LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 12

Phần Thứ Ba Mươi Lăm: XỨ CỦA BỐN VÔ SẮC

Bốn Vô Sắc: Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ và Hữu tưởng Vô tưởng xứ.

Hỏi: Vì sao tạo ra phần luận này?

Đáp: Vì dứt trừ ý của người, nên tạo ra phần luận này. Hoặc có ý muốn cho có sắc ở trong Vô Sắc, hoặc có ý muốn cho không có sắc ở trong Vô Sắc. Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề muốn cho có sắc ở trong Vô Sắc.

Phái Dục-đa-bà-đề muốn cho không có sắc trong Vô Sắc.

Hỏi: Vì sao Tỳ-bà-xà-bà-đề muốn cho có sắc trong Vô Sắc?

Đáp: Vì người kia từ Khế kinh của Phật khởi có sắc trong Vô Sắc. Người ấy nói: TrongKhế kinh của Đức Thế Tôn nói: Danh sắc duyên thức, thức duyên danh sắc, tức có thức trong Vô Sắc.

Nếu có thức trong Vô Sắc, lẽ ra cũng nên có sắc.

Lại Khế kinh khác nói: Thọ mạng, noãn, thức, ba pháp này thường hợp, không bao giờ rời nhau, ba pháp này không được lập riêng.

Nếu ba pháp này không được lập riêng, sẽ có thức trong Vô Sắc. Nếu đã có thức trong Vô Sắc, thì cũng sẽ có noãn, mà noãn tức là sắc.

Trong Khế kinh khác, Đức Thế Tôn nói: Nếu tạo ra thuyết này: Ngã lìa sắc, lìa thống (thọ), tưởng, hành, xúc lập ra thức: hoặc đến, hoặc trụ, hoặc sinh, hoặc sau cùng.

Ở đây, không nên tạo ra thuyết này, vì có thức trong Vô Sắc, nếu đã có thức trong Vô Sắc, thì cũng nên có bốn thức trụ.

Lại nói, nhằm hỏi vặn, trách cứ vụ việc: Nếu không có sắc trong Vô Sắc nghĩa là từ cõi Dục, cõi Sắc, sau cùng sẽ sinh cõi Vô Sắc. Người kia hoặc tám vạn kiếp, sắc dứt hẳn. Nếu từ cõi Dục kia, sau cùng sinh cõi Dục, cõi Sắc. Trong tám vạn kiếp, sắc đã dứt hẳn sẽ sinh trở lại. Nếu sắc của tám vạn kiếp đã dứt hẳn rồi sinh trở lại thì lẽ ra A-la-hán đã nhập cõi Niết-bàn vô dư, tất cả hành hữu vi đều dứt hẳn, về sau cũng sẽ sinh lại.

Nếu A-la-hán nhập Niết-bàn vô dư, tất cả hành hữu vi đều dứt hẳn. Về sau, cũng sẽ sinh trở lại, lẽ ra không có giải, không có thoát, không có lìa, không có xuất ly, đừng nói có lỗi. Cho nên có sắc trong Vô Sắc, dùng Khế kinh này làm chứng, nên phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Có sắc trong Vô Sắc.

Hỏi: Phái Dục-đa-bà-đề có ý gì mà muốn cho không có sắc trong Vô Sắc?

Đáp: Vì từ Khế kinh của Phật khởi, nên ông ta muốn cho không có sắc trong Vô Sắc. Ông ấy nói: Trong Khế kinh của Thế Tôn nói: Thôi dứt giải thoát kia, vượt qua sắc đến Vô Sắc.

Như thế, thân tác chứng của hình tượng chánh thọ thành tựu sự du hóa, như vượt qua sắc đến Vô Sắc. Cho nên không có sắc trong Vô Sắc.

Lại Khế kinh khác nói: Lìa dục đến sắc, lìa sắc đến Vô Sắc. Nếu lìa sắc đến Vô Sắc,cho nên không có sắc trong Vô Sắc.

Lại Khế kinh khác nói: Tất cả vượt qua tưởng sắc, diệt trừ tưởng có đối, không nghĩ nhớ đến tưởng xen lẫn, vô lượng không là không, thành tựu sự du hóa.

Nếu vượt qua tất cả tưởng sắc, cho nên không có sắc trong Vô Sắc.

Lại Khế kinh khác nói: Trong thiền phẩm nói: Được, có thể được, có có thể có. Nếu sắc, thống (thọ), tưởng, hành, thức, hành giả kia quán pháp này như bệnh, như chứng ung nhọt, như mũi nhọn, như mũi tên, như rắn độc, quán vô thường, khổ, không, phi ngã. Trong phẩm Vô Sắc nói: Được, có thể được; có, có thể có. Như thống (thọ), như tưởng, hành, thức, hành giả kia quán pháp này như bệnh, như gai nhọn đâm, như mũi tên, như rắn độc, quán vô thường, khổ, không, phi ngã. Như trong Thiền phẩm nói có sắc, trong phẩm Vô Sắc không nói sắc. Vì thế cho nên chúng ta biết không có sắc trong Vô Sắc.

Lại có thuyết nữa nêu vấn nạn: Nếu có sắc trong Vô Sắc, thì đoạn thứ lớp của pháp, sẽ không thể biết. Nghĩa là các pháp hữu ở cõi Dục, pháp này có ở cõi Sắc, Vô Sắc. Như thế, theo thứ lớp của pháp đoạn, không thể biết. Nếu theo thứ lớp của pháp đoạn không thể biết, lẽ tất nhiên pháp đoạn rốt ráo cũng không thể biết được, vì do đoạn thứ lớp của pháp đoạn, cho đến rốt ráo có thể lập. Nếu đến rốt ráo không đoạn, thì đúng là không có giải, không có thoát, không có lìa, không có xuất ly, đừng nói có lỗi.

Cho nên không có sắc trong Vô Sắc dùng Khế kinh này làm chứng nên phái Dục-đa-bà-đề nói: Không có sắc trong Vô Sắc.

Một thuyết như thế, hai thuyết như thế, chỉ nói: Như thế là: Không có sắc trong Vô Sắc là đúng.

Hỏi: Nếu không có sắc trong Vô Sắc, thì phái Dục-đa-bà-đề này làm sao hiểu Khế kinh đã minh chứng mà phái Tỳ-bà-xà-bà-đề kia đã nói?

Đáp: Thuyết của Khế kinh này có ý để hiểu.

Hỏi: Có ý nghĩa gì và hiểu thế nào?

Đáp: Phật, Thế Tôn, hoặc do cõi Dục nên nói Khế kinh, hoặc vì cõi Sắc, hoặc vì cõi Vô Sắc, hoặc vì cõi Dục, cõi Sắc, hoặc vì cõi Sắc, Vô Sắc, hoặc vì cả ba cõi, hoặc vì lìa ba cõi.

Vì cõi Dục nên nói: Không phải cõi Sắc, Vô Sắc, như nói: ba cõi: cõi Dục, cõi giận dữ và cõi hại.

Đây là Khế kinh vì cõi Dục nên nói: Không phải cõi Sắc, Vô Sắc. Vì cõi Sắc, cho nên nói: Không phải cõi Dục, không phải cõi Vô Sắc, nghĩa là như phẩm Thiền ở trên đã nói.

Đây là Khế kinh vì cõi Sắc nên nói: Không phải cõi Dục, không phải cõi Vô Sắc.

Vì cõi Vô Sắc, nên nói chẳng phải cõi Dục, chẳng phải cõi Sắc.

Như phẩm Vô Sắc ở trên đã nói. Đây là Khế kinh vì cõi Vô Sắc nên nói: Không phải cõi Dục, không phải cõi Sắc.

Vì cõi Dục, cõi Sắc, nên nói không phải cõi Vô Sắc, như Khế kinh này nói: Danh sắc duyên thức, thức duyên danh sắc. Khế kinh này vì cõi Dục, cõi Sắc nên nói, chứ không phải cõi Vô Sắc. Vì sao? Vì hữu sắc trong cõi Dục, cõi sắc này. Cho nên danh sắc của cõi này duyên thức, thức duyên danh sắc.

Không có sắc trong Vô Sắc, cho nên danh kia duyên thức, thức duyên danh. Vì thế cho nên Khế kinh ấy vì cõi Dục, cõi sắc nên nói, chứ không phải cõi Vô Sắc.

Vì cõi Sắc, Vô Sắc nên nói, không phải vì cõi Dục, như thiền kinh đã nói ý kinh, sinh kinh. Khế kinh ấy vì chúng sinh cõi Sắc, Vô Sắc nên nói, chứ không phải cõi Dục.

Vì ba cõi nên nói, như nói: Cõi Dục, cõi Sắc, cõi Vô Sắc. Khế kinh này vì ba cõi nên nói.

Vì lìa ba cõi nên nói, như nói: Tỳ-kheo! Ta sẽ nói Niết-bàn và đạo Niết-bàn. Khế kinh này vì lìa ba cõi nên nói. Như nói: Thọ mạng, noãn, thức, ba pháp này thường kết hợp, không bao giờ rời nhau. Ba pháp này không được lập riêng.

Khế kinh này cũng vì cõi Dục, cõi Sắc nên nói, chứ không phải cõi Vô Sắc. Vì sao? Vì có sắc trong cõi Dục, cõi Sắc này, cho nên ba pháp này thường kết hợp không bao giờ rời nhau. Ba pháp này không thể được lập riêng. Vì không có sắc trong Vô Sắc, cho nên thọ, và thức, hai pháp này thường kết hợp không bao giờ rời nhau. Hai pháp này không được lập riêng. Đây là nói đã được thông suốt với ý của Khế kinh ấy.

Như ông đã nói: Ba pháp theo Khế kinh này nói thường kết hợp không bao giờ rời nhau, không thể lập riêng. Ba pháp này cũng có thể được lập riêng: Vì giới, vì nhập, vì ấm.

Giới lập riêng: Thọ thuộc về pháp giới, noãn thuộc về sắc giới, thức thuộc về giới bảy ý.

Nhập lập riêng: Thọ thuộc về pháp nhập, noãn thuộc về xúc nhập, thức thuộc về ý nhập.

Ấm được lập riêng: Thọ thuộc về hành ấm, noãn thuộc về sắc ấm, thức thuộc về thức ấm.

Như thế, ba pháp này không thể thường kết hợp, vì chúng cũng có thể lập riêng: Vì giới, vì nhập, vì ấm.

Chớ nên tạo ra thuyết ấy, vì Khế kinh này nói: Ba pháp này thường kết hợp không bao giờ rời nhau.

Ba pháp này không thể lập riêng. Như nói: Nếu tạo ra thuyết này thì ngã sẽ lìa sắc, lìa thống (thọ), tưởng, hành, xúc lập riêng thức, hoặc đến, hoặc đi, hoặc sinh, hoặc chết. Ở đây không nên tạo ra thuyết này: Khế kinh này cũng nói là lập cõi Dục, cõi Sắc. Vì sao? Vì có sắc trong cõi Dục, cõi Sắc này, cho nên thức này vì bốn thức trụ nên lập ra.

Vì không có sắc trong Vô Sắc, thức kia vì ba thức trụ, nên được lập, nghĩa là tạo ra thuyết này: Ngã trừ bốn thức trụ, lập riêng một mình thức, thức này không bao giờ lập được, Nghĩa là trừ một thức trụ, vì ba thức trụ nên thiết lập, ba thức trụ đó có thể lập ra Như nói: Nếu không có sắc trong Vô Sắc, thì nói là từ cõi Dục, cõi Sắc, cuối cùng sinh cõi Vô Sắc.

