LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 4

Phẩm 5: BIỆN VỀ TÙY MIÊN, phần 2

* Chỉ có hai mươi pháp: Là pháp chỉ do kiến khổ đoạn trừ, pháp chỉ do kiến tập đoạn trừ, pháp chỉ do kiến diệt đoạn trừ, pháp chỉ do kiến đạo đoạn trừ, pháp chỉ do tu đạo đoạn trừ.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến khổ đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do kiến khổ đoạn trừ không phải là tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến tập đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do kiến tập đoạn trừ không phải là tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do kiến diệt đoạn trừ đoạn trừ tất cả tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến đạo đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do kiến đạo đoạn trừ đoạn trừ tất cả tùy miên.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do tu đạo đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Pháp chỉ do tu đạo đoạn trừ đoạn trừ tất cả tùy miên.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến khổ đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Cũng không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là chỉ do kiến khổ đoạn trừ tùy miên không phải biến hành. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến tập đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Cũng không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là chỉ do kiến tập đoạn trừ tùy miên không phải biến hành. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là chỉ do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là chỉ do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do kiến đạo đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là chỉ do kiến đạo đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là chỉ do kiến đạo đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

Hỏi: Đối với pháp chỉ do tu đạo đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Không có. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Cũng không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là chỉ do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Cũng không có.

**

* Có hai mươi tâm: Nghĩa là tâm do kiến khổ đoạn trừ, tâm do kiến tập đoạn trừ, tâm do kiến diệt đoạn trừ, tâm do kiến đạo đoạn trừ, tâm do tu đạo đoạn trừ.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Đối với tâm do kiến khổ đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến khổ đoạn trừ tất cả cùng do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy và cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Hỏi: Đối với tâm do kiến tập đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến tập đoạn trừ tất cả cùng do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy và cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Hỏi: Đối với tâm do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng thế. Vì cùng khởi tâm bất tương hành nên do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm do kiến đạo đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến đạo đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng thế. Vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành nên do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Hỏi: Đối với tâm do tu đạo đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do tu đạo đoạn trừ tất cả cùng các tùy miên biến hành. Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy và cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Đối với tâm do kiến khổ đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng như vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, vì do kiến khổ đoạn trừ tất cả cùng do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm do kiến tập đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng như vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, vì do kiến tập đoạn trừ tất cả cùng do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng như vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, vì do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và các tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm do kiến đạo đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến đạo đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến đạo đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng như vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, vì do kiến đạo đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và các tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Đối với tâm do tu đạo đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Pháp tương ưng với tùy miên biến hành ấy cũng như vậy, đối với nó cùng khởi tâm bất tương ưng hành, vì do tu đạo đoạn trừ tất cả cùng tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

**

* Có bốn mươi tám tâm: Nghĩa là tâm tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ. Tâm tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ. Tâm tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ.

Tâm không tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ. Tâm không tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ. Tâm không tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ.

Tâm do kiến đạo đoạn trừ cũng như vậy.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Tâm tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ các tà kiến cùng tương ưng với vô minh, hoặc do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành nên do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Hỏi: Tâm tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ các nghi cùng tương ưng với vô minh, hoặc do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành nên do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Hỏi: Tâm tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ các tà kiến, nghi cùng tương ưng với vô minh, hoặc do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu, hoặc các tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Hỏi: Tâm không tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ tà kiến do kiến diệt đoạn trừ cùng tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ hết thảy cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Hỏi: Tâm không tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ nghi do kiến diệt đoạn trừ cùng tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ hết thảy cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Hỏi: Tâm không tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Trừ tà kiến và nghi do kiến diệt đoạn trừ cùng tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ hết thảy cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Đối với tâm do kiến đạo đoạn trừ cũng như vậy.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

*

Hỏi: Tâm tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là không có. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tâm tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ nghi và vô minh cùng tương ưng. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là không có. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ nghi và vô minh cùng tương ưng, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tâm tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến, nghi và vô minh cùng tương ưng. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là không có. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ tà kiến, nghi và vô minh cùng tương ưng, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tâm không tương ưng với tà kiến do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng do kiến diệt đoạn trừ, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng, hoặc do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tâm không tương ưng với nghi do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là trừ nghi và vô minh cùng tương ưng do kiến diệt đoạn trừ, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ nghi và vô minh cùng tương ưng, hoặc do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tâm không tương ưng với tà kiến, nghi do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là trừ tà kiến, nghi và vô minh cùng tương ưng do kiến diệt đoạn trừ, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến, nghi và vô minh cùng tương ưng, hoặc do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, hoặc do kiến đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Nơi pháp tương ưng kia cũng vậy, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng cũng không phải là tương ưng.

Đối với tâm do kiến đạo đoạn trừ cũng như vậy.

Như không nhất định hệ thuộc cõi nào, nên hệ thuộc cõi Dục, cõi Sắc và cõi Vô sắc cũng như vậy.

**

* Có ba mươi sáu tùy miên: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ có mười thứ, do kiến tập đoạn trừ có bảy thứ, do kiến diệt đoạn trừ có bảy thứ, do kiến đạo đoạn trừ có tám thứ, do tu đạo đoạn trừ có bốn thứ.

Mười thứ tùy miên do kiến khổ đoạn trừ: Hữu thân kiến, biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy thứ tùy miên do kiến tập đoạn trừ: Tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bảy thứ tùy miên do kiến diệt đoạn trừ: Tà kiến, kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Tám thứ tùy miên do kiến đạo đoạn trừ: Tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh.

