LUẬN HIỂN DƯƠNG THÁNH GIÁO
Vô Trước Bồ-tát tạo luận
Tam tạng pháp sư Huyền Trang dịch
Nguyên Hồng dịch tiếng Việt
QUYỂN 13
Phẩm 2- 9: NHIẾP TỊNH NGHĨA
Nghe, nghĩa là pháp sư thuyết chính pháp, yên lặng lắng nghe khiến trụ tâm cung kính không điên đảo.
Hỏi: Sao gọi là yên lặng?
Đáp: Hoặc vì do một nhân, hoặc cho đến 10 nhân.
Một nhân, nghĩa là vì cung kính nghe chính pháp, hiện chứng lợi ích và an lạc. Trong này hoặc có lợi ichs mà chẳng phải an lạc, hoặc an lạc mà chẳng phải lợi ích, cho đến 4 câu, như nói trong pháp thụ Bồ-tát địa.
Hai nhân, nghĩa là khéo kiến lập tất cả pháp. Khéo kiến lập là lìa lỗi lầm, đủ đại nghĩa, lại vì người nói người nghe mau chóng chứng đắc quả Sa-môn. Nếu không được vậy thì người thuyết pháp lập ngôn luận suông mà luống phế bỏ nghiệp của mình. Còn người nghe pháp thì mệt mỏi vô ích chẳng chứng đắc được gì.
Ba nhân, nghĩa là chính pháp có thể khiến xả bỏ nẻo ác đước nẻo thiện, là nhân mau chóng dẫn đến Niết-bàn. Ba việc như vậy cung kính lắng nghe mới có thể chứng đắc.
Bốn nhân, là: 1. Khi cung kính lắng nghe, khéo hiểu rõ các pháp trong khế kinh. 2. Như vậy chính pháp có thể khiến hữu tình xả bỏ các pháp bất thiện, giữ lấy các pháp thiện. Nếu biết khéo nghe pháp tức có thể siêng năng tinh tiến hoặc xả hoặc thụ. 3. Do xả thụ nên lìa bỏ các ác nhân chiêm cảm khổ quả. 4. Do đây thụ xả nhân thiện ác nên mau chứng tịch diệt.
Năm nhân, là Bạc-già-phạm thuyết chính pháp có do tự, có xuất ly, có y thú, có dũng mãnh, có thần biến, 5 thứ như vậy. Nếu rộng phân biệt thì như trong phần Nhiếp dị môn.
Lại có 5 nhân nghe chính pháp là: Tôi sẽ nghe chỗ chưa nghe. Tôi sẽ nghe cái đã nghiên cứu. Tôi sẽ đoạn trừ nghi tâm. Tôi sẽ điều phục các kiến chấp. Tôi sẽ dùng tuệ thông đạt các nghĩa sâu xa. Phật Bạc-già-phạm nói: “Năm nhân này hiển thị phương tiện cứu cánh của văn, tư, tu 3 thứ diệu tuệ. Hai nhân đầu hiển thị văn tuệ. Hai nhân giữa hiển thị tư tuệ. Một nhân sau hiển thị tu tuệ.
Sáu nhân, là: 1. Vì muốn kính báo đáp ân đức của Đại sư. Nghĩa là Phật Thế Tôn vì chúng ta nên tu hành khổ hạnh vô lượng hạnh khó làm cầu được pháp này. Sao nay không chịu lắng nghe. 2. Quán tự nghĩa lợi. Nghĩa là chính pháp của Phật có hiện nghĩa lợi. 3. Cứu cánh xa lìa tất cả nhiệt não. 4. Khéo thuận chính lý. 5. Dễ có thể thấy rõ. 6. các người thông tuệ, nội chứng thì biết.
Bảy nhân, nghĩa là 7 chính pháp như kinh nói: “Ta phải tu tập 7 thứ chính pháp”. Nghĩa là biết pháp, biết nghĩa, cho đến biết Bổđặc-già-la tôn ti.
Tám nhân, là: 1. Phật pháp dễ được, cho đến vì Chiên-đồ-la v.v… mà khai thị. 2. Dễ tu học. Đi đứng nằm ngồi đều có thể tập được. 3. Dẫn phát nghĩa lợi. Nghĩa là có thể dẫn đến quả thế gian và xuất thế gian. 4. Sơ thiện. 5. Trung thiện. 6. Hậu thiện. 7. Cảm quả hiện lạc. 8. Dẫn đến quả hậu lạc.
Chín nhân, nghĩa là có thể thoát khỏi 9 thứ bức bách: 1. Có thể ra khỏi lao ngục lớn sinh tử. 2. Vĩnh viễn đoạn trừ sự trói buộc kiên cố của tham v.v…3. Xô ngã 7 thứ cội gốc của nghèo khổ lớn và xây dựng 7 thứ giàu có lớn. 4. Siêu độ thiện hạnh lắng nghe chính pháp, vì cơ kiệm nên xây dựng sự sung túc. 5. Diệt vô minh tối tăm khởi tuệ sáng suốt. 6. Vượt qua 4 dòng nước xiết lên bờ Niết-bàn. Đối trị các bệnh phiền não bên trong. 8.Giải thoát tất cả lưới tham ái. 9. Có thể độ các hành động tạp nhiễm như rừng rậm, như đồng nội lưu chuyển từ vô thủy. Trong các ngục tù, ngục tù sinh tử là đứng đầu, cho nên nói đầu tiên.
