LUẬN CÂU XÁ TỤNG SỚ BỔN
Sa-môn Viên Huy Chùa Đại Vân trung soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản
QUYỂN 17
1. Giải thích danh nghĩa nghiệp đạo:
Dưới đây là thứ hai của toàn văn, giải thích danh nghĩa của nghiệp đạo.
Luận chép: Đã nói tướng của mười nghiệp đạo như thế rồi, dựa vào đâu để gọi là nghiệp đạo.
Tụng chép:
Trong đây ba chỉ đạo
Bảy nghiệp cũng là đạo.
Giải thích: Trong đây ba chỉ đạo: trong mười nghiệp đạo này, tham, sân, tà kiến chỉ là đạo. Vì là đạo của nghiệp nên gọi là Nghiệp đạo
Nghĩa là tham v.v… tương ưng tư gọi là Nghiệp. Vì tham v.v… hoạt động nên tư cũng hoạt động, tham hiện hành nên tư cũng hiện hành. Như thế năng lực của tham v.v… vì tư có tạo tác cho nên tham v.v… và tư là Đạo.
Vì bảy nghiệp cũng là Đạo: bảy dứt trước là Nghiệp, vì thân nghiệp, ngữ nghiệp cũng là con đường của nghiệp vì có tư hiện hành. Do tư đẳng khởi gá vào thân, ngữ hoạt động nên bảy nghiệp, thân ngữ bị tư che lấp, cũng là đạo của nghiệp, vì bảy nghiệp cũng là đạo của nghiệp cho nên lập cái tên là nghiệp đạo. Nghiệp trên gọi là thân nghiệp, ngữ nghiệp, nghiệp dưới là đẳng khởi tư, nên gọi là Nghiệp nghiệp. Cho nên nghiệp đạo nói lên nghĩa nghiệp đạo và nghiệp nghiệp đạo, tuy khác nhau loại nhưng tên gọi nghiệp đạo thì đồng nhưng một nghiệp là các nghiệp còn lại, một đạo là các đạo còn lại. Giống như xe bò ở thế gian có tên gọi đồng nhưng vì một tên gọi xe bò có nhiều tên xe bò. Trong kinh sách như nói thức trụ, tuy có bốn thức trụ mà tánh loại khác nhau, tên một thức trụ đồng mà một thức trụ là các thức khác trụ
Lìa bảy thứ như sát sinh v.v… ba thứ như vô tham v.v… gọi là nghiệp đạo, so với trước nên giải thích.
2. Nói về ý nghĩa dứt thiện:
Dưới đây là thứ ba, nói về ý nghĩa dứt thiện: Luận chép: mười nghiệp đạo ác đã nói như vậy đều trái với pháp thiện, các căn dứt thiện do nghiệp đạo nào dứt thiện, nối thiện khác nhau thế nào?
Tụng chép:
Chỉ tà kiến dứt thiện
Dục Sở đoạn sinh đắc
Bỏ tất cả nhân quả
Dứt dần hai đều xả
Người nam nữ ba châu
Kiến hạnh đoạn phi đắc.
Giải thích: Chỉ tà kiến dứt thiện: chỉ có tà kiến tròn đầy thương phẩm mới cắt đứt được gốc lành. Nhưng trong luận này nói ba gốc bất thiện là tham, sân, si có thể cắt đứt thiện. Do gốc bất thiện mà phát khởi tà kiến. Tà kiến dứt hết cũng từ nơi gốc lành. Như lửa đốt cháy thôn xóm, lửa là do giặc phát khởi, cho nên thế gian nói bị giặc đốt xóm làng.
Dục Sở đoạn sinh đắc: Dứt được gốc lành chỉ ở cõi Dục. Sinh đắc là thiện. Nghĩa là lúc cắt đứt gốc lành, sắc thiện, Vô Sắc thiện trước không thành tựu nên không thể nói là dứt.
Hỏi: vì sao chỉ đoạn sinh đắc gốc lành?
Đáp: Gốc lành của giai vị gia hạnh, trước đã lui sụt, nghĩa là cắt đứt gốc lành, trước giai đoạn gia hạnh, xả thiện gia hạnh, cho đến lúc cắt đứt gốc lành chỉ cắt đứt sinh đắc.
Bác bỏ tất cả nhân quả: là nói về tướng tà kiến, bác bỏ nhân tà kiến, không có diệu ác hạnh. Bác bỏ quả tà kiến không có quả thiện ác.
Nói tất cả: là tất cả tà kiến đều sẽ dứt mất gốc lành. Đó là cõi mình duyên hoặc cõi khác duyên, hoặc duyên hữu lậu, hoặc duyên vô lậu, những tà kiến như vậy đều sẽ dứt bỏ gốc lành.
Có Sư khác nói: chỉ cõi mình duyên, và duyên hữu lậu thì sẽ dứt bỏ gốc lành, ngoài ra không thể dứt bỏ được, vì đối với thuyết kia nên nói là tất cả.
Đoạn dần: là nói về dứt bỏ gốc lành, dứt bỏ từ từ chứ không phải đoạn dứt liền. Nghĩa là chín phẩm tà kiến dứt chín phẩm gốc lành, nghịch thuận dứt bỏ qua lại. Trừ hạ hạ phẩm tà kiến sẽ dứt bỏ thượng thượng phẩm tà kiến, sẽ dứt bỏ hạ hạ phẩm gốc lành: gốc lành từ thượng phẩm cho đến hạ phẩm gọi là nghịch, tà kiến từ hạ phẩm đến thượng phẩm gọi là Thuận, cả hai đều xả.
Hai: là gốc lành và luật nghi.
Lúc dứt bỏ gốc lành thì gốc lành và luật nghi đều xả bỏ.
Luận chép: nếu luật nghi kia là tâm của phẩm này là quả đẳng khởi. Tâm của phẩm này đoạn thì xả bỏ luật nghi vì quả và nhân cùng phẩm loại.
(Giải thích: chín phẩm thiện tâm đều có thể sinh ra giới, giới là quả của thiện tâm. Nếu dứt hạ phẩm thiện là chỉ xả bỏ hạ phẩm giới) cho đến dứt thượng phẩm thiện thì chỉ xả thượng phẩm giới.
Các quả luật nghi có từ gia hạnh, có từ sinh đắc thiện tâm sinh ra. Nếu từ thiện tâm gia hạnh phát sinh thì luật nghi xả trước, sau đó mới dứt gốc lành.
