền: Có giác, Nhị thiền: Có tín, Tam thiền: Có vui, Tứ thiền: Có không khổ, không vui. Đây là chi thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Ý chỉ nào không phải chi thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, đây là ý chỉ không phải chi thiền.

Hỏi: Thế nào là chi thiền cũng là ý chỉ?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi thiền cũng là ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là không phải chi thiền, cũng không phải ý chỉ?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Như bốn ý chỉ, ý đoạn, thần túc, căn, lực, giác đạo cũng như thế.

Hỏi: Chi Sơ thiền là ý chỉ phải không?

Đáp: Hoặc chi Sơ thiền không phải ý chỉ Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền không phải ý chỉ? Đáp: Là có giác, động là chi Sơ thiền không phải ý chỉ Hỏi: Thế nào là ý chỉ không phải chi Sơ thiền?

Đáp: Tín, niệm, tin tấn, hộ, chánh kiến, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là ý chỉ không phải chi Sơ thiền Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền cũng là ý chỉ?

Đáp: Chi khác. Đây là chi Sơ thiền cũng là ý chỉ

Hỏi: Thế nào là không phải chi Sơ thiền cũng không phải ý chỉ?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Nhị thiền là ý chỉ phải không?

Đáp: Hoặc chi Nhị thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền không phải ý chỉ?

Đáp: Tín của Nhị thiền. Đây là chi Nhị thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là ý chỉ không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, hỷ, hộ, chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là ý chỉ, không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền cũng là ý chỉ?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi Nhị thiền cũng là ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Nhị thiền, cũng không phải ý chỉ?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Tam thiền là ý chỉ phải không?

Đáp: Vui Tam thiền là chi Tam thiền, không phải ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là ý chỉ không phải chi Tam thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, hỷ, hộ, chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là ý chỉ, không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tam thiền cũng là ý chỉ?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi Tam thiền, cũng là ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Tam thiền cũng không phải ý chỉ?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Tứ thiền cũng là ý chỉ phải không?

Đáp: Hoặc chi Tứ thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền không phải ý chỉ?

Đáp: Tứ thiền không khổ không vui, đây là chi Tứ thiền không phải ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là ý chỉ không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Tín, tinh tiến, hỷ, khinh an, chánh kiến, chánh trí, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng. Đây là ý chỉ, không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền cũng là ý chỉ?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi Tứ thiền, cũng là ý chỉ.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Tứ thiền cũng không phải ý chỉ?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Như bốn ý chỉ, bốn ý đoạn, thần túc, căn, lực, giác, đạo cũng như thế.

Hỏi: Nói chi Sơ thiền cũng là chi Nhị thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Sơ thiền không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Sơ thiền có giác, có quán, đây là chi Sơ thiền không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền không phải chi Sơ thiền?

Đáp: Tín của Nhị thiền, đây là chi Nhị thiền không phải chi Sơ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền cũng là chi Nhị thiền?

Đáp: Chi khác, đây là chi Sơ thiền cũng là chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Sơ thiền, cũng không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Sơ thiền là chi Tam thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Sơ thiền không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền không phải chi Tam thiền?

Đáp: Sơ thiền có ba chi giác, quán, hỷ, đây là chi Sơ thiền không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tam thiền không phải chi Sơ thiền?

Đáp: Ba chi: Lạc, niệm, chánh trí của Tam thiền, đây là chi Tam thiền không phải chi Sơ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền cũng là chi Tam thiền?

Đáp: Chi khác, đây là chi Sơ thiền cũng là chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Sơ thiền, cũng không phải chi Tam thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Sơ thiền là chi Tứ thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Sơ thiền không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Sơ thiền có bốn chi, có giác có quán hỷ lạc. Đây là chi Sơ thiền chẳng phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền không phải chi Sơ thiền?

Đáp: Tứ thiền có ba chi: Không khổ, không vui, hộ, niệm, đây là chi Tứ thiền không phải chi Sơ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Sơ thiền cũng là chi Tứ thiền?

Đáp: Nhất tâm, đây là chi Sơ thiền cũng là chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Sơ thiền cũng không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Nhị thiền cũng là chi Tam thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Nhị thiền không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền không phải chi Tam thiền?

Đáp: Nhị thiền có hai chi: Tín, hỷ. Đây là chi Nhị thiền không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tam thiền không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Tam thiền có ba chi: Lạc, niệm, chánh trí. Đây là chi Tam thiền không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền cũng là chi Tam thiền?

Đáp: Chi khác, đây là chi Nhị thiền cũng là chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Nhị thiền cũng không phải chi Tam thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Nhị thiền là chi Tứ thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Nhị thiền không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Ba chi: Tín, hỷ, lạc của Nhị thiền, đây là chi Nhị thiền, không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền không phải chi Nhị thiền?

Đáp: Tứ thiền có ba chi: Không khổ không vui, hộ, niệm. Đây là chi Tứ thiền, không phải chi Nhị thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Nhị thiền cũng là chi Tứ thiền?

Đáp: Nhất tâm, đây là chi Nhị thiền cũng là chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Nhị thiền cũng không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Chi Tam thiền là chi Tứ thiền phải không?

Đáp: Hoặc chi Tam thiền không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tam thiền không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Tam thiền có ba chi: Ỷ, lạc, chánh trí, đây là chi Tam thiền không phải chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tứ thiền không phải chi Tam thiền?

Đáp: Hai chi của Tứ thiền: Không khổ, không vui, hộ, đây là chi Tứ thiền, không phải chi Tam thiền.

Hỏi: Thế nào là chi Tam thiền cũng là chi Tứ thiền?

Đáp: Chi khác, ở đây là chi Tam thiền cũng là chi Tứ thiền.

Hỏi: Thế nào là không phải chi Tam thiền, cũng không phải chi Tứ thiền?

Đáp: Trừ hành này rồi.

Hỏi: Sơ thiền có giác, vì sao không lập phẩm đạo?

Đáp: Vì quán hư hoại.

Hỏi: Tín của Nhị thiền: Vì sao không lập đạo phẩm?

Đáp: Vì tín của Nhị thiền duyên với nội tâm. Đạo phẩm: Duyên với bốn đế.

Hỏi: Vui của Tam thiền vì sao không lập phẩm đạo?

Đáp: Vì ỷ, lạc hư hoại.

Hỏi: Tứ thiền không khổ, không vui, vì sao không lập phẩm đạo?

Đáp: Vì hộ hư hoại.

Hỏi: Vì sao tinh tiến không lập chi thiền?

Đáp: Điều này ở trước đã nói, nghĩa thuận là nghĩa của chi, Tinh tiến này ngăn ngừa thuận theo định.

Hỏi: Sao nói là thuận theo định?

Đáp: Niềm vui, là như nói: Vui rồi tâm định, nghĩa là chúng sinh đã ân cần tinh tiến, họ ít thọ lạc.

Hỏi: Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, vì sao không lập chi thiền?

Đáp: Vì chi thiền nghĩa là tương ưng, chỗ dựa, hành duyên với sức mình, còn chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, không tương ưng, không nương dựa, không có hành, không có sức mình, không duyên chung.

Hỏi: Vì sao Sơ thiền, Tam thiền có năm chi, còn Nhị thiền, Tứ thiền lại có bốn chi?

Đáp: Vì như trước đã nói nghĩa thuận là nghĩa của chi, nói là các pháp thuận theo địa, định kia được lập chi ở này.

Hoặc nói: Khởi thuận theo từ năm chi đến năm chi, từ bốn chi đến bốn chi.

Hỏi: Tam thiền theo thứ lớp nhập Không xứ, pháp thuận theo kia từ năm chi khởi nhập vào không có chi, đâu được thuận theo?

Đáp: Tất cả sự trong, ngoài, chủ yếu là ngay từ ban đầu phải vận dụng sự thuận theo.

Có thuyết nói: Vua Nguyệt Đức và đại thần Già-lặc, suốt mười hai năm học, thành tựu một khối vàng. Sau đó, Sư tử hống, chúng ta có thể biến hóa làm cho tất cả đất đều thành vàng.

