LUẬN TỲ BÀ SA
Tác giả: A-la-hán Thi Đà Bàn Ni
Hán dịch: Đời Phù Tần, Tam tạng Tăng Già Bạt Trừng, Người nước Kế-tân
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

QUYỂN 1

Lá ý giác ái lạc
Nhánh diệu giới thanh tịnh
Ba mươi hai vô tỷ
Thân Hoa Nghiêm tướng lạ.
Quả cam lộ trí thắng
Căn tinh tiến vững chắc
Cây Thánh đạo đầy đủ
Con đảnh lễ Như lai.
Vui khéo nói vô tỷ
Đường dứt Thành vô vi,
Quy mạng Tiên công đức
Tiêu trừ yêu lo lắng.
Lìa sinh già bệnh chết
Yên ổn trọn không dục
Pháp Đại Tiên giảng nói
Nay con cúi đầu lạy.
Giới diệu, hiển hiện cao
Núi non không dời đổi
Pháp trí tuệ thanh tịnh
Đại Mâu Ni giải thoát.
Cây tòng lâm thiền thảy
Đá thần túc vô biên
Núi Tuyết lớn Thánh chúng
Nay con cúi đầu lạy.
Cúi đầu lạy như thế
Đời khen không ai bằng
Đại sư giảng rộng giáo
Nay, con kính vâng giữ!
Ta nói lời chánh giác
Vui vô thượng tăng trưởng
Thánh chúng đồng muốn nghe
Chuyên tâm nhất ý nghe.

Tỳ-bà-sa thuyết A-tỳ-đàm kiền-độ

Tạp, Kiết sử, Trí, Hành. Bốn đại, Căn, Định, Kiến Hỏi: Ai soạn ra kinh này?

Đáp: Đức Phật.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì là cảnh giới của bậc Nhất thiết trí, pháp tánh mầu nhiệm của trí rất sâu.

Hỏi: Ai có cõi này?

Đáp: Không ai khác, chỉ có Phật.

Hỏi: Nếu như vậy làm sao tạo ra?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi, Đức Phật đáp.

Lại có thuyết nói: Năm trăm Tỳ-kheo hỏi, Đức Phật đáp.

Lại có thuyết nói: Chư thiên hỏi, Đức Phật đáp. Lại có thuyết nói: Hóa nhân hỏi, Đức Phật đáp.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Pháp này nên như thế. Như chỗ biết nên nói, không ai có thể hỏi. Lúc đó, Đức Thế Tôn hóa làm Hóa nhân đoan nghiêm, mầu nhiệm cùng cực, rất tôn kính, vui vẻ, cạo bỏ râu tóc, mặc tăng-già-lê, chắp tay hỏi, Đức Thế Tôn đáp, như Kinh Nhân Duyên đã nói.

Hỏi: Nếu vậy, vì sao lại nói Tôn giả Ca-chiên-diên soạn ra kinh này?

Đáp: Vì Tôn giả kia đã tụng tập, chuyển giáo hóa người khác, nêu bày rộng. Vì tụng tập nêu giảng sâu rộng kinh này, nên nói là soạn ra.

Hoặc nói: Tôn giả Ca-chiên-diên soạn ra kinh này.

Hỏi: Như nói trí rất sâu, pháp tánh rất vi diệu, cảnh giới của đấng Nhất thiết trí, ai có cảnh giới này?

Đáp: Không có ai khác, chỉ Phật.

Hỏi: Sao lại nói do Tôn giả kia soạn nên?

Đáp: Vì Tôn giả kia vốn học nhạy bén, đã phát thệ nguyện trước năm ngàn vị Phật để tu A-tỳ-đàm: khiến cho con vào thời của bậc Chánh Biến Tri ở vị lai, sẽ lập ra chương cú A-tỳ-đàm !

Vì thế nên Tôn giả kia đã vận dụng diệu trí quán xong mới soạn kinh này.

Hỏi: Nếu vậy, A-tỳ-đàm của Phật là sao?

Đáp: Đức Phật ấy nói đạo ở nhiều nơi địa phương, kinh thành, vì dùng các pháp để giáo hóa, nên Tôn giả Ca-chiên-diên-tử, ấy trong pháp Phật quá khứ, đã dùng nguyện trí quán một bề giản lược, tạo ra số phẩm, kiền-độ, lập môn chương, trong đó, dùng nhiều thứ pháp không giống nhau lập ra kiền-độ Tạp. Nói về kiết, lập kiền-độ Kiết. Nói về trí lập kiền-độ Trí. Nói về hành lập kiền-độ Hành. Nói về bốn đại lập kiền-độ Bốn đại. Nói về căn thì lập kiền-độ Căn. Nói về định lập kiềnđộ Định. Nói về kiến lập kiền-độ Kiến. Như Đức Phật nói: “Tất cả các pháp cú, thì Tôn giả Đàm-ma-đa-la, ấy trong quá khứ, dùng nguyện trí quán hoàn toàn tóm lược, nếu nói kệ vô thường thì lập phẩm vô thường, cho đến nói về Phạm chí thì lập phẩm Phạm chí. Như thế, Đức Phật giảng nói về đạo ở nhiều nơi chốn, địa phương, thành ấp, vì dùng mọi cách giáo hóa, nên Tôn giả Ca-chiên-diên-tử trong pháp Phật quá khứ đã dùng nguyện trí, quán hoàn toàn tóm lược, tạo ra số phẩm, kiền-độ, lập môn chương, qua đó dùng nhiều thứ không giống nhau, lập ra Tạp kiền-độ, nói về kiến, lập kiền-độ kiến.

Lại nữa, tất cả Phật, Thế Tôn, ra đời nói về ba tạng: Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm.

Hỏi: Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm có gì khác nhau?

Đáp: Một thuyết nói: Không có khác nhau.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì đều từ một biển trí chảy ra, nên không khác nhau, vì xuất phát từ đại bi, nên không có khác nhau. Vì đều muốn đem lại lợi ích cho hết thảy chúng sinh, nên không có khác nhau. Vì cùng hội nhập một môn giải thoát, nên không có khác nhau.

Hoặc nói: Có khác nhau. Vì Khế kinh nói về nhiều thứ, Luật nói về giới, A-tỳ-đàm nói về tướng.

Hoặc nói: Khế kinh dựa vào lực, Luật dựa vào đại bi, A-tỳ-đàm dựa vào vô úy.

Hoặc nói: Khế kinh nói ý tăng thượng, Luật nói giới tăng thượng, A-tỳ-đàm nói tuệ tăng thượng.

Hỏi: Nếu vậy, Khế kinh cũng nói giới tăng thượng, tuệ tăng thượng, Luật cũng nói ý tăng thượng, tuệ tăng thượng, A-tỳ-đàm cũng nói ý tăng thượng, giới tăng thượng thì ở đây đâu có khác nhau?

Đáp: Nếu Khế kinh nói giới tăng thượng, thì nên biết là Luật, nếu nói tuệ tăng thượng thì nên biết là A-tỳ-đàm. Như luật nói ý tăng thượng nên biết là Khế kinh, nếu nói tuệ tăng thượng, thì nên biết là Atỳ-đàm. Như A-tỳ-đàm nói về ý tăng thượng nên biết là Khế kinh, nếu nói đến giới tăng thượng, phải biết là Luật. Đây là sự khác nhau giữa Khế kinh, Luật, và A-tỳ-đàm.

Hỏi: Vì sao Tôn giả ấy soạn ra kinh, lại lập ra kinh này?

Đáp: Vì lợi ích cho người khác: Người siêng năng, người nghe, người tiếp nhận, người gìn giữ, người tư duy, người tính lường, người quán sát, vô lượng hành vi kiết ác, đều được dứt trừ trong giây lát.

Hoặc lại dựa vào đây mà độ lường được pháp tánh. Ví như người vì muốn giúp ích cho người khác, nên đốt đèn sáng ở nơi bóng tối để cho người có mắt được thấy sắc. Cũng như thế, Tôn giả ấy soạn ra kinh, vì muốn làm lợi ích cho người khác, nên lập ra kinh này. Nếu là người trí có ý tứ, thì người ấy nên dựa vào kinh này mà độ lường được pháp tánh. Phật Thế Tôn cũng vì làm lợi ích cho người khác, nên nói mười hai bộ kinh, Khế kinh, Luật, A-tỳ-đàm.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Giả sử chúng sinh có sức nhân, không duyên nơi sức người khác, mà mở bày, giảng cho rõ ra, chúng sinh như thế, không biết sự khác nhau. Như duyên nơi người khác, mà triển khai, giảng giải, chúng sinh như thế, biết có sự khác nhau. Cũng như ở đây, các hoa Ưu-bátla Bát-đầu-ma Câu-mâu-đầu, Phân-đà-lợi ở trong ao, tất nhiên có hoa Ưu-bát-là đến hoa Phân-đà-lợi, như mặt trời khi chưa mọc, ánh sáng không soi rọi, hoa không nở, không bày, không thơm, nếu khi mặt trời mọc, ánh sáng soi rọi, hoa nở sẽ thơm. Cũng như thế, chúng sinh có sức nhân, không duyên vào sức người khác mà mở giải, chúng sinh như thế, không biết sự khác nhau. Như duyên nơi sức người khác mà mở giải, chúng sinh như thế, biết có sự khác nhau, là nêu bày niềm tin, là bày rộng căn, lực, giác đạo, là giới hương, như kệ ấy đã nói:

Như nhà lợp kín

Mà vào trong tối

Dù có các sắc

Mắt cũng không thấy.