Hành giả kia, hoặc sắc của tám vạn kiếp đã dứt hẳn, nếu từ cõi Dục kia cuối cùng sẽ sinh cõi Dục, cõi Sắc, thì sắc của tám vạn kiếp đã dứt hẳn lại sinh trở lại, hoặc sắc trong tám muôn kiếp đã dứt hẳn lại sanh trở lại, lẽ ra A-la-hán đã nhập Niết-bàn vô dư, tất cả hành hữu vi đã dứt trừ hẳn, về sau cũng sẽ sinh trở lại? Nếu A-la-hán đã nhập Niếtbàn vô dư, tất cả hành hữu vi đã dứt hẳn, về sau cũng sẽ sinh trở lại, tất nhiên không có giải, không có thoát, không có lìa, không có xuất ly, đừng nói có lỗi.

Cho nên có Sắc trong Vô Sắc hay không?

Đáp: Vấn đề này không nên hiểu, vì đây không phải là Khế kinh, không phải Luật, A-tỳ-đàm, nên không thể dùng thí dụ của thế gian làm hư hoại pháp của Hiền Thánh. Vì thí dụ của thế gian khác, pháp của Hiền Thánh khác, sự việc này, nếu hiểu thì phải có ý nghĩa gì?

Hoặc nhân sắc, Vô Sắc, sinh ra sắc, Vô Sắc, hoặc nhân sắc, Vô Sắc sinh ra Vô Sắc, hoặc nhân Vô Sắc sinh Vô Sắc, hoặc nhân Vô Sắc sinh sắc, Vô Sắc. Nhân sắc, Vô Sắc, sinh ra sắc, Vô Sắc, nghĩa là nếu từ cõi Dục, cõi Sắc, sau cùng sẽ trở lại sinh cõi Dục, cõi Sắc.

Nhân sắc, Vô Sắc sinh Vô Sắc: Nếu từ cõi Dục, cõi Sắc, cuối cùng sinh lại cõi Vô Sắc.

Nhân Vô Sắc, sinh Vô Sắc: Nếu từ cõi Vô Sắc, cuối cùng sẽ sinh cõi Vô Sắc.

Nhân Vô Sắc, sinh cõi Sắc vì Vô Sắc: Nếu từ cõi Vô Sắc, cuối cùng sinh cõi Dục, cõi Sắc.

Hoặc có sắc nối tiếp nhau, đến cuối cùng đoạn, hoặc đoạn trong giây lát, nghĩa là sắc nối tiếp nhau, đến cuối cùng đoạn: người kia không sinh trở lại, nghĩa là sắc nối tiếp nhau đoạn trong chốc lát: người kia sẽ sinh trở lại.

A-la-hán kia nhập cõi Niết-bàn vô dư, tất cả hành hữu vi dứt hẳn, cho nên không sinh lại.

Hỏi: Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề kia làm sao thông suốt luận chứng của Khế kinh mà phái Dục-đa-bà-đề đã nói?

Đáp: Phái Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Như trong Khế kinh của Phật nói: Hành giả kia thôi dứt giải thoát, vượt qua sắc, đến Vô Sắc. Như thế, nhận lấy thân của tượng, chánh, tác chứng thành tựu sự du hóa. Khế kinh này nói: Vì Phật đã vượt qua sắc thô, nên nói có sắc trong Vô Sắc, chỉ bốn đại vi tế, phân tán khắp cõi không.

Có thuyết nói: Vấn đề này không biện luận. Vì sao? Vì nói cực vi sắc cũng thô nơi bốn ấm. Tuy nhiên, thuyết kia nói bốn ấm, không nói sắc ấm. Do đó, nên không biết không có sắc trong Vô Sắc.

Hỏi: Như nói: Lìa dục đến sắc, lìa sắc đến Vô Sắc, điều này làm sao hiểu?

Đáp: Như cõi Sắc kia lìa cõi Dục, vì trong cõi Sắc, nên có sắc. Như thế, cõi Vô Sắc lìa cõi Sắc, thì ở trong cõi Vô Sắc, lẽ ra cũng có sắc.

Có thuyết nói: Điều này không biện luận. Vì sao? Vì nếu cõi Sắc kia lìa sắc cõi Dục này thì có thể như vậy, chỉ vì cõi Sắc kia lìa dục trong cõi Dục ấy mà không lìa sắc, vì không có dục trong sắc. Cũng thế, cõi Vô Sắc kia lìa sắc trong cõi Sắc này, do đấy nên không có sắc trong cõi Vô Sắc.

Ngoài những chứng minh của Khế kinh cho thấy thuyết kia không thể hiểu chỉ có quả vô trí kia, quả tối tăm, quả si, quả phi tinh tiến. Nghĩa là muốn cho có sắc trong cõi Vô Sắc, nhưng không có sắc trong cõi Vô Sắc. Ở đây, vì muốn dứt trừ ý của người khác, thể hiện ý mình, vì nói pháp như như bình đẳng, nên tạo ra phần luận này.

Đừng để mất ý người khác, đừng biểu hiện ý riêng mình, chỉ vì nói pháp như như bình đẳng, nên tạo ra phần luận này.

Bốn Vô Sắc: Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng Vô tưởng xứ.

Thế nào là Không xứ? Như kinh của Bà-tu-mật đã nói: Không xứ là chánh thọ của Không xứ và sinh, nghĩa là thống (thọ), tưởng, hành, thức thiện.

Hỏi: Vì sao như thiền, hoặc nói chánh thọ và sinh, hoặc nói sinh không phải chánh thọ, còn Vô Sắc thì nói tất cả chánh thọ và sinh?

Đáp: Vì Vô Sắc kia không phải là các thứ, không phải là ngần ấy tướng, không phải là không tương tự, cho nên tất cả nói chánh thọ và sinh. Thiền: Là ngần ấy các thứ tương tợ, không tương tợ, cho nên hoặc nói chánh thọ và sanh. Hoặc nói sinh không phải chánh thọ.

Hoặc nói: Vô Sắc không phải là các thứ công đức trang nghiêm. Cho nên tất cả đều nói là chánh thọ và sinh. Thiền có vô số công đức trang nghiêm, cho nên hoặc nói chánh thọ và sinh, hoặc nói sinh không phải chánh thọ.

Hoặc nói: Vô Sắc không có nhiều pháp diệu, cho nên tất cả nói chánh thọ và sinh. Thiền có nhiều pháp diệu, cho nên hoặc nói chánh thọ và sinh, hoặc nói sinh không phải chánh thọ.

Hoặc nói: Vô Sắc là vi tế không thể thấy, khó có thể biểu hiện, cho nên tất cả nói chánh thọ và sinh. Thiền là thô, có thể thấy, có thể biểu hiện, cho nên hoặc nói chánh thọ và sinh, hoặc nói sinh không phải chánh thọ.

Bốn định Vô Sắc: Không xứ, Thức xứ, Bất dụng xứ, Hữu tưởng Vô tưởng xứ.

Thế nào là Không xứ? Ở đây, Tỳ-kheo vượt qua tất cả tưởng sắc, diệt tưởng có đối, không nghĩ nhớ xen lẫn, lấy vô lượng không là vô lượng Không xứ thành tựu sự du hóa. Tỳ-kheo kia vượt qua tất cả tưởng sắc: Tưởng sắc, là ở Tứ thiền đối với các tưởng sắc tán khắp đại địa hiện ra, tưởng kia phải diệt. Vì thế cho nên nói vượt qua tất cả tưởng sắc, diệt tưởng có đối, tưởng có đối: Nghĩa là tưởng tương ưng với thân năm thức.

Hỏi: Như khi trừ dục của cõi Dục, là đã diệt tưởng tương ưng của thân năm thức, hoặc lúc Sơ thiền trừ dục đã diệt. Vì sao khi Tứ thiền trừ dục thì nói là diệt tưởng có đối?

Đáp: Dù có tưởng tương ưng của thân năm thức, hoặc lúc trừ dục cõi Dục đã diệt, hoặc khi Sơ thiền trừ dục đã diệt, nhưng tưởng xứ kia chưa diệt, nghĩa là Tứ thiền trừ dục xong, tưởng xứ kia mới diệt. Vì tưởng diệt nên nói.

Hoặc nói: Vì diệt chủ thể nương tựa nên nói, dù có tưởng tương ưng của thân năm thức, hoặc khi dứt trừ dục, cõi Dục đã diệt, hoặc lúc Sơ thiền trừ dục đã diệt, chỉ vì nương tựa chưa diệt, nghĩa là Tứ thiền trừ dục xong, đối tượng nương tựa bèn diệt, cho nên vì chủ thể nương tựa diệt nên nói.

Lại có thuyết nói: Tưởng có đối: Tưởng tương ưng với sự giận dữ.

Hỏi: Như tưởng tương ưng với sự giận dữ, khi cõi Dục trừ dục, thì tưởng ấy diệt hẳn, vì sao khi Tứ thiền trừ dục mới nói?

Đáp: Vì diệt nhân nên nói, nghĩa là nhân và duyên sinh ra giận dữ, nhân sắc, duyên sắc là sắc kia sẽ diệt hẳn khi Tứ thiền trừ dục. Đây nói là vì nhân và duyên diệt nên nói.

Vì thế cho nên diệt tưởng có đối mà nói.

Không nghĩ nhớ đến tưởng xen lẫn là tưởng tản mát khắp của địa Tứ thiền.

Hỏi: Vì sao Đức Phật nói không nghĩ nhớ?

Đáp: Vì tưởng tản mát khắp của Tứ thiền kia làm lui sụt chánh thọ của Không xứ, nên Đức Thế Tôn mới nói không nghĩ nhớ đến tưởng này, chỉ lo tu đạo chánh thọ của Không xứ.

Vì thế cho nên nói không nghĩ đến tưởng xen lẫn. Vô lượng không là vô lượng không xứ thành tựu sự du hóa.

Hỏi: Vì sao nói Không xứ? Vì tánh hay vì duyên?

Nếu là tánh lẽ ra phải là tánh của bốn ấm? Nếu là duyên thì đáng lý phải duyên bốn đế?

Soạn luận này xong, đáp: Chẳng xứ: Chẳng phải tánh, cũng chẳng phải duyên, chỉ vì phương tiện nên nói không xứ. Như sự lập bày kia nói: Thế nào là chánh thọ của Không xứ phương tiện? Thế nào là phương tiện thành chánh thọ của Không xứ? Chánh thọ của Không xứ này là lúc bắt đầu mới thực hành, hoặc ở trên đỉnh núi, hoặc ở trên gác cao, hoặc ở trên đài cao, nghĩa là đất này là chỗ rất cao, không nghĩ đến người kia nói là đất ở đây là nơi rất thấp. Hành giả kia chỉ nghĩ đến không, ý hiểu rõ là không. Hành giả kia quán là không, phân biệt là không. Vì là từ không, nên thành tựu chánh thọ của không này. Do thành tựu định ấy, nên nói tên là Không xứ.

Hoặc nói: Pháp này nên như thế. Vì địa ấy kia bắt đầu không có sắc, địa được gọi Không xứ.