Lại nữa, như hành giả kia nói trí thần túc khi tác chứng thành thần thông, lúc nơi tập, trước tiên như hạt mè, rồi một tấc, bốn tấc, một thước, hai thước, nửa tầm, một tầm, một trượng, một trượng rưỡi, hai trượng, nói là trí thần túc tác chứng thành thần thông rồi, hễ phát ý là đến cõi A-ca-ni-tra. Như thế, khi hành giả nhập đạt được siêu việt, thì đầu tiên cần phải vận dụng hành thuận theo, từ năm chi đến năm chi, từ bốn chi đến bốn chi, lý do là như thế.

Hoặc nói: Cõi Dục này khó có thể dứt, khó có thể phá, khó có thể độ, vì lẽ đó nên Sơ thiền lập năm chi. Sơ thiền chẳng phải khó có thể đoạn, chẳng phải khó có thể phá, dễ dàng có thể độ, cho nên Nhị thiền lập bốn chi. Nhị thiền nhiễm ô hỷ khó có thể dứt, khó có thể phá, khó có thể độ, vì thế cho nên Tam thiền lập năm chi. Tam thiền không phải khó có thể dứt, không phải khó có thể phá, không phải khó có thể độ, vì thế cho nên Tứ thiền lập bốn chi.

Hoặc nói: Năm dục của cõi Dục này có thể đạt được. Vì có thể đạt được năm dục kia, nên Sơ thiền lập năm chi. Sơ thiền không có năm dục để được. Vì lẽ đó, Nhị thiền lập bốn chi. Năm thứ hỷ của Nhị thiền tương ưng với ái có thể đạt được. Vì lẽ đó nên Tam thiền lập năm chi. Tam thiền không có năm thứ hỷ tương ưng có thể đạt được. Vì lẽ đó nên Tứ thiền lập bốn chi. Do vậy, nên Sơ thiền, Tam thiền lập năm chi, Nhị thiền, Tứ thiền lập bốn chi.

Hỏi: Như tín của Sơ thiền có thể đạt được, vì sao tín được lập ở chi Nhị thiền, không lập ở chi Sơ thiền?

Đáp: Vì trước đã nói: Nghĩa thuận theo là nghĩa của chi, nghĩa là pháp thuận theo định của các địa, được lập chi ở đây.

Hoặc nói: Hành giả kia rất tin ở cõi bỏ dục, rất tin ở địa bỏ dục. Nghĩa là hành giả kia có nhiều việc ác của cõi Dục này, khi dứt bỏ dục rồi, bèn mghĩ: Ta đã vượt qua cõi bất định ấy, còn cõi định này không biết phải làm sao vượt qua? Như Sơ thiền đã dứt trừ dục, ý của hành giả kia nghĩ một cách quyết định rằng: Tất cả dục ấy, mình có thể lìa, từ cõi Dục đến Đệ nhất hữu. Nghĩa là hành giả kia rất tin ở cõi bỏ dục, rất tin ở địa bỏ dục. Vì thế cho nên tín được lập ở chi Nhị thiền, không lập ở chi Sơ thiền.

Hỏi: Như khinh an (ỷ), tất cả địa có thể đạt được, vì sao lập ở chi Tam thiền?

Đáp: Về việc này, như trước đã nói, pháp thuận theo định của các địa được lập chi ở đây.

Hoặc nói: Nhị thiền nhiễm ô ái, không nhất định, như chủng Lasát có thể đạt được. Nghĩa là hành giả kia thoái lui địa Tam thiền, Đức Thế Tôn nói: Nên dứt định ái kia. Vì thế cho nên khinh an (ỷ) được lập ở chi Tam thiền, địa khác không lập.

Hỏi: Như ỷ (khinh an) và hộ, tất cả địa đều có thể đạt được, vì sao ỷ lập chi Tam thiền, còn hộ lập ở chi Tứ thiền?

Đáp: Vì làm hư hoại lẫn nhau, vì ỷ làm hư hoại hộ, nên không lập ở chi Tam thiền, vì hộ làm hư hoại ỷ, nên không lập ở chi Tứ thiền.

Hỏi: Vì sao các pháp này làm hư hoại lẫn nhau?

Đáp: Ỷ, nghĩa là chủ thể dừng lại, hộ, nghĩa là không mong mỏi, hai pháp này nhau. Như các người đi, đứng, ngủ, thức, họ rất trái nhau. Như thế, người khinh an có thể chỉ, người gìn giữ thì không mong mỏi, hai người này rất trái nhau. Đây nói là vì làm hư hoại nhau, nên khinh an lập ở chi Tam thiền, hộ lập ở chi Tứ thiền.

Hỏi: Như niệm, và chánh trí, Tứ thiền có thể đạt được, vì sao niệm lập ở chi Tứ thiền, còn chánh trí lại không?

Đáp: Vì đạo Tam thiền nhiễu loạn, tự địa cũng rối loạn. Đạo nhiễu loạn, nghĩa là địa Nhị thiền nhiễm ô hỷ không nhất định, như La-sát, là khiến cho hành giả lui sụt Tam thiền, nên Đức Thế Tôn nói phải chánh niệm, đừng để cho hỷ của địa Nhị thiền làm lui sụt địa Tam thiền.

Địa mình nhiễu loạn: Niềm vui của địa Tam thiền kia rất vi diệu trong tất cả sinh tử, nên Đức Thế Tôn nói nên biết, chớ nhiễm đắm vui này, làm cho hành giả không tiến đến địa trên. Tứ thiền dù có đạo nhiễu loạn, nhưng không có sự nhiễu loạn của địa mình.

Đạo nhiễu loạn: Niềm vui trong Tam thiền kia rất vi diệu trong tất cả sinh tử, nên Đức Thế Tôn nói: Phải chánh niệm, đừng để nhiễm đắm vui của địa Tam thiền này, làm cho thoái lui địa Tứ thiền. Địa mình không nhiễu loạn, có thể nói là chánh trí. Đừng để nhiễm đắm khiến không thể lên đến địa trên. Vì đầy đủ nên niệm và chánh trí lập ở chi Tam thiền. Tứ thiền lập chi niệm, không lập chi chánh trí.

Hỏi: Trong đây, nói thiền là sao? Thế nào là chi thiền?

Đáp: Thiền là định, chi là pháp khác.

Hỏi: Như ông nói, lẽ ra Sơ thiền, Tam thiền đều có bốn chi, Nhị thiền, Tứ thiền đều có ba chi?

Đáp: Định cũng là thiền, cũng là chi thiền, chi khác dù là chi thiền, nhưng không phải thiền. Như chánh kiến là đạo, cũng là chi đạo, chi khác dù là chi đạo, nhưng không phải đạo. Ý giác trạch pháp là ý giác, cũng là chi giác, chi khác dù là chi giác, nhưng không phải ý giác.

Định là thần, cũng là thần túc, định khác dù là thần túc, nhưng không phải thần. Như không ăn phi thời là trai, cũng là chi trai, không ăn phi thời khác dù là chi trai, nhưng không phải trai. Cũng thế, định là thiền, cũng là chi thiền, chi khác dù là chi thiền, nhưng không phải thiền. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Chỗ du hóa yên vui là hiện pháp của Tứ thiền.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói: Hiện pháp của Tứ thiền là chỗ du hóa yên vui?

Đáp: Vì hiện pháp của phàm phu là ý chấp trước thú vui, ý không buông bỏ, lìa cõi Dục, vì muốn khuyên bảo nên lìa bỏ kiết cõi Dục, nên Đức Thế Tôn nói Khế kinh cho rằng: Người kia còn tham đắm một ít lạc, không muốn bỏ kiết cõi Dục. Đức Thế Tôn nói: Nếu người kia muốn thọ niềm vui thật rộng lớn vô lượng, thì phải bỏ kiết cõi Dục, địa căn bản hiện ở trước, vô lượng niềm vui trong địa có thể đạt được. Đây là hiện pháp của phàm phu là ý chấp trước niềm vui, ý không lìa dục cõi Dục. Vì để khuyên bảo lìa kiết cõi Dục, nên Đức Thế Tôn nói Khế kinh: Cho rằng chỗ đến yên vui là hiện pháp của Tứ thiền.

Hỏi: Như đây là chỗ du hóa yên vui của đời sau, vì sao Đức Thế Tôn lại nói là chỗ đến yên vui của hiện pháp mà không nói là chỗ đến yên vui của đời sau?

