LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 12

Uẩn thứ 5: TẠP, phần 2

Hỏi: Các kẻ đoạn dứt căn thiện, sự việc đoạn dứt ấy như thế nào? Hành tướng của việc đoạn dứt ấy ra sao?

Đáp: Nghĩa là như có một hữu tình đã cố suy nghĩ việc hại mẹ hại cha rồi, không hề biết xấu hổ, ăn năn. Lại như có một hữu tình đã cố suy nghĩ việc hại mẹ hại cha, nhưng biết xấu hổ, ăn năn. Hai người như thế theo thầy là các Sa-môn, hoặc Bà-la-môn Ốt-yết-lạcca, hoặc đám đồ đệ của họ, theo kiến chấp không có gì cả lập luận thuyết không có gì cả, nói là không có nhân, không có tạo tác v.v…, mọi sự thiết lập về nghiệp thiện, nghiệp ác đều bị dứt bỏ.

Hai kẻ kia thường đến thưa hỏi: Thế nào là thiện? Thế nào là bất thiện? Thế nào là có tội? Thế nào là không tội? Làm những việc gì để thành tốt đẹp không phải là xấu ác? Các kẻ kia do gần gũi, thờ phụng, cúng dường những vị thầy như thế, nên đối với các tội lỗi đã tạo khi chưa có xấu hổ, ăn năn liền khiến chúng không sinh, khi đã có xấu hổ, ăn năn, thì khiến chúng bị diệt trừ nhanh chóng. Các kẻ ấy bảo: Sát sinh là ngu si, hư dối, không có quả, không có nghĩa lý, không có sinh khởi, không có ý vị, lợi ích. Không có sát sinh, không có hành sát sinh phải chiêu cảm dị thục (quả báo). Như vậy, các hành không cho mà lấy, dâm dục tà hạnh, nói dối, nói lời ly gián, nói lời thô ác, nói thêu dệt cùng tham, giận, tà kiến v.v… đều là ngu si, hư dối, không có quả, không có nghĩa lý, không có sinh khởi, không có ý vị, lợi ích, không có tà kiến v.v…, không có tà kiến v.v… đã chiêu cảm dị thục.

Các kẻ ấy đối với những việc như thế, càng sinh ưa thích sâu xa, chấp nhận, thọ nhận, mở bày, làm sáng rõ. Do đấy nên nói các kẻ ấy là người hành theo tả đạo, tức là tà kiến, tà tư duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà cần (tà tinh tấn), tà niệm và tà định. Các kẻ ấy do hành theo tả đạo như thế, nên ba căn thiện dần dần tổn giảm, nhỏ mỏng, thiếu sót, ba căn bất thiện càng ngày càng tăng trưởng mạnh, dữ. Ba thứ hành tốt dần dần bị tổn giảm, mỏng yếu, thiếu sót, ba thứ hành ác càng ngày càng tăng trưởng mạnh, dữ. Cũng vậy, mười nghiệp đạo thiện càng ngày càng tổn giảm, suy yếu, thiếu kém, mười nghiệp đạo ác lại càng tăng trưởng mạnh, dữ. Tám chánh hữu đạo thì tổn giảm, yếu kém, khiếm khuyết, còn tám tà tả đạo càng tăng trưởng mạnh, dữ.

Các kẻ kia do hành tác mọi việc sát sinh, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối, nói lời ly gián, nói lời thô ác, nói lời thêu dệt, tham, giận, tà kiến v.v… càng tăng thêm, vì thế phần nhiều không ở nơi chốn yên tĩnh, vắng lặng, không trụ nơi luật nghi. Tuy nơi chút ít thời gian có phát sinh tâm, tâm pháp thiện yếu ớt cùng hành với chánh kiến, nhưng do vô số pháp xấu ác bất thiện, phần nhiều luôn hiện hành nên luôn ở nơi phẩm tả đạo. Cũng như mùa hè nóng bức đã qua, sang mùa thu mát mẻ, đêm đến mây giăng đen kịt, trời đất tối tăm, sấm động chớp lòe, dưới ánh chớp sáng ấy các màu sắc hiện ra rồi liền biến mất. Các kẻ kia như thế phần nhiều đều không trụ nơi chốn vắng vẻ, yên tĩnh, không trụ nơi luật nghi, tuy nơi chút ít thời gian có phát sinh tâm tâm pháp thiện yếu ớt, cùng hành với chánh kiến, nhưng do vô số pháp xấu ác bất thiện phần nhiều luôn hiện hành nên luôn ở nơi phẩm tả đạo.