Như thế, có một

Người không có trí

Không nghe, không biết

Thiện, ác của pháp.

Có sáng có sắc

Mà mắt trông thấy

Nghe xong, nên biết

Thiện, ác của pháp.

Nghe pháp nên biết

Nghe ác không làm

Trừ bỏ phi nghĩa

Nghe được vắng lặng.

Như thế, Khế kinh khác nói (xuất xứ: Tạp A-hàm): Này đệ tử Hiền Thánh nhất tâm nghe pháp! Ngay lúc ấy diệt được năm cái (năm thứ che lấp), tu đầy đủ bảy ý giác.

Như vậy, Khế kinh khác nói (xuất xứ: Tăng Nhất A-hàm): một nhân, hai duyên phát ra các kiến, nghe từ người khác, bên trong chánh tư duy.

Như thế, Khế kinh khác đã nói (xuất xứ: Thuyết bốn pháp của Tăng nhất): Có bốn pháp đem lợi ích cho mọi người. Bốn pháp đó là:

  1. Gần gũi bậc thiện tri thức.
  2. Nghe pháp thiện.
  3. Bên trong chánh tư duy.
  4. Nối tiếp pháp, hướng về pháp.

Như Phật, Thế Tôn vì làm lợi ích cho người khác, nên nói mười hai bộ kinh. Cũng thế, Tôn giả kia soạn kinh, cũng vì làm lợi ích cho người nên lập ra kinh này.

Hoặc nói: Do ba việc: Vì tăng trưởng trí, vì mở bày ý, vì lìa chấp nhân.

– Tăng trưởng trí: Tụng hết các pháp trong, ngoài, không có gì có thể lợi ích cho trí như A-tỳ-đàm.

– Mở ý: Là ý chúng sinh đang mê ngủ không biết cái gì là vì Nhất thiết biến sử của giới (cõi) mình? Cái gì là Nhất thiết biến sử của không phải giới mình? Cái gì là Nhất thiết biến sử của địa mình? Cái gì là Nhất thiết biến sử của không phải địa mình? Cái gì là duyên của giới mình? Cái gì là duyên của không phải giới mình? Cái gì là duyên của địa mình? Cái gì là duyên của không phải địa mình? Cái gì là duyên hữu lậu? Cái gì là duyên vô lậu? Cái gì là duyên hữu vi? Cái gì là duyên vô vi? Thế nào là gồm nhiếp? Thế nào là tương ưng? Thế nào là thành tựu? Thế nào là không thành tựu? Sao là nhân? Sao là duyên? Nếu ý này chuyển biến không do người khác độ, không do nghe người khác, tự thấy tự tại, thân tác chứng thì nhờ năng lực nào? Chỉ do A-tỳ-đàm vậy.

– Lìa chấp nhân (người): Nghĩa là tụng ngần ấy câu trước, câu sau của A-tỳ-đàm, bốn câu như thế không nói chấp nhân mà trong tất cả đều nói hành vô ngã, không phải chúng sinh, không phải mạng, không phải nuôi lớn, không phải ra ngoài không, tịnh.

Do ba việc làm lợi ích trí, mở bày ý, lìa chấp nhân nên soạn kinh này.

Hoặc nói: Vì phá trừ vô minh, cũng như đốt đèn sáng để xua tan bóng tối mà phát sinh ánh sáng, cũng thế, ngọn đèn A-tỳ-đàm xua tan vô minh, phát sinh ánh sáng trí tuệ. Đây là vì xua tan bóng tối vô minh.

Hoặc nói: Vì thấy hình tượng vô ngã, như lau chùi gương soi cho thật kỹ sẽ thấy hình ảnh mình. Cũng thế, gương soi A-tỳ-đàm rất sáng tỏ, biết rõ, thấy thật hình tượng vô ngã. Đó là thấy hình tượng vô ngã.

Hoặc nói: Vì vượt qua sông sinh tử, như nương thuyền, mà hằng trăm ngàn chúng sinh đều được an ổn qua sông. Cũng thế, dựa vào thuyền A-tỳ-đàm rồi, vô số na-thuật chúng sinh đều yên ổn vượt qua sông sinh tử. Đó là vượt qua sông sinh tử.

Hoặc nói: Vì thấy Khế kinh, như người tay cầm đèn mà thấy các sắc kia không mê lầm. Cũng thế, người tuệ cầm đèn A-tỳ-đàm rồi, đối với các Khế kinh không mê lầm. Đây là vì thấy Khế kinh, nên lập ra kinh này.

Hỏi: Thế nào là tánh A-tỳ-đàm?

Đáp: Là tuệ căn vô lậu, vì gồm thâu tánh đồng của A-tỳ-đàm kia, nên gồm thâu một giới, một nhập, một ấm, một ít đối tượng nhập và phương tiện, tương ưng, cộng hữu, gồm thâu ba giới, hai nhập, năm ấm. Ba giới là: Giới ý, giới pháp, giới ý thức. Hai nhập là ý nhập, pháp nhập.

Năm ấm là sắc, thống (thọ), tưởng, hành, thức ấm.

Hỏi: Nếu vậy, A-tỳ-đàm là tuệ căn vô lậu, vì sao kinh này gọi Atỳ-đàm?

Đáp: Vì có đủ tính chất A-tỳ-đàm nê gọi là A-tỳ-đàm. Như có đủ tính chất nào đó, thì lấy tính chất vốn đủ ấy làm tên gọi. vì có đủ tính chất lạc nên lấy lạc làm tên gọi.

Kia vui đoàn thực

Tôi y làm vui

Đi, ngồi làm vui

Nương vào hang núi.

Vì đủ tính cấu uế nên lấy cấu uế làm tên gọi. Như kệ ấy nói:

Nữ cấu phạm hạnh

Nữ buộc thế gian

Khổ hạnh, phạm hạnh

Không nước rửa sạch.

Vì có đủ tính sử nên lấy sử làm tên gọi. Như khế kinh đã nói (trích kinh Tạp A-hàm): Tỳ kheo bị sắc sai khiến, ái sắc. Nếu Tỳ kheo bị sắc sai khiến, thì Tỳ kheo kia tức là ái sắc. Như ái, ái rồi thì bị Ma ràng buộc. Vì đủ tính Dục nên lấy Dục làm tên gọi. Như kinh Tạp A-hàm đã nói: Công đức của ngũ dục, người của thế gian đều ưa thích nghĩ đến. Vì đủ tính câu móc, nên lấy câu móc làm tên gọi. Như kinh Tạp A-hàm đã nói: “Công đức của Ngũ dục là câu móc của các Ma. Vì đủ tính trói buộc (hệ) nên lấy trói buộc làm tên gọi”. Như kinh Tạp A-hàm đã nói: “Tỳ kheo thọ nhận sắc, bị ma trói buộc. Người không thọ nhận sắc, thì xa lìa Ma. Vì đủ tính các hành nên lấy hành làm tên gọi”. Như kinh tạp A-hàm đã nói: “Sáu nhập tế hoạt (xúc nhập) này căn bản là báu của hành. Vì đủ tính báu trả nên lấy báu làm tên gọi. Như khế kinh đã nói (trích kinh Trung A-hàm): “Này các hiền giả! người kia thực thi quả báu, bảy lần sinh lên Trời, được làm vua Trời, bảy lần sinh ở nhân gian, được làm Vua người.

Như đã nêu đây, vốn đủ tính nào thì lấy tính đủ ấy làm tên gọi. Như thế, vốn đủ tính A-tỳ-đàm nên lấy A-tỳ-đàm làm tên gọi. Nhưng tánh của A-tỳ-đàm là Tuệ căn vô lậu. Như khế kinh Phật đã nói: “Con quỷ này, suốt trong đêm dài không xu nịnh, không giả dối, ngay thật hỏi những sự việc, ấy là muốn biết cho nên không có ý xúc não, nhiễu loạn. điều này cũng đúng như pháp. Nhưng ta đâu thể lấy A-tỳ-đàm rất sâu này trao cho chúng (trích kinh Trung A-hàm)

Hỏi: Trong đây, nói A-tỳ-đàm rất sâu là sao?

Đáp: Tức là tuệ căn vô lậu, như Khế kinh của Phật nói: Bà-la-môn Phạm Ma đêm dài không có dua nịnh, không có huyễn hóa, ngay thẳng. Giả sử có ai hỏi về vụ việc, vì đều muốn biết, nên không có ý đụng chạm, nhiễu loạn. A-tỳ-đàm này cũng như pháp, ta thà có thể dùng Atỳ-đàm rất sâu xa để truyền trao cho họ (đồng như trên).

Hỏi: Trong đây vì sao nói A-tỳ-đàm rất sâu xa?

Đáp: Tức là tuệ căn vô lậu. Như Khế kinh Phật nói: Dị học Tu-bạt là hàng không có dua nịnh, không huyễn hóa, ngay thẳng, hỏi những sự việc ấy là vì đều muốn biết, nên không có ý đụng chạm, nhiễu loạn.