Hoặc nói: Vì lìa sắc, nên nói Không xứ. Hành giả kia đối với sắc của địa dưới, duyên sắc xong, dứt trừ dục cõi Dục, cho đến Tam thiền. Hành giả kia đối với trên Tứ thiền. Lại không có sắc nào để duyên, trừ dục của Tứ thiền. Bấy giờ, hành giả kia sinh ra tưởng không. Như người vịn lấy nhánh cây, đến mục tiêu cuối cùng của cây là ở phía trên cành. Trên cành ấy, không còn có cành nào nữa để vịn lấy. Lúc đó, bèn khởi tưởng không.

Như thế, hành giả đối với sắc của địa dưới, duyên với sắc, dứt bỏ dục ở cõi Dục, cho đến Tam thiền. Trên Tứ thiền không còn có sắc nào để duyên, trừ dục của Tứ thiền. Ngay lúc đó bèn khởi tưởng không. Vì là lìa sắc, nên nói là Không xứ.

Hoặc nói: Từ Không xứ khởi tưởng tương tự.

Có thuyết nói: Có một Tỳ-kheo được chánh thọ của Không xứ. Tỳ-kheo ấy từ định khởi, đưa tay sờ chạm chiếc giường. Người đồng học hỏi: Thầy tìm cái gì?

Tỳ-kheo đáp: Tôi tự tìm tôi.

Người đồng học nói: Thầy đang ở trên giường mà còn tìm gì nữa?

Nghĩa là từ định khởi tưởng tương tự, là nói Không xứ. Cho nên nói vô lượng không, vô lượng Không xứ thành tựu sự du hóa nghĩa là bốn ấm thiện của địa Không xứ kia đến chỗ thành tựu, cho nên nói vô lượng Không xứ thành tựu sự du hóa.

Lại nữa, Tỳ-kheo đã vượt qua tất cả vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ thành tựu sự du hóa.

Hỏi: Vì sao nói Thức xứ? Vì tánh hay vì duyên? Nếu vì tánh, lẽ ra phải có tánh của bốn ấm? Nếu vì duyên phải là duyên của bốn đế? Soạn luận này xong, đáp: Vô lượng Thức xứ cũng không phải tánh, cũng không phải duyên, mà chỉ vì phương tiện, nên nói vô lượng Thức xứ. Như sứ Thi Thiết kia đã nói: Thế nào là chánh thọ của phương tiện vô lượng Thức xứ? Thế nào là siêng năng tinh tiến thành tựu chánh thọ vô lượng Thức xứ?

Là lúc bắt đầu thực hành, quán tưởng nhãn thức thanh tịnh, quán tưởng nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thanh tịnh, quán ngọn lửa của đống lửa lớn thanh tịnh, quán đèn sáng thanh tịnh.

Hành giả kia nghĩ là thức, ý giải là thức, quán là thức, phân biệt là thức, vì là từ thức, nên thành tựu chánh thọ này.

Do thành tựu định ấy, nên gọi là vô lượng Thức xứ.

Hoặc nói: Vì sự tương tự ấy từ định này khởi, sinh ra thức lạc duyệt (vui thích, hài lòng), cho nên nói vô lượng Thức xứ.

Vô lượng Thức xứ thành tựu sự du hóa, nghĩa là bốn ấm thiện của vô lượng Thức xứ, đạt đến chỗ thành tựu. Cho nên nói vô lượng Thức xứ thành tựu sự du hóa.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng Thức xứ, Vô sở hữu xứ, thành tựu sự du hóa.

Hỏi: Trong ấy không có những gì?

Đáp: Có tất cả, nghĩa là có vô lượng hạnh, trong đó không có vô lượng này, cho nên nói là vô sở hữu xứ.

Tôn giả Bà-tu-mật nói: Hành giả kia vô ngã chấp là ngã nên gọi là vô sở hữu xứ.

Hỏi: Như tất cả địa, không có ngã chấp ngã, vì sao Vô sở hữu xứ nói là Vô ngã chấp là ngã?

Đáp: Tất cả địa đều chấp ý ngã không có, như một ít dục xâu kết ràng buộc, như Vô sở hữu xứ. Thế nên nói Vô sở hữu xứ, không có ngã, chấp ngã.

Lại nói: Trong Vô sở hữu xứ kia, không có thường chấp là thường và thường trụ, cho nên nói Vô sở hữu xứ.

Lại nói: Trong vô sở hữu xứ kia, không có chỗ chấp mắc, không có chỗ nương tựa, không có chỗ trở về, cho nên nói Vô sở hữu xứ.

Thành tựu sự du hóa: Trong đây nói là bốn ấm thiện của Vô sở hữu xứ, cho đến được thành tựu, thế nên nói thành tựu sự du hóa.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, phi tưởng phi bất tưởng xứ, thành tựu sự du hóa.

Hỏi: Vì sao nói Phi tưởng Phi bất tưởng xứ?

Đáp: Vì tưởng kia không nhất định, phi tưởng cũng không nhất định. Tưởng không nhất định là: như định tưởng trong chánh thọ của bảy tưởng, trong đây không được như vậy.

Phi tưởng không nhất định: như định Vô tưởng, định Diệt tận, trong đây cũng không như vậy.

Hỏi: Nếu không như vậy, thì trong đây là thế nào?

Đáp: Vì trong xứ đây chậm lụt, không nhạy bén, không nhanh chóng, không nhất định đoạn, cho nên nói Phi tưởng Phi bất tưởng xứ.

Thành tựu sự du hóa: trong đây nói là bốn ấm thiện của Phi tưởng, Phi bất tưởng xứ cho đến được thành tựu, thế nên nói là thành tựu sự du hóa.

Hỏi: Vì sao một cõi kia, hoặc tuổi thọ gấp hai lần, hoặc không, như Không xứ với tuổi thọ hai vạn kiếp, Thức xứ với tuổi thọ bốn vạn kiếp. Vì sao vô sở hữu xứ không nói tám vạn kiếp tuổi thọ? Vì sao Phi tưởng Phi bất tưởng xứ nói số tuổi thọ là mười sáu vạn kiếp?

Đáp: Vì giới hạn tuổi thọ tùy thuộc vào nhân báo của các xứ ấy. Nghĩa là giới hạn của nhân như thế nào, thì báo cũng như thế đó.

Hoặc nói: Không xứ có vô lượng hành, hoặc không có vô lượng hành. Vô lượng hành nghĩa là tuổi thọ vạn kiếp. Không có vô lượng hành cũng được thọ vạn kiếp, cho nên Không xứ kia thọ hai vạn kiếp.

Thức xứ cũng có vô lượng hành, hoặc không có vô lượng hành. vô lượng hành: Thọ hai vạn kiếp, không có vô lượng hành cũng thọ hai vạn kiếp, cho nên Thức xứ kia thọ bốn vạn kiếp. Vì trên Thức xứ không có vô lượng hạnh, nên phần tuổi thọ vô lượng hành của Thức xứ kia bị chia cắt là lẽ tất nhiên.

Hoặc nói: Trong Không xứ có chỉ, có quán. Chỉ: Thọ vạn kiếp, quán cũng vậy. Cho nên Không xứ kia thọ hai vạn kiếp.

Thức xứ cũng có chỉ, có quán. Chỉ: Thọ hai vạn kiếp, quán cũng thọ hai muôn kiếp, cho nên Thức xứ kia tiếp nhận bốn muôn kiếp tuổi thọ. Vì chỉ quán của Thức xứ mỏng dần, nên phần quán bị gián đoạn, là lẽ cố nhiên.

Hoặc nói: Tánh của tất cả địa kia là thọ hai vạn kiếp: Tánh của Không xứ là thọ hai vạn kiếp, tánh của Thức xứ cũng vậy. Vì vượt qua một địa, nên được thọ hai lần hai vạn kiếp, thế nên địa kia được thọ bốn muôn kiếp.

Tánh của Vô sở hữu xứ cũng thọ hai vạn kiếp, vì vượt qua hai địa, nên thọ bốn vạn kiếp, cho nên Vô sở hữu xứ kia được thọ sáu vạn kiếp tánh của Phi tưởng Phi bất tưởng xứ cũng thọ hai muôn kiếp. Vì vượt qua ba địa, nên lại thọ sáu vạn kiếp, cho nên Phi tưởng, Phi phi tưởng xứ kia được thọ tám muôn kiếp, lý do là như thế.

Thế nên một cõi kia, hoặc gấp hai lần tuổi thọ, hoặc không.

Có thuyết nói: Cõi Dục và phi tưởng phi bất tưởng đều không có Thánh đạo.

Hỏi: Vì sao cõi Dục và Phi tưởng, Phi bất tưởng không có Thánh đạo?

Đáp: Vì không phải ruộng, không phải đất, không phải đồ đựng, lý do là như thế.

Hoặc nói: Ở đây nói hai biên:

  1. Biên cõi Dục.
  2. Biên Phi tưởng Phi bất tưởng.

Vì Thánh đạo kia dứt bỏ hai biên, nên ở trong Thánh đạo, lý do là như vậy.

Hoặc nói: Ở đây nói một ở hữu, hai là căn. Một là cõi Dục có căn, hai là phi tưởng phi bất tưởng có căn. Thánh đạo kia đã dứt trừ hai hữu, căn, mà ở trong Thánh đạo, lý do này là như thế.

Hoặc nói: Vì cõi Dục này chẳng phải cõi định, không phải là địa tư duy, không phải địa trừ dục. Phi tưởng, phi bất tưởng chậm lụt, không nhạy bén, không nhanh chóng, không nhất định đoạn, còn Thánh đạo là quyết định là tư duy, có thể trừ dục, không chậm lụt, rất nhạy bén và nhanh chóng, cho nên như thế.

Hoặc nói: Vì cõi Dục này tăng hý luận, Phi tưởng, Phi bất tưởng xứ tăng chỉ, còn Thánh đạo là chỉ, quán. Do đấy nên cõi Dục và Phi tưởng phi bất tưởng không có Thánh đạo.

Đã nói rộng về lĩnh vực của bốn Vô Sắc xong.

 

Phần Thứ Ba Mươi Sáu: XỨ CỦA TÁM GIẢI THOÁT

Tám giải thoát: Sắc quán sắc là giải thoát đầu tiên, nội không có tưởng sắc, quán sắc ngoại là hai giải thoát, tịnh giải thoát, thân tác chứng, thành tựu chỗ du hóa là ba giải thoát.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả tưởng sắc, diệt tưởng có đối, không nhớ nghĩ đến tưởng xen lẫn, vô lượng không, là vô lượng Không xứ, thành tựu chỗ du hóa là bốn giải thoát.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng Không xứ, vô lượng thức là vô lượng Thức xứ, thành tựu chỗ du hóa là năm giải thoát.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả vô lượng Thức xứ, Vô sở hữu xứ, thành tựu chỗ du hóa là sáu giải thoát.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả Vô sở hữu xứ, Phi tưởng, Phi bất tưởng, thành tựu chỗ du hóa là bảy giải thoát.

Lại nữa, Tỳ-kheo vượt qua tất cả Phi tưởng, Phi bất tưởng xứ, chánh thọ tưởng diệt, thân tác chứng, thành tựu chỗ du hóa là tám giải thoát.

Hỏi: Tám giải thoát có tánh gì?