Lại như có người vào cuối xuân, sang đầu hạ, bị nóng khát bức bách, gió nóng gây bao khổ não, được vào nơi ao nước trong mát, được tắm gội, uống thỏa thích nhưng phải mau chóng trở ra, những giọt nước lớn nơi thân hiện có đều rơi hết, chỉ còn chút ít nước trụ nơi lỗ chân lông.

Như thế, các kẻ kia phần nhiều đều không trụ nơi chốn yên tĩnh vắng vẻ, không trụ nơi luật nghi, tuy nơi chút ít thời gian có phát sinh tâm tâm pháp thiện yếu ớt cùng hành với chánh kiến, nhưng do vô số pháp xấu ác bất thiện phần nhiều đều hiện hành nên luôn ở nơi phẩm tả đạo.

Các kẻ ấy, về sau cũng có thể biết thương hại và coi trọng mạng sống, nhưng do không thuận theo xấu hổ, hối lỗi, rốt cuộc vẫn bài bác cho là không có quả báo của tất cả các nghiệp thiện ác. Do các sự việc như thế nên nói các kẻ ấy đã đoạn dứt căn thiện hiện có ở ba cõi: cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc. Nên biết, loại hữu tình như thế ở trong hiện pháp không thể tiếp tục có được các căn thiện, nhất định sau khi chết bị đọa vào địa ngục, hoặc lúc còn sống tiếp tục tạo các căn thiện thì mới tránh khỏi.

Hỏi: Về việc sát sinh, thì việc giết hại loại hữu tình như thế cùng việc giết hại trứng kiến, giẫm nát con kiến, loại nào có tội lớn hơn?

Đáp: Nếu do bị trói buộc như nhau thì dị thục (quả báo) cũng như nhau.

Lại có thuyết nói việc giết hại trứng kiến, giẫm nát con kiến thì tội lớn hơn là việc giết người. Vì sao? Vì các thứ trứng kiến, con kiến bị giẫm đạp kia không đoạn dứt căn thiện, còn hạng người kia thuộc loại đã đoạn dứt căn thiện.

Các kẻ kia do các nghiệp thân, ngữ và ý suy xét như thế, nên mong cầu nguyện làm các việc đều là tánh tà, do đó đã dứt bỏ hết những thành tựu đã có từ trước, các tưởng cùng tưởng, ngôn thuyết giả lập, trụ nơi tụ bất định, là chủng tánh bất định, thế nên có thêm các thứ trước chưa tạo tác, các tưởng cùng tưởng, giả lập nêu bày, trụ nơi tụ định tà, là chủng tánh định tà, là một trong năm loại hữu tình tạo nghiệp vô gián. Đó là hại mẹ, hại cha, hại A-la-hán, phá hòa hợp Tăng, khởi tâm độc ác khiến thân Như Lai chảy máu.

Các kẻ đoạn dứt căn thiện, sự việc và hành tướng đoạn dứt là như thế.

*

Như có một loại Bổ-đặc-già-la do các tâm nhiễm ô thuộc cõi Dục đang hiện tiền, nên các căn thiện hiện có hoặc bỏ mà không có được, hoặc có được mà không bỏ, hoặc cũng bỏ cũng có được, hoặc không bỏ cũng không có được.

Bỏ mà không có được: Là hàng phàm phu khi đoạn dứt các căn thiện và đã lìa hết các tham ở cõi Dục, do đấy thoát được sự ràng buộc của cõi Dục. Còn các căn thiện hiện có ở cõi Sắc, cõi Vô sắc thì bỏ mà không có được. Hàng hữu học đã lìa tham nơi cõi Sắc, đã thoát khỏi sự trói buộc của cõi Dục, các căn thiện thuộc cõi Vô sắc bỏ mà không có được. Như vậy gọi là bỏ mà không có được.