Việc này cũng như pháp. Nhưng ta đâu thể dùng A-tỳ-đàm rất sâu xa để truyền trao cho họ (Trích kinh: Tạp A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói A-tỳ-đàm rất sâu xa?

Đáp: Tức là tuệ căn vô lậu, như Khế kinh của Phật nói: A-nan!

Duyên khởi rất sâu, minh cũng rất sâu (Trích kinh: Trung A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói rất sâu?

Đáp: Trong đây nói nhân và duyên rất sâu, như Khế kinh Phật nói: Chỗ này rất sâu, duyên khởi của kinh như thế cũng rất sâu, nghĩa là lìa bỏ tất cả sự sinh tử, ái hết, không có dục, Niết-bàn diệt tận (Trích kinh:

Tạp A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói rất sâu?

Đáp: Trong đây nói nhân và duyên, nhân và duyên lìa bỏ nói là rất sâu. Như Khế kinh Phật nói: Vì tất cả pháp rất sâu, nên khó trông thấy, vì khó trông thấy, nên là rất sâu (Trích kinh: Tạp A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói rất sâu?

Đáp: Trong đây nói tất cả pháp rất sâu. Như Khế kinh Phật đã nói, cớ sao ông là người ngu si, mù lòa không có mắt mà Luận về A-tỳ-đàm rất sâu (Trích kinh: Trung A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói A-tỳ-đàm rất sâu?

Đáp: Là ý sinh, như Khế kinh Phật nói: Tiên-ni! Pháp của ta rất sâu, khó thấy, khó biết, không phải hành động xem xét, ngươi không xét kỹ pháp kia. Vì sao? Vì ngươi đã suốt đêm dài sinh tử theo kiến khác, nhẫn khác, dục khác, lạc khác (Trích kinh: Tạp A-hàm).

Hỏi: Trong đây vì sao nói rất sâu?

Đáp: Trong đây nói Không Tam-muội rất sâu!

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Vì Không, vô ngã, Dị học kia chấp có ngã, không xét biết pháp đó, chỉ có tuệ căn vô lậu của tánh A-tỳ-đàm. Vì tánh ấy, nên các thế gian tu Tuệ bất tịnh, an ban niệm, ý chỉ, Noãn đến Đảnh, Nhẫn, pháp thế gian đệ nhất, tất cả được mang tên A-tỳ-đàm. Do tánh ấy, nên các tác dụng của Tư tuệ đều dứt trừ tự tướng và cộng tướng của các pháp, hủy họai hạt giống ngu si và duyên ngu, trong pháp, không có hành điên đảo, đây cũng là tất cả được mang tên A-tỳ-đàm. Do tánh ấy, nên phát sinh quả báo vốn được, từ Văn tuệ thiện, người kia đối với mười hai bộ này nghe, nhận lấy, gìn giữ, tư duy, lường tính, quán sát tất cả được mang tên A-tỳ-đàm. Dù có những sở hành ấy, nhưng chỉ rõ tánh của A-tỳ-đàm là tuệ căn vô lậu.

Hỏi: A-tỳ-đàm có cú nghĩa nào?

Đáp: Tôn giả Bà-tu-mật nói: Đây là trí rốt ráo, đây là trí đoạn, đây là trí đệ nhất nghĩa, đây là trí không có lừa dối, đấy nói là A-tỳ-đàm. Lại nói: Đây đều là pháp ở trên nói là A-tỳ-đàm. Nếu tự tướng, cộng tướng của hàng Hữu học, người học kia dù dốc hết sức mình cũng không thể trội hơn. Chính vì lẽ đó, nên đều là pháp ở trên nói là A-tỳ-đàm.

Tôn giả Đàm Ma Đa La nói: Các tôn, nhiễm ô, thanh tịnh, ràng buộc, giải thoát, luân chuyển, xuất yếu, nói là pháp. Vì từ pháp này, nên là danh thân, cú thân, vị thân, theo thứ lớp nghiêm trị, tạo yên ổn, tạo tác, đó là A-tỳ-đàm.

Tôn giả Cù-sa nói: Khi hướng về giải thoát, đang tìm cầu trí, mà chưa hiểu rõ thì được chỉ rõ đó gọi là A-tỳ-đàm. Như nói: Đây là khổ, là nhân của khổ. Đây là Đạo, là quả của Đạo. Cầu quả Đạo ấy thì đây là đạo vô ngại, đạo giải thoát, là đạo tăng ích; là Hướng là Quả. Thế nên nói: khi người hướng đến giải thoát, đang tìm cầu trí, mà chưa hiểu rõ, thì A tỳ đàm sẽ làm cho được hiểu rõ vậy.

Đàm-Vô-Đức nói: Pháp này không gì so sánh, (vô tỉ) đó là nói A-tỳ-đàm.

Hỏi: Pháp này do đâu không thể so sánh?

Đáp: Như bài kệ nói:

Trí là diệu thế gian

Thường đến có chỗ đến

Thường dùng đẳng chánh trí

Dứt sinh, già, bệnh, chết.

Lại nữa, tuệ vượt qua trên tất cả pháp, như nói các đệ tử bậc Thánh khéo léo dùng dao tuệ cắt đứt tất cả sử kiết phược, phiền não triền, lại cắt đứt, xua đuổi, loại trừ (Trích kinh: Tạp A-hàm).

Chính vì thế, nên nói pháp này không gì so sánh, đó là nói A-tỳđàm.

Tỳ-bà-xà-bà-đề nói: Ánh sáng của pháp này có công năng soi rọi, đó là nói A-tỳ-đàm. Như nói: Thế gian không có ánh sáng nào ngang bằng với tuệ (Trích kinh: Tạp A hàm). Lại như kinh ấy nói: Trong các ánh sáng hiện có, thì ánh sáng Tuệ, nói là bậc nhất (Kinh Tạp A hàm).

Do đó nói, ánh sáng của pháp này có công năng soi rọi; đó là nói A-tỳ -đàm

Xá Đề nói: Chưa dứt hết, có thể dứt hết, chưa lựa chọn, có thể lựa chọn, đó là A-tỳ-đàm.

Hỏi: Hết cái gì?

Đáp: Là dứt hết kiết, phược, sử, triền phiền não.

Hỏi: Lựa chọn cái gì?

Đáp: Lựa chọn về duyên khởi, giới, nhập, ấm. Cho nên nói chưa dứt hết, có thể dứt hết, chưa lựa chọn, có thể lựa chọn, đó là A-tỳđàm.

Phái Thí Dụ nói: Pháp, thứ lớp của pháp, đó là A-tỳ-đàm.

Hỏi: Thế nào là pháp, thứ lớp của pháp?

Đáp: Khế kinh Phật nói: Pháp đệ nhất nghĩa của Niết-bàn. Theo thứ lớp của pháp Niết-bàn đó, lại còn có pháp gì? Đó là tám đạo của Thánh. Cho nên nói pháp, thứ lớp của pháp, đó là A-tỳ-đàm.

Tôn giả Bà-bạt-cầm nói: Vì sự tăng thượng, tăng thượng chuyển hơn, đây là nói A-tỳ-đàm. Như nói: Trưởng trên hết, trưởng tăng hơn, mạn trên hết, mạn tăng hơn. Pháp này cũng thế. (Bài tựa A-tỳ-đàm xong).

Ba kiết, ba căn bất thiện, ba hữu lậu, bốn lưu, bốn ách, bốn thọ, bốn phược, năm cái, năm kiết, năm kiết phần dưới, năm kiết phần trên, năm kiến, sáu thân ái, bảy sử, chín kiết, chín mươi tám sử. Đây là tất cả Khế kinh Phật, trừ năm kiết, chín mươi tám sử. Trừ năm kiết xong, sẽ lập năm kiết phần trên.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Các kiết, sử kia là Khế kinh Phật đã đứt trừ chín mươi tám sử xong nên không lập.

Hỏi: Vì sao như thế?

Đáp: Tôn giả Đàm-Vô-Đa-la đều đem A-tỳ-đàm so với Khế kinh Tứ A-hàm, nếu không phải Khế kinh Phật, thì bỏ, vì kiết sử này không phải do Khế kinh Phật nói nên bỏ.

Hoặc nói năm kiết này ở chương không nên bỏ.

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Năm pháp này ở trong Khế kinh Tăng nhất A hàm, Phật đã có nói, nhưng vì thời gian lâu xa đến nay đã mất mát. Tôn giả soạn kinh kia đã dùng nguyện trí quán xong, mới lập ra chương A-tỳ-đàm này. Phật nói vô lượng bộ, vì trải qua thời gian lâu xa, nên bị mất mát. Người nói Tăng Nhất A-hàm, từ một pháp đến trăm pháp, nay từ một pháp đến mười pháp, đối với một pháp này, phần nhiều có mất mát không còn. Như thế cho đến mười.

Lại nói: Tôn giả A-la-hán Xá-na-bà là thầy của Kỳ-bà, ngay trong ngày Tôn giả kia nhập Niết-bàn, chính hôm đó đã bị mất hết bảy mươi ngàn Sinh kinh. Trong A-tỳ-đàm, mất mười ngàn kinh. Từ đây về sau, pháp Phật không còn lưu hành. Như vậy, vô lượng bộ này đã bị mất mát trong thời gian khá lâu. Và như vậy, năm kiết mà Khế kinh Phật nói, Tăng Nhất A-hàm ở trong năm pháp, đã bị mất mát từ khá lâu. Tôn giả soạn kinh đã vận dụng nguyện trí quán sát xong mà lập ra chương Atỳ-đàm này.