Đáp: Ba giải thoát đầu có tánh không tham. Vô lượng không xứ, vô lượng Thức xứ, vô sở hữu xứ, phi tưởng, phi bất tưởng xứ đều có tánh bốn ấm. Giải thoát của tưởng diệt, có tánh của bất tương ưng hành ấm.

Giới: ba giải thoát đầu, lệ thuộc cõi Dục, cũng lệ thuộc cõi Sắc: giải thoát của vô lượng Không xứ, giải thoát của vô lượng Thức xứ và giải thoát của Vô sở hữu xứ, hoặc lệ thuộc ở cõi Vô Sắc, hoặc không lệ thuộc. Giải thoát của Phi tưởng phi bất tưởng, tưởng diệt, lệ thuộc cõi Vô Sắc.

Địa: hai giải thoát đầu: Là địa Sơ thiền, địa Nhị thiền. Tịnh giải thoát: Là bốn thiền căn bản. Giải thoát của vô lượng Không xứ tức là địa Không xứ, giải thoát của vô lượng Thức xứ tức là địa vô lượng Thức xứ, giải thoát của vô sở hữu xứ tức là địa vô sở hữu xứ, giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng, tưởng diệt, tức là địa Phi tưởng, phi bất tưởng xứ.

Chỗ dựa: ba giải thoát đầu đều dựa vào cõi Dục, giải thoát của vô lượng Không xứ cho đến giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng xứ, đều nương vào ba cõi, giải thoát của tưởng diệt dựa vào cõi Dục, cõi Sắc.

Hành: Hai giải thoát đầu là hành bất tịnh, giải thoát của tịnh là hành tịnh: Giải thoát của vô lượng Không xứ, giải thoát của vô lượng Thức xứ. Giải thoát của vô sở hữu xứ, hoặc là mười sáu hành, hoặc lìa mười sáu hành. Giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng xứ, tưởng diệt là lìa hành.

Duyên: Ba giải thoát đầu, duyên sắc ấm, giải thoát của Không xứ, cho đến giải thoát của Phi tưởng phi bất tưởng duyên bốn đế, giải thoát của tưởng diệt: Thì không duyên.

Ý chỉ: ba giải thoát đầu có thân ý chỉ, giải thoát của Không xứ, cho đến giải thoát của Phi tưởng phi bất tưởng có ba ý chỉ. Giải thoát của tưởng diệt, có pháp ý chỉ.

Trí: ba giải thoát đầu tuy là tánh không phải trí, nhưng tương ưng với đẳng trí, giải thoát của Không xứ, cho đến giải thoát của Vô sở hữu xứ, hoặc sáu trí, hoặc không phải. Giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng có một đẳng trí. Giải thoát của tưởng diệt, không phải trí.

Định: tánh của ba giải thoát đầu chẳng phải định, cũng chẳng phải tương ưng với định. Giải thoát của Không xứ, cho đến giải thoát của Vô sở hữu xứ, hoặc định, hoặc lìa. Giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng, giải thoát của tưởng diệt chẳng phải định.

Thống (thọ): hai giải thoát đầu tương ưng với hai căn: Hỷ căn, hộ (xả) căn. Giải thoát của tịnh cho đến giải thoát của Phi tưởng, phi bất tưởng, tương ưng với một hộ (xả) căn. Giải thoát của tưởng diệt không tương ưng với thống (thọ).

Hỏi: Nên nói là quá khứ, hay nói là vị lai, hay nói là hiện tại?

Đáp: Nên nói quá khứ, nên nói vị lai, nên nói hiện tại.

Hỏi: Nên nói duyên của quá khứ hay duyên của vị lai, hay duyên của hiện tại? Hay nói không phải duyên của thế gian chăng?

Đáp: Bảy giải thoát, nên nói là duyên quá khứ, nên nói là duyên vị lai, nên nói là duyên hiện tại, nên nói không phải duyên thế gian, giải thoát của tưởng diệt, nên nói không phải duyên.

Hỏi: Nên nói là duyên ý mình, hay nói là duyên ý người, hay nói là không phải duyên ý?

Đáp: Bảy giải thoát, nên nói là duyên ý mình, nên nói là duyên ý người, và nên nói không phải duyên ý, giải thoát của tưởng diệt, nên nói không phải duyên.

Hỏi: Nên nói duyên danh hay nói duyên nghĩa?

Đáp: Bảy giải thoát, nên nói là duyên danh, nên nói là duyên nghĩa, giải thoát của tưởng diệt, nên nói không phải duyên. Đây là tánh giải thoát, đã gieo trồng chủng tướng tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh xong, sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói giải thoát? Giải thoát có nghĩa gì?

Đáp: Nghĩa không hướng đến cửa là nghĩa giải thoát.

Hỏi: Nếu không hướng đến cửa là nghĩa giải thoát, thì giải thoát cái gì? Đối với việc nào không hướng đến cửa?

Đáp: Hai giải thoát đầu đối với sắc dục, không hướng về cửa, giải thoát của tịnh, bất tịnh không hướng đến cửa giải thoát Không xứ cho đến giải thoát của phi tưởng, phi bất tưởng xứ, địa dưới nối tiếp nhau không hướng đến cửa. Giải thoát của tưởng diệt có hai sự không hướng đến cửa:

  1. Tâm diệt hẳn.
  2. Không hướng đến cửa.

Tâm diệt hẳn: Đoạn tất cả tâm, không hướng đến cửa: Không hướng đến nối tiếp tất cả các cộng duyên.

Hỏi: Như đã nói: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: Nếu khi trong không có tưởng sắc, tức quán sắc ngoài, hay vì quán sắc ngoài, không phải trong, không có tưởng sắc? Nếu khi trong không có tưởng sắc tức quán sắc ngoài, thì đâu thể không cùng một lúc có hai thứ tâm? Nếu cùng một lúc có hai thứ tâm, thì đâu được không phá tâm? Nếu đã phá bỏ tâm, thì đâu được không có vô lượng tâm? Nếu quán sắc ngoài, không phải trong không có tưởng sắc ấy, làm sao hiểu được Khế kinh này, trong kinh này nói: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, soạn luận này xong, đáp: Quán sắc ngoài không có trong không có tưởng sắc.

Hỏi: Nếu quán sắc ngoài không có trong không có tưởng sắc, làm sao hiểu được Khế kinh này, như nói: Trong ấy nói trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài?

Đáp: Khế kinh này nói: Căn thiện và phương tiện của căn thiện. Nếu nói trong không có tưởng sắc, là căn thiện kia. Phương tiện quán sắc ngoài: Đây là gốc lành căn bản.

Hoặc nói: Ở đây nói so sánh trước là chấp phân biệt. Hành giả kia so sánh với trước là chấp phân biệt rồi, như trong ngã không có tưởng sắc, phải quán sắc ngoài, cho nên nói trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài.

Hỏi: Tưởng bất tịnh của hành giả kia đã hết, có phải là cảnh giới sắc nhập của cõi Dục hay không? Nếu tưởng bất tịnh của hành giả kia đã hết, là cảnh giới sắc nhập của cõi Dục ấy, thì với Khế kinh của Tôn giả A-na-luật, làm sao hiểu được, như nói: Tôn giả A-na-luật đi dạo trong rừng, bấy giờ, có bốn thiên nữ hóa thành bốn cô gái đẹp, đến chỗ Tôn giả A-na-luật, lễ dưới chân Tôn giả A-na-luật, đứng qua một bên, bạch Tôn giả A-na-luật rằng: Bạch Tôn giả A-na-luật! Bốn thiên nữ đẹp chúng tôi đều được tự tại đối với bốn việc. Bốn việc đó là: sắc trời, y phục trời, trang sức trời, nhạc trời! Thưa Tôn giả! Bốn thiên nữ đẹp chúng tôi, nếu ý đã muốn thì sẽ hóa ra bốn việc của trời, năm dục của trời, v.v…, để cùng chung vui!

Tôn giả A-na-luật nghĩ rằng: Nay ta đâu thể ở địa Tứ thiền, mà để cho tưởng bất tịnh hiện ở trước rồi mới quán bất tịnh? Lúc ấy, Tôn giả A-na-luật nghĩ thế rồi, tưởng bất tịnh của địa Tứ thiền liền hiển hiện ở trước, bèn quán sự bất tịnh của bốn thiên nữ đẹp, cuối cùng, đối với bất tịnh không thể hiểu được.

Lúc đó, Tôn giả A-na-luật bảo bốn thiên nữ đẹp: Các cô thử có màu xanh.

Bốn thiên nữ hỏi: Vì sao?

Tôn giả A-na-luật bảo bốn thiên nữ đẹp: Các cô đều có màu xanh phải không?

Đáp vâng.

Tôn giả A-na-luật nghĩ rằng: Màu này rất đẹp, nếu đều đồng một màu, thì đối với bất tịnh sẽ được hiểu!

Bấy giờ, bốn thiên nữ đẹp nghe Tôn giả A-na-luật bảo xong, đều hóa thành màu xanh, đến cười đùa, ca múa trước Tôn giả. Đối với bất tịnh, Tôn giả cũng vẫn không hiểu. Tôn giả lại bảo: Các cô đều tạo ra màu vàng, màu đỏ xem!

Bốn thiên nữ hỏi: Vì sao?

Tôn giả A-na-luật bảo bốn thiên nữ đẹp: Các cô thử hóa ra màu vàng, đều thành màu đỏ xem!

Xin vâng!

Tôn giả A-na-luật nghĩ rằng: Khi quán duyên hành, hoặc từ bất tịnh được hiểu!

Lúc ấy, bốn thiên nữ đẹp nghe Tôn giả A-na-luật dạy xong, đều hóa thành màu vàng, đều hóa thành màu đỏ, rồi đến trước Tôn giả múa ca, cười đùa.

Tôn giả A-na-luật đối với bất tịnh cũng vẫn không hiểu.

Tôn giả A-na-luật lại bảo các cô đều hóa ra màu trắng.

Vì sao? Các thiên nữ hỏi

Tôn giả A-na-luật bảo bốn thiên nữ đẹp: Các cô đều tạo ra màu trắng thử xem!

Đáp vâng!

Tôn giả A-na-luật nghĩ rằng: Sắc trắng này khi quán bất tịnh rất tùy thuận. Nếu tạo thành màu trắng, thì đôi khi đối với bất tịnh sẽ được hiểu.

Khi ấy, bốn thiên nữ đẹp nghe Tôn giả A-na-luật bảo xong, đều hóa ra màu trắng, đến trước Tôn giả ca múa, cười đùa. Đối với bất tịnh, Tôn giả vẫn không hiểu. Tôn giả nghĩ rằng: Sắc của bốn Thiên nữ này thật là vi diệu! Nghĩ đoạn, liền đóng bít các căn. Nếu tưởng bất tịnh kia hết thì chính là cảnh giới sắc nhập của cõi Dục, với Khế kinh này nói, làm sao giải thích?

Đáp: Tôn giả A-na-luật dù đối với tưởng bất tịnh không được hiểu, nhưng người có căn cơ nhạy bén, đối với bất tịnh, có thể hiểu được, như Phật, Bích-chi-Phật, Thanh văn có thể vượt qua không giới hạn.

Hỏi: Đối với thân Phật, có thể hiểu bất tịnh hay không?