Có được mà không bỏ: Là khi tâm mê lầm nối tiếp căn thiện. Như vậy gọi là có được mà không bỏ.

Cũng bỏ cũng có được: Là khi ở cõi Vô sắc mất đi, sinh nơi cõi Dục, bỏ căn thiện thuộc cõi Vô sắc, có được căn thiện ở cõi Dục. Khi từ cõi Sắc mất đi, sinh nơi cõi Dục, bỏ căn thiện thuộc cõi Sắc, có được căn thiện ở cõi Dục. Các bậc A-la-hán đã thoát khỏi sự ràng buộc nơi cõi Dục, bỏ mọi hệ thuộc nơi cõi Vô sắc và các căn thiện vô học, được căn thiện hữu học, tâm vô học thoái chuyển trụ vào tâm hữu học. Như vậy gọi là cũng bỏ cũng có được.

Không bỏ cũng không có được: Là không đoạn dứt căn thiện. Từ cõi Dục mất, sinh trở lại nơi cõi Dục. Như vậy gọi là không bỏ cũng không có được.

Lại có một loại Bổ-đặc-già-la do các tâm nhiễm ô thuộc cõi Sắc đang hiện tiền, nên các căn thiện hiện có hoặc bỏ mà không có được, hoặc cũng bỏ cũng có được, hoặc không bỏ cũng không có được.

Bỏ mà không có được: Là hàng hữu học, phàm phu đã lìa tham nơi cõi Sắc, thoát khỏi mọi trói buộc của cõi Sắc, các căn thiện thuộc cõi Vô sắc là bỏ mà không có được. Khi từ cõi Dục mất đi, sinh lên cõi Sắc, các căn thiện thuộc cõi Dục là bỏ mà không có được. Như vậy gọi là bỏ mà không có được.

Cũng bỏ cũng có được: Là khi ở cõi Vô sắc mất đi, sinh nơi cõi Sắc, bỏ các căn thiện thuộc cõi Vô sắc, được các căn thiện nơi cõi Sắc. Các bậc A-la-hán đã thoát khỏi mọi trói buộc nơi cõi Sắc, bỏ các căn thiện vô học và các hệ thuộc nơi cõi Vô sắc, được căn thiện hữu học, tâm vô học thoái chuyển trụ vào tâm hữu học. Như vậy gọi là cũng bỏ cũng có được.

Không bỏ cũng không có được: Là khi ở cõi Sắc mất rồi, sinh trở lại nơi cõi Sắc. Như vậy gọi là không bỏ cũng không có được.

Lại có một loại Bổ-đặc-già-la do các tâm nhiễm ô thuộc cõi Vô sắc đang hiện tiền, nên các căn thiện hiện có hoặc bỏ mà không có được, hoặc cũng bỏ cũng có được, hoặc không bỏ cũng không có được.

Bỏ mà không có được: Là từ cõi Dục mất rồi, sinh lên cõi Vô sắc, các căn thiện thuộc cõi Dục và cõi Sắc đều bỏ mà không có được. Từ cõi Sắc mất rồi, sinh lên cõi Vô sắc, các căn thiện thuộc cõi Sắc đều bỏ mà không có được. Như vậy gọi là bỏ mà không có được.

Cũng bỏ cũng có được: Là bậc A-la-hán đã thoát khỏi mọi ràng buộc nơi cõi Vô sắc, bỏ các căn thiện vô học, được căn thiện hữu học, tâm vô học thoái chuyển trụ nơi tâm hữu học. Như vậy gọi là cũng bỏ cũng có được.

Không bỏ cũng không có được: Là khi ở cõi Vô sắc mất rồi, sinh trở lại nơi cõi Vô sắc. Như vậy gọi là không bỏ cũng không có được.

*

* Có mười hai xứ: Là nhãn xứ, sắc xứ, nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, ý xứ, pháp xứ.

Hỏi: Thế nào là Nhãn xứ?