Hỏi: Chín mươi tám sử không phải do Khế kinh Phật nói. Vì sao đối với chương A-tỳ-đàm này không bỏ?

Đáp: Vì tất cả chương này là nghĩa của Khế kinh, Khế kinh chọn, Khế kinh nói. Trong Khế kinh Phật có nói bảy sử, phân biệt giới, phân biệt chủng, phân biệt hành, gồm thâu xong, nên có chín mươi tám sử.

Hoặc nói: Đều chẳng phải Khế kinh Phật, trong chương, đều không nên bỏ.

Hỏi: Năm kiết không phải Khế kinh Phật, trong chương này vì sao không bỏ?

Đáp: Vì ý của Tôn giả soạn kinh muốn thế. Chẳng hạn như ta đã nói riêng Nhất thiết biến kiết, nói riêng không phải Nhất thiết biến, nói riêng Nhất thiết biến chẳng phải Nhất thiết biến. Tôn giả kia nói riêng Nhất thiết biến kiết, như ba kiết. Nói riêng không phải Nhất thiết biến, như năm kiết. Nói riêng Nhất thiết biến chẳng phải Nhất thiết biến, như chín kiết. Cho nên nói là do ý của Tôn giả soạn kinh muốn thế.

Ba kiết đến chín mươi tám sử:

Hỏi: Vì sao soạn ra chương?

Đáp: Vì lập môn, nên không thể không có chương mà lập môn, được không thể dùng tay để trang nghiêm hư không.

Hỏi: Vậy chỗ nào có thể trang nghiêm?

Đáp: Trang nghiêm chỗ đáng trang nghiêm. Như thế, không thể dùng không có chương mà lập môn được.

Hoặc nói: Đừng để không có chương, mà luận bàn rỗng không.

Hoặc nói: Vì do ở lâu, nên như số phẩm của ấm này, tạo ra nhiều phần tốt, tạo ra chương tốt, lập môn tốt. Trong trăm ngàn có thể là một, có thể được gìn giữ, cũng có thể không, huống chi kiến giải phân tán, tụ hợp lộn xộn, ai có thể gìn giữ được, đây nói là vì ở lâu.

Hoặc nói: Vì tự mình không có tri kiến rối loạn. Nếu có người tri kiến rối loạn soạn kinh, thì kinh cũng sẽ rối loạn. Do đấy có thể biết Tôn giả soạn kinh với tri kiến không rối loạn, nên kết cuộc soạn kinh này rất chánh thiện, không rối loạn. Đây là nói tự thân không có tri kiến rối loạn, nên soạn ra chương.

Hỏi: Vì sao từ Khế kinh Phật soạn ra chương?

Đáp: Vì muốn thể hiện vô lượng nghĩa của Khế kinh Phật, khác với các bộ ngoại đạo hoặc ít nghĩa, hoặc không có nghĩa. Ít nghĩa, nghĩa là tụng hai cú nghĩa của mười hai ngàn chương của La-ma-na. La-ma-na đem Tư-đà bỏ Ba-la-di, rồi đem trở lại. Không có nghĩa là vì một người nữ, nên đã giết mười tám chúng sinh trẻ con, như cỏ đầy trong thành sắt.

Các bộ ngoại đạo có ít nghĩa hoặc vô nghĩa như thế.

Hỏi: Khế kinh Phật thế nào?

Đáp: Vô lượng nghĩa, vô biên vị, như biển cả vô lượng, rất sâu, rất rộng, vô biên. Khế kinh của Phật cũng như thế. Vô lượng nghĩa, vô biên vi: Như Tôn giả Xá-lợi-phất đã so sánh. Như thế, với trăm ngàn số nathuật, tạo ra trăm ngàn kinh, tất cả là do trí tuệ của Tôn giả trụ nơi bất khả đắc, với nghĩa hai câu Khế kinh Phật mà đã sâu đến tận đáy, rộng vượt bờ kia, đây là nói Khế kinh Phật hiển hiện vô lượng nghĩa.

Hoặc nói: Vì nhẫn việc hỏi đáp, hiển hiện nơi Khế kinh, khác với các bộ ngoại đạo hỏi cũng không nhẫn, lời đáp cũng không nhẫn, cũng như con khỉ. Lại cũng không chịu sự đánh đập, không chịu đánh đập nữa, dùng chày giã thì chúng giải tán. Như thế, các bộ ngoại đạo hỏi cũng không nhẫn, đáp cũng không chịu. Hỏi việc xong, như bị chày giã.

Hỏi: Khế kinh của Phật thế nào?

Đáp: Như áo được dệt ở thành Ba-la-nại, chày giã cũng chịu được, giã lại cũng chịu được. Giã, giã lại, càng tăng thêm sự mềm mại, màu sắc. Khế kinh Phật cũng như thế. Hỏi cũng nhẫn, đáp cũng nhẫn, hỏi và đáp càng tăng thêm sự mềm mỏng nơi công đức tốt đẹp của giới. Thế nên sự hỏi đáp một cách kiên trì thường thể hiện ở Khế kinh của Phật.

Hoặc nói: Khế kinh của Phật, vì mở bày sự mầu nhiệm. Khế kinh Phật nói: Ba việc này che đậy thì đẹp, mở ra thì không đẹp. Ba việc ấy là: Vô minh: Bà-la-môn nói với người nữ: Ba việc mở ra thì đẹp, che lại thì không đẹp. Thế nào là ba? Là ánh sáng mặt trời, mặt trăng, lời nói của Phật (Trích kinh: Tạp A-hàm). Đây nói là Khế kinh Phật vì mở bày cái đẹp, nên ở Khế kinh Đức Phật tạo ra chương.

Hỏi: Vì sao trước tạo chương, sau lập môn?

Đáp: Vì pháp đối trị địa, như người muốn trồng cây, trước hết phải cày xới đất, sau đó mới trồng cây. Người soạn kinh ấy cũng như thế. Pháp trị địa trước soạn chương, là phương pháp trồng cây, sau mới lập môn.

Hoặc nói: Vì phương pháp cơ bản, như người cất nhà, người ấy trước phải đào móng, sau đó mới dựng nhà. Người soạn kinh kia cũng như thế. Vì pháp cơ bản, nên trước soạn chương, lập pháp nhà, sau lập môn.

Hoặc nói: Vì pháp khuôn gỗ, như hình tượng, hình tượng của thầy, học trò của thầy, trước phải sửa chữa khuôn mẫu, sau đó mới lập chi tiết. Người soạn kinh cũng như thế. Phương pháp sửa chữa khuôn gỗ, trước phải soạn chương, pháp chi tiết, sau là lập môn.

Hoặc nói: Vì phương pháp vẽ, như họa sư, học trò học vẽ, trước phác họa theo kiểu mẫu, sau là vẽ màu trên vải. Người soạn kinh kia cũng như thế. Phương pháp của khuôn mẫu, là trước tạo vẽ màu trên vải, sau lập môn.

Hoặc nói: Vì phương pháp dùng chỉ xâu. Như thợ xâu tràng hoa khéo léo, học trò xâu tràng hoa, trước dùng dây chỉ, sau đó, kết thành mỗi thứ tràng hoa. Người soạn kinh kia cũng như thế. Phương pháp dùng chỉ xâu, trước tạo ra phương pháp kết tràng hoa chương, sau lập môn.

Hoặc nói: Hiện tôn pháp, Phật, Thế Tôn cũng lại như thế. Nói phân biệt pháp tức Đức Thế Tôn trước kia có nói: Vị Tỳ-kheo có sáu tụ giới, sáu xúc, bốn xứ (một là xứ chân đế, hai là xứ thí, ba là xứ tuệ, bốn là xứ hơi thở).

Mười tám ý hành, sau đó sẽ phân biệt: Đây là sáu giới, sáu xúc, bốn xứ, mười tám ý hành của Tỳ-kheo. Người soạn kinh kia cũng như thế. Người nói pháp, trước soạn ra chương, người phân biệt pháp, sau lập ra môn, đây nói là hiện tôn pháp.

Hoặc nói: Vì pháp hiện tu hành, nên như người tu hành kia, trước dùng tạo sắc của bốn đại, tạo ra chương xong, sau đó lại phá tan sắc vi tế. Người soạn kinh kia cũng như thế.

Sắc pháp của bốn đại tạo trước sau soạn chương, phá tan sắc pháp, sau đó lập môn, đây là nói pháp hiện tu.

Hoặc nói: Vì pháp hiện luận. Pháp của luận này trước hỏi, sau đáp. Thế nên vì pháp hiện luận, nên đây nói người soạn kinh kia, trước soạn chương, sau lập môn.

Hỏi: Vì sao Tôn giả soạn kinh kia, trước lập ba kiết, sau lập đến chín mươi tám sử?

Đáp: Vì trước đã nói: A-tỳ-đàm nói về tướng, phải cầu tướng của A-tỳ-đàm, không nên tìm thứ lớp. Khế kinh nên tìm thứ lớp. Vì sao? Vì phẩm này nói theo thứ lớp. Phẩm này, luật nói gốc, ngọn, nên tìm gốc ngọn. Nghĩa ấy do đâu sinh? Chỉ A-tỳ-đàm nói về tướng, nên tìm tướng của A-tỳ-đàm, không nên tìm thứ lớp.

