LUẬN A TỲ ĐẠT MA PHẨM LOẠI TÚC
Tác giả: Tôn giả Thế Hữu
Hán dịch: Đời Đường, Tam Tạng Pháp sư Huyền Tráng
Việt dịch: Cư sĩ Nguyên Huệ

 

QUYỂN 15

Phẩm 7: BIỆN VỀ NGÀN CÂU HỎI, phần 6

14. Bảy Giác chi: Là niệm giác chi v.v… cho đến xả giác chi.

*

* Bảy Giác chi nầy:

Bao nhiêu thứ là có sắc v.v…? Tất cả đều là không sắc.

Bao nhiêu thứ là có thấy v.v…? Tất cả đều là không thấy.

Bao nhiêu thứ là có đối v.v…? Tất cả đều là không đối.

Bao nhiêu thứ là hữu lậu v.v…? Tất cả đều là vô lậu.

Bao nhiêu thứ là hữu vi v.v…? Tất cả đều là hữu vi.

Bao nhiêu thứ có dị thục v.v…? Tất cả đều không có dị thục.

Bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v…? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian.

Bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v…? Tất cả đều thuộc về danh.

Bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v…? Tất cả đều thuộc về ngoại xứ.

Bao nhiêu thứ là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Tất cả đều là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp.

*

* Bảy Giác chi nầy:

Bao nhiêu thứ đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Tất cả đều không đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp.

Bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v…? Tất cả đều không nên đoạn trừ.

Bao nhiêu thứ nên tu v.v…? Tất cả đều nên tu.

Bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v…? Tất cả đều không nhiễm ô.

Bao nhiêu thứ là quả không phải là có quả v.v…? Tất cả đều là quả cũng là có quả.

Bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v…? Tất cả đều là không chấp thọ.

Bao nhiêu thứ do các đại chủng tạo nên v.v…? Tất cả đều không phải do các đại chủng tạo nên.

Bao nhiêu thứ là hữu thượng v.v…? Tất cả đều là hữu thượng.

Bao nhiêu thứ là hữu v.v…? Tất cả đều không phải hữu.

Bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v…? Tất cả đều là nhân tương ưng.

*

* Bảy Giác chi nầy:

Cùng sáu xứ thiện gồm thâu nhau: Phần ít của hai xứ thiện gồm thâu bảy giác chi, bảy giác chi cũng gồm thâu phần ít của hai xứ thiện.

Cùng năm xứ bất thiện gồm thâu nhau: Là chúng không cùng gồm thâu.

Cùng bảy xứ vô ký gồm thâu nhau: Là chúng không cùng gồm thâu.

Cùng ba xứ lậu gồm thâu nhau: Là chúng không cùng gồm thâu.

Cùng năm xứ hữu lậu gồm thâu nhau: Là chúng không cùng gồm thâu.

Cùng tám xứ vô lậu gồm thâu nhau: Phần ít của hai xứ vô lậu gồm thâu bảy giác chi, bảy giác chi cũng gồm thâu phần ít của hai xứ vô lậu.

Bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v…? Tất cả đều thuộc hoặc quá khứ, hiện tại, vị lai.

Bao nhiêu thứ là thiện v.v…? Tất cả đều là thiện.

Bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v…? Tất cả đều không hệ thuộc.

Bao nhiêu thứ là học v.v…? Tất cả nên phân biệt: Nghĩa là niệm giác chi hoặc là học, hoặc là vô học. Thế nào là học? Nghĩa là tác ý học tương ưng với niệm giác chi. Thế nào là vô học? Nghĩa là tác ý vô học tương ưng với niệm giác chi. Như niệm giác chi, sáu giác chi còn lại cũng như vậy.

*

* Bảy Giác chi nầy:

Bao nhiêu thứ do kiến đạo đoạn trừ v.v…? Tất cả đều không đoạn.

Bao nhiêu thứ là không phải tâm v.v…? Tất cả đều là tâm sở cùng tâm tương ưng.

Bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với thọ v.v…? Một thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với thọ, sáu thứ là tùy tâm chuyển cũng tương ưng với thọ.

Bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với tưởng, hành v.v…? Nghĩa là trừ tự tánh của chúng, còn lại là như thọ, nên biết.

Bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển không tương ưng với tứ v.v…? Tất cả nên phân biệt: Nghĩa là niệm giác chi hoặc là có tầm có tứ, hoặc là không tầm chỉ có tứ, hoặc là không tầm không tứ. Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là tác ý có tầm có tứ tương ưng với niệm giác chi. Thế nào là không tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tác ý không tầm chỉ có tứ tương ưng với niệm giác chi. Thế nào là không tầm không tứ? Nghĩa là tác ý không tầm không tứ tương ưng với niệm giác chi.

Các thứ trạch pháp, tinh tấn, khinh an, định, xả giác chi cũng như vậy.

Hỷ giác chi hoặc là có tầm có tứ, hoặc là không tầm không tứ. Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là tác ý tầm có tứ tương ưng với hỷ giác chi. Thế nào là không tầm không tứ? Nghĩa là tác ý không tầm không tứ tương ưng với hỷ giác chi.

Bao nhiêu thứ là kiến không phải là xứ kiến v.v…? Sáu thứ không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là trạch pháp giác chi gồm thâu tận trí, vô sinh trí, không gồm thâu tuệ là kiến không phải là xứ kiến. Ngoài ra đều không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến.