Đáp: Nghĩa là các nhãn xứ đã thấy sắc, đang thấy sắc, sẽ thấy sắc, hoặc lại là các thứ đồng phận khác nơi nhãn xứ.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi nhãn xứ? Nghĩa là các thứ đồng phận nơi nhãn xứ có mặt ở quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi nhãn xứ ở quá khứ? Nghĩa là các nhãn xứ không thấy các sắc đã diệt.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi nhãn xứ ở vị lai? Nghĩa là các nhãn xứ ở vị lai hoặc nhất định sẽ không sinh, hoặc có sẽ sinh ra, nhưng không thấy sắc sẽ diệt.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi nhãn xứ ở hiện tại? Nghĩa là các nhãn xứ không thấy các sắc đang diệt.

Hỏi: Thế nào là Sắc xứ?

Đáp: Nghĩa là các sắc xứ do mắt đã thấy, đang thấy, sẽ thấy, hoặc lại là các thứ đồng phận khác nơi sắc xứ.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi sắc xứ? Nghĩa là các thứ đồng phận nơi sắc xứ có mặt ở quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi sắc xứ ở quá khứ? Nghĩa là các sắc xứ nầy mắt không thấy vì đã diệt.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi sắc xứ ở vị lai? Nghĩa là các sắc xứ ở vị lai hoặc nhất định sẽ không sinh, hoặc có sẽ sinh ra, nhưng mắt không thấy nó sẽ diệt.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi sắc xứ ở hiện tại? Nghĩa là các sắc xứ nầy mắt không thấy chúng đang diệt.

Như nhãn xứ, sắc xứ, các thứ nhĩ xứ, thanh xứ, tỷ xứ, hương xứ, thiệt xứ, vị xứ, thân xứ, xúc xứ, cũng như vậy.

Hỏi: Thế nào là Ý xứ?

Đáp: Nghĩa là các ý xứ đã phân biệt nhận biết pháp, đang phân biệt nhận biết pháp, sẽ phân biệt nhận biết pháp, hoặc lại là các thứ đồng phận khác nơi ý xứ.

Thế nào là các thứ đồng phận nơi ý xứ? Nghĩa là các ý xứ ở đời vị lai nhất định có sinh ra, không có các thứ đồng phận nơi ý xứ ở quá khứ và hiện tại, không có các thứ đồng phận nơi pháp xứ.

Mắt ở quá khứ đối với sắc có hai trường hợp: Nghĩa là mắt ở quá khứ đối với sắc hoặc đã thấy, không phải là đang thấy, không phải là sẽ thấy. Hoặc không phải là đã thấy, đang thấy, sẽ thấy.

Mắt ở vị lai đối với sắc có ba trường hợp: Nghĩa là mắt ở vị lai đối với sắc hoặc không phải là đã thấy, đang thấy, sẽ thấy. Hoặc không phải là đã thấy, đang thấy mà là sẽ thấy. Hoặc không phải là đã thấy, đang thấy, hoặc là sẽ thấy, hoặc là không sẽ thấy.

Mắt ở hiện tại đối với sắc có mười hai trường hợp: Nghĩa là mắt ở hiện tại đối với sắc:

  1. Hoặc là đã thấy, không phải là đang thấy, không phải là sẽ thấy.
  2. Hoặc là đang thấy, không phải là đã thấy, không phải là sẽ thấy.
  3. Hoặc là sẽ thấy, không phải là đã thấy, không phải là đang thấy.
  4. Hoặc là đã thấy, đang thấy, không phải là sẽ thấy.
  5. Hoặc là đã thấy, sẽ thấy, không phải là đang thấy.
  6. Hoặc là đang thấy, sẽ thấy, không phải là đã thấy.
  7. Hoặc là đã thấy, không phải là đang thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc không sẽ thấy.
  8. Hoặc là đang thấy, không phải là đã thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc không sẽ thấy.
  9. Hoặc không phải là đã thấy, không phải là đang thấy, hoặc sẽ thấy, hoặc không sẽ thấy.
  10. Hoặc là đã thấy, đang thấy, hoặc là sẽ thấy, hoặc là không sẽ thấy.
  11. Hoặc là đã thấy, đang thấy, sẽ thấy.
  12. Hoặc không phải là đã thấy, không phải là đang thấy, không phải là sẽ thấy.