Đáp: Ở đây lẽ ra phải nói: Như chỗ đến yên vui của hiện pháp, chỗ đến yên vui của đời sau cũng sẽ nói. Nếu chưa nói, đấy là Đức Thế Tôn nói theo phương tiện. Vì đây là nghĩa hiện, nghĩa môn, nghĩa lược, nghĩa độ, nên biết ý nghĩa ấy.

Hoặc nói: Đã nói chỗ đến yên vui của hiện pháp thì phải biết là đã nói chỗ du hóa yên vui của đời sau.

Hoặc nói: Chỗ du hóa yên vui của hiện pháp là nhân, chỗ đến yên vui của đời sau là quả, như nhân, như quả đã làm, sẽ làm, đã thành, sẽ thành, đã sinh, sẽ sinh, đã liên tục, sẽ liên tục, như thế đều phải biết.

Hoặc nói: Chỗ du hóa yên vui của hiện pháp, nghĩa là gần, chỗ đến yên vui của đời sau, nghĩa là xa.

Hoặc nói: Nơi du hóa yên vui của hiện pháp là thô, nơi du hóa yên vui của đời sau là tế. Như thô và tế, như thế, có thể thấy, không thể thấy, có thể hiện, không thể hiện, như thế đều phải biết.

Hoặc nói: Tất cả chỗ du hóa yên vui của hiện pháp đều không phải tất cả chỗ đến yên vui của đời sau.

Hoặc nói: Chỗ du hóa an vui của hiện pháp là tất cả bậc Thánh, chỗ du hóa an vui của đời sau không phải là tất cả bậc Thánh.

Hoặc nói: Nói tất cả phàm phu đáng tin và người có trí tuệ: Pháp này và pháp ngoài, hoặc có kẻ không tin có đời sau, huống chi tin chỗ đến yên vui của đời sau. Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói: Chỗ đến yên vui là hiện pháp của Tứ thiền. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tứ thiền là thức ăn.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói Tứ thiền là thức ăn?

Đáp: Vì nuôi lớn pháp thân, như một loại thức ăn khác nuôi lớn chúng sinh, cũng thế, thiền nuôi lớn pháp thân, đây là trong Khế kinh Đức Thế Tôn nói Tứ thiền là thức ăn.

Như nơi Khế kinh, Đức Thế Tôn nói: Tứ thiền là chỗ ngồi.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói Tứ thiền là chỗ ngồi?

Đáp: Vì cao rộng, cao là ra khỏi cõi Dục, rộng là gồm thâu vô lượng pháp thiện.

Hỏi: Vì sao gọi là chỗ ngồi?

Đáp: Các bậc Thánh vào sinh ra tử mỏi mệt, vì trút bỏ nỗi mệt nhọc sinh tử, nên nói Tứ thiền là chỗ ngồi. Như người đi đường mệt nhọc, liền ngồi nghỉ. Cũng thế, các bậc Thánh mỏi mệt đối với sinh tử, ngồi thiền nghỉ ngơi, dứt bỏ mọi mỏi mệt. Vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói Tứ thiền là ngồi,

Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tứ thiền là bốn công đức, bốn cõi Vô Sắc là một công đức.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói Tứ thiền là bốn công đức, nói bốn

cõi Vô Sắc là một công đức?

Đáp: Thiền có ngần ấy các thứ tướng, không giống nhau. Cho nên có công năng đạt được từng công đức một. Vô Sắc: Không phải các thứ, không phải ngần ấy tướng, chẳng phải không giống nhau, cho nên tất cả kết hợp nói là một công đức.

Hoặc nói: Thiền là các thứ công đức trang nghiêm, cho nên tất cả kết hợp rồi, nói là một công đức.

Hoặc nói: Thiền có nhiều pháp diệu, cho nên mỗi pháp đều nói công đức. Vô Sắc không có nhiều pháp diệu, cho nên tất cả kết hợp rồi nói là một công đức.

Hoặc nói: Thiền là thô, có thể thấy, có thể hiện, cho nên nói từng công đức một. Vô Sắc là tế, không thể thấy, khó có thể hiện bày, cho nên tất cả kết hợp nói là một công đức. Cho nên Khế kinh của Phật nói: Tứ thiền là bốn công đức, bốn Vô Sắc là một công đức. Như Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Mạt-na là chỗ đến yên vui trong hiện pháp của tâm tăng trưởng ở Tứ thiền. Đối với Tỳ-kheo xuất thiền rồi, ta nói nên nhập vào lại Mạt-na, Tứ thiền này nghỉ ngơi để giải thoát, vượt qua sắc đến Vô Sắc. Tỳ-kheo khởi thiền rồi ta nói nên giáo hóa người khác.

Hỏi: Vì sao Phật, Thế Tôn nói Tứ thiền khởi xong sẽ nhập trở lại, nói bốn Vô Sắc khởi xong sẽ giáo hóa người khác?

Đáp: Vì thiền này có ngần ấy các thứ tướng, không giống nhau. Cho nên bậc Thánh kia xuất rồi lại muốn nhập trở lại. Vô Sắc không phải có các thứ, không phải có ngần ấy tướng, không phải chẳng giống nhau. Cho nên bậc Bậc Thánh kia xuất rồi, không muốn nhập trở lại. Đức Thế Tôn nói: Nếu không muốn nhập thì nên giáo hóa người khác, giáo hóa rồi thì tâm nhập tâm xuất đều không quên.

Hoặc nói: Thiền có các thứ công đức trang nghiêm. Cho nên bậc Thánh xuất rồi lại muốn nhập trở lại, Vô Sắc chẳng phải có các thứ công đức trang nghiêm. Cho nên bậc Thánh xuất rồi không muốn nhập trở lại. Đức Thế Tôn nói: Nếu không muốn nhập thì nên giáo hóa người khác, giáo hóa rồi thì người ấy tâm nhập tâm xuất đều không quên.

Hoặc nói: Thiền có nhiều pháp vi diệu, cho nên bậc Thánh xuất rồi lại muốn nhập lại. Vô Sắc không có nhiều pháp diệu, cho nên bậc Thánh xuất rồi không muốn nhập trở lại. Đức Thế Tôn nói: Nếu không muốn nhập thì nên giáo hóa người khác, giáo hóa rồi thì tâm nhập tâm xuất kia không quên.

Hoặc nói: Thiền là thô có thể thấy, cho nên bậc Thánh xuất thiền lại muốn nhập lại. Cõi Vô sắc nhỏ nhiệm không thể thấy, khó có thể hiện, cho nên bậc Thánh xuất rồi không muốn nhập lại. Đức Thế Tôn nói: Nếu không muốn nhập lại thì nên giáo hóa người khác, giáo hóa rồi thì tâm nhập tâm xuất kia không muốn quên. Do đó, Đức Phật, Thế Tôn nói Tứ thiền xuất xong sẽ nhập trở lại. Như Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tứ thiền là tăng ý.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói Tứ thiền là tăng ý?

Đáp: Vì tất cả địa đều không nhất định, có năng lực, có công phu rất vững chắc, như địa căn bản, vì thế cho nên trong Khế kinh của Phật nói: Tứ thiền là tăng ý.

Hoặc nói: Trong đây, có thể đạt được tâm pháp, tâm sở tăng thượng, như vô lượng đẳng giải thoát, trừ nhập, nhất thiết nhập. Vì thế cho nên Phật nói Tứ thiền là tăng ý.

Hoặc nói: Các bậc Thánh ở trong đây thọ lạc của môn tăng thượng, như vô lượng các môn giải thoát, trừ môn nhập, nhất thiết nhập. Thế nên nói Tứ thiền là tăng ý. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tứ thiền là trời, đạo chư thiên chưa tịnh, chúng sinh sẽ tịnh, đã tịnh, sẽ tăng ích tịnh.

Hỏi: Đây là thủ chứng, nên nói là dấu vết của đạo trời thuộc Tứ thiền hay vì hữu lậu tận? Nếu vì thủ chứng, nên nói dấu vết của đạo trời thuộc Tứ thiền thì lẽ ra sáu địa thủ chúng, dựa vào thiền vị lai, trung gian, Tứ thiền. Nếu là hữu lậu tận thì lẽ ra chín địa tận hữu lậu: sáu địa này và ba địa Vô Sắc. Soạn luận này xong.