Đáp: Thân Phật rất vi diệu, rất tốt đẹp. Các người đã chứng được tưởng bất tịnh đều đến quán bất tịnh đối với thân Phật. Cuối cùng, không thể quán bất tịnh được ngón chân của Phật, huống chi là đối với gương mặt tuyệt đẹp của Phật mà quán được bất tịnh? Chỉ có Phật quán Phật, mới có thể hiểu được bất tịnh mà thôi.

Lại có thuyết nói: Tưởng bất tịnh có hai thứ:

  1. Quán tướng riêng.
  2. Quán tướng chung.

Quán tướng riêng: Cuối cùng, không thể hiểu bất tịnh đối với thân Phật.

Quán tưởng chung: Đôi khi có thể hiểu bất tịnh đối với thân Phật.

Lại có hai thứ tưởng bất tịnh:

  1. Sắc hư hoại.
  2. Sắc hỏng nát do duyên hành.

Tưởng bất tịnh: Cuối cùng, không thể hiểu bất tịnh đối với thân Phật.

Tưởng bất tịnh của duyên hành: hoặc có thể hiểu bất tịnh đối với thân Phật.

Hỏi: Giải thoát thanh tịnh là vì sắc quán sắc hay vì trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài? Nếu sắc quán sắc, thì sự giải thoát ban đầu kia và giải thoát thứ ba có gì khác nhau? Nếu trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, thì hai giải thoát kia và giải thoát thứ ba đâu có khác nhau? Soạn luận này xong, đáp: Giải thoát thanh tịnh: Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài.

Hỏi: Nếu giải thoát thanh tịnh, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài thì hai giải thoát và ba giải thoát đâu có khác nhau?

Đáp: Danh tức là khác nhau. Hai giải thoát này, ba giải thoát này về địa cũng có khác nhau. Hai giải thoát là địa Sơ thiền, Nhị thiền. Giải thoát tịnh là địa Tứ thiền căn bản. Trừ bệnh cũng có sự khác nhau.

Hai giải thoát: trừ dục cõi Sắc. Giải thoát thanh tịnh là trừ bất tịnh.

Hoặc nói: Hai giải thoát là duyên quán bất tịnh, không khởi kiết. Giải thoát tịnh là duyên quán tịnh, cũng không khởi kiết. Duyên quán bất tịnh, không khởi kiết: Điều này không có gì kỳ lạ. Duyên quán tịnh không khởi kiết, điều này mới kỳ lạ và là điểm khác nhau giữa hai giải thoát đầu và giải thoát thứ ba.

Hỏi: Ở đây nói giải thoát tịnh rất vi diệu, duyên cũng rất vi diệu. Vì sao nói giải thoát tịnh rất vi diệu, duyên cũng rất vi diệu?

Đáp: Vì giải thoát tịnh này, người thường không thể đạt được, chỉ là sự thanh tịnh thuần khiết, là tự hỷ. Như người từ cõi trời xuống, người ấy mới có khả năng đạt được. Như nói: Có vị Tỳ-kheo lạ đến chỗ Thế Tôn, lễ dưới chân Đức Thế Tôn, rồi ngồi sang một bên. Đức Thế Tôn vì Tỳ-kheo ấy nói pháp vi diệu, khuyên tinh tiến, đồng khuyên tinh tiến, dùng vô lượng phương tiện, đồng khuyên tinh tiến rồi yên lặng.

Lúc ấy, Tỳ-kheo nghe Thế Tôn nói pháp, trong tâm vui mừng, liền đứng dậy, vén y bày vai phải, chắp tay hướng về Thế Tôn, bạch rằng: Kính mong Thế Tôn ban cho con nơi chốn! Lúc đó, Tôn giả A-nan ở phía sau Thế Tôn, tay cầm quạt, quạt Thế Tôn. Lúc ấy, Đức Thế Tôn quay lại bảo A-nan: Ông hãy vì Tỳ-kheo khách này mà dọn một căn phòng để khách nghỉ qua đêm! Vâng thưa Thế Tôn. Vâng lời Thế Tôn dạy, Tôn giả A-nan dọn một phòng cho vị Tỳ-kheo ấy, lúc đó Tỳ-kheo khách bạch với Tôn giả A-nan: Tôn giả A-nan hãy vì tôi rưới quét căn phòng này cho thật sạch, dọn bỏ các thứ uế tạp, treo phướn lọng, lụa,đốt các thứ hương, rải các thứ hoa, đặt một chiếc giường thật rộng, trải nệm thật êm!

Tôn giả A-nan nghe Tỳ-kheo khách căn dặn xong, đến bạch Thế Tôn: Bạch Thế Tôn! Đến tối mịt mới đến mà vị Tỳ-kheo kia bảo con rằng: Lệnh cho Tôn giả A-nan hãy vì tôi mà rưới quét căn phòng này cho thật sạch, dọn bỏ các thứ uế tạp, treo phướn lọng lụa, đốt các danh hương, rải các thứ hoa, đặt chiếc giường thật rộng, có trải nệm thật êm!

Đức Thế Tôn nói: A-nan! Ông hãy nhanh chóng vì Tỳ-kheo khách kia mà làm y như lời thầy ấy đã nói.

Tôn giả A-nan, thường được vua Ba-tư-nặc thỉnh cúng dường. Giờ đây, vâng lời Thế Tôn dạy, Tôn giả A-nan đến cung vua Ba-tư-nặc để lấy các thứ dụng cụ về rưới quét căn phòng kia, dọn bỏ các uế tạp, treo phướn lọng lụa, đốt các thứ hương, rải các thứ hoa, đặt chiếc giường rộng lớn, trải nệm thật êm, Tôn giả A-nan đặt bày đầy đủ, xong rồi trở lại phòng mình nghỉ ngơi.

Bấy giờ, vị Tỳ-kheo khách kia ở trong phòng. Ngay đêm đó phát giải thoát thanh tịnh, tác chứng ba minh, được sáu thần thông, thuận, nghịch đối với tám giải thoát, sáng sớm dùng thần túc bay lên hư không mà đi. Đến sáng, Tôn giả A-nan đến phòng ấy xem thì thấy căn phòng trống trơn, không thấy Tỳ-kheo khách đâu cả.

Lúc ấy, Tôn giả A-nan đến chỗ Thế Tôn, bạch: Bạch Thế Tôn! Tối qua, vị Tỳ-kheo khách đã bảo con phải trang hoàng như thế, nay lại bỏ phòng trống mà đi.

Đức Thế Tôn bảo: A-nan! Ông chớ hiểu lầm Tỳ-kheo khách kia. Vì sao? Này A-nan! Tỳ-kheo khách kia ở trong phòng, tức ngay đêm đó, đã phát giải thoát tịnh, tác chứng ba minh, được sáu thần thông, thuận, nghịch đối với tám giải thoát xong, sáng sớm, dùng thần túc bay lên hư không mà đi. Này A-nan! Tỳ-kheo khách kia thuần khiết thanh tịnh tự vui, từ trên cõi trời xuống. A-nan! Nếu hôm qua, chúng ta không cung cấp đầy đủ các thứ cần thiết cho Tỳ-kheo kia, thì Tỳ-kheo ấy sẽ không thể phát ra công đức như vậy. Cho nên do đó có thể biết, người thường không thể đạt được, chỉ có người tịnh khiết tự vui, từ trên cõi trời xuống mới có thể đạt được. Cho nên nói giải thoát tịnh rất vi diệu, duyên cũng rất vi diệu.

Hỏi: Hai chánh thọ này: Chánh thọ Vô tưởng, chánh thọ tưởng diệt, cả hai đều không có tâm, vì sao chánh thọ tưởng diệt lập giải thoát, còn chánh thọ Vô tưởng không lập?

Đáp: Vì dũng mãnh cố gắng thực hành, phần nhiều tạo ra phương tiện, nên chánh thọ tưởng diệt kia được lập giải thoát, vì không dũng mãnh cố gắng thực hành, phần nhiều không tạo ra phương tiện, nên chánh thọ Vô tưởng kia không được lập giải thoát.

Hoặc nói: Vì chưa từng làm, chưa từng được, chưa từng chuyển, nên chánh thọ tưởng diệt kia được lập giải thoát, vì đã từng làm, từng được, từng chuyển, nên chánh thọ Vô tưởng kia không được lập giải thoát.

Hoặc nói: Vì không chung, nên chánh thọ Tưởng diệt kia được lập giải thoát, vì chung, nên chánh thọ Vô tưởng kia không được lập giải thoát.

Hoặc nói: Vì pháp này có thể đạt được, không phải bên ngoài, nên chánh thọ tưởng diệt kia được lập giải thoát, vì pháp này và bên ngoài có thể đạt được, nên chánh thọ Vô tưởng kia không được lập giải thoát.

Hỏi: Làm sao biết chánh thọ Vô tưởng, pháp này có thể đạt được?

Đáp: Vì có chứng, như nói: Được chánh thọ Vô tưởng, hành giả kia xuất định, nghỉ ngơi, qua lại, cầm y, bát, ngọa cụ, nói năng nhỏ nhẹ, hòa nhã, uống ăn thong thả. Có Tỳ-kheo trưởng lão được diệu trí quán, quán xong nghĩ rằng: Tỳ-kheo kia rất tốt đẹp, đầy đủ oai nghi lễ tiết, ta đâu thể quán Tỳ-kheo ấy được công đức gì?

Hành giả kia quán biết chính là người phàm phu, chỉ được chánh thọ Vô tưởng. Biết rồi, liền xuất định, gọi Tỳ-kheo nọ đến bảo: Thầy không phải người tốt, vì thầy đã lìa bỏ các căn thiện mầu nhiệm trong pháp Phật, để đồng hành với các dị học, đâu dùng làm gì? Ông hãy nhanh chóng dứt bỏ!

Bấy giờ, Tỳ-kheo kia đã tìm rất nhiều phương tiện, muốn bỏ tâm trước đó, nhưng không thể nào bỏ được.

Có thuyết nói: Tỳ-kheo kia, thậm chí hoàn tục trở về nhà, nhưng vẫn không thể rời bổn tâm, Tỳ-kheo đó sau khi qua đời sẽ sinh lên cõi trời Vô tưởng.

Thế nên do đấy có thể biết chánh thọ Vô tưởng cũng được trong pháp này.

Hoặc nói: Bậc Thánh có thể đạt được, người phàm phu chẳng được, chánh thọ tưởng diệt kia được lập giải thoát.

Hoàn toàn phàm phu có thể đạt được, không phải bậc Thánh, chánh thọ Vô tưởng kia không lập giải thoát.

Hoặc nói: Vấn đề này, ở trước đã nói: Vì hai việc nên gọi là giải thoát:

1. Duyên chung, nối tiếp nhau không hướng đến cửa.

2. Tâm dứt hết: Tâm chánh thọ Vô tưởng kia không thể duyên tất cả chung, nối tiếp nhau không hướng đến cửa, cũng không thể dứt hết tâm, cho nên chánh thọ tưởng diệt được lập giải thoát, chánh thọ Vô tưởng không lập giải thoát.

Hỏi: Vì sao Vô Sắc lập đầy đủ giải thoát, thiền giả không lập đầy đủ giải thoát?

Đáp: Vì thiền này thô có thể trông thấy, cho nên không lập đầy đủ giải thoát, Vô Sắc rất vi tế, không thể trông thấy, nên lập đủ giải thoát.