Mười nhân, là: 1. Cung kính lắng nghe pháp Như Lai rồi, được năng lực tư duy lựa chọn, do đó có thể thụ nghe pháp nghĩa lợi, như pháp cầu tài không dùng phi pháp, tuy lại thụ dụng phải thấy tội lỗi sâu sắc. 2. Khéo biết xuất ly. Nghĩa là mất mác của cải không lo không buồn cũng không than oán, cho đến nói rộng, quyến thuộc lìa tan không phiên quá đau thương, nếu gặp bệnh nặng cũng không sầu não. 3. Thấy sâu sắc rằng các dục có nhiều tội lỗi, và thấy xuất ly là công đức vượt trội hơn hết. Xuất gia nhập đạo, không tham đắm chỗ nằm v.v…cho đến chứng được các tĩnh lự vi diệu. 4. Cung kính lắng nghe chính pháp không điên đảo. Có thể thuận chứng, hiểu rộng lớn rất sâu, tương tự rất sâu các pháp duyên khởi. Lại có thể dẫn phát thiện căn rộng lớn hoan hỷ xuất ly. Như Bạc-già-phạm nói: “Thánh đệ tử của ta chuyên tâm từ tai lắng nghe chính pháp, có thể đoạn 5 pháp, có thể tu 7 pháp mau chóng viên mãn.” 5. Các thánh đệ tử cung kính nghe pháp, có những tập khởi nào đều chuyển thành diệt. 6. Hiểu chính pháp rồi xa lìa trần cấu, ở trong các pháp sinh chính pháp nhãn. 7. Có thể dẫn nhiếp tối thắng tư lương chứng quả dự lưu, cho đến chứng đắc quả A-la-hán và có thể dẫn nhiếp tối thắng tư lương quả A-la-hán. 8. Có thể khéo dẫn nhiếp tư lương của Độc Giác. 9. Có thể khéo dẫn nhiếp tư lương của vô thượng chính đẳng Bồ-đề. 10. Dẫn phát tĩnh lự , đẳng trì, đẳng chí, đẳng định của tất cả thế xuất thế gian.
Tán Phật có đại lược và rộng. Nghĩa là người thuyết pháp khi nói chính pháp phải tán Phật trước. tán Phật có 2 loại là đại lược và rộng.
Tán đại lược có 5 thứ: 1. Diệu sắc. 2. Tịch tĩnh. 3. Thắng trí. 4. Chính hạnh. 5. Oai đức.
Diệu sắc là 32 tướng đại trượng phu và 80 thứ tùy hình hảo. Tịch tĩnh là khéo giữ gìn các căn môn và vĩnh viễn nhổ bỏ phiền não tập khí. Thắng trí là không quái ngại thế pháp và phi thế phápbcủa quá khứ vị lai hiện tại. Chính hành là tự tha lợi lạc chính hành viên mãn. Oai đức là thần thông du hý của Như Lai.
Lại có 6 thứ lược tán Như Lai là: Đức viên mãn, lìa cấu nhiễm, không uế trược, không sánh bằng, chỉ lợi chúng sinh làm nghiệp, nghiệp dụng này được tự tại.
Phân biệt rộng này như trong phần Nhiếp quyết trạch, rộng là rộng khen Như Lai vô biên công đức. Như nói Bac-già-phạm có vô biên danh xưng, vô lượng đức, có thể thí quang minh, phts trí sáng,có thể trừ tối tăm, vĩnh diệt tối tăm vô trí, thành tựu minh nhãn, đủ tam nhãn, thấy thắng nghĩa đế, thông suốt các thánh đế không sánh bằng, thành tựu giới cấm, đầy đủ Thi-la tăng thượng tịnh.
Lại nói Bạc-già-phạm là lưỡng túc tôn, là hơn cả trong các điều ngự, là đặc biệt đẹp đẽ trong chúng Sa-môn, là trân bảo khó được trong thế gian.
Lại nói Bạc-già-phạm là người thương mọi vật, yêu hữu tình, thích làm việc nghĩa, cầu lợi vật, thương yêu hiện tiền.
Lại nói Bạc-già-phạm là con mắt, là trí tuệ, rõ thấu chân lý, đối với nghĩa rất sâu quyết định làm rõ, phàm làm việc gì đều theo nghĩa chuyển.
Lại nói Bạc-già-phạm có thể chứng tất cả chỗ chưa chứng nghĩa, bởi trước chứng 8 chi thánh đạo, chứng tự nhiên, lập thánh phạm hạnh chưa từng lập.
Lại nói Bạc-già-phạm là người biết thánh đạo, là người làm rõ thánh đạo, là người nói thánh đạo, là người dẫn dắt đến thánh đạo.
Lại nói Bạc-già-phạm là sư tử trong loài người vì lìa sợ hãi, là bò chúa trong loài người vì ngự trị đại chúng, là người điều khiển trong loài người vì là đứng đầu của chúng, là vua rồng trong loài người vì không sai lầm, là ngựa tốt trong loài người vì tâm điều thuận, là vượt trội trong loài người vì dòng họ gia tộc nhan sắc đều vượt hơn chúng, là cao tột trong loài người vì giới hạnh trí tuệ oai đức vượt hơn các người, là hoa sen trong loài người vì không bị nhiễm 8 pháp thế gian, vì không bằng không sánh bằng hoàn toàn không sánh bằng , với quá khứ vị lai hiện nay không có ai sánh bằng các Thiện thệ. Đứng nhất trong các hữu tình vì tối thượng, trên Đại tiên vì Thi-la, vì thời gian lâu tích tập các phạm hạnh, vì chứng pháp chứng của Đại tiên xưa. Tối thắng là vì điều phục tất cả phiền não thiên ma ngoại đạo, vì Mâu-ni không có tất cả trạo cử ngạo mạn, vì cùng 3 tịch tĩnh tương ưng đầy đủ, vì không thể dẫn đoạt tất cả sinh mạng, và các dị luận không thể đoạt lấy, vì tắm gội sạch các ác, vì đến bờ kia siêu việt tất cả Tát-ca-da.