Bao nhiêu thứ là hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến v.v…? Tất cả đều không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến.

Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là dị thục của nghiệp v.v…? Tất cả đều không phải là nghiệp cũng không phải là dị thục của nghiệp.

Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là tùy nghiệp chuyển v.v…? Tất cả đều là tùy nghiệp chuyển không phải là nghiệp.

Bao nhiêu thứ là sắc được tạo không phải là sắc có thấy v.v…?

Tất cả đều không phải là sắc được tạo cũng không phải là sắc có thấy.

*

* Bảy Giác chi nầy:

Bao nhiêu thứ là sắc được tạo không phải là sắc có đối v.v…? Tất cả đều không phải là sắc được tạo cũng không phải là sắc có đối.

Bao nhiêu thứ vì khó thấy nên là thâm diệu v.v…? Tất cả vì khó thấy nên là thâm diệu, vì thâm diệu nên là khó thấy.

Bao nhiêu thứ là thiện không phải do thiện làm nhân v.v…? Tất cả đều là thiện cũng đều do thiện làm nhân.

Bao nhiêu thứ là bất thiện không phải do bất thiện làm nhân v.v…? Tất cả đều không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Bao nhiêu thứ là vô ký không phải do vô ký làm nhân v.v…? Tất cả đều không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân.

Bao nhiêu thứ là nhân duyên không có nhân v.v…? Tất cả đều là nhân duyên cũng là có nhân.

Bao nhiêu thứ là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên v.v…? Tất cả nên phân biệt:

Nghĩa là niệm giác chi hoặc là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên. Là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là niệm giác chi ở vị lai, hiện tiền đang dấy khởi. Là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là niệm giác chi ở quá khứ, hiện tại. Không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là trừ niệm giác chi ở vị lai, hiện tiền đang dấy khởi, còn lại là các niệm giác chi ở vị lai.

Như niệm giác chi, sáu giác chi còn lại cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là sở duyên duyên không có sở duyên v.v…? Tất cả đều là sở duyên duyên cũng có sở duyên.

Bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên không có tăng thượng

v.v…? Tất cả đều là tăng thượng duyên cũng có tăng thượng.

Bao nhiêu thứ là bộc lưu không phải là thuận bộc lưu v.v…? Tất cả đều không phải là bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

**

15. Hai mươi hai căn: Là nhãn căn v.v… cho đến cụ tri căn.

*

* Hai mươi hai căn nầy:

Bao nhiêu thứ là có sắc v.v…? Bảy thứ là có sắc, mười lăm thứ là không sắc.

Bao nhiêu thứ là có thấy v.v…? Tất cả đều là không thấy.

Bao nhiêu thứ là có đối v.v…? Bảy thứ là có đối, mười lăm thứ là không đối.

Bao nhiêu thứ là hữu lậu v.v…? Mười thứ là hữu lậu, ba thứ là vô lậu, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là tác ý hữu lậu tương ưng với ý căn. Thế nào là vô lậu? Là tác ý vô lậu tương ưng với ý căn. Như ý căn, lạc, hỷ, xả, tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ căn cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là hữu vi v.v…? Tất cả đều là hữu vi.

Bao nhiêu thứ có dị thục v.v…? Một thứ là có dị thục, mười một thứ là không dị thục, mười thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc có dị thục, hoặc không dị thục. Thế nào là có dị thục? Là ý căn hữu lậu thiện và bất thiện. Thế nào là không dị thục? Là ý căn vô lậu vô ký.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Khổ căn hoặc có dị thục, hoặc không dị thục. Thế nào là có dị thục? Là khổ căn thiện, bất thiện. Thế nào là không dị thục? Là khổ căn vô ký.

Các căn tín, tinh tấn, niệm, định, tuệ nếu là hữu lậu thì có dị thục, nếu là vô lậu thì không dị thục.

Bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v…? Tất cả đều là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian.

Bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v…? Bảy thứ thuộc về sắc, mười lăm thứ thuộc về danh.

Bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v…? Tám thứ thuộc về nội xứ, mười một thứ thuộc về ngoại xứ, ba thứ nên phân biệt: Nghĩa là các căn vị tri đương tri căn, dĩ tri căn, cụ tri căn thâu giữ tâm ý thức là thuộc về nội xứ, ngoài ra đều thuộc về ngoại xứ.

Bao nhiêu thứ là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Tất cả đều là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp.

*

* Hai mươi hai căn nầy:

Bao nhiêu thứ đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Mười thứ là đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp, ba thứ không đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý v.v… nếu là hữu lậu thì đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp, nếu là vô lậu thì không đoạn dứt.

Bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v…? Mười thứ nên đoạn trừ, ba thứ không nên đoạn trừ, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý v.v… nếu là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không nên đoạn trừ.

Bao nhiêu thứ nên tu v.v…? Tám thứ nên tu, tám thứ không nên tu, sáu thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Là ý căn thiện. Thế nào là không nên tu? Là ý căn bất thiện, vô ký.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, khổ căn, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Là ưu căn thiện. Thế nào là không nên tu? Là ưu căn bất thiện.

Bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v…? Mười sáu thứ là không nhiễm ô, sáu thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là nhiễm ô, hoặc là không nhiễm ô. Thế nào là nhiễm ô? Là ý căn hữu phú. Thế nào là không nhiễm ô? Là ý căn vô phú. Như ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, xả căn cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là quả không phải là có quả v.v…? Tất cả đều là quả cũng là có quả.

Bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v…? Mười lăm thứ là không chấp thọ, bảy thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc là có chấp thọ, hoặc là không chấp thọ.Thế nào là có chấp thọ? Nghĩa là tự thể thâu giữ năm căn. Thế nào là không chấp thọ? Nghĩa là không phải tự thể thâu giữ nhãn căn. Như nhãn căn, sáu sắc căn khác cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ do các đại chủng tạo nên v.v…? Bảy thứ do các đại chủng tạo nên, mười lăm thứ không phải do các đại chủng tạo nên.

Bao nhiêu thứ là hữu thượng v.v…? Tất cả đều là hữu thượng.

Bao nhiêu thứ là hữu v.v…? Mười thứ là hữu, ba thứ là không phải hữu, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý v.v… nếu hữu lậu là hữu, nếu vô lậu là không phải hữu.

Bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v…? Tám thứ là nhân không tương ưng, mười bốn thứ là nhân tương ưng.

*

* Hai mươi hai căn nầy:

Cùng sáu xứ thiện gồm thâu nhau: Có bốn trường hợp: 1. Hoặc là xứ thiện không phải là căn: Nghĩa là các sắc uẩn, tưởng uẩn thiện và căn không gồm thâu hành uẩn thiện và trạch diệt. 2. Hoặc là căn không phải là xứ thiện: Nghĩa là tám căn và phần ít của sáu căn. 3. Hoặc là xứ thiện cũng là căn: Nghĩa là tám căn và phần ít của sáu căn. 4. Hoặc không phải là xứ thiện cũng không phải là căn: Nghĩa là sắc uẩn, hành uẩn bất thiện, tưởng uẩn bất thiện, vô ký và căn không gồm thâu sắc uẩn, hành uẩn, cùng hư không và phi trạch diệt.

Cùng năm xứ bất thiện gồm thâu nhau: Cũng có bốn trường hợp: 1. Hoặc là xứ bất thiện không phải là căn: Nghĩa là sắc tưởng hành uẩn bất thiện. 2. Hoặc là căn không phải là xứ bất thiện: Nghĩa là mười sáu căn và phần ít của sáu căn. 3. Hoặc là xứ bất thiện cũng là căn: Nghĩa là phần ít của sáu căn. 4. Hoặc không phải là xứ bất thiện cũng không phải căn: Nghĩa là sắc uẩn thiện, tưởng uẩn thiện và vô ký, căn không gồm thâu các hành uẩn thiện và vô ký cùng căn không gồm thâu sắc uẩn vô ký và pháp vô vi.

Cùng bảy xứ vô ký gồm thâu nhau: Cũng có bốn trường hợp: 1. Hoặc là xứ vô ký không phải là căn: Nghĩa là tưởng uẩn vô ký và căn không gồm thâu sắc uẩn, hành uẩn vô ký cùng hư không, phi trạch diệt. 2. Hoặc là căn không phải là xứ vô ký: Nghĩa là chín căn và phần ít của năm căn. 3. Hoặc là xứ vô ký cũng là căn: Nghĩa là tám căn và phần ít của năm căn. 4. Hoặc không phải là xứ vô ký cũng không phải là căn: Nghĩa là sắc uẩn, tưởng uẩn thiện và bất thiện, hành uẩn bất thiện và căn không gồm thâu hành uẩn thiện cùng trạch diệt.

Cùng ba xứ lậu gồm thâu nhau: Là chúng không cùng gồm thâu.

Cùng năm xứ hữu lậu gồm thâu nhau: Có bốn trường hợp: 1. Hoặc là xứ hữu lậu không phải là căn: Nghĩa là tưởng uẩn hữu lậu và căn không gồm thâu sắc uẩn, hành uẩn hữu lậu. 2. Hoặc là căn không phải là xứ hữu lậu: Nghĩa là ba căn và phần ít của chín căn. 3. Hoặc là xứ hữu lậu cũng là căn: Nghĩa là mười căn và phần ít của chín căn. 4. Hoặc không phải là xứ hữu lậu cũng không phải là căn: Nghĩa là sắc uẩn, tưởng uẩn vô lậu và căn không gồm thâu hành uẩn vô lậu và ba thứ vô vi.

Cùng tám xứ vô lậu gồm thâu nhau: Có bốn trường hợp: 1. Hoặc là xứ vô lậu không phải là căn: Nghĩa là sắc uẩn, tưởng uẩn vô lậu và căn không gồm thâu hành uẩn vô lậu cùng ba thứ vô vi. 2. Hoặc là căn không phải là xứ vô lậu: Nghĩa là mười căn và phần ít của chín căn. 3. Hoặc là xứ vô lậu cũng là căn: Nghĩa là ba căn và phần ít của chín căn. 4. Hoặc không phải là xứ vô lậu cũng không phải là căn: Nghĩa là tưởng uẩn hữu lậu và căn không gồm thâu sắc uẩn, hành uẩn hữu lậu.

Bao nhiêu thứ thuộc quá khứ v.v…? Tất cả đều thuộc về hoặc quá khứ, hoặc hiện tại, hoặc vị lai.

