LUẬN A TỲ ĐẠT MA THỨC THÂN TÚC
Tác giả: A la hán Đề Bà Thiết Ma
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 16

Uẩn thứ 6: THÀNH TỰU, phần 4

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng? Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu v.v… cho đến tâm vô học cũng như vậy chăng? Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Cho đến: Nếu tâm học xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô học cũng như vậy chăng? Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học cũng như vậy chăng?

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm bất thiện thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi căn thiện nối tiếp.

2. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, từ lìa tham ở cõi Dục lúc trở lại thoái chuyển.

3. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi căn thiện tiếp nối.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, từ lìa tham ở cõi Dục khi trở lại thoái chuyển.

3. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi căn thiện nối tiếp và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi căn thiện nối tiếp và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc lúc trở lại thoái chuyển, và khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm bất thiện thuộc cõi Dục nhất định như vậy. Hoặc tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là hàng Thánh giả đã lìa tham ở cõi Dục, từ lìa tham nơi cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Dục, từ lìa tham nơi cõi Dục khi trở lại thoái chuyển và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, từ lìa tham ở cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, khởi trói buộc ở cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Sắc, khởi trói buộc ở cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã lìa tham ở cõi Dục, từ lìa tham nơi cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Sắc, cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, khi trở lại thoái chuyển.

3. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các A-lahán khởi trói buộc ở cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển.

4. Không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm học: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã lìa tham ở cõi Dục, từ lìa tham nơi cõi Dục khi trở lại thoái chuyển và lúc mất ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm học xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc ở cõi Sắc và cõi Vô sắc, khi trở lại thoái chuyển và lúc tu gia hạnh nhập vào kiến đạo.

3. Tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm học: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc ở cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển.

4. Không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô học. Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm bất thiện thuộc cõi Dục.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham ở cõi Dục, từ lìa tham nơi cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham nơi cõi Dục, khởi trói buộc nơi cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

3. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các phàm phu đã lìa tham nơi cõi Dục, khởi trói buộc ở cõi Dục, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

4. Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là tu gia hạnh khi tâm thiện nơi cõi Sắc mới hiện tiền.

3. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm thiện thuộc cõi Dục: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc nhất định như vậy. Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục: Nghĩa là ở cõi Dục, khi được lìa dục.

3. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi tu gia hạnh, tâm thiện ở cõi Sắc mới hiện tiền.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

3. Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là tu gia hạnh, tâm thiện nơi cõi Sắc khi mới hiện tiền:

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi ở cõi Dục được lìa dục.

3. Tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Sắc.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển, và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là khi ở cõi Dục được lìa dục.

3. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm vô phú vô ký thuộc cõi: Nghĩa là khi mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Sắc.

4. Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển và lúc mất ở cõi Vô sắc, sinh nơi cõi Dục.

2. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc ở cõi Vô sắc, khi trở lại thoái chuyển.

3. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc ở cõi Dục và cõi Sắc.

4. Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học cũng như vậy chăng?

Đáp: Hoặc tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm học. Nói rộng có bốn trường hợp:

1. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm học: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học đã lìa tham ở cõi Sắc, từ lìa tham nơi cõi Sắc khi trở lại thoái chuyển và lúc mất ở cõi Vô sắc sinh nơi cõi Dục và cõi Sắc.

2. Tâm học xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc nơi cõi Vô sắc, khi trở lại thoái chuyển và tu gia hạnh khi nhập kiến đạo.

3. Tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm học: Nghĩa là các A-la-hán khởi trói buộc nơi cõi Dục và cõi Sắc, khi trở lại thoái chuyển.

4. Không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu cũng không phải là tâm học: Nghĩa là trừ các tướng đã nêu trên.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô học. Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm thiện thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm thiện thuộc cõi Vô sắc.

Từ đây trở về sau cũng đều không có.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc. Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học nhất định như vậy. Hoặc tâm học xả không thành tựu được thành tựu không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc: Nghĩa là tu gia hạnh, khi nhập kiến đạo.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô học. Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì tâm học và tâm vô học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm học và tâm vô học. Nếu tâm học và tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm học xả không thành tựu được thành tựu thì tâm vô học cũng như vậy chăng?

Đáp: Nếu tâm học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm vô học. Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì nhất định không phải là tâm học.

*

* Có mười tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Cho đến: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng? Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu.

Tâm thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là đã đoạn dứt căn thiện.

Tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục.

Tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, căn thiện không đoạn dứt, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Sắc và cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy có tạo thành chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy có tạo thành thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục chưa đoạn thì nhất định tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, và sinh trưởng ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Sắc.

Tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

Tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện nơi cõi Sắc, chưa lìa tham ở cõi Sắc và sinh trưởng nơi cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi đó.

Không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

Tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi đó.