(Giải thích: dứt gốc lành gia hạnh là xả thiện gia hạnh. Lúc xả gia hạnh thì gia hạnh gốc lành và luật nghi xả cùng một lúc. Đây là nói xả trước, y theo giai vị gia hạnh trước mà xả. Người ba châu nam nữ: là nói sẽ dứt gốc lành, là xứ và người. Người đến ba châu không ở đường ác. Tuệ nhiễm bất nhiễm không vững chắc, cũng không có ở cõi trời vì hiện thấy các nghiệp quả thiện ác. Trừ Châu Câu-lô ở phía Bắc nơi đó không có cực ác, không có A-thế-da (hán dịch là ý lạc) chỉ có thân nam nữ, ý chí bền chắc.
Kiến hành dứt phi đắc: chữ dứt này có cả trên lẫn dưới, chỉ người kiến hạnh mới sẽ dứt gốc lành, chẳng có ái hạnh. Các ái hạnh: là Ác A-thế-da, rất tháo động. Các kiến hạnh là Ác-thế-da, rất bền chắc, do đây nên sẽ dứt gốc lành. Vì thuộc loại ái hạnh. Lại người loại này như đường ác. Nói kiến hạnh: tuệ mình thấy lý.
3. Giải thích từ ngữ.
Hành nghĩa Ái hạnh: chỉ tin lời người khác, ưa thích mà thực hành.
Đoạn phi đắc: là khéo dứt nên biết; thể nó là phi đắc; là giai đoạn dứt thiện khéo được bất sinh, phi đắc nối tiếp sinh, giai đoạn phi đắc sinh gọi là cắt đứt gốc lành. Cho nên cắt đứt gốc lành thể nó là phi đắc.
Nối tiếp gốc lành nghi hữu kiến!
Nghi: là nghi có.
Kiến: là chánh kiến. Đó là trong nhân quả sinh ra tâm nghi mà có. Điều này lẽ ra có. Từ tâm nghi mà có, hoặc phát ra chánh kiến, chắc chắn là có, chẳng phải là không. Lúc ấy gốc lành phát khởi liên tục cho nên gọi là Tục thiện.
Nghi có thì tiếp nối thiện, nghi không thì dứt bỏ thiện. Để phân biệt nghi vô cho nên nói nghi hữu.
Là đốn hiện trừ nghịch:
Đốn là gốc lành, gốc lành chín phẩm nối tiếp, sau đó dần dần hiện khởi, như mau hết dứt bệnh, khí lực tăng dần. Hiện là đời hiện tại, thân đời này nối tiếp sinh thiện, dứt bỏ gây tội nghịch. Kinh nói gây tội nghịch chính là dứt bỏ gốc lành, chắc chắn đời này không thể nối tiếp sinh thiện. Chắc chắn ở địa ngục, thoát chết thoạt sống, mới được nối tiếp sinh thiện, chịu quả địa ngục xong gọi là thoát chết. Đang ở thân trung hữu, chưa đọa địa ngục gọi là sẽ sinh. Nếu do quá khứ huấn tập tà kiến cho là năng lực của nhân, người kia dứt gốc lành, lúc sắp chết cũng tiếp nối. Nếu do đời năng lực duyên với tà giáo đời này thì người kia dứt gốc lành lúc sắp tái sinh liên tục do năng lực của mình và người nên biết cũng như vậy.
(Tư là tự mình suy tìm, tha: là gặp bạn ác)
Lại ái lạc hủy hoại, không hoại gia hạnh, người này hiện dời có thể nối tiếp sinh gốc lành. Nếu ái lạc và gia hạnh đều hoại thì phải chết mới nối tiếp.
Kiến hoại giới không hoại cũng đời nay nối tiếp sinh thiên. Giới và kiến đều hoại thì phải chết rồi mới nối tiếp sinh thiên. (ủng hộ trong tướng nghi gọi là giới không hoại.
4. Có bốn trường hợp không rơi vào tà kiến:
Có người dứt gốc lành mà không rơi vào tà kiến có bốn trường hợp.
1.Bố-lại-na(Hán dịch là mãn, khởi tà kiến gọi là dứt thiện, không gây tội nghịch chẳng phải tà định.
2.Vị sanh oán (oán lúc chưa sinh) v.v… Là vua A-xà-thế gây tội nghịch đọa tà định, tin Phật nên không dứt thiện.
3.Thiên thọ: Là Đề-bà-đạt-đà, khởi tà kiến gọi là dứt thiện, gây ra ba tội nghịch rơi vào tà định . Trừ tướng trước.
5. Nói về tư đều chuyển:
Dưới đây là thứ tư, nói về tư đều chuyển.
Luận chép: Đã nương vào nghĩa trình bày về dứt gốc lành. Nay lại trình bày nghĩa của bổn nghiệp đạo
Trong hai nghiệp đạo thiện ác đã nói, có bao nhiêu thứ sinh cùng chuyển với tư.
Tụng chép:
Nghiệp đạo tư đều chuyển
Bất thiện một đến tám
Thiện đều khai đến mười
Ngăn riêng một tám năm.
Giải thích: nghiệp đạo tư đều chuyển:là nêu. Tư là tư đẳng khởi trong sát-na. đây là nói về nghiệp đạo và tư năng khởi, đồng một sát-na khởi cùng lúc.
Bất thiện một đến tám: là nói về nghiệp đạo bất thiện, hoặc một đến tám, cùng chuyển với tư.
6. Các loại đều chuyển: Một đều chuyển: có hai thứ
1. Đó là lìa bảy nghiệp ác sắc. Trong ba thứ như tham v.v… tùy theo loại nào hiện khởi, tham sân, tà kiến sẽ không sinh chung. Cho nên tùy theo một loại nào đó hiện khởi, cùng chuyển với tư.
2. Là gia hạnh trước sai sứ sát sinh v.v… gây ra sáu nghiệp ác. Khi tấm không nhiễm ô thì đối với sáu nghiệp ác trước tùy theo một thứ nghiệp nào đó rốt ráo. Tâm thiện vô ký gọi là bất nhiễm, tâm nhiễm rốt ráo hai đều chuyển. Cho nên nói bất nhiễm, đó là phân biệt tâm nhiễm thành hai đều chuyển.
Hai đều chuyển: đó là vì tâm sân cuối cùng gây ra nghiệp sát sinh, nếu trường hợp khởi tâm tham thì thành trộm cắp. Hoặc khởi tâm tham thì thành dục tà hạnh. Hoặc khi khởi tâm tham thì thành lời nói trây trét. Bốn thứ trên đây gọi là hai nghiệp đạo cùng với tư đều chuyển.
Ba đều chuyển: dùng tâm sân vật thuộc của người, trộm lấy lìa chỗ cũ cắt dứt mạng sống cùng lúc vừa sát sinh vừa trộm cắp, tức giận, sát sinh, trộm cắp tư đều chuyển. Lại trước gia hạnh sai bảo sát sinh, gây ra nghiệp ác sắc, tham sân ta kiến một lúc hiện khởi, đối với việc sát sinh trước, tùy theo hai thứ hoàn tất, đã tham đồng với một, sát sinh tùy hai. Cho nên gọi là ba đều chuyển. Bốn đều chuyển: ở đây có ba thứ:
1. Đó là muốn hại người nói lời luống dối, ý nghiệp đạo có một, ngữ nghiệp đạo có ba, vì hai người là lời chia rẽ, vì nói luống dối lại thành lời dối gạt. Đây là lời nói nhiễm, sẽ gồm tạp uế, nên ngữ nghiệp có ba.