Bao nhiêu thứ là thiện v.v…? Tám thứ là thiện, tám thứ là vô ký, sáu thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là thiện, hoặc là bất thiện, hoặc là vô ký. Thế nào là thiện? Là tác ý thiện tương ưng với ý căn. Thế nào là bất thiện? Là tác ý bất thiện tương ưng với ý căn. Thế nào là vô ký? Là tác ý vô ký tương ưng với ý căn.

Như ý căn, lạc căn, khổ căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc là thiện, hoặc là bất thiện. Thế nào là thiện? Là tác ý thiện tương ưng với ưu căn. Thế nào là bất thiện? Là tác ý bất thiện tương ưng với ưu căn.

Bao nhiêu thứ thuộc cõi Dục v.v…? Bốn thứ thuộc cõi Dục, ba thứ không hệ thuộc, mười lăm thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là các đại chủng ở cõi Dục tạo nên nhãn căn. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là các đại chủng ở cõi Sắc tạo nên nhãn căn.

Như nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân căn cũng như vậy.

Mạng căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là thọ mạng ở cõi Dục. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là thọ mạng ở cõi Sắc. Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là thọ mạng ở cõi Vô sắc.

Ý căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc thuộc cõi Vô sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là tác ý ở cõi Dục tương ưng với ý căn. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là tác ý ở cõi Sắc tương ưng với ý căn. Thế nào là thuộc cõi Vô sắc? Là tác ý ở cõi Vô sắc tương ưng với ý căn. Thế nào là không hệ thuộc? Là tác ý vô lậu tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả và năm căn như tín v.v… cũng như vậy.

Lạc căn hoặc thuộc cõi Dục, hoặc thuộc cõi Sắc, hoặc không hệ thuộc. Thế nào là thuộc cõi Dục? Là tác ý ở cõi Dục tương ưng với lạc căn. Thế nào là thuộc cõi Sắc? Là tác ý ở cõi Sắc tương ưng với lạc căn. Thế nào là không hệ thuộc? Là tác ý vô lậu tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là học v.v…? Hai thứ là học, một thứ là vô học, mười thứ là phi học phi vô học, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là học, hoặc là vô học, hoặc là phi học phi vô học. Thế nào là học? Là tác ý hữu học tương ưng với ý căn. Thế nào là vô học? Là tác ý vô học tương ưng với ý căn. Thế nào là phi học phi vô học? Là tác ý hữu lậu tương ưng với ý căn. Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, năm căn như tín v.v… cũng như vậy.

*

* Hai mươi hai căn nầy:

Bao nhiêu thứ do kiến đạo đoạn trừ v.v…? Chín thứ do tu đạo đoạn trừ, ba thứ không đoạn trừ, mười thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ, hoặc không đoạn trừ. Thế nào là do kiến đạo đoạn trừ? Nghĩa là ý căn nơi bậc tùy tín, tùy pháp hành hiện quán biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do kiến đạo đoạn trừ tám mươi tám thứ tùy miên tương ưng với ý căn. Thế nào là do tu đạo đoạn trừ? Nghĩa là ý căn nơi bậc học kiến tích tu tập đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do tu đạo đoạn trừ mười thứ tùy miên tương ưng với ý căn và ý căn hữu lậu không nhiễm ô. Thế nào là không đoạn trừ? Nghĩa là ý căn vô lậu.

Như ý căn, xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ, hoặc không đoạn trừ. Thế nào là do kiến đạo đoạn trừ? Nghĩa là lạc căn nơi bậc tùy tín, tùy pháp hành hiện quán biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do kiến đạo đoạn trừ hai mươi tám tùy miên tương ưng với lạc căn. Thế nào là do tu đạo đoạn trừ? Nghĩa là lạc căn nơi bậc học kiến tích tu tập đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do tu đạo đoạn trừ năm thứ tùy miên tương ưng với lạc căn cùng lạc căn hữu lậu không nhiễm ô. Thế nào là không đoạn trừ? Nghĩa là lạc căn vô lậu.

Hỷ căn hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ, hoặc không đoạn trừ. Thế nào là do kiến đạo đoạn trừ? Nghĩa là hỷ căn nơi bậc tùy tín, tùy pháp hành hiện quán biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do kiến đạo đoạn trừ năm mươi hai tùy miên tương ưng với hỷ căn. Thế nào là do tu đạo đoạn trừ? Nghĩa là căn thiện nơi bậc học kiến tích tu tập đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do tu đạo đoạn trừ sáu thứ tùy miên tương ưng với hỷ căn và hỷ căn hữu lậu không nhiễm ô. Thế nào là không đoạn trừ? Nghĩa là hỷ căn vô lậu.

Ưu căn hoặc do kiến đạo đoạn trừ, hoặc do tu đạo đoạn trừ. Thế nào là do kiến đạo đoạn trừ? Nghĩa là ưu căn nơi bậc tùy tín, tùy pháp hành hiện quán biên nhẫn đã đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do kiến đạo đoạn trừ mười sáu tùy miên tương ưng với ưu căn. Thế nào là do tu đạo đoạn trừ? Nghĩa là ưu căn nơi bậc học kiến tích tu tập đoạn trừ. Đây lại là thế nào? Tức là do tu đạo đoạn trừ hai thứ tùy miên tương ưng với ưu căn và ưu căn không nhiễm ô.