Lại nữa, có thể nói sở dĩ Tôn giả soạn kinh, trước lập ba kiết, sau lập đến chín mươi tám sử, vì chỉ A-tỳ-đàm phần nhiều phá tán loạn, tụ hợp, ai có thể nói hết thứ lớp? Chỉ A-tỳ-đàm nói về tướng, nên cầu tướng, không nên cầu thứ lớp, trước sau không có.

Tôn giả Bà-Xa nói: Tất cả pháp nghi không trái. Nếu trước lập ba căn bất thiện, sau lập đến chín mươi tám sử, sử đó cũng sẽ có nỗi nghi ngờ này, cho nên tất cả pháp nghi không trái, trước sau không có.

Hoặc nói: Vì ý của người soạn kinh kia muốn thế. Như ta trước lập ba kiết, sau lập đến chín mươi tám sử, do đấy nên như thế.

Hoặc nói: Vì pháp tăng ích, nên trước hiện ba, sau bốn, năm, sáu, bảy, chín, chín mươi tám sử, cho nên vì pháp tăng ích.

Hoặc nói: Thứ lớp lập bốn quả Sa-môn, nên ba kiết hết hẳn, lập quả Tu-đà-hoàn, cho nên quả Tu-đà-hoàn ở trước lập ba căn bất thiện, ngoài ra đều lập quả Tư- đà-hàm, hết hẳn lập quả A-na-hàm, cho nên tiếp theo quả này, lập ba hữu lậu, vĩnh viễn dứt hết hữu lậu, lập quả A-la-hán. Thế nên sau quả A-la-hán, các dòng chảy (phiền não), ách, thọ, cho đến chín mươi tám sử. Tất cả sử này, nói rộng là hữu lậu, lậu có khác nhau, hữu lậu tăng. Ba hữu lậu này: là lưu, ách, thọ, đến chín mươi tám sử. Thế nên theo thứ lớp lập bốn quả Sa-môn.

Hoặc nói: Vì theo thứ lớp lập cây kiết, nên cây kiết trước hiện ba, sau hiện bốn, năm, sáu, bảy, chín, chín mươi tám sử. Thế nên người soạn kinh kia, trước lập ba kiết, sau lập đến chín mươi tám sử, nói rộng về chương xứ xong.

 

Phần Thứ Nhất: XỨ CỦA BA KIẾT

Ba kiết là Thân kiến, giới đạo, nghi.

Hỏi: Ba kiết có tánh gì?

Đáp: Thân kiến: Ba cõi có một loại. Về Giới đạo, ba cõi có hai loại, sáu thứ này. Về Nghi, ba cõi có bốn loại, mười hai loại này. Tổng cộng hai mươi mốt loại, là tánh của ba kiết. Tánh của ba kiết này đã gieo trồng các thứ hiện có nơi thân tướng một cách tự nhiên.

Đã nói về tánh rồi, sẽ nói về hành.

Hỏi: Vì sao nói là kiết? Nghĩa kiết thế nào?

Đáp: Ràng buộc là nghĩa của kiết, nghĩa khổ trói buộc là nghĩa của kiết, nghĩa chất độc lẫn lộn là nghĩa của kiết. Nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết: sự ràng buộc là kiết, kiết là ràng buộc.

Hỏi: Làm sao biết được?

Đáp: Vì có Khế kinh. Khế kinh ấy nói: Tôn giả Xá-lợi-phất hỏi Tôn giả Ma-ha Câu-hi-la: Hiền giả Câu-hi-la nghĩ sao? Mắt lệ thuộc sắc, hay sắc lệ thuộc mắt?

Đáp: Tôn giả Xá-lợi-phất! Không phải mắt lệ thuộc sắc, không phải sắc lệ thuộc mắt, cho đến ý, pháp không phải ý lệ thuộc pháp, không phải pháp lệ thuộc ý, chỉ vì trong ấy, hoặc dâm, hoặc dục là sự trói buộc của mắt, của sắc kia. Tôn giả Xá-lợi-phất! Ví như hai con bò: một đen, một trắng, một chiếc ách, một sợi dây cột lại với nhau. Tôn giả Xá-lợi-phất! Nếu có người nói thế này: Bò đen trói con bò trắng, bò trắng trói con bò đen. Tôn giả Xá-lợi-phất! Người kia nói có bình đẳng không?

Đáp: Không! Hiền giả Câu-hi-la!

Hỏi: Vì sao?

Đáp: Hiền giả Câu-hi-la! Chẳng phải con bò đen trói con bò trắng, không phải bò trắng trói con bò đen, mà chính là sự trói buộc của chiếc ách, và sợi dây là sự trói buộc của bò kia.

Đúng thế, Tôn giả Xá-lợi-phất! Không phải mắt trói buộc sắc, không phải sắc trói buộc mắt, cho đến ý, pháp, không phải ý lệ thuộc pháp, pháp không lệ thuộc ý, chỉ trong đây, hoặc dâm, hoặc dục là sự trói buộc của mắt, của sắc kia (Trích kinh: Tạp A-hàm). Đây là nói nghĩa ràng buộc là nghĩa của kiết.

Nghĩa khổ trói buộc là nghĩa của kiết: Tức kiết ở cõi Dục, chúng sinh cõi Dục, nỗi khổ trói buộc trong cõi Dục. Kiết ở cõi Sắc, chúng sinh ở cõi Sắc, nỗi khổ trói buộc nơi cõi Sắc. Kiết ở cõi Vô Sắc, chúng sinh ở cõi Vô Sắc, nỗi khổ trói buộc ở cõi Vô Sắc. Các kiết ở cõi Dục, người ở cõi Dục kia là tướng trói buộc. Trong nỗi khổ trói buộc không phải là niềm vui. Các kiết của cõi Sắc, Vô Sắc, người cõi đó là trạng mạo trói buộc, trong nỗi khổ trói buộc, không phải niềm vui. Đây là nói nghĩa khổ trói buộc là nghĩa của kiết.

Nghĩa độc hại xen lẫn là nghĩa của kiết: Chánh thọ của thế tục, chỗ sinh rất tốt đẹp, như giải thoát, trừ nhập, tất cả nhập, vì kiết vị Thánh dứt trừ là chất độc lẫn lộn. Như thức ăn rất ngon ngọt là chất độc xen lẫn, người trí tuệ có thể dứt bỏ, vì chất độc xen lẫn cũng thế, nơi sinh rất tốt đẹp là chánh thọ của thế tục, Bậc Thánh kia có thể dứt bỏ chất độc xen lẫn của kiết.

Đây là nói nghĩa trói buộc là nghĩa của kiết, nghĩa khổ trói buộc là nghĩa của kiết, nghĩa độc hại xen lẫn là nghĩa của kiết. Như trong Khế kinh Đức Phật nói: Ba kiết hết là Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Như tám mươi tám kiến mà A-tỳ-đàm đã nói, đã dứt hết là Tu-đà-hoàn, như ví dụ ao hoa. Khế kinh đã nói: Vô lượng khổ hết là Tu-đà-hoàn (Trích kinh: Tạp A-hàm). Vì sao nói ba kiết hết là Tu-đàhoàn?

Đáp: Vì đây là lời nói khác của Đức Thế Tôn, nói tóm tắt, vì muốn cho việc làm đi đôi với lời nói, nghĩa là Đức Thế Tôn vì giáo hóa chúng sinh.

Hoặc nói: Vì mọi người, vì quyến thuộc, vì đồ đựng (khí), vì giáo hóa. Chúng sinh kia là người tiếp nhận Phật hóa, có thể biện minh, nói ngần ấy việc.

Hoặc nói: Pháp mà Phật, Thế Tôn nói đều vì giáo hóa chúng sinh, như thầy thuốc điều trị lành các chứng bệnh, đều vì người bệnh. Thầy thuốc kia vì người bệnh, tra xét, chẩn đoán biết rõ căn bệnh, nói là tùy chứng bệnh cho thuốc, không nói là bệnh giảm ít, e bệnh sẽ không lành, cũng không nói chứng bệnh tăng, vì e dứt bỏ công sức, chỉ nói trung bình, vì muốn cho chóng khỏi. Như pháp mà Phật, Thế Tôn đã nói, đều vì mục đích giáo hóa. Đức Thế Tôn vì người tiếp nhận Phật hóa, biết thân, biết kiết sử xong, trao cho họ thuốc đạo, cũng không nói là thuyên giảm, vì e chứng bệnh kiết dây dưa không dứt, cũng không nói là chứng bệnh gia tăng, vì e phí công sức vô ích, mà chỉ nói trung bình.