Đáp: Vì thủ chứng cũng là hữu lậu tận, nên nói đạo trời thuộc Tứ thiền.

Hỏi: Nếu vậy, vì đặt để Vô Sắc, nên phải ở sáu địa, vì sao Đức Thế Tôn nói thiên đạo của chư thiên thuộc Tứ thiền?

Đáp: Tôn giả Cù-sa nói: Vì đủ quyến thuộc, nên trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Thiên đạo thuộc Tứ thiền dựa vào thiền vị lai, trung gian, là quyến thuộc của Sơ thiền. Đây nói là vì quyến thuộc đủ, nên Đức Thế Tôn nói: Thiên đạo của chư thiên thuộc Tứ thiền.

Tôn giả Bà-xa nói: Thiên nói ở đây là Tịnh thiên. Có ba loại trời:

Tác thiên, Sinh thiên, Tịnh thiên.

Tác thiên: Như vua.

Sinh thiên: Từ bốn vị Thiên vương đến xứ Hữu tưởng, Vô tưởng.

Tịnh thiên: A-la-hán. A-la-hán trong đây có hai thứ đạo: kiến đạo và tư duy đạo, nhẫn đạo và trí đạo, pháp trí đạo và vị tri trí đạo, cho nên nói trời là Tịnh thiên.

Hoặc nói: Đạo và đạo an lạc, nghĩa là đạo cho đến đạo rốt ráo, là

đạo và đạo tịnh thiên, lý do là thế.

Hoặc nói: Vì thể hiện sự mầu nhiệm lớn trong pháp Phật, như sự thi thiết kia nói: Khi vua Chuyển luân chưa ra đời, nước biển cả chảy ra cao một do-diên, vì không biết đường của vua Chuyển Luân nên không thể đi trên đường của vua Chuyển luân. Khi vua Chuyển luân ra đời, lúc ấy, mực nước của biển giảm trở lại một do-diên, đường của của Chuyển luân hiện rõ, cát vàng trải khắp lối. Vua Chuyển luân cùng bốn binh chủng vi hành trong thiên hạ. Cũng thế, khi Phật Thế Tôn chưa ra đời, vì không biết bốn thiền căn bản, nghĩa là chúng sinh muốn dứt bỏ kiết không phải bốn thiền căn bản và Vô Sắc. Đức Thế Tôn xuất thế rồi, bèn biết bốn thiền căn bản, tức là Đức Phật giáo hóa vô lượng quyến thuộc vào Niết-bàn diệt tận. Đây nói là vì thể hiện sự mầu nhiệm vĩ đại trong pháp Phật, nên nói về thiên đạo của chư thiên nơi Trí thiền.

Hoặc nói: Vì phá trừ chấp trước sinh nơi thiên đạo, vì thể hiện thiên đạo đệ nhất nghĩa.

Sinh thiên là trời Ba mươi ba. Có thuyết nói: Trời có bốn khu vườn thưởng ngoạn:

  1. Tên là Chủng chủng (Đủ mọi thứ).
  2. Tên là Hoan lạc (Vui thích).
  3. Tên là Thô sáp (Tướng thô).
  4. Tên là Tạp tứ (Nơi hỗn tạp).

Đất trong vườn thưởng ngoạn kia có bốn từng cấp, nơi có nhiều nam, nữ, ngọc nữ dạo chơi. Có các thứ hương, các thứ kỹ nhạc, các thứ hoa đẹp, đủ các thức uống ăn, đầy đủ bữa ăn thịnh soạn, mọi thứ chim bay như vịt trời, chim nhạn, chim uyên ương, hót lên tiếng hót tha thiết hòa vào nhau, khiến cho chư thiên cõi trời Ba mươi ba với vô lượng môn, vô lượng độ, hưởng năm dục lạc, đã vào trong vườn thưởng ngoạn.

Như thế, Niết-bàn diệt tận trong pháp Phật, như bốn khu vườn thưởng ngoạn, ở trong đó lập bốn thiền như bốn tầng cấp. Đạo vô ngại, đạo giải thoát, như đa số các nam, nữ, đạo thần thông như chúng ngọc nữ dạo chơi. Các giới của bậc Thánh như hương. Bốn chi, năm chi lạc như các thứ kỹ nhạc. Hoa giác đạo như sinh các thứ hoa. Pháp hỷ, vô dục vô thượng như các thức uống ăn thơm ngon đầy đủ, bậc Học, Vô học như các thứ chim bay, vịt trời, nhạn, uyên ương hòa nhau kêu hót tha thiết, khiến vô lượng môn, độ của bậc Thánh kia thọ hưởng an lạc của bậc Thánh, nhập Niết-bàn diệt tận, như vào khu vườn thưởng ngoạn. Đây nói là vì chấp trước sinh thiên đạo, hiện bày đệ nhất nghĩa. Đức Thế Tôn nói: Thiên đạo của chư thiên nơi Tứ thiền chưa tịnh, chúng sinh sẽ tịnh, đã tịnh thì tăng ích thanh tịnh.

Thế nào là bốn? Đây là Tỳ-kheo lìa pháp dục ác bất thiện, có giác, có quán, ly sinh hỷ lạc, Sơ thiền thành chốn du hóa. Tỳ-kheo kia đã lìa pháp dục ác bất thiện.

Hỏi: Như lìa bỏ tất cả cõi Dục, vì sao Đức Thế Tôn chỉ nói lìa pháp dục ác bất thiện?

Đáp: Đức Thế Tôn nói: Lìa pháp dục ác bất thiện, nên biết là đã nói lìa bỏ tất cả cõi Dục.

Hoặc nói: Pháp dục ác bất thiện vì khó hủy hoại, khó phá vỡ, khó vượt qua, nên Đức Thế Tôn nói nên lìa pháp dục ác bất thiện.

Hoặc nói: Pháp dục ác bất thiện làm tăng trưởng khổ hoạn, tạo tội lỗi rất nặng và nhiều thứ ác, cho nên Đức Thế Tôn nói nên lìa bỏ pháp dục ác bất thiện.

Hoặc nói: Đã hết sạch hữu lậu từ trước, không còn tái hiện trở lại, tức Thánh đạo trái với hữu lậu, Thánh đạo tức không trái với pháp hữu lậu thiện, cũng không phải vô ký ẩn một, chỉ trái với pháp dục ác bất thiện, nên một khi đã từ bỏ pháp dục ác bất thiện là từ bỏ tất cả pháp bất thiện khác. Như ngọn đèn không trái với tim đèn, không phải dầu, không phải bình đèn, chỉ trái với bóng tối, ngay khi loại bỏ bóng tối, vừa đốt tim đèn, vừa tiêu hao dầu, cũng làm bình đựng dầu nóng lên. Như thế, ngọn đèn Thánh đạo kia không trái với pháp hữu lậu thiện, cũng không phải vô ký ẩn một, chỉ trái với pháp dục ác bất thiện, nên khi dứt bỏ pháp dục ác bất thiện là xoá bỏ tất cả pháp ác khác. Đây nói là đã hết sạch hữu lậu từ trước, không còn tái hiện, Thánh đạo trái với hữu lậu kia, Vì thế cho nên Đức Thế Tôn nói lìa pháp dục ác bất thiện.

Hoặc nói: Hành giả kia vì muốn dứt bỏ pháp dục ác bất thiện, nên tu đạo của địa Sơ thiền. Vì lẽ này nên Đức Thế Tôn nói: Lìa bỏ pháp dục ác bất thiện.

Hoặc nói: Người tu hành kia, khi đã lìa pháp dục ác bất thiện, là đã xa lìa tất cả cõi Dục, cho nên Đức Thế Tôn nói: Lìa bỏ pháp dục ác bất thiện.

Hoặc nói: Pháp dục ác bất thiện không phải là hành trên, vì trên không thật có, vì duyên cớ này nên Đức Thế Tôn nói: Lìa pháp dục ác bất thiện.

Hỏi: Lìa pháp dục ác bất thiện, cái gì là dục? Cái gì là pháp ác bất thiện?

Đáp: Dục là năm dục, pháp ác bất thiện là dâm dục.

Hoặc nói: Dục là tưởng dục, pháp ác bất thiện là tưởng giận dữ, tưởng hại.

Hoặc nói: Dục là dục giác, pháp ác bất thiện là sân giác, hại giác.