Năm căn như tín v.v… nếu là hữu lậu thì do tu đạo đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không đoạn trừ.

Bao nhiêu thứ là không phải tâm v.v…? Tám thứ là không phải tâm, không phải tâm sở, không phải tâm tương ưng. Mười thứ là tâm sở cùng tâm tương ưng. Một thứ chỉ là tâm. Ba thứ nên phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu gồm thâu tám căn là tâm sở cùng tâm tương ưng, một căn chỉ là tâm.

Bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với thọ v.v…? Năm thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với thọ, một thứ là tương ưng với thọ không phải là tùy tâm chuyển, năm thứ là tùy tâm chuyển cũng tương ưng với thọ, tám thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với thọ, ba thứ nên phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu gồm thâu ba căn tùy tâm chuyển không tương ưng với thọ, một căn tương ưng với thọ không phải là tùy tâm chuyển, năm căn tùy tâm chuyển cũng tương ưng với thọ.

Bao nhiêu thứ là tùy tâm chuyển không tương ưng với tưởng, hành v.v…? Một thứ là tương ưng với tưởng không phải là tùy tâm chuyển, mười thứ là tùy tâm chuyển cũng tương ưng với tưởng, tám thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với tưởng, ba thứ nên phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu gồm thâu tám căn tùy tâm chuyển cũng tương ưng với tưởng, một căn tương ưng với tưởng không phải là tùy tâm chuyển.

Một thứ tương ưng với hành không phải là tùy tâm chuyển, mười thứ là tùy tâm chuyển cũng tương ưng với hành, trừ tự tánh của chúng, tám thứ không phải là tùy tâm chuyển cũng không tương ưng với hành, ba thứ nên phân biệt: Nghĩa là ba căn vô lậu gồm thâu một căn tương ưng với hành không phải là tùy tâm chuyển, tám thứ là tùy tâm chuyển cũng tương ưng với hành trừ tự tánh của chúng.

Bao nhiêu thứ là tùy tầm chuyển không tương ưng với tứ v.v…? Hai thứ là có tầm có tứ, tám thứ không tầm không tứ, mười hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn hoặc là có tầm có tứ, hoặc là không tầm chỉ có tứ, hoặc là không tầm không tứ. Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là tác ý có tầm có tứ tương ưng với ý căn. Thế nào là không tầm chỉ có tứ? Nghĩa là tác ý không tầm chỉ có tứ tương ưng với ý căn. Thế nào là không tầm không tứ? Nghĩa là tác ý không tầm không tứ tương ưng với ý căn.

Như ý căn, xả căn, năm căn như tín v.v…, ba căn vô lậu cũng như vậy.

Lạc căn hoặc là có tầm có tứ, hoặc là không tầm không tứ. Thế nào là có tầm có tứ? Nghĩa là tác ý có tầm có tứ tương ưng với lạc căn. Thế nào là không tầm không tứ? Nghĩa là tác ý không tầm không tứ tương ưng với lạc căn.

Như lạc căn, hỷ căn cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là kiến không phải là xứ kiến v.v…? Một thứ là kiến cũng là xứ kiến, chín thứ là kiến không phải là xứ kiến, mười hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý căn nếu hữu lậu là xứ kiến không phải là kiến, nếu vô lậu thì không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn, bốn căn như tín v.v… cũng như vậy.

Tuệ căn có bốn trường hợp: 1. Hoặc là kiến không phải là xứ kiến: Nghĩa là tận trí, vô sinh trí không gồm thâu tuệ căn vô lậu. 2. Hoặc là xứ kiến không phải là kiến: Nghĩa là kiến không gồm thâu tuệ căn hữu lậu. 3. Hoặc là kiến cũng là xứ kiến: Nghĩa là chánh kiến thế gian. 4. Hoặc không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến: Nghĩa là kiến không gồm thâu tuệ căn vô lậu.

Các căn vị tri đương tri căn, dĩ tri căn gồm thâu tuệ căn là kiến không phải là xứ kiến, ngoài ra đều không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến.

Cụ tri căn gồm thâu tận trí, vô sinh trí, không gồm thâu tuệ căn là kiến không phải là xứ kiến, ngoài ra không phải là kiến cũng không phải là xứ kiến.

Bao nhiêu thứ là hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến v.v…? Mười sáu thứ không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến, sáu thứ nên phân biệt:

Nghĩa là ý căn hoặc là hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến, hoặc là hữu thân kiến làm nhân cũng là nhân của hữu thân kiến, hoặc không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến. Hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là trừ ở quá khứ, hiện tại do kiến khổ đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ý căn. Cũng trừ ở quá khứ, hiện tại do kiến tập đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ý căn. Cũng trừ hữu thân kiến vị lai tương ưng ý căn, còn lại là các ý căn nhiễm ô. Hữu thân kiến làm nhân cũng là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là các ý căn đã trừ ở trước. Không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là ý căn không nhiễm ô.

Như ý căn, lạc căn, hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Khổ căn nếu nhiễm ô là hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến, nếu không nhiễm ô thì không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến.