Hoặc nói: Vì khuyến dụ tinh tiến để giáo hóa, vì để việc dễ thực hành, vì tận tụy nâng đỡ, giúp sức, trong đây, nên nói thí dụ về Bạt-kỳtử:

Có thuyết nói: Có Tỳ-kheo tên Bạt-kỳ-tử, ở trong giáo đoàn của Thế Tôn, làm Sa-môn. Đức Thế Tôn đã vì ông dần dần lập ra hai trăm năm mươi giới. Ông ta nghe xong, chán nản đến chỗ Thế Tôn, nói: Bạch Thế Tôn! Đức Thế Tôn lập ra hai trăm năm mươi giới, cứ nửa tháng sẽ khiến các đệ tử học, cúi mong Đức Thế Tôn xót thương, vì con không thể thực hành ngần ấy giới. Đức Thế Tôn đã khéo dùng lời khuyên không thô: Lành thay, lành thay! Bạt-kỳ-tử! Ông có thể thực hành ba giới là: Giới tăng thượng, ý tăng thượng và tuệ tăng thượng được không? Nghe Phật nói xong, Bạt-kỳ-tử hớn hở nghĩ rằng: “Ta có thể thực hành tốt ba giới này!” Nghĩ rồi, Bạt-kỳ-tử bèn nói: Vâng, bạch Thế Tôn! Con sẽ học. Bạch đấng Thiện Thệ! Con sẽ thực hành đầy đủ. Sau khi học ba giới kia, liền học dần dần tất cả biển giới!

Nếu Đức Thế Tôn vì giáo hóa như thế, nói tám mươi tám kiến đã dứt trừ hết, Tu-đà-hoàn dứt hết vô lượng khổ, là Tu-đà-hoàn. Tỳ-kheo kia nghe xong nhàm chán: Ai có thể phá tan tám mươi tám núi khổ này? Ai có thể nhổ được rễ của tám mươi tám gốc cây khổ này? Ai có thể lội qua tám mươi tám con sông khổ này? Ai có thể tát cạn tám mươi tám biển khổ này?

Như trong Khế kinh của Phật nói: Ba kiết hết là Tu-đà-hoàn. Người tiếp nhận Phật hóa kia vừa nghe xong, bèn nêu ước muốn: Ta có thể cắt đứt tốt ba kiết này. Khi dứt trừ ba kiết kia, sẽ dần dần dứt trừ hết tất cả các kiến, kiết. Đây là nói vì khuyến dụ tinh tiến để giáo hóa, vì để việc dễ thực hành, vì ra tay nâng đỡ, giúp sức, nên trong đây nói thí dụ về Bạt-kỳ-tử (xuất xứ từ Luật).

Hoặc nói: Tai hại đầy dẫy, lỗi nặng, nhiều đau khổ.

Hỏi: Thân kiến có những tai họa dữ dội nào?

Đáp: Thân kiến là gốc của sáu mươi hai kiến. Kiến là rễ của kiết, kiết là rễ của hành, hành là rễ của báo. Tất cả y báo của thế gian, y báo đã là báo vô ký của cõi trong sinh tử, thú hướng pháp thiện, thú hướng pháp bất thiện, thú hướng pháp vô ký.

Hỏi: Giới đạo có nhiều tai hoạn dữ dội nào?

Đáp: Trong giới đạo nẩy sinh các khổ hạnh.

Hỏi: Nghi có nhiều tai hại dữ dội nào?

Đáp: Vì quá khứ nên hoài nghi, do dự, vì vị lai nên hoài nghi, do dự, vì hiện tại nên do dự, nghi ngờ, trong đó, do dự, hoài nghi: Điều này thế nào? Sao nói việc này? Chúng sinh này từ đâu đến? Sẽ đi về đâu? Nhân nào? Cõi nào? Đây nói là tai hại dữ dội, lỗi lầm nặng, khổ đau nhiều.

Hoặc nói: Vì công đức, oán thù.

Hỏi: Thế nào là công đức?

Đáp: Là quả Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Quả kia sao gần, không gần kẻ oán?

Đáp: Là do ba kiết.

Hoặc nói: Khi chứng quả Tu-đà-hoàn, vì tạo ra chướng ngại, không cho vào cửa, làm người đứng như giữ cửa.

Hoặc nói: Là trái với ba môn giải thoát. Thân kiến kia trái với môn giải thoát Không, giới đạo trái với môn giải thoát Vô nguyện, nghi trái với môn giải thoát Vô tướng. Đây nói là trái với ba môn giải thoát. Vì lý do này, nên như thế.

Hoặc nói: Nói là dứt hết không còn sót, cho đến A-la-hán cũng có thân kiến tương tự mắc phải khổ. Vị tri trí dứt hẳn. Thân kiến kia đã hết, đã biết, cho đến A-la-hán cũng có tương tự. Như A-la-hán kia nghĩ rằng: Là y bát của ta, là đệ tử Sa-di của ta, là nhà của ta, vườn của ta, dường như có ngã. Giới trộm được đạo, trí vị tri đã dứt hẳn, giới đạo kia đã hết, đã biết, cho đến A-la-hán cũng có tương tự. Như A-la-hán kia đi khất thực, mặc y phấn tảo, ngồi ngoài trời, thọ mười hai tịnh hạnh của Sa-môn, giống như bậc tịnh hạnh.

Ngờ vực được đạo, trí vị tri hết hẳn. Người kia đã hết, đã biết, cho đến A-la-hán cũng có tương tự. A-la-hán kia đã thấy hai đạo mà nghi ngờ, chẳng biết đây có phải là đạo hay không! Thấy hai y mà ngờ vực chẳng biết đây có phải là y của ta, hay không? Thoáng trông thấy từ xa mà ngờ vực: Chẳng biết người ấy là nam, hay nữ, chớ nghĩ rằng: A-lahán nhất định không dứt hết lậu này, Tu-đà-hoàn còn dứt hết lậu, huống chi là A-la-hán.

Vì lẽ đó nên nói: Ba kiết hết, là Tu-đà-hoàn!

Hoặc nói: Hiện môn, hiện lược, hiện độ này, nếu có người kiến dứt trừ kiết, thì hoặc một thứ, hai thứ, bốn thứ. Thân kiến kia đã nói, nên biết đã nói một thứ. Giới đạo đã nói, phải biết đã nói hai thứ. Mặc dù không có hai kiết khác mà có thể đạt được hai thứ, nên biết đó là hai thứ của giới đạo và pháp tương ưng. Nghi đã nói, phải biết đã nói bốn thứ.

Hoặc nói: Nếu có người kiến dứt trừ kiết, hoặc Nhất thiết biến của giới mình, hoặc không phải Nhất thiết biến của giới mình. Thân kiến đã nói, phải biết đã nói Nhất thiết biến của giới mình. Giới đạo nghi đã nói, phải biết là đã nói, chẳng phải Nhất thiết biến của giới mình.

Hỏi: Vì sao nói một Nhất thiết biến của giới mình, hai không phải Nhất thiết biến của giới mình?

Đáp: Nếu người kia không phải kiết Nhất thiết biến của giới mình,

hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu, thì giới đạo, thân kiến kia đã nói, nên biết đã nói duyên hữu lậu. Nghi đã nói, nên biết đã nói duyên vô lậu. Như Nhất thiết biến của giới mình không phải Nhất thiết biến của giới mình.

Như thế, Nhất thiến biến của địa mình, chẳng phải Nhất thiết biến của địa mình, duyên của giới mình chẳng phải là duyên của giới mình, duyên của địa mình không phải là duyên của địa mình, đều phải biết.

Nếu có người kiến dứt kiết, hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu, giới đạo, thân kiến kia đã nói, nên biết, đã nói duyên hữu lậu. Nghi đã nói, phải biết, đã nói duyên vô lậu.

Hỏi: Vì sao hai duyên hữu lậu, một duyên vô lậu?

Đáp: Nếu có người kiết duyên hữu lậu, hoặc Nhất thiết biến của giới mình chẳng phải Nhất thiết biến của giới mình. Thân kiến kia đã nói, nên biết đã nói Nhất thiết biến của giới mình. Giới đạo, nghi đã nói, phải biết đã nói không phải Nhất thiết biến của giới mình.

Như duyên hữu lậu, duyên vô lậu, như thế cạnh tranh – không cạnh tranh, thế gian, xuất thế gian, tru, không trụ, dựa vào dục, không dựa vào dục, đều nên biết.

Nếu có người kiến dứt kiết, hoặc duyên hữu vi, hoặc duyên vô vi, thân kiến, giới đạo kia đã nói, phải biết đã nói duyên hữu vi. Nghi đã nói, phải biết đã nói duyên vô vi.

Như duyên hữu vi, duyên vô vi, như thế, duyên hữu thường, duyên vô thường, duyên không hằng, duyên có hằng, duyên có dừng, duyên không dừng lại, đều phải biết.

Hoặc nói: Nếu người có kiến dứt kiết, hoặc kiến tánh, không phải kiến tánh, thân kiến, giới đạo kia đã nói, nên biết đã nói kiến tánh. Nghi đã nói, phải biết đã nói chẳng phải kiến tánh. Như kiến tánh, không phải kiến tánh, như thế, quán, chẳng quán, hạnh, chẳng phải hạnh, kiên trì, chẳng kiên trì, cầu, không cầu, chuyển, không chuyển, đều phải biết. Thế nên nói hiện môn, hiện lược, hiện độ.

Do đấy, nên nói ba kiết hết là Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn, hay lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn? Nếu bắt đầu được đạo là Tu-đà-hoàn, chỉ ứng với điều thứ tám của Tu-đà-hoàn. Thứ tám là kiên tín, kiên pháp, Tu-đà-hoàn kia bắt đầu được đạo, đạo của kiên tín, đạo của kiên pháp. Nếu bắt đầu được quả là Tu-đà-hoàn, thì người ứng với việc đoạn dứt dục và ái dục gấp bội. Người kia bắt đầu được quả, quả Tư-đà-hàm, quả A-na-hàm.