Hoặc nói: Thiền: Có các thứ, không phải một tướng, không giống nhau, cho nên không lập đủ giải thoát. Vô Sắc: không phải các thứ, chẳng phải không là một tướng, chẳng phải không giống nhau, cho nên lập đủ giải thoát.

Hoặc nói: Vì thiền có nhiều công đức, có nhiều pháp diệu, cho nên không lập đủ giải thoát. Vô Sắc: Vì không có nhiều công đức, không có nhiều pháp diệu, cho nên lập đủ giải thoát.

Hoặc nói: Thiền được trang nghiêm do các thứ căn thiện, cho nên không lập đủ giải thoát. Vô Sắc không có các thứ căn thiện để trang nghiêm, cho nên lập đủ giải thoát.

Hoặc nói: Vì giải thoát thiền hoàn toàn hữu lậu, cho nên không lập đủ giải thoát, giải thoát của Vô Sắc: Vì có hữu lậu, vô lậu, cho nên lập đủ giải thoát.

Hỏi: Vì sao giải thoát thiền hoàn toàn hữu lậu, giải thoát của Vô Sắc thì có cả hữu lậu lẫn vô lậu?

Đáp: Giải thoát thiền được tư duy giải, giải thoát của Vô Sắc là tư duy chân thật.

Vì thế cho nên giải thoát thiền hoàn toàn hữu lậu, giải thoát của Vô Sắc thì có cả hữu lậu lẫn vô lậu.

Hỏi: Vì sao tám giải thoát, nói giải thoát tịnh, giải thoát tưởng diệt, có thân tác chứng, mà không nói giải thoát khác?

Đáp: Giải thoát khác cũng nói, như kinh Đại Nhân kia có nói: Anan! Như Tỳ-kheo đối với tám giải thoát, thân tác chứng, thuận, nghịch, thành tựu chỗ du hóa.

Do đấy có thể biết, giải thoát khác cũng nói thân tác chứng.

Hỏi: Khế kinh này nói thân tác chứng của tám giải thoát, vì sao Khế kinh khác chỉ nói thân tác chứng của hai giải thoát?

Đáp: Vì hai giải thoát này mạnh mẽ, siêng năng thực hành, tạo ra nhiều phương tiện. Do đấy nên nói thân tác chứng của hai giải thoát.

Hoặc nói: Hai giải thoát này nói là biên hạn của cõi, giải thoát tịnh là nói biên của cõi Sắc, giải thoát của tưởng diệt là nói biên của cõi Vô Sắc, vì lẽ này nên như thế.

Hoặc nói: Vì hai giải thoát này được nói là biên vực của địa, giải thoát tịnh là nói biên vực của địa Tứ thiền, giải thoát của tưởng diệt gọi là biên vực của địa Phi tưởng, phi bất tưởng.

Hoặc nói: Giải thoát thanh tịnh, nghĩa là duyên quán tịnh không khởi kiết.

Đức Thế Tôn nói: Thân nên tác chứng mà giải thoát của tưởng diệt không phải tâm pháp, tức do thân được sinh, chẳng phải do tâm sinh, là thân lực có thể đạt được, tâm lực không thể đạt được. Nên Thế Tôn nói: Thân nên tác chứng.

Hoặc nói: Thế Tôn nói kinh Đại Nhân, cho là thân tác chứng của tám giải thoát, thành tựu sự du hóa: Nghĩa là tất cả sự du hóa đều do hai giải thoát, vì thế nên Đức Thế Tôn nói là giải thoát tịnh, giải thoát tưởng diệt có thân tác chứng.

Có thuyết nói: : Khế kinh của Phật nói tám giải thoát là phương.

Hỏi: Vì sao Đức Thế Tôn nói tám giải thoát là phương?

Đáp: Vì giáo hóa. Có người được giáo hóa của Phật, cần phải nghe phương, nghe tên mới được giải thoát. Cho nên Đức Thế Tôn vì giáo hóa, nên nói tám giải thoát là phương. Như thế kinh khác nói: Vì giáo hóa nên nói đế là phương, cũng thế, Đức Thế Tôn vì giáo hóa nên nói tám giải thoát là phương.

Hoặc nói: Khế kinh này nói: Có nhân, có duyên, như nói: Vua Ba-tư-nặc bảo người bắt voi: Ông là người bắt voi, hãy mau bắt con voi hoang kia, rồi bẩm báo cho ta biết! Người bắt voi vâng lời vua, đến chỗ vắng bắt voi. Bắt được voi rồi, anh ta trở lại tâu vua: Kính báo đại vương được biết, hạ thần đã bắt được voi rồi, tùy đại vương phân xử.

Bấy giờ, vua bảo người quản tượng giỏi: Ông là người chế ngự voi giỏi, hãy nhanh chóng chế ngự voi hoang này. Khi chế ngự nó rồi, hãy trở lại đây bẩm báo cho ta biết! Người chế ngự voi giỏi kia, vâng lời vua, dẫn voi hoang về để kìm chế, thuần phục. Khi điều phục rồi, trở lại trình tấu vua: Tâu đại vương! Theo lời đại vương sai bảo hạ thần điều phục voi, nay đã điều phục nó thuần rồi, xin hồi báo đại vương biết.

Lúc ấy, vua muốn thử xem voi này sau khi đã được người quản tượng chế ngự, vua cưỡi voi ra khỏi thành, voi kia từ xa thoáng thấy bầy voi cái lớn, lập tức tuôn chạy về hướng đó. Viên quản tượng giỏi kia đã cố hết sức kéo lại mà không được, mặc dù đã dùng móc sắt móc vào thịt mà voi vẫn không hề hay biết!

Lúc đó, vua bảo viên quản tượng giỏi: Ông mau mau đưa voi này về, nếu không ta sẽ mất mạng. Người quản tượng tâu: Tâu đại vương! Hạ thần đã cố hết sức chế ngự mà không thể được. Thế là vua và quản tượng đành chịu chết!

Duyên may đến đêm khi voi chạy vào rừng cây, bấy giờ, người quản tượng giỏi kia, với tay vịn lấy cành cây trao cho vua. Ở đây, vua và người chế ngự voi cùng bám lấy cành cây tuột xuống. Thấy vậy, con voi vụt chạy đến bầy đàn.

Vua bảo người quản tượng: Ông làm sao khiến cho vua Đảnh Sinh cưỡi con voi không thể điều phục này? Người quản tượng tâu: Thiên vương nên ban cho hạ thần dung nhan oai vệ, thì con voi này sẽ điều phục rất dễ dàng! Vua bảo: Làm sao ông biết được rất dễ điều phục nó? Người chế ngự voi tâu: Tâu Thiên vương! Vì con voi kia đã quen với thức ăn của nhân gian. Vì nó ăn thức ăn ở nơi hoang vắng kia không thể bảo tồn mạng sống. Do đó, nó muốn dừng lại, tự trở lại, trở lại rồi, để cho vua thấy được lý do điều phục nó.

Lúc này, con voi hoang muốn dừng lại, bèn đến thành vua. Người quản tượng kia dẫn voi đến chỗ vua, rồi bảo voi: Ta sẽ khiến cho mi có công việc làm, mi chớ nên khuấy động. Nếu không chịu thì ta sẽ cho mi được trở lại nơi xưa đã từng sống! Con voi kia có sự hiểu biết, tức nhiên có thể vâng lời viên quản tượng, nói: Thà để cho tôi chết, chứ không muốn thấy lại những việc mà tôi đã trải qua xưa kia!

Người quản tượng bèn dùng chiếc kiềm sắt lớn gắp lấy miếng sắt to đã nung đỏ đặt lên trên đỉnh đầu voi, đốt đầu con voi, như đốt vỏ cây hoa, con voi kia không dám nhúc nhích. Lúc ấy, người quản tượng tâu vua: Thiên vương nên xem con voi mà hạ thần đã điều phục như thế. Vua Ba-tư-nặc bảo người quản tượng: Chuyện trước kia là lỗi của ai?

Quản tượng đáp: Muôn tâu Thiên vương, chuyện ấy là lỗi của tâm!

Vua bảo: Vì sao không điều ngự tâm?

Đáp: Chỉ có thể kìm chế thân, chứ không thể kìm chế được tâm!

Vua bảo: Vậy ai là người có năng lực điều phục tâm mình?

Bấy giờ, người chế ngự voi quỳ gối phải sát đất, chắp tay, mặt hướng về phía Tinh xá Kỳ-hoàn, tâu vua: Tâu Thiên vương! Phật, Thế Tôn, người đang ngự trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước XáVệ này. Ngài có thể điều phục tâm mình!

Lúc đó, nhà vua có tâm đối với Đức Thế Tôn, muốn đến thăm hỏi Đức Thế Tôn. Ở đây, vua và người chế ngự voi lại cùng cưỡi con voi hoang đến vườn Cấp Cô độc trong rừng Kỳ-đà. Khi ấy, Đức Thế Tôn đang vì vô lượng trăm ngàn chúng quyến thuộc vây quanh mà nói pháp vi diệu. Khi đến đây, vua xuống voi đi bộ đến chỗ Thế Tôn. Đức Thế Tôn dùng phương tiện nói dụ, chứ không phải như tất cả Thanh văn, Bích-chi-Phật. Lúc đó, nhà vua từ từ bước đến gần, Đức Thế Tôn thấy rồi, bảo các Tỳ-kheo: Người nài voi, đánh voi chạy đến một nơi, hoặc Đông, Tây, Nam, Bắc và các phương. Người nài ngựa, điều ngự ngựa chạy đến một nơi, hoặc Đông, Tây, Nam, Bắc và các phương. Người chăn bò, đánh bò chạy đến một phương, hoặc Đông, Tây, Nam, Bắc và các phương. Vô thượng sĩ, thầy của trời, người, điều ngự tất cả phương. Tất cả phương, nghĩa là sắc quán sắc là phương đầu tiên, cho đến giải thoát của tưởng diệt, thân tác chứng, thành tựu chỗ du hóa là tám phương.

Vì thế, cho nên trong Khế kinh Phật gọi giải thoát là phương.

Hỏi: Sao là giải thoát như phương?

Đáp: Vì đồng tám việc, nên gọi là phương, giải thoát có tám, phương cũng có tám.

Hỏi: Như phương có mười, giải thoát có tám, sao lại nói vì đồng tám việc nên gọi là phương?

Đáp: Như người chế ngự voi kia dù có thể chế ngự tám phương nhưng không thể để nó đến phương trên, dưới, cho nên vì đồng tám sự, nên gọi là phương.

Hoặc nói: Như voi nhân phương hướng mà đến, cũng thế, người được Phật hóa là vì duyên, nên giải thoát hiện ở trước.

Tôn giả Cù-Sa nói: Giải thoát và phương, có ba việc đồng, ba việc khác.

Ba việc đồng là:

1. Như voi không chạy đến phương thì không thể điều phục, chế ngự nó. Cũng vậy, Đức Thế Tôn không vì người được hóa độ, không thể làm cho sự giải thoát hiện ở trước.

2. Như voi, và người chế ngự cùng hướng đến một phương, không đến phương khác. Cũng thế, Đức Thế Tôn vì người được hóa độ, nên khiến cho một giải thoát hiện ở trước, không phải giải thoát khác.

3. Như voi, người điều phục cùng hướng đến một phương, xa lìa phương khác. Cũng thế, Đức Thế Tôn vì người được Phật hóa, nên khiến cho một giải thoát hiện ở trước, xa lìa sự giải thoát khác. Đây là nói ba sự đồng.