Lại nói Như Lai, ứng cúng, chính đẳng giác, minh hành viên mãn, thiện thệ, thế gian giải, vô thượng trượng phu, thiện điều ngự sĩ, thiên nhân sư, Phật, Bạc-già-phạm.
Lại nói bạch pháp viên mãn nhất thiết trí, là chủ của chính pháp, là pháp không quên mất, là hữu tình kiên thắng, tất cả khổ vui không ràng buộc làm nhiễu loạn tâm.
Lại nói là người khéo điều phục mật hộ căn môn đầy đủ, là người tịch tĩnh vì thụ tịnh Thi-la đầy đủ, là người an ổn vì đã vào quyết định địa, là người Bát Niết-bàn vì đã chứng Bồ-đề, là người nhổ mũi tên độc vì vĩnh viễn nhổ bỏ tất cả mũi tên tham ái.
Lại nói là người điều phục tất cả những gì không điều phục, là người tịch tĩnh tất cả những gì không tịch tĩnh. Như trước đã nói, là người an ổn tất cả những gì không an ổn, có khả năng khéo kiến lập các phàm phu v.v… khiến chứng quả dự lưu, nhất lai v.v..
Lại nói là người không xiềng xích, là người ra khỏi hầm lửa, là người vượt qua hào sâu, là người chế ngự bdục vọng, là người không lay động nghiêng ngã, là người xô ngã cờ kiêu mạn, là người đại thường trụ.
Lại nói là Đại A-la-hán, vĩnh viễn hết các lậu, như trước đã nói rộng, cho đến hết các hữu kết.
Lại nói vĩnh viễn đoạn trừ 5 phần, thành tựu 6 phần. Như vậy nói rộng cho đến tích tụ thuần thiện vô thượng trượng phu.
Lại nói là người biết rõ pháp, cho đến là người biết rõ Bổ-đặcgià-la tôn ti.
Lại nói là Đại Sa-môn, Đại Bà-la-môn, là ly cấu, vô cấu, lương y, thương chủ, thắng quan sát, thế gian nương dựa, chúng sinh tôn kính. Trong đây ly cấu là vì đoạn phiền não chướng. Vô cấu là vì đoạn trừ sở tri chướng. Lại nữa, vĩnh viễn nhổ bỏ tập khí nên gọi vô cấu. Ngày đêm 6 lần quan sát nên gọi thắng quán sát.
Lại nói là người thanh tịnh tất cả các thứ thiện, là người tướng đại trượng phu và tùy hình hảo trang nghiêm thân, là người đại lực đầy đủ 10 sức mạnh, là người không sợ sệt, đủ 4 thứ không sợ, là người thành tựu đại bi, trong 3 niệm trụ an trụ niệm, là người thành tựu 3 thứ không phải giữ gìn và pháp không quên mất, vĩnh viễn hại tất cả phiền não tập khí, đầy đủ tất cả thứ diệu trí. Trong đó, đại bi là vì tích tập thời gian dài. Nghĩa là trải qua 3 Đại kiếp A-tăng-xí-da mới chứng đắc. Lại nữa, còn dựa vào duyên tất cả chúng sinh, duyên tất cả thứ khổ làm cảnh giới, được các chúng sinh tất cả tổn não biến đổi chỗ không thể chuyển đổi, khởi hạnh bình đẳng đối với tất cả hữu tình.
Học thắng lợi, nghĩa là pháp sư thuyết pháp phải dựa vào sự thiết lập giải thích tướng của kinh pháp. Trước phải tìm hiểu nào văn nào nghĩa. Tiếp đến phải hiểu rõ 5 thứ như trước nói, khi vì người nói chính pháp giải thích đạo lý. Tiếp đến nên an lập tự thân như tướng người thuyết pháp trước đã nói là viên mãn 10 thứ pháp nghĩa v.v… An lập như vậy rồi, sau khởi ngôn thuyết về đạo lý sai biệt như trước đã nói. Nghĩa là ở trong 5 đại chúng, dùng khả hỷ lạc v.v…8 thứ ngôn ngữ như trước đã nói, vì chúng thuyết pháp. Lại an lập chúng khiến lắng nghe cung kính không điên đảo. Lại phải trước tán thán công đức của đại sư. Nếu đầy đủ 5 phần nóu chính pháp thì nên biết giống như 5 phần âm nhạc, có thể khiến mình và người sinh đại hoan hỷ. lại có thể dẫn phát tự tha lợi ích. Lại nữa, nếu khéo tu học được như vậy thì phải biết có đầy đủ 5 thứ thắng lợi: 1. Hiểu nghĩa lời Phật nói không khó. 2. Có thể nói viên mãn tướng các pháp. 3. Có thể phát khởi liên tục sự hoan hỷ rộng lớn của mình và người. 4. Khéo dẫn xuất ly, tiếng khen rộng lớn trong thiên thượng nhân gian. 5. Sinh khởi vô lượng công đức tối thắng.
Lại nữa , như Phật có nói Kinh Trụ Học Thắng Lợi. Thể tính kinh này, tức là văn và nghĩa. Văn là kinh nói: “Nầy các Bí-sô cần phải an trụ tu học thắng lợi”. Trong đây có 12 tự, 4 danh, 1 cú. Như vậy là gồm có danh, cú, tự và thân. Trong đó ngôn thuyết là tướng của học xứ, cho nên gồm có tướng. Ngôn thuyết của Như Lai là vốn vì Bí-sô xin hỏi, tức gồm có cơ thỉnh. Chỗ ngôn thuyết của Như Lai tức gồm có lời nói. Cho nên kinh này một câu gồm đủ 6 văn. Như vậy trong các câu “Tuệ là thượng thủ” v.v…theo tướng phải biết.