Hoặc nói: Dục là hữu lậu dục của cõi Dục, pháp ác bất thiện là các hữu hậu khác.

Hoặc nói: Dục là dục lưu, pháp ác bất thiện là lưu khác.

Hoặc nói: Dục là ách dục, pháp ác bất thiện là ách khác.

Hoặc nói: Dục là ái dục, pháp ác bất thiện là ái khác.

Hoặc nói: Dục là cái dục, pháp ác bất thiện là cái khác.

Hoặc nói: Dục là hiện ái dục, pháp ác bất thiện tức là ái. Nghĩa là dục kia bất thiện, nhân vì ái này. Nói: Lìa pháp ác bất thiện đây nói là dục, đó là pháp ác bất thiện. Cho nên nói: Lìa pháp dục ác bất thiện.

Có giác, có quán: Là cùng có với giác, cùng có với quán. Cho nên nói có giác, có quán.

Ly sinh hỷ lạc: Lìa sự sinh trong phần lìa pháp ác. Như từ nước sinh gọi là thuỷ sinh, từ đất liền sinh gọi là lục sinh. Cũng thế, sự sinh trong phần lìa pháp ác nên nói là ly sinh hỷ lạc.

Hỏi: Như lìa địa trên là vi diệu hơn hết. Vì sao nói địa Sơ thiền lìa không nói địa khác lìa?

Đáp: Vì được, vì đầu tiên được, cho nên nói Sơ thiền lìa.

Hoặc nói: Người nghi ngờ hiện bày sự quyết định, Sơ thiền rất gần cõi Dục này. Vì gần, nên coi như cõi Dục thiết lập xứ giàu sang, xứ quyến thuộc, Sơ thiền cũng thế. Như thân thức của cõi Dục này hiện ở trước, Sơ thiền cũng thế. Như cõi Dục này có giác, có quán, Sơ thiền cũng vậy. Như việc thở ra, thở vào của cõi Dục này, Sơ thiền cũng vậy. Chớ nghĩ rằng: Sơ thiền kia không phải lìa dục quyết định, nên nói Sơ thiền kia lìa.

Hoặc nói: Vì khiến người kia hành tâm hoan hỷ, nên như hành giả kia có nhiều điều ác của cõi Dục này, dứt bỏ dục xong, Sơ thiền hiện ở trước, tâm mình rất hoan hỷ, không còn được tận trí, vô sinh trí.

Hoặc nói: Vì dứt trừ khổ căn, ưu căn, vì dứt bỏ không hổ không thẹn, vì dứt bỏ đoạn thực, dâm ái, nên Đức Thế Tôn nói: Địa Sơ thiền lìa.

Hoặc nói: Địa Sơ thiền lìa sự bao vây của ba lậu trong địa mình.

Hoặc nói: Địa Sơ thiền lìa địa trên, lìa sự nương tựa pháp môn phương tiện.

Hoặc nói: Dựa vào ba hành của Sơ thiền, nghĩa là thủ chứng đắc quả, không có dục, hữu lậu dứt hết:

  1. Có sự ràng buộc.
  2. Dứt bỏ dục gấp bội.
  3. Dứt bỏ dâm dục.

Do duyên cớ này, nên như thế.

Hoặc nói: Sơ thiền có ba mươi bảy phẩm đạo có thể được. Do lẽ này, nên Sơ thiền là lìa, vì thế nên nói ly sinh hỷ lạc.

Sơ thiền: Theo số thứ lớp là ban đầu, thuận theo thứ lớp là sơ.

Lại nữa, theo thứ lớp thuận với chánh thọ, cho nên nói là sơ. Chốn du hóa thành tựu, nghĩa là năm ấm thiện trong đây được thành tựu, cho nên nói chỗ đến thành tựu.

Lại nữa, Tỳ-kheo có giác, có quán, dứt nội tịnh, nhất tâm, không có giác, không có quán, định sinh hỷ lạc ở Nhị thiền, thành tựu chỗ đến. Sơ thiền kia có giác, có quán thôi dứt, có giác, có quán đã hết.

Hỏi: Cũng thế, thôi dứt tất cả Sơ thiền, vì sao chỉ nói thôi dứt có giác, có quán?

Đáp: Đã nói có giác, có quán thôi dứt, nên biết là đã nói tất cả Sơ thiền thôi dứt.

Hoặc nói: Vì có giác, có quán khó có thể dứt lìa, khó phá vỡ, khó có thể vượt qua là lẽ tất nhiên.

Hoặc nói: Vì hành giả kia dứt có giác, có quán, nên tu đạo của địa Nhị thiền.

Hoặc nói: Vì hành giả kia đã dứt có giác, có quán, nghĩa là tất cả Sơ thiền đều dứt.

Hoặc nói: Vì có giác, có quán, không phải hành của địa trên, vì địa trên không thể đạt được, thế nên Đức Thế Tôn nói: Phải siêng năng thôi dứt! Vì thế nên nói có giác, có quán thôi dứt.

Nội tịnh: Nội là tâm, tịnh là tín. Do tín kia làm cho tâm tịnh, cho nên nói nội tịnh.

Tôn giả Bà Tu-mật nói: Nội-tịnh có nghĩa gì? Đáp: Có giác, có quán, lúc tâm định, thì sinh khởi vẩn đục. Có giác, có quán đã thôi dứt thì tâm liền tịnh. Như nước trong bình, nếu đun nóng, sôi lên, nước sẽ đục, không nhất định, không nhìn thấy mặt mình. Nếu để cho nước trong, mát, không đun sôi, vẩn đục thì mặt nước sẽ đưng yên, cố định, không chao động, tất nhiên nhìn thấy mặt mình hiện trong đó. Cũng thế, có giác, có quán, lúc tâm định sẽ sinh vẩn đục, có giác, có quán đã dứt thì tâm sẽ tịnh.

Lại nói: Có giác, có quán khi tâm định sẽ nẩy sinh sự dao động (Điệu). Có giác có quán đã dứt thì tâm tịnh, như sóng nước bắn tung tóe lên đã thôi dứt thì mặt nước sẽ trong. Cũng thế, có giác, có quán khi tâm định sẽ sinh sự dao động. Có giác, có quán đã dứt thì tâm tịnh, cho nên nói là nội tịnh.

Nhất tâm: Thân sáu thức của sáu thứ ý nơi cõi Dục, thân bốn thức của bốn thứ ý nơi Sơ thiền, thân một thức của một thứ ý nơi Nhị thiền, riêng một mình nơi ý địa, cho nên nói nhất tâm.

Không có giác, không có quán, không phải giác, quán đều có, cho nên nói không có giác, không có quán.

Định sinh hỷ lạc: Vì sinh trong định của địa Sơ thiền, nên nói định sinh hỷ lạc.

Hỏi: Như Sơ thiền có định, vì sao chỉ nói định của địa Nhị thiền?

Đáp: Vì định của địa Sơ thiền nên nói định của địa Nhị thiền.

Hoặc nói: Định của địa Nhị thiền sinh ra từ định của Sơ thiền, đều từ trong định Sơ thiền hiện bày, nuôi lớn từ định Sơ thiền, được chuyển biến từ định Sơ thiền.

Hoặc nói: Sơ thiền rất gần cõi Dục này. Vì rất gần nên biết cõi Dục này đã lập xứ giàu sang, xứ quyến thuộc. Sơ thiền cũng vậy. Như thân thức của cõi Dục này hiện ở trước, Sơ thiền cũng vậy. Như cõi Dục này có giác, có quán, Sơ thiền cũng thế. Như hơi thở vào, ra của cõi Dục này, Sơ thiền cũng thế. Sơ thiền đã bị sự nhiễu loạn bất định này, Nhị thiền không có sự nhiễu loạn ấy, vẫn với định của Sơ thiền kia mà định.

Hoặc nói: Nhị thiền đã lìa bỏ căn bản của tiếng. Căn bản của tiếng là có giác, có quán, như nói: Cư sĩ! Giác, quán xong, sau đó là nói năng, vì Nhị thiền đã lìa căn bản của tiếng, cho nên như thế.