Không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu.

Tâm thiện thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

Tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là các A-la-hán.

Tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học, đã được tâm thiện ở cõi Vô sắc.

Không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là không có trường hợp nầy.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy thành tựu thì tâm ấy chưa đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn thì tâm ấy thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu. Hoặc tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn. Hoặc tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc chưa đoạn không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Tâm ấy thành tựu không phải là tâm ấy chưa đoạn: Nghĩa là các A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

Tâm ấy chưa đoạn cũng là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

Không phải là tâm ấy chưa đoạn cũng không phải là tâm ấy thành tựu: Nghĩa là các A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

*

* Có mười tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng? Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Cho đến: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng? Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu. Hoặc tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn. Hoặc tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu.

Tâm tâm thiện thuộc cõi Dục đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục.

Tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn: Nghĩa là đã đoạn dứt căn thiện.

Tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục, không đoạn dứt căn thiện.

Hỏi: Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì tâm ấy nhất định đã đoạn. Hoặc tâm ấy đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục và sinh trưởng ở cõi Sắc.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm thiện thuộc cõi Sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu. Hoặc tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn. Hoặc tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu. Hoặc không phải là tâm đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu.

Tâm thiện thuộc cõi Sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

Tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa được tâm thiện nơi cõi Sắc.

Tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã được tâm thiện nơi cõi Sắc, chưa lìa tham ở cõi Sắc và sinh trưởng nơi cõi Sắc, chưa lìa tham ở cõi đó.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu. Hoặc tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn. Hoặc tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, cõi Sắc, đã lìa tham nơi cõi Sắc.

Tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Dục.

Tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Vô sắc.

Không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là sinh trưởng ở cõi Dục, đã lìa tham nơi cõi Dục, chưa lìa tham nơi cõi Sắc, và sinh trưởng ở cõi Sắc, chưa lìa tham nơi cõi đó.

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm ấy nhất định không phải là không thành tựu. Hoặc tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn: Nghĩa là chưa được tâm thiện nơi cõi Vô sắc.

Hỏi: Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm ấy không thành tựu thì tâm ấy đã đoạn chăng?

Đáp: Đúng vậy.

Hỏi: Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn thì tâm ấy không thành tựu chăng?

Đáp: Hoặc tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu. Hoặc tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn. Hoặc tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu. Hoặc không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu.

Tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc đã đoạn không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là các A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

Tâm ấy không thành tựu không phải là tâm ấy đã đoạn: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Tâm ấy đã đoạn cũng là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là các A-la-hán thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục không hiện tiền.

Không phải là tâm ấy đã đoạn cũng không phải là tâm ấy không thành tựu: Nghĩa là hàng phàm phu hữu học thuộc cõi Vô sắc, tâm của quả dị thục đang hiện tiền.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Cho đến: Nếu tâm vô học thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Trả lời:

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục thành tựu thì hai tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục tạo thành thì bốn tâm nhất định thành tựu, bốn tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì năm tâm nhất định thành tựu, bốn tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục thành tựu thì một tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc thành tựu thì hai tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì ba tâm nhất định thành tựu, hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc thành tựu thì ba tâm nhất định thành tựu, ba tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì một tâm nhất định thành tựu, hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì một tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc thành tựu thì hai tâm nhất định thành tựu, bảy tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm học thành tựu thì hai tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô học thành tựu thì hai tâm nhất định thành tựu, năm tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Cho đến: Nếu tâm vô học không thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu, bao nhiêu thứ không thành tựu?

Trả lời:

Nếu tâm thiện thuộc cõi Dục không thành tựu thì chỉ một tâm nầy là nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm bất thiện thuộc cõi Dục không tạo thành thì hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì chỉ một tâm nầy nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Dục không thành tựu thì bảy tâm nhất định không thành tựu, một tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Sắc không thành tựu thì hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì ba tâm nhất định không thành tựu, một tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Sắc không thành tựu thì chỉ một tâm nầy nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm thiện thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì ba tâm nhất định không thành tựu, ba tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm hữu phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì năm tâm nhất định không thành tựu, hai tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô phú vô ký thuộc cõi Vô sắc không thành tựu thì chỉ một tâm nầy nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm học không thành tựu thì một tâm nầy nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Nếu tâm vô học không thành tựu thì một tâm nầy nhất định không thành tựu, một tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Lại có ba thứ Bổ-đặc-già-la (Hữu tình): 1. Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Dục. 2. Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Sắc. 3. Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc.

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Dục, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Sắc, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Trả lời:

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Dục có bốn tâm nhất định thành tựu, bốn tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Sắc có ba tâm nhất định thành tựu, hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Bổ-đặc-già-la chưa lìa tham nơi cõi Vô sắc có một tâm nhất định thành tựu, một tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Lại có ba thứ Bổ-đặc-già-la: 1. Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Dục. 2. Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Sắc. 3. Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Vô sắc.