Lại nữa, nghĩa tức là trong nghĩa của địa, chỉ nói nghĩa của Thanh Văn địa. Hoặc nói đủ 5 địa. Kinh nói “học thắng lợi”, tức là tư lương địa, “tuệ là thượng thủ” tức là phương tiện địa, “giải thoát kiên cố”, “niệm là tăng thượng” tức là kiến, tu v.v… các địa. Đó gọi là nghĩa của địa.
Trong nghĩa của tướng, học thắng lợi là tự tướng của giới. Tuệ là thượng thủ là đủ 2 thứ tướng. Nghĩa là trong tuệ sở y và trợ bạn v.v…chỉ tự thể của tuệ là tự tướng. Quyến thuộc của tuệ và sở duyên v.v…gọi là cộng tướng. Giải thoát kiên cố, nghĩa là vĩnh viễn lìa tất cả phiền não thô nặng là tự tướng của giải thoát. Niệm là tăng thượng, tức là tự tướng của niệm. Như vậy những thứ đó gọi là nghĩa của tướng.
Trong nghĩa của tác ý, học thắng lợi là chẳng phải thể của tác ý, chỉ hiển thị kiến lập xứ sở của tác ý. Tuệ làm thượng thủ, nghĩa là hiển thị 2 thứ tác ý là liễu tướng và thắng giải. Giải thoát kiên cố, là hiển thị 4 thứ tác ý: viễn ly, nhiếp lạc, phương tiện cứu cánh, phương tiện cứu cánh quả. Niệm là tăng thượng, nghĩa là phải biết đây hiển thị quan sát tác ý. Như vậy những thứ đó gọi là nghĩa của tác ý. Do đạo lý này, ở trong trí v.v… cũng phỉ tùy tướng phân biệt.
Trong nghĩa của xứ sở, là y nơi Niết-bàn nhiếp thụ học xứ, y thanh tịnh hạnh, nơi thích ứng thì dạy dỗ dẫn dắt, như dạy dỗ dẫn dắt cho đến vui mừng thăm hỏi. Nên biết rằng trong đây cũng thông cả các hạnh thiện.Tùy chỗ tối thắng chỉ nói thanh tịnh hạnh, chỉ y vào xuất gia Bổ-đặc-già-la. Lại nữa trong tất cả chúng sinh hạ căn v.v… nên phải phát khởi vui mừng thăm hỏi v.v… Nghĩa là tùy theo lúc quá khứ hay hiện tại mà vui mừng thăm hỏi chỗ đã chứng đắc hay đang chứng đắc. Tùy theo hiện tại mà khởi thị hiện. Tùy theo vị lai mà khởi dạy dỗ dẫn dắt và khen ngợi khích lệ. Đó gọi là nghĩa của xứ sở.
Trong nghĩa của tội lỗi, nghĩa là đã là người xuất gia thì không nên có những hành động khác lạ, không nên tích trữ tiền bạc của cải.
Trong nghĩa của thắng lợi, nghĩa là tu 3 học đầy đủ là đáng ca ngợi. Trong nghĩa sở trị, nghĩa là phạm Thi-la, vô trí, phiền não và quên mất niệm. Phải biết hộ Thi-la v.v…tức là nghĩa của năng đối trị. Lại nữa, tất cả hạnh tạp nhiễm đều là nghĩa của sở đối trị. Hạnh 3 học v.v…là nghĩa năng trị.
Trong nghĩa lược, nghĩa là trụ học thắng lợi cho đến niệm là tăng thượng. Tự tông của lược này gọi là nghĩa lược. Trong nghĩa rộng, nghĩa là phân biệt rộng đây. Đó gọi là nghĩa rộng, không có gì quá hơn.
Lại nữa, trong giải thích, pháp nghĩa là trong 12 phần giáo, khế kinh và ký biệt bao gồm liễu nghĩa thuyết.
Đẳng khởi, nghĩa là vì khai thị tự thể của biến hành hạnh trí lực nên phát khởi kinh này, lại vì hiển thị sự tinh cần tu tập hạnh thanh tịnh, và cho thấy sự ái trọng tài lợi ở đời, khiến tin hiểu chỗ hóa độ chúng sinh đây là dựa vào trụ học thắng lợi v.v… tinh cần tu tập, mau chóng được viên mãn 3 học thắng lợi. Lại vì hiển thị 4 loại thể của Bí-sô, nên kinh nói: “ Học thắng lợi là để khiến xa lìa cái thể Bí-sô của hình tướng chủng tính, và khiến xa lìa cái thể Bí-sô của sự trá hiện mật hộ quỹ tắc oai nghi.” Lại nói tuệ là thượng thủ, là để khiến xa lìa chấp trước hư vọng cái thể Bí-sô danh xưng. Giải thoát kiên cố niệm tăng thượng, là khuyên kia tu tập cái thể của hạnh chân thật của Bí-sô. Bởi vì sao? Nếu những người yêu thích danh xưng là chỉ vì cái danh của mình mà cố gắng, nghe chính pháp không phải vì tăng trưởng trí tuệ. Nếu xa lìa những lỗi đã nói trước mới là hạnh chân thật muốn chứng đắc chính giải thoát.
Lại nữa, vì những kẻ đối với pháp hạ liệt mà sinh tri túc thì khuyên tu học pháp tăng thượng. Nghĩa là vì người muốn tìm cầu văn chương chú thuật thuận theo thế gian mà lơ là đối với giới luật thì nói học thắng lợi, vì người chỉ giữ Thi-la mà xả bỏ đa văn thì nói tuệ là thượng thủ, vì người đối với văn, tư, sinh tri túc thì nói giải thoát kiên cố, vì người đối với giới tuệ giải thoát khởibtăng thượng mạn thì nói niệm là tăng thượng v.v…những loại như vậy gọi là đẳng khởi.