Hoặc nói: Nhị thiền nói, Hiền Thánh im lặng, như đã nói: Tỳkheo! Hiền Thánh im lặng là Nhị thiền. Nghĩa là Hiền Thánh Nhị thiền yên lặng, thế nên nói định sinh ly hai hỷ lạc, là thiền. Theo số thứ tự tức có hai, thuận với số tiếp theo có hai.

Lại nữa, vì theo thứ lớp thuận với chánh thọ, thế nên nói hai. Thành tựu chỗ đến, nghĩa là năm ấm thiện của địa Nhị thiền, đến được thành tựu, vì thế nói là thành tựu chỗ đến.

Lại nữa, Tỳ-kheo đã lìa hỷ, dục, không tìm chỗ đến. Niệm trụ ở chánh trí biết rõ thọ, lạc của thân, nghĩa là bậc Thánh kia nêu bày xả niệm nơi chỗ đến an lạc.

Tam thiền thành tựu chỗ đến: Là Nhị thiền kia đã lìa hỷ dục, đã dứt bỏ hỷ của Nhị thiền.

Hỏi: Như lìa tất cả dục của Nhị thiền, vì sao chỉ nói lìa hỷ?

Đáp: Vì nói lìa hỷ dục, nên biết là đã nói lìa tất cả dục của Nhị thiền.

Hoặc nói: Hỷ sẽ trở thành tai hại, lỗi lầm rất nặng và nhiều điều xấu ác, là lẽ tất nhiên.

Hoặc nói: Vì hành giả kia đã dứt bỏ hỷ, nên tu đạo Tam thiền.

Hoặc nói: Vì hành giả kia đã lìa hỷ, tức là lìa tất cả dục của Nhị thiền.

Hoặc nói: Vì nói hỷ không phải là hành của địa trên, ở trên không thể đạt được. Vì thế nên Đức Thế Tôn nói: Phải siêng năng lìa hỷ. Do đó nói lìa hỷ dục.

Chỗ an trú không mong cầu: Đã được an vui của Tam thiền rồi, không cầu mong chi khác.

Niệm trụ: Gìn giữ an lạc ở Tam thiền.

Chánh trí: Biết rõ sự an vui nơi Tam thiền, thọ thân an vui là tự biết rõ hai thứ lạc: Lạc của khinh an và lạc thọ.

Bậc Thánh kia nói xả: Nói là giáo hóa người khác, xả là đã buông bỏ.

Hỏi: Như tất cả địa của bậc Thánh, giáo hóa người khác rồi cũng buông bỏ, vì sao chỉ nói Tam thiền?

Đáp: Vì đạo Tam thiền có nhiễu loạn, địa mình cũng có nhiễu loạn. Đạo có nhiễu loạn, nghĩa là Nhị thiền, trong đó, hỷ nhiễm ô là nhiễu loạn, như giống La-sát khiến cho hành giả lui sụt Tam thiền. Đây là đạo nhiễu loạn.

Sự nhiễu loạn của địa mình: Tất cả sự sinh tử của địa Tam thiền cho là lạc vi diệu. Đây nói là sự nhiễu loạn của địa mình.

Bậc Thánh kia giáo hóa bắt đầu tu, hành giả nên trụ ở chánh niệm, đừng để cho hỷ của địa Nhị thiền phải lui sụt ở địa Tam thiền. Ở địa này cũng phải chánh niệm, đừng để tham đắm lạc, khiến không tiến đến được địa trên. Như người dẫn đầu đoàn người đi buôn kia, chỉ dạy người đi buôn đầu tiên, phải biết ở hướng ấy có nhà dâm, chỗ nọ có rạp hát, nơi kia có quán rượu, đừng vào các chỗ ấy sẽ bị mất tiền, của. Cũng thế bậc Thánh kia chỉ dạy người tu hành đầu tiên, phải trụ trong chánh niệm, đừng để cho hỷ của địa Nhị thiền làm lui sụt địa Tam thiền. Ở địa này cũng nên nhận biết rõ đúng, chớ chấp mắc nơi sự vui trong đó, khiến không tiến được đến địa trên.

Vì thế cho nên bậc Thánh kia ở Tam thiền nói và xả, nên cho là bậc Thánh nói xả niệm an vui chỗ đến là Tam thiền. Theo thứ lớp thì số có ba, thuận theo số thứ tự có ba. Lại nữa thứ lớp thuận theo chánh thọ bèn có ba, cho nên nói niệm an lạc chỗ đến là Tam thiền, thành tựu chỗ đến: Nghĩa là năm ấm thiện của địa Tam thiền, đến được chỗ thành tựu. Thế nên nói là thành tựu chỗ đến.

Lại nữa, Tỳ-kheo dứt vui, dứt khổ, nỗi mừng lo trước kia đã chìm mất, không khổ không vui, gìn giữ niệm tịnh là Tứ thiền thành tựu chỗ đến.

Dứt vui, dứt khổ kia:

Hỏi: Như khi dứt bỏ kiết cõi Dục, là nỗi khổ đã hết, Tam thiền dứt bỏ kiết, vui đã hết, vì sao khi Tam thiền dứt bỏ kiết lại nói là khổ hết.

Đáp: Trước đã dứt, nên lấy đoạn đặt tên, như đã giải thoát, giải thoát làm tên. Như nói: Người kia đã biết như thế, thấy như thế, tâm giải thoát hữu lậu dục, giải thoát vô minh hữu lậu, tâm hữu lậu. Như đã đến, đến là tên. Như Phật đã nói: Đại vương từ đâu đến? Ngay lúc ấy không phải là đến, vì vua kia đã đến.

Đã thủ chứng lấy chứng làm tên, như nói: Khi Bồ-tát đã thủ chứng trong chánh thọ, là đã được đẳng trí. Lúc Như lai được tận trí, vô sinh trí, là đối với dục đã được không có dục, không có giận dữ, không có ngu si. Căn thiện bản đã hết, lấy hết làm tên. Đã được chánh thọ, chánh thọ làm tên. Như nói: Thế nào là niệm nhập chánh thọ từ?

Đáp: Vì muốn cho chúng sinh phát khởi niềm vui. Đã thọ khổ, thọ là tên. Như nói: Khi người kia đã biết lạc thọ thì biết lạc thọ. Cũng thế, trước đã dứt, lấy đoạn làm tên.

Hoặc nói: Vì cả hai đều diệt hẳn, nên nói cả hai là lạc căn và khổ căn. Khi dứt trừ dục của cõi Dục, dù có sai khác, nhưng vị lai là diệt hẳn.

Lạc của Tam thiền kia nói là khổ, nghĩa là sự vui đó là vô thường. Như trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo! Nói vô thường tức là khổ.

Hoặc nói: Lạc thọ của Tam thiền gọi là khổ, như Khế kinh của Phật nói: Tỳ-kheo! Lạc thọ phải quán như khổ thọ, nên quán như bị mũi nhọn đâm. Bất khổ, bất lạc thọ phải quán như rắn độc.

Hoặc nói: Hơi thở ra, hơi thở vào này là khổ. Bậc Thánh kia tưởng là khổ hết mực, không phải là tưởng khổ của địa ngục, của phàm phu, vì thế nên nói dứt vui dứt khổ. Sự lo, mừng trước kia đã lặn mất: Khi cõi Dục đã dứt trừ dục, thì nỗi lo đã hết. Nhị thiền lúc trừ dục thì hỷ cũng dứt hết, thế nên nói: Nỗi lo mừng trước kia đã lặn mất.

Không khổ không vui: Vì đã dứt bỏ khổ, vui. Gìn giữ: Hơi thở ra, hơi thở vào đã dứt, không muốn mong cầu niệm tịnh khác là niệm tịnh tám việc.

Hỏi: Như niệm thanh tịnh vô lậu của tất cả địa dưới, vì sao chỉ nói niệm thanh tịnh của Tứ thiền?

Đáp: Vì niệm lìa phiền não và kiết, tức có niệm lìa kiết không lìa phiền não, có niệm lìa phiền não không lìa kiết, có niệm vừa lìa kiết vừa lìa phiền não, có niệm không lìa kiết cũng không lìa phiền não.

Lìa kiết không lìa phiền não: Niêm vô lậu của Tam thiền. Lìa phiền não không lìa kiết: Niệm thế tục của Tứ thiền. Lìa kiết cũng lìa phiền não: Niệm vô lậu của Tứ thiền. Không lìa kiết cũng không lìa phiền não: Niệm thế tục của Tam thiền và niệm cõi Dục. Đây là nói niệm lìa phiền não và kiết, nên nói niệm thanh tịnh của Tứ thiền.