Hỏi: Từng có mắt làm duyên nơi bậc trung hay bậc thượng chăng? Duyên nầy là duyên nơi gì? Tức duyên nơi mắt bậc hạ chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là bậc trung và thượng.

Hỏi: Từng có mắt làm duyên, đầu tiên không phải là duyên ấy. Vì sao không phải là duyên ấy? Là do nghiệp nơi đại chủng chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là bậc hạ, trung, thượng.

Như nói về mắt, các thứ tai, mũi, lưỡi, thân cũng như vậy.

Hỏi: Từng có ý làm duyên nơi bậc trung hay bậc thượng? Duyên nầy là duyên nơi gì? Tức duyên nơi ý bậc hạ chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là bậc trung và thượng.

Hỏi: Từng có ý làm duyên, đầu tiên không phải là duyên nầy. Vì sao không phải là duyên nầy? Là do nghiệp phiền não chăng?

Đáp: Có. Nghĩa là bậc hạ, trung, thượng.

*

* Có mười tám giới: Là nhãn giới, sắc giới và nhãn thức giới. Nhĩ giới, thanh giới và nhĩ thức giới. Tỷ giới, hương giới và tỷ thức giới. Thiệt giới, vị giới và thiệt thức giới. Thân giới, xúc giới và thân thức giới. Ý giới, pháp giới và ý thức giới.

Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, sắc giới cũng như vậy chăng? Nếu sắc giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn giới cũng như vậy chăng?

Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, v.v… cho đến ý thức giới cũng như vậy chăng? Nếu ý thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn giới cũng như vậy chăng?

Từng có cho đến pháp giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý thức giới cũng như vậy chăng? Nếu ý thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, pháp giới cũng như vậy chăng?

Hỏi: Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, sắc giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu sắc giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như nhãn giới đối chiếu với sắc giới, đối chiếu nhĩ giới với thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn thức giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn thức giới cũng như vậy. Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải là nhãn giới. Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Phạm thế, chưa lìa tham ở cõi trên.

Như nhãn giới đối chiếu với nhãn thức giới, đối chiếu với nhĩ thức giới, thân thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải là nhãn giới. Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi trên.

Như nhãn giới đối chiếu với hương giới, đối chiếu với vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn giới cũng như vậy. Hoặc nhãn giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải ý giới. Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, chưa lìa tham ở cõi trên.

Như nhãn giới đối chiếu với ý giới, đối chiếu với pháp giới, ý thức giới cũng như vậy.

Như nhãn giới đã nói rộng như thế, sắc giới, nhĩ giới, thanh giới, tỷ giới, thiệt giới, thân giới, xúc giới v.v… nói rộng cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhĩ thức giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu nhĩ thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn thức giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như nhãn thức giới đối chiếu với nhĩ thức giới, đối chiếu với thân thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải là nhãn thức giới. Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi Phạm thế.

Như nhãn thức giới đối chiếu với hương giới, đối chiếu với vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, nhãn thức giới cũng như vậy. Hoặc nhãn thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải là ý giới. Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Phạm thế, chưa lìa tham ở cõi trên.

Như nhãn thức giới đối chiếu với ý giới, đối chiếu với pháp giới, ý thức giới cũng như vậy.

Như nhãn thức giới đã nói rộng như thế, nhĩ thức giới, thân thức giới nói rộng cũng như vậy.

Hỏi: Từng có hương giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, vị giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu vị giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như hương giới đối chiếu với vị giới, đối chiếu với tỷ thức giới, thiệt thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có hương giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu ý giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, hương giới cũng như vậy. Hoặc hương giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, không phải là ý giới. Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham ở cõi trên.

Như hương giới đối chiếu với ý giới, đối chiếu với pháp giới, ý thức giới cũng như vậy.

Như hương giới đã nói rộng như thế, vị giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới nói rộng cũng như vậy.