Nói nghĩa, tức phải biết đó là tổng nghĩa, là nghũa chung. Kinh này nói rõ chính hạnh và quả của chính hạnh. Như vậy giới v.v… 3 học gọi là học phân lượng. Kinh nói: “Như thị trụ, tức là đây nói rõ hạnh chính phương tiện gồm trong 4 thứ Du-già”. Lại nói: “Như thị trụ 3 học, tức nói rõ quả chính hạnh”. Trong đây tin và muốn làm đầu nên khi tiếp nhận Thi-la, nghe nhận chính pháp, do sức chính cần, tu tập tuệ v.v…phải nhờ phương tiện.
Trong biệt nghĩa, tức nghĩa riêng, gọi học là tinh tiến. Như giáo hạnh hoặc tập hoặc tu, gọi là sai biệt. Thân, ngữ và mạng hiện hành thanh tịnh, là học tự tướng. Do giới, nhẫn v.v…hiển phát chính hạnh nên gọi là học. Lại vì cầu quả tịch tĩnh thanh lương, tiến tập trừ diệt, nên gọi là học.
Những loại như vậy huấn thích danh ngôn như trước nên nói là tướng, là tự thể, là nghiệp, là pháp, là nhân quả. Trong nghĩa môn sai biệt, trước biện về tự thể sai biệt học, là hiển thị 7 phẩm Thi-la, hoặc quá 150 học xứ. Giới sai biệt, nghĩa là trong Dục triền chỉ có biệt giải thoát luật nghi, tĩnh lự luật nghi chỉ ở Sắc, Vô sắc triền, vô lậu luật nghi thì không ràng buộc. Thời sai biệt, nghĩa là đời quá khứ đã học, đời vị lai sẽ học, đời hiện tại đang học. Vị sai biệt, nghĩa là Bổđặc-già-la đã vào chính pháp, học chưa thành thục là hạ vị, học chính thành thục là trung vị, học đã thành thục là thượng vị. Tâm không vui thích cố gắng tu hành các phạm hạnh là khổ vị. Tâm vui thích tu hành các phạm hạnh mà không phải cố gắng là lạc vị. Tu hành các phạm hạnh một cách tự nhiên là bất khổ bất lạc vị. Chỉ là thiện vị chẳng phải bất thiện vị, nếu nghe nhận là văn vị. Nếu thẩm xét là tư vị. Đắc định mà tu là tu vị. Nếu chưa chứng đắc tăng thượng tâm tuệ, là tăng thượng giới vị. Nếu đã chứng đắc, gọi là tăng thượng tâm tuệ vị. Những loại như vậy gọi là vị sai biệt.
Bổ-đặc-già-la sai biệt, là trong đây ý nói xuất gia Bổ-đặc-giàla. Hoặc độn căn hoặc lợi căn, hoặc tham v.v… hạnh, hoặc đẳng phân hạnh, hoặc bạc trần hạnh là chỉ Thanh Văn chẳng phải Độc Giác chẳng phải Bồ-tát. Bởi các Độc Giác đều có các giác ngộ khác biệt.
Các Bồ-tát v.v..thì giải thoát kiên cố. Cho nên Như Lai không vì họ nói cộng trụ tu học. Lại nữa trong đây chỉ nói Bát Niết-bàn là pháp, là đã nhập chính pháp, là không có chướng ngại. Vô phược, bất cụ phược, phi vô phược là chỉ người chẳng phải trời. Đó gọi là Bổ-đặcgià-la sai biệt. Như đối với học, phải biết phân biệt như vậy đối với thắng lợi tính, tuệ thượng thủ tính, giải thoát kiên cố tính, niệm tăng thượng tính, tùy chỗ thích ứng phải rộng phân biệt 5 thứ sai biệt. Trong đây thắng lợi là công đức tăng tiến viên mãn gọi đó là sai biệt. Như kinh nói: “Quán 10 thắng lợi, đó là thể tính”. Thích danh là pháp ấy đối với thân tùy nhiếp lợi ích và nên ca ngợi, nên gọi thắng lợi. Lại nữa, như pháp ấy ca ngợi tùy trục, nên gọi thắng lợi.
Nghĩa môn sai biệt là phải biết có 10 thứ sai biệt. Nghĩa là có thể nhiếp giữ tăng già khiến tăng già tinh tiến thành khẩn, cho đến nói rộng.
Kinh nói: “Bí-sô là Sa-môn bỏ nhà đến nơi chẳng phải nhà v.v…là danh sai biệt. Đầy đủ biệt giải thoát luật nghi chúng đồng phần là thể của Bí-sô”. Thích danh là đối với sắc hình v.v…tinh cần thủ hộ không gần nẻo ác v.v…Lại có thể giữ gìn, dẫn đến các công đức không hư hoại, nên gọi là Bí-sô. Nghĩa môn sai biệt, là Sát-đế-lị sai biệt v.v…, thượng tộc hạ tộc sai biệt, trẻ trung niên già v.v… sai biệt.
Kinh nói: “Trụ, là khi đến với chúng thì tinh cần tu tập, đó là danh sai biệt. Tự thể của trụ này thì lìa sở thuyết không có pháp nào là học”. Thích danh là do thời phần nhiếp thụ các thứ oai nghi, nên gọi là trụ. Về nghĩa môn sai biệt là sai biệt về oai nghi, sai biệt về sáng trưa chiều, sai biệt ngày đêm.
Kinh nói: “Tuệ là trí kiến, minh hiện quán v.v…, đó là danh sai biệt. Giản trạch pháp tướng, tâm sở hữu pháp là thể”. Thích danh là giản trạch là thể, chẳng phải trí đối trị nên gọi là tuệ. Lại mỗi mỗi sai biệt, có thể hiểu rõ được điều đó nên gọi là tuệ. Lại có thể hiển rõ chỗ liễu biệt của thức nên gọi là tuệ. Về nghĩa môn sai biệt thì tùy chỗ thích ứng mà phân biệt như trước.