Ưu căn hoặc là hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến, hoặc là hữu thân kiến làm nhân cũng là nhân của hữu thân kiến, hoặc không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến. Hữu thân kiến làm nhân không phải là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là trừ ở quá khứ, hiện tại do kiến khổ đoạn trừ các tùy miên tương ưng với ưu căn. Cũng trừ ở quá khứ, hiện tại do kiến tập đoạn trừ các tùy miên biến hành tương ưng với ưu căn. Còn lại là ưu căn nhiễm ô. Hữu thân kiến làm nhân cũng là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là các ưu căn đã trừ ở trước. Không phải là hữu thân kiến làm nhân cũng không phải là nhân của hữu thân kiến: Nghĩa là ưu căn không nhiễm ô.

Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là dị thục của nghiệp v.v…? Một thứ là dị thục của nghiệp không phải là nghiệp, chín thứ không phải là nghiệp cũng không phải là dị thục của nghiệp, mười hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc là dị thục của nghiệp không phải là nghiệp, hoặc không phải là nghiệp cũng không phải là dị thục của nghiệp. Là dị thục của nghiệp không phải là nghiệp: Nghĩa là dị thục sinh ra nhãn căn. Còn các nhãn căn khác đều không phải là nghiệp cũng không phải là dị thục của nghiệp. Như nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, ý, lạc, khổ, hỷ, xả căn cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là nghiệp không phải là tùy nghiệp chuyển v.v…? Tám thứ không phải là nghiệp cũng không phải là tùy nghiệp chuyển, mười bốn thứ là tùy nghiệp chuyển không phải là nghiệp.

Bao nhiêu thứ là sắc được tạo không phải là sắc có thấy v.v…? Bảy thứ là sắc được tạo không phải sắc có thấy, mười lăm thứ là không phải sắc được tạo cũng không phải là sắc có thấy.

*

* Hai mươi hai căn nầy:

Bao nhiêu thứ là sắc được tạo không phải là sắc có đối v.v…? Bảy thứ là sắc được tạo cũng là sắc có đối, mười lăm thứ là không phải sắc được tạo cũng không phải là sắc có đối.

Bao nhiêu thứ vì khó thấy nên là thâm diệu v.v…? Tất cả đều vì khó thấy nên là thâm diệu, vì thâm diệu nên là khó thấy.

Bao nhiêu thứ là thiện không phải do thiện làm nhân v.v…? Tám thứ là thiện cũng do thiện làm nhân, mười bốn thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc do thiện làm nhân không phải là thiện, hoặc không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân. Do thiện làm nhân không phải là thiện: Nghĩa là dị thục thiện sinh ra nhãn căn. Các nhãn căn khác đều không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân.

Như nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, mạng căn cũng như vậy.

Ý căn hoặc do thiện làm nhân không phải là thiện, hoặc là thiện cũng do thiện làm nhân, hoặc không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân. Do thiện làm nhân không phải là thiện: Nghĩa là dị thục thiện sinh ra ý căn. Là thiện cũng do thiện làm nhân: Nghĩa là ý căn thiện. Không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân: Nghĩa là trừ ý căn do dị thục thiện sinh ra, các thứ còn lại đều là ý căn bất thiện và vô ký.

Như ý căn, lạc, hỷ, xả căn cũng như vậy.

Khổ căn hoặc là thiện cũng do thiện làm nhân, hoặc không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân. Là thiện cũng do thiện làm nhân: Nghĩa là khổ căn thiện. Không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân: Nghĩa là khổ căn bất thiện và vô ký.

Ưu căn hoặc là thiện cũng do thiện làm nhân, hoặc không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân. Là thiện cũng do thiện làm nhân: Nghĩa là ưu căn thiện. Không phải là thiện cũng không phải do thiện làm nhân: Nghĩa là ưu căn bất thiện.

Bao nhiêu thứ là bất thiện không phải do bất thiện làm nhân v.v…? Tám thứ không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân, mười bốn thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn căn hoặc do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện: Nghĩa là dị thục bất thiện sinh ra nhãn căn, các nhãn căn còn lại không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân.

Như nhãn căn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, nam, nữ, mạng căn cũng như vậy.

Ý căn hoặc do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện, hoặc là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện: Nghĩa là dị thục bất thiện sinh ra ý căn và hữu thân kiến, biên chấp kiến nơi cõi Dục tương ưng với ý căn. Là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân: Nghĩa là ý căn bất thiện. Không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân: Nghĩa là trừ ý căn do dị thục bất thiện sinh ra cùng trừ hữu thân kiến, biên chấp kiến tương ưng với ý căn ở cõi Dục, còn lại là ý căn thiện và vô ký.

Lạc căn hoặc là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân: Nghĩa là lạc căn bất thiện. Không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân: Nghĩa là lạc căn thiện và vô ký.

Khổ căn hoặc do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện, hoặc là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Là do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện: Nghĩa là khổ căn do dị thục sinh ra. Là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân: Nghĩa là khổ căn bất thiện. Không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân: Nghĩa là trừ khổ căn do dị thục sinh ra, còn lại là khổ căn thiện và vô ký.

Hỷ căn hoặc do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện, hoặc là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Là do bất thiện làm nhân không phải là bất thiện: Nghĩa là hữu thân kiến, biên chấp kiến ở cõi Dục tương ưng với hỷ căn. Là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân: Nghĩa là hỷ căn bất thiện. Không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân: Nghĩa là trừ hữu thân kiến, biên chấp kiến ở cõi Dục tương ưng với hỷ căn, còn lại là hỷ căn thiện và vô ký.