2. Lại muốn hủy hoại người khác nói lời thô ác, ý nghiệp đạo có một, ngữ nghiệp đạo có ba. Vì hai người nên nói lời chia rẽ, vì nói thô ác lại thành lời thô. Đây là lời nói nhiễm phải gồm trây trét. Cho nên nói ngữ nghiệp có ba.
3. Nếu trước gia hạnh sai bảo sát sinh tạo ác sắc nghiệp, tham v.v… hiện ra, đối với sát sinh ở trước tùy ba rốt ráo, đã tham có một, sát sinh tùy ba cho nên nói bốn đều chuyển.
Năm đều chuyển: Gia hạnh trước gây ra nghiệp ác sắc, tham v.v… hiện ra tùy bốn rốt ráo.
Sáu đều chuyển: Tham v.v… hiện ra tùy theo năm rốt ráo.
Bảy đều chuyển: Tham v.v… hiện ra tùy theo sáu rốt ráo.
Tám đều chuyển: Giai đoạn gia hạnh sai bảo người sát sinh gây ra sáu nghiệp ác, tự làm việc tà hạnh. Bảy nghiệp đạo này một lúc rốt ráo.
Vì hành tà dục ắt có tâm tham, thành tám đều chuyển.
Tham sân tà kiến tự lực hiện ra, ắt không cùng hiện hành.
Cho nên không có chín mười thứ. Cùng chuyển với tư. Đều khởi ở ngay đầu, đều là tự lực.
7. Các loại đều chuyển khác:
Hiện khai rộng đến mười: Là mười nghiệp đạo thiện, y theo sự ẩn hiện, nên gọi là khai chung.
Ẩn là thiện ở trong xứ. Hiện là luật nghi.
Ẩn hiện nói chung có mười đều chuyển.
Y theo tướng hiển bày riêng, không có một, không có tám.
Không có năm đều chuyển. Chỉ y theo luật nghi, không y theo xứ nên gọi là Hiển.
Lại y theo hai đều chuyển trong Hiển. Ở đây có hai thứ:
1. Là năm thức thiện, lúc hiện ra không có bảy tán thiện, thiện không tán loạn. Vì năm thức thiện cho nên có vô tham, vô sân, vô không phân biệt nên không có chánh kiến.
2. Là nương vào tận trí, trí vô sanh của Vô Sắc lúc hiện ra, không có bảy tán thiện. Vì nương vào Vô Sắc cho nên có bảy định giới. Vì tận vô sanh cho nên có vô sân vô tham. Vì dứt sự tìm cầu cho nên có chánh kiến.
(Không tán thiện là không thọ cõi Dục, là tán luật nghi)
Ba đều chuyển: ý thức tương ứng với chánh kiến, lúc hiện ra không có bảy sắc thiện. Vì nương vào Vô Sắc cho nên có bảy định giới. Nhờ chánh kiến này sẽ có ba nghiệp đạo chánh kiến vô tham vô sân.
Không có bảy sắc: là không thọ giới và không nhập định, là không có bảy thiện sắc.
Bốn đều chuyển: là tâm ác vô ký lúc hiện ra đắc cận sự cận trụ, luật nghi cần sách. Vì ác vô ký cho nên không có vô tham vô sân vô si, thọ giới cận trụ. Cho nên có bốn luật nghi thiện, là năm thức thiện khi hiện ra đắc ba cõi trên đó là cận sự, v.v… Vì năm thức thiện nên có vô tham vô sân. Trên bốn thứ trước thêm vô sân, vô tham nên thành sáu.
8. Nêu thứ lớp bảy đều chuyển: Bảy đều chuyển: Ở đây có hai thứ:
1. Thiện ý thức: không có sắc tùy chuyển, tương ưng với chánh
kiến, lúc hiện ra sẽ có ba cõi trên đó là cận sự v.v…
Vì tương ưng với chánh kiến đắc có ba: vô tham vô sân và chánh kiến. Vì đắc giới cận sự v.v… nên lại có bốn chi. Cho nên thành bảy, bảy thứ hai.
2. Hoặc tâm ác vô ký khi hiện ra thì giới tỳ kheo thành bảy thiện vô biểu.
Chín đều chuyển: Ở đây có ba thứ, là chứa thứ nhất.
1. Là năm thức thiện khi hiện ra thì đắc giới tỳ kheo, vì năm thức thiện nên có vô tham, vô sân, đắc giới Tỳ-kheo, có bảy sắc thiện, cho nên thành chín, là chín thứ hai.
2. Hoặc nương vào Vô Sắc, lúc tận trí vô trí sanh hiện ra, đắc giới tỳ kheo, vì có tận trí, vô trí sinh nên không có chánh kiến. 1. Có vô tham vô sân, 2. Đắc giới tỳ kheo, có bảy sắc thiện cho nên thành chín, là chín thứ ba.
3. Thuộc về tĩnh lự: lúc tận trí, vô trí sanh hiện ra, vì tĩnh lự nên có bảy định giới. Vì có tận trí vô trí sanh nên có vô tham, vô sân, nên thành chín.
Mười đều chuyển: Ở đây có hai thứ, thứ mười một.
a.Thiện ý thức không theo đắc mà chuyển, tương ứng với chánh kiến, khi hiện ra đắc giới tỳ kheo. Vì chánh kiến nên có vô tham vô sân vô si. Đắc giới tỳ kheo có bảy sắc thiện. Cho nên thành mười. Thứ hai mươi: Là.
b. Còn lại tất cả có sắc tùy chuyển tương ưng chánh kiến, giai đạon tâm chánh khởi, vì sắc tùy chuyển nên có bảy định giới. Vì tương ưng với chánh kiến nên có ba thứ như chánh kiến v.v… gọi là mười đều chuyển.
Luận chép: y theo riêng vào tướng hiển mà ngăn ngại như thế. Y theo chung vào tưởng ẩn thì không bị ngăn ngại, đó là ly luật nghi có một tám năm.
(Giải thích: thiên trong xứ gọi là lìa luật nghi vì là phi luật nghi.
Một đều chuyển: tâm ác vô ký khi hiện ra được một chi viễn ly (thọ một giới).
Năm đều chuyển: thiện ý thức không theo sắc chuyển, tương ưng chánh kiến đắc chi thứ hai v.v…
(Giải tương ưng chánh kiến có ba, như chánh kiến v.v… lại đắc hai chi viễn ly, thành năm. Vân vân là chấp lấp ác vô ký trong tâm, đắc năm chi viễn ly).