Kinh nói: “Giải thoát là vĩnh đoạn, ly hệ, thanh tịnh. Tận diệt, ly dục v.v…như vậy là danh sai biệt. Vĩnh trừ thô trọng, đoạn diệt phiền não là thể”. Thích danh là có thể thoát khỏi các thứ ràng buộc như tham v.v…nên gọi giải thoát. Lại nữa, Thế Tôn vì nói các thứ Mâu-ni, lấy đó làm thể tính của Mâu-ni nên gọi là giải thoát. Về nghĩa môn sai biệt có giải thoát còn chờ thời gian, có giải thoát bất động, có giải thoát do kiến đạo đoạn phiền não, có giải thoát do tu đạo đoạn phiền não, có giải thoát khỏi ràng buộc nơi cõi Dục, có giải thoát khỏi ràng buộc cõi Sắc, có giải thoát khỏi ràng buộc cõi Vô sắc v.v… các loại như vậy phải biết sai biệt như trước.
Kinh nói: “Niệm là không quên mất, tâm ghi nhớ rõ ràng v.v… đó là danh sai biệt. Tâm sở hữu pháp là thể”. Thích danh là nhớ lại các pháp gọi là niệm. Lại như những việc đã trải qua, tùy chỗ tác ý khiến tâm ghi nhớ rõ ràng nên gọi là niệm. Về nghĩa môn sai biệt thì có niệm Phật, niệm pháp cho đến nói rộng là 6 niệm. Lại nữa niệm trụ sai biệt v.v…tùy chỗ thích ứng cần phải nói rộng.
Lại nữa trong giải thích các câu vấn nạn có như sau:
Hỏi: Học thắng lợi là nghĩa thế nào?
Đáp: Câu này muốn làm rõ tăng thượng giới học, thấy thắng công đức, siêng tu tập trụ.
Hỏi: Tuệ là thượng thủ là nghĩa thế nào?
Đáp: Câu này hiển thị trong các căn tuệ căn là đệ nhất.
Hỏi: Giải thoát kiên cố là nghĩa thế nào?
Đáp: Câu này hiển thị tu sở đoạn, phiền não vĩnh đoạn.
Hỏi: Niệm là tăng thượng là nghĩa thế nào?
Đáp: Câu này hiển thị được công đức ít và thấp kém không sinh tri túc.
Hỏi: Ở trong các kinh, thứ tự của 3 học Thế Tôn nói khác. Sao ở trong đây sau tăng thượng giới liền nói tăng thượng tuệ. Và lại không nói thắng lợi của tăng thượng tâm học?
Đáp: Câu này gồm chung văn tư tu mà tạo thành các tuệ, muốn nói rõ là do không hối v.v… lần lượt phát Tam-ma-địa tức là hiển thị tăng thượng tâm học. Như Bạc-già-phạm nói trong 5 căn này, cái có khả năng nhiếp thụ sở nhiếp thụ hơn cả đó là tuệ căn. Vì các Bí-sô thành tựu thắng tuệ căn như vậy, nên cho đến có thể tu Tam-ma-địa căn. Vì vậy cho nên do sức của tuệ căn, cho đến Tam-ma-địa căn đều được thành tựu. Nay trong kinh này Bạc-già-phạm hiển thị trí tuệ là dẫn nhân của Tam-ma-địa, và có thể dẫn đến đoạn phiền não. Do nói tăng thượng tuệ học cho nên phải biết gồm nói cả tuệ với tăng thượng tâm học.
Hỏi: Nếu vậy trong các kinh khác nói 3 học tu tập tiến đến viên mãn, vì sao không nói tăng thượng tâm học tu tập viên mãn?
Đáp: Nên biết điều này cũng như đạo lý đã nói ở trước.
Hỏi: Vì sao trong đây chỉ nói học thắng lợi trụ mà không nói tuệ thắng lợi trụ, giải thoát thắng lợi trụ?
Đáp: Chỉ khuyên nhiếp thụ thắng lợi hạ liệt. Phải biết cũng khiến hữu tình được hóa độ nhiếp thụ tất cả thắng lợi tăng thượng. Lại nữa, nhiếp tăng già v.v…10 thứ thắng lợi rõ ràng dễ nhập. Cho nên chỉ nói học thắng lợi trụ.
Hỏi: Đã là giải thoát thì trên hết cả trong các pháp, vì sao chỉ nói tuệ thượng thủ trụ mà không nói giải thoát thượng thủ trụ?
Đáp: Ở trong hạ liệt còn khiến hữu tình được hóa độ thủ tăng thượng tính, và phải biết cũng khiến được hóa độ ở pháp tăng thượng thủ làm tăng thượng. Lại nữa trong giải thoát hiển thị sai biệt. Là sai biệt gì? Nghĩa là tuệ giải thoát trông mong vô thường thượng thủ là thường trụ kiên thật nhất.
Hỏi: Những gì là học thắng lợi trụ?
Đáp: Do tùy theo chỗ kiến lập chúng nhiều học xứ quán 10 thắng lợi, nên thủ Thi-la, kiên thủ Thi-la, hằng tác hằng chuyển. Như vậy gọi là trụ học thắng lợi.
Hỏi: Nhiếp thụ tăng v.v…các câu ấy có nghĩa gì?