Như hỷ căn, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân, hoặc không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân. Là bất thiện cũng do bất thiện làm nhân: Nghĩa là ưu căn bất thiện. Không phải là bất thiện cũng không phải do bất thiện làm nhân: Nghĩa là ưu căn thiện.

Bao nhiêu thứ là vô ký không phải do vô ký làm nhân v.v…? Tám thứ là vô ký cũng do vô ký làm nhân, tám thứ không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân, sáu thứ nên phân biệt:

Nghĩa là ý căn hoặc do vô ký làm nhân không phải là vô ký, hoặc là vô ký cũng do vô ký làm nhân, hoặc không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân. Là do vô ký làm nhân không phải là vô ký: Nghĩa là ý căn bất thiện. Là vô ký cũng do vô ký làm nhân: Nghĩa là ý căn vô ký. Không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân: Nghĩa là ý căn thiện.

Như ý căn, lạc, khổ, hỷ, xả căn cũng như vậy.

Ưu căn hoặc do vô ký làm nhân không phải là vô ký, hoặc không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân. Là do vô ký làm nhân không phải là vô ký: Nghĩa là ưu căn bất thiện. Không phải là vô ký cũng không phải do vô ký làm nhân: Nghĩa là ưu căn thiện.

Bao nhiêu thứ là nhân duyên không có nhân v.v…? Tất cả đều là nhân duyên cũng là có nhân.

Bao nhiêu thứ là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên v.v…? Tám thứ không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên, mười bốn thứ nên phân biệt:

Nghĩa là ý căn hoặc là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên. Là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là ý căn ở vị lai, hiện tiền đang dấy khởi và ý căn ở quá khứ, hiện tại của bậc A-la-hán khi mạng chung. Là đẳng vô gián duyên cũng là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là trừ ý căn ở quá khứ, hiện tại của bậc A-la-hán khi mạng chung, còn lại là ý căn ở quá khứ, hiện tại. Không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là trừ ý căn ở vị lai, hiện tiền đang khởi, còn lại là ý căn ở vị lai.

Như ý căn, xả căn cũng như vậy.

Lạc căn hoặc là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên, hoặc là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên, hoặc không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên. Là đẳng vô gián không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là lạc căn ở vị lai, hiện tiền đang dấy khởi. Là đẳng vô gián cũng là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là lạc căn ở quá khứ, hiện tại. Không phải là đẳng vô gián cũng không phải là đẳng vô gián duyên: Nghĩa là trừ lạc căn vị lai, hiện tiền đang dấy khởi, còn lại là lạc căn vị lai khác.

Như lạc căn, khổ căn, hỷ căn, ưu căn, năm căn như tín v.v…, ba căn vô lậu cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là sở duyên duyên không có sở duyên v.v…? Tám thứ là sở duyên duyên không có sở duyên, mười bốn thứ là sở duyên duyên cũng có sở duyên.

Bao nhiêu thứ là tăng thượng duyên không có tăng thượng v.v…? Tất cả đều là tăng thượng duyên cũng có tăng thượng.

Bao nhiêu thứ là bộc lưu không phải là thuận bộc lưu v.v…? Mười thứ là thuận bộc lưu không phải là bộc lưu, ba thứ không phải là bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là chín căn như ý v.v… nếu hữu lậu là thuận bộc lưu không phải là bộc lưu, nếu vô lậu thì không phải là bộc lưu cũng không phải là thuận bộc lưu.

**

16. Mười hai xứ: Là nhãn xứ v.v… cho đến ý xứ, pháp xứ.

*

* Mười hai xứ nầy:

Bao nhiêu thứ là có sắc v.v…? Mười thứ là có sắc, một thứ là không sắc, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ hoặc là có sắc, hoặc là không sắc. Thế nào là có sắc? Là pháp xứ gồm thâu các nghiệp thân, ngữ. Thế nào là không sắc? Là pháp xứ còn lại.

Bao nhiêu thứ là có thấy v.v…? Một thứ là có thấy, mười một thứ là không thấy.

Bao nhiêu thứ là có đối v.v…? Mười thứ là có đối, hai thứ là không đối.

Bao nhiêu thứ là hữu lậu v.v…? Mười thứ là hữu lậu, hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là tác ý hữu lậu tương ưng với ý xứ. Thế nào là vô lậu?

Là tác ý vô lậu tương ưng với ý xứ.

Pháp xứ hoặc là hữu lậu, hoặc là vô lậu. Thế nào là hữu lậu? Là pháp xứ gồm thâu các nghiệp thân, ngữ hữu lậu cùng các uẩn thọ tưởng hành hữu lậu. Thế nào là vô lậu? Là các nghiệp thân, ngữ vô lậu, các uẩn thọ, tưởng, hành vô lậu và pháp vô vi.

Bao nhiêu thứ là hữu vi v.v…? Mười một thứ là hữu vi, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ hoặc là hữu vi, hoặc là vô vi. Thế nào là hữu vi? Là pháp xứ gồm thâu các nghiệp thân, ngữ và các uẩn thọ, tưởng, hành. Thế nào là vô vi? Là hư không và hai thứ diệt.