Ba việc khác là:

1. Voi, không đến phương, thì không thể điều ngự. Đức Thế Tôn ngự ở một phương, vì người được hóa độ, rất muốn, khiến họ xa lìa phương khác, có thể làm cho giải thoát hiện ở trước.

2. Voi, bị chế ngự hướng tới một phương, không đi đến phương khác. Đức Thế Tôn vì tám người được Phật hóa, có thể khiến cho trong cùng một lúc, tám giải thoát hiện ở trước.

3. Voi, được chế ngự, hướng tới một phương, xa lìa phương khác.

Đức Thế Tôn vì người được hóa độ, có thể khiến cho một giải thoát hiện ở trước, sự giải thoát còn lại, đến gần là vì tập học. Đây là nói ba sự khác nhau.

Đã nói rộng lĩnh vực của tám giải thoát xong.

 

Phần Thứ Ba Mươi Bảy: XỨ CỦA TÁM TRỪ NHẬP

Tám trừ nhập: Thế nào là tám? Tỳ-kheo này, trong có tưởng sắc, quán sắc ngoài ít, hoặc tốt, hoặc xấu, các sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, khởi tưởng như thế. Đó là trừ nhập đầu tiên.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong có tưởng sắc, quán vô lượng sắc ngoài, hoặc đẹp, hoặc xấu, sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, khởi tưởng như thế. Đây là hai trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo! Trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài ít, hoặc đẹp, hoặc xấu, sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế. Đây là ba trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán vô lượng sắc ngoài, hoặc đẹp, hoặc xấu, sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế. Đây là bốn trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: Màu xanh xanh, thấy xanh, ánh sáng xanh vô lượng, tịnh vô lượng, ý ái, ý lạc không nhàm chán, như hoa sen xanh, màu xanh xanh, thấy xanh, ánh sáng xanh. Như chiếc y được tạo thành ở Ba-la-nại, đập áo thật kỹ, để cho được thấm nhuần. Sắc xanh xanh, thấy xanh, ánh sáng xanh. Như thế, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, sắc xanh xanh, thấy xanh, ánh sáng xanh vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không nhàm chán.

Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế. Đây là năm trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: sắc vàng vàng, thấy màu vàng, ánh sáng vàng vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không có nhàm chán, như hoa Ca-la-ni, có màu vàng vàng, thấy màu vàng, ánh sáng vàng, như chiếc y được tạo thành ở Ba-la-nại, cuối cùng đập y thật kỹ, sao cho được thấm nhuần! Sắc vàng vàng thấy màu vàng, ánh sáng vàng. Cũng thế, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài, Sắc vàng vàng, thấy màu vàng, ánh sáng vàng vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không có nhàm chán.

Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế: Đây là sáu trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: sắc đỏ đỏ, thấy đỏ, ánh sáng đỏ vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không có nhàm chán, như hoa Tần-đầu-ca-la, có màu sắc đỏ đỏ thấy đỏ, ánh sáng đỏ, như chiếc y được tạo thành ở Ba-la-nại, đập y rất kỹ, khiến cho được thấm nhuần, với sắc đỏ đỏ, thấy màu đỏ, ánh sáng đỏ vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không biết nhàm chán.

Sắc đó hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế, đó là bảy trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: sắc trắng trắng, thấy màu trắng, ánh sáng trắng vô lượng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc, không có nhàm chán. Như sắc trắng trắng của ngôi sao sáng, thấy màu trắng, ánh sáng trắng như chiếc y được tạo thành ở Ba-la-nại, đập cho thật kỹ, sao cho được thấm nhuần!

Sắc trắng trắng, thấy màu trắng, ánh sáng trắng.

Cũng thế, Tỳ-kheo trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài: Sắc trắng trắng thấy màu trắng, vô lượng ánh sáng trắng, tịnh vô lượng, với ý ái, ý lạc không biết nhàm chán.

Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, tạo ra tưởng như thế. Đây là tám trừ nhập.

Hỏi: Tám trừ nhập có tánh gì?

Đáp: Tánh của căn thiện vô tham, pháp tương ưng, pháp có chung của căn thiện ấy đều có tánh của năm ấm.

Giới: hoặc lệ thuộc cõi Dục, hoặc lệ thuộc cõi Sắc.

Địa: Địa Sơ thiền, Nhị thiền của bốn trừ nhập đầu tiên, địa đệ Tứ thiền của bốn trừ nhập sau. Vì sao? Vì từ giải thoát đầu đến hai giải thoát. Hoặc vì bốn trừ nhập đầu, nên từ giải thoát tịnh thành bốn trừ nhập sau.

Chỗ dựa: Đều dựa vào cõi Dục.

Hành: Hành bất tịnh của bốn trừ nhập đầu tiên, hành tịnh của bốn trừ nhập sau.

Duyên: Đều duyên cõi Dục, duyên sắc nhập trong cõi Dục.

Ý chỉ: Là thân ý chỉ.

Trí: Dù tánh không phải trí, nhưng tương ưng với đẳng trí.

Định: Không phải định.

Thống (thọ): Tương ưng với hỷ căn trong bốn trừ nhập đầu tiên, tương ưng với hộ (xả) căn trong bốn trừ nhập sau.

Hỏi: Nên nói là quá khứ, hay nói là vị lai, hay nên nói là hiện tại?

Đáp: Nên nói là quá khứ, nên nói là vị lai, nói là hiện tại.

Hỏi: Nên nói là duyên của quá khứ, hay nói là duyên của vị lai, hay nói là duyên của hiện tại?

Đáp: Nên nói là duyên của quá khứ, nên nói là duyên của vị lai,

nên nói là duyên của hiện tại.

Hỏi: Nên nói là duyên của danh, hay nói là duyên của nghĩa?

Đáp: Nên nói là duyên của danh, nên nói là duyên của nghĩa.

Hỏi: Nên nói là duyên ý mình, hay duyên ý người?

Đáp: Nên nói duyên ý mình, nên nói duyên ý người, đây là tánh trừ nhập. Đã gieo trồng tất cả tự nhiên của thân tướng.

Đã nói tánh xong, sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói trừ nhập? Trừ nhập có nghĩa gì?

Đáp: Vì duyên hư hoại, nên gọi là trừ nhập. Như nói: Có thể làm hư hoại xứ sở, cho nên Đức Thế Tôn nói trừ nhập, đây gọi là vì duyên hư hoại, nên gọi là trừ nhập.

Tám trừ nhập: Thế nào là tám? Tỳ-kheo này, trong có tưởng sắc, quán sắc ngoài ít. Vì ít tự tại nên gọi là ít, vì ít duyên nên gọi là ít. Tốt đẹp: các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đẹp lòng, thấm nhuần, gọi là tốt đẹp. Xấu: các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, không hài lòng, thấm nhuần, gọi là xấu xí.

Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy: lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Quở trách tự tại, dạy bảo tự tại: như chủ nhà đã có tôi tớ, thì trách mắng thường tự tại, dạy bảo tự tại. Như thế, lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, vấn nạn tự tại, dạy bảo tự tại. Cho nên nói là sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Tạo ra tưởng như thế này: Tu tưởng kia như thế, cho nên nói tạo ra tưởng như thế. Đây là trừ nhập đầu tiên. Đầu tiên là lớp đếm theo thứ. Đếm theo thuận số tức là đầu tiên. Lại nữa, theo thứ lớp chánh thọ liền có đầu tiên nên gọi là đầu tiên.

Nói trừ nhập là trừ nhập chỗ nào? Khi đang chánh thọ hoại sắc nên gọi là trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo trong có tưởng sắc, quán sắc ngoài vô lượng. Vì vô lượng tự tại, vô lượng duyên nên gọi là vô lượng. Đẹp là các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đẹp lòng, thấm nhuần gọi là đẹp. Xấu là các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng không đẹp lòng, thấm nhuần. Sắc ấy hư hoại đã biết, đã thấy tức trong sắc ấy người kia đã lìa dục, dứt dục, vượt qua dục. Đó gọi là hoại rồi, biết hoại đã thấy.

Quở trách tự tại, dạy bảo tự tại, như chủ nhà đã có tôi tớ, trách mắng tự tại, dạy bảo tự tại. Người kia như thế đã lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, đã biết sắc ấy hư hoại, đã thấy hư hoại, quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Cho nên nói: Sắc kia hư hoại đã biết, đã thấy.

Khởi tưởng như thế, tu theo tưởng như thế, cho nên nói tạo ra tưởng như thế. Đây là hai trừ nhập. Hai nghĩa là theo số thứ tự, nên có hai, số thuận thứ lớp, tức là có hai.

Lại nữa, chánh thọ thứ lớp bèn có hai, nên nói là hai. Trừ nhập: trừ nhập nào? Vì sắc hư hoại ngay lúc chánh thọ, nên nói là trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán một ít sắc ngoài, vì một ít tự tại, vì một ít duyên, nên gọi là chút tốt đẹp , nghĩa là sắc xanh, vàng, đỏ, trắng đẹp lòng, thấm nhuần, gọi là tốt đẹp. Xấu: Sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, không hài lòng, thấm nhuần, gọi là xấu.

Sắc kia hư hoại rồi, đã biết, đã thấy: Lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức gọi là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Quở trách tự tại, dạy bảo tự tại: Như đại gia có tôi tớ, thì quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Cũng thế, đã lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, quở trách tự tại, dạy bảo tự tại, cho nên nói: Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Tạo ra tưởng như thế, nghĩa là tu tưởng kia như thế, cho nên nói tạo ra tưởng như thế.

Ba trừ nhập này: ba nghĩa là theo số thứ lớp thì có ba. Số thuận với thứ lớp, tức có ba.

Lại nữa, thứ lớp chánh thọ, tức là có ba, nên nói là ba.

Trừ nhập: trừ nhập chỗ nào? Vì sắc hư hoại khi đang chánh thọ, nên nói là trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán sắc ngoài vô lượng: Vì tự tại vô lượng, vì duyên vô lượng, nên gọi là vô lượng. Tốt: sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, không hài lòng, thấm nhuần, gọi là tốt. Xấu: sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, không hài lòng, thấm nhuần, gọi là xấu. Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy: Vì đã lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy. Quở trách tự tại, dạy bảo tự tại, như đại gia có tôi tớ, có thể quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Cũng thế, đã lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, tức là hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Cho nên nói sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Tạo ra tưởng như thế: Tư tưởng ấy như thế cho nên nói tạo ra tưởng như thế, đây là bốn trừ nhập. Bốn: Theo số thứ lớp thì có bốn. Số thuận theo thứ lớp, tức có bốn.

Lại nữa, chánh thọ thứ lớp, tức là có bốn, nên nói là bốn. Trừ nhập: Trừ nhập cái gì? Vì sắc hư hoại vào lúc chánh thọ, nên nói là trừ nhập.

Lại nữa, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán màu xanh của sắc ngoài, nghĩa là hiển hiện tướng màu xanh, biểu hiện chủng loại xanh, biểu hiện nhóm xanh. Cho nên nói sắc xanh xanh, nghĩa là như màu xanh, cho nên nói sắc xanh. Thấy xanh: Sự chuyển vận của nhãn, cảnh giới của nhãn, ánh sáng của nhãn, cho nên nói: Thấy xanh, tia sáng xanh: Tia sáng xanh, ánh sáng xanh, ngọn lửa xanh, cho nên nói tia sáng xanh.