Đáp: Nhiếp thụ Tăng-già, đó là câu tổng quát. Ngoài ra là những câu riêng biệt khiến chư tăng tinh tiến thành khẩn, tức khiến lìa bỏ bên thụ dụng dục lạc. Khiến chư tăng an lạc, tức là khiến lìa bỏ bên thụ dụng tự khổ hạnh. Chưa tin khiến tin, là chưa vào chính pháp khiến vào. Đã tin khiến tăng trưởng, là đã vào chính pháp khiến thành thục. Khó điều phục khiến điều phục, là người phạm Thi-la thì khéo léo loại trừ. Khiến hổ thẹn, trụ an lạc, trì tịnh giới thì khiến không hối không não. Phòng hộ hiện pháp lậu, là thuận điều phục phiền não triền. Tổn hại hiện pháp lậu, là ngăn dứt tà nguyện trụ phạm hạnh tùy thuận vĩnh đoạn hoặc tùy miên để khiến nhiều người phạm hạnh tồn tại dài lâu và tăng rộng, cho đến vì chư thiên nhân khai thị chính thiện, khiến thánh giáo liên tục không đoạn tuyệt.
Như vậy 10 thứ thắng lợi, nếu lược nói là 3 thứ thắng lợi, mở rộng 3 thứ thì thành 10 thứ. Ba thứ là: 1. Khiến chư tăng không trụ nhiễm ô. 2. Khiến chư tăng được trụ an lạc. 3. Khiến thánh giáo tùy chuyển dài lâu. Trong đây do 7 thứ tùy hộ, hiển thị trụ không nhiễm ô và trụ an lạc. Bảy thứ tùy hộ là: 1. Kính dưỡng tùy hộ. 2. Tự khổ hạnh tùy hộ. 3. Đồ dùng thiếu thốn tùy hộ. 4. Các thứ lần lượt tùy hộ. 5. Tâm theo đuổi biến đổi tùy hộ. 6. Phiền não ràng buộc tùy hộ. 7. Tà nguyện tùy hộ. Một câu cuối cùng là hiển thị thánh giáo tùy chuyển dài lâu.
Thế nào là thường thủ Thi-la? Nghĩa là không bỏ học xứ. Thế nào là kiên thủ Thi-la? Nghĩa là không phạm học xứ. Thế nào là hằng tác? Nghĩa là học xứ không xuyên tạc. Thế nào là hằng chuyển? Nghĩa là xuyên tác Thi-la rồi lại trở lại. Thế nào là thụ học học xứ? Nghĩa là theo học đầy đủ các học xứ. Như vậy hành giả thường thủ Thi-la, kiên thủ Thi-la, nghe chính pháp rồi một mình ở nơi tĩnh lặng, buộc niệm tư duy so lường quán sát vì muốn phát khởi tăng thượng tâm tuệ. Lại hành giả này dựa vào văn tư tu phát sinh trí tuệ có thể chứng giải thoát. Tính của giải thoát này là pháp bất thoái nên gọi là kiên cố. Vì là quả của trí xuất thế nên không thể thoái chuyển. Lại nữa hành giả này do niệm lực nên tự thẩm xét quán sát xem Thi-la uẩn của ta viên mãn chăng? Ta thông đạt đối với các pháp chăng? Ta có chứng được giải thoát chăng? Y chỉ sức ức niệm như vậy nên học đủ thắng lợi, phát thượng thủ tuệ, chứng kiên giải thoát. Lại nữa niệm này sơ lược có 3 thứ. Nghĩa là hoặc nhân thuyết pháp, hoặc y giáo thụ, hoặc lại quan sát làm với không làm.
Hỏi: Bạc-già-phạm tuyên thuyết có vô lượng thứ Thi-la, như Ô-ba-sách-ca Thi-la, Bí-sô Thi-la, Ô-ba-bà-sa Thi-la, Tĩnh lự Thi-la, Tam-ma-bát-để Thi-la, Thánh ái Thi-la v.v… Nay ở trong đây dựa vào Thi-la nào mà nói trụ học thắng lợi?
Đáp: Do Bí-sô Thi-la là tối thắng.
Hỏi: Theo Bạc-già-phạm nói tuệ có nhiều thứ, như tuệ phát sinh do nghe, tuệ phát sinh do tư duy, tuệ phát sinh do tu. Nay trong đây dựa vào tuệ nào mà nói trụ tuệ thượng thủ?
Đáp: Đủ 3 tuệ.
Hỏi: Phật nói giải thoát cũng có nhiều thứ, như thế gian giải thoát, xuất thế gian giải thoát, hữu học giải thoát, vô học giải thoát, khả động giải thoát, bất động giải thoát v.v… Nay trong đây dựa vào giải thoát nào mà nói giải thoát kiên trụ?
Đáp: Dựa vào xuất thế bất động giải thoát.
Hỏi: Như Lai nói niệm cũng có nhiều thứ, như thân v.v… cảnh giới trụ niệm, cửu tác cửu thuyết v.v… tùy niệm, đọc tụng v.v…tùy niệm, giáo thụ v.v…tùy niệm, ưng tác bất ưng tác tùy niệm, niệm Phật v.v… tùy niệm. Nay trong đây dựa vào niệm nào nói là niệm tăng thượng?
Đáp: Theo cái hơn mà luận nói là quan sát ưng tác bất ưng tác tùy niệm.
Lại nữa trong thứ tự thì trước dựa vào Bí-sô Thi-la trụ rồi, tiếp nghe thụ chính pháp, tiếp đến nên như lý tác ý. Như vậy hành giả do trì tịnh giới nên không có lo buồn hối hận. Do không hối v.v…lần lượt có thể phát chính Tam-ma-địa. Nghĩa là do phương tiện nhiếp giữ tuệ, như lý tư duy, nên tăng thượng tâm học thành tựu. Đó gọi là thứ đệ viên mãn vì trước làm nhân sau được viên mãn. Lại nữa, trụ học thắng lợi là được tuệ thượng thủ, nên trụ tuệ thượng thủ là chứng giải thoát kiên cố. Làm sao có thể được trụ học thắng lợi, cho đến giải thoát kiên cố? Nghĩa là do sức của niệm tăng thượng, nên gọi là năng thành thứ đệ. Lại nữa kinh nói: “Nếu trụ như vậy tu tập 3 học thì mau chóng được viên mãn. Đó cũng gọi là năng thành thứ đệ.