Soạn luận này xong. Nói rằng: Lúc mới bắt đầu được đạo là Tuđà-hoàn.

Hỏi: Nếu như vậy, ứng với điều thứ tám là Tu-đà-hoàn. Người kia lúc mới được đạo, vào đạo, kiên tín, kiên pháp kia dù mới được đạo là bắt đầu vào khổ.

Hoặc nói: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn. Nếu kiến dứt trừ kiết, hết hẳn, đã biết trái với nhẫn, đã hết, đã biết tà kiến dứt hẳn.

Hoặc nói: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn. Vì người Hữu tưởng, vì có thể nói là con người, vì nêu bày rõ cả nhân, pháp.

Hoặc nói: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn, vì tư duy đạo, vì quả gồm nhiếp đạo, vì đạo chưa biết trí.

Hoặc nói: Lúc mới đạo là Tu-đà-hoàn, nếu quyết đoán được ba việc:

  1. Được đạo chưa từng được.
  2. Bỏ đạo đã từng được.
  3. Hết kiết, được một vị.

Hoặc nói: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn, nếu quyết đoán được năm việc:

  1. Được đạo chưa từng được.
  2. Bỏ đạo đã từng được.
  3. Kiết hết, được một vị.
  4. Được tám trí.
  5. Cùng lúc tu mười sáu hạnh.

Hoặc nói: Lúc mới được đạo là Tu-đà-hoàn, có thể có sinh.

Lại có thuyết nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Nếu vậy, dục gấp bội hết, ái dục hết, lẽ ra là Tu-đà-hoàn, Tu-đà-hoàn kia mới được quả, là quả Tư-đà-hàm, hay quả A-na-hàm?

Đáp: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì mới giải thoát, vì đầu tiên được độ, vì đầu tiên trụ quả.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì theo thứ lớp, vì bị ràng buộc, vì không vượt qua thứ lớp.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì quả của bốn hướng, bốn trụ.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì là bốn cặp, tám chiếc.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì chưa được tăng hạnh, còn chưa được tăng hạnh, tức là đạo thế gian chưa hết mà được quả.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn, vì không khác nhau.

Không khác nhau, nghĩa là cũng như đạo thế gian ở trên, chưa hết mà được quả.

Hoặc nói: Lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn. Nếu đạo quả không hư hoại, thì địa cũng không hư hoại. Đạo không hư hoại, nghĩa là hoàn toàn là đạo vô lậu được quả. Địa không hư hoại, nghĩa là dựa vào vị lai được, chẳng phải quả A-la-hán khác: Dù đạo không hư hoại, hoàn toàn là đạo vô lậu được quả, nhưng địa vô lậu kia hư hoại, dựa vào chín địa vô lậu, được quả Tư-đà-hàm. Nghĩa là dù địa không hư hoại, dựa vào vị lai được, không phải địa khác, nhưng đạo kia hư hoại, đạo vô lậu của thế gian được quả, quả A-na-hàm: Đạo cũng hư hoại, địa cũng hư hoại. Đạo hư hoại, nghĩa là đạo vô lậu của thế gian được quả. Địa hư hoại, nghĩa là dựa vào sáu địa được. Đạo quả Tu-đà-hoàn này cũng không hư hoại, địa cũng không hư hoại. Do đó, nên mới được quả là Tu-đà-hoàn.

Lại có thuyết nói: Cũng không phải lúc mới được đạo là Tu-đàhoàn, cũng không phải lúc mới được quả là Tu-đà-hoàn?

Hỏi: Nếu như vậy, thì làm thế nào?

Đáp: Vì quả Tu-đà-hoàn kia, là pháp Tu-đà-hoàn, nên gọi là nhân. Như thang thuốc, vì do thuốc nên gọi là thang thuốc, vì do bơ, nên gọi là bình tô, vì do mật, nên gọi là bình mật.

Cũng thế, pháp Tu-đà-hoàn kia do quả Tu-đà-hoàn nên là Tuđà-hoàn. Do pháp, nên gọi là nhân, như thang thuốc. Tu-đà-hoàn: tám Thánh đạo, gọi là nước, là nhập đạo Thánh, do đó nên gọi là Tu-đàhoàn.

Hỏi: Như Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán vào nước Thánh đạo, vì sao không gọi là Tu-đà-hoàn?

Đáp: Bắt đầu tiếp nhận danh hiệu, mới dùng phương tiện để độ. Vì lý do đó, nên gọi Tu-đà-hoàn, chứ không phải Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Không rơi vào pháp ác: Là không bao giờ rơi vào ba đường ác.

Hỏi: Như Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, cũng không rơi vào pháp ác. Vì sao chỉ nói, Tu-đà-hoàn không rơi vào pháp ác, mà không phải là quả vị khác?

Đáp: Vì mỗi quả vị đều có khác nhau, nên Tu-đà-hoàn này không rơi vào pháp ác, là sự khác nhau. Tư-đà-hàm một lần qua lại (Nhất lai) là sự khác nhau. A-na-hàm không trở lại cõi Dục (Bất hoàn) là sự khác nhau. A-la-hán không trở lại cõi hữu (sinh tử), là sự khác nhau. Đây nói là vì mỗi quả vị đều khác nhau, nên chỉ nói một Tu-đà-hoàn, gọi là không rơi vào pháp ác, không phải Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán.

Hỏi: Như người phàm phu cũng không rơi vào pháp ác. Vì sao nói bậc Thánh không rơi vào pháp ác?

Đáp: Vì Phàm phu kia không nhất định nên rơi vào pháp ác, hoặc không rơi vào pháp ác, bậc Thánh này hoàn toàn không rơi vào pháp ác, không có một vị Thánh nào rơi vào pháp ác. Như phàm phu kia không nhất định, vì thế bậc Thánh, không rơi vào pháp ác không phải phàm phu. Định, nghĩa là nhóm chánh định, trụ, nên gọi là định. Nên nói Tu-đà-hoàn nhất định, nhập Niết-bàn, biến dịch, hướng đến chánh giác là tận trí, vô sinh trí gọi là giác. Bậc Tu-đà-hoàn kia dựa vào trí tuệ này nên có hướng, có thú, có lạc, có dục. Thế nên nói hướng đến chánh giác, còn bảy lần trở lại hữu.

Hỏi: Như vậy, cuối cùng có mười bốn lần trở lại hữu, cuối cùng có hai mươi tám lần trở lại hữu. Nếu lấy số bản hữu, thì bản hữu trên trời có bảy, nhân gian bảy, đây là mười bốn. Nếu lấy số Trung ấm của bản hữu, thì bản hữu trên trời bảy, Trung ấm bảy, bản hữu của nhân gian bảy, Trung ấm bảy, là hai mươi tám.

Vì sao nói cuối cùng bảy lần trở lại hữu là Tu-đà-hoàn?

Đáp: Vì pháp đáng lý là bảy, nên không quá bảy. Vì mỗi cõi, nên Đức Thế Tôn nói cuối cùng là bảy lần trở lại hữu là Tu-đà-hoàn.

Nếu bản hữu trên trời bảy, Trung ấm bảy, bản hữu của nhân gian bảy, Trung ấm bảy, tất cả lần trở lại hữu kia, đều không quá bảy. Do đó, nên Đức Thế Tôn nói: Cuối cùng bảy lần trở lại hữu, là Tu-đà-hoàn. Như Khế kinh khác nói: Bốn Thánh đế, ba lần chuyển mười hai hành, lẽ ra không phải ba lần chuyển mười hai hành, mà phải mười hai lần chuyển, có bốn mươi tám hành; Chỉ vì ba lần chuyển mười hai pháp, không quá ba lần chuyển, mười hai hành. Vì quán mỗi đế, nên Đức Thế Tôn nói bốn Thánh đế, ba chuyển, mười hai hành. Như Khế kinh khác nói: Bảy xứ của Tỳ-kheo, nếu quán nghĩa của ba thứ sẽ nhanh chóng trong pháp này được lậu tận. Ở đây, không thích ứng bảy xứ. Nếu thích ứng thì có ba mươi lăm xứ thiện, cũng có vô lượng xứ thiện. Vì chỉ bảy pháp, nên không quá bảy quán. Vì mỗi ấm, nên Đức Thế Tôn nói: Bảy xứ thiện của Tỳ-kheo, quán ba thứ, nhanh chóng trong pháp này được lậu tận. Như Khế kinh khác nói: Tỳ-kheo! Ta sẽ nói pháp cho nghe. Có hai: mắt và sắc, tai và tiếng, mũi và mùi hương, lưỡi và vị, thân và xúc chạm, ý và pháp. Đây đúng ra không tương ưng với một lần hai mà tương ưng sáu lần hai, chỉ vì hai pháp, nên không quá hai quán, vì mỗi nhập, vì mắt và sắc, cho đến ý và pháp, nên Đức Thế Tôn nói: Tỳ-kheo!

Ta sẽ nói pháp cho nghe, có hai.