Vô lượng: Vô lượng, vô biên không thể tính. Cho nên nói vô lượng.

Tịnh vô lượng: như vô lượng sắc kia. Cũng vậy, tịnh trong sắc kia cũng vô lượng, cho nên nói: Tịnh vô lượng.

Ý ái: Nghĩ đến sắc kia yêu thích, ham thích, cho nên nói ý ái.

Ý lạc: Ý buộc trong vui, tự cảm thấy vui, cho nên nói ý lạc. Không có nhàm chán: chịu đựng vui thích, thế nên nói không có nhàm chán.

Như hoa sen xanh, sắc xanh xanh, thấy xanh, tia sáng xanh. Như chiếc áo thành tựu ở Ba-la-nại, đập rất kỹ, khiến cho thấm nhuần. Sắc xanh xanh, thấy xanh, tia sáng xanh.

Cũng thế, Tỳ-kheo, trong không có tưởng sắc, quán màu xanh của sắc ngoài. Sắc xanh, thấy xanh, tia sáng xanh. Vô lượng, tịnh vô lượng. Ý ái, ý lạc không có nhàm chán.

Sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy: lìa dục, dứt dục, vượt qua dục, tức là sự hư hoại đã biết, sự hư hoại đã thấy, quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Như đại gia đã có thứ lớp, thì quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Như thế, lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, chính là sự hư hoại đã biết, sự hư hoại đã thấy.

Quở trách tự tại, dạy bảo tự tại: như đại gia đã có tôi tớ, thì quở trách tự tại, dạy bảo tự tại. Cũng thế, lìa dục, dứt dục, vượt qua dục trong sắc kia, chính là sự hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy, quở trách tự tại, dạy bảo tự tại, cho nên nói sắc kia hư hoại đã biết, hư hoại đã thấy.

Tạo ra tưởng như thế: tu tưởng kia như thế, cho nên nói tạo ra tưởng như thế. Đây là năm trừ nhập. Năm là số thứ tự, tức có năm. Số thuận với thứ lớp, bèn có năm.

Lại nữa, chánh thọ theo thứ lớp, tức có năm, nên nói là năm.

Trừ nhập: là trừ nhập chỗ nào? Sắc hư hoại khi đang chánh thọ, nên nói là trừ nhập, như trừ nhập xanh, trừ nhập vàng, đỏ, trắng cũng thế.

Hỏi: Vì sao Vô Sắc không lập trừ nhập?

Đáp: Phật, Thế Tôn đối với pháp chân đế, các pháp chân khác không thể vượt qua. Đức Phật đều biết tướng của các pháp, đều biết hành của các pháp, nghĩa là có tướng trừ nhập, pháp đó được lập trừ nhập, không có tướng trừ nhập, đó không lập trừ nhập.

Hoặc nói: Trừ nhập: có thể làm hư hoại sắc, cho nên gọi là trừ nhập, trong Vô Sắc, không có sắc hư hoại, cho nên Vô Sắc kia không lập trừ nhập.

Đã nói rộng phạm vi của tám trừ nhập.

 

Phần Thứ Ba Mươi Tám: XỨ CỦA MƯỜI NHẤT THIẾT NHẬP

Mười nhất thiết nhập: Thế nào là mười? Đây là Nhất thiết nhập của địa Tỳ-kheo.

  1. Tư duy trên, dưới, các phương, không có hai vô lượng.
  2. Nhất thiết nhập của nước.
  3. Nhất thiết nhập của lửa.4. Nhất thiết nhập của gió.
  4. Nhất thiết nhập của màu xanh.
  5. Nhất thiết nhập của màu vàng.
  6. Nhất thiết nhập của màu đỏ.
  7. Nhất thiết nhập của màu trắng.
  8. Nhất thiết nhập của vô lượng không xứ.
  9. Nhất thiết nhập của vô lượng Thức xứ.

Mười tư duy các phương, trên, dưới không có hai vô lượng.

Hỏi: Mười Nhất thiết nhập có tánh gì?

Đáp: tám Nhất thiết nhập đầu có tánh của căn thiện không tham. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, Nhất thiết nhập của vô lượng Thức xứ đều có tánh bốn ấm.

Giới: Tám Nhất thiết nhập đầu lệ thuộc cõi Sắc. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, Vô lượng Thức xứ lệ thuộc cõi Vô Sắc.

Địa: Tám Nhất thiết nhập đầu là của đệ Tứ thiền căn bản. Vì sao? Vì từ giải thoát tịnh, thành tám Nhất thiết nhập. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, tức là địa vô lượng Không xứ. Nhất thiết nhập của vô lượng Thức xứ, tức địa vô lượng Thức xứ.

Chỗ nương: Tất cả đều dựa vào cõi Dục.

Hành: Hành tịnh của tám Nhất thiết nhập. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ đều không lập hành.

Duyên: Tám Nhất thiết nhập đầu là duyên của cõi Dục. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ là duyên của cõi Vô Sắc.

Ý chỉ: Tám Nhất thiết nhập đầu là thân ý chỉ. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ là ba ý chỉ.

Trí: Tám Nhất thiết nhập đầu mặc dù là tánh không phải trí, nhưng tương ưng với đẳng trí. Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ là đẳng trí.

Định: Không phải định.

Thọ: Tương ưng với tất cả hộ (xả) căn.

Hỏi: Nên nói tám Nhất thiết nhập là quá khứ, vị lai, hay hiện tại?

Đáp: Nên nói là quá khứ, vị lai, hiện tại.

Hỏi: Nên nói tám Nhất thiết nhập là duyên của quá khứ, duyên của vị lai, hay duyên của hiện tại?

Đáp: Nên nói duyên quá khứ, duyên vị lai, duyên hiện tại.

Hỏi: Nên nói tám Nhất thiết nhập là duyên của danh, duyên của nghĩa?

Đáp: Nên nói duyên của danh, duyên của nghĩa.

Hỏi: Nên nói tám Nhất thiết nhập là duyên của mình hay duyên của người?

Đáp: Nên nói là duyên mình, duyên người khác.

Trên đây là tánh của mười Nhất thiết nhập, đã gieo trồng thân tướng tất cả tự nhiên.

Đã nói tánh của Nhất thiết nhập xong, sẽ nói về hành:

Hỏi: Vì sao nói Nhất thiết nhập? Nhất thiết nhập có nghĩa gì?

Đáp: Vì duyên khắp, nên gọi là Nhất thiết nhập. Mười Nhất thiết nhập: Này Tỳ-kheo đây là Nhất thiết nhập của địa, nghĩa là vì duyên khắp. Một tư duy là: Theo số thứ tự thì có một, thuận với số thứ tự, tức là có một.

Lại nữa, theo thứ lớp chánh thọ, thì có một.

Trên, dưới: Trên là phương trên, dưới là phương dưới.

Các phương: Bốn phương và bốn duy.

Không có hai: Không đều cùng có, không phân tán.

Vô lượng: Không có đo lường, không có giới hạn, không thể tính kể.

Nhất thiết nhập của nước, của lửa, của gió. Nhất thiết nhập của các màu sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ.

Vô lượng Nhất thiết nhập: Là duyên khắp

Mười tư duy: Theo số thứ tự thì có mười, số thứ tự thuận thì có mười.

Lại nữa, thứ lớp của chánh thọ thì có mười.

Trên, dưới: Trên là phương trên, dưới là phương dưới.

Các phương: Bốn phương và bốn duy.

Không có hai: Không cùng có, không phân tán.

Vô lượng: Không có lường xét, không thể hạn chế, không thể tính toán.

Hỏi: Vì sao vô sở hữu xứ, phi tưởng, phi bất tưởng xứ không lập Nhất thiết nhập?

Đáp: Phật, Thế Tôn đối với chân đế của pháp, các pháp khác không có thể vượt hơn. Phật, Thế Tôn kia đều biết các pháp tướng, đều biết hành, nghĩa là pháp nào có tướng Nhất thiết nhập thì lập Nhất thiết nhập, đối với pháp nào không có tướng Nhất thiết nhập thì không lập Nhất thiết nhập.

Hoặc nói: Vì vô lượng hành, nên vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ đều được lập Nhất thiết nhập. Vô sở hữu xứ, Phi tưởng, phi bất tưởng xứ không có vô lượng hành, cho nên không lập Nhất thiết nhập.

Hỏi: Trong đây nói phương trên, dưới và các phương, với tám Nhất thiết nhập thì nên như vậy, còn phương trên, dưới và các phương, Nhất thiết nhập của vô lượng Không xứ, vô lượng Thức xứ đều không có địa, không thể thấy, vì sao nói trên, dưới và các phương?

Đáp: Các xứ đó dù không có trên, dưới, nhưng vì chánh thọ, nên có thể đạt được trên, dưới, nghĩa là người thực hành chánh thọ kia, hoặc trên, dưới, hoặc ở giữa, cho nên nói trên, dưới. Như Khế kinh nói: Địa hạnh của các hiền, tất cả người chánh thọ đều nghĩ rằng: Nói là địa, tức là ta, nói là ta, tức là địa, ta và địa là một không hai.

Hỏi: Ở đây nói tất cả người chánh thọ của địa hạnh như thế, đều nói rằng địa chấp ngã này là sao?

Đáp: Người thực hành chánh thọ, vì đã từng chuyển vận chánh thọ, nên nói là người chánh thọ. Như vốn từng làm Sa-môn, nên lấy Samôn làm tên, từng ở A-luyện, nên lấy A-luyện làm tên, từng giữ giới luật, nên dùng giới luật đặt tên, từng làm Pháp sư, nên dùng Pháp sư đặt tên. Như thế, người thực hành chánh thọ, vì đã từng thực hành chánh thọ, nên nói là người chánh thọ.

Hỏi: Vì sao Tam thiền không lập giải thoát trừ nhập, Nhất thiết nhập?

Đáp: Vì Tam thiền ưa thích diệu hạnh trong tất cả sinh tử, nghĩa là vì nhiễm đắm sự vui của Tam thiền, nên không cầu mong căn thiện này, lý do như thế.

Hỏi: Nếu như vậy vì sao trong Tam thiền có thần thông biến hóa?

Đáp: Đúng thế, trong Tam thiền kia hoặc có căn thiện, hoặc không có, đừng cho căn thiện của địa Tam thiền kia là không!

Hoặc nói: Vì thần thông biến hóa này của Tam thiền, có công năng nuôi lớn niềm vui, chứ không phải là làm hao hụt giải thoát, trừ nhập, Nhất thiết nhập. Tuy nhiên, đối với niềm vui, thực ra là hao hụt, không phải sự nuôi lớn. Vì thế, nên Tam thiền không lập giải thoát trừ nhập, Nhất thiết nhập.

Hỏi: Sự giải thoát trừ nhập, Nhất thiết nhập có gì khác nhau không?

Đáp: Giải thoát, nghĩa là sao cho không hướng đến cửa, trừ nhập nghĩa là làm hư hoại duyên, Nhất thiết nhập nghĩa là duyên khắp. Đây là sự khác nhau giữa giải thoát trừ nhập Nhất thiết nhập.

Đã nói rộng về phạm vi của mười Nhất thiết nhập xong.