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Dục, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Sắc, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Vô sắc, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ thành tựu? Bao nhiêu thứ không thành tựu?

Trả lời:

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Dục có hai tâm nhất định không thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Sắc có ba tâm nhất định không thành tựu, một tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

Bổ-đặc-già-la đã lìa tham nơi cõi Vô sắc có năm tâm nhất định không thành tựu, hai tâm nhất định thành tựu, các tâm còn lại hoặc thành tựu hoặc không thành tựu.

*

Hỏi: Nếu tâm thiện thuộc cõi Phạm thế đầu tiên hiện tiền thì hết thảy tâm thiện thuộc cõi Dục cùng không gián đoạn (đẳng vô gián) chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc cõi Phạm thế đầu tiên tu gia hạnh, hiện tiền thì hết thảy tâm thiện thuộc cõi Dục cùng không gián đoạn (đẳng vô gián). Hoặc tâm thiện nơi cõi Phạm thế đầu tiên hiện tiền không phải là tâm thiện thuộc cõi Dục cùng không gián đoạn: Nghĩa là từ trên cõi Phạm thế mất, sinh trong cõi Phạm thế.

Hỏi: Tâm thiện nơi cõi Phạm thế đầu tiên ấy hiện tiền, cho đến tâm thiện thuộc xứ Vô sở hữu đầu tiên hiện tiền, thì hết thảy tâm thiện thuộc xứ Thức vô biên cùng không gián đoạn chăng?

Đáp: Nếu tâm thiện thuộc xứ Vô sở hữu đầu tiên tu gia hạnh, hiện tiền thì hết thảy tâm thiện thuộc xứ Thức vô biên cùng không gián đoạn. Hoặc tâm thiện thuộc xứ Vô sở hữu đầu tiên hiện tiền không phải là tâm thiện thuộc xứ Thức vô biên cùng không gián đoạn: Nghĩa là từ xứ Phi tưởng phi phi tưởng mất, sinh vào xứ Vô sở hữu, tâm thiện thuộc xứ Vô sở hữu đầu tiên ấy hiện tiền.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu tâm học xả thành tựu nên không thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ xả thành tựu nên không thành tựu? Bao nhiêu thứ xả không thành tựu được thành tựu?

Nếu tâm vô học xả thành tựu nên không thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ xả thành tựu nên không thành tựu? Bao nhiêu thứ xả không thành tựu được thành tựu?

Trả lời:

Nếu tâm học xả thành tựu nên không thành tựu thì hai tâm nhất định xả thành tựu nên không thành tựu. Một tâm nhất định xả không thành tựu được thành tựu. Các tâm còn lại không phải xả thành tựu nên không thành tựu, cũng không phải xả không thành tựu được thành tựu.

Nếu tâm vô học xả thành tựu nên không thành tựu thì một tâm nhất định xả thành tựu nên không thành tựu. Hai tâm nhất định xả không thành tựu được thành tựu. Hai tâm hoặc xả thành tựu nên không thành tựu. Hai tâm hoặc xả không thành tựu được thành tựu. Năm tâm không phải xả thành tựu nên không thành tựu, cũng không phải xả không thành tựu được thành tựu.

*

* Có mười hai tâm: Thuộc cõi Dục có 4: 1. Tâm thiện. 2. Tâm bất thiện. 3. Tâm hữu phú vô ký. 4. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Thuộc cõi Vô sắc có 3: 1. Tâm thiện. 2. Tâm hữu phú vô ký. 3. Tâm vô phú vô ký. Cùng 2 tâm: 1. Tâm học. 2. Tâm vô học.

Nếu tâm học xả không thành tựu được thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ xả không thành tựu được thành tựu? Có bao nhiêu thứ xả thành tựu nên không thành tựu?

Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu, mười hai tâm như vậy có bao nhiêu thứ xả không thành tựu được thành tựu? Có bao nhiêu thứ xả thành tựu nên không thành tựu?

Trả lời:

Nếu tâm học xả không thành tựu được thành tựu thì hoặc có hai tâm nhất định xả không thành tựu được thành tựu. Có một tâm nhất định xả thành tựu nên không thành tựu. Hai tâm hoặc xả không thành tựu được thành tựu. Hai tâm hoặc xả thành tựu nên không thành tựu. Hoặc có được một đều không có xả, năm tâm không phải xả không thành tựu được thành tựu, cũng không phải xả thành tựu nên không thành tựu.

Nếu tâm vô học xả không thành tựu được thành tựu thì một tâm nhất định xả không thành tựu được thành tựu. Hai tâm nhất định xả thành tựu nên không thành tựu.

HẾT – QUYỂN 16