Như thế, nếu bản hữu trên cõi trời có bảy, trung ấm có bảy,bản hữu của nhân gian có bảy, trung ấm có bảy thì tất cả không quá bảy, vì mỗi đường, vì cõi trời, vì cõi người, nên Trung ấm bảy, vốn có bảy, cho nên mỗi đường Đức Thế Tôn nói: Cuối cùng bảy lần trở lại hữu là Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Vì sao Tu-đà-hoàn, cuối cùng bảy lần trở lại hữu, cũng không thêm bớt?

Đáp: Tôn giả Bà Xa nói: Tất cả pháp có nghi đều không trái. Hoặc thêm, hoặc bớt, nghĩa là pháp kia cũng sẽ có nỗi ngờ vực vầy, cho nên nói: Tất cả pháp nghi không trái.

Hoặc nói: Vì pháp kia ngang bằng với nhân báo. Như pháp kia ngang bằng với nhân báo, tất nhiên quả báo lẽ ra phải như thế, cho nên nói là pháp kia ngang bằng với nhân báo.

Hoặc nói: Vì sức của hành, nên Tu-đà-hoàn phải bảy lần sinh trở lại hữu (sinh tử), nhờ năng lực của Thánh đạo, nên không đến tám. Như người bị rắn cắn bước bảy bước đi. Người kia vì nhờ sức của bốn đại, nên có thể đi bảy bước, vì ngấm nọc độc, nên không đến bước thứ tám.

Cũng thế, vì hạnh của Tu-đà-hoàn, nên sinh bảy hữu, nhờ năng lực của Thánh đạo, nên không đến tám. Vì vốn có bảy, thế nên trong mỗi cõi, Đức Thế Tôn nói cuối cùng bảy lần trở lại hữu là Tu-đà-hoàn.

Hỏi: Vì sao Tu-đà-hoàn cuối cùng bảy lần trở lại hữu, cũng không thêm bớt?

Đáp: Tôn giả Bà Xa nói: Vì tất cả pháp có nghi đều không trái. Nếu có thêm, bớt, cũng có nỗi nghi ngờ này, cho nên nói tất cả pháp nghi không trái.

Hoặc nói: Vì pháp kia ngang bằng với nhân báo, nên như pháp kia ngang bằng với nhân báo, vì quả báo ngang bằng, lẽ ra phải thế. Vì vậy nên nói là pháp kia ngang bằng với nhân báo.

Hoặc nói: Nhờ năng lực của hành, nên Tu-đà-hoàn sinh bảy hữu, nhờ năng lực của Thánh đạo, nên không đến tám, như người bước đi bảy bước thì bị rắn cắn. Người ấy do năng lực của bốn đại, nên có thể bước đi bảy bước, vì sức ngấm của nọc độc, nên không bước đến bước thứ tám. Cũng thế, vì hạnh của Tu-đà-hoàn, nên sinh bảy hữu, nhờ năng lực của Thánh đạo, nên không đến tám. Vì thế, nên có bảy nơi sinh.

Hoặc nói: Tu-đà-hoàn kia nếu tám lần sinh, sẽ không có Thánh đạo. Nếu Tu-đà-hoàn sinh đến tám hữu thì sự kiến đế của họ đã không phải là kiến đế, sự đắc quả đã không phải là đắc quả, hạnh bằng nhau đã bị cho là hạnh không bằng nhau, người được làm bậc Thánh đã bị cho là người phàm: không nói là có lỗi. Do đó, nên Tu-đà-hoàn không sinh đến tám hữu (sinh tử).

Hoặc nói: Vì sự hiện hữu trong thế gian. Sự hiện hữu trong thế gian, nghĩa là đến bảy đời, gọi là thân, nếu đến tám thì không phải thân. Như thế, nếu Tu-đà-hoàn sinh đến tám lần, thì trong pháp Phật như số sát sông Hằng, sẽ xa lìa người khác, không thân cận, không nói là có lỗi. Do đó, nên Tu-đà-hoàn không sinh đến tám lần. Nếu cuối cùng Tuđà-hoàn đủ bảy lần sinh nơi cõi trời, bảy lần sinh trong nhân gian, thì thuyết nói trung bình kia là chỉ Tu-đà-hoàn có sự khác biệt bảy lần sinh trên cõi trời, nhân gian sáu, cõi trời sáu, nhân gian năm, cõi trời năm, nhân gian bốn, cõi trời bốn, nhân gian ba, cõi trời ba, nhân gian hai, cõi trời hai, nhân gian một, chỉ vì Tu-đà-hoàn sinh trên cõi trời bảy lần, nhân gian bảy lần, trong đó nói nếu nảy lần hoàn.

Hỏi: Bảy chỗ đầy đủ nào của Tu-đà-hoàn?

Đáp: Hoặc có thuyết nói: Nếu thân được quả Tu-đà-hoàn, thì thân người đó sẽ được tính trong bảy lần.

Hoặc có thuyết nói về số, hoặc có thuyết không nói về số. Thuyết nói về số, nói: Nếu ở trên trời được quả sẽ nhập Niết-bàn ở nhân gian, được quả ở nhân gian nhập Niết-bàn ở trên cõi trời. Thuyết không nói về số nói: Ở trên trời được quả nhập Niết-bàn trên trời, ở nhân gian được quả nhập Niết-bàn ở nhân gian.

Có người nói như thế này: Nếu trong thân được quả Tu-đà-hoàn, thì thân người ấy sẽ không được kể trong bảy lần Hỏi: Vì sao?

1. Nhân gian vốn có bảy, trong ấm có bảy,

Đáp: Vì nếu quả Tu-đà-hoàn đã được trong thân người kia, thì chính là lúc ấm phàm phu đang ở trong thân người đó. Nếu thân này được kể là một trong bảy lần thì phải có đến số hai mươi bảy, không nên hai mươi tám.

Nếu vậy thì sẽ trái với thuyết đã lập, thuyết ấy nói: Hai mươi tám hữu kia sinh qua hậu hữu. Về sau, dựa vào chỗ được thân sau, được công dụng của đạo vô lậu dứt hết kiết khác, không nói là có lỗi, là thân Tuđà-hoàn kia không kể là một trong bảy lần sinh.

Hỏi: Bảy lần sinh hữu là Tu-đà-hoàn. Trong sáu lần sinh, Thánh đạo hiện ở trước, hay không hiện ở trước? Nếu hiện ở trước vì sao không nhập Niết-bàn? Còn nếu Thánh đạo không hiện ở trước, thì ý của Tôn giả kia lẽ ra không có Thánh đạo để soạn luận này xong?

Đáp: Có thuyết nói Thánh đạo hiện ở trước.

Hỏi: Vì sao không nhập Niết-bàn?

Đáp: Vì Tu-đà-hoàn kia chuyển vận niềm vui, vì năng lực hành của thế gian, nên không nhập Niết-bàn.

Hỏi: Cuối cùng bảy lần sinh hữu là Tu-đà-hoàn, cuối cùng đầy đủ bảy. Đức Phật chưa ra đời, Tu-đà-hoàn kia là bạch y nhập Niết-bàn là thế nào?

Đáp: Không đúng! Vì Tu-đà-hoàn kia nhất định là xuất gia nhập Niết-bàn. Tu-đà-hoàn kia cũng như thế, hoặc năm trăm, hoặc một ngàn Bích Chi Phật đang ở trong hang núi của vị tiên, vốn đều là Thanh Văn. Cho nên nói cuối cùng bảy lần sinh hữu.

Bảy lần sinh trên cõi trời, nhân gian: Từ trời đến người, từ người đến trời. Như người từ vườn đến vườn, từ lễ hội này đến lễ hội nọ, Tuđà-hoàn kia cũng như thế. Từ trời đến người, từ người đến trời, cho nên nói bảy.

Sinh qua người, trời: Qua, nghĩa là Trung ấm, sinh nghĩa là bản hữu, nên nói là sinh qua.

Biên khổ của tín:

Hỏi: Biên khổ: Nên nói là ở giữa, hay nói là ngoài? Nếu nói ở giữa, lẽ ra không có biên vực của khổ. Nếu nói là ngoài, thì sự hiện hữu của thế gian kia làm sao hiểu được? Như chiếc thẻ vàng, ở đầu cũng vàng, ở giữa cũng vàng, ở cuối cũng vàng. Cũng thế, Tu-đà-hoàn, đầu tiên cũng khổ, chính giữa cũng khổ, sau cũng khổ.

Hỏi: Vì sao có biên khổ?

Đáp: Soạn luận này xong, có thuyết nói: Ấm sau cùng của A-lahán là biên khổ một.

Đáp: Có biên khổ như thế, nghĩa là không còn nhận các khổ, không còn vướng mắc các khổ, không còn làm duyên cho nỗi khổ nữa.

Hỏi: Nếu Niết-bàn diệt tận là biên khổ, thì thí dụ làm sao hiểu?

Đáp: Việc này không cần hiểu, vì điều đó cũng không phải Khế kinh, không phải Luật, không phải A-tỳ-đàm. Không nên lấy ví dụ thế gian để làm hư hoại lời nói của Hiền Thánh, vì việc của thế gian khác, việc của Hiền Thánh khác.

Tạo ra biên khổ: Nỗi khổ, nghĩa là năm thịnh ấm. Nỗi khổ ấy là biên, tối biên, biên sau. Cho nên nói: Tạo ra biên khổ. Nói rộng về phạm vi của ba kiết đã xong.