Hỏi: Từng có ý giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, pháp giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu pháp giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Như ý giới đối chiếu với pháp giới, đối chiếu với ý thức giới cũng như vậy.

Hỏi: Từng có pháp giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, ý thức giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu ý thức giới đã đoạn dứt, đã nhận biết khắp, pháp giới cũng như vậy chăng?

Đáp: Đúng vậy.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký.

Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học. Mười hai tâm như thế là có mặt khắp cả ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai.

Tâm thiện thuộc cõi Dục ở quá khứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

4. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là ở cõi Sắc và cõi Vô sắc đã sinh trưởng các Bổ-đặc-già-la Thánh nhân.

Đã phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la đã đoạn dứt các căn thiện và ở cõi Sắc, cõi Vô sắc đã sinh trưởng các phàm phu.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã sinh trưởng ở cõi Dục, hướng tới cõi Sắc và cõi Vô sắc, tức là các người Bất hoàn trụ nơi tâm thiện sau cùng.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện, trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm thiện thuộc cõi Dục ở quá khứ, tâm thiện thuộc cõi Dục ở vị lai cũng như vậy.

Tâm thiện thuộc cõi Dục chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết, không phải là đã phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết, không phải là đã phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, lần đầu tiên mới hiện tiền.

Tâm thiện thuộc cõi Dục ở hiện tại có ba trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, hướng đến cõi Sắc và cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm thiện sau cùng.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, lần đầu tiên mới hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước nay chưa từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở quá khứ có bảy trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy nhất định là sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy nhất định là sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã trụ vào sự lìa tham ở cõi Dục, ở trong đạo vô gián đã lìa được tham dục, từ đấy nhất định là sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong đạo vô gián đã lìa được tham dục, từ đấy nhất định là sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã trụ vào sự lìa tham dục, ở trong đạo vô gián đã lìa được tham dục, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Dục, trụ vào vị tự tánh.

Như tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở quá khứ, tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở vị lai cũng như vậy.

Tâm bất thiện thuộc cõi Dục ở hiện tại có một trường hợp: Tức là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là tâm bất thiện đang hiện tiền nơi hiện tại.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục ở quá khứ có bảy trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy nhất định sẽ không thoái chuyển. Và các bậc Thánh chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu trụ vào sự lìa tham dục, ở trong đạo vô gián lìa được tham dục, từ đấy nhất định sẽ không thoái chuyển. Và các bậc Thánh chưa lìa tham nơi cõi Dục, hiện quán biên, khổ pháp trí đã sinh.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu trụ nơi lìa tham dục, ở trong đạo vô gián lìa được tham dục, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu trụ nơi lìa tham dục, ở trong đạo vô gián lìa được tham dục, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu chưa lìa tham nơi cõi Dục, trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục ở quá khứ, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục ở vị lai cũng như vậy.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục ở hiện tại có một trường hợp: Tức là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu có tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục hiện đang hiện tiền.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở quá khứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

4. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la Thánh nhân sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu đã sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc. Các người Bất hoàn trụ nơi tâm sau cùng.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở quá khứ, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở vị lai cũng như vậy.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định là sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là từ trước chưa từng được, nay lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục ở hiện tại có ba trường hợp:

1. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm vô phú vô ký sau cùng.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước nay chưa từng được, nay lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước nay chưa từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở quá khứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la bậc Thánh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện ở cõi Sắc và các phàm phu sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm sau cùng.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, được tâm thiện ở cõi Sắc, trụ nơi phần vị tự tánh, và sinh trưởng ở cõi Sắc, trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm thiện thuộc cõi Sắc ở quá khứ, tâm thiện thuộc cõi Sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc ở hiện tại có ba trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm thiện sau cùng.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở quá khứ có bảy trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, từ đấy nhất định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi sự lìa sắc tham, ở trong đạo vô gián lìa được sắc tham, từ đấy quyết định không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi lìa sắc tham, ở trong đạo vô gián lìa được sắc tham, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi lìa sắc tham, ở trong đạo vô gián lìa được sắc tham, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Sắc, trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở quá khứ, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc ở hiện tại có một trường hợp: Tức là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc đang hiện tiền trong hiện tại.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở quá khứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các Bổ-đặc-già-la bậc Thánh sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là các phàm phu sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục và các phàm phu sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục và cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm sau cùng.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục và sinh trưởng ở cõi Sắc trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở quá khứ, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa từng có được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc ở hiện tại có ba trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Sắc, hướng đến cõi Vô sắc, các người Bất hoàn trụ nơi tâm vô phú vô ký sau cùng.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ có hai trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là chưa được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Như tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ, tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết, hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc ở hiện tại có hai trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ có bảy trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Vô sắc, từ đấy quyết định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Vô sắc, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Vô sắc, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi lìa tham ở cõi Vô sắc, ở trong đạo vô gián lìa được tham nơi cõi Vô sắc, từ đấy quyết định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi lìa tham ở cõi Vô sắc, ở trong đạo vô gián lìa được tham ở cõi Vô sắc, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc, trụ nơi phần vị tự tánh. (Chỉ có sáu trường hợp, trường hợp thứ năm và thứ bảy như nhau)

Như tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ, tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở hiện tại có một trường hợp: Tức là đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đang hiện tiền.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ có một trường hợp: Tức là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là tâm dị thục đã diệt.

Như tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở quá khứ, tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở vị lai cũng như vậy.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa từng được có ba trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc ở hiện tại có một trường hợp: Tức không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là tâm dị thục đang hiện tiền.

Tâm hữu học ở quá khứ có bảy trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là bậc A-la-hán, từ quả A-la-hán nhất định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là bậc A-la-hán, từ quả A-la-hán quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là bậc A-la-hán, từ quả A-la-hán hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy quyết định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết (Như trường hợp 5): Nghĩa là hàng hữu học trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm hữu học ở quá khứ, tâm hữu học ở vị lai cũng như vậy.

Tâm hữu học chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm hữu học ở hiện tại có tám trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

5. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

6. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

7. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

8. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết. (Như trường hợp 5)

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước không thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy nhất định sẽ không thoái chuyển.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước không thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước không thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước đã thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy nhất định sẽ không thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước đã thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy quyết định sẽ thoái chuyển.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước đã thoái chuyển quả A-la-hán, trụ nơi quả A-la-hán, ở trong đạo vô gián được quả A-la-hán, từ đấy hoặc sẽ thoái chuyển, hoặc sẽ không thoái chuyển.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước đã từng được, nay đang hiện tiền.

Tâm vô học ở quá khứ có bốn trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

4. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là quả A-la-hán thời giải thoát, đã nhập bất động.

Đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là A-la-hán đã thoái chuyển quả A-la-hán.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là A-la-hán thời giải thoát, được trụ nơi bất động trong đạo vô gián.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là hàng vô học trụ nơi phần vị tự tánh.

Như tâm vô học ở quá khứ, tâm vô học ở vị lai cũng như vậy.

Tâm vô học chưa từng được có bốn trường hợp:

1. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết.

4. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay nhất định là sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay quyết định sẽ được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, không phải là đang phân biệt nhận biết, mà là hoặc sẽ phân biệt nhận biết hoặc sẽ không phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay hoặc sẽ được, hoặc sẽ không được.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được lần đầu tiên hiện tiền.

Tâm vô học ở hiện tại có ba trường hợp:

1. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết.

2. Hoặc không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

3. Hoặc đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, không phải là sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là bậc A-la-hán thời giải thoát, được trụ nơi bất động trong đạo vô gián.

Không phải là đã phân biệt nhận biết, mà là đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được lần đầu tiên hiện tiền.

Đã phân biệt nhận biết, đang phân biệt nhận biết, sẽ phân biệt nhận biết: Nghĩa là trước chưa từng được, nay đang hiện tiền.

HẾT – QUYỂN 12