Bốn thứ tùy miên do tu đạo đoạn trừ: Tham, sân, mạn, vô minh.

*

Hỏi: Hữu thân kiến do kiến khổ đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến khổ đoạn trừ tất cả và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Như hữu thân kiến do kiến khổ đoạn trừ, các thứ biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh do kiến khổ đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Tà kiến do kiến tập đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến tập đoạn trừ tất cả và do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Như tà kiến do kiến tập đoạn trừ, các thứ kiến thủ, nghi, tham, sân, mạn, vô minh do kiến tập đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Tà kiến do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh và do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia do kiến diệt đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng, hoặc do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu, hoặc tùy miên biến hành, vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Như tà kiến do kiến diệt đoạn trừ, nghi do kiến diệt đoạn trừ cũng như vậy.

Kiến thủ do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng? Đáp: Do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Như kiến thủ do kiến diệt đoạn trừ, các thứ tham, sân, mạn do kiến diệt đoạn trừ cũng như vậy.

Vô minh do kiến diệt đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng? Đáp: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ vô minh duyên nơi vô lậu, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tất cả cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia do kiến diệt đoạn trừ tất cả cùng tùy miên biến hành nên ở đấy cùng khởi tâm bất tương ưng hành, tức do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Tám thứ tùy miên do kiến đạo đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Tham do tu đạo đoạn trừ có bao nhiêu tùy miên tùy tăng?

Đáp: Do tu đạo đoạn trừ tất cả cùng tùy miên biến hành. Nơi pháp tương ưng kia cùng khởi tâm bất tương ưng hành cũng như vậy.

Như tham do tu đạo đoạn trừ, các thứ sân, mạn, vô minh do tu đạo đoạn trừ cũng như vậy.

*

Hỏi: Hữu thân kiến do kiến khổ đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ hữu thân kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến khổ đoạn trừ tất cả và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là hữu thân kiến tương ưng với vô minh. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ hữu thân kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến khổ đoạn trừ tất cả và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng nhưng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do hữu thân kiến và vô minh cùng tương ưng. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì chúng cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến khổ đoạn trừ tất cả và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như hữu thân kiến do kiến khổ đoạn trừ, các thứ biên chấp kiến, tà kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, nghi, tham, sân, mạn do kiến khổ đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Vô minh do kiến khổ đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ vô minh và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến khổ đoạn trừ vô minh, các thứ còn lại do kiến khổ đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến khổ đoạn trừ tất cả và do kiến tập đoạn trừ tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến do kiến tập đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến tập đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến tập đoạn trừ tất cả cùng do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến tập đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến tập đoạn trừ tất cả và do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng nhưng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tà kiến và vô minh cùng tương ưng. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến tập đoạn trừ tất cả và do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như tà kiến do kiến tập đoạn trừ, các thứ kiến thủ, nghi, tham, sân và mạn do kiến tập đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Vô minh do kiến tập đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu thứ miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ vô minh và do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến tập đoạn trừ vô minh, các thứ còn lại do kiến tập đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến tập đoạn trừ tất cả tùy miên. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ đoạn trừ các thứ không phải là biến hành cùng do kiến diệt, đạo, do tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến tập đoạn trừ tất cả và do kiến khổ đoạn trừ tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Hỏi: Tà kiến do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu cùng tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là không có. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu, cùng do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là không có. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ tà kiến tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu cùng do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và các tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như tà kiến do kiến diệt đoạn trừ, nghi do kiến diệt đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Kiến thủ do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ kiến thủ tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ kiến thủ tương ưng với vô minh. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu, và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ kiến thủ tương ưng với vô minh, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là không có. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ kiến thủ tương ưng với vô minh. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ duyên nơi vô lậu và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng nhưng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Như kiến thủ do kiến diệt đoạn trừ, các thứ tham, giận và mạn do kiến diệt đoạn trừ cũng như vậy.

Hỏi: Vô minh do kiến diệt đoạn trừ: Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên? Có bao nhiêu tùy miên là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng? Có bao nhiêu tùy miên không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng?

Đáp: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ vô minh duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ vô minh duyên nơi vô lậu, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là trừ do kiến diệt đoạn trừ vô minh duyên nơi hữu lậu, các thứ còn lại do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ vô minh duyên nơi vô lậu và do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, cùng do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên.

Đối với pháp tương ưng kia: Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng: Nghĩa là các tùy miên biến hành. Là tương ưng nên là tùy tăng không phải là đối tượng duyên: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi vô lậu. Là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng là tương ưng: Nghĩa là do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu. Không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng: Nghĩa là do kiến khổ, tập đoạn trừ các thứ không phải là biến hành, và do kiến đạo, tu đạo đoạn trừ tất cả tùy miên. Ở đây vì cùng khởi tâm bất tương ưng hành, nên do kiến diệt đoạn trừ tùy miên duyên nơi hữu lậu và tùy miên biến hành.

Là đối tượng duyên nên là tùy tăng không phải là tương ưng. Các tùy miên khác vì không phải là đối tượng duyên nên là tùy tăng cũng không phải là tương ưng.

Tám tùy miên do kiến đạo đoạn trừ cũng như vậy.

HẾT – QUYỂN 4