Tám đều chuyển: Khi ý thức này hiện ra thì đắc năm chi v.v…
(Giải thích: ý thức trước đây có ba thứ như chánh kiến v.v… bèn đắc được năm chi nên thành tám. Vân vân là chấp lấy năm thức thiện, hiện ra đắc sáu chi viễn ly).
9. Y theo xứ thành thiện ác:
Dưới đây là thứ năm, y theo về xứ thành thiện ác:
Luận chép: Nghiệp đạo thiện ác ở cõi đường xứ nào, bao lâu thành tựu, bao lâu cũng chung hiện hành.
Tụng chép:
Trong địa ngục bất thiện
Thô tạp sân cả hai
Thành tựu tham tà kiến
Bắc châu thành ba sau
Tạp ngữ chung hiện thành
Còn dục mười có hai
Thiện ở tất cả xứ
Ba sau chung hiện thành
Trời vô tưởng Vô Sắc
Bảy trước chi thành tựu
Xứ khác chung thành hiện
Trừ địa ngục, Bắc châu.
Giải thích:
Trong địa ngục bất thiện
Thô tạp sân có hai.
Mười nghiệp bất thiện ở trong địa ngục, chỉ là lời nói thô ác, lời trây trét, và sân, ba điều này có cả hạt giống câu sinh và hạt giống hiện hành. Do mắng nhiếc nhau nên có lời thô ác. Vì buồn rầu nên có lời trây trét. Do ghét nhau nên có tức giận.
Thành tựu tham tà kiến: ở trong địa ngục này hai điều này là câu sinh và hiện hành thành tựu, nhưng không hiện hành không có cảnh đáng ưa nào mà tâm tham không hiện hành. Hiện thấy nghiệp quả, thì tà kiến không khởi.
Lại trong địa ngục, vì nghiệp hết là chết nên không có nghiệp đạo sát sinh, không thuộc về vào tài vật, không có nghiệp đạo trộm cắp, nên không thuộc về người nữ, không có tội tà dâm, gương nghiệp hiện ra, không thể chống lại, vì vô dụng, không có lời luống dối tức do vô dụng 30 này và thường xa lìa nên không có lời chia rẽ.
Bắc châu thành ba sau:
Châu câu-lô ở phía Bắc thành tựu ba thứ: Tham, sân. Tà kiến, nhưng không hiện hành, không thuộc về tài vật, do ngã sở nên tham không hiện hành, thân tâm mềm mỏng, lại không có não hại nên sân không hiện khởi, vì không có ác ý lạc nên tà kiến không hiện hành.
Tạp ngữ chung hiện thành:
Châu Câu-lô ở phía Bắc, lời nói tạp ngữ có cả hiện hành và thành tựu. Do đó có lúc tâm nhiễm ca vịnh, vì không có ác ý lạc nên không có sáu nghiệp đạo như sát sinh v.v… lại tuổi thọ chắc chắn vì không có sát sanh. Vì không giữ tài vật nên không có trộm cắp, không thuộc người nữ nên không có tà dâm. Vì thân tâm mềm mỏng nên không có lời thô ác và vô dụng, không có lời chia rẽ và luống dối. Nơi ấy làm việc phi phạm hạnh: Nghĩa là nam nữ cõi ấy cầm tay dắt nhau đến dưới bóng cây, cành cây rủ xuống, biết vậy nên thực hành mà bóng cây không tỏa xuống, thì đồng thời hổ thẹn bỏ đi.
Còn dục mười có hai: ở trong cõi Dục khác, trời, quỷ, súc sinh và loài người của ba châu, mười nghiệp đạo ác đều có cả thành tựu và hiện hành, nhưng có khác nhau. Trời, ngạ quỷ, súc sinh bảy nghiệp đạo trước chỉ có xử trung, không có bất luật nghi. Người ở ba châu đều có cả hiện hành và thành tựu, thiện ở tất cả chỗ, ba sau có hiện thành, là nói mười nghiệp đạo thiện, ba cõi năm đường, tất cả xứ này không có ba thứ như tham v.v… thảy đều thành tựu nghĩa là bậc Thánh sống ở cõi Vô Sắc thành tựu bảy chi, luật nghi vô lâu quá khứ, vị lai. Vì cõi Vô Sắc kia hẳn không hiện hành. Trong cõi trời Vô tưởng vì vô tàm, cũng không hiện hành, chỉ thành tựu luật nghi tĩnh lự quá khứ vị lai. Nhưng quả Na-hàm Vô Sắc ở trong thân Ngũ Địa cõi Dục, cõi Sắc quá khứ hễ nương vào địa nào, hoặc hai, ba, bốn, năm địa luật nghi vô lậu từng sinh từng diệt. Lúc sinh ở cõi Vô Sắc thì thành quá khứ kia từng khởi một địa, thành một địa giới quá khứ, cho đến từng khởi năm địa là thành năm địa giới quá khứ. Nếu đời vị lai nương vào thân ngũ địa, luật nghi vô luật đều chắc chắn thành tựu (ngũ địa cõi Dục là bốn tĩnh lự). Xứ khác chung thành hiện Trừ địa ngục, Bắc châu.
Cõi Dục, cõi Sắc khác là bốn đường trời người. Trừ địa ngục, Bắc châu: gọi là xứ khác, bây chỉ của thân và ngữ đều có cả hiện hành và thành tựu nhưng có sự khác nhau đó là ngạ quỷ và súc sinh. Có thiện trong xứ, nếu ở cõi Sắc thì chỉ có luật nghi ba châu, và các tầng trời cõi
Dục, và các tầng trời đều đủ hai thứ luật nghi xử trung.
10. Nói về ba quả nghiệp đạo:
Dưới đây là thứ sáu nói về ba quả nghiệp đạo:
Luận chép: nghiệp đạo thiện, bất thiện, đắc quả như thế nào?
Tụng chép:
Đều chiêu cảm dị thục
Quả đẳng lưu tăng thượng
Làm người khác chịu khổ,
Dứt mạng, hoại oai nghi
Giải thích: Hai câu đầu đều là nói chung về của ba cõi, hai câu sau giải thích riêng về lý do. Mười nghiệp đạo ác đều có thể chiêu cảm dị thục, ba quả tăng thượng đẳng lưu. Là từ đây chết đi, đọa vào nại-lạc-ca là quả dị thục, đến trong loài người chịu quả đẳng lưu, đó là người sát sinh thì tuổi thọ ngắn ngủi, người trộm cắp thì tài vật thiếu thốn, người tà hạnh thì vợ không trinh tiết, người nói lời dối thì bị người chê bai, người nói lời chê bai bị người thân xa lìa, người nói thô ác thì thường nghe tiếng xấu ác, vì nói lời trây trét nên lời nói không nghiệm túc. Người tham càng tham người sân càng sân, người tà kiến càng thêm si mê.