Hoặc nói: Vì niệm không mất, không hư hoại, niệm của Tam thiền có thành có bại còn theo kịp, tức những chỗ dựa của niệm cũng có hoại. Tất cả thành, bại của Tứ thiền không còn theo kịp. Tức là chỗ dựa của niệm cũng không hoại. Đây nói là vì niệm không mất, không hư hoại, nên nói niệm của Tứ thiền thanh tịnh.

Hoặc nói: Vì niệm lìa sự nhiễu loạn trong, ngoài. Trong Sơ thiền có giác, quán nhiễu loạn như lửa. Như sự nhiễu loạn bên trong này, bên ngoài cũng nhiễu loạn như bị lửa đốt. Bên trong Nhị thiền có nhiễu loạn, nghĩa là hỷ như nước. Như sự nhiễu loạn bên trong này, thì bên ngoài cũng bị nhiễu loạn như bị nước nhận chìm!

Bên trong Tam thiền có nhiễu loạn: Hơi thở ra, hơi thở vào như gió dao. Như sự nhiễu loạn bên trong này, bên ngoài cũng bị nhiễu loạn bị gió thổi.

Bên trong Tứ thiền không có nhiễu loạn. Như bên trong này không có nhiễu loạn, nhiễu loạn bên ngoài cũng không bằng. Đây nói là niệm lìa sự nhiễu loạn trong, ngoài.

Hoặc nói: Tứ thiền nương vào trung tâm như cái rốn: Trên là ba địa vô lậu, dưới cũng là ba địa vô lậu, nghĩa là Tứ thiền ở chính giữa, như cái rốn, do đấy nên như thế.

Hoặc nói: Dựa vào ba hạnh của Tứ thiền: thủ chứng, đắc quả, trừ hữu lậu cõi Dục hết, Phật, Bích-chi-Phật, Thanh văn, do đấy nên như vậy.

Hoặc nói: Định của Tứ thiền không lay chuyển, biết khắp, dựa vào độ Ba-la-mật, tất cả đều dựa vào địa rất tinh đẹp, do đấy nên như thế.

Hoặc nói: Đức Thế Tôn vì thân thanh tịnh nên nói nương vào sự thanh tịnh. Trong Tứ thiền, thân thanh tịnh, nhẹ như ngọn đèn, nghĩa là đối tượng nương tựa là niệm cũng thanh tịnh. Đây nói là Đức Thế Tôn vì thân thanh tịnh nên nói nương cũng thanh tịnh.

Hoặc nói biên vực trí của Tứ thiền là thượng trí, nguồn trí.

Hoặc nói: Là biên độ của biên xứ, biên sắc, biên tạo sắc nơi Tứ đại của bốn thiền, do đấy nên thế.

Hoặc nói: Tứ thiền có hai thứ rộng, là xứ sở rộng và căn thiện rộng. Do đấy nên nói niệm của Tứ thiền thanh tịnh.

Tứ thiền: Theo số thứ tự thì có bốn, thuận với số thứ tự có bốn.

Lại nữa, theo thứ lớp chánh thọ có bốn, thế nên nói Tứ thiền. Thành tựu chỗ đến nghĩa là năm ấm thiện của Tứ thiền đạt đến sự thành tựu, thế nên nói thành tựu chỗ đến. Trong Khế kinh của Đức Thế Tôn nói: Đạo cứu cánh của Tứ thiền. Sơ thiền đã nói rộng rồi, nói rằng: Phạm chí! Đây được gọi là căn tận cùng của Như lai, là chốn hành hóa, nhớ nghĩ của Như lai. Người kia cho đó là rốt ráo, là Như lai Vô Sở Trước Đẳng Giác. Cũng thế, Nhị thiền, Tam thiền, Tứ thiền đã nói rộng rồi, nói rằng: Phạm chí! Ở đây nói tận căn của Như lai, sở hành của Như lai, sở phục của Như lai, người ấy cho là rốt ráo, là Như lai Vô sở trước đẳng chánh giác.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn bỏ Tam thiền, lập đạo Tứ thiền rốt ráo?

Đáp: Vì đây là Phật, Thế Tôn vì mình, nên nói. Phạm chí kia nghe nói tất cả bậc Chánh Giác nhiều như số cát sông Hằng, đều dựa vào Tứ thiền mà thành Tối chánh giác vô thượng, Phạm chí nghĩ rằng: Nếu Sa-môn Cù-đàm lập đạo ra cứu cánh của Tứ thiền, thì Sa-môn Cù-đàm phải có Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến. Nếu Sa-môn Cù-đàm không lập ra đạo cứu cánh của Tứ thiền thì Sa-môn Cù-đàm không phải là bậc Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến.

Bấy giờ, Phạm chí kia đến chỗ Đức Thế Tôn, thăm hỏi Phật, thăm hỏi xong, ngồi qua một phía, bạch Thế Tôn: Thưa Cù-đàm! Tôi có điều muốn hỏi, xin Cù-đàm cho phép tôi được hỏi.

Đức Thế Tôn bảo: Ông tùy ý cứ hỏi!

Phạm chí bạch Thế Tôn: Thưa Cù-đàm! Nói đạo cứu cánh, vậy thế nào là đạo cứu cánh? Vì sao Sa-môn Cù-đàm lập ra đạo cứu cánh?

Đức Thế Tôn vì Phạm chí giảng nói rộng về ba thiền.

Có thuyết nói: Đây nói là: Phạm chí! Đó là căn tận cùng của Như lai, là chốn hành hóa, nhớ nghĩ của Như lai. Người kia không cho đó là rốt ráo, là Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác. Nói rộng Tứ thiền xong.

Có Thuyết nói: Phạm chí! Đây là nói căn tận cùng của Như lai,

là chốn hành hóa, nhớ nghĩ của Như lai. Người kia cho là rốt ráo, cho là Như lai Vô Sở Trước Đẳng Chánh Giác! Phạm chí kia nghe xong, ý được định: Sa-môn Cù-đàm là đấng Nhất thiết trí, Nhất thiết kiến chân thật.

Vì lý do này, nên Tứ thiền nói là đạo rốt ráo.

Hỏi: Vì sao gọi là căn tận cùng của Như lai?

Đáp: Vì trí nên đắc. Như voi lớn, vào mùa xuân, thấy có nhiều cỏ non xong, bèn lùa đàn voi xuống ao ăn ngó sen. Thấy vậy rồi, nó vui vẻ dùng ngà đào đất, đào đất rồi thì đứng yên. Như thế, địa Tứ thiền của Đức Thế Tôn được gìn giữ, thực hành rồi, đào đất các pháp, đặt chân trí. Đây nói là vì trí, vì đắc, nên nói căn tận cùng của Như lai. Căn tận cùng ấy vì lập chỉ nên nói. Chốn hành hóa của Như lai vì lập quán nên nói. Chốn nhớ nghĩ của Như lai vì lập chỉ quán nên nói.

Như trong Khế kinh của Phật nói về chỗ đi yên vui của Tứ thiền?

Đáp: Địa căn bản dễ thành. Như trong Khế kinh của Phật nói: Chỗ đi yên vui không phải là địa căn bản. Và vì Vô Sắc khó thành, nên Đức Phật không nói chỗ đi yên vui.

Hỏi: Địa này khó thành là thế nào?

Đáp: Hành giả kia bị hành kiết cõi Dục ràng buộc, dựa vào vị lai hiện ở trước, người ấy hoàn toàn khổ, hoàn toàn chậm chạp. Như người hai tay bị trói, muốn được tự tại trở lại, người ấy hoàn toàn khổ sở, hoàn toàn chậm chạp. Cũng thế, hành giả kia bị hành kiết cõi Dục ràng buộc, dựa vào vị lai hiện ở trước, sẽ hoàn toàn khổ, hoàn toàn chậm chạp.