Bao nhiêu thứ có dị thục v.v…? Tám thứ là có dị thục, bốn thứ nên phân biệt:

Nghĩa là sắc xứ hoặc có dị thục, hoặc không dị thục. Thế nào là có dị thục? Nghĩa là sắc xứ thiện và bất thiện. Thế nào là không dị thục? Nghĩa là sắc xứ vô ký.

Như sắc xứ, thanh xứ cũng như vậy.

Ý xứ hoặc có dị thục, hoặc không dị thục. Thế nào là có dị thục? Nghĩa là ý xứ hữu lậu thiện và bất thiện. Thế nào là không dị thục? Là ý xứ vô lậu vô ký.

Như ý xứ, pháp xứ cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là duyên sinh v.v…? Mười một thứ là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ nếu hữu vi là duyên sinh, là nhân sinh, là thuộc về thế gian. Nếu vô vi thì không phải là duyên sinh, không phải là nhân sinh, không thuộc về thế gian.

Bao nhiêu thứ thuộc về sắc v.v…? Mười thứ thuộc về sắc, một thứ thuộc về danh, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ gồm thâu các nghiệp thân ngữ là thuộc về sắc, còn lại đều thuộc về danh.

Bao nhiêu thứ thuộc về nội xứ v.v…? Sáu thứ thuộc về nội xứ, sáu thứ thuộc về ngoại xứ.

Bao nhiêu thứ là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Tất cả đều là trí nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp.

*

* Mười hai xứ nầy:

Bao nhiêu thứ đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp v.v…? Mười thứ là đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp, hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý xứ và pháp xứ nếu hữu lậu là đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp, nếu vô lậu thì không đoạn dứt sự nhận biết khắp về đối tượng được nhận biết khắp.

Bao nhiêu thứ nên đoạn trừ v.v…? Mười thứ nên đoạn trừ, hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý xứ và pháp xứ nếu là hữu lậu thì nên đoạn trừ, nếu là vô lậu thì không nên đoạn trừ.

Bao nhiêu thứ nên tu v.v…? Tám thứ là không nên tu, bốn thứ nên phân biệt:

Nghĩa là sắc xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Nghĩa là sắc xứ thiện. Thế nào là không nên tu? Nghĩa là sắc xứ bất thiện và vô ký.

Như sắc xứ, thanh xứ và ý xứ cũng như vậy.

Pháp xứ hoặc nên tu, hoặc không nên tu. Thế nào là nên tu? Nghĩa là pháp xứ hữu vi thiện. Thế nào là không nên tu? Nghĩa là pháp xứ bất thiện, vô ký, cùng trạch diệt.

Bao nhiêu thứ là nhiễm ô v.v…? Tám thứ là không nhiễm ô, bốn thứ nên phân biệt: Nghĩa là sắc xứ hoặc là nhiễm ô, hoặc là không nhiễm ô. Thế nào là nhiễm ô? Nghĩa là sắc xứ hữu phú. Thế nào là không nhiễm ô? Nghĩa là sắc xứ vô phú. Như sắc xứ, thanh, ý, pháp xứ cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ là quả không phải là có quả v.v…? Mười một thứ là quả cũng là có quả, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ hoặc là quả không phải là có quả, hoặc là quả cũng là có quả, hoặc không phải là cũng không phải là có quả. Là quả không phải là có quả: Là trạch diệt. Là quả cũng là có quả: Là pháp xứ hữu vi. Không phải là quả cũng không phải là có quả: Là hư không, phi trạch diệt.

Bao nhiêu thứ có chấp thọ v.v…? Ba thứ là không chấp thọ, chín thứ nên phân biệt: Nghĩa là nhãn xứ hoặc có chấp thọ, hoặc không chấp thọ. Thế nào là có chấp thọ? Nghĩa là tự thể gồm thâu nhãn xứ. Thế nào là không chấp thọ? Nghĩa là không phải tự thể gồm thâu nhãn xứ. Như nhãn xứ, sắc, nhĩ, thanh, tỷ, hương, thiệt, vị, thân xứ cũng như vậy.

Bao nhiêu thứ do các đại chủng tạo nên v.v…? Chín thứ là do các đại chủng tạo nên, một thứ không phải do các đại chủng tạo nên, hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là xúc xứ về các thứ cứng, ướt, ấm, động v.v… là không phải do các đại chủng tạo nên, còn lại đều do các đại chủng tạo nên. Pháp xứ gồm thâu các nghiệp thân ngữ là do các đại chủng tạo nên, còn lại là không phải do các đại chủng tạo nên.

Bao nhiêu thứ là hữu thượng v.v…? Mười một thứ là hữu thượng, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là pháp xứ trạch diệt là vô thượng, còn lại đều là hữu thượng.

Bao nhiêu thứ là hữu v.v…? Mười thứ là hữu, hai thứ nên phân biệt: Nghĩa là ý xứ và pháp xứ nếu hữu lậu là hữu, nếu vô lậu là không phải hữu.

Bao nhiêu thứ là nhân tương ưng v.v…? Mười thứ là nhân không tương ưng, một thứ là nhân tương ưng, một thứ nên phân biệt: Nghĩa là các pháp tâm tâm sở của pháp xứ là nhân tương ưng, còn lại là nhân không tương ưng.

HẾT – QUYỂN 15