Quả tăng thượng: Tất cả tư cụ do sát sinh nên ánh sáng ít ỏi, vì trộm cắp nên gặp sương, mưa đá, vì tà hạnh nên chịu trần lao, vì nói dối bị nhiều hôi nhơ, vì nói chia rẽ nên chỗ ở hiểm nguy. Vì nói thô ác nên ruộng phần nhiều là gai góc đá sỏi, nước mặn. Vì nói trây trét thời khắc thay đổi, vì tham nên quả nhỏ, vì sân nên quả cay, vì tà kiến nên quả nhỏ hoặc không có.
Hỏi: Vì sao mười nghiệp này đều chiêu ba quả?
Đáp: Đây làm cho người khác chịu khổ. Vì cắt đứt mạng sống hoại oai đức, lại do sát sinh làm cho người phải khổ, chịu quả dị thục. Vì cắt đứt mạng sống người khác nên chịu quả đẳng lưu, làm cho người mất oai nghi, phải chịu quả tăng thượng. Còn nghiệp đạo ác khác như lý nên biết. Do đó mà biết ba quả thiện nghiệp như lìa sát sinh v.v… thì sinh lên tầng trời chịu quả dị thục, sinh vào loài người chịu quả Đẳng lưu.
Nghĩa là người lìa sát sinh thì được tuổi thọ lâu dài. Trái với điều trên như lý nên biết.
11. Nói riêng về tà mạng:
Dưới đây là thứ mười một của toàn văn nói riêng về tà mạng:
Luận chép: khế kinh nói: trong tám chi tà chia sắc nghiệp ra làm ba, đó là tà ngữ, tà nghiệp, và tà mạng. Lìa tà ngữ tà nghiệp tà mạng là 32 thế nào? Tuy lìa nó nhưng nói riêng.
Tụng chép:
Tham sinh thân nghiệp, ngữ nghiệp
Vì tà mạng khó dứt
Chấp mạng giúp tham sinh
Trái kinh nên phi lý.
Giải thích: Tức giận và si mê tạo ra ngữ nghiệp gọi là tà ngữ. Tà giận và si mê tạo ra thân nghiệp gọi là Tà nghiệp.
Từ tham lam mà phát sinh thân nghiệp và ngữ nghiệp. Vì nó khó dứt bỏ nên lập riêng tà mạng. Nghĩa là tham lam chiếm đoạt tâm của các hữu tình, từ đây mà phát khởi ra nghiệp, khó có thể cứu giúp. Vì đối với chánh mạng giúp cho hết lòng tu hành. Phật lìa những thứ ấy chỉ nói là một. Như có bài tụng rằng:
Tà kiến tục khó dứt
Do thường chấp kiến khác,
Đạo tà mạng khó giữ (là nói người xuất gia)
Do tư cụ thuộc người.
Chấp mạng tư tham sanh: Có Sư khác nói: Duyên vào mạng tư cụ mà tham lam phát sinh ở thân nghiệp và ngữ nghiệp, tất cả các thứ tham đều gọi là tà mạng. Ưa thích ca vịnh tùy từ tham mà sinh, nhưng không nuôi sống thân mạng cho nên không phải tà mạng.
Trái kinh nên phi lý: Là bác bỏ thuyết của Sư khác, đây là giải thích trái với kinh.
Trong kinh Giới Uẩn chép: xem voi đấu nhau, Đức Thế tôn cũng xếp vào tà mạng. Tà thọ cảnh bên ngoài để kéo dài mạng sống. Cho nên y theo kinh này chỉ do tham sinh ra đều gọi là tà mạng.
12. Nói chung về các nghiệp:
Dưới đây là thứ ba của toàn văn nói chung về các nghiệp: Trong đó chia làm mười phần:
- Nói về nghiệp đắc quả.
- Nói về bổn luận nghiệp.
- Nói về dẫn mãn nhân.
- Nói về ba trọng chướng.
- Nói về chướng trong ba thời.
- Nói về tướng Bồ-tát.
- Nói về tu bố thí, trì giới.
- Nói về thuận ba phần nghiệp.
- Nói về thể của thư v.v…
- Nói về tên khác của các pháp.
Trong phần nói về nghiệp đắc quả: Chia làm sáu:
- Nói về chung về các nghiệp quả.
- Quả đối nhau của ba tánh.
- Quả đối nhau của ba đời.
- Quả đối nhau của các địa.
- Quả đối nhau của ba học.
- Quả đối nhau của ba đoạn.
– Nói về chung về các nghiệp quả:
13. Bài kệ trong luận:
Luận chép: Như trước đã nói quả có năm thứ. Trong đây nghiệp nào có mấy quả? Tụng chép:
Nghiệp dứt đạo hữu lậu
Đầy đủ có năm quả
Nghiệp vô lậu có bốn
Là chỉ trừ dị thục
Còn thiện ác hữu lậu
Cũng bốn trừ lìa buộc
Còn vô ký vô lậu
Ba trừ trước đã trừ.
Giải thích: Đoạn đạo: Là các đạo Vô gián, vì đạo Vô gián có công năng chứng vô vì đoạn và có công năng dứt bỏ mê hoặc nên gọi là dứt đạo. Đạo này có hai thứ vô lậu và hữu lậu.
Nghiệp hữu lậu có đủ năm quả: ngay nơi đoạn đạo ở trước nghiệp hữu lậu có đủ năm quả, đã là hữu lậu thì có công năng chiêu cảm dị thục đáng ưa thích của tự địa.
Quả Đẳng lưu: Là trong tự địa các pháp tương tợ hoặc bằng hoặc hơn.
Quả lìa buộc: Là dứt hoặc chứng trạch diệt vô vi.
Quả sĩ dụng: là câu hữu sĩ dụng do đạo dẫn dắt, nghĩa là đạo sở khiên, kế là đạo giải thoát vô sĩ dụng, nghĩa là đạo sở tu. Công đức của vị lai càng cách xa sĩ dụng đó là con đường chứng đắc các dứt vô vi không sinh sĩ dụng.
Quả tăng thượng: là lìa tự tánh, còn lại các pháp hữu vi chi trừ quá khứ. Nghiệp vô lậu có bốn, chỉ trừ dị thục:
Ngay đạo sở đoạn ở trước, nghiệp vô lậu có đủ bốn quả, vì vô lậu không chiêu với quả chỉ trừ dị thục. Còn thiện ác hữu lậu cũng có bốn trừ lìa buộc: khác với đoạn đạo trước, cho nên nói là còn.