Hoặc có hành giả quán chất bất tịnh chảy ra hoặc quán sổ tức. Nghĩa là người quán bất tịnh, hoặc mười năm, hoặc hai mươi năm quán xương trắng, hoặc thành định này, hoặc không thành. Hoặc đếm hơi thở ra vào (quán sổ tức) hoặc trong thời gian mười năm, hoặc hai mươi năm, đếm hơi thở rồi hoặc thành tựu định này, hoặc không thành tựu. Nghĩa là thành tựu định này rồi, với các kiết còn lại ở cõi Dục không cần dốc sức dứt trừ.

Sơ thiền hiện ra ở trước. Sơ thiền kia, nghĩa là thiền trung gian hiện ở trước, hoàn toàn khổ, hoàn toàn chậm chạp, diệt tâm pháp, tâm sở khác của một địa kia, tâm pháp, tâm sở khác hiện ở trước, diệt thô xong, tế hiện ở trước, giác đều diệt xong, quán đều hiện ở trước. Như người dùng gỗ đập phá gỗ, dùng đá phá vỡ đá, người ấy hoàn toàn khổ, hoàn toàn chậm chạp. Cũng thế, tâm pháp, tâm sở khác trong một địa của hành giả đã diệt xong, tâm pháp, tâm sở khác hiện ở trước, diệt thô xong, vi tế hiện ở trước, giác đều diệt xong, quán đều hiện ở trước, là hoàn toàn khổ, hoàn toàn chậm chạp.

Sơ thiền dứt trừ dục, không còn siêng năng, Nhị thiền hiện ở trước. Nhị thiền dứt bỏ dục xong, không còn siêng năng, Tam thiền hiện ở trước. Tam thiền dứt trừ dục xong, không còn siêng năng, Tứ thiền hiện ở trước.

Hỏi: Nói Tứ thiền dứt trừ dục xong, Không xứ hiện ở trước, vì sao địa này khó thành?

Đáp: Vì Vô Sắc vi tế khó nhận biết, không thể thấy, hoặc có người không tin Vô Sắc. Như Khế kinh nói: Có cư sĩ nọ đến chỗ Tôn giả A-nan nói: Tôn giả A-nan! Tôi vốn nghe Vô Sắc xong, như đến chỗ sâu thẳm. Vì sao đối với chúng sinh gọi là Vô Sắc?

Tôn giả A-nan nói: Vì đây là địa căn bản dễ thành, nên trong Khế kinh của Phật nói: Chỗ đến yên vui, không phải địa căn bản, và vì Vô sắc khó thành, nên Đức Phật không nói là chỗ đến yên vui.

Hoặc nói: Không siêng năng mong cầu dứt trừ dục có thể đạt được. Như hai người cỡi ngựa: Người thứ nhất cỡi con ngựa chưa được điều phục, người thứ hai cỡi con ngựa đã được điều phục tốt. Người cỡi con ngựa chưa được điều phục phải siêng năng chế ngự, còn người cỡi con ngựa đã điều phục thì không dốc sức chế ngự lắm, cũng thế, có nhiều chúng sinh dứt bỏ dục, hoặc nói không phải địa căn bản và Vô Sắc, hoặc nói là địa căn bản, hoặc nói không phải là địa căn bản và Vô Sắc: Người kia hoàn toàn siêng năng mong cầu hành đạo. Nói là địa căn bản, nghĩa là người kia không hoàn toàn dốc sức cầu hành đạo. Do đó nên nói là chỗ đến yên ổn của địa căn bản.

Hoặc nói: Gồm thâu bốn chi, năm chi, định có thể đạt được.

Hỏi: không phải là địa căn bản và Vô Sắc có chi hay không, nếu có chi, vì sao địa căn bản nói là chi, còn địa khác không nói? Nếu không có chi, thì với Luận Thi Thiết đã nói làm sao hiểu? Như trong kinh kia nói: Có không xứ là định tối diệu, là chi của địa tối định tối diệu có thể đạt được không?

Đáp: Có, như từ Không xứ khởi thứ lớp nhập Không xứ. Soạn luận này xong, có thuyết nói: Chẳng phải là địa căn bản và Vô Sắc có chi.

Hỏi: Nếu có chi thì vì sao không nói?

Đáp: Lẽ ra phải nói, đó là năm chi Sơ thiền, trừ hỷ xong, thêm không khổ, không vui. Năm chi này nói là ranh giới của Sơ thiền. Nói Nhị thiền có bốn chi, trừ hỷ, thêm không khổ, không vui, các chi này nói là ranh giới của Tam thiền. Nói Tứ thiền có bốn chi, thì ranh giới của Tứ thiền kia cũng là định Vô Sắc.

Lại có thuyết nói: Địa căn bản có chi, địa khác không có chi.

Hỏi: Nếu địa căn bản có chi, địa khác không có chi, cho nên trong đây không nói, thì với chỗ lập bày thi thiết làm sao hiểu?

Đáp: Trong kinh kia nói chi giác, chi đạo, đó là chi. Như thế, nói địa căn bản có chi, địa khác không có chi là đúng.

Hoặc nói: Vì ưa thích tu đạo có thể đạt được. Như hai người cùng đến một nơi: Một từ đường thủy, người thứ hai khởi hành từ đường bộ. Mặc dù đồng đến một nơi, song đường thủy là vui, không phải như đường bộ. Cũng thế, đa số chúng sinh có dứt trừ dục, hoặc không phải là địa căn bản và Vô Sắc, hoặc địa căn bản, dù đến cõi Niết-bàn vô dư của một xứ, nhưng chỉ địa căn bản kia là niềm vui, không phải địa khác.

Hoặc nói: Lúc địa căn bản hiện ở trước, là tất cả thân bốn đại hiện ở trước, không phải là địa căn bản và Vô Sắc hiện ở trước, tức bốn đại của biên tâm sẽ hiện ở trước

Lại có thuyết nói: Không phải là địa căn bản, và khi Vô Sắc hiện ở trước, tất cả thân bốn đại hiện ở trước sinh khởi niềm vui không bằng địa căn bản. Như hai người tắm dưới ao: Một ở gần bờ, một lội xuống ao tắm, đều để tẩy trừ nhơ bẩn, nhưng ai là người cảm thấy vui? Đó là người tắm trong ao. Như thế, dù không phải là địa căn bản và Vô Sắc khi hiện ở trước, và bốn đại của tất cả thân đều hiện ở trước, nhưng niềm vui của thân bốn đại kia không bằng ở địa căn bản với lý lẽ như thế.

Hoặc nói: Hai thứ vui có thể đạt được: ngoài và trong. Niềm vui ngoài: Nghĩa là từ thiền xuất nhập, không phải địa căn bản và Vô Sắc.

Niềm vui bên trong: Nghĩa là từ thiền xuất, lại nhập thiền, gọi là hai thứ vui có thể đạt được, lý do này là như thế.

Hoặc nói: Hai thứ vui có thể đạt được là ỷ lạc (niềm vui của khinh an), và (thọ lạc).

Tam thiền có hai thứ vui. Tứ thiền dù không có thọ lạc, nhưng ỷ lạc rất mầu nhiệm, không phải như hai thứ vui của Tam thiền kia, nghĩa là hai thứ vui có thể đạt được, với lý do như thế.

Hoặc nói: Hai pháp cùng hành là tinh tiến và chỉ. Dù tất cả địa đều thêm tinh tiến, nhưng nhờ định lực mà tinh tiến của địa căn bản này với chỉ cùng nhau vận hành, cho nên như thế.

Hoặc nói: Niềm vui không có giận dữ, rất rộng lớn có thể đạt được, như nói: Không có giận dữ ở trong ấy, đó là niềm vui tột độ, cho nên như thế.

Hoặc nói: Niềm vui của đạo xuất ly có thể đạt được, như phần nhiều người lội qua sông bằng bộng cây, phao nổi, bó cỏ, hoặc sử dụng thuyền lớn. Mặc dù họ đều lội qua sông, nhưng kẻ chèo thuyền sang sông là vui hơn hết. Cũng thế, có nhiều có chúng sinh dứt bỏ dục, hoặc từ địa không căn bản và Vô Sắc, hoặc địa căn bản. Mặc dù các hành giả kia đều qua đến bờ Niết-bàn, nhưng niềm vui từ địa căn bản kia là xuất ly đi đến Niết-bàn, chứ không phải địa khác. Vì duyên cớ này, nên Khế kinh của Phật nói là chỗ đến yên vui của Tứ thiền. Nói rộng lĩnh vực Tứ thiền xong.