Giải thích về thứ đệ, như kinh nói: “Đại sư, nghĩa là người khéo dạy dỗ Thanh Văn đệ tử những việc nên làm không nên làm, nên gọi là đại sư. Lại có thể hóa đạo vô lượng chúng sinh chứng khổ tịch diệt, nên gọi đại sư. Lại vì xô dẹp tà uế ngoại đạo mà xuất hiện ở đời, nên gọi đại sư. Thanh Văn, nghĩa là nghe âm thanh chính pháp từ người khác nên gọi là Thanh Văn. Lại nữa, hoặc khiến người khác nghe tiếng chính pháp, nên gọi là Thanh Văn”.
Hỏi: Vì nhân duyên gì chỉ vì Thanh Văn nói trụ học thắng lợi v.v…?
Đáp: Do chúng Thanh Văn là đệ tử chân thật theo Bạc-giàphạm tùy thuận tu học. Pháp, là những tuyên thuyết danh cú văn thân. Học xứ, là tuyên nói những việc 5 nhóm phạm. Thành tựu lân mẫn, là hằng trụ tâm từ v.v…4 thứ vô lượng đối với các chúng sinh trong đêm dài tăm tối. Thành tựu bi, là có thể nhổ các pháp khổ cho chúng sinh. Lạc nghĩa lợi, là có thể trao cho chúng sinh vô lượng pháp lạc. Cầu lợi ích, là muốn khiến chúng sinh nhiếp thụ các thứ thiện pháp vi diệu. Hằng bi mẫn, là có thể nhổ bỏ các thứ pháp ác bất thiện cho chúng sinh. Lại nói vì khiến nhiều người phạm hạnh cửu trụ, là dựa vào Sát-đế-lị v.v… các chủng tính lớn mà nói. Tăng thêm rộng, nghĩa là các loại chúng sinh này sau càng thêm nhiều dần thành rộng lớn. Cho đến là các thiên nhân, nghĩa là như vậy tăng rộng nhiều các chủng loại có thế lực, tức đây hiển thị đại bi của Thế Tôn bao trùm chứ không chỉ một phần. Chính thiện khai thị, nghĩa là sở hữu tất cả các pháp, và hết tất cả các pháp sở hữu. Thuyết chính pháp, nghĩa là 12 phần giáo nghe thụ, nghiên cứu tìm tòi, gìn giữ đọc tụng, ở nơi yên vắng tư duy. Cảnh giới như vậy gọi là pháp. Vì lợi ích, là y tăng thượng giới mà nói. Vì an lạc, nghĩa là không y chỉ khổ nạn không tự tại. Vì lợi ích an lạc, nghĩa là những người ly dục tăng thượng tâm tăng thượng tuệ làm các hạnh thiện này nên được lợi ích. Thuận nhiếp nên gọi là an lạc. Nếu ở nơi Thế Tôn khen ngợi nói công đức Đỗ-đa, thì gọi là lợi ích. Nếu ở nơi Thế Tôn thính thụ bách vị ẩm thực bách thiên y phục, đó gọi là an lạc. Nếu ở nơi Thế Tôn kiến lập 3 học, đó gọi là lợi ích an lạc. Như Lai ở trong các pháp dùng các thứ tuệ khéo quán sát, nghĩa là nếu vì lợi ích, nếu vì an lạc, nếu vì lợi ích an lạc, y tăng thượng giới học tăng thượng tâm học tăng thượng tuệ học mà nói thì trong đây có 2 nhân duyên gọi là khéo quán sát. Đó là trong đêm dài tăm tối biết khắp tất cả, và giác ngộ không điên đảo. Giải thoát khéo chứng đắc, là y tăng thượng tâm tăng thượng tuệ mà nói thì trong đây có 2 nhân duyên gọi là khéo chứng đắc. Đó là hạnh cứu cánh và pháp không thoái chuyển. Thi-la uẩn của ta không viên mãn, nghĩa là đối với Thi-la tu tập có một phần, hoặc không y chỉ. Như vậy Thi-la viên mãn là tu tập các giới đẳng trì. Ta đối với các pháp không khéo quán sát, nghĩa là do 2 thứ quán sát như trước nói. Ta đối với giải thoát không khéo chứng đắc, là do 2 thứ chứng đắc như trước nói. Những gì ta nên nói, như vậy là đã nói xong. Đó là câu tổng kết lược nói và rộng phân biệt ở trước.
Lại nữa, do 6 thứ tướng, nên phải giải thích tất cả kinh Phật: 1. Do biến tri các pháp. 2. Do xả bỏ ác hành và đại tiểu hoặc. 3. Do thụ thiện hành. 4. Do trí biến tri, thông đạt bệnh v.v… các hành. 5. Do quả kia. 6. Do tự tha thụ quả kia. Do như vậy 6 tướng và do như trước kiến lập các tương ưng, giải thích tốt tất cả kinh Phật. Trong đây pháp, nghĩa là uẩn giới xứ, duyên khởi, niệm trụ, chính đoạn v.v… Quả kia, nghĩa là chán lìa ục, giải thoát, Bát Niết-bàn. Tự tha thụ quả kia, nghĩa là đời ta đã hết v.v…
Như vậy gọi chung là Phần nhiếp thích. Nay trong phẩm này, hiển thị luận này có 4 thứ tướng. Trong đó Tối thắng tướng có 2 tụng. Tự thể tướng có 5 tụng. Thanh tịnh tướng có 2 tụng và Biện giáo tướng 1 tụng.
QUYỂN 13 HẾT