Còn lại hữu lậu, hoặc thiện hoặc ác cũng có bốn quả vì không thể đoạn đạo, trừ quả lìa buộc còn lại là quả vô ký vô lậu.
Có ba trừ loại trước: Trừ đoạn đạo ở trước còn lại là vô lậu và vô ký, chỉ có ba quả trừ dị thục lìa buộc đã dứt bỏ ở trước. Vì vô lậu và vô ký không chiêu cảm quả nên trừ quả dị thục vì không phải đoạn đạo cho nên trừ quả lìa buộc.
14. Nói về quả đối nhau của ba tánh:
Dưới đây là thứ hai nói về quả đối nhau của ba tánh:
Luận chép: Đã nói về qủa các nghiệp rồi nay nói về dị môn có tướng nghiệp quả, trong đó trước nói về quả của ba nghiệp như nghiệp thiện v.v… Tụng chép:
Thiện thảy đối thiện thảy,
Trước có bốn, hai, ba,
Giữa có hai, ba, bốn
Hai sau ba ba quả.
Giải thích: Thiện thảy đối thiện thảy: Thiện v.v… ở trên là nghiệp, thiện đẳng ở dưới là pháp v.v… có nghĩa là gồm bất thiện và vô ký. Dứt nghiệp thiện đẳng so sánh với pháp thiện đẳng để rõ được quả. Thể của nghiệp thiện đẳng là một phần nhỏ của sắc uẩn và hành uẩn. Thể của pháp thiện đẳng là năm uẩn.
Trước có bốn hai ba: Trước đó là nghiệp thiện, lấy pháp thiện làm bốn quả, trừ quả dị thục. Nghiệp thiện lấy pháp bất thiện làm hai quả đó là sĩ dụng và tăng thượng. Do thiện dẫn khởi phát sinh đó là quả sĩ dụng, pháp thiện không chướng ngại là quả tăng thượng. Nghiệp thiện lấy pháp vô ký làm ba quả, trừ đẳng lưu và lìa buộc. Vì tánh khác nhau nên trừ quả Đẳng lưu, chẳng phải trạch diệt, trừ quả lìa buộc.
Giữa có hai ba bốn. Giữa nghĩa là bất thiện ở khoảng giữa thiện và vô ký cho nên nói là giữa.
Nghiệp bất thiện lấy pháp thiện làm hai quả, lấy pháp bất thiện làm ba quả, lấy pháp vô ký làm bốn quả.
Hai quả: là sĩ dụng và tăng thượng
Ba quả: trừ dị thục và lìa buộc
Bốn quả: chỉ trừ lìa buộc
Hỏi: vô ký và bất thiện làm sao là Đẳng lưu được?
Đáp: đó là biến hành bất thiện, và thấy khổ thì dứt. Còn nghiệp bất thiện là nhân đồng loại, lấy thân kiến, biên kiến hữu phú vô ký làm quả Đẳng lưu.
Hai sau ba ba quả: Sau: là vô ký vì ở sau thiện ác.
Nghiệp vô ký này lấy pháp thiện làm hai quả, lấy pháp bất thiện làm ba quả, lấy pháp vô ký cũng làm bốn quả.
Lấy pháp thiện làm hai quả: đó là sĩ dụng và tăng thượng.
Lấy pháp bất thiện làm ba quả: trừ dị thục và lìa buộc.
Hỏi: Tại sao bất thiện và vô ký là đẳng lưu?
Đáp: Thân kiến, biên kiến, vô ký là nhân đồng loại, lấy các bất thiện làm quả Đẳng lưu.
Lấy pháp vô ký làm ba quả: trừ dị thục và lìa buộc.
15. Nói về quả ba đời:
Dưới đây là thứ ba, nói về quả ba đời:
Luận chép: Đã nói về ba tánh nay sẽ nói ba đời.
Quá khứ ba đều bốn
Hiện đối vị cũng thế
Hiện đối hai quả hiện
Vị đối ba quả vị.
Giải thích: Dùng nghiệp của ba đời để so với pháp của ba đời làm quả khác nhau. Thể của nghiệp ba đời này là một phần nhỏ của sắc uẩn và hành uẩn, thể của pháp trong ba đời là năm uẩn.
Quá khứ của ba đời đều có bốn quả: là nghiệp quá khứ lấy pháp ba đời, mỗi đời là bốn quả, chỉ trừ lìa buộc.
Hiện tại đối với vị lai cũng vậy: nghiệp hiện đời lấy pháp vị lai cũng chỉ có bốn quả, đồng với số quá khứ, nên nói là cũng vậy.
Hiện tại đối với hai quả hiện tại: nghiệp đời hiện tại lấy pháp hiện tại làm hai quả đó là quả tăng thượng và sĩ dụng.
Vị lai đối với ba quả vị lai: nghiệp vị lai lấy pháp vị lai chỉ có ba quả, trừ đẳng lưu và lìa buộc, không nói nghiệp sau có quả trước. Vì pháp trước chắc chắn không có quả của nghiệp sau.
Nói về quả của các địa:
Dưới đây là thứ tư, nói về quả của các địa:
Luận chép: Đã nói về ba đời nay nói về các địa.
Tụng chép:
Đồng địa có bốn quả
Dị địa hai hoặc ba.
Giải thích: Đây là y theo nghiệp của các địa, đối với pháp của các địa làm quả khác nhau. Nên biết nghiệp của các địa chỉ có một phần nhỏ của sắc uẩn và hành uẩn, pháp của các địa có cả năm uẩn.
Đồng địa có bốn quả: trong chín địa tùy theo nghiệp của địa nào đó, lấy pháp đồng địa làm bốn quả, trừ lìa buộc.
Dị địa hai hoặc ba: nếu là nghiệp hữu lậu thì lấy pháp dị địa làm hai quả đó là sĩ dụng và tăng thượng.
Quả vô lậu lấy pháp dị địa làm ba quả, đối với hai quả trước lại thêm đẳng lưu vì không rơi vào giới nên có quả Đẳng lưu.
16. Nói về ba quả:
Dưới đây là thứ năm nói về ba quả như Học v.v… Luận chép:
Học đối ba đều ba
Vô học một, ba, hai
Phi học phi Vô học
Có hai, ba năm quả.
Giải thích: Ở đây y theo ba nghiệp như học v.v… dùng ba pháp như học v.v… làm quả khác nhau. Ba nghiệp như học v.v… chỉ có một phần nhỏ của sắc uẩn và hành uẩn.
Sắc uẩn của hữu học, Vô học là giới vô lậu.
Hành uẩn: là đạo công tư.
Sắc uẩn của phi học phi Vô học có một phần của sắc hữu lậu.
Ba pháp như Hữu học v.v… là có cả năm uẩn.
Pháp phi học phi Vô học gồm cả ba pháp vô vi.
Học đối với ba đều có ba:
Nghiệp hữu học đối với ba pháp như Hữu học v.v… đều có ba quả. Lại học nghiệp lấy pháp học làm ba quả trừ dị thục và lìa buộc.
Lấy pháp phi học phi Vô học làm ba quả: Cũng trừ dị thục và lìa buộc. Dùng pháp phi học phi Vô học làm ba quả, trừ Dị thục và Đẳng lưu.
Vô học một ba hai: là nghiệp Vô học lấy pháp học làm một quả chỉ có tăng thượng. Nghiệp Vô học lấy pháp Vô học làm ba quả trừ dị thục và lìa buộc. Nghiệp Vô học lấy pháp phi học phi Vô học làm hai quả là sĩ dụng và tăng thượng.
Phi học phi Vô học có hai hai năm quả:
Nghĩa là nghiệp phi học phi Vô học lấy pháp Hữu học làm hai quả là sĩ dụng và tăng thượng, lấy pháp Vô học làm hai quả là sĩ dụng và tăng thượng, lấy pháp phi học phi Vô học làm năm quả.
17. Nói về ba quả của kiến đoạn:
Dưới đây là thứ sáu, nói về ba quả của kiến đoạn v.v… Luận chép:
Đã nói về học v.v… nay nói về thế thì dứt.
Tụng chép:
Nghiệp thế thì dứt thảy
Mỗi mỗi đều có ba
Trước có ba, bốn, một
Giữa hai, bốn, ba quả
Sau có một hai, bốn
Đều thứ lớp nên biết.
Đây là lấy ba dứt nghiệp đối với ba đoạn pháp làm quả khác nhau.
Thế thì dứt nghiệp thảy:
Chữ thảy: (vân vân): tức là gồm nghiệp tu thì dứt và nghiệp phi sở đoạn.
Thể của nghiệp thế thì dứt chỉ có một phần ít hành uẩn làm thể.
Hai nghiệp tu thì dứt và phi sở đoạn thì thể là phần ít của sắc uẩn và hành uẩn.
Pháp kiến sổ đoạn dùng bốn uẩn.
Pháp tu sở đoạn dùng năm uẩn.
Pháp phi sở đoạn lấy năm uẩn vô lậu và vô vi.
Mỗi mỗi đều có ba:
Là nghiệp của thế thì dứt, tu thì dứt và phi sở đoạn, đều có quả là pháp thế thì dứt, tu ở đoạn và phi sở đoạn. Câu này là nêu chung.
Trước có ba bốn một: Trước có nghĩa là nghiệp trước sở đoạn, ba quả là pháp thế thì dứt bốn quả là pháp tu thì dứt làm bốn quả, lấy pháp phi sở đoạn làm một quả.
Ba quả: trừ dị thục và lìa buộc, pháp thế thì dứt chỉ có nhiễm ô, không có dị thục.
Bốn quả: là trừ lìa buộc.
Một quả: chỉ có tăng thượng.
Hai bốn ba quả giữa : Giữa nghĩa là nghiệp tu thì dứt, ở giữa thế thì dứt và phi sở đoạn nên gọi là giữa.
Nghiệp tu sở đoạn thì hai quả là pháp kiến ở đoạn bốn quả là, pháp tu thì dứt làm bốn quả, lấy pháp phi sở đoạn làm ba quả.
Hai quả: là sĩ dụng và tăng thượng.
Bốn quả: Trừ lìa buộc.
Ba quả trừ dị thục và đẳng lưu.
Sau có một hai bốn: sau nghĩa là nghiệp chẳng phải dứt lấy pháp thế thì dứt làm một quả, lấy pháp tu thì dứt làm hai quả, lấy pháp chẳng phải dứt làm bốn quả.
Một quả: Là tăng thượng.
Hai quả: sĩ dụng và tăng thượng.
Bốn quả: trừ dị thục.
Đều thứ lớp nên biết: tùy theo sự thích ứng mà cùng khắp sáu môn trên phối hợp với nhân quả đều như thư lớp. Giải thích chỉ ở sau gác lại, là lược pháp nên như vậy.
18. Giải thích nghiệp của luận này:
Dưới đây là thứ hai của toàn văn giải thích nghiệp của luận này rằng:
Luận chép: Nhân nói về các nghiệp, lẽ ra lại hỏi: Như trong luận này nói ba nghiệp: Là ứng tác nghiệp, bất ứng tác nghiệp, và phi ứng tác nghiệp. Tướng của nghiệp thế nào?
Tụng chép:
Nghiệp nhiễm không nên làm
Có thuyết nói hoại quỹ tắc
Nghiệp nên làm trái đây
Đều trái với thứ ba.
Giải thích: Nghiệp nhiễm không nên làm: có thuyết nói ba nghiệp nhiễm ô gọi là bất ưng tác, vì từ phi lý tác ý sinh ra.
Có thuyết cũng hoại quỹ tắc:
Có sư khác nói: nghiệp không trực tiếp làm nhiễm ô gọi là bất ưng tác hoại. Quỹ tắc cũng gọi là bất ưng tác.
Hoại quỹ tắc: là nghiệp vô ký nên đi đứng như thế, ăn cơm mặc áo như thế, nếu không như thế gọi là không nên làm vì trái lễ nghi.
Nghiệp nên làm trái với đây: là trái với không nên làm gọi là nghiệp nên làm.
Có thuyết nói: nghiệp thiện gọi là ứng tác.
Có thuyết nói nghiệp hợp với quỹ tắc cũng gọi là ứng tác.
Đều trái với thứ ba: là đều trái với ba điều trước nên gọi là trái với ba.
Phi ưng tác phi bất ứng tác: nếu y theo thuyết đầu thì chỉ là nghiệp vô ký, nếu y theo sư thứ hai giải thích thì ngoài quỹ tắc còn gọi là vô ký.
19. Nói về nhân dẫn nhân mãn:
Dưới đây là thứ ba nói về dẫn mãn nhân, trong đó có hai: a. Nói về nghiệp cảm nhiều hoặc ít. b. Nói về thể của nhân dẫn nhân mãn.
– Nói về nghiệp cảm nhiều ít:
Luận chép: là do một nghiệp chỉ dẫn dắt một đời, hay dẫn dắt nhiều đời. Lại là một đời chỉ một nghiệp dẫn dắt hay nhiều nghiệp dẫn dắt.
Tụng rằng:
Một nghiệp dẫn một đời
Nhiều nghiệp năng tròn đầy.
Giải thích: một nghiệp dẫn một đời là giải thích nghiệp dẫn dắt Xưa nói: là nghiệp báo chung.
Theo Tông Tát-Bà-Đa thì chỉ do một nghiệp dẫn dắt một đời. Nếu chấp nhận một nghiệp dẫn dắt nhiều đời thì phần định nghiệp sẽ thành lẫn lộn. Nếu một đời này bị nhiều nghiệp dẫn dắt thì lẽ chúng đồng phần chia khác nhau. Vì nghiệp quả khác nhau từng phần khác nhau là thường chết thường sống. Nên biết một nghiệp chỉ dẫn dắt một đời.
Nhiều nghiệp năng tròn đầy: là giải thích nghiệp tròn đầy.
Xưa nói: là nói nghiệp báo riêng: đó là thân của một đời tròn đầy tròn đầy chấp nhận do nhiều nghiệp.
Ví dụ người thợ vẽ trước dùng một màu sắc vẽ lên hình, sau đó tô thêm các màu khác, một màu sắc vẽ hình dụ cho một nghiệp dẫn. Sau đó tô thêm các màu khác dụ cho nhiều lậu nghiệp. Cho nên tuy có đồng thọ thân người nhưng trong đó có người thân thể đẹp đẽ, sức mạnh trang nghiêm có người thì xấu xí thiếu thốn.
Dưới đây là thứ hai nói về thể của nhân dẫn nhãn mãn:
Luận chép: không thể chỉ một nghiệp lực mà dẫn dắt được tròn đầy, tất cả nghiệp thiện bất thiện, pháp hữu lậu đều dung nạp trong sự tròn đầy về việc dẫn dắt. Vì nghiệp lực mạnh nên chỉ nêu tên nghiệp nhưng trong đó nghiệp câu hữu có thể dẫn dắt. Nếu không làm câu hữu với nghiệp thì có thể tròn đầy mà không thể dẫn dắt. Vì thế lực mạnh, chủng loại như thế thể của nó thế nào?
Tụng chép:
Đắc hai định vô tàm
Không thể dẫn còn lại.
Giải thích: Đắc hai định vô tàm: là định vô tưởng và định Diệt tận. Vì định này với các nghiệp không câu hữu, không thể làm nhân dẫn khởi, nhưng có thể làm tròn đầy.
Đắc: là đắc thiện ác. Đắc cũng có nghiệp không phải một quả, chỉ tròn đầy nhưng không thể dẫn khởi. Từ hai thứ này còn lại là thiện ác có dẫn nghiệp và mãn nghiệp.
20. Nói về ba chướng:
Dưới đây là thứ tư nói về ba chướng, trong đó có hai:
- Nói về ba chướng.
- Nói riêng về nghiệp chướng.
Trong ba chướng có hai:
- Nói về thể của chướng.
- Nói theo xứ.
Nói về thể của chướng:
Luận chép: Đức Thế tôn nói: Trọng chướng có ba: đó là nghiệp chướng, phiền não chướng, và dị thục chướng. Ba chướng này thể của nó thế nào?
Tụng chép:
Ba chướng nghiệp Vô gián
Và phiền não thường hành
Cùng tất cả đường ác
Bắc châu vô tưởng thiên.
Giải thích: Ba chướng: là nêu.
Nghiệp Vô gián : là nêu thể của nghiệp chướng đó là năm nghiệp Vô gián gọi là nghiệp chướng, là hại mẹ, giết cha, hại bậc La-hán, phá hòa hiệp tăng, làm thân Phật chảy máu.
Và phiền não thường hành: Là nêu ra thể của chướng phiền não. Phiền não có hai: 1. Thường hành: là thường khởi phiền não, có cả thượng hạ phẩm. 2. Mạnh mẽ: phiền não thượng phẩm chỉ y theo thường hành làm chướng phiền não, phiền não thượng phẩm không phải thường hành tuy là lanh lợi. Vì không thường phát khởi nên dễ trừ mà không nói là chướng. phiền não hạ phẩm tuy không lanh lợi như thường hành, vì không thể trừ nên nói là chướng.
Trong phiền não bất luận là thượng hạ, chỉ có thường hành gọi là chướng phiền não.
Cùng tất cả đường ác Bắc châu trời vô tưởng.
Là nói thể của báo chướng, ba đường ác đều có. Bắc châu, trời vô tưởng là chướng dị thục.
Hỏi:đây làm chướng ngại pháp nào?
Đáp: làm chướng ngại Thánh đạo và gia hạnh của chánh đạo. (gia hạnh: là bảy hạnh phương tiện).
Luận chép: trong ba chướng này, phiền não và nghiệp đều là trọng. Vì có trong đời thứ hai này, cũng không thể trị giải thích: Ở đời thứ hai cũng không đắc đạo, gọi là không thể trị.
Lại Luận chép: Sư Tỳ-Bà-Sa giải thích rằng: Vì trước có thể phát
dẫn sau, sau nhẹ hơn trước. Giải thích: Phiền não dẫn nghiệp, nghiệp dẫn dị thục, y theo quả dị thục quyết định chứ không có nghiệp khác đời khác.
Vì có thể ngăn cách nên gọi là Vô gián, nếu gây ra hoặc nghiệp này, phải đọa vào địa ngục, vì không ngăn cách nên gọi là Vô gián.
21. Nói theo xứ:
Dưới đây là thứ hai, nói theo xứ: Luận chép: ba chướng nên biết, trung hữu ở đường nào.
Tụng chép: Ba châu có Vô gián
Không có phiến-đệ thảy,
Thiếu ân thiếu hổ thẹn
Còn chướng chung năm đường.
Giải thích: ba châu có Vô gián, không có phiến-đệ v.v… trừ châu Câu-lô ở phía bắc, trong ba châu chỉ có nam và nữ, gây ra nghiệp Vô gián. Chẳng có Phiến-đệ khác v.v… thiếu ân thiếu hổ thẹn: là giải thích phiến-đệ v.v… tuy giết cha mẹ nhưng không có nghiệp Vô gián, nghĩa là cha mẹ đối với con thiếu ân, vì thiếu yêu thương, con đối với cha mẹ tâm hổ thẹn yếu kém, vì không có ân nặng, cho nên không có nghiệp Vô gián. Từ đạo lý này nên ngạ quỷ và bàng sinh tuy hại cha mẹ cũng không có nghiệp Vô gián.
Lại Đại đức nói: Trong loài bàng sinh giác tuệ rõ ràng cũng thành Vô gián như loài ngựa thông minh từng nghe có con ngựa, người tham giống tốt nên cho nó giao hợp với ngựa mẹ biết rõ là mẹ bèn thẹn mà chết. Lại như người hại cha mẹ phi nhân thì không thành tội nghịch. Vì tâm cảnh yếu. (Đây là y theo người từ phi nhân sanh).
Còn chướng cả năm đường: Còn phiền não và dị thục khác cả năm đường. Nhưng chướng dị thục, ở trong loài người chỉ ở châu Câu-lô phía Bắc, trong cõi trời chỉ có trời Vô Tưởng.